LỊCH ĐẠI TAM BẢO KÝ

Soạn giả: Phí Trường Phòng Đời Tùy
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 9

KINH DỊCH Ở CÁC ĐỜI TÂY TẦN, BẮC LƯƠNG, NGUYÊN NGỤY, CAO TỀ VÀ TRẤN THỊ

Các sách ghi chép về năm đời là Tây Tần, Bắc Lương, Ngụy, Tề, Trần ở đây nói về các vị vua theo thời mà cứu đời, lợi đây bằng cách tuyên dương giáo pháp.

– Khất phục quốc nhân giống tiên ti ở Lũng Tây. Dòng dõi nối đời ở uyển xuyên phía Nam Thiền Vu. Tiền Tần bị đánh thua, người kế vị cũng tự xưng là Tần Vương (Hậu Tần), vẫn đóng đô ở Tử Thành, rất tôn trọng kính quý Sa-môn. thời đó gặp chúa Phù Kiên đức hóa thấm nhuần, ông lại càng sùng kính, ân lễ trọng hậu. Đạo Phật đã được truyền bá mạnh mẽ rộng khắp, nhưng vẫn khiến tiếp tục phiên dịch. Cả năm đời vua nối nhau trị vì suốt bốn mươi bốn năm. Sau bị nhà Hạ diệt. Rồi Ngụy lại thôn tính nhà Hạ.

– Thư Cừ Mông Tốn đến Tòng Lô, thủy hồ người Hung Nô, tả đại mông cừ là chức quan coi thư tịch của nhà Tiền Lương bèn tự lên ngôi và dời sang nước Cô Tang. Lúc đó gặp ngài Đàm-vô-sấm Pháp sư dịch bộ Đại Bát-niết-bàn, Đại Tập Kinh… Nhà Bắc Lương có hai đời vua trị vì bốn mươi ba năm. Về sau bị Ngụy diệt.

– Thác Bạt Khuê tự là Thiệp Hoai, Vân Trung Ngũ Nguyên Lỗ làm Hộ quân cho nhà Tần. Họ Phù bị đánh thua, người kế vị liền xưng hiệu là Ngụy đóng đô ở đất Hằng. Đến đời vua thứ ba là Thái Võ Đế tên Phục, khi trị đời vì tin lời tà môn nên hủy hoại Phật pháp, giết Tăng phá chùa. Thiệp Hoai suốt bảy năm bị ác hại thân chết đi sống lại mấy lần. Có bốn đời vua ở phía Bắc. Đến đời vua Hiếu Văn Đế là Hoằng thì dời kinh đô về Lạc dương, đổi họ xưng là nhà Ngươn mới bắt đầu mặc lễ phục, đội mão. Đến năm Hi Bình thứ nhất đời Hiếu Minh Đế, thì Linh Thái hậu là Hồ Thị xây chùa Vĩnh ninh, dựng tháp chín tầng bằng gỗ, cao đến chín mươi trượng. Bên trên có Bảo sát cũng cao mười trượng, cách mặt đất cả ngàn thước, đứng cách kinh thành cả trăm dặm vẫn có thể nhìn thấy tháp. Lúc đầu muốn xây nền đào sâu đến Huỳnh tuyền dưới đó tìm thấy được ba mươi hai tượng bằng vàng, nên thái hậu tin đó là điềm lành cho Phật pháp. Do đó càng xây dựng trang trí rất công phu đẹp đẽ. Trên nóc chùa có một bình báu bằng vàng ròng rất to đựng được hai mươi lăm thạch, dưới bình có mâm vàng để hứng sương. Có mười một vòng luân quách bao quanh đều có treo chuông vàng. Lại có bốn con đường hai bên có dây xích sắt dẫn đến chùa và các góc tháp. Ở bốn góc tháp trên những dây xích sắt có treo đầy chuông vàng to khoảng bằng một cái bình có sức chứa một thạch (2kg). Tháp Phật có chín tầng, mỗi góc tháp đều có treo các chuông bằng vàng hoặc đồng, số chuông cả trên dưới đến một trăm ba mươi cái. Mỗi mặt Tháp đều có ba cửa lớn và sáu cửa sổ. Trên cửa có treo thêm các quạt đỏ, trên mỗi quạt đều có chuông vàng ngũ hành. Với mười hai cửa lớn có hai mươi bốn quạt và gồm có năm ngàn bốn trăm quả chuông. Dưới chuông lại có các vòng vàng chạm khắc có đầu bằng phẳng. Tất cả các thứ kể cả gỗ đất đều làm ra cực kỳ đẹp đẽ khéo léo, con cháu kẻ bình dân thì đến làm việc không kể ngày giờ. Phật sự tinh diệu khó thể nghĩ bàn, cột kèo chạm trổ và giác vàng lấp lánh khiến mọi người lóa mắt. Đêm đến trăng thu vằng vặc suốt đêm gió lộng tiếng chuông báu hòa nhau réo rắc giữa khoảng không mênh mông rực sáng ánh trăng rằm tháng tám, tiếng leng keng vang xa hơn mười dặm. Ở phía Bắc tháp có một ngôi Phật điện, có hình Thái cực, ở chính giữa có một tượng Phật cao tám trượng. Ngoài ra có mười tượng toàn thân đều bằng vàng, ba tượng bền bằng trân châu, năm tượng dệt bằng sợi vàng, hai tượng bằng ngọc quý. Các tượng ấy cực kỳ khéo léo, tuyệt mỹ nhất thời ấy. Về số lầu các và tăng phòng hơn một ngàn gian. Còn cột kèo chạm trổ tường hoa vách phấn, các giải lụa xanh phất phới khó thể kể xiết. Các loại cây như quát, bách, thung, tùng mọc riêng lẽ hoặc thành hàng, rợp bóng. Đó đây bụi trúc, cỏ hoa thơm ngát đầy khắp sân thềm. Do đó Thường Cảnh đã dựng bia chùa có câu rằng: “Bảo điện đồ sộ như Tu-di, Tịnh cung đẹp như cung Đâu-suất, cũng không được ưa chuộng bằng ở nơi này”. Các thứ kinh tượng Linh dị ngoại quốc biếu tặng đều để tại chùa này. Các tường rào thì trên đầu tường đều gác rui mè và lợp ngói kiểu cách hình dạng giống như tường rào ở cung vua. Bốn mặt chùa, mỗi mặt đều có một cửa lớn. Riêng mặt chánh Nam thì có ba lớp lầu các thông với ba cầu ván cách mặt đất đến hai mươi trượng (0,3m x 20 = 6m), kiểu cách giống như Kim Đoan Môn trang trí bằng những bức tranh Vân Khí và các bức lụa thêu Thần tiên. Những sợi xích kết bằng những đồng tiền xanh chói ngời đẹp đẽ. Cửa riêng thì hai bên có bốn hình lực sĩ và bốn tượng sư tử. Các thứ trang sức đều dùng toàn vàng bạc gắn thêm các châu ngọc, trang nghiêm rực rỡ trên đời chưa từng nghe thấy. Cả hai cửa Đông và Tây dều cũng giống như thế. Chỉ có khác là lầu các chỉ có hai lớp. Còn cửa phía Bắc thì trên một con đường không có nhà, kiểu giống như Ô đầu môn. Ở ngoài bốn cửa lớn đều có cây hòe xanh chiếu hình xuống làn nước xanh biếc, che mát cho nhiều người trong kinh ấp qua lại ở phía dưới. Các xe cộ đều bỏ mui, không phải là do mây che rợp mà vì gió lộng mát rượi. Nào phải cả hai thứ ấy khiến ta vui thích mà do việc cúng dường đầy đủ như ở Kỳ viên tinh xá, cung cấp tứ sự đầy đủ cho cả bảy trăm vị Phạm tăng. Ngài Bồ-đề-lưu-chi đứng đầu Ban dịch thuật. Vua lại cho ra lệnh cho Lý Khuếch tuyển chọn kinh lục ghi rằng: Đến năm Vĩnh Hi thì vua dời đô ngày Quan Trung. Nhân đó mà có Tây Ngụy, Đông Ngụy, Nam Ngụy, Bắc Ngụy bốn nhà, gồm cả thảy có mười sáu đời vua, trải suốt một trăm sáu mươi mốt năm trị vì, lại chia làm nhiều chi phái sát nhập ngày các nhà Chu, Tề, Cao Dương, Võ Xuyên, Trấn, Lỗ. Được nhà Đông Ngụy nhường ngôi và tự xưng là nhà Tề nhưng vẫn đóng đô ở Nghiệp Quận. Bốn vua thay hết ba vua, chín châu chiếm hết năm châu (năm phần chín nước Tàu). Trong đó có Cao Dương là thông minh sáng láng nhưng trông giống như người khùng. Bắt Đạo sĩ phải cạo đầu kẻ nào không nghe thì giết chết. Bấy giờ số Sa-môn hơn hai trăm vạn vị, số chùa tháp hơn ba mươi ngàn ngôi nối nhau sáu đời vua trị được hai mươi tám năm. Sau bị nhà Chu tiêu diệt. Bấy giờ các linh tích của Tam bảo một thời bị mất bóng.

