LUẬN A TỲ ĐẠT MA PHÁT TRÍ
Hán dịch: Tác giả: Tôn giả Ca Đa Diễn Ni Tử
Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng

 

Chương 5: ĐẠI CHỦNG UẨN

Phẩm 1: BÀN VỀ ĐẠI TẠO

Xứ do bốn đại chủng tạo ra,

Có bao nhiêu bốn-hai-năm-ba,

Đại tạo thành tựu-không thành tựu,

Đại thành tựu đối với bốn tạo,

Chỉ thành tựu bốn đại sở tạo,

Đại chủng và tất cả bảy loại,

Dựa vào định diệt và trụ quả,

Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Hỏi: Xứ do đại chủng tạo, bao nhiêu hữu kiến?

Đáp: Một.

Hỏi: Bao nhiêu vô kiến?

Đáp: Tám và phần ít của hai xứ.

Hỏi: Bao nhiêu hữu đối?

Đáp: Chín và phần ít của một xứ.

Hỏi: Bao nhiêu vô đối?

Đáp: Phần ít của một xứ.

Hỏi: Bao nhiêu hữu lậu?

Đáp: Chín và phần ít của hai xứ.

Hỏi: Bao nhiêu vô lậu?

Đáp: Phần ít của một xứ.

Hỏi: Bao nhiêu hữu vi?

Đáp: Chín và phần ít của hai xứ.

Hỏi: Bao nhiêu vô vi?

Đáp: Không có.

Hỏi: Bao nhiêu quá khứ?

Đáp: Mười và phần ít của một xứ. Hỏi: Bao nhiêu vị lai?

Đáp: Mười và phần ít của một xứ. Hỏi: Bao nhiêu hiện tại?

Đáp: Mười và phần ít của một xứ.

Hỏi: Bao nhiêu thiện?

Đáp: Phần ít của ba xứ.

Hỏi: Bao nhiêu bất thiện?

Đáp: Phần ít của ba xứ.

Hỏi: Bao nhiêu vô ký?

Đáp: Bảy và phần ít của ba xứ.

Hỏi: Bao nhiêu hệ thuộc cõi Dục?

Đáp: Hai phần ít của chín.

Hỏi: Bao nhiêu hệ thuộc cõi Sắc?

Đáp: Phần ít của chín.

Hỏi: Bao nhiêu hệ thuộc cõi Vô sắc?

Đáp: Không có.

Hỏi: Bao nhiêu học?

Đáp: Phần ít của một.

Hỏi: Bao nhiêu vô học?

Đáp: Phần ít của một xứ.

Hỏi: Bao nhiêu phi học phi vô học?

Đáp: Chín và phần ít của hai xứ.

Hỏi: Bao nhiêu do kiến đoạn?

Đáp: Không có.

Hỏi: Bao nhiêu do tu đoạn?

Đáp: Chín và phần ít của hai xứ.

Hỏi: Bao nhiêu không đoạn?

Đáp: Phần ít của một xứ.

Hỏi: Nếu thành tựu đại chủng, thì lúc ấy thành tựu sắc do bốn đại tạo ra (Sở tạo sắc) chăng?

Đáp: Thành tựu các đại chủng, thì lúc ấy nhất định thành tựu sắc sở tạo. Có thành tựu sắc sở tạo mà không phải là đại chủng, nghĩa là các Thánh giả sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu không phải là đại chủng, thì lúc ấy không phải là sắc sở tạo chăng?

Đáp: Đối với không phải là sắc sở tạo, thì lúc ấy không phải là đại chủng. Có lúc không phải là đại chủng mà cũng không phải là sắc sở tạo, nghĩa là Thánh giả sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu đại chủng, thì lúc ấy thành tựu sắc thiện chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có thành tựu đại chủng mà không phải là sắc thiện, nghĩa là ở trong vỏ trứng, hoặc các phàm phu ở trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục, thì sẽ trụ nơi không luật nghi và không phải luật nghi không phải là không luật nghi, không có thân-ngữ biểu thiện, giả sử có mà mất.

2. Có thành tựu sắc thiện mà không phải là đại chủng, nghĩa là Thánh giả sinh nơi cõi Vô sắc.

3. Có thành tựu đại chủng cũng là sắc thiện, nghĩa là các Thánh giả ở trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi luật nghi, hoặc trụ nơi không luật nghi và không phải luật nghi không phải là không luật nghi, hiện có thân-ngữ biểu thiện, hoặc trước có không mất; hoặc sinh nơi cõi Sắc.

4. Không phải là đại chủng, cũng không phải là sắc thiện, nghĩa là phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu đại chủng thì lúc ấy thành tựu sắc bất thiện chăng?

Đáp: Có thành tựu sắc bất thiện, A-la-hán kia nhất định sẽ thành tựu đại chủng. Có thành tựu đại chủng không phải là sắc bất thiện, nghĩa là ở trong vỏ trứng và ở trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi luật nghi và không phải luật nghi không phải là không luật nghi, không có thân-ngữ biểu bất thiện, giả sử có mà mất; hoặc sinh nơi cõi Sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu đại chủng, thì lúc ấy thành tựu sắc hữu phú vô ký chăng?

Đáp: Đối với thành tựu sắc hữu phú vô ký, A-la-hán kia nhất định sẽ thành tựu đại chủng. Có thành tựu đại chủng mà không phải là sắc hữu phú vô ký, nghĩa là sinh nơi cõi Dục; hoặc sinh nơi cõi Sắc, hiện không có thân-ngữ biểu hữu phú vô ký.

Hỏi: Nếu thành tựu đại chủng, thì lúc ấy thành tựu sắc vô phú vô ký chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc vô phú vô ký, thì lúc ấy thành tựu đại chủng chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu đại chủng, thì lúc ấy thành tựu sắc thiện-bất thiện chăng?

Đáp: Có thành tựu đại chủng mà không phải là sắc thiện-bất thiện, nghĩa là ở trong vỏ trứng, hoặc phàm phu ở trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi không phải luật nghi không phải là không luật nghi, không có thân-ngữ biểu thiện và bất thiện, giả sử có mà mất. Có thành tựu đại chủng cũng là sắc thiện mà không phải là sắc bất thiện, nghĩa là sắc bất thiện, nghĩa là Thánh giả trú trong thai tạng; hoặc sinh nơi cõi Dục, trú vào luật nghi, không có thân-ngữ biểu bất thiện, giả sử có mà mất; hoặc trú vào nơi không phải luật nghi không phải là không luật nghi, hiện có thân-ngữ biểu thiện, hoặc trước có mà không mất, không có thân-ngữ biểu bất thiện, giả sử có mà mất; hoặc sanh thuộc cõi Sắc. Có thành tựu đại chủng cũng là sắc bất thiện mà không phải là sắc thiện, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi không luật nghi, không có thân-ngữ biểu thiện, giả sử có mà mất; hoặc trụ nơi không phải luật nghi không phải là không luật nghi, hiện có thân-ngữ biểu bất thiện, hoặc trước có mà không mất, không có thân-ngữ biểu thiện, giả sử có mà mất. Có thành tựu đại chủng cũng là sắc thiện và bất thiện, nghĩa là sinh nơi cõi Dục trú trong luật nghi, hiện có thân-ngữ biểu bất thiện, hoặc trước có mà không mất; hoặc trú nơi không luật nghi, hiện có thânngữ biểu thiện, hoặc trước có mà không mất; hoặc trú nơi không phải luật nghi không phải là không luật nghi, hiện có thân-ngữ biểu thiện và bất thiện, hoặc trước có mà không mất.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc thiện-bất thiện, thì lúc ấy thành tựu đại chủng chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu đại chủng, thì lúc ấy thành tựu sắc thiện-hữu phú vô ký chăng?

Đáp: Có thành tựu đại chủng, không phải là sắc thiện-hữu phú vô ký, nghĩa là ở trong vỏ trứng, hoặc phàm phu ở trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi không luật nghi và không phải luật nghi không phải là không luật nghi, không có thân-ngữ biểu thiện, giả sử mà mất.

Có thành tựu đại chủng và sắc thiện, không phải là sắc hữu phú vô ký, nghĩa là Thánh giả trụ trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi luật nghi, hoặc trụ nơi không luật nghi và không phải luật nghi không phải là không luật nghi, hiện có thân-ngữ biểu thiện, hoặc trước có màkhông mất; hoặc sinh nơi cõi Sắc hiện không có thân-ngữ biểu hữu phú vô ký.

Có thành tựu đại chủng cũng là sắc thiện-hữu phú vô ký, nghĩa là sinh nơi cõi Sắc hiện có thân-ngữ biểu hữu phú vô ký.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc thiện-hữu phú vô ký, thì lúc ấy thành tựu đại chủng chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu đại chủng, thì lúc ấy thành tựu sắc thiện-vô phú vô ký chăng?

Đáp: Có thành tựu đại chủng, cũng là sắc vô phú vô ký mà không phải là sắc thiện, nghĩa là ở trong vỏ trứng, hoặc phàm phu ở trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi không luật nghi và không phải luật nghi không phải là không luật nghi, không có thân-ngữ biểu thiện, giả sử mà mất.

Có thành tựu đại chủng cũng là sắc thiện-vô phú vô ký, nghĩa là Thánh giả trụ trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi luật nghi, hoặc trụ nơi không luật nghi và không phải luật nghi không phải là không luật nghi, hiện có thân-ngữ biểu thiện, hoặc trước có mà không mất. Hoặc sinh nơi cõi Sắc hiện không có thân-ngữ biểu vô phú vô ký.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc thiện-vô phú vô ký, thì lúc ấy thành tựu đại chủng chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu đại chủng, thì lúc ấy thành tựu sắc bất thiệnhữu phú vô ký chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Nếu thành tựu đại chủng, thì lúc ấy thành tựu sắc bất thiệnvô phú vô ký chăng?

Đáp: Có thành tựu đại chủng cũng là sắc vô phú vô ký mà không phải là sắc bất thiện, nghĩa là ở trong vỏ trứng, hoặc phàm phu ở trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi luật nghi và không phải luật nghi không phải là không luật nghi, không có thân-ngữ biểu bất thiện, giả sử mà mất; hoặc sinh nơi cõi Sắc.

Có thành tựu đại chủng cũng là sắc bất thiện-vô phú vô ký, nghĩa là hoặc sinh nơi cõi Dục, trụ nơi không luật nghi, hoặc trụ nơi luật nghi và không phải luật nghi không phải là không luật nghi, hiện có thânngữ biểu bất thiện, hoặc trước có mà không mất.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc bất thiện-vô phú vô ký, thì lúc ấy thành tựu đại chủng chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu đại chủng, thì lúc ấy thành tựu sắc hữu phú vô ký và vô phú vô ký chăng?

Đáp: Có thành tựu đại chủng, cũng là sắc vô phú vô ký mà không phải là sắc hữu phú vô ký, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, hoặc sinh nơi cõi Sắc hiện không có thân-ngữ biểu hữu phú vô ký.

Có thành tựu đại chủng cũng là sắc hữu phú vô ký và vô phú vô ký, nghĩa là sinh nơi cõi Sắc, hiện có thân-ngữ biểu hữu phú vô ký.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc hữu phú vô ký và vô phú vô ký, thì lúc ấy thành tựu đại chủng chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu đại chủng, thì lúc ấy thành tựu sắc thiện-bất thiện-hữu phú vô ký chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Nếu thành tựu đại chủng, thì lúc ấy thành tựu sắc thiện-bất thiện-vô phú vô ký chăng?

Đáp: Có thành tựu đại chủng, cũng là sắc vô phú vô ký mà không phải là sắc thiện-bất thiện, nghĩa là ở trong vỏ trứng, hoặc phàm phu trụ trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi không phải luật nghi không phải là không luật nghi, không có thân-ngữ biểu thiện-bất thiện, giả sử mà mất.

Có thành tựu đại chủng, cũng là sắc thiện-vô phú vô ký, không phải là sắc bất thiện, nghĩa là Thánh giả trụ trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi luật nghi, không có thân-ngữ-biểu bất thiện, giả sử mà mất; hoặc trụ nơi không phải luật nghi không phải là không luật nghi hiện có thân-ngữ biểu thiện, hoặc trước đã có mà không mất, không có thân-ngữ biểu bất thiện, giả sử mà mất; hoặc sinh nơi cõi Sắc

Có thành tựu đại chủng cũng là sắc bất thiện-vô phú vô ký mà không phải là sắc thiện, nghĩa là sinh nơi cõi Dục trụ nơi không luật nghi, không có thân-ngữ biểu thiện, giả sử mà mất. Hoặc trụ nơi không phải luật nghi không phải là không luật nghi hiện có thân-ngữ biểu bất thiện, hoặc trước đã có mà không mất, không có thân-ngữ biểu thiện, giả sử mà mất.

