LUẬN CÂU XÁ TỤNG SỚ BỔN
Sa-môn Viên Huy Chùa Đại Vân trung soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 26

1. Giải thích tên phẩm:

Giải thích: Quyết đoán gọi là trí, phẩm này nói rộng nên gọi là Phân biệt. Trong phẩm này, đại văn chia làm hai: 1- Nói về sự khác nhau của các trí. 2- Nói công đức do trí thành tựu. Trong phần nói các trí khác nhau:

a. Nói nhẫn-trí kiến khác nhau; b. Nói mười trí khác nhau. c. Nói hành tướng của mười trí. d. Nói rộng các môn.

– Nói nhẫn trí kiến khác nhau: Luận chép: phẩm trước đầu tiên là nói các nhẫn, các trí, về sau lại nói chánh kiến, chánh trí. Vì có nhẫn chẳng phải trí hay sao? Vì có trí chẳng phải kiến hay sao?

Tụng rằng:

Tuệ nhẫn Thánh chẳng trí

Tận vô sinh chẳng kiến

Hai tuệ hữu lậu khác

Đều sáu thấy tánh.

Giải thích: Hai câu đầu và hai chữ “dự nhị” trong câu thứ ba nói về tuệ vô lậu. Từ chữ “hữu lậu” trở xuống nói về tuệ hữu lậu. Tuệ nhẫn của bậc Thánh chẳng phải trí: Tuệ nhẫn của bậc Thánh đó là tám nhẫn trong Thấy đạo. Nhẫn chẳng phải là tánh của trí, quyết đoán gọi là trí. Trong khi nhẫn khởi lên và các điều nghi đều chưa thành quyết đoán, nên không gọi là Trí. Tận trí; Trí vô sinh chẳng phải kiến; Tận trí trí vô sinh không gọi là thấy. So lường gọi là Kiến. Hai trí này dứt bặt tâm ham muốn, vì không suy độ, nên không gọi là Kiến. “Dự nhị”: nghĩa là tuệ vô lậu còn lại đều có cả hai tánh trí và kiến, vì đã dứt nghi, vì tánh so lường. Tuệ hữu lậu đều là tánh của sáu kiến: nghĩa là tuệ hữu lậu đều thuộc tánh của trí, ở trong chỉ có kiến cũng là tánh của kiến. Đó là năm kiến như thân kiến v.v… và chánh kiến thế gian như tuệ của bậc Thánh cõi trên và tuệ hữu lậu đều là trạch pháp, đều thuộc về tuệ tánh.

2. Nói về mười trí khác nhau:

Từ phần thứ hai này, nói về mười trí khác nhau, trong đó có bốn: 1- Nói dần tăng cho đến mười; 2- Nói về sự khác nhau giữa tận trí, trí vô sinh; 3- Nói về lập ra thành mười trí; – Nói về Đối trị riêng pháp trí, loại trí.

Trong phần nói về dần tăng có ba: a. Nói về hai trí, ba trí; b. Nói ba trí tăng đến chín trí; c. Nói chín trí tăng đến mười trí.

– Nói hai trí, ba trí: Luận chép: Trí có mấy thứ? Khác nhau thế nào?

Tụng rằng:

Mười trí gồm hai thứ

Hữu lậu, vô lậu khác

Hữu lậu gọi thế tục,

Vô lậu là pháp loại

Khắp thế tục làm cảnh

Pháp trí và loại trí

Theo thứ dục cõi trên

Cảnh là Khổ đế thảy.

Giải thích: Mười trí gồm có hai hữu lậu, vô lậu khác nhau: 1. Trí Thế tục ; 2. Pháp trí; 3. Loại trí; 4. Khổ trí; 5. Tập trí; 6. Diệt trí; 7. Đạo trí; 8. Trí tha tâm; 9. Tận trí; 10. Trí vô sinh.

Mười trí như thế gồm hai thứ: a. Trí hữu lậu; b. Trí vô lậu. Hữu lậu gọi là thế tục. Trí hữu lậu ở trước gọi là Thế tục. Chiếc bình do nhiều duyên v.v… là cảnh thế tục; Vô lậu gọi là pháp loại: Trí vô lậu ở trước chia thành hai thứ: nghĩa là pháp trí loại trí. Khắp thế tục làm cảnh: nghĩa là trí thế tục duyên khắp tất cả pháp hữu vi, vô vi làm cảnh sở duyên. Ba câu sau nói cảnh của pháp trí loại trí. Nếu pháp trí thì duyên với bốn đế, như khổ v.v… của cõi Dục làm cảnh. Nếu loại trí thì duyên với bốn đế của cõi trên (cõi Sắc, cõi Vô Sắc) làm cảnh.

3. Nói về ba trí tăng đến chín trí:

Từ phần thứ hai này, nói ba trí tăng đến chín trí. Luận chép: là đối với ba thứ trí như thế.

Tụng rằng:

Pháp loại do cảnh khác

Đặt bốn tên khổ thảy

Đều có tận Vô sinh

Chỉ khổ loại, tập loại.

Giải thích: Hai câu đầu nói về pháp trí, loại trí duyên với cảnh bốn đế có khác nhau, nên chia thành bốn trí, Khổ-tập-diệt-đạo, đều có tận trí, trí vô sinh. Sáu trí trên đây cho đến thân Vô học chẳng phải kiến tánh, gọi là tận trí trí vô sinh. Vì thế hai thứ trí này là sáu trí. Ban đầu chỉ có khổ loại trí, tập loại trí: Tận trí trí vô sinh lúc mới khởi lên chỉ có khổ loại trí, tập loại trí vì duyên với khổ đế, tập đế của Hữu đảnh. Làm sáu hành tướng vì quán uẩn của Hữu đảnh là cảnh giới. Lúc sơ khởi chỉ có khổ loại trí, tập loại trí, lúc hậu khởi mới duyên được khắp bốn đế, nên có cả sáu trí.

Hỏi: Vì sao ở địa vị đầu tiên chỉ duyên với khổ-tập của Hữu đảnh làm cảnh?

Đáp: khổ-tập của Hữu đảnh từ xưa đến nay không có công năng dứt bỏ hoàn toàn. Nay lần đầu dứt, nên trước phải duyên với kia (khổ tập) tự sinh ưa thích.

4. Nói chín trí tăng đến mười trí:

Từ phần thứ ba này, nói chín trí tăng đến mười trí. Luận chép:

Trong chín trí đã nói ở trước. Tụng rằng:

Pháp, loại đạo, thế tục.

Có thành trí tha tâm

Đối thắng địa, căn vị

Đời khứ, lai không biết.