Nước Trần làm bá chủ trước nhất, Ngô Hưng là người Trường Thành, nhân dựa ngày Hầu Cảnh mà chiếm Kim Lăng. Nước Lương, thì Sương Đông Vương là Bình Cảnh, đóng đô ở Sở, Sở lại bị Ngụy thôn tính. Trước năm Kiến Khang thì lấy họ làm Quốc hiệu nước này có bốn đời vua, trị vì suốt ba mươi ba năm thì tuyệt tự. Năm Kỷ Dậu, ngày niên hiệu Khai Hoàng thứ chín thì sáu nước hợp thành hai nước, rồi thống nhất thành một nước. Vua Khất Phục dựng nghiệp nhầm năm Thái Ngươn thứ mười hai, vua hiếu võ đế nhà tấn trãi bao vật đổi sao dời đến nay là niên hiệu Khai Hoàng, trải qua hai trăm lẻ ba năm, số người dịch Kinh cả Hoa lẫn Phạm (Nhung), tại gia hoặc xuất gia thì gồm có hai mươi bảy vị, còn các thứ được dịch ra như Kinh, Luận, Giới, Tỳ-đàm Truyện, Ký, Tập Lục cùng các bản mất tên người dịch gồm có hai trăm lẻ ba bộ với tám trăm năm mươi lăm quyển. Tổng kết gồm hai 33 mươi bảy đời vua năm nhà, bảy kinh đô. Như Thế Lục đã ghi chép.

A. Các dịch giả:

* Về nhà Khất Phục Tây Tần:

– Sa-môn Thích Thánh Kiên dịch mười bốn bộ, hai mươi mốt quyển.

– Các kinh mất tên người dịch có tám bộ mười, một quyển

* Về nhà Thư Cừ Bắc Lương:

– Sa-môn Thích Đạo Cung dịch hai bộ, mười hai quyển kinh.

– Sa-môn Thích Pháp Chúng dịch một bộ, bốn quyển kinh.

– Sa-môn Đàm-ma-sấm dịch hai mươi bốn bộ, một trăm mười một quyển kinh.

– Sa-môn Tăng-già-đà dịch một bộ, hai quyển kinh.

– An Dương Hầu Thư Cừ Kinh Thanh dịch một bộ, hai quyển kinh.

– Sa-môn Phù-đà-bạt-ma, dịch một bộ, sáu mươi quyển Tỳ-bàsa.

– Sa-môn Thích Trí Mãnh, dịch một bộ, hai mươi quyển kinh.

– Sa-môn Thích Đàm Giác, dịch một bộ, mười lăm quyển kinh.

– Các kinh mất tên người dịch gồm năm bộ, mười bảy quyển kinh Phật Danh.

* Về nhà Nguyên Ngụy Bắc Đài:

– Sa-môn Thích Đàm Diệu dịch hai bộ, năm quyển kinh truyện.

– Sa-môn Thích Đàm Tĩnh, dịch một bộ, hai quyển kinh.

– Sa-môn cát ca-dạ, dịch năm bộ, hai mươi lăm quyển kinh luận.

– Sa-môn Thích Đàm Biện, dịch một bộ, một quyển kinh.

* Về nhà Nguyên Ngụy Nam Kinh:

– Sa-môn Đàm-ma-lưu-chi, dịch ba bộ, tám quyển kinh.

– Sa-môn Thích Pháp Trường, dịch một bộ, một quyển kinh.

– Sa-môn Bồ-đề-lưu-chi, dịch ba mươi chín bộ, một trăm hai mươi bảy quyển kinh, luận, lục.

– Sa-môn Lặc-na-bà-đề, dịch sáu bộ, hai mươi bốn quyển kinh, luận phương.

– Sa-môn Phật-đà-phiến-đa, dịch mười bộ, mười một quyển kinh, luận.

* Về nhà Nguyên Ngụy Nghiệp Đô:

– Bà-la-môn Cù-đàm Bát-nhã Lưu-chi, dịch mười bốn bộ, tám mươi lăm quyển kinh luận.

– Việt Quốc Vương Tử Nguyệt-bà-thủ-na, dịch ba bộ, bảy quyển kinh.

– Kỳ Thành Quận Thú Dương Huyễn Chi, dịch một bộ, năm quyển Tự ký.

– Thanh Tín Sĩ Lý Khuếch, dịch một bộ, một quyển kinh lục.

* Về nhà Cao Tề:

– Sa-môn Na-liên-đề Da-xá, dịch bảy bộ, năm mươi hai quyển kinh luận.

– Ưu-bà-tắc Vạn Thiên Ý dịch một bộ, một quyển kinh.

* Về nhà Trần Thị:

– Sa-môn câu-na-la-đà, dịch bốn mươi tám bộ, hai trăm ba mươi hai quyển Kinh, Luận, Sớ, Truyện, Ký.

– Vương Tử Nguyệt-bà-thủ-na, dịch một bộ, bảy quyển kinh.- Sa môn tu bồ đề dịch một bộ tám quyển kinh.

B Các dịch phẩm:

* Về nhà Khất Phục Tây Tần:

– Phương Đẳng Vương Hư Không Tạng Kinh tám quyển (cũng gọi là Hư Không Tạng Sở Vấn Kinh, năm hoặc sáu quyển. Dịch lần thứ hai, so với bộ La-ma-già Kinh do ngài Pháp Hiền đã dịch thì bản đồng mà văn khác. Thấy trong Tấn Thế Tạp Lục. Rút từ Đại Tập Kinh).

– Diễn Đạo Tục Nghiệp Kinh, một quyển (dịch lần thứ hai, bản dịch của ngài Chi Khiêm thì có khác chút ít).

– Bột Kinh, một quyển.

– Phụ Nhân Ngộ Cô Kinh, một quyển (thấy ở Thủy Hưng Lục).

– Thái Tử Tu-đại-noa Kinh một quyển (ở Tân tại Giang lăng, ngài Dữu Sang bút thọ. Thấy trong Thủy Hưng Lục và Bảo Xướng Lục. Nên sắp ngày Tấn Thế Tùy Nhân Phụ Tần).

– Thiểm Tử Kinh, một quyển (một tên là Hiếu Tử Thiểm Kinh, một tên là Bồ-tát Thiểm Kinh, một tên là Phật Thuyết Thiểm Kinh, một tên là Thiểm Bổn Kinh, một tên là Hiếu Tử Ẩn Kinh. Gồm cả sáu tên. Dịch lần thứ hai. So với bản dịch của ngài La-thập có khác chút ít. Thấy trong Thủy Hưng Lục).

– Vô Nhai Tế Trì Pháp Môn Kinh, một quyển (một tên là Vô Tế Kinh, một tên là Thượng Kim Quang Thủ Nữ Sở Vấn Kinh, thấy trong Thủy Hưng Lục).

– Trừ Khủng Tai Hoạn Kinh, một quyển (dịch lần thứ hai, so với bản dịch của ngài Bạch Diên ở đời Ngụy có khác chút ít. Thấy trong Thủy Hưng Lục và Bảo Xướng Lục).

– A-nan Vấn Sự Phật Kiết Hung Kinh, một quyển (một tên là quyển A-nan Phật Biệt Kinh, một tên là Phân Biệt Kinh. So với bản Đệ Tử Mạn Đa Vi Kỳ Vực Thuật Kinh thì bản đồng mà khác người dịch. Thấy ở Thủy Hưng Lục. Cả chín quyển kinh trên đều do Pháp Thượng Lục ghi lại. Cũng gọi là rút từ Biệt Lục, chưa rõ lắm).

– Bồ-tát Sở Sinh Địa Kinh, một quyển (một tên là Ma-kiệt Sở Vấn Kinh. Thấy trong Triệu Lục nhưng không rõ là Tiền Triệu hay Hậu Triệu. Trục Nhân Phụ Tây Tần thì thấy ở Thủy Hưng Lục).

– Hiền Thủ Kinh, một quyển (một tên là Hiền thủ Phu Nhân Kinh, thấy trong Thủy Hưng Lục).

– Đồng Ca-diếp Giải Nạn Kinh, một quyển (dịch lần thứ hai, so với bản Ca-diếp Kinh của ngài La-thập dịch thì đồng bản mà khác người dịch. Ngài Dữu Sảng bút thọ. Thấy trong cả bốn bộ Thủy Hưng, Vương Tông, Bảo Xướng và Chi Mẫn đều đồng ghi chép).

– Quán Phật Kinh, một quyển (So với bản dịch khác là Ma-ha Sát Đầu Kinh thì giống nhiều khác ít. Thấy trong Thủy Hưng Lục).

– Thất Nữ Bản kinh, một quyển (dịch lần thứ hai. So với bản dịch của ngài Chi Khiêm thì giống nhiều khác ít. Cũng gọi là Thất Nữ Bản Tâm Minh Kinh, cũng gọi là Thất Nữ Kinh. Thấy trong Chi Mẫn Độ Đô Lục).

