KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

Hán dịch: Bát Thích Mật Đế
Việt dịch: Hòa Thượng Thiền Sư Thích Từ Quang

QUYỂN 4

 

1. NGÀI PHÚ-LẦU-NA HỎI NGHĨA VỌNG-SANH TƯƠNG-TỤC

Khi ấy có ngài Phú-Lầu-Na Di-Đa La-Ni Tử ở trong Đại-chúng đứng dậy, trật vai áo mặt và quì gối mặt, hiệp-chưởng kính-cẩn bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Đức Thế-Tôn oai-đức cao-cả khéo vì chúng-sanh giảng dạy Như-Lai Đệ-nhứt nghĩa-đế(1).

Bạch Đức Thế-Tôn! Đức Thế-Tôn thường khen tôi là người thuyết pháp bậc nhứt. Nay tôi nghe tiếng pháp thậm-thâm vi- diệu của Đức Thế-Tôn, tôi lại giống như người điếc ở cách xa trăm bước, biết tiếng muỗi bay nhưng không trông thấy, hà huống chi nghe được. Mặc-da u Đức Thế-Tôn giảng dạy minh-bạch khiến tôi có thể tiêu-trừ mê-chấp, nhưng tôi còn chưa thấu-triệt nghĩa rốt-ráo ở chổ diệt hoặc.

Bạch Đức Thế-Tôn! Như hạng ngài A-Nan tuy đã kiến đạo mà tập-khí hữu-lậu vẫn chưa hết, còn hạng tôi ở trong Giáo-Hội đã lên bậc vô-lậu, tuy hết tập-khí hữu lậu nhưng khi nghe Đức Thế-  Tôn thuyết-pháp, cũng còn phân-vân.

2. Bạch Đức Thế-Tôn! Tôi xin hỏi:

Nếu tất cả lục-căn, lục-tra n, ngũ-ấm, lục-nhập, thập nhị xứ, thập bát xứ ở thế-gian là Như-Lai Tạng, bản-nhiên thanh tịnh, tại sao lại phát sanh núi sông, đất bằng, các tướng hữu-vi có thứ lớp lưu-chuyển luôn luôn không dứt tức là vọng-sanh tương-tục.

Lại nếu tứ-đại địa hỏa thủy phong, bổn-tánh viên-dung, châu- biến, khắp cả pháp-giới, vắng-lặng thường-trụ, nhưng tại sao có những đie u đáng nghi-ngờ như va y: Tánh đất trùm khắp pháp-giới thì đáng lẽ pháp-giới toàn là đất, cớ sao lại có nước? Tánh nước trùm khắp pháp-giới thì pháp-giới toàn là nước chớ không sanh được lửa, cớ sao lại nước và lửa ở khắp hư-không chẳng tương-khắc? Tánh đất ngăn-ngại, tánh hư-không thì trống rỗng, đáng lẽ hai tánh sai-biệt thì có món nầy, không có món kia, cớ sao lại đất với hư-không đều trùm khắp pháp-giới?

Bạch Đức Thế-Tôn! Tôi chưa hiểu-thấu nghĩa rốt-ráo ấy. Kính xin Đức Thế-Tôn dũ lòng đại từ-bi giảng dạy cho tôi và Đại-chúng tường-tri.

Bạch xong, ngài Phú-Lầu-Na Di-Đa La-Ni-Tử và Đại-chúng đồng gieo năm vóc xuống đất, kính-cẩn lạy Đức Phật ngưỡng-cầu Chơn-Lý Từ-Bi Vô-Thượng.

3. PHẬT HIỂN-MINH NGHĨA VỌNG-SANH TƯƠNG-TỤC.

Thời bây giờ, Đức Phật bảo ngài Phú-Lầu-Na và các vị lậu-tận vô-học A-La-Hán trong Giáo-Hội:

– Nay Như-Lai vì nhứt-thiết hội-chúng, tuyên-dương tánh Thắng-nghĩa thiệt đúng trong tánh Thắng-nghĩa của Nhứt-chơn pháp-giới, để cho ông Phú-Lầu-Na và quí vị định-tánh Thinh-văn, quí vị chưa đắc Nhân-không và Pháp-không, cho tới quí vị A-La-Hán hồi-hướng Thượng-thừa, tất cả đều tỏ-ngộ pháp Nhứt-thừa, đến chỗ tu-hành chắc-thiệt, tịch-diệt thường-trụ. Vậy quí-vị hãy tịnh-tâm nghe-hiểu tinh-tường, Ta sẽ giảng tiếp.

Ngài Phú-Lầu-Na và Đại-chúng vâng lời, lặng-thinh trông chờ Pháp-âm Vi-diệu.

4. THẾ-GIỚI TƯƠNG-TỤC.

Đức Phật dạy:

– Phú-Lầu-Na! Ông vừa hỏi: Tánh Như-Lai Tạng bản nhiên thanh-tịnh, cớ sao lại phát-sanh núi sông, đất bằng. Ta hỏi lại ông: Bây lâu nay, ông không có nghe Như-Lai nói câu: “Giác-tánh diệu- minh, bổn-giác minh-diệu”?

– Bạch Đức Thế-Tôn! Tôi thường nghe Đức Thế-Tôn nói nghĩa-lý ấy.

– Phú-Lầu-Na! Thế nào là giác-minh? Ông nghĩ sao? Tánh tự minh gọi là giác, hoặc tánh giác không minh, cần phải minh tánh giác, gọi là minh-giác?

Bạch Đức Thế-Tôn! Nếu không minh mà còn gọi là giác thì giác ấy chẳng có minh gì cả.

– Phú-Lầu-Na! Minh tức là sáng. Ông nghĩ không có sáng thì không gọi được là minh-giác, phải có chỗ sáng mới gọi được minh- giác. Đó là ông lầm tánh bổn-giác, gốc chẳng luận được có chỗ sáng hoặc không có chỗ sáng, Nếu nói có chỗ sáng là vọng-kiến phân-biệt rồi, chớ không phải là giác. Nếu nói không có chỗ sáng thì thành ra mờ-ám, chẳng còn là tánh trong-sạch sáng-suốt tự-nhiên của bổn-giác, như vậy là vô-minh hay sao?

5. Phú-Lầu-Na! Nguyên tánh giác sáng rồi, không cần chỗ sáng nào nữa. Ông lại vọng-lập thêm chỗ sáng vào tánh giác thật là sai-lầm. Thể-tánh của bổn-giác thanh-tịnh, vôn không thuộc chỗ
nào, nhưng ở đâu cũng là chỗ củabổn-giác, cũng không thuộc tướng sáng nào, nhưng ở đâu cũng là tướng sáng của bổn-giác. Thể-tánh của bổn-giác sàng-suô’t như vậy, nhưng chúng-sanh khởi hoặc vô-minh, vọng-lập thêm phương-sở mà bị buộc vào phương-sở thành ra tạng-thức, và do tạng-thức nầy sanh ra tánh hay thấy. Ớ trong cảnh chơn-đế thì không đồng không dị, nhưng bỗng-nhiên tánh hay thấy vọng-lập có đồng có dị, nhân dị lập ra đồng, rồi lại đồng và dị đối-đãi nhau mà lập ra vô đồng vô dị. Trong tạng-thức xao- động như hoa đốm rối-loạn, lại bị các duyên trần mà sanh lao-lự mờ-mịt, rồi khởi ra các sắc-tướng dấy đục lẫn nhau, do đó phát hiện trần-lao phiền-não, nổi lên thì có núi sông, đất bằng, thế-giới hữu-hình, còn lặng xuống thì thành hư-không vô-hình. Có thế-giới là do tướng dị, có hư-không là do tướng đồng.

Chúng-sanh và nghiệp-quả thành-tựu đều do tướng vô đồng vô dị, đó là chỗ sở-nhân của thế-gian hữu-vi pháp.

6. Thể của giác thì sáng-suốt, thể của ngoan-không thì mờ-tối. Sáng-suốt và mờ-tối đối-đãi nhau, khởi niệm vọng-minh, do đó mà sanh tướng biến-dộng, mới có gió gọi là phong-luân để châp- trì cả thế-giới.

Do ngoan-không, có tướng biến-động rồi sanh niệm vọng-giác, mới cảm thành chất cứng như đất đá vàng bạc, v.v… gọi là kim- luân để bảo-trì các lãnh-thổ.

Niệm vọng-minh cảm sanh phong-luân, niệm vọng-giác cảm sanh kim-luân. Phong-luân và kim-luân đối-đãi nhau sanh ra tướng lửa sáng gọi là hỏa-quang, có tánh biến-hóa.

Nhờ kim-luân và hỏa-quang đối-đãi nhau, cảm thành nước gọi là thủy-luân trùm khắp thập phương thế-giới.

Hỏa-quang có công-dụng bốc lên, thủy-luân có công-dụng chảy xuống, hai thứ ây hòa-hiệp tạo thành thế-giới chỗ thấp-ướt là sông- biển, chỗ cao-ráo là bình-nguyên, giữa và cao-nguyên, nên giữa sông-biển thường có tia lửa sáng bốc lên, còn giữa bình-nguyên và cao-nguyên thường có nước chảy.

Sức nước kém hơn sức lửa, nên hay kết thành núi cao, do đó hễ đập đá núi thì có lửa, nấu đá núi thì có nước.

Sức đất kém hơn sức nước, nên đất bị nước rút cảm thành cỏ- cây, do đó rừng nhờ đất và nước tạo, hể đốt thì thành đất, ép thì thành nước.

Nguyên vọng-tâm phát ra các vọng-tướng, các vọng-tướng giao- cảm nhau làm nòi-giống, chính nhân-duyên ấy sanh thế giới thành trụ hoại không, xây-vần liên-tiếp mãi, không dứt, như thế gọi là thế-giới tương-tục.

7. CHÚNG-SANH TƯƠNG-TỤC.

– Phú-Lầu-Na! Lại như vầy nữa: Vọng-minh sanh ra bởi niệm lầm-lỗi trong lúc tối-sơ, che-khuất bổn-giác sáng-suốt, vọng-lập chỗ sở-vọng, do nhân-duyên ấy mà nghe không vượt khỏi phạm- vi của thinh và thây không vượt khỏi phạm-vi của sắc, sáu món vọng-trần sắc thinh hương vị xúc pháp đối-đãi với sáu vọng-căn mắt tai mũi lưỡi thân ý, nên tạng-thức mới phân ra kiến văn giác tri giao-kết với ba đồng-nghiệp, hoặc hiệp hoặc ly mà sanh-sản. Ba đồng-nghiệp là nghiệp cha, nghiệp mẹ và biệt-nghiệp. Đó là chỉ về loài thai-sanh và noãn-sanh tức là loài sanh thai và sanh trứng. Hiệp hoặc ly, do biệt-nghiệp chớ không do nghiệp cha và nghiệp mẹ, đó chỉ về loài thấp-sanh, như các loài mây-cựa sanh ở chỗ ẩm-ướt và loài hóa-sanh tức là loài lìa các nguyên-chất ra mà thoát sanh, như sâu hóa bướm, gạo hóa mọt.

Tánh thấy phát minh thì các sắc-tướng phát sanh, do đó các tư-tưởng khởi hiện, hễ ý-kiến khác nhau thì sanh ra ghét, ý-kiến hạp nhau thì sanh ra thương, giao-hiệp và lôi-cuốn các đồng-nghiệp
tới, kết làm nhân-duyên qui-nạp vào bào thai, ban sơ như hình bọt-nhđt gọi là Yết-la-lam (2), lần lần như hình bong-bóng gọi là ác-bồ-đàm, v.v…Các thứ ấy lấy nghiệp-định làm tương-cảm nên định-báo cũng tùy chỗ tương-cảm mà ứng-sanh. Như loài thai-sanh cảm theo “tình” mà sanh, loài noãn-sanh cảm theo “tưởng” mà sanh loài thấp-sanh cảm theo “hiệp” mà sanh và loài hóa-sanh cảm theo “ly” mà sanh. Các loài nặng về tình, tưởng, hoặc nặng về hiệp, ly, nhưng không nhứt định, vì có khi tình biến làm tưởng, hiệp biến làm ly, hoặc tưởng biến làm tình, ly biến làm hiệp, có khi thai-sanh biến làm noãn-sanh, thấp-sanh biến làm hóa-sanh, hoặc noãn-sanh biến làm thai-sanh, hóa-sanh biến làm thấp-sanh, các loài ở thế-gian cam chịu nghiệp-quả vay-trả, lộn-kiếp luân- hồi, thay hình đổi xác, xây-vần luôn luôn, không dứt, như thế gọi là chúng-sanh tương-tục.

