LUẬN A TỲ ĐẠT MA PHÁT TRÍ
Hán dịch: Tác giả: Tôn giả Ca Đa Diễn Ni Tử
Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng

 

Chương 2: KIẾT UẨN

Phẩm 1: BÀN VỀ PHÁP BẤT THIỆN

Ba kiết cùng các tánh-dị thục

Đoạn-kiến-hữu hệ thuộc vào căn,

Là thuộc về đầy đủ thành duyên,

Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Có ba kiết, gọi là kiết hữu thân kiến, kiết giới cấm thủ và kiết nghi.

Ba căn bất thiện là căn bất thiện tham, căn bất thiện sân và căn bất thiện si.

Ba lậu là dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu.

Bốn bộc lưu là bộc lưu dục, bộc lưu hữu, bộc lưu kiến và bộc lưu vô minh.

Bốn ách là ách dục, ách hữu, ách kiến và ách vô minh.

Bốn thủ là dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ và ngã ngữ thủ.

Bốn trói buộc thân là tham dục trói buộc thân, giận dữ trói buộc thân, giới cấm thủ trói buộc thân và chấp thật hữu thân này trói buộc thân.

Năm cái là cái tham dục, cái giận dữ, cái hôn trầm-thụy miên, cái trạo cữ ố tác và cái nghi.

Năm kiết là kiết tham, kiết giận, kiết mạn, kiết ganh tị và kiết keo kiệt.

Năm kiết thuận phần dưới là kiết tham dục thuận phần dưới, kiết giận dữ thuận phần dưới, kiết hữu thân kiến thuận phần dưới và kiết giới cấm thủ thuận phần dưới, kiết nghi thuận phần dưới.

Năm kiết thuận phần trên là kiết tham sắc thuận phần trên, kiết tham vô sắc thuận phần trên, kiết trạo cử thuận phần trên, kiết mạn thuận phần trên, kiết vô minh thuận phần trên.

Năm kiến là hữu thân kiến, biên chấp kiến, tà kiến, kiến thủ và giới cấm thủ.

Sáu ái thân là ái thân do mắt tiếp xúc sinh ra, ái thân do tai-mũilưỡi-thân-ý chạm xúc sinh ra.

Bảy tùy miên là tùy miên dục tham, tùy miên giận dữ, tùy miên hữu tham, tùy miên mạn, tùy miên vô minh, tùy miên kiến và tùy miên nghi.

Chín kiết, là kiết ái, kiết giận dữ, kiết mạn, kiết vô minh, kiết kiến, kiết thủ, kiết nghi, kiết ganh tị và kiết keo kiệt.

Chín mươi tám tùy miên là ba mươi sáu tùy miên hệ thuộc cõi Dục. Hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc đều có ba mươi mốt tùy miên.

Hỏi: Ba kiết cho đến chín mươi tám tùy miên, có bao nhiêu bất thiện, bao nhiêu vô ký?

Đáp: Trong ba kiết là một vô ký, hai cần phân biệt; đó là kiết nghi và kiết giới cấm thủ, hoặc là bất thiện, hoặc là vô ký. Ở cõi Dục là bất thiện, ở cõi Sắc-Vô sắc là vô ký.

Ba căn bất thiện chỉ là bất thiện.

Trong ba lậu là một vô ký, hai cần phân biệt; đó là dục lậu, hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Vô tàm-vô quý và tương ưng với chúng, là bất thiện. Pháp còn lại là vô ký.

Vô minh lậu hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Tương ưng với vô tàm-vô quý là bất thiện, pháp còn lại là vô ký.

Trong bốn bộc lưu có một vô ký, ba cần phân biệt; đó bộc lưu dục, hoặc bất thiện, hoặc vô ký, vô tàm-vô quý và pháp tương ưng với chúng đều là bất thiện, pháp còn lại là vô ký.

Bộc lưu kiến hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Ba kiến thuộc cõi Dục là bất thiện. Hai kiến thuộc cõi Dục, năm kiến thuộc cõi Sắc-Vô sắc là vô ký.

Bộc lưu vô minh hoặc bất thiện, hoặc vô ký, tương ưng với vô tàm-vô quý là bất thiện, pháp còn lại là vô ký. Như bốn bộc lưu, bốn ách cũng vậy.

Trong bốn thủ có một vô ký, ba cần phân biệt đó là dục thủ bất thiện, hoặc vô ký.

Vô tàm-vô quý và tương ưng với chúng là bất thiện, pháp còn lại là vô ký.

Kiến thủ hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Hai kiến thuộc cõi Dục là bất thiện. Hai kiến thuộc cõi Dục, bốn kiến thuộc cõi Sắc-Vô sắc là vô ký.

Giới cấm thủ hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Thuộc cõi Dục là bất thiện, thuộc cõi Sắc -Vô sắc là vô ký.

Trong bốn trói buộc thân có hai bất thiện, hai cần phân biệt; đó là giới cấm thủ, sự trói buộc thân vì chấp thật hữu thân, ở cõi Dục là bất thiện, thuộc cõi Sắc -Vô sắc là vô ký.

Năm cái chỉ là bất thiện. Trong năm kiết có ba bất thiện, hai cần phân biệt; đó là kiết tham-kiết mạn, hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Ở cõi Dục là bất thiện, thuộc ở cõi Sắc-Vô sắc là vô ký.

Năm kiết thuận phần dưới có hai bất thiện, một vô ký, hai cần phân biệt; đó là kiết giới cấm thủ-kiết nghi, hoặc bất thiện, hoặc vô ký.

Ở cõi Dục là bất thiện. Ở cõi Sắc -Vô sắc là vô ký.

Năm kiết thuận phần trên chỉ là vô ký.

Trong năm kiến có hai là vô ký, ba cần phân biệt; đó là tà kiến, kiến thủ, kiến giới cấm thủ, hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Ở cõi Dục là bất thiện, thuộc cõi Sắc -Vô sắc là vô ký.

Hai bất thiện trong sáu ái thân có hai bất thiện, bốn cần phân biệt đó là ái thân sinh ra do mắt-tai-thân tiếp xúc, hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Ở cõi Dục là bất thiện, ở cõi Phạm thế là vô ký. Ý tiếp xúc sinh ra ái thân, hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Ở cõi Dục là bất thiện, ở cõi SắcVô sắc là vô ký.

Trong bảy tùy miên có hai bất thiện, một vô ký, bốn cần phân biệt; đó là tùy miên mạn-nghi, hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Ở cõi Dục là bất thiện, ở cõi Sắc-Vô sắc là vô ký.

Tùy miên vô minh hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Tương ưng với vô tàm-vô quý là bất thiện, pháp còn lại là vô ký.

Tùy miên kiến, hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Ba kiến thuộc cõi Dục là bất thiện. Hai kiến thuộc cõi Dục, năm kiến thuộc cõi Sắc -Vô sắc là vô ký. Trong chín kiết có ba bất thiện, sáu cần phân biệt; đó là kiết ái-mạn-thủ-nghi, hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Ở cõi Dục là bất thiện, ở cõi Sắc -Vô sắc là vô ký.

Kiết vô minh hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Tương ưng với vô tàmvô quý là bất thiện, pháp còn lại là vô ký.

Kiết kiến hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Một kiến thuộc cõi Dục là bất thiện, hai kiến thuộc cõi Dục, ba kiến thuộc cõi Sắc -Vô sắc là vô ký.

Trong chín mươi tám tùy miên có ba mươi ba bất thiện, sáu mươi

bốn vô ký, một cần phân biệt; đó là tùy miên vô minh, thuộc cõi Dục do kiến khổ mà đoạn, hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Tương ưng với vô tàmvô quý là bất thiện, pháp còn lại là vô ký.

Hỏi: Ba kiết cho đến chín mươi tám tùy miên, bao nhiêu là có dị thục, bao nhiêu là không có dị thục?

Đáp: Các bất thiện thì có dị thục, các vô ký thì không có dị thục.

Hỏi: Ba kiết cho đến chín mươi tám tùy miên, có bao nhiêu do kiến mà đoạn, bao nhiêu do tu mà đoạn?

Đáp: Trong ba kiết thì kiết hữu thân kiến, kiến là hành đi trước, có hai trường hợp: Hoặc do kiến mà đoạn, hoặc do kiến tu mà đoạn.

Nếu hữu thân kiến hệ thuộc Phi tưởng phi phi tưởng xứ, tùy tín-tùy pháp hành, hiện quán biên khổ nhẫn đoạn thì do kiến mà đoạn.

Ngoài ra, nếu phàm phu đoạn do tu mà đoạn, thì đệ tử của Thế Tôn đoạn do kiến mà đoạn. Như kiết hữu thân kiến-kiết hữu thân kiến trong năm kiết thuận phần dưới, hữu thân kiến, biên chấp kiến trong năm kiến cũng vậy.

Kiết giới cấm thủ-kiết nghi-kiến là hành đi trước, có hai trường hợp: Hoặc do kiến mà đoạn, hoặc do kiến tu đoạn. Nếu giới cấm thủnghi hệ thuộc Phi tưởng phi phi tưởng xứ, thì tùy tín-tùy pháp hành, hiện quán biên và các nhẫn đoạn, là do kiến mà đoạn.

Ngoài ra nếu phàm phu đoạn do tu mà đoạn, thì đệ tử của Đức Thế Tôn đoạn do kiến mà đoạn. Như kiết giới cấm thủ-kiết nghi; bộc lưu kiến và ách kiến trong bốn bộc lưu-bốn ách; kiến thủ-giới cấm thủ trong bốn thủ; giới cấm thủ-trói buộc vì chấp thật có thân này trong bốn trói buộc thân; kiết giới cấm thủ và kiết nghi trong năm kiết thuận phần dưới; tà kiến-kiến thủ và giới cấm thủ trong năm kiến; kiến-nghi tùy miên trong bảy tùy miên; kiến-thủ và nghi trong chín kiết, cũng như vậy.

Căn bất thiện tham, lấy tu làm hạnh dẫn đầu, có hai trường hợp: Hoặc do tu mà đoạn, hoặc do kiến tu mà đoạn. Nếu căn bất thiện tham, học kiến tích các trí đoạn do tu mà đoạn. Ngoài ra, nếu phàm phu đoạn do tu mà đoạn, thì đệ tử của Đức Thế Tôn đoạn, là do kiến mà đoạn. Như căn bất thiện tham, căn bất thiện sân-si; dục lậu trong ba lậu, dục ách-dục bộc lưu trong bốn bộc lưu và bốn ách; dục thủ trong bốn thủ; tham sục-sân giận trói buộc thân trong bốn trói buộc thân; trừ ra ố tácnghi còn lại các cái trong năm cái; kiết.

Kiết giận dữ trong năm kiết; kiết tham dục-giận dữ, trong năm kiết thuận phần dưới; tùy miên tham dục, tùy miên giận dữ trong bảy tùy miên, kiết giận dữ trong chín kiết, cũng như vậy.

Hữu lậu-vô minh lậu, kiến là hành dẫn đầu, có ba trường hợp: Hoặc do kiến mà đoạn, hoặc do tu mà đoạn, hoặc do kiến- tu mà đoạn.

Nếu hữu lậu-vô minh lậu hệ thuộc Phi tưởng phi phi tưởng xứ, tùy tín-tùy pháp hành, hiện quán biên các nhẫn đoạn, thì do kiến mà đoạn. Nếu hữu lậu-vô minh lậu, học kiến tích các trí đoạn, thì do tu mà đoạn. Ngoài ra, nếu phàm phu đoạn thì do tu mà đoạn, đệ tử của Đức Thế Tôn đoạn thì do kiến mà đoạn.

Như hữu lậu-vô minh lậu, hữu-vô minh bộc lưu-ách trong bốn bộc lưu-bốn ách ngã ngữ thủ trong bốn thủ, kiết tham-mạn trong năm kiết; ý tiếp xúc sinh ra ái thân trong sáu ái thân; tùy miên hữu tham-mạn-vô minh, trong bảy tùy miên; kiết ái mạn-vô minh trong chín kiết, cũng như vậy.

Cái ố tác do tu mà đoạn. Như cái ố tác; kiết ganh tị-kiết keo kiệt trong năm kiết; năm kiết thuận phần trên, năm ái thân trước trong sáu ái thân; kiết ganh tị-kiết keo kiệt trong chín kiết, cũng như vậy.

Cái nghi, nếu phàm phu đoạn thì do tu mà đoạn, đệ tử của Đức Thế Tôn đoạn thì do kiến mà đoạn. Trong chín mươi tám tùy miên có hai mươi tám loại do kiến mà đoạn, mười loại do tu đoạn; số tùy miên còn lại, nếu là phàm phu đoạn thì do tu mà đoạn, đệ tử của Đức Thế Tôn đoạn thì do kiến mà đoạn.

Hỏi: Ba kiết cho đến chín mươi tám tùy miên, có bao nhiêu loại do kiến khổ mà đoạn, cho đến có bao nhiêu loại do tu mà đoạn?

Đáp: Trong ba kiết thì kiết hữu thân kiến do kiến khổ mà đoạn. Như kiết hữu thân kiến; kiết hữu thân kiến trong năm kiết thuận phần dưới. Hữu thân kiến và biên chấp kiến trong năm kiến, cũng như vậy.

Kiết giới cấm thủ có hai loại: Hoặc do kiến khổ mà đoạn, hoặc do kiến đạo mà đoạn. Như kiết giới cấm thủ; giới cấm thủ trong bốn thủ; giới cấm thủ trói buộc thân trong bốn trói buộc thân; kiết giới cấm thủ trong năm kiết thuận phần dưới; giới cấm thủ trong năm kiến cũng như vậy.

Kiết nghi có bốn loại: Hoặc do kiến khổ mà đoạn, cho đến hoặc do kiến đạo mà đoạn. Như kiết nghi; ách-bộc lưu kiến trong bốn ách và bốn bộc lưu; kiến thủ trong bốn thủ; cái nghi trong năm cái; trói buộc thân do chấp thân này thật có trong bốn trói buộc thân, kiết nghi trong năm kiết thuận phần dưới, tà kiến, kiến thủ trong năm kiến, tùy miên nghi-kiến trong bảy tùy miên; kiết nghi-kiết kiến- thủ trong chín kiết cũng như vậy.

Ba căn bất thiện có năm loại: Hoặc do kiến khổ mà đoạn, cho đến hoặc do tu mà đoạn. Như ba căn bất thiện; ba lậu và trừ ra kiến còn lại các bộc ách trong bốn bộc lưu-bốn ách; dục thủ ngã ngữ thủ trong bốn thủ, trói buộc thân do tham dục, giận dữ trong bốn trói buộc thân; trừ ra ố tác-nghi còn lại các cái trong năm cái; kiết tham-giận-mạn trong năm kiết; kiết tham dục-giận dữ trong năm kiết thuận phần dưới; ý tiếp xúc sinh ra ái thân trong sáu ái thân; trừ ra kiến-nghi còn lại các tùy miên trong bảy tùy miên; kiết vô minh-ái-giận dữ-mạn trong chín kiết, cũng như vậy.

Cái ố tác do tu mà đoạn. Như cái ố tác, kiết ganh tị-kiết keo kiệt trong năm kiết; năm kiết thuận phần trên, năm ái thân trước trong sáu ái thân, kiết ganh tị-kiết keo kiệt trong chín kiết, cũng như vậy.

Trong chín mươi tám tùy miên có hai mươi tám loại do kiến khổ mà đoạn, mười chín loại do kiến tập mà đoạn, mười chín loại do kiến diệt mà đoạn, hai mươi hai loại do kiến đạo mà đoạn, mười loại do tu mà đoạn.

Hỏi: Ba kiết cho đến chín mươi tám tùy miên, có bao nhiêu kiến, bao nhiêu phi kiến?

Đáp: Trong ba kiết có hai kiến, một phi kiến. Ba căn bất thiện đều là phi kiến. Trong ba lậu có một phi kiến, hai loại cần phân biệt, đó là dục lậu: Hoặc kiến, hoặc phi kiến. Năm kiến thuộc cõi Dục là kiến, còn lại là phi kiến.

Hữu lậu hoặc kiến, hoặc phi kiến. Năm kiến của cõi Sắc-Vô sắc là kiến, còn lại là phi kiến. Trong bốn bộc lưu và bốn ách có một kiến, ba phi kiến. Trong bốn thứ và bốn trói buộc thân đều có hai kiến, hai phi kiến. Năm cái và năm kiết đều là phi kiến. Trong năm kiết thuận phần dưới có hai kiến, ba phi kiến. Năm kiết thuận phần trên đều là phi kiến. Năm kiến đều là kiến. Sáu ái thân đều là phi kiến. Trong bảy tùy miên có một kiến và sáu phi kiến. Trong chín kiến có hai kiến và bảy phi kiến. Trong chín mươi tám tùy miên có ba mươi sáu loại là kiến, sáu mươi hai loại là phi kiến.

Hỏi: Ba kiết cho đến chín mươi tám tùy miên, bao nhiêu loại có tầm-có tứ? Bao nhiêu loại không có tầm, chỉ có tứ? Bao nhiêu loại không có tầm-không có tứ?

Đáp: Ba kiết hệ thuộc ba loại. Ba căn bất thiện và dục lậu là có tầm có tứ. Hữu lậu-vô minh lậu, trừ ra dục bộc lưu ách-thủ, còn lại các bộc-ách-thủ hệ thuộc ba loại. Dục bộc lưu-ách và dục thủ là có tầm-có tứ. Ba thủ còn lại cùng ba trói buộc thân là có tầm có tứ. Hai trói buộc thân còn lại hệ thuộc ba loại. Năm cái và ba kiết có tầm-có tứ. Hai kiết còn lại và ba kiết thuận phần dưới hệ thuộc ba loại. Hai kiết thuận phần dưới còn lại có tầm-có tứ. Trong năm kiết thuận phần trên; tham vô sắc là không có tầm-không có tứ. Bốn kiết thuận phần trên còn lại, cùng với năm kiến gồm đủ ba loại. Năm ái thân trước và tùy miên tham dục-giận dữ thì có tầm-có tứ.

Ái thân thứ sáu và năm tùy miên còn lại gồm đủ ba loại. Kiết giận dữ, kiết ganh tị-kiết keo kiệt trong chín kiết là có tầm-có tứ. Sáu kiết còn lại hệ thuộc ba loại. Trong chín mươi tám loại tùy miên; ba mươi sáu thứ thuộc cõi Dục là có tầm-có tứ. Ba mươi mốt loại thuộc cõi Sắc hệ thuộc ba loại. Ba mươi mốt loại thuộc cõi Vô sắc thì không có tầmkhông có tứ.

Hỏi: Ba kiết cho đến chín mươi tám tùy miên, có bao nhiêu tương ưng với lạc căn, bao nhiêu tương ưng với khổ căn-hỷ căn-ưu căn-xả căn?

Đáp: Trong ba kiết, kiết hữu thân kiến và kiết giới cấm thủ tương ưng với ba căn, trừ khổ căn-ưu căn. Kiết nghi tương ưng với bốn căn, trừ khổ căn. Căn bất thiện tham tương ưng với ba căn, trừ khổ căn-ưu căn. Căn bất thiện sân tương ưng với ba căn, trừ lạc căn-hỷ căn. Trong ba căn bất thiện, căn bất thiện si và dục lậu, vô minh lậu tương ưng với năm căn; hữu lậu tương ưng với ba căn trừ khổ căn-ưu căn. Trong bốn bộc lưu-bốn ách, dục và vô minh bộc lưu-ách tương ưng với năm căn. Ách-bộc lưu hữu tương ưng với ba căn, trừ khổ căn-ưu căn. Ách-bộc lưu kiến tương ưng với bốn căn, trừ khổ căn. Dục thủ trong bốn thủ tương ưng với năm căn. Kiến thủ tương ưng với bốn căn, trừ khổ căn. Giới cấm thủ và ngã ngữ thủ tương ưng với ba căn, trừ khổ căn-ưu căn.

Trói buộc thân do giận dữ tương ưng với ba căn, trừ lạc căn-hỷ căn. Ba trói buộc thân còn lại và cái tham dục tương ưng với ba căn, trừ khổ căn-ưu căn. Cái giận dữ tương ưng với ba căn, trừ lạc căn-hỷ căn. Cái hôn trầm- trạo cử tương ưng với năm căn. Cái thụy miên tương ưng với ba căn, trừ lạc căn-khổ căn. Cái nghi-ố tác tương ưng với hai căn, là ưu căn và xả căn.

Kiết tham-mạn trong năm kiết tương ưng với ba căn, trừ khổ cănưu căn. Kiết giận dữ tương ưng với ba căn, trừ lạc căn-hỷ căn. Kiết ganh tị tương ưng với hai căn là ưu căn-xả căn. Kiết keo kiệt tương ưng với hai căn, là hỷ căn và xả căn.

Kiết giận dữ trong năm kiết thuận phần dưới tương ưng với ba căn, trừ lạc căn-hỷ căn.

Kiết nghi tương ưng với bốn căn, trừ khổ căn. Ba kiết còn lại tương ưng với ba căn, trừ khổ căn-ưu căn. Kiết tham vô sắc trong năm kiết thuận phần trên tương ưng với một căn là xả căn. Bốn kiết còn lại và bốn kiến tương ưng với ba căn, trừ khổ căn-ưu căn.