Cả mười bốn bộ gồm hai mươi mốt quyển trên, ở đời Tấn Hiếu Võ Đế, do Sa-môn Thánh Kiên ở nước Hà Nam dịch ra theo yêu cầu của Khất Phục Càn Quy. Hoặc gọi là Ông Kiên hoặc gọi là Pháp Kiên, chưa rõ là ai. Thế nên cần nêu đủ. Dựa ngày việc tra xét các Lục thì thấy một kinh được dịch ở Giang Lăng, một kinh thấy ghi trong Triệu Lục, mười kinh thấy trong Thủy Hưng Lục. Thủy Hưng Lục tức là Nam Lục. Hoặc trong các Lục như Trúc Đạo Tổ Tấn Thế Tạp Lục, Chi Mẫn Độ Đô Lục, hoặc Vương Tông hay Bảo Xướng. So sánh lại trong các Lục về tên người dịch cũng như tìm đến chỗ kinh được dịch ra thì không biết đâu mà tìm, không biết nó thuộc thời đại nào. Nên căn cứ ngày Thế Lục là đúng. Nay dựa ngày Pháp Thượng Lục mà sáp nhập chung ngày Khất Phục Tần Thế Lục.

– Tát-hòa-tát Vương Kinh, một quyển.

– Hồ Bản Kinh, bốn quyển (hình như dịch ở Trường An).

– A-đa Tam-muội Kinh, một quyển (hoặc viết là A-đà).

– Đà Hiền Vương Kinh, một quyển.

– Bạt Đà Hối Quá Kinh, một quyển.

– Sa-di-la Kinh, một quyển.

– Phương Đẳng Quyết Kinh, một quyển.

– Tỳ-kheo Nhị Sự Kinh, một quyển.

Cả tám bộ gồm mười một quyển đều do Sa-môn Tăng Hựu đã rút từ Tam tạng Tập Lục của ngài Thích Đạo An đã ghi lại các kinh khác ở Quang Trung. Nay đem phụ nhập ngày Nhị Tần Thế Lục, sắp chung ngày chỗ của thời đại mất tên người dịch).

* Về nhà Thư Cừ Bắc Lương, gồm có:

– Bi Hoa Kinh, mười quyển (thấy trong Cổ Lục, hình như bản này đã được dịch trước, ngài Đạo Cung sửa lại).

– Bảo Lương Kinh, hai quyển (thấy ở Trúc Đạo Tổ Hà Tây Lục).

Cả hai bộ gồm mười hai quyển kinh trên, ở đời Tấn An Đế, do Sa-môn Thích Đạo Cung, ở Trương Dịch, dịch ra theo yêu cầu của Hà Tây Vương họ Thư Cừ.

– Phương Đẳng Đàn Tri Đà-la-ni Kinh, bốn quyển (cũng gọi tắt là Phương Đẳng Đà-la-ni Kinh). Một bộ bốn quyển kinh trên, ngày đời Tấn An Đế, do Sa-môn Thích Pháp Chúng là người Quận Cao Xương, ở Trương Dịch, dịch theo yêu cầu của Hà Tây Vương họ Thư Cừ. Thấy trong Trúc Đạo Tổ Tấn Thế Tạp Lục.

****

– Huệ Thượng Bồ-tát Vấn Đại Thiện Quyền Kinh, hai quyển (dịch lần thứ hai, so với bộ Thiện Quyền Phương Tiện Kinh do ngài Pháp Hộ dịch thì giống nhau. Thấy trong Thủy Hưng Lục. Một tên là Đại Thiện Quyền Kinh, một tên là Đại Thừa Phương Tiện Kinh, một tên là Huệ Thượng Bồ-tát kinh, gồm cả năm tên, các bản đều giống nhau. Một bộ hai quyển kinh trên, ngày đời Tấn An Đế do Sa-môn Tăng Già-đà (Lương dịch là Nhiêu Thiện) người Tây Vức, ở Trương Dịch, dịch theo yêu cầu của Hà Tây Vương họ Thư Cừ. Thấy trong Pháp Thượng lục).

– Đại Niết-bàn Kinh, bốn mươi quyển (Năm Huyền Thủy thứ ba được dịch ra ở nước Cô Tang, đến mười năm mới mới ngày. Kinh này gồm có ba vạn năm ngàn bài kệ. Ở Lương giảm bớt một trăm vạn chữ. Nay chỉ dịch có hơn một vạn Kệ, tức chỉ bằng một phần ba mà thôi. Thấy trong Trúc Đạo Tổ Lương Lục).

– Đại Phương Đẳng Đại Tập Kinh, ba mươi mốt quyển (dịch lần ba, so với bản dịch hai mươi bảy quyển của ngài Chi-sấm đời Hán, và bản dịch ba mươi quyển của ngài La-thập đời Tần thì nhiều và lược có khác nhau chút ít. Hoặc hai mươi chín quyển hoặc ba mươi ba quyển không nhât định. Do dịch lần đầu chưa được khám định rõ. Tức do việc sao chép gây nên các bản không giống nhau. Nay nghiệm lại mà dịch ra. Thấy trong Trúc Đạo Tổ Lục).

– Bi Hoa Kinh, mười quyển (dịch lần thứ hai. Thấy trong Trúc Đạo Tổ Hà Tây Lục. Lại ở Cổ Lục có ghi. Bộ này ngài Đạo Cung đã dịch trước đây, tuy là chỗ và năm dịch không đồng nhau nhưng đều dịch ngày đời nhà Lương có nghi rằng bản dịch trước không được trau chuốt cho nên so với bản dịch lại thì lời văn có chỗ giống và khác nhau.

– Bồ-tát Địa Trì Kinh, mười quyển (hoặc gọi là luận có tám quyển. Thấy trong Trúc Đạo Tổ Hà Tây Lục).

– Ưu-bà-tắc Giới Kinh, mười quyển (ở nội thành Kinh Châu dịch ngày hai mươi ba tháng tư năm Thừa Huyền thứ nhất, có hơn năm trăm người xuất gia, tại gia cùng nghe giảng. Ngài Sa-môn Đạo Dưỡng bút thọ sáu hay bảy quyển, nhiều ít không nhất định).

– Phương Đẳng Đại Vân Kinh, sáu quyển (một tên là Phương Đẳng Vô Tướng Đại Vân Kinh, một tên là Đại Vân Vô Tướng Kinh, tên là Đại Vân Mật Tạng Kinh đều dịch ở Nội Uyển Tự, tại Kinh Châu thấy trong Tăng Duệ, Nhị Tần và Lý Khuếch Lục trong Ngô Lục cũng có ghi).

– Hư Không Tạng Kinh, năm quyển (dịch lần thứ hai, so với Bộ Phương Đẳng Vương Hư Không Tạng Kinh của ngài Thánh Kiên dịch ở đời Tây Tần thì đồng bản mà khác người dịch, rút từ Đại Tập Kinh).

– Hải Long Vương Kinh, bốn quyển (dịch năm Huyền Thủy thứ bảy, là bản dịch lần thứ hai, so với bản dịch của ngài Pháp Hộ thì đồng bản mà khác người dịch. Thấy trong Trúc Đạo Tổ Hà Tây Lục).

– Bồ-tát Giới Kinh, tám quyển.

– Phật Bản Hạnh Kinh, năm quyển (dịch lần thứ hai).

– Lăng-già Kinh, bốn quyển.

– Kim Quang Minh Kinh, bốn quyển (dịch lần đầu, có mười tám Phẩm. Thấy trong Trúc Đạo Tổ Hà Tây Lục).

– Vô Vi Đạo Kinh, hai quyển (Thế Chú còn ghi).

– Tín Thiện Kinh, hai quyển (hoặc gọi là Thiện Tín Nữ Kinh, Tăng Hựu bảo là còn nghi).

– Thắng Man Kinh, một quyển (cũng gọi là Thắng Man Sư Tử Hống Đại Thừa Đại Phương Tiện Kinh).

– La-ma-già Kinh, một quyển (dịch lần thứ hai, so với bản dịch của ngài An Pháp Hiền ở đời Ngụy có ba quyển thì nhiều và lược khác nhau).

– Tu Chân Thiên Tử Kinh, một quyển (thấy trong Ngô Lục bảo là La-thập dịch, hình như dịch lại).

– Cư Sĩ Thỉnh Tăng Phước Điền Kinh, một quyển (thấy trong Biệt Lục. Ngài Tăng Hựu bảo là còn nghi).

– Văn Đà Kiệt Vương Kinh, một quyển.

– Công Đức Bảo Quang Bồ-tát Kinh, một quyển.

– Phúc Trung Nữ Thính Kinh, một quyển (một tên là Bất Trang Hiệu Nữ Kinh).

– Quyết Định Tội Phước Kinh, một quyển (Thế chú còn nghi).

– Bồ-tát Giới Bổn, một quyển (dịch lần thứ hai).

– Bồ-tát Giới Đàn Văn, một quyển (cũng gọi là Ưu-bà-tắc Giới Đàn Văn. Thấy trong Bảo Xướng Lục).

Cả hai mươi bốn bộ kinh gồm một trăm năm mươi mốt quyển kinh trên, ngày đời Tấn An Đế, do ngài Tam tạng Pháp sư Đàm-ma-sấm, hoặc gọi là Vô Sấm (Lương dịch là Pháp Phong) người nước Trung Thiên Trúc, mang theo phần trước mười quyển của kinh Đại Niết-bàn và Bồ-tát Giới… đến nước Cô Tang thì nghỉ lại ở Truyền Xá. Vì sợ mất nên để Kinh gối đầu mà ngủ. Đến nửa đêm thì có người kéo Sấm té xuống đất, tỉnh dậy sợ quá cho là kẻ trộm. Suốt ba đêm vẫn như thế. Lại nghe trên không trung có tiếng bảo rằng: “Đó là kho tàng giải thoát của Như Lai, tại sao lại để gối đầu?”. Sấm dần dần hiểu ra bèn đem kinh để riêng ở chỗ cao. Quả nhiên đêm đến có kẻ trộm lẻn ngày vác kinh lên mấy lần nhưng không nổi. Sáng ra thấy ngài Ma Sấm cầm kinh rất nhẹ nhàng, kẻ trộm cho là bậc Thánh nhân liền đến lạy tạ. Lúc bấy giờ Thư Cừ Mông Tốn đang chiếm cứ đất Lương tự xưng là Hà Tây Vương, nghe danh đức của Sấm bèn mời diện kiến. Chỉ một lần gặp mặt nói năng thì đãi ngộ rất trọng hậu. Bèn mời ngài tuyên dịch kinh luận. Sa-môn huệ Trung là Bậc anh tài ở đất Lương đích thân bút thọ. Ở Tày Châu người xuất gia tại gia gần cả mấy trăm người thấy rõ tài năng thông suốt của ngài nên ngược xuôi vấn nạn, ngài Ma Sấm giải thích và biện luận các chỗ vướng mắc lời lẽ thanh nhã, biện luận lưu loát. Ngài trích dịch trong kho tàng kinh giới hơn sáu mươi vạn lời, dịch một phần ba kinh Niếtbàn, trước sau đầu đuôi đều tới lui truy tìm trải cả ba phen trong suốt tám năm mới dịch ngày. Tuy đến bốn mươi quyển nhưng còn thiếu sót rất nhiều. Nên phải nhờ Hoằng Pháp Vương là Hàm linh bổ túc cho đầy đủ, vì một khi thấy được Viên giáo thì việc truyền bá sẽ trở nên thịnh vượng. Ở nước Lương khi dịch các kinh này ngày thì ngang với năm Vĩnh Sơ thứ hai của Tống Võ Đế.

– Thiền Pháp Yếu Giải, hai quyển.

– Hai quyển trên ngày đời Tấn An Đế, Mông Tốn có người em họ là An Dương Hầu Kinh Thinh là người hiểu rộng đã đọc qua các kinh sử. Nhân khi nghe ngài Ma Sấm hoằng truyền kinh pháp mới ham thích nội điển, phụng trì năm giới cấm, giữ gìn sáu căn, xem qua các Kinh của Ma Sấm dịch ra thì có thể đọc thuộc làu. Ông đến phía Tây nước Vu Điền, sang nước Thiên Trúc gặp ngài Tam tạng Pháp sư Phật-đà-tư-na (Lương dịch là Phật Tướng) hỏi han về Đạo Nghĩa. Tư-na là bậc thiên tài đọc thuộc nửa ức bài kệ, thông suốt về thiền pháp. Cho nên các nước ở phương Tây (Ấn Độ) đều gọi ngài là Sư Tử của loài người. Ngài An Dương theo học với ngài Tư-na về Thiền kinh và các thuật bí yếu để trị bệnh, miệng đọc thuộc làu bản tiếng Phạm rất thông suốt, lanh lợi. Ngày ngài trở về Trung Quốc, châu nước Lương để phiên dịch và hoằng hóa, nhân đó kinh được lưu hành.

****

– A-tỳ-đàm Tỳ-bà-sa Luận, sáu mươi quyển.

Một bộ sáu mươi quyển trên, là sau khi Phật diệt độ hơn sáu năm thì La-hán Ca-chiên-diên và năm trăm đệ tử cùng soạn ra. Thấy trong Bảo Xướng Lục. Ngày đời Tống Văn Đế, do ngài Sa-môn Phù-đà-bạtma hoặc gọi là Phật-đà (Lương dịch là Giác Khải) người Tây Vức, châu chùa Nhàn Dự Cung, trong nội thành Lương Châu, ngày năm Vĩnh Hòa thứ năm dịch ra theo yêu cầu của con Mông Tốn là Kiền. Sa-môn Đạo Thái bút thọ, ngài huệ Tung, ngài Đạo Lãng và hơn ba trăm vị Tăng danh đức cùng nhau khảo chính lại văn nghĩa khắp hết một lượt mới ngày. Gồm có một trăm cuốn, Sa-môn Đạo Dĩnh viết lời tựa. Khi Lương bị Ngụy diệt thì các kinh pháp bị đốt mất hết bốn mươi quyển, đến nay đáng lẻ có sáu mươi quyển, mà Vương Tống Lục lại ghi là một trăm quyển. Đây là căn cứ ngày bản xưa. Nay thấy lưu hành có một trăm lẻ chín quyển, đúng là ở cận đại người đời sau đã chia ra.

– Bát-nê-hoàn Kinh, hai mươi quyển.

Một bộ gồm hai mươi quyển trên ngày đời Tống Văn Đế, Sa-môn Thích Trí Mãnh người ở Ung Châu đi du lịch sang Tây Vức tìm học các Kinh mới lạ khác. Từ nước Thiên Trúc mang về các bản tiếng Phạm, ngài Đạo Kinh Ngọc Môn ở Kinh Châu dịch ra. Đến năm Ngươn Gia thứ mười bốn thì lưu hành đến Dương Đô. So với bản dịch của ngài Pháp Hiển giống nhau. Thấy ở Tống Tề Lục.

– Hiền Ngu Kinh, mười lăm quyển.

Một bộ gồm mười lăm quyển trên, ở đời Tống Văn Đế Sa-môn Thích Đàm Giác, một tên gọi là Huệ Giác người ở Lương Châu. Cùng ngài Oai Đức đến nước Vu Điền được bản tiếng Phạm của kinh này mang về. Và được phiên dịch vào năm Ngươn Gia thứ hai mươi hai ở Thiền an nước Cao Xương ra. Thấy trong Tống Tề Lục.

– Đại Nhẫn Nhục Kinh, mười quyển.

– Bất Thoái Chuyển Kinh, bốn quyển (một tên là Bất Thoái Chuyển Pháp Luân Kinh).

– Kim Cang Tam-muội Kinh, một quyển.

– Kim Luân Vương Kinh, một quyển.

– Hiền Kiếp Ngũ Bách Phật Danh, một quyển.

Cả năm bộ gồm mười bảy quyển kinh trên do Sa-môn Tăng Hựu mới thâu nhặt được, khác với kinh của ngài Thích Đạo An ở đất Lương. Nay phụ nhập ngày số kinh không tên người dịch ở Lương Thế Mục Lục.

****

– Nhập Đại Thừa Luận, hai quyển (Ngài Kiên Ý Bồ-tát soạn).

– Tịnh Độ Tam-muội Kinh, một quyển (dịch lần thứ hai. So với bản dịch hai quyển của ngài Bảo Vân thì đồng nhau, nhưng nhiều lược có khác. Thấy trong Đạo Tổ Lục).

– Phó Pháp Tàng Truyện, bốn quyển (thấy ở Bồ-đề-lưu-chi Lục).

Cả ba bộ gồm bảy quyển trên nguyên là ngày đời Tống Văn Đế, năm Bính Tuất niên hiệu Ngươn Gia thứ hai mươi ba, tức là năm Thái Bình Chân Quân thứ bảy của Bắc Ngụy. Thái Võ Hoàng Đế tin dùng Thôi Hạo sai trái nịnh nọt, kính trọng kẻ cướp, tự khoe là Thiên sư, khiến tàn hại Tăng sư, phá hủy chùa Tháp. Đến năm Canh Dần, Thái Võ bị bệnh nặng, nhân đó tỉnh ngộ, lại có ngài Bạch Túc Thiền sư thường đến thuyết giảng bèn sinh tâm hối cải. Liền giết Thôi Hạo. Đến năm Nhâm Thìn thì Thái Võ Đế băng hà, con là Văn Thành lên ngôi, liền xây dựng lại các chùa tháp đã bị pháp hủy, chấn hưng Tam Bảo suốt bảy năm. Đến năm Hòa Bình thứ ba, cho mời ngài Huyền Thống Sa-môn Thích Đàm Diệu, than thở trước Lăng việc phế bỏ Phật giáo trước đây, nay đã trùng hưng. Cho nên ở Thạch quật tại Bắc Đài, tập họp chúng tăng dịch ra bộ truyện kinh này để truyền bá cho hàng Hậu Hiền, khiến bao nhiêu Pháp tạng còn mãi không dứt.

– Đề-vị-ba-lợi Kinh, hai quyển (thấy ở Tam Tạng Ký).

Một bộ gồm hai quyển trên ngày đời Tống Hiếu Võ Đế, do Samôn Thích Đàm Tĩnh người Ngươn Ngụy, châu Bắc Đài soạn ra. Thấy 32 trong văn ấy nói rằng: Núi Thái Sơn ở Phương Đông, Hán gọi là Đại Nhạc, âm dương giao tiếp thay nhau nên gọi là Đại Nhạc. Kinh này được dịch ra ở đời Ngụy thì phải nói là Ngụy gọi, nay bảo Hán gọi thì là không phân biệt rõ thời đại, là một điều sai. Thái Sơn tức là tiếng gọi của phương này (Trung Quốc), nay dịch là Đại Nhạc, cả hai thứ tiếng dịch cho nhau, không biết rõ tiếng Phạm hay Ngụy là hai điều sai. Ngoài ra còn nhiều thứ khác đáng nói không thể kể xiết đầy cả ở hai quyển. Về phần kinh văn của Cựu Lục có ghi riêng: Đề Vị Kinh, một quyển, cùng với các Kinh khác thì chữ giống nhau. Nhưng ngài Đạo Tĩnh (?) thêm phần Ngũ Phương – Ngũ Hành. Thật là vàng đá lẫn lộn nên nghi ngờ. Nay chỉ lấy một quyển viết thành mà làm chuẩn.

