LUẬN A TỲ ĐẠT MA PHÁT TRÍ
Hán dịch: Tác giả: Tôn giả Ca Đa Diễn Ni Tử
Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng

 

Chương 7: ĐỊNH UẨN

Phẩm 1: BÀN VỀ ĐẮC

Năm đắc-bốn khởi đến các chi,

Vị-nhập-sinh cùng với vô lượng,

Đoạn kiết-thọ quả và xứ sở,

Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Hỏi: Các pháp đạt được quá khứ, pháp ấy đạt được quá khứ chăng?

Đáp: Pháp đạt được ấy, hoặc quá khứ-hoặc vị lai, -hoặc hiện tại.

Hỏi: Nếu quá khứ đạt được thì pháp ấy đạt được ở quá khứ chăng?

Đáp: Pháp ấy hoặc là quá khứ-hoặc vị lai-hoặc hiện tại-hoặc vô vi.

Hỏi: Các pháp đạt được ở vị lai, pháp ấy vị lai đạt được chăng?

Đáp: Pháp đạt được ấy, hoặc vị lai-hoặc quá khứ-hoặc hiện tại.

Hỏi: Nếu vị lai đạt được thì pháp ấy đạt được ở vị lai chăng?

Đáp: Pháp ấy hoặc vị lai-hoặc quá khứ-hoặc hiện tại-hoặc vô vi.

Hỏi: Các pháp đạt được ở hiện tại, pháp ấy hiện tại đạt được chăng?

Đáp: Pháp đạt được ấy, hoặc hiện tại-hoặc quá khư- hoặc vị lai.

Hỏi: Nếu hiện tại đạt được thì pháp ấy đạt được ở hiện tại chăng?

Đáp: Pháp ấy hoặc hiện tại-hoặc quá khứ-hoặc vị lai, hoặc vô vi.

Hỏi: Các pháp thiện đạt được thì pháp ấy là thiện chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu đạt được thiện thì đó là đạt được pháp thiện chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Các pháp bất thiện đạt được thì pháp ấy là bất thiện chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu đạt được bất thiện thì đó là pháp đạt được pháp bất thiện chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Các pháp vô ký đạt được thì pháp ấy là vô ký chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu đạt được vô ký thì đó là đạt được pháp vô ký chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Đạt được các pháp thuộc cõi Dục thì pháp đạt được ấy thuộc cõi Dục chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu pháp đạt được thuộc cõi Dục thì pháp đạt được là thuộc cõi Dục chăng?

Đáp: Pháp đó hoặc thuộc cõi Dục, hoặc không hệ thuộc.

Hỏi: Đạt được các pháp thuộc cõi Sắc thì pháp đạt được ấy thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: nếu pháp đạt được thuộc cõi Sắc thì pháp đạt được là thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Pháp đó hoặc hệ thuộc thuộc cõi Sắc, hoặc không hệ thuộc.

Hỏi: Đạt được các pháp thuộc cõi vô Sắc thì pháp đạt được ấy thuộc cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: nếu pháp đạt được thuộc cõi vô Sắc thì pháp đạt được là thuộc cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Pháp đó hoặc thuộc cõi Vô sắc, hoặc không hệ thuộc.

Hỏi: Đạt được các pháp học thì pháp đạt được ấy là học chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu pháp đạt được là học thì đó là đạt được pháp học chăng?

Đáp: Pháp đó hoặc học, hoặc phi học phi vô học.

Hỏi: Đạt được các pháp vô học thì pháp đạt được ấy là vô học chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu pháp đạt được là vô học thì đó là đạt được pháp vô học chăng?

Đáp: Pháp đó hoặc vô học, hoặc phi học phi vô học.

Hỏi: Đạt được các pháp phi học vô học thì pháp đạt được ấy là phi học phi vô học chăng?

Đáp: Pháp ấy hoặc phi học phi vô học, hoặc học, hoặc vô học.

Hỏi: Nếu pháp đạt được là phi học phi vô học đó là đạt được pháp phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Các pháp đạt được do kiến mà đoạn thì pháp đạt được ấy do kiến mà đoạn chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu pháp đạt được do kiến mà đoạn thì pháp đạt được ấy là do kiến đoạn chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Các pháp đạt được do tu mà đoạn thì pháp đạt được ấy do tu đoạn chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu pháp đạt được do tu mà đoạn thì pháp đạt được ấy là pháp do tu đoạn chăng?

Đáp: Pháp đó hoặc do tu mà đoạn, hoặc không đoạn.

Hỏi: Các pháp đạt được không đoạn thì pháp đạt được ấy không đoạn chăng?

Đáp: Pháp đạt được ấy hoặc không đoạn, hoặc do tu mà đoạn.

Hỏi: Nếu pháp đạt được không đoạn thì pháp đạt được ấy là pháp không đoạn chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Các pháp thiện vô sắc dấy khởi, pháp ấy đều có tâm thiện chăng?

Đáp: Các pháp thiện vô sắc dấy khởi, pháp đó hoặc tâm thiện đều có, hoặc tâm bất thiện đều có, hoặc tâm vô ký đều có.

Thế nào là tâm thiện đều có? Các pháp tương ưng với tâm kia, tâm kia đều có thiện vô sắc.

Thế nào là tâm bất thiện đều có? Như tâm bất thiện, hoặc thoái chuyển, hoặc sinh thì pháp thiện được dấy khởi.

Thế nào là tâm vô ký đều có? Như tâm vô ký, hoặc thoái chuyển, hoặc sinh, thì pháp thiện được dấy khởi.

Hỏi: Nếu pháp với tâm thiện đều dấy khởi, thì pháp đó là thiện vô sắc chăng?

Đáp: Các pháp với tâm thiện đều dấy khởi, pháp đó hoặc thiện vô sắc, hoặc vô ký vô sắc.

Thế nào là thiện vô sắc? Các pháp tương ưng với tâm kia, tâm kia đều có thiện vô sắc.

Thế nào là vô ký vô sắc? Như tâm thiện phát triển tốt đẹp, pháp vô ký được dấy khởi và trụ vào tâm thiện, các căn vô ký được nuôi lớn, tăng thêm đại chủng, pháp ấy cần phải sinh-lão-trụ-vô thường

Hỏi: Các pháp bất thiện vô sắc dấy khởi, pháp ấy đều có bất thiện chăng?

Đáp: Các pháp bất thiện vô sắc dấy khởi, pháp đó hoặc tâm bất thiện đều có, hoặc tâm vô ký đều có.

Thế nào là tâm bất thiện đều có? Các pháp tương ưng với tâm kia, tâm kia đều có bất thiện vô sắc.

Thế nào là tâm vô ký đều có? Như tâm vô ký, hoặc thoái chuyển, hoặc sinh, thì pháp bất thiện được dấy khởi.

Hỏi: Nếu pháp với tâm bất thiện đều dấy khởi, thì pháp đó là bất thiện vô sắc chăng?

Đáp: Các pháp với tâm bất thiện đều dấy khởi, pháp đó hoặc bất thiện vô sắc, hoặc thiện vô sắc, hoặc vô ký vô sắc.

Thế nào là bất thiện vô sắc? Các pháp tương ưng với tâm kia, tâm kia đều có bất thiện vô sắc.

Thế nào là thiện vô sắc? Như tâm bất thiện, nếu thoái chuyển, hoặc sinh thì pháp thiện được dấy khởi.

Thế nào là vô ký vô sắc? Như tâm bất thiện, nếu thoái chuyển, hoặc sinh, thì pháp vô ký được dấy khởi và trụ vào tâm bất thiện, các căn vô ký được nuôi lớn, tăng thêm đại chủng, pháp ấy cần phải sinhlão-trụ-vô thường.

Hỏi: Các pháp vô ký vô sắc dấy khởi, pháp ấy đều có tâm bất thiện chăng?

Đáp: Các pháp vô ký vô sắc dấy khởi, pháp đó hoặc tâm vô ký đều có, hoặc tâm thiện đều có, hoặc tâm bất thiện đều có.

Thế nào là tâm vô ký đều có? Các pháp tương ưng với tâm kia, tâm kia đều có vô ký vô sắc.

Thế nào là tâm thiện đều có? Như tâm thiện tiến lên tốt đẹp, pháp vô ký được dấy khởi và trụ vào tâm thiện, nuôi lớn các căn vô ký, tăng thêm đại chủng, pháp ấy cần phải sinh-lão-trụ-vô thường.

Thế nào là tâm bất thiện đều có? Như tâm bất thiện, nếu thoái chuyển, hoặc sinh thì pháp vô ký được dấy khởi và trụ vào tâm bất thiện, nuôi lớn các căn vô ký, tăng thêm đại chủng, pháp ấy cần phải sinh-lão-trụ-vô thường.

Hỏi: Nếu pháp với tâm vô ký đều cùng dấy khởi, thì pháp đó là vô ký vô sắc chăng?

Đáp: Các pháp với tâm vô ký đều cùng dấy khởi, pháp đó hoặc vô ký vô sắc, hoặc thiện vô sắc, hoặc bất thiện vô sắc.

Thế nào là vô ký vô sắc? Các pháp tương ưng với tâm kia, tâm kia đều có vô ký vô sắc.

Thế nào là thiện vô sắc? Như tâm vô ký, hoặc sinh hoặc tiến lên tốt đẹp thì pháp thiện được dấy khởi.

Thế nào là bất thiện vô sắc? Như tâm vô ký, hoặc sinh hoặc tiến lên tốt đẹp, thì pháp bất thiện được dấy khởi.

Hỏi: Các pháp vô sắc thuộc cõi Dục dấy khởi, pháp ấy với tâm thuộc cõi Dục đều có chăng?

Đáp: Các pháp thuộc vô sắc thuộc cõi Dục dấy khởi, pháp ấy hoặc là tâm thuộc cõi Dục đều có, hoặc tâm thuộc cõi Sắc đều có, hoặc tâm thuộc cõi Vô sắc đều có, hoặc tâm không hệ thuộc đều có.

Thế nào là tâm thuộc cõi Dục đều có? Các pháp tương ưng với tâm ấy, tâm ấy đều có vô sắc thuộc cõi Dục.

Thế nào là tâm thuộc cõi Sắc đều có? Như tâm thuộc cõi Sắc, hoặc sinh, hoặc tiến lên tốt đẹp, thì pháp thuộc cõi Dục sẽ được sinh khởi và trụ vào tâm thuộc cõi Sắc, các căn thuộc cõi Dục được nuôi lớn, đại chủng được tăng thêm, pháp ấy cần phải sinh-lão-trụ-vô thường.

Thế nào là tâm thuộc cõi Vô sắc đều có? Như trụ vào tâm thuộc cõi Vô sắc, nuôi lớn các căn cõi Dục, tăng thêm đại chủng, pháp ấy cần phải sinh-lão-trụ-vô thường.

Thế nào là tâm không hệ thuộc đều có? Như tâm không hệ thuộc, tiến lên tốt đẹp, pháp thuộc cõi Dục được dấy khởi và trụ vào tâm không hệ thuộc, các căn thuộc cõi Dục được nuôi lớn, đại chủng được tăng thêm, pháp ấy cần phải sinh-lão-trụ-vô thường.

Hỏi: Nếu pháp và tâm thuộc cõi Dục đều cùng dấy khởi, pháp ấy là vô sắc thuộc cõi Dục chăng?

Đáp: Các pháp và tâm thuộc cõi Dục đều cùng dấy khởi, pháp ấy hoặc vô sắc thuộc cõi Dục, hoặc vô sắc thuộc cõi Sắc, hoặc vô sắc thuộc cõi Vô sắc, hoặc vô sắc không hệ thuộc.

Thế nào là vô sắc thuộc cõi Dục? Các pháp tương ưng với tâm kia, tâm ấy đều có vô sắc thuộc cõi Dục.

Thế nào là vô sắc thuộc cõi Sắc? Như tâm thuộc cõi Dục, nếu thoái chuyển, hoặc sinh thì pháp thuộc cõi Sắc sẽ được dấy khởi.

Thế nào là vô sắc thuộc cõi Vô sắc? Như tâm thuộc cõi Dục, hoặc sinh hoặc tiến lên tốt đẹp, thì pháp thuộc cõi Vô sắc sẽ được dấy khởi.

Thế nào là vô sắc không hệ thuộc? Như tâm thuộc cõi Dục, thoái chuyển thì pháp không hệ thuộc được dấy khởi.

Hỏi: Các pháp vô sắc thuộc cõi Sắc dấy khởi, pháp ấy với tâm thuộc cõi Sắc đều có chăng?

Đáp: Các pháp vô sắc thuộc cõi Sắc dấy khởi, pháp ấy hoặc là tâm thuộc cõi Sắc đều có, hoặc tâm thuộc cõi Dục đều có, hoặc tâm thuộc cõi Vô sắc đều có, hoặc tâm không hệ thuộc đều có.

Thế nào là tâm thuộc cõi Sắc đều có? Các pháp tương ưng với tâm cõi Sắc, tâm ấy đều có vô sắc cõi Sắc.

Thế nào là tâm thuộc cõi Dục đều có? Như tâm thuộc cõi Dục, nếu thoái chuyển hoặc sinh, thì pháp thuộc cõi Sắc sẽ được dấy khởi.

Thế nào là tâm thuộc cõi Vô sắc đều có? Như trụ vào tâm thuộc cõi Vô sắc, nuôi lớn các căn thuộc cõi Sắc, tăng thêm đại chủng, pháp ấy cần phải sinh-lão-trụ-vô thường.

Thế nào là tâm không hệ thuộc đều có? Như tâm không hệ thuộc, tiến lên tốt đẹp, pháp thuộc cõi Sắc được dấy khởi và trụ vào tâm không hệ thuộc, các căn thuộc cõi Sắc được nuôi lớn, đại chủng được tăng thêm, pháp ấy cần phải sinh-lão-trụ-vô thường.

Hỏi: Nếu pháp và tâm thuộc cõi Sắc đều cùng dấy khởi, pháp ấy là vô sắc thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Các pháp và tâm thuộc cõi Sắc đều cùng dấy khởi, pháp ấy hoặc là vô sắc thuộc cõi Sắc, hoặc vô sắc thuộc cõi Dục, hoặc vô sắc thuộc cõi Vô sắc, hoặc vô sắc không hệ thuộc.

Thế nào là vô sắc thuộc cõi Sắc? Các pháp tương ưng với tâm thuộc cõi Dục kia, tâm ấy đều có vô sắc thuộc cõi Sắc.

Thế nào là vô sắc thuộc cõi Dục? Như tâm thuộc cõi Sắc, hoặc sinh hoặc tiến lên tốt đẹp, thì pháp thuộc cõi Dục sẽ được dấy khởi và trụ vào tâm thuộc cõi Sắc, nuôi lớn các căn thuộc cõi Dục, tăng thêm đại chủng, pháp đó cần phải sinh-lão-trụ-vô thường.

Thế nào là vô sắc thuộc cõi Vô sắc? Như tâm thuộc cõi Sắc, hoặc sinh, thì pháp cõi Vô sắc sẽ được dấy khởi.

Thế nào là vô sắc không hệ thuộc? Như tâm thuộc cõi Sắc, nếu thoái chuyển hoặc tiến lên tốt đẹp thì pháp không hệ thuộc được dấy khởi.

Hỏi: Các pháp vô sắc thuộc cõi Vô sắc dấy khởi, pháp ấy với tâm thuộc cõi Vô sắc đều có chăng?

Đáp: Các pháp vô sắc thuộc cõi Vô sắc dấy khởi, pháp ấy hoặc với tâm thuộc cõi Vô sắc đều có, hoặc tâm thuộc cõi Dục đều có, hoặc tâm thuộc cõi Sắc đều có, hoặc tâm không hệ thuộc đều có.

Thế nào là tâm thuộc cõi Vô sắc đều có? Các pháp tương ưng với tâm thuộc cõi Vô sắc, tâm ấy đều có vô sắc thuộc cõi Vô sắc.

Thế nào là tâm thuộc cõi Dục đều có? Như tâm thuộc cõi Dục, nếu thoái chuyển hoặc sinh, thì pháp thuộc cõi Vô sắc được dấy khởi.

Thế nào là tâm thuộc cõi Sắc đều có? Như tâm thuộc cõi Sắc, hoặc sinh hoặc tiến lên tốt đẹp thì pháp thuộc cõi Vô sắc sẽ được dấy khởi.

Thế nào là tâm không hệ thuộc đều có? Như tâm không hệ thuộc, tiến lên tốt đẹp, pháp thuộc cõi Vô sắc được dấy khởi.

Hỏi: Nếu pháp và tâm thuộc cõi Vô sắc đều cùng dấy khởi, pháp ấy là vô sắc thuộc cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Các pháp và tâm thuộc cõi Vô sắc đều cùng dấy khởi, pháp ấy hoặc là vô sắc thuộc cõi Vô sắc, hoặc vô sắc thuộc cõi Dục, hoặc vô sắc thuộc cõi Sắc, hoặc vô sắc không hệ thuộc.

Thế nào là vô sắc thuộc cõi Vô sắc? Các pháp tương ưng với tâm cõi Vô sắc, tâm ấy đều có vô sắc thuộc cõi Vô sắc.

Thế nào là vô sắc thuộc cõi Dục? Như tâm thuộc cõi Vô sắc, nuôi lớn các căn thuộc cõi Dục, tăng thêm đại chủng, pháp cần phải sinhlão-trụ-vô thường.

Thế nào là vô sắc thuộc cõi Sắc? Như trụ vào tâm cõi Vô sắc, nuôi lớn các căn thuộc cõi Sắc, tăng thêm đại chủng, pháp cõi Sắc cần phải sinh-lão-trụ-vô thường.

Thế nào là vô sắc không hệ thuộc? Như tâm thuộc cõi Vô sắc, nếu thoái chuyển, hoặc nếu tiến lên tốt đẹp thì pháp không hệ thuộc được dấy khởi.

Hỏi: Các pháp vô sắc thuộc hữu học dấy khởi, pháp ấy với tâm hữu học đều có chăng?

Đáp: Các pháp vô sắc thuộc hữu học dấy khởi, pháp đó hoặc là tâm hữu học đều có, hoặc tâm phi học phi vô học đều có.

Thế nào là tâm hữu học đều có? Các pháp tương ưng với tâm hữu học, tâm hữu học đều có vô sắc hữu học.

Thế nào là tâm phi học phi vô học đều có? Như tâm phi học phi vô học, nếu thoái chuyển, hoặc tiến lên tốt đẹp thì pháp hữu học được dấy khởi.

Hỏi: Nếu pháp và tâm hữu học đều dấy khởi, pháp ấy là vô sắc thuộc hữu học chăng?

Đáp: Các pháp và tâm hữu học đều dấy khởi, pháp đó hoặc là vô sắc thuộc hữu học, hoặc vô sắc thuộc phi học phi vô học.

Thế nào là vô sắc thuộc hữu học? Các pháp tương ưng với tâm hữu học kia, tâm ấy đều có vô sắc hữu học.

