Kinh Hoa Nghiêm Đại Phương Quảng Phật
(Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh)
Hán dịch: Đông Tấn Thiên Trúc Tam Tạng Phật Đà Bạt Đà La
Việt dịch: Phật Tử Bùi Đức Huề dịch năm 3/2013-2014

 

QUYỂN THỨ BA MƯƠI LĂM

Phần ba thứ ba mươi hai Phẩm Nổi lên tính Bảo Vương Như Lai.

Lại nữa Phật Tử ! Bồ Tát Bồ Tát lớn thấy biết mười loại vô lượng âm thanh của Như Lai. Thế nào là mười ? Gọi là thấy biết khoảng không ngang bằng vô lượng. Do đều đến khắp các nơi. Thấy biết Cõi Pháp ngang bằng vô lượng. Do các nơi đều thông suốt. Thấy biết Cõi chúng sinh ngang bằng vô lượng. Vì giúp cho tất cả chúng sinh đều vui mừng. Thấy biết Nghiệp làm ngang bằng vô lượng. Do rộng nói tất cả quả báo. Thấy biết Phiền não ngang bằng vô lượng. Do thành quả Vắng lặng. Thấy biết đủ các loại âm thanh ngang bằng vô lượng. Do thuận theo nhận cảm hóa đều cùng nghe thấy. Thấy biết ham vui thích ngang bằng vô lượng. Do đều phân biệt nói các Giải thoát. Thấy biết Ba Đời ngang bằng vô lượng. Do không phân đều nhau. Thấy biết Trí tuệ ngang bằng vô lượng. Do nhập sâu vào tất cả Pháp. Thấy biết cảnh giới Phật không lui ngang bằng vô lượng. Do thuận theo Cõi Pháp không động.

Phật Tử ! Bồ Tát Bồ Tát lớn thấy biết âm thanh của Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chính Giác. Có như thế cùng với mười loại vô lượng A tăng kì.

Khi đó Phổ Hiền Bồ Tát muốn sáng lại nghĩa này. Dùng bài kệ ca ngợi nói rằng :

Thế giới khi muốn hỏng. Ở trong khoảng không đó.

Lực Phúc báo chúng sinh. Tự nhiên sinh bốn tiếng.

Ở trong bốn Thiền đó. Im vui rời các khổ.

Chúng sinh nghe thế xong. Chán rời thân Cõi Tham.

Mười lực cũng như thế. Tự nhiên sinh bốn tiếng.

Tràn đầy khắp Cõi Pháp. Khắp nơi đều nghe thấy.

Lực Nhân duyên chúng sinh. Phật muốn bốn loại tiếng.

Nếu có người nghe tiếng. Vĩnh thoát biển sinh chết.

Ví như do hang núi. Sinh ra tiếng kêu vang.

Tất cả tiếng từ ngoài. Tiếng vang theo đối đáp.

Nổi đủ loại Nhân duyên. Nghe thấy cũng khác nhau.

Vang không làm nghĩ đó. Ta sinh đủ loại tiếng.

Tiếng Như Lai như thế. Sinh ra vô lượng tiếng.

Thuận theo nhận hóa ra. Tất cả đều nghe thấy.

Đều cùng giúp vui mừng. Điều phục các chúng sinh.

Âm thanh cũng không nghĩ. Ta sinh đủ loại tiếng.

Ví như tiếng hay Trời. Ở trong khoảng không đó.

Tự nhiên mà nói ra. Giác ngộ các Con Trời.

Các Con Trời nghe nó. Pháp đúng âm thanh hay.

Tu luyện không phóng túng. Chán rời xa năm Tham.

Mười lực cũng như thế. Sinh ra tiếng vi diệu.

Tiếng mây Pháp tràn đầy. Tất cả các Thế giới.

Giúp chúng sinh hiểu biết. Tiếng đó không sinh mất.

Nếu có người được nghe. Đều cùng chứng Bồ Đề.

Như Vua Trời Tự Tại. Nữ quý tên Thiện Khẩu.

Ở trong một âm thanh. Sinh ra trăm nghìn tiếng.

Lại với mỗi một tiếng. Sinh ra trăm nghìn tiếng.

Các Trời nếu nghe nó. Tất cả đều vui sướng.

Mười lực cũng như thế. Ở trong một tiếng đó.

Thuận theo cùng lúc nói. Tiếng bằng số chúng sinh.

Chúng sinh đã nghe tiếng. Bỏ mất các Phiền não.

Âm thanh không làm nghĩ. Ta hay diệt mất Có.

Ví như Vua Phạm lớn. Phát tiếng Phạn Thanh tịnh.

Tất cả chúng Trời Phạm. Tất cả đều cùng nghe.

Mỗi một âm thanh Phạn. Giúp chúng Phạm vui mừng.

Đầy khắp chúng Trời Phạm. Âm thanh không ra ngoài.

Vua Phạm lớn Công Đức. Yên ở tòa Như Lai.

Nói ra một tiếng hay. Tràn đầy các Cõi Pháp.

Thuận theo nhận cảm hóa. Tất cả đều cùng nghe.

Tiếng không ra ngoài Chúng. Do vì tâm không tin.

Ví như các tính nước. Đều cùng nhau một vị.

Thanh tịnh rời bẩn đục. Đầy đủ tám công Đức.

Bởi do Bậc khác nhau. Các khí chất khác biệt.

Do theo Nhân duyên đó. Vị nước có khác biệt.

Phật Tử cần phải biết. Âm thanh Tất cả Trí.

Tiếng vi diệu Như Lai. Đều cùng vị Giải thoát.

Chúng sinh tạo ra việc. Do bao nhiêu khác biệt.

Thiện Thệ thuận cảm hóa. Nghe được đều khác nhau.

Ví như A Nậu Đạt. Vua Rồng lớn Tự do.

Nổi mây che Thế gian. Rộng tưới đẫm Đất lớn.

Nuôi lớn các rừng rậm. Trăm loại thuốc lương thực.

Giáng được nước mưa đó. Sinh không từ thân tâm.

Như Lai cũng như thế. Mới nổi mây Pháp lớn.

Rộng che các Cõi Pháp. Tưới Pháp lớn Cam Lộ.

Giúp Chúng tăng Căn thiện. Bỏ mất nóng Phiền não.

Mà Pháp Cam Lộ đó. Không từ thân tâm sinh.

Ví như Vua Rồng lớn. Tên là Ma Na Tư.

Nổi mây nặng bảy ngày. Ngưng đọng không giáng mưa.

Đều giúp tất cả Chúng. Thành quả các sự Nghiệp.

Dần giáng mưa nhỏ bé. Sau đó mới mưa lớn.

Nổi mây Pháp mười lực. Rộng che các Cõi Pháp.

Tưới Pháp lớn Cam Lộ. Lợi ích các chúng sinh.

Thuận theo nhận cảm hóa. Vì nói Pháp sâu đó.

Nghe nó không hoảng sợ. Thành quả được Bồ Đề.

Ví như Vua Rồng lớn. Tên là Đại Trang Nghiêm.

Trước rải mây đặc nặng. Sau đó giáng mưa lớn.

Hoặc mười, hai mươi ngày. Thậm chí trăm nghìn ngày.

Tưới cùng một vị nước. Do chúng sinh khác nhau.

Thành quả tới Như Lai. Niết Bàn biện luận lớn.

Hoặc nói mười môn Pháp. Thậm chí trăm nghìn môn.

Hoặc nói tám vạn tư. Thậm chí làm vô lượng.

Như Lai không sinh nghĩ. Ta phân biệt Cõi Pháp.

Ví như Vua Rồng biển. Tên là Sa Già La.

Trước nổi mây dày nặng. Che khắp bốn Thiên hạ.

Tưới khắp tất cả nơi. Từng loại đều khác nhau.

