KIM CANG BÁT NHÃ SỚ

SỐ 1699

QUYỂN 02

Hồ-Cát Tạng Pháp Sư Soạn

 

“Dữ Đaị Tỳ Khưu Chúng”: Đây là sự thứ sáu, tỏ về chúng cùng nghe.

Hỏi: Vì sao cần phải có sáu sự?

Đáp: Có đủ sáu sự, nghĩa mới trên đủ. Vì sao? “Như Thị” là pháp sở văn. “Ngã Văn” là người Năng Văn, “Nhất thời” là thời thuyết kinh. “Phật” là chủ diễn giáo. “Kỳ viên” là xứ nơi thuyết giáo. Nay là chúng đồn văn (chúng cùng nghe), cũng tức giáo là để dạy cho con người, vì con người, đây cũng có thể là người chứng kinh, cũng có thể gọi là người nghe kinh. Nếu nói theo những người thiện hữu kiếp trước đồng hạnh với Thích Ca thì đa phần là người chứng kinh, chứng những điều Như Lai thuyết là đáng tin, chứng những điều A Nan đã nghe là không sai lầm. Nếu là người nghe kinh thì đa phần là thật hành.

Hỏi: Đại Trí Luận nói: Đầu kinh Bồ-tát, có Thanh Văn Chúng, có Bồ-tát chúng. Đầu kinh Thanh văn, chỉ có Thanh Văn, không có chúng Bồ-tát. Nếu vậy, nay đây là kinh Đại thừa vì sao lại có chúng Thanh Văn mà chẳng có chúng Bồ-tát?

Đáp: Kiểm điểm tất cả kinh Đại thừa, có bốn trường hợp khác nhau: 1. Đầu kinh Đại thừa chỉ có Bồ-tát chúng, không có Thanh Văn chúng, tức là kinh Hoa Nghiêm, Thất Xứ, Bát Hội; 2. Đầu kinh Đại thừa chỉ có Thanh Văn chúng, không có Bồ-tát chúng, tức là kinh này; 3. Đầu kinh Đại thừa có đủ cả hai chứng Tiểu Thừa và Đại thừa, tức như Kinh Niết-bàn, kinh Đại phẩm; 4. Đầu kinh Đại thừa không có hai chúng tức như kinh Kim Quang kinh, kinh Thắng Man,…

Hỏi: Vì nhân duyên gì, kinh Đại thừa này chỉ có Thanh Văn chúng?

Đáp: Trong kinh này thật ra là đủ cả hai chúng, sao lại biết vậy? Văn phần sau, phần Lưu Thông đã rộng kê ra các chúng. Nay ở đầu chỉ kê chúng Thanh Văn là để chỉ rõ Bát-nhã này là môn tóm lược chính yếu. Lại nữa, đúng phải đủ cả bốn chúng nhưng chỉ nêu ra Tỳ kheo là vì: 1. Thích Ca xuất thế, Tỳ kheo là những vị đầu tiên nhất nhập đạo; 2. Tâm và hình, cả hai đều thấy hơn. Hình (hình dáng), thì hơn những người đang tại thế tục, tâm thì thăng hơn Tỳ kheo ni. Vì vậy mà chỉ kê ra Tỳ kheo. Lại nữa, chư Tỳ kheo là nội quyến thuộc của Như Lai, cùng ở chung với Phật, thường ở bên Phật, còn ba chúng kia thì không vậy. Lại nữa, chúng Tỳ kheo có khả năng thọ nhận chánh pháp, có khả năng thuyết chánh pháp, giúp Phật dương hóa, do đó chỉ kê ra Tỳ kheo. Sở dĩ chẳng kê hàng Bồ-tát là vì Bồ-tát là khách đến, cho nên chẳng kê. Thanh Văn là chúng củ, cho nên chỉ kê Thanh Văn. Lại nữa, vì để tỏ rõ trong giáo, oai nghi của Thanh Văn hơn hẳn Bồ-tát. Bồ-tát hình không nhất định, phản thường mà hóa. lại nữa, nay chính là muốn phá kiến chấp tà vạy của người Thanh Văn, khiến cho họ tin nhận Bát-nhã. Do đó chỉ kê Thanh Văn, Bồ-tát thì chẳng vậy, cho nên chẳng kê.

“Đại Tỳ kheo tăng”: tiếng ngoại quốc phải là: Ma Ha Tỳ kheo tăng. “Ma Ha”; hoặc là Đại, hoặc là Thắng, hoặc là Đa. Nói “Đại” là vì có đủ đại giới, là vì có đủ đại đức, là vì có danh tiếng lớn. Nói “Đa” là vì con số lên đến một ngàn hai trăm năm mươi người. Nói “Thắng” là vì tối thắng trong các chúng. Khi luận nghị đã thắng chín mươi sáu loại ngoại đạo. “Tỳ kheo” gọi là khất sĩ, xin thức ăn từ người thế tục để nuôi thân. Xin pháp từ chư Phật để luyện thần. “Tăng”: Theo kinh phước điền nói: “Chư Hữu ngũ tịnh Đức Danh viết pước Điền” (những người có năm tịnh đức gọi đó là phước điền) 1. Phát tâm lìa tục. Vì để mãi mãi theo đạo; 2. Hủy hinh đẹp, vì để ứng với pháp phục; 3. Cắt bỏ người yêu thân thích, vì để không có Đích mạc; . Vức bỏ thân xác. Vì để tích tập thiện pháp; . Chí cầu Đại thừa, vì muốn độ người.

“Thiên Nhị Bách Ngũ Thập Nhân”: Phật mới bắt đầu thành đạo, Trước tiên là độ năm người, tiếp đó là độ Ưu Lâu tần Loa Ca Diếp, Ma Ha Ca Diếp, được năm trăm người. Tiếp nữa là độ cho nên anh em Na Đề Ca Diếp. Già Da Ca Diếp hai người, mỗi người có hai trăm năm mươi đệ tử, hợp thành một ngàn người. Tiếp nữa là độ cho Xá-lợi-phất, Mục Kiền Liên, lại được hai trăm năm mươi người, hợp lại có một ngàn hai trăm năm mươi lăm người. Nay chỉ nêu con số chính, là lấy những hàng có danh tiếng, chính là nói “Ngàn hai trăm năm mươi”.

Từ “Nhĩ Thời Thế Tôn…” Là phần hai, Biệt tự. Trong phần Biệt tự, chia làm hai phần: 1. Trở về Như Lai đồ hành khất thực; 2. Tỏ về Như Lai trãi tòa mà ngồi, nhập vào tam muội.

Trong hai phần này, mỗi phần đều chia ra làm hai đoạn. Hai đoạn của phần đầu là: 1. Tỏ về vãn sự; 2. Tỏ về Hoàn sự. Hai đoạn của phần sau là: 1. Tỏ về phô tòa (trãi chỗ ngồi) tức là phương tiện trước khi nhập định; 2. Một cú “Nhị tọa” là phần hai, chánh nhập tam muội.

Hỏi: Vì nhân duyên gì mà trước tỏ về khất thực, rồi sau là nhập tam muội?

Đáp: Vì muốn khiến cho chúng sanh sinh phước đức cho nên trước là nói về khất thực. Vì muốn cho chúng sanh Trí tuệ cho nên nhập tam muội rồi thuyết pháp. Lại nữa, trước là vì lợi ích cho chúng sanh tại gia, sau là lợi ích chung cho cả các đại chúng xuất gia và tại gia. Còn nói rằng: trước là lợi ích cho bạch y, tức là biệt ích. Vì sao? Vì chỉ khất thực ở người bạch y, chẳng khất thực ở Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, cho nên gọi là Biệt (riêng). Sau là vì Tứ chúng thuyết pháp, tức là Tông ích (lợi). Lại nữa, trước là cho chúng sanh những lợi ích thuộc thế gian, sau là cho chúng sanh những lợi ích thuộc xuất thế gian. Lại nữa, trước tỏ Phật là phước điền, tỏ Như Lai là vị đáy cúng dường. Sau tỏ Phật là Thí chủ, dùng pháp Bát-nhã thí cho chúng sanh, tức là người Thích Ca Như Lai Chánh Biến Tri. Lại nữa, đều là trung tiền lợi ích chúng sanh, sau là trung hậu lợi ích chúng sanh. Lại nữa, đầu là Thân nghiệp ích vật, sau nhập tam muội là ý nghiệp ích vật, tiếp nữa thuyết Bát-nhã là khẩu nghiệp ích vật. Lại nữa, trước là muốn khiến cho sinh thân được trú lâu dài, sau là muốn khiến cho pháp thân được trú lâu dài, sau đó thuyết Bát-nhã, tức là ích về pháp thân, nhờ có hai trú này mà khiến cho chúng sanh được sự ích lợi của hai thân. Lại nữa, khất thực là biểu thị cho hạnh thiểu dục tri túc của Như Lai. Thuyết pháp là biểu thị cho giải triển vi diệu của Như Lai. Lại nữa, khất thực là tỏ về Từ Bi của Đức Phật, thuyết pháp là tỏ về Trí Huệ của Đức Phật. Lại nữa, khất thực là chỉ cho pháp tắc thân của chúng sanh thời Mạt Thế, hợp lại khiến cho tất cả chúng sanh tâm y Bát-nhã. Lại nữa, khiến cho Đệ tử từ người tục mà khất thực để nuôi thân, từ Như Lai mà thọ nhận Bát-nhã để luyện tâm, cả hai sự liền đủ. Lại nữa, khất thực phá kiêu mạn tâm, thuyết Bát-nhã phá ngu si tâm.

Hỏi: Đại kinh (nói) nhân ở thực (ăn) mà khai mở, kinh Niết-bàn kinh này có gì khác nhau?

Đáp: Kinh kia nhân ở thực (ăn) mà khai mở Như Lai pháp thân, Thường Thân, chứ chẳng phải là Tạp thực thân. Kinh này nhân ở khất thực mà tỏ rõ những nghĩa như trên. Lại nữa, hai kinh cũng giống nhau, đầu tiên là khất thực để tỏ rằng đồng với phàm phu nhị thừa, tiếp đó là thuyết pháp là tỏ rằng chẳng thể lấy thân tướng để thấy được Như Lai, do đó Như Lai thân chẳng phải là thực thân (thân ăn uống, thân xác). Luận nói: ba tướng khác thể, cho nên ly kia là Như Lai. Cần phải trước là đồng (giống). Rồi sau đó là Dị (khác). Đây là muốn khiến cho phàm phu và nhị thừ đều phát tâm cầu Phật thân.

Hỏi: Nay thuyết Bát-nhã, vì nhân duyên gì mà trước là tỏ về khất thực?

Đáp: Người Chí Nhân, khi động thì không có phi thòi, những điều người ấy làm thảy đều là ích vật, vì vậy chẳng nên trách chỗ do đâu. Lại nũa, lấy gồm để tỏ rõ xa, cho nên trước kia sắp thuyết Bát-nhã thì tỏ về khất thực. Lý do là sao? Thế gian ẩm thực vốn là để nuôi thân dưỡng mạng, còn Bát-nhã pháp thực là để nuôi pháp thân, dưỡng Huệ mệnh. Lại nữa, khất thực là chủng của Tứ Thánh. Bát-nhã là gốc của chúng thánh. Lại nữa, Đạo xa lắm thay! Thể đạo tức là Thần, do đó ẩm thực chẳng lìa Bát-nhã, nếu năng liểu thực thanh tịnh, tức là Bát-nhã.

Trong văn kinh, gồm có năm cú: 1. Người phước vật; 2. Thời tiết khất thực; 3. Nghi dung khát thực; 4. Xứ sở khất thực; 5. Phương pháp khất thực.

1. “Nhĩ Thời Thế Tôn”: Nêu người phước vật. Thành Thành Luận nói: có đủ chín danh hiệu trên, gọi là Thế Tôn.

2. “Thực Thời”: Là tỏ thời tiết khất thực. Đây là sự việc thô ở thế gian mà biểu thị xa Phật pháp có hai lợi ích, mà tự và tha vô não. Cư sĩ ở thế gian, ăn thì có thời giờ nhất định; sáng sớm thì chưa nấu ăn, quá buổi trưa thì đã ăn xong, nay là thời (lúc) thức ăn mới nấu chín, đúng thời ấy thì đi đến, có thể gọi là đắc thời. Thánh Nhân tâm tuy tòn đạo, thân nhờ vào thức ăn. Nay bên trong không có nổi khổ lụy vì tích chứa, bên ngoài có cái công của phước vật, khi khất thực nếu đắc thời thì người và ta đều đắc ích, khất nếu thất thời thì mình và người cả hai đều não. Cho nên nói là “Thực Thời”. Vì biết thời, cho nên gọi là Đại Pháp Sư. Tín thay! Lời nói thành tín!

