PHẬT NÓI KINH TÙY CẦU TỨC ĐẮC ĐẠI TỰ TẠI ĐÀ LA NI THẦN CHÚ

Hán dịch: Đời Đường –Nước Ca Thấp Di La (Kaśmīra) thuộc Bắc Ấn Độ_Tam Tạng BẢO TƯ DUY dịch ở Chùa THIÊN CUNG
Việt dịch: HUYỀN THANH

 

Như vậy tôi nghe, một thời Đức Bà Già Bà (Bhagavaṃ: Thế Tôn) ngự tại núi Kỳ Xà Quật (Gṛdhakūṭa) ở Đại thành Vương Xá (Rāja-gṛha) cùng với các đệ tử dự hội nói Pháp

Bấy giờ vị Đại Phạm Thiên Vương là Chủ của Thế Giới Sa Bà (Sahaṃpati) đến chỗ Phật ngự nhiễu quanh theo bên phải ba vòng, đỉnh lễ bàn chân của Đức Phật, chắp tay hướng về Đức Phật rồi bạch Phật rằng: “Nguyện xin Đức Thế Tôn vì lợi ích cho chúng sinh, nói Đà La Ni Thần Chú khiến cho khắp cả Trời Người được an vui”

Đức Phật nói: “Lành thay! Lành thay! Đại Phạm Thiên Vương! Ông hay thương xót tất cả chúng sinh mà hỏi về việc lợi ich này. Ông hãy suy nghĩ cho khéo! Ta sẽ vì ông mà phân biệt diễn nói

Tùy Cầu Tức Đắc Đại Tự Tại Đà La Ni Thần Chú này hay ban cho tất cả chúng sinh sự an vui tối thắng. Chẳng bị tất cả Dạ Xoa (Yakṣa), La Sát (Rākṣasa) với bệnh điên loạn (Unmāda), quỷ đói (Preta), quỷ Tắc Kiến Đà (Skandha), các hàng Quỷ Thần gây não hại, cũng chẳng bị bệnh nóng lạnh xâm tổn. Ở nơi cư ngụ luôn luôn được thù thắng, chẳng bị sự xâm hại bởi đấu chiến oán thù, lại hay đập tan kẻ địch, chú trớ yểm đảo chẳng có thể làm hại, tội của nghiệp trước đều được tiêu diệt. Chất độc chẳng thể gây hại, lửa chẳng thể thiêu đốt, đao chẳng thể gây thương tích, nước chẳng thể cuốn chìm. Chẳng bị sấm sét (lôi điển, phích lịch) gió ác mưa bão không đúng thời ………gây tổn hại .

Nếu có người thọ trì Thần chú này thì nơi cư ngụ được thù thắng. Nếu có thể viết chép Thần Chú rồi đeo trên cổ hoặc cột trên cánh tay thì người đó hay thành tất cả việc thanh tịnh tối thắng. Thường được chư Thiên (Devānāṃ), Long Vương (Nāgarāja) ủng hộ. Lại được chư Phật (Buddhānāṃ), Bồ Tát (Bodhisatva) nghĩ nhớ. Kim Cương Mật Tích (Vajra-guhyaka), Tứ Thiên Đại Vương (Catvāsraḥ-mahā-rājikāḥ: 4 vị Đại Thiên Vương) Thiên Đế Thích (Indra, hay Śakra), Đại Phạm Thiên Vương (Maha-brahma-deva-rāja), Tỳ Nữu Thiên (Viṣṇu), Đại Tự Tại Thiên (Maheśvara), Câu Ma La Quân Chúng (Kumāra-sena-gaṇa), Tỳ Na Dạ Ca (Vināyaka), Đại Hắc Thiên (Mahā-kāla), Nan Đề Kê Thuyết Thiên (Nāndikeśvara)….. ngày đêm thường theo ủng hộ người trì Chú này .

Lại được Ma Đế Kiến Noa (Mātṛ-gaṇa), Thiên chúng (Deva-gaṇa) với các Thiên Thần chúng (Devatā-gaṇa), Tự Tại (Īśvara) khác cũng ủng hộ như vậy. Lại được các Ma (Māra), Thiên chúng với các quyến thuộc. Chư Thần, bậc có Uy Đức lớn của Thần Chú là: Ương Câu Thi Thần (Aṃkuśe), Bạt Chiết La Thần

(Vajra), Thương Yết La Thần (Śaṃkhara), Ma Mạc Kê Thần (Māmakī), Tỳ Câu Tri Thần (Bhṛkuṭi), Đa La Thần (Tārā), Ma Ha Ca La Thần (Mahā-kāla), Bộ Đa Thần (Bhāta), Chước Yết La Ba Ni Thần (Cakra-pāṇi), Đại Lực Thần (Mahā-bala), Trường Thọ Thiên, Ma Ha Đề Tỳ Thần (Mahā-devī), Ca La Yết Ni Thần, Hoa Xỉ Thần (Puṣpa-danti), Ma Ni Châu Kế Thần, Kim Kế Thần, Tân Nghiệt La La Khí Thần, Điện Man Thần, Ca La La Lợi Thần, Tỳ Câu Tri Thần (Bhṛkuṭi), Kiên Lao Địa Thần Dṛḍha-prthivī), Ô Đà Kế Thi Thần, Thập Phiệt Lật Đa Na Na Thần, Đại

Nộ Thần (Mahā-krodha), Chấp Kiếm Thần (Khaḍga-dhāra), Ma Ni Quang Thần (Maṇi-prabha), Xà Tri Ni Thần (Jaṭini), Nhất Xà Tra Thần (Eka-jaṭa), Phật Đà Đà La Ba Lợi Ni Thần (Buddha-dhara-pàlani), Lăng Kê Thuyết Thần (Laṅkeśvara) và vô lượng các Thiên Thần (Devatā) khác ……Các Thiên chúng ấy đều đến ủng hộ.

Nếu Thần Chú này được đeo trên thân, bàn tay… thì Quỷ Tử Phụ Mẫu (Hāṛtye và Pañcika), Ma Ni Bạt Đà Thần (Maṇi-bhadra), Lực Thiên (Bala-deva), Đại Lực Thiên (Mahā-bala-deva), Thắng Khí Ni Thần (Saṃkhini), Câu Tra Đàn Để Thần (Kuṭa-danti), Công Đức Thiên (Śrī), Đại Biện Thiên (Sarasvatī)……..luôn luôn đi theo ủng hộ.

Nếu có người nữ nào thọ trì Thần Chú này sẽ có thế lực lớn, thường sinh con trai. Lúc thọ thai thì thai sẽ được an ổn, khi sanh sản được an vui, không có các bệnh tật, mọi tội tiêu trừ, quyết định không nghi. Do sức của Phước Đức mà tiền của, lúa gạo được tăng trưởng. Lời bảo ban khiến cho người đều tin nhận. Thường được tất cả điều cung kính, nên phải khiết tịnh (trong sạch tinh khiết)

Nếu có người nam, người nữ, đồng nam, đồng nữ trì chú này sẽ được an vui, không có bệnh tật, mọi tội tiêu trừ, sắc tướng đẹp đẽ mạnh khoẻ, viên mãn cát tường, phước đức tăng trưởng .

Nếu có người nam, hoặc người nữ, đồng nam, đồng nữ… trì Chú này sẽ được an vui, không có bệnh tật, mọi tội tiêu trừ, sắc tướng đẹp đẽ mạnh khoẻ, viên mãn cát tường, Phước Đức tăng trưởng, tất cả Chú Pháp đều được thành tựu.

Người đeo Chú này tuy chưa vào Đàn, liền thành người đã vào tất cả Đàn, cùng đồng hạnh với người đã vào Đàn, chẳng bị ác mộng, tội nặng tiêu diệt. Nếu có kẻ khởi Tâm ác hướng đến thỉ chẳng thể làm hại cho người trì Chú này được. Tất cả lạc dục mong cầu đều được thành tựu.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn liền nói Chú là:

