KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

Hán dịch: Bát Thích Mật Đế
Việt dịch: Hòa Thượng Thiền Sư Thích Từ Quang

QUYỂN 10

1. HÀNH-ẤM MA

Đức Phật dạy:

– A-Nan! Thiện-nam-tử tu pháp chánh-định, tưởng-ấm tiêu-tan, vọng-niệm đoạn-trừ, thức-ngũ như một giấc minh-tinh, cũng như hư-không, chẳng có tướng thô-phù và bóng tiền-trần.

Quán-sát núi-sông đâVbằng ở thế-gian như tấm gương trong-suốt, không còn dính-mắc chi cả, thọ-ấm soi tỏ, dấu vết dĩ-vãng diệt-tận, các tập-khí trần-cấu cũ đều dứt-tuyệt, chỉ còn một điểm
tinh-chơn về căn-nguyên sanh-diệt khiến 12 chủng-loại chúng-sanh, từ chủng-loại thông mạng cho tới chủng loại chưa thôngmạng đều do một căn-nguyên, ví như con nai thấy biết chất trong- trẻo, tưởng là chỗ căn-trần cứu-cánh nhưng đó chỉ là cảnh-giới của ấm hành.

Nguyên-tánh rõ thấu chất trong-trẻo, ví như các làn sóng biến-mất, nước trở nên yên-lặng, tinh-khiết, đó là dứt sạch ấm hành thì dĩ-nhiên thoát-ly chúng-sanh trược, xem-xét thấy rõ vọng-tưởng điên-đảo là cội gốc sanh-tử.

2. A-Nan! Ông phải biết: Như vậy đắc Chánh-Biến-Tri trong pháp Tam-ma-đề, vững-chắc chánh-tâm thì mười chướng-ma không có phương-tiện phá-rối.

Lúc bấy giờ Thiện-nam-tử cứu xét rốt-ráo căn-bổn viên-minh của chúng-sanh, nhờ căn-bổn ấy mà được tỏ-rạng phong-quang, đến khi hôn-muội trầm-nịch là tại vọng-tưởng nhiễu-động, cũng ở trong căn-bổn ấy. Do chỗ cứu-xét đó mà Thiện-nam-tử lạc vào hai thứ luận chấp vô-nhân như sau:

a) Vì sao Thiện-nam-tử thấy căn bổn vô-nhân?

Vì Thiện-nam-tử nương theo nhãn-căn, 8 trăm công-đức, trong 8 vạn kiếp, thấy biết có chúng-sanh trôi-lăn ở biển nghiệp, sanh rồi tử, tử rồi sanh, luân-hồi suốt 8 vạn kiếp mịt-mù. Thiện-nam-tử chỉ thấy biết thập phương chúng-sanh ở thế-gian luân-hồi từ 8 vạn kiếp trở lại, vô-nhân mà có. Do chỗ luận mê-chấp đó mà Thiện-nam-tử mất Chánh-Biến-Tri, lạc vào ngoại-đạo, lầm tánh Bồ-Đề.

b) Vì sao Thiện-nam-tử thấy căn-bổn vô-nhân ?

Vì Thiện-nam-tử thấy biết căn-bổn Thiên-Nhân vốn thọ, thú- vật vốn ngang, người sanh người, chim sanh chim, quạ thì đen, cò thì trắng, quạ đen không nhuộm mà đen, cò trắng không phải rửa
mà trắng, từ 8 vạn kiếp đến nay không có thay đổi và từ đây về sau chắc cũng tự-nhiên như vậy.

Căn-bổn không có nhân thấy Bồ-Đề thì làm sao thành tựu quả Bồ-Đề? Như vậy căn-bổn của các vật-tượng ở thế-gian hiện nay đều vô-nhân. Do chỗ luận mê-chấp đó mà Thiện-nam-tử mất Chánh-Biến-Tri, lạc vào ngoại đạo, lầm tánh Bồ-Đề.

Hai thứ luận chấp vô-nhân như vậy gọi là Đệ-nhứt ngoại-đạo lập vô-nhân luận.

3. A-Nan! Thiện-nam-tử tu pháp chánh-định, giữ vững chánh-tâm thì các chướng-ma không có phương-tiện phá-rối.

Lúc bấy giờ Thiện-nam-tử cứu-xét rối-ráo căn-bổn của chúng-sanh, thấy biết thường có sự nhiễu-động ở trong căn-bổn viên- minh ấy. Do chỗ cứu-xét đó mà Thiện-nam-tử lạc vào bốn thứ
luận chấp thường như sau:

a) Cứu-xét rốt-ráo tâm và cảnh, hai thứ đều vô-nhân, do sức-tu-tập thây biết trong vòng 2 vạn kiếp, thập phương chúng-sanh sống chết tuần-hoàn không mất, nên chấp là thường.

b) Cứu-xét rốt-ráo tứ-đại (địa thủy hỏa phong), bổn-tánh thường-trụ, do sức tu-tập thấy biết trong vòng bốn vạn kiếp, thập phương chúng-sanh sông chết tuần hoàn, không mất, nên chấp là thường.

c) Cứu-xét rốt-ráo lục-căn cho tđi lục-thức, ý-thức lãnh-hội và Mạt-na thức truyền-tống, bổn-tánh thường-trụ, do sức tu-tập thấy biết trong vòng 8 vạn kiếp, thập phương chúng-sanh sống-chết tuần hoàn không mất, nên chấp là thường.

d) Cứu-xét rốt-ráo tưởng-ấm sanh-diệt, vốn không có lưu-chuyển, đã dứt sạch thì tự-nhiên thành bất-sanh bất-diệt, nên chấp là thường.

Vì bốn thứ luận chấp thường đó, nên Thiện-nam-tử mất Chánh-Biến-Tri, lạc vào ngoại-đạo, lầm tánh Bồ-Đề. Bốn thứ luận chấp thường như vậy gọi là Đệ-nhị ngoại-ãạo lập viên-thường luận.

4. A-Nan! Thiện-nam-tử tu pháp chánh-định, giữ vững chánh-tâm thì các chướng-ma không có phương-tiện phá-rối.

Lúc bấy giờ Thiện-nam-tử cứu-xét rốt-ráo căn-bổn của chúng-sanh, thấy biết thường có sự nhiễu-động ở tự-tha. Do chỗ cứu-xét đó mà Thiện-nam-tử lạc vào bốn thứ luận điên-đảo, chấp một phần thường, một phần vô-thường như sau:

a) Quán Tâm Chơn-Như diệu-minh bao trùm thập phương pháp-giới, rộng lớn bao-la, yên-lặng cứu-cánh, tất cả chúng-sanh đều duy tâm mà có sanh có tử, nên thể-tánh của Tâm Chơn-Như diệu-minh là thường, còn thể-tánh của vạn-vật sanh-tử là vô-thường.

b) Không quán Tâm Chơn-Như mà quán Hằng-sa quốc-độ ở khắp mười phương, chỗ kiếp bất hoại, chấp là thường, còn chỗ kiếp hoại, chấp là vô-thường.

c) Quán Tâm tinh-tế mật-nhiệm, ví như vi-trần lưu chuyển ở khắp mười phương, thể-tánh không biến-đổi, khiến thân hoạn có sanh có diệt, thể-tánh không biến-đổi, chấp là thường, còn vạn- vật duy Tâm mà có sanh-tử, chấp là vô-thường.

d) Thấy biết hành-ấm vẫn lưu-chuyển thì chấp là thường, còn sắc-ấm, thọ-ấm và tưởng-ấm dứt sạch thì chấp là vô-thường.

