LUẬN CÂU XÁ TỤNG SỚ BỔN
Sa-môn Viên Huy Chùa Đại Vân trung soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 25

1. Nói về sáu thứ tánh:

Từ phần thứ năm này, nói về sáu thứ tánh. Trong đó có tám: 1. Nói về sáu tánh A-la-hán; 2. Nói về thứ lớp sáu tánh; 3. Nói về theo tánh quả lui sụt; . Nói chủng tánh của học phàm; 5. Nói về ba lui sụt khác nhau; . Nói về tướng lúc quả lui sụt; . Nói về luyện căn khác nhau; 8. Nói về chín thứ vô học.

– Nói về sáu thứ A-la-hán: Luận chép: Như trước đã nói, bất động ứng quả, đầu tiên là tận trí sau khởi trí vô sanh. Các bậc A-la-hán như Dự lưu v.v… có khác nhau hay không? (là hỏi) cũng có (là đáp) khác nhau thế nào (là nêu).

Tụng rằng:

Có sáu thứ A-la-hán

Là lui sụt đến Bất Động Năm trước,

Tín giải sanh gọi chung Thời giải thoát,

Sau bất thời giải thoát

Từ trước Kiến Chí sinh.

Giải thích: Khế kinh nói có sáu loại A-la-hán:

1. Thối pháp: gặp chút duyên liền lui sụt sở đắc (điều đắc được).

2. Tư pháp: nghĩa là sợ lui sụt quả A-la-hán thường nghĩ tới việc tự hại mình.

3. Hộ pháp: Nghĩa là đối với pháp sở đắc, tự mình thường giữ gìn.

4. An trú pháp: không có duyên lui sụt mạnh mẽ, tuy không tự ngăn giữ nhưng cũng không thể lui sụt, không có gia hạnh cao siêu cũng không tăng tiến.

5. Kham đạt pháp: tánh kham năng thích tu luyện căn, mau đạt đến tánh bất động.

6. Bất Động Pháp: Không bị phiền não làm lui sụt, lay động.

Năm thứ tánh trước, từ giai vị hữu học đầu tiên là tín giải tánh sinh. Năm thứ này đều gọi là Thời giải thoát. Vì phải chờ thời mới nhập định và tâm được giải thoát. Nói chờ thời: thời có sáu trường hợp:

1. Được áo đẹp; 2. Được ăn ngon; 3. Lúc được đồ nằm tốt; 4. Được chỗ tốt; 5. Được khéo nói pháp; 6. Được ban đồng học tốt.

Còn bất động chủng tánh sau là Bất thời giải thoát. Đó là người lợi căn, vì không cần chờ thời cơ tốt mà có thể nhập định và tâm được giải thoát. Từ gia vị Hữu học đầu tiên đến tánh kiến chí sinh.

2. Nói thứ lớp của sáu tánh:

Từ phần thứ hai này nói thứ lớp của sáu tánh. Luận chép: Tất cả chủng tánh của sáu thứ A-la-hán là có trước, hay đắc sau đều không chắc chắn, vì sao?

Tụng rằng:

Có trước là chủng tánh

Có sáu luyện căn đắc.

Giải thích: chủng tánh Thối pháp chắc chắn là có trước, năm tánh như Tư pháp v.v… cũng có đắc sau. Nghĩa là có từ trước nay chính là tánh Tư pháp, hoặc có khi từ thối luyện căn thành Tư pháp cho đến Bất động pháp. Như tư pháp nói, Thối pháp trong đây chẳng chắc chắn thối, cho đến kham đạt pháp chẳng phải chắc chắn có thể đạt. Chỉ y theo có thể có mà lập tên gọi này. Cho nên sáu thứ A-la-hán chung ba cõi đều có. Nếu lui sụt chắc chắn là lui sụt, kham đạt chắc chắn là đạt thì cõi trên chỉ có hai tánh An trụ và Bất động, thiếu bốn tánh còn lại. Nghĩa là ở cõi trên không có lui sụt, tự hại, tự phòng và luyện căn nên không có bốn tánh còn lại.

3. Nói về tánh quả lui sụt:

Từ phần thứ ba này, nói về tánh quả lui sụt. Luận chép: Sáu thứ như thế, loại nào từ đâu mà lui sụt, là tánh hay quả?

Tụng rằng:

Bốn từ chủng tánh thối

Năm từ quả chẳng trước.

Giải thích: Chủng tánh Bất động chắc chắn không có việc lui sụt, ngay trong năm thứ trước chỉ có một thối pháp, nhưng tánh chắc chắn không lui sụt. Đó là vì ở địa dưới chỉ có bốn thứ như Tư pháp v.v… có chúng tánh thối đó là từ từ pháp lui sụt nhập vào thối vị, hoặc Từ hộ pháp lui sụt nhập vào Tư pháp, hoặc từ an trú pháp lui sụt nhập vào Hộ pháp, hoặc từ Kham Đạt Pháp lui sụt nhập vào an trú pháp, đó gọi là tánh lui sụt. Năm tánh từ quả không phải trước: Năm thứ như thối pháp v.v… đều có quả lui sụt. Đó là lui sụt Vô học. Bốn thứ như Tư pháp v.v… hoặc có tánh lui sụt, hoặc có quả lui sụt, tuy đều có lui sụt nhưng đều không phải trước. Nói trước: nghĩa là trước giai đoạn Hữu học trụ bốn tánh như Tư pháp v.v… khiến đến Vô học, bốn tánh như Tư pháp, v.v…tánh và quả chắc chắn không có lý lui sụt. Nghĩa là bậc Hữu học, Vô học đạo đã thành tựu rất vững chắc. Nếu ở Vô học các tánh như thối pháp v.v… tu thành Tư v.v… bốn thứ chủng tánh này ở đây gọi là chẳng phải trước. Đó là có thể có lui sụt vì chỉ do đạo Vô học mà thành, chỉ có trước là lui sụt pháp có nghĩa quả lui sụt, vì tánh là lui sụt. Vì thế bài tụng nói không phải trước, không thuộc Thối pháp. Dựa vào tông Tátbà-đa chỉ có quả dị thục chắc chắn không lui sụt. Vì dứt mê lý thấy đạo hoặc đế lý chân thật, khuôn khép chắc chắn đáng y theo. Tuệ của bậc Thánh đã chứng chắc chắn không có lý lui sụt. Ba quả sau chắc chắn có lui sụt, vì tu đạo hoặc là mê sự. Sự tướng là luống dối nên chắc chắn không đáng y theo, dứt mê hoặc kia, có thất niệm nên lui sụt. Đại chúng bộ, quả Dự lưu có lui sụt, quả A-la-hán không lui sụt. Dựa vào tông kinh bộ, bậc dự lưu, La-hán chắc chắn không có quả lui sụt, vì chứng Thánh đạo. Hai quả giữa cho rằng chứng đạo hữu lậu, vì thế có thể có lui sụt. Dựa vào tông Kinh bộ, quả A-la-hán có sáu thứ, theo hiện pháp lạc trụ thì có khi lui sụt, có khi không lui sụt, chẳng phải theo quả lui sụt. Nếu đắc tánh của quả đều gọi là bất động không có sáu thứ. Hiện pháp lạc trụ là bốn tĩnh lự hữu lậu. Lui sụt tĩnh lự này gọi là lui sụt pháp, suy nghĩ tĩnh lự này gọi là Tư pháp, giữ gìn tĩnh lự này gọi là Hộ pháp, an trú tĩnh lự này gọi là an trú pháp, có khả năng tu được tĩnh lự này gọi là kham đạt pháp, không lui sụt tĩnh lự này gọi là bất thối pháp. Theo hiện pháp lạc trú chia làm sáu chủng tánh.

