PHẬT NÓI KINH ĐẠI THỪA TRANG NGHIÊM BẢO VƯƠNG

Hán dịch: Trung Ấn Độ_Nước Nhạ Lạn Đà La, Tam Tạng của chùa Mật Lâm, Sa Môn được ban áo tía (kẻ bày tôi là) THIÊN TỨC TAI phụng chế dịch
Việt dịch: HUYỀN THANH

 

Như vậy tôi nghe. Một thời Đức Thế Tôn, ngự ở vườn Cấp Cô Độc (Anāthapiṇḍadasyārāma) trong rừng cây Kỳ Đà (Jeṭavaṇe) tại nước Xá Vệ (Śrāvatya) cùng với chúng Đại Bật Sô gồm 1250 người đến dự và các chúng Bồ Tát Ma Ha Tát.Các vị ấy có tên là: Kim Cương Thủ Bồ Tát Ma Ha Tát (Vajra-pāṇi), Trí Kiến Bồ Tát Ma Ha Tát (Jñānardaśana), Kim Cương Quân Bồ Tát Ma Ha Tát (Vajra-sena), Bí Mật Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát (Guha-gupta_ ?Guhya-garbha), Hư Không Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát (Ākāśa-garbha), Nhật Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát (Sūrya-garbha), Vô Động Bồ Tát Ma Ha Tát (Anikṣiptaghura_ ? Acala), Bảo Thủ Bồ Tát Ma Ha Tát (Ratna-pāṇi), Phổ Hiền Bồ Tát Ma Ha Tát (Samanta-bhadra), Chứng Chân Thường Bồ Tát Ma Ha Tát (Mahā-sthāmaprāpta:Đắc Đại Thế), Trừ Cái Chướng Bồ Tát Ma Ha Tát (Sarva-nīvaraṇa-viskaṃbhī), Đại Cần Dũng Bồ Tát Ma Ha Tát (Sarva-śūra), Dược Vương Bồ Tát Ma Ha Tát (Bhaiṣajya-sena: Dược Quân_ ? Bhaṣajya-rāja), Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát (Avalokiteśvara), Chấp Kim Cương Bồ Tát Ma Ha Tát (Vajra-mati:Kim Cương Tuệ_ ?Vajra-dhāra), Hải Tuệ Bồ Tát Ma Ha Tát (Sāgaramati), Trì Pháp Bồ Tát Ma Ha Tát (Dharma-dhara) gồm có tám mươi câu chi Bồ Tát đều đến tập hội.

_Lúc đó lại có các chúng Thiên Tử của 32 cõi Trời đều đến tập hội, Trời Đại Tự Tại (Maheśvara) với Trời Na La Diên (Nārāyaṇa) làm bậc Thượng Thủ. Đế Thích Thiên Vương (Śakra-devānāṃ-indra), Sách Ha Thế Giới Chủ (Sahaṃpati), Đại Phạm Thiên Vương (Māha-brahma-devarāja), Nhật Thiên (Āditya), Nguyệt Thiên (Candra), Phong Thiên (Vāyu), Thủy Thiên (Varuna)…Các hàng Thiên Chúng như vậy đều đến tập hội.

_Lại có trăm ngàn Long Vương (Nāga-rāja). Ấy là: A Bát Lá La Long Vương (Upalāla), Ê La Bát Đát-Lý Long Vương (Elapatra), Để Minh Nghi Lệ Long Vương (Timiṃgira), Chủ Địa Long Vương (Gavāṃpati), Bách Đầu Long Vương (Śata-śīrṣa), Hổ Lỗ Ni Noa Long Vương (Hullura), Đắc Xoa Kế Long Vương (Takṣaka), Ngưu Đầu Long Vương (Go-śīrṣa), Lộc Đầu Long Vương (Mṛga-śīrṣa), Nan Đà Long Vương (Nanda), Bạt Nan Đà Long Vương (Upananda), Ngư Tử Long Vương (Vātsīputra), Vô Nhiệt Não Long Vương (Anavataptā), Sa Nghiệt Lý Noa Long Vương (Sàgara). Các hàng Long Vương như vậy đều đến tập hội.

_Lại có trăm ngàn Ngạn Đạt Phộc Vương (Gandharva-rāja). Ấy là: Cổ Âm Ngạn Đạt Phộc Vương (Duṇḍubhi-svara), Diệu Thanh Ngạn Đạt Phộc Vương (Manojñasvara), Thiên Tý Ngạn Đạt Phộc Vương (Sahasra-bhuja), Thiên Chủ Ngạn Đạt Phộc Vương (Sahaṃpati), Thân Hoan Hỷ Ngạn Đạt Phộc Vương (Śarīra-prahla-dana), Chủng Chủng Nhạc Âm Ngạn Đạt Phộc Vương (Nirnāditabhūrya), Trang Nghiêm Ngạn Đạt Phộc Vương (Alaṃkara-bhuṣita), Hiện Đồng Tử Thân Ngạn Đạt Phộc Vương (Kumara-darśana), Diệu Tý Ngạn Đạt Phộc Vương (Subāhu-yukta), Pháp Lạc Ngạn Đạt Phộc Vương (Dharma-priya). Các Ngạn Đạt Phộc Vương của nhóm như vậy đều đến tập hội

Lại có trăm ngàn Khẩn Na La Vương (Kiṃnara-rāja). Ấy là: Diệu Khẩu Khẩn Na La Vương (Sumukha), Bảo Quang Khẩn Na La Vương (Ratna-kirīṭi), Hy Di Khẩn Na La Vương (Svātimukha), Hoan Hỷ Khẩn Na La Vương (Prahasita), Luân Trang Nghiêm Khẩn Na La Vương (Cakra-vyūha), Châu Bảo Khẩn Na La Vương (Maṇi), Đại Phúc Khẩn Na La Vương (Pralambodara), Kiên Cố Tinh Tiến Khẩn Na La Vương (Dṛḍha-vīrya), Diệu Dũng Khẩn Na La Vương (Suyodhana), Bách Khẩu Khẩn Na La Vương (Śata-mukha), Đại Thọ Khẩn Na La Vương (Druma). Các vị Khẩn Na La Vương của nhóm như vậy đều đến tập hội.

_Lại có trăm ngàn Thiên Nữ (Apsara). Ấy là: Tối Thượng Thiên Nữ (Tilottamā), Diệu Nghiêm Thiên Nữ (Suvyūhā), Kim Đái Thiên Nữ (Suvarṇa-mekhalā), Trang Nghiêm Thiên Nữ (Vibhūṣitā), Văn Trì Thiên Nữ (Karṇa-dhārā), Cam Lộ Nguyệt Thiên Nữ (Amṛtabindur), Thanh Tịnh Thân Thiên Nữ (Pariśobhita-kāyā), Bảo Quang Thiên Nữ (Maṇiprastha), Hoa Thân Thiên Nữ (Cūḍakā), Thiên Diện Thiên Nữ (Mṛdukā), Khẩu Diễn Ngũ Nhạc Âm Thiên Nữ (Pañca-bhūryābhimukhā), Khoái Lạc Thiên Nữ (Ratikara), Kim Man Thiên Nữ (Kāñcana-mālā), Thanh Liên Hoa

Thiên Nữ (Nīlotpalā), Tuyên Pháp Âm Thiên Nữ (Dharmābhimukhā), Diệu Lạc Thiên Nữ (Sakrīḍa), Lạc Sinh Thiên Nư (Kṛtsnākarā), Diệu Nghiêm Tướng Thiên Nữ (Suvyūha-mukhā), Nghiêm Trì Thiên Nữ (Keyūra-dharā), Bố Thí Thiên Nữ (Dānaṃdadā), Khiết Dĩ Thiên Nữ (Śaśi). Các hàng Thiên Nữ như vậy đều đến tập hội.

_Lại có trăm ngàn các Long Vương Nữ (Nāga-kanyā). Ấy là: Diệu Nghiêm Trì Long Nữ (Vibhūsaṇa-dharā), Mẫu Thử Lân Na Long Nữ (Mucilinda), Tam Kế Long Nữ (Trijaṭā), Hòa Dung Long Nữ (Svāti-mukhā), Thắng Cát Tường Long Nữ (Jayaśrī), Điện Nhãn Long Nữ (Vidyu-locanā), Điện Quang Long Nữ (Vidyut-prabhā), Diệu Sơn Long Nữ (Svāti-giri), Bách Quyến Thuộc Long Nữ (Śata-parivārā), Đại Dược Long Nữ (Mahā-uṣadhi), Nguyệt Quang Long Nữ (Jalabindu- ? Candraprabhā), Nhất Thủ Long Nữ (Eka-śīrṣā), Bách Tý Long Nữ (Śata-bāhu), Thọ Trì Long Nữ (Grasatī), Vô Phiền Não Long Nữ (Anākṛcchragatā), Thiện Trang Nghiêm Long Nữ (Subhūṣaṇā), Bạch Vân Long Nữ (Pāṇḍala-meghā), Thừa Xa Long Nữ (Rathābhiruḍhā), Vị Lai Long Nữ (Tyāga-gatā), Đa Quyến Thuộc Long Nữ (Abhinna-parivārā), Hải Phúc Long Nữ (Sāgara-kukṣi), Cái Diện Long Nữ (Patramukha), Pháp Tòa Long Nữ (Dharma-pīṭhā), Diệu Thủ Long Nữ (Mukharā), Hải Thâm Long Nữ (Sāgara-gambhīrā), Diệu Cao Cát Tường Long Nữ (Sumeru-śrī).Các hàng Long Nữ như vậy cũng đến tập hội.

_Lại có trăm ngàn Ngạn Đạt Phộc Nữ (Gandharva-kanyā). Ấy là: Ái Diện Ngạn Đạt Phộc Nữ (Priya-mukhā), Ái Thí Ngạn Đạt Phộc Nữ (Priyaṃdadā), Vô Kiến Ngạn Đạt Phộc Nữ (Anādarśanā), Diệu Cát Tường Ngạn Đạt Phộc Nữ (Vajra-śrī: Kim Cương Cát Tường), Kim Cương Man Ngạn Đạt Phộc Nữ (Vajra-mālā), Diệu Man Ngạn Đạt Phộc Nữ (Samālinī), Thọ Lâm Ngạt Đạt Phộc Nữ (Vaṇaspati), Bách Hoa Ngạn Đạt Phộc Nữ (Śata-puṣpā), Hoa Phu Ngạn Đạt Phộc Nữ (Mudita-puṣpā), Bảo Man Ngạn Đạt Phộc Nữ (Ratna-mālā), Diệu Phúc Ngạn Đạt Phộc Nữ (Sukukṣi), Cát  Tường Vương Ngạn Đạt Phộc Nữ (Rāja-śrī), Cổ Âm Ngạn Đạt Phộc Nữ (Duṇḍubhisvarā), Diệu Trang Nghiêm Ngạn Đạt Phộc Nữ (Vibhūṣitalāṃkārā), Phong Lễ Ngạn Đạt Phộc Nữ (Abhinamitā), Pháp Ái Ngạn Đạt Phộc Nữ (Dharma-kāṅkṣiṇī), Pháp Thí Ngạn Đạt Phộc Nữ (Dharmaṃdadā), Thanh Liên Hoa Ngạn Đạt Phộc Nữ (Audumbarā), Bách Thủ Ngạn Đạt Phộc Nữ (Śatākārā), Liên Hoa Cát Tường Ngạn Đạt Phộc Nữ (Padmālaṃkārā), Đại Liên Hoa Ngạn Đạt Phộc Nữ (Padmāvatī), Thể Thanh Tịnh Ngạn Đạt Phộc Nữ (Pariśobhitakāyā), Tự Tại Hành Ngạn Đạt Phộc Nữ (Vilāsendra-gāminī), Thí Địa Ngạn Đạt Phộc Nữ (Pṛthivīṃdadā), Thí Quả Ngạn Đạt Phộc Nữ (Phalaṃdadā), Sư Tử Bộ Ngạn Đạt Phộc Nữ (Siṃha-gāminī), Cự Mẫu Na  Hoa Ngạn Đạt Phộc Nữ (Kumuda-puṣpā), Diệu Ý Ngạn Đạt Phộc Nữ (Manoramā), Huệ Thí Ngạn Đạt Phộc Nữ (Dānaṃdadā), Thiên Ngữ Ngôn Ngạn Đạt Phộc Nữ (Deva-vacanā), Ái Nhẫn Nhục Ngạn Đạt Phộc Nữ (Kṣānti-priyā), Lạc Chân Tịch Ngạn Đạt Phộc Nữ (Nirvāṇa-priyā), Bảo Nha Ngạn Đạt Phộc Nữ (Ratnāṅkurā), Đế Thích Lạc Ngạn Đạt Phộc Nữ (Indra-śrī), Thế Chủ Quyến Thuộc Ngạn Đạt Phộc Nữ (Prajāpatini-vāsinī), Lộc Vương Ngạn Đạt Phộc Nữ (Mṛga-rājinī), Biến Hóa Cát Tường Ngạn Đạt Phộc Nữ (Sphuranta-śrī), Diệm Phong Ngạn Đạt Phộc Nữ (Jvalantaśikharā), Tham Giải Thoát Ngạn Đạt Phộc Nữ (Rāga-parimuktā), Sân Giải Thoát Ngạn Đạt Phộc Nữ (Dveṣa-parimuktā), Si Giải Thoát Ngạn Đạt Phộc Nữ (Mohaparimuktā), Thiện Tri Thức Quyến Thuộc Ngạn Đạt Phộc Nữ (Sujana-parivārā), Bảo Tòa Ngạn Đạt Phộc Nữ (Ratna-pīṭhā), Vãng Lai Ngạn Đạt Phộc Nữ (Āgamanagamanā), Hỏa Quang Ngạn Đạt Phộc Nữ (Agni-prabhā), Nguyệt Quang Ngạn Đạt Phộc Nữ (Candrabimba-prabhā), Biến Chiếu Nhãn Ngạn Đạt Phộc Nữ (Sūrya-locanā), Kim Diệu Ngạn Đạt Phộc Nữ (? Śukra), Lạc Thiện Tri Thức Ngạn Đạt Phộc Nữ (? Suvanā). Các Ngạn Đạt Phộc Nữ của nhóm như vậy cũng đến tập hội.

_Lại có trăm ngàn Khẩn Na La Nữ (Kiṃnara-kanyā). Ấy là: Nhất Ý Khẩn Na La Nữ (Manasā), Thâm Ý Khẩn Na La Nữ (Mānasī), Phong Hành Khẩn Na La Nữ (Vāyu-vegā), Thủy Hành Khẩn Na La Nữ (Varuṇa-vegā), Thừa Không Khẩn Na La Nữ (Ākāśa-plavā), Tấn Tật Khẩn Na La Nữ (Vega-javā), Tài Thí Khẩn Na La Nữ (Lakṣmīṃdadā), Diệu Nha Khẩn Na La Nữ (Sudaṃṣṭrā), Vô Động Cát Tường Khẩn Na La Nữ (Acala-śrī), Nhiễm Giới Khẩn Na La Nữ (Dhātu-priyā), Xí Thịnh Quang Biến Khẩn Na La Nữ (Kuṭilā), Diệu Cát Tường Khẩn Na La Nữ (? Vajra-muṣṭī: Kim Cương Quyền), Bảo Khiếp Khẩn Na La Nữ (Kapilā), Quán Tài Khẩn Na La Nữ (Avalokita-lakṣmī), Đoan Nghiêm Khẩn Na La Nư (? Vibhūṣitā), Kim Quang Diện Khẩn Na La Nữ (Suvarṇa-prabha-mukhā), Kim Sắc Khẩn Na La Nữ (Suvarṇa-rūpā), Thù Diệu Trang Nghiêm Khẩn Na La Nữ (Subhūṣaṇa-bhūṣitā), Quảng Ngạch Khẩn Na La Nữ (Vistīrṇalalātā), Vi Nhiễu Thiện Tri Thức Khẩn Na La Nữ (Sujanaparisevitā), Chủ Thế Khẩn Na La Nữ (Sahāṃpatì), Hư Không Hộ Khẩn Na La Nữ (Ākāśa-rakṣitā), Trang Nghiêm Vương Khẩn Na La Nữ (Viyūha-rājendrā), Châu Kế Khẩn Na La Nữ (Maṇi-cūḍā), Tổng Trì Châu Khẩn Na La Nữ (Maṇi-dhāriṇī), Vi Nhiễu Khẩn Na La Nữ (Vidvajjana-parisevitā), Bách Danh Khẩn Na La Nữ (Śatākarā), Thí Thọ Khẩn Na La Nữ (Āyur-dadā), Hộ Trì Phật Pháp Khẩn Na La Nữ (Tathāgata-kośa-paripālitā), Pháp Giới Hộ Khẩn Na La Nữ (Dharma-dhātuparirakṣiṇī), Thượng Trang Nghiêm Khẩn Na La Nữ (Nūpurottamā), Sát Na Thượng Khẩn Na La Nữ (Lakṣanottamā), Cầu Pháp Thường Trì Khẩn Na La Nữ (Satataparigraha-dharma-kaṅkṣiṇī), Thời Thường Kiến Khẩn Na La Nữ (Sadānukāladarśanī), Vô Úy Khẩn Na La Nữ (Abhayā), Thú Giải Thoát Khẩn Na La Nữ (Vimokṣa-karā), Thường Bí Mật Khẩn Na La Nữ (Sadānuvṛttī), Sử Tổng Trì Khẩn Na La Nữ (Saṃvega-dhāriṇī), Nhận Quang Diệm Khẩn Na La Nữ (Khaṅga-jvalanā), Địa Hành Khẩn Na La Nữ (Pṛthivyupasaṃkramaṇā), Hộ Thiên Chủ Khẩn Na La Nữ (Surendra-pālā), Diệu Thiên Chủ Khẩn Na La Nữ (Surendrā), Bảo Vương Khẩn Na La Nữ (Maṇindrā), Nhẫn Nhục Bộ Khẩn Na La Nữ (Gotra-kṣāntī), Hành Thí Khẩn Na La Nữ (Bahvāśrayā), Đa Trụ Xứ Khẩn Na La Nữ (Yogānugatā), Trì Chiến Khí Khẩn Na La Nữ (Śatāyudhā), Diệu Nghiêm Khẩn Na La Nữ (Vibhūṣitālaṃkārā), Diệu Ý Khẩn Na La Nữ (Manoharā). Các Khẩn Na La Nữ của nhóm như vậy cũng đến tập hội.

_Lại có trăm ngàn Ô Ba Sách Ca (Upāsaka:Cận Sự Nam), Ô Ba Tư Ca (Upāsika:Cận Sự Nữ) cũng đến tập hội với vô số Chúng Tại Gia Xuất Gia khác, trăm ngàn nhóm Ngoại Đạo dị kiến, Ni Kiền Tha (Nirgrantha)…cũng đều đến ở trong Đại Tập Hội.

_Lúc ấy Địa Ngục Đại A Tỳ (Avīci) phát ra ánh sáng lớn, ánh sáng ấy chiếu khắp vườn cây Kỳ Đà. Vườn đó thảy đều biến thành thanh tịnh, hiện bày cột trụ trang nghiêm bằng báu Ma Ni của cõi Trời, vi diệu viên mãn. Hiện ra lầu gác lớn với vàng, vật báu xen nhau trang sức.

Lại hiện các phòng. Hiện phòng bằng vàng ròng thì cửa bằng bạc trắng, hiện phòng bằng bạc trắng thì cửa bằng vàng ròng. Hiện phòng bằng vàng bạc xen nhau thì cửa làm bằng vàng bạc xen nhau. Hiện Điện trang nghiêm làm bằng vàng, bạc, vật báu xen nhau thì dùng vàng, bạc, xen lẫn với vật báu trang nghiêm để làm cột trụ. Hiện Điện bằng vàng ròng thì dùng bạc trắng làm cột trụ, hiện Điện bằng bạc trắng thì dùng vàng ròng làm cột trụ. Hoặc Điện bằng bạc trắng thì dùng các vật báu màu nhiệm để nghiêm sức cột trụ.

Trên cây trong rừng Kỳ Đà, hiện bày mọi thứ vật báu màu nhiệm của cõi Trời dùng để trang nghiêm. Lại hiện ra cây Kiếp Thọ (Kalpa-vṛkṣa) bằng vàng ròng với lá bằng bạc trắng. Trên cây ấy có mọi thứ trang nghiêm, treo mắc mọi loại quần áo màu nhiệm, Kiều Xa Gia (Kauśika).

Lại có trăm ngàn Chân Châu, Anh Lạc, vật báu trên lưới võng. Lại có trăm ngàn mão báu thượng diệu, vòng đeo tai, dây đeo bằng lụa màu, đủ loại báu bóng lộn dùng để nghiêm sức. . Lại có đủ loại hoa thượng diệu, ngọa cụ (vật dụng dùng để nghỉ ngơi) thượng diệu, rương báu vi diệu dùng để nghiêm sức.Mọi loại như vậy trang nghiêm cây Kiếp Thọ, hiện ra số ấy có cả trăm ngàn,

Mọi lầu gác trên cửa của vườn rừng Kỳ Đà có các thềm bậc được làm bằng Kim Cương, vật báu màu nhiệm. Trên lầu gác ấy có vô số vải tơ thù diệu, Chân Châu, Anh Lạc…. trang nghiêm như vậy.

Lại có trăm ngàn ao báu thượng diệu, trong đó chứa nước có tám Công Đức với có đủ loại hoa thượng diệu nở tràn khắp. Ấy là: hoa Ưu Bát La (Utpala), hoa Củ Mẫu Na (Kumuda), hoa Bôn Noa Lý Ca (Puṇḍarika), hoa Mạn Na La (Māndārava), hoa Ma Ha Mạn Na La (Mahā-māndārava), hoa Ưu Đàm Bát La (Udumbara)…. tràn đầy khắp trong ao.

Lại có mọi loại cây hoa thượng diệu. Ấy là: cây hoa Chiêm Ba Ca (Caṃpakā), cây Ca La Vĩ La (Karavīra), cây hoa Ba Tra La (Patalā), cây hoa Diệu Giải Thoát (Nirmuktaka), cây hoa Hương Vũ (Gandharvārkṣika), cây hoa Diệu Ý (Sumanā)…. có cây hoa thích ý của nhóm như vậy.

Vườn Kỳ Thọ ấy hiện bày tướng trang nghiệm tịnh diệu hiếm có của nhóm như vậy.

_Khi ấy, trong Hội có vị Trừ Cái Chướng Bồ Tát Ma Ha Tát từ chỗ ngồi đứng dậy, trật áo hở vai phải, quỳ gối phải sát đất, chắp tay cung kính, chiêm ngưỡng Tôn Nhan rồi bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Nay trong Tâm của con có sự nghi ngờ, muốn thưa hỏi Đức Như Lai. Nguyện xin Đức Thế Tôn nghe con thưa hỏi.

Bạch Đức Thế Tôn! Nay ở nơi này có ánh sáng lớn từ đâu mà đến? Do Nhân Duyên nào mà hiện tướng lạ kỳ hiếm có như vậy ?”

Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo Trừ Cái Chướng Bồ Tát rằng: “Này Thiện Nam Tử!

Các ông hãy lắng nghe! Ta sẽ vì ông phân biệt giải nói.

Ánh sáng lớn này là Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát (Āryāvalokiteśvara) vào trong Địa Ngục Đại A Tỳ, vì muốn cứu độ tất cả các hữu tình chịu đại khổ não. Cứu khổ ấy xong, lại vào thành lớn, cứu độ nỗi khổ của tất cả Quỷ đói”.

_Lúc đó, Trừ Cái Chướng Bồ Tát Ma Ha Tát lại bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Địa Ngục Đại A Tỳ ấy có thành bằng sắt vây quanh, đất lại bằng sắt, bốn vòng quanh thành ấy không có gián đoạn, Khói lửa mạnh nóng bức luôn cháy sáng. Trong Địa Ngục của nẻo ác như vậy, có nước nóng trong cái vạc lớn, nước ấy sôi trào sùng sục, có cả trăm ngàn Câu chi na dữu đa hữu tình thảy đều bị ném vào nước nóng trong cái vạc ấy, ví như nồi nước sắc nấu chưng các thứ đậu, lúc thì sôi sục hoặc trồi lên hoặc lộn xuống, chưng nấu chín nát không có gián đoạn. Các hữu tình ấy trong Địa Ngục A Tỳ phải chịu khổ như vậy.

Bạch Đức Thế Tôn! Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát dùng phương tiện nào vào ở trong ấy?”

Đức thế Tôn lại bảo Trừ Cái Chướng Bồ Tát Ma Ha Tát rằng: “Này Thiện Nam Tử! Giống như Chuyển Luân Thánh Vương vào vườn báu Ma Ni của cõi Trời vậy. Như vậy, Thiện Nam Tử! Khi Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát vào Địa Ngục Đại A Tỳ thời thân ấy không hề có sự chướng ngại. Lúc đó tất cả dụng cụ gây khổ (Khổ Cụ) của Địa Ngục A Tỳ không thể bức ép thân của Bồ Tát, lửa mạnh của Địa Ngục ấy đều bị dập tắt, biến thành đất mát mẻ (thanh lương địa). Khi ấy Diêm Ma Ngục Tốt trong ngục sinh Tâm sanh nghi sợ lạ lùng chưa từng có, vì sao trong chỗ này đột nhiên biến thành tướng phi thường như vậy? “

Lúc đó, Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát vào trong ngục ấy phá vạc nước sôi đó, dập tắt lửa mạnh. Hầm lửa lớn ấy biến thành ao báu với hoa sen trong ao, lớn như bánh xe.

