Kinh Hoa Nghiêm Đại Phương Quảng Phật
(Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh)
Hán dịch: Đông Tấn Thiên Trúc Tam Tạng Phật Đà Bạt Đà La
Việt dịch: Phật Tử Bùi Đức Huề dịch năm 3/2013-2014

 

QUYỂN THỨ BA MƯƠI SÁU

Phần bốn thứ ba mươi hai Phẩm Nổi lên tính Bảo Vương Như Lai.

Phật Tử ! Vì sao Bồ Tát Bồ Tát lớn thấy biết Niết Bàn Phật của Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chính Giác ? Bồ Tát Bồ Tát lớn này muốn thấy biết Niết Bàn Phật của Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chính Giác. Cần biết Niết Bàn không động như thế. Niết Bàn Phật của Như Lai cũng lại như thế. Như thực tế, như Cõi Pháp, như Cõi khoảng không, như tính thực, như ly rời ranh giới tham muốn. Như ranh giới không tướng, như ranh giới tính bản thân, như ranh giới tất cả tính Pháp, như vào Niết Bàn ranh giới chân thực. Niết Bàn Phật của Như Lai cũng lại như thế. Cớ là sao ? Niết Bàn Pháp sinh mất sai. Nếu Pháp không sinh. Cần biết không mất. Đi không đâu tới.

Phật Tử ! Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chính Giác không vì Bồ Tát diễn thuyết, hiện ra thành quả Niết Bàn của Như Lai. Cớ là sao ? Muốn giúp cho các Bồ Tát ở trong một nghĩ nhớ. Do rộng thấy tất cả các Phật Ba Đời đều hiện ra. Sinh ra Sắc thân vi diệu của tất cả Như Lai. Cũng lại không nổi lên hai, không hai tưởng nhớ. Cớ là sao ? Bồ Tát Bồ Tát lớn rời xa các tưởng nhớ. Do không nhiễm nương nhờ.

Phật Tử ! Chỉ vì Như Lai muốn giúp chúng sinh vui mừng. Nên xuất hiện ở đời. Muốn giúp chúng sinh buồn thương cảm mộ. Cho nên tỏ ra rõ Niết Bàn. Kì thực Như Lai không có xuất hiện ở Thế gian. Cũng không có Niết Bàn. Cớ là sao ? Do Như Lai thường dừng ở như Cõi Pháp. Vì cảm hóa chúng sinh. Tỏ ra rõ Niết Bàn.

Phật Tử ! Nếu có mặt Trời mọc chiếu sáng hiện ra Thế gian. Sáng sạch đầy đủ cùng với các Cõi Pháp.

Với tất cả Thế giới ở trong bình nước sạch. Ảnh đều hiện ra. Mặt Trời không có nghĩ nhớ đó. Ta có thể đều hiện ra trong tất cả nước sạch.

Phật Tử ! Khi đó nếu có phá hỏng một bình nước. Ảnh mặt Trời không hiện ra. Ý đó thế nào ? Ảnh đó không hiện ra. Phải chăng mặt Trời vượt qua sao ? Trả lời nói rằng : Không phải thế ! Do phá hỏng bình nước. Ảnh mặt Trời không hiện ra.

Phật Tử ! Mặt Trời Thanh tịnh đầy đủ Trí tuệ của Như Lai xuất hiện một nghĩ nhớ. Đều có thể chiếu sáng tất cả Thế giới, tất cả Cõi Pháp, tất cả chúng sinh. Bỏ mất bẩn đục. Bình nước tâm sạch. Ảnh đều hiện ra. Thường hiện ra phía trước. Chỉ vì chúng sinh tâm đục khí chất phá vỡ. Không thấy ảnh tượng Thân Pháp của Như Lai. Cần thấy Niết Bàn mà được độ thoát. Vì thế Như Lai hiện ra Niết Bàn. Kì thực Như Lai không sinh không mất. Vĩnh không Tạ thế.

Phật Tử ! Ví như lửa lớn. Với tất cả Thế giới hay làm việc lửa. Đốt thiêu cây cỏ tất cả đều cùng hết. Có lúc lửa đó đến thành ấp làng xóm không có cây cỏ. Tự nhiên mà mất. Ý đó thế nào ? Tất cả lửa Thế gian đều mất phải không ?

Trả lời nói rằng : Không phải thế ! Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chính Giác cũng lại như thế. Ở tất cả Thế giới giúp làm việc Phật. Hoặc một Nước Phật hóa độ đã xong. Tỏ ra rõ Niết Bàn. Ý đó thế nào ? Tất cả Thế giới Như Lai đều Tạ thế sao ?

Trả lời nói rằng : Không phải thế !

Phật Tử ! Đó là Bồ Tát Bồ Tát lớn thấy biết Niết Bàn Phật của Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chính Giác.

Lại nữa Phật Tử ! Như Nhà ảo thuật lớn. Hay biết ảo thuật. Yên ở thuật này. Ở Ba nghìn Đại thiên Thế giới, tất cả thành ấp làng xóm, Kinh đô của Vua lớn. Đều hiện ra thân ảo. Dừng giữ thân ảo. Thọ mệnh không hết. Thời Nhà ảo thuật đó với thành ấp làng xóm, Kinh đô của Vua lớn đó. Tùy theo việc nơi cuối cùng. Liền bỏ thân ảo. Ý đó thế nào ? Là thân ảo của Ba nghìn Đại thiên Thế giới đều bỏ mất sao ?

Trả lời nói rằng : Không phải thế ! Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chính Giác cũng lại như thế. Hay biết ảo thuật Trí tuệ lớn. Đầy đủ sinh ra Tuệ Phương tiện khéo. Ở tất cả Cõi Pháp đều có thể tỏ ra rõ thân ảo của Như Lai. Thường dừng ở như Cõi Pháp. Thành quả như khoảng không. Thuận theo các Nước Phật giáo hóa độ thoát. Đã đầy đủ nơi cuối cùng. Tỏ ra rõ Niết Bàn. Cần biết không dùng một Nước Phật cho nên tỏ ra rõ Niết Bàn. Như Lai thành quả vĩnh Tạ thế vậy.

Phật Tử ! Đó là Bồ Tát Bồ Tát lớn thấy biết Niết Bàn Phật của Như Lai.

