LUẬN A TỲ ĐẠT MA ĐẠI TỲ BÀ SA
Tác giả: Năm trăm vị Đại A La Hán
Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ

 

QUYỂN 194

Chương 8: KIẾN UẨN

Phẩm 2: BÀN VỀ BA HỮU, phần 3

Có những người muốn khiến ở đây dựa chung vào tu đắc, tu tập để tạo luận, họ nói: Nếu tu tưởng vô thường: Nghĩa là tưởng vô thường, hoặc hiện tiền hoặc không hiện tiền nhưng tu tưởng ấy. Người kia tư duy về tưởng vô thường: Nghĩa là dùng tưởng vô thường làm đối tượng duyên, tức là khi tu tưởng vô thường, duyên nơi nghĩa của tưởng vô thường.

Hỏi: Nếu tu tưởng vô thường thì người kia tư duy về tưởng vô thường chăng?

Đáp: Nên nêu ra bốn trường hợp:

1. Có trường hợp tu tưởng vô thường không tư duy về tưởng vô thường: Nghĩa là duyên nơi pháp khác để tu tưởng vô thường. Như duyên nơi các uẩn sắc thọ hành thức, trừ uẩn nơi tưởng còn lại của tưởng vô thường tu tưởng vô thường, duyên nơi vô vi tu tưởng vô thường.

Đây là nói ở nơi phần vị nào? Đáp: Đây là nói ở phần vị noãn, đảnh tăng trưởng, khởi thân thọ tâm niệm trụ và duyên nơi pháp khác theo pháp niệm trụ. Nếu đảnh, nhẫn ban đầu cùng nhẫn tăng trưởng khởi, duyên nơi diệt đế theo pháp niệm trụ. Hoặc dùng diệt trí lìa nhiễm nơi cõi dục cho đến nhiễm nơi Vô sở hữu xứ, dùng thân thọ tâm niệm trụ và duyên nơi pháp khác theo pháp niệm trụ làm gia hạnh, khi được tất cả đạo gia hạnh, vô gián, giải thoát ấy, lìa nhiễm nơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ nói cũng như vậy, chỉ trừ khi đạt đạo giải thoát thứ chín. Hoặc dùng duyên nơi pháp niệm trụ của diệt đế, tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí. Hoặc dùng thân thọ tâm niệm trụ và duyên nơi pháp khác theo pháp niệm trụ làm gia hạnh, khi được tất cả đạo gia hạnh, vô gián, giải thoát ấy, bậc vô học luyện căn nói cũng như vậy, chỉ trừ đạo giải thoát thứ chín.

Nếu dùng thân thọ tâm niệm trụ và khi duyên nơi pháp khác theo pháp niệm trụ tạp tu các tĩnh lự, hoặc khi dẫn phát thần cảnh, thiên nhãn, thiên nhĩ thông, hoặc dùng thọ tâm niệm trụ và duyên nơi pháp khác theo pháp niệm trụ, khi khởi tha tâm trí thông. Hoặc khi khởi quán bất tịnh, trì tức niệm, ba giải thoát đầu, tám thắng xứ, tám biến xứ trước, hai vô ngại giải là pháp, từ, khi khởi vô tránh, không không, vô nguyện vô nguyện, vô tướng vô tướng. Có thuyết nói: Trừ khi khởi vô nguyện vô nguyện, khi khởi thân thọ tâm niệm trụ và duyên nơi pháp khác theo pháp niệm trụ.

Những người muốn khiến tất cả pháp là thắng nghĩa, khi khởi thân thọ tâm niệm trụ và duyên nơi pháp khác theo pháp niệm trụ và nghĩa vô ngại giải. Những người muốn khiến chỉ có Niết-bàn là thắng nghĩa, khi khởi nghĩa vô ngại giải, khởi thân thọ tâm niệm trụ và khi duyên nơi pháp khác theo pháp niệm trụ cùng biện vô ngại giải, nguyện trí, định biên vực, giải thoát vô sắc, nhập định diệt tận, tưởng tâm vi tế. Vào những lúc như thế, tu tưởng vô thường không tư duy về tưởng vô thường.

2. Có trường hợp tư duy về tưởng vô thường không tu tưởng vô thường: Nghĩa là duyên nơi tưởng vô thường để tu tưởng khác. Tưởng khác: Là tưởng vô thường khổ, tưởng khổ vô ngã và các tưởng thiện, nhiễm, vô ký khác.

Trong đây, tưởng thiện là tưởng thiện gia hạnh và tưởng thiện sinh đắc. Tưởng thiện gia hạnh nghĩa là do văn, tư, tu tạo thành. Do văn, tư tạo thành như trước đã nói. Do tu tạo thành nghĩa là duyên nơi tưởng vô thường, khởi hành tướng phi vô thường, khởi tưởng do tu tạo thành nhưng không tu tưởng vô thường.

Đây là nói ở nơi phần vị nào? Đáp: Ở tại phần vị noãn ban đầu, khi duyên nơi tập, đạo đế, nếu đã nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về tập nơi bốn khoảnh tâm, hiện quán về đạo nơi ba khoảnh tâm. Hoặc các phàm phu lìa nhiễm nơi cõi dục cho đến nhiễm của Vô sở hữu xứ, nếu dùng duyên nơi tưởng vô thường theo pháp niệm trụ làm gia hạnh, khi được tất cả đạo gia hạnh, vô gián, giải thoát ấy, tức hàng phàm phu khi dẫn phát duyên nơi tưởng vô thường theo pháp niệm trụ và tha tâm trí, trí túc trụ tùy niệm thông, tức hàng phàm phu khởi bốn vô lượng và khi duyên nơi tưởng vô thường theo pháp niệm trụ, là hàng phàm phu khởi duyên nơi tưởng vô thường theo pháp niệm trụ, giải thoát vô sắc và khởi Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Biến xứ, đó gọi là tưởng thiện, tưởng nhiễm và vô ký như trước đã nói. Đây gọi là tư duy về tưởng vô thường không tu tưởng vô thường.

3. Có trường hợp tu tưởng vô thường cũng tư duy về tưởng vô thường. Nghĩa là duyên nơi tưởng vô thường, tu tưởng vô thường. Như khi tưởng vô thường cùng nối tiếp hiện tiền thì duyên nơi tưởng vô thường cùng nối tiếp quá khứ vị lai của chính mình và cùng nối tiếp ba đời của kẻ khác.

Đây là nói ở nơi phần vị nào? Đáp: Đây là nói ở nơi phần vị noãn ban đầu, khởi duyên nơi khổ đế theo pháp niệm trụ, tăng trưởng noãn, đảnh khởi duyên nơi tưởng vô thường theo pháp niệm trụ, cùng đảnh nhẫn ban đầu và tăng trưởng nhẫn khởi duyên nơi ba đế theo pháp niệm trụ, hoặc khởi pháp thế đệ nhất. Nếu đã nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về khổ nơi bốn khoảnh tâm và khi được đạo loại trí.

Nếu dùng duyên nơi tưởng vô thường theo pháp niệm trụ lìa nhiễm nơi cõi dục cho đến nhiễm nơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc tức lấy đó làm gia hạnh, thì khi được tất cả đạo gia hạnh, vô gián, giải thoát ấy, nếu do tưởng vô thường theo pháp niệm trụ, bậc tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí, bậc thời giải thoát luyện căn tạo bất động.

Nếu tức lấy đấy làm gia hạnh, thì khi được tất cả đạo gia hạnh, vô gián, giải thoát ấy, hoặc do duyên nơi tưởng vô thường theo pháp niệm trụ để tạp tu tĩnh lự, khi đó hoặc khởi duyên nơi tưởng vô thường và khi được tha tâm trí, túc trụ tùy niệm trí thông, đã khởi bốn vô lượng. Có những người muốn khiến tất cả pháp là thắng nghĩa, khi khởi duyên nơi tưởng vô thường, nghĩa vô ngại giải và biện vô ngại giải, nguyện trí, định biên vực, giải thoát vô sắc, nhập định diệt tận, tưởng tâm vi tế, khởi Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, biến xứ.

Có thuyết nói: Lúc ấy cùng khởi vô nguyện vô nguyện.

Vào những lúc như thế là tu tưởng vô thường cũng tư duy về tưởng vô thường.

4. Có trường hợp không tu tưởng vô thường cũng không tư duy về tưởng vô thường. Nghĩa là trừ các tướng nêu trước.

Đây là nói ở nơi phần vị nào? Đáp: Đây là nói ở phần vị noãn ban đầu, khi khởi duyên nơi diệt đế theo pháp niệm trụ. Nếu đã nhập chánh tánh ly sinh, thì hiện quán về diệt nơi bốn khoảnh tâm. Ngoài ra nơi tất cả phần vị không duyên nơi tưởng vô thường, cũng không tu tưởng vô thường. Như chỗ ứng hợp ấy đều nên nhận biết.

Phần tụng của Sư nước ngoài cũng như trước nên nhận biết.

Như tưởng vô thường thì tưởng vô thường khổ, tưởng khổ vô ngã cũng như vậy. Có sai khác là nói về danh xưng của tự mình ở trong trường hợp thứ ba, thì trừ có thuyết nói vô nguyện vô nguyện.

Tưởng bất tịnh, tưởng chán ăn uống, tưởng tất cả thế gian không thể vui thích, tưởng chết, tưởng đoạn, tưởng lìa, tưởng diệt, theo sự thích ứng nên biết.

Nghĩa là tưởng bất tịnh v.v… cũng nêu ra bốn trường hợp, nhưng có sai khác. Tức là nếu tu tưởng bất tịnh thì người kia tư duy về tưởng bất tịnh chăng?

Đáp: Nên nêu ra bốn trường hợp:

1. Có trường hợp tu tưởng bất tịnh không tư duy về tưởng bất tịnh. Nghĩa là duyên nơi pháp khác để tu tưởng bất tịnh.

Đây là nói ở nơi phần vị nào? Đáp: Đây là nói nếu dùng diệt đạo trí lìa nhiễm nơi cõi dục cho đến nhiễm của tĩnh lự thứ ba, hoặc dùng thân thọ tâm niệm trụ và duyên nơi pháp khác theo pháp niệm trụ làm gia hạnh thì khi được tất cả đạo gia hạnh ấy và đạo giải thoát sau cùng. Có thuyết nói: Khi được tất cả đạo giải thoát. Nếu dựa vào định hữu sắc lìa nhiễm nơi tĩnh lự thứ tư cho đến nhiễm nơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc dùng thân thọ tâm niệm trụ và duyên nơi pháp khác theo pháp niệm trụ làm gia hạnh, thì khi được tất cả đạo gia hạnh kia, nếu sinh nơi cõi dục, cõi sắc đắc quả A-la-hán, là khi được đạo giải thoát sau cùng.

Nếu dùng diệt đạo trí thì bậc tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí. Do thân thọ tâm niệm trụ và duyên nơi pháp khác theo pháp niệm trụ làm gia hạnh, thì khi được đạo gia hạnh ấy, đạo giải thoát thì bất định như trước đã nói, thì bậc thời giải thoát luyện căn tạo bất động. Nếu dựa nơi định hữu sắc, dùng thân thọ tâm niệm trụ và duyên nơi pháp khác theo pháp niệm trụ làm gia hạnh, thì khi được đạo gia hạnh đó là được đạo giải thoát sau cùng.

Nếu dùng thân thọ tâm niệm trụ và khi duyên nơi pháp khác theo pháp niệm trụ để tạp tu tĩnh lự, hoặc dẫn phát thần cảnh, thiên nhãn, thiên nhĩ, tha tâm trí thông, bốn đạo vô gián, một đạo giải thoát và khi duyên nơi pháp khác được tha tâm trí thông, đạo giải thoát, hoặc khi khởi quán bất tịnh, trì tức niệm, ba giải thoát đầu, tám thắng xứ, tám biên xứ trước, hai vô ngại giải pháp từ.

