ĐẠI BÁT NIẾT BÀN KINH SỚ
BÀI TỰA KINH NIẾT-BÀN BẢN NAM
Đời Nguyên,Viện Sùng Thánh Sa-môn Sư Chánh thuộc tông Thiên Thai soạn thuật.
- Đại Bát Niết Bàn Kinh Sớ
- Phẩm 01: Tựa
- Phẩm 02: Thuần Đà
- Phẩm 03: Ai Thán
- Phẩm 04: Trường Thọ
- Phẩm 05: Kim Cương Thân
- Phẩm 06: Danh Tự Công Đức
- Phẩm 07: Bốn Tướng
- Phẩm 08: Tứ Y
- Phẩm 09: Tà Chánh
- Phẩm 10: Tứ Đế
- Phẩm 11: Tứ Đảo
- Phẩm 12: Như Lai Tánh
- Phẩm 13: Văn Tự
- Phẩm 14: Điều Dụ
- Phẩm 15: Nguyệt Dụ
- Phẩm 16: Bồ Tát
- Phẩm 17: Nhất Thiết Bồ Tát Sở Vấn
- Phẩm 18: Thăm Bệnh
- Phẩm 19: Thánh Hạnh
- Phẩm 20: Phạm Hạnh
- Phẩm 21: Anh Nhi Hạnh
- Phẩm 22: Đức Vương
- Phẩm 23: Sư Tử Hống
- Phẩm 24: Ca Diếp
- Phẩm 25: Kiều Trần Như
Đức Phật của chúng ta là bậc Đại Thánh trong hội Song lâm cuối cùng giảng nói kinh này cho các Tỳ-kheo đời mạt pháp và các chúng sinh trên khắp mặt đất rõ tâm thấy tánh, đầy đủ giới luật, mở rộng tông Thường, Ma-ha Chỉ Quán nương theo đó mà phò luật bàn Thường. Dụ cho chuộc mạng bằng châu báu, nên kinh nói: Nếu kinh này còn thì Phật pháp còn, nếu kinh này diệt thì Phật pháp diệt, mạng mạch của Phật pháp còn mất đều lệ thuộc vào đó. Bắt đầu từ việc Thư Cừ Mông Tốn thỉnh Pháp sư Đàm-vô-sấm và Pháp sư Mãnh hai lần phiên dịch, gồm mười ba quyển, thành bốn mươi pho, lưu hành về phương Bắc. Đến đời Tống Văn Đế ban sắc cho hai sư Nghiêm và Quán, đồng cảm tạ Khang Lạc, lại cùng nhau trị định, chia thành hai mươi lăm phẩm, rút ngắn thành ba mươi sáu pho, lưu hành về Giang Nam. Trong thời gian đó, người nói, nghe, lãnh ngộ rất đông, các tác phẩm được soạn ra cũng nhiều, như Tăng truyện có ghi. Cách Thánh càng xa, thần căn chuyển hành trì độn. Tổ của tôi là Tôn giả Chương An dựa theo Tông chỉ của Long Thọ và dùng nghĩa môn Thiên Thai soạn sớ chia kinh rất phù hợp với ý Phật, ngài Kinh Khê san bổ, đạo pháp thêm sáng. Sau khi ngài Từ Vân ở Tứ Minh giảng Cô Sơn Tác Ký thì thưa thớt ít người nghe. Vì sao? Vì văn kinh mênh mông, nghĩa sớ sâu kín, thêm vào đó khoa chưa nhập kinh, khó bề tìm kiếm. Ngài Sư Chánh khắc chí sách này có lúc hoàn thành. Vào năm Nhâm thân đời Tống, Pháp sư Ngụ Cổ Nguyên làm Thượng thủ dưới trướng ngài Vĩnh Thanh Luân, bèn mô phỏng theo thể lệ của kinh Pháp Hoa và Quang Minh dùng khoa cú của sớ phân nêu trong kinh. Những gì sớ không nhắc lại là đều khó quyết định, cùng các bạn phân tích qua lại. Phương trượng chủ quyết định thì phải quy về đây. Mỗi đêm nhóm họp dưới mái Mạo Phong, chuyền nhau nghe đọc kinh khoa sớ ký. Việc dự định nhóm họp này là do Đại Từ Hoài Tổng, Báo Từ Đại Thành, Đại Vân Cư Giản, Thọ Tinh Văn Thắng, Long Hoa Thanh Chính, Viên Hoa Hoài Thản, Thiên Trúc Pháp Hàng. Bắt đầu từ tháng tám mùa Thu này và kết thúc vào cuối mùa Xuân năm sau, Vô Cực Đông Đường đáng độ, được hiệu đính lại. Tăng Lục Đạo An ở Bạch Vân Cổ Sơn xem xét lưu thông, nguyện cùng người sau thọ trì đọc tụng, đúng như lời dạy tu hành. Trên không cô phụ Phật Tổ, dưới không quên bỏ tánh linh của mình.
Chúc thọ một người mà công đức thấm nhuần chín cõi. Soạn lời tựa vào ngày Thánh chế, năm Nhâm Ngọ, niên hiệu Chí Nguyên.