Lại nữa Phật Tử ! Khi Như Lai tỏ ra rõ Niết Bàn Phật. Trước tiên nhập vào Tam muội Không động Nhập vào Tam muội xong. Với mỗi một thân đều phóng ra vô lượng trăm triệu Na do tha ánh quang lớn. Mỗi một Quang sáng đều sinh ra vô lượng A tăng kì hoa Sen quý vi diệu. Mỗi một hoa Sen đều có tua hoa quý vi diệu không thể nói không thể nói. Mỗi một tua hoa đều có tòa Sư Tử báu. Trên mỗi một tòa đều có Như Lai ngồi xếp bằng Kết già. Thời nơi đó hiện ra thân các Như Lai. Đều cùng với tất cả số chúng sinh. Đầy đủ công Đức. Tướng Hảo trang nghiêm. Thành quả nguyện trước kia. Thời có chúng sinh Căn thiện thành thục thấy Như Lai. Thân tâm đều điều phục vâng nhận hóa Đạo. Thân Như Lai đó thành quả yên ở hết thời Tương lai. Tùy theo yêu cầu của tất cả chúng sinh nhận cảm hóa. Chưa từng sai thời. Thân Như Lai đó không có nơi ở. Thực sai giả sai. Như Lai do chỉ muốn thành quả các nguyện lớn thời Quá khứ. Do muốn giúp chúng sinh nuôi lớn các Căn thiện. Cần hiện ra thân đó thường dừng ở không diệt mất.

Phật Tử ! Đó là Bồ Tát Bồ Tát lớn thấy biết Niết Bàn Phật của Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chính Giác.

Lại nữa Phật Tử ! Bồ Tát Bồ Tát lớn này thấy biết Niết Bàn Như Lai vô lượng vô biên. Thành quả Cõi Pháp không đâu chướng ngại. Không sinh không mất. Thanh tịnh như khoảng không. Yên ở thực tế. Tùy theo yêu cầu của họ mà tỏ ra rõ. Giữ được nguyện vốn có. Không bỏ tất cả chúng sinh, tất cả Nước Phật, tất cả các Pháp.

Khi đó Phổ Hiền Bồ Tát muốn sáng lại nghĩa này. Dùng bài kệ ca ngợi nói rằng :

Nếu mặt Trời đầy đủ. Tất cả các Cõi Pháp.

Ảnh hiện tất cả nước. Chỉ trừ các đồ hỏng.

Như Lai cũng như thế. Rộng hiện tất cả đời.

Tâm chúng sinh không tin. Nói Phật vào Niết Bàn.

Ví như lửa cháy mạnh. Đốt thiêu tất cả vật.

Làng xóm không cây cỏ. Lửa chắc tự nhiên mất.

Như Lai cũng như thế. Tràn đầy khắp Cõi Pháp.

Thành quả các việc Phật. Tỏ rõ vào Niết Bàn.

Ví như ảo thuật lớn. Tỏ rõ vô lượng thân.

Như Lai cũng như thế. Rộng hiện tất cả thân.

Thành quả các việc Phật. Tỏ rõ Niết Bàn Phật.

Tùy theo nhận cảm hóa. Dùng nó mà tỏ rõ.

Như Lai có Tam muội. Tên là Không thể động.

Thành quả việc Phật xong. Sau đó vào Định này.

Nhớ sinh vô số Phật. Lại phóng vô lượng quang.

Quang có vô lượng hoa. Hoa có vô lượng Phật.

Thân Như Lai vô lượng. Tràn đầy các Cõi Pháp.

Người tích góp công Đức. Đều cùng thấy tất cả.

Thân Pháp Thiện Thệ sạch. Vô lượng các Cõi Pháp.

Thọ mệnh sạch trang nghiêm. Tất cả đều đầy đủ.

Giống như tính Không sinh. Như Lai nổi cũng thế.

Giống như tính Không sinh. Niết Bàn cũng như thế.

Đều rời Đạo lời nói. Không thể là ví dụ.

Khó được Phật trong Trời. Đầy đủ tất cả Đức.

Phật Tử ! Vì sao Bồ Tát Bồ Tát lớn thấy biết được Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chính Giác, do nghe thấy cung kính cúng dưỡng trồng được Căn thiện ? Bồ Tát Bồ Tát lớn này thấy biết được Như Lai, do nghe thấy cung kính cúng dưỡng trồng được Căn thiện. Đều cùng không sai. Công Đức không hết. Ly rời tất cả yêu thích. Thành quả Giải thoát. Quả báo không sai. Đầy đủ các nguyện. Ở trong tất cả Pháp Có làm. Không thể tận cùng. Mà có thể thuận theo Trí tuệ của Pháp Không có làm. Nổi lên các Trí tuệ Phật thành quả thời Tương lai. Đầy đủ tất cả các bậc Như Lai.

Phật Tử ! Ví như người đàn ông nuốt ít Kim cương. Cuối cùng không tiêu tan muốn từ thân ra. Tới ranh giới vầng Kim cương. Sau đó mới dừng ở. Sở dĩ thế nào ? Do vì Kim cương đó không thể tiêu tan. Như thế.

Phật Tử ! Ở nơi ở của Như Lai trồng ít Căn thiện. Có thể phá hỏng tất cả Phiền não của Pháp Có làm. Thậm chí thành quả Trí tuệ Niết Bàn của Như Lai. Sau đó mới dừng ở. Sở dĩ thế nào ? Ở nơi ở của Như Lai trồng Căn thiện do không thể hết.

Phật Tử ! Ví như đống cỏ khô lớn bằng với núi Tu Di. Nếu như có người cầm lấy lửa bằng hạt cải. Đều có thể thiêu hết. Cớ là sao ? Do tính lửa đều có thể thiêu đốt.

Phật Tử ! Ở nơi ở của Như Lai trồng ít Căn thiện cũng lại như thế. Đều có thể thiêu mất tất cả Phiền não. Không có thừa để lại. Thành quả Niết Bàn. Cớ là sao ? Ở nơi ở của Như Lai trồng các Căn thiện do thành quả tính.

Phật Tử ! Ví như núi Tuyết có cây thuốc lớn nhất. Tên là Thiện Hiện. Nếu có người thấy. Mắt được Thanh tịnh. Nếu có người nghe. Tai được Thanh tịnh. Nếu có người ngửi mùi thơm. Mũi được Thanh tịnh. Nếu người nếm mùi vị. Lưỡi được Thanh tịnh. Nếu có người chạm vào. Thân được Thanh tịnh. Nếu cầm lấy đất của nó. Đều có thể bỏ mất vô lượng các bệnh. Yên ổn vui sướng. Cây thuốc lớn nhất Bình Đẳng của Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chính Giác cũng lại như thế. Thường dùng tất cả các Phương tiện làm lợi ích chúng sinh. Nếu có được thấy Sắc thân của Như Lai. Mắt được Thanh tịnh. Nếu có được nghe tên hiệu của Như Lai. Tai được Thanh tịnh. Nếu có được ngửi thấy hương Giới hạnh của Như Lai. Mũi được Thanh tịnh. Nếu có được nếm vị Pháp của Như Lai. Lưỡi được Thanh tịnh. Được Căn lưỡi Kim cương Thanh tịnh dài rộng. Đều có thể diễn thuyết tất cả lời nói. Nếu có được chạm vào Quang sáng của Như Lai. Người đó liền được Sắc thân Thanh tịnh. Kết quả bắt được Thân Pháp Bình Đẳng. Nếu có người nhớ Như Lai. Được Tam muội Nhớ Phật. Nhớ đúng không loạn. Nếu có được quyển Kinh, nơi Tháp miếu của Như Lai. Lễ bái cúng dưỡng. Các chúng sinh đó đầy đủ Căn thiện. Diệt mất nạn Phiền não. Được vui của Thánh Hiền.