Có thành tựu đại chủng cũng là sắc thiện-bất thiện-vô phú-vô ký, nghĩa là sinh nơi cõi Dục trụ nơi luật nghi, hiện có thân-ngữ biểu bất thiện, hoặc trước đã có mà không mất, hoặc trụ nơi không luật nghi, hiện có thân-ngữ biểu thiện, hoặc trước đã có mà không mất. Hoặc trụ nơi không phải luật nghi không phải là không luật nghi hiện có thânngữ biểu thiện-bất thiện, hoặc trước đã có mà không mất.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc thiện-bất thiện-vô phú vô ký, thì lúc ấy thành tựu đại chủng chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu đại chủng, thì lúc ấy thành tựu sắc thiện hữu phú vô ký và vô phú vô ký chăng?

Đáp: Có thành tựu đại chủng cũng là sắc vô phú vô ký mà không phải là sắc thiện-hữu phú vô ký, nghĩa là ở trong vỏ trứng, hoặc phàm phu ở trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi không luật nghi và không phải luật nghi không phải là không luật nghi, không có thân-ngữ biểu thiện, giả sử mà mất.

Có thành tựu đại chủng, cũng là sắc thiện-vô phú vô ký, không phải sắc hữu phú vô ký, nghĩa là Thánh giả trụ trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi luật nghi, hoặc trụ nơi không luật nghi và không phải luật nghi không phải là không luật nghi hiện có thân-ngữ biểu thiện, hoặc trước đã có mà không mất; hoặc sinh nơi cõi Sắc, hiện không có thân-ngữ biểu hữu phú vô ký.

Có thành tựu đại chủng cũng là sắc thiện-hữu phú vô ký và vô phú vô ký, nghĩa là sinh nơi cõi Sắc, hiện có thân-ngữ biểu hữu phú vô ký.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc thiện hữu phú vô ký và vô phú vô ký, thì lúc ấy thành tựu đại chủng chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu đại chủng, thì lúc ấy thành tựu sắc bất thiệnhữu phú vô ký và vô phú vô ký chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Nếu thành tựu đại chủng, thì Lúc ấy thành tựu sắc thiện-bất thiện-hữu phú vô ký và vô phú vô ký chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc thiện, thì Lúc ấy thành tựu sắc bất thiện chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có thành tựu sắc thiện, không phải là sắc bất thiện, nghĩa là Thánh giả trụ trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi luật nghi, không có thân-ngữ biểu bất thiện, giả sử mà mất. Hoặc trụ nơi không phải luật nghi không phải là không luật nghi hiện có thân-ngữ biểu thiện, hoặc trước đã có mà không mất, không có thân-ngữ biểu bất thiện, giả sử mà mất; hoặc sinh nơi cõi Sắc, hoặc Thánh giả sinh nơi cõi Vô sắc.

2. Có thành tựu sắc bất thiện mà không phải là sắc thiện, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi không luật nghi, không có thân-ngữ biểu thiện, giả sử mà mất. Hoặc trụ nơi không phải luật nghi không phải là không luật nghi hiện có thân-ngữ biểu bất thiện, hoặc trước đã có mà không mất, không có thân-ngữ biểu thiện, giả sử mà mất.

3. Có thành tựu sắc thiện cũng là sắc bất thiện, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi luật nghi, hiện có thân-ngữ biểu bất thiện, hoặc trước đã có mà không mất. Nếu đã trụ nơi không luật nghi hiện có thân-ngữ biểu thiện, hoặc trước đã có mà không mất. Nếu đã trụ nơi không phải luật nghi không phải là không luật nghi, hiện có thân-ngữ thiện-bất thiện, hoặc trước đã có mà không mất.

4. Không phải là sắc thiện và sắc bất thiện, nghĩa là ở trong vỏ trứng, hoặc phàm phu ở trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục, trụ nơi không phải luật nghi không phải là không luật nghi, không có thân-ngữ biểu thiện-bất thiện, giả sử mà mất, hoặc phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc thiện, thì Lúc ấy thành tựu sắc hữu phú vô ký chăng?

Đáp: Đối với thành tựu sắc hữu phú vô ký, Thánh giả kia nhất định sẽ thành tựu sắc thiện. Hoặc đã thành tựu sắc thiện mà không phải là sắc hữu phú vô ký, nghĩa là Thánh giả trụ trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi luật nghi, hoặc trụ nơi không luật nghi và không phải là không luật nghi không phải là luật nghi, hiện có thân-ngữ biểu thiện, hoặc trước đã có mà không mất, hoặc sinh nơi cõi Sắc hiện không có thân-ngữ biểu hữu phú vô ký; hoặc Thánh giả sinh nơi cõi vô sắc

Hỏi: Nếu thành tựu sắc thiện mà thì Lúc ấy phải là sắc vô phú vô ký chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có thành tựu sắc thiện mà không phải là sắc vô phú vô ký, nghĩa là Thánh giả sinh nơi cõi Vô sắc.

2. Có thành tựu sắc vô phú vô ký mà không phải là sắc thiện, nghĩa là ở trong vỏ trứng, hoặc phàm phu trụ trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục, trụ nơi không luật nghi và không phải luật nghi không phải là không luật nghi, không có thân-ngữ biểu thiện, giả sử mà mất.

3. Có thành tựu sắc thiện cũng là sắc vô phú vô ký, nghĩa là Thánh giả trụ trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi luật nghi. Hoặc trụ nơi không luật nghi và không phải luật nghi không phải là không luật nghi, hiện có thân-ngữ biểu thiện, hoặc trước đã có mà không mất.

4. Không phải là sắc thiện và sắc vô phú vô ký, nghĩa là phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc thiện, thì Lúc ấy thành tựu sắc bất thiệnhữu phú vô ký chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc thiện, thì Lúc ấy thành tựu sắc bất thiệnvô phú vô ký chăng?

Đáp: Có thành tựu sắc thiện mà không phải là sắc bất thiện-vô phú vô ký, nghĩa là Thánh giả sinh nơi cõi Vô sắc.

Có thành tựu sắc thiện cũng là sắc vô phú vô ký mà không phải là sắc bất thiện, nghĩa là Thánh giả trụ trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi luật nghi, không có thân-ngữ biểu bất thiện, giả sử mà mất. Hoặc trụ nơi không phải luật nghi không phải là không luật nghi, hiện có thân-ngữ biểu thiện, hoặc trước đã có mà không mất, không có thânngữ biểu bất thiện, giả sử mà mất; hoặc sinh nơi cõi sắc.

Có thành tựu sắc thiện cũng là sắc bất thiện-vô phú vô ký, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi luật nghi, hiện có thân-ngữ biểu bất thiện, hoặc trước đã có mà không mất. Hoặc trụ nơi không luật nghi hiện có thân-ngữ biểu thiện, hoặc trước đã có mà không mất; hoặc trụ nơi không phải luật nghi không phải là không luật nghi, hiện có thân-ngữ biểu thiện-bất thiện, hoặc trước đã có mà không mất.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc bất thiện-vô phú vô ký, thì Lúc ấy thành tựu sắc thiện chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu, hoặc không phải là.

Thế nào là thành tựu? Tức là như trên đã nói.

Thế nào là không phải là? Nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi không luật nghi, không có thân-ngữ biểu thiện, giả sử mà mất; hoặc trú nơi không phải luật nghi không phải là không luật nghi, hiện có thân-ngữ biểu bất thiện, hoặc trước đã có mà không mất, không có thân-ngữ biểu thiện, giả sử có mà mất.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc thiện, thì Lúc ấy thành tựu sắc hữu phú vô ký và vô phú vô ký chăng?

Đáp: Có thành tựu sắc thiện mà không phải là sắc hữu phú vô ký và vô phú vô ký, nghĩa là Thánh giả sinh nơi cõi Vô sắc.

Có thành tựu sắc thiện, cũng là sắc vô phú vô ký, không phải là sắc hữu phú vô ký, nghĩa là Thánh giả trụ trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi luật nghi, hoặc trụ nơi không luật nghi và không phải luật nghi không phải là không luật nghi hiện có thân-ngữ biểu thiện, hoặc trước đã có mà không mất; hoặc sinh nơi cõi Sắc hiện không có thân-ngữ biểu hữu phú vô ký.

Có thành tựu sắc thiện cũng là sắc hữu phú vô ký và vô phú vô ký, nghĩa là sinh nơi cõi Sắc, hiện có thân-ngữ biểu hữu phú vô ký.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc hữu phú vô ký và vô phú vô ký, thì Lúc ấy thành tựu sắc thiện chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc thiện, thì Lúc ấy thành tựu sắc bất thiệnhữu phú vô ký và vô phú vô ký chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc bất thiện, thì Lúc ấy thành tựu sắc hữu phú vô ký chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc bất thiện, thì Lúc ấy thành tựu sắc vô phú vô ký chăng?

Đáp: Đối với thành tựu sắc bất thiện, Thánh giả kia nhất định sẽ thành tựu sắc vô phú vô ký. Có thành tựu sắc vô phú vô ký mà không phải là sắc bất thiện, nghĩa là ở trong vỏ trứng, trụ trong thai tạng; hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi luật nghi và không phải luật nghi không phải là không luật nghi, không có thân-ngữ biểu bất thiện, giả sử mà mất; hoặc sinh nơi cõi Sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc bất thiện thì lúc ấy thành tựu sắc hữu phú vô ký và vô phú vô ký chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc hữu phú vô ký, thì Lúc ấy thành tựu sắc vô phú vô ký chăng?

Đáp: Đối với thành tựu sắc hữu phú vô ký, thì lúc ấy nhất định sẽ thành tựu sắc vô phú vô ký. Có thành tựu sắc vô phú vô ký mà không phải là sắc hữu phú vô ký, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, hoặc sinh nơi cõi Sắc, hiện không có thân-ngữ biểu hữu phú vô ký.

Hỏi: Đối với bốn đại chủng và sắc sở tạo, thì Lúc ấy dựa vào định nào diệt?

Đáp: Dựa vào bốn định, hoặc dựa vào vị chí mà diệt.

Hỏi: Tầm tứ hữu đối xúc, dựa vào định nào diệt?

Đáp: Dựa vào định thứ nhất, hoặc dựa vào vị chí mà diệt.

Hỏi: Lạc căn dựa vào định nào diệt?

Đáp: Dựa vào ba định, hoặc dựa vào vị chí mà diệt.

Hỏi: Hỷ căn dựa vào định nào diệt?

Đáp: Dựa vào hai định, hoặc dựa vào vị chí mà diệt.

Hỏi: Khổ căn, ưu căn, đoan thực dựa vào định nào diệt?

Đáp: Dựa vào vị chí mà diệt.

Hỏi: Xả căn-xúc-tư-thức thực dựa vào định nào diệt?

Đáp: Dựa vào bảy định, hoặc dựa vào vị chí mà diệt.

Hỏi: Đối với bốn đại chủng và sắc sở tạo, tầm-từ-hữu đối-xúc-lạc căn-hỷ căn, đã đoạn, đã biết khắp, nên nói trụ quả nào?

Đáp: Quả A-la-hán, hoặc vô sở trụ.

Hỏi: Khổ căn-ưu căn-đoàn thực, đã đoạn-đã biết khắp, nên nói trụ quả nào?

Đáp: Quả Bất hoàn, hoặc quả A-la-hán, hoặc vô sở trụ.

Hỏi: Xả căn-xúc-tư-thức thực đã đoạn-đã biết khắp, nên nói trụ quả nào?

Đáp: Quả A-la-hán.

 

Phẩm 2: BÀN VỀ DUYÊN

Đại chủng tạo ra-căn-xứ-tâm,

Đối với nhau có bao nhiêu duyên,

Tương ưng đại chủng tạo ba đời,

Thế giới biện giải làm thành duyên,

Đại chủng cùng với sắc sở tạo,

Giới và thế làm thành đồng-dị,

Bốn thể thâu nhiếp vào xứ-thức,

Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Hỏi: Đại chủng và đại chủng là bao nhiêu duyên? Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng và sắc sở tạo là bao nhiêu duyên? Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Sắc sở tạo và sắc sở tạo là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Sắc sở tạo và đại chủng là bao nhiêu duyên Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng và tâm-tâm sở pháp là bao nhiêu duyên Đáp: Sở duyên tăng thượng.