  1. Na mâu tát bà đát tha nghiệt đa nẵng (NAMO SARVA TATHĀGATĀNĀṂ)
  2. Na mâu bột đà đạt ma tăng chi biều (NAMO BUDDHA DHARMA SAṂGHEBHYAḤ )
  3. Án (OṂ)
  4. Tỳ bổ la nghiệt bệ (VIPULA GARBHE)
  5. Tỳ mạt lê xà gia nghiệt bệ (VIMALE JAYA GARBHE
  6. Phiệt chiết la thời phộc la nghiệt bệ (VAJRA JVALA GARBHE)
  7. Nghiệt để già ha nê (GATI GAHANE)
  8. Già già na tỳ du đạt nê (GAGANA VIŚODHANE)
  9. Tát bà bả ba tỳ du đạt nê (SARVA PĀPA VIŚODHANE )
  10. Án (OṂ)
  11. Cù noa bạt để (GUṆA-VATI)
  12. Già già lị ni (GAGARIṆI)
  13. Kỳ lị kỳ lị (GIRI GIRI)
  14. Già mạt lị (GAMĀRI)
  15. Già ha già ha (GAHA GAHA)
  16. Già nghiệt lị già nghiệt lị (GARGĀRI GARGĀRI)
  17. Già già lị, Già già lị (GAGARI GAGARI)
  18. Kiềm bà lị, Kiềm bà lị (GAMBHARI GAMBHARI)
  19. Nghiệt để, nghiệt để (GATI GATI)
  20. Già mạt nê già lị (GAMARI GARE)
  21. Cù lô cù lô, Cù lô ni (GŪRU GŪRU GŪRUṆE )
  22. Chiết lệ chiết lệ, mâu chiết lệ (CALE ACALE MUCALE)
  23. Thệ duệ, tỳ thệ duệ (JAYE VIJAYE)
  24. Tát bà bà gia tỳ nghiệt để (SARVA BHAYA VIGATE)
  25. Nghiệt bà tam bà la ni (GARBHA SAMBHARAṆI)
  26. Bỉ lị tỷ lị (SIRI SIRI)
  27. Dĩ lị dĩ lị (MIRI MIRI)
  28. Tam mạn đa ca lị sa ni (SAMANTA AKARṢAṆI)
  29. Thiết đổ tăng bát la mạt tha nễ (ŚATRŪNĀṂ PRAMATHANI)
  30. Lạc xoa lạc xoa ma ma (Tôi tên là…. ) tả ( RAKṢA RAKṢA MAMAṢYA
  31. Tỳ lị tỳ lị (VIRI VIRI)
  32. Tỳ nghiệt đa phiệt la ni (VIGATA AVARAṆI)
  33. Bà gia bà xả tô lị tô lị (BHAYA PĀŚA SURI SURI)
  34. Chất lý ca mạt lệ (CILI KAMALE)
  35. Thị duệ (JAYE)
  36. Thị gia bà hê (JAYA VAHE)
  37. Thị gia bà để (JAYA-VATI)
  38. Bà già bạt để (BHAGAVATI)
  39. Hạt la đát na ma câu tra ma la đạt lị (RATNA MAKUṬA MĀLĀ DHĀRI)
  40. Tỳ chất đa la bệ sa ba đà lị ni (VICITRA VEṢA RŪPA DHĀRIṆI)
  41. Bà già bạt để tất địa gia đệ tỳ (BHAGAVATI VIDYA-DEVĪ)
  42. Lạc xoa đô ma ( Tôi tên là …. ) tả (RAKṢA TUMAMṢYA)
  43. Tam mạn đa ca la tỳ du đạt nễ (SAMANTA KARA VIŚODHANE)
  44. Hô lô hô lô (HURU HURU)
  45. Nhược sát đát tả ma la đà lị ni (NAKṢATRA MĀLĀ DHĀRIṆĪ)
  46. Chiên noa chiên noa chiên ni (CAṆḌA CAṆḌA CAṆḌI)
  47. Bệ già bạt đế (VEGA-VATI)
  48. Tát bà đột sắt tra nễ bà la ni (SARVA DUṢṬA NIVĀRAṆI)
  49. Thiết đốt lỗ bát xoa bát loa mạt tha nễ (ŚATRŪ-PAKṢA PRAMATHANI)
  50. Tỳ xà gia bà tứ (VIJAYA VĀHINI)
  51. Hổ lô hổ lô (HURU HURU)
  52. Mẫu lô mẫu lô (MURU MURU)
  53. Chu lô chu lô (CURU CURU)
  54. A dữu ba thư nễ (AYUḤ-PĀLANI)
  55. Tô la bà la ma thát nễ (SURA VARA MATHANI)
  56. Tát bà đề bà đa bổ thị để (SARVA DEVATĀ PŪJITE)
  57. Địa lị địa lị (DHIRI DHIRI)
  58. Tam mạn đa bà lô cát đế (SAMANTA AVALOKITE)
  59. Bát la bệ (PRABHE)
  60. Tô bát la bà du nễ (SUPRABHA ŚUDDHE)
  61. Tát bà bả ba tỳ du đạt nễ (SARVA PĀPA VIŚODHANE)
  62. Đà la đà la đà la ni (DHARA DHARA DHARAṆI)
  63. Bạt la đà lệ (VARA DHARE)
  64. Tô mẫu tô mẫu (SUMU SUMU)
  65. Tô mẫu lô chiết lệ (SUMURU CALE)
  66. Chiết lệ giá la gia đột sắt tra (CALE CALĀYA DUṢṬA)
  67. Bộ la gia a thưởng (PĀRAYA ĀŚĀṂ)
  68. Thi lị bà bô đà la chiết gia ca mạt lệ (ŚRĪ-VAPUDHARA JAYA KAMALE)
  69. Khí sử ni khí sử ni (KṢIṆI KṢIṆI)
  70. Tát bà đề ba đa bà la đà tả câu thí (SARVA DEVATĀ VARADA AṄKUŚE)
  71. Án (OṂ)
  72. Bát đặc ma tỳ du đề (PADMA VIŚUDDHE)
  73. Du đạt nễ du đề (ŚODHANE ŚUDDHE)
  74. Bà la bà la (BHARA BHARA)
  75. Tỳ lị tỳ lị (BHIRI BHIRI)
  76. Bộ lô bộ lô (BHURU BHURU)
  77. Mãng ngải la nhiếp bật đề (MAṂGALA VIŚUDDHE)
  78. Bạt bậc đa la mục khế (PAVITRA MUKHE)
  79. Khương ca lị (KHARGARI)
  80. Khư la khư la (KHARA KHARA)
  81. Thời phộc lật đa thất lệ (JVALITA ŚIRE)
  82. Tam mạn đa bát la tát lị đa bà bà chí đa du đề (SAMANTA PRASARITA AVABHAṢITA ŚUDDHE)
  83. Thời phộc la thời phộc la (JVALA JVALA)
  84. Tát bà đề bà đề noa tam ma yết lị sa ni (SARVA DEVA-GAṆA SAMA AKARṢAṆI)
  85. Tát để gia phiệt để (SATYA-VATI)
  86. Đát la đát la (TĀRA TĀRA)
  87. Na già tỳ lô yết nễ (NĀGA VILOKINI)
  88. La hô la hô (LAHU LAHU)
  89. Hô nỗ hô nỗ (HUNU HUNU)
  90. Sát ni sát ni (KṢIṆI KṢIṆI)
  91. Tát bà nghiệt la ha bạc sát ni (SARVA GRAHA BHAKṢAṆI)
  92. Thỉ nghiệt la thỉ nghiệt la (PIṂGALA PIṂGALA)
  93. Chu mẫu chu mẫu, tô mẫu tô mẫu (CUMU CUMU SUMU SUMU)
  94. Tỳ chiết lệ (VICALE)
  95. Đát la đát la (TĀRA TĀRA)
  96. Đa la gia đổ ma (Tôi tên là….) tả. Ma ha bội gia (TĀRĀYA TUMAMṢYA MAHĀ-BHAYA)
  97. Tam mâu đạt la, sa già la, bát lị diễn đa, ba đa la, già già na (SAMUDRA-SĀGARA PRATYANTĀṂ PĀTĀLA GAGANA)
  98. Sa man để na (SAMANTENA)
  99. Bạt chiết la thời phộc la tỳ du đạt nễ (VAJRA-JVALA VIŚODHANE)
  100. Bộ lị bộ lị (BHURI BHURI)
  101. Nghiệt bà phiệt để nghiệt bà tỳ du đạt nễ (GARBHA-VATI GARBHA VIŚODHANE)
  102. Câu khí sử tam bộ la ni (KUKṢI SAPĀRAṆI)
  103. Xà la giá la xà lật nễ (CALA CALA JVALINI)
  104. Bát la phiệt lị sa đổ đề bà sa mạn đế na (PRAVAṢATU DEVA SAMANTENA)
  105. Điệt tỳ dụ đà kế na (DIDHYODAKENA )
  106. A mật lật đa phiệt lị sa ni (AMṚTA VARṢAṆI)
  107. Đề ba đa bà đa lật ni (DEVA DEVA DHĀRIṆI)
  108. A tỳ tru giá đổ mê (ABHIṢIṂCA TUME)
  109. A mật lật đa bạt la bà bộ sái (AMṚTA VARA VAPUṢPE)
  110. Lạc xoa, lạc xoa ma ma (Tôi tên là…) tả (RAKṢA RAKṢA MAMAṢYA)
  111. Tát bà đát la (SARVATRĀ)
  112. Tát bà đà (SARVADĀ)
  113. Tát bà bà duệ biều (SARVA BHAYEBHYAḤ)
  114. Tát bồ ô ba đạt la bệ biều (SARVA UPADRAVEBHYAḤ)
  115. Tát bồ ô bát tát kỳ biều (SARVA UPASARGEBHYAḤ)
  116. Tát bà đột sắt tra bà duệ tỳ đát tả (SARVA DUṢṬA BHAYE BHĪTAṢYA)
  117. Tát bà yết lị yết la ha (SARVA KĀLI KALAHA)
  118. Tỳ yết la ha tỳ bà đà (VIGRAHA VIVĀDA)
  119. Đột táp phạp bát na (DUḤSVAPNĀṂ)
  120. Đột lật nễ mật đa, a mãng ngải lược dạ (DURNI MINTA AMAṂGALLYA )
  121. Bả ba tỳ na thiết nễ (PĀPA VINĀŚANI)
  122. Tát bà dược phu la sát sa nễ bà la ni (SARVA YAKṢA RĀKṢASA NIVĀRAṆI)
  123. Sa la ni tát lệ (SARAṆI SARE)
  124. Bà la bà la (BALA BALA)
  125. Bà la bạt để (BALA-VATI)
  126. Xà gia xà gia đổ ma (Tôi tên là…. ) tả (JAYA JAYA TUMAM ṢYA)
  127. Tát bà đát la (SARVATRĀ)
  128. Tát bà ca lam (SARVA KĀRAṂ)
  129. Tất đoạn đổ bật địa gia sa đà gia (SIDDHYANTUME VIDYA SĀDHAYAT)
  130. Tát bà mạn trà la sa đạt nễ (SARVA MAṆḌALA SĀDHANI)
  131. Xà gia tất đề (JAYA SIDDHE)
  132. Tất đề, tô tất đề (SIDDHE SUSIDDHE)
  133. Tất đà gia tất đà gia (SIDDHYA SIDDHYA)
  134. Bột địa gia, bột địa gia (BUDDHYA BUDDHYA)
  135. Bô la ni, bô la ni (PŪRAṆI PŪRAṆI)
  136. Tát bà bật địa gia địa nghiệt đá mẫu lật đê (SARVA VIDYA ADHIGATA MŪRTTE)
  137. Xà du đát lệ xà gia bạt để (JAYOTTARI JAYAVATI)
  138. Sắt xá để (ṢṬHATI)
  139. Để sắt xá để sắt xa (TIṢṬA TIṢṬA )
  140. Tam muội gia ma nỗ ba lại gia (SAMAYAM ANUPĀLAYA)
  141. Đát tha nghiệt đa du đề (TATHĀGATA ŚUDDHE)
  142. Tỳ gia bà lô ca gia đô ma (Tôi tên là….) ta (VYĀVALOKAYA TUMAMṢYA)
  143. A sắt tra bật hiệt lam , ma ha bà gia đà lỗ ni (AṢṬA BHIRIRAṂ MAHĀ-BHAYA DĀRUṆI)
  144. Tát la tát la (SARA SARA)
  145. Bát la tát la, bát la tát la (PRASARA PRASARA)
  146. Tát bà phiệt la noa tỳ du đạt nễ (SARVA AVARAṆA VIŚODHANE)
  147. Tam mạn đa ca la man trà la du đề (SAMANTA KĀRA MAṆḌALA ŚUDDHE)
  148. Tỳ nghiệt đê, tỳ nghiệt đê (VIGATE VIGATE)
  149. Tỳ nghiệt đa mạt lê du đạt nễ (VIGATA MĀRE ŚODHANE)
  150. Khí sử ni, khí sử ni (KṢIṆI KṢIṆI)
  151. Tát bà bạt ba tỳ du đề (SARVA PĀPA VIŚUDDHE)
  152. Mạt la tỳ du đề (MĀRA VIGATE)
  153. Đế xà bạt để, bạt chiết la bạt để (TEJA-VATI VAJRA-VATI)
  154. Đề lệ lô chỉ gia địa sắt xỉ để, sa ha (TRAILOKYA ADHIṢṬITE SVĀHĀ)
  155. Tát bà đát tha nghiệt đa mẫu la đà tỳ sắc ngật để, sa ha (SARVA TATHĀGATA MŪRDDHA ABHIṢIKTE SVĀHĀ )
  156. La bà bồ đề tát đỏa , tỳ sắc ngật để, sa ha (SARVA BODHISATVA ABHIṢIKTE SVĀHĀ)
  157. Tát bà đề bà đa, tỳ sắc ngật đề, sa ha (SARVA DEVATĀ ABHIṢIKTE SVĀHĀ)
  158. Tát bà đát tha nghiệt đa hiệt lật đà lệ, địa sắt xỉ để, sa ha (SARVA TATHĀGATA-HṚDAYE ADHIṢṬITE SVĀHĀ)
  159. Tát bà đát tha nghiệt đa tam muội gia tất đệ, sa ha (SARVA TATHĀGATA-SAMAYA SIDDHE SVĀHĀ)
  160. Ấn điệt lệ, ấn đà la bạt để, ấn đà la tỳ gia bà lô cát để, sa ha (INDRE INDRA-VATI INDRA-VYAVALOKITE SVĀHĀ)
  161. Bột la ế mê, bột la ế mê, bột la ha ma địa du sắt để, sa ha (BRAHME BRAHME BRAHMA ADHYUṢṬE SVĀHĀ)
  162. Tỷ sắt nỗ na ma tất cát lật để, sa ha (VIṢṆU NAMASKṚTE SVĀHĀ)
  163. Ma hê thấp phộc la na ma tất cát lật để, sa ha (MAHEŚVARA NAMASKṚTE SVĀHĀ)
  164. Bạt chiết la đà la , bạt chiết la ba ni, bà la tỳ lê gia, địa sắt xỉ để, sa ha (VAJRA-DHĀRA VAJRA-PĀṆI BALA VĪRYA ADHIṢṬITE SVĀHĀ)
  165. Tiểu lị để la sắt tra la gia, sa ha (DHṚTA-RĀṢṬRĀYA SVĀHĀ)
  166. Tỳ lô trà ca gia, sa ha (VIRŪḌHAKĀYA SVĀHĀ)
  167. Tỳ lô ba xoa gia, sa ha (VIRŪPĀKṢAYA SVĀHĀ)
  168. Bùi thất la mãn noa gia, sa ha (VAIŚRAVAṆĀYA SVĀHĀ)
  169. Chiết đốt lặc ma ha la xà, na ma tất cát lật đa gia, sa ha (CATUR MAHĀ-RĀJA NAMASKṚTĀYA SVĀHĀ)
  170. Bà lỗ noa gia, sa ha (VARUṆĀYA SVĀHĀ)
  171. Na già tỳ lô chỉ đa gia, sa ha (NĀGA-VILOKITĀYA SVĀHĀ)
  172. Đề bà nghiệt nãi biều, sa ha (DEVA-GAṆEBHYAḤ SVĀHĀ)
  173. Na già nghiệt nãi biều, sa ha ( NĀGA-GAṆEBHYAḤ SVĀHĀ)
  174. Dược xoa nghiệt nãi biều, sa ha (YAKṢA-GAṆEBHYAḤ SVĀHĀ)
  175. Kiện đạt bà nghiệt nãi biều, sa ha (GANDHARVA-GAṆEBHYAḤ SVĀHĀ)
  176. A tô la nghiệt nãi biều, sa ha (ASURA-GAṆEBHYAḤ SVĀHĀ)
  177. Già lỗ trà nghiệt nãi biều, sa ha (GURUḌA-GAṆEBHYAḤ SVĀHĀ)
  178. Khẩn na la nghiệt nãi biều, sa ha (KIṂNARA-GAṆEBHYAḤ SVĀHĀ)
  179. Ma hô la già nghiệt nãi biều, sa ha (MAHORAGA-GAṆEBHYAḤ SVĀHĀ)
  180. Hạt la sát sa nghiệt nãi biều, sa ha (RĀKṢASA-GAṆEBHYAḤ SVĀHĀ)
  181. Ma nỗ sái biều, sa ha (MANUṢYEBHYAḤ SVĀHĀ)
  182. A ma nỗ sái biều, sa ha (AMANUṢYEBHYAḤ SVÀHĀ)
  183. Tát bà già lạc hê biều,sa ha (SARVA GRAHEBHYAḤ SVĀHĀ)
  184. Tát bà bộ để biều , sa ha (SARVA BHŪTEBHYAḤ SVĀHĀ)
  185. Bế lệ để duệ biều, sa ha (PRETEBHYAḤ SVĀHĀ)
  186. Tất xá chế biều, sa ha (PIŚĀCEBHYAḤ SVĀHĀ)
  187. Ang ba tát ba lệ biều, sa ha (APASMĀREBHYAḤ SVĀHĀ)
  188. Cát lý nãi biều , sa ha (KUMBHĀṆḌEBHYAḤ SVĀHĀ)
  189. .Án (OṂ)
  190. Độ lô độ lô, sa ha (DHURU DHURU SVĀHĀ)
  191. Đổ lô đổ lô, sa ha (TURU TURU SVĀHĀ)
  192. Mâu lô mâu lô, sa ha (MURU MURU SVĀHĀ)
  193. Ha na tát bà thiết đổ lỗ ấp ma ma tả, sa ha (HANA SARVA ŚATRŪNĀṂ MAMAṢYA SVĀHĀ)
  194. Đà ha đà ha tát bà đột sắt tra, bát la đột sắt tra, ma ma (Tôi tên là…) tả, sa ha (DAHA DAHA SARVA DUṢṬA PRADUṢṬA MAMAṢYA SVĀHĀ)
  195. Bát già bát già tát bà bát la để gia thiết ca, bát la để gia mật đa la, ma ma (Tôi tên là…. ) tả, sa ha (PACA PACA SARVA PRATYARTHIKA PRATYĀMITRA MAMAṢYA SVĀHĀ)
  196. Thời phộc lật đa gia, sa ha (JVALITĀYA SVĀHĀ)
  197. Bát la thời phộc lật đa gia, sa ha (PRAJVALITĀYA SVĀHĀ)
  198. Địa bát đa thời phộc la gia, sa ha (DĪPTA JVALĀYA SVĀHĀ)
  199. Tam mạn đa bát la thời phộc lật đa gia, sa ha (SAMANTA PRAJVALITĀYA SVĀHĀ)
  200. Ma ni bạt đạt la gia, sa ha (MAṆI-BHADRĀYA SVĀHĀ)
  201. Bố lật noa bạt đà la gia, sa ha (PŪRṆA-BHADRĀYA SVĀHĀ)
  202. Ma ha ca la gia, sa ha (MAHĀ-KĀLĀYA SVĀHĀ)
  203. Ma để lị già noa gia, sa ha (MĀTṚ-GAṆĀYA SVĀHĀ)
  204. Dược khất sử ni ấp , sa ha (YAKṢIṆĪNĀṂ SVĀHĀ)
  205. Hạt la sát tư ấp, sa ha (RĀKṢASĪNĀṂ SVĀHĀ)
  206. A ca xa ma để ấp, sa ha (ĀKĀŚA-MĀTṚNĀṂ SVĀHĀ)
  207. Tam mãn đạt la nễ bà tất nễ ấp, sa ha (SAMUDRA NIVĀSINĪNĀṂ SVĀHĀ)
  208. Hạt la để lị chiết lam , sa ha (RĀTṚ-CARĀṆĀṂ SVĀHĀ)
  209. Địa bà sa chiết lam, sa ha (DIVASA-CARĀṆĀṂ SVĀHĀ)
  210. Để lị tán địa gia chiết lam, sa ha (TRISANTYA-CARĀṆĀṂ SVĀHĀ)
  211. Bệ la chiết lam, sa ha (VELA-CARĀṆĀṂ SVĀHĀ)
  212. A bệ la chiết lam, sa ha (AVELA-CARĀṆĀṂ SVĀHĀ)
  213. Hạt bà chiết lệ biều, sa ha (GARBHĀHĀREBHYAḤ SVĀHĀ)
  214. Hạt bà tán đà la ni , hô lô hô lô, sa ha (GARBHA-SANDHĀRAṆI HULU HULU SVĀHĀ)
  215. Án, sa ha (OṂ SVĀHĀ)
  216. Tát bà, sa ha (SVĀḤ SVĀHĀ )
  217. Bộ phiệt, sa ha (BHŪḤ SVĀHĀ)
  218. Bộ lỗ bộ phiệt, sa ha (BHŪR-BHŪVAḤ SVĀHĀ)
  219. Chất tán chất tán, sa ha (CIṬI CIṬI SVĀHĀ)
  220. Phí tán phí tán, sa ha (VIṬI VIṬI SVĀHĀ)
  221. Đà la ni, sa ha (DHĀRAṆĪ SVĀHĀ)
  222. Đà la ni, sa ha (DHARAṆI SVĀHĀ)
  223. Ác kỳ nễ, sa ha (AGNI SVĀHĀ)
  224. Đế thù bà bố, sa ha (TEJO VĀYU SVĀHĀ)
  225. Chỉ lý chỉ lý, sa ha (CILI CILI SVĀHĀ)
  226. Tỷ lý tỷ lý, sa ha (SILI SILI SVĀHĀ)
  227. Bột địa gia, bột địa gia, sa ha (BUDDHYA BUDDHYA SVĀHĀ)
  228. Mạn trà la tất địa duệ, sa ha (MAṆḌALA SIDDHYE SVĀHĀ)
  229. Mạn trà la bạn đà duệ, sa ha (MAṆḌALA BANDHAYE SVĀHĀ)
  230. Tư ma bạn đạt ni, sa ha (SĪMĀ BANDHANI SVĀHĀ)
  231. Chiêm bà chiêm bà, sa ha (JAMBHA JAMBHA SVĀHĀ)
  232. Tất đam bà, tất đam bà, sa ha (STAMBHA STAMBHA SVĀHĀ)
  233. Sân đà, sân đà , sa ha (CCHINDA CCHINDA SVĀHĀ )
  234. Tần đà tần đà, sa ha (BHINDA BHINDA SVĀHĀ)
  235. Bạn đà bạn đà, sa ha (BANDHA BANDHA SVĀHĀ)
  236. Mâu hối già mâu hối già, sa ha (MOHAYA MOHAYA SVĀHĀ)
  237. Ma ni tỳ dụ đề, sa ha (MAṆI VIŚUDDHE SVĀHĀ)
  238. Tố lật duệ, tố lật duệ, tô lị gia, tỳ dụ đề, sa ha (SŪRYE SŪRYE SŪRYA VIŚUDDHE SVĀHĀ )
  239. Chiến điệt lệ, tô chiến điệt lệ, bố lật noa chiến điệt lệ, sa ha (CANDRE SUCANDRE PŪRṆA-CANDRE SVĀHĀ)
  240. Nhạ sát đa la gia, sa ha (NAKṢATRĀYA SVĀHĀ
  241. Thất phệ, sa ha (ŚIVE SVĀHĀ)
  242. Phiến để duệ, sa ha (ŚĀNTIYE SVĀHĀ )
  243. Tô phộc tất để dã, dã nễ, sa ha (SVASATYA YANE SVĀHĀ)
  244. Thi phạm yết lị, phiến để yết lị, bố sắt trí bạt lạt đà nễ, sa ha (ŚIVAṂ KARI , ŚĀNTI KARI, PUṢṬI BALA VARDHANI SVĀHĀ)
  245. Thất lị yết lệ, sa ha ŚRĪ KĀRE SVĀHĀ)
  246. Thất lị gia bạt lị đà nễ, sa ha (ŚRĪYA VARDHANI SVĀHĀ)
  247. Thất lị gia thời phộc la nễ, sa ha (ŚRĪYA JVALANI SVĀHĀ)
  248. Na mâu chi, sa ha (NAMUCI SVĀHĀ)
  249. Ma lỗ chi, sa ha (MURUCI SVĀHĀ )
  250. Bệ già phiệt để, sa ha (VEGA VATI SVĀHĀ)