4. Nói về chủng tánh của học phàm:

Từ phần thứ tư này, nói về chủng tánh của học phàm. Luận chép:

chỉ có chủng tánh A-la-hán có sáu hay loại khác cũng có sáu chủng tánh? Nếu có thì đều có khả năng tu luyện căn không?

Tụng rằng:

Học, dị sinh cũng sáu

Luyện căn chẳng Thấy đạo.

Giải thích: Người Hữu học và chúng sinh, chủng tánh cũng có sáu, nên bậc Vô học cũng có sáu thứ. Nhưng ở giai vị Thấy đạo chắc chắn không có luyện căn, vì thấy đạo nhanh chóng không thể khởi gia hạnh luyện căn kia.

5. Nói về ba lui sụt:

Từ phần thứ năm này, nói về ba lui sụt. Luận chép: như khế kinh dạy: Ta nói do bốn thứ sở chứng này, các tâm tăng thượng, hiện pháp lạc trú, hễ bất cứ một pháp nào mà lui sụt. Đắc được bất động, tâm giải thoát thân tác chứng, ta chắc chắn nói không có nhân duyên từ sự lui sụt này. Thế nào là pháp bất động thối thất hiện pháp lạc trụ.

Tụng rằng:

Nên biết thối có ba

Đã, chưa đắc thọ dụng

Phật chỉ có sau cùng

Sau trong Lợi, sau, độn ba.

Giải thích: Thối có ba: 1. Đắc rồi thối. Nghĩa là lui sụt pháp công đức thù thắng đã đắc; 2. Chưa đắc thối. Nghĩa là theo công đức thù thắng chưa đắc, tức gọi là lui sụt. Thọ dụng rồi thối: nghĩa là đã đắc công đức lúc thọ dụng thì không hiện ra gọi là lui sụt. Phật chỉ có sau cùng: Đức Phật chỉ có một thọ dụng sau là lui sụt, vì Đức Phật đầy đủ các đức, không cho phép một lúc tức thời hiện ra. Lợi trung hậu: nghĩa là La-hán bất động có hai thối giữa và sau. Giữa: là chưa đắc lui sụt, sau: là thọ dụng thối. Vì bậc lợi căn nên không có đắc rồi lui sụt. Độn ba: độn là năm thứ như lui sụt pháp v.v… ở đây có ba thối. Kinh nói: pháp bất động lui sụt hiện pháp lạc trụ, y theo thọ dụng lui sụt chẳng phải hai lui sụt còn lại, nên không có lui sụt.

6. Nói về tướng của quả lui sụt:

Từ phần thứ sáu này, nói tướng của quả lui sụt. Luận chép: các vị A-la-hán đã chấp nhận quả lui sụt, vậy có sinh lại hay không? Các Ala-hán lúc trụ quả đã không tác sự vậy lúc lui sụt có tác sự hay không?

Không (là đáp). Vì sao? (Là gạn lại).

Tụng rằng:

Tất cả theo quả lui sụt

Hẳn đắc không qua đời,

Trụ quả không tạo tác

Thêm thẹn nên không làm.

Giải thích: Tất cả quả lui sụt, giây lát chắc chắn đắc, không có trường hợp qua đời mà không đắc. Nếu người qua đời tu quả phạm hạnh, lẽ ra chẳng an ổn, nhưng có thể ủy thác chỗ tin cậy. Lại trụ quả vị đã không tác nghiệp lúc quả lui sụt vì hổ thẹn tăng, chắc chắn cũng không gây ra nghiệp. Thí như người tráng sĩ tuy hôn mê nhưng không ngã gục.

7. Nói về luyện căn khác nhau:

Từ phần thứ bảy này, nói về luyện căn khác nhau, luận chép: Như trên đã nói có luyện căn đắc Vô học, Hữu học. Lúc luyện căn, có bao nhiêu đạo Vô gián, bao nhiêu đạo giải thoát? (Câu hỏi một) Thuộc tánh nào? (câu hỏi hai) Sở y nào? (câu hỏi ba).

Tụng chép:

Vị Vô học luyện căn

Chín Vô gián giải thoát

Tu lâu nên Học một

Vô lậu nương người ba

Hữu học nương chín địa,

Hữu học chỉ nương sáu

Xả quả thắng quả đạo

Vì chỉ đắc quả đạo.

