Sao Gọi Là Tâm Chí Thành và Có Phải Trì Chú Bị Khảo Đảo?
(Thư Học Phật Số 73)
Btg Bảo Đăng

(Đôi lời của Bảo-Đăng…….

Nội-dung của bức THƯ HỌC PHẬT số 73 nầy, là tiếp theo THƯ HỌC PHẬT số 72 vừa qua.

Trước khi đề bút biên-soạn lên loạt bài nầy, BĐăng thấy cũng cần phải nhắc qua ít lời về “nguyên uỷ” của các PHÁP mà BĐăng sẽ trùng-tuyên lại trong đây.

Đó là: – Trước khi PHẬT nhập NIẾT-BÀN, Ngài A-NAN (là thị-giả (người hầu-cận) của PHẬT, có thừa theo ý của Tôn-giả A-NA LUẬT (tức là Ngài A-NA LUẬT ĐÀ (Anurudha) 1 bảo Ngài ANANDA phải thưa hỏi lên PHẬT 4 điều rằng:

A/. Sau nầy, khi chư ALA-HÁN kiết-tập lại Kinh-điển, thì ở đầu Kinh phải bắt đầu bằng những chữ nào?‌

PHẬT dạy:

10 phương ba đời chư PHẬT (Quá-khứ, hiện-tại, vị-lai) đều dùng 4 chữ: “NHƯ THỊ NGÃ VĂN” (tức là TÔI nghe như thế nầy…..(Để phân-biệt với ngoại-đạo, bởi vì tất cả Kinh, Luận của Ngoại-đạo đều dùng chữ “CÓ” hoặc “KHÔNG”.

Tại sao?‌

Bởi vì Ngoại-đạo “chủ-trương” rằng:

Tất cả “PHÁP” và “VẠN-VẬT” đều không ngoài 2 chữ CÓ và KHÔNG nầy.

Cho nên ở nơi đây có BỐN nghĩa:

a-. Tất cả Kinh, Luật của đạo PHẬT nhà ta thì dùng chữ NHƯ THỊ (như vậy) để ở đầu mỗi quyển Kinh, hay gọi cho dễ hiểu hơn là: – “NHƯ THỊ NGÃ VĂN” (tức là TÔI NGHE NHƯ THẾ nầy)

b-. DỨT NGHI: PHẬT biết rằng:

Sau khi NGÀI nhập NIẾT-BÀN rồi, đại-chúng ALA-HÁN kiết-tập Kinh-tạng (xem quyển NIỆM PHẬT BA-LA MẬT do TT. Bổn-sư THÍCH HẢI-QUANG biên-soạn và nói về : (KIẾT-TẬP KINH-TẠNG “KỲ THỨ NHẤT” bắt đầu từ nơi cuối trang 48 và các trang 49, 50 kế tiếp của quyển I) thì sẽ rõ hơn.

Khi thấy Ngài ANAN thăng-toà trùng-tuyên lại KINH, thì QUÝ NGÀI (chư thánh Tăng A-LA-HÁN) ấy sẽ khởi ra 3 mối “NGHI” là:

1- “HỌ” cho Ngài A-NAN là PHẬT THÍCH-CA sống lại.

2- Có vị cho rằng ấy là Đức PHẬT nào đó ở phương khác đến thuyết-pháp chớ chẳng phải là ANAN.

3- Có vị cho là ANAN đã thành PHẬT rồi.

Chính vì 4 mối NGHI nầy, nên PHẬT bảo phải để bốn chữ “NHƯ THỊ NGÃ VĂN”….để phá các mối “NGHI” đó.

B/. Bạch THẾ-TÔN,

Nếu gặp những Tỳ-Kheo xấu ác, những người đệ-tử, Phật-tử hung-dữ, ác-độc, vô-ơn, vô-nghĩa….thì chúng con phải xử-lý ra sao?‌

PHẬT đáp: Việc đó rất dễ, các Ông nên dùng Pháp “MẶC-TẨN” mà đối với HỌ.

GỌI “MẶC” là “không nói chuyện” với HỌ. GỌI “TẨN” là “không để ý” đến “HỌ” nữa. Bỏ và quên hẵn HỌ luôn.

C/. Bạch THẾ-TÔN,

khi PHẬT còn tại thế thì chúng con nương theo PHẬT làm Thầy, sau khi PHẬT nhập Niết-Bàn rồi thì chúng con nương ai làm THẦY ‌có phải nương theo Ngài ĐẠI CA-DIẾP không?‌

PHẬT đáp:

Không phải đâu, sau khi TA nhập NIẾT-BÀN rồi thì các Ông phải LẤY GIỚI-LUẬT (Bala đề mộc-xoa) làm Thầy.

D/. DỨT TRANH-CẢI:

Bởi vì Ngài ANAN còn nhỏ tuổi (khi PHẬT thành-đạo thì ANAN mới sanh ra đời) nếu khi để cho ANAN thăng-toà trùng-tuyên KINH thì sẽ có VỊ nói rằng:

– TÔI lớn tuổi hơn Ông ANAN phải để Tôi nói chớ, sao lại để cho ANAN ‌

– TÔI cũng là đệ-tử của PHẬT, những “PHÁP” mà PHẬT nói ra Tôi cũng ghi nhớ trong lòng, đáng lẽ phải để Tôi nói chớ, sao lại để cho Ông ANAN ‌

Tới khi nghe Ngài ANAN nói rằng:

“TÔI NGHE NHƯ THẾ NẦY”….thì ai cũng chịu thua và nghe theo hết, sự tranh-cải nhau liền bị “DIỆT” ngay. ĐÓ LÀ 4 ĐIỀU quan-trọng nhất mà Ngài ANAN tuân theo lời dạy của Ngài ANURUDHA thưa hỏi lên PHẬT trước khi PHẬT NHẬP NIẾT-BÀN vậy.

Bạch đức Thế-Tôn, khi PHẬT còn trụ ở đời, thì Tỳ-kheo chúng con, cùng với PHẬT trụ chung một chỗ mà Tu. Bây giờ đức THẾ-TÔN Nhập Niết-bàn rồi, thì những Tỳ-kheo như chúng con đây phải “TRỤ” vào đâu để mà tu-tập?‌

PHẬT đáp: – “Sau khi TA vào Niết-Bàn rồi thì tất cả các đệ-tử Tại-gia và Xuất-gia (Tăng, Ni, Cư-sĩ (Tỳ-kheo, Tỳ-kheo Ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di) phải trụ vào trong pháp “TỨ NIỆM XỨ” mà Tu”.

Trong THP số 72, Bảo-Đăng đã có nói sơ-lược qua về – ThẾ nào là “TỨ NIỆM XỨ” rồi, chắc Quý Phật-tử vẫn còn nhớ chứ chưa quên, đó là:

  1. THÂN niệm XỨ,
  2. THỌ niệm XỨ,
  3. TÂM niệm XỨ,
  4. PHÁP niệm XỨ.

Cũng trong kỳ THP số 72 vừa rồi, BĐăng cũng đã có y theo “NHƯ PHÁP” mà nói lược qua về “THÂN NIỆM XỨ” rồi, Đó là phép “NIỆM XỨ” thứ nhất (ghi nhớ không quên) quán “THÂN” của Ta vốn là nguồn-gốc của tất cả “KHỔ” và cũng là căn-bản của những sụ BẤT TỊNH (không sạch) để làm chi?‌

Để phá trừ các sự “Trìu-mến” và “mê-đắm” nơi thân-thể của mình và thân-thế của các Nam, Nữ khác chung-quanh qua loạt Kệ bài “QUÁN THÂN BẤT TỊNH” rằng:

………“Thân bào-ảnh lắm người yêu-quý,
Yêu-quý thân cho luỵ vì Thân.

…………………………….

Đời Người đến thế là xong cuộc đời !! (xem trong THP số 72)

Sau đó BĐăng có nhận được Email của một Phật-tử gởi về “Trách” BĐăng rằng:

Con còn là một thanh-niên nhiều mơ-mộng, đang YÊU say-đắm một cô gái xuân thì, khi Con được đọc THP số 72 nói về việc THÂN LÀ GỐC KHỔ…., làm cho lòng yêu-ái đang nóng hổi của Con bị xìu luôn, giống như bị tạt nước đá vậy !.

Cám ơn , bây giờ Con đã rõ rồi. Con có thể nói rằng:

“Tình yêu ơi, Ta chào vĩnh-biệt mi, tình mơ, tình mộng ơi, bye-bye ngươi nhé, người đẹp trong mộng của lòng Ta”.

Và người thanh-niên Phật-tử nầy xin BĐăng từ-bi khai-thị thêm cho Anh ta về vấn-đề QUÁN THÂN BẤT TỊNH….và BĐăng đã có y theo Kinh, Luận của Phật gia nhà ta gởi đến người Phật-tử đó bài KỆ khai-thị như sau:

Da ngà, mặt ngọc mà chi,
Tốt tươi rồi cũng một bì xương khô.
TÂM: Rừng tham ái sầu cô,
THÂN: Nhà chứa bệnh, nấm-mồ chờ ai ‌
(Đố Quý-vị, chớ “Nấm mồ” đang chờ ai vậy?‌
có phải là CHỜ cho đến ngày TA ra để chun xuống ở không ?‌)
Nào đâu mắt phượng, mày ngài,
Khi thây quăng bỏ ra ngoài rừng hoang. 2
Mưa sa gió cuốn phủ-phàng,
Đống xương vô chủ võ-vàng trăng soi.
Đãy da chứa đủ tanh-hôi,
Lại còn son phấn ra mòi bảnh-bao.
Kẻ mê, ngu muội lăn vào….
Như Nai sa bẩy, người nào khác chi!!
Ai đà giải-thoát sầu bi. 3
Tránh xa lưới ái, tình-si đâu còn.
Bẩy nào bắt được Nai khôn, 4
Lúa ăn vừa đủ, tẩu bôn vô rừng.
Thợ săn ngơ-ngác hết mừng.
Chỉ còn đấm ngực từng-bừng khóc la….
Đâu rồi (con) Nai tơ của Ta ‌

Và đây, những phần giảng y như pháp từ trước nơi THP số 72 và 73 nầy trong đạo PHẬT nhà ta gọi là : “QUÁN THÂN NIỆM XỨ”

Để: Trừ bỏ việc yêu-mến thân mình và thân của người khác một cách quá đáng, si-mê gây nên những sự luân-hồi vô-tận trong lục đạo sanh-tử vậy.

Bây giờ BĐăng xin được nói tiếp và lược qua về Pháp “NIỆM XỨ” thứ hai trong 4 phần “NIỆM XỨ” là “THỌ NIỆM XỨ”.

Vậy thì: – THẾ NÀO LÀ “THỌ NIỆM XỨ”?

Đây có nghĩa là: QUÁN nơi “THỌ” là nguồn gốc của mọi thứ “khỔ” sẽ xảy đến cho Ta về sau nầy và trong suốt cuộc đời còn lại.

Thế nào là: – “THỌ MẠNG XỨ” ? thứ hai.

Tức là: – Quán “THỌ” là “KHỔ” (Quán THỌ thị khổ)

THỌ là “UẨN” thứ nhì trong “NGŨ UẨN”.

NGŨ UẨN là: – SẮC, THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC và cũng là NHƠN duyên thứ bảy trong THẬP NHỊ NHƠN DUYÊN.

Cho nên “THỌ” vừa là “NHƠN” và cũng vừa là “QUẢ” nữa.

– “THỌ”  NHƠN của “ÁI”, vì có “THỌ CẢM” mới có trìu-mến (tức là Ái)…

– “THỌ”  QUẢ của “XÚC” vì có “XÚM CHẠM” giữa “lục trần” (chạm xúc) với “LỤC CĂN”, cho nên mới có sự “THỌ CẢM” ràng-buộc lấy mình (như là Vợ chồng có XÚC-DỤC (làm tình) với nhau, nên mới có YÊU-ÁI).

(Trong “THẬP NHỊ NHƠN DUYÊN” là:

  1. VÔ-MINH làm duyên sanh ra HÀNH,
  2. HÀNH làm duyên sanh ra THỨC.
  3. THỨC làm duyên sanh ra (thân) DANH SẮC,
  4. DANH SẮC làm duyên sanh ra LỤC NHẬP (sáu căn).
  5. LỤC NHẬP làm duyên sanh ra XÚC (với ngũ uẩn và lục trần).
  6. XÚC làm duyên sanh ra THỌ.
  7. THỌ làm duyên sanh ra ÁI,
  8. ÁI làm duyên sanh ra THỦ,
  9. THỦ làm duyên sanh ra HỮU.
  10. HỮU làm duyên sanh ra SANH.
  11. SANH làm duyên sanh ra LÃO TỬ.
  12. LÃO TỬ làm duyên sanh ra ƯU-BI, KHỔ NÃO.

Đây, 12 nhơn-duyên nầy, trong Kinh, Luận của PHẬT gia nhà Ta gọi là: “MỘT KHỐI “ĐẠI KHỔ-NÃO” PHÁT-SANH” vậy.

Lại nữa cũng vì THỌ cho nên chúng-sanh (chúng ta) chấp có TA (tức là Ngã) và có cái “CỦA TA” (tức là Ngã sở) do đó cho nên TÂM-TÁNH, Ý-TƯỞNG và KIẾN-THỨC dần-dần trở nên ĐIÊN-ĐẢO, TÀ LOẠN.

Từ xưa đến nay, các mối “TRÌU MẾN” (tức là ÁI) và các sự “KHỔ SỞ” đều do nơi “THỌ” nầy mà ra cả. Vậy muốn dứt ÁI, trước tiên phải Quán-sát cho thật kỹ cái KHỐI “ĐẠI KHỔ-NÃO” nầy.

Rồi kế đến phải QUÁN cho tỷ-mỹ, rõ-ràng cái búa-tạ “THỌ” nầy cho kỹ, để mà sợ, mà tránh chớ nếu không thì cái búa-tạ “THỌ” nầy,  sẽ mãi tiếp-tục đập chúng ta cho tan xương, nát thịt (Nó cũng giết chết cái “PHÁP THÂN HUỆ MẠNG” của mình luôn nữa).

Và rồi: – Phải bị luân-hồi vô hạn-kỳ trong vòng sanh-tử của “Lục đạo luân-hồi” nơi 25 cõi ràng-buộc.

Lại nữa, cũng vì “THỌ” cho nên TA “nhận lấy” những sự vui sướng vô-thường, cùng những sự thỏa-mãn, hả-hê “BẤT-TỊNH”.

Vì “THỌ” cho nên chúng-sanh chúng ta làm nhiều việc bất thiện, đến nỗi dứt cả các “thiện-căn” của mình (đã huân-tập từ quá-khứ đến nay).

Thí dụ như: Vì muốn “THỌ” cho được người đẹp kia về cho riêng mình, nên bất kể đến mọi thủ-đoạn gian-manh, tà ác….miễn làm sao THỌ (tức là chiếm đoạt) được người đẹp ấy về cho riêng mình mà thôi (Dù cho có giết Cha, Mẹ, giết chồng….của người đẹp ấy cũng không từ) vv…..

Hoặc vì muốn THỌ cho có nhiều bạc tiền, của báu….nên cũng không màng chi đến các cảnh tù-tội, thiệt thân….Miễn làm sao cho đạt được cái TÂM tham “THỌ” bạc tiền, của báu mà thôi.

Cho đến ham THỌ nói các trần-cảnh khác như là SẮC, THANH, HƯƠNG, VỊ, XÚC, PHÁP….dù cho nó thô hèn đến mấy cũng đều không từ bỏ, đến nhứt một THỦ-ĐOẠN nào để chiếm-đoạt NÓ cả.

Miễn là: Làm sao đạt được mục-đích tham “THỌ” say-mê, dại-dột của mình mà thôi.

Vì THỌ cho nên chúng-sanh chúng ta bị đoạ vào trong 3 đường ác là ĐỊA-NGỤC, NGẠ-QUỶ và SÚC-SANH. Cho đến: – Chịu vô-lượng sự “khổ-não” vô-tận trong Tam-giới luân-hồi sanh-tử.

Người Phật-tử có trí-huệ khi học Phật-Pháp phải nên hiểu NGHĨA rằng : – THỌ-UẨN riêng một mình NÓ thì NÓ chẳng tự cầu giải-thoát.

Tại sao?‌ Bởi vì, “THỌ” (nhận lấy, thọ lãnh) vốn là phần TÂM TƯỚNG vô-hình cho nên tự  “không có tác-dụng” chi cả nếu không có phần THỨC TÂM (tức là Ý-thức) đứng kế bên chủ sở, và làm một thứ “trung-gian, mai-mối” sai-khiến, cùng với vọng-tâm sanh-khởi ra những thứ “Tà niệm” điên-đảo mê-lầm.

Nói về “THỌ” thì có ba thứ là:

– LẠC THỌ (Thọ nhận các điều vui).

– KHỔ THỌ (Thọ nhận các điều buồn khổ).

– BẤT KHỔ BẤT LẠC THỌ (Thọ nhận các điều “không khổ” mà cũng “không vui”).

Nơi đây hãy lấy phần THỌ thứ nhất là LẠC THỌ ra mà luận thì:

Sao gọi là LẠC THỌ?‌

Tức là TÂM (hằng luôn mong muốn) được Thọ-lãnh CÁC ĐIỀU VUI-VẺ và VỪA Ý….

Vậy thì : Phàm-phu sanh-tử chúng-sanh chúng-ta (ở trong thế-gian nầy) thì thường THỌ lấy NGŨ-DỤC (tài, sắc, danh, thực, thùy) (nói chung) và các thứ, loại, hoặc những đồ-vật cần dùng khác nữa (như là “LỤC TRẦN”)….cho đời sống (nói riêng) để mà : LÀM NHƠN CHO SỰ “VUI” (tức là LẠC THỌ)

Thí-dụ như là các thứ sau đây:

– Nữ sắc (sắc đẹp của Nữ-nhân).

– Nam sắc (sắc đẹp của Nam-nhân).

– Rượu uống.

– Đồ ăn ngon.

– Lúc khát được nước.

– Được y-phục (áo quần) vừa ý.

– Được chuỗi ngọc, vàng bạc, lưu-ly, san-hô, chơn-châu ..vv….

– Được voi, ngựa, xe-cộ….

– Được tôi-tớ.

– Được kho đầy lúa gạo, của-cải…..

Những vật loại như vậy thì thế-gian chúng-sanh chúng-ta nơi TÂM hằng mong-cầu được “THỌ LÃNH” lấy NÓ mà làm NHƠN CHO SỰ VUI.

Chẳng hạn như người:

– Ham sắc tốt mà cưới đặng vợ đẹp thì VUI.

– Thèm rượu mà được rượu (ngon (mắc tiền) uống vào thì VUI.

– Đói khát mà được thức ăn ngon, nước trong mát….ăn uống vào thì VUI.

– Lúc lạnh-lẽo mà được lửa sưởi hoặc áo quần ấm mặc vào thì VUI.

– Lúc “nghèo khó” mà được nhiều của-cải “thất-bảo” (vàng, bạc….) thì VUI…vv…..

Nhưng những thứ VUI nầy….

Lại cũng có thể: LÀM “NHƠN” ĐỂ SANH RA CÁC THỨ “KHỔ-NÃO” KHÁC NỮA !….

Chẳng hạn như:

1/. Nhơn nơi NỮ SẮC hoặc NAM SẮC mà sanh ra các sự KHỔ, LO, BUỒN RẦU, KHÓC-LÓC….nhẫn đến có thể tự-tử (chết vì nhau)….

Như là: – Trường-hợp bị Vợ (đẹp) bỏ, hay người yêu (đẹp) đi lấy chồng, lấy Vợ…khác.

Hoặc: – Vợ hay người yêu (đẹp) phụ-tình, chối bỏ hôn-ước….

Hay là: (Muốn người ta người ta không muốn, xách cây dù đi xuống, đi lên)…

Như những trường-hợp nầy thì được gọi là: – NHƠN NƠI “NỮ SẮC” (hoặc NAM SẮC) MÀ SANH RA KHỔ.

Lại nữa,

2/. Ở nơi RƯỢU UỐNG hoặc ĐỒ ĂN NGON cũng có thể làm NHƠN SANH RA “KHỔ” NỮA !

Trường-hợp như:

– Ăn đồ ăn ngon quá nhiều sanh ra tức bụng, khó tiêu hay bị bệnh trúng thực, ói-mửa….

– Uống rượu nhiều quá say-sưa té ngã (bị thương-tích), trúng phong (gió) sanh ra bệnh tật…chết chóc !

Như những trường-hợp nầy thì được gọi là : – NHƠN NƠI “RƯỢU TỐT” VÀ “ĐỒ ĂN NGON” MÀ SANH RA “KHỔ”.

Hoặc là:

3/. Nhơn nơi Y-PHỤC mà sanh ra “khỔ” !

Chẳng hạn như:

– Khi nóng-nực mà phải bị (bắt buôc) mặc áo lông dầy!

– Khi lạnh-lẽo mà phải bị (bắt buộc) mặc áo lụa, quần the mỏng…

Như những trường-hợp nầy thì được gọi là: NHƠN NƠI Y-PHỤC MÀ SANH RA “KHỔ”!

Hay là:

4/. Nhơn nơi THẤT BẢO quá nhiều mà sanh ra khổ:

Chẳng hạn như:

– Của cải, thất-bảo…. bị Vua, Quan hung-ác thâu-đoạt.

– Của cải, tiền bạc, thất bảo bị hoả-hoạn đốt cháy, nước lục cuốn trôi, hoặc vợ xấu, con hung- hoang phá-tán….

– Bị giặc cướp giết hại, chiếm-đoạt….

Như những trường-hợp nầy thì được gọi là: –NHƠN NƠI “THẤT BẢO” MÀ SANH RA “KHỔ” !! vv..

Tóm lại: – Trong cảnh luân-hồi, sanh-tử thiệt không có THẬT VUI (Tức là không “thiệt” có LẠC THỌ, mà chỉ có GIẢ” LẠC THỌ thôi).

Bởi vì: – Những điều gì mà các hàng “phàm-phu sanh-tử chúng-sanh” cho là “VUI” là “LẠC THỌ”.

Đều có thể: – làm NHƠN ĐỂ SANH RA SẦU KHỔ hết cả.

Vậy thì xin hỏi: – Những gì là làm “NHƠN” CHO SỰ “THẬT VUI”?‌

Vậy thì, xin hãy bình-tâm lại mà quán-xét và hiểu đúng như PHÁP rằng:

PHẬT dạy:

TRÌ-GIỚI thời là VUI,
THÂN chẳng thọ sự khỔ.
Ngủ-nghỉ đặng an-Ổn,
Thức dậy lòng VUI-VẺ.

Lúc nhận lấy y-thực,
Đọc tụng và kinh-hành.
Ở riêng nơi núi rừng.
NHƯ VẬY LÀ RẤT VUI.

Nếu đối với chúng-sanh,
Ngày đêm tu lòng TỪ.
Nhơn đây thường được VUI,
Vì chẳng hại người khác.

Ít muốn biết đủ VUI,
Học rộng biết nhiều VUI.

A-LA-HÁN không chấp,
Cũng gọi là THỌ VUI.
Các vị Đại BỒ-TÁT,
Rốt-ráo đến bờ kia.
Những việc làm đã xong,
ĐÂY GỌI LÀ RẤT VUI….

Những điều được nói ở đây – (nơi bài kệ) – nầy làm NHƠN cho sự THẬT VUI – (về sau) – nơi cõi thường-tịch Niết-Bàn và giải-thoát mà người chân-thật PHẬT-TỬ HỌC PHẬT cần phải nên học hiểu và thực-hành vậy.

Vả lại: – Các thứ hoặc các vật loại nào….mà phàm-phu chúng-sanh chúng-ta TƯỞNG LÀ VUI (kể ở trước) đó….

Thì: – Chúng NÓ chẳng bao giờ cất lên tiếng kêu gọi hay mời-mọc mọi người rằng : TA đây đẹp lắm, sang lắm, giàu có lắm, no say lắm, ấm-áp lắm, mát-mẻ lắm vv….các người hãy mau đến THỌ LÃNH TA đi (nhanh tay chân thì còn, chậm tay chân thì hết)…

Hoặc là:

Chúng NÓ chẳng bao giờ cất lên lời nói hứa-hẹn rằng: – Nếu các người THỌ LÃNH ĐƯỢC TA thì các người sẽ sung-sướng, an-lạc, vui-vẻ và sẽ được LẠC THỌ….đâu.

Bởi vì: – NHỮNG THỨ ẤY ĐỀU LÀ CÁC VẬT LOẠI “VÔ-TRI”, “VÔ-GIÁC”.

Thì  nào có biết nói năng hay cất lên tiếng kêu mời, quyến-rũ…chi đâu.

Mà chính thật ra là: – Tại nơi mình MÊ-TÂM nên mới khởi-phát các tà-niệm điên-đảo mê-lầm (ở nơi NÓ).

Rồi sanh ra: – “TÁC Ý GIẢ LẬP” BẤT CHÁNH.

Đó là muốn: – RIÊNG ĐƯỢC “THỌ” DỤNG HẾT tất cả các thứ ấy về cho phần của mình mà thôi.

Tại sao?‌

Vì chúng ta ai cũng đều tưởng (một chiều rằng) CHÚNG NÓ LÀ NGUYÊN-NHÂN CỦA NHỮNG THỨ THẬT VUI VÀ HẠNH-PHÚC…RẤT ĐÁNG NÊN THỌ-NHẬN (LẠC THỌ).

(Nhưng đâu ngờ đến rằng: – CHÚNG NÓ cũng chính là những thứ có thể làm NHƠN sanh ra “KHỔ THỌ”).

Do nơi nghĩa nầy mà luận rộng ra rằng:

– “THỌ” TỰ NÓ KHÔNG CÓ TÁC-DỤNG,

– “THỌ” TỰ NÓ KHÔNG SUY-NGHĨ ĐƯỢC.

– “THỌ” TỰ NÓ KHÔNG HAY BIẾT ĐƯỢC.

(Nếu không có VỌNG TÂM điên-đảo đứng kế một bên làm kẻ chủ sử, và trung-gian và mai-mối sai-khiến).

Do đó cho nên: “THỌ” VỐN CHẲNG CÓ TỰ NGÃ.

Vì thế mà: “THỌ UẨN” chẳng phải là TA (ngã) hay là của TA (Ngã sở) chi cả.

Như THỌ UẨN đã được hiểu biết và (được) luận-giải như thế rồi thì : Các “UẨN” khác là SẮC, TƯỞNG, HÀNH, THỨC cũng phải nên hiểu biết là luận y theo như vậy.

Nghĩa là: Cả 5 UẨN: – SẮC, THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC

Thảy đều:

– (Tự NÓ) không cầu giải-thoát được.

– (Tự NÓ) không tác-dụng được.

– (Tự NÓ) không suy-nghĩ được.

– (Tự NÓ) không hay biết được.

(Nếu không có VỌNG TÂM điên-đảo đứng kế bên trung-gian, mai-mối, làm một kẻ chủ-sử để phân-biệt, chấp trước và sai khiến).

Đây chính là cảnh-giới hiểu biết và chứng-đắc của : CÁC BẬC THÁNH-NHƠN GIẢI-THOÁT vậy.

(Tức là vì quý Ngài đã dứt được “Vọng-tâm điên-đảo phân-biệt” và “chấp trước sai lầm” ở nơi NGŨ-UẨN rồi.

Vì thế mà quý NGÀI không còn có các thứ “TÁC-Ý GIẢ-LẬP BẤT CHÁNH” nữa, như là muốn:

– THỌ (sanh) nơi cõi DỤC,

– THỌ (sanh) nơi cõi SẮC.

– THỌ (sanh) nơi cõi VÔ-SẮC.

Vì thế cho nên quý NGÀI vượt ngang ra khỏi 3 cõi sanh-tử trói-buộc.

Mà: CHỨNG ĐƯỢC “GIẢI-THOÁT NIẾT-BÀN”.

Còn phàm-phu chúng-sanh chúng ta thì bởi vì còn “VỌNG-TÂM ĐIÊN-ĐẢO” MÊ-LẦM.

Cho nên luôn-luôn có: TÁC-Ý GIẢ-LẬP BẤT CHÁNH.

Nghĩa là:

– Trong (thì) CĂN (Tức là lục căn : – Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân, Ý).

– Ngoài (thì) CẢNH (tức là các thứ NGŨ-DỤC, LỤC TRẦN và những món “Sắc tướng” khác)…

Hai phần CĂN và CẢNH nầy “đối với nhau” mà sanh-khởi ra vọng-thức phân-biệt, chấp trước, tạo nên các “UẨN” trói-buộc là THỌ, TƯỞNG, HÀNH…

Do vì như thế mà:

– Lúc chưa THỌ được (ngũ-dục) thì luôn-luôn tìm cầu.

– Khi đã THỌ được (ngũ-dục) rồi thì luôn-luôn đắm-nhiễm.

Vì vậy mà cứ mãi bị các thứ KHỔ xoay-vần làm cho trôi lăn trong ba cõi không sao giải-thoát được.

Người có TRÍ phải nên luôn biết rằng: – THỌ UẨN (nói riêng) và NGŨ-UẨN (nói chung) LÀ: NGUỒN-GỐC CỦA TẤT CẢ CÁC “KHỔ”.

Và: – Ở nơi “NGŨ-UẨN” nầy (nói chung) cùng ở nơi “THỌ UẨN” (nói riêng) tầm bậy, lệch-lạc như vậy thiệt không có tướng “RỐT-RÁO VUI”.

Vì vậy mà cần phải: – Xa lìa NGŨ-UẨN, mới được RỐT-RÁO VUI.

Cho nên, trong BÁT-NHÃ TÂM-KINH có lời dạy rằng: – NGŨ-UẨN GIAI-KHÔNG, ĐỘ NHẤT-THIẾT KHỔ-ÁCH.

(Nghĩa là nếu như : Xa lìa được NGŨ-UẨN (nói chung) và THỌ UẨN (nói riêng) thì vượt qua hết tất cả các thứ KHỔ-NẠN) và được thành đạo, giải-thoát chứng lấy Niết-Bàn)

Thế cho nên : NHƠN CỦA “RỐT-RÁO VUI” LÀ “NGŨ-UẨN GIAI-KHÔNG” (nói chung) và “THỌ UẨN” (nói riêng). Không còn nữa vậy.

Và đấy cũng chính lại là ý-nghĩa của việc:

KHÔNG NÊN CÒN CÓ NHẤT MỘT THỨ “TÁC Ý GIẢ-LẬP BẤT CHÁNH” nào để mà THỌ LÃNH NGŨ-UẨN, “ÁI-DỤC” VÀ “LỤC TRẦN” Ở NƠI 3 CÕI (Dục, Sắc, Vô sắc) nữa vậy.

Tuy nhiên, ở nơi đây BẢO-ĐĂNG cũng xin mở dấu ngoặc mà nhắc-nhở Quý Liên-hữu tu-niệm rằng :

Cái yếu-quyết phải Quán: – “THỌ NIỆM XỨ” cho rõ-ràng để xả bỏ “NÓ”.

Mục-đích chánh là trừ cái NIỆM tham “THỌ” các thứ trần-lao trói-buộc như là tham-đắm và ưa muốn:

– THỌ nơi NGŨ DỤC (Tài, Sắc, Danh, Thực, Thuỳ)

– THỌ nơi LỤC TRẦN (Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp)

– THỌ nơi SẮC, TÀI, DANH, LỢI.

và các thứ mà trong Kinh của Phật-gia nhà ta gọi là: – CĂN-BẢN VÔ-MINH, PHIỀN-NÃO (tức là “CHI-MẠT” VÔ-MINH).

(Xin xem lại các THP cũ có nói đến các thứ Căn-bản và Chi mạt vô-minh nầy sẽ nhớ lại.

BĐăng xin nhắc ….THP số 71 trang 2)

Chớ chẳng phải ngăn không cho người học PHẬT và tu đạo giải-thoát như chúng-ta đây THỌ các lời dạy chơn-chánh của chư PHẬT, BỒ-TÁT và của chư TỔ-SƯ đâu.

HỎI:

Thưa Cô BĐăng, trong mấy lúc gần đây, con thấy có một điều “lạ” xảy ra trong giới bạn tu của Con từ bấy lâu nay, đó là việc tự-nhiên HỌ bỏ đi phần “TRÌ-CHÚ” mà Họ đã hành-trì chung với pháp-môn TỊNH-ĐỘ theo tông-chỉ “MẬT, TỊNH song tu” trong dòng pháp MẬT TỊNH của chi-phái môn-đình mà chỉ chuyên lo về NIỆM PHẬT không thôi.

Con có hỏi HỌ tại sao lại phế bỏ việc TRÌ-CHÚ của mình bấy lâu nay vậy. Uổng không?‌

HỌ trả lời: – “Vì thấy Trì-Chú khó-khăn, và khảo-đảo quá, khiến cho gia-đình lục-đục, lộn-xộn, gây ra nhiều bất-hoà trong nhà, làm ăn không được khá như trước.. vv.., nên HỌ đổi qua thuần NIỆM-PHẬT không thôi cho yên-ổn, làm ăn dễ-dàng hơn” !!

Con nghe HỌ nói như vậy thì Con biết HỌ sai-lầm nghiêm-trọng, đang đi lạc vào MA ĐẠO.

Nhưng với trình-độ giáo-lý kém-cỏi của Con, Con cũng không biết phải giải-thích ra sao nữa…Vì riêng cá-nhân của Con trước đây đã gặp nhiều hoạn-nạn, Ma nạn, Quỷ nạn, gia-đình khảo, bạn bè khảo vv…..suốt nhiều năm rồi. Mãi khi đến Chùa gặp được , cũng nhờ CÔ chỉ dạy tận-tình cho Con phương-cách “chuyên tu Trì-chú” theo đúng với Tôn-chỉ và Pháp-môn MẬT – TỊNH của Chùa – và của chi-phái môn-đình nơi đạo-tràng PHÁP-HOA TỰ Tucson, Az suốt từ đó đến nay, “Thần-lực” của Mật chú đã giải được tất cả MA nạn, Quỷ nạn, cứu-độ được cho Thân-quyến nữa, đặc-biệt là Con còn tự nhận biết được rõ đâu là người Chánh, người , Ai là Phật-tử, Ai là Ma tử… vv…..nữa.

Nhưng rồi, mặc-dù Con đã cố-gắng giải-thích, kể cho HỌ nghe… thật nhiều chuyện (Ma nạn) của gia-đình Con….nhưng Họ cũng vẫn không chịu tin, không muốn Trì-chú nữa !!

Con nhận thấy hiện nay ở ngoài xã-hội, ngay cả đa phần Phật-tử (Xuất-gia, lẫn tại-gia mà không biết và không chịu, không muốn trì-chú) đều lâm vào MA nạn hết cả….Con muốn giúp Họ, nhưng không biết cách nào để giúp cả.

Con chỉ biết mĩm cười và thương-hại cho sự lầm-lẫn của Họ mà thôi. Chính Họ đang lấp-bít con đường về CỰC-LẠC của Họ rồi…

Con xin  từ-bi thương-xót giảng-giải thêm cho những Phật-tử may-mắn chưa “BỊ”, hoặc (mới) đang “BỊ” (nhẹ) biết là chính bản-thân Mình, thân-quyến của mình đang “BỊ” MA NẠN khảo-đảo, cầm nắm.

ĐÁP:

HỌ nói và nghĩ như vậy là sai-lầm, tất cả 8 muôn 4 ngàn (84.000) pháp-môn mà PHẬT đã thuận theo căn-tánh của chúng-sanh thuyết-dạy ra, pháp-môn nào cũng có khả-năng chuyển cho chúng-sanh từ MÊ đến NGỘ, từ một Kẻ phàm-phu tội nhiều, nghiệp nặng trở thành một bậc giải-thoát thánh-nhơn cả, nếu như biết : DÙNG TÂM CHẤT-TRỰC

và: NHƯ PHÁP MÀ TRỤ

Thì: THẢY ĐỀU THÀNH-TỰU được hết.

Chớ đâu có phải là:

– Pháp-môn nầy là CAO,

– Pháp-môn kia là THẤP,

– Pháp-môn nầy thì đúng, hay.

– Pháp-môn kia thì sai, dở….vv…..

Đó là tại vì trong TÂM của HỌ có đủ thứ NHƠN, NGÃ, BỈ, THỬ, THẤP, CAO, ĐÚNG, SAI, HÁO-DANH, HAM LỢI, TRANH-ĐUA, GIÀNH-GIỰT, GANH-GHÉT, ĐỐ-KỴ, CỐ-CHẤP vv…..

(Vì những cái “TÂM” trên đây là quyến thuộc của TÂM MA)

Cho nên trong “Pháp giải-thoát” mà sanh ra ràng-buộc, khổ sầu… là như vậy.

Vả lại,

– Không phải TRÌ-CHÚ là kém, Sai.

– NIỆM PHẬT là CAO, đúng đâu !

Bởi vì Họ “Trì-chú” bấy lâu nay mà: – KHÔNG ĐÚNG THEO NHƯ PHÁP (Mà chỉ tham “Lợi-lộc” và cầu cho nhiều “LẠC THỌ” mà thôi).

KHÔNG KHỞI LÒNG THƯƠNG XÓT MÌNH, NGƯỜI…

Và: – KHÔNG CHỊU TỰ SỬA “THÂN” và “TÂM” (xấu, ác.vv…) đúng theo lời dạy của PHẬT, BỒ-TÁT và TỔ-SƯ.

Phải biết: – “VẠN PHÁP DUY TÂM” (nghĩa là tất cả các PHÁP trên thế-gian nầy Thành hay Bại, Còn hay mất đều do “TÂM” cả)

Ở ngoài ĐỜI thường dạy: – Muốn làm một NGƯỜI HIỀN (hiền nhân) đúng nghĩa phải có đầy-đủ NGŨ-THƯỜNG là : NHÂN, LỄ, NGHĨA, TRÍ, TÍN

Ở trong ĐẠO (Phật) luôn khuyên dạy PHẬT-TỬ (có Quy-y Tam-Bảo) rằng:

Muốn làm một PHẬT-TỬ chân-chánh, sau nầy được thành-tựu, chứng-đạo Bồ-Đề, giải-thoát ra khỏi Tam-đồ, Ác đạo và 6 nẻo luân-hồi, sanh-tử khổ đau nầy, thì ngoài các việc :

Phải Tu quán pháp “Tứ Niệm Xứ” theo lời PHẬT dạy, và phải quán cho kỹ niệm tham “THỌ” (tức là tu quán pháp THỌ NIỆM XỨ” như vừa giảng ở trên)… bắt-buộc phải có được những điều sau đây:

1/. HIẾU KÍNH TÔN-SƯ: Tức là nói đến ƠN THẦY (minh-sư (Thầy giỏi, có Đức-hạnh), (ƠN SƯ-TRƯỞNG) trước sau và ở bất cứ trường-hợp nào cũng không nên PHẢN-NGHỊCH, mà phải luôn “CÓ HIẾU” với THẦY.

Vì đây là một Trong “TỨ TRỌNG ÂN” của người HỌC PHẬT cần phải có.

TỔ-SƯ dạy:

– “Cha, mẹ tuy sanh ra sắc thân ta, nhưng nếu không có “THẦY thế-gian” dạy bảo, la rày. Thì ta chẳng hiểu biết NGHĨA, NHƠN, PHẢI, QUẤY, ĐÚNG, SAI cả.

– Còn nếu như không có “THẦY XUẤT THẾ” dắt-dìu, tất-nhiên ta chẳng am-tường PHẬT-PHÁP.

Mà nếu như:

– Không biết lễ, nghĩa, liêm-sĩ thì nào khác chi các loài cầm-thú ‌ (ngu-si, không có, không biết tình người).

– Không tường PHẬT-PHÁP, nhơn-quả thì đâu khác gì các hạng ngu-mông ‌ (ngu si, không biết lỗi, phải chi cả).

Nay Ta đây: – Biết chút ít lễ-nghĩa, liêm-sĩ và hiểu được đôi phần Phật-Pháp là nhờ dâu ‌

Huống nữa nay Ta duyên may được dự vào hàng Phật-tử “pháp-quyến”, được dự vào hàng “Xuất-gia”, tấm thân giới-phẩm đã nhuận phần đức-hạnh, áo cà-sa thêm rạng vẻ phước-điền, Trí-huệ tăng- trưởng cũng đều nhờ nơi ơn Sư-Trưởng mà được.

Đã biết như thếnên nếu Ta cầu tiểu-quả (Thanh-văn, Duyên giác) thì chỉ có thể lợi riêng cho mình mà thôi. Vậy Ta phải phát đại Tâm (Bồ-Tát), dùng “THIỆN-XẢO PHƯƠNG-TIỆN” mới mong độ khắp các loài hàm-thức.

Như vậy thì: – Thầy thế-gian mới được lợi-ích. Và : – Thầy xuất thế cũng được vui lòng.

Đây gọi là: Vì nghĩ đến ƠN THẦY (ơn TỔ) mà TU, SỬA và phát Tâm “VÔ-THƯỢNG BỒ-ĐỀ” vậy”.

Cho nên Ngài XÁ-LỢI PHẤT luôn-luôn nghĩ nhớ tới ƠN THẦY, TỔ đã độ cho mình như sau :

Ngài XÁ-LỢI PHẤT khi còn là Thầy tu ngoại-đạo, trước hết nhờ được Tôn-giả MÃ-TINH (Assaji) khai-ngộ, sau đó Ngài mới gặp PHẬT độ cho thành chánh-quả (A-LA-HÁN).

Vì thế cho nên sau nầy, hễ như trong ngày đó Tôn-giả MÃ-TINH ngồi tại hướng nào thì Ngài XÁ-LỢI PHẤT đều quay mặt về hướng đó mà lễ (lạy) bậc “thánh đức ân-sư” của mình.

Mấy THẦY tân học Tỳ-kheo (vì chưa chứng được thánh-quả nên không biết, cứ chấp nhất từ chút) thấy vậy mới vào bạch cùng PHẬT rằng :

Bạch Đức THẾ-TÔN, Ngài XÁ-LỢI PHẤT lúc nầy thành “Tà-đạo” rồi, bởi vì Ngài XÁ-LỢI PHẤT trong một ngày mà có khi day qua phương nầy lạy, rồi day qua phương-khác lạy…vòng-vòng hết 4 phương, 8 hướng, xem giống như người “Ngoại đạo”.

Tuy là PHẬT đã biết lý-do vì sao mà Ngài XÁ-LỢI PHẤT hành-lễ như thế rồi, nhưng Đức Thế-Tôn cũng gọi Ngài ra hỏi trước CHÚNG rằng: – “Nầy XÁ-LỢI PHẤT có người nói với Ta rằng: – Ngày nào Ngươi cũng quay lòng vòng lạy hết 4 phương, 8 hướng ….giống y như người “Ngoại-đạo” có phải vậy không ?‌

XÁ-LỢI PHẤT thưa rằng: – Bạch Đức THẾ-TÔN, quả Con có lễ-lạy như thế, bởi vì bậc THÁNH-ĐỨC ÂN-SƯ của Con là Tôn-giả MÃ-TINH khi thì NGÀI ngồi ở hướng nầy, chỗ nầy, khi thì NGÀI ngồi ở chỗ khác, hướng khác, vì nhớ ơn THẦY hoá-độ nên hễ THẦY ngồi ở hướng nào thì Con day qua hướng ấy, chỗ ấy mà lễ lạy…chớ không có theo Tà-đạo…chi cả.

Cho nên có “TRỌNG THẦY THÌ MỚI ĐƯỢC LÀM “THẦY”.

Phải BIẾT ƠN VÀ BIẾT BÁO-ƠN – Người ĐỜI hoặc ĐẠO gì cũng phải luôn có cái TÂM nầy.

Người chân-tu và có Trí-huệ ngày xưa, thì người Ta biết “TRỌNG ƠN”,  biết “BÁO-ƠN” THẦY.

Còn người đời nay thì, mới biết TU lem-nhem, biết chút đỉnh giáo-lý, đọc được vài quyển Kinh, sách đã tưởng mình đủ Tài, mình giỏi rồi, nên dùng cặp mắt “thiển-cận” nhìn vào người khác, thấy Người có “LỖI”, mà mình không có lỗi chi hết.

Ngày xưa có một TỔ-sư dạy rằng:

– Khi TA mới TU, TA thấy Người có “LỖI” còn TA thì “KHÔNG có LỖI”.

– Khi TA TU được 20 năm…TA thấy Người có “LỖI” mà chính TA đây cũng có “LỖI” nữa.

– Khi TA TU được 30 năm…TA mới thấy rằng : – Người KHÔNG CÓ “LỖI” mà chính TA mới là người đầy “LỖI” (wow) !

2/. Trên KÍNH, Dưới “NHƯỜNG”:

Nghĩa là đối với các người trên, trước mình, thì phải luôn Kínhtrọng, lắng nghe những lời khuyên-dạy…rồi Y giáo phục-hành. Còn Người dưới mình, nhỏ tuổi hơn mình, tu-học sau mình, trí-huệ kém hơn mình vv…..thì phải luôn giúp-đỡ mọi việc khi cần đến, chỉ dạy những điều hay, lẽ phải…NHƯỜNG những điều, những việc đáng nhường vv…mỗi khi cần đến.

3/. GIỮ BỔN-PHẬN (mình)

(Nghĩa là làm bất cứ một chuyện gì, hoặc NÓI ra bất cứ một điều gì vv…..luôn luôn phải nhớ là KHÔNG ĐI QUÁ CÁI “BỔN PHẬN” CỦA MÌNH đang đứng, KHÔNG ĐƯỢC  CHẲNG NÊN LÀM, NÓI ra bất cứ một điều gì TRÁI ĐẠO, TRÁI với PHÉP-TẮC LỄ-NGHI…

4/. TỪ TÂM BẤT SÁT:

Lấy TỪ-BI làm đầu, không chính mình giết, không bảo người giết…. Phải “ĐẶT MÌNH VÀO HOÀN-CẢNH CỦA NGƯỜI” thì lòng TỪ-BI mới phát khởi ra được.

BẤT SÁT– Giới không Sát sanh là GIỚI đứng đầu. (không giết hại súc vật để ăn. Không giết Cha, không giết Mẹ, không làm PHẬT ra máu (đập bể tượng PHẬT), không dùng lời nói hại người (nghĩa là : – Bên ngoài thơi-thới tươi-cười, bên trong nham-hiểm giết người không dao).

5/. TU THẬP THIỆN NGHIỆP:

Phải luôn giữ-gìn THÂN, KHẨU, Ý (Thập thiện là : Thân 3, Khẩu 4, Ý 3 – (nghĩa là “THÂN” không Sát-sanh, không Trộm cắp, không Tà-dâm. “MIỆNG” không nói láo, không nói thêu-dệt, không nói 2 chiều, không nói lời HUNG-ÁC. “Ý” không tham, sân, si)

6/. GIỮ VỮNG TÂM PHÁT LÚC BAN ĐẦU (không thay-đổi)

Nghĩa là khi mới bước chân vào cửa Chùa với cái TÂM hiền lànhtrong sáng, tha-thiết cầu PHÁP để Tu-học…và khiêm-hạ cùng hoà-hợp…trên KÍNH, dưới NHƯỜNG như thế nào….thì về sau nầy phải giữ TÂM y-nguyên như vậy không thay-đổi – nghĩa là TRƯỚC cũng TỐT, GIỮA cũng TỐT, SAU cũng TỐT (Bầu ngọt, ngọt tận gốc. Mướp đắng, đắng cùng giây. Nếu Bầu ngọt mà trồng gần Mướp đắng thì vị ngọt của Bầu sẽ biến thành vị đắng).

7/. PHÁ HOÀ-HỢP TĂNG

người nầy vì có TÂM ganh-tỵ, đố-kỵ cho nên không thích thấy có người hơn mình mọi mặc. Cho nên luôn đâm-thọc 2 chiều, nói những lời THỊ-PHI để phá-hoại cái TÂM lành của người, phá cả TÌNH thân, quyến thuộc của người trở thành ra THÙ-ĐỊCH. Ngay cả TAM-BẢO cũng không chừa nữa (làm cho Thầy, Trò, Huynh-đệ, Phật-tử phải hiểu lầm, rồi ghét, bỏ lẫn nhau vv….).

Cho nên: – Những gì mà HỌ đang cầm-giữ (những tật xấu…ác) không chịu buông bỏ…chính “NÓ” quay ngược trở lại “Khảo-đảo”, khiến cho tâm-tánh bị mê-mờ, sanh ra nhiều sự sân-si, thù-hận, cau-có, bất bình-đẳng với mọi người, khởi Tâm chia-rẽ…cho đến HỌ sẽ bị cảnh mọi việc đều không đưỢc như-ý, nhất là luôn luôn bị MA, QUỶ quấy phá, tẩu-hoả nhập Ma, dần-dần trở thành ra là một Kẻ OAN-GIA trong đường Đạo (đáng tiếc, đáng buồn thay cho HỌ).

Nếu như trong TÂM không có những NIỆM XẤU ÁC trên, thì làm gì bị MA QUỶ DỰA, NHẬP chứ.

Sau cùng HỌ trở lại làm một Kẻ “OAN-GIA” trong đạo Phật, phỉ-báng TAM-BẢO, KHINH DỄ PHẬT-MÔN (mà mình đã theo) TU-TẬP TỪ BẤY LÂU NAY.

Còn có những Người khi mới đến Chùa không biết TU hành chi cả. Sau khi Quy-y Tam-Bảo, gia nhập vào giòng Pháp (Pháp-quyến) rồi, được THẦY BỔN-SƯ (minh sư) từ-bi chỉ dạy cho HỌC, BIẾT tất cả môn PHÁP (ấn, chú vv….) suốt nhiều năm….

Tuy rằng HỌ đã có theo TU-HỌC suốt bao năm…Nhưng cái TÂM (ÁC), tham “THỌ” những thứ DANH, LỢI, HƠN, THUA VV…. của HỌ không buông bỏ….

HỌ lại nghĩ rằng: – TA đã nay TU giỏi rồi, biết được nhiều thứ ẤN, CHÚ rồi, hiểu biết giáo-lý CAO-SIÊU rồi, ở nhà cũng có nhiều PHẬT (vàng) to, đẹp, rộng lớn, thanh-tịnh hơn, đến Chùa bị “ LA”, bị “RÀY”, bị bắt “TU-SỬA” hoài….. ghét quá….phiền-não quá hà. cho nên không thèm đến Chùa Tu-tập nữa, mà ở nhà TỰ TU… không bị THẦY, CÔ, hay Ai rày la nữa cả.

Cho nên phải biết rằng:

– Không có LỬA thì làm gì có KHÓI ‌

– Không làm LỖI thì làm gì bị RÀY ‌

Những việc Thị-phi, phiền-não, tốt xấu…tất cả đều xuất-phát từ nơi VỌNG TÂM (tham “THỌ”) của mình cả, hễ TÂM HIỀN LÀNH, CHÂN-CHÁNH, GIỮ BỔN-PHẬN thì làm gì bị “LA”, bị “RÀY” bị “PHẠT” chứ.

Đã không tự biết “LỖI”, không “NHẬN LỖI”, không chịu “TU SỬA” thì Kẻ đó gọi là GÌ ‌ là AI ‌ là MA hay là Kẻ vô-tu, vô đạo !‌

Rồi trở lại làm một thứ “OAN-GIA TRONG ĐẠO….(Chê bai THẦY, TỔ. phỉ-báng PHÁP ĐẠI-THỪA vv…)

Đưa dần đến việc: – LỪA THẦY, PHẢN BẠN, KHINH SƯ, DIỆT TỔ… “TĂNG THƯỢNG MẠN”..vv…. (Khi chết sẽ bị đoạ vào Tam-Đồ Ác-đạo, không biết đến kiếp nào mới ra khỏi được).

Vì thế mà: – CHƯ HỘ-PHÁP (HỘ người Trì-chú (của Phật-gia) KHÔNG CÒN HOAN-HỶ PHÙ-HỘ…. cho HỌ nữa. Thì đương-nhiên là MA, QUỶ sẽ lợi-dụng lúc nầy mới ồ-ạt xâm-nhập vào đốt chết cùng phá-huỷ cái Pháp thân HUỆ-MẠNG của HỌ liền. Không lâu và sau đó HỌ sẽ luôn gặp các chuyện bất ổn, bệnh tật, hoạn-nạn hoài…..

Khi chết sẽ bị ĐOẠ vào 3 đường Ác (địa-ngục, ngạ-quỷ, súc-sanh).

TÂM PHẬT của HỌ đã kết-tập (chút đỉnh) từ bấy lâu, nay đã bị chết mất rồi, chỉ còn “TÂM MA” thì càng ngày càng lững-lẫy ! bắt đầu đi vào con đường tội-lỗi. Quên mất đi việc “TU” là “SỬA”.

“MA ĐƯA LỐI, QUỶ DẪN ĐƯỜNG, XÂM-XÂM TÌM CHỐN ĐOẠN TRƯỜNG MÀ ĐI” là như vậy.

Nếu như “BIẾT” (lỗi, biết mình làm sai) THÌ KHÔNG “BỊ” (rớt vào nẻo Quỷ)

Còn như đã: “BỊ” (dựa, nhập) rồi, thì không còn “BIẾT” (phải, quấy) gì nữa cả !!.

Cho nên: – “PHÀM LÀM VIỆC GÌ, PHẢI LUÔN NGHĨ ĐẾN CÁI HẬU-QUẢ CỦA NÓ TRƯỚC”. Để: – Khỏi ăn-năn, hối lỗi về sau.

TỔ thứ II của TỊNH-ĐỘ TÔNG là Ngài “THIỆT-HIỀN ĐẠI-SƯ” có lời dạy quý-báu và xác-thật rằng: -“NIỆM PHẬT” cũng có “MA-SỰ” nữa, chớ chẳng phải là KHÔNG bị (Ma khảo, phá) đâu

Tại sao?‌

Vì do nơi 3 nguyên nhân sau đây mà “MA SỰ” mới phát-sanh ra được.

Đó là:

a-) Không thông hiểu giáo-lý (nhà Phật).

b-) Không chịu học-hỏi và không làm y theo lời dạy của Minh-sư, Thiện-hữu (Thầy, bạn tốt (biết đạo).

c-) Không biết, không chịu tự xét sửa lấy những “chỗ sai-lầm” của mình.

(Trong 3 điều nầy thì sự “TỰ XÉT CHỖ SAI-LẦM CỦA MÌNH” (để mà sám-hối và tu sửa là quan-yếu nhất).

Đại-khái như:

1-) Muốn được sanh về TÂY-PHƯƠNG CỰC-LẠC, không phải chỉ dùng ít phước lành hay đôi chút công-hạnh lơ-là mà được.

2-) Muốn thoát được sự thống-khổ luân-hồi trong muôn vạn kiếp, không phải chỉ dùng tâm “Cố-chấp, xấu, ác, dần-dà, chờ hẹn hay biếng-trễ” mà được.

Phải nên biết rằng:

3-) Cơn vô-thường mau chóng, mới sáng-sớm đó đã lại đến xế chiều rồi…Đâu nên không siêng-năng Tu TÂM, sửa những TÁNH (xấu), lo dự-bị (tích-trữ công-đức) trước ư ‌

Lại còn e thêm:

4-) “Sức chí-nguyện” không thắng nổi “SỨC TÌNH-ÁI” được.

5-) “TÂM NIỆM PHẬT” không hơn nổi “TÂM DỤC TRẦN” (đại-khái như Tâm ham tiền bạc, Tâm ham danh, ham lo làm giàu) được.

Cho nên : Những Kẻ xấu, ác, giả-dối, lơ-là, biếng trễ, nửa tin, nửa nghi, nửa chánh, nửa tà.vv….

Thì: TA cũng đành chịu vậy chớ không biết phải làm sao hơn được. Vì “BẤT KHẢ HOÁ-ĐỘ” vậy.

(Nghĩa là những người đã có những cái TÂM như vậy, thì không thể nào GIÁO-HOÁ, và CỨU ĐỘ cho HỌ được cả, chỉ còn dùng cách thức “MẶC TẨN” đối với HỌ mà thôi (nghĩa là bỏ HỌ luôn).

NGÀI liền thuyết KỆ dạy rằng:

“NAM-MÔ A-DI-ĐÀ”,
Ai mà không biết niệm ‌

Tuy NIỆM chẳng tương-ưng,
Mẹ, con 5 khó hội kiến.
Khi đi, đứng, ngồi, nằm,
Đem TÂM nầy thúc-liễm. 6
Mỗi niệm nối-tiếp nhau,
Niệm lâu thành một phiến.

Như thế: – Niệm DI-ĐÀ,
DI-ĐÀ tự nhiên hiện.
Quyết-định sanh Tây-phương,
Trọn đời không thoái-chuyển.

(Lời chú-giải: TỊNH-ĐỘ là một pháp-môn “TÂM-TÔNG VIÊN-ĐỐN” [note] Tâm-Tông Viên-Đốn:

a-. Tâm-Tông: Là Tông-chỉ huyền-diệu, sâu-xa của chư Phật, khó thấy biết, khó nghĩ-bàn.

b-. Viên-Đốn: là đầy-đủ và mau lẹ (vãng-sanh). Nghĩa là: – Một pháp bao gồm đầy-đủ muôn-pháp, nên gọi là “VIÊN”. Hiện đời TU, hiện đời được vãng-sanh, giải-thoát bất thối-chuyển, nên gọi là “ĐỐN” (lẹ-làng).[/note], thống-nhiếp hết cả ba căn-cơ Thượng,Trung, Hạ, vì vậy cho nên chín giới thảy đều nương về.

Hơn nữa, pháp-môn Tịnh-Độ lại rất dễ Tu, mọi người, mọi giới, mọi lứa tuổi….đều có thể tu-tập được cả, cho nên TỔ-SƯ mới nói câu : – AI MÀ KHÔNG BIẾT NIỆM ‌!

Tuy-nhiên điều quan-yếu nhất của người tu theo Tịnh-Độ pháp-môn là phải:

a-) Niệm PHẬT sao cho được tương-ưng với đức A-DI-ĐÀ (nghĩa là ráng niệm cho được Thành-Kính và nhứt-tâm).

b-) Giữ câu niệm PHẬT nối nhau không dứt (trong TÂM và trên môi miệng)

c-) Cứ thế mà niệm cho đến trọn đời.

d-) (Phải) phát-nguyện cầu sanh CỰC-LẠC (chớ không phảilà cầu cho làm ănmau khá, mau giàu, mau có tiền nhiều đâu). Như thế ắt quyết-định sẽ được : NIỆM DI-ĐÀ, DI-ĐÀ tự hiện. Dẫn-dắt Ta về chốn TÂY-PHƯƠNG).

Còn như ngược lại, nghĩa là: – Nếu như NIỆM PHẬT mà thiếu 3 thứ “TÂM” sau đây:

  1. TÂM CHÍ-THÀNH
  2. TÂM SÂU-THIẾT.
  3. TÂM HỒI-HƯỚNG PHÁT-NGUYỆN.

Thì sẽ: KHÔNG ĐƯỢC VÃNG-SANH CỰC-LẠC

Và sự NIỆM PHẬT giả-dối, qua-loa (cầu danh, cầu lợi, cầu tiền bạc, cầu nhiều Vợ, nhiều Chồng…) đó chỉ có thể : – GIEO CĂN-LÀNH VỀ KIẾP LÂU-XA mà thôi. Chớ còn như muốn mong cầu cho được VÃNG-SANH về CỰC-LẠC TỊNH-ĐỘ thì chỉ là việc “MỘNG”!

Cho nên : Điều CẦN YẾU khi hành-trì câu NIỆM PHẬT bắt-buộc phải có, đó là : “SỰ” và “LÝ” phải viên-dung, chớ đừng nên cách-biệt, nghĩa là chớ nên : – CHẤP “LÝ” bỏ “SỰ” Hoặc : – CHẤP “SỰ” bỏ “LÝ”

Tóm-lại là nếu đã “KHÔNG TIN” thì THÔI, còn nếu như : Có “TIN” thì cần phải TIN cho SÂU-CHẮC, mà TIN rồi thì phải thực-hành cho được : KIÊN-NHẪN và “ĐÚNG PHÁP”

Bậc Cổ-Đức (xưa) đã bàn về SỰ NIỆM PHẬT để : Giúp vào một phần (nào) cho SỰ THỰC-HÀNH NIỆM PHẬT được đúng theo “NHƯ PHÁP” qua lời Kệ dạy như sau :

Xét ra NIỆM PHẬT “DỄ” mà “KHÔNG”,
Ý, KHẨU buông lung giữ chẳng đồng.
Miệng NIỆM DI-ĐÀ , TÂM tán-loạn.
Dù cho bể cổ vẫn là KHÔNG.

(Đây ý nói là: Miệng tuy có Trì-chú, Niệm PHẬT nhưng trong TÂM không thật “SỬA” những tánh xấu, ác… không cầu giải-thoát, vãng-sanh mà chỉ cầu cho làm ăn khấm-khá và mau có nhiều tiền !!!

Như vậy đó, NIỆM PHẬT cốt-yếu là phải : – Giữ TÂM và KHẨU (miệng) đi đôi với nhau (Ngôn hành hợp nhất)

Nghĩa là: – Miệng NIỆM thì TAI phải lắng nghe cho rõ. TÂM phải nghĩ nhớ tới PHẬT, chớ không được nghĩ cong quẹo, nghĩ việc xấu, ác, hoặc tán-loạn hay chỉ nghĩ đến việc làm ăn, việc Business của mình (trông sao cho được đắc hàng, đắc khách).

Đây là bước thứ nhất của “SỰ NIỆM PHẬT”. Nếu như Kẻ nào chưa được như vậy mà vội trách móc, vội ngã lòng rằng : – Sao NIỆM PHẬT hoài mà không thấy gì hết !

Hoặc là: – Sao càng TRÌ-CHÚ, càng NIỆM PHẬT hoài mà cứ thấy rắc-rối, xui-xẻo ..vv….

Thì đó là: – Một điều oan-uổng

Và: – Đáng tiếc lắm.

Qua sự chỉ dạy của TT. bổn-sư THÍCH HẢI-QUANG và kinh-nghiệm của một người chuyên về Hoằng-dương môn MẬT TÔNG, TỊNH-ĐỘ của bổn-môn gần 30 năm qua, BẢO-ĐĂNG xin nêu ra đây những “bí quyết thành công” của Ngài GIÁC-MINH DIỆU-HẠNH Bồ-Tát dạy mà BĐăng luôn dùng đến trong mỗi khi TRÌ-CHÚ – NIỆM PHẬT theo đúng đường lối của CHI-PHÁI MÔN-ĐÌNH (cố HT. THÍCH THIỀN-TÂM và TT. THÍCH HẢI-QUANG), đó là:

Điều kiện thứ nhất– Trong lúc TRÌ, NIỆM (trì-chú, Niệm Phật) phải cho rành-rẽ, rõ-ràng.

Rành-rẽ là: – Chữ, câu không mù-mờ, lộn-lạo.
Rõ-ràng là: – Không trại tiếng

Điều-kiện thứ hai– Tiếng “NIỆM” phải hợp với “TÂM”, “TÂM” phải duyên theo tiếng TRÌ-NIỆM – TÂM và tiếng TRÌ-NIỆM phải : HIỆP và KHẮN với nhau.

Điều kiện thứ ba– Phải “CHÍ-THÀNH” cầu khẩn lên Đức Từ-phụ A-DI-ĐÀ Thế-Tôn, như lòng con đang nhớ Mẹ, muốn gặp Mẹ, muốn về với Mẹ vậy. Phải “THA-THIẾT”, với cõi CỰC-LẠC… lòng Ta thao-thức như “VIỄN-KHÁCH’ nhớ “CỐ-HƯƠNG”.

Điều kiện thứ tư– Không cho xen lộn một chút nào tưởng niệm đến việc “THẾ SỰ” (như là đang niệm Phật…thì nhớ nghĩ đến việc làm ăn, việc thiếu-hụt tiền bạc, việc lo thân-nhân đang mắc bệnh, tật, việc thị-phi từ bạn bè đưa tới, việc nợ-nần đang bị chúng giựt, lo-lắng tiệm-tùng ế-ẩm vv…).

Nghĩa là: – Phải luôn luôn “NHIẾP TÂM” và “TRỤ” vào nơi “TIẾNG” Niệm PHẬT, không được xao- lãng, nếu như : – LỠ BỊ XAO-LÃNG, PHẢI LIỀN NHIẾP TÂM LẠI ngay.

Cho nên: Hành-giả NIỆM-PHẬT, TRÌ-CHÚ cần phải cố-gắng “Thúc-liễm thân tâm” cho mau được cảnh “Sáu căn thanh-tịnh” bằng cách sau đây:

  1. MẮT thường nhìn PHẬT thì: – NHÃN CĂN THANH-TỊNH.
  2. TAI nghe tiếng NIỆM PHẬT của mình (và đại-chúng) thì: – NHĨ CĂN THANH-TỊNH.
  3. MŨI nghe biết mùi thơm của nhang trầm thì: – TỶ CĂN THANH-TỊNH.
  4. LƯỠI cử-động để TRÌ-NIỆM thì: – THIỆT CĂN THANH-TỊNH.
  5. THÂN ở trong đạo-tràng đang lạy PHẬT, thì: – THÂN CĂN THANH-TỊNH.
  6. Trong khi TRÌ, NIỆM, TÂM thường tưởng PHẬT, thì: – Ý CĂN THANH-TỊNH.

Khi NIỆM PHẬT hoặc TRÌ-CHÚ thì: Miệng niệm câu NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT phải giữ cho Đi, Đứng, Nằm, Ngồi…đều nhớ NIỆM. (Ngay cả khi đang Ăn, Uống…cũng phải nhớ NIỆM).

Cho đến: Những chỗ không được sạch-sẽ cũng NIỆM (nhớ những lúc nầy phải Niệm thầm, vì Niệm lớn sẽ mang tội Bất kính).

HỎI:

“Thưa Cô BĐĂNG, sao gọi là “TÂM CHÍ-THÀNH”?‌

ĐÁP:

Về “TÂM CHÍ-THÀNH” nầy, thì: – “CHÍ” là CHƠN, còn “THÀNH” là thành-thật.

Đây ý của PHẬT, TỔ-SƯ dạy là: – Người Tu TỊNH-ĐỘ (tức là NIỆM PHẬT) nếu như quả thật MUỐN VÃNG-SANH về CỰC-LẠC TỊNH-ĐỘ.

Thì: Điều cần-yếu là 3 nghiệp THÂN, KHẨU, Ý của mình, trong khi Tu, đều phải: – “TỪ TÂM CHÂN-THẬT” mà phát ra, chớ không nên:

Bề ngoài hiện tướng TINH-TẤN, HIỀN-LÀNH, mà bên trong (lòng) lại ẩn niệm tham, sân, ganh-ghét, đố-kỵ, tranh-chấp, tà-nguỵ, lơ-là, giả-dối !!!

Nếu như: Đem TÂM “HƯ, NGUỴ, GIẢ-DỐI, CẨU-THẢ mà tu TỊNH-ĐỘ, thì dù cho : HÀNH-TRÌ CÂU NIỆM PHẬT BẤT-TUYỆT, NHƯ MƯA-SA, GIÓ-CUỐN, NHƯ LỬA ĐỐT CHÁY ĐẦU hoặc NIỆM PHẬT SUỐT CẢ NGÀY ĐÊM…..thì chung-quy cũng chỉ là : – HẠNH “TẠP-ĐỘC” mà thôi, không thể nào cảm-ứng với PHẬT, BỒ-TÁT, THÁNH THẦN được, không sao vãng-sanh được.

Lại nữa, theo lời dạy của TT. bổn-sư THÍCH HẢI-QUANG đã từng (nhiều lần nhắc, dạy) cho BĐăng là : SỰ “CHÂN-THẬT” (chí-thành, cung-kính) có hai, đó là:

  1. “TỰ-LỢI” CHÂN-THẬT,
  2. “LỢI THA” CHÂN-THẬT.

A-) Sao gọi là “TỰ-LỢI” chân-thật?‌

Đó là phải có “TÂM” bình-đẳng, và cái TÂM không còn một chút mảy-may (nhỏ-nhặt) nào tham-luyến phước báu nơi cõi TRỜI, NGƯỜI hoặc ở đời nầy, hoặc ở đời sau, chi cả, (huống chi là Niệm PHẬT chỉ để cầu làm ăn cho mau có nhiều tiền của !!)

Mà chỉ: “THA-THIẾT” NGUYỆN ĐƯỢC MAU, SỚM SANH VỀ CÕI “CỰC-LẠC” MÀ THÔI.

Hơn nữa: – Trong khi THÂN LỄ PHẬT, MIỆNG NIỆM PHẬT, Ý QUÁN-TƯỞNG PHẬT, thì PHẢI CÓ PHẬT trong TÂM (chứ không được có Tâm của Chúng-sanh (tức là tâm tham “THỌ” các thứ trần-lao, ô-trược… gian-hùng) cùng TU THÊM CÁC HẠNH LÀNH khác nữa như là (bố-thí, tuỳ-hỷ),  nhất là phải luôn “CUNG-KÍNH, CHÍ-THÀNH”.

B-) Sao gọi là “LỢI THA CHÂN-THẬT”?‌

Đó là việc cần phải: THÀNH-THẬT khen-ngợi công-đức về “Y-BÁO” (tức là cảnh-trí ở cõi Cực-Lạc, như cây-cối, nhà, lầu-các, vang ra tiếng niệm PHẬT, niệm PHÁP, niệm TĂNG – (xem lại THP số 64, 65 sẽ nhớ và (thấy, biết) về “y-báo” và “chánh-báo” nơi cõi nước Cực-Lạc của PHẬT A-DI-ĐÀ).

Lại phải: – Chân-thật khuyên người phát Tâm tinh-tấn NIỆM PHẬT, tu-hành, hiển-bày cho rõ-ràng pháp-môn TỊnh-ĐỘ và dẫn-giải, khuyên-nhắc, hoặc giúp phương-tiện cho người Tu theo…

Thấy Ai làm được việc lành nào, dù là nhỏ-nhít thế mấy đi nữa, cũng phải: SANH TÂM TUỲ-HỶ

(Chớ đừng có trề-nhún, phỉ-báng, chê-bai, khi Sư, diệt Tổ, lừa Thầy, phản bạn, không biết ơn-nghĩa.

Vì: – Nếu có những Tâm nầy, thì dù NIỆM-PHẬT nhiều cho thế mấy, cũng không được PHẬT chứng-minh, và không được vãng-sanh về CỰC-LẠC đâu).

Đây là lời “khẳng-định”.

C-) Còn sao gọi là “TÂM SÂU-THIẾT” ? (tức là lòng “TIN-HIỂU” SÂU) ‌

TÂM SÂU-THIẾT nầy cũng có 2 loại, đó là:

1-) Người NIỆM PHẬT phải tin-hiểu sâu chắc rằng:

– Mình là một kẻ “Phàm-phu nhiều tội-chướng.

– Từ vô thỉ-kiếp đến nay cứ mãi trôi chìm (vô-tận) trong vòng luân-hồi, sanh-tử.

– Mình đã và đang gây-tạo nên không lường, không ngằn tội-lỗi, sai-lầm (tội nhiều, chướng nặng).

2-) Phải tin hiểu sâu chắc rằng : – Đức PHẬT A-DI-ĐÀ có “NGUYỆN-LỰC” rộng lớn, nếu có một chúng-sanh nào THÀNH-TÂM (có đầy-đủ 3 TÂM như trên vừa nói là :

– TÂM CHÍ-THÀNH,

– TÂM SÂU-THIẾT.

– TÂM HỒI-HƯỚNG.

Và còn có thêm các HẠNH:

– BIẾT HỆ NIỆM (NIỆM PHẬT chân-thật)

– BIẾT HỒI-HƯỚNG.

– BIẾT SỬA (đổi) TÂM.

Thì dù cho có bao nhiêu tội-chướng, cũng quyết-định sẽ được : PHẬT A-DI-ĐÀ ĐẾN TIẾP-DẪN VÃNG-SANH về CỰC-LẠC TỊNH-ĐỘ ngay.

Đây là lời “KHẲNG-ĐỊNH”

D-) TÂM HỒI-HƯỚNG, PHÁT NGUYỆN….là:

Mình có tu được bao nhiêu công-đức lành, dù là mảy-mai nhỏ-nhít, cũng nguyện đem HỒI-HƯỚNG cầu-sanh về Tây-Phương Cực-Lạc, chớ không nên phát nhất một niệm (nhỏ nhít) nào cầu phước-báu nơi cõi Người, Trời chi cả.

(Thí-dụ như Niệm PHẬT, không cầu Vãng-sanh, mà chỉ cầu cho buôn may, bán đắc, làm ăn có tiền….là hoàn-toàn sai lạc).

Người NIỆM PHẬT phải biết sự an vui, nghiêm tịnh nơi cõi Tây-Phương Cực-Lạc còn nhiệm-mầu, thắng-diệu vượt hơn Tam giới (Dục giới, Sắc giới, vô sắ giới….) rất xa.

Còn vấn-đề HỌ nói là: – TRÌ-CHÚ gặp khó-khăn, khiến cho gia-đình xào-xáo, lục-đục vv…. là sai, bởi vì HỌ không biết xét lại những lỗi quấy của mình mà còn nói lên các lời báng PHÁP bậy-bạ nữa… (tội lỗi).

Đức DI-LẶC đại Bồ-Tát có dạy rằng: – “Chúng-sanh đời nay quá si-mê đi, Chúng cứ nhắm mắt làm theo vọng-tâm sai-sử không mà thôi, chớ không biết phân-biệt được đâu là VỌNG (tâm), đâu là CHƠN (tâm) cả!.

Nghĩa là: Hễ trong TÂM VỌNG của Họ nghĩ ra điều đó rồi, thì Họ cứ chấp chặt vào những cái “Ý NGHĨ” tà quấy đó mà cho là đúng, là phải…. rồi bị VỌNG TÂM, và các TÀ-NIỆM đó sai-sử, cho nên Họ cứ “nhắm-mắt làm càng” theo ý-nghĩ sai-lầm, quấy-ác của mình mà thôi.

Họ cũng không biết thế nào là ĐOẠ, SA…..hết, cứ đem cái TÂM “PHÀM-PHU ĐIÊN-ĐẢO” thiếu ý-thức của mình mà hành-xử sai-lầm, vô-tình vướng vào trong lỗi. Lừa Thầy, phản bạn. Khinh Sư, diệt Tổ, phỉ-báng Tam-Bảo..vv….. rất đáng nên thương-xót và tiếc-nuối giùm cho Họ.

Trên phương-diện hoằng-truyền và thực-hành pháp-môn “MẬT, TỊNH” song tu của Bổn chi-phái, môn đình. BĐăng xin nhắc gởi đến các bạn đồng tu trong dòng Pháp MẬT – TỊNH của bổn-môn nơi PHÁP-HOA TỰ – TUCSON, ARIZONA nầy đôi lời tâm-huyết dưới đây.

TRƯỚC HẾT LÀ ĐẾN VỚI BẠN ĐỒNG TU “MẬT-TÔNG” lời rằng: Trên đường tu MẬT-TÔNG, muốn được hiệu-nghiệm, thì điều cần-yếu là phải: GIỮ GIỚI-HẠNH:

– Hành-giả phải cố-gắng giữ trai-giới, hạn-chế xúc-dục7.

– Tâm niệm phải trong sáng, luôn giữ từ-bi, tha-thứ, không ganh-ghét, đố-kỵ, tranh-đấu, hoặc dùng mọi thủ-đoạn xấu, ác (như dùng bùa, ngải, thư, ếm) để hại người, gìn lòng tin-tưởng tuyệt-đối và “HÀNH” theo lời vị Bổn-tôn của Thần-Chú ấy dạy. Phải biết Kính, nhường, luôn “nhớ ơn” và biết “báo-ơn”, nhất là ƠN THẤY, BẠN.

– Không nên khởi Tâm nghi-ngờ nơi Thần Chú (như chú ĐẠI-BI, CHUẨN-ĐỀ, CHÚ HỘ-THÂN, CHÚ DIỆT TỘI vv…..) mà mình đang trì-niệm.

Thí dụ như: – Trong Kinh ĐẠI-BI, Đức QUÁN THẾ-ÂM Bồ-tát có lời dạy chắc thật rằng:

“Nếu chúng-sanh nào tụng, trì Thần-Chú ĐẠI-BI nầy mà còn bị đoạ vào 3 đường ác. TÔI THỀ KHÔNG THÀNH CHÁNH-GIÁC.

Tụng, Trì Thần-Chú ĐẠI-BI, nếu không được sanh về các cõi PHẬT. TÔI THỀ KHÔNG THÀNH CHÁNH-GIÁC

Như Kẻ nào tụng, trì Chú nầy, nếu còn sanh chút (xíu) lòng nghi, tất không được toại nguyện.

Chúng-sanh nào tụng, trì Chú nầy, tất cả tội Thập ác, Ngũ-nghịch, báng Pháp, (khi dễ, không tin nơi chánh Pháp đã được dạy), báng Người…,bao nhiêu tội-ác, nghiệp nặng vv….đều được tiêu hết (nhưng phải thật lòng Sám-hối thì mới được).

Duy trừ một việc: (Kẻ tu-hành) đối với CHÚ (của Phật dạy) còn sanh lòng nghi. Nếu có sanh tâm ấy, thì tội nhỏ, nghiệp nhẹ cũng không được tiêu, huống chi tội nặng ! Nhưng, tuy không liền diệt được tội nặng, cũng có thể làm nhân Bồ-đề về kiếp xa sau.

Lại nữa đức Bổn-sư THÍCH-CA MÂU-NI có lời dạy bảo thêm rằng:

“Nếu người nào đối với ĐÀRANI (chú Đại-BI) nầy sanh nghi, không tin, nên biết Kẻ ấy sẽ vĩnh-viễn mất sự lợi-ích, trăm ngàn, muôn kiếp, không nghe thấy PHẬT, PHÁP, TĂNG, thường chìm trong Tam-đồ, chẳng biết bao giờ mới được ra khỏi”.

Thế nên : Người muốn tu Mật-Tông, Ấn-chú….mà thiếu lòng thành-kính, thiếu Tâm chân-thật, và tin-tưởng thì có rất nhiều sự đáng tiếc, và tai-hại kinh-khủng như vậy.

Và nhất là việc : Thần, thánh không bao giờ phò-hộ cho cả (trái lại còn Trừng-phạt thêm nữa).

Chớ không phải là vì : TRÌ-CHÚ MÀ GIA-ĐÌNH “BỊ” LỘN-XỘN đâu.

(Vì HỌ có những TÂM xấu, ác….thương, ghét lộn-xộn, nên mới bị lộn-xộn. Gieo nhơn nào thì hái quả đó vậy).

Đừng nói như thế mà mang tội với PHẬT, BỒ-TÁTTuyệt-đối phải nên nhớ như vậy, chớ quên.

Điều yếu-quyết cần phải biết trong con đường Tu MẬT-TÔNG là : – Chớ nên khởi lòng NGHI-NGỜ, KHINH-BÁNG, y theo yếu-quyết vừa nói trên đây mà thành-kính và chặt-dạ hành-trì, thì gọi là: “ĐÚNG Y NHƯ PHÁP” vậy.

Trong Kinh ĐẠI-BI (là một quyển Kinh dạy về “MẬT-TÔNG TÂM PHÁP”), có ghi lời dạy rằng:

Như Kẻ nào tụng-trì CHÚ nầy, nếu còn sanh chút lòng “NGHI” tất không được toại nguyện.

“Chúng-sanh nào tụng-trì CHÚ nầy thì tất cả các tội NGŨ-NGHỊCH, THẬP ÁC, BÁNG PHÁP, BÁNG NGƯỜI, PHÁ GIỚI, PHẠM TRAI, HUỶ-HOẠI CHÙA THÁP, LÀM NHƠ NGƯỜI TU PHẠM-HẠNH (như cưỡng dâm Tỳ-kheo Ni vv…..)

Bao nhiêu tội ác, nghiệp nặng như thế đều được tiêu hết. DUY TRỪ MỘT VIỆC:

– Kẻ tụng đến với CHÚ còn sanh lòng NGHI.

– Nếu có sanh tâm NGHI ấy, thì tội nhỏ NGHIỆP nhẹ cũng không được tiêu-trừ huống chi tội nặng!!

Nhưng tuy, không liền diệt được tội nặng, song cũng có thể làm “NHÂN BỒ-ĐỂ” về kiếp xa sau.

Lại dạy nữa rằng: – Nếu Kẻ thiện-nam, thiện-nữ nào, tụng-trì Thần-Chú nầy, phải phát-tâm Bồ-Đề rộng lớn, thế-độ tất cả muôn loài, giữ-gìn trai-giới, đối với chúng-sanh khởi lòng bình-đẳng và thường nên trì-tụng, chớ cho gián-đoạn.

Lại nên, ở nơi tịnh-thất, tắm gội sạch-sẽ, mặc y-phục sạch, trao phan, đốt đèn, dùng hương-hoa cùng các thức ăn uống cúng-dường, buộc tâm một chỗ, chớ nghĩ chi khác, y “NHƯ PHÁP” mà trì-tụng, lúc ấy sẽ có NHỰT-QUANG Bồ-Tát, NGUYỆT-QUANG Bồ-Tát, cùng vô-lượng Thần-Thánh đến chứng-minh, giúp thêm sự hiệu-nghiệm.

Bấy giờ TA (đức QUÁN THẾ-ÂM Bồ-Tát) cũng dùng : NGÀN TAY NÂNG-ĐỠ, NGÀN MẮT CHIẾU SOI (xem kẻ đó trong Tâm có chân-thật không)

Khiến cho Kẻ ấy từ đó về sau có thể hiểu suốt sách vở thế-gian, thông-đạt các điển-tích VI-ĐÀ và tất cả pháp-thuật ngoại-đạo (nên không bị chúng gạt-gẫm).

Chúng-sanh nào tụng-trì THẦN-CHÚ nầy có thể “TRỊ” LÀNH 84.000 CHỨNG BỆNH Ở THẾ-GIAN:

– Hàng-phục được các Thiên Ma, Ngoại-Đạo.

– Sai-khiến được tất cả Quỷ-Thần .vv…. Cùng với các việc:

– Cứu-độ vô-số Chúng-sanh ra khỏi Tam-đồ, Ác đạo.

– Cứu-độ Thân bằng, quyến-thuộc thoát khỏi Ma nạn, và HỘ-NIỆM cho các Kẻ sắp-sửa qua đời được VÃNG-SANH Cực-lạc quốc.

Những Kẻ tụng-kinh, toạ-thiền ở nơi sâu, đồng vắng bị SƠN-TINH, TẠP-MỊ, CÁC QUỶ VỌNG, LƯỢNG….làm não loạn, phá hại, khiến cho TÂM không an-định, chỉ cần (tha-thiết)TRÌ, TỤNG “CHÚ” NẦY MỘT BIẾN (hoặc 7 biến, 21 biến, 108 biến….) Thì: CÁC QUỶ, THẦN ẤY THẢY ĐỀU BỊ TRÓI .

Nếu Hành-giả có thể tụng-trì đúng pháp, khởi lòng thương-xót cứu-độ tất cả chúng-sanh, lúc ấy TA Đức QUÁN THẾ-ÂM BỒ-TÁT (bổn tôn của Thần-chú (tức là Chủ của Tâm-Chú đó) sẽ SẮC-LỆNH (sai-khiến) cho tất cả Thiện-Thần, Long Vương, Kim-Cang, Mật-Tích thường theo ủng-hộ, không rời bên mình, như giữ-gìn “tròng con mắt” hoặc “thân mạng” của chính Họ.

Tiếp đó: BỒ-TÁT (QUÁN-ÂM) liền đọc lời Kệ “Sắc-lệnh” rằng:

“TA sai MẬT-TÍCH, KIM-CANG sĩ,
Ô sô Quân-đồ, ương châu THI.
BÁT BỘ lực-sĩ, Thường CA-LA,
Thường theo ủng-hộ bên hành-giả.
TA sai MA HÊ NA LA DIÊN.
Kim TỲ LA ĐÀ CA TỲ LA . 8
Thường theo ủng-hộ bên hành-giả.
TA sai BÀ CẤP TA CÂU LA, 9
MÃN THIỆN XA BÁT CHÂN ĐÀ LA 10
Thường theo ủng-hộ bên hành-giả.
TA sai TÁT GIA MA HÒA LA,11
CƯU LA ĐƠN-TRA BÁN CHỈ LA, 12

(Kỳ sau tiếp)