LUẬN CÂU XÁ TỤNG SỚ BỔN
Sa-môn Viên Huy Chùa Đại Vân trung soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 16

1. Nói về hắc hắc v.v…

Dưới đây là thứ bảy, nói về hắc hắc v.v… gồm:

– Nói về bốn nghiệp.

– Nói về vô lậu đoạn.

– Nói về thuyết khác.

Về bốn nghiệp: Luận chép: lại trong kinh nói nghiệp có bốn thứ hoặc nghiệp có hắc hắc dị thục, hoặc lại có nghiệp bạch bạch dị thục, hoặc lại có nghiệp hắc bạch hắc bạch dị thục, hoặc lại có nghiệp phi hắc phi bạch dị thục. Không có nghiệp dị thục, có thể hết các nghiệp, tướng của nó thế nào?

Tụng chép:

Nương hắc hắc thảy khác

Nói có bốn thứ nghiệp

Thiện cõi Dục ác sắc

Có thể hết vô lậu kia

Nên biết như thứ lớp

Gọi hắc bạch đều không.

Giải thích: Hai câu đầu là nêu, bốn câu kế giải thích.

Luận chép: Phật nương vào tánh loại nghiệp quả khác nhau, sở trị và năng trị khác nhau mà nói bốn thứ như hắc hắc v.v… (ba nghiệp quả trước khác nhau, sở trị năng trị thứ tư khác nhau).

Thiện cõi Dục ác sắc: ác là các nghiệp bất thiện ở cõi Dục, một bề gọi là hắc vì là tánh nhiễm ô, dị thục cũng Hắc vì không vừa ý. Nghiệp thiện cõi Sắc một bề gọi là Bạch, vì không xen lẫn ác, dị thục cũng bạch, vì là vừa ý. Nghiệp thiện cõi Dục gọi là hắc bạch vì có điều ác xen lẫn, dị thục cũng hắc bạch, vì quả phi ái xen lẫn.

Tánh thiện là bạch, chẳng có hắc, hắc đến xen lẫn nên gọi là hắc bạch, nên tên gọi hắc bạch y theo trước sau xen lẫn không y theo tự tánh. Cho nên luận chép: Tên gọi hắc bạch này y theo sự nối tiếp mà thành lập, không y theo tự tánh. Vì sao? Vì không có một nghiệp và một dị thục nào vừa là hắc vừa là bạch, vì trái ngược nhau (như trên là văn luận).

Hỏi: Quả nghiệp ác ở cõi Dục vì có quả nghiệp thiện xen lẫn nên gọi là bạch hắc phải không?

Đáp: Quả của nghiệp bất thiện không hẳn là quả nghiệp thiện xen lẫn. Như thân xiển đề tức không có nghiệp thiện, ở trong địa ngục không có quả đáng ưa. Quả nghiệp thiện cõi Dục chắc chắn là có điều ác xen lẫn, vì trong cõi Dục thì ác thắng thiện, nên gọi là dục tà kiến, sẽ dứt gốc lành, nghiệp thiện cõi Dục không thể dứt được ác, cho nên ở cõi Dục ác mạnh hơn thiện.

Sẽ dứt hết vô lậu kia: Kia là sở trị, vô lậu là năng trị, nghiệp vô lậu có thể làm dứt hết nghiệp hắc v.v… ở trước gọi là phi hắc phi bạch. Vì không nhiễm ô nên gọi là phi hắc, không chiêu cảm dị thục bạch gọi là phi bạch. Luận chép: Phi bạch này là lời mật ý nghĩa là trong kinh Đại không, Phật bảo A-nan! Các pháp Vô học thuần thiện thuần bạch, hoàn toàn không có tội lỗi.

(Giải thích: Đã nói Vô học thuần bạch nên biết pháp vô lậu gọi là phi bạch, nói mật ý là không hiển rõ).

Nên biết như thứ lớp gọi hắc bạch đều không: phồi hợp với hai câu trên, như nói tiếp theo. Câu trước ác gọi là hắc, thiện cõi Sắc gọi là bạch, thiện cõi Sắc và cõi Dục gọi là Câu (đều), vô lậu gọi là phi hắc phi bạch. Dưới đây là thứ hai nói về vô lậu đoạn:

2. Nói về Vô lậu đoạn:

Luận chép:Các nghiệp vô lậu có công năng dứt hết ba nghiệp trước, chẳng thể không như vậy, vì sao?

Tụng chép:

Bốn pháp nhẫn lìa dục

Tám Vô gián trước cùng

Mười hai tư vô lậu

Chỉ hết nghiệp thuần hắc

Lìa bốn thiền cõi Dục

Tư Vô gián thứ chín

Một đều, tạp thuần hắc

Bốn khiến thuần bạch hết.

Giải thích: Bốn pháp nhẫn: là bốn pháp nhẫn trong thấy đạo. Lìa dục: là liên kết câu dưới, là lìa dục tám đạo Vô gián ở trước tức là tu đạo cõi Dục gọi là tám đạo Vô gián.

Câu: Tám đạo Vô gián này và bốn pháp nhẫn, câu là hành tư, đây có mười hai tư vô lậu.

Chỉ hết nghiệp thuần hắc: vì sẽ dứt hẳn nghiệp bất thiện.

Lìa dục bốn tĩnh lự, tư Vô gián thứ chín:

  1. Lìa tư đạo Vô gián thứ chín cõi Dục.
  2. Lìa Tư đạo Vô gián thứ chín của bốn tĩnh lự.

Một đều là tạp thuần hắc: là lìa đạo Vô gián thứ chín cõi Dục. Một là tư vô lậu sẽ dứt hết tạp nghiệp và thuần hắc nghiệp. Vì cũng dứt bất thiện cõi Dục, nên sẽ dứt hết tạp nghiệp. Vì cũng dứt nghiệp bất thiện thứ chín, nên sẽ dứt hết thuần hắc.