Giải thích: Ba câu đầu trả lời câu hỏi thứ nhất, hai chữ vô lậu trong câu thứ tư trả lời câu hỏi thứ hai, nương ba trở xuống là trả lời câu hỏi thứ ba. Luyện căn Vô học vị, chín Vô gián giải thoát tu tập lâu: Đây là nói về luyện căn, ở địa vị Vô học, năm tánh như thối pháp v.v… chuyển mỗi tánh, mỗi tánh có chín đạo Vô gián, chín đạo giải thoát, giống như mới đắc quả A-la-hán nhờ chín đạo Vô gián và chín đạo giải thoát. Tánh độn căn kia do kết tập lâu ngày nên phải có chín đạo Vô gián và chín đạo giải thoát. Đạo của bậc Hữu học, Vô học được thành tựu vững chắc, gọi là tu tập lâu dài. Học nhất: Trong giai vị Hữu học chuyển một tánh, mỗi tánh có một đạo Vô gián và một đạo giải thoát chẳng phải tu tập lâu dài, giống như mới đắc quả dự lưu. Vì một đạo Vô gián (là đạo loại nhẫn), một đạo giải thoát (là đạo loại trí). Vô lậu: nói đạo luyện căn chỉ có tánh vô lậu, vì nó tăng thượng. Nương người ba: là dựa vào thân môn. Chỉ có người của ba châu tu luyện căn, ở cõi trời không có, nghĩa là không lui sụt. Vô học nương chín địa là môn y địa, nghĩa là Vô học luyện căn dựa vào Vị Chí Trung gian, bốn thiền, ba Vô Sắc. Người Hữu học chỉ dựa vào sáu địa: bậc Hữu học luyện căn chỉ dựa vào sáu địa, đối với chín địa trước, trừ ba địa sau. Xả quả thắng quả đạo chỉ đắc quả đạo cố: nói Hữu học chỉ dựa vào vào sáu địa để chuyển căn, có thể xả quả đạo và đạo thắng quả (là hướng đạo). Những thứ đắc được chỉ là quả không phải hướng đạo, chắc chắn không có quả Hữu học thuộc địa Vô Sắc, vì thế luyện căn Hữu học chỉ dựa vào sáu địa.

8. Nói về chín bậc Thánh Vô học:

Từ phần thứ tám này, nói chín bậc Thánh Vô học, luận chép: các bậc Thánh ở giai vị sáu Vô học, gồm có mấy loại, vì sao mà khác nhau?

Tụng rằng:

Bảy Thanh văn hai Phật

Khác nhau do chín căn.

Giải thích: Bậc Thánh Vô học có chín. đó là bảy Thanh văn, năm Thanh văn như thối pháp v.v… còn bất động chia làm hai: 1. Bất thối, vì trước lợi căn. 2. Bất động vì sau tu đắc. Nói hai Phật: đó là Độc giác Đại giác. Sự khác nhau của bậc Thánh này do chín phẩm căn khác nhau như hạ hạ v.v… cho nên thành chín bậc Thánh.

9. Nói về bảy bậc Thánh:

Từ đại văn thứ hai này, nói bảy bậc Thánh. Trong đó có hai phần: 1. Lập ra bảy bậc Thánh; 2. Tuệ giải thoát và câu giải thoát. Về bảy bậc Thánh, luận chép: các giai vị Hữu học Vô học có bảy bậc Thánh. Tất cả bậc Thánh đều thuộc trong đây. 1. Tùy tín hành; 2. Tùy pháp hành; 3. Tín giải; . Kiến Chí; 5. Thân chứng; . Tuệ giải thoát; . Câu giải thoát. Dựa vào đâu mà lập ra bảy bậc như thế? (câu hỏi một) Sự khác nhau có bao nhiêu? (Câu hỏi hai).

Tụng rằng:

Gia hạnh, căn, diệt định

Giải thoát nên thành bảy

Việc này chỉ sáu riêng

Ba đạo, đều có hai.

Giải thích: Hai câu đầu trả lời câu hỏi thứ nhất, hai câu sau trả lời câu hỏi thứ hai. Dựa vào sức gia hạnh khác nhau lập ra hai bậc Thánh đầu tiên. Đó là trước gia hạnh, tin theo lời người mà tu hành, và tự y theo pháp mà tu hành. Dựa vào căn tánh khác nhau lập ra hai bậc Thánh tiếp theo. Người độn căn gọi Tín giải, người lợi căn gọi là Kiến Chí. Dựa vào sự chứng được định Diệt tận lập ra tên gọi thân chứng. Dựa vào giải thoát khác nhau lập ra hai bậc Thánh sau. Nghĩa là do sức mạnh của tuệ xa lìa chướng ngại của phiền não, gọi là tuệ giải thoát đắc cả định Diệt tận xa lìa chướng ngại giải thoát, (là chướng của Diệt định, gọi là chướng giải thoát, thể là bất nhiễm vô tri. Gọi là Câu giải thoát. Lìa chướng ngại của định và tuệ gọi là Câu. Ở đây tên gọi tuy có bảy nhưng thể chỉ có sáu. nghĩa là trong ba đạo (Thấy đạo, Tu đạo, Vô học đạo) mỗi thứ có hai. Thấy đạo lập ra hai, đó là Tín giải và Kiến Chí. Đạo Vô học lập ra hai, đó là Thời giải thoát và Bất thời giải thoát. Vì vậy y theo ba đạo thì sự chỉ có sáu.

10. Lập câu giải thoát và tuệ giải thoát:

Từ phần thứ hai này lập Câu giải thoát và tuệ giải thoát. Luận chép: những thứ nào gọi là Câu giải thoát và tuệ giải thoát?

Tụng rằng:

Câu do đắc định Diệt tận

Dư gọi tuệ giải thoát.

Giải thích: Sáu thứ La-hán đắc định Diệt tận gọi là Câu giải thoát. Trước do sức mạnh của tuệ giải thoát hoặc chướng, lại đắc định Diệt tận, giải thoát chướng ngại của định nên gọi là câu. Còn lại gọi là tuệ giải thoát. Còn lại nghĩa là các vị A-la-hán chưa đắc định Diệt tận. Đó gọi là tuệ giải thoát. Chỉ do sức mạnh của tuệ, đối với chướng ngại của phiền não mà được giải thoát, nhưng chưa lìa chướng định nên không gọi là Câu.

