KINH ĐẠI TỲ LÔ GIÁ NA THÀNH PHẬT THẦN BIẾN GIA TRÌ
Dịch Phạn ra Hán: Đời Đường, Nước Trung Thiên Trúc Tam Tạng THIỆN VÔ ÚY và Sa Môn NHẤT HẠNH đồng dịch
Dịch Hán ra Việt: Huyền Thanh
QUYỂN 6
THỌ NHẬN NƠI HỌC PHƯƠNG TIỆN PHẨM THỨ MƯỜI TÁM
Bấy giờ, Chấp Kim Cương Bí Mật Chủ bạch Phật rằng :” Thế Tôn ! Nguyện Xin Phật nói câu tu học có đủ phương tiện Trí Tuệ của các hàng Bồ Tát Ma Ha Tát khiến cho người quy y với các Bồ Tát Ma Ha Tát không có hai ý, lìa tâm nghi hoặc, ở trong sự lưu chuyển của sinh tử thường chẳng thể hoại “
Nói như vậy xong. Đức Tỳ Lô Giá Na dùng con mắt Như Lai xem xét tất cả Pháp Giới rồi bảo Chấp Kim Cương Bí Mật Chủ rằng :’Hãy lắng nghe ! Này Kim Cương Thủ ! Nay ta nói về đường lối tu hành khéo léo. Nếu Bồ Tát Ma Ha Tát trụ ở Đạo này sẽ được thông đạt nơi Đại Thừa .
Bí Mật Chủ ! Bồ Tát giữ Giới “ Chẳng đoạt sinh mệnh “ vì cướp đoạt sinh mệnh là điều chẳng nên làm. Các Giới : chẳng cho mà lấy, ham muốn tà hạnh, nói lời hư vọng giả dối, nói lời thô ác, nói hai lưỡi, nói lời vô nghĩa, tham dục, giận dữ, tà kiến …. Các điều ấy đều chẳng nên làm.
Bí Mật Chủ ! Như thế là câu của nơi tu học, Bồ Tát tùy theo nơi tu học ắt đồng hạnh với Chính Giác Thế Tôn và các Bồ Tát. Hãy nên học như vậy.”
Lúc ấy, Kim Cương Thủ Bí Mật Chủ bạch Phật rằng :” Thế Tôn ! Đức Bạc Già Phạm đối với Thanh Văn Thừa cũng nói 10 lối Nghiệp lành ( Thập Thiện Nghiệp Đạo ) như vậy. Nhân dân và các Ngoại Đạo đối với 10 Thiện Nghiệp Đạo cũng thường nguyện tu hành. Thế Tôn ! Điều ấy có gì sai khác ? Mọi thứ khác nhau như thế nào ? “
Nói như vậy xong. Đức Phật bảo Chấp Kim Cương Bí Mật Chủ rằng :” Lành thay ! Lành thay Bí Mật Chủ ! Lành thay ! Ông lại hay hỏi Như Lai về nghĩa như thế. Bí Mật Chủ cần phải lắng nghe . Nay Ta diễn nói Pháp Môn Nhất Đạo ( Một đường lối ) của mọi đường lối sai khác.
Bí Mật Chủ ! Nếu là nơi học của Thanh Văn Thừa, Ta nói phương tiện của Tuệ xa lìa ( Ly Tuệ phương tiện ) dạy bảo khiến cho thành tựu, khai phát Trí một bên ( Biên Trí ) chẳng phải là Pháp 10 Thiện Nghiệp Đạo của Đẳng Hạnh. Các Thế Gian kia lại lìa chấp trước NGÃ nên đã chuyển Nhân khác. Bồ Tát tu hành Đại Thừa nhập vào sự bình đẳng của tất cả Pháp , nhiếp thọ phương tiện Trí Tuệ , đều cùng Tự Tha chuyển các việc làm . Vì thế, Bí Mật Chủ ! Bồ Tát ở đây nhiếp Phương Tiện Trí vào sự bình đẳng của tất cả Pháp nên siêng năng tu học.”
Khi ấy, Đức Thế Tôn lại dùng mắt Đại Từ Bi quán sát các Giới chúng sinh rồi bảo Kim Cương Thủ Bồ Tát rằng :” Bí Mật Chủ ! Các Bồ Tát ấy , du cho chấm dứt sinh mệnh vẫn giữ Giới Chẳng đoạt sinh mệnh, nên buông bỏ đao gậy, xa lìa ý giết hại, bảo hộ thân mệnh của kẻ khác giống như thân của mình. Hoặc có phương tiện khác, ở trong các loại chúng sinh, tùy theo sự nghiệp của họ dùng giải thoát nghiệp báo ác ấy khiến cho họ bố thí buông bỏ Tâm oán hại.
Lại nữa, Bí Mật Chủ ! Bồ Tát giữ Giới Chẳng lấy của không cho. Nếu người khã đã thu nhận các vật thọ dụng thì chẳng khởi Tâm sờ mó huống chi là vật không cho mà lấy. Hoặc có phương tiện khác, nếu thấy chúng sinh keo kiệt chỉ biết góp nhặt cất chứa mà chẳng chịu tu phước, thì tùy theo tượng loại hại sự keo kiệt ấy, nên xa lìa sự phân biệt Ta Người, khiến cho người ấy hành bố thí. Nhân lúc ca ngợi sự bố thí mà họ được thân sắc màu nhiệm ( Diệu Sắc ). Này Bí Mật Chủ ! Nếu Bồ Tát khởi Tâm Tham Lam mà sờ mó vật thì Bồ Tát ấy bị sụt Bồ Đề Phần, vượt nghịch với Pháp Tỳ Nại Gia ( Vinaya_ Giới Luật ).
Lại nữa, Bí Mật Chủ ! Bồ Tát giữ Giới Chẳng Tà Dâm, xem vợ của người như vợ của mình, như chủng tộc của mình, phải nêu gương bảo hộ, chẳng phát Tâm ham muốn huống chi làm việc phi đạo là hai thân giao hợp. Hoặc có phương tiện khác thì tùy chỗ nên độ mà nhiếp hộ chúng sinh.
Lại nữa, Bí Mật Chủ ! Bồ Tát suốt đời giữ Giới Chẳng nói dối. Giả dụ vì nhân duyên sinh sống cũng chẳng nên nói dối. Vì nói dối là lừa gạt Bồ Đề của chư Phật. Bí Mật Chủ ! Đấy là Bồ Tát trụ ở Đại Thừa tối thượng.Nếu ai nói dối sẽ vượt mất Pháp Bồ Đề của Phật. Vì thế cho nên, Bí Mật Chủ ! Đối với Pháp Môn này nên biết như vậy mà buông bỏ xa lìa lời nói chẳng chân thật.
Lại nữa, Bí Mật Chủ ! Bồ Tát thọ trì Giới chẳng chửi mắng thô ác, cần phải dùng thân tâm nhu nhuyễn , tùy dùng loại ngôn biện mà nhiếp thọ các chúng sinh. Tại sao thế ? Bí Mật Chủ ! vì hạnh đầu tiên của Bồ Đề Tát Đỏa là làm lợi lạc cho chúng sinh. Hoặc Bồ Tát khác gặp kẻ trụ nơi nhân của nẻo ác vì muốn bẻ gãy hàng phục nên mới hiển lời nói thô ác.
Lại nửa, Bí Mật Chủ ! Bồ Tát thọ trì Giới chẳng nói hai lưỡi, xa lìa lời nói ly gián, xa lìa lời nói não hại. Nếu bị phạm thì chẳng được gọi là Bồ Tát, cho nên đối với chúng sinh chẳng được khởi Tâm khiến họ tách lìa.Hoặc có phương tiện khác, nếu gặp chúng sinh tùy theo nơi thấy đã sinh tâm đắm trước thì như tượng loại ấy có thể nói lời ly gián khiến cho họ trụ vào Nhất Đạo là Đạo Nhất Thiết Trí Trí.
Lại nữa, Bí Mật Chủ ! Bồ Tát giữ Giới chẳng nói lời thêu dệt, dùng tùy loại ngôn biện thời phương hoà hợp sinh ra nghĩa lợi khiến cho tất cả chúng sinh phát tâm vui vẻ, tịng đường Nhĩ Căn. Tại sao vậy ? Vì Bồ Tát có lời nói sai biệt. Hoặc có Bồ Tát khác thoạt tiên đem sự cười đùa làm cho chúng sinh phát khởi Dục Lạc rồi sau đó khiến cho họ trụ vào Phật Pháp. Tuy đã nói ra lời không có nghĩa lợi nhưng Bồ Tát như vậy vẫn chẳng dính mắc vào sự lưu chuyển của sinh tử.
Lại nữa, Bí Mật Chủ ! Bồ Tát cần phải giữ Giới chẳng tham. Đối với vật thọ dụng của người khác chẳng khởi nhớ nghĩ đắm nhiễm. Tại sao thế ? Vì không hề có Bồ Tát nào sinh Tâm dính mắc.Nếu Bồ Tát có Tâm nhớ nghĩ đắm nhiễm thì đối với Môn Nhất Thiết Trí , vị ấy không có lực và bị đọa một bên. Này Bí Mật Chủ ! Bồ Tát nên khởi tâm vui vẻ. Do sinh tâm như vậy thì việc Ta làm mới khiến cho người khác cũng tự nhiên mà sinh. Việc đó rất tốt lành, luôn luôn vui vẻ an ủi đừng để cho các chúng sinh ấy bị hao tổn mất mát của cải.
Lại nữa, Bí Mật Chủ ! Bồ Tát cần phải giữ Giới chẳng giận dữ, ở tất cả nơi thường tu an nhẫn, chẳng dính mắc với sự giận vui. Đối với sự oán đối hoặc thân mật đều dùng tâm bình đẳng mà chuyển. Tại sao thế ? Vì chẳng có Bồ Tát nào ôm giữ ý ác, sở dĩ như thế vì bản tính của Bồ Tát thường thanh tịnh. Chính vì thế cho nên Bí Mật Chủ ! Bồ Tát nên giữ Giới chẳng giận dữ.
Lại nữa, Bí Mật Chủ ! Bồ Tát cần phải xa lìa Tà Kiến mà hành ở Chính Kiến. Vì sợ hãi cho đời khác nên không hại, không cong vẹo, không nịnh hót, Tâm luôn ngay thẳng. Đối với Phật, Pháp, Tăng tâm được quyết định. Vì thế, Bí Mật Chủ ! Tà Kiến là lỗi lầm cực lớn, hay cắt đứt tất cả căn lành của Bồ Tát . Đấy là mẹ của tất cả các Pháp Bất Thiện. Chính vì thế cho nên, Bí Mật Chủ ! Cho dù thấp thỏi như sự cười đùa cũng không được khởi nhân duyên Tà Kiến.
Bấy giờ, Chấp Kim Cương Bí Mật Chủ bạch Phật rằng :” Thế Tôn ! Nguyện xin nói về sự cắt đứt của Giới 10 Thiện Đạo để cắt đứt gốc rễ cuối cùng. Vì sao Bồ Tát ở địa vị của vua chúa vẫn được tự tại.Dù cho ngụ tại cung điện có cha mẹ , vợ con, quyến thuộc vây quanh, thọ hưởng niềm vui màu nhiệm của cõi Trời mà chẳnh sinh lỗi lầm “
Nói như thế xong, Đức Phật bảo Chấp Kim Cương rằng :” Lành thay ! Lành thay Bí Mật Chủ ! Ông nên lắng nghe! Hãy khéo suy nghĩ. Nay Ta diễn nói quyết định khéo léo về Tỳ Ni của Bồ Tát. Bí mật Chủ ! Nên biết Bồ Tát có hai loại. Thế nào là hai ? Ấy là Tại Gia và Xuất Gia.
Bí Mật Chủ ! Bồ Tát Tại Gia thọ trì câu của 5 Giới, tự tại trong địa vị của đời, dùng mọi loại phương tiện đạo, tùy thuận Thời Phương, tự tại nhiếp thọ, cầu Nhất Thiết Trí. Ấy là đầy đủ phương tiện. Thị hiện ca múa, kỹ nhạc, làm chủ miếu thờ chư Thiên…mọi loại Huân Xứ. Tùy phương tiện ấy, dùng 4 Nhiếp Pháp nhiếp thọ chúng sinh đếu khiến cho họ chí cầu Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác ( A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề ) . Ấy là giữ gìn 5 Giới : Chẳng đoạt sinh mệnh, chẳng lấy của không cho, nói lời hư vọng, ham muốn Tà Hạnh, Tà Kiến. Đấy gọi là Tại Gia Ngũ Giới Cú ( câu về 5 Giới của Tại Gia )
Bồ Tát thọ trì Thiện Giới như đã nói. Nên đủ niềm tin chân thật ( Đế Tín ) , siêng năng tu học, tùy thuận nơi học của các Như Lai xưa kia, trụ Giới Hữu Vi, đầy đủ Trí Tuệ phương tiện , được đến Giới Uẩn Vô Vi Cát Tường Vô Thượng của Như Lai. Có 4 loại tôi căn bản, cho dù vì nhân duyên để sinh sống cũng chẳng nên phạm. Thế nào là bốn ? Ấy là : Phỉ báng các Pháp, xa lìa Tâm Bồ Đề, keo kiệt bỏn xẻn, não hại chúng sinh.Sỡ dĩ như thế vì các Tính này là nhiễm chẳng phải là giữ Giới của Bồ Tát. Tại sao thế?
Các Chính Giác quá khứ
Cùng với đời vị lai
Nhân Trung Tôn hiện tại
Đầy đủ Trí Phương Tiện
Tu hành Vô Thượng Giác
Được Tất Địa Vô Lậu
Cũng nói nơi học khác
Lìa nơi phương tiện Trí
Nên biết, Đại Cần Dũng !
Dụ các Thanh Văn tiến
NÓI VỀ SINH 100 CHỮ PHẨM THỨ MƯỜI CHÍN
Bấy giờ Đức Tỳ Lô Giá Na Thế Tôn quán sát các Đại Chúng Hội nói về Giáo Bất Không tùy theo sự vui thích thành tựu tất cả Chân Ngôn, vua của Chân Ngôn, Đạo Sư của Chân Ngôn, Bậc Đại Uy Đức an trụ ở ba Tam Muội Gia, viên mãn ba Pháp dùng âm thanh màu nhiệm bảo Đại Lực Kim Cương Thủ rằng:” Này Cần Dũng Sĩ ! Hãy nhất tâm lắng nghe về Chân Ngôn Đạo Sư của Chân Ngôn”
Tức thời liền trụ ở Tam Muội Trí Sinh mà nói ra mọi loại xảo trí ( Trí khéo léo) Chân Ngôn Bách Quang Biến Chiếu là:
Nam ma tam mạn đa bột đà nẫm. Am
NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ AM
Phật bảo Kim Cương Thủ
“ Tất cả Chân Ngôn này
Chân Ngôn Bậc Cứu Thế
Thành tựu uy đức lớn”
Tức thời chính Giác Tôn
Pháp Tự Tại Mâu Ni
Phá các ám Vô Trí
Như mặt trời hiện khắp
Là Tự Thể của Ta
Đại Mâu Ni gia trì
Lợi ích cho chúng sinh
Nên tác hóa Thần Biến
Cho đến khiến tất cả
Tùy Ý Nguyện sinh khởi
Thảy hay vì tạo làm
Việc thần biến vô thượng
Cho nên tất cả loại
Thân tịnh lìa các nhơ
Ứng Lý thường siêng tu
Chí nguyện Bồ Đề Phật
TƯƠNG ỨNG VỚI QUẢ CỦA 100 CHỮ PHẨM THỨ HAI MƯƠI
Bấy giờ Đức Tỳ Lô Giá Na Thế Tôn bảo Chấp Kim Cương Bí Mật Chủ rằng:”Này Bí Mật Chủ ! Nếu vào Địa Quán Đỉnh Đại Trí của Đại Giác Thế Tôn sẽ tự thấy trụ ở ba câu Tam Muội Gia.
Bí Mật Chủ ! Vào Quán Đỉnh Đại Trí của Bạc Già Phạm tức dùng hình Đà La Ni thị hiện Phật sự”
Khi ấy, Đức Đại Giác Thế Tôn tùy trụ trước mặt tất cả chúng sinh tạo làm Phật sự, diễn nói ba câu Tam Muội Gia.
Đức Phật bảo:”Bí Mật Chủ ! Hãy quán cảnh giới Ngữ Luân của Ta, rộng dài tràn khắp đến vô lượng Thế Giới Thanh Tịnh Môn. Như Bản Tính ấy biểu thị tùy loại Pháp Giới Môn khiến cho tất cả chúng sinh đều được vui vẻ, cũng như hiện nay Đức Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn lưu biến vô lượng hư không Thế Giới, ở các cõi Phật , siêng làm Phật sự.
Bí Mật Chủ ! Chẳng phải các Hữu Tình có thể biết Đức Thế Tôn là tướng của Ngữ Luân, tuôn ra Diệu Am Chính Giác , trang nghiêm an lạc. Từ Thai Tạng sinh ảnh tượng của Phật, tùy theo tính dục của chúng sinh khiến cho họ phát khởi niềm vui”
Lúc đó, Đức Thế Tôn ở vô lượng Thế Giới Hải Môn tràn khắp Pháp Giới , ân cần khuyến phát thành tựu Bồ Đề, sinh ra hạnh nguyện của Phổ Hiền Bồ Tát. Ở Diệu Hoa này mà Thế Giới trang nghiêm của Địa Thai Tạng thọ sinh trong biển Chủng Tính, dùng mọi loại Tính Thanh Tĩnh Môn tĩnh trừ Cõi Phật , hiện Bồ Đề Trường để trụ Phật sự.
Tiếp theo chí cầu câu Tam Miệu Bồ Đề . Dùng sự biết Tâm vô lượng nên liền biết Chúng Sinh vô lượng, vì biết Chúng Sinh Giới vô lượng nên biết Hư Không Giới vô lượng.
Này Bí Mật Chủ ! Do Tâm vô lượng cho nên được bốn loại vô lượng. Được xong, thành Tối Chính Giác có đủ mười Trí Lực, giáng phục bốn Ma, dùng Vô Sở Uy mà rống lên tiếng rống của sư tử Đức Phật nói Kệ rằng:
“ Cần Dũng ! Đây tất cả
Câu Vô Thượng Giác Giả
Nơi học xứ Bách Môn (100 Môn)
Chư Phật đã nói Tâm”
LẬP THÀNH 100 CHỮ PHẨM THỨ HAI MƯƠI MỐT
Bấy giờ, Chấp Kim Cương Bí Mật Chủ được điều chưa từng có nên nói Kệ rằng:
Phật nói: Chân Ngôn Bậc Cứu Thế
Hai sinh tất cả các Chân Ngôn Ma Ha Mâu Ni ! Vì sao biết
Ai hay biết đây từ nơi nào?
Ai sinh các Chân Ngôn như vậy?
Người sinh vì ai mà diễn nói?
Đại Cần Dũng Sĩ nói Trung, Thượng
Như tất cả đây, nguyện mở bày”
Bấy giờ Bạc Già Phạm
Pháp Tự Tại Mâu Ni
Viên mãn rộng vòng khắp Tràn ngập các Pháp Giới
Đấng Nhất Thiết Trí Tuệ Đại Nhật Tôn bảo rằng:
“Lành thay Ma Ha Tát !
Đại Đức Kim Cương Thủ !
Ta sẽ nói tất cả
Vì Mật thật hiếm có
Bí Yếu của chư Phật
Ngoại Đạo chẳng thể biết
Nếu Bi Sinh Mạn Trà
Được Đại Thừa Quán Đỉnh
Điều nhu, đủ Hạnh lành
Thường thương xót lợi tha
Có duyên quán Bồ Đề
Chỗ thường, không thấy được
Kẻ hay biết diều này
Đại Ngã của nội tâm
Tùy ngay tim mình lập
Nơi trụ của Đạo Sư
Tám Cánh theo ý sinh
Hoa sen thật trang nghiêm
Trong vành trăng tròn đầy
Không dơ như hư không
Ở đấy thường an trụ
Chân Ngôn Cứu Thế Tôn
Màu vàng đủ ánh lửa
Trụ Tam Muội hại độc
Như mặt trời khó quán
Các chúng sinh như vậy
Thường luôn ở trong ngoài
Rộng vòng khắp gia trì
Dùng Mắt Tuệ như vậy
Biết rõ ý Minh Cảnh ( Cái gương trong sáng)
Mắt Tuệ Bậc Chân Ngôn
Quán sát gương tròn đó
Thường thấy hình sắc mình
Tướng Chính Giác vắng lặng
Thân sinh ảnh tượng thân
Ý theo ý nảy sinh
Thường sinh ra thanh tĩnh
Mọi loại tự tác nghiệp
Tiếp, phóng tỏa ánh sáng
Tròn chiếu như lửa điện
Bậc Chân Ngôn hay làm
Tất cả các Phật sự
Nếu thấy thành thanh tĩnh
Thì nghe cũng như vậy
Như nơi Ý ghi nhớ
Hay làm các sự nghiệp”
Lại nữa, Bí Mật Chủ ! Các Bồ Tát tu Hạnh Bồ Tát trong Chân Ngôn Môn sinh khởi ảnh tượng của Thân Mình như vậy không có gì thù thắng hơn Tam Bồ Đề (Sambodhi_ Chính Giác) như nhóm mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý đều do bốn Đại Chủng (Đất, nước, gió, lửa) nhiếp giữ tụ tập lại cho nên Tự Tính của nhóm ấy đầu Không (‘Sùnya:Trống rỗng) , chỉ có nơi nắm giữa của Danh Tự mà thôi. Giống như Hư Không không có chỗ chấp dính với ảnh tượng. Đức Như Lai với Thành Chính Giác (Abhisambudhah) ấy đều trợ nhau khởi duyên không có gián tuyệt ( cách đứt) . Nếu từ Duyên Sinh thì tức như ảnh tượng sinh. Chính vì thế cho nên các Bản Tôn tức là Ta, Ta tức là các Bản Tôn cùng trợ nhau phát khởi. Thân và nơi sinh của thân sinh ra ảnh tượng của Tôn.
Này Bí Mật Chủ ! Quán Pháp này duyên với Tuệ Thông Đạt, Tuệ thông đạt duyên với Pháp, cùng nhau thay đổi mà tác nghiệp, không trụ Tính Không (‘Sùnyatà)
Bí Mật Chủ ! Thế nào là Ý Sinh ? Ý hay sinh ảnh tượng. Bí Mật Chủ ! Ví như hoặc trắng, hoặc vàng, hoặc đỏ. Người tác ý khi đã khởi ý đã nhiễm dính với loại đồng với cái mà ý đã sinh, như vậy mà chuyển tâm
Này Bí Mật Chủ ! Lại như Nội Quán Mạn Trà La trong Ý để trị liệu bệnh Nhiệt (bệnh nóng sốt) thì Nhiệt Bệnh của chúng sinh liền được trừ khỏi, không có nghi hoặc. Đấy chẳng phải là Mạn Trà La khác với Ý , chẳng phải là Ý khác với Mạn Trà La. Tại sao thế ? Vì Ý với Man Trà La chỉ là một Tướng
Bí Mật Chủ ! Lại nh7 người Huyễn tạo ra một nam tử huyễn. Người nam ấy cũng lại tạo hóa một nam tử huyễn khác. Bí Mật Chủ ! Ý ông thế nào ? Hai người nam huyễn ấy, ai hơn được ai ?”
Kim Cương Thủ bạch Phật rằng:” Thế Tôn ! Hai người nam này không có khác nhau. Tại sao vậy? Vì cả hai chẳng phải là thật sinh vậy. Hai người nam này vốn từ Tính Không nên chúng đồng với Huyễn”
“ Như vậy Bí Mật Chủ ! Ý sinh mọi việc với nơi sinh của Ý , cả hai đều Không (Trống rỗng) không hai (Vô nhị) không riệng (vô biệt)”
TRÌ TỤNG THÀNH TỰU 100 CHỮ PHẨM THỨ HAI MƯƠI HAI
Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Chấp Kim Cương Bí Mật Chủ rằng :” Hãy lắng nghe ! Này Kim Cương Thủ ! Chân Ngôn bậc Cứu Thế, thân thân không có phần khác, ý theo ý sinh, khiến khéo tĩnh trừ, rộng đều có ánh hào quang theo nơi ấy tuôn ra tương ứng mà khởi khắp các chi phần. Kẻ Ngu Phu kia thường chẳng hiểu biết, chẳng đạt Đạo này cho đến vô lượng loại do thân phần sinh ra. Như vậy Chân Ngôn bậc Cứu Thế chia ra mà nói cũng không có lượng. Ví như Cát Tường Chân Đà Ma Ni tùy theo các loại lạc dục mà làm điều lợi ích. Như vậy Thế Gian chiếu soi thân của Thế Gian thì tất cả nghĩa lợi không có gì không thành.
Bí Mật Chủ ! Thế nào là Pháp Giới vô phân biệt ? Ấy là tất cả tác nghiệp tùy chuyển.Bí Mật Chủ ! Cũng như Hư Không Giới chẳng phải là chúng sinh, chẳng phải là Thọ Giả, chẳng phải là Ma Nô Xà ( Manusya_ Con người ) , chẳng phải là tác giả, chẳng phải là Phệ Đà ( Veda ) , chẳng phải là Năng Chấp, chẳng phải là Sở Chấp. Lìa tất cả phân biệt và không phân biệt mà chẳng sinh Tâm nghi ngờ về tất cả sự đi lại của chúng sinh giới vô tận ấy , mọi tạo tác của chư Hữu. Nhất Thiết Trí Trí vô phân biệt như thế ngang bằng với hư không, ở tất cả chúng sinh , trong ngoài mà chuyển.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn lại diễn nói câu Tĩnh Trừ vô tận chúng sinh giới. Câu lưu xuất tam muội, câu chẳng thể tư nghị, câu chuyển tha môn
Nếu vốn không sở hữu
Tùy thuận Thế Gian sinh
Tại sao hiểu rõ KHÔNG
Sinh Bậc Du Già này
Nếu tự tại như vậy
Hiểu tên chẳng thể đắc
Sẽ sinh Tâm Đẳng Không
Ấy là Tâm Bồ Đề
Nên phát khởi Từ Bi
Tùy thuận các Thế Gian
Trụ nơi hạnh duy tưởng
Đấy tức là chư Phật
Nên biết tưởng tạo lập
Quán đây là Không Không
Như dưới số Pháp chuyển
Tăng một rồi chia khác
Cần Dũng ! KHÔNG cũng thế
Tăng trưởng tùy thứ tự
Tức đẳng chữ A này Tự nhiên biết gia trì
A Sa Phộc_ Ca khư nga già_ Già xa nhạ xả_ Tra thá noa trà_ Đa tha ná đà_ Ba phả ma bà_ dã la la phộc_ Xa sa sa ha khất-sái_ Ngưỡng nhưỡng noa nẵng mãng
* ) A SA VA_ KA KHA GA GHA_ CA CCHA JA JHA_ TA THA DA DHA_ TA THA DA DHA _ PA PHA BA BHA_ YA RA LA VA_ ‘SA SA SA HA KSA_ A NA NA NA MA
Bí Mật Chủ ! Quán trong KHÔNG này lưu tán tạm lập thành ( Giả lập) nơi gia trì của chữ A, thành tựu Đạo Tam Muội
Bí Mật Chủ ! Chữ A như vậy trụ ở mọi loại trang nghiêm, bày hàng vẽ lập, dùng tất cả Pháp vốn chẳng sinh mà hiển thị hình tự nhiên.
Hoặc dùng nghĩa chẳng thể đắc hiện hình chữ Phộc
Hoặc các Pháp xa lìa tạo tác nên hiện hình chữ CA
Hoặc tất cả Pháp đẳng hư không nên hiện hình chữ KHƯ
Hoặc Hành chẳng thể đắc nên hiện hình chữ NGA
Hoặc các Pháp nhất hợp tướng chẳng thể đắc nên hiện hình chữ GIÀ
Hoặc tất cả Pháp lìa sinh diệt nên hiện hình chữ GIÀ
Hoặc tất cả Pháp không ảnh tượng nên hiện hình chữ XA
Hoặc tất cả Pháp sinh chẳng thể đắc nên hiện hình chữ NHẠ
Hoặc tất cả Pháp lìa chiến địch nên hiện hình chữ XẢ
Hoặc tất cả Pháp lìa Ngã Mạn nên hiện hình chữ TRA
Hoặc tất cả Pháp lìa Dưỡng Tư nên hiệnhình chữ THÁ
Hoặc tất cả Pháp lìa Oán Đối nên hiện hình chữ NOA
Hoặc tất cả Pháp lìa não biến nên hiện hình chữ TRÀ
Hoặc tất cả Pháp lìa như như nên hiện hình chữ ĐA
Hoặc tất cả Pháp lìa trú xứ nên hiện hình chữ THA
Hoặc tất cả Pháp lìa Thí ( ban bố ) nên hiện hình chữ NA
Hoặc tất cả Pháp Giới chẳng thể đắc nên hiện hình chữ ĐÀ
Hoặc tất cả Pháp Thắng Nghĩa Đế chẳng thể đắc nên hiện hình chữ BA
Hoặc các Pháp chẳng bền chắc như bọt nổi nên hiện hình chữ PHẢ
Hoặc tất cả Pháp lìa trói buộc nên hiện hình chữ MA
Hoặc tất cả Pháp các Quán chẳng thể đắc nên hiện hình chữ BÀ
Hoặc tất cả Pháp các Thừa chẳnh thể đắc nên hiện hình chữ DÃ
Hoặc tất cả Pháp lìa tất cả Trần ( bụi bặm ) nên hiện hình chữ LA
Hoặc tất cả Pháp Vô Tướng nên hiện hình chữ LA
Hoặc tất cả Pháp lìa Ngôn Tuyệt ( dứt sự nói năng ) nên hiện hình chữ PHỘC
Hoặc tất cả Pháp Ly Tịch ( xa lìa lặng lẽ ) nên hiện hình chữ XA
Hoặc tất cả Pháp lìa bản tính độn nên hiện hình chữ SA
Hoặc tất cả Pháp Đế chẳng thể đắc nên hiện hình chữ SA
Hoặc tất cả Pháp lìa Nhân nên hiện hình chữ HA
Bí Mật Chủ ! Tùy vào mỗi một Tam Muội của nhóm này. Bí Mật Chủ ! Việc Quán ấy cho đến quán 32 Tướng Đại Nhân … đều từ trong đây mà ra
Nhóm Ngưỡng nhưỡng noa nẵng mãng ở tất cả Pháp tự tại mà chuyển.Nhóm này tùy hiện mà thành tựu các loại tùy hình tốt đẹp của bậc Chính Đẳng Giác ( Tam miệu Tam Phật Đà_ samyaksambuddha )
PHÁP CHÂN NGÔN 100 CHỮ PHẨM THỨ HAI MƯƠI BA
Lại nữa Bí Mật Chủ ! Ở Môn Tam Muội này dùng KHÔNG gia trì , nơi tất cả Pháp tự tại thành tựu Tối Chính Giác, tức làm Bản Tôn rồi nói Kệ rằng :
Bí Mật Chủ nên biết
Chữ A, câu đệ nhất
Minh Pháp rộng vòng khắp
Dùng Tự Luân vây quanh
Tôn ấy không có tướng
Mau lìa các Kiến Tướng
Mọi Thánh Tôn vô tướng
Ắt hiện đến trong tướng
Thanh (tiếng ) theo Chữ tuôn ra
Chữ sinh nơi Chân Ngôn
Chân Ngôn thành lập Quả
Các Cứu Thế Tôn nói
Sẽ biết Tính Thanh KHÔNG
Tức KHÔNG sở tạo tác ( Nơi tạo tác liền trống rỗng )
Tất cả loại chúng sinh
Như lời nói vọng chấp
Phi Không ( chẳng trống rỗng ) cũng phi thanh ( chẳng phải âm tiếng)
Là kẻ tu hành nói
Nhập vào Thanh ( tiếng ) giải thoát
Liền chứng Tam Ma Địa
Y Pháp bày tương ứng
Dùng Chữ làm Chiếu Minh ( soi sáng )
Nên Đẳng loại chữ A
Tưởng vô lượng Chân Ngôn
NÓI VỀ TÍNH BỒ ĐỀ PHẨM THỨ HAI MƯƠI BỐN
Ví như tướng hư không mười phương
Thường tràn khắp cả không chỗ dựa ( Vô Sở Y )
Như vậy Chân Ngôn Bậc Cứu Thế
Ở tất cả Pháp không chỗ dựa
Lại như các sắc tượng trong không
Tuy có thể thấy, không nơi dựa
Chân Ngôn Bậc Cứu Thế cũng vậy
Chẳng phải nơi dựa của các Pháp
Thế Gian thành lập lượng Hư Không
Mau chóng xa lìa cả ba Đời ( Quá khứ, hiện tại, vị lai )
Nếu thấy Chân Ngôn Bậc Cứu Thế
Cũng lại vượt quá Pháp ba đời
Tuy trụ ở Danh Thú
Mau lìa nhóm tạo tác
Mọi tên của Hư Không
Đạo Sư đã diễn nói
Danh Tự không chỗ dựa ( Vô sở y )
Cũng lại như hư không
Chân Ngôn tự tại nhiên
Hiện thấy lìa ngôn thuyết
Chẳng phải lửa,nước, gió
Chẳng phải : đất, mặt trời
Chẳng phải : Trăng, Tú Diệu
Chẳng ngày cũng chẳng đêm
Chẳng sinh chẳng già bệnh
Chẳng chết chẳng tổn thương
Chẳng sát na thời phận
Cũng chẳng phải :Năm, tuổi
Cũng chẳng có thành hoại
Kiếp số chẳng thể được
Chẳng Tịnh nhiễm thọ sinh
Nếu không nhóm như vậy
Mọi thứ đời phân biệt
Ở đấy thường siêng tu
Cầu câu Nhất Thiết Trí
BA TAM MUỘI GIA PHẨM THỨ HAI MƯƠI LĂM
Bấy giờ, Chấp Kim Cương Bí Mật Chủ bạch Phật rằng :” Thế Tôn đã nói 3 Tam Muội Gia. Vì sao nói Pháp này là 3 Tam Muội Gia ? “
Nói như vậy xong. Đức Thế Tôn bảo Chấp Kim Cương Bí Mật Chủ rằng:”Lành thay ! Lành thay Bí Mật Chủ ! Ông hỏi Ta về nghĩa như vậy. Này Bí Mật Chủ ! Ông hãy lắng nghe! Hãy khéo ghi nhớ ! Nay Ta diễn nói “
Kim Cương Thủ thưa :” Như vậy Thế Tôn ! Con vui nguyện muốn nghe “
Đức Phật bảo :’ Có 3 loại Pháp nối tiếp nhau trừ chướng tương ứng sinh, gọi là 3 Tam Muội Gia. Thế nào là Pháp ấy nối tiếp nhau sinh ? Ấy là Sơ Tâm (Tâm ban đầu ) chẳng quán Tự Tính, từ đây phát Tuệ , sinh ra Trí chân thật, xa lìa các lưới phân biệt vô tận.Đây gọi là Tâm thứ hai ( Đệ nhị Tâm ) là Tướng Bồ Đề, là câu của Chính Đẳng Giác không có phân biệt.Bí Mật Chủ ! Thấy như thật xong, quán sát Giới chúng sinh vô tận, tự nhiên chuyển Bồ Tát, Vô Duyên Quán, sinh Tâm Bồ Đề. Ấy là lìa các hý luận, an trụ chúng sinh đều khiến cho họ trụ ở Bồ Đề Vô Tướng. Đây gọi là 3 Tam Muội Gia. Lại nữa Bí Mật Chủ !
Có ba Tam Muội Gia
Thoạt đầu Tâm Chính Giác
Thứ hai gọi là Pháp
Tâm ấy tương tục sinh
Ấy là Hòa Hợp Tăng
Ba Tam Muội Gia này
Chư Phật Đạo Sư nói
Nếu trụ ba Đẳng này
Tu hành Hạnh Bồ Đề
Các Đạo Môn thượng thủ
Vì lợi các chúng sinh
Sẽ được thành Bồ Đề
Ba Thân, tự tại chuyển
Này Bí Mật Chủ ! Tam Miệu Tam Bồ Đề vì an lập Giáo nên dùng một Thân gia trì, ấy là Sơ Biến Hóa Thân
Lại nữa, Bí Mật Chủ ! Tiếp ở một thân thị hiện ba loại thân là : Phật, Pháp, Tăng
Lại nữa, Bí Mật Chủ ! Từ đây thành lập nói ba loại Thừa, rộng làm Phật sự, hiện Bát Niết Bàn, thành thục chúng sinh.
Này Bí Mật Chủ ! Xem xét các Bồ Tát tu hạnh Bồ Đề trong các Chân Ngôn Môn đó, nếu hiểu rõ 3 Đẳng ở Pháp Chân Ngôn ắt tác thành tựu. Kẻ ấy chẳng dính mắc tất cả vọng chấp, không thể bị sự chướng ngại. Ngoại trừ kẻ chẳng thích làm, lười biếng trễ nãi, nói chuyện không có lợi, chẳng sinh Tín Tâm, thích gom chứa của cải.
Lại phải chẳng làm2 việc là : Uống các loại rượu và ngủ trên giường
NÓI VỀ NHƯ LAI PHẨM THỨ HAI MƯƠI SÁU
Bấy giờ, Chấp Kim Cương Bí Mật Chủ bạch Thế Tôn rằng :
Thế nào là Như Lai ?
Nhân Trung Tôn là gì ?
Sao gọi là Bồ Tát ?
Thế nào là Chính Giác ?
Đạo Sư Đại Mâu Ni
Nguyện cắt điều con nghi
Bồ Tát Đại Danh Xưng
Vứt bỏ Tâm hư vọng
Thương tu Ma Ha Diễn
Hạnh Vương không có trên ( không có gì cao hơn )
Khi ấy, Đức Bạc Già Phạm Tỳ Lô Giá Na quán sát các Đại Hội Chúng rồi bảo Chấp Kim Cương Bí Mật Chủ rằng :” Này Bí Mật Chủ ! Ông hãy lắng nghe ! Hãy khéo suy nghĩ ! Nay Ta diễn nói về Đạo Ma Ha Diễn “ Tụng rằng :
Bồ Đề, tướng Hư Không
Lìa tất cả phân biệt
Vui cầu Bồ Đề ấy
Là Bồ Đề Tát Đỏa ( Bodhisatva_Bồ Tát )
Thành tựu Thập Địa Đẳng
Tự tại khéo thông đạt
Các Pháp Không, Như Huyễn
Biết đây tất cả đồng
Hiểu các nẻo Thế Gian
Tên gọi là Chính Giác
Pháp như tướng Hư Không
Không hai chỉ một tướng
Thành mười Trí Lực Phật
Hiệu là Tam Bồ Đề ( Sambudhi _ Chính Giác )
Dùng Tuệ hại vô minh
Tự Tính lìa ngôn thuyết
Trí Tuệ, tự mình chứng
Nên nói là Như Lai
PHÁP HỘ MA THẾ GIAN VÀ XUẤT THẾ GIAN PHẨM THỨ HAI MƯƠI BẢY
Lại nữa, Bí Mật Chủ ! Xưa kia, một thời Ta vì hành Bồ Tát trụ ở Bồ Tát Hạnh . Vào thời Phạm Thế, có vị Phạm Thiên đến hỏi Ta rằng :” Đại Phạm !
Chúng tôi muốn biết Lửa có bao nhiêu loại ?
“ Thời Ta đáp như vầy :
Ấy là Đại Phạm Thiên
Tên Ngã Mạn Tự Nhiên
Tiếp, Đại Phạm Thiên Tử
Tên là Bá Phộc Cú (Pàvako)
Lửa ban đầu của đời ( Thế Gian )
Con nó tên Phạm Phạn
Con tên Tất Đát La (Pitara)
Phệ Thấp Bà Nại La (Ve’sranarah )
Lại sinh Ha Phộc Nô (Havano)
Hợp Tỳ Phộc Ha Na (Havyahanah )
Bá Thuyết Tam Tỵ Đổ (Pà’sa sambhyato)
Với Ha Đạt Mạt Noa (Arthavana)
Con chúng Bát Thể Đa (Prathita)
Bổ Sắc Ca Lộ Đào (Puskarodhau)
Các Hỏa Thiên như vậy
Thứ tự dùng tương sinh
Lại nữa đặt Thai Tạng
Dùng lửa Mang Lộ Đa (Maruta)
Muốn sau tắm rửa thân
Lửa Phộc Ha Mang Nẳng (Vahadàna)
Sở dụng để tắm vợ
Dùng lửa Măng nghiệt Lô (Mamgala)
Nếu sau khi sinh con
Dùng lửa Bát Già Bồ (Pagalbha)
Vì con lập tên đầu
Dùng lửa Bá Thể Vô (Pàtivo)
Sở dụng lúc ăn uống
Nên biết lửa Thú Chi (‘Suci)
Vì con lúc búi tóc (Cuda)
Nên dùng lửa Sát Tỳ (Sabhi)
Tiếp, lúc thọ Cấm Giới
Lửa Tam Mô Bà Phộc (Samudbhavah )
Lúc Cấm Mãn, thả bò
Dùng lửa Tố Lý Gia (Sùrya)
Khi Đồng Tử cưới vợ
Dùng lửa Du Giả Ca (Yojakah )
Tạo làm mọi sự nghiệp
Lửa Bạt Na Dị Ca (Panayerah )
Cúng dường các Thiên Thần
Dùng lửa Bá Phộc Cú (Pàvako)
Tạo phòng dùng lửa Phạm
Ban bố , lửa Phiến Đô (‘Santo)
Sở dụng cột trói dê
Lửa A Phộc Hạ Ninh (Avahani)
Sở dụng chạm vật dơ
Dùng lửa Vi Phệ Chi (Viveci)
Sở dụng nấu thức ăn
Dùng lửa Bà Ha Sa (Sahasa)
Lúc bái lạy Nhật Thiên
Lửa Hợp Vi Thệ Gia (Havijeya)
Lúc bái lạy Nguyệt Thiên
Thì dùng lửa Nhĩ Địa (Nidhi)
Sở dụng thiêu đốt mãn
Lửa A Mật Lật Đa (Amrta)
Lúc tác Pháp Tức Tai
Dùng lửa Na Lỗ Noa (Daruna)
Khi tác Pháp Tăng Ích
Lửa Ngật Lật Đán Đa (Krtànta)
Lúc giáng phục oán đối
Nên dùng lửa Phẫn Nộ (Krodha)
Triệu nhiếp các tiền của
Dùng lửa Ca Ma Nô (Kàmano)
Nếu thiêu đốt cây rừng
Nên dùng lửa Sứ Giả
Ăn vào, khiến tiêu hóa
Dùng lửa Xã Xá Lộ (Jatharo)
Nếu lúc trao các lửa
Ấy là lửa Bạc Xoa (Bhaksa)
Biển có lửa tên là
Phộc Noa Bà Mục Khư (Vadavà mukha)
Lửa lúc Kiếp Thiêu mãn
Tên là Du Càn Đa (Yugànta)
Vì ngươi, các Nhân Giả
Đã lược nói các lửa
Ngươi tu tập Vi Đà (Veda)
Phạm Hạnh đã truyền đọc
Bốn mươi bốn loại này
Bấy giờ, Ta diễn nói
Lại nữa, Bí Mật Chủ !
Ta ở thời xa xưa
Chẳng biết TÍNH các lửa
Làm các việc Hộ Ma
Chẳng phải Hạnh Hộ Ma
Chẳng thể thành Nghiệp Quả
Ta lại thành Bồ Đề
Diễn nói mười hai lửa
Bab đầu là lửa Trí ( Trí Hỏa )
Tên Đại Nhân Đà La (Mahà Indra)
Tướng vàng tịnh trang nghiêm
Tăng Ích ban uy lực
Chuỗi lửa ( Diễm Man ) trụ Tam Muội
Nên biết Trí viên mãn
Thứ hai tên Hạnh Mãn
Hoa trăng Thu sáng khắp
Trong vành tròn ( Viên Luân ) Cát Tường
Chuỗi ngọc ( Châu Man ) áo trắng tinh
Thứ ba Ma Lỗ Đa (Marùta)
Hình gió khô màu đen
Thứ tư Lô Ê Đa (Lohìta)
Màu như ánh Mặt Trời
Thứ năm Một Lật Noa (Mrda)
Nhiều râu, màu vàng nhạt
Uy quang lửa Tu Cảnh
Thương xót khắp tất cả
Thứ sáu tên Phẫn Nộ (Krodha)
Nheo mắt, màu mây bay
Tóc dựng, gầm chấn động
Đại Lực hiện bốn nanh
Thứ bảy Xà Tra La (Jatala)
Nanh nhọn, đủ lụa màu
Thứ tám Hất Lệ Gia (Hrya)
Giống như ánh điện tụ
Thứ chín tên Ý Sinh
Thế lớn, thân sắc khéo
Thứ mười Yết La Vi (Kravyàdà)
Màu đen, Ấn chữ An (Om)
Thứ mười một Hỏa Thần ( Bản Phạn thiếu tên này )
Mười hai Mô Ha Gia (Mohaya)
Nơi mê hoặc chúng sinh
Bí Mật Chủ ! Nhóm này
Nơi giữ gìn màu lửa
Tùy ngay hình sắc ấy
Dược Vật đồng với chúng
Để làm Ngoại Hộ Ma
Tùy ý thành Tất Địa
Lại nữa, ở Nội Tâm
Một Tính mà đủ ba
Ba nơi hợp làm một
Du Kỳ ! Nội Hộ Ma
Tâm Đại Từ Đại Bi
Đấy là Pháp Tức Tai
Điều kia gom đủ vui
Đấy là Pháp Tăng Ích
Phẫn Nộ theo Thai Tạng
Mà tạo mọi sự nghiệp
Lại nữa, Bí Mật Chủ !
Như nơi đã nói ấy
Tùy sự nghiệp tương ứng
Dùng Tín Giải thiêu đốt
Bấy giờ, Kim Cương Thủ
Bạch Phật rằng :” Thế Tôn !
Định Hỏa Lô ( Hỏa Lô Tam Ma Địa ) thế nào
Dùng rưới vảy ra sao
Thuận trải cỏ Cát Tường
Làm sao đủ mọi vật “ Phật bảo Bí Mật Chủ Trì Kim Cương Giả rằng :
“ Lò lửa ( Hỏa Lô ) lượng khuỷu tay
Bốn phương cùng chia đều
Bốn tiết (Đốt, Lóng ) làm Duyên Giới ( Vành đai của Duyên )
Ấn Kim Cương vây quanh
Chiếu lót dùng tranh ( Cỏ tranh ) tươi
Quanh Lò vòng bên phải
Chẳng dùng Ngọn thêm Gốc
Mà dùng Gốc thêm Ngọn
Tiếp, cầm cỏ Cát Tường
Y Pháp rải bên phải
Dùng hương xoa, hoa, đèn
Tiếp, phụng hiến Hỏa Thiên
Hành Nhân lấy một hoa
Cúng dường Một Lật Trà
An trí ở chỗ ngồi ( Tọa Vị )
Lại nên dùng Quán Sái ( rưới vảy )
Cần phải bố thí đủ ( Tác mãn thí )
Trì dùng Bản Chân Ngôn
Tiếp, Hộ Ma Tức Tai
Hoặc dùng Pháp Tăng Ích
Thế Gian Hộ Ma ấy
Nói tên là Ngoại Sự ( Việc bên ngoài)
Lại nữa, Nội Hộ Ma
Diệt trừ nơi chúng sinh
Hiểu rõ Mạt Na ( Mana vijnàna_ Thức thứ bảy ) mình
Mau lìa nhóm sắc thanh
Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân
Cùng với nghiệp ngữ ý
Thảy đều từ Tâm khởi
Y chỉ nơi Tâm Vương
Nhóm mắt sinh phân biệt
Với cảnh giới nhóm Sắc
Trí Tuệ chưa sinh chướng
Gió, lửa khô ( Táo Hỏa ) hay diệt
Đốt trừ phân biệt vọng
Thành Tâm Tĩnh Bồ Đề
Đây tên Nội Hộ Ma
Vì các Bồ Tát nói
NÓI VỀ TAM MUỘI CỦA BẢN TÔN PHẨM THỨ HAI MƯƠI TÁM
Bấy giờ, Chấp Kim Cương Bí Mật Chủ bạch Phật rằng :” Thế Tôn ! Nguyện xin nói về Sắc Tượng, Uy Nghiệm hiện tiền của Bản Tôn khiến cho các Bồ Tát tu Hạnh Bồ Tát trong Chân Ngôn Môn quán duyên với Hạnh của Bản Tôn , liền được Thân của Bản Tôn dùng làm Thân của mình, không có nghi hoặc mà được Tất Địa “
Nói như vậy xong. Đức Phật bảo Chấp Kim Cương Bí Mật Chủ rằng :” Lành thay ! Lành thay Bí Mật Chủ ! Ông hay hỏi Ta về nghĩa như thế. Lành
thay ! Hãy lắng nghe ! Hãy tác ý cho thật khéo ! Nay Ta diễn nói “
Kim Cương Thủ thưa :” Như vậy Thế Tôn ! Con vui nguyện muốn nghe “
Đức Phật bảo :”Này Bí Mật Chủ ! Chư Tôn có 3 loại Thân là : Chữ, Ấn, Hình Tượng.
Chữ có 2 loại là : Thanh ( tiếng ) và Tâm Bồ Đề
Ấn có 2 loại là : Hữu Hình và Vô Hình
Thân của Bản Tôn cũng có 2 loại là : Thanh tĩnh và chẳng thanh tĩnh
Người kia chứng Tịnh Thân , xa lìa tất cả tướng. Phi Tĩnh (Chẳng tịnh) có thân của Tưởng, ắt có hiển mọi sắc của Tượng. Vì Hữu Tưởng cho nên thành tựu Tất Địa Hữu Tướng. Không có Tưởng cho nên tùy sinh Tất Địa Vô Tướng. Liền nói Kệ là :
Vì Phật nói Hữu Tưởng
Vui muốn thành Hữu Tướng
Do trụ ở Vô Tưởng
Được Tất Địa Vô Tướng
Vì thế tất cả loại
Nên trụ ở Phi Tưởng ( Chẳng phải Tưởng )
NÓI VỀ TAM MUỘI VÔ TƯỚNG PHẨM THỨ HAI MƯƠI CHÍN
Lại nữa , Đức Bạc Già Phạm Tỳ Lô Giá Na bảo Chấp Kim Cương Bí Mật Chủ rằng :” Này Bí Mật Chủ ! Các Bồ Tát tu Hạnh Bồ Tát trong Chân Ngôn Môn ấy vui muốn thành tựu Tam Muội Vô Tướng thì nên suy tư là :” Tưởng này có thể sinh từ đâu ? Từ ngay thân của mình ư ? Từ Tâm Ý ư ? . Nếu từ Thân sinh ra thì Thân này như cây cỏ, gạch đá, Tự Tính như vậy xa lìa nơi tạo tác , không có chỗ hiểubiết, nhân Nghiệp mà sinh, nên phải xem xét giống như vật bên ngoài. Lại như Hình Tượng tạo lập : chẳng phải lửa, chẳng phải nước, chẳng phải đao nhọn, chẳng phải chất độc, chẳng phải Kim Cương… làm cho nó bị thương hại.Hoặc giận dữ nói lời thô bỉ mà có thể có được chút gì tác động đến nó. Hoặc đem cac thức ăn uống, áo quần, dầu thơm, vòng hoa . Hoặc dùng hương xoa, Chiên Đàn, Long Não …Các loại của nhóm như vậy , mọi thứ vật thọ dụng thù thắng do chư Thiên , ngườiđời phụngsự cung cấp cũng chẳng có thể khiến cho nó ( Bức tượng ) được sự vui vẻ. Tại sao thế ? Kẻ phàm phu ngu đồng đối với hình tượng trống rỗng của Tự Tính , tự sinh làm Ngã Phần, điên đảo chẳng thật, khởi các phân biệt, hoặc lại cung dưỡng, hoặc thêm đoạn hoại.
Bí Mật Chủ ! Nên trụ như vậy, nhớ Thân như thế mà quán sát Tính Không ( sự trống rỗng của Tự Tính )
Lại nữa Bí Mật Chủ ! Tâm không có Tự Tính , xa lìa tất cả Tưởng, nên suy tư Tính Không.
Này Bí Mật Chủ ! Tâm ở 3 thời, cầu chẳng thể được , dùng vượt qua 3 đời. Tự Tính như vậy xa lìa tất cả Tướng.
Bí Mật Chủ ! Điều có Tâm Tưởng, tức là nơi phân biệt của Phàm Phu Ngu Đồng. Do chẳng biết rốt ráo mà có sự tính toán hư vọng như vậy, cho nên suy nghĩ là :” Như cái ấy chẳng thật chẳng sinh “
Bí Mật Chủ ! Các Bồ Tát tu Hạnh Bồ Tát trong Chân Ngôn Môn này chứng được Tam Muội Vô Tướng . Do trụ Tam Muội Vô Tướng nên Chân Ngữ do Như Lai nói ra gần gũi với người ấy, thường hiện ở trước mặt của họ.
TRÌ TỤNG THẾ GIAN VÀ XUẤT THẾ GIAN PHẨM THỨ BA MƯƠI
Lại nữa , Bí Mật Chủ ! Nay Ta nói về Pháp Bí Mật trì Chân Ngôn
Mỗi mỗi các Chân Ngôn
Tác Tâm Ý niệm tụng
Hơi ra vào là Hai
Thườngtương ứng đệ nhất
Khác đay mà thọ trì
Chân Ngôn thiếu chi phần
Trong và ngoài tương ứng
Ta nói có bốn loại
Niệm tụng thuộc Thế Gian
Có Sở Duyên tương tục
Trụ Chủng Tử, Câu Chữ
Hoặc Tâm tùy Bản Tôn
Nên nói có tương duyên
Hơi ra vào làm Hai
Nên biết Tâm Xuất Thế
Xa lìa nơi các Chữ
Tự Tôn làm một Tướng
Không hai không nắm dính ( Vô thủ trước )
Chẳng hoại Ý sắc tượng
Đừngkhácvới Pháp Tắc
Đã nói ba Lạc Xoa
Nhiều loại trì Chân Ngôn
Cho đến trừ mọi tội
Bậc Chân Ngôn thanh tịnh
Như số lượng niệm tụng
Đừng khác Giáo ( Điều dạy bảo ) như vậy
CHÚC LỤY PHẨM THỨ BA MƯƠI MỐT
Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo tất cả Chúng Hội rằng :” Nay ngươi cần phải trụ ở Pháp M6n này, chẳng được phóng dật. Nếu chẳng biết CănTính, chẳng nên trao truyền cho người khác, ngoại trừ Đệ Tử của Ta có đủ Tướng tiêu biểu. Nay Ta diễn nói, các ngươi nên nhất Tâm nghe.
Nếu người ấy sinh vào lúc Chấp Tú tốt lành ( Tú Diệu trực tốt ), chí cầu Thắng sự, có Tuệ vi tế, thường niệm Ân Đức, sinh Tâm khát ngưỡng (khao khát mong cầu ) nghe Pháp , vui vẻ rồi trụ. Tướng người ấy: trắng xanh, hoặc màu trắng, đầu rộng cổ dài, trán rộng bằng phẳng, sống mũi ngay thẳng, khuôn mặt tròn đầy, đoan nghiêm tương xứng. Phật Tử như vậy, cần phải ân cần dạy truyền.
Lúc đó, tất cả Bậc Cụ Đức đều hớn hở vui mừng, nghe xong cúi đầu thọ nhận, một lòng phụng trì. Các Chúng Hội ấy đem mọi thứ trang nghiêm cúng dường rộng lớn xong, cúi đầu dưới chân Đức Phật cung kính chắp tay bạch rằng: ” Nguyện xin nơi Giáo Pháp này , diễn nói câu Gia Trì cứu đời khiến cho Đạo Pháp Nhãn ( Con Mắt Pháp ) tràn tất cả nơi, trụ lâu ở Thế Gian “
Khi ấy, Đức Thế Tôn ở Pháp Môn này, nói Gia Trì Cú Chân Ngôn là :
“ Nam ma tam mạn đa bột đà nẫm. Tát bà tha, thắng thắng, đátlăng đát-lăng, ngung ngung, đạt-lân đạt-lân, sa tha bả dã sa tha bả dã, một đà tát để-dã phộc, đạt ma tát để-dã phộc, tăng già tát để-dã phộc, hàm hàm, phệ ná vĩ phệ, sa ha “
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ SARVATHÀ ‘SAM ‘SAM_ TRAM TRAM_ GUM GUM_ DHARAM DHARAM_ STHÀPAYA STHÀPAYA_ BUDDHÀ SATYA VÀ_ DHARMA SATYA VÀ_ SAMGHA SATYA VÀ_ HÙM HÙM_ VEDA VIDE_ SVÀHÀ
Khi Đức Phật nói Kinh này xong, tất cả Bậc Trì Kim Cương với Phổ Hiền, Thượng Thủ các Bồ Tát nghe lời Phật dạy , thảy đều vui vẻ, tin nhận phụng hành.