KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

Hán dịch: Bát Thích Mật Đế
Việt dịch: Hòa Thượng Thiền Sư Thích Từ Quang

 

QUYỂN 6

1. NGÀI QUÁN-THẾ-ÂM GIÁC-NGỘ DO NHĨ CĂN.

Khi ấy Ngài Quán-Thế-Âm Bồ-Tát đứng dậy đảnh lễ và bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Tôi nhớ ở một kiếp quá-khứ, cách nay đã Hằng-hà sa-sô’ kiếp, có Đức Phật Quán-Thế-Âm xuất thế độ- sanh. Tôi phát tâm Bồ-Đề, xuất gia theo Đức Phật Quán-Thế-Âm. Đức Phật dạy tôi phải nghe hiểu sáng-suốt, suy-xét sáng-suốt và tu-hành sáng-suốt để vào cảnh trí chánh-định.

Ban sơ tôi dùng tánh nghe-hiểu sáng-suốt quay trở lại bên trong, ly các duyên-trần, vào cảnh vắng-lặng, thì hai tướng động tịnh không có. Như vậy tuần-tự nhi tiến, tánh nghe và chỗ nghe đều hết. Đến khi thể “hết-nghe” ấy không trụ thì tánh giác và chỗ giác cũng thành không. Đến khi thể “không giác” ấy hoàn toàn thì tánh không và chỗ không cũng diệt. Khi “sanh-diệt” dứt tuyệt thì “tịnh-diệt” hiện tiền.

Thoạt nhiên tôi giải thoát, ra khỏi thế-gian và xuất thế-gian, trông thấy thập phương viên minh và được hai công đức thù-thắng:

a) Đối với bậc trên thì khế-hiệp Tự-Tâm Chơn-Như Diệu-giác của chư Phật và đồng một oai-lực Từ-Bi cùng chư Phật ở khắp mười phương pháp-giới.

b) Đối với hạng dưới thì khế-hiệp căn-cơ của chúng-sanh và đồng một lòng bi-ngưỡng cùng tất cả chúng-sanh trong lục đạo.

Bạch Đức Thế-Tôn! Nhờ tôi hết lòng cúng-dường Thầy tôi là Đức Phật Quán-Thế-Âm và nhờ Đức Phật truyền dạy cho tôi chọn lựa nhĩ-căn viên thông, trau dồi tánh nghe về bổn-giác và tánh nghe về thỉ-giác mà tu-chứng pháp chánh-định bền-chắc như ngọc Kim-cang.

Nhờ tu-chứng pháp chánh-định ấy, nên oai lực từ-bi cứu-thế của tôi đồng với oai lực từ-bi cứu thế của chư Phật. Tôi năng thị hiện 32 ứng-thân ở các quốc độ, hằng thuận chúng-sanh để cứu- khổ cứu-nạn.

2. BA MƯƠI HAI ỨNG-THÂN ĐỘ-SANH CỦA BỒ-TÁT QUÁN-THÊ-ÂM.

Ngài Quán-Thế-Âm Bồ-Tát bạch Phật: Bạch ĐứcThế-Tôn!

1. Nếu có các vị Bồ-Tát đã được chánh định, đang tu pháp vô-lậu, sẽ tròn đức giác ngộ thắng-diệu, thì tôi thị-hiện Phật-thân, vì các vị Bồ-Tát ấy, thuyết pháp độ cho cứu-cánh Phật-quả, hoàn toàn giải-thoát.

2. Nếu có các vị Hữu-học nào, tâm tịch-tịnh sáng-suốt, sẽ tròn đức giác ngộ thắng-diệu, thì tôi thị-hiện Độc-Giác Phật-thân đối-diện các vị ấy, thuyết pháp độ cho giải thoát.

3. Nếu có các vị Hữu-học nào đã tỏ-ngộ pháp Tứ-Đế, đang tiến tu vào Niết-Bàn, sẽ tròn đức giác-ngộ thắng-diệu, thì tôi thị- hiện Thinh-văn thân đối-diện các vị ấy, thuyết pháp độ cho giải thoát.

4. Nếu có chúng-sanh nào đã hiểu-biết sáng-suốt sự dâm-dục sanh ra oan-trái trói-buộc mãi trong biển khổ sanh-tử, vô-cùng nguy-hại mà quyết-định đoạn-tuyệt, thân-tâm thanh-tịnh- tu-hành, cầu đạo giải-thoát, thì tôi thị-hiện Phạm-Vương thân đối-diện chúng-sanh ấy, thuyết pháp độ cho giải thoát.

5. Nếu có chúng-sanh nào muôn làm Thiên-chủ thống-lãnh chư Thiên, thì tôi thị-hiện Đế-Thích thân đối-diện chúng-sanh ấy, thuyết pháp độ cho tùy-tâm mãn-nguyện.

6. Nếu có chúng-sanh nào muốn thân được tự-tại du-hành khắp mười phương, thì tôi thị-hiện Tự-Tại Thiên thân đối-diện chúng-sanh ấy, thuyết pháp độ cho tùy-tâm mãn nguyện.

7. Nếu có chúng-sanh nào muôn thân được tự-tại bay khắp hư-không, thì tôi thị-hiện Đại-Tự-Tại Thiên thân đối diện chúng- sanh ấy, thuyết pháp độ cho tùy-tâm mãn nguyện.

8. Nếu có chúng-sanh nào muốn thống-lãnh Quỉ-thần cứu-giúp quốc-độ, thì tôi thị-hiện Đại-Tướng-Quân thân đối diện chúng sanh ấy, thuyết pháp độ cho tùy tâm mãn nguyện.

9. Nếu có chúng-sanh nào muôn thống lãnh Thế-gian, để bảo hộ dân lành, thì tôi thị hiện Tứ-Thiên-Vương thân đối diện chúng sanh ấy, thuyết pháp độ cho tùy-tâm mãn nguyện.

10. Nếu có chúng-sanh nào muôn sanh về Thiên-cung, điều-khiển Quỉ-thần, thì tôi thị hiện Thái-tử của nước Tứ-Thiên-Vương đôì-diện chúng-sanh ây, thuyết pháp độ cho tùy-tâm mãn nguyện.

11. Nếu có chúng-sanh nào muốn làm Vua ở Nhân-gian, thì tôi thị-hiện Nhân-Vương thân đối-diện chúng-sanh ấy, thuyết pháp độ cho tùy tâm mãn nguyện.

12. Nếu có chúng-sanh nào muôn làm chủ các dòng-dõi tộc-tánh được quí-trọng ở thế-gian, thì tôi thị hiện Trưởng-giả thân đối diện chúng sanh ấy, thuyết pháp độ cho tùy tâm mãn nguyện.

13. Nếu có chúng-sanh nào muốn thuyết các danh-ngôn và tự sông ở chỗ thanh tịnh tu-hành, thì tôi thị hiện Cư-sĩ thân đối diện chúng sanh ấy, thuyết pháp độ cho tùy tâm mãn nguyện.

14. Nếu có chúng-sanh nào muốn cầm quyền cai-trị xứ-sở, hay là phê-phán vạn sự ở châu-huyện, thì tôi thị hiện Tể-quan thân đối diện chúng-sanh ấy, thuyết pháp độ cho tùy tâm mãn nguyện.

15. Nếu có chúng-sanh nào muôn làm nhà số-thuật sống trong cảnh tự-vệ, thì tôi thị hiện Bà-la-môn thân đối diện chúng sanh ấy, thuyết pháp độ cho tùy tâm mãn nguyện.

16. Nếu có vị Nam-tửnào, ham học pháp xuất-gia, giữ đủ giới-luật, thì tôi thị hiện Tỳ-khưu thân đối diện người ây, thuyết pháp độ cho tùy tâm mãn nguyện.

17. Nếu có vị Nữ-nhân nào, ham học pháp xuất-giá, giữ đủ giới-cấm, thì tôi thị hiện Tỳ-khưu-ni thân đối diện người ấy, thuyết pháp độ cho tùy tâm mãn nguyện.

18. Nếu có vị Nam-tử nào ưng giữ năm giới-cấm, thì tôi thị hiện Ưu-bà-tắc thân đốì diện người ấy, thuyết pháp độ cho tùy tâm mãn nguyện.

19. Nếu có vị Nữ-tử nào ưng giữ năm giới-cấm, thì tôi thị hiện Ưu-bà-ni thân đối diện người ấy, thuyết pháp độ cho tùy tâm mãn nguyện.

20. Nếu có vị Nữ-nhân nào muốn lập thân cầm quyền, sửa-sang gia đình và xứ-sở, thì tôi thị hiện Nữ-chủ thân ở ngôi Phu- nhân hoặc Mạng-phụ trong nước đối diện người ây, thuyết pháp độ cho tùy tâm mãn nguyện.

21. Nếu có vị Nam-tử nào không hề hoại nam-căn tức là suốt đời bất phạm dâm-dục, thì tôi thị hiện Đồng-nam thân đối diện người ấy, thuyết pháp độ cho tùy tâm mãn nguyện.

22. Nếu có vị Nữ-nhân nào thích làm xử-nữ tức là trinh-nữ không chịu lấy chồng, khỏi bị đàn ông xâm phạm, thì tôi thị hiện Đồng-nữ thân đối diện vị xử-nữ ây, thuyết pháp độ cho tùy tâm mãn nguyện.

23. Nếu có các con Rồng nào cần thoát-ly đường Long-luân, thì tôi thị hiện Long-thân đối diện vị ấy, thuyết pháp độ cho tùy tâm mãn nguyện.

24. Nếu có vị Dạ-Xoa nào muôn thoát-ly cảnh ngộ Dạ-Xoa, thì tôi thị hiện Dạ-Xoa-thân đối diện vị ấy, thuyết pháp độ cho tùy tâm mãn nguyện.

25. Nếu có vị Càn-thát-bà nào muôn thoát ly cảnh ngộ Càn-thát-bà, thì tôi thị hiện Càn-thát-bà thân đôi diện vị ấy, thuyết pháp độ cho tùy tâm mãn nguyện.

26. Nếu có vị A-tu-la nào muôn thoát ly cảnh ngộ A-tu-la, thì tôi thị hiện A-tu-la thân đốì diện vị ấy, thuyết pháp độ cho tùy tâm mãn nguyện.

27. Nếu có vị Khẩn-na-la nào muôn thoát ly cảnh ngộ Khẩn-na-la, thì tôi thị hiện Khẩn-na-la thân đốĩ diện vị ấy, thuyết pháp độ cho tùy tâm mãn nguyện.

28. Nếu có vị Ma-hầu-la-dà nào muôn thoát ly cảnh ngộ Ma-hầu-la-dà, thì tôi thị hiện Ma-hầu-la-dà thân đối diện vị ấy, thuyết pháp độ cho tùy tâm mãn nguyện.

29. Nếu có các người thích Nhân-luân, thật-hành nhân-đạo, thì tôi thị hiện Nhân-thân đối diện các người ấy, thuyết pháp độ cho tùy tâm mãn nguyện.

30, 31, 32) Nếu có loài Phi-nhân, Hữu-hình hoặc Vô-hình, Hữu-tưởng hoặc Vô-tưởng, muốn thoát ly khỏi hoàn-cảnh đau-khổ của họ, thì tôi tùy mỗi loàimà thị-hiện giống như họ, đối diện họ, thuyết pháp độ cho tùy tâm mãn nguyện.

Đó là 32 ứng-thân thanh tịnh mầu-nhiệm tùy duyên thị hiện vào các quôc-độ, dùng oai lực huyền diệu vô-tác của pháp văn- huân văn-tu Kim-cang tam-muội cứu-độ Đại-chúng được tự-tại, tùy tâm mãn nguyện.

3. MƯỜI BỐN PHÁP VÔ-ÚY THÍ CỦA Bồ-TÁT QUÁN-THÊ-ÂM.

Ngài Quán-Thế-Âm Bồ-Tát bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Tôi lại nhận-thức nhờ oai lực huyền diệu vô tác của pháp văn-huân văn-tu Kim-cang tam-muội, nên được đồng một lòng bi-ngưỡng với tất cả lục đạo chúng-sanh ở khắp ba đời mười phương pháp giới, khiến cho chúng-sanh nương theo thân-tâm của tôi, do đó tôi có được 14 pháp vô-úy thí như sau:

1. Tôi chẳng cần thấy ai nói lên tiếng, nhưng vẫn nghe hiểu, độ được chúng-sanh đau-khổ ở khắp mười phương, khi có tiếng kêu cứu, cảm ứng linh-thông, tức khắc được giải thoát nạn khổ.

2. Tánh tri-kiến xoay lại, độ được chúng-sanh có lâm vào nạn lửa, lửa không thể thiêu-đốt.

3. Quan sát tiếng nghe, độ được chúng-sanh có lâm vào nạn nước chảy mạnh cũng không thể đắm-chìm.

4. Trừ tuyệt vọng-tưởng, tâm không sát hại, độ được chúng-sanh có lâm vào quỉ-quôc, các loài quỉ không thể nhiễu-hại.

5. Huân-tập tánh nghe vi-diệu, chế-phục lục căn đồng với tiếng nghe, độ được chúng-sanh có bị nạn gươm đao, đao gãy từng đoạn, gươm chém như chém nước, lại cũng chẳng khác chi thổi ánh-sáng, vì không thể chuyển động.

6. Huân-tập tánh nghe tinh-minh, sáng suốt cả pháp-giới tất nhiên các thứ u- ám đen-tối không tồn-tại, độ được chúng-sanh có gặp các loài ác-quỉ, như Dạ-xoa, La-sát, Cưu-bàn-trà, Tỳ-xá-giả, Phù-đơn-na không thể nhiễu hại, dầu có đứng sát họ, họ cũng không thây.

7. Tánh nghe viên diệu cứu xét tiếng nghe trở lại bên trong, ly hết vọng-trần, độ được chúng-sanh thoát nạn gông cùm xiềng- xích.

8. Chuyển tiếng nghe tròn đủ thành đại lực từ-bi độ được chúng-sanh vượt qua các đường có giặc cướp nguy-hiểm.

9. Huân-tập tánh nghe dứt sạch điên-đảo, không bị danh-sắc cướp đoạt, độ được các chúng-sanh có tật đa-dâm, trừ tuyệt tham- dục.

10. Thuần tiếng nghe vô-trần, căn-cảnh viên-dung, không còn năng-đối sở-đối, độ được các chúng-sanh có tật sân-hận trừ tuyệt các thứ hờn-giận ganh-ghét.

11. Đoạn hết vọng-trần, thanh tịnh quang-minh, thân-tâm pháp-giới như ngọc Lưu-ly thông suốt vô-ngại, độ được các chúng-sanh có ác-chướng ngu dại không biết làm lành thoát nạn si-mê ám- muội.

12. Thân-nhiếp tiếng nghe chẳng động đạo tràng, trải khắp thế-gian, không hoại pháp-giới, năng cúng-dường thập phương chư Phật và làm Pháp-Vương tử, độ được các chúng-sanh không con, muốn cầu sanh trai thì có trai phước-đức trí-huệ.

13. Lục căn viên-thông, chiếu-diệu mười phương pháp-giới như một, sẩn gương đại viên Không-Tạng Như-Lai, thừa nhận và hoàn toàn thọ-lãnh pháp môn vi-mật của thập phương chư Phật, độ được các chúng-sanh không con, muốn cầu sanh gái thì có gái hữu tướng đoan-chánh nhu-thuận, dân-chúng đều quí mến.

14. Tam thiên đại thiên thế-giới có trăm ức nhựt nguyệt soi sáng, có các vị Pháp-Vương tử hiện trụ khắp thế-gian, rất nhiều như số cát trong 62 ức sông Hằng, tu chứng các pháp vô-lậu, tư lợi
kiêm lợi tha, hằng thuận và dùng đủ phương tiện trí-huệ giáo-hóa chúng-sanh, mỗi người mỗi pháp khác nhau, phước-đức vĩ đại vô- lượng vô-biên.

Phận tôi, do nhĩ-căn làm bổn-căn viên-thông, phát hiện oai- đức linh-cảm, thân tâm nhiệm mầu châu-biến khắp pháp-giới, độ
được chúng-sanh thọ trì danh hiệu của tôi: “Quán-Thế-Âm”, phước đức ấy, nếu so sánh với phước đức thọ trì danh hiệu của chưPháp- Vương tử rất nhiều như số cát trong 62 ức sông Hằng kia thì hai phước-đức đều bằng nhau.

Bạch Đức Thế-Tôn! Sở dĩ danh hiệu của tôi cân-xứng với các danh hiệu kia là nhờ tôi trải qua Hằng-hà sa-sốkiếp tu hành, viên- chứng pháp Chơn-Như viên-thông. Đó là mười bốn pháp thí vô-úy ban phước đầy đủ cho chúng-sanh.

4. TỨ DIỆU-ĐỨC CỦA BỒ-TÁT QUÁN-THÊ-ÂM.

Ngài Quán-Thế-Âm Bồ-Tát bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Vì tôi tu-chứng pháp Chơn-Thiệt viên-thông, thành đạo Vô-Thượng Bồ-Đề, nên tôi lại có thêm bốn đức vô tác huyền diệu không thể nghĩ bàn như sau:

5. Nhờ ban sơ tôi tu-tập đắc văn-tâm vi diệu, văn-tâm tinh-minh, viễn ly tất cả căn-tướng trần-tướng, nên kiến văn giác tri không còn phân-cách nhau, lại biến thành Bửu-Giác thanh tịnh viên dung, do đó tôi thị hiện vô sô” ứng-thân diệu dụng và thuyết ra vô-lượng chơn-ngôn vi mật.

Gia-chi-dĩ, Bửu-Giác thanh tịnh viên dung, thần-thông châu- biến khắp cả pháp giới, tôi hiện từ 1, 3, 5, 7, 9, 11 cái đầu, cho tới 108, 1.000, 10.000, 84.000 cái đầu kiên-cố; hoặc giả tôi hiện từ 2, 4, 6, 8, 10, 12, 14, 16, 18, 20, 24 tay cho tới 108, 1.000, 10.000, 84.000 tay đều có kiết ấn; hoặc giả tôi hiện 2, 4, 6, 8, mắt cho tới 108,1.000, 10.000, 84.000 mắt thanh tịnh quang minh, quí báu vô cùng; hoặc giả tôi hiện tướng từ-bi, tướng oai-hùng, tướng chánh-định, tướng trí-huệ cứu giúp chúng-sanh được tự-tại rộng lớn.