3. “Trước Y Trì Bát”: Nghi dung khất thực. “y” có ba loại; “Trước” cũng có ba thời. Nếu bình thường nằm ngồi thì mặc áo năm điều, gọi là An Đà vệ, tiếng Hán gọi là Hạ phẩm y. còn gọi là áo mặc trong. Nếu vào chúng, pháp sự thì mặc áo bảy điều, gọi là Uất Đa La Tăng, tiếng Hán gọi là Trung phẩm y. nếu vào Tụ Lạc gặp quốc vương trưởng giả thì mặc tăng Già Lê, tiếng Hán gọi là Đại y, còn gọi là chánh Trước y (áo mặc chánh). Từ chín điều trở lên đến hai mươi lăm điều, chia thành ba phẩm. Trong mỗi phẩm có ba, hợp lại thành chín loại:

Ba loại Hạ phẩm là: 9 điều, 11 điều, 13 điều, ba loại Trung phẩm 32 là; 1 điều, 1 điều, 19 điều. Ba loại Thượng phẩm là: 21 điều, 23 điều, 2 điều. Đó là tùy theo thân hình lớn hay nhỏ mà chế lá điều nhiều hay ít. Thân của Phật cao một trượng sáu, có thể mặc 2 điều. Người ngày nay chỉ có thể 1 điều mà thôi, tiếng ngoại quốc gọi là Cà Sa, tiếng Hán gọi là ly trần phục. Nếu màu đỏ màu tía rực rở thì tăng vật làm nhiễm tâm. Nay ba loại sắc thì tham tâm chẳng khởi. Hai gọi là Tiểu Sấu Y: Người nhập đạo, thân mặc áo này thì phiền não rơi rụng. Ba gọi là Liên Hoa Phục, đây là mượn dụ mà đặt tên Thể trong sạch, lìa nhơ nhớp, hơi giống hư hoa phù cự. Bốn gọi là Gián Sắc Y: ba màu sắc xen kẻ nhau cùng thành một y. Chơn Đế Tam Tạng nói: Xích Huyết Sắc y, tiếng ngoại quốc gọi là Cà Sa. Tuy có năm Bộ khác nhau, nhưng đều mặc áo màu xích (đỏ đậm).

Hỏi: Thường nói là ba loại hoại sắc. Sao lại nói “đều là màu xích).

Đáp: Thường giải thích rằng: Y mới, trước hết là nhuộm xanh, tiếp đó thì nhúng nó vào trong bùn, tiếp nữa là lấy mủ nhựa cây mà độ nó, gọi là Mộc Lan. Cho nên nói là: hoặc xanh, hoặc bùn, hoặc Mộc lan. Tam Tạng nói: Người Trung quốc đều không có phép ấy. Nói ba loại hoại sắc là: trong ba màu sắc, tùy dùng một sắc để điểm ấn áo. Nếu xứ có màu xanh thì dùng màu xanh để điểm, nếu xứ không có màu xanh thì dùng đất bùn để điểm. Nếu xứ (nơi) không có bùn thì có thể mài nước sắt mà điểm nó, đều chỉ nên dùng một màu là đủ. Chỉ vì thời đại, xứ sở mỗi thời mỗi khác, một sắc thì chẳng dài lâu, e chư Tỳ kheo sinh ra nghi hối, cho nên nói ba loại màu, tùy dùng một màu sắc. Nghĩa của 1 Bộ tuy khác nhau nhưng màu sắc của y áo là cùng một màu như nhau. Cho nên Đại Kinh nói: Thấy đệ tử ta mặc y màu xích, gọi đó là máu. Chỉ vì điểm khác nhau mà có các Bộ khác nhau. Như Tát Bà Đa bộ thì điểm ở nơi hiển hiện rõ. Thượn tọa Bộ thì tiết nào cũng đều điểm. Còn Chánh Lượng Bộ thì chỉ điểm bốn góc. Tam tạng còn nói: ngoại quốc cũng không có Năm Bộ mặc năm loại y. chỉ (có) Phật giải mộng cho vua Ba Tư nặc, truyền ký rằng thời Mạt Thế có Ác Tỳ kheo phá pháp ta, chia thành năm Bộ. Người tục ở vùng đất kia, có năm họ, cho nên mặc áo năm màu sắc để biểu thị cho năm loại Thành khác nhau.

Hỏi: Khi Phật nhập Niết-bàn, ba y ở tại đâu?

Đáp: Có nhiều thuyết khác nhau. Nếu theo Thai kinh nói: Phật sắp nhập Niết-bàn, tay tự mình xếp ba y đặt vào trong quan tài bằng vàng để liệm Phật thân. Nếu theo thuyết của kinh Ma Da: Ma Da từ Đao Lợi Thiên xuống, chẳng còn thấy Phật, chỉ còn thấy tăng già lê và Tích trượng của Phật mà tự buồn than rằng: “Con ta tại thế, mặc và cầm những đồ vật này để dùng độ người, nay trống rổng không có chủ”. Từ đó mà suy ba y vẫn còn. Ngài Tam Tạng nói: “Áo năm điều của Phật thì ở tại nước Di Thi La. Áo bảy điều thì ở tại nước Bán Già Thi. Đại y và Tích Trượng thì ở tại nước Kế Tân. Ni Sư Đàn thì ở tại nước Ca Tỳ La”.

“Trì Bát”: 1. Tùy thuận theo pháp pháp ba đời; 2. Vì để phá ngoại đạo tay tự ôm thức ăn; 3. Hiểu rõ oai nghi, lợi vật, khác với những người ăn xin hạ tiện; . Để bày tỏ đồ chứa công đức. Kinh Vô Lượng Thọ nói: “Trử công đức là biểu thị cho phước điền. Mặc áo cà sa biểu thị cho phước điền”. Trong luật nói: Phật và A Nan đến nước Nam Sơn, nước ấy có nhiều ruộng tốt, chia ra từng ô đẹp mắt, bèn lệnh truyền giống như thế mà chế y áo, biểu thị cho người xuất gia làm ruộng phước cho đời, có thể khiến cho hạt giống tâm bố thí gặt hái vô lượng quả báo, rải trồng vào ruộng tốt thì sẽ gặp hái gấp vạn lần vậy. Lá điều của y, gần giống như những thửa ruộng. Cho nên kinh nói: “Biểu thị cho phước điền”.

“Bát Đa la”: tiếng Hán gọi là ứng lượng khí, tức là biểu thị cho Thể của người xuất gia có đủ trí để đoạn dứt những tương ưng nội ngoại, tức là đờ chứa (khí) để thọ nhận vật do trời và người cúng dường. Phật đầu tiên là thọ nhận cháo` sửa của hai cô gái thì dùng đồ bằng vàng để đựng, rộng một tầm, đây là đồ vật đựng thức ăn khi chưa thành đạo. Đến khi thành Đạo rồi thì thọ nhận Đề Vị Ba Lợi trưởng giả bố thí đồ đựng gọi là Quả, hoặc gọi là Siêu. Thời bấy giờ chưa có Bát, tự nghĩ; Tam thế chư Phật không có pháp tay ôm thức ăn. Thế rồi Tứ thiên vương phụng cúng bốn bát, Phật dùng tay ấn xuống hợp thành một bát, mà bốn lớp văn ngấn hiện rõ. Lại nữa, Tam tạng nói: Tịnh cư Thiên vẫn đem bốn chiếc Bát Đá của Tứ Thiên vương thời quá khứ để trả cho Tứ Thiên Vương, Bốn vương mỗi vương dùng bát mình cúng cho Phật. Bát này nay đang ở tại nước Kế Tân, có Tháp để đặt nó. Đến thời tượng pháp diệt, Tứ Thiên vương sẽ đem trả cho Tịnh cư thiên. Tịnh cư thiên đợi cho đến lúc Phật Di Lặc xuất thế, sẽ báo Tứ Vương tặng cho Di lặc. Về bát lớn hay nhỏ thì có ba phẩm khác nhau: Thượng phẩm thì chứa được ba bát cơm của người, một bát canh của người phần còn lại để ăn thức ăn là nữa bát canh. Hạ phẩm thì chứa một bát cơm và nữa bát canh của người khác, phần còn lại để ăn thức ăn là nữa bát canh. Nếu bát lớn hơn bát nhỏ, nhỏ hơn bát lớn thì gọi là bát trung phẩm. Bát Tha là tiếng ngoại quốc, tiếng Hán gọi là Lục tịch khí. Thượng phẩm bát thì đựng ba đẩu, có thể chứa hai đẩu bảy tịch thức ăn. Cần có phần không ở trên là ba tịch để biểu thị cho sự Thiểu dục. Hạ phẩm bát thì chứa được một đẩu rưởi, có thể đựng một đẩu hai tịch thức ăn, cần phần rổng không ở phần trên là 3 tịch, tức là một đẩu hai tịch, dung tích nằm giữa hai phẩm trên thì gọi là Trung phẩm bát. Cuốn Đại trí Luận nói: nói về Bát thì có loại: không cho phép đệ tử cất giữ bát làm bằng vàng và bạc, vì e sinh tham. Không cho phép cất giữ bát bằng gổ, vì để bị nhơ nhớp, chỉ cho phép cất giữ hai loại bát, đó là bát bằng sắt và Bát gốm. Đức Phật thì Bát Đá.

Hỏi: Có khi nào Phật chẳng mặc Cà Sa, chẳng dùng Bát hay không?

Đáp: Có, cuốn Đại Luận nói: “Thiên vương Phật tác bạch y oai nghi”.

4. “Nhập Xá Vệ Đại Thành Khất Thực”: là nói về xứ sở khất thực. Cựu giải thích rằng: Vường cách thành một ngàn hai trăm bước, hoặc có người nói là bốn dặm.

Như Lai thọ thực, pháp thọ thực có ba:

  1. Ngồi đợi nhật thời, gọi là Thiện tự chí (thức ăn tự đến).
  2. Bên ngoài đến thỉnh Phật. Về thỉnh Phật thì có hai:

a. Phật và chúng tăng đều đi;

b. Tăng đi nhưng Phật chẳng đi, khiến người thỉnh Phật. Sở dĩ chẳng đi là vì có năm sự:

  • Vì nhập định.
  • Vì thuyết pháp cho chư thiên.
  • Vì thăm những Tỳ kheo bệnh.
  • Vì án hành phòng xá.
  • Vì muốn chế giới.

3. Như Lai tự mình đi khất thực, pháp đi khất thực có ba:

  1. Bay trên không mà đi.
  2. Chân lìa mặt đất bốn thốn mà dấu chân hiện trên mặt đất.
  3. Chân đạp hoa sen, hoa sen động mà chân chẳng động.