Khi ấy, Diêm Ma Ngục Tốt (Yamapāla-purūṣā) thấy việc đó xong. Đem các khí cụ trị phạt như cung, kiếm, chùy, gậy, cung tên, bánh xe sắt, tam cổ xoa … đi đến gặp Diêm Ma Thiên Tử (Yama-dharma-rāja: Diêm Ma Pháp Vương). Đến nơi rồi bạch rằng: “Đại Vương! Chắc Ngài đã hay biết, đất của Nghiệp Báo này, do việc gì mà thảy đều bị diệt hết? “

Lúc ấy Diêm Ma Thiên Tử nói rằng: “Vì sao đất Nghiệp Báo của ngươi thảy đều bị diệt hết ?”

Lại bạch Diêm Ma Thiên Tử rằng: “Địa Ngục Đại A Tỳ ấy biến thành nơi mát mẻ. Khi xảy ra việc như vậy, có một người sắc tướng đoan nghiêm, đầu búi tóc đội mão báu màu nhiệm của cõi Trời, trang nghiêm thân ấy, vào trong Địa ngục phá vỡ vạc nước nóng, hầm lửa thành ao nước, trong ao có hoa sen lớn như bánh xe”.

Khi ấy Diêm Ma Thiên Tử dùng Tâm chân thật suy nghĩ: “Người ở cõi Trời nào mà có uy lực như thế? Là Trời Đại Tự Tại, là hàng Na La Diên …v…v… đến Địa Ngục ấy biến hiện không thể nghĩ bàn như vậy? Hay là uy thần của Đại Lực Thập Đầu La Sát biến hóa ư ?”

Bay giờ Diêm Ma Thiên Tử dùng Thiên Nhãn Thông quán khắp các cõi Trời. Quán chư Thiên xong, lúc đó lại quán Địa Ngục A Tỳ thời nhìn thấy Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát. Thấy như vậy xong, mau chóng đi đến chỗ Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát. Đến xong, cúi đầu lễ bàn chân của Ngài rồi phát lời thành thật, dùng Kệ khen rằng:

Quy mạng Liên Hoa Vương Đại Bi Quán Tự Tại.

Đại Tự Tại Cát Tường, Hay cho Nguyện hữu tình. Đủ sức đại uy thần Giáng phục rất bạo ác. Nẻo tối làm đèn sáng Kẻ thấy đều không sợ.

Thị hiện trăm ngàn tay
Mắt ấy cũng như thế
Đầy đủ mười một mặt
Trí như bốn biển lớn.
Yêu thích Pháp vi diệu
Vì cứu các hữu tình.
Rùa, cá, hàng Thủy Tộc
Trí tối thượng như núi
Ban báu cứu Quần Sinh,
Tối Thượng Đại Cát
Tường Đủ Phước Trí trang nghiêm
Vào Địa Ngục A Tỳ
Biến thành đất mát mẻ
Các Trời đều cúng dường
Đinh lễ Thí Vô Úy
Nói sáu Ba La Mật
Luôn thắp đèn đuốc Pháp
Mắt Pháp hơn mặt trời (nhật minh: ánh sáng của mặt trời)
Sắc tướng diệu đoan nghiêm
Thân tướng như núi vàng
Bụng chứa biển Pháp sâu
Tương ứng ý Chân Như
Trong miệng Diệu Đức hiện
Gom chứa Tam Ma Địa (Samādhi)
Vô số trăm ngàn vạn
Có vô lượng khoái lạc
Tiên tối thượng đoan nghiêm
Sợ hãi trong nẻo ác
Gông cùm được giải thoát
Cho tất cả không sợ
Chúng Quyến Thuộc vây quanh
Ước Nguyện đều như ý
Như được báu Ma Ni
Phá hoại thành (cái thành) Quỷ đói
Khai mở nẻo vắng lặng (Tịch Tịnh Đạo)
Cứu độ bệnh Thế Gian
Như lọng che nơi phướng
Nan Đà (Nanda), Bạt Nan Đà (Upananda)
Hai Long Vương quấn nách
Tay cầm dây Bất Không
Hiện vô số Uy Đức
Hay phá sợ ba cõi (Tam Giới Bố:sự sợ hãi trong ba cõi)
Kim Cương Thủ (Vajra-pāṇi), Dược Xoa (Yakṣa)
La Sát (Rākṣasa) với Bộ Đa (Bhūta)
Vĩ Đa (Vetāla), Noa Chỉ Nễ (Ḍākiṇī)
Cùng với Củng Bạn Noa (Kumbhaṇḍa)
A Bát Sa Ma La (Apasmāra)
Thảy đều ôm sợ hãi
Mắt hoa Ưu Bát La
Minh Chủ Thí Vô úy
Tất cả nhóm phiền não
Mọi thứ đều giải thoát
Vào ở vi trần số
Trăm ngàn Tam Ma Địa
Mở bày các cảnh giới
Tất cả trong nẻo ác
Đều khiến được giải thoát
Thành tựu Đạo Bồ Đề

Khi ấy, Diêm Ma Thiên Tử dùng mọi loại khen ngợi cúng dường Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát xong, liền nhiễu quanh ba vòng rồi lui về chỗ của mình (Bản Xứ).

_Bấy giờ Trừ Cái Chướng Bồ Tát lại bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát ấy cứu nỗi khổ đó xong rồi quay lại đến ở trong Hội này ư?”

Đức Phật bảo Trừ Cái Chướng Bồ Tát rằng: “Thiện Nam Tử! Quán Tự Tại Bồ Tát ấy từ Địa Ngục Đại A Tỳ ra xong lại vào thành lớn của Quỷ đói. Trong đó có vô số trăm ngàn Quỷ đói với miệng phát ra lửa nóng đốt cháy mặt mày, hình thể khô gầy, đầu tóc rối tung, lông trên mình dựng đứng, bụng lớn như ngọn núi, cổ nhỏ như cây kim.

Khi Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát đi đến thành lớn của Quỷ đói thời cái thành đang rực cháy lửa Nghiệp ấy đều tự diệt hết, biến thành mát mẻ. Thời có một Quỷ Tướng giữ cửa cầm gậy sắt nóng, hình thể to lớn xấu xí, đôi mắt đỏ ngầu phát khởi tâm lành: “Nay tôi nay chẳng thể thủ hộ đất của nghiệp ác như vậy”.

Lúc đó, Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát khởi Tâm Đại Bi, nơi mười đầu ngón tay mỗi mỗi đều tuôn ra giòng sông, lại ở ngón chân cũng đều tuôn ra giòng sông, mỗi một lỗ chân lông đều tuôn ra giòng sông lớn. Các Quỷ đói ấy uống nước trong giòng sông ấy, lúc uống nước ấy thì cổ họng mở lớn, thân tướng đầy đủ, lại được mọi thức ăn uống thượng vị thảy đều no đủ.

Các Quỷ đói này đã được lợi ích an vui như vậy, trong tâm của mỗi một Quỷ đói đều suy xét, chân thành suy nghĩ rằng: “Vì sao người Nam Thiệm Bộ Châu (Jambudvīpakā) thường được mát mẻ, an ổn, khoái lạc? Ở trong cõi ấy hoặc có người khéo hay thường làm cung kính hiếu dưỡng cha mẹ? Hoặc có người khéo hay hành Tuệ Thí tuân phục bậc Thiện Tri Thức? Hoặc có người Thông Tuệ hiểu đạt, thường ưa thích Đại Thừa? Hoặc có người khéo hay thường hành tám Thánh Đạo? Hoặc có người khéo hay đánh gõ chuông mõ? Hoặc có người khéo hay tu sửa chốn Tăng Già Lam bị phá hoại? Hoặc có người khéo hay tu sửa tháp Phật? Hoặc có người khéo hay tu sửa Tháp Tướng Luân bị phá hư? Hoặc có người khéo hay cúng dường tôn trọng Pháp Sư? Hoặc có người khéo hay thấy được nơi Đức Như Lai kinh hành? Hoặc có người khéo hay thấy được nơi Bồ Tát kinh hành? Hoặc có người khéo hay thấy được nơi Bích Chi Phật kinh hành? Hoặc có người khéo hay thấy được nơi A La Hán kinh hành?”

Tác suy nghĩ đó:”Nam Thiệm Bộ Châu có các việc tu hành thuộc nhóm như vậy”.

Lúc ấy trong Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương (Kāraṇḍa-vyūha)tự nhiên phát ra âm thanh vi diệu, các Quỷ đó được nghe âm thanh ấy thời chỗ chấp Thân Kiến tuy như núi cao với các phiền não đều được chày Kim Cương Trí phá hoại không dư sót, liền được vãng sinh về Thế Giới Cực Lạc Thế giới, đều làm Bồ Tát tên là Tùy Ý Khẩu (Akaṅkṣita-mukhā)

Khi ấy, Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát cứu nỗi khổ này xong, lại đi qua phương khác, trong các Thế Giới cứu độ hữu tình.

_Lúc đó Trừ Cái Chướng lại bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát đi đến chốn này cứu độ hữu tình ư?”

Đức Thế Tôn bảo rằng: “Này Thiện Nam Tử! Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát đó luôn cứu độ vô số trăm ngàn Câu chi na dữu đa hữu tình, không có lúc ngưng nghỉ, đầy đủ Đại Uy Lực hơn cả Như Lai ”.

Trừ Cái Chướng bạch rằng: “Thế Tôn! Vì sao Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát có Đại Uy Thần Lực như vậy?”

Đức Phật bảo: “Thiện Nam Tử! Ở kiếp quá khứ có Đức Phật ra đời, hiệu là Vĩ Bát Thi (Vipāśyī) Như Lai, Ứng Cúng, Chính Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn.

Vào thời đó, Ta làm con của một nhà Trưởng Giả, tên là Diệu Hương Khẩu (Sugandha-mukha) ở chỗ của Đức Phật ấy đã nghe được Công Đức Uy Thần của Quán Tự Tại Bồ Tát”.

_Thời Trừ Cái Chướng Bồ Tát bạch rằng: “Đức Thế Tôn đã nghe Công Đức Uy Thần của Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát thì việc ấy như thế nào?”

Đức Thế Tôn bảo rằng: “Quán Tự Tại Bồ Tát, ở trong mắt của Ngài hiện ra mặt trời (Āditya), mặt trăng (Candra), ở vầng trán hiện ra Trời Đại Tự Tại (Maheśvara), ở vai hiện ra Trời Phạm Vương (Brahma-rāja), ở trái tim hiện ra Trời Na La Diên (Nārāyaṇa), răng nanh hiện ra Trời Đại Biện Tài (Sarasvatī), miệng hiện ra Phong Thiên (Vāyu), lỗ rốn hiện ra Địa Thiên (Pṛthivi), cái bụng hiện Thủy Thiên (Varuṇa). Thân của Quán Tự Tại hiện ra các Trời như thế.

Thời Quán Tự Tại Bồ Tát bảo Đại Tự Tại Thiên Tử rằng: “Ông ở thời Mạt Pháp nơi đời vị lai. Trong cõi hữu tình có chúng sanh chấp trước Tà Kiến đều nói rằng ông từ vô thủy đến nay làm bậc Đại Chủ Tể mà hay sinh ra tất cả hữu tình. Khi ấy chúng sinh mất Đạo Bồ đề, ngu si mê hoặc mà nói lời như vầy:

Thân lớn như hư không
Dùng Đại Địa làm Tòa
Cảnh Giới với Hữu Tình
Đều ra từ Thân đó

Như vậy Thiện nam tử! Ta ở chỗ Tỳ Bát Thi Như Lai, sau khi nghe điều đó xong, lại có Đức Phật ra đời, hiệu là Thức Khí (Śikhì) Như Lai, Ứng Cúng, Chính Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn.

Này Trừ Cái Chướng! Vào Thời đó, Ta là Dũng Thí Bồ Tát Ma Ha Tát (Dānaśūra), ở chỗ Đức Phật ấy được nghe Công Đức Uy Thần của Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát “.

_Trừ Cái Chướng nói: “Đức Thế Tôn đã nghe Công Đức Uy Thần của Quán Tự.

Tại Bồ Tát Ma Ha Tát thì việc ấy như thế nào?”

Đức Phật nói: “Lúc đó, trong Hội của Đức Thức Khí Như Lai có tất cả Trời (Deva), Rồng (Nāga), Dược Xoa (Yakṣa), A Tô La (Asura), Nghiệt Lỗ Noa (Garuḍa), Ma Hộ La Nga (Mahoraga), Người (Manuṣya) với Phi Nhân (Amanuṣya) thảy đều đến tập hội. Lúc Đức Thế Tôn ở trong Chúng đó muốn nói Pháp thời miệng phóng ra các ánh sáng đủ màu, ấy là màu xanh ánh sáng xanh, màu vàng ánh sáng vàng, màu đỏ ánh sáng đỏ, màu trắng ánh sáng trắng, màu hồng ánh sáng hồng, màu Pha Chi Ca (Sphaṭika) ánh sáng Pha Chi Ca, màu vàng ròng ánh sáng vàng ròng. Anh sáng ấy chiếu khắp tất cả Thế Giới ở mười phương, ánh sáng ấy quay trở lại nhiễu quanh Đức Phật ba vòng, rồi nhập vào trong miệng.

_Thời trong Hội ấy có Bảo Thủ Bồ Tát Ma Ha Tát (Ratna-pāṇi) từ chỗ ngồi đứng dậy, trật áo hở vai phải, quỳ gối phải sát đất, chắp tay cung kính, bạch Đức Thế Tôn rằng: “Do Nhân nào, Duyên nào mà hiện ra điềm lành này?”

Đức Phật bảo: “Này Thiện Nam Tử! Thế Giới Cực Lạc có Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát muốn đến nơi đây nên hiện điềm lành đó.

Lúc Quán Tự Tại đến nơi này thời hiện ra mọi loại cây hoa Kiếp Thọ (Kalpavṛkṣa), cây hoa Cự Mẫu Na (Kumuda), cây hoa Chiêm Ba Ca (Caṃpaka). Lại hiện ra đủ mọi loại hoa, ao báu, cây báu, tuôn mưa mọi loại hoa màu nhiệm. Lại tuôn mưa các vật báu, trân châu, Lưu Ly, vỏ ốc lóng lánh, ngọc bích, San Hô, … Lại tuôn mưa áo Trời như mây hạ xuống.

Lúc đó vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc hiện ra bảy báu là: Kim Luân báu (Suvarṇacakra-ratna), Voi báu (Hasti-ratna), Ngựa báu (Aśva-ratna), Ngọc báu (Maṇi-ratna), người Nữ báu (Strī-ratna), Chủ Kho Tàng báu (Gṛhapati-ratna), Chủ Binh báu (Pariṇāyaka-ratna). Lúc Bảy báu như vậy xuất hiện thời đất ấy đều biến thành màu vàng ròng.

Khi ấy, lúc Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát rời khỏi Thế Giới Cực Lạc (Sakhavatī) thời mặt đất chuyển động theo sáu cách.

_Bấy giờ Bảo Thủ Bồ Tát Ma Ha Tát bạch với Đức Thế Tôn rằng: “Vì Nhân Duyên gì mà hiện ra điềm lành này?”

Đức Phật nói: “Này Thiện Nam Tử! Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát đó muốn đến nơi đây nên hiện điềm lành đó”

Khi ấy lại tuôn mưa các thứ hoa màu nhiệm thích ý với hoa sen màu nhiệm.

Thời Quán Tự Tại Bồ Tát tay cầm hoa sen ngàn cánh tỏa ánh sáng vàng chói, đi đến nơi Đức Phật ngực, đỉnh lễ bàn chân của Đức Phật, cầm hoa sen đó dâng lên Đức Thế Tôn: “Hoa sen này do Đức Phật Vô Lượng Thọ (Amitāyus) sai con đem đến dâng”

Đức Thế Tôn nhận hoa sen đó rồi để ở bên trái.

Đức Phật bảo: “Này Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát! Nay ông hiện Thần Lực Công Đức Trang Nghiêm đó thời ý của ông thế nào ”

Quán Tự Tại nói: “Con vì muốn cứu độ các hữu tình trong tất cả nẻo ác. Ấy là tất cả Quỷ đói, Địa Ngục A Tỳ, Địa Ngục Hắc Thằng, Địa Ngục, Đẳng Hoạt, Địa Ngục Thiêu Nhiên, Địa Ngục Đường Ổi, Địa Ngục Hoạch Thang, Địa Ngục Hàn Băng….

Hết thảy chúng sinh trong Đại Địa Ngục của nhóm như vậy, con đều cứu bạt, lìa các nẻo ác, sẽ được A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề.

Khi ấy, Quán Tự Tại Bồ Tát nói như vậy xong, đỉnh lễ bàn chân của Đức Phật. Lễ xong rồi đi, đột nhiên chẳng hiện giống như lửa nóng nhập vào hư không.

_Bấy giờ Bảo Thủ Bồ Tát bạch rằng “Thế Tôn! Nay con có điều nghi, muốn hỏi Đức Như Lai. Nguyện hãy vì con tuyên nói! Quán Tự Tại Bồ Tát có Phước Đức gì mà có thể hiện Thần Lực đó?”

Đức Phật nói: “Như căng già sa số Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác. Đem áo màu nhiệm của cõi Trời cùng với dùng Cà Sa, thức ăn uống, thuốc thang, vật dụng ngồi nằm…. cúng dường chư Phật như vậy thời Phước Đức đạt được bằng với Phước một sợi lông của Quán Tự Tại Bồ Tát; lượng đó không có khác.

Này Thiện Nam Tử! Như bốn Châu lớn, trong một năm mười hai tháng, ngày đêm thường tuôn mưa lớn thời Ta có thể đếm được mỗi một hạt mưa ấy. Thiện Nam Tử! Phước Đức có được của Quán Tự Tại Bồ Tát thời Ta chẳng thể nói hết số lượng.

Thiện Nam Tử! Lại như biển lớn sâu rộng tám vạn bốn ngàn du thiện na. Nước của bốn biển lớn như vậy, Ta có thể đếm được mỗi một giọt. Thiện nam tử! Phước đức có được của Quán Tự Tại Bồ Tát thời Ta chẳng thể nói hết số lượng.

Thiện Nam Tử! Lại như bốn Châu lớn. Hết thảy loài hữu tình có bốn chân như: sư tử, voi, ngựa, cọp, sói, gấu, nai, bò, dê…. Tất cả những loài có bốn chân như vậy thời Ta có thể đếm được hết thảy sợi lông trên mỗi một thân. Thiện Nam Tử! Phước Đức có được của Quán Tự Tại Bồ Tát thời Ta chẳng thể nói hết số lượng.

Thiện Nam Tử! Lại như có người dùng vàng, báu của cõi Trời tạo làm hình tượng Như Lai nhiều như số bụi nhỏ rồi ở một ngày đều được thành tựu mọi thứ cúng dường thời Phước Đức đã được, Ta đều có thế đếm được số lượng ấy. Thiện Nam Tử! Phước Đức có được của Quán Tự Tại Bồ Tát thời Ta chẳng thể nói hết số lượng.

Thiện Nam Tử! Lại như tất cả rừng cây, Ta có thể đếm được số của mỗi một lá. Còn Phước Đức có được của Quán Tự Tại Bồ Tát thì Ta chẳng thể nói hết số lượng.

Thiện Nam Tử! Lại như bốn Châu lớn. Hết thảy người nam, người nữ, đồng nam, đồng nữ… những người như thế đều thành Thánh Quả: Dự Lưu, Nhất Lai, Bất Hoàn, A La Hán, Duyên Giác Bồ Đề… hết thảy Phước Đức như vậy đều bằng Phước một sợi lông của Quán Tự Tại Bồ Tát, lượng ấy không có khác”.

_Bấy giờ Bảo Thủ Bồ Tát bạch với Đức Thế Tôn rằng: “Từ xưa đến nay, con chưa từng thấy cũng chưa tưng nghe chư Phật Như Lai có Phước Đức như vậy!

Thế Tôn! Quán Tự Tại còn ở địa vị Bồ tát, vì sao mà có Phước Đức như vậy?”

Đức Phật bảo: “Này Thiện Nam Tử! Chẳng riêng cõi này, chỉ một thân Ta cho đến vô số Như Lai Ứng Chinh Đẳng Giác ở phương khác đều họp ở một chỗ, cũng chẳng thể nói hết số lượng Phước Đức của Quán Tự Tại Bồ Tát.

Thiện Nam Tử! Ở Thế Giới này, nếu có người hay nhớ niệm tên của Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát thì người đó sau này xa lìa các khổ luân hồi, sanh, già, bệnh, chết, cũng như Nga Vương (vua của ngỗng trời) theo gió mà đi, mau được vãng sanh về Thế Giới Cực Lạc, thấy Vô Lượng Thọ Như Lai, nghe được Diệu Pháp. Người như vậy vĩnh viễn chẳng bị khổ luân hồi, không có: tham sân si, không có: già bệnh chết, không có: khổ đói khát, không chịu khổ sinh thân nơi bào thai, nương nhờ uy lực của Pháp, hóa sinh trong hoa sen, thường ở cõi ấy hầu cận Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát, cứu độ tất cả hữu tình, đều được giải thoát, mãn Nguyện bền chắc”.

_Lúc đó, Bảo Thủ Bồ Tát bạch với Đức Thế Tôn rằng: “Quán Tự Tại này ở vào thời nào mà cứu độ tất cả hữu tình đều được giải thoát, mãn Nguyện bền chắc?”

Đức Thế Tôn bảo: “Vô số hữu tình thường chịu sanh tử luân hồi không ngưng nghỉ. Quán Tự Tại đó vì muốn cứu độ hữu tình như vậy chứng đạo Bồ Đề, nên tùy theo loại hữu tình mà hiện thân nói Pháp.

Người cần hiện thân Phật để hóa độ, liền hiện thân Phật vì họ nói Pháp.

Người cần hiện thân Bồ Tát để hóa độ, liền hiện thân Bồ Tát vì họ nói Pháp.

Người cần hiện thân Duyên Giác để hóa độ, liền hiện thân Duyên Giác vì họ nói Pháp.

Người cần hiện thân Thanh Văn để hóa độ, liền hiện thân Thanh Văn vì họ nói Pháp.

Người cần hiện thân Đại Tự Tại Thiên để hóa độ, liền hiện thân Đại Tự Tại Thiên vì họ nói Pháp.

Người cần hiện thân Na La Diên Thiên để hóa độ, liền hiện thân Na La Diên Thiên vì họ nói Pháp.

Người cần hiện thân Phạm Vương để hóa độ, liền hiện thân Phạm Vương vì họ nói Pháp.

Người cần hiện thân Đế Thích để hóa độ, liền hiện thân Đế Thích vì họ nói Pháp.

Người cần hiện thân Nhật Thiên Tử để hóa độ, liền hiện thân Nhật Thiên Tử vì họ nói Pháp.

Người cần hiện thân Nguyệt Thiên Tử để hóa độ, liền hiện thân Nguyệt Thiên Tử vì họ nói Pháp.

Người cần hiện thân Hỏa Thiên để hóa độ, liền hiện thân Hỏa Thiên vì họ nói Pháp.

Người cần hiện thân Thủy Thiên để hóa độ, liền hiện thân Thủy Thiên vì họ nói Pháp.

Người cần hiện thân Phong Thiên để hóa độ, liền hiện thân Phong Thiên vì họ nói Pháp.

Người cần hiện thân Rồng để hóa độ, liền hiện thân Rồng vì họ nói Pháp.

Người cần hiện thân Tần Na Dạ Ca để hóa độ, liền hiện thân Tần Na Dạ Ca vì họ nói Pháp.

Người cần hiện thân Dược Xoa để hóa độ, liền hiện thân Dược Xoa vì họ nói Pháp.

Người cần hiện thân Đa Văn Thiên Vương để hóa độ, liền hiện thân Đa Văn Thiên Vương vì họ nói Pháp.

Người cần hiện thân Nhân Vương để hóa độ, liền hiện thân Nhân Vương vì họ nói Pháp.

Người cần hiện thân Tể Quan để hóa độ, liền hiện thân Tể Quan vì họ nói Pháp.

Người cần hiện thân cha mẹ để hóa độ, liền hiện thân cha mẹ vì họ nói Pháp.

Này Thiện Nam Tử! Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát tùy theo hữu tình ấy cần thân nào có thể hóa độ được liền hiện thân như vậy vì họ nói Pháp, cứu các hữu tình khiến sẽ chứng địa Niết Bàn của Như Lai”.

_Khi ấy Bảo Thủ Bồ Tát bạch với Đức Thế Tôn rằng: “Con chưa từng thấy cũng chưa từng nghe việc hiếm có chẳng thể luận bàn như vậy!

Thế Tôn! Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát có việc chẳng thể luận bàn như vậy! Thật chưa từng có !”

Đức Phật bảo:”Này Thiện Nam Tử ! Hang Kim Cương vây quanh cõi Nam Thiệm Bộ Châu này có vô số trăm ngàn vạn câu chi na dữu đa A Tô La (Asura) ở trong đó.

Thiện Nam Tử! Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát hiện thân A Tô La vì A Tô La đó nói Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương này. Chúng A Tô La được nghe Kinh đó đều phát tâm Từ Thiện rồi dùng lòng bàn tay nâng bàn chân của Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát, nghe Chinh Pháp này đều được an vui.

Nếu có người được nghe Kinh Vương như vậy mà hay đọc tụng thì người đó nếu có năm Nghiệp Vô Gián đều được tiêu trừ. Lúc lâm chung thời có mười hai Đức Như Lai đi đến nghênh tiếp rồi bảo người đó rằng: “Thiện Nam Tử! Đừng nên sợ hãi! Ngươi đã nghe Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương đó chỉ bày mọi con đường vãng sanh về Thế Giới Cực Lạc, có tàn lọng vi diệu, mão Trời, châu ngọc đeo tai, quần áo thượng diệu… Hiện tướng như thế thì khi mệnh chung, quyết định được sinh về Thế Giới Cực Lạc.

Này Bảo Thủ! Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát tối thắng không thể sánh, hiện thân A Tô La khiến cho A Tô La ấy sẽ được địa Niết Bàn”.

Khi ấy Bảo Thủ Bồ Tát cúi đầu mặt sát đất, lễ bàn chân của Đức Thế Tôn. Lễ xong rồi lui ra.

**********

Sau Đức Phật Thức Khí (Śikhī) đó, có Đức Phật ra đời hiệu là Vĩ Xá Phù (Vipāśyī) Như Lai, Ứng Cúng, Chính Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn.

Này Trừ Cái Chướng! Vào Thời đó, Ta là Nhẫn Nhục Tiên Nhân (Kṣānti-vādiṛṣī) trụ ở núi sâu. Chỗ ấy cao ngất hiểm trở, đất cất sơ xác, không có người đi đến ở lâu trong ấy. Lúc đó, Ta ở chỗ Đức Như Lai ấy, nghe Công Đức Uy Thần của Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát đó

Quán Tự Tại đó vào nơi Kim Địa hiện thân, vì Phúc Diện Hữu Tình (Hữu tình bị che kín mặt) ấy mà nói Diệu Pháp, chỉ bày tám Thánh Đạo, đều khiến sẽ được Địa của Niết Bàn. Ra khỏi Kim Địa này lại vào Ngân Địa, hữu tình ở chỗ ấy đều có bốn chân dừng trụ trong đó. Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát cứu hữu tình ấy nên vì chúng nói Pháp: “Ngươi nên lắng nghe! Chính Pháp như vậy, cần phải phát tâm suy xét, chân thật suy nghĩ. Nay Ta chỉ bày tư lương Niết Bàn cho ngươi”.

Các hữu tình đó đứng trước mặt Quán Tự Tại bạch với Bồ Tát rằng: “Hữu tình không có mắt, xin cứu giúp khai sáng khiến thấy được Đạo ấy. Loài không có nơi nương tựa, xin làm cha mẹ khiến được nương cậy. Trong nẻo tăm tối, xin thắp ngọn đuốc sáng, mở bày Chính Đạo Giải Thoát . Nếu hữu tình niệm danh hiệu của Bồ Tát thì được an vui. Chúng con thường chịu khổ nạn như vậy”.

Khi ấy, tất cả hữu tình của nhóm này nghe Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương. Được nghe Kinh đó xong đều được an vui, được Địa Bất Thoái (Avaivartikabhūmi)

_Lúc đó, Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát ra khỏi nơi ấy, lại vào Thiết Địa, mà nơi ấy là chỗ ngăn cấm Đại Lực A Tô La Vương (Balisurendra-rāja). Khi Bồ Tát đến chốn đó thời hiện thân như Đức Phật. Khi ấy, Đại Lực A Tô La Vương từ xa đến nghinh đón Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát đó, trong cung của A Tô La Vương có vô số quyến thuộc, phần nhiều trong ấy đều là kẻ lưng gù lùn xấu. Quyến thuộc như vậy đều đến, gần gũi lễ bái bàn chân của Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát rồi nói Kệ rằng:

Con đời này đắc quả,
Ước Nguyện đều viên mãn
Mong cầu được như ý
Đây chính kiến của con.
Đã được thấy Bồ Tát
Con với các quyến thuộc
Thảy đều được an vui.

Lúc đó đem Tòa báu hiến Quán Tự Tại Bồ Tát, cung kính chắp tay bạch rằng: “Quyến thuộc chúng con từ xua đến nay, ưa thích Tà Dâm, thường ôm Sân Nộ, yêu giết sinh mệnh… Gây tạo tội nghiệp đó nên tâm của con lo buồn, sợ hãi già chết, luân hồi chịu các khổ não, không có Chủ không có nơi y theo. Xin hãy rũ lòng thương cứu độ, vì con nói cách mở giải lối nẻo của sự cấm buộc”

Quán Tự Tại Bồ Tát nói: “Này Thiện Nam Tử! Đức Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác thường đi xin ăn (Khất Thực), nếu hay bố thí thức ăn sẽ được Phước Đức nói không có hết. Thiện Nam Tử! Chẳng phải chỉ có thân Ta tại hang A Tô La nói chẳng thể hết, cho đến mười hai căng già sa số Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác đều ở một chỗ, cũng chẳng thể nói hết số lượng của Phước Đức như vậy.

Thiện Nam Tử! Hết thảy hạt bụi nhỏ, Ta có thể đếm được số lượng như vậy. Thiện Nam Tử! Phước Đức có được khi bố thí thức ăn cho Đức Như Lai thời Ta chẳng thể nói hết số lượng.

Thiện Nam Tử! Lại như biển lớn, Ta có thể đếm được mỗi một giọt nước. Thiện Nam Tử! Phước Đức có được khi bố thí thức ăn cho Đức Như Lai thời Ta chẳng thể nói hết số lượng.

Thiện Nam Tử! Lại như bốn Châu lớn, hết thảy người nam, người nữ, đồng nam. Đồng nữ thảy đều gieo mầm trong ruộng, đầy khắp bốn Châu lớn, chẳng gieo trồng vật khác chỉ gieo hạt cải. Rồng thuận thời tự tuôn mưa đúng thời, thấm ướt hạt cải chín chắc. Ở bên trong một Châu dùng làm sân chứa, dậm đạp xong rồi gom thành đống lớn. Thiện Nam Tử ! Như vậy Ta có thể đếm được hết số lượng của mỗi một hạt. Thiện Nam Tử! Phước Đức có được khi bố thí thức ăn cho Đức Như Lai thời Ta chẳng thể nói hết số lượng.

Thiện Nam Tử! Lại như Diệu Cao Sơn Vương (Sumeru:núi Tu Di) nhận nước vào tám vạn bốn ngàn Du Thiện Na, tuôn nước ra tám vạn bốn ngàn Du Thiện Na. Thiện Nam Tử! Lấy Sơn Vương như vậy làm giấy, gom nước biển lớn chứa đầy trong ấy đều làm nước cốt mực. Dùng hết thảy người nam, người nữ, đồng nam , đồng nữ của bốn Châu lớn viết chép, chép hết không dư sót nhóm giấy đã được gom tụ ngang bằng núi Diệu Cao. Như vậy Ta có thể đếm được số lượng của mỗi một chữ ấy. Thiện Nam Tử! Phước Đức có được khi bố thí thức ăn cho Đức Như Lai thời Ta chẳng thể nói hết số lượng.

Thiện Nam Tử! Tất cả người chép viết như vậy đều đắc địa vị của Bồ Tát mười Địa, hết thảy Phước Đức của Bồ Tát như vậy với Phước Đức bố thí một bữa ăn cho Đức Như Lai, lượng ấy không có khác

Thiện Nam Tử! Lại như hết thảy số cát ở trong Căng già hà sa số biển lớn, Ta có thể đếm được số lượng của mỗi một hạt cát ấy. Thiện Nam Tử! Phước Đức có được khi bố thí thức ăn cho Đức Như Lai thời Ta chẳng thể nói hết số lượng”.

_Khi ấy, Đại Lực A Tô La Vương nghe nói việc đó thời buồn khóc rơi lệ tuôn tràn khắp mặt, tâm tư ấm ức buồn bực nghẹn ngào thở dài than thở, bạch với Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát rằng: “Từ thuở xa xưa, con làm việc bố thí, hoàn cảnh đã bố thí đều là Phi Pháp tối tăm nhơ uế. Do việc bố thí này cho nên ngày nay con và các quyến thuộc, ngược lại phải chịu Nghiệp Báo bị cấm trói tại nẻo ác này.Giờ đây làm sao giữ được chút phần thức ăn phụng thí Đức Như Lai biến thành Cam Lộ!?…..

Con từ xưa đến nay ngu si không có Trí, tập hành Pháp Bà La Môn của Ngoại Đạo. Thời có một người thân hình lùn xấu, đến chỗ của con cầu xin vật cần thiết. Con liền bày đủ mọi thứ mão báu, vàng, bạc, vòng đeo tai, quần áo thượng diệu, vật báu, vật dụng trang nghiêm, vật khí Át Già

Lại có trăm ngàn voi ngựa xe báu, Chân Châu, Anh Lạc, lưới báu trang nghiêm, treo các chuỗi ngọc xen nhau trang sức; mọi loại lọng báu, áo lễ, mành trướng bày ra trên ấy; cột buộc các chuông báu lay động vang ra tiếng leng keng

Lại có một ngàn con bò màu vàng với màu lông đẹp tốt, dùng bạc trắng trang nghiêm móng, vàng ròng nghiêm sức sừng. Lại dùng Chân Châu, đủ mọi thứ báu dùng để trang điểm.

Lại có một ngàn Đồng Nữ, hình thể đẹp đẽ, dung mạo đoan nghiêm, dáng như Thiên Nữ, đầu đội mão Trời, tai đeo vàng báu….Mọi loại áo màu nhiệm, xen với dây đai báu, nhẫn, xuyến báu, chuỗi ngọc Anh Lạc khua kêu, vòng hoa vi diệu. Mọi thứ như vậy nghiêm sức thân ấy

Lại có vô số trăm ngàn Tòa làm bằng mọi loại báu. Lại có vàng, bạc, đủ loại vật báu gom tụ vô số.

Lại có đàn bò gồm trăm ngàn vạn con với người chăn bò

Lại có vô số thức ăn uống ngon đẹp với hương vị như trên cõi Trời. Lại có vô số chuông báu, vô số tàn lọng được trang nghiêm bằng bảy báu.

Khi bày đủ mọi thứ như vậy làm Bố Thí lớn thời có trăm ngàn Tiểu Vương đều đến tập hội, Trăm ngàn Bà La Môn (Brāhmaṇa) cũng đều đến tập hội, vô số trăm ngàn vạn Chúng Sát Đế Lợi (Kṣatriya) cũng đến tập hội.

Khi con nhìn thấy xong, sinh tâm nghi ngờ: “Ngay ở Thời đó, chỉ có Ta là bậc tối tôn, đủ thế lực lớn thống lĩnh Đại Địa”. Con y theo Pháp của Bà La Môn, chuyên vì sám hối nghiệp ác đời trước nên muốn giết các hàng Sát Đế Lợi với các vợ con quyến thuộc. Lấy tim gan của họ, cắt mổ cúng tế Trời cầu mong diệt tội ấy.

Khi ấy trăm ngàn vạn Sát Đế Lợi Tiểu Vương bị con dùng gông cùm cột trói và nhốt hết vào trong cái hang bằng đồng cùng với vô số trăm ngàn người ở biên địa, thảy đều bị nhốt trong hang đó rồi lấy dây sắt quấn trên cột sắt, cột trói tay chân các Sát Đế Lợi.

Thời con tạo dựng cửa nơi hang ấy, lấy cây thường làm lớp cửa thứ nhất, lấy cây Khư Nễ La (Khadira) làm lớp cửa thứ hai, lại dùng sắt làm lớp cửa thứ ba, lại dùng đồng đã tôi luyện (Thục Đồng) làm lớp cửa thứ tư, lại dùng đồng chưa tinh luyện (Sinh Đồng) làm lớp cửa thứ năm, lại dùng bạc trắng làm lớp cửa thứ sáu, lại dùng vàng ròng làm lớp cửa thứ bảy. Trên bảy lớp cửa như vậy đều dùng năm trăm cái khóa đóng chắc chắn, lại nơi trên mỗi một cái cửa đều để một ngọn núi.

Khi ấy có vị Na La Diên Thiên (Nārāyaṇa) bất chợt ở một ngày hiện thân làm con ruồi bay đến thăm dò. Lại ở một ngày, hiện hình con ong. Lại ở một ngày, hiện thân con heo. Lại ở một ngày, hiện tướng Phi Nhân. Ngày ngày như vậy biển đổi Thân

Tướng để thăm dò

Lúc con suy nghĩ trong tâm làm Pháp Bà La Môn đó thời vị Na La Diên Thiên thấy con tác Pháp này nên đi đến hang đồng mà phá hoại, dẹp bỏ bảy ngọn núi trên cửa, mỗi mỗi vứt bỏ nơi khác rồi lớn tiếng kêu những người bị nhốt ở nơi ấy rằng: “Nhóm Vô Thắng Thiên Tử! Thân của các ngươi chịu khổ não lớn, chẳng hay các ngươi còn sống hay đã chết ?”

Các nhóm người này nghe tiếng kêu hỏi ấy liền lên tiếng trả lời:“Mạng tôi nay còn đây. Xin Na La Diên Thiên Tôn Đại Lực Tinh Tiến cứu tôi thoát nạn khổ!”

Vị Trời ấy liền phá hoại bảy lớp cửa của hang đồng. Thời các Tiểu Vương ở bên trong hang được thoát nạn cột trói , nhìn thấy vị Na La Diên Thiên

Lúc đó mỗi một người đều suy nghĩ trong tâm: “Đại Lực A Tô La Vương ấy đã chết chưa? Nay lại ở đâu? Hay đã chết ở phương nào?”

Nhóm Sát Đế Lợi lại nói lời này: “Tôi thà cùng hắn đấu địch, giết nhau đến chết để có đất, chứ chẳng chịu bị cột nhốt khiến tôi bị chết. Nay tôi sẽ y theo Pháp Sát Đế Lợi, cùng hắn chiến đấu giết nhau, giả sử bị chết ở đất ấy thì cũng được sinh về cõi Trời”

Thời các Tiểu Vương đều ở nhà của mình chuẩn bị xe cộ, đóng khớp hàm ngựa, cột buộc yên cương, cầm nắm khí trượng muốn đại chiến đấu.

Thời vị Na La Diên Thiên hiện thành vị Bà La Môn với thân hình lùn xấu, mặc áo da hươu quấn quanh nách, trong tay cầm nắm cây gậy có ba chia với vật dụng để ngồi làm vật tùy thân, đi đến cửa của con.

Thời người giữ cửa bảo vị ấy rằng: “Chẳng nên vào bên trong cửa này! Ông là người lùn xấu, hãy đứng lại! Đừng vào bên trong!”

Bà La Môn nói: “Nay Tôi từ xa, đi đến chốn này”.

Người giữ cửa hỏi Bà La Môn rằng: “Ông từ đâu đến?”

Bà La Môn nói: “Tôi là Đại Tiên Nhơn ở chỗ quốc vương Nguyệt Thị

(Dvārapāla), từ chốn ấy đi đến đây“

Thời người giữ cửa đến chỗ Đại Lực A Tô La Vương bạch rằng: “Nay có vị Bà La Môn thân hình lùn xấu đi đến nơi này”.

Đại Lực A Tô La Vương nói: “Nay người ấy đến, cần có việc gì ?”

Người giữ cửa nói: “Nay con chẳng biết ông ấy cần việc gì? “

Đại Lực A Tô La Vương bảo rằng: “Ngươi hãy đi, gọi Bà La Môn ấy đến đây” Người giữ cửa vâng theo Giáo Sắc liền gọi Bà La Môn vào trong chốn ấy.

Đại Lực A Tô La Vương nhìn thấy xong, liền đem tòa báu khiến ngồi

Thầy của Đại Lực A Tô La Vương trông coi nơi thờ phụng Kim Tinh (Śukra), lúc trước đã ở bên trong bảo Đại Lực A Tu La Vương rằng:“Nay vị Bà La Môn này là người ác mà đi đến nơi này thì quyết định muốn phá hoại Thầy của ông”.

_“Nay làm sao để có thể biết đây!?”“

_Bảo rằng: “Nay Ta biết việc này”

_ Thân sở hiện thì làm sao mà biết?”

_ “Đây là Na La Diên Thiên”

Được nghe điều này xong, tâm liền suy tư: “Ta hành Tuệ Thí để không có phản phúc. Nay đi đến gây chướng nạn, phá hoại nơi Ta ư?!…”

Đại Lực A Tô La nói:”Con có Khẩu Biện Tài”. Cần phải hỏi Bà La Môn đó rằng:

Nay đến chỗ của Ta thì ý của ông thế nào?”

Bà La Môn nói: “Tôi đến xin vua hai Bộ (một Bộ bằng năm thước) đất

A Tô La bảo Bà La Môn rằng:“Khanh cần đất mà chỉ nói hai Bộ. Ta sẽ cho khanh ba Bộ đất”

Trước tiên dùng cái bình bằng vàng, trao cho nước sạch rồi bảo rằng:“Khanh nên nhận lấy phần đất đã cần”

Vị Bà La Môn nhận xong rồi Chú Nguyện rằng: “Nguyện cho được an vui sống lâu

Thời Bà La Môn với thân lùn xấu liền ẩn mất rồi chẳng hiện.

Bấy giờ Kim Tinh bảo A Tô La Vương rằng:“Nay ngươi sẽ nhận quả báo của nghiệp ác”

Thời Na La Diên Thiên đột nhiên hiện thân, ở trên hai vai gánh vác mặt trời mặt trăng, tay cầm cây kiếm sắc bén, bánh xe, cây côn, cung tên, khí trượng như vậy

Thời Đại Lực A Tô La Vương đột nhiên thấy xong thì hoảng sợ, run rẩy. Thân bị té ngã, mê muộn nằm khèo trên mặt đất hồi lâu mới đứng dậy: “Nay sẽ thế nào? Ta thà uống thuốc độc ấy để chết sao? Lúc đó vị Na La Diên Thiên tính đo đất ấy, chỉ với hai Bộ đã không có dư sót, chẳng cần tới ba Bộ tức là trái ngược với lời đã hứa trước đây. Nay ta phải làm sao?”

Na La Diên nói: “Nay nên tùy theo điều chỉ dạy của Ta

Thời Đại Lực A Tô La Vương bạch rằng: “Tôi y như điều chỉ dạy”

Na La Diên nói: “Ngươi thật như vậy sao?”

Đại Lực A Tô La Vương nói: “Tôi như vậy thật. Đây là lời thành thật, tâm không có hối tiếc”

Khi ấy con y theo lời dạy của vị Bà La Môn. Nơi tác Pháp thảy đều phá hoại. Hết thảy vàng, bạc, trân bảo, Đồng Nữ trang nghiêm, quần áo, chuông báu, tàn lọng, phất trần màu nhiệm, Tòa báu Sư Tử, trâu vàng nghiêm báu với các vật dụng trang nghiêm bằng các thứ báu. Thời các Tiểu Vương với các Chúng đều nhận lấy, liền ra khỏi đất mà Đại Lực A Tô La Vương đã tác Pháp.

Đại Lực A Tô La Vương bạch với Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát rằng: “Con nay thân tâm suy tư, vì xưa kia y theo Pháp Bà La Môn mà làm Hội Bố Thí rộng lớn, Do cảnh đã bố thí thật dơ bẩn, tối tăm, chẳng sạch nên nay con và các quyến thuộc bị cột nhốt tại cái hang sắt này, chịu khổ não lớn.

Hỡi Đức Quán Tự Tại! Nay Con xin quy y. Nguyện xin rũ lòng thương xót cứu chúng con thoát khỏi nạn khổ như vậy!…” Rồi khen ngợi rằng:

Quy mệnh Đại Bi Liên Hoa Thủ
Đại Liên Hoa Vương Đại Cát Tường
Mọi thứ trang nghiêm thân Diệu Sắc
Đầu, tóc, Mão Trời nghiêm các báu
Đỉnh đội Di Đà, Nhất Thiết Trí
Cứu độ hữu tình nhiều vô số
Người bị bệnh khổ cầu an vui
Bồ Tát hiện thân làm Y Vương
Đại Địa làm mắt sáng hơn Nhật (mặt trời)
Mắt vi diệu thanh tịnh tối thượng
Chiếu soi hữu tình được giải thoát
Được giải thoát rồi khéo tương ứng
Giống như báo Ma Ni như ý
Hay hộ Tạng Diệu Pháp chân thật
Mà luôn nói sáu Ba La Mật
Xưng dương Pháp này đủ Đại Trí
Nay con thành khẩn đến Quy Y
Khen ngợi Đại Bi Quán Tự Tại
Hữu tình nhớ niệm tên Bồ Tát
Lìa khổ giải thoát được an vui
Tạo nghiệp ác nên đọa Hắc Thằng
Với nẻo Địa Ngục Đại A Tỳ
Chư Hữu, Quỷ đói nơi nẻo khổ
Xưng tên sợ hãi, đều giải thoát
Hữu tình nơi nẻo ác như vậy
Thảy đều lìa khổ được an vui
Nếu người luôn niệm tên Đại Sĩ
Sẽ được sinh về cõi Cực Lạc
Thấy Đức Như Lai Vô Lượng Thọ
Lắng nghe Diệu Pháp chứng Vô Sinh.

Lúc đó, Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát thọ ký riêng cho Đại Lực A Tô La Vương: “Ở thời vị lai, ông được thành Phật, hiệu là Cát Tường (Śrī) Như Lai, Ứng Cúng, Chính Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn. Vào Thời ấy, ông sẽ chứng Môn Tổng Trì của Đại Minh có sáu chữ (Ṣaḍ-akṣarī-mahā-vidya: Lục Tự Đại Minh).

Nay tất cả A Tô La Vương này, ở đời sau ông thảy đều cứu độ. Tất cả hữu tình ở cõi Phật như vậy chẳng hề nghe có tiếng Tham Sân Si”.

Thời Đại Lực A Tô La Vương nghe Thọ Ký này xong, liền đem Chân Châu Anh Lạc giá trị năm ngàn. Lại đem mọi thứ báu màu nhiệm trang nghiêm trăm ngàn vạn số Mão Trời, vòng đeo tai….dâng lên nguyện xin rũ thương nhận lấy.

Bấy giờ Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát bảo Đại Lực A Tô La Vương rằng: “Nay Ta vì ông nói Pháp. Ông hãy lắng nghe! Ông hãy suy tư cho đến đời người là vô thường huyễn hóa, mạng khó giữ lâu. Các ông thường ở trong tâm suy nghĩ tham ái đủ Đại Phước Đức. Tâm thường yêu thích nô tỳ, người dân cho đến lúa nếp kho lẫm với Đại Phục Tàng. Tâm thường yêu thích cha mẹ vợ con với các quyến thuộc, những thứ như vậy tuy luôn yêu thích nhưng chỉ như nằm mộng nhìn thấy. Lúc mệnh chung thời không thể cứu nhau để được chẳng chết (bất mệnh chung)

Cõi Nam Thiệm Bộ Châu này do điên đảo đó nên sau khi mạng chung, thấy sông Nại lớn (Mahārhā:Đại Nại Hà) cuốn chảy đầy máu mủ, lại thấy cây lớn rực lửa nóng bức. Thấy việc này xong, tâm sinh kinh sợ. Khi ấy Diêm Ma Ngục Tốt dùng dây cột trói, gấp rút lôi kéo, dẫm đạp trên con đường lớn đầy mũi dao bén nhọn, mỗi bước chân đi đều bị chẻ cắt gây thương tích. Lại có vô số con quạ, kên kên, chim Củ La La với nhóm chó dại ăn nuốt… ở Đại Địa ngục chịu sự cực khổ ấy.

Đã dẫm đạp lên mũi dao bén nhón trong đường đi lớn, lại có những mũi gai nhọn lớn dài mười sáu ngón tay, tùy theo mỗi một bước có năm trăm mũi gai nhọn, đâm vào trong bàn chân khiến cho đau đớn khóc than kêu gào thảm thiết, rồi nói: “Hữu tình chúng tôi đều vì sự yêu thích (Ái) mà gây tạo tội nghiệp, nay phải chịu đại khổ. Giờ đây tôi phải làm thế nào?”

Thời Diêm Ma Ngục Tốt bảo rằng:“Từ xưa đến nay, ngươi chưa từng đem thức ăn bố thí cho các vị Sa Môn, cũng chưa từng nghe âm thanh chuông mõ của Pháp, chưa từng nhiễu quanh Tháp Tượng”.

