KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

Hán dịch: Bát Thích Mật Đế
Việt dịch: Hòa Thượng Thiền Sư Thích Từ Quang

QUYỂN 8

1. TAM TIỆM-THỨ TU-HÀNH

Đức Phật dạy:

– A-Nan! Mỗi loại chúng-sanh đều có 12 món điên-đảo, một món nổi dậy thì các món khác đều theo, ví như bấm con mắt thì thấy vô-số hoa-đôm hiện giữa hư-không, đó là Tâm Chơn-Như quang-minh chơn-tịnh diệu-viên bị điên-đảo ám-che mà hình như có các loại-tưởng hư-vọng.

Nếu nay tu-chứng pháp Như-Lai chánh-định thì thể theo cội-gốc điên-đảo loạn-tưởng ấy mà lập tiệm-thứ đoạn-trừ hư-vọng, ví như muôn đựng nước cam-lộ, phải dùng một cái bình tinh-khiết, trước hết phải trừ-khử cặn bả ở trong bình, dùng nước sôi, nước tro và nước thơm rửa vật-dụng ấy cho thật sạch-sẽ rồi mới đựng nước cam-lộ.

Thế nào là ba tiệm-thứ?

Ba tiệm-thứ là:

  1. Tiệm-thứ tu-hành dứt trợ-nhân.
  2. Tiệm-thứ tu-hành dứt giới-tánh.
  3. Tiệm-thứ tu-hành dứt hiện-nghiệp.

2. Trợ-nhân là chi và làm thế nào dứt?

A-Nan! Thập nhị chủng loại chúng-sanh không thể bảo-toàn mạng-căn và hằng ngày phải ăn để sông. Có 4 cách-thức ăn:

  1. ăn bằng cách nhai nhỏ.
  2. ăn bằng cách hưởng hơi.
  3. ăn bằng cách an-vui thie n-định mà no.
  4. ăn bằng cách giác-âm mà no.

Do đó Đức Phật nói tất cả thập nhị chủng loại chúng-sanh đều dùng sự ăn làm trợ-nhân.

A-Nan! Chúng-sanh ăn đồ-vật hiền thì sống, ăn đồ-vật dữ thì chết. Những người nào đã phát Bồ-Đề Tâm, tu phép chánh-định, có thọ đủ qui-giới, dĩ-nhiên đoạn-tuyệt ngũ-vị tân ở thế-gian, vì năm món ấy, như ăn chín thì vọng dâm, ăn sông thì vọng sân, nếu còn ăn ngũ-vị tân thì dầu miệng nói suốt thập nhị bộ chơn-kinh bí- điển cũng khó đạt hiệu-quả.

Chư Thiên-Tiên không chịu nổi mùi ngũ-vị tân từ miệng bay ra, nên thường xa lánh những người ăn năm món ấy.

Các loài ngạ-quỉ ác-ma ưa ngũ-vị tân, hay thừa dịp người ăn, xúm lại ngữi hơi, liếm môi liếm mép, thành thử người nào ăn ngũ- vị tân, hằng ngày sống chung với ma-quỉ, bị tinh-thần của chúng chi-phối, tổn phước tổn đức, phước đức lần lần tiêu-mất, nên thường gặp nhiều sự truân-chuyên khổ-sở.

A-Nan! Người đã phát Bồ-Đề Tâm tu pháp chánh-định mà vẫn ham ăn ngũ-vị tân thì chẳng những thập phương chư Phật, Bồ-Tát, A-La-Hán, liệt vị Thánh-Tăng, cho tới chư Thiên đều không bảo-hộ được, do đó Đại-lực Ma-vương có thêm thắng-lợi, thường giả làm Phật hiện ra giảng-đạo, đôn phá Phật luật, chê bai thánh hiền tăng, trái lại ca tụng các việc báng-pháp phá-giới, khích-lệ những kẻ nghịch-Phật phản-sư, bịa-đặt mê-tín dị-đoan, huyễn-hoặc quyến-rũ, xúi- giục người vi-phạm dâm, sát, đạo, vọng, tham sân si tà-kiến, sông theo ma-giáo, đến lúc lâm-chung đầu-thai làm đồ chúng của Ma-vương, cho tới khi hết kiếp ma, phải đền tội sa-đọa vào Vô-gián địa-ngục.

A-Nan! Người đã phát Bồ-Đề lầm, tu pháp chánh-định, tất nhiên phải kiêng-cử ngũ-vị tân, đó là đệ-nhứt tiệm-thứ tinh-tân tu-hành.

3. Giới-tánh là chi và làm thế nào dứt?

A-Nan! Những người có Bồ-Đề Tâm, đang tu pháp chánh định thì cần-yếu phải nghiêm-trì giới-luật thanh-tịnh, giữtrai-tâm, hoàn- toàn kiêng-cửdâm, sát, rượu-thịt, ngũ-vị tân, các món ăn có tánh-cách sát-hại.

A-Nan! Nếu tu-hành mà không đoạn-tuyệt dâm và sát thì chẳng bao giờ giải-thoát được tam-giới phàm-phu thông-khổ.

Thế nên người tu-hành phải xem dâm và sát như loài rắn độc hoặc kẻ giặc-thù, xa-lánh các tội tứ-khí, bát-khí, bậc Thinh-văn Hữu-học giữ thân không bao giờ vi-phạm, cho tới về sau hành luật-nghi thanh-tịnh của bậc Bồ-Tát thì giữ Tâm không bao giờ phát-khởi. Khi giới-đức thành tựu, dầu ở thế-gian cũng khỏi vi- phạm dâm và sát, luôn cả thâu-đạo, thì chẳng còn nỢ-nần túc-trái phải đền-trả, chẳng còn chi hệ-lựy thân-tâm.

Người có Bồ-Đề Tâm, thanh-tịnh tu pháp chánh-định, khỏi phải có Thiên-nhãn, mà với nhục-thân phụ-mẫu sở-sanh cũng có thể xem thập phương thế-giới, thấy Phật, nghe Pháp, tự thân-cận và vâng-lãnh Phật-chỉ Phật-ngôn, đắc lục thông(1) quảng-đại, du-hành thập-phương thế-giới, thành-tựu túc-mạng thanh-tịnh, thấu-triệt quá-khứ hiện-tại vị-lai, không còn sự gian-nguy khổ-lụy, đó là đệ nhị tiệm-thứ tinh-tấn tu-hành.

4. Sao gọi là dứt hiện-nghiệp?

A-Nan! Người có Bồ-Đề Tâm, nghiêm-trì giới-luật thanh-tịnh, thì Tâm dứt sạch tham-nghiệp, dâm-nghiệp, sát nghiệp và các tập- khí mê-muội. Tầm không biến-chuyển theo lục-trần và tự quay trở về Bổn-thể Chơn-NhưViên-giác. Trần không có sở duyên, căn không có sở-đốĩ, thì tác-dụng của căn không hành-động sai-lầm được, hoàn-toàn trái-nghịch với dòng ái-dục sanh tử. Như vậy thập-phương quốc-độ thuần một nét thanh-tịnh, chẳng khác chi ngọc lưu-ly hiện rõ vầng trăng tỏ, thân được nhẹ-nhàng, Tâm được thanh- thoát, nhiệm-mầu châu-viên bình-đẳng, an-vui vô-tận, tất cả Như-Lai mật-viên tịnh-diệu đều hiển-hiện trong Tâm, mặc-nhiên đắc vô-sanh pháp-nhẫn, tuần-tự tiến-tu, tùy theo đạo-hạnh sở-phát mà an-lập Thánh-quả, đó là đệ-tam tiệm-thứ tinh-tấn tu-hành.

A-Nan! Vị Thiện-nam-tử có Bồ-Đề Tâm, nghiêm-trì giới-luật thanh-tịnh, ái-dục khô-cạn, nội-căn với ngoại-cảnh không phốì- hiệp nhau, sắc-thân dầu còn, nhưng chẳng sanh tiếp, Tâm được
thông-suốt, trí-huệ thuần-thục, Minh-Tánh châu-biến thập-phương thế-giới, thành-tựu can-huệ gọi là Can-Huệ Địa. Tuy nhiên ái- dục vừa khô-cạn, chưa hiệp được với nước pháp-lưu của bậc Như-Lai tương-tiếp, như vậy phải hành đạo trải quả 54 địa-vị Bồ-Tát nữa mới cứu-cánh Phật-quả.

5. THẬP-TÍN BỒ-TÁT

Đức Phật dạy A-Nan:

1) Dùng Tâm can-huệ, hiệp với dòng Pháp-lưu khiến Tâm ấy khai-thông viên-mãn, nhờ đó tinh tấn tu hành đến bậc Chơn-Diệu, đức tin nhiệm-mầu thường-trụ, tất cả vọng-tưởng điên-đảo đều tiêu-vong, chỉ có trung đạo thuần-nhứt chơn-thiệt, gọi là TÍN-TÂM-TRỤ

2) Đức tín chơn-thiệt sáng tỏ thì nhứt thiết đều viên-thông, 5 ấm, 12 xứ, 18 giới không thế nào ngăn-ngại được, những sự xả- thân, thọ-thân trong vô số kiếp quá-khứ và vị-lại, cho tới các tập- khí hiện-tiền, người Thiện-nam-tử tu hành nhớ hết, không sót một mảy, gọi là NIẸM-TÂM TRỤ

3) Giữ được Tầm thuần-nhứt chơn thiệt, mầu-nhiệm châu-viên thì thể chơn-tịnh phát sanh, tất cả tập-khí từ vô-thỉ đều dứt sạch, chỉ có một thể chơn-tinh sáng-suốt, người Thiện-nam-tử dùng thể ấy tinh-tấn, đáng bậc chơn-thiệt thanh-tịnh, gọi là TINH-TAN tâm.

