KINH VÔ NĂNG THẮNG ĐẠI MINH TÂM ĐÀ LA NI

Hán dịch: Tây Thiên Dịch Kinh Tam Tạng_ Triều Tán Đại Phu Thí Hồng Lô Thiếu Khanh_ Truyền Giáo Đại Sư (kẻ bầy tôi là) PHÁP THIÊN phụng chiếu dịch
Việt dịch: HUYỀN THANH

 

Quy mệnh Vô Thượng Giác (Anuttara-buddha)

Với Pháp, chúng Hiền Thánh

Đại Minh Tâm Chân Ngôn (Mahā-vidya-citta-mantra)

Vô Năng Thắng (Aparājita) tự nói

Đức Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác cũng nói Minh (Vidya) này lợi ích cho tất cả chúng sinh, thành tựu tất cả sự nghiệp tốt lành, tiêu trừ tội nặng mà không bị chết yểu, thọ mệnh lâu dài, xa lìa mọi bệnh.

Nếu có kẻ trai lành, người nữ thiện, đồng nam, đồng nữ đối với Kinh này cung kính tôn trọng thì hết thảy người (Manuṣya) với Phi Nhân (Amanuṣya) , loài mang tâm ác, La Sát Sa (Rākṣasa), Ô Sa-Đa La Ca (Ostraraka), Quỷ đói (Preta), Tắc Kiến Đà (Skandha: Quỷ vẹo môi), A Bát Sa-Ma La (Apasmara), Ngọc Thất-Giả Ca Ma Đát-La (Guhyaka-mātṛ), Bộ Đa (Bhūta: Hóa Sinh Quỷ), Quỷ Mỵ (Grahā), các chúng gây điều ác đã làm Tà Pháp, Chú Trớ Hữu Tình, sinh mọi loại Giới chịu nhận bệnh đói khát với mọi bệnh ác: nhọt, rôm sảy, ung thũng, ghẻ lở, cùi hủi, bướu, thịt dư mọc ở ngoài da…thì mọi thứ gây khổ đau như vậy đều chẳng thể gây hại.

Nếu có tai nạn, tội nghiệp của đời trước liền cùng nhau giết hại, đấu tranh, kiện tụng, tranh chấp với nạn do Pháp vua cấm buộc, nước, lửa, giặc cướp … Lúc bị các nạn như vậy bức não mà ghi nhớ đọc tụng thì quyết định tiêu tan, lìa tai hại ấy, được an vui tốt lành.

Nếu lại có người hoặc dùng vỏ cây hoa, lụa dày, lụa mỏng, giấy … rồi viết chép Minh này trên đấy. Hoặc ở nơi khác viết chép cúng dường. Hoặc đeo trên đầu, hoặc đeo trên cổ, hoặc trên cánh tay, hoặc bàn tay, hoặc đeo bên trong áo lót, hoặc kết thành vòng hoa đeo trong búi tóc trên đầu. Như vậy thọ trì thì vĩnh viễn không có tai nạn, luôn được an vui.

Nếu thường vào buổi sáng sớm, khiết tịnh thân tâm, chí thành đọc tụng. Nếu xả mệnh xong thời trong bảy đời được Túc Mệnh Trí, thân tướng đoan nghiêm, luôn được khoái lạc, đầy đủ Giới Hạnh, trong miệng thường tuôn ra mùi thơm của hoa Ưu Bát La (Utpala), hết thảy lời nói thành sự thật được mọi người yêu trọng, lại được sinh vàp 33 cõi Trời. Đối với Chân Ngôn này y theo Pháp tưởng niệm ắt được thành tựu.

Liền nói Đà La Ni là:

“Đát nễ-dã tha: Cữu bà nễ sa diêm sa nễ, mô hạ nễ

Đà đà đà , đà tế

Dã dã dã, dã tế

Hạ hạ hạ, hạ tế

Ba la ca la nê vô-cái lý-duệ, vĩ lý-dã, cung bà thấp-phộc lý, ngu noa đế tế

Bộ đa ca lý, lao nại-la ca lý, cung bà phộc đế, vĩ sa cung bà phộc đế

Tát lý-phộc mạt lệ, bộ đá mạt lệ

Lạc cật-xoa, lạc cật-xoa, hàm

Thất-lý, đạt lý-ma ca la, tế nẵng tả , tát ba lý phộc lam Tát lý-phộc vĩ sử tỳ-dược

Tát lý-phộc vĩ-dã địa tỳ-dược

Tát lý-mạo bát nại-la vĩ tỳ-dược

Đát nễ dã tha: Tất đà ca lý, tất đà lý-thế , tất đà ma nỗ la thế, tất đà ca lý-duệ Hộ lỗ, tố lỗ nhĩ

Sa-phộc tất-đế, bát-la sa-phộc tất-đế

Tất đệ, bát-la tất đệ, tất đà lý-thế

Vô-cái lý-dã, phộc đế, nga ma nễ, đát ba nễ, xả la nê

Bà nại-lý, bà nại-la, phộc đế

Phiến đế, nan đế, thi vĩ, hộ lỗ, ca ma lý ba lý-đát-la noản, câu lỗ

Ba lý nga-la hám, câu lỗ

Ba lý bá la nam, câu lỗ

Phiến đế-dựng, câu lỗ

Sa-phộc tất-đế-dã nam, câu lỗ

Ma Ma

Đạt lý-ma ca la, tế nẵng tả, sa-phộc hạ”

 

KINH VÔ NĂNG THẮNG ĐẠI MINH TÂM ĐÀ LA

_Hết_

11/01/2008