Bốn làm cho thuần bạch hết: Chọn lấy lìa bốn tĩnh lự ở trước, tư Vô gián thứ chín trong mỗi địa. Ở đây có bốn tư: làm cho thuần bạch hết: nghĩa là đều sẽ dứt hẳn pháp thiện ở đương địa.

Luận chép: Vì sao pháp thiện hữu lậu ở các địa chỉ là con đường sau rốt sẽ dứt không còn. Vì các pháp thiện không dứt tự tánh, vì đã dứt thì có thể hiện ra. Như do khi duyên với phiền não nên mới nói là dứt pháp thiện. Vì pháp thiện bấy giờ được lìa buộc. Do đó đến duyên với pháp thiện thì phiền não còn lại một phẩm, nghĩa dứt không thành. Vì pháp thiện bấy giờ chưa lìa buộc.

Giải thích: duyên ràng buộc dứt: pháp thiện hữu lậu, bị phiền não trói buộc, dứt năng duyên này thì chín phẩm hoặc hết pháp thiện lìa buộc gọi là duyên phược dứt, dứt rồi thì không hiện hành, nên gọi là tự tánh dứt, pháp thiện dứt rồi vì dễ hiện hành, chẳng phải tự tánh dứt. Người dứt pháp thiện không dứt thể của thiện chỉ dứt điều thiện vì năng duyên phiền não thành tựu thiện, cho nên được hiện hành.

Nói dễ hiện hành: là gốc thiện ưu, dứt rồi không hiện hành. Vì pháp lành sở duyên dứt rồi đều hiện hành nên nói là dễ.

3. Nói về thuyết khác:

Dưới đây là thứ ba, nói về thuyết khác.

Tụng chép:

Có nói địa ngục thọ

Còn dục nghiệp hắc tạp

Có thuyết dục kiến diệt

Còn dục nghiệp hắc chung.

Giải thích: Có thuyết nói: Địa ngục thọ dục nghiệp hắc hắc khác, có thuyết khác nói địa ngục thọ nghiệp gọi là nghiệp Hắc hắc còn lại là nghiệp cõi Dục. Hoặc thiện hoặc ác đều gọi là tạp nghiệp. Vì dị thục ở địa ngục chỉ chiêu cảm nghiệp bất thiện, thuận với thọ kia nên gọi là nghiệp hắc hắc. Còn dị thục cõi Dục vì chiêu cảm cả thiện cả ác, vì thuận với thọ kia nên gọi là nghiệp hắc bạch.

Có thuyết nói dục kiến diệt.

Còn dục nghiệp hắc chung:

Có sư khác nói: Kiến diệt ở cõi Dục không dứt nghiệp, nên gọi là Hắc hắc. Tu thì dứt nghiệp cõi Dục gọi là chung.

Câu: là hắc và bạch. Nghĩa là nghiệp thế thì dứt vì không có thiện xen lẫn nên gọi là hắc hắc. Nghiệp ở tu thì dứt cõi Dục vì có thiện bất thiện nên gọi là nghiệp câu. 4. Nói về tam-mâu-ni:

Dưới đây là thứ tám nói về Tam Mâu-ni.

Luận chép: lại trong kinh nói: có tam Mâu-ni. Lại trong kinh nói:

có ba thanh tịnh, đi chung với thân ngữ ý, tướng nó thế nào?

Tụng chép:

Thân nghiệp, ngữ nghiệp Vô học.

Tức ý ba Mâu-ni

Ba thanh tịnh nên biết

Tức là ba hành vi thiện.

Giải thích: Mâu-ni: Hán dịch là Tịch mặc.

Thân nghiệp, ngữ nghiệp Vô học: là hai Mâu-ni thân, ngữ.

Tức ý: là ý Mâu-ni thứ ba. Tức ý là Mâu-ni không phải ý nghiệp. Thắng nghĩa Mâu-ni, chỉ lấy tâm làm thể, tướng nó ẩn khó biết. Vì thân ngữ lìa các điều ác, có thể so sánh mà biết tâm, vì thân ngữ có cái dụng so sánh nên lập làm Mâu-ni.

Ý nghiệp không phải thắng nghĩa, vì không thể so sánh cho nên không phải Mâu-ni. Lại thân nghiệp ngữ nghiệp là thể xa lìa. Ý nghiệp thì không như vậy, vì không có vô biểu. Do nghĩa xa lìa mà lập ra Mâuni. Cho nên tức là tâm. Do thân nghiệp ngữ nghiệp có thể xa lìa nên gọi là Mâu-ni nói. Chỉ đối với bậc Vô học lập Mâu-ni. Các phiền não nói vì vắng lặng mãi mãi cho nên phiền não phát khởi.

Ba tĩnh lự nên biết tức là ba diệu danh.

Nói chư: là thân ngữ ý, ba hạnh mầu gọi là ba thanh tịnh. Ba thanh tịnh này có cả thiện hữu lậu và thiện vô lậu. Hữu lậu dần dần xa lìa cấu nhiễm, vô lậu lìa hẳn cấu nhiễm cho nên đều gọi là Thanh tịnh.

5. Nói về ba hành vi ác.

– Ba hành vi ác:

Luận chép: lại trong kinh nói: có ba hành vi ác. Lại trong kinh nói có ba hành vi thiện, cùng với thân ngữ ý tướng nó thế nào?

Tụng chép:

Ác thân ngữ ý nghiệp

Gọi là ba hành vi ác

Và tham sân tà kiến

Ba hạnh thiện trái lại.

Giải thích: Ba nghiệp bất thiện gọi là ba hành vi ác. Trong ý hành vi ác không có ý nghiệp chân chánh, và chấp lấy tham, sân tà kiến cũng gọi là ý hành vi ác.

Ba hành vi thiện: trái với ba hành vi ác: là tất cả nghiệp thiện của thân ngữ ý, và không có y nghiệp là vô tham vô sản, chánh kiến.

6. Nói về mười nghiệp đạo:

Dưới đây là thứ mười nói về mười nghiệp đạo, trong đó: a. Nói về tánh nghiệp đạo

  1. Nói về danh nghĩa của nghiệp đạo
  2. Nghĩa bèn nói về dứt thiện.
  3. Nói về nghiệp đạo đều chuyển.
  4. Y theo xứ mà thành nghiệp đạo.
  5. Nói về quả nghiệp đạo.

Nói về thể của nghiệp đạo gồm:

  1. Nói về thể của nghiệp đạo.
  2. Nói về sự khác nhau của nghiệp đạo.

– Thể của nghiệp đạo:

Luận chép: lại trong kinh nói có mười nghiệp đạo, hoặc thiện, hoặc ác, tướng ấy thế nào? Tụng chép:

Nói có mười nghiệp đạo thuộc về hạnh ác, thiện.

Lấy phẩm thô làm tánh như phải thành thiện ác.

Giải thích: Nói có mười nghiệp đạo: là nêu: nghĩa là kinh nói mười nghiệp đạo.

Thuộc về hạnh ác, thiện, lấy phẩm thô làm tánh: là nêu thể, ba hành vi ác, và trong ba hành vi thiện, nếu thô thì hiển lộ dễ biết thuộc, về mười nghiệp đạo.

Như thế thành thiện ác, là thuộc về sẽ.

Nếu sự thích ứng ấy thuộc về hành vi thiện trước thì gọi là nghiệp đạo thiện, thuộc về hành vi ác gọi là nghiệp đạo bất thiện.

Phẩm thô: Phân biệt với không phải thô hiển lộ trong thân hành vi ác, tôi gia hạnh hậu khởi, và uống rượu đánh bạc v.v… đây chẳng phải là thô hiển lộ, tuy là hành vi ác chẳng phải nghiệp đạo, làm cho hữu tình khác bị dứt mất tài của, mất vợ con. Tướng này thộ hiển, gọi là nghiệp đạo, làm cho xa lìa, trong hành vi ác của ngữ, gia hạnh sau khởi tội, và trải qua lời nói tâm nhiễm, cái gọi là Luân vương. Bắc châu tâm nhiễm ca vịnh, hoặc cuồng loạn, thiếu duyên không thành gọi là ngữ khinh. Đây chẳng phải thô hiển lộ, không thuộc về nghiệp đạo. Trong hành vi ác thì tư không phải nghiệp đạo.

Nói về nghiệp đạo, cùng với nghiệp là đạo, tư là nghiệp không thể dùng tự thể làm đạo của tự thể, cho nên tư hành vi ác không phải nghiệp đạo.

Luân vương, Bắc châu tham v.v… là nhẹ, cũng không phải nghiệp đạo.

Trong hành vi thiện của thân, gia diệu hậu khởi thiện, nên lìa uống rượu bố thí cúng dường v.v…

Trong ngữ hành vi thiện: là ái ngữ: Đều không phải thô hiển, không thuộc về nghiệp đạo.

Trong ý hành vi thiện: là các tư thiện, là nghiệp chẳng phải đạo cho nên cũng không thuộc về nghiệp đạo.

7. Nói về sự khác nhau của nghiệp đạo:

Dưới đây là thứ hai, nói về Sự khác nhau của nghiệp đạo: gồm:

  1. Nói về Biểu, Vô biểu.
  2. Nói về ba căn.
  3. Nói về y xứ.
  4. Hỏi đáp phân biệt.
  5. Nói về tướng của nghiệp đạo.
  6. Nói về biểu, vô biểu, có hai:
  1. Nói theo căn bản.
  2. Nói theo trước sau.

– Nói theo căn bản:

Luận chép: trong mười nghiệp đạo, bảy nghiệp đạo trước chắc chắc đều có biểu vô biểu hay không? không như vậy thì thế nào?

Tụng chép:

Ác sáu định vô biểu

Kia tự làm dâm hai

Thiện bảy thọ sinh hai

Định sinh chỉ vô biểu.

Giải thích: Ác sáu định vô biểu: là sát sinh trộm cắp, nói dối, nói chia rẽ, nói thô ác, nói trây trét. Sáu thứ như thế chắc chắn có vô biểu. Biểu hữu vô không chắc chắn, nếu khi sai người thành căn bản, tự biểu là vô, chỉ có vô biểu.

Kia tự làm dâm hai:

Người và mình làm là hai, hai là dâm hai.

Kia mình làm là hai: sáu nghiệp ác kia tự mình làm nên có hai, đó là biểu vô biểu. Đang lúc khởi biểu người kia liền chết.

Luận chép: sau đó mới chết v.v… thì đồng với sai sử, khi căn bản thành thì chỉ có vô biểu.

(Giải thích: Dùng dao giết kẻ thù, lúc hạ dao là thân nghiệp biểu khi khởi biểu kẻ thù chưa chết, sau khi khởi biểu kẻ thù mới chết chỉ có vô biểu, vì biểu không có).

Dâm hai: tà dâm phải có biểu vô biểu nghĩa là vì phải tự mình làm mới thọ lạc, không sai người khác làm mà tự mình sinh vui.

Thiện bảy thọ sinh hai: bảy nghiệp đạo thiện, hoặc từ thọ mà sinh ra, phải đủ biểu và vô biểu thọ sinh thi-la phải nương vào biểu.

Định sinh chỉ có vô biểu: là định đạo giới chỉ nương vào định mà sinh vì vô biểu này chỉ nương vào năng lực của tâm mà sinh ra cho nên không có vô biểu.

8. Nói theo trước sau:

Dưới đây là thứ hai, nói theo trước sau:

Luận chép: gia hạnh, hậu khởi có như căn bản hay không? Không như vậy thì thế nào?

Tụng chép:

Gia hạnh phải có biểu

Vô biểu hoặc có không

Hậu khởi trái với đây.

Giải thích: Gia hạnh phải có biểu, vô biểu hoặc có không: Gia hạnh nghiệp đạo chắc chắn có biểu, vô biểu không chắc chắn, hoặc có hoặc không, khởi tâm tha thiết thì có vô biểu, tâm khinh suất thì không có.

Hậu khởi trái với đây: hậu khởi và gia hạnh trái nhau, nghĩa là giai đoạn hậu khởi thì chắc chắn có vô biểu, biểu thì không chắc chắn, tùy theo nghiệp trước làm thì có nghiệp biểu, khác với đây thì không có.

Hỏi: Trong nghĩa này làm sao lập ra gia hạnh, hậu khởi, căn bản?

Đáp: Đối với bất thiện, đầu tiên là nghiệp sát. Như người giết dê lúc sắp giết, trước khởi tâm sát, từ đứng dậy khỏi giường, cầm tiền, đến chợ bán dê, sờ mó thân dê, trả giá rồi bắt dắt đem về nuôi, sau đem vào nhà mổ, tay cầm dao gậy hoặc đánh hoặc đâm, cho đến mạng chưa

chết như thế đều gọi là gia hạnh sát sinh. Tùy theo nghiệp biểu này, dê kia chết đi, trong khoảng sát-na, nghiệp biểu nghiệp vô biểu, đó gọi là nghiệp đạo căn bản của sát sanh. Vì hai duyên làm cho nghiệp đạo căn bản của hữu tình phạm vào tội sát sinh.

1. Do gia hạnh; 2. Do quả tròn đầy (qua đời gọi là quả tròn đầy).

Sau sát-na này nghiệp vô biểu của sát sinh tùy chuyển không dứt gọi là hậu khởi của sát sinh, và sau đó cạo lông lột da, hoặc cân hoặc bán hoặc nấu hoặc ăn rồi khen ngon, sát-na của nghiệp biểu như thế cũng gọi là hậu khởi sát sinh.

(Trước nói hậu khởi có nghiệp biểu chính là văn này).

Còn sáu nghiệp đạo tùy theo sự thích ứng, ba phần khác nhau y theo ví dụ nên nói.

Luận chép: Tham, sân, tà kiến mới hiện ra gọi là nghiệp đạo căn bản cho nên không có gia hạnh hậu khởi khác nhau.

(Sát sinh v.v… bảy thứ như có cả gia hạnh, căn bản hậu khởi, ba thứ như tham sân , chỉ là căn bản).

9. Nói theo ba căn:

Dưới đây là thứ hai, y theo ba căn: để nói, trong đó:

  1. Nói về gia hạnh ác.
  2. Nói về ba giai đoạn sinh thiện.
  3. Nói về nghiệp đạo rốt ráo.

Về gia hạnh ác: Luận chép: Lại trong kinh nói: Tỳ kheo nên biết sát sinh có ba thứ:

  1. Do tham sinh ra.
  2. Do sân sinh ra.
  3. Do si sinh ra.

Cho đến tà kiến có ba cũng vậy.

Trong đây nên nói tướng nào sát sinh gọi là do tham sinh ra. Hỏi còn lại cũng vậy chẳng phải tất cả các nghiệp đạo đều do ba căn. Như gia hạnh ấy khác với căn.

(Kinh nói mười nghiệp đạo từ ba căn sinh, là nói theo gia hạnh).

10. Nói vì sao khác nhau: Vì sao khác nhau?

Tụng chép:

Gia hạnh ba căn khởi

Vì Vô gián kia sinh

Ba căn tham thảy sinh.

Giải thích: Gia hạnh ba căn khởi: là nghiệp đạo bất thiện.

Lúc gia hạnh sinh ra thì mỗi pháp đều từ ba gốc bất thiện mà khởi. Y theo trước mà khởi. Cho nên nói như vậy:

(Kinh ở trước nói sát sinh v.v… từ ba căn sinh y theo đẳng khởi, ở trước mà nói, Đẳng khởi ở trước tức là gia hạnh, gia hạnh sát sinh từ tham khởi). Như có người muốn được phần thân kia, hoặc được tiền của, hoặc là vui thích mà khởi gia hạnh sát sinh.

Từ sân khởi: như vì trả thù mà sanh tâm phẫn nhuế, khởi gia hạnh sát sanh. Từ si khởi như có người giết ngựa tế trời ở trong miếu cho đó là pháp tâm. Lại các vua theo pháp luật thế gian chém giết kẻ thù cho là thành đại phước. Lại Ba-thích tư nói rằng: Cha mẹ già bệnh giết đi thì được phước cao quý, vì thoát khỏi sự khốn khổ.

Lại ngoại đạo nói: Rắn rít hại người giết nó không có tội. Dê nai trâu v.v… vốn để cúng dường cho nên giết không có tội. Những điều này từ si mà khởi gia hạnh sát sinh, gia hạnh trộm cắp. Từ tham khởi: theo sự cần thiết mà khởi gia hạnh trộm cắp. Từ sân khởi: lúc muốn oán sanh tâm sân nhuế khởi gia hạnh trộm cắp. Từ si khởi: các vua cướp đoạt tài vật của người ác cho rằng pháp phải như vậy.

Lại Bà-la-môn nói: tài vật ở thế gian vào kiếp sơ, Đại phạm chí thiên Vương bố thí cho các phạm chí. Sau đó thế lực của phạm chí yếu kém, bị các ti tộc xâm đoạt thọ dụng. Nay Phạm chí đối với tài vật của người trong thế gian thọ dụng vô số, đều dùng tài vật của mình, không có tội trộm cắp. Đây là từ si khởi gia hạnh trộm cắp gia hạnh tà dâm.

Từ tham khởi: đối với vợ người khởi tâm đắm nhiễm, hoặc tìm cầu của cải.

Từ sân khởi: trả thù phát phẫn, khởi gia hạnh dâm.

Từ si khởi: Ba-thích-tư khen ngợi mẹ v.v… làm điều phi phạm hạnh. Lại các ngoại đạo khen ngợi nam nữ thọ trì giới trâu, không phân biệt thân sơ, tùy theo sự gặp, tùy theo sự hội hợp. Lại ngoại đạo nói tất cả người nữ như cái cối, như hoa quả, như thức ăn chín, bậc thang, là con đường, cái cầu, thuyền bè, phải cung cấp cho thế gian thọ dụng. Điều này từ si mà khởi gia hạnh dâm nói lời luống dối v.v…

Bốn nghiệp đạo từ tham sân phát khởi, là nói theo trước nhưng lời luống dối, từ si sinh ra.

Như ngoại đạo nói rằng: Nếu người do đùa giỡn mà cưới vợ, đối với nữ vương cứu mạng, cứu tài thì nói dối không tội. Lại do tà kiến khởi nói dối, gia hạnh từ si phát sinh. Lại các phệ-đà và luận khác nói trây trét. Nếu nói người truyền học không có tội, gia hạnh lời này từ si sinh ra.

Hỏi: Sát sinh v.v… đều có gia hạnh từ ba căn bản sinh ra, tham sân tà kiến không có gia hạnh khác, vì sao lại nói tử ba căn sinh ra?

Đáp: Tụng chép: vì Vô gián kia sinh, ba căn như tham v.v… sinh ra. Nghĩa là bất thiện kia, ba căn Vô gián sinh ra tham, sân, tà kiến. Cho nên nói tham v.v… từ ba căn sinh ra. Cho rằng hoặc có lúc từ tham Vô gián sinh ra nghiệp đạo tham, từ hai cũng vậy là sân và tà kiến, từ ba cũng vậy, niệm trước gọi là căn, niệm sau gọi là nghiệp đạo, căn và nghiệp đạo nghĩa khác nhau. Cho nên nói nghiệp đạo từ ba căn sinh ra.

11. Nói về ba gia đoạn sinh thiện:

Dưới đây là thứ hai nói về ba giai đoạn sinh thiện: Luận chép: đã nói bất thiện từ ba căn sinh ra còn thiện thì thế nào?

Tụng chép:

Thiện trong ba giai đoạn.

Đều ba gốc lành khởi.

Giải thích: Mười nghiệp đạo thiện, là giai đoạn gia hạnh, căn bản, hậu khởi, vì là thiện cho nên không có tham v. v… Ba gốc lành sinh không có tham v.v… vì chắc chắn tương ưng nên đủ ba.

Ba giai đoạn của thiện: lìa gia hạnh ác căn bản hậu khởi. Gọi là gốc lành bản hậu khởi. Lại như khi Cần sách thọ giới cụ túc vào giới trường cho đến một lần bạch, hai lần yết-ma đều gọi là nghiệp thiện gia hạnh, ba lần yết-ma xong trong một sát-na nghiệp biểu, vô biểu gọi là nghiệp đạo căn bản. Từ đây về sau cho đến nói tứ y và dư y tiền, nối tiếp tùy chuyển, nghiệp biểu vô biểu đều gọi là hậu khởi.

(Tứ y: thường khất thực ngồi dưới gốc cây, mặc y phẩn tảo, uống thuốc mà người vất bỏ. Dư y tiền: là thân chưa chết).

12. Nói về nghiệp đạo rốt ráo:

Dưới đây là thứ ba nói về nghiệp đạo rốt ráo. Luận chép: Như trước đã nói chẳng phải tất cả các nghiệp đạo đều do ba căn rốt ráo, căn nào rốt ráo, nghiệp nào là Đạo? Tụng chép:

Sát thô ngữ sân nhuế

Rốt ráo đều do sân

Trộm,tà hạnh và tham

Đều do tham rốt ráo

Tà kiến si rốt ráo

Chấp nhận còn do ba.

Giải thích: Sát sanh nói lời thô, sân nhuế rốt ráo đều do sân. Rốt ráo nghĩa là thành hiện xong xuôi. Phải có sân hiện ra mới thành xong 3 ba việc như sát sinh v.v…

Trộm tà hạnh và tham đều do tâm tham rốt ráo, phải do tâm tham mới thành ba thứ này.

Tà kiến si rốt ráo: do si thượng phẩm thành tà kiến.

Chấp nhận còn lại do ba: nói dối, nói chia rẽ và nói trây trét, gọi là còn lại.

Lời luống dối v.v… đều hoàn toàn do ba căn, rốt ráo vì lúc tham, sân v.v… hiện ra thì mỗi mỗi có thể làm cho ba thứ này thành tựu.

13. Nói về nghiệp đạo y xứ:

Dưới đây là thứ ba nói về nghiệp đạo y xứ: Luận chép: các nghiệp đạo ác chỗ nào khởi hành vi?

Tụng chép:

Hữu tình đủ danh sắc

Danh thân đẳng xứ khởi.

Giải thích: Ở đây có bốn tiết:

1. Hữu tình xứ; 2. Chúng cụ xứ; 3. Danh sắc xứ; 4. Danh thân v.v… nói vân vân vì còn có Cú thân, Văn thân.

Sát, thô ngữ, sân nhuế ở ngay nơi hữu tình xứ mà hiện khởi. Tuy mắng nhiếc vô tình nhưng tội nhẹ chẳng phải nghiệp đạo.