Tà kiến tương ưng với bốn căn, trừ khổ căn. Năm ái thân trước trong sáu ái thân tương ưng với hai căn, là lạc căn và xả căn. Ái thân thứ sáu và tùy miên dục-hữu tham-mạn tương ưng với ba căn, trừ khổ căn-ưu căn.

Tùy miên giận dữ tương ưng với ba căn, trừ lạc căn-hỷ căn.

Tùy miên nghi-kiến tương ưng với bốn căn, trừ khổ căn. Tùy miên vô minh tương ưng với năm căn. Kiết ái, mạn, thủ trong chín kiết tương ưng với ba căn, trừ khổ căn-ưu căn.

Kiết giận dữ tương ưng với ba căn, trừ lạc căn-hỷ căn. Kiết vô minh tương ưng với năm căn. Kiết nghi-kiến, tương ưng với bốn căn, trừ khổ căn.

Kiết ganh tị tương ưng với hai căn, là ưu căn và xả căn. Kiết keo kiệt tương ưng với hai căn, là hỷ căn và xả căn. Trong chín mươi tám tùy miên bốn kiến mạn của cõi Dục và tham do kiến mà đoạn tương ưng với hai căn, là hỷ căn và xả căn. Nghi và giận dữ, do kiến mà đoạn, tương ưng với hai căn, là ưu căn và xả căn. Tà kiến và vô minh, do kiến mà đoạn, tương ưng với ba căn, trừ lạc căn-khổ căn.

Tham do tu mà đoạn tương ưng với ba căn, trừ khổ căn-ưu căn. Sân tương ưng với ba căn, trừ lạc căn-hỷ căn. Vô minh tương ưng với năm căn.

Ba mươi mốt tùy miên thuộc cõi Sắc tương ưng với ba căn, trừ ưu căn-khổ căn. Ba mươi mốt tùy miên thuộc cõi Vô sắc tương ưng với một căn là xả căn.

Hỏi: Ba kiết cho đến chín mươi tám tùy miên, có bao nhiêu loại hệ thuộc cõi Dục, bao nhiêu loại hệ thuộc cõi Sắc, bao nhiêu loại hệ thuộc cõi Vô sắc?

Đáp: Ba kiết hệ thuộc ba cõi. Ba căn bất thiện và dục lậu hệ thuộc cõi Dục. Hữu lậu có hai cõi, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc. Vô minh lậu hệ thuộc ba cõi. Dục bộc lưu-ách và dục thủ hệ thuộc cõi Dục. Hữu bộc lưu-ách và ngã ngữ thủ hệ thuộc hai cõi; hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc. Ách-bộc lưu còn lại và hai thủ còn lại hệ thuộc ba cõi.

Tham dục-giận dữ trong bốn thứ trói buộc thân và năm cái hệ thuộc cõi Dục. Hai thứ trói buộc thân còn lại hệ thuộc ba cõi. Tham-mạn trong năm kiết và ba kiết thuận phần dưới hệ thuộc ba cõi. Ba kiết còn lại và tham dục-giận dữ trong kiết thuận phần dưới hệ thuộc cõi Dục. Tham sắc trong năm kiết thuận phần trên hệ thuộc cõi Sắc, tham vô sắc hệ thuộc cõi Vô sắc. Ba kiết còn lại hệ thuộc hai cõi; hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc. Năm kiến và ái thân thứ sáu hệ thuộc ba cõi. Ái thân sinh ra do sự tiếp xúc của mắt-tai-thân hệ thuộc hai cõi; hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc. Sự tiếp xúc của mũi-lưỡi sinh ra ái thân hệ thuộc cõi Dục. Dục tham-giận dữ trong bảy tùy miên hệ thuộc cõi Dục. Hữu tham hệ thuộc hai cõi; hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc. Các tùy miên còn lại hệ thuộc ba cõi.

Kiến giận dữ, kiết ganh tị-kiết keo kiệt trong chín kiết hệ thuộc cõi Dục. Các kiết còn lại hệ thuộc ba cõi.

Trong chín mươi tám tùy miên ba mươi sáu loại hệ thuộc cõi Dục, ba mươi mốt loại hệ thuộc cõi Sắc, ba mươi mốt loại hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Các kiết rơi vào cõi Dục thì kiết đó thuộc về cõi Dục chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để biện giải:

1. Có kiết rơi vào cõi Dục thì kiết đó không thuộc về cõi Dục. Nghĩa là bị triền ràng buộc, mất ở cõi Sắc, trung hữu cõi Dục dấy khởi ác ma ở cõi Phạm thế, vì bị triền ràng buộc, nên trách chống Như Lai.

2. Có kiết ở cõi Dục, kiết đó không rơi vào cõi Dục. Nghĩa là bị triền ràng buộc, mất ở cõi Dục, trung hữu cõi sắc dấy lên và trụ vào cõi Dục, kiết của cõi Sắc-Vô sắc hiện ở trước mắt.

3. Có kiết rơi vào cõi Dục mà kiết ấy cũng ở cõi Dục. Nghĩa là bị triền ràng buộc, mất ở cõi Dục, khởi hữu, sinh hữu thuộc cõi Dục và trụ về cõi Dục, kiết của cõi Dục hiện ở trước mắt.

4. Có kiết không rơi vào cõi Dục mà kiết đó cũng không thuộc về cõi Dục. Nghĩa là bị triền ràng buộc, mất ở cõi Sắc, sinh hữu-trung hữu cõi sắc dấy lên; mất ở cõi sắc sinh vào cõi Vô sắc, ở cõi Vô sắc mất, sinh vào cõi Vô sắc; mất ở cõi Vô sắc, sinh vào cõi Sắc và trụ vào cõi Sắc, kiết của cõi Sắc-Vô sắc hiện ở trước mắt. Trụ vào cõi Vô sắc, kiết của cõi Vô sắc hiện ở trước mắt.

Hỏi: Các kiết rơi vào cõi Sắc thì kiết đó thuộc về cõi Sắc chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để biện giải:

1. Có kiết rơi vào cõi Sắc mà kiết đó không thuộc về cõi Sắc. Nghĩa là bị triền ràng buộc, mất ở cõi Dục, trung hữu cõi Sắc dấy khởi và trụ vào cõi Dục, kiết của cõi Sắc hiện ở trước mắt.

2. Có kiết thuộc ở cõi Sắc mà kiết ấy không rơi vào cõi Sắc. Nghĩa là bị triền ràng buộc, mất ở cõi Sắc, trung hữu cõi Dục dấy khởi và ác ma ở cõi Phạm thế, vì bị triền ràng buộc, nên trách chống Như Lai, và trụ vào cõi Sắc, kiết của cõi Vô sắc hiện ở trước trước.

3. Có kiết rơi vào cõi Sắc mà kiết ấy cũng thuộc về cõi Sắc. Nghĩa là bị triền ràng buộc, mất ở cõi Sắc, trung hữu và sinh hữu cõi Sắc dấy khởi trụ vào cõi Sắc, kiết của cõi Sắc hiện ở trước mắt.

4. Có kiết không rơi vào cõi Sắc mà cũng không thuộc về cõi Sắc. Nghĩa là bị triền ràng buộc, mất ở cõi Dục, trung hữu và sinh hữu cõi Dục dấy khởi, mất ở cõi Dục, sinh vào cõi Vô sắc, mất ở cõi Vô sắc, sinh vào cõi Vô sắc, mất vào cõi Vô sắc, sinh vào cõi Dục, và trụ ở cõi Dục, kiết của cõi Dục-vô sắc hiện ở trước mắt, trụ vào cõi Vô sắc thì kiết cõi Vô sắc hiện ở trước mắt.

Hỏi: Các kiết rơi vào cõi Vô sắc thì kiết đó thuộc về cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Các kiết thuộc về cõi Vô sắc thì kiết ấy rơi vào cõi Vô sắc. Có kiết rơi vào cõi Vô sắc mà kiết đó không thuộc về cõi Vô sắc. Nghĩa là trụ vào cõi Dục-Sắc mà kiết cõi Vô sắc hiện ở trước mắt.

Hỏi: Các kiết không rơi vào cõi Dục thì kiết đó không thuộc về cõi Dục chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để biện giải: Ngược lại với điều đã trình bày trên, nên nhận biết.

Hỏi: Các kiết không rơi vào cõi Sắc thì kiết đó không thuộc về cõi Sắc chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để biện giải: Ngược lại với điều đã trình bày trên, nên nhận biết.

Hỏi: Các kiết không rơi vào cõi Vô sắc thì kiết đó không thuộc về thuộc cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Đúng thế. Có kiết không thuộc về cõi Vô sắc mà kiết ấy đều rơi vào cõi Vô sắc. Nghĩa là trụ vào cõi Dục, cõi Sắc, kiết của cõi Vô sắc hiện ở trước mắt.

Hỏi: Đệ tử của Đức Thế Tôn đầy đủ các kiến mà các sắc chưa đoạn thì bị sắc kia trói buộc chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Giả sử bị sắc trói buộc thì sắc đó chưa đoạn chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Các thọ-tưởng-hành-thức chưa đoạn thì bị thọ-tưởng-hànhthức ấy trói buộc chăng?

Đáp: Đúng thế. Có thọ-tưởng-hành-thức trói buộc, nhưng thọtưởng-hành-thức ấy không phải là chưa đoạn, gọi là gia gia, hoặc nhất lai, hoặc nhất gian. Cõi Dục do tu mà đoạn kiết thuộc phẩm trung thượng, đã đoạn biết khắp, nhưng thọ-tưởng-hành-thức tương ưng kia thuộc về kiết phẩm hạ.

Hỏi: Đệ tử của Đức Thế Tôn đầy đủ các kiến mà các sắc đã đoạn thì sắc ấy lìa xa trói buộc chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Giả sử sắc lìa xa trói buộc thì sắc đó đã đoạn chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Các thọ-tưởng-hành-thức đã đoạn, thì thọ-tưởng-hành-thức ấy lìa xa trói buộc chăng?

Đáp: Các thọ-tưởng-hành-thức lìa xa trói buộc, thì thọ-tưởnghành-thức ấy đã đoạn. Có thọ-tưởng-hành-thức đã đoạn mà không phải là lìa xa trói buộc, gọi là gia gia, hoặc nhất lai, hoặc nhất gian. Cõi Dục do tu mà đoạn kiết thuộc phẩm trung-thượng, đã đoạn biết khắp, nhưng thọ-tưởng-hành-thức tương ưng kia thuộc về kiết phẩm hạ.

Hỏi: Có năm Bổ-đặc-già-la; đó là tùy tín hành, tùy pháp hành, tín thắng giải, kiến chí, thân chứng. Năm Bổ-đặc-già-la này, đối với ba kiết, cho đến chín mươi tám tùy miên, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Tùy tín hành, đối với ba kiết, khổ loại trí chưa và đã sinh đều thành tựu; khổ loại trí đã sinh có hai thành tựu, một không thành tựu.

Đối với ba căn bất thiện, chưa lìa dục nhiễm đều thành tựu, đã lìa dục nhiễm đều không thành tựu.

Đối với ba lậu, chưa lìa dục nhiễm đều thành tựu, đã lìa dục nhiễm có hai thành tựu, một không thành tựu.

Đối với bốn ách-bộc lưu, thủ, chưa lìa dục nhiễm thì đều thành tựu, đã lìa dục nhiễm có ba thành tựu, một không thành tựu.

Đối với bốn sự trói buộc thân, chưa lìa dục nhiễm đều thành tựu, đã lìa dục nhiễm có hai thành tựu, hai không thành tựu.

Đối với năm cái, chưa lìa dục nhiễm, đạo pháp trí chưa và đã sinh đều thành tựu, đạo pháp trí đã sinh có bốn thành tựu, một không thành tựu. Đã lìa dục nhiễm đều không thành tựu.

Đối với năm kiết, chưa lìa dục nhiễm đều thành tựu, đã lìa dục nhiễm có hai thành tựu, ba không thành tựu.

Đối với năm kiết thuận phần dưới, chưa lìa dục nhiễm, khổ loại trí chưa và đã sinh đều thành tựu, khổ loại trí đã sinh có bốn thành tựu, một không thành tựu. Đã lìa dục nhiễm, khổ loại trí chưa và đã sinh có ba thành tựu, hai không thành tựu, khổ loại trí đã sinh có hai thành tựu, ba không thành tựu.

Đối với năm kiết thuận phần trên, chưa lìa sắc nhiễm đều thành tựu. Đã lìa sắc nhiễm có bốn thành tựu, một không thành tựu.

Đối với năm kiến, khổ loại trí chưa và đã sinh thì đều thành tựu, khổ loại trí đã sinh ba thành tựu, hai không thành tựu.

Đối với sáu ái thân, chưa lìa dục nhiễm đều thành tựu; đã lìa dục nhiễm mà chưa lìa xa nhiễm của cõi Phạm thế có bốn thành tựu, hai không thành tựu; đã lìa xa nhiễm của cõi Phạm thế, thì có một thành tựu, năm không thành tựu.

Đối với bảy tùy miên, chưa lìa dục nhiễm đều thành tựu, đã lìa dục nhiễm thì có năm thành tựu, hai không thành tựu.

Đối với chín kiết, chưa lìa dục nhiễm đều thành tựu, đã lìa dục nhiễm thì có sáu thành tựu, ba không thành tựu.

Đối với chín mươi tám tùy miên chưa lìa dục nhiễm, khổ pháp trí chưa và đã sinh đều thành tựu; khổ pháp trí đã sinh, khổ loại trí chưa và đã sinh, do kiến khổ mà đoạn thuộc cõi Dục đều không thành tựu, còn lại đều thành tựu.

Khổ loại trí đã sinh mà tập pháp trí chưa và đã sinh, do kiến khổ mà đoạn thuộc ba cõi đều không thành tựu, còn lại đều thành tựu.

Tập pháp trí đã sinh mà tập loại trí chưa và đã sinh, do kiến khổ mà đoạn thuộc ba cõi, và do kiến tập mà đoạn thuộc cõi Dục đều không thành tựu, còn lại đều thành tựu.

Tập loại trí đã sinh, diệt pháp trí chưa và đã sinh, do kiến khổ-tập mà đoạn thuộc ba cõi đều không thành tựu, còn lại thì đều thành tựu.

Diệt pháp trí đã sinh, diệt loại trí chưa và đã sinh, do kiến khổ-tập mà đoạn thuộc ba cõi và do kiến diệt mà đoạn thuộc cõi Dục đều không thành tựu, còn lại đều thành tựu.

Diệt loại trí đã sinh, đạo pháp trí chưa và đã sinh, do kiến khổ-tậpdiệt mà đoạn thuộc ba cõi đều không thành tựu, còn lại đều thành tựu.

Đạo pháp trí đã sinh, do kiến khổ-tập-diệt mà đoạn nơi ba cõi, và do kiến đạo mà mà đoạn thuộc cõi Dục đều không thành tựu, còn lại đều thành tựu.

Đã lìa dục nhiễm, chưa lìa sắc nhiễm, khổ loại trí chưa và đã sinh, thuộc cõi Dục tất cả không thành tựu, còn lại đều thành tựu.

Khổ loại trí đã sinh mà tập loại trí chưa và đã sinh, tất cả thuộc cõi Dục và do kiến khổ mà đoạn thuộc cõi Sắc-Vô sắc đều không thành tựu, còn lại đều thành tựu.

Tập loại trí đã sinh, diệt loại trí chưa và đã sinh, tất cả thuộc cõi Dục và do kiến khổ-tập mà đoạn thuộc cõi Sắc-Vô sắc đều không thành tựu, còn lại đều thành tựu.

Diệt loại trí đã sinh, tất cả thuộc cõi Dục, do kiến khổ-tập-diệt, đoạn thuộc cõi Sắc-Vô sắc đều không thành tựu, còn lại đều thành tựu.

Đã lìa sắc nhiễm, khổ loại trí chưa và đã sinh, tất cả thuộc cõi Dục, Sắc đều không thành tựu, còn lại đều thành tựu.

Diệt loại trí đã sinh mà tập loại trí chưa và đã sinh, tất cả thuộc cõi Dục và cõi Sắc-Vô sắc do kiến khổ mà đoạn đều không thành tựu, còn lại đều thành tựu.

Tập loại trí đã sinh, diệt loại trí chưa và đã sinh, hết thảy thuộc cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô sắc do kiến khổ-tập mà đoạn không thành tựu, còn lại đều thành tựu.

Diệt loại trí đã sinh, hết thảy thuộc cõi Dục-cõi Sắc và cõi Vô sắc do kiến khổ-tập-diệt mà đoạn không thành tựu, còn lại đều thành tựu. Như tùy tín hành, tùy pháp hành cũng vậy.

Tín thắng giải đối với ba kiết đều không thành tựu. Đối với ba căn bất thiện, chưa lìa dục nhiễm đều thành tựu, đã lìa dục nhiễm thì đều không thành tựu.

Đối với ba lậu, chưa lìa dục nhiễm đều thành tựu, đã lìa dục nhiễm thì có hai thành tựu, một không thành tựu.

Đối với bốn ách-bộc lưu, chưa lìa dục nhiễm có ba thành tựu, một không thành tựu; đã lìa dục nhiễm có hai thành tựu, hai không thành tựu.

Đối với bốn thủ, chưa lìa dục nhiễm có hai thành tựu, hai không thành tựu; đã lìa dục nhiễm có một thành tựu, ba không thành tựu.

Đối với bốn sự trói buộc thân, chưa lìa dục nhiễm có hai thành tựu, hai không thành tựu; đã lìa dục nhiễm đều không thành tựu.

Đối với năm cái, chưa lìa dục nhiễm có bốn thành tựu, một không thành tựu; đã lìa dục nhiễm đều không thành tựu.

Đối với năm kiết, chưa lìa dục nhiễm đều thành tựu, đã lìa dục nhiễm có hai thành tựu, ba không thành tựu.

Đối với năm kiết thuận phần dưới, chưa lìa dục nhiễm có hai thành tựu, ba không thành tựu; đã lìa dục nhiễm đều không thành tựu.

Đối với năm kiết thuận phần trên, chưa lìa sắc nhiễm đều thành tựu, đã lìa sắc nhiễm có bốn thành tựu, một không thành tựu.

Đối với năm kiến đều không thành tựu.

Đối với sáu ái thân, chưa lìa dục nhiễm đều thành tựu, đã lìa dục nhiễm, nhưng chưa lìa xa nhiễm của cõi Phạm thế thì có bốn thành tựu, hai không thành tựu. Đã lìa nhiễm của cõi Phạm thế thì có một thành tựu, năm không thành tựu.

Đối với với bảy tùy miên, chưa lìa dục nhiễm có năm thành tựu, hai không thành tựu; đã lìa dục nhiễm có ba thành tựu, bốn không thành tựu.

Đối với chín kiết, chưa lìa dục nhiễm có sáu thành tựu, ba không thành tựu; đã lìa dục nhiễm có ba thành tựu, sáu không thành tựu.

Đối với chín mươi tám tùy miên, chưa lìa dục nhiễm thì có mười thành tựu, tám mươi tám không thành tựu. Đã lìa dục nhiễm, nhưng chưa lìa sắc nhiễm thì có sáu thành tựu, chín mươi hai không thành tựu.

Đã lìa sắc nhiễm thì có ba thành tựu, chín mươi lăm không thành tựu.

Như Tín thắng giải, Kiến chí cũng vậy.

Thân chứng đối với ba kiết và ba căn bất thiện đều không thành tựu.

Đối với ba lậu thì có hai thành tựu, một không thành tựu.

Đối với bốn ách-bộc lưu thì có hai thành tựu, hai không thành tựu.

Đối với bốn thủ thì có một thành tựu, ba không thành tựu.

Đối với bốn sự trói buộc thân và năm cái đều không thành tựu.

Đối với năm kiết thì có hai thành tựu, ba không thành tựu.

Đối với năm kiết thuận phần dưới đều không thành tựu.

Đối với năm kiết thuận phần trên thì có bốn thành tựu, một không thành tựu.

Đối với năm kiến đều không thành tựu.

Đối với sáu ái thân thì có một thành tựu, năm không thành tựu.

Đối với bảy tùy miên thì có ba thành tựu, bốn không thành tựu.

Đối với chín kiết thì có ba thành tựu, sáu không thành tựu.

Đối với chín mươi tám tùy miên thì có ba thành tựu, chín mươi lăm không thành tựu.

Hỏi: Hữu thân kiến với hữu thân kiến có bao nhiêu duyên? Hữu thân kiến với giới cấm thủ, cho đến tùy miên vô minh thuộc cõi Vô sắc do tu mà đoạn có bao nhiêu duyên? Cho đến tùy miên vô minh thuộc cõi Vô sắc do tu mà đoạn cùng với tùy miên vô minh thuộc cõi Vô sắc do tu mà đoạn, có bao nhiêu duyên? Tùy miên vô minh thuộc cõi Vô sắc do tu mà đoạn, cùng với hữu thân kiến, cho đến, cho đến tùy miên mạn thuộc cõi Vô sắc do tu mà đoạn có bao nhiêu duyên?