Pháp, loại không biết nhau,

Thanh văn lân dụ Phật N

hư thứ lớp thấy đạo

Hai, ba niệm tất cả.

Giải thích: Pháp (trí) loại (trí) đạo trí, thế tục (trí) có khi thành trí tha tâm: nghĩa là pháp trí loại trí đạo trí trí thế tục, bốn trí này thành trí tha tâm. Nếu biết tâm vô lậu khác dùng trí tha tâm của thế tục, cho nên biết là do bốn trí thành trí tha tâm. Đối thắng địa căn, vị, đời khứ, lai không biết: Nói trí tha tâm không biết tâm của địa trên ở thắng địa, thắng căn, thắng vị và tâm quá khứ, vị lai đều không thể biết; Không biết thắng địa, nghĩa là trí tha tâm của địa dưới không biết tâm địa trên. Không biết thắng căn, nghĩa là thời giải thoát của tín giải, trí tha tâm của, độn căn không biết tâm của Kiến Chí, bất thời giải thoát không biết thắng vị: nghĩa là trí tha tâm của thanh văn Bất Hoàn, Vô học, Độc giác, Đại giác, trước trước không biết tâm sau sau. Không biết tâm quá khứ, vị lai: nghĩa là chỉ biết hiện tại. Tâm sở của tha tâm là cảnh giới. Pháp trí loại trí không biết nhau: Trí tha tâm thuộc về pháp trí, không loại phẩm biết tâm thuộc về pháp trí. Nghĩa là trí tha tâm của pháp trí lấy đối trị toàn phần của cõi Dục làm cảnh sở duyên. Còn trí tha tâm của loại trí lấy đối trị toàn phần của cõi trên làm cảnh sở duyên. Hai trí này không duyên lẫn nhau. Thanh văn lân dụ Phật, như kế biết thấy đạo, hai, ba niệm tất cả. Thnh văn biết hai tâm niệm thấy đạo. Nghĩa là biết khổ pháp nhẫn và khổ pháp trí. Lân Giác biết ba tâm niệm của Thấy đạo. Nghĩa là biết hai niệm đầu và tâm của tập loại trí thứ tám.

Phật biết tất cả tâm của thấy đạo.

5. Hỏi đáp về hai thừa:

Hỏi: Thanh văn biết hai tâm niệm đâu rồi, vì sao không biết khổ loại nhẫn thứ ba?

Đáp: hai tâm niệm đầu là tâm của pháp phần, niệm thứ ba v.v…là tâm của loại phần. Pháp (trí) và loại (trí) khác nhau, cảnh sở duyên khác nhau, cho nên không thể biết. Nếu biết tâm của loại phần, riêng tu tha tâm gia hạnh của loại phần, trải qua mười ba niệm, Thanh văn do gia hạnh trên giữa, cho nên gia hạnh, hoặc mười ba niệm, gia hạnh vừa tròn đầy thì đạt đến tâm thứ mười sáu. Người tuy biết tâm này nhưng chẳng phải thấy đạo.

Hỏi: Vì sao lân giác? Biết được tâm tập loại trí thứ tám?

Đáp: Vì lân giác này biết hai niệm của tâm thuộc pháp phần rồi, nhưng vì muốn biết thêm tâm của loại phần, cho nên riêng tu tha tâm gia hạnh của loại phần, trải qua năm tâm niệm, gia hạnh đã tròn đầy, Lân giác căn cơ thù thắng nên chỉ do năm niệm tâm của gia hạnh dưới nên có thể biết tâm tập loại trí thứ tám. Đức Phật muốn biết, không do gia hạnh, nên ở thấy đạo có thể biết tất cả.

6. Nói về tận trí, trí vô sanh:

Dưới đây là phần thứ hai nói về tận trí, trí vô sinh, luận chép: Tận trí trí vô sinh tướng của chúng khác nhau thế nào?

Tụng rằng:

Trí đối bốn Thánh đế

Biết ngã đã biết thảy

Nếu không còn biết nữa

Như kế Tận Vô sinh.

Giải thích: nếu ở giai vị Vô học nếu tự biết mình đã biết khổ, ta đã dứt tập, ta đã chứng diệt, ta đã tu đạo, thì gọi là tận trí. Nếu tự biết mình đã biết khổ không còn khổ nữa, ta đã dứt tập không còn dứt nữa, ta đã chứng diệt không còn chứng nữa, ta đã tu đạo không còn tu nữa thì gọi là trí vô sinh. Luận chép: Mười trí ấy lệ thuộc lẫn nhau thế nào? Nghĩa là trí thế tục bao gồm một toàn phần một phần ít bao gồm trí tha tâm gọi là phần ít. Pháp trí, loại trí mỗi thứ bao gồm bảy phần ít, bốn trí như khổ trí v.v… Tận trí, trí vô sinh và trí tha tâm, bao gồm bảy phần ít này). Khổ trí, tập trí, diệt trí, mỗi thứ bao gồm một toàn phần bốn phần ít (bốn phần ít: là pháp trí, loại trí, tận trí, trí vô sanh. Đạo trí gồm một toàn phần ít (năm thiểu phần: là pháp trí, loại trí, tận trí, trí vô sinh, trí tha tâm). Trí tha tâm bao gồm một toàn phần bốn thiểu phần (pháp trí, loại trí, đạo trí, trí thế tục). Tận trí, trí vô sanh mỗi thứ bao gồm một toàn phần sáu thiểu phần (sáu thiểu phần: là trí của bốn đế, pháp trí và loại trí).

7. Lập ra mười trí:

Từ phần thứ ba này, lập ra mười trí. Luận chép: Vì sao hai trí (hữu lậu, vô lậu) lập thành mười trí?

Tụng rằng:

Do tự tánh, đối trị

Hành tướng, cảnh hành tướng

Gia hạnh, nói nhân viên

Nên lập thành mười trí.

Giải thích: do bảy lý do lập hai trí thành mười trí.

1. Do tự tánh nên lập trí thế tục, thể của nó là pháp thế tục hữu lậu.

2. Do đối trị mà lập ra pháp trí, loại trí, hai trí này có công năng đối trị phiền não cõi Dục và hai cõi trên.

3. Do hành tướng mà lập ra khổ trí, tập trí, cảnh của hai trí này, thể tuy không khác nhưng hành tướng khác nhau. Cho nên lập ra hai trí này. Nghĩa là khổ trí làm bốn hành tướng như: khổ, không v.v… tập trí làm bốn hành tướng khác như: nhân, tập v.v…

4. Do hành tướng cảnh khác nhau lập ra diệt trí, đạo trí. Nói hành tướng khác nhau: nghĩa là diệt trí làm các hành tướng như: Diệt, tĩnh v.v… đạo trí làm các hành tướng như: Đạo, Như v.v…

Nói cảnh khác nhau: nghĩa là diệt trí duyên với cảnh vô vi của diệt đế, đạo đế duyên với cảnh của hữu vi của đạo đế.

5. Do gia hạnh mà lập trí tha tâm, trí tha tâm có được vốn là do tu gia hạnh, nghĩa là biết được tâm người, theo gia hạnh gọi là trí tha tâm.

6. Do việc đã xong, lập ra tận trí, việc của thân này đã làm xong, trí này phát sinh đầu tiên.

7. Do nhân tròn đầy lập ra trí vô sanh, tất cả Thánh đạo là nhân sinh ra.

8. Nói về pháp trí, loại trí đều đối trị phiền não:

Từ đây là thứ tư, nói về pháp trí, loại trí đều đối trị phiền não. Luận chép: Như trên đã nói pháp trí, loại trí hoàn toàn có công năng đối trị phiền não cõi Dục và hai cõi trên, vì có phần ít đối trị dục hai cõi trên phải không?

Tụng rằng:

Duyên diệt, đạo pháp trí

Ở giai vị tu đạo

Gồm trị tu đoạn trên

Loại không thể trị dục.

Giải thích: Diệt đạo pháp trí thuộc về tu đạo. Đạo pháp trí dứt phiền não cõi Dục rồi, lại có công năng đối trị tu đoạn của cõi trên. Vì diệt đế, đạo đế của cõi Dục mạnh mẽ hơn hai cõi trên đã dứt được kẻ thù của mình lại trừ được kẻ thù cho người, còn loại trí này không thể đối trị phiền não cõi Dục.

9. Nói về hành tướng của mười trí:

Từ đại văn thứ ba này, nói về hành tướng của mười trí, trong đó có ba: 1. Nói về hành tướng của mười trí; 2. Nói hành nhiếp tịnh tận; 3.

Nói thật thể năng sở.

– Nói về hành tướng của mười trí:

Tụng chép:

Pháp trí và loại trí

Có mười sáu hành tướng

Thế tục đây và khác

Trí bốn đế có bốn,

Trí tha tâm vô lậu

Chỉ bốn là duyên đạo

Duyên tự tướng Hữu lậu

Đều chỉ duyên một việc

Tận, vô sinh mười bốn

Là lìa không phi ngã.

Giải thích: Pháp trí và loại trí có mười sáu hành tướng: nghĩa là pháp trí duyên với bốn đế cõi Dục, làm thành mười sáu hành tướng như khổ, không v.v… loại trí duyên với bốn đế cõi trên cũng có thành mười sáu hành tướng. Thế tục (đây) và khác: nghĩa là trí thế tục có mười sáu hành tướng này và có các hành tướng tự tướng, cộng tướng. Vì trí thế tục duyên với tất cả pháp. Trí của bốn đế mỗi đế có bốn hành tướng. Bốn trí như khổ trí v.v… mỗi thứ có bốn thứ hành tướng của tự đế. Trí tha tâm vô lậu chỉ có bốn hành tướng là duyên với Đạo đế. Ở đây nói trí tha tâm, nếu vô lậu chỉ có bốn hành tướng, đó là duyên với đạo đế thành bốn hành tướng. Duyên tự tướng hữu lậu: Trí tha tâm hữu lậu duyên với cảnh của tự tướng, duyên với tâm, tâm sở, pháp tự tướng. Như cảnh đã tự tướng thì hành tướng cũng là tự tướng. Đều chỉ duyên một việc. Trí tha tâm hữu lậu, trí tha tâm vô lậu đều duyên một việc. Nghĩa là lúc duyên với tâm, thì không duyên với tâm sở; lúc duyên thọ v.v… thì không duyên với tướng v.v…Luận chép: các trí tha tâm có tướng quyết định, nghĩa là chỉ có thể chấp vào trói buộc của cõi Dục, cõi Sắc phân biệt với cõi Vô Sắc, không biết cõi trên và chẳng phải trói buộc vì duyên với vô lậu trong tha nối tiếp (duyên với thân khác), hiện tại (không duyên quá khứ, vị lai) đồng loại (trí tha tâm của các pháp phần biết tâm của pháp phần, trí tha tâm của loại phần biết tâm của loại phần, trí tha tâm hữu lậu biết tâm hữu lậu, trí tha tâm vô lậu biết tâm vô lậu). Pháp Tâm, tâm sở (không duyên với cõi Sắc) tự tướng nhất thật là cảnh sở duyên (chỉ duyên một việc, gọi là một, không duyên giả pháp gọi là thật, không duyên cộng tướng gọi là tự tướng). Không, vô tướng không tương ưng (phân biệt ba giải thoát. Nghĩa là duyên với đạo đế, tác thành bốn hành tướng, tương ưng với môn vô nguyện giải thoát, bất tác, không chẳng phải hành tướng của ngã, không tương ưng với không giải thoát môn, không tạo thành bốn hành tướng của diệt đế nên không tương ưng với môn vô tướng giải thoát). Tận trí, trí vô sinh không nhiếp (trí tha tâm là kiến tánh nên nó không nhiếp), không ở trong thấy đạo, đạo Vô gián (tu trí tha tâm, lúc có thể tham dự tu, thấy đạo nhanh chóng, vì không tham dự trong đạo Vô gián. Vì chính lúc dứt hoặc cũng không tham dự, nên hai địa vị kia không có trí tha tâm). Các địa vị khác không có ngăn ngại có thể có trí tha tâm. (Còn địa vị tu đạo, ba đạo gia hạnh, giải thoát, thắng tiến, các giai vị này không ngăn ngại có thể có trí tha tâm như văn trên đã nói). Tận trí trí vô sinh có mười bốn (hành tướng) đó là lìa không, phi (vô) ngã. Tận trí, trí vô sinh trong mười sáu hành tướng trừ đi không, phi ngã còn lại mười bốn hành tướng. Do hai trí này khi xuất quán, nói như vầy: sự sinh tử của ta đã chấm dứt, phạm hạnh đã lập, việc phải làm đã làm xong, không còn làm thân sau. Nói sự sinh tử của ta đã chấm dứt v.v… vượt qua thế tục, cho nên ở trong quán xa lìa không, phi ngã.

10. Nói về hành nhiếp tịnh tận:

Từ phần thứ hai này, nói về hành nhiếp tịnh tận. Luận chép: Vì có vô lậu vượt qua mười sáu hành tướng này, lại có thuộc về hành tướng khác hay không?

Tụng rằng:

Tịnh không vượt mười sáu

Vì thuyết khác có nói.

Giải thích: Câu trên nói về chánh tông, câu dưới nêu thuyết khác. Tịnh không vượt mười sáu: vô lậu gọi là Tịnh, Các Luận sư Tỳ-bà-sa nói: “không có hành tướng của vô lậu vượt qua mười sáu hành tướng này”. Vì thuyết khác có nói: có các sư phương Tây nói: “có hành tướng vô lậu vượt qua mười sáu hành tướng này, do Thức Thân Túc bổn luận nói, luận ấy nói rằng: ít có không có tâm trói buộc có thể phân biệt pháp trói buộc của cõi Dục phải không? (luận ấy hỏi). Đáp: có khả năng phân biệt. Nghĩa là vì chi (vô) thường, khổ, không, phi (vô) ngã, nhân, tập, sinh, duyên có chổ như thế, có việc như thế, như lý được dẫn mà biết rõ như trên là luận nầy trả lời câu hỏi trước). Ý các Luận sư phương tây, luận ấy ngoài tám hành tướng như phi thường v.v… nói riêng có điều đó, việc đó có hai hành tướng. Cho nên biết lìa mười sáu hành tướng thì có điều đó, có việc đó, có hai hành tướng vô lậu.

11. Nói về thật thể năng sở:

Từ phần thứ ba này, nói về thật thể năng sở. Luận chép: mười sáu hành tướng thật sự có bao nhiêu? (Câu hỏi một) thế nào gọi là Hành tướng? (Câu hỏi hai) Năng hành, sở hành? Ở đây có hai câu hỏi: Câu hỏi một hỏi về năng hành, câu hỏi hai là hỏi về sở hành.

Tụng rằng:

Hành tướng thật mười sáu

Thể này chỉ là tuệ

Năng hành có sở duyên

Sở hành các pháp hữu.

Giải thích: Câu đầu trả lời câu hỏi thứ nhất, câu kế trả lời câu hỏi thứ hai, câu kế nữa trả lời câu hỏi thứ ba, câu cuối cùng trả lời câu hỏi thứ tư. Hành tướng thật có mười sáu: gọi là hành tướng có mười sáu, thật thể của nó cũng mười sáu. khổ đế có bốn: Phi thường, khổ, không, phi ngã, vì duyên đối đãi nhau, phi thường tánh nó ép ngặt nên khổ, trái với ngã sở kiến nên không, trái với ngã kiến nên phi ngã. Tập đế có bốn: nhân, tập, sinh, duyên, vì như lý của giống cho nên có nhân (lý của hạt giống nẩy mầm) hiện lý bình đẳng nên gọi là tập (nhân chứa nhóm quả hiện hành), vì lý nối tiếp nên có sinh (làm cho quả nối tiếp), vì lý thành tựu nên gọi là duyên (vì duyên có công năng làm cho quả thành tựu). Diệt đế có bốn: diệt, tịnh, diệu, ly các uẩn hết nên gọi là diệt, ba lửa diệt nên tịnh (ba lửa: tham, sân, si) không có các hoạn nạn nên gọi

là diệu, thoát khỏi các tai hại nên gọi là ly. Đạo đế có bốn: Đạo, Như, Hành, Xuất, nghĩa thông hành nên gọi là Đạo, khế hợp chánh lý nên nói Như, hướng đến Niết-bàn nên gọi là Hành, có khả năng thoát hẳn sinh tử nên nói là Xuất. Thể này chỉ là tuệ: mười sáu hành tướng này thể của nó chỉ là tuệ. Tuệ quán bốn đế thành hành tướng này. Năng hành có sở duyên: tâm, tâm sở gọi là có sở duyên đây là năng hành, vì năng hành cảnh. Sở hành các pháp hữu: tất cả các pháp đều gọi là sở hành vì là cảnh sở duyên.

12. Nói rộng về các môn:

Từ phần thứ tư này, nói rộng về các môn, trong đây có sáu: 1. Nói về tánh y địa thân; 2. Nói niệm trụ nhiếp trí; 3. Nói mười trí duyên nhau; 4. Nói về cảnh duyên của mười trí; 5. Nói về người thành tựu trí; 6. Y theo địa vị nói về tu.

1.Tánh y địa thân: Luận chép: Đã nói về hành tướng của mười trí, nay sẽ nói về tánh nhiếp dựa vào địa dựa vào thân.

Tụng rằng:

Tánh tục ba chín thiện

Y địa tục tất cả

Trí tha tâm chỉ bốn

Pháp sáu dư bảy chín

Hiện khởi thân sở y,

Tha tâm nương Dục, Sắc

Pháp trí chỉ nương Dục,

Còn tám chung ba cõi.

Giải thích: Tánh tục ba chín thiện: tánh là môn ba tánh. Trí thế tục có cả ba tánh, chín trí còn lại chỉ có thiện. Y địa tục tất cả: trong môn y địa, trí thế tục dựa vào chín địa. Nghĩa là từ cõi Dục cho đến Hữu Đảnh nên nói là tất cả. Trí tha tâm chỉ bốn: trí tha tâm chỉ dựa vào bốn tĩnh lự sinh ra sở y của năm thông, nhờ chỉ quán v.v… vì các địa này không có trí tha tâm. Pháp lục dư bảy chín: pháp trí dựa vào sáu địa nghĩa là Vị Chí Trung gian, bốn tĩnh lự v.v… bảy trí còn lại thông có cả chín địa đó là trí của bốn đế, loại trí, tận trí, trí vô sinh. Bảy trí này dựa vào Vị Chí, Trung Gian, bốn tĩnh lự, cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô Sắc gọi là chín địa. Hiện khởi sở y thân, tha tâm nương dục sắc: trong môn dựa vào thân, trí tha tâm dựa vào thân của cõi Dục cõi Sắc đềù có thể sinh ra, trí tha tâm không dựa vào cõi Vô Sắc, nên nó không có cả chín địa.

Pháp trí chỉ nương Dục: pháp trí chỉ dựa vào thân của cõi Dục mà khởi, vì nó duyên với cảnh bốn đế của cõi Dục. Còn tám chung ba cõi: trừ trí tha tâm và pháp trí, tám trí còn lại có cả thân của ba cõi đều có thể khởi.

13. Nói về niệm trụ nhiếp trí:

Từ phần thứ hai này, nói về niệm trụ nhiếp trí. Luận chép: đã nói về tánh, địa, thân, nay sẽ nói thuộc về niệm trụ.

Tụng rằng:

Các trí thuộc niệm trụ

Diệt trí chỉ sau cùng.

Trí tha tâm sau ba

Còn tám trí cả bốn.

Giải thích: diệt trí thuộc về pháp niệm trụ, vì duyên với trạch diệt chỉ là pháp. Trí tha tâm nhiếp ba niệm trụ sau vì có thể biết thọ, tâm, pháp của người khác, không biết sắc. Trừ thân niệm trú, tám trí còn lại có cả bốn niệm trú.

14. Nói về mười trí duyên nhau:

Từ phần thứ ba này, nói về mười trí duyên nhau. Luận chép: mười trí như thế, lần lượt đối nhau, mỗi mỗi nên nói có mấy trí làm cảnh.

Tụng rằng:

Các trí duyên lẫn nhau

Pháp, loại đạo có chín

Khổ, tập trí có hai

Bốn đều mười, diệt không.

Giải thích: Pháp (trí) loại (trí) đạo (trí) mỗi loại có chín. pháp trí có khả năng duyên chín trí, trừ loại trí. Loại trí có khả năng duyên chín trí, trừ pháp trí. Đạo trí có khả năng duyên chín trí, trừ trí thế tục. Khổ trí tập trí mỗi thứ có hai: Hai thứ khổ tập mỗi thứ có khả năng duyên với hai trí làm cảnh. Nghĩa là trí thế tục nhiếp hữu lậu và trí tha tâm, tận trí trí vô sinh. Bốn trí này duyên với mười trí làm cảnh. Diệt trí không duyên với mười trí làm cảnh, cho nên nói diệt phi. Diệt trí chỉ duyên với cảnh trạch diệt.

15. Nói về mười trí duyên cảnh:

Từ phần thứ tư này, nói về mười trí duyên cảnh, trong đó có hai: 1. Nói về mười trí duyên cảnh; 2. Nói tục trí cảnh duyên cảnh.

– Nói về mười trí duyên cảnh: Luận chép: Sở duyên của mười trí, gồm có mấy pháp? (Câu hỏi một) Trí nào có mấy pháp làm cảnh sở duyên (câu hỏi hai).

Tụng rằng:

Sở duyên gồm có gồm

Là ba cõi vô lậu

Vô vi đều có hai

Tục duyên mười pháp năm

Loại bảy khổ tập sáu,

Diệt duyên một đạo hai

Trí tha tâm duyên ba

Tận Vô sanh đều chín.

Giải thích: Ba câu đầu trả lời câu hỏi thứ nhất, năm câu còn lại trả lời câu hỏi thứ hai. Sở duyên gồm có mười cho ba cõi là vô lậu: Là nêu pháp sở duyên. Sở duyên của mười trí gồm có mười pháp. Đó là pháp phần của hữu vi, chia thành tám thứ, các trói buộc của ba cõi và vô lậu hữu vi. Bốn thứ này mỗi thứ có hai là tương ưng và bất tương ưng, cho nên thành tám thứ. Vô vi đều có hai: 1. Thiện: là trạch diệt; 2. Vô ký: hư không, phi trạch diệt. Tục duyên mười pháp năm: tục trí duyên với mười pháp, pháp trí duyên năm pháp. Nghĩa là: cõi Dục có hai, đạo vô lậu hai và thiện vô vi nên gọi là năm. Loại bảy khổ tập sáu: loại trí duyên với bảy pháp nghĩa là cõi Sắc cõi Vô Sắc, đạo vô lậu, mỗi thứ đều có hai thành sáu và thiện vô vi là bảy. Khổ tập duyên với sáu pháp: khổ trí tập trí đều duyên với sáu pháp. Đó là ba cõi ràng buộc mỗi thứ có hai pháp thành sáu pháp. Diệt duyên một, đạo duyên hai: diệt trí duyên một pháp. Đó là thiện vô vi. Đạo trí duyên hai pháp. Đó là đạo vô lậu có hai. Trí tha tâm duyên ba pháp: nghĩa là trí tha tâm duyên với ba pháp tương ưng của cõi Dục, cõi Sắc, vô lậu ba pháp tương ưng, tận, vô sinh đều duyên chín pháp: Tận trí, trí vô sinh có thể duyên với chín pháp, trừ vô ký vô vi.

16. Nói về cảnh duyên của tục trí:

Từ phần thứ hai này, nói về tục trí cảnh duyên. Luận chép: còn có một niệm trí duyên với tất cả pháp hay không? (Là hỏi) Không (là đáp). Lẽ nào không dùng vô ngã quán biết tất cả pháp đều là vô ngã hay sao? (là gạn) nó cũng không thể duyên tất cả pháp. (Là đáp) Không duyên với pháp nào? (Câu hỏi một) Thể của nó ra sao? (Câu hỏi hai).

Tụng rằng:

Tục trí trừ tự phẩm

Đều duyên tất cả pháp

Là hành tướng vô ngã

Chỉ do văn tư thành.

Giải thích: câu một trả lời câu hỏi thứ nhất, ba câu sau trả lời câu hỏi thứ hai. Lúc quán tất cả pháp bằng trí thế tục là phi ngã thì nó không duyên với tự phẩm, nên trừ tự phẩm. Nói tự phẩm: nghĩa là tự thể của tục trí. Tương ưng câu hữu, không duyên tự thể: nghĩa là vì cảnh có các cảnh khác nhau. Không duyên tương ưng: là vì cùng một sở duyên. Không duyên câu hữu: nghĩa là vì rất gần gũi. Quán vô ngã (phi ngã) này, thể là tục trí, chỉ có tuệ do văn (nghe) tư (nghĩ) mà thành tuệ.

Từ phần thứ năm này, nói người thành tựu trí. Luận chép: Đã nói về sở duyên, lại nên suy nghĩ chọn lựa, ai thành tựu mấy trí?

Tụng rằng:

Dị sinh, Thánh thấy đạo

Niệm định đầu thành một (trí)

Hai định thành ba trí

Bốn (vị) sau mỗi mỗi tăng

Tu đạo định thành bảy

Lìa dục thêm tha tâm

Vô học, độn lợi căn

Định thành chín thành mười.

Giải thích: Dị sinh, Thánh thấy đạo niệm định đầu thành một (trí):

nghĩa là ở vị chúng sinh và Thánh thấy đạo, khổ pháp nhẫn đầu gọi là sơ niệm. Chúng sinh và Thánh định sơ niệm này thành một trí. Đó là trí thế tục. Hai định thành ba trí: nhập thấy đạo cho đến khổ pháp trí niệm thứ hai, định thành ba trí: đó là trí thế tục, pháp trí, khổ trí. Bốn sau mỗi mỗi tăng: từ khổ pháp trí, sau có bốn địa vị: 1. Khổ loại trí niệm thứ tư; 2. Tập pháp trí niệm thứ sáu; 3. Diệt pháp trí niệm thứ mười; . Đạo pháp trí niệm thứ mười bốn. bốn địa vị trên đây đều tăng thêm một trí. Địa vị thứ nhất thành tựu ba trí trước và tăng thêm một loại trí cộng chung là thành bốn trí. Ở địa vị thứ hai thành tựu bốn trí trước, lại tăng thêm tập trí. Ở địa vị thứ ba thành tựu năm trí trước, lại thêm diệt trí. Ở địa vị thứ tư thành tựu sáu trí trước, lại thêm Đạo trí. Cho nên ở địa vị. Thấy đạo, cộng chung thành bảy trí. Tu đạo định thành bảy (trí). Ở đây theo tu đạo chưa lìa địa vị cõi Dục cũng thành bảy trí trước, như thuyết thấy đạo, lìa dục thêm tha tâm: ở địa vị lìa dục thành tựu bảy trí trước, lại có tăng tha tâm, cộng chung thành tám trí. Vô học, độn căn, lợi căn chắc chắn, thành chín thành mười trí: Thời giải thoát chắc chắn thành chín trí, trừ trí vô sinh. Bất thời giải thoát chắc chắn thành mười trí.

17. Y theo địa vị nói về tu:

Từ phần thứ sáu này, y theo địa vị nói về tu, trong phần này chia làm sáu: 1. Nói theo Thấy đạo; 2. Nói theo tu đạo; 3. Nói theo đạo Vô học; . Nói theo địa vị khác; 5. Nói theo y địa; . Nói bốn nghĩa tu hành.

– Nói theo Thấy đạo: Luận chép: ở địa vị nào đốn tu mấy trí? (đây là hỏi chung) lại nữa, trong mười lăm tâm của Thấy đạo? Tụng chép:

Thấy đạo khởi Nhẫn trí

Tức tu vị lai kia

Ba thứ trí gồm tu

Hiện quán biên tục trí

Bất sinh tự địa dưới

Khổ tập bốn diệt hậu

Cảnh hành tướng Tự đế

Chỉ gia hạnh sở đắc.

Giải thích: Thấy đạo khởi nhẫn trí, tức tu vị lai kia, trong Thấy đạo có tám nhẫn bảy trí, lúc nhẫn đang khởi tu nhẫn vị lai lúc trí đang khởi, tu trí vị lai. Nhẫn và trí này trước chưa từng đắc, không tu lẫn nhau, chỉ tu đồng loại. Ba loại trí gồm tu hiện quán biện tục trí: vào lúc khổ loại trí, tập loại trí, diệt loại trí có thể gồm tu chưa hiện quán biên tục trí. Trí thế tục ở mỗi đế hiện quán hậu biên, mới có thể gồm tu, nên lập hiện quán biên là tên gọi của trí thế tục. Từ vô thỉ đến nay, từng biết khổ, dứt tập, chứng diệt. Nay ba thứ trí này cũng biết khổ, dứt tập chứng diệt đồng là một việc với trí thế tục, vì có sự hiện quán. Bên cạnh ba thứ trí có thể tu trí thế tục.

Hỏi: Lúc đạo loại trí vì sao không tu tục trí?

Đáp: Tục trí ở trong đạo đế, không hề có hiện quán. Đạo loại trí không tu trí thế tục. Lại chắc chắn không có đạo, vì khắp sự hiện quán. Nghĩa là đối với ba đế có có thể biết khắp khổ đế, sẽ dứt khắp tập đế, có thể chứng khắp diệt, nên biết rõ toàn bộ sự việc, cho nên tu tục trí, chắc chắn không có đạo. Nó có thể tu khắp vì chủng tánh nhiều, nên đạo loại trí không tu tục trí.

Hỏi: Vì sao đối với ba đế có biến thanh, chẳng phải đạo đế?

Đáp: Vì nó có khả năng biết tất cả khổ, dứt tất cả tập, chứng tất cả diệt, nhưng không thể tu tất cả đạo đế. Đức Phật cũng đối với đạo được tu, tập tu đều không cùng tận. Cho nên không có biến thanh.

Bất sinh tự địa dưới: Trí thế tục này, ba thứ trí biên đắc phi trạch diệt nên gọi là bất sinh. Pháp bất sinh này bất cứ lúc nào cũng không phát khởi, vì thấy đạo là tục trí vô lậu. Hữu lậu này đối với thấy đạo không khởi, vì không khởi, nên đắc phi trạch diệt. Tự địa dưới: Tu trí thế tục chỉ ở tự địa dưới. Nghĩa là dựa vào Vị Chí, thấy đạo hiện ra có thể tu tục trí của hai địa vị lai, đó là tu Vị Chí và cõi Dục. Tu Vị Chí là tu tự địa. Tu cõi Dục là tu địa dưới. Như thế cho đến dựa vào thiền thứ tứ. Thấy đạo hiện ra có thể tu tục trí của bảy địa vị lai. Đó là sáu địa cõi Sắc và một địa của cõi Dục. Tu thiến thứ tư là tu tự địa, tu sáu địa còn lại, gọi là tu địa dưới. Khổ tập bốn diệt hậu: Trí thế tục này, khổ tập biên tu thuộc về bốn niệm trụ. Diệt biên tu: Chí có Phát niệm trụ. Cảnh hành tướng của Tự đế : Trí thế tục này tùy theo đế nào mà hiện quán biên tu, cảnh là hành tướng này duyên với đế này. Chỉ có gia hành sở đắc: Trí thế tục này, nhờ năng lực thấy đạo mà có được, nên chí có gia hạnh đắc.

18. Nói theo tu đạo:

Từ phần thứ hai này, là nói theo tụ đạo: Luận chép: Kế là trong giai đoạn tu đạo lìa nhiễm.

Tụng rằng:

Tu đạo sát-na đầu

Tu sáu hoặc bảy trí

Dứt tám địa Vô gián

Và đạo khác hữu dục

Tám giải thoát Hữu đảnh

Mỗi mỗi tu bảy trí Thượng

Vô gián đạo khác

Thứ lớp tu sáu, tám.

Giải thích: Tu đạo sát-na đầu tu sáu hoặc bảy trí: Tu đạo Sát-na đầu: là đạo loại trí. Trí này hiện ra tu trí vị lai, hoặc sáu hoặc bảy. Người chưa lìa dục, vị lai tu sáu trí. Đó lá trí của bốn đế, pháp trí và loại trí. Người đã lìa dục có bảy. Lại thêm tha tâm dứt tám địa không xen hở: nghĩa là dứt cõi Dục cho đến Vô sở hữu xứ. Trong tám địa này đạo Vô gián. Và các đạo hữu dục khác: nghĩa là chưa lìa dục gọi là hữu dục. Ở đây Thánh hữu dục, tất cả gia hạnh, giải thoát thắng tiến gọi là đạo khác. Đây là ngoài đạo Vô gián, ở trước gọi là Dư. Hữu đảnh tám giải thoát: Đó là đoạn tám đạo giải thoát của hữu đảnh trứ trí thứ chín, đều tu bảy trí: trên đây đã nói đạo Vô gián của tám địa và đạo khác của hữu dục và tám giải thoát của Hữu Đảnh, đều tu bảy trí vị lai. Đạo Vô gián và đạo khác của hữu dục. Đó là trí của bốn đế, pháp trí, loại trí vá trí thế tục. Tám giải thoát của Hữu Đảnh tu bảy trí: ở bảy trí trước trứ trí thế tục, thêm trí tha tâm, thượng Vô gián đạo khác, như thứ lớp tu sáu trí, tám trí: Thượng Vô gián: Nghĩa là dứt chín đạo Vô gián của Hữu Đảnh. Thượng Vô gián này vị lai tu sáu trí. Đó là trí bốn đế, Pháp trí và loại trí. Nói đạo khác, nghĩa là dứt đạo giải thoát thứ chín của cõi Dục và đạo thắng tiến thứ chín, lại đoạn bảy đại trên. Các đạo giải thoát và đạo thắng tiến dứt tám địa trên (thêm hữu đảnh). Các đạo gia hạnh lại dứt tám phẩm hoặc trước của Hữu Đảnh, các đạo thắng tiến. Các đạo trên đây đều gọi là đạo khác khác đạo này vị lai tu tám trí, đối với sáu trí trước thêm trí thế tục và trí tha tâm.

19. Y theo Vô học mà nói về tu:

Từ phần thứ ba này, y theo Vô học mà nói về tu. Luận chép: kế là nói về lìa nhiễm được địa vị Vô học.

Tụng rằng:

Vô học sát-na đầu

Tu chín hoặc mười trí

Căn lợi độn khác nhau

Đạo thắng tiến cũng vậy.

Giải thích: Vô học sát-na đầu: nghĩa là dứt đạo giải thoát thứ chín của Hữu Đảnh. Địa vị Vô học này, vị lai tu trí hoặc chín trí hoặc mười trí. Nghĩa là người độn căn trừ trí vô sinh, còn người lợi căn tu đủ mười trí. Ở địa vị Vô học các đạo thắng tiến hoặc chín hoặc mười trí, y theo trước mà biết.

20. Nói tu theo đơn vị khác:

Từ phần thứ tư này, nói tu theo địa vị khác. Luận chép: kế là nói về tu trí nhiều ít của địa vị khác.

Tụng rằng:

Đạo Vô gián luyện căn

Học sáu, không học bảy

Học khác sáu, bảy, tám

Ứng tám, chín tất cả

Tập tu chung Vô gián

Học bảy ứng tám, chín

Đạo khác học tu tám

Ứng chín hoặc tất cả

Thánh khởi công đức khác

Và các vị dị sinh

Trí sở tu nhiều ít

Đều như lý nên nghĩ.

Giải thích: Đạo Vô gián luyện căn và học sáu không học bảy: Các đạo Vô gián của Hữu học luyện căn, vị lai tu sáu trí, đó là trí của bốn đế, pháp trí và loại trí. Các đạo Vô gián của Vô học luyện căn, vị lai tu bảy trí, sáu trí trước lại thêm tận trí. Dư học sáu, bảy, tám trí. Dư là đạo khác tức là các đạo giải thoát luyện căn và đạo gia hạnh, cùng với đạo thắng tiến, nên gọi là Dư. Các đạo giải thoát của Hữu học luyện căn. Người chưa lìa dục, vị lai tu sáu trí. Đó là trí của bốn đế, pháp trí và loại trí. Đã lìa dục vị lai tu bảy trí đó là gia thêm tha tâm trí. Nếu đạo gia hạnh, người chưa lìa dục, vị lai tu bảy trí. Đó là trí của pháp giới, loại trí và trí thế tục. Đã lìa dục, vị lai tu tám trí, đó là gia thêm trí tha tâm. Các đạo thắng tiến, người chưa lìa dục, vị lai tu bảy trí. Đã lìa dục, vị lai tu tám trí, như nói ở gia hạnh. Ứng tám, chín tất cả: ứng nghĩa là Vô học. Chữ Dư câu trên lưu nhập vào câu này, nghĩa là y theo đạo khác ứng tu tám, chín hoặc tất cả. Cho rằng ở địa vị Vô học có năm thứ như Thối pháp v.v… lúc tu luyện căn tám phẩm đạo giải thoát trước, vị lai tu tám trí. Đó là trí của pháp trí, loại trí, bốn đế, trí tha tâm, tận trí. Đối với bốn thứ như Thối Pháp v.v… đạo giải thoát thứ chín, vị lai tu chín trí. Đó là tám trí trước thêm trí thế tục. Đối với chủng tánh kham đạt pháp thứ năm, đạo giải thoát thứ chín vị lai tu mười trí. Lại bậc Vô học luyện căn các đạo gia hạnh, vị lai tu chín trí, trừ trí vô sinh… nếu đạo thắng tiến là độn căn thì vị lai tu chín trí. Nếu bậc lợi căn thì vị lai tu mười trí. Tạp tu chung (đạo) Vô gián, (hữu) học bảy ứng (Vô học) tám, chín: Ở đây nói tạp tu đạo Vô gián và tu năm thông, các đạo Vô gián, vị lai tu bảy trí. Đó là trí của bốn đế, pháp trí, loại trí và trí thế tục. Giải thích là học bảy Vô học tạp tu các đạo Vô gián và tu năm thông, các đạo Vô gián, sở tu ở vị lai kẻ độn tám trí, người lợi chín trí. Tám trí: là trừ trí tha tâm và trí vô sinh. Chín trí chỉ trừ trí tha tâm. Giải thích Ứng tám, chín. Đạo khác học tu tám trí: Đạo khác: là tạp tu và tu năm thông, các đạo giải thoát và đạo gia hạnh, cùng đạo thắng tiến gọi là Đạo khác. Học tu tám trí: Địa vị Hữu học tạp tu và tu năm thông, các đạo giải thoát và gia hạnh cùng đạo thắng tiến vị lai tu tám trí, trừ tận trí và trí vô sinh. Ứng chín hoặc tất cả: Ứng là bậc Vô học, chữ Dư câu trên chung cho đến câu này, nghĩa là bậc Vô học tạp tu và tu năm thông, các đạo giải thoát, và gia hạnh, cùng đạo thắng tiến, vị lai tu. Nếu độn căn tu chín trí, lợi căn tu mười trí, trên đây là tu có cả các đạo giải thoát. Nên biết chỉ chấp vào túc trụ, thần cảnh, tha tâm mà tu đạo giải thoát. Đó là Thiên nhãn, Thiên nhĩ, là hai đạo giải thoát có tánh vô ký, nên không gọi là tu. Bậc Thánh khởi công đức khác: nghĩa là ngoài các công đức như bốn tĩnh lự, bốn tâm vô lượng v.v… và các giai đoạn dị sinh: nghĩa là giai đoạn dị sinh tu bốn tĩnh lự và tu cả hai v.v… trí được tu nhiều ít đều như lý mà suy nghĩ. Hai câu trên nói, tu trí nhiều ít (tu bao nhiêu trí) như lý có thể suy nghĩ mà biết. Nghĩa là bậc Thánh khởi công đức khác, nếu bậc Thánh Hữu học chưa lìa dục thì tu bảy trí, đã lìa dục tu thì tu tám trí. Nếu bậc Thánh Vô học độn căn thì tu chín trí, lợi căn tu mười trí. Còn giai đoạn dị sinh này, nếu chưa lìa dục chỉ tu được trí thế tục, nếu đã lìa dục thì tu thêm trí tha tâm.

21. Y theo địa mà nói về tu:

Từ phần thứ năm này, y theo địa mà nói về tu. Luận chép: các tu ở vị lai, là tu mấy địa? (Câu hỏi một) các điều khởi lên đều là tu sao? (Câu hỏi thứ hai).

Tụng rằng:

Các đạo nương đây đắc,

Tu hữu lậu địa này

Vì lìa được, khởi đây

Tu vô lậu dưới đây

Chỉ sơ tân, tu khắp

Đức hữu lậu chín địa

Sinh trên không tu dưới

Từng đắc được phi tu.

Giải thích: bày câu trước trả lời câu hỏi thứ nhất, câu thứ tám trả lời câu hỏi thứ hai. Các đạo dựa vào được như thế tu hữu lậu của địa này. Ở đây nói tu hữu lậu. Các đạo: là đạo thế tục và đạo vô lậu. Ở đây có hai thứ tu đạo hữu lậu: 1. Các đạo dựa vào địa này có thể tu đạo của địa này ở vị lai; 2. Các đạo đắc địa này có thể tu theo hữu lậu của của địa vị ở vọ lai. Dựa vào địa này: Trong chín địa dựa vào bất cứ một địa nào mà đắc được địa đó. Tùy theo địa nào, xa lìa nhiễm ô của địa dưới (cõi Dục). Đạo giải thoát thứ chín đắc địa trên. Lúc đắc địa trên có thể tu công đức hữu lậu căn bản cận phần của địa trên, vì xa lìa trói buộc của địa dưới chắc chắn đắc địa trên. Vì lìa được khởi này, tu vô lậu dưới đây: ở đây nói tu vô lậu. Có ba thứ tu đạo vô lậu: 1. Vì lìa đây nghĩa là lìa được địa này; 2. Đắc đây nghĩa là đắc địa này; 3. Khởi đây nghĩa là các đạo này khởi địa này. Ba thứ trên đây đều tu vô lậu của địa này và vô lậu của địa dưới vì đạo vô lậu chẳng bị địa trói buộc, cho nên đắc bàng tu. Luận chép: vì lìa lời nói này chung với hai đạo, bốn đạo (hai đạo là hữu lậu và vô lậu, bốn đạo là gia hạnh, Vô gián, giải thoát và thắng tiến). Chỉ sơ tận tu khắp tu hữu lậu chín địa: chỉ có lúc mới tận trí hiện ra, thì sức mạnh mới tu khắp hữu lậu của chín địa vô lượng công đức của quán bất tịnh v.v… vì tư tâm kia ban đầu là ở địa vị vua. Tất cả pháp lành khởi được đều đến. Người sinh địa trên không tu địa dưới. Ở trên nói tu khắp: Nếu sinh địa trên chắc chắn không tu địa dưới. Tu chín địa: Nói theo cõi Dục. Từng đắc được phi tu: nếu pháp lúc đầu từng bỏ đi, nay tuy được lại, cũng không gọi là tu được. Từ xưa chưa được nay mới được, gọi là sở tu, dụng công mà được.

22. Nói về bốn thứ tu:

Từ phần thứ sáu này, nói về bốn thứ tu. Luận chép: tu có bốn thứ: 1. Đắc tu; 2. Tập tu; 3. Đối trị tu; . Trừ khiển tu. Bốn thứ này dựa vào pháp nào mà lập?

Tụng chép:

Lập đắc tu, tập tu

Dựa vào pháp thiện hữu vi

Nương các pháp hữu lậu

Lập trị tu, khiển tu.

Giải thích: Đắc tu, tập tu dựa vào pháp thiện hữu vi, vì có thể tu tập đắc quả ưa thích, nên pháp thiện hữu vi có thể gọi là Tu. Hoặc hiện tại, hoặc vị lai đều có đắc đắc, đều gọi là tu đắc. Pháp thể hiện ra gọi là tu tập, cũng gọi là tu hành. Pháp hiện hành theo phân biệt của thế tục, ở đời vị lai chỉ có tu đắc, vì khởi đắc. Hiện tại có đủ tu đắc và tu tập, có pháp đều đắc gọi là tu đắc, thể hiện hành gọi là tu tập, tu đối trị, tu trừ bỏ dựa vào pháp hữu lậu. Nghĩa là pháp hữu lậu có đạo đối trị gọi là tu đối trị, gần với nghĩa dứt bỏ trói buộc gọi là tu dứt bỏ. Các sư phương Tây nói về bốn tu này, lại thêm tu phòng hộ và tu quán sát. Đó là phòng hộ các căn và quán sát thân. Luận Tỳ-bà-sa chép: Hai thư tu phòng hộ và tu quan sát chính là thuộc tu đối trị và tu dứt bỏ.