Thế nào là vô sắc thuộc phi học phi vô học? Như tâm hữu tiến lên tốt đẹp, pháp phi học phi vô học được dấy khởi, và trụ vào tâm hữu học, nuôi lớn các căn của phi học phi vô học, tăng thêm đại chủng, pháp đó cần phải sinh-lão-trụ-vô thường.

Hỏi: Các pháp vô sắc thuộc vô học dấy khởi, pháp ấy với tâm vô học đều có chăng?

Đáp: Các pháp vô sắc thuộc vô học dấy khởi, pháp đó hoặc là tâm vô học đều có, hoặc tâm phi học phi vô học đều có.

Thế nào là tâm vô học đều có? Các pháp tương ưng với tâm vô học, tâm ấy đều có vô sắc vô học.

Thế nào là tâm phi học phi vô học đều có? Như tâm phi học phi vô học, nếu thoái chuyển, hoặc tiến lên tốt đẹp, thì pháp vô học được dấy khởi.

Hỏi: Nếu pháp và tâm vô học đều cùng dấy khởi, pháp ấy là vô sắc thuộc vô học chăng?

Đáp: Các pháp vàtâm vô học đều cùng dấy khởi, pháp đó hoặc là vô sắc thuộc vô học, hoặc vô sắc của phi học phi vô học.

Thế nào là vô sắc thuộc vô học? Các pháp tương ưng với tâm vô học kia, tâm ấy đều có vô sắc vô học.

Thế nào là vô sắc thuộc phi học phi vô học? Như tâm vô học tiến lên tốt đẹp , pháp phi học phi vô học được dấy khởi và trụ vào tâm vô học, nuôi lớn các căn của phi học phi vô học, tăng thêm đại chủng, pháp đó cần phải sinh-lão-trụ-vô thường.

Hỏi: Các pháp vô sắc thuộc phi học phi vô học dấy khởi, pháp ấy với tâm phi học phi vô học đều có chăng?

Đáp: Các pháp vô sắc thuộc phi học phi vô học dấy khởi, pháp đó hoặc là tâm phi học phi vô học đều có, hoặc tâm hữu học đều có, hoặc tâm vô học đều có.

Thế nào là tâm phi học phi vô học đều có? Các pháp tương ưng với tâm phi học phi vô học, tâm ấy đều có vô sắc của phi học phi vô học.

Thế nào là tâm hữu học đều có? Như tâm hữu học, tiến lên tốt đẹp, thì pháp phi học phi vô học được dấy khởi, và trụ vào tâm học, nuôi lớn các căn của phi học phi vô học, tăng thêm đại chủng, pháp cần phải sinh-lão-trụ-vô thường.

Thế nào là tâm vô học đều có? Như tâm vô học, nếu tiến lên tốt đẹp, thì pháp phi học phi vô học được dấy khởi, và trụ vào tâm vô học, nuôi lớn các căn của phi học phi vô học, tăng thêm đại chủng, pháp cần phải sinh-lão-trụ-vô thường.

Hỏi: Nếu pháp và tâm phi học phi vô học đều cùng dấy khởi, pháp ấy là vô sắc của phi học phi vô học chăng?

Đáp: Các pháp và tâm phi học phi vô học đều cùng dấy khởi, pháp đó hoặc vô sắc thuộc phi học phi vô học, hoặc là vô sắc thuộc hữu học, hoặc vô sắc thuộc vô học.

Thế nào là vô sắc của phi học phi vô học? Các pháp tương ưng với tâm phi học phi vô học kia, tâm ấy đều có vô sắc thuộc phi học phi vô học.

Thế nào là vô sắc thuộc hữu học? Như tâm phi học phi vô học, nếu thoái chuyển, nếu tiến lên tốt đẹp, thì pháp hữu học được dấy khởi.

Thế nào là vô sắc của vô học? Như tâm phi học phi vô học, nếu thoái chuyển, nếu tiến lên tốt đẹp, thì pháp vô học được dấy khởi.

Hỏi: Các pháp vô sắc do kiến đoạn dấy khởi, pháp ấy với tâm do kiến đoạn đều có chăng?

Đáp: Các pháp vô sắc do kiến đoạn dấy khởi, pháp ấy hoặc là tâm do kiến đoạn đều có, hoặc tâm do tu đoạn đều có.

Thế nào là tâm do kiến đoạn đều có? Các pháp tương ưng với tâm kia, tâm kia đều có vô sắc do kiến đoạn.

Thế nào là tâm do tu đoạn đều có? Như tâm do tu đoạn, hoặc sinh hoặc tiến lên tốt đẹp, thì pháp do kiến đoạn được dấy khởi.

Hỏi: Nếu pháp và tâm do kiến đoạn đều cùng dấy khởi, thì pháp đó là vô sắc do kiến đoạn chăng?

Đáp: Các pháp và tâm do kiến đoạn đều cùng dấy khởi, pháp đó hoặc là vô sắc do kiến đoạn, hoặc vô sắc do tu đoạn.

Thế nào là vô sắc do kiến đoạn? Các pháp tương ưng với tâm kia, tâm kia đều có vô sắc do kiến đoạn.

Thế nào là vô sắc do tu đoạn? Như tâm do kiến đoạn, hoặc sinh hoặc tiến lên tốt đẹp, thì pháp do tu đoạn được dấy khởi, và trụ vào tâm do kiến đoạn, nuôi lớn các căn do tu đoạn, tăng thêm đại chủng, pháp ấy đắc sinh-lão-trụ-vô thường.

Hỏi: Các pháp vô sắc do tu đoạn dấy khởi, pháp đó với tâm do tu đoạn đều có chăng?

Đáp: Các pháp vô sắc do tu đoạn dấy khởi, pháp ấy hoặc là tâm do tu đoạn đều có, hoặc tâm do kiến đoạn đều có, hoặc tâm không đoạn đều có.

Thế nào là tâm do tu đoạn đều có? Các pháp tương ưng với tâm đó, tâm đó đều có vô sắc do tu đoạn.

Thế nào là tâm do kiến đoạn đều có? Như tâm do kiến đoạn, hoặc sinh hoặc tiến lên tốt đẹp, thì pháp do tu đoạn được dấy khởi, và trụ nơi tâm do kiến đoạn, nuôi lớn các căn do tu đoạn, tăng thêm đại chủng, pháp ấy đắc sinh-lão-trụ-vô thường.

Thế nào là tâm không đoạn đều có? Như tâm không đoạn tiến lên tốt đẹp thì pháp do tu đoạn được dấy khởi và trụ vào tâm không đoạn. Các căn do tu đoạn được nuôi lớn, tăng thêm đại chủng, pháp cần phải sinh-lão-trụ-vô thường.

Hỏi: Nếu pháp và tâm do tu đoạn đều cùng dấy khởi, thì pháp đó là vô sắc do tu đoạn chăng?

Đáp: Các pháp và tâm do tu đoạn đều cùng dấy khởi, pháp đó hoặc vô sắc do tu đoạn, hoặc vô sắc do kiến đoạn, hoặc vô sắc không đoạn.

Thế nào là vô sắc do tu đoạn? Các pháp tương ưng với tâm kia, tâm kia đều có vô sắc do tu đoạn.

Thế nào là vô sắc do kiến đoạn? Như tâm do tu đoạn, hoặc sinh hoặc tiến lên tốt đẹp, thì pháp do kiến đoạn sẽ được dấy khởi.

Thế nào là vô sắc không đoạn? Như tâm do tu đoạn, hoặc tiến lên tốt đẹp, thì pháp không đoạn được dấy khởi.

Hỏi: Các pháp vô sắc không đoạn dấy khởi, pháp ấy với tâm không đoạn đều có chăng?

Đáp: Các pháp vô sắc không đoạn dấy khởi, pháp ấy hoặc là tâm không đoạn đều có, hoặc tâm do tu đoạn đều có.

Thế nào là tâm không đoạn đều có? Các pháp tương ưng với tâm kia, tâm kia đều có vô sắc không đoạn.

Thế nào là tâm do tu đoạn đều có? Như tâm do tu đoạn, nếu thoái chuyển, hoặc tiến lên tốt đẹp, thì pháp không đoạn được dấy khởi.

Hỏi: Nếu pháp và tâm không đoạn đều cùng dấy khởi, thì pháp đó là vô sắc không đoạn chăng?

Đáp: Các pháp và tâm không đoạn đều cùng dấy khởi, pháp đó hoặc là vô sắc không đoạn, hoặc vô sắc do tu đoạn.

Thế nào là vô sắc không đoạn? Các pháp tương ưng với tâm không đoạn, tâm ấy đều có vô sắc không đoạn.

Thế nào là vô sắc do tu đoạn? Như tâm không đoạn, tiến lên tốt đẹp, thì pháp do tu đoạn được dấy khởi, và trụ vào tâm không đoạn, các căn do tu đoạn được nuôi lớn, tăng thêm đại chủng, pháp cần phải sinhlão-trụ-vô thường.

Hỏi: Tất cả tĩnh lự thứ nhất đều có năm Chi chăng?

Đáp: Không nhiễm ô thì có năm, nhiễm ô thì không có năm.

Những gì là không có? Không có ly sinh hỷ lạc.

Hỏi: Tất cả tĩnh lự thứ hai đều có bốn Chi chăng?

Đáp: Không nhiễm ô thì có bốn, nhiễm ô thì không có bốn.

Những gì là không có? Không có nội đẳng tịnh.

Hỏi: Tất cả tĩnh lự thứ ba đều có năm Chi chăng?

Đáp: Không nhiễm ô thì có năm, nhiễm ô thì không có năm.

Những gì là không có? Không có Chánh niệm-Chánh tri.

Hỏi: Tất cả tĩnh lự thứ tư đều có bốn chi chăng?

Đáp: Không nhiễm ô thì có bốn, nhiễm ô thì không có bốn.

Những gì là không có? Không có xả niệm thanh tịnh.

Hỏi: Vị tương ưng với tĩnh lự thứ nhất, nhập nên nói là vị hay xuất nên nói là vị?

Đáp: Đối với Năng vị, nên nói là nhập; đối với Sở vị, nên nói là xuất.

Hỏi: Cho đến vị tương ưng với Phi tưởng phi phi tưởng xứ nhập nên nói là vị hay xuất nên nói là vị?

Đáp: Đối với Năng vị, nên nói là nhập; đối vơi Sở vị, nên nói là xuất.

Hỏi: Các vị tương ưng với tĩnh lự thứ nhất đều là hữu phú, vô ký chăng?

Đáp: Các vị tương ưng với tĩnh lự thứ nhất đều là hữu phú, vô ký.

Hỏi: Nếu tĩnh lự thứ nhất là hữu phú vô ký thì đều tương ưng với vị chăng?

Đáp: Có tĩnh lự thứ nhất là hữu phú vô ký mà không tương ưng với vị, nghĩa là trừ ra ái còn lại phiền não khác hiện ở trước mắt.

Hỏi: Cho đến các vị tương ưng với Phi tưởng phi phi tưởng xứ đều là hữu phú vô ký chăng?

Đáp: Các vị tương ưng với Phi tưởng phi phi tưởng xứ đều là hữu phú vô ký.

Hỏi: Nếu Phi tưởng phi phi tưởng xứ là hữu phú vô ký thì đều tương ưng với vị chăng?

Đáp: Có Phi tưởng phi phi tưởng xứ là hữu phú vô ký mà không tương ưng với vị, nghĩa là trừ ra ái, phiền não khác hiện ở trước mắt.

Hỏi: Có thể có không nhập tĩnh lự thứ nhất mà nhập tĩnh lự thứ hai chăng?

Đáp: Nhập.

Hỏi: Cho đến có thể có không nhập Vô sở hữu xứ mà nhập Phi tưởng phi phi tưởng xứ chăng?

Đáp: Nhập.

Hỏi: Có thể có không nhập tĩnh lự thứ nhất mà sinh cõi Phạm thế chăng?

Đáp: Sinh.

Hỏi: Cho đến có thể có không nhập Phi tưởng phi phi tưởng xứ mà sinh Phi tưởng phi phi tưởng xứ chăng?

Đáp: Sinh.

Hỏi: Nếu đạt được tĩnh lự thứ nhất chứ không phải tĩnh lự thứ hai, thì hành giả kia mạng chung sinh đến xứ nào?

Đáp: Hoặc cõi Phạm thế, hoặc cõi Cực quang tịnh, hoặc cõi Biến tịnh, hoặc cõi Quảng quả, hoặc Không vô biên xứ, hoặc Thức vô viên xứ, hoặc Vô sở hữu xứ, hoặc Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc không có xứ sở.

Hỏi: Cho đến nếu đạt được Vô sở hữu xứ-Phi tưởng phi phi tưởng xứ, thì hành giả kia mạng chung sinh đến xứ nào?

Đáp: Hoặc Vô sở hữu xứ, hoặc Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc không có xứ sở.

Hỏi: Tư duy về những gì để nhập định Từ?

Đáp: Mang lại niềm vui cho hữu tình.

Hỏi: Tư duy về những gì để nhập định Bi?

Đáp: Trừ diệt khổ đau giúp hữu tình.

Hỏi: Tư duy về những gì để nhập định Hỷ? Đáp: Vui mừng cho các hữu tình.

Hỏi: Tư duy về những gì để nhập định Xả?

Đáp: Bình đẳng đối với hữu tình.

Hỏi: Từ đoạn kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Không có.

Hỏi: Bi-Hỷ-Xả đoạn kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Không có.

Hỏi: Tịnh tĩnh lự thứ nhất đoạn kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Không có.

Hỏi: Cho đến tịnh Phi tưởng phi phi tưởng xứ đoạn kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Không có.

Hỏi: Sự giải thoát thứ nhất, thứ hai, thứ ba đoạn kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Không có.

Hỏi: Không vô biên xứ giải thoát đoạn kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hoặc là Không vô biên xứ, hoặc Thức vô biên xứ, hoặc Vô sở hữu xứ, hoặc Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc không có.

Hỏi: Thức vô biên xứ giải thoát đoạn kiết hệ thuộc thuộc cõi nào?

Đáp: Hoặc Thức vô biên xứ, hoặc Vô sở hữu xứ, hoặc Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc không có.

Hỏi: Vô sở hữu xứ giải thoát đoạn kiết hệ thuộc thuộc cõi nào?

Đáp: Hoặc Vô sở hữu xứ, hoặc Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc không có

Hỏi: Phi tưởng phi phi tưởng xứ giải thoát , giải thoát diệt-thọtưởng đoạn kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Không có.

Hỏi: Thắng xứ đầu tiên đoạn kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Không có.

Hỏi: Cho đến thắng xứ thứ tám đoạn kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Không có.

Hỏi: Biến xứ đầu tiên đoạn kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Không có.

Hỏi: Cho đến biến xứ thứ mười đoạn kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Không có.

Hỏi: Pháp trí đoạn kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hoặc cõi Dục, hoặc cõi Sắc, hoặc cõi Vô sắc, hoặc không có.

Hỏi: Loại trí đoạn kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hoặc cõi Sắc, hoặc cõi Vô sắc, hoặc không có.

Hỏi: Tha tâm trí đoạn kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Không có.

Hỏi: Thế tục trí đoạn kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hoặc cõi Dục, hoặc cõi Sắc, hoặc cõi Vô sắc, hoặc không có.

Như thế tục trí, trí khổ-tập-diệt-đạo, Tam-ma-địa Không-Vô nguyện-Vô tướng cũng như vậy.

Hỏi: Dị thục Từ thọ sanh xứ nào?

Đáp: Hoặc cõi Phạm thế, hoặc cõi Cực quang tịnh, hoặc cõi Biến tịnh, hoặc cõi Quảng quả, hoặc vô xứ sở.

Như Từ, đối với Bi, Xả cũng như vậy.

Hỏi: Dị thục Hỷ thọ sanh xứ nào?

Đáp: Hoặc cõi Phạm thế, hoặc cõi Cực quang tịnh, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Dị thục tịnh của sơ tĩnh lự thọ sanh xứ nào?

Đáp: Hoặc cõi Phạm thế, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Dị thục tịnh của tĩnh lự thứ hai thọ sanh xứ nào?

Đáp: Hoặc cõi Cực quang tịnh, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Dị thục tịnh của tĩnh lự thứ ba thọ sanh xứ nào?

Đáp: Hoặc cõi Biến tịnh, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Dị thục tịnh của tĩnh lự thứ tư thọ sanh xứ nào?

Đáp: Hoặc cõi Quảng quả, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Dị thục tịnh của Không vô biên xứ thọ sanh xứ nào?

Đáp: Hoặc là Không vô biên xứ, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Dị thục tịnh của Thức vô biên xứ thọ sanh xứ nào?

Đáp: Hoặc là Thức vô biên xứ, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Dị thục tịnh của Vô sở hữu xứ thọ sanh xứ nào?

Đáp: Hoặc Vô sở hữu xứ, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Dị thục tịnh của Phi tưởng phi phi tưởng xứ thọ sanh xứ nào?

Đáp: Hoặc là Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Dị thục của giải thoát đầu tiên-thứ hai thọ sanh xứ nào?

Đáp: Hoặc cõi Phạm thế, hoặc cõi Cực quang tịnh, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Dị thục của tịnh giải thoát thọ sanh xứ nào?

Đáp: Hoặc cõi Quảng quả, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Không vô biên xứ giải thoát, cho đến dị thục của Phi tưởng phi phi tưởng xứ giải thoát thọ sanh xứ nào?

Đáp: Hoặc địa mình, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Dị thục của diệt thọ tưởng giải thoát thọ sanh xứ nào?

Đáp: Hoặc là Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Dị thục của bốn thắng xứ đầu thọ sanh xứ nào?

Đáp: Hoặc cõi Phạm thế, hoặc cõi Cực quang tịnh, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Dị thục của bốn thắng xứ sau thọ sanh xứ nào?

Đáp: Hoặc cõi Quảng quả, hoặc vô xứ sở.

Như đối với bốn thắng xứ sau, tám biến xứ trước cũng như vậy.

Hỏi: Dị thục của hai biến xứ sau thọ sanh xứ nào?

Đáp: Hoặc phần vị của mình, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Dị thục của tha tâm trí thọ sanh xứ nào?

Đáp: Hoặc cõi Phạm thế, hoặc cõi Cực quang tịnh, hoặc cõi Biến tịnh, hoặc cõi Quảng quả, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Dị thục của thế tục trí thọ sanh xứ nào?

Đáp: Hoặc cõi Dục, hoặc cõi Sắc, hoặc cõi Vô sắc, hoặc vô xứ sở.

 

Phẩm 2: BÀN VỀ DUYÊN

Tám định có vị-tịnh-vô lậu,

Thành tựu-không thành tựu-đắc-xả,

Thoái chuyển-tu-ban đầu nhập-duyên,

Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Có tám định, đó là bốn tĩnh lự và bốn vô sắc.

Có ba định, đó là vị tương ưng-tịnh và vô lậu

Trong này bảy loại trước đều có đủ ba loại, loại thứ tám chỉ có hai, đó là trừ vô lậu.