Đáp: Hữu thân kiến với hữu thân kiến hoặc là bốn-ba-hai-một duyên.

Thế nào là bốn? Như hữu thân kiến vô gián, khởi lên hữu thân kiến, tức là tư duy thuộc đời trước đó cùng với đời sau là bốn duyên.

Thế nào là ba? Như hữu thân kiến vô gián, khởi lên hữu thân kiến, không tư duy về đời trước đó cùng với đời sau là ba duyên, trừ ra sở duyên. Hoặc hữu thân kiến vô gián khởi lên tâm khác, về sau khởi lên hữu thân kiến, tức là tư duy hữu về đời trước đó cùng với đời sau là ba duyên, trừ đẳng vô gián.

Thế nào là hai? Như hữu thân kiến vô gián khởi lên tâm khác, về sau khởi lên hữu thân kiến, không tư duy hữu về đời trước đó cùng với đời sau là hai duyên, gọi là nhân tăng thượng.

Thế nào là một? Như hữu thân kiến của đời sau, với hữu thân kiến của đời trước, nếu làm thành sở duyên là sở duyên tăng thượng, không làm thành sở duyên thì chỉ một tăng thượng.

Hữu thân kiến vị lai với hữu thân kiến quá khứ-hiện tại, nếu làm thành sở được duyên là sở duyên tăng thượng, nếu không làm thành sở duyên thì chỉ một tăng thượng.

Hữu thân kiến vị lai, hiện tại với hữu thân kiến quá khứ, nếu làm thành sở duyên là sở duyên tăng thượng, không làm thành sở duyên thì chỉ một tăng thượng.

Hữu thân kiến thuộc cõi Dục với hữu thân kiến của cõi Sắc-Vô sắc là một tăng thượng.

Hữu thân kiến thuộc cõi Sắc-Vô sắc với hữu thân kiến thuộc cõi Dục, nếu làm thành đẳng vô gián là đẳng vô gián tăng thượng, nếu không làm thành đẳng vô gián thì chỉ một tăng thượng.

Hữu thân kiến thuộc cõi Sắc với hữu thân kiến thuộc cõi Vô sắc là một tăng thượng.

Hữu thân kiến thuộc cõi Vô sắc với hữu thân kiến thuộc cõi Sắc, nếu làm thành đẳng vô gián là đẳng vô gián tăng thượng, không làm thành đẳng vô gián thì chỉ một tăng thượng. Như hữu thân kiến với hữu thân kiến; nên biết; hữu thân kiến cùng với tất cả không phải biến hành khác; tất cả không phải biến hành khác cùng với tất cả không phải biến hành, tất cả biến hành cùng với tất cả không phải biến hành cũng vậy.

Hữu thân kiến với giới cấm thủ hoặc là bốn-ba-hai-một duyên.

Thế nào là bốn? Như hữu thân kiến vô gián khởi lên giới cấm thủ, tức là tư duy về đời trước đó với đời sau là bốn duyên.

Thế nào là ba? Hữu thân kiến vô gián khởi lên giới cấm thủ, không tư duy về đời trước đó và đời sau là ba duyên, trừ ra sở duyên. Hoặc hữu thân kiến vô gián khởi lên tâm khác, về sau khởi lên giới cấm thủ, tức là tư duy về đời trước kia với đời sau là ba duyên, trừ đẳng vô gián.

Thế nào là hai? Như hữu thân kiến vô gián khởi lên tâm khác, về sau khởi lên giới cấm thủ, không tư duy về đời trước kia với đời sau là hai duyên, gọi là nhân tăng thượng.

Thế nào là một? Về sau hữu thân kiến thuộc đời sau với giới cấm thủ thuộc đời trước, nếu làm thành sở duyên là sở duyên tăng thượng, không làm thành sở duyên thì chỉ một tăng thượng.

Hữu thân kiến vị lai với giới cấm thủ của quá khứ-hiện tại, nếu làm thành sở duyên là sở duyên tăng thượng, không làm thành sở duyên thì chỉ một tăng thượng.

Hữu thân kiến vị lai-hiện tại với giới cấm thủ của quá khứ, nếu làm thành sở duyên là sở duyên tăng thượng, không làm thành sở duyên thì chỉ một tăng thượng.

Hữu thân kiến thuộc cõi Dục với giới cấm thủ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, là một tăng thượng.

Hữu thân kiến của cõi Sắc-Vô sắc với giới cấm thủ thuộc cõi Dục, nếu làm thành sở duyên không phải đẳng vô gián là sở duyên tăng thượng; nếu làm thành đẳng vô gián chứ không phải sở duyên,là đẳng vô gián sở duyên tăng thượng. Nếu làm thành đẳng vô gián và sở duyên, là đẳng vô gián sở duyên tăng thượng, không làm thành đẳng vô gián và sở duyên thì chỉ một tăng thượng.

Hữu thân kiến thuộc cõi Sắc cùng với giới cấm thủ của cõi Vô sắc là một tăng thượng. Hữu thân kiến thuộc cõi Vô sắc với giới cấm thủ thuộc cõi Sắc, nếu tạo sở duyên không phải đẳng vô gián, là sở duyên tăng thượng. Nếu làm thành đẳng vô gián chứ không phải sở duyên là đẳng vô gián tăng thượng. Nếu làm thành đẳng vô gián và sở duyên, là đẳng vô gián sở duyên tăng thượng, nếu không làm thành đẳng vô gián và sở duyên là một tăng thượng.

Như hữu thân kiến cùng với giới cấm thủ, nên biết hữu thân kiến với tất cả biến hành khác; tất cả biến hành cùng với tất cả biến hành; tất cả chẳng phải biến hành khác với tất cả biến hành cũng vậy.

 

Phẩm 2: BÀN VỀ NHẤT HÀNH

Kiết, một hành trải qua sáu loại,

Bảy tiểu-bảy đại thuộc về hữu,

Dựa vào đạo biết khắp tất cả,

Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Có chín kiết, là kiết ái cho đến kiết keo kiệt.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái trói buộc thì cũng có kiết giận dữ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu đối với sự việc này, có kiết giận dữ trói buộc, thì chắc chắn có kiết ái trói buộc. Hoặc có kiết ái trói buộc mà không có kiết giận dữ trói buộc, nghĩa là đối với pháp cõi Sắc-Vô sắc có kiết ái chưa đoạn.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái trói buộc thì cũng có kiết mạn trói buộc chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Giả sử có kiết mạn trói buộc thì cũng có kiết ái trói buộc chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái trói buộc thì cũng có kiết vô minh trói buộc chăng?

Đáp: Nếu đối với sự việc này có kiết ái trói buộc, thì chắc chắn có kiết vô minh trói buộc. Hoặc có kiết vô minh trói buộc mà không có kiết ái trói buộc, nghĩa là khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh, đối với pháp do kiến khổ mà đoạn, có kiết vô minh do kiến tập mà đoạn nhưng chưa đoạn.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái trói buộc thì cũng có kiết kiến trói buộc chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để biện giải:

1. Hoặc có kiết ái trói buộc mà không có kiết kiến trói buộc. Nghĩa là tập trí đã sinh mà diệt trí chưa sinh, đối với pháp không tương ưng với kiết kiến do kiến diệt-đạo mà đoạn và đối với pháp do tu mà đoạn.

Có kiết ái chưa đoạn, diệt trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, đối với pháp không tương ưng với kiết kiến do kiến đạo mà đoạn và đối với pháp do tu mà đoạn.

Có kiết ái chưa đoạn, đệ tử của Đức Thế Tôn có đủ các kiến đối với pháp do tu mà đoạn, có kiết ái chưa đoạn.

2. Hoặc có kiết kiến trói buộc mà không có kiết ái trói buộc. Nghĩa là khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh, đối với pháp do kiến khổ mà đoạn, có kiết kiến do kiến tập mà đoạn còn chưa đoạn.

3. Hoặc có hai kiết đều trói buộc. Đó là có đủ ràng buộc đối với pháp do kiến – tu mà đoạn, có hai kiết trói buộc. Khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh, đối với pháp do kiến tập-diệt-đạo- tu mà đoạn có hai kiết trói buộc. Tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh, đối với pháp tương ưng với kiết kiến do kiến diệt-đạo mà đoạn, có hai kiết trói buộc. Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, đối với pháp tương ưng với kiết kiến do kiến đạo mà đoạn, có hai kiết trói buộc.

4. Hoặc có hai kiết đều không trói buộc. Nghĩa là tập trí đã sinh mà diệt trí chưa sinh, đối với pháp do kiến khổ- tập mà đoạn không có hai kiết trói buộc. Diệt trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, đối với pháp do kiến khổ-tập-diệt mà đoạn, không có hai kiết trói buộc. Đệ tử của Đức Thế Tôn thấy đầy đủ, đối với pháp do kiến mà đoạn, không có hai kiết trói buộc.

Đã lìa dục nhiễm, đối với pháp thuộc cõi Dục không có hai kiết trói buộc. Đã lìa sắc nhiễm, đối với pháp thuộc cõi Dục, Sắc, không có hai kiết trói buộc. Đã lìa nhiễm vô sắc, đối với pháp của ba cõi không có hai kiết trói buộc. Như đối với kiết kiến, đối với kiết nghi cũng vậy.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái trói buộc thì cũng có kiết thủ trói buộc chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để biện giải:

1. Hoặc có kiết ái trói buộc mà không có kiết thủ trói buộc. Nghĩa là tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh, đối với pháp do tu mà đoạn có kiết ái chưa đoạn. Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, đối với pháp do tu mà đoạn có kiết ái chưa đoạn. Đệ tử của Đức Thế Tôn thấy đầy đủ đối với pháp do tu mà đoạn, có kiết ái chưa đoạn.

2. Hoặc có kiết thủ trói buộc mà không có kiết ái trói buộc, nghĩa là khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh, đối với pháp do kiến khổ mà đoạn, có kiết thủ do kiến tập mà đoạn còn chưa đoạn.

3. Hoặc có hai kiết đều trói buộc. Đó là vốn có trói buộc đối với pháp do kiến tu mà đoạn có hai kiết trói buộc. Khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh, đối với pháp do kiến tập-diệt-đạo, tu mà đoạn, có hai kiết trói buộc. Tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh, đối với pháp do kiến diệtđạo mà đoạn, có hai kiết trói buộc. Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, đối với pháp do kiến đạo mà đoạn, có hai kiết trói buộc.

4. Hoặc có hai kiết đều không trói buộc: Tức là tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh, đối với pháp do kiến khổ-tập mà đoạn không có hai kiết trói buộc. Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, đối với pháp do kiến khổ-tập-diệt mà đoạn, không có hai kiết trói buộc. Đệ tử của Đức Thế Tôn thấy đầy đủ đối với pháp do kiến mà đoạn, không có hai kiết trói buộc. Đã lìa dục nhiễm, đối với pháp thuộc cõi Dục không có hai kiết trói buộc. Đã lìa sắc nhiễm, đối với pháp của thuộc Dục-Sắc, không có hai kiết trói buộc. Đã lìa vô sắc nhiễm, đối với pháp của ba cõi, không có hai kiết trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái trói buộc thì cũng có kiết ganh tị trói buộc chăng?

Đáp: Nếu đối với sự việc này, có kiết ganh tị trói buộc, chắc chắn có kiết ái trói buộc. Hoặc có kiết ái trói buộc mà không có kiết ganh tị trói buộc. Nghĩa là đối với pháp do kiến mà đoạn thuộc cõi Dục, và đối với pháp thuộc cõi Sắc-Vô sắc, có kiết ái chưa đoạn. Như đối với kiết ganh tị, đối với kiết keo kiệt cũng vậy. Như kiết ái đối với một hành dấy khởi sau đó, kiết mạn đối với một hành dấy khởi sau đó, cũng vậy.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết giận dữ trói buộc thì cũng có kiết mạn trói buộc chăng?

Đáp: Nếu đối với sự việc này, có kiết giận dữ trói buộc, chắc chắn có kiết mạn trói buộc. Hoặc có kiết mạn trói buộc mà không có kiết giận dữ trói buộc. Nghĩa là đối với pháp thuộc cõi Sắc-Vô sắc, có kiết mạn chưa đoạn.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết giận dữ trói buộc thì cũng có kiết vô minh trói buộc chăng?

Đáp: Nếu đối với sự việc này, có kiết giận dữ trói buộc, chắc chắn có kiết vô minh trói buộc. Hoặc có kiết vô minh trói buộc mà không có kiết giận dữ trói buộc. Nghĩa là chưa xa lìa dục nhiễm, khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh, đối với pháp do kiến khổ mà đoạn thuộc cõi Dục, có kiết vô minh do kiến tập mà đoạn còn chưa đoạn. Đối với pháp của cõi Sắc-Vô sắc, có kiết vô minh chưa đoạn.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết giận dữ trói buộc thì cũng có kiết kiến trói buộc chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để biện giải:

1. Hoặc có kiết giận dữ trói buộc mà không có kiết kiến trói buộc. Nghĩa là chưa xa lìa dục nhiễm, tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh.

Đối với pháp không tương ưng với kiết kiến do kiến diệt-đạo mà đoạn thuộc cõi Dục và đối với pháp do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, có kiết giận dữ chưa đoạn. Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, đối với pháp không tương ưng với kiết kiến do kiến đạo mà đoạn thuộc cõi Dục, và đối với pháp do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, có kiết giận dữ chưa đoạn.

Đệ tử của Đức Thế Tôn thấy đầy đủ chưa lìa dục nhiễm, đối với pháp do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, có kiết giận dữ chưa đoạn.

2. Hoặc có kiết kiến trói buộc mà không có kiết giận dữ trói buộc. Nghĩa là chưa lìa dục nhiễm, khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh, đối với pháp do kiến khổ mà đoạn thuộc cõi Dục, có kiết kiến do kiến tập mà đoạn còn chưa đoạn. Đối với pháp thuộc cõi Sắc -Vô sắc, có kiết kiến chưa đoạn.

3. Hoặc có hai kiết đều trói buộc. Gọi là vốn có trói buộc. Đối với pháp do kiến tu mà đoạn thuộc cõi Dục, có hai kiết trói buộc. Chưa lìa dục nhiễm, khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh, đối với pháp do kiến, tập, diệt-đạo tu mà đoạn của cõi Dục, có hai kiết trói buộc. Tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh, đối với pháp tương ưng với kiết kiến do kiến diệt-đạo mà đoạn thuộc cõi Dục, có hai kiết trói buộc.

Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, đối với pháp tương ưng với kiết kiến do kiến đạo mà đoạn thuộc cõi Dục, có hai kiết trói buộc.

4. Hoặc có hai kiết đều không trói buộc. Nghĩa là tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh, đối với pháp do kiến khổ, tập mà đoạn và đối với pháp không tương ưng với kiết kiến do kiến diệt-đạo mà đoạn thuộc cõi Sắc-Vô sắc, cùng với pháp do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc-Vô sắc, không có hai kiết trói buộc. Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, đối với pháp do kiến khổ-tập-diệt đoạn và đối với pháp không tương ưng với kiết kiến do kiến đạo mà đoạn thuộc cõi Sắc-Vô sắc cùng với pháp do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc-Vô sắc, không có hai kiết trói buộc. Đệ tử của Đức Thế Tôn thấy đầy đủ chưa lìa dục nhiễm, đối với pháp do kiến mà đoạn và đối với pháp do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc-Vô sắc, không có hai kiết trói buộc.

Đã lìa dục nhiễm, đối với pháp thuộc cõi Dục không có hai kiết trói buộc. Đã lìa sắc nhiễm, đối với pháp thuộc cõi Dục, Sắc không có hai kiết trói buộc. Đã lìa vô sắc nhiễm, đối với pháp của ba cõi không có hai kiết trói buộc. Như đối với kiết kiến, đối với kiết nghi cũng vậy.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết giận dữ trói buộc thì cũng có kiết thủ trói buộc chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để biện giải:

1. Hoặc có kiết giận dữ trói buộc mà không có kiết thủ trói buộc. Nghĩa là chưa lìa dục nhiễm, tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh, đối với pháp do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, có kiết giận dữ chưa đoạn. Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, đối với pháp do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, có kiết giận dữ chưa đoạn. Đệ tử của Đức Thế Tôn thấy đầy đủ chưa lìa dục nhiễm, đối với pháp do tu mà đoạn thuộc cõi Dục có kiết giận dữ chưa đoạn.

2. Hoặc có kiết thủ trói buộc mà không có kiết giận dữ trói buộc. Gọi là chưa lìa dục nhiễm, khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh, đối với pháp do kiến khổ mà đoạn thuộc cõi Dục, có kiết thủ do kiến tập mà đoạn còn chưa đoạn.

Đối với pháp thuộc cõi Sắc-Vô sắc, có kiết thủ chưa đoạn.

3. Hoặc có hai kiết đều trói buộc, gọi là vốn có trói buộc.

Đối với pháp do kiến tu mà đoạn thuộc cõi Dục, có hai kiết trói buộc. Chưa lìa dục nhiễm, khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh, đối với pháp do kiến tập-diệt-đạo mà đoạn thuộc cõi Dục có hai kiết trói buộc. Tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh, đối với pháp do kiến diệt-đạo mà đoạn thuộc cõi Dục có hai kiết trói buộc. Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, đối với pháp do kiến đạo mà đoạn thuộc cõi Dục, có hai kiết trói buộc.

4. Hoặc có hai kiết đều không trói buộc. Nghĩa là chưa lìa dục nhiễm, tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh, đối với pháp do kiến khổ, tập mà đoạn và đối với pháp do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc-Vô sắc, không có hai kiết trói buộc. Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, đối với pháp do kiến khổ-tập-diệt mà đoạn, và đối với pháp do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc-Vô sắc, không có hai kiết trói buộc. Đệ tử của Đức Thế Tôn thấy đầy đủ chưa lìa dục nhiễm, đối với pháp do kiến mà đoạn và đối với pháp do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc-Vô sắc, không có hai kiết trói buộc. Đã lìa dục nhiễm, đối với pháp thuộc cõi Dục-Sắc, không có hai kiết trói buộc. Đã lìa sắc nhiễm, đối với pháp thuộc cõi Dục, Sắc, không có hai kiết trói buộc. Đã lìa nhiễm vô sắc, đối với pháp của ba cõi, không có hai kiết trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết giận dữ trói buộc thì cũng có kiết ganh tị trói buộc chăng?

Đáp: Nếu đối với sự việc này, có kiết ganh tị trói buộc, chắc chắn có kiết giận dữ trói buộc. Hoặc có kiết giận dữ trói buộc mà không có kiết ganh tị trói buộc, nghĩa là đối với pháp do kiến mà đoạn thuộc cõi Dục, có kiết giận dữ chưa đoạn. Như đối với kiết ganh tị, đối với kiết keo kiệt cũng vậy.

*****

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết vô minh trói buộc thì cũng có kiết kiến trói buộc chăng?

Đáp: Đối với sự việc này, có kiết kiến trói buộc, chắc chắn có kiết vô minh trói buộc. Hoặc có kiết vô minh trói buộc mà không có kiết kiến trói buộc. Nghĩa là tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh, đối với pháp không tương ưng với kiết kiến, do kiến diệt-đạo mà đoạn, và đối với pháp do tu mà đoạn, có kiết vô minh chưa đoạn. Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, đối với pháp không tương ưng với kiết kiến do kiến đạo mà đoạn, và đối với pháp do tu mà đoạn, có kiết vô minh chưa đoạn. Đệ tử của Đức Thế Tôn thấy đầy đủ, đối với pháp do tu mà đoạn, có kiết vô minh chưa đoạn. Như đối với kiết kiến, đối với kiết nghi cũng vậy.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết vô minh trói buộc thì cũng có kiết thủ trói buộc chăng?

Đáp: Đối với sự việc này, có kiết thủ trói buộc, chắc chắn có kiết vô minh trói buộc. Hoặc có kiết vô minh trói buộc mà không có kiết thủ trói buộc. Nghĩa là tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh, đối với pháp do tu mà đoạn có kiết vô minh chưa đoạn. Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, đối với pháp do tu mà đoạn, có kiết vô minh chưa đoạn. Đệ tử của Đức Thế Tôn thấy đầy đủ đối với pháp do tu mà đoạn, có kiết vô minh chưa đoạn.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết vô minh trói buộc thì cũng có kiết ganh tị trói buộc chăng?

Đáp: Đối với sự việc này, có kiết ganh tị trói buộc, chắc chắn có

kiết vô minh trói buộc. Hoặc có kiết vô minh trói buộc mà không có kiết ganh tị trói buộc. Nghĩa là đối với pháp do kiến mà đoạn ở cõi Dục và pháp thuộc cõi Sắc-Vô sắc, có kiết vô minh chưa đoạn. Như đối với kiết ganh tị, đối với kiết keo kiệt cũng vậy.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết kiến trói buộc thì cũng có kiết thủ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu đối với sự việc này, có kiết kiến trói buộc, chắc chắn có kiết thủ trói buộc. Hoặc có kiết thủ trói buộc mà không có kiết kiến trói buộc. Nghĩa là tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh, đối với pháp không tương ưng với kiết kiến, do kiến diệt-đạo mà đoạn, có kiết thủ chưa đoạn. Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, đối với pháp không tương ưng với kiết kiến do kiến đạo mà đoạn, có kiết thủ chưa đoạn.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết kiến trói buộc thì cũng có kiết nghi trói buộc chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để biện giải:

1. Hoặc có kiết kiến trói buộc mà không có kiết nghi trói buộc , là tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh, đối với pháp tương ưng với kiết kiến do kiến diệt-đạo mà đoạn, có kiết kiến chưa đoạn. Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, đối với pháp tương ưng với kiết kiến do kiến đạo mà đoạn, có kiết kiến chưa đoạn.