Thời các tội nhân bảo Diêm Ma Ngục Tốt rằng: “Tôi gây tội chướng! Đối với

Phật, Pháp, Tăng chẳng có tin hiểu, cung kính mà thường xa lìa”

Ngục Tốt bảo rằng: “Ngươi đã tự tạo mọi loại Nghiệp ác, nay phải chịu khổ báo”

Lúc đó, Ngục Tốt đem các tội nhân đến chỗ của vua Diêm Ma. Đến rồi, đứng ngay trước mặt. Thời vua Diêm Ma nói: “Ngươi hãy đưa đến nơi chịu nghiệp báo”.

Khi ấy Diêm Ma Ngục Tốt áp lãnh tội nhân đi qua Đại Địa ngục Hắc Thằng. Đến nơi xong, mỗi một người trong các tội nhân ấy đều bị ném vứt vào trong Địa Ngục. Đã bị ném vào xong thời mỗi một tội nhân đều bị một trăm cây giáo khoét đâm nhưng thân mệnh ấy đều không chết. Tiếp theo lại bị hai trăm cây giáo lớn móc khoét đâm vào thân nhưng mạng ấy vẫn sống. Sau đó, lại bị ba trăm cây giáo lớn đồng thời khoét đâm mà thân mệnh ấy cũng không chết. Mạng vẫn sống lại.

Khi ấy lại bị ném vào hầm lửa lớn mà mạng cũng chẳng chết. Rồi ngay lúc đó, đem cục sắt nóng nhét vào miệng tội nhân bắt buộc phải nhai nuốt khiến cho môi, răng lợi nướu, với cổ họng đều bị cháy nát. Tạng Tim, ruột, bao tử đều bị nấu chín sôi sục, khắp thân bị tiêu hoại.

(Quán Tự Tại Bồ Tát) bảo Đại Lực A Tô La Vương rằng: “Lúc chịu nỗi khổ này thời không một người nào có thể cứu giúp được. Ông cần phải biết. Nay Ta vì ông Pháp như vậy, các ông cần phải tự mình làm Phước”.

_Thời Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát bảo Đại Lực A Tô La Vương rằng:“Nay Ta muốn đến vườn rừng Kỳ Thọ (Jeṭavaṇe), hôm nay Đại Chúng tập hội ở đó ”.

Khi ấy Quán Tự Tại Bồ Tát phóng ra vô số ánh sáng đủ màu. Ấy là: Ánh sáng màu xanh, ánh sáng màu vàng, ánh sáng màu hồng, ánh sáng màu trắng, ánh sáng màu màu Pha Chi Ca, ánh sáng màu vàng ròng…. Ánh sáng như vậy chiếu đến trước mặt Đức Vĩ Xá Phù Như Lai.

Thời có Trời (Deva), Rồng (Nāga), Dược Xoa (Yakṣa), La Sát Sa (Rākṣasa), Khẩn Na La (Kiṃnara), Ma Hộ La Nga (Mahoraga) và các hàng người cũng thảy đều tập hội.

Lại có vô số Bồ Tát Ma Ha Tát cũng đều tập hội.

Ở trong Chúng đó có một vị Bồ Tát tên là Hư Không Tạng (Gagana-gañja)) từ chỗ ngồi đứng dậy, chỉnh đốn quần áo, trật áo hở vai phải, quỳ gối phải sát đất, cung kính chắp tay hướng về Đức Phật rồi bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Nay ánh sáng này từ đâu đi đến?”

Đức Phật bảo: “Này Thiện Nam Tử! Nay ánh sáng này là Quán Tự Tại Bồ Tát ở trong cung của Đại Lực A Tô La Vương phóng ra rồi đi đến đây”.

Thời Hư Không Tạng Bồ Tát bạch Đức Thế Tôn rằng:“Nay con phải dùng phương tiện nào để có thể thấy Quán Tự Tại Bồ Tát ấy?”.

Đức Phật bảo: “Thiện Nam Tử! Bồ Tát ấy cũng sẽ đến đây”.

Khi Quán Tự Tại Bồ Tát ra khỏi cung của Đại Lực A Tô La Vương thời vườn rừng Kỳ Đà ấy đột nhiên có cây hoa màu nhiệm của cõi Trời, cây Kiếp Ba của cõi Trời. Rồi có vô số các vật trang nghiêm đủ màu sắc màu nhiệm của cõi Trời. Bên trên treo hàng trăm loại Chân Châu Anh Lạc. Lại treo áo Kiều Thi Ca với mọi loại quần áo khác. Cành nhánh trên thân cây đều có màu hồng đậm, lá cây bàng vàng bạc. Lại có vô số cây hương thơm vi diệu và những cây hoa nhiệm màu khác lạ. Vô số ao báu có trăm ngàn vạn bông hoa màu nhiệm đủ màu nở tràn đầy trong đó.

Lúc hiện ra như vậy thời Hư Không Tạng Bồ Tát bạch với Đức Thế Tôn rằng: “Quán Tự Tại Bồ Tát ấy nay ở đâu mà chưa đến vậy?”

Đức Phật dạy:“Thiện Nam Tử! Quán Tự Tại Bồ Tát ấy từ cung của Đại Lực A Tô La Vương ra khỏi xong. Lại có một nơi, tên là Hắc Ám (Tamondhakāra) mà không có người nào có thể đến.

Thiện Nam Tử! Chốn Hắc Ám ấy là nơi mà ánh sáng mặt trời mặt trăng chẳng thể soi chiếu đến. Có báu Như Ý (Cintāmaṇi) tên là Tùy Nguyện (Varada) luôn luôn phát ra ánh sáng chiếu soi chốn ấy. Lại có vô số trăm ngàn vạn Dược Xoa cư trú trong đó.

Khi nhìn thấy Quán Tự Tại Bồ Tát vào ở trong ấy thời tâm rất vui mừng hớn hở, chạy vội đến nghênh đón Ngài Quán Tự Tại Bồ Tát, cúi đầu mặt lễ bàn chân rồi thưa hỏi rằng:“Hôm nay Bồ Tát không có mệt mỏi sao?!..Đã lâu rồi chẳng thấy đến đất Hắc Ám này”.

Quán Tự Tại Bồ Tát nói: “Ta vì cứu độ các hữu tình nên mới đến đây”.

Thời Dược Xoa, La Sát ấy đem tòa Sư Tử làm bằng vàng báu của cõi Trời mà thỉnh Ngài ngồi. Lúc đó Bồ Tát vì Dược Xoa, La Sát ấy nói Pháp: “Các ngươi hãy lắng nghe! Có Kinh Đại Thừa, tên là Trang Nghiêm Bảo Vương. Nếu có người được nghe một bài Kệ bốn câu mà hay thọ trì đọc tụng, giải nói nghĩa ấy, tâm thường suy tư thời sẽ được Phước Đức không có hạn lượng.

Này Thiện Nam Tử! Hết thảy số bụi nhỏ thời Ta có thể đếm được số lượng như vậy. Thiện Nam Tử! Nếu có người đối với Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương này mà hay thọ trì một bài Kệ bốn câu thì Phước Đức đã được, Ta chẳng thể đếm được số lượng ấy

Nếu dùng hết thảy nước của biển lớn thời Ta có thể đếm số lượng của mỗi một giọt . Nếu có người đối với Kinh này mà hay thọ trì một bài Kệ bốn câu thì Phước Đức đã được, Ta chẳng thể đếm được số lượng ấy.

Giả sử mười hai căng già sa số Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác, trải qua mười hai kiếp đều ở tại một chỗ; thường đem quần áo, thức ăn uống, vật dùng nằm nghỉ, thuốc thang với vật dụng cần dùng khác, dâng thí cúng dường chư Phật như vậy, mà cũng chẳng thể nói hết số lượng Phước Đức như vậy chứ chẳng phải chỉ có Ta ở chỗ Hắc Ám này nói chẳng thể hết.

Thiện Nam Tử! Lại như người trong bốn Châu lớn, mỗi một người đều tự mình xây dựng nhà cửa, tạo lập Tịnh xá rồi trong đó lấy vàng báu của cõi Trời tạo dựng một ngàn cái Tháp nhiều tầng (Stūpa:Tốt Đổ ba) trong một ngày thảy đều thành tựu thời Phước Đức có được do mọi thứ cúng dường cũng chẳng bằng Phước Đức có được khi đối với Kinh này, mà thọ trì một bài Kệ bốn câu

Thiện Nam Tử! Như năm con sông lớn chảy vào biển lớn, dòng chảy như vậy không có cùng tận. Nếu có người hay trì bài Kệ bốn câu trong Kinh Đại Thừa này thì dòng chảy Phước Đức đã được cũng không có tận”.

_Thời Dược Xoa, La Sát ấy bạch với Quán Tự Tại Bồ Tát rằng:“Nếu có hữu tình mà hay viết chép Kinh Đại Thừa này, thì Phước Đức đạt được có số lượng như thế nào?”

Thiện Nam Tử! Phước Đức đã được không có bờ mé. Nếu có người hay viết chép Kinh này ắt đồng với người viết chép tám vạn bốn ngàn Pháp Tạng mà không có khác. Người đó sẽ được địa vị Chuyển Luân Thánh Vương, cai quản bốn Châu lớn, có uy đức tự tại, diện mạo đoan nghiêm, Thiên Tử vây quanh, tất cả kẻ địch tự nhiên thần phục.

Nếu có người chỉ thường niệm danh hiệu của Kinh này thì người đó mau được giải thoát nỗi khổ của luân hồi. Xa lìa già chết, lo buồn, khổ não. Sau này, sinh ở nơi nào thời người đó hay nhớ được Túc Mệnh, thân thường có mùi thơm của Ngưu Đầu (Go-śīrṣa) Chiên đàn (Candana); trong miệng thường tỏa ra mùi thơm của hoa sen xanh (Nīlotpala), thân tướng viên mãn, đầy đủ Thế Lực lớn”

_Lúc nói Pháp thời các Dược Xoa, La Sát ấy có kẻ chứng được quả Dự Lưu (Srotāpanna). Trong đó hoặc có kẻ đắc quả Nhất Lai (Sukṛtāgami), rồi nói lời như vầy: “Nguyện xin Bồ Tát trụ ở chỗ này, đừng đi qua nơi khác. Nay con nay ở đất Hắc Ám này dùng vàng báu của cõi Trời để tạo Tháp nhiều tầng, lại đem vàng báu tạo nơi Kinh Hành”.

Khi ấy Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát bảo rằng: “Ta vì cứu độ vô số hữu tình đều khiến sẽ được đạo Bồ Đề cho nên muốn đi qua chốn khác”

Thời các Dược Xoa, La Sát mỗi mỗi đều cúi đầu, đưa bàn tay chống gò má bồi hồi nghĩ ngợi suy tư rồi nói như vầy:” Nay Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát bỏ nơi đây mà đi, sau này ai có thể vì chúng ta nói Pháp vi diệu ?!…”.

Khi Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát rời khỏi chốn đó thì các Dươc Xoa, La Sát ấy thảy đều theo hầu đưa tiễn. Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát bảo rằng: “Các ngươi đi đã xa rồi, nên quay trở về nơi đã trú ngụ”.

Thời các Dược Xoa, La Sát cúi đầu mặt sát đất, đỉnh lễ bàn chân của Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát xong thời quay trở về chỗ của mình.

_Lúc đó, Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát giống như đám lửa rực bay lên hư không, đi đến cung Trời. Đến cõi Trời ấy xong, liền hiện thân Bà La Môn. Trong Thiên Chúng ấy có một vị Thiên Tử (Deva-putra) tên là Diệu Nghiêm (Sukuṇḍala) mà thường nghèo túng, chịu Khổ Báo này

Thời Quán Tự Tại Bồ Tát đã hiện thân Bà La Môn, đi đến chỗ của Thiên Tử ấy. Đến xong thời bảo rằng: “Tôi bị đói mệt, lại rất khát”

Lúc ấy Thiên Tử khóc than rồi bảo Bà La Môn rằng: “Nay Tôi nghèo thiếu không có vật chi để dâng”

Bà La Môn nói: “Tôi có việc cần. Xin hãy biếu cho tôi ít phần”

Thời Thiên Tử ấy gắng gượng vào cung lục tìm vật còn có được. Đột nhiên nhìn thấy các vật khí báu lớn ấy lại tràn ngập các thứ quý báu khác lạ chứa đầy trong đó. Lại có vật khí báu mà bên trong tràn ngập các thức ăn uống thượng vị. Lại có quần áo thượng diệu để trang nghiêm thân đầy dẫy khắp trong cung.

Lúc đó Thiên Tử khởi tâm suy nghĩ: “Nay có vị Bà La Môn ở bên ngoài cửa này, quyết định vị ấy là người chẳng thể luận bàn, khiến cho Ta được Phước thù thắng đó”

Bấy giờ Thiên Tử thỉnh vị Đại Bà La Môn ấy vào trong cung điện rồi đem vật báu màu nhiệm của cõi Trời với thức ăn uống thượng vị của cõi Trời dâng lên cúng dường. Vị Bà La Môn nhận vật cúng này xong thời Chú Nguyện rằng: “Xin cho người được an vui sống lâu”.

Thời Thiên Tử ấy bạch với Bà La Môn rằng:“Hiền giả từ phương nào mà đi đến đây?”

Bà La Môn nói:“Tôi từ trong Đại Tịnh Xá ở rừng cây Kỳ Đà đi đến đây”.

Thiên Tử hỏi rằng:”Đất ấy như thế nào?”

Bà La Môn bảo:“Đất ấy ở bên trong Tịnh Xá của rừng Kỳ Đà ấy, thanh tịnh hiện ra báu Ma Ni của cõi Trời trang nghiêm cây Kiếp Thọ. Lại hiện ra mọi loại báu Ma Ni thích. Lại hiện ra mọi loại ao báu. Lại có vô số Đại Chúng có Giới Đức uy nghiêm, đầy đủ Đại Trí Tuệ hiện ra trong đó. Nơi ấy có Đức Phật, hiệu là Vĩ Xá Phù Như Lai. Nơi ấy là đất an trụ của bậc Thánh Thiên nên mới có việc biến hóa hiện ra như vậy”

Thời Thiên Tử ấy bạch rằng:“Hiền Giả! Thế nào?!.. Bậc Đại Bà La Môn nên thành thật nói Ngài là vị Trời nào? Là người nào? Hiền giả! Vì sao hôm nay lại hiện ra điềm lành này?”

Bà La Môn nói:“Ta chẳng phải Trời cũng chẳng phải Người. Ta là Bồ Tát vì muốn cứu độ tất cả hữu tình, đều khiến được thất Đạo Đại Bồ Đề ”

Lúc đó, Thiên Tử nghe điều này xong, liền đem mão báu màu nhiệm của cõi Trời, vòng đeo tai trang nghiêm … cầm dâng lên cúng dường rồi nói Kệ rằng:

Con gặp đất Công Đức
Lìa hẳn các tội dơ
Như nay gieo ruộng tốt (Thắng Điền)
Hiện được nơi Quả Báo

_Khi Thiên Tử nói Kệ này thời việc hóa độ của Bà La Môn ấy đã xong, nên ra khỏi Cung Trời, tức thời đi vào trong nước Sư Tử (Siṃhala-dvīpa). Đến xong, đứng ngay trước mặt các nữ La Sát (Rākṣasī), hiện ra thân tướng với dung mạo đoan nghiêm đẹp đẽ lạ kỳ hiếm có. Các nữ La Sát nhìn thấy dáng dấp với tư chất này này thì khởi tâm ham muốn (Kāma-citta), đem lòng hâm mộ, bước đến gần gũi rồi bảo với vị ấy rằng:“Ông có thể làm chồng của tôi, tôi là Đồng Nữ chưa từng sánh đôi, nguyện xin làm chồng của tôi. Nay đã đến đây, đừng đi nơi khác, như người không có chủ mà hay làm chủ, lại như nhà tối tăm được thắp ngọn đuốc sáng. Nay tôi có thức ăn uống, quần áo chứa đầy trong kho tàng với có vườn quả trái thích ý, ao nước hợp ý”

(Bồ Tát) bảo nữ La Sát rằng: “Nay ngươi cần phải nghe điều Ta nói”

Nữ La Sát nói:”Dạ vâng ! Nguyện nghe chỉ bảo thế nào?”

_ “Nay Ta vì ngươi nói Pháp Tám Chính Đạo. Lại vì ngươi nói Pháp bốn Thánh Đế

Thời nữ La Sát nghe Pháp đó đều được Quả Chứng, có người được quả Dự Lưu, hoặc được quả Nhất Lai, không còn khổ Tham Sân Si, chẳng khởi tâm ác, không có ý giết hại sinh mạng. Tâm ấy ưa thích Pháp, ưa thích trụ nơi Giới. Rồi nói như vầy: “Từ nay trở đi, chúng tôi chẳng Sát Sinh như người phụng Giới ở cõi Nam Thiệm Bộ Châu, ăn uống trong sạch để nuôi mạng sống như vậy. Tôi từ hôm nay cũng nuôi mạng sống như thế”.

Lúc đó nữ La Sát chẳng gây tạo nghiệp ác, thọ trì nơi học.

_Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát ra khỏi nước Sư Tử đi đến nơi uế ác trong đại thành Ba La Nại (Vārāṇa) Chỗ ấy có vô số trăm ngàn vạn loại sâu giòi chuyên nương tựa nơi đó để sống. Quán Tự Tại Bồ Tát vì muốn cứu độ hữu tình ấy nên hiện ra hình con ong bay đến, ở trong miệng phát ra tiếng nói như vầy :

Nẵng mô một đà dã”

*)NAMO BUDDHĀYA

[Bản Phạn ghi là: NAMO BUDDHĀYA _ NAMO DHARMĀYA _ NAMAḤ SAṂGHĀYA ]

Các loài trùng ấy tùy theo nơi được nghe, rồi đều xưng niệm cũng lại như thế. Do sức này cho nên nơi chấp vào Thân Kiến của loài hữu tình ấy tuy như ngọn núi với các Tùy Hoặc …. đều bị chày Kim Cương Trí phá hoại tất cả, liền được sinh về Thế Giới Cực Lạc, đều là Bồ Tát đồng danh hiệu Diệu Hương Khẩu (Sugandha-mukhā)

_Khi cứu độ hữu tình ấy xong, liền ra khỏi thành Ba La Nại, đi qua nước Ma Già Đà (Magadha). Thời trong nước ấy gặp trời nắng hạn tròn hai mươi năm. Nhìn thấy dân chúng với các hữu tình bị đói khát khổ não bức bách thảy đều ăn thịt lẫn nhau. Lúc ấy Quán Tự Tại Bồ Tát khởi tâm suy nghĩ: “Dùng phương tiện nào để cứu hữu tình này ?”

Thời Quán Tự Tại Bồ Tát giáng xuống những trận mưa. Thoạt tiên, tuôn mưa thấm ướt làm cho nơi khô cạn được sống lại. Sau đó lại tuôn mưa mọi loại vật khí với mỗi một vật đều chứa đầy thức ăn uống có mùi vị Thượng Trung Hạ trong đó, khiến cho các nhóm người ấy đều được ăn uống no đủ mọi thứ như vậy. Khi ấy lại tuôn mưa lúa, đậu, lương thực, của cải… khiến cho các nhóm người ấy tùy theo ý muốn đều được đầy đủ các vật dụng cần thiết.

Bấy giờ tất cả người dân của nước Ma Già Đà lấy làm kinh ngạc, nói rằng “Thật chưa từng có!”. Thời dân chúng tụ họp ở một chỗ, khi đều nhóm họp xong thời đều nói lời này: “Hôm nay vì sao uy lực của Trời lại đến như thế ? “

Ở trong Chúng ấy có một người tuổi tác đã cao, lưng khòm, tay chống gậy. Người này sống lâu vô số trăm ngàn tuổi, bảo mọi người rằng:“Chẳng phải là uy lực của Trời đâu! Nay việc đã hiện ở đây, nhất định là Quán Tự Tại Bồ Tát dùng uy đức thần lực để biến hiện”

Mọi người hỏi rằng: “Ngài Quán Tự Tại Bồ Tát ấy làm thế nào mà có thể hiện ra điềm lành này?”

Lúc đó, cụ già liền nói: “Đức Thánh Quán Tự Tại ấy dùng Công Đức Thần Lực vì nơi mờ tối mà làm ngọn đèn sáng, do ánh mặt trời gây nóng bức mà làm nơi che mát, vì người khát thiếu mà hiện ra dòng sông, ở nơi sợ hãi liền ban cho khiến không có sợ, vì bệnh khổ gây buồn bực mà làm thuốc men, vì hữu tình chịu khổ mà làm cha mẹ, vì hữu tình ở trong Địa Ngục A Tỳ khiến cho thấy lối nẻo của Niết Bàn, hay khiến tất cả hữu tình trong Thế Gian được Công Đức đó lợi ích an vui. Nếu lại người niệm tên của  Quán Tự Tại Bồ Tát thì ngày sau người đó xa lìa tất cả nỗi khổ của Luân Hồi”

Mọi người nghe xong, đều xưng: “Lành thay!”

Nếu có người hay ở trước tượng Quán Tự Tại mà kiến lập Tứ Phương Mạn Noa La (Đàn Trường hình vuông) thường dùng hương hoa cúng dường Bồ Tát Quán Tự Tại thì ngày sau người đó sẽ được đầy đủ bảy báu của Chuyển Luân Thánh Vương là:

Kim Luân báu, Voi báu, Ngựa báu, viên ngọc báu, người Nữ báu, Chủ Kho Tàng báu, Chu Binh báu…. được bảy báu như thế.

Nếu lại có người hay đem một bông hoa cúng dường Ngài Quán Tự Tại Bồ Tát thì người đá sẽ được thân thể tỏa ra mùi thơm màu nhiệm, tùy theo nơi sinh ra đều được Thân Tướng viên mãn.

Lúc đó, cụ già ấy nói Công Đức Thần Lực của Quán Tự Tại Bồ Tát xong thời các Nhân Chúng, mỗi mỗi đều quay về chỗ ở của mình. Cụ già kia đã nói Pháp xong cũng quay về nơi cư ngụ.

_Khi ấy, Quán Tự Tại Bồ Tát bay lên Hư Không rồi suy nghĩ:“Đã lâu Ta chẳng thấy Đức Vĩ Xá Phù Như Lai. Nay cần phải đi đến rừng cây Kỳ Đà, ở trong Tịnh xá để thấy Đức Thế Tôn”.

Bấy giờ, Quán Tự Tại Bồ Tát liền đi đến Tịnh Xá ấy, nhìn thấy có vô số trăm ngàn vạn Trời (Deva), Rồng (Nāga), Dược Xoa (Yakṣa), Ngạn Đạt Phộc (Gandharva), A Tô La (Asura), Nghiệt Lỗ Noa (Garuḍa), Khẩn Na La (Kiṃnara), Ma Hộ La Nga (Mahoraga), Người (Manuṣya) với Phi Nhân (Amanuṣya). Lại có vô số trăm ngàn vạn Bồ Tát (Bodhi-satva) thảy đều tập hội.

Lúc đó, Hư Không Tạng Bồ Tát bạch Phật rằng:“Thế Tôn! Nay người đến chốn này là vị Bồ Tát nào? “

Đức Phật bảo:“Này Thiện Nam Tử! Đó là Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát”.

_Thời Hư Không Tạng Bồ Tát lặng yên rồi trụ. Khi ấy, Quán Tự Tại Bồ Tát nhiễu quanh Đức Phật ba vòng rồi lui về ngồi bên trái.

Bấy giờ Đức Thế Tôn an ủi rồi hỏi rằng:“Ông không có mệt nhọc sao? Thiện Nam Tử! Ông ở nơi khác đã làm công việc giáo hóa như thế nào?”

Lúc đó, Quán Tự Tại liền nói những việc đã giáo hóa trước kia.“Con đã cứu độ hữu tình như vậy như vậy…”

Thời Hư Không Tạng nghe xong thì khởi tâm ngạc nhiên chưa từng có: “Nay Ta thấy Quán Tự Tại này còn là bậc Bồ Tát mà có thể cứu độ hữu tình ở quốc thổ như thế được thấy Đức Như Lai. Hữu tình của quốc thổ như vậy đều là Bồ Tát”

Khi đó, Hư Không Tạng Bồ Tát đứng trước mặt Quán Tự Tại Bồ Tát rồi thưa hỏi

Quán Tự Tại rằng: “Ngài hóa độ như vậy, không có mệt nhọc ư!” Quán Tự Tại nói: “Tôi không có mệt nhọc”.

Thưa hỏi xong thì yên lặng an trụ.

_Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo Thiện Nam Tử rằng: “Các ông hãy lắng nghe! Nay Ta vì ông nói sáu Pháp Ba La Mật Đa (Ṣaṭ-pāramitā).

Thiện Nam Tử! Nếu là Bồ Tát, trước hết nên tu hành Bố Thí Ba La Mật Đa (Dāna-pāramitā). Sau đó tu hành như là Trì Giới (Śīla-pāramitā), Nhẫn Nhục (Kṣānti- pāramitā), Tinh Tiến (Vīrya-pāramitā), Thiền Định (Dhyāna-pāramitā), Trí Tuệ Ba  La Mật Đa (Prajñā-pāramitā). Như vậy rồi được viên mãn đầy đủ” Nói Pháp xong, yên lặng an trụ.

Thời mỗi một vị trong Chúng Hội ấy đều quay trở về chỗ của mình. Các chúng Bồ Tát cũng quay trở về cõi Phật của mình.

*********

Bấy giờ Trừ Cái Chướng Bồ Tát bạch với Đức Thế Tôn rằng: “Những việc xưa kia của Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát thời con đã được nghe Đức Phật nói. Vị Bồ Tát ấy có Môn Tam Ma Địa nào? Nguyện xin Đức Thế Tôn vì con tuyên nói”. Đức Phật bảo: “Này Thiện Nam Tử! Môn Tam Ma Địa (Samādhi), ấy là: Tam Ma Địa Hữu Tướng (Lakkhana-kara), Tam Ma Địa Vô Tướng (Alakkhana-kara), Tam Ma Địa Kim Cương Sinh (Vajrodgata), Tam Ma Địa Nhật Quang Minh (Sūryaprabha), Tam Ma Địa Quảng Bác (Vipula), Tam Ma Địa Trang Nghiêm (Vyūha), Tam Ma Địa Tinh Kỳ (Dhvajāgra), Tam Ma Địa Tác Trang Nghiêm (Alaṃkāra), Tam Ma Địa Trang Nghiêm Vương (Vyūha-rāja), Tam Ma Địa Chiếu Thập Phương (Daśadig-vyavalokana), Tam Ma Địa Diệu Nhãn Như Ý (Cintāmaṇi-varalocana), Tam Ma Địa Trì Pháp (Dharma-dhara), Tam Ma Địa Diệu Tối Thắng (Sujaya), Tam Ma Địa Thí Ái, Tam Ma Địa Kim Cương Phan (Vajra-keyura), Tam Ma Địa Quán Sát Nhất Thiết Thế Giới, Tam Ma Địa Lạc Thiện Thệ (Samudrāvarohaṇa), Tam Ma Địa Thần Thông Nghiệp (Abhinamita), Tam Ma Địa Phật Đỉnh Luân (Uṣṇīṣa-kuṇḍala), Tam Ma Địa Diệu Nhãn Nguyệt (Candra-varalocana), Tam Ma Địa Liễu Đa Quyến Thuộc (Bahujana-parivāra), Tam Ma Địa Thiên Nhãn (Deva-kuṇḍala-rocana), Tam Ma Địa Minh Chiếu Kiếp (Kalpa-dvīpa), Tam Ma Địa Biến Hiện Kiến (Prātihāryasaṃdarśana), Tam Ma Địa Liên Hoa Thượng (Padmottama), Tam Ma Địa Thượng Vương, Tam Ma Địa Thanh Tịnh A Tỳ (Avīci-saṃśoṣaṇa), Tam Ma Địa Tín Tướng (Rucita), Tam Ma Địa Thiên Luân (Deva-maṇḍala), Tam Ma Địa Sái Cam Lộ (Amṛta-bindu), Tam Ma Địa Luân Quang Minh (Prabhā-maṇḍala), Tam Ma Địa Hải Thâm (Samudrāvagāhana),Tam Ma Địa Đa Cung (Vimānanirvyūha), Tam Ma Địa Ca Lăng Tần Già Thanh (Kalaviñka-svara), Tam Ma Địa Thanh Liên Hoa Hương (Nīlotpala-gandha), Tam Ma Địa Vận Tải (Ārūḍha), Tam Ma Địa Kim Cương Khải (Vajra-kuca), Tam Ma Địa Trừ Phiền Não (Dviradarata), Tam Ma Địa Sư Tử Bộ (Siṃha-vikrīḍita), Tam Ma Địa Vô Thượng (Anuttara), Tam Ma Địa Giáng Phục (Damana), Tam Ma Địa Diệu Nguyệt (Candrottarya), Tam Ma Địa Quang Diệu (Ābhāsa-kara), Tam Ma Địa Bách Quang Minh (Śata-kiraṇa), Tam Ma Địa Quang Xí Thịnh (Vicchurita), Tam Ma Địa Quang Minh Nghiệp (Prabhā-kara), Tam Ma Địa Diệu Tướng (Svākāra-kara), Tam Ma Địa Khuyến A Tô La (Asura-saṃcodana), Tam Ma Địa Cung Điện (Bhavasaṃśodhana), Tam Ma Địa Hiện Viên Tịch (Nivārṇasaṃcodana), Tam Ma Địa Đại Đăng Minh (Mahā-dvīpa), Tam Ma Địa Đăng Minh Vương (Dvīpa-rāja), Tam Ma Địa Cứu Luân Hồi (Bhavottāra-kara), Tam Ma Địa Văn Tự Dụng (Akṣara-kara), Tam Ma Địa Thiên Hiện Tiền (Devābhimukha), Tam Ma Địa Tương Ưng Nghiệp (Yoga-kara), Tam Ma Địa Kiến Chân Như (Pramārthadarśana), Tam Ma Địa Điển Quang (Vidyun), Tam Ma Địa Long Nghiêm (Nāgavyuha), Tam Ma Địa Sư Tử Tần Thân (Siṃha-vijṛṃbhita), Tam Ma Địa Toa Để Diện (Svāti-mukha), Tam Ma Địa Vãng Phục (Āgamanāgama), Tam Ma Địa Giác Ngộ  Biến (Buddhi-visphuraṇa), Tam Ma Địa Niệm Căn Tăng Trưởng (Smṛtīdriyasaṃvardhana), Tam Ma Địa Vô Tướng Giải Thoát (Abhimukta), Tam Ma Địa Tối  Thắng (Jayavāhana), Tam Ma Địa Khai Đạo (Mārga-saṃdarśana)

Thiện Nam Tử! Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát chẳng phải chỉ có Tam Ma Địa đó mà còn ở mỗi một lỗ chân lông (romavivara) có đầy đủ trăm ngàn vạn Tam Ma Địa.

Thiện Nam Tử! Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát ở địa vị Bồ Tát đã có Công Đức như vậy, cho đến chư Phật Như Lai phải khen ngợi:“Thật chưa từng có Công Đức như thế!”

Thiện Nam Tử! Vào thời xa xưa, lúc Ta còn làm Bồ Tát thời cùng với năm trăm người lái buôn, muốn vào trong nước Sư Tử (Siṃhala-dvīpeṣu) đem theo các xe cộ, Lạc Đà, bò….để tìm kiếm tài bảo, liền bắt đầu đi đến con đường ấy, trải qua các làng xóm , dinh cơ, thành ấp, tụ lạc… theo thứ tự đến bãi biển thì muốn dùng thuyền buồm lớn.

Khi mọi người đều bước bên, vào trong cái thuyền buồm thì Ta hỏi chủ thuyền rằng: “Ông xem dấu hiệu của luồng gió ấy, thuận theo thì đi đến quốc thổ nào? Đi đến cù lao báu (Ratna-dvìpeṣu: Bảo Châu)? Nước Đồ Bà (Katama-dvīpeṣu)? Hay nước La Sát (Rākṣasa-dvīpeṣu) ư ? ”

Lúc đó, chủ thuyền xem xét dấu hiệu của luồng gió ấy rồi nói như vầy: “Nay ngọn gió này thích hợp đi đến nước Sư Tử”

Lúc ấy, nương theo gió tiến đến nước Sư Tử. Ở trong nước đó có năm trăm nữ La Sát. Đột nhiên biến phát gió lớn rất mạnh bạo đẩy sóng nổi cuồn cuộn, phá hoại chiếc thuyền buồm ấy

Thời các người lái buôn bị gió đẩy rớt xuống nước, nổi trôi, đưa đẩy thân ấy dạt vào bãi biển rồi lên trên bờ.

Nam trăm nữ La Sát ấy thấy các người lái buôn, mỗi mỗi đều lay động thân, kêu ồ lên, hiện tướng Đồng Nữ đi đến chỗ của người lái buôn đều đem quần áo cho các thương nhân.

Khi mặc quần áo xong thời tự mình vắt quần áo ướt, phơi cho khô, rồi lìa khỏi chỗ ấy. Liền đền dưới cây Chiêm Ba Ca (Caṃpaka-vṛkṣa) để nghỉ ngơi, nghỉ xong cùng nhau nói rằng: “Nay ta phải thế nào? Làm phương tiện gì? Không có loại trừ phương kế nào”

Nói xong rồi yên lặng

Bấy giờ nữ La Sát ấy lại đến trước mặt các người lái buôn nói như vầy: “Tôi không có chồng, ông có thể ở với tôi để làm chồng chăng? Ở đây tôi có thức ăn uống, quần áo, kho tàng, rừng vườn, ao tắm”.

Thời các nữ La Sát mỗi mỗi cô đều đem một người lái buôn về chỗ ở của mình.

Lúc đó, trong nữ La Sát có một cô gái làm Đại Chủ Tể tên là La Để Ca Lãm (Ratikara), cô gái ấy đem ta về nơi cư ngụ. Cô gái ấy đem thức ăn uống thượng vị cung cấp cho ta dư thừa no đủ.

Ta đang khoái lạc không khác Nhân Gian, ngủ nghỉ ở đó trải qua thời gian hai ba tuần lễ thời đột nhiên nhìn thấy La Để Ca Lãm mừng rỡ vui cười. Khi ấy, Ta sinh Tâm nghi ngờ: “Thật chưa từng thấy nghe!”. Lúc nữ La Sát ấy cười như vậy thời Ta hỏi rằng:“Nay vì sao mà vui cười thế?”

Nữ La Sát nói: “Nước Sư Tử này là đất của nữ La Sát cư trú. Tôi sợ tổn thương đến mạng của ông”.

Khi ấy Ta hỏi: “Vì sao mà nàng biết được vậy?”

Nữ La Sát nói:“Đừng tới đường phía Nam để đi. Tại sao thế? Vì ở đó có cái thành bằng sắt, trên dưới vòng quanh không có cửa nẻo. Trong đó có vô số người lái buôn, phần nhiều đã bị ăn nuốt chỉ còn sót hài cốt. Nay ở đó có kẻ sống người chết, không có tin nhau thì hãy y theo con đường này mà đi đến chỗ đó thời tự sẽ tin tôi”.

Lúc đó, Ta chờ đến khi cô gái ấy ngủ say thời Bồ Tát hướng theo thời phận ban đêm, cầm cây kiếm Nguyệt Quang (Candrāvabhāṣaṃ-khaṅga) qua con đường ở phía Nam rồi đi đến cái thành sắt, xem xét chung quanh, không có cửa nẻo cũng không có cửa sổ. Bên cạnh cái thành sắt ấy có một cây Chiêm Ba Ca (Caṃpaka-vṛkṣa). Lúc leo lên trên cây thời Ta cao giọng kêu hỏi thì người lái buôn bên trong thành bảo với Ta rằng: “Hiền Đại Thương Chủ! Hãy trở về đi ! Ông có biết không? Chúng tôi bị nữ La Sát nhốt tại thành sắt này rồi ngày ngày ăn nuốt một trăm người”

Khi nghe nhóm ấy nói hết mọi chuyện cũ xong thời Ta liền tụt xuống cây Chiêm Ba Ca, lui về y theo con đường ở phía Nam, mau chóng quay về chỗ của nữ La Sát ấy.

Lúc đó, cô gái ấy hỏi Ta rằng:“Hiền Đại Thương Chủ! Cái thành sắt đã nói, quay lại có thấy chăng? Nay nên nói thật”.

Ta nói: “Đã thấy”

Bấy giờ lại hỏi cô gái ấy rằng:“Dùng phương tiện nào khiến cho tôi được ra khỏi chốn này?”

Nữ La Sát ấy bảo với Ta rằng:“Nay có phương tiện lớn có thể khiến cho ông an ổn, khéo ra khỏi nước Sư Tử này để quay trở về cõi Nam Thiệm Bộ Châu (Jambūdvīpa) của ông”

Ta thấy thuyết đó, lại hỏi cô gái ấy rằng:“Khiến tôi theo đường lối nào để ra khỏi nước này ư?”

Thời La Để Ca Lãm bảo với Ta rằng:“Có Thánh Mã Vương (Bālāhośva-rāja)hay cứu độ tất cả hữu tình”.

Ta đang tìm kiếm thời đi đến nơi Thánh Mã Vương ấy đang ăn Bạch Dược Thảo [cây cỏ thuốc (Uṣadhī) tên là Nhất Thiết Bạch (Sarva-śvetā)]. Ăn xong thì lăn mình nơi đất cát vàng rồi đứng dậy lắc rũ lông trên thân. Làm như thế xong, rồi nói lời này: “Người nào muốn đến ở bờ bên kia ”. Nói ba lần xong, lại bảo rằng: “Nếu ai muốn đi nên tự nói ra”

Lúc đó, Ta bảo với Thánh Mã Vương rằng: “Nay tôi muốn qua bên kia

Nói như vậy xong, rồi lại trở về chỗ của nữ La Sát, cùng chung nghỉ ngơi. Nữ La Sát ấy ngủ dậy xong thì sanh tâm hối hận về việc đã qua, rồi hỏi Ta rằng: “Thương Chủ! Vì sao thân của ông lạnh thế?”

Lúc đó Ta biết ý của cô ấy chẳng muốn cho Ta đi, liền dùng phương tiện bảo với cô gái ấy rằng:“Trước ấy tôi tạm ra ngoài thành để tiểu tiện rồi trở về cho nên thân tôi bị lạnh”

Cô gái ấy bảo với Ta rằng: “Hãy đi ngủ đi

Đến lúc mặt trời mọc thời Ta mới thức dậy, liền kêu các người lái buôn rồi bảo rằng: “Nay là lúc thích hợp nên ra khỏi cái thành này”

Thời các người lái buôn ra khỏi thành xong, đều đến ở một chỗ nghỉ ngơi, rồi cùng nhau nói chuyện: “Nay trong chúng ta, vợ của người nào rất quyến luyến chồng? Đã thấy cái gì? Việc ấy thế nào?”

Thời trong mọi người có kẻ nói rằng: “Họ đem thức ăn uống thượng vị cung cấp cho tôi”.

Hoặc có người nói: “Họ đem mọi loại quần áo cho tôi”

Hoặc có kẻ nói: “Họ đem mão Trời, vòng đeo tai, quần áo cho tôi”.

Hoặc có người nói: “Tôi không được gì, chẳng được vừa lòng”.

Hoặc có kẻ nói: “Họ đem mọi thứ hương Long Xạ, Chiên Đàn cho tôi

Khi các bạn lái buôn nói xong. Ta liền bảo rằng: “Ông khó giải thoát. Tại sao thế? Vì thương yêu nữ La Sát vậy”.

Những người lái buôn nghe xong, khởi tâm sợ hãi mà hỏi rằng:“Đại Thương Chủ! Thật như vậy sao?”

Ta liền bảo rằng: “Đây là nước Sư Tử, chỗ ở nữ La Sát ở chứ chẳng phải con người vậy. Đây thật là nữ La Sát tác lời Thề đó Chỉ có Phật Pháp Tăng mới có thể biết đây là nữ La Sát”.

Thời các thương chủ nghe xong, bảo với Ta rằng: “Dùng phương tiện nào để được miễn trừ nạn này?”

Lúc đó, Ta bảo với họ rằng: “Nước Sư Tử này có Thánh Mã Vương, hay cứu tất cả hữu tình. Ngài ăn cỏ thuốc Đại Bạch, lăn mình nơi cát vàng, rồi đứng dậy lay lắc thân mình, nói ba lần là: “Ai là người muốn qua bờ bên kia ?” Tôi đã bảo với Mã  Vương (Āśva-rāja) rằng: “Nay tôi nay muốn qua bờ bên kia

Thời các người lái buôn lại bảo với Ta rằng: “Ngày nào đi được đây?”

Ta bảo chúng rằng: “Sau ba ngày, quyết định sẽ đi. Mọi người hãy nên chuẩn bị đủ tư lương” .

Nói lời đó xong, mọi người quay trở vào thành, mỗi một người đều về nhà của nữ La Sát. Cô gái ấy nhìn thấy, đi đến thăm hỏi rằng: “Nay có mệt nhọc chăng?”

Ta liền hỏi nữ La Sát ấy: “Tôi chưa từng thấy nàng vui thích! Rừng vườn, ao tắm là có thật ư ?”

Thời nữ La Sát ấy bảo với Ta rằng: “Đại Thương Chủ! Nước Sư Tử này có mọi loại rừng vườn, ao tắm hợp ý”

Ta bảo cô gái ấy rằng:“Hãy như Pháp chuẩn bị đủ Tư Lương cho tôi. Ba ngày sau, tôi muốn đi dạo xem các vườn cây, ao tắm; ngắm danh hoa ấy, tôi sẽ hái mọi thứ hoa rồi đi về nhà”.

Thời nữ La Sát bảo với Ta rằng: “Đại Thương Chủ! Tôi sẽ chuẩn bị đủ tư lương”

Lúc đó sợ nữ La Sát ấy biết phương kế của Ta, ắt sẽ giết chết nên Ta suy nghĩ như vậy rồi lặng yên mà trụ. Nữ La Sát ấy lấy thức ăn uống rất ngon cho Ta. Khi ăn xong,

Ta liền than thở …

Cô gái ấy hỏi rằng: “Đại Thương Chủ! Vì sao lại than thở như vậy?”

Lúc đó, Ta bảo với cô gái ấy rằng:“Tôi vốn là người ở Nam Thiệm Bộ Châu nên nhớ đến đất cũ của mình”

Cô gái ấy bảo với Ta rằng: “Đại Thương Chủ! Đừng nhớ đến đất cũ. Nước Sư Tử này có mọi loại thức ăn uống, quần áo, kho tàng, mọi loại rừng vườn ao tắm đẹp ý, thọ hưởng mọi thứ khoái lạc. Vì sao lại nhớ cõi Nam Thiệm Bộ Châu ấy?”

Thời Ta lặng yên mà trụ. Qua ngày đó rồi, đến ngày thứ hai cô gái ấy chuẩn bị đủ thức ăn uống, tư lương cho Ta. Các người lái buôn ấy thảy đều chuẩn bị đủ tư lương. Qua ngày thứ ba khi mặt trời vừa mới mọc thời đều ra khỏi bờ cõi ấy. Ra khỏi xong liền cùng nhau bàn luận: “Nay chúng ta nên mau chóng đi, không nên ngoái nhìn nước Sư Tử này”.

Nói lời đó xong, Ta với Chúng ấy tức thời mau chóng đi đến chỗ của Thánh Mã Vương. Đến nơi xong, thấy Thánh Mã Vương ăn cỏ, lăn mình xong, lắc rũ lông trên thân. Khi ấy đất của nước Sư Tử đều chấn động, Mã Vương nói ba lần rằng: “Nay người nào muốn qua đến bờ bên kia?”

Các người lái buôn đều nói như vầy: “Nay chúng tôi muốn qua đến bờ bên kia”

Lúc ấy, Thánh Mã Vương vươn mình mạnh mẽ nói lời này: “Các người nên tiến về phía trước, đừng nên ngoái lại nhìn nước Sư Tử!”

Thánh Mã Vương ấy nói như vậy xong thời Ta cỡi lên Mã Vương trước tiên, sau đó năm trăm người lái buôn đều đều lên trên ngựa .

Khi ấy trong nước Sư Tử, các nữ La Sát đột nhiên nghe các thương nhân bỏ đi, thời miệng phát ra tiếng kêu thảm thiết, liền gấp rút đuổi theo, thương khóc, la gào, kêu gọi phía sau. Khi các thương nhân nghe tiếng đó xong, quay đầu ngó lại, chẳng biết trong chốc lát bị rớt xuống. Khi thân rơi vào trong nước thời các nữ La Sát lấy thịt của thân ấy để ăn nuốt.

Khi ấy chỉ có một mình Ta về đến cõi Nam Thiệm Bộ Châu, Thánh Mã Vương ấy đưa đến bờ biển thì Ta bước xuống, nhiễu quanh Thánh Mã Vương ba vòng, liền lìa nơi ấy tìm đường đi đến đất cũ, về nơi cư ngụ của mình.

Khi đến nhà xong thời cha mẹ nhìn thấy đi về, liền vui mừng ôm chặt con mình, lại tuôn tràn nước mắt khóc thương. Trước kia cha mẹ vì Ta cho nên luôn khóc than đến nỗi con mắt kéo màng che mờ, nhân việc này được khỏi, mắt lại trong sáng như xưa.

Bấy giờ cha mẹ với con cùng ở một nơi. Ta bèn thuật lại đầy đủ những việc gian khổ đã trải qua. Cha mẹ nghe xong, bảo với Ta rằng: “Ngày nay con được toàn mạng, an ổn trở về là tốt rồi! Ta không còn phải lo âu nữa, Ta chẳng cần con có nhiều tài bảo. Nay chính ta tự biết tuổi tác đã suy yếu, cần con gần gũi ra vào giúp đỡ. Đến khi ta chết, con hãy làm chủ để chôn cất thân của ta”.

Khi xưa cha mẹ đã dùng lời hiền thiện như thế để an ủi Ta. Trừ Cái Chướng! Lúc đó, Ta là thân Thương Chủ đã chịu những việc khổ não nguy nan như vậy!”

Đức Phật bảo Trừ Cái Chướng Bồ Tát: “Thánh Mã Vương ấy tức là Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát, khi ấy trong cơn nguy nan, sợ hãi bị chết ấy đã cứu giúp cho Ta.

Trừ Cái Chướng! Nay Ta chẳng thể rộng nói số lượng Công Đức của Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát đó.

Nay Ta vì ông mà lược nói hết thảy Công Đức trong lỗ chân lông trên thân của Quán Tự Tại đó.

Trừ Cái Chướng! Thân của Quán Tự Tại Bồ Tát có lỗ chân lông bằng vàng ròng mà trong đó có vô lượng trăm ngàn vạn Câu chi na dữu đa Ngạn Đạt Phộc (Gandharva). Nhóm ấy không có nỗi khổ của luân hồi mà hưởng thọ sự khoái lạc tối thắng, thọ dụng các vật ở cõi Trời không có cùng tận, không có tâm ác, không có tâm ganh ghét, không có Tham Sân Si, thường hành tám Chính Đạo, thường thọ niềm vui của Pháp .

Trừ Cái Chướng! Ở trong lỗ chân lông vàng ấy lại có viên ngọc báu Như Ý (Cintāmaṇi-ratnaṃ) tên là Phóng Quang (Avabhāṣaṃ) tùy theo chúng Ngạn Đạt Phộc ấy nghĩ nhớ điều cần dùng gì thì tùy ý đầy đủ. Ở trong lỗ chân lông vàng đó có hiện ra điều này.

Lại có lỗ chân lông đen mà ở trong đó có vô số trăm ngàn vạn câu chi na dữu đa các vị Thần Tiên (Ṛṣī) có đủ Thần Thông (Abhijña). Trong đó có vị có đủ một Thần Thông. Hoặc có đủ hai, ba, bốn, năm Thần Thông; cũng có kẻ có đủ sáu Thần Thông.

Ở trong lỗ chân lông ấy, lại hiện đất bằng bạc, vàng ròng làm núi, bạc trắng làm ngọn núi, ba mươi bảy báu, hoa sen ái nhiễm trang nghiêm núi ấy. Ở trong núi ấy có tám vạn bốn ngàn chúng Thần Tiên (Ṛṣīnāṃ). Tiên Chúng như vậy hiện ra cây Kiếp Thọ (Kalpa-vṛkṣa) với thân màu hồng thẫm, lá cây bằng vàng ròng (Suvarṇa) bạc trắng (Rūpya)… phóng ra ánh sáng báu.

Lại ở mỗi một lỗ chân lông hiện ra bốn ao báu, trong ấy tràn đầy nước tám Công Đức. Trong ao có hoa màu nhiệm nở đầy tràn, ở cạnh bờ ao có cây Diệu Hương (Sugandha-vṛkṣa) của cõi Trời, cây Chiên Đàn Hương (Candana-vṛkṣa). Lại có cây Kiếp Thọ trang nghiêm, ở trên treo mão Trời, vòng đeo tai, lại có Anh Lạc thù diệu tô điểm cho cây. Lại ở trên cây treo mọi cái chuông báu, đeo buộc áo màu nhiệm, áo lễ Kiều Thi Ca

Ở bên dưới mỗi một cây Kiếp Thọ này có một trăm Ngạn Đạt Phộc Vương (Gandharva-rāja) thường tấu các nhạc. Lại có các bầy nai, chim chóc, các loài linh cầm nghe âm nhạc này thảy đều suy nghĩ: “Các loại hữu tình, phần nhiều chịu nỗi khổ của Luân Hồi. Vì sao người ở Nam Thiệm Bộ Châu nhìn thấy phải chịu sinh, già, bệnh, chết, yêu nhau mà phải xa lìa… các khổ như vậy?!….”

Các loài chim chóc, hươu nai này lúc đấy suy nghĩ tên gọi như vậy của Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương (Kāraṇḍa-vyūha-mahā-yāna-sūtra-ratna-rāja) như thế. Khi ấy, có thức ăn uống thượng vị của cõi Trời, các hương thơm màu diệu của cõi Trời, quần áo màu nhiệm của cõi Trời….. mọi vật tùy theo ý nghĩ đều đầy đủ như ý”.

_Bấy giờ Trừ Cái Chướng Bồ Tát bạch với Đức Thế Tôn rằng: “Thế Tôn! Nay con nghe được việc thật là hiếm có !”

Đức Phật bảo: “Này Thiện Nam Tử! Ý của ông thế nào?”

Trừ Cái Chướng Bồ Tát bạch với Đức Thế Tôn: “Tâm của loai hữu tình như vậy chỉ nghĩ đến danh hiệu của Kinh này còn được lợi ích an vui như thế. Nếu lại có người được nghe Kinh này, mà hay viết chép, thọ trì, đọc tụng, cúng dường, cung kính thì người như vậy thường được an vui. Hoặc lại có người đối với Kinh này viết chép một chữ, thì ngày sau người này chẳnh bị khổ của Luân Hồi, vĩnh viễn không sinh vào những nhà hạ tiện như: đồ tể, thái thịt nhỏ làm nem… Thân được sinh ra, hoàn toàn không bị lưng gù, miệng méo, môi sứt, ghẻ lác, cùng hết thảy những bệnh tướng không đáng ưa, đắc được thân tướng viên mãn, đầy đủ các căn, có thế lực lớn. Huống chi Công Đức có được của người thọ trì đọc tụng chép viết, cúng dường cung kính… đầy đủ

Bấy giờ Đức Thế Tôn khen rằng: “Lành thay! Lành thay Trừ Cái Chướng! Nay ông khéo nói Pháp như vậy. Nay trong Hội này, vô số trăm ngàn vạn Trời, Rồng, Dược Xoa, Ngạn Đạt Phộc, A Tô La, Nghiệt Lỗ Noa, Khẩn Na La, Ma Hộ La Nga, người với Phi Nhân, Ô Ba Sách Ca, Ô Ba Tư Kế… Chúng của nhóm như vậy thảy đều nghe ông nói Pháp như vậy. Được nghe điều này rồi đem truyền bá rộng rãi Pháp Môn do ông đã hỏi”

_Thời Trừ Cái Chướng bạch với Đức Thế Tôn rằng: “Thế Tôn! Nay nói Diệu

Pháp này thời các Chúng Trời người sinh niềm tin bền chắc”

Lúc đó, Đức Thế Tôn khen rằng: “Lành thay! Lành thay Thiện nam tử! Ông hay như vậy lạ hỏi về Công Đức đã hiện trong lỗ chân lông trên thân của Quán Tự Tại đó.

Trừ Cái Chướng! Vị ấy lại có vật báu trang nghiêm lỗ chân lông. Trong đó có vô số trăm ngàn vạn câu chi na dữu đa nữ Ngạn Đạt Phộc (Gandharva-kanyā) với diện mạo đoan nghiêm, hình thể đẹp đẽ, mọi thứ trang nghiêm . Sắc tướng như vậy có dáng như Thiên Nữ (Apsara). Mọi nỗi khổ của Tham Sân Si đều chẳng thể xâm hại nơi thân phần của họ, mà cũng chẳng chịu chút phần việc khổ não của Nhân Gian. Nữ Ngạn Đạt Phộc ấy ở trong ba Thời, niệm danh hiệu của Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát. Ở lúc đó thời nhóm ấy đều được tất cả vật cần dùng ”.

_Khi ấy, Trừ Cái Chướng Bồ Tát bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Con muốn vào trong lỗ lông ấy để nhìn xem những việc đã có”.

Đức Phật bảo: “Này Thiện Nam Tử! Lỗ chân lông của vị ấy không có bờ mé như Hư Không Giới cũng không có chướng ngại.

Thiện Nam Tử! Lỗ chân lông như vậy không có Chướng, không có Ngại, cũng không có Xúc Não. Trong lỗ chân lông ấy, Phổ Hiền Bồ Tát Ma Ha Tát (Samantabhadra) nhập vào trong đó đi mười hai năm mà chẳng thấy được bờ mé, nhìn thấy trong mỗi mỗi lỗ chân lông đều có các Phật Bộ (Buddha-kula) trụ ở đấy. Chính vì thế cho nên Phổ Hiền chẳng thể nhìn thấy bờ mé xa gần, còn các Bồ Tát khác làm sao mà được thấy bờ mé ấy chứ !? …”

_Thời Trừ Cái Chướng Bồ Tát bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Phổ Hiền Bồ Tát Ma Ha Tát ở trong lỗ chân lông ấy đi mười hai năm vẫn chẳng thể nhìn thấy bờ mé ấy, mà các lỗ chân lông đều có trăm Đức Phật ở trong đó. Phổ Hiền Bồ Tát Ma Ha Tát còn chẳng thể được thấy chỗ của bờ mé. Nay con làm thế nào để được vào trong đó đây?”

Đức Phật bảo: “Thiện Nam Tử! Ta cũng chẳng thấy sự vắng lặng vi diệu như vậy. Vì vị ấy không có Tướng cho nên hiện ra Thân to lớn có đủ mười một mặt mà trăm ngàn mắt viên mãn rộng lớn, được Địa tương ứng với sự vắng lặng trong suốt tự nhiên (Mahā-yogī-nirvāṇa-bhūmi: Đại Tương Ứng Niết Bàn Địa), Đại Trí (Mahā-Prajña) không có đắc, không có Luân Hồi, không thấy cứu độ, cũng không có Chủng Tộc, không có Trí Tuệ, cũng không có nói. Các Pháp như vậy: như hình bóng, tiếng vang.

Thiện Nam Tử! Quán Tự Tại Bồ Tát không có thấy, không có nghe vì vị ấy không có Tự Tính (Svabhāvakā) cho đến Như Lai cũng đã chẳng thấy.

Ý của ông thế nào? Thiện Nam Tử! Các Bồ Tát của nhóm Phổ Hiền đều có đủ sự chẳng thể nghĩ bàn, nhưng chẳng thể biết rõ nơi biến hóa của Quán Tự Tại ấy.

Thiện Nam Tử! Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát biến hiện mọi loại cứu độ vô số trăm ngàn vạn câu chi na dữu đa hữu tình, khiến được sinh về Thế Giới Cực Lạc (Sukhavatī) thấy Đức Như Lai Vô Lượng Thọ (Amitāyus), được nghe Pháp Yếu đều khiến sẽ được thành Đạo Bồ Đề”

_Thời Trừ Cái Chướng Bồ Tát bạch với Đức Thế Tôn rằng: “Chẳng biết dùng phương tiện nào khiến cho con được Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát đó?”

Đức Phật bảo: “Thiện Nam Tử! Bồ Tát ấy ắt sẽ đến Thế Giới Tát Ha (Sahālokadhātu) này để gặp Ta, lễ bái cúng dường”

Thời Trừ Cái Chướng Bồ Tát bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Lúc nào thời có thể biết

Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát đó đi đến nơi này?”

Đức Phật bảo: “Thiện Nam Tử! Sau khi căn cơ của hữu tình ở đây đã thuần thục thời Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát ấy đi đến đây trước tiên”

Thời Trừ Cái Chướng Đại Bồ Tát đưa bàn tay chống gò má rồi suy nghĩ: “Nay Ta vì sao có tội chướng đó? Thọ mệnh tuy dài mà không có lợi ích, chẳng được thấy Quán Tự Tại Bồ Tát ấy để cung kính lễ bái, giống như người mù đi trên đường”.

Thời Trừ Cái Chướng Bồ Tát lại bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát ấy, thật ra lúc nào mới đến nơi đây vậy?”

Bấy giờ Đức Thế Tôn mỉm cười bảo rằng: “Thiện Nam Tử! Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát vào lúc không có Thời thì lại là Thời đi đến .

Thiện Nam Tử! Thân của Bồ Tát ấy có lỗ chân lông tên là Sái Cam Lộ (Amṛtabindu: Giọt Cam Lộ). Ở trong lỗ chân lông ấy, có vô số trăm ngàn vạn câu chi na dữu đa Trời Người cư trú. Trong đó, có người chứng Sơ Địa (Eka-bhūmi), Nhị Địa (Dvibhūmi) cho đến có kẻ chứng địa vị Thập Địa Bồ Tát Ma Ha Tát (Daśa-bhūmi)

Trừ Cái Chướng! Trong lỗ chân lông Sái Cam Lộ ấy có sáu mươi núi báu vàng bạc. Mỗi một ngọn núi ấy cao sáu vạn Du thiện na có chín vạn chín ngàn đỉnh núi. Dùng ngọc báu,vàng màu nhiệm của cõi Trời trang nghiêm khắp nơi. Bồ Tát Nhất Bổ Xứ an trụ ở đấy

Trừ Cái Chướng! Trong lỗ chân lông Sái Cam Lộ ấy lại có vô số trăm ngàn vạn câu chi na dữu đa Cung điện, dùng ngọc bái màu nhiệm Ma Ni của cõi Trời trang nghiêm khắp nơi, người nhìn thấy đều vui thích. Lại có mọi loại Chân Châu, Anh Lạc chen nhau tô điểm.

Ở cung điện ấy đều có Bồ Tát nói Pháp vi diệu, ra khỏi cung điện đó thời mỗi mỗi vị đều đi Kinh Hành

Ở nơi Kinh Hành (Caṃkrameṣu) có bảy mươi bảy cái ao báu, trong đó tràn đầy nước tám Công Đức. Có mọi loại hoa, ấy là: hoa Ốt Bát La (Utpala), hoa Bát Nột-Ma (Padma), hoa Củ Mẫu Na (Kumuda), hoa Bôn Noa Lợi Ca (Puṇḍarika), hoa Táo Ngạn Đà Ca (Saugandhika), hoa Mạn Na La (Māndāra), hoa Ma Hạ Mạn Na La (Mahā-māndāra) nở tràn trong đó.

Đất Kinh Hành ấy có cây Kiếp Thọ (Kalpa-vṛkṣa) vừa lòng ưa thích, dùng vàng bạc của cõi Trời để làm cành lá trang nghiêm. Ở bên trên treo các mão Trời, vòng đeo tai, Trân bảo, Anh Lạc, mọi thứ trang nghiêm.

Các Bồ Tát ấy đi Kinh Hành xong. Ở ban đêm thời nhớ nghĩ mọi loại Pháp của Đại Thừa, suy tư đất Tịch Diệt (Nairvāṇikīṃ-bhūmi), suy nghĩ các nẻo Địa Ngục, Quỷ đói, Bàng Sinh. Suy nghĩ như thế xong thì nhập vào Tam Muội Từ Tâm (Maitrīṃ).

Trừ Cái Chướng! Ở trong lỗ chân lông ấy hiện ra các Bồ Tát như vậy.

Lại có lỗ chân lông tên là Kim Cương Diện (Vajra-mukha) mà ở trong đó có vô số trăm ngàn vạn chúng Khẩn Na La (Kiṃnara) với mọi loại vòng hoa, Anh Lạc trang nghiêm khắp thân, dùng hương xoa bôi màu nhiệm xoa bôi thể ấy, người nhìn thấy vui vẻ. Nhóm ấy thường luôn niệm Phật Pháp Tăng, được niềm tin chẳng hoại, trụ Pháp Nhẫn (Kṣānti), Từ (Maitrī), suy nghĩ Tịch Diệt (Nīrvaṇa), xa lìa Luân Hồi.

Như vậy! Như vậy Thiện Nam Tử! Chúng Khẩn Na La ấy sinh tâm yêu thích.

Lỗ chân lông ấy có vô số ngọn núi mà ở trong đó có hang báu Kim Cương, hang báu bằng vàng , hang báu bằng bạc, hang báu Pha Chi Ca (Sphaṭika), hang báu màu hoa sen, hang báu màu màu xanh, lại có hang đầy đủ bảy báu

Như vậy Thiện Nam Tử! Ở lỗ chân lông ấy có biến hiện này mà ở trong đó có vô số cây Kiếp Thọ (Kalpa-vṛkṣa), vô số cây lớn Chiên Đàn (Candana-vṛkṣa), cây Vi Diệu Hương (Saugandhika-vṛkṣa) , vô số ao tắm. Trăm ngàn vạn cung Trời điện báu, Pha Chi Ca trang nghiêm khéo léo đẹp đẽ điện báu thanh tịnh thích ý.

Ở đấy hiện ra Cung Điện như vậy cho chúng Khẩn Na La nghỉ ngơi trong đó. Nghỉ ngơi xong liền nói Pháp vi diệu, ấy là: Pháp Bố Thí Ba La Mật Đa (Dānapāramitā) với Pháp Trì Giới (Śīla-pāramitā), Nhẫn Nhục (Kṣānti-pāramitā), Tinh Tiến (Vīrya-pāramitā), Thiền Định (Dhyāna-pāramitā), Trí Tuệ Ba La Mật Đa (Prajña-pāramitā). Nói sáu Pháp Ba La Mật (Ṣaṭ-pāramitā) xong thời mỗi mỗi đều đi Kinh Hành,

Ở nơi đó có đường đi Kinh Hành bằng vàng ròng, đường đi Kinh Hành bằng bạc trắng. Chung quanh nơi đó có cây Kiếp Thọ với lá cây bằng vàng bạc, bên trên có mọi loại áo khoác ngoài, mão báu, vòng đeo tai, chuông báu, Anh Lạc…. Như vậy trang nghiêm nơi đi Kinh Hành ấy .

Lại có lầu gác để cho Khẩn Na La đi Kinh Hành ở đó suy nghĩ các khổ trầm luân, “Sinh khổ, già khổ, bệnh khổ, chết khổ, nghèo cùng khốn khổ, khổ vì yêu thương mà phải xa lìa, khổ vì ghét nhau mà phải gặp gỡ, khổ vì cầu không mong được. Hoặc bị bị ở Địa Ngục Châm Thứ (Raurava), Địa Ngục Hắc Thằng (Kāla-sūtra), Đại Địa Ngục Hát Hề (Hāhave), Đại Địa Ngục Cực Nhiệt (Praptāne), Đại Địa Ngục hầm lửa (Agnighaṭeṣu)… Hoặc bị đọa vào nẻo Quỷ đói (Preta)…Hữu tình như vậy chịu nhận đại khổ não”

Khẩn Na La ấy tác suy nghĩ đó.

Như vậy Thiện Nam Tử! Khẩn Na La ấy vui thích Pháp thâm sâu (Dharmābhiratā), suy nghĩ Viên Tịch Chân Giới (Nairvāṇakīṃ-bhūmi). Lại ở mọi Thời thường niệm danh hiệu của Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát, do xưng niệm đó mà ngay lúc ấy được các vật dụng cần thiết thảy đều dư đủ.

Thiện Nam Tử! Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát cho đến danh hiệu cũng khó được gặp. Vì sao vậy? Do vị ấy ban cho tất cả hữu tình như là đại cha mẹ, tất cả sự sợ hãi của hữu tình thì ban cho sự không sợ, làm Đại Thiện Hữu mở lối nẻo cho tất cả hữu tình.

Như vậy Thiện Nam Tử! Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát có Lục Tự Đại Minh Đà La Ni (Ṣaḍ-akṣarī-mahā-vidya-dhāraṇī) rất khó gặp được. Nếu có người hay xưng niệm tên ấy sẽ được sanh trong lỗ chân lông kia, chẳng bị trầm luân. Khi ra khỏi một lỗ chân lông rồi lại đi đến một lỗ chân lông khác, ở đó an trụ cho đến khi chứng Địa Viên Tịch (Nairvāṇkīṃ-bhūmi)”

_Thời Trừ Cái Chướng Bồ Tát bạch với Đức Thế Tôn rằng: “Thế Tôn! Nay Lục Tự Đại Minh Đà La Ni này, làm theo chốn nào để được vậy?”

Đức Phật bảo: “Thiện Nam Tử! Lục Tự Đại Minh Đà La Ni này rất khó gặp được, cho đến Như Lai mà cũng chẳng biết được chỗ sở đắc thì Bồ Tát ở Nhân Vị làm sao mà biết được nơi chốn!.

Trừ Cái Chướng Bồ Tát bạch với Đức Thế Tôn rằng: “ Đà La Ni như vậy. Nay Đức Phật Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác, vì sao mà chẳng biết được?!..”

Đức Phật bảo: “Này Thiện Nam Tử! Lục Tự Đại Minh Đà La Ni này Bản Tâm vi diệu (Parama-hṛdaya) của Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát. Nếu có biết Bản Tâm vi diệu đó liền biết giải thoát (Mokṣa).

Thời Trừ Cái Chướng Bồ Tát bạch với Đức Thế Tôn rằng: “Thế Tôn! Trong các hữu tình, có ai hay biết Lục Tự Đại Minh Đà La Ni đó không?”

Đức Phật bảo: “Không có ai biết. Thiện Nam Tử! Lục Tự Đại Minh Đà La Ni này, vô lượng tương ưng Như Lai còn chẳng biết thì Bồ Tát làm sao mà được biết nơi chốn của Bản Tâm Vi diệu của Quán Tự Tại Bồ Tát này!?… Ta đi qua các quốc độ ở phương khác cũng không có ai biết nơi chốn của Lục Tự Đại Minh Đà La Ni này.

Nếu có người hay thường thọ trì Lục Tự Đại Minh Đà La Ni này. Vào lúc trì tụng thời có chín mươi chín căng già hà sa số Như Lai tập hội. Lại có chúng Thiên Tử ở ba mươi hai cõi Trời (Dvatriṃśaddevanikāyā) cũng đều nhóm hội. Lại có bốn vị Đại Thiên Vương (Catur-mahā-rāja) ở bốn phương vệ hộ người đó. Lại có Sa Nga La Long Vương (Sāgara-nāga-rāja), Vô Nhiệt Não Long Vương (Anavatapta-nāga-rāja), Đắc Xoa Ca Long Vương (Takṣa-nāga-rāja), Phạ Tô Chỉ Long Vương (Vaṣukināga-rāja), như vậy vô số trăm ngàn vạn câu chi na dữu đa Long Vương (Nāga-rāja) đến vệ hộ người đó. Lại ở hàng Dược Xoa ở trong Đất (Bhauma-yakṣa), Hư Không Thần (Gagana-Devatā) cũng đến vệ hộ người đó.

Thiện Nam Tử! Câu chi số Như Lai trong lỗ chân lông trên thân của Quán Tự Tại Bồ Tát nghỉ ngơi xong thì khen ngợi người đó rằng: “Lành thay! Lành thay Thiện Nam Tử! Ngươi hay được báu Ma Ni Như Ý (Cintāmaṇi-ratna) này, bảy đời giòng họ của ngươi đều sẽ được giải thoát ấy”

Thiện Nam Tử ! Hết thảy loài trùng ở trong bụng của người Trì Minh ấy sẽ được địa vị Bất Thoái Chuyển Bồ Tát (Tevaivartikādhi-Bodhisattva)

Nếu lại có người đem Lục Tự Đại Minh Đà La Ni này để trong thân, đeo trên cổ, đội giữ trên đỉnh đầu. Thiện Nam Tử ! Nếu có được người đeo giữ đó ắt đồng với thấy thân của Kim Cương, như thấy tháp Xá Lợi, lại như thấy Đức Như lai, lai như thấy người có đủ một trăm câu chi Trí Tuệ.

Nếu có kẻ trai lành, người nữ thiện mà hay y theo Pháp, niệm Lục Tự Đại Minh Đà La Ni này, thì người đó sẽ được Biện Tài không cùng tận, được nhóm Trí thanh tịnh, được Đại Từ Bi. Người như vậy, ngày ngày được đầy đủ Công Đức viên mãn của sáu Ba La Mật Đa. Người đó được Chuyển Luân Quán Đỉnh (Cakravatyābhiṣekaṃ) của cõi Trời, hơi phát ra từ trong miệng của người đó chạm đến thân người khác thì người được tiếp chạm phát khởi tâm lành, lìa các sân độc, sẽ được Bất Thoái Chuyển Bồ Tát (Tevaivartikādhi-Bodhisattva), mau chóng chứng được A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề (Anuttarā-samyaksaṃbuddhi: Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác).

Nếu người đeo giữ và thọ trì lấy tay chạm vào thân của người khác thì người đã được rờ chạm ấy mau được địa vị của Bồ Tát.

Nếu người đeo giữ đó nhìn thấy người nam, người nữ, đồng nam, đồng nữ cho đến thân của các hữu tình khác loài… người đã được nhìn thấy như vậy thảy đều mau được địa vị của Bồ Tát.

Người như vậy vĩnh viễn chẳng bị khổ bởi sinh, già, bệnh, chết; khổ vì yêu thương mà phải xa lìa… mà được sự niệm tụng tương ưng chẳng thể luận bàn.. Nay Lục Tự Đại Minh Đà La Ni này được nói như vậy.

*********

Bấy giờ Trừ Cái Chướng Bồ Tát bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Nay con làm thế nào để được Lục Tự Đại Minh Đà La Ni đó? Nếu được điều ấy thì tương ứng với vô lượng Thiền Định chẳng thể luận bàn, liền đồng được A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề, vào Môn Giải Thoát (Mokṣasya), thấy Địa Niết Bàn (Nirvāṇa), diệt hẳn Tham (Rāga) Sân (Dveṣa), viên mãn Pháp Tạng (Dharma-rājasya), phá hoại sự luân hồi của năm nẻo (Pañca-gatika), tịnh các Địa Ngục (Narakānāṃ), đoạn trừ phiền não (Kleśānāṃ), cứu độ bàng sanh (Tirya-yogi-gatānāṃ), viên mãn Pháp Vị (Dharmānāṃ), Nhất Thiết Trí Trí (Sarva-Jñāna) diễn nói không tận.

Thế Tôn! Con cần Lục Tự Đại Minh Đà La Ni đó. Vì điều này cho nên con đem bảy báu tràn đầy trong bốn Châu lớn (Catur-dvīpān) bố thí dùng để chép viết.

Thế Tôn! Nếu thiếu giấy bút, con sẽ đâm vào thân, lấy máu dùng làm mực, lột da dùng làm giấy, chẻ xương dùng làm bút.

Như vậy Thế Tôn! Con không có hối tiếc, mà tôn trọng như cha mẹ của con”.

_Bấy giờ Đức Phật bảo Trừ Cái Chướng Bồ Tát rằng: “Này Thiện Nam Tử! Ta nhớ thời quá khứ, vì Lục Tự Đại Minh Đà La Ni này, mà đã trải qua khắp số Thế Giới nhiều như bụi nhỏ. Ta cúng dường vô số trăm ngàn vạn câu chi na dữu đa các Đức Như Lai, Ta ở chỗ của các Như Lai ấy chẳng được mà cũng chẳng nghe. Thời, đời đó có Đức Phật tên là Bảo Thượng (Ratnottama) Như Lai, Ứng Cúng, Chính Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn. Ta ở trước mặt Đức Phật đó, rơi lệ buồn khóc. Thời Đức Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác ấy nói: “Thiện Nam Tử! Ông hãy đi, đừng nên buồn khóc!… Thiện Nam Tử! Ông đi đến chốn kia, thấy Đức Liên Hoa Thượng (Padmottama) Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác. Đức Phật ấy biết Lục Tự Đại Minh Đà La Ni đó.

Thiện Nam Tử! Ta từ giã, rời khỏi chỗ của Đức Bảo Thượng Như Lai, đi đến cõi Phật (Buddha-kṣetra) của Đức Liên Hoa Thượng Như Lai. Đến nơi xong, đỉnh lễ bàn chân của Đức Phật, chắp tay ngay trước mặt: “Nguyện xin Đức Thế Tôn cho con Lục Tự Đại Minh Đà La Ni. Chân Ngôn Vương ấy là tất cả Bản Mẫu (Mātreṇa), nhớ niệm tên ấy thì tiêu trừ tội dơ, mau chứng Bồ Đề. Vì điều này cho nên nay con mệt mỏi khốn cùng. Con đi qua vô số thế giới mà chẳng thể được. Nay con quay trở lại chốn này.

Khi ấy Đức Liên Hoa Thượng Như Lai (Padmottama-Tathāgata) liền nói Công Đức của Lục Tự Đại Minh Đà La Ni này rằng: “Thiện Nam Tử! Hết thảy bụi nhỏ, Ta có thể đếm được số lượng. Thiện Nam Tử! Nếu có người niệm Lục Tự Đại Minh Đà La Ni này một biến thì Công Đức đã được, Ta chẳng thể đếm được số lượng ấy.

Thiện Nam Tử! Lại như hết thảy số cát trong biển lớn, Ta có thể đếm được số lượng của mỗi một hạt. Thiện Nam Tử! Nếu niệm Đại Minh có sáu chữ (Ṣaḍ-akṣarīmahā-vidya: Lục Tự Đại Minh) một biến, thì Công Đức đã được, Ta chẳng thể đếm được số lượng ấy.

Thiện Nam Tử! Lại như Trời Người tạo lập kho lẫm, chu vi một ngàn du thiện na, cao một trăm du thiện na, cất chứa hạt mè tràn đầy trong ấy mà không có kẻ hở chứa được mũi kim, người giữ kho ấy chẳngg già chẳng chết, trải qua một trăm kiếp, ném bỏ một hạt mè ra ngoài. Như vậy trong kho ném hết không dư sót thời Ta có thể đếm được số lượng ấy. Thiện Nam Tử! Nếu niệm Lục Tự Đại Minh một biến thì Công Đức đã được, Ta chẳng thể đếm được số lượng ấy.

Thiện Nam Tử! Lại như bốn Châu lớn gieo trồng mọi loại lúa tẻ, lúa nếp…. Long Vương tuôn mưa đúng thời thấm ướt, xong thời vật đã được gieo trồng thảy đều chín vàng, thu cắt đều xong. Lấy cõi Nam Thiệm Bộ Châu mà làm sân chứa, dùng xe cộ vận chuyển chở về sân, dẫm đạp chọn lựa xong xuôi, dồn thành đống lớn. Thiện Nam Tử! Ta có thể đếm được số lượng của mỗi một hạt lúa ấy. Thiện Nam Tử! Nếu niệm Lục Tự Đại Minh này một biến thì Công Đức đã được, Ta chẳng thể đếm được số lượng ấy.

Thiện Nam Tử! Hết thảy con sông lớn tuôn chảy ngày đêm ở cõi Nam Thiệm Bộ Châu (Jambū-dvīpe), ấy là: Sông Tỷ Đa (Sītā), sông Kinh Nga (Gaṅgā), sông Diễm Mẫu Na (Yamunā), sông Phộc Sô (Sindhu), sông Thiết Đa Lỗ Nại Ra (Śatadru), sông Tán Nại-La Bà Nghiệt (Candrabhāgā), sông Ai La Phộc Để (Erāvatī), sông Tô Ma Nga Đà (Sumāgandhā), sông Hứ Ma (Himaratī), sông Ca La Thú Na Lý (Kalaśodarī). Mỗi một con sông này đều có năm ngàn con sông nhỏ làm chi nhánh, ngày đêm tuôn chảy vào biển lớn. Như vậy Thiện Nam Tử! Sông lớn của nhóm ấy, Ta có thể đếm được số lượng của mỗi một giọt nước ấy. Thiện Nam Tử! Nếu niệm Lục Tự Đại Minh này một biến thì Công Đức đã được, Ta chẳng thể đếm được số lượng ấy.

Thiện Nam Tử! Lại như hết thảy loài hữu tình có bốn chân ở trong bốn Châu lớn như: Sư tử, voi, ngựa, bò rừng, trâu, cọp, sói, khỉ, nai, dê đen, dê, chồn, thỏ…loài có bốn chân của nhóm như vậy, Ta có thể đếm được số lượng của mỗi một sợi lông. Thiện Nam Tử ! Nếu niệm Lục Tự Đại Minh một biến thì Công Đức đã được, Ta chẳng thể đếm được số lượng ấy.

Thiện Nam Tử! Lại như Kim Cương Câu Sơn Vương (Vajrāṅkuśa-parvata-rāja) cao chín vạn chín ngàn du thiện na (Yojana), bên dưới tám vạn bốn ngàn du thiện na, Kim Cương Câu Sơn Vương ấy, mỗi mặt vuông đều dài tam vạn bốn ngàn du thiện na. Núi ấy có người chẳng già chẳng chết, trải qua một Kiếp nhiễu quanh núi được một vòng. Sơn Vương (Parvata-rāja) như vậy, Ta dùng áo lễ Kiều thi ca (Kauśikavastreṇa) thời Ta có thể phủi hết không có dư sót. Nếu có người niệm Lục Tự Đại Minh này một biến thì Công Đức đã được, Ta chẳng thể đếm được số lượng ấy.

Thiện Nam Tử Lại như biển lớn sâu đến tám vạn bốn ngàn du thiện na, miệng hố rộng lớn vô lượng, Ta có thể dùng một đầu sợi lông nhét vừa hết không có dư sót. Thiện Nam Tử! Nếu có người niệm Lục Tự Đại Minh này một biến thì Công Đức đã được, Ta chẳng thể đếm được số lượng ấy.

Thiện Nam Tử! Lại như rừng cây Đại Thi Lợi Sa (Mahā-śīrṣa-vaṇa), Ta có thể đếm hết số lượng của mỗi một cái lá. Thiện Nam Tử! Nếu niệm Lục Tự Đại Minh này một biến thì Công Đức đã được, Ta chẳng thể đếm được số lượng ấy.

Thiện Nam Tử! Lại như khắp bốn Châu lớn, người nam, người nữ, đồng nam, đồng nữ cư trú khắp trong đó, như vậy tất cả đều được địa vị của Thất Địa Bồ Tát (Sapta-bhūmi) thời hết thảy Công Đức của chúng Bồ Tát ấy cùng với Công Đức niệm Lục Tự Đại Minh biến đều không có khác.

Thiện Nam Tử! Trừ năm có mười hai tháng ra, gặp năm nhuận thì một năm có mười ba tháng. Lấy tháng nhuận dư ra ấy tính làm số năm đủ mãn một Kiếp trên cõi Trời, ở đó ngày đêm thường tuôn mưa lớn. Thiện Nam Tử! Như vậy Ta có thể đếm được số lượng của mỗi một hạt mưa. Nếu có người niệm Lục Tự Đại Minh này một biến thì số lượng Công Đức rất nhiều hơn cả điều kia.

Ý của ông thế nào? Thiện Nam Tử! Lại như một câu chi (Koṭi:một trăm triệu) số Như Lai ở tại một chỗ. Trải qua một Kiếp của cõi Trời đem quần áo, thức ăn uống, vật dụng dùng ngủ nghỉ với thuốc thang, đồ dùng cần thiết… mọi loại cúng dường các Đức Như Lai ấy mà cũng chẳng thể đếm hết số lượng Công Đức của Đại Minh có sáu chữ (Lục Tự Đại Minh). Chẳng phải chỉ có Ta ngày nay ở Thế Giới này, Ta khởi trong Định cũng chẳng thể luận bàn.

Thiện Nam Tử! Đây là Pháp Vi Diệu (Sūkṣma), Gia Hành (Anāgata), Quán Trí (Avyakta), tất cả Tương Ứng (Bhāvanāyoga). Ông ở đời vị lai sẽ được Pháp của Tâm Vi Diệu (Parama-hṛdaya) đó. Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát khéo trụ Lục Tự Đại Minh Đà La Ni như vậy..

Thiện Nam Tử! Ta dùng Gia Hành trải qua khắp vô số trăm ngàn vạn câu chi na dữu đa Thế Giới, đến chỗ của Đức Vô Lượng Thọ Như Lai (Amitāyus-Tathāgata), đứng ngay trước mặt, chắp tay vì Pháp mà rơi lệ khóc lóc.

Thời Đức Vô Lượng Thọ Như Lai, thấy Ta tại đó và vì đời vị lai mà bảo Ta rằng: “Thiện Nam Tử! Ông cần Quán Hạnh Du Già (Bhāvanāyoga) của Lục Tự Đại Minh Vương này ư? “

Thời Ta bạch rằng: “Bạch Đức Thế Tôn (Bhagavan)! Con cần Pháp đó. Bạch Đấng Thiện Thệ (Sugata)! Con cần Pháp đó, như người quá khát cần có nước.

Thế Tôn! Con vì Lục Tự Đại Minh Đà La Ni đó nên đi qua vô số Thế Giới, thừa sự cúng dường vô số trăm ngàn vạn câu chi na dữu đa Như Lai, mà chưa từng được Lục Tự Đại Minh Đà La Ni đó. Nguyện xin Đức Thế Tôn cứu kẻ ngu độn như con; như người không đầy đủ khiến cho được đầy đủ; người mê mất lối đi được dẫn bày đường đi; vì ánh nắng mặt trời gây nóng bức mà làm bóng che mát ; nơi ngã tư đường trồng cây Sa La (Śālā-vṛkṣa). Tâm con khao khát mong cầu Pháp đó. Nguyện xin mở lối khiến được khéo trụ nơi Đạo Cứu Cánh, khoác mặc giáp trụ Kim Cương (Vajrakavaca)”

Khi ấy, Đức Vô Lượng Thọ Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác, dùng âm thanh Ca Lăng Tần Già bảo Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát rằng: “Thiện Nam Tử! Ông thấy

Đức Liên Hoa Thượng Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác đó vì Lục Tự Đại Minh Đà La Ni này mà phải trải qua khắp vô số trăm ngàn vạn câu chi na dữu đa Thế Giới.

Thiện Nam Tử! Ông nên trao cho Đại Minh có sáu chữ đó. Đức Như Lai này vì nó cho nên đi đến đây”.

Quán Tự Tại Bồ Tát bạch với Đức Thế Tôn rằng: “Người chẳng thấy Mạn Noa  La (Maṇḍala: Đàn Trường) thì chẳng thể được Pháp này. Làm sao biết là Liên Hoa Ấn (Padmāṅka-mudra)? Làm sao biết là Trì Ma Ni Ấn (Maṇidhara-mudra)? Làm biết Nhất Thiết Vương Ấn (Sarva-rājendrā-mudra)? Làm sao biết là Thể Thanh Tịnh của Mạn Noa La (Maṇḍala-pariśuddhiṃ)?

Nay tướng của Mạn Noa La này: Chu vi bốn phương vuông vức, đều dài khoảng năm khuỷu tay, chính giữa (trung tâm) Man Noa La an lập Đức Vô Lượng Thọ Phật (Amitāyus). Dùng phấn an bày, nên dùng bột báu Nhân Nại La Nỉ La (Indra-nīlacūrṇaṃ), bột báu Bát Nột Ma La Nga (Padma-rāga-cūrṇaṃ), bột báu Ma La Yết Đa (Marakata-cūrṇaṃ), bột báu Pha Để Ca (Sphāṭika-cūrṇaṃ), bột báu Tô phộc La Noa Lỗ Bá (Suvarṇa-rūpya-cūrṇaṃ)

Ở bên phải Đức Vô Lượng Thọ Như Lai, để Trì Đại Ma Ni Bảo Bồ Tát (Mahāmaṇi-dhara-bodhisattva).

Ở bên trái Đức Phật để Đức Lục Tự Đại Minh (Ṣaḍ-akṣarī-mahā-vidya) có bốn cánh tay, màu thịt trắng như màu mặt trăng mùa Thu với mọi loại báu trang nghiêm. Tay trái cầm hoa sen, bên trên hoa sen để báu Ma Ni. Tay phải cầm tràng hạt, hai tay bên dưới kết Nhất Thiết Vương Ấn.

Ở bên dưới bàn chân của Đức Lục Tự Đại Minh để Trời Người với mọi thứ trang nghiêm; tay phải cầm lò hương, lòng bàn tay trái bưng cái bát chứa đầy các thứ báu.

Ở bốn góc của Mạn Noa La bày hàng bốn vị Đại Thiên Vương, cầm giữ mọi loại Khí Trượng.

Ở bốn góc bên ngoài Mạn Noa La để bốn cái Hiền Bình (Pūrṇa-kumbhā) chứa đầy mọi loại báu Ma Ni (Maṇi-ratna)

Nếu có kẻ trai lành, người nữ thiện muốn vào Mạn Noa La đó thì hết thảy quyến thuộc chẳng được theo vào trong Mạn Noa La đó mà chỉ viết tên của họ. Người vào trước tiên ném tên họ của quyến thuộc ấy vào trong Mạn Noa La thời các quyến thuộc đều được địa vị của Bồ Tát. Ở trong người ấy lìa các khổ não, mau chứng được A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề.

Vị A Xà Lê (Ācārya) ấy chẳng được vọng truyền. Nếu có phương tiện khéo léo, tin sâu Đại Thừa, gia hạnh chí cầu giải thoát, người như vậy thì nên trao cho, chẳng nên trao cho Ngoại Đạo Dị Kiến (Tīrthikasya).

Khi ấy, Đức Vô Lượng Thọ Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác bảo Ngài Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát rằng: “Thiện Nam Tử! Nếu có bột báu của năm loại màu như vậy thì mới được kiến lập Mạn Noa La đó. Nếu kẻ trai lành, người nữ thiện lại nghèo túng, chẳng thể lo liệu được bột báu đó thì phải làm thế nào?”

Quán Tự Tại bạch rằng: “Thế Tôn! Nên phương tiện, dùng mọi thứ nhan sắc (Araṅgaṇī) mà làm , đem mọi thứ hương (Gandha) hoa (Puṣpa) để cúng dường.

Nếu kẻ trai lành cũng chẳng thể lo liệu được, hoặc ở nhờ nơi quán trọ, hoặc đang đi trên đường thời vị A Xà Lê vận ý tưởng thành Mạn Noa La, kết A Xà Lê Ấn Tướng (Ācāryeṇa-mantra-mudrālakṣṇa)

Lúc đó, Đức Liên Hoa Thượng Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác bảo Quán Tự Tại Bồ Tát rằng: “Thiện Nam Tử hãy nói Lục Tự Đại Minh Vương Đà La Ni này để trao cho Ta. Ta vì vô số trăm ngàn vạn câu chi na dữu đa hữu tình, khiến họ được xa lìa khổ não của Luân Hồi, mau chóng chứng A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề.

Bấy giờ Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát trao cho Đức Liên Hoa Thượng Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác, nên nói Lục Tự Đại Minh Đà La Ni là:

“Án, ma ni bát nột- minh hồng”

OṂ MAṆI PADME HŪṂ

Lúc đang nói Lục Tự Đại Minh Đà La Ni này thời bốn Châu lớn và các Cung Trời, thảy đều chấn động lung lay như tàu lá chuối, nước bốn biển lớn nổi sóng cuồn cuộn. Tất cả hàng Tỳ Na Dạ Ca (Vināyaka), Dược Xoa (Yakṣa), La Sát (Rākṣasa), Cung Bàn Noa (Kumbhaṇḍa), Ma Hạ Ca La (Mahā-kāla) với các quyến thuộc, các Ma (Mātṛ-gaṇa: chúng Âm Mẫu), loài gây chướng ngại (Vighna) thảy đều sợ hãi chạy trốn.

Bấy giờ Đức Liên Hoa Thượng Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác, duỗi cánh tay như cái vòi của Tượng Vương, trao cho Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát chuỗi Anh Lạc giá trị bằng trăm ngàn hạt Chân Châu để dùng cúng dường.

Quán Tự Tại Bồ Tát đã nhận được xong, liền cầm dâng lên Đức Vô Lượng Thọ Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác. Đức Phật ấy nhận xong thì quay lại đem dâng lên Đức

Liên Hoa Thượng Như Lai. Vào lúc đó Đức Liên Hoa Thượng Phật đã nhận được Lục Tự Đại Minh Đà La Ni đó xong, liền quay trở lại trong Thế Giới Liên Hoa Thượng (Padmotama-lokadhātu) ấy.

Như vậy Thiện Nam Tử! Vào thời xa xưa, Ta ở chỗ của Đức Liên Hoa Thượng Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác ấy đã được nghe Đà La Ni đó”.

_Bấy giờ Trừ Cái Chướng Bồ Tát bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Khiến cho con làm thế nào để được Lục Tự Đại Minh Đà La Ni đó?!…

Thế Tôn! Như vậy tương ứng với sự sung mãn mùi vị thuộc Đức của Cam Lộ.

Thế Tôn! Nếu con được nghe Đà La Ni đó thì không có biếng trễ, tâm tha thiết ghi nhớ suy nghĩ rồi hay thọ trì, khiến cho các hữu tình được nghe Lục Tự Đại Minh Đà La Ni đó, được Công Đức lớn. Nguyện hãy vì con tuyên nói”.

Đức Phật bảo: “Thiện Nam Tử! Nếu có người viết chép Lục Tự Đại Minh Đà La Ni này ắt đồng với người viết chép tám vạn bốn ngàn Pháp Tạng mà không có khác. Nếu có người đem vàng báu của cõi Trời tạo làm số hình tượng Đức Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác, nhiều như bụi nhỏ. Như vậy làm xong, rồi ở một ngày vui mừng khen ngợi cúng dường thời Quả Báo đã được chẳng bằng Quả Báo đã được của người viết chép một chữ trong Lục Tự Đại Minh Đà La Ni này, Công Đức chẳng thể luận bàn, khéo trụ Giải Thoát

Nếu kẻ trai lành, người nữ thiện y theo Pháp, niệm Lục Tự Đại Minh Đà La Ni này thì người đó sẽ được Tam Ma Địa (Samādhi), ấy là: Tam Ma Địa Trì Ma Ni Bảo (Maṇi-dhara), Tam Ma Địa Quảng Bác (Vipula), Tam Ma Địa Thanh Tịnh Địa Ngục Bàng Sinh (Naraka-tiryak-saṃśodhana), Tam Ma Địa Kim Cương Giáp Trụ (Vajrakavaca), Tam Ma Địa Diệu Túc Bình Mãn (Supratiṣṭhi-caraṇa), Tam Ma Địa Nhập Chư Phương Tiện (Sarvopāya-kauśalya-praveśana), Tam Ma Địa Quán Trang Nghiêm (Dhyānālaṃkara), Tam Ma Địa Pháp Xa Thanh (Dharma-rathābhirūḍha), Tam Ma Địa Viễn Ly Tham Sân Si (Rāga-dveṣa-moha-parimokṣaṇa), Tam Ma Địa Vô Biên Tế (Ananta-vasta), Tam Ma Địa Lục Ba La Mật Môn (Ṣaṭ-pāramitānirdeśa), Tam Ma Địa Trì Đại Diệu Cao (Mahā-meru-dhara), Tam Ma Địa Cứu Chư Bố Úy (Sarva-bhavottāraṇa), Tam Ma Địa Hiện Chư Phật Sát (Sarva-buddha-kṣetrasaṃdarśana)… được 108 Tam Ma Địa của nhóm như vậy”.

_Lúc đó, Trừ Cái Chướng Bồ Tát bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Nay con ở nơi nào khiến cho con được Lục Tự Đại Minh Đà La Ni đó. Nguyện xin vì con mà tuyên bày”

Đức Phật bảo: “Thiện Nam Tử! Ở Đại Thành Ba La Nại (Vārāṇa) có một vị Pháp Sư (Dharma-bhāṇaka) thường tác ý thọ trì khóa tụng Lục Tự Đại Minh Đà La Ni

_“Bạch Đức Thế Tôn! Nay con muốn đến Đại Thành Ba La Nại gặp vị Pháp Sư ấy để lễ bái cúng dường”

Đức Phật nói: “Lành thay! Lành thay Thiện Nam Tử! Vị Pháp Sư ấy rất khó được gặp gỡ, hay thọ trì Lục Tự Đại Minh Đà La Ni đó. Thấy vị Pháp Sư ấy đồng với thấy Đức Như Lai không có khác, như thấy Thánh Địa Công Đức, như thấy nơi nhóm tụ Phước Đức (Pūṇya-kūṭa), như thấy nơi cất chứa trân bảo (Ratna-rāśiriva), như thấy ban cho viên ngọc Ma Ni Như Ý (Cintāmaṇi), như thấy Pháp Tạng (Dharmarāja:Pháp Vương), như thấy Đấng Cứu Thế (Jagaduttāraṇa)

Thiện Nam Tử! Nếu ông nhìn thấy vị Pháp Sư đó thời chẳng được sinh Tâm khinh mạn nghi ngờ.

Thiện Nam Tử! Sợ ông bị lùi mất địa vị Bồ Tát của ông, ngược lại sẽ chịu trầm luân!…. Vì Giới Hạnh của vị Pháp Sư ấy có khuyết phạm, lại có vợ con, đại tiểu tiện dính dơ áo Ca sa (Kāṣā), không có uy nghi”.

Bấy giờ Trừ Cái Chướng Bồ Tát bạch với Đức Thế Tôn rằng: “Như lời Đức Phật dạy dỗ răn bảo”

_Khi ấy, Trừ Cái Chướng Bồ Tát với vô số Chúng Bồ Tát Xuất Gia, Trưởng Giả,

Đồng Tử, Đồng Nữ, ủng hộ tùy tùng, muốn hưng khởi Cúng Dường, cầm lọng của cõi Trời với các vật cúng, mão báu, vòng đeo tai, Anh Lạc trang nghiêm, nhẫn đeo ngón tay, quần áo lễ Kiêu Thi Ca (Kauśila-vastra) , lụa là, vật dụng nằm nghỉ…

Lại có mọi loại hoa màu nhiệm, ấy là: Hoa Ưu Bát La (Utpala), hoa Củ Mẫu Na (Kumuda), hoa Bôn Noa Lý Ca (Puṇḍarika), hoa Mạn Na La (Māndāra), hoa Ma hoa Ma Ha Mạn Na La (Mahā-māndāra), hoa Mạn Thù Sa (Mañjuṣaka), hoa Ma Ha Mạn Thù Sa (Mahā-mañjuṣaka), hoa Ưu Đàm Bát La (Udumbarā).

Lại có hoa của mọi loại cây như: Hoa Chiêm Ba Ca (Caṃpaka), hoa Ca La Vĩ La (Karavīra), hoa Ba Tra La (Pāṭalā), hoa A Để Mục Cật Đa Ca (Ati-muktaka), hoa Phộc Lật-Sử Ca Thiết (Vārṣikāniśa), hoa Quân Đá (Kuna), hoa Tô Ma Na (Sumana), hoa Ma Lý Ca (Mālika). Còn có chim Uyên Ương, Bạch Hạc, Xá Lợi (Śāli)… bay nhảy theo sau

Lại có trăm loại lá cây có màu xanh (Nīla), vàng (Pīta), đỏ (Lohita), trắng (Avadata), hồng (Māñjiṣṭha), Pha Chi Ca (Sphaṭika). Lại có mọi loại quả trái ngon lạ.

Cầm vật cúng dường của nhóm như vậy đi qua Đại Thành Ba La Nại, đến chỗ ở của vị Pháp Sư. Đến nơi xong, cúi đầu mặt đỉnh lễ bàn chân của vị ấy. Tuy nhìn thấy vị Pháp Sư bị khuyết phạm Giới Hạnh, không có uy nghi nhưng vẫn đem tàn lọng, vật cúng, hương hoa, quần áo, vật trang nghiêm …làm đại lễ cúng dường. Xong rồi chắp tay đứng trước mặt vị Pháp Sư , nói rằng:

Đại Pháp Tạng là kho tàng của vị Cam Lộ, là biển Pháp thâm sâu giống như Hư Không. Tất cả mọi người lắng nghe Ngài nói Pháp. Trời, Rồng, Dược Xoa, Ngạn Đạt Phộc, A Tô La, Nga Lỗ Noa, Ma Hộ La Nghiệt, Người, Phi Nhân…vào lúc Ngài nói Pháp thời đều đến lắng nghe Ngài nói Pháp. Như Đại Kim Cương khiến cho hữu tình giải thoát Báo của Luân Hồi ràng buộc, hữu tình của nhóm ấy được Phước Đức. Người cư trú trong Đại Thành Ba La Nại này, thường thấy Ngài cho nên các tội đều được diệt giống như lửa thiêu đốt cây rừng. Đức Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác biết rõ nơi Ngài.

Nay có vô số trăm ngàn vạn câu chi na dữu đa Bồ Tát đi đến chỗ của Ngài, vui thích phụng sự cúng dường. Đại Phạm Thiên Vương (Brahmā), Na La Diên Thiên (Viṣṇu), Đại Tự Tại Thiên (Maheśvara), Nhật Thiên (Āditya), Nguyệt Thiên (Candra), Phong Thiên (Vāyu), Thủy Thiên (Varuṇa), Hỏa Thiên (Agni), Diêm Ma Pháp Vương (Yamaśca-Dharma-rāja) và bốn vị Đại Thiên Vương (Catvāra-mahārāja) đều đến cúng dường”.

Lúc đó, vị Pháp Sư bạch rằng: “Thiện Nam Tử! Ông đùa giỡn ư? Thật có mong cầu bậc Thánh vì chốn Thế Gian đoạn trừ phiền não Luân Hồi chăng?

Thiện Nam Tử ! Nếu có người được Lục Tự Đại Minh Vương Đà La Ni này thì người đó chẳng thể bị ba Độc Tham (Rāga), Sân (Dveṣa), Si (Moha) làm nhiễm ô giống như vật báu Tử Ma (Jāmbūna), Vàng (Suvarṇa) chẳng bị nhiễm dính bụi dơ.

Như vậy Thiện Nam Tử! Lục Tự Đại Minh Đà La Ni này. Nếu có người đeo giữ ngay trong thân thì người đó cũng chẳng bị nhiễm dính bệnh Tham, Sân, Si”.

_Bấy giờ Trừ Cái Chướng Bồ Tát nắm chân vị Pháp Sư ấy rồi bạch rằng: “Mắt chưa đủ sáng, mê mờ đánh mất Đạo nhiệm màu, ai là người dẫn đường?! Nay tôi khao khát Pháp, nguyện giúp cho Pháp Vị. Nay tôi chưa được Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề, khiến cho khéo an trụ mầm giống của Pháp Bồ Đề, Sắc Thân thanh tịnh, mọi điều lành (Kuśalānāṃ) chẳng hoại, khiến các hữu tình đều được Pháp ấy. Mọi người nói rằng:”Đừng nên keo kiệt”. Nguyện xin Pháp Sư trao cho tôi Pháp Lục Tự Đại Minh Vương khiến cho chúng tôi mau được A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, sẽ chuyển 12 Pháp Luân (Dharma-cakra) cứu độ khổ não Luân Hồi của tất cả hữu tình. Pháp Đại Minh Vương này xưa kia chưa từng nghe, nay khiến cho tôi được Lục Tự Đại Minh Vương Đà La Ni. Xin làm nơi nương cậy cho kẻ không có ai cứu, không có chỗ dựa!

Xin làm ngọn đuốc sáng trong đêm tăm tối!…”.

Thời vị Pháp Sư ấy bảo rằng: “ Lục Tự Đại Minh Vương Đà La Ni này khó được gặp gỡ!.. Như Kim Cương kia chẳng thể phá hoại, như thấy Trí Vô Thượng (Anuttāra-jñāna), như Trí Vô Tận (Akṣa-jñāna), như Trí Thanh Tịnh của Như Lai (Tathāgata-jñāna-viśuddhi), như vào Giải Thoát Vô Thượng, xa lìa Tham Sân Si Luân Hồi khổ não, như Thiền Giải Thoát (Dhyāna-vimokṣa), Tam Ma Địa (Samādhi), Tam Ma Bát Để (Samāpūrti), như vào tất cả Pháp, ở nơi mà Thánh Chúng thường yêu thích.

Nếu có kẻ trai lành ở mọi nơi, vì cầu giải thoát, tuân phụng mọi loại Pháp của Ngoại Đạo như: Thờ kính Đế Thích (Indra), hoặc thờ Bạch Y (Śveta), hoặc thờ Thanh Y (Dhyuṣita), hoặc thờ Nhật Thiên (Āditya), hoặc thờ Đại Tự Tại Thiên

(Maheśvara), Na La Diên Thiên (Nārāyaṇa), Nghiệt Lỗ Noa (Garuḍa), hoặc trong Ngoại Đạo lõa thể (Nagna-śramaṇa) yêu thích nơi như vậy. Nhóm ấy không giải thoát được hư vọng vô minh, được chuyện hão mà gọi là Tu Hành, chỉ tự lao nhọc mệt mỏi mà thôi!…

Tất cả Thiên Chúng, Đại Phạm Thiên Vương, Đế Thích Thiên Chủ, Na La Diên

Thiên, Đại Tự Tại Thiên, Nhật Thiên, Nguyệt Thiên, Phong Thiên, Thủy Thiên, Hỏa Thiên, Diêm Ma Pháp Vương, bốn vị Đại Thiên Vương… luôn ở mọi Thời làm sao cầu được Lục Tự Đại Minh Vương của Ta. Nhóm ấy được Lục Tự Đại Minh Vương của Ta đều được giải thoát .

Trừ Cái Chướng! Mẫu Bát Nhã Ba La Mật Đa của tất cả Như Lai tuyên nói Lục Tự Đại Minh Vương như thế. Tất cả Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác với chúng Bồ Tát, thảy đều cung kính chắp tay làm lễ.

Thiện Nam Tử! Pháp này là Tối Thượng Tinh Thuần Vi Diệu ở trong Đại Thừa.

Tại sao thế? Vì đối với các Khế Kinh của Đại Thừa (Mahā-yāna-Sūtraṃ): Ứng Tụng (geya), Thọ Ký (Vyākaraṇa), Phúng Tụng (Gāthā), Thí Dụ (Avadana), Bản Sinh (Jāṭaka), Phương Quảng (Vaipulya), Hy Pháp (Adbhuta-dharma), Luận Nghị (Upadeśa)… đắc được trong đó.

Thiện Nam Tử! Người được sự giải thoát (Mokṣa) vắng lặng (Śivaṃ) của Bản Mẫu này thì mượn nhiều làm chi? Giống như thu nhặt lúa nếp vào nhà mình chứa đầy tràn trong vật khí, mỗi ngày đem phơi thì phải khô; giã sàng gió thổi thì vứt bỏ vỏ trấu ấy. Vì sao thế vì cần thu nhặt gạo trắng. Như vậy các Du Già (Yoga) khác cũng như vỏ trấu ấy. Ở trong tất cả Du Già thì Lục Tự Đại Minh Vương này như bỏ trấu thấy gạo.

Thiện Nam Tử! Bồ Tát vì Pháp này cho nên hành Thí Ba La Mật Đa (Dānapāramitā) với Trì Giới (Śīla-pāramitā), Nhẫn Nhục (Kṣānti-pāramitā), Tinh Tiến (Vīrya-pāramitā), Thiền Định (Dhyāna-pāramitā), Trí Tuệ Ba La Mật Đa (Prajñapāramitā).

Thiện Nam Tử! Lục Tự Đại Minh Vương này khó được gặp gỡ, chỉ niệm một biến thì người đó sẽ được tất cả Như Lai đem quần áo, thức ăn uống, thuốc thang, vật dụng để nằm ngồi… tất cả vật dụng cần thiết để cúng dường”.

Bấy giờ Trừ Cái Chướng Bồ Tát bạch với Pháp Sư rằng: “Hãy trao cho tôi Lục Tự Đại Minh Đà La Ni

Thời vị Pháp Sư ấy chính niệm suy nghĩ. Đột nhiên ở Hư không có tiếng nói rằng:

“Thánh Giả hãy trao cho Lục Tự Đại Minh Vương đó”.

Lúc đó, vị Pháp Sư ấy suy nghĩ: “Tiếng nói đó từ đâu phát ra?”

Ở trong Hư Không lại phát ra tiếng nói rằng:“Thánh Giả! Nay Bồ Tát này gia hành chí cầu điều cao xa khó thấy, nên trao cho Lục Tự Đại Minh Vương đó vậy”.

Thời vị Pháp Sư ấy quán thấy trong Hư Không có Liên Hoa Thủ Liên Hoa Cát Tường (Padma-hasta-padma-śrī) như màu trăng mùa Thu với búi tóc, mão báu, đỉnh đầu đội Nhất Thiết Trí thù diệu trang nghiêm. Nhìn thấy Thân Tướng như vậy, vị Pháp Sư bảo Trừ Cái Chướng rằng: “Thiện Nam Tử! Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát hay khiến trao cho ông Lục Tự Đại Minh Vương Đà La Ni. Ông nên lắng nghe”.

Thời vị ấy chắp tay cung kính lắng nghe Lục Tự Đại Minh Vương Đà La Ni đó là:

“Án, ma ni bát nột- minh hồng”

OṂ MAṆI PADME HŪṂ

Khi trao cho Đà La Ni ấy thời cõi đất thảy đều chấn động theo sáu cách. Trừ Cái Chướng Bồ Tát đắc được Tam Ma Địa (Samādhi) này, lại được Tam Ma Địa Vi Diệu Tuệ (Sūkṣma-jana), Tam Ma Địa Phát Khởi Từ Tâm (Maitrī-kāruṇa-mudita), Tam Ma Địa Tương Ứng Hạnh (Yogācāra).

Được Tam Ma Địa đó xong. Thời Trừ Cái Chướng Bồ Tát Ma Ha Tát đem bảy báu chất đầy trong bốn Châu lớn, phụng hiến cúng dương vị Pháp Sư.

_Khi ấy vị Pháp Sư bảo rằng: “Nay sự cúng dường chưa xứng đáng với một chữ thì làm sao cúng dường đủ Đại Minh có sáu chữ? Ta chẳng nhận vật cúng của ông. Này Thiện Nam Tử! Ông là Bồ Tát Thánh Giả (Ārya) hay chẳng phải Thánh Giả (Nārya)?”

Trừ Cái Chướng ấy lại đem chuỗi Anh Lạc trị giá bằng trăm ngàn hạt Chân Châu cúng dường Pháp Sư.

Thời vị Pháp Sư ấy nói: “Thiện Nam Tử! Hãy lắng nghe tôi nói, ông nên đem vật này đến cúng dường Đức Thích Ca Mâu Ni (śākya-muṇi) Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác.

_Khi ấy Trừ Cái Chướng Bồ Tát cúi đầu mặt lễ bàn chân của vị Pháp Sư xong. Ý mong cầu đã được đầy đủ nên từ giã vị Pháp Sư ấy. Lại đi đến vườn rừng Kỳ Đà (Jeṭa-vaṇa), đến nơi xong đỉnh lễ bàn chân của Đức Phật.

Bấy giờ Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác bảo rằng: “Thiện Nam Tử! Biết ông đã có sở đắc”.

_“Đúng như vậy. Bạch Đức Thế Tôn”

Ngay lúc đó có bảy mươi mươi bảy câu chi Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác đều đến tập hội. Các Đức Như Lai ấy đồng nói Đà La Ni (Dhāraṇī) là:

“Nẵng mạc (1) táp bát-đá nam (2) tam miểu cật-tam một đà (3) cú trí nam (4) Đát nễ-dã tha (5) Án (6) tả lệ (7) tổ lệ (8) tôn nỉ (9) sa-phộc hạ (10)” 

NAMO SAPTĀNĀṂ SAMYAKSAṂBUDDHA KOṬINĀṂ TADYATHĀ: OṂ CALE CULE CUṄDHE – SVĀHĀ

Khi bảy mươi bảy câu chi Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác nói Đà La Ni này thời trên thân của Quán Tự Tại Bồ Tát có một lỗ chân lông (Romavivara) tên là Nhật Quang Minh (Sūrya-prabha), trong đó có vô số trăm ngàn vạn câu chi na dữu đa Bồ Tát.

Trong lỗ chân lông Nhật Quang Minh ấy có một vạn hai ngàn ngọn núi bằng vàng ròng (Kim Sơn). Mỗi một ngọn núi ấy đều có một ngàn hai trăm đỉnh núi , vòng quanh núi ấy có báu màu hoa sen dùng để trang nghiêm. Rồi ở chung quanh có báu Ma Ni của cõi Trời, vườn rừng thích ý. Lại có mọi loại ao của cõi Trời, lại có vô số trăm ngàn vạn lầu gác được trang nghiêm bằng vật báu vàng ròng; bên trên treo trăm ngàn quần áo, Chân Châu, Anh Lạc. Trong lầu gác ấy có viên ngọc báu Như Ý (Cintāmaṇi-ratna) tên là Vi Diệu (Sārada) cung cấp tất cả vật dụng cần thiết cho các vị Bồ Tát Ma Ha Tát đó.

Thời các Bồ Tát vào trong lầu gác mà niệm Lục Tự Đại Minh, lúc ấy thấy được Địa Niết Bàn (Nirvāṇa-bhūmi). Đến Địa của Niết Bàn rồi, nhìn thấy Đức Như Lai, quán thấy Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát thời sinh Tâm vui vẻ.

Khi ấy Bồ Tát ra khỏi lầu gác rồi đều đến chỗ Kinh Hành. Ở trong đó có các vườn báu, rồi lại đi đến ao tắm, lại đến núi báu màu hoa sen , ngồi Kiết Già ở tại một bên mà nhập vào Tam Muội

Như vậy Thiện Nam Tử ! Bồ Tát an trụ trong lỗ chân lông ấy.

_Thiện Nam Tử! Lại có lỗ chân lông, tên là Đế Thích Vương (Indra-rāja). Trong đó có vô số trăm ngàn vạn câu chi na dữu đa Bất Thoái Chuyển Bồ Tát (Vaivartikabodhisattva)

Ở trong lỗ chân lông Đế Thích Vương ấy lại có tám ngàn vạn ngọn núi báu bằng vàng ròng. Trong núi ấy có báu Ma Ni Như Ý tên là Liên Hoa Quang (Padmāvabhāṣa) tùy theo sự suy nghĩ trong tâm của Bồ Tát ấy đều được thành tựu. Thời Bồ Tát ở trong núi ấy, nếu nghĩ đến việc ăn uống thì không có gì không đầy đủ, không có nỗi khổ của phiền não luân hồi, luôn luôn suy nghĩ thì thân ấy không có suy tư khác

_Thiện Nam Tử! Lại có lỗ chân lông tên là Đại Dược (Mahoṣadhī). Ở trong ấy có v6 số trăm ngàn vạn câu chi na dữu đa Bồ Tát mới phát Tâm (Pramathacittotpādadika-bodhisattva)

Thiện Nam Tử! Ở lỗ chân lông ấy có chín vạn chín ngàn ngọn núi (Parvata). Ở trong núi này có hang báu Kim Cương (Vajra-mayāṃ), hang báu vàng (Suvarṇamayāṃ), hang báu bạc (Rūpya-mayāṃ), hang báu Đế Thanh (Indra-nīla-mayāṃ), hang báu màu hoa sen (Padma-rāga-mayāṃ), hang báu màu xanh lục (Marakatamayāṃ), hang màu Pha Chi Ca (Sphaṭika-mayāṃ).

Núi vua (Sơn Vương) như vậy có tám vạn đỉnh núi, mọi loại Ma Ni thích ý với các báu màu nhiệm khác trang nghiêm trên ấy. Ở trong đỉnh núi ấy có chúng Ngạn Đạt Phộc (Gandharva) thường tấu âm nhạc. Bồ Tát mới phát Tâm ấy suy nghĩ : “Không (Śūnyatā), Vô Tướng (Animitta), Vô Ngã (Anattā), nỗi khổ do Sinh, nỗi khổ do Già, nỗi khổ do bệnh khổ, nỗi khổ bị chết, nỗi khổ vì yêu thương mà phải xa lìa, nỗi khổ vì ghét nhau mà phải gặp gỡ, nỗi khổ vì bị đọa vào Địa Ngục A Tỳ, nỗi khổ của các hữu tình bị đọa vào Địa Ngục Hắc Thằng, nỗi khổ của các hữu tình bị đọa vào nẻo Quỷ đói. Lúc tác suy nghĩ đó thời ngồi Kiết Già mà nhập vào Tam Muội, trụ ở trong ngọn núi ấy.

_Thiện Nam Tử! Lại có một lỗ chân lông tên là Hội Họa Vương (Citta-rāja:Tâm Vương). Trong đó có vô số trăm ngàn vạn câu chi na dữu đa chúng Duyên Giác (Pratyeka-buddha) hiện ra hào quang rực lửa nóng (Hỏa Diệm Quang).

Ở lỗ chân lông ấy có trăm ngàn vạn núi vua (Parvata-rāja:sơn vương), các núi vua được trang nghiêm bằng bảy báu. Lại có mọi loại cây Kiếp Thọ (Kalpa-vṛkṣa) có lá cây bằng vàng bạc với vô số trăm thứ báu, mọi loại trang nghiêm. Bên trên trên treo mão báu, vòng đeo tai, quần áo, mọi loại Anh Lạc, treo các chuông báu, áo lễ Kiều Thi Ca. Lại có chuông báu bằng vàng bạc khi chấn động vang ra tiếng leng keng.Cây Kiếp Thụ như vậy tràn đầy trong núi. Vô số Duyên Giác an trụ ở đó thường nói Khế Kinh, Ứng Tụng, Thọ Ký, Phúng Tụng, Thí Dụ, Bản Sinh, Phương Quảng, Hy Pháp, Luận Nghị…. các Pháp như thế.

_Trừ Cái Chướng! Khi ấy các Duyên Giác ra khỏi lỗ lông ấy, cuối cùng có một lỗ chân lông tên là Phan Vương (Dhvajāgra), rộng khoảng tám vạn du thiện na (Joyana), ở trong có tám vạn ngọn núi được trang sức bằng mọi loại báu màu nhiệm với Ma Ni thích ý. Trong núi vua ấy có vô số cây Kiếp Thọ, có vô so trăm ngàn vạn cây Chiên Đàn Hương (Candana-vṛkṣa), vô số trăm ngàn vạn cây lớn. Lại có đất báu Kim Cương báu,.Lại có chín mươi chín lầu gác, bên trên treo trăm ngàn vạn vàng, báu, Chân Châu, Anh Lạc, quần áo. Ở trong lỗ chân lông ấy hiện ra như thế”.

[Bản Phạn của Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương (Kāraṇḍa-vyūha) có ghi nhận thêm phần sau mà Kinh bản tiếng Hán không có, là:

“Maheśvara (Đại Tự Tại Thiên) đến gặp Đức Phật Thích Ca, sau khi đỉnh lễ xong thì cầu mong được Thọ Ký thành Phật (Vyākaraṇa). Đức Phật Thích Ca nhận lời thỉnh cầu của Maheśvara và hướng dẫn ông nhận sự Thọ Ký từ Đức Thánh Quán Tự Tại. Maheśvara đi đến đỉnh lễ Quán Tự Tại Bồ Tát, sau đó phát ra lời khen ngợi là:

Namo stva-lokiteśvarāya, maheśvarāya, padma-dharāya, padmāsanāya, padma-priyāya, śubha-padma-hastāya, padma-śriye, parivṛtāya, jagad-āsvādana-karāya, pṛthivī-vara-locana-karāya, prahlā-dana-karāya

[Namo: Quy mệnh

Stva: Khen ngợi, tán thán

Lokiteśvarāya: Thế Tự Tại đẳng

Maheśvarāya: Đại Tự Tại đẳng

Padma-dharāya: Liên Hoa Trì đẳng

Padmāsanāya: Liên Hoa Tòa đẳng

Padma-priyāya: Liên Hoa viên mãn đẳng

Śubha-padma-hastāya : Thiện Liên Hoa Thủ đẳng

Padma-śriye: Liên Hoa Cát Tường đẳng

Parivṛtāya: vòng khắp, vây quanh

Jagad-āsvā-dana-karāya: Tác làm ban bố cho chúng sinh an ổn

Pṛthivī-vara-locana-karāya: Tác làm Địa Thắng Diệu Nhãn

Prahlā-dana-karāya: tác làm ban bố sự vui vẻ khoái lạc]

Quán Tự Tại Bồ Tát tiên đoán rằng trong tương lai Maheśvara sẽ thành Đức Phật, tên là Bhasmeśvaro ở trong Thế Giới tên là Vivṛta

Sau khi Śiva nhận sự Thọ Ký thì Uma-Devi (Thiên nữ Uma, vợ của Đại Tự Tại Thiên) hiện ra trước mặt Đức Quán Tự Tại Bồ Tát, đỉnh lễ và ca ngợi Ngài như sau:

Namo stva-lokiteśvarāya, meheśvarāya, prāṇaṁdadāya, pṛthivī-vara-locanakarāya, śubha-padma-śriye, parivṛtāya, nirvāṇa-bhūmi-saṁprasthitāya, sucetana-karāya, dharma-dharāya

[Namo: Quy mệnh

Stva: Khen ngợi, tán thán

Lokiteśvarāya: Thế Tự Tại đẳng

Maheśvarāya: Đại Tự Tại đẳng

Prāṇaṁdadāya: Bậc ban bố sinh lực, khí lực

Pṛthivī-vara-locana-karāya: Tác làm Địa Thắng Diệu Nhãn śubha-padma-śriye: Thiện Liên Hoa Cát Tường đẳng

Parivṛtāya: Vòng khắp, vây quanh

Nirvāṇa-bhūmi-saṁprasthitāya: Chính trụ Niết Bàn Địa đẳng

Sucetana-karāya: Tác làm ân huệ, biểu hiện ý tốt

Dharma-dharāya: Pháp Trì đẳng]

Bồ Tát Quán Tự Tại tiên đoán rằng Uma-Devi trong tương lai sẽ chứng đạt Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề và trở thành Đức Phật, tên là Umeśvara ở Thế Giới tại phía Nam núi Hīmalāya.

Đức Phật Thích Ca nói với Trừ Cái Chướng Bồ Tát rằng, ngay sau khi Đức Quán

Tự Tại chuyển hóa Uma-devi thì Ngài cũng sẽ chuyển hóa cho tất cả chúng sinh”]

(Đức Thế Tôn) vì Trừ Cái Chướng nói xong.

Bấy giờ Đức Phật bảo A Nan Đa (Ānanda): “Nếu có người chẳng biết nghiệp báo, ở trong Tịnh Xá mà khạc nhổ với đại tiểu tiện ….Nay Ta vì ông mà nói

Nếu ở đất Thường Trụ mà khạc nhổ thì người đó sinh ở trong cây Sa La, làm con trùng có miệng như cây kim, trải qua mười hai năm.

Nếu ở đất Thường Trụ mà đại tiểu tiện thì người đó sinh làm con trùng dơ uế trong chỗ đại tiểu tiện nơi Đại Thành Ba La Nại,.

Nếu dùng riêng vật xỉ mộc (tăm xỉa răng) của chốn Thường Trụ thì sinh ở trong loài rùa, cá với cá Ma Kiệt

Nếu trộm lấy dầu, mè, gạo, đậu…của chốn Thường Trụ thì bị đọa vào trong nẻo Quỷ đói, đầu tóc rối tung, lông trên thân dựng đứng, bụng to như ngọn núi, cổ họng nhỏ như cây kim, thiêu đốt héo khô chỉ còn lại hài cốt. Người đó chịu khổ báo này.

Nếu khinh mạn chúng Tăng, người ấy sẽ bị sinh vào nhà nghèo hèn, tùy nơi sinh ra chẳng đủ các Căn, lưng gù, lùn xấu. Bỏ thân đó xong, rồi lại sanh chỗ khác bị nhiều bệnh hoạn, khô gầy, tay chân cong queo mà thân ấy tuôn chảy máu mủ, rơi rụng thịt trên thân trải qua trăm ngàn vạn tuổi chịu khổ báo này.

Nếu trộm dùng đất của chốn Thường Trụ thì bị đọa trong Địa Ngục Đại Hiệu Khiếu (Raurava) miệng nuốt hòn sắt nóng làm cho môi răng cắn đứt vòm miệng với cổ họng bị thiêu cháy nát, tim gan ruột bụng khắp mình rực cháy.Thời có vị Bật Sô nói: Gió Nghiệp (Karma-vāyu)thổi kẻ ấy chết đi sống lại”. Khi ấy Diêm Ma Ngục Tốt (Mṛta-purūṣa) lôi cổ Tội Nhân, tự Nghiệp cảm của người ấy sinh vào Địa Ngục Đại Thiệt (Mahā-jihva) có trăm ngàn vạn lưỡi cày sắt cày trên cái lưỡi ấy, chịu khổ báo đó trải qua nhiều ngàn vạn năm. Khi ra khỏi Địa Ngục ấy rồi, lại vào Địa Ngục Đại Hỏa Hoạch, nơi ấy có Diêm Ma Ngục Tốt lôi cổ tội nhân, dùng trăm ngàn vạn cây kim châm chích trên cái lưỡi đó, vì Nghiệp Lực cho nên vẫn sống lại. Rồi bi lôi đi, ném vào Địa Ngục Hỏa Khanh (Agnighaṭe), rồi lại lôi đến ném vào trong Nại hà mà cũng chẳng chết. Như vậy chuyển dần vào Địa Ngục khác. Trải qua ba Kiếp, Người đó lại sinh vào nhà nghèo hèn ở cõi Nam Thiệm Bộ Châu, thân ấy đui mù chịu khổ báo này. Hãy cẩn thận, đừng trom cắp tài vật của nơi Thường Trụ.

Nếu Bật Sô giữ Giới, nên nhận giữ ba áo (Cīvara). Khi vào Vương Cung cần phải mặc giữ Đại Y thứ nhất (Ekaṃ-cīvara). Nếu thường trong Chúng, cần phải mặc giữ Y thứ hai (Dvitīyaṃ-cīvara). Nếu làm công vụ hoặc vào làng xóm, hoặc vào thành hoàng (cái thành có hào không có nước), hoặc lúc đi đường thì cần phải mặc giữ áo thứ ba

(Tṛtīyāṃ-cīvara). Bật Sô nên như vậy nhận giữ ba cái áo. Nếu được Giới, được Công Đức, được Trí Tuệ. Ta nói Bật Sô nên giữ Giới đó, chẳng được trộm cắp tài vật của nơi Thường Trụ. Giống như hầm lửa thường trụ, như thuốc độc thường trụ. Như nhận lấy thuốc độc thì có thể cứu chữa, còn nếu trộm cắp tài vật của chốn Thường Trụ, thì không thể nào cứu giúp được.

Bấy giờ Cụ Thọ A Nan Đà bạch với Đức Thế Tôn rằng: “Như Đức Phật dạy dổ răn bảo, chúng con sẽ thực hành tu học đầy đủ. Nếu Bật sô thọ trì Biệt Giải Thoát (Pratimokṣa), nên khéo an trụ thủ hộ chỗ học (học xứ) của Đức Thế Tôn.

_Thời Cụ Thọ A Nan Đà đỉnh lễ bàn chân của Đức Phật, nhiễu quanh rồi lui ra. Khi ấy các vị Đại Thanh Văn mỗi mỗi đều lui trở về chỗ của mình (bản xứ). Tất cả hàng Trời, Rồng, Dược Xoa, Ngạn Đạt Phộc, A Tô La, Nghiệt Lỗ Noa, Khẩn Na La, Ma Hộ La Già, Người, Phi Nhân trong Thế Gian nghe Đức Phật nói xong đều vui vẻ tin nhận, lễ Phật rồi lui ra

PHẬT NÓI KINH ĐẠI THỪA TRANG NGHIÊM BẢO VƯƠNG

(Hết)

(Trọn bộ 4 Quyển)