ĐẠO PHẬT TA CÓ DẠY VỀ PHẬT GIA KHÍ CÔNG KHÔNG?
(Thư Học Phật Số 72)
Btg Bảo Đăng

(Đôi lời của Bảo-Đăng…….

Trong THƯ HỌC PHẬT số 72 lần nầy, có lời hỏi (qua thơ gởi về) rất quan-trọng mà Bảo-Đăng trong cương-vị TRƯỞNG BAN HOẰNG-PHÁP của Bổn-Tự PHÁP-HOA nầy, bắt-buộc phải Quan-tâm đến:

Bởi vì:

Đây là một sự việc về ĐẠO-PHÁP của PHẬT-GIA nhà ta đang bị lâm vào cảnh: “TÀ NHÂN” THUYẾT “CHÁNH PHÁP” (PHẬT PHÁP), CHÁNH PHÁP “BIẾN” VI TÀ.

Nghĩa là: – Người TÀ giáo giảng “CHÁNH PHÁP” (của PHẬT) sai….

Thì:

– “CHÁNH PHÁP” ấy biến ngay ra TÀ.

– Có nhiều Phật-tử (xuất gia lẫn tại-gia) thường khuyên Phật-tử phải tập thêm “KHÍ-CÔNG” cho “THÂN” được khoẻ mạnh thì TU mới mau đạt được kết-quả !!

– Ở Việt-Nam ngay cả chính những Chùa lớn, cũng đem pháp “KHÍ-CÔNG” nầy dạy cho chư Tăng (Tân tăng) và HỌ lại mệnh danh cho pháp nầy là: “PHẬT GIA KHÍ CÔNG !! ‌” khuyên các Tăng sinh mới Tu, chưa thông phật lý nên luyện-tập theo !!

Bảo-Đăng có trình lên Thầy Bổn-Sư THÍCH HẢI-QUANG rằng:

1- Trong Đạo PHẬT nhà ta có pháp-môn nào dạy về “PHẬT GIA KHÍ CÔNG” không?‌

2- Có phải phép luyện tập “KHÍ CÔNG” nầy là của đạo “TIÊN” không?‌

3- Nếu là Phật-tử…tu theo đạo PHẬT chánh-tông…mà tập luyện thêm “KHÍ-CÔNG” có được không ‌ có mang lỗi không?‌

4- Trong đạo PHẬT có cho phép người tu học PHẬT-PHÁP luyện-tập “KHÍ-CÔNG” không?‌

Sau khi được Thầy Bổn-sư THÍCH HẢI-QUANG giảng-dạy sơ qua về bốn câu hỏi nầy. Bảo-Đăng xin được giải-thích “theo như PHÁP” lần-lượt sau đây:

1/- Trong Tam-tạng kinh-điển của PHẬT-GIÁO nhà Ta, không có nhắc đến một pháp-môn nào gọi là “PHẬT-GIA KHÍ-CÔNG” để dạy cho người tu-học theo PHẬT-PHÁP hết.

Còn môn pháp gọi là “PHẬT-GIA KHÍ-CÔNG” nầy, do các người ngoại-đạo bên TIÊN thêm vào, có lẽ vì muốn thâu nhập thêm nhiều Tín-đồ về cho môn-phái của HỌ, nên HỌ thêm vào hai chữ “PHẬT-GIA” trước hai chữ “KHÍ-CÔNG” nầy cho có vẻ “HẤP-DẪN” đến các Phật-tử kém hiểu biết nhiều về PHẬT-LÝ chạy tu theo TIÊN-ĐẠO mà thôi, chớ thật ra trong PHẬT-PHÁP chẳng có dạy môn “KHÍ-CÔNG” bao giờ.

Sao gọi là “KHÍ-CÔNG”?‌

Gọi “nôm-na” cho dễ hiểu là phép “LUYỆN ĐƠN VẬN KHÍ” ở bên Đạo TIÊN để cầu cho Thân-xác được mạnh-khoẻ và “TRƯỜNG-SANH” mà thôi. Thật ra thì bên ĐẠO TIÊN góc ở nơi sự “Chánh-truyền” 1 ban đầu, chớ không có chuyên-chú về việc KHÍ-CÔNG (luyện đơn, vận khí) chi cả, nhưng các người tu-hành theo TIÊN-ĐẠO về các đời sau hiểu lầm rằng việc “luyện đơn vận khí” để cầu cho được Trường-sanh là Tông-chỉ chơn-chánh, do đó cho nên các thế-hệ tu-tập về sau nầy chỉ thuần về việc “luyện đơn, vận-khí” mà thôi.

Đây là một sai-lầm trái với sự “CHÁNH TRUYỀN” ban đầu của Đạo Tiên, lại còn thêm sai-lầm nữa là vì muốn để cho có thêm tín-đồ đông, nên HỌ thêm chữ PHẬT-GIA vào cho nó có vẻ chơn-chánh và hấp-dẫn.

(Phụ – chú:

Lấy ví-dụ như: – Đạo HOÀ-HẢO, nguyên góc là đạo TIÊN do Ngài PHẬT THẦY TÂY-AN ở chùa TÂY-AN (miền Tây) sáng lập ra, chớ nguyên-thuỷ không phải là Đạo PHẬT, đó là ở người đời sau (giáo-chủ là HUỲNH PHÚ-SỔ – bên đạo TIÊN) thêm hai chữ PHẬT-GIÁO vào thành được cải danh ra là đạo : PHẬT-GIÁO HÒA-HẢO”

Hồi thuở Hoà-Thượng THÍCH THIỀN-TÂM còn tại thế, và trước năm 1975, lúc đó có ngôi chùa ở cõi trên tên là THIÊN SƠN TỰ có mở ra một buổi họp mặt của các Tôn-giáo mà mục-đích chánh là bàn thảo về việc “ĐỔI ĐỜI” sau năm 1975 (Ất-Mão) trong đó có hai đại-diện của hai Tôn-giáo lớn là:

– PHẬT-GIÁO mà đại biểu là Hoà-Thượng THÍCH THIỀN-TÂM (Ngài đến dự hội bằng cách “Phân-thần”).

– TIÊN-ĐẠO mà đại biểu là PHẬT THẦY TÂY-AN (cũng đến bằng cách “Phân-thần”).

Buổi họp bàn hôm đó, thì Hoà-Thượng THIỀN-TÂM (PHẬT-GIÁO) ngồi ở đầu bàn bên tay phải.

Đầu bàn phía tay trái là một vị: – Đạo-gia vì còn để (chùm râu trắng dài có vẻ rất “Tiên-phong, đạo-cốt”, nhưng đặc-biệt là trên đầu thì cạo-trọc tóc giống như “Thầy Chùa”, vị nầy mình mặc áo trường-bào màu trắng của Tiên-gia, mặt mày hồng-hào tươi-nhuận (có lẽ vì tu theo pháp “luyện đơn, vận khí” của Tiên-đạo), trên tay phải cầm một cây gậy đầu rồng trông rất linh-động, hai con mắt đỏ của đầu rồng ấy lấp-lánh và nháy-nháy cứ liếc nhìn qua bên Hoà-Thượng hoài, vị “Tiên Ông” ấy lấy tay vỗ lên đầu con rồng ở cây gậy ấy mà rầy la nói rằng:

“Đồ vô lễ, sao dám nhìn lén qua Hoà-Thượng”. Thì hai con mắt Rồng ấy nhắm lại, nhưng rồi thỉnh-thoảng “NÓ” mở mắt ra và len-lén nhìn qua Hoà-Thượng hoài.

Cho nên cuối cùng vị Tiên-gia đó đứng dậy, hai tay nâng cao cây gậy và thưa cùng Hòa-Thượng rằng:

“Xin Bồ-Tát tha lỗi cho TÔI vì con “nghiệt súc” nầy của TÔI, có lẽ vì hào-quang bao quanh thân-thể của Hoà-Thượng sáng-rực đẹp quá… cho nên nó cứ nhìn lén Ngài hoài, để TÔI rầy dạy lại “NÓ”. Bạch Hoà-Thượng, TÔI được biết Ngài là một vị BỒ-TÁT đại-diện bên PHẬT-GIÁO, còn TÔI thì đại-diện bên TIÊN ĐẠO, chắc Ngài không biết TÔI, chớ còn TÔI biết NGÀI rất rõ và kính-phục đạo-hạnh của NGÀI lắm”.

Hoà-Thượng mới cười nhẹ rồi hỏi:

“Chẳng hay Ngài đây là ai ‌Từ trước đến nay TÔI chưa được biết.

Vị “TIÊN GIA” ấy thưa rằng:

“Bạch Hoà-Thượng, “PHẬT THẦY TÂY-AN” của đạo HOÀ-HẢO (Bửu Sơn Kỳ-Hương) là TÔI vậy”.

Hoà-Thượng mới nói:

“PHẬT là PHẬT-GIÁO, THẦY là TIÊN-GIÁO, chẳng hay vì sao mà ĐẠO-hữu lại xưng-danh là “PHẬT THẦY” kiêm luôn cả PHẬT-ĐẠO và TIÊN-ĐẠO như vậy ‌

Vị “Tiên-gia” ấy cúi đầu thi-lễ và xin lỗi rồi nói rằng:

“Bạch BỒ-TÁT, TÔI bắt đầu tu-luyện theo TIÊN-ĐẠO từ hồi Vua THẾ-TỔ nhà NGUYỄN là Hoàng-Đế GIA-LONG, đến đời Vua thứ nhì là MINH-MẠNG Hoàng-Đế, thì TÔI được thành TIÊN, bấy giờ TÔI mang lớp “TIÊN ÔNG ĐẠO-CỐT” đến triều bái Hoàng-Đế MINH-MẠNG và xin Vua cho phép cất chùa, bấy giờ Hoàng-Đế MINH-MẠNG còn đang bực mình về việc Hoàng-Đế GIA-LONG cho Đạo CÔNG-GIÁO vào nước, làm đảo loạn sự thờ cúng “ÔNG, BÀ, CHA MẸ” của Đạo NHO là Quốc-giáo của nước Ta thời đó).

(Vì đạo CÔNG-GIÁO không cho Tín-Đồ thờ cúng các bậc Gia-Tiên đã mất, (như Ông-Bà Cha mẹ), gây sự đảo-loạn về phương-diện thờ cúng Tổ-Tiên.

Lại thêm thấy TÔI là một người “Tiên-Gia Đạo-Sĩ” mà đến xin cho phép cất chùa ‌!!

Nên Hoàng-Đế (có lẽ) càng thêm bực-bội, mới la rầy TÔI rằng:

“Cất Chùa cái con khỉ gì mà xin, trong khi trên đầu ngươi còn để tóc. Về “cạo đầu” đi, rồi lên trình-diện TA xem trước đã, rồi TA mới cho phép “CẤT CHÙA” SAU”.

Vì Hoàng-Đế là một vị THIÊN-TỬ thay Trời hành đạo đã phán dạy như vậy, nên TÔI cáo từ ra về và cạo sạch tóc đi, rồi vào trình-diện thì MINH-MẠNG Hoàng-Đế mới cho phép cất Chùa.

Và TÔI về cất Chùa “TÂY-AN” CỔ TỰ tại miền Tây, xưng danh là “PHẬT THẦY TÂY-AN”. Vậy thì PHẬT THẦY TÂY-AN chính là TÔI đây vậy. BẠCH BỒ-TÁT.

Hòa-Thượng nhà ta gật đầu rồi mĩm cười, hỏi tiếp:

“Sao chỉ có “CẠO ĐẦU” thôi mà KHÔNG chịu “CẠO RÂU” luôn vậy?‌

Vị Tiên-gia ấy đáp:

Vì Hoàng-Đế MINH-MẠNG chỉ biểu “THẾ PHÁT” (cạo đầu) chớ không có biểu “THẾ TU” (cạo râu) cho nên TÔI chỉ có “THẾ-PHÁT” không thôi mà không có “THẾ-TU” là như vậy.

(Hình ảnh của Đức PHẬT THẦY TÂY-AN mà các Tín-đồ đạo HOÀ-HẢO còn thờ phượng và lưu-truyền cho đến ngày nay, vẫn là: Một vị Hòa-Thượng có hàm râu dài bạc trắng, là do sự tích nầy mà ra vậy).

Các Tín-đồ đạo HOÀ-HẢO về sau, dưới sự lãnh-đạo của Đức HUỲNH PHÚ-SỔ, mới nương nơi hình của đức PHẬT THẦY TÂY-AN và thêm vào chữ “PHẬT-GIÁO” trước hai chữ “HOÀ-HẢO”, thành ra được danh-xưng theo tên mới là ĐẠO “PHẬT GIÁO HOÀ-HẢO” là như vậy.

(Nhờ hai chữ “PHẬT-GIÁO” nầy mà từ đó về sau, đạo HOÀ-HẢO thâu-nhập thêm vào rất nhiều tín-đồ PHẬT-GIÁO ở khắp nơi, nhất là ở Miền TÂY Nam-Bộ, đến nổi về sau nầy không còn tên là HOÀ-HẢO (sống HOÀ-HẢO tốt đẹp với nhau) nữa mà chỉ còn có tên là “PHẬT-GIÁO HOÀ-HẢO” mà thôi.

Nhưng đạo “PHẬT-GIÁO HOÀ-HẢO” nầy có một điểm lạ khác với “PHẬT GIA” chánh truyền của TA là:

Đạo “PHẬT GIÁO” nầy lại thành-lập nên một lực-lượng Quân-Đội, gọi là lực-lượng Quân-đội PHẬT-GIÁO HOÀ-HẢO, có đầy-đủ các “phẩm trật Sĩ-quan, binh-sĩ”….như là:

Cấp Tướng, cấp Tá, cấp Uý, binh-sĩ các cấp trong quân ngũ đàng hoàng !!
(Là Tướng BẢY VIỄN, và Thiếu Tướng BA CỤT, LÂM QUANG VINH)

Còn đạo bên CAO-ĐÀI cũng thế, lấy theo gương của đạo HOÀ-HẢO mà thêm vào nơi đầu hai chữ PHẬT-GIÁO, thành ra là đạoPHẬT-GIÁO CAO-ĐÀI (Toà thánh ở TÂY NINH)

(Đạo “PHẬT-GIÁO CAO-ĐÀI” này cũng có quân-đội (y như “PHẬT GIÁO HOÀ-HẢO), mà đại-diện là Trung Tướng TRÌNH MINH-THẾ

Nhắc lại sự-tích nầy, BẢO-ĐĂNG thiết nghĩ:

Trong “THỂ” thì đạo PHẬT, đạo TIÊN vẫn “đồng nguồn” và việc “ĐỒNG NGUỒN” nầy như thế nào?‌ Đó là: (Trước khi PHẬT nhập NIẾT-BÀNNgài có phú-chúc lại cho ba vị BỒ-TÁT thay NGÀI qua giáo-hoá dân-chúng bên nước “CHẤN-ĐÁN” (tức là nước TRUNG-HOA) như sau:

1-/ Ngài NHO-ĐỒNG Bồ-Tát, ứng-hiện thân ra làm ngài KHỔNG-TỬ , đem “nhơn-luân” và “lễ- nghĩa” mà dạy dân-chúng Tu đúng theo “NHƠN-ĐẠO”.

2-/ Ngài NGUYỆT-QUANG Bồ-Tát ứng-thân ra làm Ngài NHAN-HỒI, (2 vị THÁNH nầy đồng dạy dân-chúng tu-học theo “NHƠN-ĐẠO”).

3-/ CA-DIẾP Bồ-tát ứng-thân ra làm Đức LÃO-TỬ, dạy Người tu theo TIÊN-ĐẠO (sanh lên cõi TRỜI làm Tôi dưới quyền của THIÊN-ĐẾ – tức là “THIÊN-ĐẠO”).

Sau khi 3 vị THÁNH nầy đã dạy xong phần “NHƠN-ĐẠO” và “THIÊN-ĐẠO” cho nhân-dân TRUNG-QUỐC rồi….. Thì: – “PHẬT-GIÁO” mới được truyền vào TRUNG-QUỐC (do hai Ngài NHIẾP MA-ĐẰNG và TRÚC PHÁP-LAN (là 2 bậc A-LA-HÁN) dùng con BẠCH-Mà(ngựa trắng) chở KINH-PHÁP của PHẬT-GIÁO vào nước CHẤN-ĐÁN, lưu-truyền ra cho đến bây giờ.

Cho nên trong Kinh nói:

Trong cõi NAM DIÊM PHÙ-ĐỀ, có nước CHẤN-ĐÁN (tức là TRUNG-HOA ngày nay), nhân-dân đông-đảo, có căn-khí ĐẠI-THỪA, sau nầy khả-dĩ kham tu-học được PHẬT-PHÁP, vì thế nên nay TA (PHẬT THÍCH-CA) sai 3 vị ĐẠI-THÁNH đến giáo-hoá ở đó, khiến cho nhân-dân phát-sanh ra được lòng từ-ái, lễ nghĩa……đầy-đủ”.

Cũng vì như vậy mà trong sách, luận (đời sau) gọi là: TAM GIÁO QUY-NGUYÊN (Ba giáo NHO, THÍCH, ĐẠO) đều đồng một nguồn – tức là từ nơi Đạo PHẬT và PHẬT THÍCH-CA mà ra – là như vậy.

Nhưng theo “thiển-ý” và sự hiểu biết riêng của BẢO-ĐĂNG thì:

Mặc dù Đạo PHẬT và Đạo TIÊN “Đồng nguồn” như vừa nói trên, nhưng về phần tu-tập của “CHI PHÁI, MÔN-ĐÌNH” ở hai bên thì hoàn-toàn khác nhau rất xa.

Ở chỗ nào?‌ Đó là việc:

Đạo PHẬT thì rộng-rải và bao trùm tất cả, chẳng những đối với vấn-đề “THÂN TÂM và HUỆ-MẠNG” 2 phát huy rất rõ-ràng, mà chính đến các việc nhỏ của “THẾ ĐẾ” như các vấn đề HIẾU ĐỂ4, và “NGŨ-SUY” 5 hiện ra rồi, thì phải theo “NGHIỆP” còn sót lại trong tiền-kiếp mà đoạ vào trong vòng luân-hồi sanh tử.

Còn: PHẬT THỌ KHÔNG CÙNG (TẬN)

Cho nên người tu-học theo PHẬT PHÁP phải nên ý-thức (hiểu) điều rằng:

Trong lúc tuổi càng ngày càng cao và sức-khoẻ ngày càng yếu như thế nầy, chúng ta quyết phải nên : CHUYÊN TÂM, GẮNG SỨC TU THEO “PHÁP-MÔN TỊNH-ĐỘ”.

Bởi vì chỉ:

Có PHÁP-MÔN NIỆM PHẬT (TỊNH-ĐỘ) nầy mới có thể: “HIỆN ĐỜI GIẢI QUYẾT ĐƯỢC “VẤN ĐỀ SANH TỬ” mà thôi.

Cho nên:

Phải gấp-gấp tìm xem những Kinh, Luận dạy về TỊNH-ĐỘ, rồi: Y THEO ĐÓ MÀ TU-HÀNH

Lại phải nên: TIN CHẮC THEO CÁC LỜI DẠY CỦA “PHẬT TỔ”

Chớ không nên: VÌ MÌNH CHƯA HIỂU ĐẾN MÀ SANH LÒNG DẠ NGHI-NGỜ

Nếu có thể: Đầy-đủ cả 3 điều “TÍN, HẠNH, NGUYỆN” của Pháp-môn TỊNH-ĐỘ mà PHẬT đã dạy.

Thì tự-nhiên sẽ được: NHỜ SỨC “TỪ” CỦA PHẬT TIẾP-DẪN VỀ CÕI TÂY-PHƯƠNG, CỰC-LẠC.

Mà: – Một khi đã được vãng-sanh về cõi “TÂY-PHƯƠNG CỰC-LẠC” rồi.

Thì sẽ: GẦN VỚI PHẬT “A-DI-ĐÀ”, BẠN CÙNG CHƯ “THÁNH-CHÚNG BỒ-TÁT”

Và rồi lần-lần sẽ được:

– CHỨNG QUẢ VÔ-SANH,

– LÊN ĐẾN NGÔI “BỔ XỨ”

(Một đời nữa sẽ thành PHẬT) – (Như Đức DI-LẶC BỒ-TÁT hiện nay)

Chừng đó, chung-quy thì nhìn lại : – Việc luyện “KHÍ-CÔNG” và sẽ được THÀNH TIÊN bay lên Trời làm Kẻ tuỳ-thuộc cho THIÊN-ĐẾ (Vua TRỜI), mà so-sánh với địa-vị hiện-tại nơi cõi TÂY-PHƯƠNG CỰC-LẠC.

Thật là: CÁCH XA HƠN MỘT TRỜI, MỘT VỰC.

Cho nên kết lại:

Theo các lời của “ T.Toạ Bổn-sư dẫn dạy mà BẢO-ĐĂNG lược ghi lại thì:

Trong ĐẠO-PHẬT nhà ta, không có pháp-môn nào tên là: “PHẬT-GIA KHÍ-CÔNG” cả. Mà pháp “KHÍ CÔNG” nầy là của Đạo TIÊN chớ không phải là của Đạo PHẬT.

ĐÂY LÀ LỜI KHẲNG ĐỊNH.

PHẬT PHÁP hiện nay đang ở trong thời kỳ “MẠT-PHÁP”, vàng, thau lẫn-lộn, Tà, Chánh nan phân...PHẬT đạo, TIÊN đạo, THẦN đạo, A-TU-LA đạo, Ngoại đạo như TÀ đạo, MA đạo…vv…..lẫn-lộn với nhau nhiều không kể xiết.

Phật-tử nếu không có chánh-kiến, không có chánh trí và đã “không” từng được bậc Minh-Sư dẫn-dạy theo chánh-pháp của PHẬT gia…. thì khó mà phân biệt và biết được lắm….

Ngay cả các Quốc-gia có nhiều Chùa ở khắp nơi trên thế-giới, nhìn bên trong chánh-điện thì thấy có thờ nhiều Tôn Tượng các Đức PHẬT, BỒ-TÁT, HỘ-PHÁP ..vv……

Nhưng kỳ-lạ, những bài PHÁP thuyết giảng cho Phật-tử nghe…..và chỉ dạy phương cách tu-tập thì lại gần như hoàn-toàn không phải của PHẬT GIÁO CHÁNH TÔNG. Mà HỌ chuyên dạy PHÁP-TU của đạo TIÊN, THẦN đạo, cho chí đến Ngoại đạoTÀ đạo….HỌ cũng phổ-biến đến các Tín-Đồ rộng-rải…..và rần-rộ.

Vì thế, Phật-tử đã, và đang tu-tập hiện nay….ngày càng đi lạc vào MA ĐẠO, và NGOẠI ĐẠO một cách trầm-trọng mà không hề hay biết….!!

Cứ nghỡ rằng:

– “TÔI TU THEO PHẬT” (hoặc là) Khi lâm chung “TÔI” sẽ để lại rất nhiều “XÁ-LỢI” ‌‌ !

– Nhưng đến khi được biết rõ ra, thì đã muộn-màng…… vì một khi đã đi lạc, và đi sâu vào ngã rẻ rồi… khó mà trở lại lắm….Vì vậy phải cẩn-thận. Tìm gặp Minh-Sư trong PHẬT-PHÁP mà tu-học theo, đừng xem thường, mà không hay, không tốt cho con đường tu-tập của Ta.

Trong Kinh PHẬT đã có lời “Huyền-ký” trước rằng:

“Sau khi TA nhập “NIẾT-BÀN” rồi thì: “96 phái Ngoại-đạo, Tà-giáo” sẽ phục-hưng trở lại. HỌ không có giáo-pháp chân-chính để dạy Tín-Đồ, mà chỉ trộm lấy PHẬT-PHÁP của TA, rồi cải đầu, sửa đuôi lại mà mạo-danh và nói dối rằng : ĐÓ LÀ GIÁO-LÝ CỦA TÔN-GIÁO HỌ”

Còn về việc trả lời câu hỏi thứ 3 và thứ 4 thì BẢO-ĐĂNG được THẦY Bổn-sư THÍCH HẢI-QUANG giải-thích như sau:

Nhắc lại câu hỏi:

3/- “NẾU ĐÃ LÀ PHẬT-TỬ TU THEO ĐẠO PHẬT RỒI, MÀ CÒN TẬP LUYỆN THÊM KHÍ-CÔNG…..CÓ MANG TỘI KHÔNG”?‌

4/- “TRONG ĐẠO PHẬT CÓ CHO PHÉP NGƯỜI TU-HỌC THEO PHẬT-PHÁP LUYỆN TẬP “KHÍ-CÔNG” KHÔNG?‌”

ĐÁP:

– Mang “TỘI” thì không có.

Mà chỉ có sai-lầm ở một chỗ là:

– Thiếu “CHÁNH KIẾN”

– BỎ “LỚN” mà “THEO NHỎ” thôi.

– Ném bỏ viên ngọc quý mà đi lượm lấy hòn đá sỏi !!

Vả lại hễ: Gieo “NHƠN” nào thì “HÁI QUẢ” đó.

Tức là: Nếu không rõ mà cứ chăm-chú, chuyên-cần tập luyện “KHÍ-CÔNG” của đạo TIÊN hoài ….thì sẽ đi vào trong TIÊN ĐẠO và kết cuộc là sẽ thành TIÊN hồi nào mà không hay vậy !

Chớ nên quan-niệm rằng: – “Luyện KHÍ-CÔNG” thì đâu có gì là không tốt….chỉ giúp cho thân-thể thêm khoẻ mạnh, tươi-tắn…sống lâu….thì NIỆM-PHẬT mới mau có kết-quả…vv…….”

Để chứng-minh cho những lời vừa dẫn-giải….BẢO-ĐĂNG xin được chiếu trong Kinh, luận mà trùng-tuyên lại câu chuyện như sau: – “ĐÀM-LOAN “BỒ-TÁT” Thuộc về đời “BẮC NGUỴ”.

ĐÀM-LOAN PHÁP-SƯ nguyên người ở NHAN-MÔN, Tỉnh SƠN-TÂY. Thuở niên thiếu, nhân du-lãm cảnh NGŨ-ĐÀI SƠN 6, thấy “Thần-tích” linh-dị 7, nên NGÀI phát tâm xuất-gia.

Về sau nhân dịp đọc đến Kinh ĐẠI-TẬP, thấy văn nghĩa sâu mầu PHÁP-SƯ mới nguyện chú-giải rõ cho mọi người thông-hiểu.

Nhưng, sự nghiệp ấy mới được nửa chừng, NGÀI bỗng phát bệnh nặng, thay thầy, đổi thuốc nhiều phen. Sau khi đã tạm được “thuyên-giảm”. PHÁP-SƯ than rằng:

– “Mạng người rất mong-manh.

– Cơn Vô-thường khó định.

TA nghe rằng: – Bên Thần-Tiên có phép tu trường-sanh, có lẽ trước hết TA nên cầu học “PHÁP” Trường-sanh ấy, (giống như luyện “KHÍ-CÔNG” vậy), cho thân-thể được khang-kiện (mạnh-khoẻ), rồi sau sẽ: HƯNG SÙNG PHẬT-GIÁO theo bản nguyện của TA.

Nghĩ đoạn, NGÀI đi qua miền GIANG-NAM, tìm đến các nhà ĐẠO-HỌC (Tu-TIÊN) có Danh như : ĐÀO ẨN-CƯ, ĐẠO HOẰNG-CẢNH mà khẩn-cầu (van-xin) về TIÊN THUẬT (Tức là xin học được phép “KHÍ-CÔNG”, LUYỆN ĐƠN, VẬN KHÍ).

Các vị ĐẠO TIÊN ấy nhận lời khẩn-cầu và trao cho 10 quyển “TIÊN KINH” để y theo đó mà TU học (Tu TIÊN).

Ngài vui vẻ mang 10 quyển “TIÊN KINH” ấy trở về.

Giữa đường, đến xứ LẠC DƯƠNG, ĐÀM-LOAN Pháp-sư bỗng gặp NGÀI “BỒ-ĐỀ LƯU-CHI TAM-TẠNG”, nhân lúc trò chuyện, PHÁP-SƯ hỏi Ngài BỒ-ĐỀ LƯU-CHI rằng: – “Trong đạo PHẬT nhà Ta có pháp dạy “TRƯỜNG SANH, BẤT TỬ” như bên đạo TIÊN ở trong các quyển “TIÊN KINH” nầy chăng?‌

“BỒ-ĐỀ LƯU-CHI” thượng nhơn nói: – “Ở phương nầy (tức là ở cõi Nam Thiện Bộ-Châu (nói riêng) và cõi TA BÀ THẾ-GIỚI (nói chung) làm gì có pháp “TRƯỜNG-SINH, BẤT TỬ” !.

Mười quyển “TIÊN KINH” mà Ông mang theo đó, nếu như tu-tập, thì chỉ có hiệu năng …..tạm thời mạnh-khoẻ và không chết, kéo dài mạng sống mà thôi.

Nhưng khi “TIÊN BÁO” mãn, “NGHIỆP-LỰC” hiện ra rồi, kết-cuộc vẫn bị xoay-vần trong sáu nẻo “Luân-hồi”.

Như vậy thì có chi đâu mà gọi rằng “QUÝ” ‌

Luận về sự “TRƯỜNG SANH, BẤT TỬ” !

Kỳ thật chỉ có “PHẬT-PHÁP” mà thôi.

Nói đoạn, Ngài LƯU-CHI THƯỢNG NHƠN lấy trong đảy ra quyển kinh “THẬP LỤC QUÁN (tức là quyển Kinh “QUÁN VÔ-LƯỢNG THỌ”) trao cho Ngài ĐÀM-LOAN và nói rằng: – “Nếu tu-học theo đây, thì không còn bị luân-chuyển trong 3 cõi sanh tử và sáu đường luân-hồi nữa, Sự dinh-hư, thành bại, đường Hoạ, phước xuống lên cũng không còn ràng-buộc được nữa.

Còn nói về “Thọ-lượng” (sống lâu), thì: – Kiếp số như cát sông HẰNG cũng chẳng thể sánh-ví bằng. Đây mới đích thực là pháp Trường-sanh của đấng KIM-TIÊN(PHẬT A-DI-ĐÀ) và của PHẬT-GIÁO nhà ta vậy.

Ngài ĐÀM-LOAN nghe nói cả mừng, tiếp nhận lấy quyển Kinh THẬP LỤC QUÁN và cảm-tạ.

Sau khi tham duyệt cùng so-sánh kỹ giữa hai pho sách, ĐÀM-LOAN Pháp-sư liền đốt bỏ TIÊN KINH. Từ đó Ngài chỉ Tu theo Kinh “THẬP LỤC QUÁN”.

Ít lâu sau, Ngài quán-triệt được “NGHĨA SÂU MẦU” của pháp-môn NIỆM PHẬT và đem quyển THẬP LỤC QUÁN KINH ra hoằng-hoá, lại soạn thêm bộ Luận: “VĂN LỄ TỊNH-ĐỘ” nối tiếp theo “KỆ VĂN” của Ngài LONG-THỌ (là vị TỔ thứ 14 của THIỀN-TÔNG)  mật tu theo TỊNH-ĐỘ và được vãng-sanh).

NGÀI lại trước-tác bộ sách: “VÃNG-SANH LUẬN CHÚ” truyền rộng ra trong đời.

NGUỴ Chúa rất mến trọng, thỉnh vời NGÀI ĐÀM-LOAN tới cung-đình, ban cho Pháp-hiệu là: “THẦN-LOAN” (Con chim Loan Thần)

Lại sắc chỉ cho PHÁP-SƯ đến trụ-trì ngôi “ĐẠI GIÀ-LAM” tại TỈNH CHÂU, sau cùng lại thuyên-chuyển đến ngôi: – HUYỀN-TRANG TỰ” tại Phần Châu.

Đến (niên hiệu HƯNG-HOÀ thứ Tư), một đêm nọ NGÀI đang Thiền Quán, bỗng thấy có một vị Phạm Tăng đi đến bảo: – “TA LÀ “LONG-THỌ” ĐÃ VÃNG SANH VỀ TỊNH-ĐỘ TỪ LÂU, VÌ ÔNG ĐỒNG CHÍ , NAY TA ĐẾN VIẾNG-THĂM, VÀ BÁO CHO ÔNG HAY LÀ: “TỊNH-DUYÊN CỦA ÔNG ĐÃ ĐẾN THỜI KỲ THÀNH-THỤC”.

Xuất định, PHÁP-SƯ tự biết đã đến kỳ vãng-sanh, nên tập hợp Tăng chúng lại răn dạy và bảo:

– “ Nẻo luân-chuyển rất xa vời, kiếp trần-lao nhiều mỏi nhọc.

– Sự khổ nơi Địa-ngục rất đáng Kinh-sợ,

– Duyên SEN ở cõi CỰC-LẠC, các ngươi cần phải gắng TU.

Nói dạy xong, PHÁP-SƯ dạy hàng môn-đệ cao tiếng NIỆM PHẬT,….. NGÀI bước xuống toà ngồi, nghiêm kính day về TÂY, dập đầu cúi lạy mà “VIÊN-TỊCH”.

Lúc ấy, đại-chúng đều thấy Tràng-phan, Bảo cái, Hương-hoa thơm đẹp từ TÂY-PHƯƠNG nhiều như mây bay đến…..Nhạc TRỜI rền-vang nổi lên giữa hư-không, giây lâu mới dứt.

Tin đồn bay đến Triều Ca, VUA sắc-chỉ cho dựng tháp, xây bia cho NGÀI tại VÂN CỐC ở miền TÂY Phần Châu.

Dân chúng đương thời gọi PHÁP-SƯ là: – “ĐÀM-LOAN BỒ-TÁT”

(Lời phụ-chú:

Về sau, thời nhà ĐƯỜNG, có Ngài ĐẠO-XƯỚC THIỀN-SƯ, khi sắp viên-tịch, NGÀI cáo-tri cho các hàng đạo, tục xa gần biết trước. Hôm ấy đại-chúng tới chùa chật-nức cả trong ngoài.

Sau thời “PHÁP” khuyến dụ, NGÀI bảo đại-chúng đến nên NIỆM-PHẬT, tất cả đại-chúng đều trông thấy NGÀI ĐÀM-LOAN PHÁP-SƯ ngồi trên thuyền thất bảo giữa hư-không, bảo NGÀI ĐẠO-XƯỚC rằng: -“Điện các của ÔNG ở cõi CỰC-LẠC Tịnh-Độ đã hiện thành, chỉ còn chút dư-báo tại cõi TA-BÀ chưa dứt đó thôi.

Đại chúng lại thấy: …….HOÁ PHẬT A-DI-ĐÀ trụ giữa hư-không, Thiên-hoa lác-đác từ trên Trời bay xuống. Các hàng Thiện-Tín lấy vạt áo hứng được, thấy cánh hoa tươi đẹp đáng yêu, nhiều màu sắc đẹp lạ.

Có KẺ thử cắm trên đất, bảy ngày vẫn chưa héo.

Đại-chúng đều vui mừng, ngưỡng-mộ, than-thở khen là điều rất ly-kỳ. Từ ngày ấy trở đi, báo thân tứ đại của Thiền-Sư càng thêm khoẻ-mạnh, dung-sắc càng thêm tươi-tắn.

Ít lâu sau, Ngài vãng-sanh. Thọ hơn 80 tuổi).

Câu chuyện chứng-minh thứ 5 như sau:

Tại TRUNG-HOA vào cuối triều-đại nhà THANH (thời mà nước TÀU bị các cường quốc Tây-Phương (Bát quốc liên-minh) xâm lấn), tình-trạng về đạo-giáo trong nước bị hổn-loạn, một phần dân chúng bắt đầu chạy theo “phong-trào canh-tân”. HỌ chấp-nhận cùng tu-tập theo Tôn-giáo mới (đạo “Cơ-Đốc” do các Giáo-sĩ người Tây-phương mang vào)….

Lúc đó có một vị lão HOÀ-THƯỢNG tu-hành cũng (đã lâu năm) tương-đối cao đạo, thấy dân chúng (và một số Tín-đồ Phật-giáo) bị sai-lầm trong việc đổi theo đạo mới nầy, cho nên Hoà-Thượng động lòng thương-xót, tìm cách làm thế nào để cho dân-chúng rõ biết được đâu là đúng, sai, tà, chánh….

Từ đó, Hoà-Thượng ấy mới bắt đầu nghiên-cứu giáo-lý của “Tôn-giáo mới” kia một cách chăm-chỉ, kỹ-lưỡng, bất kể ngày đêm, với ý-định duy-nhất là để :

Tìm cho ra các “chỗ sơ-hở và khuyết điểm” trong phần Giáo-lý của “Tôn-giáo mới” nầy, hầu (tiện dịp) bài-bác cùng chỉ rõ những sai-lầm đó ra để làm phương-tiện cảnh-giác cho các Tín-đồ Phật-giáo và dân-chúng thấy biết mà thức-tỉnh, quay trở lại tu-hành theo chánh-giáo cổ-truyền của dân-tộc (là Phật-giáo).

Hoà-Thượng ấy cứ mãi “nghiên-cứu” tỉ-mỉ như vậy, trải qua suốt mấy năm, hễ có được chút thời giờ nào rổi-rãnh, thay gì lo tinh-tấn tu-hành, học hỏi Phật-pháp, nghiên-cứu kinh-điển……của đạo PHẬT để làm rộng thêm “sự kiến-giải” của mình, hầu hoằng-dương Phật-pháp….

Thì: Hoà-Thượng lại vùi đầu vào trong việc xem đọc và nghiên-cứu giáo-lý của Ngoại đạo !….

….Một bửa kia, vào khoảng xế chiều, Hoà-Thượng đang cắm-cúi (xem đọc và) nghiên-cứu giáo-pháp (của Ngoại-đạo) ấy, bỗng nhiên thấy có một người nhỏ xíu, bay xuyên ngang qua lỗ khoá (cửa) vào trong phòng, rồi hiện trở lại hình-dáng bình-thường của một vị Sa-di khoảng chừng 14, 15 tuổi, phong-cách siêu phàm, thoát-tục.

Hoà-Thượng thấy vị Sa-di đó “thần-thông” và tướng-hảo như thế, nên vội-vàng đứng dậy, chắp tay cung-kính thưa hỏi rằng:

“Chẳng hay NGÀI là ai, chứng đắc được đạo-quả gì mà có thể hiện ra phép thần-biến hy-hữu như vậy?

“ Tỳ-kheo chớ nên hỏi TA là ai làm chi, còn nếu như muốn biết TA chứng được đạo-quả nào thì TA nói cho ngươi biết, TA đã chứng được sơ quả TU-ĐÀ-HOÀN (tức là quả-vị đầu tiên trong bốn Thánh-quả của THANH-VĂN thừa).

Biết đấy là một bậc Thánh-nhơn, nên Hoà-Thượng liền cung-kính sụp xuống lạy và chắp tay thưa hỏi rằng:

“Kính bạch Tôn-giả, con tu-hành từ thuở còn nhỏ cho đến nay, Tâm vẫn hằng luôn mong cầu đạt được giải-thoát, chẳng hay sau khi mãn kiếp sống thừa nầy, con sẽ được thác sanh về nơi đâu?‌

Thánh-giả đáp:

“Sau khi mãn kiếp sống nầy, Ngươi sẽ được thác-sanh vào trong hàng “NGOẠI-ĐẠO”.

Hoà-Thượng kinh-sợ, run-rẩy, chấp tay thương khóc mà thưa rằng:

“Kính bạch Thánh-giả, con tu-hành trong Phật-pháp bấy nhiêu năm dài, Tâm hằng mong cầu được vãng-sanh, giải-thoát, chẳng biết duyên-cớ gì mà kiếp sau lại phải bị thác sanh vào trong NGOẠI-ĐẠO ‌

Thánh giả đáp:

“Bởi vì mấy năm gần đây Ngươi để hết Tâm-can học hỏi và nghiên-cứu giáo-pháp của Ngoại-đạo bất kể đêm ngày. Giáo-pháp ấy nay đã “nhiễm-sâu” vào trong “Tàng-thức” của Ngươi và kết thành ra một thứ “CHỦNG-TỬ NGOẠI ĐẠO” rồi, vì thế mà kiếp tới đây Ngươi sẽ được thác-sanh vào trong NGOẠI-ĐẠO !.” (theo như tâm-nguyện của Ngươi trong mấy năm nay (!!)

(Đây tức là gieo NHƠN nào thì hái quả ấy. Đó là luật nhơn-quả xưa nay, đương-nhiên phải như vậy rồi).

Nói xong liền biến mất.

Là một lão HOÀ-THƯỢNG tinh-thông về PHẬT-LÝ, nên khi vừa nghe xong được phần “khai-thị” ấy, Hoà-Thượng tức thời chợt tỉnh, như người vừa ra khỏi giấc-mơ, biết rằng: – Mấy năm nay mình đã “tác-ý” và “hành-xử” sai-lầm. TỰ MÌNH LÀM HẠI LẤY MÌNH…..

Từ đó Hoà-Thượng bỏ hẳn TÂM tưởng nghĩ về việc làm sái-quấy đó đi mà “SÁM-HỐI” cùng: TRỞ LẠI TU-HÀNH, ĐỌC TỤNG VÀ HỌC HỎI PHẬT-PHÁP LẠI Y NHƯ CŨ.

(Đây gọi là: – “Tự mình tác nghiệp thì tự mình diệt nghiệp”.

(Kinh gọi là: – “Tác nghiệp duyên, tác nghiệp tận”).

Cho nên TỔ-SƯ có lời dạy rằng: – TÂM ĐÃ HAY TẠO NGHIỆP ĐƯỢC,

Thì: – TÂM CŨNG CÓ THỂ “CHUYỂN NGHIỆP” ĐƯỢC (Xem lại các Thư 70, 71 trước đây)

Thế cho nên phải biết rằng: – “THÀNH” cũng do TA mà “BẠI” cũng do TA vậy.

Phải nên biết rằng:

CHÚNG-SANH ĐA BỆNH
BỒ-TÁT ĐA HẠNH.

PHẬT-PHÁP nhiệm mầu, PHÁP của PHẬT-GIA nhà ta trị được tất cả BỆNH của chúng-sanh….VÀ CÒN GIÚP CHÚNG-SANH GIẢI-NGHIỆP….. ĐƯA CHÚNG SANH THOÁT KHỎI SÔNG MÊ, BIỂN KHỔ….VÀ TIẾP-DẪN CHÚNG-SANH VỀ CÕI “TỊNH-ĐỘ” dự vào trong dòng THÁNH….sẽ được mãi-mãi “TRƯỜNG-SANH BẤT TỬ”.

Trong Kinh chúng ta thường đọc tụng:

– (PHẬT là) ĐẤNG PHÁP-VƯƠNG VÔ-THƯỢNG,

(PHẬT là) VUA của tất cả các PHÁP)

– (PHẬT ) THIÊN, NHƠN SƯ.

(PHẬT là THẦY của TRỜI, NGƯỜI)

– BA CÕI CHẲNG AI BẰNG…..

(PHẬT là) THẦY của 3 cõi (Trời, Thần, Người), và 3 cõi Trời Dục-giới, Sắc giới, Vô sắc giới không ai bằng PHẬT.

Vậy chúng ta còn đi tìm cầu cái PHÁP gì nữa chứ, không lẽ bỏ hạt Kim-cương mà đi tìm cục sõi !‌

(Phụ-chú thứ 2 của BẢO-ĐĂNG):

Người tu-học theo chánh-pháp của PHẬT phải nên có chánh kiến và xét nghĩ rằng:

– Hàng Phàm-phu chúng-ta từ vô-thỉ kiếp đến nay, vì say-mê theo ngũ-dục là: Sắc đẹp, Tiền của, Danh-vị, Ăn uống, Ngủ-nghỉ….vv…..mà phải bị:

– Luân-hồi trong 6 nẻo chịu không lường, không ngằn các sự khổ não.

Nếu chẳng khởi tâm chán bỏ thì: – chừng nào mới được thoát-ly ‌‌‌

Phải nên quán-xét, thân tâm tứ đại giả tạm bên ngoài chỉ có một lớp da mỏng-manh che phủ, bên trong chứa đầy các thứ tanh-hôi như: – Ruột, gan, óc, phổi, xương, thịt, máu, mủ, đờm, rải, nước tiểu, phẩn uế thúi-tha… Cửu-khiếu (9 lỗ: – 2 lỗ tai, 2 lỗ mũi, 2 lỗ mắt, lỗ miệng, lỗ đại, lỗ tiểu).

Lại thường tiết ra những chất không sạch, các lỗ chân-lông thường chảy ra mồ-hôi tanh-tửi, bất tịnh.

Cho nên trong KINH của PHẬT-GIA nhà ta có dạy: – “THÂN NẦY như vòng thành nhơ-uế, chỉ có loài quỉ la-sát ngu-si hằng tham trước, nương ở trong đó.

Chớ: Người có TRÍ ai lại tham-đắm huyễn thân ‌

Lại trong Kinh của PHẬT-GIA nhà ta còn dạy thêm rặng: – “Thân nầy không bền lâu. là chỗ nhóm-họp của các thứ khổ, các thứ nhơ-nhớp, là nơi sanh khởi ra các thứ ung-nhọt, ghẻ-lác, các bịnh trong (nội tạng), và ngoài (da).

a/ THÂN này do phiền-não, dâm-dục sanh ra, là: NGHIỆP CHỦNG KHÔNG SẠCH.

b/ Thân này do Tình Cha, huyết Mẹ giao-hợp mà có, là: MẦM GIỐNG KHÔNG SẠCH.

c/ Ở trong thai MẸ là chỗ chật hẹp, tối-tăm, nhơ-nhớp, là: CHỖ TRỤ KHÔNG SẠCH,

d/ Khi còn trong thai, dùng máu huyết để sống, là: SỰ ĂN UỐNG KHÔNG SẠCH

e/ Do sản môn của Mẹ mà sanh ra, là: CHỖ SANH KHÔNG SẠCH.

f/ Từ nhỏ đến già, bề ngoài bao một lớp da mỏng, bên trong dẫy đầy các thứ tanh-hôi, nhơ-nhớp, lại còn đủ các thứ bịnh khổ, suy-yếu, là: CẢ THÂN KHÔNG SẠCH

g/ Lúc chết rồi, lại bị chướng, sình, thối rã, vòi tỉa đục khoét lúc-nhúc, là: KẾT CUỘC KHÔNG SẠCH

Ai là người Phật-tử có TRÍ, thường quán-xét 7 điều “KHÔNG SẠCH” trên đây, tất sẽ: SANH NIỆM CHÁN LÌA

Dù chưa thể dứt liền được NGHIỆP VỢ CHỒNG nhưng cũng được : LẦN-LẦN NHẸ BỚT NGHIỆP “ÁI-DỤC”, “XÚC-DỤC” .

Lại phải nên quán-xét rằng:

(XUẤT TẠNG “LUẬN”)

Nay ta thử “QUÁN” (xem) laị thân mình của TA đây, từ “ĐẦU” cho chí đến CHÂN” đi, thì Ta sẽ thấy rằng trong tấm thân đó có đến “36 vật”, chính là các thứ:

  1. Tóc;
  2. Lông;
  3. Răng;
  4. Móng;
  5. Ghèn;
  6. Nước mắt;
  7. Nước mũi;
  8. Nước miếng;
  9. Đất;
  10. Mồ hôi;
  11. Nước tiểu;
  12. Phẩn;
  13. Da trong;
  14. Da ngoài;
  15. Máu;
  16. Thịt;
  17. Gân;
  18. Xương;
  19. Tủy não;
  20. Mỡ thịt;
  21. Mỡ da;
  22. Óc;
  23. Mỡ chài;
  24. Tỳ;
  25. Thận;
  26. Tim;
  27. Phổi;
  28. Gan;
  29. Mật;
  30. Ruột;
  31. Bao tử;
  32. Đàm trắng;
  33. Đàm đỏ;
  34. Ruột non;
  35. Ruột già;
  36. “Chín lỗ” tuôn chảy mãi ra ngoài những chất thúi hôi, bất tịnh.

Cho nên Kinh dạy : SAO GỌI LÀ THÂN?‌

Tức là sắc-thân tứ-đại – “đất, nước, gió, lửa” – của mình. Bởi trong thân-thể của ta thì:

a/ Phần xương, thịt, tóc, lông, răng, móng vv…..thì thuộc về “địa-đại” (đất).

b/ Phần máu-mủ, đờm rải, nước mắt, nước mũi vv……thì thuộc về “thuỷ đại” (nước).

c/ Hơi thở và các sự co-giản tay chân, máu huyết, ruột…..cùng các sự vận chuyển khác ở trong thân mình…..thì thuộc về “phong đại” (gió).

d/ Hơi nóng trong thân thì thuộc về “hoả đại” (lửa).

Bốn chất “Đất, Nước, Gió, Lửa” nầy sở-dĩ gọi là “ĐẠI” bởi vì nó có đầy-dẫy ở khắp cả các nơi, lớn thì đầy khắp cả trời đất, nhỏ cho chí đến hột bụi, mảy lông cũng đều có sự hiện-diện của nó.

Thân tứ-đại nầy còn gọi bằng một tên khác nữa là “thân danh-sắc”.

Tại sao gọi là thân danh-sắc ?‌

Căn-cứ trên ngũ-uẩn, tức là SẮC, THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC mà suy ra thì:

a/ Toàn thân từ đầu cho chí đến chân, tay ….vì nó có hình-tướng, nhìn thấy rõ-ràng, cho nên NÓ THUỘC về “SẮC”.

b/ Ngoài ra trong thân nầy còn có thêm mấy thứ vô-hình nữa – nhưng vẫn hiện-diện và mình vẫn cảm-nhận nó có một cách rõ-ràng, ấy là:

– THỌ: nhận lấy các cảm-giác buồn, vui, sướng, khổ vv…..

– TƯỞNG: biết suy-tưởng, nhớ, quên vv……

– HÀNH: Ý-niệm đổi-dời, nối luôn không dứt……….

– THỨC: biết suy-xét, phân-biệt đây kia, đẹp, xấu, hay, dở vv…..

Bốn “UẨN” nầy là vô hình-tướng, chỉ có tên mà thôi, chớ không thấy được nên gọi là “DANH”.

Hai phần DANH và SẮC nầy hợp lại thì thành ra toàn thân tứ-đại của Ta – Gọi là thân “DANH SẮC”.

KINH DẠY:

– Thân nầy do các vi-trần (tế-bào nhỏ) tích-tập lại mà thành, Nó sanh-diệt trong từng giây-phút (sanh, trụ, dị, diệt, niệm-niệm dời-đổi không ngừng).

– Thân nầy có 9 cửa: – (2 lỗ mắt, 2 lỗ tai, 2 lỗ mũi, 1 lỗ miệng, 1 lỗ đại, 1 lỗ tiểu) hằng chảy ra những chất tanh dơ như hang rắn độc.

– Thân nầy chẳng biết ơn-nghĩa – Tức là  bất kể đến ơn mình nuôi-nấng, săn-sóc, hoạn-dưỡng , vì Nó mà mình vào sanh, ra tử, xuống biển, lên rừng, vào tù, ra khám vv……ấy thế mà Nó muốn già, muốn bịnh, muốn chết thì Nó cứ tự-động làm theo ý Nó, chớ chẳng có chút nào thương-tình mình cả, dù cho mình có năn-nỉ cách mấy Nó cũng vẫn cứ làm ngơ !!

Cho nên PHẬT dạy:

– Thân nầy Nó không có từ-tâm như người hàng thịt (đồ-tể).

– Thân nầy khó hầu gần, khó chìu-chuộng, nhứ kề bên kẻ bạo-ác.

– Thân nầy luôn tìm dịp hại mình như kẻ oán-thù vv……

Và còn vô-lượng thí-dụ khác nữa.

Với lại Thân nầy do: – 360 khối xương lớn, nhỏ, ráp lại mà thành, như căn nhà hư, mục – các lóng, đốt (xương) chi-trì (chỏi) nhau, dùng 4 lưới mạch giăng-bủa giáp vòng làm dây cột – 500 phần thịt phủ lên tợ như bùn tô, trét – 6 mạch gân chánh cột nhau, 500 sợi gân lớn ràng-buộc – 700 mạch nhỏ đan vào nhau dường như dây lạc-bện – 16 mạch to nối nhau – 2 sợi dây thịt dài ba tầm rưởi vấn gút bên trong – 16 đoạn ruột (trường vị) vây quanh sanh, thục tạng – 25 mạch hơi như song cửa sổ – 107 cửa huyệt như cái bình to lủng đầy những lỗ – 7 lớp da gói–gém trong ngoài – 80.000 lỗ chân lông, nơi đó lông mọc lên như cỏ loạn trùm – 5 căn 8, 9 khiếu 9 tràn đầy chất dơ, lục vị hấp-thụ đồ ăn, uống (để nuôi thân), như lửa nuốt củi khô, không bao giờ chán….

Thân-thể như vậy, hôi dơ, thúi rã…..thì có gì đâu mà tự-phụ, ngạo kiêu !…..

PHẬT nói Kệ rằng:

Thân nầy là chậu dơ,
Dưỡng như bình đựng phẩn.
Phàm-phu không trí-huệ,
Cậy sắc sanh kiêu-mạn.
Trong mũi hằng chảy mũi,
Hơi miệng luôn hôi-hám.
Mắt ghèn, thân đầy trùng,
Kẻ ngu tưởng sạch, vui !
Như người cầm cục than,
Đem mài muốn trắng, bóng.
Dầu mài đến mòn hết,
Thể sắc than không đổi.
Dầu muốn thân mình sạch,
Rửa hết nước biển, sông.
Thân trọn không sạch được.
Vì thể-chất vốn dơ…..

Đại-khái thì THÂN của chúng ta như vậy, Còn như nếu muốn nói ra cho đủ, ắt nói đến mãn đời cũng không sao hết được.

Cho nên Người Phật-Tử (con của PHẬT) phải nên TU theo pháp-môn TỊNH-ĐỘ mà lo cho đầy-đủ 3 món “TƯ-LƯƠNG” trong Pháp-môn TỊNH-ĐỘ là: “TÍN, HẠNH, NGUYỆN” mong sớm bỏ thân nhơ-nhớp khổ não nầy, cầu sanh về cõi CỰC-LẠC, mang thân bằng chất: NGỌC BÁU KIM-CƯƠNG đủ đầy 32 tướng tốt, và 80 vẻ đẹp tuỳ-hình.

Và: Dần-dần tiến-chứng vào trong thân “PHÁP-TÁNH” SÁNG-SUỐT, LẶNG TRONG.

Như vậy há không phải là một điều: – ĐẠI HÂN-HẠNH HAY SAO?‌‌

Còn như mà cứ mãi ham-mê, tu-tập theo pháp TIÊN, luyện cho “THÂN” hôi-nhơ nầy cho được “TRƯỜNG SANH”, hỏi có ích-lợi gì cho việc giải-thoát về sau ‌ Bởi thân nầy hôi-hám, nhơ-nhớp như thế, mà muốn: LƯU-GIỮ CHO TRƯỜNG SANH, BẤT LÃO

Bằng cách: LUYỆN KHÍ-CÔNG

Và: LUYỆN ĐƠN, VẬN KHÍ

Người học PHẬT thử xét lại kỹ coi rồi nương theo Pháp QUÁN: TỨ NIỆM XỨ

mà chân-thật TU theo TỊNH-ĐỘ. Đây mới chính là: “PHÁP TRƯỜNG SANH CỦA PHẬT-GIA NHÀ TA VẬY”.

Vậy, thế nào là “TỨ NIỆM-XỨ” của PHẬT-GIA nhà Ta ‌

Đây là 4 PHÁP tu quán đầu-tiên trong 37 phẩm “TRỢ-ĐẠO” mà đức Bổn-sư THÍCH-CA MÂU-NI (nói riêng) và chung cho chư PHẬT trong 3 đời Quá-khứ, Hiện-tại, Vị-lai dạy cho người con PHẬT chúng ta TU là:

  1. THÂN NIỆM-XỨ,
  2. THỌ MẠNG-XỨ,
  3. TÂM NIỆM-XỨ,
  4. PHÁP NIỆM-XỨ.

1/-Sao gọi là “THÂN NIỆM XỨ”?‌

Tức là QUÁN-NIỆM nơi Thân mình “CHẲNG SẠCH” vậy để làm chi?‌

Để dứt trừ các sự “trìu-mến” và “khổ não” ở nơi cái xác thân Tứ-đại hôi-nhơ nầy, để khỏi vì yêu-mến cái sắc thân “Ngũ-uẩn, Danh-sắc” (của mình và của người khác) nầy mà gây-tạo nên lắm điều tội-lỗi, rồi phải bị trôi lăn mãi-mãi vào trong sáu đường sanh-tử (tệ hơn nữa, là vì yêu mến xác thân của Nam, Nữ khác mà gây nên lắm điều khổ-hoạn nơi 3 đường ác là Địa-ngục, Ngạ-quỷ, Súc-sanh).

(Xin xem kỹ lại các phần giảng luận về “THÂN” trong thư số 72 nầy mà Bảo-Đăng đã y theo Kinh, Luận biên-soạn ra nơi các trang 13, 14, 15 ắt sẽ thấu rõ hơn….)

Nơi đây BẢO-ĐĂNG chỉ xin bổ-túc thêm vài lời về việc “QUÁN THÂN BẤT-TỊNH” nầy của chúng ta như sau:

Thân bào-ảnh lắm người yêu-qúy,
Yêu-quý thân cho luỵ vì thân.
Cuộc vui những ước vô-ngần,
Nào hay vui vẫn là nhân chát sầu !
Kiếp phù-thế bóng câu cửa sổ.
Vóc huyễn hư giọt lộ lòng hoa,
Đôi mươi trẻ, tám mươi già.
Số người yểu thọ, khó qua vô-thường,
Dép dưới giường, trên giường bỗng biệt.
Sống ngày nay dễ biết ngày mai,
Mạng người hô-hấp cho hay,
Nghĩ cơn vĩnh-biệt, tuyền-đài mà đau.
Xót duyên-kiếp vì sao ngắn-ngủi,
Chấp thân chi để tủi cho thân.
Da bao những thịt, xương, gân,
Xác người như thể đống phân sạch gì.
Tóc, răng, móng khác chi đất bợn,
Mũi, dãi, đờm ghê-tởm xiết-bao.
Bên ngoài rệp đút, muỗi đeo,
Bên trong sán, lãi lẫn vào nhớp chưa ‌
Nổi nóng bức, ngày trưa tiết hạ,
Cơn lạnh-lùng đêm giá trời đông.
Xét thân nhơ khổ vô cùng,
Xả lòng tham-luyến khởi lòng thoát-ly.

Trách người thế mê chi lắm nhẽ,
Sánh phong-lưu phô vẻ y-quan.
Kẻ khờ cũng học đài-trang,
Để lòng điên-đảo, theo đàng sắc thanh.
Đầu xương sọ cài trâm thắt lụa,
Đãy da hôi ướp xạ, xông hương.
Khéo đòi nhung gấm phô-trương,
Chỉ tuồng che lớp vô-thường hôi-tanh.
Những mãn tưởng ngày xanh muôn tuổi,
Lắm cơ mưu theo đuổi yên hoa.
Ngờ đâu tai điếc, mắt loà,
Diêm-vương sắp rước đến toà U-minh.
Làn tóc bạc đưa tin Quỷ-sứ,
Góc răng long nhắn ý quy-âm.
Càng tài, càng sắc, càng dâm,
Càng thêm đoạ lạc, càng lầm mà thôi.
Cuộc hành-lạc một thời tham tiếc,
Nẻo luân-hồi muôn kiếp đắng-cay.
Đến khi sắp xuống Diêm-đài,
Thịt xương đau-nhức, chân tay rụng-rời.
Vợ lưu-luyến đầy vơi giọt lệ,
Con tiếc-thương, kể-lễ khóc-than.
Dầu cho quyến-thuộc muôn ngàn,
Có ai thay-thế cho chàng được đâu !

Hơn nữa một khi mà:

Hồn phách đã xa chơi âm-giới,
Thi-hài còn nơi cõi dương-gian.
Có tiền mua lớp áo Quan,
Không tiền vùi chốn núi hoang lạnh-lùng.
Chất da thịt sẽ cùng tan-rã,
Tấm hình-hài lần hoá tanh-hôi.
Chỉ trong hôm sớm mà thôi,
Chầy năm bảy bửa, sớm thời ít hôm.
Nét kiều-diễm chập-chờn xuân-mộng,
Kiếp tài-hoa hình bóng bạch-vân.
Khi xưa tài sắc mười phân,
Mà nay một nấm cô-phần lạnh-tanh !
Thời oanh-liệt, anh-hùng đâu tá ‌
Nỗi ái-ân hư, giả còn chi,
Phất-phơ cành liễu xanh rì.
Giấy tiền treo đó, dường ghi mối sầu,
Bóng chiều rủ xuống mầu cỏ biếc.
Bia mồ trơ một chiếc vắng không.
Nghĩ thôi rơi lệ chạnh lòng,
Đời người đến thế là xong cuộc đời !!!

Quán “THÂN NIỆM-XỨ” nầy để được điều “LỢI” chi?‌

Để được “CHÁNH-KIẾN” và khỏi bị mấy Ông đạo Tu TIÊN gạt-gẫm đi vào phép LUYỆN KHÍ-CÔNG….

Bởi vì theo BẢO-ĐĂNG đã học, đã biết, với sự hướng-dẫn của Minh-sư thì:

Mấy nhà TU TIÊN bên đạo gia (Lão giáo) thường “chê” các người Tu bên PHẬT-GIA nhà Ta là: – “Đạo PHẬT chỉ biết Tu “TÂM” tu “TÁNH”…mà không biết cách “TU-MẠNG” !

(Tức ý HỌ nói mấy người TU PHẬT không biết tu-luyện phép “TRƯỜNG-SANH” giữ cho THÂN được sống lâu, sống đời, không chết !!!).

Nhưng “HỌ” đâu có dè rằng : – Việc làm của “HỌ” (tức là luyện “THÂN TỨ-ĐẠI” hôi nhơ nầy cho NÓ được sống lâu, sống khoẻ, sống hoài (Trường-sanh bất lão) của HỌ chính là chỗ: PHÁ TRỪ BÊN PHẬT-GIÁO (của PHẬT-GIA nhà Ta)

Đức “LIÊN TÔNG NHỊ TỔ”, Ngài “THIỆN-ĐẠO ĐẠI-SƯ” (vốn là hoá-thân của PHẬT A-DI-ĐÀ) có lời dạy rằng:

Tiệm-tiệm kê bì hạc phát,
Khan-khan hành bộ lung-chung !
Giả nhiêu kim ngọc mãn đường,
Nan miễn suy-tàn lão bệnh.
Nhậm thị thiên ban khoái-lạc,
Vô-thường chung thị đáo lai.
Duy hữu kính lộ tu-hành,
Đản niệm A-DI-ĐÀ PHẬT”.

Tạm dịch:

Da mồi, tóc bạc lần-lần,
Lụm-cụm bước run mấy chốc !
Dù sang vàng ngọc đầy nhà,
Vẫn khổ suy già, bệnh tật.
Ví hưởng khoái-lạc ngàn muôn,
Đâu khỏi vô-thường chết mất.
Duy có đường tắt thoát ly,
Chỉ niệm A-DI-ĐÀ PHẬT.

Hoặc là:

Lần lần “tóc bạc, da gà”,
Chân đi run-rẩy như là cò ma !
Dầu cho vàng ngọc đầy nhà,
Cũng không tránh khỏi cái GIÀ, BỆNH, SUY.
Dầu cho nghìn món vui gì ‌
Vô-thường rốt cuộc cũng thì bỏ đi.
Chỉ có đường tắt tu-trì,
Một câu “NIỆM PHẬT” Ta thì đem theo.!!

Phải thường nghĩ rằng: – Thân nầy nhơ-nhớp, biết bao khổ-luỵ trói vây. Nếu bỏ được thân huyễn hôi-nhơ, sanh về CỰC-LẠC, thọ thân kim-cương thanh-tịnh, ắt sẽ thoát khỏi luân-hồi ác-đạo, hưởng vô-lượng sự an-vui.

Ví như: Bỏ chiếc áo nhơ, cũ, rách, đổi lấy đồ trân-phục, quý-báu thì còn điều chi thích-ý cho bằng : Nghĩ như thế nên liền buông thả Thân, Tâm không còn lo buồn, tham-luyến nữa.

Lúc vừa có BỆNH, liền tưởng đến sự vô-thường, một lòng NIỆM PHẬT chờ chết…..Nên dặn thân-thuộc chớ lộ vẻ bi-thương cùng bàn tính với mình các chuyện hay, dở, đủ thiếu ..vv….trong nhà.

Nếu có Ai đến thăm chỉ khuyên HỌ nên vì mình mà NIỆM PHẬT chớ đừng hỏi-han, bàn chuyện chi khác, lại nữa cũng bảo với HỌ chớ nên dùng lời dịu-dàng an-ủi, chúc cho mình sớm được lành bệnh, yên vui, vì đó chỉ là chuyện “bông-lông, vô-ích”.

Phải bảo cho quyến-thuộc biết trước là lúc mình bị bịnh ngặt-nghèo sắp chết, đừng nên rơi lệ khóc thương, hoặc phát sanh ra những tiếng than-thở, âu-sầu chi cả, vì thế là chỉ làm cho kẻ sắp lâm-chung rối-loạn tâm-thần, lạc mất chánh-niệm mà thôi.

Việc vượt qua cửa “TỬ” là điều cực-kỳ quan-hệ lớn-lao.

Phải tự mình gắng sức mới được.

Nếu có một niệm sai-lầm, tất nhiều kiếp sẽ bị đa mang khổ-luỵ, đâu có ai thay-thế cho mình được .

Phải nên chú tâm suy-xét và ghi nhớ cho thật kỹ….

Đây (những phần giải-thích từ các trang 13, 14, 15 cho đến nơi đây), chính là PHÁP thứ nhất trong 4 PHÁP “TỨ NIỆM XỨ”. “QUÁN THÂN BẤT TỊNH” vậy

Thư số 72 nầy, BẢO-ĐĂNG xin được tạm ngưng nơi đây, các phần còn lại trong Pháp Tu : – “TỨ NIỆM-XỨ”. Sẽ tiếp-tục trong kỳ THƯ HỌC PHẬT số 73 vậy.

Một lần nữa,

BẢO-ĐĂNG xin thành-tâm bày-tỏ rằng : – Các phần biên-soạn trong kỳ THƯ HỌC PHẬT số nầy là BẢO-ĐĂNG “ĐÚNG Y NHƯ PHÁP” mà giải-tỏ ra thôi, chớ tuyệt-nhiên không hề có ý-định nào xúc-phạm đến các bậc ĐẠo-sĩ tu-tập theo “ĐẠO-GIA” cả.

Những câu hỏi, cùng thắc-mắc chung cho số nhiều Đạo-hữu đã từng tham hỏi, BẢO-ĐĂNG hoặc T.Tọa Bổn-sư THÍCH HẢI-QUANG trước đây đã có giảng sơ rồi….Nhưng Phật-tử cũng chưa được tỏ-tường cho lắm….Cái PHÁP (KHÍ-CÔNG) nầy ngày càng lan rộng khắp nơi…luôn cả trong chốn Thiền-môn của PHẬT-GIA nhà ta nữa….

Hiện nay lại có một số Phật-tử yêu-cầu giảng-giải ra…. Vì thế : Một lần nữa, THƯ HỌC PHẬT số 72 mới có phần giảng nầy. Tuy biết rằng mỗi con người đều có căn-tánh khác nhau, PHÁP-MÔN tu-tập cũng rất nhiều….muốn biết “Ai” có “CĂN-TU” gì ‌ thuộc “TÔNG PHÁI” nào ‌ thì hãy nhìn xem HỌ đã, và đang tu-tập theo Pháp-môn nào ‌ Tông chỉ nào ‌ thì sẽ biết rõ ngay : Trong quá khứ HỌ đã từng TU-TẬP theo Tông Phái đó.

Sách có câu rằng: – Y CỨU BẤT TỬ BỆNH, PHẬT HOÁ HỮU DUYÊN NHƠN

(Nghĩa là cái THUỐC chỉ trị cho người chưa chết (chớ chết rồi thì không thể trị được)

Còn cái PHÁP (giải-thoát) của PHẬT-GIA chỉ “ĐỘ” được cho người nào CÓ “ĐẠI DUYÊN” với Phật-Pháp mà thôi).

Trong tiền-kiếp đã từng “GIEO DUYÊN” gì, thì kiếp nầy cũng sẽ làm theo y-chang như kiếp trước vậy.

Chỉ khác cái là (kiếp nầy) : – Thay Tên, đổi Họ, thay mặt, đổi hình mà thôi….Còn lại tất cả nghiệp quả đã gieo trong tiền-kiếp…. thì vẫn không sai khác bao nhiêu….Kiếp nầy tiếp-tục gieo thêm nghiệp…hoặc là trả nghiệp… tuỳ theo “CĂN DUYÊN” sâu-dầy “xấu”, hoặc “tốt” mà thôi.

Cho nên, nhìn những hành-động của mình làm hằng ngày…. sẽ biết rõ mình từ CÕI nào tới, và trước khi mạng chung cũng biết rõ mình sẽ đi về CÕI nào?‌

Từ ngàn xưa tới nay, chúng-sanh chúng ta cứ luân-hồi trong 6 nẻo, 3 đường mãi….khó mà thoát ly.. Nếu không nhờ “PHẬT” ra đời chỉ dạy cho chúng-sanh chúng ta “THẤY” cái sai của CHÚNG-TA mà nhập vào cái “THẤY”, cái “BIẾT” ĐÚNG PHÁP (tức là PHẬT TRI-KIẾN) của PHẬT, và sự GIẢI-THOÁT ra khỏi 3 đường (ác), 6 nẻo luân-hồi, sau cùng sẽ NHẬP vào trong vòng THÁNH (liên-hoa hoá sanh), và được ngồi trên 1 trong 9 phẩm SEN ở cõi CỰC-LẠC của Đức PHẬT A-DI-ĐÀ qua pháp-môn TỊNH-ĐỘ thì : LÀM SAO TRÁNH KHỎI TAM GIỚI LUÂN HỒI VÔ-TẬN ‌!

Hôm nay Ta biết được PHẬT-PHÁP mà Tu theo, đó không phải là hân-hạnh lắm sao !

Người xưa thường nói rằng:

– “Chim khôn lựa cành mà đậu,

– Tôi hiền chọn CHÚA mà thờ,

– Người Khôn lựa BẠN (tốt) mà chơi.

– Phật-tử khôn (muốn cầu giải-thoát) thành PHẬT, thành TỔ … thì phải lựa Chùa mà tới, lựa THẦY mà theo, lựa PHÁP (môn) mà TU. Lựa KINH (Đại-thừa của Phật-gia) mà học. Đó là người có TRÍ, và có CĂN-DUYÊN trong PHẬT-ĐAO vậy.

BẢO-ĐĂNG mong mỏi cho tất cả Thiện-Nam, Tín-Nữ đã có gieo căn lành trong Đạo PHẬT nơi quá-khứ được…. SỚM NHẬP VÀO TRONG “PHẬT TRI-KIẾN”.

Mà: Được vãng-sanh về “CỰC-LẠC TỊNH-ĐỘ” qua Pháp-môn: – NIỆM-PHẬT NHIỆM-MẦU.

Mong lắm vậy thay. Nam-mô A-DI-ĐÀ PHẬT.

Bồ-Tát giới BẢO-ĐĂNG (Bái-bạch)

(kỳ sau tiếp)