LUẬN A TỲ ĐÀM BÁT KIỀN ĐỘ

Bài tụng tám Kiền Độ: Trí – hành – kiết sử – tạp, Kiến – định – căn – bốn đại
Tác giả: Tôn giả Ca Chiên Diên Tử
Hán dịch: Đời Phù Tần, Sa môn Tăng Già Đề Ba và Trúc Phật Niệm
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

Kiền độ thứ 8: KIẾN

Ý chỉ, dục, tưởng, duyên trí, kiến, phẩm kệ ở sau.

Phẩm 1: BÀN VỀ Ý CHỈ

Bốn ý chỉ (Bốn niệm xứ): Ý chỉ quán thân trên thân, ý chỉ quán pháp trên thọ tâm pháp.

Nếu tu ý chỉ quán thân trên thân thì đó là tu thọ chăng? Giả sử tu thọ thì đó là tu thân chăng? Nếu tu ý chỉ quán thân trên thân thì đó là tu tâm chăng? Giả sử tu tâm, thì đó là tu thân chăng? Nếu tu ý chỉ quán thân trên thân thì đó là tu pháp chăng? Giả sử tu pháp thì đó là tu thân chăng?

Nếu tu ý chỉ quán thọ trên thọ thì đó là tu tâm chăng? Giả sử tu tâm, thì đó là tu thọ chăng? Nếu tu ý chỉ quán thọ trên thọ thì đó là tu pháp chăng? Giả sử tu pháp thì đó là tu thọ chăng? Nếu tu ý chỉ quán tâm trên tâm, thì đó là tu pháp chăng? Giả sử tu pháp thì đó là tu tâm chăng?

Ý chỉ của quán thân trên thân, nên nói là pháp trí, vị tri trí, tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí chăng? Nên nói có giác- có quán; không có giác- có quán; không có giác- không có quán chăng? Nên nói tương ưng với lạc căn- hỷ căn- hộ căn, Không- Vô tướng- Vô nguyện chăng? Nên nói là duyên hệ thuộc cõi Dục, duyên hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc? Nên nói là duyên không hệ thuộc chăng? Ý chỉ thọ, tâm pháp, quán pháp cũng như thế.

Lại như Đức Thế Tôn nói: “Khi thọ nhận lạc thọ kia, nên biết thọ của lạc thọ.” Trí này nên nói là pháp trí hay nên nói cho đến đạo trí? Khi thọ khổ thọ biết thọ của khổ thọ, khi thọ bất khổ bất lạc thọ biết thọ bất khổ bất lạc thọ, trí này nên nói là pháp trí hay nên nói cho đến đạo trí? Thân vui- thân khổ- thân không vui- không khổ- tâm vui- tâm khổ- tâm không khổ không vui. Ăn vui- ăn khổ- ăn không khổ không vui, vui không ăn- khổ không ăn- không khổ không vui không ăn. Dựa vào dần độn vui, dựa vào đần độn khổ, dựa vào đần độn không vui, không khổ. Dựa vào xuất yếu vui- dựa vào xuất yếu khổ- dựa vào xuất yếu không khổ không vui. Khi thọ cảm thọ, biết xuất yếu không khổ không vui. Trí cảm thọ này nên nói là pháp trí ay nên nói cho đến đạo trí chăng?

Lại như Đức Thế Tôn nói: “Lúc đó có tâm dục nên như thật biết có tâm dục ấy.” Trí này nên nói là pháp trí hay nên nói cho đến đạo trí? Không có dục mà có giận dữ, không có giận dữ mà có ngu si, không có ngu si mà có ô nhiễm, không có ô nhiễm mà có tán loạn, không có tán loạn mà có lười biếng, không có lười biếng, ít, nhiều, tu hay không tu định hay bất định, có tâm giải thoát hay không có tâm giải thoát, nên như thật biết tâm đó. Tâm không giải thoát hay tâm giải thoát, như thật biết rõ tâm đó. Trí này nên nói là pháp trí hay nên nói cho đến đạo trí chăng?

Lại như Đức Thế Tôn nói: “Mắt duyên sắc sinh ra kiết bên trong.” Tỳ-kheo kia thật sự có kiết bên trong ấy, kiết bên trong này như thật biết về nó. Không thật sự không có kiết bên trong ấy, kiết bên trong này như thật biết về nó. Như chưa sinh thì kiết bên trong liền sinh và đã sinh, liền hết và đã hết thì không sinh. Tỳ-kheo kia cũng như thật biết kiết đó. Trí này nên nói là pháp trí hay nên nói cho đến đạo trí chăng? Nhĩ- tỷ- thiệt- thân cũng như thế.

Ý duyên pháp sinh tham dục bên trong, Tỳ-kheo kia thật sự có tham dục bên trong ấy, tham dục bên trong này như thật biết về nó. Không thật sự không có tham dục bên trong ấy, tham dục bên trong này như thật biết về nó. Như chưa nảy sinh thì tham dục bên trong liền sinh và đã sinh, liền hết và đã hết, không sinh Tỳ-kheo kia cũng như thật biết về điều đó. Trí này nên nói là pháp trí hay nên nói cho đến đạo trí chăng? Giận dữ, thùy miên, trạo cử, nghi cũng như thế.

Sinh niệm giác ý bên trong, Tỳ-kheo kia thật sự có niệm giác ý bên trong kia. Niệm giác ý bên trong này như thật biết về nó. Không thật sự không có niệm giác ý bên trong, niệm giác ý bên trong này như thật biết về nó. Như chưa nảy sinh niệm giác ý bên trong thì liền sinh và đã sinh liền trụ lại không quên mất, không lui sụt mà rộng thêm, tư duy đầy đủ, điều này cũng như thật biết về nó. Trí này nên nói là pháp trí hay nên nói cho đến đạo trí chăng? Trạch pháp- tinh tiến- hỷ- khinh an- định- hộ giác ý cũng như thế.

Lại như Đức Thế Tôn nói: “Tỳ-kheo kia tự quán tham dâm, giận dữ, ngu si nhiều lên.” Đối với Tỳ-kheo kia, thế nào là dâm, giận dữ, ngu si nhiều lên? Lại như Đức Thế Tôn nói: “Tỳ-kheo kia tự quán dâm, giận dữ, ngu si ít lại.” Đối với Tỳ-kheo kia, thế nào là dâm, giận dữ, ngu si ít lại?

Thế nào là cảm thọ khi chết? Nếu hành mạng tận thì giới hạn cảm thọ khi chết ở chỗ nào? Khi chết và khi cảm thọ chết, thọ thâu tóm vào pháp nào? Có bao nhiêu thức nhận biết? A-la-hán nên nói là tâm thiện bát Niết-bàn, hay nên nói là tâm vô ký bát Niết-bàn? Vì lẽ gì mà hai đệ tử bát niết bàn trước Phật Thế Tôn, sau đó mới đến Phật, Thế Tôn?

Lại như Đức Thế Tôn nói: “Nhập Tam-muội bất động, Như Lai bát Niết-bàn.” Như Lai bát Niết- bàn lúc nhập định hay bát Niết- bàn lúc xuất định?

Bốn hữu là bổn thời hữu, tử hữu, trung hữu, sinh hữu. Thế nào là bổn thời hữu, tử hữu, trung hữu, sinh hữu? Các dục hữu thì tất cả dục hữu kia có năm hành chăng? Giả sử có năm hành thì đó là tất cả dục hữu chăng? Các sắc hữu ở cõi trời Hữu tưởng thì tất cả sắc hữu ấy có năm hành chăng? Giả sử có năm hành thì tất cả sắc hữu ấy ở cõi trời Hữu tưởng chăng? Các sắc hữu ở cõi trời Vô tưởng, tất cả sắc hữu ấy có hai hành chăng? Giả sử có hai hành thì tất cả sắc hữu ấy ở cõi trời Vô tưởng chăng? Các Vô sắc hữu thì tất cả vô sắc hữu ấy có bốn hành chăng? Giả sử có bốn hành thì tất cả đó là vô sắc hữu chăng? Có thể có năm hành, bốn hành, ba hành, hai hành, một hành chăng?

Về nghĩa của chương này, xin diễn nói đầy đủ.

Bốn ý chỉ: Ý chỉ quán thân trên thân, ý chỉ quán pháp trên thọ -tâm -pháp.

Hỏi: Nếu tu ý chỉ quán thân trên thân thì đó là tu thọ chăng?

Đáp: Hoặc tu thân mà không phải tu thọ.

Thế nào là tu thân mà không phải tu thọ? Vốn đạt được ý chỉ quán thân trên thân hiện ở trước mắt, đó gọi là tu thân mà không phải tu thọ.

Thế nào là tu thọ mà không phải tu thân? Vốn đạt được ý chỉ quán thọ trên thọ hiện ở trước mắt. Nếu vốn không đạt được ý chỉ quán thọ trên thọ hiện ở trước mắt thì lúc này không có thể tu ý chỉ quán thân trên thân. Nếu vốn không đạt được tâm, hoặc vốn không đạt được pháp thì lúc này có thể tu ý chỉ quán thọ trên thọ chứ không phải tu thân, đó gọi là tu thọ chứ không phải tu thân.

Thế nào là tu thân cũng là tu thọ? Vốn không đạt được thân mà lúc này đạt được thọ hoặc vốn không đạt được thọ mà lúc này đạt được thân. Hoặc vốn không đạt được tâm, vốn không đạt được pháp, lúc này có thể tu ý chỉ quán thọ trên thân và thọ, đó gọi là tu thân cũng là tu thọ.

Thế nào là không phải tu thân cũng không phải tu thọ? Vốn đạt được tâm, vốn đạt được pháp. Nếu vốn không đạt được ý chỉ quán pháp trên pháp hiện ở trước mắt, thì lúc này không có thể tu ý chỉ quán thọ trên thân và thọ. Tất cả tâm ô nhiễm và tâm vô ký, nhập định vô tưởng và định diệt tận ở cõi Vô tưởng, không phải tu ý chỉ quán thân trên thân cũng không phải tu thọ, đó gọi là không phải tu thân cũng không phải tu thọ.

Hỏi: Nếu tu ý chỉ quán thân trên thân thì đó là tu tâm chăng?

Đáp: Hoặc tu thân mà không phải tu tâm.

Thế nào là tu thân mà không phải tu tâm? Vốn đạt được ý chỉ quán thân trên thân hiện ở trước mắt, đó gọi là tu thân mà không phải tu tâm.

Thế nào là tu tâm mà không phải tu thân? Vốn đạt được ý chỉ quán tâm trên tâm hiện ở trước mắt. Nếu vốn không đạt được ý chỉ quán tâm trên tâm hiện ở trước mắt thì lúc này không có thể tu ý chỉ quán thân trên thân. Nếu vốn không đạt được thọ, hoặc vốn không đạt được pháp thì lúc này có thể tu ý chỉ quán tâm trên tâm chứ không phải tu thân, đó gọi là tu tâm mà không phải tu thân.

Thế nào là tu thân cũng là tu tâm? Vốn không đạt được thân mà lúc này đạt được tâm hoặc vốn không đạt được tâm mà lúc này đạt được thân. Nếu vốn không đạt được thọ và vốn không đạt được pháp, thì lúc này có thể tu ý chỉ quán tâm trên thân và tâm, đó gọi là tu thân cũng là tu tâm.

Thế nào là không phải tu thân cũng không phải tu tâm? Vốn đạt được thọ và vốn đạt được pháp. Nếu vốn không đạt được ý chỉ quán pháp trên pháp hiện ở trước mắt, thì lúc này không có thể tu ý chỉ quán tâm trên thân và tâm. Tất cả tâm ô nhiễm và tâm vô ký, nhập Tammuội vô tưởng, Tam-muội diệt tận ở cõi Vô tưởng, không phải tu ý chỉ quán thân trên thân cũng không phải tu tâm, đó gọi là không phải tu thân cũng không phải tu tâm.

Hỏi: Nếu tu ý chỉ quán thân trên thân thì đó là tu pháp chăng?

Đáp: Hoặc tu thân mà không phải tu pháp.

Thế nào là tu thân mà không phải tu pháp? Vốn đạt được ý chỉ quán thân trên thân hiện ở trước mắt, đó gọi là tu thân mà không phải tu pháp.

Thế nào là tu pháp, không phải tu thân? Vốn đạt được ý chỉ của quán pháp trên pháp hiện ở trước mắt. Nếu vốn không đạt được ý chỉ quán pháp trên pháp hiện ở trước mắt thì lúc này không có thể tu ý chỉ quán thân trên thân. Nếu vốn không đạt được thọ và vốn không đạt được tâm, thì lúc này có thể tu ý chỉ quán pháp trên pháp chứ không phải tu thân, đó gọi là tu pháp mà không phải tu thân.

Thế nào là tu thân cũng là tu pháp? Vốn không đạt được thân mà lúc ấy đạt được pháp, hoặc vốn không đạt được pháp mà lúc ấy đạt được thân. Nếu vốn không đạt được thọ và vốn không đạt được tâm, thì lúc này có thể tu ý chỉ quán pháp trên thân và pháp, đó gọi là tu thân cũng là tu pháp.

Thế nào là không phải tu thân cũng không phải tu pháp? Vốn đạt được thọ và vốn đạt được ý chỉ quán tâm trên tâm hiện ở trước mắt, thì lúc này không có thể tu ý chỉ thân, quán pháp trên pháp vào lúc này. Tất cả tâm ô nhiễm và tâm vô ký, nhập Tam-muội vô tưởng, Tam-muội diệt tận ở cõi Vô tưởng, không phải tu ý chỉ quán thân trên thân mà không phải tu pháp, đó gọi là không phải tu thân cũng không phải tu pháp.

Hỏi: Nếu tu ý chỉ quán thọ trên thọ thì đó là tu tâm chăng?

Đáp: Hoặc tu thọ mà không phải tu tâm.

Thế nào là tu thọ mà không phải tu tâm? Vốn đạt được ý chỉ quán thọ trên thọ hiện ở trước mắt, đó gọi là tu thọ mà không phải tu tâm.

Thế nào là tu tâm mà không phải tu thọ? Vốn đạt được ý chỉ quán tâm trên tâm hiện ở trước mắt, đó gọi là tu tâm, không phải tu thọ.

Thế nào là tu thọ cũng là tu tâm? Vốn không đạt được thọ mà đạt được tâm vào lúc này, hoặc vốn không đạt được tâm àm đạt được thọ vào lúc ấy. Nếu vốn không đạt được thân và vốn không đạt được pháp, thì lúc này có thể tu ý chỉ quán tâm trên tâm và thọ, đó gọi là tu thọ cũng là tu tâm.

Thế nào là không phải tu thọ cũng không phải tu tâm? Vốn đạt được thân và vốn đạt được pháp. Nếu vốn không đạt được ý chỉ quán pháp trên pháp hiện ở trước mắt, thì lúc này không có thể tu ý chỉ thọ, quán tâm trên tâm vào lúc này. Tất cả tâm ô nhiễm và tâm vô ký, nhập Tam-muội vô tưởng, Tam-muội diệt tận ở cõi Vô tưởng, không phải tu ý chỉ quán thọ trên thọ cũng không phải tu tâm, đó gọi là không phải tu thọ cũng không phải tu tâm.

Hỏi: Nếu tu ý chỉ quán thọ trên thọ thì đó là tu pháp chăng?

Đáp: Hoặc tu thọ mà không phải tu pháp.

Thế nào là tu thọ mà không phải tu pháp? Vốn đạt được ý chỉ quán thọ trên thọ hiện ở trước mắt, đó gọi là tu thọ mà không phải tu pháp.

Thế nào là tu pháp mà không phải tu thọ? Vốn đạt được ý chỉ quán pháp trên pháp hiện ở trước mắt. Nếu vốn không đạt được ý chỉ quán pháp trên pháp hiện ở trước mắt, thì lúc này không có thể tu ý chỉ quán thọ trên thọ, đó gọi là tu pháp mà không phải tu thọ.

Thế nào là tu pháp cũng là tu thọ? Vốn không đạt được thọ mà lúc này đạt được pháp, hoặc vốn không đạt được pháp mà lúc này đạt được thọ. Nếu vốn không đạt được thân và vốn không đạt được tâm, lúc này có thể tu ý chỉ quán pháp trên pháp và thọ, đó gọi là tu pháp cũng là tu thọ.

Thế nào là không phải tu thọ cũng không phải tu pháp? Vốn đạt được thân và vốn đạt được ý chỉ quán tâm trên tâm hiện trước mắt, thì lúc này không có thể tu ý chỉ thọ, quán pháp trên pháp vào lúc này. Tất cả tâm ô nhiễm và tâm vô ký, nhập Tam-muội vô tưởng, Tam-muội diệt tận ở cõi Vô tưởng, không phải tu ý chỉ quán thọ trên thọ cũng không phải tu pháp, đó gọi là không phải tu thọ cũng không phải tu pháp.

Hỏi: Nếu tu ý chỉ quán tâm trên tâm thì đó là tu pháp chăng?

Đáp: Hoặc tu tâm mà không phải tu pháp.

Thế nào là tu tâm mà không phải tu pháp? Vốn đạt được ý chỉ quán tâm trên tâm hiện ở trước mắt, đó gọi là tu tâm mà không phải tu pháp.

Thế nào là tu pháp mà không phải tu tâm? Vốn đạt được ý chỉ quán pháp trên pháp hiện ở trước mắt. Nếu vốn không đạt được ý chỉ quán pháp trên pháp hiện ở trước mắt, thì lúc này không có thể tu ý chỉ quán tâm trên tâm, đó gọi là tu pháp mà không phải tu tâm.

Thế nào là tu pháp cũng là tu tâm? Vốn không đạt được tâm mà đạt được pháp vào lúc này, hoặc vốn không đạt được pháp mà đạt được tâm vào lúc này. Nếu vốn không đạt được thân và vốn không đạt được thọ thì lúc này có thể tu ý chỉ quán pháp trên pháp và tâm đó gọi là tu pháp cũng là tu tâm.

Thế nào là không phải tu tâm cũng không phải tu pháp? Vốn đạt được thân và vốn đạt được ý chỉ quán thọ trên thọ hiện ở trước mắt, thì lúc này không có thể tu ý chỉ tâm, quán pháp trên pháp vào lúc này. Tất cả tâm ô nhiễm, tâm vô ký, nhập Tam-muội vô tưởng, Tam-muội diệt tận ở cõi Vô tưởng, không phải tu ý chỉ quán tâm trên tâm cũng không phải tu pháp, đó gọi là không phải tu tâm cũng không phải tu pháp.

Hỏi: Ý chỉ quán thân trên thân nên nói là pháp trí chăng?

Đáp: Ý chỉ quán thân trên thân hoặc nói là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, đạo trí; hoặc có giác- có quán; hoặc không có giác- có quán; hoặc không có giác- không có quán. Hoặc tương ưng với lạc căn, hoặc hỷ căn, hoặc hộ căn, hoặc Không, hoặc Vô nguyện, hoặc Vô tướng, hoặc duyên hệ thuộc cõi Dục, hoặc duyên hệ thuộc cõi Sắc, hoặc duyên hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc duyên không hệ thuộc.

Hỏi: Ý chỉ quán thọ trên thọ nên nói là pháp trí chăng?

Đáp: Ý chỉ quán thọ trên thọ, hoặc nói là pháp trí, vị tri trí, tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, đạo trí, hoặc có giác- có quá, hoặc không có giác- có quán, hoặc không có giác- không có quán. Hoặc tương ưng với lạc căn, hoặc tương ưng với hỷ căn, hoặc hoặc tương ưng với hộ căn, hoặc tương ưng với Không, hoặc tương ưng với Vô nguyện, hoặc duyên hệ thuộc cõi Dục, hoặc duyên hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc, hoặc duyên không hệ thuộc.

Ý chỉ quán tâm trên tâm cũng như thế.

Hỏi: Ý chỉ quán pháp trên pháp nên nói là pháp trí chăng?

Đáp: Ý chỉ quán pháp trên pháp, hoặc nói là pháp trí, vị tri trí, tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí, hoặc có giác- có quán, hoặc không có giác- có quán, hoặc không có giác- không có quán. Hoặc tương ưng với lạc căn, hoặc tương ưng với hỷ căn, hoặc hoặc tương ưng với hộ căn, hoặc tương ưng với không, hoặc tương ưng với vô tướng, hoặc tương ưng với vô nguyện, hoặc duyên hệ thuộc cõi Dục, hoặc duyên hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc, hoặc duyên không hệ thuộc.

Lại như Đức Thế Tôn nói: “Khi thọ nhận lạc thọ kia, biết là thọ của lạc thọ.”

Bốn trí là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí.

Khi thọ khổ thọ chỉ một đẳng trí biết thọ khổ thọ. Khi thọ bất khổ bất lạc thọ, bốn trí biết thọ bất khổ bất lạc thọ là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí. Thân vui- thân khổ- thân không khổ- không vui và tâm khổ chỉ một đẳng trí biết.

Tâm vui- tâm không khổ không vui, do bốn trí biết là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí.

Ăn khổ- ăn vui- ăn không khổ không vui và khổ không ăn chỉ một đẳng trí biết.

Vui không ăn- không khổ không vui không ăn, do bốn trí biết là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí.

Dựa vào đần độn vui- dựa vào đần độn khổ- dựa vào đần độn không vui không khổ và dựa vào xuất yếu khổ, do một đẳng trí biết.

Dựa vào xuất yếu vui- dựa vào xuất yếu không khổ, không vui, do bốn trí biết là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí.

Có tâm dục nên như thật biết là có tâm dục, do một đẳng trí biết không có dục do bốn trí biết là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí.

Có giận dữ do một đẳng trí biết, không có giận dữ do ba trí biết là pháp trí, đẳng trí, đạo trí.

Có ngu si do một đẳng trí biết, không có ngu si do bốn trí biết là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí.

Có ô nhiễm do một đẳng trí biết, không có ô nhiễm do bốn trí biết là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí.

Có tán loạn do một đẳng trí biết; không có tán loạn, do bốn trí biết là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí.

Có lười biếng do một đẳng trí biết, không có lười biếng do bốn trí biết là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí.

Ít do một đẳng trí biết, nhiều do bốn trí biết là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí.

Không tu do một đẳng trí biết, tu do bốn trí biết là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí.

Bất định do một đẳng trí biết, định do bốn trí biết là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí.

Không có giải thoát do một đẳng trí biết, giải thoát do bốn trí biết là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí.

Lại như Đức Thế Tôn nói: “Mắt duyên sắc sinh ra kiết bên trong.” Tỳ-kheo kia thật sự có kiết bên trong, biết như thật về kiết bên trong này, do một đẳng trí biết; không thật sự là không có kiết bên trong này, biết như thật kiết bên trong ấy, do bốn trí biết là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí. Như chưa sinh thì kiết bên trong, liền sinh, Tỳ-kheo kia cũng biết như thật do một đẳng trí biết. Như sinh liền hết và đã hết mà không sinh, điều này cũng biết như thật, do bốn trí biết là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí. Nhĩ duyên thanh, thân duyên xúc, ý duyên pháp cũng như vậy.

Tỷ duyên hương sinh kiết bên trong, Tỳ-kheo kia thật sự có kiết bên trong. Kiết bên trong này do một đẳng trí biết như thật. Không thật sự là không có kiết bên trong, biết như thật về kiết bên trong này do ba trí biết là pháp trí, đẳng trí, đạo trí. Như chưa sinh kiết bên trong, liền sinh, điều này cũng biết như thật do một đẳng trí. Như sinh liền hết và đã hết thì không sinh, điều này cũng biết như thật, do ba trí là pháp trí, đẳng trí, đạo trí. Thiệt, vị, tham dục, giận dữ, thùy miên, trạo cử và nghi cũng như thế.

Sinh niệm giác ý bên trong, Tỳ-kheo kia thật sự có niệm giác ý bên trong. Niệm giác ý bên trong này, như thật biết rõ do bốn trí biết là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí. Không thật sự là không có niệm giác ý bên trong, một đẳng trí biết như thật về niệm giác ý bên trong. Như chưa nảy sinh niệm giác ý bên trong thì liền sinh và đã sinh, liền trụ lại không quên mất, không lui sụt mà rộng thêm, tư duy đầy đủ Tỳ-kheo kia cũng như thật biết do bốn trí biết là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí. Trạch pháp- tinh tiến- hỷ- khinh an- định- hộ- giác ý cũng như thế.

Lại như Đức Thế Tôn nói: “Tỳ-kheo kia tự quán tham dâm, nóng giận, ngu si.” Đối với Tỳ-kheo kia, thế nào là dâm, giận dữ, ngu si nhiều lên?

Đáp: Một ít tham dâm, nóng giận, ngu si, ở trong mức độ vừa phải liền tăng thêm. Như thế là tham dâm, giận dữ, ngu si nhiều lên.

Lại như Đức Thế Tôn nói: “Tỳ-kheo kia tự quán tham dâm, nóng giận, ngu si ít lại.” Đối với Tỳ-kheo kia, thế nào là dâm, giận, ngu si ít lại?

Đáp: Tham dâm, nóng giận, ngu si tăng lên vừa phải liền ít lại.

Như thế là tham dâm, nóng giận, ngu si ít lại.

Hỏi: Thế nào là cảm thọ khi chết?

Đáp: Khi các đốt xương đau nhức.

Hỏi: Nếu hành mạng tận thì giới hạn cảm thọ khi chết ở chỗ nào? Khi chết và khi cảm thọ chết, thọ thâu tóm vào pháp nào? Có bao nhiêu thức nhận biết?

Đáp: Giống như các bộ phận của thân thể đau nhức. Hành mạng hết và cảm thọ khi chết có một nhập thâu tóm là xúc nhập. Có hai thức nhận biết thân thức và ý thức. Thân thể đau nhức trước là thân thức, sau là ý thức.

Hỏi: A-la-hán nên nói là tâm thiện bát Niết-bàn, hay nên nói là tâm vô ký bát Niết-bàn?

Đáp: A-la-hán bát Niết-bàn với tâm vô ký.

Hỏi: Vì lẽ gì mà hai đệ tử bát Niết- bàn trước Phật Thế Tôn, sau đó mới đến Phật Thế Tôn?

Đáp: Vì lẽ Tôn giả kia, suốt trong cõi sinh tử, tạo ra hành không gián đoạn mà tiếp nhận báo, họ không thể làm cho trống rỗng, không có quả, không có báo. Vả lại vì pháp thường của Phật Thế Tôn, nên hai đệ tử bát Niết-bàn trước mà Phật Thế Tôn thì sau.

Lại như Đức Thế Tôn nói: “Nhập Tam-muội bất động, Như Lai bát Niết-bàn.”

Hỏi: Như Lai bát Niết- bàn lúc nhập định hay bát Niết- bàn lúc xuất định?

Đáp: Như Lai bát Niết- bàn lúc xuất định chứ không phải nhập định.

Bốn hữu là bổn thời hữu, tử hữu, trung hữu, sinh hữu.

Hỏi: Thế nào là bổn thời hữu?

Đáp: Năm ấm giữa ranh giới tử- sinh, ở giới hạn trung gian này đều là các hữu, đó gọi là bổn thời hữu.

Hỏi: Thế nào là tử hữu?

Đáp: Năm ấm chết, đó gọi là tử hữu.

Hỏi: Thế nào là trung hữu?

Đáp: Năm ấm của trung hữu, đó gọi là trung hữu.

Hỏi: Thế nào là sinh hữu?

Đáp: Năm ấm sinh, đó gọi là sinh hữu.

Hỏi: Các dục hữu thì tất cả dục hữu kia có năm hành chăng?

Đáp: Hoặc dục hữu mà hữu đó không phải năm hành.

Thế nào là dục hữu mà hữu đó không phải năm hành? Chúng sinh cõi Dục không tự trụ vào tâm, mà nhập định vô tưởng và định diệt tận nơi các hữu, đó gọi là dục hữu, hữu đó không phải năm hành.

Thế nào là hữu năm hành, hữu đó không phải dục hữu? Trời Hữu tưởng nơi cõi Sắc tự trụ vào tâm, không nhập định vô tưởng và định diệt tận nơi các hữu, hoặc là trời Vô tưởng nơi cõi Sắc không đạt được các hữu vô tưởng, đó gọi là có năm hành mà hữu đó không phải dục hữu.

Thế nào là dục hữu mà hữu đó có năm hành? Chúng sinh cõi Dục tự trụ vào tâm mà không nhập các hữu của định vô tưởng và định diệt tận, đó gọi là dục hữu mà hữu đó có năm hành.

Thế nào là không phải dục hữu mà hữu đó không phải năm hành? Trời Hữu tưởng nơi cõi Sắc không tự trụ vào tâm, nhập định vô tưởng và định diệt tận nơi các hữu; hoặc là trời Vô tưởng nơi cõi Sắc đạt được các hữu vô tưởng, hoặc là các hữu cõi Vô sắc, đó gọi là không phải dục hữu mà hữu đó không phải năm hành.

Hỏi: Các sắc hữu ở cõi trời Hữu tưởng thì tất cả hữu ấy có năm hành chăng?

Đáp: Hoặc sắc hữu ở cõi trời Hữu tưởng thì hữu đó không phải năm hành.

Thế nào là sắc hữu ở cõi trời Hữu tưởng thì hữu đó không phải năm hành? Trời Hữu tưởng nơi cõi Sắc, không tự an trụ vào tâm, nhập các hữu của định vô tưởng và định diệt tận, đó gọi là sắc hữu ở cõi trời Hữu tưởng thì hữu đó không phải năm hành.

Thế nào là có năm hành mà hữu đó không phải sắc hữu ở cõi trời Hữu tưởng? Chúng sinh cõi Dục tự trụ vào tâm, không nhập định vô tưởng và định diệt tận nơi các hữu; hoặc là trời Vô tưởng nơi cõi Sắc không đạt được các hữu vô tưởng, đó gọi là có năm hành mà hữu đó không phải sắc hữu ở cõi trời Hữu tưởng.

Thế nào là sắc hữu ở cõi trời Hữu tưởng mà hữu đó là năm hành? Trời Hữu tưởng nơi cõi Sắc tự trụ vào tâm, không nhập các hữu của định vô tưởng và định diệt tận, đó gọi là sắc hữu ở cõi trời Hữu tưởng màhữu đó là năm hành.

Thế nào là không phải sắc hữu ở cõi trời Hữu tưởng mà hữu đó không phải năm hành? Chúng sinh cõi Dục không tự trụ vào tâm, nhập định vô tưởng và định diệt tận nơi các hữu; hoặc trời Vô tưởng nơi cõi Sắc được các hữu vô tưởng, hoặc là hữu của cõi Vô sắc, đó gọi là không phải sắc hữu ở cõi trời Hữu tưởng mà hữu đó không phải năm hành.

Hỏi: Các sắc hữu ở cõi trời Vô tưởng thì tất cả hữu đó có hai hành chăng?

Đáp: Hoặc sắc hữu ở cõi trời Vô tưởng thì hữu đó không phải hai hành.

Thế nào là sắc hữu ở cõi trời Vô tưởng mà hữu đó không phải hai hành? Trời Vô tưởng nơi cõi Sắc không đạt được các hữu vô tưởng, đó gọi là sắc hữu ở cõi trời Vô tưởng mà hữu đó không phải hai hành.

Thế nào là hữu thuộc hai hành mà hữu đó không phải sắc hữu ở cõi trời Vô tưởng? Chúng sinh cõi Dục không tự trụ vào tâm, nhập các hữu của định vô tưởng và định diệt tận; trời Hữu tưởng nơi cõi Sắc không tự trụ vào tâm, nhập các hữu của định vô tưởng vàđịnh diệt tận, đó gọi là hữu thuộc hai hành mà hữu đó không phải sắc hữu ở cõi trời Vô tưởng.

Thế nào là sắc hữu ở cõi trời Vô tưởng mà hữu đó là hai hành? Trời Vô tưởng nơi cõi Sắc đạt được các hữu vô tưởng, đó gọi là sắc hữu ở cõi trời Vô tưởng mà hữu đó là hai hành.

Thế nào là không phải sắc hữu ở cõi trời Vô tưởng mà hữu đó không phải hai hành? Chúng sinh cõi Dục, tự trụ vào tâm mà không nhập các hữu của định vô tưởng và định diệt tận; hoặc trời Hữu tưởng nơi cõi Sắc tự trụ vào tâm mà không nhập các hữu của định vô tưởng và định diệt tận; hoặc là hữu của cõi Vô sắc, đó gọi là không phải sắc hữu ở cõi trời Vô tưởng mà hữu đó không phải hai hành.

Hỏi: Các hữu của cõi Vô sắc thì tất cả hữu đó đều là bốn hành chăng?

Đáp: Đúng như thế. Các hữu là bốn hành thì hữu đó đều là hữu của cõi Vô sắc.

Hỏi: Có thể hữu của cõi Vô sắc mà hữu ấy không phải bốn hành chăng?

Đáp: Có, chúng sinh cõi Vô sắc không tự trụ tâm vào các hữu.

Hỏi: Có thể có năm hành chăng?

Đáp: Có, chúng sinh cõi Dục tự trụ vào tâm mà không nhập các hữu của định vô tưởng và định diệt tận; hoặc là trời Hữu tưởng nơi cõi Sắc tự trụ vào tâm mà không nhập các hữu của định vô tưởng và định diệt tận; hoặc là trời Vô tưởng nơi cõi Sắc không đạt được các hữu của vô tưởng.

Hỏi: Có thể có bốn hành chăng?

Đáp: Có, chúng sinh cõi Vô sắc tự trụ vào tâm mà nhập các hữu.

Hỏi: Có thể có ba hành chăng?

Đáp: Không có ba hành.

Hỏi: Có thể có hai hành chăng?

Đáp: Có, chúng sinh cõi Dục không tự trụ vào tâm mà nhập các hữu của định vô tưởng và định diệt tận; Trời Hữu tưởng nơi cõi Sắc không tự trụ vào tâm mà nhập các hữu của định vô tưởng và định diệt tận; trời Vô tưởng nơi cõi Sắc được các hữu của trời Vô tưởng.

Hỏi: Có thể có một hành chăng?

Đáp: Có, chúng sinh cõi Vô sắc không tự trụ vào tâm mà nhập các hữu.

 

Phẩm 2: BÀN VỀ DỤC

Nếu bỏ hữu nơi cõi Dục, tiếp nhận hữu nơi cõi Dục, thì tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Dục, pháp hệ thuộc cõi Dục hiện ở trước mắt chăng? Giả sử tận, pháp hệ thuộc cõi Dục, pháp hệ thuộc cõi Dục hiện ở trước mắt, thì tất cả pháp kia bỏ hữu nơi cõi Dục, tiếp nhận hữu nơi cõi Dục chăng? Nếu bỏ hữu nơi cõi Dục, tiếp nhận hữu nơi cõi Sắc, thì tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Dục, pháp hệ thuộc cõi Sắc hiện ở trước mắt chăng? Giả sử tận, pháp hệ thuộc cõi Dục, pháp hệ thuộc cõi Sắc hiện ở trước mắt, tất cả pháp kia bỏ hữu nơi cõi Dục, tiếp nhận hữu nơi cõi Sắc chăng? Nếu bỏ hữu nơi cõi Dục, tiếp nhận hữu nơi cõi Vô sắc, thì tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Dục, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc hiện ở trước mắt chăng? Giả sử tận, pháp hệ thuộc cõi Dục, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc hiện ở trước mắt, tất cả pháp kia bỏ hữu nơi cõi Dục, tiếp nhận hữu nơi cõi Vô sắc chăng?

Nếu bỏ hữu nơi cõi Sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Sắc, tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Sắc, pháp hệ thuộc cõi Sắc biểu hiện ở trước mắt chăng? Giả sử tận, pháp hệ thuộc cõi Sắc, pháp hệ thuộc cõi Sắc hiện ở trước mắt, tất cả pháp kia bỏ hữu nơi cõi Sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Sắc chăng? Nếu bỏ hữu nơi cõi Sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Dục, tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Sắc, pháp hệ thuộc cõi Dục biểu hiện ở trước mắt chăng? Giả sử tận, pháp hệ thuộc cõi Sắc, pháp hệ thuộc cõi Dục hiện ở trước mắt, tất cả pháp kia bỏ hữu nơi cõi Sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Dục chăng? Nếu bỏ hữu nơi cõi Sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Vô sắc, tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Sắc, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc biểu hiện ở trước mắt chăng? Giả sử tận, pháp hệ thuộc cõi Sắc, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc hiện ở trước mắt, tất cả pháp kia bỏ hữu nơi cõi Sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Vô sắc chăng?

Nếu bỏ hữu nơi cõi Vô sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Vô sắc, tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc biểu hiện ở trước mắt chăng? Giả sử tận, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc hiện ở trước mắt, tất cả pháp kia bỏ hữu nơi cõi Vô sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Vô sắc chăng? Nếu bỏ hữu nơi cõi Vô sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Dục, tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp hệ thuộc cõi Dục biểu hiện ở trước mắt chăng? Giả sử tận, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp hệ thuộc cõi Dục hiện ở trước mắt, tất cả pháp kia bỏ hữu nơi cõi Vô sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Dục chăng? Nếu bỏ hữu nơi cõi Vô sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Sắc, tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp hệ thuộc cõi Sắc biểu hiện ở trước mắt chăng? Giả sử tận, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp hệ thuộc cõi Sắc hiện ở trước mắt, tất cả pháp kia bỏ hữu nơi cõi Vô sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Sắc chăng?

Vì lẽ gì sử cõi Dục không phải bị sai khiến do sử nơi cõi Sắc, cõi Vô sắc? Vì lẽ gì sử cõi Sắc không phải bị sai khiến do sử nơi cõi Dục, cõi Vô sắc? Vì lẽ gì sử cõi Vô sắc không phải bị sai khiến do sử nơi cõi Dục, cõi Sắc?

Vì lý do gì cõi Dục không phải nhất thiết biến sử, không phải tất cả cõi Dục đã bị sử sai khiến? Vì lý do gì cõi Sắc không phải nhất thiết biến sử, không phải tất cả cõi Sắc đã bị sử sai khiến? Vì lý do gì cõi Vô sắc không phải nhất thiết biến sử, không phải tất cả cõi Vô sắc đã bị sử sai khiến?

Mười tưởng: tưởng về vô thường, tưởng về vô thường khổ, tưởng về vô ngã khổ, tưởng về bất tịnh, tưởng về ăn uống, tưởng về tất cả thế gian không thể vui, tưởng về chết, tưởng về đoạn, tưởng về không có dục, tưởng về tận.

Nếu tu tưởng về vô thường, thì ý của người kia đã nghĩ nhớ đến tưởng về vô thường chăng? Giả sử ý đã nghĩ nhớ đến tưởng về vô thường, thì người kia đã tu tưởng về vô thường chăng? Tưởng về vô thường khổ, tưởng về vô ngã khổ, tưởng về bất tịnh, tưởng về ăn uống, tưởng về tất cả thế gian không thể vui, tưởng về chết, tưởng về đoạn, tưởng về không có dục, tưởng về tận cũng như thế.

Nếu nhận biết dục giác, thì khi nhận biết, ý của hành giả kia đã nghĩ nhớ đến dục giác chăng? Giả sử ý đã nghĩ nhớ đến dục giác, thì hành giả kia biết về dục giác ấy chăng? Các giác về sân hận, hại cũng vậy.

Nếu khi nhận biết giác xuất yếu, thì ý của hành giả kia đã nghĩ nhớ đến giác xuất yếu chăng? Giả sử ý đã nghĩ nhớ đến giác xuất yếu, thì hành giả kia sẽ nhận biết giác xuất yếu chăng? Giác không giận dữ, không hại cũng như thế.

Các pháp nhân vô minh, thì pháp đó duyên vô minh chăng? Giả sử pháp duyên vô minh, thì pháp đó là nhân vô minh chăng? Các pháp nhân minh, thì pháp đó duyên minh chăng? Giả sử pháp duyên minh, thì pháp đó sẽ nhân minh chăng?

Các pháp nhân vô minh, thì pháp đó duyên minh chăng? Giả sử pháp duyên minh, thì pháp đó sẽ nhân vô minh chăng? Các pháp nhân minh, thì pháp đó duyên vô minh chăng? Giả sử pháp duyên vô minh, thì pháp đó sẽ nhân minh chăng?

Các pháp nhân vô minh, thì pháp đó bất thiện chăng? Giả sử pháp bất thiện, thì pháp đó sẽ nhân vô minh chăng? Các pháp nhân minh, thì pháp đó thiện chăng? Giả sử pháp thiện, thì pháp đó sẽ nhân minh chăng? Vả lại, có pháp không nhân minh, không nhân vô minh, thì pháp đó không phải không có nhân chăng?

Về nghĩa của chương này, xin diễn nói đầy đủ.

Hỏi: Nếu bỏ hữu nơi cõi Dục, tiếp nhận hữu nơi cõi Dục, thì tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Dục, pháp hệ thuộc cõi Dục biểu hiện ở trước mắt chăng?

Đáp: Đúng như thế, nếu bỏ hữu nơi cõi Dục, tiếp nhận hữu nơi cõi Dục, thì tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Dục, pháp hệ thuộc cõi Dục hiện ở trước mắt.

Hỏi: Giả sử hết thảy pháp hệ thuộc cõi Dục, pháp hệ thuộc cõi Dục hiện ở trước mắt, tất cả pháp kia bỏ hữu nơi cõi Dục, tiếp nhận hữu nơi cõi Dục chăng?

Đáp: Như chưa mạng chung, hết thảy pháp hệ thuộc cõi Dục, pháp hệ thuộc cõi Dục hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu bỏ hữu nơi cõi Dục, tiếp nhận hữu nơi cõi Sắc, thì tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Dục, pháp hệ thuộc cõi Sắc hiện ở trước mắt chăng?

Đáp: Đúng như thế, nếu bỏ hữu nơi cõi Dục, tiếp nhận hữu nơi cõi Sắc, thì tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Dục, pháp hệ thuộc cõi Sắc hiện ở trước mắt

Hỏi: Giả sử hết thảy pháp hệ thuộc cõi Dục, pháp hệ thuộc cõi Sắc hiện ở trước mắt, tất cả pháp kia bỏ hữu nơi cõi Dục, tiếp nhận hữu nơi cõi Sắc chăng?

Đáp: Như chưa mạng chung, hết thảy pháp hệ thuộc cõi Dục, pháp hệ thuộc cõi Sắc hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu bỏ hữu nơi cõi Dục, tiếp nhận hữu nơi cõi Vô sắc, thì tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Dục, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc hiện ở trước mắt chăng?

Đáp: Đúng như thế.

Hỏi: Giả sử hết thảy pháp hệ thuộc cõi Dục, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc hiện ở trước mắt, tất cả pháp kia bỏ hữu nơi cõi Dục, tiếp nhận hữu nơi cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Đúng như thế.

Hỏi: Nếu bỏ hữu nơi cõi Sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Sắc, tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Sắc, pháp hệ thuộc cõi Sắc hiện ở trước mắt chăng?

Đáp: Đúng như thế.

Hỏi: Giả sử hết thảy pháp hệ thuộc cõi Sắc, pháp hệ thuộc cõi Sắc hiện ở trước mắt, tất cả pháp kia bỏ hữu nơi cõi Sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Sắc chăng?

Đáp: Như chưa mạng chung, hết thảy pháp hệ thuộc cõi Sắc, pháp hệ thuộc cõi Sắc hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu bỏ hữu nơi cõi Sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Dục, tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Sắc, pháp hệ thuộc cõi Dục biểu hiện ở trước mắt chăng?

Đáp: Đúng như thế.

Hỏi: Giả sử hết thảy pháp hệ thuộc cõi Sắc, pháp hệ thuộc cõi Dục hiện ở trước mắt, tất cả pháp kia bỏ hữu nơi cõi Sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Dục chăng?

Đáp: Như chưa mạng chung, hết thảy pháp hệ thuộc cõi Sắc, pháp hệ thuộc cõi Dục hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu bỏ hữu nơi cõi Sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Vô sắc, tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Sắc, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc biểu hiện ở trước mắt chăng?

Đáp: Đúng như thế.

Hỏi: Giả sử hết thảy pháp hệ thuộc cõi Sắc, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc hiện ở trước mắt, tất cả pháp kia bỏ hữu nơi cõi Sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Như chưa mạng chung, hết thảy pháp hệ thuộc cõi Sắc, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu bỏ hữu nơi cõi Vô sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Vô sắc, tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc biểu hiện ở trước mắt chăng?

Đáp: Đúng như thế.

Hỏi: Giả sử hết thảy pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc hiện ở trước mắt, tất cả pháp kia bỏ hữu nơi cõi Vô sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Như chưa mạng chung, toàn bộ pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu bỏ hữu nơi cõi Vô sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Dục, tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp hệ thuộc cõi Dục biểu hiện ở trước mắt chăng?

Đáp: Đúng như thế.

Hỏi: Giả sử toàn bộ pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp hệ thuộc cõi Dục hiện ở trước mắt, tất cả pháp kia bỏ hữu nơi cõi Vô sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Dục chăng?

Đáp: Đúng như thế.

Hỏi: Nếu bỏ hữu nơi cõi Vô sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Sắc, tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp hệ thuộc cõi Sắc biểu hiện ở trước mắt chăng?

Đáp: Đúng như thế.

Hỏi: Giả sử toàn bộ pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp hệ thuộc cõi Sắc hiện ở trước mắt, tất cả pháp kia bỏ hữu nơi cõi Vô sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Sắc chăng?

Đáp: Như chưa mạng chung, hết thảy pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp hệ thuộc cõi Sắc hiện ở trước mắt.

Hỏi: Vì lẽ gì sử cõi Dục không phải bị sai khiến do sử nơi cõi Sắc, cõi Vô sắc?

Đáp: Vì lẽ cõi hư hoại, nếu cõi Dục không tiếp nhận vô tri.

Hỏi: Vì lẽ gì sử cõi Sắc không phải bị sai khiến do sử nơi cõi Dục, cõi Vô sắc?

Đáp: Vì lẽ cõi hư hoại, nhưng sử nơi cõi Sắc đó không phải duyên nơi cõi này.

Hỏi: Vì lẽ gì sử cõi Vô sắc không phải bị sai khiến do sử nơi cõi Dục, cõi Sắc?

Đáp: Vì lẽ cõi hư hoại, nhưng sử nơi cõi Sắc đó không phải duyên nơi cõi này.

Hỏi: Vì lý do gì cõi Dục không phải sử hiện bày khắp, không phải tất cả cõi Dục đã bị sử sai khiến?

Đáp: Khắp tất cả hữu, hữu đó không phải duyên nơi cõi này.

Hỏi: Vì lý do gì cõi Sắc không phải sử hiện bày khắp, không phải tất cả cõi Sắc đã bị sử sai khiến?

Đáp: Khắp tất cả hữu, hữu đó không phải duyên nơi cõi này.

Hỏi: Vì lý do gì cõi Vô sắc không phải sử hiện bày khắp, không phải tất cả cõi Vô sắc đã bị sử sai khiến?

Đáp: Khắp tất cả hữu, hữu đó không phải duyên nơi cõi này.

Mười tưởng: tưởng về vô thường, tưởng về vô thường khổ, tưởng về vô ngã khổ, tưởng về bất tịnh, tưởng về ăn uống, tưởng về tất cả thế gian không thể vui, tưởng về chết, tưởng về đoạn, tưởng về không có dục, tưởng về tận.

Hỏi: Nếu tu tưởng về vô thường, thì ý của người kia đã nghĩ nhớ đến tưởng về vô thường chăng?

Đáp: Hoặc tu tưởng vô thường, ý người kia không phải đã nghĩ nhớ đến tưởng vô thường.

Thế nào là tu tưởng vô thường, ý người kia không phải đã nghĩ nhớ đến tưởng vô thường? Cũng như duyên khác tu tưởng vô thường, đó gọi là tu tưởng vô thường, người kia không phải ý đã nghĩ nhớ đến tưởng vô thường.

Thế nào là ý đã nghĩ nhớ đến tưởng vô thường, người kia không phải tu tưởng vô thường? Cũng như ý khác đã nghĩ nhớ đến tưởng vô thường, đó gọi là ý đã nghĩ nhớ đến tưởng vô thường, người kia không phải tu tưởng vô thường.

Thế nào là tu tưởng vô thường, ý của người kia đã nghĩ nhớ đến tưởng vô thường? Như duyên tưởng vô thường, tu tưởng vô thường, đó gọi là tu tưởng vô thường, ý của người kia đã nghĩ nhớ đến tưởng vô thường.

Thế nào là không phải tu tưởng vô thường, người kia không phải với ý đã nghĩ nhớ đến tưởng vô thường? Trừ ngần ấy sự việc trên.

Tưởng về vô thường khổ, tưởng về vô ngã khổ, tưởng về bất tịnh, tưởng về ăn uống, tưởng về tất cả thế gian không thể vui, tưởng về chết, tưởng về đoạn, tưởng về không có dục, tưởng về tận cũng như thế.

Hỏi: Nếu nhận biết dục giác, thì khi nhận biết, ý của hành giả kia đã nghĩ nhớ đến dục giác chăng?

Đáp: Hoặc khi nhận biết dục giác, hành giả kia không phải với ý đã nghĩ nhớ tới dục giác.

Thế nào là khi nhận biết dục giác, hành giả kia không phải với ý đã nghĩ nhớ tới dục giác? Cũng như duyên khác, khi nhận biết dục giác, đó gọi là khi nhận biết dục giác, hành giả kia không có ý nghĩ nhớ về đối tượng ấy.

Thế nào là ý nghĩ nhớ về dục giác, hành giả kia không phải là lúc nhận biết về dục giác? Cũng ý khác đã nghĩ nhớ về dục giác, đó gọi là ý nghĩ nhớ về dục giác, hành giả kia không phải là lúc nhận biết về dục giác.

Thế nào là khi nhận biết về dục giác, ý của hành giả kia đã nghĩ nhớ về dục giác? Cũng như duyên của dục giác khi nhận biết về dục giác, đó gọi là khi nhận biết về dục giác, ý của hành giả kia nghĩ nhớ về đối tượng ấy.

Thế nào là không phải khi nhận biết về dục giác, hành giả kia không phải với ý đã nghĩ nhớ về đối tượng ấy? Trừ ngần ấy sự việc nêu trên.

Sân hận giác, hại giác cũng như thế.

Hỏi: Nếu xuất yếu giác khi nhận biết, thì ý của hành giả kia đã nghĩ nhớ đến xuất yếu giác chăng?

Đáp: Hoặc xuất yếu giác khi nhận biết, hành giả kia không phải với ý đã nghĩ nhớ đến xuất yếu giác.

Thế nào là xuất yếu giác khi nhận biết, hành giả kia không phải với ý đã nghĩ nhớ đến xuất yếu giác? Cũng như các duyên khác khi nhận biết xuất yếu giác, đó gọi là xuất yếu giác khi nhận biết, hành giả kia không phải với ý đã nghĩ nhớ đến đối tượng ấy.

Thế nào là ý đã nghĩ nhớ đến xuất yếu giác, hành giả kia không phải là lúc nhận biết xuất yếu giác? Cũng như ý khác khi nghĩ nhớ đến xuất yếu giác, đó gọi là đã nghĩ nhớ đến xuất yếu giác, hành giả kia không phải là lúc nhận biết chúng.

Thế nào là khi nhận biết xuất yếu giác, hành giả kia với ý đã nghĩ nhớ đến xuất yếu giác? Cũng như duyên của xuất yếu giác khi nhận biết về xuất yếu giác, đó gọi là xuất yếu giác khi nhận biết, hành giả kia với ý đã nghĩ nhớ đến xuất yếu giác.

Thế nào là không phải xuất yếu giác khi được nhận biết, hành giả kia không phải với ý đã nghĩ nhớ đến xuất yếu giác? Trừ ngần ấy sự việc nêu trên. Vô sân giác, vô hại giác cũng như thế.

Hỏi: Các pháp nhân vô minh thì pháp đó duyên nơi vô minh chăng?

Đáp: Đúng như thế. Các pháp nhân vô minh thì pháp đó duyên nơi vô minh

Hỏi: Giả sử pháp duyên nơi vô minh, thì pháp đó sẽ nhân vô minh chăng?

Đáp: Có. Trừ báo của vô minh, các hành vô ký khác không ẩn một, hoặc hành vi thiện.

Hỏi: Các pháp nhân minh thì pháp đó duyên nơi minh chăng?

Đáp: Đúng như thế. Các pháp nhân minh thì pháp đó duyên nơi minh.

Hỏi: Giả sử pháp duyên nơi minh thì pháp đó không nhân minh chăng?

Đáp: Có. Minh đầu tiên, nếu là hành hữu lậu.

Hỏi: Các pháp nhân vô minh, thì pháp đó duyên nơi minh chăng?

Đáp: Đúng như thế.

Hỏi: Giả sử pháp duyên nơi minh, thì nó không nhân vô minh chăng?

Đáp: Có. Trừ báo của vô minh, các hành vô ký khác không ẩn một, hoặc hành vi thiện.

Hỏi: Các pháp nhân minh thì nó duyên nơi vô minh chăng?

Đáp: Đúng như thế.

Hỏi: Giả sử pháp duyên nơi vô minh thì nó không nhân minh chăng?

Đáp: Có. Minh đầu tiên, nếu là hành hữu lậu.

Hỏi: Các pháp nhân vô minh thì nó bất thiện chăng?

Đáp: Đúng như thế.

Hỏi: Giả sử pháp bất thiện thì nó là nhân vô minh chăng?

Đáp: Có. Là hành vi ô nhiễm nơi báo của vô minh.

Hỏi: Các pháp nhân minh, thì pháp đó thiện chăng?

Đáp: Đúng như thế.

Hỏi: Giả sử pháp thiện, thì pháp đó sẽ nhân minh chăng?

Đáp: Có. Minh đầu tiên, nếu là hành hữu lậu thiện.

Hỏi: Vả lại, có pháp không nhân minh, không nhân vô minh, thì pháp đó đều có nhân chăng?

Đáp: Có, trừ báo của vô minh, các hành khác không ẩn một vô ký, và minh đầu tiên, nếu là hành hữu lậu thiện.

 

Phẩm 3: BÀN VỀ TƯỞNG

Mười tưởng là tưởng về vô thường, tưởng về vô thường khổ, tưởng về khổ vô ngã, tưởng về bất tịnh, tưởng về ăn uống, tưởng về tất cả thế gian không thể vui, tưởng về chết, tưởng về đoạn, tưởng về không có dâm tưởng về tận.

Các pháp sinh tưởng về vô thường thì pháp ấy tương ưng vời tưởng về vô thường chăng? Giả sử các pháp tương ưng với tưởng về vô thường, thì pháp ấy sinh tưởng về vô thường chăng? cho đến về tận cũng như vậy.

Các pháp sinh tưởng về vô thường, pháp ấy cùng một duyên với tưởng về vô thường chăng? Giả sử các pháp cùng một duyên với tưởng về vô thường, pháp ấy sinh tưởng về vô thường chăng? Cho đến tưởng về tận cũng như vậy.

Có thể có pháp trí phân biệt không đoạn – không tu – không tác chứng chăng?

Có thể có pháp trí phân biệt không đoạn – không tu mà tác chứng chăng?

Có thể có pháp trí phân biệt không đoạn mà tu và tác chứng chăng?

Có thể có pháp trí phân biệt đoạn – tu và tác chứng chăng?

Có thể có pháp trí phân biệt đoạn mà không tu và tác chứng chăng?

Có thể có pháp trí phân biệt đoạn mà không tu- không tác chứng chăng?

Có thể có pháp không có duyên duyên, nhân cũng không có duyên duyên mà pháp và duyên củng sinh, có- có cảnh tượng không phải là không có mà không phải là không có cảnh tượng; còn lại sắc- còn lại thống- còn lại tưởng- còn lại thức- còn lại pháp tương ưng ấy; pháp ấy đối với pháp ấy nên nói là nhân hay nên nói là duyên? Vả lại, nên nói là duyên ahy nên nói là không phải nhân chăng? Pháp ấy nên nói là thiện là bất thiện hay là vô ký chăng?

Pháp ấy có bao nhiêu sử chi phối, bao nhiêu kiết ràng buộc?

Nếu pháp và tâm cùng sinh không phải là không dụng tâm, tâm sinh như vậy thì pháp ấy cũng như vậy chăng? Nếu tâm diệt tận thì pháp ấy cũng như vậy chăng? Nếu tâm diệt tận thì pháp ấy cũng như vậy chăng? Nếu đạt được tâm ấy thì pháp ấy cũng như vậy chăng? Nếu rời bỏ tâm ấy thì pháp ấy cũng như vậy chăng? Nếu tâm ấy thọ báo thì pháp ấy cũng như vậy chăng?

Kiến tương ưng với thống có bao nhiêu sử chi phối? Kiến không tương ưng với thống có bao nhiêu sử chi phối? Nghi tương ưng với thống có bao nhiêu sử chi phối? Nghi không tương ưng với thống có bao nhiêu sử chi phối? Nhân là đạo mà duyên sinh thâu nhiếp bao nhiêu trì- nhập- ấm (giới- xứ- uẩn)? Nhãn canh đẳng sinh tưởng- thống trừ ra tâm tương ưng với pháp, nhĩ canh đẳng sinh tưởng- thống trừ ra tâm không tương ưng với pháp, còn lại các pháp thâu nhiếp bao nhiêu trì- nhập- ấm? Tỷ- thiệt- thân canh đẳng sinh tưởng- thống trừ ra tâm tương ưng với pháp, ý canh đẳng sinh tưởng- thống trừ ra tâm không tương ưng với pháp, còn lại các pháp thâu nhiếp bao nhiêu trì – nhập – ấm?

Về nghĩa của chương nầy, xin sẽ diễn nói đầy đủ.

Mười tưởng là tưởng về vô thường, tưởng về vô thường khổ, tưởng về khổ vô ngã, tưởng về bất tịnh, tưởng về ăn uống, tưởng về tất cả thế gian không thể vui, tưởng về chết, tưởng về đoạn, tưởng về không có dâm, tưởng về tận.

Hỏi: Các pháp sinh tưởng về vô thường thì pháp ấy tương ưng với tưởng về vô thường chăng?

Đáp: Hoặc là pháp sinh tưởng về vô thường, nhưng pháp ấy không tương ưng với tưởng vô thường.

Thế nào là pháp sinh tưởng về vô thường, nhưng pháp ấy không tương ưng với tưởng về vô thường? Giống như tưởng về vô thường ở trước mắt chắc chắn không còn, các tưởng còn lại nhất định sinh ra ở trước mắt, các tưởng ấy tương ưng với pháp, đó gọi là pháp sinh tưởng về vô thường nhưng pháp ấy không tương ưng với tưởng về vô thường.

Thế nào là pháp tương ưng với tưởng về vô thường, nhưng pháp ấy không sinh tưởng về vô thường? Giống như các tưởng khác chắc chắn không còn ở trước mắt, tưởng về vô thường nhất định sinh ra ở trước mắt, các tưởng ấy tương ưng với pháp, đó gọi là pháp tương ưng với tưởng về vô thường nhưng pháp ấy không sinh tưởng về vô thường.

Thề nào là pháp sinh tưởng về vô thường, mà pháp ấy tương ưng với tưởng về vô thường? Giống như tưởng về vô thường chắc chắn không còn ở trước mắt, tưởng về vô thường nhất định sinh ra ở trước mắt, các tưởng ấy tương ưng với pháp, đó gọi là pháp sinh tưởng về vô thường nhưng mà pháp ấy tương ưng với tưởng về vô thường.

Thế nào là pháp không sinh tưởng về vô thường, mà pháp ấy cũng không tương ưng với tưởng về vô thường? Giống như các tưởng khác chắc chắn không còn ở trước mắt, giống như các tưởng khác nhất định sinh ra ở trước mắt, các tưởng ấy tương ưng với pháp, đó gọi là pháp không sinh tưởng về vô thường mà pháp ấy cũng không tương ưng với tưởng về vô thường.

Cho đến tưởng về tận cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp sinh tưởng về vô thường, pháp ấy cùng một duyên với tưởng về vô thường chăng?

Đáp: Hoặc là pháp sinh tưởng về vô thường, nhưng pháp ấy không phải là cùng một duyên với tưởng về vô thường.

Thế nào là pháp sinh tưởng về vô thường, nhưng pháp ấy không phải cùng một duyên với tưởng về vô thường ? giống như tưởng về vô thường chắc chắn không còn ở trước mắt, giống như các tưởng khác nhất định sinh ra ở trước mắt, tưởng ấy có duyên khác, đó gọi là pháp sinh tưởng về vô thường nhưng pháp ấy không phải cùng một duyên với tưởng về vô thường.

Thế nào là pháp cùng một duyên với tưởng về vô thường, nhưng pháp ấy không phải là sinh tưởng về vô thường? Giống như các tưởng khác chắc chắn không còn ở trước mắt, tưởng về vô thường nhất định sinh ra ở trước mắt, lúc ấy có duyên này, đó gọi là pháp cùng một duyên với tưởng về vô thường nhưng pháp ấy không phải là sinh tưởng về vô thường.

Thế nào là pháp sinh tưởng về vô thường, mà pháp ấy cùng một duyên với tưởng về vô thường? Giống như tưởng về vô thường chắc chắn không còn ở trước mắt, tưởng về vô thường nhất định sinh ra ở trước mắt, lúc ấy có duyên này, đó gọi là pháp sinh tưởng về vô thường mà pháp ấy cùng một duyên với tưởng về vô thường.

Thế nào là pháp không phải sinh tưởng về vô thường, mà pháp cũng không phải cùng một duyên với tưởng về vô thường? Giống như các tưởng khác chắc chắn không còn ở trước mắt, giống như các tưởng khác nhất định sinh ra ở trước mắt, lúc ấy áo duyên khác, đó gọi là pháp không phải sinh tưởng về vô thường mà pháp ấy cũng không phải cùng một duyên với tưởng về vô thường.

Cho đến tưởng về tận này cũng như vậy.

Hỏi: Có thể có pháp trí phân biệt không đoạn-không tu- không tác chứng chăng?

Đáp: Có, hư không – không phải số duyên tận (hư không phi trạch diệt).

Hỏi: Có thể có pháp trí phân biệt không đoạn- không tu mà tác chứng chăng?

Đáp: Có, số duyên tận (trạch diệt).

Hỏi: Có thể có pháp trí phân biệt không đoạn mà tu và tác chứng chăng?

Đáp: Có, pháp hữu vi vô lậu.

Hỏi: Có thể có pháp trí phân biệt đoạn- tu và tác chứng chăng?

Đáp: Có, pháp thiện hữu lậu.

Hỏi: Có thể có pháp trí phân biệt đoạn mà không tu và tác chứng chăng?

Đáp: Có, thiên nhãn và thiên nhĩ.

Hỏi: Có thể có pháp trí phân biệt đoạn mà không tu- không tác chứng chăng?

Đáp: Có, trừ ra thiên nhãn và thiên nhĩ, còn lại các pháp vô ký hữu vi, hoặc là pháp bất thiện.

Hỏi: có thể có pháp không có duyên duyên, nhân cũng không có duyên mà pháp và duyên cùng sinh chăng?

Đáp: Có, các pháp cùng tương ưng với năm thức thân, các pháp cùng tương ưng với thân ý thức, sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, duyên với các pháp ấy nhận được sinh- lão- vô thường. Đó gọi là pháp không có duyên duyên, nhân cũng không có duyên duyên mà pháp và duyên cùng sinh.

Có và có cảnh tượng, có pháp ấy chứ không phải là không có pháp ấy, vì vậy có cùng có cảnh tượng không phải là không có mà không phải là không có cảnh tượng. Nhưng mà có pháp ấy chứ không phải là không có pháp ấy, vì vậy không phải là không có cũng không phải là không có cảnh tượng. Còn lại sắc thì pháp ấy chẳng phải là sắc, còn lại thống thì pháp ấy chẳng phải là thống, còn lại tưởng thì pháp ấy chẳng phải là tưởng, còn lại thức thì pháp ấy chẳng phải là thức, còn lại pháp tương ưng ấy thì pháp ấy chẳng phải là tương ưng, vì vậy còn lại pháp không tương ưng.

Hỏi: Pháp ấy đối với pháp ấy, nên nói là nhân hay nên nói là duyên? Hoặc nên nói là duyên hay nên nói không phải là nhân chăng?

Đáp: Sinh trước sinh sau nên nói là nhân- nên nói là duyên; sinh sau mà sinh trước thì nên nói là duyên chứ không nên nói là nhân.

Hỏi: Pháp ấy nên nói là thiện- bất thiện hay nên nói vô ký chăng?

Đáp: Pháp ấy trong thiện thì nên nói là thiện, trong bất thiện thì nên nói là bất thiện, trong vô kỳ nên nói là vô ký.

Hỏi: Pháp ấy có bao nhiêu sử chi phối?

Đáp: Duyên với hữu lậu của ba cõi.

Hỏi: Có bao nhiêu kiết ràng buộc?

Đáp: Có chín kiết ràng buộc.

Hỏi: Các pháp và tâm cùng sinh không phải là không dụng tâm, nếu tâm ấy sinh thì pháp ấy cũng như vậy chăng?

Đáp: Tâm sinh trước rồi sau là pháp ấy.

Hỏi: Nếu diệt tận thì pháp ấy cũng như vậy chăng?

Đáp: Tâm diệt tận trước rồi sau là pháp ấy.

Hỏi: Nếu đạt được tâm ấy thì pháp ấy cũng như vậy chăng?

Đáp: Tâm đạt được rồi sau là pháp ấy.

Hỏi: Nếu rời bỏ tâm ấy thì pháp ấy cũng như vậy chăng?

Đáp: Pháp rời bỏ trước rồi sau là tâm ấy rời bỏ.

Hỏi: Nếu tâm ấy thọ báo thì pháp ấy cũng như vậy chăng?

Đáp: Hoặc là đúng, hoặc là không đúng.

Hỏi: Kiến tương ưng với thống có bao nhiêu sử chi phối?

Đáp: Duyên hữu lậu, cũng là kiến duyên vô lậu, hoặc vô minh tương ưng với nó.

Hỏi: Kiến không tương ưng với thống có bao nhiêu sử chi phối?

Đáp: Trừ ra ra kiến duyên vô lậu, hoặc vô minh tương ưng với nó, còn lại tất cả các pháp khác.

Hỏi: Nghi tương ưng vời thống có bao nhiêu sử chi phối?

Đáp: Do kiến đế đoạn duyên hữu lậu, cũng là nghi duyên với vô lậu, hoặc vô minh tương ưng với nó.

Hỏi: Nghi không tương ưng với thống có bao nhiêu sử chi phối?

Đáp: Trừ ra ra nghi duyên với vô lậu, hoặc vô minh tương ưng với

nó, còn lại tất cả các pháp đều do kiến đế đoạn.

Hỏi: Nhân là đạo mà duyên sinh thâu nhiếp bao nhiêu trì- nhập- ấm?

Đáp: Nhân là đạo mà duyên sinh thâu nhiếp mười tám trì- mười hai nhập- năm ấm. Nhãn căn đẳng sinh tưởng- thống, trừ ra tâm tương ưng với pháp; nhĩ canh đẳng sinh tưởng- thống, trừ ra tâm không tương ưng với pháp, còn lại các pháp thâu nhiếp mười tám trì- mười hai nhập- năm ấm. Tỷ- thiệt- thân canh đẳng sinh tưởng-thống, trừ ra tâm tương ưng với pháp; ý canh.

 

Phẩm 4: BÀN VỀ TRÍ, THỜI

Các trí thì đó là tụ đoạn chăng? Giả sử tụ đoạn thì đó là tụ trí chăng? Các tụ yếm ly thì đó là tụ vô dục chăng? Giả sử tụ vô dục thì đó là tụ yểm ly chăng? Các tụ yếm ly thì đó là tụ tu yếm ly chăng? Giả sử tụ tu yếm ly thì đó là tụ vô dục chăng?

Nếu pháp là nhân của các pháp hoặc là pháp trong từng giai đoạn thì pháp ấy không nên nói là nhân chăng? Nếu pháp là thứ đệ duyên tăng thượng của các pháp, hoặc là pháp trong từng giai đoạn thì pháp ấy không nên nói là thứ đệ duyên tăng thượng chăng?

Các ý xúc (canh) thì tất cả ý xúc ấy là ba xúc như nhau chăng? Giả sử ba xúc như nhau thì tất cả đó là ý xúc chăng?

Các mạn thì đó là làm tăng thêm mạn chăng? Giả sử làm tăng thêm mạn thì đó là mạn chăng?

Các mạn là tâm tăng thượng chăng? Giả sử tâm tăng thượng thì đó là mạn chăng? Các hành không phải là hộ (xả) chăng? Giả sử không phải là hộ thì đó là hành chăng? Các hành thì đó là hộ chăng? Giả sử hộ thì đó là hành chăng?

Nếu tụ không đạt được thì tụ ấy không thành tựu chăng? Giả sử tụ không thành tựu thì tụ ấy không đạt được chăng? Các tụ đạt được thì tụ ấy thành tựu chăng? Giả sử tụ thành tựu thì tụ ấy đạt được chăng?

Trừ ra ra Khổ thánh đế và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp bao nhiêu trì- nhập- ấm (giới- xứ- uẩn)? Tập cũng như vậy.

Trừ ra ra Tận thánh đế và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp bao nhiêu trì- nhập- ấm? Đạo cũng như vậy.

Trừ ra ra sắc pháp và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp bao nhiêu trì- nhập- ấm?

Vô sắc- có thể thấy- không thể thấy, hữu đối- vô đối, hữu lậu- vô lậu, hữu vi- vô vi, quá khứ- vị lai- hiện tại, thiện- bất thiện- vô ký, hệ thuộc cõi Dục- cõi Sắc- cõi Vô sắc, học- vô học- phi học phi vô học, do kiến đế đoạn và do tư duy đoạn, trừ ra pháp vô đoạn và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp bao nhiêu trì- nhập- ấm?

Trừ ra ra pháp khởi và các pháp chắc chằn không sinh, các pháp còn lại thâu nhiếp bao nhiêu trì- nhập- ấm?

Pháp chưa sinh- sắc- vô sắc, có thể thấy- không thể thấy, hữu đối- vô đối, hữu lậu- vô lậu, hữu vi- vô vi, quá khứ- vị lai- hiện tại, thiện- bất thiện- vô ký, hệ thuộc cõi Dục Sắc- cõi Vô sắc, học- vô học- phi học phi vô học, do kiến đế đoạn và do tư duy đoạn, trừ ra pháp bất đoạn và các pháp chắc chắn không sinh, các pháp còn lại thâu nhiếp bao nhiêu trì- nhập- ấm? Có thể có một trì- một nhập- một ấm, thâu nhiếp tất cả các pháp chăng?

Về nghĩa chương này xin nêu ra đầy đủ.

Hỏi: Các tụ trí thì đó là tụ đoạn chăng?

Đáp: Hoặc là tụ trí mà đó là tụ không đoạn.

Thế nào là tụ trí mà đó là tụ không đoạn? bởi vì khổ trí, tập- tận- đạo trí không đoạn trừ cấu uế, thì gọi là tụ trí mà đó là tụ không đoạn.

Thế nào là tụ đoạn mà đó là tụ không phải trí? Bởi vì khổ nhẫn, tập- tận- đạo nhẫn đoạn trừ cấu uế, thì gọi là tụ đoạn mà đó là tụ không phải trí.

Thế nào là tụ trí mà đó cũng là tụ đoạn? Bởi vì khổ trí, tập- tận- đạo trí đoạn trừ cấu uế, thì gọi là tụ trí mà đó cũng là tụ đoạn.

Thế nào là tụ không phải trí mà đó cũng là tụ không đoạn? bởi vì khổ nhẫn, tập- tận- đạo nhẫn không đoạn trừ cấu uế, thì gọi là tụ không phải trí mà đó cũng là tụ không đoạn.

Hỏi: Các tụ yếm ly thì đó là tụ vô dục chăng?

Đáp: Hoặc là tụ yếm ly mà đó không phải là tụ vô dục.

Thế nào là tụ yếm ly mà đó không phải là tụ vô dục? Bởi vì khổ nhẫn- tập nhẫn, vì khổ trí- tập trí không đoạn trừ cấu uế, thì gọi là tụ yếm ly mà đó không phải là tụ vô dục.

Thế nào là tụ vô dục mà đó không phải là tụ yếm ly? Bởi vì tận nhẫn- đạo nhẫn, vì tận trí- đạo trí đoạn trừ cấu uế, thì gọi là tụ vô dục mà đó không phải là tụ yếm ly.

Thế nào là tụ yếm ly mà đó cũng là tụ vô dục? Bởi vì khổ nhẫn- tập nhẫn, vì khổ trí- tập trí đoạn trừ cấu uế, thì gọi là tụ yếm ly mà đó cũng là tụ vô dục.

Thế nào là không phải tụ yếm ly mà đó cũng không phải là tụ vô dục? Bởi vì tận nhẫn- đạo nhẫn, vì tận trí- đạo trí không đoạn trừ cấu uế, thì gọi là không phải tụ yếm ly mà đó cũng không phải là tụ vô dục.

Hỏi: Các tụ yếm ly thì đo là tụ tu yếm ly chăng?

Đáp: Đúng như vậy. các tụ tu yếm ly thì đó là tụ tu yếm ly.

Hỏi: Có thể có tụ tu yếm ly àm đó không phải là tụ yếm ly chăng?

Đáp: Có, bởi vì tận trí và đạo trí đoạn trừ cấu uế.

Hỏi: các tụ vô dục thì đó là tụ tu yếm ly chăng?

Đáp: Hoặc là tụ vô dục mà đó không phải là tụ tu yếm ly.

Thế nào là tụ vô dục mà đó không phải là tụ tu yếm ly? Bởi vì tận nhẫn và đạo nhẫn đoạn trừ cấu uế, thì gọi là tụ vô dục mà đó không phải là tụ tu yếm ly.

Thế nào là tụ tu yếm ly mà đó không phải là tụ tu vô dục? Bởi vì khổ nhẫn- tập nhẫn, vì khổ trí- tập trí không đoạn trừ cấu uế, thì gọi là tụ tu yếm ly mà đó không phải là tụ tu vô dục.

Thế nào là tụ tu vô dục mà đó cũng là tụtu yếm ly? Bởi vì khổ nhẫn- tập nhẫn, vì khổ trí- tập trí- tận trí- đạo trí trừ cấu uế, thì gọi là tụ vô dục mà đó cũng là tụ tu yếm ly.

Thế nào là không phải tụ tu vô dục mà đó cũng không phải là tụ tu yếm ly? Bởi vì tận nhẫn và đạo nhãn không đoạn trừ cấu uế, thì gọi là không phải tụ vô dục mà đó cũng không phải là tụ tu yếm ly.

Hỏi: Nếu pháp là nhân của các pháp hoặc là pháp trong từng giai đoạn thì pháp ấy không nên nói là nhân chăng?

Đáp: Không nên.

Hỏi: Nếu pháp là thứ đệ của các pháp, hoặc là pháp trong từng giai đoạn thì pháp ấy không nên nói là thứ đệ chăng?

Đáp: Nếu pháp ấy chưa sinh.

Hỏi: Nếu pháp là duyên tăng thượng của các pháp, hoặc là pháp trong từng giai đoạn thì pháp ấy không nên nói là duyên tăng thượng chăng?

Đáp: Không nên.

Hỏi: Các ý xúc (canh) thì tất cả ý xúc ấy là ba xúc như nhau chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các ý xúc thì tất cả ý xúc ấy là ba xúc như nhau.

Hỏi: Có thể có ba xúc như nhau mà đó không phải là ý xúc chăng?

Đáp: Có, năm thức thân tương ưng với xúc.

Như Đức Thế Tôn cũng nói: “Tỳ kheo có ý trì- pháp trì, có vô minh trì và vô minh thọ- xúc (thống canh).” Vậy thì xúc có đạt được chăng? Không có đạt được chăng? Có mà không có đạt được chăng?

Hỏi: Các mạn thì đó là tất cả tự mình chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các mạn thì đó là tất cả tự mình.

Hỏi: Có thể có tự mình mà không là mạn chăng?

Đáp: Có, đó là cách nhìn. Đức Thế Tôn cũng nói: “Tỳ kheo thì Ta là tự minh, đối với Ta thì Tỳ kheo là tự mình.”

Hỏi: Các mạn thì đó là tâm tăng thượng nhiều lên chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các mạn thì đó là tâm tăng thượng nhiều lên.

Hỏi: Có thể có tâm tăng thượng nhiều lên nhưng không phải là mạn chăng?

Đáp: Có, loại trừ mạn còn lại là các phiền não hiện ở trước mắt.

Đức Thế Tôn cũng nói: “Nếu Tỳ kheo tăng thượng mạn, thì bị ma vương trói buộc, nếu không tăng thượng mạn thì giải thoát ngoài ma Ba tuần”.

Hỏi: Các hành nhưng đó không phải là hộ (xả) chăng?

Đáp: Hoặc là hành nhưng đó không phải là không hộ.

Thế nào là hành nhưng đó không phải là không hộ? Thân hộ và khẩu hộ, đó gọi là hành nhưng hành ấy không phải là không hộ.

Thế nào là không phải hộ mà đó cũng chẳng phải hành? Căn chẳng phải là hộ, đó gọi là không phải hộ mà cũng chẳng phải hành.

Trừ ra Khổ thánh đế và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp hai trì- một nhập- một ấm. Tập cũng như vậy.

Trừ ra Tận Thánh đế và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp mười bảy trì- mười một nhập- hai ấm. Đạo Thánh đế cũng như vậy.

Trừ ra pháp sắc và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp bảy trì- một nhập- một ấm.

Trừ ra pháp vô sắc và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp mười trì- mười nhập- một ấm.

Trừ ra pháp có thể thấy và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp mười sáu trì- mười nhập- hai ấm.

Trừ ra pháp không thể thấy và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp một trì- một nhập- một ấm.

Trừ ra pháp hữu đối và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp bảy trì- một nhập- một ấm.

Trừ ra pháp vô đối và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp mười trì, mười nhập, một ấm.

Trừ ra pháp hữu lậu và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp hai trì- một nhập- một ấm.

Trừ pháp vô lậu và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp mười bảy trì- mười một nhập- hai ấm.

Trừ ra pháp hữu vi và pháp nhập, trừ ra tất cả các pháp không có tụ nên không bàn.

Trừ ra pháp vô vi và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp mười bảy trì- mười một nhập- hai ấm.

Trừ ra pháp quá khứ- hiện tại và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp mười bảy trì- mười một nhập- hai ấm.

Trừ ra pháp vị lai và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp mười bảy trì- mười một nhập- hai ấm.

Trừ ra pháp thiện- bất thiện và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp mười bảy trì- mười một nhập- hai ấm.

Trừ ra pháp vô ký và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp chín trì- ba nhập- hai ấm.

Trừ ra pháp hệ thuộc cõi Dục và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp mười ba trì- chín nhập- hai ấm.

Trừ ra pháp hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc, pháp học- vô học cùng pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp mười bảy trì- mười một nhập- hai ấm.

Trừ ra pháp phi học phi vô học và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp hai trì- một nhập- một ấm.

Trừ ra pháp do kiến đế đoạn, pháp không đoạn và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp mười bảy trì- mười một nhập- hai ấm.

Trừ ra pháp do tư duy đoạn và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp hai trì- một nhập- một ấm.

Trừ ra pháp khởi và các pháp chắc chắn không khởi, các pháp còn lại thâu nhiếp mười tám trì- mười hai nhập- năm ấm.

Trừ ra pháp chưa sinh và các pháp chắc chắn không sinh, trừ ra hết thảy các pháp không có tụ nên không bàn.

Trừ ra pháp sắc và các pháp chắc chắn không sinh, các pháp còn lại thâu nhiếp tám trì- hai nhập- bốn ấm.

Trừ ra pháp vô sắc và các pháp chắc chắn không sinh, các pháp còn lại thâu nhiếp mười một trì- mười một nhập- một ấm.

Trừ ra pháp có thể thấy và các pháp chắc chắn không sinh, các pháp còn lại thâu nhiếp mười bảy trì- mười một nhập- năm ấm.

Trừ ra pháp không thể thấy và các pháp chắc chắn không sinh, các pháp còn lại thâu nhiếp một trì- một nhập- một ấm.

Trừ ra pháp hữu đối và các pháp chắc chắn không sinh, các pháp còn lại thâu nhiếp tám trì- hai nhập- năm ấm.

Trừ ra pháp vô đối và các pháp chắc chắn không sinh, các pháp còn lại thâu nhiếp mười trì, mười nhập, một ấm.

Trừ ra pháp hữu lậu và các pháp chắc chắn không sinh, các pháp còn lại thâu nhiếp ba trì- hai nhập- năm ấm.

Trừ ra pháp vô lậu và các pháp chắc chắn không sinh, các pháp còn lại thâu nhiếp mười tám trì- mười hai nhập- năm ấm.

Trừ ra pháp hữu vi và các pháp chắc chắn không sinh, trừ ra hết thảy các pháp không có tụ nên không bàn.

Trừ ra pháp vô vi và các pháp chắc chắn không sinh, các pháp còn lại thâu nhiếp mười tám trì- mười hai nhập- năm ấm.

Trừ ra pháp quá khứ- hiện tại và các pháp tất chẳng sinh, các pháp còn lại thâu nhiếp mười tám trì- mười hai nhập- năm ấm.

Trừ ra pháp vị lai và các pháp chắc chắn không sinh, trừ ra hết thảy các pháp không có tụ nên không bàn.

Trừ ra pháp thiện- bất thiện và các pháp chắc chắn không sinh, các pháp còn lại thâu nhiếp mười tám trì- mười hai nhập- năm ấm.

Trừ ra pháp vô ký và các pháp chắc chắn không sinh, các pháp còn lại thâu nhiếp mười trì- bốn nhập- năm ấm.

Trừ ra pháp hệ thuộc cõi Dục và các pháp tất chẳng sinh, các pháp còn lại thâu nhiếp mười bốn trì- mười nhập- năm ấm.

Trừ ra pháp hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc, pháp học- vô học và các pháp tất chẳng sinh, các pháp còn lại thâu nhiếp mười tám trì- mười hai nhập- năm ấm.

Trừ ra pháp phi học phi vô học và các pháp chắc chắn không sinh, các pháp còn lại thâu nhiếp ba trì- hai nhập- năm ấm.

Trừ ra pháp do kiến đế đoạn, pháp không đoạn và các pháp chắc chắn không sinh, các pháp còn lại thâu nhiếp mười tám trì- mười hai nhập- năm ấm.

Trừ ra pháp do tư duy đoạn và các pháp tất chẳng sinh, các pháp còn lại thâu nhiếp ba trì- hai nhập- năm ấm.

Hỏi: Có thể có một trì- một nhập- một ấm thâu nhiếp tất cả các pháp chăng?

Đáp: Có. Một trì là pháp trì (Pháp giới), một nhập là ý nhập, một ấm là sắc ấm.

 

Phẩm 5: BÀN VỀ KIẾN

Tà kiến đoạn dứt cấu – tịnh,
Không có nhân duyên – trí kiến,
Không có năng lực – tinh tiến,
Làm nhân của thân bảy loại.
Bốn duyên căn bản không có,
Mình và người cũng không nhân,
Mình làm – làm không có nhân,
Sáu kiến nhân ngã đôi bên.
Dục lạc cùng với các thiền,
Có – không đều là gió thoảng,
Mình làm cũng có Kiêu mạn,
Hoặc được hoặc là sẽ được,
Cho nên nói phẩm Kiến này.

Gọi là kiến này thì không có bố thí, không có phước thiện không có giảng nói; tà kiến này do tập đế đoạn trừ.

Không có hành thiện- hành ác và quả báo; tà kiến này do khổ đế đoạn trừ.

Không có đời này đời sau, không có cha mẹ; àt kiến này do tập đế đoạn trừ.

Không có pháp lạc của A- la- hán ở thế gian; tà kiến này do đạo đế đoạn trừ

Không có pháp bình đẳng; tà kiến này do tận đế đoạn trừ.

Không có pháp bình đẳng; tà kiến này do tận đế đoạn trừ.

Không có nơi đạt đến cảu đời này và đời sau, tự trí tác chứng trải qua thành tựu; àt kiến này do đạo đế đoạn trừ.

Gọi là kiến đế thì mạng sống ở nơi này, đoạn haọi ở nơi khác chứ không có chết đi; biên kiến này thuộc về kiến đoạn diệt, do khổ đế đoạn trừ.

Gọi là kiến đế này thì thân người do bốn đại tạo thành, nếu lúc thân ấy mạng chung thì đang lúc ấy, đất chính là Địa đại nơi thân, nước chính là Thủy đại nơi thân, lửa chính là Hỏa đại nơi thân, gió chính là Phong đại nơi thân, năm nhập trống rỗng mang thi thể đến bỏ ở bãi tha ma, dấu tích của căn hiện có trở về với hư không; biên kiến này thuộc về kiến hữu thường, do khổ đế đoạn trừ.

Gọi là kiến này thì xương tráng sạm đen ngã biến thành tro bụi. Nếu lửa duyên với ngã thì đây không phải là kiến mà chính là trí, hoặc là hành hữu lậu duyên với ngã; tà kiến này do tập đế đoạn trừ. Nếu như ngã kiến của hành vô lậu, thì tà kiến này do đạo đế đoạn trừ.

Gọi là kiến này thì người tham ca ngợi bố thí, người trí ca ngợi thọ nhận, trí phỉ báng giáo pháp; tà kiến này do đạo đế đoạn trừ.

Gọi là kiến này thì đó là vọng ngữ không thật, đây là ngu chứ không phải là trí, dấy lên những luận thuyết là có mạng sống ở nơi này, đoạn hoại ở nơi khác chứ không hề có cái chết; biên kiến ngu si này thuộc về kiến hữu thường, do khổ đế đoạn trừ.

Gọi là kiến này thì không có nhân- không có duyên mà chúng sinh có cấu uế phiền não; tà kiến này do tập đế đoạn trừ.

Gọi là kiến này thì không có nhân- không có duyên mà chúng sinh thanh tịnh; tà kiến này do đạo đế đoạn trừ.

Gọi là kiến này thì không có nhân- không có duyên mà chúng sinh không có trí- không có kiến thức; tà kiến này do tập đế đoạn trừ.

Gọi là kiến này thì không có nhân- không có duyên mà chúng sinh có trí- có kiến thức; tà kiến này do đạo đế đoạn trừ.

Gọi là kiến này thì không có năng lực- không có tinh tiến, không có năng lực tinh tiến; không có mình làm- không có người khác làmkhông có mọi người làm, không phải mình làm- không phải người khác làm- không phải mọi người làm; năng lực của mọi người- sự tinh tiến của mọi người- phương tiện của mọi người; tất cả chúng sinh- tất cả côn trùng- tất cả thần linh; không có năng lực- không có tự tại- không có tinh tiến- không có phương tiện; có hành báo mà không có nhân- không có duyên thọ nhận khổ vui của chúng sinh. Đối với sáu loại chúng sinh trong sáu đường, nếu phỉ bàng năng lực tinh tiến hữu lậu thì tà kiến này do tập đế đoạn trừ, nếu phỉ báng năng lực tinh tiến vô lậu thì tà kiến này do đạo đế đoạn trừ.

Gọi là kiến này thì tạo ra giáo điều- tạo ra giáo điều đoạn dứt, làm cho ưu sầu phiền muộn đấm ngực rên rĩ tâm chí tán loại, giết hại chúng sinh- trộm cướp-tà dâm- nói dối- uống rượu, khoét tường phá kho lấy trộm vàng bạc- dâm với vợ người, làm hại thôn xóm, làm hại chúng sinh. Gây ra những điều như vậy mà cho rằng đây không phải là điều ác. Dùng dao dùng vòng giữ chặt tất cả các loài sâu bọ trên mặt đất này, tất cả mọi loài chỉ trong một ngày, cắt chặt đánh đập làm thành một đống thịt, cho rằng điều ấy không có gì ác, không có ác báo -nhân duyên.

Ở bên trái sông Hằng bố thí làm phước nói pháp, ở bên phải sông Hằng cắt chặt đánh đập chúng sinh, cho rằng điều ấy không có phước thiện không có ác báo. Bố thí- trì giới dầy đủ hoan hỷ nói đến tiền tài, nhân duyên đó không có phước thiện, nhân duyên đó không có báo ứng phước thiện; tà kiến này do tập đế đoạn trừ.

Gọi là tà kiến này thì thân bảy loại không làm mà làm, không thay đổi mà thay đổi, thật sự an trú, tụ hội luôn luôn tồn tại vững chắc nơi ấy, không bị lay động, cũng không liên quan đến nhau. Hoặc phước thiện- hoặc ác báo- hoặc phước thiện cùng ác báo, hoặc khổ đau- hoặc vui sướng- hoặc khổ đau cùng vui sướng. Đó là thế nào? Đó gọi là bảy loại chi phối nơi thân, gồm có đất- nước- lửa- gió- khổ- vui và thọ mạng. Đó gọi là thân bảy loại không làm mà làm, không thay đổi mà thay đổi, tậht sự an trú, tụ hội luôn luôn tồn atị vững chắc nơi ấy, không bị lay động cũng không liên quan đến nhau. Hoặc phước thiện- hoặc ác báo- hoặc phước thiện cùng ác báo, hoặc khổ đau- hoặc vui sướng- hoặc khổ đau cùng vui sướng, hoặc loại vui suớng- hoặc loại khổ đau không tham gia thế sự. Ơ giữa bảy loại nơi thân mới đạt được quá khứ cũng không làm hại mạng sống. Điều đó không có ai nói như vậy: hoặc làm hại hoặc giết chết không đến nỗi mạng chung mà đến chỗ mạng chung. Biên kiến này thuộc về kiến hữu thường, do khổ đế đoạn trừ.

Gọi là kiến này thì dựa vào bốn trăm ngàn sinh môn, sáu mươi vạn đại kiếp, sáu trăm lẻ ba hành- một hnàh và nửa hành, sáu mươi hai dấu tích xưa nay, sáu mươi hai trần trì (giới trần), sáu mươi hai trung kiếp, một trăm hai mươi căn, một trăm ba mươi sáu đại địa ngục, bốn vạn chín ngàn nhà Phạm chí, bốn vạn chín ngàn thôn lão hình, bốn vạmn chín ngàn nước rồng. Từ trong đó đi vào sáu loại chúng sinh ở sáu đường- tám loại nơi chốn (sĩ địa), bảy hành hữu tưởng, bảy hành vô tưởng, bảy hành ni kiền tử, bảy a tu luân- bảy chẳng phải a tu luân, bảy trời- bảy tức giận- bảy người- bảy chẳng phải người, bảy dòng suối- bảy trăm dòng suối, bảy dốc cao- bảy trăm dốc cao, bảy ngọn núi- bảy trăm ngọn núi, bảy giấc mộng- bảy trăm giấc mộng. Đó là tám vạn bốn ngàn đại kiếp. Hoặc ngu hoặc trí từ xưa đến nay trải qua tận cùng phạm vi đau khổ ấy, điều đó không có ai nói như vậy. mình dùng giới này đạt đến quả của hành thanh tịnh, không thực hành hạnh quả dị thục- đang dị thục và đã dị thục, đang tăng lên- đã tăng lên, hai báo ứng khổ- vui tăng lên đã tiến tới không có lùi lại. Ví như cuộn chỉ cầm cuộn chỉ thả chạy xa. Tám vạn bốn ngàn đại kiếp như vậy, hoặc ngu hoặc trí từ xưa đến nay trải qua tận cùng pạhm vi khổ đau ấy, không có làm mà làm thành duyên; giới thủ này do khổ đế đoạn trừ. Gọi là kiến này thì những người này đã trải qua, tất cả họ vốn đã làm thành nhân, không có làm mà làm thành duyên; giới thủ này do khổ đế đoạn trừ.

Gọi là kiến này thì người này đã trải qua, tất cả điều ấy nhiều lên làm nhân thay đổi, không có làm mà làm thành duyên; giới thủ này do khổ đế đoạn trừ.

Gọi là kiến này thì người này đã trải qua, cho rằng tất cả điều ấy không có nhan- không có duyên; tà kiến này do tập đế đoạn trừ.

Gọi là kiến này thì do mình tạo ra khổ- vui, không có làm mà làm thành duyên giới thủ này do khổ đế đoạn trừ.

Gọi là kiến này thì do người khác tạo ra khổ- vui, không có làm mà làm thành duyên; giới thủ này do khổ đế đoạn trừ.

Gọi là kiến này thì do mình tạo ra- do người khác tạo ra, khổ- vui không có làm mà làm thành duyên; giới thủ này do khổ đế đoạn trừ.

Gọi là kiến này thì không phải mình tạo raq cũng không phải người khác tạo ra, không phải mình tạo ra cũng không chỉ bày cho người khác tạo ra, không có nhân- không có duyên mà chúng sinh cũng trải qua khổ- vui; tà kiến này do tập đế đoạn trừ.

Gọi là kiến này thì đó chính là mình, đó chính là thế hệ của mình, đó là thường pháp chứ không phải là pháp biến đổi; biên kiến này thuộc về kiến hữu thường, do khổ đế đoạn trừ.

Gọi là kiến này thì tậht sự có mình ở đây; biên kiến này thuộc về kiến hữu thường, do khổ đế đoạn trừ.

Gọi là kiến này thì thật sự không có mình ở đây; biên kiến này thuộc về kiến đoạn diệt, do khổ đế đoạn trừ.

Gọi là kiến này thì mình nhìn thấy- mắt mình thấy sắc- mình đang tồn tại; thân kiến này do khổ đế đoạn trừ.

Gọi là kiến này thì mình nhìn thấy không phải mắt của mình- sắc chất của mình đang tồn tại có đủ các nhân; thân kiến này do khổ đế đoạn trừ.

Gọi là kiến này thì không có mình nhìn thấy không phải mắt của mình- sắc chất của mình đang tồn tại có đủ các nhân; thân kiến này do khổ đế đoạn trừ.

Gọi là kiến này thì không có mình nhìn thấy- sắc chất của mình- mắt mình đang tồn tại có đủ các nhân; thân kiến này do khổ đế đoạn trừ.

Gọi là kiến này đây chính là mình, hoặc nói năng- hoặc cảm nhận, làm ra dạy bảo- làm ra sự sống cùng chung sự sống, ở khắp mọi nơi làm ra hành thiện- hành ác nhận lấy quả báo; biên kiến này thuộc về kiến hữu thường, do khổ đế đoạn trừ.

Gọi là kiến này thì lúc ấy thanh tịnh được thoát ra, nếu như năm dục lạc vui đùa thích thú thì lấy pháp bất tịnh chấp làm bậc nhất; kiến thủ này do khổ đế đoạn trừ.

Gọi là kiến này thì lúc ấy thanh tịnh được thoát ra, nếu giải thoát không còn dục cho đến trải qua thành tựu thiền thứ tư, không có làm mà làm thành duyên; giới thủ này do khổ đế đoạn trừ.

Gọi là kiến này thì mình hơn người dựa vào không kiến mà dấy lên tăng mạn, mình ngay với người dựa vào không kiến mà dấy lên tăng mạn, mình ngang với người dựa vào nơi Không kiến mà dấy lên mạn, mình thua người dựa vào Không kiến mà dấy lên tiểu mạn; có người hơn mình thì dựa vào kiến chấp dấy lên tiểu mạn, có người ngang với mình thì dựa vào kiến chấp dấy lên tăng mạn; không ai hơn mình thì dựa vào kiến chấp dấy lên tăng mạn, không có ai thua mình thì dựa vào kiến chấp dấy lên tiểu mạn.

Gọi là kiến này thì không có gió- không có mưa- không có ánh sáng, mọi loài không mang thai, sông không chảy- lửa không cháy, mặt trời mặt trăng không mọc- không lặn, nhớp- sạch không có nơi tồn tại; biên kiến này thuộc về kiến đoạn diệt, do khổ đế đoạn trừ.

Gọi là kiến này thì dựa vào mình tạo ra chúng sinh, dựa vào người cũng có tạo ra, tất cả đều không trông thấy gì, không quán sát đây là trước mắt.

Dựa vào mình tạo ra chúng sinh: Mình làm ra- mình tạo nên- mình thay đổi cho nên nói là mình tạo ra chúng sinh.

Dựa vào người cũng có tạo ra: Người làm ra- người tạo nên- người thay đổi cho nên nói là dựa vàon cũng có tạo ra.

Tất cả đều không trông thấy gì: Tất cả không phải là tất cả trước mắt, trông thấy điều đó mà không xem xét- không nhìn thấy- không hiểu ra, cho nên nói là tất cả đều không trông thấy gì.

Không quán sát đây là trước mắt: Đang lúc quán sát duyên trước mằt này, nếu xúc chạm phát sinh cảm thọ thì mình làm ra điuề đó chứ không có người khác làm ra, lúc đó không có người đang quán sát duyên trước mắt này, trước mắt này gọi đó là kiến. Duyên trước mắt này sinh nới khác- lão nơi khác- bệnh nơi khác- tử nơi khác, nhìn vào đây thấy mà hiểu rõ ở trước mắt, cho nên nói là quán sát duyên trước mắt. Nếu xúc chạm phát sinh cảm thọ thì phát sinh ấy gọi là dựa vào. Phỏng theo duyên ấy thì lúc này thấy xúc chạm đến nhiễm trước, cho nên nói là nếu xúc chạm phát sinh cảm thọ. Mình làm ra điều đó chứ không có ai khác: Lúc đó không có mình làm ra- mình tạo nên- mình thay đổi, cho nên nói là mình làm ra điều đó chứ không có người nào khác. Làm ra điều đó không có người nào khác: Điều đó không phải là có người khác làm ra- người khác tạo nên- người khác thay đổi, cho nên nói là người khác làm ra điều ấy chứ không phải là có.

Mạn trú trong thân chúng sinh này, mạn giữ lấy trói chặt kiến chấp, ngược dòng sinh tử không vượt qua.

Mạn trú trong thân chúng sinh này: Bảy loại mạn trú trong thân thuộc về thành tựu, cho nên nói là mạn trú trong thân chúng sinh này.

Mạn giữ lấy: Giữ lấy điều đó- trở lại giữ lấy- luôn luôn giữ lấy cho nên nói là mạn giữ lấy.

Mạn trói buộc: Trói chặt điều đó- trở lại trói chặt- luôn luôn trói chặt cho nên nói là mạn troi chặt.

Kiến chấp trái ngược: Kiến đoạn diệt mà kiến hữu thường cùng trái ngược với nhau, kiến hữu thường và kiến đoạn diệt cùng trái ngược với nhau, cho nên nói là kiến chấp trái ngược.

Sinh tử không vượt qua: Vô cùng tận vì vậy không thể vượt qua- không thể cùng vượt qua nơi ấy, cho nên nói là sinh tử không vựơt qua.

Hoặc đạt được hoặc sẽ đạt được, hai trần lẫn tạp cũng tản ra, học giới khác nhau cùng các học, những loại trì giới và sinh sống, những phạm hạnh cùng những sự nuôi dưỡng đầy đủ.

Hoặc đạt được hoặc sẽ đạt được: Đã có được trì- ấm- nhập (giới- xứ- uẩn) cho nên nói là hoặc đạt được. Hoặc sẽ đạt được: Không có được trì- ấm- nhập thì nhất định sẽ có được, cho nên nói là hoặc sẽ đạt được.

Hai trần lẫn tạp cùng tản ra: Hai trần là dục- sân giận và ngu si lúc ấy tản ra như mây mù tan hết, cho nên nói là hai trần lẫn tạp cùng tản ra.

Học giới khác nhau: Học điều đó thuận theo điều đó, cho nên nói là học giới khác nhau. Các học là các chúng sinh thấy như vậy thì nói như vậy, họ thanh tịnh thoát ra ngoài những phạm vi của mọi cách học chấp trước như cổ voi- lưng ngựa- xe cộ- cung tên, gắng gượng tìm xét những cách kéo ra lôi vào, cho nên nói là các học.

Những loại trì giới: Các chúng sinh thấy như vậy nói như vậy, họ thanh tịnh thoát ra ngoài những loại trì giới như giữ giới trâu- giữ giới chó- giới hưu- giới voi- giới lõa hình, cho nên nói là những loại trì giới.

Những cách sinh sống; các chúng sinh thấy như vậy nói như vậy, họ sống nhiều và sống lâu, như làm sạch dòng suối con người- không còn dòng suối con người- lên trên dòng suối con người, dòng suối luôn luôn có ba vực sâu, cho nên nói là sinh sống.

Những phạm hạnh sinh sống: Các chúng sinh thấy như vậy nói như vậy, họ thanh tịnh thoát ra khỏi những đối đãi, phạm hạnh và đổi thay những điều bất thiện trước đây đều được tiếp nhận, cho nên nói là những phạm hạnh sinh sống.

Những sự nuôi dưỡng đầy đủ: các chúng sinh thấy như vậy nói như vậy, họ thanh tịnh thoát ra ngoài những nhận thức sai lạc của ngoại đạo, như thờ lửa- mặt trăng- một trời và tinh tú, chế thuốc thang- trang hoàng cung quán rực rỡ, cho nên nói là những sự nuôi dưỡng đầy đủ. Đây là một bên, không có làm mà làm thành duyên; giới thủ này do khổ đế đoạn trừ.

Các chúng sinh thấy như vậy nói như vậy, mong muốn tốt đẹp- mong muốn thanh tịnh- mong muốn ăn uống, mong muốn các căn được đầy đủ, trong mong muốn không có điều gì bất ổn. Đây là một bên dùng pháp nhiễm ô chấp làm tốt nhất; kiến thủ này do khổ đế đoạn trừ.

Một bên này không biết giới thủ- kiến thủ, như thật không biết- như thật không thấy, giữ lấy điều đó- tiếp nhận điều đó- chạy theo điều đó mà dấy lên kiến chấp cho rằng mắt trở thành cái thấy. Mắt trở thành cái thấy, nghĩa là Phật Thế Tôn, họ thấy lúc giữ lấy- lúc tiếp nhận lúc rong ruỗi, dấy lên kiến chấp cho nên nói là mắt trở thành cái thấy như thế.

Một bên này biết là giới thủ- kiến thủ, biết như thật- thấy như tậht, không giữ lấy điều đó- không tiếp nhận điều đó- không rong ruỗi theo nó, cũng không dấy lên kiến chấp cho rằng mắt trở thành cái thấy. Mắt trở thành cái thấy, nói là Phật Thế Tôn, họ thấy lúc không giữ lấy- lúc không tiếp nhận- lúc không rong ruỗi- lúc không dấy khởi, cho nên nói là mắt trở thành cái thấy như thế.

Hai bên không nhiễm trước- không cấu uế- không ngu si, lúc ấy không ham muốn mà thanh tịnh giải thoát vượt ra, lúc ấy không còn luận chuyển. Luân chuyển nghĩa là vô lượng sinh tử. Kiến chấp đều trừ sạch không có gì sót lại, cho nên nói là không còn luân chuyển. Bên này Ngã nói là khổ khổ, tức là năm thạnh ấm. Bên này đối lại bên kia, là giới hạn sau cũng là giới hạn cuối cùng, cho nên nói là bên này Ngã nói là khổ. Trông thấy Bà la môn, cả hai mẹ đều rời bỏ, giống như gánh vác một mình, không in theo ba mươi sáu ác kiến, không hy vọng gì vào đám bọt nước, giữ nhà như ở hai bên, thoát khỏi phiền não ái nhiễm, như cây không có vỏ che.

Nhìn là nhìn trong lúc nhìn, lúc không nhìn cũng cứ nhìn, Không nhìn mà cũng là nhìn, không nhìn mà nhìn cũng nhìn.

Nhìn là nhìn trong lúc nhìn: Nhìn nghĩa là đã thấy những chân lý về khổ- tập- tận- đạo; nhìn trong lúc nhìn nghĩa là những nhận thức còn lại đối với khổ- tập- diệt- đạo; nơi khác cũng trông thấy, ở đây cũng trông thấy khổ- tập- tận- đạo, cho nên nói là: Nhìn là nhìn trong lúc nhìn.

Lúc không nhìn cũng cứ nhìn: Nghĩa là không trông thấy những chân lý về khổ- tập- tận- đạo nào khác; nơi khác nhìn nơi này không thấy được khổ- tập- tận- đạo, cho nên nói là: Lúc không nhìn cũng cứ nhìn.

Không nhìn thấy mà cũng là nhìn: Không nhìn nghĩa là không trông thấy khổ- tập- tận- đạo; nhìn nghĩa là trông thấy những chân lý về khổ- tập- tận đạo; nhìn nghĩa là trông thấy những chân lý về khổ- tập- tận- đạo, cho nên nói là: Không nhìn mà cũng là nhìn.

Không nhìn mà nhìn cũng nhìn: Nơi khác trông thấy khổ- tập- tận- đạo, cho nên nói là: Không nhìn mà nhìn cũng nhìn.

Không nên đánh đập Bà la môn, cũng không tha cho Bà la môn, Không phải là đánh Bà la môn, cũng không phải tha Bà la môn.

Không nên đánh đập Bà la môn: bà la môn nghãi là bậc A la hán, không nên đánh đập họ dù là bằng tay- bằng đá- bằng dao- bằng gậy, cho nên nói là: Không nên đánh đập Bà la môn.

Cũng không tha cho Bà la môn: Bậc A- la- hán ấy không tha cho cũng không tôn kính bố thí cơm áo- đồ nằm- thuốc thang chữa trị bệnh tật, cho nên nói là: cũng không tha cho Bà la môn.

Không phải là đánh Bà la môn: Họ không phải là hạng xấu xa tệ hại, mà là bậc A la hán, vì thế không đánh đập họ dù là bằng tay- bằng đá- bằng dao- bằng gậy, cho nên nói là: Không phải là đánh Bà la môn.

Cũng không phải tha Bà la môn: Họ không phải là hạng xấu xa tệ hại, mà là bậc A la hná, vì thế không tôn kính bố thí cơm áo- đồ nằm- thuốc thang chữa trị bệnh tật cho họ, do đó nói là: cũng không phải tha Bà la môn.

Rời bỏ đối với cha mẹ, bỏ cả vua cùng hai học, Bỏ xứ sở muốn đi theo, vượt qua Phạm chí vô ngại.

Rời bỏ đối với cha mẹ: Mẹ nghĩa là vốn sinh ra ái. Như nói: Ái là sinh ra người, tâm đó mãi ruổi rong, người vì thế sinh tử, khổ đau thật đáng sợ. Cha nghĩa là hành hữu lậu, có hành hữu lậu thì nên xa rời đoạn trừ. Vì thế nói là: Rời bỏ đối với cha mẹ.

Bỏ cả vua cùng hai học: Vua nghĩa là tâm- ý- thức hữu lậu. Như nói: Sáu tăng thượng là vua, nhiễm trước các cảnh trần, không nhiểm không ô trược, nhiễm gọi là ngu si. Hai học nghĩa là giới thủ và kiến thủ. Vì thế nói là: Bỏ vua cùng với hai học.

Bỏ xứ sở muốn đi theo: Xứ sở nghĩa là trần cấu bất tịnh. Muốn đi theo nghĩa là tâm tương ưng có giác- có quán, lúc ấy nên xa rời đoạn dứt. Vì vậy nói là: Bỏ xứ sở muốn đi theo.

Vượt qua pPhạm chí vô ngại: Ba chướng ngại là tham dục- sân giận và ngu si, ba chướng ngại không còn thì từ trong cõi Dục vượt qua mà ra ngoài, cõi Sắc và cõi Vô sắc cũng cần phải vượt qua mà thoát ra. Phạm chí là đối với nhận thưc` này cần phải diệt hết. Vì vậy nói là: vượt qua Phạm chí vô ngại.

Rời bỏ đối với cha mẹ, bỏ cả vua cùng hai học, Đã hại đối với năm hổ, đó gọi là người thanh tịnh.

Rời bỏ đối với cha mẹ: Mẹ nghĩa là vốn sinh ra ái. Như nói: Ái là sinh ra người, tâm đó mãi ruỗi rong, người vì thế sinh tử, khổ đau thật đáng sợ. Cha nghĩa là hành hữu lậu, có hành hữu lậu thì nên xa rời đoạn trừ. Vì thế nói là: Rời bỏ đối với cha mẹ.

Bỏ cả vua cùng hai học: Vua nghĩa là tâm- ý- thức hữu lậu. Như nói: Sáu tăng thượng là vua, nhiễm trước các cảnh trần, không nhiễm không ô trược, nhiễm gọi là ngu si. Hai học nghĩa là giới thủ và kiến thủ. Vì vậy nói là: Bỏ cả vua cùng hai học.

Đã hại đối với năm hổ: Thế Tôn thị hiện sân giận, như hổ kia hung ác không có lòng Từ. Sân giận ràng buộc như vậy, chúng sinh hung ác không có lòng Từ, lúc ấy Thế Tôn thị hiện sẽ không còn hung ác.

Hỏi: Thế nào là năm hổ?

Đáp: Số lượng là năm, năm trong năm cái, nămtrong năm kiết phần dưới. Lúc ấy những loại Cái- Kiết nên xa rời đoạn trừ, cho nên nói là: Đã hại đối với năm hổ.

Đó gọi là người thanh tịnh: Không còn dục nên được thanh tịnh, sân giận- ngu si đã hết nên gọi là thanh tịnh. Vì thế nên gọi là người thanh tịnh.

Nếu đã hết thì không sinh, đã hết không còn mang theo, Vô lượng hạnh của chư Phật, không dấu tích nào mang dấu.

Nếu đã hết thì không sinh: Kiết sử trừ diệt không còn sót gì thì gọi là hết. Hoặc là sinh, hoặc không sinh.

Hỏi: Ai sinh?

Đáp: Nếu kiết sử không còn mà lui sụt thì đây là sinh.

Hỏi: Ai không sinh?

Đáp: Nếu kiết sử không còn mà không lui sụt thì đây là không sinh.

Do đó nói là: Nếu đã hết thì không sinh.

Đã hết không còn mang theo: Kiết sử này không trừ hết thì còn sót lại, vì hai sự việc đi theo nhau, ở trong pháp hiện tại vui vơi sắc- thanh- hương- vị- xúa, nếu lúc thân hoại diệt thì sẽ có khổ sinh ra. Kiếtsử trừ hết không còn sót thì không đi theo nhau. Vì thế nói là: Đã hết không còn mang theo.

Vô lượng hạnh của chư Phật:

Hỏi: Thế nào là Phật?

Đáp: Như tư duy giác ngộ rõ ràng với trí tuệ nhận thức không sót điều gì của Như Lai, đã đạt được giải thoát thành tựu, tôn xưng là Phật. Hai bên có kiến chấp về thường- đoạn thì đây không phải là công hạnh của Phật Thế Tôn. Bốn ý niệm ngưng dứt đến vô lượng vô biên không còn giới hạn, đây là công hạnh của Phật Thế Tôn. Vì vậy nói là: Vô lượng hạnh của chư Phật.

Không dấu tích nào mang dấu: Dấu tích gọi là cấu nhiễm, cấu nhiễm ấy không có một cái gì đáng mang theo, như cấu nhiễm- như uế trược- như ngu si. Vì vậy nói là: Không dấu tích nào mang theo. Như lùm cỏ dại úa tàn, không ái nào đáng mang theo,

Vô lượng hạnh của chư Phật, không dấu tích nào mang dấu.

Như lùm cỏ dại úa tàn: Lùm cỏ dại gọi là ái. Như nói: Tỳ kheo! Nay Ta sẽ nói về lùm cỏ dại ái nhiễm lấy nước rưới trên cành, như các chúng sinh kia bị Ấm- Cái- Triền che phủ kín mít.

Hỏi: Thế nào là rưới thêm nước?

Đáp: Ái nhiễm này không trừ hết mà còn thừa lại, có nước rưới thêm tươi tốt, như quá khứ- vị lai- hiện tại trôi lăn trong năm nẽo sinh tử. Ái nhiễm ấy đoạn hết không còn sót gì cũng không rưới thêm nước, cho nên nói là: Như lùm cỏ dại úa tàn.

Không ái nào đang mang theo: Nghĩa là ái nhiễm đoạn trừ không sót lại gì. ái nhiễm này không đoạn trừ thì còn sót lại hai điều mang theo, ở trong pháp hiện tại vui với sắc – thanh – hương – vị – xúc – pháp, nếu lúc thân hoại diệt thì có khổ nảy sinh. Ái nhiễm đoạn hết không còn lại gì cũng không mang theo, cho nên nói là: Không ái nào đáng mang theo.

Vô lượng hạnh của chư Phật:

Hỏi: Thế nào là Phật?

Đáp: Như tư duy giác ngộ rõ ràng với trí tuệ nhận thức không sót điều gì của Như Lai, đã đạt được giải thoát thành tựu tôn xưng là phật. Chấp trước hai bên đoạn diệt- hữu thường, đó không phải là công hạnh của Phật Thế Tôn. Bốn ý niệm ngưng dứt đến vô lượng vô biên không còn giới hạn, đây là công hạnh của Phật Thế Tôn. Vì vậy nói là: Vô lượng hạnh của chư Phật.

Không dấu tích nào mang dấu: Dấu tích gọi là cấu nhiễm, cấu nhiễm ấy không có một cái gì đáng mang theo, như cấu nhiễm- như uế trược- như ngu si. Vì vậy nói là: Không dấu tích nào mang theo.

Dây buộc trên cao đã dứt, ý cũng dựa vào nhau.

Giác là đã vượt qua sông, đó là Phạm chí thế gian.

Dây buộc trên cao đã đứt: Thế Tôn thị hiện dây ái cao mạn, ví như xe chở đầy hiện rõ có dây ràng buộc trên cao. Chúng sinh bị ái ràng buộc ngại mạn trên cao như vậy, lúc ấy Đúc Thế Tôn thị hiện đang diệt, cho nên nói là: Dây buộc trên cao đã đứt.

Y cũng dựa vào nhau: Ba ý tham dục- sân giận- ngu si, cùng dựa vào nhau gọi đó là giác quán tương ưng, cho nên nói là: Ý cũng cùng dựa vào nhau.

Giác là đã vượt qua sông: Phật Thế Tôn thị hiện đang đoạn diệt vô minh.

Như nói: Thế nào là Tỳ kheo đã vượt qua bến bờ?

Đáp: Dòng sông vô minh khô cạn không còn sót gì, cho nên nói là: Giác là đã vượt qua sông.

Đó là Phạm chí thế gian: Phạm chí hiện thân đã diệt trừ ác pháp.

Vì vậy nói là: Đó là Phạm chí thế gian.

Một gốc hai lần xoay chuyển, ba cấu nhiễm năm đường rộng, Các biển của mười hai nhập, văn Ni vượt qua sinh tử (ốc tiêu).

Một gốc hai lần xoay chuyển: Đức Thế Tôn thị hiện vô minh làm gốc rễ. Như nói: NHững nẽo xấu ác này, đời nay và đời sau, vô minh làm gốc rễ, tham- sân cùng sinh ra. Hai lần xoay chuyển gọi là danh sắc, vì vậy nói là: Một gốc hai lần xoay chuyển.

Ba cấu nhiễm- năm đường rộng: Ba cấu nhiễm là tham dâm- sân giận- ngu si. Năm đường rộng là đường địa ngục- súc sinh- ngạ quỷ- trời và người. Vì vậy nói là: ba cấu nhiễm- năm đường rộng.

Các biển của mười hai nhập: Đức Thế Tôn thị hiện biển rộng, Lục nhập đều là những biển rộng của sinh tử. Như nói: Biển rộng giáo pháp của Tỳ kheo mà người phàm phu ngu muội nói rằng đây không phải là biển rộng của thánh điển diệu kỳ. Nơi bao la mênh mông nước có nhiều dòng nước hội tụ xa hút, nhãn tiếp nhận đó là biển. Sóng sắc quay lại chi phối, nếu chấp nhận sóng sắc ấy chi phối, thì không vượt qua biển cả của mắt, cũng quay lại chi phối, trở thành cùng là Thần, cùng là La sát. Nhĩ- tỷ- thiệt- thân- ý nhập đều là biển, pháp đó quay lại chi phối, thì lúc đó không vượt qua biển cả của ý mà cùng quay lại chi phối, trở thành cùng là Thần, cùng là La sát. Mười hai chuyển tức là gọi cho mười hai nhập, như nhãn- sắc giữa chừng quay lại, sắc- nhãn giữa chừng quay lại, cho đến ý- pháp giữa chừng quay lại, pháp- ý giữa chừng quay lại. Vì vậy nói là; Các biển của mười hai nhập.

Văn Ni vượt qua sinh tử: Sinh tử gọi là ốc tiêu, là sinh tử không có giới hạn, bậc Văn Ni vô học đã vượt qua, học Văn ni mới có thể vượt qua. Vì vậy nói là: Văn Ni vượt qua sinh tử.

Không tin không trụ vào trí, giống như Na La đoạn trừ, Làm hại dâm rời bỏ dâm, đó là bậc Vô Thượng Sĩ.

Không tin không trụ vào trí: Đệ tử của Đức Thế Tôn đã thật sự thấy rõ bốn Đế, vì sao nói là không tin? Bởi vì họ không tin gì khác mà chỉ tin vào Phật- Pháp- Tăng và khổ- tập- tận- đạo. Không trụ vào trí: Nghĩa là Niết bàn. Như nói: Có Tỳ kheo không sinh- không trụ- không có, thuận theo tự nhiên ở tại đây lâu dài mãi mãi, không đạt được mà nay đạt được nhờ vào đạo- nhờ vào dấu tích. Vì vậy nói là; Không tin không trụ vào trí.

Giống như Na La đoạn trừ: đó là đoạn trừ tất cả giới hạn của ba cõi. Như Na La ấy là tên gôi. Như nói; Chúng sinh gọi là Na La, Ma nậu xá, Ma nạp bà, Phú lâu sa, Phước già la, Kỳ phi, Thiền đậu. Vì vậy cho nên nói là: Giống như na La đoạn trừ.

Làm hại dâm rời bỏ dâm: Làm hại dâm là rời bỏ hình thể không còn. Rời bỏ dâm là hiện rõ mạng sống của dâm không còn. Vì vậy nói là: Làm hại dâm rời bỏ dâm.

Đó là bậc Vô Thượng Sĩ: Đó là người bậc nhất, người vĩ đại, người tuyệt diệu, người cao quý, người không có gì hơn được. Vì vậy nói là:

Đó là bậc Vô Thượng Sĩ.

Trong ba mươi sáu dòng nước, dòng chảy của ý có hơn,

Dòng chảy thuận có hai kiến, nhờ dâm mà giác sinh ra.

Trong ba mươi sáu dòng nước: Nước gọi là chủng loại của ba mươi sáu ái, cho nên nói là: Trong ba mươi sáu dòng nước.

Dòng chảy của ý có hơn: Ý nảy sinh, ý đứng đầu, ý đã ràng buộc chấp trước, làm cho tăng thêm tràn đầy gấp bội. Vì vậy nói là: Dòng chảy của ý có hơn.

Dòng chảy thuận có hia kiến: Hai kiến gọi là kiến đoạn diệt và kiến hữu thường. Dòng chảy đó xuôi đến chốn địa ngục- súc sinh- ngạ quỷ, cho nên nóil: Dòng chảy thuận có hai kiến.

Nhờ dâm mà giác sinh ra: Ba giác là dục giác- sân giận giác- hại giác. Dục nảy sinh, dục đứng đầu, dục đã ràng buộc đắm trước. Vì vậy nói là: Nhờ dâm mà giác sinh ra.

Bỏ hành bất thiện của thân, và hành bất thiện của miệng, Bỏ hành bất thiện của ý, và những ý niệm uế tập.

Bỏ hành bất thệin của thân: Hiện đang diệt trừ ba hành bất thiện của thân, cho nên nói là: Bỏ hành bất thiện của thân.

Và hành bất thiện của miệng: Hiện đang diệt trừ bốn hành bất thiện của miệng cho nên nói là: Và hành bất thệin của miệng.

Bỏ hành bất thiện của ý: Hiện đang diệt trừ ba hành bất thiện của ý, cho nên nói là: Bỏ hành bất thiện của ý.

Và những ý niệm uế tạp: Nếu biết các ý niệm uế tạp còn lại thì cũng nên diệt trừ, vì vậy nói là: Và những ý niệm uế tạp.

Như Man đồng tử, thấy thì thấy có đủ, nghe thì nghe đủ, biết thì biết đủ, nhận thức thì nhận thức đủ, giống như không phải nơi này.

Giống như không phải nơi này là giống như không phải nơi kia. Giống như không phải nơi kia là giống như không phải ở dưới, không phải ở trên, không phải ở giữa hai bên, mà đây là phạm vi của khổ.

Hỏi: Hoặc là Man đồng tử thấy thì thấy có đủ, hoặc không có thì cái gì có?

Đáp: Nếu mắt thấy sắc mà không dấy khởi cấu nhiễm, thì gọi là có.

Hỏi: Cái gì không có?

Đáp: Nếu mắt thấy sắc dấy khởi cấu nhiễm, thì gọi là không có.

Nghe thì nghe đủ, biết thì biết đủ, nhận thức thì nhận thức cũng như vậy.

Như Man đồng tử vào lúc ấy, thấy thì thấy có đủ, nghe thì nghe đủ, biết thì biết đủ, nhận thcứ thì nhận thức đủ giống như không phải nơi này. Hoặc cấu nhiễm, hoặc uế trược, hoặc ngu si, hoặc không phải nơi này. Hoặc cấu nhiễm, hoặc uế trược, hoặc ngu si là như vậy chứ không phải lúc ấy giữ lấy ràng buộc.

Nếu như không phải vào lúc ấy giữ lấy ràng buộc, thì như vậy giống như không phải ở dưới là cõi Dục, không phải ở trên là cõi Vô sắc, không phải ở giữa hai bên là cõi Sắc, mà đây là phạm vi của khổ, khổ nghĩa là năm thạnh ấm. Đó là phạm vi, phạm vi đằng sau và phạm vi cuối cùng, vì vậy nói rằng đây là phạm vi của khổ.

Ma xá, Đâu xá, Tăng thế ma, Tát phi đa la tỳ tỉ lật đa, đây là phạm vi của khổ.

Ma xá là không hy vọng, bởi vì hoặc là tham dục, hoặc sân giận, hoặc ngu si, cho nên nói là Ma xá.

Đâu xá là ưa thích Phật đạo, ưa thích pháp hành thiện, thuận với Thánh Tăng phân biệt về khổ- tập- tận- đạo, sắc vô thưởng và thọ- tưởng- hành- thức cũng vô thường, cho nên nói là Đâu xá.

Tăng thế ma là tham dục phát sinh thì ngăn chặn làm cho ngừng lại, sân giận- ngu si phát sinh thì ngăn chặn làm cho ngừng lại, vì vậy gọi là Tăng thế ma.

Tát phi ta la tỳ tỉ lật đa là trừ bỏ tất cả các tâm của cõi Dục, trừ bỏ tất cả các tâm của cõi Sắc và cõi Vô sắc, cho nên nói là Tát phi đa là tỳ tỉ lật đa.

Đây là phạm vi của khổ, khổ nghĩa là năm thạnh ấm; đó là phạm vi, phạm vi đằng sau và phạm vi cuối cùng, cho nên nói rằng đây là phạm vi của khổ.

Biết thân như đám bọt nước, biết pháp như con ngựa hoang, Đoạn trừ hoa đốm tà ma, vua chết không đến gặp mặt.

Biết thân như đám bọt nước: Như bọt nước kết tụ không có sức lực gì mà yếu đuối như hư không chẳng bền vững, năm thạnh ấm như vậy cũng không có sức lực mà yếu đuối như hư không chẳng có gì bền vững, cho nên nói là: Biết thân như đám bọt nước.

Biết pháp như con ngựa hoang: Như con ngựa hoang từ khi ánh nắng mặt trời xuất hiện không lâu, không dừng lại trong khoảnh khắc, vốn không có mà bổng nhiên có, cho dù có nhưng mà lập tức không còn. Năm thạnh ấm như vậy thì không dừng lại trong khoảnh khắc, vốn không có mà chợt có, cho dù có nhưng lập tức không còn, vì vậy nói là: Biết pháp như con ngựa hoang.

Đoạn trừ hoa đốm tà ma: Bốn ma là ma năm ấm- ma cấu nhiễm- ma chết- ma trời Tự Tại. Đức Thế Tôn vì các loại ma mà hiện rõ kiến đế đoạn trừ. Hoa đốm cấu nhiễm không còn thì hoa đốm bé nhỏ do tư duy mà đoạn trừ. Vì vậy nói là: Đoạn trừ hoa đốm tà ma.

Vua chết không đến gặp mặt: Kiến đế và tư duy đoạn trừ kiết sử như vậy đã hết không sót lại gì, ma trời Tự Tại không thể tuỳ ý tự làm bừa, cho nên nói là: Vua chết không đến gặp mặt.

Giữa nhà như ở hai bên, các giác hỷ mình có đủ,

Biết rõ thế gian hưng- suy, tâm thiện giải thoát tất cả.

Giữ nhà như ở hai bên: ba giảng đường là Không- Vô nguyện và Vô tướng, các duyên bên trong sinh ra các duyên bên ngoài, cho nên nói là: Giữ nhà như ở hai bên.

Các giác hỷ mình có đủ: Giác gọi là trí thông hiểu, thành tựu trí tuệ thông minh, vui thích đối với Phật đạo, thông thạo thuyết pháp, thuận với Thánh Tăng phân biệt rõ ràng khổ- tập- tận- đạo, biết sắc là vô thường mà thọ- tưởng- hành- thức cũng vô thường, ý tưởng tuyệt diệu giúp mình thành tựu dầy đủ thiện hạnh của thân miệng ý. Vì vậy nói là: Các giác hỷ mình có đủ.

Biết rõ thế gian hưng- suy: Thế gian nghãi là năm thịnh ấm. Các Tỳ kheo dạo qua quán xét những sự hưng- suy; sắc như vậy- sắc tập như vậy- sắc tận như vậy, thọ- tưởng- hành- thức như vậy; đây là thức tập, đây là thức tận. Vì vậy nói là: Biết rõ thế gian hưng- suy.

Tâm thiện giải thoát tất cả: Lúc ấy tư duy về nghĩa, tư duy về pháp, tư duy về thiện, tư duy về diệu, tất cả đều có mà đạo ẩn sâu, giải thoát hiện tại- quá khứ- vị lai. Vì vậy nói là: Tâm thiện giải thoát tất cả.

Thoát khỏi như đọa- đã đọa tham ăn uống lại quay về, Đã đến nơi chốn yên ổn, thích đi đến chỗ vui hơn.

Thoát khỏi như đọa- đã đọa: Thoát khỏi nghĩa là cõi Dục, đã đọa nghĩa là sinh đến cõi Sắc. Như đọa nghĩa là có đủ năm mấ trong cõi Sắc. Vì vậy nói là: Thoát khỏi như đọa- đã đọa.

Tham ăn uống lại quay về: Có đạo thế gian trừ hết cấu nhiễm mà Thánh trí chưa phát sinh, lúa ấy tự mình vui thú, tự mình nương nhờ chính mình, lại rơi vào địa ngục- ngạ quỷ- súc sinh. Vì vậy nói là: Tham ăn uống lại quay về.

Đã đến nơi chốn yên ổn: Đã đến nghĩa là đệ tử cửa Phật. Yên ổn nghãi là Niết- bàn. Cảnh giới Niết- bàn vui thú, cho nên nói là: Đã đến nơi chốn yên ổn.

Thích đi đến chỗ vui hơn: Đạo lý đó vui thú đến cảnh giới Niết- bàn, cho nên nói là: Thích đi đến chỗ vui hơn.

Nếu như không có rễ -da, lá không có huống gì cành, Cởi bỏ mọi thứ trói buộc, ai có thể phỉ báng được?

Nếu như không có rễ- da: Đức Thế Tôn hiện bày gốc rễ vô minh. Như nói: Các đường xấu ác này, đời nay và đời sau, vô minh làm gốc rễ, tham- sân cùng sinh ra. Da là bốn thức trú, thức không trừ hết mà còn sót lại, không phải ham muốn, không phải ham muốn cũng không phải nhận lấy. Vì vậy nói là: Nếu như không có rễ- da.

Lá không có huống gì cành: Đức Thế Tôn hiện bày lá ngã mạn. Như nói: Tại vì sao Tỳ kheo đốt là? Bởi vì ngã mạn trừ hết không còn lại gì. cành là chỉ cho ái, như nói: Tỳ kheo! Nay Ta sẽ nói về lùm cỏ dại ái nhiễm lấy nước rưới lên cành, làm cho các chúng sinh này bị Am- Cái- Triền che phủ kín mít. Vì vậy nói là: Lá không có huống gì cành.

Cởi bỏ mọi thứ trói buộc: Mạnh dạn là chỉ cho đệ tử của Phật với tâm dũng mãnh, thành tựu trí tuệ dũng mãnh trừ diệt ba sự trói buộc của ác pháp, họ cởi bỏ- đã cởi bỏ- đang cởi bỏ tham dục- sân giận- ngu si. Vì vậy nói là: Cởi bỏ mọi thứ trói buộc.

Ai có thể phỉ báng được: Người ấy đáng được tôn xưng ca ngợi chứ không thể nào huỷ nhục che bai. Nếu huỷ nhục chê bai thì nhận lấy nhiều tội lỗi. Như nói: Nếu đáng chê mà khan, nếu đáng khen mà chê, thì miệng chuốc lấy tai họa, không thể nào cảm thấy yên vui. Vì vậy nói là: Nếu như không có gốc rễ- không có da che, thì lá cũng không có huống gì là có cành, người này can đảm cởi bò mọi sự ràng buộc, ai có thể đủ khả năng để phỉ báng họ?