8. NGHIỆP-QUẢ TƯƠNG-TỤC.

Phú-Lầu-Na! Riêng nghiệp-quả của người thế-gian có ba nguyên nhân:

A) Có hạng bị ái-tình trói-buộc, các sự tưởng-nhớ, thương-yêu tríu-mến, quyến-luyến cứ vấn-vít kết-cấu nhau, không chịu xa-lìa nhau, nên cha mẹ con cháu thường nối-tiếp nhau mà sanh- sản mãi ở trần-tục đau-khổ. Đó là gốc ở lòng tham-dục.

B) Có hạng bị sở thích ám-ảnh, khiến lòng tham-dục gia-tăng mãi không bờ-bến, nên các loài thai-sanh, noãn-sanh, thấp-sanh, hóa-sanh ở thế-gian tùy sức mạnh yếu, thường giết hại nhau, ăn thịt lẫn nhau.

Ví dụ như người ăn thịt thú, vật lớn ăn vật nhỏ, cá ăn kiến, kiên lại ăn cá, v.v… Đó là gốc ở lòng tham-sát.

C) Mười loài chúng-sanh ở thế-gian sông rồi chết, chết rồi sống, vay-trả xây-vần, cứ ăn lẫn nhau. Ví dụ như người mạnh hơn dê, ăn dê, dê chết rồi có thể trở làm người, người chết có thể trở làm dê, thì người ăn dê, dê trở lại ăn người, nghiệp-quả vay-trả tuần-hoàn liên-tục, vì có tạo vọng-nghiệp như vậy, nên đời nào cũng phải sanh một chỗ với nhau để gặp-gỡ nhau, đền-trả cho nhau các thứ tiền-cừu, oan-gia, trái-chủ, trả từ kiếp này sang kiếp khác cho tới vô-biên kiếp vị-lai, không dứt. Đó là gốc ở lòng tham-đạo (tham trộm-cắp).

Ớ thế-gian người này mắc nợ người kia, người kia trả nợ tiền- oan cho người này, vay rồi trả, trả đủ lại vay, nỢ-nần chồng-chất lớn-lao, hễ mắc nợ thì phải trả, trả nợ chưa xong thì phải luân-hồi nữa, vì nhân-duyên ấy mà phải trả qua trăm ngàn cho tới vô-lượng kiếp chìm-đắm trong biển sanh-tử.

Lại cũng ở thế-gian, đây yêu lòng kia, kia yêu lòng đây, đây thích sắc kia, kia thích sắc đây, mang nặng ái-tình, vương-vấn oan- trái, triều-mến luyến-tiếc, chặt không dứt, bứt không rời, khiến phải luân-chuyển mãi ở trần-tục vô-thường, hết thân này mang thân khác, bị trói-buộc trong vòng ái-dục đắng-cay đời đời kiếp kiếp.

Phú-Lầu-Na! Ba ác-nghiệp: tham-dục, tham-sát và tham-đạo (tham trộm-cắp) là nguồn gốc sanh ra vô-số trần-lao thông-khổ và làm nhân-duyên cho nghiệp-quả của chúng-sanh phải chịu liên- tiếp mãi mãi, không dứt. Như thế gọi là nghiệp-quả liên-tục.

9. Phú-Lầu-Na! Ba thứ điên-đảo: thế-giới tương-tục, chúng-sanh tương-tục, nghiệp-quả tương-tục, gốc ở tánh giác-minh liễu-tri, nhưng vì một niệm bất-giác trong lúc tối-sơ che-khuất mà có tạng-thức sanh vọng-kiến, rồi vọng-kiến phát ra sắc-tướng, hư-vọng, do đó thành-tựu núi sông, đất bằng, các pháp hữu-vi có thứ-tự trước sau tiếp-nối nhau luôn.

10. NGÀI PHÚ-LẦU-NA HỎI LÝ GIÁC MÊ.

Ngài Phú-Lầu-Na hỏi:

– Nếu Tâm Bổn-giác diệu-minh tức là Tâm Như-Lai, dầu ờ Phật, dầu ở chúng-sanh đều bình-đẳng một bản-nhiên Chơn-Như thường-trụ, không thêm không bớt, tại sao vô cớ mà thoạt sanh núi sông, đất bằng và các pháp hữu-vi?

Trước khi chưa có núi sông, đất bằng và các pháp hữu-vi, thì Bổn-giác diệu-minh của Phật cũng như Bổn-giác diệu-minh của chúng-sanh. Như chúng-sanh ở vào địa-vị phàm-tục mê-muội thì sự có núi sông, đất bằng và các pháp hữu-vi không lạ gì. Chí như Đức Phật đã viên-chứng Bổn-giác diệu-minh như thế nào? Núi sông, đất bằng, các pháp hữu-vi cho tới nghiệp-quả tập-lậu có thể một ngày nào đó, từ Bổn-giác diệu-minh của Đức Phật sẽ vô cớ thoạt sanh hay không?

11. PHẬT HIỂN-MINH LÝ GIÁC MÊ.

Đức Phật hỏi:

– Phú-Lầu-Na! Ví dụ như có một người lạ mặt, chưa từng biết thành-phố, khi đến thành-phcí thì nhận lầm hướng nam ra hướng bắc, đó là người mê. Như thế cái mê ấy do mê hay là do ngộ mà có?

– Bạch Đức Thế-Tôn! Cái mê của người ấy không phải do mê, cũng không phải do ngộ. Vì cớ sao? Vì mê vốn không có gốc thì chẳng lấy gì làm nhân mê, còn ngộ không thể sanh mê thì chẳng lấy gì làm nhân ngộ?

– Phú-Lầu-Na! Nếu người mê ấy trong lúc mê thoạt có người ngộ chỉ dạy khiến cho được ngộ thì ý ông nghĩ sao? Người mê ấy có còn mê nữa hay không?

– Bạch Đức Thế-Tôn! Chắc hẳn là không.

– Phú-Lầu-Na! Thập phương Như-Lai đã ngộ thì không còn mê nữa, lý cũng như vậy. Cái mê chẳng có gốc, tánh của cái mê rốt- ráo là không, thì cái mê của người lầm hướng kia, vốn chẳng có chỗ sở-nhân.

Phú-Lầu-Na! Trước hết không có mê, nhưng chỉ vì vô-minh che-tối Bổn-giác diệu-minh nên hình như có mê. Khi biết được cái mê thì cái mê phải diệt. Khi cái mê diệt thì cái giác nguyên là Bổn-giác diệu-minh sẳn có, tự hiện rõ, như vậy cái giác không bao giờ sanh ra mê.

12. Phú-Lầu-Na! Nguyên vô-minh là gốc phát-khởi thế-gian pháp, nhưng vô-minh không có tự-thể, thì thế-gian pháp cũng như vậy.

Phú-Lầu-Na! Ví như người bị bịnh mắt thấy giữa hư-không có vô-số hoa-đốm rối-loạn, nhưng khi hết bịnh mắt, người ấy không còn thấy hoa-đôm nữa tức là các hoa-đôm tiêu-tan. Nếu có kẻ nào cứ ngó chỗ hoa-đốm đã tiêu-tan, chờ-đợi hoa-đốm tái sanh thì ông thử nghĩ xem kẻ ấy ngu hay là trí?

– Bạch Đức Thế-Tôn! Hư-không vốn chẳng có hoa-đốm chi cả. Chỉ tại người có vọng-kiến thấy bậy hoa-đôm có sanh có diệt. Thậm-chí thấy có hoa-đốm tiêu-tan giữa hư-không cũng là điên- đảo mê-loạn. Nếu kẻ nào chờ-đợi hư-không sanh lại hoa-đốm thì thật là dại biết bao! Kẻ ây thành ra điên-cuồng rồi, còn nói gì đến sự ngu hay trí nữa.

– Phú-Lầu-Na! Thế là ông đã hiểu kẻ chờ-đợi hư-không sanh hoa-đốm là ngu rồi. Khi ông chưa hiểu thì ông hỏi lúc nào Tánh không của Bổn-giác diệu-minh của Như-Lai cảm sanh sơn-hà đại- địa, bây giờ ông hiểu rồi, nghi-vấn của ông thế nào?

Phú-Lầu-Na! Lại như trong mỏ đá có lộn vàng, trong khi vàng còn ở xen theo đá thì hai vật lẫn-lộn nhau, khó phân-biệt, nhưng đến khi lấy hết vàng ra khỏi đá, thì đá là đá, vàng là vàng, vàng không có lộn đá được, nếu muôn tìm đá trong đông vàng là dại. Cũng như cây đốt ra tro thì tro không thế nào trở lại làm cây được, nếu muôn tìm cây trong đống tro là dại.

Xét theo lý ây, ông thông-đạt Bồ-Đề Niết-Bàn của chư Phật cũng như vậy. Khi viên-chứng Bồ-Đề Niết-Bàn thì hoàn-phục Tâm Bổn-giác diệu-minh, trạm-tịch thường-trụ, đã chuyển tất cả nghiệp phiền-não sanh-tử thì không bao giờ sanh ra các nghiệp điên-đảo ấy nữa, ví như vàng thì không còn đá, tro thì không trở làm cây.

13. Phú-Lầu-Na! Ông có hỏi: Bổn-Tánh viên-dung trùm khắp pháp- giới của đất lửa nước gió, tại sao nước và lửa không tiêu-diệt nhau? Hư-không vô-hình, đại-địa hữu-hình, trùm khắp pháp-giới, tại sao không dung nhau?

Nguyên Như-Lai Tạng tánh chẳng phải các tướng như: địa hỏa thủy phong không kiến và thức, cũng chẳng cấm-chỉ các tướng phát khởi, ví như thể hư-không chẳng phải các tướng, cũng chẳng ngăn-cản được các phát-huy. Vì sao? Vì hư-không vôh trôhg-rỗng, hễ mặt trời soi thì sáng, mây che thì tối, gió thổi thì động, khô-ráo yên-lặng thì thanh, sương mù khí ngưng thì trược, đất tụ thì ngăn, nước lạnh thì ngại. Ý ông nghĩ sao? Các tướng hữu-vi sai-biệt như vậy có cái sáng là nhờ mấy tướng khác trỢ-duyên, hoặc nhờ mặt trời hay là hư-không mà hiện?

Phú-Lầu-Na! Nếu cái sáng nhờ mặt trời hiện thì khi mặt trời chiếu, cho là mặt trời sáng, như thế cả mười phương thế-giới toàn là một sắc của mặt trời, đáng lý không có hình mặt trời nữa, nhưng tại sao còn thấy mặt trời tròn ở giữa hư-không?

Nếu cái sáng nhờ hư-không mà hiện, thì đáng lý hư-không cứ tự sáng luôn luôn, tại sao lúc ban đêm và khi có mây mù lại chẳng thây sáng? Ông nên biết cái sáng phát sanh không phải nhờ mặt
trời hay là hư-không, cũng chẳng phải ly mặt trời hoặc ly hư-không.

Xét các tướng vôn là hư-không, không thể chỉ-bày, cũng như sự mong-cầu hoa-đốm kết thành quả hư-không thì còn có lý-do gì nghi-vấn chỗ không tiêu-diệt nhau?

Xét nguyên-tánh Chơn-giác huyền-diệu sáng-suốt củaTâm Bổn-giác diệu-minh không phải là nước hoặc lửa thì còn lý-do gì nghi-vân chỗ không dung nhau? Tâm Bổn-giác diệu-minh cũng như vậy. Nếu Tâm phát-minh tướng hư-không thì có hư-không phát-hiện, phát-minh các tướng như: địa hỏa thủy phong vân..vân…, thì mỗi tướng mỗi hiện, nếu đồng thời phát-minh thì các tướng đồng hiện một lượt. Sao gọi là đồng hiện?