– Tạp Bảo Tạng Kinh, mười ba quyển.

– Phó Pháp Tạng Nhân Duyên Truyện, sáu quyển (hoặc bốn quyển. Nhân Duyên rộng khác ngài Đàm Diệu tự dịch).

– Xưng Dương Chư Phật Công Đức Kinh, ba quyển (dịch lần thứ ba, một tên là Tập Hoa Kinh, một tên là Hiện Tại Phật Danh Kinh, một tên là Chư Phật Hoa Kinh, gồm có bốn tên. So với bản dịch của ngài Lathập đời Tần và ngài Bạt-đà-la đời Tống thì bản đồng mà khác người dịch).

– Đại Phương Đẳng Bồ-tát Thập Địa Kinh, một quyển (dịch lần thứ hai. So với bộ Bồ-tát Thập Địa của ngài Pháp Hộ dịch đời Tấn thì giống nhiều khác ít. Thấy ở Thủy Hưng Lục).

– Phương Tiện Tâm Luận, hai quyển (hoặc một quyển, có bốn phẩm).

Cả năm bộ gồm hai mươi lăm quyển trên, ngày đời Tống Minh Đế do Sa-môn Cát-ca-dạ (Ngụy dịch là Hà Sự) người Tây Vức. Dịch lại vào Ngày năm Diên Hưng thứ hai, ở Bắc Đài theo yêu cầu của Sa-môn Thống Thích Đàm Diệu. Ngài Lưu Hiếu Tiêu làm bút thọ. Thấy ở Đạo huệ Tống Tề Lục).

– Bảo Xa Bồ-tát Kinh, một quyển (một tên là Diệu Hảo Bảo Xa Kinh).

Một bộ một quyển kinh trên, ngày đời Tề Võ Đế, do Sa-môn Thích Đàm Biện người ở Hoài Xuyên thuộc nhà Nguyên Ngụy dịch. Về sau, Sa-môn Đạo Thị người ở Thanh Châu sửa lại vì tìm hỏi không có bản chữ Phạm, nhiều đời chú là còn nghi. Thấy trong Tam Tạng tập Ký và các Lục khác.

* Về nhà Nguyên Ngụy Nam Kinh gồm có:

– Tín Lực Nhập Ấn Pháp Môn Kinh, năm quyển (dịch năm Chánh Thủy thứ nhất).

– Như Lai Nhập Nhất Thiết Phật Cảnh Giới Kinh, hai quyển dịch ở Bạch mã năm Cảnh Minh thứ hai, một tên là Như Lai Trang Nghiêm Trí huệ Quang Minh Nhập Nhất Thiết Chư Phật Cảnh Giới Kinh).

– Kim Sắc Vương Kinh, một quyển (dịch năm Chánh Thủy thứ tư, Pháp Thượng Lục nói ngài Bồ-đề-lưu-chi sau này đã xem xét lại nhiều lần).

Cả ba bộ kinh gồm tám quyển trên, trong khoảng thời Tề Lương, do ngài Tam tạng Pháp sư Đàm-ma-lưu-chi (Ngụy dịch là Pháp Hy) người Nam Thiên Trúc, châu Lạc dương dịch theo yêu cầu của Tuyên Võ Đế, ngài Sa-môn Đạo Bửu bút thọ).

– Biện Ý Trưởng Giả Tử Sở Vấn Kinh, một quyển (một tên là Trương Giả Biện Ý Kinh).

Một bộ một quyển trên, ngày đời Lương Võ Đế, trong năm Thiên Giám, do Sa-môn Thích Pháp Trường, người thuộc nhà Nguyên Ngụy, châu Lạc dương dịch ra. Thấy trong Sa-môn Pháp Thượng Lục.

– Phật Danh Kinh, mười hai quyển (dịch năm Chánh Quang).

– Nhập Lăng-già Kinh, mười quyển (dịch năm Diên Xương thứ hai, dịch lần thứ hai. Khác xa với bộ Lăng-già Quảng Thuyết bốn quyển của ngài Bạt-đà-la dịch ở đời Tống, ngài Sa-môn Tăng Lãng Đạo Trạm bút thọ).

– Đại Tát-già Ni-càn Tử Thọ Ký Kinh, mười quyển ( dịch vào năm Chánh Quang thứ nhất, ở Lạc dương theo yêu cầu của Ty Châu Mục Nhữ Nam Vương, dịch lần thứ hai, hoặc bảy quyển).

– Pháp Tạp Kinh, tám quyển (dịch ở Lạc dương năm Diên Xương thứ tư, ngài Tăng Lãng bút thọ, hoặc sáu quyển. Thấy trong Pháp Thượng Lục).

– Thắng Tư Duy Phạm Thiên Sở Vấn Kinh, sáu quyển (là bản dịch thứ ba, dịch ở Lạc dương năm Thần Quy thứ nhất. So với bộ Trì Tâm Kinh sáu quyển của ngài Pháp Hộ dịch đời Tấn, và bộ Tư Ích Kinh bốn quyển của ngài La-thập dịch ở đời Tần thì đồng bản mà khác người dịch. Thấy ở Pháp Thượng Lục.

– Thâm Mật Giải Thoát Kinh, năm quyển (dịch ở Lạc dương năm Diên Xương thứ ba. Ngài Tăng Biện bút thọ. Thấy ở Pháp Thượng Lục).

– Phấn Tấn Vương Vấn Kinh, hai quyển (dịch lần thứ hai. So với bộ Tự Tại Vương Kinh của ngài La-thập dịch ở đời Tần thì bản đồng mà khác người dịch).

– Bất Tăng Bất Giảm Kinh, hai quyển ( dịch ở Lạc dương dịch năm Chánh Quang, hoặc một quyển).

– Kim Cang Bát-nhã Ba-la-mật Kinh, một quyển (ở nhà của Hồ Tướng Quốc năm Vĩnh Bình thứ hai. Dịch lần thứ hai, ngài Tăng Lãng bút thọ. So với bản dịch của ngài La-thập ở đời Tần có khác chút ít. Thấy ở Pháp Thượng Lục).

– Sai-ma Ba Đế Thọ Ký Kinh, một quyển (dịch ở Lạc dương vào năm Chánh Quang).

– Phật Ngũ Kinh, một quyển (ngài Tăng Lãng bút thọ).

– Vô Tự Bảo Khiếp Kinh, một quyển (ngài Tăng Lãng bút thọ).

– Bất Tất Định Nhập Ấn Kinh, một quyển (ngài Giác Ý bút thọ)

– Đại Phương Đẳng Tu-đa-la Kinh, một quyển (dịch lần thứ hai, so với Chuyển Hữu Kinh thì đồng bản mà khác người dịch).

– Di-lặc Bồ-tát Sở Vấn Kinh, một quyển (so với bộ Đại Thừa Yếuhuệ Kinh thì đồng bổn mà khác người dịch. dịch Ở nhà Ông Triệu Hân, ngài Giác huệ thọ bút).

– Đệ Nhất Nghĩa Pháp Thắng Kinh, một quyển.

– Già-da Đảnh Kinh, một quyển (dịch lần thứ hai. So với bộ Bồ-đề Kinh của ngài La-thập dịch đời Tần thì đồng bổn có khác về tên và người dịch. Ngài Tăng Lãng bút thọ).

– Văn-thù-sư-lợi Tuần Hành Kinh, một quyển (Giác Ý bút thọ).

– Nhất Thiết Pháp Cao Vương Kinh, một quyển (So với bộ Chư Pháp Dõng Vương Kinh thì đồng bản chỉ khác về tên và người dịch).

– Hộ Chư Đồng Tử Đà-la-ni Chú Kinh, một quyển.

– Bảo Tích Kinh Luận, bốn quyển.

– Báng Phật Kinh, một quyển (dịch lần thứ hai. So với bộ Quyết Định Tổng Trì Kinh của ngài Pháp Hộ đời Tấn thì đồng bản chỉ khác tên và người dịch. Cũng gọi tắt là Quyết Định Tổng Trì Kinh).

– Thập Địa Kinh Luận, mười hai quyển (Lý Khuếch Lục bảo rằng: lần đầu, chính Tuyên Võ Hoàng đế đích thân ngự ở đại điện ngày mùng một, tự tay bút thọ. Sau đó mới giao cho Sa-môn Tăng Biện hoàn thành).

– Thắng Tư Duy Kinh Luận, mười quyển (năm Phổ Thái thứ nhất, ở nhà của Ngươn Đào Dương, tại Lạc dương ra, hai ngài Tăng Lãng và Tăng Biện bút thọ).

– Di-lặc Bồ-tát Sở Vấn Kinh Luận, mười quyển (ở nhà của Triệu Hân tại Lạc dương, Tăng Lãng bút thọ).

– Thật Tánh Kinh Luận, bốn quyển.

– Kim Cang Bát-nhã Kinh Luận, ba quyển (Năm Vĩnh Bình thứ hai, châu nhà Hồ Tướng Quốc dịch, Tăng Lãng bút thọ).

– Già-da Đảnh Kinh Luận, hai quyển (năm Thiên Bình thứ hai, ở Ban chu tại Nghiệp Thành dịch ra, một bản tên là Văn-thù-sư-lợi Vấn Bồ-đề Tâm Kinh Luận. Hai vị Tăng Biện và Đạo Trạm bút thọ).

– Thuận Trung Luận, hai quyển (Thị Trung Thôi Quang bút thọ).

– Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Luận, hai quyển (ngài Đàm Lâm bút thọ và viết tựa).

– Tam Cụ Túc Kinh Luận, một quyển (Dịch năm Chánh Thủy thứ năm, Thị Trung Thôi Quang bút thọ).

– Vô Lượng Thọ Ưu-ba-đề-xá Kinh Luận, một quyển (dịch năm Phổ Thái thứ nhất, ngài Tăng Biện bút thọ).

– Bảo Kế Bồ-tát Tứ Pháp Luận, một quyển.

– Chuyển Pháp Luân Kinh Luận, một quyển (Đàm Lâm bút thọ).

– Thập Nhị Nhân Duyên Luận, một quyển.

– Bách Tự Luận, một quyển.

– Phá Ngoại Đạo Tứ Tông Luận, một quyển.

– Phá Ngoại Đạo Niết-bàn Luận, một quyển.

– Dịch Chúng Kinh Luận Mục Lục, một quyển.

Cả ba mươi tám bộ gồm một trăm hai mươi bảy quyển trên, ở đời Vương Võ Đế do ngài Tam tạng Pháp sư Bồ-đề-lưu-chi (Ngụy gọi là Đạo Hy) người nước Bắc Thiên Trúc, sang ở nước Ngụy từ năm Vĩnh Bình thứ hai đến năm Thiên Bình, trong thời gian hơn hai mươi năm, châu Lạc dương và Nghiệp Thành dịch thuật. Lý Khuếch Lục gọi ngài là Tam tạng Pháp sư Phòng Nội Bà-la-môn Kinh Luận, tài năng hơn muôn người. Các Kinh luận, bản thảo phiên dịch và bút thọ chất đầy cả một gian nhà. Về huệ giải của ngài thì so nhất nhì với ngài Lặc-na, nhưng ngài rất thông minh sáng suốt, thông thọ tiếng địa phương, lại giỏi các tạp thuật. Có lần ngài ngồi trên miệng giếng tắm bằng cái bình không vì đệ tử chưa đến nên không ai lấy nước lên. Ngài bèn cầm một cành liễu đào bới trên miệng giếng, thầm đọc chú mới vài biến thì nước từ dưới dâng lên ngang miệng giếng, ngài bèn lấy bát múc lấy mà dùng. Chư Tăng đứng bên thấy thế đều khen là bậc Thánh nhân. Ngài bảo: Đây là pháp thuật ở ngoại quốc thường làm. Đất nước này chưa quen nên bảo là Thánh. Sợ việc đó làm mê hoặc lòng người, nên các thuật pháp như thế đều giấu kín không làm nữa.

– Tỳ-da-bà Vấn Kinh, hai quyển.

– Long Thọ Bồ-tát Hòa Hương Phương, một quyển (có năm mươi pháp)

– Thập Địa Kinh Luận, mười hai quyển (Khi ngài mới dịch luận thì chưa giỏi tiếng nước Ngụy (Hán) nên gọi Khí Thế Gian là Trản Tử thế gian. Vê sau nhân ngày Điện thọ trai thì thấy các bậc Tôn Đức đều nhờ đệ tử mang xách đồ đạc khi và trao hết bát và đảy bát. Nhân đó mới biết “Khí” là tiếng chỉ chung, bèn đổi là Khí thế gian).

– Bảo Tích Kinh Luận, bốn quyển (Cả hai bộ luận trên đều do ngài Bồ-đề-lưu-chi dịch. Vả lại hai vị tôn đức (tức Lưu-chi và Lặc-na) tranh danh nên không cùng hỏi han tham khảo nhau, do đó có những chỗ ẩn kín, thiếu sót không đồng nhau đến mỗi khi sửa văn có nhiều chỗ khác nhau. Người đời sau mới hợp lại. Thấy trong Bảo Xướng Lục).

– Cứu Cánh Nhất Thừa Bảo Tánh Luận, bốn quyển (Cũng gọi là Bảo Tánh Phân Biệt Thất Thừa Tăng Thượng Luận, hoặc ba quyển. Ở nhà của Triệu Hân dịch ra. Thấy trong Bảo Xướng Lục).

– Pháp Hoa Kinh Luận, một quyển (Thị Trung Thôi Quang bút thọ).

Cả sáu bộ gồm hai mươi bốn quyển trên ở đời Lương Võ Đế, do ngài Tam tạng Pháp sư Lặc-na-ma-đề hoặc gọi là Bà-đề (Ngụy dịch là Bảo Ý) người Trung Thiên Trúc. Ngày năm Chánh Thủy thứ năm, ngài đến ở trong cung điện tại Lạc dương để dịch thuật. Lúc đầu ngài Bồ-đềlưu-chi giúp việc truyền dịch, về sau vì cãi nhau nên mỗi người tụ dịch riêng. Các ngài Sa-môn Tăng Lãng, Giác Ý, Thị Trung Thôi Quang bút thọ).

– Kim Cang Tam-muội Đà-la-ni Kinh, một quyển.

– Như Lai Sư Tử Hống Kinh, một quyển (Hai kinh trên được dịch năm Chánh Quang thứ sáu).

– Chuyển Hữu Kinh, một quyển.

– Thập Pháp Kinh, một quyển.

– Ngân Sắc Nữ Kinh, một quyển.

– Chánh Pháp Cung Kính Kinh, một quyển (Hoặc không có chữ “Pháp”. Cũng gọi là Oai Đức Đà-la-ni Trung Thuyết Kinh).

– Vô Úy Đức Nữ Kinh, một quyển (Cùng bộ A-thuật-đạt Bồ-tát Kinh thì đồng bản mà khác người dịch. Đàm Lâm bút thọ).

– Vô Tự Bảo Khiếp Kinh, một quyển (Cả sáu bộ kinh trên được dịch năm Ngươn Tượng thứ thứ hai).

– A-nan-đa Mục-khư-ni-ha-ly Đà-la-ni Kinh, một quyển (So với các bản dịch của ngài Chi-khiêm như Vô Lượng Vi Bạt Mật Bạt Trì Đà-la-ni, Vô Lượng Môn Trì Công Đức, Trực Vô Lượng Môn Phá Ma Đà-la-ni, Xá-lợi-phất Đà-la-ni. Cả năm kinh đều đồng bản chỉ khác tên và người dịch).

– Nhiếp Đại Thừa Luận, hai quyển (dịch năm Phổ Thái thứ nhất).

Cả mười bộ gồm mười một quyển trên, ngày đời Lương Võ Đế, do ngài Tam tạng Pháp sư Phật-đà-phiến-đa (Ngụy dịch là Giác Định) người Bắc Thiên Trúc dịch từ. Từ năm Chánh Quang thứ sáu đến năm Ngươn Tượng thứ hai, ở Bạch mã tại Lạc dương và tại chùa Kim hoa ở Nghiệp Đô

* Về Nguyên Ngụy Nghiệp Đô gồm có:

– Chánh Pháp Niệm Xứ Kinh, bảy mươi quyển (ngày năm Hưng Hòa thứ nhất, dịch tại nhà Đại Thừa Tướng Cao Trừng ở nghiệp thành Các ngài Đàm Lâm, Tăng Phưởng bút thọ).

– Thánh Thiện Trụ Ý Thiên Tử Sở Vấn Kinh, ba quyển (Châu chùa Kim hoa tại Nghiệp Thành dịch năm Hưng Hòa thứ ba. Cùng bộ Như Huyễn Tam-muội Kinh của ngài Trúc Pháp Hộ dịch thì bản đồng mà khác tên và người dịch, ngài Đàm Lâm bút thọ).

– Bát Phật Kinh, một quyển.

– Kim Sắc Vương Kinh, một quyển (Hai quyển kinh trên đều ở Kim hoa dịch năm Hưng Hòa thứ tư. Đàm Lâm bút thọ).

– Vô Cấu Nữ Kinh, một quyển (dịch năm Hưng Hòa thứ ba).

– Vô Cấu Ưu Bà Di Kinh, một quyển (dịch năm Hưng Hòa thứ tư).

– Bảo Ý Miêu Nhi Kinh, một quyển (dịch ở Kim hoa theo yêu cầu của Cao Trọng Mật).

– Bố Tát Tứ Pháp Kinh, một quyển (dịch ở Kim hoa, Đàm Lâm, Lý Nghĩa Hy… bút thọ).

– Giải Thoát Giới Bản, một quyển (dịch vào năm Hưng Hòa thứ hai. Ngài Tăng Phưởng bút thọ. Rút từ Ca-diếp Tỳ Luật).

– Độc Tử Đạo Nhân Vấn Luận, một quyển (dịch ở Kim hoa theo yêu cầu của Cao Trọng Mật, Lý Nghĩa Hy bút thọ).

– Hồi Tranh Luận, một quyển (dịch vào năm Ngươn Tượng thứ nhất. Ngài Đàm Lâm bút thọ).

– Nghiệp Thành Tựu Luận, một quyển (ở Kim hoa dịch năm Hưng Hòa thứ ba. Ngài Đàm Lâm bút thọ).

– Duy Thức Vô Cảnh Giới Luận, một quyển (Cũng gọi là Duy Thức Luận).

– Y-ca Thâu-lô-ca Luận, một quyển (Cả hai luận trên đều châu chùa Kim hoa dịch ra).

Cả mười bốn bộ gồm tám mươi lăm quyển trên, ngày đời Lương Võ Đế có ngài Bà-la-môn Cù-đàm Bát-nhã-lưu-chi (Ngụy dịch là Trí Hy) người ở thành Bà-la-nại nước Nam Thiên Trúc. đến ở Đông Ngụy dịch từ đầu năm Ngươn Tượng đến cuối năm Hưng Hòa, châu Nghiệp Đô mà dịch. Lúc đó có ngài Bồ-đề-lưu-chi, tuy người trước kẻ sau và đồng dịch kinh luận. Nhưng trong các mục lục của sách truyện sao chép lại thì bỏ bớt đi chữ Bồ-đề và chữ Bát-nhã ở trên chỉ gọi là “Ngài Lưuchi dịch”, không rõ là ngài Lưu-chi nào. Hầu hết các Lục đời nay đêu nối tiếp tham khảo nhau, lại xếp dịch phẩm của hai vị lẫn lộn rất khó phân biệt. Rất mong các bậc hiền tài học rộng sau này nên định rõ lại.

– Tăng-già-tra Kinh, bốn quyển (Ngày năm Ngươn Tượng thứ nhất, châu Ty Đồ Công Tôn Thắng.

– Đại Ca-diếp Kinh, ba quyển.

– Tần-bà-ta-la Vương Vấn Phật Cúng Dường Kinh, một quyển (Cả hai kinh trên đều dịch ngày ngày năm Hưng Hòa thứ ba).

Cả ba bộ gồm tám quyển trên ngày đời Lương Võ Đế do Vương Tử Nguyệt-bà-thủ-na (Ngụy dịch là Cao Không), người nước Ưu-thiềnni ở Trung Thiên Trúc, đến Đông Ngụy châu Nghiệp Thành dịch ngài Tăng Phưởng bút thọ.

– Lạc dương Địa Già-lam Ký, năm quyển (hoặc một quyển lớn).

Một bộ năm quyển trên, do Thái Thú Dương huyễn Quận Kỳ Thành soạn ra. Trong lời tựa quyển ấy nói rằng: Sự ghi chép của ba sách năm điển, lời nói của chín học phái trăm họ thì lý đều ở cõi người mà nghĩa cũng không ở ngoài cõi Trời. Đến như nguồn gốc của Nhất Thừa Nhị Đế hay ý chỉ của Lục Thông Tam Đạt (Tam Minh) thì cõi Tây Vức đều đầy đủ mà ở Đông Độ thì chẳng ghi. Từ khi vua chỉ một ngày nằm mơ mà ánh sáng suốt tháng vẫn còn. Ấy là ánh sáng từ lông giữa chặn mày của Tượng đặt ở Dương Môn hay ánh xanh biếc từ tóc của hình trên Dạ Đài. Từ đấy đến nay việc truyền tụng nhiều người đua nhau ghi chép. Đến như ở nhà Tấn năm Vĩnh Gia chỉ có bốn mươi hai cảnh chùa. Đến khi vua Ngụy nhận được ánh sáng từ hình trên cao chiếu xuống thì dốc lòng tin tưởng hơn nhiều, giáo pháp càng thạnh. Các bậc Vương Hầu quan lớn bỏ voi ngựa như quăng dép rách, hàng sĩ phu kẻ giàu có bỏ của cải xem như bỏ dấu chân. Lúc đó chiêu đề (chùa) dày đặc, bảo tháp chen nhau. Đua nhau mà tả cái vẽ đẹp của trời cao hoặc khắc chạm hình trong núi đá. Chùa vàng tranh cùng đài mây mọc lên cao vút, giảng điện sánh đẹp cùng phòng lớn nguy nga. Há chẳng phải cây thẳng nên máng áo dày, đất tốt nên ánh lên cả sắc đỏ tía mà thôi ư?

Kịp đến năm Vĩnh Hi có nhiều loạn lạc, vua phải dời đô về Nghiệp Quận, chùa chiền Tăng Ni nhân đó cũng dời theo. Đến năm Võ Định thứ nhất, nhân đi làm việc tôi cũng đã ghé thăm lại Lạc dương thì vách đổ tường xiêu, dây leo gai góc mọc thành rừng, dã thú đào hang nơi thềm vắng, chim rừng chen đậu cây sân chầu. Bọn trẻ quẩn quanh đùa giỡn khắp các nẻo đường. Đám nông phu già làm nghề vặt ở trước cửa Khuyết. Thế mới biết cái cảm của lúa tốt đâu phải chỉ riêng ở gò nhà Ân, cái đau buồn của mất mùa truyền khắp nhà Chu. Ở nội ngoại kinh thành có hơn ngàn ngôi chùa mà ngày nay trống vắng, tiếng chuông chùa thưa thớt đìu hiu. Chỉ sợ hậu thế không ai kể lại, cho nên soạn ra quyển ký này. Song chùa nhiều chúng đông khó có thể kể hết. Nay chỉ ghi chép các Đại Già-lam, còn các chùa bậc Trung và nhỏ xin giữ lại, nếu khi có việc khác thường ở thế tục thì sẽ nêu ra. Trước hết là bắt đầu từ Thành nội, kế đến đề cập tới ngoại thành nêu rõ các cảnh có danh tiếng để ghi rõ gần xa. Gồm cả thảy có năm thiên. Tôi không có tài chú thuật nên còn nhiều sai sót. Rất mong các vị hiểu rõ nên bổ khuyết thêm cho.”.

– Chúng Kinh Lục Mục, một quyển.

Một lục một quyển trên, ngày đời Lương Võ Đế, do Thanh Tín Sĩ Lý Khuếch ở Lạc dương năm Vĩnh Bình vâng chiếu vua Ngụy mà soạn ra. Lý Khuếch thông cả nội ngoại điển, chú thuật kinh lục rất nhất quán.

– Đại Thế Luận Tam Thập Luận, một quyển (thấy ở Đường Nội Điển Lục).

– Bồ-tát Kiến Thật Tam-muội Kinh, mười bốn quyển ( dịch Ở Thiên bình năm Thiên Thống thứ hai).

– Nguyệt Tạng Kinh, mười hai quyển (ở Thiên bình, dịch năm thiên thống thứ hai)

– Nguyệt Đăng Tam-muội Kinh, mười một quyển ( dịch Ở Thiên bình, dịch năm Thiên Bảo thứ tám).

– Đại Bi Kinh, năm quyển (dịch Ở Thiên bình năm Thiên Bảo thứ chín).

– Tu-di Tạng Kinh, hai quyển.

– Nhiên Đăng Kinh, một quyển (Cũng gọi là Thí Đăng Công Đức kinh. Cả hai kinh trên đều dịch ở Thiên bình năm Thiên Bảo thứ chín).

– Pháp Thắng A-tỳ-đàm Luận, bảy quyển (ở Thiên bình dịch năm Hà Thanh thứ hai).

Cả bảy bộ gồm năm mươi hai quyển trên, ở đời Chu Minh Đế Samôn Thống Tam tạng Pháp sư Na-liên-đề-da-xá (Tề dịch là Tôn Xưng) người nước Ô Trường bắc thiên trúc thuộc nhà Cao Tề, dịch ở Nghiệp Thành. Ngài Sa-môn Chiêu Huyền là trưởng tử của ngài Cù-đàm Bátnhã Lưu-chi và Ngài Đạt-ma-xà-na (Tề dịch là Pháp Trí truyền ngữ).

– Tôn Thắng Bồ-tát Sở Vấn Kinh, một quyển (một tên là Nhập Vô Lượng Môn Đà-la-ni Kinh).

Một quyển kinh trên, ngày đời Chu Võ Đế, Cư Sĩ Vạn Sĩ Ý thuộc nhà Cao Tề, ở Nghiệp Thành dịch Sĩ Ý nguyên là dòng tiên ty họ Vạn Sĩ. Thuở nhỏ xuất gia thờ thầy Bà-la-môn, Ông rất thông triết, lại thông thạo tiếng và chữ Phạm, giỏi về chú thuật, thuốc men… cho nên tham dự ngày việc dịch thuật.

* Về nhà Trần Thị gồm có:

– Phật A-tỳ-đàm Kinh, chín quyển.

– Vô Thượng Y Kinh, hai quyển (dịch ở Tịnh độ, tại Quận Nam Khang năm Vĩnh Định thứ hai).

– Giải Tiết Kinh, một quyển (Kinh này vốn có mười tám phẩm. Nay một quyển kinh này chỉ là một phẩm thứ tư. Ngài Chân Đế chỉ dịch tóm tắt để chứng nghĩa mà thôi).

– Kim Cang Bát-nhã Ba-la-mật Kinh, một quyển (dịch lần thứ ba. So với các bản dịch của ngài La-thập ở đời Tần và ngài Bồ-đề-lưu-chi ở đời Ngụy, thì bản đồng nhưng văn có rộng hẹp khác nhau).

– Quãng Nghĩa Pháp Môn Kinh, một quyển.

– Tăng-sáp-đa Luật, một quyển (Trần dịch là Tổng Nhiếp).

– Tu Thiền Định Pháp, một quyển.

– Câu-xá Thích Luận, hai mươi mốt quyển.

– Câu-xá Luận Bản, mười sáu quyển.

– Lập Thế A-tỳ-đàm, mười quyển (dịch năm Vĩnh Định thứ ba).

– Nhiếp Đại Thừa Luận, mười lăm quyển (dịch ở Chế chỉ tại Quảng châu dịch ngày ngày năm Thiên Gia thứ tư, ngài huệ Khải bút thọ, hoặc mười hai quyển).

– Phật Tánh Luận, bốn quyển.

– Tứ Đế Luận, bốn quyển.

– Tăng-già Luận, ba quyển.

– Nhiếp Đại Thừa Luận Bản, ba quyển (dịch lần thứ hai. So với bản dịch của ngài Phật-đà-phiến-đa dịch ngày đời Nguyên Ngụy có khác chút ít).

– Đại Thống Luận, ba quyển dịch Thê ẩn tại Dự Chương Đường Nội Điển Lục gọi là Thập Bát Không).

– Trung Biên Phân Biệt Luận, ba quyển (dịch quận Lâm Xuyên – Kim Thất Thập Luận, hai quyển.

– Câu-xá Luận Kệ, một quyển.

– Kim Cang Bát-nhã Luận, một quyển.

– Luật Nhị Thập Nhị Minh Liễu Luận, một quyển (Cũng gọi tắt là Minh Liễu Luận).

– Đại Bát-niết-bàn Kinh Luận, một quyển.

– Di Giáo Luận, một quyển.

– Tam Vô Tánh Luận, một quyển.

– Phản Chất Luận, một quyển.

– Đạo Phụ Luận, một quyển.

– Cầu Ma Để Tùy Tướng Luận, một quyển.

– Thật Hành Vương Chánh Luận, một quyển.

– Thành Tựu Tam Thừa Luận, một quyển.

– Chánh Luận Đạo Lý Luận, một quyển.

– Ý Nghiệp Luận, một quyển.

– Chấp Bộ Dị Luận, một quyển.

– Duy Thức Luận Văn Nghĩa Hợp Nhất, một quyển (dịch lần thứ hai. So với bản dịch của ngài Bát-nhã-lưu-chi đời Ngươn Ngụy có khác chút ít, dịch tại quận Lâm xuyên).

– Chánh Luận Thích Nghĩa, năm quyển (ở Phật lực tại Tấn An)

– Phật Tánh Nghĩa, ba quyển.

– Thiền Định Nghĩa, một quyển.

– Câu-xá Luận Sớ, mười sáu quyển.

– Kim Cang Bát-nhã Sở Hợp, mười một quyển.

– Thập Bát Bộ Luận Sớ, mười quyển.

– Giải Tiết Kinh Sớ, bốn quyển.

– Vô Thượng Y Kinh Sớ, bốn quyển.

– Như Thật Luận Sớ, ba quyển.- Tứ Đế Luận Sớ, ba quyển.

– Phá Ngã Luận Sớ một quyển.

– Tùy Tướng Luận Trung Thập Lục Đế Sớ, một quyển (Ở quận Thủy Hưng dịch ra).

– Bà Tẩu Bàn Đậu Truyện, một quyển.

– Chúng Kinh Thông Tự, hai quyển.

– Phiên Ngoại Quốc Ngữ, bảy quyển (một tên là Tạp Sự, một tên là Câu-xá Luận Nhân Duyên Sự).

Cả bốn mươi tám bộ gồm hai trăm ba mươi hai quyển, trên ngày đời Chu Võ Đế do Tam tạng Pháp sư Câu-na-la-đà (Trần dịch là Thân Y, lại riêng gọi là Chân Đế) người nước Ưu-thiền-ni thuộc Tây Thiên Trúc dịch. Bắt đầu từ năm Bính Tý tức năm đầu niên hiệu Vĩnh Định của Trần Thị, đến năm Kỷ Sửu là năm đầu niên hiệu Thái Kiến, cả thảy mười bốn năm ngài, đã đem giáo pháp du phương tùy nơi thuận tiện mà dịch thuật. Đều thấy ở Tào Tỳ Tam tạng Lịch Truyện nói rằng: Ngài Xà-lê ngày giờ Ngọ ngày mười một tháng Giêng năm đầu Thái Kiến thọ được bảy mươi mốt tuổi. Ngài để thư phó chúc cho Thần Túc Đệ Tử là Sa-môn Trí Hưu, còn Sa-môn Pháp Hải thì lãnh thọ Tam tạng Tự, chưa tập họp được văn bản Xà-lê, thị tịch để thành Bộ Trục. Kinh Luận Xà-lê ngoại quốc đều là sách bằng lá cây Đa-la (Lá Bối), gồm có hai trăm bốn mươi bó. Nếu dựa ngày số giấy mực phiên dịch viết ra của nhà Trần thì phải hơn hai vạn quyển. Nay số sách của lá đa-la đã dịch chỉ mới hơn hai trăm quyển. Nếu tính chung cả các dịch phẩm đời Lương thì ít hơn ba trăm quyển. Thế mới biết Biển lớn Phật pháp là không thể nghĩ bàn. Trong đó có bản Phạm văn như Hoa Nghiêm, Niết-bàn, Kim Quang Minh sẽ dịch ở tương lai. Từ năm Kiến Khang trở đi phần lớn là ở hai chùa Chế chỉ và Vương Viên tại Lĩnh Nam và Quảng Châu mong bậc Đại sĩ Hoằng Pháp không thể nghĩ bàn, ở tương lai sẽ cùng tìm dịch các kinh càng nhiều. Khiến cho Pháp Đăng còn truyền chiếu mãi ánh sáng không làm mất nơi góc biển.

– Thắng Thiên Vương Bát-nhã Ba-la-mật Kinh, bảy quyển.

Một bộ bảy quyển trên, ngày đời Chu Võ Đế, do ngài Nguyệt-bàthủ-na dịch, khi mới sinh ra ngài một đã tuấn tú sáng láng. Từ Ngụy đến Tề, sang Lương, qua Trần. Cả Thế học và Phật kinh thì nghĩa lý ngài đều tinh chuyên, thông suốt âm vận, rành tiếng địa phương. Ngài Thủ Na trước hết châu Nghiệp Quận thuộc Tề, lại học Thiền ở Ngụy. Nhân đó nhiều phen làm khách, mặc tình đi ở. Ngài Thủ-na xin phép về quê, trên đường đi phải qua Giang Tả, do đó ngài được vua Lương Võ Đế cầm giũ lại, sắc lệnh cho ngài thống lãnh giám sát khách ngoại quốc. Đến năm Thái Thanh thứ hai, bỗng gặp vị Tăng Bà-la-môn ở nước Vu Điền là Cầu-na-bạt-đà (Trần dịch là Đức Hiền. Vị này có bản Phạm văn Thắng Thiên Vương Bát-nhã. Ngài Thủ-na nhân đó xin được truyền bá rộng rãi. Ngài Cầu-na-bạt-đà mừng vì cho rằng ngài là người thanh nhã nên hết lòng truyền dạy. Ngài Thủ-na học ngày rất quý trọng giữ gìn cho là điều khó gặp. Khi có loạn Hầu Cảnh, dầu chưa được rãnh để phiên dịch nên phải mang theo bên mình đó đây để đọc tụng cúng dường. Khi đến nước Trần ngày năm Ất Dậu niên hiệu Thiên Gia. Lúc đầu ở già lam tại Châu, Hưng nghiệp mới bắt đầu dịch thuật, ngài Samôn Trí Hân bút thọ ra Trần văn. Trong sáu mươi ngày, quan Thứ sử giang châu là Nghi Đồng Hoàng Pháp Cự là thí chủ. ngài Tăng Chánh Sa-môn Thích huệ Cung ở việt châu giám chưởng trước sau ba mươi vị Tôn Đức Tăng. Kinh có đủ lời tựa trước sau không cần nói nhiều. Ngài Thủ-na chỉ một mình mà đi khắp các nước Ngụy, Tề, Lương, Trần đến đâu cũng tiếp nối tuyên dịch.

– Đại Thừa Bảo Vân Kinh, tám quyển (dịch lần thứ hai. So với Bộ Bảo Vân thì bảy quyển của ngài Mạn-đà-la đã dịch ở đời Lương thì bản đồng mà khác người dịch).

Một bộ gồm tám quyển trên, ngày đời Chu Võ Đế do Sa-môn Tu Bồ-đề (Trần dịch là Thiện Kiết) người Phù Nam đến ở Chí kính trong nội thành Dương Đô, dịch theo yêu cầu vua Trần. Thấy trong mục lục các kinh ở Nhất thừa tự.