Tâm Vua Rồng bình đẳng. Cũng không có yêu ghét.

Như Lai cũng như thế. Vua Rồng Pháp Bình Đẳng.

Nổi lên mây Đại Bi. Rộng che lên tất cả.

Vì Bồ Tát Đạo tràng. Tưới Pháp Cam Lộ lớn.

Theo họ muốn cảm hóa. Tâm Như Lai bình đẳng.

Phật Tử ! Vì sao Bồ Tát Bồ Tát lớn thấy biết tâm Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chính Giác ? Bồ Tát Bồ Tát lớn này biết tâm ý thức. Tức là Như Lai sai. Do chỉ biết Trí tuệ Như Lai vô lượng. Tâm cũng vô lượng.

Phật Tử ! Ví như khoảng không đều được tất cả vạn vật dựa vào. Mà khoảng không đó không đâu dừng dựa. Trí tuệ Như Lai cũng lại như thế. Đều là Trí tuệ của tất cả Thế gian dừng dựa Trí tuệ rời Thế gian. Mà Trí tuệ Như Lai không đâu dừng dựa. Đó là hạnh tốt đẹp đầu tiên của Bồ Tát Bồ Tát lớn.

Thấy biết tâm Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chính Giác.

Lại nữa Phật Tử ! Ví như Cõi Pháp Thanh tịnh. Đều được tất cả Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát Giải thoát dừng dựa vào. Mà Cõi Pháp Thanh tịnh không tăng không giảm. Trí tuệ Như Lai cũng lại như thế. Vì Trí tuệ của tất cả Thế gian, ra ngoài Thế gian. Được tất cả các Trí tuệ tính toán kĩ thuật khéo dừng dựa vào. Mà Trí tuệ Như Lai không tăng không giảm.

Phật Tử ! Đó là hạnh tốt đẹp thứ hai của Bồ Tát Bồ Tát lớn. Thấy biết tâm Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chính Giác.

Lại nữa Phật Tử ! Ví như nước bốn biển lớn. Đều có thể thấm nhuận đất của bốn Thiên hạ. Tám mươi trăm triệu châu nhỏ. Nếu có chúng sinh ở các nơi đó, Phương tiện cầu nước. Không đi tới không được.

Mà biển lớn đó không làm nghĩ nhớ như thế. Ta có thể chu cấp nước cho các chúng sinh. Biển lớn Trí tuệ Như Lai cũng lại như thế. Đều có thể thấm nhuận tất cả tâm chúng sinh. Các chúng sinh đó đều tu luyện Căn thiện với môn Pháp. Đều được Quang sáng Trí tuệ. Mà Như Lai không làm nghĩ nhớ đó. Ta có thể đều ban cho chúng sinh Trí tuệ.

Phật Tử ! Đó là hạnh tốt đẹp thứ hai của Bồ Tát Bồ Tát lớn. Thấy biết tâm Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chính Giác.

Lại nữa Phật Tử ! Ví như biển lớn có bốn loại châu báu. Bốn loại châu báu này đều sinh ở trong biển. Tất cả các châu báu nếu không có châu báu này. Các châu báu ở trong biển đều cùng diệt mất. Thế nào là bốn ?

Một tên là Tích tụ các châu báu. Hai tên là Tạng báu không hết. Ba tên là Rời xa cháy mạnh. Bốn tên là Tất cả tụ hợp trang nghiêm. Đó là bốn châu báu.

Phật Tử ! Bốn loại châu báu này. Tất cả các A Tu La, Ca Lâu La, các loại Rồng Thần đều không được thấy. Cớ là sao ? Vua Rồng Sa Già La do bố trí bí mật sâu kín tạng báu. Bốn loại châu báu này đoan nghiêm ngay ngắn. Biển Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chính Giác. Cũng có bốn loại châu báu Trí tuệ lớn. Sinh ra Trí tuệ quý lớn của tất cả Thanh Văn, Duyên Giác, Trí tuệ học không học và các Bồ Tát.

Thế nào là bốn ?

Một tên là Trí tuệ báu Thanh tịnh Phương tiện hay khéo không nhiễm uế. Hai tên là Trí tuệ báu Thanh tịnh phân biệt diễn thuyết Pháp Có làm, Không có làm. Ba tên là Trí tuệ báu Thanh tịnh phân biệt diễn thuyết các Pháp mà không phá hỏng Cõi Pháp. Bốn tên là Trí tuệ báu Thanh tịnh ưng theo cảm hóa chúng sinh chưa từng sai thời. Đó là bốn loại Trí tuệ báu Thanh tịnh nơi biển lớn của Như Lai.

Phật Tử ! Bốn loại Trí tuệ báu Thanh tịnh của Như Lai này tất cả chúng sinh không thể thấy. Cớ là sao ? Bốn loại Trí tuệ báu lớn này do đặt yên ở tạng Pháp báu nhỏ kín của Như Lai. Ánh quang Trí tuệ của Bồ Tát đoan nghiêm đặc biệt.

Phật Tử ! Đó là hạnh tốt đẹp thứ hai của Bồ Tát Bồ Tát lớn. Thấy biết tâm Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chính Giác.

Lại nữa Phật Tử ! Ví như biển lớn có bốn báu vật lớn Quang sáng cháy mạnh. Bốn loại báu vật này đều có thể làm khô cạn hết nước của biển lớn. Thế nào là bốn ?

Một tên là Báu vật lớn Quang sáng tạng mặt Trời. Hai là Báu vật lớn Quang sáng ly rời thấm nhuận. Ba tên là Báu vật lớn Quang sáng viên lửa. Bốn là Báu vật lớn Quang sáng thành quả không thừa.

Phật Tử ! Nếu trong biển lớn bốn báu vật này không có. Bốn vùng Thiên hạ, núi Kim Cương Vi. Thậm chí nơi tưởng nhớ sai, không có tưởng nhớ sai, đều cùng trôi chìm.

Phật Tử ! Báu vật lớn Quang sáng tạng mặt Trời này có thể biến nước biển đều thành sữa đặc. Báu vật lớn Quang sáng ly rời thấm nhuận có thể biến biển đều thành bơ. Báu vật lớn Quang sáng viên lửa đều có thể đốt cháy biển bơ. Báu vật lớn Quang sáng thành quả không thừa đều đốt biển bơ vĩnh hết không thừa.

Biển Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chính Giác. Cũng có bốn loại báu vật Như ý ánh quang Trí tuệ.  Chiếu sáng các Bồ Tát tu luyện đầy đủ tất cả các hạnh. Thậm chí thành Phật Trí tuệ bình đẳng. Thế nào là bốn ?

Một là Báu vật lớn ánh quang Trí tuệ vĩnh dừng nghỉ tất cả sóng không thiện. Hai là Báu vật lớn ánh quang Trí tuệ diệt mất tất cả yêu Pháp. Ba là Báu vật lớn ánh quang Trí tuệ của Tuệ lớn. Bốn là Báu vật lớn ánh quang Trí tuệ với Như Lai ngang bằng vô lượng.

Phật Tử ! Bồ Tát Bồ Tát lớn đó khi tu luyện Bồ Đề. Phát ra vô lượng sóng sinh chết không thiện. Tất cả các Trời, các A Tu La đều không thể dừng lại. Như Lai dùng Báu vật lớn ánh quang Trí tuệ vĩnh dừng nghỉ tất cả sóng không thiện. Chiếu sáng sóng không thiện của Bồ Tát. Giúp cho vĩnh dừng nghỉ. Kiên cố yên ở Tam muội Bình Đẳng. Dùng Báu vật lớn ánh quang Trí tuệ diệt mất tất cả yêu Pháp. Diệt mất tất cả Tam muội, khó bỏ nương nhờ mùi vị. Dùng Báu vật lớn ánh quang Trí tuệ Tuệ lớn. Diệt mất tất cả Ngu tối, thông suốt Trí tuệ Thanh tịnh. Dùng Báu vật lớn ánh quang Trí tuệ với Như Lai ngang bằng vô lượng. Dùng ít Phương tiện sinh ra bậc Trí tuệ Như Lai.