14. Phú-Lầu-Na! Ví-dụ như trong một dòng nước hiện ra một bóng mặt trời. Có hai người đồng xem bóng mặt trời, rồi tách riêng ra, người đi phía đông, kẻ đi phía tây, mỗi người mỗi ngã, cả hai đều thấy bóng mặt trời đi theo, cái đi đông, cái đi tây, vẫn không nhứt- định chuẩn-đích. Như vậy không nên vấn-nạn: mặt trời chỉ có một, làm sao thành hai, chia ra mỗi cái đi một ngã? Bóng mặt trời đi hai hướng, thành hai cái, đã thành hai rồi, tại sao chỉ thây có một? Đó là tại hư-vọng mà hóa ra mê-loạn, chớ không thể lấy được lý-do gì mà làm bằng-chứng cho hai bóng mặt trời, cũng như trần-cảnh, nếu có chuẩn-đích thì còn có lý do biện-bác, còn không có chuẩn-đích mà cứ vấn-nạn viễn-vông, không có căn-nguyên thật tế thì càng vấn-nạn càng sa vào chỗ hư-vọng đen-tối. Vậy các tướng: địa hỏa thủy phong không kiến thức, chẳng có chuẩn-đích tất nhiên là cảnh hư-vọng.

15. Phú-Lầu-Na! Như ông lấy sắc và không, cho rằng tương-khuynh tương-đoạt tức là có thể tiêu-diệt lẫn nhau ở trong Như-Lai Tạng thì Như-Lai Tạng cũng theo ông làm sắc, làm không trùm khắp pháp giới. Vì cớ ấy nên ở trong đó các vật-tượng như gió động, hư- không lặng, mặt trời sáng, mây mù tối, chúng-sanh mê-muội, trái- nghịch với Bổn-giác, giao-kết với trần-tướng, do đó phát sanh vô-số trần-lao phiền-não và thành-tựu các tướng thế-gian.

16. Phú-Lầu-Na! Chí như Ta lấy tánh Chơn-giác diệu-minh bất-sanh bất-diệt dung-hiệp với Như-Lai Tạng thì Như-Lai Tạng chỉ thuần một tánh Chơn-giác diệu-minh thường-tịnh thường-chiếu viên-mãn cả pháp-giới. Vì cớ ấy ở trong đó, một là vô-lượng, vô-lượng là một, trong nhỏ hiện ra lớn, trong lớn hiện ra nhỏ, như thế là lý tức sự, sự tức lý, lý-sự viên-dung vô-ngại, lý vô-ngại, lý-sự vô-ngại, sư-sự vô-ngại, đạo-tràng bất-động châu-biến khắp cả mười phương pháp-giới, thân bao-hàm thập phương hư-không vô-tận, nơi đầu một sợi lông hiện rõ cõi Như-Lai, ngồi ở một hột vi-trần chuyển bánh xe Pháp, dứt-tuyệt các trần-tướng, hòa-hiệp với Bổn- giác, hiện rõ tánh Chơn-Như Viên-giác diệu-minh.

17. HlỂN-MINH tạng không và BẤT-KHÔNG.

Phú-Lầu-Na! Tam Bổn-giác diệu-minh châu-viên của Như-Lai Tạng rỗng-không, thông-suốt, chẳng thuộc về pháp nào cả, thế nên phi tâm phi không, chẳng phải địa hỏa thủy phong, chẳng phải nhãn nhĩ tỹ thiệt thân ý, chẳng phải sắc thinh hương vị xúc pháp, chẳng phải nhãn-thức-giới, nhĩ-thức-giới, tỹ-thức-giới, thân- thức-giới, ý-thức-giới, thiệt-thức-giới.

Tâm Bổn-Giác diệu-minh châu-viên không phải minh và vô-minh, không phải minh và vô-minh tận, dĩ-chí không phải lão, không phải tử, không phải lão tử tận, không phải khổ, không phải tập, không phải diệt, không phải đạo, không phải trí, không phải đắc, không phải bố-thí trì-giới tinh-tấn nhẫn-nhục thiền-định trí- huệ, không phải đáo bỉ-ngạn<3). Như thế cho tới không phải Như-
Lai Ứng-Cúng Chánh-Biến-Tri, không phải Đại-Niết-Bàn, không phải thường lạc ngã tịnh. Đó là vì Tâm Bổn-giác vốn “không”, nên tất cả pháp thế-gian và xuất thế-gian đều thuộc nghĩa “Phi”.

18. Phú-Lầu-Na! Nếu ly Tâm Bổn-giác diệu-minh châu-viên của Như-Lai Tạng thì từ tứ Thánh: Phật, Bồ-Tát, Duyên-giác, Thinh- văn cho tới lục phàm; Thiên, Nhân, A-tu-la, súc-sanh, ngạ-quỉ, địa-ngục, tất cả đều không có một mảy sự-tướng chi cả, thế nên Bổn-giác diệu-minh ấy tức là tâm, tức là không, tức là địa hỏa thủy phong, tức là nhãn nhĩ tỹ thiệt thân ý, tức là sắc thinh hương vị xúc pháp, tức là nhãn-thức-giới, nhĩ-thức-giới, tỹ-thức-giới, thiệt-thức-giới, thân-thức-giới, ý-thức-giđi, như thế là pháp-giới lục phàm.

Bổn-giác diệu-minh tức là minh và vô-minh, tức là minh và vô-minh tận, cho tới tức là lão, tức là tử, tức là lão tử tận, tức là khổ, tức là tập, tức là diệt, tức là đạo, tức là trí, tức là đắc, tức là bố-thí trì-giới tính-tân nhẫn-nhục thiền-định trí-huệ, tức là đáo bỉ- ngạn, cho tới tức là Như-Lai Ứng-Cúng Chánh-Biến-Tri, tức là Đại Niết-Bàn, tức là thường lạc ngã tịnh, như thế là pháp-giới tứ Thánh.

Tâm Bổn-Giác “bất-không”, nên thế-pháp và xuất-thế pháp đều thuộc nghĩa “Tức”.

19. Phú-Lầu-Na! Nguyên-lai Tâm Bổn-Giác diệu-minh châu-viên của Như-Lai Tạng vốn ly cái tức, ly cái phi, mà cũng tức cái tức, tức cái phi-tức, đó là thể-tánh cực-diệu cực-minh, viên-dung tuyệt-đối, không còn chi hơn. Như vậy chúng-sanh ở trong tam-giới cho tới các bậc xuất-thế Thinh-văn, Duyên-giác không làm sao lấy tâm sở-tri mà đo lường được đạo Vô-Thượng Bồ-Đề của Như-Lai và dùng ngôn-ngữ thế-gian mà vào được cảnh-trí thấy-biết của Như-Lai.

Ví-dụ như những cây đàn cầm, đàn sắt, đàn tỳ-bà cho tới ông tiêu, ống sáo, vân..vân., đàn nào cũng phát-dộng tiếng thâm-diệu, nhưng nếu không phải ngón tay thâm-diệu thì rốt cuộc đàn chẳng làm sao phát-động được tiếng thâm-diệu.

Phú-Lầu-Na! Ông và chúng-sanh đều giông như vậy. Ai ai cũng có sẵn lầm Chơn-Như bửu-giác, nhưng ở Như-Lai có diệu- dụng, còn ở chúng-sanh không có diệu-dụng? Tại sao? Vì Như- Lai đắc-chỉ ư tâm, ứng-chỉ ư thủ, nên khi Như-Lai nhấn ngón tay nơi hải-ấn thì từhải-ấn phát ra hào-quang chiếu-diệu khắp cả pháp-
giới.

Phú-Lầu-Na! Ông và chúng-sanh vừa khởi tâm động thì trần- lao phiền-não tiếp dậy, đó là tại các ông không chịu quyết-chí siêng-năng cần-cầu đạo Vô-Thượng Bồ-Đề, lại còn ưa-mến pháp tiểu-thừa, lập công nhỏ mà muốn quả to, được chút ít đã vội cho là đủ.

20. Ngài Phú-Lầu-Na bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Đức Thế-Tôn với tôi vốn đồng một Tầm Chơn-Như bửu-giác, thanh-tịnh huyền-diệu, quang-minh châu- viên, hoàn-toàn như nhau, không phải hai thứ sai-biệt. Tuy nhiên riêng tôi bị các vọng-tưởng nhiễu-hại từ vô-thỉ, nên trầm-luân nhiều kiếp trong biển khổ luân-hồi. Nay tôi tuy đắc Thánh-thừa nhưng chưa được rốt-ráo. Bạch Đức Thế-Tôn! Đức Thế-Tôn đã viên- chứng Phật-quả nên tất cả vọng-nghiệp phiền-não đều cáo-chung, chỉ có thuần một thể Chơn-Như vi-diệu thường-trụ. Tôi xin phép hỏi Đức Thế-Tôn: Chúng-sanh bị nguyên-nhân nào mà có vọng tự che-tối Tâm Chơn-Như sáng-suốt nhiệm-mầu để phải chìm-đắm khổ-hải?

21. HIỂN-MINH VỌNG VỐN VÔ-NHÂN.

Đức Phật dạy:

– Phú-Lầu-Na! Ông tuy trừ nghi được, nhưng còn hoặc chưa hết.

Ta lấy việc thế-gian hiện-tiền hỏi ông: Lý nào ông há không nghe trong thành Thất-La-Phiệt có tên Diễn-Nhã Đạt-Đa, vào buổi sớm- mai lấy gương soi mặt nhìn thấy cái đầu, cả lông mày và mắt qui-món, bỗng-nhiên lại giận cái đầu tại sao không thấy mặt, bèn cho bóng hiện trong gương là yêu-quái, rồi vô cớ phát khùng lên, vứt gương chạy mất. Ý ông nghĩ sao? Bởi nguyên-nhân gì mà người ấy vô cớ phát khùng bỏ chạy?

– Bạch Đức Thế-Tôn! Đó là vì tâm người ấy khùng, chớ thật-tế không có nguyên-nhân nào cả.

– Phú-Lầu-Na! Thể-tánh Bổn-giác diệu-minh-viên gốc tự diệu, tự minh, tự viên tức là luôn luôn huyền-diệu, quang-minh, viên- mãn, chớ không bao giờ có vọng. Nếu gọi là vọng thì thế nào có chỗ sở-nhân? Nếu có sở-nhân thì làm sao gọi là vọng? Chỉ từ vọng- tưởng xây-vần làm nhân cho nhau, theo mê mà chất-chứa mãi cái thứ mê từ kiếp này sang kiếp kia, trải qua vô-lượng vô-biên kiếp, tuy Như-Lai có phát-minh khai-thị cho, nhưng vẫn không tĩnh- ngộ. Như vậy cái mê là do mê mà tự có. Nếu biết cái mê không có nguyên-nhân thì biết cái vọng cũng không chỗ nương-dựa. Đó là chứng-tỏ các thứ gọi là mê là vọng đều vô nhân. Mê-vọng vô nhân tức là không có sanh. Mê-vọng đã không có sanh thì muôn diệt là diệt cái gì? Không có sanh dĩ-nhiên không có diệt.

22. Bậc đã viên-chứng Bồ-Đề như Ta, nói cho ông biết vọng vốn vô nhân, chớ không đưa được cái vọng vô nhân cho ông thấy, cũng như người ngủ nằm mộng, khi thức dậy nói lại điềm chiêm bao, dầu tâm vẫn thanh-tịnh sáng-suốt biết rõ-ràng, nhưng không thể nào có nhân-duyên gì để lấy ra các vật trong giấc mộng, huống chi là cái vọng không có sở-nhân tức là không có thiệt-thể.

Thế nên vọng-tưởng vô-nhân chẳng khác chi tên Diễn-Nhã Đạt-Đa phát khùng, không phải nguyên-nhân gì cả, chỉ tại người ấy nhận lầm cái bóng hiện trong gương rồi sợ mất đầu mà hoảng- hốt bỏ chạy. Đến khi hết khùng thì người ấy biết được cái đầu của mình sấn có, chớ không phải từ ngoài đưa tới. Vã lại dầu chưa hết khùng, đầu ấy cũng còn nguyên-vẹn, chớ không có mất.