2. Hoặc có kiết nghi trói buộc mà không có kiết kiến trói buộc, là tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh, đối với pháp tương ưng của kiết nghi do kiến diệt-đạo mà đoạn, có kiết nghi chưa đoạn. Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, đối với pháp tương ưng của kiết nghi do kiến đạo mà đoạn, có kiết nghi chưa đoạn.

3. Hoặc có hai kiết đều trói buộc, là vốn có trói buộc, đối với pháp do kiến tu mà đoạn, có hai kiết trói buộc. Khổ trí đã sinh, tập trí chưa sinh, đối với pháp do kiến khổ-tập-diệt-đạo tu mà đoạn, có hai kiết trói buộc.

4. Hoặc có hai kiết đều không có trói buộc, là tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh, đối với pháp do kiến khổ-tập mà đoạn, và đối với pháp không tương ưng với kiết kiến và kiết nghi do kiến diệt-đạo mà đoạn, cùng với pháp do tu mà đoạn không có hai kiết trói buộc. Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, đối với pháp do kiến khổ-tập-diệt đoạn, và đối với pháp không tương ưng với hai kiết kiến-nghi do kiến đạo mà đoạn, cùng với pháp do tu mà đoạn, không có hai kiết trói buộc, đủ thấy đệ tử của Đức Thế Tôn thấy đầy đủ đối với pháp do kiến, tu mà đoạn không có hai kiết trói buộc.

Đã lìa dục nhiễm, đối với pháp thuộc cõi Dục, không có hai kiết trói buộc. Đã lìa sắc nhiễm, đối với pháp thuộc cõi Dục-Sắc, không có hai kiết trói buộc. Đã lìa vô sắc nhiễm, đối với pháp của ba cõi, không có hai kiết trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết kiến trói buộc thì cũng có kiết ganh tị trói buộc chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để biện giải:

1. Hoặc có kiết kiến trói buộc mà không có kiết ganh tị trói buộc. Nghĩa là đối với pháp do kiến mà đoạn thuộc cõi Dục, và đối với pháp thuộc cõi Sắc-Vô sắc, có kiết kiến chưa đoạn.

2. Hoặc có kiết ganh tị trói buộc mà không có kiết kiến trói buộc. Nghĩa là chưa lìa dục nhiễm, tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh, đối với pháp do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, có kiết ganh tị chưa đoạn. Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, đối với pháp do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, có kiết ganh tị chưa đoạn. Đệ tử của Đức Thế Tôn thấy đầu đủ chưa lìa dục nhiễm, đối với pháp do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, có kiết ganh tị chưa đoạn.

3. Hoặc có hai kiết đều trói buộc. Đó là vốn có trói buộc, đối với pháp do tu mà đoạn ở cõi Dục có hai kiết trói buộc. Chưa lìa dục nhiễm, khổ trí đã sinh, tập trí chưa sinh, đối với pháp do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, có hai kiết trói buộc.

4. Hoặc có hai kiết đều không trói buộc. Nghĩa là chưa lìa dục nhiễm, tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh, đối với pháp do kiến khổtập mà đoạn, và đối với pháp không tương ưng với kiết kiến do kiến diệt-đạo mà đoạn, cùng với pháp do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc-Vô sắc, không có hai kiết trói buộc. Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, đối với pháp do kiến khổ-tập-diệt mà đoạn, và đối với pháp không tương ưng với kiết kiến do kiến đạo mà đoạn cùng với pháp do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc-Vô sắc, không có hai kiết trói buộc, đủ thấy đệ tử của Đức Thế Tôn thấy đầy đủ chưa lìa dục nhiễm, đối với pháp do kiến mà đoạn, và đối với pháp do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc-Vô sắc, không có hai kiết trói buộc.

Đã lìa dục nhiễm, đối với pháp thuộc cõi Dục, không có hai kiết trói buộc. Đã lìa sắc nhiễm, đối với pháp thuộc cõi Dục-Sắc, không có hai kiết trói buộc. Đã lìa vô sắc nhiễm, đối với pháp của ba cõi, không có hai kiết trói buộc. Như đối với kiết ganh tị, đối với kiết keo kiệt cũng vậy. Như kiết kiến đối với một hành dấy khởi sau đó, kiết nghi đối với một hành dấy khởi sau đó, cũng vậy.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết thủ trói buộc thì cũng có kiết nghi trói buộc chăng?

Đáp: Đối với sự việc này, có kiết nghi trói buộc, chắc chắn có kiết thủ trói buộc. Hoặc có kiết thủ trói buộc mà không có kiết nghi trói buộc. Nghĩa là tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh, đối với pháp không tương ưng với kiết nghi, do kiến diệt-đạo mà đoạn, có kiết thủ chưa đoạn. Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, đối với pháp không tương ưng với kiết nghi do kiến đạo mà đoạn, có kiết thủ chưa đoạn.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết thủ trói buộc thì cũng có kiết ganh tị trói buộc chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để biện giải:

1. Hoặc có kiết thủ trói buộc mà không có kiết ganh tị trói buộc. Nghĩa là đối với pháp do kiến mà đoạn thuộc cõi Dục, và pháp thuộc cõi Sắc-Vô sắc, có kiết thủ chưa đoạn.

2. Hoặc có kiết ganh tị trói buộc mà không có kiết thủ trói buộc. Nghĩa là chưa lìa dục nhiễm, tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh, đối với pháp do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, có kiết ganh tị chưa dứt trừ. Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, đối với pháp do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, có kiết ganh tị chưa đoạn. Đệ tử của Đức Thế Tôn thấy đầy đủ chưa lìa dục nhiễm, đối với pháp do tu mà đoạn thuộc cõi Dục có kiết ganh tị chưa đoạn.

3. Hoặc có hai kiết đều trói buộc. Gọi là vốn có trói buộc, đối với pháp do tu mà đoạn thuộc cõi Dục có hai kiết trói buộc, chưa lìa dục nhiễm, khổ trí đã sinh, tập trí chưa sinh, đối với pháp do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, có hai kiết trói buộc.

4. Hoặc có hai kiết đều không trói buộc. Nghĩa là chưa lìa dục nhiễm, tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh, đối với pháp do kiến khổ-tập mà đoạn và đối với pháp do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc-Vô sắc, không có hai kiết trói buộc. Diệt trí đã sinh, đạo trí chưa sinh, đối với pháp do kiến khổ-tập-diệt mà đoạn và đối với pháp do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc-Vô sắc, không có hai kiết trói buộc, đủ thấy đệ tử của Đức Thế Tôn thấy đầy đủ chưa lìa dục nhiễm, đối với pháp do kiến mà đoạn, và đối với pháp do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc-Vô sắc, không có hai kiết trói buộc. Đã lìa dục nhiễm, đối với pháp thuộc cõi Dục không có hai kiết trói buộc. Đã lìa sắc nhiễm, đối với pháp thuộc cõi Dục-Sắc không có hai kiết trói buộc. Đã lìa vô sắc nhiễm, đối với pháp của ba cõi, không có hai kiết trói buộc. Như đối với kiết ganh tị, đối với kiết keo kiệt cũng vậy.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ganh tị trói buộc thì cũng có kiết keo kiệt trói buộc chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Giả sử có kiết keo kiệt trói buộc, lại có kiết ganh tị trói buộc chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc cũng có kiết ái vị lai chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Giả sử có kiết ái vị lai, lại có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước kia đã sinh mà chưa đoạn thì trói buộc. Nếu trước kia chưa sinh, giả sử sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc cũng có kiết ái hiện tại chăng?

Đáp: Như hiện còn trước.

Hỏi: Giả sử có kiết ái hiện tại lại có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu trước kia đã sinh mà chưa đoạn thì trói buộc. Nếu trước kia chưa sinh, giả sử sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái vị lai trói buộc cũng có kiết ái hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện còn trước mắt.

Hỏi: Giả sử có kiết ái hiện tại, lại có kiết ái vị lai chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết ái vị lai-hiện tại chăng?

Đáp: Kiết ái vị lai tất nhiên sẽ trói buộc. Hiện tại thì nếu hiện còn trước mắt.

Hỏi: Nếu có kiết ái vị lai-hiện tại, lại có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu trước kia đã sinh mà chưa đoạn thì trói buộc. Nếu trước kia chưa sinh, giả sử sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này có kiết ái vị lai trói buộc, cũng có kiết ái quá khứ-hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc có vị lai mà không có quá khứ-hiện tại, nghĩa là đối với sự việc này, kiết ái chưa đoạn, mà trước kia chưa sinh, giả sử sinh rồi đoạn chứ không hiện còn trước mắt. Hoặc có vị lai và quá khứ, không có hiện tại, nghĩa là đối với sự việc này có kiết ái trước kia đã sinh chưa đoạn, không hiện còn trước mắt. Hoặc có vị lai và hiện tại mà không có quá khứ, nghĩa là đối với sự việc này có kiết ái hiện còn trước mắt, mà trước kia chưa sinh, giả sử sinh rồi đoạn. Hoặc có vị lai và quá khứ-hiện tại, nghĩa là đối với sự việc này, có kiết ái trước kia đã sinh chưa đoạn, cũng hiện còn trước mắt.

Hỏi: Nếu có kiết ái quá khứ-hiện tại, lại có kiết ái vị lai chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái hiện tại trói buộc, cũng có kiết ái quá khứ-vị lai chăng?

Đáp: Vị lai tất nhiên sẽ trói buộc, quá khứ nếu kiết ái trước kia đã sinh chưa đoạn thì có trói buộc, nếu kiết ái trước kia chưa sinh, giả sử kiết ái sinh rồi đoạn thì không còn trói buộc.

Hỏi: Nếu có kiết ái quá khứ-vị lai, lại có kiết ái hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện còn trước mắt. Như kiết ái trải quá sáu thứ; nên biết kiết giận dữ, kiêu mạn, ganh tị, keo kiệt, phi biến hành, kiết vô minh trải qua sáu thứ cũng như vậy.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết kiến quá khứ trói buộc cũng có kiết kiến vị lai chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Nếu có vị lai thì lại có quá khứ chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết kiến quá khứ trói buộc, cũng có kiết kiến hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện còn trước mắt.

Hỏi: Nếu có kiết kiến hiện tại trói buộc, lại có kiết kiến quá khứ chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết kiến vị lai trói buộc cũng có kiết kiến hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện còn trước mắt.

Hỏi: Nếu có kiết kiến hiện tại, lại có kiết kiến vị lai chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết kiến quá khứ trói buộc, cũng có kiết kiến vị lai-hiện tại chăng?

Đáp: Vị lai tất nhiên sẽ, hiện tại thì nếu hiện còn trước mắt.

Hỏi: Nếu có kiết kiến vị lai-hiện tại, thì có kiết kiến quá khứ chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết kiến vị lai trói buộc, cũng có kiết kiến quá khứ-hiện tại chăng?

Đáp: Quá khứ tất nhiên trói buộc, hiện tại nếu hiện còn trước mắt.

Hỏi: Nếu có kiết kiến quá khứ-hiện tại, có kiết kiến vị lai chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết kiến hiện tại, thì cũng có kiết kiến quá khứ-vị lai chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Nếu có kiết kiến quá khứ-vị lai, có kiết kiến hiện tại trói buộc chăng?

Đáp: Nếu hiện còn trước mắt. Như kiết kiến trải qua sáu thứ; nên biết, kiết thủ-nghi-biến hành-vô minh trải quá sáu thứ cũng vậy.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết giận dữ quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước kia đã sinh mà chưa đoạn thì trói buộc. Nếu trước kia chưa sinh, giả sử sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu có kiết giận dữ quá khứ trói buộc, có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước kia đã sinh chưa đoạn thì trói buộc. Nếu trước kia chưa sinh, giả sử đã sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết giận dữ vị lai trói buộc chăng?

Đáp: Nếu chưa đoạn.

Hỏi: Nếu có kiết giận dữ vị lai trói buộc, lại có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước kia đã sinh chưa đoạn thì trói buộc. Nếu trước kia chưa sinh, giả sử đã sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết giận dữ hiện tại trói buộc chăng?

Đáp: Nếu hiện còn trước mắt.

Hỏi: Nếu có kiết giận dữ hiện tại trói buộc, lại có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước kia đã sinh chưa đoạn thì trói buộc. Nếu trước kia chưa sinh, giả sử sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết giận dữ quá khứ-hiện tại trói buộc chăng?

Đáp: Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc chứ không có kiết giận dữ quá khứ-hiện tại trói buộc. Nghĩa là đối với sự việc này có kiết ái trước kia đã sinh chưa đoạn, không có kiết giận dữ trước kia đã sinh, giả sử sinh rồi đoạn chứ không hiện còn trước mắt. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và có kiết giận quá khứ đã trói buộc mà không có hiện tại. Nghĩa là đối với sự việc này, có kiết ái-kiết giận dữ trước kia đã sinh chưa đoạn chứ không có kiết giận dữ hiện còn trước mắt. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và có kiết giận dữ hiện tại đang trói buộc mà không có quá khứ, nghĩa là đối với sự việc này, có kiết ái trước kia đã sinh chưa đoạn, có kiết giận dữ hiện còn trước mắt, mà trước đó chưa sinh, giả sử sinh rồi đoạn. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc, và có kiết giận dữ quá khứ-hiện tại trói buộc, nghĩa là đối với sự việc này, có kiết ái kiết giận dữ trước kia đã sinh chưa đoạn, và có kiết giận dữ hiện còn trước mắt.

Hỏi: Nếu có kiết giận dữ hiện tại, quá khứ trói buộc, lại có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước kia đã sinh chưa đoạn thì trói buộc. Nếu trước kia chưa sinh, giả sử sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết giận dữ hiện tại-vị lai trói buộc chăng?

Đáp: Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc chứ không có kiết giận dữ hiện tại-vị lai trói buộc. Nghĩa là đối với pháp thuộc cõi Sắc-Vô sắc, có kiết ái trước kia đã sinh chưa đoạn. Hoặc có kiết ái quá khứ đã trói buộc và có kiết giận dữ vị lai trói buộc chứ không có hiện tại. Nghĩa là đối với sự việc này có kiết ái trước kia đã sinh chưa đoạn, và có kiết giận dữ chưa đoạn mà không hiện còn trước mắt. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết giận dữ hiện tại-vị lai trói buộc, nghĩa là đối với sự việc này có kiết ái trước kia đã sinh chưa đoạn, và có kiết giận dữ hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu có kiết giận dữ hiện tại-vị lai trói buộc, lại có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước kia đã sinh chưa đoạn thì trói buộc. Nếu trước kia chưa sinh, giả sử sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết giận dữ quá khứ-vị lai trói buộc chăng?

Đáp: Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc chứ không có kiết giận dữ quá khứ-vị lai trói buộc. Nghĩa là đối với pháp thuộc cõi Sắc-Vô sắc, có kiết ái trước kia đã sinh chưa đoạn. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và có kiết giận dữ vị lai sẽ trói buộc chứ không có quá khứ. Nghĩa là đối với sự việc này, có kiết ái trước kia đã sinh chưa đoạn, và có kiết giận dữ chưa đoạn mà không có kiết giận dữ trước kia đã sinh, giả sử sinh rồi đoạn. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết giận dữ quá khứ-vị lai trói buộc, nghĩa là đối với sự việc này, có kiết ái-kiết giận dữ trước kia đã sinh chưa đoạn.

Hỏi: Nếu có kiết giận dữ quá khứ-vị lai trói buộc, lại có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước kia đã sinh chưa đoạn thì trói buộc. Nếu trước đó chưa sinh, giả sử đã sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết giận dữ quá khứ-vị lai-hiện tại trói buộc chăng?

Đáp: Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc mà không có kiết giận dữ quá khứ-vị lai-hiện tại trói buộc. Nghĩa là đối với pháp thuộc cõi SắcVô sắc, có kiết ái trước kia đã sinh chưa đoạn. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và có kiết giận dữ vị lai trói buộc chứ không có quá khứ-hiện tại. Nghĩa là đối với sự việc này, có kiết ái trước kia đã sinh chưa đoạn, và có kiết giận dữ chưa đoạn, mà trước đây chưa sinh, giả sử đã sinh rồi đoạn chứ không hiện còn trước mắt. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và có kiết giận dữ vị lai-hiện tại chứ không có quá khứ. Nghĩa là đối với sự việc này, có kiết ái trước kia đã sinh chưa đoạn, và có kiết giận dữ hiện ở trước mắt, mà trước kia chưa sinh, giả sử sinh rồi đoạn. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc, và có kiết giận dữ quá khứ-vị lai trói buộc chứ không có hiện tại, nghĩa là đối với sự việc này, có kiết ái-kiết giận dữ trước kia đã sinh chưa đoạn, không có kiết giận dữ hiện còn trước mắt. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết giận dữ quá khứ-vị lai-hiện tại trói buộc. Nghĩa là đối với sự việc này, có kiết ái-kiết giận dữ trước kia đã sinh chưa đoạn, và có kiết giận dữ hiện còn trước mắt.

Hỏi: Nếu có kiết giận dữ quá khứ-vị lai-hiện tại trói buộc, lại có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước kia đã sinh chưa đoạn thì trói buộc. Nếu trước kia chưa sinh, giả sử sinh rồi đoạn thì không trói buộc. Như đối với kiết giận dữ, đối với kiết ganh tị-kiết keo kiệt cũng vậy.

Sự sai biệt: Đối với pháp do kiến mà đoạn thuộc cõi Dục và đối với pháp thuộc cõi Sắc-Vô sắc, có kiết ái trước kia đã sinh chưa đoạn chứ không có kiết ganh tị-kiết keo kiệt quá khứ-vị lai-hiện tại.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết mạn quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước kia đã sinh chưa đoạn thì trói buộc, nếu trước kia chưa sinh, giả sử đã sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu có kiết mạn quá khứ trói buộc, lại có kiết ái quá khứ trói

buộc chăng?

Đáp: Nếu trước kia đã sinh chưa đoạn thì trói buộc, nếu trước kia chưa sinh, giả sử đã sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết mạn vị lai trói buộc chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Nếu có kiết mạn vị lai trói buộc, lại có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước kia đã sinh chưa đoạn thì trói buộc; nếu trước kia chưa sinh, giả sử đã sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết mạn hiện tại trói buộc chăng?

Đáp: Nếu hiện còn trước mắt.

Hỏi: Nếu có kiết mạn hiện tại trói buộc, lại có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước kia đã sinh chưa đoạn thì trói buộc; nếu trước kia chưa sinh, giả sử đã sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết mạn quá khứ-hiện tại trói buộc chăng?

Đáp: Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc chứ không có kiết mạn quá khứ-hiện tại trói buộc. Nghĩa là đối với sự việc này, có kiết ái trước kia đã sinh chưa đoạn chứ không có kiết mạn trước kia đã sinh, giả sử đã sinh rồi đoạn chứ không hiện còn trước mắt. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và đã có kiết mạn quá khứ trói buộc chứ không có hiện tại. Nghĩa là đối với sự việc này, có kiết ái-kiết mạn trước kia đã sinh chưa đoạn, không có kiết mạn hiện còn trước mắt. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc, và có kiết mạn hiện tại trói buộc chứ không có quá khứ. Nghĩa là đối với sự việc này, có kiết ái trước kia đã sinh chưa đoạn và có kiết mạn hiện ở trước mắt mà trước đó chưa sinh, giả sử đã sinh rồi đoạn. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc, và cũng có kiết mạn quá khứ-hiện tại trói buộc. Nghĩa là đối với sự việc này, có kiết ái-kiết mạn trước kia đã sinh chưa đoạn và có kiết mạn hiện còn trước mắt.

Hỏi: Nếu có kiết mạn quá khứ-hiện tại trói buộc, cũng có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước kia đã sinh chưa đoạn thì trói buộc, nếu trước kia chưa sinh, giả sử đã sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc, chắc chắn có kiết mạn vị lai-hiện tại trói buộc chăng?

Đáp: Vị lai tất nhiên sẽ trói buộc, hiện tại thì như hiện còn trước mắt.

Hỏi: Nếu có kiết mạn vị lai-hiện tại trói buộc, lại có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước kia đã sinh chưa đoạn thì trói buộc; nếu trước kia chưa sinh, giả sử đã sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết mạn quá khứ-vị lai trói buộc chăng?

Đáp: Vị lai tất nhiên sẽ trói buộc, quá khứ nếu trước đã sinh chưa đoạn thì trói buộc, nếu trước đó chưa sinh, giả sử đã sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu có kiết mạn quá khứ-vị lai trói buộc, lại có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu kiết ái trước đó đã sinh chưa đoạn thì trói buộc; nếu trước đó chưa sinh, giả sử sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết mạn quá khứ-vị lai-hiện tại trói buộc chăng?

Đáp: Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và có kiết mạn vị lai trói buộc chứ không có quá khứ-hiện tại. Nghĩa là đối với sự việc này, có kiết ái trước kia đã sinh chưa đoạn, không có kiết mạn trước kia đã sinh, giả sử đã sinh rồi đoạn chứ không hiện còn trước mắt. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và có kiết mạn quá khứ-vị lai trói buộc mà không có hiện tại. Nghĩa là đối với sự việc này, có kiết ái-kiết mạn trước kia đã sinh chưa đoạn, chứ không có kiết mạn hiện còn trước mắt. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và có kiết mạn vị lai-hiện tại trói buộc chứ không có quá khứ. Nghĩa là đối với sự việc này, có kiết ái trước kia đã sinh chưa đoạn, và có kiết mạn hiện còn trước mắt mà không có trước kia đã sinh, giả sử sinh rồi đoạn. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết mạn quá khứ-vị lai-hiện tại trói buộc. Nghĩa là đối với sự việc này, có kiết ái-kiết mạn trước kia đã sinh chưa đoạn, và có kiết mạn hiện còn trước mắt.

Hỏi: Nếu có kiết mạn quá khứ-vị lai-hiện tại trói buộc, lại có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước kia đã sinh chưa đoạn thì trói buộc; nếu trước kia chưa sinh, giả sử đã sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết vô minh quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Nếu có kiết vô minh quá khứ trói buộc, lại có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước kia đã sinh chưa đoạn thì trói buộc; nếu trước kia chưa sinh, giả sử đã sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết vô minh vị lai trói buộc chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Nếu có kiết vô minh vị lai trói buộc, lại có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu kiết ái trước đó đã sinh chưa đoạn thì trói buộc; nếu trước kia chưa sinh, giả sử đã sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết vô minh hiện tại trói buộc chăng?

Đáp: Nếu hiện còn trước mắt.

Hỏi: Nếu có kiết vô minh hiện tại trói buộc, lại có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu kiết ái trước kia đã sinh chưa đoạn thì trói buộc, nếu trước kia chưa sinh, giả sử đã sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết vô minh quá khứ-hiện tại trói buộc chăng?

Đáp: Quá khứ chắc chắn trói buộc, hiện tại thì nếu hiện còn trước mắt.

Hỏi: Nếu có kiết vô minh quá khứ-hiện tại trói buộc, lại có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước kia đã sinh chưa đoạn thì trói buộc, nếu trước kia chưa sinh, giả sử đã sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết vô minh vị lai-hiện tại trói buộc chăng?

Đáp: Vị lai tất nhiên trói buộc, hiện tại thì như hiện còn trước mắt.

Hỏi: Nếu có kiết vô minh vị lai-hiện tại trói buộc, cũng có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu kiết ái trước kia đã sinh chưa đoạn thì trói buộc, nếu trước kia chưa sinh, giả sử đã sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết vô minh quá khứ-vị lai, trói buộc chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Nếu có kiết vô minh quá khứ-vị lai trói buộc, lại có kiết ái

quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước đó kiết ái đã sinh chưa đoạn thì trói buộc, nếu trước kia chưa sinh, giả sử đã sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết vô minh quá khứ-vị lai-hiện tại trói buộc chăng?

Đáp: Quá khứ-vị lai tất nhiên trói buộc, hiện tại thì nếu hiện còn trước mắt.

Hỏi: Nếu có kiết vô minh quá khứ-vị lai-hiện tại trói buộc, lại có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước đó kiết ái đã sinh chưa đoạn thì trói buộc; nếu trước kia chưa sinh, giả sử đã sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết kiến quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu kiết kiến chưa đoạn.

Hỏi: Nếu có kiết kiến quá khứ trói buộc, lại có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước đó kiết ái đã sinh chưa đoạn thì trói buộc; nếu trước kia chưa sinh, giả sử đã sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết kiến vị lai trói buộc chăng?

Đáp: Nếu chưa đoạn.

Hỏi: Nếu có kiết kiến vị lai trói buộc, lại có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước đó kiết ái đã sinh chưa đoạn thì trói buộc; nếu trước kia chưa sinh, giả sử đã sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết kiến hiện tại trói buộc chăng?

Đáp: Nếu hiện còn trước mắt.

Hỏi: Nếu có kiết kiến hiện tại trói buộc, lại có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước đó kiết ái đã sinh chưa đoạn thì trói buộc, nếu trước kia chưa sinh, giả sử đã sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết kiến quá khứ-hiện tại trói buộc chăng?

Đáp: Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc chứ không có kiết kiến quá khứ-hiện tại. Nghĩa là đối với sự việc này có kiết ái trước đã sinh chưa đoạn, nhưng kiết kiến đã đoạn. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và có kiết kiến quá khứ trói buộc mà không có kiết kiến hiện tại. Nghĩa là đối với sự việc này, có kiết ái trước đã sinh chưa đoạn, và có kiết kiến chưa đoạn, mà không hiện còn trước mắt. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết kiến hiện tại, quá khứ trói buộc. Nghĩa là đối với sự việc này có kiết ái trước kia đã sinh chưa đoạn, cũng có kiết kiến hiện còn trước mắt.

Hỏi: Nếu có kiết kiến quá khứ-hiện tại trói buộc, lại có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước đó kiết ái đã sinh chưa đoạn thì trói buộc, nếu trước kia chưa sinh, giả sử đã sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết kiến hiện tại-vị lai trói buộc chăng?

Đáp: Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc mà không có kiết kiến hiện tại-vị lai trói buộc. Nghĩa là đối với sự việc này có kiết ái trước đó đã sinh chưa đoạn, mà kiết kiến đã đoạn. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và có kiết kiến vị lai trói buộc chứ không có kiết kiến hiện tại. Nghĩa là đối với sự việc này, có kiết ái trước đó đã sinh chưa đoạn, và có kiết kiến chưa đoạn mà không hiện còn trước mắt. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc, và cũng có kiết kiến hiện tại-vị lai trói buộc. Nghĩa là đối với sự việc này, có kiết ái trước đó đã sinh chưa đoạn, và có kiết kiến hiện còn trước mắt.

Hỏi: Nếu đã có kiết kiến hiện tại-vị lai trói buộc, lại có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước đó kiết ái đã sinh chưa đoạn thì trói buộc, nếu trước kia chưa sinh, giả sử đã sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết kiến quá khứ-vị lai trói buộc chăng?

Đáp: Nếu chưa đoạn.

Hỏi: Nếu có kiết kiến quá khứ-vị lai trói buộc, lại có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước đó kiết ái đã sinh chưa đoạn thì trói buộc, nếu trước kia chưa sinh, giả sử đã sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu đối với sự việc này, có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết kiến quá khứ-vị lai-hiện tại trói buộc chăng?

Đáp: Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc chứ không có kiết kiến quá khứ-vị lai-hiện tại trói buộc. Nghĩa là đối với sự việc này, có kiết ái trước kia đã sinh chưa đoạn, mà kiết kiến đã đoạn. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và có kiết kiến quá khứ-vị lai trói buộc chứ không có kiết kiến hiện tại. Nghĩa là đối với sự việc này có kiết ái trước kia đã sinh chưa đoạn và có kiết kiến chưa đoạn mà không hiện còn trước mắt. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc, cũng có kiết kiến quá khứ-vị lai-hiện tại trói buộc. Nghĩa là đối với sự việc này có kiết ái trước kia đã sinh chưa đoạn, và cũng có kiết kiến hiện còn trước mắt.

Hỏi: Nếu có kiết kiến quá khứ-vị lai-hiện tại trói buộc, lại có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước đó kiết ái đã sinh chưa đoạn thì trói buộc, nếu trước kia chưa sinh, giả sử đã sinh rồi đoạn thì không trói buộc.

Như đối với kiết kiến, đối với kiết thủ, kiết nghi cũng vậy. Như kiết ái đối với bảy tiểu dấy khởi sau đó, cho đến kiết ganh tị đối với kiết keo kiệt, tùy theo những pháp thích hợp, bảy tiểu dấy khởi bảy cũng vậy. Như bảy tiểu, bảy đại cũng thế.

Sự sai biệt: Dùng hai đối một, cho đến dùng tám đối một. Như quá khứ thì ái đều là kiết đứng đầu có bảy, cho đến quá khứ-vị lai-hiện tại thì ái đều là kiết đứng đầu cũng đều có bảy. Như thế nên biết, có bảy thuộc về bảy câu.

Hỏi: Ba kiết cho đến chín mươi tám tùy miên, ở trong chín mươi tám tùy miên, mỗi mỗi tùy miên thâu tóm bao nhiêu tùy miên?

Đáp: Tất cả nên phân biệt. Nghĩa là trong ba kiết có kiết thân kiến thâu tóm ba, kiết giới cấm thủ thâu tóm sáu, kiết nghi thâu tóm mười hai tùy miên.

Căn bất thiện tham, giận trong ba căn bất thiện, mỗi căn đều thâu tóm năm, căn bất thiện si thâu tóm bốn và phần ít của một tùy miện.

Trong ba lậu: Dục lậu thâu tóm ba mươi mốt. Hữu lậu thâu tóm năm mươi hai, vô minh lậu thâu tóm mười lăm. Trong bốn bộc lưu thì bộc lưu dục thâu tóm mười chín bộc lưu hữu thâu tóm hai mươi tám, bộc lưu kiến thâu tóm ba mươi sáu, bộc lưu vô minh thâu tóm mười lăm. Như bốn bộc lưu, bốn ách cũng vậy. Trong bốn thủ thì dục thủ thâu tóm hai mươi bốn, kiết thủ thâu tóm ba mươi, giới cấm thủ thâu tóm sáu, ngã ngữ thủ thâu tóm ba mươi tám. Trong bốn trói buộc thân thì tham dục, giận dữ, trói buộc thân đều thâu tóm năm, giới cấm thủ trói buộc thân, thâu tóm sáu, chấp thật hữu thân này trói buộc thân thâu tóm mười hai.

Trong năm cái, thì cái tham dục, giận dữ mỗi cái đều thâu tóm năm, cái nghi thâu tóm bốn, cái còn lại không thâu tóm gì.

Trong năm kiết thì kiết tham, mạn , mỗi kiết thâu tóm mười lăm, kiết giận thâu tóm năm, kiết ganh tị-kiết keo kiệt không thâu tóm gì.

Trong năm kiết thuận phần dưới thì kiết tham dục, giận dữ , mỗi

kiết đều thâu tóm năm.

Kiết hữu thân kiến thâu tóm ba, kiết giới cấm thủ thâu tóm sáu, kiết nghi thâu tóm mười hai tùy miên.

Trong năm kiết thuận phần trên thì kiết tham sắc thâu tóm phần ít của một, kiết tham vô sắc thâu tóm phần ít của một, kiết trạo cử không thâu tóm loại nào cả, kiết mạn thâu tóm phần ít của hai tùy miên, kiết vô minh thâu tóm phần ít của hai. Trong năm kiến hữu thân kiến-biên chấp kiến , mỗi kiến đều thâu tóm ba, tà kiến-kiến thủ, mỗi kiến đều thâu tóm mười hai, giới cấm thủ thâu tóm sáu tùy miên.

Trong sáu ái thân thì sự chạm xúc của mắt-tai-thân sinh ra ái thân , mỗi ái thân đều thâu tóm phần ít của hai. Ái thân sinh ra do sự chạm xúc của mũi, lưỡi, đều thâu tóm phần ít của một tùy miên.

Sự chạm xúc của ý, sinh ra ái thân, thâu tóm mười ba, và phần ít của hai tùy miên.

Trong bảy tùy miên thì tùy miên tham dục-giận dữ, mỗi tùy miên đều thâu tóm năm, tùy miên hữu tham thâu tóm mười, tùy miên vô minh-mạn đều thâu tóm mười lăm tùy miên, tùy miên kiến thâu tóm ba mươi sáu, tùy miên nghi thâu tóm mười hai. Trong chín kiết thì kiết áimạn-vô minh đều thâu tóm mười lăm, kiết giận dữ thâu tóm năm, kiết kiến-thủ đều thâu tóm mười tám, kiết nghi thâu tóm mười hai, kiết ganh tị-kiết keo kiệt không thâu tóm gì.

Trong chín mươi tám tùy miên thì hữu thân kiến thuộc cõi Dục , thâu tóm hữu thân kiến thuộc cõi Dục, cho đến vô minh do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, thâu tóm vô minh do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Ba kiết cho đến chín mươi tám tùy miên thì trước thâu tóm sau hay sau thâu tóm trước?

Đáp: Ba kiết-ba căn bất thiện không thâu tóm lẫn nhau. Ba kiếtba lậu, ba kiết, và phần ít của hai lậu thâu tóm lẫn nhau, còn lại không thâu tóm lẫn nhau.

Ba kiết-bốn bộc lưu, ba kiết, và phần ít của ba bộc lưu thâu tóm lẫn nhau, còn lại không thâu tóm lẫn nhau. Như đối với bốn bộc lưu, đối với bốn ách cũng vậy.

Ba kiết-bốn thủ, ba kiết thâu tóm một thủ, phần ít của ba thủ thâu tóm lẫn nhau, còn lại không thâu tóm lẫn nhau.

Ba kiết-bốn trói buộc thân, một kiết và một trói buộc thân, thâu tóm lẫn nhau, còn lại không thâu tóm lẫn nhau.

Ba kiết-năm cái, một cái, phần ít của một kiết, thâu tóm lẫn nhau, còn lại không thâu tóm lẫn nhau.

Ba kiết và năm kiết cùng không thâu tóm lẫn nhau. Ba kiết-năm kiết thuận phần dưới, ba kiết và ba kiết thuận phần dưới, thâu tóm lẫn nhau, còn lại không thâu tóm lẫn nhau.

Ba kiết-năm kiết thuận phần trên, không thâu tóm lẫn nhau. Ba kiết-năm kiến, hai kiết và hai kiến, thâu tóm lẫn nhau, còn lại không thâu tóm lẫn nhau.

Ba kiết-sáu ái thân không thâu tóm lẫn nhau. Ba kiết-bảy tùy miên, ba kiết và phần ít của một tùy miên thâu tóm lẫn nhau, còn lại không thâu tóm lẫn nhau.

Ba kiết-chín kiết-ba kiết và một kiết cùng phần ít của hai, kiết thâu tóm lẫn nhau, còn lại không thâu tóm lẫn nhau.

Ba kiết-chín mươi tám tùy miên, ba kiết và hai mươi mốt tùy miên thâu tóm lẫn nhau, còn lại không thâu tóm lẫn nhau.

Như thế cho đến chín kiết-chín mươi tám tùy miên, bảy kiết-chín mươi tám tùy miên thâu tóm lẫn nhau, còn lại không thâu tóm lẫn nhau.

Hỏi: Ba kiết cho đến chín mươi tám tùy miên, có bao nhiêu loại làm cho dục hữu nối tiếp nhau, bao nhiêu loại làm cho sắc hữu nối tiếp nhau, bao nhiêu loại làm cho vô sắc hữu nối tiếp nhau?

Đáp: Tất cả nên phân biệt. Nghĩa là ba kiết khiến cho ba hữu nối tiếp nhau.

Ba căn bất thiện và dục lậu khiến cho dục hữu nối tiếp nhau.

Hữu lậu khiến cho Sắc-Vô sắc, hữu nối tiếp nhau. Vô minh lậu khiến cho ba hữu nối tiếp nhau.

Trong bốn ách-bộc lưu thì ách, bộc-lưu dục khiến cho dục hữu nối tiếp nhau.

Ách-bộc lưu hữu khiến cho Sắc-Vô sắc, hữu nối tiếp nhau.

Ách-bộc lưu kiến vô minh khiến cho ba hữu nối tiếp nhau.

Trong bốn thủ thì dục thủ, khiến cho dục hữu nối tiếp nhau.

Kiến, giới cấm thủ khiến cho ba hữu nối tiếp nhau.

Ngã ngữ thủ khiến cho Sắc-Vô sắc, hữu nối tiếp nhau.

Trong bốn thứ trói buộc thân, hai trói buộc đầu khiến cho dục hữu nối tiếp nhau, hai trói buộc sau khiến cho ba hữu nối tiếp nhau.

Năm cái, khiến cho dục hữu nối tiếp nhau. Trong năm kiết thì kiết tham, mạn khiến cho ba hữu nối tiếp nhau, ba kiết còn lại khiến cho dục hữu nối tiếp nhau. Hai kiết đầu trong năm kiết thuận phần dưới, khiến cho dục hữu nối tiếp nhau, ba kiết sau khiến cho ba hữu nối tiếp nhau. Tham sắc trong năm kiết thuận phần trên khiến cho sắc hữu nối tiếp nhau, tham vô sắc khiến cho vô sắc hữu nối tiếp nhau, ba kiết còn lại khiến khiến cho Sắc-Vô sắc, hữu nối tiếp nhau.

Năm kiến khiến cho ba hữu nối tiếp nhau. Trong sáu ái thân thì sự chạm xúc của mắt-tai-thân sinh ra ái thân, khiến cho Dục-Sắc hữu nối tiếp nhau. Xúc chạm của mũi, lưỡi sinh ra ái thân, khiến cho dục hữu nối tiếp nhau. Xúc chạm của ý sinh ra ái thân khiến cho ba hữu nối tiếp nhau.

Dục-tham-giận dữ trong bảy tùy miên, khiến cho dục hữu nối tiếp nhau.

Hữu tham khiến cho Sắc-Vô sắc, hữu nối tiếp nhau. Bốn tùy miên còn lại khiến cho ba hữu nối tiếp nhau.

Kiết giận dữ-kiết ganh tị-kiết keo kiệt trong chín kiết, khiến cho dục hữu nối tiếp nhau. Sáu kiết còn lại khiến cho ba hữu nối tiếp nhau.

Ba mươi sáu thứ thuộc cõi Dục trong chín mươi tám tùy miên, khiến cho dục hữu nối tiếp nhau.

Ba mươi mốt thứ nơi thuộc Sắc, khiến cho sắc hữu nối tiếp nhau. Ba mươi mốt thứ nơi thuộc Vô sắc, khiến cho vô sắc hữu nối tiếp nhau,

Hỏi: Ba kiết cho đến chín mươi tám tùy miên dựa vào định nào mà diệt?

Đáp: Ba kiết hoặc dựa vào bốn, hoặc dựa vào vị chí mà diệt. Ba căn bất thiện và dục lậu, dựa vào vị chí mà diệt; hữu lậu-vô minh lậu, hoặc dựa vào bảy, hoặc dựa vào vị chí mà diệt. Trong bốn bộc lưu-ách thì dục bộc lưu-ách dựa vào vị chí mà diệt; hữu-vô minh bộc lưu-ách, hoặc dựa vào bảy, hoặc dựa vào vị chí mà diệt; kiến ách-bộc lưu, hoặc dựa vào bốn, hoặc dựa vào vị chí mà diệt. Dục thủ trong bốn thủ, dựa vào vị chí mà diệt; kiến thủ-giới cấm thủ, hoặc dựa vào bốn, hoặc dựa vào vị chí mà diệt. Ngã ngữ thủ, hoặc dựa vào bảy, hoặc dựa vào vị chí mà diệt. Hai trói buộc đầu trong bốn trói buộc thân dựa vào vị chí mà diệt, hai trói buộc sau, hoặc dựa vào bốn, hoặc dựa vào vị chí mà diệt. Năm cái dựa vào vị chí mà diệt. Kiết tham-mạn trong năm kiết, hoặc dựa vào bảy, hoặc dựa vào vị chí mà diệt; ba kiết còn lại dựa vào vị chí mà diệt. Hai kiết đầu trong năm kiết thuận phần dưới, dựa vào vị chí mà diệt; ba kiết sau, hoặc dựa vào bốn, hoặc dựa vào vị chí mà diệt. Tham sắc trong năm kiết thuận phần trên, hoặc dựa vào bốn, hoặc dựa vào vị chí mà diệt; bốn kiết còn lại, hoặc dựa vào bảy, hoặc dựa vào vị chí mà diệt. Năm kiến, hoặc dựa vào bốn, hoặc dựa vào vị chí mà diệt. Ái thân sinh ra do sự chạm xúc của mũi-lưỡi trong sáu ái thân, dựa vào vị chí mà diệt; ái thân sinh ra do sự chạm xúc của mắt-tai-thân, hoặc dựa vào sơ thiền, hoặc dựa vào vị chí mà diệt; ái thân do xúc chạm của ý sinh ra, hoặc dựa vào bảy, hoặc dựa vào vị chí mà diệt. Dục tham, giận dữ trong bảy tùy miên, dựa vào vị chí mà diệt; vô minh- mạn-hữu tham, hoặc dựa vào bảy, hoặc dựa vào vị chí mà diệt; kiến-nghi-hoặc dựa vào bốn, hoặc dựa vào vị chí mà diệt. Vô minh-ái-mạn trong chín kiết, hoặc dựa vào bảy, hoặc dựa vào vị chí mà diệt; kiết giận dữ-kiết ganh tị-kiết keo kiệt, dựa vào vị chí mà diệt; kiết thủ, kiết nghi, hoặc dựa vào bốn, hoặc dựa vào vị chí mà diệt. Ba mươi sáu thứ thuộc cõi Dục trong chín mươi tám tùy miên, dựa vào vị chí mà diệt; ba mươi mốt thứ thuộc cõi Sắc và do kiến mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, hoặc dựa vào bốn, hoặc dựa vào vị chí mà diệt; do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, hoặc dựa vào bảy, hoặc dựa vào vị chí mà diệt.