Vì bốn thứ luận chấp đó, nên Thiện-nam-tử mất Chánh-Biến-Tri, lạc vào ngoại-đạo, lầm tánh Bồ-Đề. Bốn thứ luận chấp như vậy gọi là Đệ tam ngoại-đạo lập nhứt phần thường, nhứt phần vô -thường luận.

5. A-Nan! Thiện-nam-tử tu pháp chánh-định, giữ vững chánh-tâm thì các chướng-ma không có phương tiện phá-rối.

Lúc bấy giờ Thiện-nam-tử cứu-xét rốt-ráo căn-bổn của chúng- sanh, thấy biết thường có sự nhiểu-động ở trong phận-vị. Do chỗ cứu-xét đó mà Thiện-nam-tử lạc vào bôn thứ luận chấp hữu-biên và vô-biên như sau:

a) Cứu-xét tâm vốn sanh, lưu-dụng không dứt, về quá-khứ gọi là hữu-biên, còn Tâm ở hiện-tại tiếp-nốì nhau gọi là vô-biên.

b) Cứu-xét trong vòng 8 vạn kiếp, thây biết chúng-sanh gọi là hữu-biên, còn ngoài 8 vạn kiếp mịt-mù, không thấy biết gọi là vô-biên.

c) Cứu-xét thế-giới vạn-vật đều do Tâm tạo, gọi là hữu-biên, còn thể-tánh của Tâm biến-tri bao-trùm khắp pháp-giới, gọi là vô-biên.

d) Quan-sát rốt-ráo ấm hành, chủ-tâm suy-xét, thấy biết thế-giới vạn-vật đều có phân nửa sanh gọi là hữu-biên, phân nửa diệt gọi là vô-biên.

Do bốn thứ luận chấp đó, nên Thiện-nam-tử lạc vào ngoại-đạo, lầm tánh Bồ-Đề. Bốn thứ luận chấp như vậy gọi là Đệ-tứ ngoạí-đạo lập hữu-bỉên cập vô-biên luận.

6. A-Nan! Thiện-nam-tử tu pháp chánh-định, giữ vững chánh-tâm thì các chướng-ma không có phương-tiện phá-rốì.

Lúc bấy giờ Thiện-nam-tử cứu-xét rốt-ráo căn-bổn của chúng-sanh, thấy biết thường có sự nhiễu-động ở tri-kiến. Do chỗ cứu- xét đó mà Thiện-nam-tử lạc vào bốn thứ luận điên-đảo, chấp bất-tử rối-loạn luống-dối như sau:

a) Quán nguồn-gốc biến-hóa của các pháp, thấy biết có lưu-chuyển gọi là vô-thường, có tương-tục gọi là thường-trụ, có thấy kiến-xứ gọi là sanh, không thấy kiến-xứ gọi là diệt, tương-tục không dứt gọi là tăng, tương-tục bị gián-đoạn gọi là giảm, chỗ sanh-hóa gọi là có, chỗ diệt-vong gọi là không, cứu-xét dụng tâm thấy riêng-biệt. Như thế có người cầu đạo, xin học yếu-nghĩa thì hành-giả đáp: “Tôi cũng sanh cũng diệt, cũng có cũng không, cũng tăng cũng giảm”, lời nói mơ-hồ rối-loạn luống-dối, chẳng có một mảy quyết-định chắc-chắn, làm cho người cầu đạo không
hiểu rõ và quên-mất cả chương-cú.

b) Quán Tam không và chấp cái không của Tam vốn chẳng có chỗ chứng. Có người hỏi thì hành-giả chỉ đáp bằng chữ “không”, đó là lời nói mơ-hồ.

c) Quán Tam châu-biến, chỗ nào cũng có, và chấp cái có của Tầm vốn có chỗ chứng. Có người hỏi thì hành-giả chỉ đáp bằng chữ “có”, đó là lời nói mơ-hồ.

d) Thấy cũng có cũng không, cảnh-vật phân-ly, Tâm thì rối-loạn. Có người hỏi thì hành-giả đáp: “có tức không, không tức có”, đó là lời nói mơ hồ.

Do bốn thứ luận chấp đó, nên Thiện-nam-tử lạc vào ngoại-đạo, lầm tánh Bồ-Đề. Bốn thứ luận chấp như vậy gọi là Đệ-ngũ ngoại-đạo lập tứ chủng điên-đảo, bất-tửkiểu-loạn, biến-kếhư-luận.

7. A-Nan! Thiện-nam-tử tu pháp chánh-định, giữ vững chánh-tâm thì các chướng ma không có phương tiện phá-rốì.

Lúc bấy giờ Thiện-nam-tử cứu-xét rốt-ráo căn-bổn của chúng- sanh, thấy biết thường có sự nhiễu-động ở trong cảnh lưu-chuyển vô-tận. Do chỗ cứu-xét đó mà Thiện-nam-tử lạc vào chỗ chết có hình-tướng, sanh tâm điên-đảo, tự giữ thân cũ, nói sắc vốn là ta; hoặc thấy cái ta bao-trùm quốc-độ, nói cái ta có sắc; hoặc tie n- duyên theo trở lại, nói sắc thuộc ve ta; hoặc cái ta nương theo ấm-hành tiếp-nối nhau, nói cái ta tại sắc; cứu xét như thế mà cho rằng chết ro i có hình-tướng, tua n-hoàn 16 hình-tướng, chấp tánh phiền-não, chấp tánh Bo -Đe , hai tánh đe u dứt, không có cảm-xúc lẫn nhau.

Do luận chấp đó nên Thiện-nam-tử lạc vào ngoại-đạo, làm tánh Bồ-Đề Luận chấp như vậy gọi là Đệ-lục ngoại-đạo lập ngũ- ấm trung, tử hậu hữu tướng, tâm ãiên-đảo luận.

8. A-Nan! Thiện-nam-tử tu pháp chánh định, giữ vững chánh-tâm thì các chướng-ma không có phương-tiện phá-rối.

Lúc bấy giờ Thiện-nam-tử cứu-xét rốt-ráo căn-bổn của chúng-sanh, thây biết thường có sự nhiễu-động đoạn trừ trước sắc-ấm,  thọ-ấm và tưởng-ấm. Do chỗ cứu-xét đó mà Thiện-nam-tử lạc
vào chỗ chết rồi không có hình-tướng, sanh tâm điên-đảo.

