Lịch Đại Tam Bảo Ký Quyển 11

Lịch Đại Tam Bảo Ký Quyển 11
2034

LỊCH ĐẠI TAM BẢO KÝ

Soạn giả: Phí Trường Phòng Đời Tùy
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 11

CÁC KINH DỊCH Ở ĐỜI TỀ, LƯƠNG, CHU

Phần chép về các đời vua nhà Tề, Lương, Chu: Đây là những vị vua cùng noi theo việc giao tiếp với Thiền vậy. Tiêu Đạo Thành là người ở Lâm Nghi, được nhà Tống nhường ngôi, bèn xưng là Tề, nhưng vẫn đóng đô ở Kiến Khang. Ngày năm Kiến Ngươn, ở An Thành có trận lửa hoang đốt cháy tàn rụi hết cả hang động, đầm cỏ, chỉ có vài trượng đất cỏ vẫn còn nguyên. Đến xem thì tìm được ở đó một tượng vàng. Điềm linh đã cảm, Thánh Hóa lại hưng thịnh. Do đó con của Tư Đồ Cánh Lăng Văn Tuyên Vương là Lương có chí hoằng truyền Phật pháp. Cả bảy đời vua nối nhau trị vì hai mươi ba năm, sau nhường ngôi cho nước Lương.

– Tiêu Diễn, người ở Lan lăng được Tề nhường ngôi cũng đóng đô tại Kiến Khang. Vua ở trên cao nghĩ đến muôn dân khế hợp với Đẳng giác cũng biết khắp mỗi khi lâm triều nhà vua đều rộng bàn kinh giáo. Rộng mời kẻ lịch lãm, gom góp sách văn xưa để lại, đề cao thuần phong, làm lợi pháp tục. Đến năm Thiên Giám thứ bảy, vì cho là chánh và tượng pháp dần dần đi ngày mạt pháp, lòng tin ưa càng suy giảm. Tam tạng mênh mông, rất khó thể thấm nhuần được vua sắc lệnh cho

Sa-môn Tăng Mân, Bảo Xướng… phải phân loại theo các thứ Lục, Kinh, Luật, Yếu sự. Tên các Kinh Luật khác nhau gồm năm mươi quyển. Đến năm thứ mười bốn vua lại sắc lệnh cho Sa-môn Tăng Thiệu soạn ra bộ Hoa Lâm Phật Điên Chúng Kinh. Mục lục bốn quyển, nhưng hãy còn chưa đầy đủ. Đến năm thứ mười bảy, vua lại sắc lệnh cho Sa-môn Bảo Xướng lại tuyển soạn ra kinh mục, bốn quyển, chỉ rõ các kinh nào có dịch hay không, chứng rõ các kinh chân ngụy, gồm có mười bảy thứ không thể kể tường tận. Có ba đời vua trị vì suốt năm mươi bốn năm, hai vua đóng đô ở Kiến khang, một vua đóng đô ở Giang lăng. Sau bị Tây Ngụy diệt.

– Vũ Văn Giác thuộc giống Tiên Ty ở sóc châu làm Ngụy Thừa Tướng, là Thế tử nối nghiệp Tần. Khi Tần chết thì lên ngôi. Được Tây Ngụy nhường ngôi xưng hiệu là nhà Chu, đóng đô ở Trường an. Đến đời vua thứ ba là đời Võ Đế tên Ung, niên hiệu kiến đức bắc đầu bức bách phật giáo đến độ kinh hoàng đã phá hủy bao công trình của đời trước…

Khắp nơi từ quan ải đến chốn sơ lâm cả mấy trăm năm trở lại, tất cả chùa tháp do công hoặc tư tạo nên đều bị quét sạch mất dấu, lại phá hư Phật tượng, thiêu đốt kinh sách. Các chùa miếu ở tám châu hơn bốn mươi ngàn ngôi đều đem ban tặng cho các vương công để làm phủ riêng. Các Sư Tăng ba phương gồm ba trăm vạn vị đều sung ngày quân đội hoặc bị đuổi về làm dân. huệ nhật đã tắt muôn dân tối tăm. Cả năm đời vua nối nhau trị vì suốt hai mươi bốn năm.

Bắt đầu từ năm Canh Thân niên hiệu Vĩnh Sơ thứ nhất được nhà Đông Tấn nhường ngôi, đến năm Tân Sửu niên hiệu Đại Định thứ nhất của nhà Chu thì dâng ấn cho vua nhà Tùy. Trong khoảng thời gian một trăm sáu mươi hai năm. Kể về số người gồm người Hoa, kẻ Phạm người Đạo, kẻ Tục dịch các Kinh và Chú thuật, Luận, Truyện, Mục Lục thì có năm mươi mốt vị. Còn số Tu-đa-la, Tỳ-ni Giới Bản, Yết-ma, Ưu-bà-đềxá, A-tỳ-đàm, Luận, Truyện, Lục… có đến một trăm sáu mươi hai bộ, gồm một ngàn ba trăm hai mươi sáu quyển. Tổng kết thuộc ba đời, ba kinh đô, mười lăm vị vua. Niên thế lục đã chép như thế.

A. Các dịch giả:

* Về đời Tề gồm có:

– Sa-môn Đàm-ma-già-đà Da-xá dịch một bộ, một quyển kinh.

– Sa-môn Ma-ha Thừa dịch hai bộ, hai quyển kinh, luật.

– Sa-môn Tăng-già Bạt-đà-la, dịch một bộ, mười tám quyển kinh.

– Sa-môn Thích Pháp Ý, dịch hai bộ, hai quyển kinh.

– Sa-môn Cầu-na-tỳ-đà, dịch ba bộ, mười hai quyển kinh.

– Sa-môn Thích Pháp Độ, dịch ba bộ, ba quyển kinh, luật.

– Sa-môn Thích Pháp Nguyện, dịch hai bộ, hai quyển kinh.

– Sa-môn Thích Vương Tông, dịch hai bộ, bảy quyển kinh và mục lục.

– Sa-môn Thích Đàm Cảnh, dịch hai bộ, bốn quyển kinh.

– Sa-môn Thích Pháp Ni, dịch bộ, hai quyển kinh.

– Sa-môn Thích Đạo Chánh, dịch một bộ, một quyển kinh.

– Sa-môn Thích Đạo Bị, dịch bộ, năm quyển kinh, luật, kệ.

– Cánh Lăng Văn Tuyên Vương Tiêu Tử Lương, dịch mười bảy bộ, hai trăm năm mươi chín quyển kinh, Sao.

– Thường Thị Dữu Hiệt, dịch một bộ, một quyển kinh.

– Sa-môn Thích Siêu Độ, dịch một bộ, bảy quyển luật lệ.

– Sa-môn Thích Pháp Hóa, dịch một bộ, một quyển kinh.

– Sa-môn Thích Pháp Viện, dịch một bộ, ba quyển chú kinh.

– Sa-môn Thích huệ Cơ, dịch một bộ, một quyển chú kinh.

– Văn Tuyên Vương Ký Thất Vương Cân, dịch một bộ, mười quyển tăng sử.

* Về đời Lương gồm có:

– Sa-môn Ni Tăng Pháp, dịch hai mươi mốt bộ, ba mươi lăm quyển kinh.

– Sa-môn Thích Diệu Quang, dịch một bộ, một quyển kinh.

– Sa-môn Thích Tăng Oai, dịch một bộ, một quyển giới pháp.

– Sa-môn Thích Tăng Hựu, dịch mười bốn bộ, sáu mươi ba quyển tập ký truyện.

– Sa-môn Thích Đạo Hoan, dịch một bộ, một quyển kệ.

– Sa-môn Mạn-đà-la, dịch ba bộ, mười một quyển kinh.

– Sa-môn Tăng-già-bà-la, dịch mười một bộ, ba mươi tám quyển kinh, luận, truyện.

– Thanh Tín Sĩ Mộc Đạo Hiền, dịch một bộ, một quyển kinh.

– Vương Tử Nguyệt-bà-thủ-na, dịch một bộ, một quyển kinh.

– Sa-môn Chân Đế, dịch mười sáu bộ, bốn mươi sáu quyển kinh, luận, sớ, ký.

– Sa-môn Thích Tăng Mân dịch một bộ, tám mươi tám quyển kinh, sao.

– Sa-môn Thích Tăng Thiệu, dịch một bộ, bốn quyển lục mục.

– Sa-môn Thích Bảo Xướng, dịch tám bộ, một trăm lẻ bảy quyển tạp lục.

– Sa-môn Thích Pháp Lãng, dịch một bộ, bảy mươi hai quyển chú kinh.

– Sa-môn Thích Trí Tạng, dịch một bộ, tám mươi quyển nghĩa lâm.

– Võ Hoàng Đế Tiêu Diễn, dịch một bộ, năm mươi quyển chú kinh.

– Sa-môn Thích huệ Linh, dịch một bộ, mười hai quyển kinh sao.

– Sa-môn Thích huệ Kiểu, dịch một bộ, mười bốn quyển kinh truyện.

– Ưu-bà-tắc Viên Đàm Sung,dịch một bộ, hai mươi quyển luận, sao.

– Giãn Văn Đế Tiêu Võng, dịch một bộ, hai trăm quyển Pháp bảo tập.

– Sương Đông Vương Văn Học Ngũ Hiếu Kỉnh, dịch một bộ, ba mươi quyển Nội Điển Bác Yêu.

* Về đời Chu gồm có:

– Sa-môn Thích Đàm Hiển, dịch hai bộ. hai mươi quyển kinh yếu.

– Sa-môn Tương-na-bạt-đà, dịch một bộ, một quyển luận.

– Sa-môn Đạt-ma-lưu-chi, dịch một bộ, hai mươi Phạm Thiên Văn.

– Sa-môn Xà-na-da-xá, dịch sáu bộ, mười bảy quyển kinh.

– Sa-môn Da-xá-quật-đa, dịch ba bộ, tám quyển kinh.

– Sa-môn Xà-na-quật-đa, dịch bốn bộ, năm quyển kinh.

– Sa-môn Thích Tăng Diến, dịch hai bộ, hai quyển truyện.

– Sa-môn Thích huệ Thiện, dịch một bộ, tám quyển luận.

– Sa-môn Thích Vong Danh, dịch mười hai bộ, mười hai quyển luận, kinh, truyện.

– Sa-môn Thích Tịnh Ái, dịch một bộ, mười hai quyển Tam Bảo tập.

– Sa-môn Thích Đạo An, dịch một bộ, một quyển kinh, hai giáo luận.

B. Các dịch phẩm:

* Về đời Tề gồm có:

– Vô Lượng Nghĩa Kinh, một quyển (thấy trong hai Lục Tăng Hựu, Pháp Thượng).

Một bộ một quyển kinh, ngày đời Cao Đế, năm Kiến Ngươn thứ ba, Sa-môn Đàm-ma-già-đà Da-xá (Tề dịch là Pháp Sinh Xưng) người Thiên Trúc, ở Triều đình tại Quảng châu tự tay dịch ra. Người truyền thọ là Sa-môn huệ Biểu. Năm Vĩnh Minh thứ ba mang đến Dương Đô viết lại rõ ràng để lưu hành rộng rãi.

****

– Ngũ Bách Bản Sinh Kinh, một quyển (thấy ở Tam Tạng Ký).

– Tha-tỳ-lợi Luật, một quyển (Tha-tỳ-lợi, Tề dịch là Túc Đức. Thấy trong Tăng Hựu Lục).

Cả hai bộ gồm hai quyển trên, ngày đời Võ Đế, Sa-môn Ma-ha Thừa, người ngoại quốc dịch ra tại Quảng châu.

– Thiện Kiến Tỳ-bà-sa Luật, mười tám quyển (Thấy trong Đạohuệ Tống Tề Lục và Tam Tạng Ký).

Một bộ mười tám quyển trên, ngày đời Võ Đế, Sa-môn Tănggià Bạt-đà-la (Tề dịch là Tăng Hiền) người ngoại quốc. “Sư Tư Tương truyền nói: Sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn, ngài Ưu-ba-lý đã kết tập luật tạng ngày, ngay ngày rằm tháng bảy năm ấy sau khi làm lễ Tự tứ ngày, liền dùng hương hoa cúng dường luật tạng rối chấm ngày trước luật tạng một chấm, mỗi năm đều như thế. Khi ngài Ưu-ba-ly sắp nhập Niết-bàn liền cầm luật tạng này mà giao cho đệ tử là Đà-tả-câu. Khi ngài Đà-tả-câu sắp nhập Niết-bàn cũng giao lại cho đệ tử là Tu-câu. Khi Tu-câu sắp nhập Niết-bàn cũng giao cho đệ tử là Tất-già-bà. Khi Tất-già-bà sắp nhập Niết-bàn thì giao cho đệ tử là Mục-kiền-liên Tử Đế-tu. Khi Mục-kiền-liên Tử Đế-tu sắp nhập Niết-bàn thì giao lại cho đệ tử là Chiên-đà-bạt-xà. Như thế thầy thầy truyền nối đến Tam tạng Pháp sư ngày nay. Ngài Tam tạng Pháp sư mang luật tạng đến Lâm thượng ở Quảng châu, rồi đi thuyền buồm trở về đem luật tạng giao cho đệ tử là Tăng-già Bạt-đà-la. Ngày năm Vĩnh Minh thứ sáu, ở Trúc lâm tại Quảng châu, ngài Đà-la cùng Sa-môn Tăng Ỷ dịch ra bộ Thiện Kiến Tỳ-bà-sa này và nhân đó cùng kiết hạ an cư. Ngày năm Canh ngọ niên hiệu Vĩnh Minh thứ bảy, đến nữa đêm rằm tháng bảy sau khi làm lễ Tự tứ ngày, bèn theo phép của thầy trước mà dùng hương hoa cúng dường luật tạng ngày rồi chấm ngày đó một chấm. Kể ra đến năm đó thì được chín trăm bảy mươi lăm chấm, mỗi chấm là một năm. Ngài Triệu Bá Hưu đời Lương ngày năm Đại Đồng thứ nhất, ở Lô sơn gặp ngài Khổ Hạnh Luật sư hoằng độ có được cuốn ghi chép năm tháng này sau khi Phật nhập Niết-bàn của các Thánh chúng. Lúc đó là năm Vĩnh Minh thứ bảy đời nhà Tề, ngài Bá Hưu nói với ngài Hoằng Độ rằng: Từ năm Vĩnh Minh thứ bảy trở đi, vì sao lại không thấy chấm nữa? Ngài Hoằng Độ đáp: Từ đây trở về trước là do các Đạo nhân đắc đạo tự tay chấm ngày, còn bần đạo là kẻ phàm phu, chỉ có thể kính cẩn phụng trì mà thôi đâu dám chấm ngày! Ngài Bá Hưu nhân các chấm cũ này mà suy ra đến năm Đại Đồng thứ chín, nhà Lương, tức năm Quý Hợi thì cả thảy có được một ngàn không trăm tám mươi hai năm. Phòng tôi căn cứ ngày sự suy tìm từ năm Đại Đồng thứ chín của ngài Bá Hưu, tính đến nay là năm Đinh Tỵ, niên hiệu Khai Hoàng thứ mười bảy, tính ra có được một ngàn không trăm tám mươi hai năm. Như thế Như Lai diệt độ mới hơn ngàn năm thôi, cách Phật không bao xa thật đáng mừng vui. Rất mong cùng nhau gắng sức chí thành truyền bá giáo pháp của Phật để lại.

– Quán Thế Âm Sám Hối Trừ Tôi Chú Kinh, một quyển (dịch ngày tháng mười hai năm Vĩnh Minh thứ tám. Cũng gọi là Quán Thế Âm Sở Thuyết Hành Pháp Kinh. Thấy trong Bảo Xướng Lục và Tam Tạng Ký).

– Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Đề-bà-đạt-đa Phẩm đệ thập nhị (Samôn Pháp Hiến ở nước Vu Điền được bản Phạm Văn này mang về. Thấy trong Đạo huệ Tống Tề và Tam Tạng Ký).

Cả hai bộ gồm hai quyển kinh trên, đời Võ Đế ngài Tam tạng Pháp sư Đạt-ma Ma-đề (Tề dịch là Pháp Ý) người ngoại quốc, ngày năm Vĩnh Minh vì Sa-môn Pháp Hiến, lúc đó làm Tăng Chánh, Hiến ở Ngõa quan tại Dương châu, mà dịch ra. Từ đầu năm Nguyên Vi đời Tống, Pháp Hiến du lịch Tây Vức ba năm, ở nước Vu Điền thỉnh được bản kinh này bằng Phạm văn và răng Phật rồi đem về. Kinh dịch ra được nối nhau lưu truyền đến nay. Còn răng Phật thì đem đến nước Lương ngày tháng Giêng năm Phổ Thông thứ ba, bỗng có mấy người đều cầm gậy gộc, đầu đêm đến gõ cửa, xưng là đám người hầu làm phản của Lâm Xuyên điện hạ. Có người bảo rằng: Hãy mở cửa lầu thờ răng Phật để kiểm tra trong chùa. Nói ngày liền mở cửa lầu. Chủ soái đến trước bàn thờ răng Phật, mở hộp lấy răng ra, xá ba xá, dùng khăn tay gấm gói lấy răng rồi đi quanh về hướng Sơn Đông mất hút. Đến nay vẫn chưa biết được răng ở đâu.

– Bách Cú Thí Dụ Tập Kinh, mười quyển (do ngài Tăng Già Tư Na, người ngoại quốc, dịch ngày mười tháng chín năm Vĩnh Minh thứ mười. Đây là dịch lần thứ ba, hoặc năm quyển. Thấy trong Tăng Hựu Lục).

– Thập Nhị Nhân Duyên Kinh, một quyển (dịch lần thứ tư).

– Tư Đạt Trưởng Giả Kinh, một quyển.

Cả ba bộ gồm mười hai quyển kinh trên, ngày đời Võ Đế, do Tam tạng Pháp sư Cầu-na-tỳ-địa (Tề dịch là Đức Tấn) người nước Thiên Trúc. Ở Tỳ-da-ly tại Dương Châu dịch ngày ngày năm Vĩnh Minh).

– Hôi Hà Kinh, một quyển (Thấy trong Thủy Hưng Lục và Cao Tăng Truyện, Tam Tạng Ký… đều có).

– Tỳ-bạt Luật, một quyển (Thấy trong Tam Tạng Ký).

Cả hai bộ gồm hai quyển trên ngày đời Võ Đế, do Sa-môn Thích Pháp Độ ở Dương châu dịch ra. Thấy ghi trong Bảo Xướng Lục).

– Phật Pháp Hữu Lục Đệ Nghĩa Đệ Nhất Ưng Tri Kinh, một quyển.

– Lục Thông Vô Ngại Lục Căn Tịnh Nghiệp Nghĩa Môn, một quyển.

Cả hai bộ gồm hai quyển trên, ngày đời Võ Đế. Sa-môn Pháp Nguyện sao tập các kinh, căn cứ ngày nghĩa mà soạn ra. Tuy việc hoằng truyền kinh có ý chỉ khác với ngụy tạo. Nay đã nêu rõ tên hiệu thì phải xếp thành bộ quyển. Đời đều liệt ngày loại kinh còn nghi, cho nên nay lại nêu ra đây, người đời sau biết rõ nguồn gốc. Mong rằng cùng soi xét (Thấy trong Tam Tạng Ký và Bảo Xướng Lục).

– Phật Sở Chế Danh Kinh, năm quyển.

– Chúng Kinh Mục Lục, hai quyển.

Cả hai bộ bảy quyển trên, ngày đời Võ Đế, Thích Vương Tôn sao tập các kinh căn cứ ngày sự loại mà soạn ra, số giống nhau nhiều như rừng rậm, đầu đề kinh, tên sách đã ghi ngày lục, chỉ sợ tên và sự thực lộn nhau, nên phải luận rõ. Đã không phải là chánh kinh thì đời phải nghi hoặc. Lại tuyển soạn ra Đại Tiểu Thừa Mục Lục. Đều thấy trong Tam Tạng Ký.

– Vị Tằng Hữu Nhân Duyên Kinh, hai quyển (Cũng gọi tắt là Vị Tằng Hữu Kinh. Thấy trong Thủy Hưng Lục).

– Ma-ha Ma-da Kinh, hai quyển (Cũng gọi tắt là Ma-da Kinh. Đều thấy trong ba lục: Vương Tôn, Bảo Xướng, Pháp Thượng).

Cả hai bộ gồm bốn quyển trên, các lục đều ghi tắt rằng: Đời Tề, Sa-môn Thích Đàm Cảnh dịch ra, không biết rõ năm nào, vua nào.

– Ích Ý Kinh, hai quyển (Hựu Lục gọi là mất tên người dịch, thấy trong Pháp Thượng Lục).

Một bộ hai quyển trên, ngày đời Tề, Sa-môn Thích Pháp Ni dịch ra, không biết rõ năm nào, vua nào).

– Di-lặc Thành Phật Kinh, một quyển.

Một bộ một quyển trên. Trước là ở Trường an, ngài Thích Đạo Tiêu Dịch, dịch lần thứ ba, khác chút ít với bản dịch của Pháp Hộ và Lathập. Đời Tề, ở Giang châu, Sa-môn Đạo Chánh đã sửa đổi đính chính lại, trước sau cũng gọi là “Thành Phật”. Lại gọi là “Hạ Sinh”, nhưng ở đầu Kinh có “Đại Trí Xá-lợi-phất” là đó. Không biết rõ năm nào và vua nào.

– Cửu Thượng Kinh, một quyển (Thấy trong Cựu Lục).

– An Mộ Chú Kinh, một quyển (Thấy Biệt Lục còn nghi).

– Bồ-đề Pháp Tạng Pháp Hóa Tam-muội Kinh, một quyển (dịch ngày ở đời Võ Đế. Thấy ở Tam Tạng Ký và Bảo Xướng Lục).

– Thất Phật Các Thuyết Kệ, một quyển (thấy ở Ngô Lục).

– Thâm Tự Tri Thân Kệ, một quyển (thấy ở Ngô Lục).

Cả năm bộ gồm năm quyển trên. Ngày đời Tề, Sa-môn Thích Đạo Bị dịch, sau đó ngài đổi Bị thành Hoan. Tuy thấy trong các lục song đều xếp ngày loại kinh còn nghi).

– Dị Giáo Tử Chú Kinh, một quyển.

– Sao Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, năm mươi chín quyển.

– Sao A-tỳ-đàm Tỳ-bà-sa, năm mươi chín quyển.

– Sao Bách Dụ Kinh, ba mươi tám quyển.

– Sao Duy-ma-cật Kinh, hai mươi sáu quyển.

– Sao Duy-ma Kinh, mười ba quyển.

– Sao Địa Trì Kinh, mười hai quyển.

– Sao Bồ-tát Quyết Định Yếu Hạnh Kinh, mười quyển (Cũng gọi là Tịnh Hạnh Ưu-bà-tắc Kinh).

– Sao Thành Thật Luận, tám quyển.

– Sao Thắng Man Kinh, bảy quyển.

– Sao A-sai-mạt Kinh, bốn quyển.

– Sao Ma-ha Ma-da Kinh, bốn quyển.

– Sao Thai Kinh, ba quyển.

– Sao Phương Tiện Báo Ân Kinh, hai quyển.

– Sao Ương-quật-ma-la Kinh, hai quyển.

– Sao Luật Đầu-đà Sự Kinh, hai quyển.

– Tam Bảo Ký, mười quyển (cũng gọi là Phật Sử Pháp Truyền Tăng Lục).

Các bài chú thích nhỏ và sao kinh họp thành mười bảy bộ, gồm hai trăm năm mươi chín quyển trên đều thuộc đời Tề, Ty đồ cánh lăng văn tuyên Vương Tiêu Tử Lương thích tìm hiểu sâu, đích thân ghi chép soạn ra, làm đầy đủ các thiếu sót không cho lưu truyền. Các học giả đời sau theo dấu nhau mà sao chép tìm đọc. Người đời thêm bớt làm rối loạn chánh văn. Cho nên nêu lên nguồn gốc ngỏ hầu ai cũng biết rõ. Ngoài ra còn hơn hai mươi quyển kinh khác, đều là thứ quyển mà văn nhiều rối rắm nên không ghi chép lại đầy đủ. Nếu trên tên kinh có chữ “Sao” thì đều thuộc loại này mà xét kỷ lệ loại, trước sau tự phân biệt. Thấy trong Tam Tạng Ký và Bảo Xướng Lục).

– Giới Quả Trang Nghiêm Kinh, một quyển (hoặc không có chữ Kinh, có tám chương Tụng).

Một bộ một quyển trên, ngày đời Võ Đế, năm Vĩnh Minh thứ năm, ngài Thường Thị Dữu Hiệt góp nhặt ý kinh mà soạn ra.

– Luật Lệ bảy quyển. Một bộ bảy quyển ngày năm Vĩnh Minh thứ bảy, đời Võ Đế do Sa-môn Thích Siêu Độ căn cứ ngày luật soạn ra.

– Phúc Trung Nữ Thích Kinh, một quyển (dịch lần thứ hai, so với Tiên Bất Trang Hiệu Nữ Kinh thì bản đồng).

Một bộ một quyển trên, ngày năm Vĩnh Minh, Sa-môn Thích Pháp Hóa tụng dịch ra. Thấy trong Cổ Lục. Các Lục nối nhau đều nói là “Tụng Xuất” chưa rõ ý chữ “Tụng”. Dựa theo trên mà ghi thế. Vì có bản dịch trước nên khỏi nghi lầm.

– Thắng Man Tử Chú Kinh, ba quyển.

Một bộ ba quyển trên, ở Linh căn tại Dương châu, Sa-môn Thích Pháp Viện thuật lại và chú giải.

– Di Giáo Tử Chú Kinh, một quyển.

Một bộ một quyển trên, ở núi Pháp hoa tại Sơn âm, Sa-môn Thích Huệ Cô thuật lại và chú giải.

– Tề Tăng Sử, mười quyển.

Một bộ mười quyển trên, ở phủ Tư Đồ, Cánh Lăng Văn Tuyên Vương Ký Thất Vương Cân soạn ra.

* Về đời Lương gồm có:

– Tịnh Độ Kinh, bảy quyển (dịch năm Vĩnh Ngươn, năm tám tuổi).

– Diệu Trang Nghiêm Kinh, bốn quyển.

– Diệu Âm Sư Tử Hống Kinh, ba quyển (dịch năm Thiên Giám thứ tư. Năm mười sáu tuổi).

– Ích Ý Kinh, ba quyển (dịch năm Thiên Giám thứ nhất, năm mười ba tuổi).

– A-na-hàm Kinh, hai quyển (dịch năm Thiên Giám thứ tư, năm mười sáu tuổi).

– Bảo Đảnh Kinh, một quyển (dịch năm Vĩnh Ngươn thứ nhất, năm tám tuổi)

– Chánh Đảnh Kinh, một quyển (dịch năm Vĩnh Ngươn thứ hai, năm chín tuổi)

– Pháp Hoa Kinh, một quyển (dịch năm Vĩnh Ngươn thứ hai, năm chín tuổi)

– Thắng Man Kinh, một quyển (dịch năm Vĩnh Ngươn thứ hai, năm chín tuổi)

– Dược Thảo Kinh, một quyển (dịch năm Vĩnh Ngươn thứ ba, năm mười tuổi)

– Thái Tử Kinh, một quyển (dịch năm Vĩnh Ngươn thứ ba, năm mười tuổi)

– Già-da-bà Kinh, một quyển (dịch năm Vĩnh Ngươn thứ ba, năm mười tuổi)

– Ba-la-nại Kinh, một quyển (dịch năm Trung Hưng thứ nhất, năm mười một tuổi)

– Ưu-lâu-tần Kinh, một quyển (dịch năm Trung Hưng thứ nhất, năm mười hai tuổi)

– Bát-nhã Đắc Kinh, một quyển (dịch năm Thiên Giám thứ nhất, năm mười ba tuổi)

– Hoa Nghiêm Anh Lạc Kinh, một quyển (dịch năm Thiên Giám thứ nhất, năm mười ba tuổi)

– Xuất Thừa Sư Tử Hống Kinh, một quyển (dịch năm Thiên Giám thứ ba, năm mười lăm tuổi)

– Du-già Vệ Kinh, một quyển (Ở trong Đài của điện Hoa quang dịch năm Thiên Giám thứ tư, năm mười sáu tuổi).

– Ưu-đàm Kinh, một quyển.

– Duy-ma Kinh, một quyển.

– Tự Thất Thế Kinh, một quyển.

Cả hai mươi mốt bộ gồm ba mươi lăm quyển trên, do Thái Học Bác Sĩ Giang Bí Nữ, còn nhỏ mà xuất gia tên là Tăng Pháp. Năm lên tám, chín tuổi có lúc ngồi tịnh tọa nhắm mắt đọc ra các kinh trước. Ở Dương châu mọi người đạo hay tục đều cho là có thần linh dạy cho. Phòng tôi xét kỹ lý này của kinh luận rất sáng rõ, ấy là do đời trước đã luôn tập quen cho đến nay, không liên quan chi đến việc thần trao dạy. Vả lại căn cứ ngày ngoại điển thì ngài Khổng Tử có nói rằng: Sinh ra một mà biết là bậc Thánh, Học mà biết là hạng kế đó. Đây là hạn cuộc nói trong biện đời mà hưởng chất vị ở quá khứ. Nếu không phải thế thì do đâu mà luận được bậc Thánh Hiền nội ngoại, sâu cạn, quá khứ, hiện tại ư? Cho nên Cao Tăng truyện nói rằng: Ngài Thích Đàm Đế, tục tánh là Khang Thị, vì trước là người ở đất Khang. Đến thời Hán Linh Đế thì dời về sống ở Trung Quốc. Ngày cuối đời Hiến Đế có giặc loạn nên dời về sống ở Ngô Hưng. Cha của Đàm Đế là Đồng từng làm Biệt giá ở Ký Châu. Mẹ là Huỳnh Thị ngủ trưa, nằm mộng thấy một vị Tăng gọi Huỳnh là mẹ, và gởi lại một cây phất trần và miếng sắt để dằn sách. Huỳnh Thị nằm mơ mà khi thức dậy thấy hai vật ấy vẫn còn, thầm cho là linh dị, nhân đó cấn thai sinh ra một Đế. Khi Đế lên năm mẹ lấy phất trần… đưa ra. Đế bảo: đó là vật vua Tần đã tặng cho. Mẹ hỏi: Con để nó ở đâu?. Đáp rằng: Không nhớ!. Đến năm mười tuổi thì xuất gia. Học không cần thầy, hiểu biết do Thiên phú. Đây là việc ấy. Sau theo cha đi Phàn Đặng, đến Quan Trung thì gặp Tăng Lược Đạo nhân. Bỗng nhiên kêu lên, Lược bảo rằng: Vì sao cậu bé lại gọi tên kẻ già này? Đế bảo:

Ngài xưa vốn là Sa-di của Đế, đã vì chúng Tăng hái rau mà bị heo rừng húc cho bị thương, bất giác mất tiếng nay đã quên rồi sao? Vốn ngài Tăng Lược là đệ tử của Pháp Sư Hoằng Giác, vì chúng Tăng đi hái rau bị heo rừng húc bị thương. Lược ban đầu không nhớ việc này, bèn đến nhà cha của Đàm Đế, người cha thuật đầu đuôi việc sinh ra một Đế, rồi đem trình ra cây phất trần và cái dằn sách. Lược bèn tỉnh ngộ khóc bảo rằng: Đó là vật của Pháp Sư Hoằng Giác là thầy của Lược trước đây. Thầy mình vì vua Dao Tránh giảng Kinh Pháp Hoa, còn bần đạo thì làm Đô Giảng, Dao Trành tặng cho hai vật này, nay chính là nó đây. Suy ra ngày Hoằng Giác viên tịch thì đúng là ngày gởi các vật này cho Huỳnh thị, rồi nhớ ra việc hái rau lại càng sầu thảm. Về sau Đàm Đế đi du lãm trong ngoài gặp sự vật gì cũng đều nhớ lại. Lúc tuổi già ngày ở núi Hổ khâu ở nước Ngô, giảng về Lễ Dịch Xuân Thu mỗi thứ bảy lần, giảng Pháp Hoa, Đại Phẩm và Duy-ma mỗi thứ mười lăm lần. Lại khéo thuộc văn, có biên tập được sáu quyển rất thạnh hành trên đời, hơn sáu mươi tuổi mới tạ thế, ngày cuối năm Ngươn Gia đời Tống. Phòng tôi xin thưa rằng: Hoằng Giác Pháp sư và đệ tử Tăng Lược, cả thầy trò đều khuông phép của đạo nổi tiếng khắp hai đời Tần, các đồ lặt vặt và ba y cũng không hạn cuộc gì, chỉ có cái dằn sách và cây phất trần, là đáng quý tiếc, lại dời thần thức vua mà thác sinh. Cả hai vật này cùng đi với thần thức, ngoài hình dáng chất ngại còn đem theo được huống chi là các pháp do nội tâm nghĩ biết mà lại không nhớ ư? Do đó gương càng dồi càng sáng, đá càng mài thì càng nhọn, từng giọt tụ lại thành biển cả nhiều hạt bụi bé tạo nên núi cao, đời đời quen luyện tập nên thêm nhiều, tháng năm học mãi nên càng hiểu rộng. Mặt trăng bé nhỏ lúc đầu tháng, tròn sáng đầy đủ đúng ngày rằm, bỏ người mà lại được thân người, đó là việc đời kế tiếp. Nhớ mà không quên là Công thần diệu, nhắm mắt tĩnh tư (nghĩ) là vì tình thức của nữ yếu kém nên phải thầm đọc liên tục. Đâu không phải là do thân trước đã đọc tụng nhiều, mà lại luận cho là do thần linh ban phép. Sao lại sánh kẻ ngu muội đui mù với đạo Trí huệ được ư?

– Tát-bà-nhã-đà Quyến Thuộc Trang Nghiêm Kinh, một quyển.

Một bộ một quyển trên, ngày năm Thiên Giám thứ chín, ở Dĩnh châu có Đầu-đà Đạo nhân Diệu Quang đến ở Hoằng phổ tại Dương châu, mới gặp được kinh này bèn tụ họp đồ chúng mà lừa dối. Vua Lương trị tội đuổi đi, cho nên bài bác nói rõ để răn dạy đời sau.

– Giáo Giới Tỳ-kheo-ni Pháp, một quyển.

Một quyển trên, ngày đời Võ Đế, năm Thiên Giám thứ ba, ở Dương châu có Sa-môn Thích Tăng Thạnh ở Linh căn tại Chung sơn, căn cứ ngày luật mà soạn ra. Thấy trong Bảo Xướng Lục.

– Xuất Tam tạng Tập Ký, mười sáu quyển.

– Pháp Uyển Tập, mười quyển.

– Hoằng Minh Tập, mười bốn quyển.

– Thế Giới Ký, mười quyển.

– Tát-bà-đa Sư Tử Truyện, năm quyển.

– Thích-ca Phả, bốn quyển.

– Đại Tập Đẳng Tam Kinh Ký, một quyển.

– Hiền Ngu Kinh Ký, một quyển.

– Tập Tam tạng Nhân Duyên Ký, một quyển.

– Luật Phần Ngũ Bộ Ký, một quyển.

– Kinh Lai Hán Địa Tứ Bộ Ký, một quyển.

– Luật Phần Thập Bát Bộ Ký, một quyển.

– Thập Tụng Luật Ngũ Bách La-hán Xuất Tam Tạng Ký, một quyển.

– Thiện Kiến Luật Tỳ-bà-sa Ký, một quyển.

Cả mười bốn bộ gồm sáu mươi bảy quyển trên, do luật sư tăng hựu soạn, tại chùa Kiến sơ ở dương châu Ngài Tăng Hựu viết lời tựa rằng: Phàm Chân Đế sâu chắc pháp tánh rỗng lặng nhưng khai ngộ muôn vật dẫn dắt kẻ tục không phải lời nói không có giới hạn, ấy là vì “không hai”, im lặng nói phô về môn nghĩa Không. Một tiếng cất lên biện thuyết liền có cảnh đông đúc từ lúc Bổn Sư Năng Nhân của chúng ta ra đời Thuyết giảng đầu tiên ở Lộc uyển còn tại Kim Hà là tiếng nói sau cùng. Khế kinh để dẫn dụ kẻ học Tiểu thừa, sách Phương đẳng dùng để khuyến phát Đại tâm. Bánh xe mầu nhiệm có mười hai bộ loại riêng biệt.

Nhóm Pháp Tổng yếu có cả tám vạn môn, đến khi Đấng Thiện Thệ diệt độ thì mới thật sự cùng kết tập. Trước hết là bốn kinh A-hàm, kế đó là năm bộ giới phần, đó là của báu lớn của loài hàm thức vậy. Nhưng đạo phải do người hoằng hóa; Pháp phải đợi duyên mới hiển bày. Có đạo mà không người thì tuy văn còn mà không ngộ; có pháp mà không nhân duyên thì dầu sinh cùng thời mà không nghe. Nghe pháp thì là thời đến, còn ngộ đạo là nhờ cơ tới. Cơ tới thì sau đó lý mới cảm, thời đến sau đó hóa độ mới thông. Xưa đời Chu, Phật ra đời mà bến Linh còn ngăn cách. Đời Hán là thời tượng pháp mà sách mầu khắp truyền. Pháp đợi duyên mà hiển bày nếu tin tất có chứng cớ. Đời Hán Mạt An Thế Cao tuyên dịch chuyển thành sáng rỡ. Thời Ngụy Sơ Khang Tăng Hội trước thuật mà dần dần suốt thông. Đạo do người hoằng truyền do đây mà nghiệm thấy. Từ khi nhà Tấn trung hưng thì Tam tạng truyền khắp. Khách quý nước ngoài cùng đến đông đảo. Còn ở Trung Nguyên thì kẻ trí phát triển đông vầy. Ngài Ma-đề La-thập đưa lên giềng mối lớn, Đạo An, huệ Viễn chấn chỉnh sự hiểu biết sâu xa (áo lĩnh). Kẻ tài đức đều nhóm hội tại Tiêu dao. Ở Lô sơn thì họp người Kết Văn Bátnhã. Thời tượng pháp được người ở đây làm thạnh vượng. Vả lại Kinh vốn được nói ra ở Tây Vức mà lưu truyền đến Đông phương. Sách mang muôn dặm dịch chuyển từ Phạm thành Hán, nhưng tiếng mỗi nước một khác, nên lời văn có chỗ dị đồng. Trước sau chuyển dịch nhiều lần nên tên có mới cũ. Nhưng kẻ hậu học ít khi nghiên cứu kỹ càng cứ nối nhau biên chép, mà chẳng biết kinh dịch năm nào, sánh vai nhau đọc tụng mà không rõ được người truyền pháp là ai, đạo trao cho và nhận cũng thiếu. Vả lại một thời Thánh nhân tập họp cũng có năm việc chứng kinh, huống là cả ngàn năm giao dịch há có thể làm mê muội người đời ư? Thuở xưa An Pháp sư dùng tài lớn trí sâu mà soạn kinh lục, Đính chánh sự thấy nghe phân biệt rõ ràng. Từ đây trở đi, kinh hay có dịch ra đều là biển báu Đại thừa, được kẻ đương thời tranh nhau giảng học. Nhưng niên đại và tên người soạn dịch lại không thông suốt, năm tháng càng xa, nguồn gốc mờ mịt. Kẻ hậu sinh nếu nghi ngờ lấy đâu hiểu rõ. Hựu này lấy pháp môn ngu hèn cạn cợt để làm bằng cớ, cất cao ngọn Huyền phong, nguyện độ đến kẻ sau cùng. Đọc tụng mỗi sớm chiều, giảng nói hai mùa hè thu, tâm chưa từng không nghĩ đến hình ảnh rực rỡ ở am vườn Linh thứu. Bấy giờ theo bài tìm ý theo sáng tìm nguồn, chỉnh đốn điều nghe thấy. Gọi là Xuất Tam Tạng Ký tập thì một là Ký theo duyên – hai là Lục đề rõ tên – ba là nêu chung tựa Kinh – bốn là thuật rõ Liệt Truyện. Nếu duyên ghi đã chọn thì gốc đầu tiên tức khắc sẽ sáng rõ; tên Lục đã cân nhắc thì niên đại không lạc sót. Tựa Kinh đã nêu chung thì Thắng tập sẽ đầy đủ chứng cớ. Liệt truyện đã thuật thì thấy rõ phong cách của người ấy. Cũng như tìm xét kinh trong, phân tích sách ngoài, tham khảo những kiến thức trước, nghiệm lại các nghe thấy xưa. Nếu đời người có căn cứ thì tiêu biểu nhất là Ty Nam, tiếng truyền chưa rõ thì lời văn trở nên tối sót. Biên soạn kỹ càng, căn cứ theo Tín sử (Sử đáng tin). Suy cùng nghĩ cạn luôn chép đúng theo Thật Lục. Nếu điều có chứng cớ đã nêu thì cái không nguồn gốc tất tự hiển bày. Nước đọng không thể lộn với sữa quý, đá nước Yên đâu thể lầm là ngọc nước Sở. Tất cả Pháp uyển đều có tựa, hết thảy Trứ thuật đều chỉ đúng thì không cần phải sao chép lại.

– Chúng Kinh Yếu Lãm Pháp Kệ Nhị Thập Nhất Thủ, một quyển. Một quyển trên, ngày đời Võ Đế, năm Thiên Giám thứ ba do Sa-môn Thích Đạo Hoan soạn ra. Tăng Hựu Tam Tạng Tập Ký ghi chú là còn nghi, nên căn cứ ngày Cựu Biên.

– Bảo Vân Kinh, bảy quyển (thấy ở Đông Tấn Lục).

– Pháp Giới Thể Tánh Vô Phân Biệt Kinh, hai quyển (thấy trong Lý Khuếch và Bảo Xướng Lục).

– Văn-thù-sư-lợi Bát-nhã Ba-la-mật Kinh, hai quyển (một tên là Văn-thù-sư-lợi Thuyết Bát-nhã Ba-la-mật Kinh thấy trong Lý Khuếch Lục, dịch lần đầu).

Cả ba bộ gồm mười một quyển kinh trên, ngày năm Thiên Giám thứ nhất, Sa-môn Mạn-đà-la (Lương Dịch là Nhược thinh) người nước Phù Nam, mang nhiều kinh tiếng Phạm đến cống hiến. Do người phiên dịch chưa giỏi tiếng nước Lương (Hán văn) nên kinh dịch ra có lời văn rườm rà mà tối nghĩa. Ngài cùng Tăng-già-bà-la ở Dương đô dịch ra).

– A-dục Vương Kinh, mười quyển (ngày hai mươi sáu tháng sáu năm Thiên Giám thứ mười một, ở điện Thọ quang tại Dương đô dịch ra. Ngày dịch đầu tiên nhà vua đích thân bút thọ. Sau đó giao lại cho Tăng Chánh, huệ Siêu nối nhau cùng dịch cho ngày. Thấy trong Bảo Xướng Lục).

– Khổng Tước Vương Đà-la-ni Kinh, hai quyển (Dịch lần thứ hai, so với bản dịch của ngài Bạch Thi-lợi Mật đời Tấn thì bản đồng, văn khác chút ít. Thấy trong Bảo Xướng Lục).

– Văn-thù-sư-lợi Vấn Kinh, hai quyển (năm Thiên Giám thứ mười bảy, vua sắc lệnh cho ngài Tăng-già-bà-la, châu Chiêm vân quán dịch ra, Viên Đàm Sung bút thọ. Sa-môn Pháp Vân ở Viên trạch định rõ).

– Độ Nhất Thiết Chư Phật Cảnh Giới Trí Nghiêm Kinh, một quyển.

– Bồ-tát Tạng Kinh, một quyển.

– Văn-thù-sư-lợi Sở Thuyết Bát-nhã Ba-la-mật Kinh, một quyển (dịch lần thứ hai, hay hơn chút ít bản kinh hai quyển của Mạn-đà-la dịch trước đây).

– Xá-lợi-phất Đà-la-ni Kinh, một quyển (Bài chú này có thần lực rất lớn. Nếu người nào hay trì tụng thì có tám Dạ-xoa Vương ở Tuyết sơn thường đến ủng hộ, muốn gì đều được như ý).

– Bát Cát Tường Kinh, một quyển (Nếu người nào nghe được danh hiệu của tám vị Phật này thì sẽ không bị các quỷ thần làm hại.)

– Thập Pháp Kinh, một quyển (Dịch năm Phổ Thông thứ nhất).

– Giải Thoát Đạo Luận, mười ba quyển (ở công quán ngày năm Thiên Giám thứ mười bốn).

– A-dục Vương Truyện, năm quyển (Năm Thiên Giám, dịch lần thứ hai. So với bản dịch ở đời Ngụy có khác chút ít).

Cả mười một bộ gồm ba mươi tám quyển trên, do sa môn Tănggià-bà-la (Lương dịch là Tăng Dưỡng, cũng gọi là Tăng Khải) người nước Phù Nam ở Chánh quán. Ngài tuổi nhỏ nhưng rất dĩnh ngộ, xuất gia năm mười lăm tuổi. Chuyên học về A-tỳ-đàm Tâm rất đầy đủ để sau này rộng tìm hiểu về Luật tạng. Khi nghe ở nước Tề có Hoằng pháp liền theo thuyền buồm đến tận kinh đô, châu chùa Chánh quán, là đệ tử của ngài Cầu-na-bạt-đà. Lại theo ngài Bạt-đà chuyên nghiên cứu về Phương đẳng, thông nhiều hiểu rộng, lại biết rành chữ và tiếng của mấy nước. Khi gặp lúc Tề mạt vận. Đạo giáo bị ngược đãi, mà thân tâm của Bà-la vẫn trong sạch tuyệt giao với bên ngoài. Vua Đại Lương đến tìm hỏi các thuật năng. Ngày năm Thiên Giám thứ năm được vua ra lệnh mời về châu điện Thọ quang, chùa Chánh quán, quán Chiêm vân tại Dương đô, châu ba nơi này mà dịch thuật các kinh sách trên, đó chính là các kinh của ngài Mạn-đà-la từ nước Phù Nam mang sang cống hiến. Khi ngài Bạt-đà viên tịch thì ngài Bà-la chuyên việc phiên dịch. Vua sắc lệnh cho các Sa-môn Bảo Xướng, Huệ Siêu, Tăng Trí, Pháp Vân và Viên Đàm Sung cùng bút thọ. Được vua tiếp đãi rất trọng hậu, kẻ tục người đạo đều kính nể. Bà-la không hề cất giữ tiền của riêng tư, đều đem cúng thí ngày việc xây dựng chùa tháp. Ngài Thái Úy Lâm Xuyên Vương hỏi rằng: Pháp sư ăn rau cải có ăn cá chăng? Đáp rằng: Ăn rau nhưng lúc bệnh tất phải cần. Lại hỏi: Bây giờ thì sao? Đáp: Thân bốn đại này lúc nào chẳng bệnh! Vương nghe rất mừng bèn thiết tiệc đãi ngài. Thấy trong Bảo Xướng Lục và Danh Tăng Truyện đều ghi).

– Ưu-lầu-tần Kinh, một quyển.

Một quyển kinh trên trong Bảo Xướng Lục nói gọn rằng: Ngày năm Thiên Giám thứ mười lăm, ngài Mộc Đạo Hiền kính tặng, ngoài ra không còn nói gì khác.

– Đại Thừa Đảnh Vương Kinh, một quyển (Cũng gọi là Duy-ma Nhi Kinh, dịch lần thứ hai. So vơí bộ Đại Phương Đẳng Đảnh Vương Kinh của ngài Trúc Pháp Hộ dịch đời Tấn thì bản đồng chỉ khác người dịch và văn có khác chút ít).

Một bộ một quyển kinh trên, ngày đời Võ Đế, năm Đại Đồng, do Vương Tử Nguyệt-bà-thủ-na (Lương dịch là Cao Không) người nước Ưu-thiền-ni. Dịch khi Giả từ Tề sang nước Lương nhưng bị giữ lại, Kim Quang Minh Kinh, bảy quyển (dịch châu chùa Chánh quán và nhà của Dương Hùng tại Dương châu lần thứ hai vào năm thừa Thánh thư nhất. So với bản dịch có bốn phẩm của ngài Đàm-vô-sấm dịch ngày đời Lương thì khác hoàn toàn. Sau đó huệ Bảo, Truyền Tiêu Lương bút thọ).

– Di-lặc Hạ Sinh Kinh, một quyển (dịch lần thứ hai vào năm Thừa Thánh thứ ba, ở Bảo điền tại Dự chương, theo yêu cầu của Sa-môn huệ Hiển và hơn mười vị danh Tăng khác.

– Nhân Vương Bát-nhã Kinh, một quyển (dịch lần thứ hai ở chùa bảo điền vào năm thừa Thánh thư ba. So với bản dịch của ngài Pháp Hộ đời Tấn có khác đôi chút. Thấy ở Chân Đế Truyện.)

– Thập Thất Địa Luận, năm quyển (vào Năm Thái Thanh thứ tư, ở nhà Lục Nguyên Triết, tại Phú Xuân, dịch theo yêu cầu của Sa-môn Bảo Quỳnh và nhóm hai mươi vị danh đức khác).

– Đại Thừa Khởi Tín Luận, một quyển (năm Thái Thanh thứ tư, ở nhà của Lục Nguyên Triết.

– Trung Luận, một quyển.

– Như Thật Luận, một quyển.

– Thập Bát Bộ Luận, một quyển.

– Bản Hữu Kim Vô Luân, một quyển.

– Tam Thế Phân Biệt Luận, một quyển (Các luận trên đều dịch năm Thái Thanh thứ tư).

– Kim Quang Minh Sớ, mười ba quyển (dịch năm Thái Thanh thứ năm).

– Nhân Vương Bát-nhã Sớ, sáu quyển (dịch năm Thái Thanh thứ ba).

– Khởi Tín Luận Sớ, hai quyển (dịch năm Thái Thanh thứ tư).

– Trung Luận Sớ, hai quyển.

– Cửu Thức Nghĩa Ký, hai quyển (năm Thái Thanh thứ ba, ở Mỹ nghiệp tại Tân Ngô

– Chuyển Pháp Luân Nghĩa Ký, một quyển (dịch năm Thái Thanh thứ ba).

Cả mười sáu bộ gồm bốn mươi sáu quyển trên ngày cuối đời Võ Đế đến năm Thừa Thánh, ngài Tam tạng Pháp sư Ba-la-mạt-đà (Lương dịch là Chân Đế) người ở nước Ưu-thiền-ni thuộc Tây Thiên Trúc, từ xa nghe đồn Tiêu chúa tu hạnh Bồ-tát, tìm chọn các bậc Danh tăng Thánh hiền gương mẫu, liền mang các sách quý ở nước mình đem đến đất này. Số kinh luận Phạm văn bằng lá bối mang theo lên đến hai trăm bốn mươi bó, nếu đem dịch hết ra thì phải trên hai vạn quyển, phần lớn là sách chưa có ở Chấn Đán. Nhằm ngày cuối đời Lương suy sụp nên việc truyền bá không kết quả, gặp thuận duyên thì dịch ra được tóm tắt ghi như trên. Những bản dịch sau này lại có các lời tựa trình bày ghi chép. Các việc ấy phần lớn đều do ngài Tam tạng Tào Tỳ ghi lại (Trường Phòng nói: Ngài Tăng Hựu bảo: “Đạo do người mà truyền rộng, pháp đợi Cơ mà hiển bày” thật đáng tin vậy. Bởi xưa có người, có pháp mà không duyên thì không gặp lúc.Nay gặp thời tốt duyên may mà thiếu người nên không pháp. Chúng sinh đáng thương, thất đáng buồn thay!.

– Chúng Kinh Yếu Sao Nhất Bộ Tinh Mục Lục, tám mươi tám quyển.

Một bộ tám mươi tám quyển trên, ngày tháng mười một năm Thiên Giám thứ bảy, vua cho rằng Pháp Hải mênh mông mà kiến thức cạn cợt nhìn thất hẹp hòi, rốt cuộc khó thể hiểu được rốt ráo. Nhân đó sắc lệnh cho Sa-môn Thích Tăng Mân ở Trang nghiêm đến châu chùa Định lâm thượng mà biên tập soạn ra bộ này đến tháng bốn mùa Hạ năm Thiên Giám tám mới ngày. Thấy trong Bảo Xướng Lục.

– Hoa Lâm Phật Điện Chúng Kinh Mục Lục, bốn quyển.

Một bộ bốn quyển trên, năm Thiên Giám thứ mười bốn, vua sắc lệnh cho Sa-môn Thích Tăng Thiện ở An lạc soạn ra. Ngài Tăng Thiệu lấy tóm tắt mục lục trong Tăng Hựu Tam tạng Tập Ký bốn quyển phân làm bốn màu và thêm bớt các thứ khác ngày. Thấy trong Bảo Xướng Lục.

– Kinh Luật Dị Tướng, một bộ cùng Mục Lục, năm mươi lăm quyển (năm Thiên Giám thứ mười lăm, vua sắc lệnh soạn ra).

– Danh Tăng Truyện và Tựa, Mục Lục, ba mươi mốt quyển.

– Chúng Kinh Phạm Cúng Thánh Tăng Pháp, năm quyển (năm Thiên Giám hai mươi lăm).

– Chúng Kinh Mục Lục, bốn quyển (năm Thiên Giám thứ mười bảy).

– Chúng Kinh Hộ Quốc Quỷ Thần Danh Lục, ba quyển (năm thứ mười lăm).

– Chúng Kinh Chư Phật Danh, ba quyển (năm thứ mười sáu).

– Chúng Kinh Ủng Hộ Quốc Độ Chư Long Vương Danh Lục, ba quyển (năm thứ mười sáu).

– Chúng Kinh Sám Hối Diệt Tội Phương Pháp, ba quyển (hoặc bốn quyển, năm thứ mười sáu, đều thấy ở Bảo Xướng Lục).

Cả tám bộ gồm một trăm lẻ bảy quyển. Nhà vua vì muốn đất nước được yên bình, không có các tai ương chướng nạn, nên trên cầu Tam bảo, giữa nhờ Tứ thiên vương, dưới cậy chúng thần Long vương phù hộ. Như thế mọi loài ở thế gian, chúng dân đều được an lạc. Tuy có đủ các văn phân tán trong khắp kinh luận, khi cần gấp tìm nghiên cứu, khó thể thấy đủ. Cho nên trong mấy năm Thiên Giám, vua nhiều lần ra lệnh khiến Sa-môn Bảo Xướng ở Trang nghiêm soạn tuyển tập chung để đáp ứng khi cần thiết. Hoặc tạo phước để cầu trừ tai nạn, hoặc lễ sám để diệt các chướng nghiệp, hoặc thiết lễ cúng Quỷ thần, hoặc tế cúng Long vương. Các việc cầu phước nhà vua đích thân trông coi, chỉ huy các việc cúng tế nên việc linh cảm rất nhiều. Do đó suốt khoảng năm mươi năm cả triệu dân đều nhờ ân, chính là do sức này vậy.

– Đại Bát-niết-bàn Tử Chú Kinh, bảy mươi hai quyển.

Một bộ bảy mươi hai quyển trên, ngày năm Thiên Giám, vua sắc lệnh cho Sa-môn Thích Pháp Lãng ở Kiến nguyên chú giải. Thấy trong Bảo Xướng Lục.

– Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật Tử Chú Kinh, năm mươi quyển.

Cả năm mươi quyển trên, năm Võ Đế, Tiêu Diễn được ba mươi bảy tuổi lên ngôi. tại vị suốt bốn mươi chín năm. Đến tám mươi sáu tuổi, Vu thấy cơ nghiệp sớm nghiêng đổ nên thường lo buồn. Có lúc ngài than: Dù là bậc chí tôn của bốn biển cũng không thể nào sống mãi được. Cho nên ngài chỉ chú tâm giải thích kinh sách. Vì tám bộ Bát-nhã là mẹ của mười phương ba đời chư Phật, có thể tiêu trừ các tai chướng, quét sạch các phiền lao. Cho nên ngài góp nhặt các kinh sách đích thân soạn thuật chú giải. Lại thường tự giảng đọc, mong nhờ phước cao quý ấy để được mở mang, ý nghĩ mến mộ này đã khiến ngài nhiều lần muốn xả thân để phục vụ cho đời. Nhưng mỗi lần xả thân thì đất đều chấn động. Nên luôn luôn trai giới giảng đạo để Pháp luân không đoạn đứt. Như ở Chung sơn thì xây chùa Ái kỉnh, ở Thanh khê thì xây chùa Trí độ, ở Đài nội thì lập ra điện Chí kỉnh, ở Cảnh dương đài thì dựng bảy miếu thất. Trong một tháng thì thường tổ chức nhiều ngày chay tịnh. Mỗi khi đến ngày thì lễ sám và trong các dịp cúng tế tôn miếu ngày hai lễ Thu Đông thì thương cảm nước mắt ràn rụa, khiến kẻ tả hữu dự lễ cũng rơi lệ. Năm Phổ Thông thứ tám, xây ngày chùa Đồng thái. Những lầu các đền đài, phòng ốc hành lang đều trang trí đẹp đẽ. Gò Vân có chín bậc thật tráng lệ. Năm Vĩnh Ninh đời Ngụy mở cửa Đại Thông đối diện chùa Đồng thái. Nhân đó đặt niên hiệu là Đại Thông. Ngày sáu tháng ba năm ấy đích thân ngự giá đến chùa lễ sám. Dù bận rộn ức triệu công việc làm không hở tay nhưng vẫn cố đọc được kinh luận sách vở nội ngoại từ giữa đêm suốt đến rạng đông. Từ Lễ Ký, Cổ Văn, Chu Thư, Tả Truyện, Các sách Lão Trang, Luận Ngữ, Hiếu Kinh, các điều mà hàng Vãng Triết chưa tường, bậc Tiền Nho không biết… đều giải thích tường tận. Số học sinh trong nước có hạn định lại cách biệt vì sang hèn, vua luôn muốn tập họp đoàn hậu tấn đó lại để dạy đầy đủ cho họ các điều thiện này. Cho nên đã riêng lập ra năm Quán Bác Sĩ để dẫn Đạo kẻ tài giỏi nhưng nghèo hèn (Hàn tuấn). Đến nổi cả hai đạo Nho Phật đều thịnh vượng đông đảo. Trước sau ngài có biên tập đến một trăm hai mươi quyển, còn soạn các sách về thông sử… số trên ngàn quyển. Tuổi tác và sự nghiệp đã cao nhưng cố gắng mãi không ngừng, trời chưa tỏ đã mặc áo ngồi chờ sáng, làm việc đến canh năm mới ra khỏi điện. Thắp đuốc để cảnh tỉnh muôn người, rải ơn khắp ngục tù chợ búa, phần nhiều đều rộng lượng tha thứ. Nếu ai phạm tội nặng theo đúng pháp luật không thể thương xót tha tội thì vua đổi sắc buồn hằng lâu. Ngài đốt hương niệm Phật rồi sau đó mới hạ lệnh. Thương xót muôn dân, nhân từ trắc ẩn như thế. Xét kẻ thế gian, trách phạt tội đồ sáng suốt như thần. Tự mình không dự yến tiệc, không nghe âm nhạc. Ở nội cung thì các phi tần cũng không trang suất lụa là. Trong nội điện thì giường ngủ nhỏ hẹp, áo chăn sơ sài, mền vải chiếu cói, hài cỏ khăn sô, ngoài ra không dùng y phục quý báu. Trong năm Thiên Giám bỏ hẳn thịt cá, mỗi ngày chỉ ăn một bữa, ăn toàn rau cải. Nước Thục hiến tặng củ Nhược ăn ngày biết ngon. Ngài bảo: “Rất giống mùi thịt.”. Liền ra lệnh cấm dùng. Bậc Đế Vương mà được như thế, thì đáng tin đó là vua Bồ-tát không thể nghĩ bàn vậy!

– Bát-nhã Kinh Sao, mười hai quyển.

Năm thiên giám thứ mười sáu, vua ra lệnh cho Sa-môn Thích huệ Linh ở Linh căn soạn ra. Thấy ở Bảo Xướng Lục.

– Cao Tăng Truyện, mười bốn quyển (và Mục Lục).

Một bộ mười bốn quyển trên ngày đời Võ Đế, ở Gia tường tại Cối kê, do Sa-môn Thích huệ Kiểu soạn ra. huệ Kiểu học thông cả sách nội ngoại, diễn giảng giỏi kinh luật, viết bộ Niết-bàn Nghĩa mười quyển, chú sớ Phạm Võng Giới… rất thạnh hành trên đời. Được xem là khuôn mẫu đương thời vậy.

– Thành Thật Luận Loại Sao, hai mươi quyển.

Ngày năm Thiên Giám, do Ưu-bà-tắc Viên Đàm Sung soạn ra, giống với Bộ Sao Kinh của Tề Văn Tuyên. Cũng thấy trong Bảo Xướng Lục.

– Pháp Bảo Tập, hai trăm quyển (Cũng gọi là Pháp Bảo Liên Bích).

Một bộ hai trăm quyển trên, Giản Văn Đế là Tiêu Võng ngày châu Chữ Cung, tự đọc nội kinh, phân ra các khoa mục. Ra lệnh các học sĩ biên chép liên kết lại mà thành ra bộ này. Xếp theo từng loại, cùng Bộ Hoa Lâm có thêm bớt. Các học giả đời Tùy đã góp công hơn phân nữa.

– Nghĩa Lâm, tám mươi quyển.

Một bộ tám mươi quyển trên, ngày năm Phổ Thông, vua ra lệnh cho Sa-môn Thích Trí Tạng cùng hai mươi vị Đại Đức ở Khai thiện soạn ra. Chỉ riêng những kinh luận có nghĩa, lệ, nơi chốn thì đều ghi chép theo đó, xếp theo từng loại. Thí như cùng ngày thời kỳ mà không việc thì không chép. Mỗi khi có đại pháp hội thì vua ắt đến dự để xem giảng luận. Chủ khách bàn qua luận lại, nghĩa lý rạch ròi như chỉ trong bàn tay.

– Nội Điển Bác Yếu, ba mươi quyển.

Một bộ ba mươi quyển trên, do Sương Đông Vương Ký Thất Ngu Hiếu Kỉnh soạn ra, bao gồm hết thảy các yếu sự của Kinh Luận, đều thâu nhặt chép lại đầy đủ, cũng cùng là thứ thư văn để vua xem (Hoàng lãm?). Về sau Hiếu Kỉnh xuất gia được vua vời ngày cung. Ngài cũng có trước thuật nhiều thứ. Nhưng Bộ Bác Yếu này chính là đường tắt cần thiết cho các kẻ học Nội Điển.

* Về đời Chu gồm có:

– Chúng Kinh Yếu, hai mươi hai quyển.

– Nhất Bách Nhị Thập Pháp Môn, một quyển.

Cả hai bộ gồm hai mươi ba quyển trên, Ngụy Thừa Tướng là Vương Vũ Văn Hắc Thái năm Hưng Long giải thích kinh điển, sùng trọng pháp Đại thừa. Tuy phải điều khiển việc nước nhưng vẫn phát huy Tam Bảo. Trong nhà thường cùng cả trăm pháp sư tìm hiểu kinh luận, diễn nói Đại thừa. Bèn ra lệnh cho Sa-môn Thích Đàm Hiển căn cứ ngày kinh Đại thừa mà soạn ra bộ Bồ-tát Tạng Chúng Kinh Yếu và Bộ Nhất Bách Thập Nhị Pháp Môn, bắt đầu từ Phật Tánh, cuối đến Dung Môn, ngay lúc khai giảng liền luôn tuyên thuật, tạo nên một nguyên tắc thường xuyên để thay cho dấu vết năm thời thuyết giáo của Phật xa xưa. Đến nay còn lưu hành đến Sơn Đông, Giang Nam. Tuy gọi là phép tắc nghi thức cho người học nhưng nếu bỏ đi thì cũng không có lỗi gì. Cho đến cách dâng hương hoa, đèn lửa, tụng niệm, lễ bái, khen Phật đều có đủ cả.

– Ngũ Minh Luận Hợp Nhất, một quyển (gồm có: Một là Thanh Luận – Hai là Y Phương Luận – Ba là Công Xảo Luận – Bốn là Chú Thuật Luận – Năm là Phù Ấn Luận, hết hai năm mới dịch ngày)

Một quyển trên, ngày đời Minh Đế, do ngài Tam tạng Luật sư Tượng-na Bạt-đà-la (Chu dịch là Trí Hiền) người nước Ba-đầu-ma, đã cùng dịch với ngài Xà-na-da-xá, ở Bà-già tại Cựu thành Trường an. Các ngài Da-xá-quật-đa, Xà-na-quật-đa… truyền ngữ, Sa-môn Trí Thiên bút thọ.

– Bà-la-môn Thiên Văn, hai mươi quyển (dịch năm Thiên Hòa).

Cả hai mươi quyển trên, ngày đời Võ Đế ngài Sa-môn Đạt-malưu-chi (Chu dịch là Pháp Hy) người nước Ma-lặc, dịch theo yêu cầu của Đại Trũng Tể Tấn Đãng Công Vũ Văn Hộ.

– Đại Ý Thiên Tử Sở Vấn Kinh, năm quyển (rút từ Đại Tập, dịch năm Thiên Hòa thứ sáu, Sa-môn Viên Minh bút thọ).

– Đại Thừa Đồng Tánh Kinh, bốn quyển (Cũng gọi là Phật Thập Địa Kinh, cũng gọi là Nhất Thiết Phật Hạnh Nhập Trí Tỳ-lô-giá-na Tạng Kinh. Dịch năm Thiên Hòa thứ năm. Thượng Nghi Đồng Thành Dương Công Tiêu Cát bút thọ).

– Nhập Như Lai Trí Bất Tư Nghì Kinh, ba quyển (dịch năm Thiên Hòa thứ ba. Sa-môn Viên Minh bút thọ).

– Bảo Tích Kinh, ba quyển (dịch năm Thiên Hòa thứ sáu, Sa-môn Đạo Biện bút thọ).

– Phật Đảnh Chú Kinh Tinh Công Năng, một quyển (dịch năm Bảo Định thứ tư. Học sĩ Bào Vĩnh bút thọ).

– Đại Vân Luân Kinh Thỉnh Vũ Phậm Đệ Nhất, một trăm lẻ một quyển (dịch năm Thiên Hòa thứ năm. Sa-môn Viên Minh bút thọ, dịch lần đầu).

Cả sáu bộ kinh gồm một trăm mười bảy quyển trên, ngày đời Võ Đế, do ngài Tam tạng Thiền sư Xà-da-na-xá (Chu dịch là Tạng Xưng) người nước Ma-già-đà, cùng dịch với hai đệ tử là Da-xá-quật-đa, Xàna-quật-đa theo yêu cầu của Đại Trũng Tể Tấn Đãng Công Vũ Văn Hộ, ở Tứ thiên vương tại cựu thành Trường an trụ quốc Bình Cao Công Hầu Phục Hầu Thọ làm Tổng giám duyệt khảo lại.

– Kim Quang Minh Kinh Cánh Quãng Thọ Lượng Đại Biện Đà-lani Phẩm, năm quyển (dịch lần thứ hai, ở Quy Thánh tại phường Bắc hồ. Sa-môn Trí Thiên bút thọ).

– Tu-bạt-đà-la Nhân Duyên Ưu-bà-đề-xá Kinh, hai quyển (dịch ở Tứ thiên vương. Sa-môn Viên Minh bút thọ).

– Thập Nhất Điện Quán Thế Âm Chú Kinh Tinh Công Năng, một quyển (dịch ở Tứ thiên vương. Thượng Nghi Đồng Thành Dương Công Tiêu Cát bút thọ).

Cả ba bộ kinh gồm tám quyển trên, ngày đời Võ Đế, do Tam tạng Pháp sư Da-xá-quật-đa (Chu dịch là Xứng Tạng) người nước Ưu-bà cùng dịch với bạn đồng học trẻ là Xà-na-quật-đa, theo yêu cầu của Đại Trũng Tể Vũ Văn Hộ.

– Kim Sắc Tiên Nhân Vấn Kinh, hai quyển (dịch ở Tứ thiên vương tại Trường an. Thượng Nghi Đồng Tiêu Cát bút thọ).

– Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Phổ Môn Phẩm Trùng Thuyết Kệ, một quyển.

– Chủng Chủng Tạp Chú, một quyển.

– Phật Ngũ Kinh, một quyển (cả ba bộ kinh trên đều dịch tại chùa Long uyên ở Ích châu).

Cả bốn bộ kinh gồm năm quyển trên, ngày đời Võ Đế, do Tam tạng Pháp sư Xà-na-quật-đa (Chu dịch là Chí Đức) người nước Kiềnđạt thuộc Bắc Thiên Trúc, ở Ích châu dịch theo yêu cầu của Tổng Quản Thượng Trụ Quốc Tiếu Vương Vũ Văn Kiệm. Sa-môn Viên Minh bút thọ).

– Thích Lão Tử Hóa Hồ Truyện, một quyển.

– Thập Bát Điều Nạn Đạo Chương, một quyển.

Cả hai quyển trên, ở Tân châu, chùa Quả nguyện, do Sa-môn Thích Tăng Diến soạn ra. Diến tham khảo đủ sách tà chánh thời tượng pháp, lý phàm tục tình bạc bẽo nên dễ xu nịnh cạnh tranh, chưa rõ chân ngụy đã vội khen chê. nay lấy mười tám điều vấn nạn kiểm tra giải thích ba khoa (Kinh Luật Luận) thì Thánh hiền sáng rõ phàm tục dễ thấy. Trong bài tựa tóm lược rằng: Diến đem Lão Tử cùng Duẫn Hỷ sang Tây Vực truyền dạy người Hồ, Lão Tử xuất gia nói kinh giới, Duẫn Hỷ làm Phật để giáo hóa, lại xưng là Quỷ Cốc Tiên Sinh, soạn ra bộ Nam Sơn Tứ Kiểu Chú. Kẻ chưa giỏi tìm gặp thì không gì không tin, những gì từ miệng anh ta nói ra đều cho là thật cả. Kỳ dị thay! Truyện này kẻ quân tử còn chẳng thể coi thường, huống là việc chê bai Đại Thánh. Nay cố tìm xét thuyết này thì thấy không phải thật, người đời giả mượn tên tuổi cũng chỉ mới nói mà chưa kịp dịch ra, việc làm nhục ý Lão Tử, người quân tử cao quý không hề nói lời này. Phải chăng là bọn dị đạo dốt nát khoe khoang để cạnh tranh với Phật pháp, giả mượn tên Quỷ Cốc Tứ Kiểu phụ thêm ngày truyện Duẫn Hỷ, sau đó bàn luận bậy bạ để mê hoặc kẻ phàm tục? Truyền mà không tập Khổng Tử không cho là dối. Tác giải làm loạn lời dạy của Lão Tử. Đây là cái họa lớn khiến phải đọa ngày ba đường dữ. Vậy cần phải sửa cho đúng để tránh khỏi tội kia. Song kinh giáo có nội ngoại khi dùng tất sinh nghi, hay giống nhau.

Người theo Thánh hiền phần lớn đều mê ngày dấu tích xưa. Nay khảo sát rõ năm tháng, tìm hiểu kỹ đời người căn cứ ngày nội kinh ngoại điển, thâu nhặt hết các lời nói thành thật để phân biệt thật giả, khiến một phen xem qua tất sẽ thấy rõ.

– Tán Hoa Luận, tám quyển.

Cả tám quyển sách trên ở Thê huyền tại Dương châu, Sa-môn Thích huệ Thiện soạn ra. Ngài rất giỏi về Tỳ-đàm học. Bởi Trí Độ Luận ngài thường dẫn Tiểu thừa để làm chứng nghĩa. Ngài cố dựa ngày lời văn rồi thứ lớp mới giải thích rộng ra. Ví như các sao và mặt trăng cùng giúp sáng cho thái dương. Khác nào các hoa rực rỡ phân tán. Cho nên gọi là Tán Hoa Luận vậy (tựa của luận tóm tắt như thế). Vì cái thể chất của trước thuật quý ở chỗ lời gọn mà ý giàu. Tôi đã từng đọc rất nhiều. Nay trình bày khúc chiết ấy là do chính việc này, rất hiếm người đã tinh tường. Ấy là vì gặp nghĩa thì ân cần, đụng văn thì phân tách. Các bậc quân tử hãy xét soi cho tâm kẻ hèn hạ này. Ngài Huệ Thiên cuối năm Thái Thanh lên ở Giang lăng. Cuối năm Thừa Thánh thì ngày quan nội, đến ở Sùng hoa tại thành cũ Trường an. Chu Trũng Tể biệt đãi cúng dường ngài mở bày pháp thù thắng. Ngài viên tịch năm hơn sáu mươi tuổi.

– Chí Đạo Luận, một quyển.

– Thuần Đức Luận, một quyển.

– Khiển Chấp Luận, một quyển.

– Bất Sát Luận, một quyển.

– Khử Thị Phi Luận, một quyển.

– Tu Không Luận, một quyển.

– Ảnh Dụ Luận, một quyển.

– Pháp Giới Bảo Nhân Minh, một quyển (cùng lời tựa).

– Yểm Thực Tưởng Văn, một quyển.

– Tăng Nhai Bồ-tát Truyện, một quyển (Năm Bảo Định thứ hai, châu thành đô mà thiêu thân, ngày thiêu thân, nhiều người trong khoảng mấy trăm dặm đều tụ họp đến xem thịt xương đều cháy mất, chỉ có quả tim là còn nguyên. Điềm lành trời rải hoa quý ghi chép đầy đủ trong truyện. Phòng tôi đích thân nghiệm thấy).

– Thiều Pháp Sư Truyện, một quyển (Văn khen ngợi).

– Nghiệm Thiện Tri Thức Truyện, một quyển (Nghĩa Lục Quả Quan Âm Ứng Nghiệm Ký).

Cả mười hai quyển trên, ngày đời Võ Đế, Sa-môn Thích Vong

Danh viết ra. Ngài Vong Danh tục tánh là Tống Húy Khuyết là người đất Đãi Nam Dương, là bạn của Lương Cánh Lăng Vương, không hề cưới vợ. Khi nhà Lương suy sụp thì đi xuất gia đổi tên là Thượng Thục. Khi vua Tề ngày kinh đô cho mời bệ kiến. Ban đầu vua không cho làm Sa-môn muốn ép phải hoàn tục, lại sai Thiếu Bảo, Thục Quận Công viết thư khuyến dụ. Ngài liền đáp thư nói có sáu điều không thể được. Sau đó tóm tắt rằng: “Sa-môn trì giới thì tâm và miệng phải khớp nhau, nay nêu ra sáu điều nếu có một điều dối trá thì trời xanh sẽ chán ghét, Thần linh sẽ giết hại. Khi chết rồi thì kềm sắt sẽ kéo lên, nước đồng sôi sẽ rót ngày. Ngưỡng đội ân Tam bảo nay đã sáu mươi tuổi không hề dám khi dễ Ám Thất. Huống chi nay đã gặp Đời Sáng. Vả lại quê hương đã mất cả, tôn thất chẳng còn ai. Bần đạo là người gì mà lại riêng mình mong được lâu dài. Chí thành mong được ẩn dấu, ở giữa thâm sơn nhiếp tâm xa lánh bụi trần, tạm dưỡng thân tàn cố tu huệ nghiệp, đấy là bản nguyện của thần. Gởi nắm xương nơi tinh xá, khất thực chốn thành vua, hành đạo vừa sức, tuỳ duyên hóa độ, đây là điều mong ước thứ hai vậy. Nếu như không được thế thì một mình riêng ở hẻm núi hoang, đâu thể nấn ná mà ở lâu nơi đất Diêm-phù này?”. Ngài có biên tập mười quyển, văn phần nhiều thanh nhã, luôn lời khuyến thiện, chỉ cốt giữ ý mà bỏ đi sự hoa mỹ, được đời quý trọng.

– Tam Bảo Tập, mười một quyển.

– Một bộ mười một quyển trên, ngày đời Võ Đế, Sa-môn Thích Tịnh Ái, căn cứ ngày các kinh luận mà soạn ra. Rộng khen Đại thừa mở sáng đời tượng pháp, ghi chép việc Phật, Pháp, Tăng, nên gọi là Tam bảo Tập. Về sau ngài chán thân nên tự quyên sinh. Ngày lâm chung có viết kệ tóm tắt rằng:

Thấy thân nhiều lỗi
Không thể hộ pháp
Muốn mau thấy Phật
Sớm khiến thân tự tại
Thân được tự tại ngày
Luôn ở trong các cõi
Tùy chỗ có lợi ích
Hộ pháp, cứu chúng sinh
Lại khi nghiệp đã hết
Pháp hữu vi đều thế
Ba cõi đều vô thường
Thời đến không tự tại
Người giết và tự chết
Rốt cuộc về một chỗ
Điều kẻ trí không ưa
Phải nên nghĩ như thế.
Các duyên đã vận họp
Hôm nay nghiệp đã hết.

Hơn ba mươi bài kệ ngài đã dùng máu để viết ngày vách đá, ngày lá cây. Viết ngày sau đó ngài xã thọ mạng.

– Nhị Giáo Luận, một quyển.

– Bộ Luận một quyển, ngày đời Võ Đế, đã sùng kính Đạo Pháp nhưng lại muốn giúp cả ba giáo (Khổng – Lão – Phật). Lúc đó thói tục lăng xăng, các thuyết tranh nhau nổi lên. Đầu tiên ngày Rằm tháng ba năm Thiên Hòa thứ tư, vua triệu tập các bậc Đại đức tăng, các Danh nho và Đạo sĩ, cùng bá quan văn võ hơn hai ngàn người ngày đại điện. Vua lên ngự tòa đích thân luận nghĩa muốn giúp tam giáo. Đến ngày hai mươi thì lại tập họp luận nghĩa. Đến ngày rằm tháng bốn thì cứ như trước mà tập họp nghị luận. Đến ngày hai mươi lăm, Tư Lệ Đại Phu Chân Loan chê cười việc luận đạo. Ông ta tóm tắt rằng: “Đến ngày mười tháng năm thì triệu tập quần thần bình luận chê cười việc luận đạo, cho là không thể được, liền ở sân điện mà lấy lửa ra đốt hết. Đến tháng chín Sa-môn Thích Đạo An rất buồn thương bèn viết ra bộ Nhị Giáo Luận này để làm sáng rõ rốt ráo. Bấy giờ dâng lên vua, vua không thể bắt bẻ được, đều dẹp bỏ cả. Trong Luận ấy nói rằng: “Xuân Thu Tả Truyện nói: Lỗ Trang Công năm thứ bảy ngày đêm Tân Mão tháng bốn năm Giáp Ngọ, không thấy Sao Hằng mọc lên mà sao rơi như mưa, nhằm ngày đời Chu Trang Vương năm thứ mười. Trang Vương Biệt Truyện có nói: Bèn tìm Dịch Phẹ (thầy bói), tâu rằng: Ở Tây Vức, người có da màu đồng ra đời, do đó đêm ấy sáng tỏ, không phải tai ương cho nhà Trung Hạ. Xét trong kinh Phật thì Như Lai nhập thai ngày tám tháng tư, đến ngày tám tháng hai thì sinh ra, và thành đạo cũng ngày tám tháng hai. Khi sinh ra mộtvà thành đạo Phật đều phóng ra ánh sáng mà gọi là xuất thế, tức là năm thành Phật vậy. Nhà Chu lấy tháng mười một làm tháng giêng. Tháng bốn của Xuân Thu tức là tháng hai của nhà Hạ. Theo lịch của Thiên Trúc là tháng một thì trùng với tháng một của nhà Hạ. Đỗ Dự đã dùng lịch Nhà Tấn mà tính thì đó là ngày bảy tháng hai còn an cộng đỗng phụng tính theo lịch nước lổ là ngày bảy tháng hai còn theo lịch nhà Tiển Chu mà tính thì đó là ngày tám tháng hai. Lại nếu dựa theo niên kỷ của ngài Pháp sư La-thập và bài Minh trên trụ đá so với Xuân Thu thì đồng nhau. Như Lai sinh ra một nhằm ngày năm Ất Sửu đời Chu Hằng Vương năm thứ tư. Như Lai xuất gia ngày năm Quý Mùi đời Hằng Vương năm thứ hai mươi hai, còn thành Đạo ngày năm Giáp Ngọ tức đời Trang Vương thứ mười. Và nhập Diệt ngày năm Giáp Thân tức đời Tương Vương năm thứ mười lăm. Cho đến nay là năm Thiên Hòa thứ tư thì Phật điệt độ đã được một ngàn hai trăm lẻ năm năm. Phòng cho Dịch Phẹ (thầy bói) nói rằng: “Người da màu đồng ra đời tức là Sinh, Đạo Ân thì cho là thành Phật. Chỉ e có chút ít là sai khác nhau mà thôi.

 

Bài Viết Liên Quan

2034

Lịch Đại Tam Bảo Ký Quyển 05

LỊCH ĐẠI TAM BẢO KÝ Soạn giả: Phí Trường Phòng Đời Tùy Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh   QUYỂN 5 CÁC KINH DỊCH Ở ĐỜI NGỤY VÀ NGÔ Sách chép về nhà Ngụy và nhà Ngô thì có Kinh đô là Kiến...
2034

Lịch Đại Tam Bảo Ký Quyển 15

LỊCH ĐẠI TAM BẢO KÝ Soạn giả: Phí Trường Phòng Đời Tùy Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh   QUYỂN 15 Hạ thần, Phí Trường Phòng kính tâu: Hạ thần thường nghe người có công với nước thì được sách sử chép công....
2034

Lịch Đại Tam Bảo Ký Quyển 13

LỊCH ĐẠI TAM BẢO KÝ Soạn giả: Phí Trường Phòng Đời Tùy Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh   QUYỂN 13 MỤC LỤC CÁC KINH ĐẠI THỪA NHẬP TẠNG Đại thừa lục chính là Bồ-tát Tạng, đứng về mặt giáo lý mà nói...
2034

Lịch Đại Tam Bảo Ký Quyển 06

LỊCH ĐẠI TAM BẢO KÝ Soạn giả: Phí Trường Phòng Đời Tùy Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh   QUYỂN 6 CÁC KINH DỊCH Ở ĐỜI TÂY TẤN Sách Tây Tấn chép rằng: Tư Mã Viêm tự là An Thế người Ôn ở...
2034

Lịch Đại Tam Bảo Ký Quyển 01

LỊCH ĐẠI TAM BẢO KÝ Soạn giả: Phí Trường Phòng Đời Tùy Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh   QUYỂN 1 (Qua hai thời đại Chu-Tần) Nói về niên đại các đời vua trước, là thuật lại việc Đức Như Lai thác sinh...
2034

Lịch Đại Tam Bảo Ký Quyển 08

LỊCH ĐẠI TAM BẢO KÝ Soạn giả: Phí Trường Phòng Đời Tùy Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh   QUYỂN 8 KINH DỊCH ĐỜI PHÙ TẤN - DIÊU TẦN Về hai đời Tiền Hậu Tần thì sách Phù Diêu Thế Lục chép rằng:...