Phật sở dĩ đi bộ khất thực, theo kinh Anh Lạc Nữ thì vì có 10 sự: 1. Như Lai vào thành khất thực, chúng sanh thấy Phật ba mươi tướng như Tu Di Sơn Vương mà phát Bồ-đề tâm, ắt sẽ cầu mong Như Lai thân; 2. Trong thanh có những người mù, điếc, tật bệnh, cho đến những người bị trăm khổ chẳng thể đến chỗ Như Lai, vì vậy mà Như Lai vào thành, phóng quang chiếu họ, chúng khổ hiền ngừng nghĩ, bèn phát Bồ-đề tâm; 3. Vì những Xát Lợi Bà la môn, những trưởng giả hào quý tự ỷ vào chủng tính của mình, chẳng sinh kính tâm, thấy nghi dung nghiêm nghị, oai đức của Như Lai đặc biệt khác lạ với đời, vì vậy mà tâm kiêu mạn tắt ngấm mà phát Bồ-đề tâm; 4. Vì thủ hộ nữ nhân bị ba thứ giám sát và năm trở ngại nên chẳng thể gặp Phật, lại còn vì những người lười biếng nhát nhớm tuy ở gần Như Lai mà chẳng thể đến. Vì vậy mà Phật vào thành khiên họ nhờ thế mà được lễ bái hỏi han, do vậy mà phát Bồ-đề tâm; 5. Như Lai vào thành, Tứ vương Bát bộ thảy đều theo hầu, mổi vương mỗi bộ đều mang hoa hương ca vịnh để cúng dường, người trong thành thấy thế bèn sinh ý niệm rằng: chư Thiên còn xả bỏ niềm vui thú cõi trời, cúng dường cho Phật, chúng ta sao lại chẳng cúng dường lễ bái! Nhờ vậy mà phát Bồ-đề tâm; 6. Như Lai âm bát do Tứ vương phụng cúng, thật là một bát có bốn viền ngấn, rõ ràng khác lạ. Người trong thành thấy vậy hiếm có, vì vậy mà phát Bồ-đề tâm;7 . Vì hai hạng giàu và nghèo; Nếu để cho người giàu có thấy Như Lai bát không thì sẽ thí nhiều. Nếu gặp người nghèo sẽ thấy Như Lai bát đã đầy thì sẽ thí ít, đều sinh hoan hỷ, do đó phát Bồ-đề tâm; 8. Trong bát của Như Lai, thọ nhận thức ăn trăm vị, thảy đều chẳng lẫn lộn nhau. Vẫn như những chén bát khác đựng thức ăn, tất cả chúng tăng, chư chúng sanh, tùy ý mà tán rải, chẳng tăng chẳng giảm, thấy vậy hoan hỷ, đều phát tâm; 9. Vì đệ tử chư Tỳ kheo thời vị lai, nay hành khất thực để làm mô phạm cho họ, chẳng tích chứa của cải Hữu vi; 10. Thân của Như Lai, thường tại Tam Muội, thân ngài chẳng ăn, chỉ vì lợi ích chúng sanh mà hiện hành khất thực. Với những nhân duyên trên cho nên nói rằng: “Nhập thành khất thực”.

5. “Ư Kỳ Thành Trung Thứ Đệ Khất Thực”: Là tỏ về phương pháp khất thực. Có luận sư nói: Ở ngoài quốc (Thiền trúc) bốn họ hào tộc đều ở trong thành, dân thường, đồ tể,.. đều ở ngoài thành. Nếu khi vào thành thì đều đi riêng, chẳng xen tạp nhau. Nay ở đây nói “Thứ đệ khất thực” là do từ trong bốn họ ở bên trong thành, chẳng lựa chọn giàu nghèo, theo thứ đệ mà khất thực. Lại nữa, như Ngài Thiệt Cát bỏ nghèo giàu (chẳng khất thực nhà nghèo chỉ khất thực nhà giàu) vì ngài cho rằng những nhà giàu trong kiếp này tuy thọ nhận quả báo giàu có nhưng không có gieo nhân cho thời vị lai kiếp sau, nay muốn cho họ tu Nhân thời vị lai để nghiệp quả được tương tục, do đó mà bỏ nghèo theo giàu. Ngài Ca Diếp thì bỏ giàu theo nghèo, vì ngài thương xót nuổi khổ bức thiết của những người nghèo khó, vì họ kiếp trước chẳng bố thí nên kiếp này sinh ra nghèo khó, nay nếu chẳng hành bố thí thì kiếp sau lại nghèo nữa, nghèo cứ tương tục chẳng bao giờ thoát khỏi, do đó mà bỏ giàu theo nghèo. Hai người này tuy có từ bi nhưng chẳng thể bình đẳng.

Vì vậy mà bị ngài Tịnh Danh (Duy Ma Cật) khuất phục. Nay Như Lai muốn hiểu rõ Đạo bình đẳng., cho nên “thứ đệ khất thực”.

“Hoàn Chí Bổn Xứ…”: là phần thứ hai, tỏ sự việc sau khi đã đắc thức ăn. Nhưng cần phải biết đại ý của Bát-nhã, đây là đi mà chẳng đến, quy về chỗ không có chỗ về, thọ mà chẳng nạp, thực mà chẳng ăn. Trong đoạn này cũng có bốn cú: Cú thứ nhất là tỏ về “Hoàn Chí Bổn Xứ” Bát đã đầy cần phải trở về chỗ trú ở để đợi trúng thời (giữa trưa). Lại nữa, vì lợi vật mà đi, lợi xong thì trở về, cho nên bát đã đầy thì về, chẳng thể vừa được thức ăn liền ăn ngay. Gồm có hai việc: 1. Cúng dường sư trường; 2. Kiên giúp người già bệnh. Như Lai đắc thực, chia làm ba phần: một phần bố thí cho chúng sanh ở trên đất, một phần bố thí cho chúng sanh ở trong nước, một phần tự mình ăn, nếu có người già bệnh thì cũng chia ra mà thí cho. “Phạm Thực Ngật” là cú thứ hai, tỏ về sự việc ăn uống đã xong. “Thu Y Bát: là cú thứ ba, tỏ về nhiếp dung nghi. “tẩu Túc Dĩ” là cú thứ tư, cũng có năm: 1. Tẩy trần lụy, đi bộ hành khất, tuy cách mặt đất bốn thốn nhưng thị hiện có bụi nhơ, cho nên tẩy rửa; 2. Biểu thị lòng tôn kính Bát-nhã nên cần phải thân sạch sẽ mới thuyết; 3. Vì để giữ gìn ngọa cụ của Tăng; . Vì để chư thiên xuống lễ kính đôi chân; . Vì biểu thị phiền não của chúng sanh cần phải sạch sẽ thanh tịnh.

Hỏi: Phật ngày đi mấy dặm?

Đáp: Anh Lạc Nữ Kinh nói: Tuy tỏ khất thực, vì mười sự, nay ở đây còn có nghĩa nào khác không?

Đáp: Phật muốn phá những người xuất gia vào thời Ác thế, tham danh lợi, cao ngạo, đa phần tham tích tụ, cho nên Như Lai tự mình hành khất thực. Lại nữa, vì để dập tắt những lời chê bai của ngoại đạo nói rằng: Sa môn Thích tử thường thích vui an lạc, Do đó mà hành khất. Lại nữa, vì để tỏ rõ Như Lai thiểu dục tri túc, chẳng thọ nhận sự cúng dường của nhân thiên, tự mình hành khất. Lại nữa, có hai ngoại đạo: 1. lạc hạnh; ngồi mà thọ nhận cúng dường; 2. Khổ hạnh: quá thời mà khất, sở dĩ quá thời, chính vì cho rằng hoặc đắc hay chẳng đắc (thực phẩm) là khổ hạnh. Nay Như Lai vì phá hai sự; Phật tự mình đi khất thực là phá ngoại đạo trước lạc, vì ngài đi khất thực đúng thời là phá ngoại đạo khổ hạnh.

“Phô Tòa Nhi Tọa…” là phần hai, vì sắp thuyết Bát-nhã cho nên trước tiên phải nhập tam muội. Văn cũng có hai: 1. “Phô Tòa” là phương tiện trước khi nhập định; 2. “Nhi Tọa” là chánh nhập tam Muội. Sở dĩ tự mình phô tòa là vì Bát-nhã gọi là mẹ của chư Phật, nay muốn tỏ lòng

tôn kính, cho nên tự mình phô tòa, hai là vì tùy thuận theo giáo giới của chư Phật, nếu chẳng tự mình phô tòa ngọa cụ thì đắc tội Đột kiết La. Lại nữa, đó là biểu thị cho thiểu dục tri túc, chẳng sai người khác phô trãi. Nói “Nhi Tọa” là phần hai, Chánh Nhập tam Muội. Luận và kinh thường có kết già phu tọa, tọa này hơn hẳn trong các cách ngồi (tọa), người thấy sẽ hoan hỉ, thân được an ổn, tâm được đoan trực. Sở dĩ nhập tam muội: là vì Như Lai tịnh và tán là vô nhị, thật thì không có xuất nhập, mà nay làm mô phạm cho những người thuyết pháp, bởi thuyết thâm pháp ắt cần tĩnh tâm, nếu chẳng tĩnh tâm thì chẳng biết căn duyên, cũng chẳng rõ pháp tướng. Do đó Như Lai trước nhập tam muội, rồi sau thuyết pháp tức là soi sáng về căn duyên, xét rõ pháp tướng. Luận Tỳ Bà Sa nói: Theo Sách Tướng, thiện pháp là biểu thị cho tướng người thông minh. Tướng người thông minh là khéo nói những điều mình nói, khéo làm những điều mình làm, khéo suy ngẩm những điều mình suy ngẩm. Do đó Như Lai nhập định tư duy, rồi sau đó mới thuyết. Lại nữa, vì để làm phép tắc, mô phạm cho những chúng sanh bồng bột, hời hợt. Có người mới đắc một ít tri kiến, kiến thức, người ta vừa hỏi liền đáp mà chẳng gì cả. Như Lai chẳng vậy, tư duy kỷ càng rồi mới thuyết.

“Thời Trưởng lão Tu Bồ-đề” Nếu theo ngài khai Thiện thì đây vẫn thuộc về Tự phần, Câu văn trên gọi là Thán tỉnh tự. Nay cho rằng chẳng phải vậy. Như trên đã nói, Thiện át (Tu Bồ-đề) Chánh vấn, Như Lai Chánh đáp. Cũng như kinh Hoa Nghiêm, ngài Phổ Huệ hai trăm câu hỏi, ngài Phổ Hiền hai ngàn câu đáp. Sao lại cắt phần hỏi làm phần tự, cắt phần đáp làm phần chánh. Luận sư đất bắc nói rằng: Câu văn trên thuộc về phần Hộ niệm phó chúc trong mười hai phần. Điều đó vẫn chẳng đúng! Như phần trên đã nói. Ngài Thiện Cát (Tu Bồ-đề) có thán có thỉnh, thán tức là Hộ niệm phó chúc. Thỉnh tức là phát hỏi về Tứ cú. Nếu cho rằng Thán là phần Hộ niệm phó chúc thì cũng phải cho văn thỉnh là phần Thỉnh Vấn. Nếu nói rằng Vì luận giải thích về Hộ Niệm phó chúc nên cho Hộ niệm phó chúc là phần, chẳng giải thích về Thỉnh vấn nên thỉnh vấn chẳng phải là phần. Thế thì luận cũng chẳng giải thích về Thông tự và Biệt tự, nên không có tự phần. Đó là vì chưa thấy ý của luận gia khi chế tác luận. Vì vậy mà sinh ra sai lầm đó mà thôi. Đó là vì để nên luận gia chẳng giải thích, vì khó nên phải giải thích, đâu phải giải thích và chẳng giải thích mà chia ra phần và chẳng phần!

Nay văn này thuộc về phần thứ hai, chánh thuyết Bát-nhã phần. Nếu dựa theo ba nghiệp để phân chia kinh thì khất thực là Thân nghiệp lợi ích phần. Nhập tam muội là ý nghiệp lợi ích phần. Nay phần này là khẩu nghiệp lơi ích phần. Nếu lấy phước và tuệ để chia thì phần trên là sinh vật phước Đức Môn, phần này là sinh vật trí Tuệ Môn, cũng có thể phần trên là lợi ích tại gia môn, phần này là Tông ích Nhất thiết môn. Đủ thì như mười số đối thuyết trên kia, cũng chẳng thể chuyên chia ra hai phần; Tự phần và chánh phần. Ý kinh vô tận, lời tỏ chẳng hết, chia đoạn thì đánh mất ý chỉ, ý hiểu rõ ở đây. Nay tạm mượn một danh từ để nói là Tự, Chánh, Lưu Thông mà thôi.

Phần Chánh thuyết này chia ra làm hai vòng: vòng thứ nhất là rộng thuyết Bát-nhã cho người lợi căn. Vòng thứ hai là lược thuyết Bátnhã cho người Trung căn và hạ căn chưa ngộ. Viết ra lời văn này để cảnh giác cho những điều thường nghe. Nay dẫn đầy đủ sự và nghĩa để chứng thực sự khởi tận đó.

Hỏi: Vì sao lại biết trước là thuyết một vòng, sau đó lại thuyết một vòng nữa?

Đáp: Nay sẽ dùng mấy nghĩa để nghiệm điều đó. Một là kinh tự có văn, Thiện cát (Tu-bồ-đề) có tiền vấn và hậu vấn, tiền vấn và hậu vấn gần giống nhau, Như Lai thì tiền đáp hậu đáp, hai đáp tương tựa nhau. Vì vậy mà biết là thuyết hai vòng. Lại nữa, lời kinh khó rõ, nay lấy luận làm chứng; Luận giải thích xong bốn câu hỏi ở phần trước kinh, rồi sau đó thứ tự sinh khởi giải thích về Huyền nghi phục nan, liền nối với nhau mà đến. Cũng vậy, giải thích xong những hậu vấn thì thứ đệ sinh khởi giải thích những huyền nghi phục nạn, tương tiếp nhau mà đến, vì vậy mà biết là hai vòng. Đây là hai chứng cứ của kinh và luận, đâu có hư cấu!

Hỏi: Thánh nhân chế tác, lý thì cực kỳ huyền viễn, từ thì xảo diệu, hoặc lại một cuốn kinh mà có hai vòng dài dòng phiền toái sao?

Đáp: Tuy gọi là hai vòng, nhưng ý chỉ mỗi khác, chẳng phải là dài dòng phiền toái. Nguyên do là sao? Giống như hai vòng của kinh Đại phẩm (Đại Bát-nhã) vòng trước nói về thật tuệ, còng sau nói về Thiện quyền. Hai vòng của kinh này, về nghĩa cũng có khác. Vòng trước thì tịnh về Duyên, vòng sau tức là tận về quán, mà cần phải duyên tịnh, quán tận, bất duyên bất quán, vô sở y chỉ, mới có thể ngộ về Bát-nhã. Vì vậy mà Triệu Công nói: “Pháp thì không có số của Hữu vô, Thánh thì không có trí của Hữu vô” Pháp không có số thuộc Hữu vô thì vô số ở ngoại (bên, ngoài), Thánh không có Trí thuộc về Hữu vô thì vô tâm ở Nội (bên trong). Ở bên ngoài thì vô số, ở bên trong thì vô tâm, kia đã tịch diệt mới bước lên sự kỳ diệu đó. Ảnh công nói rằng: Vạn hóa chẳng phải là không có Tông (vạn hóa đều có Tông), Tông của chúng là Vô tướng. Hư tông chẳng phải là không có khế, cái khế với nó là vô tâm, cho nên người chí Nhân thì lấy Diệu Tuệ của vô tâm mà khế với Hư tông của vô tướng kia. Đây tức là nội và ngoại cả hai đều manh, Duyên và trí đều tịch, há lại còn Danh và số ở giữa chúng sao! Lời của hai ba vị trên là hội với kinh, tin mà hiếu cổ, còn nói gì khác được sao!

Hỏi: Vì sao mà biết được vòng trước là tận duyên, vòng sau là tận quán?

Đáp: Kinh có văn rõ ràng, Luận có thuyết thành thực, phần trước kinh nói thẳng rằng: tuy độ chúng sanh mà vô số chúng sanh khả độ, chính là khen Bồ-tát y theo Bát-nhã mà tác Vô sở đắc phát tâm, cho đến vô sở đắc tu hành mà ý của kinh tuy trở lại Duyên và Quán đều dứt, nhưng văn của kinh thì chưa nói rõ phá về Quán chủ, do đó người độn căn do từ lời nói mà cho rằng có Bồ-tát khéo độ chúng sanh, có Bồtát khéo tu hành. Vì vậy mà văn kinh vòng mới dứt bốn tâm, không có người phát tâm, không có kẻ tu hành, mà vòng trước chính là khuyên sinh bốn tâm, vòng sau thì nói rằng bốn tâm cũng dứt, há chẳng vậy sao! Bài kệ của luận nói rằng: “Ở nội tâm tu hành, cho ta là Bồ-tát, ấy ắt chướng ở tâm, trái với đạo bất trú”, nhờ vào nghĩa đó mà biết, đoạn văn này chính là dứt quán cho đến tận cả quán chủ. Văn nghĩa rõ ràng, không còn nghi ngờ gì nữa.

Hai vòng ở đây chẳng chỉ là đại ý của một kinh, mà là ý chỉ của những kinh Phương Đẳng quy về đến diệu thuật nằm trong cõi con người. Lại nữa, vòng trước là Hội trước, vòng sau là Hội sau, phần sẽ sẽ nói thêm về điều này, ngay văn của vòng trước chia ra hai phần:

  1. Thiện Cát hỏi.
  2. Như Lai đáp.

Trong phần Hỏi lại chia ra hai phần: 1. Phần Tự của kinh gia, nghi dung của người Năng Vấn; 2. Phát ngôn chánh vấn. Trong phần một, phần tự lại chia làm hai phần: 1. Phần tiêu (nêu) chủ của đối dương. 2. Phần tự, nghi thức thỉnh pháp.

“Như Thời”: Đây là Thời của Như Lai Thiện Cát, cũng là thời hội, thời của phát ngộ, cho nên nói là “Nhỉ thời”.

Hỏi: Ý nghĩa “Gia cho” của kinh này có gì khác với kinh Đại Phẩm?

Đáp: Kinh Đại phẩm thì có đủ cả hai gia; khẩu gia và ý gia, phát ngôn bảo thuyết thì gọi là khẩu gia, cho trí tuệ biện tài thì gọi là ý gia. Nay kinh này chỉ cho trí tuệ biện tài, đó là ý gia, chẳng ra lệnh bảo thuyết, không có khẩu gia. Mà văn phần sau cũng có ý nghĩa của đối dương nhưng không rõ ràng bảo thuyết, cho nên khác với kinh Đại phẩm.

“Tu Bồ-đề”: Bổn tích của người này, sự việc đó khó biết! Ngài Tam tạng nói: Ngài vốn là Đông phương thế giới Thanh Long Đà Phật ảnh hưởng Năng Nhân vì Đệ tử hóa, cũng giống nhưng chuyện của Ngài Văn Thù vậy, hoặc có kinh nói: Đây là Hóa Nhân. Cuốn Nhiếp Đại thừa Luận nói rằng: Thân Tử (Xá-lợi-phất) là Hóa nhân. Thiện Cát (Tu Bồ-đề) cũng giống như vậy, có kinh nói: là con trai của một trưởng giả ở Xá vệ quốc, ngôi vị đạt đến Di Nhan. Di Nhan là pháp thân Bồ-tát, vượt hơn cả giai vị A Tỳ lại nói: trong nước Xá Vệ, có Bà la môn, tên là Cưu Lưu, Câu lưu không con, cầu đảo Thiên thần, Thiên Thần nói: Nhà ông đại phú, chẳng thể sinh con, nhân thấy một đại đức thiên, hạ xuống thác sinh vào nhà đó, khi con trai đã trưởng thành, bảo cha mẹ thỉnh Phật vào nhà, sau đó tiển đưa Phật trở về Kỳ Hoàn, liền đắc La Hán quả. Lại có Kinh nói: Xưa kia là người bạch y, thấy Sa Môn khất thực chẳng được thức ăn, ôm bát không mà quay về, vì vậy mà đem thức ăn cho vị Sa Môn đó. Về sau suốt mười kiếp thường sinh ra trong cõi trời, do đó người này phước đức sâu dày không gì sánh nổi. Lại nói: là Thái tử của Vua Tịnh Âm Hưởng. Những thuyết như trên, đa phần xuất ở kinh Phước Báo tạp Thí Dụ. “Tu Bồ-đề”; dịch là Thiện nghiệp, còn gọi là Thiện Học, cựu dịch là Thiện Cát. Hoàn cảnh sinh ra Thiện Tài và Thiện Cát khác nhau. Là sao? Khi Thiện tài sinh ra bảy báu vọt hiện, vì vậy mà gọi là Thiện tài, Tu Bồ-đề khi sinh ra, cả phòng đều rổng không, cha mẹ lấy làm lạ, thỉnh hỏi thầy tướng, thầy tướng nói: dung Thiện Duy Cát, cho nên gọi là Thiện Cát, còn gọi là Không Sinh, tức là thọ nhận tên gọi từ khi sinh ra, người này bên trong ngầm ẩn Bồtát Hạnh, bên ngoài hiện rõ dáng Thanh văn, ngôi vị cao đáng sùng kính cho nên gọi là “Trưởng Lão”.

“Tức Tùng Tọa Khởi…”: phần hai, nghi dung thỉnh pháp. Trong này gồm có năm cú: 1. “Tị Tịnh Tu Kính” (Rồi chỗ ngồi tu kính) phép nghi lễ củ đệ tử, đã là tôn người trong năm pháp thì chẳng thể ngang nhiên mà ngồi. Vì sắp muốn thỉnh đạo, cho nên rời chỗ ngồi; 2. “Thiện Đản Hửu Kiên”: đã bày tỏ lễ nghi giữa thầy và trò, biểu thị tướng cúi mình. Lại vừa là tùy theo phép nước, cho nên tu kính nghiêng vai; 3. “Hữu Tất Trước Địa”: Đây là tỏ cúi mình phục tòng, biểu thị cho giữa thầy và trò không có tướng mạo chống trái; . ‘Hợp Chưởng Hướng Phật”: Đây là thu liền làm nghiên túc dung mạo, chuyên tâm thọ nhận Đạo; . “Nhi Bạch Phật Ngôn”: Bốn cú trên là phần Tự về Thân nghiệp. Cú này là Tự về khẩu nghiệp.

“Hy Hữu Thế Tôn”: Từ đây về sau là phần hai chánh tỏ về phát hỏi. Phần này gồm hai phần: 1. Xưng thán; 2. Thỉnh vấn. Nói “Hy Hữu Thế Tôn”; như Kinh Trung A Hàm quyển 2 nói: Đại vương thời xưa là thân ta vậy. Ta từ con đến con, từ cháu đến cháu, từ tộc đến tộc, tám vạn bốn ngàn Chuyển Luân Vương, đều là cạo bỏ râu tóc, xả gia hướng đến phi gia. Lại nữa. Tăng Nhất A Hàm quyển 21 nói: Nếu Như Lai chẳng xuất gia thì sẽ hai ngàn năm trăm năm làm Chuyển Luân Vương, nay bỏ ngôi Chuyển Luân Vương thì có thể vi vật mà độ hạnh khất thực, cho nên là “Hy Hữu”. Lại nữa, Thiện Cát biết Bát-nhã là vô tướng vô mạo, niệm tướng quán trừ, ngôn ngữ cũng diệt, nhưng trong vô danh tướng, vì chúng sanh mà tác danh tướng thuyết, tuy tác danh tự nhưng chẳng thương tổn gì đến vô danh, cho nên đó là “Hy Hữu” thí như kiếp tận, lửa lớn thiêu cả thế giới cháy rực, có người gánh một bó cỏ khô mà từ trong lửa vượt qua nhưng chẳng cháy một ngọn lá cho nên đó là “Hy Hữu”.

“Thiện Hộ Niệm Chư Bồ-tát Thiện Phó Chúc Chư Bồ-tát”: là Thán (ca ngợi, khen ngợi).

Hỏi: Vì nhân duyên gì mà có lời thán này?

Đáp: Lời thán này xuyên suốt cả trước sau. Như Lai sở dĩ đồ hành khất thực, chính là vì Đại Từ Đại Bi, hộ niệm phó chúc chư Bồ-tát. Lại nữa, nay thuyết Bát-nhã cũng là vì để hộ niệm phó chúc chư Bồ-tát. Lại nữa, thán về Đồ hành khất thực trên, cho đó là “hy Hữu”, tức là thán thân nghiệp của Phật, nay thán Hộ niệm Bồ-tát là thán về ý nghiệp của Như Lai. “Thiện phó chúc chư Bồ-tát” tức là thán về khẩu nghiệp. Như Lai đã ba nghiệp lợi vật, cho nên Thiện Cát đều thán cả ba nghiệp.

Hỏi: Sao gọi là “Thiện Hộ niệm”?

Đáp: Muốn khiến cho nội đức của họ kiêm cố, gọi đó là “Hộ niệm”, khiến cho ngoại đức của họ thành tựu, gọi đó là “phó chúc”.

Hỏi: Chư Phật Như Lai thường niệm lục đạo, vì nhân duyên gì chỉ niệm Bồ-tát?

Đáp: Tuy thường niệm lục đạo nhưng vì Bồ-tát thọ nhận nổi Bátnhã, vì có cái Nội Nhân (nhân bên trong), vì vậy mà bên ngoài được chư Phật hộ niệm.

Hỏi: Chư Phật Hộ niệm có lợi ích gì?

Đáp: Giống như cá con, cá mẹ niệm thì thành, chẳng niệm thì hư hoại, Bồ-tát cũng vậy, Phật nếu hộ niệm thiện căn thì thành, nếu chẳng hộ niệm thiện căn thì sẽ hư hoại.

“Phó Chúc”: lấy vô thường pháp bảo trao cho chư Bồ-tát, vì chư Bồ-tát thiện năng vấn đáp, như vậy pháp bảo sẽ được trú lâu dài vô lượng ngàn đời, cho nên gọi chung đó là “Thiện”. Nếu hộ niệm phó chúc Thanh Văn thì bất thiện, nay vì hộ niệm phó chúc Bồ-tát, cho nên gọi đó là “Thiện”, như kinh Đại Phẩm nêu ra thí dụ giống như phó chúc cho người già yếu và người trẻ trung vậy. Căn cứ theo giải thích của luận thì luận nói rằng: “Xảo hộ nghĩa ưng tri, gia bỉ thân đồng hạnh” đó là giải thích về Thiện hộ niệm. Thiện là tên gọi khác của xảo, cho nên nói là “Xảo hộ nghĩa ưng tri”. “Gia bỉ thân đồng hành” là hộ niệm, tức nghĩa là gia thêm cho, đó là gia thêm cho hai lực: 1. Gia thêm lực trí tuệ khiến cho thành tựu Phật pháp, đây tức là gia thêm tự hạnh, cho nên gọi đó là “Thân”. Thân tức là tự thân; 2. Gia thêm lực giáo hóa chúng sanh, tức là gia thêm lực hóa tha, khiến cho những người thọ nhận giáo hóa đồng với hạnh của họ. Cho nên nói là “Đồng hạnh”.

“Bất thối đắc vị đắc, thị danh thiện phó chúc”, nữa bài kệ này là giải thích nghĩa của phó chúc. Luận nói: Thiện hộ niệm là nói theo Bồ-tát căn gốc đã chín mùi. Thiện phó chúc là nói theo Bồ-tát căn gốc chưa chín muồi. Những Bồ-tát căn đã nói chín muồi thì mới kham nổi gia thêm cho hai loại lực tự hạnh và hóa tha, như trên đã nói. Nay đem những Bồ-tát căn chưa chín muồi phó chúc cho những Bồ-tát căn đã chín muồi, khiến cho cái chưa chín muồi được chín muồi.

Câu “Bất thối đắc vị đắc” là: Đã đắc công đức thì khiến cho bất thối, những thứ chưa đắc mà khiến cho đắc thứ đó, cho nên nói là “bất thối đắc vị đắc”

Hỏi: Luận giải thích điều trên và cựu giải thích, giống nhau và khác nhau ở chỗ nào?

Đáp: Luận đem người phó chúc cho người, gọi là Thiện phó chúc, cựu giải thích đem pháp bảo phó chúc cho người, gọi là Thiện phó chúc.

Tuy hai lời khác nhau nhưng đều hội quy về một, bởi vì đem người phó chúc cho người, chung quy là khiến cho đắc ngộ pháp, tức nghĩa là phó chúc pháp. Đem pháp phó chúc cho người, chung quy là để hóa người, tức là phó chúc người. Còn một nghĩa nữa là phòng bị chúng ma, đó là Hộ niệm, thuyết Đạ pháp khiến cho như thuyết tu hành, đó là phó chúc.

Hỏi: Căn chín và chưa chín là dựa theo giai vị nào?

Đáp: Luận Sư đất bắc nói rằng: Bồ-tát căn chín muồi tức là người Nội phàm tập chủng tính, ắt sẽ có khả năng đạt đến Sơ Địa, gọi đó là căn thục (căn chín muồi). Nếu là Ngoại phàm thì chưa thể nhập vào Sơ Địa, gọi đó là Vị thục (chưa chín muồi).

“Thiện Nam Tử Thiện Nữ Nhơn Phát Bồ-đề Tâm”: Đây là phần hai, chánh phát vấn. Nếu căn cứ theo kinh do la Thập pháp sư dịch thì chỉ có ba vấn (hỏi): Vấn thứ nhất là “Bồ-đề tâm”. Vấn thứ hai là “Vân hà ưng trú”. Vấn thứ ba là “Hàng phục”. Nhưng giải thích ba vấn này thì nhiều sư giải thích khác nhau.

Sư thứ nhất nói rằng: Vấn tuy có ba nhưng chẳng ngoài nguyện và hạnh. Vấn về Bồ-đề tâm tức là vốn về Nguyện. Vấn về hàng phục, vấn về trú, tức là Vấn Hạnh. Đạo của Bồ-tát chẳng ra ngoài hai môn Nguyện và Hạnh. Hạnh lấy thiệp hạnh làm nghĩa, Nguyên lấy kỳ vọng làm chỉ. Hành nếu không có nguyện thì hành không có chỗ ngự. Nguyện nếu không có Hành thì nguyện ắt chẳng quả. Chúng giống như hai cánh của con chim, hai bánh xe vậy, do vậy hạnh là ngay ở sự việc mà thực hành nguyện là mong cầu chưa đắc. Nay nói về nghĩa của Hạnh nguyện, thật ra là như những điều đã nói. Nếu chỉ cho Bồ-đề tâm là Nguyện, việc đó chưa đúng. Nay cho rằng phát chánh Đạo tâm gọi là Bồ-đề Tâm, há lại có thể chỉ có nguyện suông mà không có hành được sao?

Lại có Sư nói: Đúng là ba vấn: 1. Vấn Bồ-đề Tâm tức là vấn Bình đẳng không; 2. Vấn “Vân hà ưng trú” là vấn đề Thật pháp không; 3. Vấn “Vân hà hàng phục” là vấn đề Giả Danh không. Mà thứ tự của Quán môn, đúng phải từ cạn đến sâu, nhưng nay lại là từ sâu đến cạn. Đó là thuyết Môn, chẳng phải là hành môn. Vì người hỏi chỉ hâm mộ để ý đến sự thâm sâu nên trước là hỏi thâm sâu. Nay nói rằng điều đó cũng chẳng đúng. Ba không là xuyên thông cả Đại thừa và Tiểu thừa, nay đang nói về hạnh của Bồ-tát, hơn nữa trong phần hỏi, không có từ ngữ của Ba không, Phật đáp cũng không có ý của ba không, phần đáp đầu tiên là tỏ về Bồ-tát thành tựu tâm quảng đại, khắp độ chúng sanh mà vô sở độ, chẳng phải là chỉ nói về giả Danh không. Nếu chỉ tỏ về Giả Danh không thì đúng phải chỉ biện về vô chúng sanh, đây cũng tức là nghĩa vô độ, cũng tức là nghĩa vô quảng đại tâm, nhưng nay lại tỏ rõ rằng Đại tâm mà vô độ, vô độ mà đại tâm, đây lại là nghĩa của Vô độ độ, nghĩa của Độ Vô Độ, cả hai tuệ đều có đầy dủ, sao lại chỉ là giả Danh không. Lời đáp thứ hai để trả lời câu hỏi về trú cũng chẳng phải là Thật không! Nếu là Thật không thì phải tỏ rõ rằng không có chư pháp, không có tu hành. Nay lại tỏ rõ rằng với tất cả pháp vô sở y trú mà tu vạn hạnh Bố thí… há chỉ là Thật không sao?

Nay căn cứ theo Luận và kinh, gồm có bốn câu hỏi: 1. Hỏi “Vân hà phát Bồ-đề tâm”; 2. Hỏi “Vân Hà Ưng Trú”; 3. Hỏi “Vân hà tu hành”; 4. Hỏi “Vân hà hàng phục”. Sở dĩ có bốn câu hỏi này, vì hể là Bồ-tát ắt cần phải phát Bồ-đề tâm, cho nên đầu tiên là hỏi về phát tâm. Nếu chẳng y theo Bát-nhã mà phát tâm, tức là trú điên đảo, chẳng trú Bát-nhã. Nay y Bát-nhã phát tâm, tức là trú Bát-nhã, chẳng trú điên đảo. Cho nên câu hỏi thứ hai là trú Bồ-đề tâm. Vì đã đắc trú lập mà tu hành vạn hạnh, do đó câu hỏi thứ ba là hỏi về tu hành. Vì nhờ tu cái hạnh vô sở đắc mà cái tâm điên đảo hữu đắc bị chiết phục chẳng khởi lên, do đó tiếp đó là hỏi câu hỏi thứ tư, hỏi về hàng phục.

“Phật Ngôn Thiện tai…” từ đây về sau là phần hai, Như Lai trả lời câu hỏi. Chia ra hai phần: 1. Đáp hỏi về Duyên khởi; 2. Chánh đáp. Đáp hỏi Duyên Khởi lại chia làm hai phần: 1. Khen lời thán thỉnh; 2. Hứa trả lời câu hỏi.

Phật khen ngài Thiện Cát là vì lời tán thán của ngài Thiện Cát đắc được thời nghi, câu hỏi của ngài lai hội với Đạo, cho nên Phật khen ngài. Lại nữa, vì Thiện Cát là người Thanh văn, nay lại có thể hỏi về việc của Bồ-tát, đó là điều hy hữu hiếm có, do đó lại khen ngài. Lại nữa, Thời hội e đạo Bồ-tát sâu, trí Tiểu Thừa cạn, câu hỏi dể bị sai lầm, do vậy mà ấn chứng khen ngài, để cho chúng tôn người trọng pháp.

“Nhủ Kim Đế Thính….”. đây là phần thứ hai, Hứa trả lời câu hỏi. Đoạn văn này chia làm hai phần: 1- Chánh văn bảo Hứa đáo. 2- Thọ nhận ý chỉ, nguyện nghe, hai phần này dể hiểu, điều như văn đã nói.

“Phật Cáo Tu Bồ-đề…” là phần hai, Như Lai chánh đáp. Trong phần chánh đáp này, nếu theo sự phân chia của Luận thì phải chia làm hai phần: 1. Trả lời bốn câu hỏi. 2. Từ “Ư ý vân hà khả dĩ thân tướng kiến Như Lai…. Hết kinh” đếu là đoạn nghi. Cho nên luận chủ phân chia chương này, từ “Vân hà….” Là phần đoạn sinh nghi tâm trong tất cả Tu Đa La. Phần đầu, trả lời bốn câu hỏi, gọi là phần lược thuyết Bát-nhã. Phần sau, đoạn chúng nghi, tức là quảng thuyết Bát-nhã.

Nay chọn lọc ý của luận, dựa theo cả cuốn kinh, chia ra làm ba phần: 1. Bát-nhã Thế Môn; 2. Tín Thọ Môn; 3. Cách lượng môn.

Nói về ba môn này; Đã xưng là Bát-nhã Ba-la-mật kinh thì trước hết là nói về Thể của Bát-nhã, đã tỏ về Thể của Bát-nhã xong thì ắt có người tín thọ (tin nhận), do đó tiếp đến là Tín Thọ Môn. Tín trì thì gặt được phước vô tận, do đó tiếp nữa là tỏ về Cách Lượng Môn. Lại nữa, trước tiên là ngay ở Nhân quả mà thuyết Bát-nhã, tức là pháp môn tiếp đó, ngay ở Tín Thọ môn mà thuyết Bát-nhã, tức là Nhơn Môn. Sau cùng, ngay ở công Đức Môn mà thuyết Bát-nhã, tức là Nhơn hành pháp mà đắc công đức.

Trong môn thứ nhất, chia ra hai phần: 1. Đáp bốn câu hỏi, tức là tỏ về Nhân Môn; 2. Đoạn chúng nghi, tức là biện về Quả Môn. Nhân thì vô y, vô trú. Quả thì vô tướng, vô vi. Bát-nhã chưa từng Nhân quả, vì chúng sanh mà đạt tên Nhân và quả để thuyết.

Trong phần Nhân Môn, đáp bốn câu hỏi, chỉ có hai chương Văn kinh, do vì cựu giải thích; chương đầu chẳng phải là trả lời câu hỏi về về Bồ-đề tâm mà là trả lời câu hỏi về Hàng phục tâm. Chương tiếp theo là trả lời câu hỏi về trú. Sau cùng là nêu Phật quả, trả lời câu hỏi Bồ-đề tâm.

Nay cho rằng đều chẳng đúng! Nếu nói rằng trong đó “Khắp độ bốn sinh” chẳng phải là trả lời câu hỏi về Bồ-đề tâm thì ông cho pháp gì là Bồ-đề tâm? Lại nữa, trong vòng hai ở sau, ngài Thiện Cát còn phát ba câu hỏi, Phật đáp phát Bồ-đề tâm là “Đương sinh như thị tâm, Diệt độ nhất thiết chúng sanh nhị vô diệt độ”, đó tức là lặp lại câu hỏi Bồ-đề tâm mả giải thích nó, sao lãi nói rằng chẳng phải là trả lời về Bồ-đề tâm? Nay tỏ rằng kinh tuy hai chương nhưn đều cùng trả lời bốn câu hỏi; chương đầu kinh trả lời câu hỏi về trú, tức là đáp câu hỏi về Bồ-đề tâm. Chương tiếp theo là đáp câu hỏi tu hành, tức là đáp câu hỏi ề hàng phục tâm.

Hỏi: Vì sao đáp câu hỏi về trú tức là đáp về Bồ-đề tâm?

Giải rằng: do phát Bồ-đề tâm mà đắc trú Đại thừa pháp. Nếu chẳng phát Bồ-đề tâm thì chẳng trú Đại thừa. Do đó luận nói rằng: “Lợi ích thâm tâm trú, thừa này công đức mãn”.

Văn kinh phần đầu, lại chia hai phần: 1. Đói với Thiện Cát, tổng khuyên Bồ-tát phát Bồ-đề tâm; 2. Chánh tỏ về nghĩa của phát tâm. Phần một thì như văn.

Hỏi: Nay chánh biện về Bồ-đề tâm, sao lại nói “Như thị Hàng phục kỳ tâm”?

Đáp: Vì nhờ phát Bồ-đề tâm mà chẳng khởi phàm phu tâm và Nhị thừa tâm, tức là Hàng phục, đầu là tỏ “khắp độ chúng sanh”, cho nên khác với Nhị Thừa tâm. Sau là tỏ “Độ vô sở độ:, tức là hàng phục phàm phu tâm. Hàng phục nhị thừa tâm tức là lấy Tha mà hàng tự. Hàng phục phàm tâm tức là lấy vô mà hàng Hữu. Vì Nhị thừa không có Từ Bi tâm, Bồ-tát có Từ Bi tâm, đó là lấy Hữu mà hàng Vô, trở lại lấy vô mà hàng Hữu, như nói ở phần trên. lại nữa, trong đó tỏ về Đại Từ Đại Bi, tức là hàng phục tham sân phiền não, cho nên gọi là Hàng phục. Lại nữa, “Bồ-tát tuy độ chúng sanh, thật không có chúng sanh để độ”, tức là hàng phục chúng sanh kiến. Lại nữa, “Bồ-tát nếu nói có chúng sanh để độ” tức là thường kiến. Nếu nói không có chúng sanh để độ, tức là Đoạn Kiến. Nay tuy độ chúng sanh, thật vô sở độ, đó là hàng phục Thường kiến. Tuy vô sở độ mà thường độ chúng sanh, đó là hàng phục Đoạn kiến.

“Sở Hữu Nhất Thiết Chúng Sanh Chi Loại…” Đây là phần hai, chánh tỏ về phát Bồ-đề tâm. Luận kệ nói rằng: “Quảng đại đệ nhất thường, kỳ tâm bất điên đảo, lợi ích thâm tâm trú, thử thừa công đức mãn”. Do đó mà dùng bốn tâm để giải thích đoạn văn kinh này. Bốn tâm là: 1. Quảng đại tâm; 2. Đệ Nhất tâm; 3. Thường tâm; . Bất điên đảo tâm.

Hỏi: Vì nhân duyên gì mà lập ra bốn tâm.

Đáp: Hể là Bồ-tát thì khác với phàm phu, Nhị thừa tự điều tự độ. Nay nói khắp độ tam giới lục đạo, gọi là Quảng Đại tâm. Tuy khắp độ chúng sanh, nhưng nếu khắp cho chúng sanh niềm vui của cõi người cõi trời thì gọi đó là Hạ tâm. Nếu khắp cho chúng sanh niềm vui của Nhị thừa thì gọi đó là Trung tâm. Nay khắp cho chúng sanh niềm vui Đại Niết-bàn, gọi là Đệ Nhất Tâm. Bồ-tát tuy khắp cho chúng sanh niềm vui Đại Niết-bàn nhưng hoặc có khi dừng nghĩ, đường sinh tử dài, tính chúng sanh nhiều, làm sao có thể khắp độ họ khiến họ đắc được thường lạc, do vậy mà ở trong sinh tử, khởi tâm mệt mỏi nhàm chán. Nay nói rõ ràng sinh tử biên như hư không, chúng sanh tính biên cũng như hư không, trong ấy không có sinh tử văn lai cũng không có kẻ giải thoát. Do đó Bồ-tát thường độ chúng sanh, dạy dổ mà chẳng mệt mỏi, gọi đó là Thường tâm. Tuy độ chúng sanh mà chẳng thấy chúng sanh để độ, đó gọi là Bồ-tát bất điên đảo tâm. Nhờ xây lên bốn tâm này mà trú Bồ-tát Đạo, đắc đại lợi ích, do đó. Luận nói: “Lợi ích thâm tâm trú”. Là vì xây dựng lên bốn tâm này thì Bồ-đề tâm mãn túc, do đó luận nói: “Thử thừa công đức mãn”. Tuy có bốn tâm nhưng chẳng ra ngoài Từ Bi và Bát-nhã. Ba tâm trước là Từ Bi tâm, một tâm sau cùng là Bát-nhã tâm, ba tâm trước là công đức, tâm sau là trí huệ, ba tâm trước cũng là phương tiện, tâm sau gọi là Thật Huệ, do đó phát tâm tức là đủ cả phước và Huệ, cũng tức là đủ cả hai Huệ. Như Đại kinh nói: “Phát tâm và tất cánh, cả hai thứ chẳng sai biệt”. nếu theo nghĩa của ngài Khai Thiện thì Giả Danh không, chỉ là không tâm, chỉ đắc một trong bốn tâm, hơn nữa trong hai Huệ, chỉ đắc được thật Huệ ý mà thôi.

Hỏi: Vì sao gọi là Quảng Đại Tâm?

Đáp: Từ câu “Sở hữu nhất thiết chúng sanh chi loại” đến câu “phi hữu tưởng phi vô tưởng” là tổng nhiếp cả chúng sanh, gọi đó là Quảng Đại tâm. Trong đó có hai cú: “Sở hữu nhất thiết chúng sanh chi loại” là tổng nhiếp chúng sanh. “Nhược Noản sinh…” phần này có ba cú, biệt nhiếp riêng từng loài chúng sanh , gọi đó là Nhất sinh môn, cú thứ hai dùng hai môn Hữu Sắc và vô sắc để nhiếp chúng sanh. Dục giới và sắc giới, gọi đó là Hữu sắc. Vô sắc giới gọi là vô sắc. Cú thứ ba dùng ba môn để nhiếp chúng sanh, “Vô Tưởng” là vô tưởng Thiên trong sắc giới đệ tứ thiền. “Phi hữu tưởng phi vô tưởng” là cõi Thiên sau củng của vô sắc giới. Một cú “Hữu tưởng” là thông cả ba giới. Ngoại trừ hai xứ kể trên.

Hỏi: Vì sao chẳng dùng lục đạo để nhiếp chúng sanh?

Đáp: Lục đạo chẳng nhiếp trung Ấm. Bốn sinh thì tất cả nhiếp.

“Ngã Giai Linh Nhập Vô Dư Niết-bàn”. Đây là phần hai tỏ về Đệ nhất tâm. Ở đây nói “Vô Dư”, chẳng phải là Vô Dư của Tiểu Thừa thân tro tàn diệt trí. Ay là không có lụy nào mà chẳng hết, không còn sót lại một lụy não cả. Không có Đức nào mà chẳng viên tròn, không còn sớt lại mộ Đức nào cả, cho nên nói là “Vô Dư”.

Hỏi: Đó là giáo ý của kinh Niết-bàn, sao lại dùng nó để giải thích văn Bát-nhã?

Đáp: Câu hỏi này là giáo ý cảu cả năm thời, chẳng phải thuyết của kinh luận. Cuốn Bát-nhã luận nói: Kinh này chính là biện về vô vi pháp thân, có khác gì với Kinh Đại Bát Niết-bàn đâu.

“Như Thị Diệt Độ Vô Lượng Vô Biên Chúng Sanh”: Đây là phần ba, gọi là Thường tâm.

Hỏi: Bát-nhã Luận nói: “Chẳng thấy chúng sanh khác với Bồ-tát, thường chẳng lìa tâm ấy, gọi đó là Thường tâm”, ý này là sao?

Đáp: “Thường tâm” ở đây, có thể có hai nghĩa: 1. Thường chẳng lìa chánh quán tâm, gọi là thường tâm, tức là ý của luận, “Chẳng thấy chúng sanh khác với Bồ-tát”. Vì chẳng thấy Bồ-tát khác với chúng sanh, cho nên chúng sanh và Bồ-tát đều là Tất cánh tịnh. Thường tác quán này, danh là Thường tâm; 2. Dùng chánh quán tâm, thường độ chúng sanh, chẳng ngừng chẳng nghĩ, danh là Thường tâm.

“Hà Dĩ Cố… Nhược Bồ-tát Hữu Ngã Tướng..” Đây là phần bốn, bất Điên Đao tâm. “Tuy thường độ chúng sanh vô chúng sanh khả độ”, gọi đó là bất điên đảo tâm. Nếu thấy có c, tức là ngã kiến, phàm phu tự chẳng thể độ thì làm sao độ được vật?

“Phục Thứ Tu Bồ-đề Ư Pháp Ưng Vô Sở trú Hành Ư Bố Thí…” Đây là kinh chương thú hai, đáp hai câu hỏi về Tu hành và Hàng phục tâm. Trước đây là tỏ vì nhờ sơ phát tâm mà đắc trú Đại thừa, chẳng phát tâm thì chẳng đắc trú Đại thừa, do đó hai sự; phát tâm và trú là tương thành cho nhau, vì vậy mà hợp lại mà đáp. Hai môn hiện nay cũng vậy, nhờ tu hành mà đắc hàng phục điên đảo, nếu chẳng tu thì chẳng đắc vạn hạnh. Nhờ có mà có hàng phục phiền não, do đó hai môn này tương thành cho nhau, nên cần phải hợp lại để đáp. Lại nữa, thứ tự của bốn môn là: trước tiên cần phải phát tâm, phát tâm rồi mới đắc trú Đại thừa, trú Đại thừa rồi mới tu hành, tu hành nên phiền não được hàng phục. Mà kinh này, văn thì tóm lược, ý thì hàm súc, chẳng thể một lời mà nói hết được. Nay còn cần phải dùng giáo nghĩa để giải thích rõ. Một là chương trước kia là chánh biện về phát Bồ-đề tâm, nay chương này biện về Tu hành. Sở dĩ nói hai đều này là vì như kinh Hoa Nghiêm Thiện tài đồng tử ở chỗ mỗi một Thiện tri Thức đều tự xưng rằng: “Đã phát cái tâm Bồ-đề, chưa biết làm sao tu hành Bồ-tát hạnh, Học Bồ-tát Đạo”. Mới biết cần phải phát tâm trước, rồi sau đó tu hành. Bồ-đề tâm tức nghĩa là Nguyện. Nay chương này biện về nghĩa của Bồ-tát Hạnh. Đạo của Bồ-tát tuy có nhiều môn nhưng tổng thể đại quy chẳng ngoài nguyện Hạnh, mà nguyện Môn tuy nhiều, lưược thành là bốn hoằng thệ nguyện. Hạnh Môn vô lượng, lược thành là sáu Ba-la-mật.

Bốn Hoằng Thệ nguyện là:

  1. Chưa độ khổ hải, khiến cho đắc độ.
  2. Chưa thoát phiền não phược, khiến đắc thoát nó.
  3. Chưa đắc cái an của Đạo Đế, khiến cho đắc an.
  4. Chưa đắc Diệt Đế Niết-bàn, khiến đắc Niết-bàn.

Chương trước tỏ rõ tất cả chúng sanh đều đắc Niết-bàn, tức là trong bốn nguyên, lược nêu nguyên sau cùng. Chương này lược nêu hạnh đầu tiên trong sáu độ. Mà chương trước nêu ra nguyện sau tức là nhiếp được cả ba nguyện trước, chương sau nêu Hạnh đầu, tức nhiếp cả năm hạnh.

Hỏi: Vì sao Nguyện sau nhiếp được những nguyện trước. Vì sao Hạnh đầu nhiếp được những hạnh sau?

Đáp: Nguyện sau đã khiến cho chúng sanh đều đắc Niết-bàn của Diệt Đế. Há lại chẳng độ khổ đế, thoát tập Đế, kiến Đạo Đế hay sao?

Tiếp theo là biện về Hạnh đầu nhiếp cả những hạnh sau: Luận nói rằng: “Đàn nghĩa nhiếp ư lục, tư sinh vô úy pháp.

Thử trong nhất nhị tam, danh vị tu hành trú”.

Bài kệ này ý nói lục độ đều gọi là nghĩa của Đàn, nhưng Đàn nghĩa có ba loại: 1. Tư sinh Đàn; tức là Bố thí, tư ích chúng sanh cũng là đem những đồ vật nuôi dưỡng sự sống để dùng bố thí; 2. Vô úy Đàn; là Trì giới, nhẫn nhục. Trì giới thì chẳng phạm tiền tài, chẳng đoạt sinh mạng, tức là Thí vật vô úy. Nhẫn nhục thì chẵng gia thêm báo ở vật, cũng là Thí vật vô úy, do đó hai độ này gọi là Vô úy Đàn; 3. Pháp Đàn: là ba độ Tinh tiến, Thiền Định, Trí tuệ. Nói pháp Đàn là dùng pháp mà thí cho vật, cho nên gọi là pháp đàn. Tinh Tiến thì thuyết pháp chẳng có mõi mệt. Thiền định thì biết tâm người khác mới năng thuyết pháp, Bát-nhã là Trí huệ, chánh Năng thuyết pháp. Do đó ba loại này gọi là pháp Đan. Nói “Nhất Nhị Tam” là “Nhất” tức là Tư sinh Đàn, “Nhị” là Trì giới Nhẫn nhục, “Tam là ba độ sau. Lại nữa, trong đó cho y Bát-nhã mà tu hành. Chỉ nói Bố thí là vì như nhiếp năm phẩm, nói Đàn là nhiếp đủ cả năm.

Lại nữa, lược nêu hạnh đầu tiên là vì Đàn là pháp yếu để nhiếp chúng sanh. Lại nữa, chương trước đã nói Bồ-tát bên trong có Đại Từ Đại Bi, chương này tỏ rằng Bồ-tát có phương tiện, bên ngoài có thể chó cứu. Vì sao? Bồ-tát phát Bồ-đề tâm, lấy phó duyên độ vật làm nghĩa vụ. Do đó kinh Đại phẩm nói rằng: Việc đại sư của Bồ-tát là chẳng xả bỏ tất cả chúng sanh. Mà độ chúng sanh ắt cần phải hai Sự: 1. Bên trong có từ bi; 2. Bên ngoài có phương tiện cứu tế. Chương trước nói khắp bạt nhổ nổi khổ sinh tử của chúng sanh, đó là nghĩa của Đại Bi tâm. Cho chúng sanh niềm vui Đại Niết-bàn, tức là nghĩa Đại Từ tâm. Tuy bên trong có cái tấm Từ Bi, chưa có cái sự của từ bi. Do đó nay biện về Bồtát tu hành vạn hạnh như Bố thí,… mà cứu vớt chúng sanh, khiến họ lìa khổ, khiến họ đắc lạc, tức là thành tựu nghĩa của từ bi kể trên.

Hỏi: Phần trước nói về bên trong có từ bi, nay nói về bên ngoài có thể phó cứu, thì cần gì Bát-nhã?

Đáp: Phần trước nói về bên trong có từ bi thì cần có Bát-nhã, nếu không có Bát-nhã thì từ bi chẳng thành. Cho nên Đại Luận nói: Từ Bi và Thật tướng hợp hành. Đại Bi tuy cứu vớt nổi khổ nhưng thật thì không có cái được cứu vớt. Đại Từ tuy cho niềm vui nhưng thật thì không có cái được cho, cho nên từ Bi chẳng phương hại gì đến Tất Cánh không. Tất cánh không chẳng phương hại gì đến Từ Bi tâm. Do đó tuy hành Tất Cánh không quán mà chẳng xả bỏ Đại Từ Đại Bi. Tuy hành Đại Từ đại bi mà chẳng xả bỏ Tất cánh không Quán mới biết rằng tức lấy Tất cánh không làm Từ Bi, tức lấy Từ Bi làm tất cánh không. Do vậy Từ bi chưa từng chẳng không, không chưa từng chẳng từ ni (Từ Bi mà luôn luôn không, không mà luôn luôn từ bi). Nay nói tu hành cũng với Thật tướng hợp hành, là vì tuy tu vạn hạnh mà thật thì vô sở hạnh, tuy vô sở hạnh mà thường tu vạn hạnh. Vì hành vô sổ hành, do vô sở hành nên có đủ cả hai Huệ. Lại nữa, chương trước là chính nói về Bồ-tát độ chúng sanh, hiểu chúng sanh tướng, hiểu độ tướng, biết độ vô sở độ mới là hiểu độ, biết chúng sanh vô chúng sanh mới hiểu chúng sanh, nay chương này chính biện về Độ nghĩa. Trước tuy hiểu Độ vẫn còn chưa chánh độ, cũng như tuy đã hiểu bệnh nhưng vẫn chưa cho thuốc. Nay chương này là chính nói về Độ nghĩa, tức là chánh trao cho được, cũng tức là chương trước chánh nói về hiểu bệnh, chương này chánh nói về hiểu thuốc. Chúng sanh tức là bệnh, nhờ Bát-nhã mà hiểu chúng sanh, tức là do từ Bát-nhã mà có thể có khả năng hiểu bệnh. Nay tu vạn hạnh đều là vì chúng sanh. Do đó vạn hạnh đều gọi là Dược, do từ Bát-nhã mà giải ngộ vạn hạnh, do nhờ Bát-nhã mới có khả năng hiểu được. Lại nữa, chương một chánh biện về chúng sanh không. Chương này nói về chư pháp không. Vì chương trước nói tuy độ chúng sanh vô chúng sanh khả độ, đó là chúng sanh không. Nay nói tuy tu vạn hạnh, thật vô sở tu, tức là pháp không.

Hỏi: Kinh Đại phẩm Khai tông thì nói: “Chẳng thấy Bồ-tát và Bồ-tát Tự”. Kinh này khai tông, vì nhân duyên gì chỉ nói chẳng thấy chúng sanh?

Đáp: Kinh Đại phẩm; “chẳng thấy Bồ-tát” tức chẳng thấy chúng sanh. Kinh này nói: “Chẳng thấy chúng sanh” tức chẳng thấy Bồ-tát. Chỉ là hai kinh cùng nhau nên Năng và Sở khác nhau mà thôi. Lại nữa, Kinh Đại phẩm chánh khuyên Bồ-tát học Bát-nhã, hoặc có người bèn cho rằng có Bồ-tát Năng Học và có Bát-nhã Sở Học. Vì nghĩa đó mà trước phá Bồ-tát, nói rằng: “Chẳng thấy Bồ-tát”. Kinh này nói Bồ-tát phát Bồ-đề tâm muốn độ chúng sanh, bèn cho rằng có chúng sanh để độ. Do đó nay phá; “Không có chúng sanh”.

Hỏi: Vì nhân duyên gì trước nói chúng sanh không. Nay nói pháp không. Cho đó là thuyết Bát-nhã?

Đáp: Bát-nhã chưa từng không và bất không, chỉ vì chúng sanh thường bị trệ ở bệnh Hữu, vì muốn phá Hữu mà nói là không, bệnh Hữu đã dứt, không ắt chẳng lưu, như đống lửa lớn bốn bề chẳng thể chạm, chỉ khi Phật còn tại thế, chúng sanh căn lợi, vừa nghe thuyết không, chẳng thủ tướng không, vô sở y chỉ, bèn liền đắc đạo.

Chương này chia làm ba đoạn: 1. Vô trú tướng để tu hành; 2. Đắc quả vô sở đắc; 3. Kết khuyến.

Phần một chia làm hai phần: 1. Chánh đáp câu hỏi về tu hành. 2. Đáp câu hỏi hàng phục tâm.

Đây tức là phần một, nói: “Vô Sở Trú Hành Bố Thí” tức là như kinh Đại phẩm đã khai tông “bất trú pháp, trú Bát-nhã, Vô sở xả, cụ Túc Đàn”. Mà trong kinh này đã nói bất trú lục trần, cũng tức là bất trú lục căn, lục thức. Nhưng vì văn tóm lược, chỉ nói “bất trú lục trần” mà thội. Kinh Đại phẩm, vấn trú phẩm nói “Vì bất trú Nhất thiết pháp, đó là Trú Bát-nhã”. Kinh này nói “bất trú lục trần. Lục trần nhiếp kết cả pháp này. Mà Bồ-tát thân khẩu ý nghiệp, tất cả những hành vi, đi đứng ngồi nằm, cho đến cử động hành vi, sự việc sản nghiệp đều là vô y vô đắc. Nay kinh này chỉ nói “bất trú hành thí”, há chẳng phải là lược nêu một để làm lệ cho những thứ khác sao? Nếu theo Luận kinh thì có ba loại: 1. Bất trước tự thân mà hành Bồ-tát: vì nếu trước tự thân thì tiếc ngoại vật mà chẳng hành bố thí. Nay bất trước tự thân thì chẳng tiếc ngoại vật mà có thể hành bố thí; 2. Một cú “Vô sở trú”; 3. Bất trú sắc thanh hương vị xúc pháp Bố thí, tức là chẳng trước quả báo. Quả báo nghĩa là khoái lạc của cõi người cõi trời. Bồ-tát nếu trước báo ân và quả báo thì bỏ xa Phật đạo, do đó bất trước báo ân và quả báo.

“Tu Bồ-đề Bồ-tát Ưng Như Thị Bố Thí…” Nếu theo ý của Luận thì đây là đáp câu hỏi thứ tư về Hàng tâm. Mà cần phải tu hành thì tâm Hữu sở đắc mới hàng phục mà thôi, cho nên tiếp đó là tu hành, sau là hàng phục. bởi Bồ-tát chẳng thấy ba sự mà hành bố thí, gọi đó là hàng phục. Nói ba sự là: Người cho, người nhận, tài vật. Vì chẳng thấy tài vật cho nên đắc chư pháp không. Chẳng thấy kẻ cho kẻ nhận mà đắc chúng sanh không. Đắc hai không này tức là hàng phục Nhân kiến, pháp kiến. Mà luận viết ra ý đó, chính vì cho rằng tu hạnh vô sở đắc tức là hàng phục tâm Hữu sở đắc, do đó hai câu hỏi tương thành cho nhau, hai đáp tương thành cho nhau.

Hỏi: Kinh chương đầu có hỏi hàng phục, vì sao chẳng đáp câu hỏi hàng phục, nay chương này mới đáp câu hỏi đó?

Đáp: Có người giải thích rằng: trước chỉ nói về chúng sanh không, chưa tỏ về pháp không. Vì sinh không và pháp không, hai không chưa đắc đủ nên chẳng thể gọi là hàng phục. Nay đắc đủ cả hai không, sinh không và pháp không mới là danh hàng phục. Lại nữa, chương trước là tỏ về Bồ-đề tâm, chưa tỏ Bồ-tát Hạnh, cho nên nghĩa hàng phục chưa thành. Nay nguyện và hạnh đều thành, nghĩa Hàng phục mới hiểu rõ.

“Nhược Bồ-tát Bất Trú Tướng Bố Thí…” Đây là phần thứ hai, nói về tu Nhân vô sở trú, đắc quả vô sở đắc. Sở dĩ có đoạn văn này là có hai nghĩa: 1. Tức là nêu ra quả để khuyến khích tu, nhờ tu nhân vô trú mà đắc phước vô biên. Vì vậy mà khuyên tu vô trú tướng bố thí; 2. Tức là giải thích mối nghi ngờ. Nghi ngờ rằng: Hữu trú bố thí mới có thể có phước đức. Vô trú Bố thí thì phải không có phước đức. Do vậy mà giải thích rằng: Hữu sở đắc thí thì công đức ít, vô sở đắc thí thì phước đức vô biên.

Hỏi: Nay trì giới, hành đạo, viết kinh, tạo Phật, công đức có thể nhiều sao lại cho rằng vô trú tâm mà làm phước ngang với thập lực, không, lời nói này cực kỳ sai lầm.

Đáp: Tướng lưỡi dài che cả mặt, lời nói há lại dối! Bạn nếu chẳng tin, nay sẽ lược giải. Bởi Nhân của phước đức phù lý mà sinh ra, (cùng sinh với lý), cho nên khi chú thích giải thích chữ “Thiên” thì lấy phù lý (cùng sinh ra với lý) làm nghĩa. Bởi vô sở trú là cực kỳ phù lý, phước há lại chẳng nhiều! Từ đó mà suy thì giải hiểu rõ ràng bởi tất cả Hữu sở đắc tâm tích chứa lâu đời nhiều thứ tu hành, trì giới, tọa thiền đều là trái đạo, nên phước chẳng nhiều. Nay vì vô đắc thí tương ưng với Đạo nên phước nhiều. Vì vậy mà tất cả công đức trước kia chẳng bằng dùng năm đóa hoa bố thí phước nhiều.

Trong văn này chia thành ba phần: 1. Pháp thuyết. 2. Thí thuyết. 3. Hợp thí. Phần một, pháp thuyết thì như văn.

“Đông Phương Gư Không…” là phần hai, thí thuyết. Trong này có hai phần: 1. Nêu Hư không làm dụ; 2. Nêu chín phương Hư không làm dụ. Mỗi phần đều có vấn đápp như văn mà rõ.

Hỏi: Vì nhân duyên gì mà mượn Hư không làm dụ?

Đáp: Gồm có hai nghĩa: 1. Hư không thì vô tướng vô vi, còn vô trú tướng thí thì vô y vô đắc, vì vậy mà mượn nó làm dụ; 2. Hư không (bầu trời) thì bao hàm rộng lớn, vô trú tướng thì thì quả báo cũng lớn, vì vậy mà mượn làm dụ.

“Tu Bồ-đề Vô Trú Tướng Bố Thí Diệc Như Thị…” là phần ba, Hợp thí, như văn có thể hiểu rõ.

“Tu Bồ-đề Đản Ưng Như Sở Giáo Trú”: Đây là chương thứ ba, kết khuyến. “Như sở giáo trú” là: như giáo (lý) vô sở đắc đã nói ở phần trên. Cần phải y theo đó mà trú, y theo đó mà tu hành.

“Tu Bồ-đề, Ư Ý Vân hà, Khả Dĩ Thân Tướng Kiến Như Lai Bất?” Nếu theo khai Thiện thì đây là nêu ra bình đẳng không để đáp câu hỏi về Bồ-đề tâm. Nay nói hai nghĩa chẳng vậy: 1. Vì có lỗi điên đảo nên trước tiên phải phát Bồ-đề tâm, rồi sau đó mới hành Bồ-tát Hạnh, há lại trước đã nói về Bồ-tát hạnh xong, nay mới biện về Bồ-đề tâm sao? 2. Trong đây văn nói “Có thể dựa vào thân tướng mà thấy Như Lai không? Nếu là bình đẳng không thì không còn Như Lai, sao gọi là thấy Phật? Nay nêu năm nghĩa sinh khởi chương này: Nếu theo giải thích của luận, từ phần trên đến đây, là đã trả lời xong bốn câu hỏi. Từ đây về sau là chương thứ hai, đoạn sinh nghi tâm phần. Trả lời bốn câu hỏi, tức là phần lược thuyết Bát-nhã. Còn phần Đoạn Sinh tâm, tức là quảng thuyết Bát-nhã. Cho nên luận nói: “Từ đây về sau là đoạn sinh nghi tâm trong tất cả Tu Đa La”. Mới biết rằng thuyết kinh đều là vì để đoạn sinh nghi tâm.

Nếu dựa theo Nhân và quả để chia ra Môn thì phần trên trả lời về bốn câu hỏi, tức là biện về Vô sở Đắc Nhân (Nhân thuộc về phạm trù vô sở đắc). Từ đây về sau là phần hai nói về Quả của vô vi pháp thân. Nếu hành Hữu Sở đắc Nhân (nhân thuộc về phạm trù Hữu Sở Đắc) thì sẽ trở lại đắc Hữu sở đắc Quả (Quả thuộc về phạm trù Hữu sở đắc). Vì vậy mà Đại kinh (kinh Đại phẩm): Hữu Sở đắc, gọi đó là vô minh. Hữu sở đắc gọi là Hai lăm Hữu. Nay vì vô sở đắc Nhân, cho nên đắc quả (thuộc về phạm trù) pháp thân vô vi. Cho nên Đại kinh nói: Vô sở đắc, gọi đó là Trí Huệ. Vô Sở Đắc gọi là Đại Niết-bàn. Lại nữa, kinh chương đầu nói về phát Bồ-đề tâm, kinh chương tiếp theo nói về Tu Bồ-tát hạnh. Nay kinh chương này biện về đắc Phật Đạo. Ba điều đó tức là thứ đệ, đó là điều chính yếu của kinh này. Lại nữa, vừa thành nghĩa của Bồ-đề tâm ở phần trên; phát Bồ-đề tâm, hạ độ chúng sanh, thượng càu Phật đạo. Phần Hạ độ chúng sanh thì đã nói về Tướng của chúng sanh mà độ vô sở độ. Nay là phần Thượng cầu Phật đạo thì cần phải hiểu biết pháp thân, tức là cầu vô sở cầu. Nếu chẳng hiểu biết chúng sanh thì chẳng thể độ chúng sanh. Nếu chẳng hiểu pháp thân thì chẳng thể thượng cầu Phật đạo. Nếu Hữu sở đắc phát tâm cầu Phật thì như ngài Tịnh Danh (Duy Ma Cật) đã trách; tức là muốn khiến họ xả Bồ-đề kiến mà phát Bồ-đề tâm, xả về Phật kiến mới thất pháp mà thôi, phần trên biện về chúng sanh cũng tức là biện về chúng sanh không, tiếp đó biện về tu vạn hạnh tức là biện về lục trần chư pháp không. Nay phần này nói về chẳng thể dùng chư tướng để thấy được Như Lai, tức là chư Phật không. Thế nên chúng sanh vô sở Hữu thì tức là phi chúng sanh. Chư Phật vô sở hữu, đó tức là phi Phật. Vì phi chúng sanh, phi Phật, phi sinh tử phi Niết-bàn, cho nên chúng sanh và Phật bổn lai bất nhị. Mà vì phá Nhị kiến, cho nên nói là bất Nhị. Tại Nhị đã dứt, bất Nhị cũng trừ. Vì vậy mà kinh Hoa Nghiêm nói: “Bất trước bất Nhị pháp. Bởi vì không có Nhất hay Nhị”. Nếu được như vậy mà ngộ thì tất cả chư kiến rốt ráo chẳng khởi, mới là kim cang, gọi đó là Bát-nhã.

Trong văn này chia ra làm ba ý: 1. Như Lai dựa theo chúng nghi  để hỏi Thiện Cát; 2. Thiện Cát đối Như Lai để giải thích mối nghi ngờ; 3. Như Lai ấn chứng lời giải thích, kết thành đắc thất. Đây tức là ý thứ nhất. Cái gọi là Nghi; phần trên đã nói Bồ-tát hành vô trú tướng mà Nhân viên trò, bấy giờ chúng sanh nghi ngờ. Nhân nếu đã là vô trú Quả phải là vô vi. Nay thấy Quả là Hữu vi thì sao Nhân lại là vô trú. Vì sao lại vậy? Người Tiểu Thừa nói: Thân thể của Thích Ca, có đủ ba tướng; mới sinh ra ở Vương cung, tức là Sinh, tám mươi năm trú thế, tức là Trú. Nhập diệt ở rừng song lâm, tức là Diệt. Nay quả đã đủ cả ba tướng đó, sao lại nói Nhân là vô sở trú? Vì vậy mà Phật dựa theo chúng nghi để hỏi Thiện Cát “Có thể dựa vào thân có ba tướng mà thấy pháp thân Như Lai hay không?”

“Tu Bồ-đề Ngôn: bất Dả Thế Tôn”: Đây là phần hai Thiện Cát đối Phật giải thích mối nghi ngờ của Hội thời bấy giờ.

Hỏi: Phật đúng phải tự giải thích, vì sao lại bảo Thiện Cát giải thích?

Đáp: Muốn bày tỏ rằng có người đắc giải, cho nên bảo Thiện Cát giải thích, hơn nữa, Thiện Cát là người Tiểu thừa, nay muốn tiếp dẫn người Tiểu thừa khiến cho họ tin rằng Thân Như Lai là vô vi nên mới bảo Thiện Cát giải thích. Lại nữa, cũng như chim sẽ mẹ dẫn dắt chim con, Thiện Cát cũng vậy, muốn dẫn dắt Thanh văn, khiến cho họ đồng với sớ giải (cái giải hiểu, cái giải ngộ) của mình. Thiện Cát là Thanh Văn, đã biết Thân của Như Lai là vô vi, chúng ta cũng là Thanh Văn, cũng cần phải biết thân Như Lai là vô vi, chẳng bị tướng của ba tướng. Lại nữa. Thiện Cát muốn dẫn dắt Bồ-tát, khiến cho họ cầu Như Lai pháp thân. Vì sao? Người Tiểu thừa còn biết thân Như Lai là vô vi thì sao Bồ-tát lại nói Phật là Hữu vi.

Hỏi: Kinh Niết-bàn còn có thể nói Phật là vô vi, kinh Bát-nhã sao lại có thuyết như thế?

Đáp: Người theo thuyết năm thời giáo mới có câu hỏi đó mà thôi. Nay trong Bát-nhã luận chính là để phá câu hỏi đó. Cho nên kệ nói: “Tam tướng dị thể cố, ly bỉ thị Như Lai”. Đâu có thể trong thời Bát-nhã giáo Phật là Hữu vi được sao? Lại nữa. Nay nói về Bát-nhã chánh pháp, tức là pháp thân. Bát-nhã Phi Hữu vi phi vô vi, tức là pháp thân, phi hữu vi phi vô vi, nhưng vì để đối lại thân của phàm phu, Nhị thừa là Hữu Vi mà nói là vô vi mà thôi, cũng chẳng như luận sư đất bắc cho rằng: Như Lai thân nhất định là vô vi, Hữu vi và vô vi đều là công dụng của Bátnhã. Câu “bất khả dĩ thân tướng kiến Như Lai” là chẳng thể dựa theo ba tướng; sinh, trụ, diệt để thấy pháp thân vô vi của Như Lai.

“Hà Dĩ Cố. Như Lai Sở Thuyết Thân Tướng…” Bất giờ, trong hội lại nghi rằng: Nếu nói ba tướng chẳng phải là Như Lai (phi Như Lai) thì vì sao xưa kia Như Lai nói có ba tướng” Trước kia nói rằng “Sinh ra tại nhà Tịnh Phạm Vương”, tức là nói có sinh tướng, về sau nói rằng “ba tháng sau sẽ nhập Niết-bàn”, tức là Diệt tướng. “tám mươi năm trú thế” tức là trụ tướng. Do đó giải thích rằng: “Như Lai sở thuyết hữu tam tướng giả, tức phi thân tướng”. Nói phi thân tướng, tức ý nói chẳng phải là pháp thân vô vi tướng, đây là vô sinh sinh phương tiện, tức là sinh thân, cho nên có ba tướng. Nếu là sinh vô sinh phương tiện thì tức là pháp thân, không có ba tướng.

“Phật Cáo Tu Bồ-đề…”. Đây là phần ba, Như Lai thuật thành, kết luận về đắc thất. Sở dĩ cần phải thuật thành là vì Thời Hội bấy giờ e cái giải hiểu của Thiên át chưa chắc đã là chẳng sai lầm. Do vậy mà Như Lai thuật thành sự giải hiểu đó của Thiện Cát. Trong văn này gồm có hai cú: í thứ nhất nói về Thất; phàm có danh tướng đều là do nhớ nghĩ tưởng tượng mà có, thảy đều là hư vọng, há lại chỉ cho rằng sinh trụ, diệt là chẳng hư vọng sao?

“Nếu thấy chư pháp tướng phi tướng” tức là cú thứ hai, nói về Đắc. Nếu thấy tất cả chư tướng phi pháp thân tướng, tức là thấy pháp thân. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Nhất thiết pháp bất sinh, nhất thiết pháp bất diệt, nhược năng như thử quán, chư Phật thường hiện tiền”.

 

Pages: 1 2 3 4