Hỏi: Có thể có thành tựu vị tương ưng tĩnh lự thứ nhất mà không phải tịnh-vô lậu chăng?

Đáp: Có, đó là ái thuộc cõi Dục chưa hết.

Hỏi: Có thể có thành tựu tịnh tĩnh lự thứ nhất mà không phải vô lậu-vị tương ưng chăng?

Đáp: Có, đó là phàm phu sinh cõi Dục và cõi Phạm thế, ái thuộc cõi Phạm thế đã hết.

Hỏi: Có thể thành tựu vô lậu tĩnh lự thứ nhất mà không phải tịnhvị tương ưng chăng?

Đáp: Có, đó là Thánh giả sinh trên cõi Phạm thế.

Hỏi: Có thể có thành tựu vị tương ưng-tịnh tỉnh tự thứ nhất mà không phải vô lậu chăng?

Đáp: Có, đó là phàm phu sinh ở cõi Dục, ái của cõi Dục đã hết mà ái cõi Phạm thế chưa hết, và sinh ở cõi Phạm thế, ái cõi Phạm thế chưa hết.

Hỏi: Có thể có thành tựu vị tương ưng-vô lậu tĩnh lự thứ nhất mà không phải là tịnh chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có thành tựu tịnh-vô lậu tĩnh lự thứ nhất mà không phải là vị tương ưng chăng?

Đáp: Có, đó là Thánh giả sinh nơi cõi Dục-Phạm thế, ái của cõi Phạm thế đã hết.

Hỏi: Có thể có thành tựu vị tương ưng-tịnh-vô lậu tĩnh lự thứ nhất chăng?

Đáp: Có, đó là Thánh giả sinh nơi cõi Dục, ái cõi Dục không còn, ái cõi Phạm thế chưa hết, và sinh nơi cõi Phạm thế, ái cõi Phạm thế chưa hết.

Hỏi: Có thể có tĩnh lự thứ nhất không thành tựu vị tương ưng mà không phải là tịnh-vô lậu chăng?

Đáp: Có, đó là Thánh giả sinh nơi cõi Dục-Phạm thế, ái cõi Phạm thế không còn.

Hỏi: Có thể có tĩnh lự thứ nhất không thành tựu tịnh mà không phải là vị tương ưng-vô lậu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có tĩnh lự thứ nhất không thành tựu vô lậu mà không phải là vị tương ưng-tịnh chăng?

Đáp: Có, đó là phàm phu sinh nơi cõi Dục, ái cõi Dục không còn, ái cõi Phạm thế chưa hết, và sinh nơi cõi phạm thế, ái cõi Phạm thế chưa hết.

Hỏi: Có thể tĩnh lự thứ nhất không thành tựu vị tương ưng-tịnh mà không phải là vô lậu chăng?

Đáp: Có, đó là Thánh giả sinh trên cõi Phạm thế.

Hỏi: Có thể có tĩnh lự thứ nhất không thành vị tương ưng-vô lậu mà không phải là tịnh chăng?

Đáp: Có, đó là phàm phu sinh nơi cõi Dục-Phạm thế, ái cõi Phạm thế không còn.

Hỏi: Có thể có tĩnh lự thứ nhất không thành tựu tịnh-vô lậu mà không phải là vị tương ưng chăng?

Đáp: Có, đó là ái cõi Dục chưa hết.

Hỏi: Có thể có tĩnh lự thứ nhất không thành tựu vị tương ưng-tịnhvô lậu chăng?

Đáp: Có, đó là phàm phu sinh trên cõi Phạm thế.

Hỏi: Có thể có tĩnh lự thứ nhất đạt được vị tương ưng chứ không phải là tịnh-vô lậu chăng?

Đáp: Có, đó là từ lúc ái cõi Phạm thế không còn mà lui sụt, và lúc trên cõi Phạm thế mất đi, sinh vào cõi Dục.

Hỏi: Có thể tĩnh lự thứ nhất đạt được tịnh chứ không phải là vị tương ưng-vô lậu chăng?

Đáp: Có, đó là lúc phàm phu hết ái cõi Dục.

Hỏi: Có thể có tĩnh lự thứ nhất đạt được vô lậu chứ không phải là vị tương ưng-tịnh chăng?

Đáp: Có, đó là dựa vào tĩnh lự và trung gian tĩnh lự, nhập chánh tánh ly sanh, và lúc đạt được quả A-la-hán.

Hỏi: Có thể có tĩnh lự thứ nhất đạt được vị tương ưng-tịnh chứ không phải là vô lậu chăng?

Đáp: Có, đó là lúc trên cõi Phạm thế mất đi, sanh vào cõi Phạm thế.

Hỏi: Có thể có tĩnh lự thứ nhất đạt được vị tương ưng-vô lậu chứ không phải là tịnh chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có tĩnh lự thứ nhất đạt được tịnh-vô lậu chứ không phải là vị tương ưng chăng?

Đáp: Có, đó là lúc Thánh giả hết ái cõi Dục.

Hỏi: Có thể có tĩnh lự thứ nhất đạt được vị tương ưng-tịnh-vô lậu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có tĩnh lự thứ nhất xả vị tương ưng chứ không phải là tịnh-vô lậu chăng?

Đáp: Có, đó là lúc ái cõi Phạm thế không còn.

Hỏi: Có thể có tĩnh lự thứ nhất xả tịnh chứ không phải là vị tương ưng-vô lậu chăng?

Đáp: Có, đó là phàm phu từ lúc ái cõi Dục hết mà lui sụt, và lúc ở cõi Dục-Phạm thế mất đi, sinh trên cõi Phạm thế, cùng với lúc ở cõi Phạm thế mất đi sinh vào cõi Dục.

Hỏi: Có thể có tĩnh lự thứ nhất xả tịnh-vô lậu mà không phải là vị tương ưng chăng?

Đáp: Có, đó là lúc Thánh giả từ cõi Dục không còn ái mà lui sụt.

Hỏi: Có thể có xả những pháp còn lại chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có tĩnh lự thứ nhất lui sụt vị tương ưgn chứ không phải là tịnh-vô lậu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có tĩnh lự thứ nhất lui sụt tịnh chứ không phải là vị tương ưng-vô lậu chăng?

Đáp: Có, đó là lúc phàm phu từ cõi Dục không còn ái mà lui sụt.

Hỏi: Có thể có tĩnh lự thứ nhất lui sụt tịnh-vô lậu chứ không phải là vị tương ưng chăng?

Đáp: Có, đó là lúc Thánh giả từ cõi Dục không còn ái mà lui sụt. Hỏi: Có thể có lui sụt những pháp còn lại chăng?

Đáp: Không có.

Như nói về tĩnh lự thứ nhất, cho đến vô sở hữu xứ, giải thích cũng như vậy.

Hỏi: Nếu tu tịnh tĩnh lự thứ nhất, thì lúc ấy cũng tu vô lậu chăng?

Nếu tu vô lậu tĩnh lự thứ nhất, thì lúc ấy cũng tu tịnh chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu tịnh tĩnh lự thứ nhất mà không phải vô lậu, nghĩa là đã đạt được tịnh tĩnh lự thứ nhất hiện ở trước mắt; hoặc chưa đạt được tịnh tĩnh lự thứ nhất hiện ở trước mắt, mà không tu vô lậu; hoặc chưa đạt được chứ không phải là tĩnh lự thứ nhất, thế tục trí hiện ở trước mắt, mà tu tịnh tĩnh lự thứ nhất chứ không phải là vô lậu.

2. Có tu vô lậu tĩnh lự thứ nhất mà không phải là tịnh, nghĩa là đã đạt được vô lậu tĩnh lự thứ tư hiện ở trước mắt; hoặc chưa đạt được vô lậu tĩnh lự thứ nhất hiện ở trước mắt, mà không tu tịnh; hoặc chưa đạt được chứ không phải thế tục trí thuộc tĩnh lự thứ nhất, và chưa đạt được chứ không phải là vô lậu trí thuộc tĩnh lự thứ nhất trí đó hiện ở trước mắt, mà tu vô lậu tĩnh lự thứ tư chứ không phải là tịnh.

3. Có tu tịnh tĩnh lự thứ nhất cũng là vô lậu, nghĩa là chưa đạt được tịnh tĩnh lự thứ nhất hiện ở trước mắt, mà tu vô lậu; hoặc chưa đạt được vô lậu tĩnh lự thứ tư hiện ở trước mắt, mà tu tịnh; hoặc chưa đạt được chứ không phải là thế tục trí, vô lậu trí thuộc tĩnh lự thứ nhất trí đó hiện ở trước mắt mà tu tịnh tĩnh lự thứ nhất và vô lậu.

4. Không tu tịnh tĩnh lự thứ nhất, cũng không phải là vô lậu, nghĩa là đã đạt được mà không phải là thế tục trí, vô lậu trí thuộc tĩnh lự thứ nhất hiện ở trước mắt, hặoc chưa đạt được mà không phải là thế tục trívô lậu trí hiện ở trước mắt mà không tu tịnh tĩnh lự thứ nhất và vô lậu; hoặc tất cả tâm ô nhiễm-tâm vô ký hiện ở trước mắt, hoặc trụ vào định vô tưởng, định diệt tận, sinh cõi trời Vô tưởng.

Như nói về tĩnh lự thứ nhất, tĩnh lự thứ hai, thứ ba cũng đúng như vậy.

Hỏi: Nếu tu tịnh tĩnh lự thứ tư, Lúc ấy cũng tu vô lậu chăng? Nếu tu tĩnh lự thứ tư vô lậu, Lúc ấy cũng tu tịnh chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu tịnh tĩnh lự thứ tư, không phải vô lậu, nghĩa là đã đạt được tịnh tĩnh lự thứ tư hiện ở trước mắt. Nếu chưa đạt được tĩnh lự thứ tư hiện ở trước mắt, mà không tu vô lậu.

2. Có tu tĩnh lự thứ tư vô lậu, mà không phải tịnh, nghĩa là đã đạt được tĩnh lự thứ tư vô lậu hiện ở trước mắt. Nếu chưa đạt được tĩnh lự thứ tư vô lậu hiện ở trước mắt, mà không tu tịnh, nếu chưa đạt được không phải thế tục trí của tĩnh lự thứ tư và chưa đạt được không phải vô lậu trí của tĩnh lự thứ tư, trí ấy hiện ở trước mắt mà vô lậu tĩnh lự thứ tư chứ không phải là tịnh.

3. Có tu tịnh tĩnh lự thứ tư, cũng là vô lậu, nghĩa là chưa đạt được tịnh tĩnh lự thứ tư hiện ở trước mắt, mà tu vô lậu; hoặc chưa đạt được tĩnh lự thứ tư vô lậu hiện ở trước mắt, mà tu tịnh, nếu chưa đạt được không phải vô lậu trí của tĩnh lự thứ tư hiện ở trước mắt mà tu tịnh tĩnh lự thứ tư và vô lậu.

4. Không tu tịnh tĩnh lự thứ tư, cũng không phải là vô lậu, nghĩa là đã đạt được không phải thế tục trí, vô lậu trí của tĩnh lự thứ tư hiện ở trước mắt, hoặc chưa đạt được mà không phải thế tục trí, vô lậu trí thuộc tĩnh lự thứ tư, trí ấy hiện ở trước mắt mà không tu tịnh tĩnh lự thứ tư và vô lậu; hoặc tất cả tâm ô nhiễm, tâm vô ký hiện ở trước mắt, hoặc vào trụ định vô tưởng-định diệt tận, sinh cõi trời Vô tưởng.

Như nói về tĩnh lự thứ tư, cho đến nói về Vô sở hữu xứ giải thích cũng cũng như vậy.

Hỏi: Nếu đầu tiên nhập vô lậu tĩnh lự thứ nhất, thì bấy giờ đã đạt được các tâm-tâm sở pháp vô lậu vị lai còn lại, thì tất cả tâm ấy nên nói là có tầm-có tứ chăng?

Đáp: Các tâm ấy hoặc có tầm-có tứ, hoặc không có tầm-chỉ có tứ, hoặc không có tầm-không có tứ.

Hỏi: Nếu đầu tiên thứ hai nhập tĩnh lự vô lậu, bấy giờ đã đạt được các tâm-tâm sở pháp vô lậu vị lai còn lại, thì tất cả tâm ấy nên nói là tương ưng với hỷ căn chăng?

Đáp: Các tâm ấy hoặc tương ưng với lạc căn, hoặc tương ưng với hỷ căn, hoặc tương ưng với xả căn.

Hỏi: Nếu đầu tiên tĩnh lự thứ ba nhập vô lậu, lúc ấy đã đạt được các tâm-tâm sở pháp vô lậu vị lai còn lại, thì tất cả tâm ấy nên nói là tương ưng với lạc căn chăng?

Đáp: Các tâm ấy hoặc tương ưng với lạc căn, hoặc tương ưng với hỷ căn, hoặc tương ưng với xả căn.

Hỏi: Nếu đầu tiên thứ tư nhập tĩnh lự vô lậu, bấy giờ đã đạt được các tâm-tâm sở pháp vô lậu vị lai còn lại, thì tất cả tâm ấy nên nói tương ưng với xả căn chăng?

Đáp: Các tâm ấy hoặc tương ưng với lạc căn, hoặc tương ưng với hỷ căn, hoặc tương ưng với xả căn.

Hỏi: Nếu đầu tiên Không vô biên xứ nhập vô lậu, bấy giờ đã đạt được các tâm-tâm sở pháp vô lậu vị lai còn lại, thì tất cả tâm ấy nên nói thuộc về Không vô biên xứ chăng?

Đáp: Các tâm ấy hoặc thuộc về Không vô biên xứ, hoặc thuộc về Thức vô biên xứ, hoặc thuộc về Vô sở hữu xứ.

Hỏi: Nếu đầu tiên Thức vô biên nhập xứ vô lậu, lúc ấy đã đạt được các tâm-tâm sở pháp vô lậu vị lai còn lại, thì tất cả tâm ấy nên nói thuộc về Thức vô biên xứ chăng?

Đáp: Các tâm ấy hoặc thuộc về Không vô biên xứ, hoặc thuộc về Thức vô biên xứ, hoặc thuộc về Vô sở hữu xứ.

Hỏi: Nếu đầu tiêng Vô sở hữu xứ nhập vô lậu, bấy giờ đã đạt được các tâm-tâm sở pháp vô lậu vị lai còn lại, thì tất cả tâm ấy nên nói là thuộc về Vô sở hữu xứ chăng?

Đáp: Các tâm ấy thuộc về Không vô biên xứ, hoặc thuộc về Thức vô biên xứ, hoặc thuộc về Vô sở hữu xứ.

Hỏi: Vị tương ưng tĩnh lự thứ nhất, cùng với vị tương ưng tĩnh lự thứ nhất…, là bao nhiêu duyên?

Đáp: Cùng với vị tương ưng của địa mình, là nhân đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tịnh của địa mình, là đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với vô lậu của địa mình, và tịnh-vô lậu của ba tĩnh lự trên, là sở duyên tăng thượng; cùng với pháp còn lại, là một tăng thượng.

Hỏi: Tịnh tĩnh lự thứ nhất, cùng với tịnh tĩnh lự thứ nhất…, là bao nhiêu duyên?

Đáp: Cùng với tịnh của địa mình, là nhân đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với vô lậu-vị tương ưng của địa mình, và tịnh, vô lậu tĩnh lự thứ hai-thứ ba, là đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tịnh-vô lậu tĩnh lự thứ tư, là sở duyên tăng thượng; cùng với pháp còn lại, là một tăng thượng.

Hỏi: Vô lậu tĩnh lự thứ nhất, cùng với vô lậu tĩnh lự thứ nhất…, là bao nhiêu duyên?

Đáp: Cùng với vô lậu của địa mình, và vô lậu tĩnh lự thứ hai-thứ ba, là nâhn đẳng vô gián sở duyên tăng thượng, cùng với tịnh của địa mình, và tịnh tĩnh lự thứ hai-thứ ba, là đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tịnh tĩnh lự thứ tư, và tịnh vô sắc, là sở duyên tăng thượng; cùng với vô lậu tĩnh lự thứ tư, và vô lậu vô sắc, là nhân sở duyên tăng thượng; cùng với pháp còn lại, là một tăng thượng.

Hỏi: Vị tương ưng tĩnh lự thứ hai, cùng với vị tương ưng tĩnh lự thứ hai là bao nhiêu duyên?

Đáp: Cùng với vị tương ưng của địa mình, là nhân đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tịnh tĩnh lự thứ nhất-thứ hai, là đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tất cả tĩnh lự vô lậu, và tịnh tĩnh lự thứ ba-thứ tư, là sở duyên tăng thượng; cùng với pháp còn lại, là một tăng thượng.

Hỏi: Tịnh tĩnh lự thứ hai, cùng với tịnh tĩnh lự thứ hai…, là bao nhiêu duyên?

Đáp: Cùng với tịnh của mình, là nhân đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tất cả tĩnh lự vô lậu, và tịnh tĩnh lự thứ nhất-thứ ba-thứ tư; cùng với vị tương ưng của địa mình, là đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với pháp còn lại, là một tăng thượng.

Hỏi: Vô lậu tĩnh lự thứ hai, cùng với vô lậu tĩnh lự thứ hai, là bao nhiêu duyên?

Đáp: Cùng với tất cả tĩnh lự vô lậu, là nhân đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tất cả tĩnh lự tịnh, là đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tịnh vô sắc, là sở duyên tăng thượng; cùng với vô lậu vô sắc, là nhân và sở duyên tăng thượng; cùng với pháp khác là một tăng thượng.

Hỏi: Vị tương ưng tĩnh lự thứ ba, cùng với vị tương ưng tĩnh lự thứ ba… là bao nhiêu duyên?

Đáp: Cùng với vị tương ưng của địa minh, là nhân đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tịnh tĩnh lự thứ hai-thứ ba, là đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tất cả tĩnh lự vô lậu, và tịnh tĩnh lự thứ nhất-thứ tư là sở duyên tăng thượng; cùng với pháp khác, là một tăng thượng.

Hỏi: Tịnh tĩnh lự thứ ba, cùng với tịnh tĩnh lự thứ ba…, là bao nhiêu duyên?

Đáp: Cùng với tịnh của địa mình, là nhân đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tất cả tĩnh lự vô lậu, và tịnh tĩnh lự thứ nhất-thứ hai-thứ tư, cho đến vị tương ưng của địa mình, là đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tịnh-vô lậu của không vô biên xứ, là tăng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với pháp khác, là một tăng thượng.

Hỏi: Vô lậu tĩnh lự thứ ba, cùng với vô lậu tĩnh lự thứ ba…, là bao nhiêu duyên?

