KIM CANG BÁT NHÃ SỚ

SỐ 1699

QUYỂN 03

Hồ-Cát Tạng Pháp Sư Soạn

 

“Tu Bồ-đề Bạch Phật Ngôn Phả Hữu Chúng Sanh”. Từ đây về sau là đoạn thứ hai, nói vể nghĩa của Tín thọ Bát-nhã. Sở dĩ nói về tín thọ là vì phần trên đã nói Bát-nhã tức là giáo của năng bị. Nay nói tín thọ tức là Duyên của sở bị. Đây tức là Duyên và giáo tương xứng với nhau. Nếu Duyên mà phi giáo thì Duyên với giáo đó ắt chẳng xứng với duyên. Nếu giáo mà phi duyên thì giáo cho Duyên đó, Duyên đó chẳng vâng theo giáo. Vì nay Duyên chính là giáo duyên cho nên Duyên này vâng theo giáo mà đắc ích. Vì giáo chính là Duyên thì giáo này chẳng uổng thuyết. Vì nhân duyên đó, cho nên Duyên và giáo tương xứng với nhau. Lại nữa, Phật dùng nhiều thứ Môn khác nhau để thuyết về Bátnhã; phần trên đã dựa theo Nhân và quả mà thuyết Bát-nhã. Phần này là dựa theo Tín Thọ môn để thuyết về Bát-nhã. Do vì liểu ngộ vô y vô đắc nên gọi là Tín thọ, thuyết về tín của vô y vô đắc này gọi là thuyết nghĩa Bát-nhã. Trong môn này chia ra hai phần vấn và đáp. Phần đầu tức là Thiện cát phát vấn, sở dĩ vấn hỏi, là vì phần trên đã nói về Nhân, đã biện về quả, nghĩa đã tròn đầy, vì vậy mà nay hỏi về người tín thọ. Mà nhân là nhân (thuộc phạm trù) vọ sở đắc. Quả là Quả (thuộc phạm trù) vô sở đắc. Nhân là nhân vô sở đắc, tuy hành vạn hạnh mà thật thì vô sở hành. Quả là quả vô sở đắc, tuy đắc Bồ-đề mà thật vô sở đắc. Sự này khó tin. Nếu thật có vạn hạnh khả hành, thật có Phật quả khả đắc thì tin điều đó ắt dể. Nếu thật không có vạn hạnh khả hành, thật không có Phật quả khả đắc thì tin điều đó ắt dể. Nếu thật không có vạn hạnh khả hành, thật không có Phật quả khả đắc thì tin điều đó cũng vẫn là dể. Nếu nói tục để tự có nhân quả (Hữu) chơn đế tự không có nhân quả (vô), có và không có (hữu vô) khác nhau tin điều đó cũng dể. Nay điều chẳng vậy! Tuy tu vạn hạnh mà chẳng thấy Bồ-tát năng hành, chẳng thấy vạn hạnh khả hành, vô sở y chỉ mà tu vạn hạnh tế độ chúng sanh, sự này hy hữu, vì thế mà khó tin, như trồng cây trong bầu trời, chẳng nương ở đất mà tưới nước chăm bón cho có hoa thật, việc đó là khó. Cho nên nay hỏi có kẻ tin. Nếu nói Phật thân đồng với Nhị Thừa là sinh diệt pháp thì cũng dể tin. Nếu nói Phật thân là thường trú pháp, ngưng nhiên tại kim cang hậu tâm thì điều đó cũng dể tin. Nếu nói ứng thân tự nó vô thường, pháp thân tự nó là thường, thì điều đó cũng dể tin. Nay nói Như Lai tuy sinh nhưng rốt ráo chẳng sinh, tuy diệt nhưng rốt ráo chẳng diệt, tuy vô sinh vô diệt mà sinh diệt phương tiện lợi ích chúng sanh thì sự việc đó rất hy hữu, cho nên khó tin mà hỏi.

Hỏi: Đây là vấn hiện tại tin hay là vấn vị lai tin?

Đáp: Hiện tại chúng sanh phước huệ thâm hậu, tam đa cụ túc, tại vườn Kỳ Hoàn thọ nhận đạo, nghe ắt sinh tín, cho nên chẳng hỏi hiện tại, chỉ sau khi Phật diệt độ năm trăm năm sau, nhập vào trong tượng pháp, thời ấy chúng sanh bạc phước độn căn, tuy tin văn kinh, chẳng thể thông hiểu, cho nên nghe mà chẳng sinh tín. Đại Trí Luận, đoạn văn giải thích phẩm Tín Hủy nói rằng: Sau khi Phật diệt độ, năm trăm năm sau có năm trăm bộ, đều chấp lời Phật, chẳng hiểu ý Phật. Vì để giải thoát, khi nghe Tất Cánh không, như dao đâu tim, cho nên biết vị lai người tin thì ít, mới biết đó là hỏi cho đời vị lai. Lại nữa, nêu vị lai có người tin, huống chi là hiện tại, vị lai là thời ác thế, bên ngoài thì không gặp Phật, bên trong thì bạc phước độn căn còn tin Bát-nhã, huông nữa là người thời hiện tại nghe mà chẳng sinh tín sao?

“Phật Cáo Tu Bồ-đề…” Đây là chương thứ hai, Như Lai đáp. Văn chia hai phần: 1. Già vô đáp; 2. Hữu tín đáp. Câu “Mạc tác Thị Thuyết” tức là già vô đáp. Ông đừng nói hiện tại có người tín thọ mà nói vị lai khởi tín thọ, cho nên nói “Mạc tác thị thuyết”.

“Như Lai Diệt Hậu, Hậu Ngũ Bách Tuế…” Đây là phần hai Hữu Tín đáp. Đoạn văn này chia ra bảy phần: 1. Thời tiết tín; 2. Người năng tín; 3. Pháp sở tín; . Chánh xuất tín tâm; . Nguyên do tín; 6. Lợi ích của tín; . Rộng giải nghĩa tín. Đây tức phần một.

Nói “Hậu Ngũ Bách Tuế”: Có người nói; chánh pháp năm trăm năm là năm trăm năm đầu, tiếp đó tượng pháp năm trăm năm là năm trăm năm giữa. Tiếp thep năm trăm năm sau tượng pháp gọi là năm trăm năm sau (hậu ngũ bách niên), ở đây là nói năm trăm năm sau cùng, đó là thời tượng pháp sắp diệt, suy tàn, cũng có kẻ tin Bát-nhã, huống nữa là hai lần năm trăm năm trước không có người tin sao? Nay cho rằng điều trên chẳng đúng! Nói “Hậu ngũ bách tuế” là như Đại Trí luận nói: “Năm trăm năm sau. Năm trăm năm đầu, người đắc đạo thì nhiều, kẻ chẳng đắc thì ít, cho nên gọi là chánh pháp. Năm trăm năm thứ hai, người đắc đạo thì ít, kẻ chẳng đắc thì nhiều, cho nên gọi là tượng pháp.

Chánh pháp đã diệt rồi, tiếp đó vào tượng pháp, gọi là “Hậu Ngũ Bách Tuế”. Trong đó tuy đa phần chẳng tin, như năm trăm bộ, nhưng cũng có người tín thọ không Đại phẩm nói: Bát-nhã Ba-la-mật này, sau khi Phật diệt độ phương Nam chuyển đến phương bắc, trong đó Tứ chúng phải có người tín trì… cho đến cúng dường. Còn giải thích rằng: Một ngàn năm sau khi Phật diệt. Vì để đoạn nhứt mối nghi ngờ rằng: năm trăm năm đầu là chánh pháp cho nên nghe mà có tin. Năm trăm năm sau là tượng pháp cho nên nghe chẳng tin. Nếu vậy năm trăm năm sau không có người tin Bát-nhã. Cho nên Phật đáp rằng: Năm tăm năm sau cũng có người tin, chẳng nên nói không có người tin. Thời đó cũng có n tin trì,… cho đến cúng dường.

“Hữu Trì Giới Tư Phước Giả”. Đây là phần hai, có người Năng Tín. Thập sư (sư Cưu Ma La Thập) dịch kinh chỉ nói rõ hai người: 1. Người trì giới; 2. Người tu phước. Người trì giới đa phần là xuất gia Bồtát, người tu phước đa phần là tại gia Bồ-tát. Đại Trí Luận nói: xuất gia Bồ-tát lấy Thi La làm đầu, tại gia Bồ-tát lấy Đàn làm đầu, do đó văn ở đây chỉ nói hai người. Mà hai loại người này thông cả Đại thừa Tiểu thừa. Nếu hai loại n thuộc Tiểu thừa Hữu sở đắc thì chẳng tin Bát-nhã, cho nên phần văn sau nói: “Nếu người vui thích tiểu pháp thì chẳng thể nghe nhận được đọc tụng kinh này”. Nếu hai loại người thuộc Đại thừa vui với vô sở đắc mới tin pháp này, cho nên phần văn sau nói: “Kinh này là thuyết cho hàng Đại thừa, là thuyết cho hàng tối thượng thừa”. Nếu là luận kinh thì có ba loại người. Luận nói: “Bất không vì có thật, Bồ-tát đủ ba đức loại người thứ ba tức là người trí tuệ. Hai loại người trước, gọi là Văn Tín. Loại người Trí huệ, đó là chứng tín. Lại nói: Người Năng tín đã là Thắng nhơn, mà nêu ra hai loại người thiện; chỉ Thiện và Hành Thiện, được người tôn quý để khen ngợi họ khiến cho đắc Tín thọ. Trì giới là chỉ Thiện, Tu phước là hành thiện. Hai loại này nhiếp hết mọi thiện, tức là “Đừng làm điều ác, phụng hành điều thiện”. Vì vậy mà nêu ra hai loại người này, nhiếp hết tất cả người.

“Ư Thử Chương Cú”: Là phần ba, pháp sở tín, tức là pháp môn Nhân quả đã nêu trên, gọi đó là “Chương Cú”.

“Năng Sinh Tín Tâm”: Đây là phần thứ tư, Sinh Tín về kinh. “Dĩ Thử Vi Thật” tức là Thật Tín (thuộc phạm trù) vô sở đắc. Vì khác với Tín (thuộc phạm trù) Hữu sở đắc nên Tiểu thừa chẳng tin. Nếu vọng theo Tín (thuộc phạm trù) vô sở đắc thì Tín trở lại thành ra là bất tin, cho nên kinh Đại phẩm có phẩm (nói về) Tín Hủy, phẩm này muốn nói rằng

Hữu Sở Đắc Tín thì đó liền thành ra là Hủy. Nay ở đây là vô sở Đắc thật tướng chánh tín. Vì vậy mà nói “Dĩ Thử Vi Thật”. Cũng tức là Tin Bátnhã là Thật tướng của pháp, vì vậy mà nói “Dĩ thử vi thật”.

“Đương Tri Thị Nhơn” Đây là phần năm, nguyên do Tín. Sở dĩ người nghe kinh mà tin là vì trồng Nhân đã lâu cho nên tin thọ được, vì vậy mà kinh Niết-bàn nói: phát Bồ-đề tâm ở vô số chỗ chư Như Lai, rồi mới có thể hẳng phỉ báng kinh này trong thời đại Ác Thế. Nay kinh này cũng vậy, đã lâu đời trồng nhân nên mới có thể tin mà chẳng phỉ báng. Văn có hai cú: cú thứ nhất là “chẳng phải trồng ở ít Phật, cú thứ hai là “Dĩ ư…” tỏ rằng ở nhiều Phật.

“Văn Thị Chương Cú Nãi Chí Nhất Niệm Sinh Tịnh Tín Giả…” là phần thứ sáu. Tín đắc lợi ích, gồm có hai lợi ích: 1. Bên ngoài thì chư Phật thấy biết; 2. Bên trong thì đắc vô biên công đức. Lợi của tin Bátnhã khó mà nói hết, khó mà đo lường. Nay nên chỉ một niệm tin mà còn gặt được vô biên công đức, huống chi là trước sau đều tin thì lại càng khó, nói rằng Như Lai soi thấy tín hay báng đều biết, mà nay chỉ nêu ra người tin, gồm có ba nghĩa: 1. Không này là Mẹ của chư Phật, được Phật thủ hộ. Nếu sinh niềm hy vọng hướng đến thì được Phật ghi nhớ, cho nên kinh nói: “Phật thường dùng Phật Nhãn quán kinh quyển này. Nếu người nào thọ trì, thì được Phật hộ niệm, được ghi nhớ ở chỗ Như Lai, ngay cả được quen biết làm bạn với bậc tôn quý với Thiên vương ở thế gian, còn tự mình vui mừng hoan hỷ, huống nữa là được làm người thân yêu ở chỗ Như Lai. 2. Phước này ngang bằng với hư không bầu trời, đất thấp chẳng thể biết được, duy chỉ Phật là cùng tận bờ đáy. 3. Phật không có hai lời, nói ắt đáng tin. Nay nói tin thì được nhiều phước, do vậy phước đó ắt nhiều.

Hỏi: Vì nhân duyên gì gọi là được thấy biết?

Đáp: Luận nói: Như Lai biết bằng nguyện trí lực, chứ chẳng phải là biết bằng Tỉ Trí. Thấy bằng Phật nhãn, chẳng phải thấy bằng Nhục Nhãn. Lại nữa, Phật biết người đó hành Nhân Bồ-đề, thấy người đó đắc quả Bồ-đề, cho nên nói là “thấy biết”.

“Hà Dĩ Cố…” Đây là phần bảy, giải thích rộng về nghĩa của Tịnh Tín. Nếu theo luận sư giải thích thì phần trên là nói chung cả ba loại người tin. Đây là biện về loại người tin thứ ba, người Trí Huệ phần trên giải thích về Tín thì đắc phước vô biên, phần này giải thích lý do của sự vô biên đó. Nguyên do là đắc vô sinh tín (tín thuộc phạm trù vô sinh), cho nên phước đó vô biên. Nhưng Vô Sanh Tín tự nó có đủ hai loại: 1. Văn Tín (tín nhờ nghe); 2. Chứng Tín (Tín nhờ chứng). Trong giải thích này có ba “Hà dĩ cố” (Vì cớ sao), chia ra ba phần: 1. Đắc; 2. Thất; 3. Khuyên bỏ Thất theo đắc. Đây là phần một, tự nó có hai cú: cú thứ nhất tỏ về chúng sanh không, cú thứ hai tỏ về chư pháp không. Sở dĩ nói về hai không đó là để giải thích nghĩa của Tín. Đại trí Luận nói: “Tri chúng sanh và pháp bất sinh, cho nên gọi là Vô Sanh Pháp Nhẫn”. Tuy độ chúng sanh nhưng chúng sanh tất cánh bất khả đắc, tức là vô chúng sanh, tuy hành vạn hạnh nhưng chư pháp tất cánh bất khả đắc, đó tức là vô sanh pháp nhẫn. Do vậy nay biện về hai không này là để Vô Sanh Tịnh Tín. Lại nữa, vì chúng sanh không, nên không có cái hoạn bởi Quả. Vì chư pháp không, nên không có cái hoạn bởi Nhân, nguyên do là sao? Bởi vì hội pháp đã thành nhơn. Pháp là Nhân mà Nhơn (người) là quả, hai hoạn Nhân và Quả song ly, cho nên “Kỳ Phước vô biên”. Lại nữa, vì không có Nhơn kiến, nên Siêu Vượt phàm phu địa, phàm phu trước ngã, chẳng biết vô ngã, nay biện về vô ngã, tức là ly phàm phu địa. Lại nữa, Vì biết pháp không, nên ly Nhị Thừa Địa. Người Nhị Thừa chỉ đắc Nhơn vô ngã, chẳng đắc pháp vô ngã. Lại nữa, vì vô nhơn, nên ly phiền não chướng. Vì đã vô pháp cho nên ly khỏi Trí chướng. Siêu phàm vượt Thánh, kiêm cả hai chướng đều tận. Vì vậy mà “Kỳ phước vô biên”. Trong Ly Nhơn Kiến, có đủ cả không có mười sáu kiến, nay vì tóm lược nên chỉ nói là vô (không có) bốn kiến. Trong Ngũ Ấm khởi tâm Ngả, Ngã sở, gọi đó là “ngã”, chẳng đoạn, chẳng tuyệt tương tục nối liền nhau trú thế, gọi đó là “Chúng sanh”. Kế cho rằng có một căn Mệnh chẳng đoạn, giống như có ngã, gọi đó là “Mệnh giả”. Còn gọi là “Nhơn”. Ngoại đạo cho là có thần ngã, khất ở đây, sinh ra ở kia, trãi qua lục đạo, gọi đó là “Thọ giả”. Cú thứ hai là “Vô Pháp Tướng Vô Phi Pháp Tướng” tỏ về pháp không. Tuy chẳng thấy Ngã nhưng vẫn còn thấy pháp của ngũ Ấm, cho nên nay tỏ rõ rằng “cũng vô pháp tướng, pháp của ngũ Ấm đã vô, ngũ ấm bốn vô, gọi đó là “phi pháp”. Bệnh không cũng không, cho nên nói rằng “vô phi pháp tướng”, đó đúng phải như ba loại thứ đệ của kinh Tịnh Danh (Duy Ma Cật) 1. Chẳng thấy Ngã, đó là chúng sanh không; 2. Chẳng thấy pháp, đó gọi là pháp không; 3. Chẳng thấy phi pháp, đó gọi là bệnh không cũng không. Sở dĩ tỏ rõ ba không này là vì; Ngã kiến là căn gốc của các kết, cho nên tỏ rõ về Ngã kiến, tiếp đó, Hữu kiến và vô kiến là gốc của Đoạn và Thường, rất trái với Đạo, cho nên nói về Hữu, vô kiến. Có người nói: dựa theo tu Thiện bỏ Ác thì Thiện là pháp, Ác là phi pháp. Lại có người nói: lấy không để trừ bỏ Hữu thì không là pháp, Hữu là phi pháp. Nếu theo Luận kinh thì trong Nhơn không, có bốn cú. Trong pháp không, cũng có bốn cú, cho nên luận kệ nói: “Y Bát Bát Nghĩa Biệt”, nói “Bát Bát nghĩa” là; Nhơn có bốn, pháp có bốn, gọi đó là một bát, phá bốn bệnh thuộc nhơn, phá bốn bệnh thuộc pháp, chẳng còn tám bệnh đó nữa, đó là một bát, cho nên nói là “Bát nát”. Nói “Bốn bệnh thuộc pháp” là: 1. Pháp tướng; 2. Phi pháp tướng; 3. Tướng; 4. Phi tướng. Bốn thứ này là bệnh.

Hỏi: Ngoại đạo kế chấp ngã, có thể đó là bệnh. Nay khi thấy pháp sanh (ra) thì đó là Hữu, khi diệt thì đó là vô, sao lại nói là bệnh?

Đáp: Đặt câu hỏi này là vì chưa đọc kinh luận Đại thừa. Vì phá cú thứ nhất “pháp tướng” mà nói “phi pháp tướng”, vì những pháp Ấm, giới, nhập bất khả đắc, cho nên nói là “Vô pháp tướng”. Để phú cú thứ hai mà nói là “phi vô pháp tướng”, người (mê) Hoặc nghe Ấm, Giới, Nhập là hư dối cho nên là không, bèn cho rằng thật tướng của chư pháp cũng là không. Như Đại kinh nói: “Đã nghe sinh tử hư dối, cho rằng Niết-bàn cũng hư dối”. Để phá chấp đó, sinh tử tự nó là hư dối không, thật tướng Niết-bàn chẳng phải là không, cho nên nói rằng: “Không là hai mươi lăm Hữu, bất không là Đại bát Niết-bàn”. Vì để phá cú thứ ba mà nói là “Vô tướng”; người mê Hoặc cho rằng Niết-bàn thật tướng nếu chẳng thể không, bèn trở lại cho nó là đồng với Hữu, Nếu chẳng thể là Hữu thì trở lại cho nó phải là không. Vì vậy mà nay nói rằng: Niết-bàn lại là Hữu tướng hay Vô Tướng. Thật tướng của Niết-bàn chẳng thể nói là Hữu tướng hay vô tướng. Vì để phá cú thứ tư; người mê hoặc đã nghe Thật tướng chẳng thể là Hữu hay vô thì phải là chẳng thể nói ra được( bất khả đắc thuyết). Vì vậy mà nay nói rằng; tuy tuyệt cả Hữu và vô nhưng vì chúng sanh, cho nên vô thuyết nà thuyết (không thể nói ra được nhưng vẫn nói) sao lại cho là bất khả thuyết (chẳng thể nói ra)? Chỉ vì cựu văn kinh tóm lược, chỉ nói là “Vô phi pháp tướng”.

“Hà Dĩ Cố? Nhược Tâm Thủ Tướng…” Đây là phần thứ hai, đối với Đắc mà nói về thất, cũng là nêu Thất mà hiểu Đắc. Phần này chia làm hai phần: 1. Kế (cho) nhơn là Thất; 2. Kế pháp là Thất. Thất này tức là Thất của phần một; “Nếu tâm thủ tướng tức là thủ chúng sanh tướng” thì đồng với Ngoại đạo cho rằng (kế) có ngã, nhơn. Do đó là Thật. “Nhược Thủ Pháp Tướng…” Đây là phần hai, kế pháp là Thất, trong này có hai phần: 1. Thấy pháp là thất; 2. Thấy phi pháp là Thất.

Hỏi: Nếu kế (cho là) pháp thì đó là Thất thì đúng phải nói là “Trước ở pháp tướng”, vì nhân duyên gì kế pháp là Thất lại nói là “Trước Ngã Tướng”?

Đáp: Lý thật phải vậy! Kế Nhơn mà trước Nhơn. Vì kế pháp nên trước pháp. Nay ở đây muốn tỏ rõ sự sai lầm đó rất nặng. Nhơn (người) kế pháp chẳng những khởi về pháp kiến mà còn khởi cả ngã kiến, bởi vì pháp là nhân duyên của ngã. Thành Thật Luận nói: “Tro than chẳng tâm, cây tưởng vẫn sinh”. Lại nữa, Số Luận: “Thủ tất cả Hữu tướng, chẳng phải là bệnh, thủ ngã tướng, đó là bệnh”, Thành Thật Luận nói: “Có Nhị Đế thì chẳng phải bệnh, chỉ có thủ ngã, nhơn mới là bệnh mà thôi”. Nay nói rằng chẳng phải vậy! Chỉ cần sanh tâm động viên thì lỗi đồng với Ngã, Nhơn.

“Hà Dĩ Cố? Nhược Thủ Phi Pháp Tướng…; Trước vào phi pháp, đó cũng là Thất. Đã nghe nói kế pháp là Thất, hoặc có người cho rằng vô pháp là Đắc. Vì vậy mà nay nói: “Nếu kế phi pháp thì đó cũng là Thất”. Nguyên do là sao? Kế chấp cho rằng có phi pháp thì ắt sẽ khởi pháp kiến. Nếu có pháp kiến thì có Ngã kiến. Lại nữa, Nếu không có Ngã thì không có cái kế chấp đó. Vì có điều kế chấp đó mà biết là có ngã. Do vậy, kế chấp cho là phi pháp cũng trở lại trước ngã.

“Thị Cố Bất Ưng Thủ Phi Pháp…” Đây là phần ba, khuyên xả bỏ Thất theo Đắc. Văn này có hai phần: 1. Chánh khuyên xả bỏ thất. 2. Dẫn chứng. Đây là phần một, khuyên xả bỏ Thất. Pháp và phi pháp còn tự cần phải xả, kiến về ngã, Nhơn đi đâu chẳng xả. Do đó nêu pháp để so Nhơn, chỉ khuyên xả pháp, chẳng khuyên xả nhơn. “Dĩ Thị Nghĩa Cố Như Lai Thường Thuyết…” là phần hai. Dẫn chứng. Trong kinh A Hàm, Phật vì Tỳ kheo, cho ra thí dụ về chiếc bè; ví như có người bị giặc truy đuổi, dùng cỏ lau làm bè để độ qua bờ bên kia. Đã đến bờ kia rồi thì phải bỏ bè, khởi đầu thì lấy bè để qua sông, đã đến bờ bên kia rồi thì sông và bè cả hai đều xả bỏ, ý của thí dụ khởi đầu là dùng thiên để xả bỏ Ác, sau đó thì thiện và Ác đều xả, cũng như vậy, sinh tử và Niết-bàn vạn Thiện đều giống vậy. Nếu theo luận kinh thì đại ý giống nhau nhưng văn có hơi khác. Luận kinh cũng có ba “hà dĩ cổ” thứ ba nói rằng: “Bất ưng thủ pháp, phi bất thủ pháp”. Đây là nói về nghĩa của Lý và Giáo. Bởi vì khi đã đắc Lý rồi thì quên giáo, khi đã đắc mặt trăng rồi thì xả bỏ ngón tay (chỉ mặt trăng), cho nên nói rằng: “bất ưng thử pháp” (chẳng phải là chẳng thủ pháp), cũng như đã đến bờ bên kia thì bỏ bè, cho nên nói “chẳng nên thủ lấy bè”. Vì muốn qua sông cho nên “chẳng phải là chẳng thủ lấy bè”.

Hỏi: Thí dụ về chiếc bè là của kinh Tiểu Thừa, sao lại chứng cho?

Đáp: Bè tại tiểu thừa thì gọi là Tiểu, tại Đại thì gọi là Đại. lại nữa, nêu ra Tiểu Thừa để so với Đại thừa, ở trong pháp Tiểu thừa còn nói là cả hai đều xả bỏ, huống nữa là ở trong pháp Đại thừa? Như trong cuốn Trung Luận đã dẫn cuốn Ca Chiên Diên Luận; đó là Tiểu thừa còn Xả Hữu Vô, huống nữa là Đại thừa”. “Pháp còn phải xả, hà huống là phi pháp”; ý nói Hữu là sự an lập bởi vật và Tình, còn cần phải xả bỏ. Vô chẳng phải lục tình sở đối, há lại chấp được sao?

“Tu Bồ-đề, Ư Ý Vân Hà…” Văn này sở dĩ đến là vì hai nghĩa: 1. Vì để chứng tín mà đến: phần trên đã nói về niềm tin thuộc về phạm trù vô y vô đắc, cho đến pháp và phi pháp đều xả bỏ. Nay nói về tất cả Thánh hiền đồng tác ngộ này, vì vậy mà biết pháp này đáng để tin nhận; 2. Theo luận giải thích mối nghi mà đến; luận chủ khi giải thích đến chương này, giải thích ba mối nghi ngờ; đầu tiên là nêu ra pháp thân chẳng phải là Hữu vi là giải thích mối nghi lấy quả hỏi Nhân. Tiếp đó là chương Tín giải; giải thích mối nghi về Nhân quả, cho rằng thuyết pháp môn Nhân quả thì sẽ chẳng có người tin nhận, phần trên tỏ rõ rằng “có người tin nhận”, tức là giải thích mối nghi ngờ đó. Nay ở đây kinh chương này là giải thích mối nghi lấy quả hỏi quả. Chương pháp thân phi hữu vi ở phần trên nói rằng: “Vì tướng sanh, trụ, diệt chẳng phải là vô vi pháp thân, nên chẳng thể dùng ba tướng đó mà thấy pháp thân Như Lai”. Người nghi nói rằng: “Nếu nói rằng ba tướng chẳng phải là Phật thì đúng phải Thích Ca cũng chẳng Đắc Bồ-đề, chẳng vì vật mà thuyết pháp, nhưng nay Thích Ca dưới gốc cây, thật chứng đắc Bồ-đề đi đến vườn Lộc Uyển. Vì vật thuyết pháp, nếu vậy thì đúng phải thật có sanh (ra) ở vương cung thật (có) diệt (mất) ở giữa hai cây sa la, chẳng nên nói là ba tướng chẳng phải là Phật”. Nay chính là phá mối nghi đó. Văn có hai phần: 1. Phật thừa theo chúng nghi để hỏi Thiện Cát; 2. Thiện Cát phụng đối để phá chúng nghi. Nay ở đây tức là phần một. Phật hỏi ý rằng: “Ư ý vân hà,…”; ông nói rằng Phật ở dưới cây thọ vương, thật đắc Bồ-đề sao? Năm mươi trú thế, thật để thuyết pháp sao? Trong phần Thiện Cát đáp, chia ra hai phần: 1. Chánh phá mối nghi về Thật chứng, thật thuyết; 2. Phá thêm những mối nghi khác. Đây tức là phần một.

Thiện Cát nói: không có thật đắc Bồ-đề, không có thật thuyết pháp. Luận kệ nói: “Ưng Hóa phi chơn Phật, diệc phi thuyết pháp giả”. Về Phật thì có ba loại: 1. Pháp thân Phật, tức là lấy chánh pháp làm thân; 2. Báo thân Phật, tức là tu Nhân đã mãn, Quả khởi để đáp trả lại cho Nhân, gọi đó là Báo; 3. Hóa Thân Phật; Nay nói rằng không có thật chứng (Bồ-đề), không có thật thuyết (pháp), Thích Ca tức là Hóa Thân Phật, chẳng phải là Chơn Phật, tức là Hóa chứng, hóa thuyết, chẳng phải là thật chứng, thật thuyết lấy đây mà ví với những điều trên thì

Thích Ca tức là Hóa Sanh, Hóa diệt, chẳng phải là thật Sanh, thật diệt.

Do đó, Như Lai Thân là vô vi, cho nên nói rằng: “Vô Hữu Định Pháp Danh Bồ-đề, Diệc Vô Hữu Định Pháp Như Lai Khả Tuyết” (không có pháp nhất định nào gọi là Bồ-đề, cũng không có pháp nhất định nào Như Lai khả thuyết).

“Hà Dĩ Cố, Như Lai Sở Thuyết Pháp Giả”. Đây là phần hai, phá mối nghi về vô thuyết. Hoặc có người nghe phần trên nói Thích Ca là Hóa Phật, không có thật chứng, không có thật thuyết, bèn cho rằng không có Hóa chứng, không có Hóa thuyết. Do đó nay nói rằng; tuy không có thật thuyết mà có Hóa thuyết. Cho nên nói rằng: “Như Lai Sở Thuyết Pháp Tức Thị Hóa Thuyết”. Phần trên đã phá mối nghi cho là thật thuyết, phần này là phá mối nghi cho là không có Hóa thuyết. “Bất khả thủ, Bất khả thuyết”. Câu này lại phá nghi, hoặc có người khi đã nghe nói với Hóa Thuyết là có, bèn cho rằng có pháp khả thuyết. Phật nếu có thuyết thì người nghe ắt sẽ có thủ. Vì có thuyết thì ngôn ngữ chẳng đoạn (dứt), bởi người nghe có thủ thì tâm hành chẳng diệt. Nay vì ngôn ngữ diệt, cho nên (Bất Khả Thuyết), vì tâm hành diệt, cho nên (Bất khả thủ). Trí Luận nói: “Bát-nhã Ba-la-mật thật pháp bất điên đảo niệm tướng quán, đã trừ ngôn ngữ, pháp cũng diệt” tức là ý đó. “ Phi Pháp, Phi Phi Pháp”, câu này kết thành câu ý của câu “Bất khả thủ, bất khả thuyết” tên. Chư pháp thật tướng phi Hữu, phi vô. Vì phi Hữu cho nên “Phi pháp”, vì phi vô, cho nên “Phi phi pháp”. Đã ly Hữu, ly vô thì làm sao khả thuyết, đã ly Hưu ly vô thì làm sao khả thủ. Điều đó cũng như đã nói trong kinh Tịnh Danh (Duy Ma Cật) và kinh Nhân Vương. Cái thuyết pháp đó là vô thuyết vô thị, cái nghe đó là vô văn vô đắc. “Nhất Thiết Hiền Thánh Giai Dĩ Vô Vi Pháp Nhi Hữu Sai Biệt”. Sở dĩ có văn này đến là vì để thành nghĩa phi pháp, phi phi pháp, phi Hữu phi vô ở trên. Vì tất cả Hiền Thánh đều thể ngộ vô vi, vô vi là không có Hữu, không có Vô, do đó mà biết chư pháp thật tướng phi Hữu phi vô, há thể thủ thuyết! Luận văn nói: “Phật sở dĩ năng thuyết thật tướng vô vi pháp là do vì đã tỏ ngộ vô vi pháp, cho nên vô vi là Thuyết Nhân”. Còn nói rằng: “Những điều sở chứng của tất cả Hiền Thánh còn chẳng thể nói, người nghe há lại có thể thủ được sao!”. Trong đó chẳng chỉ nêu ra Phật, cho đến rộng dẫn chứng Thánh. Chương này muốn chứng minh tất cả hiền Thánh đồng ngộ pháp này, nên biết pháp này ắt đáng tin nhận.

Hỏi: Vì sao lại nói “Tất cả Hiền Thánh vô vi mà có sai biệt”

Đáp: Vì để giải thích mối nghi. Trên đã nói là đồng ngộ vô vi” thì chúng Thánh sẽ không có khác nhau thì sẽ không có giai cấp mười Địa, sẽ không có sự cạn sâu của bốn quả Thánh. Vì vậy mà nay nói rằng “Tuy đồng ngộ vô vi, nhưng sở ngộ thì khác nhau, cho nên có ba Thánh khác nhau”, ba con chim thoát ra khỏi lưới, ba con thú vượt qua sông, mà bay lên bầu trời thì có con bay gần có con bay xa, vượt sông thì có cạn có sâu, tức là sự đó.

Hỏi: Ba Phật là thuyết của Địa luận sư, ông nay sao lại dùng nghĩa ấy?

Đáp: Đặt câu hỏi đó là sai. Đó là luận thông phương. Nay một sư biện về không có một tí nào để có thể đắc thì tất cả đều là nghĩa, như Tư ích nói rằng: Tất cả pháp chánh, tất cả pháp tài. Nếu tâm Hữu sở đắc thì chẳng phải chỉ có ba Phật bất khả đắc mà một Phật, hai Phật thảy đều là Hý luận. Nếu với tâm vô sở đắc liểu ngộ thì tùy duyên sở thuyết một Phật, hai Phật, ba Phật, mười Phật, cho đến vô lượng Phật thảy đều vô ngại. Sao lại chỉ cho có hai thân mà nghi về ba Phật?

Hỏi: Vì sao cần phải lập ba Phật?

Đáp: Nghĩa phải có ba: Do có pháp (thân) Phật mà có Báo Phật, do có Báo Phật mà có Hóa Phật. pháp Phật là Phật Tính, phải do từ Phật tính mà tu Nhân, đã mãn thì thành Báo thân. Hai Phật trên tức là tự đức, rồi sau đó Hóa chúng sanh, tức là Hóa Tha Đức, cho nên có Hóa Phật.

“Tu Bồ-đề, Ư Ý Vân Hà, Nhược Nhơn Mãn Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới Thất Bảo Bố Thí…”. Đây là phần ba, so sánh để tỏ rõ sự vượt trội, xưng thán khuyến tu môn. Nếu dựa theo, phước và Huệ mà chia ra phần thì phần trên là dựa theo Trí Huệ Môn mà đã thuyết Bát-nhã. Nay phần này là dựa theo công đức Môn mà thuyết Bát-nhã. Bát-nhã chưa từng phước và Huệ. Vì chúng sanh mà đạt ra danh từ phước và Huệ để thuyết. Lại nữa, phần trên là dựa theo vô y vô đắc mà thuyết Bát-nhã, phần này là dựa theo xưng Thán Môn mà thuyết Bát-nhã. Lại nữa, phần trên là nói về Thể của Bát-nhã. Nay là nói về Dụng của Bát-nhã. Nhờ thọ trì mà sinh ra vô biên công đức, đó là Dụng, dựa theo trong Môn này, chia ra ba phần: 1. Nêu ngoại Thí để so sánh; 2. Nêu Nội thí để so sánh; 3. Nêu Nhân xưa kia của Thích Ca để so sánh.

Trong phần một, nêu ngoại thì để so sánh, lại chia ra hai phần: 1. Chánh Nêu Ngoại thí để so sánh; 2. Giải thích kết thành ý so sánh hơn kém. Trong phần chánh so sánh, lại chia ra hai phần: 1. Chánh nêu hai loại tài thí để so sánh khen ngợi. 2. Biện về tên kinh. Trong phần một cũng chia thành hai phần: 1. Chánh nêu ra hai loại Thí để so sánh với thọ trì Bát-nhã một bài kệ bốn câu; 2. Xưng thán khen ngợi Bát-nhã “tại nơi nào thì nơi đó được tôn quý, tại người nào thì người đó được tôn quý”. Trong phần một, nêu ra hai loại thí để so sánh với thọ trì bốn cú, lại chia làm hai phần: 1. Nêu Tam Thiên Thế giới Thát bảo bố thí để so với tứ cú; 2. Nêu Hằng sa giới thất bảo bố thí để so với tứ cú. Trong phần một lại chia ra hai phần: 1. Chánh nêu tài thí để so sánh; 2. Thích thành nghĩa so sánh. Nay ở đây tức là phần một.

Hỏi: Vì nhân duyên gì mà có văn này đến?

Đáp: Lại ý của văn này, gồm có cận và viễn. Cái gọi là viễn thì như nghĩa của Hướng số, cái gọi là vận thì như Luận Sanh Khởi nói rằng: Nếu chư pháp thật tướng là chẳng thể thủ, chẳng thể thuyết, còn văn tự thì có thể thủ, có thể thuyết thì thọ trì đúng phải chẳng có công đức. Vì để giải thích mối nghi đó mà nói rằng văn tự tuy là có thể thủ, có thể thuyết, nhân ở văn đó mà đắc ngộ Bát-nhã, đó tức là Nhân ở thuyết mà ngộ vô thuyết, do vậy người thọ trì thì phước vô biên, cho nên so sánh. Văn này chia làm hai phần: 1. Chánh nêu tài thí; 2. So sánh với Bát-nhã. Trong phần nêu tài thí, tự chia ra hai phần: 1. Phật vấn; 2. Thiệt Cát đáp. chia ra hai phần: 1. Chánh đáp; 2. Giảm trạch đáp. Phần chánh đáp thì như văn đã nói. A Nê Lâu Đạt chỉ thí một bửa ăn mà hưởng thụ an lạc suốt chín mươi mốt kiếp, huống nữa là nay thiên diệu bảo dùng để bố thí, phước ấy chẳng nhiều sao!

Hỏi: Thật có chuyện dùng Diệu bảo của Đại Thiên để bố thí hay không?

Đáp: Cũng có thể nói là thật có chuyện đó, cũng có thể nói là giả thuyết. Nói thật có là Chuyển Luân Thánh Vương thống lãnh Tứ Thiên hạ, có thể lấy diệu bảo trong khắp bốn Thiên hạ để dùng Bố thí. Đại phạm Thiên vương chủ lảnh Đại Thiên Thế giới, có thế dùng Diệu bảo của Đại Thiên để bố thí. Vì vậy mà biết rằng có thể là thật có. Nói giả thiết là nếu không có chuyện đó, giả thuyết nói có, cũng chẳng bằng thọ trì Bát-nhã, vì Phật muốn khiến người tôn trọng Bát-nhã, tuy không có sự việc đó mà mượn nó để thuyết minh.

“Hà Dĩ Cố? Thị Phước Đức Tức Phi Phước Đức”. Đây là phần hai; Giản Trạch đáp. Có người nói: phước đức tức là Thế Đế, tức phi phước đức tức là Chơn Đế, tỏ rằng phước đức này hư giả tức chơn, đó danh là phước đức. “Đa” là Thế đế, cho nên nói là “Đa”. Tất cả chư pháp chẳng ngoài Nhị Đế, cho nên dựa theo nhị đế mà nói chúng.

Nay nói rằng giải thích trên hình như không có thứ lớp, nay mới là giải thích nghĩa của “phước đức đa”. Vì sao lại nói về nhị đế?

Lại có người nói: Đây là phước đức phi phước đức, phi phước đức phước đức, đây là phước đức của Bát-nhã. Nhưng trong Bát-nhã có tài thí và pháp thí. Bát-nhã tài thí và pháp thí thật ra không có hạn kém, nhưng người thọ nhận tài thí thì một đời giàu có an vui, chưa thể diệt nổi khổ bọ snah vào ác đạo trong thời Vị lai. Người thọ nhận pháp thí thì có thể diệt quả báo sinh vào ba đường ác đạo, vị lai có thể sinh lên cõi trời sinh vào nhà tốt cõi người, cho đến làm Phật. Do đó Tài Thí chẳng bằng pháp thí.

Nay nói rằng: Nếu dựa heo người thọ nhận thì thật là như thế, nhung đây là dựa theo người Năng thí, chẳng dựa theo người thọ nhận, cho nên chẳng giống với giải thích trên. Bố thí thì có khác nhau; Hữu Đắc Tài thí chẳng bằng Vô Đắc Pháp Thí. Đây là hổ tương đối nhau mà tự có; vô đắc tài thí thì thắng hơn Hữu đắc pháp thí, tự có vô đắc tài pháp thắng hơn Hữu Đắc tài pháp.

Hỏi: Vô Đắc Tài Thí sao bằng Vô Đắc Pháp Thí, Hữu Đắc Pháp Thí cũng hỏi như vậy?

Đáp: tài và pháp bất nhị thì Vô Đắc Tài Thí và Vô Đắc Pháp Thí không có hơn kém. Nhưng trong nghĩa hơn kém của không có hơn kém thì pháp thì là thắng hơn, tài thí là kém hơn. Hữu Đắc pháp thí cũng thắng hơn Hữu Đắc tài thí. Đại khái là như vậy. Nay y theo giải thích của luận. Luận nói: phước chẳng thú hướng đến Bồ-đề, đây là phân biệt phước của Bố thí tuy nhiều, đây là Hữu lậu phước Đức. “Tức phi phước Đức” là phi vô Lậu, vô sở Đắc phước gọi là phước Đức. Luận kinh nói lặp lại hai lần phước đức phước đức, đây ý chia phước đức gồm có hai loại: 1. Hữu Lậu phước đức; 2. Vô Lậu phước đức. Do đó mà lặp lại hai lần phước Đức phước đức.

Hỏi: Thiệt Cát chỉ nên đáp Phật về Bố thí phước nhiều, vì nhân duyên gì bỗng nhiên phân biệt phước đức hữu lậu và vô lậu.

Đáp: Thiện Cát lỉnh giải được ý Phật, ý Phật muốn nói rằng phước của Bố thí tuy nhiều nhưng là Hữu Lậu, vì vậy mà đáp Phật như tôi đã giải thích. “Bố Thí phước đa”, đây là phước Hữu lậu nhiều mà thôi, chẳng phải là vô lậu.

“Phật Ngôn…” phần hai, chánh nêu Tài Thí để so với pháp thí. Trong này có hai phần: 1. Trì kinh hơn Bố thí; 2. Nguyên do hơn. Đây tức là phần một.

Hỏi: “Tứ cú kệ” là gì?

Đáp: Có người nói: đó là hai bài kệ bốn câu trong phần sau kinh này.

Nay nói rằng người đó chỉ đắc lời kinh, chẳng đắc ý kinh. Nếu cho bài kệ sau là “Tứ cú kệ” thì từ đầu kinh cho đến phần này chẳng phải là kệ, người thọ trì sẽ không có công đức, hơn nữa, khi Phật đang thuyết kinh đến đoạn này chưa có hai bài kệ sau, thì saoo lại so sánh ngược? Có người nói: tất cả những bài kệ chín bốn câu của kinh Đại thừa, như bốn câu của kinh Tuyết Sơn,.. tức là sự đó. Điều đó cũng chẳng đúng! Nay chánh luận về kinh Bát-nhã, chẳng dính gì các kinh khác. Có người nói: hể là ngôn thuyết để thành tựu một nghĩa thì đó tức là kệ, cho nên kệ gọi là tâm hết nghĩa. Lấy hết nghĩa của nó thì đó gọi là kệ. Nay nói rằng điều đó cũng chẳng đúng. Kinh này tỏ rõ là “Tứ cú kệ”. Người kia nói tận hết nghĩa của nó thì cần gì nói bốn cú, tự nó có một cú cũng đã tận hết nghĩa. Nếu là Biệt kệ thì câu cú định mà ngôn (từ) bất định. Nếu là Thông kệ thì Ngôn định mà câu bất định, Biệt kệ câu định mà ngôn bất định là, cần phải có bốn câu, cho nên gọi là câu định. Hoặc là ngũ ngôn, hoặc là tứ ngôn, hoặc là Thất ngôn (bảy chữ) hoặc là lục ngôn (sáu chữ), cho nên nói là ngôn bất định (chữ không nhất định). Thông kệ thì ngôn định là; cần phải đủ ba mươi hai chữ, cú bất định là; ba mươi hai chữ hoặc một, ba, bốn câu chẳng nhất định. Nay kinh này đã nói là “Bốn câu” tức là Biệt kệ, sao lại lấy thông kệ để giải thích? Có người nói: Ba mươi hai gọi đó là một kệ. Điều đó cũng chẳng đúng, đó chỉ là phép đếm kinh của ngoại quốc mà thôi, chẳng liên quan gì đến “Tứ cú kệ”. Có người nói: Hể là kinh luận có thể hiểu rõ Đạo thì đều gọi là Kệ. Điều này cũng chẳng đúng! Kinh này rõ ràng là nói “ Tứ cú kệ”, sao lại lấy chung những lời nói hiểu rõ đạo, hiểu rõ đạo thì cần gì bốn cú? Có người nói: giả danh tứ cú, như một giả Hữu, chẳng thể định là Hữu, chẳng thể định là Vô, diệc Hữu diệc Vô, phi Hữu phi Vô. Cũng có thể nói là Giả Hữu, tức Bất Hữu cho đến Giả Hữu chưa từng là Hữu hay vô, cho nên giả Tứ cú đó tức gọi là kệ. Nay nói rằng xưa nay cũng không có thuyết đó, chỉ là luận một cách thông phương mà thôi. Có người nói: bất khả thủ, Bất khả thuyết, phi pháp, phi phi pháp ở phần trên tức là một “Tứ cú kệ”. Nay nói rằng điều đó cũng chẳng đúng! Nếu chỉ bốn câu trên là kệ thì những điều khác những câu khác chẳng phải là kệ. Có người nói: phần trước đáp bốn câu hỏi của Thiện Cát, tức là “Tứ cú kệ”. Điều này cũng chẳng đúng! Phần trước là đáp về bốn câu hỏi, đâu có liên quan gì đến kệ? Nay trong Thế tục, lấy bốn câu làm thành một kệ, Phật tùy theo thế tục cũng lấy bốn câu làm thành một kệ. Phật nói lên câu đó chỉ là nêu ra số ít để so với số nhiều mà thôi. “Một Tứ cú”, lời nói ấy là tối thiểu, nếu thọ trì một tứ cú thì phước đức vô biên, huống nữa là thọ trì cả đoạn, cả chương, cả phẩm, cả bộ kinh? Cho nên cần phải đắc ý của kinh, đừng trước vào ngữ ngôn.

“Hà Dĩ Cố…” Đây là phần hai, giải thích nguyên do thắng hơn. Người Chí Nhơn cực pháp là sinh ra từ kinh này, do đó trì kinh thì phước đức thắng hơn. Luận nói: “Nhị năng thú Bồ-đề”, tức là thọ trì tứ cú và diễn thuyết tứ cú.

“Sở Vị Phật Pháp Tức Phi Phật Pháp”: Có người nói rằng; đây là khiển trừ chấp trước, câu trên nói từ kinh này mà xuất sinh ra những vị cực quả nhơn pháp, e rằng vật (chúng sanh, người ta) chấp trước, cho nên cần phải kiển trừ là “tức không”. Nay cho rằng phải vậy! Phần trên nói “Tức phi phước đức” thì đúng phải cũng e sinh ra vật trước nên cần khiển trừ. Có người nói: “Phật pháp tức phi Phật pháp” là giống như dòng Trung, giả. Điều này cũng chẳng đúng! E rằng chưa trọn vẹn. Nay theo giải thích của luận: để thành tựu cái nghĩa trì kinh phước nhiều ở phần trên. Kệ nói: “Duy độc chư Phật pháp, phước đệ nhất nghĩa”. “Sở Ngôn Phật Pháp”; chỉ có Phật là pháp của vô lượng Bồ-đề. “Tức Phi Phật Pháp”; là ngoài Phật ra, Nhị thừa, Bồ-tát không có pháp này, cho nên nói “Tức phi Phật Pháp”. Vì chỉ Phật mới có, cho nên pháp này là đệ nhất, nay trì kinh, phước có thể sinh ra pháp đệ nhất, do đó cái phước của trì kinh, phước ấy hơn hết.

“Tu Bồ-đề, Ư Ý Vân Hà, Tu Đà Hoàn Năng Tác Thị Niệm…”: Đây là phần hai, giải thích thành nghĩa so sánh, chương này chia ra hai phần: 1. Nêu Nhân quả của Tiểu thừa để thích thành nghĩa của so sánh; 2. Nêu Nhân quả của Đại thừa để thích thành nghĩa so sánh. Hai phần này, mỗi phần đều chia ra hai đoạn, hai đoạn của phần một là: 1. Nêu Nhân của Tiểu thừa để thành nghĩa so sánh; 2. Nêu quả của Tiểu thừa để thành nghĩa của so sánh, nay tức là đoạn một.

Hỏi: Vì sao lại nêu nghĩa của Đại Tiểu thừa để thành cho so sánh?

Đáp: Chương trên nói “những điều Như Lai thuyết đều chẳng thể thủ, chẳng thể nói”. Cho đến “tất cả Hiền Thánh đều thể ngộ thật tướng vô vi mà có sai biệt”, mà ý của những lời nói trên tức là nói rằng ngộ cái nghĩa của Thật tướng vô y vô đắc. Vì ngộ vô y vô đắc, cho nên cần phải có Đại Tiểu thừa Hiền thánh khác nhau. Người nghi ngờ nói rằng: Nếu nói chư pháp bất khả thủ, bất khả thuyết, vô y vô đắc thì vì sao Tiểu thừa thủ lấy thì đắc bốn quả, cho đến Đại thừa thì chứng đắc Phật? Vì đại, tiểu thừa đều có chứng đắc mà biết chẳng phải là vô y vô đắc. Vì Đại Tiểu Thừa đều nói là có chứng đắc, cho nên biết chẳng phải là bất khả thuyết. Nay để giải thích mối nghi đó mà nói rằng Đại Tiểu thừa tuy có chứng đắc nhưng thật thì vô sở đắc, tuy Hữu sở thuyết nhưng thật thì vô sở thuyết. Do đó nên biết vô thủ, vô thuyết, vô y, vô đắc. Vì vậy mà nêu ra Đại Tiểu Thừa để giải thích thành nghĩa của “bất khả thủ, bất khả thuyết… cho đến” Đầu nhờ vô vi pháp mà có sai biệt” ở phần trên.

Hỏi: Vì sao mà thành sự so sánh trên?

Đáp: Chư pháp nếu là khả thủ, khả thuyết, hữu y, hữu đắc thì thọ trì không có công đức, lương do vì Bát-nhã vô thủ, vô thuyết. Do vậy mà thọ thì phước đức vô biên.

Hỏi: Văn phần sau kinh này nói: thuyết cho những người Đại Thừa, nếu những người vui thích với Tiểu pháp thì chẳng thể nghe nhận. Kinh Đại Phẩm nói: “Bát-nhã là Bồ-tát pháp, chẳng thuộc Nhị Thừa”, nay vì sao lại dẫn Tiểu Thừa để chứng thành?

Đáp: Đó là nêu ra Tiểu để so sánh với Đại. Nói rằng người Tiểu Thừa còn ngộ vô y vô đắc vô thủ vô thuyết thì vì sao Bồ-tát lại chẳng tin pháp (thuộc phạm trù) vô sở đắc? Như kinh Đại phẩm dẫn vị Ni xưa kia để làm chứng, vì người nghe nghe chư pháp tất cánh không, chẳng tin nhận, vì vậy mà dẫn vị Ni xưa kia để làm chứng. Người Tiểu Thừa còn tin pháp không, nay người Đại thừa trong vô tướng pháp há lại chẳng tin không hay sao? Lại nữa, nay là Tam thừa (thuộc phạm trù) vô sở đắc, đó là cái dụng phương tiện thiện xảo của Bát-nhã, đó là Tiểu thuộc Đại, chứ chẳng phải Tiểu Thừa (thuộc phạm trù) Hữu sở đắc. Lại nữa, vì muốn dẫn dắt người Tiểu Thừa khiến cho họ nhập vào Đại pháp. Vì muốn tiểu thừa cũng cần phải học pháp này, như kinh Đại phẩm nói: “Chư Thiên Tử! Các ông muốn Tu Đà Hoàn quả cũng chẳng lìa Nhẫn này”.

Hỏi: Nếu vậy, pháp này là thông cả ba thừa?

Đáp: Như những người quán trung Đạo, có ba phẩm: Hạ Trí quán mà đắc Thanh văn Bồ-đề, Trung trí Quán mà đắc Duyên Giác Bồ-đề Thượng Trí quán mà đắc Phật Bồ-đề.

Hỏi: Vì sao trong pháp Thanh Văn, lập ra bốn quả? Trong pháp Bồ-tát, chia thành mười Địa?

Sư đáp: Nay cần phải mở ra con đường này, con đường này bị b61 tắc dã lâu. Nay tỏ rằng vô ngại thông phương thảy đều đắc, Thánh nhân thiện xảo, vì muốn Xuất Xử chúng sanh, tùy theo căn tánh mà khai mở ra Đại, Tiểu. Nhưng xét cho cùng thì chưa từng Đại, Tiểu. Nay đặt ra Đại, Tiểu là tùy theo căn duyên mà khai Đại, tiểu phương tiện, mà Đại, Tiểu bất đồng, là do bởi sự thông và Biệt. nếu xét theo mặt Thông, thì Đại hay Tiểu đều có thể gọi đó là Địa. Đại hay Tiểu đều có thể gọi là Quả, như Tam thừa công thập địa, Bát Nhơn Địa kiến Địa tức là Tu Đà Hoàn Quả, Bạc Địa tức là Tư Đà Hàm Quả. Ly Dục Địa tức là A Na Hàm quả. Dĩ Biện Địa tức là A La Hán Quả. Trong Bồ-tát pháp, Dĩ Biện Địa thuộc về Phật Địa, vì vậy mà biết Đại và Tiệu đều có thể gọi là Địa. Đại hay Tiểu đều gọi là quả.

Tiểu Thừa đã gọi là Tứ quả, Bồ-tát Thập Địa cũng gọi là Thập Quả. Kinh Đại phẩm nói: “Hữu pháp là Bồ-tát Đạo, Vô Pháp là Bồ-tát Quả”. Nếu luận theo mặt Biệt; khai Ba Đại, Tiểu khác nhau thì quả địa cũng khác, Tiểu Thừa thì gọi là Nhân Quả, Bồ-tát thì gọi là Thập Địa. Dở dĩ Bồ-tát gọi là Địa là vì Bồ-tát thì thắng trì hơn, phổ độ rộng lớn hơn, Năng sanh, năng thành, có những ý nghĩa đó nên gọi tên là Địa. Thanh văn thì không có những ý nghĩa đó, nên chẳng gọi là Địa. Người Thanh Văn chán ghét Lão, bệnh, tử, muốn nhập Vô Dư mà đoạn trừ phiền não, toại lòng nguyện vọng, nên gọi là Quả, Bồ-tát không có những sự việc đó nên chẳng gọi là Quả. Mà lại có ý nghĩa hổ tương cùng nêu ra, sự đó thường thông. Vì sao mà biết? Như ba loại đều là Thừa, ba loại đều là Đạo, ba loại đều là Địa, ba loại đều là Thánh Nhơn, còn Địa há lại chẳng thông sao? Cho nên biết tùy nêu ra một nghĩa mà thôi.

Hỏi: Theo nghĩa Tiểu Thừa, khi nói về Hoặc, chỉ có Kiến Đế tư duy đoạn Tam giới kiến Đế Hoặc thì đã lập Sơ quả. Đoạn tư duy cũng lập một quả. Nếu vậy đúng phải thì chỉ có Hai quả, sao lại có bốn quả? Nếu đoạn tam giới tư duy đã lập ra ba quả thì tma giới kiến Đế cũng phải lập ra ba quả. Lại nữa, nếu dựa theo Giới mà chia. Đã có Tam giới, thì Đoạn Tam giới Hoặc, đúng phải có ba quả. Vì sao đoạn trừ Hoặc của Dục giới, lập ra hai quả, Đoạn Hoặc của hai giới trên thì chỉ lập ra một quả? Nếu dựa theo tĩnh và tán mà chia thì Dục giới đã là Tám Địa,

Đoạn hoặc của Dục giới, đúng phải chỉ lập một quả. Hai giới trên đã là Tĩnh Địa, Đoạn hoặc của hai giới cũng phải lập một quả. Nay vì nhân duyên gì chẳng dựa theo các nghĩa đó mà lập Nhân quả?

Đáp: Đó là Như Lai thiện xảo giả danh chế lập, không có tướng nhất định, xét theo mặt thông thì có đủ như câu hỏi trên. Nhưng nay chẳng vậy: Đoạn giới Kiến Đế Xuất khỏi Tam Đồ (ba đường ác đạo) đó là Thánh nhân, cho nên lập người Sơ quả. Dựa theo Đoạn Tam giới tư duy mà lập ra thêm ba quả; Đoạn Dục giới tư duy, lập ra hai quả, Đoạn tư duy của hai giới trên thì chỉ lập ra La Hán quả. Vì sao lại vậy? Dục giới là khổ Nan Địa, Địa này khó mà vượt qua, do vậy Đoạn trừ Hoặc của Dục giới, lập ở Hai Quả. Hai giới trên chẳng phải là khổ Nạn Địa, đã có nền tảng của giải thì Hoặc sẽ dể đoạn trừ. Do vậy Đoạn trừ Hoặc của hai giới trên chỉ lập ra A La Hán quả. Nói “Đoạn trừ Hoặc của Dục giới, lập ra hai quả là; Dục giới tư duy có chín phẩm, đoạn trừ sáu phẩm trước gọi là Tư Đà Hàm quả, đoạn đủ cả ba phẩm sau gọi là A Na Hàm quả. Sở dĩ đoạn trừ sáu phẩm trước lập Tư Đà Hàm quả là vì trong Tỳ Bà Sa, Hòa Tu Mật luận sư nói rằng: phiền não của sáu phẩm trước có khả năng phát vô tác, làm nhuận cho ba đồ, do đó đoạn sáu này chế lập ra một quả, hơn nữa đã chia hoặc ra thành chín phẩm thì ba phẩm trước và giữa, những hoặc ấy ắt nặng do đó đoạn trừ chúng mà lập thành một quả, ba phẩm sau thì nhẹ, đoạn trừ chúng mà lập A Na Hàm Quả. Trang Nghiêm Sư nói rằng: Dục giới Tư duy chín phẩm phiền não làm nhuận cho nghiệp khá nhau: ba phẩm trước làm nhuận cho nghiệp biên địa bần cùng, ba phẩn tiếp theo làm nhuận nghiệp biên địa phú quý.

Hỏi: Lập bốn quả này, xuất ở văn của kinh luận nào?

Đáp: Tỳ Bà Sa dùng năm nghĩa mà lập: 1. Xả bỏ Tằng Đạo (con đường, Đạo đã từng theo) 2. Đắc vị tằng đạo; 3. Đắc Nhất vị giải thoát; . Tu đủ mười sáu hạnh; . Tu đắc tám trí. Nay dùng đủ năm nghĩa để lập sơ quả. Ba Quả sau có thể có đủ ba nghĩa là; xả bỏ tằng Đạo, đắc vị tằng Đạo và nhất vị giải thoát. Những nghĩa như vậy đã giải thích chi tiết trong cuốn số luận. Chỉ biết đó là phương tiện giả danh, chẳng như Số luận giải thích theo phạm trù Hữu sở đắc, Số Luận chỉ đắc danh tự, chẳng biết ý Phật.

Trong văn nói về Sơ Quản có hai phần, trước hỏi, sau đáp. Trong phần đáp có ba phần: 1. Chánh đáp: tỏ rằng khi ngộ Sơ quả chẳng thấy Đắc và bất đắc, chứng và bất chứng, tức là thành nghĩa bất khả thủ, bất khả thuyết ở phần trên. Từ “Hà Dĩ Cố…” là cú thứ hai, giải thích nghĩa trên: “Tu Đà Hoàn”; đây nói về tu tập vô lậu, còn gọi là ngược dòng sinh tử. Dòng (lưu) có hai loại: 1- Dòng sinh tử tức là phiền não; 2. Dòng Đạo, gọi đó là chánh quán. Nay trong này nói đủ cả hai dòng (lưu) gọi đó là Nhập lưu, tức là nhập vào Dòng Đạo, chẳng nhập vào Dòng Đạo mà ngược dòng sinh tử, cho nên là Nhập Dòng Đạo. Mà nhập Dòng Đạo nhưng thật vô sở nhập, cũng vừa ngược dòng sinh tử nhưng thật thì vô sở ngược, cú thứ ba gọi là “Tu Đà Hoàn: là kết danh. Kinh khác nói là “Đắc Tu Đà”, gọi đó là câu quyển đoạn hết. Trước kia Quán Dục giới khổ, đoạn Dục giới khổ hạ phiền não, tiếp đó quán Thượng giới khổ, đoạn Thượng giới khổ hạ phiền não, trở lại quán Dục giới tập, tiếp đến quán thượng giới Tập cứ như vậy trên dưới khuất khúc tựa như câu quyển, cho nên gọi là câu quyển đoạn hết. Tam Tạng Sư nói: “Đắc Tu Đà Hoàn”; tiếng Hán gọi là Chí Lưu, như phiền não dẫn dắt con người đến với dòng sinh tử, Bát chánh Đạo dẫn dắt con người đến Dòng Niết-bàn.

Hỏi: Vì sao chỉ nói “Bất Nhập Lục Trần”.

Đáp: Đã chẳng nhập lục trần thì cũng chẳng nhập lục tình, lục thức, tức là tỏ về pháp không, chẳng thấy Tu Đà Hoàn, tức là Nhơn không. Vì nhập Đạo lưu vô sở nhập thì Niết-bàn bất khả đắc, ngược dòng sinh tử vô sở ngược, thì sinh tử bất khả đắc, cho nên bất nhơn, bất pháp, bất sinh tử, bất Niết-bàn mới gọi là Bát-nhã Tu Đà Hoàn. Quả thứ hai cũng có vấn đáp. Văn đến có thể biết rõ được.

“Tư Đà Hàm”: Tiếng Hán là Bạc Dâng Nộ Si (mỏng tham sân si). Còn gọi là Nhất Vãn lai. Người này còn cảm hai lần sinh ra ở Dục giới, một lần sinh lên cõi Trời, một lần sinh trong cõi người, rồi thành La Hán, cho nên gọi là Nhất Vãn Lai. Còn gọi là Tần lai, vì trãi qua thọ nhận lai lần sinh ra, nên gọi là Tần Lai. Quả thứ ba là “A Na Hàm”, tiếng Hán gọi là Bất Hoàn, còn gọi là Bất Lai, Đoạn Dục giới kết tận, chẳng sinh ra ở Dục giới, cho nên gọi là Bất Lai, mà thật vô lai.

Hỏi: A Na hàm gọi là Bất lai, đã nói thật bất Lai Tư Đà Hàm gọi là Nhất Vãn Lai thì đúng phải nói là Thật Vãn Lai. Trên nói Nhất Vãn lai thật vô văn lai thì A Hàm gọi là Bất Lai cũng nên nói là Vô bất lai?

Đáp: Thật thì nên vậy, chỉ vì văn hổ tương nhau mà hiện ý. Nhưng chẳng vậy là vì A Na Hàm gọi là Bất lai, mà nói Thật Vô lai, tên gọi Bất lai này mà ngữ lời vô đắc, nghĩa của chúng tương xứng nhau, cho nên dùng ngữ thuộc vô lai, trở lại giải thích Danh bất sinh, sự khác nhau của tên gọi hai quả tên là ở đó, cho nên chẳng gọi giống nhau. Lại nữa, ý thật nên nói là “Mà Vô Bất Lai”, nay thiếu một chữ “Bất”, chỉ nói là “Vô lai”. “Vô” tức kiêm luôn cả “Bất”, vì lược bớt để khởi bị rườm lời.

Hỏi: Bốn quả trong mười Trí, có đủ mấy trí?

Đáp: Sơ quả và Nhị quả, trong mười trí, ngoại trừ Tâm vô sanh trí và Tha Tâm trí.

Hỏi: Phàm phu, ngoại đạo còn đắc Tha Tâm. Thú Nhơn hai quả vì sao chẳng đắc?

Đáp: Thánh nhơn chẳng phải chẳng đắc. Nếu đắc Tha tâm tức là đắc Tứ thiền đoạn Dục giới, chẳng còn sơ quả nhị quả nữa. Người đệ tam quả đắc tám trí, thêm tha tâm trí, đệ tứ quả có đủ mười trí.

Từ Đệ tứ quả trở đi, tức là phần hai, nên quả của Tiểu thừa để thành nghĩa so sánh. Ba loại kể trên, tuy đều xưng là Quả, nhưng nếu vọng đến La Hán thì đều là Nhân. Trong văn này lại chia ra hai phần:

1. Thông nêu La Hán; 2. Biệt tỏ về Thiện Cát, trong phần một cũng có

Hỏi đáp. Trong phần đáp, có ba phần: 1. Trực đáp; 2. Thuận giải thích đáp; 3. Phản giải thích đáp.

Hỏi: Bốn người đều xưng là Quả, vì sao ba người trước thì gọi là quả, La Hán thì gọi là Đạo?

Đáp: Danh của Quả và Đạo, đều thông cả bốn người, nhưng vì La Hán thì Đức của họ đã cùng cực, để phân biệt với ba loại người trên, chỉ gọi là Đạo. Vì sao vậy? Kinh nói: Bồ-đề gọi là Tận trí, Vô Sanh Trí “Bồ-đề”, tiếng hán gọi là Đạo. La Hán đã đắc hai trí đó, gọi danh là Đạo ba quả kể trên chưa đắc hai trí, chẳng danh là Đạo. Phần hai, chỉ căn cứ theo sự ngộ giải của Thiện Cát để làm chứng: Thiện Cát vẫn còn là La Hán, nhưng nay là chủ đối dương. Lại nữa, Thiện Cát không đắc thắng Định, khác với người khác, lại tự dẫn mình để làm chứng, muốn khiến cho nghĩa được rõ ràng. Văn có bốn phần: 1. Phật nêu những quả đã đắc; 2. Quả ấy chẳng tác ý Đắc; 3. Nếu có ý đắc thì chẳng được Phật ấn chứng; . Vì vô trước mà được Phật tán thán; “Nhơn trung tối vi đệ nhất”, có ba loại đệ nhất: 1. Nhơn đệ nhất; 2. Ly đệ nhất, đó là ly hai loại chướng: a. Ly phiền não chướng, b. Ly Định chướng; 3. Đức đệ nhất, tức là đắc Vô Tránh Định và Trí đoạn phiền não chướng và trí đoạn Định chướng.

Hỏi: Gồm có ba nghĩa: 1. Xưa kia nghe Phật thuyết tam muội này có nhiều thứ công đức, tâm tin mong đắc, nay thành La Hán, mà tu Định này, do nhờ Nhân xưa kia, bèn tu tập đắc; 2. Khi còn phàm phu, ở chỗ nhiều người, hay sanh khởi tránh mà chịu khổ báo, nay đắc Vô Học, nhớ lại chuyện xưa, hối hận mà tu Định này; 3. Muốn khiến cho nhiều người đắc quả báo hiện tại mà trở lại tu Định này. Đắc Định này rồi, trước tiên là tác phương tiện, thủ hộ tâm người khác, không có một chúng sanh nào khởi tranh cải với ta, rồi sau đó hiện thân, cho nên gọi là Vô tránh.

Hỏi: Dùng pháp phương tiện nào để tu định này?

Đáp: Trong tiền tán tâm, phát nguyện, tùy theo tâm nguyện, phải giới hạn gần xa, hoặc một vùng, một thôn, nhân vật, xứ sở, nguyện thấy hình dáng, họ tên của họ và biết tâm sở của họ thú hướng đến phát nguyện này rồi, nhập vào Đạt phần Tam Muội, nhưng những điều mình mong nguyện xưa đều thấy rõ ràng, sự này xong rồi, trở lại xuất tán tâm nhớ lại những điều thấy ở trong Định cũng như thấy trong mộng, tỉnh giấc mộng rồi nhớ lại, nhờ vào người đó mà có thể ngăn chặn Ác, sanh ra thiện, chẳng phiền não người khác, cho nên gọi là Vô Tránh. Vô Tránh và Nguyện trí tương thành cho nhau, như trước kia nói.

Hỏi: Vô Tránh là gì?

Đáp: Có người nói: Từ tâm là Vô tránh, vì từ tâm chẳng tránh với vật, có người nói: Đệ Tứ Thiền gọi là Vô Tránh. Vì Định này lìa khỏi tam tri, miển bị tứ thọ. Có người nói: Không giải là Vô Tránh Định. Có người nói: Vô Tránh Trí là Vô Tránh Định. Nay y theo luận giải thích: Luận nói: “Theo Thiện Cát kia là người viễn ly hai loại chướng, đoạn phiền não, mà đắc La Hán. Đoạn Tam Muội Chướng, đắc Vô Tránh Định”. Mới biết Định này là Biệt (riêng), là phương pháp Định, chẳng phải là không Giải, cũng chẳng Tứ Thiền, cũng chẳng phải là Từ tâm.

Hỏi: Văn nói “Ly Dục La Hán”, là ly dục gì?

Đáp: Chẳng phải là Dục phiền não, mà là Thiện Cát thích Tu Hạnh A Lan Nhã, viễn ly những cảnh ngũ dục, ngũ trần, gọi đó là Ly Dục. “A Lan Nhã”; tiếng Hán gọi là vô sự, tức là thong dong tự tại, chẳng bị gò bó bởi trần lụy. Bốn đoạn văn khá dể hiểu, chẳng cần xuất.

“Phật Cáo Tu Bồ Đề, Như Lai Tích Tại Nhiêu Đăng Phật Sở…” là phần hai, nêu Đại thừa nhân quả để giải thích thành nghĩa trên. Văn có hai phần: 1. Nêu Nhân Đại thừa để giải thích thành nghĩa trên; 2. Nêu quả Đại thừa để giải thích thành nghĩa trên. Trong phần một nêu nhân Đại thừa, chia ra hai phần: 1. Thọ ký; 2. Nghiêm thổ. Đây là phần một. Sở dĩ có văn này đến là do vì đoạn văn “Như Lai sở thuyết pháp bất khả thủ, bất khả thuyết” trên sinh ra. Nếu nói chư pháp bất khả thủ thì xưa kia khi còn Nho Đồng Bồ-tát đúng phải chẳng được thọ ký. Nếu xưa kia khi còn là Nho Đồng Bồ-tát bèn được thọ ký thì chư pháp khả thủ. Nếu nói chư pháp bất khả thuyết thì nHiên Đăng Phật chẳng nên thọ ký cho Thích Ca, đã thọ ký cho Thích Ca “Ông vào đời sau sẽ được làm Phật” tức là khả thuyết. Vì thời Hội có mối nghi đó, Phật đằng theo chúng nghi mà hỏi Thiện Cát. Cho nên nói rằng: “Như Lai ở nơi Nhiên

Đăng Phật có pháp đắc Bồ-đề không?” Thiện Cát đáp: “Ở chỗ Nhiên Đăng Phật Thật vô sở đắc”, ý nói chẳng thấy Nhơn là Năng Đắc, không có thọ ký đề khả đắc”. Đầy đủ như trong kinh Tịnh Danh (Duy Ma Cật) chương Di lặc thọ ký, vô đắc, vô bất Đắc như vậy mới gọi là Đắc thọ ký. Đắc này thật vô sở đắc. Người phương Bắc nói: gồm có bốn thời thọ ký: 1. Thọ ký khi Tập chủng tính chẳng hiện tiền; 2. Thọ ký khi Đạo chủng tính cũng chẳng hiện tiền; 3. Thọ ký khi Sơ Địa hiện tiền; . Thọ ký khi Bát Địa Đại Vô Sanh Nhẫn hiện tiền. Trong văn này nói khi Thích Ca còn là Tập chủng tính Bồ-tát, đã được thọ ký khi chưa đắc Sơ Địa, đã lên vô sanh pháp nhẫn.

Nay Phật hỏi Thiện Cát rằng: “Ta vào thời ấy đã chứng Sơ Địa Vô Sanh pháp Nhẫn Tam Bồ-đề ư?”. Thiện Cát đáp rằng: “Như Lai thời ấy chưa đắc Sơ Địa Vô Sanh pháp nhẫn Tam Bồ-đề, cũng chưa đắc Kim Cang về sau thường trú tam Bồ-đề”.

Nay nói rằng Luận không có nghĩa trên, hơn nữa điều trên chưa thấy kinh nói. Nếu theo nghĩa mà suy, về lý thì chẳng thể nào. trong văn này là nói về nghĩa vô y vô đắc, phá mối nghi hữu y hữu đắc, thành ý bất khả thủ, bất khả thuyết đã nói ở phần trước, sao lại dùng hành vị cạn sâu giải thích. Vì vậy mà chẳng đúng với nghĩa, trong kinh chẳng nói không có Tam Hiền Thập Thánh. Kinh Thủ Lăng Nghiêm cũng có văn nói về bốn loại thọ ký, chẳng phải là chánh ý trong văn này.

“Ư Ý Vân Hà, Trang nghiêm Phật Thổ Bất…” đây là phần hai, biện về nghiêm Thổ, thích thành nghĩa trên: Ý đến giống như phần trên. Nếu nói chư pháp bất khả thủ, bất khả thuyết thì sao Bồ-tát lại thủ Tịnh Phật Thổ Hạnh? Để giải thích mối nghi đó, cho nên có đoạn văn này đến.

Hỏi: Nhân hạnh thì vô lượng, vì sao trước biện về thọ ký, nay nói về Tịnh Thổ?

Đáp: Thọ ký là Bồ-tát tự hạnh, nghiêm Thổ là Hóa Tha Hạnh. Tự Ngộ vô sanh mà được Phật thọ ký, đó là Tự hạnh. Những loài chúng sanh là Bồ-tát Phật Thổ, cho nên hành hạnh Nghiêm thổ, tức là Hóa Tha Hạnh, Hạnh môn tuy nhiều, chẳng ngoài hai thứ này. Vì vậy mà tỏ rõ. Lại nữa, trước là luận về đắc thọ ký, tức là chánh giả, nay là luận về Nghiêm thổ, tức là y Quả. Lại nữa, Bồ-tát sau khi đã đắc Vô Sanh, chẳng còn một việc việc nào khác, duy chỉ thành tựu chúng sanh Tịnh Phật quốc thổ. Cho nên tiếp đó là cú thứ hai đến. Văn cũng có hai phần: 1- vấn. 2- Đáp. Ý của câu hỏi có thể hiểu được. Trong phần đáp có hai phần: 1- Chánh tỏ về sự chơn và ngụy của Nghiêm Thổ. 2- Khuyên Tu Nhân Tịnh Thổ. Nay tức là phần một. Nếu theo thuyết của kinh Đại phẩm thì trong văn này thủy chung viên thành một ý, tức là Bồ-tát lấy Vô Địa trang nghiêm làm trang nghiêm, tuy Đại trang nghiêm mà thật vô trang nghiêm. Nhưng theo giải thích của Luận thì trong văn này nói: “Tu Bồ-đề Ngôn: Bất Dả! Thế Tôn!”

Đây là tỏ rằng Như Lai pháp thân thật không có (vô) thất bảo hình tướng trang nghiêm, vì vậy, chẳng nên nói Bồ-tát có thất bảo Tịnh Thổ để có thể thủ lấy. “Như Lai Thuyết Trang nghiêm Phật Thổ”; Người nghi nói rằng: Nếu hình tướng trang nghiêm chẳng phải là chơn thổ thì vì sao Phật lại nói lấy bảy báu làm tịnh thổ, bảo Bồ-tát tu Nhân Tịnh Thổ, thủ quả Tịnh Thổ? Vì vậy mà nay giải thích rằng: Như Lai lấy chánh pháp làm thân, vô thân, phi thân. Do đó vô thổ, nay nói hình tướng là tịnh thổ, đó là vì những người mới bắt đầu hành, khiến họ vứt bỏ sự ô uế của Đất cát mà thủ lấy sự trong sạch của ngọc báu mà thôi, chẳng phải là Đệ nhất nghĩa chơn Tịnh Thổ, cho nên nói “Như Lai Trang Nghiêm Phật Thổ Tắc Phi Trang Nghiêm”.

“Thị Danh Trang Nghiêm”; Đây là Đệ nhất nghĩa chơn thật trang nghiêm, chính là lấy chư pháp thật tướng, không có Đức nào mà chẳng trọn sẳn, không có lụy nào mà chẳng trong sạch, cho nên gọi là “Trang nghiêm”. Làm chỗ ngừng nghĩ cho bậc chí Nhơn cho nên nọi đó là “Thổ”.

“Ưng Như Thị Sanh Tịnh Tâm…”. Đây là phần hai, tỏ về Nhân của Tịnh Thổ. Phần trên đã nói về quả của Thổ thuộc Thế tục biệt tướng, tỏ rõ Đệ Nhật nghĩa chơn Tịnh Phật Thổ, cho nên nói về hai Thổ, chơn và ngụy khác nhau, phần nói về Nhân, có sự khác nhau giữa đắc và Thất. Văn chia ra ba phần: 1. Chánh khuyên tu về đắc; 2. Khuyên xả bỏ thất; 3. Trùng khuyên tu về Đắc. Câu “Ưng Như Thị Sanh Thanh TỊnh Tín Tâm”. Đây tức là khuyên tu đắc. “Bất Ưng Trú Thanh Hương Vị Xúc Pháp Sanh Tâm”. Đây là cú thứ hai, khuyên xả bỏ Thất. “Ưng Vô Sở Trú…”. Đây là cú (câu) thứ ba, khuyên tu đắc.

“Tu Bồ-đề, Thí Như Nhữu Nhơn, Thân Như Tu Di Sơn Vương…”: Đây là phần hai, nói về quả của Đại thừa, làm chứng cho vô thủ, vô thuyết ở phần trên, thành nghĩa của so sánh. Văn này chia ra hai phần: 1. Phật vấn; 2. Thiện Cát đáp. Đây là phần một.

Hỏi: Người của Thành Luận giải thích rằng: “Sơn vương rộng lớn là dụ cho Vô tướng Lý rộng lớn”.

Đáp: Nay cho rằng chẳng phải vậy! Chẳng những nghĩa không có thứ lớp, vừa lại vẫn không có chỗ xuất. Nay y theo luận, phần này sinh khởi cũng vẫn là để giải thích mối nghi ngờ. Nghi rằng: Nếu vô thủ, vô thuyết thì làm sao chư Phật thủ đắc Bồ-đề mà vì người khác thuyết đắc Bồ-đề?

Sở dĩ nêu ra Tu Di Sơn là vì Tu Di là ngọn núi lớn nhất trong mười bảo sơn để ví như Phật là lớn nhất trong mười Địa. “ Tu Di”; tiếng Hán gọi là Diệu Cao Sơn, còn gọi là An Minh Sơn. Phần giải thích này, ý nói rằng: Như Tu Di Sơn tuy lớn nhất trong mười bảo sơn, cũng vô tâm nói lớn. Phật cũng vậy, tuy là lớn nhất trong chúng Thánh, cũng vô tâm nói là lớn, tuy đắc Bồ-đề cũng vô tâm nói đắc.

“Phật Thuyết Phi Thân, Thị Danh Đại Thân”. Lại giải thích mối nghi. Nghi rằng: nghe (nói) Tu Di vô tâm nói lớn (không có tâm cho 30 mình là lớn) thì cho rằng Phật ngang hàng với Tu Di, tức đã là Hữu Vi, Hữu Lậu, cho rằng Phật cũng là Hữu Vi, Hữu lậu. vì vậy mà nay giải thích rằng: “Phật thuyết Phi Thân”; tỏ rằng Phật khác với Tu Di, chẳng phải là thân hữu vi hữu lậu, cho nên nói “Phi Thân Thọ Danh Đại Thân”, tức là Thân vô vi vô lậu, mà nói rằng: “Thị Danh Đại Thân”.

Hỏi: Ở đây nêu ra vị Phật nào trong ba vị Phật?

Đáp: Chánh nêu ra báo Phật, bởi vì Báo Phật chính là tu nhân đã mãn, mà đắc Bồ-đề. Vì pháp Phật là Phật Tính, chưa đắc Bồ-đề, nên chẳng nói pháp Phật. Đắc Báo Phật rồi, mới khởi ứng hóa, cho nên Hóa Phật cũng chẳng đắc Bồ-đề, vì vậy chỉ nêu ra báo Phật.

“Tu Bồ-đề, Ư Ý Vân Hà, Như hằng hà Trung, Sở Hữu Sa Số…”. Đây là phần hai, nêu ra Trân bảo nhiều như số cát trong những con sông hằng hà để bố thí, so sánh với trì thuyết bốn câu kệ. Sở dĩ có đoạn văn này là vì có hai nghĩa: Một là phần trên nói Bố Thí ít, tức là châu báu của Tam Thiên thế giới (vì bố thí ít) nên chẳng bằng trì kinh. Nay tỏ rằng Bố Thí nhiều, nghĩa là những Hằng Sa Thế giới trân bảo thì đúng phải bằng trì kinh, hơn nữa phần trên chỉ là Bố thí cho chúng sanh, tức là phước điền thua kém. Nay là Hằng Sa trân bảo cúng dường chư Phật, tức là phước Điền thắng hơn thì đúng phải bằng trì kinh. Nay tỏ rõ rằng; tuy Bố thí nhiều, phước Điền thắng hơn nhưng do vì Bố thí (thuộc phạm trù) Hữu sở đắc, nên cũng chẳng bằng trì kinh.

Hỏi: Trước nói Đại Thiên để so sánh, đã chẳng bằng trì kinh, vì sao ngay lúc đó chẳng nói Hằng sa trân bảo để so với trì kinh?

Đáp: Tăng con số để làm rõ nghĩa, từ ít đến nhiều, thật ứng với thứ lớp, chỉ vì phần trên nghe nói Bố thí Đại Thiên trân bảo chẳng bằng trì kinh, thời hội hoặc có người chưa hiểu vì sao chẳng bằng, vẫn còn cho rằng Bát-nhã là khả thủ, khả thuyết, sao lại thọ trì tứ cú mà hơn hẳn bố thí đại thiên trân bảo? Vì thế mà giải thích rộng về mối nghi trên, tỏ rằng: Vì Bát-nhã chẳng phải là khả thủ, khả thuyết, cho nên tứ cú tuy ít, nếu trì nếu thuyết thì phước ắt nhiều. Bố thí tuy nhiều nhưng vì đó là khả thủ, khả thuyết nên phước ấy ắt ít. Giải thích mối nghi trên rồi, mới nói rõ nguyên do thắng hơn, do vậy mới càng so sánh thân.

Trong đoạn văn này, chia thành hai phần: 1. tài thí phước nhiều; 2. So Sánh pháp thí. Phần một có hai phần. Hỏi và đáp, tức là hai ý: 1. Số cát nhiều; 2. Phước đức nhiều. Nay dựa theo vấn và đáp theo nhau mà chia ra bốn phần: 1. Nêu số cát để hỏi; 2. Xưng sự việc mà đáp; 3. Nêu tài thí để hỏi; . Bố thí phước nhiều. Trong phần một. Hỏi, có ba ý: 1. Nêu một hằng sa làm gốc; 2. Dùng số cát làm số con sông; 3. Dùng ý:

1. Thẳng đáp là “Đa” (nhiều); 2. Theo sau đó là phước đức.

“Đản Chư Hằng Hà…”, hiểu rõ nghĩa “Đa” (nhiều). Số con sông đã là vô biên, huống nữa là số cát trong số con sông đó thì làm sao mà đếm được.

Hỏi: Vì sao trong Phật thường nêu ra Sông hằng để làm dụ.

Đáp: 1. Trong bốn con sông, sông Hằng lớn nhất, cát của sông này lại nhiều cho nên nêu ra làm dụ; 2. Ngoại đạo nói rằng; con sông này là sông tốt lành, người vào trong sông tắm rửa, tội lỗi sẽ được trong sạch, cho nên nêu làm dụ; 3. Tên của các con sông khác thường bị thay đổi, tên con sông này đời đời chẳng đổi. Lại nữa, năm nghiệp Thiên trúc ở bên bờ sông này, Phật đệ tử mắt thấy, cho nên nêu ra làm dụ, tại đỉnh núi Hương Sơn có hồ nước A Nậu Liên trì chảy ra bốn con sông, Hằng Hà tức là một trong bốn con sông đó. Có người nói, con sông này dài tám ngàn dặm, chỗ rộng đến bốn mươi dặm, chỗ hẹp thì mười dặm cát trong con sông này rất mịn như bột mì, nước có màu trắng như sửa, nơi sâu ngựa voi qua đều chìm.

Tiếp đó là so sánh, văn có thể hiểu.

Về tài thí chẳng bằng pháp thí, có đủ nhiều nghĩa:

1. Thời pháp thí, người Năng Thí đa phần là Thánh Nhơn Trí Nhơn, còn Tài Thí thì người năng thí chẳng vậy, người ngu không có khả năng thực hành Bố thí pháp, cho nên tài thí thì liệt kém, pháp thí thì thắng hơn.

2. Người thọ nhận pháp thí cũng ắt phải là người trí mới có thể thọ nhận, người ngu và Súc Sanh chẳng thể thọ nhận, do vậy mà nói pháp Thí là thắng hơn.

3. Đắc phước hơn. Tài Thí thì chỉ người Năng Thí được phước, người thọ nhận thí thì chẳng được phước, còn pháp thí thì cả hai người Năng và Sở đều đắc phước, vì vậy mà thắng hơn.

4. Pháp thí thì Năng thí và Sở thí đều đắc mà chẳng thất. Nếu tài Thí người thọ nhận bố thí đắc quả năm sự, người Năng thí thì thất.

5. Tài Thí thì chỉ ích cho Nhục Thân, pháp thí thì ích cho pháp Thân.

6. Pháp thí thì có thể đoạn Hoặc, tài thí chỉ là chế phục tính keo kiết.

7. Pháp thí thì xuất ra Hữu pháp, tài thí thì Hữu Lưu.

8. Tài thí thì quả Hữu tận, pháp thí thì quả vô tận.

9. Tài thì thì chẳng nhất thời đắc, pháp thí thì nhất thời mà đắc.

10. Pháp thí thì đủ cả bốn nhiếp, Tài thí thì chỉ một Nhiếp.

Do đó, pháp thí hơn hẳn tài thí.

“Phục Thứ, Tùy Thuyết Thị Kinh…”: Phần trên đã nêu ra hai việc tài Thí để so sánh bốn câu kinh, từ đây là phần hai, khen ngợi nơi chốn và người thọ trì kinh. Kinh ở tại nơi nào thì Nơi ấy được tôn quý, ở tại người nào thì người ấy được tôn quý. Văn có bốn phần: 1. Kinh tại nơi nào thì nơi ấy được trọng; 2. tại người nào thì người ấy được tôn; 3. Giải thích về người được tôn; . Giải thích về nơi được trọng.

“Như Tháp”: Tiếng ngoại quốc là Tháp bà, còn gọi là Chi Đề. Tiếng Hán là phương phần (một phần). Vì tôn trọng pháp thân mà kính tháp, vì trọng kinh này mà cúng dường nơi kinh sở tại.

Hỏi: Kinh Đại Phẩm nói: “Trọng mười phương, Xá Lợi là một phần, kinh quyển là một phần. Phật hỏi Thiên Chủ: Trong hai phần, ý thủ lấy phần nào? Đáp: Thà thủ lấy kinh quyển Bát-nhã, vì có thể sinh ra Xá lợi và tất cả Phật pháp”. Nếu vậy, nay sao lại nói là “Như tháp”. Nơi kinh sở tại, nếu nói là “Như tháp” thì quyển Bát-nhã đúng phải như tháp xá lợi.

Đáp: theo lý thì đúng thật phải hơn tháp, chỉ vì thế gian kính tháp, cho đó là cực kỳ tôn quý, nên nay chỉ mượn để dụ mà thôi.

“Hà Huống Hữu Nhơn…” là phần hai, ở tại người nào thì người ấy được tôn quý.

“Đương Tri Thị Nhơn…” là phần bốn, giải thích về nơi được tôn quý. Kinh này là mẹ của chư Phật, sinh ra chư Phật và Tam Thừa Thập Địa. Kinh Đại phẩm nói: Nơi Bát-nhã sở tại, mười phương chư Phật thường tại trong ấy. Vì vậy muốn cúng dường Phật, nên biết cúng dường Bát-nhã. Bát-nhã và Phật, là không hai không khác, vì vậy mà nói “Tức “Cập Tôn Trọng Đệ Tử”; Nơi này có Văn Thù, Phổ Hiền, chẳng phải chỉ có Mục Liên, Xá-lợi-phất. Kinh Đại Phẩm nói: Chư thiên hàng ngày ba thời lễ kính, những ngày lục trai thì lễ kính nhiều hơn. Cho nên nơi kinh sở tại, bốn bề điều khiến cho thanh tịnh sạch sẽ.

“Đương Hà Danh Thử Kinh….”: Nếu theo khai thiện thị từ phần trên đến đây đều là nói về Thể của Bát-nhã. Còn chương này thì nói về Danh của Bát-nhã, tức là Danh thuyết. Nay cho rằng Danh thuyết hay Thể thuyết đều chẳng phải là không có nghĩa đó, nhưng phần văn này còn thuộc về đoạn so sánh. Trong pần so sánh trên chia ra hai phần:

1. Chánh nêu ra hai loại tài thí để so sánh trên chia ra hai phần: 1. Chánh nêu ra hai loại tài thí để so sánh và khen ngợi; 2. Biện về Danh của kinh. Sở dĩ biên về tên của kinh là vì phần trên đã nêu ra hai thí để so sánh và khen ngợi; kinh tại nơi nào thì nơi ấy quý, ở tại người nào thì người ấy tôn, thời chúng nghe nói kinh có những thắng đức như vậy đều muốn thọ trì, nhưng chưa biết tên kinh, do vậy mà ở đây biện về Danh vậy. Văn chia hai phần; trước hỏi, sau đáp. Trong phần hỏi có hai phần; Hỏi tên kinh.

2. Hỏi về thọ trì.

“Phật Cáo Tu Bồ-đề: Thị Kinh Danh Vi Kim Cang Bát-nhã…” là phần hai, đáp tên kinh, trên kia hỏi về tên kinh và thọ trì, nay trả lời cả hai điều. Chia ra hai phần: 1. Chánh đáp về tên kinh và thọ trì; 2. Giải thích thành ý trả lời câu hỏi.

Nay trước tiên là đáp hai vấn đề, chia ra hai phần: 1. Đáp tên kinh; 2. Đáp thọ trì. Nay là phần một, đáp tên kinh: “Kim Cang Bát-nhã”: Bát-nhã chưa từng pháp thí (Dụ), phi thí (dụ) bất thí dụ), giả đặt danh là Thí (dụ), phi pháp, bất pháp, gượng đặt danh là pháp, phi Danh bất danh, gương đặt danh là kinh cang Bát-nhã mà thôi.

“Dĩ Thị Danh Tự…” là đáp trì kinh.

“Sở Dĩ Giả Hà…” là phần hai thích thành ý đáp câu hỏi. Trong phần đáp có ba đoạn: 1. Nêu tên là Kim Cang, tức là nói về cái nghĩa cứng bén; 2. Khiển trừ Thể cứng; 3. Khiển trừ Dụng bén, phần trên là đáp về tên, tức là đã nêu ra cái nghĩa cứng bén. Đây là phần tiếp theo, tức là khiển trừ thể cứng. Trong phần khiển trừ thể cứng, có hai cú: cú một: “Phật Thuyết Bát-nhã Tức Phi Bát-nhã” là ý nói rằng tâm hành Đoạn, cú thứ hai là “Như Lai Vô Sở Thuyết”, tức là tuyên ngôn ngữ.

Hỏi: Câu “Bất khả thủ, bất khả thuyết” ở trên kia đã tỏ là tâm hành đoạn, ngôn ngữ tuyệt, nay vì sao lại còn nói tuyệt nữa?

Đáp: Theo luận chia phần này thành hai cú: cú một tỏ rằng dưới có chỗ khác, cú hai tỏ rằng trên có chỗ đồng.

Hỏi: Vì sao dưới có chỗ khác, trên có chỗ đồng?

Đáp: Dưới đồng với Nhị thừa, trên khác với chư Phật thì Bát-nhã chẳng đủ để tôn kính thọ trì. Do vì dưới khác với Nhị Thừa, trên đồng với chư Phật, cho nên đáng tôn kính. Vì có ý khuyên vật, cho nên nói như thế. Dưới có khác: là vì phần trên đã nêu tên kinh là Kim Cang, nhưng Trí của Nhị Thừa dùng để Đoạn Hoặc cũng gọi tên là Kim Cang, chẳng biết kinh này tên kim cang là loại Kim Cang nào? Do vậy mà giải thích rằng: “Phật Thuyết Bát-nhã”. Đây là Bát-nhã của Phật, Kim Cang của Phật. “Tắc Phi Bát-nhã”, chẳng phải là Trí Huệ của Nhị Thừa, chẳng phải là Trí Huệ của Nhị Thừa, chẳng phải là Kim Cang của Nhị thừa.

“Tu Bồ-đề, Ư Ý Vân Hà…”. Người ta nói: phần trước là nói về Đoạn tâm hành. Phần này là nói về tuyệt ngữ ngôn. Nay căn cứ theo luận ý chẳng vậy! Phần văn trên là nói về Dưới có khác. Cú này là nói về trên có chỗ đồng. thời hội nghi rằng: Chỉ có Thích Ca thuyết Bát-nhã này sao? Hay những vị Phật khác cũng thuyết Bát-nhã này sao? Phật điệp theo mối nghi ngờ của thời chúng mà hỏi Thiện Cát: “Như Lai Hữu Sở Thuyết Bất”, câu hỏi này ý hỏi rằng: Thích Ca riêng có thuyết này, những vị Phật khác chẳng thuyết Bát-nhã này sao? Tu Bồ-đề nói: “Như Lai Vô Sở Thuyết”, dây ý nói; không có thuyết riêng lẻ, vẫn đồng với thuyết của mười phương tam thế Phật, lìa khỏi Tam thế Phật thuyết thì không có một thuyết riêng biệt cả, cho nên kinh Đại phẩm, vô tác phẩm nói: “Khi thuyết Bát-nhã này, mười phương mỗi phương đều ngàn Phật hiện, đều htuye6t1 kinh Bát-nhã nà, những người nạn vấn đều tên là Thích Đề Viên Nhân, những người giải thích Bát-nhã đều tên là Tu Bồđề. Thiên chủ (hoặc là Thiên chúa) bèn hỏi: Chỉ hiện tại mười phương Phật tác thuyết này, vị lai chư Phật cũng tác thuyết này sao? Phật đáp: đương lai Di Lặc cũng thuyết như vậy”. Mới biết Thấp phương tam thế Phật đồng thuyết như thế. Kinh Đại phẩm là rộng, cho nên rộng nói về đồng, còn kinh này thì văn tóm lược nên lược nói về đồng. sở dĩ đồng là vì Bát-nhã chỉ là cùng một chánh quán, cùng một chánh Đạo há lại có khác sao?

“Tu Bồ-đề, Ư Ý vân Hà…” đây là phần ba, khiển trì về Dụng bén. Bát-nhã đoạn trừ hai Hoặc, giả và thật, đắc hai giải, giả và thật, đó là Dụng của Bát-nhã. Nay tỏ rằng hai cảnh giả và thật đều là không, há lại có hai Hoặc để đoạn, hai giải Năng đoạn,đó là khiển trừ cái Dụng bén Họ nói rằng: trong đoạn này chia làm hai phần: 1. Nói theo quả là không; 2. Từ “Thân Tướng…” nói về chánh quả là không. Trong phần một lại có hai phần: 1. Nêu vi trần để tỏ rằng Thật pháp không; 2. Nêu ra thế giới để tỏ là Giả danh không. Nay y theo luận, đây là phần hai, giải thích để thành so sánh hơn kém. Vì chúng nghi rằng vì sao trì kinh ít mà nay giải thích rằng: Bố thí tuy nhiều nhưng đó là Nhân quả của phiền não trần nhiễm, vẫn trở lại đắc cái quả điên đảo sanh tử. Thí như Đại Thiên thế giới vi trần tuy nhiều nhưng vẫn trở lại thành cái quả thế giới trần thổ, tỏ rằng; bốn câu kinh tuy ít nhưng đó là cái Nhân bất điên đảo, vẫn đắc cái quả bất điên đảo, vì vậy mà trì kinh tuy ít nhưng đắc phước nhiều, bố thí tuy niều mà đắc phước ít. Văn nói: “Chư Vi Trần”; có hai loại vi trần: 1. Vi Trần thuộc về trần nhiễm; 2. Vi trần thành thế giới vô ký. Vì hai loại vi trần này lẫn lộn với nhau nên nay tách biệt chor rõ. “Chư Vi trần” là vi trần thành đất. “Phi Vi trần” là chẳng phải vi trần trần nhiễm. “Thị Danh Vi Trần” là kết, đó là vi trần thành đất.

“Như Lai Thuyết Thế Giới…” trên là tỏ về Nhân, đây là biện về quả. Như văn (đã nói). Tiếp đó là nêu ra “Tam Thập Nhị Tướng”; người ta nói: phần trên là y quả không, phần này là chánh quả không. Trong phần y quả không thì có thật và gia. Nay phần chánh quả không thì có vấn và đáp. Nay nói rằng: phần trên đã nói “bất khả dĩ thân tướng kiến Như Lai” là đã tỏ rõ rằng chánh quả không, phần này còn nói lại làm gì? Căn cứ theo luận thì vẫn còn nằm trong phần giải thích để thành ý so sánh trên, ý nói rằng; chẳng những bố thí nhiều như vi trần mà phước cuãng chẳng bằng trì kinh, ngay cả nghiệp tướng bảo cũng chẳng bằng trì kinh. Trì kinh phước còn hơn cả nghiệp tướng hảo, há lại chẳng hơn bố thí hay sao? Vì vậy mà có đoạn văn này đến, trong phần này, tỏ rõ hai quả hơn kém, tức là hiểu rõ Nhai Nhân hơn kém. Quả pháp thân hơn hẳn quả tướng hảo, tức là Nhân pháp thân hơn hẳn Nhân tướng hảo, vì trì kinh là nhân của pháp thân, cho nên trì kinh phước thắng hơn nghiệp của tướng hảo.

“Ư Ý Vân hà, Khả Dĩ Thân Tướng Kiến Như Lai Bất?”; có thể dùng thân tướng hảo thấy pháp thân hay không? Hỏi như thế. Tu Bồ-đề đáp rằng: “bất Khả Dĩ Thân Tướng Kiến Như Lai:’ chẳng thể với tướng hảo mà thấy pháp thân. “Như Lai Sở Thuyết Thân Tướng Tắc Phi Thân Tướng”, đây ý nói thân tướng nói đó chẳng phải là pháp thân. “Thị Danh Thân Tướng”; đó là Thân tướng hảo.

“Tu Bồ-đề, Dĩ Hằng Hà Sa Thân Mệnh…”, phần hai, so sánh Nội thí. Trong phần so sánh với ngoại thí ở trên kia thì có hai phần: 1. Xả Tam Thiên thế giới thất bảo; 2. Xả Hằng sa thế giới thất bảo.

Nay trong phần so sánh với Nội thí này cũng có hai phần: 1. Xả Hằng Sa thân mệnh; 2. Hàng ngày ba thời Xả hằng Sa thân mệnh để bố thí. Nay là phần một sở dĩ có phần văn này đến là vì phần trên nói về so sánh với ngoại thí, điều đó chưa đủ mà cho là dể. Nay xả bỏ thân mệnh, mới cho đó là trọng. Lại nữa, trên nói Ngoại thí là so sánh với hạ thí, nay nói nội thí là so sánh Trung Thí. Vì sao biết điều đó? Cuốn Đại Luận chê ngài Ca Chiên Diên cho rằng Nọi Thí là thượng. Nếu là Trì thí thì gọi là Hạ thí. Nội thí thì gọi là Trung thí. Nếu vô y vô đắc để thí thì mới là Thượng thí. Sao ngài lại cho trung là Thượng? Vì vậy mà biết Nội thí là trung thí, từ hạ thí mà so sánh dần cho đến dùng Trung Thí mà so sánh. Văn này chia làm hai phần: 1. Nói về so sánh; 2. Lỉnh giải thích nghi phần một lại chia làm hai phần: 1. Xả hằng Sa thân; 2. So sánh. Đây là phần một, nói rằng: “Xả Hằng Sa Thân”: kiếp sống hiện nay, xả bỏ một thân mệnh để bố thí, kiếp sống sau đó lại xả bỏ một thân một thể bố thí, cứ như thế xả hằng sa thân mệnh bố thí. Trong thọ nhận bố thí, gồm có ba trường hợp: 1. Kẻ thọ nhận bố thí, chỉ cần thân xác, chẳng cần mạng sống. Như chỉ cần ăn thịt. 2. Cần mạng chẳng cần thân xác, như oai gia chỉ muốn được mạng; 3. Thân và mạng (hoặc mệnh) đều cần thông cả hai trường hợp trên.

“Nhược Phục Hữu Nhơn…” là phần hai, chánh so sánh. Tri và thuyết đều đắc công đức, như văn.

 

Pages: 1 2 3 4