Phú-Lầu-Na! Vọng-tánh vô nhân như vậy thì làm sao tồn-tại ở chỗ nào được mà ông hỏi? Như ông chỉ tùy theo tập-quán mê- loạn mà phân-biệt ba món tương-tục: thế-giới tương-tục, chúng- sanh tương-tục và nghiệp-quả tương-tục, thì ba duyên phân-biệt phải diệt. Nếu ba duyên diệt hết thì ba nhân của ba món ấy không có sanh, thế nên tánh khùng của tên Diễn-Nhã Đạt-Đa ở trong tâm ông tự-nhiên tiêu-mất tức là hết mê, hết mê thì Tâm Bồ-Đề thật-hiện. Đó là chứng-tỏ Tầm Bồ-Đề thắng-diệu thanh-tịnh quang- minh, trùm khắp pháp giới vốn là thể bản-nhiên sẵn có của mình, chớ không phải của người khác, nếu hiểu thấu được như vậy thì công-phu bỏ vọng về chơn, hoàn-nguyên tu-chứng Bồ-Đề không có khó chi. Ví-dụ như có người mang sẵn hột châu Như-Ý trong áo. nhưng quên mất, không tự hiểu-biết mình có, đến đổi nghèo khổ phải đi xứ khác xin ăn, tuy bần-cùng túng-thiếu nhưng hột châu Như-Ý vẫn không mất, bỗng-nhiên có nhà Thiện-Trí-Thức chỉ rõ cho hiểu biết hột châu Như-Ý thì người ấy tùy tâm mãn nguyện, trở nên đại-phú gia, mới rõ thấu hột châu Như-Ý là vật của mình sẩn có, chớ không phải từ bên ngoài đưa tới mà có được.

23. Khi ấy ngài A-Nan từ chỗ đại-chúng đứng dậy lễ Phật rồi bạch:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Đức Thế-Tôn vừa nói ba ác-nghiệp tham- dục tham-sát tham-đạo (cũng gọi là dâm sát đạo), nếu ba nghiệp ấy đoạn-diệt rồi thì ba nhân không sanh, cho tới tâm ông Diễn- Nhã Đạt-Đa cũng hết khùng, mà hết khùng thì hiện rõ Tâm Bồ-Đề. Tâm Bồ-Đề là vật sấn có của mình, chớ không phải do người khác mà có. Đó là có nhân-duyên rõ-ràng, nhưng tại sao trước kia Đức Thế-Tôn lại bác-bỏ nghĩa nhân-duyên? Chính tôi cũng nhờ có nhân-duyên mà tâm được khai-ngộ. Bạch Đức Thế-Tôn! Chẳng những chúng tôi là hạng Thinh-Văn trẻ tuổi, cho tới hiện-tiền ở trong Giáo-Hội, có các vị già-cả như Mục-Kiền-Liên, Xá-Lợi-Phất, Tu-Bồ-Đề đã từng nghe Lão-gia Phạm-Chí nói thuyết nhân- duyên của Phật mà phát tâm khai-ngộ, thành bậc vô-lậu. Nay Đức Thế-Tôn dạy Tâm Bồ-Đề không do nhân-duyên thì thuyết tự-nhiên của ngoại-đạo Câu-xá-lê ở thành Vương-xá là nghĩa đệ-nhứt hay sao? Ngưỡng-cầu Đức Thế-Tôn dũ tâm đại-bi khai sáng chỗ mê-lầm của chúng tôi.

24. Đức Phật dạy:

– A-Nan! Như ông Diễn-Nhã Đạt-Đa ở trong thành, nếu đoạn- diệt được nhân-duyên tánh khùng thì tánh không khùng tự-nhiên hiện ra. Thế nên trước khi chưa khùng, nhân-duyên và tự-nhiên, hai tánh ấy không có. Lý nhân-duyên và tự-nhiên chỉ có như vậy mà thôi. Đó là chứng tỏ nhân-duyên và tự-nhiên không có căn- bổn.

A-Nan! Như đầu của ông Diễn-Nhã Đạt-Đa vốn là tự nhiên thì cứ tự-nhiên mãi, chẳng có nhiên lại cũng không có tự, vậy do nhân-duyên gì mà ông ấy phát khùng sỢ-hãi bỏ chạy?

Cái đầu gốc tự-nhiên, lại vì nhân-duyên soi gương sợ mất đầu, nên đầu phát khùng thì cái đầu làm sao chẳng tự-nhiên, lại vì nhân-duyên soi gương mà mất? Nhưng cái đầu vốn không có mất, chỉ vì nghĩ bậy phát khùng mà sợ chạy, chớ cái đầu không có thay-đổi chi hết thì cần gì phải nhờ nhân-duyên soi gương?

Nếu tự-nhiên vốn có tánh khùng thì lúc chưa khùng, tánh khùng ấy ẩn ở chỗ nào? Nếu tự-nhiên vốn có tánh không khùng thì cái đầu vẫn y nguyên, không có gì cả, tại sao lại phát khùng sợ chạy?

Nếu nhận được cái đầu sẩn có, biết rõ vì khùng mà sợ chạy thì cái đầu và tánh khùng chẳng thuộc về nhân-duyên hoặc tự-nhiên, hai tánh này chỉ là hý-luận mà thôi. Vì thế Ta nói: ba duyên đoạn-diệt tức là Bồ-Đề tâm.

Xét theo lý đó thì hiểu thấu Bổn-giác và vô-minh cũng như vậy.

25. A-Nan! Nói là Tâm Bồ-Đề thì không nên khởi tư-tưởng sanh Bồ-Đề, vì nếu Tâm Bồ-Đề sanh thì thành tâm sanh-diệt tức là không phải Tâm-Bồ-Đề. Tâm sanh-diệt mất thì thuộc về lý sanh- diệt, và hai thứ sanh-diệt đều hết tức là đạo vô công-dụng.

Nếu có tự-nhiên tức là Tâm tự-nhiên sanh thì Tâm ây phải diệt và nếu có goi cái không sanh-diệt là tự-nhiên thì cũng như vậy. chẳng khác chi ở thế-gian, các tướng hiệp nhau thành một thể, gọi
là tánh hòa-hiệp, còn cái không hòa-hiệp thì cho là tánh bản-nhiên.

Ớ tánh bản-nhiên không có tướng bản-nhiên, ở tánh hòa-hiệp không có tướng hòa-hiệp, bản-nhiên và hòa-hiệp, hai tánh ấy phân-ly nhau, cho tới sự phân ly và không phân-ly cũng chẳng có, lời nói ấy mới phải là vô hý-luận.

26. HIỂN-MINH CÔNG-ĐỨC VÔ-LẬU.

Đức Phật bảo ngài A-Nan:

– A-Nan! Cảnh-giới Bồ-Đề Niết-Bàn xa lắm.

Nếu ông không trải qua lịch kiếp siêng-năng tu-chứng thì dầu có ghi-nhớ diệu-lý thanh-tịnh của thập nhị bộ kinh Phật, rất nhiều như số cát sông Hằng, cũng chỉ thêm phần hý-luận mà thôi.

A-Nan! Ông tuy nói suông-sẻ lý-tánh nhân-duyên và tự-nhiên khiến cho người thế-gian ca-tụng ông là bậc đa-văn đệ nhứt.

Tuy nhiên tài-năng đa-văn của ông đã huân-tập trong vô-số kiếp đó không giúp ông thoát khỏi nạn Ma-Đăng-Già, ông lại phải nhờ oai-thần Phật-đảnh mật-chú của Ta làm cho nàng Ma-Đăng- Già tắt hết lửa dâm, khô-cạn ái-hà, đắc quả A-Na-Hàm và ở trong Chánh-Pháp Như-Lai, tinh-tân tu-hành, để ông được giải-thoát.

A-Nan! Như vậy ông tuy trải qua vô-số kiếp như nghe nhiều nhớ giỏi và gìn-giữ các pháp vi-mật mầu-nhiệm trang-nghiêm của Phật, nhưng không bằng trong một ngày dứt tuyệt 2 mối tình mê- muội là “tríu-mến” và “ganh ghét” để chuyên tâm tu pháp vô-lậu giải-thoát.

Vả-chăng nàng Ma-Đăng-Già xưa là hạng dâm-nữ, nhờ oai-lực Phật-chú diệt hết ái-dục, tu-hành ở trong Chánh-Pháp Như-Lai, nên bậc Tỳ-khưu-ni, hiệp với thân-mẫu của ông La-Hầu-La là bà Gia-Du Đà-La, đồng hiểu thâu chính hai mối tình mê-muội: tríu- mến và ganh-ghét tạo ra .các điều đau-khổ chồng-chất sâu dày trong nhiều đời, nên nhứt tâm đoạn-trừ và chí-thành tu các pháp lành vô-lậu, hiện nay người thì được giải thoát các sự phiền-não ô-trược, kẻ thì được thọ-ký về sau thành Phật. Còn ông? Cớ sao tự mình ràng-buộc trong vòng nghe-thấy? (4).

PHẦN CHÁNH-TÔNG

(tiếp theo)

B- HÀNH ĐẠO
c- CHỨNG-ĐẠO

27. NHỨT-THIẾT ĐẠI-CHÚNG CẦU TU-CHỨNG ĐẠI-THỪA PHÁP.

Ngài A-Nan và Đại-chúng nghe qua lời dạy của Đức Phật, tiêu-trừ nghi-hoặc, tâm ngộ chơn-thiệt, thân-ý nhẹ-nhàng an-vui. Ngài A-Nan đắc pháp chưa từng có, tự xét mình tủi-hổ, rơi lụy, thành tâm đảnh lễ và bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Đức Thế-Tốn vốn là Đấng Thanh-Tịnh Bửu-Vương hết lòng đại-bi vô-thượng, khéo khai-ngộ tâm tôi và khéo dùng các nhân-duyên, phương-tiện hướng-dẫn những hạng người mê-lầm ra khỏi biển khổ.

Bạch Đức Thế-Tôn! Nay tôi dầu nghe tiếng pháp như vậy, được biết Tâm Như-Lai Tạng giác-ngộ huyền-diệu, quang-minh châu- biến khắp cả thập-phương thế-giới, bao-hàm các cõi thanh-tịnh bửu-nghiêm diệu-giác vương Như-Lai. Đức Thế-Tồn quở tôi không chịu quyết tâm tu-tập, cái tài đa-văn vô-dụng trong Hằng-sa kiếp chẳng bằng một ngày tu công-đức vô-lậu, thế nên tôi ví như kẻ lữ-khách đang lận-đận lao-đao, tình cờ nhờ ơn vua cho một cái nhà tốt. Tuy được nhà tốt, nhưng muốn vào nhà tốt thì phải do cửa, nếu không biết cửa vào thì nhà tốt cũng vô-ích. Vậy ngưỡng-cầu Đức Thế-Tôn đại-từ đại-bi đại-hỉ đại-xả, khai-thị cho tôi là kẻ mê-lầm, cho tới các vị còn mê-tốì ở trong Giáo-Hội được biết xả pháp Tiểu-thừa để bước lên đường căn-bổn phát-tâm tu-chứng vô-dư Niết-Bàn của Như-Lai, đồng thời cứu-độ những người hữu-học biết dùng phương-tiện trừ-tuyệt các thứ phan-duyên lâu đời, được pháp Đà-ra-ni, hầu vào cảnh trí thây-biết của Như-Lai.

Ngài A-Nan bạch xong, gieo năm vóc xuống đất lạy Phật và cả Đại-chúng trong Giáo-Hội đều hết lòng thành-kính trông-chờ giáo-chỉ từ-bi của Đức Thế-Tôn.

28. PHẬT KHAI-THỊ ĐẠI-THỪA PHÁP.

Khi ấy Đức Phật từ-bi thương-xót các vị tiểu-thừa Thinh-Văn và Duyên-giác trong Giáo-hội chưa được tự-tại ở Tâm Bồ-Đề và cũng vì chúng-sanh phát Tâm Bồ-Đề trong thời-kỳ mạt-pháp sau khi Như-Lai diệt-độ, Đức Phật mở đường tu-hành mầu-nhiệm của Vô-Thượng thừa để viên-chứng Phật-quả.

Đức Thế-Tôn bảo ngài A-Nan và Đại-chúng:

– Các ông dõng-cảm quyết-định phát Tâm Bồ-Đề, qui-hướng theo đường Tam-Ma-Đề tức là Chánh-Định thậm-thâm vi-diệu của Như-Lai, không bao giờ biếng-nhác mệt-nhọc, thì trong lúc mới phát tâm giác-ngộ phải hiểu-rõ hai nghĩa quyết-định như sau:

29. PHẬT HIỂN-MINH NHỊ NGHĨA QUYET-ĐỊNH TRONG ĐẠI-THỪA PHÁP.

Đức Phật dạy:

– A-Nan! Thế nào là hai nghĩa quyết-định trong lúc sơ-phát tâm?

Nghĩa quyết-định thứ nhứt là tất cả công-đức vô-lậu đều ở trong sơ-phát tâm bất sanh bất diệt, nếu ly sơ-phát tâm ấy thì không thành đạo Vô-Thượng Bồ-Đề.

Như các ông muôn xả thừa Thinh-văn, tu thừa Bồ-Tát để vào cảnh-trí thấy-biết của Như-Lai thì phải cứu-xét chỗ nhân-địa phát tâm và chỗ quả-địa giác-ngộ là đồng hay khác.

A-Nan! Nếu ở chỗ nhân-địa lấy tâm sanh-diệt làm căn-bổn tu- hành để cầu Phật-thừa bất sanh bất diệt thì vô-lý.

A-Nan! Ông lại nên cứu-xét ở trong khí-thế-gian các pháp hữu- vi có cái chi chẳng hư-hoại? – Chỉ có hư-không chẳng hề nghe nói hư-hoại. Vì cớ sao? Vì hư-không thuộc về vô-vi, chẳng phải là vật có thể làm ra nên thủy-chung không hề hư-hoại.

Cứu-xét theo nghĩa ấy, nếu muốn cầu quả bất sanh bất diệt tất nhiên phải có nhân-địa bất sanh bất diệt.

30. NGŨ-TRƯỢC KHỔ-LỤY CỦA CHÚNG-SANH.

A-Nan! Như trong thân-thể của ông, ông phải biết vật cứng là địa-đại, vật nóng là hỏa-đại, vật ướt là thủy-đại, vật lay-động là phong-đại, vì bốn món này ràng-buộc và phân-chia tâm-thể Chơn- giác diệu-minh trạm-viên của ông ra làm thấy, nghe, hiểu-biết, quan-sát, vân. vân… từ thủy chí chung đều bị năm thứ trược bao vây.

A-Nan! Thế nào gọi là trược? Trược tức là nhơ-đục. Ví như chất nước bản-nhiên thanh-khiết, còn chất bụi đất tro hoặc cát vôn nhơ-đục hay ngăn-ngại, hai loại ấy không thể nào hòa-hiệp nhau được. Ví như có người thế-gian lấy đất quăng vào nước thì đất mất tánh ngăn-ngại, nước mất tánh thanh-khiết, thành ra có tướng nhơ-đục. Năm thứ trược của ông cũng như vậy.

31. KlẾP-TRƯỢC KHỔ-LỤY.

Nói về trược thứ nhứt, A-Nan! Như ông thây hư-không khắp thập-phương pháp-giới, tánh thây vàhư-không chẳng rời nhau, tánh thấy xen-lộn với hư-không thì chẳng còn thiệt-giác, hư-không xen-lộn với tánh thấy thì chẳng còn thiệt-thể,, hai thứ giả-hiệp nhau vọng thành sắc-ấm hư-vọng, có sanh lão bịnh tử, các tai-biến khổ- lụy và các sắc-tướng thành trụ hoại không, nên gọi là kiếp-trược.

32. KlẾN-TRƯỢC KHỔ-LỤY.

Nói về trược thứ hai, A-Nan ! Như Bổn-thể chơn-giác thì không có nhục-thân, nhưng có đầu-thai luân-hồi, tất phải có nhục-thân. Thân này giữ bôn món đất lửa nước gió làm tự-thể mới thật là mê-muội, vì thế tánh kiến-văn giác-tri bị hạn-chế, sanh ra có ngăn-ngại; bôn món đất lửa nước gió xây-vần hóa ra có tri-giác, hai bên giả-hiệp nhau vọng-thành thọ-ấm hư-vọng, thấy biết sai-lầm, lây phải làm quấy, lấy quấy làm phải, nên gọi là kiến-trược.

33. PHIỀN-NÃO TRƯỢC KHỔ-LỤY.

Nói về trược thứ ba, A-Nan! Như trong tâm ông, tánh tưởng- nhớ, học-hiểu, luyện-tập phát ra tri-kiến dung-nạp lục-trần, nếu ly trần thì vô tướng, ly giác thì vô tánh, hai pháp giả-hiệp nhau vọng-thành tưởng ấm hư-vọng, có đủ vọng-tưởng điên-đảo, phiền-não như tham sân si, vân vân… nhiễu-loạn, nên gọi là phiền-não trược.

34. CHÚNG-SANH TRƯỢC KHỔ-LỤY.

Nói về trược thứ tư, A-Nan ! Như trong tâm ông, sanh-diệt không dứt, niệm niệm không ngừng, tánh tri-kiến hằng muốn ở mãi thế- gian, nhưng nghiệp-thức lại hay thay-đổi trong các cõi, hai pháp giả-hiệp nhau vọng-thành hành-ấm hư-vọng, gây ra các nghiệp-báo oan-trái vay-trả mà làm chúng-sanh luân-hồi sanh-tử ở các lãnh-thổ phàm-phu, nên gọi là chúng-sanh trược.

35. MẠNG-TRƯỢC KHỔ-LỤY.

Nói về trược thứ năm, A-Nan! Như tánh thấy và tánh nghe của ông vốn không có khác nhau, nhưng vì lục-trần mê-loạn, phân- chia ra có khác nhau, cho tới cả lục-căn tuy đồng một thể-tánh nhưng có sáu dụng khác nhau, cái đồng cái dị, không có chuẩn-đích, giả-hiệp nhau vọng-thành thức-ấm hư-vọng, do đó căn-mạng của chúng-sanh hôn-trầm mõng-mãnh vô-thường, thoạt còn thoạt mất, khi sanh khi diệt, không có bền-chắc, nên gọi là mạng-trược.

Tâm Bổn-Giác diệu-minh của chung-sanh tuy đồng với Phật nhưng tại năm thứ trược che-khuất, khiến chúng-sanh bị trôi-lăn ở biển-khổ luân-hồi sanh-tử. Cũng vì ngũ-trược đó mà chúng-sanh không thành-tựu được tứ đức thường lạc ngã tịnh.

36. HIỂN-MINH GIÁC-TÁNH.

A-Nan! Như hiện nay ông muôn đem tánh kiến-văn giác-tri  của ông cho khế-hiệp với tứ đức thường lạc ngã tịnh của Như-Lai thì trước hết phải học bỏ cội-gốc sanh-tử, nương theo thể bất sanh- diệt mà thành-lập tánh viên-trạm. Ông phải dùng tánh viên-trạm chuyển các thứ hư-vọng sanh-diệt, ví-dụ như thập bát giới, ngũ- trược, vân vân…, trở về với cội-gốc Chơn-Như hoàn-toàn hiểu- biết sáng-suốt, thật-hiện giác-tánh nguyên-minh bất sanh-diệt làm chỗ nhân-địa phát tâm thì nhiên-hậu chắc chắn tu-chứng viên- mãn quả-địa Vô-Thượng Bồ-Đề.

Nguyên-lai vì nhân-địa và quả-địa phải đồng nhau mới tu-chứng Bồ-Tát thừa, từ Thập-Tín, lần lên Thập-Trụ, Thập-Hạnh, Thập Hồi- Hướng, Thập-Địa cho tới Đẳng-giác Bồ-Tát, rồi mới cứu cánh Diệu-quả Như-Lai.

37. Ví-dụ như lọc nước nhơ-đục. Phải dùng một cái bình sạch-sẽ để yên-lặng ở một chỗ. Yên-lặng tức là không lay-động, lâu ngày đất cát bụi-bặm tự lóng chìm xuống đáy bình, thì nước trở nên trong-trẻo.

Nước tượng-trưng cho giác-tánh viên-trạm, cái bình sạch-sẽ yên-lặng tượng-trưng cho thể của các căn, đất-cát bụi-bặm tượng- trưng cho các thứ nhơ-đục như vô-minh, ngũ-trược, vân vân…

Đất-cát bụi-bặm tự lóng chìm xuống đáy bình, nước trong-trẻo hiện rõ có nghĩa là khởi sự đoạn-trừ các khách-trần vọng-nghiệp phiền-não sở-tri. Tuy nhiên, chất bùn còn đóng ở đáy bình có thể gặp giờ-phút nào đó, cái bình bị lay-động thì chất bùn tự dấy lên làm nhơ-đục nước như cũ, đó là lý đoạn-trừkhách-trần vọng-nghiệp phiền-não sở-tri mà còn vô-minh thì chưa khỏi hậu-quả nguy-hại.

Người tu-chứng Phật-thừa phải lọc cho hết chất bùn, chỉ còn thuần một thể nước hoàn-toàn tinh-khiết, đó là nghĩa diệt-tận căn- bổn vô-minh.

Khi vô-minh dứt tuyệt thì các khách-trần vọng-nghiệp phiền- não sở-tri không còn do đâu mà phát sanh, ví như đốn cây, khi gốc rể bị chặt đứt rồi thì các ngọn-ngành phải héo-tàn. Thế thì Tâm Bổn-Giác Chơn-Như, huyền-diệu quang-minh, trạm-nhiên thường- trụ không còn có chi che-khuất, tự-tại vô-ngại, thần-thông biến- hóa, tinh-thuần thị-hiện bất cứ ở nơi nào, nhứt thiết đều không có phiền-não ngăn-ngại, khế-hiệp với diệu-đức thanh-tịnh Bồ-Đề Niết-Bàn của Phật.

38. NGHĨA QUYẾT-ĐỊNH THỨ HAI.

Nghĩa quyết-định thứ hai là từ chỗ các căn viên-thông mà vào cảnh-trí giải-thoát, tự-tại vô-ngại.

A-Nan! Như ông và Đại-chúng muốn phát Bồ-Đề Tâm tu Bồ- Tát thừa, giàu thiện-chí dõng-mãnh, quyết-định dứt sạch các tướng
hữu-vi thì phải cứu-xét tinh-tường cho hiểu-rõ nguồn-gốc phiền- não, ví như chỗ vọng-động phát khởi nghiệp vô-minh, và các chỗ trợ-duyên nhuận-sanh nghiệp vô-minh từ vô-thỉ đến nay, tự ai tạo-tác và tự ai thọ-lãnh?

A-Nan! Nếu ông hành đạo Vô-Thượng Bồ-Đề mà không cứu-xét hiểu-rõ nguồn-gốc phiền-não thì không thể biết được chỗ điên- đảo của căn-trần hư-vọng. Nếu chỗ điên-đảo luống-dối ấy chưa được biết thì ông làm sao hàng-phục và tiêu diệt các thứ điên-đảo nguy-hiểm để đắc Phật-quả?

A-Nan! Ông hãy xem-xét người mở gút giây ở thế-gian. Nếu muôn mở gút thì phải biết chỗ gút. Nếu chẳng biết chỗ gút thì làm sao mở gút? Các sắc-tướng ở thế-gian đều có thể bị phá-hủy, nhưng hư-không thì chẳng bao giờ bị ai phá-hủy được. Vì cớ sao? Vì hư-không vốn chẳng có sắc-tướng, chẳng có gút, mở.

Tâm Bổn-giác Chơn-Như của ông ví như hư-không, nhưng thân tứ-đại giả-hiệp của ông vốn có sắc-tướng tất nhiên phải có gút như gút giây; chỗ gút ấy là chỗ sáu căn hư-vọng của ông.

A-Nan! Hiện nay sáu căn: mắt tai mũi lưỡi thân ý của ông làm trung-gian cho sáu-thức: nhãn-thức, nhĩ-thức, tỹ-thức, thiệt-thức, thân-thức, ý-thức, cướp lấy các gia-bảo của ông, do đó sanh ra các thứ trói-buộc ở thế-giới chúng-sanh, không vượt khỏi được thế-gian.

Người tu-hành giải-thoát đã biết sáu căn là chỗ gút thì phải lo mở. Tuy có sáu căn nhưng chỉ cần mở được một phải lựa căn. Trước khi lựa căn, phải biết số lượng của thế-giới chúng-sanh và lục-căn.

39. SỐ LƯỢNG CỦA THẾ-GIỚI VÀ LỤC-CĂN

A-Nan! Tại sao gọi là thế-giới chúng-sanh? Thế-giới chúng- sanh tức là thế-giới của chúng-sanh. Thế là thiên-lưu, thuộc về thời-gian thay-đổi liên-tục, sanh-diệt vô-thường. Giới là phương- vị, thuộc về địa-cảnh, có xứ-sở, phương-hướng.

Thế có 3 thời: quá-khứ, hiện-tại và vị-lai.

Giới có 4 hướng: Đông Tây Nam Bắc, 4 duy: Đông-Nam, Tây-Nam, Đông-Bắc, Tây-Bắc, 2 thượng hạ: phương trên và phương dưới.

Nhứt-thiết chúng-sanh vọng-động, chủng-chủng các thứ hư- vọng giao-tiếp nhau thành ra vọng-thân vọng-cảnh, tương-hiệp liên-tục, chúng-sanh vì mê-muội nên không hiểu-rõ.

Số lượng của thế tức là thiên-lưu có 3. số lượng của giới tức là phương-vị tuy có 10, nhưng chỉ dùng 4, vì lấy bốn phương làm chánh là Đông Tây Nam Bắc, bốn phương này có định-vị, còn bốn duy: Đông-Nam Tây-Nam, Đông-Bắc Tây-Bắc vốn là bốn gốc cạnh, lấy hai phương giao-tiếp mà đặt danh chớ không có định-vị, cho tới hai phía trên và dưới do sự đối-đãi với bốn-phương mà đặt danh, chớ cũng không có định-vị.

Lấy sô” lượng 3 của thiên-lưu giao-tiếp vơi sô” lượng 4 của phương-vị, xây-vần liên-tục, 3×4 hoặc 4×3 thành 12.

Lây sô”-lượng 12 của thế-giới chúng-sanh nhân ba lần, mỗi lần nhân với sô” 10, thì từ hàng một lên hàng mười, rồi lên hàng trăm cho tới hàng ngàn, nhưlần thứ nhứt: 3×4=12, lần thứ hai 12×10=120, lần thứ ba 120×10=1.200.

Thế-giới của chúng-sanh tức là thế-giới của căn-mạng nên sô” lượng của thế-giới tức là sô” lượng của các căn, thì tổng-quát mỗi căn có thể được sô” lượng tối đa 1.200 gọi là 1.200 công đức. Tuy nhiên sáu căn so-sánh với nhau thì có căn đủ 1.200 công đức, có căn kém hơn, vì sáu căn nhiễm theo sáu trần, từ vô-thỉ đến nay, thành ra công-đức có tròn có khuyết.

40. A-Nan ! Như mắt chủ về sự thấy. Mắt thây nhưng chỉ thây phía trước chớ không thây phía sau, nên phía trước toàn sáng, phía sau toàn tối. Mắt ngó nghiêng qua hai bên tả-hữu, thì ba phần chỉ thây được hai. Cứu-xét tác dụng của mắt thì công đức không tròn vẹn, trong ba phần, mất một phần, chỉ còn 2/3. Vậy nên biết căn mắt có 800 công đức.

Như tai chủ về sự nghe. Tai có thể nghe được các tiếng động khắp nơi, bất chấp phương-vị. Khi có tiếng động thì biết xa biết gần, khi không tiếng động thì thông-suô”t vô-biên. Vậy phải hiểu căn tai có đủ 3/3 tức là 1.200 công đức.

Như mũi chủ về sự ngữi. Mũi thở ra thở vào, nhưng thở ra hít vào, chớ không giao-tiếp được hai hơi thở ở khoảng giữa tức là mất 1/3 công đức. Vậy nên biết căn mũi chỉ có 2/3 tức là 800 công đức.

Như lưỡi chủ về sự nếm vị và cũng chủ về sự nói-năng. Về sự nói-năng, lưỡi có thể thuyết được các pháp thế-gian và xuất thế- gian, dầu lời nói có hạn-lượng, nhưng nghĩa-lý có thể sâu-xa vô- tận. Vậy nên biết căn lưỡi có đủ 3/3 tức là 1.200 công đức.

Như thân chủ về sự cảm-xúc. Thân cảm-xúc thì biết thuận biết nghịch, phải có cảm-xúc mới biết, nếu không có cảm-xúc thì chẳng biết. Như thế chứng-tỏ cảm-xúc hiệp thì biết, cảm-xúc ly thì chẳng biết, do đó công-đức phải mất một phần. Vậy phải hiểu căn thân chỉ có 2/3 tức là 800 công đức.

Như ý chủ về sự hiểu-biết phân-biệt. Ý bao-trùm tất cả Thánh phàm trong ba đời mười phương, dung-nạp các pháp thế-gian và xuất thế-gian, không pháp nào mà chẳng dung-nạp tới bờ bến. Vậy nên biết căn ý có đủ 3/3 tức là 1.200 công đức.

41. NGỘ CĂN VIÊN-THÔNG, THOÁT LUÂN-HỒI KHỔ.

Đức Phật dạy:

– A-Nan! Sáu căn là cội-gốc sanh-tử. Nếu thuận theo sáu căn thì luân-hồi liên-tục, còn nghịch với sáu căn thì luân-hồi chấm- dứt. Thế nên muôn về cảnh-trí Niết Bàn tất nhiên phải nghịch dòng sanh-tử.

Như vậy ông muốn nghịch dòng sanh-tử, tìm hiểu chu-đáo cội- gốc của sáu căn để đến cảnh-trí bất sanh bất diệt thì phải nghiệm- xét sáu căn hiện đang thọ-dụng, căn nào hiệp, căn nào ly, căn nào sâu, căn nào cạn, căn nào viên-thông tức là viên-mãn thông-suốt, căn nào không viên-thông?

Căn nào ly trần thì sâu, căn nào hiệp trần thì cạn, nếu ngộ được một căn viên-thông, nương theo căn ấy mà tu-hành, nghịch lại vọng-nghiệp đã tạo từ vô-thỉ thì so-sánh với các căn không viên-thông, công-đức thắng-lợi hơn rất nhiều ví như một ngày đối với một kiếp. A-Nan! Ta đã chỉ rõ sô” lượng công-đức của sáu căn, ông tự chọn-lựa kỹ-càng căn nào viên-thông mà ông có thể ngộ- nhập. Ta sẽ tùy duyên dạy-bảo minh-bạch cho ông tinh-tấn tu-hành.

Mười phương Như-Lai đã từng hiểu-thâu thập bát giới, bất luận giới nào, nhứt thiết đều tu-hành viên-mãn Vô-Thượng Bồ-Đề, chớ không có phân-biệt hơn thua. Phần ông căn-cơ còn thấp-kém, chưa đắc trí-huệ tự tại viên-mãn nên Ta tuyên-dương cho ông hiểu-rõ sáu căn để ông tùy ý chọn-lựa một căn viên-thông, rồi giác-ngộ căn ấy không còn một mảy hư-vọng tức là căn ấy được thanh-tịnh trang-nghiêm thì mây căn khác đồng thời trở nên thanh-tịnh trang-nghiêm.

42. Ngài A-Nan bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Làm thế nào nghịch dòng sanh-tử để đến cảnh-trí Niết-Bàn? Vì sao thâm-nhập một căn mà cả sáu căn đồng thanh-tịnh trang-nghiêm?

Đức Phật dạy:

– A-Nan! Ông tuy đắc quả Tu-đà-hoàn (5), trừ được cái thây lầm của chúng-sanh ở tam giới thế-gian, nhưng ông chưa trừ được cái nghĩ lầm tức là hột giông của các tập-khí hư-vọng điên-đảo chất-chứa trong các căn từ vô-thỉ đến nay, cái nghĩ lầm ấy còn chưa trừ được, huống chi bôn tướng sanh trụ dị diệt.

A-Nan! Ông hãy nghiệm-xét sáu căn là một hay sáu? Nếu cho là một thì mắt sao không nghe, tai sao không thây, cho tới thân- thể có đầu có chân, nhưng đầu sao không đi, chân sao không nói?
Nếu cho là sáu thì ở Giáo-Hội này, trong khi Ta dạy các pháp-môn nhiệm-mầu cho ông, cả sáu căn hay là một căn nào của ông nghe và lãnh-thọ?

– Bạch Đức Thế-Tôn! Tôi chỉ dùng có một căn tai để nghe và lãnh-thọ.

– A-Nan! Như vậy tai của ông tự nghe, chớ không có quan-hệ gì đến miệng hoặc thân của ông, nhưng tại sao khi nghe, miệng lại hỏi nghĩa, thân biết đứng dậy tỏ lòng cung-kính vâng lời? Ông nên hiểu rõ nếu chẳng phải một thì sáu, nếu chẳng phải sáu thì một. Các căn của ông vốn không có một cái nhứt định hay là sáu cái nhứt-định, nhưng tại sao vọng-tưởng điên-đảo giao-tiếp với các trần từ vô-thỉ đến nay, nên tánh viên-trạm hình như có một có sáu.

Nay ông đã chứng quả Tu-đà-hoàn, tuy không còn chấp sáu cái nhứt-định, nhưng còn chấp một cái nhứt-định.

Tánh viên-trạm khi còn bị sáu căn che-khuất ví như hư-không giao-tiếp với các vật khí-dụng, rồi vì thây các vật khí-dụng có hình-thể hoặc tròn hoặc vuông, hoặc dài hoặc ngắn, vân vân… mà
ông vội cho hư-không có nhiều hình thể sai-biệt. Nếu bỏ hết các vật khí-dụng ra thì hư-không chỉ là một và hư-không chẳng vì lời nói của ông mà thành có đồng có dị, hoặc có một có sáu.

Các căn thọ-dụng của ông cũng giông như vậy.

43. Căn mắt vốn do thể trong-sạch của tứ đại kết-tạo hình-thể như trái bồ-đào, đã kết-tạo, nên tứ trần-tướng ấy dong-ruổi theo sắc- trần. Nguyên vì tánh viên-trạm dính-mắc với hai tướng sáng và tối mà phát sanh tánh thấy, rồi đối chiếu với sắc-trần thành ra có căn mắt.

Căn tai vôn do thể-trong-sạch của tứ đại kết-tạo hình-thể như cái cuống, đã kết-tạo, nên tứ trần-tướng ấy dong ruổi theo thinh- trần. Nguyên vì tánh viên-trạm dính-mắc với hai tướng động và tịnh mà phát sanh tánh nghe, rồi đối chiếu với thinh-trần thành ra có căn tai.

Căn mũi vốn do thể trong-sạch của tứ đại kết-tạo hình-thể như hai cái vấu thòng xuống, đã kết-tạo, nên tứ trần-tướng ây dong- ruổi theo hương-trần. Nguyên vì tánh viên-trạm dính-mắc với hai tướng thông và bít mà phát sanh tánh ngữi, rồi đối chiếu với hương-trần thành ra có căn mũi.

Căn lưỡi vôn do thể trong-sạch của tứ đại kết-tạo hình-thể như mặt trăng khuyết, đã kết-tạo, nên tứ trần-tướng ấy dong-ruổi theo vị-trần. Nguyên vì tánh viên-trạm dính-mắc với hai tướng hữu-vị và vô-vị mà phát sanh tánh nếm, rồi đối chiếu với vị-trần thành ra có căn lưỡi.

Căn thân vốn do thể trong-sạch của tứ đại kết-tạo hình-thể như cái trông có lưng, đã kết-tạo, nên từ trần-tướng ấy dong-ruổi theo xúc-trần. Nguyên vì tánh viên-trạm dính-mắc với hai tướng hiệp và ly mà phát sanh tánh cảm-xúc, rồi đối chiếu với xúc-trần thành ra có căn thân.

Chí như căn ý thì thế nào? Nguyên vì tánh viên-trạm đối-đãi với hai tướng sanh và diệt liên-tục mà phát hiện tánh hiểu-biết phân-biệt, rồi đối-chiếu với pháp-trần thành ra có căn ý, thường gọi là ý nghĩ, tuy giống như ẩn trong nhà tối mà vẫn hiểu-biết phân-biệt và thâu-nạp các pháp-trần vào bên trong.

44. A-Nan! Do mê-muội trong lúc tối-sơ, lấy chơn làm vọng, nên mất tánh liễu-tri sáng-suốt, phát ra vọng-tưởng điên-đảo mà thành- tựu sáu căn như vậy. Nay nếu bỏ hai tướng sáng tối thì không có tánh thấy, bỏ hai tướng động tịnh thì không có tánh nghe, bỏ hai tướng thông bít thì không có tánh ngữi, bỏ hai tướng hữu-vị vô-vị thì không có tánh nếm, bỏ hai tướng hiệp ly thì không có tánh cảm-xúc, bỏ hai tướng sanh diệt thì không có tánh hiểu-biết phân- biệt. Đó là chứng-tỏ sáu căn của chúng-sanh bị trói-buộc trong phạm-vi của sáu trần.

Như ông muốn sáu trần khỏi bị trói-buộc thì ông không được chiều theo 12 tướng hữu-vi: sáng-tối, động-tịnh, thông-bít, hữu-vị vô-vị, hiệp-ly, sanh-diệt, vì các tướng ấy hay làm chướng-ngại
cho sáu căn. Ông tự chọn-lựa một căn viên-thông, quyết-định dùng căn ấy không cho dính-mắc một thứ ràng-buộc nào cả và xoay trở lại bên trong, tu-tập đem về với Tâm Bổn-Giác Chơn-Như để phát hiện giác-tánh diệu-minh, tất nhiên căn ấy được giải-thoát, cho tới năm căn khác đồng thời vượt khỏi tất cả chướng- ngại. Khi các căn không còn do các trần-cảnh sắc-tướng mà khởi những sự thấy biết thì giác-tánh diệu-minh không còn bị các căn chi phối, màchỉ tạm trú ở các căn để phát hiện, vì thế các căn dung-thông nhau, tự-nhiên ông được tự-tại vô-ngại.

Đó là chứng-tỏ tu-hành giải-thoát phải đặt giác-tánh là chủ, các căn là tớ, chủ vị-tất phải nhờ tớ mới phát hiện bổn-lai hay sao?

45. A-Nan! Ông đã biết rõ: Như trong Giáo-Hội, ông A-Na-Luật-Đà không còn căn mắt mà vẫn thấy rồng Bạc-Nan-Đà không còn căn tai mà vẫn nghe, nàng Cang-Già thần-nữ không còn căn mũi mà vẫn ngữi, ông Kiều-Phạm Ba-Đề không còn căn lưỡi mà vẫn nếm, thần Thuân-Nhã-Đa không còn căn thân mà vẫn cảm-xúc, thần này chỉ là chất gió chớ không có thiệt-thể, chỉ do hào-quang Như-Lai đối-chiếu mà tạm hiện thân, cho tới các vị tu pháp diệt- tận-định và chứng quả Thinh-văn như ông Ma-Ha Ca-Diếp đã dứt sạch ý-căn từ lâu, không còn dùng ý-niệm để suy-xét nhưng vẫn sáng-tỏ. Đối với 6 vị kể trên, hoặc là phàm-phu, hoặc là Thinh- văn, Hữu-học, các căn còn không thiết-yếu, huống chi đối với bậc Bồ-Tát, khi các căn thoát khỏi phạm-vi của các tiền-trần thì các căn lại chẳng đắc diệu-dụng hay sao?

A-Nan! Nếu các căn của ông đã được giải-thoát sự trói-buộc của tiền-trần thì sáu diệu-dụng dung-thông nhau, do đó giác tánh diệu-minh chẳng những sáng-tỏ ở bên trong, lại còn sáng tỏ suốt cả bên ngoài khiến các tiền-trần cho tới tất cả sắc-tướng biến hóa ở thế-gian dường như không có, vì bị tiêu hết trong cảnh-trí tịch- quang thường-trụ, chẳng khác nào nước sôi làm tan giá lạnh, tức khắc ứng-niệm chuyển thành diệu-thể Vô-Thượng Tri-Giác, tự-tại vô-ngại.

46. A-Nan! Người thế-gian vì vọng-tưởng đem tánh thấy trụ vào căn mắt. Như người nhắm mắt thì không thấy vật chi hết, chỉ có tướng tối hiện ra trước mắt, mấy căn kia cũng mù-mịt, đầu và chân cũng như vậy. Nếu người ây lấy tay rờ chung-quanh thân- thể của một kẻ khác ở trước mặt thì tuy không dùng được căn mắt nhưng cũng nhận được đầu, chân và tánh biết cũng đồng phát hiện minh-bạch, vì tánh biết ở trong tối với tánh biết ở trong sáng đồng nhau.

A-Nan! Nếu tánh thấy duyên theo trần thì phải có tướng sáng mới thấy, còn tối thì không thây. Nếu tánh thấy chẳng duyên theo trần thì chẳng ỷ-lại ở tướng sáng nữa, tánh thấy vẫn tự phát hiện, tướng tối không làm mờ được tánh thấy. Nếu cả hai căn trần đều dứt thì giác-tánh hoàn phục viên diệu.

47. NHÂN-ĐỊA BAT-SANH BẤT-DIỆT, QUẢ-VỊ VIÊN-TỊCH VIÊN-THƯỜNG.

Ngài A-Nan bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Thể theo lời của Đức Thế-Tôn vừa dạy- bảo, muốn cầu quả-vị thường-trụ thì nhân-địa giác-tâm phải cân- xứng với danh-nghĩa quả-vị.

Bạch Đức Thế-Tôn! Như ở quả-vị, tôi biết: Bồ-Đề, Niết-Bàn, Chơn-Như, Phật-tánh, Bạch-Tịnh thức, Không Như-Lai Tạng, Đại- viên cảnh-trí, tuy bảy thứ danh-từ có tiếng nói khác nhau, nhưng nguồn-gốc đều thanh-tịnh viên-mãn, thể-tánh bền-chắc như Kim- cang thường-trụ, không bao giờ hư-hoại, đó là quả-vị của Phật. về nhân-địa, tôi xét trong sáu dụng của sáu căn, như tánh thấy và tánh nghe, nếu ly mấy tướng sáng-tối động-tịnh thông-bít thì rốt-ráo không có tự-thể, cũng như tâm-niệm, nếu ly tiền-trần thì vốn không thiệt có, như vậy làm sao đem những cái rốt-ráo đoạn- diệt ấy làm nhân-địa tu-hành để cầu quả-vị thường-trụ của Phật?

Bạch Đức Thế-Tôn! Nếu ly sáng tối mà tánh thây rốt-ráo không có và nếu ly tiền-trần mà tự-tánh tâm-niệm cũng không có, gọi là đoạn-diệt thì xây-vần tới lui, suy-xét tỉ-mỉ, vốn không thấy có tâm  ôi và sở-hữu của tâm tôi, như vậy lấy gì làm nhân-địa tu-hành để cầu quả Vô-Thượng Giác?

Bạch Đức Thế-Tôn! Trước đây, Đức Thế-Tôn có nói tánh của sáu căn trạm-định viên-thường, nhưng tại sao tôi xem-xét thì thấy có đoạn-diệt tức là không có tự-thể? Như vậy kết-cuộc thành ra hý-luận chớ không phải chơn-thiệt-ngữ chăng? Xin chí-thành cung- thỉnh Đức Thế-Tôn dũ lòng đại-từ khai-sáng chỗ mê-lầm của tôi.

48. Đức Phật dạy:

– A-Nan! Ông tuy học đa văn, nhưng chưa hết các lậu. Trong lòng ông chỉ biết tướng điên-đảo và lấy tướng điên-đảo làm sở- nhân cho vọng, chớ chưa biết được tướng điên-đảo ở trước ông, thật đáng lo-sợ cho thành-kiến nghi-chấp của ông chưa hoàn-phục chánh-tín. Nay Ta tùy phương-tiện, lấy những chuyện thế-gian để trừ nghi-chấp đó.

Đức Phật bảo ngài La-Hầu-La đánh một tiếng chuông rồi hỏi ngài A-Nan:

– A-Nan! Ông có nghe không?

– Bạch Đức Thế-Tôn! Cả Đại-chúng và tôi đều có nghe.

Khi tiếng chuông dứt, Đức Phật hỏi tiếp:

– Có nghe không?

– Bạch Đức Thế-Tôn! Không nghe.

Đức Phật lại bảo ngài La-Hầu-La đánh một tiếng chuông lần thứ hai, rồi hỏi:

– Có nghe không?

– Bạch Đức Thế-Tôn! Có nghe.

– Thế nào là nghe? Thế nào là không nghe?

– Bạch Đức Thế-Tôn! Khi tiếng chuông kêu thì nghe, còn khi tiếng chuông dứt thì không nghe.

Đức Phật lại bảo ngài La-Hầu-La đánh một tiếng chuông lần thứ ba, rồi hỏi:

– A-Nan! Theo ý ông, có tiếng chăng?

– Bạch Đức Thế-Tôn! Có tiếng.

Đến khi tiếng chuông dứt, Đức Phật hỏi tiếp:

– Có tiếng hay không có tiếng?

– Bạch Đức Thế-Tôn! Không có tiếng.

Đức Phật lại bảo ngài La-Hầu-La đánh một tiếng chuông lần thứ tư, rồi hỏi:

– A-Nan! Theo ý ông có tiếng chăng?

– Bạch Đức Thế-Tôn! Có tiếng.

– Thế nào ông gọi là có tiếng, còn thế nào ông gọi là không có tiếng?

– Bạch Đức Thế-Tôn! Khi đánh chuông thì có tiếng kêu gọi là có tiếng, còn tiếng kêu trong giây lát thì hết tiếng gọi là không có tiếng.

49. – A-Nan! Hôm nay tại sao ông lại nói lộn-xộn?

– Bạch Đức Thế-Tôn! Thế nào gọi là nói lộn-xộn?

– A-Nan! Ông hãy nghiệm-xét khi Như-Lai hỏi ông có nghe, thì ông đáp là có nghe, khi hỏi có tiếng thì ông đáp là có tiếng, chỉ có tánh nghe và cái tiếng mà ông đáp không nhứt-định, thế thì làm
sao chẳng gọi là lộn-xộn?

A-Nan! Tiếng chuông thuộc về trần, sanh-diệt, nên khi tiếng hết kêu chỉ là không có tiếng, chớ chẳng phải không có nghe, vì nghe thuộc về tánh thường-trụ.

Tiếng chuông dứt mà ông nói là không nghe, đó là lộn-xộn. Không nghe thì tánh bị diệt như cây khô, tới tiếng chuông thứ hai, ông làm sao nghe được?

Vậy ông nên hiểu có tiếng hay không có tiếng là tại thinh-trần sanh-diệt, hoặc có hoặc không, chớ chẳng phải tánh nghe vì tánh nghe thường-trụ, không có thay-đổi mà ông lầm-tưởng cho là có tiếng chuông đang kêu và cho là không khi tiếng chuông hết kêu.

Nếu nói không nghe thì lấy gì biết có không?

A-Nan! ở trong tánh nghe, thinh-trần tự có sanh-diệt, chẳng phải vì nghe tiếng sanh tiếng diệt mà cho tánh nghe của ông thành có thành không. Ông lầm-lẫn tánh nghe với thinh-trần thì ông dễ bị hôn-mê lấy tánh thường-trụ làm cái đoạn-diệt. Kết-luận, ông không nên nóũtánh nghe ly các trần-tướng như động-tịnh, đóng- mở, thông-bít, vân vân… thì không còn bổn-tánh.

Ví-dụ như có một người đang nằm ngủ mê trên giường, trong nhà lại có một số người khác giã gạo. Người ngủ mê ấy nằm mộng nghe tiếng chày đập vào cối đá lại nhận lầm là tiếng chuông trống và còn ngạc-nhiên tiếng chuông trông kêu vang như tiếng cây tiếng đá. Khi thức dậy, liền nghe tiếng chày đập vào cối thì tự mình tỉnh giấc chiêm-bao, nói lại với mấy người giã gạo rằng:

‘Trong cơn mộng, tôi lầm-lẫn tiếng chày đập vào cối đá là tiếng chuông trống”.

A-Nan! Người ở trong giấc chiêm bao quên mất thân-thể, thì không còn nhớ các trần-tướng động-tịnh, đóng mở, thông bít, nhưng thân-thể hôn mê chớ tánh nghe không có hôn mê. Đến khi chêt
rồi, thân-thể tan-rả, căn-mạng đổi dời, nhưng tánh nghe thường trụ, không theo thân-thể mà tiêu-diệt.

50. Từ vô-thỉ đến nay, tất cả chúng-sanh, niệm niệm không ngừng, say-mê theo sắc thinh, chẳng những chưa tỏ ngộ Tự-Tánh Chơn-Thường vi diệu, thanh tịnh tarng nghiêm, lại còn sống trái nghịch với Tự-Tánh Chơn-Thường, cứ dong ruổi theo các pháp trần sanh-diệt nên đời đời kiếp kiếp lẩn quẩn trong vòng tạp nhiễm, luân hồi sinh tử thống khổ.

A-nan! Nếu dứt sạch chướng sinh diệt, quay các căn soi lại bên trong, trở về cội gốc Viên-giác, giữ nguyên Tự-Tánh Chơn-Thường, đến khi Tự-Tánh Chơn-Thường, thật hiện rõ rạng phong-quang thì các món căn trần và thức đều tiên-lạc đồng thời tướng vọng-tưởng vi trần, tánh phân biệt vi cấu dều được viễn ly, tự nhiên Pháp Nhãn của ông hoàn toàn trong sáng, chắc chắn viên chứng quả vị Như Lai tri Giác Vô Thượng.

 

Chú Thích Quyển Bốn

1. Như-Lai Đệ-nhứt nghĩa đế: Đạo-lý chắc-thiệt bậc nhứt của Đức Phật, vượt ra ngoài các sự đối-đãi. say-mê theo sắc-thinh, chẳng những chưa tỏ-ngộ Tự-Tánh Chơn-
Thường vi-diệu, thanh-tịnh trang-nghiêm, lại còn sống trái-nghịch với Tự-Tánh Chơn-Thường, cứ dong-ruổi theo các pháp-trần sanh- diệt nên đời đời kiếp kiếp lẩn-quẩn trong vòng tạp-nhiễm, luân-hồi sanh-tử thốíng-khổ.

A-Nan! Nếu dứt sạch tướng sanh-diệt, quay các căn soi lại bên trong, trở về cội-gốc Viên-giác, giữ nguyên Tự-Tánh Chơn-Thường, đến khi Tự-Tánh Chơn-Thường thật-hiện tỏ-rạng phong-quang thì các món căn trần và thức đều tiêu-lạc đồng-thời tướng vọng-tưởng vi-trần, tánh phân-biệt vi-cấu đều được viễn-ly, tự-nhiên Pháp-Nhãn của ông hoàn-toàn trong sáng, chắc-chắn viên chứng quả-vị Như-Lai Tri-Giác Vô-Thượng.

2. Yết-la-lam: tức là bào-thai mới phát khởi, giông như bọt nhớt.

Bào-thai đại-lược trải qua 5 thứ hình-thể:

3. Yết-la-lam: hình-thể như bọt nhớt

4. Ác-bồ-đàm: hình thể như bong-bóng

5. Bế-Thị: hình thể như thịt mềm

6. Kiện-nam: hình thể như thịt cứng

7. Bác-ra xa-khư. hình thể đàng-hoàng.

8. Đáo-bỉ-ngạn: đến bờ bên kia.

Chúng-sanh mê-muội trong cảnh luân-hồi sanh-tử ví dụ như: bờ bên đây. Chư Phật toàn-giác trong cảnh Niết-Bàn thường-trụ ví dụ như: bờ bên kia.

Nếu ai muôn giải thoát tất nhiên phải ly-khai bờ bên đây, dùng thuyền Trí-Huệ vượt qua các làn sóng vọng-nghiệp phiền-não ở biển khổ để đến bờ bên kia.

9. Đoạn văn Phật hiển-mỉnh công-đức vô-lậu.

Nguyên vì ngài A-Nan chưa thông đạt nghĩa nhân-duyên và tự-nhiên không có thiệt-thể, nên Đức PhậtThích-Ca đem ông Diễn-Nhã Đạt-Đa ở trong thành Thất-La-Phiệt ra làm biện-chứng. Như việc của ông Diễn-Nhã Đạt-Đa, nếu đoạn-mất tánh khùng tức là nhân-duyên, thì tánh không khùng tự-nhiên xuất-hiện. Lời Phật tuy vắn-tắt nhưng nghĩa lý cao siêu, chứng minh thuyết nhân- duyên tự-nhiên ở thế-gian dầu có biện-luận dài dòng, kết-cuộc cũng chỉ như thế.

Nhân-duyên và tự-nhiên đối-đãi với nhau mà hình như có, chớ thật ra không có căn-bổn, chỉ do vọng-tưởng phát ra. Vọng-tưởng nhận có sanh nên quyết-định nhân-duyên hòa-hiệp mà sanh, nhận có diệt nên quyêt-định nhân-duyên ly-tán mà diệt. Đã nhận những cái sanh-diệt làm nhân-duyên thì nhận những cái không sanh-diệt làm tự-nhiên. Vì thế chúng- sanh mơ-hồ trong vòng sanh-diệt, không giải-thoát được. Đức Phật dạy bảo cần phải y Chánh-giáo, nhứt tâm siêng năng tu-hành giải-thoát mới có thể viên-chứng Vô-Thượng Bồ-Đề. Phàm tu cốt-yếu ở chỗ hành, nếu không hành thì tài cao học rộng cách nào cũng vô hiệu-quả, vì chỉ lẩn-quẩn trong vòng luống-dôl.

A-Nan là vị đại đệ-tử đa-văn bậc nhứt của Đức Phật, nhưng thường bị Đức Phật phê-phán.

Thánh-cảnh Bồ-Đề Niết-Bàn tốĩ-cao tôì-thượng của chư Phật đổì với ngũ-trược ác-thế thật là thăm thẳm xa-xăm mù-mịt, phàm-tâm không thể ức-đoán, phàm trí không thể nghĩ bàn.

Tài năng xuất-chúng mà không có đạo-đức, cao-đàm hùng-biện, nói năng thao thao bất-tuyệt nhưng chẳng ly một điểm tục-trần, thì cái tài năng xuất-chúng ấy chỉ làmón khí giới, càng tinh-xảo càng độc-ác sâu-hiểm, có thể đưa người đến hậu-quả sa-đọa.

Ớ dời có định luật nhân-quả thiên-nhiên và thiêng liêng chứng-minh tất cả tư-tưởng, lời nói và việc làm hoặc lành hoặc dữ, đều có báo-ứng minh-bạch và chí công, nhân lành thì thọ quả lành, nhân dữ thì thọ quả dữ. Ai gieo mạ thì gặt lúa, ai gieo gió thì gặp bão. Gieo giống nào gặt giông nây. Đó là chơn-lý tuyệt-đốì.

Ngài A-Nan được Đức Phật khai-ngộ rõ-ràng: tài đa-văn chỉ là việc tầm-thường, dầu có nhớ tất cả diệu-lý Như-Lai nhiều không thể đếm như số cát sông Hằng, mà không có tinh-tân công-đức vô-lậu tức là dõng-mãnh công phu bội-trần hiệp-giác thì cũng như một lớp hý-luận, chớ không mật-thiết gì đến đức-độ Pháp-thân, Bát-nhã và Giải-thoát. Bằng chứng cụ-thể là tài đa-văn bậc nhứt của ngài A-Nan bất-lực đối với tà thuật ngoại-đạo của nàng Ma-Đăng-Già. Nếu tài đa-văn ấy cứu- nạn được ngài A-Nan thì vị-tất phải nhờ đến Phật đảnh mật-chú?

Vả-chăng nàng Ma-Đăng-Già gốc là dâm-nữ, nhưng dập tắt được lửa dục để cải tà qui chánh, bỏ vọng theo chơn, quì gối dưới ánh-sáng Chánh-Pháp Như-Lai đại-từ đại-bi đại-hỉ đại-xả, nên bậc Tỳ-Khưu-Ni và chứng được quả-vị A-Na-Hàm. Lại như thân-mẫu của ông La-Hầu-La là bà Gia-Du Đà-La cũng đoạn-trừ tục-lụy mê-muội, trở về cội-gốc thanh-tịnh, qui-y Tam-Bảo, xuất-gia đầu Phật và được Đức Thích-Ca Thọ-ký cho sẽ đắc Diệu-quả Chơn-Thường ở vị-lai. Vì cớ sao? Vì hai vị phụ-nữ ấy biết đoạn-tuyệt hai mối tình mê-muội triền-miên của người phàm-tục là triếu-mến và ganh-ghét. Mối tình triếu-mến làm cho chúng-sanh bị ràng-buộc trong vòng ái-dục, luyến-tiếc danh-lợi tài-sắc, sa-lầy vì vật-chất phù-phiếm, gây ra oan-gia trái-chủ mà phải sanh rồi tử, tử rồi sanh, sanh-tử tử-sanh, hết kiếp nầy sang kiếp khác, chìm-đắm mãi ở sông mê. Mối tình ganh-ghét khiến cho chúng-sanh vương-vân vọng- tưởng điên-đảo, sanh ra tham sân si, ngã-mạn, tà-kiến, mê-châp, thủ-đoạn ích-kỷ hại nhân, tạo-tác đủ thứphiền-não ác-nghiệp mà phải luân- hồi vay-trả, từ đời nọ sang đời kia, không thoát khỏi biển khổ.

Hai môi tình triếu-mến và ganh-ghét ấy, căn-bổn của thất-tình ái ố hỉ nộ ai lạc dục, vốn là nguồn-gốc phát ra và kéo dài các sự thống-khổ của chúng-sanh trong vô-lượng vô-biên kiếp, khó dứt.

Nay bà Gia-Du Đà-La và nàng Ma-Đăng-Già đã dõng-cảm đoạn- tuyệt được hai mối tình cay-nghiệt ấy, đồng thời y theo các pháp lành vô-lậu của Đức Phật dạy mà chí-tâm tu-hành giải-thoát. Thật là một hành-vi đạo-đức tu-hành rất ít có ở thế-gian.

Bà Gia-Du Đà-La và nàng Ma-Đăng-Già thuộc về hạng phụ-nữ còn được như vậy, huống chi là ngài A-Nan là bậc Trượng-phu nam-tử, chắc không lẽ tự mình buộc-ràng trong phạm-vi kiến-văn mà chẳng thành-lập công-đức vô-lậu, hồi-hưổng về Diệu-quả Vô-Thượng Chánh-đẳng Chánh-giác.

Đoạn văn này Đức Phật phê-phán ngài A-Nan là một vị Pháp-tử đa- văn hơn hết trong Đại-chúng tức là bậc đã thông-hiểu Chánh-Pháp Như- Lai. Chí như ở thế-gian, những người chưa biết Chánh-Pháp Như-Lai thì phải làm sao?

Nếu hiểu rõ Chánh-Pháp mà không tu-hành thì cũng như gieo hột giông chua mà muốn có trái ngọt, thật là phi-lý.

Nếu tu-hành mà không hiểu rõ Chánh-Pháp thì phải bị lầm lạc vào tà- giáo ngoại-đạo thường thịnh-hành trong thời kỳ mạt-pháp, chẳng khác chi người mù đi đêm, đã không thấy đường lại đi ban đêm, thật là đáng thương-xót.

Vì vậy muôn nương theo Chánh-Phấp Như-Lai mà tu-hành giải- thoát, dĩ-nhiên phải học-hiểu, khảo-cứu kỹ-càng, phân-biệt thế nào là chánh, thế nào là tà, thế nào là thật, thế nào là hư, nhận-thức chơn-lý giác-ngộ, giải-thoát của Đức Phật. Khi tỏ-ngộ Chánh-Pháp rồi, cô’-gang công-phu thuần-túy tu-hành giải-thoát thì nhiên-hậu viên-thành đạo- quả Vô-Thượng Bồ-Đề, hầu khỏi phụ Hồng-ân giáo-hóa của Đức Thích-Ca Mâu-Ni Như-Lai và công lao tích-cực hoằng-pháp lợi-sanh của Lịch- đại Tổ-Sư.

10. Quả Tu-đà-hoàn:

Nguyên Thinh-văn có bốn quả:

  1. Quả Tu-đà-hoàn tức là quả Nhập-lưu (cũng gọi là Dự-lưu). Nhập-lưu là dự vào bậc Thánh. Tu đắc quả Tu-đà-hoàn, còn phải bị bảy đời sanh-tử ở nhân-gian.
  2. Quả Tư-ãà-hàm tức là quả Nhứt-lai (cũng gọi là Nhứt-Vãng-lai). Nhứt-lai có nghĩa là chỉ còn bị một đời sanh-tử ở nhân-gian.
  3. Quả A-na-hàm tức là quả Bất-lai. Bất-lai có nghĩa là không còn bị sanh vào cõi nhân-gian nữa, nhưng có thể còn một đời sanh-tử ở cõi trời. Nếu có định-lực cao thì tiến lên quả A-la-hán khỏi sanh về Thiên-giới,
  4. Quả A-la-hán tức là quả vô-sanh. Vô-sanh có nghĩa là hoàn-toàn giải-thoát luân-hồi sanh-tử trong tam-giới.

A-la-hán có ba nghĩa:

a .Phá tam độc tặc (trừ tuyệt giặc tam độc: tham sân si).

b. Ứng Nhân-Thiên cúng ( xứng-đáng thọ sựcúng-dường của chúng-sanh ở cõi Trời và Người để chủng Phước-điền cho đàn-việt.

c. Lai thế bất sanh ( không có thọ sanh-tử ở đời sau).

 

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10