11. Nói về Hữu học, vô học viên mãn:

Dưới đây là thứ ba của toàn văn, nói học Vô học mãn. Luận chép: Như Đức Phật nói dứt năm phiền não Na-hàm dứt năm kiết phần dưới không thể lôi kéo, không bị dục hoặc lôi kéo chưa gọi là học viên mãn (trên đây là văn kinh, dưới đây là y theo kinh mà hỏi). Giai vị Học, Vô học do bao nhiêu nhân? Ở trong các giai vị chỉ gọi là Mãn.

Tụng rằng:

Hữu học gọi là Mãn

Do ba: căn, quả, định

Vô học gọi là Mãn

Chỉ có do căn và định.

Giải thích: Hữu học gọi là mãn, đầy đủ do ba nhân. 1. Do căn mãn: là lợi căn; 2. Do quả mãn: đó là đắc quả bất hoàn; 3. Do định mãn: đó là đắc định Diệt tận. Có khi Hữu học chỉ do căn mãn đó là các vị Kiến Chí, chưa lìa nhiễm ô cõi Dục, do Kiến Chí nên gọi là căn mãn, Vì chưa lìa dục nên không có hai mãn còn lại.

Có khi Hữu học chỉ do quả mãn, đó là các vị Tín giải bất hoàn, chưa đắc định Diệt tận. Vì đây là bất hoàn nên gọi là quả mãn. Nghĩa là Tín giải, không gọi là căn mãn, chưa đắc định Diệt tận, không phải là mãn.

Có vị Hữu học do căn mãn, cũng được gọi là Mãn, đó là các vị Kiến Chí bất hoàn, chưa đắc diệt tân định, nhưng do Kiến Chí Bất hoàn nên gọi là căn quả mãn, chưa đắc định Diệt tận nên không gọi là định mãn.

Có vị Hữu học do quả định, cũng được gọi là Mãn. Đó là các vị Tín giải, đắc định Diệt tận không phải kiến chí, nên không gọi là căn mãn.

Có vị Hữu học do đầy đủ ba mãn, đó là các vị Kiến Chí, đắc định Diệt tận. Hễ đắc định Diệt tận, chắc chắn là Bất hoàn, nên đầy đủ ba mãn.

Giai vị Vô học gọi là Mãn, chỉ do hai nhân: 1. căn mãn; 2. định mãn. Trong giai vị Vô học đều là Vô học, đều là quả mãn, nên không do quả, gọi là Mãn.

Có các vị Vô học chỉ do căn mãn, đó là các vị Bất thời giải thoát, chưa đắc định Diệt tận.

Có khi chỉ là định mãn, đó là các vị Thời giải thoát, đắc định Diệt tận.

Có khi có đủ hai mãn. Đó là các vị Bất thời giải thoát, đắc định Diệt tận, suy nghĩ sẽ biết.

12. Nói về sự khác nhau giữa các đạo:

Dưới đây là thứ ba của toàn văn, nói sự khác nhau giữa các đạo, trong đó có sáu: 1. Nói về bốn đạo; 2. Nói về bốn thông hành; 3. Nói về phần pháp Bồ đề ; . Nói về chứng tịnh; 5. Nói về chánh trí giải thoát; . Nói yếm ly thông cục.

– Nói về bốn đạo: luận chép: Nói rộng các đạo, khác nhau vô lượng. Nghĩa là đạo thế gian, xuất thế gian như thấy đạo, tu đạo.v.v… lược nói bao nhiêu đạo có khả năng bao gồm tất cả phải không?

Tụng rằng:

Nên biết tất cả đạo

Nói lược chỉ có bốn

Là gia hạnh, Vô gián

Giải thoát, thắng tiến đạo.

Giải thích: Đạo gia hạnh: là dẫn đạo Vô gián (gia hạnh ở trước). Đạo Vô gián: Nghĩa là các đạo dứt hoặc. Đạo giải thoát: Sau đạo Vô gián gọi là đạo giải thoát. Nghĩa là đã giải thoát ứng với dứt chướng, phát sinh đầu tiên. Đạo Thắng tiến: Ngoài ba đạo trước, các đạo còn lại dần dần thắng tiến, tức là đạo giải thoát, các đạo ở sau đã khởi.

Hỏi: Nghĩa của Đạo là thế nào?

Đáp: Nghĩa là con đường Niết –bàn, hành giả nương vào đây sẽ đến được thành Niết-bàn. Lại giải thích Đạo, nghĩa là tìm chỗ nương tựa, dựa vào đây tìm cầu quả Niết-bàn.

– Nói về bốn thông hành:

Từ phần thứ hai này, nói bốn thông hành, luận chép: Đạo ở các chỗ khác, (chỗ kinh khác) đặt tên là thông hành, vì có công năng thông 50 đạt đến Niết-bàn.

Ở đây có bao nhiêu loại? (câu hỏi một) Dựa vào địa vị nào mà lập ra? (Câu hỏi hai).

Tụng rằng:

Thông hành có bốn thứ

Lạc nương tĩnh lự gốc.

Khổ nương các địa khác

Căn nhanh chậm, lợi độn.

Giải thích: Câu thứ nhất trả lời câu hỏi thứ nhất, ba câu sau trả lời câu hỏi thứ hai. Kinh nói thông hành gồm có bốn thứ: 1. Khổ trì thông hành; 2. Khổ tốc thông hành; 3. Lạc trì thông hành; . Lạc tốc thông hành. Đạo dựa vào bốn tĩnh lự căn bản gọi là lạc thông hành, dùng để nhiếp chi thọ (mười tám chi thiền), chỉ-quán đồng đều, nhậm vận mà chuyển, gọi là lạc, chẳng phải lạc thọ. Nếu dựa vào Vị Chí Trung gian ở Vô Sắc, gọi là khổ thông hành. Vì nó không bao gồm các chi, chỉ-quán khác nhau đều, khó mà xoay chuyển, gọi là khổ, chẳng phải là khổ thọ. Nghĩa là cõi Vô Sắc chỉ nhiều, quán ít, Vị Chí trung gian quán nhiều, chỉ ít; nên gọi là khác nhau đều. Bài tụng nói các địa còn lại, tức là cõi Vô Sắc này v.v… nhưng khổ vui này, trong hai thông hành thì người độn căn gọi là Trì, vì đi đến chậm, hạng lợi căn gọi là tốc, vì nhanh chóng thông với cảnh.