Phần bên trên là Căn bản Chú

_Nhất Thiết Phật Tâm Chú:

  1. Án (OṂ)
  2. Tát bà đát tha nghiệt đa mộ lật đế ( SARVA TATHĀGATA-MŪRTTE)
  3. Bạt la phiệt la nghiệt đa bà duệ ( PRAVARA GATA BHAYE)
  4. Xa ma diễn đổ ma ma (Tôi tên là….) tả, tát bà bả bế biều (ŚAMAYAMTU MAMAṢYA _ SARVA PĀPEBHYAḤ)
  5. Sá tất để la bà phiệt đổ ( SVĀSTIRBHAVATU)
  6. Mâu chi, mâu chi, tỳ mâu chi (MUṂI MUṆI VIMUṆI)
  7. Giá lị, giá lị, giá la nễ (CALE CALE CALANE)
  8. Nghiệt đế (GATI)
  9. Bà đà la nãi (BHAYA HĀRAṆI)
  10. Bộ địa bộ địa (BODHI BODHI)
  11. Bộ đà gia, bộ đà gia (BODHIYA BODHIYA)
  12. Bột địa lợi, bột địa lam (BUDHILI BUDHILAṂ)
  13. Tát bà đát tha nghiệt đa hiệt lật đà gia (SARVA TATHĀGATA HṚDAYA)
  14. Thụ sắt lai ( JUṢṬAI)
  15. Sa ha (SVĀHĀ)

_Nhất Thiết Phật Tâm Ấn Chú:

  1. Án (OṂ)
  2. Bạt chiết la bạt để (VAJRA-VATI)
  3. Bạt chiết la bát la để sắt xỉ đa du đề (VAJRA PRATIṢṬITA ŚUDDHE)
  4. Đát tha nghiệt đa mẫu đà la (TATHĀGATA-MUDRA )
  5. Địa sắt xá na, địa sắt xỉ đế, sa ha ( ADHIṢṬANA ADHIṢṬITE_ SVĀHĀ)

_Quán Đỉnh Chú :

  1. Án (OṂ)
  2. Mâu nễ, mâu nễ, mâu nễ phiệt lệ ( MUṆI MUṆI MUṆI VARE)
  3. A tỳ tru giả đô mê (ABHIṢIṂCA TUME)
  4. Tát bà đát tha nghiệt đa ma hồng (Tôi tên là…. ) (SARVA TATHĀGATA MĀṂ)
  5. Tát bà bật tha gia tỳ sái kế (SARVA VIDYA ABHIṢEKAI)
  6. Ma ha bạt chiết la phiệt gia, mẫu đà la, mẫu địa lị để (MAHĀ-VAJRA KAVACA-MUDRA MUDRITEḤ)
  7. Đát tha nghiệt đa hiệt lật đà gia (TATHĀGATA-HṚDAYA)
  8. Địa sắt xỉ đa, bạt chiết lệ, sa ha (ADHIṢṬITA VAJRE SVĀHĀ)

_Quán Đỉnh Ấn Chú:

  1. Án (OṂ)
  2. A mật lật đa phiệt lệ (AMṚTA VARE)
  3. Phộc la phộc la (VARA VARA)
  4. Bát la phộc la tỳ du đề (PRAVARA VIŚUDDHE)
  5. Hàm hàm (HŪṂ HŪṂ)
  6. Phán tra, phán tra (PHAṬ PHAṬ)
  7. Sa ha (SVĀHĀ)

_Kết Giới Chú:

  1. Án (OṂ)
  2. A mật lật đa phiệt lệ (AMṚTA VARE)
  3. Nghiệt bà lạc sát ni (GARBHA RAKṢAṆI)
  4. A yết la sa ni (ĀKARṢAṆI)
  5. Hàm hàm (HŪṂ HŪṂ)
  6. Phán tra, phán tra (PHAṬ PHAṬ)
  7. Sa ha (SVĀHĀ)

_Phật Tâm Chú:

  1. Án (OṂ)
  2. Tỳ ma lệ (VIMALE)
  3. Xà gia phiệt để (JAYA-VATI)
  4. A mật lật đế (AMṚTE)
  5. Hàm hàm hàm hàm (HŪṂ HŪṂ HŪṂ HŪṂ)
  6. Phán tra, phán tra, phán tra, phán tra (PHAṬ PHAṬ PHAṬ PHAṬ)
  7. Sa ha (SVĀHĀ)

_Tâm Trung Tâm Chú:

  1. Án (OṂ)
  2. Bạt la bạt la (BHARA BHARA)
  3. Tâm bạt la (SAṂBHARA)
  4. Ấn địa lật gia (INDRIYA)
  5. Tỳ du đạt nễ (VIŚODHANE)
  6. Hàm hàm (HŪṂ HŪṂ)
  7. Tằng lô già lệ (KURU CALE)
  8. Sa ha (SVĀHĀ)

Bấy giờ Đức Thế Tôn nói Thần Chú này xong, liền bảo Đại Phạm rằng: “Nếu có ai tạm nghe Đà La Ni này thì tất cả mọi tội chướng của kẻ trai lành, người nữ thiện ấy đều được trừ diệt.

_ Nếu hay tụng trì thì nên biết người ấy tức là thân của Kim Cương (Vajra-kāya), lửa chẳng thể thiêu đốt được.

Này Đại Phạm! Ông nên biết việc này: Tại Đại Thành Ca Tỳ La (Kapila), lúc Đồng Tử La Hầu La (Rāhula) ở trong thai mẹ. Mẹ Ngài tên là Gia Du Đà La (Yaśodhara) vốn là người nữ thuộc dòng tộc Thích Ca (Śākya). Khi bà bị ném vào hầm lửa thì lúc đó, La Hầu La đang nằm trong thai mẹ, nghĩ nhớ đến Chú này, cho nên hầm lửa lớn kia liền biến thành ao hoa sen. Đây là uy lực của Thần Chú này, do nhân duyên ấy mà lửa chẳng thể thiêu đốt được”

_ Đức Phật bảo: “Này Đại Phạm! Chất độc chẳng thể hại người ấy được. Như ở thành Thiện Du có người con của vị Trưởng Giả Phong Tài (Bhogavatī), khéo trì tất cả Cấm Chú khác. Khi trì Chú lực nhiếp triệu vua Rồng Đức Xoa Ca (Takṣaka) lại quên Kết Giới (Sīma-bandhana). Vị Long Vương ấy giận dữ nghiến răng gây tổn hại khiến cho người đấy phải chịu khổ não lớn. Trong khoảng khắc, mệnh không có ai có thể cứu vãn được.

Ở trong cái thành ấy, có vị Ưu Bà Di (UpĀsika: Cận Sự Nữ) tên là Vô Cấu (Amala) thường trì Tùy Cầu Tức Đắc Đại Tự Tại Đà La Ni Thần Chú này. Vị Ưu Bà Di ấy khởi Tâm Đại Từ Bi, sinh lòng thương xót, liền đi đến nơi đó dùng Chú này cứu chữa. Bà mới tụng Chú một biến thì chất độc kia liền bị tiêu diệt làm cho người ấy được hoàn lại Bản Tâm. Thời người con của Vị Trưởng Giả ở bên bà Vô Cấu thọ trì Chú này, ghi nhớ tại Tâm. Vì thế nên biết chất độc chẳng thể hại được.

_ Lại nữa Đại Phạm! Ở thành Ba La Nại (Vāraṇasī) có vị vua tên là Phạm Thí. Lúc đó, vị vua của nước lân cận có uy lực lớn, khởi bốn loại binh đến chinh phạt vua Phạm Thí. Khi bốn loại binh vào đến thành Ba La Nại thì vua Phạm Thí đã biết rồi. Ngài ban sắc lệnh cho mọi người trong Thành rằng: “Các ngươi đừng sợ hãi ! Ta có Thần Chú tên là Tùy Cầu Tức Đắc Đà La Ni. Thần Chú này có sức mạnh hay đập nát kẻ địch với bốn loại binh”.

Khi đó vua Phạm Thí tắm rửa sạch sẽ, mặc áo mới sạch, viết chép Chú này đeo ở trên thân rồi lao vào chiến trận. Một mình vua giao tranh với giặc, giáng phục bốn loại binh khiến chúng quy hàng vua Phạm Thí.

Đại Phạm nên biết Đại Thần Chú này có uy lực lớn, được Như Lai ấn khả, thường nên nhớ niệm. Nên biết sau khi Đức Phật nhập diệt thì Chú này rất lợi ích cho chúng sinh.

_ Lại nữa Đại Phạm! Nếu có người đeo Chú này, nên biết Như Lai dùng sức Thần Thông ủng hộ cho người đó. Nên biết người đó là Thân của Như Lai. Nên biết người đó là Thân của Kim Cương. Nên biết người đó là Thân của Như Lai Tạng. Nên biết người đó là con mắt của Như Lai. Nên biết người đó mặc áo giáp Kim Cương. Nên biết người đó là Thân Quang Minh. Nên biết người đó là Thân Bất Hoại. Nên biết người đó hay tồi phục tất cả oán địch. Nên biết hết thảy tội chướng của người đó đều được tiêu diệt. Nên biết Chú đó hay trừ nạn khổ của Địa Ngục.

Đại Phạm nên biết, có vị Tỳ Khưu ít Tín Tâm, đối với Giới của Như Lai có sự khuyết phạm, lại ăn trộm đồ vật của Tăng hiền tiền, vật của Tăng thường trụ, vật của Tăng đi bốn phương mà dùng riêng cho mình. Sau này vị Tỳ Khưu đó bị bệnh nặng chịu nhiều khổ não.

Lúc ấy có một vị Ưu Bà Tắc (Upāsaka: Cận Sự Nam) thuộc dòng Bà La Môn (Brāhmaṇa) khởi Đại Từ Bi, viết Thần Chú này, đeo dưới cổ vị Tỳ Khưu bị bệnh. Khi đeo xong thì tất cả bệnh khổ thảy đều tiêu diệt. Sau khi hết thọ mệnh, vị Tỳ Khưu này bị đọa vào Địa Ngục A Tỳ (Avīci). Thi hài của vị Tỳ Khưu ấy được an táng trong cái Tháp và để Thần Chú lên trên thi hài. Ngày nay cái Tháp của vị Tỳ Khưu ấy còn tồn tại ở phía Nam của Thành Mãn Túc.

Vị Tỳ Khưu này tạm vào Địa Ngục thì hết thảy nỗi đau khổ của các kẻ chịu tội đều được ngừng dứt, khắp mọi người đều an vui, hết thảy đám lửa trong Địa Ngục cũng đều tiêu diệt.

Lúc đó, Ngục Tốt nhìn thấy hiện tượng đấy thì rất kinh ngạc lạ lùng, liền đem việc ấy thưa trình với vua Diêm La (Yama-rāja).

Thời vua Diêm La bảo Ngục Tốt rằng: “Đây là Xá Lợi thuộc thân đời trước của bậc có Uy Đức lớn. Các ngươi có thể đến phía Nam của thành Mãn Túc tìm xem có việc gì?”.

Ngục Tốt nhận lệnh đi ngay, đầu đêm đến cái Tháp đó liền nhìn thấy cái Tháp tỏa hào quang như đám lửa lớn. Nhìn vào trong Tháp thì thấy ở trên thi hài của vị Tỳ Khưu có đặt Thần Chú Tùy Cầu Tức Đắc Đại Đà La Ni, lại có chư Thiên vây quanh thủ hộ. Lúc ấy, Ngục Tốt nhìn thấy sức mạnh chẳng thể nghĩ bàn của Chú này liền đặt tên hiệu cho cái Tháp đó là Tùy Cầu Tức Đắc (Pratisāraḥ)

Bấy giờ Ngục Tốt quay trở về trình báo mọi việc đã nhìn thấy cho vua Diêm La. Vị Tỳ Khưu ấy nương theo sức mạnh của Chú này mà tội chướng đều trừ diệt, liền được sinh về cõi Tam Thập Tam Thiên (Trāyastriṃśa-deva). Nhân vậy mà vị Trời này có tên là Tùy Cầu Tức Đắc Thiên Tử (Pratisāra-devaputra)

_ Đại Phạm nên biết, nếu biết như Pháp viết chép Chú này, đeo giữ trên Thân thì thường không có khổ não, lợi ích cho tất cả và trừ bỏ mọi sự sợ hãi.

Lại nữa Đại Phạm! Như ở trong thành Tiêu A Nguỵ có vị Trưởng Giả tên là Tỳ Lam Bà (Vilambā). Kho tàng của ông đầy tràn, vàng bạc sung mãn, tiền của lúa đậu cực nhiều. Vị Trưởng Giả ấy là một Thương Chủ, ông dong chiếc thuyền to đi vào biển lớn. Ở trong cái biển lớn ấy, gặp một con cá Đê Di Lê muốn phá hư thuyền. Vị vua Rồng trong biển lại sinh giận dữ, khởi sấm sét lớn, tuôn mưa đá cứng như Kim Cương. Lúc đó, mọi người rất sợ hãi lo lắng.

Khi ấy, vị Thương Chủ bảo các Thương Nhân rằng: “Các ông đừng sợ hãi! Tôi có phương kế quyết định thoát khỏi ách nạn này”.

Chúng Thương Nhân nói: “Lành thay! Lành Thay!”.

Bấy giờ Vị Thương Chủ liền đúng như Pháp viết chép Chú này đặt trên đầu cây phương. Tức thời con cá kia nhìn thấy chiếc thuyền này có vầng hào quang lớn như đám lửa rực nên thoái lui. Các hàng Rồng kia nhìn thấy tướng ấy liền khởi Tâm Từ. Khi ấy vị Thương Chủ với các Thương Nhân sinh Tâm cực vui vẻ và đến được nơi cất chứa vật báu.

Vì thế, Đại Phạm! Nên chép Chú này đặt trên đầu cây phướng sẽ hay trừ bỏ tất cả trận gió ác. Mọi hiện tượng rét lạnh chẳng đúng thời. Trời chợt nổi mây đen tuôn mưa sương mưa đá …. thảy đều ngừng dứt. Tất cả muỗi mòng, Hoàng Trùng với các loài khác…ăn phá lúa mạ tự nhiên sẽ lui tan. Tất cả giống thú ác, loài có nanh bén vuốt nhọn chẳng thể gây hại được. Tất cả lúa mạ, hoa quả, cỏ thuốc đều được tăng trưởng. Quả trái có vị ngon ngọt, chín mùi tuỳ theo thời. Các hàng Long Vương (Nāga-rāja) giáng mưa đúng thời tiết.

_ Lại nữa Đại Phạm! Nếu có người mong cầu thì cần phải như Pháp viết chép Chú này, ắt mọi điều cầu nguyện đều được thành tựu. Cầu con trai được con trai, cầu con gái được con gái, khéo giữ gìn bào thai, đứa con trong thai được an ổn, đủ ngày đủ tháng sinh sản an vui.

Đại Phạm nên biết, ở nước Ma Già Đà (Magadha) có vị vua tên là Từ Mẫn Thủ (? Pratisāra-pāṇi). Lúc mới sinh ra, vị vua ấy liền duỗi bàn tay phải nắm lấy vú mẹ thì hai bầu vú của mẹ biến thành màu vàng ròng và tự tuôn chảy sữa. Ở trong bàn tay của vị vua đó lại tuôn ra vô lượng châu báu ban cho các chúng sinh. Do nhân duyên ấy mà vị vua ấy có tên là Từ Mẫn Thủ .

Vị vua ấy không có con, vì muốn cầu con nên vua thiết lập Hội Thí to lớn cúng dường chư Phật và các Tháp Miếu nhưng chẳng được như nguyện. Sau đó, trong đêm vị vua nằm mộng thấy Tĩnh Cư Thiên Tử (Śuddhāvasa-devaputra) đi đến bảo với vua rằng: “Đại Vương nên biết, có Đại Thần Chú tên là Tùy Cầu Tức Đắc. Đại Vương có thể như Pháp viết chép rồi cho Đại Phu Nhân đeo dưới cổ ắt sẽ có con”

Lúc tỉnh giấc, vị vua chờ đến sáng sớm liền như Pháp viết chép Đại Thần Chú này và cho Phu Nhân đeo vào cổ. Tức thời bà có thai, đủ ngày đủ tháng sinh ra một đồng tử có đầy đủ sắc tướng uy nghiêm thù thắng, ai nhìn thấy cũng đều vui vẻ.

_ Đại Phạm nên biết, Thần Chú này có sức mạnh khiến cho mọi sự nguyện cầu đều được vừa ý.

Lại nữa Đại Phạm ! Khi Thiên Đế Thích (Śakra) đánh nhau với A Tu La (Asura), thời Thiên Vương Đế Thích đeo Thần Chú này nên Đế Thích Thiên Chúng chẳng bị thương tổn, thường được thắng lợi quay về cung an ổn.

_ Lại nữa Đại Phạm! Nếu có người đeo Thần Chú này trên Thân thì tất cả Chư Phật đều dùng Thần Lực gia bị cho người ấy, là nơi mà các Bồ Tát đã khen ngợi. Ở tất cả nơi, tất cả chỗ tranh tụng, luận bàn tranh cãi đều được chiến thắng, thường không có bệnh tật, tất cả tai nạn thình lình chẳng thể gây hại được, Tâm không có lo âu phiền muộn, luôn được chư Thiên thủ hộ.

Nếu ai viết chép tám Đạo Chú này đeo giữ, Tâm thường nhớ niệm thì tất cả mộng ác, tướng ác, việc chẳng tốt lành chẳng thể phạm vào thân. Tùy Cầu Tức Đắc Đà La Ni Thần Chú này được 99 ức trăm ngàn na do tha hằng hà sa đẳng chư Phật cùng nhau tuyên nói, cùng nhau ấn khả, cùng nhau khen ngợi, cùng chung hoan hỷ. Chú này có thế lực lớn, có đại uy quang, có công dụng lớn, tất cả chúng Ma thảy đều bị giáng phục. Đại Thần Chú này rất khó có thể được.

_Lại nữa Đại Phạm! Thời quá khứ có Đức Phật tên là Khai Nhan Hàm Tiếu Ma Ni Kim Bảo Hách Dịch Quang Minh Xuất Hiện Vương Như Lai, ngồi trên Tòa Kim Cương (Vajrāsana) trong Bồ Đề Trường (Bodhi-maṇḍa). Lúc mới thành Chính Giác thì có vô ương số Ma (Māra) với các quyến thuộc (Parivāra) đến chỗ Phật ngự, hiện các Thần Lực gây các chướng nạn, hiện các tướng ác, tạo hình sân nộ, tuôn mưa khí trượng (Vũ Khí, Đao, Gậy…. ).

Bấy giờ Đức Thế Tôn điềm nhiên ngồi yên, dùng sức của căn lành hiền thiện nhớ niệm Chú này. Vừa mới nhớ niệm xong thì các Ma Chúng ấy nhìn thấy ở trong mỗi một lỗ chân lông của Đức Thế Tôn tuôn ra trăm ngàn vạn ức Binh Chúng, thân mặc áo giáp, phóng ánh sáng lớn, du hành tự tại trên hư không, thời các Ma Chúng bị mất Thần Thông, phải bỏ chạy tứ tán.

_ Lại nữa Đại Phạm ! Ở thành Ô Thiền Na (Ujayanī) có vị vua tên là Phạm Thí. Lúc ấy có một người vì mạo phạm đến nhà vua nên bị xử tội chết. Vị vua ban lệnh đem tội nhân vào trong núi xử tử. Lúc Đao Phủ vung đao tính chém thì trước kia Tội Nhân ấy có đeo Chú này ở cánh tay phải, do sức mạnh của Chú này mà cây đao bị bốc lửa, tự nhiên tan hoại như bụi nhỏ.

Vị Pháp Quan nhìn thấy việc này xong thì kinh ngạc chưa từng có, liền đến bạch với vua, trình tấu đủ mọi việc. Vị Vua bảo Pháp Quan rằng: “Ở trong núi kia có hang Dạ Xoa, trong hang đó có vô lượng Dạ Xoa trú ngụ. Ngươi có thể đưa Tội Nhân vào trong hang ấy”.

Vị Pháp Quan vâng theo lời dạy, đem Tội Nhân đến hang. Khi các Dạ Xoa đi đến muốn ăn thịt. Do uy lực của Chú này nên các nhóm Dạ Xoa đều nhìn thấy thân thể của người đó tỏa ra ánh sáng rực rỡ, thời các Dạ Xoa liền đưa Tội Nhân này ra bên ngoài hang động và cung kính lễ bái.

Khi ấy, vị Pháp Quan lại đem việc này trình tấu đầy đủ với nhà vua. Đức vua lại bảo: “Hãy đem tội nhân này ném xuống con sông lớn”

Vị Pháp Quan vâng lệnh ném người ấy xuống sông, nhưng tội nhân ấy chẳng bị nước nhận chìm tựa như có mặt đất che phủ trên nước. Vị Pháp Quan lại đem việc ấy khải tấu với Đại Vương.

Đức vua rất kinh ngạc liền kêu Tội Nhân lên hỏi: “Ngươi dùng điều gì mà có thể thoát được nạn như vậy?”

Tội Nhân đáp: “Tâu Đại Vương! Thần không có cách giải thoát, chỉ nhờ trên Thân có đeo Thần Chú Tùy Cầu Tức Đắc Đại Tự Tại Đà La Ni thôi” . Đức vua nghe xong, lấy làm lạ lùng, khen ngợi vô lượng.

_Đức Phật bảo: “Này Đại Phạm! Như các việc đã nói như trên, ông có thể biết về sức mạnh của Thần Chú đó, đều nên viết chép đeo giữ trên Thân”.

_ Lại bảo Đại Phạm: “Nếu có người muốn đeo Chú này thì nên như Pháp mà viết chép”

Bấy giờ, Đại Phạm bạch với Đức Phật rằng: “Thế Tôn! Nếu muốn viết chép Chú này thì phải làm theo phép tắc nào?”

Đức Phật bảo Đại Phạm: “Trước tiên nên kết Đàn. Ở bốn góc Đàn đều đặt một cái bình chứa đầy nước thơm. Bên trong Đàn vẽ làm hai Hoa Sen, hoặc 3 hoặc 4 hoặc 5 đóa sen. Bốn mặt chung quanh đều tạo râu nhụy hoa sen.

Lại làm một hoa sen hé nở lớn, cuối cọng hoa treo lụa đẹp.

Lại làm một hoa sen tám cánh, trên mỗi một cánh hoa làm một cây kích Tam Xoa, trên cuối cọng hoa treo lụa đẹp.

Lại làm một hoa sen tám cánh, ở giữa Tâm Hoa làm một cái chày Kim Cương, trên mỗi một cánh hoa cũng làm một cái chày, trên cuối cọng hoa ấy treo lụa đẹp.

Lại làm một hoa sen tám cánh, trên mỗi một cánh hoa đều làm một cây búa

Lại làm một hoa sen, ở trong Tâm Hoa vẽ làm một cây đao, cuối cuống hoa ấy cũng treo lụa đẹp.

Lại vẽ làm một cây kiếm, ở trên vỏ kiếm vẽ hoa, trên cuối cuống hoa ấy cũng treo lụa đẹp.

Lại làm một hoa sen, ở trong Tâm Hoa vẽ làm một vỏ ốc (Loa)

Lại làm một hoa sen, ở trong Tâm Hoa vẽ làm một sợi dây lớn (Quyến sách)

Lại làm một hoa sen, ở trong Tâm Hoa vẽ làm một trái châu rực lửa (Hỏa Diễm Châu)

Sau đó đốt hương, rải hoa, dâng thức ăn uống quả trái, mọi loại cúng dường.

_ Nếu có người muốn viết chép, đeo Chú này, cần phải y theo Pháp kết Đàn như vậy, còn phương pháp của Đàn khác chẳng được xen lẫn vào. Sai người viết Chú, trước tiên phải tắm gội sạch sẽ mặc áo mới sạch, ăn 3 loại Bạch Thực là : Sữa, Lạc, cơm gạo tẻ. Không cứ là giấy, lụa, trúc, vải, các vật… mỗi loại đều được phép dùng để viết chép Chú này.

Nếu có phụ nữ cầu sinh con trai thì dùng Ngưu Hoàng viết chép trên tấm lụa. Trước tiên hướng bốn mặt viết Thần Chú này, bên trong vẽ một Đồng Tử có báu Anh Lạc trang nghiêm cái cổ, bàn tay nâng một cái bát bằng vàng chứa đầy châu báu. Lại ở bốn góc đều vẽ một thân Đồng Tử mặc áo giáp.

_ Lại làm mọi loại ẤN cho người đeo Chú này

Nếu Chuyển Luân Vương đeo Chú này, thì ở trong Tâm của Chú vẽ hình Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokiteśvara) với hình Đế Thích (Indra). Lại ở bên trên làm mọi loại Phật Ấn, các Thiện Thần Ấn thảy khiến cho đầy đủ. Lại ở bốn góc vẽ bốn vị Thiên Vương với mọi báu trang nghiêm đều y theo Bản Phương (Phương Vị của mỗi Tôn) Nếu vị Tăng đeo Chú này thì ở trong Tâm của Chú vẽ một vị Kim Cương Thần (Vajra-dhāra) với mọi báu trang nghiêm. Bên dưới vẽ một vị Tăng chắp tay quỳ thẳng lưng. Vị Kim Cương duỗi bàn tay án trên đỉnh đầu vị Tăng này.

Nếu Bà La Môn (Brāhmaṇa) đeo Chú này thì ở trong Tâm của Chú vẽ Đại Tự Tại Thiên (Īśana)

Nếu Sát Lợi (Kṣatriya) đeo Chú này thì ở trong Tâm của Chú vẽ Ma Hê Thủ La Thiên (Maheśvara)

Nếu Tỳ Xá (Vaiśya) đeo Chú này thì ở trong Tâm của Chú vẽ Tỳ Sa Môn Thiên Vương (Vaiśravaṇa)

Nếu Thủ Đà (Śūdra) đeo Chú này thì ở trong Tâm của Chú vẽ Chước Yết La Thiên (Na La Diên Thiên : Nārāyaṇa)

Nếu đồng nam đeo Chú này thì ở trong Tâm của Chú vẽ Câu Ma La Thiên (Kumāra)

Nếu đồng nữ đeo Chú này thì ở trong Tâm của Chú vẽ Ba Xà Ba Đề Thiên (Prajāpati: Sinh Chủ, tên của vị Phạm Thiên)

Từ đây trở lên là nghi tắc của người đeo Chú. Ở trong Tâm của Chú vẽ các Thiên

Thần đều có hình trạng thiếu niên có diện mạo vui tươi

_ Nếu có người muốn trì đeo Thần Chú này đều phải mỗi mỗi tự mình y theo Bản Pháp

Nếu phụ nữ mang thai đeo Chú này thì ở trong Tâm của Chú vẽ Ma Ha Ca La Thiên (Mahā-kāla: Đại Hắc Thiên) với khuôn mặt màu đen

Nếu có người treo Chú này trên cây phướng cao, thì nên ở nơi có địa thế cao dựng một cây phướng cao. Ở trên đầu cây phướng đặt một trái Hỏa Diễm Châu, lại đặt Thần Chú này ở bên trong trái châu ấy thì hết thảy các chướng ngại ác với các bệnh dịch đều được tiêu diệt.

Nếu gặp lúc nắng hạn thì ở trong Tâm của Chú vẽ một con rồng 9 đầu

Nếu lúc mưa quá nhiều cũng vẽ con Rồng 9 đầu này và nên đặt trong nước có Rồng ắt nắng hạn sẽ tuôn mưa, còn lúc mưa quá nhiều sẽ được quang tạnh ngay. Nếu Thương Nhân đeo Thần Chú này thì ở trong Tâm của Chú vẽ hình Thương Chủ với các Thương Chúng đi theo, ắt đều được an vui

Người trì Chú này, tự mình muốn đeo thì ở trong Tâm của Chú vẽ một Nữ Thiên, lại ở bên trong vẽ các vì sao (Tinh Thần), mặt trời, mặt trăng.

Nếu Phàm Nhân đeo Chú này thì chỉ nên viết chép Chú này, rồi đeo giữ”

_ Đức Phật bảo: “Này Đại Phạm! Nếu các người hay như Pháp viết chép , trì đeo thì thường được an vui… Hết thảy việc đã làm đều được thành tựu. Đời này an vui, đời sau sinh lên Trời, hết thảy tội chướng đều được tiêu diệt. Người thường thọ trì luôn được Chư Phật Bồ Tát hộ niệm. Ở trong giấc mộng thường được nhìn thấy Phật, cũng được cả sự tôn kính của mọi người. Ông nên thọ trì khiến cho lưu bố rộng rãi “

Đức Phật nói Kinh này xong thời Đại Phạm Thiên Vương nghe điều Đức Phật đã nói, Tâm rất vui vẻ, tin nhận phụng hành.

 

PHẬT NÓI KINH TUỲ CẦU TỨC ĐẮC ĐẠI ĐÀ LA NI THẦN CHÚ

_Hết_

Các bài Chú Đà La Ni dưới đây đều y theo bản của nhà Minh cf.P.638a

  1. Na Ma tát đát tha nghiệt đa nam (NAMAḤ SARVA TATHĀGATĀNĀṂ)
  2. Na mô bột đà đạt ma tăng kỳ biều (NAMO BUDDHA DHARMA SAṂGHEBHYAḤ)
  3. Án (OṂ)
  4. Tỳ bổ la nghiệt bệ (VIPULA GARBHE)
  5. Tỳ mạt lệ xà gia nghiệt bệ (VIMALE JAYA GARBHE)
  6. Phạt thiệt la thập phộc la nghiệt bệ (VAJRA-JVALA GARBHE)
  7. Nghiệt để già ha nê (GATI GAHANE)
  8. Già già na tỳ du đạt nê (GAGANA VIŚODHANE)
  9. Tát bà bá ba tỳ du đạt nê (SARVA PĀPA VIŚODHANE)
  10. Án (OṂ)
  11. Cù noa phạt để (GUṆA-VATI)
  12. Già già lị nê (GAGARINI)
  13. Kỳ lị kỳ lị (GIRI GIRI)
  14. Già mạt lị (GAMĀRI)
  15. Già ha già ha (GAHA GAHA)
  16. Già nghiệt lị, già nghiệt lị (GARGĀRI GARGĀRI)
  17. Già già lị, già già lị (GAGARI GAGARI)
  18. Kiềm bà lị. Kiềm bà lị (GAMBHARI GAMBHARI)
  19. Nghiệt để nghiêt để (GATI GATI)
  20. Già mạt nê nghiệt lệ (GAMANI GARE)
  21. Cù lỗ, cù lỗ, cù lỗ ni (GŪRU GŪRU GŪRUNE)
  22. ( Chiết lê lệ ) chiết lệ, mâu chiết lệ (CALE ACALA MUCALE)
  23. Xã duệ, tỳ xã duệ (JAYE VIJAYE)
  24. Tát bà bà gia tỳ nghiệt đế (SARVA BHAYA VIGATE)
  25. Nghiệt bà tam bà la nê (GARBHA SAMBHARANI)
  26. Thi lị, thi lị, mật lị, mật lị, dĩ lị , dĩ lị (SIRI SIRI_ MIRI MIRI_ GHIRI GHIRI)
  27. Tam mạn đa ca lị sa ni (SAMANTA AKARṢAṆI)
  28. Tát bà thiết đổ lỗ bát la mạt tha nễ (SARVA ŚATRŪ PRAMATHANI)
  29. Lạc xoa, lạc xoa, ma ma (Tôi tên là…) tả (RAKṢA RAKṢA MAMAṢYA)
  30. Tỳ lợi, tỳ lợi, tỳ nghiệt đa la ni (VIRI VIRI VIGATA AVARAṆI)
  31. Bà gia na xá nê (BHAYA NĀŚANI )
  32. Tô lị, tô lị (SURI SURI)
  33. Chất lị, ca mạt lệ (CILI KAMALE)
  34. Xã duệ (JAYE)
  35. Vi xã gia, xã gia phộc hê (VIJAYA JAYA VAHE)
  36. Xã gia phạt để (JAYA-VATI)
  37. Bạc già phạt để (BHAGAVATI)
  38. Yết la đát na ma câu tra ma la đạt lị (RATNA MAKUṬA MĀLĀ DHĀRI)
  39. Tỳ chất đa la bệ sa lô bi đà lị ni (VICITRA VEṢA RŪPA DHĀRAṆI)
  40. Bạc già phạt để, bật địa gia đề tỳ (BHAGAVATI VIDYA-DEVĪ)
  41. Lạc xoa đổ mạn, ma ma (Tôi tên là…) tả (RAKṢA TUMAM MAMAṢYA)
  42. Tam mạn đa ca la tỳ du đạt nễ (SAMANTA KĀRA VIŚODHANE)
  43. Hổ lỗ hổ lỗ (HURU HURU)
  44. Nhạ sát đát la ma la đà lị ni (NAKṢATRA MĀLĀ DHĀRIṆI)
  45. Chiên noa, chiên noa, chiên trĩ nễ (CAṆḌA CAṆḌA CAṆḌINI)
  46. Bệ già phạt để (VEGA VATI)
  47. Tát bà đột sắt tra nễ phộc la ni (SARVA DUṢṬA NIVĀRAṆI)
  48. Thiết đổ lỗ bác xoa bát la mạt địa nễ (ŚATRŪ-PAKṢA PRAMATHANI)
  49. Tỳ xá gia bà tứ nễ (VIJAYA VĀHINI)
  50. Hổ lỗ hổ lỗ (HURU HURU)
  51. Mẫu lỗ mẫu lỗ (MURU MURU)
  52. Chủ lỗ chủ lỗ (CURU CURU)
  53. A dữu ba bát nễ (ĀYUḤ PĀLANI)
  54. Tô la bà la mạt tha nễ (SURA VARA MATHANI)
  55. Tát bà đề phạt đa bổ thi đê (SARVA DEVATĀ PŪJITE)
  56. Địa lị địa lị (DHIRI DHIRI)
  57. Tam mạn đà bà lô cát đế (SAMANTA AVALOKITE)
  58. Bát lạp bệ, bát lạp bệ (PRABHE PRABHE)
  59. Tô bát lạp ba truật đề (SUPRABHE ŚUDDHE)
  60. Tát bà bả ba tỳ du đạt nễ (SARVA PĀPA VIŚODHANE)
  61. Đà la, đà la, đà la ni (DHARA DHARA DHARAṆI)
  62. Bạt la đà lệ (VARA DHARE)
  63. Tô mẫu tô mẫu (SUMU SUMU)
  64. Tô mẫu lỗ chiết lệ (SUMURU CALE)
  65. Chiết lệ giá la gia đột sắt tra (CALE CALĀYA DUṢṬA)
  66. Bô la gia , a thưởng (PŪRAYA ĀŚĀṂ)
  67. Thất lị bà bổ đà la xã gia ca mạt lệ (ŚRĪ VAPUDHANAṂ JAYA KAMALE)
  68. Khí sử ni, khí sử ni (KṢIṆI KṢIṆI)
  69. Tát bà đề bà đa phộc la đà ưởng câu thi (SARVA DEVATĀ VARADA AṄKUŚE)
  70. Án (OṂ)
  71. Bát đầu ma tỳ truật đề (PADMA VIŚUDDHE)
  72. Du đạt nễ truật đề (ŚODHANE ŚUDDHE)
  73. Bà la bà la (BHARA BHARA)
  74. Tỳ lị tỳ lị (BHIRI BHIRI)
  75. Bộ lỗ bộ lỗ (BHURU BHURU)
  76. Mộng nghiệp la nhiếp bật đề ( MAṂGALA VIŚUDDHE)
  77. Ba bật đa la mộc khê (PAVITRA MUKHE)
  78. Sai ca lị (KHARGARI)
  79. Khư la khư la (KHARA KHARA)
  80. Thập phộc lật đa thất lệ (JVALITA ŚIRE)
  81. Tam mạn đa bát la tát lị đa phộc bà tất đa truật đề (SAMANTA PRASARITA AVABHAṢITA ŚUDDHE)
  82. Thập phộc la, thập phộc la, tát bà đề phộc nghiệt nỗ (JVALA JVALA SARVA DEVA-GAṆA)
  83. Tam ma nghiệt lật sa ni (SAMA AKARṢAṆI)
  84. Tát để phạt để (SATYA-VATI)
  85. Đát la đát la (TĀRA TĀRA)
  86. Ná già tỳ lỗ cát nễ đế (NĀGA VILOKINITE)
  87. La hổ la hổ (LAHU LAHU)
  88. Hổ nỗ hổ nỗ (HUNU HUNU)
  89. Sát ni sát ni (KṢIṆI KṢIṆI)
  90. Tát bà nghiệt la ha bạc sát ni (SARVA GRAHA BHAKṢAṆI)
  91. Tân nghiệt lị. Tân nghiệt lị (PIṂGALI PIṂGALI)
  92. Chủ mẫu, chủ mẫu, tô chủ mẫu (CUMU CUMU SUCUMU)
  93. Tỳ chiết lệ (VICALE )
  94. Đát la đát la (TĀRA TĀRA)
  95. Đa la gia đổ mạn, ma ma (Tôi tên là…) tả, ma ha bà gia (TĀRĀYA TUMAṂ MAMAṢYA MAHĀ-BHAYA)
  96. Tam muội đạt la , sa già la, bát lợi diễn đa, ba bả la, già già na (SAMUDRA-SĀGARA PRATYANTĀṂ PĀTĀLA GAGANA)
  97. Tam mạn đế na (SAMANTENA)
  98. Phạt chiết la thập phộc la tỳ truật đề (VAJRA-JVALA VIŚUDDHE)
  99. Bệ lị bệ lị (BHURI BHURI)
  100. Nghiệt bà phạt để, nghiệt bà phì du đạt nễ (GARBHA-VATI_ GARBHA VIŚODHANE)
  101. Câu khí sử tam bổ la ni (KUKṢI SAPŪRAṆI)
  102. Giả la, giả la, giá lật nễ (CALA CALA JVALANI)
  103. Bát la phạt lật sa đổ đề ba tam mạn đế na (PRAVAṢATU DEVA SAMANTENA)
  104. Đạt phiếu du độ kế na (DIDHYODAKENA)
  105. A mật lật đa phạt lật sa ni (AMṚTA VARṢAṆI)
  106. Đề phạt đa a phạt đa la ni (DEVATĀ AVA DHĀRAṆI)
  107. A tỳ tru giả đổ man (ABHIṢIṂCA TUMAṂ)
  108. A mật lật đa bà la bà bổ sái (AMṚTA VARA VAPUṢPE)
  109. Lạc xoa, ma ma (Tôi tên là…. ) tả (RAKṢA MAMAṢYA)
  110. Tát bạt đát la (SARVATRĀ)
  111. Tát bạt đà (SARVADĀ)
  112. Tát bà bà duệ biều (SARVA BHAYEBHYAḤ)
  113. Tát bổ ô ba đạt la bệ biều ( SARVA UPADRAVEBHYAḤ)
  114. Tát bổ ô bát tát kỳ biều ( SARVA UPASARGEBHYAḤ)
  115. Tát bà đột sắt tra bà già tệ (SARVA DUṢṬA-BHAYEBHYAḤ)
  116. Tỳ đát tả (BHĪTAṢYA)
  117. Tát bà yết lị yết la ha (SARVA KĀLI KALAHA)
  118. Tát yết la, tỳ phộc đà (VIGRAHA VIVĀDA)
  119. Đột táp phạp bát na (DUḤSVAPNĀṂ)
  120. Lật đột nễ mật đa a mang ngải biều (DURNI MINTA AMAṂGALLYABHYAḤ)
  121. Bả ba tỳ na xả nễ (PĀPA VINĀŚANI)
  122. Tát bà dược xoa, la sát, nễ bà la ni (SARVA YAKṢA RAKṢASA NIVĀRAṆI)
  123. Sa la ni tát lệ (SARAṆI SARE)
  124. Bà la bà la (BALA BALA )
  125. Bà la phạt để (BALA-VATI)
  126. Xà gia, xà gia, đổ mạn, ma ma (Tôi, họ tên…) tả (JAYA JAYA TUMAṂ MAMAṢYA)
  127. Tát bát đát la ( SARVATRĀ )
  128. Tát bà ca lam (SARVA KĀRAṂ)
  129. Tất diện đồ bật địa gia sa đà gia (SIDDHYANTU VIDYA-SĀDHAYAT)
  130. Tát bà mạn trà la sa đạt nễ ( SARVA MAṆḌALA SĀDHANI)
  131. Xã gia tất đề (JAYA SIDDHE)
  132. Tất đề, tô tất đề (SIDDHE SUSIDDHE )
  133. Tất địa gia, tất địa gia (SIDDHYA SIDDHYA)
  134. Bột địa gia, bột địa gia (BUDDHYA BUDDHYA)
  135. Bô la ni, bô la ni (PŪRAṆI PŪRAṆI)
  136. Tát bà bật địa gia địa nghiệt la mộ lật đê (SARVA VIDYA ADHIGATA MŪRTTE)
  137. Xà du đát lệ (JAYOTTARI)
  138. Xà gia phạt để (JAYA-VATI)
  139. Để sắt tra, để sắt tra (TIṢṬA TIṢṬA)
  140. Tam ma gia ma nô ba lại gia (SAMAYAM ANUPĀLAYA)
  141. Đát tha nghiệt đa truật đề (TATHĀGATA ŚUDDHE)
  142. Tỳ gia bà lô ca gia đổ man, ma ma (Tôi tên là…) ta (VYĀVALOKAYA TUMAṂ MAMAṢYA)
  143. A sắt tra hật hiệt lam ma ha bà gia đà lỗ ni (AṢṬA BHIRI MAHĀ- BHAYA DĀRUṆI)
  144. Tát la tát la (SARA SARA)
  145. Bát la tát la, bát la tát la (PRASARA PRASARA)
  146. Tát bà phộc la noa tỳ du đạt nễ (SARVA AVĀRAṆA VIŚODHANE)
  147. Tam mạn đa ca la mạn trà la truật đề (SAMANTA KĀRA MAṆḌALA ŚUDDHE)
  148. Tỳ nghiệt đế, tỳ nghiệt đế (VIGATE VIGATE)
  149. Tỳ nghiệt đa mạt lị đạt nễ (VIGATA VARDHANI)
  150. Khí ni, khí ni (KṢIṆI KṢIṆI)
  151. Tát bà bả ba tỳ truật đề (SARVA PĀPA VIŚUDDHE)
  152. Mạt la tỳ truật đề (MĀRA VIŚUDDHE)
  153. Đế xã phạt để phạt chiết la phạt để (TEJA-VATI VAJRA-VATI)
  154. Trất lệ lô ca địa sắt xỉ đế, sa ha (TRAILOKYA ADHIṢṬITE SVĀHĀ)
  155. Tát bà đát tha nghiệt đa mộ la đà tỳ sắc cát đế, sa ha (SARVA TATHĀGATA MURDHA ABHIṢIKTE SVĀHĀ)
  156. Tát bà bồ đề tát đỏa tỳ sắc cát đế, sa ha (SARVA BODHISATVA ABHIṢIKTE SVĀHĀ)
  157. Tát bà đề phạt đa tỳ sắc cát đế, sa ha (SARVA DEVATĀ ABHIṢIKTE SVĀHĀ)
  158. Tát bà đát tha nghiệt đa hiệt lị đà gia, địa sắt xỉ đế, sa ha (SARVA TATHĀGATA-HṚDAYA ADHIṢṬITE SVĀHĀ)
  159. Tát bà đát tha nghiệt đa tam muội gia tất đề, sa ha (SARVA TATHĀGATA-SAMAYA SIDDHE SVĀHĀ)
  160. Ấn điệt lệ, ấn đà la phạt để, ấn đà la biều bà lô cát đế, sa ha (INDRE INDRA-VATI INDRA VYĀVALOKITE SVĀHĀ)
  161. Bột la hê mê, bột la hê mê, bột la ha ma địa du sắt đế, sa ha (BRAHME BRAHME BRAHMA ADHYUṢṬE SVĀHĀ)
  162. Tỵ sắt nỗ na ma tất cát lật đế, sa ha (VIṢṆU NAMASKṚTE SVĀHĀ)
  163. Ma hê thấp phộc la na ma tất cát lật đế, sa ha (MAHEŚVARA NAMASKṚTE SVĀHĀ)
  164. Phạt chiết la đạt la, phạt chiết la bả ni, ba la phì lị gia địa sắt xỉ đế, sa ha (VAJRA-DHĀRA VAJRA-PĀṆI BALA VĪRYA ADHIṢṬITE SVĀHĀ)
  165. Điệt lị để tra sắt tra la gia, sa ha (DHṚTA-RĀṢṬRĀYA SVĀHĀ)
  166. Tỳ lô trạch ca gia, sa ha (VIRŪḌHAKĀYA SVĀHĀ)
  167. Tỳ lô bác xoa gia, sa ha (VIRŪPĀKṢĀYA SVĀHĀ)
  168. Bùi thất la hạt noa gia, sa ha (VAIŚRAVAṆĀYA SVĀHĀ)
  169. Chiết đốt ma ha la xà na ma tất cát lị đa gia, sa ha (CATUR-MAHĀ-RĀJA NAMASKṚTĀYA SVĀHĀ)
  170. Bà lô noa gia, sa ha (VARUṆĀYA SVĀHĀ)
  171. Diêm ma bố xà, na ma tất cát lị đa gia, sa ha (YAMA PŪJA NAMASKṚTĀYA SVĀHĀ)
  172. Phộc lỗ noa gia, sa ha (VARUṆĀYA SVĀHĀ)
  173. Ná già tỳ lỗ chỉ đa gia, sa ha ( NĀGA-VILOKITĀYA SVĀHĀ)
  174. Đề bà nghiệt nễ biều, sa ha (DEVA-GAṆEBHYAḤ SVĀHĀ)
  175. Ná già nghiệt nễ biều, sa ha (NĀGA-GAṆEBHYAḤ SVĀHĀ)
  176. Dược xoa nghiệt nễ biều, sa ha (YAKṢA-GAṆEBHYAḤ SVĀHĀ)
  177. Kiền đạt bà nghiệt nễ biều, sa ha (GANDHARVA-GAṆEBHYAḤ SVĀHĀ)
  178. A tô la nghiệt nễ biều, sa ha (ASURA-GAṆEBHYAḤ SVĀHĀ)
  179. Bà lỗ trà nghiệt nễ biều , sa ha (GARUḌA-GAṆEBHYAḤ SVĀHĀ)
  180. Khẩn na la nghiệt nễ biều, sa ha (KIṂNARA-GAṆEBHYAḤ SVĀHĀ)
  181. Ma hô la già nghiệt nễ biều, sa ha (MAHORAGA-GAṆEBHYAḤ SVĀHĀ)
  182. La sát sa nghiệt nễ biều, sa ha (RĀKṢASA-GAṆEBHYAḤ SVĀHĀ)
  183. Ma nô sái biều, sa ha (MANUṢYEBHYAḤ SVĀHĀ)
  184. A ma nô sái biều, sa ha (AMANUṢYEBHYAḤ SVĀHĀ)
  185. Tát bà nghiệt lạc hê biều, sa ha (SARVA GRAHEBHYAḤ SVĀHĀ)
  186. Tát bà bồ đế biều, sa ha (SARVA BHŪTEBHYAḤ SVĀHĀ)
  187. Bế lệ đế biều, sa ha (PRETEBHYAḤ SVĀHĀ)
  188. Tất xá chế biều, sa ha (PIŚĀCEBHYAḤ SVĀHĀ)
  189. A bát tát ma lệ biều, sa ha (APASMĀREBHYAḤ SVĀHĀ)
  190. Cam bàn trệ biều, sa ha (KUMBHĀṆḌEBHYAḤ SVĀHĀ)
  191. Án, đổ lỗ đổ lỗ, sa ha (OṂ_ DHURU DHURU SVĀHĀ)
  192. Án, đô lỗ đô lỗ, sa ha (OṂ_ TURU TURU SVĀHĀ)
  193. Án, mẫu lỗ mẫu lỗ, sa ha (OṂ_ MURU MURU SVĀHĀ)
  194. Ha na ha na tát bà thiết đổ lỗ nam, ma ma (Tôi tên là…) tả, sa ha (HANA HANA SARVA ŚATRŪNĀṂ MAMAṢYA SVĀHĀ)
  195. Đà ha đà ha tát bà đột sắt tra , bát la đột sắt tra, ma ma (Tôi tên là…) tả, sa ha (DAHA DAHA SARVA DUṢṬA PRADUṢṬA MAMAṢYA SVĀHĀ)
  196. Bát giả bát giả tát bà bát lật để thiết lam, bát lạt để mật đa la, ma ma (Tôi tên là…) tả, sa ha (PACA PACA SARVA PRATYATHIKA PRATYĀMITRANĀṂ MAMAṢYA SVĀHĀ)
  197. Thập phộc lật đa gia, sa ha (JVALITĀYA SVĀHĀ)
  198. Bát la thập phộc lật đa gia, sa ha (PRAJVALITĀYA SVĀHĀ)
  199. Chập bát la thập phộc lật đa gia, sa ha (DĪPTA JVALITĀYA SVĀHĀ)
  200. Tam mạn đa bát la thập phộc lật đa gia, sa ha (SAMANTA PRAJVALITĀYA SVĀHĀ)
  201. Ma ni bạt đạt la gia, sa ha (MAṆI-BHADRĀYA SVĀHĀ)
  202. Bố lật noa bạt đà la già, sa ha (PŪRṆA-BHADRĀYA SVĀHĀ)
  203. Ma ha ca la gia, sa ha (MAHĀ-KĀLĀYA SVĀHĀ)
  204. Ma để lị già noa gia, sa ha (MĀTṚ-GAṆĀYA SVĀHĀ)
  205. Dược khí ni nam, sa ha (YAKṢAṆĪNĀṂ SVĀHĀ)
  206. La sát tử nam, sa ha (RĀKSASĪNĀṂ SVĀHĀ)
  207. A ca xá ma để lị nẫm, sa ha (ĀKĀŚA-MĀTṚNĀṂ SVĀHĀ)
  208. Tam mộ đà la nễ bà tát la nẫm, sa ha (SAMUDRA NIVĀSINĪNĀṂ SVĀHĀ)
  209. Hạt la để lị chiết la lam nẫm, sa ha (RĀTṚ-CARĀṆĀṂ SVĀHĀ)
  210. Địa phạt sa chiết la nẫm, sa ha (DIVASA- CARĀṆĀṂ SVĀHĀ)
  211. Để lị san địa chiết la nẫm, sa ha (TRISANTYA-CARĀṆĀṂ SVĀHĀ)
  212. Bệ la chiết la nẫm, sa ha (VELA-CARĀṆĀṂ SVĀHĀ)
  213. A bệ la chiết la nẫm, sa ha (AVELA- CARĀṆĀṂ SVĀHĀ)
  214. Nghiệt bà chiết lệ biều, sa ha (GARBHAHĀREBHYAḤ SVĀHĀ)
  215. Nghiệt bà san đà la ni, hổ lỗ hổ lỗ, sa ha (GARBHA SANDHĀRAṆI HULU HULU SVĀHĀ)
  216. Án, sa ha (OṂ SVĀHĀ)
  217. Tát bà bộ, sa ha (SVĀḤ BHŪḤ SVĀHĀ)
  218. Bộ phộc , sa ha (BHŪVĀḤ SVĀHĀ)
  219. Bồ lạc bộ phộc, sa ha (BHŪR-BHŪVĀḤ SVĀHĀ)
  220. Chất trí chất trí, sa ha (CIṬI CIṬI SVĀHĀ)
  221. Phí trí phí trí, sa ha (VIṬI VIṬI SVĀHĀ)
  222. Đà la ni, sa ha (DHĀRAṆĪ SVĀHĀ)
  223. Tỳ la ni, sa ha (DHIRAṆI SVĀHĀ)
  224. A kỳ nễ, sa ha (AGNI SVĀHĀ)
  225. Đế thú bà bố, sa ha (TEJO VĀYU SVĀHĀ)
  226. Chỉ lị chỉ lị, sa ha (CILI CILI SVĀHĀ)
  227. Nễ lị nễ lị, sa ha (DILI DILI SVĀHĀ)
  228. Tứ lị tứ lị, sa ha (HILI HILI SVĀHĀ)
  229. Bột địa gia, bột địa gia, sa ha (BUDDHYA BUDDHYA SVĀHĀ)
  230. Mạn trà la tất đề duệ, sa ha (MAṆḌALA SIDDHIYE SVĀHĀ)
  231. Mạn trà la bạn đề duệ, sa ha (MAṆḌALA BANDHEYE SVĀHĀ)
  232. Tư ma bạn đạt nễ, sa ha (SĪMĀ BANDHANE SVĀHĀ)
  233. Chiêm bà chiêm bà, sa ha (JAMBHA JAMBHA SVĀHĀ)
  234. Tất đam bà , tất đam bà, sa ha (STAMBHA STAMBHA SVĀHĀ)
  235. Sân đà sân đà, sa ha (CCHINDA CCHINDA SVĀHĀ)
  236. Tần đà tần đà, sa ha (BHINDA BHINDA SVĀHĀ)
  237. Bạn đà bạn đà, sa ha (BANDHA BANDHA SVĀHĀ)
  238. Mâu ha gia, mâu ha gia, sa ha (MOHAYA MOHAYA SVĀHĀ)
  239. Ma ni tỳ truật đề, sa ha (MAṆI VIŚUDDHE SVĀHĀ)
  240. Tố lật duệ, tố lật duệ, Tô lị gia tỳ truật đề, sa ha (SŪRYE SŪRYE SŪRYA VIŚUDDHE SVĀHĀ)
  241. Chiến điệt lệ, tô chiến điệt lệ, bố lật noa chiến điệt lệ, sa ha (CANDRE SUCANDRE PŪRṆA-CANDRE SVĀHĀ)
  242. Nhạ sát đát la gia, sa ha ( NAKṢATRĀYA SVĀHĀ)
  243. Thấp phệ, sa ha (ŚIVE SVĀHĀ)
  244. Phiến để duệ, sa ha (ŚĀNTIYE SVĀHĀ)
  245. Tô phạt tất để nễ, sa ha (SVASTYA YANE SVĀHĀ)
  246. Thủy phạm yết, Phiến dạ yết, Bố sắt trí phạt lật đà nễ, sa ha (ŚIVAṂ KĀRI_ ŚĀNTI KĀRI_ PUṢṬI VARDHANI SVĀHĀ)
  247. Thất lị yết lị, sa ha (ŚRĪ KĀRI SVĀHĀ)
  248. Thất lị gia phạt lật đà nễ, sa ha (ŚRĪYA VARDHANI SVĀHĀ)
  249. Thất lị gia thập phộc la nễ, sa ha (ŚRĪYA JVALANI SVĀHĀ)
  250. Na mâu chi, sa ha (NAMUCI SVĀHĀ)
  251. Ma lỗ chi, sa ha (MARUCI SVÀHÀ )
  252. Bệ già phạt để, sa ha (VEGA VATI SVĀHĀ)

_Nhất thiết Phật Tâm Chú:

  1. Án (OṂ)
  2. Tát bà đát tha nghiệt đa mô lật đế (SARVA TATHĀGATA-MŪRTTE)
  3. Bát lạt phộc la nghiệt đa bà duệ (PRAVARA GATA BHAYE)
  4. Xá ma đổ diễn, ma ma (Tôi tên là…. ) tả, tát bà bà bế biều (ŚAMAYA TUMAṂ MAMAṢYA _ SARVA PĀPEBHYAḤ)
  5. Tát bà bà duệ biều (SARVA BHAYEBHYAḤ)
  6. Sa tất để hạt la bà phạt đổ (SVĀSTIRBHAVATU)
  7. Mâu chi mâu chi (MUṆI MUṆI)
  8. Tỳ mâu chi (VIMUṆI)
  9. Chiết lị chiết la nễ nghiệt đế (CALE CALANE GATE)
  10. Bà gia ha la nễ (BHAYA HĀRAṆI)
  11. Bộ địa bộ địa (BODHI BODHI)
  12. Bộ đà gia, bộ đà gia (BODHIYA BODHIYA )
  13. Bột địa lị, bột địa lị (BUDHILI BUDHILI)
  14. Tát bà đát tha nghiệt đa tứ lị đà gia (SARVA TATHĀGATA-HṚDAYA)
  15. Thụ sắt lai (JUṢṬAI)
  16. Sa ha (SVĀHĀ)

_Nhất Thiết Như Lai Phật Tâm Ấn Chú:

  1. Án (OṂ)
  2. Phạt thiệt la phạt để (VAJRA-VATI )
  3. Phạt thiệt la bát lạt để sắt xỉ đế truật đề (VAJRA PRATIṢṬITE ŚUDDHE)
  4. Đát tha nghiệt đa mộ đà la (TATHĀGATA-MUDRA )
  5. Địa sắt xá na, địa sắt xỉ đế, sa ha (ADHIṢṬANA ADHIṢṬITE SVĀHĀ)

_Quán Đỉnh Chú:

  1. Án (OṂ)
  2. Mẫu nễ, mẫu nễ, mẫu nễ phạt lệ (MUṆI MUṆI MUṆI VARE)
  3. A tỳ tru giả đổ mê (ABHIṢIṂCA TUME)
  4. Tát bà đát tha nghiệt đa mạn, ma ma (Tôi tên là…) tả (SARVA TATHĀGATĀNĀṂ MAMAṢYA)
  5. Tát bà bật địa gia tỳ sái kê (SARVA VIDYA ABHIṢEKAI)
  6. Ma ha phạt chiết la ca phạt giá, mộ đà la mộ địa lị đế (MAHĀ-VAJRA KAVACA-MUDRA MUDRITEḤ )
  7. Đát tha nghiệt đa tứ lị đà gia (TATHĀGATA-HṚDAYA)
  8. Địa sắt xỉ đa phạt chiết lệ, sa ha (ADHIṢṬITA VAJRE SVĀHĀ)

_Quán Đỉnh Ấn Chú

  1. Án (OṂ)
  2. A mật lật đa (AMṚTA)
  3. Phạt lệ phộc la phộc la (VARE VARA VARA)
  4. Bát la phộc la (PRAVARA)
  5. Tỳ truật đề (VIŚUDDHE)
  6. Hàm hàm (HŪṂ HŪṂ )
  7. Phán tra, phán tra (PHAṬ PHAṬ)
  8. Sa ha (SVĀHĀ)

_Kết Giới Chú:

  1. Án (OṂ)
  2. A mật lật đa tra lô yết nễ (AMṚTA VILOKINI)
  3. Nghiệt bà lạc sát ni (GARBHA RAKṢAṆI)
  4. A nghiệt lật sa ni (AKARṢAṆI)
  5. Hàm hàm (HŪṂ HŪṂ )
  6. Phán tra, phán tra (PHAṬ PHAṬ)
  7. Sa ha (SVĀHĀ)

_Phật Tâm Chú:

  1. Án (OṂ)
  2. Tỳ ma le (VIMALE)
  3. Xà gia phạt đế (JAYA-VATI)
  4. A mật lật đế (AMṚTE)
  5. Hàm hàm hàm hàm (HŪṂ HŪṂ HŪṂ HŪṂ)
  6. Phán tra, phán tra, phán tra, phán tra (PHAṬ PHAṬ PHAṬ PHAṬ)
  7. Sa ha (SVĀHĀ)

_Tâm Trung Tâm Chú:

  1. Án (OṂ)
  2. Tô lỗ tô lỗ (SURU SURU)
  3. Bạt la bạt la (BHARA BHARA)
  4. Tam bạt la, tam bạt la, ấn niết lị gia (SAṂBHARA SAṂBHARA INDRIYA)
  5. Tỳ dụ đạt nễ (VIŚODHANE)
  6. Hàm hàm (HŪṂ HŪṂ)
  7. Lỗ lô giá lệ (RURU CALE)
  8. Ca lỗ giá lệ, sa ha (KURU CALE SVĀHĀ)

Hiệu chỉnh xong vào ngày 26/08/2011