6. Nhờ tôi tu tập tánh nghe hiểu và tánh suy xét sáng suốt, thoát khỏi lục-trần, ví như tiếng nói vượt tường không bị ngăn- ngại, nên có năng lực mầu nhiệm thị hiện các hình tướng, truyền- tụng các mật-chú, hình-tướng và mật-chú đều lấy thể-tánh vô-úy bố-thí cho chúng-sanh. Vì cớ ấy tôi được thập-phương quốc-dộ gọi là thívô-úy giả.

7. Nhờ tôi dùng nhĩ-căn làm bổn-căn viên thông, tu tập thanh tịnh vi diệu nên tôi du-hành khắp pháp-giới cứu giúp các chúng- sanh dứt sự tham-luyến sắc trần, xã thân cầu đạo, xã phú cầu bần, hằng niệm danh hiệu Quán-Thế-Âm và cung thỉnh tôi thương xót quá-dộ.

8. Nhờ đắc Phật-âm, cứu cánh Bồ-Đề nên tôi thường dùng các vật quí báu cúng-dường thập phương chư Phật, cũng bo’-thí cho chúng-sanh ở khắp pháp-giới lục-đạo chịu rất nhiều đau khổ mà biết sám-hối, trì niệm danh hiệu Quán-Thế-Âm để cầu chồng, cầu vợ, cầu con, cầu cháu thì được như ý sở-cầu, cầu chánh định đắc chánh-định, cầu trường thọ đắc trường thọ, cho tới cầu Đại- Niết-Bàn cũng có ngày được Đại-Niết-Bàn.

Đó là tứ diệu-đức vô-tác từ-bi mầu nhiệm cứu độ chúng-sanh.

9. Bạch Đức Thế-Tôn ! Nay Đức Thế-Tôn hỏi chỗ viên thông, tôi xin bạch Phật rõ: Do nhĩ-căn, tôi được chánh định viên-diệu, đắc pháp Tam-ma-đề, thành tựu đạo quả Vô-Thượng Tri-Giác, nên tùy tâm thị hiện khắp cả pháp-giới tự-tại vô ngại.

Như vậy chỗ viên thông của tôi giác-ngộ là nhĩ-căn.

Bạch Đức Thế-Tôn! Đức Thầy của tôi là Đức Phật Quán-Thế-Âm, khen-ngỢi tôi sáng suốt tu chứng pháp nhĩ-căn viên thông, nên giữa Đại-Hội, Đức Thầy đã thọ ký cho tôi danh là Quán-Thế- Âm, vì tôi xem xét thấu-đáo, sáng suốt viên-mãn các tiếng than thở thảm-sầu và chí thành cầu-khẩn của tất cả chúng-sanh ở khắp thập-phương thế-giới để cứu độ giải thoát các khổ nạn.

Vì cớ ấy, đức hiệu Quán-Thế-Âm của tôi thâm-thâm diệu-diệu, châu-biến cả pháp-giới.

10. PHẬT THỂ-HIỆN OAI-ĐỨC KIẾT-TƯỜNG ĐỘ SANH

Khi ây, Đức Thế-Tôn ở tòa sư-tử, từ ngũ thể phóng hào-quang rực rỡ chiếu vào đảnh của thập phương chư Phật, chư Bồ-Tát và Pháp-Vương tử, chư Phật ở khắp mười phương quốc độ cũng từ ngũ thể phóng hào quang rực rỡ, chiếu lại đảnh của Đức Thế-Tôn, các vị Bồ-Tát và A-La-Hán ở trong Giáo-Hội.

Trong khi Đức Thế-Tôn phóng quang và chư Phật ở thập phương quốc độ phóng quang đáp lễ thì các nơi có rừng cây, ao hồ đều diễn ra tiếng pháp nhiệm-mầu và những tia hào quang sáng ngời giao-hiệp nhau như lưới tơ dệt, làm cho Đại-chúng trong Giáo-Hội được nghe diệu-âm và thây thắng-cảnh chưa từng có, tất cả đều tỏ ngộ pháp Kim-Cang Tam-muội.

Thời bấy giờ, chư Thiên rải hoa sen tốt đẹp đủ sắc xanh vàng đỏ trắng khắp thập phương hư-không, biến thành thất-bửu khiến các tướng núi sông đất bằng ở thế-giới Ta-bà đều phẳng-lặng, chỉ thấy mười phương quốc độ hòa-hiệp nhau như một cõi và nghe Pháp-âm tự nhiên phát ra đọc tụng thâm-trầm.

11. PHẬT BẢO BỒ-TẤT VĂN-THÙ TUYÊN CHỖ VIÊN-THÔNG CHO HẠNG HỮU-HỌC.

Khi ấy, Như-Lai bảo ngài Văn-Thù Sư-Lợi Pháp-Vương tử:

– Văn-Thù, ông xem hôm nay 25 vị Đại Bồ-Tát và A-La-Hán vô-học thuyết-trình phương tiện đắc quả vô-sanh nhẫn trong lúc ban sơ và tu chứng pháp chơn-thiệt viên-thông, công-đức hành- đạo của các vị ấy, không có hơn thua sai-biệt chi cả.

Nay Ta muốn cho ông A-Nan được khai ngộ, nên hỏi: Trong 25 pháp-môn tu chứng của các vị Thánh ấy, pháp nào thích-hợp với căn cơ hữu-học của ông A-Nan? Sau khi Ta nhập-diệt, chúng-sanh sơ-phát-tâm ở trong cõi Ta-bà này, muốn vào bậc Bồ-Tát, cần cầu đạo quả Vô-Thượng Tri-Giác thì phải dùng pháp-môn phương tiện nào dễ dàng nhứt để thành tựu công đức?

Ngài Văn-Thù Sư-Lợi Pháp-Vương tử, vâng theo từ-chỉ của Đức Như-Lai đứng dậy đảnh lễ, chí-tâm nương nhờ oai thần của Đức Như-Lai và xin Đức Như-Lai cho phép thuyết kệ như sau:

12. Bồ-TÁT VĂN-THÙ THUYẾT: CHƠN-NHƯ DUY-NHỨT, PHƯƠNG- TIỆN ĐA MÔN.

Tánh giác vốn tịnh, tròn,
Tròn, tịnh, giác huyền-diệu,
Sáng soi sanh xứ-sở,
Sở thành, tánh soi vong.
Mê-vọng như hư-không,
Nương không, thành thế-giới,
Do nghiệp, lập quôc-độ,
Có chúng-sanh giác-tri.
Nhứt-thiết ở trong giác,
Như bọt nổi mặt biển,
Trần-lậu như bụi nhỏ,
Theo không mà có sanh.
Bọt nước không vốn không,
Tam-giới cũng như vậy,
Gốc Chơn-Như duy-nhứt,
Phương-tiện có đa môn.
Tánh giác vôh thông-suốt,
Phương-tiện hiệp, bất-hiệp,
Phát tâm vào chánh-định,
Mau chậm không giông nhau (2).

12. . Bồ-TÁT VĂN-THÙ KHÔNG TUYÊN LỤC-TRẦN LÀM CHỖ VIÊN- THÔNG CHO HÀNG HỮU-HỌC.

Sắc-trần vốn hư-vọng,
Tánh biết không thông-suốt,
Căn-nguyên chẳng sáng-tỏ,
Thế nào được viên-thông?
Tai giao-tiếp thinh-trần,
Chỉ là danh giả-tạm,
Một không nhiếp tất cả,
Thế nào được viên-thông?
Mũi hiệp, có hương-trần,
Ly mũi ra không có,
Tánh biết vốn vô-thường,
Thế nào được viên-thông?
Vị chẳng có cội-gôc,
Lưỡi nếm mới sanh vị,
Biết vị chẳng phải một,
Thế nào được viên-thông?
Do thân, xúc phát hiện,
Không có chỗ sở-nhân,
Hiệp-ly không nhứt-định,
Thế nào được viên-thông?
Pháp-trần dựa theo ý,
Vọng-lập các xứ sở,
Năng sở không dung-hiệp,
Thế nào được viên thông?

13. BỒ-TÁT VĂN-THÙ KHÔNG TUYÊN NGŨ-CĂN (NHÃN TỸ THIỆT THÂN Ý) LÀM CHỖ VIÊN-THÔNG CHO HẠNG HỮU-HỌC.

Mắt thấy dầu rộng-rãi,
Rõ trước không rõ sau,
Bốn phía mất phân nửa,
Thế nào được viên-thông?
Mũi ngữi hơi ra vào,
Khoảng-giữa không giao-tiếp,
Gián-đoạn khó hiệp nhau,
Thế-nào được viên-thông?
Lưỡi nếm các vị-trần,
Có vị mới biết vị,
Vị mất, tánh biết mất,
Thế nào được viên-thông?
Thân cảm được xúc trần;
Không tròn được giác-quán
Ly nhau khó hiệp nhau,
Thế nào được viên-thông?
Ý hay sanh loạn-tưởng,
Khó ngộ-nhập Chơn-Như,
Vọng-niệm không gián-đoạn,
Thế nào được viên-thông?

14. Bồ-TÁT VĂN-THÙ KHÔNG TUYÊN LỤC-THỨC làm chỗ VIÊN-THÔNG CHO HẠNG HỮU-HỌC.
Nhãn-thức đôi căn, trần,
vốn không có cội-gôc,
Tự-thể chẳng nhứt-định,
Thế nào được viên-thông?
Chơn tâm biến pháp-giới,
Do đại-lực Vô-học,
Nhĩ-thức không căn-nguyên,
Thế nào được viên-thông?
Tỹ-thức nương quyền-cơ,
Nhiếp tâm trụ một chỗ,
Trụ nên tâm sở-trụ,
Thế nào được viên-thông?
Thiệt-thức khiến nói-năng,
Duyên khai-ngộ sở-thành.
Chỉ là món hữu-lậu,
Thế nào được viên-thông?
Trì-phạm buộc-ràng thân,
Không thân khỏi buộc-ràng,
Thân không có châu-biến,
Thế nào được viên-thông?
Thần-thông có túc-nhân,
Ý-thức khó thành-tựu,
Vọng-niệm không lìa vật,
Thế nào được viên-thông?

15. Bồ-TÁT VĂN-THÙ KHÔNG TUYÊN THẤT-ĐẠI làm CHỗ VIÊN-THÔNG CHO HẠNG HỮU-HỌC.

Nếu dùng tánh địa-quán,
Ngăn-ngại, khó thông-đạt,
Hữu-vi không Giác-tánh,
Thế nào được viên-thông?
Nếu dùng tánh thủy-quán,
Vọng-tưởng năng phát hiện,
Như-như không cần quán,
Thế nào được viên-thông?
Nếu dùng tánh hỏa-quán,
Thường sanh sự phi-lý,
Sơ-tâm không phương-tiện,
Thế nào được viên-thông?
Nếu dùng tánh phong-quán,
Động tịnh đối-đải nhau,
Đối-đải không giác-tánh,
Thế nào được viên-thông?
Nếu dùng tánh không-quán,
Hỗn-độn chẳng biết trước,
Chẳng biết nghịch Giác-đạo,
Thế nào được viên-thông?
Nếu dùng tánh thức-quán,
Thức-quán không thường-trụ,
Thuộc về pháp hư-vọng,
Thế nào được viên-thông?
Nếu dùng tánh kiến-quán,
Chư hạnh, niệm vô-thường,
Nhân-quả quyết-định có,
Thế nào được viên-thông? (3)

16. Bồ-TÁT VĂN-THÙ TUYÊN NHĨ-CĂN VIÊN-THÔNG.

Ngưỡng bạch Đức Thế-Tôn:
Như-Lai ở Ta-bà,
Chơn-giáo độ cõi này,
Thanh-tịnh do nhĩ-căn.
Muôn có pháp chánh-định,
Nhờ ngộ -nhập tiếng nghe,
Giải-thoát các khổ-não,
Bồ-tát Quán-Thế-Âm.
Trong Hằng-sa số-kiếp,
Vào tất cả xứ Phật,
Đại Tự-Tại oai-lực,
Vô-úy thí chúng-sanh.
Diệu-âm Quán-Thế-Âm,
Phạm-âm hải triều âm,
Độ thế-gian an-lành,
Xuất-thế đắc thường-trụ.
Ngưỡng bạch Đức Thế-Tôn:
Ngài Quán-Thế-Âm dạy:
Như người trong cảnh tịnh,
Mười phương đồng đánh trông,
Nghe rõ khắp các nơi,
Đó là toàn chơn-thiệt;
Nhãn-căn không thấy hết,
Tỹ thiệt cũng không tròn,
Thân có hiệp mới biết,
Ý-niệm cứ loạn-động;
Cách vách cũng nghe tiếng,
Tai nào lại chẳng nghe?
Năm căn khó so-sánh,
Vì chơn-thiệt thông-suốt.
Tánh Âm-thinh động tịnh,
Hóa thành có với không,
Không tiếng kêu không nghe,
Không thiệt nghe không tánh,
Tiếng không chắc bất diệt,
Tiếng có cũng bất sanh.
Sanh diệt đều ly hết,
Tức chơn-thiệt thường-trụ;
Dầu ở trong mộng-tưởng,
Chẳng có cũng chẳng không.
Giác-quan vượt suy-nghĩ,
Thân-tâm khó so-sánh;
ơ cõi Ta-bà này,
Tiếng luận-giải minh-bạch.
Chúng-sanh mê tánh nghe,
Theo tiếng bị luân-chuyển.
Ông A-Nan nhớ giỏi,
Khó sự tránh hiểu-lầm.
Theo vọng bị trầm-luân,
Xoay trở lại, hết vọng,
Ông A-Nan nghe kỹ,
Tôi nương theo Phật-lực,
Thuyết pháp kiên-cố nhứt.
Sắc tức không khó đoán,
Phật chánh-định chơn-thiệt.
Đã nghe Hằng-sa Phật,
Thuyết các môn vi-mật,
Nếu dục-lậu không trừ,
Nghe nhiều hóa ra tội,
Lấy tiếng nghe trì Phật,
Sao không nghe Chơn-Tâm?
Tánh nghe chẳng tự-nhiên,
Có tiếng mới có danh;
Thoát ly nghe với tiếng,
Mới vượt khỏi tánh nghe.
Một căn về cội-gốc,
Sáu căn được giải-thoát.
Thấy nghe như bị mù,
Tam giới giống hoa-đốm;
Hết nghe hết bịnh mù,
Vọng-trần dứt, giác hiện.
Tròn-tịnh, sáng thông-suốt,
Chiếu-diệu cả hư-không;
Trở lại xem thế-gian,
Như việc trong chiêm-bao.
Ma-Đăng-Già tại mộng,
Khó giữ ông A-Nan.
Sư ngoại-đạo tà-mỵ,
Giả-tạo hình nam-nữ,
Khiến hình biết lay-động,
Do máy tà điều-khiển;
Tắt máy tất im-lặng,
Tà-mỵ không có tánh;
Lục-căn giông như vậy,
Vồn nương một tinh-minh,
Lập ra sáu căn hiệp.
Nếu giải-trừ một căn,
Các căn thành vô-dụng,
Trần-cấu đoạn-trừ sạch,
Thể Chơn-giác hiện rõ,
Cho tới vô-minh tuyệt,
Tròn-sáng tức Như-Lai.(4)

16. Bồ-TÁT VÃN-THÙ PHỔ-KHUYẾN TU-CHỨNG NHĨ-CĂN VIÊN-THÔNG.

Ông A-Nan, Đại-chúng,
Xây máy nghe trở lại,
Hãy nghe theo Tự-Tánh,
Tự-Tánh thành Giác-đạo.
Viên-thông thiệt như vậy,
Vô-số Phật nương theo,
Một đường thẳng Niết-Bàn.
Chư Phật đời quá-khứ,
Do môn ấy thành-đạo.
Chư Bồ-Tát hiện-tại,
Nhờ pháp ấy, viên-minh.
Các Học-nhân vị-lai,
Phải y theo pháp ấy.
Tôi cũng chứng trong đó,
Ngài Quán-Thế-Âm đắc,
Đức Thế-Tôn cũng vậy.
Dùng đủ các phương tiện,
Nhằm cứu-độ mạt-kiếp.
Người cầu xuất-thế pháp,
Thành-tựu Niết-Bàn tâm.
Quán-Thế-Âm cao-cả.
Phương-tiện thâm-diệu khác,
Nhờ oai-thần chư Phật,
Cứu-thoát các trần-lao.
Nào phải pháp tu thường,
Cạn sâu đồng nói được,
Tôi lễ Như-Lai Tạng,
Vô-lậu khó nghĩ-bàn,
Nguyện gia-hộ đời sau,
Hiểu sáng-suốt pháp này.
Phương-tiện dễ thành-tựu,
Nên dạy ông A-Nan,
Dĩ-chí đời mạt-kiếp,
Cần sử-dụng nhl-căn,
Viên-thông hơn pháp khác,
Tầm chơn-thiệt như vậy (5)

17. TẤT CẢ ĐẠI-CHÚNG VUI THỌ PHÁP-KỆ.

Ngài A-Nan và Đại-chúng nghe xong pháp-kệ của Bồ-Tát Văn-Thù Sư-LỢi, thân-tâm an-vui vì được diệu-pháp khai-thị rõ-ràng quả-vị Như-Lai Bồ-Đ.ề Niết-Bàn, ví như người xa quê-hương lâu ngày chưa trở về, nhưng biết rõ đường đi.

Đại-chúng ở trong Giáo-Hội, có các vị Thiên-Long bát-bộ, các vị Hữu-học và sơ phát tâm Bồ-Tát đạo, rất nhiều như số cát sông Hằng, đều đắc bổn-tâm, viễn-ly, trần-cấu, được pháp-nhãn thanh tịnh, dĩ-chí các vị Tỳ-khưu-ni nghe xong Bồ-Tát kệ, cũng thành bậc A-La-Hán và vô sô” chúng-sanh phát tâm cầu đạo Vô-Thượng Chánh-đẳng Chánh-giác.

18. NGÀI A-NAN HỎI PHÁP AN-LẬP ĐẠO-TRÀNG ĐỘ-SANH.

Ngài A-Nan từ chỗ Đại-chúng đứng dậy, sửa y-phục tề chỉnh rồi hiệp-chưởng lạy Phật, tâm-địa sáng suốt, vừa buồn vừa vui và muốn Chánh-Pháp Như-Lai lợi-lạc cho tất cả chúng-sanh ở đời sau, nên cúi đầu bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn Đại từ-bi! Nay tôi tỏ ngộ pháp môn thành Phật để tu hành, không còn nghi-chấp nữa. Tôi thường nghe Đức Thế-Tôn dạy: Tự mình chưa đắc đạo nhưng biết hóa-độ người, đó là chỗ phát tâm tu hạnh Bồ-Tát. Như phần tự-giác đã vuông-tròn, hằng lấy lòng từ-bi giác-tha, đó là hoài-bảo xuất-thế độ sanh của chư Phật. Hiện tại tôi còn là hạng Hữu-học, chưa viên mãn phần tự-giác, nhưng tôi xin nguyện bảo-hộ tất cả chúng-sanh chơn-thành tu-hành trong thời mạt-kiếp.

Bạch Đức Thế-Tôn! Tôi thương xót các chúng sanh trong thời mạt-kiếp, xa Phật rất lâu, lại gặp rất đông tà-sư ngoại-đạo như sô” cát sông Hằng, giảng nói toàn ma-giáo huyễn-hoặc, ám-muội, phá-hoại, nhiễu-hại, nên các chúng-sanh ây dễ bị sa-ngã và khó tu hành viên-mãn, nếu muốn nhiếp tâm vào cảnh trí chánh định. Tôi không biết phải làm thế nào an-lập Đạo-tràng để cứu độ chúng-sanh xa lánh ma giáo và không thối chuyển Bồ-Đề tâm? Ngưỡng cầu Đức Thế-Tôn dạy bảo.

19. PHẬT DẠY TU GIỚI ĐỊNH HUỆ ĐỂ GIẢI-THOÁT.

Thời bây giờ, Đức Phật Thích-Ca, giữa Đại-chúng, khen ngợi ngài A-Nan:

– Lành thay! Lành-thay! Như lời ông vừa hỏi phép-tắc an-lập Đạo-tràng để cứu độ chúng-sanh bị chìm đắm khổ sở trong thời mạt-kiếp, ông hãy tịnh-tâm nghe kỹ, Ta dạy cho.

Ngài A-Nan và Đại-chúng đồng lặng-thinh vâng lời Đức Phật.

Đức Phật dạy:

– A-Nan! Ông thường nghe Ta tuyên thuyết sự-lý tu hành ba diệu-nghĩa quyết định ở trong Luật-tạng.

Ba diệu nghĩa ấy như sau:

  1. Nhiếp-tâm thành giới.
  2. Do Giới sanh Định.
  3. Do Định phát Huệ.

Là tam Vô-Lậu-học để cho những ai phát Bồ-Đề tâm tu hành trong sạch, cần-cầu giải-thoát tam giới luân-hồi sanh tử thống- khổ.

20. PHẬT DẠY ĐOẠN TÂM DÂM-DỤC ĐỂ GIẢI-THOÁT.

Đức Phật dạy:

– A-Nan! Nếu chúng-sanh trong sáu cõi phàm phu dứt tuyệt dâm-dục thì chắc chắn không bao giờ bị nghiệp báo luân hồi sanh tử tương tục.

Tu pháp chánh định nhĩ-căn viên thông cốt-yếu là giải thoát trần-lao, nhưng nếu không dứt tuyệt dâm-dục tất chẳng bao giờ ra khỏi trần-lao được, dầu có đa trí thiền định mà không giữ trai-tâm và không đoạn dâm-tâm thì dễ bị đọa lạc vào ma đạo. Thượng- phẩm thì làm Ma-vương, trung-phẩm thì làm ma-dân, hạ-phẩm thì làm ma-nữ có đông đệ-tử và đồ-chúng ở khắp nơi. Các loại ma ấy đều có tánh háo-thắng sâu-hiểm, ngã-mạn kiêu-căng, tự-tôn là bậc cao-nhứt, thành đạo cao nhứt.

Sau khi Ta nhập Niết-Bàn, trong thời kỳ mạt-pháp có nhiều dòng-dõi của các loại ma ấy hiện ra lừng-lẫy ở thế gian, phô-bày sắc-tướng mở rộng sự đa-dâm tham-dục, giả danh Thiện-Trí-Thức, lường gạt chúng-sanh, nếu ai không có sẩn phước đức nhân-duyên với Chánh-pháp ở tiền-kiếp thì dễ bị sa vào hầm-hố ái kiến nguy- nan và quên mất con đường giác-ngộ giải-thoát.

A-Nan! Như vậy từ nay về sau, ông cố-gắng giáo hóa chúng- sanh tu pháp chánh-định, trước phải giữ trai-tâm và đoạn dâm- tâm, đó là lời dạy minh-huấn thanh tịnh chơn-thiệt về nghĩa quyết định thứ nhứt của chư Phật ở quá khứ và của Ta ở hiện-tại.

A-Nan! Nếu tu pháp thiền định để giải thoát mà tâm nhơ-dục không đoạn tuyệt dâm-dục, ví như nấu sạn mà muốn thành cơm gạo, thì dầu có trải tới trăm ngàn kiếp cũng chỉ gọi là sạn nóng, chớ không bao giờ gọi là cơm gạo được. Tại sao? Tại sạn vốn không phải là gạo. Nếu lấy thân dâm-dục mà cầu Phật quả Vô- Thượng thật là vô-lý, dâm-thân là dâm-căn, căn-bổn đã thành dâm như vậy dĩ nhiên không thể nào giải-thoát được mà lại phải luân-hồi sanh tử trong tam-đồ-khổ, dầu có học hiểu diệu pháp cũng vô hiệu-lực.

Thế thì muôn thành tựu viên mãn Phật quả Vô-Thượng, nên tu hành theo pháp môn nào?

Nên giữ trai-tâm thanh tịnh tu hành giải-thoát theo pháp-môn thiền định, với thể thức đoạn dâm-thân, trước khi đoạn dâm-thân, phải đoạn dâm-tâm, hai thứ đoạn ấy đều diệt, cho tới tánh đoạn cũng diệt tận, như vậy mới hy vọng thành tựu viên mãn Phật quả Vô-Thượng.

Sau khi Ta nhập-diệt, ai thuyết pháp giông như Ta đã thuyết, đó là chơn-thiệt-ngữ từ-bi của Như-Lai. Nếu lời nói trái-nghịch với chơn-thiệt-ngữ từ-bi của Như-Lai tức là giả-thuyết tà-giáo mê- hoặc của loài ma Ba-tuần. Phàm làm đệ-tửcủa Phật, tu hành giải thoát, có bổn phận phải biết phân-biệt sáng-suốt thế nào là Phật, thế nào là ma.

21. . PHẬT DẠY ĐOẠN TÂM SÁT-SANH ĐỂ GIẢI-THOÁT.

Đức Phật dạy:

– A-Nan! Nếu chúng-sanh trong sáu cõi phàm phu dứt tuyệt sát-sanh thì chắc chắn không bao giờ bị nghiệp báo luân hồi sanh- tử tương tục.

Tu pháp chánh định nhĩ căn viên thông cốĩ-yếu là giải-thoát trần-lao, nhưng nếu không dứt tuyệt sát-sanh tất chẳng bao giờ ra khỏi trần-lao được, dầu có đa trí thiền định mà không đoạn tâm sát-sanh thì dễ bị đọa-lạc vào quỉ-đạo. Thượng-phẩm thì làm quỉ có thế-lực, trung-phẩm thì làm Dạ-xoa bay giữa hư-không với các quỉ soái, hạ-phẩm thì làm quỉ La-Sát đi trên mặt đất, cũng có đông đệ-tử và đồ-chúng ở khắp nơi. Các loại quỉ ấy có tánh háo- thắng sâu-hiểm, ngã-mạn kiêu-căng, tự tôn là bậc cao nhứt, thành đạo cao nhứt.

Sau khi Ta nhập Niết-Bàn, trong thời kỳ mạt pháp, có nhiều dòng-dõi của các loài quỉ ây hiện ra lừng lẫy ở thế gian, tự nói rằng ăn thịt mới đắc đạo Bồ-Đề.

A-Nan! Bât-đắc-dĩ Ta tạm thời cho một số Tỳ-khưu đau yếu ăn ngũ tịnh nhục(6), nhưng thịt ây do thần lực của Ta hóa-sanh chớ không có căn mạng, vì cuộc đất của dòng Bà-La-Môn ẩm-thấp lại thêm có đá-sạn nên loài thảo mộc khó sanh sản.

Một lần nữa, Ta nói lại cho ông rõ: Bất-đắc dĩ Ta mới tạm dùng thần-lực đại-bi biến hóa ra thịt cho một số Tỳ-khưu đau yếu ở chỗ khó trồng thảo-mộc để thọ dụng cho có vị mà thôi, chớ không phải thịt thiệt.

Ai đã nguyện dứt đường sanh-tử khổ và đã hoàn-toàn ly-gia cắt- ái, làmTỳ-khưu tu hành giải thoát thì dĩ nhiên phải trường trai giới-sát. Sau khi Ta nhập-diệt, những kẻ ăn thịt chúng-sanh làm sao được gọi là Phật-tử?

Các ông phải biết: Những kẻ ăn thịt chúng-sanh dầu được tâm- trí mở mang tu đại-định cũng chỉ thành quỉ Đại-La-Sát có thế-lực, hưởng phước báo hữu lậu trong thời gian khi phước báo hết tất nhiên trầm luân khổ hải sanh tử, những kẻ ấy chưa phải là đệ tử của Phật. Đó là hạng người ăn thịt lẫn nhau, giết hại lẫn nhau, tương sát tương-tàn, oan-oan tương-báo, ác-nghiệp vay-trả, không làm sao ra khỏi được các phàm-giới luân-hồi sanh-tử thống-khổ.

A-Nan! Như vậy từ nay về sau, ông cố gắng giáo hóa chúng- sanh tu pháp chánh-định, phải đoạn sát-sanh, đó là lời dạy minh- huấn thanh-tịnh chơn-thiệt về nghĩa quyết định thứ hai của chư Phật ở quá khứ và của Ta ở hiện tại.

A-Nan! Nếu tu thiền định để giải thoát mà không dứt tuyệt sát-sanh ví như người tự bít lấy hai lỗ tai rồi cất tiếng kêu lớn lên, nhưng cầu cho kẻ khác đừng nghe thì thật vô-lý, đó là hạng người muốn giữ kín-đáo mà chẳng những không có sự kín-đáo lại còn phô-trương rõ ràng.

ChưBồ-Tát và các vị Tỳ-khưu thanh tịnh khi di đường, không bao giờ nhổ hoặc đạp cỏ sống thì há lại đem tâm đại-bi lấy huyêt nhục của chúng sanh mà ăn hay sao?

Các vị Tỳ-khưu nào trường-trai tuyệt-dục, lại không ăn nhũ-lạc đề-hồ, không mặc hàng lụa tơ-nhiễu do con tằm mà có, hoặc áo cừu áo bào và các thứ y phục do lông thú làm ra, cũng không mang giày-dép bằng da thú thì các vị Tỳ-khưu ấy là bậc chơn-thiệt giải thoát trong đời, hết oan-gia túc-trái, khỏi nạn luân-hồi sanh tử ở tam giới thống-khổ. Vì cớ sao? Vì hễ dùng một phần của thân mạng nào, tự nhiên kết oan-gia túc trái với thân mạng đó, không tránh khỏi duyên-nghiệp vay trả, ví như người ở thế gian ăn hột lúa ở đất, tự nhiên chân đi không khỏi mặt đất được.

Người nào khéo sử-dụng thân tâm của mình ở ngũ-trược ác thế, biết suy xét cuộc đời sanh tử đau khổ vô thường đồng thời biết thương xót số’ phận thân tâm của các loài khác mà thân không tham ăn, tham mặc, tâm không tham luyến danh-lợi tài-sắc và những thứ vật chất xa-hoa phù-phiếm, đời sống giản dị thanh cao, Ta cho người ấy là bậc chơn-thiệt giải thoát.

Sau khi Ta nhập diệt, ai thuyết pháp giông như Ta đã thuyết đó là chơn-thiệt ngữ, từ-bi của Như-Lai, nếu lời nói đó trái nghịch với chơn-thiệt-ngữ từ-bi của Như-Lai tức là giả thuyết tà-giáo mê- hoặc của loài ma Ba-tuần.

Phàm làm đệ-tử của Phật, tu hành giải thoát, có bổn phận phải biết phân-biệt sáng-suốt thế nào là Phật, thế nào là ma.

22. PHẬT DẠY ĐOẠN TÂM THÂU-ĐẠO ĐỂ GIẢI-THOÁT.

Đức phật dạy:

– A-Nan! Nếu chúng-sanh trong sáu cõi phàm-phu dứt tuyệt thâu-đạo thì chắc chắn không bao giờ bị nghiệp báo luân-hồi sanh- tử tương-tục.

Tu pháp chánh-định nhĩ-căn viên-thông cốt-yếu là giải-thoát trần-lao, nhưng nếu không dứt tuyệt thâu-đạo tất chẳng bao giờ ra khỏi trần-lao được, dầu có đa-trí thiền định mà không đoạn tâm thâu-đạo thì dễ bị đọa-lạc vào tà-đạo. Thượng-phẩm thì làm tinh- quái, trung-phẩm thì làm yêu-mỵ, hạ-phẩm thì làm tà nhân bị ma quỉ nhập ám muội cuồng-loạn, cũng có đông đệ tử và đồ chúng ở khắp nơi. Các loài tà ấy có tánh háo-thắng sâu-hiểm, ngã-mạn kiêu-căng, tự-tôn là bậc cao nhứt, thành đạo cao nhứt.

Sau khi Ta nhập Niết-Bàn, trong thời kỳ mạt-pháp, có nhiều dòng dõi của các loài tà ấy hiện ra lừng lẫy ở thế gian âm thầm xảo quyệt, giả danh Thiện-Trí-Thức tự xưng là bậc Thánh-nhân cứu-thế mê-hoặc những người nhẹ tánh tối tăm khiếp sợ, nghe nhãm tin càn để dễ dắt dẫn đến chỗ tổn-hại cả hồn lẫn xác.

Như-Lai đã từng dạy các vị Tỳ-khưu trì bát khất-thực từ chỗ này sang chỗ khác cho dứt tuyệt tâm tham lam, hầu viên chứng Vô-Thượng Bồ-Đề. Các vị Tỳ-khưu ấy có phương tiện khỏi bận- rộn về sự ăn-uống để vượt qua thời gian mang thân tứ-đại hư-vọng sống trong tam giới phàm phu thống-khổ tức là thời gian tạm cư mà thôi, chớ khi thành đạo giải-thoát rồi thì quyết dịnh không trở lại sanh tử ở ngũ-trược ác thế nữa. Tại sao các loại tà trộm cắp lại mượn sắc phục của Phật, mua bán Phật, khai thác Phật-pháp, lạm- dụng Tam-Bảo, tạo ra nghề này nghề nọ để lợi-dưỡng, cống cao ngã-mạn, tự-tôn tự-đại, trở lại khinh-bỉ chê bai các vị xuất-gia chơn-chánh nghiêm-trì giới-đức cụ-túc, cho là tiểu-thừa, mà không sợ hậu quả sa-đọa địa-ngục? Ta thương-hại một số chúng-sanh nhẹ tánh bị các loại tà trộm-cắp cám-dỗ, sanh tâm vọng-chấp mê- hoặc, gian-trá phản-phúc, hủy-báng giới luật, hành động trái nghịch Chánh-Pháp Như-Lai, tạo tác ác nghiệp, kết cuộc chiêu lấy ác báo Vô-gián địa-ngục.

Sau khi Ta nhập-diệt, vị Tỳ-khưu nào phát Bồ-Đề tâm, chơn thành tu pháp chánh-định thì có thể đối trước Phật-cổt hoặc Phật- tượng, đốt một lóng ngón tay, hoặc lựa chỗ tôn-trọng ở thân-thể đặt một cây đèn đốt lên, hoặc đặt một hay ba viên hương đốt lên, để tiêu-biểu cúng-dường Phật, cầu đạo giải thoát, thì Như-Lai nói vị Tỳ-khưu ấy chắc-chắn trong một đời, trả xong tất cả nợ trần tục từ xưa đến nay, tiêu hết các nghiệp hữu-lậu, phiền-não, giải-thoát thế-gian sanh tử khổ, tuy chưa phải là bậc Vô-Thượng Chánh-đẳng Chánh-giác nhưng tâm địa thâm-nhập diệu-pháp Vô-Thương Chánh-đẳng Chánh-giác.

Nếu Tỳ-khưu không tạo được nhân xả-thân cúng-dường Phật, cầu đạo giải thoát như vậy thì dầu có tu hành vô-vi cũng trở lại sanh làm người ở thế-gian để trả cho hết các nợ trần-tục đã tạo trong vô-lượng kiếp trước, cho tới khi hoàn toàn trả xong nỢ cũ mới chứng quả vô-sanh nhẫn, cũng như Ta trong một tiền-kiếp phải ăn-cơm nâu bằrig thứ gạo do lúa xấu cho ngựa, ở tại chuồng ngựa của Vua Tỳ-Lang suốt ba tháng để trả cho hết nợ túc-thế.

A-Nan! Như vậy từ nay về sau, ông cố gắng giáo-hóa chúng- sanh tu pháp chánh-định, phải đoạn tâm thâu-đạo, đó là lời dạy minh-huấn thanh tịnh chơn-thiệt về nghĩa quyết định thứ ba của chư Phật ở quá-khứ và của Ta ở hiện tại.

A-Nan! Nếu tu pháp thiền định để giải thoát mà không dứt tuyệt thâu-đạo, ví như người đỗ nước vào chậu bể mà muôn cho đầy, dầu có trải bao nhiêu đời cũng không làm sao được.

Nếu vị Tỳ-Kưu nào chơn-thành tu hành giải thoát, ngoài y-bát, không bao giờ cất-giấu chất-chứa chi cả, phần khất-thực có dư thì bố-thí cho chúng-sanh đói khát; khi ở giữa Đại-chúng nhóm-họp, giữ oai-nghi lễ-phép đối với các chúng, không phân-biệt thân sơ, dầu với kẻ chê-bai cũng như với người khen-ngợi, xả hết các sự ái-ố, chế-ngự thân tâm rỗng không thông-suốt, nhục thân cốt-huyết đồng với chúng-sanh, chẳng bao giờ đem thuyết bất liễu-nghĩa của Phật trở lại thành chỗ kiến-giải riêng cá-nhân làm cho hạng sơ-cơ hiểu-lầm, tu hành được như vậy thì Như-Lai ấn-chứng cho thành bậc chánh định chơn-thiệt.

Sau khi Ta nhập-diệt, ai thuyết pháp giông như Ta đã thuyết, đó là chơn-thiệt ngữ, từ-bi của Như-Lai. Nếu lời nói trái nghịch với chơn-thiệt ngữ từ-bi của Như-Lai tức là giả thuyết tà-giáo mê- hoặc của loại ma Ba-tuần.

Phàm làm đệ tử của Phật, tu hành giải thoát, có bổn-phận phải biết phân-biệt sáng suốt thế nào là Phật, thế nào là ma.

23. PHẬT DẠY ĐOẠN TÂM ĐẠI-VỌNG-NGỮ ĐỂ GIẢI-THOÁT.

Đức Phật dạy:

– A-Nan! Nếu chúng-sanh trong sáu cõi phàm phu biết giữ thân tâm không dâm-dục, không sát-sanh, không thâu-đạo, vuông- tròn ba hạnh ấy nhưng cồn phạm đại-vọng-ngữ thì chẳng những không bao giờ được chánh định thanh tịnh lại còn thành ma ái- kiên, mất giông Như-Lai. Thế nào là đại-vọng-ngữ?

Như chưa đắc mà nói đắc, chưa chứng mà nói chứng, ưa thích làm Tôn-thắng đệ nhứt ở thế-gian, đối trước mặt người mà cống-cao ngã mạn tự xưng: Nay Ta đã đắc quả Tu-Đà-Hoàn, quả Tư- Đà-Hàm, quả A-Na-Hàm, quả A-La-Hán, hoặc quả-vị Bích-Chi Phật hay là các quả-vị của chưBồ-Tát Thập Địa, Địa-Tiền, nhằm mục-ãích dối-gạt và lạm-dụng thập phương đàn việt.

Những người phạm tội đại-vọng-ngữnhư vậy gọi là hạng nhứt- điên-ca, tự mình tiêu diệt giống Phật, chẳng khác chi người lấy búa đôn gốc cây Đa-la, Ta cho người ấy mất hết căn lành, không còn thấy biết chi cả, tự nhiên người ấy phải bị trầm-luân mãi ở biển-khổ, không bao giờ thành-tựu chánh-định được.

A-Nan! Ta có phú-chúc cho nhiều vị Bồ-Tát và A-La-Hán, sau khi Như-Lai nhập-diệt, nên vì đại-nguyện độ-sanh ở thế gian khổ, thị hiện hóa thân ra đời trong thời kỳ mạt-pháp, lấy hạnh đồng sự nhiếp, hằng thuận chúng-sanh, thị hiện hoặc Sa-Môn, cư-sĩ, hoặc đế-vương, tể-quan, hoặc đồng nam, đồng-nữ, hoặc nữ-thân góa phụ, thị hiện đủ các hạng sĩ nông công thương, không ngại giàu-nghèo, thanh-trược, hòa mình với người thế-gian để tuyên-dương Chánh-Pháp Như-Lai,

Các vị Bồ-Tát và A-La-Hán hóa-thân ấy sẵn sàng tâm đại từ đại bi vị-tha cứu thế, vđi ba yếu tố chơn thiện mỹ, tùy cơ-duyên và căn-tánh của mỗi hạng người mà giảng-dạy cho chúng-sanh biết rõ mê ngộ, ác thiện, khổ vui, để chúng sanh chuyển mê khai ngộ, cải ác vi thiện, thoát khổ được vui, tu hành tuần-tự nhi tiến vào cảnh trí chánh-định, đó là hướng dẫn chúng-sanh trở về nguồn- gốc Chơn-Như viên giác diệu minh thường trụ.

Các vị Bồ-Tát và A-La-Hán tu hành công-đức vô lậu cao cả như vậy, nhưng luôn luôn khiêm tốn, không bao giờ cống cao ngã- mạn, tự tôn hay là tự xưng Ta thật là bậc Bồ-Tát, hoặc Ta thật là bậc A-La-Hán, cũng không bao giờ tiết lậu huyền-cơ vi mật của chư Phật, hoặc khinh thường ngôn-ngữ vị-học, ngoại trừ di chúc kín-nhiệm trong thời mạng-chung.

Tại sao hạng người nhứt điên-ca lại si-mê cống-cao ngã mạn ám muội chúng sanh để phạm tội đại-vọng-ngữ? Thật là đáng thương hại!

A-Nan! Như vậy từ nay về sau, ông cố gắng giáo hóa chúng- sanh tu pháp chánh định, phải đoạn dâm-dục, sát-sanh, thâu-đạo và phải đoạn đại-vọng-ngữ, đó là lời dạy minh-huấn thanh tịnh chơn-thiệt quyết-định thứ tư của chư Phật ở quá khứ và của Ta ở hiện tại.

A-Nan! Nếu tu thiền định để giải thoát mà không dứt tuyệt đại-vọng-ngữ, ví như người lấy phân tô vào cây chiên-đàn dĩ nhiên có mùi thúi chớ muôn có mùi thơm thì hóa ra ngông cuồng và phi- lý.

Như-Lai dạy các vị Tỹ-Khưu phải dùng trực tâm lập Đạo-tràng ở trong tứ oai-nghi: hành trụ tọa ngọa và nhứt thiết tế-hạnh, luôn luôn thanh tịnh trang nghiêm, chớ không bao giờ vọng-dối, há lại tự giả-xưng là đắc pháp Thượng-nhân hay sao?

Nếu tự giả-xưng là Thượng-nhân thì chẳng khác chi một kẻ cùng đinh giả mạo danh hiệu Hoàng đế phải chịu tội tử-hình, huống chi giả-mạo đức hiệu của Phật để phạm tội đại-vọng-ngữ cực- trọng hay sao? Nếu chỗ tạo nhân giả-dối, dĩ nhiên phải thọ quả xấu-xa, dầu muôn cầu Phật giác-ngộ, ví như người lấy miệng cắn rún, không bao giờ có hiệu-quả.

Nếu trực tâm của vị Tỳ-Khưu nào như giây dờn thẳng, mặc nhiên tất cả đạo hạnh chơn-thiệt đều được chánh-định, không bao giờ bị ma-chướng ám muội được, thì Như-Lai ấn chứng cho vị Tỳ- Khưu ây thành bậc Bồ-Tát Vô-Thượng Tri-giác.

Sau khi Ta nhập-diệt, ai thuyết pháp giống như Ta đã thuyết đó là chơn-thiệt-ngữ từ-bi của Như-Lai. Nếu lời nói trái-nghịch với chơn-thiệt-ngữ từ-bi của Như-Lai tức là giả thuyết tà-giáo mê- hoặc của loại ma Ba-tuần.

Phàm làm đệ-tử Phật, tu hành giải-thoát, có bổn-phận phải biết phân-biệt sáng-suốt thế nào là Phật, thế nào là ma.

 

Chú Thích Quyển Sáu

1. Thí vô-úy giả:

– Thí: bô” thí, vô-úy: không sợ, giả: chỉ về người.

Thí vô-úy giả là một nhà bố-thí những cái không sợ.

Bồ-Tát Quán-Thế-Âm có diệu-đức cứu độ cấp bách những chúng- sanh lâm nguy ra khỏi nạn sơ-hãi.

 2. Đoạn văn Chơn-Như duy nhứt, phương tiện đa môn:

Nguyên Bổn-Tánh Chơn-Như viên-giác, thanh-tịnh thường trụ, mầu-nhiệm rộng lớn, châu biến khắp pháp giới, nhưng vì một niệm vô-minh trong lúc tối sơ mà hóa ra có mê-vọng. Vì mê-vọng che tối Chơn-Như, lập ra xứ-sở, khiến diệu-dụng sáng-tỏ không thực hiện được dường-như bị tiêu-vong.

– Mê vọng che tối Chơn-Như ví như mây mù che tôi mặt trăng, do đó mà có nghiệp-thức phát ra ngoan-không, lập thành thế giới. Có thế- giới tất có chúng sanh.

Phần nào có tánh hiểu biết gọi là hữu tình. Phần nào không có tánh hiểu biết gọi là vô-tình.

– Mê-vọng lập ra thế giới tuy lớn lao, nhưng đôi với Chơn-Như bao la vô tận ví như bọt nước đối với biển cả. Chí như các thứ hữu lậu chẳng khác chi hột bụi nhỏ-nhen nương theo hư-không thì mỏng mảnh vô-cùng.

– Mê-vọng sanh-diệt vô-thường, tam-giới: dục-giới, sắc-giới và vô-sắc-giới không có chi tồn-tại. Một khi pháp chơn trở về nguồn gốc thì thập phương thế giới dều tiêu lạc.

Bổn-Tánh Chơn-Như có một, chớ không phải hai. Chỉ vì nhân quả của chúng sanh không đồng, căn-cơ của chúng sanh sai-biệt, nên tuy Chơn-Nhưduy nhứt, nhưng muôn độ chúng-sanh trở về Chơn-Như, cần có nhiều phương-tiện.

Chơn-Như hoàn toàn thông-suốt, tự-tại vô-ngại. Khi chúng-sanh phát tâm trở về Chơn-Như thì người thượng-trí tu hành khác với kẻ hạ- căn, nhưng dầu phương tiện bất đồng, có mau có chậm khác nhau cũng đều hoàn-nguyên.

3. Đoạn văn số 9, sổ 10, sô’ 11 và số 12.

Bồ-Tát Văn-Thù không tuyển lục-trần, ngũ-căn (nhãn tỹ thiệt thân ý), lục-thức và thất-đại là chỗ viên-thông cho hạng Hữu-học sơ-phát- tâm. Nguyên cớ vì sao?

Nguyên ngài Ưu-Bà Ni-Sa-Đà lấy sắc-trần làm chỗ viên-thông, ngài Kiều-Trần-Như lấy thinh-trần làm chỗ viên-thông, ngài Hương-Nghiêm lấy hương-trần làm chỗ viên-thông, ngài Dược-Vương và ngài Dược-Thượng lấy vị-trần làm chỗ viên-thông, ngài Bạt-Đà Bà-La lấy xúc- trần làm chỗ viên-thông, ngài Ma-Ha Ca-Diếp lấy pháp-trần làm chỗ viên-thông. Các ngài ấy do lục-trần thành bậc vô-sanh nhẫn.

Các ngài A-Na Luật-Đà, Châu-Ly Bàn-Đặc-Ca, Kiều-Phạm Ba-Đề, Tất-Lăng-GiàBà-Ta và Tu-Bồ-Đề, mỗi ngài tuyển một trong sốngũ-căn (nhãn tỹ thiệt thân ý) làm chỗ viên-thông, tu chứng vô-sanh nhẫn.

Các ngài Xá-Lợi-Phất, Phổ-Hiền, Tôn-Đà-La Nan-Đà, Phú-Lầu- Na, Ưu-Bà-Ly, Đại Mục-Kiền-Liên, mỗi ngài chọn một trong sô” lục- thức(nhãn-thức, nhĩ-thức, thiệt-thức, thân-thức, ý-thức) làm chỗ viên-thông tu chứng vô-sanh nhẫn.

Các ngài Ô-Sô Sắc-Ma, Trì-Địa, Nguyệt-Quang, Lưu-Ly-Quang, Hư-Không Tạng, Di-Lặc, Đại-Thế-Chí, mỗi ngài lựa một trong sô” thâ”t- đại (hỏa, địa,thủy, phong, không, thức, kiến) làm chỗ viên-thông tu chứng vô-sanh nhẫn.

Các vị kể trên đều là bậc Vô-Học A-La-Hán nhẫn lên Bồ-Tát nên dùng lục-trần, ngũ-căn, lục-thức, thất-đại mà tu chứng như vậy được. Bồ-Tát Văn-Thù nhận thây các pháp tu chứng â”y rất khó thành tựu nên không khế-hiệp với ngài A-Nan và hạng Hữu-Học, sơ-phát-tâm ở cõi Ta-Ba.

Thê nên khi Đức Thích-Ca bảo Bồ-Tát Văn-Thù tuyển chỗ viên-thông cho ngài A-Nan và hạng Hữu-Học, sơ-phát-tâm thì Bồ-Tát Văn-

Thù không chọn lựa lục-trần, ngũ-căn, lục-thức, và thất-đại ấy.

4. Đoạn văn Bồ-Tát Văn-Thù tuyển nhĩ-căn viên thông.

Nguyên hiểu-thấu căn-cơ của ngài A-Nan là bậc Hữu-Học, cần một pháp-môn để thành-tựu, nên Đức Phật Thích-Ca bảo Bồ-Tát Văn-Thù chọn một pháp nào dễ thành tựu trong 25 pháp tu chứng của 25 vị Thánh Vô-học, cho ngài A-Nan và hạng Hữu-học sơ-phát-tâm trong cõi Ta-Bà.

Bồ Tát Văn-Thù chỉ tuyển trạch pháp môn lấy nhĩ căn làm chỗ viên thông để tu chứng vô-sanh nhẫn vì Bồ-Tát Văn-Thù nhận định pháp môn ấy dễ thành tựu. Chẳng riêng Bồ-Tát Quán-Thế-Âm mà ai ai cũng nên tu chứng phấp môn ấy. sở dĩ nhĩ-căn huyền-diệu hơn năm căn khác là nhờ có hai diệu-dụng:

a) Nhĩ -căn nghe được tiếng khắp nơi, không phân biệt chỗ nào, và không sỢ ngăn-ngại, ví như cách vách cũng nghe tiếng động được, không phải như các căn khác nếu có chút gì cản-trở hoặc xa một khoảng thời gian, thì mắt không thấy, mũi không ngữi, lưỡi không nếm, thân không xúc, ý không tưởng đến mục tiêu.

b) Nhĩ -căn có tánh nghe chơn-thiệt thường trụ, chẳng phải khi có tiếng động mà sanh, cũng chẳng phải khi im lặng mà diệt, tức là tánh nghe của nhĩ-căn không sanh diệt, không bị ý-căn chi-phối, ví như trong giấc-mộng, tánh nghe của nhĩ-căn vẫn có.

Nhĩ căn có hai diệu dụng thắng lợi như vậy nên dễ làm chỗ viên thông tu-chứng.

Chúng-sanh vì quên mất tánh nghe chơn-thiệt thường trụ mà mê chấp theo thinh-trần, nên bị chìm-đắm mãi ở biển khổ luân-hồi sanh-tử.

Cho tới ngài A-Nan là vị Hữu-học có tài nghe nhiều nhớ giỏi, nhưng chưa thoát nạn lầm-lạc nghi-chấp.

Nếu biết xoay trở lại bên trong để nghe Tự-Tâm Chơn-Như Viên-Giác, thanh tịnh trang-nghiêm thì vô minh và các trần-câu đều phải tiêu-tan.

Khi căn chưa giải-trừ ví như mắt bịnh thấy có hoa-đốm ở hư-không.

Khi căn giải-trừ xong thì mắt hết bịnh còn chi là hoa đốm.

Nếu vô minh và các trần-câu dứt sạch thì Bửu-giác viên tịnh châu
biến, thành đạo Vô-Thượng Tri-giác.

5. Đoạn văn Bồ-Tát Văn-Thù phổ-khuyến tu-chứng nhĩ-căn viên-thông. Bồ-Tát Văn-Thù nhận-định chỗ nhĩ -căn viên-thông dễ tu dễ chứng. Trong tam thế quá khứ, hiện tại và vị lai, bất luận ai phátBồ-Đề tâm, tu hành giải thoát đều cần nương theo pháp-môn ấy.

Bồ-Tát Văn-Thù có nói chính xưa kia Bồ-Tát cũng tùng pháp-môn ấy mà đắc vô-sanh nhẫn. Như vậy Bồ-Tát Văn-Thù lấy tâm chơn-thiệt mà chọn lựa cho ngài A-Nan và các vị Hữu-học, sơ -phát-tâm ở trong Giáo-Hội.

Bồ-Tát Văn-Thù lại còn đảnh lễ và cầu xin Đức PhậtThích-Ca gia-hộ cho tất cả chúng-sanh ở đời sau, khi phát tâm cầu đạo giải thoát đều theo pháp môn ấy mà dõng-mãnh tinh-tấn tu hành, không nên nghi-chẩp, vì pháp-môn ấy dễ thành tựu viên-mãn và khế-hiệp với căn cơ của chúng-sanh ở thế giới Ta-Bà.

6. Ngũ-tịnh-nhục: tức là năm thứ thịt kể dưới đây:

7. Tự-tử nhục: thịt của thú-vật tự chết.

8. Điểu-tàn nhục: thịt của thú-vật chết và bị chim ăn còn dư.

9. Bất-kiến-sát nhục: thịt của thú-vật mà không thấy ai giết.

10. Bất-văn-sát nhục: thịt của thú-vật mà không nghe ai giết

11. Bất-nghi-vị-kỷ-sát nhục: thịt của thú-vật mà không nghĩ vì mình bị giết.

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10