Luận về những nét chung và riêng của kinh Pháp Hoa
Định thứ tự giữa Diệu và Pháp
Tóm tắt những trình bày đương thời về kinh Pháp Hoa
Chú giải chính xác về Đóa Sen Diệu Pháp

Chương Một

Thích Danh

(Huyền Nghĩa, Ch.1- 8, 691-779)

Từ phần nầy đến cuối sách là bậc thứ hai của tác phẩm Huyền Nghĩa. Trong cấp bậc thứ hai nầy, mỗi phẩm tính đặc thù của từng phần trong Ngũ Huyền (danh, thể, tông, dụng, và giáo) được phân tích sâu rộng như phương tiện hữu hiệu của Trí Khải dùng để chú giải bản kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Mục thứ nhất Giải thích Danh chiếm một phần lớn trong toàn tác phẩm. Mục đích chính trong mục giải thích tên là để đưa ra chi tiết tỉ mỉ về mỗi chữ trong năm chữ tựa đề : Diệu Pháp Liên Hoa Kinh. Trong năm chữ nầy, chữ Diệu được Trí Khải giải thích rất dài. Phần phân tích chính về chữ Diệu được viết thành Thập Diệu thuộc Tích môn, trong đó toàn thể hệ thống Phật giáo bao gồm trong mười chữ Diệu. Mười chữ Diệu nầy biểu lộ sự thông hiểu của riêng Trí Khải về giáo lý Phật như một toàn thể liên tục.

Như chúng tôi đã đề cập ở phần trên, mục dài nhất của tác phẩm Huyền Nghĩa là mục thứ nhất trong Ngũ Huyền, Thích Danh. Bốn tựa đề được đưa ra trong mục nầy là Pan Tung Pieh (luận về những đặc tính chung và riêng của kinh Pháp Hoa), Ting Miao Fa Chien-hou ( Định thứ tự giữa Diệu và Pháp), Chu Chiu chieh ( tóm tắt những sự trình bày đương thời về kinh Pháp Hoa), và Cheng-shih Miao Fa Lien Hua Ching ( chú giải chính xác về Đóa Sen Diệu Pháp).

Luận về những đặc tính chung và riêng của kinh Pháp Hoa (T33, 691a-b)

Đây là đề mục thứ nhất thuộc Thích Danh. Trí Khải nhìn kinh Pháp Hoa là bản kinh độc đáo, vì tựa đề kinh không giống bất cứ tựa đề kinh nào khác. Tuy nhiên, vì có cùng đặc tính chung với những bản kinh khác nên cũng gọi là kinh. Đặc tính kinh Pháp Hoa được khảo sát trong ba phối cảnh Giáo, Hành, và Lý, liên hệ đến địa vị độc tôn cũng như những tính chất chung cùng với những bản kinh khác. (i) Giáo : Giáo của kinh Pháp Hoa độc đáo vì được tuyên thuyết thuận duyên, nhưng cùng chia xẻ với những bản kinh khác, vì là Lời của Phật.(ii) Hành : Hành của kinh Pháp Hoa độc đáo với phương cách hành trì thâm nhập vào chân tánh. (iii) Lý : Mặc dù Lý kinh Pháp Hoa không khác với những bản kinh khác, tên của Lý thì không như nhau (vì Lý nầy được gọi là Chân Như). Vì vậy, Lý độc đáo liên hệ đến tên, nhưng cùng chung đặc tính với những kinh khác, khi nghĩ rằng tất cả các kinh đều cùng chung Lý. (1)

Định thứ tự giữa Diệu và Pháp (T33, 691b)

Đây là đề mục thứ hai trong mục Thích Danh. Trí Khải nói rằng chữ Tế hoặc Diệu nên được khảo sát trước chữ Pháp với lối nhìn theo văn phạm, vì chữ Diệu như tỉnh từ dùng để diễn tả chữ Pháp là danh từ. Tuy nhiên, Pháp nên được phân tích trước chữ Tế hoặc Diệutheo cách luận bàn về giáo thuyết, vì chỉ khi nào nội dung chân lý được hiển lộ, Pháp sẽ là Diệu. Theo Trí Khải, Diệu trước Pháp hoặc ngược lại, cả hai lối đều khả dĩ. (2)

Tóm tắt những trình bày đương thời về kinh Pháp Hoa (T33, 691b-692c)

Đây là đề mục thứ ba trong mục Giải thích Danh Trí Khải đưa ra bốn lối diễn giảng truyền thống, từ Ngài Hui- kuan ( Huệ Quang) ở Đạo Tràng Tự (3), Ngài Hui Chi (Huệ Chí) ở Pháp Hoa Tự (4), những bậc Thầy ở phương Bắc (5), và Ngài Fa Yun (Pháp Dung) thuộc Kuang- chai- tự, (6) về chữ Tế hoặc Diệu. Trong bốn lối giảng nầy, Trí Khải chọn lối giảng của Ngài Fa Yun để phê bình, bởi vì đây là lối giảng được xem là thông thái nhất về kinh Pháp Hoa trước thời Trí Khải. Trí Khải nói rõ mục tiêu tấn công quan điểm của Kuang chai.: Bằng cách bác bỏ thuyết của Kuang chai trước hết, những thuyết còn lại sẽ tự bị quét sạch như gió cuốn. (7)

Định nghĩa của Kuang chai về chữ Diệu được Trí Khải trích dẩn là : Cái được gọi là Diệu là Pháp của nhân và quả của một thừa.(8). Trí Khải nói rằng Kuang chai cho rằng những giáo lý trước kinh Pháp Hoa là thô, và giáo lý hiện tại, như kinh Pháp Hoa là Diệu từ ba phối cảnh Thể, Vị, và Dụng của nhân và quả, khiến trở nên sâu rộng hoặc chập hẹp, cao hoặc thấp, dài hoặc ngắn. (9). Trí Khải tuyên bố rằng định nghĩa của Kuang chai về thô và tế trong ánh sáng của quá khứ và hiện tại thì không chính xác.(10) Sự phê bình của Trí Khải dọn đường cho cách thức Đại Sư chú giải kinh Pháp Hoa trong phần sau. (11)

Chú giải chính xác về Đóa Sen Diệu Pháp ( T33, 692c – 779a )

Đây là đề mục thứ tư dưới mục Thích Danh, hai điểm được Trí Khải đưa ra. Điểm thứ nhất là hiển lộ ý nghĩa Diệu bằng cách muợn chữ Kuang chai đã dùng.(12) Sự thành lập khái niệm về Diệu dẩn tới điểm thứ hai là sự chú giải chính xác bản kinh Diệu Pháp Liên Hoa mà Trí Khải đã tự tay viết thành.