LỊCH ĐẠI TAM BẢO KÝ

Soạn giả: Phí Trường Phòng Đời Tùy
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 10

CÁC KINH DỊCH ĐỜI TỐNG

Nói về nhà Tống thì sách chép rằng: Lưu Dụ tự là Đức Dư, người quê ở kinh đô Bành thành. Lúc mới sinh ra có ánh sáng lạ chiếu đầy nhà. Người cao lớn đến bảy thước sáu tấc, được nhà Đông Tấn nhường ngôi rồi tự xưng là Tống, nhưng vẫn đóng đô ở Kiến khang. Đến đời vua thứ ba trong năm Ngươn Gia có người tâu lên rằng: xét việc sửa sang chùa tháp đã qua số người quá xa xỉ trong việc làm phước thiện càng ngày càng đông. Vua Văn Đế lấy đó hỏi Hà Thị Trung rằng: Phạm Thái và Tạ Linh Vận đều khen sáu kinh vốn để cứu độ thế tục chân . Tánh linh cần phải dùng kinh Phật làm chỉ nam. Đây là lời của của Bậc Hiền Đạt thành thật đáng tin cậy. Nếu khiến cho tất cả mọi người trong bờ cõi này đều được thuần hóa Phật pháp thì trẩm đây cứ khoanh tay ngồi hưởng thái bình!”. Thượng Chi tâu đáp rằng: Giữa buổi sáng, người ở xa tất khó biết hết mọi việc. Từ lúc sang sông đến nay, Vương Đạo thấm nhuần bao trùm khắp hàng Tể phụ. Vương Mông, Tạ Thượng là bậc tiêu biểu cho nhân luận. Nhóm Mấn Triệu, Vương Mật… người thì gọi là bậc Siêu Quần, kẻ thì cho là Độc Bộ, tóm kể ra có đến mấy mươi người đều là bậc anh tuấn, thời ấy không thiếu chi hàng thanh tín sĩ. Ngài Pháp Sư huệ Viễn nói rằng: Lời giáo huấn của Đức Phật không thể không tuân hành. Thần cho rằng lời nói này hợp lý sâu sắc. Vì sao? Vì nếu trong một làng có trăm nhà mà lại có được mười người giữ năm giới thì cả mười người đều thuần cẩn. Trong một ấp có ngàn nhà mà có được một trăm người tu thập thiện thì có một trăm người hòa mục. Nếu phong hóa này được truyền khắp cõi tuần hoàn và sách vở có trong ngàn ức hộ thì người hiền sẽ có hàng trăm vạn. Phàm khi làm một điều lành thì bỏ đi một việc ác, tránh bỏ được một điều ác thì dứt đi một hình phạt. Một nhà đã dứt đi một hình phạt thì cả nước sẽ dứt đi cả vạn hình phạt, tất lời nói của Bệ Hạ là ngồi yên hưởng thái bình là đúng lắm vậy. Cho nên khi Phật Đồ Trừng ngày Nghiệp quận thì cọp đá giết người bớt đi phân nửa. Ao Thằng bảo tháp phát ra ánh sáng. Phù Kiên do dự dùng hay bỏ Mông Tốn, bêu xấu nhau không chút thân thích, bạo ngược như loài sài lang hổ báo. Cuối đời mà biết cãi ngộ bèn trở thành người thiện. Pháp mà đến với đạo nhân thì có sức mạnh hơn cả muôn người. Bao nhiêu loạn lạc ở sông Vị bịt mặt cam chịu chết vì gây tai ách cho thầy. Đây há không phải là nội hóa đã thắm nhuần đấy ư? Lúc đó Sứ Bộ Lang Dương Huyền Bảo từ chỗ ngồi tiến lên tâu rằng: Thần chỉ trộm sợ rằng các nước Tần, Triệu luận bàn cái thuật của binh hùng và cái kế thôn tính tất ca của tôn ngộ. Nay há lại khinh thường không để ý đến việc đó ư? Vua phán: “Đó không phải là chiến cụ của thời chiến quốc, như lời Khanh nói”. Thượng Chi tâu: Hễ khi Lễ ẩn dật thì binh sĩ biếng lười, quý nhân đức thì binh khí dẹp bỏ. Nếu có cái tâm của Tôn Ngô, ý luôn muốn thôn tính nhau thì cũng không thể giữ được cái đạo của Nghiêu Thuấn, đâu phải chỉ đạo Phật mà thôi? Nhà vua rất vui mà bảo rằng: “Đạo Phật có khanh thì khác nào Khổng Tử có Lý, Lộ. Đó gọi là lời ác không nên để lọt ngày tai. Căn cứ theo đây mà luận thì có thể bảo là rốt ráo rồi vậy”. Pháp do người được hiển bày, Phật đã phó chúc cho các vua chúa. Từ đó, ở Tống triều Phật giáo rất được hưng thạnh, hàng danh Tăng, Trí sĩ đông đảo như lúa mè, chùa tháp, Kim Luân sum suê như trúc tre cỏ lau. Có tám đời vua nối nhau trị vì suốt năm mươi chín năm. Trong các người dịch kinh gồm kẻ hoa người Nhung, người xuất gia, tại gia gồm có hai mươi ba người, phiên dịch đủ cả Tu-đa-la, Tỳ-ni Giới Bản, Yết-ma Ưu-ba-đề-xá, A-tỳ-đàm luận, truyện, lục… gồm có hai trăm mười bộ với bốn trăm chín mươi quyển. Kết thành Tống Đại Kiến Khang Lục.

A. Các dịch giả:

– Tống Sa-môn Phật Đà Thập, dịch ba bộ, ba mươi sáu quyển Luật, Giới Yết-ma.

– Sa-môn Thích Trí Nghiêm, dịch mười bốn bộ, ba mươi sáu quyển kinh.

– Sa-môn Thích Bảo Vân, dịch bốn bộ, mười lăm quyển kinh.

– Sa-môn Thích huệ Nghiêm, dịch một bộ, ba mươi sáu quyển kinh.

– Sa-môn Y-khí-ba-la, dịch một bộ, mười quyển A-tỳ-đàm.

– Sa-môn Cầu-na-bạt-ma, dịch bảy bộ, ba mươi tám quyển kinh, luận, ký.

– Sa-môn Tăng-già-bạt-ma, dịch năm bộ, hai mươi bảy quyển A- tỳ-đàm, tập, kệ.

– Sa-môn Cầu-na-bạt-đà-la, dịch bảy mươi tám bộ, một trăm sáu mươi mốt quyển kinh, tập, dụ.

– Sa-môn Đàm-ma-mật-đa, dịch mười một bộ, mười hai quyển kinh.

– Sa-môn Cương-lương-da-xá, dịch hai bộ, hai quyển kinh.

– Sa-môn Đàm-vô-kiệt, dịch hai bộ, sáu quyển kinh.

– An Dương Hầu Thư Cừ Kinh Thanh, dịch ba mươi lăm bộ, ba mươi sáu quyển kinh.

– Sa-môn Công Đức Trực, dịch hai bộ, bảy quyển kinh.

– Sa-môn Thích huệ Giản, dịch hai mươi lăm bộ, hai mươi lăm quyển kinh.

– Sa-môn Thích Tăng Cứ, dịch một bộ, hai quyển Yết-ma.

– Sa-môn Thích Pháp Dĩnh, dịch ba bộ, ba quyển Giới Bổn và Yết-ma.

– Sa-môn Trúc Pháp Quyến, dịch sáu bộ, hai mươi chín quyển kinh.

– Sa-môn Thích Tường Công, dịch một bộ, hai quyển kinh.

– Sa-môn Thích Đạo Nghiêm, dịch hai bộ, ba quyển kinh.

– Sa-môn Thích Dõng Công, dịch bốn bộ, bốn quyển kinh.

– Sa-môn Thích Pháp Hải, dịch hai bộ, hai quyển kinh.

– Sa-môn Thích Tiên Công, dịch một bộ, một quyển kinh.

– Sa-môn Thích Đạo Nghiễm, dịch một bộ, hai quyển luận.

B. Các dịch phẩm:

– Tống Sa-di Tất Luận ba mươi bốn quyển (thấy trong Đạo huệ Tống Tề Lục – Biệt Lục nói là hai mươi bốn quyển, đây e là lầm Sa-di Tắt Giới Bản, một quyển (Thấy trong Trúc Đạo Tổ Lục).

– Sa-di Tắt Yết-ma, một quyển (Thấy trong Trúc Đạo Tổ Lục).

Cả ba bộ gồm ba mươi sáu quyển trên ngày đời Phế Đế Vinh Dương Vương, do Tam tạng Tỳ-ni Sư Phật Đà Thập (Tống dịch là Giác Thọ) người nước Kế Tân dịch. Thuở nhỏ ngày theo học Sa-di Tắt Bộ, chuyên tinh luật phẩm và thông suốt cả Thiền yếu. Ngài Giác Thọ, ngày tháng bảy năm Cảnh Bình thứ nhấtđến ở Dương Đô. Trước đấy ngài Pháp Hiển ở nước Sư Tử được một bộ Sa-di Tắt Luật bằng chữ Phạm, nhưng chưa kịp dịch thì ngài Pháp Hiển đã viên tịch. Chư Tăng ở Kinh Bắc nghe đồn ngài Phật-đà Thập rất giỏi về môn học này. Lúc đó chúng bàn nhau thỉnh ngài dịch ra. Đến tháng mười một ngày mùa Đông năm ấy cùng tập họp tại chùa Long quang dịch ra ba mươi bốn quyển. Ngài Phật-đà Thập đọc bản tiếng Phạm, ngài Sa-môn Trí Thắng người Vu Điền chuyển ngữ. Ở Long quang có Sa-môn Trúc Đạo Sinh và Samôn huệ Nghiêm ở đông an… cùng nhau bút thọ và khảo chính về văn lý. Có quan Nghị Đồng Thị Trung Lang Da Vương Luyện làm thí chủ bảo trợ. Đến tháng mười hai năm thứ hai mới ngày. Vẫn từ Đại Bộ mà sao chép dịch ra Giới Tâm cùng Văn Yết-ma… để lưu hành trên đời.

****

– Phổ Diệu kinh, tám quyển (dịch lần thứ hai, so với bản dịch của ngài Trúc Pháp Hộ dịch ở đời Thục thì đồng bản mà vẫn có khác chút ít. Thấy trong Tống Tề Lục và ở Hựu Hạo Truyện ký hoặc sáu hay bốn quyển).

– Vô Tận Ý Bồ-tát Kinh, sáu quyển (cũng gọi là A-sai-mạt Kinh. Thấy trong Lý Khuếch Lục).

– Sinh Kinh, năm quyển (thấy trong Biệt Lục).

– Quãng Bát Nghiêm Tịnh Kinh, bốn quyển (dịch năm Ngươn Gia thứ tư. Thấy trong Tống Tề Lục. Cũng gọi là Quãng Bát Nghiêm Tịnh Bất Chuyển Kinh. Cũng gọi là Bất Thối Chuyển Pháp

– Luân Kinh. So với Bộ A DuyViệt Trí Giá Kinh của ngài Trúc Pháp Hộ dịch ở đời Tấn thì bản đồng mà khác người dịch, tên kinh và lời văn cũng khác).

– Bồ-tát Anh Lạc Bổn Nghiệp Kinh, hai quyển.

– Tỳ-la Tam-muội Kinh, hai quyển (Minh Cư Sĩ Nhập Định Sự. Thấy ở Đông Lục. Tăng Hựu Lục bảo còn nghi).

– A-na-hàm kinh hai quyển.

– Tứ Thiên Vương Kinh, một quyển.

– Thiện Đức Bà-la-môn Vấn Đề-bà-đạt-đa Kinh, một quyển.

– Nhất Âm Hiển Chánh Pháp Kinh, một quyển (Hoặc gọi là Nhất Âm Diễn Chánh Pháp Kinh).

– Điều Phục Chúng Sinh Nghiệp Kinh, một quyển.

– Thiện Đức Ưu-bà-tắc Kinh, một quyển.

– Pháp Hoa Tam-muội Kinh, một quyển.

– Tịnh Độ Tam-muội Kinh, một quyển.

Cả mười bốn bộ gồm ba mươi sáu quyển trên ngày đời Văn Đế, năm Ngươn Gia thứ tư, Sa-môn Thích Trí Nghiêm ở Lương Châu dịch. Năm hai mươi tuổi ngài xuất gia đi du phương học rộng. Khi ở Tây Vức gặp được bản Kinh tiếng Phạm xưa bèn mang về đến Dương Đô, ở Chỉ viên cùng ngài Bảo Vân dịch ra. Thần Đức của ngài Trí Nghiêm chép rất đầy đủ, trong Cao Tăng truyện. Đây không kể lại.

– Phó Pháp Tạng Kinh, sáu quyển (thấy ở Lý Khuếch Lục).

– Phật Sở Hành Tán Kinh, năm quyển (dịch ở Lục hợp sơn Thấy trong Bảo Xướng Lục. Hoặc bảo là truyện của ngài Mã Minh soạn ra. Thấy trong Biệt Lục, Đường Thất Thập quyển).

– Tân Vô Lượng Thọ Kinh, hai quyển (Ở Đạo tràng dịch ra, là bản dịch lần thứ bảy. So với các bản dịch của các ngài Chi Khiêm, Khang Tăng Khải, Bạch Diên, Trúc Pháp Hộ, La-thập, Pháp Lực thì mỗi bản đều không giống. Thấy trong Đạo huệ Tống Tề Lục và Cao Tăng Truyện).

– Tịnh Độ Tam-muội Kinh, hai quyển (là bản tiếng Phạm do ngài Pháp Hiển mang về. Thấy trong Trúc Đạo Tổ Tạp Lục).

Cả bốn bộ gồm mười lăm quyển trên ngày đời Văn Đế, do ngài Sa-môn Đàm Vân, người ở đất Lương Châu dịch ở thuở nhỏ ngài đi khắp các nước Tây Phương (Ấn Độ) rất giỏi chữ và tiếng Phạm, hiểu rõ các môn chú thích về âm tự ở các nước Thiên Trúc. Sau ngài trở về Trường An, lại đến Giang tả. Các Kinh được dịch sau này phần lớn đều do Đàm Vân san định. Rành cả tiếng Hoa và tiếng Phạm, lời lẽ đều chính xác, mọi người đều tin phục. Lúc đầu ở Quan Trung có ngài Trúc Phật Niệm rất giỏi về tuyên dịch, cả hai đời Phù Diêu Tân đều nổi tiếng, hiểu rõ chân văn hơn hết. Lúc đó ở Giang Tả truyền dịch chữ Phạm thành tiếng Tống không ai hơn được ngài Đàm Vân. Lúc đầu ngài cùng Trí Nghiêm phiên dịch. Nhưng từ khi ngài Trí Nghiêm viên tịch thì một mình ngài Đàm Vân dịch đây không ghi chép nhiều.

****

– Đại Bát Niết-bàn Kinh, ba mươi sáu quyển (thấy trong Bảo Xướng Lục và Cao Tăng Truyện).

Một bộ ba mươi sáu quyển trên, ngày năm Ngươn Gia thời Tấn mạt, ngài Đàm-vô-sấm đã dịch ở Cô Tang theo yêu cầu của vua Thư Cừ Nhà Bắc Lương. Nguyên bổn cũ có đến bốn mươi quyển lời văn chất phát, nghĩa không lưu loát lắm. Ngày năm Ngươn Gia đời Tống ban đầu ngài đến Kiến Khang, bấy giờ ở Dự Châu có Sa-môn Uyển Phạm Nghiêm, ở Thanh Hà có Sa-môn Thôi huệ Quan, cùng với Xử sĩ Tạ Linh Vận ở Trần Quận… lấy mấy phẩm Niết-bàn của ngài Vô Sấm thường giải tóm tắt khiến kẻ mới học khó lãnh hội. Bèn căn cứ ngày chánh bản Nê-hoàn đã phiên dịch xưa thêm ngày các phẩm mục. Lời văn và nghĩa có sửa đổi nhiều, gồm ba mươi sáu quyển, mới có mấy bản được lưu hành chưa rộng rãi lắm. Sau đó một thời gian, đêm đến phạm Nghiêm bỗng nằm mơ thấy có một người hình thù rất to lớn quát lớn bảo Nghiêm rằng: Kinh quý Niết-bàn vì sao lại dám khinh thường mà thêm bớt ngày đó?” Khi tỉnh dậy thì Nghiêm hết sức lo lắng sợ hãi. Sáng lại tập hội chư Tăng muốn đổi lại bản trước. Lúc đó các bậc trí thức đều can ngăn rằng: Đây chỉ là muốn khuyên răn nhóm hậu sinh mà thôi. Nếu như có lệch lạc về nghĩa lý, sau không nằm mộng ngay, Nghiêm cho đó là phải. Ít lâu sau lại nằm mộng thấy Thần nhân bảo rằng: “Thầy đã hoằng truyền Kinh pháp đến mức tinh diệu thấu đáo, sau này tất sẽ được gặp Phật, chỉ e ở tương lai kẻ hiền triết không biết rõ căn nguyên”. Cho nên mới ghi lại chuyện này.

– Tạp A-tỳ-đàm Tâm, mười quyển (hoặc mười một quyển).

Mười quyển trên, ngày đời Văn Đế, do Sa-môn Y-khí-ba-la (Tống dịch là Tự Tại) người ngoại quốc ở Bành Thành dịch theo yêu cầu của Thứ Sử Vương Trọng Đức ở phía Bắc Từ Châu. Đến Trạch Phẩm gặp duyên trở ngại, chưa dịch hết bèn bỏ dỡ nửa chừng.

– Bồ-tát Thiện Giới Kinh, hai mươi quyển (Ơ Kỳ hoàn dịch ra. Dịch lần thứ hai, so với bản dịch tám quyển của ngài Chi-sấm có khác chút ít. Thấy trong Trúc Đạo Tổ lục và Cao Tăng Truyện. Về sau đệ tử của ngài châu chùa Định lâm lại dịch thêm hai phẩm thành ba mươi quyển).

– Tạp A-tỳ-đàm Tâm, mười ba quyển (Trước kia do Y-khí-ba-la đã dịch đến Trạch Phẩm thì ngừng lại, nay tiếp tục dịch đến hết thành ba mươi ba quyển. Thấy ở Cao Tăng Truyện).

– Tứ Phần Yết-ma, một quyển (Năm Ngươn Gia thứ tám dịch, ở Kỳ hoàn. Dịch lần thứ hai, so với bản dịch của ngài Đàm Đế đời Ngụy thì giống nhau. Thấy trong Cao Tăng Truyện, Biệt Lục, Bảo Xướng Lục v.v…

– Ưu-bà-tắc Ngũ Giới Lược Luận, một quyển (Năm Ngươn Gia thứ tám dịch, ở Kỳ hoàn. Cũng gọi là Ngũ Giới Tướng, cũng gọi là Ngũ Giới Lược Luận. Thấy trong Cao Tăng Truyện và Bảo Xướng Lục).

– Thiện Tín Nhị Thập Nhị Giới, một quyển (Cũng gọi là Ly Dục Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di Cụ Hành Nhị Thập Nhị Giới. Cũng gọi là Tam Quy Ưu-bà-tắc Giới. Thấy trong Cao Tăng truyện).

– Sa-di oai nghi, một quyển.

– Kinh Luật Phần Dị Ký, một quyển.

Cả bảy bộ gồm ba mươi tám quyển trên, do ngài Tam tạng Pháp sư Cầu-na-bạt-ma (Tống dịch là Công Đức Khải) người nước Kế Tân dịch. Năm Ngươn Gia đén ngài châu Kiến Nghiệp. Vua Văn Đế hội kiến rồi ân cần thăm hỏi. Vua nhân đó nói rằng: Đệ tử thường muốn trì trai không sát hại, ép thân phải tuân theo vật, nhưng không đạt được ý muốn. Pháp sư đã không ngại xa xôi muôn dặm đến đây giáo hóa đất nước này, xin có điều chi dạy bảo? Ngài Bạt-ma đáp: Phàm đạo chỉ châu tâm chứ không châu sự việc, pháp là do mình chứ không phải do người khác. Vả như việc tu hành của hàng vua chúa cùng kẻ thất phu có phần khác nhau. Kẻ thất phu thì thân danh hèn kém, lời nói không uy nếu không tự ép mình (khắc kỷ) chịu cùng khổ thì sẽ không làm gì được. Còn bậc vua chúa thì bốn bể là nhà, muôn dân là con cháu, khi phán ra một lời tốt đẹp tất trai gái đều vui, ban ra một lệnh khiến chánh trị khéo léo thì thần người đều hòa hợp, tử hình không giết người trẻ, phục dịch không quá nhọc sức tù nhân thì sẽ khiến gió mưa hợp thời, nóng lạnh đúng tiết và lúa bắp trúng mùa, dâu mè phát đạt. Như thế mà trì trai thì trai cũng lớn, việc không giết hại càng thêm nhiều. Thà giảm bớt nửa bữa ăm mà tha mạng sống cho một con vật. sau đó mới cứu giúp rộng lớn!”. Vua mừng vỗ ghé khen rằng: Phàm người tục thì mê ở lý xa, còn Sa-môn lại trệ ngại ở giáo pháp gần. Kẻ mê lý xa thì gọi Đạo lớn là hư dối, còn người trệ nơi giáo gần thì câu nệ ngày văn ngôn. Đến như điều nói của Bạt-ma Pháp sư thật gọi là khai ngộ thông suốt, có thể luận suốt đến trời người.”. Vua bèn ban lệnh mời ngài trụ tại chùa Kỳ hoàn, cung cấp trọng hậu. Ngài đã dịch ra các kinh, luận, ký… kể trên và thường an cư ở Định lâm. Lúc đó có thiện tín hái hoa rải lên chiếu, chỉ có chỗ ngài Bạt-ma ngồi lên thì hoa vẫn luôn tươi, mọi người đều rất kinh dị. Sau đó ngài trở về chùa Kỳ hoàn an nhiên viên tịch. Khi ngài Bạt-ma chưa qua đời, trước đó ngài đã dự bị để lại di văn, kệ tụng về ba mươi sáu hạnh, tự nói mình đã chứng được quả thứ hai (Tư Đà Hàm), phó chúc cho đệ tử A-sa-la rằng: Sau khi ta tịch thì có thể đem bài văn kệ này để chỉ bày cho các Sư tăng ở Thiên Trúc cùng mọi người ở đất nước này. Lại khi ngài Bạt-ma thị tịch thì moị người đều thấy có con vật hình dạng giống như rồng, dài cả một trượng từ bên thi hài bay thẳng lên không. Trong bài kệ để lại có nói rằng:

Trước đảnh lễ Tam bảo
Chư Thượng tọa tịnh giới
Đời ác lắm xiễm nịnh
Dối trá không thành tín
Ngu hoặc không rõ chân
Ganh khinh bậc Đức hạnh
Cho nên các Hiền Thánh
Ra đời dấu tung tích
Cầu-na-bạt-ma, con
Phút lâm chung đã đến
Công Đức Thiện đã được
Nay xin như thực nói
Không do tâm nịnh nọt
Để mong cầu danh lợi
Cốt khuyên chúng biếng lười
Thêm lớn pháp chư Phật
Đại pháp sức như thế
Nhân giả hãy lắng nghe
Xưa ta ở đồng hoang
Trước hết quán thây chết
Sình chương, dòi, rả nát
Hôi thối đầy máu mũ
Chú tâm nghĩ việc sau
Tánh thân này như thế
Thường thấy tướng thân này
Bướm tham không sợ lửa.
Vô lượng thứ như thế
Tụ tập quán thây chết
Bỏ hết văn huệ khác
Nương tựa khoảng rừng cây
Suốt đêm luôn tinh tấn
Thường không quên chánh quán
Cảnh tượng luôn trước mắt
Cũng như hiện trong gương
Quán cảnh ta cũng thế.
Do đây tâm yên vắng
Chuyển thân rất sáng sạch
Mát mẻ Dừng là Vụi
Càng thêm đại hoan hỷ
Liền sinh tâm “vô trước”
Biến thành hình xương vụn
Xương trắng hiện trước mắt
Mục nát, từng đốt rời
Xương trắng đều tiêu mất
Trí Vô cấu lóe sáng
Điều phục Tư pháp tướng
Giờ ta được như thế
Thân an rất nhẹ nhàng
Phương tiện tu như thế
Thẳng tiến cành nhanh hơn
Vi trần niệm niệm mất
Trụ chánh niệm hoại sắc
Ấy là thân rốt ráo
Do đâu khởi tham dục
Biết nhân sinh các vọng
Như cá tham mồi câu
Nó cùng mọi thứ hoại
Niệm niệm quán tiêu mất
Biết rõ chỗ nó nương
Khởi từ tâm vượn, khỉ
Nghiệp và quả báo nghiệp
Niệm niệm nương duyên diệt
Tâm biết rõ mọi thứ
Là không pháp tướng khác
Đó là niệm tư huệ
Thứ lớp tu đầy đủ
Quán mọi thứ pháp tướng
Tâm càng thêm sáng rõ
Ta trong ánh sáng ấy
Thấy rõ Tứ niệm xứ
Tín hạnh từ sự cảnh
Trụ trong duyên nhiếp tâm
Khổ như kiếm cháy đỏ
Đây do “Khát ái” chuyển
Ái dứt như Niết-bàn
Khắp thấy cả ba cõi
Chết cháy do thiêu đốt
Hình thể tan nát cả
Mừng phương tiện tự vui
Thân lại dần đầy đủ
Các tướng thắng diệu sinh
Đảnh nhẫn cũng như thế
Lúc đó tâm ta khởi
Chánh phương tiện chân thực
Dần lướt qua cảnh giới
Vui tịch diệt càng thêm
Được pháp thế đệ nhất
Một niệm duyên chân đế
Thứ lớp pháp nhẫn sinh
Đó gọi: Đạo vô lậu
Vọng tướng và các cảnh
Đều xa lìa danh tự
Cảnh giới nghĩa Chân đế
Trừ não được mát mẻ
Thành tựu quả Tam-muội
Lìa cấu duyên thanh lương
Không hiện cũng không mất
Tinh tuệ như mặt trời
Lặng lẽ chánh An trụ
Thuần một tướng tịch diệt
Không phải ta tuyên nói
Chỉ Phật hay chứng biết
Na-ba A-tỳ-đàm
Nói năm quả nhân duyên
Biết tu hành Thật Nghĩa
Về danh không thể thấy
Nói luận đều khác mối
Tu hành lý vô nhị
Chấp lệch có phải trái
Kẻ đạt không tranh cãi
Các diệu tướng tu hành
Nay ta không tuyên nói
E người khở vọng tưởng
Dối lừa các thế gian
Đối tượng tu lợi kia
Ta đã nói phần ít
Nếu ai biết rõ nó
Biết rõ duyên này khởi
Cõi nước Ma-la-bà
Mới được quả Sơ Thánh
Chùa núi A-lan-nhã
Ẩn tích tu Viễn Ly
Sau ở nước Sư Tử
Làng tên Kiếp-ba-lợi
Tiến tu được quả hai.
Tức là Tư-đà-hàm
Từ đó nhiều trở ngại
Chướng tu đạo lìa dục
Thấy ta tu viễn ly
Biết chỗ trống vắng ấy
Đều sinh tâm hiếm có
Lợi dưỡng tranh nhau đến
Ta thấy như lửa độc
Tâm sinh chán lìa lớn
Tránh nạn vượt qua biển
Xà-bà và Lâm ấp
Bị gió nghiệp thổi giạt
Tùy duyên đến nước Tống
Lúc đó trong các nước
Tùy sức hưng Phật pháp
Không hỏi chỗ nên hỏi
Đế thật chân thật quán
Nay thân này diệt mất
Vắng như đèn tắt lửa.

****

– Tạp A-tỳ-đàm Tỳ-bà-sa, mười bốn quyển (dịch vào năm Ngươn Gia thứ mười, ở Trường can, dịch lại lần thứ hai. So với bản dịch trước thì giống nhiều khác ít).

– Ma-đức-lặc-già Tỳ-ni, mười quyển (một tên là Tát-bà-đa Tỳ-ni, ở Bình lạc, tại Mạt lăng vào năm Hưng Gia thứ mười hai. Thấy trong Đạo huệ Tống Tề Lục).

– Đại Dõng Bồ-tát Phân Biệt Nghiệp Báo Tập, một quyển.

– Long Thọ Bồ-tát Khuyến Phát Chư Vương Yếu Kệ, một quyển.

– Thỉnh Thánh Tăng Dục Văn, một quyển (đều thấy trong Cao Tăng Truyện và Biệt Lục).

Cả năm bộ gồm hai mươi bảy quyển trên, ngày đời Văn Đế, do ngài Tam tạng Pháp sư Tăng-già-bạt-ma (Tống dịch là Chúng Khải), người Thiên Trúc dịch. Năm Ngươn Gia thứ mười ngài đến Kiến Nghiệp, rất giỏi về Luật Tạng, hiểu rõ tạp tâm. Ở Bành thành có Vương Lưu, Nghĩa Khang rất kính trọng giới hạnh của ngài bèn thỉnh làm thầy, tiếng vang khắp các đạo tràng ở Kính Ấp. Ngài huệ Quán nhờ ngài Bạt-ma mà hiểu rõ mọi tạp tâm, đọc tụng rành rẽ nhanh chóng. Tam tạng trước đây tuy đã được dịch ra nhưng chưa kịp sửa chữa viết rõ ràng đều mời ngài dịch lại, ngài Bảo Vân truyền ngữ, huệ Quán tự bút thọ, khắp hết một năm mới ngày. Sau đó tiếp tục dịch thêm Ma-đức-lặc-già…

– Tạp A-hàm Kinh, năm mươi quyển (ở dịch Ngõa Quan Tự là bản Kinh do ngài Pháp Hiển mang về. Thấy trong Đạo huệ Tống Tề Lục).

– Chúng Sự Phần A-tỳ-đàm, mười hai quyển (cùng dịch với Bồ-đề Da-xá).

– Lăng-già A-bạt-đa-la Bảo Kinh, bốn quyển (Ngày năm Ngươn Gia thứ hai mươi, ở Đạo tràng dịch ra. Ngài huệ Quán bút thọ. Thấy trong các Lục: Đạo huệ, Tăng Hựu, Pháp Thượng v.v…)

– Ương quật-ma-la Kinh, bốn quyển (cũng dịch ở Đạo tràng Thấy trong Đạo huệ Tống Tề và Tăng Hựu, Pháp Thượng, Biệt Lục…).

– Quá Khứ Hiện Tại Nhân Quả Kinh, bốn quyển (dịch ơ Tân, tại Kinh Châu, là bản dịch thứ ba. So với bộ Bản Khởi Thụy Ứng của ngài Chi Khiêm dịch đời Ngô và, ngài Trúc Đại Lực dịch đời Hán thì bản đồng, lời văn có khác chút ít. Thấy trong các lục Thủy Hưng và Tăng Hựu, Lý Khuếch… Thích Lục Thập Nhị Kiến Kinh, bốn quyển (Thấy trong Biệt Lục. Còn Hựu Lục thì bảo là một quyển).

– Đại Phương Quảng Bảo Khiếp Kinh, ba quyển (Thấy ở Lý Khuếch Lục).

– Hiện Tại Phật Danh Kinh, ba quyển (dịch vào ngày bảy tháng giêng năm Ngươn Gia thứ hai mươi chín, châu Kinh Châu theo yêu cầu của Nam Tiếu Vương Lưu Nghĩa Tuyên. Cũng gọi là Hoa Phu Hiện Tại Phật Danh. Thấy trong Thủy Hưng Lục và Cao Tăng Truyện).

– Bồ-tát Hành Phương Tiện Thần Thông Biến Hóa Kinh, ba quyển (thấy trong Lý Khuếch Lục).

– Tịnh Độ Tam-muội Kinh, ba quyển (thấy trong Lý Khuếch Lục).

– Tương Tục Giải Thoát Liễu Nghĩa Kinh, hai quyển (ở dịch Đông an Thấy trong cả bốn Lục: Đạo huệ, Tăng Hựu, Lý Khuếch và pháp thương

– Đại Pháp Cổ Kinh, hai quyển (dịch ở đông An. Thấy ở: Đạohuệ, Tăng Hựu, Lý Khuếch và Biệt Lục v.v…).

– A-lan-nhã Tập Thiền Kinh, hai quyển (Thấy ở Lý Khuyếch Lục).

– Thắng Man Sư Tử Hống Nhất Thừa Đại Phương Tiện Kinh, một quyển (dịch quận Đơn Dương dịch ra. Bảo Vân Truyền nói là ngài huệ Quán bút thọ. Thấy ở Đạo huệ Tống Tề Lục, Tăng Hựu, Lý Khuếch… các Lục).

– Vô Lượng Thọ Kinh, một quyển (dịch vào năm Hiếu Kiến. Dịch lần thứ tám. Thấy trong Đạo huệ Tống Tề Lục. So với bản dịch của các ngài Khang Tăng Khải, Chi Khiêm, Bạch Diên, Trúc Pháp Hộ, La-thập, Trúc Pháp Lực, Bảo Vân… thì bản giống nhiều, văn rộng hẹp có khác).

– Tân-đầu-lô Đột-la-xà Vi-ưu-đà DiênVương Thuyết Pháp Kinh, một quyển.

– Bát-nê-hoàn Kinh, một quyển (dịch ở Tân năm Hiếu Kiến thứ nhất, dịch lần thứ hai, hoặc không có chữ “Bát”. So với bản dịch của ngài Trúc Pháp Hộ đời Tấn thì hai quyển có khác chút ít. Thấy trong Đạo huệ Tống Tề Lục).

– Bát Cát Tường Kinh, một quyển (dịch ở Kinh Châu theo yêu cầu của Tư Không Nam Tiếu Vương, vào năm Ngươn Gia thứ hai mươi chín. Dịch lần thứ hai. So với bản dịch của ngài Chi Khiêm đời Ngô thì khác chút ít. Thấy trong Tăng Hựu và Bảo Xướng Lục).

– Vô Ưu Vương Kinh, một quyển (dịch ở Tân, tại Kinh Châu. Thấy ở Ngô Lục).

– Xuất Vô Lượng Trì Môn Kinh, một quyển (Thấy ở Ngô Lục).

– Tam Tiểu Kiếp Kinh, một quyển (thấy trong Biệt Lục).

– Thập Nhị Du Kinh, một quyển (Dịch lần thứ hai. So với bản dịch của ngài Ca-lưu-đà-già đời Tấn có khác chút it. Thấy trong Cựu Lục).

– Thập Nhị Đầu-đà Kinh, một quyển.

– Dị Xứ Thất Xứ Tam Quán Kinh, một quyển (dịch lần thứ hai. Rút từ Tạp A-hàm, hoặc không có chữ “Dị Xứ”).

– Tam Nhân Duyên Kinh, một quyển.

– Thập Nhất Tưởng Tư Niệm Như Lai Kinh, một quyển (hoặc tên là Tư Duy Niệm).

– Thập Nhị Phẩm Sinh Tử Kinh, một quyển.

– Thập Báo Pháp Tam Thống Lược Kinh, một quyển.

– Tội Phước Báo Ứng Kinh, một quyển.

– Lục Trai Bát Giới Kinh, một quyển.

– Thập Nhị Đầu-đà Kinh, một quyển.

– Tứ Nhân Xuất Hiện Thế Gian Kinh, một quyển (Rút từ A-hàm).

– Tứ Phẩm Học Pháp Kinh, một quyển.

– Phật Nhập Niết-bàn Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ Ai Luyến Kinh, một quyển.

– Thân đâu bản kinh, một quyển hoặc thân nhật Cữu Sinh Kinh, một quyển (Rút từ Sinh Kinh).

– Na Tiên Kinh, một quyển (Bản dịch khác).

– Nhật Nạn Kinh, một quyển (một tên là Việt Nạn Kinh) – Quân Thần Kinh, một quyển (Rút từ Sinh Kinh). – Bệ Ma Túc Kinh, một quyển.

– Anh Võ Kinh, một quyển (Rút từ Trung A-hàm).

– Phụ Trái Vi Ngưu Kinh, một quyển (Rút từ Sinh Kinh).

– Na-lại Kinh, một quyển (Rút từ Sinh Kinh).

– Nhị Kiêu Sinh Kinh, một quyển (Rút từ Xuất Diệu Kinh).

– Thích Ma Nam Bản Kinh, một quyển.

– A-lan-na Kinh, một quyển.

– Lão Mẫu Kinh, một quyển.

– Thọ Đề Già Kinh, một quyển.

– A Thấu Đạt Kinh, một quyển.

– Đại Ý Kinh, một quyển.

– Mục-liên Hàng Long vương Kinh, một quyển.

– A-nan Kiến Kỹ Nhạc Đề Khóc Vô Thường Kinh, một quyển (Rút từ Tạp A-hàm).

– Xá-lợi-phất Đẳng Tỳ-kheo Đắc Thân Tác Chứng Kinh, một quyển.

– Phật Vãng Ủy Ca-diếp Bệnh Kinh, một quyển.

– Thỉnh Bát Đặc Tỳ-kheo Kinh, một quyển (một tên gọi là Thời).

– Phật Mạng A-nan Nghệ tồi thắng Trưởng Giả Kinh, một quyển.

– Mục-liên Đệ Bố Thí Vọng Tức Báo Kinh, một quyển.

– Xá-lợi-phất Bát-nê-hoàn Kinh, một quyển (Rút từ Sinh Kinh).

– Ma-ha Ca-diếp Độ Bần Mẫu Kinh, một quyển.

– A-na-luật Thất Niệm Chương Kinh, một quyển.

– Tạp Tạng Kinh, một quyển.

– Hư Không Tạng Bồ-tát Kinh, một quyển.

– Bồ-tát Ha Dục Kinh, một quyển (dịch lần thứ hai).

– A-di-đà Kinh, một quyển.

– Chư Pháp Vô Hành Kinh, một quyển.

– Bần Tử Tu Lại Kinh, một quyển (thấy trong Lý Khuếch Lục).

– Sát Long Tế Nhất Quốc Kinh, một quyển (Rút từ Lục Độ Tập).

– Vô Lượng Nghĩa Kinh, một quyển (thấy trong Lý Khuếch Lục).

– Vô Nhai Tế Trì Pháp Môn Kinh, một quyển.

– Đọa Châu Trước Hải Trung Kinh, một quyển (Rút từ Sinh Kinh).

– Đương Lai Tuyển Trạch Chư Ác Thế Giới Kinh, một quyển.

– A-nan-đà Mục khư ni la đà Kinh, một quyển.

– Phật Nhập Cam Lộ Điều Chánh Ý Kinh, một quyển (Rút từ Đại Thập Nhị Môn Kinh).

– Quá Khứ Hành Đàn Ba-la-mật Kinh, một quyển.

– Bổn Hạnh Lục Ba-la-mật Kinh, một quyển (Các Kinh trên các Lục đều không ghi chú, chỉ thấy trong Biệt Lục).

– Đệ Nhất Nghĩa Ngũ Tướng Lược Tập, một quyển (dịch ở Đông an. Thấy trong Tăng Hựu Lục).

– Tam Tạng Pháp Sư Tự Thuật Dụ, một quyển (Thấy ở Tạp Lục).

Cả bảy mươi tám bộ gồm một trăm sáu mươi mốt quyển trên, ngày đời Văn Đế, do Tam tạng Pháp sư Cầu-na-bạt-đà-la (Tống dịch là Công Đức Hiền) người nước Trung Thiên Trúc dịch ngày rất. Rất giỏi về Đại thừa học. Người thời ấy cũng gọi là Ma-ha thừa, cũng gọi là Diễn. Năm Ngươn Gia thứ mười hai ngài đến Dương Đô, vua rất kính trọng, các vị Bành Thành Vương Lưu Nghĩa Khang, Nam Tiếu Vương Lưu Nghĩa Tuyên đều thờ ngài làm thầy. Vua sắc lệnh cho ngài ở Kỳ hoàn. Rồi thỉnh ngài dịch Tạp A-hàm… ngài Bảo Vân truyền ngữ, ngài huệ Quán bút thọ. Sau theo Tiếu Vương trấn giữ Kinh Châu. Lại ở Tân dịch các kinh Vô Ưu Vương… trước sau phiên dịch hơn trăm quyển. Phần lớn là do đệ tự là Pháp Dõng truyền ngữ. Có lần Tiếu Vương thỉnh ngài giảng Kinh Hoa Nghiêm, ngài Bạt-đà tự nghĩ mình chưa giỏi tiếng Tống, lòng rất buồn thẹn. Liền chú tâm sáng chiều Lễ Sám, thỉnh cầu Đức Quan Thế Âm ngầm gia hộ. Bèn nằm mộng thấy có người áo trắng cầm kiếm nâng một đầu người, đến trước bảo rằng: Vì sao lại ưu sầu? Ngài Bạt-đà cúi lạy kể rõ tình ý của mình. Người ấy đáp: Không việc gì phải lo nhiều! Liền lấy kiếm cắt đầu của Bạt-đà rồi đổi đầu mới kia ngày, lại bảo “Hãy trở lại!”. Ngày, hỏi rằng: Có đau không? Đà thưa: Không đau đớn gì ! Bỗng nhiên tỉnh giấc, tâm thần rất vui mừng. Sáng ra nói Đạo Nghĩa bằng tiếng Tống rất rõ ràng đầy đủ. Lúc ấy liền biện luận giảng giải rất lưu loát. Sau ngài trở về Dương Đô. Thuộc đế là Yên hội họp tất cả Vưong Công ra lệnh cho Bạt-đà bệ kiến. Chưa kịp cạo tóc đầu ngài tóc bạc trắng xoá, vua nhìn thấy ngài từ xa bèn quay lại hỏi quan Thượng thư Tạ Trang rằng: Sư Ma-ha-diễn thông minh hiểu rộng, nhưng tuổi gia sắp đến, Trẩm sẽ thử hỏi sự tình tất biết rõ tánh ý vị ấy. Ngài Bạt-đà tiến lên bệ, vua đón tiếp rồi hỏi: Hôm nay, Sư Ma-ha thừa không phụ ý Trẩm. Từ ngoài xa xôi đến đây. Vì sao chỉ có một ở Ma-ha thừa? Sư liền ứng tiếng đáp rằng: Bần đạo mộ việc hoằng hóa, từ xa đến ở Đế Kinh, nhờ sự cúng dường đến nay đã hơn ba mươi năm, ân Thiên Tử thẹn ôm giữ rất sâu, nay đã bảy mươi, người già yếu bệnh hoạn, không còn mong gì hơn ngoài một cái chết!”. Vua rất vui ban thưởng lớn cho là biện luận khéo léo. Ra lệnh ngài đến gần chiếu vua mà ngồi, cả buổi sáng được Thuộc Đế đối xử rất trọng hậu. Ngài lại giỏi cả về chú thuật (bùa chú). Ghi chép đầy đủ trong Cao Tăng Truyện đây không cần nhắc lại. Trong Tăng Hựu Lục chỉ nói rằng ngài Công Đức Hiền dịch kinh được bảy mươi ba quyển ngoài ra không biết hết được.

Nay xét trong các lục thì thấy đều có nêu đủ.

****

– Thiền Bí Yếu Kinh, ba quyển (cũng gọi là Thiền Pháp Yếu. Năm Ngươn Gia thứ mười tám châu chùa Kỳ hoàn dịch ra. Thấy trong Tăng Hựu Lục).

– Ngũ Môn Thiền Kinh Yếu Dụng Pháp, một quyển (thấy trong Tăng Hựu và Bảo Xướng Lục).

– Quán Phổ Hiền Bồ-tát Hành Pháp Kinh, một quyển (Rút từ Thâm Công Đức Kinh, cũng gọi là Phổ Hiền Quán Kinh. Thấy trong Tăng Hựu Lục).

– Hư Không Tạng Quán Kinh, một quyển (cũng gọi là Quán Hư Không Tạng Bồ-tát Kinh. Thấy trong Đạo huệ và Tăng Hựu Lục…)

– Chư Pháp Dõng Vương Kinh, một quyển (Thấy ở Lý Khuếch Lục).

– Phật Thăng Đao-lợi Thiên Vị Mẫu Thuyết Pháp Kinh, một quyển.

– Chuyển Nữ Thân Kinh, một quyển.

– Tượng Dịch Kinh, một quyển.

– Úc-già Trưởng Giả Sở Vấn Kinh, một quyển.

– Hư Không Tạng Bồ-tát Thần Chú Kinh, một quyển (sáu bộ kinh trên đều thấy trong Lý Khuếch Ngụy Thế Lục).

– Cả mười bộ gồm mười hai quyển trên, ngày đời Văn Đế, do Tam tạng Thiền sư Đàm-ma-mật-đa (Tống dịch là Pháp Tú) người nước Kế Tân. Khi mới sinh có đôi mày liền nhau, là người sâu sắc thâm trầm lại rất thông huệ, thường có Thiện thần ngầm theo hộ trợ. Mỗi khi đến nước nào thì thần linh thường báo mộng cho vua nước ấy biết trước lúc đến cũng như lúc ra đi. Ngài luôn nuôi chí du phương giáo hóa, quen tánh tu hành thanh tịnh không cần danh lợi. Lúc đầu khi mới đến Đôn Hoàng liền lập ngay Thiền Các ở khoảng đất trống vắng, trồng hàng ngàn cây to, mở hàng trăm mẫu vườn đẹp. Thiền chúng đông đảo đến nơi như mây đùn. Ngày năm Ngươn Gia khi mới đến Kiến Nghiệp đến ở Chỉ Trung. Về sau nghĩ tại chùa Kỳ hoàn, liền dịch Thiền Kinh, lại dùng thần chú truyền họa hình tượng Thần vương Ca-tỳ-la. Cho đến nay hãy còn bắt chước theo đó.

****

– Quán Dược Vương Dược Thượng Nhị Bồ-tát Kinh, một quyển.

– Vô Lượng Thọ Quán Kinh, một quyển.

Cả hai bộ gồm hai quyển trên, ngày đời Văn Đế, do Sa-môn Cương Lương Da-xá (Tống dịch là Thời Xưng) người nước Tây Vức dịch ngài, tánh tình cương trực, ít ham muốn học giỏi Tam tạng, hiểu biết rất rộng lại chuyên về Thiền tư. Đầu năm Ngươn Gia khi ngài mới đến kinh ấp, vua rất hậu đãi, sắc lệnh cho về ở đạo lâm tinh xá tại Chung Sơn. Cả hai kinh nói trên là Bí thuật chuyển chướng, là nhân lớn ở cõi Tịnh Độ, ngài thường đọc tụng thọ trì luôn. Sa-môn Tăng Hàm thỉnh ngài dịch ra, Tăng Hàm đích thân bút thọ. Đều thấy ghi trong Đạo huệ Tống Tề Lục và Cao Tăng Truyện.

– Quán Thế Âm Bồ-tát Thọ Ký Kinh, một quyển (dịch lần thứ hai. So với bản dịch của ngài Trúc Pháp Hộ đời Tấn có khác chút ít).

– Ngoại Quốc Truyện, năm quyển (Việc ngài Vô Kiệt kể chuyện đi du lịch Tây Vức).

Cả hai bộ gồm sáu quyển trên, ngày đời Võ Đế, năm Vĩnh Sơ thứ nhất, Sa-môn Đàm-vô-kiệt (Tống dịch là Pháp Dõng) người nước Huỳnh Long dịch. Ngài mời gọi các đồng chí như Thích Tăng Mãnh… gồm hai mươi lăm người cùng đi sang Tây Vức hơn hai mươi năm. Từ khi ra nước ngoài các vị kia đều viên tịch. Riêng chỉ một mình ngài Vô Kiệt trở về nước Kế Tân chép lại được bản kinh trên bằng Phạm văn mang về. Cuối năm Ngươn Gia ngài đến Giang Tả, liền ở Đô Dương tự mình tuyên dịch. Thấy trong các Lục: Vương Tống, Tăng Hựu, Huệ Kiểu, Lý Khuếch, Pháp Thượng… – Bạch Trước Hành Ký, năm quyển.

– Trị Thiên Bệnh Bí Yếu Pháp Kinh, hai quyển (dịch ở Trúc viên năm Hiếu Kiến thứ hai. Hoặc không có chữ kinh. Thấy trong Đạo Tổ Ngụy Lục, và Tăng Hựu, Bảo Xướng Lục đều có ghi).

– Tịnh Phạm Vương Bát-niết-bàn Kinh, một quyển (dịch lần thứ hai).

– Bát Quan Trai Kinh, một quyển (bản dịch khác).

– Phổ Minh Vương Kinh, một quyển.

– Phật Đại Tăng Đại Kinh, một quyển (tên thứ hai).

– Sinh Tử Biến Thức Kinh, một quyển.

– Phẩn Hòa Đàn Vương Kinh, một quyển.

– Trưởng Giả Âm Duyệt Kinh, một quyển.

– Hiền Giả Luật Nghi Kinh, một quyển (cũng gọi là Oai Nghi).

– Tiến Học Kinh, một quyển.

– Ưu-bà-tắc Ngũ Giới Kinh, một quyển (cũng gọi Ngũ Tướng Kinh).

– Da-kỳ Kinh, một quyển.

– Ma-đạt Kinh, một quyển.

– Ngũ Bách Phạm Chí Kinh, một quyển.

– Chiên-đà Việt Kinh, một quyển.

– Ngũ Phản Phúc Đại Nghĩa Kinh, một quyển.

– Ca-diếp Cấm Giới Kinh, một quyển.

– Đệ Tử Tử Phục Sinh Kinh, một quyển.

– Đệ Tử Sự Phật Cát Hung Kinh, một quyển.

– Ngũ Khổ Chương Cú Kinh, một quyển.

– Thích Chủng Vấn Ưu-bà-tắc Kinh, một quyển (Rút rừ Tạp Ahàm).

– Ba-tư-nặc Vương Táng Mẫu Kinh, một quyển.

– Bồ tát thệ kệ một quyển.

– Trung Ấm Kinh, một quyển.

– Phật Mẫu Bát-nê-hoàn Kinh, một quyển (dịch ở Định lâm tại Chung Sơn năm Hiếu Kiến thứ hai. Thấy ở Tăng Hựu Lục. Cũng gọi là Đại Ái Đại Kinh).

– Ma-di Tỳ-kheo Kinh, một quyển.

– Phạm Ma Hoàng Kinh, một quyển.

– Ưu-bà-tắc Ngũ Pháp Kinh, một quyển.

– Ngũ Khủng Bố Thế Kinh, một quyển.

– Mạt-la Vương Kinh, một quyển.

– Quán Di-lặc Bồ-tát Thượng Sinh Đâu-suất Thiên Kinh, một quyển. Thấy trong Đạo huệ Tống Tề Lục và Tam Tạng Ký).

– Quan Thế Âm Quán Kinh, một quyển (Thấy ở Tăng Hựu Lục).

– Giản Vương Kinh, một quyển.

– Thanh Tín Sĩ A-di Phiến Kinh, một quyển (cũng gọi là A-di Phiến Trì Phụ Tử Kinh).

– Đệ Tử Mạn Vi Kỳ Vực Thuật Kinh, một quyển (cũng gọi là Đệ Tử Vi Kỳ-vực Thuật Mạn, hoặc gọi là Đệ Tử Hý Đản Kinh. Các Kinh nói trên không có ghi chú chỗ tìm thấy, đều rút từ Biệt Lục).

Cả ba mươi lăm bộ gồm ba mươi sáu quyển, ngày đời Hiếu Võ Đế, nhà Bắc Lương người em họ của, Hà Tây Vương Thư Cừ Mông Tốn là An Dương Hầu Kinh Thanh,dịch lúc đó nhà Lương vận mạt đã bị nhà Ngươn Ngụy diệt. Kinh Thanh lẽn chạy trốn về phía Nam Kiến Khang, ẩn dật dấu mình, không thích giao tiếp người đời, làm một cư sĩ bình thường luôn dạo thăm các chùa tháp, dứt hết vợ con danh lợi phồn hoa, chỉ cùng các Pháp Lữ luận bàn Chánh giáo. Do đó mà kẻ tục người Đạo đều kính trọng. Các bản dịch trước gồm số kinh tạp yếu, đọc thuộc đã lâu bèn đem tuyên giảng cùng mọi người, bút thọ chuyết văn đều không hề trở ngại. Đơn Dương Y Mạnh Khải thấy rất thích, nên trọng đãi thâm hậu, giao tiếp càng thân. Thấy trong Cao Tăng Truyện.

****

– Bồ-tát Niệm Phật Tam-muội Kinh, sáu quyển (hoặc gọi tắt là Niệm Phật Tam-muội Kinh. Thấy trong Đạo huệ Tống Tề Lục).

– Vô Lượng Môn Phá ma Đà-la-ni Kinh, một quyển (hoặc gọi tắt là Phá Ma Đà-la-ni Kinh. Thấy trong Tăng Hựu Lục).

Cả hai bộ gồm bảy quyển trên, ngày đời Hiếu Võ Đế Sa-môn Công Đức Trực, người Tây Vức dịch vào. Ngày năm Đại Minh thứ sáu, ở Kinh Châu theo yêu cầu của Sa-môn thích Huyền Sướng. Sướng sửa lại cho đúng văn nghĩa, lời lẽ ý chỉ uyển chuyển sâu sắc. Khi Sướng duổi tay thì nước từ bàn tay thơm phức chảy ra, việc thật khó lường. Về sau đến thành đô nghĩ tại chùa Đại thạch tức là Tháp A-dục Vương. Bèn chính tay ngài tạo ra mười sáu tượng Thần Kim Cang Mật Tích và truyền cho đến nay.

– Dược Sư Lưu Ly Quang Kinh, một quyển (dịch năm Đại Minh thứ nhất, một tên là Bạt Trừ Quá Tội Sinh Tử Đắc Độ Kinh, một tên là Quán Đảnh Kinh, rút từ Đại Quán Đảnh Kinh. Hựu Lục chú nghi là bản của Phòng Khám Bà-la-môn. Nay có bản Thần Ngôn bằng chữ Phạm thì có khác chút ít).

– Thương Nhân Cầu Tài Kinh, một quyển.

– Tăng Vương Ngũ Thiên Sứ Kinh, một quyển (Nghi về chữ Tăng).

– Thiện Sinh Tử Kinh, một quyển (cũng gọi là bản dịch khác của Lục Hướng Bái Kinh).

– Giải Đãi Canh Giả Kinh, một quyển (Cựu Lục gọi là Giải Đãi Canh Nhi Kinh).

– Thích-ca Tất Tội Kinh, một quyển (một bản viết chữ “Gia”, rút từ Sinh Kinh).

– Bần Cùng Lão Công Kinh, một quyển (Hoặc gọi Bần Lão).

– Sát Thân Tế Cổ Nhân Kinh, một quyển (Rút từ Lục Độ Tập).

– Xá-vệ Thành Trung Nhân Táng Tử Phát Cuồng Kinh, một quyển (Rút từ A-hàm).

– Thí Dụ Kinh, một quyển.

– Thỉnh Tân-đầu-lô Pháp Kinh, một quyển.

– A-nan Kiến Thủy Quang Thụy Kinh, một quyển (một bản gọi là Thủy Quang Kinh).

– Chú Nguyện Kinh, một quyển.

– Cù-đàm Di Ký Quả Kinh, một quyển.

– Học Nhân Loạn Ý Kinh, một quyển (cũng gọi là Mẫu Tử Tác Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni Loạn Ý Kinh, rút từ Tăng Nhất A-hàm).

– Thiết Vi Sa-môn Kinh, một quyển.

– Phật Mẫu Bát-nê-hoàn Kinh, một quyển (So với bản của An Dương Hầu dịch thì cùng bản, giống nhiều khác ít).

– Trưởng Giả Tử Lục Quá Xuất Gia Kinh, một quyển (rút từ Kinh Xuất Diệu).

– Lạp Sư Xả Gia Học Đạo Sự Kinh, một quyển (Rút từ Kinh Xuất Diệu).

– Cù-đàm Di Kinh, một quyển.

– Chiên-xà Ma Phạm Chỉ Báng Phật Sự Kinh, một quyển (rút từ Sinh Kinh).

– Nhị Lão Nam Nữ Kiến Phật Xuất Gia Đắc Đạo Kinh, một quyển.

– Chân Ngụy Sa-môn Kinh, một quyển (gọi tắt là Chân Ngụy Kinh)

– Phật Niết-bàn Hậu Chư Tỳ-kheo Kinh, một quyển (cũng gọi là Tiểu Bát-nê-hoàn Kinh, cũng gọi là Nê-hoàn Hậu Biến Dị Kinh, cũng gọi là Nê-hoàn Hậu Tỳ-kheo Thế Biến Kinh).

– Đại Lực Sĩ Xuất Gia Đắc Đạo Kinh, một quyển (cũng gọi là Lực Sĩ Bạt Đà Kinh, rút từ Tạp A-hàm mình và người không ghi chú, thấy trong Biệt Lục).

Cả hai mươi lăm bộ gồm hai mươi lăm quyển trên ngày đời Hiếu Võ Đế, Sa-môn Thích huệ Giản ở Lộc Giả dịch ra.

– Thập Tụng Tăng Ni Yếu Sự Yết-ma, hai quyển.

Một bộ hai quyển trên ngày đời Phế Đế, Luật sư Thích Tăng Cứ, ở Trung Hưng tại Dương Đô, căn ngày Luật soạn ra. Cũng gọi là Lược Yếu Yết-ma Pháp. Thấy trong Tăng Hựu, Tam Tạng Ký.

– Thập Tụng Luật Tỳ-kheo Giới Bổn, một quyển (dịch năm Đại Minh).

– Thập Tụng Luật Tỳ-kheo-ni Giới Bổn, một quyển (dịch năm Thái Thủy).

– Thập Tụng Luật Yết-ma Tạp Sự Tinh Yếu Dụng, một quyển (dịch năm Thái Thủy).

Cả ba bộ gồm ba quyển trên ngày đời Minh Hoàng Đế, Luật sư Thích Pháp Dĩnh, ở Trường can tại Dương Đô, căn cứ ngày Luật soạn ra, rất được thạnh hành ở Giang Tả. Thấy trong Tăng Hựu Lục, Tam Tạng Ký và Bảo Xướng Lục.

– Vô Tận Ý Kinh, mười quyển.

– Hải Ý Kinh, một quyển.

– Như Lai Ân Trí Bất Tư Nghì Kinh, năm quyển.

– Bảo Đảnh Kinh, năm quyển.

– A-thuật-đạt Bồ-tát Kinh, một quyển (Năm Thái Thủy ở Quảng Châu dịch lần thứ ba. So với bản dịch của ngài Trúc Pháp Hộ đời Tống thì rất giống).

– Tam-mật-để-da Kinh, một quyển (Cũng gọi là Hiền Nhân Minh Luật Kinh).

Cả sáu bộ gồm hai mươi chín quyển, ngày đời Minh Hoàng Đế Sa-môn Trúc Pháp Quyến, người Thiên Trúc ở Quảng châu dịch ra. Thấy ở Thủy Hưng, Tăng Hựu, Xuất Tam Tạng Ký và Bảo Xướng ba Lục).

– Như Thủ Bồ-tát Vô Thượng Thanh Tịnh Phân Vệ Kinh, hai quyển (Cũng gọi là Quyết Liễu Chư Pháp Như Huyễn Hóa Tam Muôi Kinh).

Một bộ hai quyển kinh trên, ngày đời Tống, không rõ năm nào, vua nào. Các Lục đều ghi chú vắn tắt rằng Sa-môn Tường Công ở quận Nam Hải dịch. Thấy trong Đạo An, Thủy Hưng Lục, Tăng Hựu và Tam Tạng Ký cũng có ghi.

– Anh Lạc Bản Nghiệp Kinh, hai quyển.

– Phật Tạng Đại Phương Đẳng Kinh, một quyển (cũng gọi Vấn Minh Hiển Kinh).

Cả hai bộ gồm ba quyển trên, thuộc đời Tống không rõ năm nào và vua nào. Các Lục chỉ ghi chú tắt là Sa-môn Thích Đạo Nghiêm dịch. Thấy trong Thủy Hưng Lục và Pháp Thượng Lục đều ghi.

– Không Tịnh Tam-muội Kinh, một quyển (Cũng gọi là Không Tịnh Dại Cảm Ứng Tam-muội Kinh).

– Xa-nặc Kinh, một quyển (Cũng gọi Xa-nặc Bổn Mạt Kinh).

– Khuyến Tấn Học Đạo Kinh, một quyển (cùng dịch với Lương Sử. Cũng gọi là Khuyến Tấn Kinh).

– Phạn Nữ Thủ Ý Kinh, một quyển (Cũng gọi Thủ Ý Nữ Kinh).

Cả bốn bộ gồm bốn quyển trên, thuộc đời Tống nhưng không rõ năm nào, vua nào. Các Lục chỉ ghi chú tắt là Sa-môn Thích Dõng Công dịch. Thấy trong Thủy Hưng và Triệu Lục, Pháp Thượng Lục cũng có ghi.

– Nhạo Anh Lạc Trang Nghiêm Phương Tiện Kinh, một quyển (một tên là Đại Thừa Anh Lạc Trang Nghiêm Kinh, một tên là Chuyhển Nữ Thân Bồ-tát Vấn Đáp Kinh. Cùng bộ Thuận Quyền Phương Tiện Kinh của ngài Trúc Pháp Hộ dịch ở đời Tấn thì đồng bản mà khác người dịch).

– Tịch Điều Âm Sở Vấn Kinh, một quyển (một tên là Như Lai Sở Thuyết Thanh Tịnh Điều Phục Kinh. So với bộ Văn Thù Hạnh Luật của ngài Trúc Pháp Hộ đời Tấn thì đồng bản khác người dịch).

Cả hai bộ trên gồm hai quyển, thuộc đời Tống nhưng không biết năm nào. Vua nào. Các Lục chỉ ghi chú tắt là Sa-môn Thích Pháp Hải dịch. Thấy trong Thủy Hưng Lục, Pháp Thượng Lục cũng có ghi.

– Nguyệt Đăng Tam-muội Kinh, một quyển (một tên là Văn-thùsư-lợi Bồ-tát Thập Sự Hạnh Kinh, một tên Đãi huệ Tam-muội Kinh).

– Một bộ một quyển kinh, thuộc đời Tống, nhưng không rõ năm nào, vua nào. Các Lục chỉ ghi chú tắt là Sa-môn Thích Tiên Công dịch.

Thấy trong Triệu Lục và Pháp Thượng Lục cũng có ghi.

– Quyết Chánh Tứ Bộ Tỳ-kheo Luận, hai quyển.

Một bộ hai quyển trên, ngày năm Thăng Minh thứ nhất, Sa-môn Thích Đạo Nghiễm căn cứ ngày các luật mà soạn ra.