4) Tâm tinh-tấn nhiệm-mầu, viên-dung vô-ngại, dùng toàn trí-huệ, gọi là HUỆ-TÂM TRỤ.

5) Giữ tròn trí-huệ quang-minh, thanh-tịnh trang-nghiêm, huyền-diệu châu-viên, không còn chi vọng-xúc, thành-tựu đại định, gọi là ĐỊNH-TÂM TRỤ.

6) Đại-định sáng suốt, thâm-nhập Minh-Tánh, thì không bao giờ thối chuyển, luôn luôn tinh-tấn, gọi là BAT-THỐI tâm.

7) Giữ tròn Tâm tinh-tấn thanh-tịnh an-nhiên, không sơ-suất và giao hiệp với mười phương Như-Lai, vừa bảo-hộ Tâm-pháp, vừa bảo-hộ Phật-pháp, gọi là HỘ-PHÁP TÂM.

8) Dùng oai-lực huyền-diệu gìn-giữ Tâm viên-giác, và nhờ ánh-sáng từ-bi của Phật an-trụ nơi Tâm viên-giác, như hai cái gương đối chiếu, ảnh hiện trở lại bên trong, tương-nhập trùng-điệp, gọi là HồI-HƯỚNG TÂM.

9) Tâm-thể Chơn-Như xoay lại hiệp với ánh-sáng từ-bi của Phật, tức là được Tâm-thể thường tịch thường-chiếu, như như bất- động và Phật-cảnh vô-thượng diệu-tịnh an-trụ vô-vi, không một mảy sơ-suất, gọi là GIỚI-TÂM TRỤ.

10) Trụ-giới an-nhiên, tự-tại vô-ngại, Tãm-thể thanh tịnh nhiệm mầu, nên du-hành khắp mười phương quốc-độ, đi đâu cũng mãn nguyện, gọi là NGUYỆN-TÂM TRỤ.

6. THẬP TRỤ BỒ-TÁT.

Đức Phật dạy:

1) Vị Thiện-nam-tử tu hành, dùng phương tiện chơn-thiệt phát minh 10 tín-tâm, thuần-thục 10 diệu-dụng của ngũ-căn ngũ-lực thâu-nhiếp lại, viên thành nhứt tâm, gọi là PHÁT-TÂM TRỤ.

2) Tự-Tâm quang-minh như lưu-ly trong sạch có hiện tinh-kim, nương theo Tâm huyền-diệu trước mà tu-tập thành tâm-địa, gọi là TRỊ-ĐỊA TRỤ.

3) Tâm-địa hòa hiệp, thuần một thể viên-giác sáng suốt nên du-hành khắp mười phương thế-giới, không có chi ngăn-ngại, gọi là TU-HÀNH TRỤ.

4) Hạnh đồng với hạnh Phật, thọ khí-phần của Phật, ví như trung-âm thân tự cầu phụ-mẫu, âm-tín minh-thông nhập giống Như-Lai, gọi là SANH-QUÍ TRỤ.

5) Đã nhập giống Như-Lai, thừa-phụng Phật-chỉ, cũng như thành hình trong đạo-thai rồi thì tướng người không thiếu-sót, tức là có đủ phương tiện độ-sanh, gọi là PHƯƠNG-TIỆN CỤ-TÚC TRỤ.

6) Dung-mạo đã giống như Phật tất nhiên tâm-tướng cũng đồng, gọi là CHANH-TÂM TRỤ.

7) Thân hiệp Phật-thân, Tâm hiệp Phật tâm, tăng-trưởng phước-huệ vô-lượng, gọi là BAT-THỐl trụ.

8) Linh-tướng của thập-thân (2) đồng thời huyền-diệu viên-thông, gọi là ĐồNG-CHƠN TRỤ.

9) Thập thân đầy đủ ví như xuất đạo-thai, làm chơn Phật-tử nối dòng Như-Lai, gọi là PHÁP-VƯƠNG TỬ TRỤ.

10) Thành-nhân sáng-suốt, gánh-vác Phật-sự, ví như vị Hoàng-đế ở trong xứ, đem quốc-chánh ủy nhiệm thái-tử; Đức Phật dùng cam-lộ thủy rưới trên đảnh Bồ-Tát, chẳng khác chi Hoàng-đế thiết lễ dùng hải-thủy rưới trên đầu thái-tử, gọi là QUAN-ĐẢNH TRỤ.

7. THẬP HẠNH BỒ-TÁT.

Đức Phật dạy A-Nan:

1) Vị Thiện-nam-tử đã nên trang Phật-tử thanh-tịnh, có đủ diệu-đức Như-Lai vô-lượng, hằng tùy-thuận sở-nguyện của thập phương chúng-sanh mà cứu độ, gọi là HOAN-HỈ HẠNH.

2) Dùng năng-lực từ-bi khôn khéo làm lợi ích cho nhứt-thiết chúng-sanh, gọi là NHIÊU-ÍCH HẠNH.

3) Tự mình giác-ngộ, lại năng giác-ngộ người, tự mình nhẫn- nhục lại năng dạy người nhẫn-nhục, do đó không còn một mảy hờn-giận, gọi là VÔ-SÂN-HẬN HẠNH.

4) ứng hiện trong các loài để tùy duyên độ-sanh suốt ba đời quá-khứ hiện-tại cho tới vị-lai, thông-đạt cả thập-phương, không bao giờ thối-chuyển, gọi là VÔ-TẬN HẠNH.

5) Nhứt-thiết pháp-hạnh độ sanh đều hiệp đồng vô-lượng pháp- môn Như-lai, không bao giờ sai-lạc, gọi là LY SI-LOẠN HẠNH.

6) Trong pháp-hạnh hiệp đồng phát hiện các pháp khác, trong các pháp khác vẫn thấy hiệp đồng pháp-hạnh, sự-lý viên-dung vô- ngại, gọi là THIỆN-HIỆN HẠNH.

7) Thập-phương hư-không bao hàm nhứt-thiết vi-trần, mỗi vi-trần biến-mãn thập-phương thế-giới, hiện trần hiện giới viên-dung vô-ngại, gọi là VÔ-TRƯỚC HẠNH.

8) Các thứ biến-hiện ấy ở trong độ đáo-bỉ-ngạn đệ-nhứt, gọi là TÔN-TRỌNG HẠNH.

9) Viên-dung vô-ngại năng thành qui-tắc của thập-phương chư Phật tùy cơ ứng thời độ-sanh, gọi là THIỆN-PHÁP HẠNH.

10) Tất cả pháp-hạnh đều thanh tịnh vô-lậu, thuần-nhứt chơn-thiệt vô-vi, Tự-Tánh bản nhiên cứu cánh Diệu-quả, gọi là CHƠN-THIỆT HẠNH.

8. THẬP HỒI-HƯỚNG BỒ-TÁT.

Đức Phật dạy A-Nan:

1) Vị Thiện-nam-tử có đủ thần-thông thành tựu Phật-sự, thuần khiết tinh-chơn, xa lìa các lưu-hoạn, trong khi độ-sanh không có các tướng năng độ sở-độ, hồi tâm vô-vi và chỉ hướng một đường Niết-Bàn, gọi là CỨU-HỘ NHỨT-THIET CHÚNG-SANH, LY CHÚNG-SANH TƯỚNG HồI-HƯỚNG.

2) Hoại hết các pháp hoại, xa lìa hết các pháp xa lìa, gọi là BẤT-HOẠI HồI-HƯỚNG.

3) Bổn-giác thanh tịnh trong sạch an-nhiên hiệp đồng cứu cánh giác của Phật, gọi là ĐANG NHỨT-THIẾT phật HồI-HƯỚNG.

4) Tự-Tam Chơn-Như viên-giác tinh chơn phát minh diệu dụng, thì Tâm-địa đồng nhưPhật-địa, gọi là CHÍ NHỨT-THIET xứ Hồl- HƯỚNG.

5) Như-Lai và thế giới chúng-sanh, liên hệ lẫn nhau, không có chi ngăn-ngại, gọi là VO-TẬN CÔNG-ĐỨC TẠNG HồI-HƯỚNG.

6) Tãm-địa hiệp đồng Phật-địa, thì địa nào cũng phát hiện nhân thanh tịnh, do đó viên-chứng Niết-Bàn, gọi là TÙY-THUẬN BÌNH- ĐẲNG THIỆN-CĂN HồI-HƯỚNG.

7) Chơn-căn tròn-đủ, thì thập-phương chúng-sanh không ngoài Tự-Tánh. Do đó Tự-Tánh thành tựu viên-mãn nhưng chẳng bao giờ quên độ chúng-sanh, gọi là TÙY-THUẬN ĐANG quán NHỨT-THIET CHUNG-SANH HồI-HƯỚNG.

8) Tức pháp ly tướng, “tức” và “ly” đều không dính-mắc chi cả, gìn-giữtrung-đạo, gọi là CHƠN-NHƯTƯỚNG HỒI-HƯỚNG.