Đáp: Cùng với vô lậu của bốn tĩnh lự-Không vô biên xứ, là nhân đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tịnh của bốn tĩnh lự-Không vô biên xứ, là đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tịnh của ba vô sắc trên, là sở duyên tăng thượng; cùng với vô lậu của hai vô sắc trên, là nhân sở duyên tăng thượng; cùng với pháp khác, là một tăng thượng.

Hỏi: Vị tương ưng tĩnh lự thứ tư, cùng với vị tương ưng tĩnh lự thứ tư…, là bao nhiêu duyên?

Đáp: Cùng với vị tương ưng của địa mình là nhân đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tịnh tĩnh lự thứ ba-thứ tư, là đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với vô lậu của bốn tĩnh lự, và tịnh tĩnh lự thứ nhất-thứ hai, là sở duyên tăng thượng; cùng với pháp khác, là một tăng thượng.

Hỏi: Tịnh tĩnh lự thứ tư, cùng với tịnh tĩnh lự thứ tư… là bao nhiêu duyên?

Đáp: Cùng với tịnh của địa mình, là nhân đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với vô lậu của ba tĩnh lự trên, và tịnh tĩnh lự thứ haithứ ba, cho đến vị tương ưng của địa mình, là đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tịnh-vô lậu của hai vô sắc trước, là đẳng vô gián tăng thượng; cùng với tịnh-vô lậu tĩnh lự thứ nhất, là sở duyên tăng thượng; cùng với pháp khác, là một tăng thượng.

Hỏi: Vô lậu tĩnh lự thứ tư, cùng với vô lậu tĩnh lự thứ tư…, là bao nhiêu duyên?

Đáp: Cùng với vô lậu của ba tĩnh lự trên-hai vô sắc sau, là nhân đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tịnh của ba tĩnh lự trên-hai vô sắc trước, là đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tịnh tĩnh lự thứ nhất-thứ hai vô sắc sau, là sở duyên tăng thượng; cùng với vô lậu tĩnh lự thứ nhất- Vô sở hữu xứ, là nhân và sở duyên tăng thượng; cùng với pháp khác là một tăng thượng.

Hỏi: Vị tương ưng không vô biên xứ, cùng với vị tương ưng không vô biên xứ…, là bao nhiêu duyên?

Đáp: Cùng với vị tương ưng của địa mình, là nhân đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tịnh của địa mình, và tịnh tĩnh lự thứ tư, là đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tất cả tĩnh lự vô lậu, và tịnh của ba tĩnh lự dưới, là sở duyên tăng thượng, cùng với pháp khác, là một tăng thượng.

Hỏi: Tịnh của Không vô biên xứ, cùng với tịnh của Không vô biên xứ…, là bao duyên duyên?

Đáp: Cùng với tịnh của địa mình, là nhân đẳng vô gián sở duyên tăng thượng cùng với vô lậu của địa mình, và tịnh-vô lậu tĩnh lự thứ ba-thứ tư, cho đến vị tương ưng của địa mình, là đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tịnh-vô lậu của Thức vô biên xứ-Vô sở hữu xứ, là đẳng vô gián tăng thượng, cùng với tịnh-vô lậu tĩnh lự thứ nhất-thứ hai, là sở duyên tăng thượng; cùng với pháp khác, là một tăng thượng.

Hỏi: Vô lậu của Không vô biên xứ, cùng với vô lậu của Không vô biên xứ…, là bao nhiêu duyên?

Đáp: Cùng với vô lậu của ba vô sắc-hai tĩnh lự sau, là nhân đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tịnh của ba vô sắc dưới-hai tĩnh lự sau là đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tịnh tĩnh lự thứ nhất-thứ hai, và tịnh của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, là sở duyên tăng thượng; cùng với vô lậu tĩnh lự thứ nhất-thứ hai, là nhân và sở duyên tăng thượng; cùng với pháp khác, là một tăng thượng.

Hỏi: Vị tương ưng Thức vô biên xứ, cùng với vị tương ưng Thức vô biên xứ…, là bao duyên duyên?

Đáp: Cùng với vị tương ưng của địa mình, là nhân đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tịnh của hai vô sắc dưới, là đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tịnh-vô lậu của bốn tĩnh lự, và vô lậu của hai vô sắc dưới, là sở duyên tăng thượng; cùng với pháp khác là một tăng thượng.

Hỏi: Tịnh của Thức vô biên xứ, cùng với tịnh của Thức vô biên xứ…, là bao duyên duyên.

Đáp: Cùng với tịnh của địa mình, là nhân đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với vô lậu của địa mình, và tịnh-vô lậu của tĩnh lự thứ tư-Không vô biên xứ, cho đến vị tương ưng của địa mình, là đẳng vô gián sở duyên tăng thượng, cùng với tịnh-vô lậu của Vô sở hữu xứ, và tịnh của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, là đẳng vô gián tăng thượng, cùng với tịnh-vô lậu của ba tĩnh lự dưới, là sở duyên tăng thượng; cùng với pháp khác là một tăng thượng.

Hỏi: Vô lậu của Thức vô biên xứ, cùng với vô lậu của Thức vô biên xứ…, là bao nhiêu duyên.

Đáp: Cùng với vô lậu tĩnh lự thứ tư-ba vô sắc, là nhân đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tịnh tĩnh lự thứ ba-bốn sắc, là đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tịnh của ba tĩnh lự dưới, là sở duyên tăng thượng; cùng với vô lậu của ba tĩnh lự dưới, là nhân và sở duyên tăng thượng; cùng với pháp khác, là một tăng thượng.

Hỏi: Vị tương ưng của Vô sở hữu xứ, cùng với vị tương ưng của Vô sở hữu xứ…, là bao nhiêu duyên?

Đáp: Cùng với vị tương ưng của địa mình, là nhân đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tịnh của địa mình và tịnh của Thức vô biên xứ, là đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với vô lậu của tất cả địa khác và tịnh của bốn tĩnh lự-không vô biên xứ, là sở duyên tăng thượng; cùng với pháp khác là một tăng thượng.

Hỏi: Tịnh của Vô sở hữu xứ, cùng với tịnh của Vô sở hữu xứ…, là bao nhiêu duyên?

Đáp: Cùng với tịnh của địa mình, là nhân đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với vô lậu của ba vô sắc, và tịnh của hai vô sắc dưới, cho đến vị tương ưng của địa mình, là đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tịnh của phi tưởng phi phi tưởng xứ, là đẳng vô gián tăng thượng; cùng với tịnh-vô lậu của bốn tĩnh lự, là sở duyên tăng thượng; cùng với pháp khác là một tăng thượng.

Hỏi: Vô lậu của Vô sở hữu xứ, cùng với vô lậu của Vô sở hữu xứ…, là bao nhiêu duyên?

Đáp: Cùng với vô lậu của ba vô sắc, là nâhn đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tịnh của bốn vô sắc, là đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tịnh của bốn tĩnh lự, là sở duyên tăng thượng; cùng với vô lậu của bốn tĩnh lự, là nhân và sở duyên tăng thượng; cùng với pháp khác, là một tăng thượng.

Hỏi: Vị tương ưng của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, cùng với vị tương ưng của Phi tưởng phi phi tưởng xứ…, là bao nhiêu duyên?

Đáp: Cùng với vị tương ưng của địa mình, là nhân đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tịnh của hai vô sắc trên, là đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với vô lậu của tất cả địa khác, và tịnh của sáu địa dưới, là sở duyên tăng thượng; cùng với pháp khác, là một tăng thượng.

Hỏi: Tịnh của Phi tương phi phi tương xứ, cùng với tịnh của Phi tưởng phi phi tưởng xứ…, là bao nhiêu duyên?

Đáp: Cùng với tịnh của địa mình, là nhân đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tịnh vô lậu của Thức vô biên xứ-Vô sở hữu xứ, và vị tương ưng của địa mình, là đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với tịnh-vô lậu của năm địa dưới, là sở duyên tăng thượng; cùng với pháp khác, là một sở duyên.

 

Phẩm 3: BÀN VỀ SỰ THÂU NHIẾP

Thâu nhiếp thích hợp được tương ưng

Thành tựu-không đạt được-lùi-bỏ,

Diệt trừ nhanh-chậm dựa theo định,

Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Mười tưởng là Tưởng về vô thường, tưởng về vô thường khổ, tưởng về khổ vô ngã, tưởng về chết, tưởng về bất tịnh, tưởng về chán ăn, tưởng về tất cả gian là không đáng vui, tưởng về đoạn, tưởng về lìa, tưởng về diệt.

Bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc, tám giải thoát, tám thắng xứ, mười biến xứ, tám trí, ba Tam-ma-địa.

Hỏi: Tưởng về vô thường… thâu nhiếp bao nhiêu tĩnh lự…?

Đáp: Tưởng về vô thường thâu nhiếp bốn tĩnh lự, bốn vô sắc, bốn giải thoát.

Như tưởng về vô thường; tưởng về vô thường khổ, tưởng về khổ vô ngã, tưởng về chết, tưởng về đoạn, tưởng về lìa, tưởng về diệt cũng như vậy.

Tưởng về bất tịnh thâu nhiếp giải thoát thứ nhất-thứ hai và tĩnh lự thứ ba-thứ tư. Như tưởng về bất tịnh, tưởng về chán ăn cũng như vậy.

Tưởng về không thể vui của tất cả thế gian thâu nhiếp tĩnh lự thứ ba- thứ tư.

Hỏi: Tĩnh lự thứ nhất… thâu nhiếp bao nhiêu tĩnh lự…?

Đáp: Tĩnh lự thứ nhất thâu nhiếp tĩnh lự thứ nhất, bốn vô lượng, giải thoát thứ nhất-thứ hai, bốn thắng xứ trước, tám trí, ba Tam-mađịa.

Tĩnh lự thứ hai thâu nhiếp tĩnh lự thứ hai, bốn vô lượng, giải thoát thứ nhất, thứ hai, bốn thắng xứ trước, tám trí, ba Tam-ma-địa.

Tĩnh lự thứ ba thâu nhiếp tĩnh lự thứ ba, ba vô lượng, tám trí, ba Tam-ma-địa.

Tĩnh lự thứ tư thâu nhiếp tĩnh lự thứ tư, ba vô lượng, tịnh giải thoát, bốn thắng xứ sau, tám biến xứ trước, tám trí, ba Tam-ma-địa.

Hỏi: Từ Vô lượng… thâu nhiếp bao nhiêu vô lượng…?

Đáp: Từ Vô lượng thâu nhiếp Từ-thế tục trí Từ, cho đến Xả thâu nhiếp Xả-thế tục trí.

Hỏi: Không vô biên xứ… thâu nhiếp bao nhiêu vô sắc…?

Đáp: Không vô biên xứ thâu nhiếp Không vô biên xứ và giải thoát của mình-biến xứ của mình, ba Tam-ma-địa.

Thức vô biên xứ thâu nhiếp Thức vô biên xứ và giải thoát của mình-viến xứ của mình, sáu trí, ba Tam-ma-địa.

Vô sở hữu xứ thâu nhiếp Vô sở hữu xứ và giải thoát kia, sáu trí, ba Tam-ma-địa.

Phi tưởng phi phi tưởng xứ thâu nhiếp Phi tưởng phi phi tưởng xứ và giải thoát của mình, diệt thọ tưởng giải thoát, thế tục trí giải thoát.

Hỏi: Giải thoát thứ nhất… thâu nhiếp bao nhiêu giải thoát…?

Đáp: Giải thoát thứ nhất, thứ hai, thứ ba thâu nhiếp thế tục trí của giải thoát thứ nhất, thứ hai, thứ ba.

Không vô biên xứ giải thoát thâu nhiếp Không vô biên xứ giải thoát và biến xứ của mình, sáu trí, ba Tam-ma-địa.

Thức vô biên xứ giải thoát thâu nhiếp Thức vô biên xứ giải thoát và biến xứ của mình, sáu trí, ba Tam-ma-địa.

Vô sở hữu xứ giải thoát thâu nhiếp Vô sở hữu xứ giải thoát, sáu trí, ba Tam-ma-địa.

Phi tưởng phi phi tưởng xứ giải thoát thâu nhiếp Phi tưởng phi phi tưởng xứ giải thoát và thế tục trí. diệt thọ tưởng giải thoát thâu nhiếp giải thoát diệt thọ tưởng.

Hỏi: Thắng xứ thứ nhất thâu nhiếp bao nhiêu thắng xứ…?

Đáp: Thắng xứ thứ nhất thâu nhiếp thế tục trí của thắng xứ thứ nhất, cho đến thắng xứ thứ tám thâu nhiếp thế tục trí của thắng xứ thứ tám.

Hỏi: Biến xứ thứ nhất thâu nhiếp bao nhiêu biến xứ…

Đáp: Biến xứ thứ nhất thâu nhiếp thế tục trí của biến xứ thứ nhất, cho đến biến xứ thứ mười thâu nhiếp thế tục trí của biến xứ thứ mười.

Hỏi: Pháp trí… thâu nhiếp bao nhiêu trí…

Đáp: Pháp trí thâu nhiếp pháp trí và phần ít của năm trí. Loại trí thâu nhiếp loại trí, phần ít của năm trí. Tha tâm trí thâu nhiếp tha tâm trí, phần ít của bốn trí. Thế tục trí thâu nhiếp thế tục trí và phần ít của một trí. Khổ trí thâu nhiếp khổ trí, phần ít của hai trí. Tập trí thâu nhiếp tập trí và phần ít của hai trí. Diệt trí thâu nhiếp diệt trí, phần ít của ba trí. Đạo trí thâu nhiếp đạo trí và phần ít của ba trí.

Hỏi: Tam-ma-địa không… thâu nhiếp bao nhiêu Tam-ma-địa?

Đáp: Không thâu nhiếp Không, Vô nguyện thâu nhiếp Vô nguyện, Vô tướng thâu nhiếp Vô tướng. Như thâu nhiếp có thể đạt được cũng như vậy.

Hỏi: Tưởng về vô thường… tương ưng với bao nhiêu tĩnh lự…?

Đáp: Tưởng về vô thường tương ưng với bốn tĩnh lự, bốn vô sắc, bốn giải thoát, bốn trí, một Tam-ma-địa.

Như tưởng về vô thường, tưởng về vô thường khổ, tưởng về khổ vô ngã, tưởng về chết, tưởng về đoạn, tưởng về lìa, tưởng về diệt cũng như vậy.

Tưởng về bất tịnh tương ưng với hai tĩnh lự sau, thế tục trí của hai giải thoát đầu. Như tưởng về bất tịnh, tưởng về chán ăn cũng như vậy.

Tưởng về tất cả thế gian không đáng vui tương ưng với thế tục trí của hai tĩnh lự sau.

Hỏi: Tĩnh lự thứ nhất… tương ưng với bao nhiêu tĩnh lự…?

Đáp: Tĩnh lự thứ nhất tương ưng với tĩnh lự thứ nhất, bốn vô lượng, hai giải thoát đầu, bốn thắng xứ trước, tám trí, ba Tam-ma-địa.

Tĩnh lự thứ hai tương ưng với tĩnh lự thứ hai, bốn vô lượng, giải thoát thứ nhất-thứ hai, bốn thắng xứ trước, tám trí, ba Tam-ma-địa.

Tĩnh lự thứ ba tương ưng với tĩnh lự thứ ba, ba vô lượng, tám trí, ba Tam-ma-địa.

Tĩnh lự thứ tư tương ưng với tĩnh lự thứ tư, ba vô lượng, tịnh giải thoát, bốn thắng xứ sau, tám biến xứ trước, tám trí, ba Tam-ma-địa.

Hỏi: Từ vô lượng… tương ưng với bao nhiêu vô lượng…?

Đáp: Từ tương ưng với từ và thế tục trí , cho đến Xả tương ưng với xả và thế tục trí.

Hỏi: Không vô biên xứ… tương ưng với bao nhiêu vô sắc…?

Đáp: Không vô biên xứ tương ưng với Không vô biên xứ và giải thoát của mình-biến xứ của mình, sáu trí, ba Tam-ma-địa.

Thức vô biên xứ tương ưng với Thức vô biên xứ và giải thoát của mình-biến xứ của mình, sáu trí, ba Tam-ma-địa.

Vô sở hữu xứ tương ưng với Vô sở hữu xứ và giải thoát của mình, sáu trí, ba Tam-ma-địa.

Phi tưởng phi phi tưởng xứ tương ưng với Phi tưởng phi phi tưởng xứ và giải thoát của mình cùng thế tục trí.

Hỏi: Giải thoát… thứ nhất tương ưng với bao nhiêu giải thoát…?

Đáp: Giải thoát thứ nhất, thứ hai, thứ ba tương ưng với thế tục trí của giải thoát thứ nhất, thứ hai, thứ ba.

Không vô biên xứ giải thoát tương ưng với không vô biên xứ giải thoát và biến xứ kia, sáu trí, ba Tam-ma-địa.

Thức vô biên xứ giải thoát tương ưng với thức vô biên xứ giải thoát và biến xứ của mình, sáu trí, ba Tam-ma-địa.

Vô sở hữu xứ giải thoát tương ưng với Vô sở hữu xứ giải thoát, sáu trí, ba Tam-ma-địa.

Phi tưởng phi phi tưởng xứ giải thoát tương ưng với Phi tưởng phi phi tưởng xứ giải thoát và thế tục trí.

Diệt thọ tưởng giải thoát không có pháp tương ưng.

Hỏi: Thắng xứ thứ nhất tương ưng với bao nhiêu thắng xứ?

Đáp: Thắng xứ thứ nhất tương ưng với thế tục trí của thắng xứ thứ nhất, cho đến thắng xứ thứ tám tương ưng với thế tục trí của thắng xứ thứ tám.

Hỏi: Biến xứ thứ nhất tương ưng với bao nhiêu biến xứ?

Đáp: Biến xứ thứ nhất tương ưng với thế tục trí của biến xứ thứ nhất, cho đến biến xứ thứ mười tương ưng với thế tục trí của biến xứ thứ mười.

Hỏi: Pháp trí… tương ưng với bao nhiêu Tam-ma-địa?

Đáp: Pháp trí tương ưng với phần ít của ba Tam-ma-địa. Như pháp trí, loại trí cũng như vậy.

Tha tâm trí tương ưng với phần ít của một Tam-ma-địa. Như tha tâm trí, tập trí, diệt trí, đạo trí cũng như vậy. Khổ trí tương ưng với phần ít của hai Tam-ma-địa.

Hỏi: Nếu thành tựu tĩnh lự thứ nhất…, lúc ấy đối với bốn tĩnh lự có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Nếu thành tựu tĩnh lự thứ nhất, thì lúc ấy đối với bốn tĩnh lự, hoặc một-hai-ba-bốn. Một nghĩa là ái của cõi Phạm thế chưa hết. Hai, nghĩa là ái của cõi Phạm thế đã hết, ái cõi trên chưa hết. Ba nghĩa là ái của cõi Cực quang tịnh đã hết, ái cõi trên chưa hết. Bốn, nghĩa là ái của cõi Biến tịnh đã hết.

