KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

Hán dịch: Bát Thích Mật Đế
Việt dịch: Hòa Thượng Thiền Sư Thích Từ Quang

QUYỂN 2

1. PHẬT HIỂN-MINH TÁNH THAY KHÔNG DỨT

Khi ấy, Ngài A-Nan và Đại-chúng nghe qua lời Phật dạy, mặc- nhiên thân-tâm được vui vẻ. Ai ai cũng tự xét rằng từ vô-thỉ, quên mất Bổn-Tâm, nhận lầm cái bóng duyên-trần phân-biệt làm Tâm, đến ngày nay mới được khai sáng, ví như đứa con khát sữa bỗng- nhiên gặp lại bà mẹ lành. Thế nên tất cả Đại-chúng đều hiệp- chưỏng lạy Phật, chí thành thỉnh Phật giải-thích minh-bạch, các thứ chơn, vọng, thiệt, hư ở thân-tâm, và hiện-tiền hai tánh: sanh- diệt và không sanh-diệt.

2. Tức thời Vua Ba-Tư-Nặc đứng dậy bạch Phật:

-Bạch Đức Thế-Tốn! Trước khi chưa được chư Phật khai sáng, tôi có nghe hai nhà sư ngoại-đạo là Ca-Chiên-Diên và Tỳ-La-Đề Tử nói rằng: Thân chết rồi tiêu mất gọi là Niết-Bàn. Nay tuy tôi được Như-Lai dạy-dỗ, nhưng tôi còn nghi-ngờ chỗ ấy. Xin cung- thĩnh Đức Thế-Tôn chỉ dạy rõ-ràng các bằng-cớ chứng-minh Tâm bất sanh bất diệt cho tôi và cả Đại-chúng hữu-lậu được lãnh-hội.

3. Đức Phật hỏi Vua Ba-Tư-Nặc:

-Thân của Đại-Vương hiện-tại là xác-thịt có bền-chắc như Kim-cang thường trụ chăng? Hay là một vật vô-thường biến-diệt?

-Bạch Đức Thế-Tôn! Thân tôi hiện-tại vô-thường biến-diệt.

-Đại-vương chưa từng diệt mà sao biết thân diệt?

-Bạch Đức Thế-Tôn! Tuy tôi chưa diệt, nhưng hiện-tại tôi quan-sát thấy thân từ từ thay-đổi như lửa thành tro lần lần tiêu- mất. Như thế làm cho tôi biết rõ nhục-thân chắc chắn phải tiêu- diệt.

Đức Phật khen:

-Đại-vương nói đúng. Nay Đại-vương già yếu, hình-dung hiện-tại có tương-đương với hình-dung trong thời thiếu-niên chăng?

-Bạch Đức Thế-Tôn! Trong thời thiếu-niên, da-thịt tươi-nhuận, đến lúc trưởng-thành, khí-huyết sung-mãn, nhưng hiện-tại trong cảnh chiều-tàn, hình-dung ốm-yếu, tinh-thần lẫn-lộn, tóc bạc mặt nhăn, sống chẳng bao lâu nữa, không làm sao sánh bằng tuổi bé.

-Đại-vương! Hình-dung của Đại-vương biến-đổi mau hay chậm?

-Bạch Đức Thế-Tôn! Tôi thiệt không biết nỗi sự biến-hóa âm- thầm của thân. Tôi chỉ biết ngày tháng thấm-thoát, lạnh nóng thay-đổi, tới nay thân đã suy-nhược. Vì sao? Vì khi tôi được 20 tuổi gọi là còn trẻ nhưng diện-mạo già hơn hồi 10 tuổi. Khi được 30 tuổi lại kém hơn hồi 20 tuổi. Nay tôi được 62 tuổi, ngó lại hồi 50 tuổi tôi còn mạnh-khỏe hơn nhiều.

Bạch Đức Thế-Tôn! Tôi thây thân âm-thầm thay-đổi, hạn-định thay-đổi ước-độ 10 năm, nhưng nghiệm-xét thì hạn-định thay-đổi, chẳng những 12 năm hoặc 24 năm mà lại mỗi năm mỗi đổi; chẳng những hàng năm mà lại mỗi tháng mỗi đổi; chẳng những hàng tháng mà mỗi ngày mỗi đổi. Nếu quan-sát cùng-tột thì mỗi niệm mỗi đổi, cho tới mỗi Sát na (1) mỗi đổi, không khi nào ngừng. Do đó tôi biết thân tôi vô-thường, có sanh tất có diệt.

4. Đại-vương thấy sự biến-hóa không ngừng mà biết được thân phải diệt, nhưng khi thân diệt rồi, ông có biết trong thân có cái gì không diệt chăng?

-Bạch Đức Thế-Tôn! Tôi thiệt không biết.

-Nay Ta khai-thị cho Đại-vương biết rõ tánh không sanh-diệt. Đại-vương khởi sự thấy nước sông Hằng hồi bao nhiêu tuổi?

-Bạch Đức Thế-Tôn! Hồi tôi được 3 tuổi, thân-mẫu tôi có dẫn tôi đến lễ thần Kỳ-Bà-Thiên (2), phải đi ngang sông Hằng, nên tôi biết nước sông Hằng.

-Như lời Đại-vương đã nói, thời 20 tuổi kém hơn thời 10 tưởi, cứ suy-yếu lần tới thời 62 tuổi, thời-gian thay-đổi, các niệm cũng thay-đổi luôn luôn. Như vậy khi 3 tuổi, Đại-vương thấy nước sông Hằng tới khi 13 tuổi, Đại-vương cũng thấy nước ấy, nhưng cái thấy có khác chăng?

-Bạch Đức Thế-Tôn! Không khác, cho tới nay 62 tuổi cái thấy giống in như vậy, không thay-đổi chút nào cả.

-Đại-vương buồn-tủi thân mình tóc bạc da nhăn, tuổi già suy- yếu hơn tuổi trẻ. Vậy hiện nay Đại-vương thấy nước sông Hằng, nếu sánh với cái thấy hồi còn bé, có già trẻ khác nhau chăng.

-Bạch Đức Thế-Tôn! Không khác chi cả.

5. Đức Phật bảo Vua Ba-Tư-Nặc:

-Đại-vương! Mặt của Đại-vương nhăn chớ cái thấy không bao giờ nhăn. Phải biết cái nhăn là cái biến-đổi, cái không nhăn là cái không biến-đổi; biến-đổi thì diệt, không biến-đổi thì không diệt. Đã là cái không diệt thì chẳng có lý nào lại theo thân của Đại- vương mà thọ sanh-tử, để Đại-vương phải lầm lời nói của dòng- dõi ngoại-đạo Mạt-già-lê (3): Thân chết rồi tiêu mất.

6. Vua Ba-Tư-Nặc nghe Phật dạy thì nhận định:

-Thân người diệt, chớ cái tánh thấy không diệt. Người đời bỏ thân này sang thân khác, thay hình đổi xác, luân-chuyển mãi chớ không phải tiêu mất. Vua và Đại-chúng đều vui mừng vì được thọ-lãnh một việc chưa từng có.

7. PHẬT HIỂN-MINH TÁNH THAY không mát.

Ngài A-Nan đứng dậy lễ Phật rồi quì gối, hiệp chưởng bạch Phật:

-Bạch Đức Thế-Tôn! Nếu tánh thấy nghe không sanh-diệt thì tại sao Đức Thế-Tôn lại quở chúng tôi quên mất Chơn-Tánh, làm việc điên-đảo. Cầu xin Đức Thế-Tôn từ-bi khai sáng chỗ mê-lầm của chúng tôi.

8. Tức thời Đức Như-Lai duỗi cánh tay vàng chỉ xuống đất, hỏi Ngài A-Nan:

-Bây giờ ông xem tay Mầu-đà-la (4) của Ta chánh hay đảo?

-Bạch Đức Thế-Tôn! Người thế-gian nói như thế là đảo, riêng tôi, không biết thế nào chánh? Thế nào đảo?

-A-Nan! Nếu người thế-gian nói như vậy là đảo, thì thế nào là chánh?

-Bạch Đức Thế-Tôn! Như-Lai đưa cánh tay vàng trở lên thì người thế-gian mới gọi là chánh.

Đức Phật liền đưa cánh tay vàng trở lên rồi nói :

-A-Nan cái chánh, cái đảo là đầu đổi làm đuôi, đuôi đổi làm đầu, chớ cánh tay không mất, người thế-gian đều thấy như vậy. Do đó ông biết nhục-thân ông và Pháp-thân Phật. Nhục-thân của ông là điên-đảo, còn Pháp-thân thanh-tịnh của Phật là Chánh-biến- tri (S).

So sánh và phát-minh hai thân ấy thì thân của ông vốn là điên- đảo. Ông có biết do chỗ nào mà cho là điên-đảo?

9. Bấy giờ ngài A-Nan và Đại-chúng sửng-sốt nhìn Phật không thưa hỏi được điều chi, vì chẳng biết chỗ điên-đảo của thân-tâm.

10. Đức Phật động lòng từ-bi thương-xót ngài A-Nan và Đại-chúng, phát ra tiếng nói hải-triều phổ-cáo chúng-hội:

-ChưThiện-nam-tử! Ta thường nói rõ các duyên về sắc, tâm, các nghiệp chơn-vọng của tâm-sở, các pháp sở-duyên sáng-tối, chánh-tà, tánh-tướng, nhân-quả… tất cả thế-gian pháp và xuất thế- gian pháp đều do Tâm Như-Lai Tạng phát sanh Thân-hoạn của các ông vốn là vật ở trong điệu-minh Chơn-Như-Tâm, cớ sao ông lại quên mất Tâm diệu-minh ấy mà nhận cái mê ở trong ngộ. Đó là chỗ điên-đảo của thân-tâm.

Ban-sơ, vì một niệm mê-muội mà có vô-minh, do vô-minh mà hóa ra ngoan-không, rồi lại sanh ra sắc tứ-đại(6), kết vọng-tưởng mà hóa ra thân ngũ-uẩn (7). Đó là thân mê ở trong ngộ. Khi thân tứ-đại giả-hiệp, trong thì hiệp với vọng-tưởng, ngoài thì hiệp với sắc-trần mà sanh ra đen-tối u-ám, rồi chấp cái tướng đen-tối u-ám làm Tâm diệu-minh. Đó là tâm mê ở trong ngộ.

Nếu mê-chấp như vậy thì chắc-chắn lầm tâm ở trồng thân tứ- đại, chớ không rõ: từ cái thân tứ-đại cho tới núi sông, hư-không, đất-đai đều là vật ở trong diệu-minh Chơn-Như-Tâm. Ví như bỏ cả trăm ngàn biển lớn, lại nhận chút bọt nước mà cho là nước của các biển. Thể theo lý do mà nghiệm-xét, các ông cũng đủ biết rõ: bỏ biển nhận bọt cũng như bỏ chơn theo vọng. Đó là hạng người mê ở trong mê. Chỗ điên-đảo của các ông như vậy chẳng khác chi cánh tay chỉ xuống đất mà các ông gọi là đảo. Thế nên các ông là hạng người đáng thương-xót vô cùng.

11. PHẬT HIEN-MINH TÁNH THAY KHÔNG HOÀN

Ngài A-Nan nghe Phật từ-bi dạy-dỗ như vậy, lấy làm cảm- động, tủi khóc rồi đứng vòng tay cung-kính bạch Phật:

-Bạch Đức Thế-Tôn! Tôi nghe tiếng pháp nhiệm-mầu của Đức Thế-Tôn, biết được Tâm diệu-minh vốn là tâm-địa bổn-lai thường-trụ viên-mãn. Tuy nhiên trong khi nghe pháp-âm, tôi dùng tâm phan-duyên(8) mà chiêm-ngưỡng Đức Thế-Tôn và chăm nghe Pháp lành. Hiện giờ ngộ thì có ngộ, nhưng chưa dám nhận tâm- địa bổn-lai thường-trụ viên-mãn. Vì thế tôi kính xin Đức Thế-Tôn thương-xót, lấy lời nói hoàn-toàn sáng-suốt tẩy-sạch các sự nghi- ngờ của tôi để tiếp-dẫn tôi trở về Vô-Thưựng đạo (9).

12. Đức Phật bảo:

-A-Nan Nếu ông và Đại-chúng lấy tâm phan-duyên để nghe pháp thì pháp cũng là duyên hay sao? Nếu pháp là duyên thì không phải thiệt là pháp-tánh.

Ví như có ai lấy ngón tay chỉ mặt trăng cho người xem thì người xem nương theo ngón tay mà thấy được mặt trăng chớ không phải nhận ngón tay làm mặt trăng. Vì cớ sao? – Vì nếu nhận ngón tay làm mặt trăng thì chẳng những không biết mặt trăng, lại còn không biết ngón tay, cũng có thể không biết sáng tối. Vì cớ sao? – Mặt trăng thì sáng, ngón tay thì tôi. Nếu không biết cả mặt trăng và ngón tay, tất không làm sao rõ được hai thể-tánh sáng tối.

Như nghe pháp-âm mà không đạt pháp-tánh thì chẳng khác chi nhận ngón tay làm mặt trăng.

13. A-Nan! Ông cũng như vậy. Nếu ông dùng Tâm phân-biệt để nghe pháp-âm của Ta và cho Tâm ấy là Chơn-Như-Tâm của ông, thì Tâm ấy khi ly pháp-âm có thể-tánh phân-biệt riêng. Giả-sử như có người khách tạm ở tại quán một đêm rồi đi, chớ không có ở thường trực.

Nếu phải là chủ-nhân thì chắc-chắn ở luôn tại quán.

Khách ví-dụ với vọng-tâm. Chủ ví-dụ với Chơn-Tâm. Nếu Tâm phân-biệt là Chơn-Tâm thì giống như chủ-quán ở tại một chỗ chớ không có đi đâu nữa. Tại sao Tâm phân-biệt ấy khi ly âm- thinh lại không còn có tánh phân-biệt chẳng khác chi người khách ở tạm tại quán một đêm rồi đi? Như vậy chẳng những nói về tâm phân-biệt âm-thinh mà lại nói tới tâm phân-biệt hình-thể, khi ly các sắc-tướng cũng không còn có tánh phân-biệt, dĩ-chí các tâm phân-biệt về các món hương, vị, xúc, pháp, cũng chẳng có Tự- Tánh.

A-Nan! Nếu Tâm ông chẳng có Tự-Tánh thì ngoài thân của ông không có thiệt sắc. Nếu không có thiệt sắc thì chẳng phải sắc. Tuy nhiên khi đối duyên thì vọng khởi ra có sắc tức là chẳng phải không. Vì chỗ phi sắc phi không, nên nhà sư ngoại-đạo Câu-Xá- Ly (cũng gọi là Mạt-già-Lê) chấp lấy chỗ ấy làm minh-đế (I0). Nếu tâm-tánh lìa các duyên của Pháp-trần, không có tánh phân- biệt thì tâm tánh ấy có thể trả về chỗ nọ chỗ kia tức là có chỗ hoàn, như vậy ông lấy cái gì làm chủ?

14. – Bạch Đức Thế-Tôn! Hoàn có nghĩa là trả, ví như mượn của người thì hoàn lại cho người, còn nếu vật của mình thì không có chỗ hoàn.

Nay Tâm phân-biệt của tôi có chỗ hoàn, còn Tâm diệu-minh do Như-Lai nói đó tại sao không có chỗ hoàn? -Ngưỡng-cầu Đức Thế-Tôn thương-xót dạy-bảo cho chúng tôi.

15. Đức Phật dạy:

– A-Nan! Hiện tiền ông thấy Ta, chẳng hạn như thấy 32 tướng tốt vì ông có kiến-tinh gốc sáng-suốt, tánh thấy đó tuy không phải Tâm diệu-minh, nhưng có thể ví như mặt trăng thứ hai, chớ không phải bóng trăng (n). Nay Ta khai-thị cho ông tánh thấy không hoàn. Vậy ông hãy chăm-chỉ nghe.

A-Nan! Giảng-đường rộng-rãi nầy, khi khai hướng Đông, ban ngày mặt trời chiếu, sáng-rõ, ban đêm không trăng, mây-mù u- ám, phải tối-đen; cửa mở, thấy thông thương; bít vách, thấy ngăn- cách; chỗ phân-biệt, thấy các sắc duyên; chỗ hư-không, thấy trống-rỗng; chỗ rậm-rạp phức-tạp, thấy bụi mịt-mù; chỗ trời thanh-bạch, thấy trong-suốt.

A-Nan! Ông có xem các tướng biến-hóa như thế. Bây giờ Ta trả các tướng ấy về chỗ bổn-nhân. Thế nào là bổn-nhân (l2)?

A-Nan! Trong các tướng ấy, sáng-rỡ hoàn lại mặt trời vì nhờ có mặt trời chiếu mới được sáng.

Tối đen hoàn lại đêm không trăng.

Thông-thương hoàn lại cửa mỡ.

Ngăn cách hoàn lại vách bít.

Sắc duyên hoàn lại chỗ phân-biệt

Trống-rỗng hoàn lại hư-không.

Bụi mù-mịt hoàn lại chỗ rậm-rạp.

Trong suốt hoàn lại chỗ trời thanh-bạch.

Tất cả vật-tướng ở thế-gian đều không ngoài tâm-tướng ấy.

16. – A-Nan! Tánh thấy hoàn lại chỗ nào?

Ví như tướng sáng hoàn lại mặt trời thì tánh thấy đã theo tướng sáng đi rồi, đến khi tối thì lấy gì thấy tối? Sáng tối tuy hai tướng khác nhau, nhưng tánh thấy không khác, không thay-đổi.

A-Nan! Vật nào mà ông hoàn được là vật mượn chớ không phải vật của ông. Vật nào mà ông không hoàn được tức là không phải vật mượn, dĩ nhiên là vật của ông, chớ không còn nghi là vật của kẻ khác.

Ông biết kiến-tinh chẳng hoàn được, thì ông biết Tâm Chơn- Như bổn-lai diệu-minh thường-trụ cũng chẳng hoàn lại được. Thế nên kiến-tinh là chủ trong khách, Tâm Chơn-Như là chủ trong chủ. Nếu ông biết chủ trong khách tất nhiên biết chủ trong chủ. Vì ông tự mê-muội, quên mất bổn-lai Diện-Mục của mình nên bị chìm đắm trong biển khổ luân-hồi sanh-tử.

Thế nên Như-Lai cho là đáng thương-xót.

17. PHẬT HIỂN-MINH TÁNH THAY KHÔNG TẠP

Ngài A-Nan bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Nghe qua lời dạy của Đức Thế-Tôn, tôi nhận-thức: tánh thấy không hoàn, nhưng làm thế nào biết rõ tánh kiến-tinh là chơn-tánh của tôi.

18. Đức Phật dạy:

– A-Nan! Ta cho ông rõ: Nay ông chưa thành bậc vô-lậu thanh- tịnh, nhưng nhờ Phật-lực thấy được cõi Sơ-thiền, không bị ngăn- ngại, ông A-Na-Luật thấy thế-giới Diêm-phù-đề (13) như xem trái A-ma-la ở trong tay<14). chưBồ-Tát thấy trăm ngàn Thế-giới. Thập- phương Như-Lai thấy tất cả quốc-độ thanh-tịnh nhiều như vi-trần, không chỗ nào mà không thấy. Chí như sức thấy của chúng-sanh không quá một gang tay. Tuy năm sức thấy vừa kể trên khác nhau nhưng tánh thấy giống nhau.

19. A-Nan! Ông và Ta đồng xem cung-điện của Tứ-Thiên-Vương. Ớ khoảng giữa thấy đủ nước non, các loài lội, đi, bay, chạy, có sáng có tối, tuy nhiều hình-tượng khác nhau nhưng không có cái nào chẳng phải là tiền-trần phân-biệt làm ngăn-ngại tánh thây của ông. Ông hãy căn-cứ ở đó mà phân-biệt cái tự cái tha.

Bây giờ Ta cho phép ông chọn-lựa trong cái thấy, cái nào là ngã-thể tức là tánh thấy của ông, cái nào là vật-tượng tức là hình- sắc.

20. A-Nan! Ông lấy hết sức tánh thấy của ông, xem hai cung nhựt nguyệt tức là vật, chớ không phải ông. Xem tới khắp núi Thất- kim, tuy có nhiều thứ quang-minh, nhưng cũng là vật, chớ không phải ông. Từ từ xem tất cả mây kéo chim bay, gió thổi, bụi-bặm, cây đá, núi sông, cỏ hoa, nhân súc, thảy đều là vật chớ không phải ông.

21. A-Nan! Tuy các vật ở gần ở xa, có hình-sắc khác nhau nhưng thảy đều ở trong kiến-tinh thanh-tịnh của ông. Vì thế các vật tự có sai-biệt, chớ kiến-tinh của ông không sai-biệt. Thế thì biết rõ: cái không sai-biệt đó mới thiệt là tánh thấy của ông nguyên ở trong Tâm diệu-minh.

22. A-Nan! Nếu cái thây là vật thì đáng lẽ ông phải thấy được cái thây của Ta, nhưng ông lại không thấy. Nếu ông và Ta đồng thấy một vật tức là ông thấy được cái thây của Ta, thì trong khi Ta không thấy vật đó, ông lại chẳng thấy được cái “không thấy” của Ta. Như vậy cái thấy của ông và của Ta không phải là vật, dĩ – nhiên là Tự-Tánh của mỗi người.

23. Lại như vầy nữa, cái thấy thuộc về hữu-tình, vật thuộc về vô- tình. Nếu lấy cái thấy làm vật thì ông thấy vật, vật cũng thấy ông, thể-tánh xen-lộn, như vậy ông và Ta cùng các hình-sắc thế-gian không làm sao an-lập được.

A-Nan! Cái thấy tuy đồng, nhưng ông thấy tức là cái thây của ông, Ta thấy tức là cái thấy của Ta, phần ai nấy thấy. Thế thì cái thấy bao-trùm của ông thiệt là Chơn-Tánh của ông. Nếu không tin Chơn-Tánh của ông ở nơi ông, lại chấp pháp-âm của Ta mà cầu Chơn-Tánh nào khác, hóa ra ông sai-lầm hay sao?

24. PHẬT HlỂN-MINH tánh thay không ngại.

Ngài A-Nan bạch Phật:

-Bạch Đức Thế-Tôn! Nếu tánh thấy ấy là của tôi, chớ không phải của ai khác, thì khi Như-Lai và tôi thấy đủ cung-điện Tứ- Thiên-Vương, nơi cung Nhựt-Nguyệt, cái thấy trùm khắp Ta-Bà; đến khi trở về TỊnh-Xá chỉ thấy ở ngoài vườn và ở trong là sườn- cột mà thôi.

Bạch Đức Thế-Tôn! Tánh thấy gốc trùm khắp các cõi, nhưng nay ở trong nhà chỉ thấy nội khuôn nhà, thì tánh thấy tự thâu-hẹp lại, lớn thành nhỏ hay là bị vách ngăn-trở tánh thấy? Tôi chưa hiểu chỗ sở-do, cầu xin Đức Phật từ-bi giảng dạy.

25. Đức Phật dạy:

-A-Nan! Tất cả sự vật ở thế-gian, lớn hoặc nhỏ, ở trong hoặc ở ngoài, đều thuộc tiền-trần, tiền-trần hữu-hình nên có thâu-hẹp, có hạn-chế, chớ tánh thấy vô-hình không làm sao có được hai thứ tác-dụng ấy.

Ví-dụ nhưcó một món vật-dụng vuông-vức thì trong vật vuông ấy, thấy hư-khỏng vuông. Ta hỏi ông: trong vật vuông thì thấy hư- không vuông, hư-không vuông có nhứt-định hay chẳng nhứt-định? Nếu nói hư-không vuông có nhứt-định thì khi dùng một vật tròn, đáng lẽ hư-không chẳng thành tròn. Nếu nói hư-không vuông chẳng nhứt-định thì khi ở trong đồ vuông, đáng lẽ hư-không chẳng thành vuông. Hễ vật tròn thì hư-không tròn, vật vuông thì hư- không vuông, nghĩa-lý như vậy, làm sao có sở-do? Nếu muốn hư- không chẳng có vuông, tròn thì bỏ vật-chất vuông, tròn, còn hư- không chỉ tùy vật-chất, chớ bổn-thể của hư-không chẳng có tướng vuông, tròn thì lấy chi mà bỏ.

26. A-Nan! Ông nói: Khi vào trong nhà, thâu-hẹp tánh thấy nhỏ lại, thì khi ngửa mặt trông lên mặt trời, ông có cần đem tánh thấy lên tới mặt trời không? Chí như ông nói vách ngăn-trở tánh thấy thì khi khoét một lỗ trống ở vách, ông có cần đem tánh thấy ở ngoài nốì với tánh thấy ở trong không?

Như vậy chứng tỏ lời nói của ông không đúng.

Tất cả chúng-sanh, từ-vô-thỉ tới nay, mê mình làm vật, quên mất Bổn-Tâm thì không chuyển được vật, lại để vật chuyển, nên đối với tiền-trần mới thấy có lớn có nhỏ, vì thế tánh thấy bị tiền- trần làm trở-ngại, ví như tuyết vốn là nước, nhưng kết nước thành tuyết, thì tuyết trở-ngại cho nước.

Nếu vật chuyển Bổn-Tâm thì làm chúng-sanh. Nếu Bổn-Tâm chuyển vật thì đồng với Như-Lai, Tâm và thân được hoàn-toàn sáng-suốt, tự-tại vô-ngại, viên-thông sự-lý thanh-tịnh đạo-tràng, dầu sợi lông cũng có thể trùm khắp thập phương quốc-độ.

27. PHẬT HlỂN-MINH tánh thay không phân.

Ngài A-Nan bạch Phật:

-Bạch Đức Thế-Tôn! Nếu thật tánh kiến-tinh trùm khắp Chơn- Tánh nhiệm-mầu của tôi, Chơn-Tánh nhiệm-mầu ấy ở trước mặt tôi, thì Kiến-tinh là Chơn-Tánh của tôi rồi, thế thì Tâm phân-biệt trong thân tôi là vật chi?

Nay Tâm trong thân có phân-biệt, còn tánh kiến-tinh trùm khắp kia lại không có phân-biệt. Nếu thật Tâm tôi làm cho tôi thấy và tánh thấy của tôi, thì thân này không phải là tôi, như thế đồng với lý “vật hay thấy tôi” mà trước đây Đức Thế-Tôn đã cho là không đúng. Tôi chưa hiểu được, cung-thỉnh Đức Thế-Tôn khai-thị cho.

28. Đức Phật dạy:

-A-Nan! Ông vừa nói kiến-tinh ở trước mặt ông thì không đúng. Nếu kiến-tinh ở trước mặt ông thì kiến-tinh ấy có sắc-tướng tức là có chỗ chỉ được. Hiện giờ ông với Như-Lai ngồi giữa rừng cây Kỳ-Đà nầy, trông thấy rừng, cho tới các điện-đường, phía trên có nhựt-nguyệt, phía trước có sông Hằng, lại đối-diện với tòa sư- tử của Ta, vậy ông hãy lấy tay chỉ ngay các sắc- tướng, nào bóng cây là rừng, nào chỗ sáng là mặt trời, nào chỗ trở-ngại là vách, chỗ nào trống-rỗng là hư-không cho tới các thứ cây cỏ nhỏ-nhen, dầu lớn nhỏ khác nhau nhưng đã có sắc-tướng thì chỉ ra được. Còn như kiến-tinh, nếu ở trước mặt ông thì ông cứ lấy tay chỉ rõ cái nào là kiến-tinh?

A-Nan! Ông phải biết: Như ông chỉ hư-không là kiến-tinh thì hư-không thành kiến-tinh, còn cái gì là hư-không? Nếu ông chỉ kiến-tinh thì vật thành kiến-tinh, còn cái gì là vật? Ông phải phân- tách kỷ-càng trong các vật-tượng để chỉ kiến-tinh sáng-suốt, thanh- tịnh, nhiệm-mầu như các hình-sắc rõ-ràng cho Ta xem.

29. Ngài A-Nan bạch Phật:

-Bạch ĐứcThế-Tôn! Nay tôi xem giảng-đường này, sông Hằng ở ngoài xa, hai vầng nhựt-nguyệt ở trên, lấy tay chỉ ngay chỗ nào, đưa mắt trông vào chỗ ấy, toàn là vật chớ không phải kiến-tinh. Như lời Đức Thế-Tôn đã dạy, tôi là bậc Thinh-Văn sơ-học hữu-lậu cho đến các bậc Bồ-Tát cũng không thế nào phân-tách các vật- tượng để ra kiến-tinh có Tự-Tánh lìa tất cả vật.

Đức Phật khen:

-Thật đúng như vậy.

30. Đức Phật lại bảo Ngài A-Nan:

-A-Nan! Thể theo lời nói của ông, kiến-tinh ly các tướng thì không có Tự-Tánh riêng, nên những cái mà ông đã chỉ là vật chớ không phải tánh thấy.

Bây giờ Ta bảo ông: Ông với Như-Lai ngồi ở rừng Kỳ-Đà này, hãy xem lại rừng và vườn cho tới hai vầng nhựt-nguyệt, tuy các vật-tượng khác nhau, nhưng trong các vật-tượng chắc-chắn không có kiến-tinh để cho ông chỉ. Vậy ông nên phát-minh trong các vật-tượng ấy, xem thử cái nào là chẳng có kiến-tinh.

31. Ngài A-Nan bạch Phật:

-Bạch Đức Thế-Tôn! Tôi xem khắp rừng Kỳ-Đà này, tôi thật chưa biết cái nào là chẳng phải kiến-tinh. VI cớ sao? Vì nếu nói cây chẳng phải kiến-tinh, thì không làm sao thấy cây. Nếu nói cây là kiến-tinh, thì không có tên cây. Chí như hư-không, nếu nói hư-không chẳng có kiến-tinh, thì không làm sao thấy hư-không. Nếu nói hư-không là kiến-tinh thì không có tên hư-không.

Tôi suy-xét kỹ-càng và phát-minh rõ-ràng trong các vật-tượng không có cái chi là chẳng có kiến-tinh.

Đức Phật khen:

-Thật đúng như vậy.

32. Lúc bấy giờ trong Đại-chúng, những người hữu-học nghe Như- Lai dạy như thế, đều bối-rối, không hiểu nghĩa-lý trước sau thể nào, nên lo sỢ đến nỗi mất sở thủ (l5).

33. Đức Phật cảm thấy Đại-chúng lo-sỢ nên động lòng thương-xót và để an-ủi ngài A-Nan và Đại-chúng, Đức Phật bảo:

-ChưThiện-Nam tử! Phật là bậc Pháp-Vương cao-cả thuyết toàn chơn-thiệt ngữ, khế-hiệp Chơn-Như, không sai-lạc, không lừa-đối, chẳng phải như phái ngoại-đạo Mạt-Già-Lê bày ra bôn thứ nghị-luận bất-tử mê-tín, loạn-động nguy-hại. Vậy các ông phải bình-tâm suy-xét kỷ-càng, đừng bỏ mất sự ái-mộ.

34. Tức thời ngài Văn-Thù Sư-Lợi Pháp-Vương Tử, vì cảm-mến Tứ-chúng nên đứng dậy đảnh lễ, hiệp-chưởng cung-kính bạch Phật:

35. Bạch Đức Thế-Tôn! Đại-chúng chưa hiểu được nghĩa “phải” và “không phải” của hai thứ “kiến-tinh” và “sắc-không”.

Bạch Đức Thế-Tôn! Nếu sắc và không là tánh thấy thì phải có chỗ chỉ được, nhưng vì sao chỉ không được? Nếu sắc và không chẳng phải tánh thấy thì phải không có chỗ thấy, lẽ nào lại thấy được? Hiện giờ Đại-chúng chưa hiểu nghĩa ấy nên sanh lòng lo- sỢ, chớ không phải căn-lành kém-thiếu. cầu xin Đức Thế-Tôn đại-từ đại-bi phát-minh rành-rẽ các vật-tượng, cho tới kiến-tinh gốc là cái gì mà ở giữa nghĩa “phải” và chẳng phải”.

36. Đức Phật bảo ngài Văn-Thù và Đại-chúng:

-Vì các ông chưa đắc Viên-Định nên còn phân phải, phân chẳng phải. Chí nhưThập-phương Như-Lai và Đại Bồ-Tát thường an-trụ trong cảnh Viên-ĐỊnh thì không còn phân-biệt như thế. Kiến- tinh và kiến-duyên(16), cho tới tâm-tướng thân-tướng đều nhưhoa- đốm giữa hư-không, vốn không thiệt có. Kiến-tinh và kiến-duyên nguyên là thể Bồ-Đề nhiệm-mầu, trong-sáng và vắng-lặng thì có chi là “phải” với “chẳng phải”.

Văn Thù! Ta hỏi ông: Ông nguyên là Văn-Thù. Ví như thêm một Văn-Thù nữa, có phải thật là Văn-Thù không? Hay là chẳng phải Văn-Thù?

37. Bạch Đức Thế-Tôn! Tôi đây chính là Văn-Thù. Không thếnào có được một Văn-Thù nào khác. Vì cớ sao? Nếu thêm một Văn- Thù thành ra hai Văn-Thù. Tôi nguyên là Văn-Thù thì chẳng được gọi là không phải Văn-Thù, nên ở trong ấy thiệt không có hai tướng “phải” và “chẳng phải”.

38. Văn-Thù! Tánh thấy diệu-minh và các sắc trần, hư-không gốc ở Chơn-Như Tâm thanh-tịnh, châu-viên, mầu-nhiệm sáng-suốt, giác-ngộ cao-cẳ. Vì vọng sanh ra sắc-không và tánh thấy nghe mà thôi. Ví như mặt trăng thứ hai, không có lý-do nào vịnh theo mặt trăng thứ hai mà nói phải mặt trăng hoặc chẳng phải mặt trăng.

Văn-Thù! Mặt trăng chi’ có một, thì không có cái gì phải hay chẳng phải trăng.

Tam Chơn-Như thường-trụ cũng như mặt trăng, chỉ có một. Nếu do kiến-tinh và sắc-trần mà phát-minh, đó là vọng-tưởng nên mới có nghị-luận phân-vân “phải” và “chẳng phải”.

Nếu do Tánh chơn-thiệt thanh-tịnh, sáng-suốt, diệu-giác mà phát minh thì không còn chi gọi là “phải” và chẳng phải”.

Lại như tỏ-ngộ lý nhứt-chơn nói trên thì các sự hồ-nghi dứt tuyệt, tự-nhiên thoát khỏi nạn nghị-luận “chỉ được” và “không chỉ được”

39. PHẬT HlỂN-MINH tánh thay không chấp.

Ngài A-Nan bạch Phật:

-Bạch Đức Thế-Tôn! Như lời Đức Pháp-Vương đã nói, tánh thây giác-duyên trùm khắp thập-phương thê-giới, vắng-lặng thường-trụ, bất-sanh bất-diệt. Đối với thuyết “minh-đế” của ngoại- đạo Ta-Tỳ-Ca-La Tiên Phạm-Chí và thuyết “thần-ngã” biến mãn thập-phương của ngoại-đạo Đầu-Khôi có sai-biệt chăng?

Khi trước Đức Thế-Tôn ở tại núi Lăng-Già từng dạy cho đoàn- thể của Ngài Đại-Huệ nghe: các ngoại-đạo hay nói nghĩa “tự nhiên”, cho rằng không có nhân-quả, không lập pháp tu, Như-Lai lại nói nghĩa “nhân-duyên” tương-khắc.

Nay tôi xem xét tánh thấy giác duyên bất sanh bất diệt, xa lìa các tướng hư-vọng điên-đảo thì không có nghĩa “nhân-duyên mà có nghĩa tự nhiên”. Nếu không có nghĩa nhân-duyên tất phải trái- nghịch với Phật-giáo. Nếu có nghĩa tự-nhiên tất phải lầm-lạc vào tà-thuyết. Cung thỉnh Đức Thế-Tôn khai-thị thế nào cho tất cả Đại-chúng khỏi vướng tà-thuyết và được Tâm chơn-thiệt thường- trụ, Tánh diệu-minh giác-ngộ.

40. – A-Nan Nay Như-Lai dùng phương-tiện khai-thị, lấy lời chơn- thiệt dạy ông như vậy mà ông chưa tỏ-ngộ, lại còn lầm thuyết “tự nhiên” của ngoại-đạo.

A-Nan! Nếu ông chấp tánh thấy mầu-nhiệm sáng-suốt ấy là tự-nhiên thì hãy biện-minh thể tự-nhiên cho rõ-ràng.

Ông nghiệm-xét trong tánh thấy ấy, lấy chi làm tự? Lấy sáng làm tự hay lấy tối làm tự? Lấy trống không làm tự hay là lấy ngăn- trở làm tự?

A-Nan! Nếu lấy sáng làm tự thì chẳng thấy tối. Nếu lấy trống không làm tự thì chẳng thấy ngăn-trở.

A-Nan! Lại như lấy tướng tối làm tự thì đến khi sáng, tánh thấy đã mất rồi, làm sao lại còn thấy sáng?

41. Ngài A-Nan bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Đức Thế-Tôn dạy như vậy, thì chắc- chắn tánh thấy nhiệm-mầu sáng suốt không phải là “tự-nhiên”. Nay tôi phát minh tánh thấy ấy có nhân-duyên sanh, nhưng lòng tôi chưa hiểu minh-bạch, xin hỏi: Thế nào là nghĩa hiệp với nhân- duyên tánh? Ngưỡng cầu Đức Như-Lai dạy cho.

42. Đức Phật dạy:

-A-Nan! Ông đã nói về nhân-duyên tánh thì hãy nghe ta hỏi đây: Ông vì nhân-duyên mà thây tướng sáng, tối, trống-không, ngăn-trở, nên mới có tánh thấy hiện-tiền. Vậy tánh thấy nhân tướng nào: hoặc sáng hoặc tối hoặc trống-không hoặc ngăn-trở mà thấy?

A-Nan! Nếu nhân tướng sáng mà thấy thì không thể thấy tôi.

Nếu nhân tướng tối mà thấy thì không thể thấy sáng. Cho đến nhân tướng trống-không hoặc tướng ngăn-trở đều giống nghĩa như nhân tướng sáng hoặc tướng tối.

43. A-Nan! Lại nhưtánh thấy duyên theo sáng mà thấy, hoặc duyên theo tối mà thây, hoặc duyên theo trống-không mà thấy, hoặc duyên theo ngăn-trở mà thấy?

A-Nan! Nếu duyên theo trống-không mà thấy thì đáng-lý chẳng thấy ngăn-trở. Nếu duyên theo ngăn-trở mà thấy thì đáng-lý chẳng thấy trống-không; cho đến duyên theo sáng hoặc tối thì đồng nghĩa như trên.

Nên nhận-ãịnh: Tánh thấy diệu-minh giác-ngộ thanh-tịnh, không thuộc nhân-duyên hoặc chẳng nhân-duyên, không thuộc tự-nhiên hoặc chẳng tự-nhiên, không có lý “không” và “chẳng-không”, cũng không có lý “phải” và “chẳng phải”.

Nguyên tánh thấy ấy ly tất cả tướng, tức tất cả pháp. Tại sao ông ở trong tánh ấy lại manh tâm dùng nghĩa “tự-nhiên” và “nhân- duyên”, lấy lời hý-luận về các danh-tướng thế-gian mà phân-biệt? Ông vọng-chấp như vậy chẳng khác nào lấy tay nắm hư-không, thì hư-không chẳng bao giờ nắm được, chỉ là việc làm phí công.

44. PHẬT HlỂN-MINH CHƠN-KIẾN LY VỌNG KIẾN

Ngài A-Nan bạch Phật:

-Bạch Đức Thế-Tôn! Nếu chắc-chắn tánh diệu-minh giác- ngộ không phải nhân-duyên thì tại sao Đức Thế-Tôn thường dạy các vị tỳ-khưu biết bôn thứ nhân-duyên như nhân-duyên ở chỗ trông-không, ở chỗ sáng, ở tâm và ở mắt đó nghĩa là thế nào?

45. Phật dạy:

-A-Nan! Như-Lai nói các tướng nhân-duyên ở thế-gian, không phải là đệ-nhứt liễu-nghĩa(17) mà chỉ là quyền-thuyết đối-trị nghĩa tự-nhiên.

A-Nan! Như-Lai lại hỏi ông: Người thế-gian nói mình hay thấy, vậy tánh thấy ấy nhân tướng gì mà gọi là thấy hoặc không thấy?

46. – Bạch Đức Thế-Tôn! Người thế-gian nhân ánh-sáng của mặt trời, mặt trăng hoặc đèn-đuốc mà thấy các hình-sắc nên gọi là thấy. Nếu không có ba thứ ánh-sáng đó thì không thể thấy

– A-Nan! Nếu khi không có ánh-sáng gọi là không thấy thì đáng lý phải không thấy tối, nhưng dầu không có ánh-sáng, vẫn thấy tối, như vậy là tại không có ánh-sáng, chớ chẳng không thấy. Tại sao lại gọi là không thấy?

A-Nan! Ví-dụ như ban đêm, ở chỗ tối, không có ánh-sáng thì gọi là không thấy. Còn như ban ngày ở chỗ sáng, không có bóng tối thì cũng phải gọi là không thấy. Như thế ở chỗ sáng hoặc tối đều gọi là không thấy, có lý như vậy chăng?

Hai tướng sáng và tối tương-phản nhau. Hễ sáng đến thì tướng tối tiêu, hễ tướng tối đến thì tướng sáng phải tiêu. Ở chỗ sáng hoặc ở chỗ tôi, lúc nào cũng có tánh thấy. Như vậy ở hai nơi ấy phải gọi là có thấy, cớ sao lại gọi là không thấy.

47. A-Nan! Vì cớ ấy, ông cần biết bôn nghĩa như sau: khi thấy sáng, tánh thấy không phải là sáng. Khi thấy tối, tánh thấy không phải là tối. Khi thấy trống-không, tánh thấy không phải là trống- không. Khi thấy ngăn-trở, tánh thấy chẳng phải là ngăn-trở.

Bốn nghĩa đã được hiểu rõ xong, ông lại phải biết tánh thấy chơn hay thấy được tánh thấy vọng, tánh thấy chơn không phải là tánh thấy vọng, vì tánh thấy chơn còn phải xa lìa tánh thấy vọng, khiến tánh thấy vọng không thể sánh được, huống chi các tướng nhân-duyên tự-nhiên và hòa-hiệp có sánh được chăng?

Các ông ở bậc Thinh-Văn còn hẹp-lượng, chưa thông-đạt “thanh-tịnh thiệt tướng”.

Nay Như-Lai dạy bảo các ông phải suy-xét tinh-tường không được lười-biếng trên đường tiến lên quả-vị Vô-Thượng Bồ-Đề.

48. Ngài A-Nan bạch Phật:

-Bạch Đức Thế-Tôn! Đức Thế-Tôn vì chúng tôi lầm-lạc mà thuyết nghĩa nhân-duyên, tự-nhiên, hòa-hiệp và bất hòa-hiệp, tâm chúng tôi nghe qua chưa hiểu-rõ, Đức Thế-Tôn lại thuyết thêm lý “chơn-kiến thấy vọng-kiến” và “chơn-kiến không phải là vọng- kiến” khiến tâm chúng tôi thêm bối-rối. Đức Thế-Tôn dũ lòng từ- bi cao-cả khai-thị tâm giác-ngộ sáng-suốt…

Bạch Phật xong, ngài A-Nan đảnh-lễ rồi lặng-thinh để vâng lãnh lời giáo-huấn.

49. Lúc bấy giờ Đức Phật thương-xót ngài A-Nan và Đại-chúng muôn giảng-dạy môn Đại-đà-ra-ni (18) là đường tu-hành huyền- diệu theo các phép chánh-định, nên Đức Phật bảo ngài A-Nan:

-Ông tuy có tài nhớ giỏi nhưng chỉ lợi-ích về phần đa-văn chớ chỗ vi-mật quán-chiếu đại-định, tâm ông chưa hiểu rõ. Vậy ông hãy chăm chỉ nghe Ta khai-thị cho ông và cũng làm cho hạng hữu- lậu đời sau đắc quả Bồ-Đề.

– A-Nan! Tất cả chúng-sanh luân-hồi sanh-tử ở thế-gian đều tại hai vọng-kiến, hễ hai món ấy phát-sanh hoặc-nghiệp ở chỗ nào thì thọ báo ở chỗ ấy. Thế nào là hai vọng-kiến?

  1. Vọng-kiến biệt-nghiệp của chúng-sanh.
  2. Vọng kiến đồng-phận của chúng-sanh.

50. Thế nào là vọng-kiến biệt-nghiệp?

A-Nan! Như người thế-gian có mắt nhặm đỏ, ban đêm trông thấy ngọn đèn có bóng tròn năm sắc bao-phủ. Ý ông nghĩ sao? Ban đêm thâp đèn hiện ra bóng tròn, vậy bóng tròn ấy là sắc của đèn hay là sắc của tánh thấy?

A-Nan! Nếu nói bóng tròn là sắc của đèn thì tại sao người không mắc bịnh nhăm lại không thấy, mà chỉ có người bị bịnh nhăm mới thấy như vậy?

Nếu nói bóng tròn là sắc của tánh thấy thì tánh thấy hóa thành sắc, như vậy bóng tròn của người bịnh nhặm gọi là gì?

A-Nan! Lại nếu bóng tròn lìa đèn mà riêng có, thì bốn khía cạnh có những bình-phong, trướng, bàn ghế đều hiện ra bóng tròn hay sao? Nếu bóng tròn lìa tánh thấy mà riêng có thì không cần mắt cũng thấy được, tại sao chỉ mắt nhặm mới thấy bóng tròn?

A-Nan! Bóng tròn không phải ở nơi đèn và tánh thấy mà sanh ra, cũng không phải lìa đèn và tánh thấy mà có, vậy bóng tròn do chỗ nào hiện ra?

Vì cớ ấy, phải biết: đồn chỉ có ánh-sáng chớ không có bóng tròn. Bởi mắt nhăm mới sanh ra bóng tròn, chớ đèn và tánh thấy không có quan-hệ chi cả. Các ông đừng nói bóng tròn phát khởi do đèn hay tánh thấy, hoặc chẳng phải đèn, chẳng phải tánh thấy.

Ví như mặt trăng thứ hai không phải là thể hoặc bóng của mặt trăng thiệt. Vì cớ sao? Vì mặt trăng thứ hai do dụi mắt mà có, chớ không thiệt có, các ông có trí-huệ không nên nói đó là hình mặt trăng hay chẳng phải hình mặt trăng, cũng không nên nói ly tánh thấy hoặc chẳng phải ly tánh thấy mà có. Đã quyết bóng tròn sanh ra do mắt có bịnh nhăm thì còn nói chi là đèn, là tánh thấy, hoặc chẳng phải đèn, chẳng phải tánh thấy. Đó là nghĩa vọng kiến biệt-nghiệp.

51. Thế nào là vọng-kiến đồng-phận?

A-Nan! Ớ cõi Diêm-phú-đề này, trừ đại-hải ra, phần đất bình- nguyên có 3.000 châu, ở giữa là đại-châu bao-quát từ Đông sang Tây có 2.300 đại-quốc, kỳ-dư các châu nhỏ ở giữa các biển có hoặc 200 nước hoặc 300 nước hoặc 10 nước hoặc 20 nước cho đến 30, 40, 50 nước. Giữa các châu nhỏ, có một châu gồm 2 nước chung nhau, chúng-sanh ở cảnh-giới ây đồng cảm một thứ ác- duyên nên gặp nhiều điều bất-lương, thấy nhiều hình-tượng không lành như: quầng đỏ xung-quanh nhựt-nguyệt, nhựt thực nguyệt thực, các bớt đen ở nhựt nguyệt, sao phướng, sao chổi, sao băng, móng nỗi, hắc khí ám nhựt nguyệt, có khi ngày đêm không thấy nhựt-nguyệt nhiều thứ ác-tượng biến-hiện, nhưng chỉ có chúng- sanh ỡ nước ấy nghe thây mà thôi, chớ chúng-sanh ở các nước khác không nghe thấy như vậy. Đó là nghĩa vọng-kiến đồng-phận.

52. A-Nan! Nay Ta vì ông, lấy hai vọng-kiến tiến-thối so-sánh cho minh-bạch.

A-Nan! Như vọng-kiến biệt nghiệp của chúng-sanh thấy nơi ánh-sáng đèn hiện ra bóng tròn, tuy hình như có tiền-cảnh, nhưng tánh thấy ấy vôn là do mắt bị bịnh nhăm sanh ra.

Vì bịnh nhăm vọng-phát tướng lao, chớ không phải vì sắc-trần sở-tạo, nhưng tánh thây do bịnh mắt ấy tức là bịnh thấy, không có lỗi vọng-kiến.

Lấy đó so-sánh thì hiện-tiền ông thấy núi-sông, quôc-độ và chúng-sanh là do bịnh thấy từ vô-thỉ nhẫn nay tạo ra. Tánh thấy của ông là căn, các sở duyên của ông thấy là cảnh. Tuy căn và cảnh hình như có, nhưng thật ra không có, vì kiến và tướng vôn là thể của Bổn-giác Minh-Tâm của ông. Vọng-giác vọng-kiến đồng với bịnh nhăm mắt. Chỉ có chân giác chân kiến không phải là bịnh nhặm mắt, thếnên chơn-kiến thấy vọng-kiến, chơn-kiến không phải là vọng-kiến. Như vậy làm sao còn gọi là kiến-văn giác-tri?

A-Nan! Vì cớ ấy, nay ông thấy ông, thấy Như-Lai và thập-loại chúng-sanh ở thế-gian, tánh thấy đó có năng có sở là tánh thấy trong mắt bịnh, chớ không phải tánh thây soi được bịnh. Tánh thấy soi được bịnh, gốc không nhiễm các sắc-tướng thế-gian, chẳng được gọi là tánh thấy trong mắt bịnh.

53. A-Nan! Nhưchúng-sanh đồng-phận vọng-kiến so-sánh với một người biệt-nghiệp vọng-kiến thì người bị bịnh mắt nhặm vì hư- vọng mà thấy bóng tròn giống như chúng-sanh đồng-phận vọng- kiến trong nước có ác-tướng kia, vì đồng-phận gây ác-nghiệp mà thấy các ác-tướng, chỗ sở-do là bịnh vọng-kiến tạo-thành từ vô- thỉ.

Ví như cõi Diêm-phù-đề có 3.000 châu, 4 đại-hải, thế-giổi Ta bà cho tới các thập-phương quốc-độ hữu lậu và tất cả chúng-sanh gốc đồng Tâm giác-ngộ, huyền-diệu, sáng-suốt, vô-lậu, nhưng vì một niệm bất-giác lúc tối sơ mà có hoặc vô-minh. Do hoặc nầy mà có kiến văn giác tri, do bôn món này mà tạo vọng-nghiệp và nghiệp này phát sanh các thứ tập-khí hư-vọng, bịnh-duyên giả- dối, hòa-hiệp thì vọng-sanh, bất hòa-hiệp thì vọng-tử.

Nếu dùng pháp-môn vi-mật quán-chiếu mà xa lìa các bịnh- duyên hòa-hiệp và bất hòa-hiệp tất diệt-trừ cội-gốc sanh-tử, viên- mãn Bồ-Đề tánh bất sanh-diệt, Bổn-Tâm thanh-tịnh, Bổn-giác thường-trụ.

54. Như ông tuy đã ngộ tánh bổn-giác diệu-minh chẳng phải nhân- duyên hay tự-nhiên, nhưng ông chưa ngộ lý giác-nguyên chẳng phải hòa-hiệp hoặc bất hòa-hiệp mà sanh.

A-Nan! Nay Ta lại lấy chỗ tiền-trần mà hỏi ông: Nếu hiện giờ ông lấy tánh nhân-duyên hòa-hiệp theo các vọng-tưởng thế-gian mà tự mình lầm-lạc và nghi-ngờ tâm chứng Bồ-Đề cũng do hòa- hiệp mà sanh, như vậy tánh thấy diệu-tịnh của ông hòa với tướng sáng, hoặc tướng tối, hoặc chỗ trống-không, hoặc chỗ ngăn-trở?

Nếu tánh thấy diệu-tịnh hòa với tướng sáng thì hiện-tiền khi ông thấy sáng, tánh thấy ấy xen vào chỗ nào? Nếu phân-tách tánh thấy và tướng sáng ra làm hai thứ riêng-biệt thì có thể biết rõ- ràng, nhưng nếu tánh thấy xen với tướng sáng thì trong khi xen nhau, hình-tượng thế nào?

Nếu tướng sáng không phải là tánh thấy thì làm sao thấy sáng? Nếu tướng sáng là tánh thấy thì làm sao thấy được chỗ thấy?

Lại nếu tánh thấy viên-mãn, thì còn chỗ nào hòa với tướng sáng? Nếu tướng viên mãn thì còn chỗ nào hòa với tánh thấy?

Tánh thấy thuộc tâm, tướng sáng thuộc cảnh. Nếu hai thứ hòa nhau thì tánh thấy bị tướng sáng xen vào, không còn gọi là thấy, tướng sáng bị tánh thấy xen vào, không còn gọi là sáng. Đó là chứng-tỏ: Nếu hai thứ hòa nhau thì cả hai đều mất tánh-cách. Khi đã hiểu tánh thấy không hòa được với tướng sáng thì biết tánh thây cũng không hòa được với các tướng khác như: tối, trống- không, ngăn-trỡ.

55. A-Nan! Lại như vầy nữa: Tánh thấy diệu-tịnhcủa ông hiệp với tướng sáng, hoặc tối, hoặc trống-không, hoặc ngăn-trở? Nếu nói tánh thấy hiệp với tướng sáng thì đến khi tối tướng sáng đã diệt rồi, tánh thấy cũng theo tướng sáng mà diệt luôn. Tánh thấy cũng không thể hiệp với tướng tối, vì không làm sao thấy được tướng tối. Khi tánh thấy không hiệp với tướng tối thì nếu hiệp với tướng sáng, cũng không thể thấy được tướng sáng. Nếu không thể thây được tướng sáng thì làm sao hiệp với tướng sáng? Như vậy tánh thây không thể hiệp với tướng sáng, cho đến với các tướng: tối, trông-không, ngăn-trở, cũng bất thành.

56. Ngài A-Nan bạch Phật:

-Bạch Đức Thế-Tôn! Theo tôi suy-nghiệm, tánh thấy giác- nguyên mầu-nhiệm đốì với các duyên-trần và lòng lo-nghĩ chắc không hòa-hiệp?

57. Đức Phật dạy:

-Như ông vừa nói, tánh thấy giác-nguyên mầu-nhiệm không hòa-hiệp thì Ta lại hỏi ông:

Tánh thấy ấy không hòa với tướng sáng, hoặc tối, hoặc trống- không, hoặc ngăn-trở? Nếu tánh thấy ấy không hòa với tướng sáng thì hai món ấy phải có giới-hạn. Ông hãy nghiệm-xét chỗ nào là tánh thấy, chỗ nào là tướng sáng trong hai chỗ, lấy chỗ nào làm giới-hạn?

A-Nan! Vì hai món ấy không gặp nhau được, nên nếu ở bên tướng sáng thì không có tánh thấy. Tự ông đã chẳng biết tướng sáng ở chỗ nào thì làm sao lập giới hạn?

Đó là chứng-tỏ tánh thấy không hòa được với tướng sáng, cho tới đối với các tướng: tối, trống-không, ngăn-trở, cũng đồng nghĩa như vậy.

58. Lại như nói tánh thấy giác-nguyên mầu-nhiệm không hiệp thì không hiệp với tướng sáng, hoặc tối, hoặc trống-không, hoặc ngăn- trỏ? Tánh thấy với tướng sáng không hiệp nhau được. Nếu hai món ây không hiệp được thì trái-nghịch nhau, cũng như tánh nghe với tướng sáng không can-hệ gì với nhau.

Như thế tánh thấy chẳng biết tướng sáng ở chỗ nào, còn làm sao phát-minh được lý hiệp và không hiệp?

Đó là chứng-tỏ tánh thấy không thể hiệp được với tướng sáng, cũng như với các tướng: tối, trống-không và ngăn-trở.

59. PHẬT HIỂN-MINH 4 THỨ: AM NHẬP XỨ GIỚI.

Phật bảo ngài A-Nan:

-A-Nan! Ông còn chưa biết tất cả tướng huyễn-hóa phù-trần, sanh ra chỗ nào thì tùy theo chỗ ây mà tiêu-diệt. Các thứ huyễn- hóa hư-vọng, là tướng, nhưng tánh vốn là thể giác-ngộ sáng-suốt nhiệm-mầu cho tới ngũ-ấm <l9), lục nhập (20), thập nhị xứ (2I), và thập bát giới(22) cũng như vậy. Khi nhân-duyên hòa-hiệp thì hư- vọng phát sanh và khi nhân-duyên ly-tán thì hư-vọng tiêu-diệt.

60. A-Nan! Ông chưa biết dầu sanh dầu diệt, dầu tới dầu lui, vốn thiệt là tánh Chbn-Như bất-dộng, huyền-diệu, quang-minh, châu- viên, thường-trụ của Như-Lai-Tạng (23). Khi biết được tánh Chơn- thường như vậy rồi thì ở trong tánh Chơn-thường dầu có muốn tìm các pháp sanh-tử, mê-ngộ, khứ-lai, kết-cuộc cũng không thể được.

61. PHẬT HIỂN-MINH NGŨ-ẤM

Đức Phật hỏi ngài A-Nan:

-Năm ấm sắc thọ tưởng hành thức vì sao lại nói gốc là Tánh Chơn-Như mầu-nhiệm của Như-Lai-Tạng?

62. HIỂN-MINH SẮC-ẤM

Đức phật bảo:

-A-Nan! Giả-sử như có người dùng mắt thanh-tịnh trông lên hư-không, chỉ thấy toàn một vẻ trong-sáng rỗng-suốt, chớ chẳng có vật nào ngăn-ngại. Người ấy chăm chỉ ngó, không nháy mắt, qua một hồi lâu, mắt sanh mõi-mệt thì thấy ở hư-không có nhiều hoa-đốm biến-tướng lăng-xăng rộn-ràng. Nên biết sắc-ấm cũng như thế.

A-Nan! Những hoa-đốm biến-tưứng ây không phải do hư-không hoặc nhãn-căn mà hiện ra.

63. A-Nan! Nếu hoa-đốm biến-tướng sanh ra do hư-không, dĩ-nhiên phải trở lại với hư-khỗng. Nếu hư-không có vật-tượng ra vào thì chẳng phải là hư-không mà là hình-thể. Đã là hình-thể thì chẳng làm sao dung-nạp được hoa đốm, biến tướng sanh diệt cũng như thân thể của ông A-Nan không thể nào dung nạp được thêm một ông A-Nan nữa.

64. Nếu hoa-đốm biến-tướng sanh bởi nhãn-căn, dĩ nhiên phải trở lại với nhãn-căn. Nếu hoa-đốm biến-tướng từ nhãn-căn phát ra thì phải có tánh thấy. Nếu có tánh thấy thì khi hiện ra làm hoa- đốm biến-tướng ở hư-không, đến khi trở về, đáng-lý phải thấy nhãn-căn, nhưng cớ sao lại không thấy nhãn-căn?

Nếu không thấy nhãn-căn thì hoa-đốm biến-tướng hiện giữa hư-không đến khi trở về, đáng-lý phải che tối nhãn-căn, nhưng cớ sao lại không che tối nhãn-căn? Đó là chứng-tỏ mắt thanh-tịnh, dầu có hoa đốm biến-tướng hiện giữa hư-không, cũng là mắt thanh- tịnh, chẳng phải chỉ khi hư-không trong-sáng rỗng-suốt mới gọi là mắt thanh-tịnh.

Thể theo lý ấy, nên nhận-định: sắc-ấm luống-dôi tức là hư-vọng, vốn không phải nhân-duỵên hoặc tự-nhiên.

65. HlỂN-MINH THỌ-ẤM

Đức Phật dạy A-Nan:

– Ví như có người tay-chân mạnh-khỏe, thân-thể tráng-kiện, quên mình đang sống thung-dung, không thuận không nghịch, bỗng- nhiên dùng hai bàn tay xoa lẫn nhau ở hư-không thì vọng-phát các tướng : trơn, rít, lạnh, nóng. Nên biết thọ-ấm cũng như thế.

66. A-Nan! Các tưđng trơn, rít, lạnh, nóng ấy chẳng phải do hư- không hoặc bàn tay mà có.

A-Nan! Nếu các tướng trơn, rít, lạnh, nóng sanh ra do hư-không thì cảm-xúc được bàn tay, cũng có thể cảm-xúc được thân-thể, không lý nào hư-không lại chỉ lựa bàn tay làm chỗ cảm-xúc.

Nếu các tướng trơn, rít, lạnh, nóng do bàn tay mà có thì lúc nào cũng cảm-xúc được, cần chi đợi khi hai bàn tay xoa lẫn nhau mới có.

Lại nếu tự bàn tay sanh ra các tướng trơn rít lạnh nóng thì khi xoa lẫn nhau biết có cảm-xúc, đến khi xả ra cũng phải có cảm- xúc, cho tới xương-tủy ở bàn tay cũng phải biết cảm-xúc ra vào chỗ nào, cớ sao lại không biết? Giả sử bàn tay và xương-tủy đều biết cảm-xúc khi ra khi vào, thành ra có một vật-tượng cảm-xúc đi qua đi lại mãi ở trong thân-thể, cớ sao lại đợi khi hai bàn tay xoa lẫn nhau mới biết cảm-xúc?

Thể theo lý ấy, nhận-âịnh: Thọ-ấm luống-dôí tức là hư-vọng, vốn không phãi nhân-duyên hoặc tự-nhiên.

67. HlỂN-MINH TƯỞNG-ẤM

Đức Phật dạy:

-A-Nan! Ví như có người cảm thấy nhiễu nước miếng khi nghe nói tới me chua và mỏi chân khi nghe nói tới việc leo dốc núi. Nên biết tưởng-ấm cũng như thế.

68. A-Nan! Tướng chua không phải do me, hoặc miệng hoặc tai mà có. A-Nan, nếu tướng chua do me mà có thì me tự nói được, cần gì đợi miệng nói. Nếu tướng chua do miệng mà có thì đáng- lẽ miệng phải tự nghe, cần gì đợi tai nghe. Lại nếu tướng chua ấy do tai nghe mà có thì cớ sao nước miếng không chảy nơi tai lại chảy miệng?

Nghiệm xét thì tướng chua chẳng phải do me sanh vì me không nói được, cũng chẳng phải do miệng sanh vì miệng không nghe được, lại chẳng phải do tai sanh vì tai không nhiễu nước miếng được. Thật sự, tướng chua ấy do tưởng-âm sanh. Còn vọng-tưởng leo dốc núi mà mỏi chân cũng tương-tợ như vậy.

Thể theo lý ấy, nên nhận-định: Tưởng-ấm luôhg-clối tức là hư- vọng, vốn không phải nhân-duyên hoặc tư-nhiên.

69. HIỂN-MINH HÀNH-ẤM

Đức Phật dạy:

-A-Nan! Ví như dòng nước chảy, sóng nhảy liên-tục, lớp trước lớp sau, cuồn-cuộn không ngừng. Nên biết hành-ấm cũng như thế.

A-Nan! Tánh-cách chảy của dòng nước như vậy chẳng phải tại hư-không, hoặc tại nước, hoặc tại bổn-tánh của nước, cũng chẳng phải ly ra ngoài hư-không và nước.

A-Nan! Nếu tánh-cách ấy do hư-không mà có thì cả hư-không vô-tận trong thập-phương đều thành dòng nước chảy vô-tận, như thế tất cả thế-giới phải bị chìm-đắm.

Nếu do nước mà có thì. tánh-cách ấy khác hẳn với nước, đáng- lý hai bên phải có thể riêng, cớ sao lại không có?

Nếu nói do bổn-tánh của nước mà có thì trong lúc nước đứng, không còn lấy chi gọi là bổn-tánh của nước được nữa.

Lại tánh-cách chảy của dòng nước ấy chẳng phải ly ra ngoài hư-không hoặc ra ngoài nước. Vì cớ sao? Vì ở thế-gian chẳng có chi ra ngoài hư-không được và nếu không có nước tất nhiên không có chảy.

Thể theo lý ấy, nên nhận-định: Hành-ấm luông-dôi tức là hư- vọng, vốn không phải nhân-duyên hoặc tự-nhiên.

70. HIỂN-MINH THỨC-ÂM

Đức Phật dạy:

– A-Nan! Ví như có người lấy một cái bình tần-già có hai lỗ, bít kín cả hai lỗ lại, vác nguyên một bình hư-không, đi đường xa thiên- lý để tặng nước khác.

Nên biết thức-ấm cũng như thế.

A-Nan! Nếu hư-không ở trong bình chẳng phải từ nước bên kia tới, cũng chẳng phải từ nước bên nầy vào.

A-Nan! Nếu hư-không trong bình từ nước bên kia mà tới, đáng lý phải thấy hư-không thiếu một phần, nhưng chẳng thiếu chút nào cả.

Lại nếu hư -không trong bình từ nước bên này mà vào thì khi khai hai lỗ bình, đáng lẽ hư không phát ra, nhưng không thấy xuất.

Thể theo lý ấy, nên nhận-định: Thức-ấm luống-dối tức là hư- vọng, vốn không phải nhân-duyên hoặc tự-nhiên

 

Chú Thích Quyển Hai

1. Sát-Na (Ksana) : Khi tâm phát động gọi là niệm. Một niệm có 90 sát-na. Thế thì một sát-na là thời gian 1/90 của một niệm.

2. Kỳ-Bà-Thiên (Jiva): một vị Thiên-Thần ở cõi Đạo-Lợi Thiên.

3. Mạt-Già-Lê: nói đủ là Mạt-Già-Lê Câu-Xá-Lỵ Phất-Đa-La (Maskari Gosalaputra), cũng như Ca-Chiên-Diên và Tỳ-La-Đề Tử là ba nhà ngoại- đạo kỳ cựu ở Ấn-ĐỘ khi Phật tại thế.

4. Mẫu-đà-la (Mudra): ấm-Phật. Tay Mẩu-đà-la là tay dùng kiết-ấn Phật.

5. Chánh-biến-tri: Hiểu-biết hoàn-toàn chơn-tánh tất cả pháp, như đạt lý Tâm tức vạn pháp gọi là chánh-tri, đạt lý vạn pháp tức Tâm gọi là biến-tri, Phật đạt cả hai lý ấy nên gọi là Chánh-biến tri.

6. Tứ-đại: Bốn thể lớn, quan-trọng ở thế-gian: đất, nước, lửa, gió.

7. Ngũ-uẩn. Uẩn là chất-chứa các nghiệp hữu-vi. Ngũ-uẩn: sắc thọ tưởng hành thức.

8. Tâm phan-duyên: Tâm nương theo sắc-tướng mà phát hiện.

9. Vô-Thượng đạo: đạo cao-siêu tuyệt-đối, không có chi cao-siêu hơn.

10. Minh-đế, Lối chấp phi sắc phi không, nhận rằng thế-gian ban sơ mờ-mịt, không sắc tướng cũng chẳng phải không sắc-tướng lần lần tạo ra muôn vật

11. Mặt trăng thứ hai, chớ không phải bóng trăng: Mặt trăng chỉ có một nhưng nếu chớp mắt thì có thể thấy mặt trăng thứ hai. Tuy mặt trăng thứ hai không phải là thiệt, nhưng hình-thể thây được gần mặt trăng thiệt hơn là bóng trăng mờ ở dưới nước cách xa hơn.

“Kiến-tinh” tuy còn vọng, nhưng cao hơn tâm phan-duyên và gần Tâm Chơn-Như, nên Đức Phật dùng ví-dụ tánh thây đó như mặt trăng thứ hai.

12. Bổn-nhân: Nguyên-nhân phát-sanh. Ví-dụ như ăn no, nguyên-nhân nhờ có cơm, mặc ấm nguyên nhân nhờ có y-phục.

13. Thế-giới Diêm-phù-đề: Thế-giới Ta-bà là một thế-giới dẫy đầy các sự đau-khổ.

14. Trái A-ma-la ở trong tay. A-ma-la là một thứ trái nhỏ hình tròn ở Ấn-ĐỘ tương-tợ như trái táo ở Việt-Nam. Xưa ngài A-Na-Luật bị mù cả hai mắt, ngài gắng chí tu phép thiền-định trong một thời gian, chứng quả Vô-Lậu A-La-Hán và đắc Thiên-nhãn. Có người hỏi: “ Ngài thấy xa được không?” Trong khi ấy ngài đang cầm trái A-ma-la trong tay, ngài trả lời: Với Thiên-nhãn, tôi thấy cả thế-giới Diêm-phù-đề như trái A-ma-la trong tay.

15. SỞ-thủ: Bổn-phận bắt buộc phải giữ. Như trong thời-gian Đại-chúng nghe pháp, phải giữ tâm thanh-tịnh và thân trang-nghiêm.

16. Kiến-duyên: Các vật-tượng thấy được

17. Đệ nhứt liễu-nghĩa: Nghĩa cao-siêu, mầu-nhiệm, sáng-tỏ, rốt-ráo, không có nghĩa nào hơn.

18. Đại-đà-ra-ni: Đại là lớn, đà-ra-ni là tổng-trì. Đại-tổng-trì có nghĩa là bao-hàm các pháp vi-mật thâm-diệu và tất cả công-đức. Ví-dụ như môn trì chú-tâm Thủ-Lăng-Nghiêm gọi là môn đại đà-ra-ni.

19. Ngũ ấm: Âm nghĩa là che-tối. Ngũ ấm cũng gọi là Ngũ-uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. sắc-ấm: gồm có hai thứ:

  1. Nội-sắc tức là thân
  2. Ngoại-sắc tức là các vật-tượng trần-cảnh.

Thọ-ấm: gồm có các thứ thâu-nhận khổ-vui ở thế-gian Tưởng-ấm: gồm có các thứ vọng-tưởng khi đốì-đãi với tiền-trần ở thế-gian.

Hành-ấm: gồm có các hành-vi vọng động theo pháp thế-gian. Thức-ấm: gồm có các sự hiểu-biết, phân-biệtt ở thế-gian.

Năm ấm là năm thứ che-tối Tâm Chơn-Như

20. Lục-nhập: Sáu vật của nhân-thân: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý.

21. Thập nhị xứ: Mười hai chỗ gồm có lục căn và lục trần.

Lục-căn cũng gọi là lục-nhập: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ỷ. Lục-trần: sắc(các thứ thấy được), thinh (các thứ nghe được), hương (các thứ ngửi được), vị (các thứ nếm được), xúc (các thứ cảm-xúc được), và pháp (các thứ pháp-trần hiểu-biết hoặc tưởng tượng được).

22. Thập bát giới: 18 giới-hạn gồm có giới-hạn của 6 căn, 6 trần, và 6 thức.

Giới-hạn của 6 căn:

  1. Nhãn-giới
  2. Nhĩ-giới
  3. Tỹ-giới
  4. Thiệt-giới
  5. Thân-giới
  6. Ý-giới.

Giới-hạn của 6 trần:

  1. Sắc-giới
  2. Thinh-giới
  3. Hương-giới
  4. Vị-giới
  5. Xúc-giới
  6. Pháp-giới.

Giới-hạn của 6 thức:

  1. Nhãn-thức-giới
  2.  Nhĩ-thức-giới
  3. Tỷ-thức-giới
  4. Thiệt-thức-giới
  5. Thân-thức-giới
  6. Ý-thức-giới.

23. Như-Lại Tạng, Như – trạm-nhiên bất-động thường-trụ, đó là Bổn-giác Pháp-thân.Như-Lai-Tạng:

Lai: Từ-bi bạt-khổ dữ-lạc, đó là Thỉ-giác Báo-thân,

Bát-Nhã tự-tại vô-ngại, đó là Hậu-đắc trí Hóa-thân.

Thừa-Thiệt-Tánh Chơn-Như, viên-chứng chánh-giác, hóa-độ chúng- sanh tức là Như-Lai.

Tạng-, trùm-chứa, che-tối.

Như-LaiTạng bao-hàm cả tâm Phật và tâm phàm, tức là Tâm Chơn- Như giác-ngộ và tâm sanh-diệt mê-muội. Tầm Chơn-Nhưgiác-ngộ, giải- thoát sáng-suối nhưng thường bị che-tối. Tâm sanh-diệt mê-muội, gây hoặc tạo nghiệp, năng biểu-lộ, nhưng vốn không có tự-thể. Chính Tâm sanh-diệt hay che-tối Tâm Chơn-Như. Vì thế Đức Phật nói: các pháp sanh-diệt khứ-lai cũng ở trong Như-Lai Tạng.

24. Đoạn văn hiển-minh ngũ ấm:

Ngũ ấm là năm món chất-chứa các nghiệp hữu-vi và có năng-lực che-tối Tâm Chơn-Như. sắc-ấm bao-quát các sắc-pháp.

Thọ-ấm, Tưởng-ấm, Hành-ấm, Thức-ấm bao quát các tâm-pháp.

Nguyên căn-thân và tất cả vật-chất hữu-hình khiến cho người tham- luyến đó là sắc-ấm.

Lục-căn đối-đãi với lục-trần rồi tâm thâu-nhận gọi là Thọ-ấm.

Căn trần tiếp-xúc nhau rồi tâm vọng-tưởng gọi là Tưởng-ấm.

Đối với ngoại-cảnh, Tâm hành-động theo thế-gian gọi là Hành-ấm.

Cảm xúc với pháp-trần, Tâm hiểu-biết phân-biệt sự-vật gọi là Thức-ấm.

Tâm Chơn-Như ví như trăng sáng tỏ. Ngũ ấm ví như đám mây đen che-tối trăng. Dầu đám mây che-tối cách nào, thể trăng vẫn luôn luôn sáng-tỏ. Khi có gió thổi tan mây thì thể trăng hiện rõ. Đó là chứng- minh thể trăng duy-nhứt, nhưng trông-thấy trăng, có khi sáng có khi tối là tại không bị hoặc bị mây ám.

Chúng-sanh đồng một Tâm Chơn-Như giác-minh, huyền-diệu, châu- viên, thường-trụ, nhưng vì trong lúc tối-sơ, phát một niệm bất-giác mà sanh vô-minh, rồi bị ngũ-ấm che-tối Tâm Chơn-Như mà làm việc mê- muội, tạo-tác vọng-nghiệp, khiến phải chìm-đắm mãi ở biển-khổ luân- hồi sanh-tử. Tuy nhiên các thứ vọng không có tự-tánh tức là sanh-diệt, chỉ có chơn mới có tự-tánh tức là thường-trụ. Ví như vô-minh và ngũ- ấm sanh-diệt, chỉ có Tâm Chơn-Như thường-trụ.

Vì thế vọng chơn đều là tánh của Như-Lai Tạng.

Vọng tức chơn, phiền-não tức Bồ-Đề. Khi hết vọng thì hoàn chơn, khi dứt phiền-não thì chứng Bồ-đề. Tỏ-ngộ Tâm Chơn-Như tất nhiên giác, quên-mất Tâm Chơn-Như tất nhiên mê, giác làm Phật, mê làm chúng-sanh.

Cái giác cũng không phải tầm ở đâu xa mà ở ngay trong Như-Lai Tạng. Cái mê cũng không phải tầm ở đâu xa mà ở ngay trong Như-Lai tạng. Người tu-hành giải-thoát muôn tầm cái giác, thì phải quay ánh- sáng lại bên trong, quan-sát châu-đáo Như-Lai Tạng, rồi dĩ tận công- phu diệt hết các thứ mê, nhứt là cái mê căn-bổn: vô-minh. Khi các thứ mê hoàn-toàn dứt-tuyệt thì cái giác tự bày rõ.

 

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10