9) Tỏ-ngộ được Chơn-Nhưthì thập phương pháp-ệiới không có chi ngăn-ngại, gọi là VÔ-PHƯỢC GIẢI-THOÁT HỒI-HƯỚNG.

10) Viên-thành được minh-đức tánh thì không có hạn-định pháp-giới minh-mông, gọi là PHÁP-GIỚIVÔ-LƯỢNG HồI-HƯỚNG.

9.  TỨ GIAI-HẠNH BỒ-TÁT.

Đức Phật dạy:

– A-Nan! Các vị Thiện-nam-tử nào thành tựu Tâm can-huệ và thập-tín thập-trụ thập-hạnh thập hồi-hướng, tức là 41 Tâm Bồ-Tát thanh tịnh thì theo tiệm-thứ mà thành tựu gia-hạnh huyền-diệu châu-viên như sau:

1) Lấy Phật-giác làm Tâm-nhân của mình, nhưng Phật giác đạt mà chưa đạt ví như dùi cây vào lửa, lửa muôn bén mà chưa bén, gọi là NOAN-ĐỊA.

2) Lấy Bổn-Tâm làm chỗ sở-lý của Phật, nhưng nương mà chưa phải nương, ví như người leo núi cao, thân mình vào giữa hư- không mà chân vẫn chấm đất, còn ngăn-ngại, gọi là ĐẢNH-ĐỊA.

3) Tâm Phật hiệp đồng, thiện-đắc trung đạo, ví như người gặp việc nhẫn-nhục, không cam cũng không bỏ, gọi là NHÂN-NHỤC ĐỊA.

4) Khi nhân và quả khác nhau thì mê trung-đạo, khi nhân và quả đồng nhau thì giác trung-đạo. Nay Tâm-Phật hiệp đồng thì số’ lượng dứt tuyệt, hai thứ mê và giác cũng tiêu-vong, siêu-thoát thế-pháp, gọi là THẾ ĐỆ-NHỨT địa.

10. THẬP-ĐỊA Bồ-TÁT.

Đức Phật dạy A-Nan:

1) Vị Thiện-nam-tử tỏ ngộ quả vị Đại-Bồ-Đề, giác-thông Như-Lai cho tới cảnh-giới của Phật, gọi là HOAN-HỈ ĐỊA.

2) Tâm Chơn-Như hiệp đồng Phật-cảnh, cho tới sau-rốt tánh hiệp đồng cũng diệt, gọi là LY-CẤU ĐỊA.

3) Thanh-tịnh đến rốt-ráo thì hoàn toàn sáng-suốt, gọi là PHÁT-
QUANG ĐỊA.

4) Hoàn-toàn sáng-suốt, tức là giác-ngộ viên-mãn, gọi là DỆM-HUỆ ĐỊA.

5) Nhứt-thiết đồng dị đều dứt hết, gọi là NAN-THẮNG địa.

6) Thưc-hiện được tịnh-tánh Chơn-Như Vô-vi sáng suốt, gọi là HIỆN-TlỀN địa.

7) Cứu-cánh Bổn-giác thuần nhứt chơn-thiệt, như-như bất động, gọi là VIỄN-HÀNH ĐỊA.

8) Hoàn toàn Tự-Tam Chơn-Như duy nhứt, gọi là BẤT-ĐỘNG-ĐỊA.

9) Phát huy diệu-dụng của Tự-Tầm Chơn-Như, gọi là THIỆN-HUỆ ĐỊA.

10) A-Nan! Chư Bồ-Tát tùng Tâm Chơn-Như, tu tập viên mãn vô-lượng công-đức, từ địa-vị nầy trở lên tức là “tu-tập vị”, từ-âm diệu-vân châu-viên khắp Niết-Bàn hải, gọi là PHÁP-VÂN ĐỊA.

11. A-Nan! Chư Phật đi tắt, ngược dòng, khởi từ ngoài đi vào biển giác, chư Bồ-Tát đi thuận dòng, thẳng đến biển giác, giác-tánh viên-thông, gọi là ĐANG-GIÁC.

A-Nan! Tu-hành từ Tâm can-huệ tới bậc Đẳng-giác mới thấu-triệt trung tâm điểm Kim-Cang của sở can huệ địa.

Trùng trùng điệp điệp ở trong 12 vị-trí, dày công phu tu-hành mới tròn quả Diệu-giác, thành đạo Vô-Thượng, ví như 10 thứ ví- dụ quán-sát, lý như-huyễn, dùng Bát-Nhã Kim-Cang quán nhân- địa vào quả-địa, ở trong chánh-định dùng phép quán của Như-lai, tu-chứng thanh tịnh, tuần-tự thâm-nhập Chơn-Thường. Đó là chánh-quán, ngoài ra các pháp quán khác là tà-quán.

Như vậy do tam tiệm-thứ tu-hành tinh-tấn, khéo thành-tựu 55 địa vị Bồ-Tát trên đường Chơn-Thiệt Giác-Ngộ trực chỉ Tốì-Thượng Niết-Bàn.

12. NĂM ĐỨC-HIỆU CỦA KINH THỦ-LĂNG-NGHIÊM.

Khi ấy, ngài Văn-Thù Sư-Lợi Pháp-Vương Tử ở trong Đại-chúng đứng dậy cung-kính đảnh lễ và bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Đức Thế-Tôn có định danh-hiệu đặt cho kinh này chưa? Vậy kinh này gọi là kinh chi?

Đại-chúng và tôi cần phụng-trì thế nào cho khế-hiệp Phật- chỉ?

Đức Phật dạy:

– Văn-Thù ! Kinh này có 5 đức-hiệu:

1) ĐẠI PHẬT-ĐẢNH TÁT-ĐÁC-ĐA BÁC-ĐÁC-RA, VÔ- THƯỢNG BẢO-ẤN, THẬP-PHƯƠNG NHƯ-LAITHANH-TỊNH HẢI-NHÃN.

2) CỨU-HỘ THÂN-NHÂN (vì cứu-độ ngài A-Nan thoát nạn và nàng Ma-Đăng-Già ở trong Giáo-Hội, đắc tánh Tỳ-khưu-ni, đắc Tâm Bồ-Đề, vào biển Biến-Tri).

3) NHƯ-LAI MẬT-NHÂN TU-CHỨNG LlỄư-NGHĨA.

4) ĐẠI-PHƯƠNG-QUẢNG DIỆU-LIÊN-HOA VƯƠNG THẬP-PHƯƠNG PHẬT-MẪU ĐÀ-RA-NI CHÚ.

5) QUÁN-ĐẢNH CHƯƠNG-CÚ, CHƯ BỒ-TÁT VẠN-HẠNH THỦ-LĂNG-NGHIÊM.

Văn-Thù! Ông và Đại-chúng cho tới nhứt-thiết chúng-sanh cần nhứt-tâm chí-thành phụng-trì tu-tập.

13. NHÂN-QUẢ CẢM-ỨNG.

Khi Đức Phật dạy xong, ngài A-Nan và Đại-chúng ngưỡng-cầu Đức Phật khai-thị tâm-ấn vi-mật MA-HA TÁT-ĐÁC-ĐA BÁC-ĐÁC-RA, vì nghe qua đức-hiệu liễu-nghĩa của kinh Thủ-Lăng- Nghiêm, các vị ấy tỏ-ngộ pháp thiền-định trực-chỉ thành Phật, nhứt quyết tiến-tu đến chỗ Diệu-Lý, tâm được rỗng-không vắng- lặng, dứt sạch sáu phẫm vi-tế phiền-não ở tam giới phàm-phu.

14. Ngài A-Nan đứng dậy hiệp chưởng cung kính đảnh lễ và bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tồn đại-từ đại-bi! Nhờ tiếng nói đại-từ vô- cùng quí-báu khéo hiển-minh các vi-tế trầm-hoặc của chúng-sanh, khiến tôi nay được thân-tâm an-vui, lợi-ích sâu-xa vô-tận.

Bạch Đức Thế-Tôn! Nếu căn-nguyên của Tâm Chơn-Nhưdiệu-minh thanh tịnh châu-biến viên-mãn thì đáng lý bất cứ các loài vô-tình như đất-đá cỏ-cây, hoặc các loài hữu-tình như hàm-linh cử-động đồng một căn-nguyên Chơn-Như tức là Giác-Thể chơn-thiệt của Phật, nhưng tại sao Giác-Thể như vậy lại có các đường Thiên Nhân A-Tu-La, súc-sanh ngạ-quỉ và địa-ngục?

Bạch Đức Thế-Tôn! Các đường phàm-phu ấy vì căn-nguyên Chơn-Như tự có hay là tại tập-nghiệp hư-vọng của chúng-sanh khởi ra?

Bạch Đức Thế-Tôn! Theo chỗ thấy biết của tôi, có nàng Tỳ-khưu-ni Bảo-Liên-Hương đã thọ giới Bồ-Tát mà lén-lút làm sự dâm-dục, tự nói dối rằng: Hành dâm chẳng phải sát-sanh, chẳng phải trộm-cắp thì không có tội-lỗi quả-báo, nhưng khi nàng nói vừa dứt thì nữ-căn phát ra một thứ lửa dữ bốc lên lần lần đốt cháy cả thân-thể, khiến thần-thức của nàng bị đầu-thai sa-đọa vào Vô- gián địa-ngục.

Bạch Đức Thế-Tôn! Như vua Lưu-Ly vì thù-oán ở tiền kiếp, oan-oan tương-báo mà giết dòng họ Cù-Đàm. Như vị Tỳ-Khưu Thiện-Tinh vì bác-bỏ luật nhân-quả, vọng-thuyết các pháp không có chi cả mà hiện-kiếp sa-đọa A-Tỳ địa-ngục.

Bạch Đức Thế-Tôn! Các địa-ngục có chỗ nhứt-định chăng?

Chỉ riêng những kẻ nào tạo trọng-tội tự-nhiên thọ quả-báo sa-đọa vào đó?

Ngưỡng-vọng Đức Thế-Tôn dũ lòng đại-từ đại-bi khai sáng cho kẻ mê-muội này và tất cả chúng-sanh biết thọ-trì giới-luật, nghe hiểu được nghĩa quyết-định, vui mừng cảm đội ân-đức Phật, và lo giữ mình trong sạch, không dám vi-phạm tội-lỗi.

15. Đức Phật dạy:

– A-Nan! Lời hỏi của ông thật lành thay! Lời hỏi ấy có thể khiến chúng-sanh khỏi vòng tà-kiến. Vậy ông hãy chăm-chỉ nghe, Ta dạy cho. A-Nan! Tất cả chúng-sanh đều có căn-bổn chơn-thiệt thanh-tịnh, nhưng vì trong lúc tôì-sơ, khởi một niệm vô-minh mà có thấy vọng, vì thấy vọng mà sanh ô-nhiễm, vì ô-nhiễm mà hiện ra hư-vọng điên-đảo, do đó phân chia nội-phận và ngoại-phận.

A-Nan! Nội-phận là phần tình ở bên trong, do ô-nhiễm mà khởi vọng-tình, rồi vọng-tình chất chứa mãi, không chịu dứt mới sanh ra nước ái. Thế nên chúng-sanh khi nhớ đồ ăn ngon thì miệng có nước miếng chảy, khi nhớ tiền-nhân, hoặc thương-tiếc, hoặc uất-hận, thì nhãn-căn có nước mắt rơi, cho tới khi tham-cầu danh- vọng tài bảo thì lòng ham muôri xôn-xao, khi có được thân-thể cường-tráng thì lòng ham-muôri dâm-ô, dòng nước ái-tình chảy mạnh, gây ra oan-trái vay-trả luân hồi sanh-tử. Các thứ ái-nhiễm tùy vật mà có, hoặc nhiều hoặc ít, mỗi thứ mỗi riêng, nước ái hoặc chảy hoặc ngưng đều đồng lực nhau, nhưng tánh nước ái thì ẩm-thấp ướt-át, trầm chớ không bổng, khiến chúng-sanh lên khó xuôrig dễ, bị sa-lầy vào biển-khổ sông-mê, nên gọi là nội-phận.

A-Nan! Ngoại-phận là phần tưởng ở bên ngoài. Do sự khao-khát ước-ao mà có vọng-tưởng, rồi vọng-tưởng chất-chứa mãi, không chịu dứt, mới sanh thắng-khí. Thế nên chúng-sanh biết lấy Tâm trì giới-luật thì thân được nhẹ-nhàng, lầm trì chú-ấn thì thân được thanh tịnh, Tâm cầu về cõi Trời thì có mộng-tưởng bay bỗng, Tâm tin-tưởng vãng-sanh Phật-quốc thì Thánh-cảnh hiện-rõ, lầm ưng phụng-sự bậc Thiện-Trí-Thức thì chẳng ngại thân-mạng mệt-nhọc.

Các thứ vọng-tưởng ấy tùy việc mà có, hoặc nhiều hoặc ít, mỗi thứ mỗi riêng, thắng-khí hoặc lên hoặc xuống đều đồng lực nhau, nhưng thể-tánh của thắng-khí bổng chớ không trầm, khiến chúng-sanh có thể siêu-việt, nên gọi là ngoại-phận.

A-Nan! Tất cả chúng-sanh ở thế-gian sống chết tương-tục, không dứt, sống thì huân-tập, chết thì lưu-chuyển, trong khi lâm-chung cồn chút hơi thở ở giữa hai lối sống thuận chết nghịch, hai lối ây giao-hiệp nhau thì các nghiệp lành dữ sở tạo đều hiện ra.

16. Chúng-sanh nào châu-toàn về phần tưởng thì được nhẹ-nhàng bay-bổng, có thể sanh về cõi Trời. Nếu Tâm-địa nhẹ-nhàng bay- bổng ấy có đủ phước-huệ và đại-nguyện thanh tịnh tu-hành thì tự nhiên Tâm-địa khai-minh, thây mười phương tịnh-độ và được tùy nguyện vãng-sanh về một Phật-quốc.

Nếu tình ít tưởng nhiều, thì thế-lực bay-bổng không được cao, ví như làm Tiên, hoặc hạng Đại-lực Quỉ-vương Dạ-Xoa sống giữa hư-không, hạng La-sát sống trên mặt đất, nhưng cũng có thể du- hành khắp tứ thiên khỏi bị trở ngại.

Nếu trong các hạng đó, có những vị nào, phát thiện-nguyện hộ-trì Phật-pháp và Phật-luật, theo trỢ-giũp người giữ giới, hoặc thiện-nguyện hộ-trì Phật-chú, theo trợ giúp người tụng chú, hoặc thiện-nguyện hộ trì thiền định, theo trợ giúp người tu chánh định để viên-chứng vô-sanh pháp nhẫn, những vị có thiện-nguyện ây thân-cận với Phật-tử, thường cư-trú dưới Phật-đài.

A-Nan! Nếu tình và tưởng cân nhau thì không bay lên, cũng không sa xuống, sanh trong nhân-gian, phân nửa tưởng thì sáng nên được thế-trí, phân nửa tình thì tối nên bị si-mê.

A-Nan! Nếu tình nhiều tưởng ít thì đầu-thai vào các loại hoành-sanh, nhẹ thì hạng có cánh, nặng thì làm hạng có lông.

Nếu có 7 phần tình 3 phần tưởng thì làm ngạ-quỉ tức là quỉ đói-khát trầm xuống thủy-luân, sa-đọa vào chỗ có thủy hỏa giao- thông, thọ khí lửa độc, thường bị lửa đốt, muôn ăn cơm, cơm hóa lửa, muôn uống nước, nước cũng hóa lửa, sa-đọa như vậy đến trăm ngàn kiếp cũng không ăn uống được.

Nếu có 9 phần tình và 1 phần tưởng thì trầm xuống hỏa-luân, sa-đọa vào chỗ gió lửa giao thông, nhẹ thì ở địa-ngục Hữu-gián, nặng thì ở địa ngục Vô-gián.

Nếu châu toàn về phần tình thì bị sa-đọa xuống địa-ngục A-tỳ. Nếu kẻ sa-đọa ấy còn có thêm các trọng-tội như hủy-báng kinh- pháp đại-thừa, phá-hoại giới-luật, thuyết các phép tắc giả-dối, xảo-quyệt lường-gạt, không có đức-độ mà lợi dưỡng của thập-phương đàn-việt, không có đạo-hạnh mà lạm dụng sự cung kính cúng-dường của bá-tánh, cho tới vi-phạm ngũ nghịch thập-ác thì kẻ ấy phải sanh đi sanh lại vô-sô’ kiếp ở địa ngục Ạ-tỳ trong khắp mười phương. Đó là tùy theo ác-nghiệp sở tạo, tự mình chiêu- cảm ác-báo, cho tới chúng-sanh đồng phận đều có nguồn-gôc tập- khởi. Các địa-ngục ấy đều do ác-nghiệp của chúng-sanh chiêu cảm mà có. Những ác-nhân gây ra khổ-quả như vậy đại lược có 10 thứ gọi là 10 tập-nhân.

17. MƯỜI TẬP-NHÂN TẠO KHỔ.

Thế nào là mười tập-nhân tạo khổ?

– A-Nan! Tập-nhân thứ nhứt là dâm-dục. Do hai bên nam-nữ giao hiệp mãi, không dứt, nên có lửa độc ở bên trong phát lên, ví như hai bàn tay chà-xát nhau thì có sức nóng sanh ra. Bởi năng- tập và sở-tập giao-hiệp lẫn nhau, chiêu-cảm các khổ-báo như giường sắt cột đồng thiêu-đốt ở ngục nóng. Vì cớ ấy, nhứt thiết thập phương Như-Lai đều xem dâm-dục là lửa dộc nguy-hiểm và chư Bồ-Tát thấy kẻ dâm-dục thì xa-lánh như tránh hầm lửa.

– Tập-nhân thứ hai là tham-lam. Do tánh bỏn-xẻn, thâu-góp mãi, không dứt, nên sanh ra cảnh chứa lạnh thành giá đông-đặc, ví như người mở miệng hít hơi gió vào thì trong miệng sanh ra tướng lạnh. Bởi năng-tập và sở-tập xúc-động lẫn nhau nên chiêu-cảm khổ-báo ở ngục lạnh thường kêu ra những tiếng tra-tra ba-ba la-la và hình-sắc lạnh như bông sen trắng xanh, đỏ. Vì cớ ấy, nhứt-thiết thập-phương Như-Lai đều xem tham-lam là nước độc nguy-hiểm và chư Bồ-Tát thấy kẻ tham-lam thì xa-lánh như tránh hiển chướng- khí.

– Tập-nhân thứ ba là ngã-mạn. Do sự tự-phụ chất-chứa mãi, không diệt, nên sanh ra cảnh bôn-ba chạy-nhảy, chứa sóng làm nước ví như người vắt đồ ăn mà lưỡi chảy nước miếng. Bởi năng- tập và sở-tập tiếp-xúc nhau, nên chiêu-cảm các khổ-báo ở sông huyết, sông tro, cát nóng, biển độc và nước đồng xối vào mình hoặc uống vào miệng. Vì cớ ấy, nhứt-thiết thập-phương Như-Lai đều xem kẻ ngã-mạn là người uôhg nước si-mê và chưBồ-Tát thấy kẻ ngã-mạn thì xa-lánh như tránh chỗ sa-lầy.

– Tập-nhân thứ tư là sân-hận. Do sự bạo-nghịch chất-chứa mãi, không diệt, tâm nóng phát lửa, luyện khí thành kim, nên sanh ra cảnh non đao, buồng sắt, rừng kiếm, xe gươm, búa bửa, dao cưa, ví như kẻ hàm-oan, sát-khí xao-động. Bởi năng-tập và sở-tập tiếp xúc nhau, nên chiêu-cảm những khổ-báo như cắt thiến chém chặt, đâm chích đánh đập các bộ-phận thân-thể. Vì cớ ấy, nhứt-thiết thập-phương Như-Lai đều xem sân-hận là thứ gươm-đao bén và chưBồ-Tát thấy kẻ sân-hận thì xa-lánh như tránh chỗ chém giết.

– Tập-nhân thứ năm là xảo-trá. Do sự xu-phụ quyến-rủ mãi, không trừ, nên sanh ra cảnh giây trói, giây thắt, đá cản, trăng đóng, ví như nước thấm vào ruộng, thì cỏ-cây phát-triển. Bởi năng-tập và sở-tập tiếp-xúc nhau, nên chiêu-cảm những khổ-báo như gông- cùm xiềng-xích, roi-gậy. Vì cớ ấy, nhứt-thiết thập-phương Như-Lai đều xem xảo-trá là một thứ giặc siểm-mỵ và chư Bồ-Tát thấy kẻ xảo-trá thì xa-lánh như tránh loài sói-gấu.

– Tập-nhân thứ sáu là lường-gạt. Do sự quỉ-quyệt mãi, không trừ, lòng chất-chứa mưu sâu kế độc, nên sanh ra cảnh bụi-bặm, phân-tiện, nhơ-bẩn, uế-trược, ví nhưbụi-bặm bay theo gió, thường
che mắt người, làm cho khó thấy. Bởi năng-tập và sở-tập gia-tăng, nên chiêu-cảm các khổ báo như: chìm đắm nhồi ném, bay sa trôi giạt. Vì cớ ấy, nhứt-thiết thập-phương Như-Lai đều xem lường-gạt là món giết-hại và chưBồ-Tát thấy kẻ lường-gạt như đạp trúng rắn độc.

– Tập-nhân thứ bảy là thù-oán. Do sự âm-thầm cừu-hận mãi, không bỏ nên sanh ra cảnh đá bay, gạch ném, hộp chứa, xe nhốt, đảy đựng, ví như người hiểm-độc ngấm-ngầm tích-trữ các điều ác. Bởi năng-tập và sở-tập giao-hiềm nhau, nên chiêu-cảm những khổ-báo như ném liệng chụp bắt, đánh bắn quang ném. Vì cớ ấy, nhứt-thiết thập-phương Như-Lai đều xem thù-oán là quỉ nguy-hại và chư Bồ-Tát thấy kẻ thù-oán như người uống rượu độc.

– Tập-nhân thứ tám là tà-kiêh. Do sự hành-động mãi những thứ ma-giáo, thân-giới, giới-cấm-thủ, không bỏ, cứ hướng theo các tà-nghiệp bạo-nghịch, phát khởi nhiều sự tương-phản nhau, nên sanh ra cảnh vua-sứ, chủ-lại, bộ-tịch, chứng-gian, ví như những người khách bộ-hành đi qua đi lại trông-thấy lẫn nhau. Bởi năng- tập và sở-tập giao-chấp nhau nên chiêu-cảm, những khổ-báo như vấn-nạn, dối gạt, gạn-hỏi, khám-tra, vạch-xét, soi-rõ và hai vị thiện ác đồng-tử, tay cầm bộ-tịch biện-bác các việc. Vì cớ ấy, nhứt-thiết thập-phương Như-Lai xem tà-kiến là hầm-hốhư-vọng và chư Bồ-Tát thấy tà-kiến như đi trên rãnh nước độc.

– Tập-nhân thứ chín là gian-dối. Do chỗ không biết ngay-thẳng, phản-nghịch mãi, không đoạn, nên sanh ra cảnh chụp đóng nghiền giã cây mài, ví như thứ giặc châm-biếm nhiễu-hại người hiền- lương. Bởi năng-tập và sở-tập lay động nhau; nên chiêu-cảm những khổ-báo như đè-ép, đánh-bức, va-chạm, xúc-lọc, cân-nhắc, đo- lường. Vì cớ ấy, nhứt-thiết thập-phương Như-Lai xem kẻ gian-dối là loài cọp nham hiểm và chư Bồ-Tát thấy kẻ gian-dối như gặp sấm-sét.

– Tập-nhân thứ mười là tranh-tụng. Do sự tranh-chấp kiện-cáo hơn-thua mãi, không đoạn, nên sanh ra cảnh soi-thấy, chiếu-rọi, ví như người đứng ngay mặt trời thì không thế nào tránh được ánh-sáng. Bởi năng-tập và sở tập tương-tranh nhau, nên chiêu-cảm những khổ-báo như bạn dữ, gương-nghiệp, hỏa-châu, và túc duyên phô-bày đối-nghiệm. Vì cớ ấy, nhứt-thiết thập-phương Như-Lai đều xem sựtranh-tụng là một thứ giặc thâm-độc và Bồ-Tát thấy sựtranh- tụng như đội núi cao vào biển lớn.

18. SÁU KHổ-BÁO.

Đức Phật dạy:

– A-Nan! Thế nào là sáu thứ ác-báo?

Tất cả chúng-sanh bị sáu căn đối-đãi với sáu trần, phát hiện sáu thức, do sáu thức tạo ác-nghiệp mà chiêu-cảm ra ác-báo.

Đó là chứng tỏ nguồn-gốc sanh ra sáu thứ ác-báo là sáu căn.

Vì sao?

– Báo thứ nhứt là kiến báo. Do nhãn-căn khởi thấy vọng mà chiêu-cảm ác-quả. Nghiệp thấy vọng chất-chứa đến khi mạng- chung thì trước nhứt thấy lửa dữ ở khắp mười phương thế-giới rồi thần-thức vong-giả hoặc bay hoặc sa-nương theo khói lửa mà vào Vô-gián địa-ngục. Khi vào địa-ngục rồi, nhận-định hai nghiệp-tướng:

1) Tướng thấy sáng tức là thấy nhiều hình-vật hung-dữ, khiến sanh nhiều sự sỢ-hãi.

2) Tướng thấy tối-tức là ngoài vẻ âm-u đen-tối, không còn thấy hình-vật chi khác, khiến tâm sanh nhiều sự kinh-khủng.

Thứ lửa thấy ấy diệt tánh nghe của tai, làm thành vạc nước nóng, chảo đồng sôi; đốt vào hơi-thở của mũi khiến mũi chỉ biết mùi khói, đốt vào vị của lưỡi, làm thành than đá, gạo sắt; đốt vào xúc của thân, làm thành tro nóng, than lò; đốt vào ý, sanh ra một thứ lửa dữ lừng-lẫy khắp hư-không pháp-giới.

– Báo thứ hai là văn-báo. Do nhĩ-căn khởi nghe, chiêu cảm ác-quả. Nghiệp nghe chất-chứa đến khi mạng-chung, trước nhứt thây nhào-lộn khắp thiên-địa, rồi thần-thức vong-giả hoặc sa hoặc trôi theo dòng nước mà vào Vô-gián địa-ngục. Khi vào địa-ngục rồi, nhận-định hai thứ nghiệp-tướng:

1) Tướng mở nghe tức là nghe nhiều thứ tiếng ồn-ào náo-nhiệt mà tinh-thần tán-loạn.

2) Tướng lấp nghe tức là không nghe chi cả, bặt âm u-ám, phách-vía tối-tăm chìm-lặn.

Thứ nghe ấy như làn sóng, qua tánh nghe, khiến sanh quở-phạt, vấn-nạn; qua tánh thấy, khiến sanh sấm-sét và độc-khí; qua hơi thở, khiến sanh mưa sương rưới độc-trùng vào thân-thể; qua tánh nếm, khiến sanh máu-mủ ô-uế; qua tánh xúc, khiến sanh súc-vật, ma-quỉ và phân-tiện nhơ-bẩn; qua tánh nghĩ, khiến sanh mưa đá, chớp sáng nhiễu-hại tâm-thần.

– Báo thứ ba là khứu-báo. Do tỹ-căn khởi ngữi mà chiêu-cảm ác-quả. Nghiệp ngữi chất-chứa đến khi mạng-chung, trước nhứt thấy độc-khí, đầy-dẫy khắp nơi xa gần, thần-thức vong-giả từ dưới đất phóng lên để vào Vô-gián địa-ngục. Khi vào địa-ngục rồi, nhận-định hai nghiệp-tướng:’

1) Tướng nghe thông tức là các độc-khí xông lên mà tâm rối-loạn.

2) Tướng nghe bít tức là bị nghẹt hơi mà bất-tỉnh nhân-sự.

Loại khí ngữi ấy xung vào hơi thở hay làm thông nghẹt; xung vào tánh thấy hay làm thành lửa thành đuốc; xung vào tánh nghe hay làm chìm-đắm sôi-trào; xung vào tánh nếm hay làm mùi ương-
thúi; xung vào tánh xúc hay làm tan-rã, làm thành đại-nhục sơn có trăm ngàn mắt bị vô-số vi-trùng bám ăn; xung vào tánh nghĩ thì hay làm tro nóng chướng-khí, làm sạn-đá ném, liệng, đập, nát thân-thể.

– Báo thứ tư là vị-báo. Do thiệt-căn khởi nếm mà chiêu-cảm ác-quả. Nghiệp nếm chất- chứa đến mạng-chung, trước nhứt thấy lưới sắt, lửa dữ lừng-lẫy khắp cả thế-giới, rồi thần-thức vong-giả trầm xuống chỗ có treo lưới, bị treo ngược đầu lên mà đưa vào Vô-gián địa-ngục. Khi vào địa-ngục rồi, nhận-định hai nghiệp-tướng:

1) Tướng hít hơi vô, thì kết thành giá lạnh, nứt-nẻ thân-thể.

2) Tướng xả hơi ra thì kết thành lửa dữ cháy tan cốt-tủy.

Thứ vị nếm ấy khi nếm rồi, thành ra thừa-thọ, nhẫn-chịu, khi qua tánh thấy, làm thành lửa đốt cháy vàng-đá; khi qua tánh nghe, làm thành gươm-đao bén; khi qua hơi thở, làm thành lồng sắt to trùm cả xứ-sở; khi qua tánh xúc, làm thành cung-tên nỏ-xạ; khi qua tánh-nghĩ, làm thành sắt nóng bay lên hư-không rớt xuống.

– Báo thứ năm là xúc-báo. Do thân-căn khởi cảm-xúc mà chiêu-cảm ác-quả. Nghiệp xúc chất-chứa đến khi mạng-chung, trước nhứt thấy dãy núi cao-lớn, bao vây bốn phía không có đường ra, rồi thần-thức vong-giả thấy một thành lũy to-tát bằng sắt, có những loài rắn lửa, chó lửa, cọp, gấu, sư-tử, có các quỉ-sứ, đầu trâu và các quỉ La-sát mặt ngựa, tay cầm gươm-đao đưa người đến cửa thành để vào Vô-gián địa-ngục. Khi vào địa-ngục rồi, nhận-định hai thứ nghiệp-tướng:

1) Tướng xúc-hiệp thì núi giáp lại ép thân, xương đổ máu rơi.

2) Tướng xúc-ly thì gươm-đao đâm vào thân mà tâm-can tan-nât.

Thứ xúc ấy qua tánh xúc, làm thành đường-xá, quán-trọ, công-sở, ngục-hình; qua tánh thấy, làm thành thiêu-đốt; qua tánh nghe làm thành đánh đập bắn đâm; qua hơi thở, làm thành túi đãy và đồ dùng tra-khảo trói-buộc; qua tánh nếm, làm thành lưỡi cày kềm-kẹp chặt chém; qua tánh-nghĩ làm thành bay sa nấu nướng.

– Báo thứ sáu là tư-báo. Do ý-căn khởi lo nghĩ mà chiêu-cảm ác-quả. Nghiệp lo-nghĩ chất-chứa đến khi mạng-chung, trước nhứt thấy gió dữ thổi tan xứ-sở, rồi thần-thức vong-giả bị gió thổi bay lên hư-không đoạn rơi xuống, nương theo gió mà vào Vô-gián địa-ngục. Khi vào địa-ngục rồi, nhận-định hai nghiệp-tướng:

1) Tướng không biết thì tối-tăm ngu-dại thành ra hoang-đàng, chạy hoài không nghĩ chân.

2) Tướng không mê thì hiểu được sự đau-khổ bị nấu bị đốt, hình-phạt nguy-khốn khó chịu vô biên.

Thứ lo-nghĩ tà-vạy ấy qua tánh suy-tư rồi làm thành phương-hướng xứ-sở; giao-kết với tánh thây làm thành nghiệp-cảnh đối- chứng; giao-kết với tánh nghe làm thành núi to có giá tuyết sương đất; giao-kết với hơi-thở, làm thành xe lửa, tàu lửa, than lửa to-lớn; giao-kết với tánh nếm, làm thành tiếng rên-siết kêu-la, hối- hận than-khóc; giao-kết với tánh xúc, làm thành thân-thể lớn nhỏ và trong một ngày sông chết muôn lần, nằm sấp nằm ngửa, cúi xuống ngước lên, vô-cùng thảm-khổ.

– A-Nan! Đó là mười tập-nhân gây ra sáu khổ-quả ở địa-ngục,
do tâm mê-muội vọng-động của chúng-sanh phát-khởi.

19. TAM ĐỒ KHỔ: ĐỊA-NGỤC, NGẠ-QUỈ, SÚC-SANH.

Đức Phật dạy:

– A-Nan! Chúng-sanh nào dùng sáu căn, mười tập-nhân tạo- tác tội-lỗi ác-nghiệp thẩm-sâu thì khi mạng-chung đầu-thai sa- đọa vào A-Tỹ địa-ngục, chịu hình-phạt đau-đớn vô-biên, trải qua số kiếp vô-lượng, khó được thoát-ly.

– Chúng-sanh nào dùng sáu căn tạo-nghiệp, mỗi căn mỗi ác-nghiệp, chỗ sở-tạo có nghiệp-cảnh thay nghiệp-căn thì bị đọa vào 8 tầng Vô-gián địa-ngục.

– Chúng-sanh dùng ba căn thân khẩu ý tạo thành các ác-nghiệp sát đạo dâm thì bị đọa vào 18 tầng Hữu-gián địa-ngục.

– Chúng-sanh nào dùng ba căn thân khẩu ý tạo thành các ác-nghiệp sát đạo dâm, vọng-ngôn ỷ-ngữ ác-khẩu lưỡng-thiệt thì bị đọa vào 36 tầng Hữu-gián địa-ngục.

– Chúng-sanh nào dùng năng-kiến sở kiến gây ra trọng-tội, đem ba căn thân khẩu ý tạo thành các ác-nghiệp sát đạo dâm, vọng-ngôn ỷ-ngữ ác-khẩu lưỡng-thiệt, tham sân si thì bị đọa vào 108 tầng Hữu-gián địa-ngục.

– Chúng-sanh tạo ác-nghiệp mỗi người mỗi riêng, ở trong thế-gian từ chỗ biệt-nghiệp vào chỗ đồng-phận, đó là tại vọng-tưởng điên-đảo phát sanh, chớ không phải nguồn-gốc sẩn có.

20. A-Nan! Gia-chi-dĩ, những chúng-sanh phá-hoại luật-nghi của Phật, vi-phạm các giới Bồ-Tát và hủy báng Như-Lai Niết-Bàn thì bị sa-đọa ở địa-ngục vô-số-kiếp. Như do các tạp-nghiệp, mười tập-nhân mà bị sa-đọa ở địa-ngục thì sau khi mãn tội địa-ngục, còn phải đầu-thai vào quỉ-giới.

– Nếu vì căn-tội tham tài-vật mà bị đọa địa-ngục thì sau khi mãn tội địa-ngục, lại phải nương vào tài-vật mà thành hình Quái- quỉ.

– Nếu vì căn-tội tham bóng-sắc ô-nhiễm mà bị đọa địa-ngục thì sau khi mãn tội địa-ngục, lại phải nương theo gió mà thành hình Bạt-quỉ.

– Nếu vì căn-tội tham các sự tà-mỵ ma-giáo ngoại-đạo, mê-hoặc nhân-tâm mà bị đọa địa-ngục thì sau khi mãn tội địa-ngục, lại phải nương theo súc-vật mà thành hình Mỵ-quỉ.

– Nếu vì căn-tội tham sân-hận, ganh-tị, khinh-rẽ, ghét cay ghét đắng, có thủ-đoạn tiểu-nhân phá-hoại người, bị đọa địa-ngục thì sau khi mãn tội địa-ngục, lại phải nương theo loài côn-trùng mà thành Cổ-độc quỉ.

– Nếu vì căn-tội tham tưởng-nhớ thù xưa oán cũ, chủ-tâm sát-hại người, bị đọa địa-ngục, thì sau khi mãn tội địa-ngục lại phải nương theo chỗ suy-biến mà thành hình Suy-lệ quỉ.

– Nếu vì căn-tội tham công-cao ngã-mạn, tự-phụ kiêu-căng, chế-nhạo đốn-phá, khen minh chê người, mưu-sựích-kỷ hại-nhân, bị đọa địa-ngục, thì sau khi mãn tội địa-ngục lại phải nương theo hơi mà thành hình Ngạ-quỉ.

– Nếu vì căn-tội tham vu-cáo, hăm-dọa, uy-hiếp, phỉ-báng, nhục-mạ, làm chứng-gian hại người, bị đọa địa-ngục, thì sau khi mãn tội địa-ngục, lại phải nương chỗ u-ám mà thành hình Yểm- quỉ.

– Nếu vì căn-tội tham phàm-trí chấp-ngã chấp pháp, vọng-tưởng điên-đảo, bị đọa địa-ngục, thì sau khi mãn tội địa-ngục, lại phải nương theo tinh-linh mà thành hình Vọng-lưỢng quỉ.

– Nếu vì căn-tội tham giả-dối, xảo-quyệt, phản-phúc, lường-gạt, bị đọa địa-ngục thì sau khi mãn tội địa-ngục lại phải nương theo minh-tinh mà thành hình Dịch-sứ quỉ.

– Nếu vì căn-tội tham kiện-cáo, tranh-tụng, mua-chuộc, xu-phụ, hành-động lợi mình hại người, bị đọa địa-ngục thì sau khi mãn tội địa-ngục lại phải nương theo người đồng cốt mà thành hình Truyền-tống quỉ.

A-Nan! Các chúng-sanh bị tội địa-ngục đều hoàn-toàn thiên về tình trụy-lạc, khi hỏa-nghiệp địa-ngục vừa tắt thì đầu-thai làm quỉ, đó là biệt-nghiệp vọng-tưởng điên-đảo chiêu-cảm ác-quả.

Tuy nhiên, mặc dầu bị đọa khổ-sở như vậy, nhưng Tâm Chơn-Như vẫn tồn-tại. Nếu chịu nghe được Chánh-Pháp Như-Lai, tỏ- ngộ được chơn-lý Bồ-Đề, mà hồi-tâm chí-thành sám-hối, hoặc trì- chú hoặc niệm Phật thì tội ác tiêu lần lần như đá mài dao, cho tới khi trở về Tâm Chơn-Nhưmầu-nhiệm sáng-suốt châu-viên, ví như tỉnh giấc chiêm-bao không có tự-thể.

21. A-Nan! Các chúng-sanh bị địa-ngục-nghiệp, đau-đớn như vậy, khi mãn địa-ngục-nghiệp, lại bị quỉ-nghiệp, khi mãn quỉ-nghiệp thì tình với tưởng đều không, các chúng-sanh ấy lại tìm những người có nhân-duyên, nỢ-nần, oan-gia trái-chủ ở trần-tục mà họ đã vay trong vô-số kiếp trước, để đầu-thai làm súc sanh đền-trả.

– Như loài Quái-quỉ, đến khi các đồ-vật của họ nương theo tiêu hết tức là họ chết, thì đa sô” đầu-thai làm chim Kiêu ở thế- gian.

– Loài Bạt-quỉ, đến khi gió của họ nương theo tan-mất tức là họ chết thì đa sô” đầu-thai làm chim cú, chim quạ ở thế-gian.

– Loài Mỵ-quỉ, đến khi súc-sanh của họ nương theo chết tức là họ chết thì đa sô” đầu-thai làm chồn ở thế-gian.

– Loài Cổ-độc quỉ, đến khi côn-trùng của họ nương theo chết tức là họ chết thì đa sô” đầu-thai làm rắn-rít độc-hại ở thế-gian.

– Loài Suy-lệ quỉ, đến khi chỗ suy-biến mà họ nương theo diệt-tận tức là họ chết thì đa số đầu-thai làm sên-lãi bám vào người hoặc súc-vật ở thế-gian.

– Loài Ngạ-quỉ, đến khi hơi mà họ nương theo dứt sạch tức là họ chết thì đa-sô” đầu-thai làm những con thú cho người ăn thịt như heo gà vịt, vân vân… ở thế-gian.

– Loài Yểm-quỉ, đến khi chỗ u-ám mà họ nương theo tan hết tức là họ chết đa-sô” đầu-thai làm những thứ thú dùng để mặc như tằm, hoặc để cỡi, kéo xe như trâu bò ngựa.

– Loài Vọng-lượng quỉ, đến khi tinh-linh của họ nương theo tiêu-diệt tức là họ chết, thì đa-sô’ đầu-thai làm những thứ chim biết thời tiết như chim hồng, chim yến ở thê” gian.

– Loài Dịch-sứ quỉ, đến khi minh-tinh của họ nương theo tiêu-diệt tức là họ chết, thì đa-sô’ đầu-thai làm những thứ chim báo điềm tốt như chim phụng-hoàng.

– Loài Truyền-tống quỉ, đến khi người đồng-cốt của họ nương theo chết tức là họ chết, thì đa-số đầu-thai làm những thứ thú tùng-phục như chó mèo.

22. A-Nan! Các loài quỉ, khi hỏa-nghiệp vừa tắt thì đầu-thai làm súc-sanh để đền-trả-nỢ-nần cũ như vậy là tại túc-trái tiền-nghiệp hư-vọng của họ chiêu-cảm ác-báo.

Tuy nhiên, nếu khi các loại ấy nghe được tiếng kinh, tiếng pháp của Phật, tỏ-ngộ chơn-lý Bồ-Đề, hồi tâm sám-hốì hướng- thiện thì các ác-nghiệp vọng-duyên lần lần tiêu hết, vì ác-nghiệp vọng-duyên vốn không có tự-thể.

A-Nan! Như ông đã nói: Nàng Bảo-Liên-Hương, Vua Lưu-Ly và Tỳ-khưu Thiện-Tinh có ác-nghiệp do tự mình tạo-tác, chớ không phải trên Trời rớt xuống, không phải dưới đất dựng lên, cũng không phải người khác gây ra.

Tự tạo ác-nghiệp dĩ-nhiên phải tự gánh-vác ác-báo. Nếu Tâm Bồ-Đề được khai-thông thì nhận định: ác-nghiệp chỉ là vọng-tưởng điên-đảo giả-dối kết-thành.

A-Nan! Các loài súc-sanh ấy có bổn-phận đền-trả nợ cũ. Nếu số trả quá hơn số nợ thì các loài ấy được trở lại làm người ở nhân- gian để đòi lại số thặng dư.

Nếu người nào mắc số nợ ấy, có phước thì đầu-thai mang thân người có nhân-lực ở trong nhân-đạo, còn vô phước thì mang thân súc-sanh khổ-sở hơn người, để trả nự lãnh quá số.

A-Nan! Ông nên biết: Nếu số nợ trả dư, hoặc dùng tiền-của hoặc dùng năng-lực trả đủ, nhưng trong thời kỳ trả nỢ đó, có tạo ác-nghiệp giết-hại, ăn thịt thì về sau phải bị giết-hại ăn thịt trong vi-trần kiếp, giết người thì người giết lại, ăn thịt lẫn nhau, ví như bánh xe quay, cao-thấp xây-vần, không dứt.

23. A-Nan! Ông phải hiểu: các thứ oan-gia nỢ-nần rất khó đoạn. Chỉ khi nào có đại-phước gặp Phật ra đời cứu-độ, nếu không có

Phật thì có được bậc Thiện-Trí-Thức Thanh-Tịnh Tăng dạy-dỗ, nghe-hiểu sáng-suốt Chánh-Pháp Như-Lai, tỏ-ngộ chơn-lý Bồ-Đề và y Phật-luật nhứt-tâm tu-hành chánh-định giải-thoát thì mới có thể giải-trừ oan-gia nỢ-nần ấy.

A-Nan! Nay ông nên rõ: Loài chim Kiêu, đến khi trả nợ xong, trở lại làm người ở nhân-gian, chen lẫn với hạng ngoan-cố.

– Loài chim báo điềm xấu như chim cú chim quạ, đến khi trả
nợ xong, trở lại làm người ở nhân-gian, chen-lẫn với hạng xấu-xa.

– Loài chồn, đến khi trả nỢ xong, trở lại làm người ở nhân-gian, chen-lẫn với hạng xảo-quyệt.

– Loài rắn-rít độc-hại, đến khi trả nợ xong, trở lại làm người ở nhân-gian, chen-lẫn với hạng tàn-bạo.

– Loài sên-lãi, đến khi trả nợ xong, trở lại làm người ở nhân- gian, chen-lẫn với hạng đê-tiện.

– Loài thú để cho người ăn thịt như heo gà vịt, vân vân…, đến khi trả nợ xong, trở lại làm người ở nhân-gian, chen-lẫn với hạng
hèn-yếu.

– Loài thú dùng để mặc như con tằm, hoặc để cỡi, kéo xe như trâu bò ngựa, đến khi trả nợ xong, trở lại làm người ở nhân-gian, chen-lẫn với hạng xu-phụ.

– Loài thú biết thời-tiết như chim hồng, chim yến, đến khi trả nợ xong, trở lại làm người ở nhân-gian, chen-lẫn với hạng văn- học.

– Loài thú báo điềm tôt như chim phụng-hoàng, đến khi trả nợ xong, trở lại làm người ở nhân-gian, chen-lẫn với hạng thế-gian trí-thức.

– Loài thú tùng phục người như chó mèo, đến khi trả nợ xong, trở lại làm người ở nhân-gian, chen lẫn với hạng lanh-lợi.

A-Nan! Các loài như thế, đền trả tiền-oan túc-trái, trở lại làm người ở thế-gian, nhưng vì vọng-nghiệp phiền-não điên-đảo từ vô-thỉ, sông chung nhau, giết-hại lẫn nhau, không gặp Phật, cũng không gặp bậc Thiện-Trí-Thức Thanh-tịnh Tăng, không nghe hiểu Chánh-Pháp, nên không biết tu-hành giải-thoát, do đó mà luân- hồi sanh-tử mãi trong vòng trần-lao đau-khổ, thật đáng thương- xót.

24. THẬP CHỦNG TIÊN.

Đức Phật dạy:

– A-Nan! Có nhiều hạng chúng-sanh tu-hành, nhưng không y đạo Chánh-Giác của Phật mà tu-hành chánh-định, giải-thoát tam giới, còn niệm, giữ tư-tưởng tồn tại, chấp sắc-tướng kiên-cố, ở những chỗ núi cao, rừng thẩm, tứ bề hiu-quạnh, không có bóng người lai-vãng, những hạng tu-hành như vậy đại-lược có mười giống tiên.

– Có hạng tu phép luyện bánh ăn kiên-cố, chẳng dứt, cho đến khi được kết-quả viên-thành, thân-thể trường-sanh gọi là Tiên Địa- hạnh.

– Có hạng tu luyện thảo-mộc làm thuốc kiên-cố, chẳng dứt, cho đến khi được kết quả viên-thành, thân-thể nhẹ-nhàng đi mau như bay, gọi là Tiên Phi-hạnh.

– Có hạng tu luyện kim-thạch kiên-cố chẳng-dứt, cho đến khi được kết-quả viên-thành, thân-thể lanh-lẹ, dạo khắp nơi trong chốc lát, gọi là Tiên Du-hạnh.

– Có hạng tu luyện động-chỉ tinh khí thần kiên-cố, chẳng dứt, cho đến khi được kết quả viên-thành, thì thân thể tiêu-diêu, bay giữa hư-không gọi là Tiên Không-hạnh.

– Có hạng tu luyện nước miếng kiên-cố, chẳng dứt, cho đến khi được kết-quả viên-thành, đức nhuận tâm thanh, bay lên cõi Trời trong chớp-nhoáng, gọi là Tiên Thiên-hạnh.

– Có hạng tu luyện tinh-hoa nhựt-nguyệt kiên-cô”, chẳng dứt, cho đến khi được kết-quả viên-thành thì thân-thể đi đứng không có chi ngăn-ngại, gọi là Tiên Thông-hạnh.

– Có hạng tu luyện tiên-chú kiên-cố, chẳng dứt, cho đến khi kết quả viên-thành, đạo-hạnh thuần-thục, gọi là Tiên Đạo-hạnh.

– Có hạng tu luyện tư-tưởng kiên-cố’, chẳng dứt, cho đến khi kết-quả viên-thành, trí-huệ tỏ-rạng, gọi là Tiên Chiếu-hạnh.

– Có hạng tu luyện phép giao-cầu cảm-ứng kiên-cố, cho đến khi kết quả viên-thành, giới-hạnh thanh-tịnh, gọi là Tiên Tịnh-hạnh.

– Có hạng tu luyện phép biến-hóa kiên-cô”, chẳng-dứt, cho đến khi kết quả viên-thành, thần-thông quảng-đại, gọi là Tiên Tuyệt- hạnh.

A-Nan! Các hạng ấy ở thế-gian mặc-dầu có tu luyện thân-tâm nhưng không y theo đạo chánh-giác của Phật. Các hạng ây được sanh-lý riêng, có phước trường-sanh ngàn muôn tuổi, sô” thọ-mạng cao hơn nhân-loại, nhưng chẳng bao giờ bất-tử. Các hạng ây an-vui ở chôn núi cao rừng thẩm hoặc hải-đảo lớn-lao, có thần-thông biến-hóa, nhưng phải chịu luân-hồi sanh-tử, vì không biết tu hành chánh-định của Phật, nên vọng-niệm vẫn lưu chuyển, khi Tiên-phước hưởng hết dĩ-nhiên trở lại đầu-thai làm người, vân vân…

25. LỤC DỤC-GIỚI THIÊN

Đức Phật dạy:

– A-Nan! Những người chuyên tu thập-thiện(4) ở thế-gian, chưa cầu Diệu-quả Viên-giác thường-trụ, chưa tu pháp xuất-thế, chưa dứt được ái-ân phu-thê, nhưng không tà-dâm, không mê-muội theo tài-sắc lợi-danh, không bị trói-buộc bởi hoàn-cảnh vật-châ”t, giữ tâm trong-sáng, đến khi mạng-chung được phước sanh lên một thiên-giới gần nhựt-nguyệt, gọi là Tứ-Thiên-Vương Thiên.

– Có những người chuyên tu thập-thiện ở thế-gian, rất ít việc ân ái phu thê, nhưng trong lúc tịnh cư, vẫn chưa được hoàn toàn vắng lặng, đến khi mạng chung, được phước sanh lên một thiên giới siêu hơn nhựt nguyệt minh, ở trên đãnh nhân-gian, gọi là đạo lợi thiên.

– Có những người chuyên tu thập-thiện ở thế-gian, gặp dục- cảnh thì tạm kết, nhưng qua rồi thành dĩ-vãng, dứt sạch không tưởng nhớ nữa, ở thế-gian động thì ít, tịnh thì nhiều, nên khi mạng- chung được phước an-trụ hư-không, ánh-sáng nhựt-nguyệt không chiếu tới, nhưng tự thân có ánh-sáng rực-rỡ, gọi là Tu-Diệm-Ma Thiên.

– Có những người chuyên tu thập-thiện ở thế-gian, tâm thường thanh-tịnh nhưng khi gặp cảnh cảm-xúc thì thuận theo, không đối- phó, đến khi mạng-chung, được phước sanh lên một Thiên-giới tinh-vi, bất tiếp hạ-giới, đến kiếp hoại cả tam tai thủy hỏa phong đều chẳng tới được, gọi là Đâu-Suất-Đà Thiên.

– Có những người chuyên tu thập-thiện ở thế-gian, tự mình dứt sạch dâm-dục, dầu gặp dâm-cảnh loạn trước mắt cũng như nhai sáp, không có vị gì cả, đến khi mạng-chung được phước sanh lên một Thiên-giới siêu-việt biến-hóa, gọi là Lạc-Biến-Hóa Thiên.

– Có những người chuyên tu thập-thiện ở thế-gian, tuy thân cư trần-tục, nhưng tâm không vướng trần-tục, dầu làm việc như thế- gian nhưng trong khi giao-thiệp, tâm luôn luôn thoát-ly ái-dục,
đến khi mạng-chung siêu xuất các cảnh biến-hóa và không biến-hóa, sanh lên mộtThiên-giới tự-tại, gọi là Tha-Hóa Tự-Tại Thiên.

A-Nan! Ớ sáu Thiên-giới ấy, sắc-thân của chư Thiên tuy siêu-xuất động cảnh, nhưng tâm-tích còn giao-hiệp. Vì thế, sáu Thiên-giới ấy gọi là sáu tầng Trời Dục-giới.

 

Chú Thích Quyển Tám

1. Lục-thông: Lục-thông là sáu phép thần-thông:

  1. Thiên-nhãn thông: mắt thấy rõ thập-phương pháp-giới.
  2. Thiên-nhĩ thông: tai nghe rõ tất cả tiếng nói ở khắp nơi.
  3. Thần-túc thông: đi đâu cũng được, không có chi ngăn-ngại.
  4. Túc-mạng thông: thông-suốt nhân-quả quá-khứ hiện-tại vị-lai.
  5. Tha-tâm thông: thâu-triệt tâm-niệm căn-cơ của nhứt-thiết chúng sanh.
  6. Lậu-tận thông: Hoàn-toàn dứt tuyệt vô-minh phiền-não.

2. Thập-thân: Thập-thân là mười thân:

  1. Phật thân
  2. Pháp-thân
  3. Báo-thân
  4. Hóa-thân,
  5. Nguyện-thân
  6. Trí-thân
  7. Bồ-Đề thân,
  8. Trang-Nghiêm thân
  9. Oai-thế thân
  10. Ý-sanh thân.

3. Lục Dục-giới Thiên: Sáu bậc Thiên ở 6 tầng Trời Dục-giới:

  1. Tứ Thiên-Vương Thiên
  2. Đạo-Lợi Thiên,
  3. Tu-Diệm-Ma Thiên
  4. Đâu-Suất-Đà Thiên,
  5. Lạc-Biến-Hóa Thiên
  6. Tha-Hóa Tự-Tại Thiên.

4. Thập-thiện: Luận thập-thiện tất phải luận thập-ác, vì thập-thiện và thập-ác ở thế-gian tương-đối nhau nhưng quan-hệ nhau.

Thập ác là mười điều dữ ở thế-gỉan như sau:

  1. Sát-sanh
  2. Trộm-cắp
  3. Tà-dâm
  4. Nói giả-dối
  5. Nói thêu-dệt
  6. Nói độc-ác
  7. Nói đâm-thọc,
  8. Tham-lam
  9. Sân-hận
  10. Si-mê.

Thập-thiện là mười điều lành ở thế-gian như sau:

  1. Phóng-sanh
  2. Bố-thí
  3. Tiết-dục
  4. Nói chơn-thật
  5. Nói ngay-thẳng
  6. Nói hòa-nhã lễ-độ
  7. Nói khuyên-giải an-ủi
  8. Quảng-đại
  9. Nhẫn-nhục,
  10.  Minh-xét.

 

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10