Trộm cắp, tà hạnh, và tham ngay nơi chúng cụ xứ mà hiện khởi. Hoặc hữu tình hoặc vô tình, lấy vật dụng của người để thọ dụng đều gọi là chúng cụ. Nếu trộm cắp, sát sinh ngay hữu tình xứ mà khởi tâm trộm cắp vàng bạc v.v… đối với phi tình xứ khởi tà dâm thì không có. Chỉ có ở hữu tình xứ mà hiện khởi. Tham thì có mặt ở hữu tình xứ và vô tình xứ. Chỉ có tà kiến ở danh sắc mà hiện khởi.

Sắc: là sắc uẩn. Danh: là uẩn còn lại.

Danh sắc này có mặt ở các nhân quả, tà kiến phát ra nhân quả cho nên ở danh sắc mà hiện khởi.

Nói dối, nói chia rẽ, nói trây trét đều ở chỗ danh thân v.v… xứ mà hiện khởi. Nghĩa là nói dối, là dùng ngôn từ khéo léo. Cho nên nói dối v.v… đều nương vào danh v.v… 14. Hỏi đáp nói rộng:

Dưới đây là thứ tư, hỏi đáp nói rộng, trong đây, chia làm hai:

  1. Sát sinh rồi chẳng phải nghiệp đạo.
  2. Người khác giết thành nghiệp đạo.

– Sát sinh rồi chẳng thành nghiệp đạo:

Luận chép: có khởi gia hạnh, định giết người, nhưng chết chung với người bị giết, hoặc chết trước thì, có phạm tội nghiệp đạo căn bản hay không?

Tụng chép:

Chết chung và chết trước

Vì vô căn y khác.

Chết chung: năng sát và sở sát, cùng lúc chết đi.

Chết trước: Năng sát chết trước, Sở sát chết sau.

Không căn: là năng sát và sở sát, không có nghiệp đạo căn bản.

Vì y biệt: Giải thích lý do không có nghiệp đạo. Hoặc năng sát đều chết, chết trước: cho nên sát sinh, mà mạng ấy vẫn còn, không thể khiến cho người có thể sát sinh thành kẻ có tội sát sinh.

Hoặc sở sát: Chính lúc chết.

Năng sát: vì biệt ly sinh.

Thọ thân khác gọi là y khác.

Thân y biệt này không phải tội chỉ y vào đó, nghĩa là không hề khởi gia hạnh sát sinh, thành nghiệp đạo sát, lý ra không đúng.

14. Nói về người khác giết thành nghiệp đạo:

Dưới đây là thứ hai, nói về người khác giết thành nghiệp đạo:

Luận chép: nếu có nhiều người, nhóm họp thành quân chúng muốn giết kẻ thù, hoặc săn thú v.v… trong đó tùy theo cùng lúc sát sinh, người nào thành nghiệp đạo sát sinh.

Tụng chép:

Quân thảy nếu cùng việc

Đều thành như người làm.

Giải thích: như trong quân v.v… nếu khi một người thực hành sát thì mọi người thành nghiệp đạo. Như người chính là làm việc sát, họ do cùng chấp nhận, cùng làm một việc.

15. Nói về tướng nghiệp đạo:

Dưới đây là thứ năm, nói về tướng nghiệp đạo: trong đó chia làm sáu phần:

1. Nói về sát sinh; 2. Nói về trộm cắp; 3. Nói về tà dâm; 4. Nói về nói dối; 5. Nói về nói chia sẽ; 6. Nói về ý nghiệp đạo.

Về sát sinh: Luận chép: nay thứ lớp nên nói về thành tựu tướng nghiệp đạo, là phân lượng nào gọi là sát sinh, cho đến phân danh nào là tà kiến, lại trước phân tướng riêng sát sinh.

Tụng chép:

Sát sinh do cố tư,

Tưởng người không giết nhầm.

Giải thích: Phải đủ năm duyên mới gọi là nghiệp đạo sát sinh.

1. Do cố ý khởi tâm giết.

2. Đối với hữu tình khác.

Tụng chép: Tha: là hữu tình, người phân biệt với mình, mình giết chẳng phải nghiệp đạo. Hữu tình phân biệt với hữu tình, giết vô tình thì không thành nghiệp đạo.

3. Tưởng người khác là hữu tình: Tụng chép: tưởng là tưởng hữu tình khác. Người khác phận biệt với mình tưởng. Hữu tình phân biệt với tưởng vô tình người khác làm, tưởng là mình, hữu tình làm, tưởng vô tình thì sát sinh đều không thành nghiệp đạo.

4. Thực hành gia hạnh sát: cầm dao đến chỗ kia

5. Không nhầm mà giết: là chỉ giết người hay vật kia, không giết ai ngoài nữa.

Tụng nói chữ sát: Có hai là: – Gia hạnh sát

– Không nhầm sát.

Hỏi: sát-na diệt uẩn, niệm niệm tư diệt làm sao thành sát?

Đáp: Thở gió gọi là sống, nương thân tâm hoạt động. Nếu có người cắt đứt mạng sống không còn sống nữa như tắt đèn, tiếng linh gọi là sát phục hồi mang căn gọi là sống, cắt đứt mạng sống không còn tiếp tục gọi là Sát. Vì tâm ác cắt đứt mạng sống người khác, cho đến một niệm nên sanh mà không sinh, không ngoài điều này thì thuộc tội sát sinh.

Hai giải thích trên đây không còn tiếp tục gọi là Sát. Nếu biết sát chỉ giết hại vị lai, quá khứ đã diệt, hiện tại không trụ. Không thể nói là sát sinh được. Nhưng ngăn thể dụng vị lai, vì không nối tiếp nên gọi là sát, lại giải thích:

Nếu y theo thể của đoạn, chỉ là vị lai. Nếu nói về suy ra dụng cũng có ở hiện tại, nghĩa làm cho uẩn hiện tại không có thế dụng để dẫn uẩn sau. Trong luận Bà-sa có hai thuyết này:

17. Nói về trộm cắp:

Dưới đây là thứ hai, nói về trộm cắp: Luận chép: Đã nói rộng về sát sinh rồi, nay sẽ nói về trộm cắp. Tụng chép:

Trộm vật người không cho

Lén lấy thuộc về mình.

Giải thích: Bài tụng đầu nói không nhầm, cố ý và tưởng. Ba điều này cho đến môn sau không nói lặp lại nữa. Trộm cắp có năm duyên:

1. Do trước phát khởi muốn trộm cắp, suy nghĩ đem về cho mình.

2. Vật của người mình trộm không phải nghiệp đạo.

3. Nghĩ là vật của người nghĩ là vật của mình thì chẳng phải nghiệp đạo.

4. Hoặc dùng sức, hoặc lén, khởi trộm gia hạnh.

5. Không nhầm mà lấy, làm cho thuộc về của mình. Thuộc về mình có, tụng nói trước là không nhầm.

Đủ năm duyên này mới thành nghiệp đạo.

18. Nói về tà dâm:

Dưới đây là thứ ba nói về tà dâm: Luận chép: Đã nói về không cho mà lấy rồi nay sẽ nói về dục tà hạnh.

Tụng chép:

Dục tà hạnh bốn thứ

Làm điều không nên làm.

Giải thích: Nói chung có bốn thứ làm điều không nên làm.

1. Hành dâm với vợ người không hợp cảnh, hoặc cha hoặc mẹ, hoặc người thân của cha mẹ, cho đến người được vua giữ gìn.

2. Phi đạo: là hành dâm với miệng vợ mình, cho đến đường khác.

3. Phi xứ: ở trong chùa, chỗ tháp.

4. Phi thời: Lúc vợ mình trong mang thai, lúc con còn bú. Lúc thọ trai giới, dù cho vợ mình cũng phạm tà hạnh, đối với Tỳ-kheo-ni thực hành phi phạm hạnh.

Giải thích:

– Tội từ bên quốc vương, vì không nhẫn chịu.

– Đối với vợ mình lúc thọ trai giới còn không nên phạm, huống chi là xuất gia. Nêu nặng so sánh nhẹ. Chỉ có xâm lăng thành tội tà hạnh, nếu phạm gái nhỏ dù đúng chỗ cũng phạm tội.

Người chưa chấp nhận: Đối với người được giữ gìn này và các điều khác đều thuộc về vua.

Dưới đây là thứ tư, nói về nói dối.

– Nói về dối.

– Nói về thấy nghe.

Về nói dối: Luận chép:đã nói dục tà hạnh rồi, nay sẽ nói về nói dối.

Tụng chép:

Nhiễm dị tưởng phát ngôn

Giải nghĩa lời nói dối.

Giải thích: phải đủ bốn duyên mới thành nghiệp đạo nói dối.

1. Đối với cảnh giới luống dối, nghĩ khác mà nói lên bằng lời là: thấy nói không thấy.

2. Điều dối: giải thích nghĩa muốn làm cho người lãnh hội.

3. Khởi tâm nhiễm:

4. Không nhầm: ba bài tụng trước có nói, không nhầm có nói ở trước như điều dối: chưa hiểu nghĩa của lời nói thì thuộc về nói trây trét không phải là nghiệp đạo nói dối.

19. Nói về trây trét:

Dưới đây là thứ hai nói về thấy nghe: Luận chép: Kinh nói: nói dối lược có mười sáu thứ: không thấy không nghe không hay không biết mà nói thấy v.v… hoặc có thấy có nghe có hay có biết mà nói không nghe không biết. Tám thứ như thế gọi là phi Thánh ngôn, nếu không nghe không thấy không hay không biết nói là không nghe không hay không biết có thấy có nghe, có hay có biết thì nói là có nghe, có thấy, có nghe có biết gọi là lời nói của bậc Thánh. Thế nào là tướng thấy v.v… Tụng chép:

Do nhãn nhĩ ý thức

Và ba sở chứng khác

Như thứ lớp gọi là

Thấy nghe và hay biết.

Nếu cảnh do nhãn thức, sở chứng gọi là thấy, đối tượng là sắc hoặc cảnh do nhĩ thức sở chứng gọi là nghe, đối tượng là âm thanh, hoặc cảnh do ý thức sở chứng gọi là biết, đối tượng là pháp trần. nếu cảnh do tỷ thiệt thân thức sở chứng gọi là giác, đối tượng là hương vị xúc.

Tụng chép: ba khác: là tỷ thức, thiệt thức và thân thức. Sắc thanh và pháp có cả ba tánh, chỉ có hương, vị, xúc là tánh vô ký.

Tánh vô ký: như người chết không hay biết, cho nên người có thể chứng gọi riêng là biết.

Theo Kinh Bộ tông, nếu là năm căn, biết theo hiện thọ, năm cảnh như sắc v.v… gọi là thấy. Nếu từ cái khác, truyền rằng sáu cảnh gọi là nghe, nếu tự tâm dùng nhiều lý so sánh suy lường, sáu cảnh gọi là biết, nếu hiện lượng của ý biết được sáu cảnh gọi là sở tri.

Trong năm cảnh, mỗi cảnh đều thấy nghe hay biết, bốn thứ ngôn thuyết đối với cảnh thứ sáu, trừ thấy còn ba.

(Giải thích: cảnh thứ sáu: là pháp trần, không thấy, nhưng ba thứ có nghe, hay biết. Ý thức gọi là hiện tượng, từ sau năm thức chính là khởi ý thức biết được năm cảnh, ý thức trong định, chính là biết sáu cảnh gọi là hiện lượng ý thức.

Luận chép: các sư mô phạm trước kia nói rằng: mắt hiện thấy gọi là thấy, nghe người khác nói gọi là nghe, tự vận tâm mình, các thứ suy nghĩ gọi là giác bên trong mình thọ và tự mình chứng gọi là sở tri.

Giải thích: bên trong mình thọ: là nhãn nhĩ tỷ thiệt thân thức, bốn cảnh sở chứng gọi là sở thọ bên trong, tự sở chứng: là hiện lượng ý thức sáu cảnh chứng biết từ trên có thể biết sắc cảnh đủ bốn ngôn thuyết, trừ năm thứ như thanh v.v… chỉ có ba ngôn thuyết trừ thấy. Cần suy nghĩ thêm.

20. Nói về lời chia rẽ:

Dưới đây là thứ năm nói về ba ngữ còn lại: Luận chép: đã nói về nói dối rồi, nay lại nói về lời chia rẽ.

Tụng chép:

Tâm nhiễm hoại lời người

Gọi là nói chia rẽ

Phi ái thô ác ngữ

Các lời nhiễm trây trét

Còn nói ba nhiễm khác

Nịnh ca tà luận thảy.

Giải thích: Phải đủ bốn duyên mới thành nói lời chia rẽ.

Tâm nhiễm hoại lời người ở đây có bốn duyên.

  1. Tâm nhiễm ô.
  2. Nói lời hại người khác. Nếu người bị hoại hoặc không bị hoại đều thành lời chia rẽ.
  3. Nghe: giải nghĩa điều muốn nói cho người hiểu.
  4. Không nhầm: hai duyên sau ở trước đã nói.

Lời thô ác chẳng đáng ưa: cũng có bốn duyên:

1. Tâm ô nhiễm; 2. Phát lời phi ái hại người; 3. Giải nghĩa; 4. Không nhầm gọi là lời thô ác.

Ba chữ lời tâm nhiễm, đồng thời từ câu đầu đến nay lẽ ra nói tâm nhiễm phi ái, ngôn thuyết gọi là lời thô ác.

Giải nghĩa, không nhầm cũng từ trước nay.

Các lời nhiễm trây trét: lời của tâm nhiễm ô gọi là lời nhiễm trây trét phát ra lời đều là trây trét.

Các nhiễm tụng có nói, thêm một chữ ngữ, cho nên một chữ ngữ có từ câu đầu, lời nói trây trét này đều do hai duyên mà thành:

1. Tâm nhiễm ô; 2. Nói ra lời.

Còn nói ba nhiễm khác nịnh ca tà luận v.v…

Có sư khác nói: khác là ba thứ trước như nói dối v.v… còn lời nói tâm nhiễm gọi là lời trây trét đó là nịnh ca v.v…

Nịnh: là siểm nịnh, như Tỳ kheo tà mạn nói ra lời dua nịnh.

Ca: là ca vinh: như ngâm có điệu và hát sướng.

Tà luận: Là ngôn từ sở chấp không chánh kiến.

Nói vân vân: là bùi ngùi than thở vơi tâm nhiễm. Các ngôn từ hý luận của thế gian đều là lời trây trét.

Luân vương ra đời tuy có ca vinh, nhưng từ tâm xuất ly mà phát ra không phải tâm nhiễm, có sư nói lúc này cưới vợ ca vịnh thì tội nhẹ không thành nghiệp đạo.

21. Nói về ý nghiệp đạo:

Dưới đây là thứ sáu, nói về Ý nghiệp đạo: Luận chép: Đã nói về luống dối rồi, nay sẽ nói về ba điều của ý. Tụng rằng:

Ác dục tham của người

Ghét hữu tình sân nhuế

Chấp bác thiện ác thảy

Gọi tà kiến nghiệp đạo.

Giải thích: ác là muốn tài vật của người: nghĩa là đối với tài vật của người khởi tâm tham muốn phi lý sinh ra trộm cắp, ác dục như vậy gọi là nghiệp đạo tham, ghét hữu tình: làm những việc tổn hại người sân nhuế như vậy gọi là nghiệp đạo sân. Nếu sân với bản thân mình hoặc sân với loại vô tình thì tội nhẹ không phải nghiệp đạo. Luân vương, Bắc châu thì tham v.v… là tội nhẹ, chẳng phải nghiệp đạo.

Các kiến chấp như bác bỏ thiện ác v.v… Như khế kinh nói không thí cho không ưa thích, không cúng tế, không có hạnh lành, không có hành vi ác nghiệp quả dị thục, không có thời gian này, không có thế gian kia, không cha không mẹ. Không có hữu tình hóa sinh, không có thế gian, không có Sa-môn hoặc Bà-la-môn, không có A-la-hán.

Giải thích: kinh này không có thí: là không có thí phước.

Không có yêu thích: là không có giới phước.

Không cúng tế: là không tu phước.

Không có đời này: là không có hiện tại.

Không có đời kia: là không có đời quá khứ, vị lai.

Luận Bà-sa chép: đời hiện tại đang thấy, tại sao nói không có

Đáp: Ngoại đạo bị vô minh che mờ, tuy mắt thấy nhưng cũng bác bỏ là vô, không nên trách: Người không có mắt là người ngu, rơi hầm lọt hố. Hoặc có thể không có đời này: không chê bai thể của đời, nhưng phỉ bàng nhân quả, không có đời này la không có nhân đời khác. Không có quả đời này là không có quả đời khác.

Không có cha mẹ: Chê bai không có cha mẹ chiêu cảm nghiệp con cái, không bố thí là chê bai nhân tà kiến.

Không có quả v.v… là chê bai quả tà kiến.

Không có Sa-môn: Là chê bai Thánh tà kiến. Bài tụng nói bác bỏ thiện ác, v.v… là phi báng nhân tà kiến. Vân vân là nói chê bai quả, chê bai bậc Thánh.