Hỏi: Các kiết quá khứ thì các kiết đó đã trói buộc chăng?

Đáp: Các kiết quá khứ thì các kiết đó đã trói buộc.

Có kiết đã trói buộc mà kiết ấy chẳng phải là quá khứ. Nghĩa là kiết vị lai-hiện tại đã trói buộc.

Hỏi: Các kiết vị lai thì kiết đó sẽ trói buộc chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để biện giải:

1. Có kiết vị lai mà kiết đó không phải là sẽ trói buộc, nghĩa là kiết vị lai đã đoạn, đã biết khắp, đã diệt, đã loại bỏ, nhất định không được thoái lui.

2. Có kiết sẽ trói buộc mà kiết ấy không phải vị lai, nghĩa là kiết quá khứ đã đoạn, đã biết khắp, đã diệt, đã loại bỏ, nhất định sẽ thoái lui.

3. Có kiết vị lai mà kiết đó cũng sẽ trói buộc, nghĩa là kiết vị lai đã đoạn, đã biết khắp, đã diệt, đã loại bỏ, nhất định sẽ thoái lui.

4. Có kiết không phải vị lai mà kiết ấy cũng không phải là sẽ trói buộc, nghĩa là kiết quá khứ đã đoạn, đã biết khắp, đã diệt, đã loại bỏ, nhất định không được thoái lui, và kiết hiện tại.

Hỏi: Các kiết hiện tại thì các kiết đó đang trói buộc chăng?

Đáp: Các kiết hiện tại mà kiết đó đang trói buộc. Có kiết đang trói buộc mà kiết đó không phải là hiện tại. Nghĩa là kiết quá khứ-vị lai đang trói buộc.

Hỏi: Đối với người vận dụng đạo này để đoạn hết kiết cõi Dục, khi đạo này lui sụt, họ vẫn bị kiết kia trói buộc hay không?

Đáp: Vẫn bị kiết kia trói buộc.

Hỏi: Đối với người vận dụng đạo này để đoạn hết kiết thuộc cõi Sắc-Vô sắc, khi đạo này lui sụt, họ vẫn bị kiết kia trói buộc hay không?

Đáp: Vẫn bị kiết kia trói buộc.

Có chín sự biết khắp, nghĩa là cõi Dục do kiến khổ-tập mà đoạn hết kiết là sự biết khắp thứ nhất.

Do kiến khổ-tập mà đoạn hết kiết thuộc cõi Sắc-Vô sắc, là biết khắp thứ hai.

Cõi Dục do kiến diệt đoạn hết kiết là biết sự khắp thứ ba.

Cõi Sắc-Vô sắc, do kiến diệt đoạn hết kiết là sự biết khắp thứ tư.

Cõi Dục do kiến đạo mà đoạn hết kiết là sự biết khắp thứ năm.

Cõi Sắc-Vô sắc, do kiến đạo mà đoạn hết kiết là sự biết khắp thứ sáu.

Năm kiết thuận phần dưới không dòn, là sự biết khắp thứ bảy.

Kiết ái của sắc không còn là sự biết khắp thứ tám.

Tất cả kiết không còn là sự biết khắp thứ chín.

Hỏi: Là chín sự biết khắp thâu tóm tất cả mọi sự biết khắp, hay tất cả mọi sự biết khắp thâu tóm chín mọi sự biết khắp?

Đáp: Tất cả thâu tóm chín, chứ không phải chín thâu tóm tất cả.

Hỏi: Không thâu tóm những gì?

Đáp: Nghĩa là khổ trí đã sinh, tập trí chưa sinh do kiến khổ mà đoạn hết kiết của ba cõi, không phải thuộc về chín loại. Đệ tử của Đức Thế Tôn thấy đầy đủ chưa lìa dục nhiễm, kiết hết do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, không phải thuộc về chín loại. Đã lìa dục nhiễm, chưa xa lìa sắc nhiễm, kiết hết do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc, không phải thuộc về chín loại. Đã lìa sắc nhiễm, nhưng chưa lìa vô sắc nhiễm, kiết hết do tu mà đoạn thuộc cõi vô Sắc, không phải thuộc về chín loại.

Có tám Bổ-đặc-già-la:

  1. Hướng Dự lưu.
  2. Quả Dự lưu.
  3. Hướng Nhất lai.
  4. Quả Nhất lai.
  5. Hướng Bất hoàn.
  6. Quả Bất hoàn.
  7. Hướng A-la-hán.
  8. Quả A-la-hán.

Đó là tám Bổ-đặc-già-la.

Hỏi: Đối với chín sự biết khắp có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hướng Dự lưu hoặc không thành tựu, hoặc thành tựu mộthai-ba-bốn-năm, nghĩa là phần vị khổ pháp trí nhẫn, cho đến phần vị tập pháp trí nhẫn là không thành tựu. Phần vị tập pháp trí-tập loại trí nhẫn là thành tựu một.

Phần vị tập loại trí-diệt pháp trí nhẫn là thành tựu hai. Phần vị diệt pháp trí-diệt loại trí nhẫn là thành tựu ba. Phần vị diệt loại trí-đạo pháp trí nhẫn là thành tựu bốn. Phần vị đạo pháp trí-đạo loại trí nhẫn là thành tựu năm.

Quả Dự lưu thành tựu sáu. Hướng Nhất lai nếu tăng thêm là lìa dục nhiễm. Nhập chánh tánh ly sinh thì giống như hướng Dự lưu. Nếu từ quả Dự lưu, hướng tới quả Nhất lai, cùng với quả Nhất lai thì thành tựu sáu. Hướng Bất hoàn nếu đã lìa dục nhiễm, nhập chánh tánh ly sinh thì như hướng Dự lưu. Nếu từ quả Nhất lai, hướng đến quả Bất hoàn, thì thành tựu sáu. Quả Bất hoàn là thành tựu một, nghĩa là đã dứt hết năm kiết thuận phần dưới.

Hướng A-la-hán, hoặc thành tựu một, hoặc thành tựu hai, nghĩa là chưa lìa sắc nhiễm, thì thành tựu một, đã lìa sắc nhiễm thì thành tựu hai. Quả A-la-hán thành tựu một, nghĩa là tất cả kiết không còn.

 

Phẩm 3: BÀN VỀ HỮU TÌNH

Trói buộc nhanh-chậm, lìa trói buộc,

Quả thâu nhiếp bảy-thành tựu ba,

Mất đi và sinh ra không sáu loại,

Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Ba cõi, mỗi cõi đều có hai bộ kiết, gọi là do kiến-tu mà đoạn.

Hỏi: Đối với hai bộ kiết do kiến-tu mà đoạn thuộc cõi Dục, có thể có thể có tức khắc bị trói buộc chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là phàm phu đã lìa dục nhiễm, từ lúc lìa dục nhiễm mà lui sụt và mất ở cõi Sắc-Vô sắc, đến lúc sinh thuộc cõi Dục.

Hỏi: Có thể có tức khắc lìa sự trói buộc chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là lúc phàm phu lìa dục nhiễm.

Hỏi: Có thể có dần dần bị trói buộc chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có dần dần lìa trói buộc chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là đệ tử của Đức Thế Tôn, trước đã lìa kiết do kiến kia mà đoạn, sau lìa kiết do tu kia mà đoạn.

Hỏi: Đối với hai bộ kiết do kiến-tu mà đoạn thuộc cõi Sắc, có thể có tức khắc bị trói buộc chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là phàm phu đã lìa sắc nhiễm, từ khi lìa sắc nhiễm mà lui sụt và mất ở cõi Vô sắc, đến lúc sinh thuộc cõi Sắc-Dục.

Hỏi: Có thể có lìa tức khắc lìa sự trói buộc chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là lúc phàm phu lìa sắc nhiễm.

Hỏi: Có thể có dần dần bị trói buộc chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có dần dần lìa trói buộc chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là đệ tử của Đức Thế Tôn, trước đã lìa kiết do kiến kia mà đoạn, sau lìa kiết do tu kia mà đoạn.

Hỏi: Đối với hai bộ kiết do kiến-tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, có thể có tức khắc bị trói buộc chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có tức khắc lìa trói buộc chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có dần dần bị trói buộc chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có dần dần lìa trói buộc chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là đệ tử của Đức Thế Tôn, trước đã lìa kiết do kiến kia mà đoạn, sau lìa kiết do tu kia mà đoạn.

Hỏi: Kiết hết do kiến mà đoạn thuộc cõi Dục là thuộc về quả nào?

Đáp: Bốn quả Sa-môn, hoặc Vô xứ sở.

Hỏi: Kiết hết do tu mà đoạn thuộc cõi Dục là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả A-la-hán và Bất hoàn, hoặc Vô xứ sở.

Hỏi: Kiết hết do kiến mà đoạn thuộc cõi Sắc là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về bốn quả Sa-môn, hoặc Vô xứ sở.

Hỏi: Kiết trừ hết do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả A-la-hán, hoặc Vô xứ sở.

Hỏi: Kiết hết do kiến mà đoạn thuộc cõi Vô sắc là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về bốn quả Sa-môn.

Hỏi: Kiết hết do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả A-la-hán.

Có năm bộ kiết, gọi là kiết do kiến khổ mà đoạn cho đến kiết do tu mà đoạn.

Hỏi: Kiết hết do kiến khổ mà đoạn là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về bốn quả Sa-môn, hoặc Vô xứ sở.

Hỏi: Kiết hết do kiến tập mà đoạn là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về bốn quả Sa-môn, hoặc Vô xứ sở.

Hỏi: Kiết hết do kiến diệt mà đoạn là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về bốn quả Sa-môn, hoặc Vô xứ sở.

Hỏi: Kiết hết do kiến đạo đoạn là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về bốn quả Sa-môn.

Hỏi: Kiết trừ hết do tu mà đoạn là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả A-la-hán.

Có chín bộ kiết, nghĩa là kiết do khổ pháp trí mà đoạn, cho đến kiết do tu mà đoạn.

Hỏi: Kiết hết do khổ pháp trí mà đoạn là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về bốn quả Sa-môn, hoặc Vô xứ sở.

Hỏi: Kiết hết do khổ loại trí cho đến đạo pháp trí mà đoạn là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về bốn quả Sa-môn, hoặc Vô xứ sở.

Hỏi: Kiết hết do đạo loại trí đoạn là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về bốn quả Sa-môn.

Hỏi: Kiết hết do tu mà đoạn là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả A-la-hán.

Có mười lăm bộ kiết, nghĩa là ba cõi, mỗi cõi đều có năm bộ. Kiết do kiến khổ mà đoạn, cho đến kiết do tu mà đoạn.

Hỏi: Kiết hết do kiến khổ-tập-diệt-đạo mà đoạn thuộc cõi Dục là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về bốn quả Sa-môn, hoặc Vô xứ sở.

Hỏi: Kiết hết do tu mà đoạn thuộc cõi Dục là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả Bất hoàn, A-la-hán và hoặc Vô xứ sở.

Hỏi: Kiến hết do kiến khổ-tập-diệt-đạo mà đoạn thuộc cõi Sắc là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về bốn quả Sa-môn, hoặc Vô xứ sở.

Hỏi: Kiết hết do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả A-la-hán, hoặc Vô xứ sở.

Hỏi: Kiết hết do kiến khổ-tập-diệt-đạo mà đoạn thuộc cõi Vô sắc là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về bốn quả Sa-môn, hoặc Vô xứ sở.

Hỏi: Kiết hết do kiến đạo đoạn thuộc cõi Vô sắc là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về bốn quả Sa-môn.

Hỏi: Kiết hết do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả A-la-hán.

Hỏi: Ba kiết cho đến chín mươi tám tùy miên, mỗi một tùy miên trừ hết là thuộc về quả nào?

Đáp: Trong ba kiết hữu thân kiết trừ hết là thuộc về bốn quả Samôn, hoặc Vô xứ sở. Như hữu thân kiết trừ hết trong ba kiết; nên biết. Hữu thân kiết trừ hết trong năm kiết thuận phần dưới, hữu thân kiếnbiên chấp kiết trừ hết trong năm kiến cũng vậy. Giới cấm thủ-nghi trừ hết, thuộc về bốn quả Sa-môn. Như trong ba kiết giới cấm thủ-nghi trừ hết, nên biết, ách-bộc hữu kiến trong bốn ách-bộc lưu, kiến thủ-giới cấm thủ trong bốn thủ, giới cảm thủ-chấp thật có thân này trói buộc trong bốn thứ trói buộc thân, giới cấm thủ-nghi trong năm kiết thuận phần dưới, tà kiến-kiến thủ và giới cấm thủ trong năm kiến, kiến và nghi tùy miên trong bảy tùy miên, kiến-thủ và nghi kiết trong chín kiết, trừ hết cũng như vậy.

Ba căn bất thiện trừ hết thuộc về quả Bất hoàn mà A-la-hán, hoặc Vô xứ sở. Như ba căn bất thiện trừ hết; nên biết dục lậu trong ba lậu, ách-bộc lưu dục trong bốn ách-bộc lưu, dục thủ trong bốn thủ, tham dục-giận dữ trong bốn thứ trói buộc thân, bốn cái trước trong năm cái, kiết giận dữ-kiết ganh tị-kiết keo kiệt trong năm kiết, tham dục-giận dữ trong năm kiết thuận phần dưới, mũi, lưỡi chạm xúc sinh ra ái thân trong sáu ái thân, dục tham-giận dữ trong bảy tùy miên, kiết giận dữkiết ganh tị-kiết keo kiệt tận trong chín kiết, trừ hết cũng như vậy.

Hữu lậu-vô minh trừ hết thuộc về quả A-la-hán. Như hữu lậu-vô minh trừ hết, nên biết hữu-vô minh ách và bộc lưu trong bốn ách-bộc lưu, ngã ngữ thủ trong bốn thủ, kiết tham-mạn trong năm kiết, trừ ra tham sắc còn lại bốn kiết trong năm kiết thuận phần trên, ý xúc chạm sinh ra ái thân trong sáu ái thân, hữu tham-vô minh-mạn trong bảy tùy miên, kiết ái- mạn-vô minh trong chín kiết, trừ hết cũng như vậy.

Cái nghi trừ hết thuộc về bốn quả Sa-môn, hoặc Vô xứ sở. Tham sắc thuộc kiết thuận phần trên trừ hết, thuộc về quả A-la-hán, hoặc Vô xứ sở. Như tham sắc thuộc kiết thuận phần trên trừ hết, nên biết sự chạm xúc của mắt-tai-thân sinh ra ái thân trừ hết, cũng vậy. Trong chín mươi tám tùy miên, tùy miên, do kiến khổ-tập-diệt-đạo mà đoạn thuộc cõi Dục trừ hết, thuộc về bốn quả Sa-môn, hoặc Vô xứ sở; tùy miên, do tu mà đoạn thuộc cõi Dục thuộc về quả A-la-hán và Bất hoàn, hoặc Vô xứ sở; tùy miên do kiến khổ-tập-diệt-đạo mà đoạn thuộc cõi Sắc trừ hết, thuộc về bốn quả Sa-môn, hoặc Vô xứ sở; tùy miên, do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc trừ hết, thuộc về quả A-la-hán, hoặc Vô xứ sở; tùy miên do kiến khổ, tập, diệt mà đoạn thuộc cõi Vô sắc trừ hết, thuộc về bốn quả Sa-môn, hoặc Vô xứ sở; tùy miên, do kiến đạo đoạn thuộc cõi Vô sắc trừ hết, thuộc về bốn quả Sa-môn; tùy miên, do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc trừ hết thuộc về quả A-la-hán.

Hỏi: Trong hướng Dự lưu, các kiết trừ hết thuộc về quả nào?

Đáp: Vô xứ sở.

Hỏi: Các kiết trừ hết trong quả Dự lưu thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả Dự lưu.

Hỏi: Các kiết trừ hết trong hướng Nhất lai thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả Dự lưu, hoặc Vô xứ sở.

Hỏi: Các kiết trừ hết trong quả Nhất lai thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả Nhất lai.

Hỏi: Các kiết trừ hết trong hướng Bất hoàn thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả Nhất lai, hoặc Vô xứ sở.

Hỏi: Các kiết trừ hết trong quả Bất hoàn thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả Bất hoàn.

Hỏi: Các kiết trừ hết trong hướng A-la-hán thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả Bất hoàn, hoặc Vô xứ sở.

Hỏi: Các kiết trừ hết trong quả A-la-hán thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả A-la-hán.

Hỏi: Đệ tử của Đức Thế Tôn thấy đầy đủ mà chưa lìa dục nhiễm.

Các kiết trừ hết do tu mà đoạn thuộc cõi Dục là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả Nhất lai, hoặc Vô xứ sở.

Hỏi: Đã lìa dục nhiễm, chưa lìa sắc nhiễm, các kiết trừ hết do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc, thuộc về quả nào?

Đáp: Vô xứ sở.

Hỏi: Đã lìa sắc nhiễm, chưa lìa nhiễm vô sắc, các kiết trừ hết do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc là thuộc về quả nào?

Đáp: Vô xứ sở.

Hỏi: Những người Dự lưu đã thành tựu pháp học thì pháp này thuộc về quả Dự lưu chăng?

Đáp: Hoặc thuộc về, hoặc không thuộc về quả Dự lưu.

Thế nào là thuộc về quả Dự lưu? Quả Dự lưu hữu vi đã đạt được không mất.

Thế nào là không thuộc về quả Dự lưu? Những người Dự lưu đã đạt được căn vô lậu thắng tiến cùng pháp hữu vi.

Hỏi: Nếu pháp thuộc về quả Dự lưu thì pháp này là pháp học chăng?

Đáp: Hoặc học, hoặc phi học phi vô học.

Thế nào là học? Là quả Dự lưu hữu vi.

Thế nào là phi học phi vô học? Là quả Dự lưu vô vi.

Hỏi: Những người Nhất lai đã thành tựu pháp học, pháp này thuộc về quả Nhất lai chăng?

Đáp: Hoặc thuộc về, hoặc không thuộc về quả Nhất lai.

Thế nào là thuộc về quả Nhất lai? Quả Nhất lai hữu vi đã đạt được không mất.

Thế nào là không thuộc về quả Nhất lai? Những người Nhất lai đã đạt được căn vô lậu thắng tiến, cùng pháp hữu vi.

Hỏi: Nếu pháp thuộc về quả Nhất lai thì pháp này là pháp học chăng?

Đáp: Hoặc học, hoặc phi học phi vô học.

Thế nào là học? Quả Nhất lai hữu vi.

Thế nào là phi học phi vô học? Quả Nhất lai vô vi.

Hỏi: Những người Bất hoàn đã thành tựu pháp học thì pháp này thuộc về quả Bất hoàn chăng?

Đáp: Hoặc thuộc về, hoặc không thuộc về quả Bất hoàn.

Thế nào là thuộc về quả Bất hoàn? Quả Bất hoàn hữu vi đã đạt được không mất.

Thế nào là không thuộc về quả Bất hoàn? Những người Bất hoàn đã đạt được căn vô lậu thắng tận cùng pháp hữu vi.

Hỏi: Già sử pháp thuộc về quả Bất hoàn thì pháp này là pháp học chăng?

Đáp: Hoặc học, hoặc phi học phi vô học.

Thế nào là học? Quả Bất hoàn hữu vi.

Thế nào là phi học phi vô học? Quả Bất hoàn vô vi.

Hỏi: Các A-la-hán đã thành tựu pháp vô học thì pháp này thuộc về quả A-la-hán chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Già sử pháp thuộc về quả A-la-hán thì pháp này là pháp vô học chăng?

Đáp: Hoặc vô học, hoặc phi học phi vô học.

Thế nào là vô học? Quả A-la-hán hữu vi.

Thế nào là phi học phi vô học? Quả A-la-hán vô vi.

Hỏi: Những người Dự lưu đã thành tựu pháp vô lậu thì pháp này thuộc về quả Dự lưu chăng?

Đáp: Hoặc thuộc về, hoặc không thuộc về.

Thế nào là thuộc về? Quả Dự lưu vô vi-hữu vi đã đạt được không mất.

Thế nào là không thuộc về? Những người Dự lưu đã đạt được căn vô lậu thắng tiến cùng pháp hữu vi, và các kiết trừ hết do họ đã chứng và phi trạch diệt người Dự lưu đã thành tựu.

Hỏi: Già sử pháp thuộc về quả Dự lưu thì pháp này là pháp vô lậu chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Những người Nhất lai đã thành tựu pháp vô lậu, thì pháp này thuộc về quả Nhất lai chăng?