Thấy biết sắc-ấm dứt sạch thì thân không có ràng-buộc, như tướng đã mất, tâm không dính mắc. Thây biết thọ-ấm dứt sạch thì không có chi tiếp-nối, thể-tánh của ấm cũng tiêu-tan. Không có thọ-ấm thì không có tưởng-ấm. Ví-dụ như loài thảo-mộc, thể-tánh hiện-tiền không có hình-tướng thì làm thế nào chết rồi được hình- tướng? Nhân chỗ thấy biết đó mà cứu-xét, sau khi chết không có hình-tướng không có 8 sắc thái tuần-hoàn, sanh-tâm vọng chấp, Niết-Bàn và nhân-quả đều không, chỉ có danh-từ cứu-cánh đoạn- diệt.

Do luận chấp đó nên Thiện-nam-tử lạc vào ngoại-đạo, lầm tánh BỒ-ĐỒ. Luận chấp như vậy gọi là Đệ-thất ngoại-đạo lập ngũ-ấm trung, tử hậu vô-tướng, tăm đỉên-đảo luận.

9. A-Nan! Thiện-nam-tử tu pháp chánh định, giữ vững chánh-tâm thì các chướng-ma không có phương-tiện phá-rốì.

Lúc bấy giờ Thiện-nam-tử cứu-xét rốt-ráo căn-bổn của chúng-sanh, thấy biết thường có sự nhiễu-động ở hành-ấm, hai thứ thọ- ấm và tưởng-ấm đã dứt, hai tự-thể “có không” tương-khắc, hành- giả lạc vào vị-trí “chết rồi mất hết”, sanh tâm luận điên-đảo.

Các thứ sắc-ấm, thọ-ấm và tưởng-ấm thấy có, chẳng phải có, thay-đổi trôi-lăn, thấy không, chẳng phải không, như vậy tuần- hoàn rốt-ráo giới-ấm, vào chỗ không-tướng, tùy đắc nhứt duyên vọng chấp, hiện nay có tướng, về sau thì không, thể-tánh của hành-ấm biến-chuyển, Tâm Phật thông-ngộ, “có không” đều dứt, hư- thiệt lầm-lỗi, do đó cứu-xét thấy biết chết rồi mất hết, hậu lai mịt-mù không thể nói được.

Do luận chấp đó nên Thiện-nam-tử lạc vào ngoại-đạo, lầm tánh Bồ-Đề. Luận chấp như vậy gọi là Đệ-bát ngoại-đạo lậpngũ- ấm trung, tử hậu cu phi, tâm điên-đảo luận.

10. A-Nan! Thiện-nam-tử tu pháp chánh định, giữ vững chánh-tâm thì các chướng-ma không có phương-tiện phá-rối.

Lúc bấy giờ Thiện-nam-tử cứu-xét rốt-ráo căn-bổn của chúng-sanh, thấy biết thường có sự nhiễu-động, mê-chấp sau khi chết không sanh tánh suy-nghĩ, hành-giả lạc vào 7 thứ luận đoạn-diệt. Thân-diệt, dục-diệt, xúc-diệt, ấm-diệt, khổ-diệt, lạc-diệt, xã các diệt, tuần-hoàn rốt-ráo ở 7 cảnh-giới như Tứ-châu, Lục-dục, Sơ- thiền, Nhị-thiền, Tam-thiền, Tứ-thiền, Tứ-không, hiện-tiền tiêu- diệt, diệt rồi không còn hồi-phục, vì thế sanh tâm luận chấp chết rồi đoạn-diệt.

Do luận chấp đó nên Thiện-nam-tử lạc vào ngoại-đạo, lầm tánh Bồ-Đề. Luận chấp như vậy gọi là Đệ-cửu ngoại-đạo lập ngũ-ấm trung, tử hậu đoạn-diệt, tâm điên-đảo luận.

11. A-Nan! Thiện-nam-tử tu pháp chánh định, giữ vững chánh-tâm thì các chướng-ma không có phương-tiện phá-rối.

Lúc bấy giờ Thiện-nam-tử cứu-xét rốt-ráo căn-bổn của chúng-sanh, thấy biết thường có sự nhiễu-động, mê-chấp sau khi chết không sanh tánh suy-nghĩ, hành-giả lạc vào 5 thứ luận mê-châp 5 cảnh Niết-Bàn ở 5 chỗ như: chấp dục-giới thiên làm chánh-nhân chuyển-y Niết-Bàn, thấy biết tinh-minh sanh ra ái-mộ, chấp Sơ- thiền-thiên sanh tánh vô-ưu, chấp Nhị-thiền-thiên được tâm địa vô-khổ, chấpTam-thiền-thiên an-vui tốt-đẹp, chấp Tứ-thiền-thiên trừ tuyệt hai thứ thế gian vui-khổ, không thọ luân-hồi sanh-tử, đó là mê-chấp ở 5 cảnh Trời hữu-lậu phát ra kiến-giải vô-vi tức là 5 chỗ nương-dựa an-ổn thắng-tịnh, tuần-hoàn cứu-cánh.

Do luận chấp đó nên Thiện-nam-tử lạc vào ngoại-đạo, lầm tánh Bồ-Đề. Luận chấp như vậy gọi là Đệ-thập ngoạỉ-đạo lập ngũ-ấm trung, ngũ-hiện Niết-Bàn, tâm điên-đảo luận.

12. A-Nan! Mười thứThiền-định cuồng-giải như vậy đều do công-dụng của Hành-ấm mà chuyển-động phát-hiện.

Vì hành-giả ngoan-cố mê-muội, không biết suy-xét sáng-suốt, gặp cảnh hiện-tiền, lấy mê làm ngộ, tự giả xưng là chứng Thánh, thành-thử phạm tội đại-vọng-ngữ, ưng-đọa Vô-gián địa-ngục.

Thế nên ông và Đại-chúng phải nhứt-tâm y-giáo phụng-hành như vầy: Sau khi Như-Lai nhập-diệt, ở trong đời mạt-pháp, dĩ tận-lực truyền-bá cho chúng-sanh nghĩa-lý nhiệm-mầu giải-thoát, không nên sơ-suất, để các chướng-ma, từ nội-ma tới ngoại-ma, có thủ đoạn ác-nghiệt sâu-xa phá-rối. Quí vị phải cứu-giúp nhau tiêu-trừ tà-kiến ma-giáo, dạy-dỗ nhau cho thân-tâm sáng-suốt chơn-lý của Đạo Bồ-Đề Vô-Thượng, tránh khỏi các nạn mê-lầm nghi-hoặc, không nên vì được công-quả chút-ít đã cho là đủ. Tóm-tắt lại, quí vị có bổn-phận phải làm tiêu-chuẩn thanh-tịnh cho Đại-Giác-vương.

13. THỨC-ẤM MA.

Đức Phật dạy:

– A-Nan! Thiện-nam-tử tu pháp chánh-định, hành-ấm đoạn-trừ, thế-gian tánh nhiễu động, đồng-phận sanh ra rồi thoạt-nhiên tiêu mất, căn-duyên trầm xuống, buộc Trung-ấm thân(l) đền-trả nghiệp-báo, nhân cảm quả ứng đều hết.

Ở Niết-Bàn sáng tỏ như lúc rạng-đông gà gáy, xem qua đông-phương đã có tinh-sắc, sáu căn thường thanh-tịnh, không còn theo trần-tướng, nội-tâm và ngoại-cảnh quang-minh, vào vô-sở nhập, hiểu-rõ căn-do thọ-mạng của 12 loại chúng-sanh ở mười phương, chấp cội-gốc của vạn-vật bất cảm-triệu ở khắp thế-gian đã được đồng cảnh, tinh-sắc không trầm, đó là xứ-sở của ấm thức.

Như vạn-vật đã được đồng cảnh, tiêu hết sáu-căn, khai hiệp thành-tựu, thấy nghe thông-cảm, hằng thanh-tịnh thập phương thế-giới và thân-tâm như ngọc lưu-ly trong ngoài đều sáng-tỏ, đó là ấm thức dứt sạch thì dĩ-nhiên thoát-ly mạng trược, hình không luống không, quan-sát thấy rõ vọng-tưởng điên-đảo là cội-gốc sanh-tử.

14. A-Nan! Thiện-nam-tử cứu-xét rốt-ráo, hành-ấm dứt sạch, thức-ấm trở về cội-gốc, đã hết sanh-diệt, ở chỗ tịch-diệt mầu-nhiệm trong-sáng chưa-tròn, năng-khiếu tự-thân khai-mở, sáu căn ly- hiệp, cùng các loài ở khắp mười phương thông-cảm, hiểu-biết thông-đồng, vào căn-bổn châu-viên như nương về chỗ Chơn-Thường, phát sanh thắng-giải. Như vậy hành-giả lạc vào vị-trí chấp nhân sở-nhân, kết bạn với ngoại-đạo Ca-tỳ ca-la chủ-trương minh-đế, muội tánh Bồ-Đề của Phật, quên mất tri-kiến, gọi là phép-tắc thứ nhứt lập tâm sở-đắc, quả thành sở qui, xa-lánh Viên- Thông, cách-biệt Niết-Bàn, sanh ra chủng-tộc ngoại-đạo.

15. A-Nan! Thiện-nam-tử cứu-xét rốt-ráo, hành-âm dứt sạch, đã hết sanh-diệt, ở chỗ tịch-diệt mầu nhiệm trong-sáng chưa tròn, lấy tự thể làm nơi nương về, 12 loại chúng-sanh khắp hư-không thế-giới đều ở tự-thân hằng lưu-xuất, phát-sanh thắng-giải. Như vậy hành-giả lạc vào vị-trí chấp năng phi-năng, kết bạn với Ma- vương Ma-hê thủ-la biến-hiện vô-số thân, muội tánh Bồ-Đề của Phật, quên mất tri-kiến, gọi là phép-tắc thứ hai lập tâm làm thành quả năng-sự, xa-lánh Viên-Thông, cách-biệt Niết-Bàn, sanh làm chủng-tộc Đại-Mạn Thiên chấp ngã biến-mãn.

16. A-Nan! Thiện-nam-tử cứu-xét rốt-ráo, hành-ấm dứt sạch, đã hết sanh-diệt, ở chỗ tịch-diệt mầu nhiệm trong-sáng chưa tròn, như có sở-qui, thức-ấm hiện ra, sanh lòng nghi thân-tâm cho tới thập phương hư-không cũng do thức-ấm mà có, chấp thức-ấm lưu-chuyển làm thân Chơn-Thường, không còn hữu-không trong cảnh sanh-diệt, vội tưởng là thường-trụ, mê lý bất-sanh, lầm lý sanh diệt, trụ cảnh mê-trầm, khởi hiện thắng-giải. Như vậy hành-giả lạc vào vị trí chấp thường phi-thường, kết bạn với Tự-Tại Thiên, muội tánh Bồ-Đề của Phật, quên mất tri-kiến, gọi là phép-tắc thứ ba lập nhãn theo tâm, thành quả vọng-xét, xa-lánh Viên-Thông, cách-biệt Niết-Bàn, sanh làm chủng-tộc toàn điên-đảo.

17. A-Nan! Thiện-nam-tử cứu-xét rốt-ráo, hành-ấm dứt sạch, đã hết sanh-diệt, ở chỗ tịch-diệt mầu nhiệm trong-sáng chưa tròn, tự hiểu-thấu viên mãn, ý-thức thảo-mộc ở mười phương như nhân-loại, thảo-mộc làm người, người làm thảo-mộc, thập phương đồng-tình đồng-tánh, hiểu-biết giông nhau, phát sanh thắng-giải. Như vậy hành-giả lạc vào vị trí vô-tri, kết bạn với ngoại-đạo Ba-Trà Tản-Ni chấp biết tất cả, muội tánh Bồ-Đề của Phật, quên mất tri-kiến, gọi là phép tắc thứ tư lập tâm hiểu-biết, thành quả mê-trầm, xa-lánhViên-Thông, cách-biệtNiết-Bàn, sanh làm chủng-tộc hiểu-biết điên-đảo.

18. A-Nan! Thiện-nam-tử cứu-xét rốt-ráo, hành-ấm dứt sạch, đã hết sanh-diệt, ở chỗ tịch-diệt mầu nhiệm trong-sáng chưa tròn, tánh viên-dung của sáu căn sử-dụng tùy thuận biến-hóa, tất cả đều cầu quang-minh thanh-tịnh, lại muôn ái kiến phổ-biến, nên xem-xét sáu trần thành-tựu, và dùng sáu trần lập bổn-nhân, cho là thường-trụ. Như vậy hành-giả lạc vào vị-trí chấp sanh vô-sanh, kết bạn với dòng dõi Ca-Diếp-Ba chuyên tâm thờ phụng lửa, nước, cầu siêu thoát sanh-tử, muội tánh Bồ-Đề của Phật, quên mất tri kiến, gọi là phép tắc thứ năm chấp trước thờ phụng, bỏ tâm theo tướng, lập vọng làm nhân, nương vọng thành quả, xa-lánh Viên-Thông, cách-biệt Niết-Bàn, sanh làm chủng-tộc điên-đảo.

19. A-Nan! Thiện-nam-tử cứu-xét rốt-ráo, hành-ấm dứt sạch, đã hết sanh-diệt, ở chỗ tịch-diệt mầu nhiệm trong-sáng chưa tròn, thấy biết thức-ấm viên-minh, chấp thức ấm như hư-không, vạn- vật đều lấy hư-không vĩnh-diệt làm chỗ nương về, phát sanh thắng-giải. Như vậy hành-giả lạc vào vị-trí chấp qui vô-qui, kết bạn với Thuấn-Nhã-Đa ở Thiên-giới vô tưởng, muội tánh Bồ-Đề của Phật, quên mất tri kiến, gọi là phép tắc thứ sáu toàn tâm hư-vô, thành quả không vọng,, xa-lánh Viên-Thông, cách-biệt Niết-Bàn, sanh làm chủng-tộc đoạn-diệt.

20. A-Nan! Thiện-nam-tử cứu-xét rốt-ráo, hành-âm dứt sạch, đã hết sanh-diệt, ở chỗ tịch-diệt mầu nhiệm trong-sáng chưa tròn, tham cầu thân tứ-đại thường-trụ đồng với Tầm Chơn-Như viên- mãn, cố làm cho thân tứ-đại trường sanh bất-tử, phát ra thắng- giải. Như vậy hành-giả lạc vào vị-trí chấp tham phi tham, kết bạn với A-Tư-Đà, cầu căn-mạng sống lâu vĩnh-viễn, muội tánh Bồ- Đề của Phật, quên mất tri kiến, gọi là phép tắc thứ bảy chấp trước căn-mạng, lập nhân cố-vọng, trả quả lâu-dài, xa-lánh Viên-Thông, cách-biệt Niết-Bàn, sanh làm chủng-tộc mê-vọng.

21. A-Nan! Thiện-nam-tử cứu-xét rốt-ráo, hành-ấm dứt sạch, đã hết sanh-diệt, ở chỗ tịch-diệt mầu nhiệm trong-sáng chưa tròn, cứu-xét căn-mạng và trần cảnh dung-thông, lo sợ căn-trần tiêu- mất, nên tham-cầu căn-trần bền-chắc, ngồi tòa sen biến-hóa thất-trân bảo-vật để buông thả tâm-thần vui-thích, sanh ra thắng-giải.

Như vậy hành-giả lạc vào vị-trí chấp chơn vô-chơn, kết bạn với dòng dõi Tra-Chi Ca-La, muội tánh Bồ-Đề của Phật, quên mất tri kiến, gọi là phép tắc thứ tám phát nhân tà-tưởng, lập trần-quả thạnh, xa-lánh Viên-Thông, cách-biệt Niết-Bàn, sanh làm chủng- tộc Thiên-ma Ba-Tuần.

22. A-Nan! Thiện-nam-tử cứu-xét rốt-ráo, hành-âm dứt sạch, đã hết sanh-diệt, ở chỗ tịch-diệt mầu nhiệm trong-sáng chưa tròn, căn-mạng tỏ-rạng, phân-biệt khéo vụng, so-sánh chơn-giả, nhân- quả vay-trả do sự cảm-ứng, sanh lòng phản đạo thanh-tịnh, chỉ thấy cảnh khổ đoạn-trừ tập-nghiệp, hành đạo ở cảnh diệt mà không chịu cầu tiến, phát hiện thắng-giải. Như vậy hành-giả lạc vào vị-trí định-tánh Thinh-Văn, kết bạn với chư Tỳ-khưu vô-văn, tăng- thượng-mạn, muội tánh Bồ-Đề của Phật, quên mất tri kiến, gọi là phép tắc thứ chín toàn tâm tinh-chuyên cảm-ứng, lập thú-tịch quả, xa-lánh Viên-Thông, cách-biệt Niết-Bàn, sanh làm chủng-tộc nghi chấp ràng-buộc.

23. A-Nan! Thiện-nam-tử cứu-xét rốt-ráo, hành-ấm dứt sạch, đã hết sanh-diệt, ở chỗ tịch-diệt mầu nhiệm trong-sáng chưa tròn, tánh viên-dung thanh-tịnh, hiểu-biết khôn-khéo, cứu-xét sâu-xa, biến-tạo cảnh viên-tịch mà không chịu cầu tiến, phát sanh thắng-giải. Như vậy hành-giả lạc vào vị-trí định-tánh Bích-Chi, chỉ nương theo các duyên bất-hồi-tâm riêng-biệt của mình, kết bạn với Độc-Giác, muội tánh Bồ-Đề của Phật, quên mất tri kiến, gọi là phép tắc thứ mười thông-hiểu tâm hiệp, thành quả sáng-tỏ, xa-lánh Viên-Thông, cách-biệt Niết-Bàn, sanh làm chủng-tộc viên-minh giác-tánh nhưng không có biến-hóa.

24. A-Nan! Mười thứ thiền-định như vậy, thực-hành nửa đường hay bị điên-cuồng, nhân làm theo sự mê-hoặc biến hiện, ở bên trong, vị-trí chưa đủ mà cho là đủ, tâm-huệ chưa tròn mà cho là tròn, đó là tại công-dụng của thức-ấm mà chuyển-động phát sanh.

Vì hành giả ngoan-cố mê-muội, không biết suy-xét sáng-suốt nên gặp cảnh hiện-tiền, mỗi thứ mỗi cố-chấp, mỗi thứ mỗi tham- cầu, triếu-mến, quyến-luyến, cho tới có khi trước luyện mê-tâm, sau tự thôi dứt, hầu lập vị-trí cứu-cánh nương về chỗ an-ổn, như thế lại tự xưng đã viên-mãn Diệu-quả Bồ-Đề Vô-Thượng, thành- thử phạm tội đại-vọng ngữ của hạng ngoại-đạo ma-giáo, chiêu- cảm tử-nghiệp ưng-đọa Vô-gián địa-ngục. Hành đạo như vậy, dầu có ở vị-trí Thinh-văn hoặc Duyên-Giác cũng khó tinh-tấn.

Thế nên ông và tất cả Đại-chúng phải nhứt-tâm y-giáo phụng-hành như vầy: Sau khi Như-Lai nhập-diệt, ở trong đời mạt-pháp, dĩ tận-lực truyền bá cho chúng-sanh nghĩa lý nhiệm-mầu giải- thoát, không nên sơ-suất, để xem những chướng-ma nổi-dậy dùng thủ-đoạn ác-nghiệp sâu-xa nhiễu-hại. Quí vị phải cứu-giúp nhau dứt tuyệt tà-kiến ác-duyên, hộ-trì nhau cho thân-tâm tránh khỏi đường mê-vọng, thành-tựu phước-đức, nhập Phật tri-kiến (2).

25. PHẬT HlỂN-MINH PHÁP-MÔN BỒ ĐỀ VÔ-THƯỢNG.

Đức Phật dạy:

– A-Nan và Đại-chúng! Pháp-môn thâm-diệu vi-mật như vậy, ở các đời quá-khứ, trong Hằng-sa kiếp, có vô-lượng chư Phật nương theo Pháp-môn thâm-diệu vi mật đó mà tâm-địa khai-ngộ, viên- chứng Đạo-quả Bồ-Đề Vô-Thượng.

Khi thức-ấm dứt sạch, khéo sử-dụng lục-căn ngay ở bên trong để vào địa-vị Bồ-Tát, đắc Kim-Cang Can-Huệ, tâm tinh-tấn viên-minh, mặc nhiên nội-tâm trở nên trong-sạch sáng-tỏ như ngọc lưu-ly, trùm chúa Bảo-nguyệt.

Tu-hành được như vậy mới vượt qua các địa-vị Bồ-Tát Thập-Tín, Thập-Trụ, Thập-Hạnh, Thập Hồi-Hướng, Tứ Gia-Hạnh, tiến lên Kim-Cang Thập-Đia, cho tới Đẳng-giác viên-minh, về cảnh- trí vồ-sở-đắc, vào Tánh-hải Như-Lai Diệu-Trang-Nghiêm, viên-mãn Bồ-Đề.

Đó là vô-lượng chư Phật ở các đời quá-khứ trước Ta, sáng-suốt tu pháp thiền-định chánh-giác, khéo sử-dụng Tâm viên-minh, biết phân-tách tỉ-mỉ tất cả vi-tế ma-sự ma-cảnh.

26. A-Nan và Đại-chúng! Khi ma-sự ma-cảnh phát hiện, quí vị phải nghiên-cứu kỹ-càng, hiểu-thấu tường-tận để lọc-sạch tất cả cặn-bã ô-trược ra khỏi tâm, mặc-nhiên các thứ tà-kiến trừ-tuyệt, các loại ấm-ma tiêu-vong, cho tới Ma-vương Ba-Tuần cũng biến mất, Đại-lực quỉ-thần kinh-sợ tránh xa, vọng-lượng ly-mỵ đều không dám lại gần, như thế tâm vượt qua tất cả hôn-trầm ám- muội, không còn chướng ngại hoặc sơ-suất trên đường chánh-tu Bồ-Đề Vô-Thượng, tiến vào cảnh trí Đại-Niết-Bàn.

A-Nan! Như ở trong thời kỳ mạt-pháp có những hạng người thiếu túc-duyên, không thiền-định được, không giảng-kinh thuyết-pháp được, mà muốn tu-pháp Tam-muội, lại sợ bị đồng-hóa với ngoại-đạo ma-giáo thì những hạng người ấy phải học-hiểu tinh-vi, cần nhứt tâm chí-thành thọ-trì: “Phật-đảnh quang-tụ đà-ra-ni “MA-HA TÁT-ĐÁC-ĐA BÁC-ĐÁC-RA”.

Nếu hằng ngày chưa tụng-niệm được Tầm-chú đó thì biên chép treo ở trên thiền-đường và đeo theo trong thân, làm như vậy để tất cả chướng-ma không dám hành-động nhiễu-hại.

A-Nan và Đại-chúng! Quí vị có bổn-phận chí-tâm tôn-trọng thập-phương chư Phật đã tiến-tu cứu-cánh và truyền dạy pháp-môn thâm-diệu vi-mật cho hậu thế.

28. Khi ấy ngài A-Nan đứng dậy, vâng lời Đức Phật dạy-bảo, giữ đúng lễ nghi, cung-kính đảnh lễ và bạch Phật:

Bạch Đức Thế-Tôn! Như Đức Thế-Tôn vừa dạy, năm ấm: sắc-ấm, thọ-ấm, tưởng-ấm, hành-ấm và thức-ấm đều hư-vọng, gốc ở tâm vọng-tưởng mà có.

Bạch Đức Thế-Tôn! Trong lúc bình-thường, chúng tôi chưa được Đức Thế-Tôn chỉ bảo tinh-tường. Xin hỏi: Năm ấm đó tiêu- trừ một lượt hay là tiêu-trừ tuần-tự theo thứ lớp? Ngũ-ấm có chỗ nào làm giới hạn không?

Ngưỡng nhờ Đức Thế-Tôn dũ lòng đại-từ đại-bi dạy-dỗ cho tất cả Đại-chúng được tâm-mục hiểu-biết sáng-suốt và nhứt-thiết chúng-sanh ở cắc đời mạt-pháp về sau cũng được như vậy.

28. Đức Phật dạy:

– A-Nan! Tâm Bổn-giác Chơn-Nhưhoàn-toàn thanh-tịnh, sáng-suốt nhiệm-mầu, không có trôi-lăn ở biển-khổ sanh-tử. Tất cả pháp-trần ô-trược cho tới hư-không đều do vọng-tưởng phát sanh,
Tam Bổn-giác Chơn-Như tùy duyên vọng-khởi thế-gian, ví như ông Diển-Nhã-Đa rối-loạn đến nỗi nhận bóng trong gương làm cái đầu của mình, đó là tại vọng-tưởng. Đã gọi là vọng-tưởng thì dĩ-nhiên không có cội-gốc, trong vọng lập ra nhân-duyên, lại không biết nhân-duyên mà gọi là tự-nhiên, cho tới hư-không tánh cũng là huyễn-hóa. Thế nên nhân-duyên và tự-nhiên đều do vọng- tưởng của chúng-sanh, chớ không thiệt-thể.

A-Nan! Biết cứu-xét chỗ vọng-tưởng thế-gian, cho là vọng nhân-duyên, còn vọng không có cội-gốc mà cũng cho là vọng nhân-duyên, thành-thử phi-lý. Suy theo nghĩa trên, thì tự-nhiên không khó cứu-xét.

Nay Ta cùng quí vị phát-minh chỗ bổn-nhân của năm ấm là vọng-tưởng.

29. A-Nan! Như thân ông do tưởng của cha mẹ sanh ra. Nếu tâm ông không tưởng, không có nhân-duyên vọng thì không thể đi đến chỗ tưởng của cha mẹ truyền căn-mạng cho ông được.

Như Ta đã dạy: Tâm tưởng vật chua thì miệng sanh nước miếng, tâm tưởng leo núi cao thì chân sanh mỏi-mệt. Vật chua chưa thấy, núi cao chưa gặp, thì thân ông chưa phải đồng loại với hư-vọng. Tại sao nước miếng do chỗ tưởng vật chua mà có? Tại sao sự mỏi-mệt ở chân do chỗ tưởng leo núi cao mà sanh? Nguyên-nhân chỉ là vọng-tưởng. Vậy phải biết thân tứ-đại giả-hiệp là vọng-tưởng kiên-cố thứ nhứt.

A-Nan! Tâm tưởng vật chua thì miệng chảy nước miếng, tâm tưởng leo núi cao thì chân sanh mỏi-mệt, đó là do nhân thọ sanh, xúc-động đến thân tứ-đại, khi thuận thì thọ lợi-ích, khi nghịch thì thọ tổn-hại, hai thứ thọ ấy rõ-ràng như vậy là vọng-tưởng hư minh thứ hai.

A-Nan! Do Tâm tưởng sai-khiến thân, thân không phải đồng loại với tưởng, lẽ nào lại bị tưởng sai-khiến? Chỉ vì bị các thứ tưởng năng khởi sắc-tướng, tâm sanh ra thì thân phải dùng lấy, tâm và thân cảm ứng nhau, khi thức có tâm tưởng, khi ngủ có chiêm-bao, tâm tưởng hay giao-động vọng-tình, gọi là vọng-tưởng dung-thông thứ ba.

A-Nan! sắc-thân biến-hóa không ngừng, như móng tay ra dài, tóc mọc, hơi thở tiêu-hao, hình-dung tiều-tụy, ngày đêm ngấm-ngầm thay đổi, khó hiểu-biết được.

Nếu không phải là ông thì tại sao sắc-thân thay đổi? Nếu quyết-định là ông thì tại sao ông không hiểu-biết? Suy theo lý ấy thì ông rõ: các tư-tưởng của ông đều không ngừng, gọi là vọng-tưởng u-ẩn thứ tư.

A-Nan! Chỗ chơn-thiệt tinh-minh rộng-lớn, bất-động thường-trụ của ông bị ràng-buộc bởi sự thấy nghe hiểu-biết. Nếu sử dụng chỗ chơn-thiệt ấy thì không có dung-nạp vọng-tập. Ví như cách mấy năm về trước, ông có thấy-biết một hình-vật, đã qua thời-gian lâu, ông không còn một mảy gì chú-ý tới sự quên-nhớ hình- vật ấy, nay bỗng-nhiên ông lại gặp hình-vật ây trước mắt, ông vẫn thấy-biết rõ-ràng y-nguyên như cũ. Tại sao? Vì chỗ chơn-thiệt tinh-minh rộng lớn bất-động thường-trụ.

Thân ông khởi vọng chỉ tại các niệm của ông huân-tập tiếp-nối nhau luôn, vô phương trù-tính. Chỗ chơn-thiệt nếu phi chơn-thiệt thì cũng như nước chảy mau, vọng-tưởng là nước đứng, nhưng thực-sự nước chảy mau không thấy rõ, chớ chẳng phải nước đứng.

Nếu không có gốc tưởng thì làm sao có vọng-tập? Như không có sáu căn hiệp-khai phát sanh thì vọng-tưởng không khi nào tiêu-diệt được.

Hiện-tại sáu căn của ông thấy nghe hiểu-biết đã có vọng-tập ở bên trong thì rõ-ràng là vọng tưởng hư-vô, danh gọi vọng-tưởng thứ năm thuần-tinh vi-tế điên-đảo.

Hiển-nhiên năm ấm thọ-lãnh của chúng-sanh chuyển ra năm thứ vọng-tưởng điên-đảo.

A-Nan! Nay ông muốn biết giới-hạn của năm ấm chăng? Giới- hạn của sắc là tướng với không, giới-hạn của thọ là xúc với ly, giới-hạn của tưởng là nhớ với quên, giới-hạn của hành là sanh với diệt, giới hạn của thức là trạm với hiệp-trạm. Gốc của năm ấm phát hiện trùng-trùng điệp-điệp, sanh thì do thức-ấm, diệt thì do sắc-ấm, lý ưng phải tỏ-ngộ, để nương chổ tỏ-ngộ mà dứt sạch. Nếu không dứt sạch được một lượt thì tuần-tự theo thứ lớp mà tiêu-trừ, như Ta đã dạy mở các gút trong cái khăn của Trời Kiếp-Ba-La, chắc ông còn nhớ và hiểu rõ, hà-tất hỏi lại làm chi nữa?

A-Nan! Ông phải thâu-triệt căn-nguyên của vọng-tưởng để tâm được khai-thông sáng-suốt, dạy-dỗ những người chơn-thiệt thuần-túy tu-hành trong thời kỳ mạt-pháp, khiến cho được hiểu- biết các tướng ngũ-ấm hư-vọng mà nhàm-chán dứt sạch, không còn quyến-luyến tam-giới phàm-phu, tôn-trọng Đại-Niết-Bàn của Phật làm chỗ sở-y cứu-cánh cho công-đức.

30. TỤNG-NIỆM KINH-CHÚ THU-LĂNG-NGHIÊM ĐƯỢC PHƯỚC-ĐỨC VÔ-LƯỢNG (3)

Đức Phật dạy:

– A-Nan! Nếu có người dâng các vật thất-bảo biến-mãn thập-phương hư-không, cúng-dường vô-lượng chư Phật để nương nhờ sự cúng-dường, tâm đắc khai-ngộ ý ông hiểu thế nào? Người dùng nhân-duyên cúng-dường chư Phật như vậy có được phước-đức nhiều chăng?

Ngài A-Nan bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Hư-không vô-tận, các vật trân-châu quí-báu vô-biên, xưa có một nhà bần-hàn chỉ dùng bảy đồng tiền, thành-tâm cúng-dường chư Phật, còn được phước-đức làm Chuyển- Luân-Vương, huống chi nếu có người cúng-dường chư Phật bằng các vật thất-bảo đầy khắp thập-phương hư-không, thì dĩ nhiên phước-đức đó rộng-lớn mênh-mông không có giới-hạn được.

Đức Phật dạy:

– A-Nan! Các bậc Như-Lai thuyết toàn chơn-thiệt-ngữ. Nếu có người nào phạm tứ trọng-tội và thập-ác, bị đọa vào A-tỳ địa-ngục ở một phương, cho tới bị đọa vào Vô-gián địa-ngục ở khắp thập-phương, thọ-hình qua các địa-ngục, thoạt-nhiên người ấy sanh ra một lý-tưởng sám-hối tu-trì và khai-thị pháp-môn Bồ-Đề Vô-Thượng này cho chúng-sanh chưa hiểu-biết trong thời kỳ mạt- pháp ở vị-lai thì các tội-chướng của người ấy ứng theo lý tưởng mà tiêu tan, tâm của người ấy trở nên sáng-suốt, biến-chuyển cảnh ngục-hình ra cảnh An-lạc, ngộ pháp siêu-việt, phước-đức nhiều hơn người dùng thất-bảo cúng-dường chư Phật gấp trăm ngàn phần, nhiều đến nỗi không thể lấy số-lượng kể được.

A-Nan! Nếu người nào nhứt tâm chí-thành, hằng ngày năng tụng-kinh Thủ-Lăng-Nghiêm, năng niệm chú Thủ-Lăng-Nghiêm, thọ-trì liên-tục, không sơ-suất, không gián-đoạn, tất nhiên phước- đức tăng-trưởng vô-lượng, như Như-Lai quảng-thuyết, cho tới cùng tột kiếp-số cũng vô-tận, lại hoàn toàn vâng-lời Ta dạy mà nhứt tâm chí-thành hành đạo, đồng thời tuyên-dương Diệu-Pháp này cho chúng-sanh tu-hành chơn-chánh, thì thành tựu công-đức vô-lậu, giải-trừ hết các vọng-nghiệp phiền-não chướng-ma, tiến lên cảnh-trí Bồ-Đề Vô-Thượng.

PHẨN LƯU-THÔNG

Đức Phật nói kinh Thủ-Lăng-Nghiêm xong, chư Bồ-Tát ở các quốc-độ khác trong mười phương, các bậc Nhị-thừa Vô-học Hữu- học, chưThánh, chưThiên, chưTiên, các vị Tỳ-khưu, Tỳ-khưu-ni, Ưu-bà-tắc, ưu-bà di, cho tới Thế-Nhân, A-tu-la, đại-lực Thần-Quỉ và các vị sơ-phát-tâm tu-hành, tất cả đã hội-hiệp nghe giảng kinhThủ-Lăng-Nghiêm, đều hết lòng vui-mừng đảnh lễ Đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni rồi xin phép đi ra.

 

Chú Thích Quyển Mười

1. Trung-ấm thân. Tiếng Phạn gọi là Bổ-đặc ca-la. Hán-tự dịch là Nghiệp thức, sắc-thủ thú, Trung-hữu thân, Trung-uẩn thân, Trung-ấm thân.

– Nghiệp-thức là đệ-bát thức chất-chứa các nghiệp thiện-ác.

– Sắc-thủ thú có nghĩa là lựa chỗ thích-hợp để đầu-thai.

– Trung-hữu thân là thân có hột giống sanh-tử quả-báo để luân-hồi.

– Trung-uẩn thân là thân chất-chứa các chủng-tử trần-lao phiền-não để chuyển kiếp.

– Trung-ấm thân là thân bị vọng-nghiệp ám-che Tâm Chơn-Như, nên hôn-trầm luân hồi trong sáu cõi phàm-phu: Thiên Nhân A-tu-la, súc-sanh ngạ-quỉ địa-ngục.

Trung-âm thân này thế-thường gọi là Linh-hồn, có thể-tánh buông thân này bắt thân khác, buông Tiền-âm thân, thành Trung-âm thân, rồi bắt qua Hậu-ấm thân.

Ví-dụ như người đời có thân tứ-đại đang sống gọi là Tiền-ấm thân. Đến khi mạng-chung, người đời bỏ Tiền-âm thân, liền có Trung-ấm thân.

Trung-ấm thân có năng-lực tự di-chuyển được khắp thế-giới để tìm chỗ đầu-thai, vì định-nghiệp sở-hữu. Trung-ấm thân thấy khắp nơi đều tối-mịt, chỉ còn chỗ cha mẹ nào có nhân-duyên hiện ra ánh-sáng, thì Trung-âm thân đến đó thọ sanh, tự-nhiên Trung-âm thân không còn nữa, vì chuyển qua làm Hậu-ấm thân để đầu-thai ở đời sau.

Thọ-mạng của Trung-ấm thân chỉ có 49 ngày mà thôi.

Nếu trong 7 ngày đầu, cha mẹ nào có nhân-duyên giao-hiệp được thì Trung-ấm thân đến đó thọ-sanh, chuyển làm Hậu-ấm thân, khỏi chờ-đợi.

Nếu trong 7 ngày đầu, cha mẹ nào có nhân-duyên không giao-hiệp thì Trung-ấm thân phải chờ-đợi.

Đến 7 ngày kế, nếu gặp trường-hợp như trên thì Trung-ấm thân cũng phải chờ-đợi. Nếu liên-tiếp trong 7 tuần đều gặp trường-hợp ấy thì đến giờ cuối-cùng Trung-âm thân phải dựa chỗ khác mà tạm đầu-thai, vì số-mạng bị hạn-định trong vòng 49 ngày.

Ngoại-trừ hai hạng chúng-sanh khỏi bị định-luật thành Trung-ấm thân sông trong 49 ngày ấy như sau:

a) Hạng trường-trai tuyệt-dục, chơn-thiệt sáng-suốt tu-hành giải- thoát, đức độ siêu-nhiên, phước-huệ viên-mãn, thì khi lâm-chung phút- chốc như khảy móng tay, tùy đức độ và tâm-nguyện, về cõi Trời Vô-sắc hoặc vãng sanh Phật-quôc.

b) Hạng hung-tàn hiểm-độc, phạm tội ngũ-nghịch thập-ác, tạo tác nghiệp dự nặng-nề, phải bị sa-đọa thì khi lâm-chung, trong sát-na, trầm xuống A-tỳ hoặc Vô-gián địa-ngục.

Nguyên Trung-ấm thân chỉ sống tối đa là 49 ngày, nên nhà Phật có phong-tục cúng cầu-siêu cho vong-giả, từ 1 thất đến 7 thất. Lễ cúng 7 thất ấy nhằm mục đích cầu Tam-Bảo lực giải-trừ các vọng-nghiệp, đồng thời thức tỉnh Linh-hồn nghe kinh tỏ tâm, chuyển mê khai-ngộ, sáng-suốt tu-hành, hầu được tiến-hóa chơn-thiện-mỹ trong việc chuyển kiếp, thoát khỏi ba đường dữ: súc-sanh ngạ-quỉ địa-ngục, tùy đức-độ hoặc ở nhân-gian, hoặc về Thiên-giới, hoặc siêu-thăng Phật quốc.

Thế nên, kể từ ngày tử đến ngày thứ 49, những người quyến-thuộc của vong-giả, vì hiếu-nghĩa, không nên phô-trương sắc-tướng hoặc bày vẽ mê-tín dị-đoan, nên giữ TRAI-TÂM, lánh dữ làm lành, hằng ngày thanh-tịnh tụng-niệm, cúng-dường Tam-Bảo, ấn-tống kinh-sách, bố-thí phóng-sanh, đem các công-đức thực-hiện được, hồi-hướng cho Linh-hồn sớm giải-trừ vọng-nghiệp, tiêu-diêu an-lạc.

2. Phật tri-kiến. -Phật tri-kiến tức là Bổn-giác Chơn-Như viên-minh diệu tịnh, tự-tại vô-ngại thường-trụ thông-suốt tất cả pháp-giới.

Nhập Phật tri-kiến tức là viên-chứng quả-vị Vô-Thượng Chánh-đẳng Chánh-giác.

Đức Thích-Ca có nói: Chư Phật Thế-Tôn duy dĩ nhứt đại-sự nhân-duyên cố, xuất hiện ư thế. Chư Phật Thế-Tôn chỉ vì một đại-sự nhân-duyên mà ứng-hiện ra đời.

Đại-sự nhân-duyên đó là chi?

Đại-sự nhân-duyên đó là KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT TRI-KIẾN.

Chư Phật Thế-Tôn khai-bày, chỉ-thị cho chúng-sanh tỏ-ngộ và chứng-nhập Phật tri-kiến. Chúng-sanh được KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT TRI-KlẾN thì bổn-nguyện của chư Phật Thế-Tôn mới viên-mãn.

Điều ấy chứng-tỏ Tâm từ-bi của chư Phật Thế-Tôn rộng-lớn bao-la vô-cùng vô-tận.

3. Tụng-niệm kinh-chú Thủ-Lăng-Nghiêm được phước-đức vô-lượng.

Đức Phật đã dạy: Người có lý-tưởng sám-hối tu trì và khai-hiển kinh-chú Thủ-Lăng-Nghiêm, chỉ có lý-tưởng mà còn được phước-đức vĩ-đại, huống chi là người tụng-niệm hà không tăng-trưởng phước-đức hơn hay sao?

Vả-chăng Đức Thích-Ca tuyên-thuyết kinh-chú Thủ-Lăng-Nghiêm nhằm mục-đích khai-thị Tâm Chơn-Như viên-giác víên-minh, thường
trụ châu-biến pháp-giới để cho chúng-sanh tỏ-ngộ, trong nhứt kiếp dứt sạch mê-vọng, trở về cội-gốc thanh-tịnh trang-nghiêm, thành-tựu Phật- quả thì dĩ-nhiên phước-đức tụng-niệm kinh-chú Thủ-Lăng-Nghiêm vô-lượng vô-biên, không thể nghĩ-bàn được.

 

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10