– Nói về pháp phần Bồ-đề:

Từ phần thứ ba này, nói về pháp Bồ-đề phần. Trong đó có sáu: 1. Nêu số giải thích tên gọi; 2. Nêu ra thể; 3. Nói về niệm trụ v.v… . Nói về giác phần tăng; 5. Nói về hữu lậu vô lậu; . Dựa theo địa phân biệt.

– Về nêu số. Luận chép: Đạo cũng gọi là pháp phần Bồ-đề . Ở đây có mấy loại? Danh nghĩa thế nào?

Tụng rằng:

Giác phần (có) ba mươi bảy

Là bốn niệm trụ thảy

Giác là tận vô sinh (trí)

Thuận đây nên gọi Phần.

Giải thích: Kinh nói có ba mươi bảy giác phần: Đó là bốn niệm trụ: thân, thọ, tâm, pháp; bốn chánh đoạn: Siêng năng dứt bỏ hai ác, siêng năng tu tập hai thiện. Bốn thần túc: Dục, cần, tâm, quán. Năm căn, năm lực: Tín, tấn, niệm, định, tuệ. Bảy chi Đẳng giác: trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, niệm, định, hành xả. Bát chánh đạo chi: Chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng. Đây là ba mươi bảy phần pháp Bồ đề. Bồ đề: Tận trí vô sanh là thể của giác này. ba mươi bảy pháp thuận đến Bồ đề, gọi là Bồ đề phần.

13. Nêu ra thể:

Từ phần thứ hai này, nói về nêu ra thể. Luận chép: Ba mươi bảy Bồ đề phần này, thể đều khác nhau phải không (câu hỏi một) Không (là đáp, thể chỉ có mười, nên nói là không) Vì sao? (là gạn lại).

Tụng rằng:

Đây thật chỉ có mười

Là tuệ, cần, định, tín,

Niệm, hỷ, xả, khinh an,

Và thể là giới, tầm

Giải thích: Tuy có ba mươi bảy món nhưng nói về thật thể chỉ có mười. 1. tuệ; 2. cần; 3. định; . tín; 5. niệm; . hỷ; . xả; 8. khinh an; . giới; 10. tầm. Trong ba mươi bảy món tuệ gồm có tám, đó là bốn niệm trụ, tuệ căn, tuệ lực, trạch pháp giác chi, chánh kiến. Thể của tám phần này là tuệ. Cần cũng gồm có tám thuộc về tuệ, đó là bốn chánh đoạn, tinh tấn căn, tinh tấn lực, tinh tấn giác chi, chánh tinh tấn. Thể của tám phần này là thể. Định cũng gồm có tám, đó là bốn thần túc, định căn định, lực định, giác chi chánh định, thể của tám phần này là định. Tín chỉ có hai: Đó là tín căn, tín lực, thể của nó là tín. Niệm chỉ có bốn, đó là niệm căn, niệm lực, niệm giác chi, chánh niệm. Bốn pháp này lấy niệm làm thể. Hỷ chỉ có một, đó là hỷ giác chi, thể của nó là hỷ. Xả cũng có một, đó là xả giác chi, lấy hành xả làm thể. Ở đây nói xả chẳng phải xả thọ. Trong địa đại thiện này, hành xả gọi là xả. Khinh an có một, đó là khinh an giác chi, lấy khinh an làm thể. Giới có ba cõi, đó là chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng; thể của nó là giới. Tầm chỉ có một. Đó là chánh tư duy, thể của nó là Tầm. Trên đây nói ba thứ tuệ, cần, định; mỗi thứ gồm có tám thứ, ba lần tám là hai mươi bốn thứ. Tín có hai thêm vào trước thành hai mươi sáu. Niệm có bốn thêm vào trước thành ba mươi. hỷ có một, xả có một. khinh an có một, giới có ba, tầm có một, bảy thứ này thêm vào trước thành ba mươi bảy thứ. Cho nên thể chỉ có mười. Các sư Tỳ- bà- sa nói có mười một, đó là giới chia làm hai, vì thân nghiệp, ngữ nghiệp không lẫn lộn nên chia thân nghiệp, ngữ nghiệp thành hai, chín thứ còn lại đồng với trước.

14. Nói về niệm trụ, v.v…

Từ phần thứ ba này, nói niệm trụ.v.v….. luận chép: Ba thứ như niệm trụ, v.v… gọi là không thuộc về riêng, vì sao chỉ nói là Tuệ, cần, định. giải thích: Bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, ba tên gọi này không thuộc riêng, vì sao niệm trụ gọi riêng là Tuệ? Chánh đoạn gọi riêng là cần? Thần túc gọi riêng là định?

Tụng rằng:

Bốn niệm trụ, chánh đoạn

Thần túc tùy tăng thượng

Nói là tuệ, cần, định

Thật các gia hạnh thiện.

Giải thích: Ba thứ như bốn niệm trụ v.v… tùy theo nghĩa tăng thượng, nói Tuệ, cần, định. Nếu nói về thật thể, ba địa vị này gồm hết các gia hạnh thiện. Nghĩa là niệm trụ v.v… tương ưng năm uẩn câu hữu, gọi là gia hạnh thiện. Địa vị bốn niệm trụ, tuệ là tăng thượng, ở giai vị chánh đoạn, cần là tăng thượng. Ở giai vị Thần túc, Định là tăng thượng.

Hỏi: Vì sao đối với tuệ lại gọi là Niệm trụ?

Đáp: Luận Tát-bà-đa giải thích: Tuệ do sức mạnh của niệm, giữ gìn mà được trụ. Theo luận chủ giải thích, thật ra do tuệ giúp cho niệm trụ vào cảnh. Như người thật thấy thì có thể ghi chép rõ ràng.

Hỏi: vì sao gọi Cần là chánh đoạn?

Đáp: Đối với tu tập chân chánh, siêng năng dứt bỏ hai ác, siêng tu hai thiện. Sức mạnh của sự siêng năng này, có công năng dứt bỏ biếng nhác; hoặc gọi là chánh thắng, đối với sự chân chánh giữ gìn sách tấn thân-miệng ý nghiệp, đây là trên hết:

Hỏi: Vì sao gọi định là Thần túc?

Đáp: Thần là đức biến hóa linh diệu, Túc là sở y của định thần, thần dựa vào định mà phát, định là thần túc, nên gọi là Thần túc.

15. Nói về giác phần tăng:

Từ phần thứ tư này, nói về giác phần tăng. Luận chép: Sẽ nói giai vị nào, giác phần tăng nào?

Tụng rằng:

Sơ nghiệp, thuận quyết trạch

Và tu đạo, thấy đạo

Bảy phẩm niệm trụ thảy

Nên biết thứ lớp tăng.

Giải thích: Sơ nghiệp: là giai vị tu tướng riêng niệm trụ, tướng chung niệm trụ. Giai đoạn sở nghiệp này có khả năng chiếu rõ bốn cảnh như thân v.v… vì dụng của tuệ tốt đẹp, nên nói niệm trụ tăng. Thuận quyết trạch là bốn địa vị như noãn v.v… ở giai đoạn Noãn có thể chứng dị phẩm (quyết trạch phần), công đức tốt đẹp. Vì dụng của cần tốt đẹp, nên nói chánh đoạn tăng. Trong giai vị đảnh pháp cho đến địa vị không lui sụt, vì định của dụng vững chắc nên nói thần túc tăng. Trong giai đoạn nhẫn pháp, chắc chắn không lui sụt đọa đường ác, gốc lành vững chắc, được nghĩa tăng thượng, nên nói năm căn tăng. Ở giai vị Thế đệ nhất chẳng phải pháp mê hoặc của thế gian, khuất phục được phiền não, được nghĩa không bị khuất phục, nên nói năm lực tăng. Và giai địa tu đạo, thấy đạo: Trong giai vị tu đạo gần với địa vị Bồ-đề, vì giúp cho giác thù thắng nên nói bảy giác tăng. Trong địa vị thấy đạo nhanh chóng mà chuyển, thông hành thù thắng, nên nói tám chánh đạo tăng. Các sư khác nói: Ở giai vị thấy đạo, lập ra giác chi. Hiểu rõ bốn Thánh đế đúng như thật, nên đối với hai địa vị Thấy đạo, Tu đạo, lập tám đạo chi (tám chánh đạo). Vì hai địa này đều thắng đến thành Niết-bàn. Bảy phẩm như niệm trụ v.v… nên biết thứ lớp tăng: kiết địa vị sơ nghiệp trên, có bảy phẩm như niệm trụ v.v…

16. Phân biệt hữu lậu, vô lậu:

Từ phần thứ năm này, nói rộng về hữu lậu, vô lậu. Luận chép: Ba mươi bảy phẩm này, có mấy phẩm là hữu lậu? Mấy phẩm là vô lậu?

Tụng rằng:

Bảy giác tám chánh đạo

Hoàn toàn là vô lậu

Ba, bốn, năm căn lực

Đều có cả hai thứ (hữu lậu, vô lậu).

Giải thích: Bảy giác chi, tám chi chánh đạo là vô lậu. Ba bốn: 1. Bốn niệm trụ. 2. Bốn chánh đạo. 3. Bốn thần túc. Năm căn lực: đó là năm căn, năm lực. Bốn niệm trụ v.v… này đều có cả hữu lậu, vô lậu.

17. Nói về nương theo địa:

Từ phần thứ sáu này, nói nương theo địa. Luận chép: Ba mươi bảy phẩm này, địa nào có mấy phẩm?

Tụng rằng:

Sơ tĩnh lự tất cả

Vị Chí trừ hỷ căn

Hai tĩnh lự trừ Tầm

Ba, bốn trung, trừ hai

Ba Vô Sắc địa trước

Trừ hai thứ trước giới,

Ở Hữu Đảnh cõi Dục.

Trừ giác và đạo chi.

Giải thích: Sơ tĩnh lự có tất cả: dựa vào Sơ thiền có đủ ba mươi bảy phẩm nên nói tất cả. Vị Chí trừ hỷ căn. Dựa vào địa vị Vị Chí chỉ có ba mươi sáu phẩm, nhờ cận phần địa gắng sức chuyển biến, đối với pháp của địa dưới còn nghi ngờ, không có hỷ. Nhị thiền trừ bỏ tầm: dựa vào nhị thiền cũng có ba mươi sáu phẩm. Vì nhị thiền trừ tầm nên không có chi chánh tư duy. Trong ba bốn trừ hai: Ba bốn nghĩa là ba thiền và bốn thiền. Trung: là thiền trung gian. Ba bốn trung này mỗi loại đều có ba mươi lăm phẩm. Đó là trừ hai phẩm trước tức không có hỷ tầm. Trước cõi Vô Sắc trừ giới và hai thứ trước: Ba Vô Sắc ở trước trừ ba chi của giới và hai thứ trước chính là hỷ, tầm, cộng chung trừ năm thứ. Nên nói ba Vô Sắc đều có ba mươi hai phẩm. Ở dục giới Hữu Đảnh cõi Dục trừ giác (giác chi) và đạo chi (tám chánh đạo), hữu đảnh của Dục giới, không có vô lậu, trừ bảy giác chi và tám chi đạo, còn lại hai mươi hai phẩm.

– Nói về chứng tịnh:

Từ phần thứ tư này, nói về chứng tịnh. Luận chép: lúc giác phần chuyển, thì chắc chắn đắc chứng tịnh. Ở đây có mấy loại? (Câu hỏi một) dựa vào địa vị nào mà đắc? (Câu hỏi hai) thật thể là pháp gì? (Câu hỏi ba) Hữu lậu vô lậu thế nào? (Câu hỏi bốn).

Tụng rằng:

Chứng tịnh có bốn thứ

Là Phật, pháp, tăng, giới

Thấy ba đắc pháp giới

Thấy Đạo gồm Phật tăng.

Pháp là cả ba đế.

Đạo, Độc giác Bồ đề

Tín và giới là thể

Bốn đều chỉ vô lậu.

Giải thích: Hai câu trước trả lời câu hỏi thứ nhất, bốn câu kế trả lời câu hỏi thứ hai, một câu kế nữa trả lời câu hỏi thứ ba, câu cuối cùng trả lời câu hỏi thứ tư. Kinh nói: chứng tịnh gồm có bốn thứ: 1. Đối với Phật chứng tịnh; 2. Đối với Pháp chứng tịnh; 3. Đối với Tăng chứng tịnh; . Đối với Thánh giới chứng tịnh. Ở giai vị thấy đạo, thấy ba đế trước, đối với mỗi một đế, đều được đắc hai thứ chứng tịnh là pháp và giới. Chứng pháp ba đế, duyên với nó khởi tín (niềm tin), nên có pháp chứng tịnh. Lúc đạo khởi lên thì đi chung với giới vô lậu, nên có giới chứng tịnh. Thấy đạo gồm Phật, tăng: Đạo là đạo đế, giai đoạn thấy đạo đế, đắc cả Phật và Tăng. Gồm: nghĩa là nói lên cũng đắc về Pháp và giới chứng tịnh. Pháp Vô học của Phật thuộc về đạo đế, duyên với nó khởi tín, gọi là Phật chứng tịnh. Trở thành tăng Thánh văn, học pháp Vô học, cũng thuộc về đạo đế, duyên với nó khởi tín gọi là Tăng chứng tịnh. Vì thế chỉ có đạo đế có Phật và Tăng. Lúc thấy rõ đạo đế, nếu theo hiện hành chỉ có hai thứ chứng tịnh pháp và Giới. Nói có Phật, Tăng là nói theo tu đắc. Vì vào lúc này, tu đắc vị lai duyên với Phật tăng, Tín. Thấy rõ Đạo đế có đủ bốn thứ chứng tịnh. Pháp là cả ba đế, (đạo) Bồ-tát, đạo độc giác: ở đây là nói pháp được kính tin. Nghĩa là cả ba đế khổ tập diệt, gọi là Pháp. Ở trong đạo đế, đạo bồ-tát và đạo độc giác, gọi là pháp. Vì Bồ-tát và Độc giác chỉ có một người, nên không thành nghĩa Tăng gọi là pháp. Giới mà bậc Thánh thọ trì đi chung với hiện quán. Vì vậy, bất cứ lúc nào cũng đều đắc. Giải thích: Ở đây nói pháp và giới đều thấy bốn đế. Tín và Giới là thể: là nêu ra thể, do niềm tin khác nhau, nên tên gọi có bốn, thật thể chỉ có hai. Tam bảo chứng tịnh, lấy tín làm thể, Thánh giới chứng tịnh thể là tín. Do đó chỉ có hai thứ, cả bốn đều là vô lậu: Bốn thứ vô lậu chỉ có pháp vô lậu, vì pháp hữu lậu chẳng phải chứng tịnh.

Hỏi: Dựa vào đâu mà gọi là chứng tịnh?

Đáp: Chứng được lý bốn đế, nên gọi là Chứng, chánh tín Tam Bảo và giới mầu nhiệm nên gọi là Tịnh. Lìa cấu bất tín, Tín gọi là tịnh, lìa cấu phá giới, giới gọi là tịnh. Do chứng được tịnh, nên gọi là chứng tịnh. Thứ lớp của bốn thứ này, tin Phật như vị thầy thuốc giỏi, tín Pháp như thuộc hay, tín Tăng như người chăm sóc bệnh. Do tín tâm thanh tịnh, phát khởi Thánh giới, vì thế Giới là thứ tư, phải có niềm tin ở trước, giới này hiện ra, nếu gặp ba duyên bệnh mới lành.

– Nói chánh trí giải thoát:

Từ phần thứ năm này, là nói chánh trí giải thoát, trong đây có bốn: 1. Nói về hai chi; 2. Nói về giải thoát thời; 3. Nói về đoạn chứng thời; . Nói về diệt đoạn ly.

– Nói về hai chi: Luận chép: Kinh nói: Giai vị Hữu học thành tựu tám chi, trong giai vị Vô học thành tựu đầu đủ mười chi (thêm chi chánh giải thoát và chi chánh trí). Vì sao không nói trong giai vị Hữu học có chánh giải thoát và có chánh trí? (Câu hỏi một) Chánh thoát chánh trí thể của nó thế nào? (Câu hỏi hai).

Tụng rằng:

(Hữu) học còn trói buộc

Không chi chánh thoát, trí

Giải thoát là vô vi

Là thắng giải hoặc diệt

Chi hữu vi Vô học

Tức hai uẩn giải thoát

Chánh trí như giác nói

Là trí, tận vô sanh.

Giải thích: Hai câu đầu trả lời câu hỏi thứ nhất, sáu câu sau trả lời câu hỏi thứ hai. Hữu học còn trói buộc, không có chi chánh giải thoát, chánh trí. Hữu học còn trói buộc, không có chi giải thoát. Vì không có chi giải thoát, cũng không lập chi chánh trí. Giải thoát là vô vi là nêu. Giải thoát có hai: 1. Hữu vi. 2. Vô vi. Là thắng giải hoặc diệt: giải thích như trên. Nghĩa là Vô học thắng giải, gọi là hữu vi giải thoát, tất cả hoặc dứt, gọi là vô vi giải thoát. Chi hữu vi Vô học: hữu vi giải thoát, gọi là chi Vô học, vì gọi là “chi” thuộc hữu vi. Tức hai giải thoát uẩn: tức là hữu vi giải thoát này, kinh nói có hai thứ, đó là tâm giải thoát và tuệ giải thoát. Hai giải thoát này trong năm phần pháp thân, gọi là uẩn giải thoát. Chánh trí như giác nói là Tận trí, trí vô sanh: là nêu thể của chánh trí. Như giác thuyết ở trước nói: nghĩa là trước nói tập trí, trí vô sanh là thể của chánh trí.