Đáp: Hoặc thuộc về, hoặc không thuộc về.

Thế nào là thuộc về? Quả Nhất lai vô vi-hữu vi, đã đạt được, không mất.

Thế nào là không thuộc về? Những người Nhất lai đã đạt được căn vô lậu thắng tiến cùng các pháp hữu vi, và các kiết trừ hết do họ đã chứng, cùng phi trạch diệt mà người nhất lai đã thành tựu.

Hỏi: Già sử pháp thuộc về quả Nhất lai thì pháp này là pháp vô lậu chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Những người Bất hoàn đã thành tựu pháp vô lậu, thì pháp này thuộc về quả Bất hoàn chăng?

Đáp: Hoặc thuộc về, hoặc không thuộc về.

Thế nào là thuộc về? Quả Bất hoàn vô vi-hữu vi, đã đạt được, không mất.

Thế nào là không thuộc về? Những người Bất hoàn đã đạt được căn vô lậu thắng tiến cùng các pháp hữu vi, các kiết trừ hết do họ đã chứng và phi trạch diệt mà người Bất hoàn đã thành tựu.

Hỏi: Già sử pháp thuộc về quả Bất hoàn thì pháp này là pháp vô lậu chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Các A-la-hán đã thành tựu pháp vô lậu thì pháp này thuộc về quả A-la-hán chăng?

Đáp: Hoặc thuộc về, hoặc không thuộc về.

Thế nào là thuộc về? Quả A-la-hán vô vi-hữu vi đã đạt được không mất.

Thế nào là không thuộc về? Phi trạch diệt mà A-la-hán đã thành tựu.

Hỏi: Già sử pháp thuộc về quả A-la-hán, thì pháp này là pháp vô lậu chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Các pháp mà người Dự lưu thành tựu thì pháp ấy thuộc về quả Dự lưu chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để biện giải:

1. Có pháp do người Dự lưu thành tựu mà không phải thuộc về quả Dự lưu, nghĩa là người Dự lưu đã đạt được căn vô lậu thắng tiến cùng pháp hữu vi, cho đến các kiết trừ hết do người Dự lưu đã chứng, và pháp hữu lậu phi trạch diệt mà ngừơi Dự lưu đã thành tựu.

2. Có pháp thuộc về quả Dự lưu mà không do người Dự lưu thành tựu, nghĩa là quả Dự lưu chưa đạt được đã mất.

3. Có pháp do người Dự lưu thành tựu, cũng thuộc về quả Dự lưu nghĩa là quả Dự lưu đã đạt được không mất.

4. Có pháp không do người Dự lưu thành tựu cũng không thuộc về là quả Dự lưu, nghĩa là trừ các tướng ở trước.

Hỏi: Các pháp do người Nhất lai thành tựu thì pháp ấy thuộc về quả Nhất lai chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để biện giải:

1. Có pháp do người Nhất lai thành tựu mà không thuộc về quả Nhất lai, nghĩa là người Nhất lai đã đạt được căn vô lậu thắng tiến cùng pháp hữu vi, cho đến các kiết trừ hết mà họ đã chứng và pháp hữu lậu phi trạch diệt ma người Nhất lai đã thành tựu.

2. Có pháp thuộc về quả Nhất lai, mà không do người Nhất lai thành tựu, nghĩa là quả Nhất lai chưa đạt được đã mất.

3. Có pháp do người Nhất lai thành tựu, cũng là quả Nhất lai, nghĩa là quả Nhất lai đã đạt được, không mất.

4. Có pháp chẳng phải do người Nhất lai thành tựu cũng chẳng phải thuộc về cuả Nhất lai, nghĩa là trừ tướng ở trước.

Hỏi: Các pháp do người Bất hoàn thành tựu thì pháp ấy thuộc về quả Bất hoàn chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để biện giải:

1. Có pháp do người Bất hoàn thành tựu mà không thuộc về quả Bất hoàn, nghĩa là người Bất hoàn đã đạt được căn vô lậu thắng tiến cùng pháp hữu vi, cho đến kiết trừ hết mà họ đã chứng và pháp hữu lậu phi trạch diệt mà người bất hoàn đã thành tựu.

2. Có pháp là quả Bất hoàn mà do người Bất hoàn thành tựu, nghĩa là quả Bất hoàn chưa đạt được đã mất.

3. Có pháp do người Bất hoàn thành tựu cũng thuộc về quả Bất hoàn, nghĩa là quả Bất hoàn đã đạt được không mất.

4. Có pháp không do người Bất hoàn thành tựu cũng không thuộc về quả Bất hoàn, nghĩa là trừ các tướng ở trước.

Hỏi: Các pháp do người A-la-hán thành tựu thì pháp ấy là quả Ala-hán chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để biện giải:

1. Có pháp do A-la-hán thành tựu mà không thuộc về quả A-lahán, nghĩa là A-la-hán thành tựu pháp hữu lậu phi trạch diệt.

2. Có pháp thuộc về quả A-la-hán mà không phải là A-la-hán thành tựu, nghĩa là quả A-la-hán chưa đạt, đã mất.

3. Có pháp do A-la-hán thành tựu mà cũng thuộc về quả A-la-hán, nghĩa là quả A-la-hán đã đạt được không mất.

4. Có pháp không do người A-la-hán mà thành tựu cũng không thuộc về quả A-la-hán, nghĩa là trừ các tướng ở trước.

Hỏi: Những người ở cõi Dục mất đi và sinh ra, đều thọ nhận dục hữu chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để biện giải:

1. Có người ở cõi Dục mất đi và sinh ra mà không thọ nhận dục hữu, nghĩa là mất đi ở cõi Dục, khởi lên Trung hữu cõi Sắc.

2. Có người thọ nhận dục hữu mà không phải ở cõi Dục mất đi và sinh ra, nghĩa là mất đi ở cõi Sắc, khởi lên Trung hữu cõi Dục.

3. Có người ở cõi Dục mất đi và sinh ra cũng thọ nhận dục hữu, nghĩa là ở cõi dục mất đi, khởi lên Trung hữu và Sinh hữu của cõi Dục.

4. Có người không ở cõi Dục mất đi và sinh ra cũng không thọ nhận dục hữu, nghĩa là mất đi ở cõi Sắc, sinh ra thuộc cõi Vô sắc; ở cõi Vô sắc mất đi, sinh ra ở cõi Vô sắc-Sắc.

Hỏi: Những người ở cõi Sắc mất đi và sinh ra đều thọ nhận sắc hữu chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để biện giải:

1. Có người ở cõi Sắc mất đi và sinh ra mà không thọ nhận sắc hữu, nghĩa là ở cõi Sắc mất đi, khởi lên Trung hữu của cõi Dục.

2. Có người thọ nhận sắc hữu mà không phải ở cõi Sắc mất đi và sinh ra, nghĩa là ở cõi Dục mất đi, khởi lên Trung hữu và Sinh hữu của cõi Sắc.

3. Có người ở cõi Sắc mất đi và sinh ra cũng thọ nhận sắc hữu, nghĩa là ở cõi Sắc mất đi, khởi lên Trung hữu và Sinh hữu của cõi Sắc.

4. Có người không ở tại cõi Sắc mất và đi-sinh ra cũng không thọ nhận sắc hữu, nghĩa là mất đi ở cõi Dục, sinh ra thuộc cõi Dục và ở cõi Vô sắc. Thuộc cõi Vô sắc mất đi và sinh ra ở cõi Vô sắc và cõi Dục.

Hỏi: Những người ở cõi Vô sắc mất đi và sinh ra đều thọ nhận vô sắc hữu chăng?

Đáp: Những người ở cõi Vô sắc mất đi và sinh ra đều thọ nhận vô sắc hữu. Có người thọ nhận vô sắc hữu, nhưng không phải ở cõi Vô sắc mất đi mà sinh ra ở cõi Vô sắc sinh ra. Nghĩa là ở cõi Dục và cõi Sắc mất đi, sinh ra ở cõi Vô sắc.

Hỏi: Những người ở cõi Dục mất đi và sinh ra có bao nhiêu loại?

Đáp: Có bốn, nghĩa là hàng phàm phu, bậc Thánh ở cõi Dục và cõi Sắc.

Hỏi: Những người ở cõi Sắc mất đi và sinh ra có bao nhiêu loại?

Đáp: Có ba, nghĩa là hàng phàm phu ở cõi Dục, hàng phàm phu và bậc Thánh ở cõi Sắc.

Hỏi: Những người ở cõi Vô sắc mất đi và sinh ra có bao nhiêu loại?

Đáp: Có hai, nghĩa là hàng phàm phu, bậc Thánh ở cõi Vô sắc.

Hỏi: Những người không phải ở cõi Dục mất đi và sinh ra đều không họ nhận dục hữu chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để biện giải:

1. Có người không phải ở cõi Dục mất đi và sinh ra không phải là không thọ nhận dục hữu, nghĩa là ở cõi Sắc mất đi, khởi lên Trung hữu cõi Dục.

2. Có người không thọ nhận dục hữu mà không phải là không ở cõi Dục mất đi mà sinh ra, nghĩa là ở cõi Dục mất đi, khởi lên Trung hữu của cõi Sắc.

3. Có người không phải ở cõi Dục mất đi và sinh ra cũng không thọ nhận dục hữu, nghĩa là ở cõi Sắc mất đi, sinh ra ở cõi Sắc và cõi Vô sắc, ở cõi Vô sắc mất đi, sinh ra ở cõi Vô sắc và cõi Sắc.

4. Có người không phải là không ở cõi Dục mất đi và sinh ra cũng không phải là không thọ nhận dục hữu, nghĩa là ở cõi Dục mất đi, khởi lên Trung hữu và Sinh hữu của cõi Dục.

Hỏi: Những người không phải ở cõi Sắc mất đi và sinh ra đều không thọ nhận sắc hữu chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để biện giải:

1. Có người không phải ở cõi Sắc mất đi và sinh ra mà không phải là không thọ nhận sắc hữu, nghĩa là ở cõi Dục mất đi, khởi lên Trung hữu của cõi Sắc.

2. Có người không phải là thọ nhận sắc hữu mà không phải là không ở cõi Sắc mất đi và sinh ra, nghĩa là ở cõi Sắc mất đi, khởi lên Trung hữu của cõi Dục.

3. Có người không phải ở cõi Sắc mất đi và sinh ra cũng không thọ nhận sắc hữu, nghĩa là ở cõi Dục mất đi, sinh ra ở cõi Dục-cõi Vô sắc; ở cõi Vô sắc mất đi, sinh ra ở cõi Vô sắc và cõi Dục.

4. Có người không phải là không ở cõi Sắc mất đi và sinh ra cũng không phải là không thọ nhận sắc hữu, nghĩa là ở cõi Sắc mất đi, khởi lên Trung hữu và Sinh hữu của cõi Sắc.

Hỏi: Những người không phải ở cõi Vô sắc mất đi và sinh ra đều không thọ nhận vô sắc hữu chăng?

Đáp: Những người không phải ở cõi Vô sắc mất đi và sinh ra đều không thọ nhận vô sắc hữu. Có người không thọ nhận vô sắc hữu mà không phải là không ở cõi Vô sắc mất đi, cũng không phải ở cõi Vô sắc sinh ra, nghĩa là ở cõi Vô sắc mất đi, sinh ra ở cõi Dục và cõi Sắc.

Hỏi: Những người không phải ở cõi Dục mất đi và sinh ra có bao nhiêu loại?

Đáp: Có năm, nghĩa là hàng phàm phu ở cõi Dục, hàng phàm phu ở cõi Sắc-Vô sắc, bậc Thánh ở cõi Sắc và Vô sắc.

Hỏi: Những người không phải ở cõi Sắc mất đi và sinh ra có bao nhiêu loại?

Đáp: Có sáu, nghĩa là hàng phàm phu ở ba cõi. Bậc Thánh ở ba cõi.

Hỏi: Những người không phải ở cõi Vô sắc mất đi và sinh ra có bao nhiêu loại?

Đáp: Có bốn, nghĩa là hàng phàm phu ở cõi Dục- cõi Sắc, bậc Thánh ở cõi Dục- cõi Sắc.

Hỏi: Có thể có ngường ở cõi Dục mất đi mà không sinh ở cõi Dục chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là khởi lên Trung hữu của cõi Dục-cõi Sắc, sinh ở cõi Vô sắc, hoặc bát Niết bàn.

Hỏi: Có thể có ngường ở cõi Dục mất đi mà không sinh ở cõi Sắc chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là khởi lên Trung hữu của cõi Dục-cõi Sắc, sinh ở cõi Vô sắc, hoặc bát Niết bàn.

Hỏi: Có thể có ngường ở cõi Dục mất đi mà không sinh ở cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là khởi lên Trung hữu của cõi Dục-cõi Sắc, hoặc bát Niết bàn.

Hỏi: Có thể có ngường ở cõi Sắc mất đi mà không sinh ở cõi Sắc chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là khởi lên Trung hữu của cõi Dục-cõi Sắc, sinh ở cõi Vô sắc, hoặc bát Niết bàn.

Hỏi: Có thể có ngường ở cõi Sắc mất đi mà không sinh thuộc cõi Dục chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là khởi lên Trung hữu của cõi Dục-cõi Sắc, sinh ở cõi Vô sắc, hoặc bát Niết bàn.

Hỏi: Có thể có ngường ở cõi Sắc mất đi mà không sinh ở cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là khởi lên Trung hữu của cõi Dục-cõi Sắc, hoặc bát Niết bàn.

Hỏi: Có thể có ngường ở cõi Vô sắc mất đi mà không sinh ở cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là khởi lên Trung hữu của cõi Dục-cõi Sắc, hoặc bát Niết bàn.

Hỏi: Có thể có ngường ở cõi Vô sắc mất đi mà không sinh ở cõi Dục chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là khởi lên Trung hữu của cõi Dục-cõi Sắc, sinh ở cõi Vô sắc, hoặc bát Niết bàn.

Hỏi: Có thể có ngường ở cõi Vô sắc mất đi mà không sinh ở cõi Sắc chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là khởi lên Trung hữu của cõi Dục-cõi Sắc, sinh ở cõi Vô sắc, hoặc bát Niết bàn.

Hỏi: Những người ở cõi Dục mất đi mà không sinh thuộc cõi Dục, có bao nhiêu loại?

Đáp: Có sáu, nghĩa là hàng phàm phu nơi ba cõi, bậc Thánh ở ba cõi.

Hỏi: Những người ở cõi Dục mất đi mà không sinh ở cõi Sắc, có bao nhiêu loại?

Đáp: Có sáu. Tức hàng phàm phu nơi ba cõi. Bậc Thánh nơi ba cõi.

Hỏi: Những người ở cõi Dục mất đi mà không sinh ở cõi Vô sắc, có bao nhiêu loại?

Đáp: Có bốn. Tức hàng phàm phu ở cõi Dục-cõi Sắc. Bậc Thánh ở cõi Dục-cõi Sắc.

Hỏi: Những người ở cõi Sắc mất đi mà không sinh ở cõi Sắc, có bao nhiêu loại?

Đáp: Có năm, nghĩa là hàng phàm phu thuộc cõi Dục-cõi Sắc vàVô sắc, bậc Thánh ở cõi Sắc-Vô sắc.

Hỏi: Những người ở cõi Sắc mất đi mà không sinh ở cõi Dục, có bao nhiêu loại?

Đáp: Có năm, nghĩa là hàng phàm phu ở cõi Dục-cõi Sắc và Vô sắc, bậc Thánh ở cõi Sắc-Vô sắc.

Hỏi: Những người ở cõi Sắc mất đi mà không sinh thuộc cõi Vô sắc, có bao nhiêu loại?

Đáp: Có ba, nghĩa là phàm phu thuộc cõi Dục, Thánh giả, phàm phu ở cõi Sắc.

Hỏi: Những người ở cõi Vô sắc mất đi mà không sinh ở cõi Vô sắc, có bao nhiêu loại?

Đáp: Có hai, nghĩa là phàm phu thuộc cõi Dục-Sắc.

Hỏi: Những người ở cõi Vô sắc mất đi mà không sinh ở cõi Dục, có bao nhiêu loại?

Đáp: Có bốn, nghĩa là Thánh giả và phàm phu ở cõi Vô sắc, phàm phu ở cõi Dục-Sắc, có bao nhiêu loại?

Hỏi: Có bao nhiêu loại người mất đi ở cõi Vô sắc, không sinh thuộc cõi Sắc?

Đáp: Có bốn, nghĩa là Thánh giả và phàm phu ở cõi Vô sắc, phàm phu ở cõi Dục-Sắc.

Hỏi: Có thể có người ở cõi Dục mất đi mà không sinh ở ba cõi chăng?

Đáp: Có, nghĩa là khởi lên Trung hữu của cõi Dục-Sắc, hoặc bát Niết-bàn.

Hỏi: Có thể có người ở cõi Sắc mất đi mà không sinh ở ba cõi chăng?

Đáp: Có, nghĩa là khởi lên Trung hữu của cõi Dục-Sắc, hoặc bát Niết-bàn.

Hỏi: Có thể có người ở cõi Vô sắc mất đi mà không sinh ở ba cõi chăng?

Đáp: Có, nghĩa là khởi lên Trung hữu của cõi Dục-Sắc, hoặc bát Niết-bàn.

Hỏi: Có bao nhiêu loại người mất ở cõi Dục mà không sinh nơi ba cõi?

Đáp: Có bốn, đó là Thánh giả và phàm phu ở cõi Dục-Sắc.

Hỏi: Có bao nhiêu loại người mất ở cõi Sắc, không sinh ở ba cõi?

Đáp: Có ba, đó là phàm phu ở cõi Dục, Thánh giả mà phàm phu ở cõi Sắc.

Hỏi: Có bao nhiêu loại người mất ở cõi Vô sắc mà không sinh nơi ba cõi?

Đáp: Có hai, đó là phàm phu ở cõi Dục-Sắc.

Hỏi: Có thể có người chưa lìa dục nhiễm mà mạng chung không sinh ở cõi Dục chăng?

Đáp: Có nghĩa là khởi lên Trung hữu của cõi Dục.

Hỏi: Có thể có người chưa lìa sắc nhiễm mà mạng chung không sinh ở cõi Dục-Sắc chăng?

Đáp: Có, nghĩa là khởi lên Trung hữu của cõi Dục-Sắc.

Hỏi: Có thể có người chưa lìa nhiễm vô sắc mà mạng chung không sinh ở ba cõi chăng?

Đáp: Có, nghĩa là khởi lên Trung hữu của cõi Dục-Sắc.

Hỏi: Có bao nhiêu loại người chưa lìa dục nhiễm mà mạng chung không sinh ở cõi Dục?

Đáp: Có hai, đó là Thánh giả và phàm phu ở cõi Dục.

Hỏi: Có bao nhiêu loại người chưa lìa sắc nhiễm mà mạng chung không sinh ở cõi Dục-Sắc?

Đáp: Có bốn, đó là Thánh giả và phàm phu ở cõi Dục-Sắc.

Hỏi: Có bao nhiêu loại chưa lìa vô sắc nhiễm mà mạng chung không sinh nơi ba cõi?

Đáp: Có bốn, đó là hàng phàm phu ở hai cõi Dục-Sắc, bậc Thánh ở hai cõi Dục-Sắc.

Hỏi: Thánh giả và phàm phu ở cõi Dục, có bao nhiêu tùy miên tùy tăng, bao nhiêu kiết trói buộc?

Đáp: Phàm phu có chín mươi tám tùy miên tùy tăng, chín kiết trói buộc. Thánh giả có mười tùy miên tùy tăng, sáu kiết trói buộc.

Hỏi: Thánh giả, phàm phu thuộc cõi Sắc, có bao nhiêu tùy miên tùy tăng, bao nhiêu kiết trói buộc?

Đáp: Phàm phu có sáu mươi hai tùy miên tùy tăng, sáu kiết trói buộc. Thánh giả có sáu tùy miên tùy tăng, ba kiết trói buộc.

Hỏi: Thánh giả, phàm phu thuộc cõi Vô sắc, có bao nhiêu tùy miên tùy tăng, bao nhiêu kiết trói buộc?

Đáp: Phàm phu có ba mươi mốt tùy miên tùy tăng, sáu kiết trói buộc. Thánh giả có ba tùy miên tùy tăng, ba kiết trói buộc.

 

Phẩm 4: BÀN VỀ MƯỜI MÔN

Bốn mươi hai tùy miên tùy tăng,

Hai duyên phát sinh không gián đoạn,

Căn thành tựu không biết tác chứng,

Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Hai mươi hai căn, mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, năm thủ uẩn, sáu giới; pháp hữu sắc-vô sắc; pháp hữu kiến-vô kiến; pháp hữu đối-vô đối; pháp hữu lậu-vô lậu; pháp hữu vi-vô vi; pháp quá khứ-vị lai-hiện tại; pháp thiện-bất thiện, vô ký; pháp hệ thuộc cõi Dục-cõi Sắc-Vô sắc; pháp học-vô học-phi học phi vô học; pháp do kiến mà đoạn, tu mà đoạn, không có đoạn.