Phật Tử ! Nếu bốn loại báu vật lớn ánh quang Trí tuệ của Như Lai không có. Thậm chí một Bồ Tát được bậc Như Lai. Không có nơi đó.

Phật Tử ! Đó là hạnh tốt đẹp thứ hai của Bồ Tát Bồ Tát lớn. Thấy biết tâm Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chính Giác.

Lại nữa Phật Tử ! Ví như từ ranh giới của vầng nước. Lên trên tới Trời tưởng nhớ sai, không tưởng nhớ sai. Tất cả Ba nghìn Đại thiên Thế giới dừng dựa vào khoảng không. Gọi là nơi chúng sinh của Cõi không Sắc thân, nơi chúng sinh của Cõi Sắc thân, nơi chúng sinh của Cõi Tham muốn. Nơi Ba Cõi này đều dựa vào khoảng không. Mà khoảng không đó không có bức ép. Trí tuệ của Như Lai cũng lại như thế. Tất cả Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát biết Trí tuệ Pháp Có làm. Biết Trí tuệ Pháp Không có làm. Như thế cùng với Tất cả Trí tuệ, đều dựa vào Trí tuệ của Như Lai mà phát ra.

Đều dựa vào Trí tuệ của Như Lai mà dừng ở. Trí tuệ của Như Lai không có bức ép. Cớ là sao ? Do Trí tuệ của Như Lai đều đi tới khắp nơi.

Phật Tử ! Đó là hạnh tốt đẹp thứ hai của Bồ Tát Bồ Tát lớn. Thấy biết tâm Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chính Giác.

Lại nữa Phật Tử ! Ví như đỉnh núi Tuyết có cây thuốc lớn nhất. Tên là Sinh từ Căn sai, không từ sinh sai. Cây thuốc lớn nhất đó cao khoảng sáu trăm tám mươi vạn Do tuần. Thấp nhất nơi Kim Cương. Sinh nơi ranh giới vầng nước.

Phật Tử ! Cây thuốc lớn nhất này nếu khi sinh gốc. Cây Diêm Phù Đề sinh tất cả gốc. Nếu khi sinh thân cây. Cây Diêm Phù Đề đều cùng sinh thân cây. Nếu khi sinh cành lá hoa quả. Cây Diêm Phù Đề tất cả đều sinh cành lá hoa quả. Cây thuốc lớn nhất này. Gốc cây có thể sinh ra thân cây. Thân cây có thể sinh ra gốc cây. Vì thế tên là Sinh không từ gốc, không từ gốc sai.

Phật Tử ! Cây thuốc lớn nhất này. Tất cả các nơi đều cùng sinh trưởng. Chỉ trừ ra hai nơi. Gọi là Địa ngục hầm sâu và trong vầng nước không được sinh trưởng. Mà cây thuốc lớn nhất cũng không bỏ tính sinh. Cây thuốc lớn nhất Trí tuệ Như Lai cũng lại như thế. Sinh từ trong họ tộc của tất cả Như Lai. Ở đời Quá khứ tu luyện Đại Từ Bi cùng với vô lượng vô biên công Đức. Dừng ở ngay thẳng kiên cố. Không thể nghiêng động. Vô lượng Trí tuệ Căn thiện Ba Đời. Đều cùng rộng che lên tất cả Thế gian. Bỏ mất tất cả các nạn Đạo ác. Phương tiện khéo là thân cây. Cõi Pháp Thanh tịnh là cành. Các Thiền Tam muội Giải thoát là lá. Bảy ý Hiểu là hoa. Bình Đẳng Giải thoát là quả. Giữ Đà La Ni ban đầu không tăng giảm.

Phật Tử ! Cây thuốc lớn nhất Trí tuệ Như Lai. Lại có tên khác. Tên là Căn kiên cố không phá hỏng. Cớ là sao ? Không bỏ không cắt đứt các hạnh Bồ Tát. Vì thế Căn này tên là Không phá hỏng. Cây thuốc lớn nhất Trí tuệ Như Lai đó, khi bắt đầu sinh gốc. Tất cả Bồ Tát đều sinh Căn Đại Từ Bi. Chưa từng rời bỏ tất cả chúng sinh. Khi bắt đầu sinh thân. Tất cả Bồ Tát đều cùng sinh trưởng hạnh tâm ngay thẳng, Tinh tiến kiên cố. Khi bắt đầu sinh cành. Tất cả Bồ Tát sinh trưởng tất cả nhánh Pháp tới Niết Bàn. Khi bắt đầu sinh lá. Tất cả Bồ Tát sinh trưởng tất cả lá công Đức uy nghi hàng đầu, Giới hạnh Thanh tịnh. Khi bắt đầu sinh hoa. Căn thiện của tất cả Bồ Tát nở hoa Tướng Hảo trang nghiêm. Khi bắt đầu sinh quả. Tất cả Bồ Tát được Nhẫn Không sinh, nhận lấy quả nhớ truyền thành Phật.

Phật Tử ! Cây thuốc lớn nhất Trí tuệ Như Lai. Chỉ trừ hai nơi không được sinh trưởng. Gọi là Thanh Văn, Duyên Giác, Niết Bàn, Địa ngục, hầm sâu và các phạm Giới hạnh, thấy sai trái, tham nương nhờ, các khí Pháp sai. Mà cây Như Lai không sinh trưởng sai. Tất cả khác đó ưng nhận cảm hóa đều cùng sinh trưởng. Mà cây thuốc lớn nhất Trí tuệ Như Lai không tăng không giảm.

Phật Tử ! Đó là hạnh tốt thứ bảy của Bồ Tát Bồ Tát lớn. Thấy biết tâm Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chính Giác.

Lại nữa Phật Tử ! Ví như khi phát ra Kiếp lửa. Ba nghìn Đại thiên Thế giới. Núi Kim Cương Vi cây cỏ của tất cả toàn bộ Thế giới. Đều cùng cháy mạnh đốt hết không thừa. Nếu có một người hoặc dùng cỏ khô ném vào trong lửa đó. Yên ổn được không cháy ? Trả lời nói rằng : Không phải thế ! Đều cùng cháy hết.

Phật Tử ! Cỏ được ném vào đó do có thể không hết. Trí tuệ của Như Lai với tất cả chúng sinh, tất cả nước Phật, tất cả số Kiếp, tất cả các Pháp đều cùng biết hết. Nếu có không biết. Không có nơi này. Cớ là sao ? Trí tuệ của Như Lai không thể phá hỏng, do đều sáng suốt.

Phật Tử ! Đó là hạnh tốt thứ tám của Bồ Tát Bồ Tát lớn. Thấy biết tâm Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chính Giác.

Lại nữa Phật Tử ! Ví như khi bệnh dịch phá hỏng Thế giới. Có nổi lên gió lớn. Tên là Tan hỏng. Đều có thể tan hỏng phai mờ tất cả vạn vật của núi Kim Cương Vi, ở Ba nghìn Đại thiên Thế giới. Khi đó bên ngoài Ba nghìn Đại thiên Thế giới lại có nổi lên gió. Tên là Chướng ngại tan hoại bệnh dịch. Không làm cho bệnh dịch được tới phương khác.