18. Nói về giải thoát thời:

Từ phần thứ hai này, nói về giải thoát thời. Luận chép: Tâm ở giai vị này, chánh đắc giải thoát, mà nói tâm Vô học giải thoát?

Tụng rằng:

Lúc tâm Vô học sinh

Chính từ chướng giải thoát.

Giải thích: lúc tâm Vô học sinh: nghĩa là tâm Vô học ban đầu, đối với chánh sinh thời vị lai. Chánh sinh thời này, từ chướng phiền não chánh đắc giải thoát, gọi là chánh giải thoát. Nếu đời hiện tại, gọi là đã giải thoát chẳng phải chánh giải thoát.

19. Nói về dứt chướng thời:

Từ phần thứ ba này, nói về dứt chướng thời, luận chép: Đạo ở địa vị nào khiến chánh sinh chướng dứt Tụng rằng:

Đạo chỉ lúc đang diệt

Khiến dứt được chướng kia.

Giải thích: nói giai đoạn chánh diệt là nói ở hiện tại, đạo có công năng dứt chướng. Chỉ có lúc đang diệt, các giai vị còn lại chắc chắn không có công dụng dứt chướng. Ở đây nói đạo tức là định Kim Cương Dụ.

20. Nói về diệt ly đoạn:

Từ phần thứ tư này, nói diệt ly đoạn. Luận chép: kinh nói ba cõi là dứt, ly, diệt, lấy gì làm thể? (Câu hỏi một) Khác nhau thế nào? (Câu hỏi hai).

Tụng rằng:

Vô vi nói ba cõi,

Lìa giới chỉ lìa tham

Dứt giới dứt kiết khác,

Diệt giới diệt việc kia.

Giải thích: câu thứ nhất là trả lời câu hỏi thứ nhất, ba câu sau trả lời câu hỏi thứ hai. Vô vi nói ba cõi: ba cõi đoạn, diệt, ly: lấy vô vi giải thoát làm thể. Nói ly giới là y theo chỉ có lìa tham. Nói dứt giới là y theo dứt bỏ tám kiết như sân v.v… Nói diệt giới là diệt tham v.v… tùy theo việc mà tăng. Trước nói lìa dứt là y theo dứt bỏ phiền não, ở đây y theo diệt hoặc duyên theo cảnh.

– Nói về nhàm lìa thông cục:

Từ phần thứ sáu này, nói về nhàm lìa thông cục. Luận chép: Nếu việc có nhàm chán được thì chắc chắn lìa được trói buộc phải không? (là hỏi) không đúng (là đáp) vì sao (là gạn lại).

Tụng rằng:

Yếm duyên tuệ khổ tập

Lìa duyên bốn năng đoạn

Rộng hẹp đối đãi nhau

Nên thành ra bốn câu.

Giải thích: Nhàm chán duyên với tuệ của khổ đế, tập đế: Là Nhàm ghét duyên khổ đế, tập đế, tất cả nhẫn trí gọi là tuệ của khổ tập. Tuệ này gọi là nhàm chán, vì nhàm chán khổ tập. Lìa duyên bốn năng đoạn: duyên cảnh bốn đế, dứt được hoặc đạo đều gọi là xa lìa, vì xa lìa phiền não. Hai câu sau nói nhàm chán xa lìa đối đãi nhau, rộng hẹp có khác cho nên thành bốn câu. Có nhàm chán không xa lìa: Nghĩa là duyên với khổ, tập; không làm cho hoặc dứt. Tất cả nhẫn trí, nhẫn này chính là trước phải xa lìa dục nhiễm, sau nhập vào thấy đạo pháp nhẫn của khổ, tập; Trí là thấy đạo. Pháp trí của khổ, tập và trong tu đạo, gia hạnh, giải thoát; thắng tiến là trí của khổ, tập, giai vị này chỉ gọi là nhàm chán, vì duyên với khổ, tập. Nhẫn không gọi là xa lìa vì hoặc bị dứt trước tiên. Có khi lìa mà không nhàm chán: Nghĩa là duyên với, diệt đế, đạo đế; có thể làm cho hoặc được dứt bỏ. Tất cả nhẫn tri, nhẫn này chính là chưa lìa dục nhiễm, sau nhập thấy đạo. Pháp nhẫn của Diệt đế, Đạo đế và tất cả diệt loại nhẫn, đạo loại nhẫn, thuộc về đạo Vô gián Trí tu đạo, là Trí của Diệt, Đạo, đây chỉ là gọi là lìa, vì đây là dứt đạo (cách đứt) nên không gọi là nhàm chán. Vì duyên với cảnh vui nên có nhàm chán cũng có xa lìa: Nghĩa là duyên Khổ – Tập có công năng làm cho hoặc dứt bỏ. Tất cả nhẫn trí, nhẫn này chính là chưa lìa dục nhiễm, nhập vào thấy đạo, nhẫn của pháp Khổ – Tập và tất cả loại nhẫn của Khổ – Tập; Trí là tu đạo thuộc về đạo Vô gián. Trí của Khổ – Tập ở đây gọi là nhàm chán, vì duyên với khổ – tập, cũng gọi là xa lìa vì sẽ dứt đạo. Có khi chẳng phải nhàm chán, xa lìa: Nghĩa là duyên với Diệt – Đạo không thể làm cho hoặc dứt, tất cả trí nhẫn, nhẫn này tức là trước lìa dục nhiễm (nhiêm ô cõi Dục), sau nhập thấy đạo là pháp nhẫn của Diệt – trí. Trí là Diệt – Đạo, đạo trí trong thấy đạo, và gia hạnh, giải thoát trong tu Đạo, thuộc về đạo thắng tiến, trí của Diệt – Đạo, đây không gọi là nhàm chán, vì duyên với cảnh vui, cũng không gọi là xa lìa, vì chẳng phải đoạn đạo.