Đối với bốn vô lượng, hoặc không có, hoặc ba, hoặc bốn. Không có nghĩa là sinh cõi Vô sắc. Ba nghĩa là sinh cõi Biến tịnh, cõi Quảng quả. Bốn nghĩa là sinh cõi Phạm thế, cõi Cực quang tịnh nơi cõi Dục.

Đối với bốn vô sắc hoặc không có, hoặc một-hai-ba-bốn. Không có nghĩa là ái sắc chưa hết. Một nghĩa là ái sắc đã hết, ái cõi trên chưa hết. Hai nghĩa là ái Không vô biên xứ đã hết, ái cõi trên chưa hết. Ba nghĩa là ái Thức vô biên xứ đã hết, ái cõi trên chưa hết. Bốn nghĩa là ái của Vô sở hữu xứ đã hết.

Đối với tám giải thoát, hoặc không có, hoặc một-hai-ba-bốn-nămsáu-bảy.

Không có nghĩa là sinh cõi Biến tịnh, ái của cõi Biến tịnh chưa hết.

Một nghĩa là sinh cõi Biến tịnh, ái của cõi Biến tịnh đã hết, ái cõi trên chưa hết; hoặc sinh cõi Quảng quả, ái cõi ấy chưa hết; hoặc sinh Không vô biên xứ, ái cõi kia chưa hết.

Hai nghĩa là sinh cõi Phạm thế, cõi Cực quang tịnh và cõi Dục, ái của cõi Biến tịnh chưa hết; hoặc sinh cõi Biến tịnh-cõi Quảng quả ái cõi Quảng quả đã hết, ái cõi trên chưa hết, hoặc sinh Không vô biên chăng, ái cõi ấy đã hết, ái cõi trên chưa hết; hoặc sinh Thức vô biên xứ ái cõi ấy chưa hết.

Ba nghĩa là sinh cõi Phạm thế, cõi Cực quang tịnh và cõi Dục, ái cõi Biến tịnh đã hết, ái cõi trên chưa hết; hoặc sinh cõi Biến tịnh, cõi Quảng quả, thì ái của Không vô biên xứ hết, ái cõi trên chưa hết. Hoặc sinh Thức vô biên xứ, ái của Thức vô biên xứ đã hết, ái cõi trên chưa hết. Hoặc sinh Vô sở hữu xứ, ái xứ ấy chưa hết.

Bốn nghĩa là sinh cõi Phạm thế, cõi Cực quang tịnh và cõi Dục ái của cõi Quảng quả đã hết, ái cõi trên chưa hết. Hoặc sinh cõi Biến tịnh, cõi Quảng quả, thì ái của Thức vô biên xứ đã hết, ái cõi trên chưa hết. Hoặc sinh Không-Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, ái của Vô sở hữu xứ đã hết. Hoặc sinh Phi tưởng phi phi tưởng xứ, không đạt được định diệt tận.

Năm nghĩa là sinh cõi Phạm thế, cõi Cực quang tịnh và cõi Dục, ái của Không vô biên xứ đã hết, ái cõi trên chưa hết. Hoặc sinh cõi Biến tịnh, cõi Quảng quả thì ái của Vô sở hữu xứ hết, không đạt được định diệt tận. Hoặc sinh ở Phi tưởng phi phi tưởng xứ đạt được định diệt tận.

Sáu nghĩa là sinh cõi Phạm thế, cõi Cực quang tịnh và cõi Dục, ái của Thức vô biên xứ đã hết, ái cõi trên chưa hết. Hoặc sinh cõi Biến tịnh, cõi Quảng quả đạt được định diệt tận. Tám nghĩa là sinh cõi Dụccõi Phạm thế-cõi cực quang tịnh, đạt được định diệt tận.

Bảy nghĩa là sinh cõi Phạm thế, cõi Cực quang tịnh của cõi Dục thì ái của Vô sở hữu xứ đã hết, không được định diệt tận.

Đối với tám thắng xứ hoặc không có, hoặc bốn, hoặc tám. Không có nghĩa là sinh cõi Biến tịnh, tức ái cõi ấy chưa hết, hoặc sinh cõi vô Sắc. Bốn nghĩa là sinh cõi Phạm thế, cõi Cực quang tịnh và cõi Dục, ái của cõi Biến tịnh chưa hết. Hoặc sinh ở Biến tịnh tức ái của cõi ấy đã hết; hoặc sinh cõi Quảng quả. Tám nghĩa là sinh cõi Phạm thế, cõi Cực quang tịnh và cõi Dục, ái của cõi Biến tịnh đã hết.

Đối với mười biến xứ, hoặc không có, hoặc một-hai-tám-chínmười. Không có nghĩa là sinh cõi Phạm thế, cõi Cực quang tịnh, cõi Biến tịnh và cõi Dục, ái nơi cõi Biến tịnh chưa hết; hoặc sinh ở Vô sở hữu xứ và Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Một nghĩa là sinh Không vô biên xứ, ái cõi đó chưa hết, hoặc sinh Thức vô biên xứ. Hai nghĩa là sinh Không vô biên xứ, ái cõi đó đã hết. Tám, nghĩa là sinh cõi Dục cõi Phạm thế, cõi Cực quang tịnh, cõi Biến tịnh, ái cõi Biến tịnh đã hết, ái cõi trên chưa hết, hoặc sinh cõi Quảng quả, tức ái cõi đó chưa hết. Chín, nghĩa là sinh cõi Dục-Sắc, thì ái của cõi Dục-Sắc đã hết, ái cõi trên chưa hết. Mười, nghĩa là sinh cõi Dục-Sắc, thì ái của Không vô biên xứ đã hết.

Đối với tám trí, hoặc hai-bốn-năm-sáu-bảy, tám. Hai nghĩa là phàm phu ở phần vị khổ pháp nhẫn. Bốn, nghĩa là phần vị khổ pháp tríkhổ loại nhẫn. Năm, nghĩa là phần vị khổ loại trí-tập pháp nhẫn. Sáu, nghĩa là phần vị tập pháp trí cho đến diệt pháp nhẫn. Bảy nghĩa là phần vị diệt pháp trí cho đến đạo pháp nhẫn. Tám, nghĩa là đạo pháp trí.

Những phần vị trên đây, đối với ba Tam-ma-địa, hoặc không có, hoặc hai, hoặc ba. Không có nghĩa là các phàm phu. Hai nghĩa là các Thánh giả chưa sinh ra diệt pháp nhẫn. Ba nghĩa là diệt pháp nhẫn đã sinh. Như thành tựu tĩnh lự thứ nhất, cho đến thành tựu tĩnh lự thứ tư, tùy theo sự thích ứng cũng như vậy.

Bảy bổ đặc già la, đó là tùy tín hành, tùy pháp hành, tín thắng giải, kiến chí, thân chứng, tuệ giải thoát và câu giải thoát.

Hỏi: Tùy tín hành…, đối với vị tương ưng… bốn tĩnh lự-bốn vô sắc, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Tùy tín hành, đối với vị tương ưng của bốn tĩnh lự, hoặc không có, hoặc một-hai-ba-bốn. Không có, nghĩa là ái sắc đã hết. Một, nghĩa là ái nơi cõi Biến tịnh đã hết, ái cõi trên chưa hết, cho đến bốn, nghĩa là ái cõi Phạm thế chưa hết.

Đối với tịnh của bốn tĩnh lự, hoặc không có, hoặc một-hai-ba-bốn. Không có nghĩa là ái dục chưa hết. Một nghĩa là ái dục đã hết, ái cõi trên chưa hết, cho đến bốn nghĩa là ái cõi Biến tịnh đã hết.

Đối với vô lậu của bốn tĩnh lự hoặc không có, hoặc một-hai-babốn. Không có nghĩa là dựa vào vị chí định, nhập chánh tánh ly sinh. Một, nghĩa là dựa vào tĩnh lự thứ nhất hoặc trung gian tĩnh lự, nhập chánh tánh ly sinh, cho đến bốn nghĩa là dựa vào tĩnh lự thứ tư, nhập chánh tánh ly sinh.

Đối với vị tương ưng của bốn vô sắc, hoặc một-hai-ba-bốn. Một, nghĩa là ái Vô sở hữu xứ đã hết, ái cõi trên chưa hết, cho đến bốn, nghĩa là ái của Không vô biên xứ chưa hết.

Đối với tịnh của bốn vô sắc, hoặc không có, hoặc một-hai-ba-bốn. Không có, nghĩa là ái sắc chưa hết. Một, nghĩa là ái sắc đã hết, ái cõi trên chưa hết, cho đến bốn nghĩa là ái Vô sở hữu xứ đã hết.

Đối với vô lậu của ba vô sắc đều không thành tựu.

Như tùy tín hành, tùy pháp hành cũng như vậy.

Tín thắng giải, đối với vị tương ưng của bốn tĩnh lự, hoặc không có, hoặc một-hai-ba-bốn. Không có, nghĩa là ái sắc đã hết. Một, nghĩa là ái cõi Biến tịnh đã hết, ái cõi trên chưa hết; cho đến bốn, nghĩa là ái của cõi Phạm thế chưa hết.

Đối với tịnh của bốn tĩnh lự, hoặc không có, hoặc một-hai-ba-bốn. Không có nghĩa là ái dục chưa hết, hoặc sinh cõi Vô sắc. Một, nghĩa là sinh cõi Dục, ái dục đã hết, ái cõi trên chưa hết. Hoặc sinh cõi Phạm thế, ái cõi đó chưa hết. Hoặc sinh cõi Cực quang tịnh, ái của cõi ấy chưa hết. Hoặc sinh cõi Biến tịnh tức ái cõi đó chưa hết, hoặc sinh cõi Quảng quả. Hai, nghĩa là sinh cõi Phạm thế, ái của cõi Phạm thế đã hết, ái của cõi trên chưa hết. Hoặc sinh cõi Cực quang tịnh tức ái của cõi ấy đã hết, ái cõi trên chưa hết. Hoặc sinh cõi Biến tịnh, tức ái cõi đó đã hết. Ba, nghĩa là ái của cõi Phạm thế, cõi Cực quang tịnh đã hết, ái của cõi trên chưa hết. Hoặc sinh cõi Cực quang tịnh, ái của cõi Biến tịnh hết. Bốn nghĩa là sinh cõi Phạm thế và cõi Dục, ái cõi Biến tịnh đã hết.

Đối với vô lậu củabốn tĩnh lự, hoặc không có, hoặc một-hai-babốn. Không có nghĩa là ái của cõi Dục chưa hết. Một, nghĩa là ái của cõi Dục đã hết, ái của cõi trên chưa hết, cho đến bốn, nghĩa là ái của cõi Biến tịnh đã hết.

Đối với vị tương ưng của bốn vô sắc hoặc một-hai-ba-bốn. Một, nghĩa là ái của Vô sở hữu xứ đã hết, ái cõi trên chưa hết, cho đến bốn, nghĩa là ái không vô biên xứ chưa hết.

Đối với tịnh của bốn vô sắc, hoặc không có, hoặc một, hai, ba bốn. Không có, nghĩa là sinh cõi Dục-Sắc, ái của cõi Sắc chưa hết. Một nghĩa là sinh cõi Dục-Sắc, ái của cõi Sắc đã hết, ái cõi trên chưa hết. Hoặc sinh Không vô biên xứ, tức ái cõi đó chưa hết. Hoặc sinh Thức vô biên xứ, ái cõi đó chưa hết. Hoặc sinh Vô sở hữu xứ, ái cõi đó chưa hết. Hoặc sinh Phi tưởng phi phi tưởng xứ, ái cõi đó chưa hết. Hai, nghĩa là sinh Không vô biên xứ và cõi Dục-Sắc, ái Không vô biên xứ đã hết, ái cõi trên chưa hết. Hoặc sinh Thức vô biên xứ, ái cõi đó đã hết, ái cõi trên chưa hết. Hoặc sinh Vô sở hữu xứ, ái cõi đó đã hết. Ba, nghĩa là sinh Không vô biên xứ cõi Dục-Sắc, ái của Thức vô biên xứ đã hết, ái cõi trên chưa hết. Hoặc sinh Thức vô biên xứ, ái của Vô sở hữu xứ đã hết. Bốn, nghĩa là sinh Không vô biên xứ và cõi Dục-Sắc, ái của Vô sở hữu xứ đã hết.

Đối với vô lậu của ba vô sắc, hoặc không có, hoặc một, hai, ba. Không có nghĩa là ái sắc chưa hết. Một nghĩa là ái sắc đã hết, ái cõi trên chưa hết; cho đến ba nghĩa là ái của Thức vô biên xứ đã hết.

Như tín thắng giải, kiến chí cũng như vậy.

Thân chứng đối với vị tương ưng của bốn tĩnh lự đều không thành tựu.

Đối với bốn tĩnh lự, hoặc không có, hoặc một-hai-ba-bốn. Không có, nghĩa là sinh Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Một, nghĩa là sinh cõi Quảng quả; cho đến bốn, nghĩa là sinh cõi Phạm thế thuộc cõi Dục.

Đối với vô lậu của bốn tĩnh lự đều thành tựu. Đối với vị tương ưng của bốn vô sắc của, thành tựu một, không thành tựu ba.

Đối với tịnh của bốn vô sắc, hoặc một, hoặc bốn. Một, nghĩa là sinh ở Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Bốn, nghĩa là sinh cõi Dục-Sắc.

Đối với vô lậu của ba vô sắc đều thành tựu.

Tuệ giải thoát đối với vị tương ưng của bốn tĩnh lự đều không thành tựu.

Đối với tịnh của bốn tĩnh lự, hoặc không có, hoặc một-hai-ba-bốn. Không có, nghĩa là sinh cõi Vô sắc. Một, nghĩa là sinh cõi Quảng quả; cho đến bốn nghĩa là sinh cõi Phạm thế và cõi Dục.

Đối với vô lậu của bốn tĩnh lự đều thành tựu.

Đối với vị tương ưng của bốn vô sắc đều không thành tựu.

Đối với bốn vô sắc, hoặc một-hai-ba-bốn. Một, nghĩa là sinh ở Phi tưởng phi phi tưởng xứ; cho đến bốn nghĩa là sinh Không vô biên xứ và cõi Dục-Sắc.

Đối với vô lậu của ba vô sắc đều thành tựu.

Câu giải thoát đối với vị tương ưng của bốn tĩnh lự đều không thành tựu.

Đối với tịnh của bốn tĩnh lự hoặc không có, hoặc một-hai-ba-bốn. Không có, nghĩa là sinh ở Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Một, nghĩa là sinh cõi Quảng quả; cho đến bốn, nghĩa là sinh cõi Phạm thế và cõi Dục.

Đối với vô lậu của bốn tĩnh lự đều thành tựu.

Đối với vị tương ưng của bốn vô sắc đều không thành tựu.

Đối với tịnh của bốn vô sắc hoặc một, hoặc bốn Một nghĩa là sinh ở Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Bốn, nghĩa là sinh cõi Dục-Sắc. Đối với vô lậu của ba vô sắc đều thành tựu.

Hỏi: Có thể có thành tựu vị tương ưng của bốn tĩnh lự, không phải là tịnh, không phải là vô lậu chăng?

Đáp: Có, nghĩa là ái dục chưa hết.

Hỏi: Có thể có thành tựu tịnh của bốn tĩnh lự mà không phải là vị tương ưng, không phải là vô lậu chăng?

Đáp: Có, nghĩa là phàm phu sinh cõi Phạm thế và cõi Dục, ái sắc đã hết.

Hỏi: Có thể có thành tựu vô lậu của bốn tĩnh lự mà không phải là vị tương ưng, không phải là tịnh chăng?

Đáp: Có, nghĩa là Thánh giả sinh cõi Vô sắc.

Hỏi: Có thể có thành tựu tịnh-vô lậu của bốn tĩnh lự, không phải là vị tương ưng chăng?

Đáp: Có, nghĩa là Thánh giả sinh cõi Phạm thế cõi Dục, ái sắc đã hết.

Hỏi: Có thể có thành tựu hai hoặc ba pháp khác chăng?

Đáp: Không có

Hỏi: Có thể có bốn tĩnh lự không thành tựu vị tương ưng mà không phải tịnh, không phải là vô lậu chăng?

Đáp: Có, nghĩa là Thánh giả sinh vào cõi Phạm thế nơi cõi Dục, ái sắc đã hết.

Hỏi: Có thể có bốn tĩnh lự không thành tựu tịnh mà không phải là vị tương ưng, không phải là vô lậu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có bốn tĩnh lự không thành tựu vị tương ưng-tịnh mà không phải là vị tương ưng, không phải tịnh chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có bốn tĩnh lự không thành tựu vị tương ưng-tịnh mà không phải là vô lậu chăng?

Đáp: Có, nghĩa là Thánh giả sinh cõi Vô sắc.

Hỏi: Có thể có bốn tĩnh lự không thành tựu vị tương ưng-vô lậu mà không phải là tịnh chăng?

Đáp: Có, nghĩa là phàm phu sinh cõi Phạm thế của cõi Dục, ái sắc đã hết.

Hỏi: Có thể có bốn tĩnh lự không thành tựu tịnh-vô lậu mà không phải là vị tương ưng chăng?

Đáp: Có, nghĩa là ái dục chưa hết.

Hỏi: Có thể có bốn tĩnh lự không thành tựu vị tương ưng-tịnh-vô lậu chăng?

Đáp: Có, nghĩa là phàm phu sinh cõi Vô sắc.

Hỏi: Có thể có thành tựu vị tương ưng của bốn vô sắc mà không phải là tịnh, không phải là vô lậu chăng?

Đáp: Có, nghĩa là ái sắc chưa hết.

Hỏi: Có thể có thành tựu tịnh-vô lậu của bốn vô sắc mà không phải là vị tương ưng chăng?

Đáp: Có, nghĩa là A-la-hán sinh Không vô biên xứ và cõi DụcSắc.

Hỏi: Có thể có thành tựu pháp khác chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có bốn vô sắc không thành tựu vị tương ưng mà không phải là tịnh, không phải là vô lậu chăng?

Đáp: Có, nghĩa là A-la-hán sinh ở Không vô biên xứ và cõi DụcSắc.

Hỏi: Có thể có bốn vô sắc không thành tịnh-vô lậu mà không phải là vị tương ưng chăng?

Đáp: Có, nghĩa là ái sắc chưa hết.

Hỏi: Có thể có pháp khác không thành tựu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có đạt được vị tương ưng của bốn tĩnh lự mà không phải là tịnh, không phải là vô lậu chăng?

Đáp: Có, nghĩa là ái sắc đã hết, lúc dấy khởi triền của cõi Dục mà lui sụt, hoặc khi mất ở cõi Vô sắc sinh cõi Dục.

Hỏi: Có thể có đạt được tịnh của bốn tĩnh lự mà không phải là vị tương ưng, không phải là vô lậu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có đạt được vô lậu của bốn tĩnh lự mà không phải là vị tương ưng, không phải là tịnh chăng?

