LUẬN CÂU XÁ TỤNG SỚ BỔN
Sa-môn Viên Huy Chùa Đại Vân trung soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 30

1. Trả lời bằng cách gác qua một bên:

Từ phần thứ ba này, là phần trả lời bằng cách gác qua một bên để làm lợi ích cho chúng sinh. Trước vặn hỏi, sau trả lời. Độc tử bộ vặn hỏi. Nếu Bổ-đặc-già-la là các uẩn thì vì sao Thế tôn không nói mạng tức là thân?

Luận chủ đáp: xem xét khả năng ý lạc của người hỏi, nghĩa là do người hỏi chấp một thật ngã gọi là Mạng. Dựa vào đây hỏi Phật: Mạng và thân là một hay khác nên Phật đáp vì ngã không có tự thể nên một khác không thành, như không thể đáp lông rùa là cứng hay mềm, vốn không có lông rùa thì làm sao đáp cứng hay mềm, mạng vốn là không, làm sao đáp là một hay khác? Xét ý người hỏi cho nên Phật không đáp. Các sư xưa đã giải thích gút này, xưa có vị Đại đức, tên là Long Quân đầy đủ ba minh, sáu thông, tám giải thoát. Bấy giờ, có vua Tất-lân-đà đến chỗ Đại đức thưa rằng: Nay ý trẫm muốn hỏi một vài điều nghi ngờ, nhưng tánh các Sa-môn thích nói nhiều, nếu Tôn giả trả lời thẳng được thì trẫm xin hỏi. Đại đức chấp nhận, Vua hỏi “Mạng và thân là một hay khác?”

Đại đức đáp: “điều này không nên ghi nhớ”.

Vua nói: Chẳng lẽ câu hỏi ấy không quan trọng, vì sao nay nói lời lạ lùng, không đáp câu hỏi trước?

Đại đức trách rằng: Ta muốn hỏi điều nghi ngờ, nhưng các vị vua tánh thích nói nhiều, nếu vua thẳng được thì ta sẽ hỏi, vua liền vâng lời. Đại đức hỏi rằng: Thưa Đại vương! Vị của các quả do các cây am-la mọc trong cung vua sanh ra là chua hay ngọt. Vua đáp: “Trong cung vốn không có cây này” Đại đức lại trách: Chẳng lẽ câu hỏi trước không quan trọng hay sao mà nay lại nói lời lạ lùng, không trả lời theo câu hỏi.

Vua nói: cây này trong cung không có thì làm sao trả lời là quả nó ngọt hay chua.

Đại đức khuyên vua: mạng cũng là không, làm sao nói mạng và thân là một hay khác cho được

Lại Độc tử bộ hỏi: Vì sao Đức Phật không nói mạng đều không?

Đáp: cũng xét ý người hỏi người hỏi cho rằng nhân quả của uẩn nối tiếp gọi là mạng. Dựa vào đây mà hỏi nên Thế tôn đáp mạng đều là không. Người kia rơi vào tà kiến, cho rằng không có nhân quả, cho nên Phật không nói.

Lại hỏi: Vì sao Phật không nói giả gọi là mạng?

Đáp: Xét ý người kia hỏi, chưa có khả năng hiểu được lý duyên khởi, không chấp nhận chánh pháp chân không, vì vậy Đức Phật không vì họ nói giả có mạng cho họ nghe. Lý chắc chắn phải như vậy. Như đức Phật bảo A-Nan-Đà: Có Độc tử ngoại đạo xuất gia đến chỗ tu hỏi rằng: “Con ở thế gian là có ngã hay không?” Ta không giải thích. Vì sao? Vì giải thích là có, thì trái với chân lý của pháp thật không có ngã. Nếu giải thích là không thì tăng thêm sự ngu muội của người kia. Họ lại cho rằng ngã trước có nay không đối với hữu ngã bị ngu muội, nay không có mê muội của ngã là lỗi rất nhiều. Nếu chấp ngã thì rơi vào bên thường, nếu chấp vô ngã thì rơi vào bên đoạn chấp ngã là thường, là ngã tu phước, chấp ngã đoạn diệt, liền cho rằng thân là không sao lại tu phước. Hai thứ nặng nhẹ này như kinh nói rằng: Thà khởi chấp ngã như núi Tu-di chứ không khởi chấp đoạn dù chỉ như hạt cải. Trên đây là y theo luận mà hỏi đáp sơ lược như thế.