Phật Tử ! Nếu không có gió ngăn cản này. Vô lượng vô biên A tăng kì Thế giới mười phương đều tan diệt mất. Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chính Giác cũng lại như thế. Có gió Trí tuệ lớn. Tên là Tan mất tất cả Phiền não. Đều có thể tan mất thói quen Phiền não của tất cả Bồ Tát. Như Lai lại có gió Trí tuệ Phương tiện khéo. Có thể giữ lấy tất cả Bồ Tát. Không làm cho mất hết, kết quả đọa xuống bậc Thanh Văn Bích Chi Phật. Bồ Tát Bồ Tát lớn do được lực gió Trí tuệ Phương tiện khéo này. Có thể vượt qua bậc Thanh Văn, Bích Chi Phật. Thành quả bậc Phật.

Phật Tử ! Đó là hạnh tốt thứ chín của Bồ Tát Bồ Tát lớn. Thấy biết tâm Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chính Giác.

Lại nữa Phật Tử ! Trí tuệ của Như Lai đều đến khắp nơi. Cớ là sao ? Không có chúng sinh, không có thân chúng sinh, không đầy đủ Trí tuệ của Như Lai. Chỉ vì chúng sinh đảo lộn. Không biết Trí tuệ Như Lai rời xa đảo lộn. Nổi lên Tất cả Trí tuệ, Trí tuệ không có Thầy, Trí tuệ không trở ngại.

Phật Tử ! Ví như có một quyển Kinh bằng một Ba nghìn Đại thiên Thế giới. Đại thiên Thế giới đều nhớ ghi chép toàn bộ tất cả. Nếu các hai nghìn Thế giới. Đều ghi chép việc trong hai nghìn Thế giới.  Nghìn các Thế giới nhỏ. Đều ghi chép việc trong nghìn Thế giới nhỏ. Các bốn Thiên hạ. Đều ghi chép việc của bốn Thiên hạ. Các núi Tu Di lớn nhất. Đều ghi chép việc của núi Tu Di lớn nhất. Các cung điện Trời trên đất. Đều ghi chép việc trong cung điện Trời trên đất. Các cung điện Trời Cõi Tham muốn. Đều ghi chép việc trong cung điện Trời Cõi Tham muốn. Các cung điện Trời Cõi Sắc thân. Đều ghi chép việc trong cung điện Trời Cõi Sắc thân. Hoặc các cung điện Trời không Sắc thân. Đều ghi chép việc trong cung điện Trời Cõi không Sắc thân. Quyển Kinh của các Ba nghìn Đại thiên Thế giới đó, ở bên trong một bụi trần. Tất cả bụi trần cũng lại như thế.

Thời có một người xuất hiện ở đời. Trí tuệ thông suốt. Thành công đầy đủ mắt Trời Thanh tịnh. Thấy quyển Kinh này ở bên trong bụi trần. Làm nghĩ nhớ như thế. Vì sao như quyển Kinh rộng lớn này ở bên trong một bụi trần, mà không lợi ích chúng sinh ? Ta đang siêng làm Phương tiện. Phá bụi trần đó. Lấy ra quyển Kinh này. Lợi ích chúng sinh. Khi đó người kia tức thời làm ra Phương tiện. Phá hỏng bụi trần. Lấy ra quyển Kinh này. Lợi ích chúng sinh.

Phật Tử ! Trí tuệ của Như Lai không có hình tướng. Trí tuệ không trở ngại. Trí tuệ đầy đủ. Ở trong thân chúng sinh. Chỉ vì chúng sinh ngu si, tưởng nhớ đảo lộn che phủ. Không biết, không thấy, không sinh tâm tin. Lúc đó Như Lai dùng mắt Trời Thanh tịnh không trở ngại, quan sát tất cả chúng sinh. Xem xong làm lời nói như thế. Lạ thay ! Lạ thay ! Vì sao Trí tuệ đầy đủ của Như Lai còn ở trong thân mà không thấy biết. Ta cần dạy chúng sinh đó hiểu biết Đạo Thánh. Đều giúp cho vĩnh ly rời ảo tưởng, đảo lộn ràng buộc bẩn. Thấy đầy đủ Trí tuệ của Như Lai còn ở bên trong thân họ. Cùng với Phật không khác. Như Lai tức thời dạy chúng sinh đó tu tám Đạo Thánh. Rời bỏ ảo vọng đảo lộn. Đã ly rời đảo lộn. Đầy đủ Trí tuệ của Như Lai. Cùng với các Như Lai lợi ích chúng sinh.

Phật Tử ! Đó là hạnh tốt thứ mười của Bồ Tát Bồ Tát lớn. Thấy biết tâm Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chính Giác.

Phật Tử ! Bồ Tát Bồ Tát lớn có như thế cùng với vô lượng vô số các hạnh tốt đẹp. Thấy biết tâm Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chính Giác.

Khi đó Phổ Hiền Bồ Tát muốn sáng lại nghĩa này. Dùng bài kệ ca ngợi nói rằng :

Muốn biết thân Như Lai. Cần hiểu Trí tốt nhất.

Trí Như Lai vô lượng. Tâm tốt nhất cũng thế.

Các Thế giới mười phương. Tất cả loại chúng sinh.

Đều dựa vào khoảng không. Khoảng không không đâu dựa.

Trong tất cả Cõi Pháp. Chúng sinh đủ loại vui.

Thuật Trí Phương tiện khéo. Nổi dựa Trí Như Lai.

Tất cả các Trí tuệ. Đều dựa Trí Thiện Thệ.

Trí Như Lai tốt nhất. Im lặng không đâu dựa.

Bậc Thanh Văn, Duyên Giác. Quả Trí tuệ Giải thoát.

Đều nổi từ Cõi Pháp. Cõi Pháp không tăng giảm.

Trí tuệ Phật như thế. Hay nổi Tất cả Trí.

Trí học, Trí không học. Thông tỏ Trí có không.

Trí Bình Đẳng Thiện Thệ. Sinh ra Tất cả Trí.

Sinh sai, không sinh sai. Đều cùng không tăng giảm.

Ví như nước biển lớn. Thấm đẫm tất cả đất.

Phương tiện thiện chúng sinh. Tìm nước đều có được.

Nơi biển lớn không nghĩ. Ta cho chúng sinh nước.

Biển lớn không tăng giảm. Phương tiện cầu đều được.

Các Thế giới mười phương. Tất cả các chúng sinh.

Biển Trí tuệ Thiện Thệ. Đều cùng hay thấm đẫm.

Từng loại Phương tiện siêng. Tu luyện các môn Pháp.

Tất cả người tu hành. Nhanh được quang Trí tuệ.

Như Vua Rồng Sa Già. Có bốn châu báu hay.

Cất kín trong tạng báu. Chúng sinh không thể thấy.

Đoan nghiêm và ngay ngắn. Thường ở trong biển lớn.

Do bốn Như ý này. Sinh ra tất cả báu.

Bốn loại Trí Như Lai. Vô lượng không thể nói.

Sinh ra tất cả Chúng. Vô lượng các Trí tuệ.

Yên ở tạng Bậc Phật. Vô lượng Đức trang nghiêm.

Trừ Bồ Tát thành Phật. Tất cả không thể biết.

Ví như trong biển lớn. Có bốn Như ý báu.

Quang sáng cháy rất mạnh. Hay cạn nước biển lớn.

Nếu không bốn báu này. Trời đất đều trôi chìm.

Biển lớn không tăng giảm. Bốn vùng đều yên ở.

Bốn loại Trí Như Lai. Vô lượng không thể nói.

Hay dừng các Bồ Tát. Sóng của Căn không thiện.

Tất cả ba Thế gian. Cõi Tham, Sắc, không Sắc.

Rời ta và được ta. Yên ở trong khoảng không.

Trí Thiện Thệ cũng thế. Gốc của Tất cả Trí.

Thanh Văn, học, không học. Cùng các Trí Duyên Giác.

Bồ Tát đều lợi ích. Trí rất sâu vô lượng.