Hỏi: Tâm-tâm sở pháp và tâm-tâm sở pháp là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân đẳng vô gián, sở duyên tăng thượng.

Hỏi: Tâm-tâm sở pháp và đại chủng là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng và nhãn xứ là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Nhãn xứ và nhãn xứ là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Nhãn xứ và đại chủng là bao nhiêu duyên?

Đáp: Một tăng thượng. Như nhãn xứ, nhĩ-tỷ-thiệt-thân-hương-vị xứ cũng vậy.

Hỏi: Đại chủng và sắc xứ là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Sắc xứ và sắc xứ là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Sắc xứ và đại chủng là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Như sắc xứ, xứ thanh, xúc cũng vậy.

Hỏi: Đại chủng và ý xứ là bao nhiêu duyên?

Đáp: Sở duyên tăng thượng.

Hỏi: Ý xứ và ý xứ là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân đẳng vô gián, sở duyên tăng thượng.

Hỏi: Ý xứ và đại chủng là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng và pháp xứ là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân, sở duyên tăng thượng.

Hỏi: Pháp xứ và pháp xứ là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân đẳng vô gián, sở duyên tăng thượng.

Hỏi: Pháp xứ và đại chủng là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng và nhãn căn là bao nhiêu duyên? Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Nhãn căn và đại chủng là bao nhiêu duyên?

Đáp: Một tăng thượng. Như nhãn căn, nhĩ-tỷ-thiệt-thân-nam-nữ căn cũng như vậy.

Hỏi: Đại chủng và mạng căn là bao nhiêu duyên?

Đáp: Một tăng thượng.

Hỏi: Mạng căn và đại chủng là bao nhiêu duyên?

Đáp: Một tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng và ý căn là bao nhiêu duyên? Đáp: Sở duyên tăng thượng.

Hỏi: Ý căn và đại chủng là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Như ý căn-lạc-khổ-hỷ-ưu-xả-tín-tinh tiến-niệm-định-tuệ căn cũng như vậy.

Hỏi: Đại chủng và vị tri-đương tri căn là bao nhiêu duyên? Đáp: Sở duyên tăng thượng.

Hỏi: Vị tri-đương tri căn và đại chủng là bao nhiêu duyên?

Đáp: Một tăng thượng. Như vị tri-đương tri căn, dĩ tri căn, cụ tri căn cũng như vậy.

Hỏi: Vì sao bốn đại chủng, cùng sinh-cùng trụ-cùng diệt mà lại không tương ưng? Còn tâm-tâm sở pháp thì cùng sinh-cùng trụ-cùng diệt, lại gọi là tương ưng?

Đáp: Như bốn đại chủng hoặc giảm hoặc tăng, còn tâm-tâm sở pháp thì không như vậy. Vả lại, tâm-tâm sở pháp đều có sở duyên, bốn đại chủng không có sở duyên, không phải là pháp không có sở duyên để có thể nói tương ưng.

Hỏi: Có thể có đại chủng quá khứ tạo ra sắc quá khứ, tạo ra sắc vị lai, hay là tạo ra sắc hiện tại chăng?

Đáp: Đều có.

Hỏi: Có thể có đại chủng vị lai tạo ra sắc vị lai, tạo ra sắc quá khứ, hay là tạo ra sắc hiện tại chăng?

Đáp: Vị lai có, quá khứ và hiện tại không có.

Hỏi: Có thể có đại chủng hiện tại tạo ra sắc hiện tại, tạo ra sắc quá khứ, hay là tạo ra sắc vị lai chăng?

Đáp: Hiện tại và vị lai có, quá khứ không có.

Hỏi: Nếu thành tựu đại chủng quá khứ, thì Lúc ấy thành tựu sắc sở quá khứ tạo ra chăng?

Đáp: Không có thành tựu đại chủng quá khứ, có thành tựu sắc sở quá khứ tạo ra, nghĩa là Thánh giả trụ trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi luật nghi, hoặc trụ nơi không luật nghi, hoặc trụ nơi không phải luật nghi không phải là không luật nghi trước có thân-ngữ biểu không mất, hoặc sinh nơi cõi Sắc, hoặc những người học đã sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu đại chủng quá khứ, thì Lúc ấy thành tựu đại chủng vị lai chăng?

Đáp: Không có thành tựu đại chủng quá khứ-vị lai.

Hỏi: Nếu thành tựu đại chủng quá khứ, thì Lúc ấy thành tựu sắc sở vị lai tạo ra chăng?

Đáp: Không có thành tựu đại chủng quá khứ mà có thành tựu sắc sở vị lai tạo ra, nghĩa là Thánh giả trụ trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục, được tâm thiện thuộc cõi Sắc; hoặc sinh nơi cõi Sắc, hoặc Thánh giả sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu đại chủng quá khứ, thì Lúc ấy thành tựu đại chủng hiện tại chăng?

Đáp: Không có thành tựu đại chủng quá khứ mà có thành tựu đại chủng hiện tại, nghĩa là sinh nơi cõi Dục-Sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu đại chủng quá khứ, thì Lúc ấy thành tựu sắc sở hiện tại tạo ra chăng?

Đáp: Không có thành tựu đại chủng quá khứ, có thành tựu sắc sở hiện tại tạo ra, nghĩa là sinh nơi cõi Dục-Sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc sở quá khứ tạo ra, thì Lúc ấy thành tựu đại chủng vị lai chăng?

Đáp: Không có thành tựu đại chủng vị lai, có thành tựu sắc sở quá khứ tạo ra, nghĩa là Thánh giả trụ trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi luật nghi. Hoặc trụ nơi không luật nghi, hoặc trụ nơi không phải luật nghi không phải là không luật nghi, trước có thân-ngữ biểu không mất, hoặc sinh nơi cõi Sắc, hoặc những người học đã sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc sở quá khứ tạo ra, thì Lúc ấy thành tựu sắc sở vị lai tạo ra chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có thành tựu sắc sở quá khứ tạo ra, không phải là sắc sở vị lai tạo ra, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi luật nghi, không được tâm thiện thuộc cõi Sắc; hoặc trụ nơi không luật nghi, hoặc trụ nơi không phải luật nghi không phải là không luật nghi, trước có thân-ngữ biểu không mất.

2. Có thành tựu sắc sở vị lai tạo ra mà không phải là sắc sở quá khứ tạo ra, nghĩa là A-la-hán sinh nơi cõi Vô sắc.

3. Có thành tựu sắc sở quá khứ tạo ra, cũng là sắc sở vị lai tạo ra, nghĩa là Thánh giả trụ trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục, đạt được tâm thiện thuộc cõi Sắc; hoặc sinh nơi cõi Sắc, hoặc những người học sinh nơi cõi Vô sắc.

4. Không phải là sắc sở quá khứ tạo ra, cũng không phải là sắc sở vị lai tạo ra, nghĩa là ở trong vỏ trứng, hoặc phàm phu ở trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục, trụ nơi không phải luật nghi không phải là không luật nghi, trước đó không có thân-ngữ biểu, giả sử mà mất; hoặc phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc sở quá khứ tạo ra, thì Lúc ấy thành tựu đại chủng hiện tại chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có thành tựu sắc sở quá khứ tạo ra, không phải là đại chủng hiện tại, nghĩa là người học sinh cõi Vô sắc.

2. Có thành tựu đại chủng hiện tại, không phải là sắc sở quá khứ tạo ra, nghĩa là ở trong vỏ trứng, hoặc phàm phu ở trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục, trụ nơi không phải luật nghi không phải là không luật nghi, trước đó không có thân-ngữ biểu, giả sử mà mất.

3. Có thành tựu sắc sở quá khứ tạo ra cũng là đại chủng hiện tại, nghĩa là Thánh giả trụ trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục, trụ nơi luật nghi, hoặc trụ nơi không luật nghi, hoặc trụ nơi không phải luật nghi không phải là không luật nghi, trước đó có thân-ngữ biểu không mất, hoặc sinh nơi cõi Sắc.

4. Không phải là sắc sở quá khứ tạo ra cũng không phải là đại chủng hiện tại, nghĩa là A-la-hán, hoặc phàm phu sinh cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc sở quá khứ tạo ra, thì A-la-hán sẽ thành tựu sắc sở hiện tại tạo ra chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có thành tựu sắc sở quá khứ tạo ra, không phải là sắc sở hiện tại tạo ra, nghĩa là người học đã sinh nơi cõi Vô sắc.

2. Có thành tựu sắc sở hiện tại tạo ra, không phải là sắc sở quá khứ tạo ra, nghĩa là ở trong vỏ trứng, hoặc phàm phu ở trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục, trụ nơi không phải luật nghi không phải là không luật nghi, trước không có thân-ngữ biểu, giả sử có mà mất.

3. Có thành tựu sắc sở quá khứ tạo ra, cũng là sắc sở hiện tại tạo ra, nghĩa là Thánh giả trụ trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục, trụ nơi luật nghi, hoặc trụ nơi không luật nghi, hoặc trụ nơi không phải luật nghi không phải là không luật nghi trước có thân-ngữ biểu không mất, hoặc sinh nơi cõi Sắc.

4. Không phải là sắc sở quá khứ tạo ra, cũng không phải là sắc sở vị lai tạo ra, nghĩa là A-la-hán, hoặc phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu đại chủng vị lai, thì lúc ấy thành tựu sắc sở vị lai tạo ra chăng?

Đáp: Không có thành tựu đại chủng vị lai, có thành tựu sắc sở vị lai tạo ra, nghĩa là Thánh giả trụ trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục, được tâm thiện thuộc cõi Sắc, hoặc sinh nơi cõi Sắc; hoặc Thánh giả sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu đại chủng vị lai, thì Lúc ấy thành tựu đại chủng hiện tại chăng?

Đáp: Không có thành tựu đại chủng vị lai. Có thành tựu đại chủng hiện tại, nghĩa là sinh nơi cõi Dục-Sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu đại chủng vị lai, thì Lúc ấy thành tựu sắc sở hiện tại tạo ra chăng?

Đáp: Không có thành tựu đại chủng vị lai. Có thành tựu sắc sở hiện tại tạo ra, nghĩa là sinh nơi cõi Dục-Sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc sở vị lai tạo ra, thì Lúc ấy thành tựu đại chủng hiện tại chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có thành tựu sắc sở vị lai tạo ra, không phải là đại chủng hiện tại, nghĩa là Thánh giả sinh nơi cõi Vô sắc.

2. Có thành tựu đại chủng hiện tại, không phải là sắc sở vị lai tạo ra, nghĩa là ở trong vỏ trứng, hoặc các phàm phu ổ trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục không được tâm thiện thuộc cõi Sắc.

3. Có thành tựu sắc sở vị lai tạo ra, cũng là đại chủng hiện tại, nghĩa là Thánh giả trụ trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục được tâm thiện thuộc cõi Sắc, hoặc sinh nơi cõi Sắc.

4. Không phải là sắc sở vị lai tạo ra cũng không phải là đại chủng hiện tại, nghĩa là các phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc sở vị lai tạo ra, thì Lúc ấy thành tựu sắc sở hiện tại tạo ra chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có thành tựu sắc sở vị lai tạo ra mà không phải là sắc sở hiện tại tạo ra, nghĩa là Thánh giả sinh nơi cõi Vô sắc.

2. Có thành tựu sắc sở hiện tại tạo ra, không phải là sắc sở vị lai tạo ra, nghĩa là ở trong vỏ trứng, hoặc các phàm phu ở trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục không được tâm thiện thuộc cõi Sắc.

3. Có thành tựu sắc sở vị lai tạo ra, cũng là sắc sở hiện tại tạo ra, nghĩa là Thánh giả trụ trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục được tâm thiện thuộc cõi Sắc; hoặc sinh nơi cõi Sắc.

4. Không phải là sắc sở vị lai tạo ra, cũng không phải là sắc sở hiện tại tạo ra, nghĩa là phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu đại chủng hiện tại, thì Lúc ấy thành tựu sắc sở hiện tại tạo ra chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc sở hiện tại tạo ra, thì Lúc ấy thành tựu đại chủng hiện tại chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Đại chủng quá khứ và đại chủng quá khứ là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng quá khứ và sắc sở quá khứ tạo ra là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Sắc sở quá khứ tạo ra và sắc sở quá khứ tạo ra là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Sắc sở quá khứ tạo ra và đại chủng quá khứ là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng quá khứ và đại chủng vị lai là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng vị lai và đại chủng vị lai là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng vị lai và đại chủng quá khứ là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng quá khứ và sắc sở vị lai tạo ra là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Sắc sở vị lai tạo ra và sắc sở vị lai tạo ra là bao nhiêu duyên?