Phật Tử ! Thậm chí chúng sinh không tin, thấy sai trái. Nghe thấy Phật giả. Các chúng sinh đó ở trong nghe thấy, trồng được Căn thiện quả báo không giả. Thậm chí thành quả Niết Bàn. Cắt đứt tất cả ác, các Căn không thiện. Đầy đủ Căn thiện.

Phật Tử ! Ở nơi ở của Như Lai nghe thấy, cúng dưỡng cung kính trồng được Căn thiện, không thể nói giảng. Không thể ví dụ. Cớ là sao ? Như Lai không thể nghĩ bàn. Do vượt qua nghĩ bàn. Chỉ tùy theo ý muốn. Phật vì làm ví dụ.

Phật Tử ! Đó là Bồ Tát Bồ Tát lớn thấy biết với Như Lai, do nghe thấy cung kính cúng dưỡng, trồng các Căn thiện.

Khi đó các Bồ Tát Bồ Tát lớn báo cáo Phổ Hiền Bồ Tát nói rằng : Phật Tử ! Kinh này đang tên là gì ?

Vâng giữ thế nào ? Phật Tử ! Tên của Kinh này là Tạng Pháp kín hay của tất cả các Phật. Tất cả Thế gian không thể nghĩ bàn. Quang sáng Trí tuệ lớn dấu ấn của Như Lai. Mở ra tỏ ra rõ tính loại Như Lai. Nuôi lớn công Đức của tất cả Bồ Tát. Tất cả Thế gian không thể phá hỏng. Thuận theo cảnh giới của tất cả Như Lai. Giúp cho tất cả chúng sinh đều cùng Thanh tịnh. Phân biệt diễn thuyết thành quả Pháp Phật.

Phật Tử ! Kinh điển như thế. Chỉ là dựa vào Bậc Pháp không thể nghĩ bàn. Bồ Tát Bồ Tát lớn một hướng chuyên tâm cầu Bồ Đề, phân biệt giảng giải. Không do người khác. Cớ là sao ? Kinh này không vào tay của tất cả chúng sinh. Chỉ ngoại trừ Bồ Tát.

Phật Tử ! Ví như tất cả bảy vật báu của Vua Thánh Chuyển Luân. Do vì vật báu này thực hành Pháp của Vua Chuyển Luân. Bảy vật báu của Vua Thánh không chịu cầm giữ. Chỉ ngoại trừ phu nhân bậc nhất, sinh được Thái Tử. Người thành công đầy đủ tướng của Vua Thánh.

Phật Tử ! Nếu Vua Chuyển Luân không có Thái Tử đầy đủ các Đức này. Sau khi Vua bỏ mệnh. Các loại vật báu này tự nhiên tan mất.

Phật Tử ! Như thế Kinh này không vào tay của tất cả chúng sinh. Chỉ trừ con chân thực của Vua Pháp Như Lai. Sinh từ gia đình họ tộc của các Như Lai. Người trồng các Căn thiện hình tướng Như Lai. Nếu không có điều này cùng với con chân thực của Phật. Kinh này chắc là mất. Cớ là sao ? Tất cả Thanh Văn, Duyên Giác không nghe Kinh này. Huống chi nhận giữ, viết chép, giảng giải. Không có nơi đó. Chỉ ngoại trừ Bồ Tát Bồ Tát lớn có thể tự tụng giữ, viết chép quyển Kinh.

Phật Tử ! Vì thế Bồ Tát Bồ Tát lớn nghe Kinh này. Vui mừng cung kính. Đỉnh lễ nhận giữ. Cớ là sao ?

Bồ Tát Bồ Tát lớn tin thích Kinh này. Làm ít Phương tiện. Đều quyết định được Bình Đẳng Bồ Đề.

Phật Tử ! Bồ Tát Bồ Tát lớn tuy vô lượng trăm triệu Na do tha Kiếp, thực hành sáu Pháp tới Niết Bàn.

Tu luyện Căn thiện phẩm Đạo. Chưa nghe Kinh này. Tuy nghe không tin. Nhận giữ thuận theo. Loại đó do là Bồ Tát giả danh. Sinh không từ gia đình họ tộc Như Lai.

Phật Tử ! Nếu Bồ Tát Bồ Tát lớn được nghe Kinh này. Nghe xong tin hướng về nhận giữ thuận theo.

Cần biết loại này là Con Phật chân chính. Sinh từ gia đình Phật. Thuận theo cảnh giới của tất cả Như Lai. Đầy đủ Pháp đúng của tất cả Bồ Tát. Yên ở cảnh giới của Tất cả loại Trí tuệ. Rời xa các Pháp của tất cả Thế gian. Sinh ra nuôi lớn hạnh của Như Lai. Tới được Niết Bàn các Pháp của tất cả Bồ Tát. Với Pháp đúng Tự do của Như Lai tâm không có nghi hoặc. Thành quả yên ở bậc không có Thầy. Nhập sâu vào cảnh giới của tất cả Như Lai.

Phật Tử ! Bồ Tát Bồ Tát lớn nghe Kinh này xong. Cần phải phát ý bình đẳng, thực hành tâm vô lượng. Rời xa tất cả tưởng nhớ ảo vọng. Thành quả tâm ngay thẳng đối diện. Nhớ đúng tất cả Như Lai. Tu luyện bình đẳng Thanh tịnh. Giống như khoảng không. Phân biệt quan sát tất cả Nghiệp hạnh Bồ Tát và các Cõi Pháp. Thành công đầy đủ Trí tuệ của Tất cả Trí tuệ. Rời xa bẩn đục của tất cả Thế gian. Phát tâm Thanh tịnh. Tràn đầy tất cả Thế giới mười phương. Nhập sâu vào tất cả môn Pháp của Bồ Tát. Bình đẳng quan sát các Phật Ba Đời. Đầy đủ Trí tuệ công Đức Căn thiện. Nhập sâu vào nơi này cùng với tất cả các Pháp. Mà không đâu nhập vào. Không nghĩ nhớ một Pháp. Không nghĩ nhớ hai Pháp. Đều bình đẳng xem vô lượng các Pháp.

Phật Tử ! Bồ Tát Bồ Tát lớn thành công như thế cùng với công Đức. Làm ít Phương tiện. Được Trí tuệ không có Thầy.

Khi đó Phổ Hiền Bồ Tát muốn sáng lại nghĩa này. Dùng bài kệ ca ngợi nói rằng :

Nếu nghe thấy Như Lai. Cung kính và cúng dưỡng.

Trồng được các Căn thiện. Vô lượng không thể nói.

Trong tất cả Có làm. Không thể được cùng tận.

Các Phiền não Vắng lặng. Rời khổ được Niết Bàn.

Ví như có một người. Nuốt chửng ít Kim cương.

Cuối cùng không thể tan. Xuống tới rìa Kim cương.

Như thế nơi mười lực. Nghe thấy cúng dưỡng Phúc.

Đầy đủ Trí Kim cương. Phiền não diệt không thừa.

Ví như chất cỏ khô. Bằng núi Tu Di đó.

Ném lửa bằng hạt cải. Đốt hết đều không thừa.

Như thế nơi Thiện Thệ. Nếu trồng ít công Đức.

Đốt mất các Phiền não. Hướng đúng tới Niết Bàn.

Ví như trong núi Tuyết. Có cây thuốc lớn nhất.

Nghe thấy ngửi nếm chạm. Bỏ mất tất cả nạn.

Mười lực cũng như thế. Nếu có người nghe thấy.

Tu luyện được công Đức. Thành quả được Bồ Đề.

Khi đó Thế giới bằng số bụi trần của trăm nghìn trăm triệu Na do tha Nước Phật mười phương, không thể nói không thể nói. Sáu loại chấn động. Đông nổi Tây chìm, Tây nổi Đông chìm, Nam nổi Bắc chìm. Bắc nổi Nam chìm, Rìa nổi Giữa chìm, Giữa nổi Rìa chìm. Cùng với mười tám kiểu chấn động.

Gọi là động, động khắp, cùng động khắp. Rời, rời khắp, cùng rời khắp. Phát ra, phát ra khắp, cùng phát ra khắp. Rung, rung khắp, cùng rung khắp. Kêu, kêu khắp, cùng kêu khắp. Vọt ra, vọt ra khắp, cùng vọt ra khắp.

Lúc đó do Thần lực của Phật. Do Pháp như thế. Rơi xuống các mây hoa. Vượt qua các Trời. Rơi xuống mây áo báu, mây lọng, mây cờ, mây phướn, mây hương, mây hương bôi, mây hoa man, mây trang nghiêm, các mây báu, mây ca ngợi Bồ Tát, mây thân Bồ Tát, mây ba Bồ Đề chân thực. Rộng làm cho Thế giới không thể nghĩ bàn, đều cùng Thanh tịnh. Rơi xuống mây âm thanh vi diệu của Như Lai. Tràn đầy vô lượng vô biên Cõi Pháp. Như bốn Thiên hạ này. Do Thần lực của Phật. Làm cho các Bồ Tát đều rất vui mừng. Tất cả mười phương cũng lại như thế.

Khi đó bên ngoài Thế giới bằng số bụi trần, qua mỗi tám mươi trăm nghìn trăm triệu Na do tha Nước Phật mười phương không thể nói. Đều có Như Lai bằng số bụi trần của tám mươi trăm nghìn trăm triệu Na do tha Nước Phật, không thể nói. Đều hiện ra thân họ. Nếu đối diện gần. Cùng một tên hiệu Phổ Hiền. Hiện ra xong đều làm lời nói như thế. Thiện thay ! Thiện thay !

Phật Tử ! Lại có thể dựa vào Thần lực của Phật. Thuận theo Pháp sâu giảng giải không thể nghĩ bàn tính Như Lai nổi lên Pháp đúng.

Phật Tử ! Chúng ta các Phật cũng nói Pháp này. Tất cả các Phật và các Bồ Tát mười phương cũng lại như thế. Khi nói Kinh này. Bồ Tát bằng số bụi trần của trăm nghìn Nước Phật. Được tất cả sáng, tất cả Tam muội của Bồ Tát. Nhớ truyền cho một lần sinh. Đang thành Bình Đẳng Chính Đẳng Giác. Chúng sinh phát tâm Bồ Đề bằng số bụi trần của một Nước Phật. Chúng ta đều cùng nhớ truyền cho. Ở thời Tương lai đang thành Đạo Phật. Đều cùng một tên hiệu. Tên hiệu Thắng Cảnh Giới Phật. Vì thế chúng ta đều do vì các Bồ Tát Tương lai. Giúp giữ Kinh này. Giúp cho ở Thế gian lâu dài. Độ thoát chúng sinh như bốn Thiên hạ này. Vô lượng A tăng kì không thể nghĩ bàn, không thể nói ra, không thể đo lường, không thể nói Cõi Pháp mười phương, Cõi khoảng không cùng với tất cả Thế giới chúng sinh được độ thoát. Cũng lại như thế. Do lực nguyện trước kia của Lô Xá Na Phật. Do Pháp như thế. Do lực Căn thiện. Do Trí tuệ không hết của Như Lai. Do Như Lai không sai thời. Do thuận theo yêu cầu của họ hóa ra Bồ Tát. Do rộng thực hành hạnh Phổ Hiền Bồ Tát. Do hiện ra rõ Tất cả loại Trí tuệ.

Khi đó Thế giới bên ngoài bằng số bụi trần, qua mỗi trăm nghìn trăm triệu Na do tha Nước Phật mười phương không thể nói. Đều có Bồ Tát của trăm nghìn trăm triệu Na do tha Nước Phật không thể nói. Đi tới đất này. Tràn đầy tất cả Cõi Pháp. Tỏ ra rõ trang nghiêm vi diệu lớn của Bồ Tát. Phóng lưới Quang sáng lớn. Chấn động tất cả Thế giới. Tan hỏng tất cả cung điện các Ma. Bỏ mất các nạn của tất cả Đạo ác. Chiếu sáng tất cả công Đức của Như Lai. Ca ngợi Pháp đúng của tất cả Như Lai. Rơi xuống khắp vô lượng vô biên mây mưa cúng dưỡng. Tỏ ra rõ vô lượng đủ các loại thân khác. Hiện ra rõ bản thân. Vô lượng khí cụ môn Pháp của các Phật.

Thời các Bồ Tát đó dựa vào Thần lực của Phật. Đều làm lời nói như thế. Thiện thay ! Thiện thay ! Lại có thể nói Pháp không thể phá hỏng của Như Lai đó.

Phật Tử ! Chúng ta tất cả đều tên là Phổ Hiền. Ở Phổ Quang Minh Thế giới nơi ở của Phổ Thắng Như Lai tu hạnh Phạm Thanh tịnh. Nơi ở của các Phật đó cũng nói Kinh như thế. Câu như thế. Vị như thế. Hạnh như thế. Tướng mạo như thế.

Phật Tử ! Chúng ta do dựa vào Thần lực của Phật. Do Pháp như thế. Từ Thế giới đó đi tới đất này. Vì Ngài làm minh chứng. Tất cả tận cùng Cõi Pháp mười phương, Cõi khoảng không cùng với tất cả Thế giới. Cũng lại như thế. Lúc đó Phổ Hiền Bồ Tát dựa vào Thần lực của Phật. Quan sát tất cả các chúng Bồ Tát. Muốn sáng lại tính Như Lai nổi lên Pháp đúng. Muốn nói vô lượng công Đức của Như Lai. Muốn sáng tỏ Pháp đúng của Như Lai không thể tan hỏng. Muốn sinh vô lượng Pháp sáng Trí tuệ của tất cả Bồ Tát. Muốn nói tất cả đầy đủ Pháp Phật. Muốn quan sát tất cả các loại tâm chúng sinh. Muốn thuận theo ý họ, cảm hóa không sai thời. Muốn phân biệt tất cả vô lượng vô biên Pháp đúng của Bồ Tát. Muốn hiện ra trang nghiêm Tự do biến hóa của tất cả Như Lai. Muốn sáng tỏ một thân không khác của tất cả Như Lai. Muốn sinh ra vô lượng hạnh vốn có của tất cả Bồ Tát. Dùng bài kệ ca ngợi nói rằng :

Tất cả các Như Lai. Do thành công uy nghi.

Người đời đều nói khen. Không thể là ví dụ.

Vì lợi ích chúng sinh. Do đều giúp hiểu rộng.

Dùng bảo sai là bảo. Hiện rõ nghĩa chân thực.

Pháp kín hay như thế. Vô lượng Kiếp khó nghe.

Người Trí tuệ Tinh tiến. Mới nghe tạng Như Lai.

Nếu có nghe Kinh này. Người vui mừng cung kính.

Người này Quá khứ đã. Cúng dưỡng vô lượng Phật.

Cần biết như người này. Các Trời thường ca ngợi.

Tất cả các Thiện Thệ. Hút lấy thường bảo vệ.

Tất cả các Thiện Thệ. Hơn Thế gian trên đời.

Chúng vui mừng tốt nhất. Kinh này do bên trong.

Hay sinh ra vô lượng. Tất cả Đạo sáng sạch.

Vì thế rời phóng túng. Nhất tâm thường kính giữ.

 

Phần một thứ ba mươi ba Phẩm Ly rời Thế gian, Kinh Hoa Nghiêm Đại Phương Quảng Phật.

Khi đó Thế Tôn ở trong nhà Pháp Phổ Quang Đạo Tràng Tịch Diệt Nước Ma Kiệt Đề. Ngồi trên tòa Sư Tử báu tạng hoa Sen. Thành Đẳng Chính Giác. Nhớ không hai nhớ. Nhớ không có hình tướng. Ở dừng ở của Phật. Cùng tất cả Phật. Đến hướng tới không trở ngại. Được Pháp không trở về. Cảnh giới không trở ngại. Dừng ở không nghĩ bàn. Rời xa Ba Đời. Ở tất cả Thế giới đều hiện ra thân Phật. Biết tất cả Pháp, thành công đầy đủ tất cả hạnh vi diệu. Vĩnh diệt mất nghi hoặc. Ly rời thân ảo vọng. Có thể cho tất cả Bồ Tát vô lượng Trí tuệ. Dừng ở không có hai Pháp của Phật. Thành quả tới Niết Bàn. Đầy đủ môn Pháp Trí tuệ không thể tan hỏng của Như Lai. Thành quả vô lượng vô biên Cõi Pháp trống rỗng cùng với các bậc Như Lai.

Cùng với Bồ Tát Bồ Tát lớn đi theo, bằng số bụi trần của trăm nghìn trăm triệu Na do tha, không thể nói tất cả Nước Phật. Đều là một lần sinh đang thành Bình Đẳng Chính Đẳng Giác. Đều từ Thế giới mười phương tới tập hợp. Thành công đầy đủ Trí tuệ Phương tiện của tất cả Bồ Tát. Phương tiện thiện khéo điều phục chúng sinh. Đều giúp cho yên ở Pháp đúng của Bồ Tát. Phân biệt biết rõ tất cả Thế giới. Quan sát sáng suốt cảnh giới Giải thoát. Đều đã bỏ mất tất cả ảo vọng. Thành công đầy đủ tất cả hạnh vi diệu. Dễ hút lấy chúng sinh, nhập sâu vào vô lượng Pháp Phương tiện khéo. Dễ biết quả báo của tất cả chúng sinh. Dễ biết tất cả tâm chúng sinh. Sai khiến Phương tiện cảnh giới các Căn. Được tất cả các Phật Ba Đời nói câu vị và nghĩa. Dễ nghe nhận giữ. Rộng vì người nói. Dễ nhập vào vô lượng vô biên Thế gian. Ly rời Pháp Thế gian. Hay có thể hiểu rõ các Pháp Có làm. Đều cùng không có hai.

Ở trong một nghĩ nhớ được Trí tuệ của tất cả Phật. Ở trong mỗi nghĩ nhớ. Hay có thể hiện ra rõ thành Đẳng Chính Giác. Giúp cho tất cả chúng sinh phát tâm Bồ Đề. Thành Đẳng Chính Giác. Nhập vào cảnh giới của một chúng sinh. Hay biết cảnh giới tâm của tất cả chúng sinh. Không bỏ bậc Như Lai. Hiện ra thân Bồ Tát. Được bậc Tất cả Trí Không chuyển lui. Không bỏ hạnh Bồ Tát. Nhập sâu vào Trí không làm. Do vì tất cả chúng sinh. Với vô lượng vô số Kiếp tu hành hạnh Bồ Tát. Với vô lượng vô số Kiếp. Khó được gặp ngay Bồ Tát báu. Chuyển vầng Pháp đúng. Điều phục chúng sinh. Đều giúp cho nhanh được mắt Pháp sáng Thanh tịnh. Thành công tất cả các Phật Ba Đời dừng ở hạnh nguyện Thanh tịnh. Đầy đủ như thế cùng với vô lượng vô biên công Đức. Tất cả các Phật hết Kiếp Tương lai nói không thể hết.

Tên họ là Phổ Hiền Bồ Tát, Phổ Chính Pháp Bồ Tát, Phổ Hóa Bồ Tát, Phổ Tuệ Bồ Tát, Phổ Nhãn Bồ Tát. Phổ Quang Bồ Tát, Phổ Quan Sát Bồ Tát, Phổ Chiếu Bồ Tát, Phổ Tràng Bồ Tát, Phổ Giác Bồ Tát.

Như thế cùng với Bồ Tát Bồ Tát lớn, bằng số bụi trần của trăm vạn trăm triệu Na do tha, không thể nói Nước Phật. Đều cùng đủ hạnh nguyện Phổ Hiền. Thuận theo các Thế giới có Phật xuất hiện ở Thế gian. Đều có thể đi tới mời chuyển vầng Pháp. Đều có thể nhận giữ Pháp đúng của các Phật. Giúp cho không cắt đứt họ tộc của tất cả Phật. Đều có thể biết rõ tất cả các Phật, lần lượt nhớ truyền cho thành Phật. Thuận theo các Thế giới thành Đẳng Chính Giác. Chuyển vầng Pháp Thanh tịnh. Ở Thế giới không có Phật hiện ra thân Phật. Xuất hiện ở đời. Giúp cho người có nhiễm uế. Đều được Thanh tịnh. Bỏ mất tất cả chướng Nghiệp Bồ Tát. Nhập vào Cõi Pháp không có trở ngại.

Khi đó Tam muội Nhận đúng của Phổ Hiền Bồ Tát. Tam muội đó tên là Phật Hoa Nghiêm. Nhập vào Tam muội xong. Tất cả Thế giới mười phương. Sáu loại mười tám chấn động. Sinh ra âm thanh vi diệu. Tất cả Thế giới đều cùng nghe được. Sau đó yên lành thức dậy từ Tam muội.

Lúc đó Phổ Tuệ Bồ Tát biết mây các Đại chúng Bồ Tát tập hợp. Hỏi Phổ Hiền Bồ Tát nói rằng : Phật Tử ! Thế nào là Bồ Tát Bồ Tát lớn dựa vào quả báo ? Thế nào là Tưởng nhớ đặc biệt ? Thế nào là Hạnh ? Thế nào là Tri thức thiện ? Thế nào là siêng tu Tinh tiến ? Thế nào là hi vọng đúng ? Thế nào là thành công chúng sinh ? Thế nào là Giới hạnh ? Thế nào là tự biết nhận nhớ Pháp ? Thế nào là Nhập vào ? Thế nào là nhập vào Như Lai ? Thế nào là nhập vào hạnh tâm chúng sinh ? Thế nào là nhập vào Thế giới ? Thế nào là nhập vào Kiếp ? Thế nào là nói Ba Đời ? Thế nào là nhập vào ba Thế gian ? Thế nào là ly rời tâm buồn không chán ghét hối hận ? Thế nào là Trí tuệ không phá hỏng ? Thế nào là Đà La Ni ? Thế nào là biết phân biệt nói Phật ? Thế nào là phát tâm Phổ Hiền ? Thế nào là Pháp hạnh nguyện của Phổ Hiền ? Thế nào là Đại Bi ? Thế nào là Nhân duyên phát tâm Bồ Đề ? Thế nào là với Tri thức thiện phát ra tâm cung kính ? Thế nào là Thanh tịnh ? Thế nào là Pháp tới Niết Bàn ?

Thế nào là hiểu biết thuận theo ? Thế nào là Trí tuệ quyết định ? Thế nào là lực ? Thế nào là Bình đẳng ? Thế nào là câu Pháp Phật ? Thế nào là nói Pháp ? Thế nào là nhận giữ ? Thế nào là biện luận ?

Thế nào là Pháp tốt ? Thế nào là không nương nhờ ? Thế nào là tâm Bình đẳng ? Thế nào là sinh ra Trí tuệ ? Thế nào là biến hóa ? Thế nào là giữ lấy ? Thế nào là hi vọng lớn đúng ? Thế nào là nhập sâu vào Pháp Phật ? Thế nào là dừng dựa vào ? Thế nào là phát tâm không sợ ? Thế nào là bỏ mất tất cả nghi hoặc phát tâm không nghi ? Thế nào là không nghĩ bàn ? Thế nào là lời nói kín hay Phương tiện khéo ? Thế nào là Trí tuệ phân biệt Phương tiện khéo ? Thế nào là Tam muội Nhận đúng ? Thế nào là tất cả nơi ? Thế nào là môn Pháp ? Thế nào là thông suốt ? Thế nào là sáng ? Thế nào là Giải thoát ? Thế nào là vườn rừng ?

Thế nào là cung điện ? Thế nào là vui ? Thế nào là trang nghiêm ? Thế nào là phát tâm không động ? Thế nào là tâm sâu không bỏ ? Thế nào là quan sát Trí tuệ ? Thế nào là Pháp phân biệt ? Thế nào là không bẩn ? Thế nào là dấu ấn Trí tuệ ? Thế nào là Quang sáng Trí tuệ ? Thế nào là dừng ở không thể nói so lường ? Thế nào là tâm không lười nhác ? Thế nào là tâm ngay thẳng như núi lớn nhất Tu Di ? Thế nào là dừng ở quý báu ? Thế nào là nhập sâu vào biển lớn Trí tuệ thành Bình Đẳng Bồ Đề ? Thế nào là phát tâm Kim cương trang nghiêm Pháp Bậc Phật ? Thế nào là phát ra việc lớn ? Thế nào là thành quả việc lớn ? Thế nào là tin không phá hỏng ? Thế nào là nhớ truyền cho ? Thế nào là hồi hướng Căn thiện ? Thế nào là được Trí tuệ ? Thế nào là phát vô lượng vô biên tâm rộng ? Thế nào là tạng ? Thế nào là điều thuận ?

Thế nào là Tự do ? Thế nào là Tự do của chúng sinh ? Thế nào là Tự do của Nước Phật ? Thế nào là Tự do của Pháp ? Thế nào là Tự do của thân ? Thế nào là Tự do của nguyện ? Thế nào là Tự do cảnh giới ? Thế nào là Tự do Trí tuệ ? Thế nào là Tự do thông suốt ? Thế nào là Tự do Thần lực ? Thế nào là Tự do lực ? Thế nào là Thần thông đi lại ? Thế nào là hạnh tốt ? Thế nào là lực ? Thế nào là không sợ ? Thế nào là không cùng Pháp ? Thế nào là Nghiệp ? Thế nào là thân ? Thế nào là Nghiệp thân ? Thế nào là Nghiệp thân Thanh tịnh ? Thế nào là miệng ? Thế nào là Nghiệp miệng Thanh tịnh ? Thế nào là Nghiệp miệng Thanh tịnh được các giúp bảo vệ ? Thế nào là Nghiệp miệng làm được việc lớn ? Thế nào là tâm ? Thế nào là phát tâm ? Thế nào là đầy đủ tâm ? Thế nào là Căn ? Thế nào là tâm ngay thẳng ? Thế nào là tâm sâu ?

Thế nào là Phương tiện ? Thế nào là thích tu hành ? Thế nào là Giải thoát nhập sâu vào Thế giới ? Thế nào là nhập vào tính chúng sinh ? Thế nào là thói quen ? Thế nào là cháy mạnh ? Thế nào là hướng tới ? Thế nào là Pháp đầy đủ ? Thế nào là Pháp Phật lui mất ? Thế nào là ly rời sinh ? Thế nào là Pháp quyết định ? Thế nào là sinh ra Pháp Đạo Phật ? Thế nào là Đạo ? Thế nào là được tên hiệu người nam thiện ? Thế nào là vô lượng Đạo ? Thế nào là khí cụ Đạo ? Thế nào là tu Đạo ? Thế nào là trang nghiêm Đạo ? Thế nào là chân ? Thế nào là tay ? Thế nào là bụng ? Thế nào là tạng ? Thế nào là tâm ? Thế nào là trang nghiêm ? Thế nào là dựa vào khí chất ? Thế nào là đầu ? Thế nào là mắt ? Thế nào là tai ? Thế nào là mũi ? Thế nào là lưỡi ? Thế nào là thân ? Thế nào là ý ? Thế nào là đi ? Thế nào là dừng ? Thế nào là ngồi ? Thế nào là nằm ? Thế nào là dừng ở ? Thế nào là làm ?  Thế nào là quan sát ? Thế nào là quan sát khắp ? Thế nào là hăng hái ? Thế nào là Sư Tử gầm ?

Thế nào là Cho sạch ? Thế nào là Giới hạnh sạch ? Thế nào là Nhẫn sạch ? Thế nào là Tinh tiến sạch ?

Thế nào là Thiền sạch ? Thế nào là Trí tuệ sạch ? Thế nào là Từ sạch ? Thế nào là Bi sạch ? Thế nào là vui sạch ? Thế nào là bỏ sạch ? Thế nào là nghĩa ? Thế nào là Pháp ? Thế nào là đủ công Đức ? Thế nào là đủ Trí tuệ ? Thế nào là đủ sáng ? Thế nào là cầu Pháp ? Thế nào là Pháp sáng tỏ ? Thế nào là Pháp hướng về ? Thế nào là Ma ? Thế nào là Nghiệp Ma ? Thế nào là rời bỏ Nghiệp Ma ? Thế nào là thấy Phật ? Thế nào là Nghiệp Phật ? Thế nào là Nghiệp kiêu mạn ? Thế nào là Nghiệp Trí tuệ ? Thế nào là hút giữ của Ma ? Thế nào là hút giữ của Phật ? Thế nào là hút giữ của Pháp ? Thế nào là làm được sự nghiệp dừng ở Trời Đâu Suất ? Thế nào là tỏ ra rõ bỏ mệnh trên Trời Đâu Suất ? Thế nào là việc tỏ ra giáng Thần vào thai mẹ ? Thế nào là tỏ ra rõ hướng tới nhỏ bé ? Thế nào là sinh ? Thế nào là trang nghiêm lớn ?

Thế nào là đi tới bảy bước ? Thế nào là tỏ ra rõ nơi Cậu bé ? Thế nào là tỏ ra rõ hầu gái quyến thuộc ?

Thế nào là tỏ ra rõ bỏ nhà đi Xuất gia ? Thế nào là tỏ ra rõ hạnh Khổ ? Thế nào là đi tới Đạo tràng ?

Thế nào là ngồi ở Đạo tràng ? Thế nào là khi ngồi ở Đạo tràng hiện rõ tướng đặc biệt ? Thế nào là tỏ ra rõ hàng phục Ma ? Thế nào là thành Đẳng Chính Giác ? Thế nào là chuyển vầng Pháp ? Thế nào là nhân do chuyển vầng Pháp được Pháp sáng sạch ?

Phật Tử ! Thế nào là Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chính Giác tỏ ra rõ Niết Bàn Phật ?

Thiện thay Phật Tử ! Như hướng được hỏi. Nguyện diễn thuyết đầy đủ.

Khi đó Phổ Hiền Bồ Tát Bồ Tát lớn bảo Phổ Tuệ cùng với các Bồ Tát nói rằng : Phật Tử ! Bồ Tát Bồ Tát lớn có mười loại quả báo dựa vào ? Thế nào là mười ?

Gọi là quả báo dựa vào tâm Bồ Đề. Do thành quả không quên mất. Quả báo dựa vào Tri thức thiện. Do hòa hợp thuận theo. Quả báo dựa vào Căn thiện. Do nuôi lớn các Căn thiện. Quả báo dựa vào các Pháp tới Niết Bàn. Do thành quả tu hành. Quả báo dựa vào tất cả Pháp. Do vĩnh ra ngoài sinh chết. Quả báo dựa vào các nguyện. Do muôi lớn Bồ Đề. Quả báo dựa vào các hạnh. Do rộng tu luyện. Quả báo dựa vào Bồ Tát. Do một lần sinh thành Phật. Quả báo dựa vào cúng dưỡng Phật. Do tâm tin không phá hỏng. Quả báo dựa vào tất cả Như Lai. Do dạy đúng ly rời đảo lộn.

Phật Tử ! Đó là mười loại quả báo dựa vào của Bồ Tát Bồ Tát lớn. Nếu Bồ Tát Bồ Tát lớn dừng ở quả báo dựa vào này. Chắc được quả báo dựa vào Trí tuệ Bình Đẳng của Như Lai.

Phật Tử ! Bồ Tát Bồ Tát lớn có mười loại tưởng nhớ đặc biệt. Thế nào là mười ?

Gọi là với tất cả Căn thiện. Sinh tưởng nhớ Căn thiện của bản thân. Với tất cả Căn thiện. Sinh tưởng nhớ hạt giống Bồ Đề. Với tất cả chúng sinh. Sinh tưởng nhớ khí chất Bồ Đề. Với tất cả nguyện. Sinh tưởng nhớ nguyện của bản thân. Với tất cả Pháp. Sinh tưởng nhớ ra ngoài sinh chết. Với tất cả hạnh. Sinh tưởng nhớ hạnh của bản thân. Với tất cả Pháp. Sinh tưởng nhớ Pháp Phật. Với tất cả lời nói. Sinh tưởng nhớ Đạo lời nói.  Với tất cả Phật. Sinh tưởng nhớ là cha nhân từ. Với tất cả Như Lai. Sinh tưởng nhớ không có hai.

Phật Tử ! Đó là mười loại tưởng nhớ đặc biệt của Bồ Tát Bồ Tát lớn. Nếu Bồ Tát Bồ Tát lớn yên ở tưởng nhớ  này. Chắc là được tất cả tưởng nhớ chuyển vận Phương tiện hay khéo Bình Đẳng.

Phật Tử ! Bồ Tát Bồ Tát lớn có mười loại hạnh. Thế nào là mười ?

Gọi là giúp cho tất cả chúng sinh. Chuyên cầu hạnh Pháp đúng. Hạnh Căn thiện thành thục. Hay học tất cả hạnh giữ Giới. Nuôi lớn tất cả hạnh Căn thiện. Nhất tâm không loạn tu hạnh Tam muội. Phân biệt tất cả các hạnh Trí tuệ. Tu luyện tất cả hạnh tu được. Trang nghiêm tất cả hạnh Thế giới. Cung kính cúng dưỡng hạnh Tri thức thiện. Cung kính cúng dưỡng các hạnh Như Lai.

Phật Tử ! Đó là mười loại hạnh của Bồ Tát Bồ Tát lớn. Nếu Bồ Tát Bồ Tát lớn yên ở hạnh này. Chắc là được hạnh Trí lớn Bình Đẳng của Như Lai.

Phật Tử ! Bồ Tát Bồ Tát lớn có mười loại Tri thức thiện. Thế nào là mười ?

Gọi là có thể giúp cho yên ở Tri thức thiện của tâm Bồ Đề. Có thể giúp cho tu luyện Tri thức thiện của Căn thiện. Có thể giúp cho thành quả Tri thức thiện của các Pháp tới Niết Bàn. Có thể giúp cho phân biệt giảng giải Tri thức thiện của tất cả các Pháp. Có thể giúp cho yên ở Tri thức thiện của tất cả chúng sinh thành thục. Có thể giúp cho đầy đủ tài hùng biện tùy theo hỏi Tri thức thiện có thể trả lời. Có thể giúp cho không nương nhờ tất cả Tri thức thiện sinh chết. Có thể giúp cho ở tất cả Kiếp thực hành hạnh Bồ Tát, tâm không chán mệt Tri thức thiện. Có thể giúp cho yên ở Tri thức thiện của hạnh Phổ Hiền. Có thể giúp cho nhập sâu vào Tri thức thiện Trí tuệ của tất cả Phật.

Phật Tử ! Đó là mười loại Tri thức thiện của Bồ Tát Bồ Tát lớn.

Phật Tử ! Bồ Tát Bồ Tát lớn có mười loại siêng tu Tinh tiến. Thế nào là mười ?

Gọi là siêng tu Tinh tiến giáo hóa tất cả chúng sinh. Siêng tu Tinh tiến nhập vào tất cả Pháp. Siêng tu Tinh tiến giúp cho tất cả Thế giới Thanh tịnh. Siêng tu Tinh tiến thành quả tất cả học được của Bồ Tát.

Siêng tu Tinh tiến giúp cho tất cả chúng sinh bỏ mất tất cả ác. Siêng tu Tinh tiến bỏ mất tất cả khổ của Địa ngục, Quỷ đói, Súc sinh, Vua Diêm La. Siêng tu Tinh tiến hàng phục tất cả Ma. Siêng tu Tinh tiến vì tất cả chúng sinh làm mắt Thanh tịnh. Siêng tu Tinh tiến cung kính cúng dưỡng tất cả các Phật. Siêng tu Tinh tiến giúp cho tất cả Như Lai đều cùng vui mừng.

Phật Tử ! Đó là mười loại siêng tu Tinh tiến của Bồ Tát Bồ Tát lớn. Nếu Bồ Tát Bồ Tát lớn dừng ở Tinh tiến này. Chắc là đầy đủ Pháp Tinh tiến tới Niết Bàn của Bình Đẳng Như Lai.

Phật Tử ! Bồ Tát Bồ Tát lớn có mười loại hi vọng đúng. Thế nào là mười ?

Gọi là tự dừng ở tâm Bồ Đề. Cũng giúp chúng sinh hi vọng đúng dừng ở tâm Bồ Đề. Tự ly rời tức giận tranh kiện. Cũng giúp chúng sinh hi vọng đúng ly rời xa tức giận tranh kiện. Tự ly rời ngu si. Yên ở Pháp Phật. Cũng giúp chúng sinh rời bỏ ngu si. Yên ở hi vọng đúng Pháp Phật. Tự tu Căn thiện. Chuyên cầu Pháp đúng. Cũng giúp chúng sinh tu luyện Căn thiện. Chuyên cầu hi vọng đúng Pháp đúng. Tự thành quả các Pháp tới Niết Bàn. Được tới Niết Bàn. Cũng giúp chúng sinh thành quả các Pháp tới Niết Bàn. Hi vọng đúng được tới Niết Bàn. Tự sinh gia đình họ tộc Như Lai. Cũng giúp chúng sinh hi vọng đúng, sinh ở gia đình họ tộc Như Lai. Tự nhập sâu vào xem tính không hết của tất cả Pháp. Cũng giúp chúng sinh hi vọng đúng, nhập sâu vào xem tính không hết của tất cả Pháp. Tự không phỉ báng tất cả Pháp Phật. Cũng giúp chúng sinh hi vọng đúng, không phỉ báng tất cả Pháp Phật. Tự đầy đủ nguyện Tất cả Trí tuệ. Cũng giúp chúng sinh hi vọng đúng, đầy đủ nguyện Tất cả Trí tuệ. Tự nhập sâu vào tạng Trí tuệ không hết của tất cả Như Lai. Cũng giúp chúng sinh hi vọng đúng, nhập sâu vào tạng Trí tuệ không hết của tất cả Như Lai.

Phật Tử ! Đó là mười loại hi vọng đúng của Bồ Tát Bồ Tát lớn. Nếu Bồ Tát Bồ Tát lớn yên ở Pháp này. Chắc là được hi vọng đúng, Trí tuệ lớn bình đẳng của Như Lai Bình Đẳng.

Phật Tử ! Bồ Tát Bồ Tát lớn có mười loại Pháp. Thành công chúng sinh. Thế nào là mười ?

Gọi là Bố thí thành công chúng sinh. Sắc thân đoan nghiêm thành công chúng sinh. Nói Pháp thành công chúng sinh. Đồng ý thành công chúng sinh. Không nhiễm nương nhờ, thành công chúng sinh. Ca ngợi hạnh Bồ Tát, thành công chúng sinh. Tỏ ra rõ tất cả Thế giới cháy mạnh, thành công chúng sinh.

Ca ngợi công Đức của Như Lai thành công chúng sinh. Tỏ ra rõ Tự do Thần lực, thành công chúng sinh. Đủ các loại Phương tiện khéo kín hay thuận theo việc Thế gian, thành công chúng sinh.

Phật Tử ! Đó là mười loại thành công chúng sinh của Bồ Tát Bồ Tát lớn. Nếu Bồ Tát Bồ Tát lớn yên ở Pháp này. Chắc là có thể thành công tất cả chúng sinh.

Kinh Hoa Nghiêm Đại Phương Quảng Phật, quyển thứ ba mươi sáu.