LUẬN A TỲ ĐẠT MA ĐẠI TỲ BÀ SA
Tác giả: Năm trăm vị Đại A La Hán
Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ

 

QUYỂN 72

Chương 2: KIẾT UẨN

Phẩm 4: BÀN VỀ MƯỜI MÔN, phần 2

Hỏi: Thế nào là Ý thức giới?

Đáp: Ý và pháp làm duyên sinh ra ý thức, đó gọi là Ý thức giới.

Trong đây, hỏi đáp, phân biệt, như nơi phần nhãn thức giới, nên biết.

Hỏi: Do duyên gì sáu thức giới không nói đồng phần kia?

Đáp: Tức nên nói nhưng không nói, nên biết là nghĩa này nêu bày chưa trọn vẹn.

Lại nữa, sáu thức giới là chỗ hiển bày sự sinh, dựa nơi sinh để kiến lập tâm của đồng phần kia. Vì là không sinh nên chỉ nói đồng phần.

Lại nữa, sáu thức giới là tác dụng đã được biểu lộ rõ, căn cứ ở tác dụng để kiến lập tâm của đồng phần kia. Vì không có tác dụng nên chỉ nói đồng phần.

Lại nữa, sáu thức giới đều là thuộc về ý giới. Đã nói ý giới có đồng phần kia nên biết tức đã nói sáu thức giới, nên không nói lại nữa.

Hỏi: Nếu vậy không nên lập sáu thức giới, vì sáu thức này tức thuộc về ý giới?

Đáp: Tuy tức là ý giới, nhưng vì kiến lập ba thứ căn, cảnh, thức, mỗi thứ đều có sáu, nên lại nói riêng sáu thức có khác biệt.

Hỏi: Trong các Khế kinh nói tâm, ý, thức, như vậy ba thứ ấy khác biệt thế nào?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Không có sự khác biệt giữa ba thứ. Vì tâm tức là ý, ý tức là thức. Ba thứ này tiếng riêng biệt mà về nghĩa không khác. Như lửa gọi là lửa, cũng gọi là ngọn lửa, cũng gọi là cháy bừng, cũng gọi là phát sinh ánh sáng, cũng gọi là nhận cúng tế, cũng gọi là có thể làm chín, cũng gọi là con đường đen tối, cũng gọi là dùi lửa ngừng nghỉ, cũng gọi là cột khói, cũng gọi là tướng vàng ròng. Như thế, một loại lửa có mười thứ tên. Tiếng tuy có khác, nhưng Thể không khác.

Như Thiên Đế Thích cũng gọi là Thước-yết-la, cũng gọi là Bổlạn-đạt-la, cũng gọi là Mạc-già-phạm, cũng gọi là Bà-táp-phược, cũng gọi là Kiều-thi-ca, cũng gọi là Thiết-chi-phu, cũng gọi là Ấnđạt-la, cũng gọi là Thiên Nhãn, cũng gọi là Thiên Tôn Tam Thập Tam. Như thế, một chủ có mười thứ tên. Tiếng tuy có khác, nhưng Thể không khác.

Như trong Đối Pháp cho: Thọ gọi là thọ, cũng gọi là đẳng thọ, cũng gọi là biệt thọ, cũng gọi là giác thọ, cũng gọi là nẻo thọ. Như thế, một thọ có năm thứ tên. Tiếng tuy có khác nhưng Thể không khác. Nên Khế kinh nói: Ba thứ tâm, ý, thức, tiếng tuy có khác, nhưng Thể không khác.

Lại có thuyết nêu: Tâm, ý, thức, ba thứ ấy cũng có khác biệt. Nghĩa là danh tức sai biệt: Vì gọi là tâm, gọi là ý, gọi là thức khác nhau.

Lại nữa, về đời cũng khác biệt. Nghĩa là quá khứ gọi là ý, vị lai gọi là tâm, hiện tại gọi là thức.

Lại nữa, sự nêu bày cũng có khác biệt: Trong giới nêu bày tâm, trong xứ nêu bày ý, trong uẩn nêu bày thức.

Lại nữa, về nghĩa cũng có khác biệt: Tâm là nghĩa chủng tộc, ý là nghĩa môn sinh, thức là nghĩa chứa nhóm.

Lại nữa, nghiệp cũng có khác biệt: Đi xa là nghiệp của tâm, như có tụng nói:

Hay đi xa, đi riêng

Không thân ngủ nơi hang

Người điều phục tâm này

Giải thoát sợ hãi lớn.

Đi trước là nghiệp của ý, như có tụng nêu:

Các pháp, ý đi trước

Ý tôn quý dẫn dắt

Ý nhiễm tịnh nói làm

Khổ vui như bóng theo.

Nối tiếp sự sinh là nghiệp của thức. Như Khế kinh nói: Khi vào thai mẹ, nếu thức không có, thì yết-lạt-lam v.v… không được thành tựu. Nên biết sự sinh được liên tục là do tác dụng nơi nghiệp của thức.

Lại nữa, nét họa rực rỡ là nghiệp của tâm. Như Khế kinh nói: Bí-sô nên biết! Các nẻo bàng sinh do nét vẽ rực rỡ của tâm có vô số thứ màu sắc. Quy hướng là nghiệp của ý. Như Khế kinh nói: Bí-sô nên biết! Năm căn như thế, mỗi căn đều có sự hiện hành riêng, đều có cảnh giới riêng, ý căn thì thống lãnh chung, thọ nhận cảnh giới đã vận hành của năm căn kia, ý quy hướng các sự nghiệp do năm căn kia đã tạo ra. Phân biệt rõ là nghiệp của thức. Như Khế kinh nói: Bí-sô nên biết! Thức có khả năng phân biệt rõ vô số thứ cảnh giới.

Lại nữa, thấm nhuần, tăng trưởng là nghiệp của tâm. Tư duy lường xét là nghiệp của ý. Phân biệt là nghiệp của thức.

Hiếp Tôn giả nói: Thấm nhuần, nuôi lớn, chia cắt là nghiệp của tâm. Lo nghĩ, lường xét, tư duy là nghiệp của ý. Phân biệt, hiểu rõ là nghiệp của thức. Nên biết, ở đây sự thấm nhuần, nuôi lớn là tâm hữu lậu, chia cắt là tâm vô lậu. Lo nghĩ, lường xét là ý hữu lậu, tư duy là ý vô lậu. Phân biệt là thức hữu lậu, hiểu rõ là thức vô lậu.

Tâm, ý, thức, ba thứ có sự khác biệt như thế.

Hỏi: Mắt, sắc, nhãn thức giới là tất đồng hệ thuộc hay cũng có khác hệ thuộc?

Đáp: Ba thứ như thế, hoặc có đồng hệ thuộc, hoặc có khác hệ thuộc.

Thế nào là đồng hệ thuộc? Nghĩa là khi sinh nơi cõi dục, dùng mắt của cõi dục để thấy sắc của cõi dục. Mắt của cõi dục kia đối với sắc của cõi dục sinh nhãn thức của cõi dục. Tức người kia khi dùng mắt của tĩnh lự thứ nhất để thấy sắc của tĩnh lự thứ nhất, mắt của tĩnh lự thứ nhất kia đối với sắc của tĩnh lự thứ nhất sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất. Nếu người sinh nơi tĩnh lự thứ nhất, khi dùng mắt của tĩnh lự thứ nhất để thấy sắc của tĩnh lự thứ nhất, mắt của tĩnh lự thứ nhất kia đối với sắc của tĩnh lự thứ nhất sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất. Đó gọi là đồng hệ thuộc.

Thế nào là khác hệ thuộc? Nghĩa là người sinh nơi cõi dục, khi dùng mắt của tĩnh lự thứ nhất để thấy sắc của cõi dục, mắt của tĩnh lự thứ nhất kia đối với sắc của cõi dục sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất. Tức người kia khi dùng mắt của tĩnh lự thứ hai để thấy sắc của cõi dục, mắt của tĩnh lự thứ hai nơi người kia đối với sắc của cõi dục sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất. Khi thấy sắc của tĩnh lự thứ nhất, mắt của tĩnh lự thứ hai nơi người kia đối với sắc của tĩnh lự thứ nhất sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất. Khi thấy sắc của tĩnh lự thứ hai, mắt của tĩnh lự thứ hai nơi người kia đối với sắc của tĩnh lự thứ hai sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất. Tức khi người kia dùng mắt của tĩnh lự thứ ba thấy sắc của cõi dục, mắt của tĩnh lự thứ ba kia đối với với sắc của cõi dục sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất. Khi thấy sắc của tĩnh lự thứ nhất, mắt của tĩnh lự thứ ba kia đối với sắc của tĩnh lự thứ nhất sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất. Khi thấy sắc của tĩnh lự thứ hai, mắt của tĩnh lự thứ ba kia đối với sắc của tĩnh lự thứ hai sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất. Khi thấy sắc của tĩnh lự thứ ba, mắt của tĩnh lự thứ ba kia đối với sắc của tĩnh lự thứ ba sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất. Tức người kia khi dùng mắt của tĩnh lự thứ tư để thấy sắc của cõi dục, mắt của tĩnh lự thứ tư kia đối với sắc của cõi dục sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất. Khi thấy sắc của tĩnh lự thứ nhất, mắt của tĩnh lự thứ tư kia đối với sắc của tĩnh lự thứ nhất sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất. Khi thấy sắc của tĩnh lự thứ hai, mắt của tĩnh lự thứ tư kia đối với sắc của tĩnh lự thứ hai sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất. Khi thấy sắc của tĩnh lự thứ ba, mắt của tĩnh lự thứ tư kia đối với sắc của tĩnh lự thứ ba sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất. Khi thấy sắc của tĩnh lự thứ tư, mắt của tĩnh lự thứ tư kia đối với sắc của tĩnh lự thứ tư sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất.

Nếu người sinh nơi tĩnh lự thứ nhất, khi dùng mắt của tĩnh lự thứ nhất để thấy sắc của cõi dục, mắt của tĩnh lự thứ nhất kia đối với sắc của cõi dục sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất. Ngoài ra nói rộng như sinh nơi cõi dục.

Nếu sinh nơi tĩnh lự thứ hai, thứ ba, thứ tư, nói rộng thuận theo tướng, nên biết cũng như vậy.

Hỏi: Từng có mắt khác hệ thuộc, sắc khác hệ thuộc, sinh nhãn thức khác hệ thuộc chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là khi dùng mắt của tĩnh lự thứ hai để thấy sắc của cõi dục, mắt của tĩnh lự thứ hai kia cùng với sắc của cõi dục sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất. Khi dùng mắt của tĩnh lự thứ ba để thấy sắc của cõi dục, mắt của tĩnh lự thứ ba kia cùng với sắc của cõi dục sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất. Khi thấy sắc của tĩnh lự thứ hai, mắt của tĩnh lự thứ ba kia cùng với sắc của tĩnh lự thứ hai sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất. Khi dùng mắt của tĩnh lự thứ tư để thấy sắc của cõi dục, mắt của tĩnh lự thứ tư kia cùng với sắc của cõi dục sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất. Khi thấy sắc của tĩnh lự thứ hai, mắt của tĩnh lự thứ tư kia cùng với sắc của tĩnh lự thứ hai sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất. Khi thấy sắc của tĩnh lự thứ ba, mắt của tĩnh lự thứ tư kia cùng với sắc của tĩnh lự thứ ba sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất.

Ba thứ như thế, mỗi thứ đều khác với sự hệ thuộc nơi địa. Đây là nói về nghĩa mắt, sắc, thức đồng hệ thuộc, khác hệ thuộc.

Hỏi: Thân, mắt, sắc, nhãn thức giới là tất đồng hệ thuộc hay cũng có khác hệ thuộc?

Đáp: Bốn thứ như thế, hoặc có đồng hệ thuộc, hoặc có khác hệ thuộc.

Thế nào là đồng hệ thuộc? Nghĩa là sinh nơi cõi dục, khi dùng mắt của cõi dục thấy sắc của cõi dục, thân nơi cõi dục kia, cùng mắt của cõi dục, sắc của cõi dục, sinh nhãn thức của cõi dục. Nếu sinh nơi tĩnh lự thứ nhất, khi dùng mắt của tĩnh lự thứ nhất thấy sắc của tĩnh lự thứ nhất, thân của tĩnh lự thứ nhất kia, mắt của tĩnh lự thứ nhất, cùng sắc của tĩnh lự thứ nhất, sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất. Đó gọi là đồng hệ thuộc.

Thế nào là khác hệ thuộc? Nghĩa là sinh nơi cõi dục, khi dùng mắt của tĩnh lự thứ nhất thấy sắc của cõi dục, thân nơi cõi dục kia, mắt của tĩnh lự thứ nhất, cùng sắc của cõi dục, sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất. Khi thấy sắc của tĩnh lự thứ nhất, thân nơi cõi dục kia, mắt của tĩnh lự thứ nhất, cùng sắc của tĩnh lự thứ nhất, sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất. Tức người kia khi dùng mắt của tĩnh lự thứ hai thấy sắc của cõi dục, thân nơi cõi dục kia, mắt của tĩnh lự thứ hai, cùng sắc của cõi dục, sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất. Khi thấy sắc của tĩnh lự thứ nhất, thân nơi cõi dục kia, nhãn thức của tĩnh lự thứ hai, cùng sắc của tĩnh lự, sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất. Khi thấy sắc của tĩnh lự thứ hai, thân nơi cõi dục kia, mắt của tĩnh lự thứ hai, cùng sắc của tĩnh lự thứ hai, sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất. Tức người kia khi dùng mắt của tĩnh lự thứ ba để thấy sắc của cõi dục, thân nơi cõi dục kia, mắt của tĩnh lự thứ ba, cùng với sắc của cõi dục, sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất. Khi thấy sắc của tĩnh lự thứ nhất, thân nơi cõi dục kia, mắt của tĩnh lự thứ ba, cùng sắc của tĩnh lự thứ nhất, sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất. Khi thấy sắc của tĩnh lự thứ hai, thân nơi cõi dục kia, mắt của tĩnh lự thứ ba, cùng sắc của tĩnh lự thứ hai, sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất. Khi thấy sắc của tĩnh lự thứ ba, thân nơi cõi dục kia, mắt của tĩnh lự thứ ba, cùng sắc của tĩnh lự thứ ba, sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất. Tức người kia khi dùng mắt của tĩnh lự thứ tư để thấy sắc của cõi dục, thân nơi cõi dục kia, mắt của tĩnh lự thứ tư, cùng sắc của cõi dục, sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất. Khi thấy sắc của tĩnh lự thứ nhất, thân nơi cõi dục kia, mắt của tĩnh lự thư tư, cùng sắc của tĩnh lự thứ nhất, sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất. Khi thấy sắc của tĩnh lự thứ hai, thân nơi cõi dục kia, mắt của tĩnh lự thứ tư, cùng sắc của tĩnh lự thứ hai, sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất. Khi thấy sắc của tĩnh lự thứ ba, thân nơi cõi dục kia, mắt của tĩnh lự thứ tư, cùng sắc của tĩnh lự thứ ba, sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất. Khi thấy sắc của tĩnh lự thứ tư, thân nơi cõi dục kia, mắt của tĩnh lự thứ tư, cùng sắc của tĩnh lự thứ tư, sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất.

Nếu sinh nơi tĩnh lự thứ nhất, khi dùng mắt của tĩnh lự thứ nhất để thấy sắc của cõi dục, thân của tĩnh lự thứ nhất kia, mắt của tĩnh lự thứ nhất, cùng sắc của cõi dục, sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất.

Tức người kia dùng mắt của tĩnh lự thứ hai để thấy sắc của cõi dục, thân của tĩnh lự thứ nhất kia, mắt của tĩnh lự thứ hai, cùng sắc của cõi dục, sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất. Khi thấy sắc của tĩnh lự thứ nhất, thân của tĩnh lự thứ nhất kia, mắt của tĩnh lự thứ hai, cùng sắc của tĩnh lự thứ nhất, sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất. Khi thấy sắc của tĩnh lự thứ hai, thân của tĩnh lự thứ nhất kia, mắt của tĩnh lự thứ hai, cùng sắc của tĩnh lự thứ hai, sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất. Tức người kia dùng mắt của tĩnh lự thứ ba để thấy sắc của cõi dục, thân của tĩnh lự thứ nhất kia, mắt của tĩnh lự thứ ba, cùng sắc của cõi dục sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất. Khi thấy sắc của tĩnh lự thứ nhất, thân nơi cõi dục kia, mắt của tĩnh lự thứ ba, cùng sắc của tĩnh lự thứ nhất, sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất. Khi thấy sắc của tĩnh lự thứ nhất, thân nơi cõi dục kia, mắt của tĩnh lự thứ ba, cùng sắc của tĩnh lự thứ nhất, sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất. Khi thấy sắc của tĩnh lự thứ hai, thân của tĩnh lự thứ nhất kia, mắt của tĩnh lự thứ ba, cùng sắc của tĩnh lự thứ hai, sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất. Khi thấy sắc của tĩnh lự thứ ba, thân của tĩnh lự thứ nhất kia, mắt của tĩnh lự thứ ba, cùng sắc của tĩnh lự thứ ba, sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất. Tức người kia khi dùng mắt của tĩnh lự thứ tư để thấy sắc của cõi dục, thân nơi tĩnh lự thứ nhất kia, mắt của tĩnh lự thứ tư, cùng sắc của cõi dục, sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất. Khi thấy sắc của tĩnh lự thứ nhất, thân của tĩnh lự thứ nhất kia, mắt của tĩnh lự thứ tư, cùng sắc của tĩnh lự thứ nhất, sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất. Khi thấy sắc của tĩnh lự thứ hai, thân của tĩnh lự thứ nhất kia, mắt của tĩnh lự thứ tư, cùng sắc của tĩnh lự thứ hai, sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất. Khi thấy sắc của tĩnh lự thứ ba, thân của tĩnh lự thứ nhất kia, mắt của tĩnh lự thứ tư, sắc của tĩnh lự thứ ba, sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất. Khi thấy sắc của tĩnh lự thứ tư, thân của tĩnh lự thứ nhất kia, mắt của tĩnh lự thứ tư, cùng sắc của tĩnh lự thứ tư, sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất.

Như sinh nơi tĩnh lự thứ nhất, sinh nơi tĩnh lự thứ hai, thứ ba, thứ tư, nói rộng thuận theo tướng nên biết.

Có sự khác biệt: Nếu sinh nơi tĩnh lự thứ hai, tức nên tất cả thời đều nói là thân của tĩnh lự thứ hai. Nếu sinh nơi tĩnh lự thứ ba, tức nên tất cả thời đều nói là thân của tĩnh lự thứ ba. Nếu sinh nơi tĩnh lự thứ tư, tức nên tất cả thời đều nói là thân của tĩnh lự thứ tư.

Hỏi: Từng có thân hệ thuộc khác, mắt hệ thuộc khác, sắc hệ thuộc khác, sinh nhãn thức hệ thuộc khác chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là sinh nơi cõi dục, khi dùng mắt của tĩnh lự thứ ba để thấy sắc của tĩnh lự thứ hai, thân của cõi dục kia, mắt của tĩnh lự thứ ba, cùng sắc của tĩnh lự thứ hai, sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất. Tức người kia khi dùng mắt của tĩnh lự thứ tư để thấy sắc của tĩnh lự thứ hai, thân nơi cõi dục kia, mắt của tĩnh lự thứ tư, cùng sắc của tĩnh lự thứ hai, sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất. Khi thấy sắc của tĩnh lự thứ ba, thân nơi cõi dục kia, mắt của tĩnh lự thứ tư, cùng sắc của tĩnh lự thứ ba, sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất.

Nếu sinh nơi tĩnh lự thứ hai, khi dùng mắt của tĩnh lự thứ ba để thấy sắc của cõi dục, thân của tĩnh lự thứ hai kia, mắt của tĩnh lự thứ ba, cùng sắc của cõi dục, sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất. Tức người kia khi dùng mắt của tĩnh lự thứ tư để thấy sắc của cõi dục, thân của tĩnh lự thứ hai kia, mắt của tĩnh lự thứ tư, cùng sắc của cõi dục, sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất. Khi thấy sắc của tĩnh lự thứ ba, thân của tĩnh lự thứ hai kia, mắt của tĩnh lự thứ tư, cùng sắc của tĩnh lự thứ ba, sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất.

Nếu sinh nơi tĩnh lự thứ ba, khi dùng mắt của tĩnh lự thứ tư để thấy sắc của cõi dục, thân của tĩnh lự thứ ba kia, mắt của tĩnh lự thứ tư, cùng sắc của cõi dục, sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất. Khi thấy sắc của tĩnh lự thứ hai, thân của tĩnh lự thứ ba kia, mắt của tĩnh lự thứ tư, cùng sắc của tĩnh lự thứ hai, sinh nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất.

Như thế, bốn thứ đều khác với sự hệ thuộc địa, đó gọi là nghĩa thân, mắt, sắc, thức, đồng hệ thuộc, khác hệ thuộc. Như nói: Nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và đồng hệ thuộc, khác hệ thuộc với thân. Như vậy, nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và đồng hệ thuộc, khác hệ thuộc với thân, nói rộng thuận theo tướng nên biết.

Hỏi: Tỷ, hương, tỷ thức giới là tất đồng hệ thuộc hay cũng có khác hệ thuộc?

Đáp: Ba thứ như thế chỉ có đồng hệ thuộc. Nghĩa là tỷ cõi dục, hương cõi dục, sinh ra tỷ thức của cõi dục. Tuy tỷ có hệ thuộc khác, nhưng không có tỷ thức của hương, nên ở đây không nói.

Hỏi: Thân, tỷ, hương, tỷ thức giới là tất đồng hệ thuộc hay cũng có khác hệ thuộc?

Đáp: Bốn thứ như thế chỉ có đồng hệ thuộc. Nghĩa là thân cõi dục, tỷ cõi dục, hương cõi dục, sinh ra tỷ thức của cõi dục, tuy có thân hệ thuộc khác và tỷ giới, nhưng vì không có tỷ thức của hương, nên ở đây không nói.

Như tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và thân chỉ đồng hệ thuộc, như thế thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thân chỉ có đồng hệ thuộc, nói rộng thuận theo tướng nên biết.

Hỏi: Thân, xúc, thân thức giới là tất đồng hệ thuộc hay cũng có khác hệ thuộc?

Đáp: Ba thứ như thế hoặc có đồng hệ thuộc, hoặc có khác hệ thuộc.

Thế nào là đồng hệ thuộc? Nghĩa là sinh nơi cõi dục, thân nơi cõi dục kia, cùng xúc của cõi dục, sinh thân thức cõi dục. Nếu sinh nơi tĩnh lự thứ nhất, thân của tĩnh lự thứ nhất kia, cùng xúc của tĩnh lự thứ nhất, sinh thân thức của tĩnh lự thứ nhất. Đó gọi là đồng hệ thuộc.

Thế nào là khác hệ thuộc? Nghĩa là sinh nơi tĩnh lự thứ hai, thân của tĩnh lự thứ hai kia, cùng xúc của tĩnh lự thứ hai, sinh thân thức của tĩnh lự thứ nhất. Nếu sinh nơi tĩnh lự thứ ba, thân của tĩnh lự thứ ba kia, cùng xúc của tĩnh lự thứ ba, sinh thân thức của tĩnh lự thứ nhất. Nếu sinh nơi tĩnh lự thứ tư, thân của tĩnh lự thứ tư kia, cùng xúc của tĩnh lự thứ tư, sinh thân thức của tĩnh lự thứ nhất. Đây gọi là khác hệ thuộc.

Thân xúc tất không khác với nghĩa hệ thuộc của địa, do căn, cảnh phối hợp mới sinh ra thức, vì căn cảnh thô tế tất giống nhau.

Ở đây, không có bốn thân giới đồng, khác cùng đối, vì không có thân là đối tượng nương dựa riêng lẻ.

Hỏi: Ý, pháp, ý giới thức là tất đồng hệ thuộc hay cũng có khác hệ thuộc?

Đáp: Ba thứ như thế hoặc có đồng hệ thuộc, hoặc có khác hệ thuộc.

Thế nào là đồng hệ thuộc? Nghĩa là ý cõi dục, pháp cõi dục, sinh ý thức của cõi dục, cho đến ý của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, pháp của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, sinh ý thức của Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Đây gọi là đồng hệ thuộc.

Thế nào là khác hệ thuộc? Có thuyết nói: Tâm thiện của cõi dục vô gián chỉ có định vị chí hiện tiền. Định vị chí vô gián nơi tâm thiện của cõi dục hiện tiền.

Hoặc có thuyết nói: Tâm thiện của cõi dục vô gián có định vị chí, hoặc tĩnh lự thứ nhất hiện tiền. Hai định kia vô gián nơi tâm thiện của cõi dục hiện tiền.

Lại có thuyết nói: Tâm thiện của cõi dục vô gián có định vị chí, hoặc tĩnh lự thứ nhất, hoặc tĩnh lự trung gian hiện tiền. Ba định kia vô gián nơi tâm thiện của cõi dục hiện tiền.

Tôn giả Diệu Âm nói: Tâm thiện của cõi dục vô gián có định vị chí, hoặc tĩnh lự thứ nhất, hoặc tĩnh lự trung gian, hoặc tĩnh lự thứ hai hiện tiền. Bốn định kia vô gián nơi tâm thiện của cõi dục hiện tiền. Như khi vượt định, đẳng vô gián của tĩnh lự thứ nhất vượt quá tĩnh lự thứ hai v.v… mà tĩnh lự thứ ba cùng hiện tiền.

Lời bình: Tôn giả kia không nên tạo ra thuyết ấy, vì tâm định – bất định tướng sinh khác nhau. Nên tạo ra thuyết này: Tâm thiện của cõi dục vô gián có định vị chí, hoặc tĩnh lự thứ nhất hiện tiền. Hai định đó vô gián nơi tâm thiện của cõi dục hiện tiền. Do uy lực không gián đoạn của định kia, chỉ có thể đến nơi đây. Nghĩa là tâm thiện của cõi dục vô gián hoặc khi định vị chí, hoặc tĩnh lự thứ nhất hiện tiền, ý của cõi dục kia, địa của tĩnh lự thứ nhất, pháp của ý thức, hoặc hệ thuộc ba cõi, hoặc không hệ thuộc. Lúc tâm thiện của cõi dục nơi hai vô gián kia hiện tiền, ý địa của tĩnh lự thứ nhất kia, pháp của ý thức nơi cõi dục, hoặc hệ thuộc ba cõi, hoặc không hệ thuộc.

Tĩnh lự thứ nhất vô gián khi thuận theo thứ lớp nhập tĩnh lự thứ hai, ý của tĩnh lự thứ nhất kia, pháp ý thức của tĩnh lự thứ hai, hoặc hệ thuộc ba cõi, hoặc không hệ thuộc.

Tĩnh lự thứ hai vô gián khi trái với thứ lớp nhập tĩnh lự thứ nhất, ý của tĩnh lự thứ hai kia, pháp ý thức của tĩnh lự thứ nhất, hoặc hệ thuộc ba cõi, hoặc không hệ thuộc. Tĩnh lự thứ hai vô gián khi thuận theo thứ lớp nhập tĩnh lự thứ ba, ý của tĩnh lự thứ hai kia, pháp ý thức của tĩnh lự thứ ba, hoặc hệ thuộc ba cõi, hoặc không hệ thuộc.

Tĩnh lự thứ ba vô gián khi trái với thứ lớp nhập tĩnh lự thứ hai, ý của tĩnh lự thứ ba kia, pháp ý thức của tĩnh lự thứ hai, hoặc hệ thuộc ba cõi, hoặc không hệ thuộc. Tĩnh lự thứ ba vô gián khi thuận theo thứ lớp nhập tĩnh lự thứ tư, ý của tĩnh lự thứ ba kia, pháp ý thức của tĩnh lự thứ tư, hoặc hệ thuộc ba cõi, hoặc không hệ thuộc.

Tĩnh lự thứ tư vô gián khi trái với thứ lớp nhập tĩnh lự thứ ba, ý của tĩnh lự thứ tư kia, pháp ý thức của tĩnh lự thứ ba, hoặc hệ thuộc ba cõi, hoặc không hệ thuộc. Tĩnh lự thứ tư vô gián khi thuận theo thứ lớp nhập Không vô biên xứ, ý của tĩnh lự thứ tư kia, pháp ý thức của Không vô biên xứ, hoặc hệ thuộc cõi vô sắc, hoặc không hệ thuộc.

Không vô biên xứ vô gián khi trái với thứ lớp nhập tĩnh lự thứ tư, ý của Không vô biên xứ kia, pháp ý thức của tĩnh lự thứ tư, hoặc hệ thuộc ba cõi, hoặc không hệ thuộc. Không vô biên xứ vô gián khi thuận theo thứ lớp nhập Thức vô biên xứ, ý của Không vô biên xứ kia, pháp ý thức của Thức vô biên xứ, hoặc hệ thuộc Thức vô biên xứ, hoặc hệ thuộc Vô sở hữu xứ, hoặc hệ thuộc Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc không hệ thuộc.

Thức vô biên xứ vô gián khi trái với thứ lớp nhập Không vô biên xứ, ý của Thức vô biên xứ kia, pháp ý thức của Không vô biên xứ, hoặc hệ thuộc cõi vô sắc, hoặc không hệ thuộc. Thức vô biên xứ vô gián khi thuận theo thứ lớp nhập Vô sở hữu xứ, ý của Thức vô biên xứ kia, pháp ý thức của Vô sở hữu xứ, hoặc hệ thuộc Vô sở hữu xứ, hoặc hệ thuộc Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc không hệ thuộc.

Vô sở hữu xứ vô gián khi trái với thứ lớp nhập Thức vô biên xứ, ý của Vô sở hữu xứ kia, pháp ý thức của Thức vô biên xứ, hoặc hệ thuộc Thức vô biên xứ, hoặc hệ thuộc Vô sở hữu xứ, hoặc hệ thuộc Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc không hệ thuộc. Vô sở hữu xứ vô gián khi thuận theo thứ lớp nhập Phi tưởng phi phi tưởng xứ, ý của Vô sở hữu xứ kia, pháp ý thức của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc hệ thuộc Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc không hệ thuộc.

Phi tưởng phi phi tưởng xứ vô gián khi trái với thứ lớp nhập Vô sở hữu xứ, ý của Phi tưởng phi phi tưởng xứ kia, pháp ý thức của Vô sở hữu xứ, hoặc hệ thuộc Vô sở hữu xứ, hoặc hệ thuộc Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc không hệ thuộc.

Tĩnh lự thứ nhất vô gián khi siêu việt thuận nhập tĩnh lự thứ ba, ý của tĩnh lự thứ nhất kia, pháp ý thức của tĩnh lự thứ ba, hoặc hệ thuộc ba cõi, hoặc không hệ thuộc.

Tĩnh lự thứ ba vô gián khi siêu việt nghịch nhập tĩnh lự thứ nhất, ý của tĩnh lự thứ ba kia, pháp ý thức của tĩnh lự thứ nhất, hoặc hệ thuộc ba cõi, hoặc không hệ thuộc.

Cho đến Thức vô biên xứ vô gián khi siêu việt thuận nhập Phi tưởng phi phi tưởng xứ, ý của Thức vô biên xứ kia, pháp ý thức của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc hệ thuộc Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc không hệ thuộc.

Phi tưởng phi phi tưởng xứ vô gián khi siêu việt nghịch nhập Thức vô biên xứ, ý của Phi tưởng phi phi tưởng xứ kia, pháp ý thức của Thức vô biên xứ, hoặc hệ thuộc Thức vô biên xứ, hoặc hệ thuộc Vô sở hữu xứ, hoặc hệ thuộc Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc không hệ thuộc.

Địa còn lại tùy theo tướng, đều nên nói rộng.

Như thế là đã nói nhập định thuận, nghịch.

Tiếp theo lại nên thuyết giảng về quả của định nơi nhập định.

Trong đây quả của định là mười bốn tâm biến hóa, tức cõi dục tĩnh lự thứ nhất, mỗi nơi đều có bốn, tĩnh lự thứ hai có ba, tĩnh lự thứ ba có hai, tĩnh lự thứ tư có một.

Lại, cõi dục có bốn tâm biến hóa: Nghĩa là quả của tĩnh lự thứ nhất cho đến quả của tĩnh lự thứ tư. Bốn tâm biến hóa này vô gián, tịnh, nên bốn tĩnh lự hiện tiền. Bốn tĩnh lự tịnh nên bốn tâm biến hóa này hiện tiền. Tâm biến hóa vô gián, quả của tĩnh lự thứ nhất nơi cõi dục tịnh, nên khi tĩnh lự thứ nhất hiện tiền, ý của cõi dục kia, pháp ý thức của tĩnh lự thứ nhất, hoặc hệ thuộc ba cõi, hoặc không hệ thuộc. Tĩnh lự thứ nhất vô gián tịnh, quả của tĩnh lự thứ nhất nơi cõi dục, nên khi tâm biến hóa hiện tiền, ý của tĩnh lự thứ nhất, pháp ý thức của cõi dục, tức đối tượng biến hóa, hoặc bốn xứ hoặc hai xứ.

Như thế cho đến quả của tĩnh lự thứ tư nơi cõi dục, tâm biến hóa vô gián, nên khi tĩnh lự thứ tư tịnh hiện tiền, ý của cõi dục kia, pháp ý thức của tĩnh lự thứ tư, hoặc hệ thuộc ba cõi, hoặc không hệ thuộc. Tĩnh lự thứ tư tịnh vô gián, tâm biến hóa, quả của tĩnh lự thứ tư nơi cõi dục, khi hiện tiền, ý của tĩnh lự thứ tư, pháp ý thức của cõi dục, tức đối tượng biến hóa, hoặc bốn xứ, hoặc hai xứ. Tâm biến hóa, quả của mười tĩnh lự khác đối với tĩnh lự tịnh, nói rộng thuận theo tướng nên biết.

Như thế là đã nói về quả của định nơi nhập định.

Tiếp theo lại nên thuyết giảng về mạng chung thọ sinh. Nghĩa là khi chết ở cõi dục, sinh nơi tĩnh lự thứ nhất, ý của cõi dục kia, pháp ý thức của tĩnh lự thứ nhất, hoặc hệ thuộc tám địa trên, hoặc không hệ thuộc. Khi chết ở tĩnh lự thứ nhất, sinh nơi cõi dục, ý của tĩnh lự thứ nhất kia, pháp ý thức của cõi dục, hoặc hệ thuộc ba cõi, hoặc không hệ thuộc. Chết ở cõi dục, cho đến khi sinh nơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ, ý của cõi dục kia, pháp ý thức của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc hệ thuộc Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc không hệ thuộc. Chết ở Phi tưởng phi phi tưởng xứ cho đến lúc sinh nơi cõi dục, ý của Phi tưởng phi phi tưởng xứ kia, pháp ý thức của cõi dục, hoặc hệ thuộc ba cõi, hoặc không hệ thuộc. Cho đến mất ở Vô sở hữu xứ, khi sinh nơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ, ý của Vô sở hữu xứ kia, pháp ý thức của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc hệ thuộc Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc không hệ thuộc. Khi chết ở Phi tưởng phi phi tưởng xứ, sinh nơi Vô sở hữu xứ, ý của Phi tưởng phi phi tưởng xứ kia, pháp ý thức của vô Vô sở hữu xứ, hoặc hệ thuộc Vô sở hữu xứ, hoặc hệ thuộc Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc không hệ thuộc. Đây gọi là hệ thuộc khác.

Trong đây, không có sự đồng khác của bốn thứ cùng đối, do ý giới cùng chung nơi chín địa, không cần nương dựa nơi sắc thân để khởi.

Hỏi: Sáu thức thân này, bao nhiêu thứ có phân biệt, bao nhiêu thứ không phân biệt?

Đáp: Năm thức thân trước chỉ là không phân biệt, thức thân thứ sáu hoặc là có phân biệt, hoặc là không phân biệt. Lại, người ở nơi định đều không phân biệt. Người không ở nơi định thừa nhận có phân biệt, do chấp, so xét, phân biệt khắp, cùng với ý thức bất định đều có. Ở đây, lại nói sau nhãn thức khởi ý thức phân biệt.

Hỏi: Dùng mắt của cõi dục để thấy sắc của cõi dục, khi dùng mắt cõi sắc để thấy sắc của cõi dục, cõi sắc, đối với sắc ấy khởi bao nhiêu thứ nhãn thức? Sau nhãn thức này, ở mắt kia lại khởi bao nhiêu thứ ý thức phân biệt?

Đáp: Người đã đoạn căn thiện, khi mắt trông thấy sắc, đối với sắc ấy khởi hai thứ nhãn thức là nhiễm ô và vô phú vô ký. Sau đấy, đối với sắc này lại khởi ba thứ ý thức phân biệt, tức là thiện, nhiễm ô, vô phú vô ký.

Người không đoạn căn thiện, nếu là các phàm phu chưa lìa nhiễm cõi dục, khi mắt trông thấy sắc, đối với sắc ấy khởi ba thứ nhãn thức, tức là thiện, nhiễm ô, vô phú vô ký. Sau đấy, đối với sắc này lại khởi ba thứ ý thức phân biệt nơi cõi dục, tức là thiện, nhiễm ô, vô phú vô ký. Tức người kia nếu sinh nơi cõi dục, đã lìa nhiễm cõi dục, chưa lìa nhiễm của tĩnh lự thứ nhất, khi dùng mắt của cõi dục trông thấy các sắc, đối với sắc ấy khởi hai thứ nhãn thức là ba thứ trừ nhiễm ô. Sau đấy, đối với sắc này lại khởi ý thức phân biệt. Nếu là pháp thoái chuyển, thì ở cõi dục có ba thứ, tĩnh lự thứ nhất có hai thứ. Nếu là pháp không thoái chuyển, cõi dục và tĩnh lự thứ nhất đều có hai thứ trừ nhiễm ô. Tức người kia khi dùng mắt của tĩnh lự thứ nhất trông thấy sắc của cõi dục, đối với sắc ấy khởi nhãn thức vô phú vô ký. Sau đấy, đối với sắc này lại khởi ý thức phân biệt: Tĩnh lự thứ nhất có hai thứ, trừ nhiễm ô. Nếu là pháp thoái chuyển, cõi dục có ba thứ. Nếu là pháp không thoái chuyển, cõi dục có hai thứ.

Khi thấy sắc của tĩnh lự thứ nhất, đối với sắc ấy khởi nhãn thức vô phú vô ký. Sau đấy, đối với sắc này lại khởi ý thức phân biệt: Tĩnh lự thứ nhất có ba thứ. Ở cõi dục, nếu là pháp thoái chuyển có hai thứ trừ vô ký, nếu là pháp không thoái chuyển chỉ là thiện. Tức người kia đã lìa nhiễm của tĩnh lự thứ nhất, chưa lìa nhiễm của tĩnh lự thứ hai, khi dùng mắt của tĩnh lự thứ nhất để trông thấy sắc của cõi dục, đối với sắc ấy khởi nhãn thức vô phú vô ký. Sau đấy, đối với sắc này lại khởi ý thức phân biệt. Nếu là pháp thoái chuyển, cõi dục có ba thứ, tĩnh lự thứ nhất có hai thứ. Nếu là pháp không thoái chuyển, cõi dục có hai thứ, tĩnh lự thứ nhất chỉ là thiện.

Khi thấy sắc của tĩnh lự thứ nhất, đối với sắc ấy khởi nhãn thức vô phú vô ký. Sau đấy, đối với sắc này lại khởi ý thức phân biệt. Nếu là pháp thoái chuyển, cõi dục có hai thứ, tĩnh lự thứ nhất có ba thứ. Nếu là pháp không thoái chuyển, cõi dục và tĩnh lự thứ nhất đều chỉ là thiện. Tức người kia khi dùng mắt của tĩnh lự thứ hai để thấy sắc của cõi dục, đối với sắc ấy khởi nhãn thức vô phú vô ký. Sau đấy, đối với sắc này lại khởi ý thức phân biệt. Nếu là pháp thoái chuyển, cõi dục có ba thứ, hai tĩnh lự trước đều có hai thứ. Nếu là pháp không thoái chuyển, cõi dục và tĩnh lự thứ hai đều có hai thứ, tĩnh lự thứ nhất chỉ là thiện.

Khi thấy sắc nơi tĩnh lự thứ nhất, đối với sắc ấy khởi nhãn thức vô phú vô ký. Sau đấy, đối với sắc này lại khởi ý thức phân biệt. Nếu là pháp thoái chuyển, cõi dục và tĩnh lự thứ hai đều có hai thứ, tĩnh lự thứ nhất có ba thứ. Nếu là pháp không thoái chuyển, cõi dục và tĩnh lự thứ nhất đều chỉ là thiện, tĩnh lự thứ hai có hai thứ.

Khi thấy sắc của tĩnh lự thứ hai, đối với sắc ấy khởi nhãn thức vô phú vô ký. Sau đấy, đối với sắc này lại khởi ý thức phân biệt. Nếu là pháp thoái chuyển, cõi dục và tĩnh lự thứ nhất đều có hai thứ, tĩnh lự thứ hai có ba thứ. Nếu là pháp ko thoái chuyển, cõi dục và tĩnh lự thứ nhất đều chỉ là thiện, tĩnh lự thứ hai có ba thứ. Tức người kia đã lìa nhiễm của tĩnh lự thứ hai, chưa lìa nhiễm của tĩnh lự thứ ba, khi dùng mắt của tĩnh lự thứ nhất để trông thấy sắc của cõi dục, đối với sắc ấy khởi nhãn thức vô phú vô ký. Sau đấy, đối với sắc này lại khởi ý thức phân biệt. Nếu là pháp thoái chuyển, cõi dục có ba thứ, ba tĩnh lự trước đều có hai thứ. Nếu là pháp không thoái chuyển, cõi dục và tĩnh lự thứ ba đều có hai thứ, hai tĩnh lự trước đều chỉ là thiện.

Khi thấy sắc của tĩnh lự thứ nhất, đối với sắc ấy khởi nhãn thức vô phú vô ký. Sau đấy, đối với sắc này lại khởi ý thức phân biệt. Nếu là pháp thoái chuyển, cõi dục và tĩnh lự thứ hai, thứ ba đều có hai thứ, tĩnh lự thứ nhất có ba thứ. Nếu là pháp không thoái chuyển, cõi dục và hai tĩnh lự trước đều chỉ là thiện, tĩnh lự thứ ba có hai thứ. Tức người kia khi dùng mắt của tĩnh lự thứ hai để thấy sắc của cõi dục, đối với sắc ấy khởi nhãn thức vô phú vô ký. Sau đấy, đối với sắc của cõi dục kia lại khởi ý thức phân biệt. Nếu là pháp thoái chuyển, cõi dục có ba thứ, hai tĩnh lự trước đều có hai thứ. Nếu là pháp không thoái chuyển, cõi dục có hai thứ, hai tĩnh lự trước đều chỉ là thiện.

Khi thấy sắc của tĩnh lự thứ nhất, đối với sắc ấy khởi nhãn thức vô phú vô ký. Sau đấy, ở sắc kia lại khởi ý thức phân biệt. Nếu là pháp thoái chuyển, cõi dục và tĩnh lự thứ hai đều có hai thứ, tĩnh lự thứ nhất có ba thứ. Nếu là pháp không thoái chuyển, cõi dục và hai tĩnh lự trước đều chỉ là thiện.

Khi thấy sắc của tĩnh lự thứ hai, đối với sắc ấy khởi nhãn thức vô phú vô ký. Sau đấy, đối với sắc này lại khởi ý thức phân biệt. Nếu là pháp thoái chuyển, cõi dục và tĩnh lự thứ nhất đều có hai thứ, tĩnh lự thứ hai có ba thứ. Nếu là pháp không thoái chuyển, cõi dục và hai tĩnh lự trước đều chỉ là thiện. Tức người kia khi dùng mắt của tĩnh lự thứ ba thấy sắc của cõi dục, đối với sắc ấy khởi nhãn thức vô phú vô ký. Sau đấy, đối với sắc này lại khởi ý thức phân biệt. Nếu là pháp thoái chuyển, cõi dục có ba thứ, ba tĩnh lự trước đều có hai thứ. Nếu là pháp không thoái chuyển, cõi dục và tĩnh lự thứ ba đều có hai thứ, hai tĩnh lự trước đều chỉ là thiện. Khi thấy sắc của tĩnh lự thứ nhất, đối với sắc ấy khởi nhãn thức vô phú vô ký. Sau đấy, đối với sắc này lại khởi ý thức phân biệt. Nếu là pháp thoái chuyển, cõi dục và tĩnh lự thứ hai, thứ ba đều có hai thứ, tĩnh lự thứ nhất có ba thứ. Nếu là pháp không thoái chuyển, cõi dục và hai tĩnh lự trước đều chỉ là thiện, tĩnh lự thứ ba có hai thứ.

Khi thấy sắc của tĩnh lự thứ hai, đối với đối sắc ấy khởi nhãn thức vô phú vô ký. Sau đấy, đối với sắc này lại khởi ý thức phân biệt. Nếu là pháp thoái chuyển, cõi dục và tĩnh lự thứ nhất, thứ ba đều có hai thứ, tĩnh lự thứ hai có ba thứ. Nếu là pháp không thoái chuyển, cõi dục và hai tĩnh lự trước đều chỉ là thiện, tĩnh lự thứ ba có hai thứ.

Khi thấy sắc của tĩnh lự thứ ba, đối với sắc ấy khởi nhãn thức vô phú vô ký. Sau đấy, đối với sắc này lại khởi ý thức phân biệt. Nếu là pháp thoái chuyển, cõi dục và hai tĩnh lự trước đều có hai thứ, tĩnh lự thứ ba có ba thứ. Nếu là pháp không thoái chuyển, cõi dục và hai tĩnh lự trước đều chỉ là thiện, tĩnh lự thứ ba có ba thứ. Tức người kia đã lìa nhiễm của tĩnh lự thứ ba, chưa lìa nhiễm của tĩnh lự thứ tư, khi dùng mắt của tĩnh lự thứ nhất thấy sắc nơi cõi dục, đối với sắc ấy khởi nhãn thức vô phú vô ký. Sau đấy, đối với sắc này lại khởi ý thức phân biệt. Nếu là pháp thoái chuyển, cõi dục có ba thứ, bốn tĩnh lự đều có hai thứ. Nếu là pháp không thoái chuyển, cõi dục và tĩnh lự thứ tư đều có hai thứ, ba tĩnh lự trước đều chỉ là thiện.

Khi thấy sắc của tĩnh lự thứ nhất, đối với sắc ấy khởi nhãn thức vô phú vô ký. Sau đấy, đối với sắc này lại khởi ý thức phân biệt. Nếu là pháp thoái chuyển, cõi dục và ba tĩnh lự sau đều có hai thứ, tĩnh lự thứ nhất có ba thứ. Nếu là pháp không thoái chuyển, cõi dục và ba tĩnh lự trước đều chỉ là thiện, tĩnh lự thứ tư có hai thứ. Tức người kia khi dùng mắt của tĩnh lự thứ hai trông thấy sắc của cõi dục, đối với sắc ấy khởi nhãn thức vô phú vô ký. Sau đấy, đối với sắc này lại khởi ý thức phân biệt. Nếu là pháp thoái chuyển, cõi dục có ba thứ, bốn tĩnh lự đều có hai thứ. Nếu là pháp không thoái chuyển, cõi dục và tĩnh lự thứ tư đều có hai thứ, ba tĩnh lự trước đều chỉ là thiện.

Khi thấy sắc của tĩnh lự thứ nhất, đối với sắc ấy khởi nhãn thức vô phú vô ký. Sau đấy, đối với sắc này lại khởi ý thức phân biệt. Nếu là pháp thoái chuyển, cõi dục và ba tĩnh lự sau đều có hai thứ, tĩnh lự thứ nhất có ba thứ. Nếu là pháp không thoái chuyển, cõi dục và ba tĩnh lự trước đều chỉ là thiện, tĩnh lự thứ tư có hai thứ.

Khi thấy sắc của tĩnh lự thứ hai, đối với sắc ấy khởi nhãn thức vô phú vô ký. Sau đấy, đối với sắc này lại khởi ý thức phân biệt. Nếu là pháp thoái chuyển, cõi dục và tĩnh lự thứ nhất, thứ ba, thứ tư đều có hai thứ, tĩnh lự thứ hai có ba thứ. Nếu là pháp không thoái chuyển, cõi dục và ba tĩnh lự trước đều chỉ là thiện, tĩnh lự thứ tư có hai thứ. Tức người kia khi dùng mắt của tĩnh lự thứ ba để trông thấy sắc của cõi dục, đối với sắc ấy khởi nhãn thức vô phú vô ký. Sau đấy, đối với sắc này lại khởi ý thức phân biệt. Nếu là pháp thoái chuyển, cõi dục có ba thứ, bốn tĩnh lự đều có hai thứ. Nếu là pháp không thoái chuyển, cõi dục và tĩnh lự thứ tư đều có hai thứ, ba tĩnh lự trước đều chỉ là thiện.

Khi thấy sắc của tĩnh lự thứ nhất, đối với sắc ấy khởi nhãn thức vô phú vô ký. Sau đấy, đối với sắc này lại khởi ý thức phân biệt. Nếu là pháp thoái chuyển, cõi dục và ba tĩnh lự sau đều có hai thứ, tĩnh lự thứ nhất có ba thứ. Nếu là pháp không thoái chuyển, cõi dục và ba tĩnh lự trước đều chỉ là thiện, tĩnh lự thứ tư có hai thứ.

Khi thấy sắc của tĩnh lự thứ hai, đối với sắc ấy khởi nhãn thức vô phú vô ký. Sau đấy đối với sắc này lại khởi ý thức phân biệt. Nếu là pháp thoái chuyển, cõi dục và tĩnh lự thứ nhất, thứ ba, thứ tư đều có hai thứ, tĩnh lự thứ hai có ba thứ. Nếu là pháp không thoái chuyển, cõi dục và ba tĩnh lự trước đều chỉ là thiện, tĩnh lự thứ tư có hai thứ.

Khi thấy sắc của tĩnh lự thứ ba, đối với sắc ấy khởi nhãn thức vô phú vô ký. Sau đấy đối với sắc này lại khởi ý thức phân biệt. Nếu là pháp thoái chuyển, cõi dục và tĩnh lự thứ nhất, thứ hai, thứ tư đều có hai thứ, tĩnh lự thứ ba có ba thứ. Nếu là pháp không thoái chuyển, cõi dục và ba tĩnh lự trước đều chỉ là thiện, tĩnh lự thứ tư có hai thứ. Tức người kia khi dùng mắt của tĩnh lự thứ tư để trông thấy sắc nơi cõi dục, đối với sắc ấy khởi nhãn thức vô phú vô ký. Sau đấy, đối với sắc này lại khởi ý thức phân biệt. Nếu là pháp thoái chuyển, cõi dục có ba thứ (Thiện, bất thiện, vô ký), bốn tĩnh lự đều có hai thứ. Nếu là pháp không thoái chuyển, cõi dục, tĩnh lự thứ tư đều có hai thứ, ba tĩnh lự trước đều chỉ là thiện.

HẾT – QUYỂN 72