KIM CANG BÁT NHÃ SỚ

SỐ 1699

QUYỂN 04

Hồ-Cát Tạng Pháp Sư Soạn

 

“Nhĩ Thời Tu Bồ-đề Văn Thuyết Thị Kinh….” Là phần lỉnh giải, giải thích mối nghi. Văn chia ra hai phần: 1. Lỉnh giải. 2. Giải thích nghi.

Trong phần lỉnh giải, chia ra hai phần: 1. Lỉnh giải; 2. Phật thuật thành phần một.

Lỉnh giải, chia thành bốn phần: 1. Tự mình lỉnh giải; 2. Người khác lỉnh giải; 3. Mình lỉnh giải dể; 4. Người lỉnh giải khó.

Phần một lại chia làm hai phần: 1. Ngộ giải tướng mạo; 2. Chính nói về lỉnh giải.

Phần một, tựa về lỉnh giải tướng mạo có bốn phần: 1. Nêu ra người lỉnh giả; 2. Pháp được lỉnh giải; 3. Chánh nói về lỉnh giải; 4. Lỉnh giải tướng mạo.

Hỏi: được ngộ giải thì phải hoan hỷ, sao lại buồn khóc?

Đáp: Tướng mạo khi giải ngộ có khác nhau, gồm có ba trường hợp: 1. Đắc giải ngộ bèn hoan hỷ, như kinh pháp Hoa, Xá lợi tử hân hoan vui mừng; 2. Đắc giải ngộ, buồn khóc, như đoạn văn này; 3. Đắc giải ngộ vừa vui mừng vừa buồn khóc, như Thiện tập Vương, buồn vui xen kẻ. Hỷ là vui mừng nay đắc ngộ, bi là buồn than xưa kia mê. Bi và Hỷ kiêm luôn cả hai sự.

“Hy Hữu Thế Tôn….” Là phần hai, đắc giải.

“Ngã Tòng Tích Lai Sư Đắc Duệ Nhãn Vị Tằng Đắc Văn”:

Xưa nay giải thích kinh, trước và sau khác nhau: Một nhà nói: Kinh này có trước kinh Đại phẩm, lấy văn này làm chứng. Đã nói là “chưa từng nghe Bát-nhã”, vì vậy mà biết kinh này có trước kinh Đại Phẩm. Sư thứ hai nói: Kinh này thuyết sau kinh Đại phẩm (kinh Đại Bát-nhã). Đã thuyết sau khi đã thuyết kinh đại phẩm thì vì sao Thiện Cát lại nói “Xưa nay chưa từng được nghe”? Sư kia giải thích rằng: trước kia, trong kinh Đại phẩm, tuy Thiện Cát đã ngộ nhưng người trung căn,hạ căn chưa ngộ, nay đồng với những người chưa ngộ, cho nên nói “chưa từng được nghe”. Vì người Trung, hạ căn nay đắc ngộ nên đồng với sự đắc ngộ của họ. Cho nên nói “ Nay mới được nghe” mà thôi, sự việc này đã nói ở phần trên. Nay khai thêm một ý nữa; phần trên đã so sánh với ngoại thí. Như Lai tự mình khen ngợi kinh, khuyên vật thọ trì. Vì vậy mà thầy và trò cùng nhau khuyên duyên tín ngộ mà thôi.

“Nhược Phục Hữu Nhơn Đắc Văn Thị Kinh…” là phần hai. Người khác (tha) đắc giải.

“Tắc Sanh Thật Tướng”; Người khác nói rằng: “Thế Đế sanh, Chơn Đế bất sanh”, bèn hỏi rằng: Thật tướng tức là Chơn Đế, đã sanh thật tướng thì sao lại chẳng sanh Chơn Đế? Kia giải thích rằng: chỉ sanh Huệ của Thật tướng mà thôi. Thật tướng chẳng thể sanh, chỉ vì Huệ theo cảnh mà đặt tên gọi là Thật Huệ. Cảnh theo Huệ mà đặt tên. Vì vậy, sanh Huệ nói là Sanh Cảnh mà thôi. Nay nói rằng hai Đế đều sanh và bất sanh, như trong nghĩa giải thích, văn ấy tức làm chứng. Có một sư dùng nghĩa của Quán phát Trung, Trung phát Quán để chứng tỏ là sanh Thật tướng. Đó là Quán phát Trung; Chánh quán rõ ràng thì Thật tướng hiện tiền. Cho nên gọi là Sanh Thật tướng. Đó là dựa theo mê và ngộ mà nói: Với người mê thì chẳng hiện tiền, gọi đó là Thật tướng đã vậy, Phật tính cũng vậy. Xét cho cùng thì thật tướng chưa từng sanh hay bất sanh.

“Thị Thật Tướng Giả Tức Phi Thật Tướng”: Người ta vẫn dùng Nhị Đế để giải thích câu văn này, như Thường Đàn. Theo Luận giải thích: “Thị Thật Tướng”; là chỉ riêng Phật pháp Đại thừa có thật tướng này, cho nên nói là Thật tướng. “Tức Phi Thật Tướng”; Thiên ma, ngoại Đạo không có thật tướng, cho nên nói là Phi Thật Tướng. “Thị Danh Thật Tướng”; Luận kinh có một trường hợp, nói rằng “Thật tướng thật tướng”, câu này chia ra hai Thừa, Thật tướng có hai loại: 1- Đại thừa Thật tướng. 2- Tiểu thừa thật tướng. Nay ở đây là Thật tướng Đại thừa, chẳng phải là Thật tướng Nhị Thừa, cho nên nói “Thật tướng thật tướng”. Trường hợp trước là ngoại thật tướng, trường hợp này là nội thật tướng. Sở dĩ có hai loại này là vì chỉ Phật pháp mới có Thật tướng và chỉ Đại thừa mới có Thật tướng, sanh ra Huệ của thật tướng nói là Hy hữu mà thôi.

“Thế Tôn! Ngã Kim Đắc Văn…” là phần ba, tự ngộ là việc dể. Sở dĩ dể là vì: 1. Quá khứ đã giao nhân; 2. Hiện tại gặp Phật, có đủ cả Nội Nhân, ngoại duyên nên tín thọ là việc dể. Lại nữa, xét theo phần này; Tu Bồ-đề là Đại A La Hán. Như Kinh Đại Phẩm nói: “Bát-nhã thậm thâm, ai có khả năng tín giải? Đáp: Người chánh kiến đã thành tựu, lậu tận A La Hán có khả năng tín”. Nay Tu Bồ-đề đã là La Hán, cho nên tín giải chẳng khá. Nếu xét theo Bổn thì Tu Bồ-đề nội bí Bồ-tát Hạnh, hoặc có thể là Như Lai cổ xưa đến, thị hiện đồng với chúng mê, cho nên ngội giải là điều dể.

“Nhược Đương Lai Thế…” Phần bốn, người ngộ là khó. Sở dĩ khó là vì sinh ra tai thời Mạt thế năm trăm năm sau. Duệ Pháp Sư nói: tiền năm trăm năm, người đắc đạo thì nhiều, người chẳng đắc đạo thì ít. Hậu năm trăm năm, người chẳng đắc đạo thì nhiều, người đắc đạo thì ít. Tiền Năm trăm năm người tin vô sanh thì nhiều, người chẳng tin thì ít. Hậu năm trăm năm người chẳng tin thì nhiều, người tin là ít. Tiền năm trăm năm gọi là chánh pháp, Hậu năm trăm năm gọi là Tượng pháp, trong thời tượng pháp mà tin, cho nên đó là điều khó. Lại nữa, ý nói thời đại này chúng sanh chẳng gieo nhân lâu dài, chẳng gặp Phật, không có nội Nhân ngoại duyên, trong thời đó mà snah niềm tin thì đó là việc khó.

“Hà Dĩ Cố…” Đây là giải thích ý tin là điều khó. Nếu nói có người Năng tín, có Bát-nhã sở tín thì đó là Nhơn kiến, pháp kiến, chẳng gọi có người Năng tín, có Bát-nhã sở tín thì đó là Nhơn kiến, pháp kiến, chẳng gọi đó là Tín. Tín đó cũng bất ly. Tổ rằng; Nếu chẳng thấy ngã (ta) là năng tín, tức là Nhơn không, tức là không có Nhơn kiến, chẳng thấy

Bát-nhã là sở tín, tức là pháp không, tức là không có pháp kiến. “Sở Dĩ Giả Hà, Ngã Tướng Tức Thị Phi Tướng”, cho nên chẳng thủ những tướng như; Ngã,… phi Hữu Ngã Tướng, do đó chẳng thủ ngã tướng, vì thật vô ngã nên vô sở thủ mà thôi, cho nên nói “ngã tướng tức phi ngã tướng”. Lại nữa, Đạo lý nếu thật có tướng ngã, nhơn thì chẳng thể lìa khỏi. Bởi vì Đạo lý thật không có Tướng ngã, Nhơn, chỉ vì chúng sanh vọng cho đó là có, cho nên ngã tướng có thể ly. Cho nên nói rằng: “Ngã tướng tức thị phi tướng”. Kinh Đại Phẩm nói: Cái mà chúng sanh trước dính vào, nếu nó có một tí nào thật có thì chẳng thể lìa (nó) nổi. Vì chỗ trước dính vào đó là vô (không có) nên có thể lìa nó được”. Người ta nói rằng: chỉ cái Ngã kiến sở vị (cái mà ta cho là Ngã kiến) là Vô mà thôi. Cái tâm năng vì (cái tâm cho rằng) là Hữu (có), nó chẳng vô, như Dương Viên Sở Vị (cái cho là Dương Viêm) là vô, cái Tâm năng vị (cái tâm cho là) là Hữu. Nay nói rằng: cái tâm năng vị là như Sở vị chẳng khác. Nếu theo luận giải thích thì đây là tỏ rằng Nhơn và Pháp cả hai đều không. Phấn trước nói “Vô ngã nhơn tướng”, đó là Nhơn không, phần này nói rằng “ngã tướng tức là phi tướng”, tức là pháp không.

Hỏi: Nếu nói đây là nói về pháp không thì đúng phải nói là “pháp tướng tức là phi pháp tướng”, sao lại nói là “ngã tướng tức là phi 30 tướng”?

Đáp: Vô ngã có hai loại: 1. Nhơn vô ngã; 2. Pháp vô Ngã. Nay ở đây là pháp vô ngã.

“Hà Dĩ Cố. Ly Nhất Thiết Chư Tướng Tức Danh Chư Phật”. Đây là lặp lại giải thích về nguyên do vô tướng. Nếu có tướng thì Phật đúng phải thấy được, vì ly tất cả chư tướng nên gọi đó là Phật, mới biết chư pháp không có tướng đó.

Hỏi: (Hữu) có tất cả tướng tức là Hữu sở đắc, vô (không có) tất cả tướng tức là vô sở Đắc. Vì Hữu sở đắc là sanh tử phàm phu, vô sở đắc thì danh là Niết-bàn, danh là chư Phật.

“Phật Cáo Tu Bồ-đề….” Là phần hai, Phật thuật thành. Phần lỉnh giải trên có bốn phần, nay chỉ thuật phần thứ tư, người khác ngộ khó; nói rằng từ vô thủy đến nay quen với Hữu sở đắc đã lâu, ngày xưa lại theo giáo lý Hữu sở đắc của tiểu thừa, nay bỗng nghe Bát-nhã Vô Nhơn Vô pháp, đa phần là sinh ra lòng bố úy sợ hải. Do vậy nay nói rằng người chẳng bố úy sở hải, đó là điều khó. Cái gọi là “bất Kinh bất Bố”; Kinh ngạc sợ hải, gọi đó là “Kinh”, trong lòng khiếp sợ, gọi đó là “Uy”. Một mực thâm ghét sự việc trước kia, gọi đó là “Bố”.

“Như Lai Thuyết Đệ Nhất Ba-la-mật”: họ nói: Bát-nhã là đệ nhất trong lục độ, cho nên nói là “Đệ nhất”. “Tức Phi Đệ Nhất” là Chơn Đế bác (bỏ) đệ nhất. Thị Danh Đệ Nhất” là Thế Đệ Giả danh (mượn danh) nói là Đệ Nhất. Theo luận giải thích: Kinh Bát-nhã này hơn hẳn những Tu Đa La (kinh) khác, cho nên gọi kinh này là “Đệ Nhất Ba Ma Lật”. “Phi Đệ Nhất Ba-la-mật”; là những Tu Đa la (kinh) khác chẳng phải là Đệ nhất, “Thị Danh Đệ Nhất”: trở lại kết luận kinh này là Đệ nhất. Sở dĩ có đoạn văn này đến là vì có hai nghĩa cận và viễn. Cận là thành lời khen “Hy Hữu” trên, vì kinh này là đệ nhất cho nên tin kinh này, đó mới là “Hy hữu” mà thôi. Nếu kinh này chẳng phải là Đệ Nhất thì tin kinh này cũng chẳng đáng để khen là “Hy Hữu”. Viễn là thành những ý trên, phần trên nói rằng Nội thí và ngoại thí chẳng bằng trì bốn câu kinh, do vì kinh này là Đệ nhất pháp trong các kinh.

“Tu Bồ-đề, Nhẫn nục…” là phần hai, giải thích niệm nghi.

Hỏi: Vì nhân duyên gì, tiếp Bát-nhã lại nói về Nhẫn Nhục? Theo số lục độ, trước sau đều chẳng thứ lớp, nay theo thứ lớp gì mà sinh ra đoạn văn này?

Đáp: Khai Thiện giải thích rằng: chia ra ba môn để thuyết về Bátnhã. Hai môn trước là Thể Môn và Danh Môn đã nói xong, nay theo thứ tự là môn thứ ba, Công Dụng Môn mà nói, nói rằng Bát-nhã công dụng vô cùng; sanh ra chư Phật, bày ra thế gian, đoạn dứt phiền não, lại còn có công dụng thâu nhiếp, công dụng dẫn dắt, công dụng quên vong, nhiều công dụng khác nhau. Nay ở đây nói rằng vong hoài là công dụng của Nhẫn Nhục, nhờ đắc được cái công dụng này mà gặp khổ chẳng lo buồn, gặp Lục chẳng vui mừng, công dụng của nó là cốt yếu, cho nên chỉ riêng nói về nó. Còn giải thích rằng: Nhẫn và Bát-nhã đều là Huệ, đồng một thể với Huệ, cho nên cùng nói về chúng. Nay nói rằng cái ý của vô phương chẳng hại gì nghĩa đó. Nếu theo ý của luận, thì đây là do giải thích mối nghi ngờ mà đến. Chúng sở dĩ nghi ngờ là vì phần trên nói về xả thân mật để so sánh mà sinh ra, phần trên nói rằng: “Xả thân bố thí chẳng bằng trì bốn câu kinh”, nguyên do chẳng bằng là vì xả thân là cái khổ Nhân điên đảo (thuộc phạm trù) Hữu sở đắc, trở lại đắc cái khổ quả (thuộc phạm trù), Hữu sở đắc, do đó chẳng bằng trì kinh. Chúng bèn nghi rằng: Phật vào những kiếp xưa kia tu nhiều thứ khổ hạnh cũng đúng phải là cái Nhân điên đảo thì cũng phải đắc cái quả điên đào, chẳng thể đắc Bồ-đề. Vì vậy nay giải thích rằng: Phật xưa hành khổ hạnh,đó là Vô Sanh Nhẫn tâm, tuy xả thân nhưng chẳng khổ não, chẳng những vô khổ mà lại càng Hữu Lạc, cho nên Luận kệ nói: “Khổ Lạc hữu từ bi, Như thọ khổ hạnh quả”. Vì nhờ tu Vô Sở Đắc Nhẫn, cho nên Đắc Bồ-đề. Cho nên nói: “Như Lai Thuyết Nhẫn Nhọc Ba-la-mật”. “Phi Nhẫn Nhục”; đây là Nhẫn vô sở đắc, chẳng thể đo lường. Cho nên luận nói: “Nhẫn nhục kia, bờ khó lường”.

“Hà Dĩ Cố, Ngã Ư Nhỉ Thời Vô Ngã Tướng”. Câu này do hai nghĩa mà đến: 1. Phản giải thích nghĩa Vô Sân: Nếu có Ngã tướng thì đúng phải sanh ra Sân, vì không có Ngã tướng thì khiến cho ai sân, kẻ Sân là ai? 2. Nói về nghĩa của Vô Nhẫn; tức là bất nhẫn, bất sân, đó là Nhẫn Ba-la-mật. Nếu có người Năng Nhẫn thì đúng phải sanh ra Nhẫn. Nay còn chẳng thấy người Năng Nhẫn thì đâu có tha (người) mà khởi sân họ. Đây là giải thích theo cách khoa tiết.

“Ca Lợi Vương”; Dẫn chuyện xưa để làm chướng. Nhân duyên kiếp trước, ca lợi vương tức là bản thân của Trần Như hiện nay. Kiếp trước từng giết hại một Tiên Nhân, Tiên Nhân phát nguyện; ngươi nay vô tội hại ta, khi ta đắc đạo, phải trước độ người”, như văn xuất ở luận Tỳ Bà Sa.

“Thị Cố Tu Bồ-đề, Bồ-tát Ưng Ly Nhất Thiết Tướng…”: Sở dĩ có đoạn văn này là vì để thành nghĩa nhẫn nhục trên. Những Bồ-tát vừa mới phát ý, khi đã nghe nói trãi qua nhiều đời nhiều kiếp tu Nhẫn mới đắc Bồ-đề, họ vì đã cho là có thân, tâm hoặc là đã sanh tâm thối chuyển, như Thân Tử (Xá-lợi-phất) sáu mươi kiếp hành hạnh Bồ-tát, về sau nhân vì bố thí con mắt mà thối lui thành Tanh Văn, cho nên nay khuyên rằng: muốn chẳng thối lùi tâm Bồ-đề thì phải ly tất cả tướng, phát tâm Bồ-đề tâm.

Hỏi: Từ đầu kinh đến đây có ba chỗ nói về Bất trú, chúng khác nhau ra sao?

Đáp: Bất trú thứ nhất là để thành nghĩa của Đàn độ (Bố thí Ba-lamật), khuyên hành Bố thí vô sở đắc. Bất trú thứ hai là để thành nghĩa của Nhân Tịnh Thổ; Nếu tâm Hữu trú (có trú, trú vào hữu) thì tâm có uế, tâm uế thì Thổ uế. Vì nhờ tâm vô sở trú, cho nên Tâm Tịnh, tâm tịnh thì Thổ Tịnh. Nay nói Bất Trú là để thành Bồ-đề tâm, khuyên bất trú phát tâm. Nếu tâm Hữu trú thì trái với Chánh Đạo, há lại là Đạo tâm sao? Bồ-đề là Chánh Đạo, nay phát Đạo tâm, nên gọi là Bồ-đề tâm mà thôi.

“Nhược Tâm Hữu Trú Tức Vi Phi Trú”; Nếu tâm Hữu trú (trú vào Hữu) tức là trú điên đảo, tức là phi trú, chẳng trú Bát-nhã. Như Kinh Đại Phẩm nói: “Chẳng trú tất cả pháp, tức là trú Bát-nhã, chẳng tin tất cả pháp, đó gọi là tin Bát-nhã, nghĩa sanh cũng vậy”.

“Thị Cố Phật Thuyết Bồ-tát Tâm Bất Ưng trú…” Trên là khuyê vô trú phát Bồ-đề tâm, đây là khuyên vô trú tu Bồ-tát hạnh, như những lời nói của Thiện tài.

Hỏi: Phần đầu của kinh đã nói về phát tâm tu hành. Nay còn nói làm gì nữa?

Đáp: Trên kia là lập ra bốn tâm; như Quảng đại tâm,.. gọi đó là phát tâm, dùng cái nghĩa của Bất trú để nói về tu hành, ở đây là thông, dùng bất trú mà nói về phát tâm và tu hành, cho nên trước là tách ra mà nói, nay là hợp lại mà nói. Chỉ nêu ra “Bố Thí”, vì Bố thí đứng đầu Lục Độ, lại vì nghĩa của Bố thí thì nhiếp cả sáu.

“Tu Bồ-đề, Bồ-tát Vi Lợi Ích Nhất Thiết Chúng Sanh”: phần trên đã nói về Vô trú phát tâm, về trú tu hành, người ta bèn cho rằng: Đã vô sở trú thì vì sao phát tâm, vì sao tu hành? Bèn giải thích rằng: Vì lợi ích chúng sanh mà phát tâm tu hành. Lại nữa, vô trú tu hành mới có thể lợi ích chúng sanh. Hữu sở trú tu hành thì chẳng thể lợi mình lợi người.

“Như Lai Thuyết Nhất Thiết Chư Tướng…” Đây là vì để thành ý nghĩa tu hành và vì chúng sanh ở phần trên. Đã nói là tu hành thì phải có Hạnh để tu, đã nói là lợi ích chúng sanh thì phải có chúng sanh để làm lợi, thì thành ra là Nhơn kiến, pháp kiến. Vì vậy mà nay nói rằng “Như Lai nói tất cả tướng tức phi tất cả tướng”, tuy tu vạn hạnh mà không có hạnh để có thể tu, tuy lợi chúng sanh, thật không có chúng sanh để lợi. Lại còn dẫn lời nói thành thật của Đức Phật; khuyên Bồ-tát như thuyết mà tu hành, Phật nói rằng chúng sanh và pháp đều bất khả đắc, Bồ-tát cũng cần phải như vậy mà học.

“Tu Bồ-đề, Như Lai Thị Chơn Ngữ Gia…”; Đoạn văn này có ý gần xa; ý xa là thành nghĩa của so sánh hai thí Nội thí và ngoại thí ở phần trên là sao? Phần trước nói tuy xả nội thí và ngoại thí nhưng rốt cuộc vẫn chẳng bằng trì bốn câu kinh, người nghe vậy sinh nghi; chư pháp thật tướng là tuyệt ngôn ngữ, sao danh tự văn cú lại có thể bày tỏ thật tướng? Mà thọ trì bốn câu lại có phước như vậy sao? Vì vậy mà nay giải thích rằng: Thật tướng tuy tuyệt ngôn, ngôn là Nhân của Vô Ngôn, vì là Nhân của vô ngôn nên có thể biểu đạt Vô ngôn, do vậy, thọ trì ngôn này thì công đức vô lượng.

Hỏi: Đây là giải thích và ngôn ngữ có khả năng bảy tỏ Đạo, thế nào là giải thích văn năm chữ?

Đáp: Vì ngôn ắt có khả năng biểu tỏ đạo, nên Phật nói: là thật do từ khả năng biểu tỏ đạo cho nên thọ trì phước nhiều.

Ý gần là phần trên Phật nói “Nhất thiết chư tướng tức là phi tướng”, nói “tất cả chúng sanh tức phi chúng sanh”, khuyên Bồ-tát như thuyết mà hành. Nay giải thích lại guyên do, cần phải tin Phật thuyết, bởi vì lời Phật chẳng hư dối. “Chơn Ngữ”; là y theo chơn đế mà nói ra. “ Thật Ngữ” là y theo Thế Đế mà nói ra. Sở dĩ nêu ra hai ngữ là vì Như Lai thường y theo hai Đế mà thuyết pháp, điều ác là đồng với chư Phật “Bất Cuống Ngữ”; Phật chẳng lừa dối chúng sanh, Như Đại kinh (Đại phầm) nói: Vì nhân duyên gì mà phải lừa dối, xem chúng sanh như con trai mình sao lại bảo con trai đọa địa ngục? “Bất Dị Ngữ” là để giải thích nghi ngờ mà có câu này, người nghi rằng: Nếu chẳng lừa dối chúng sanh thì vì sao lại cùng một vị Phật mà nói nhiều pháp khác nhau; mới đều thì thuyết Tam thừa là, về sau thì thuyết nhất thừa, cho đến bây giờ thì thuyết là thường, trước kia thì thuyết là vô thường? Vì vậy mà giải thích rằng: Tu có chư thuyết khác nhau nhưng đều vì để cùng thành một Đạo, cho nên chẳng khác nhau. Như kinh nói: “Kẻ trí sẽ chẳng cho rằng ta hai lời, ta cũng chẳng nói hai lời với người ấy”. Kinh Pháp Hoa nói: “Tuy thuyết nhiều thừa khác nhau nhưng đều là cùng một thừa”. Tiếp nữa là căn cứ theo luận giải thích thì chỉ có bốn ngữ, cho nên kệ nói rằng: “Thật trí cập Tiểu thừa, thuyết Ma Ha Diễn pháp, ký ư tam thế sự, thị danh tứ chủng ngữ” (Thật trí đến tiểu thừa, thuyết pháp Ma Ha Diễn, ký về tam thế sự, đó là bốn loại ngữ). Thật trí tức 3 là “Chơn ngữ”; nghĩa là thuyết về Phật Bồ-đề. Cập tiểu thừa (đến với Tiểu thừa) thì thuyết về Tứ Đế, đó tức là (thật ngữ”. Thuyết pháp Ma Ha diển (pháp Đại thừa) để thành Bồ-đề, tức đó là “Như Ngữ”. Ký tam thế sự, tức là hợp hai ngữ sau “thật ngữ” và “Như ngữ” thành là “Bất Dị Ngữ”. Bốn ngữ nay bao hàm cả Tiểu thừa và Đại thừa, bao hàm cả lý và sự, bao hàm cả Nhân và Quả. “Chơmn ngữ” là quả, “Như Ngữ” là Nhân, hai ngữ này là Đại thừa, “Thật Ngữ” là tiểu thừa, Ký tam thế là Sự, ba Ngữ là Lý.

“Tu Bồ-đề, Như Lai Hữu Sở Đắc Pháp”; Có Văn này đến là vì từ trên đến đây gồm có ba văn dẫn lời Phật để khuyên tin, văn dẫn đầu tiên là “Như Lai thuyết nhất thiết tướng tức phi tướng, Như Lai thuyết nhất thiết chúng sanh tức phi chúng sanh”, đây là khuyên Bồ-tát xả bỏ Nhơn kiến và pháp kiến, khiến tin vào giáo lý vô sở trú. Tiếp đó là dẫn năm ngữ để chứng cho Phật ngữ là chẳng hư dối, khuyên Bồ-tát tin vào giáo (lý) vô sở do Phật đã thuyết. Nay ở đây là văn dẫn thứ ba, pháp mà Phật đã chứng đắc, trở lại khuyên tin vào giáo (lý) vô sở trú, bởi vì chính Phật là người nương theo giáo (lý) vô sở trú mà chứng đắc Bồ-đề, cho nên Bồ-tát cần phải tin vào giáo môn Vô sở trú. Luận kinh có một cú, đó là “Như Lai sở đắc pháp, Như Lai sở thuyết pháp”. Như Lai sở đắc pháp thì đã giải thích như trên.

“Như Lai Sở Thuyết Vô Thật Vô Hư”. Ba văn dẫn trên đã khuyên tin, nhưng vì e người độn căn thủ lấy lời nói mà trú, nên nay nói rằng lời của Đức Phật là phi thật phi hư, bởi vì chánh đạo thì tuyệt ngôn ngữ, nếu thủ ngôn thì mất đạo, cho nên nói rằng “Tức phi thật”. Chẳng phải là chẳng nhở ở ngôn ngữ biểu tỏ Đạo, cho nên nói rằng “Tức phi hư”, dụ về ngón tay chỉ mặt trăng, tức là sự việc đó. Đây là xuyên suốt cùng một ý Hóa, há lại chỉ là một chương sao?

“Tu Bồ-đề, Như Nhơn Nhập Ám”: Theo cánh chia mười hai phần của Lưu Chi thì phần so sánh trên đã xong, đây là phần Hiển Tính. Nay đưa ra ba điều để bác ý của Lưu Chi: 1. Về phần Hiển Tính; Kinh luận không có văn nói về phần này, cho nên chẳng dùng. 2. Nếu dựa theo Bố thí để nói về đắc và thất mà chia ra thành phần Hiển tính thì phần trên đã nói về tu hành Nhẫn Nhục cũng phải là một phần. 3. Trong phần so sánh Nội thí và Ngoại thí, mối thí đều có hai lớp so sánh, nay trong nội thí chỉ mộ chương là xong, còn một lần so sánh nữa, sao có thể hợp lại lấy phần so sánh sau làm phần Hiển Tính? Nay nói hai ý mà có văn này đến. Do nguyên do gần mà sanh ra đoạn văn này: từ đầu kinh cho đến đây, gồm có ba chỗ khuyên bất trú, xả bỏ trú, chưa biết Trú thì có gì thất (mất, sai lầm); bất trú thì có gì đắc mà khuyên tu bất trú, xả bỏ trú? Vì vậy mà nay là lần giải thích sau cùng về sự đắc và thất đó. Tâm Hữu sở đắc thì giống như bên ngoài không có ánh sáng, bên trong có đen tối, cho nên chẳng thấy chánh Đạo. Tâm vô sở trú thì giống như bên ngoài có ánh sáng, bên trong có con mắt, có thể thấy chánh Đạo. Vì đắc thất này mà có ba đoạn văn khuyên kể trên, y theo giáo Vô Trú thì giống như bên ngoài có ánh sáng, đắc quán giải vô sở trú thì giống như bên trong có con mắt, người như vậy thì thấy chánh Đạo. Sự sai lầm, mất mát của Hữu trú thì ngược lại điều trên, có thể tự hiểu vậy. Theo luận sanh khởi nói rằng: ‘Tất cả mọi nơi, tất cả mọi thời, chơn như đều thường có. Vì sao chúng sanh có người đắc Như, có người chẳng đắc Như?” Luận sư nói rằng: Chơn Như tức là Phật Tính, tất cả phàm Thánh chúng sanh đều có Phật tính, vì sao Thánh thấy mà phàm chẳng thấy? Bèn dùng văn của kinh để giải thích điều đó. Giống như tuy thường có một màu sắc, nếu bên ngoài có ánh sáng, bên trong có con mắt thì thấy màu sắc đó. Không có yếu tố bên ngoài và bên trong này thì chẳng thấy. Tuy thường có Chơn Như, Phật Tính, tâm vô sở trú thì thấy, Hữu sở trú thì chẳng thấy. Lời nói về Hiển Tính chính là ở đó vậy. Nay tỏ rằng ý đó cũng chẳng sai về nghĩa. Đại Trí Luận nói: Hoặc gọi là Như, hoặc gọi tên là Thật Tướng, là pháp Tính (hay có người nói là pháp tánh), là Niết-bàn, chỉ tùy theo chúng sanh ngộ hay mê mà có người đắc, có người chẳng đắc. Xét cho cùng thì Phật Tính, Niết-bàn, chưa từng đắc hay thất chưa từng ẩn hay hiển.

Hỏi: Theo Luận nói đó la Thấy Như và chẳng thấy Như, hình như điều này là chẳng có thứ tự, tức là đoạn văn này sanh ra một cách trơ trọi sao?

Đáp: văn này là tiếp nối phần văn Bố thí đắc thất trên kia mà sanh ra: Hữu trú bố thí thì chẳng thấy Như, vô trú bố thí thì sẽ thấy Như, do vậy, chẳng phải là không có thứ đệ. Chỉ vì người giảng luận chẳng thấy nguyên do gần của nó bèn cho rằng nó sinh ra một cách cô lập, trơ trọi, rồi chia nó thành ra là phần Hiển Tính mà thôi. Sư giảng kinh tuy thấy nguyên do gần của Văn này là sự đắc và thất của hai loại Bố thí, nhưng chẳng thấy nguyên do xa là Nhân thí đắc thất của nó mà nói rằng đều có Phật Tính, vì Hữu phương tiện và vô phương tiện mà có thấy và chẳng thấy khác nhau. Nếu thủ cả hai nghĩa gần và xa thì kinh và luận đều thành.

“Tu Bồ-đề, Nhược Đương Lai thế…”; có phần này đến là vì trở lại thành cái nghĩa bỏ thất theo đắc ở phần trên. Bồ-tát nếu bỏ thất theo 36 đắc thì cần phải thọ trì đọc tụng Bát-nhã.

Hỏi: Ở phần Tín Thọ môn đã nói “Nếu sanh một niệm tịnh tín thì được Phật Trí thấy, đắc vô lượng công đức”, này vì sao lại nói lại “được Phật trí thấy, đắc vô lượng công đức”?

Đáp: Kinh Bát-nhã này có ba môn nói về công đức: 1. Tự Tín môn; 2. Tự thọ trì đọc tụng, trở lại thuyết cho người khác Môn; 3. Chỉ tự mình thọ trì đọc tụng môn, đầu tiên là nói “Một niềm tín, được Phật trí thấy, đắc vô lượng công đức”, đó là Tự Tín môn nói về công đức. Từ Tam Thiên thất bảo bố thí đều Hằng Sa thân mệnh Bố thí, đó là Tự hạnh, hóa tha môn tỏ về công đức. Nay chương này là nói về thọ trì đọc tụng Tự hạnh môn công đức, cho nên chẳng phải là nói lặp lại. Ba môn này nhiếp tất cả kinh Bát-nhã khi nói về công đức.

“Sơ Phật Phần…” là phần hai, công đức so sánh với Ba thời xả thân, phù này chia ra hai phần: 1. So sánh; 2. Khen ngợi, khuyên tu. Trong phần so sánh chia ra hai phần: 1. Chánh nêu ra xả thân; 2. So sánh. khác với phần xả thân ở trên kia, vì có hai nghĩa: 1. Bố Thí: Bố thí nhiều; nghĩa là hàng ngày ba thời xả thân, đây là “phần đầu ngày” (Nhật sơ phần), “Phần giữa ngày” (Nhật trong phần), “phần cuối ngày” (nhật hậu phần), chẳng phải là ba ngày chia ra thành ba phần; 2. Thời tiết lâu dài; nghĩa là vô lượng ngàn vạn ức kiếp thường hành việc xả thân. Tiếp đó là phần so sánh với Bát-nhã, nói rằng Tín, tâm chẳng trái nghịch thì phước đó đã hơn hẳn, huống nữa là tự mình thọ trì đọc tụng, thuyết cho người khác nghe sao? Đây tức là so sánh chuyển cao hơn thì phước của Bát-nhã càng dày hơn. Lại nữa, văn này sở dĩ đến là vì trong phần Tín thọ môn ở trên, nói thẳng Tín tâm thì được Phật trí thấy, đắc vô lượng công đức, còn chưa so sánh Tín tâm công đức ít hay nhiều, nay muốn so sánh tín tâm công đức ít nhiều nên có văn này đến.

Hỏi: Vì sao cần phải so sánh Tín tâm công đức?

Đáp: đã dùng ba môn để tỏ về công đức tức là ba môn để nói về so sánh. Phần trên đã có ba chỗ so sánh với tự hạnh công đức môn và hóa tha công đức môn; đó là Tam Thiên Bố thí, Hằng Sa Bố thí, Xả Thân Bố thí, đều là Tự Hạnh Môn và Hóa Tha Môn, còn chưa so sánh với Tín tâm Môn. Cho nên nay nói về điều đó.

Hỏi: Vì sao lại còn so sánh với công đức của Tự Tín Môn, nhiều hơn công đức của tự hạnh môn và Hóa Tha môn ở trên hay sao?

Đáp: So sánh với công đức của Tự Tín môn còn nhiều như thế, huống chi là Tự Hạnh môn và Hóa Tha môn thì chẳng thể đo lường, cho nên nay ở đây văn nói: Tín tâm chẳng nghịch, phước đó hơn kia, huống nữa là thọ trì đọc tụng, thuyết cho người khác! Đoạn văn này đến là có ý chỉ thâm sâu, người muốn giảng, tụng phải y theo ý đó.

“Tu Bồ-đề, Dĩ Yếu ngôn Chi…” là phần hai, khen ngợi, khuyên tu. Chia văn ra thành bốn phần: 1. Khen ngợi pháp; 2. Khen ngợi Nhơn; 3. Lặp lại khen ngợi pháp; . Lặp lại khen ngợi Nhơn. Nay là phần một, khen ngợi pháp, phần so sánh trước đã xong, đã khen ngợi, nay so snah1 xong, cũng khen ngợi.

“Như Lai Vi Phát Đại Thừa Giả Thuyết…” là phần hai, khen ngợi Nhơn.

Hỏi: Đại thừa và Tối Thượng Thừa khac 1nhau như thế nào?

Đáp: Xét chung thì chẳng khác, chỉ là nhiều thứ ca ngợi khác nhau mà thôi. Xét riêng thì Đại thừa có nghĩa là bao hàm quảng bác. Tối Thượng Thừa là có nghĩa cao tuyệt thủ, siêu xuất nhị thừa. Bao hàm quảng bác là kỳ thủy (nghĩa), căn cứ theo Thiển hành nhơn. Tối Thượng thừa là Kỳ Chung (nghĩa), căn cứ theo thâm hành nhơn.

“Như Lai tất Tri Thị Nhơn”:

Hỏi: Trước đây đã có hai chỗ nói về tri kiến (Như Lai biết thấy). Rồi, nay lại còn nói nữa, có gì khác nhau sao?

Đáp: “Tri kiến” nói lần thứ nhất là Tự Tín công đức, “Tri Kiến” nói lần thứ hai là tự mình) thọ trì đọc tụng công đức. “Tri kiến” nói lần này là thọ trì rồi lại thuyết cho người khác mà đắc công đức, cho nên ba lần nói về “Tri kiến” là khác nhau.

“Ngược Lạc Tiểu Pháp Giả”: Đây là nêu ra thất để tỏ rõ Đắc. Trong phần này nêu ra hai người: “Người vui với tiểu pháp”; đây là Tiểu thừa, “Người trước ngã kiến”; đây là Ngoại đạo. Hai người này chẳng thể nghe và thọ nhận. Người Tiểu thừa sở dĩ chẳng thể nghe nhận là vì Hữu sở đắc, chẳng tin vô sở đắc. Lại nữa, kinh này nói rằng Như Lai pháp thân thường trú, người tiểu thừa cho rằng Phật vô thường, rốt ráo diệt, cho nên chẳng tin. Cho nên Đại Trí Luận nói: “Năm trăm năm sau, chia ra năm trăm bộ, nghe pháp Đại thừa nói rằng Tất Cánh không, như dao đâm tim”. Duệ pháp sư, Dụ Nghi Luận nói rằng: “ngoại quốc ba mươi sáu nước đều Tiểu Thừa học, chẳng tin Đại thừa”.

Hỏi: Tiểu Thừa cũng nói không, Đại thừa cũng nói không, người Tiểu thừa sao lại chẳng tin Đại thừa?

Đáp: Đại Luận nói: “Không” có hai loại: 1. Đản không (chỉ là không); 2. Bất Đãn không (chẳng chỉ là không). Tiểu Thừa chỉ đắc Đản không, chẳng đắc bất Đản không. Kinh này nói về Bất Đản không, cho nên chẳng tin không. Lại nữa, người Tiểu thừa chỉ đắc sinh không, chẳng đắc pháp không. Đại trí Luận nó: Sau khi Phật diệt, chia ra làm hai phần: 1. Tin chúng sanh không, chẳng tin pháp không; 2. Tin cả hai đều không. Nay kinh này nói rằng cả hai đều không, cho nên người Tiểu thừa chẳng tin. Còn về Ngoại Đạo trước dính Ngã Kiến nên chẳng tin là điều dể hiểu (chẳng cần giải thích).

“Tu Bồ-đề, tại Tại Xứ Xứ…” Đây là phần ba, tán thán lại về pháp.

Hỏi: Lần này khen ngợi pháp có khác với với lần đầu không?

Đáp: lần đầu là khen thẳng về kinh pháp, lần này là khen chỗ pháp sở tại, cho nên là khác.

Hỏi: Phần trên đã khen kinh tại xứ nào thì xứ đó quý, giống như Tháp Miếu, nay vì sao lại còn khen là như Tháp?

Đáp: Trước là lược khen, nay là rộng khen. Trước kia trực tiếp nói là như Tháp miếu, cho nên là lược. Nay nói nhiều thứ cúng dường khác nhau cho nên là rộng. Trước là lược khen người, nay là rộng khen người (nhơn). Trước là lược khen xứ, nay là rộng khen xứ. Trước là khen nơi kinh sở tại thì nơi ấy quý, nay là khen chẳng những nơi kinh sở tại thì nơi ấy quý, mà ngay cả người trì kinh này, nơi họ đi đứng ngồi nằm đều như Tháp Miếu, đều nên cung kính cúng dường. Như kinh Pháp Hoa nói: Người trì kinh Pháp Hoa, họ ở tại đâu đều nên tác lễ, ý của luận khi viết ra giải thích này là “Đừng bất tín”.

“Phục Thứ, Tu Bồ-đề, Nhược Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhơn, Thọ Trì Thử Kinh, Nhược Vi Nhơn Khinh Tiện…”. Đây là phần thứ tư, khen lại về người (nhơn).

Hỏi: Nay khen người, khác với phần trước sao?

Đáp: Trước là dựa theo Đắc Môn mà khen, nay là dựa theo Ly môn mà khen. Làm sao biết được điều đó? Văn trước nói rằng: “trì kinh đắc vô biên công đức”, nay nói rằng: “trì kinh ly khỏi Ác Đạo”, đây tức là Kim Cang đập tan các hoạn nạn, một ý nữa là do giải thích mối nghi mà đến, từ trên đến đây đều nói rằng người trì kinh vô biên công đức, nay thấy người trì kinh bị các chướng ngại như tật bệnh, tù tội đánh đập, chưởi mắng, những việc chẳng như ý? Vì để giải thích mối nghi này mà nói rằng người ấy kiếp trước tạo nghiệp tội phải đọa bát nạn, nhờ lực trì kinh mà kiếp này chia nhẹ.

“Ngã Niệm Quá Khứ…” là phần ba, nên Nhân kiếp trước của Thích Ca để so sánh, phần trước Nội thí và Ngoại thí đều nêu ra đời hiện tại, nay nói về Nhân xưa kia, đây là lấy đời quá khứ để so sánh đời hiện tại. Trước là nêu công đức sở Hóa đề so sánh, nay là nêu công đức hóa để so sánh, so sánh như vậy mới đạt tận cụng của sự so sánh.

Hỏi: Vì ý gì mà nêu ra công đức năng hóa và sở hóa để so sánh đều chằng bằng trì kinh?

Đáp: Đó rốt cuộc vẫn là công đức Hữu sở đắc, chẳng bằng trì kinh.

Hỏi: Vì sao biết được đều là nêu ra công đức Hữu sở đắc để so sánh?

Đáp: Kinh luận đều có chứng. Khi luận giải thích lần đầu Tam Thiên bố thí thì nói rằng: “Nhị Năng thú Bồ-đề, phước bất thú Bồ-đề” (Nhị đi đến Bồ-đề, phước chẳng đến Bồ-đề). “Nhị: tức là tự mình thọ trì và thuyết cho người khác, hai thứ này có thể thú hướng đến Bồ-đề, phước đức của Bố thí là Hữu lậu, Hữu sở đắc chẳng thể thú hướng đến Bồ-đề. Về kinh chứng; là lấy Nhiên Đăng Phật tiền, bấy giờ là Hữu sở Đắc nên chưa đắc vô snah, cho nên biết là Hữu sở đắc thí. Lại một ý nữa; sở dĩ nêu ra Nhân xưa kia của Thích Ca để so sánh là vì ba môn công đức, phần trên đã so sánh hai môn công đức rồi, chưa so sánh với công đức tự mình thọ trì đọc tụng, nay khen ngợi, so sánh với công đực tự mình thọ trì đọc tụng, vì vậy mà có đoạn văn này.

Hỏi: So với tự mình thọ trì đọc tụng, vì sao công đức chuyển trọng?

Đáp: Tự mình thọ trì đọc tụng, phước đã trong như vậy, huống nữa là có đủ cả tự hành và hóa tha thì làm sao đo lường cho nổi! Đây là tỏ rõ sự sâu dày của công đức mà so với tự hạnh, người giảng tụng kinh này cần pải xem kỷ kinh, nếu chẳng vậy thì chẳng giác hiểu.

Hỏi: ba môn so sánh công đức, ba môn có gì khác nhau?

Đáp: Tự hành môn và Hóa Tha môn thì công đức tức là so sánh, đó là từ Tam thừa đến Hằng Sa thân. Tự tín môn và Tự thọ trì môn, hai môn này trước nói về công đức, sau là so sánh, cho nên văn có Khai và Hợp khác nhau.

Hỏi: Ba môn công đức khác nhau ra sao?

Đáp: tức là ba phẩm: Sanh Tín tâm la Hạ phẩm. Thọ trì đọc tụng, chẳng thuyết cho người khác là trung phẩm. Thọ trì, thuyết cho người khác, là Thượng phẩm. Thọ trì đọc tụng, chẳng thuyết cho người khc1 là trung phẩm. Thọ trì, thuyết cho người khác, là Thượng phẩm. Lại nữa, hai phẩm đầu là tự hành, phẩm sau là đủ cả Tự và Tha.

“Tu Bồ-đề! Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhơn…” chương lớn thứ hai, chương lớn thứ nhất đã nói về so sánh. Nay nói về so sánh chỗ chẳng thể so sánh, đến mức chẳng so sánh nổi, nếu cứ so sánh thì người ta 390 chẳng tin, cho nên nói là “Bất Tư Nghị”.

“Nhĩ Thời, Tu Bồ-đề Bạch Phật …”; Trong hai vòng thuyết pháp, đây là vòng thứ hai. Theo luận sư, mười hai phần thì đây là phần thứ mười, đoạn nghi, nay chẳng dùng, vì sao vậy? Luận nói; từ phần Như lai phi Hữu Vi trở về Hàng phục tâm. Nay là đáp thứ hai, đáp câu hỏi về Bồ-đề tâm. Nay nói rằng trên kia là đã đáp đủ cả bốn câu hỏi xong, sao lại ở đây mới đáp câu hỏi về Bồ-đề tâm? Hơn nữa, đáp trước đáp sau không khác, sao lại trước chẳng phải đáp Bồ-đề tâm, nay mới là đáp? Người ấy thấy gần mà chẳng thấy xá Tiếp nữa, có người nói: trước là nói về Nhân không, nay là nói về quả không. Kia cho rằng tu hành,… là Nhân, trước kia đã nói về Tu Hành không, đó là Nhân không. Bồ-đề là Quả, nay nói rằng: “Thật Vô Bồ-đề khả đắc”, cho nên là Quả không, đó cũng chẳng đúng! Trên đã nói cả Nhân và Quả thâm nghĩa, sao có thể nói trên là nói về Nhân không, đây là nói về quả không? Nay nói rằng đây là thuyết vòng thứ hai, do đâu mà biết? Vì bốn câu hỏi trước và sau đều giống nhau, Phật đáp cũng giống nhau, cho nên biết đó là hai vòng thuyết.

Hỏi: Hai vòng thuyết có gì khác nhau?

Đáp: Vòng trước là rộng thuyết, nay là lược thuyết. Vòng trước là thuyết cho chúng hội trước, vòng sau là thuyết cho chúng hội sau. Cho nên Đại Trí luận giải thích Vô Sanh phẩm nói rằng: “Hỏi: Trước đã thuyết Bát-nhã rồi, nay sao lại còn thuyết lại nữa? Đáp rằng: Trước là tuyết cho chúng đến trước, sau là thuyết cho chúng đến sau”. Như Hồ nước thanh lương, người đến trước uống xong, người đến sau lại uống.

Hỏi: Đại kinh nói: Vì chúng sanh đến sau, dùng kệ tụng đề thuyết, nay vì sao chẳng làm kệ?

Đáp: Thuyết pháp nhiều Thể, chẳng thể cùng một thế, tự có hội trước thì dùng trường hàng, người đến sau thì dùng kệ, tự có cả hai đều dùng kệ, cả hai đều dùng trường hàng. Như Đại trí Luận nói, tức là làm chứng vậy.

Hỏi: nay vì sao chẳng dùng kệ?

Đáp: Chư Bát-nhã đa phần chẳng làm kệ, vì kệ xếp chữ có hạn, chẳng thể tỏ hết thâm nghĩa.

Ý thứ hai nói rằng: Vẫn là cùng một Hội mà có hai vòng thuyết. Vòng đầu là thuyết cho người Lợi căn, người độn căn chưa ngộ, thuyết thêm một lần nữa thành ra là vòng sau.

Hỏi: Thuyết trước và trước sau không khác, vì sao thuyết trước là vì người lợi căn, thuyết sau là vì người độn căn?

Đáp: Đại ý là như nhau, trong đó chuyển đổi hình thế nên người Độn căn nghe xong vẫn đắc liểu ngộ, cũng như cùng một loại nghĩa, dùng từ ngữ này để nói về nó nhưng chẳng hiểu, đổi dùng cách khác giải thích nó thì ngộ hiểu giống như cùng một loại gạo, nấu một món thức ăn thì chẳng ăn được, đổi nấu món khác thì ăn được, tuy đó là sự việc gần, nhưng là đại thể khi Thánh Nhân chế tác. Bát-nhã là cùng một pháp, Phật thuyết nhiều thứ danh từ, tùy lực của chư chúng sanh, vì họ mà đặt chữ khác tức là làm chứng điều trên vậy.

Ý tiếp theo là: Vậy trước tận duyên, vòng sau tận quán. Vòng trước tận duyên là: Chính là dạy cho Bồ-tát vô sở đắc phát tâm phá Hữu sở đắc phát tâm, cho đến Vô sở đắc tu hành (tu hành trong phạm trù vô sở đắc) phá Hữu sử đắc tu hành, đó là tận duyên. Nay chương này nói rằng: Không có người phát Bồ-đề tâm, cũng không có người tu hành,đó là Tận quán. Luận nói: Ở trong nội tâm tu hành còn tồn ta là Bồ-tát, đây tức là chướng ở tâm, trái với Đạo bất Trú. Viết ra kinh luận này, há lại nói suông ư! Vì vận duyên cho nên Vô Duyên, vì tận quán nên vô quán. Vô duyên vô quán, chẳng biết lấy gì để đặt tên cho nó, khen ngợi gượng đặt tên là chánh quán. Chánh quán tức là Bát-nhã, tức là kim Cang. Lại nữa, vòng trước chính là nói về Quán hạnh, vòng sau là trừ quán chủ, cho nên Đại Trí Luận khi giải thích tập ưng phẩm nói: “Hỏi rằng: trước đã nói về sinh và pháp cả hai đều không. Nay vì sao lại nói về sinh không? Đáp: Trước là phá hai bệnh sanh và pháp, nói rằng Sanh và pháp cả hai đều không, nay là phá người quán không”. Nếu vô mà luận thì kinh có mười lăm chương, nếu Hữu mà luận thì kinh gồm có mười sáu chương, có thêm một chương Tín Thọ.

Hỏi: Thuyết vòng trước đã chia ra ba môn: 1. Bát-nhã Thể Môn; 2. Tín Thọ Môn; 3. Công Đức Môn. Nay vòng sau là hội sau cũng có thể chia ra như vậy được không?

Đáp: Theo Luận, kinh cũng có thể chia ra như vậy, môn thứ nhất tức là Bát-nhã Thể Môn, Tín Thọ là môn thứ hai, từ “Tam Thiên Thế Giới Tu Di Sơn thất bảo tụ” trở về sau là công đức môn, nay xét hình thế thì có hơi khác với vòng trước, cho nên chẳng chia ra ba môn, chỉ y theo mười lăm chương liên hoàn tương sinh nhau mà giải thích mối nghi và những câu hỏi, lấy đó làm thứ đệ, chương một chia ra hai phần; trước hỏi, sau đáp, nếu dựa theo Hội sau để xét thù ý hỏi giống với trên: “Xưa nay chia y theo Bát-nhã, chẳng thành phát tâm, tu hành, cho nên nay thỉnh hỏi nghĩa của phát tâm, tu hành”. Nếu dựa theo không quán mà xét thì câu hỏi trước là để thành về phát tâm, tu hành. Câu hỏi sau 392 là để mẫn (nhận chìm, dập tắt) phát tâm, tu hành.

Hỏi: Câu hỏi trước là để thành về phát tâm, tu hành, câu hỏi sau là để mẫn về phát tâm, tu hành, chúng chẳng trái ngược nhau sao?

Đáp: Rốt cuộc cũng để thành cùng một ý mà thôi. Do nhờ mẫn phát tâm mà thành phát tâm vây. Nếu thấy rằng có phát tâm thì chẳng thành phát tâm, do vậy câu hỏi trước đến là để thành phát tâm cũng tức là Mẫn phát tâm. Bây giờ Mẫn phát tâm tức là phát tâm.

Trong phần Phật đáp, chia ra hai phần: phần đầu là lặp lại câu hỏi để tỏ rằng phát tâm tức nghĩa là Duyên tận. Từ “ Vì cớ sao? Thật không có kẻ phát tâm” là tỏ về tận quán.

Hỏi: Câu trả lời của Phật khác với câu trả lời trước như thế nào?

Đáp: Trước chỉ là tận Duyên, nay Duyên và Quán đều tận, khác ở chỗ đó. Lại nữa, trước là rộng đáp cả bốn câu hỏi, nay là lược đáp, chỉ đáp về phát tâm, về phát tâm đã vậy, ba câu hỏi kia cũng thế. Vì để tỏ rõ rằng vòng thuyết sau là lược thuyết, một ý nữa rằng khi mới phát tâm thì Duyên và Quán đều dứt, huống nữa là khi tu hánh mà có Hữu sở đắc nữa sao?

“Ư Ý Vân Hà? Như Lai Ư Nhiên Đăng Phật Sở…” là chương thứ hai. Luận về sinh khởi, rằng: Nếu đã không có Bồ-tát phát tm6 thì nay đâu có Bồ-tát được thọ ký? Đã có người được thọ ký, ắt có kẻ đã phát tâm. Bởi thọ ký là Quả, phát tâm là Nhẫn, sao thể có quả mà lại không có Nhân? Đây thật ra là để phá Ngã kiến, Nhơn kiến thuộc Hữu sỡ đắc mà thôi. Trước đã phá Nhơn kiến về phát tâm, nay là phá Nhơn kiến về thọ ký.

Đoạn văn này có tám Bồ-đề, chia ra làm hai phần: 1. Có năm Bồđề, dẫn chuyện thời xưa kia liểu ngộ không có Bồ-tát được thọ ký để giải thích mối nghi ngờ; 2. Có ba Bồ-đề, dẫn chuyện hiện tại Phật quả đắc Bồ-đề để giải thích mối nghi ngờ.

Trong phần thứ nhất chia ra ba phần: 1. Phật hỏi; 2. Tu Bồ-đề đáp; 3. Phật thuật thành, phần một và phần hai thì như văn kinh đã nói. Trong phần ba, Phật kể để giải thích, có ba cú Bồ-đề, chia ra làm bốn ý: 1. Nói thẳng rằng; lý thật vô tướng, cho nên là vô sở đắc; 2. Từ câu “Nhược Hữu Pháp …”, đây là phản giải thích…”, nếu Hữu Sở Đắc thì chẳng được thọ ký; 3. Từ “Thật Vô Hữu Pháp …” là thuận giải thích, vì vô sở đắc nên mới được thọ ký; . Từ “Hà Dĩ Cố…” là giải thích nghĩa vì vô sở đắc nên mới được thọ ký. Nói rằng: “Vì sao vô sở đắc mới được thọ ký?” Giải thích rằng: “Như Lai Giả, Tức Chư Pháp Như Nghĩa”, vì thể Như cho nên gọi là “Như Lai”. Cũng vì thể Như cho nên gọi là “Đắc Ký”, ở trong Như, há lại có pháp để có thể đắc hay sao? Nếu có đắc thì chẳng thể (hội) Như, chẳng thể (hội). Như thì chẳng gọi là Như Lai, củng chẳng được thọ ký. Nghi rằng: Nếu không có Bồ-tát được thọ ký thì hiện nay sao lại có Phật đắc Bồ-đề? Vì hiện nay thật có Phật quả đắc Bồ-đề, tức là Phật có Bồ-tát được thọ ký và phát tâm. Đây thật ra là từng cách một để phá ngã kiến, Nhơn kiến thuộc Hữu Sở Đắc mà thôi, cho nên kinh nói: “Bồ-đề tâm kiến, thọ ký kiến, Phật kiến, Bồ-đề kiến, Đoạn kiến, Thường kiến”, vẫn là cùng một nghĩ mà thôi câu “Thật không có Phật đắc Bồ-đề”: Khi mới phát Bồ-đề Tâm và khi được thọ ký đã liểu ngộ Vô sở đắc, huống nữa là khi đạt đến Phật quả lại còn có Ngã Nhơn đắc Bồ-đề nữa sao? Câu “Như Lai Sở Đắc Tam Bồ-đề Vô Thật Vô Hư”; trước là phá Hữu kiến, nay là phá vô kiến, tỏ rằng Phật đắc Tam Bồ-đề là lấy vô sở đắc làm đắc, sao lại chẳng đắc? Triệu sư nói: đạo huyền ở tại tuyệt vực, chẳng đắc mà đắc vậy”, tức là nghĩa đó. “Vô Thật Vô Hư”; trước là chê trách Hữu kiến, vô kiến, nay cùng hợp lại kết luận là phi Hữu phi vô. Vì không có cái đắc thuộc về Hữu Đắc, cho nên nói là “Vô Thật”, vì chẳng phải không có cái Đắc thuộc vô Đắc, cho nên nói là “Vô Hư”.Ý của luận là vậy.

“Thị Cố Như Lai Thuyết Nhất Thiết Pháp Giai Thị Phật Pháp; Đây là thành nghĩa phi thật phi hư ở trên, hư dối chẳng có mà thôi. Vì thể (hội) tất cả pháp là Như, cho nên gọi đó là Như Lai, cho nên tất cả pháp Như tức là Như Lai, cho nên nói rằng: “Nhất Thiết Giai Thị Phật Pháp” (tất cả đều là Phật pháp).

“Tức Phi Nhất Thiết Pháp”: Tất cả những pháp điên đảo, đó chẳng phải là sở chứng của Như Lai, cho nên nói rằng: “Tức phi nhất thiết pháp”. Vì tất cả Như, đó là Như Lai, cho nên “phi vô”. Vì tất cả điên đảo chẳng phải là Như Lai, cho nên là “Phi Hữu”. Vì vậy mà thành “phi vô phi hữu” ở trên. Đó vẫn là nghĩa của Hữu sở vô và vô sở hữu trọng Đại mà thôi, bởi vì vô sở hữu gọi là Đại Niết-bàn, cho nên gọi là “Như Lai”. Hữu Sở Vô là điên đảo sinh tử, cho nên là “Phi Như Lai”.

“Thị Danh Nhất Thiết Pháp”; trở lại kết luận “tất cả pháp Như”.

Hỏi: Hai câu trên đã đủ, sao lại còn dùng thêm câu sau để kết luận?

Đáp: Câu (cú) đầu tỏ thẳng rằng tất cả pháp là Như Lai, hai câu tiếp theo là tách biệt về Hữu và Vô, câu đầu tỏ rằng vô (không có) tất cả mọi điên đảo, câu tiếp tỏ rằng có (Hữu) tất cả pháp Như.

Hỏi: Vòng trên nói về Nhiên đăng Phật, và vòng này nói về Nhiên Đăng Phật, có gì khác nhau?

Đáp: Trước là do để thành nghĩa bất khả thủ, bất khả thuyết mà đến, nay là do để thành nghĩa không có Bồ-tát mà đến. Lại nữa, trước là lược nói về nghĩa, từ đây về sau tám Bồ-đề là rộng tỏ về nghĩa. Theo giải thích của luận, trong phần Phật đáp, kệ của luận nói rằng: “Dĩ hậu thời thọ ký, Nhiên đăng hành phi thượng”, luận sư giải thích rằng; có bốn thời Nhiên đăng, bốn thời thọ ký, đó là Tập chủng, Tính Chủng, Đạo chủng và Sơ Địa, Nhiên Đăng trước là Thời Tập chủng. Nay đây là Tính chủng và Đạo chủng hai thời Nhiên đăng. Trong đó chỉ là Danh tự thọ ký, chưa đắc chơn vô thọ ký, cho nên nói à “Vô hứu pháp đắc Bồđề”. Nếu ở thời này đắc đắc Chơn Vô Sanh ký thì thời Nhiên Đăng sau chẳng còn cho thọ ký nữa, ở đây là giải thích cái Vô sở xuất. Luận nói thằng rằng: “Dĩ hậu thời thọ ký, Nhiên Đăng hành phi thượng”, lời nói đó tự nó khó hiểu, cũng không có bốn thời thọ ký, bốn thời Nhiên Đăng, hơn nữa dù cho có nghĩa như trên thì với văn nghĩa, tướng đều chẳng thuận, cho nên ở đây chẳng giải thích thoe nghĩa trên.

“Thí Như Nhơn Thân Trưởng Đại…”; Chương thứ ba, kinh luận không có phần sinh khởi. Xét đoạn văn này nêu ra Sơn Vương dụ cho pháp Thân để thành nghĩa Bồ-đề phi hữu phi vô ở phần trên mà thôi, pháp thân thì không có tất cả hoạn nạn, cho nên là Phi Hữu. Có đủ tất cả công đức, cho nên là phi vô, mà Bồ-đề đã là phi hữu phi vô, nên pháp Thân cũng phi hữu phi vô.

Văn có hai phần: 1. Phật nêu ra Đại thân để hỏi, như văn; 2. Tu Bồ-đề đáp rằng: “Như Lai Thuyết Nhơn Thân Trưởng Đại”. luận nói rằng: Phật lấy Chơn Như làm thân. Vì hai nghĩa mà gọi là Đại: 1. Khắp tất cả Xứ; 2. Đủ tất cả công đức.

Hỏi: Pháp thân vì sao khắp tất cả xứ?

Đáp: Kinh Hoa Nghiêm nói: “Vô tận Bình Đẳng Diệu Pháp giới thảy đều tràn đầy thân Như Lai. Thân Như Lai chưa từng lớn hay nhỏ, khắp hay chẳng khắp. Vì chúng sanh mà khen ngợi đó là Đại mà thôi.

“Tức Phi Đại Thân”; vì không có mọi hoạn lụy. Luận nói: Viễn ly phiền não chướng và trí chướng, gọi là “phi thân”.

“Thị Danh Đại Thân”; đủ tất cả mọi công đứng.

Cú (câu) đầu tỏ thẳng là Đại thân, câu tiếp theo là vì không có hoạn lụy, cho nên là phi Hữu. Câu tiếp theo nữa là vì có chúng đức cho nên là phi vô.

Hỏi: Khác với Sơn Vương ở phần trên như thế nào?

Đáp: Trước là vì hội trước, sau là vì hội sau. Lại nữa, trên là thành giữa không có thủ thuyết, nay là để thành nghĩa Bồ-đề phi hữu phi vô, trên là nói về Báo Phật, nay là nói về pháp thân Phật, trên là người mê hoặc cho rằng khi mới đắc Phật, cho rằng có Bồ-đề để có thể thủ, cho nên đó là Báo Phật. Nay nói thẳng rằng Thể của pháp thân là phi hữu phi vô, cho nên đó là pháp thân.

“Bồ-tát Diệc Như Thị…”, đây là chương thứ tư. Về vấn đề nguyên do có đoạn văn này. Luận phần sinh khởi nói: Nếu phần trên đã nói không có Bồ-tát phát tâm, không có được thọ ký, vừa lại không có chủ Phật đắc vô thượng Bồ-đề, Nếu Nhân và Quả đều bất khả đắc thì chúng sanh cũng chẳng nên nhập Niết-bàn, cũng không có những sự việc Tịnh Phật Thổ thì Bồ-tát vì sao lại muốn thành tựu chúng sanh khiến nhập Niết-bàn, tu hạnh Tịnh Thổ? Đáp thật ra là tâm Hữu sở đắc, trãi pháp mà sin ra nghi ngờ, cho nên cũng trãi theo từng pháp mà phá, vì phá chưa xong, cho nên sinh ra chương này. Câu “Bồ-tát cũng như vậy”; đây là Bồ-tát thành tựu chúng sanh, Bồ-tát Tịnh Phật Thổ, cũng như Bồ-tát phát tâm và thọ ký ở phần trên đều bất khả đắc, cho nên nói là “Diệc Như Thị” (cũng như vậy). Đây cũng là trên câu Bồ-đề pháp thân Hữu và Vô, bất khả đắc, cho nên cầu Bồ-tát hữu vô cũng bất khả đắc, cho nên nói rằng “cũng như vậy”.

Trong đoạn này có ba cú kinh: 1. Phá Bồ-tát thành tựu chúng sanh. 2. Phá Bồ-tát Tịnh Phật Thổ; 3. Kết nghĩa Bồ-tát chơn chánh.

Hỏi: Trên đã có hai chỗ nói về Diệt độ chúng sanh, có gì khác với ở đây?

Đáp: Kinh đầu tiên đã nói về Diệt độ chúng sanh là để trả lời về Bồ-đề tâm. Tiếp đó vòng thứ hai, đầu tiên là do để trả lời về Mẫn Bồđề tâm. Nay ở đây là do vì để phá nghĩa Bồ-tát thàn tựu chúng sanh mới có đoạn văn này.

Hỏi: Phần trên đã nói về Tịnh Thổ, có gì khác với Tịnh Thổ ở phần này?

Đáp: Phần trên là để thành nghĩa vô thủ vô thuyết, ở đây là tỏ về Bồ-tát vô (không có) Tịnh Thổ, cho nên khác.

“Nhược Bồ-tát Thông Đạt Vô Ngã Pháp Giả”; đây là cú thứ ba, kết danh chánh Bồ-tát, ý của câu văn này có gần có xa, ý gần là từ đầu vòng thứ hai đến đây, nói rằng không có Bồ-tát phát Bồ-đề tâm, không có Bồ-tát được thọ ký, cho đến ở đây nói rằng không có Bồ-tát thành tựu chúng sanh tịnh Phật thổ, người nghe vậy sinh ra nghi ngờ; nếu vậy đúng phải đều không có Bồ-tát. Vì vậy mà giải thích rằng; do bới liểu ngộ không có Bồ-tát nên mới là Bồ-tát, thấy có Bồ-tát thì chẳng phải là Bồ-tát. Ý xa là xuyên suốt cả bộ kinh, kinh này thủy chung đều tỏ rõ rằng không có Bồ-tát, phá cái kiến (chấp) về Ngã và Nhơn, nếu liểu ngộ được không có Bồ-tát, mới là Bồ-tát. Thấy có Bồ-tát, thấy hữu (có) tức là phàm phu, Ngã kiến chẳng phải là Bồ-tát.

Hỏi: Người liểu ngộ không có Bồ-tát (vô Bồ-tát), đó là biết không có ngã, Nhị thừa cũng ngộ vô ngã, vì sao chẳng gọi là Bồ-tát?

Đáp: Luận nói rằng: ngộ hai loại vô ngã mới gọi là Bồ-tát, Thanh Văn chỉ ngộ Nhơn vô ngã, cho nên chẳng gọi là Bồ-tát. Lại nữa, Bồ-tát biết Ngã và Vô ngã là bất nhị (chẳng hai khác) cho nên gọi là Bồ-tát. Nhị thừa thấy Ngã và Vô ngã là khác nhau, người bị hai kiến đó chẳng phải là Bồ-tát.

“Ngũ Nhãn….” Là chương năm, nguyên do có văn này đến, có hai ý:

1. Ý gần là do từ đoạn văn chương bốn trên mà sinh ra, bốn chương trước đều chẳng thấy Bồ-tát, thời hội bèn nghi rằng; Nếu Như Lai nói rằng không có cái bị thấy thì đúng phải không có mắt, nếu có mắt thì vì sao lại chẳng thấy, cho nên nêu ra “ngũ Nhãn” (năm loại mất) để đáp. Nay nói “chẳng thấy”, chẳng phải là không có mắt mà chẳng thấy, năm loại mắt đều thấy rõ ràng nhưng mà không có cái bị thấy. Như kinh Tịnh Danh, chương A Na Luật nói rằng: “Có Phật Thế Tôn đắc Chơn Thiên Nhãn, thường thấy chư pháp, chẳng nhờ vào hai tướng”. Kinh Đại phẩm lại nói rằng: “Năm mắt ta còn chẳng thấy chư pháp, huống nữa là phàm phu không có mất mà nói là đắc Bồ-đề sao?

2. Nguyên do xa mà sinh ra; Kinh từ đầu đến đây đều tỏ rằng vô đắc vô kiến, cho nên nay có phần văn này. Lại nữa, trên là phá Hữu kiến, cho nên nói Vô kiến. Nay phá vô kiến, cho nên Hữu kiến chưa từng kiến hay bất kiến. Nghĩa của Ngũ nhãn riêng biệt, cần phải giải thích, nhưng nay lại bày tỏ con số và ý. Mà năm nhãn là dựa theo năm loại người mà có năm nhãn, đó là: Người thì có Nhục Nhãn, Thiên thì có Thiên Nhãn, Nhị Thừa Kiến Tứ Đế thì có Huệ Nhãn, Bồ-tát Chiếu Tam Thừa căn tính, thuyết tam thừa pháp, có pháp Nhãn, Phật có Phật Nhãn. Tiếp nữa là dựa theo hai loại người; Người Nhân thì có bốn Nhãn, người quả có một nhãn. Người Nhân có bốn nhãn, như kinh Nhơn Vương tán thán Bồ-tát đắc Tứ nhãn ngũ thông, người quả một nhãn, tức là Phật có Phật nhãn. Tiếp nữa là nói về một người có đủ cả năm nhãn, tức là Phật.

Hỏi: Vì sao cụ túc đủ cả ngũ nhãn?

Đáp: Đây là tác dụng sai biệt của Vô sai biệt. nói chướng nội Cảnh là nói theo Phật trí, cho nên gọi là Nhục Nhãn, nêu chướng ngoại cảnh là nói theo Phật trí, cho nên gọi là Thiên Nhãn. Dựa theo Nhị Huệ ảnh, gọi là Huệ Nhãn. Kinh Vô Lượng Thọ nói: “Huệ Nhãn thấy chơn cảnh, thấy chơn cảnh gọi là Huệ Nhãn”. Kinh Đại phẩm, trong phẩm Văn Sanh nói; “Huệ Nhãn không có pháp nào chẳng thấy”, lại còn nói rằng “nhưng mà vô sở kiến”. Đại trí Luận nói: “Đủ cả Tổng Tướng Huệ và Biệt Tướng Huệ,. Gọi là Huệ Nhãn”, vì vậy mà biết rằng Huệ Nhãn có đủ cả hai Huệ. Pháp nhãn thì có thể biết được (chẳng cần giải thích thêm). Bốn Nhãn chẳng liểu hiểu, Phật nhãn liểu hiểu, cho nên gọi là Phật Nhãn, cũng thấy Phật Tính cho nên gọi là Phật Nhãn.

“Tu Bồ-đề, Hằng Hà Trung Hữu Sa”: Chương này là để thành Ngũ Nhãn. Theo Luận sư sinh khởi đoạn văn này sinh ra là do vì có mối nghi cho rằng; Năm Nhãn thì ít mà cảnh thì nhiều, sao lại, có thể dùng năm nhãn để biết nhiều cảnh? Cảnh đã là nhiều thì đúng phải Nhãn cũng nhiều, nhưng nay thì Nhãn lại ít sao thể biết hết nhiều cảnh? Vì mối nghi đó mà nay nói rằng Nhãn tuy ít nhưng có thể biết khắp tất cả mọi cảnh. Luận không có giải thích như thế, nay ở đây giải thích như thế cũng chẳng hề hấn gì. Chỉ biết rằng trên kia đã nói về Ngũ nhãn, nay ở đây mới xuất ra cảnh sở chiếu.

Hỏi: trước kia đã nêu Hằng Hà, nay tỏ Hằng hà, có gì khác nhau không?

Đáp: trước kia là để thành so sánh với bốn câu kệ mà nêu Hằng hà, nay là những cảnh do Năm Nhãn soi chiếu mà nêu hằng Hà.

Hỏi: Cảnh đã là nhiều, vì sao chỉ nói là tri tâm (biết tâm)?

Đáp: Có hai ý: 1. Rộng và lược, trước kia đã nói rằng vì Nhãn (thuộc) Năng chiếu là Rộng, cho nên tỏ đủ cả Năm Nhãn. Nay nói rằng cảnh (thuộc) Sở chiếu là lược, cho nên chỉ nói tâm; 2. tâm không có hình, không có xúc chạm, khó biết nhất. Nay nêu ra cái khó biết của nó còn biết dể để có thể nói.

“Như Lai Thuyết Chư Tâm”: Rằng Như Lai thấy tâm tất cả chúng sanh chỉ là Hành trong điên đảo, từ đó là “phi tâm” chẳng hành ở trong chánh quán.

“Thị Danh Vi tâm”; kết về tâm điên đảo.

“Tam Thế Tâm”; sở dĩ có đoạn văn nói về tâm trong ba đời (Quá khứ, hiện tại, vị lai) là vì để giải thích, kết thành nghĩa của tâm điên đảo. Vì sao gọi là tâm điên đảo? Vì ba thời cầu tâm bất khả đắc, nhưng chúng sanh lại thấy là tâm điên đảo? Vì ba thời cầu tâm bất khả đắc, nhưng chúng sanh lại thấy là có tâm đó là không có (vô) mà cho là có (Hữu), cho nên gọi là Điên đảo.

“Tu Bồ-đề, Mãn Tam Thiên Thế Giới Thất Bảo”; có đoạn văn này đến là vì để giải thích mối nghi, nghi rằng phần trên nói rằng Phật biết tâm chúng sanh đều là điên đảo thì tâm điên đảo làm những hành như Bố thí,.. đều là điên đảo, nếu vậy thì đúng phải không có Nhân để thành Phật, đã không có Nhân để thành Phật thì đúng phải không có quả Phật. Vì vậy mà giải thích mối nghi đó rằng; Bố thí,… bằng tâm vô sở đắc tức là Nhân để thành Phật, đã có Nhân Phật thì có quả Phật.

Hỏi: Do đâu mà có “bất điên đảo”? Là do từ “Điên đảo” mà đắc “Bất điên đảo” hay là do từ “bất điên đảo” mà đắc “bất điên đảo”, cả hai điều trên đều bị lỗi; nếu do từ “Điên Đảo” mà sinh ra “bất điên đảo” thì “Đảo” là Nhân của “bất Đảo”. Nêu do từ “bất điên đảo” mà sinh ra “bất điên đảo” thì “bất điên đảo” (sẽ bị mắc lỗi) là không có Nhân.

Đáp: Kinh Đại Phẩm, Tam Huệ phẩm, Phật đáp câu hỏi đó; “Chẳng” do từ “Hữu Đắc” mà sinh ra “Vô Đắc”, chẳng do từ “Vô Đắc” mà sinh ra “Vô Đắc”, vì “Hữu Đắc” và “Vô Đắc” là bình đẳng, cho nên đó là Vô Sở Đắc”, tức là sự đó vậy.

Hỏi: Trên đã nói Tam Thiên Thế giới thất bảo, có gì khác với ở đây.

Đáp: Thất bảo trước kia là so sánh với bốn câu kệ, Thất bảo ở đây là Nhân để thành Phật.

“Nhược Phước Đức Hữu Thật”; Đây là giải thích mối nghi. Nghi rằng; phần trên là Tam thiên thất bảo, phần này cũng vậy. Vì sao đây lại là Nhân để thành Phật? Vì vậy mà giải thích rằng; Nếu phước đức có thật thì ở đây nói là “Hữu đắc phước đức”, vì phước đức là Vô, nên ở đây nói rằng “Vô Đắc Phước Đức”, cho nên đó là Nhân để thành Phật.

“Tu Bồ-đề, Ư Ý Vân Hà, Phật Khả Dĩ Cụ Túc Sắc Thân…”; là chương thứ sáu.

Hỏi: Từ trên đến đây, có ba chỗ nói về Sắc thân, có gì khác nhau?

Đáp: là đầu tiên nói về Sắc thân là để tỏ rằng tường hảo thân khác với pháp thân. Tướng Hảo Thân thì có ba tướng. Pháp thân thì không có ba tướng. Lần thứ hai là để thành nghĩa về hai Nhân hơn kém; hai quả của hai Thân đã là hơn kém thì hai Nhân của hai thân cũng phải là hơn kém, để thành nghĩa so sánh đó mà có đoạn văn lần thứ hai nói về sắc thân. Có đoạn văn lần này là để phá cái thấy (kiến chấp) cho rằng hai thân là cùng một, là khác nhau (nhất và dị). Hai chỗ nói về sắc thân ở phần trên là nói về sự khác nhau giữa hai thân. Suy theo dòng chảy của ngôn ngữ thì ý nói rằng: Tướng Hảo Thân (thuộc Hữu) khác với pháp thân đó, do từ ý nghĩa Như Lai bổn tích khác nhau, tam Phật khác nhau. Vì vậy mà chương này là để phá Nhất kiến (cho rằng là hai thân cùng một như nhau) và Dị kiến (cho rằng hai thân là khác nhau). Luận có hai bài kệ; nữa phần trên của bài kệ đều nói rằng; “Pháp thân tất cánh thể, phi bỉ Tướng Hảo thân”, đây tức là phá Nhất kiến về hai thân (cho hai thân là cùng một), ý nói rằng Tướng Hảo Thân thì có tướng tốt, còn pháp thân thì không có tướng tốt, hai thân có khac 1nhau sau lại có thể nói là cùng một? Nữa phần trên của bài kệ sau nói rằng: “Bất ly ư pháp thân, thử nhị phi bất Phật” (chẳng lìa khỏi pháp thân, hai thân đó chẳng thân nào là chẳng phải Phật), đây là phá Dị kiến (kiến chấp cho rằng hai thân kia là khác nhau), đâu có chuyện tách lìa khỏi tướng Hảo Thân mà có riêng một pháp thân khác nhau? Cho nên nói rằng “Hữu Nhị phi bất Phật”.

Hỏi: Hai thân nhất định là cùng một (định nhất) hay nhất định là khác nhau (định Dị), phi nhất phi dị sao?

Đáp: chư pháp không có tướng nhất định, nhưng lại có đủ cả ba phương tiện; ngày xưa, Đức Phật nói rằng Tướng Hảo Thân cũng sinh diệt, ngũ phần pháp thân cũng sinh diệt, cả hai thân đều cùng là sinh diệt, tức là mang ý nghĩa của cùng một (Nhất). Tiếp đến là kinh này, hai chỗ ở phần trên, Đức Phật nói về sự khác nhau giữa hai thân; tướng Hảo Thân thì có sinh diệt, pháp thân vô vi không có sinh diệt, đó nghĩa là khác nhau (Dị). Nay ở đây chương này phá cả hai; Nhất và Dị, do vậy, Phật có đủ cả ba loại phương tiện.

Hỏi: ngày xưa vì sao Đức Phật thuyết phương tiện “Nhất”, đến nay ở đây vì sao lại thuyết “bất Nhất bất Dị”?

Đáp: Ngày xưa (thời Phật mới đắc đạo) vì để phá Thường kiếm mà nói rằng hai thân của Phật đều là sinh diệt vô thường. Cho nên hai thân là Nhất (cùng một), người Nhị Thừa bèn cho rằng là Nhất (cùng một), phần đầu của kinh này nói rằng hai thân sinh và bất sinh là Dị (khác nhau), thời hội bèn cho rằng Tiểu Thừa hai thân là Nhất, Đại thừa hai thân là Dị, cho nên nay phần này phá cả Nhất và Dị. Người được ý thì cả ba đều hội đạo lợi vật, người chẳng đạt thì đều là điên đảo hý luận, phá kiến giải về hai thân là Nhất là Dị đã vậy, phá pháp thân là Hữu sắc, là vô sắc cũng như vậy. Luận nói rằng: nó vừa Vô vừa Hữu, vì pháp thân thì tuyệt tướng nên chẳng thể nói pháp thân có tướng hải. Vì lìa khỏi Thân tướng hảo thì chẳng có một pháp thân nào cả nên chẳng 00 thể nói là pháp thân không có tướng hảo.

Cái gọi là “Cụ Túc Sắc Thân”; duy chỉ Phật một người tận cả cái đẹp của hình tướng, cho nên nói là “Cụ Túc”.

“Như Lai Thuyết Cụ Túc Tức Phi Cụ Túc”. Đây là phá Nhất kiến (phá cái thấy cho rằng là cùng một), ý rằng sắc thân chẳng phải là pháp thân, sao có thể là cùng một.

“Thị Danh Cụ Túc”; đây là phá Dị kiến, đâu có chuyện lìa khỏi Tướng chung và tướng riêng của thân là khác nhau mà thôi.

“Ư Ý Vân Hà, Như Lai Hữu Sở Thuyết pháp Bất…”

Đây là chương thứ bảy. Vì để phá mối nghi pháp thân có thuyết pháp. Nghi rằng: Nếu Cụ Túc sắc thân chẳng phải là pháp thân, thì sao lại nói Như Lai có chỗ thuyết pháp? Vì vậy mà Phật phá rằng: “Tu Bồđề! Ông đừng nói rằng Như Lai pháp thân có sở thuyết, nếu nói Như Lai pháp thân có sở thuyết tức là báng pháp thân. Vì pháp thân phi sắc, cho nên pháp thân phi thuyết. Vì sao lại thuyết một cú này. Vì để phá mối nghi cho rằng pháp thân vô thuyết. Nếu nói rằng pháp thân chẳng thuyết, tướng hảo thân thuyết, điều này cũng chẳng đúng! Phần tên tỏ rằng chẳng thể lìa khỏi tướng Hảo Thân mà có riêng pháp thân, thế rồi bèn cho rằng pháp thân không có tướng hảo. Cũng chẳng thể lìa khởi Tướng hảo thân thuyết mà có pháp thân thuyết, rồi bèn cho rằng pháp Thân không có thuyết.

Hỏi: Vì sao biết kinh văn như vậy?

Đáp: Kệ của luận nói rằng: “Như Phật, pháp cũng vậy” mới biết nêu Phật để ví cho pháp.

“Vô Pháp Khả Thuyết Thị Danh Thuyết Pháp”; đây là phá thêm về mối nghi ngờ; người ta nghe nói pháp thân có thuyết pháp, bèn cho rằng có pháp để thuyết. Vì vậy mà nay giải thích rằng: Tuy vẫn là thuyết pháp nhưng không có pháp để thuyết, giả danh gọi đó là thuyết pháp mà thôi. Trong luận, tiếp theo chương này còn có một chương nói về Tín Thọ.

Hỏi: Phần trên đã nói về Tín, nay cũng nói về Tín, hai tín này có gì khác nhau?

Đáp: Tín ở phần trên là Tín nhân quả tham nghĩa. Tín ở đây là tin rằng Như Lai tuy thuyết nhưng Vô Sở thuyết ở trên.

Hỏi: Hạng người nào có thể tin được pháp này?

Đáp: Luận kệ nói rằng; “Phi chúng sanh chúng sanh, phi Thánh phi bất Thánh”; người này là phi phàm phu chúng sanh, cho nên nói là “phi chúng sanh”, mà là Thánh Thể chúng sanh, cho nên nói là “Chúng sanh”. Vì phi chúng sanh, cho nên là “Phi Thánh”, đó là Thánh Thể chúng sanh, cho nên nói là “Phi bất Thánh”.

Hỏi: Nếu nói rằng phàm phu chẳng tin thì chẳng thể vì phàm phu mà thuyết, Thánh Nhơn tin thì chẳng cần vì thánh nhơn mà thuyết kinh này, nay thuyết kinh này thật là vì hạng người nào mà thuyết?

Đáp: Xét theo ý ở đây thì phàm phu có đủ điên đảo, Hữu sở đắc chẳng thể tin hiểu nổi, đây là những chúng sanh quen với quán vô sở đắc mới có thể tin hiểu. Những chúng sanh đó là hạng người mong vọng về Hữu sở đắc, cho nên gọi là “phi chúng sanh”. Vì chưa cụ túc liểu ngộ, nên là “phi bất chúng sanh”.

“Ư Ý Vân hà….”; là chương thứ tám. Xét về sinh khởi là do từ chương thứ hai trên mà sinh ra chương này. Kinh chương thứ hai trên nói rằng: “Phật không có Bồ-đề để đắc, nay vì sao lại có cấp bậc, ngôi vị hạnh? Như nói rằng do từ giai vị Thập Tín rồi đạt đến giai Vị Thập trú, từ Thập Trú đạt đến Thập hạnh, từ Thập Hạnh đạt đến Thập Hồi Hướng, Thập Địa. Đã có tiến hạnh cấp bậc thì đúng phải Hữu Sở Đắc. Do Văn gần sinh ra là; Tướng Hảo là xét về Thân nghiệp, vô sở thuyết là biện về khẩu nghiệp, nay phần nay đắc Bồ-đề là nói về ý nghiệp, Phật đã vô sở thuyết thì đúng phải vô sở đắc, nay thật Hữu sở đắc thì đúng phải thật Hữu sở thuyết.

Hỏi: Trong vòng đầu đã nói rằng Phật vô sở thuyết, vô đắc Bồ-đề, khác với vòng này ra sao?

Đáp: Hai Hội trước và sau là hai duyên lợi và độn, hai nghĩa này xuyêt suốt cả mười lăm chương. Nhưng văn phần này và Văn phần trên có khác nhau về khai hợp, có khác nhau về lai ý (ý đến). Khác nhau về lai ý là; vòng trên nói rằng Thích Ca là Hóa Phật, là để phá mối nghi thật thuyết. Nay nói rằng chẳng thể nói rằng pháp thân Hữu thuyết, pháp thân vô thuyết, để phá mối nghi về nghĩa của pháp thân Hữu thuyết, pháp thân vô thuyết. Trên là tỏ rằng vô đắc Bồ-đề để phá mối nghi Thật đắc, nay nói rằng Vô Đắc là để phá mối nghi nêu ra Nhân hành cấp bậc, chứng quả thật đắc. Lại nữa, phần trên nói rằng Như Lai Hữu sở thuyết sao? Có Bồ-đề đắc sao? Đó là đắc và thuyết, hợp lại với nhau mà luận. Nay thì khai Đắc và Thuyết ra thành hai chương kinh; chương kinh nói về vô sở thuyết chương kinh này tỏ về vô sở đắc. Văn chia ra ba phần: 1. Phật điệp lại nghi tình, phản vấn ngài Thiện Cát; 2. Ngài Thiện Cát phụng đáp. Tỏ rằng Phật không có tí pháp nào đắc Bồđề, nếu có đắc một tí nào thì chẳng đắc đạo; 3. Vì rốt ráo vô đắc, đó mới là đắc đạo mà thôi, về đắc quả, thật không có một pháp nào để có thể đắc, về Hành Nhân; thật không có một hạnh nào để có thể hành, bởi vô sở đắc mới đắc quả, bởi vô sở hành mới hành Nhân. Tiếp nữa, Phật nói về bốn nghĩa để giải thích về vô thượng Bồ-đề: 1. Bởi vô sở đắc, cho nên là vô thượng; 2. Vì thể ngộ nghĩa pháp giới bình đẳng, cho nên gọi là vô thượng Bồ-đề; 3. Bởi vô Ngã Vô Nhơn nên đắc Bồ-đề; Thể của Bồ-đề kia không có hại loại Ngã, gọi danh là vô thượng. Hai nghĩa trên là dựa theo Môn Đắc để giải thích vô Thượng Bồ-đề. Nay là dựa theo Môn Ly để giải thích: Nghĩa là Thể của Bồ-đề có Ngã có Nhơn thì chẳng phải là vô thượng. Vì Thể không có Ngã, không có Nhơn, cho nên gọi danh là Vô Thượng Bồ-đề.

“Tu Nhất Thiết Thiện Pháp”; ba môn trên là dựa theo quả để giải thích vô thượng, đây là nghĩa thứ tư, dựa theo Nhân mà giải thích Vô Thượng: Vì có phương tiện vô thượng, tu tất cả chúng hạnh mãn túc, cho nên là vô thượng. Bồ-tát khác tu Nhân hạnh chẳng mãn túc, cho nên là Phi Vô thượng (chẳng phải vô thượng).

“Như Lai Thuyết Thiện Pháp tắc Phi Thiện Pháp”; giảm lược bớt nghĩa của tu thiện pháp ở phần trên. Nay ở đây nói về Thiện pháp thuộc vô sở đắc mà thôi. Đắc chẳng phải là Thiện pháp thuộc phạm trù Hữu, cho nên nói là “Tắc Phi Thiện Pháp”.

“Thị Danh Thiện Pháp”; trở về kết luận, thủ những Thiện pháp thuộc phạm trù Vô sở đắc.

“Tam Thiên Thế Giới Tu Di Thất Bảo…” Đây là chương thứ chín.

Hỏi: Vòng trước đã nêu ra nội thí và ngoại thí để so sánh, nay vì sao lại còn nói nữa?

Đáp: Phần trên đã nói rằng thuyết vòng trước và vòng sau là vì chúng của hai hội, chẳng nên hỏi. Lại nữa, trước đã nói về Bát-nhã Thể Môn và Tín Thọ Môn, nay thuyết kinh là công đức Môn. Lại nữa, theo luận sinh khởi, do từ văn phần trên “tu tất cả thiện pháp đắc Bồ-đề” mà sinh ra. Nếu nói “Tu Thiện Pháp Đắc Bồ-đề thì thọ trì chương cú kinh này chẳng đắc Bồ-đề. Vì sao? Những người của các Bộ như Tát Bà Đa Bộ,… nói rằng; Danh, tự, cú là pháp vô ký, vì phá mối nghi đó nên trùng nêu ra lại nói rằng; Danh, tự, cú tuy là vô ký nhưng chúng có thể bày tỏ thật tướng, cho nên thọ trì tứ cú, công đức được vô biên. Lại nữa, trong pháp của ông nói chúng là vô ký, trong pháp ta nói rằng đó là Danh, tự, cúi Bát-nhã, há lại là vô ký, vì vậy mà thọ trì bốn câu hơn Đại Thiên rộng thí.

Hỏi: Đẳng là phá mối nghi về Vô. Vì sao chẳng nêu ra Hằng Sa Thất Bảo và nêu ra Hằng Sa thân mệnh?

Đáp: Tam Thiên Bảo là thứ được nêu ra đầu tiên để so sánh, cho nên nêu ra ở chương đầu. Lại nữa, vì người hội sau cần phải lần lượt so sánh, chẳng thểso sánh đột ngột bỏ qua nói ngay đến Hằng Sa. Lại nữa, Tam thiên tài bảo ở đây khác với ở trên, trên chỉ nói rằng Tam Thiên tài bảo chẳng bằng trì kinh bốn câu. Nay ở đây nói rằng Trăm phần chẳng bằng một. Theo luận kinh có bốn loại vượt trội (thắng).

1. Trăm phần chẳng bằng một, cho đến trăm ngàn phần chẳng bằng một: Đây là con số vượt trội, phước của trì kinh chẳng thể đếm; 2. Ca La phần chẳng bằng một. Đây là lược dụng thắng. Nói rằng lực dụng của kinh hơn hẳn lực dụng khi Bố thí bảy báu; 3. Ưu Bà Ni Sa Đà phần chẳng bằng một. Tiếng Hán gọi là Bất tương tựa số thắng. Đây là số vi tế trong số, cho đến trì kinh số phước đức ít oi chẳng tương tựa với số đó, cho nên nói ta là Số Thắng; . Nhân quả thắng: Nhân quả của kinh này hơn hẳn Nhân quả khác.

“Tu Bồ-đề, Ư Ý Vân Hà…” Là Kinh chương thứ mười. Về nguyên do có chương này đến. Luận nói rằng: Là do từ “Bồ-đề Vô Cao Hạ” ở trên mà sinh ra. “Vô Cao” tức là chư Phật chẳng cao, Phật chẳng phải là Năng Độ, nếu không có hạ thì chúng sanh chẳng phải là hạ, chẳng xuống độ chúng sanh nhưng Phật là Năng Độ cho nên Phật là cao. Chúng sanh là Sở Độ cho nên chúng sanh là Hạ, chẳng nên “vô cao hạ”. Lại nữa, do từ “Vị Tha Thuyết Tứ Cú” ở trên mà sinh ra; thời hội đã nghe nói “Vì người mà thuyết tứ cú thì công đức vô biên”, bèn cho rằng có chúng sanh để vì, cho nên nay phá điều đó. Phần văn trước là ngăn chặn niệm nghi, tiếp đó “Hà Dĩ Cố” là giải thích ngăn chặn niệm nghi, cho nên nói rằng “Thật Vô Chúng Sanh Khả Độ, Như Bất Ưng Niệm Phật Độ Chúng Sanh” (Thật không có chúng sanh để độ, ông chẳng nên nghĩ rằng Phật độ chúng sanh).

“Nhược Hữu Chúng Sanh Như Lai Giả”; Đây là phản giải thích; nếu thấy có chúng sanh để có thể độ thì Phật bị lỗi là thủ Ngã. Vì chúng sanh thấy chúng sanh nên chúng sanh danh là chúng sanh, chẳng thể tự mình độ mình thì làm sao độ chúng sanh. Nếu Phật cũng thấy chúng sanh thì Phật cũng danh là chúng sanh, chẳng thể tự độ mình, sao thể độ chúng sanh. Phật nếu thấy chúng sanh, Phật năng độ chúng sanh thì chúng sanh cũng thấy chúng sanh, chúng sanh đúng phải năng độ Phật. Vì mắc lỗi lớn như vậy, cho nên Phật chẳng nên thấy có chúng sanh.

“Như Lai Thuyết Hữu Ngã Tắc Phi Hữu Ngã”: Giải thích thêm về mối nghi. Nghi rằng: Nếu không có chúng sanh để có thể độ thì trong miệng Phật sao lại tự xưng là “Ta”(ngã)? Như nói rằng: Ta vốn hành Bồ-tát Đạo,… cho nên biết là có Ngã. Đáp rằng: Như Lai tùy theo tục mà thuyết là có ngã mà thôi: Thật không có Ngã để nói, mà người phàm phu tưởng rằng là có Ngã. Còn nghi ngờ rằng; Nếu không có cái ta thì vì sao thế gian đều nói tôi đến, tôi đi, tôi sinh, tôi chết,…? Bèn giải thích rằng: Đó là người phàm phu ở trong không có Ngã cho rằng là có Ngã mà thôi. Cho nên nói rằng “phàm phu cho là có ngã”.

“Phàm Phu, Như Lai Thuyết Phi Phàm Phu”. Luận kinh nói một cách đầy đủ rằng: “Tu Bồ-đề! Phàm Phu Sanh Giả, Như Lai Thuyết Phi Sanh, Thị Danh Mao Đạo Phàm Phu Sanh”, sở dĩ có lời nói này đến là vì ở trên nói rằng người phàm phu cho là có Ngã, cho nên nay giải thích nghĩa phàm phu. Sở dĩ nói rằng “Phàm phu sanh, Như Lai thuyết phi sanh” là vì chẳng sanh ra Thánh quán, cho nên gọi là “Phi sanh”. Sanh ra tâm phàm phu điên đảo, cho nên đó gọi là “Phàm phu sanh”.

Hỏi: Luận kinh vì sao nói “Mao Đạo phàm phu”.

Đáp: Vì ngu si chẳng giải hiểu một tí đầu lông Thánh pháp một số người riêng có phàm phu pháp, phàm phu tính. Phàm phu tính là phi sắc, phi tâm, bất tương ưng hành, vô ký pháp. Phàm phu pháp thì thông cả Ngũ ấm, thông cả tam tính. Nghĩa của cuốn Thành Luận thì cho rằng không có phàm phu tính, phàm phu pháp riêng lẻ, chỉ là vì không có Vô Lậu Thánh pháp, cho nên gọi danh là phàm phu pháp mà thôi.

“Khả Dĩ Dĩ Tam Thập Nhị Tướng Quán Như Lai Bất…”. Đây là kinh chương thứ mười một. Nguyên do có ba chương trên, mỗi chương đều có nghĩa của nó. Nay chương này lại sinh ra là vì trong chương thứ ba trên tuy phá những kiến cho rằng Như Lai pháp thân là Hữu tướng, là vô tướng, là Nhất, là Dị… nhưng những đệ tử còn bị dính mắc vào mắt, tai, đa phần vẫn nói rằng ba mươi hai tướng là Phật. Rồi trở lại sinh nghi cho rằng tu ba mươi hai tướng nghiệp mới đắc ba mươi hai tướng Thân, có ba mươi hai tướng thân tức là có pháp thân, vì vậy mà biết rằng pháp Thân phải có tướng hảo. Vì để phá mối nghi đó nên mới có chương này sinh ra. Lại nữa, vòng đầu nên hai lỗi để nói về tướng hảo, vòng sau cũng nêu hai lỗi để tỏ về tướng hảo, niềm tin của Hai Hội cũng chẳng thể đánh mất. Lại nữa, tiếp cận với chương trước kia tỏ chung rằng Chánh pháp bình đắng không có cao hạ, chương tiếp theo là tỏ rằng không có chúng sanh để độ để giải thích về “Vô hạ”. Nay ở đây là liểu hiểu Ba mươi hai tướng chẳng phải là Phật, giải thích ý nghĩa của “Vô Cao”

Kinh chương này gồm có năm cú: 1. Phật Điệp lại nghi tình để hỏi; 2. Tu Bồ-đề đồng với người mê để đáp; 3. Phật nêu ra Luân vương để cùng phá; . Tu Bồ-đề ngộ giải; . Phật thuyết kệ chê trách.

Hỏi: Kinh Quán Phật Tam Muội nói rằng: “Nếu quán Phật sắc thanh thì đều diệt trọng tội:, nay vì sao lại thấy sắc, nghe thanh là hành tà Đạo?

Đáp: Nếu đắc phương tiện Dụng của Bát-nhã thì thấy sắc nghe thanh cũng là Phật, phi sắc thanh cũng là Phật, cho đến phi phi sắc thanh cũng là Phật. Nếu chẳng đắn phương tiện Dụng của Bát-nhã thì năm cú đều phi Phật. Cho nên Quán Bát-nhã kệ nói rằng: Nếu người thấy Bát-nhã, ấy ắt đắc giải thoát. Nếu chẳng thấy Bát-nhã, ấy cũng đắc giải thoát. Nếu người thấy Bát-nhã, ấy ắt bị trói buộc, nếu chẳng thấy Bát-nhã, ấy cũng bị trói buộc.

“Nhủ Nhược Tác Thị Niệm…”: Kinh chương thứ mười hai sinh ra. Luận về sinh khởi nói rằng: Nếu nói chẳng dùng Sắc tướng hảo để thấy pháp thân thì tu tướng hảo nghiệp chẳng đắc Bồ-đề. Nếu vậy thì đúng phải không có Nhân của phước Đức, không có Quả của phước Đức. Vì để phá mối nghi đó, cho nên nói rằng: “Ông đừng nói không có Nhân phước và quả phước, Phật có hai loại trang nghiêm; Nhân phước đắc quả tướng hảo, đó là phước trang nghiêm. Tu Nhân trí huệ đắc quả trí huệ, đó là Huệ trang nghiêm, Như Lai có đủ cả phước và huệ hai loại trang nghiêm, sao lại không có quả tướng hảo? Ông nếu tác niệm ấy, Phật Bồ-đề tâm thì sẽ nói chư pháp đoạn diệt”. Lại còn nghi rằng: Bồtát đắc vô snah nhẫn, đắc trí huệ xuất thế gian, bấy giờ xả Nhục thân, thọ nhận pháp thân thì đúng phải không còn có Nhân phước đức quả phước đức. Vì để phá mối nghi đó mà tỏ rằng Bồ-tát đắc Vô sanh Nhẫn, đắc diệu trí huệ, đắc diệu phước đức, há lại đánh mất Nhân và quả phước đức, đọa vào trong đoạn diệt sao?

Hỏi: Trong này nói “phát Bồ-đề tâm”, sao lại giải thích là “Đắc vô Sanh Nhẫn”?

Đáp: Sơ Đắc vô snah nhẫn cũng danh là Sơ phát Bồ-đề tâm. Lại nữa, trong này nói rằng do từ sơ phát tâm chẳng quen tập Đoạn diệt quán, cũng chẳng khởi Thường quán, hậu tâm (những tâm sau đó) đều vậy, cho nên Sơ (mới đầu) và hậu (sau đó) bất nhị (không hai khác). Như nói rằng: “Phát tâm và tất cánh, cả hai chẳng riêng khác”. (Tất cánh có người là sau cùng, rốt cùng). Trước kia nói rằng Phật quả phi Hữu tướng phi vô tướng. Nay ở đây nói rằng Nhân là phi đoạn phi thường. Có thể nói rằng Nhân và quả đều là chánh quán, đều là ly đoạn và thường.

Hỏi: Nếu vậy thì Nhân và Quả khác nhau như thế nào?

Đáp: Vì Sáng và tối khác nhau, cho nên khai ra Nhân và Quả mà thôi.

“Dĩ Mãn Hằng Hà Sa Thế Giới Thất Bảo Bố Thí”.

Hỏi: Ở trên đã so sánh với Hàng sa, sao còn nói lại?

Đáp: Vòng trước từ tam Thiên đến Hằng Sa, vòng sau cũng vậy, nghĩa của hai hội chẳng bị đánh mất. Lại nữa, lại ý khác nhau; trước là để so với trì bốn câu kinh, nay là để so với Bồ-tát Vô Ngã Nhẫn. Đây là Nhơn Vô Ngã và pháp Vô Ngã, cho nên gọi danh là Vô Ngã Nhẫn.

“Bất Thọ Phước Đức”: Vì chẳng thọ hưởng phước đức, thuộc phạm trên Hữu sở đắc, cho nên Bồ-tát này vượt hơn Bồ-tát trên kia. Bồ-tát trước thọ hướng phước đức Hữu sở đắc nên chẳng bằng Bồ-tát sau.

Tiếp đó là hỏi và đáp để tác bạch rõ nghĩa của bất thọ tham trước?

Đáp: Bồ-tát làm phước đức bằng tâm vô thọ, cho nên chẳng sanh tham tâm, đa phần thường phi tác phước đức mà vừa lại chẳng tham.

“Nhược Hữu Nhơn Ngôn Như Lai Nhược Lai Nhược Khứ…”:

Chương thứ mười ba đến. Luận sinh khởi nói rằng: Bồ-tát đã chẳng thọ nhận phước Đức thì chẳng thọ nhận làm vua loài người, làm vua Trời ở thế gian, thế thì làm sao qua lại lục đạo để lợi ích cho chúng sanh? Vì vậy mà nay giải thích rằng Bồ-tát tuy chẳng thọ nhận quả ở thế gian nhưng hóa thân qua lại lục đạo làm vua người vua trời để lợi ích chúng sanh. Pháp Than thường trú thì không có qua lại khứ lai, đừng thấy Hóa Thân qua lại khứ lai vật mà nói rằng pháp thân cũng có khứ và lai. Đừng thấy pháp thân không có khứ lai, rồi cho rằng sinh thân cũng không có khứ lai. Trong đây chính là tỏ rằng Hóa thân có khứ lai để mối nghi pháp thân có khứ lai. Vì vậy mà nói rằng “Nếu nói Như Lai pháp thân có khứ lai thì chẳng giải hiểu nghĩa của pháp thân”.

Hỏi: Nếu Hóa Thân có khứ lai, pháp thân không có khứ lai thì vẫn là nghĩa của Tòng lai mà thôi?

Đáp: Đây là nghĩa của Bất Nhị và Nhị, cho nên khai ra hai thân; Vô khứ Lai khứ Lai và Hóa thân, Khứ Lai Vô Khứ Lai là pháp thân, đều là vì vật mà đặt ra tên gọi danh tự mà thôi. Xét cho cùng thì chánh Bát-nhã chưa từng Nhị hay Bất Nhị, khứ lai hay bất khứ lai.

“Tu Bồ-đề, Dĩ Tam Thiên Thế Giới Toái Vi Vi Trần…”: Kinh chương thứ mười bốn.

Hỏi: Trước đã nói vi trần, nay lại nói, có gì khác nhau?

Đáp: Giải thích có đồng, có dị. Có đồng (giống nhau) là; đồng lấy đó làm thí dụ. Có dị (khác nhau) là: trước nêu ra vi trần (thuộc) Hữu là dụ cho Bố thí (thuộc phạm trù) Hữu Sở đắc do vì để thành cú nghĩa so sánh hơn kém mà đến, tỏ rằng Bố thí thuộc phạm trù Hữu Đắc, đó là Nhân của trần nhiễm, trở lại đắc quả trần nhiễm, do vậy chẳng bằng trì bốn câu kinh. Nay ở đây nêu ra dụ vi trần là để phá mối nghi cho rằng pháp thân của mười phương Phật là nhất là Dị. Cũng như Thế giới đập vụn thành vi trần chẳng thể nói chúng cùng ở một (nhất) nhị. Vì tán rời đó cho nên cũng chẳng ở khác nơi (Dị), đã không có thì làm sao có trú? Pháp thân mười phương Phật chẳng thể cùng trú ở một xứ, chẳng thể trú khác xứ, bởi vì chẳng thể trú cùng một xứ, cho nên chẳng phải là hổn lộn thành một pháp thân. Vì chẳng thể trú khác xứ, cho nên chẳng thể mỗi nơi có pháp thân. Vì vậy luận kệ nói rằng: “Ở pháp, giới, xứ này, chẳng Nhất cũng chẳng Dị”, đây là phá hai loại giải hiểu; hoặc nói rằng mười phương Phật bổn thành một pháp thân, hoặc nói rằng mỗi vị Phật đều có một pháp thân.

Hỏi: Vì sao nêu dụ vi trần để phá mối nghi pháp thân là Nhất hay là Dị?

Đáp: Như vi trần tán diệt, nêu chẳng thể nói là cùng một xứ hay là khác xứ, cũng như vậy mười phương Phật phiền não tận, chẳng thể nói pháp thân cùng trú một xứ hay trú khác xứ. Cho nên luận kệ nói rằng: “Vi trần tan thành bột, thị hiện phiền não tận”.

Hỏi: Vì nhân duyên gì mà phá mối nghi pháp thân là nhất hay là Dị?

Đáp: Trên nói rằng Hóa thân có khứ lai, pháp thân không có khứ lai. Vì pháp thân không có khứ lai nên thời hội sanh ra nghi ngờ rằng mười Phật pháp thân đồng là không có khứ lai, hay là thành một pháp thân đồng một trú xứ, hay là mỗi một vị Phật đều có một pháp thân ở những xứ khác nhau? Lại nữa, ở trên đã rộng phá kiến chấp hai thân là Nhất là Dị, khiến cho hiểu rõ chánh quả. Nay ở đây là phá kiến chấp về vi trần tụ tán, khiến cho hiểu rõ về y quả. Vì để liểu ngộ nghĩa của tất cánh không, chẳng chánh chẳng y, nên có đoạn văn này đến. Trong đoạn văn này, trước tiên là nhắc lại mối nghi kia, rồi nêu ra câu hỏi “Tam Thiên Thế Giới Vi Trần”, muốn nói về nghĩa đồng và dị của mười phương tất cả Phật pháp thân. Đáp rằng: “Thân Đa”, là mười phương chư Phật nhiều. “ Thuyết Vi Trần”; là nêu ra vi trần để làm dụ. Vì chỉ là giả danh vi trần, vô sở hữu, cho nên nói là “Phi Vi Trần”. “Thị Danh Vi Trần”; là trở lại kết luận chánh nghĩa của giả Danh. “Thế Giới Nhất Hợp Tướng”; Nếu Vi Trần và thế giới cùng đối nhau thì vi trần là dụ cho pháp thân mười phương chẳng cùng một (bất nhất). Thế giới là dụ cho pháp thân mười phương chẳng khác (bất Dị). Nhưng xét theo ý thì dùng vi trần để dụ chung cho cả bất Nhất bất Dị, dùng Thế Giới là để dụ cho bất Nhất.

Hỏi: Vi trần trước là thông dụ cho bất nhất bất dị. Sao nay nói Thế giới là dụ riêng cho bất nhất?

Đáp: người ta nghe nói pháp thân mười phương đều không có Lai khứ, không có đại tiểu, thì đúng phải là Nhất ( cùng một). Vì đa số đều có mối nghi là cùng một (nhất), cho nên chỉ phá Nhất cùng một.

“Nhất Hợp Tướng”: là hợp nhiều vi trần lại với nhau thành thế giới.

“Nhất Hợp Tướng, Bất Khả Thuyết”; Thánh nhơn liểu ngộ hợp vô sở hợp, như trong phẩm phá hợp, “Pháp ấy chẳng tự hợp, pháp khác cũng chẳng hợp, pháp hợp và thời hợp, cái Hợp cũng đều Vô”, cho nên không có hợp, chỉ vì phàm phu thấy có thế giới mà khởi tâm tham trước nói là có thế giới mà thôi.

“Nhược Nhơn Ngôn Phật Thuyết Ngã Kiến”; đoạn văn này tiếp cận văn trước mà sinh ra, nói rằng sinh ra do vì “Phàm Phu Tham Trước Kỳ Sự”. Phàm phu tham trước là do bởi Ngã kiến. Ngã kiến đã không có thì tham trước do đâu mà có? Lại nữa, ý xa là giải thích cả cuốn kinh, trên kia đâu đâu cũng tán thán khen ngợi vô ngã, vô nhơn, nhưng chỉ vì phàm phu điên đảo khởi Ngã kiến, Nhơn kiến mà thôi. Thời hội bèn nghi rằng: Phật nói phàm phu khởi Ngã kiến, vì vậy mà biết có Ngã kiến để khởi, nếu không có Ngã kiến thì Phật chẳng nên nói là phàm phu khởi Ngã kiến, đây là mối nghi thứ nhất. Lại nữa, người Nhị Thừa nói rằng: trước đã có Ngã kiến rồi đoạn dứt Ngã kiến mới đắc Trí Vô Ngã, đó danh là Đắc Đạo, đây là mối nghi thứ hai. Để phá mối nghi thứ nhất, nói rằng: Nếu người nói “thuyết Ngã kiến thì co Ngã kiến để có thể thuyết” thì chẳng hiểu nghĩa Phật đã nói. Vì Phật muốn chứng tỏ rằng Ngã kiến là Vô, cho nên thuyết Ngã kiến mà thôi, chẳng phải là thuyết ngã kiến bèn có Ngã kiến để có thể thuyết. Cho nên bài kệ cuối cùng của cuốn Trung Luận nói: “tất cả chư pháp không, Thế gian những kiến thường,… xứ nào vào thời nào, ai khởi các kiến ấy”? do vậy, chẳng những chánh kiến bất khả đắc, mà ngay cả Tà cũng bất khả đắc. Mới biết cửa Đạo chưa từng tà hay chánh. Kinh này sắp xong. Trên là phá xưa kia (khi Phật mới đắc đạo) chánh kiến thuộc Hữu sở đắc là bất khả đắc. Nay phá tà kiến cũng vô đắc, hiểu rõ chánh Bát-nhã chưa từng tà hay chánh. Tức là trả lời cho người Nhị Thừa cũng chẳng thể nói rằng trước có Ngã kiến, đoạn Ngã kiến rồi mới đắc trí vô ngã. Nay lại tỏ rằng Ngã vốn rốt ráo bất khả đắc thì đoạn dứt cái gì mà nói là vô ngã?

“Ưng Như Thị Tri”; trên nói rõ rằng Ngã kiến vốn bổn lai khả đắc, nay nói rằng pháp kiến cũng bổn lai bất khả đắc. Vì vậymà nêu Ngã để so với pháp; mà nói rằng “Nên như vậy tri kiến, tín, giải, chẳng tại pháp tướng”.

“Sở Ngôn Pháp Tướng Giả, tắc Phi Pháp Tướng”: Cũng như nghĩa về Ngã, “Phật thuyết ngã tức phi Ngã”, thuyết pháp tướng cũng phi pháp tướng.

Hỏi: “Như thọ Tri, kiến, tín, giải”, có gì khác nhau?

Đáp: Luận kệ nói rằng: Hai trí và Tam Muội; Tri là Trí Thế Đế, kiến là Trí Đệ Nhất nghĩa Đế, Tín giải là Tam Muội mà hai trí trên nương vào, y nương vào Tam Muội mà phát sanh hai Trí.

Hỏi: Vì sao lại tỏ về Hai trí?

Đáp: Bồ-tát liểu Nhơn không và pháp không, cụ túc cả hai trí. Lại nữa, khi mới hành Bồ-tát, chưa đắc vô sanh, liểu ngộ còn cạn, gọi là Trí Thế Đế. Thâm hành Bồ-tát, đắc Vô Sanh Nhẫn liểu ngộ hai không, gọi là Trí Đệ Nhất Nghĩa Đế. Tam muội là chỗ nương dựa của hai trí.

“Nhược Nhơn Dĩ Mãn Vô Lượng…” Đây là kinh chương thứ mười lăm. “Như Lai” ở phần trên là nói chung cả hai thân. Thí dụ vi trần là tách riêng pháp thân. Nay kinh chương này là tách riêng Hóa thân. Nghi rằng: Hóa Phật đã có khứ lai, cúng dường Hóa Phật, trì những điều Hóa Phật đã thuyết, sao bằng chơn Phật? Vì vậy mà nay nói rằng nếu người phát tâm ở chỗ hóa Phật, thọ trì bốn câu kệ của Hóa Phật thì công đức hơn hẳn Bố Thí vô lượng A tăng kỳ thế giới thất bảo. Làm thế nào để diễn thuyết cho người khác? Để giải thích nghĩa vì người khác mà thuyết. Tỏ rằng phần trên đã mấy lần khuyên người thuyết pháp. Nay kinh sắp xong, chỉ bày phương cách thuyết pháp. “Đương Như Như Nhi Thuyết” (nên Như Như mà thuyết) chữ Như ở sau tức là Như của Như pháp tính, khuyên hành giả (người hành trì) nên Như giống như pháp tính mà thuyết, đừng sanh tâm động niệm.

Bài kệ sau tức là tỏ về những từ ngữ thuyết pháp cũng như thuyết mười Dụ cho nên Kinh cư sĩ nói rằng: Thuyết pháp là Vô thuyết Vô thị, thí như Huyển sĩ thuyết pháp cho người huyển (ảo). Thập pháp sư nói rằng: Mười Dụ để dụ cho không, không ắt trì dụ đó. Mượn lời để hội ý, ý tận thì không có chỗ hội, đã ra khỏi lưới võng, trú ở vô sở trú này. Nếu theo luận kinh nói về điều trên; kinh nói: “Làm thế nào vì người diễn thuyết mà chẳng danh là Diễn thuyết, đó gọi là Diễn thuyết”. Đây là giải thích nghĩa của Hóa Phật thuyết pháp. Hóa Phật thuyết pháp chẳng tự xưng mình là Hóa, nếu tự xưng là Hóa thì chúng sanh chẳng sanh niềm tin kính. Cho nên nói chẳng danh là thuyết. “Thị Danh Vi Thuyết” chỉ thẳng là Hóa Phật thuyết pháp.

Bài kệ “Nhất Thiết Hữu Vi Pháp…” đến, là để giải thích thâm mối nghi, nghi rằng: chư Phật thường vì chúng sanh thuyết, thì vì sao lại nhập Niết-bàn? Vì vậy mà tỏ rõ rằng chư Phật Như Lai chẳng trú Niết-bàn, chẳng trú Hữu vi, do bởi chư Phật vì lợi chúng sanh, hóa thân thuyết pháp, cho nên chẳng trú Niết-bàn. Vì quán Hữu vi như mộng huyển, cho nên chẳng trú thế gian. Luận kinh có chín dụ, nói rằng: tất cả Hữu vi pháp như sao đêm, nhòa mắt, ngọn đèn, huyển áo, sương mai, bọt nước, giấc mộng, điện chớp, mây bay.

1. Như sao đêm: mặt trời chưa mọc thì hữu dụng, mặt trời mọc thì vô dụng. Mặt trời chánh quán chưa mọc thì vọng tâm hữu dụng, mặt trời chánh quán mọc thì vọng tưởng bất khả đắc.

2. Dụ nhòa mắt: như mắt bị nhòa, thấy bầu trời có vòng mao để có thể đắc. Mắt Huệ bị nhòa, không có lục trần mà vọng thấy lục trần.

3. Như ngọn đèn: Là dụ cho Thức pháp năng kiến, như có Dầu, bấc, đồ chứa, cả ba pháp hợp lại mà có, cho nên nó là vô sở hữu, pháp cũng do hòa hợp mà có, cho nên nó cũng là vô sở Hữu, ngọn đèn niệm niệm diệt, thức cũng vậy.

4. Dụ như huyển ảo: cũng như huyển ảo sư, làm ra nhiều thứ vật nhưng vô thật. Chúng sanh nghiệp huyển ảo mà thấy nhiều thứ quốc độ, cũng vô thật.

5. Dụ sương mai: sương chỉ trụ được một thời gian ngắn, Thân xác cũng vậy.

6. Dụ bọt nước: như trời mưa giọt thành bọt nước, trẻ con tưởng đó là hạt ngọc, tâm sanh ra tham dính. Chúng sanh ba thọ cũng vậy, do từ căn, trần, thức sanh cũng chẳng thật.

7. Dụ giấc mộng: Quá khứ pháp giống như đêm qua mơ thấy có, liểu ngộ thì không có.

8. Dụ như Điện chớp: vừa hiện liền diệt, Hiện tại pháp cũng vậy.

9. Dụ mây bay: Bầu trời trong sáng, bỗng nhiên mây sanh khởi, ngay khi ấy liền diệt. Vị lai pháp cũng vậy, hốt nhiên mà khởi ngay khi ấy liền tán diệt.

Những điều ủy khúc khó hiểu thì cần phải giảng nói, giải thích.

Nay ở đây lược tỏ mà thôi.

Phần thứ ba, phần Lưu thông, như văn ý …

 

Pages: 1 2 3 4