Đáp: Một tăng thượng.

Hỏi: Sắc sở vị lai tạo ra và đại chủng quá khứ là bao nhiêu duyên?

Đáp: Một tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng quá khứ và đại chủng hiện tại là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng hiện tại và đại chủng hiện tại là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng hiện tại và đại chủng quá khứ là bao nhiêu duyên?

Đáp: Một tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng quá khứ và sắc sở hiện tại tạo ra là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Sắc sở hiện tại tạo ra và sắc sở hiện tại tạo ra là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Sắc sở hiện tại tạo ra và đại chủng quá khứ là bao nhiêu duyên?

Đáp: Một tăng thượng.

Hỏi: Sắc sở quá khứ tạo ra và đại chủng vị lai là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng vị lai và sắc sở quá khứ tạo ra là bao nhiêu duyên?

Đáp: Một tăng thượng.

Hỏi: Sắc sở quá khứ tạo ra và sắc sở vị lai tạo ra là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Sắc sở vị lai tạo ra và sắc sở quá khứ tạo ra là bao nhiêu duyên?

Đáp: Một tăng thượng.

Hỏi: Sắc sở quá khứ tạo ra và đại chủng hiện tại là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng hiện tại và sắc sở quá khứ tạo ra là bao nhiêu duyên?

Đáp: Một tăng thượng.

Hỏi: Sắc sở quá khứ tạo ra và sắc sở hiện tại tạo ra là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Sắc sở hiện tại tạo ra và sắc sở quá khứ tạo ra là bao nhiêu duyên?

Đáp: Một tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng vị lai và sắc sở vị lai tạo ra là bao nhiêu duyên? Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Sắc sở vị lai tạo ra và đại chủng vị lai là bao nhiêu duyên? Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng vị lai và đại chủng hiện tại là bao nhiêu duyên? Đáp: Một tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng hiện tại và đại chủng vị lai là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng vị lai và sắc sở hiện tại tạo ra là bao nhiêu duyên?

Đáp: Một tăng thượng.

Hỏi: Sắc sở hiện tại tạo ra và đại chủng vị lai là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Sắc sở vị lai tạo ra và đại chủng hiện tại là bao nhiêu duyên?

Đáp: Một tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng hiện tại và sắc sở vị lai tạo ra là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Sắc sở vị lai tạo ra và sắc sở hiện tại tạo ra là bao nhiêu duyên?

Đáp: Một tăng thượng.

Hỏi: Sắc sở hiện tại tạo ra và sắc sở vị lai tạo ra là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng hiện tại và sắc sở hiện tại tạo ra là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Sắc sở hiện tại tạo ra và đại chủng hiện tại là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Nếu thành tựu đại chủng hệ thuộc cõi Dục, thì Lúc ấy thành tựu sắc sở tạo hệ thuộc cõi Dục chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc sở tạo hệ thuộc cõi Dục, thì Lúc ấy thành tựu đại chủng hệ thuộc cõi Dục chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu đại chủng hệ thuộc cõi Dục, thì Lúc ấy thành tựu đại chủng hệ thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có thành tựu đại chủng hệ thuộc cõi Dục, không phải là đại chủng hệ thuộc cõi Sắc, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, đại chủng của cõi Sắc không hiện ở trước mắt.

2. Có thành tựu đại chủng hệ thuộc cõi Sắc, không phải là đại chủng hệ thuộc cõi Dục, nghĩa là sinh nơi cõi Sắc, làm thay đổi của cõi Dục, không phát ra ngôn ngôn ngữ thuộc cõi Dục.

3. Có thành tựu đại chủng hệ thuộc cõi Dục cũng là đại chủng hệ thuộc cõi Sắc, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, đại chủng thuộc cõi Sắc hiện ở trước mắt mắt; hoặc sinh nơi cõi Sắc, làm thay đổi của cõi Dục, phát ra ngôn ngôn ngữ thuộc cõi Dục.

4. Không phải là đại chủng hệ thuộc cõi Dục, cũng không phải là đại chủng hệ thuộc cõi Sắc, nghĩa là sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu đại chủng hệ thuộc cõi Dục, thì Lúc ấy thành tựu sắc sở tạo hệ thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có thành tựu đại chủng hệ thuộc cõi Dục, không phải là sắc sở tạo hệ thuộc cõi Sắc, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, không đạt được tâm thiện thuộc cõi Sắc.

2. Có thành tựu sắc sở tạo hệ thuộc cõi Sắc mà không phải là đại chủng hệ thuộc cõi Dục, nghĩa là sinh nơi cõi Sắc, không làm thay đổi của cõi Dục, không phát ra ngôn ngôn ngữ thuộc cõi Dục.

3. Có thành tựu đại chủng hệ thuộc cõi Dục, cũng là sắc sở tạo hệ thuộc cõi Sắc, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, được tâm thiện thuộc cõi Sắc. Hoặc sinh nơi cõi Sắc, làm sự thay đổi của cõi Dục, phát ra ngôn ngữ thuộc cõi Dục.

4. Không phải là đại chủng hệ thuộc cõi Dục, cũng không phải là sắc sở tạo hệ thuộc cõi Sắc, nghĩa là sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc sở tạo hệ thuộc cõi Dục, thì Lúc ấy thành tựu đại chủng hệ thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có thành tựu sắc sở tạo hệ thuộc cõi Dục, không phải là đại chủng hệ thuộc cõi Sắc, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, đại chủng của cõi Sắc không hiện ở trước mắt.

2. Có thành tựu đại chủng hệ thuộc cõi Sắc mà không phải là sắc sở tạo hệ thuộc cõi Dục, nghĩa là sinh nơi cõi Sắc, không làm thay đổi của cõi Dục, không phát ra ngôn ngữ thuộc cõi Dục.

3. Có thành tựu sắc sở tạo hệ thuộc cõi Dục, cũng là đại chủng hệ thuộc cõi Sắc, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, đại chủng của cõi Sắc hiện ở trước mắt, hoặc sinh nơi cõi Sắc làm thay đổi cõi Dục, phát ra ngôn ngữ thuộc cõi Dục.

4. Không phải là sắc sở tạo hệ thuộc cõi Dục, cũng không phải là đại chủng hệ thuộc cõi Sắc, nghĩa là sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc sở tạo hệ thuộc cõi Dục, thì Lúc ấy lúc ấy sắc sở tạo hệ thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có thành tựu sắc sở tạo hệ thuộc cõi Dục, không phải là sắc sở tạo hệ thuộc cõi Sắc, nghĩa là sinh nơi cõi Dục đạt không được tâm thiện thuộc cõi Sắc.

2. Có thành tựu sắc sở tạo hệ thuộc cõi Sắc, không phải là sắc sở tạo hệ thuộc cõi Dục, nghĩa là sinh nơi cõi Sắc mà không làm thay đổi của cõi Dục, không phát ra ngôn ngữ thuộc cõi Dục.

3. Có thành tựu sắc sở tạo hệ thuộc cõi Dục cũng là sắc sở tạo hệ thuộc cõi Sắc, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, được tâm thiện thuộc cõi Sắc, hoặc sinh nơi cõi làm thay đổi cõi Dục, phát ra ngôn ngữ thuộc cõi Dục.

4. Không phải là sắc sở tạo hệ thuộc cõi Dục cũng không phải là sắc sở tạo hệ thuộc cõi Sắc, nghĩa là sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu đại chủng hệ thuộc cõi Sắc, thì Lúc ấy thành tựu sắc sở tạo hệ thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Đối với sự thành tựu đại chủng hệ thuộc cõi Sắc, Thánh giả kia nhất định sẽ thành tựu sắc sở tạo hệ thuộc cõi Sắc.

Có thành tựu sắc sở tạo hệ thuộc cõi Sắc mà không phải là đại chủng hệ thuộc cõi Sắc, nghĩa là sinh nơi cõi Dục đạt được tâm thiện thuộc cõi Sắc, đại chủng của cõi Sắc, không hiện ở trước mắt.

Hỏi: Đại chủng hệ thuộc cõi Dục và đại chủng hệ thuộc cõi Dục là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng hệ thuộc cõi Dục và sắc sở tạo hệ thuộc cõi Dục là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Sắc sở tạo hệ thuộc cõi Dục và sắc sở tạo hệ thuộc cõi Dục là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Sắc sở tạo hệ thuộc cõi Dục và đại chủng hệ thuộc cõi Dục là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng hệ thuộc cõi Dục và đại chủng hệ thuộc cõi Sắc là bao nhiêu duyên?

Đáp: Một tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng hệ thuộc cõi Sắc và đại chủng hệ thuộc cõi Sắc là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng hệ thuộc cõi Sắc và đại chủng hệ thuộc cõi Dục là bao nhiêu duyên?

Đáp: Một tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng hệ thuộc cõi Dục và sắc sở tạo hệ thuộc cõi Sắc là bao nhiêu duyên?

Đáp: Một tăng thượng.

Hỏi: Sắc sở tạo hệ thuộc cõi Sắc và sắc sở tạo hệ thuộc cõi Sắc là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Sắc sở tạo hệ thuộc cõi Sắc và đại chủng hệ thuộc cõi Dục là bao nhiêu duyên?

Đáp: Một tăng thượng.

Hỏi: Sắc sở tạo hệ thuộc cõi Dục và đại chủng hệ thuộc cõi Sắc là bao nhiêu duyên?

Đáp: Một tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng hệ thuộc cõi Sắc và sắc sở tạo hệ thuộc cõi Dục là bao nhiêu duyên?

Đáp: Một tăng thượng.

Hỏi: Sắc sở tạo hệ thuộc cõi Dục và sắc sở tạo hệ thuộc cõi Sắc là bao nhiêu duyên?

Đáp: Một tăng thượng.

Hỏi: Sắc sở tạo hệ thuộc cõi Sắc và sắc sở tạo hệ thuộc cõi Dục là bao nhiêu duyên?

Đáp: Một tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng hệ thuộc cõi Sắc và sắc sở tạo hệ thuộc cõi Sắc là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Sắc sở tạo hệ thuộc cõi Sắc và đại chủng hệ thuộc cõi Sắc là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Các sắc hệ thuộc cõi Dục, thì tất cả sắc đó đều do đại chủng hệ thuộc cõi Dục tạo ra chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có sắc hệ thuộc cõi Dục mà không do đại chủng hệ thuộc cõi Dục tạo ra, nghĩa là đại chủng hệ thuộc cõi Dục tạo ra.

2. Có sắc do đại chủng hệ thuộc cõi Dục tạo ra mà không phải sắc hệ thuộc cõi Dục, nghĩa là sắc không hệ thuộc đại chủng hệ thuộc cõi Dục.

3. Có sắc hệ thuộc cõi Dục cũng là đại chủng hệ thuộc cõi Dục tạo ra mà nghĩa là sắc hệ thuộc cõi Dục, đại chủng tạo nên hệ thuộc cõi Dục.

4. Có sắc không phải hệ thuộc cõi Dục cũng không phải là do đại chủng hệ thuộc cõi Dục tạo ra mà nghĩa là đại chủng hệ thuộc cõi Sắc.

Nếu sắc hệ thuộc cõi Sắc thì do đại chủng hệ thuộc cõi Sắc tạo ra, nếu là sắc không hệ thuộc, đại chủng hệ thuộc cõi Sắc tạo ra.

Hỏi: Các sắc hệ thuộc cõi Sắc, thì tất cả sắc đó đều do đại chủng hệ thuộc cõi Sắc tạo ra chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có sắc hệ thuộc cõi Sắc mà không phải là do đại chủng hệ thuộc cõi Sắc tạo ra, nghĩa là đại chủng hệ thuộc cõi Sắc.

2. Có sắc là đại chủng hệ thuộc cõi Sắc tạo ra mà không phải là sắc hệ thuộc cõi Sắc, nghĩa là sắc không hệ thuộc mà do đại chủng hệ thuộc cõi Sắc tạo ra.

3. Có sắc hệ thuộc cõi Sắc, cũng là đại chủng hệ thuộc cõi Sắc tạo ra, nghĩa là sắc hệ thuộc cõi Sắc, đại chủng hệ thuộc cõi Sắc tạo ra.

4. Có sắc không phải là hệ thuộc cõi Sắc, cũng không phải là do đại chủng hệ thuộc cõi Sắc tạo ra, nghĩa là đại chủng hệ thuộc cõi Dục.

Nếu sắc hệ thuộc cõi Dục thì do đại chủng hệ thuộc cõi Dục tạo ra nếu sắc không hệ thuộc, thì do đại chủng tạo hệ thuộc cõi Dục tạo ra.

Hỏi: Các sắc quá khứ, thì tất cả sắc ấy là do đại chủng quá khứ tạo ra chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có sắc quá khứ mà không phải là do đại chủng quá khứ tạo ra, nghĩa là đại chủng quá khứ.

2. Có sắc là do đại chủng quá khứ tạo ra mà không phải là quá khứ, nghĩa là sắc do đại chủng vị lai-hiện tại-quá khứ tạo ra.

3. Có sắc quá khứ, cũng là do đại chủng quá khứ tạo ra, nghĩa là sắc quá khứ do đại chủng quá khứ tạo ra.

4. Có sắc không phải là quá khứ cũng không phải là do đại chủng quá khứ tạo ra, nghĩa là đại chủng hiện tại-vị lai.

Nếu sắc vị lai-hiện tại thì do đại chủng hiện tại tạo ra, nếu sắc vị lai thì do đại chủng vị lai tạo ra.

Hỏi: Các sắc vị lai thì tất cả sắc ấy đều là do đại chủng vị lai tạo ra chăng?

Đáp: Các sắc, đại chủng vị lai tạo ra thì tất cả sắc ấy là vị lai. Có sắc vị lai mà không phải là đại chủng vị lai tạo ra, nghĩa là đại chủng vị lai; hoặc là sắc do đại chủng quá khứ-vị lai-hiện tại tạo ra.

Hỏi: Các sắc hiện tại, thì tất cả sắc ấy đều do đại chủng hiện tại tạo ra chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có sắc hiện tại mà không do đại chủng hiện tại tạo ra, nghĩa là đại chủng hiện tại; hoặc là sắc hiện tại do đại chủng quá khứ tạo ra.

2. Có sắc do đại chủng hiện tại tạo ra mà không phải là hiện tại, nghĩa là sắc vị lai do đại chủng hiện tại tạo ra.

3. Có sắc hiện tại do đại chủng tạo nên hiện tại, nghĩa là sắc hiện tại do đại chủng hiện tại tạo ra.

4. Có sắc không phải hiện tại cũng không do đại chủng hiện tại tạo ra, nghĩa là đại chủng quá khứ-vị lai; nếu là sắc quá khứ, do đại chủng quá khứ, vị lai tạo ra, hoặc là sắc vị lai do đại chủng vị lai tạo ra.

Hỏi: Thế nào là đất?

Đáp: Hình sắc hiển bày rõ ràng.

Hỏi: Thế nào là giới (cảnh giới) của đất?

Đáp: Sự chạm xúc của tánh cứng nhắc.

Hỏi: Thế nào là nước?

Đáp: Hình sắc hiển bày rõ ràng. Hỏi: Thế nào là giới của nước?

Đáp: Sự chạm xúc của tánh ướt. Hỏi: Thế nào là lửa?

Đáp: Hình sắc hiển bày rõ ràng.

Hỏi: Thế nào là giới của lửa?

Đáp: Sự chạm xúc của tánh nóng.

Hỏi: Thế nào là gió?

Đáp: Tức là cảnh giới của gió.

Hỏi: Thế nào là giới của gió?

Đáp: Sự chạm xúc của tánh động.

Hỏi: Đất-nước-lửa-gió có bao nhiêu xứ thâu nhiếp? Bao nhiêu thức nhận biết?

Đáp: Đất-nước-lửa, có hai thức nhận biết, đó là nhãn thức và ý thức. Gió do một xứ thâu nhiếp, đó là xúc xứ; có hai thức nhận biết, đó là thân thức và ý thức.

Hỏi: Giới của đất-nước-lửa-gió có bao nhiêu xứ thâu nhiếp? Bao nhiêu thức nhận biết

Đáp: Một xứ thâu nhiếp, đó là xúc xứ, có hai thức nhận biết, đó là thân thức và ý thức.

 

Phẩm 3: BÀN VỀ THẤY ĐỦ

Sáu sắc do đại chủng nào tạo,

Ba sắc do chủng nào làm nhân,

Biến hóa chín-trung hữu có bảy,

Thế-kiếp-tâm gồm có ba phần,

Duyên-nhân duyên mỗi loại có bốn,

Không có sắc đoạn trừ sắc tưởng,

Bốn-bảy-chín thâu nhiếp lẫn nhau,

Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Hỏi: Đệ tử của Đức Thế Tôn đã kiến đế đầy đủ, chưa lìa dục nhiễm mà thành tựu sắc của nghiệp thân-ngữ hệ thuộc cõi Sắc, do đại chủng nào tạo?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Sinh cõi Dục, nhập vào sắc của nghiệp thân-ngữ thuộc bốn tĩnh lự hữu lậu, do đại chủng nào tạo?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Sinh cõi Dục, nhập vào sắc của nghiệp thân-ngữ thuộc bốn tĩnh lự vô lậu, do đại chủng nào tạo?

Đáp: Hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Sinh cõi Sắc, nhập vào sắc của nghiệp thân-ngữ thuộc bốn tĩnh lự hữu lậu, do đại chủng nào tạo?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Sinh cõi Sắc, nhập vào sắc của nghiệp thân-ngữ thuộc bốn tĩnh lự vô lậu, do đại chủng nào tạo?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Đệ tử của Đức Thế Tôn, sinh vào cõi Vô sắc, mà thành tựu sắc của nghiệp thân-ngữ vô lậu, do đại chủng nào tạo?

Đáp: Hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Ở cõi Vô sắc mất đi, sinh vào cõi Dục, ban đầu do đại chủng mà được các căn, đại chủng nào làm nhân?

Đáp: Hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Ở cõi Vô sắc mất đi, sinh vào cõi Sắc, ban đầu do đại chủng mà được các căn, đại chủng nào làm nhân?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Ở cõi Sắc mất đi, sinh vào cõi Dục, ban đầu do đại chủng mà được các căn, đại chủng nào làm nhân?

Đáp: Hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Sinh cõi Dục, làm thay đổi cõi Sắc, phát ra ngôn ngữ cõi Sắc,

sắc của thân-ngữ ấy, do đại chủng nào tạo?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Sinh cõi Sắc, làm thay đổi cõi Dục, phát ra ngôn ngữ cõi Dục, sắc của thân-ngữ ấy, do đại chủng nào tạo?

Đáp: Hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Sự thay đổi nên nói là có đại chủng hay không có đại chủng?

Đáp: Nên nói là có đại chủng.

Hỏi: Sự thay đổi nên nói là có sắc sở tạo hay không có sắc sở tạo?

Đáp: Nên nói là có sắc sở tạo.

Hỏi: Sự thay đổi nên nói là có tâm hay không có tâm?

Đáp: Nên nói không có tâm.

Hỏi: Sự thay đổi nên nói là do tâm nào mà chuyển?

Đáp: Nên nói là do hóa chủ.

Hỏi: Trung hữu nên nói là có đại chủng hay không Có thể có đại chủng?

Đáp: Nên nói là có đại chủng.

Hỏi: Trung hữu nên nói là có sắc sở tạo hay không có sắc sở tạo?

Đáp: Nên nói có sắc sở tạo.

Hỏi: Trung hữu nên nói là có tâm, hay không có tâm?

Đáp: Nên nói là có tâm.

Hỏi: Trung hữu nên nói là do tâm nào mà chuyển?

Đáp: Nên nói là tự tâm.

Hỏi: Đời được gọi cho pháp nào?

Đáp: Hành do tăng ngữ này mà hiển bày.

Hỏi: Kiếp được gọi cho pháp nào?

Đáp: Thời Do tăng ngữ này mà hiển bày nửa tháng-thang-mùanăm của tâm khởi-trụ-diệt.

Hỏi: Phần được gọi cho pháp nào?

Đáp: Do tăng ngữ này mà hiển bày sát-na-lạp phược-mâu hô-lật đa.

Hỏi: Có thể có pháp do bốn duyên sinh chăng?

Đáp: Có, nghĩa là tất cả tâm-tâm sở pháp.

Hỏi: Có thể có pháp do ba duyên sinh chăng?

Đáp: Có, nghĩa là Đẳng chí vô tưởng, Đẳng chí diệt tận.

Hỏi: Có thể có pháp do hai duyên sinh chăng?

Đáp: Có, nghĩa là trừ ra Đẳng chí vô tưởng-diệt tận còn lại các tâm bất tương ưng hành và các tất cả sắc.

Hỏi: Có thể có pháp do một duyên sinh chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Thế nào là nhân tương ưng với pháp?

Đáp: Tất cả tâm-tâm sở pháp.

Hỏi: Thế nào là nhân không tương ưng với pháp?

Đáp: Sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Hỏi: Thế nào là nhân tương ưng và nhân không tương ưng với pháp?

Đáp: Tức là tâm-tâm sở pháp, phần ít của tương ưng với nhân, phần ít là nhân không tương ưng.

Hỏi: Thế nào là không phải nhân tương ưng, không phải nhân không tương ưng với pháp?

Đáp: Tức là tâm-tâm sở pháp, phần ít không phải là nhân tương ưng, phần ít không phải là nhân không tương ưng.

Hỏi: Thế nào là pháp duyên hữu duyên?

Đáp: Nếu ý thức và pháp tương ưng, duyên với tâm-tâm sở pháp.

Hỏi: Thế nào là pháp duyên vô duyên?

Đáp: Năm thức thân và pháp tương ưng. Hoặc ý thức và pháp tương ưng, duyên với sắc vô vi và tâm bất tương ưng hành.

Hỏi: Thế nào là pháp duyên hữu duyên, pháp duyên vô duyên?

Đáp: Nếu ý thức và pháp tương ưng, duyên với tâm-tâm sở pháp cùng sắc vô vi và tâm bất tương ưng hành.

Hỏi: Thế nào là không phải pháp duyên hữu duyên, không phải pháp duyên vô duyên?

Đáp: Sắc vô vi và tâm bất tương ưng hành.

Như Đức Thế Tôn nói: “Trong không có tưởng sắc, quán sắc ngoài”.

Hỏi: Thế nào là trong không có tưởng sắc, quán sắc ngoài?

Đáp: Có Bí-sô khởi lên thắng giải như vậy: “Nay thân này của ta sắp chết, đã chết, sắp đưa lên xe, đã đưa lên xe, sắp đi đến nơi gò mả, đã đến nơi gò mả, sắp để xuống đất, đã để dưới đất, sắp bị các loại côn trùng cắn ăn, đã bị các loại côn trùng cắn ăn”. Bí-sô kia, về sau không thấy trong thân, chỉ thấy trùng bên ngoài.

Lại có Bí-sô khởi lên thắng giải đúng như vậy này: “Nay, thân này của ta sắp chết, đã chết, sắp đưa lên xe, đã đưa lên xe, sắp đi đến nơi gò mả, đã đến nơi gò mả, sắp đặt trên đống củi, đã đặt trên đống củi, sắp bị lửa đốt cháy, đã bị lửa đốt cháy”. Về sau, Bí-sô kia không thấy trong thân, chỉ thấy lửa bên ngoài”.

Lại có Bí-sô khởi lên thắng giải như vậy: “Nay, thân này của ta thật là hư giả, như tuyết hoặc nắm tuyết, như đường phèn hoặc nhúm đường phèn, như sữa đặc chưa chín miệng sữa đặc chưa chín, sắp bị lửa nướng, đã bị lửa nướng, sắp chảy tan, đã chảy tan”. Bí sô kia vào lúc cuối cùng, không thấy thân bên trong, chỉ thấy lửa bên ngoài. Đó gọi là bên trong không có tưởng sắc, quán sắc bên ngoài.

Như Đức Như Lai nói: “Có đoạn trừ tưởng sắc”.

Hỏi: Thế nào là đoạn trừ tưởng sắc?

Đáp: Nghĩa là có Bí-sô khởi lên thắng giải đúng như vậy này: “Nay thân này của ta sắp chết, đã chết, sắp đưa lên xe, đã đưa lên xe, sắp đi đến nơi gò mả, đã đến nơi gò mả, sắp để xuống đất, đã chôn dưới đất, sắp bị các thứ trùng cắn ăn, đã bị các loại côn trùng cắn ăn, những loại côn trùng này sắp tản ra, đã tản ra”. Sau cùng, Bí-sô kia không thấy tự thân, cũng không thấy trùng.

Lại có Bí-sô khởi lên thắng giải đúng như vậy này: “Nay thân này của ta sắp chết, đã chết, sắp đưa lên xe, đã đưa lên xe, sắp đi đến nơi gò mả, đã đến nơi gò mả, sắp đặt trên đống củi, đã đặt trên đống củi, sắp bị lửa đốt cháy, đã bị lửa đốt cháy, lửa đốt cháy thi thể này sắp tắt”, đã tắt. Sau cùng, Bí-sô kia không thấy tự thân, cũng không thấy lửa.

Lại có Bí-sô khởi lên thắng giải đúng như vậy này: “Nay thân này của ta thật là hư giả, như tuyết, hoặc nắm tuyết, như bơ sống, hoặc miếng bơ sống, như bơ chín hoặc miếng bơ chín sắp bị lửa nướng, đã bị lửa nướng, sắp tiêu tan, đã tiêu tan, lửa có năng lực nung chảy này sắp tắt, đã tắt”. Sau cùng, Bí-sô kia không thấy tự thân, cũng không thấy lửa. Đó gọi là đoạn trừ tưởng sắc.

Hỏi: Mọi tưởng sắc không có đoạn trừ, đều chưa lìa sắc nhiễm chăng?

Đáp: Mọi sắc nhiễm chưa lìa, đều không có đoạn trừ tưởng sắc. Có lúc không có đoạn trừ tưởng sắc mà không phải là chưa lìa sắc nhiễm, nghĩa là đã lìa sắc nhiễm, nhưng chưa tiến vào định ấy.

Hỏi: Mọi tưởng sắc có đoạn trừ, đều đã lìa sắc nhiễm chăng?

Đáp: Mọi tưởng sắc có đoạn trừ, đều đã lìa sắc nhiễm. Có lúc đã lìa sắc nhiễm mà không phải là có đoạn trừ tưởng sắc, nghĩa là đã lìa sắc nhiễm, mà chưa tiến vào định ấy.

Hỏi: Bốn thức trụ và bảy thức trụ, là bốn gồm thâu bảy hay bảy gồm thâu bốn?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có bốn (thức trụ) mà không phải bảy (thức trụ), nghĩa là sắcthọ-tưởng-hành của cõi Quảng quả-địa ngục-bàng sinh-ngạ quỷ, và thọ-tưởng-thành của Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

2. Có bảy mà không phải là bốn, nghĩa là tâm của người trời cõi Dục, trời Phạm chúng, Cực quang tịnh, Biến tịnh, cõi Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ.

3. Có bốn cũng là bảy, nghĩa là sắc-thọ-tưởng-hành của người nơi trời cõi Dục, trời Phạm chúng, Cực quang tịnh, Biến tịnh, và thọ-tưởnghành của Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ.

4. Không phải bốn, cũng không phải bảy, nghĩa là tâm của cõi địa ngục-bàng sinh-ngạ quỷ và Quảng quả, trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Hỏi: Bốn thức trụ và chín hữu tình cư, là bốn gồm thâu chín hay là chín gồm thâu bốn?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có bốn mà không phải là chín, nghĩa là địa ngục-bàng sinh-ngạ quỷ và trời Vô tưởng, không thâu nhiếp sắc-thọ-tưởng-hành của trời Quảng quả.

2. Có chín mà không phải là bốn, nghĩa là tâm của người trời cõi Dục, trời Phạm chúng, Cực quang tịnh, Biến tịnh, Vô tưởng và bốn Vô sắc.

3. Có bốn cũng là chín, nghĩa là sắc-thọ-tưởng-hành của người trời cõi Dục, trời Phạm chúng, Cực quang tịnh, Biến tịnh, Vô tưởng và thọtưởng-hành của bốn vô sắc.

4. Không phải bốn, cũng không phải chín, nghĩa là địa ngục-bàng sinh-ngạ quỷ và trời Vô tưởng không gồm thâu tâm của trời Quảng quả.

Hỏi: Bảy thức trụ và chín hữu tình cư, là bảy gồm thâu chín hay là chín gồm thâu bảy?

Đáp: Chín gồm thâu bảy chứ không phải bảy gồm thâu chín.

Hỏi: Không thâu nhiếp nơi nào?

Đáp: Hai xứ, đó là xứ Vô tưởng thiên và xứ Phi tưởng phi phi tưởng.

 

Phẩm 4: BÀN VỀ CHẤP THỌ

Mười bảy đối có bao nhiêu duyên

Đối với tự-tha có tám loại,

Riêng đối với tha có chín loại,

Tám nghĩa trong-ngoài như thế nào,

Tám môn thọ thâu nhiếp lẫn nhau,

Chín địa vị và mười lăm môn,

Hiện tại tu và vị lai tu,

Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Hỏi: Đại chủng có chấp thọ và đại chủng có chấp thọ là bao nhiêu duyên?

Đàp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng có chấp thọ và đại chủng không có chấp thọ là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Đại chủng không có chấp thọ và đại chủng không có chấp thọ là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Đại chủng không có chấp thọ và đại chủng có chấp thọ là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Nhân tương ưng pháp và nhân tương ưng pháp là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân đẳng vô gián và sở duyên tăng thượng.

Hỏi: Nhân tương ưng pháp và nhân không tương ưng pháp là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng vô gián tăng thượng,

Hỏi: Nhân không tương ưng pháp và nhân không tương ưng pháp là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Nhân không tương ưng pháp và nhân tương ưng pháp là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân sở duyên tăng thượng.

Hỏi: Pháp có sở duyên và pháp có sở duyên là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân đẳng vô gián và sở duyên tăng thượng.

Hỏi: Pháp có sở duyên và pháp không có sở duyên là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân đẳng vô gián tăng thượng.

Hỏi: Pháp không có sở duyên và pháp không có sở duyên là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Pháp không có sở duyên và pháp có sở duyên là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân sở duyên tăng thượng.

Hỏi: Pháp có sắc và pháp có sắc là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Pháp có sắc và pháp không có sắc là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân sở duyên tăng thượng.

Hỏi: Pháp không có sắc và pháp không có sắc là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân vô gián và sở duyên tăng thượng.

Hỏi: Pháp không có sắc và pháp có sắc là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Pháp có thấy và pháp không thấy là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân sở duyên tăng thượng.

Hỏi: Pháp không thấy và pháp không thấy là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân đẳng vô gián và sở duyên tăng thượng.

Hỏi: Pháp không thấy và pháp có thấy là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Pháp có đối và pháp có đối là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Pháp có đối và pháp không đối là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân sở duyên tăng thượng.

Hỏi: Pháp không đối và pháp không đối là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân đẳng vô gián và sở duyên tăng thượng.

Hỏi: Pháp không đối và pháp có đối là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân tăng thượng.

Hỏi: Pháp hữu lậu và pháp hữu lậu là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân đẳng vô gián và sở duyên tăng thượng.

Hỏi: Pháp hữu lậu và pháp vô lậu là bao nhiêu duyên?

Đáp: Đẳng vô gián và sở duyên tăng thượng.

Hỏi: Pháp vô lậu và pháp vô lậu là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân đẳng vô gián và sở duyên tăng thượng.

Hỏi: Pháp vô lậu và pháp hữu lậu là bao nhiêu duyên?

Đáp: Đẳng vô gián và sở duyên tăng thượng.

Hỏi: Pháp hữu vi và pháp hữu vi là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhân đẳng vô gián và sở duyên tăng thượng.

Hỏi: Pháp hữu vi và pháp vô vi là bao nhiêu duyên?

Đáp: Không có.

Hỏi: Pháp vô vi và pháp vô vi là bao nhiêu duyên?

Đáp: Không có.

Hỏi: Pháp vô vi và pháp hữu vi là bao nhiêu duyên?

Đáp: Sở duyên tăng thượng.

Hỏi: Do các triền mà ràng buộc nối tiếp hữu của địa ngục, ban đầu đã có được đại chủng các căn, đại chủng các căn ấy và tâm-tâm sở pháp kia, là bao nhiêu duyên?

Đáp: Một tăng thượng.

Hỏi: Tâm-tâm sở pháp kia và đại chủng các căn ấy, là bao nhiêu duyên?

Đáp: Một tăng thượng.

Hỏi: Do các triền mà ràng buộc nối tiếp hữu của bàng sinh, hữu của quỷ giới, hữu của người, hữu của trời, ban đầu đã có được đại chủng các căn, đại chủng các căn ấy và tâm-tâm sở pháp kia, là bao nhiêu duyên?

Đáp: Một tăng thượng.

Hỏi: Tâm-tâm sở pháp kia và đại chủng các căn ấy, là bao nhiêu duyên?

Đáp: Một tăng thượng.

Hỏi: Sinh cõi Dục, nhập sơ tĩnh lự hữu lậu cho đến khi tưởng phi phi tưởng xứ, nuôi lớn các căn, tăng thêm đại chủng, đại chủng các căn ấy và tâm-tâm sở pháp kia là bao nhiêu duyên?

Đáp: Một tăng thượng.

Hỏi: Tâm-tâm sở pháp kia và đại chủng các căn ấy, là bao nhiêu duyên?

Hỏi: Có chấp thọ là nghĩa thế nào?

Đáp: Tăng ngữ này đã hiển bày rơi vào pháp của tự thể.

Hỏi: Thế nào là không chấp thọ?

Đáp: Tăng ngữ này đã hiển bày không rơi vào pháp của tự thể.

Hỏi: Thế nào là thuận với thủ?

Đáp: Tăng ngữ này đã hiển bày pháp hữu lậu.

Hỏi: Thế nào là không thuận với thủ?

Đáp: Tăng ngữ này đã hiển bày pháp vô lậu.

Hỏi: Thế nào là thuận với kiết?

Đáp: Tăng ngữ này đã hiển bày pháp hữu lậu.

Hỏi: Thế nào là không thuận với kiết?

Đáp: Tăng ngữ này đã hiển bày pháp vô lậu.

Hỏi: Thế nào là kiến xứ?

Đáp: Tăng ngữ này đã hiển bày pháp hữu lậu.

Hỏi: Thế nào là không phải kiến xứ?

Đáp: Tăng ngữ này đã hiển bày pháp vô lậu.

Hỏi: Nếu pháp là nội, thì pháp ấy do nội xứ thâu nhiếp chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp là nội mà không phải nội xứ thâu nhiếp, như nói ở nội thọ-nội pháp trụ theo quán pháp.

2. Có pháp nội xứ thâu nhiếp mà không phải nội, như nói đối với ngoại thọ-ngoại pháp trụ theo quán tâm.

3. Có pháp là nội, cũng là nội xứ thâu nhiếp, như nói đối với thân trong, tâm trong trụ theo quán tâm.

4. Có pháp không phải nội, cũng không phải nội xứ thâu nhiếp, như nói đối với ngoại thọ-ngoại pháp, trụ theo quán pháp.

Hỏi: Nếu pháp là ngoại, thì pháp ấy do ngoại xứ thâu nhiếp chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp là ngoại mà không phải ngoại xứ thâu nhiếp, như nói đối với ngoại thân-ngoại tâm trụ theo quán tâm.

2. Có pháp ngoại xứ thâu nhiếp mà không phải ngoại, như nói đối với nội thọ-nội pháp, trụ theo quán pháp.

3. Có pháp là ngoại cũng là ngoại xứ thâu nhiếp, như nói đối với ngoại thọ-ngoại pháp trụ theo quán pháp.

4. Có pháp không phải ngoại, cũng không phải ngoại xứ thâu nhiếp, như nói đối với nội thân-nội tâm trụ theo quán tâm.

Có hai thọ, gọi là thân thọtâm thọ.

Có ba thọ, gọi là lạc thọ-khổ thọ-bất khổ bất lạc thọ (không khổ không vui).

Hỏi: Hai thọ thâu nhiếp ba thọ, hay là ba thọ thâu nhiếp hai thọ?

Đáp: Thâu nhiếp lẫn nhau, tùy thuộc vào sự việc nơi hai thọ kia như trước đã nói.

Có bốn thọ, đó là thọ hệ thuộc ba cõi và thọ không hệ thuộc.

Hỏi: Hai thọ thâu nhiếp bốn thọ, hay bốn thọ thâu nhiếp hai thọ?

Đáp: Thâu nhiếp lẫn nhau, tùy thuộc vào sự việc của hai thọ như trước đã nói.

Có năm thọ, nghĩa là lạc thọ, khổ thọ-hỷ thọ-ưu thọ-xả thọ.

Hỏi: Hai thọ thâu nhiếp năm thọ, hay là năm thọ thâu nhiếp hai thọ?

Đáp: Thâu nhiếp lẫn nhau, tùy thuộc vào sự việc nơi hai thọ như trước đã nói.

Có sáu thọ, nghĩa là do nhãn xúc sinh ra thọ do nhĩ-tỷ-thiệt- thân- ý xúc sinh ra thọ.

Hỏi: Hai thọ thâu nhiếp sáu thọ, hay là sáu thọ thâu nhiếp hai thọ?

Đáp: Thâu nhiếp lẫn nhau, tùy thuộc vào sự việc hai thọ như trước đã nói.

Có mười tám thọ, đó là sáu hỷ ý cận hành, sáu ưu ý cận hành, sáu xả ý cận hành.

Hỏi: Hai thọ thâu nhiếp mười tám thọ, hay là mười tám thọ thâu nhiếp hai thọ?

Đáp: Hai thọ thâu nhiếp mười tám thọ chứ không phải mười tám thọ thâu nhiếp hai thọ.

Không thâu nhiếp những gì? Nghĩa là lạc căn-khổ căn hữu lậu, năm thức tương ưng với xả căn và thọ vô lậu. Hai thọ như trước đã nói.

Có ba mươi sáu thọ, nghĩa là sáu hỷ dựa vào thị (Dựa vào sự đam mê ưa thích), sáu hỷ dựa vào ly, sáu ưu dựa vào thị, sáu ưu dựa vào ly, sáu xả dựa vào thị, sáu xả dựa vào ly.

Hỏi: Hai thọ thâu nhiếp ba mươi sáu thọ, hay là ba mươi sáu thọ thâu nhiếp hai thọ?

Đáp: Hai thọ thâu nhiếp ba mươi sáu thọ chứ không phải ba mươi sáu thọ thâu nhiếp hai thọ.

Không thâu nhiếp những gì? Nghĩa là như trước đã nói. Hai thọ như trước đã nói.

Có một trăm lẻ tám thọ, đó là dựa vào ở ba đời, mỗi đời đều có ba mươi sáu thọ.

Hỏi: Hai thọ thâu nhiếp một trăm lẻ tám thọ, hay là một trăm lẻ tám thọ thâu nhiếp hai thọ?

Đáp: Hai thọ thâu nhiếp một trăm lẻ tám thọ, không phải một trăm lẻ tám thọ thâu nhiếp hai thọ.

Không thâu nhiếp những gì? Nghĩa là như trước đã nói.

Hỏi: Ba thọ và bốn thọ. Ba thọ thâu nhiếp bốn thọ, hay là bốn thọ thâu nhiếp ba thọ?

Đáp: Thâu nhiếp lẫn nhau, tùy thuộc vào sự việc.

Ba thọ và năm thọ-sáu thọ. Ba thọ thâu nhiếp năm và sáu thọ, hay là năm và sáu thọ thâu nhiếp ba thọ?

Đáp: Thâu nhiếp lẫn nhau, tùy thuộc vào sự việc.

Ba thọ và mười tám thọ- ba mươi sáu thọ, một trăm lẻ tám thọ. Ba thọ thâu nhiếp mười tám…, hay là mười tám… thâu nhiếp ba thọ?

Đáp: Ba thọ thâu nhiếp mười tám…, không phải mười tám… thâu nhiếp ba thọ.

Không thâu nhiếp những gì? Nghĩa là như trước đã nói.

Hỏi: Bốn thọ và năm thọ-sáu thọ. Bốn thọ thâu nhiếp năm và sáu thọ, hay là năm và sáu thọ thâu nhiếp bốn thọ?

Đáp: Thâu nhiếp lẫn nhau, tùy thuộc vào sự việc.

Hỏi: Bốn thọ và mười tám thọ-ba mươi sáu thọ, một trăm lẻ tám thọ. Là bốn thọ thâu nhiếp mười tám…, hay là mười tám… thâu nhiếp bốn thọ?

Đáp: Bốn thọ thâu nhiếp mười tám…, không phải mười tám… thâu nhiếp bốn thọ.

Không thâu nhiếp những gì? Nghĩa là như trước đã nói.

Hỏi: Năm thọ và sáu thọ. Năm thọ thâu nhiếp sáu thọ, hay là sáu thọ thâu nhiếp năm thọ?

Đáp: Thâu nhiếp lẫn nhau, tùy thuộc vào sự việc.

Hỏi: Năm thọ và mười tám thọ-ba mươi sáu thọ-một trăm lẻ tám thọ. Là năm thọ thâu nhiếp mười tám…, hay là mười tám… thâu nhiếp năm thọ?

Đáp: Năm thọ thâu nhiếp mười tám…, không phải mười tám…thâu nhiếp năm thọ.

Không thâu nhiếp những gì? Nghĩa là như trước đã nói.

Hỏi: Sáu thọ và mười tám thọ-ba mươi sáu thọ, một trăm lẻ tám thọ. Sáu thọ thâu nhiếp mười tám…, hay là mười tám… thâu nhiếp sáu thọ?

Đáp: Sáu thọ thâu nhiếp mười tám…, không phải mười tám… thâu nhiếp sáu thọ.

Không thâu nhiếp những gì? Nghĩa là như trước đã nói.

Hỏi: Mười tám thọ và ba mươi sáu thọ-một trăm lẻ tám thọ. Mười tám thọ thâu nhiếp ba mươi sáu…, hay là ba mươi sáu… thâu nhiếp mười tám thọ?

Đáp: Thâu nhiếp lẫn nhau, tùy thuộc vào sự việc.

Hỏi: Ba mươi sáu thọ và một trăm lẻ tám thọ. Ba mươi sáu thọ thâu nhiếp một trăm lẻ tám thọ, hay là một trăm lẻ tám thọ thâu nhiếp ba mươi sáu thọ?

Đáp: Thâu nhiếp lẫn nhau, tùy thuộc vào sự việc.

Hỏi: Dùng đạo vô gián để chứng quả Dự lưu, lúc tu đạo kia thì bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy giác chi, tám đạo chi, bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc, tám giải thoát, tám thắng xứ, mười biến xứ, tám trí, ba đẳng trì, có bao nhiêu tu hiện tại, bao nhiêu tu vị lai?

Đáp: Niệm trụ, hiện tại có một, vị lai có bốn. Chánh đoạn-thần túc hiện tại và vị lai có bốn; căn-lực hiện tại-vị lai có năm; giác chi hiện tại-vị lai có sáu; đạo chi hiện tại-vị lai có tám, không có tĩnh lư, không có vô lượng, không có vô sắc; không có giải thoát, không có thắng xứ, không có biến xứ, không có trí; đẳng trì hiện tại và vị lai có một.

Hỏi: Dùng đạo vô gián để chứng quả Nhất lai, khi tu đạo vô gián kia, từ bốn niệm trụ cho đến ba đẳng trì, có bao nhiêu tu hiện tại, bao nhiêu tu vị lai có?

Đáp: Nếu tăng gấp bội việc lìa dục nhiễm, nhập chánh tánh ly sinh, thì lúc tu đạo vô gián kia, niệm, trụ hiện tại có một, vị lai có bốn; chánh đoạn-thần túc hiện tại và vị lai có bốn; căn-lực hiện tại và vị lai có năm, giác chi hiện tại và vị lai có sáu; đạo chi hiện tại và vị lai có tám; không có tĩnh lự; không có vô lượng; không có vô sắc, không có giải thoát, không có thắng xứ, không có biến xứ, không có trí; đẳng trì hiện tại và vị lai có một.

Nếu từ quả Dự lưu, dùng đạo thế tục để chứng quả Nhất lai, thì khi tu đạo thế tục kia, niệm, trụ hiện tại có một, vị lai có bốn; chánh đoạnthần túc hiện tại và vị lai có bốn; căn-lực hiện tại và vị lai có năm; giác chi, hiện tại không có, vị lai có sáu; đạo chi hiện tại không có, vị lai có tám; không có tĩnh lự; không có vô lượng; không có vô sắc; không có giải thoát, không có thắng xứ, không có biến xứ, trí hiện tại có một, vị lai có bảy; đẳng trì hiện tại không có, vị lai có ba.

Nếu từ quả Dự lưu, dùng đạo vô lậu để chứng quả Nhất lai, thì khi tu đạo vô lậu kia, niệm, trụ hiện tại có một, vị lai có bốn; chánh đoạnthần túc hiện tại và vị lai có bốn; căn-lực hiện tại và vị lai có năm; giác chi hiện tại và vị lai có sáu; đạo chi hiện tại và vị lai có tám; không có tĩnh lự; không có vô lượng; không có vô sắc; không có giải thoát, không có thắng xứ, không có biến xứ, trí hiện tại có hai, vị lai có bảy; đẳng trì hiện tại có một, vị lai có ba.

Hỏi: Dùng đạo vô gián để chứng quả Bất hoàn, thì lúc tu đạo vô gián kia, từ bốn niệm trụ cho đến ba đẳng trì, có bao nhiêu tu hiện tại, bao nhiêu tu vị lai?

Đáp: Nếu đã lìa dục nhiễm, dựa vào vị chí định, nhập chánh tánh ly sinh, thì lúc tu đạo vô gián kia, niệm, trụ hiện tại có một, vị lai có bốn; chánh đoạn-thần túc hiện tại và vị lai có bốn; căn-lực hiện tại và vị lai có năm; giác chi hiện tại và vị lai có bảy, đạo chi hiện tại và vị lai có tám; không có tĩnh lự; không có vô lượng; không có vô sắc; không có giải thoát, không có thắng xứ, không có biến xứ, không có trí; đẳng trì hiện tại và vị lai có một.

Nếu dựa vào sơ tĩnh lự, nhập chánh tánh ly sinh, thì khi tu đạo vô gián kia, niệm, trụ hiện tại có một, vị lai có bốn; chánh đoạn-thần túc hiện tại và vị lai có bốn; căn-lực hiện tại và vị lai có năm; giác chi hiện tại và vị lai có sáu; đạo chi hiện tại và vị lai có tám; tĩnh lự hiện tại và vị lai có một; không có vô lượng; không có vô sắc; không có giải thoát, không có thắng xứ, không có biến xứ, không có trí; đẳng trì hiện tại và vị lai có một.

Nếu dựa vào trung gian tĩnh lự, nhập chánh tánh ly sinh, thì lúc tu đạo vô gián kia, niệm, trụ hiện tại có một, vị lai có bốn; chánh đoạnthần túc hiện tại và vị lai có bốn; căn-lực hiện tại và vị lai có năm; giác chi hiện tại có sáu, vị lai có bảy; đạo chi hiện tại có bảy, vị lai có tám; tĩnh lự hiện tại không có, vị lai có một; không có vô lượng; không có vô sắc; không có giải thoát, không có thắng xứ, không có biến xứ, không có trí; đẳng trì hiện tại và vị lai có một.

Nếu dựa vào tĩnh lự thứ hai, nhập chánh tánh ly sinh, thì lúc tu đạo vô gián kia, niệm, trụ hiện tại có một, vị lai có bốn; chánh đoạn-thần túc, hiện tại và vị lai có bốn; căn-lực hiện tại và vị lai có năm; giác chi hiện tại và vị lai có bảy; đạo chi hiện tại có bảy, vị lai có tám; tĩnh lự hiện tại có một, vị lai có hai; không có vô lượng; không có vô sắc; không có giải thoát, không có thắng xứ, không có biến xứ, không có trí; đẳng trì hiện tại và vị lai có một.

Nếu dựa vào tĩnh lự thứ ba, nhập chánh tánh ly sinh, thì lúc tu đạo vô gián kia, niệm, trụ hiện tại có một, vị lai có bốn; chánh đoạn-thần túc hiện tại và vị lai có bốn; căn-lực hiện tại và vị lai có năm; giác chi hiện tại có sáu, vị lai có bảy; đạo chi hiện tại có bảy, vị lai có tám; tĩnh lự hiện tại có một, vị lai có ba; không có vô lượng; không có vô sắc; không có giải thoát, không có thắng xứ, không có biến xứ, không có trí; đẳng trì hiện tại và vị lai có một.

Nếu dựa vào tĩnh lự thứ tư, nhập chánh tánh ly sinh, thì lúc tu đạo vô gián kia, niệm, trụ hiện tại có một, vị lai có bốn; chánh đoạn-thần túc hiện tại và vị lai có bốn; căn-lực hiện tại và vị lai có năm; giác chi hiện tại có sáu, vị lai có bảy; đạo chi hiện tại có bảy, vị lai có tám; tĩnh lự hiện tại có một, vị lai có bốn; không có vô lượng; không có vô sắc; không có giải thoát, không có thắng xứ, không có biến xứ, không có trí; đẳng trì hiện tại và vị lai có một.

Nếu từ quả Nhất lai, dùng đạo thế tục để chứng quả Bất hoàn, thì lúc tu đạo thế tục ấy, niệm, trụ hiện tại có một, vị lai có bốn; chánh đoạn-thần túc, hiện tại và vị lai có bốn; căn-lực hiện tại và vị lai có năm; giác chi hiện tại không có, vị lai có sáu; đạo chi hiện tại không có, vị lai có tám; không có tĩnh lự; không có vô lượng; không có vô sắc; không có giải thoát, không có thắng xứ, không có biến xứ, trí hiện tại có một, vị lai có bảy; đẳng trì hiện tại không có, vị lai có ba.

Nếu từ quả Nhất lai, dùng đạo vô lậu để chứng quả Bất hoàn, thì tu đạo vô lậu ấy, niệm, trụ hiện tại có một, vị lai có bốn; chánh đoạnthần túc hiện tại và vị lai có bốn; căn-lực hiện tại và vị lai có năm; giác chi hiện tại và vị lai có sáu; đạo chi hiện tại và vị lai có tám; không có tĩnh lự; không có vô lượng; không có vô sắc; không có giải thoát, không có thắng xứ, không có biến xứ, trí hiện tại có hai, vị lai có bảy; đẳng trì hiện tại có một, vị lai có ba.

Hỏi: Dùng đạo vô gián để chứng thần cảnh trí thông, thì lúc tu đạo vô gián đó, từ bốn niệm trụ cho đến ba đẳng trì, có bao nhiêu tu hiện tại, bao nhiêu tu vị lai có?

Đáp: Nếu các phàm phu dựa vào sơ tĩnh lự, thì khi tu đạo vô gián kia, niệm, trụ hiện tại có một, vị lai có bốn; chánh đoạn-thần túc hiện tại và vị lai có bốn; căn-lực hiện tại và vị lai có năm; không có giác chi; không có đạo chi; tĩnh lự hiện tại và vị lai có một; vô lượng hiện tại không có, vị lai có bốn; không có vô sắc; giải thoát hiện tại không có, vị lai có hai; thắng xứ hiện tại không có, vị lai có bốn; không có biến xứ, trí hiện tại và vị lai có một; không có đẳng trì.

Nếu các Thánh giả dựa vào sơ tĩnh lự, thì khi tu đạo vô gián kia, niệm, trụ hiện tại có một, vị lai có bốn; chánh đoạn-thần túc hiện tại và vị lai có bốn; căn-lực hiện tại và vị lai có năm; giác chi hiện tại không có, vị lai có bảy; đạo chi hiện tại không có, vị lai có tám; tĩnh lự, hiện tại và vị lai có một; vô lượng hiện tại không có, vị lai có bốn; không có vô sắc; giải thoát hiện tại không có, vị lai có hai; thắng xứ hiện tại không có, vị lai có bốn; không có biến xứ, trí hiện tại có một, vị lai có bảy; đẳng trì hiện tại không có, vị lai có ba.

Nếu các phàm phu dựa vào tĩnh lự thứ hai, thì lúc tu đạo vô gián kia, niệm, trụ hiện tại có một, vị lai có bốn; chánh đoạn-thần túc hiện tại và vị lai có bốn; căn-lực hiện tại và vị lai có năm; không có giác chi; không có đạo chi; tĩnh lự hiện tại và vị lai có một; vô lượng hiện tại không có, vị lai có bốn; không có vô sắc; giải thoát hiện tại không có, vị lai có hai; thắng xứ hiện tại không có, vị lai có bốn; không có biến xứ, trí hiện tại và vị lai có một; không có đẳng trì.

Nếu các Thánh giả dựa vào tĩnh lự thứ hai, thì lúc tu đạo vô gián kia, niệm, trụ hiện tại có một, vị lai có bốn; chánh đoạn-thần túc hiện tại và vị lai có bốn; căn-lực hiện tại và vị lai có năm; giác chi hiện tại không có, vị lai có bảy; đạo chi hiện tại không có, vị lai có tám; tĩnh lự hiện tại có một, vị lai có hai; vô lượng hiện tại không có, vị lai có bốn; không có vô sắc; giải thoát hiện tại không có, vị lai có hai; thắng xứ hiện tại không có, vị lai có bốn; không có biến xứ, trí hiện tại có một, vị lai có bảy; đẳng trì hiện tại không có, vị lai có ba.

Nếu các phàm phu dựa vào tĩnh lự thứ ba, thì lúc tu đạo vô gián kia, niệm, trụ hiện tại có một, vị lai có bốn; chánh đoạn-thần túc hiện tại và vị lai có bốn; căn-lực hiện tại và vị lai có năm; không có giác chi; không có đạo chi; tĩnh lự hiện tại và vị lai có một; vô lượng hiện tại không có, vị lai có ba; không có vô sắc; không có giải thoát, không có thắng xứ, không có biến xứ, trí hiện tại và vị lai có một; không có đẳng trì.

Nếu các Thánh giả dựa vào tĩnh lự thứ ba, thì lúc tu đạo vô gián kia, niệm trụ hiện tại có một, vị lai có bốn; chánh đoạn-thần túc hiện tại và vị lai có bốn; căn-lực, hiện tại và vị lai có năm; giác chi hiện tại không có, vị lai có bảy; đạo chi hiện tại không có, vị lai có tám; tĩnh lự hiện tại có một, vị lai có ba; vô lượng hiện tại không có, vị lai có ba; không có vô sắc, không có giải thoát, không có thắng xứ, không có biến xứ, trí hiện tại có một, vị lai có bảy; đẳng trì hiện tại không có, vị lai có ba.

Nếu các phàm phu dựa vào tĩnh lự thứ tư, thì lúc tu đạo vô gián kia, niệm, trụ hiện tại có một, vị lai có bốn; chánh đoạn-thần túc hiện tại và vị lai có bốn; căn-lực hiện tại và vị lai có năm; không có giác chi; không có đạo chi; tĩnh lự hiện tại và vị lai có một; vô lượng hiện tại không có, vị lai có ba; không có vô sắc; giải thoát hiện tại không có, vị lai có một; thắng xứ hiện tại không có, vị lai có bốn; biến xứ hiện tại không có, vị lai có tám; trí hiện tại và vị lai có một; không có đẳng trì.

Nếu các Thánh giả dựa vào tĩnh lự thứ tư, thì lúc tu đạo vô gián kia, niệm, trụ hiện tại có một, vị lai có bốn; chánh đoạn-thần túc hiện tại và vị lai có bốn; căn-lực hiện tại và vị lai có năm; giác chi hiện tại không có, vị lai có bảy; đạo chi hiện tại không có, vị lai có tám; tĩnh lự hiện tại có một, vị lai có bốn; vô lượng hiện tại không có, vị lai có ba; không có vô sắc; giải thoát hiện tại không có, vị lai có một; thắng , hiện tại không có, vị lai có bốn; biến xứ hiện tại không có, vị lai có tám; trí hiện tại có một, vị lai có bảy; đẳng trì, hiện tại không có, vị lai có ba.

Hỏi: Dùng đạo vô gián để chứng thiên nhĩ trí thông, tha tâm trí thông, túc trụ tùy niệm trí thông, tử sinh trí thông, khi tu đạo vô gián kia, từ bốn niệm trụ cho đến ba đẳng trì, có bao nhiêu tu hiện tại, bao nhiêu tu vị lai có?

Đáp: Như thần cảnh trí thông, nên tùy thuận vào tướng để nói.

Hỏi: Dùng đạo vô gián để chứng lậu tận trí thông, khi tu đạo vô gián kia, từ bốn niệm trụ cho đến ba đẳng trì, có bao nhiêu tu hiện tại, bao nhiêu tu vị lai có?

Đáp: Nếu dựa vào vị chí định để chứng quả A-la-hán, thì lúc tu đạo vô gián kia, niệm, trụ hiện tại có một, vị lai có bốn; chánh đoạnthần túc hiện tại và vị lai có bốn; căn-lực hiện tại và vị lai có năm; giác chi hiện tại có sáu, vị lai có bảy; đạo chi hiện tại và vị lai có tám; tĩnh lự, hiện tại không có, vị lai có bốn; không có vô lượng; vô sắc hiện tại không có, vị lai có ba; giải thoát hiện tại không có, vị lai có ba; không có thắng xứ, không có biến xứ, trí hiện tại có hai, vị lai có sáu; đẳng trì hiện tại có một, vị lai có ba.

Nếu dựa vào sơ tĩnh lự, nhằm chứng quả A-la-hán, thì lúc tu đạo vô gián kia, niệm, trụ hiện tại có một, vị lai có bốn; chánh đoạn-thần túc hiện tại và vị lai có bốn; căn-lực hiện tại và vị lai có năm; giác chi hiện tại và vị lai có bảy; đạo chi hiện tại và vị lai có tám; tĩnh lự hiện tại có một, vị lai có bốn; không có vô lượng; vô sắc hiện tại không có, vị lai có ba; giải thoát hiện tại không có, vị lai có ba; không có thắng xứ, không có biến xứ, trí hiện tại có hai, vị lai có sáu; đẳng trì hiện tại có một, vị lai có ba.

Nếu dựa vào trung gian tĩnh lự, để chứng quả A-la-hán, thì lúc tu đạo vô gián đó, niệm, trụ hiện tại có một, vị lai có bốn; chánh đoạnthần túc hiện tại và vị lai có bốn; căn-lực hiện tại và vị lai có năm; giác chi hiện tại có sáu, vị lai có bảy; đạo chi hiện tại có bảy, vị lai có tám; tĩnh lự hiện tại không có, vị lai có bốn; không có vô lượng; vô sắc hiện tại không có, vị lai có ba; giải thoát hiện tại không có, vị lai có ba; không có thắng xứ, không có biến xứ, trí hiện tại có hai, vị lai có sáu; đẳng trì hiện tại có một, vị lai có ba.

Nếu dựa vào tĩnh lự thứ hai, để chứng quả A-la-hán, thì lúc tu đạo vô gián đó, niệm, trụ hiện tại có một, vị lai có bốn; chánh đoạn-thần túc hiện tại và vị lai có bốn; căn-lực hiện tại và vị lai có năm; giác chi hiện tại và vị lai có bảy; đạo chi hiện tại có bảy, vị lai có tám; tĩnh lự hiện tại có một, vị lai có bốn; không có vô lượng; vô sắc hiện tại không có, vị lai có ba; giải thoát hiện tại không có, vị lai có ba; không có thắng xứ, không có biến xứ, trí hiện tại có hai, vị lai có sáu; đẳng trì hiện tại có một, vị lai có ba.

Nếu dựa vào tĩnh lự thứ ba, thứ tư, để chứng quả A-la-hán, thì lúc tu đạo vô gián đó, niệm, trụ hiện tại có một, vị lai có bốn; chánh đoạnthần túc hiện tại và vị lai có bốn; căn-lực hiện tại và vị lai có năm; giác chi hiện tại có sáu, vị lai có bảy; đạo chi hiện tại có bảy, vị lai có tám; tĩnh lự hiện tại có một, vị lai có bốn; không có vô lượng; vô sắc hiện tại không có, vị lai có ba; giải thoát hiện tại không có, vị lai có ba; không có thắng xứ, không có biến xứ, trí hiện tại có hai, vị lai có sáu; đẳng trì hiện tại có một, vị lai có ba.

Nếu dựa vào định vô sắc, để chứng quả A-la-hán, thì lúc tu đạo vô gián đó, niệm, trụ hiện tại có một, vị lai có bốn; chánh đoạn-thần túc hiện tại và vị lai có bốn; căn-lực hiện tại và vị lai có năm; giác chi hiện tại có sáu, vị lai có bảy; đạo chi hiện tại có bốn, vị lai có tám; tĩnh lự hiện tại không có, vị lai có bốn; không có vô lượng; vô sắc hiện tại có một, vị lai có ba; giải thoát hiện tại có một, vị lai có ba; không có thắng xứ, không có biến xứ, trí hiện tại có hai, vị lai có sáu; đẳng trì hiện tại có một, vị lai có ba.