2. Chính là trả lời:

Dưới đây là nêu tụng, nói về trả lời bằng cách gác qua một bên để làm lợi ích chúng sinh. Trong đó có hai: 1- Tụng của ngài Cưu-ma-la-đa trong các sư thuộc Kinh bộ; 2- Tụng của luận chủ.

Bài tụng một Quán:

Nay là phần một: tụng rằng:

Xét thấy chấp làm hại.

Và hoại các nghiệp thiện

Nên Phật nói chánh pháp

Như cọp mẹ tha con

Chấp chân ngã là có

Bị răng chấp làm thương

Bác ngã tục là vô

Liền hoại nghiệp quả thiện.

Giải thích: Quán thấy chấp làm hại: Là nêu không nói có ngã, và hoại các nghiệp thiện: là nêu lên không nói ngã là vô. Nên Phật nói chánh pháp như cọp cái tha con: Là nêu ví dụ, giải thích thành tựu. Như cọp mẹ tha con nếu chặt quá thì con đau, lỏng quá thì con rớt. Chấp chân ngã là có thì bị răng chấp làm hại: là giải thích câu thứ nhất, chấp ngã giống như răng của mình chắc chắn sẽ tổn hại đến người, hợp với dụ cọp mẹ tha con chặt quá ở trước. Nhân quả nối tiếp, đời là giả ngã, trừ cái này là nói không liền hoại nghiệp thiện. Như hạt sinh quả tốt đẹp, hợp với thí dụ cọp mẹ tha con lỏng.

Bài tụng hai:

Từ phần thứ hai này, lại nói tụng rằng:

Do thật mạng là không

Phật không nói một khác

Sợ bác không giả ngã

Cũng không nói đều không

Là trong uẩn nối tiếp

Có nghiệp quả và mạng

Nếu nói không có mạng

Kia bác đây là không

Không nói trong các uẩn

Có giả gọi là Mạng

Do quán thấy người hỏi

Không thể hiểu chân không

Như thế quán Độc tử,

Ý thích sự khác nhau

Kia hỏi ngã có không

Phật chẳng đáp có không.

Giải thích: Do thật mạng là không, thì Phật không nói một khác: là giải thích lý do của việc giải thích. Sợ bác không có giả ngã, cũng không nói đều không: nêu lý do chẳng nói không có thật mạng. Là trong uẩn nối tiếp, cho đến kia bác bỏ đây là không: là giải thích nêu ở trước. Cho rằng uẩn nối tiếp do nghiệp dẫn dẫn đến quả, đối với nghiệp quả này, giả lập mạng. Nếu nghe Phật nói không có thật mạng, thì người nghe không hiểu, liền bác bỏ giả mạng, cũng cho là không, thì rơi vào chấp đoạn. Vì vậy Đức Phật không nói. Không nói trong các uẩn cho đến chẳng thể hiểu chân không: Là nêu lý do không nói giả mạng. Giả gọi là mạng đó là lý chân không. Người đưa ra câu hỏi là người ngu, chẳng phải pháp khí. Cho nên Đức Phật không nói. Như thế quán ý lạc cho đến Phật không đáp có không: Là kết thúc thành giải thích bằng cách gác qua một bên. Ý lạc của độc tử, ngã có là thường, ngã không là dứt. Phật biết ý này, nên không trả lời họ. Nói ngã có thì trái với chân lý, nói không thì dứt thiện. Trả lời bằng cách gác qua một bên đã xong.

Kế là phá Số luận: Tuy nói chắc chắn có ngã, nhưng sự dụng thì phải đợi sử dụng: Nghĩa là như thức v.v… như dụng năng liễu của thức v.v… năng liễu tức là Ngã. Như Thiên thọ hành thì phải đợi Thiên thọ, Thiên thọ là ngã, hành là sử dụng. Vì vậy biết sự dụng thì phải đợi ngã. Luận chủ giải thích chung rằng: Thiên Thọ năng hành không biệt hành là chuyển động của thiên thọ vận này. Từ đây đến kia, lúc sinh nối tiếp nói là hành, ngoài Thiên Thọ không có hành riêng, nhưng lúc hành này, niện trước là nhân dẫn đến quả sau, thì nhân là hành không có ngã riêng. Như Thiên Thọ năng hành, thì thức năng liễu cũng vậy. Nếu thân Thiên Thọ có thể là nhân của thức thì thế gian cũng gọi thiên thọ năng liễu. Nhưng các bậc Thánh vì thuận với thế gian cũng nói Thiên thọ là năng liễu. Lại giải thích: Hoặc thức lúc cảnh sinh nối tiếp, thức trước là nhân dẫn đến thức sau khởi. Nói nhân thức trước gọi là năng liễu, cũng không có lỗi. Thế gian dựa vào nhân nói tác giả, như nói chuông, trống gọi là năng minh(có thể kêu), âm thanh (tiếng chuông, trống) là sở minh (tiếng được phát ra) chẳng phải là chuông, trống. Nghĩa là chuông, trống có thể sinh ra tiếng, liền nói chuông, trống gọi là năng minh, đó cũng chính là đối với nhân nói tác giả. Nên biết thức nhân gọi là năng liễu, ngoài thức không có ngã riêng, gọi là năng liễu. Lại giải thích: Hoặc như đèn cháy nối tiếp, thì thức năng liễu cũng vậy. Đèn cháy nối tiếp gọi là đăng hành không phải biệt hành. Thức sanh lúc cảnh nối tiếp gọi là năng liễu, lìa thức không có năng liễu. Số Luận lại bắt bẻ: Nếu thức sau sinh thì thức chẳng phải ngã, vì sao thức sau không thường giống với trước và ba tánh, tâm bất định sinh hay sao? Nếu có thật ngã, thì đây không trở ngại. Cho rằng ngã tự tại có thể khiến thức không thường tương tợ và không chắc chắn sanh. Lý không trở ngại. Luận chủ giải thích rằng: Thức do tướng khác, khiến sau khác trước, nghĩa là tự tánh các hữu vi pháp nhĩ nhỏ nhiệm nối tiếp, do sức mạnh của tướng khác, sau chắc chắn khác trước, chẳng phải do ngã. Nếu không như vậy thì phải không xuất định, vì lúc nhập định thì tương tự nối tiếp. Đã có xuất định nên biết niệm sau sẽ khác niệm trước. Lại các tâm sinh sẽ có thứ lớp của định, lại không có lẫn lộn, như hai mươi tâm sinh nhau. Cũng có phần ít hành tướng đẳng tâm, mới có thể sinh nhau, vì chủng tánh riêng. Như tâm người nữ không xen hở khởi trang nghiêm thân tâm, hoặc khởi tâm nhiễm ô, hoặc khởi tâm phàn phu, hoặc khởi tâm người nam. Lúc khởi các tâm này chắc chắn huân tập thành hạt giống, sau đó từ đây các tâm nối tiếp, chuyển biến khác nhau, lại sanh tâm người nữ. Như thế tâm người nữ sau có thể sinh ra tâm trang nghiêm, tâm ô nhiễm v.v… nếu khác với tâm trang nghiêm, tâm ô nhiễm v.v… thì không thể sinh, cho nên biết tâm người nữ sinh trang nghiêm, ô nhiễm v.v… Nếu là tâm người nam thì không thể sinh tâm trang nghiêm, tâm ô nhiễm v.v… Vì chủng tánh khác nhau. Tâm người nữ không xen hở, tuy đều có thể khởi tâm trang nghiêm, tâm ô nhiễm v.v… thì tâm trang nghiêm, tâm ô nhiễm v.v… Nếu trước thường khởi thì ở trong thường khởi, nếu rõ ràng thì ở trong rõ ràng, khởi nếu gần thì tâm người nữ Vô gián liền khởi trước, do sức mạnh tu tâm như thế. Số luận vấn nạn: Nếu có sức tu mạnh mẽ nhất, thì chẳng lẽ không thường sinh tự quả. Luận chủ đáp rằng: Do tâm này có tướng Trụ khác, nên, không thường sanh tự quả tướng khác của trụ này đối với tâm tu riêng nối tiếp, vì thuận theo nhất.

3. Luận chủ suy lường lên Đức Phật:

Từ đây luận chủ suy nhường lên Đức Phật, tức là nhân tướng thứ tư, phần không lường được. Luận chép: Các phẩm loại của tâm, nhân duyên sinh nhau theo góc vuông. Tôi đã lượt nói còn liễu đạt chỉ có Thế tôn, trí tuệ tự tại đối với tất cả các pháp, vì vậy có tụng rằng:

Đối (bánh) xe khổng tước

Tất cả loại nhân tướng

Chẳng cảnh giới trí khác

Chỉ có Đức Phật biết.

Giải thích: Bánh xe khổng tước có xanh, vàng v.v… tất cả đều riêng, tất cả loại này do nhân gì chiêu cảm? Nhân tướng như thế chẳng phải cảnh giới. Chỉ có Đức Phật mới biết được, sắc khác nhau nhân vẫn còn khó hiểu, huống chi các pháp tâm, tâm sở là Vô Sắc, nhân duyên, khác nhau đâu dễ biết rõ.

4. Nói về nghiệp sinh trước sau:

Từ thứ năm này, là phần nói về nghiệp sinh trước sau. Trước nạn sau nói, kế đến phá Thắng luận. Thắng luận vặn hỏi rằng:

“Nếu thật không có ngã, khi nghiệp đã diệt hoại, làm sao lại có thể sinh quả vị lai?”

Luận chủ đáp: “Quả vị lai sinh không theo nghiệp bị hoại, nghiệp tuy đã hoại, hạt giống vẫn còn”. Chỉ theo công năng nối tiếp nghiệp biến khác nhau của chủng chuyển mà sinh quả vị lai, như người thế gian nói quả theo hạt giống sinh, còn quả khởi không theo hạt giống bị hư, cũng không phải từ hạt giống Vô gián mà sinh. Nhưng từ công năng nối tiếp chuyển biến khác nhau nối tiếp của hạt giống, quả mới được sinh ra. Nghĩa là hạt giống nẩy mầm, mầm sinh nhánh, nhánh sinh lá, lá sinh hoa, hoa là sau cùng, mới dẫn đến quả sinh.

Thắng luận lại nạn: Nếu vậy tại sao nói từ hạt giống sinh quả?

Luận chủ đáp: Thật quả là công năng của hoa, do hạt giống lần lượt làm nhân, dẫn đến khởi ra công năng trong hoa sinh quả. Vì trước hạt giống lần lượt làm nhân, dẫn khởi công năng sinh quả trong hoa, y theo nhân xoay vần mà nói hạt giống sanh quả, cho nên công năng sinh quả trong hoa này do hạt giống trước xoay vần mà dẫn, tướng của quả sanh ra giống hạt giống. Nay nghiệp sinh quả cũng như hạt giống bên ngoài, do nghiệp nên trước đã huân tập thành hạt giống, do chuyển biến nối tiếp khác nhau nện quả sinh.

Thắng luận hỏi: Vì sao gọi là nối tiếp chuyển biến khác nhau?

Luận chủ đáp: Do nghiệp là trước, đối với sắc tâm huân tập thành hạt giống. Tức là trong hạt giống này không xen hở, gọi là nối tiếp sự nối tiếp này sát na sau sau khác với sinh thể trước trước, nên gọi là Chuyển biến. Chuyển biến này có công năng cao siêu, sau cùng là sinh quả. Nó hơn các chuyển biến khác nên gọi là khác nhau. Nhờ hỏi đáp này, mà sáng tỏ được quả trước, tức là phần thứ năm. Như khi chết, ở trong thức, tâm tuy mang nhiều cảm ứng cho đến quả vị lai, tất cả hạt giống. Nhưng nghiệp chủng này lượt có ba thứ, có thể dẫn đến quả trước. 1. Cực trọng (rất nặng): Như người mắc nợ, người nào mạnh thì kéo trước; 2. Cận tác (cận tử nghiệp): Như lúc chết gặp bạn lành dữ, khởi lên thiện, ác, trước dẫn đến quả; 3. Thường làm (việc làm hàng ngày): Đó là nhiều lần gây nghiệp trong một đời có thể trước dẫn đến quả. Vì vậy các Sư kinh bộ có bài tụng rằng:

Nghiệp cực trọng, cận khởi

Thường làm việc trước tiên

Trước, trước, trước sau hành

Xoay vần trong sinh tử.

Giải thích: 1. Nghiệp cực trọng trước chiêu cảm quả dị thục. 2. Nghiệp cận khởi trước chiêu cảm quả dị thục. 3. Nghiệp thường làm trước chiêu cảm quả dị thục. Nếu nghiệp nhẹ v.v… thì chiêu cảm dị thục sau, do nghiệp lực này mà xoay vần trong sinh tử.

5. Nói về nghiệp báo khó biết:

Từ phần thứ sáu này, là nói về nghiệp báo khó biết, đây là Luận chủ suy nhường lên Đức Phật. Hạt giống do nghiệp huân, xong chuyển biến nối tiếp, dẫn đến sinh các địa vị, các quả sanh, chỉ có Phật chứng biết, chẳng phải cảnh giới khác. Cho nên các Sư Kinh bộ có bài tụng rằng:

Nghiệp này huân tập này

Đến thời này cho quả

Tất cả chủng định lý

Ngoài Phật không ai biết.

Giải thích: Lúc nghiệp khởi, chắc chắn huân tập thành hạt giống. Nghiệp này, hạt giống này, đến lúc ấy, có thể cho quả ấy. Xác định chủng loại này chỉ có Phật biết. Trên đây nói về sáu phần chánh tông đã xong.

6. Phần lưu thông:

Từ thứ hai này là phần lưu thông. Trong đó có ba: 1. Khen ngợi đạo khuyên xả bỏ ác kiến; 2. Khen ngợi đạo không thấy; 3. Lược hiển bày khuyến học.

Nay là phần đều, tụng rằng:

Đã kheo nói đạo tịnh nhân này

Là Phật cùng tột tánh chân pháp

Nên xả các ngoại chấp mê mờ

Trừ ác kiến để cầu mắt tuệ.

Giải thích: Đã khéo nói đạo tịnh nhân này: Là nêu việc khen ngợi đạo, Niết-bàn gọi là tịnh, đạo vô ngã này, có công năng chứng đắc Niết-bàn gọi là đạo tịnh nhân. Ngã chấp đã phá thì lý vô ngã thành, gọi là khéo nói. Là Phật nói cùng tột (chí ngôn) pháp tánh của chân thật: Là giải thích vấn đề đã nêu ở trước. Giáo pháp vô ngã là chí ngôn của Phật, lý vô ngã là tánh của chân pháp. Giáo pháp và chân lý đều là nhân Niết-bàn, là tịnh nhân của đạo. Nên xả các chấp ác kiến của ngoại đạo mê mờ để cầu mắt tuệ: Là khuyến khích xả bỏ ác kiến, các kiến chấp của ngoại đạo gọi là ác kiến, không có mắt trí tuệ gọi là mê mờ, trái với diệt đế, đạo đế là nhân trôi lăn, xả là tốt.

7. Khen ngợi đạo không thấy:

Từ phần thứ hai này là khen ngợi đạo không thấy. Tụng rằng:

Cung Niết-bàn này, đạo rộng lớn

Ngàn Thánh dạo chơi tánh vô ngã

Chủ Phật cùng nói ánh sáng soi

Tuy mở mắt mờ mà không thấy.

Giải thích: lý tánh vô ngã hướng đến cung Niết-bàn, một đạo rộng lớn này là nơi dạo chơi của ngàn Thánh, chánh giáo vô ngã Chư Phật cùng nói. Chánh giáo phá tối tăm giống như mặt trời sáng chói, dựa vào giáo làm sáng tỏ lý, gọi là ánh sáng chiếu soi, đó là công đức của đạo. Mắt ác của ngoại đạo, gọi là làm sao thấy được mắt mờ tối, mặt trời vô ngã?

8. Lược nói về khuyên người học:

Từ phần thứ ba này, là lược nói về khuyến người học.

Tụng rằng:

Ở đây đã nói lược đôi chút

Mở môn tuệ độc (cho) người trí

Mong mỗi người tùy theo khả năng

Khắp ngộ sở tri thành nghiệp tốt.

Giải thích: Ta đã nói lược, đôi chút về vô ngã để khai mở môn tuệ độc cho người trí như thân phá ít thì đặt thuốc độc ít. Ở đây khí độc phải lan tỏa khắp thân, luận này cũng vậy, mở bày chút môn tuệ những người có trí có thể ngộ nhập sâu sắc gọi là môn tuệ độc, môn tuệ độc này, khuyên khắp mọi người tu hành, ngỏ hầu tùy theo năng lực ba thừa của mình mà tu tập, giác ngộ hoàn toàn sở tri, chắc chắn thành tựu nghiệp tốt đẹp. Công đức đã như thế sao không lo tu tập?

Bản viết tay chép: Bản gốc ở Tĩnh trọng, Linh Sơn, ngày hai mươi mốt, tháng mười hai, năm Tân tỵ, niên hiệu Khoan chánh năm thứ hai viết lại bản chép tay, lại nhờ bản Thuận Cần, Giáo Lâm hiệu đính hợp với bản sao.

Năng Thạnh ở chùa Tam Tỉnh.

Bản gốc chép: Bản đá viết xong ngày mồng ba, tháng ba, năm Mậu tý, niên hiệu Ứng Nhân, cất giấu trong nhà không đưa ra ngoài phòng.

Quyền đại tăng đô Tôn Thông Phán.

Nếu là Viên Huy giải thích, tuệ huy sao không giải thích, vì sao? (v. v…) bản gốc chép: ngày mùng bảy, tháng ba, năm Mậu Tý vừa xem vào bản chính thấy văn tự không đúng, vì sao? (v.v…)

Bản gốc chép: Ngày mười một, tháng chín, niên hiệu Ứng Nhân năm thứ bảy, Hạnh Tôn tặng cho Tăng Chánh, Tôn Thông Phán (chức sự).

Viết xong đầu hôm đêm mười sáu, năm Tân hợi, niên hiệu Diên Đức năm thứ ba.

Ngày một hạ trần tháng bảy năm Giáp Tý niên hiệu Vĩnh Chánh năm thứ nhất. Xem đã xong.

Mạt Lưu, Thạnh Huyền ở chùa Tam Tỉnh.

Bấy giờ ngày mười, tháng bảy, năm Định Hợi, niên hiệu Thái Vĩnh, ở cửa sổ phía Bắc trong phòng Pháp Tuyền chùa Tam Tỉnh, bản chính đã viết xong.

Thật Hiến ở Trướng Vinh, thuộc Vũ Châu.

Viện Phật Thọ, chùa Sơn Bản Môn ở Trường Vĩnh, Trì Thượng, Vũ Châu quyền đại tăng đô Nhật Hiện Phán. (Thời gian ba mươi hai năm).

 

HẾT

TRỌN BỘ