Đều dựa Trí Như Lai. Trí Như Lai không dựa.

Như đỉnh núi Tuyết đó. Có cây thuốc lớn nhất.

Tên Sinh không từ gốc. Sinh không từ gốc sai.

Do cây thuốc lớn này. Vì Nhân duyên sinh trưởng.

Diêm Phù Đề đều sinh. Tất cả các cây cối.

Khi cây đó sinh gốc. Tất cả cây sinh gốc.

Thân cành lá hoa quả. Tất cả cũng như thế.

Trí Thanh tịnh rất sâu. Sinh trong tính Như Lai.

Dựa bởi Trí Như Lai. Sinh ra Trí tu hành.

Tất cả hạnh Bồ Tát. Các công Đức vô lượng.

Cây lớn Trí Như Lai. Sinh bậc tâm bình đẳng.

Ví như khi Kiếp hết. Nạn lửa lớn cháy mạnh.

Nếu người ném cỏ khô. Do còn cháy không hết.

Trí Thanh tịnh Thiện Thệ. Vô lượng không có hạn.

Đều hay phân biệt biết. Loại chúng sinh Ba Đời.

Lại biết tất cả Kiếp. Tất cả các Nước Phật.

Vô lượng Pháp như thế. Như Lai đều biết rõ.

Ví như khi Kiếp hết. Nạn gió tên Tan Hỏng.

Hay hỏng các Đất lớn. Kim Cương và Tu Di.

Ngoài Nước có nổi gió. Tên là Ngăn Tan Hỏng.

Nếu không có gió này. Mười phương đều phai mờ.

Mười lực cũng như thế. Gió Trí tuệ vô lượng.

Đều cùng hay tan mất. Các Phiền não Bồ Tát.

Trí Phương tiện Như Lai. Hút lấy các Bồ Tát.

Hơn Thanh Văn, Duyên Giác. Yên ở bậc Như Lai.

Ví như trong bụi trần. Có một quyển Kinh lớn.

Các Ba nghìn Thế giới. Không ích các chúng sinh.

Khi đó có một người. Xuất hiện ở Thế gian.

Phá bụi lấy quyển Kinh. Lợi ích mọi Thế gian.

Trí Như Lai như thế. Chúng sinh đều có đủ.

Đảo lộn ảo vọng che. Chúng sinh không thấy biết.

Như Lai dạy chúng sinh. Tu luyện tám Đạo Thánh.

Bỏ mất tất cả chướng. Thành quả được Bồ Đề.

Phật Tử ! Vì sao Bồ Tát Bồ Tát lớn thấy biết cảnh giới của Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chính Giác ?  Bồ Tát Bồ Tát lớn này thành công vô lượng vô biên Trí tuệ không trở ngại. Biết tất cả chúng sinh. Là cảnh giới Như Lai. Tất cả Thế gian, tất cả Nước Phật, tất cả Pháp, tất cả hạnh chúng sinh. Cảnh giới không phá hỏng không động, cảnh giới Cõi Pháp không trở ngại, cảnh giới thực tế không thực tế. Cảnh giới khoảng không vô lượng, cảnh giới cảnh giới sai. Là cảnh giới Như Lai.

Phật Tử ! Do tất cả chúng sinh vô lượng. Cảnh giới Như Lai vô lượng. Do tất cả Thế gian vô lượng. Cảnh giới Như Lai vô lượng. Thậm chí do cảnh giới sai, cảnh giới vô lượng. Cảnh giới Như Lai vô lượng. Cảnh giới sai tới tất cả nơi mà không đâu tới. Cảnh giới Như Lai cũng lại như thế.

Phật Tử ! Bồ Tát Bồ Tát lớn biết cảnh giới tâm, là cảnh giới Như Lai. Do cảnh giới tâm vô lượng. Cảnh giới Như Lai vô lượng. Cớ là sao ? Từ tâm vô lượng. Sinh ra Trí tuệ cũng lại như thế.

Phật Tử ! Ví như Rồng lớn tùy tâm giáng mưa. Mưa không từ bên trong cũng không từ bên ngoài. Cảnh giới Như Lai cũng lại như thế. Theo nghĩ nhớ của tâm. Ở trong từng nghĩ nhớ sinh ra vô lượng Trí tuệ không thể nghĩ bàn. Các Trí tuệ đó đều không nơi tới.

Phật Tử ! Nước tất cả biển lớn đều phát ra do từ tâm nguyện của Vua Rồng. Biển Trí tuệ Như Lai cũng lại như thế. Đều phát ra từ lực nguyện lớn.

Phật Tử ! Biển Trí tuệ Như Lai vô lượng vô biên. Không thể nói giảng, không thể nghĩ bàn. Ta nói ví dụ nhỏ. Ngài nay lắng nghe.

Phật Tử ! Bên trong Diêm Phù Đề này, nước chảy ra từ hai nghìn năm trăm sông. Đều nhập vào biển lớn. Bên trong Câu Da Ni nước chảy ra từ năm nghìn sông. Đều nhập vào biển lớn. Bên trong Phất Bà Đề nước chảy ra từ tám nghìn bốn trăm sông. Đều nhập vào biển lớn. Bên trong Uất Đan Việt nước chảy ra từ một vạn sông. Đều nhập vào biển lớn.

Phật Tử ! Như thế bên trong bốn Thiên hạ này nước từ hai vạn năm nghìn chín trăm sông. Đều nhập vào biển lớn.

Phật Tử ! Nghĩa này thế nào, nước này bao nhiêu ? Trả lời nói rằng : Rất nhiều !

Phật Tử ! Lại có Vua Rồng Thập Quang Minh. Mưa trong biển lớn lại đều vượt hơn trước. Vua Rồng Bách Quang Minh. Mưa trong biển lớn lại đều vượt hơn trước. Vua Rồng Đại Trang Nghiêm. Mưa trong biển lớn lại đều vượt hơn trước. Vua Rồng Ma Na Tư. Mưa trong biển lớn lại đều vượt hơn trước. Vua Rồng  Đại Lôi. Mưa trong biển lớn lại đều vượt hơn trước. Vua Rồng Nan Đà Bạt Nan Đà. Mưa trong biển lớn lại đều vượt hơn trước. Vua Rồng Vô Lượng Quang Minh. Mưa trong biển lớn lại đều vượt hơn trước. Vua Rồng Lưu Chú Bất Đoạn. Mưa trong biển lớn lại đều vượt hơn trước. Vua Rồng Đại Thắng. Mưa trong biển lớn lại đều vượt hơn trước. Vua Rồng Kim Cương Quang Minh. Mưa trong biển lớn lại đều vượt hơn trước.

Phật Tử ! Như thế cùng với tám mươi trăm triệu Vua Rồng. Đều mưa ở biển lớn phát triển nhiều hơn trước. Thái Tử của Vua Rồng Sa Già La. Tên là Phật Sinh. Mưa trong biển lớn, lại đều vượt hơn trước.

Phật Tử ! Vua Rồng Thập Quang Minh đó sống ở đầm sâu. Nước chảy ra nhập vào biển lớn, lại đều vượt hơn trước. Vua Rồng Bách Quang Minh sống ở đầm sâu. Nước chảy ra nhập vào biển lớn, lại đều vượt hơn trước. Vua Rồng Đại Trang Nghiêm sống ở đầm sâu. Nước chảy ra nhập vào biển lớn, lại đều vượt hơn trước. Vua Rồng Ma Na Tư sống ở đầm sâu. Nước chảy ra nhập vào biển lớn, lại đều vượt hơn trước. Vua Rồng  Đại Lôi sống ở đầm sâu. Nước chảy ra nhập vào biển lớn, lại đều vượt hơn trước. Vua Rồng Nan Đà Bạt Nan Đà sống ở đầm sâu. Nước chảy ra nhập vào biển lớn, lại đều vượt hơn trước. Vua Rồng Vô lượng Quang minh sống ở đầm sâu. Nước chảy ra nhập vào biển lớn, lại đều vượt hơn trước. Vua Rồng Lưu Chú Bất Đoạn sống ở đầm sâu. Nước chảy ra nhập vào biển lớn, lại đều vượt hơn trước. Vua Rồng Đại Thắng sống ở đầm sâu. Nước chảy ra nhập vào biển lớn lại, đều vượt hơn trước. Vua Rồng Kim Cương Quang Minh sống ở đầm sâu. Nước chảy ra nhập vào biển lớn, lại đều vượt hơn trước. Như thế cùng với nói rộng. Thậm chí Thái Tử của Vua Rồng Sa Già La sống ở đầm sâu. Nước chảy ra nhập vào biển lớn, lại đều vượt hơn trước.

Phật Tử ! Như mười Vua Rồng đó cùng với tám mươi trăm triệu Vua Rồng. Thậm chí Thái Tử của Vua Rồng Sa Già La. Mưa ở trong biển lớn cùng với đầm sâu của họ. Đều cùng không bằng mưa ở biển lớn của Vua Rồng Sa Già La. Vua Rồng Sa Già La sống ở đầm sâu. Giòng chảy phát ra nhập vào biển lớn, lại gấp bội vượt hơn trước. Nước giòng chảy phát ra màu xanh lưu ly. Đầy khắp biển lớn. Phát ra có thời khắc. Vì thế thủy triều biển thường không sai thời.

Phật Tử ! Như thế biển lớn. Nước của nó vô lượng, châu báu vô lượng, chúng sinh vô lượng, Đất lớn vô lượng.

Phật Tử ! Ý đó thế nào, nước biển đó là vô lượng phải không ? Trả lời nói rằng : Thực như thế ! Nước đó sâu rộng không thể làm ví dụ. Phật Tử ! Như thế nước biển sâu rộng vô lượng. Với biển Trí tuệ vô lượng của Như Lai. Không bằng một phần trăm. Thậm chí không thể làm ví dụ. Chỉ thuận theo yêu cầu hóa ra. Vì làm ví dụ. Phật Tử ! Bồ Tát Bồ Tát lớn thấy biết biển Trí tuệ Như Lai. Sâu rộng vô lượng. Do từ ban đầu phát tâm, thậm chí không cắt đứt vô lượng hạnh Bồ Tát. Do Thấy biết phẩm Đạo báu vô lượng, không cắt đứt Phật Pháp Tăng. Thấy biết vô lượng chúng sinh, do vui mừng nuôi lớn tất cả Thanh Văn, học, không học và Duyên Giác. Do thấy biết Đất lớn vô lượng, từ Bậc Vui Mừng thậm chí thành quả bậc Trí tuệ không trở ngại.

Phật Tử ! Đó là Bồ Tát Bồ Tát lớn thấy biết cảnh giới của Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chính Giác. Vô lượng lợi ích tất cả chúng sinh, do Trí tuệ vô lượng.

Khi đó Phổ Hiền Bồ Tát muốn sáng lại nghĩa này. Dùng bài kệ ca ngợi nói rằng :

Cảnh giới sạch rời bẩn. Vô lượng không thể nói.

Do lực nguyện rất tốt. Tất cả không có lượng.

Ví như cảnh giới tâm. Vô lượng không có hạn.

Tất cả các mười lực. Cảnh giới cũng như thế.

Ví như Vua Rồng lớn. Không rời nơi mình ở.

Do dùng lực nguyện tâm. Mưa đó không có lượng.

Nước mưa không theo tới. Cũng không có nơi đi.

Do lực nguyện Vua Rồng. Tùy tâm mưa vô lượng.

Tất cả Nước mười phương. Mười lực cũng như thế.

Vốn không đâu theo tới. Đi cũng không đâu tới.

Các cảnh giới vô lượng. Đều nổi từ Duyên tâm.

Tất cả các Cõi Pháp. Đều vào một đầu lông.

Ví như nước biển lớn. Vô lượng không có hạn.

Chúng sinh và châu báu. Đất lớn cũng vô lượng.

Nước biển thường trong suốt. Đều cùng nhau một vị.

Tùy chúng sinh nhận dùng. Vị nó đều khác nhau.

Như Lai cũng như thế. Biển Trí tuệ vô lượng.

Do Tam Bảo tốt nhất. Vì thế quý vô lượng.

Thanh Văn, học, không học. Bích Chi Phật vô lượng.

Tu đủ Đạo Bình Đẳng. Nên nói Bậc vô lượng.

Phật Tử ! Vì sao Bồ Tát Bồ Tát lớn thấy biết hạnh của Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chính Giác ? Bồ Tát Bồ Tát lớn này thấy biết hạnh không trở ngại, hạnh không động của Như Lai. Hạnh Như Lai đó không động. Quá khứ không mất. Tương lai không tới. Hiện tại không nổi lên. Hạnh của Như Lai cũng như thế. Không mất, không tới, không nổi lên.

Phật Tử ! Ví như Cõi Pháp vô lượng không trói buộc. Cớ là sao ? Do Cõi Pháp không có thân. Hạnh của Như Lai cũng như thế. Vô lượng không trói buộc. Cớ là sao ? Do hạnh của Như Lai không có thân.

Phật Tử ! Ví như chim bay trong khoảng không. Qua trăm nghìn năm đi tới được nơi không thể đo lường. Chưa đi tới nơi không thể đo lường. Cớ là sao ? Do khoảng không không phân đều. Hạnh của Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chính Giác cũng lại như thế. Nếu như có người với trăm nghìn trăm triệu Na do tha Kiếp. Phân biệt giảng giải hạnh của Như Lai. Đã giảng giải không thể hạn lượng. Chưa giảng giải cũng không thể hạn lượng. Cớ là sao ? Do hạnh Như Lai không phân đều.

Phật Tử ! Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chính Giác. Ở dừng ở của Như Lai. Do không đâu dừng ở. Mà có thể vì tất cả chúng sinh. Tỏ ra rõ mở dẫn đường hạnh của Như Lai. Chúng sinh thấy xong, vượt ra khỏi tất cả các Đạo chướng ngại.

Phật Tử ! Ví như Vua chim Kim Sí. Bay đi trong khoảng không. Yên ở trong khoảng không. Dùng mắt Thanh tịnh quan sát cung điện Vua Rồng biển lớn. Lực bay dũng mãnh. Dùng cánh phải trái mở rộng nước biển. Đều làm cho mở hai cửa. Biết nam nữ Rồng nếu hết thọ mệnh. Mà tóm bắt lấy. Vua chim Kim Sí của Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chính Giác cũng lại như thế. Yên ở trong khoảng không không có trở ngại. Dùng mắt Thanh tịnh quan sát tất cả chúng sinh trong các cung điện Cõi Pháp. Nếu có Căn thiện đã thành thục. Mười lực hăng hái dũng mãnh, dừng hai cánh quan sát. Mở rộng nước biển lớn yêu sinh chết. Tùy theo yêu cầu của họ ra ngoài biển sinh chết. Bỏ mất tất cả ảo tưởng đảo lộn. Yên thiết lập hạnh không trở ngại của Như Lai.

Phật Tử ! Ví như mặt Trời, mặt Trăng đi khắp khoảng không. Không làm nghĩ nhớ đó. Ta đi trong khoảng không từ nơi nào tới ? Đi tới nơi nào ? Như Lai cũng lại như thế. Đi khắp khoảng không Giải thoát không trở ngại. Phân biệt tất cả Cõi Pháp. Lợi ích tất cả chúng sinh. Rộng làm việc Phật. Như Lai không làm nghĩ nhớ đó. Ta có đi tới.

Phật Tử ! Bồ Tát Bồ Tát lớn dùng như thế cùng với vô lượng vô biên hạnh tốt. Thấy biết hạnh của Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chính Giác.

Khi đó Phổ Hiền Bồ Tát muốn sáng lại nghĩa này. Dùng bài kệ ca ngợi nói rằng :

Ví như bằng không hết. Không sinh cũng không mất.

Cũng không có nơi hướng. Cầu nó không thể thấy.

Như Lai cũng như thế. Cảnh giới không thể lường.

Rời xa với Ba Đời. Tính nó đều không động.

Ví như các Cõi Pháp. Cõi sai, không Cõi sai.

Có sai, lại không sai. Lường sai, không lường sai.

Giữ công Đức như thế. Làm được không thể lường.

Có sai và không sai. Do thân nó vốn không.

Như chim bay khoảng không. Trải qua trăm nghìn năm.

Nơi đi, nơi chưa đi. Đều cùng không thể lường.

Nếu người trăm nghìn Kiếp. Diễn thuyết hạnh Như Lai.

Đã nói và chưa nói. Đều cùng không thể lường.

Ví như chim Kim Sí. Yên ở trong khoảng  không.

Quan sát cung Vua Rồng. Tóm lấy nam nữ đó.

Mười lực cũng như thế. Yên ở hạnh Như Lai.

Người Căn thiện thuần thục. Giúp khỏi biển Phiền não.

Ví như Nhật Nguyệt sạch. Đi khắp trong khoảng không.

Yên vui tất cả chúng. Không nghĩ ta hay thế.

Như Lai cũng như thế. Đi tới các Cõi Pháp.

Độ thoát tất cả chúng. Không nghĩ ta hay độ.

Phật Tử ! Vì sao Bồ Tát Bồ Tát lớn thấy biết Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chính Giác Bồ Đề ? Bồ Tát Bồ Tát lớn này thấy biết Bồ Đề. Hiểu tất cả nghĩa. Bỏ mất nghi hoặc. Không hai Đẳng Giác. Không tướng, không làm, không lui, vô lượng, vô biên, không buộc, không tháo. Rời xa hai bên. Biết nơi, nơi sai. Biết tất cả chữ, tất cả Pháp lời nói. Biết tâm làm được của tất cả tâm chúng sinh. Biết tính quen Phiền não của tất cả Căn. Ở trong một nghĩ nhớ đều biết tất cả các Pháp Ba Đời.

Phật Tử ! Ví như biển lớn làm in dấu hình bóng của tất cả chúng sinh. Vì thế biển lớn nói tên là Làm in dấu. Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chính Giác Bồ Đề cũng lại như thế. Tâm tất cả chúng sinh nghĩ nhớ các Căn. Hiện ra trong Bồ Đề mà không đâu hiện ra. Cho nên nói Như Lai là biết tất cả. Phật Tử ! Tất cả các Phật Bồ Đề. Tất cả văn tự do không thể ghi nhớ. Tất cả các lời nói do không thể nói. Không thể làm ví dụ. Chỉ theo yêu cầu Như Lai vì phân biệt diễn thuyết.

Phật Tử ! Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chính Giác khi thành Bồ Đề. Dừng ở Phương tiện của Phật. Được thân bình đẳng của tất cả chúng sinh. Được thân bình đẳng của tất cả Pháp. Được thân bình đẳng của tất cả Nước Phật. Được thân bình đẳng của tất cả Ba Đời. Được thân bình đẳng của tất cả Như Lai. Được thân bình đẳng của tất cả các Phật. Được thân bình đẳng của tất cả lời nói. Được thân bình đẳng của tất cả Cõi Pháp. Được thân bình đẳng của tất cả Cõi khoảng không. Được thân bình đẳng của Cõi Pháp không trở ngại. Được sinh ra thân bình đẳng của vô lượng Cõi. Được thân bình đẳng của tất cả Cõi Làm. Được thân bình đẳng của Cõi Niết Bàn Vắng lặng.

Phật Tử ! Thuận theo Như Lai được thân. Cần biết âm thanh và tâm không trở ngại cũng lại như thế.

Như Lai đầy đủ như thế cùng với ba loại Thanh tịnh vô lượng.

Phật Tử ! Trong thân Như Lai. Đều thấy tất cả chúng sinh phát tâm Bồ Đề. Tu hạnh Bồ Tát thành Đẳng Chính Giác. Thậm chí thấy Niết Bàn Vắng lặng của tất cả chúng sinh. Cũng lại như thế. Đều cùng một tính. Do vì không có tính. Do không tướng, không hết, không sinh, không mất. Do tính bản thân, bản thân sai. Do tính chúng sinh, chúng sinh sai. Do hiểu không đâu hiểu. Do Cõi Pháp không có tự tính. Do Cõi khoảng không không có tự tính. Như thế cùng với hiểu tất cả Trí không hết, Trí tự nhiên không có tự tính. Đại Bi không mệt mỏi của tất cả Như Lai độ thoát chúng sinh.

Phật Tử ! Ví như Cõi khoảng không. Thế giới nếu thành hay bại. Thường không tăng giảm. Cớ là sao ? Do khoảng không không sinh mất. Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chính Giác, Bồ Đề. Nếu thành chưa thành. Thường không tăng giảm. Một tính không có tính. Rời bỏ các tính.

Phật Tử ! Nếu có một người xuất hiện ở đời. Họ có thể hóa ra làm cát sông Hằng cùng với tâm. Mỗi một tâm đó đều có thể hóa ra làm thành Như Lai nhiều như cát sông Hằng. Không Sắc không hình. Kiếp bằng như cát sông Hằng như thế. Thường hóa ra không đứt mất. Ý đó thế nào ? Như Lai hóa ra đó chắc là nhiều phải không ? Trả lời nói rằng : Ta biết ý ngài. Nếu hóa ra không hóa ra. Bằng nhau không có khác. Thiện thay ! Thiện thay ! Phật Tử ! Thành thực như được nói.

Phật Tử ! Nếu như tất cả chúng sinh ở trong một nghĩ nhớ. Đều thành Chính Giác. Nếu thành, chưa thành. Đều cùng bằng nhau. Cớ là sao ? Do Bồ Đề không có tính. Không tăng không giảm. Như Lai Bồ Đề đều cùng một tính. Gọi là không có tính.

Phật Tử ! Đó là Bồ Tát Bồ Tát lớn thấy biết Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chính Giác Bồ Đề.

Phật Tử ! Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chính Giác. Đã thành Chính Giác. Nhận đúng Tam muội. Tên là Hiểu thiện. Đã Nhận đúng Tam muội. Được số thân Bồ Đề. Cùng với các thân của tất cả chúng sinh. Như một Tam muội. Tất cả Tam muội, tất cả môn Pháp cũng lại như thế.

Phật Tử ! Đó là Bồ Tát Bồ Tát lớn thấy biết thân Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chính Giác Bồ Đề.

Lại nữa Phật Tử ! Bồ Tát Bồ Tát lớn ở một đầu sợi lông. Đều biết tất cả chúng sinh cùng với thân Như Lai. Như một đầu sợi lông. Tất cả đầu sợi lông, nơi tất cả Cõi Pháp cũng lại như thế. Cớ là sao ? Thân Như Lai Bồ Đề. Do đều đến khắp nơi, khắp nơi đều có. Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chính Giác vốn cầu Bồ Đề. Siêng tu Tinh tiến. Đi tới Đạo tràng dưới cây Bồ Đề. Ngồi ở tòa Sư Tử. Thành Chính Giác cao nhất. Thành quả Bồ Đề.

Lại nữa Phật Tử ! Bồ Tát Bồ Tát lớn này tự biết trong thân, đều có tất cả các Phật Bồ Đề. Cớ là sao ? Tâm Bồ Tát đó do không ly rời tất cả Như Lai Bồ Đề. Như trong tâm bản thân. Trong tâm tất cả chúng sinh cũng lại như thế. Vô lượng vô biên. Đều có khắp nơi. Không thể phá hỏng. Không thể nghĩ bàn. Phật Tử ! Bồ Tát Bồ Tát lớn dùng như thế cùng với vô lượng vô biên môn Pháp Phương tiện không thể nghĩ bàn.Thấy biết Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chính Giác Bồ Đề.

Khi đó Phổ Hiền Bồ Tát muốn sáng lại nghĩa này. Dùng bài kệ ca ngợi nói rằng :

Bồ Đề hai Pháp sai. Rời xa với hai bên.

Bỏ mất tất cả ác. Bình đẳng hiểu các Pháp.

Hiểu rõ tất cả Pháp. Đều cùng bằng khoảng không.

Ta sai, không ta sai. Đều hiểu tất cả Pháp.

Ví như các biển lớn. Tất cả các chúng sinh.

Hình bóng đều hiện rõ. Nên nói tất cả dấu.

Trong Thế giới mười phương. Tất cả các chúng sinh.

Biển Bồ Đề Bình Đẳng. Tất cả Pháp đều hiện.

Ví như tính khoảng không. Khi Thế giới thành hỏng.

Nếu thành hoặc chưa thành. Khoảng không không tăng giảm.

Như Lai cũng như thế. Đạo Bồ Đề Bình Đẳng.

Nếu hiểu hoặc chưa hiểu. Một tính và không tính.

Ví như vô lượng Kiếp. Mỗi nhớ hóa các Phật.

Nếu hóa hoặc không hóa. Đều ngang bằng không khác.

Nếu tất cả chúng sinh. Cùng thời thành Chính Giác.

Nếu thành hoặc chưa thành. Bồ Đề không tăng giảm.

Có Tam muội tốt nhất. Tên gọi là Hiểu thiện.

Đạo tràng thành Bồ Đề. Bắt được Tam muội này.

Đều phóng vô lượng quang. Tất cả các chúng sinh.

Bỏ mất tất cả tối. Mở hiểu các chúng sinh.

Tất cả Kiếp Ba Đời. Nước Phật và các Pháp.

Tâm Pháp, tâm các Căn. Tất cả Pháp ảo vọng.

Ở trong một thân Phật. Pháp này đều cùng hiện.

Vì thế nói Bồ Đề. Vô lượng không có hạn.

Phật Tử ! Vì sao Bồ Tát Bồ Tát lớn thấy biết Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chính Giác, chuyển vầng Pháp ? Bồ Tát Bồ Tát lớn này thấy biết tất cả nguyện, tất cả Pháp của Như Lai. Chuyển không đâu chuyển. Vốn không đâu nổi. Ba chuyển đầy đủ. Đều cùng Thanh tịnh. Đều có thể rời xa tất cả thấy sai trái. Ly rời ranh giới tham muốn, ranh giới sai. Tất cả các Pháp như ranh giới khoảng không. Không thể nói giảng. Do tính Niết Bàn Vắng lặng của tất cả Pháp. Bồ Tát Bồ Tát lớn thấy biết tất cả văn tự. Tất cả Pháp lời nói. Đều chuyển vầng Pháp. Do âm thanh của Như Lai đều tới khắp nơi. Thấy biết vầng Pháp như tiếng vang. Do tính Pháp chân thực. Thấy biết tất cả âm thanh đều là một tiếng. Như Lai dùng nó mà chuyển vầng Pháp. Do Phật chuyển vầng Pháp không có chủ. Thấy biết chuyển vầng Pháp không hết, không Phiền não. Do trong ngoài toàn bộ không có.

Phật Tử ! Ví như văn tự. Với vô lượng vô số Kiếp nói không thể hết. Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chính Giác chuyển vầng Pháp. Cũng lại như thế. Tất cả văn tự. Tất cả lời nói. Nói không thể hết. Vầng Pháp của Như Lai đều nhập vào lời nói văn tự mà không đâu dừng ở.

Phật Tử ! Ví như văn chương. Đều nhập vào đếm tất cả chữ, kể tất cả việc, đếm tất cả lời nói, tất cả tính toán, tất cả Thế gian, ra ngoài Thế gian, mà không đâu dừng ở. Âm thanh Như Lai cũng lại như thế. Ở tất cả nơi. Đều vào khắp nơi. Với tất cả chúng sinh, tất cả Pháp, tất cả Nghiệp, tất cả báo ứng, tất cả tâm. Cũng không đâu dừng ở. Các Pháp lời nói của tất cả chúng sinh. Đều được âm thanh hút lấy vầng Pháp. Cớ là sao ? Tất cả âm thanh do không ly rời âm thanh vầng Pháp.

Lại nữa Phật Tử ! Bồ Tát Bồ Tát lớn này thấy biết Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chính Giác, sinh ra môn Pháp chuyển vầng Pháp. Thế nào là Như Lai sinh ra môn Pháp chuyển vầng Pháp ? Như Lai dùng hạnh tâm tâm luôn nhớ tất cả chúng sinh cùng với âm thanh. Vì tất cả chúng sinh mà chuyển vầng Pháp. Cớ là sao ?

Phật Tử ! Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chính Giác có Tam muội. Tên là Thành quả không sợ không trở ngại. Tam muội Nhận đúng của Như Lai. Mà chuyển vận Pháp. Như Lai nhập vào Tam muội này xong. Sinh ra tất cả các chúng sinh cùng với âm thanh. Trong mỗi một âm thanh lại sinh ra tất cả các chúng sinh, cùng với âm thanh. Mà chuyển vầng Pháp. Cùng giúp cho chúng sinh đều rất vui mừng. Phật Tử ! Nếu người biết chuyển vầng Pháp như thế. Cần biết người đó. Chắc là thuận theo gia đình tất cả Phật. Biết không như thế. Chắc là không thuận theo gia đình các Phật.

Phật Tử ! Đó là Bồ Tát Bồ Tát lớn này thấy biết Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chính Giác chuyển vầng Pháp.

Khi đó Phổ Hiền Bồ Tát muốn sáng lại nghĩa này. Dùng bài kệ ca ngợi nói rằng :

Như Lai chuyển vầng Pháp. Ba Đời đều cùng tới.

Chuyển được không đâu chuyển. Cầu nó không thể được.

Ví như các văn tự. Nói nó không thể hết.

Mười lực cũng như thế. Chuyển vầng Pháp không hết.

Ví như chữ văn chương. Cùng vào tất cả đếm.

Vào được không đâu vào. Vầng Pháp cũng như thế.

Đều vào tất cả tiếng. Vào được không đâu vào.

Nó cũng tự tính không. Hay giúp tất cả vui.

Ra ngoài tất cả đếm. Thành quả được Bồ Đề.

Muốn nói nghĩa chân thực. Vì thế vào Tam muội.

Dùng lực Tam muội đó. Sinh ra âm thanh hay.

Đều cho các chúng sinh. Mà chuyển vầng Pháp đúng.

Mới lại cùng với nó. Mỗi một các âm thanh.

Sinh ra vô lượng tiếng. Pháp lời nói chúng sinh.

Không nhớ Tự do lớn. Ta sinh các tiếng đó.

Tùy họ nhận cảm hóa. Tất cả đều cùng nghe.

Ví như các văn tự. Không trong cũng không ngoài.

Hết Phiền không thể hết. Cũng lại không tích tụ.

Mười lực cũng như thế. Chuyển vầng Pháp Thanh tịnh.

Hết Phiền không thể hết. Thần lực lớn các Phật.

Kinh Hoa Nghiêm Đại Phương Quảng Phật, quyển thứ ba mươi lăm.