Nếu dựa nơi định hữu sắc khởi thân thọ tâm niệm trụ và khi duyên nơi pháp khác theo pháp niệm trụ, những người muốn khiến tất cả pháp là thắng nghĩa, tức dựa vào định hữu sắc khởi thân thọ tâm niệm trụ cùng duyên nơi pháp khác theo pháp niệm trụ và nghĩa vô ngại giải. Có người muốn khiến chỉ Niết-bàn là thắng nghĩa, là khi khởi nghĩa vô ngại giải. Hoặc dựa nơi định hữu sắc khởi biện vô ngại giải và khi khởi thân thọ tâm niệm trụ cùng duyên nơi pháp khác theo pháp niệm trụ, nguyện trí, định biên vực. Hoặc khi khởi vô tránh, nếu dựa nơi định hữu sắc khởi không không, vô nguyện vô nguyện, vô tướng vô tướng.

Vào những lúc như thế là tu tưởng bất tịnh không tư duy về tưởng bất tịnh.

2. Có trường hợp tư duy về tưởng bất tịnh không tu tưởng bất tịnh. Nghĩa là duyên nơi tưởng bất tịnh để tu tưởng khác. Tưởng khác: Là tưởng vô thường, tưởng vô thường khổ, tưởng khổ vô ngã và các tưởng thiện, nhiễm, vô ký khác.

Trong đây, tưởng thiện là thiện gia hạnh và thiện sinh đắc. Tưởng thiện gia hạnh là do văn tư tu tạo thành. Do văn tạo thành là duyên nơi tưởng bất tịnh khởi tưởng do văn tạo thành. Do tư tạo thành là duyên nơi tưởng bất tịnh khởi tưởng do tư tạo thành. Do tu tạo thành là duyên nơi tưởng bất tịnh khởi tưởng do tu tạo thành.

Đây là nói ở nơi phần vị nào? Đáp: Đây là nói ở nơi phần vị noãn, đảnh, nhẫn ban đầu và tăng trưởng nhẫn duyên nơi khổ tập đế. Tăng trưởng noãn, đảnh khởi duyên nơi tưởng bất tịnh theo pháp niệm trụ. Nếu khởi pháp thế đệ nhất, hoặc đã nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về khổ tập mỗi thứ đều bốn khoảnh tâm. Nếu khi dùng đạo thế tục hoặc khổ tập trí lìa nhiễm nơi cõi dục cho đến nhiễm của tĩnh lự thứ ba, thì được tất cả chín đạo vô gián, tám đạo giải thoát.

Có thuyết nói: Chỉ là khi được đạo vô gián. Hoặc dùng đạo thế tục lìa nhiễm nơi tĩnh lự thứ tư, dùng cận phần của Không vô biên xứ duyên nơi tưởng bất tịnh theo pháp niệm trụ làm gia hạnh, thì khi ấy được tất cả đạo gia hạnh vô gián kia. Hoặc dùng khổ tập trí để lìa nhiễm nơi tĩnh lự thứ tư tức lúc được chín đạo vô gián, chín đạo giải thoát, hoặc dùng khổ tập trí, thì bậc tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí, đạo vô gián, đạo giải thoát kia không định như trước đã nói. Hoặc dựa vào cận phần của Không vô biên xứ khởi duyên nơi tưởng bất tịnh theo pháp niệm trụ, đó gọi là tưởng thiện.

Tưởng nhiễm và vô ký thì như trước đã nêu. Có sai khác là duyên nơi tưởng bất tịnh.

Vào những lúc như thế là tư duy về tưởng bất tịnh không tu tưởng bất tịnh.

3. Có trường hợp tu tưởng bất tịnh cũng tư duy về tưởng bất tịnh. Nghĩa là duyên nơi tưởng bất tịnh, tu tưởng bất tịnh.

Đây là nói ở nơi phần vị nào? Đáp: Đây là nói nếu dùng đạo thế tục hoặc khổ tập trí lìa nhiễm nơi cõi dục cho đến nhiễm của tĩnh lự thứ ba, do duyên nơi tưởng bất tịnh theo pháp niệm trụ làm gia hạnh, thì khi đó được tất cả đạo gia hạnh, đạo giải thoát sau cùng. Có thuyết cho: Lúc ấy là được tất cả đạo giải thoát. Nếu dựa vào định hữu sắc lìa nhiễm nơi tĩnh lự cho đến nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc tức dựa nơi đấy, dùng duyên nơi tưởng bất tịnh theo pháp niệm trụ làm gia hạnh là được tất cả đạo gia hạnh. Hoặc dùng duyên nơi khổ tập đế theo pháp niệm trụ thì bậc tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí, do duyên nơi tưởng bất tịnh theo pháp niệm trụ làm gia hạnh thì khi được đạo gia hạnh kia, đạo giải thoát là bất định như trước đã nói. Hoặc dựa vào định hữu sắc, bậc thời giải thoát luyện căn tạo bất động, do duyên nơi tưởng bất tịnh theo pháp niệm trụ làm gia hạnh thì khi có đạo gia hạnh kia, hoặc do duyên nơi tưởng bất tịnh theo pháp niệm trụ để tạp tu tĩnh lự. Hoặc khởi duyên nơi tưởng bất tịnh khi được tha tâm trí thông, hoặc khi khởi túc trụ tùy niệm trí thông, hoặc khi khởi bốn vô lượng, hoặc khi dựa vào định hữu sắc khởi duyên nơi tưởng bất tịnh theo pháp niệm trụ. Những người muốn khiến tất cả pháp là thắng nghĩa, tức dựa nơi định hữu sắc khi duyên nơi tưởng bất tịnh khởi nghĩa vô ngại giải, hoặc khi khởi duyên nơi tưởng bất tịnh, khởi nguyện trí, định biên vực. Vào những lúc như thế thì tu tưởng bất tịnh cũng tư duy về tưởng bất tịnh.

4. Có trường hợp không tu tưởng bất tịnh cũng không tư duy về tưởng bất tịnh. Nghĩa là trừ các tướng nêu trước.

Đây là nói ở nơi phần vị nào? Đáp: Đây là nói ở phần vị noãn, đảnh, nhẫn đầu tiên và tăng trưởng nhẫn, khởi duyên nơi diệt đạo đế theo pháp niệm trụ. Hoặc tăng trưởng noãn, đảnh khởi thân thọ tâm niệm trụ và duyên nơi pháp khác cùng pháp niệm trụ. Hoặc đã nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về diệt đạo mỗi thứ đều bốn khoảnh tâm.

Hoặc dùng diệt đạo trí lìa nhiễm nơi cõi dục cho đến nhiễm nơi tĩnh lự thứ ba, khi ấy là được tất cả chín đạo vô gián, tám đạo giải thoát kia. Có thuyết nói: Khi ấy chỉ được đạo vô gián. Hoặc dùng diệt đạo trí lìa nhiễm nơi tĩnh lự thứ tư thì khi ấy có được chín đạo vô gián, chín đạo giải thoát. Hoặc dùng đạo thế tục lìa nhiễm nơi tĩnh lự thứ tư, tức dựa nơi cận phần của Không vô biên xứ dùng thân thọ tâm niệm trụ và duyên nơi pháp khác theo pháp niệm trụ làm gia hạnh, khi ấy tức được đạo gia hạnh, chín đạo giải thoát kia.

Hoặc dựa vào định hữu sắc lìa nhiễm nơi Không vô biên xứ cho đến nhiễm nơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ thì khi ấy được tất cả đạo vô gián giải thoát. Chỉ trừ lìa nhiễm nơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ, do đạo giải thoát sau cùng. Hoặc dựa vào định vô sắc lìa nhiễm của Không vô biên xứ, dùng thân thọ tâm niệm trụ và duyên nơi pháp khác cùng pháp niệm trụ làm gia hạnh thì khi ấy là được tất cả đạo gia hạnh vô gián giải thoát. Hoặc dựa nơi định vô sắc lìa nhiễm nơi ba vô sắc trên, khi ấy tức được tất cả đạo gia hạnh vô gián giải thoát kia, chỉ trừ sinh nơi cõi dục, cõi sắc, lìa nhiễm nơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ, do đạo giải thoát sau cùng. Hoặc do duyên nơi diệt đạo đế theo pháp niệm trụ, bậc tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí, khi được đạo vô gián, còn đạo giải thoát thì bất định như trước đã nói.

Bậc thời giải thoát luyện căn tạo bất động, hoặc dựa nơi vô sắc, do thân thọ tâm niệm trụ duyên nơi pháp khác cùng pháp niệm trụ làm gia hạnh là khi ấy được tất cả đạo gia hạnh, vô gián, giải thoát, chỉ trừ đạo giải thoát sau cùng. Hoặc khi khởi giải thoát vô sắc, hai biên xứ sau. Hoặc khi dựa vào vô sắc khởi thân thọ tâm niệm trụ và duyên nơi pháp khác theo pháp niệm trụ. Hoặc dựa vào vô sắc khởi nghĩa vô ngại giải, biện vô ngại giải, không không, vô nguyện vô nguyện, vô tướng vô tướng cùng khởi nhập diệt tận định tưởng tâm vi tế. Phần vị thiện là như vậy.

Nếu phần vị nhiễm ô và vô ký thì không duyên nơi tưởng bất tịnh và tất cả phần vị không tâm. Vào những lúc như thế không tu tưởng bất tịnh cũng không tư duy về tưởng bất tịnh.

Như tưởng bất tịnh, thì tưởng chán ăn uống cho đến tưởng diệt cũng như vậy, tức đều nêu ra bốn trường hợp, trong đấy sự khác nhau như lý nên suy xét.

***

Hỏi: Nếu khởi tầm dục thì người kia tư duy về tầm dục chăng?

Đáp: Nên nêu ra bốn trường hợp.

1. Có trường hợp khởi tầm dục không tư duy về tầm dục. Nghĩa là duyên nơi pháp khác để khởi tầm dục. Như duyên nơi sắc thọ tưởng thức uẩn, trừ tầm dục còn lại là hành uẩn khởi tầm dục. Đó gọi là khởi tầm dục không tư duy về tầm dục, duyên nơi pháp khác.

2. Có trường hợp tư duy về tầm dục không khởi tầm dục. Nghĩa là duyên nơi tầm dục khởi những tầm khác. Ở đây có ba thứ là thiện, nhiễm, vô ký. Thiện là thiện gia hạnh, thiện sinh đắc. Trong thiện gia hạnh là chung do văn tư tu tạo thành. Do văn tạo thành là duyên nơi tầm dục khởi tầm do văn tạo thành. Do tư tạo thành là duyên nơi tầm dục khởi tầm do tư tạo thành. Do tu tạo thành là duyên nơi tầm dục khởi tầm do tu tạo thành.

Đây là nói ở nơi phần vị nào? Đáp: Đây là nói về noãn, đảnh, nhẫn ban đầu và tăng trưởng nhẫn, khởi duyên nơi pháp niệm trụ thuộc cõi dục. Hoặc tăng trưởng noãn, đảnh, khởi duyên nơi pháp niệm trụ của tầm dục. Hoặc khởi pháp thế đệ nhất. Hoặc đã nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về khổ nơi hai khoảnh tâm, nghĩa là khổ pháp trí nhẫn, khổ pháp trí. Hiện quán về tập nơi hai khoảnh tâm, nghĩa là tập pháp trí nhẫn, tập pháp trí.

Hoặc dùng khổ tập trí lìa nhiễm nơi cõi dục, duyên nơi tầm dục theo pháp niệm trụ làm gia hạnh, thì khi ấy là được các đạo gia hạnh, chín đạo vô gián, chín đạo giải thoát kia. Hoặc dùng thế tục trí lìa nhiễm nơi cõi dục, do duyên nơi tầm dục cùng pháp niệm trụ làm gia hạnh, thì khi ấy có được các đạo gia hạnh, chín đạo vô gián kia.

Hoặc dựa vào định vị chí để lìa nhiễm nơi tĩnh lự thứ nhất cho đến nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, do duyên nơi tầm dục cùng pháp niệm trụ làm gia hạnh, thì khi ấy được tất cả đạo gia hạnh, cho đến nếu dựa vào tĩnh lự thứ tư để lìa nhiễm nơi tĩnh lự thứ tư cho đến nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, do duyên nơi tầm dục theo pháp niệm trụ làm gia hạnh, tức khi ấy được tất cả đạo gia hạnh.

Hoặc do khổ tập pháp trí bậc tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí. Do duyên nơi tầm dục theo pháp niệm trụ làm gia hạnh, thì khi đó là được các đạo gia hạnh, vô gián, giải thoát kia. Hoặc bậc thời giải thoát luyện căn tạo bất động. Hoặc do duyên nơi tầm dục cùng pháp niệm trụ làm gia hạnh, là khi ấy được đạo gia hạnh kia.

Nếu do duyên nơi tầm dục theo pháp niệm trụ khi tạp tu tĩnh lự, khi khởi duyên nơi tầm dục có tha tâm trí thông, khi khởi duyên nơi túc trụ tùy niệm trí thông của cõi dục, khi khởi bốn vô lượng, khi khởi duyên nơi tầm dục cùng pháp niệm trụ. Những người muốn khiến tất cả pháp là thắng nghĩa, tức khởi duyên nơi tầm dục theo pháp niệm trụ khởi nghĩa vô ngại giải, hoặc khởi duyên nơi tầm dục cùng pháp niệm trụ, nguyện trí, vô tránh, định biên vực. Đó gọi là thiện.

Nhiễm ô nghĩa là duyên nơi tầm dục khởi Tát-ca-da-kiến, chấp ngã, ngã sở, nói rộng như trước.

Vô ký nghĩa là duyên nơi tầm dục khởi tác ý không phải như lý, không phải không như lý.

Vào những lúc như thế là tư duy về tầm dục không khởi tầm dục.

3. Có trường hợp khởi tầm dục cũng tư duy về tầm dục. Nghĩa là duyên nơi tầm dục khởi tầm dục. Như tầm dục nơi thời gian dài cùng nối tiếp hiện tiền thì duyên nơi tầm dục của tự mình cùng nối tiếp nơi quá khứ, vị lai và tầm dục của người khác cùng nối tiếp nơi ba đời cũng như vậy.

4. Có trường hợp không khởi tầm dục cũng không tư duy về tầm dục. Nghĩa là trừ các tướng nêu trước.

Sư phương ngoài tụng là duyên nơi pháp khác khởi tầm khác, trong đó như duyên nơi sắc thọ tưởng thức uẩn, trừ tầm dục còn lại là hành uẩn, khởi tầm khác, duyên nơi vô vi khởi các tầm, và tất cả tầm dục khác không khởi là phần vị không tư duy về tầm dục.

Như tầm dục, thì các tầm giận, tầm hại cũng như vậy. Có sai khác là nói về tên của tầm ấy.

Hỏi: Nếu khởi tầm xuất ly thì người kia cũng tư duy về tầm xuất ly chăng?

Đáp: Nên nêu ra bốn trường hợp:

1. Có trường hợp khởi tầm xuất ly không tư duy về tầm xuất ly. Nghĩa là duyên nơi pháp khác khởi tầm xuất ly. Như duyên nơi sắc thọ tưởng thức uẩn, trừ tầm xuất ly, còn lại là hành uẩn khởi tầm xuất ly và duyên nơi vô vi khởi tầm xuất ly.

Đây là nói ở nơi phần vị nào? Đáp: Đây là nói về noãn, đảnh, nhẫn ban đầu dựa nơi vị chí, tĩnh lự thứ nhất và tăng trưởng nhẫn, khởi duyên nơi diệt đế theo pháp niệm trụ. Hoặc tăng trưởng noãn, đảnh khởi thân thọ tâm niệm trụ và duyên nơi pháp khác cùng pháp niệm trụ. Hoặc đã nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về diệt nơi bốn khoảnh tâm. Hoặc dựa nơi định vị chí, dùng diệt trí lìa nhiễm nơi cõi dục và nhiễm của tĩnh lự thứ nhất cùng dựa nơi tĩnh lự thứ nhất, dùng diệt trí lìa nhiễm của tĩnh lự thứ nhất.

Hoặc dùng thân thọ tâm niệm trụ và duyên nơi pháp khác theo pháp niệm trụ làm gia hạnh, thì khi ấy được tất cả đạo gia hạnh, vô gián, giải thoát kia. Tức dựa vào hai địa đó, dùng khổ tập diệt trí lìa nhiễm của tĩnh lự thứ hai cho đến nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Hoặc dùng thân thọ tâm niệm trụ cùng duyên nơi pháp khác theo pháp niệm trụ làm gia hạnh, tức khi ấy được tất cả đạo gia hạnh, vô gián, giải thoát. Tức dựa vào địa ấy, dùng diệt trí, bậc tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí.

Hoặc dùng thân thọ tâm niệm trụ và duyên nơi pháp khác theo pháp niệm trụ làm gia hạnh, là khi được đạo gia hạnh, vô gián, giải thoát. Tức dựa vào địa ấy, dùng khổ tập diệt trí khiến bậc thời giải thoát luyện căn tạo bất động. Hoặc dùng thân thọ tâm niệm trụ và duyên nơi pháp khác cùng pháp niệm trụ làm gia hạnh thì khi ấy là được tất cả đạo vô gián giải thoát kia.

Hoặc dùng thân thọ tâm niệm trụ và duyên nơi pháp khác theo pháp niệm trụ để tạp tu tĩnh lự. Hoặc dựa nơi tĩnh lự thứ nhất dẫn phát thần cảnh, thiên nhãn, thiên nhĩ, tha tâm trí thông, bốn đạo vô gián, một đạo giải thoát, và duyên nơi pháp khác khi được tha tâm trí thông nơi đạo giải thoát. Hoặc khi dựa nơi vị chí khởi trì tức niệm. Hoặc dựa nơi vị chí, tĩnh lự thứ nhất khởi hai giải thoát đầu, bốn thắng xứ trước, quán bất tịnh theo thân thọ tâm niệm trụ và duyên nơi pháp khác theo pháp niệm trụ.

Những người muốn khiến tất cả pháp là thắng nghĩa tức khởi thân thọ tâm niệm trụ và duyên nơi pháp khác cùng pháp niệm trụ khởi nghĩa vô ngại giải. Có người muốn khiến chỉ Niết-bàn là thắng nghĩa, thì khởi nghĩa vô ngại giải, tức dựa vào hai địa ấy, khởi pháp vô ngại giải, từ vô ngại giải. Hoặc thân thọ tâm niệm trụ cùng duyên nơi pháp khác theo pháp niệm trụ khi khởi biện vô ngại giải. Tức dựa vào hai địa ấy khởi không không, vô nguyện vô nguyện, vô tướng vô tướng. Có thuyết nói: Khi ấy chỉ khởi vô tướng vô tướng. Vào những lúc như thế là khởi tầm xuất ly không tư duy về tầm xuất ly do duyên nơi pháp khác.

2. Có trường hợp tư duy về tầm xuất ly không khởi tầm xuất ly. Nghĩa là duyên nơi tầm xuất ly để khởi những tầm khác. Ở đây có ba thứ là thiện, nhiễm, vô ký. Thiện là trừ tầm do tư tạo thành, ngoài ra như trước đã nói.

Trong phần do tu tạo thành: Đây là nói ở nơi phần vị nào? Đáp: Đây là nói về phần vị noãn, đảnh, nhẫn ban đầu dựa vào tĩnh lự trung gian cùng ba tĩnh lự trên và khi tăng trưởng nhẫn thì khởi duyên nơi ba đế cùng pháp niệm trụ. Hoặc tăng trưởng vị noãn, đảnh thì khởi duyên nơi tầm xuất ly theo pháp niệm trụ. Hoặc khởi pháp thế đệ nhất. Hoặc đã nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về khổ tập đạo, mỗi thứ đều bốn khoảnh tâm.

Hoặc dựa vào tĩnh lự trung gian, dùng khổ tập đạo trí lìa nhiễm nơi tĩnh lự thứ nhất. Hoặc tức dùng đấy cùng duyên nơi tầm xuất ly theo pháp niệm trụ thế tục làm gia hạnh, khi ấy là được tất cả đạo gia hạnh, vô gián, giải thoát. Tức dựa nơi tĩnh lự trung gian, dùng đạo trí lìa nhiễm nơi tĩnh lự thứ hai cho đến nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Hoặc tức dùng đấy và duyên nơi tầm xuất ly cùng khổ tập trí nơi pháp niệm trụ thế tục làm gia hạnh, là khi được tất cả đạo gia hạnh, vô gián, giải thoát kia, chỉ trừ lìa nhiễm của xứ Hữu đảnh, do đạo giải thoát sau cùng.

Nếu dựa vào cận phần của tĩnh lự thứ hai lìa nhiễm của tĩnh lự thứ nhất, hoặc tức dựa vào đó duyên nơi tầm xuất ly cùng pháp niệm trụ làm gia hạnh, thì khi ấy được tất cả đạo gia hạnh, vô gián, giải thoát. Hoặc dựa nơi tĩnh lự thứ hai, dùng đạo trí lìa nhiễm nơi tĩnh lự thứ hai cho đến nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Hoặc tức dùng đấy cùng duyên nơi tầm xuất ly và khổ tập trí thế tục theo pháp niệm trụ làm gia hạnh thì khi ấy là được tất cả đạo gia hạnh, vô gián, giải thoát, chỉ trừ lìa nhiễm nơi xứ Hữu đảnh, do đạo giải thoát sau cùng. Như dựa nơi tĩnh lự thứ hai thì dựa nơi tĩnh lự thứ ba, thứ tư cũng như vậy.

Hoặc dựa nơi Không vô biên xứ, dùng đạo trí lìa nhiễm của Không vô biên xứ cho đến nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc tức dùng đấy cùng duyên nơi tầm xuất ly theo pháp niệm trụ thế tục làm gia hạnh, thì khi ấy được tất cả đạo gia hạnh, vô gián, giải thoát kia, chỉ trừ lìa nhiễm nơi xứ Hữu đảnh, do đạo giải thoát sau cùng. Như dựa nơi Không vô biên xứ, thì dựa nơi Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ cũng như vậy.

Hoặc dựa nơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ để lìa nhiễm của xứ ấy, do duyên nơi tầm xuất ly theo pháp niệm trụ làm gia hạnh, tức khi được tất cả đạo gia hạnh kia.

Hoặc dựa vào tĩnh lự trung gian cho đến tĩnh lự thứ tư, dùng khổ tập đạo trí khiến bậc tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí. Nếu tức dùng đấy cùng duyên nơi tầm xuất ly theo pháp niệm trụ thế tục làm gia hạnh, thì khi ấy tức được tất cả đạo gia hạnh, vô gián, giải thoát kia. Tức nương vào các địa ấy, dùng đạo trí khiến bậc thời giải thoát luyện căn tạo bất động. Nếu tức dùng đấy và duyên nơi tầm xuất ly cùng khổ tập trí theo pháp niệm trụ thế tục làm gia hạnh, thì khi ấy có được tất cả đạo gia hạnh, chín đạo vô gián, tám đạo giải thoát.

Hoặc khi dựa nơi định vô sắc, dùng đạo trí khiến bậc thời giải thoát luyện căn tạo bất động. Hoặc tức dùng đấy cùng duyên nơi tầm xuất ly theo pháp niệm trụ thế tục làm gia hạnh, thì khi ấy được tất cả đạo gia hạnh, chín đạo vô gián, tám đạo giải thoát. Hoặc do duyên nơi tầm xuất ly có khổ tập đạo trí theo pháp niệm trụ thế tục để tạp tu ba tĩnh lự trên.

Hoặc dựa nơi ba tĩnh lự trên dẫn phát tầm xuất ly khi có tha tâm trí thông, túc trụ tùy niệm trí thông. Hoặc dựa nơi tĩnh lự trung gian cho đến tĩnh lự thứ tư khi khởi vô lượng. Hoặc khởi duyên nơi tầm xuất ly, khi khởi giải thoát vô sắc. Hoặc dựa nơi tĩnh lự trung gian cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ, khởi duyên nơi tầm xuất ly theo pháp niệm trụ.

Những người muốn khiến tất cả pháp là thắng nghĩa, tức dựa nơi tĩnh lự trung gian cho đến tĩnh lự thứ tư khởi duyên nơi tầm xuất ly, có khổ tập đạo trí theo pháp niệm trụ thế tục, khi được nghĩa vô ngại giải. Dựa vào định vô sắc khởi duyên nơi tầm xuất ly có đạo trí theo pháp niệm trụ thế tục là khi được nghĩa vô ngại giải. Hoặc dựa nơi tĩnh lự trung gian cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ, khởi duyên nơi tầm xuất ly khi có biện vô ngại giải. Hoặc khởi duyên nơi tầm xuất ly khi có nguyện trí, định biên vực và nhập diệt tận định tưởng tâm vi tế. Đó gọi là thiện.

Nhiễm ô nghĩa là duyên nơi tầm xuất ly khởi Tát-ca-da-kiến, chấp ngã, ngã sở, nói rộng như trước.

Vô ký tức là duyên nơi tầm xuất ly khởi tác ý không phải như lý không phải không như lý.

Vào những lúc như vậy là tư duy về tầm xuất ly không khởi tầm xuất ly.

3. Có trường hợp khởi tầm xuất ly cũng tư duy về tầm xuất ly. Nghĩa là duyên nơi tầm xuất ly khởi tầm xuất ly. Như tầm xuất ly nơi thời gian dài cùng nối tiếp hiện tiền thì duyên nơi tầm xuất ly của tự mình cùng nối tiếp nơi quá khứ, vị lai và duyên nơi tầm xuất ly của kẻ khác cùng nối tiếp nơi ba đời cũng như vậy.

Đây là nói ở nơi phần vị nào? Đáp: Đây là nói về phần vị noãn, đảnh, nhẫn ban đầu dựa nơi vị chí, tĩnh lự thứ nhất và khi tăng trưởng vị nhẫn khởi duyên nơi ba đế theo pháp niệm trụ. Hoặc tăng trưởng vị noãn, đảnh khởi duyên nơi tầm xuất ly cùng pháp niệm trụ. Hoặc khởi pháp thế đệ nhất, hoặc đã nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về khổ tập đạo, mỗi thứ đều bốn khoảnh tâm.

Hoặc dùng đạo thế tục nơi khổ tập đạo trí lìa nhiễm của cõi dục. Hoặc tức dùng đấy làm gia hạnh khi ấy có được tất cả đạo gia hạnh, vô gián, giải thoát kia. Hoặc dựa vào vị chí, tĩnh lự thứ nhất, dùng khổ tập đạo trí lìa nhiễm nơi tĩnh lự thứ nhất. Hoặc tức dùng đấy cùng duyên nơi tầm xuất ly theo pháp niệm trụ thế tục làm gia hạnh, là khi được tất cả đạo gia hạnh, vô gián, giải thoát ấy, tức dựa nơi hai địa, dùng đạo trí lìa nhiễm nơi tĩnh lự thứ hai cho đến nhiễm nơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Hoặc tức dùng đấy và duyên nơi tầm xuất ly, khổ tập trí theo pháp niệm trụ thế tục làm gia hạnh, thì khi có được tất cả đạo gia hạnh, vô gián, giải thoát kia, chỉ trừ lìa nhiễm nơi xứ Hữu đảnh, do đạo giải thoát sau cùng. Tức dựa vào hai địa ấy, dùng khổ tập đạo trí khiến bậc tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí. Hoặc tức dùng đấy và duyên nơi tầm xuất ly theo pháp niệm trụ thế tục làm gia hạnh, là khi có được tất cả đạo gia hạnh, vô gián, giải thoát kia. Tức dựa vào hai địa ấy, dùng đạo trí khiến bậc thời giải thoát luyện căn tạo bất động.

Hoặc tức dùng đấy và duyên nơi tầm xuất ly có khổ tập trí nơi pháp niệm trụ thế tục làm gia hạnh, là khi được các đạo gia hạnh, chín đạo vô gián, tám đạo giải thoát kia. Hoặc do duyên nơi tầm xuất ly có khổ tập đạo trí theo pháp niệm trụ thế tục để tạp tu tĩnh lự thứ nhất, tức khi ấy dựa vào tĩnh lự thứ nhất dẫn phát duyên nơi tầm xuất ly, có tha tâm trí, túc trụ tùy niệm trí thông, hoặc dựa vào vị chí, tĩnh lự thứ nhất khi khởi vô lượng và khi duyên nơi tầm xuất ly theo pháp niệm trụ.

Những người muốn khiến tất cả pháp là thắng nghĩa, tức dựa nơi vị chí, tĩnh lự thứ nhất khởi duyên nơi tầm xuất ly có khổ tập đạo trí theo pháp niệm trụ thế tục khi được nghĩa vô ngại giải. Tức dựa nơi hai địa ấy, khởi duyên nơi tầm xuất ly khi được biện vô ngại giải. Có thuyết cho: Tức dựa nơi hai địa ấy, khi khởi không không, vô nguyện vô nguyện. Vào những lúc như vậy là khởi tầm xuất ly cũng tư duy về tầm xuất ly.

4. Có trường hợp không khởi tầm xuất ly cũng không tư duy về tầm xuất ly. Nghĩa là trừ các tướng nêu trước.

Đây là nói ở nơi phần vị nào? Đáp: Đây là nói về các vị noãn, đảnh, nhẫn ban đầu dựa vào tĩnh lự trung gian cho đến tĩnh lự thứ tư và khi tăng trưởng nhẫn thì khởi diệt đế theo pháp niệm trụ. Nếu tăng trưởng vị noãn, đảnh thì khởi thân thọ tâm niệm trụ và duyên nơi pháp khác cùng pháp niệm trụ. Hoặc đã nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về diệt nơi bốn khoảnh tâm.

Hoặc dựa nơi tĩnh lự trung gian, dùng diệt trí lìa nhiễm nơi tĩnh lự thứ nhất, do thân thọ tâm niệm trụ và duyên nơi pháp khác theo pháp niệm trụ làm gia hạnh, thì khi ấy được tất cả đạo gia hạnh, vô gián, giải thoát kia. Tức dựa nơi tĩnh lự trung gian, dùng khổ tập diệt trí lìa nhiễm của tĩnh lự thứ hai cho đến nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, do thân thọ tâm niệm trụ và duyên nơi pháp khác theo pháp niệm trụ làm gia hạnh, là khi có được tất cả đạo gia hạnh, vô gián, giải thoát kia.

Hoặc dựa vào cận phần của tĩnh lự thứ hai, lìa nhiễm của tĩnh lự thứ nhất, dùng thân thọ tâm niệm trụ và duyên nơi pháp khác theo pháp niệm trụ làm gia hạnh, là khi được đạo gia hạnh, giải thoát kia. Hoặc dựa vào tĩnh lự thứ hai, dùng khổ tập diệt trí lìa nhiễm của tĩnh lự thứ hai cho đến nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, do thân thọ tâm niệm trụ và duyên nơi pháp khác theo pháp niệm trụ làm gia hạnh, tức khi được tất cả đạo gia hạnh, vô gián, giải thoát kia. Như dựa nơi tĩnh lự thứ hai cho đến dựa nơi Vô sở hữu xứ cũng như vậy.

Hoặc dựa vào cận phần của tĩnh lự thứ ba, lìa nhiễm của tĩnh lự thứ hai, hoặc tức dựa nơi đấy do thân thọ tâm niệm trụ và duyên nơi pháp khác theo pháp niệm trụ làm gia hạnh, là khi có được tất cả đạo gia hạnh, vô gián, giải thoát kia. Như dựa vào cận phần của tĩnh lự thứ ba, thì dựa vào cận phần của tĩnh lự thứ tư cũng như vậy.

Hoặc dựa vào cận phần của Không vô biên xứ, lìa nhiễm nơi tĩnh lự thứ tư. Có các thuyết cho: Cận phần của định vô sắc có duyên riêng. Họ nói: Nếu tức dựa nơi đấy dùng thân thọ tâm niệm trụ và duyên nơi pháp khác theo pháp niệm trụ làm gia hạnh. Có các thuyết nói: Cận phần của định vô sắc không có duyên riêng. Họ nói: Hoặc tức dựa nơi đấy dùng duyên nơi pháp khác theo pháp niệm trụ làm gia hạnh, thì khi ấy là được tất cả đạo gia hạnh, vô gián, giải thoát kia. Như dựa nơi cận phần của Không vô biên xứ cho đến dựa nơi cận phần của Phi tưởng phi phi tưởng xứ cũng như vậy.

Hoặc dựa nơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ để lìa nhiễm của xứ ấy, tức khởi thân thọ tâm niệm trụ và duyên nơi pháp khác cùng pháp niệm trụ làm gia hạnh, thì khi ấy được đạo gia hạnh kia.

Hoặc dựa nơi tĩnh lự trung gian cho đến tĩnh lự thứ tư, dùng diệt trí khiến bậc tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí, dùng thân thọ tâm niệm trụ và duyên nơi pháp khác theo pháp niệm trụ làm gia hạnh, thì khi ấy có được các đạo gia hạnh, vô gián, giải thoát kia. Hoặc dựa nơi tĩnh lự trung gian cho đến Vô sở hữu xứ, dùng khổ tập diệt trí khiến bậc thời giải thoát luyện căn tạo bất động, dùng thân thọ tâm niệm trụ và duyên nơi pháp khác cùng pháp niệm trụ làm gia hạnh, là khi được tất cả đạo gia hạnh, vô gián, giải thoát kia. Hoặc dựa vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ, bậc thời giải thoát luyện căn tạo bất động, dùng thân thọ tâm niệm trụ và duyên nơi pháp khác theo pháp niệm trụ làm gia hạnh, là khi được đạo gia hạnh kia. Hoặc dùng thân thọ tâm niệm trụ và duyên nơi pháp khác theo pháp niệm trụ, khi tạp tu ba tĩnh lự trên.

Hoặc dựa vào ba tĩnh lự trên dẫn phát thần cảnh, thiên nhãn, thiên nhĩ và khi duyên nơi pháp khác được tha tâm trí, túc trụ tùy niệm trí thông. Hoặc dựa vào tĩnh lự trung gian, tĩnh lự thứ hai, khởi hai giải thoát đầu, bốn thắng xứ trước. Hoặc khi khởi giải thoát thứ ba, thứ tám, bốn thắng xứ sau, mười biến xứ. Hoặc khi khởi thân thọ tâm niệm trụ và duyên nơi pháp khác cùng pháp niệm trụ, bốn giải thoát vô sắc. Hoặc dựa vào tĩnh lự trung gian cho đến tĩnh lự thứ tư, khởi quán bất tịnh và dựa nơi tĩnh lự trung gian, cận phần của tĩnh lự thứ hai, thứ ba khi khởi trì tức niệm. Hoặc dựa vào tĩnh lự trung gian cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ khởi thân thọ tâm niệm trụ và duyên nơi pháp khác cùng pháp niệm trụ.

Những người muốn khiến tất cả pháp là thắng nghĩa, tức dựa vào tĩnh lự trung gian cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ khởi thân thọ tâm niệm trụ và duyên nơi pháp khác cùng pháp niệm trụ, nghĩa vô ngại giải, và có những người muốn khiến chỉ Niết-bàn là thắng nghĩa, tức dựa nơi các địa kia khởi nghĩa vô ngại giải, tức dựa vào địa ấy khi khởi thân thọ tâm niệm trụ và duyên nơi pháp khác, pháp niệm trụ, biện vô ngại giải. Dựa vào tĩnh lự trung gian cho đến tĩnh lự thứ tư khi khởi pháp vô ngại giải. Có thuyết cho: Khi ấy cũng dựa vào tĩnh lự trung gian khởi từ vô ngại giải. Hoặc khởi thân thọ tâm niệm trụ và duyên nơi pháp khác, pháp niệm trụ, nguyện trí, định biên vực và khi nhập diệt tận định tưởng tâm vi tế. Hoặc khi khởi vô tránh, hoặc khi dựa vào tĩnh lự trung gian cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ khởi không không, vô nguyện vô nguyện, vô tướng vô tướng. Vào những lúc như thế là không khởi tầm xuất ly cũng không tư duy về tầm xuất ly.

Như tầm xuất ly, thì tầm không giận, tầm không hại cũng như vậy.

Ba tầm ác, ba tầm thiện nói rộng như trong phẩm Tư chương Tạp Uẩn.

HẾT – QUYỂN 194