LUẬN A TỲ ĐẠT MA PHÁT TRÍ
Hán dịch: Tác giả: Tôn giả Ca Đa Diễn Ni Tử
Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng

 

Chương 4: NGHIỆP UẨN

 

Phẩm 1: BÀN VỀ HÀNH ÁC

Ba hành cùng đối ba căn,

Cho đến đối với người nghiệp đạo,

Ba nghiệp đối với mười nghiệp đạo,

Chín môn nghiệp thâu nhiếp lẫn nhau,

Thân-tâm-thọ đều có bốn câu,

Ba chướng thế ấy như thế nào,

Thế nào là tội lớn-quả lớn,

Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Hỏi: Ba hành ác, ba căn bất thiện, ba hành ác thâu nhiếp ba căn bất thiện, hay là ba căn bất thiện thâu nhiếp ba hành ác?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có hành ác mà không phải là căn bất thiện, nghĩa là hành ác của thân-ngữ, tà kiến, tư duy bất thiện.

2. Có căn bất thiện mà không phải là hành ác, nghĩa là căn bất thiện si.

3. Có hành ác cũng là căn bất thiện, nghĩa là tham dục-giận dữ.

4. Không phải hành ác cũng không phải căn bất thiện, nghĩa là trừ các tướng trước.

Hỏi: Ba diệu hạnh, ba căn thiện, ba diệu hạnh thâu nhiếp ba căn thiện, hay là ba căn thiện thâu nhiếp ba diệu hạnh?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có diệu hạnh mà không phải là căn thiện, nghĩa là diệu hạnh của thân-ngữ và tư duy thiện.

2. Có căn thiện mà không phải là diệu hạnh, nghĩa là chánh kiến không thâu nhiếp căn thiện vô si.

3. Có diệu hạnh cũng là căn thiện, nghĩa là vô tham-vô sân và chánh kiến.

4. Không phải diệu hạnh, cũng không phải căn thiện, nghĩa là trừ các tướng trước.

Hỏi: Ba hành ác và mười nghiệp đạo bất thiện, ba thâu nhiếp mười, hay mười thâu nhiếp ba?

Đáp: Ba thâu nhiếp mười, không phải mười thâu nhiếp ba. Không thâu nhiếp những gì? Nghĩa là trừ ra nghiệp đạo đã thâu nhiếp hành ác của thân ngữ ý, còn lại những hành ác của thân-ngữ-ý.

Hỏi: Ba diệu hạnh và mười nghiệp đạo thiện, ba thâu nhiếp mười, hay là mười thâu nhiếp ba?

Đáp: Ba thâu nhiếp mười chứ không phải mười thâu nhiếp ba. Không thâu nhiếp những gì? Nghĩa là trừ ra nghiệp đạo đã thâu nhiếp diệu hạnh của thân-ngữ-ý, còn lại những diệu hạnh của thân-ngữ-ý.

Hỏi: Ba nghiệp và mười nghiệp đạo, ba nghiệp thâu nhiếp mười nghiệp đạo, hay là mười nghiệp đạo thâu nhiếp ba nghiệp?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có nghiệp mà không phải nghiệp đạo, đó là nghiệp đạo không thâu nhiếp nghiệp thân-ngữ và ý.

2. Có nghiệp đạo, không phải nghiệp, nghĩa là ba nghiệp đạo sau.

3. Có nghiệp cũng là nghiệp đạo, nghĩa là bảy nghiệp đạo trước.

4. Không phải nghiệp, cũng không phải nghiệp đạo, nghĩa là trừ các tướng trước.

Ba nghiệp, là nghiệp của thân-ngữ-ý. Bốn nghiệp, là nghiệp dị thục đen – đen, nghiệp dị thục trắng – trắng, nghiệp dị thục đen trắng – đen trắng, nghiệp không có dị thục không phải là đen không phải là trắng mà có khả năng trừ hết các nghiệp.

Hỏi: Ba nghiệp thâu nhiếp bốn nghiệp, hay là bốn nghiệp thâu nhiếp ba nghiệp?

Đáp: Ba thâu nhiếp bốn, không phải là bốn thâu nhiếp ba. Không thâu nhiếp những gì? Nghĩa là trừ ra khả năng đoạn trừ các nghiệp tư duy học, còn lại các nghiệp vô lậu, nghiệp thiện hệ thuộc cõi Vô sắc, và tất cả các nghiệp vô ký.

Ba nghiệp là nghiệp của thân-ngữ-ý. Lại có ba nghiệp, là nghiệp thuận theo pháp hiện tại mà thọ, nghiệp thuận theo đời kế tiếp mà thọ, nghiệp thuận theo đời sau tiếp mới thọ.

Hỏi: Ba nghiệp trước thâu nhiếp ba nghiệp sau, hay là ba nghiệp sau thâu nhiếp ba nghiệp trước?

Đáp: Ba nghiệp trước thâu nhiếp ba nghiệp sau, không phải ba nghiệp sau thâu nhiếp ba nghiệp trước. Không thâu nhiếp những gì? Đó là nghiệp bất định, nghiệp vô ký, nghiệp vô lậu.

Ba nghiệp là nghiệp của thân-ngữ-ý. Lại có ba nghiệp, là nghiệp thuận lạc thọ, nghiệp thuận khổ thọ, nghiệp thuận bất khổ bất lạc thọ.

Hỏi: Ba nghiệp trước thâu nhiếp ba nghiệp sau, hay là ba nghiệp sau thâu nhiếp ba nghiệp trước?

Đáp: Ba nghiệp trước thâu nhiếp ba nghiệp sau, không phải ba nghiệp sau thâu nhiếp ba nghiệp trước. Không thâu nhiếp những gì? Đó là nghiệp vô ký, nghiệp vô lậu.

Ba nghiệp là nghiệp của thân-ngữ-ý. Lại có ba nghiệp, là nghiệp quá khứ-hiện tại-vị lai. Lại có ba nghiệp, là nghiệp thiện-bất thiện, vô ký. Lại có ba nghiệp, là nghiệp học-vô học-phi học phi vô học. Lại có ba nghiệp, là nghiệp do kiến đoạn, tu đoạn-do không-có đoạn.

Hỏi: Ba nghiệp trước thâu nhiếp ba nghiệp sau, hay là ba nghiệp sau thâu nhiếp ba nghiệp trước?

Đáp: Tùy thuộc vào sự việc của nghiệp mà lần lượt thâu nhiếp nhau.

Ba nghiệp là nghiệp của thân-ngữ-ý. Lại có ba nghiệp, là nghiệp hệ thuộc cõi Dục-Sắc-Vô sắc.

Hỏi: Ba nghiệp trước thâu nhiếp ba nghiệp sau, hay là ba nghiệp sau thâu nhiếp ba nghiệp trước?

Đáp: Ba nghiệp trước thâu nhiếp ba nghiệp sau, không phải ba nghiệp sau thâu nhiếp ba nghiệp trước. Không thâu nhiếp những gì? Đó là nghiệp vô lậu.

Bốn nghiệp như trước đã trình bày. Ba nghiệp là nghiệp thuận theo pháp hiện tại mà thọ, nghiệp thuận theo đời kế tiếp mà thọ, nghiệp thuận theo đời sau tiếp mới thọ.

Hỏi: Bốn nghiệp thâu nhiếp ba nghiệp, hay là ba nghiệp thâu nhiếp bốn nghiệp?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có bốn nghiệp mà không phải ba nghiệp, nghĩa là có thể đoạn các nghiệp tư duy học, nghiệp bất định thiện-bất thiện hệ thuộc cõi Dục và nghiệp bất định thiện hệ thuộc cõi Sắc.

2. Có ba nghiệp mà không phải bốn nghiệp, đó là quyết quyết định-thiện hệ thuộc cõi Vô sắc.

3. Có bốn nghiệp cũng là ba nghiệp, là nghiệp định thiện-bất thiện hệ thuộc cõi Dục và nghiệp quyết định thiện hệ thuộc cõi Sắc.

4. Không phải bốn nghiệp cũng không phải ba nghiệp, nghĩa là trừ ra khả năng đoạn các nghiệp tư duy học, còn lại nghiệp vô lậu, nghiệp bất định-thiện hệ thuộc cõi Vô sắc và nghiệp vô ký.

Bốn nghiệp như trước đã trình bày. Ba nghiệp, là nghiệp thuận lạc thọ, nghiệp thuận khổ thọ, nghiệp thuận bất khổ bất lạc thọ.

Hỏi: Bốn nghiệp thâu nhiếp ba nghiệp, hay là ba nghiệp thâu nhiếp bốn nghiệp?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có bốn nghiệp mà không phải ba nghiệp, nghĩa là có thể đoạn các nghiệp tư duy học.

2. Có ba nghiệp mà không phải bốn nghiệp, đó là nghiệp thiện hệ thuộc cõi Vô sắc.

3. Có bốn nghiệp cũng là ba nghiệp, là nghiệp thiện-bất thiện hệ thuộc cõi Dục và nghiệp thiện hệ thuộc cõi Sắc.

4. Không có bốn nghiệp cũng không phải ba nghiệp, nghĩa là trừ ra khả năng đoạn các nghiệp tư duy học, còn lại nghiệp vô lậu và nghiệp vô ký.

Bốn nghiệp như trước đã trình bày. Ba nghiệp, là nghiệp quá khứhiện tại-vị lai. Lại có ba nghiệp, là nghiệp thiện-bất thiện, vô ký. Lại có ba nghiệp, là nghiệp học-vô học-phi học phi vô học. Lại nữa, có ba nghiệp, là nghiệp do kiến đoạn-do tu đoạn-không có đoạn.

Hỏi: Bốn nghiệp thâu nhiếp ba nghiệp, hay là ba nghiệp thâu nhiếp bốn nghiệp?

Đáp: Ba nghiệp thâu nhiếp bốn nghiệp, không phải bốn nghiệp thâu nhiếp ba nghiệp. Không thâu nhiếp những gì? Nghĩa là trừ ra khả năng đoạn các nghiệp tư duy học, còn lại nghiệp vô lậu, nghiệp thiện hệ thuộc cõi Vô sắc và nghiệp vô ký.

Bốn nghiệp như trước đã trình bày. Ba nghiệp, là nghiệp hệ thuộc cõi Dục-Sắc-Vô sắc.

Hỏi: Bốn nghiệp thâu nhiếp ba nghiệp, hay là ba nghiệp thâu nhiếp bốn nghiệp?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có bốn nghiệp mà không phải ba nghiệp, nghĩa là có thể đoạn các nghiệp tư duy học.

2. Có ba nghiệp mà không phải bốn nghiệp, đó là nghiệp thiện hệ thuộc cõi Vô sắc và nghiệp vô ký.

3. Có bốn nghiệp cũng là ba nghiệp, là nghiệp thiện-bất thiện hệ thuộc cõi Dục và nghiệp thiện hệ thuộc cõi Sắc.

4. Không phải bốn nghiệp cũng không phải ba nghiệp, nghĩa là trừ ra khả năng đoạn các nghiệp tư duy học, còn lại nghiệp vô lậu.

Ba nghiệp, là nghiệp thuận theo pháp hiện tại mà thọ nghiệp theo đời kế tiếp mà thọ, nghiệp thuận theo đời sau tiếp mới thọ. Lại có ba nghiệp, là nghiệp thuận lạc thọ, nghiệp thuận khổ thọ, nghiệp thuận bất khổ bất lạc thọ.

Hỏi: Ba nghiệp trước thâu nhiếp ba nghiệp sau, hay là ba nghiệp sau thâu nhiếp ba nghiệp trước?

Đáp: Ba nghiệp sau thâu nhiếp ba nghiệp trước, không phải ba nghiệp trước thâu nhiếp ba nghiệp sau. Không thâu nhiếp những gì? Đó là nghiệp bất định.

Ba nghiệp, là nghiệp thuận theo pháp hiện tại mà thọ, nghiệp thuận theo đời kế tiếp mà thọ, nghiệp thuận theo đời sau tiếp mới thọ. Lại có ba nghiệp, là nghiệp quá khứ-hiện tại-vị lai. Lại có ba nghiệp, là nghiệp thiện-bất thiện, vô ký. Lại có ba nghiệp, là nghiệp học-vô học-phi học phi vô học. Lại có ba nghiệp, là nghiệp do kiến đoạn-do tu đoạn-không có đoạn.

Hỏi: Là trước thâu nhiếp sau, hay là sau thâu nhiếp trước?

Đáp: Sau thâu nhiếp trước, không phải trước thâu nhiếp sau. Không thâu nhiếp những gì? Đó là nghiệp bất định, nghiệp vô ký, nghiệp vô lậu.

Ba nghiệp, là nghiệp thuận theo pháp hiện tại mà thọ, nghiệp thuận theo đời kế tiếp mà thọ, nghiệp thuận theo đời sau tiếp mới thọ. Lại có ba nghiệp, là nghiệp hệ thuộc cõi Dục-Sắc-Vô sắc.

Hỏi: Ba nghiệp trước thâu nhiếp ba nghiệp sau, hay là ba nghiệp sau thâu nhiếp ba nghiệp trước?

Đáp: Ba nghiệp sau thâu nhiếp ba nghiệp trước, không phải ba nghiệp trước thâu nhiếp ba nghiệp sau. Không thâu nhiếp những gì? Đó là nghiệp bất định, nghiệp vô ký.

Ba nghiệp, là nghiệp thuận lạc thọ, nghiệp thuận khổ thọ, nghiệp thuận bất khổ bất lạc thọ. Lại có ba nghiệp, là nghiệp quá khứ-hiện tại-vị lai. Lại có ba nghiệp, là nghiệp thiện-bất thiện, vô ký. Lại có ba nghiệp, là nghiệp học-vô học-phi học phi vô học. Lại có ba nghiệp, là nghiệp do kiến đoạn-do tu đoạn-không có đoạn.

Hỏi: Là trước thâu nhiếp sau, hay là sau thâu nhiếp trước?

Đáp: Sau thâu nhiếp trước, không phải trước thâu nhiếp sau. Không thâu nhiếp những gì? Đó là nghiệp vô ký, nghiệp vô lậu.

Ba nghiệp, là nghiệp thuận lạc thọ, nghiệp thuận khổ thọ, nghiệp thuận bất khổ bất lạc thọ. Lại có ba nghiệp là nghiệp hệ thuộc cõi DụcSắc-Vô sắc.

Hỏi: Nghiệp trước thâu nhiếp sau, hay sau thâu nhiếp trước?

Đáp: Sau thâu nhiếp trước, phải trước thâu nhiếp sau. Không thâu nhiếp những gì? Nghĩa là nghiệp vô ký.

Ba nghiệp, là nghiệp quá khứ-hiện tại-vị lai. Lại có ba nghiệp, là nghiệp thiện-bất thiện, vô ký. Lại có ba nghiệp, là nghiệp học-vô học-phi học phi vô học. Lại có ba nghiệp, là nghiệp do kiến đoạn-do tu đoạn-không có đoạn.

Hỏi: Là trước thâu nhiếp sau, hay là sau thâu nhiếp trước?

Đáp: Tùy thuộc vào sự việc của nghiệp mà lần lượt thâu nhiếp nhau.

Ba nghiệp, là nghiệp quá khứ-hiện tại-vị lai. Lại có ba nghiệp, là nghiệp hệ thuộc cõi Dục-Sắc-Vô sắc.

Hỏi: Là trước thâu nhiếp sau, hay là sau thâu nhiếp trước?

Đáp: Là trước thâu nhiếp sau, không phải sau thâu nhiếp trước. Không thâu nhiếp những gì? Đó là nghiệp vô lậu.

Ba nghiệp, là nghiệp thiện-bất thiện, vô ký. Lại có ba nghiệp, là nghiệp học-vô học-phi học phi vô học. Lại nữa, có ba nghiệp, là nghiệp do kiến đoạn-do tu đoạn-không có đoạn.

Hỏi: Là trước thâu nhiếp sau, hay là sau thâu nhiếp trước?

Đáp: Tùy thuộc vào sự việc của nghiệp kia, lần lượt thâu nhiếp nhau.

Ba nghiệp, là nghiệp thiện-bất thiện, vô ký. Lại có ba nghiệp, là nghiệp hệ thuộc cõi Dục-Sắc-Vô sắc.

Hỏi: Là trước thâu nhiếp sau, hay là sau thâu nhiếp trước?

Đáp: Là trước thâu nhiếp sau, không phải sau thâu nhiếp trước. Không thâu nhiếp những gì? Đó là nghiệp vô lậu.

Ba nghiệp là nghiệp thiện-bất thiện-vô ký. Lại có ba nghiệp hệ thuộc cõi Dục-Vô sắc.

Hỏi: Là nghiệp trước thâu nhiếp sau, hay là sau thâu nhiếp trước?

Đáp: Trước thâu nhiếp sau, không phải sau thâu nhiếp trước. Không thâu nhiếp những gì? Đó là nghiệp vô lậu.

Ba nghiệp, là nghiệp học-vô học-phi học phi vô học. Lại có ba nghiệp, là nghiệp do kiến đoạn-do tu đoạn-không có đoạn.

Hỏi: Là trước thâu nhiếp sau, hay là sau thâu nhiếp trước?

Đáp: Tùy thuộc vào sự việc của nghiệp mà lần lượt thâu nhiếp nhau.

Ba nghiệp là nghiệp hệ thuộc cõi Dục-Sắc-Vô sắc. Lại có ba nghiệp là nghiệp học-vô học-phi học phi vô học. Lại có ba nghiệp là nghiệp do kiến đoạn-do tu đoạn-không có đoạn.

Hỏi: Là nghiệp trước thâu nhiếp sau, hay là sau thâu nhiếp trước?

Đáp: Sau thâu nhiếp trước, không phải trước thâu nhiếp sau. Không thâu nhiếp những gì? Đó là nghiệp vô lậu.

Ba nghiệp, là nghiệp học-vô học-phi học phi vô học. Lại có ba nghiệp, là nghiệp hệ thuộc cõi Dục-Sắc-Vô sắc.

Hỏi: Là trước thâu nhiếp sau hay sau thâu nhiếp trước?

Đáp: Là sau thâu nhiếp trước, không phải trước thâu nhiếp sau. Không thâu nhiếp những gì? Đó là nghiệp vô lậu.

Hỏi: Có thể có nghiệp cảm thân thọ mà không phải là tâm chăng?

Đáp: Có, đó là nghiệp bất thiện.

Hỏi: Có thể có nghiệp cảm tâm thọ mà không phải là thân chăng?

Đáp: Có, đó là nghiệp thiện vô ký.

Có thể có nghiệp cảm thân tâm thọ chăng?

Đáp: Có đó là nghiệp thiện-hữu ký.

Hỏi: Có thể có nghiệp không cảm thân-tâm thọ mà cảm dị thục chăng?

Đáp: Có, đó là các nghiệp cảm dị thục của sắc tâm bất tương ưng hành.

Như nói có ba chướng, là phiền não chướng, nghiệp chướng, dị thục chướng.

Hỏi: Thế nào là phiền não chướng?

Đáp: Nghĩa là như có một bản tánh đầy đủ phiền não tham-giận-si bùng cháy. Bởi vì như vậy cho nên khó sống, chán việc khó, khó có thể dạy bảo, khó có thể khai ngộ, khó có thể lìa bỏ, khó có thể giải thoát được.

Hỏi: Thế nào là nghiệp chướng?

Đáp: Nghĩa là năm nghiệp vô gián.

Hỏi: Thế nào là dị thục chướng?

Đáp: Nghĩa là các xứ hữu tình, Na-lạc-ca, bàng sinh, cõi quỷ, châu Bắc Câu-lô, xứ Vô tưởng thiên.

Hỏi: Trong ba hành ác, hành nào là tội lớn nhất?

Đáp: Đó là tội phá Tăng, nói lời lừa dối. Nghiệp này có thể nhận lấy quả dị thục đau khổ trong tất cả các địa ngục vô gián qua vô lượng đời kiếp

Hỏi: Trong ba diệu hạnh, diệu hạnh nào là quả lớn nhất?

Đáp: Nghĩa là tư duy trong đẳng chí của Hữu thứ nhất. Nghiệp này có thể nhận lấy quả báo sống lâu tám vạn kiếp của Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

 

Phẩm 2: BÀN VỀ TÀ NGỮ

Ba tà-ba chánh giống và khác,

Ba hành ác là cong-bẩn-đục,

Diệu-tịnh-mặc thâu nhiếp lẫn nhau,

Phi lý dẫn dắt cùng sáu câu,

Nghiệp cảm được quả trải ba đời,

Quả dị thục gồm có tám câu,

Năm nghiệp chẳng trước cũng chẳng sau,

Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Hỏi: Các tà ngữ thì đó là tà mạng chăng? Nếu là tà mạng thì đó là tà ngữ chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tà ngữ mà không phải tà mạng, nghĩa là trừ ra tham đã khởi bốn hành ác của ngữ, còn lại các hành ác của ngữ.

2. Có tà mạng mà không phải tà ngữ, nghĩa là tham đã khởi ba hành ác của thân.

3. Có tà ngữ cũng là tà mạng, nghĩa là tham đã khởi bốn hành ác của ngữ.

4. Không phải tà ngữ, cũng không phải tà mạng, nghĩa là trừ ra tham đã khởi ba hành ác của thân, còn lại các hành ác của thân.

Hỏi: Các tà nghiệp thì đó là tà mạng chăng? Nếu là tà mạng thì đó là tà nghiệp chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tà nghiệp mà không phải tà mạng, nghĩa là trừ ra tham đã khởi ba hành ác của thân, các hành ác của thân.

2. Có tà mạng mà không phải tà nghiệp, nghĩa là tham đã khởi bốn hành ác của ngữ.

3. Có tà nghiệp cũng là tà mạng, nghĩa là tham đã khởi ba hành ác của thân.

4. Không phải tà nghiệp cũng không phải tà mạng, nghĩa là trừ ra tham đã khởi bốn hành ác của ngữ, còn lại các hành ác của ngữ.

Hỏi: Các chánh ngữ thì đó là Chánh mạng chăng? Nếu là Chánh mạng thì đó là Chánh ngữ chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có chánh ngữ mà không phải chánh mạng, nghĩa là trừ vô tham đã khởi bốn diệu hạnh của ngữ, còn lại các diệu hạnh của ngữ.

2. Có chánh mạng mà không phải chánh ngữ, nghĩa là vô tham đã khởi ba diệu hạnh của thân.

3. Có chánh ngữ cũng là chánh mạng, nghĩa là vô tham đã khởi bốn diệu hạnh của ngữ.

4. Không phải chánh ngữ, cũng không phải chánh mạng, nghĩa là trừ vô tham đã khởi ba diệu hạnh của thân, còn lại các diệu hạnh của thân.

Hỏi: Các chánh nghiệp là chánh mạng, hay chánh mạng là chánh nghiệp?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có chánh nghiệp, không phải chánh mạng, nghĩa là trừ vô tham đã khởi ba diệu hạnh của thân, còn lại các diệu hạnh của thân.

2. Có chánh mạng, không phải chánh nghiệp, nghĩa là vô tham đã khởi bốn diệu hạnh của ngữ.

3. Có chánh nghiệp, cũng có chánh mạng, nghĩa là vô tham đã khởi ba diệu hạnh của thân.

4. Không phải chánh nghiệp, cũng không phải chánh mạng, nghĩa là trừ vô tham đã khởi bốn diệu hạnh của ngữ, còn lại các diệu hạnh của ngữ.

Ba sự cong vạy-nhơ bẩn-vẩn đục của ba hành ác, nghĩa là thân cong vạy-thân nhơ bẩn-thân vẩn đục; ngữ cong vạy-ngữ nhơ bẩn-ngữ vẩn đục; ý cong vạy, ý nhơ bẩn, ý vẩn đục.

Hỏi: Thế nào là ba cong vạy?

Đáp: Nghĩa là sự dua nịnh đã khởi ba nghiệp thân-ngữ-ý.

Hỏi: Thế nào là ba nhơ bẩn?

Đáp: Nghĩa là sự giận dữ đã khởi ba nghiệp thân-ngữ-ý.

Hỏi: Thế nào là ba vẩn đục?

Đáp: Nghĩa là tham đã khởi ba nghiệp thân-ngữ-ý.

Hỏi: Ba hành ác thâu nhiếp ba cong vạy-nhơ bẩn-vẩn đục; hay là ba sự cong vạy-nhơ bẩn-vẩn đục thâu nhiếp ba hành ác?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có hành ác mà không phải là cong vạy-nhơ bẩn-vẩn đục, nghĩa là trừ ra sự dua nịnh-giận-tham, đã khởi hành ác của thân-ngữ-ý thuộc cõi Dục, còn lại các hành ác của thân-ngữ-ý.

2. Có sự cong vạy-nhơ bẩn-vẩn đục mà không phải là hành ác, nghĩa là sự dua nịnh-tham của sơ tĩnh lự đã khởi nghiệp của thân-ngữ-ý và còn lại tham thuộc đã khởi ý nghiệp cõi Sắc-Vô sắc.

3. Có hành ác cũng là sự cong vạy-nhơ bẩn-vẩn đục, nghĩa là tham-giận-dua nịnh thuộc cõi Dục đã khởi hành ác nơi thân-ngữ-ý.

4. Không phải hành ác cũng không phải sự cong vạy-nhơ bẩn-vẩn đục, nghĩa là trừ các tướng trước.

Hỏi: Ba diệu hạnh, ba thanh tịnh, nghĩa là thân-ngữ-ý thanh tịnh. Diệu hạnh thâu nhiếp thanh tịnh, hay là thanh tịnh thâu nhiếp diệu hạnh?

Đáp: Tùy thuộc vào sự việc của nghiệp mà lần lượt thâu nhiếp nhau.

Hỏi: Ba diệu hạnh, ba tĩnh lặng, nghĩa là trạng thái tĩnh lặng của thân-ngữ-ý. Diệu hạnh thâu nhiếp tĩnh lặng, hay là tĩnh lặng thâu nhiếp diệu hạnh?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có diệu hạnh mà không phải tĩnh lặng, nghĩa là trừ ra diệu hạnh của thân-ngữ vô học, còn lại các diệu hạnh của thân-ngữ và tất cả diệu hạnh của ý.

2. Có tĩnh lặng mà không phải diệu hạnh, nghĩa là tâm vô học.

3. Có diệu hạnh cũng là tĩnh lặng, nghĩa là diệu hạnh của thân-ngữ vô học.

4. Không phải diệu hạnh, cũng không phải tĩnh lặng, nghĩa là trừ các tướng trước.

Hỏi: Ba thanh tịnh, ba tĩnh lặng. Thanh tịnh thâu nhiếp tĩnh lặng, hay là tĩnh lặng thâu nhiếp thanh tịnh?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có thanh tịnh mà không phải tĩnh lặng, nghĩa là trừ ra thân-ngữ vô học thanh tịnh, là các thân-ngữ thanh tịnh khác và tất cả ý thanh tịnh.

2. Có tĩnh lặng mà không phải thanh tịnh, nghĩa là tâm vô học.

3. Có thanh tịnh cũng có tĩnh lặng, nghĩa là thân-ngữ vô học thanh tịnh.

4. Không phải thanh tịnh, cũng không phải tĩnh lặng, nghĩa là trừ các tướng trước.

Hỏi: Các hành ác của thân, hành ấy đều do phi lý mà dẫn dắt thân nghiệp chăng? Nếu do phi lý mà dẫn dắt thân nghiệp thì thân nghiệp đó đều là hành ác của thân chăng?

Đáp: Các hành ác của thân thì hành ấy đều do phi lý, mà dẫn dắt thân nghiệp. Có thân nghiệp bị dẫn dắt do sự phi lý mà không phải là hành ác của thân, nghĩa là thân nghiệp hữu phú vô ký và thân nghiệp vô phú vô ký phi lý dẫn dắt.

Hỏi: Các hành ác của ngữ thì hành ấy đều do phi lý mà dẫn dắt ngữ nghiệp chăng? Nếu do phi lý mà dẫn dắt ngữ nghiệp, thì ngữ nghiệp ấy đều là hành ác của ngữ?

Đáp: Các hành ác của ngữ thì hành ấy đều do phi lý, mà dẫn dắt ngữ nghiệp. Có ngữ nghiệp do phi lý dẫn dắt mà không phải là hành ác của ngữ, nghĩa là ngữ nghiệp hữu phú vô ký và ngữ nghiệp bị dẫn dắt bởi sự phi lý vô phú vô ký.

Hỏi: Các hành ác của ý thì hành ấy đều do phi lý mà dẫn dắt ý nghiệp chăng? Nếu do phi lý mà dẫn dắt ý nghiệp, thì ý nghiệp ấy đều là hành ác của ý chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có hành ác của ý mà không phải do sự phi lý đã dẫn dắt ý nghiệp, nghĩa là tham dục-giận dữ-tà kiến.

2. Có sự phi lý đã dẫn dắt ý nghiệp mà không phải là hành ác của ý, nghĩa là ý nghiệp hữu phú vô ký và bị dẫn dắt bởi sự phi lý vô phú vô ký ý nghiệp.

3. Có hành ác của ý cũng do sự phi lý đã dẫn dắt ý nghiệp, nghĩa là ý nghiệp bất thiện.

4. Không phải hành ác của ý, cũng không phải do sự phi lý đã dẫn dắt ý nghiệp, nghĩa là trừ các tướng trước.

Hỏi: Các diệu hạnh của thân thì diệu hạnh ấy đều do như lý mà dẫn dắt thân nghiệp chăng? Nếu do như lý mà dẫn dắt thân nghiệp thì thân nghiệp ấy đều là diệu hạnh của thân chăng?

Đáp: Các diệu hạnh của thân đều do như lý mà dẫn dắt thân nghiệp. Có như lý đã dẫn dắt thân nghiệp mà không phải là diệu hạnh của thân, nghĩa là thân nghiệp được dẫn dắt do như lý vô phú, vô ký.

Hỏi: Các diệu hạnh của ngữ thì diệu hạnh ấy đều do như lý đã dẫn dắt ngữ nghiệp chăng? Nếu do như lý mà dẫn sinh ngữ nghiệp, thì ngữ nghiệp ấy đều là diệu hạnh của ngữ chăng?

Đáp: Các diệu hạnh của ngữ thì diệu hạnh ấy đều do như lý mà dẫn dắt ngữ nghiệp. Có như lý đã dẫn dắt ngữ nghiệp mà không phải là diệu hạnh của ngữ, nghĩa là như lý vô phú, vô ký đã dẫn dắt ngữ nghiệp.

Hỏi: Các diệu hạnh của ý, diệu hạnh ấy đều như lý đã dẫn dắt ý nghiệp? Hay là như lý đã dẫn dắt ý nghiệp, nên ý nghiệp ấy đều là diệu hạnh của ý?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có diệu hạnh của ý mà không phải là do như lý đã dẫn dắt ý nghiệp, nghĩa là vô tham-vô sân-chánh kiến.

2. Có như lý đã dẫn dắt ý nghiệp mà không phải là diệu hạnh của ý, nghĩa là như lý vô phú vô ký đã dẫn dắt ý nghiệp.

3. Có diệu hạnh của ý, cũng do như lý mà dẫn dắt ý nghiệp, nghĩa là ý nghiệp thiện.

4. Không phải diệu hạnh của ý, cũng không phải do như lý mà dẫn dắt ý nghiệp, nghĩa là trừ các tướng trước.

Hỏi: Các pháp do nghiệp đạt được, pháp đó nên nói là thiện-bất thiện-vô ký chăng?

Đáp: Dựa vào ở quả dị thục thì các pháp do nghiệp đạt được, pháp đó là vô ký, nhất định dấy lên nói như vậy là dựa vào quả dị thục.

Hỏi: Các pháp do nghiệp đạt được, pháp đó là vô ký chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Vì mong muốn điều gì mà Đức Như Lai dùng tâm thiện nói pháp với âm vi diệu, âm tốt lành, âm hòa nhã, âm vừa ý? Ngữ này là thiện chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Nếu dấy lên nói rằng: Dựa vào quả dị thục, các pháp do nghiệp đạt được, pháp đó là vô ký, thì không nên nói Đức Như Lai dùng tâm thiện nói pháp với âm vi diệu tốt lành, âm hòa nhã, âm vừa ý, ngữ này là thiện.

Dấy lên nói như vậy thì là không hợp với đạo lý. Nếu dấy lên nói rằng: Như lai dùng tâm thiện, nói pháp với âm vi diệu, âm tốt lành, âm hòa nhã, âm vừa ý, ngữ này là thiện, thì không nên nói dựa vào quả dị thục, các pháp đều do nghiệp đạt được, pháp đó là vô ký. Nếu dấy lên nói như thế thì không hợp lý. Nên dấy lên nói rằng: Bồ tát trong nhiều đời xa xưa đã tạo tác tăng trưởng, cảm nghiệp đại tông diệp (Tông tộc lớn) của quả dị thục. Do nhân duyên này, lần lượt sinh ra đại chủng vi diệu nơi yết hầu của Như lai. Từ yết hầu này luôn luôn phát ra âm thanh ngôn ngữ vi diệu, mà âm thanh không phải là dị thục”.

Hỏi: Các nghiệp quá khứ thì quả đó là quá khứ chăng?

Đáp: Quả đó hoặc là quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại.

Hỏi: Các nghiệp vị lai, thì quả đó là vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Các nghiệp hiện tại, thì quả đó là hiện tại chăng?

Đáp: Quả đó hoặc là hiện tại, hoặc vị lai.

Hỏi: Có thể có thân nghiệp cảm quả dị thục mà ngữ nghiệp và ý nghiệp không như vậy chăng?

Đáp: Có. Như thân không giữ gìn mà giữ gìn ngữ, vào vào lúc ấy người kia có tâm thiện, hoặc tâm vô ký. Lại như giữ gìn thân mà không giữ gìn ngữ vào vào lúc ấy người kia có tâm bất thiện, hoặc tâm vô ký.

Hỏi: Có thể có như ngữ nghiệp cảm quả dị thục mà thân nghiệp và ý nghiệp không như vậy chăng?

Đáp: Có. Như giữ gìn thân mà không giữ gìn ngữ, vào vào lúc ấy người kia có tâm thiện, hoặc tâm vô ký. Ở đây nói ngược lại, cũng như vậy.

Hỏi: Có thể có như ý nghiệp cảm quả dị thục mà thân nghiệp và ngữ nghiệp không như vậy chăng?

Đáp: Có. Như gìn giữ thân và gìn giữ ngữ, vào vào lúc ấy người kia có tâm bất thiện. Như thân không giữ gìn, ngữ không gìn giữ, bấy giờ, người kia có tâm thiện.

Hỏi: Có thể có như thân nghiệp và ngữ nghiệp cảm quả dị thục mà ý nghiệp không như vậy chăng?

Đáp: Có. Như thân không giữ gìn, ngữ không giữ gìn vào vào lúc ấy người kia có tâm thiện, hoặc tâm vô ký. Như gìn giữ thân, gìn giữ ngữ, vào vào lúc ấy người kia có tâm bất thiện, hoặc tâm vô ký.

Hỏi: Có thể có như thân nghiệp và ý nghiệp cảm quả dị thục mà ngữ nghiệp không như vậy chăng?

Đáp: Có. Như thân không giữ gìn mà ngữ giữ gìn, vào lúc ấy người kia có tâm bất thiện. Như gìn giữ thân mà không gìn giữ ngữ, vào lúc ấy người kia có tâm thiện.

Hỏi: Có thể có như ngữ nghiệp-ý nghiệp cảm quả dị thục mà thân nghiệp không như vậy chăng?

Đáp: Có. Như gìn giữ thân mà không gìn giữ ngữ, vào lúc ấy người kia có tâm bất thiện. Như không giữ gìn thân mà giữ gìn ngữ, bấy giờ người kia có tâm thiện.

Hỏi: Có thể có như thân nghiệp và ngữ nghiệp cảm quả dị thục mà ý nghiệp cũng như vậy chăng?

Đáp: Có. Như không giữ gìn thân, không giữ gìn ngữ, vào lúc ấy người kia có tâm bất thiện. Như gìn giữ thân, gìn giữ ngữ, vào lúc ấy người kia có tâm thiện.

Hỏi: Có thể có không phải là nghiệp thân-ngữ-ý cảm dị thục mà cảm quả dị thục chăng?

Đáp: Có, nghĩa là tâm bất tương ưng hành cảm quả dị thục, sắc, tâm-tâm sở pháp thuộc tâm bất tương ưng hành.

Hỏi: Có thể có ba nghiệp như thuận theo pháp hiện tại mà thọ…, thọ nhận quả dị thục không phải trước, không phải sau chăng?

Đáp: Có, nghĩa là thuận theo sắc thọ nghiệp trong pháp hiện tại, thuận theo tâm-tâm sở pháp thọ nghiệp ở đời kế tiếp, thuận theo tâm bất tương ưng hành thọ nghệip ở đời sau tiếp. Lại thuận theo tâm bất tương ưng hành thọ nghệip trong pháp hiện tại, thuận theo sắc thọ nghiệp ở đời kế tiếp, thuận theo tâm-tâm sở pháp thọ nghiệp ở đời sau tiếp. Lại, thuận theo tâm-tâm sở pháp thọ nghiệp trong pháp hiện tại, thuận theo tâm bất tương ưng hành thọ nghiệp ở đời kế tiếp, thuận theo sắc thọ nghiệp ở đời sau tiếp.

Hỏi: Có thể ba nghiệp như thuận lạc thọ…, thọ nhận quả dị thục không phải trước, không phải sau chăng?

Đáp: Có, nghĩa là thuận theo sắc là nghiệp lạc thọ, thuận theo tâm-tâm sở pháp là nghiệp khổ thọ, thuận theo tâm bất tương ưng hành là nghiệp bất khổ bất lạc thọ. Lại thuận theo tâm bất tương ưng hành là nghiệp lạc thọ, thuận theo sắc là nghiệp khổ thọ, thuận theo tâm-tâm sở pháp là nghiệp bất khổ bất lạc thọ. Lại nữa, thuận theo tâm-tâm sở pháp của nghiệp lạc thọ, thuận theo tâm bất tương ưng hành là nghiệp khổ thọ, thuận theo sắc là nghiệp bất khổ bất lạc thọ.

Hỏi: Có thể có nghiệp của ba cõi thọ nhận quả dị thục không phải trước, không phải sau chăng?

Đáp: Có, nghĩa là sắc cảm nghiệp hệ thuộc cõi Dục, tâm-tâm sở pháp cảm nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, tâm bất tương ưng hành của nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc. Lại tâm bất tương ưng hành cảm nghiệp hệ thuộc cõi Dục, sắc của nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, tâm-tâm sở pháp cảm nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc. Lại nữa, tâm-tâm sở pháp cảm nghiệp hệ thuộc cõi Dục, tâm bất tương ưng hành cảm nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, sắc cảm nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Có thể có nghiệp thiện và bất thiện thọ nhận quả dị thục không phải trước, không phải sau chăng?

Đáp: Có, nghĩa là sắc của nghiệp thiện, tâm bất tương ưng hành, tâm-tâm sở pháp của nghiệp bất thiện. Lại, tâm-tâm sở pháp và tâm bất tương ưng hành của nghiệp thiện, sắc nghiệp bất thiện, của .

Hỏi: Có thể có nghiệp do kiến-tu mà đoạn thọ nhận quả dị thục không phải trước, không phải sau chăng?

Đáp: Có, nghĩa là sắc của nghiệp do kiến mà đoạn, tâm-tâm sở pháp và tâm bất tương ưng hành của nghiệp do tu mà đoạn. Lại tâm-tâm sở pháp và tâm bất tương ưng hành của nghiệp do kiến mà đoạn, sắc của nghiệp do tu mà đoạn.

 

Phẩm 3: BÀN VỀ HẠI

Bốn loại làm hại đến sinh mạng,

Hai dị thục và hai phòng hộ,

Thân hành và nghiệp đã thành tựu,

Quả dị thục đạp nhiễm lẫn nhau.

Bất thiện cùng với những điên đảo,

Hệ thuộc-không hệ thuộc thành tựu,

Nơi chốn mạng chung và thọ sanh,

Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Hỏi: Có thể Có thể có đã hại sinh mạng mà nghiệp sát sinh chưa diệt chăng?

Đáp: Có, nếu đã đoạn mạng người khác, thì gia hạnh của người đó chưa dứt.

Hỏi: Có thể có chưa hại sinh mạng mà nghiệp sát sinh đã diệt rồi chăng?

Đáp: Có, như chưa đoạn mạng người khác, mà gia hạnh của người ấy đã dứt.

Hỏi: Có thể có đã hại sinh mạng mà nghiệp sát sinh đã diệt chăng?

Đáp: Có, như đã đoạn mạng người khác, thì gia hạnh của người đó đã thôi dứt.

Hỏi: Có thể có chưa hại sinh mạng mà nghiệp sát sinh chưa diệt chăng?

Đáp: Có, như chưa đoạn mạng người khác mà nghiệp gia hạnh của người ấy chưa dứt.

Hỏi: Có thể có chưa hại sinh mạng mà nghiệp sát sinh chưa diệt. Dị thục của nghiệp này nhất định sinh vào địa ngục chăng?

Đáp: Có, như gây ra nghiệp vô gián, lúc gia hạnh thì mạng chung.

Hỏi: Có thể có nghiệp bất thiện thuận theo khổ thọ, dị thục chưa thành thục, không phải là không thọ quả dị thục đầu tiên mà khởi tâm ô nhiễm chăng?

Đáp: Có, như tạo tác tăng trưởng nghiệp vô gián xong, nghiệp này đầu tiên thọ báo trong địa ngục kia, có quả dị thục sinh khởi.

Hỏi: Có thể có cố ý lo nghĩ sau khi hại sinh mạng, không chịu xa lìa mà đối với tất cả hữu tình có thể phòng hộ chăng?

Đáp: Có, như khởi lên gia hạnh sát hại, làm cho người kia phải chết mà trung gian chứng được kiến giải về pháp tánh.

Hỏi: Nếu đối với tất cả hữu tình có thể phòng hộ, thì người kia đối với tất cả hữu tình chấp nhận xa lìa chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Đối với tất cả hữu tình được phòng hộ mà không tiếp nhận xa lìa, như không tiếp nhận học xứ mà chứng được kiến giải về pháp tánh.

2. Đối với tất cả hữu tình tiếp nhận xa lìa mà không được phòng hộ, như thọ học xứ mà phạm vào xa lìa.

3. Đối với tất cả hữu tình được phòng hộ, cũng tiếp nhận xa lìa, như thọ học xứ mà không phạm vào xa lìa.

4. Không phải đối với tất cả hữu tình được phòng hộ cũng không phải tiếp nhận xa lìa, nghĩa là trừ các tướng trước.

Hỏi: Nếu thành tựu thân thì đó là thành tựu thân nghiệp chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có thành tựu thân mà không phải là thân nghiệp, nghĩa là ở trong vỏ trứng, hoặc những phàm phu ở trong thai tạng, hoặc sinh cõi Dục, trụ nơi không luật nghi, không phải là không luật nghi, cũng không có thân biểu, giả sử có mà mất.

2. Có thành tựu thân nghiệp mà không phải là thân, nghĩa là Thánh giả sinh thuộc cõi Vô sắc.

3. Có thành tựu thân, cũng là thân nghiệp, nghĩa là Thánh giả ở trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi luật nghi hoặc trụ nơi không có luật nghi và hoặc trụ nơi không phải luật nghi, không phải là không luật nghi, đều hiện có thân biểu, hoặc trước đã có mà không mất, hoặc sinh thuộc cõi Sắc.

4. Không thành tựu thân, cũng không phải là thân nghiệp, nghĩa là phàm phu sinh thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân, thì đó là thành tựu ngữ nghiệp chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Nếu thành tựu thân mà không phải là ngữ nghiệp, nghĩa là ở trong vỏ trứng, hoặc các phàm phu ở trong thai tạng, nếu sinh thuộc cõi Dục, thì sẽ trụ nơi phi luật nghi, không phải là không luật nghi, đều không có ngữ biểu, giả sử có mà mất.

2. Có thành tựu ngữ nghiệp mà không phải là thân, nghĩa là các Thánh giả sinh thuộc cõi Vô sắc.

3. Có thành tựu thân cũng là ngữ nghiệp, nghĩa là các Thánh giả ở trong thai tạng, hoặc sinh thuộc cõi Dục, trụ nơi luật nghi, hoặc trụ nơi không có luật nghi, hoặc trụ nơi không phải luật nghi, không phải là không luật nghi, đều hiện có ngữ biểu, hoặc trước có mà không mất, hoặc sinh thuộc cõi Sắc.

4. Phải là thân, cũng phải là ngữ nghiệp, nghĩa là các phàm phu sinh thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân, thì đó là thành tựu ý nghiệp chăng?

Đáp: Nếu thành tựu thân, thì lúc ấy nhất định thành tựu ý nghiệp. Có thành tựu ý nghiệp mà không phải là thân, nghĩa là sinh thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân thì đó là thành tựu thân nghiệp, ngữ nghiệp chăng?

Đáp: Có thành tựu thân mà không phải là thân nghiệp-ngữ nghiệp, nghĩa là ở trong vỏ trứng, hoặc phàm phu ở trong thai tạng, hoặc sinh thuộc cõi Dục, trụ nơi chẳng phải luật nghi, chẳng phải là không luật nghi, không có thân ngữ biểu, giả sử có mà mất.

Có thành tựu thân và thân nghiệp mà không phải là ngữ nghiệp, nghĩa là sinh thuộc cõi Dục, trụ nơi chẳng phải luật nghi chẳng phải là không luật nghi, đều hiện có thân biểu, hoặc trước có mà không mất, không có ngữ biểu, giả sử có mà mất.

Có thành tựu thân và ngữ nghiệp mà không phải là thân nghiệp, nghĩa là sinh thuộc cõi Dục, trụ nơi chẳng phải luật nghi chẳng phải là không luật nghi, hiện có ngữ biểu, hoặc trước có mà không mất; không có thân biểu, giả sử có mà mất.

Có thành tựu thân, và thân nghiệp-ngữ nghiệp, nghĩa là Thánh giả ở trong thai tạng, hoặc sinh thuộc cõi Dục trụ nơi luật nghi, hoặc trụ nơi không luật nghi và trụ nơi chẳng phảiluật nghi, chẳng phải là không luật nghi, đều hiện có thân-ngữ biểu, hoặc trước có mà không mất, hoặc sinh thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân nghiệp-ngữ nghiệp, thì lúc ấy thành tựu thân chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu, hoặc phải là .

Thế nào là thành tựu? Nghĩa là như trước đã nói.

Thế nào là phải là ? Nghĩa là Thánh giả sinh thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân, thì lúc ấy thành tựu thân nghiệp-ý nghiệp chăng?

Đáp: Có thành tựu thân và ý nghiệp mà không phải thân nghiệp, nghĩa là ở trong vỏ trứng, hoặc phàm phu ở trong thai tạng, hoặc sinh thuộc cõi Dục, trụ nơi chẳng phải luật nghi, chẳng phải là không luật nghi, không có thân biểu, giả sử có mà mất.

Có thành tựu thân và thân nghiệp-ý nghiệp, nghĩa là Thánh giả ở trong thai tạng, hoặc sinh thuộc cõi Dục trụ nơi luật nghi, hoặc nơi không luật nghi, hoặc trụ nơi chẳng phải luật nghi chẳng phải là không luật nghi, hiện có thân biểu, hoặc trước có mà không mất; sinh thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân nghiệp-ý nghiệp, thì lúc ấy thành tựu thân chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu, hoặc phải là .

Thế nào là thành tựu? Nghĩa là như trước đã nói.

Thế nào là phải là ? Nghĩa là Thánh giả sinh thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân, thì lúc ấy thành tựu ngữ nghiệp-ý nghiệp chăng?

Đáp: Có thành tựu thân và ý nghiệp, không phải ngữ nghiệp, nghĩa là ở trong vỏ trứng, hoặc các phàm phu ở trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục, trụ nơi chẳng phải luật nghi chẳng phải là không luật nghi, không có ngữ biểu, giả sử có mà mất.

Có thành tựu thân và ngữ nghiệp-ý nghiệp, nghĩa là Thánh giả ở trong thai tạng, hoặc sinh thuộc cõi Dục thì sẽ trụ nơi luật nghi, không luật nghi, hoặc trụ nơi chẳng phải luật nghi chẳng phải là không luật nghi, đều hiện có ngữ biểu, hoặc trước đã có không mất; hoặc sinh thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu ngữ nghiệp-ý nghiệp, thì lúc ấy thành tựu thân chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu, hoặc phải là .

Thế nào là thành tựu? Nghĩa là như trước đã nói.

Thế nào là phải là ? Nghĩa là Thánh giả sinh thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân, thì lúc ấy thành tựu thân nghiệp-ngữ nghiệp-ý nghiệp chăng?

Đáp: Có thành tựu thân và ý nghiệp mà không phải là thân nghiệp-ngữ nghiệp, nghĩa là ở trong vỏ trứng, hoặc các phàm phu trú trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục trú nơi chẳng phải luật nghi chẳng phải là không luật nghi, không có thân-ngữ biểu, giả sử có mà mất.

Có thành tựu thân và thân nghiệp-ý nghiệp mà không phải là ngữ nghiệp, nghĩa là sinh thuộc cõi Dục, trụ nơi chẳng phải luật nghi chẳng phải là không luật nghi, đều hiện có thân biểu, hoặc trước có mà không mất, không có ngữ biểu, giả sử có mà mất.

Có thành tựu thân và ngữ nghiệp-ý nghiệp mà không phải là thân nghiệp, nghĩa là sinh thuộc cõi Dục, trụ nơi chẳng phải luật nghi chẳng phải là không luật nghi, hiện có ngữ biểu, hoặc trước có mà không mất, không có thân biểu, giả sử có mà mất.

Có thành tựu thân và thân nghiệp-ngữ nghiệp-ý nghiệp, nghĩa là các Thánh giả ở trong thai tạng, hoặc sinh thuộc cõi Dục, trụ nơi luật nghi, hoặc trụ nơi không luật nghi, hoặc trụ nơi chẳng phải luật nghi chẳng phải là không luật nghi, đều hiện có thân-ngữ biểu, hoặc trước có mà không mất, nếu sinh thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân nghiệp, ngữ nghiệp-ý nghiệp, thì lúc ấy thành tựu thân chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu, hoặc phải là , cũng như trước đây đã nói.

Hỏi: Nếu thành tựu thân nghiệp, thì lúc ấy thành tựu ngữ nghiệp chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có thành tựu thân nghiệp mà không phải là ngữ nghiệp, nghĩa là sinh thuộc cõi Dục, trụ nơi chẳng phải luật nghi chẳng phải là không luật nghi, đều hiện có thân biểu, hoặc trước đã có không mất, không có ngữ biểu, giả sử có mà mất.

2. Có thành tựu ngữ nghiệp, phải là thân nghiệp, nghĩa là sinh thuộc cõi Dục, trụ nơi chẳng phải luật nghi, chẳng phải là không luật nghi, hiện có ngữ biểu, hoặc trước đã có không mất, không có thân biểu, giả sử có mà mất.

3. Có thành tựu thân nghiệp cũng là ngữ nghiệp, nghĩa là Thánh giả trụ trong thai tạng, hoặc sinh thuộc cõi Dục, tru nơi luật nghi, hoặc không luật nghi, cũng trụ nơi chẳng phải luật nghi chẳng phải là không luật nghi, đều hiện có thân-ngữ biểu, hoặc trước đã có không mất, nếu sinh thuộc cõi Sắc.

4. Phải là thân nghiệp cũng phải là ngữ nghiệp, nghĩa là ở trong vỏ trứng, hoặc phàm phu ở trong thai tạng, hoặc sinh thuộc cõi Dục trụ nơi chẳng phải luật nghi chẳng phải là không luật nghi, không có thânngữ biểu, giả sử có rồi mất, hoặc phàm phu sinh thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân nghiệp, thì lúc ấy thành tựu ý nghiệp chăng?

Đáp: Nếu thành tựu thân nghiệp, thì lúc ấy thành tựu ý nghiệp.

Có thành tựu ý nghiệp mà phải là thân nghiệp, nghĩa là ở trong vỏ trứng, hoặc phàm phu ở trong thai tạng, hoặc sinh thuộc cõi Dục trụ nơi chẳng phải luật nghi, chẳng phải là không luật nghi, không có thân biểu, giả sử có mà mất, hoặc phàm phu sinh cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân nghiệp, thì lúc ấy thành tựu ngữ nghiệp-ý nghiệp chăng?

Đáp: Có thành tựu thân nghiệp và ý nghiệp mà phải là ngữ nghiệp, nghĩa là sinh thuộc cõi Dục, trụ nơi chẳng phải luật nghi chẳng phải là không luật nghi, hiện có thân biểu, hoặc trước đã có mà mất, không có ngữ biểu, giả sử có mà mất.

Có thành tựu thân nghiệp và ngữ nghiệp-ý nghiệp, nghĩa là Thánh giả ở trong thai tạng, hoặc sinh thuộc cõi Dục trụ nơi luật nghi hay không luật nghi, cũng trụ nơi chẳng phải luật nghi chẳng phải là không luật nghi, hiện có thân-ngữ biểu, hoặc trước đã có không mất, hoặc sinh thuộc cõi Sắc, hoặc Thánh giả sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu ngữ nghiệp-ý nghiệp, thì lúc ấy thành tựu thân nghiệp chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu, hoặc phải là .

Thế nào là thành tựu? Nghĩa là như trước đã nói.

Thế nào là phải là ? Nghĩa là sinh thuộc cõi Dục, trụ nơi chẳng phải luật nghi chẳng phải là không luật nghi, hiện có ngữ biểu, hoặc trước kia đã có không mất, không có thân biểu, giả sử có mà mất.

Hỏi: Nếu thành tựu ngữ nghiệp, thì lúc ấy thành tựu ý nghiệp chăng?

Đáp: Đối với thành tựu ngữ nghiệp, lúc ấy thành tựu ý nghiệp. Có thành tựu ý nghiệp mà không phải là ngữ nghiệp, nghĩa là ở trong vỏ trứng, hoặc các phàm phu ở trong thai tạng, nếu sinh thuộc cõi Dục trụ nơi chẳng phải luật nghi chẳng phải là không luật nghi, không có ngữ biểu, giả sử đã có rồi mất, hoặc phàm phu sinh thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu nghiệp chưa lìa nhiễm, thì nghiệp dị thục kia chưa lìa nhiễm chăng?

Đáp: Các nghiệp chưa lìa nhiễm, thì nghiệp dị thục kia chắc chắn chưa lìa nhiễm. Hoặc có dị thục chưa lìa nhiễm mà nghiệp kia đã lìa nhiễm, nghĩa là người Dự lưu do kiến mà đoạn, nghiệp đã nhiễm mà dị thục kia chưa lìa nhiễm.

Hỏi: Nếu nghiệp đã lìa nhiễm, thì nghiệp dị thục kia đã lìa nhiễm chăng?

Đáp: Các nghiệp dị thục đã lìa nhiễm, thì nghiệp kia chắc chắn đã lìa nhiễm. Hoặc có nghiệp đã lìa nhiễm mà nghiệp dị thục kia chưa lìa nhiễm, nghĩa là người Dự lưu do kiến mà đoạn, nghiệp đã lìa nhiễm mà dị thục kia chưa lìa nhiễm.

Hỏi: Nếu nghiệp có quả, thì nghiệp kia đều có dị thục chăng?

Đáp: Các nghiệp có dị thục thì nghiệp đó đều có quả. Hoặc có nghiệp có quả mà nghiệp ấy không có dị thục, đó là nghiệp vô ký, nghiệp vô lậu.

Hỏi: Nếu nghiệp không có quả, thì nghiệp kia đều không có dị thục chăng?

Đáp: Không có nghiệp nào không có qua. Hoặc có nghiệp không có dị thục, đó là nghiệp vô ký, nghiệp vô lậu.

Hỏi: Nếu nghiệp bất thiện, thì nghiệp đó đều điên đảo chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có nghiệp bất thiện mà nghiệp ấy không phải là điên đảo, nghĩa là như có một người khởi đủ kiến về nhân quả, khởi kiến điên đảo như thế, lập luận như thế này: “Có nghiệp, nghiệp quả dị thục mà được hiện hành ác của thân-ngữ-ý”. Lại, như có một người đối với thấy mà có tưởng không thấy, đối với nghe-hiểu-biết, có tưởng không nghehiểu-biết. Người kia che giấu tưởng này, nhẫn này, kiến dục này nói: “Tôi thấy-nghe-hiểu-biết”. Hoặc đối với không thấy mà có tưởng thấy, đối với không nghe-hiểu-biết, có tưởng nghe-hiểu-biết, người ấy che giấu tưởng này, nhẫn này, kiến-dục này, nói: Tôi không thấy, không nghe-hiểu-biết. Có nghiệp điên đảo, nghiệp ấy không phải là bất thiện, nghĩa là như có một người khởi kiến này, lập luận như thế này: “Không có nghiệp, không có nghiệp quả dị thục, mà thực hành diệu hạnh của thân-ngữ-ý”.

2. Lại như có một người đối với thấy mà có tưởng không thấy, đối với nghe-hiểu-biết, có tưởng không nghe-hiểu-biết, người ấy không che giấu tưởng này, nhẫn-kiến-dục này, nói: “Tôi không thấy, không nghehiểu-biết”. Hoặc đối với không thấy, có tưởng thấy, đối với không nghehiểu-biết, có tưởng nghe-hiểu-biết, người ấy không che giấu tưởng này, nhẫn này, dục này, nói: “Tôi thấy-nghe-hiểu-biết”.

Có nghiệp quả bất thiện mà cũng điên đảo, nghĩa là như có một người khởi kiến này, lập luận như thế này: “Không có nghiệp, không có quả nghiệp dị thục”. Lại, thực hiện hành ác thân-ngữ-ý.

3. Lại như có một người đối với thấy mà có tưởng thấy, đối với nghe-hiểu-biết, mà có tưởng nghe, giác biết, người ấy che giấu tưởng này, nhẫn này, kiến, dục này, nói: “Tôi không thấy, không nghe, giác biết”. Hoặc đối với không thấy, mà có tưởng không thấy, đối với không nghe-hiểu-biết mà có tưởng không nghe-hiểu-biết, người ấy che giấu tưởng này, nhẫn này, kiến, dục này, nói: “Tôi thấy, tôi nghe-hiểubiết”.

4. Có nghiệp không phải bất thiện cũng không phải điên đảo, nghĩa là như có một người khởi kiến này, lập luận như thế này: “Có nghiệp, có nghiệp quả dị thục”. Lại thực hành diệu hạnh của thân-ngữ-ý.

Lại, như có một người đối với thấy, có tưởng thấy, đối với nghehiểu-biết, có tưởng nghe, giác biết, người ấy không che giấu tưởng này, nhẫn này, dục này, nói: “Tôi thấy-nghe-hiểu-biết. Hoặc đối với không thấy có tưởng không thấy, đối với không nghe-hiểu-biết, có tưởng không nghe-hiểu-biết mà người ấy không che giấu tưởng này, nhẫn, dục này, nói: “Tôi không thấy, không nghe, giác biết”.

Hỏi: Nếu nghiệp thiện, thì nghiệp đó không điên đảo chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

Câu thứ hai trước đây, làm câu thứ nhất của phần này.

Câu thứ nhất trước đây, làm câu thứ hai của phần này.

Câu thứ tư trước đây, làm câu thứ ba của phần này.

Câu thứ ba trước đây, làm câu thứ tư của phần này.

Rộng ra như trước đã nói.

Hỏi: Nếu thành tựu nghiệp bất thiện, thì lúc ấy thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc chăng?

Đáp: Nếu thành tựu nghiệp bất thiện, thì lúc ấy nhất định sẽ thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc.

Có thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc mà không phải là nghiệp bất thiện, nghĩa là sinh thuộc cõi Dục, đã lìa nhiễm cõi Dục; hoặc sinh thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu nghiệp thiện hệ thuộc cõi Dục, thì lúc ấy thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc chăng?

Đáp: Nếu thành tựu nghiệp thiện hệ thuộc cõi Dục, người kia nhất định thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc.

Có thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc mà không phải là nghiệp thiện hệ thuộc cõi Dục, nghĩa là Bổ-đặc-già-la đoạn căn thiện, hoặc sinh thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu nghiệp thiện hệ thuộc cõi Dục, thì lúc ấy thành tựu nghiệp thiện hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có thành tựu nghiệp thiện hệ thuộc cõi Dục mà không phải nghiệp thiện hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, nghĩa là sinh thuộc cõi Dục, không đoạn căn thiện, chưa đạt được tâm thiện thuộc cõi Sắc.

2. Có thành tựu nghiệp thiện hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, không phải nghiệp thiện hệ thuộc cõi Dục, nghĩa là sinh thuộc cõi Sắc, được tâm thiện thuộc cõi Vô sắc.

3. Có thành tựu nghiệp thiện hệ thuộc cõi Dục, cũng thành tựu nghiệp thiện hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, nghĩa là sinh thuộc cõi Dục, đạt được tâm thiện thuộc cõi Vô sắc.

4. Không phải thành tựu nghiệp thiện hệ thuộc cõi Dục, cũng không phải thành tựu nghiệp thiện hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, nghĩa là Bổ-đặc-già-la đoạn căn thiện.

Hỏi: Nếu thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Dục, thì lúc ấy thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, thì lúc ấy thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Dục chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Dục, thì lúc ấy thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Đối với việc thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Dục, người kia nhất định sẽ thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc.

Có thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc, không phải nghiệp hệ thuộc cõi Dục, nghĩa là Bổ-đặc-già-la sinh thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Dục, thì lúc ấy thành tựu nghiệp không hệ thuộc chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Dục, không phải nghiệp không hệ thuộc, nghĩa là phàm phu sinh thuộc cõi Dục và cõi Sắc.

2. Có thành tựu nghiệp không hệ thuộc mà không phải nghiệp hệ thuộc cõi Dục, nghĩa là Thánh giả sinh thuộc cõi Vô sắc.

3. Có thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Dục mà cũng thành tựu nghiệp không hệ thuộc, nghĩa là Thánh giả sinh thuộc cõi Dục, Sắc.

4. Phải là nghiệp hệ thuộc cõi Dục, cũng phải là nghiệp không hệ thuộc, nghĩa là phàm phu sinh thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, thì lúc ấy thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Đối với việc thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, người kia nhất định thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc.

Có thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc, không phải là nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, nghĩa là các hữu tình sinh thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, thì lúc ấy thành tựu nghiệp không hệ thuộc chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Sắc mà không phải là nghiệp không hệ thuộc, nghĩa là phàm phu sinh thuộc cõi Dục-Sắc.

2. Có thành tựu nghiệp không hệ thuộc mà không phải là nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, nghĩa là Thánh giả sinh thuộc cõi Vô sắc.

3. Có thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Sắc mà cũng thành tựu nghiệp không hệ thuộc, nghĩa là Thánh giả sinh thuộc cõi Dục, Sắc.

4. Phải là nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, cũng không thành tựu nghiệp không hệ thuộc, nghĩa là phàm phu sinh thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc, thì lúc ấy thành tựu nghiệp không hệ thuộc chăng?

Đáp: Đối với việc thành tựu nghiệp không hệ thuộc, người kia nhất định thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc.

Có thành tựu nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc mà không phải là nghiệp không hệ thuộc, nghĩa là các phàm phu.

Hỏi: Nếu thành tựu nghiệp không hệ thuộc và hệ thuộc cõi Dụccõi Sắc-cõi Vô sắc, thì người kia mạng chung sẽ sinh vào xứ nào?

Đáp: Hoặc sinh vào cõi Dục, hoặc sinh vào cõi Sắc, hoặc sinh vào cõi Vô sắc, hoặc không có nơi sinh.

 

Phẩm 4: BÀN VỀ BIỂU, VÔ BIỂU

Biểu-vô biểu có chung và riêng,

Bốn tánh thành tựu qua ba đời,

Nghiệp-quả-giới cùng với đúng-sai,

Hữu lậu cùng với cả tâm tuệ,

Chung và riêng tu với không tu,

Giới loại thành tựu qua ba đời,

Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Hỏi: Nếu thành tựu thân biểu, thì lúc ấy thành tựu vô biểu này chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có thành tựu thân biểu mà không phải vô biểu này, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi chẳng phải luật nghi chẳng phải là không luật nghi, hiện có thân biểu, không đạt được vô biểu này, hoặc trước đã có biểu này mà không mất, không đạt được vô biểu này.

2. Có thành tựu thân vô biểu mà không phải là biểu này, nghĩa là Thánh giả trụ trong thai tạng; hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi luật nghi, không đạt được luật nghi biệt giải thoát, không có thân biểu, giả sử có rồi mất. Nếu sinh vào cõi Sắc, không có thân biểu, giả sử có rồi mất; hoặc Thánh giả sinh vào cõi Vô sắc.

3. Có thành tựu thân biểu, cũng thành tựu vô biểu này nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi luật nghi, không đạt được luật nghi biệt giải thoát, hiện có thân biểu, cũng đạt được vô biểu này, hoặc trước kia đã có biểu này mà không mất, cũng đạt được vô biểu này. Hoặc trú vào luật nghi biệt giải thoát, hoặc trú vào không có luật nghi, hoặc trú vào chẳng phải luật nghi chẳng phải là không luật nghi, hiện có thân biểu, cũng đạt được vô biểu này; hoặc trước có biểu này không mất, cũng đạt được vô biểu này. Nếu sanh vào cõi Sắc, hiện có thân biểu, hoặc trước có biểu này không mất.

4. Không thành tựu thân biểu, cũng không phải là vô biểu này, nghĩa là trụ trong vỏ trứng, hoặc phàm phu ở trong thai; hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi chẳng phải luật nghi chẳng phải là không luật nghi, không có thân biểu, giả sử có rồi mất; hoặc phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân biểu thiện, thì lúc ấy thành tựu vô biểu này chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có thành tựu thân biểu thiện mà không phải là vô biểu này, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi không có luật nghi và chẳng phải luật nghi, chẳng phải là không luật nghi, hiện có thân biểu thiện, không đạt được vô biểu này, hoặc trước đã có biểu này không mất, không đạt được vô biểu này.

2. Có thành tựu thân vô biểu, thiện mà không phải là biểu này, nghĩa là Thánh giả ở trong thai tạng; hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi luật nghi, không đạt được luật nghi biệt giải thoát, không có thân biểu thiện, giả sử có rồi mất; hoặc sinh nơi cõi Sắc không có thân biểu thiện, giả sử có rồi mất; hoặc Thánh giả sinh nơi cõi Vô sắc.

3. Có thành tựu thân biểu thiện cũng là vô biểu này, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi luật nghi, không đạt được luật nghi biệt giải thoát, hiện có thân biểu thiện, cũng đạt được vô biểu này. Hoặc trước kia đã có biểu này không mất, cũng đạt được vô biểu này. Hoặc trụ nơi luật nghi biệt giải thoát, Hoặc trụ nơi không luật nghi và không phải luật nghi không phải là không luật nghi, hiện có thân biểu thiện, cũng đạt được vô biểu này, hoặc trước đã có biểu này không mất, cũng đạt được vô biểu này; hoặc sinh nơi cõi Sắc hiện có thân biểu thiện, hoặc trước đã có biểu này không mất.

4. Không thành tựu thân biểu thiện, cũng không phải là vô biểu này, nghĩa là trụ trong vỏ trứng, hoặc phàm phu ở trong thai; hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi không có luật nghi và chẳng phải luật nghi, chẳng phải là không luật nghi, không có thân biểu thiện, giả sử có rồi mất; hoặc phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân biểu bất thiện, thì lúc ấy thành tựu vô biểu này chăng?

Đáp: Có thành tựu thân vô biểu bất thiện, thì lúc ấy thành tựu biểu này. Có thành tựu thân biểu bất thiện, không phải là vô biểu này, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi luật nghi và chẳng phải luật nghi, chẳng phải là không luật nghi, hiện có thân biểu bất thiện, không đạt được vô biểu này, hoặc trước đã có biểu này không mất, không đạt được vô biểu này.

Hỏi: Nếu thành tựu thân biểu hữu phú, vô ký, thì lúc ấy thành tựu vô biểu này chăng?

Đáp: Không có thành tựu thân vô biểu hữu phú vô ký mà có thành tựu biểu này, nghĩa là sinh nơi cõi Sắc, hiện có thân biểu hữu phú, vô ký.

Hỏi: Nếu thành tựu thân biểu vô phú, vô ký, thì lúc ấy thành tựu vô biểu này chăng?

Đáp: Không có thành tựu thân vô biểu vô phú vô ký mà có thành tựu biểu này, nghĩa là sinh nơi cõi Dục-Sắc, hiện có thân biểu vô phú vô ký.

Hỏi: Nếu thành tựu thân vô biểu quá khứ, thì lúc ấy thành tựu vô biểu này chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có thành tựu thân biểu quá khứ mà không phải là vô biểu này, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi chẳng phải luật nghi chẳng phải là không luật nghi, trước đã có thân biểu không mất, không đạt được vô biểu này.

2. Có thành tựu thân vô biểu quá khứ mà không phải là biểu này, nghĩa là Thánh giả ở bào thai; hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi luật nghi, không đạt được luật nghi biệt giải thoát, trước không có thân biểu, giả sử có rồi mất. Hoặc sinh nơi cõi Sắc, trước không có thân biểu, giả sử có rồi mất; hoặc Thánh giả sinh nơi cõi Vô sắc.

3. Có thành tựu thân biểu quá khứ cũng là vô biểu này, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi luật nghi, không đạt được luật nghi biệt giải thoát, trước đã có thân biểu không mất, cũng đạt được vô biểu này. Hoặc trụ nơi luật nghi biệt giải thoát, hoặc trụ nơi không có luật nghi, hoặc trụ nơi chẳng phải luật nghi, chẳng phải là không luật nghi, trước đã có thân biểu không mất, cũng đạt được vô biểu này; hoặc sinh nơi cõi Sắc, thì trước đã có thân biểu không mất.

4. Không thành tựu thân biểu quá khứ, cũng không phải là vô biểu này, nghĩa là trong vỏ trứng, hoặc phàm phu ở bào thai; hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi chẳng phải là luật nghi, không phải không luật nghi, trước không có thân biểu, giả sử có rồi mất, hoặc A-la-hán và phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân biểu thiện quá khứ, thì lúc ấy thành tựu vô biểu này chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có thành tựu thân biểu thiện quá khứ mà không phải là vô biểu này, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi không luật nghi và trụ nơi chẳng phải luật nghi, chẳng phải là không luật nghi, trước đã có thân biểu thiện không mất, không đạt được vô biểu này.

2. Có thành tựu thân vô biểu thiện quá khứ mà không phải là biểu này, nghĩa là Thánh giả ở bào thai, hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi luật nghi, không đạt được luật nghi biệt giải thoát, trước không có thân biểu thiện, giả sử có rồi mất. Hoặc sinh nơi cõi Sắc, trước không có thân biểu thiện, giả sử có rồi mất, hoặc Thánh giả sinh nơi cõi Vô sắc.

3. Có thành tựu thân biểu thiện quá khứ cũng là vô biểu này, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi luật nghi, không đạt được luật nghi biệt giải thoát, trước đã có thân biểu thiện không mất, cũng đạt được vô biểu này. Hoặc trụ nơi luật nghi biệt giải thoát, hoặc trụ nơi không luật nghi, hoặc trụ nơi chẳng phải luật nghi, chẳng phải là không luật nghi, trước đã có thân biểu thiện không mất, cũng đạt được vô biểu này. Hoặc sinh nơi cõi Sắc, thì trước đã có thân biểu thiện không mất.

4. Không thành tựu thân biểu thiện quá khứ, cũng không phải là vô biểu này, nghĩa là trong vỏ trứng, hoặc phàm phu ở bào thai; hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi không có luật nghi, và nơi chẳng phải luật nghi chẳng phải là không luật nghi, trước đã không có thân biểu thiện, giả sử có rồi mất; hoặc A-la-hán và phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân biểu bất thiện quá khứ, thì lúc ấy thành tựu vô biểu này chăng?

Đáp: Thành tựu thân biểu bất thiện quá khứ, thì lúc ấy thành tựu biểu này. Có thành tựu thân biểu bất thiện quá khứ mà không phải là vô biểu này, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi luật nghi, và nơi chẳng phải luật nghi, chẳng phải là không luật nghi, trước đã có thân biểu bất thiện quá khứ không mất, không đạt được vô biểu này.

Hỏi: Nếu thành tựu thân biểu hữu phú, vô ký quá khứ, thì lúc ấy thành tựu vô biểu này chăng?

Đáp: Không có thành tựu thân biểu hữu phú, vô ký quá khứ và vô biểu.

Hỏi: Nếu thành tựu thân biểu vô phú, vô ký quá khứ, thì lúc ấy thành tựu vô biểu này chăng?

Đáp: Không có thành tựu thân biểu vô phú, vô ký quá khứ và vô biểu này.

Hỏi: Nếu thành tựu thân biểu vị lai, thì lúc ấy thành tựu vô biểu này chăng?

Đáp: Không có thành tựu thân biểu vị lai mà có thành tựu vô biểu này, nghĩa là Thánh giả ở bào thai, hoặc sinh nơi cõi Dục rồi, đạt được tâm thiện thuộc cõi Sắc, hoặc sinh nơi cõi Sắc; hoặc Thánh giả sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân biểu thiện vị lai, thì lúc ấy thành tựu vô biểu này chăng?

Đáp: Không có thành tựu thân biểu thiện vị lai mà có thành tựu vô biểu này, nghĩa là Thánh giả ở bào thai, hoặc sinh nơi cõi Dục rồi, đạt được tâm thiện nơi cõi Sắc, hoặc sinh thuộc cõi Sắc, hoặc Thánh giả sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân biểu bất thiện ở vị lai, thì lúc ấy thành tựu vô biểu này chăng?

Đáp: Không có thành tựu thân biểu bất thiện vị lai và vô biểu.

Hỏi: Nếu thành tựu thân biểu hữu phú, vô ký vị lai, thì lúc ấy thành tựu vô biểu này chăng?

Đáp: Không có thành tựu thân biểu hữu phú, vô ký vị lai và vô biểu này.

Hỏi: Nếu thành tựu thân biểu vô phú, vô ký vị lai, thì lúc ấy thành tựu vô biểu này chăng?

Đáp: Không có thành tựu thân biểu vô phú, vô ký vị lai và vô biểu này.

Hỏi: Nếu thành tựu thân biểu ở hiện tại, thì lúc ấy thành tựu vô biểu này chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có thành tựu thân biểu hiện tại mà không phải là vô biểu này, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi luật nghi, không đạt được luật nghi biệt giải thoát, hiện có thân biểu, không đạt được vô biểu này, giả sử trước đã có thân biểu không mất mà không đạt được vô biểu này. Hoặc đã trụ nơi không phải luật nghi, không phải là không luật nghi, hiện có thân biểu, không đạt được vô biểu này, giả sử trước đã có thân biểu không mất, mà không đạt được vô biểu này, hoặc sinh nơi cõi Sắc hiện có thân biểu.

2. Có thành tựu thân vô biểu hiện tại mà không phải là biểu này, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi luật nghi, không đạt được luật nghi biệt giải thoát, đang trong định giả sử không ở trong định, hiện không có thân biểu, trước đã có thân biểu không mất, đạt được vô biểu này. Hoặc trụ nơi luật nghi biệt giải thoát và không luật nghi hiện không có thân biểu. Hoặc trụ nơi chẳng phải luật nghi, chẳng phải là không luật nghi hiện không có thân biểu, trước đã có thân biểu không mất, đạt được vô biểu này, hoặc sinh nơi cõi Sắc, đang trong định.

3. Có thành tựu thân biểu hiện tại cũng là vô biểu này, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi luật nghi, không đạt được luật nghi biệt giải thoát, hiện có thân biểu, đạt được vô biểu này, hoặc trước đã có thân biểu không mất, đạt được vô biểu này. Hoặc trụ nơi luật nghi biệt giải thoát và không luật nghi, thì hiện đang có thân biểu. Hoặc trụ nơi chẳng phải luật nghi, chẳng phải là không luật nghi, thì hiện có thân biểu, được vô biểu này, hoặc trước đã có thân biểu không mất, được vô biểu này.

4. Không thành tựu thân biểu hiện tại cũng không phải là vô biểu này, nghĩa là trong vỏ trứng và trụ trong thai tạng. Hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi luật nghi, không đạt được luật nghi biệt giải thoát, không ở trong định, hiện không có thân biểu, giả sử trước đã có thân biểu không mất mà không đạt được vô biểu này. Hoặc trụ nơi chẳng phải luật nghi, chẳng phải là không luật nghi, hiện không có thân biểu, giả sử trước đã có thân biểu không mất, mà vẫn không đạt được vô biểu này; hoặc sinh nơi cõi Sắc, không ở trong định, hiện không có thân biểu, hoặc sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân biểu thiện hiện tại, thì lúc ấy thành tựu vô biểu này chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có thành tựu thân biểu thiện hiện tại mà không phải là vô biểu này, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi luật nghi, không đạt được luật nghi biệt giải thoát, hiện có thân biểu thiện, không đạt được vô biểu này, giả sử trước đã có thân biểu thiện không mất mà không đạt được vô biểu này. Hoặc trụ nơi không luật nghi và nơi không phải luật nghi, không phải không luật nghi, hiện có thân biểu thiện, không đạt được vô biểu này, giả sử trước đã có thân biểu thiện không mất, mà không đạt được vô biểu này, hoặc sinh nơi cõi Sắc hiện có thân biểu thiện.

2. Có thành tựu thân vô biểu hiện tại mà không phải là biểu này, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi luật nghi, không đạt được luật nghi biệt giải thoát, đang trong định, giả sử không ở trong định, hiện không có thân biểu thiện, trước đó có thân biểu thiện không mất, đạt được vô biểu này. Hoặc trụ nơi luật nghi biệt giải thoát và không luật nghi, hiện không có thân biểu thiện. Hoặc trụ nơi chẳng phải luật nghi, chẳng phải là không luật nghi hiện không có thân biểu thiện, trước đã có thân biểu thiện không mất, mà đạt được vô biểu này, hoặc sinh nơi cõi Sắc, đang ở trong định.

3. Có thành tựu thân biểu thiện hiện tại, cũng là vô biểu này, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi luật nghi, không đạt được luật nghi biệt giải thoát, hiện có thân biểu thiện, cũng đạt được vô biểu này, hoặc trước đã có thân biểu thiện không mất, đạt được vô biểu này. Hoặc trụ nơi luật nghi biệt giải thoát và không luật nghi, hiện đang có thân biểu thiện. Hoặc trụ nơi chẳng phải luật nghi, chẳng phải là không luật nghi, thì hiện có thân biểu thiện, cũng đạt được vô biểu này; hoặc trước đã có thân biểu thiện không mất, đạt được vô biểu này.

4. Không thành tựu thân biểu thiện hiện tại, cũng không phải là vô biểu này, nghĩa là trong vỏ trứng và trụ trong thai tạng. Hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi luật nghi, không đạt được luật nghi biệt giải thoát, không ở trong định, hiện không có thân biểu thiện, giả sử trước đã có thân biểu thiện không mất mà không đạt được vô biểu này. Hoặc trụ nơi không luật nghi và nơi chẳng phải luật nghi, chẳng phải là không luật nghi, hiện không có thân biểu thiện, giả sử trước đã có thân biểu thiện không mất, mà vẫn không đạt được vô biểu này. Hoặc sinh nơi cõi Sắc, không ở trong định, hiện không có thân biểu thiện, hoặc sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân biểu bất thiện hiện tại, thì lúc ấy thành tựu vô biểu này chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có thành tựu thân biểu bất thiện hiện tại, không phải là vô biểu này, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi luật nghi, và không phải luật nghi, không phải là không luật nghi, hiện có thân biểu bất thiện, không đạt được vô biểu này, giả sử trước đã có thân biểu bất thiện không mất mà không đạt được vô biểu này.

2. Có thành tựu thân vô biểu bất thiện hiện tại mà không phải là biểu này, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi không luật nghi, hiện không có thân biểu bất thiện. Hoặc trụ nơi luật nghi và chẳng phải luật nghi, chẳng phải là không luật nghi thì hiện không có thân biểu bất thiện, trước đã có thân biểu bất thiện không mất, mà đạt được vô biểu này.

3. Có thành tựu thân biểu bất thiện hiện tại, cũng là vô biểu này, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi luật nghi, và không phải luật nghi không phải là không luật nghi, hiện có thân biểu bất thiện, cũng đạt được vô biểu này, hoặc trước đã có thân biểu bất thiện không mất, đạt được vô biểu này. Hoặc trụ nơi không luật nghi hiện có thân biểu bất thiện.

4. Không thành tựu thân biểu bất thiện hiện tại, cũng không phải là vô biểu này, nghĩa là trong vỏ trứng hoặc trụ trong thai tạng. Hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi luật nghi và không phải luật nghi không phải là không luật nghi, hiện tại không có thân biểu bất thiện, giả sử trước đã có thân biểu bất thiện không mất mà vẫn không đạt được vô biểu này, hoặc sinh nơi cõi Sắc-Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân biểu hữu phú, vô ký hiện tại, thì lúc ấy thành tựu vô biểu này chăng?

Đáp: Không có thành tựu thân vô biểu hữu phú, vô ký hiện tại. Có thành tựu biểu này, nghĩa là sinh nơi cõi Vô sắc, hiện có thân biểu hữu phú, vô ký.

Hỏi: Nếu thành tựu thân biểu vô phú, vô ký hiện tại, thì lúc ấy thành tựu vô biểu này chăng?

Đáp: Không có thành tựu thân vô biểu vô phú, vô ký hiện tại. Có thành tựu biểu này, nghĩa là sinh nơi cõi Dục-Sắc, hiện có thân biểu vô phú, vô ký. Như trình bày rộng về biểu-vô biểu của thân. Như vậy biểuvô biểu của ngữ, trình bày rộng cũng đúng như vậy.

Hỏi: Nếu nghiệp hệ thuộc cõi Dục, thì nghiệp quả đó hệ thuộc cõi Dục chăng?

Đáp: Các nghiệp thuộc về nơi cõi Dục, nghiệp quả ấy cũng vậy. Có thể có nghiệp quả hệ thuộc nơi cõi Dục, mà không phải là nghiệp kia, nghĩa là do đạo cõi Sắc, làm thay đổi cõi Dục, phát ra ngôn ngữ cõi Dục.

Hỏi: Nếu nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, thì nghiệp quả đó hệ thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Các nghiệp quả thuộc về nơi cõi Sắc, nghiệp ấy cũng vậy. Có thể có nghiệp hệ thuộc nơi cõi Sắc, không phải là nghiệp quả kia, nghĩa là do đạo cõi Sắc, làm thay đổi cõi Dục phát ra ngôn ngữ cõi Dục và do đạo cõi Sắc, chứng các kiết đoạn.

Hỏi: Nếu nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc, thì nghiệp quả đó hệ thuộc cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Các nghiệp quả thuộc về nơi cõi Vô sắc, nghiệp ấy cũng vậy. Có thể có nghiệp hệ thuộc nơi cõi Vô sắc, không phải nghiệp quả kia, nghĩa là do đạo nơi cõi Vô sắc chứng các kiết đoạn.

Hỏi: Nếu nghiệp không hệ thuộc, thì nghiệp quả đó không hệ thuộc chăng?

Đáp: Các nghiệp không hệ thuộc, nghiệp quả đó cũng vậy. Có thể có nghiệp quả không hệ thuộc, không phải nghiệp kia, nghĩa là do đạo của cõi Sắc-Vô sắc, chứng các kiết đoạn.

Hỏi: Nếu nghiệp không phải hệ thuộc nơi cõi Dục, thì nghiệp quả đó không hệ thuộc cõi Dục chăng?

Đáp: Các nghiệp quả không hệ thuộc cõi Dục, nghiệp ấy cũng vậy. Có thể có nghiệp không phải hệ thuộc cõi Dục mà không phải là nghiệp quả của cõi Dục, nghĩa là do đạo cõi Sắc, làm thay đổi cõi Dục phát ra ngôn ngữ cõi Dục.

Hỏi: Nếu nghiệp không hệ thuộc nơi cõi Sắc, thì nghiệp quả đó không hệ thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Các nghiệp không hệ thuộc cõi Sắc, nghiệp quả ấy cũng vậy. Có thể có nghiệp quả không hệ thuộc cõi Sắc mà không phải là nghiệp của cõi Sắc, nghĩa là do đạo cõi Sắc, làm thay đổi cõi Dục, phát ra ngôn ngữ cõi Dục, và do đạo nơi cõi Sắc chứng các kiết đoạn.

Hỏi: Nếu nghiệp không hệ thuộc cõi Vô sắc, thì nghiệp quả đó không phải hệ thuộc cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Các nghiệp không hệ thuộc cõi Vô sắc, nghiệp quả ấy cũng vậy. Có thể có nghiệp quả không hệ thuộc cõi Vô sắc cũng không phải là nghiệp của cõi Vô sắc, nghĩa là do đạo cõi Vô sắc, chứng các kiết đoạn.

Hỏi: Nếu nghiệp không phải không hệ thuộc, thì nghiệp quả đó không phải là không hệ thuộc chăng?

Đáp: Các nghiệp quả không phải là không hệ thuộc, nghiệp đó cũng vậy. Có thể có nghiệp không phải là không hệ thuộc, cũng không phải là nghiệp quả kia, nghĩa là do đạo của cõi Sắc-Vô sắc, chứng các kiết đoạn.

Hỏi: Có thể có nghiệp hữu lậu mà có quả là hữu lậu chăng?

Đáp: Có, nghĩa là quả dị thục đẳng lưu.

Hỏi: Có thể có nghiệp hữu lậu mà có quả là vô lậu chăng?

Đáp: Có, nghĩa là quả ly hệ.

Hỏi: Có thể có nghiệp hữu lậu mà có quả là hữu lậu-vô lậu chăng?

Đáp: Có, nghĩa là quả ly hệ thuộc dị thục đẳng lưu.

Hỏi: Có thể có nghiệp vô lậu mà có quả là vô lậu chăng?

Đáp: Có, nghĩa là quả ly hệ đẳng lưu.

Hỏi: Có thể có nghiệp vô lậu mà có quả là hữu lậu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có nghiệp vô lậu mà có quả là vô lậu, hữu lậu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có nghiệp hữu lậu-vô lậu mà có quả là hữu lậu-vô lậu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có nghiệp hữu lậu-vô lậu mà có quả là hữu lậu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có nghiệp hữu lậu-vô lậu mà có quả là vô lậu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có nghiệp học mà có quả là học chăng?

Đáp: Có, nghĩa là quả đẳng lưu.

Hỏi: Có thể có nghiệp học mà có quả là vô học chăng?

Đáp: Có, nghĩa là quả đẳng lưu.

Hỏi: Có thể có nghiệp học mà có quả là phi học phi vô học chăng?

Đáp: Có, nghĩa là quả lìa sự hệ thuộc.

Hỏi: Có thể có nghiệp vô học mà có quả là vô học chăng?

Đáp: Có, nghĩa là quả đẳng lưu.

Hỏi: Có thể có nghiệp vô học mà có quả là học chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có nghiệp vô học mà có quả là phi học phi vô học chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có nghiệp phi học phi vô học mà có quả là phi học phi vô học chăng?

Đáp: Có, nghĩa là quả ly hệ thuộc dị thục đẳng lưu.

Hỏi: Có thể có nghiệp phi học phi vô học mà có quả là học chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có nghiệp phi học phi vô học, mà có quả là vô học chăng?

Đáp: Không có.

Như Đức Thế Tôn nói: “Không tu thân, không tu giới, không tu

tâm, không tu tuệ”.

Hỏi: Thế nào là không tu thân?

Đáp: Nếu đối với thân chưa lìa tham dục, thêm nhiều khao khát vui thích, còn đạo vô gián có năng lực trừ tham sắc, mà người kia đối với đạo này lại không tu-không an.

Hỏi: Thế nào là không tu giới?

Đáp: Nếu đối với giới mà chưa lìa tham; nói rộng ra như thân.

Hỏi: Thế nào là không tu tâm?

Đáp: Nếu đối với tâm chưa lìa tham dục, thêm nhiều khao khát vui thích, còn tạo vô gián có năng lực trừ hết tham vô sắc, mà người kia đối với đạo này lại không tu-không an.

Hỏi: Thế nào là không tu tuệ?

Đáp: Nếu đối với tuệ mà chưa lìa tham, nói rộng như tâm.

Hỏi: Nếu không tu thân thì lúc ấy không tu giới chăng? Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu không tu giới thì lúc ấy không tu thân chăng? Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu không tu thân thì lúc ấy không tu tâm chăng?

Đáp: Đối với không tu thân, thì lúc ấy không tu tâm. Có lúc không tu tâm mà không phải là không tu thân, nghĩa là đã lìa sắc nhiễm, chưa lìa vô sắc nhiễm.

Hỏi: Nếu không tu thân thì lúc ấy không tu tuệ chăng?

Đáp: Đối với không tu thân, thì lúc ấy không tu tuệ. Có lúc không tu tuệ mà không phải là không tu thân, nghĩa là đã lìa sắc nhiễm, chưa lìa vô sắc nhiễm.

Hỏi: Nếu không tu giới thì lúc ấy không tu tâm chăng?

Đáp: Đối với không tu giới, thì lúc ấy không tu tâm. Có lúc không tu tâm mà không phải là không tu giới, nghĩa là đã lìa sắc nhiễm, chưa lìa vô sắc nhiễm.

Hỏi: Nếu không tu giới thì lúc ấy không tu tuệ chăng?

Đáp: Đối với không tu giới, thì lúc ấy không tu tuệ. Có lúc không tu tuệ mà không phải là không tu giới, nghĩa là đã lìa sắc nhiễm, chưa lìa vô sắc nhiễm.

Hỏi: Nếu không tu tâm thì lúc ấy không tu tuệ chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Nếu không tu tuệ thì lúc ấy không tu tâm chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Như Đức Thế Tôn nói: “Tu thân, tu giới, tu tâm, tu tuệ”.

Hỏi: Thế nào là tu thân?

Đáp: Nếu đối với thân đã lìa tham dục, lìa tăng thêm khao khát vui thú, còn đạo vô gián có năng lực trừ hết tham sắc, thì người kia đối với đạo này đã tu và đã an.

Hỏi: Thế nào là tu giới?

Đáp: Nếu đối với giới thì đã lìa tham; nói rộng ra như thân.

Hỏi: Thế nào là tu tâm?

Đáp: Nếu đối với tâm, đã lìa tham dục, lìa tăng thêm khao khát vui thú, còn đạo vô gián có năng lực trừ hết tham vô sắc, thì người kia đối với đạo này đã tu và đã an.

Hỏi: Thế nào là tu tuệ?

Đáp: Nếu đối với tuệ thì đã lìa tham, nói rộng ra như tâm.

Hỏi: Nếu tu thân thì lúc ấy có tu giới chăng? Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu tu giới thì lúc ấy có tu thân chăng? Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu tu thân thì lúc ấy có tu tâm chăng?

Đáp: Đối với tu tâm, thì lúc ấy có tu thân. Có lúc tu thân mà không phải là tu tâm, nghĩa là đã lìa sắc nhiễm, chưa lìa vô sắc nhiễm.

Hỏi: Nếu tu thân thì lúc ấy có tu tuệ chăng?

Đáp: Đối với tu tuệ, thì lúc ấy có tu thân. Có lúc tu thân mà không phải là tu tuệ, nghĩa là đã lìa sắc nhiễm, chưa lìa vô sắc nhiễm.

Hỏi: Nếu tu giới thì lúc ấy tu tâm chăng?

Đáp: Đối với tu tâm, thì lúc ấy có tu giới. Có lúc tu giới mà không phải là tu tâm, nghĩa là đã lìa sắc nhiễm, chưa lìa vô sắc nhiễm.

Hỏi: Nếu tu giới thì lúc ấy tu tuệ chăng?

Đáp: Đối với tu tuệ, thì lúc ấy có tu giới. Có lúc tu giới mà không phải là tu tuệ, nghĩa là đã lìa sắc nhiễm, chưa lìa vô sắc nhiễm.

Hỏi: Nếu tu tâm thì lúc ấy tu tuệ chăng? Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu tu tuệ thì lúc ấy tu tâm chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu giới quá khứ, thì đó là thành tựu giới loại này ở hiện tại-vị lai chăng?

Đáp: Có thành tựu giới quá khứ mà không phải là giới loại này ở hiện tại-vị lai, nghĩa là giới biểu đã diệt không mất, giới loại này không hiện ở trước mắt. Thành tựu giới quá khứ và vị lai mà không phải là hiện tại, nghĩa là giới vô lậu thuộc tĩnh lự đã diệt không mất, giới loại này không hiện ở trước mắt. Thành tựu giới quá khứ và hiện tại mà không phải là vị lai, nghĩa là giới biểu đã diệt không mất, giới loại này hiện ở trước mắt. Thành tựu giới quá khứ và hiện tại-vị lai, nghĩa là giới vô lậu thuộc tĩnh lự đã diệt không mất, giới loại này hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu giới vị lai, thì đó là thành tựu giới loại này ở quá khứ-hiện tại chăng?

Đáp: Có thành tựu giới vị lai mà không phải là giới loại này ở quá khứ-hiện tại, nghĩa là A-la-hán sinh nơi cõi Vô sắc. Thành tựu giới vị lai và quá khứ mà không phải là hiện tại, nghĩa là giới vô lậu thuộc tĩnh lự đã diệt không mất, giới loại này không hiện ở trước mắt. Thành tựu giới vị lai và hiện tại mà không phải là quá khứ, nghĩa là giới vô lậu mới hiện ở trước mắt. Thành tựu giới vị lai và quá khứ-hiện tại, nghĩa là giới vô lậu thuộc tĩnh lự đã diệt không mất, giới loại này hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu giới hiện tại, thì đó là thành tựu giới loại này trong quá khứ, vị lai chăng?

Đáp: Có thành tựu giới hiện tại mà không phải là giới loại này thuộc quá khứ, vị lai, nghĩa là giới biểu mới hiện ở trước mắt. Thành tựu giới hiện tại và quá khứ mà không phải là vị lai, nghĩa là giới biểu đã diệt không mất, giới loại này hiện ở trước mắt. Thành tựu giới hiện tại và vị lai mà không phải là quá khứ, nghĩa là giới vô lậu mới hiện ở trước mắt. Thành tựu giới hiện tại và quá khứ-vị lai, nghĩa là giới vô lậu thuộc tĩnh lự đã diệt không mất, giới loại này hiện ở trước mắt.

 

Phẩm 5: BÀN VỀ TỰ NGHIỆP

Nghĩa tự nghiệp thành tựu thế gian,

Đối với dị thục thành rơi rụng,

Trí tìm cách hại giữ và bỏ,

Tâm loạn ràng buộc lời Phật dạy,

Thư-số-toán-ấn cùng với thi,

Thuộc về kỹ nghệ của thế gian,

Thành tựu các giới học-vô học,

Nghĩa chương này xin nói đầy đu.

Hỏi: Thế nào là tự nghiệp?

Đáp: Nếu nghiệp đã được, nay có dị thục và dị thục của nghiệp đã sinh đang thọ.

Hỏi: Tự nghiệp là nghĩa gì?

Đáp: Là nghĩa đạt được quả của mình, đẳng lưu của mình, dị thục của mình. Vả lại nghiệp này đã chiêu cảm dị thục, đối với tự mình nối tiếp nhau hiện rõ dị thục chứ không phải nơi khác; đối với tự mình nối tiếp nhau, dưỡng thuận theo dưỡng, dục thuận theo dục, hộ thuận theo hộ, chuyển thuận theo chuyển, ích thuận theo ích, cho nên gọi là tự nghiệp.

Hỏi: Nếu nghiệp là tự nghiệp, thì nghiệp này nên nói là quá khứhiện tại hay vị lai chăng?

Đáp: Nghiệp này nên nói là quá khứ.

Hỏi: Nếu nghiệp là tự nghiệp, thì nghiệp này thành tựu chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có nghiệp là tự nghiệp mà nghiệp này không thành tựu, nghĩa là nghiệp đã đạt được, nay có dị thục và nghiệp của dị thục đã đang chánh thọ, nghiệp này đã mất.

2. Có nghiệp thành tựu mà nghiệp này, không phải là tự nghiệp, nghĩa là nghiệp không phải đã được, nay có dị thục, và nghiệp dị thục mà không phải là đã sinh đang thọ, nghiệp này không mất.

3. Có nghiệp là tự nghiệp mà nghiệp này cũng thành tựu, nghĩa là nghiệp đã đạt được, nay có dị thục và nghiệp dị thục đã sinh đang thọ, nghiệp này không mất.

4. Có nghiệp không phải là tự nghiệp mà nghiệp này cũng không thành tựu, nghĩa là nghiệp không phải đã đạt được, nay có dị thục và nghiệp dị thục mà không phải là đã sinh đang thọ, nghiệp này đã mất, không phải là cũng có, thì bốn câu biện giải ngược lại với trước, nên biết.

Hỏi: Nếu nghiệp là tự nghiệp, thì nghiệp này nhất định sẽ thọ dị thục chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có nghiệp là tự nghiệp mà nghiệp này nhất định sẽ không thọ dị thục, nghĩa là nghiệp đã được, nay, có dị thục, và nghiệp dị thục đã sinh đang thọ, dị thục của nghiệp này đến phần vị sau cùng.

2. Có nghiệp nhất định sẽ thọ dị thục mà nghiệp này không phải là tự nghiệp, nghĩa là nghiệp không phải đã được, nay có dị thục, và nghiệp dị thục không phải là đã sinh đang thọ, dị thục của nghiệp này chưa thành thục.

3. Có nghiệp là tự nghiệp mà nghiệp này nhất dị thục của nghiệp này không định sẽ thọ dị thục, nghĩa là nghiệp đã được, nay có dị thục và nghiệp dị thục đã sinh đang thọ, đến phần vị sau cùng.

4. Có nghiệp là tự không phải nghiệp mà nghiệp này nhất định sẽ không thọ dị thục, nghĩa là nghiệp không phải đã được, nay có dị thục và nghiệp dị thục không phải là đã sinh đang thọ, nghiệp dị thục này đã thành thục. Không phải là cũng có, thì bốn câu biện giải ngược lại với trước, nên biết.

Phủ nhận (Phi) cũng có bốn luận chứng trái với trước, nên nói rộng.

Hỏi: Nếu nghiệp thành tựu thì nghiệp này nhất định sẽ thọ dị thục chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có nghiệp thành tựu mà nghiệp này nhất định sẽ không thọ dị thục, nghĩa là dị thục của nghiệp thiện-bất thiện-hữu lậu thuộc quá khứ đã thành thục, nghiệp này không mất. Hoặc là nghiệp thiện-bất thiện-hữu lậu thuộc vị lai đã được, nhưng nhất định không sinh. Hoặc là nghiệp vô ký vô lậu đã thành tựu.

2. Có nghiệp nhất định sẽ thọ dị thục mà nghiệp này không thành tựu, nghĩa là dị thục của nghiệp thiện-bất thiện-hữu lậu thuộc quá khứ chưa thành thục, nghiệp này đã mất. Hoặc là nghiệp bất thiện-thiệnhữu lậu thuộc vị lai không đạt được, mà nhất định sẽ sinh.

3. Có nghiệp thành tựu mà nghiệp này nhất định sẽ thọ dị thục, nghĩa là dị thục của nghiệp thiện-bất thiện-hữu lậu thuộc quá khứ chưa thành thục, nghiệp này không mất. Hoặc là nghiệp thiện-bất thiện-hữu lậu thuộc vị lai đã được, cũng nhất định sẽ sinh; hoặc là nghiệp thiệnbất thiện-hữu lậu thuộc hiện tại.

4. Có nghiệp không thành tựu mà nghiệp này nhất định sẽ không thọ dị thục, nghĩa là dị thục của nghiệp thiện-bất thiện-hữu lậu thuộc quá khứ đã thành thục, nghiệp này đã mất. Hoặc là nghiệp thiện-bất thiện-hữu lậu thuộc vị lai không đạt được, cũng nhất định chẳng sinh. Hoặc là nghiệp vô ký vô lậu không thành tựu.

Không phải là cũng có, thì bốn câu biện giải ngược lại với trước, nên biết.

Hỏi: Nếu người Dự lưu có nghiệp bất thiện có thể thuận với khổ thọ, dị thục chưa thành thục; lúc dị thục kia đã thành thục, phải đọa vào cõi ác. Vì đạo nào ngăn cản mà không đọa?

Đáp: Do hai bộ kiết hệ thuộc, các hữu tình làm cho đọa vào cõi ác, nghĩa là kiết do kiến mà đoạn, do tu mà đoạn.

Những người Dự lưu dù chưa vĩnh viễn đoạn kiết do tu đoạn, mà đã vĩnh viễn đoạn kiết do kiến đoạn, thiếu một tư lương cho nên không đọa cõi ác. Như chiếc xe đủ hai bánh thì có công dụng vận tải, như chim có hai cánh thì tự mình bay giữa hư không, thiếu một thì không như vậy; người Dự lưu cũng đúng như vậy.

Như Đức Thế Tôn nói: “Đệ tử bậc Thánh của Ta nên tự xét kỹ, ghi nhận đã trừ hết mọi thứ hiểm nguy của ba cõi ác là địa ngục-bàng sinh-ngạ quỷ”.

Hỏi: Những người Dự lưu vì có hiện trí nên có thể tự mình thẩm tra, biết rõ đã dứt hết mọi nguy hiểm nơi ba cõi ác là địa ngục-bàng sinh-ngạ quỷ mà tự mình ghi nhận chăng?

Đáp: Không thể nào.

Hỏi: Nếu vậy thì người Dự lưu tại sao biết được?

Đáp: Vì tin lời Phật dạy, nghĩa là Đức Thế Tôn dạy: “Nếu có các đệ tử bậc Thánh học đa văn luôn luôn có thể thuận theo quán sát, nhận thấy trong tự thân, có bốn chứng tịnh hiện ở trước mắt, thì nên tự mình xét kỹ, ghi nhận là đã trừ hết mọi hầm hố hiểm nguy của ba cõi ác địa ngục, bàng sinh, ngạ quỷ”. Vả lại, người Dự lưu đã đạt được bốn trí, nghĩa là khổ-tập-diệt-đạo trí , chưa đạt được tận trí-vô sinh trí.

Như Đức Thế Tôn dạy: “Do học mưu hại, Na-già-quán sát kỹ càng sau bảy ngày nữa, nhà Kiều-tát-la chắc chắn bị diệt hết”.

Hỏi: Thế nào là học mưu hại?

Đáp: Như người hữu học chưa lìa dục nhiễm, khi bị người khác làm hại, liền dấy lên ý nghĩ: “Nên khiến cho suy sụp hủy hoại, như mẹ mất đi con yêu”. Lại như người học đã lìa dục nhiễm, khi bị người khác làm hại, từ lìa dục bị lui sụt, dấy lên ý nghĩ rằng: Nên làm cho suy sụp hủy hoại, như mẹ mất đi con yêu quý”.

Hỏi: Những cái học mưu hại, quả nhất định thành tựu chăng?

Đáp: Điều này không quyết định. Nếu các hữu tình tạo tác tăng trưởng uy thế to lớn, nghiệp dị thục hiện ở trước mắt, thì quả không thành tựu.

Hỏi: Thế nào là Bí-sô lưu lại hành sống lâu?

Đáp: Nghĩa là A-la-hán thành tựu thần thông, tâm được tự tại, hoặc đối với chúng Tăng, hoặc người khác dùng y bát giúp cho; hoặc vì thuận theo lời dạy của một Sa-môn duyên vào đồ vật bố thí. Thí xong, phát nguyện, tức thì tiến vào cảnh giới tận cùng thuộc tĩnh lự thứ tư. Từ định đứng dậy tâm nghĩ, miệng nói: Nếu mình có năng lực cảm được nghiệp dị thục giàu có, thì nguyện chuyển quả này dẫn đến quả dị thục sống lâu”. Lúc ấy, A-la-hán có năng lực dẫn đến nghiệp dị thục giàu có, thì chuyển đổi có năng lực dẫn đến quả dị thục sống lâu.

Hỏi: Thế nào là Bí-sô xả bỏ hành sống lâu?

Đáp: Nghĩa là A-la-hán thành tựu thần thông, tâm được tự tại, bố thí như trước, thí xong phát nguyện, liền tiến vào cảnh giới tận cùng thuộc tĩnh lự thứ tư. Từ định đứng lên, tâm nghĩ, miệng nói: “Nếu mình có năng lực cảm được nghiệp dị thục sống lâu, thì nguyện chuyển quả này dẫn đến quả dị thục giàu có. Lúc ấy, A-la-hán có năng lực dẫn đến nghiệp dị thục sống lâu, thì chuyển đổi có năng lực dẫn đến quả dị thục giàu có.

Hỏi: Thế nào là tâm cuồng loạn?

Đáp: Nghĩa là do thế lực của bốn duyên bức bách, làm cho tâm cuồng loạn.

1. Do hàng phi nhân hiện rõ hình tướng xấu ác, gặp rồi, cảm thấy sợ hãi, khiến cho tâm cuồng loạn.

2. Do hàng phi nhân phẫn nộ, đánh đập, thân thể bị bức bách do chịu đựng đau khổ, khiến cho tâm cuồng loạn.

3. Do đại chủng trái ngược với nhau làm cho tâm cuồng loạn.

4. Do nghiệp dị thục trước kia, khiến cho tâm cuồng loạn.

Hỏi: Triền nào tương ưng với pháp thì đều là bất thiện chăng?

Đáp: Vô tàm-vô quý.

Hỏi: Phật giảng dạy đúng như vậy nào?

Đáp: Nghĩa là ngữ lộ-ngữ âm-ngữ nghiệp-ngữ biểu của Đức Phật thuyết giảng-bình luận-khuyên nhắc, đó gọi là Đức Phật giảng dạygiáo hóa.

Hỏi: Lời giáo huấn của Đức Phật, nên nói là thiện hay là vô ký?

Đáp: Hoặc thiện, hoặc vô ký.

Thế nào là thiện? Nghĩa là tâm thiện của Đức Phật đã phát ra ngữ ngôn, cho đến ngữ biểu.

Thế nào là vô ký? Nghĩa là tâm vô ký của Phật đã phát ra ngữ ngôn, cho đến ngữ biểu.

Hỏi: Lời giáo huấn của Đức Phật được gọi là pháp nào?

Đáp: Danh thân-Cú thân-Văn thân, sắp xếp thuận theo thứ tự, bố trí hài hòa thuận theo thứ tự, kết hợp với nhau thuận theo thứ tự.

Hỏi: Khế kinh, Ứng tụng, Ký thuyết, Già tha, Tự thuyết, Nhân duyên, Thí dụ, Bổn sự, Bổn sinh, Phương quang, Pháp hy hữu, Luận nghị được gọi là pháp nào?

Đáp: Danh thân-Cú thân-Văn thân, sắp xếp thuận theo thứ tự, bố trí hài hòa thuận theo thứ tự, kết hợp với nhau thuận theo thứ tự.

Hỏi: Thư là gọi cho pháp nào?

Đáp: Như lý chuyển biến thuộc thân nghiệp và thân nghiệp ấy đã dựa vào các trí phương tiện khéo léo.

Hỏi: Số là gọi cho pháp nào?

Đáp: Như lý chuyển biến thuộc ý nghiệp và ý nghiệp ấy đã dựa vào các trí phương tiện khéo léo.

Hỏi: Toán là gọi cho pháp nào?

Đáp: Như lý chuyển biến thuộc ngữ nghiệp và ngữ nghiệp ấy đã dựa vào các trí phương tiện khéo léo.

Hỏi: Ấn là gọi cho pháp nào?

Đáp: Như lý chuyển biến thuộc thân nghiệp và thân nghiệp ấy đã dựa vào các trí phương tiện khéo léo.

Hỏi: Thi là gọi cho pháp nào?

Đáp: Như lý chuyển biến thuộc ngữ nghiệp và ngữ nghiệp ấy đã dựa vào các trí phương tiện khéo léo.

Hỏi: Đối với tất cả các loại việc làm tinh xảo của thế gian là gọi cho pháp nào?

Đáp: Tuệ là sự tạo tác đầu tiên đối với tất cả các loại việc làm tinh xảo và tuệ ấy đã dựa vào các trí phương tiện khéo léo.

Hỏi: Nếu thành tựu giới học, thì lúc ấy thành tựu giới phi học phi vô học chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có thành tựu giới học mà không phải là giới phi học phi vô học, nghĩa là người học sinh nơi cõi Vô sắc.

2. Có thành tựu giới phi học phi vô học mà không phải là giới học, nghĩa là A-la-hán và các phàm phu sinh nơi cõi Dục-sắc.

3. Có thành tựu giới học mà cũng là giới phi học phi vô học, nghĩa là người học sinh nơi cõi Dục-sắc.

4. Không thành tựu giới học, cũng không phải là giới phi học phi vô học, nghĩa là A-la-hán và các phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu giới vô học, thì lúc ấy thành tựu giới phi học phi vô học chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có thành tựu giới vô học mà không phải là giới phi học phi vô học, nghĩa là A-la-hán sinh nơi cõi Vô sắc.

2. Có thành tựu giới phi học phi vô học mà không phải là giới vô học, nghĩa là những người học và các phàm phu sinh nơi cõi Dục-sắc.

3. Có thành tựu giới vô học mà cũng là giới phi học phi vô học, nghĩa là A-la-hán sinh nơi cõi Dục-sắc.

4. Không thành tựu giới vô học cũng không phải là giới phi học phi vô học, nghĩa là những người học và các phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc.