LUẬN A TỲ ĐẠT MA PHÁT TRÍ
Hán dịch: Tác giả: Tôn giả Ca Đa Diễn Ni Tử
Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng

 

Chương 8: KIẾT UẨN

 

Phẩm 1: BÀN VỀ NIỆM TRỤ

Niệm trụ tất cả có sáu môn,

Biết đúng như thật có tám phần,

Tham-sân-si có tăng và giảm,

Tử-thọ-tâm cùng với Niết-bàn,

Đệ tử mà lại Niết-bàn trước,

Phật Niết-bàn sau và xuất định,

Bốn hữu-ba hữu cùng với hành,

Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Bốn niệm trụ là thân-thọ-tâm-pháp niệm trụ.

Hỏi: Nếu tu thân niệm trụ là thì lúc ấy là thọ niệm trụ chăng? Nếu tu thọ niệm trụ thì lúc ấy là thân niệm trụ chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có tu thân niệm trụ mà không tu thọ niệm trụ, nghĩa là đã đạt được thân niệm trụ hiện ở trước mắt.

2. Có tu thọ niệm trụ mà không tu thân niệm trụ, nghĩa là đã đạt được thọ niệm trụ hiện ở trước mắt, hoặc chưa đạt được thọ niệm trụ hiện ở trước mắt, nhưng không tu thân niệm trụ, hoặc chưa đạt được tâm, pháp niệm trụ hiện ở trước mắt, nhưng u thọ niệm trụ chứ không tu thân niệm trụ.

3. Có tu thân niệm trụ, cũng tu thọ niệm trụ, nghĩa là chưa đạt được thân niệm trụ hiện ở trước mắt, hoặc chưa đạt được thọ niệm trụ hiện ở trước mắt, mà tu thân.

4. Không tu thân niệm trụ cũng không tu thọ niệm trụ, nghĩa là đã đạt được tâm-pháp niệm trụ hiện ở trước mắt, hoặc mà không tu thân, thọ. Tất cả tâm ô nhiễm, tâm vô ký, ở định vô tưởng, định diệt tận, sinh Vô tưởng thiên.

Như thân niệm trụ đối với thọ niệm trụ, thân niệm trụ đối với tâm niệm trụ cũng như vậy.

Hỏi: Nếu tu thân niệm trụ thì lúc ấy là pháp niệm trụ chăng? Nếu tu pháp niệm trụ thì lúc là thân niệm trụ chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có tu thân niệm trụ mà không tu pháp niệm trụ, nghĩa là đã đạt được thân niệm trụ hiện ở trước mắt.

2. Có tu pháp niệm trụ mà không tu thân niệm trụ, nghĩa là đã đạt được pháp niệm trụ hiện ở trước mắt, hoặc chưa đạt được pháp niệm trụ hiện ở trước mắt, nhưng không tu thân niệm trụ, hoặc chưa đạt được tâm, thọ niệm trụ hiện ở trước mắt, nhưng tu pháp niệm trụ mà không tu thân niệm trụ.

3. Có tu thân niệm trụ, cũng tu pháp niệm trụ, nghĩa là chưa đạt được thân niệm trụ hiện ở trước mắt, hoặc chưa đạt được pháp niệm trụ hiện ở trước mắt, mà tu thân, hoặc chưa đạt được thọ, tâm niệm trụ hiện ở trước mắt, mà tu thân, pháp.

4. Không tu thân niệm trụ, cũng không tu pháp niệm trụ, nghĩa là đã đạt được tâm-thọ niệm trụ hiện ở trước mắt. Tất cả tâm ô nhiễm, tâm vô ký, ở định vô tưởng, định diệt tận, sinh vô tưởng thiên.

Hỏi: Nếu tu thọ niệm trụ thì lúc ấy là tâm niệm trụ chăng? Nếu tu tâm niệm trụ thì lúc ấy là thọ niệm trụ chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có tu thọ niệm trụ mà không tu tâm niệm trụ, nghĩa là đã đạt được thọ niệm trụ hiện ở trước mắt.

2. Có tu tâm niệm trụ mà không tu thọ niệm trụ, nghĩa là đã đạt được tâm niệm trụ hiện ở trước mắt.

3. Có tu thọ niệm trụ mà cũng tu tâm niệm trụ, nghĩa là chưa đạt được thân thọ tâm niệm trụ hiện ở trước mắt, hoặc chưa đạt được pháp niệm trụ hiện ở trước mắt, mà tu thọ-tâm.

4. Không tu thọ niệm trụ cũng không tu tâm niệm trụ, nghĩa là đã đạt được thân-pháp niệm trụ hiện ở trước mắt, hoặc chưa đạt được pháp niệm trụ hiện ở trước mắt, không tu thọ tâm. Tất cả tâm ô nhiễm, tâm vô ký, ở định vô tưởng, định diệt tận, sinh vô tưởng thiên.

Hỏi: Nếu tu thọ niệm trụ thì lúc ấy là pháp niệm trụ chăng? Nếu tu pháp niệm trụ thì lúc ấy là thọ niệm trụ chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có tu thọ niệm trụ mà không tu pháp niệm trụ, nghĩa là đã đạt được thọ niệm trụ hiện ở trước mắt.

2. Có tu pháp niệm trụ mà không tu thọ niệm trụ, nghĩa là đã đạt được pháp niệm trụ hiện ở trước mắt, hoặc chưa đạt được pháp niệm trụ hiện ở trước mắt, mà không tu thọ.

3. Có tu thọ niệm trụ, cũng tu pháp niệm trụ, nghĩa là chưa đạt được thân, tâm niệm trụ hiện ở trước mắt, hoặc chưa đạt được pháp niệm trụ hiện ở trước mắt, mà tu thọ.

4. Không tu thọ niệm trụ cũng không tu pháp niệm trụ, nghĩa là đã đạt được thân-tâm niệm trụ hiện ở trước mắt. Tất cả tâm ô nhiễm-tâm vô ký, ở định vô tưởng-định diệt tận, sinh Vô tưởng thiên.

Như thọ niệm trụ đối với pháp niệm trụ; nên biết tâm niệm trụ đối với pháp niệm trụ cũng như vậy.

Đối với thân thuận theo thân quán niệm trụ, nên nói là pháp-loạithế tục-khổ-tập-đạo trí; nên nói là có tầm-có tứ; không có tầm-chỉ có tứ; không có tầm- không có tứ; nên nói tương ưng với lạc căn, hỷ căn, xả căn; nên nói làTam-ma-địa Không-Vô nguyện, Vô tướng đều có; nên nói duyên hệ thuộc cõi Dục, Sắc và không hệ thuộc. Đối với thọ, thuận theo thọ quán niệm trụ, nên nói là pháp, loại, tha tâm-thế tục- khổ-tập-đạo trí; nên nói là có tầm-có tứ; không có tầm-chỉ có tứ; không có tầm- không có tứ; nên nói là tương ưng với lạc căn, hỷ căn, xả căn; nên nói là Tam-ma-địa Không-Vô nguyện đều có; nên nói là duyên hệ thuộc cõi Dục, cõi Sắc-Vô sắc và không hệ thuộc. Như đối với thọ, đối với tâm cũng như vậy. Đối với pháp, thuận theo pháp, quán niệm trụ, nên nói là pháp-loại-tha tâm-thế tục-khổ-tập-diệt-đạo trí; nên nói là có tầm- có tứ, không có tầm-chỉ có tứ; không có tầm-không có tứ; nên nói tương ưng với lạc căn, hỷ căn, xả căn; nên nói là Tam-ma-địa KhôngVô nguyện, Vô tướng đều cùng có; nên nói là duyên hệ thuộc cõi Dục, cõi Sắc-Vô sắc và không hệ thuộc.

Như nói về lúc thọ lạc thọ, như thật biết là mình thọ lạc thọ, đây là do bốn trí, đó là pháp-loại-thế tục và đạo trí. Lúc thọ khổ thọ, như thật biết là mình thọ khổ thọ, đây là do một trí, đó là thế tục trí. Lúc thọ bất khổ bất lạc thọ, biết như thật là mình thọ bất khổ bất lạc thọ, đây là do bốn trí, đó là pháp-loại-thế tục và đạo trí.

Thân thọ lạc-thân thọ khổ-thân thọ bất khổ bất lạc thọ và lúc tâm thọ khổ, biết như thật là đang thọ, đây là do một trí, đó là thế tục trí. Lúc tâm thọ lạc-tâm thọ bất khổ bất lạc thọ, biết như thật đang thọ, đây là do bốn trí, đó là pháp-loại-thế tục và đạo trí.

Thọ lạc có ý vị-thọ khổ có ý vị-thọ bất khổ bất lạc thọ có ý vị và lúc thọ khổ không có ý vị, biết như thật là đang thọ, đây là do một trí, đó là thế tục trí. Lúc thọ lạc không có ý vị-thọ bất khổ lạc thọ không có ý vị, như thật biết là đang thọ, đây là do bốn trí, đó là pháp-loại-thế tục và đạo trí.

Lúc thọ lạc dựa vào sự ham thích-thọ khổ dựa vào sự ham thíchthọ bất khổ bất lạc thọ dựa vào sự ham thích và thọ khổ dựa vào sự tách rời, biết khổ bất lạc thọ dựa vào sự ham thích và thọ khổ dựa vào sự tách rời, biết như thật là đang thọ, đây là do một trí, đó là pháp-loại-thế tục và đạo trí.

Như nói rằng tâm có tham, biết như thật là tâm có tham, đây là do một trí, đó là thế tục trí. Tâm lìa tham, biết như thật là tâm lìa tham, đây là do bốn trí, đó là pháp-loại-thế tục và đạo trí. Như tâm có thamtâm lìa tham, cần phải biết. Tâm có si-tâm lìa si, tâm nhiễm-tâm không nhiễm, tâm sơ suất-tâm tán loạn, tâm thấp xuống-tâm cao lên, tâm nhỏ bé-tâm rộng lớn-tâm dao động-tâm không vắng lặng, tâm định-tâm bất định, tâm tu-tâm-tâm không tu, tâm giải thoát-tâm không giải thoát, cũng như vậy.

Tâm có sân, như thật biết là tâm có sân, đây là do một trí, đó là thế tục trí. Tâm lìa sân, như thật biết là tâm lìa sân, đây là do ba trí, đó là pháp-thế tục và đạo trí.

Như nói rằng bên trong có cái tham dục, biết như thật là bên trong có Cái tham dục, đây là do một trí, đó là thế tục trí. Bên trong không có cái tham dục, biết như thật là bên trong không có Cái tham dục, đây là do ba trí, đó là pháp-thế tục và đạo trí. Như bên trong chưa sinh Cái tham dục mà sinh, biết như thật về điều này, đây là do một trí, đó là thế tục trí. Sinh rồi liền đoạn, đoạn rồi sau không sinh nữa, biết như thật về điều này, đây là do ba trí, đó là pháp-thế tục và đạo tri.

Như cái tham dục, nên biết cái giận dữ- hôn trầm-thụy miên-trạo cử-ố tác và nghi, cũng như vậy.

Như nói về bên trong có kiết của nhãn, như thật biết là bên trong có kiết của nhân, đây là do một trí, đó là thế tục trí. Bên trong không có kiết của nhãn như thật biết là bên trong không có kiết của nhãn, đây là do bốn trí, đó là pháp-loại-thế tục và đạo trí. Như bên trong chưa sinh kiết của nhãn mà sinh, biết như thật về điều này, đây là do một trí, đó là thế tục trí. Sinh rồi liền đoạn, đoạn rồi sau không sinh nữa, như thật biết về điều này, đây là do bốn trí, đó là pháp-loại-thế tục và đạo trí.

Như kiết của nhãn, nên biết của nhĩ-thân-ý cũng như vậy. Kiết của tỷ-thiệt như nói về Cái.

Như nói rằng bên trong có các giác chi như Niệm…, biết như thật là bên trong có các giác chi như Niệm…, đây là do bốn trí, đó là pháploại-thế tục và đạo trí.

Bên trong không có các giác chi như Niệm…, như thật biết là bên trong không có các giác chi như Niệm…, đây là do một trí, đó là thế tục trí.

Như Niệm giác chi… chưa sinh mà sinh, sinh rồi trụ vững không quên, làm cho nên mãn tăng thêm trí rộng ra tác chứng, đây là do bốn trí, đó là pháp-loại-thế tục và đạo trí.

Như niệm giác chi, nên biết rằng Trạch pháp-Tinh tiến-Hỷ-Khinh an-Định và Xả, cũng như vậy.

Hỏi: Như nói về cùng thuận theo quán tự tham-sân-si tăng lên, thế nào là tham-sân-si tăng lên?

Đáp: Vì có tham-sân-si trói buộc thuộc phẩm hạ cho nên có phẩm trung, vì có phẩm trung cho nên có phẩm thượng, đó là tăng.

Hỏi: Như nói cùng thuận theo quán tự tham-sân-si giảm bớt, thế nào là tham-sân-si giảm bớt?

Đáp: Vì không có tham-sân-si trói buộc thuộc phẩm thượng cho nên không có phẩm trung, vì không có phẩm trung cho nên không có phẩm hạ, Đó gọi là giảm.

Hỏi: Thế nào là thọ biên tế tử?

Đáp: Do mạt ma (Marman, tử huyệt) này đoạn mà mạng căn diệt.

Hỏi: Tương đương với giới hạn nào, nên nói là thọ biên tế tử?

Đáp: Tương đương với giới hạn mạt ma ấy đoạn mà mạng căn diệt.

Hỏi: Thuộc về xứ nào?

Đáp: Pháp xứ.

Hỏi: Có bao nhiêu thức tương ưng?

Đáp: Thân thức-ý thức. Đầu tiên mạt ma đoạn cảm thọ thì tương ưng với thân thức; cảm thọ sau cùng thì tương ưng với ý thức.

Hỏi: Tâm bát Niết-bàn của A-la-hán, nên nói là thiện hay vô ký?

Đáp: Nên nói là vô ký.

Hỏi: Vì sao hai đệ tử bậc Hiền bát Niết-bàn trước, còn Phật thì sau?

Đáp: Vì lẽ hai Tôn giả ấy từ trước đã tạo tác tăng trưởng trong suốt nẻo sinh tử, chiêu cảm nghiệp không đoạn, chớ cho là trống rỗng, không có quả dị thục. Vả lại bởi vì pháp vốn như vậy.

Hỏi: Như nói: “Đức Thế Tôn dựa vào định Bất động tịch tịnh mà bát Niết bàn, ánh mắt của thế gian mất đi.” Đây là trong định hay là xuất định vậy?

Đáp: Xuất định.

Hỏi: Như nói bốn hữu là bổn hữu, tử hữu, trung hữu, sinh hữu.

Thế nào là bổn hữu?

Đáp: Trừ phần sinh-phần tử ra là các hữu trung gian của các uẩn.

Hỏi: Thế nào là tử hữu?

Đáp: Phần tử của các uẩn.

Hỏi: Thế nào là trung hữu?

Đáp: Trừ phần sinh-phần tử ra là các hữu trung gian của các uẩn.

Hỏi: Thế nào là sinh hữu?

Đáp: Phần sinh của các uẩn.

Hỏi: Các dục hữu, tất cả dục hữu đó là năm hành chăng? Nếu là năm hành thì tất cả năm hành ấy là dục hữu chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có dục hữu mà không phải là năm hành, nghĩa là hữu tình cõi Dục, trụ tâm nơi không đồng phần và trụ nơi định vô tưởng, diệt tận.

2. Có năm hành mà không phải là dục hữu, nghĩa là trời Hữu tưởng cõi Sắc, trụ tâm nơi đồng phần, hoặc là trời Vô tưởng, không đạt được vô tưởng.

3. Có dục hữu cũng là năm hành, nghĩa là hữu tình cõi Dục, trụ tâm đồng phần.

4. Không phải dục hữu cũng không là phải năm hành, nghĩa là trời Hữu tưởng cõi Sắc, trụ tâm nơi không đồng phần và trụ nơi định vô tưởng-diệt tận.

Hỏi: Nếu nơi Vô tưởng thiên đạt được vô tưởng, hoặc sinh cõi Vô sắc, thì các sắc hữu thuộc trời Hữu tưởng, tất cả sắc hữu đó là năm hành chăng? Nếu là năm hành thì tất cả sắc hữu kia thuộc trời Hữu tưởng chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có sắc hữu thuộc trời Hữu tưởng mà không phải là năm hành, nghĩa là trời hữu tưởng cõi Sắc, trụ tâm nơi không đồng phần và trụ định vô tưởng, diệt tận.

2. Có năm hành, không phải sắc hữu thuộc trời Hữu tưởng, nghĩa là hữu tình cõi Dục, trụ tâm nơi đồng phần, hoặc là trời Vô tưởng thì không được vô tưởng.

3. Có sắc hữu thuộc trời Hữu tưởng, cũng là năm hành, nghĩa là trời Hữu tưởng cõi Sắc, trụ tâm nơi phần đồng.

4. Không phải sắc hữu thuộc trời Hữu tưởng cũng không phải là năm hành, nghĩa là hữu tình cõi Dục, trụ tâm nơi không đồng phần và trụ nơi định vô tưởng-diệt tận, hoặc là trời Vô tưởng được vô tưởng.

Hỏi: Nếu sinh cõi Vô sắc thì các sắc hữu thuộc trời Vô tưởng, tất cả sắc hữu đó là hai hành chăng? Nếu là hai hành thì tất cả sắc hữu kia thuộc trời Vô tưởng chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có sắc hữu thuộc trời Vô tưởng mà không phải hai hành, nghĩa là trời Vô tưởng không đạt được vô tưởng.

2. Có hai hành mà không phải là sắc hữu thuộc trời Vô tưởng, nghĩa là hữu tình cõi Dục, trụ tâm nơi không đồng phần và trụ nơi định vô tưởng, diệt tận. Hoặc trời Hữu tưởng cõi Sắc trụ tâm nơi không đồng phần và trụ định vô tưởng-diệt tận.

3. Có sắc hữu thuộc trời Vô tưởng, cũng là hai hành, nghĩa là trời Vô tưởng đạt được vô tưởng.

4. Không phải sắc hữu thuộc trời Vô tưởng cũng không phải hai hành, nghĩa là hữu tình cõi Dục, trời Hữu tưởng cõi Sắc, trụ tâm đồng phần, hoặc sinh cõi Vô sắc.

Hỏi: Các vô sắc hữu, thì tất cả vô sắc hữu ấy là bốn hành chăng?

Nếu là bốn hành, thì tất cả bốn hành là vô sắc hữu chăng?

Đáp: Đối với bốn hành, tất cả đó là vô sắc hữu. Có vô sắc hữu mà không phải là bốn hành, đó là hữu tình cõi Vô sắc, trụ tâm không đồng phần.

Hỏi: Có thể có thể có hữu là năm hành chăng?

Đáp: Có, nghĩa là hữu tình cõi Dục và trời Hữu tưởng cõi Sắc, trụ tâm nơi phần đồng, hoặc là trời Vô tưởng thì không được vô tưởng.

Hỏi: Có thể có hữu là bốn hành chăng?

Đáp: Có, nghĩa là hữu tình cõi Vô sắc, trụ tâm nơi phần đồng.

Hỏi: Có thể có hữu là ba hành chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có hữu là hai hành chăng?

Đáp: Có, nghĩa là hữu tình cõi Dục và trời Hữu tưởng cõi Sắc, trụ tâm nơi không đồng phần, hoặc trụ nơi định vô tưởng-diệt tận, hoặc trời Vô tưởng được vô tưởng.

Hỏi: Có thể có hữu là một hành chăng?

Đáp: Có, nghĩa là hữu tình cõi Vô sắc, trụ tâm nơi không đồng phần.

Hỏi: Có thể có hữu là vô hành chăng?

Đáp: Không có.

 

Phẩm 2: BÀN VỀ BA HỮU

Ba hữu-tùy miên và mười tưởng,

Sáu tầm-mình cùng với vô minh,

Đối với nhân duyên có và không,

Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Hỏi: Đối với xả dục hữu-dục hữu nối tiếp nhau, lúc ấy tất cả pháp cõi Dục diệt đi, đồng thời pháp cõi Dục hiện ở trước mắt chăng?

Đáp: Vào lúc xả dục hữu-dục hữu nối tiếp nhau, lúc ấy tất cả pháp cõi Dục diệt đi nhưng pháp cõi Dục hiện ở trước mắt.

Có lúc pháp cõi Dục diệt đi và pháp cõi Dục hiện ở trước mắt mà không phải là xả dục hữu-dục hữu nối tiếp nhau, nghĩa là không mạng chung mà pháp cõi Dục diệt đi và pháp cõi Dục hiện ở trước mắt.

Hỏi: Đối với xả dục hữu-sắc hữu nối tiếp nhau, lúc ấy tất cả pháp cõi Dục diệt đi, pháp cõi Sắc hiện ở trước mắt chăng?

Đáp: Vào lúc xả dục hữu-sắc hữu nối tiếp nhau, lúc ấy tất cả cả pháp cõi Dục diệt đi và pháp cõi Sắc hiện ở trước mắt.

Có lúc pháp cõi Dục diệt đi và pháp cõi Sắc hiện ở trước mắt mà không phải là xả dục hữu-sắc hữu nối tiếp nhau, nghĩa là không mạng chung mà pháp cõi Dục diệt đi và pháp cõi Sắc hiện ở trước mắt.

Hỏi: Đối với xả dục hữu-vô sắc hữu nối tiếp nhau, lúc ấy tất cả pháp cõi Dục diệt đi, pháp cõi Vô sắc hiện ở trước mắt chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử pháp cõi Dục diệt đi, pháp cõi vô sắc hiện ở trước mắt, lúc ấy tất cả là xả dục hữu-vô sắc hữu nối tiếp nhau chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Đối với xả sắc hữu-sắc hữu nối tiếp nhau, lúc ấy tất cả pháp cõi sắc diệt đi, đồng thời pháp cõi sắc hiện ở trước mắt chăng?

Đáp: Vào lúc xả sắc hữu-sắc hữu nối tiếp nhau, lúc ấy tất cả pháp cõi sắc diệt đi, pháp cõi sắc hiện ở trước mắt.

Có lúc pháp cõi Sắc diệt đi và pháp cõi Sắc hiện ở trước mắt mà không phải là xả sắc hữu-sắc hữu nối tiếp nhau, nghĩa là không mạng chung mà pháp cõi Sắc diệt đi và pháp cõi Sắc hiện ở trước mắt.

Hỏi: Đối với xả sắc hữu-dục hữu nối tiếp nhau, lúc ấy tất cả pháp cõi sắc diệt đi, pháp cõi Dục hiện ở trước mắt chăng?

Đáp: Vào lúc xả sắc hữu-dục hữu nối tiếp nhau, lúc ấy tất cả pháp cõi Sắc diệt đi, pháp cõi Dục hiện ở trước mắt.

Có lúc pháp cõi Sắc diệt đi và pháp cõi Dục hiện ở trước mắt mà không phải là xả sắc hữu-dục hữu nối tiếp nhau, nghĩa là không mạng chung mà pháp cõi Sắc diệt đi và pháp cõi Dục hiện ở trước mắt.

Hỏi: Đối với xả sắc-vô sắc hữu nối tiếp nhau, lúc ấy tất cả pháp cõi Sắc diệt đi, pháp cõi Vô sắc hiện ở trước mắt chăng?

Đáp: Vào lúc xả sắc hữu-vô sắc hữu nối tiếp nhau, lúc ấy tất cả pháp cõi Sắc diệt đi, pháp cõi Vô sắc hiện ở trước mắt.

Có lúc pháp cõi Sắc diệt đi và pháp cõi Vô sắc hiện ở trước mắt mà không phải là xả sắc hữu-vô sắc hữu nối tiếp nhau, nghĩa là không mạng chung mà pháp cõi Sắc diệt đi và pháp cõi Vô sắc hiện ở trước mắt.

Hỏi: Đối với xả vô sắc hữu-vô sắc hữu nối tiếp nhau, lúc ấy tất cả pháp cõi vô sắc diệt đi, đồng thời pháp cõi vô sắc hiện ở trước mắt chăng?

Đáp: Vào lúc xả vô sắc hữu-vô sắc hữu nối tiếp nhau, lúc ấy tất cả pháp cõi vô sắc diệt đi, pháp cõi Vô sắc hiện ở trước mắt.

Có lúc pháp cõi Vô sắc diệt đi và pháp cõi Vô sắc hiện ở trước mắt mà không phải là xả vô sắc hữu nối tiếp nhau, nghĩa là không mạng chung mà pháp cõi Vô sắc diệt đi và pháp cõi vô sắc hiện ở trước mắt.

Hỏi: Đối với xả vô sắc hữu-dục hữu nối tiếp nhau, luc ấy tất cả pháp cõi vô sắc diệt đi, pháp cõi Dục hiện ở trước mắt chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử pháp cõi Vô sắc diệt đi, pháp cõi Dục hiện ở trước mắt, thì lúc ấy tất cả là xả vô sắc hữu-dục hữu nối tiếp nhau chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Đối với xả vô sắc hữu-sắc hữu nối tiếp nhau, lúc ấy tất cả pháp cõi vô sắc diệt đi, pháp cõi Sắc hiện ở trước mắt chăng?

Đáp: Vào lúc xả vô sắc hữu-sắc hữu nối tiếp nhau, lúc ấy tất cả pháp cõi vô sắc diệt đi, pháp cõi Sắc hiện ở trước mắt.

Có lúc pháp cõi Vô sắc diệt đi và pháp cõi Sắc hiện ở trước mắt mà không phải là xả vô sắc hữu-sắc hữu nối tiếp nhau, nghĩa là không mạng chung mà pháp cõi Vô sắc diệt đi và pháp cõi Sắc hiện ở trước mắt.

Hỏi: Vì lẽ gì tùy miên cõi Dục không tùy tăng đối với pháp cõi Sắc-Vô sắc?

Đáp: Vì cõi sẽ trở nên tạp loạn và thuận theo không thể thiết lập, do đã lìa nhiễm dục.

Hỏi: Vì lẽ gì tùy miên cõi Sắc không tùy tăng đối với pháp cõi Dục?

Đáp: Vì cõi sẽ trở thành tạp loạn và thuận theo không thể thiết lập, do đã lìa nhiễm dục.

Hỏi: Vì lẽ gì tùy miên cõi Sắc không tùy tăng đối với pháp cõi Vô sắc?

Đáp: Vì cõi sẽ trở thành tạp loạn và cũng không thể nhận biết, vì đã lìa nhiễm sắc.

Hỏi: Vì lẽ gì tùy miên cõi Vô sắc không tùy tăng đối với pháp cõi Dục, cõi Sắc?

Đáp: Vì cõi sẽ trở thành tạp loạn và thuận theo không thể thiết lập, do đã lìa sắc nhiễm.

Hỏi: Vì lẽ gì tùy miên bất biến hành thuộc cõi Dục không tùy tăng đối với pháp cõi Dục?

Đáp: Vì tùy miên ấy đã hợp thành biến hành và tùy miên ấy không phải sở duyên của tùy tăng này.

Hỏi: Vì sao tùy miên bất biến hành thuộc cõi Sắc không tùy tăng đối với pháp cõi Sắc?

Đáp: Như trước đã nói tùy miên không biến hành thuộc cõi Vô sắc, nói rộng cũng như vậy.

Có mười tưởng là tưởng về vô thường cho đến tưởng về diệt.

Hỏi: Nếu tu tập tưởng về vô thường, thì lúc ấy tư duy về tưởng vô thường chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có tu tập tưởng về vô thường mà không tư duy về tưởng vô thường, nghĩa là duyên vào pháp khác mà tu tưởng về vô thường.

2. Có tư duy về tưởng vô thường mà không tu tập tưởng về vô thường, nghĩa là duyên vào tưởng về vô thường mà tu tưởng khác.

3. Có tu tưởng về vô thường cũng tư duy về tưởng vô thường, nghĩa là duyên tưởng về vô thường mà tu tưởng về vô thường.

4. Không tu tưởng về vô thường cũng không tư duy về tưởng vô thường, nghĩa là trừ các tưởng trước.

Như tưởng về vô thường, tưởng về vô thường khổ, tưởng về khổ vô ngã cũng như vậy. Tưởng về chết, tưởng về bất tịnh, tưởng về chán ăn, tưởng về tất cả thế gian là không đáng vui, tưởng về đoạn, tưởng về lìa, tưởng về diệt cũng tùy theo sự việc, nên biết.

Hỏi: Nếu dấy khởi tầm dục, thì lúc ấy tư duy về tầm dục chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có dấy khởi tầm dục mà không tư duy về tầm dục, nghĩa là duyên vào pháp khác, dấy khởi tầm dục.

2. Có tư duy về tầm dục mà không dấy khởi tầm dục, nghĩa là duyên tầm dục dấy khởi tầm khác.

3. Có dấy khởi tầm dục cũng tư duy về tầm dục, nghĩa là duyên vào tầm dục dấy khởi về tầm dục.

4. Không dấy khởi tầm dục cũng không tư duy về tầm dục, nghĩa là trừ các tướng trước.

Như tầm dục; tầm giận dữ, tầm hại, tầm xuất ly, tầm không có giận dữ, tầm không có hại cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp là nhân vô minh thì pháp đó duyên với vô minh chăng?

Đáp: Nếu pháp là nhân vô minh, thì pháp đó duyên với vô minh. Có pháp duyên với vô minh mà không phải là nhân vô minh, nghĩa là trừ dị thục vô minh còn lại các hành vô phú-vô ký và hành thiện.

Hỏi: Các pháp là nhân vô minh thì pháp đó duyên với minh chăng?

Đáp: Nếu pháp là nhân vô minh, thì pháp đó duyên với minh. Có pháp duyên với minh mà không vô nhân minh, nghĩa là minh đầu tiên và các hành hữu lậu.

Hỏi: Các pháp là nhân vô minh thì pháp đó duyên với minh chăng?

Đáp: Nếu pháp là nhân vô minh, thì pháp đó duyên với vô minh. Có pháp duyên với vô minh, không phải là nhân vô minh, nghĩa là trừ dị thục nơi vô minh, các hành vô phú, vô ký khác và hành thiện.

Hỏi: Các pháp là nhân vô minh thì pháp đó duyên với vô minh chăng?

Đáp: Nếu pháp là nhân vô minh, thì pháp đó vô duyên minh. Có pháp duyên vô minh, không nhân minh, nghĩa là minh đầu tiên và các hành hữu lậu.

Hỏi: Các pháp là nhân vô minh thì pháp đó là bất thiện chăng?

Đáp: Nếu pháp là bất thiện, thì pháp đó là nhân vô minh. Có thể có là nhân vô minh, không phải là bất thiện, nghĩa là dị thục nơi vô minh, và hành hữu phú, vô ký.

Hỏi: Các pháp là nhân minh thì pháp đó là thiện chăng?

Đáp: Nếu pháp là nhân minh thì pháp đó là thiện. Có pháp thiện mà không phải là nhân minh, nghĩa là minh đầu tiên và hành hữu lậu thiện.

Hỏi: Có thể có pháp không phải là nhân minh cũng không phải là nhân vô minh, thì pháp đó không phải là không có nhân chăng?

Đáp: Có, nghĩa là trừ dị thục vô minh còn lại các hành vô phú vô ký và minh đầu tiên, hành hữu lậu thiện.

 

Phẩm 3: BÀN VỀ TƯỞNG

Tưởng-tâm-biết khắp gồm có bốn,

Không có duyên-pháp-kiến và nghi,

Nhân đạo cùng thâu nhiếp có ba,

Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Hỏi: Các pháp do tưởng về vô thường sinh, thì pháp đó tương ưng với tưởng về vô thường chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có pháp do tưởng về vô thường sinh mà không tương ưng với tưởng về vô thường, nghĩa là tưởng về vô thường hiện ở trước mắt nhất định sẽ diệt, tưởng khác hiện ở trước mắt nhất định sẽ sinh pháp tương ưng kia.

2. Có pháp tương ưng với tưởng về vô thường mà không do tưởng về vô thường sinh, nghĩa là tưởng khác hiện ở trước mắt nhất định sẽ phải diệt, tưởng về vô thường hiện ở trước mắt nhất định sẽ sinh pháp tương ưng kia.

3. Có pháp do tưởng về vô thường sinh, cũng tương ưng với tưởng về vô thường, nghĩa là tưởng về vô thường hiện ở trước mắt nhất định sẽ diệt, tưởng về vô thường hiện ở trước mắt nhất định sẽ sinh pháp tương ưng kia.

4. Có pháp không do tưởng về vô thường sinh, cũng không tương ưng với tưởng về vô thường, nghĩa là tưởng khác hiện ở trước mắt nhất định sẽ diệt, tưởng khác hiện ở trước mắt nhất định sẽ sinh pháp tương ưng kia.

Như tưởng về vô thường, cho đến tưởng về diệt cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp do tưởng về vô thường sinh, thì pháp đó là một duyên với tưởng về vô thường chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có pháp do tưởng về vô thường sinh mà không phải một duyên với tưởng về vô thường, nghĩa là tưởng về vô thường hiện ở trước mắt nhất định sẽ diệt, tưởng khác hiện ở trước mắt nhất định sẽ sinh, tưởng kia có duyên khác.

2. Có thể có là một duyên với tưởng về vô thường mà không do tưởng về vô thường sinh, nghĩa là tưởng khác hiện ở trước mắt nhất định sẽ phải diệt, tưởng về vô thường hiện ở trước mắt nhất định sẽ sinh, tưởng kia có duyên này.

3. Có pháp do tưởng về vô thường sinh, cũng là một duyên với tưởng về vô thường, nghĩa là tưởng về vô thường hiện ở trước mắt nhất định sẽ diệt, tưởng về vô thường hiện ở trước mắt nhất định sẽ sinh, tưởng kia có duyên này.

4. Có pháp không do tưởng về vô thường sinh, cũng không phải một duyên với tưởng về vô thường, nghĩa là tưởng khác hiện ở trước mắt nhất định sẽ diệt, tưởng khác hiện ở trước mắt nhất định sẽ sinh, tưởng kia có duyên khác.

Như tưởng về vô thường; cho đến tưởng về diệt cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp do tâm dấy khởi, không pháp nào là không do tâm, hoặc vào lúc tâm dấy khởi, thì bấy giờ, pháp kia dấy khởi chăng?

Đáp: Tâm dấy khởi trước, pháp kia dấy khởi sau.

Hỏi: Nếu khi tâm diệt, thì bấy giờ pháp kia diệt chăng?

Đáp: Tâm diệt trước, pháp kia diệt sau.

Hỏi: Nếu khi tâm đạt được, thì bấy giờ pháp kia đạt được chăng?

Đáp: Tâm đạt được trước, pháp kia đạt được sau.

Hỏi: Nếu khi tâm bỏ, thì bấy giờ pháp kia bỏ chăng?

Đáp: Pháp kia bỏ trước, rồi sau mới đến tâm.

Hỏi: Nếu khi tâm cảm thọ dị thục, thì bấy giờ là pháp kia chăng?

Đáp: Hoặc lúc ấy, hoặc khi khác.

Hỏi: Có thể có là đã thông đạt, đã biết khắp mà không phải là đã đoạn, không phải là đã tu, không phải là đã tác chứng chăng?

Đáp: Có, nghĩa là hư không phi trạch diệt.

Hỏi: Có thể có là đã thông đạt, đã biết khắp mà không phải là đã đoạn, không phải là đã tu, là đã tác chứng chăng?

Đáp: Có, nghĩa là trạch diệt.

Hỏi: Có thể có là đã thông đạt, đã biết khắp mà không phải là đã đoạn, là đã tu, là đã tác chứng chăng?

Đáp: Có, nghĩa là pháp hữu vi vô lậu.

Hỏi: Có thể có là đã thông đạt, đã biết khắp cũng là đã đoạn, là đã tu, là đã tác chứng chăng?

Đáp: Có, nghĩa là hành hữu lậu thiện.

Hỏi: Có thể có là đã thông đạt, đã biết khắp cũng là đã đoạn, không phải là đã tu nhưng là đã tác chứng chăng?

Đáp: Có, nghĩa là định đã dấy khởi thiên nhãn và thiên nhĩ.

Hỏi: Có thể có là đã thông đạt, đã biết khắp cũng là đã đoạn mà không phải là đã tu, không phải là đã tác chứng chăng?

Đáp: Có, nghĩa là trừ ra định đã dấy khởi thiên nhãn và thiên nhĩ, còn lại hành vô ký và pháp bất thiện.

Hỏi: Có pháp không có duyên với nhân duyên, không có duyên với pháp duyên, không có duyên với pháp câu sinh mà là có, là tánh có, không phải không có, không phải không có tánh, khác sắc, khác thọtưởng-thức, tương ưng với hành khác chăng?

Đáp: Có, nghĩa là năm thức thân, pháp tương ưng năm thức thân kia, và duyên với Sắc-Vô vi, tâm bất tương ưng hành, thân ý thức, pháp tương ưng với ý thức kia, vốn có sinh-lão-trụ-vô thường. Pháp này không có duyên với nhân duyên, không có duyên với pháp duyên, không có duyên với pháp câu sinh mà là có, là tánh có, không phải không có, không phải không có tánh, khác sắc, khác thọ-tưởng-thức, tương ưng với hành khác.

Hỏi: Pháp này đối với pháp kia nên nói là nhân hay nói là duyên?

Đáp: Nên nói là nhân, nên nói là duyên.

Hỏi: Pháp này nên nói là thiện, là bất thiện, hay là vô ký?

Đáp: Đối với pháp thiện nên nói là thiện, đối với pháp bất thiện nên nói là bất thiện, đối với pháp vô ký nên nói là vô ký.

Hỏi: Pháp này có bao nhiêu tùy miên tùy tăng, bao nhiêu kiết trói buộc?

Đáp: Tùy miên tùy tăng duyên hữu lậu thuộc ba cõi, có chín kiết trói buộc.

Hỏi: Kiến tương ưng với thọ có bao nhiêu tùy miên tùy tăng?

Đáp: Duyên hữu lậu thuộc ba cõi và kiến duyên với vô lậu, tùy miên tùy tăng vô minh tương ưng với kiến kia.

Hỏi: Kiến không tương ưng với thọ có bao nhiêu tùy miên tùy tăng?

Đáp: Trừ ra kiến duyên vô lậu, vô minh tương ưng với kiến kia, còn lại tùy miên tùy tăng.

Hỏi: Nghi tương ưng với thọ, có bao nhiêu tùy miên tùy tăng?

Đáp: Duyên hữu lậu do kiến mà đoạn thuộc ba cõi và nghi duyên vô lậu, là tùy miên tùy tăng vô minh tương ưng với kiến kia.

Hỏi: Nghi không tương ưng với thọ có bao nhiêu tùy miên tùy tăng?

Đáp: Trừ ra duyên vô lậu, nghi tương ưng với vô minh, còn lại tùy miên tùy tăng.

Hỏi: Pháp duyên khởi dựa vào đạo, thâu nhiếp bao nhiêu giới-xứuẩn?

Đáp: Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, trừ ra nhãn xúc cùng dấy khởi tưởng-thọ, tâm tương ưng với pháp và nhĩ xúc cùng dấy khởi tưởng-thọ, tâm không tương ưng với pháp.

Hỏi: Pháp còn lại thâu nhiếp bao nhiêu giới-xứ-uẩn?

Đáp: Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, cho đến trừ ra thân xúc cùng dấy khởi tưởng-thọ, tâm tương ưng với pháp, và ý xúc cùng dấy khởi tưởng-thọ, tâm không tương ưng với pháp.

Hỏi: Pháp còn lại thâu nhiếp bao nhiêu giới-xứ-uẩn?

Đáp: Mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn.

 

Phẩm 4: BÀN VỀ TRÍ

Trí-đoạn-nhàm chán-xa lìa-tu,

Duyên-xúc-mạn-nghiệp cùng với sự,

Thâu nhiếp còn lại và tất cả,

Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Hỏi: Nếu sự có thể thông đạt, thì sự ấy có thể biết khắp chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có sự có thể thông đạt, không phải có thể biết khắp, nghĩa là khổ-tập-diệt-đạo trí không đoạn trừ ra các phiền não.

2. Có sự có thể biết khắp mà không phải có thể thông đạt, nghĩa là khổ-tập-diệt-đạo nhẫn dứt trừ ra các phiền não.

3. Có sự có thể thông đạt, cũng có thể biết khắp, nghĩa là trí khổtập-diệt-đạo đoạn trừ ra các phiền não.

4. Có sự không có thể thông đạt, cũng không có thể biết khắp, nghĩa là khổ-tập-diệt-đạo nhẫn không đoạn trừ ra các phiền não.

Hỏi: Nếu sự có thể nhàm chán, thì sự ấy có thể xa lìa chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có sự có thể nhàm chán mà không có thể xa lìa, nghĩa là khổtập nhẫn trí không đoạn trừ ra các phiền não.

2. Có sự có thể xa lìa mà không có thể nhàm chán, nghĩa là diệtđạo nhẫn trí đoạn trừ ra các phiền não.

3. Có sự có thể nhàm chán cũng có thể xa lìa, nghĩa là khổ, tập nhẫn trí đoạn trừ ra các phiền não.

4. Có sự không có thể nhàm chán, cũng không có thể xa lìa, nghĩa là diệt-đạo nhẫn trí không đoạn trừ ra các phiền não.

Hỏi: Nếu sự có thể nhàm chán thì sự có thể tu nhàm chán chăng?

Đáp: Nếu sự có thể nhàm chán, thì sự ấy cũng nên tu nhàm chán. Có sự nên tu nhàm chán mà không phải là có thể nhàm chán, nghĩa là diệt-đạo trí đoạn trừ ra các phiền não.

Hỏi: Nếu sự có thể lìa thì sự có thể tu nhàm chán chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có sự có thể xa lìa mà không phải là tu nhàm chán, nghĩa là diệt-đạo nhẫn đoạn trừ ra các phiền não.

2. Có sự tu nhàm chán mà không phải là có thể xa lìa, nghĩa là khổ-tập nhẫn trí không đoạn trừ ra các phiền não.

3. Có sự có thể xa lìa cũng tu nhàm chán, nghĩa là khổ-tập nhẫn trí và trí diệt, đạo đoạn trừ ra các phiền não.

4. Có sự không phải có thể lìa, cũng không phải tu nhàm chán, nghĩa là diệt-đạo nhẫn trí không đoạn trừ ra các phiền não.

Hỏi: Nếu pháp làm nhân cho pháp kia, thì có lúc pháp này không phải là nhân của pháp kia chăng?

Đáp: Không có lúc nào không phải là nhân.

Hỏi: Nếu pháp làm đẳng vô gián cho pháp kia, thì có lúc pháp này không phải là đẳng vô gián của pháp kia chăng?

Đáp: Nếu khi pháp này chưa đến mà đã sinh.

Hỏi: Nếu pháp làm sở duyên cho pháp kia, thì có lúc pháp này không phải là sở duyên của pháp kia chăng?

Đáp: Không có lúc nào không phải là sở duyên.

Hỏi: Nếu pháp làm tăng thượng cho pháp kia, thì có lúc pháp này không phải là tăng thượng của pháp kia chăng?

Đáp: Không có lúc nào không phải là tăng thượng.

Hỏi: Đối với ý xúc thì tất cả là xúc của ba loại hòa hợp?

Đáp: Vào lúc ý xúc thì tất cả là xúc của ba loại hòa hợp. Có xúc của ba loại hòa hợp mà không phải là ý xúc, nghĩa là năm thức thân tương ưng với xúc. Do đó,

Đức Thế Tôn nói: “Bí-sô nên biết, có ý giới, có pháp giới, có vô minh giới, do vô minh xúc mà sinh, do thọ mà xúc, cho nên người ngu tối kém hiểu biết liền chấp có, chấp không, hoặc chấp có – không”.

Hỏi: Đối với mạn thì tất cả mạn ấy là tự chấp chăng?

Đáp: Đối với mạn thì đó là tất cả tự chấp. Có tự chấp mà không phải là mạn, nghĩa là các kiến thú. Vì vậy Đức Thế Tôn nói: “Bí-sô nên biết, tự chấp là có ngã, tự chấp là có ngã sở”.

Hỏi: Đối với mạn thì tất cả mạn ấy là không tĩnh lặng chăng?

Đáp: Đối với mạn thì tất cả mạn đó là không tĩnh lặng. Có lúc không tĩnh lặng mà không phải là mạn, nghĩa là phiền não còn lại hiện ở trước mắt. Do đó Đức Thế Tôn nói: “Bí-sô nên biết, sự khuynh động bị ma ràng buộc, không khuynh động là thoát khỏi điều ác”.

Hỏi: Đối với nghiệp thì nghiệp ấy là không luật nghi chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có nghiệp mà không phải là không luật nghi, nghĩa là thân, ngữ luật nghi.

2. Có lúc không luật nghi mà không phải nghiệp, nghĩa là căn không luật nghi.

3. Có nghiệp cũng là không luật nghi, nghĩa là thân-ngữ không luật nghi.

4. Không phải nghiệp cũng không phải là không luật nghi, nghĩa là căn luật nghi.

Hỏi: Đối với nghiệp thì nghiệp ấy là luật nghi chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có nghiệp mà không phải là luật nghi, nghĩa là thân, ngữ không luật nghi.

2. Có luật nghi mà không phải là nghiệp, nghĩa là căn luật nghi.

3. Có nghiệp cũng là luật nghi, nghĩa là thân-ngữ luật nghi.

4. Không phải nghiệp cũng không phải là luật nghi, nghĩa là căn không luật nghi.

Hỏi: Nếu sự chưa đạt được, thì sự ấy không thành tựu chăng?

Đáp: Nếu sự chưa đạt được, thì sự ấy không thành tựu. Có sự không thành tựu mà không phải là chưa đạt được, nghĩa là đạt được mà đã mất.

Hỏi: Nếu sự đã đạt được, thì sự ấy thành tựu chăng?

Đáp: Nếu sự thành tựu, thì sự ấy đã đạt được. Có sự đã đạt được mà không thành tựu, nghĩa là đạt được mà đã mất.

Trừ ra Khổ Thánh đế và pháp xứ, các pháp còn lại thâu nhiếp hai giới-một xứ-một uẩn. Trừ ra Tập Thánh đế và pháp xứ nêu ra cũng như vậy. Trừ ra Diệt Thánh đế và pháp xứ, pháp còn lại thâu nhiếp mười bảy giới-mười một xứ-hai uẩn. Trừ ra Đạo Thánh đế và pháp xứ nêu ra cũng như vậy.

Trừ ra pháp hữu sắc và pháp xứ, pháp còn lại thâu nhiếp bảy giới-một xứ-một uẩn. Trừ ra pháp vô sắc và pháp xứ, pháp còn lại thâu nhiếp mười giới-mười xứ- một uẩn.

Trừ ra pháp hữu kiến và pháp xứ, pháp còn lại thâu nhiếp mười sáu giới-mười xứ- hai uẩn. Trừ ra pháp vô kiến và pháp xứ, pháp còn lại thâu nhiếp một giới-một xứ-một uẩn.

Trừ ra pháp hữu đối và pháp xứ, pháp còn lại thâu nhiếp bảy giới-một xứ-một uẩn. Trừ ra pháp vô đối và pháp xứ, pháp còn lại thâu nhiếp mười giới-mười xứ- một uẩn.

Trừ ra pháp hữu lậu và pháp xứ, pháp còn lại thâu nhiếp hai giớimột xứ-một uẩn. Trừ ra pháp vô lậu và pháp xứ, pháp còn lại thâu nhiếp mười bảy giới-mười một xứ-hai uẩn.

Trừ ra pháp hữu vi và pháp xứ, trừ ra tất cả pháp này mà hỏi về pháp khác là điều không có, là sự bàn luận trống rỗng.

Trừ ra pháp vô vi và pháp xứ, pháp còn lại thâu nhiếp mười bảy giới-mười một xứ-hai uẩn.

Trừ ra pháp quá khứ và pháp xứ, pháp còn lại thâu nhiếp mười bảy giới-mười một xứ-hai uẩn. Trừ ra pháp hiện tại-vị lai và pháp xứ, giải thích cũng như vậy.

Trừ ra pháp thiện và pháp xứ, pháp còn lại thâu nhiếp mười bảy giới-mười một xứ-hai uẩn. Trừ ra pháp bất thiện và pháp xứ, giải thích cũng như vậy. Trừ ra pháp vô ký và pháp xứ, pháp còn lại thâu nhiếp chín giới, ba xứ-hai uẩn.

Trừ ra pháp hệ thuộc cõi Dục và pháp xứ, pháp còn lại thâu nhiếp mười ba giới-chín xứ-hai uẩn. Trừ ra pháp hệ thuộc cõi Sắc và pháp xứ, pháp còn lại thâu nhiếp mười bảy giới-mười một xứ-hai uẩn. Trừ ra pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp học, pháp vô học và pháp xứ, nói cũng như vậy. Trừ ra pháp phi học phi vô học và pháp xứ, pháp còn lại thâu nhiếp hai giới-một xứ-một uẩn.

Trừ ra pháp do kiến đoạn và pháp xứ, pháp còn lại thâu nhiếp mười bảy giới-mười một xứ-hai uẩn. Trừ ra pháp do tu đoạn và pháp xứ, pháp còn lại thâu nhiếp hai giới-một xứ-một uẩn. Trừ ra pháp không đoạn và pháp xứ, pháp còn lại thâu nhiếp mười bảy giới-mười một xứ-hai uẩn.

Trừ ra pháp đã sinh và pháp nhất định không sinh, pháp còn lại thâu nhiếp mười tám giới-mười hai xứ, năm uẩn. Trừ ra pháp không phải đã sinh và pháp nhất định không sinh, trừ ra tất cả pháp này mà hỏi về pháp khác, là sự việc không có, là sự bàn luận trống rỗng.

Trừ ra pháp hữu sắc và pháp nhất định không sinh, pháp còn lại thâu nhiếp tám giới-hai xứ-bốn uẩn. Trừ ra pháp vô sắc và pháp nhất định không sinh, pháp còn lại thâu nhiếp mười một giới-mười một xứmột uẩn.

Trừ ra pháp có kiến và pháp nhất định không sinh, pháp còn lại thâu nhiếp mười bảy giới-mười một xứ, năm uẩn. Trừ ra pháp vô kiến và pháp nhất định không sinh, pháp còn lại thâu nhiếp một giới-một xứ-một uẩn.

Trừ ra pháp hữu đối và pháp nhất định không sinh, pháp còn lại thâu nhiếp tám giới, hai xứ, năm uẩn. Trừ ra pháp vô đối và pháp nhất định không sinh, pháp còn lại thâu nhiếp mười giới-mười xứ- một uẩn.

Trừ ra pháp hữu lậu và pháp nhất định không sinh, pháp còn lại thâu nhiếp ba giới, hai xứ, năm uẩn. Trừ ra pháp vô lậu và pháp nhất định không sinh, pháp còn lại thâu nhiếp mười tám giới-mười hai xứ, năm uẩn.

Trừ ra pháp hữu vi và pháp nhất định không sinh, trừ ra tất cả pháp này mà hỏi về pháp khác, là sự việc không có, là sự bàn luận trống rỗng. Trừ ra pháp vô vi và pháp nhất định không sinh, pháp còn lại thâu nhiếp mười tám giới-mười hai xứ, năm uẩn.

Trừ ra pháp quá khứ, pháp hiện tại và pháp nhất định không sinh, giải thích cũng như vậy. Trừ ra pháp vị lai và pháp nhất định không sinh, trừ ra tất cả pháp này mà hỏi về pháp khác, là sự việc không có, là sự bàn luận trống rỗng.

Trừ ra pháp thiện và pháp nhất định không sinh, pháp còn lại thâu nhiếp mười tám giới-mười hai xứ, năm uẩn. Trừ ra pháp bất thiện và pháp nhất định không sinh, giải thích cũng như vậy. Trừ ra pháp bất thiện và pháp nhất định không sinh, pháp còn lại thâu nhiếp mười giới, bốn xứ, năm uẩn.

Trừ ra pháp hệ thuộc cõi Dục và pháp nhất định không sinh, pháp còn lại thâu nhiếp mười bốn giới-mười xứ- năm uẩn. Trừ ra pháp hệ thuộc cõi Sắc và pháp nhất định không sinh, pháp còn lại thâu nhiếp mười tám giới-mười hai xứ, năm uẩn. Trừ ra pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp học, pháp vô học và pháp nhất định không sinh giải thích cũng như vậy. Trừ ra pháp phi học phi vô học và pháp nhất định không sinh, pháp còn lại thâu nhiếp ba giới, hai xứ, năm uẩn.

Trừ ra pháp do kiến đoạn và pháp nhất định không sinh, pháp còn lại thâu nhiếp mười tám giới-mười hai xứ, năm uẩn. Trừ ra pháp do tu đoạn và pháp nhất định không sinh, pháp còn lại thâu nhiếp ba giới-hai xứ-năm uẩn. Trừ ra pháp không đoạn và pháp nhất định không sinh, pháp còn lại thâu nhiếp mười tám giới-mười hai xứ, năm uẩn.

Hỏi: Có thể có một giới-một xứ-một uẩn thâu nhiếp tất cả các pháp chăng?

Đáp: Có, một giới nghĩa là pháp giới, một xứ nghĩa là ý xứ, một uẩn nghĩa là sắc uẩn.

 

Phẩm 5: BÀN VỀ KIẾN

Tà kiến có hai loại Đoạn-Thường,

Giới cấm thủ-tà giới-tà thường,

Sáu kiến chấp-năm loại Niết bàn.

Chín loại mạn cùng với thường kiến.

Mê chấp vào mình-người làm ra,

Ngộ thì cả hai đều không có,

Có đủ mạn và những đạt được,

Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Có những kiến chấp như vậy: Không có bố thí, không có yêu thích, không có thờ cúng, không có diệu hạnh và ác hạnh. Đây là tà kiến bài bác nhân, do kiến tập mà đoạn. Không có quả của diệu hạnh-ác hạnh, đây là tà kiến bài bác quả, do kiến khổ mà đọan. Không có đời này, không có đời khác, không có hữu tình hóa sinh, tà kiến này hoặc do kiến tập mà đoạn, hoặc do kiến khổ mà đoạn. Không có cha, không có mẹ, đây là tà kiến bài bác nhân, do kiến tập mà đoạn.

Có những kiến chấp như vậy: Thế gian không có A-la-hán, đây là tà kiến bài bác đạo, do kiến đạo mà đoạn. Không có sự chính xác tuyệt đối, đây là tà kiến bài bác diệt, do kiến diệt mà đoạn. Không có chánh hạnh của đời này-đời khác, ngay nơi pháp hiện tại biết tự mình không đạt, trú trọng tác chứng đầy đủ, đời sống mình đã hết, phạm hạnh đã lập, những việc làm đã xong, không tiếp nhận quả báo của thân sau, biết đúng như thật. Đây là tà kiến bài bác đạo, do kiến đạo mà đoạn.

Có những kiến chấp như vậy: Thậm chí có mạng sống này, chết đi rồi hủy diệt không còn, không có bốn đại chủng này, lúc thân sĩ phu chết đi, địa chủng trong thân trở về với đất, thủy chung trong thân trở về với nước, hóa chủng thân trở về với lửa, phong chủng trong thân trở về với gió, căn chuyển biến thuận theo hư không, xe chở đi là thứ năm, mang tử thi kia đến bỏ giữa mồ hoang, chưa tốt thì có thể biết, đốt rồi thì trở thành tro bụi, còn lại xương khô đen nám. Người ngu khen ngợi giúp cho, người trí khen ngợi cảm thọ. Có những lời bàn luận, tất cả đều là nói dối chẳng hề thật. Cho đến có mạng sống, người ngu kẻ trí chết đi, hủy hoại chấm dứt không còn. Đây là biên chấp kiến thuộc về đoạn kiến, do kiến khổ mà đoạn.

Có những kiến chấp như vậy: Không có nhân, không có duyên khiến cho hữu tình bị tạp nhiễm; chẳng phải nhân, chẳng phải duyên mà hữu tình bị tạp nhiễm. Đây là tà kiến bài bác nhân, do kiến tập mà đoạn. Không có nhân, không có duyên khiến cho hữu tình được thanh tịnh; chẳng phải nhân, chẳng phải duyên mà hữu tình được thanh tịnh. Đây là tà kiến bài bác đạo, do kiến đạo mà đoạn. Không có nhân, không có duyên khiến cho hữu tình không có trí tuệ-không có nhận thức; chẳng phải nhân, chẳng phải duyên mà hữu tình không có trí tuệ-không có nhận thức. Đây là tà kiến bài bác nhân, do kiến tập mà đoạn. Không có nhân, không có duyên khiến cho hữu tình có trí tuệ-nhận thức; chẳng phải nhân, chẳng phải duyên mà hữu tình cò trí tuệ-nhận thức. Đây là tà kiến bài bác đạo, do kiến đạo mà đoạn.

Có những kiến chấp như vậy: Không có lực, không có tinh tiến, không có lực tinh tiến; không có chí khí, không có uy thế, không có chí khí uy thế; không có mình làm, không có người khác làm, không có mình và người khác làm; tất cả hữu tình, tất cả chúng sinh tất cả chủng loại, không có lực, không có tự tại, không có tinh tiến, không có uy thế, chắc chắn hợp với tánh biến đổi, đối với sáu sinh loại tốt đẹp, thọ nhận mọi khổ-vui. Tà kiến này, nếu bài bác lực-tinh tiến…hữu lậu, thì chính là tà kiến bài bác nhân, do kiến tập mà đoạn; nếu bài bác lực-tinh tiến… vô lậu, thì chính là tà kiến bài bác đạo, do kiến đạo mà đoạn. Có những kiến chấp như vậy: Tạo sự giết hại-tạo sự nấu nướng, tạo sự nấu nướng làm hại, tạo sự giết hại tổn thương các chúng sinh, không cho mà lấy, ham muốn tà hạnh, biết mà nói dối, cố tình uống các loại rượu đục tường-cạy vách lấy hết tất cả mọi thứ, giữ lối ngăn đường, làm hại thôn làng thành ấp, hại đến mạng sống của đất nước, dùng dao dùng vòng, vây chặn tách rời mặt đất cắt xẻ chặt đứt thân thể tất cả chúng sinh, gom lại chất làm một đống thịt náy. Nên biết rằng bởi vì những điều này không có gì ác, không có duyên ác. Ở bờ Nam sông Hằng chém chặt đánh đập, ở bờ Bắc sông Hằng bố thí tu phước. Nên biết rằng bởi vì những điều này không có tội-phước, cũng không có duyên của tội-phước, bố thí-ái ngữ-lợi hành-đồng sự thâu nhiếp các chúng sinh, đều không có phước thiện. Đây là tà kiến bài bác nhân, do kiến tập mà đoạn.

Có những kiến chấp như vậy: Thân bảy sĩ này, không làm mà làm, không hóa hiện mà hóa hiện, không thể làm hại, luôn luôn an trú, như Y Sư Ca an trú bất động, không có gì chuyển biến, không xúc chạm lẫn nhau. Những gì là bảy sĩ? Đó là địa-thủy-hỏa phong và khổ-lạc-mạng. Thân bảy sĩ này, không phải là làm cho đến như Y Sư Ca, an trú bất động, hoặc tội-hoặc phước, hoặc là tội-phước, hoặc khổ-hoặc vui, hoặc là khổ-vui, không thể nào chuyển biến được, cũng không thể nào làm cho xúc chạm ngăn ngại lẫn nhau được. Giả sử có sĩ phu chặt đầu sĩ phu, cũng không gọi là làm hại mạng sống thế gian. Hoặc đi-hoặc đứng, ở giữa bảy thân, tuy dao sắc quay vòng mà không làm hại mạng sống. Trong này không có chủ thể làm hại, không có khách thể bị hại, không có chủ thể đánh đập, không có khách thể bị đánh đập, không có biểu hiện, không có nơi biểu hiện. Đây là biên chấp kiến thuộc về thường kiến, do kiến khổ mà đoạn.

Có những kiến chấp như vậy: Có mười bốn ức-sáu vạn-sáu trăm sinh môn; năm nghiệp-ba nghiệp-hai nghiệp-một nghiệp và nửa nghiệp; sáu mươi hai hành tích; sáu mươi hai trung kiếp; một trăm ba mươi sáu địa ngục; một trăm hai mươi căn; ba mươi sáu trần giới; bốn vạn chín ngàn nhà rồng; bốn vạn chín ngàn nhà chim diệu sí; bốn vạn chín ngàn nhà dị học; bốn vạn chín ngàn nhà mạng sống; bảy kho tạng hữu tưởng, bảy kho tạng vô tưởng, bảy kho tạng ly hệ, bảy A-tố-lạc, bảy Tất-xágià, bảy trời, bảy người, bảy mộng-bảy trăm mộng, bảy giác-bảy trăm giác, bảy hồ-bảy trăm hồ, bảy đèo cao-bảy trăm đèo cao, bảy giảm-bảy trăm giảm, bảy trăm tăng, sáu loại sinh tốt đẹp, tám địa vị Đại sĩ. Ở nơi như vậy, trải qua tám vạn bốn ngàn đại kiếp, hoặc ngu-hoặc trí, lưu chuyển qua lại, mới quyết định có năng lực làm thành giới hạn của khổ, như ném cuộn tơ, tơ hết thì dừng lại. Trong này không có Sa môn hoặc Bà-la-môn nào có năng lực dấy lên nói rằng: Tôi dùng Thi-la (giới), hoặc dùng tinh tiến, hoặc dùng phạm hạnh, khiến cho nghiệp vốn có chưa chín muồi thì được chín muồi, chín muồi rồi thì đã tiếp xúc, lập tức chuyển đổi loại bỏ. Bởi vì sự suy xét về giới hạn sinh tử khổ vui như vậy, không thể nào thiết lập được, có tăng-có giảm cũng không thể nào giải thích được, hoặc đúng hay là không đúng. Đây là không phải nhân mà chấp làm nhân, thuộc về giới cấm thủ, do kiến khổ mà đoạn, có những kiến chấp như vậy. Tất cả sĩ phu và Bổ-đặc-già-la, có những sự cảm thọ, hết thảy đều lấy việc tạo ra từ đời trước để làm nhân. Đây là không phải nhân mà chấp làm nhân, thuộc về giới cấm thủ, do kiến khổ mà đoạn.

Có những kiến chấp như vậy: Tất cả sĩ phu và Bổ-đặc-già-la, đối với sự cảm thọ, hết thảy đều lấy sự biến hóa tự tại để làm nhân. Đây là không phải nhân mà chấp làm nhân, thuộc về giới cấm thủ, do kiến khổ mà đoạn. Có những kiến chấp như vậy: Tất cả sĩ phu và Bổ-đặc-già-la, mọi sự cảm thọ đều là không có nhân-không có duyên. Đây là tà kiến bài bác nhân do kiến tập mà đoạn.

Có những kiến chấp như vậy: Tự mình làm ra khổ-vui, người khác làm ra khổ-vui, mình và người khác làm ra khổ-vui. Đây là không phải nhân mà chấp làm nhân, thuộc về giới cấm thủ, do kiến khổ mà đoạn. Có những kiến chấp như vậy: Mọi sự khổ-vui đã cảm thọ, không phải tự mình làm ra, không phải do người khác làm ra, không có nhân mà sinh ra. Đây là tà kiến bài bác nhân, do kiến tập mà đoạn.

Có những kiến chấp như vậy: Mình và thế gian, thường hằng tồn tại kiến cố, không có pháp nào biến dịch, đích thực an trú như vậy. Đây là biên chấp kiến thuộc về thường kiến, do kiến khổ mà đoạn.

Có những kiến chấp như vậy: Chân lý vốn tồn tại cho nên mình có bản ngã. Đây là biên chấp kiến thuộc về thường kiến, do kiến khổ mà đoạn. Có những kiến chấp như vậy: Chân lý vốn tồn tại cho nên mình không có bản ngã. Đây là biên chấp kiến thuộc về đoạn kiến, do kiến khổ mà đoạn. Có những kiến chấp như vậy: Mình quán nhãn sắc của mình chính là bản ngã. Đây là hữu thân kiến, do kiến khổ mà đoạn.

Có những kiến chấp như vậy: Mình quán không có nhãn của mình chính là bản ngã, sắc là những công cụ phụ thuộc. Đây là hữu thân kiến, do kiến khổ mà đoạn.

Có những kiến chấp như vậy: Không có bản ngã quán sắc của mình chính là bản ngã, nhãn là những công cụ phụ thuộc. Đây là hữu thân kiến, do kiến khổ mà đoạn.

Có những kiến chấp như vậy: Đây là ngã, là hữu tình; là mạng sống, là sự sinh trưởng, là sự nuôi nấng, là Bổ đặc-già-la; ý sinh nho đồng, là sự tạo tác, là sự chỉ dạy, là sự sinh trưởng-cùng sinh trưởng, là sự dấy khởi-cùng dấy khởi, là nói năng, là hiểu biết, là cùng tiếp nhận cảm thọ, không phải đã từng không có, không phải là sẽ không có; đối với mọi nơi chốn ấy, tạo ra nghiệp thiện-ác, đối với mọi nơi chốn ấy, nhận lấy quả dị thục; rời bỏ uẩn này, thì uẩn khác nối tiếp liên tục. Đây là biên chấp kiến thuộc về thường kiến, do kiến khổ mà đoạn.

Có những kiến chấp như vậy: Cảm thọ năm dục vi diệu, gọi là đạt được Niết bàn trong pháp hiện tại bậc nhất. Đây là lấy pháp yếu kém làm tốt đẹp, thuộc về kiến thủ, do kiến khổ mà đoạn.

Có những kiến chấp như vậy: Lìa xa pháp bất thiện-ham muốn xấu xa, có tầm-có tứ, ly sinh hỷ lạc, nhập tĩnh lự thứ nhất an trú đầy đủ, gọi là đạt được Niết bàn trong pháp hiện tại bậc nhất; tầm-tứ vắng lặng; nội xứ cùng tâm thanh tịnh hướng về tánh vốn có, không có tầm-không có tứ, định sinh hỷ lạc, nhập tĩnh lự thứ hai an trú đầy đủ, gọi là đạt được Niết bàn trong pháp hiện tại bậc nhất; ly hỷ trụ vào xả, chánh niệmchánh tri, thân cảm thọ an lạc như lời Thánh giả tuyên thuyết, luôn luôn xả đầy đủ niệm an trú vui vẻ, nhập tĩnh lự thứ ba an trú đầy đủ, gọi là đạt được Niết bàn trong pháp hiện tại bậc nhất; đoạn vui-đoạn khổ, tâm lý mừng-lo trước kia không còn, không khổ-không vui, xả niệm thanh tịnh, nhập tĩnh lự thứ tư an trú đầy đủ, gọi là đạt được Niết bàn trong pháp hiện tại bậc nhất. Đây là lấy pháp yếu kém làm tốt đẹp, thuộc về kiến thủ, do kiến khổ mà đoạn.

Có chín loại mạn, đó là mình hơn hẳn, mình bằng người, mình kém hơn, có người hơn mình, có người bằng mình, có người thua mình, không có ai hơn mình, không có ai bằng mình, không có ai thua mình. Mình hơn hẳn, là dựa vào kiến dấy khởi quá mạn. Mình bằng người, là dựa vào kiến dấy khởi mạn Mình kém hơn, là dựa vào kiến dấy khởi ti mạn.

Có người hơn mình, là dựa vào kiến dấy khởi ti mạn.

Có người bằng mình, là dựa vào kiến dấy khởi mạn.

Có người thua mình, là dựa vào kiến dấy khởi quá mạn.

Không có ai hơn mình, là dựa vào kiến dấy khởi mạn.

Không có ai bằng mình, là dựa vào kiến dấy khởi quá mạn.

Không có ai thua mình, là dựa vào kiến dấy khởi ti mạn.

Có những kiến chấp như vậy: Gió không thổi, sông không chảy, lửa không cháy, sữa không đông lại, thai không mang, mặt trời-mặt trăng không mọc-không lặn, an trú trong tự tánh nhiễm-tịnh, không tăng-không giảm. Đây là biến chấp kiến thuộc về thường kiến, do kiến khổ mà đoạn.

Như trong khế kinh nói:

Chúng sinh chấp do mình làm ra,

Chấp người làm ra cũng như vậy,

Tất cả không thể nào như thật,

Quán sát biết đây là mùi tên.

Hỏi: Lời này có nghĩa gì?

Đáp: Chúng sinh, đó là chỉ cho ngoại đạo. Ngoại đạo dấy lên chấp rằng: Ngã có thể làm ra, ngã có thể sinh trưởng, ngã có thể thay đổi. Vì vậy nói là chúng sinh chấp do mình làm ra. Lại có ngoại đạo chấp người khác có thể làm ra, người khác có thể sinh trưởng người khác có thể thay đổi. Vì vậy nói là chấp người làm ra cũng như vậy. Tất cả nghĩa là mỗi một mà không phải là hết thảy. Mũi tên nghĩa là ác kiến luôn luôn làm cho bị trúng thương. Ngoại đạo đối với kiến chấp này, không thể nào quán sát biết như thật đây là mũi tên.

Nên quán sát đây là mũi tên,

Chúng sinh cố tình giữ chấp trước,

Như vậy thì không hề có gì,

Mình làm và người khác làm ra.

Nên quán sát đây là mũi tên, nghĩa là nên quán sát biết như thật kiến chấp này là mũi tên độc thật sự, vốn làm kẻ đi trước dẫn đường cho lão-bệnh-tử. Chúng sinh cố tình giữ chấp trước, chúng sinh nghĩa là ngoại đạo, họ ở trong sự hứng thú đối với kiến chấp, chấp trước kiên cố, không thể nào rời ra được. Nếu có thể như thật quán sát biết như vậy, thì không còn có chấp vào mình làm ra-mình sinh trưởng-mình thay đổi, cũng không còn có chấp do người khác làm ra-người khác sinh trưởngngười khác thay đổi, do đó biết rằng đối với cái không phải là có mà vọng chấp là có.

Chúng sinh có đủ mạn,

Mạn trước và mạn trói,

Đối với kiến ngược nhau,

Không vượt qua sinh tử.

Có đủ mạn, biểu hiện thành tựu bảy loại mạn. Chúng sinh, đó là ngoại đạo. Ngoại đạo đối với bảy loại mạn, vướng mắc vào đó-vướng mắc nhiều-vướng mắc khắp nơi, cho nên nói là mạn trước, trói buộc vào đó-trói buộc nhiều-trói buộc khắp nơi, cho nên nói là mạn trói. Đối với kiến ngược nhau, nghĩa là hai loại đoạn kiến và thường kiến, trái ngược lẫn nhau. Không vượt qua sinh tử, nghĩa là ngoại đạo đối với sinh tử không có giới hạn, không có năng lực vượt qua Mà đến được Niết bàn.

Được-sẽ được đều là tro bụi,

Học kém tắm trong giới cấm thủ,

Một bên thờ khổ hạnh-tịnh phạm,

Thọ dục thanh tịnh là thứ hai,

Không thấy cuối cùng mãi chạy theo,

Mắt sáng thấy có thể khác lạ,

Đối với trần mạn không có kia,

Hết đường đến giới hạn khổ đau.

Đạt được, là biểu hiện rõ ràng đã đạt được các uẩn-giới-xứ; sẽ đạt được, là biểu hiện rõ ràng chưa đạt được các uẩn-giới-xứ; đều là tro bụi, nghĩa là cả hai điều này đều là tham sân si, đó là tro bụi-khắp nơi là tro bụi-cuối cùng là tro bụi. Kém có hai nghĩa: Một là mắt bị bệnh, hai là mắt ngoại đạo. Nay nói ngoại đạo là kém, bởi vì họ học theo đối với điều này cho nên nói là học kém. Họ dấy lên nói rằng: Các Bổ-đặcgià-la, học cưỡi voi ngựa-chèo thuyền-lái xe-gánh kiệu, cầm giữ cung tên-dao gậy-móc sắt-vòng quay-dây lụa, viết chép-in ấn-tính toán, đều làm cho thông thạo khéo léo, nhờ đó liền đạt được thanh tịnh, giải thoát xa rời đến cuối cùng giới hạn của khổ-vui. Đây là không phải nhân mà chấp làm nhân, thuộc về giới cấm thủ, do kiến khổ mà đoạn. Giới là có những ngoại đạo, dấy khởi kiến chấp này, lập thành luận thuyết này, các Bổ-đặc-già-la thọ trì các giới trâu chó hươu dê-giới khỏa thân trần truồng…, nhờ vậy liền đạt được giải thoát thanh tịnh, xa rời đến tận cùng giới hạn của khổ-vui. Đây là không phải nhân mà chấp làm nhân, thuộc về giới cấm thủ, do kiến khổ mà đoạn. Cấm là có những ngoại đạo, dấy khởi kiến chấp này, lập thành luận thuyết này, các Bổ-đặc-già-la thị trì những điều cấm kỵ đối với quạ-cấm kỵ đối với chim cú- cấm kỵ đối với sự im lặng…, nhờ vậy liền đạt được giải thoát thanh tịnh, xa rời đến tận cùng giới hạn của khổ-vui. Đây là không phải nhân mà chấp làm nhân, thuộc về giới cấm thủ, do kiến khổ mà đoạn. Tắm gội là có những ngoại đạo, dấy khởi kiến chấp này, lập thành luận thuyết này, các Bổ-đặc-già-la tắm gội ở trong ba hồ nơi cửa sông Ma-nại-bà, Tỷma-nại-bà, Căng-già, nhờ vậy liền được giải thoát thanh tịnh xa rời đến tận cùng giới hạn của khổ-vui. Đây là không phải nhân mà chấp làm nhân, thuộc về giới cấm thủ, do kiến khổ mà đoạn. Phạm nghĩa là phạm hạnh, có những ngoại đoạn, dấy khởi kiến chấp này, lập thành luận thuyết này, các Bổ-đặc-già-la thọ trì phạm hạnh, xa lìa dâm dục, nhờ vậy liền được giải thoát thanh tịnh, xa rời đến tận cùng giới hạn của khổ-vui. Đây là không phải nhân mà chấp làm nhân, thuộc về giới cấm thủ, do kiến khổ mà đoạn, khổ nghĩa là khổ hạnh, có những ngoại đạo dấy khởi kiến chấp này, lập thành luận thuyết này, các Bổ-đặc-già-la thọ trì các loại khổ hạnh, nhờ vậy liền đạt được giải thoát thanh tịnh, xa rời đến tận cùng giới hạn của khổ-vui. Đây là không phải nhân mà chấp làm nhân, thuộc về giới cấm thủ, do kiến khổ mà đoạn. Sự nghĩa là thừa sự, có những ngoại đạo dấy khởi kiến chấp này, lập thành luận thuyết này, các Bổ-đặc-già-la điều phục nơi voi ngựa trâu dê, thờ cúng nhật-nguyệt-tinh-tú-lửa-châu ngọc-thuốc thang…, nhờ vậy liền đạt được giải thoát thanh tịnh, xa rời đến tận cùng giới hạn của khổ vui. Đây là phải nhân mà chấp làm nhân, thuộc về giới cấm thủ, do kiến khổ mà đoạn. Một bên, nghĩa là trước đã nói chính là phía khổ hạnh. Thọ dục thanh tịnh, có những ngoại đạo dấy khởi kiến chấp này, lập thành luận thuyết này, đối với dục lạc thanh tịnh vi diệu, tùy ý vui sướng tiếp nhận hưởng thụ mà không có lỗi lầm gì. Đây là lấy pháp thấp kém làm tốt đẹp, thuộc về kiến thủ, do kiến khổ mà đoạn. Là thứ hai, nghĩa là ở đây nói đến chính là phía lạc hạnh. Không thấy, nghĩa là những ngoại đạo đối với hai phía đã nói trước đây, không thấy đúng như thật. Cuối cùng mãi chãy theo, nghĩa là ngoại đạo kia, bởi vì không thấy cho nên nhất loạt dấy lên ái trước, do đó gọi là cuối cùng chìm đắm theo, nhất loạt dấy khởi kiến chấp, do đó gọi là cuối cùng mãi chạy theo. Vả lại, nhất loạt lười nhác, cho nên gọi là cuối cùng chìm đắm theo; nhất loạt trạo cử, cho nên gọi là cuối cùng mãi chạy theo. Lại nữa, nhất loạt dấy khởi mạn, cho nên gọi là cuối cùng chìm đắm theo; nhất loạt dấy khởi quá mạn, cho nên gọi là cuối cùng mãi chạy theo. Mắt sáng thấy, mắt sáng nghĩa là phật và đệ tử của Phật, thấy nghĩa là ở trước đã nói về hai bên, thấy biết đúng như thật. Có thể khác lạ, bởi vì thấy biết đúng như thật, cho nên không giống với kẻ kia cuối cùng chìm đắm theo, cuối cùng mãi chạy theo, bởi vì luôn luôn không dấy khởi những ái kiến… Đối với trần mạn không có kia, nghĩa là đối với uẩn-giới-xứ đã đạt được hay chưa đạt được, không dấy khời bụi bặm của tham sân si. Đối với trần mạn không có kia, nghĩa là đối với hai bên, tuy đều xa lìa mà tâm không ỷ lại. Hết đường, là nếu luôn luôn như vậy thì cắt đứt ba đường, đó là phiền não nghiệp khổ. Đến giới hạn khổ đau, khổ nghĩa là khổ do năm thủ uẩn. Giới hạn nghĩa là Niết bàn. Nếu cắt đứt ba đường, thì nhất định đến cuối cùng giới hạn của khổ uẩn này.

 

Phẩm 6: BÀN VỀ GIÀ THA

Thấy lưới giăng đẹp cõi Phạm phụ,

Xe vốn là lưu chuyển niềm tin,

Tuệ vương mẫu thoát khỏi các căn,

Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Người đã thấy thì luôn luôn thấy,

Đã thấy cùng với không thấy gì,

Người không thấy thì không thể thấy,

Không thể thấy cùng với đã thấy.

Đã thấy, nghĩa là đã thấy được khổ-tập-diệt-đạo. Luôn luôn thấyđã thấy và không thấy, nghĩa là người ấy luôn luôn thấy những điều mà người khác đã thấy, và không thấy được khổ-tập-diệt-đạo. Người không thấy, nghĩa là những người không thấy được khổ-tập-diệt-đạo. Không thể thấy điều không thể thấy cùng với đã thấy, nghĩa là người ấy không thấy những điều người khác không thấy và đã thấy được khổ-tập-diệtđạo, không thể thấy điều không thể thấy cùng với đã thấy, nghĩa là người ấy không thấy những điều người khác không thấy và đã thấy được khổ-tập-diệt-đạo.

Không nên làm hại những Phạm chí,

Lại cũng không nên rời bỏ họ,

Nếu làm hại hoặc rời bỏ họ,

Đều bị người trí thế gian trách.

Không nên làm hại những Phạm chí, Phạm chí tức là A-la-hán, nghĩa là không nên dùng tay-đất đá-dao gậy để làm hại A-la-hán. Lại cũng không nên rời bỏ họ, nghĩa là đối với A-la-hán, thì nên dùng y phục-đồ ăn thức uống-đồ nằm-thuốc thang và những đồ vật dụng cụ khác, cung kính cung dường chứ không nên rời bỏ. Nếu làm hại hoặc rời bỏ họ- đều bị người trí thế gian trách, nghĩa là đối với A-la-hán, nếu dùng mọi thứ để làm hại, hoặc là lìa bỏ mà không cung kính cúng dường thì đều bị những người có trí ở thế gian chê bai chỉ trích.

Ngang ngược làm hại đến cha mẹ

Vua chúa và hai bậc đa văn,

Hủy diệt đất nước và tùy hành,

Vượt qua Phạm chí không ngăn ngại.

Ngang ngược làm hại đến cha mẹ-vui chúa và hai bậc đa văn: Mẹ tức là dụ cho ái, bởi vì luôn luôn sinh ra. Như Đức Thế Tôn nói:

Sĩ phu do ái mà sinh ra,

Do tâm cho nên mãi rong ruổi,

Hữu tình ở trong chốn sinh tử,

Khổ đau là vô cùng sợ hãi.

Cha, tức là dụ cho nghiệp hữu lậu, bởi vì luôn luôn dẫn dắt. Như Đức Thế Tôn nói: “Này Bí-sô, hữu tình như vậy, tạo ra thiện hữu lậu, do tu mà nghiệp thành tựu, được sinh ở cõi kia mà nhận lấy quả dị thục, cho nên Ta nói thuận theo nghiệp mà đi”. Vua chúa, tức là dụ cho hữuthủ-thức. Như Đức Thế Tôn nói:

Tăng thượng thứ sáu là tâm vương,

Tự mình giữ lấy nhiễm thì nhiễm,

Không có gì nhiễm mà có nhiễm,

Nhiễm thì gọi là người ngu si.

Đức Thế Tôn lại nói: “Này Bí-sô nên biết! Ta nói đến chủ thành, chính là hữu-thủ-thức”. Hai bậc đa văn, tức là dụ cho kiến thủ và giới cấm thủ. Như cúng tế-thờ tự im lặng, hai bậc đa văn ở trong chỗ bụi bặc dơ bẩn cùng làm ra mọi thứ hý luận. như vậy hai thủ, chấp vào pháp hữu lậu , lấy làm cao đẹp bậc nhất; hoặc là giải thoát thanh tịnh rời xa, vĩnh viễn đoạn trừ thức-thủ-ái nghiệp, cho nên gọi là ngang ngược làm hại. Đất nước, dụ cho phiền não. Tùy hành, dụ cho tầm-tứ tương ưng với thức-thủ. Hủy diệt nghĩa là giết sạch, vĩnh viễn loại bỏ đoạn trừ phiền não tầm tứ, cho nên gọi là hủy diệt. Không ngăn ngại, ngăn ngại có ba loại đó là tham sân si. Người kia đối với ba loại này, đã đoạn trừ và biết khắp, cho nên gọi là không ngăn ngại. Vượt qua ấy là thoát ra. Người ấy không có gì ngăn ngại, cho nên vượt ra ngoài ba cõi, vĩnh viễn trừ bỏ ác pháp, cho nên gọi là Phạm chí. Như Đức Thế Tôn nói:

Phật luôn luôn an trú chánh niệm,

Thường xuyên giáo hóa cho thế gian,

Diệt trừ ác pháp không còn kiết,

Cho nên gọi là bậc Phạm chí.

Ngang ngược làm hại đến mẹ cha,

Vua chúa và hai bậc đa văn,

Trừ bỏ hổ-oán hận thứ năm,

Người này nói là bậc thanh tịnh.

Nghĩa của nữa trên trong tụng này như trước đã nói. Hổ là dụ cho sân trói buộc, như loài hổ bẩm tánh hung bạo hiểm ác, ăn thịt uống máu mọi loài; sân trói buộc cũng như vậy, hung bạo hiểm ác, hủy diệt các thiện căn. Oán hận thứ năm, là dụ cho cái thứ năm trong năm cái, hoặc dụ cho kiết thứ năm trong năm kiết thuận phần dưới. Vĩnh viễn loại bỏ đoạn trừ, cho nên nói là trừ bỏ. Người này vĩnh viễm đoạn trừ tham sân si, cho nên nói là bậc thanh tịnh.

Thắng rồi không trở lại thắng nữa,

Đã thắng không có gì phụ thuộc,

Công hạnh của Phật không giới hạn,

Không dấu tích từ đâu hướng đến.

Thắng rồi, nghĩa là các phiền não đã đoạn trừ biết khắp. Nơi ấy có tiếp tục thắng, có lúc không trở lại thắng nữa. Ai tiếp tục thắng? Đó là người đã đoạn trừ phiền não về sau lại còn lui sụt. Ai không trở lại thắng nữa? Đó là người đã đoạn trừ phiền não không còn lui sụt nữa? Người không trở lại thắng nữa, là chọn lấy sự khác biệt với người tiếp tục thắng. Đã thắng không có gì phụ thuộc, nghĩa là nếu phiền não chưa đoạn biết khắp, thì phụ thuộc vào ba cõi, lưu chuyển mãi không dứt. Khi các phiền não đã đoạn trừ biết khắp, chính là không có gì phụ thuộc. Công hạnh của Phật không giới hạn, nghĩa là Phật Thế Tôn, đầy đủ tríkiến vô học, giác ngộ bồ đề rõ ràng, tuệ soi chiếu hiện quán, phát khởi đạt được thành tựu, cho nên tôn xưng là Phật. Bốn loại niệm trú, gọi là công hạnh của Phật. Bốn niệm trú này, có hành tướng sở duyên, đều không có giới hạn, cho nên gọi là vô biên, không dấu tích từ đâu hướng đến, dấu tích nghĩa là dấu vết bàn chân, tức là dụ cho phiền não. Nếu các phiền não chưa đoạn trừ biết khắp, thì lúc ấy hướng về nẽo ác trong ba cõi; các phiền não đã đoạn trừ biết khắp, cho nên không còn hướng về nơi nào nữa.

Những mạng lưới không thể giăng ra,

Ái không còn nơi nào nuôi dưỡng,

Công hạnh của Phật không giới hạn,

Không dấu tích từ đâu hướng đến.

Những mạng lưới không thể giăng ra, mạng lưới tức là dụ cho ái. Như Đức Thế Tôn dạy: “Ta nói lưới ái giăng ra che phủ khắp nơi. Nếu như ái chưa đoạn trừ biết khắp, thì có thể mạng lưới sẽ giăng ra khắp ba cõi. Ái đã đoạn trừ biết khắp, cho nên không thể giăng ra được”.

Ái không còn nơi nào nuôi dưỡng, nếu ái chưa đoạn trừ biết khắp, thì có thể nuôi dưỡng hướng đến ba cõi. Đã đoạn trừ diệt biết khắp, cho nên không còn gì nuôi dưỡng hướng đến. Nghĩa của nửa sau trong bài tụng, như trước đã nói:

Xe đã hư hoại-dây đã đứt,

Chảy băng băng cùng với tùy hành,

Vượt qua hào sâu của thế gian,

Chỉ riêng Phật xưng là Phạm chí.

Xe đã hư hoại-dây đã đứt, chảy băng băng cùng với tùy hành: Xe là dụ cho ngã mạn, dây là dụ cho ái. Như chiếc xe chuyên chở đồ vật, bởi vì chiếc xe vốn nó đã cao, dùng dây buộc chặt để giữ lại, đi xa thì có nơi đến; hữu tình cũng như vậy, bởi vì mạn vốn nó đã cao, mà do ái buộc chặt để giữ lại, lưu chuyển trong sinh tử. Chảy băng băng tức là dụ cho tất cả phiền não. Tùy hành là dụ cho tầm-tứ tương ưng với phiền não. Đã đoạn biết khắp mạn ái là những phiền não tương ưng với tầmtứ, gọi là đã đoạn trừ hư hoại. Vượt qua hào sâu, hào sâu là dụ cho vô minh, đã đoạn trừ biết khắp cho nên gọi là vượt qua. Như Đức Thế Tôn dạy: “Đến đâu thì gọi là đã vượt qua hào sâu? Đó là đã đoạn trừ biết khắp vô minh”. Đối với thế gian chỉ riêng Phật xưng là Phạm chí, nghĩa giải thích như trước. Đối với các thế gian, chỉ riêng Phật được tôn xưng là bậc vô Thượng Giác, là bậc Phạm chí chân thật, mới có năng lực vĩnh viễn diệt trừ những ác pháp vốn có.

Một nguồn chảy-hai dòng nước xoáy,

Ba cấu trược-năm loại lưu chuyển,

Biển mênh mông-mười hai đèo cao,

Mâu Ni đều đã vượt qua hết.

Một nguồn chảy là dụ cho vô minh, vốn là gốc rễ của sinh tử. Như

Đức Thế Tôn dạy:

Tất cả các nẻo ác khổ đau,

Đời hiện tại và đời vị lai,

Đều do vô minh làm gốc rễ,

Các loại dục tham cùng giúp đỡ.

Hai dòng nước xoáy, tức là dụ cho danh sắc, hữu tình ở trong đó khó mà thoát ra được. Ba cấu trược, đó là tham sân si. Năm loại lưu chuyển tức là dụ cho năm thú, hữu tình ở trong đó luôn luôn lưu chuyển bất tận. Biển mênh mông là dụ cho sáu nội xứ. Mười hai đèo cao, tức là mười hai tướng, đây là dụ cho sáu nội xứ và sáu ngoại xứ. Đèo cao là hầm hố nguy hiểm, dụ cho các phiền não. Mâu Ni đều đã vượt qua hết, Mâu Ni có hai, đó là học và vô học. Học là đang vượt qua tất cả mọi thứ kia, vô học là đã vượt qua tất cả mọi thứ kia.

Không tin tưởng-không biết ân tình,

Đoạn thân thiết không chốn dung thân,

Luôn luôn hy vọng thay đổi hết,

Chính là bậc trượng phu cao nhất.

Không tin tưởng, đó là A-la-hán đối với Tam bảo-Tứ đế đều tự mình chứng biết, không phải là tin theo người khác nói. Không biết ân tình, ân tình đó là hữu vi, vốn có tác dụng; Niết bàn gọi là không ân tình, các bậc A-la-hán có trí kiến tốt đẹp, vốn biết là không phải ân tình, cho nên gọi là không biết ân tình. Đoạn thân thiết, thân thiết nghĩa là nối tiếp. Ở đây có hai loại:

  1. Cõi Dục và cõi Sắc nối tiếp nhau.
  2. Cõi Sắc và cõi Vô sắc nối tiếp nhau.

Bậc A-la-hán ấy xa lìa sự nối tiếp nhau này, cho nên gọi là đoạn thân thiết. Không chốn dung thân, nghĩa là bậc A-la-hán xa lìa sự nối tiếp nhau, cho nên ở trong ba cõi không có nơi tiếp nhận sinh ra. Luôn luôn hy vọng thay đổi hết: Hy vọng có hai loại, một là hy vọng về tài sản địa vị, hai là hy vọng về thọ mạng. Bậc A-la-hán ấy đối với hai loại này, đã đoạn trừ biết khắp, cho nên gọi là thay đổi hết, tức là nghĩa của sự từ bỏ tâm lý luôn luôn hy vọng. Chính là bậc trượng phi cao nhất, đó là bậc A-la-hán đạt được công đức bậc nhất-tốt đẹp nhất-cao nhất đã nói trước đây. Vì vậy gọi là cao nhất-tốt đẹp nhất-đứng bậc nhất trong hàng trượng phu.

Ba mươi sáu dòng chảy băng băng,

Do ý dẫn dắt càng thâm mạnh,

Hạng ác kiến điều khiển rong ruổi,

Phân biệt vướng mắc nơi nương tựa.

Ba mươi sáu dòng chảy băng băng, là dụ cho ba mươi sáu hành ái. Do ý dẫn dắt, nghĩa là ý làm nơi quy tụ, do ý mà sinh khởi, là chủng loại thuộc về ý. Càng thêm mạnh, đó là nhanh chóng tròn đầy đến mức cao nấht. Hạng ác kiến, đó là những ngoại đạo, học điều khiển rong ruổi theo điều này, hướng đến nẽo dữ của địa ngục-ngạ quỷ-súc sinh, cho nên gọi là điều khiển rong ruổi. Phân biệt thì đó là ba loại phân biệt:

1. Phân biệt vì dục 2. Phân biệt vì giận dữ.

3. Phân biệt vì tổn hại. Vướng mắc nơi nương tựa, vướng mắc nghĩa là tham dục-giận dữ-ngu si. Dựa vào đây dấy khởi kia, cho nên gọi là nơi nương tựa,

Bỏ ác hạnh của thân, và ác hạnh của ngữ,

Bỏ ác hạnh của ý, và những lỗi lầm khác.

Bỏ ác hạnh của thân, đó là đoạn trừ ba ác của thân. Và ác hạnh của ngữ, đó là đoạn trừ bốn ác hạnh của ngữ. Bỏ ác hạnh của ý, đó là đoạn trừ ba ác hạnh của ý. Và những lỗi lầm khác, đó là đoạn trừ mười loại ác hành trước và những lỗi lầm khác.

Ông đối với những điều thấy nghe,

Chỉ có những điều đã thấy nghe,

Và đối với những điều hiểu biết,

Chỉ có những điều đã hiểu biết.

Bởi vì ông chỉ có như vậy,

Không có đây kia và xa gần,

Cũng không có khoảng giữa hai bên,

Thì đến giới hạn của khổ đau.

Hai tụng như vậy là tụng lại trong kinh: “Đức Phật bảo với Đại Mẫu: Ông đối với điều đã thấy, chỉ có điều đã thấy; ông đối với điều đã nghe, chỉ có điều đã nghe, ông đối với điều đã hiểu, chỉ có điều đã hiểu; ông đối với điều đã biết, chỉ có điều đã biết. Bởi vì ông chỉ có những điều đã thấy nghe…, cho nên ông không có nơi này, cho nên ông không có nơi kia; vì ông không có nơi kia, cho nên ông không có xa-không có gần, không khoảng giữa hai bên. Bởi vì nhân duyên này, cho nên đến giới hạn của khổ đau”

Trong này, nhãn thức đã tiếp nhận, đã phân biệt rõ ràng, gọi là đã thấy. Có lúc đối với điều đã không thấy, chỉ có điều đã thấy; có lúc đối với điều đã thấy mà không phải là chỉ có điều đã thấy; ai đối với điều đã thấy, chỉ có điều đã thấy? Đó là đối với nhãn thức đã tiếp nhận, đã phân biệt rõ ràng, mà không dấy khởi phiền não. Ai đối với điều đã thấy mà không phải là chỉ có điều đã thấy? Đó là đối với nhãn thức đã tiếp nhận, đã rõ ràng mà dấy khởi các phiền não. Nhĩ thức đã tiếp nhận, đã phân biệt rõ ràng, gọi là đã nghe. Có lúc đối với điều đã nghe, chỉ có đã nghe; có lúc đối với điều đã nghe mà không phải là chỉ có điều đã nghe. Ai đối với điều đã nghe, chỉ có điều đã nghe? Đó là đối với nhĩ thức đã tiếp nhận, đã phân biệt rõ ràng, mà không dấy khởi phiền não. Ai đối với điều đã nghe mà không phải là chỉ có điều đã nghe? Đó là đối với nhĩ thức đã tiếp nhận, đã phân biệt rõ ràng mà dấy khởi các phiền não. Ba thức tỷ-thiệt-thân đã tiếp nhận, đã phân biệt rõ ràng, gọi là đã hiểu. Có lúc đối với điều đã hiểu, chỉ có điều đã hiểu; có lúc đối với điều mà không phải là chỉ có đã hiểu. Ai đối với điều đã hiểu, chỉ có điều đã hiểu? Đó là đối với ba thức đã tiếp nhận, đã phân biệt rõ ràng, mà dấy khởi phiền não. Ai đối với điều đã hiểu mà không phải là chỉ có điều đã hiểu? Đó là đối với ba thức đã tiếp nhận, đã phân biệt rõ ràng, mà dấy khởi các phiền não. Ý thức đã tiếp nhận đã phân biệt rõ ràng, gọi là đã biết. Có lúc đối với điều đã biết, chỉ có điều đã biết; có lúc đối với điều đã biết mà không phải là chỉ có điều đã biết. Ai đối với điều đã biết, chỉ có điều đã biết? Đó là đối với ý thức đã tiếp nhận, đã phân biệt rõ ràng, mà không dấy khởi phiền não. Ai đối với điều đã biết mà không phải là chỉ có điều đã biết? Đó là đối với ý thức đã tiếp nhận, đã phân biệt rõ ràng, mà dấy khởi các phiền não. Bởi vì người ấy đối với những điều đã thấy-nghe-hiểu-biết, chỉ có những điều đã thấy-nghehiểu-biết, mà không dấy khởi phiền não, cho nên không có nơi này, nghĩa là không dấy khởi tâm lý kiêu mạn-cao ngạo-đề cao mình-mạnh mẽ quyết đoán. Bởi vì không có nơi này cho nên không có nơi kia, nghĩa là không dấy khởi tham-sân-si. Bởi vì không có nơi kia cho nên không có xa-không có gần, không có khoảng giữa hai bên, nghĩa là đối với cõi Dục-cõi Sắc-cõi Vô sắc, đều không còn nơi sinh ra. Dựa vào lý như vậy, thì đến được giới hạn của khổ đau. Khổ đau đó là năm thủ uẩn, giới hạn của khổ đau này tức là rời bỏ tất cả mọi nơi nương tựa, ái không còn-lìa xa nhiễm trước-vĩnh viễn diệt hết đến nơi Niết bàn.

Giống như Y-nê và Mê-nê,

Đạp-phô cùng với Đạt-điệp-phô,

Đừng mong nên vui với tịch lặng,

Lìa hết đến giới hạn khổ đau.

Một tụng như vậy là hiển bày lại trong kinh: “Đức Phật vì hai vị vua hộ thế mà phát ra ngôn ngữ Miệt-lệ-xa để thuyết giảng về bốn Thánh đế…, hai vị vua liền lĩnh hội được.”

Y-nê là hiển bày Thánh đế về khổ, Mê-nê là hiển bảy Thánh đế về tập, Đạo-phô là hiển bày Thánh đế về Diệt, Đạt-điệp-phô là hiển bày Thánh đế về Đạo. Đừng mong là khuyên nhủ hai vị vua ấy đừng mong cầu đến cõi Dục-cõi Sắc và cõi vô sắc. Nên vui với, là khuyên nhủ hai vị vua ấy nếu nghe Đức Phật chứng pháp Bồ đề, thì cố gắng giảng giải về tăng tu tập diệu hạnh là Sắc vô thường, Thọ-Tưởng-HànhThức vô thường, khéo léo thiết lập về khổ đế, khéo léo thiết lập về Tập-Diệt-Đạo đế, nên sinh tâm hoan hỷ. Nên tịch lặng, là khuyên nhủ hai vị vua ấy nếu lúc tham sân si dấy khởi, thì nên tịch lặng tất cả-tịch lặng đến mức cao nhất-tịch lặng đến tận cùng. Nên lìa hết, là khuyến khích tâm hai vị vua ấy nên lìa xa cõi Dục-Cõi Sắc và cõi Vô sắc. Đến giới hạn khổ đau, đó là hai vị vua ấy nếu có thể như vậy, thì đến được giới hạn của khổ đau. Giới hạn của khổ đau thì nghĩa như trước đã nói.

Biết thân như bọt nước tụ tập,

Cũng hiểu rõ như hơi nắng tỏa,

Đoạn trừ hoa đốm bay huyễn ảo,

Không thấy sứ giả của vua chết.

Biết thân như bọt nước tụ tập: Đó là biết đúng như thật thân giống như bọt nước tụ tập, không có sức lực-trống rỗng yếu kém không thể nắm giữ được. Cũng hiểu rõ như hơi nắng tỏa: Đó là hiểu đúng như thật thân giống như hơi năng nóng tỏa ra, là nhân tố sinh ra nóng bức phiền muộn, chuyển dịch không dừng lại. Đoạn trừ hoa đốm bay huyễn ảo: Hoa đốm tụ cho cha, ma có bốn loại, đó là ma phiền não-ma uẩn-ma chết-ma cõi trời Tự tại. Nên biết rằng trong này nói đến là ma phiền não. Do kiến mà đoạn trừ, thì gọi là ma hoa; do tu mà đoạn trừ, thì gọi là ma nhỏ. Đối với các loại ấy vĩnh vĩnh đoạn trừ rời bỏ gọi là đoạn tuyệt. Không thấy sứ giả của vua chết: Vô thường luôn luôn hủy diệt, gọi nó là vua chết. Lão-bệnh đuổi thao bức bách, gọi là sứ giả của vua chết.

Quán sát an trú hiểu gần-xa,

Nên vui mừng không còn các nghiệp,

Biết cuộc đời có hưng-có suy,

Tâm thiện giải thoát khắp mọi nơi.

Quán sát an trú, đó là nên quán sát. An trú có ba loại:

  1. Không.
  2. Vô nguyện.
  3. Vô tướng.

Hiểu gần-xa, hiểu nghĩa là tuệ giác, thông minh đầy đủ tất cả, đối với nội cảnh và ngoại cảnh, thuận theo đích thực mà sinh khởi. Nên vui mừng, nghĩa là nếu nghe thuyết giảng về pháp chứng ngộ Bồ-đề của Đức Phật, thì cố gắng giảng giải về Tăng tu tập diệu hạnh là Sắc vô thường, Thọ-Tưởng-Hành-Thức vô thường, khéo léo thiết lập khổ đế, khéo léo thiết lập Tập-Diệt-Đạo đế, nên sinh tâm hoan hỷ. Không còn các nghiệp, đó là không thành tựu, có thể cảm được nghiệp thân-ngữ-ý của đời vị lai. Biết cuộc đời có hưng-có suy; Biết nghĩa là thông hiểu rõ ràng.

Cuộc đời, nghĩa là năm thủ uẩn. Hưng suy, nghĩa là sinh-diệt. Tức là nghĩa của sự tùy thuận quán sát năm uẩn hữu lậu có phát khởi và hủy diệt. Tâm thiện, đó là tâm quyết trạch-tâm thiện xảo-tâm điều hòa mềm mỏng. Giải thoát khắp mọi nơi, nghĩa là đối với các cõi-các hữucác sinh, đã giải thoát-giải thoát khắp nơi-giải thoát đến cuối cùng.

Tuy thoát ra mà lại rơi rụng,

Tham ăn uống vẫn còn trở lại,

Được yên ổn vẫn thích vui sướng,

Nhờ vào vui đến nơi vui hơn.

Tuy thoát ra, đó là các ngoại đạo, tuy thoát ra ngoài cõi Dục mà vẫn còn rơi rụng. Mà lại rơi rụng, đó là ngoại đạo còn rơi rụng sinh vào cõi Sắc-cõi Vô sắc, và rơi vào tâm lý tham lam thọ sinh các cõi ấy.

Tham ăn uống vẫn còn trở lại: Đó là ngoại đạo đối với năm kiết thuận phần dưới, tuy đoạn được phần ít, mà còn lại rất nhiều, cho nên về sau nhất định dấy khởi tham, sinh trở lại cõi Dục. Được yên ổn, yên ổn đó là cảnh giới Hữu dư y Niết bàn, các bậc A-la-hán đã chứng cho nên gọi là được. Vẫn thích vui sướng, vui sướng đó là cảnh giới vô dư y Niết bàn, các bậc A-la-hán luôn luôn ngưỡng mộ và ưa thích cho nên gọi là thích. Nhờ vào vui đến nơi vui hơn: Đó là nhờ vào niềm vui đối với đạo, đến với niềm vui của cảnh giới Niết bàn.

Không có gốc rễ ở phần đất,

Không có lá cũng không có cành,

Người dũng mãnh cởi bỏ ràng buộc,

Ai lại tùy ý mà chê bai?

Gốc rễ là dụ cho hữu-thủ-thức. Phần tất là dục cho bốn thức trú. Như Đức Thế Tôn dạy: “Năm chủng tử là biểu hiện về bốn thức trú”. Lá là dụ cho ngã mạn. Như đức Thế Tôn dạy: “Tại sao phải đốt lá? Nghĩa là ngã mạn đã đoạn trừ-đã biết khắp.” Cành là dụ cho ái. Như Đức Thế Tôn dạy:

Trong cung điện năm màu tuyệt diệu,

Nếu như có cành ái sinh ra,

Mâu Ni thấy cành ái sinh ra,

Dùng kiếm tuệ nhanh chóng đoạn trừ.

Các vị A-la-hán, ở trong bốn thức trú, không có thức hữu-thủ dắt dẫn nhân quả dị thục đời sau, không có mạn-không có ái, cho nên nói là không có gốc rễ ở phần đất-không có lá cũng không có cành. Người dũng mạnh, đó là bậc A-la-hán thành tựu, vốn có năng lực thành tựu pháp dũng mãnh, cho nên cũng gọi là người dũng mãnh. Cởi bỏ ràng buộc, ràng buộc có ba loại, đó là tham sân si. Bậc A-la-hán đối với ràng buộc này, đã giải thoát-giải thoát khắp nơi-giải thoát đến cuối cùng. Ai lại tùy ý mà chế bai: Nghĩa là loại Bổ-đặc-già-la như vậy, chỉ thuận theo ca ngợi chứ không nên chê bai. Nếu như dẫn đến chê bai khinh rẻ, thì nhận chịu vô số tội lỗi, bởi vì làm tổn hại đến ruộng phước chân thật của thế gian. Như đức Thế Tôn dạy:

Nếu như đáng chê mà lại khen,

Và đáng ca ngợi mà chê bai,

Miệng người kia tụ tập tai họa,

Chắc chắn không thể nào an lạc.