Đáp: Có, nghĩa là dựa vào tĩnh lự thứ tư, nhập chánh tánh ly sinh, hoặc khi đạt được quả A-la-hán.

Hỏi: Có thể có đạt được pháp khác chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có bốn tĩnh lự xả vị tương ưng mà không phải là tịnh, không phải là vô lậu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có bốn tĩnh lự xả tịnh mà không phải là vị tương ưng, không phải là vô lậu chăng?

Đáp: Có, nghĩa là ái nơi cõi Biến tịnh của phàm phu đã hết, khi dấy khởi triền của cõi Dục, mà lui sụt, hoặc khi mất ở cõi Phạm thế và cõi Dục, sinh cõi Vô sắc.

Hỏi: Có bốn tĩnh lự xả tịnh-vô lậu mà không phải là vị tương ưng chăng?

Đáp: Có, nghĩa là Thánh giả không còn ái cõi Biến tịnh, lúc triền của cõi Dục dấy khởi mà lui sụt.

Hỏi: Có thể có xả khác chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có bốn vô sắc đạt được vị tương ưng mà không phải là tịnh, không phải là vô lậu chăng?

Đáp: Có, nghĩa là khi A-la-hán khởi dấy khởi triền của cõi DụcSắc mà lui sụt.

Hỏi: Có ba vô sắc đạt được vô lậu mà không phải là vị tương ưng, không phải là tịnh chăng?

Đáp: Có, nghĩa là khi đạt được quả A-la-hán.

Hỏi: Có thể có đạt được quả khác chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có bốn vô sắc xả vị tương ưng mà không phải là tịnh, không phải là vô lậu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có bốn vô sắc xả tịnh mà không phải là vị tương ưng, không phải là vô lậu chăng?

Đáp: Có, nghĩa là phàm phu đã không còn ái Vô sở hữu xứ, lúc dấy khởi triền của cõi Dục-Sắc mà lui sụt.

Hỏi: Có thể có bốn vô sắc xả vô lậu mà không phải là vị tương ưng, không phải tịnh chăng?

Đáp: Có, nghĩa là tín thắng giải lúc duyên căn đã hết ái của Thức vô biên xứ.

Hỏi: Có thể có bốn vô sắc xả tịnh-vô lậu mà không phải là vị tương ưng chăng?

Đáp: Có, đó là Thánh giả không còn ái của Vô sở hữu xứ lúc dấy khởi triền của cõi Dục-Sắc mà lui sụt.

Hỏi: Có thể có xả pháp khác chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có bốn tĩnh lự lui sụt vị tương ưng mà không phải là tịnh, không phải là vô lậu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có bốn tĩnh lự lui sụt tịnh mà không phải là vị tương ưng, không phải là vô lậu chăng?

Đáp: Có, nghĩa là phàm phu đã không còn ái cõi Biến tịnh, lúc dấy khởi triền của cõi Dục mà lui sụt.

Hỏi: Có thể có bốn tĩnh lự lui sụt tịnh-vô lậu mà không phải là vị tương ưng chăng?

Đáp: Có, nghĩa là khi Thánh giả đã không còn ái của cõi Biến tịnh, dấy khởi triền của cõi Dục mà lui sụt.

Hỏi: Có thể có lui sụt pháp khác chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có bốn vô sắc lui sụt vị tương ưng mà không phải là tịnh, không phải là vô lậu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có bốn vô sắc lui sụt tịnh mà không phải là vị tương ưng, không phải là vô lậu chăng?

Đáp: Có, nghĩa là khi phàm phu đã không còn ái của Vô sở hữu xứ, dấy khởi triền của cõi Dục-Sắc mà lui sụt.

Hỏi: Có thể có bốn vô sắc lui sụt tịnh-vô lậu mà không phải là vị tương ưng chăng?

Đáp: Có, nghĩa là khi Thánh giả đã không còn ái của Vô sở hữu xứ, triền của cõi Dục-Sắc dấy khởi mà lui sụt.

Hỏi: Có thể có lui sụt pháp khác không?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có bốn tĩnh lự nhanh chóng đạt được vị tương ưng chăng?

Đáp: Có, nghĩa là khi ái sắc hết, triền của cõi Dục và Phạm thế dấy khởi mà lui sụt, hoặc khi mất ở cõi Vô sắc, sinh cõi Phạm thế và cõi Dục.

Hỏi: Có thể có bốn tĩnh lự nhanh chóng xả vị tương ưng chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có bốn tĩnh lự dần dần đạt được vị tương ưng chăng?

Đáp: Có.

Hỏi: Có thể có bốn tĩnh lự dần dần xả vị tương ưng chăng?

Đáp: Có.

Hỏi: Có thể có bốn tĩnh lự nhanh chóng đạt được tịnh chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có bốn tĩnh lự nhanh chóng xả tịnh chăng?

Đáp: Có, nghĩa là khi ái cõi Biến tịnh đã hết, triền cõi Dục dấy khởi mà lui sụt, hoặc lúc mất ở cõi Phạm thế và cõi Dục, sinh cõi Vô sắc.

Hỏi: Có thể có bốn tĩnh lự dần dần đạt được tịnh chăng?

Đáp: Có.

Hỏi: Có thể có bốn tĩnh lự dần dần xả tịnh chăng?

Đáp: Có.

Hỏi: Có thể có bốn tĩnh lự nhanh chóng đạt được vô lậu chăng?

Đáp: Có, nghĩa là dựa vào tĩnh lự thứ tư, nhập chánh tánh ly sinh, hoặc đạt được quả A-la-hán.

Hỏi: Có thể có bốn tĩnh lự nhanh chóng xả vô lậu chăng?

Đáp: Có, nghĩa là khi Thánh giả đã hết ái của cõi Biến tịnh, triền cõi Dục dấy khởi mà lui sụt.

Hỏi: Có thể có bốn tĩnh lự dần dần đạt được vô lậu chăng?

Đáp: Có.

Hỏi: Có thể có bốn tĩnh lự dần dần xả vô lậu chăng?

Đáp: Có.

Hỏi: Có thể có bốn vô sắc nhanh chóng đạt được vị tương ưng chăng?

Đáp: Có, nghĩa là khi A-la-hán dấy khởi triền của cõi Dục-Sắc và không vô biên xứ mà lui sụt.

Hỏi: Có thể có bốn vô sắc nhanh chóng xả vị tương ưng chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có bốn vô sắc dần dần đạt được vị tương ưng chăng?

Đáp: Có.

Hỏi: Có thể có bốn vô sắc dần dần xả vị tương ưng chăng?

Đáp: Có.

Hỏi: Có thể có bốn vô sắc nhanh chóng đạt được tịnh chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có bốn vô sắc nhanh chóng xả tịnh chăng?

Đáp: Có, nghĩa là ái của Vô sở hữu xứ đã hết, lúc triền cõi DụcSắc dấy khởi mà lui sụt.

Hỏi: Có thể có bốn vô sắc dần dần đạt được tịnh chăng?

Đáp: Có.

Hỏi: Có thể có bốn sắc dần dần xả tịnh chăng?

Đáp: Có.

Hỏi: Có thể có ba vô sắc nhanh chóng đạt được vô lậu chăng?

Đáp: Có, đó là lúc được qiả A-la-hán.

Hỏi: Có thể có ba vô sắc nhanh chóng xả vô lậu chăng?

Đáp: Có, đó là lúc Thánh giả không còn ái của Thức vô biên xứ, triền của cõi Dục-Sắc dấy khởi mà lui sụt.

Hỏi: Có thể có ba vô sắc dần dần đạt được vô lậu chăng?

Đáp: Có.

Hỏi: Có thể có ba vô sắc dần dần xả vô lậu chăng?

Đáp: Có.

Hỏi: Thân-ngữ biểu và vô biểu dựa vào định nào diệt?

Đáp: Thân-ngữ biểu dựa vào sơ định, hoặc vị chí định; thân-ngữ vô biểu dựa vào bốn định, hoặc vị chí định.

Hỏi: Ba ác hành, ba diệu hành, ba căn bất thiện, ba căn thiện, dựa vào định nào diệt?

Đáp: Dựa vào vị chí định.

Hỏi: Bốn phi Thánh ngữ, bốn Thánh ngữ, bốn sinh, bốn loại nhập thai, bốn thức trụ, dựa vào định nào diệt?

Đáp: Bốn phi Thánh ngữ, bốn Thánh ngữ, thai-noãn-thấp sinh, bốn loại nhập thai, dựa vào vị chí định; hóa sinh và ba thức trụ sau, dựa vào bảy định hoặc vị chí định; sắc thức trụ, dựa vào bốn định hoặc vị chí định.

Hỏi: Năm uẩn, năm thủ uẩn, năm thứ, năm diệu dục, năm học xứ, dựa vào định nào diệt?

Đáp: Sắc uẩn-sắc thủ uẩn, dựa vào bốn định hoặc vị chí định; bốn uẩn-bốn thủ uẩn còn lại và cõi trời, dựa vào bảy định hoặc vị chí định; bốn cõi, còn lại, năm diệu dục và năm học xứ, dựa vào vị chí định.

Hỏi: Sáu nội xứ, sáu ngoại xứ, sáu thức thân, sáu xúc thân, sáu thọ thân, sáu tưởng thân, sáu tư thân, sáu ái thân, dựa vào định nào diệt?

Đáp: Năm nội xứ, sắc-thanh-xúc ngoại xứ, dựa vào bốn định hoặc vị chí định; ý nội xứ-pháp ngoại xứ-thân ý thức, và xúc-thọ-tưởng-tư-ái thân tương ưng với chúng, dựa vào bảy định hoặc vị chí định; hương vị ngoại xứ, tỷ-thiệt-thức thân, và xúc-thọ-tưởng-tư-ái thân tương ưng với chúng, dựa vào vị chí định; nhãn-nhĩ-thân-thức, và xúc-thọ-tưởng-tư-ái thân tương ưng với chúng, dựa vào sơ định hoặc vị chí định.

Hỏi: Bảy thức trụ, tám thế pháp, chín hữu tình cư, mười nghiệp đạo, dựa vào định nào diệt?

Đáp: Thức trụ thứ nhất, tám thế pháp, hữu tình cư thứ nhất, mười nghiệp đạo, dựa vào vị chí định; thức trụ thứ hai, hữu tình cư thứ hai, dựa vào sơ định hoặc vị chí định; thức trụ thứ ba, hữu tình cư thứ ba, dựa vào hai định hoặc vị chí định; thức trụ thứ tư, hữu tình cư thứ tư, dựa vào ba định hoặc vị chí định; hữu tình cư thứ năm, dựa vào bốn định hoặc vị chí định; thức trụ thứ năm, hữu tình cư thứ sáu, dựa vào năm định hoặc vị chí định; thức trụ thứ sáu, hữu tình thứ bảy, dựa vào sáu định hoặc vị chí định; thức trụ thứ bảy, hữu tình cư thứ tám-thứ chín, dựa vào bảy định vị chí định.

Hỏi: Bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc, tám giải thoát, tám thắng xứ, mười biến xứ, dựa vào định nào diệt?

Đáp: Tĩnh lự thứ nhất, dựa vào sơ định hoặc vị chí định; tĩnh lự thứ hai, Hỷ vô lượng, hai giải thoát đầu, bốn thắng xứ trước, dựa vào hai định hoặc vị chí định; tĩnh lự thứ ba, dựa vào ba định hoặc vị chí định; tĩnh lự thứ tư, ba vô lượng còn lại, tịnh giải thoát, bốn thắng xứ sau, tám biến xứ trước, dựa vào bốn định hoặc vị chí định; không vô biên xứ, và giải thoát-biến xứ của cõi ấy. Dựa vào năm định hoặc vị chí định; Thứv vô biên xứ, và giải thoát-biến xứ của cõi ấy, dựa vào sáu định hoặc vị chí định; hai vô sắc sau, ba giải thoát sau, dựa vào bảy định hoặc vị chí định.

Hỏi: Tha tâm trí và thế tục trí, dựa vào định nào diệt?

Đáp: Tha tâm trí, dựa vào bốn định hoặc vị chí định; thế tục trí, dựa vào bảy định hoặc vị chí định.

 

Phẩm 4: BÀN VỀ BẤT HOÀN

Bất hoàn-học cùng với vô học,

Thuận-nghịch-trụ hai chốn cuối cùng,

Bồ tát-thọ ký và nguyện trí,

Vô tránh có bốn cặp khác nhau,

Trụ-đoạn pháp cùng với điều phục,

Tùy pháp pháp hành và trụ-diệt,

Pháp luân-chánh pháp và đời kiếp,

Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Có năm Bất hoàn: Trung bát Niết-bàn, Sinh bát Niết-bàn, Hữu hành bát Niết-bàn, Vô hành bát Niết-bàn, Thượng lưu vãng sắc cứu cánh.

Hỏi: Tất cả thâu nhiếp năm hay là năm thâu nhiếp tất cả?

Đáp: Tất cả thâu nhiếp năm, không phải năm thâu nhiếp tất cả.

Hỏi: Không thâu nhiếp những gì?

Đáp: Đó là Hiện pháp bát Niết-bàn và vãng vô sắc Bất hoàn.

Hỏi: Trung bát Niết-bàn và Sinh bát Niết-bàn, thì Niết bàn nào là thù thắng?

Đáp: Nếu trụ đẳng đoạn, thì Trung bát Niết-bàn là thù thắng hơn. Nếu Sinh bát Niết-bàn đoạn kiết nhiều, thì Niết-bàn đó là thù thắng hơn.

Hỏi: Trung bát Niết-bàn cho đến Thượng lưu vãng sắc cứu cánh, Niết-bàn nào là thù thắng hơn?

Đáp: Nếu trụ đẳng đoạn thì Trung bát Niết-bàn là thù thắng hơn; hoặc cho đến Thượng lưu vãng sắc cứu cánh đoạn kiết nhiều, thì Niếtbàn đó là thù thắng hơn.

Hỏi: Như vậy Sinh bát Niết-bàn cho đến Thượng lưu vãng sắc cứu cánh, Hữu hành bát Niết-bàn cho đến Thượng lưu vãng sắc cứu cánh, Vô hành bát Niết-bàn cho đến Thượng lưu vãng sắc cứu cánh, Niết-bàn nào là thù thắng hơn?

Đáp: Nếu trụ đẳng đoạn thì Sinh bát Niết-bàn là thù thắng hơn. Nếu Hữu hành bát Niết-bàn…, đoạn kiết nhiều thì Niết-bàn đó thù thắng hơn.

Hỏi: Những sự học, tất cả học ấy là vì đạt được điều chưa được mà học chăng?

Nếu như vì đạt được điều chưa đạt mà học, thì tất cả đó là học chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có học không phải là vì đạt được điều chưa đạt được mà học, đó là học trụ trong tánh vốn có.

2. Có học là vì đạt được điều chưa được mà học nhưng đó không phải là học, đó là A-la-hán và phàm phu cầu tiến lên pháp cao hơn.

3. Có học cũng là vì đạt được điều chưa được mà học, đó học cầu tiến lên pháp cao hơn.

4. Có học không phải là học cũng không phải là vì đạt được điều chưa được mà học, đó là A-la-hán và phàm phu trụ trong tánh vốn có.

Hỏi: Những vô học, tất cả vô học ấy không vì đạt được điều chưa được mà học chăng? Nếu như không vì đạt được điều chưa được mà học, thì tất cả đó là vô học chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có vô học mà không phải là không vì đạt được điều chưa được mà học, đó là A-la-hán cầu tiến lên pháp cao hơn.

2. Có vô học không phải vì đạt được điều chưa được mà học nhưng không phải là vô học, đó là học và phàm phu trụ trong tánh vốn có.

3. Có vô học cũng không phải vì đạt được điều chưa được mà học, đó là A-la-hán trụ trong tánh vốn có.

4. Có vô học không phải là vô học cũng không phải là không vì đạt được điều chưa được mà học, đó là học và phàm phu cầu tiến lên pháp cao hơn.

Hỏi: Thuận lưu là nghĩa gì?

Đáp: Đối với các loại sinh-các thú-các hữu-các chủng loại-các sinh tử, làm thành chi-làm nên-làm sự-làm đạo-làm dấu tích hướng về, đó là nghĩa của thuận lưu.

Hỏi: Nghịch lưu là nghĩa gì?

Đáp: Đối với loại sinh diệt-thú diệt-hữu diệt-chủng loại diệt-sinh tử diệt làm thành chi-làm môn-làm sự-làm đạo-làm dấu tích hướng về, đó là nghĩa của nghịch lưu.

Hỏi: Tự trụ là nghĩa gì?

Đáp: Không phải là đối với các loại sinh cho đến các sinh tử làm thành chi cho đến làm thành dấu tích hướng về, cũng không phải là đối với các sinh diệt cho đến sinh tử diệt làm thành chi cho đến làm thành dấu tích hướng về, đó là nghĩa của tự trụ.

Hỏi: Các A-la-hán, tất cả A-la-hán ấy là tự trụ chăng? Nếu tự trụ thì tất cả tự trụ ấy là A-la-hán chăng?

Đáp: Các A-la-hán, tất cả A-la-hán kia đều tự trụ. Có tự trụ nơi không phải A-la-hán, nghĩa là Bất hoàn, như Đức Thế Tôn nói:

Vĩnh viễn đoạn trừ năm phiền não,

Học đầy đủ không có pháp dẫn,

Đạt được định căn luân tự tại,

Người như vậy gọi là tự trụ.

Hỏi: Những chịu đựng cuối cùng đạt được, tất cả đó là dấu tích đạt được cuối cùng chăng? Nếu dấu tích đạt được cuối cùng, thì tất cả đó là chịu đựng cuối cùng đạt được chăng?

Đáp: Những chịu đựng cuối cùng đạt được, tất cả đó là dấu tích đạt được cuối cùng. Có dấu tích đạt được cuối cùng nhưng không phải là sự chịu đựng cuối cùng đạt được, đó là Bất hoàn. Như Đức Thế Tôn nói: Thế nào là dấu tích đạt được cuối cùng của Bí-sô? Đó là đối với năm kiết thuận phần dưới, vĩnh viễn đoạn trừ và biết khắp tất cả.

Hỏi: Đầy đủ gì thì gọi là Bồ tát?

Đáp: Đầy đủ năng lực tạo tác tướng tăng trưởng của nghiệp dị thục.

Hỏi: Đạt được gì thì gọi là Bồ tát?

Đáp: Đạt được tướng của nghiệp dị thục. Như nói: “Từ Thị! Ông ở đời vị lai, sẽ được làm Phật danh hiệu là Từ Thị Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác.”

Hỏi: Đây là trí nào?

Đáp: Nhân trí-đạo trí.

Hỏi: Trí này chuyển thế nào?

Đáp: Có lúc chuyển đối với tướng của nghiệp dị thục, vì vậy gọi là nhân trí.

Có lúc chuyển đối với căn-lực vô lậu-giác chi-đạo chi, đạt được đạo quả này ngay nơi pháp hiệp tại, phân rõ được Thánh chỉ.” Hỏi: Đây là trí nào?

Đáp: Đạo trí.

Hỏi: Trí này chuyển thế nào?

Đáp: Trí này chuyển đối với căn-lực vô lậu-giác chi-đạo chi, đạt được các lậu vĩnh viễn không còn, vì vậy gọi là đạo trí.

Đáp: Như A-la-hán thành tựu thần thông, được tâm tự tại, tùy thuận nghĩa muốn biết, phát chánh nguyện xong, liền tiến vào cảnh giới của tĩnh lự thứ tư.

Hỏi: Từ định khởi xong, như nguyện đều biết trí nguyện, nên nói là thiện hay vô ký chăng?

Đáp: Hoặc thiện, hoặc vô ký.

Hỏi: Thế nào là hạnh vô tránh?

Đáp: Khi tất cả A-la-hán khéo thông suốt bên trong, bên ngoài không như vậy, hoặc là lúc cũng khéo thông suốt bên ngoài thì gọi là hạnh vô tránh.

Hỏi: Vô tránh gọi cho pháp nào?

Đáp: Khiến cho sự nối tiếp nhau của người khác chuyển biến không có nhơ bẩn xen tạp. Như nói: Trong các đệ tử của Ta, Nhân Nho Đồng là thông tuệ bậc nhất, Bà-hệ-ca… là mẫn tiệp bậc nhất.

Hỏi: Hai người này khác nhau thế nào?

Đáp: Tôn giả Nhân Nhu Đồng với tâm ngay thẳng, tâm không có cong vạy, tâm trong sáng thuần phác tăng thượng. Tôn giả Bà-hê-ca với tâm bình đẳng, tâm thấm nhuần, tâm mềm mỏng, hòa thuận tăng thượng. Như nói: “Trong đệ tử của Ta, Tiểu Lộ thuộc về tâm hồi thiện, Đại Lộ thuộc về tâm hồi thiện”.

Hỏi: Hai người này khác nhau thế nào?

Đáp: Tôn giả Tiểu Lộ phần nhiều trụ vào tâm thuận theo tâm quán niệm trụ, Tôn giả Đại Lộ thì phần nhiều trụ vào pháp thuận theo pháp quán niệm trụ. Như nói: “Trong đệ tử của Ta, Xá-lợi-tử đủ tuệ biện lớn, còn Chấp Đại Tạng được vô ngại giải”.

Hỏi: Hai người này khác nhau thế nào?

Đáp: Tôn giả Xá-lợi-tử phần nhiều trụ vào nghĩa vô ngại giải, Tôn giả Chấp Đại Tạng thì phần nhiều trụ vào bốn vô ngại giải. Như nói: “Trong đệ tử của Ta, Đại Ca-diếp-ba thiểu dục tri túc đầy đủ hạnh đầu đà, Bạc-củ-la thì ít bệnh tiết kiệm có đủ giới hạnh thanh tịnh”.

Hỏi: Hai vị này khác nhau ra sao?

Đáp: Đại Ca-diếp-ba có được các thức uống ăn hoặc dở hoặc ngon đều ăn theo thứ lớp, không hề có sự lựa chọn. Tôn giả Bạc-củ-la, hễ được thức uống ăn hoặc dở hoặc ngon đều lựa bỏ thức ngon mà ăn cái dở. Lại nữa, Tôn giả Đại Ca-diếp-ba nhận thức sâu rộng-phước lớn, dễ có được y phục-thức uống ăn-dụng cụ giường nằm, thuốc thang và vật dụng cần thiết khác, trước kia không tiếp nhận công đức của hạnh đầu đà mà vẫn có khả năng phụng hành. Tôn giả Bạc-củ-la thì không phải kiến văn sâu rộng-phước lớn, khó có được y phục-thức uống ăn- tọa cụ-giường nằm-thuốc thang và dụng cụ cần thiết khác, trước kia đã tiếp nhận công đức của hạnh đầu đà, cũng có khả năng vâng giữ thực hành.

Bí-sô ít kiến thức, thọ nhận công đức của hạnh đầu đà, ở trong ấy tùy thuận chuyển biến, điều này không lấy làm khó.

Như nói: “Đại Danh học, phần nhiều ở năm cái mà đoạn trừ dần”.

Hỏi: Trong này thế nào là học?

Đáp: Dự lưu, hoặc Nhất lai.

Hỏi: Thế nào là học phần nhiều ở năm cái mà đoạn trừ dần?

Đáp: Đoạn trừ dần, lìa dần, điều phục dần, rời bỏ dần.

Như nói: “Vì Bí-sô xả bỏ pháp cho nên xả bỏ Tỳ-nại-da, vì xả bỏ

Tỳ-nại-da cho nên xả bỏ pháp.” Hỏi: Thế nào là pháp?

Đáp: Tám chi thánh đạo.

Hỏi: Thế nào là Tỳ-nại-da?

Đáp: Tham-giận-si diệt.

Hỏi: Thế nào là vì xả bỏ pháp cho nên xả bỏ Tỳ-nại-da, vì xả bỏ Tỳ-nại-da cho nên xả bỏ pháp?

Đáp: Nếu đối với tám chi Thánh đạo, lúc không tu tập thì lúc ấy đối với tham-sân-si trừ diệt, không có năng lực tác chứng. Nếu đối với tham-sân-si trừ diệt, lúc không thể tác chứng, thì lúc ấy đối với tám chi Thánh đạo, không có năng lực tu tập. Vì nhân duyên này cho nên nói lời như vậy.

Như nói: “Tùy pháp pháp hành”.

Hỏi: Thế nào là pháp?

Đáp: Niết-bàn vắng lặng.

Hỏi: Thế nào là tùy pháp?

Đáp: Tám chi thánh đạo.

Hỏi: Thế nào là tùy pháp pháp hành?

Đáp: Nếu ở trong pháp này, tùy thuận nghĩa mà thực hành. Hơn nữa, biệt giải thoát gọi là pháp biệt giải thoát, luật nghi gọi là tùy pháp. Nếu ở trong pháp ấy, tùy thuận nghĩa mà tu hành, thì gọi là tùy pháp pháp hành. Lại nữa, thân luật nghi-ngữ luật nghi-mạng thanh tịnh, gọi là pháp thọ, đây gọi là tùy pháp. Nếu ở trong pháp này, tùy thuận nghĩa mà tu hành, thì gọi là tùy pháp pháp hành.

Hỏi: Thế nào là pháp luân?

Đáp: Tám chi thánh đạo.

Hỏi: Dựa vào gì nên nói là chuyển pháp luân?

Đáp: Như lúc ấy Tôn giả A-nhã-đa Kiều-trần-na kiến pháp.

Hỏi: Thế nào là chánh pháp?

Đáp: Căn-lực vô lậu-giác chi-chi đạo.

Hỏi: Đầy đủ thế nào nên nói là chánh pháp trụ?

Đáp: Nếu vào lúc người thực hành giáo pháp trụ.

Hỏi: Đầy đủ thế nào nên nói là chánh pháp diệt?

Đáp: Nếu vào lúc người thực hành giáo pháp diệt.

Hỏi: Nếu đầu tiên nhập vô lậu tĩnh lự thứ nhất, do đạt được định này, cho nên đã đạt được các tâm-tâm sở pháp vô lậu khác, tâm ấy thuộc về đời nào?

Đáp: Thuộc về đời vị lai.

Hỏi: Nếu đầu tiên nhập cho đến nhập vô lậu Vô sở hữu xứ, do đạt được vô lậu này cho nên đã đạt được các tâm-tâm sở pháp vô lậu khác, tâm ấy thuộc về đời nào?

Đáp: Thuộc về đời vị lai.

Hỏi: Các sự sinh thuộc về đời nào?

Đáp: Thuộc về đời vị lai.

Hỏi: Các pháp diệt thuộc về đời nào?

Đáp: Thuộc về đời hiện tại.

 

Phẩm 5: BÀN VỀ NHẤT HẠNH

Một hành trải qua sáu-bảy tu,

Đoạn-chánh tánh ly sinh-hai trí,

Hai niềm vui khác với hai khởi,

Tướng nghe thấy trong định-xuất định,

Định-bất định và những giác chi,

Đoạn-biết khắp-thiên nhãn-thiên nhĩ,

Lui sụt-đạt được-năm thông-quả,

Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Ba Tam-ma-địa là Không-Vô nguyện, Vô tướng.

Hỏi: Nếu thành tựu Không thì thành tựu Vô nguyện chăng? Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu Vô nguyện thì thành tựu Không chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu Không thì thành tựu Vô tướng chăng? Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu Vô tướng thì thành tựu Không chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu Vô nguyện thì thành tựu Vô tướng chăng? Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu Vô tướng thì thành tựu Vô nguyện chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu Không quá khứ thì thành tựu Không vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu Không vị lai thì thành tựu Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, hoặc chưa diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Không quá khứ thì thành tựu Không hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu Không hiện tại thì thành tựu Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, hoặc chưa diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Không vị lai thì thành tựu Không hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu Không hiện tại thì thành tựu Không vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu Không quá khứ thì thành tựu Không hiện tạivị lai chăng?

Đáp: Vị lai thành tựu, hiện tại, nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu Không hiện tại-vị lai, thì thành tựu Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, hoặc chưa diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Không vị lai, thì thành tựu Không hiện tại-quá khứ chăng?

Đáp: Có thành tựu Không vị lai mà không phải là quá khứ-hiện tại. Thành tựu Không vị lai-quá khứ mà không phải là hiện tại. Thành tựu Không vị lai-hiện tại mà không phải là quá khứ. Thành tựu Không vị lai-hiện tại-quá khứ.

Thành tựu Không vị lai mà không phải là quá khứ-hiện tại, nghĩa là đã đạt được không chưa diệt, giả sử đã diệt mà mất, không hiện ở trước mắt.

Thành tựu Không vị lai-quá khứ mà không phải là hiện tại, nghĩa là Không đã diệt không mất, không hiện ở trước mắt.

Thành tựu Không vị lai-hiện tại mà không phải là quá khứ, nghĩa là không hiện ở trước mắt và chưa diệt, giả sử đã diệt mà mất.

Thành tựu Không vị lai-hiện tại-quá khứ, nghĩa là không đã diệt không mất, hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu Không hiện tại-quá khứ, thì thành tựu Không vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu Không hiện tại thì thành tựu Không quá khứ, vị lai chăng?

Đáp: Vị lai thì thành tựu, quá khứ nếu đã diệt không mất thì thành tựu, nếu chưa diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Không quá khứ, vị lai, thì thành tựu Không hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt.

Như đối với không; Vô nguyện và Vô tướng cũng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu Không quá khứ, thì thành tựu Vô nguyện quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, hoặc chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Vô nguyện quá khứ, thì thành tựu Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, hoặc chưa diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Không quá khứ, thì thành tựu Vô nguyện vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu Vô nguyện vị lai, thì thành tựu Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, hoặc chưa diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Không quá khứ, thì thành tựu Vô nguyện hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu Vô nguyện hiện tại, thì thành tựu Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, hoặc chưa diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Không quá khứ, thì thành tựu Vô nguyện quá khứ-hiện tại chăng?

Đáp: có thành tựu Không quá khứ mà không phải là Vô nguyện quá khứ-hiện tại. Thành tựu Không quá khứ, thành tựu Vô nguyện quá khứ mà không phải là hiện tại. Thành tựu Không quá khứ, thành tựu Vô nguyện hiện tại mà không phải là quá khứ. Thành tựu Không quá khứ cũng thành tựu Vô nguyện hiện tại-quá khứ.

Thành tựu Không quá khứ mà không phải là Vô nguyện quá khứhiện tại, nghĩa là không đã diệt không mất, Vô nguyện chưa diệt, giả sử đã diệt mà mất, không hiện ở trước mắt.

Thành tựu Không quá khứ, thành tựu Vô nguyện quá khứ mà không phải là hiện tại, nghĩa là Không-Vô nguyện đã diệt không mất, Vô nguyện không hiện ở trước mắt.

Thành tựu Không quá khứ, thành tựu Vô nguyện hiện tại mà không phải là quá khứ, nghĩa là không đã diệt không mất, Vô nguyện hiện ở trước mắt chưa diệt, giả sử đã diệt mà mất.

Thành tựu Không quá khứ, cũng thành tựu Vô nguyện hiện tạiquá khứ, nghĩa là Không-Vô nguyện đã diệt không mất, Vô nguyện hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu Vô nguyện quá khứ-hiện tại, thì thành tựu Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, hoặc chưa diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Không quá khứ, thì thành tựu Vô nguyện hiện tại-vị lai chăng?

Đáp: Vị lai thì thành tựu, hiện tại nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu Vô nguyện hiện tại-vị lai, thì thành tựu Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, hoặc chưa diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Không quá khứ, thì thành tựu Vô nguyện quá khứ, vị lai chăng?

Đáp: Vị lai thì thành tựu, quá khứ nếu đã diệt không mất thì thành tựu, nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Vô nguyện quá khứ, vị lai, thì thành tựu Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, hoặc chưa diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Không quá khứ thì thành tựu Vô nguyện quá khứ-hiện tại-vị lai chăng?

Đáp: Có thành tựu Không quá khứ, thành tựu Vô nguyện vị lai mà không phải là quá khứ-hiện tại. Thành tựu Không quá khứ, thành tựu Vô nguyện hiện tại-vị lai mà không phải là quá khứ. Thành tựu Không quá khứ, thành tựu Vô nguyện quá khứ, vị lai mà không phải là hiện tại. Thành tựu Không quá khứ, cũng thành tựu Vô nguyện quá khứ-hiện tại-vị lai.

Thành tựu Không quá khứ, thành tựu Vô nguyện vị lai mà không phải là quá khứ-hiện tại, nghĩa là không đã diệt không mất, Vô nguyện chưa diệt, giả sử đã diệt rồi mất, không hiện ở trước mắt.

Thành tựu Không quá khứ, thành tựu Vô nguyện hiện tại-vị lai mà không phải là quá khứ, nghĩa là không đã diệt không mất, Vô nguyện hiện ở trước mắt, chưa diệt, giả sử diệt rồi mất.

Thành tựu Không quá khứ, thành tựu Vô nguyện quá khứ, vị lai mà không phải là hiện tại, nghĩa là Không-Vô nguyện đã diệt không mất, Vô nguyện không hiện ở trước mắt.

Thành tựu Không quá khứ, cũng thành tựu Vô nguyện quá khứhiện tại-vị lai, nghĩa là Không-Vô nguyện đã diệt không mất, Vô nguyện hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu Vô nguyện quá khứ-hiện tại-vị lai, thì thành tựu Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, hoặc chưa diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Không quá khứ thì thành tựu Vô tướng quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, hoặc chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Vô tướng quá khứ thì thành tựu Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, hoặc chưa diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Không quá khứ thì thành tựu Vô tướng vị lai chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu Vô tướng vị lai thì thành tựu Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, hoặc chưa diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Không quá khứ thì thành tựu Vô tướng hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu Vô tướng hiện tại thì thành tựu Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, hoặc chưa diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Không quá khứ thì thành tựu Vô tướng quá khứ-hiện tại chăng?

Đáp: Thành tựu Không quá khứ mà không phải là Vô tướng quá khứ-hiện tại. Thành tựu Không quá khứ, thành tựu Vô tướng quá khứ mà không phải là hiện tại. Thành tựu Không quá khứ; thành tựu Vô tướng hiện tại mà không phải là quá khứ. Thành tựu Không quá khứ, cũng thành tựu Vô tướng quá khứ-hiện tại

Thành tựu Không quá khứ mà không phải là Vô tướng quá khứhiện tại, nghĩa là không đã diệt không mất, Vô tướng chưa diệt, giả sử đã diệt mà mất chứ không hiện ở trước mắt.

Thành tựu Không quá khứ; thành tựu Vô tướng quá khứ mà không phải là hiện tại, nghĩa là không, Vô tướng đã diệt không mất, Vô tướng không hiện ở trước mắt.

Thành tựu Không quá khứ; thành tựu Vô tướng hiện tại mà không phải là quá khứ, nghĩa là không đã diệt không mất; Vô tướng hiện ở trước mắt, chưa diệt, giả sử đã diệt mà mất.

Thành tựu Không quá khứ, cũng thành tựu Vô tướng hiện tại-quá khứ, nghĩa là không, Vô tướng đã diệt không mất, Vô tướng hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu Vô tướng quá khứ-hiện tại, thì thành tựu Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, hoặc chưa diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Không quá khứ, thì thành tựu Vô tướng hiện tại-vị lai chăng?

Đáp: Có thành tựu Không quá khứ mà không phải là Vô tướng hiện tại-vị lai. Thành tựu Không quá khứ, thành tựu Vô tướng vị lai mà không phải là hiện tại. Thành tựu Không quá khứ, cũng thành tựu Vô tướng hiện tại-vị lai.

Thành tựu Không quá khứ mà không phải là Vô tướng hiện tại-vị lai, nghĩa là không đã diệt không mất, chưa đạt được Vô tướng.

Thành tựu Không quá khứ; thành tựu Vô tướng vị lai mà không phải là hiện tại, nghĩa là không đã diệt không mất, Vô tướng không hiện ở trước mắt.

Thành tựu Không quá khứ, cũng thành tựu Vô tướng hiện tại-vị lai, nghĩa là không đã diệt không mất, Vô tướng đã đạt được được nhưng không hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu Vô tướng hiện tại-vị lai, thì thành tựu Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, hoặc chưa diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Không quá khứ, thì thành tựu Vô tướng quá khứ, vị lai chăng?

Đáp: Có thành tựu Không quá khứ mà không phải là Vô tướng quá khứ, vị lai. Thành tựu Không quá khứ; thành tựu Vô tướng vị lai mà không phải là quá khứ. Thành tựu Không quá khứ, cũng thành tựu Vô tướng quá khứ, vị lai.

Thành tựu Không quá khứ mà không phải là Vô tướng quá khứ, vị lai, nghĩa là không đã diệt không mất, chưa đạt được Vô tướng.

Thành tựu Không quá khứ, thành tựu Vô tướng vị lai mà không phải là quá khứ, nghĩa là không đã diệt không mất, đã đạt được Vô tướng chưa diệt, giả sử diệt rồi mất.

Thành tựu Không quá khứ, cũng thành tựu Vô tướng quá khứ, vị lai, nghĩa là không, Vô tướng đã diệt không mất.

Hỏi: Nếu thành tựu Vô tướng quá khứ, vị lai, thì thành tựu Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, hoặc chưa diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Không quá khứ, thì thành tựu Vô tướng quá khứ-hiện tại-vị lai chăng?

Đáp: Có thành tựu Không quá khứ mà không thành tựu Vô tướng quá khứ-hiện tại-vị lai. Thành tựu Không quá khứ, thành tựu Vô tướng vị lai mà không phải là quá khứ-hiện tại.

Thành tựu Không quá khứ, thành tựu Vô tướng hiện tại-vị lai mà không phải là quá khứ. Thành tựu Không quá khứ, thành tựu Vô tướng quá khứ, vị lai mà không phải là hiện tại. Thành tựu Không quá khứ cũng thành tựu Vô tướng quá khứ-hiện tại-vị lai.

Thành tựu Không quá khứ mà không thành tựu Vô tướng quá khứhiện tại-vị lai, nghĩa là không đã diệt không mất, Vô tướng chưa đạt được.

Thành tựu Không quá khứ, thành tựu Vô tướng vị lai mà không phải là quá khứ-hiện tại, nghĩa là không đã diệt không mất, đạt được Vô tướng chưa diệt, giả sử diệt rồi mất, không hiện ở trước mắt.

Thành tựu Không quá khứ, thành tựu Vô tướng hiện tại-vị lai mà không phải là quá khứ, nghĩa là không đã diệt không mất, Vô tướng hiện ở trước mắt, chưa diệt, giả sử diệt rồi mất.

Thành tựu Không quá khứ, cũng thành tựu Vô tướng quá khứ, vị lai mà không phải là hiện tại, nghĩa là không, Vô tướng đã diệt không mất, Vô tướng không hiện ở trước mắt.

Thành tựu Không quá khứ, cũng thành tựu Vô tướng quá khứ-hiện tại-vị lai, nghĩa là không, Vô tướng đã diệt không mất, Vô tướng hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu Vô tướng quá khứ-hiện tại-vị lai, thì thành tựu Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất, thì thành tựu, hoặc chưa diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Như không đối với Vô tướng nên biết, Vô nguyện đối với Vô tướng cũng như vậy. Như bảy tiểu, nên biết bảy tiểu cũng như vậy.

Sai biệt là dùng hai đối với một, như dùng không quá khứ, Vô nguyện quá khứ đối với Vô tướng quá khứ có bảy.

Hỏi: Nếu tu Không thì tu Vô nguyện chăng? Nếu tu Vô nguyện thì tu không?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có tu không mà không phải Vô nguyện, nghĩa là đã đạt được không hiện ở trước mắt.

2. Có tu Vô nguyện mà không phải không, nghĩa là đã đạt được Vô nguyện hiện ở trước mắt hoặc chưa đạt được Vô nguyện hiện ở trước mắt, nhưng không tu không.

3. Có tu không cũng tu Vô nguyện, nghĩa là chưa đạt được không hiện ở trước mắt thì tu Vô nguyện, hoặc chưa đạt được Vô nguyện hiện ở trước mắt, thì tu không, hoặc chưa đạt được Vô tướng và chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì tu Không-Vô nguyện.

4. Không tu không, cũng không tu Vô nguyện, nghĩa là đã đạt được Vô tướng hiện ở trước mắt, hoặc chưa đạt được Vô tướng hiện ở trước mắt nhưng không tu Không-Vô nguyện. Hoặc đã đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, hoặc chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt nhưng không tu Không-Vô nguyện. Tất cả tâm ô nhiễm, tâm vô ký của phàm phu đều ở định vô tưởng, định diệt tận, sinh nơi Vô tưởng thiên.

Hỏi: Nếu tu không thì tu Vô tướng chăng? Nếu hay tu Vô tướng thì tu không chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có tu không mà không phải là Vô tướng, nghĩa là đã đạt được không hiện ở trước mắt, hoặc chưa đạt được không hiện ở trước mắt, nhưng không tu Vô tướng. Hoặc chưa đạt được Vô nguyện hiện ở trước mắt, nhưng tu không chứ không phải là Vô tướng.

2. Có tu Vô tướng mà không phải là không, nghĩa là đã đạt được Vô tướng hiện ở trước mắt, hoặc chưa đạt được Vô tướng hiện ở trước mắt, nhưng không tu không.

3. Có tu không cũng tu Vô tướng, nghĩa là chưa đạt được không hiện ở trước mắt, tu Vô tướng, hoặc chưa đạt được Vô tướng hiện ở trước mắt, nhưng tu không, hoặc chưa đạt được Vô nguyện và chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, mà tu không, Vô tướng.

4. Không tu không, cũng không tu Vô tướng, nghĩa là đã đạt được Vô nguyện hiện ở trước mắt, hoặc chưa đạt được Vô nguyện hiện ở trước mắt nhưng không tu không, Vô tướng, hoặc đã đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, hoặc chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt nhưng không tu không, Vô tướng. Tất cả tâm ô nhiễm, tâm vô ký của phàm phu đều ở định vô tưởng, định diệt tận, sinh nơi Vô tưởng thiên.

Hỏi: Nếu tu Vô nguyện thì tu Vô tướng, hay tu Vô tướng thì tu Vô nguyện chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có tu Vô nguyện, không phải là Vô tướng, nghĩa là đã đạt được Vô nguyện hiện ở trước mắt, hoặc chưa đạt được Vô nguyện hiện ở trước mắt, và chưa đạt được không hiện ở trước mắt, nhưng không tu Vô tướng.

2. Có tu Vô tướng, không phải Vô nguyện, nghĩa là đã đạt được Vô tướng hiện ở trước mắt, hoặc chưa đạt được Vô tướng hiện ở trước mắt, nhưng không tu Vô nguyện.

3. Có tu Vô nguyện cũng tu Vô tướng, nghĩa là chưa đạt được Vô nguyện hiện ở trước mắt, thì tu Vô tướng, hoặc chưa đạt được Vô tướng hiện ở trước mắt, mà tu Vô nguyện, hoặc chưa đạt được không và chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, mà tu Vô nguyện, Vô tướng.

4. Không tu Vô nguyện, cũng không tu Vô tướng, nghĩa là đã đạt được không và thế tục trí hiện ở trước mắt, hoặc chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt nhưng không tu Vô nguyện, Vô tướng. Tất cả tâm ô nhiễm, tâm vô ký của phàm phu đều ở định vô tưởng, định diệt tận, sinh nơi Vô tưởng thiên.

Hỏi: Có thể có kiết không mà đoạn chứ không phải là Vô nguyệnVô tướng chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có kiết Vô nguyện mà đoạn chứ không phải là không, Vô tướng chăng?

Đáp: Có, nghĩa là kiết do kiến tập-kiến đạo mà đoạn, Vô nguyện đoạn.

Hỏi: Có thể có kiết Vô tướng mà đoạn chứ không phải là KhôngVô nguyện chăng?

Đáp: Có, nghĩa là kiết do kiến diệt mà đoạn Vô tướng đoạn.

Hỏi: Có thể có kiết Không-Vô nguyện đoạn chứ không phải là Vô tướng chăng?

Đáp: Có, nghĩa là kiết do kiến khổ mà đoạn, Không-Vô nguyện đoạn.

Hỏi: Có thể có kiết không, Vô tướng mà đoạn, không phải Vô nguyện chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có kiết Vô nguyện, Vô tướng mà đoạn, không phải là không chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có kiết do Không-Vô nguyện, Vô tướng mà đoạn chăng?

Đáp: Có, nghĩa là kiết do học kiến tích tu mà đoạn, Không-Vô nguyện-Vô tướng đoạn.

Hỏi: Có kiết không phải do Không-Vô nguyện-Vô tướng đoạn mà chính nó đã đoạn chăng?

Đáp: Có, nghĩa là kiết do phàm phu mà đoạn.

Hỏi: Thế nào là tác ý nhập chánh tánh ly sinh?

Đáp: Hoặc tư duy về vô thường, hoặc Khổ, hoặc không, hoặc Vô ngã.

Hỏi: Hành hệ thuộc cõi nào nhập chánh tánh ly sinh?

Đáp: Hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Tận trí nên nói là đối với thân thuận theo thân, quán niệm trụ chăng? Cho đến nên nói đối với pháp, thuận theo pháp, quán niệm trụ chăng?

Đáp: Tận trí nên nói hoặc đối với thân thuận theo thân, quán niệm trụ. Hoặc đối với thọ, hoặc đối với tâm, hoặc đối với pháp, thuận theo pháp quán niệm trụ. Như tận trí, vô sinh trí cũng như vậy.

Hỏi: Những niềm vui vô lậu của tĩnh lự thứ nhất, những niềm vui

của các giác chi như khinh an…, hai niềm vui này có gì sai biệt?

Đáp: Không có sai biệt.

Hỏi: Những niềm vui vô lậu của tĩnh lự thứ hai, những niềm vui của các giác chi như khinh an…, hai niềm vui này có gì sai biệt?

Đáp: Không có sai biệt.

Hỏi: Nếu từ đẳng trì xuất, thì đó là sở duyên chăng? Giả sử từ sở duyên xuất, thì đó là đẳng trì chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có từ đẳng trì xuất mà không phải là sở duyên, nghĩa là như có một tư duy về tướng này, nhập tĩnh lự thứ nhất, lúc ấy lại tư duy về tướng ấy mà nhập tĩnh lự thứ hai.

2. Có từ sở duyên xuất mà không phải là đẳng trì, nghĩa là như có một tư duy về tướng này, nhập tĩnh lự thứ nhất, lúc ấy không xuất tĩnh lự thứ nhất, lại tư duy về tướng khác.

3. Có từ đẳng trì xuất cũng là sở duyên, nghĩa là như có một tư duy về tướng này, nhập tĩnh lự thứ nhất, lúc ấy lại tư duy về tướng khác mà nhập tĩnh lự thứ hai.

4. Không phải từ đẳng trì xuất cũng không phải sở duyên, nghĩa là như có một tư duy về tướng này, nhập tĩnh lự thứ nhất, dừng lại rồi trải qua nhiều thời gian.

Như nói: “Bí-sô! Cho đến tưởng định, có năng lực thấu triệt Thánh chỉ, đệ tử của Đức Thế Tôn sinh nơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ”.

Hỏi: Đệ tử ấy dựa vào định nào mà đạt được quả A-la-hán?

Đáp: Vô lậu thuộc Vô sở hữu xứ .

Như Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nói: “Hiền giả! Tôi tự nhớ lại, đã trụ định Vô sở hữu xứ, ở bên ao Mạn đà chỉ ni, nghe tiếng gầm rống của rất nhiều loài voi và rồng”.

Hỏi: Tôn giả lúc ấy là nghe trong định hay là nghe lúc khởi định?

Đáp: Khởi định mà nghe chứ không phải là ở trong định.

Hỏi: Đối với bất định, tất cả bất định đó không phải là thông tuệ mà thuộc về vô minh chăng?

Đáp: Các bất định, tất cả bất định đó không phải là thông tuệ mà thuộc về vô minh.

Có lúc không phải là thông tuệ, thuộc về vô minh mà không phải bất định, nghĩa là tà định.

Hỏi: Đối với định, tất cả định đó là thông tuệ, thuộc về minh chăng?

Đáp: Các thông tuệ, thuộc về minh, tất cả tuệ minh ấy là định Có định mà định ấy không phải là thông tuệ, thuộc về vô minh, nghĩa là tà định.

Hỏi: Đối với bất định, hầu hết bất định đó đều không thành tựu các giác chi chăng?

Đáp: Đối với các bất định, tất cả bất định ấy không thành tựu các giác chi. Có lúc không thành tựu các giác chi mà không phải bất định, nghĩa là tà định.

Hỏi: Đối với định, tất cả định đó đều thành tựu các giác chi chăng?

Đáp: Đối với định, tất cả định đó đều thành tựu các giác chi. Có định mà không thành tựu các giác chi, nghĩa là tà định.

Hỏi: Đối với việc thành tựu các giác chi đó là thành tựu pháp vô lậu chăng?

Đáp: Những thành tựu về các giác chi, đó là thành tựu pháp vô lậu. Có thành tựu pháp vô lậu nhưng không phải là các giác chi, nghĩa là các phàm phu.

Hỏi: Đối với việc không thành tựu các giác chi, đó là không thành tựu pháp vô lậu chăng?

Đáp: Đều thành tựu pháp vô lậu. Không thành tựu về các giác chi, nghĩa là các phàm phu.

Hỏi: Vào lúc đạt được các giác chi, lúc ấy đạt được pháp vô lậu chăng?

Đáp: Vào lúc đạt được các giác chi, lúc ấy đạt được pháp vô lậu. Có lúc đạt được pháp vô lậu nhưng không phải là các giác chi, đó là những phàm phu.

Hỏi: Vào lúc xả các giác chi, lúc ấy xả pháp vô lậu chăng?

Đáp: Không hoàn toàn xả các giác chi, cũng không hoàn toàn xả pháp vô lậu.

Hỏi: Vào lúc lui sụt các giác chi, lúc ấy lui sụt pháp vô lậu chăng?

Đáp: Không hoàn toàn lui sụt các giác chi, cũng không có hoàn toàn lui sụt pháp vô lậu.

Hỏi: Vào lúc chưa đoạn, lúc ấy chưa biết khắp chăng?

Đáp: Vào lúc chưa biết khắp, thì lúc ấy là chưa đoạn. Có lúc chưa đoạn nhưng không phải là chưa biết khắp, nghĩa là nếu trí biết khắp vì đã biết khắp chứ không phải là đoạn, biết khắp vốn là đã đoạn.

Hỏi: Vào lúc đã đoạn, lúc ấy đã biết khắp chăng?

Đáp: Vào lúc đã đoạn lúc ấy đã biết khắp. Có lúc đã biết khắp nhưng không phải là đã đoạn, nghĩa là như trí biết khắp vốn là đã biết khắp chứ không phải là đoạn, biết khắp vốn là đã đoạn.

Hỏi: Có những người vào đời này mắt không thấy sắc, người ấy dựa vào pháp nào dẫn phát thiên nhãn?

Đáp: Như có một người đạt được tự tánh sinh, nghĩ nhớ trước kia trong đời khác, mắt đã từng trông thấy sắc, người ấy dựa vào đây cho nên dẫn phát thiên nhãn.

Hỏi: Có những người vào đời này tai không nghe tiếng, người ấy đã dựa vào pháp nào dẫn phát thiên nhĩ?

Đáp: Như có một người đạt được tự tánh sinh, nghĩ nhớ trước kia trong đời khác, tai đã từng nghe tiếng, người ấy dựa vào đây cho nên dẫn phát thiên nhĩ.

Hỏi: Vì sao khi phàm phu thoái lui thì tăng thâm kiết do kiến-tu mà đoạn? Khi đệ tử của Đức Thế Tôn lui sụt chỉ tăng thêm kiết do tu mà đoạn?

Đáp: Phàm phu dùng đạo này để đoạn kiết do kiến mà đoạn, thì dùng đạo này để đoạn kiết do tu mà đoạn cho nên khi phàm phu lui sụt, hai kiết đều tăng thêm. Đệ tử của Đức Thế Tôn dùng đạo này để đoạn kiết do kiến mà đoạn, quyết định không lui sụt đối với đạo này, lại dùng đạo khác để đoạn kiết do tu mà đoạn. Phàm phu kia đối với đạo khác có lui sụt hoặc không lui sụt. Đệ tử của Đức Thế Tôn, giả sử dùng đạo này đoạn kiết do kiến mà đoạn, cũng dùng đạo này để đoạn kiết do tu mà đoạn, nên các đệ tử của Đức Thế Tôn cũng không lui sụt.

Hỏi: Vì lẽ gì ba quả trên có lui sụt mà không phải là quả Dự lưu?

Đáp: Kiết do tu mà đoạn dựa vào sự có dấy khởi, nghĩa là có tướng tịnh, có tướng bất tịnh. Thánh giả kia do tác ý phi lý khi quán tướng tịnh, thế là lui sụt đối với tưởng bất tịnh. Kiết do kiến mà đoạn dựa vào sự không có dấy khởi, không có một pháp nào là ngã-ngã sở, có thể khiến cho Thánh giả kia lui sụt khi quán về kiến chấp vô ngã.

Hỏi: Khi lui sụt ba quả trên, những điều đạt được về căn-lậu vô lậu-giác chi-đạo chi, nên nói là đã từng được mà được, hay chưa từng được mà được?

Đáp: Nên nói là đã từng được mà được.

Hỏi: Khi mất ở cõi Vô sắc, sinh cõi Dục, các uẩn-giới-xứ đã đạt được, với căn thiện-bất thiện-vô ký, tùy miên kiết-phược, tùy phiền não triền, nên nói là đã từng được mà được, hay chưa từng được mà được?

Đáp: Nên nói là pháp thiện-ô nhiễm đã từng được mà được, pháp dị thục chưa từng được mà được.

Hỏi: Khi mất ở cõi Vô sắc, sinh cõi Sắc, các uẩn-giới-xứ đã đạt được, với căn thiện, vô ký, tùy miên kiết, phược, tùy phiền não triền, nên nói là đã từng được mà được, hay chưa từng được mà được?

Đáp: Nên nói là pháp thiện-ô nhiễm đã từng được mà được, pháp dị thục chưa từng được mà được.

Khi mất ở cõi Sắc, sinh cõi Dục, các uẩn-giới-xứ … đã đạt được, như đã nói mất ở cõi Vô sắc, sinh cõi Dục.

Hỏi: Dựa vào tĩnh lự thứ nhất, khi dẫn phát đạo thần cảnh thông, lúc ấy xa nhất là đến nơi nào xa?

Đáp: Cho đến cõi trời Phạm thế.

Hỏi: Dựa vào tĩnh lự thứ nhất, khi dẫn phát đạo thiên nhĩ thông, lúc ấy xa nhất là đến nơi nào xahệ thuộc cõi nào?

Đáp: Cho đến cõi trời Phạm thế.

Hỏi: Dựa vào tĩnh lự thứ nhất, khi dẫn phát đạo tha tâm thông, lúc ấy biết xa nhất là tâm-tâm sở pháp hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Cho đến cõi trời Phạm thế.

Hỏi: Dựa vào tĩnh lự thứ nhất, khi dẫn phát đạo túc trụ tùy niệm thông, lúc ấy nhớ lại xa nhất là sự việc của túc trụ hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Cho đến cõi trời Phạm thế.

Hỏi: Dựa vào tĩnh lự thứ nhất, khi dẫn phát đạo thiên nhãn thông, lúc ấy nhìn thấy xa nhất là sắc hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Cho đến cõi trời Phạm thế.

Như dựa vào tĩnh lự thứ nhất, cho đến dựa vào tĩnh lự thứ tư, mỗi tĩnh lự đều tùy thuộc xứ mình, nói rộng ra cũng như vậy.

Hỏi: Nếu đối với khổ tư duy về khổ, đạt được quả A-la-hán, thì lúc ấy tư duy đến khổ hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu đối với tập, tư duy về tập, đạt được quả A-la-hán, thì lúc ấy tư duy đến tập hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Tập thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu đối với diệt tư duy về diệt, đạt được quả A-la-hán, thì lúc ấy tư duy đến các hành diệt hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc các hành diệt hệ thuộc cõi SắcVô sắc.

Hỏi: Nếu đối với đạo, tư duy về đạo, đạt được quả A-la-hán, thì lúc ấy tư duy đến các hành có năng lực đoạn đạo hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hoặc các hành có năng lực đoạn đạo hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc.