LỊCH ĐẠI TAM BẢO KÝ

Soạn giả: Phí Trường Phòng Đời Tùy
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 2

(Qua các triều đại tân vương)

Niên đại các vua kế tiếp: Lưu Bang, tên tự là Lý, là người ở đất Phong quận Bái. Mẹ là bà Tức ở Đại trạch, nằm mộng thấy giao tình cùng Thần nhân mà sinh ra một Lý. Lý có dáng vẻ phương phi đầu rồng trán vồ, mũi cao, tánh tình khoang nhân đại lượng, tóc râu rậm đẹp, ở khoảng đùi vế trái có bảy mươi hai chấm đen. Nhân lấy việc bạo tàn của vua nhà Tần mà cổ vũ lập nên phe nhóm bí mật. Sau khi diệt ngày Sở Hạng Võ cường bạo, bèn phất lên như mây gặp gió, đánh nhau trước sau gồm cả bảy mươi hai trận ác chiến, mới bình định được thiên hạ. Điềm linh ứng của các chấm đen là đó. Bèn tiếp nối nhà Chu xưa mà tự xưng là Hán đế, đổi tên Hàm dương thành Trường an, cũng đặt kinh đô ở đấy. Kể từ lúc Tam hoàng ngũ đế mới mở mang truyền xuống đến các đời Hạ, Ân, Chu, Tần có lệ đẹp từ trước đến nay là thường lấy Đế hiệu đặt tên cho năm, chứ không riêng lập niên hiệu. Đến đời Hán Võ Đế mới bắt đầu việc lập tên niên hiệu, năm đầu tiên đặt là niên hiệu Ngươn Thú. Sang năm thứ hai, Hoắc Khứ Bệnh đem quân đánh Hung nô, qua ở núi duyên sơn, cầm tù vua Hưu Đồ, bắt gặp tượng người bằng vàng cho là Đại thần đem thờ ở trong cung luôn đốt hương kính lễ. Đây là việc thờ phụng tượng đầu tiên. Trong ba năm đào ao Côn minh thì thấy khắp dưới đáy ao toàn là than mực. Vua Võ Đế đem việc ấy hỏi Đông Phương Sóc. Sóc tâu việc đó thần không biết được, xin bệ hạ hãy hỏi người Hồ ở Tây Vức. Sau đó Trương Khiên đi sứ ở Đại Hạ trở về thì nhà Hán mới biết là có nước Thân Độc. Lại đời vua Bình Đế, Đại Phu Lưu Hướng tự khoe: Tôi thường xem nhiều sách vở thường thường đều thấy nói có kinh Phật và San Liệt Tiên truyện nói rằng: Có được tàng thư do ngài Thái sử Miến Tầm soạn ra đầu tiên nêu rõ đồ hình các Thần tiên từ Lục Đại cho đến nay, có hơn bảy trăm vị. Kiểm tra hư thực thì định ra có một trăm bốn mươi sáu vị, trong số đó có bảy mươi bốn người đã thấy được kinh Phật. Suy đây thì phải chăng là hai quyển sách kinh Mục và Cổ Cựu ở thời Hán? Ngài Đạo An chép về mười hai Hiền Giả… là căn cứ ngày các kinh ấy, ngoài ra chỉ có bảy mươi hai người là thuộc truyện Thần Tiên. Sự kiện trên có bác học hiểu rộng thấy xa mới biết được rằng từ đời Chu xa xôi đã có lưu truyền kinh sách Phật. Chỉ vì tình cảm và ý thức chưa hợp nên kẻ tin tưởng quay về hãy còn ít ỏi. Sang đời Tần tuy đã đốt đi hầu hết sách vở, nhưng đến đời Hán thì lại hưng thịnh có rất nhiều tác phẩm kinh sách. Cho nên Lưu Hướng mới sưu tầm được tàng thư, lại thấy có nhiều truyện về Thần tiên nói rằng: Lại đời Hán Ai Đế (năm bảy trước CN) trong niên hiệu Ngươn Thọ, Cảnh Hiến đi sứ ở nước Đại Nguyệt Chi nhận được nhiều kinh ở phật. Nghiệm ra thì truyện của Lưu Hướng sưu tầm được là sách thật.

Vương Mãng tự là Cự Quân, người thuộc Ngươn Thành, làm quan Đại Tư Mã phụ dực cho Hán Bình Đế. Đến năm Ất Sửu, niên hiệu Nguyên Thủy thì vua băng hà. Mãng bèn lập cháu của Tuyên Đế tên là anh, xưng là Nhụ Tử và Mãng làm thừa tướng, nhiếp chánh được ba năm. Kể thật thì có mười lăm năm, tính chung là mười tám năm nhưng chỉ thực sự là mười bảy năm. Vương bảy dời của Cảnh Đế là lưu huyền tự Thánh công giết chết, lại xưng hiệu là Thủy Nguyên. Huyền làm vua được hai năm thì bị Xích Mi giết chết. Lưu Tú tự là Văn Thúc, cháu chín đời của Hán Cao Tổ. Sau khi Định Vương ở Trường Sa thì lấy vùng Bạch Thủy ở Nam dương làm quê hương. Cha làm chức Tế dương lệnh. Khi sinh ra một Tú ở trong huyện thì có điềm lành ánh sáng đỏ rực rỡ. Đó là năm tốt lành thịnh vượng, lúa thóc trúng mùa một gốc chín bông, nhân đó mà đặt tên là Tú, sống mũi thẳng cao, mắt xếch miệng rộng, mày dài mặt đẹp, tóc râu rậm đẹp, tính hiền lành nhân ái. Khởi nghĩa ở đất Nam dương phá tan bọn Xích Mi, định yên thiên hạ. Đó chính là Quang Võ Đế đời Hậu Hán vậy. Dời đô về Lạc dương, lập niên hiệu là Kiến Võ. Nghe đời xưa nói Quang Võ khởi nghĩa từ Nam dương thì Nam dương không hề có giặc cướp, thường bảo đó là lời láo khoét. Nay thấy kinh nói Phật Thích-ca sinh ra một ở nước Thiên Trúc, nên Thiên Trúc có nhiều Thánh nhân mới nghiệm việc này là có thật. Đến đời Hán Minh Đế, năm Vĩnh Bình thứ bảy, chợt thấy Thần linh trong mộng, tỉnh dậy rất vui mừng liền sai sứ sang Tây Trúc. Nhân đó mà tâm dù ở nhà nhưng chí vẫn dạo chơi chốn Phước Đức. Thường nhân lúc nhàn rỗi hỏi em là Đông Bình Vương rằng: Ở nhà làm thế nào được vui nhất? Đông Bình Vương có cái đại lưng cẩn ngọc quý rộng mười vi, liền tâu vua rằng: “Làm thiện vui nhất” vua khen rằng: Lời nói này thật quá lớn lao, rất xứng với cái bụng to (lòng dạ) của Bình Vương đấy! Sau khi sứ giả

trở về luôn luôn mời người đến để tuyên nói và dịch lại các kinh sách. Chính từ nguồn gốc này mà kinh điển được truyền bá suốt đến nay. Biển pháp mênh mông, sông u huyền không bao giờ cạn. Cả hai đời Tiền Hán và Hậu Hán thông nhau bởi một Tan Vương (Vương Mãng), gồm cả hai mươi sáu vua kéo dài suốt bốn trăm hai mươi lăm năm, ghi chép các đời vua ở cả hai kinh đô Đông và Tây. Đó là:

A. CÁC ĐỜI VUA TẠI VỊ:

I. Thời Tiền Hán gồm có:

Cao Đế làm vua mười hai năm, kinh đô ở Trường an.

Huệ Đế làm vua bảy năm.

Lữ Hậu nhiếp chính tám năm.

Văn Đế làm vua hai mươi ba năm.

Cảnh Đế làm vua mười sáu năm.

Võ Đế làm vua năm mươi bốn năm.

Chiêu Đế làm vua mười ba năm.

Tuyên Đế làm vua hai mươi lăm năm.

Ngươn Đế làm vua mười sáu năm.

Thành Đế làm vua hai mươi sáu năm.

Ai Đế làm vua sáu năm.

Bình Đế làm vua năm năm.

Tân Vương Mãng bảy năm trị vì ở Trường an. Canh Thủy Đế cũng ở Trường an hai năm.

II. Thời Hậu Hán gồm có:

Quang Võ Đế làm vua hai mươi ba năm, đóng đô lở Lạc dương.

Minh Đế làm vua mười tám năm, mười năm dịch kinh.

Chương Đế làm vua mười ba năm.

Hòa Đế làm vua mười bảy năm.

Thương Đế làm vua một năm.

An Đế làm vua mười chín năm.

Thuận Đế làm vua mười chín năm.

Xung Đế làm vua một năm.

Chất Đế làm vua một năm.

Hoàn Đế làm vua hai mươi mốt năm.

Linh Đế làm vua hai mươi hai năm.

Hiến Đế làm vua ba mươi năm.

B. CÁC SỰ KIỆN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN PHẬT PHÁP :

I. ĐỜI TIỀN HÁN:

Năm Ất Mùi, năm đầu của đời Hán Cao Tổ. Ngài họ Lưu, tên Bang, tự là A Lý. Dòng dõi vua Nghiêu, trị vì mười hai năm, đóng đô ở Trường an. Năm này Phật đã nhập Niết-bàn được bốn trăm lẻ năm năm (năm 206 trước CN).

Năm Bính Thân, năm thứ hai.

Năm Đinh Dậu, năm thứ ba.

Năm Mậu Tuất, năm thứ tư.

Năm Kỷ Hợi, năm thứ năm.

Năm Canh Tý, năm thứ sáu.

Năm Tân Sửu, năm thứ bảy, đổi tên Hàm dương thành Trường an.

Năm Nhâm Dần, năm thứ tám.

Năm Quý Mão, năm thứ chín.

Năm Giáp Thìn, năm thứ mười.

Năm Ất Tỵ, năm thứ mười một.

Năm Bính Ngọ, năm thứ mười hai.

Năm Đinh Mùi, năm đầu đời Hán Huệ Đế, tên Doanh, là con của Cao Đế, trị vì được bảy năm. Năm này Phật đã nhập Niết-bàn được bốn trăm mười lăm năm.

Năm Mậu Thân, năm thứ hai.

Năm Kỷ Dậu, năm thứ ba. Ngày mùa xuân, nhà vua phát động cả trai lẫn gái ở trong sáu trăm dặm được mười bốn vạn sáu ngàn người cùng rầm rộ xây đắp lại thành Trường an, xây đắp phía Tây của thành cũ, chỉ trong vòng ba mươi ngày là ngày. Đến tháng sáu lại phát động các Hầu dốc xuất mười hai vạn người xây mặt Nam.

Năm Canh Tuất, năm thứ tư.

Năm Tân Hợi, năm thứ năm. Ngày tháng giêng lại phát động cả trai gái ở sáu trăm dặm được mười bốn vạn sáu ngàn người xây dựng phía Bắc thành, cũng chỉ ba mươi ngày là ngày. Ngày mùa Hạ, lại phát động mười hai vạn năm trăm ngàn người xây dựng mặt Đông của thành, và cũng ba mươi ngày là ngày. Đến mùa Thu ngày tháng chín thì tất cả bốn cửa thành Trường an đều hoàn tất.

Năm Nhâm Tý, năm thứ sáu.

Năm Quý Sửu, năm thứ bảy.

Năm Giáp Dần, năm đầu của Lữ Hậu, là hoàng hậu của Hán Cao

Đế nhiếp chính được tám năm. Năm này Phật nhập Niết-bàn đã được bốn trăm hai mươi bốn năm.

Năm Ất Mão, năm thứ hai.

Năm Bính Thìn, năm thứ ba.

Năm Đinh Tỵ, năm thứ tư.

Năm Mậu Ngọ, năm thứ năm.

Năm Kỷ Mùi, năm thứ sáu.

Năm Canh Thân, năm thứ bảy.

Năm Tân Dậu, năm thứ tám.

Năm Nhâm Tuất, năm đầu của Hán Văn Đế, tên Hoàn, con trai dòng thứ của Cao Đế, trị vì hai mươi ba năm. Năm này Phật nhập Niếtbàn đã được bốn trăm ba mươi hai năm.

Năm Quý Hợi, năm thứ hai.

Năm Giáp Tý, năm thứ ba.

Năm Ất Sửu, năm thứ tư.

Năm Bính Dần, năm thứ năm.

Năm Đinh Mão, năm thứ sáu.

Năm Mậu Thìn, năm thứ bảy.

Năm Kỷ Tỵ, năm thứ tám.

Năm Canh Ngọ, năm thứ chín.

Năm Tân Mùi, năm thứ mười.

Năm Nhâm Thân, năm thứ mười một.

Năm Quý Dậu, năm thứ mười hai.

Năm Giáp Tuất, năm thứ mười ba.

Năm Ất Hợi, năm thứ mười bốn.

Năm Bính Tý, năm thứ mười lăm.

Năm Đinh Sửu, năm thứ mười sáu.

Năm Mậu Dần, năm đầu niên hiệu Hậu Ngươn.

Năm Kỷ Mão, năm thứ hai.

Năm Canh Thìn, năm thứ ba.

Năm Tân Tỵ, năm thứ tư. Trong kinh Văn-thù-sư-lợi Bát-nê-hoàn có nói rằng: Sau khi Đức Phật diệt độ bốn trăm năm mươi năm thì ngài Văn-thù-sư-lợi sẽ đến Tuyết sơn giảng nói mười hai bộ loại kinh văn cho năm trăm vị Tiên nhân nghe ngày liền trở về nơi sinh mà nhập Niết-bàn. Ngày tháng năm có lễ đại xá: Tha nô tỳ của quan chức cho làm thường dân.

Năm Nhâm Ngọ, năm thứ năm.

Năm Quý Mùi, năm thứ sáu.

Năm Giáp Thân, năm thứ bảy.

Năm Ất Dậu, năm đầu Hán Cảnh đế, tên Khởi, là con vua Văn Đế trị vì được mười sáu năm. Năm này Phật nhập Niết-bàn được bốn trăm năm mươi bốn năm.

Năm Bính Tuất, năm thứ hai.

Năm Đinh Hợi, năm thứ ba.

Năm Mậu Tý, năm thứ tư.

Năm Kỷ Sửu, năm thứ năm.

Năm Canh Dần, năm thứ sáu.

Năm Tân Mão, năm thứ bảy.

Năm Nhâm Thìn, năm đầu niên hiệu Trung Ngươn.

Năm Quý Tỵ, năm thứ hai.

Năm Giáp Ngọ, năm thứ ba.

Năm Ất Mùi, năm thứ tư.

Năm Bính Thân, năm thứ năm.

Năm Đinh Dậu, năm thứ sáu.

Năm Mậu Tuất, năm đầu niên hiệu Hậu Ngươn.

Năm Kỷ Hợi, năm thứ hai.

Năm Canh Tý, năm thứ ba.

Năm Tân Sửu, năm đầu đời Hán Võ Đế, tên Triệt, con của Cảnh Đế, trị vì được năm mươi bốn năm. Từ đây trở đi mới bắt đầu dùng niên hiệu, gọi năm đầu Kiến Ngươn. Quan Thượng Thư Đông Phương Sóc lúc đó lập danh sách tâu xin cho hai mươi hai người dân khi tuổi đã chín mươi trở đi thì phải được con cháu hầu hạ phụng dưỡng. Năm này Phật nhập Niết-bàn đã được bốn trăm bảy mươi năm.

Năm Nhâm Dần, năm thứ hai. Lập ra ấp Mậu lăng dời các hào kiệt ở quận nước đến ở đó. Ban tặng cho mỗi hộ dân dọn đến ở đó được hai mươi vạn quan tiền và hai khoảnh ruộng.

Năm Quý Mão, năm thứ ba.

Năm Giáp Thìn, năm thứ tư.

Năm Ất Tỵ, năm thứ năm.

Năm Bính Ngọ, năm thứ sáu.

Năm Đinh Mùi, năm đầu niên hiệu Ngươn Quang.

Năm Mậu Thân, năm thứ hai.

Năm Kỷ Dậu, năm thứ ba.

Năm Canh Tuất, năm thứ tư.

Năm Tân Hợi, năm thứ năm.

Năm Nhâm Tý, năm thứ sáu. Ngoại Quốc Truyện có nói rằng:

Sau khi Phật diệt độ được bốn trăm tám mươi năm, thì có vị La-hán có thần thông tên là A-lợi-nan-đà, con của vua nước ấy, châu phía Đông bắc nước Ưu Trường tạo ra tượng Phật Di-lặc bằng gỗ ngưu-đầu chiênđàn cao đến tám trượng. Vị này đưa ba ông thợ khéo lên cung trời Đâusuất để nhìn thấy hình tượng thật của Phật Di-lặc rồi về thế gian mà tạo thành. Sau khi tạo ngày thì tượng rất linh nghiệm.

Năm Quý Sửu, năm đầu niên hiệu Sóc Ngươn.

Năm Giáp Dần, năm thứ hai.

Năm Ất Mão, năm thứ ba.

Năm Bính Thìn, năm thứ tư.

Năm Đinh Tỵ, năm thứ năm.

Năm Mậu Ngọ, năm thứ sáu.

Năm Kỷ Mùi, năm đầu niên hiệu Ngươn Thú. Ngày tháng mười, vua di hành ở đất Ung săn bắt được một con thú lông trắng tuyết giống như con Chương, có năm móng nên sửa niên hiệu lại thành Ngươn Thú.

Năm Canh Thân, năm thứ hai. Tướng Hoắc Khứ Bệnh đem quân Bắc phạt giặc Hung nô. Qua châu Diên sơn, bắt cầm tù vua Hung nô là Hưu Đồ. Bắt gặp được tượng người bằng vàng cho là Đại thần, liền đem thờ trong cung Cam tuyền, đốt hương kính lễ. Đây là lần đầu tiên tượng Phật có mặt ở đất Hán vậy.

Năm Tân Dậu, năm thứ ba. Đào ao Côn Minh thì thấy toàn thể đáy ao đều là than mực. Vua Hán Võ Đế bảo Đông Phương Sóc nói rõ lý do tại sao? Sóc tâu rằng: việc đó thần không hiểu nỗi, xin bệ hạ hãy hỏi người Phạm nước Tây Vức.

Năm Nhâm Tuất, năm thứ tư.

Năm Quý Hợi, năm thứ năm.

Năm Giáp Tý, năm thứ sáu.

Năm Ất Sửu, năm đầu niên hiệu Đỉnh Ngươn. Ngày tháng sáu, ở phía Nam sông Phần vớt được trong nước một cái đỉnh báu. Đỉnh lớn tám thước một tấc, cao ba thước sáu tấc, cho nên liền đổi niên hiệu là Đỉnh Ngươn. Thuở xưa vua Tần sai người xuống nước mò tìm đảnh nhưng không được, nay ở nhà Hán thì đảnh tự xuất hiện. Nên có thể bảo rằng: Hễ Thần Vật có ứng thì liền hiện bày, còn không cảm thì mãi ẩn kín. Đâu phải người muốn tìm mà được sao?

Năm Bính Dần, năm thứ hai.

Năm Đinh Mão, năm thứ ba.

Năm Mậu Thìn, năm thứ tư.

Năm Kỷ Tỵ, năm thứ năm.

Năm Canh Ngọ, năm thứ sáu.

Năm Tân Mùi, năm đầu niên hiệu Phong Ngươn. Ngày tháng giêng Giáp Tý vua lên núi Tung Sơn, xây cất Cung trai giới cúng tế suốt bảy ngày ngày mới trở về. Ngày một năm tháng tư vua rảnh rang có phương sóc và các quan hậu cận Bỗng thấy một nàng con gái mặc áo xanh đến tâu vua rằng: Từ nay suốt một trăm ngày phải trai giới cho đến ngày mồng bảy tháng bảy thì Tây Vương Mẫu sẽ giáng xuống. Đến ngày hẹn quả nhiên ngày canh hai hiện xuống cung vua.

Năm Nhâm Thân, năm thứ hai.

Năm Quý Dậu, năm thứ ba. Vua làm đúng lời mẩu dặn trước, nên tháng bảy năm ấy giữ trai giới, lấy hình Ngũ Nhạc trao cho Đổng Trọng Quân, ông này nhận lấy lên núi ấy viết vẽ lại.

Năm Giáp Tuất, năm thứ tư. Vua lại theo lời dạy trước của Thượng Ngươn Phu Nhân, ngày năm thứ tư tháng bảy trai giới, lại lấy Ngũ Đế Lục Giáp Linh Phi thập Nhị Sự trao cho Lý Thiếu Quân. Ông này cũng nhận và lên đó viết vẽ lại. Cả hai sách truyện này được đem lưu hành trên đời. Do đó mà các truyện kể từ trước của hai ông này vẫn còn đến nay.

Năm Ất Hợi, năm thứ năm.

Năm Bính Tý, năm thứ sáu.

Năm Đinh Sửu, năm đầu niên hiệu Thái Sơ, tháng mười một Kỷ Dậu, Thiên Phụ đốt cháy Bách Lương Đài. Do đó mà các hình vẽ thật về Lục Giáp Ngũ Đế Linh Phi Thập Nhị Sư, cùng những tập Bí quyết mà vua đã nhận được cùng hộp sách gồm bốn quyển đều bị cháy tiêu mất dấu.

Năm Mậu Dần, năm thứ hai.

Năm Kỷ Mão, năm thứ ba.

Năm Canh Thìn, năm thứ tư.

Năm Tân Tỵ, năm đầu niên hiệu Thiên Hán.

Năm Nhâm Ngọ, năm thứ hai.

Năm Quý Mùi, năm thứ ba.

Năm Giáp Thân, năm thứ tư.

Năm Ất Dậu, năm đầu niên hiệu Thái Thủy Năm Bính Tuất, năm thứ hai.

Năm Đinh Hợi, năm thứ ba.

Năm Mậu Tý, năm thứ tư. Ngày tháng ba, vua đến núi Thái sơn để tế lễ Tây Vương Mẫu cầu linh ứng nhưng thần không ứng.

Năm Kỷ Sửu, năm đầu niên hiệu Diên Hòa.

Năm Canh Dần, năm thứ hai.

Năm Tân Mão, năm thứ ba.

Năm Nhâm Thìn, năm thứ tư. Ngày tháng giêng, vua đến Đông Lai Đại Hải giữ trai giới cúng tế Tây Vương Mẫu cầu Thượng Ngươn Phu Nhân có ứng nhưng không giáng hạ.

Năm Quý Tỵ, năm đầu niên hiệu Hậu Ngươn.

Năm Giáp Ngọ, năm thứ hai.

Năm Ất Mùi, thuộc đời Hán Chiêu Đế tên Phất Lăng là con của Võ Đế, trị vì mười ba năm. Năm đầu niên hiệu Thủy Ngươn. Năm này Phật đã Niết-bàn được năm trăm hai mươi bốn năm.

Năm Bính Thân, năm thứ hai.

Năm Đinh Dậu, năm thứ ba.

Năm Mậu Tuất, năm thứ tư.

Năm Kỷ Hợi, năm thứ năm.

Năm Canh Tý, năm thứ sáu.

Năm Tân Sửu, năm đầu niên hiệu Ngươn Phụng Năm Nhâm Dần, năm thứ hai.

Năm Quý Mão, năm thứ ba.

Năm Giáp Thìn, năm thứ tư.

Năm Ất Tỵ, năm thứ năm.

Năm Bính Ngọ, năm thứ sáu.

Năm Đinh Mùi, năm đầu niên hiệu Ngươn Bình.

Năm Mậu Thân, đời vua Hán Tuyên Đế tên Tuân, là cháu cố của Hán Võ Đế, trị vì được hai mươi lăm năm. Đây là năm đầu niên hiệu Thái Thủy. Phật nhập Niết-bàn đến năm này được năm trăm ba mươi năm.

Năm Kỷ Dậu, năm thứ hai.

Năm Canh Tuất, năm thứ ba.

Năm Tân Hợi, năm thứ tư.

Năm Nhâm Tý, năm đầu niên hiệu Địa Tiết.

Năm Quý Sửu, năm thứ hai.

Năm Giáp Dần, năm thứ ba.

Năm Ất Mão, năm thứ tư.

Năm Bính Thìn, năm đầu niên hiệu Ngươn Khang.

Năm Đinh Tỵ, năm thứ hai.

Năm Mậu Ngọ, năm thứ ba.

Năm Kỷ Mùi, năm thứ tư.

Năm Canh Thân, năm đầu niên hiệu Thần Tước.

Năm Tân Dậu, năm thứ hai.

Năm Nhâm Tuất, năm thứ ba.

Năm Quý Hợi, năm thứ tư.

Năm Giáp Tý, năm đầu niên hiệu Ngũ Phụng.

Năm Ất Sửu, năm thứ hai.

Năm Bính Dần, năm thứ ba.

Năm Đinh Mão, năm thứ tư.

Năm Mậu Thìn, năm đầu niên hiệu Cam Lộ. Có nơi gọi là năm đầu Cam Họp.

Năm Kỷ Tỵ, năm thứ hai.

Năm Canh Ngọ, năm thứ ba.

Năm Tân Mùi, năm thứ tư.

Năm Nhâm Thân, năm đầu niên hiệu Huỳnh Long.

Năm Quý Dậu, đời vua Hán Ngươn Đế, tên Thích. Con của Hán Tuyên Đế, trị vì mười sáu năm đây là năm đầu niên hiệu Sơ Ngươn. Phật nhập Niết-bàn đến năm này đã được năm trăm sáu mươi hai năm.

Năm Giáp Tuất, năm thứ hai.

Năm Ất Hợi, năm thứ ba.

Năm Bính Tý, năm thứ tư.

Năm Đinh Sửu, năm thứ năm.

Năm Mậu Dần, năm đầu niên hiệu Vĩnh Quang.

Năm Kỷ Mão, năm thứ hai.

Năm Canh Thìn, năm thứ ba.

Năm Tân Tỵ, năm thứ tư.

Năm Nhâm Ngọ, năm thứ năm.

Năm Quý Mùi, năm đầu niên hiệu Kiến Minh, có nơi gọi là năm đầu Kiến Chiêu.

Năm Giáp Thân, năm thứ hai.

Năm Ất Dậu, năm thứ ba.

Năm Bính Tuất, năm thứ tư.

Năm Đinh Hợi, năm thứ năm.

Năm Mậu Tý, năm đầu niên hiệu Cánh Ninh.

Năm Kỷ Sửu, đời vua Hán Thành Đế tên Ngạo là con vua Hán Ngươn Đế, trị vì hai mươi sáu năm, là năm đầu niên hiệu Kiến Thủy.

Phật nhập Niết-bàn đến năm này được năm trăm bảy mươi tám năm.

Năm Canh Dần, năm thứ hai.

Năm Tân Mão, năm thứ ba.

Năm Nhâm Thìn, năm thứ tư.

Năm Quý Tỵ, năm đầu niên hiệu Hà Bình.

Năm Giáp Ngọ, năm thứ hai.

Năm Ất Mùi, năm thứ ba.

Năm Bính Thân, năm thứ tư.

Năm Đinh Dậu, năm đầu niên hiệu Dương Minh, có nơi gọi là Dương Sóc.

Năm Mậu Tuất, năm thứ hai.

Năm Kỷ Hợi, năm thứ ba.

Năm Canh Tý, năm thứ tư.

Năm Tân Sửu, năm đầu niên hiệu Hồng Gia.

Năm Nhâm Dần, năm thứ hai.

Năm Quý Mão, năm thứ ba. Quan Đại Phu Lưu Hướng san định Liệt Tiên truyện bảo có bảy mươi bốn người đã thấy Phật.

Năm Giáp Thìn, năm thứ tư.

Năm Ất Tỵ, năm đầu niên hiệu Vĩnh Thủy.

Năm Bính Ngọ, năm thứ hai.

Năm Đinh Mùi, năm thứ ba.

Năm Mậu Thân, năm thứ tư.

Năm Kỷ Dậu, năm đầu niên hiệu Ngươn Diên.

Năm Canh Tuất, năm thứ hai.

Năm Tân Hợi, năm thứ ba.

Năm Nhâm Tý, năm thứ tư.

Năm Quý Sửu, năm đầu niên hiệu Tuy Hòa.

Năm Giáp Dần, năm thứ hai.

Năm Ất Mão, đời vua Hán Ai Đế, tên Hân, là cháu của Hán Ngươn Đế, trị vì sáu năm, là năm đầu niên hiệu Kiến Bình. Phật nhập Niết-bàn đến năm này đã được sáu trăm lẻ bốn năm.

Năm Bính Thìn, năm thứ hai.

Năm Đinh Tỵ, năm thứ ba.

Năm Mậu Ngọ, năm thứ tư.

Năm Kỷ Mùi, năm đầu niên hiệu Ngươn Thọ. Cảnh Hiến đi sứ nước Đại Nguyệt Chi, nhận được kinh Phù Đồ. Phù Đồ tức là Phật-đà.

Đâu chẳng phải là tiếp nối đến nay đã khá lâu rồi.

Năm Canh Thân, năm thứ hai.

Năm Tân Dậu, đời vua Hán Bình Đế, tên Diễn, là con của Hán Ai Đế, trị vì năm năm, năm đầu là niên hiệu Ngươn Thủy. Phật nhập Niếtbàn đến năm này đã được sáu trăm mười năm.

Năm Nhâm Tuất, năm thứ hai.

Năm Quý Hợi, năm thứ ba.

Năm Giáp Tý, năm thứ tư.

Năm Ất Sửu, năm thứ năm.

Năm Bính Dần, năm đầu niên hiệu Cư Nhiếp. Vương Mãng lập cháu cố của Tuyên Đế tên là Anh, xưng hiệu là Nhụ Tử. Vương Mãng làm Thừa tướng trông coi việc nước. Phật nhập Niết-bàn đến năm này đã được sáu trăm mười lăm năm. Vương Mãng phế bỏ Nhụ Tử chê là vua còn bé.

Năm Đinh Mão, năm thứ hai.

Năm Mậu Thìn, năm đầu niên hiệu Thủy Sơ.

Năm Kỷ Tỵ, đời vua Tân Vương, tên Mãng, tức là Chân, năm đầu là niên hiệu Kiến Quốc.

Năm Canh Ngọ, năm thứ hai.

Năm Tân Mùi, năm thứ ba.

Năm Nhâm Thân, năm thứ tư.

Năm Quý Dậu, năm thứ năm.

Năm Giáp Tuất, năm đầu niên hiệu Thiên Phụng.

Năm Ất Hợi, năm thứ hai.

Năm Bính Tý, năm thứ ba.

Năm Đinh Sửu, năm thứ tư.

Năm Mậu Dần, năm thứ năm.

Năm Kỷ Mão, năm thứ sáu.

Năm Canh Thìn, năm đầu niên hiệu Địa Hoàng.

Năm Tân Tỵ, năm thứ hai.

Năm Nhâm Ngọ, năm thứ ba.

Năm Quý Mùi, năm đầu niên hiệu Canh Thủy. Lưu Huyền, tự là Thánh Công, giết chết Vương Mãng trị vì được hai năm. Sau bị Xích Mi giết. Huyền là cháu sáu đời của Hán Cảnh Đế. Phật nhập Niết-bàn đến năm này đã được sáu trăm ba mươi hai năm. Năm Giáp Thân, năm thứ hai.

II. ĐỜI HẬU HÁN:

Năm Ất Dậu, thuộc đời Hán Quang Võ Đế, tên Tú, tự là Văn Thúc, cháu chín đời của Hán Cao Tổ (Lưu Bang), trị vì được ba mươi ba năm, dời đô về Lạc dương, năm đầu niên hiệu là Kiến Vũ. Phật nhập Niết-bàn đến năm này được sáu trăm ba mươi bốn năm.

Năm Bính Tuất, năm thứ hai.

Năm Đinh Hợi, năm thứ ba.

Năm Mậu Tý, năm thứ tư.

Năm Kỷ Sửu, năm thứ năm.

Năm Canh Dần, năm thứ sáu.

Năm Tân Mão, năm thứ bảy.

Năm Nhâm Thìn, năm thứ tám.

Năm Quý Tỵ, năm thứ chín.

Năm Giáp Ngọ, năm thứ mười.

Năm Ất Mùi, năm thứ mười một.

Năm Bính Thân, năm thứ mười hai.

Năm Đinh Dậu, năm thứ mười ba.

Năm Mậu Tuất, năm thứ mười bốn.

Năm Kỷ Hợi, năm thứ mười lăm.

Năm Canh Tý, năm thứ mười sáu.

Năm Tân Sửu, năm thứ mười bảy.

Năm Nhâm Dần, năm thứ mười tám.

Năm Quý Mão, năm thứ mười chín.

Năm Giáp Thìn, năm thứ hai mươi.

Năm Ất Tỵ, năm thứ hai mươi mốt. Ở Tây Vức, vua Sa-xa… cả thảy mười sáu nước đều sai Thái tử đến hầu dâng hiến các phẩm vật địa phương.

Năm Bính Ngọ, năm thứ hai mươi hai.

Năm Đinh Mùi, năm thứ hai mươi ba.

Năm Mậu Thân, năm thứ hai mươi bốn.

Năm Kỷ Dậu, năm thứ hai mươi lăm.

Năm Canh Tuất, năm thứ hai mươi sáu.

Năm Tân Hợi, năm thứ hai mươi bảy.

Năm Nhâm Tý, năm thứ hai mươi tám.

Năm Quý Sửu, năm thứ hai mươi chín.

Năm Giáp Dần, năm thứ ba mươi.

Năm Ất Mão, năm thứ ba mươi mốt.

Năm Bính Thìn, năm đầu niên hiệu Trung Ngươn ngày tháng hai, vua đi tuần du phía Đông lên núi Thái sơn. Sài Tế khắc lời minh ngày đá. Có khí mây tạo nên Cung Khuyết, quét đất tế lễ Lương Phủ ngày rồi trở về. Lại đến nước Lỗ cúng tế đức Khổng Tử tại nhà của ngài. Đến tháng chín, có suối nước khoáng phun, kẻ ở Kinh Sư uống ngày bệnh cũ đều lành hẳn.

Năm Đinh Tỵ, năm thứ hai, là năm thống kê khắp thiên hạ thì thấy về hộ dân gồm có bốn trăm hai mươi bảy vạn chín ngàn sáu trăm Về số người dân (dân khẩu) thì có hai ngàn một trăm vạn bảy ngàn tám trăm hai mươi

Năm Mậu Ngọ, đời Hán Minh Đế, tên Trang, là con thứ tư của Hán Quang Võ, trị vì được mười tám năm, năm đầu đặt niên hiệu là Vĩnh Bình. Năm này Đức Phật nhập Niết-bàn được sáu trăm sáu mươi bảy năm.

Năm Kỷ Mùi, năm thứ hai.

Năm Canh Thân, năm thứ ba.

Năm Tân Dậu, năm thứ tư.

Năm Nhâm Tuất, năm thứ năm.

Năm Quý Hợi, năm thứ sáu.

Năm Giáp Tý, năm thứ bảy. Năm này nhà vua nằm mộng thấy người bằng vàng bay đến trước sân điện. Đây tức là điền ứng cho việc sẽ có tượng Phật và kinh Pháp vậy. Vua bèn sai sứ sang Tây Vức tìm kiếm Kinh Phật.

Năm Ất Sửu, năm thứ tám.

Năm Bính Dần, năm thứ chín.

Năm Đinh Mão, năm thứ mười. Sứ giả trở về, lại có ngài Cadiếp Ma-đằng đến đế đô Lạc dương, liền phiên dịch kinh Tứ Thập Nhị Chương. Vì dùng bạch mã chở kinh về, nên xây dựng chùa Bạch mã.

Năm Mậu Thìn, năm thứ mười một. Ngài Trúc Pháp Lan dịch bộ Phật Bổn Hạnh Kinh gồm đủ năm quyển. Đào Ẩn Cư niên lịch nói rằng: “Vua nằm mộng thấy người vàng đến, bèn sai người đi sứ”. Năm này so với các tác gia khác có chút ít khác nhau, song cuối cùng vẫn tương đương.

Năm Kỷ Tỵ, năm thứ mười hai.

Năm Canh Ngọ, năm thứ mười ba. Ngài Trúc Pháp Lan dịch ngày bộ Thập Địa Đoạn Kết Kinh gồm bốn quyển.

Năm Tân Mùi, năm thứ mười bốn.

Năm Nhâm Thân, năm thứ mười lăm.

Năm Quý Dậu, năm thứ mười sáu.

Năm Giáp Tuất, năm thứ mười bảy.

Năm Ất Hợi, năm thứ mười tám.

Năm Bính Tý, năm đầu vua Hán Chương Đế, tên Thản, con vua Hán Minh Đế, trị vì mười ba năm, niên hiệu đầu là Kiến Sơ. Năm này Phật nhập Niết-bàn đã được sáu trăm tám mươi lăm năm.

Năm Đinh Sửu, năm thứ hai.

Năm Mậu Dần, năm thứ ba.

Năm Kỷ Mão, năm thứ tư, đầu niên hiệu Vĩnh Bình Thông Nghị Lang Ban Cố viết quyển Hán Thư, năm này mới ngày gồm hơn hai mươi năm.

Năm Canh Thìn, năm thứ năm.

Năm Tân Tỵ, năm thứ sáu.

Năm Nhâm Ngọ, năm thứ bảy.

Năm Quý Mùi, năm thứ tám.

Năm Giáp Thân, năm đầu niên hiệu Ngươn Hòa Năm Ất Dậu, năm thứ hai.

Năm Bính Tuất, năm thứ ba.

Năm Đinh Hợi, năm đầu niên hiệu Chương Hòa, vua ra chiếu Khiến Tào Bao định nghi lễ gồm có một trăm năm mươi thiên.

Năm Mậu Tý, năm thứ hai.

Năm Kỷ Sửu, đời vua Hán Hòa Đế, tên Triệu, là con của Hán Chương Đế, trị vì mười bảy năm, năm đầu niên hiệu là Vĩnh Ngươn.

Năm này Phật nhập Niết-bàn đã được sáu trăm chín mươi tám năm.

Năm Canh Dần, năm thứ hai.

Năm Tân Mão, năm thứ ba.

Năm Nhâm Thìn, năm thứ tư.

Năm Quý Tỵ, năm thứ năm.

Năm Giáp Ngọ, năm thứ sáu.

Năm Ất Mùi, năm thứ bảy.

Năm Bính Thân, năm thứ tám.

Năm Đinh Dậu, năm thứ chín.

Năm Mậu Tuất, năm thứ mười.

Năm Kỷ Hợi, năm thứ mười một.

Năm Canh Tý, năm thứ mười hai.

Năm Tân Sửu, năm thứ mười ba, nước An Tức cống hiến Sư tử.

Năm Nhâm Dần, năm thứ mười bốn.

Năm Quý Mão, năm thứ mười lăm.

Năm Giáp Thìn, năm thứ mười sáu.

Năm Ất Tỵ, năm đầu niên hiệu Ngươn Hưng.

Năm Bính Ngọ, đời vua Hán Thương Đế, tên Long, là con của Hán Hòa Đế, trị vì một năm, năm đầu có niên hiệu là Duyên Bình. Năm này Đức Phật nhập Niết-bàn đã được bảy trăm mười lăm năm.

* Năm Đinh Mùi, đời vua Hán An Đế, tên Hữu, là cháu của Hán Chương Đế, trị vì mười chín năm, năm đầu niên hiệu là Vĩnh Sở. Năm 1 này Phật nhập Niết-bàn đã được bảy trăm mười sáu năm.

Năm Mậu Thân, năm thứ hai.

Năm Kỷ Dậu, năm thứ ba.

Năm Canh Tuất, năm thứ tư.

Năm Tân Hợi, năm thứ năm.

Năm Nhâm Tý, năm thứ sáu.

Năm Quý Sửu, năm thứ bảy.

Năm Giáp Dần, năm đầu niên hiệu Ngươn Sơ, thì các nước Cửu Chân Niết Ngoại Dạ Lang…, có quan ải cách nội phủ cả một ngàn tám trăm dặm.

Năm Ất Mão, năm thứ hai.

Năm Bính Thìn, năm thứ ba.

Năm Đinh Tỵ, năm thứ tư.

Năm Mậu Ngọ, năm thứ năm.

Năm Kỷ Mùi, năm thứ sáu.

Năm Canh Thân, năm đầu niên hiệu Vĩnh Ninh. Ngày tháng tư, vua xuống chiếu quy định Bộc Xạ Lưu Trân phục vụ từ năm Kiến Vỡ đến nay được gọi là Thần Phó.

Năm Tân Dậu, năm đầu niên hiệu Kiến Quang.

Năm Nhâm Tuất, năm đầu niên hiệu Diên Quang.

Năm Quý Hợi, năm thứ hai.

Năm Giáp Tý, năm thứ ba.

Năm Ất Sửu, năm thứ tư.

* Năm Bính Dần, đời vua Hán Thuận Đế, tên Bảo, là con của Hán An Đế, trị vì mười chín năm, niên hiệu đầu là Vĩnh Kiến. Năm này Phật Niết-bàn đã được bảy trăm ba mươi lăm năm.

Năm Đinh Mão, năm thứ hai, ngày tháng hai, vua xuống chiếu có các quan như Bị Huyền Sào Sính Nam Dương Phàn Anh và Hoàng Quỳnh, Dương Hậu… đến công xa thiết lập Đàn Tịch để hỏi thần linh về việc được mất, rồi trở về lấy lễ mà trị nước.

Năm Mậu Thìn, năm thứ ba.

Năm Kỷ Tỵ, năm thứ tư.

Năm Canh Ngọ, năm thứ năm.

Năm Tân Mùi, năm thứ sáu.

Năm Nhâm Thân, năm đầu niên hiệu Dương Gia.

Năm Quý Dậu, năm thứ hai.

Năm Giáp Tuất, năm thứ ba.

Năm Ất Hợi, năm thứ tư.

Năm Bính Tý, năm đầu niên hiệu Vĩnh Hòa.

Năm Đinh Sửu, năm thứ hai.

Năm Mậu Dần, năm thứ ba.

Năm Kỷ Mão, năm thứ tư.

Năm Canh Thìn, năm thứ năm.

Năm Tân Tỵ, năm thứ sáu. Bấy giờ có Trương Lăng ở nước Thục lấy hiệu là Thiên Sư, viết Bộ Đạo Thư gồm hai mươi bốn quyển, có chương luận về phép cúng tế, chương về Đạo sĩ. Việc cúng tế có từ đấy.

Năm Nhâm Ngọ, năm đầu niên hiệu Hán An.

Năm Quý Mùi, năm thứ hai.

Năm Giáp Thân, năm đầu niên hiệu Kiến Khang.

– Năm Ất Dậu, đời Hán Xung Đế, tên Bỉnh, là cháu vua Hán Thuận Đế, trị vì một năm, niên hiệu đầu là Vĩnh Gia. Con của Trương Lăng là Hành làm Bảo Sư. Năm này Phật nhập Niết-bàn được bảy trăm năm mươi bốn năm.

– Năm Bính Tuất, đời vua Hán Chất Đế, tên Toản là huyền tôn (cháu bốn đời) của Hán Chương Đế, trị vì một năm, năm đầu niên hiệu là Sơ Nguyên. Đến năm này Phật nhập Niết-bàn đã được bảy trăm năm mươi năm năm.

– Năm Đinh Hợi, đời Vua Hán Hoàn Đế, tên Chí. Cháu bốn đời (tằng của Hán Chương Đế, trị vì được hai mươi mốt năm, năm đầu niên hiệu là Kiến Sơ. Năm này Phật nhập Niết-bàn đã được bảy trăm năm mươi sáu năm. Chu Sĩ hành Hán Lục chép rằng: Chi-lâu-ca-sấm năm này đã dịch kinh A-súc. có hai quyển.

Năm Mậu Tý, năm thứ hai. Cao Tăng truyện chép rằng: Ngài An Thế Cao từ năm thứ hai niên hiệu Kiến Sơ cho đến giữa năm Kiến Ninh của vua Linh Đế, hơn hai mươi năm đã gom dịch các kinh Pháp Cú… được một trăm bảy mươi bốn bộ gồm một trăm tám mươi tám quyển.

Năm Kỷ Sửu, năm thứ ba.

Năm Canh Dần, năm đầu niên hiệu Hòa Bình.

Năm Tân Mão, năm đầu niên hiệu Ngươn Gia. Chu Sĩ Hành Hán Lục chép rằng: Ngài Thế Cao trong năm này đã dịch Ngũ Thập Giảo Kế Kinh được hai quyển, Thất Xứ Tam Quán Kinh được hai quyển.

Năm Nhâm Thìn, năm thứ hai, sách Chu Sĩ Hành Hán Lục chép rằng: Ngài Thế Cao trong năm này đã dịch Phổ Pháp Nghĩa Kinh một quyển và Nội Tạng Kinh một quyển.

Năm Quý Tỵ, năm đầu niên hiệu Vĩnh Hưng.

Năm Giáp Ngọ, năm thứ hai.

Năm Ất Mùi, năm đầu niên hiệu Vĩnh Thọ.

Năm Bính Thân, năm thứ hai, sách Chu Sĩ Hành Hán Lục chép:

Ngài Thế Cao năm này dịch Nhân Bổn Dục Sinh kinh một quyển.

Năm Đinh Dậu, năm thứ ba.

Năm Mậu Tuất, năm đầu niên hiệu Diên Gia.

Năm Kỷ Hợi, năm thứ hai.

Năm Canh Tý, năm thứ ba.

Năm Tân Sửu, năm thứ tư.

Năm Nhâm Dần, năm thứ năm.

Năm Quý Mão, năm thứ sáu.

Năm Giáp Thìn, năm thứ bảy.

Năm Ất Tỵ, năm thứ tám.

Năm Bính Ngọ, năm thứ chín.

Năm Đinh Mùi, năm đầu niên hiệu Vĩnh Khang. Sách Chi Mẫn Độ Lục chép: Ngài Thế Cao năm này dịch bộ Tu Hành Đạo Địa Kinh được bảy hoặc sáu quyển.

* Năm Mậu Thân, đời vua Hán Linh Đế, tên Hoành, là cháu bốn đời của Hán Chương Đế, trị vì hai mươi hai năm, năm đầu niên hiệu Kiến Ninh. Năm này Phật nhập Niết-bàn đã được bảy trăm bảy mươi bảy năm.

Năm Kỷ Dậu, năm thứ hai.

Năm Canh Tuất, năm thứ ba. Ngài An Thế Cao dịch kinh đến năm này mới ngày, không phải dừng lại một chỗ mà lại ra đi.

Năm Tân Hợi, năm thứ tư.

Năm Nhâm Tý, năm đầu niên hiệu Gia Bình. sách Chu Sĩ Hành Hán Lục chép rằng: Ngài Trúc Phật Sóc năm này châu Lạc dương dịch bộ Đạo Hạnh Kinh được một quyển, ngài Đạo An chú thích lời Tựa.

Năm Quý Sửu, năm thứ hai.

Năm Giáp Dần, năm thứ ba.

Năm Ất Mão, năm thứ tư. Nhà vua rất thích sách nên đã soạn ra Nghĩa Hoàng Thiên gồm năm mươi chương.

Năm Bính Thìn, năm thứ năm.

Năm Đinh Tỵ, năm thứ sáu.

Năm Mậu Ngọ, năm đầu niên hiệu Quang Hòa.

Năm Kỷ Mùi, năm thứ hai. Sách Chi Mẫn Độ Lục chép rằng: Ngài Chi-lâu-ca-sấm ngày tám tháng bảy đã dịch Bát-nhã Đạo Hạnh Phẩm… gồm mười quyển.

Năm Canh Thân, năm thứ ba. Sách Nhiếp Đạo Chân Lục chép rằng: Ngài Chi-lâu-ca-sấm ngày tám tháng mười châu Lạc dương đã dịch Bộ Ban Chu Tam-muội Kinh gồm hai quyển, và một quyển Bảo Tích Kinh.

Năm Tân Dậu, năm thứ tư, quan Đô úy An Huyền dịch bộ Pháp Cảnh Kinh gồm hai quyển, một quyển kinh A-hàm (khẩu giải), được xuất bản ở Lạc dương. Ngài Nghiêm Phật Điều chép lại.

Năm Nhâm Tuất, năm thứ năm.

Năm Quý Hợi, năm thứ sáu. Ngài Trúc Phật Sóc, châu Lạc dương đã dịch Bộ Đạo Hạnh Kinh một quyển. Ngài Chi-lâu-ca-sấm đọc lời, các ngài Mãnh Phước, Trương Liên chép lại.

Năm Giáp Tý, năm đầu niên hiệu Trung Bình.

Năm Ất Sửu, năm thứ hai. Ở Lạc dương, ngài Chi Diệu dịch ngày các kinh Thành Cụ, Quang Minh… mười một bộ gồm mười một quyển.

Năm Bính Dần, năm thứ ba. Sách Chu Sĩ hành Hán Lục chép: Ở Lạc dương, ngày tám tháng hai ngài Chi-lâu-ca-thức đã dịch bộ Thủlăng-nghiêm kinh gồm hai quyển.

Năm Đinh Mão, năm thứ tư. Ở Lạc dương, ngài Khang Cự dịch.

Vấn Địa Ngục Sự kinh một quyển. Năm này Ngụy văn Đế sinh

Năm Mậu Thìn, năm thứ năm. Cao Tăng truyện chép rằng: sáu bộ kinh như Cổ Duy-ma-cật v….v… mười quyển, đều do ngài Nghiêm Phật Điều người lâm hoài ở Lạc dương dịch

Năm Kỷ Tỵ, năm thứ sáu. Ngày tháng giêng đổi niên hiệu là Quang Gia (năm đầu). Đến tháng mười lại đổi niên hiệu là Chiêu Ninh, rồi tháng mười hai lại đổi là Vĩnh Long.

* Năm Canh Ngọ, đời vua Hán Hiến Đế, tên Hiệp, là con vua Hán Linh Đế, trị vì ba mươi năm, niên hiệu đầu là Sơ Bình. Đến tháng hai thì Đổng Trác cướp ngôi vua, phải chạy về Trường an khiến Viên Thiệu khởi binh ở Bột Hải, Tôn kiên khởi binh ở Giang nam. Năm này Phật nhập Niết-bàn đã được bảy trăm chín mươi chín năm.

Năm Tân Mùi, năm thứ hai.

Năm Nhâm Thân, năm thứ ba.

Năm Quý Dậu, năm thứ tư.

Năm Giáp Tuất, năm đầu niên hiệu Hưng Bình. Sách Hán Lục về Trúc Đạo Tổ tán lục ghi: Năm này ở Lạc Dương, Khang Mạnh Tường dịch kinh Tứ Đế một quyển, bản này có chút ít khác nhau với quyển của An Thế Cao.

Năm Ất Hợi, năm thứ hai.

Năm Bính Tý, năm đầu niên hiệu Kiến An.

Năm Đinh Sửu, năm thứ hai. Ngày tháng ba, Sa-môn Trúc Đại Lực ở Lạc Dương đã dịch Tu Hành Bổn Khởi Kinh gồm hai quyển.

Năm Mậu Dần, năm thứ ba.

Năm Kỷ Mão, năm thứ tư. Cao Tăng truyện chép rằng: Hưng Khởi Bổn Hạnh Kinh… năm bộ gồm tám quyển, cùng ngài Khang Mạnh

Tường dịch

Năm Canh Thìn, năm thứ năm.

Năm Tân Tỵ, năm thứ sáu.

Năm Nhâm Ngọ, năm thứ bảy.

Năm Quý Mùi, năm thứ tám.

Năm Giáp Thân, năm thứ chín.

Năm Ất Dậu, năm thứ mười. Vua xuống chiếu cho Đạo Câu Duyệt soạn Hán Ký.

Năm Bính Tuất, năm thứ mười một.

Năm Đinh Hợi, năm thứ mười hai. Cao Tăng truyện chép: Hai quyển Trung Bổn Khởi Kinh do ngài Đàm Quả cùng Khang Mạnh Tường dịch cũng trong năm này.

Năm Mậu Tý, năm thứ mười ba.

Năm Kỷ Sửu, năm thứ mười bốn.

Năm Canh Dần, năm thứ mười lăm.

Năm Tân Mão, năm thứ mười sáu. Cao Tăng truyện chép rằng: Năm này ngài Trúc Đại Lực dịch ra hai quyển bộ Tu Hành Bổn Khởi Kinh.

Năm Nhâm Thìn, năm thứ mười bảy.

Năm Quý Tỵ, năm thứ mười tám.

Năm Giáp Ngọ, năm thứ mười chín. Có cháu của Trương Lăng là Lỗ Canh soạn các Chương Phù tự xưng là Sư Quân, lãnh đạo mọi người tự xưng làm Trấn Di Trung Lang tướng.

Năm Ất Mùi, năm thứ hai mươi.

Năm Bính Thân, năm thứ hai mươi mốt.

Năm Đinh Dậu, năm thứ hai mươi hai.

Năm Mậu Tuất, năm thứ hai mươi ba.

Năm Kỷ Hợi, năm thứ hai mươi bốn.