Bốn đế, bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc, tám giải thoát, tám thắng xứ, mười biến xứ, tám trí, ba Tam-ma-địa, ba lớp Tam-ma-địa, ba kiết, ba căn bất thiện, ba lậu, bốn bộc lưu, bốn ách, bốn thủ, bốn sự trói buộc của thân, năm cái, năm kiết, năm kiết thuận phần dưới, năm kiết thuận phần trên, năm kiến, sáu ái thân, bảy tùy miên, chín kiết, chín mươi tám tùy miên.

Nhãn căn cho đến tùy miên vô minh thuộc cõi Vô sắc do tu mà đoạn.

Hỏi: Trong chín mươi tám tùy miên, mỗi một tùy miên có bao nhiêu tùy miên tùy tăng?

Đáp: Nhãn căn là biến hành thuộc cõi Dục-Sắc và tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn. Nhĩ-tỷ-thiệt-thân căn cũng vậy. Nữ căn là biến hành thuộc cõi Dục và tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn. Nam căn, khổ căn cũng vậy.

Mạng căn là biến hành của ba cõi và tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn. Năm căn như tín v.v… cũng vậy. Tất cả ý căn tùy miên tùy tăng , xả căn cũng vậy. Lạc căn thuộc cõi Sắc, tất cả biến hành thuộc cõi Dục và tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn.

Hỷ căn thuộc cõi Sắc, tất cả thuộc cõi Dục, trừ vô lậu duyên với nghi, và căn ấy tương ưng với vô minh, còn lại tất cả là tùy miên tùy tăng, ưu căn là tất cả tùy miên tùy tăng thuộc cõi Dục. Ba căn vô lậu không có tùy miên tùy tăng. Nhãn-nhĩ-tỷ-thiệt-thân, sắc, thanh, xúc, nhãn, nhĩ, thân, thức giới là biến hành thuộc cõi Dục-Sắc và tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn. Nhãn-nhĩ-tỷ-thiệt-thân, sắc-thanh-xúc-xứ, sắc uẩn, sắc thủ uẩn-năm giới trước, pháp có sắc, có kiến, có đối cũng vậy. Hương-vị-tỷ-thiệt thức giới là biến hành thuộc cõi Dục, và tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn. Hương-vị xứ cũng vậy. Ý pháp-ý thức giới là tất cả tùy miên tùy tăng, ý pháp xứ-bốn uẩn sau-thức giới bốn thủ uẩn sau, vô sắc-vô kiến-vô đối pháp hữu lậu-hữu vi, pháp quá khứ-vị lai-hiện tại, phi học phi vô học cũng vậy. Pháp vô lậu-vô vi không có tùy miên tùy tăng. Pháp học-vô học và không có đoạn cũng vậy.

Pháp thiện và tu mà đoạn, biến hành thuộc ba cõi và tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn, pháp bất thiện và pháp hệ thuộc cõi Dục, tất cả là tùy miên tùy tăng thuộc cõi Dục, pháp vô ký và tất cả thuộc cõi SắcVô sắc, hai bộ thuộc cõi Dục và biến hành do kiến tập mà đoạn là tùy miên tùy tăng, pháp hệ thuộc cõi Sắc, tất cả tùy miên tùy tăng thuộc cõi Sắc, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, tất cả là tùy miên tùy tăng thuộc cõi Vô sắc.

Pháp do kiến mà đoạn, tất cả là tùy miên tùy tăng do kiến mà đoạn. Tất cả tùy miên tùy tăng của khổ-tập đế-diệt. Đạo đế không có tùy miên tùy tăng. Pháp loại khổ-tập-diệt-đạo trí, ba Tam-ma-địa cũng như vậy. Tất cả là tùy miên tùy tăng thuộc bốn tĩnh lự cõi Sắc, biến hành thuộc bốn vô lượng cõi Sắc, và tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn.

Ba giải thoát trước, tám thắng xứ, tám biến xứ trước, tha tâm trí cũng vậy.

Bốn vô sắc thuộc cõi Vô sắc tất cả là tùy miên tùy tăng, năm giải thoát sau, hai biến xứ sau là biến hành thuộc cõi vô sắc, và tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn.

Trí thế tục, trừ vô lậu duyên với kiến, còn lại tất cả là tùy miên tùy tăng.

Ba lớp Tam-ma-địa là biến hành của ba cõi và tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn.

Kiết hữu thân kiến, tất cả do kiến khổ mà đoạn, và tùy miên tùy tăng, biến hành, do kiến tập mà đoạn kiết hữu thân kiến thuận phần dưới, hữu thân kiến và biên chấp kiến cũng vậy. Kiết giới cấm thủ do kiến khổ mà đoạn tất cả và biến hành do kiến tập mà đoạn, do kiến đạo mà đoạn duyên hữu lậu, tùy miên tùy tăng thuộc giới cấm thủ, và giới cấm thủ.

Thân hệ thuộc-kiết thuận phần dưới, giới cấm thủ cũng vậy. Kiết nghi, do kiến mà đoạn duyên hữu lậu và nghi tương ưng với vô minh duyên vô lậu. Nghi thuộc tùy miên tùy tăng, kiết thuận phần dưới, tùy miên nghi, kiết nghi cũng vậy.

Căn bất thiện tham-giận, duyên hữu lậu tùy miên tùy tăng thuộc cõi Dục, hai thứ trói buộc thân trước, hai cái trước, kiết sân, hai kiết trước thuộc kiết thuận phần dưới, hai tùy miên trước, kiết giận dữ cũng vậy.

Căn bất thiện si thuộc cõi Dục, trừ vô minh duyên vô lậu, còn lại tất cả tùy miên tùy tăng.

Dục lậu thuộc cõi Dục là tất cả tùy miên tùy tăng. Dục bộc lưuách thủ, cái, hôn trầm, thụy miên, trạo cử cũng vậy.

Tất cả tùy miên tùy tăng thuộc cõi Vô sắc, sắc hữu lậu, hữu bộclưu ách, ngã ngữ thủ cũng vậy.

Vô minh lậu trừ vô minh duyên vô lậu , còn lại tất cả tùy miên tùy tăng, ách-bộc lưu vô minh, tùy miên vô minh, kiết vô minh cũng như vậy.

Kiến bộc lựu-ách do kiến mà đoạn duyên hữu lậu, và kiến tương ưng với vô minh duyên vô lậu, tùy miên tùy tăng. Kiến thủ-tà kiến-tùy miên kiến và kiết kiến cũng vậy.

Sự trói buộc do chấp thật có thân này, do kiến mà đoạn, tùy miên, tùy tăng, tùy tăng tùy miên kiến thủ, kiết thủ cũng vậy.

Cái ố tác là biến hành thuộc cõi Dục và kiết ganh tị-kiết keo kiệt thuộc tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn. Mũi-lưỡi xúc chạm sinh ái thân, kiết ganh tị-kiết keo kiệt cũng vậy.

Cái nghi thuộc cõi Dục do kiến mà đoạn duyên hữu lậu, và nghi tương ưng với vô minh duyên vô lậu, tùy miên tùy tăng.

Kiết tham-mạn duyên hữu lậu thuộc ba cõi là tùy miên tùy tăng; ý xúc chạm sinh ra ái thân, tùy miên mạn, kiết ái-mạn cũng vậy.

Tham sắc là biến hành thuộc cõi Sắc và tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn. Tham vô sắc là biến hành thuộc cõi Vô sắc và tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn. Ba kiết thuận phần trên ở phía sau là biến hành thuộc cõi Sắc-Vô sắc, và tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn. Mắt-tai-thân xúc chạm sinh ra ái thân là biến hành thuộc cõi Dục-Sắc, và tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn.

Tùy miên hữu tham là tùy miên tùy tăng duyên hữu lậu thuộc cõi Sắc-vô sắc. Tùy miên thuộc cõi Dục do kiến khổ mà đoạn, tất cả do kiến khổ mà đoạn thuộc cõi Dục và tùy miên tùy tăng của biến hành do kiến tập mà đoạn. Tùy miên thuộc cõi Dục do kiến tập mà đoạn, tất cả do kiến tập mà đoạn thuộc cõi Dục, và tùy miên tùy tăng của biến hành do kiến khổ mà đoạn.

Tùy miên thuộc cõi Dục do kiến diệt mà đoạn, kiến diệt mà đoạn thuộc cõi Dục trừ vô minh bất cộng duyên vô lậu, còn lại tất cả tùy miên tùy tăng và biến hành. Tùy miên thuộc cõi Dục do kiến đạo mà đoạn thuộc cõi Dục, trừ vô minh bất cọng duyên vô lậu, còn lại tất cả tùy miên tùy tăng và biến hành. Tùy miên thuộc cõi Dục do tu mà đoạn. Tất cả do tu mà đoạn thuộc cõi Dục và tùy miên tùy tăng của biến hành.

Năm bộ tùy miên tùy thuộc cõi Sắc-Vô sắc, nói rộng cũng vậy.

Sự sai biệt là nói theo cảnh giới của mình.

Nhãn căn cho đến tùy miên vô minh do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc duyên thức và duyên duyên thức.

Đáp: Nhãn căn duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục-Sắc, biến hành thuộc cõi Vô sắc, và do tu mà đoạn; duyên duyên thức, có bốn bộ thuộc ba cõi. Nhĩ-tỷ-thiệt-thân căn cũng vậy.

Nữ căn duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục, biến hành thuộc cõi Sắc, và do tu mà đoạn; duyên duyên thức, có bốn bộ thuộc cõi Dục, ba bộ thuộc cõi Sắc, biến hành thuộc cõi Vô sắc, và do tu mà đoạn. Nam căn và khổ căn cũng vậy.

Mạng căn duyên thức, có ba bộ thuộc ba cõi; duyên duyên thức, có bốn bộ thuộc ba cõi. Ý căn duyên thức và duyên duyên thức, duyên với hữu vi. Xả căn cũng vậy.

Lạc căn duyên thức, có bốn bộ thuộc cõi Dục, cõi Sắc duyên với hữu vi, hai bộ thuộc cõi Vô sắc, cùng với biến hành; duyên duyên thức, có bốn bộ thuộc cõi Dục-cõi Vô sắc, cõi Sắc duyên với hữu vi.

Hỷ căn duyên thức, có duyên hữu vi thuộc cõi Dục-cõi Sắc, hai bộ thuộc cõi Vô sắc, và biến hành; duyên duyên thức, có duyên hữu vi thuộc cõi Dục-cõi sắc, bốn bộ thuộc cõi Vô sắc.

Ưu căn duyên thức, có duyên hữu lậu thuộc cõi Dục, biến hành thuộc cõi Sắc, và do tu mà đoạn; duyên duyên thức, có duyên hữu vi thuộc cõi Dục, ba bộ thuộc cõi Sắc, biến hành thuộc cõi Vô sắc, và do tu mà đoạn.

Năm căn là tín…, duyên thức và duyên duyên thức, có bốn bộ thuộc ba cõi.

Ba căn vô lậu duyên thức, có hai bộ thuộc ba cõi, cùng với biến hành; duyên duyên thức, có bốn bộ thuộc ba cõi.

Nhãn-nhĩ-tỷ-thiệt-thân-sắc-thanh-xúc giới duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục-cõi Sắc, biến hành thuộc cõi Vô sắc, và do tu mà đoạn; duyên duyên thức, có bốn bộ thuộc ba cõi.

Nhãn-nhĩ-tỷ-thiệt-thân-sắc-thanh-xúc xứ, sắc thủ uẩn, năm giới trước, pháp hữu tiến-hữu đối cũng vậy.

Hương-vị-tỷ-thiệt-thân giới duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục, biến hành thuộc cõi Sắc, cùng với do tu mà đoạn, duyên duyên thức, có bốn bộ thuộc cõi Dục, ba bộ thuộc cõi Sắc, biến hành thuộc cõi Vô sắc, và do tu mà đoạn. Hương-vị xứ cũng vậy.

Nhãn-nhĩ-thân thức giới duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục-cõi Sắc; duyên duyên thức, có bốn bộ thuộc cõi Dục-cõi Sắc, hai bộ thuộc cõi Vô sắc, cùng với biến hành.

Ý giới-ý thức giới, duyên thức và duyên duyên thức, có duyên hữu vi.

Ý xứ, bốn uẩn sau, pháp hữu vi, pháp quá khứ-vị lai-hiện tại cũng vậy.

Pháp giới duyên thức, có tất cả thuộc ba cõi, duyên duyên thức, có duyên hữu vi.

Pháp xứ, pháp vô sắc-vô kiến-vô đối-thiện cũng vậy.

Sắc uẩn duyên thức, có bốn bộ thuộc cõi Dục-cõi Sắc, hai bộ thuộc cõi Vô sắc, và biến hành; duyên duyên thức, có bốn bộ thuộc ba cõi. Pháp hữu sắc cũng vậy.

Bốn thủ uẩn sau duyên thức, có duyên hữu lậu; duyên duyên thức, có duyên hữu vi.

Thức giới, pháp hữu lậu, pháp do kiến mà đoạn cũng vậy.

Pháp vô lậu duyên thức, có ba bộ thuộc ba cõi, cùng với biến hành; duyên duyên thức, có duyên hữu vi. Pháp vô đoạn cũng vậy.

Pháp vô vi duyên thức, có hai bộ thuộc ba cõi, cùng với biến hành, duyên duyên thức, có duyên hữu vi pháp bất thiện duyên thức, có duyên hữu lậu thuộc cõi Dục, biến hành thuộc cõi Sắc, và do tu mà đoạn; duyên duyên thức, có duyên hữu vi thuộc cõi Dục, ba bộ thuộc cõi Sắc, biến hành thuộc cõi vô sắc, và do tu mà đoạn. Pháp hệ thuộc cõi Dục cũng vậy.

Pháp vô ký duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục có duyên hữu lậu thuộc cõi Sắc-vô sắc; duyên duyên thức, có bốn bộ thuộc cõi Dục, có duyên hữu vi thuộc cõi Sắc-vô Sắc.

Pháp hệ thuộc cõi Sắc duyên duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục, có duyên hữu lậu thuộc cõi Sắc, biến hành thuộc cõi Vô sắc, và do tu mà đoạn; duyên duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục, duyên hữu vi thuộc cõi Sắc, bốn bộ thuộc cõi Vô sắc.

Pháp hệ thuộc cõi Vô sắc duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục-cõi Sắc, duyên hữu lậu thuộc cõi vô sắc, duyên duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục, bốn bộ thuộc cõi Sắc, duyên hữu vi thuộc cõi vô sắc.

Pháp học và vô học duyên thức, có hai bộ thuộc ba cõi, cùng với biến hành, duyên duyên thức, có bốn bộ thuộc ba cõi. Pháp phi học phi vô học duyên thức, có bốn bộ thuộc ba cõi, và duyên hữu lậu do kiến đạo mà đoạn; duyên duyên thức, có duyên hữu vi.

Pháp do tu mà đoạn duyên thức, có ba bộ thuộc ba cõi; duyên duyên thức, có bốn bộ thuộc ba cõi. Khổ-tập đế duyên thức, có duyên hữu lậu; duyên duyên thức, có duyên hữu vi.

Thế tục trí cũng vậy.

Diệt đế duyên thức, có hai bộ thuộc ba cõi, cùng với biến hành; duyên duyên thức, có duyên hữu vi. Đạo đế duyên thức, có hai bộ thuộc ba cõi, cùng với biến hành; duyên duyên thức, có bốn bộ thuộc ba cõi. Khổ-tập-diệt-đạo trí, và ba Tam-ma-địa cũng vậy.

Bốn tĩnh lự duyên thức, có bốn bộ thuộc cõi Dục, duyên hữu vi thuộc cõi Sắc, hai bộ thuộc cõi Vô sắc, và biến hành; duyên duyên thức, có bốn bộ thuộc cõi Dục-cõi Sắc, duyên hữu vi thuộc cõi Sắc.

Từ-Bi-Xả vô lượng duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục-cõi Sắc, biến hành thuộc cõi Vô sắc, và do tu mà đoạn, duyên duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục, bốn bộ thuộc cõi Sắc-Vô sắc.

Tịnh giải thoát, bốn thắng xứ sau, tám biến xứ trước cũng như vậy.

Hỷ Vô lượng duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục-cõi Sắc; duyên duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục, bốn bộ thuộc cõi Sắc, hai bộ thuộc cõi Vô sắc, cùng với biến hành.

Hai giải thoát đầu, bốn thắng xứ trước cũng như vậy.

Ba vô sắc trước duyên thức và duyên duyên thức, cùng có ba bộ thuộc cõi Dục, bốn bộ thuộc cõi Sắc, duyên hữu vi thuộc cõi Vô sắc.

Phi tưởng phi phi tưởng xứ duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục-cõi Sắc, duyên hữu lậu thuộc cõi vô sắc; duyên duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục, bốn bộ thuộc cõi Sắc, duyên hữu vi thuộc cõi Vô sắc. không-Thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ-giải thoát duyên thức và duyên duyên thức, cùng có ba bộ thuộc, bốn bộ thuộc cõi Sắc-Vô sắc.

Hai giải thoát sau và hai biến xứ sau duyên thức, có ba bộ thuộc ba cõi, duyên duyên thức; có ba bộ thuộc cõi Dục, bốn bộ thuộc cõi Sắc-vô sắc.

Pháp trí duyên thức, có hai bộ thuộc cõi Dục cùng với biến hành, biến hành thuộc cõi Sắc và do tu mà đoạn; duyên duyên thức, có bốn bộ thuộc cõi Dục, ba bộ thuộc cõi Sắc, biến hành thuộc cõi vô sắc, và do tu mà đoạn.

Loại trí duyên thức, có hai bộ và biến hành thuộc cõi Sắc-Vô sắc, biến hành thuộc cõi Dục và do tu mà đoạn; duyên duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục, bốn bộ thuộc cõi sắc-Vô sắc.

Tha tâm trí duyên thức, có bốn bộ thuộc cõi Dục-cõi Sắc, hai bộ thuộc cõi Vô sắc, cùng với biến hành; duyên duyên thức, có bốn bộ thuộc ba cõi.

Ba lớp Tam-ma-địa duyên thức, có ba bộ thuộc ba cõi; duyên duyên thức, có bốn bộ thuộc ba cõi.

Kiết hữu thân kiến duyên thức, có ba bộ thuộc ba cõi;duyên duyên thức, có bốn bộ ba cõi.

Kiết giới cấm thủ duyên thức, có ba bộ thuộc ba cõi, và duyên hữu lậu do kiến đạo mà đoạn; duyên duyên thức, có bốn bộ thuộc ba cõi.

Giới cấm thủ và giới cấm thủ trói buộc thân, kiết giới cấm thủ thuận phần dưới, giới cấm thủ cũng như vậy.

Kiết nghi duyên thức, duyên với hữu lậu; duyên duyên thức, duyên với hữu vi.

Vô minh lậu-bộc lưu-ách-kiến thủ-chấpp thật có thân này trói buộc thân, kiết tham-mạn, kiết nghi thuận phần dưới, tà kiến-kiến thủ, ý xúc chạm sinh ra ái thân, tùy miên mạn-vô minh-kiến-nghi, kiết áimạn-vô minh-kiến-thủ-nghi cũng như vậy.

Ba căn bất thiện và dục lậu duyên thức, duyên với hữu lậu thuộc cõi Dục, biến hành thuộc cõi sắc và do tu mà đoạn; duyên duyên thức, duyên với hữu vi thuộc cõi Dục, ba bộ thuộc cõi sắc, biến hành và do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc.

Dục bộc lưu-ách-thủ, hai trói buộc thân trước, trừ ra ố tác còn lại các cái, kiết sân giận hai kiết trước trong kiết thuận phần dưới, tùy miên dục tham-sân giận và kiết giận dữ cũng như vậy.

Hữu lậu duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục, duyên hữu lậu thuộc cõi Sắc-Vô sắc; duyên duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục, duyên hữu vi thuộc cõi Sắc-Vô sắc.

Hưu bộc lưu-ách, ngã ngữ thủ, tùy miên hữu tham cũng như vậy.

Cái ố tác duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục, biến hành và do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc, duyên duyên thức, có bốn bộ thuộc cõi Dục, ba bộ thuộc cõi Sắc, biến hành và do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc.

Kiết ganh tỵ-keo kiệt, mũi-lưỡi xúc chạm sinh ra ái thân, kiết ganh tỵ-keo kiệt cũng như vậy.

Kiết tham sắc thuận phần trên duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dụccõi Sắc, biến hành cho đến do tù mà đoạn thuộc cõi Vô sắc; duyên duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục, bốn bộ thuộc cõi Sắc-Vô sắc. Bốn kiết sau trong kiết thuận phần trên duyên thức, có ba bộ thuộc ba cõi; duyên duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục, bốn bộ thuộc cõi Sắc-vô sắc.

Nhãn-nhĩ-thân xúc chạm sinh ra ái thân duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục-cõi sắc; duyên duyên thức, có bốn bộ thuộc cõi Dục-cõi Sắc, biến hành cho đến do tu mà đoạn thuộc cõi vô sắc.

Tùy miên do kiến khổ-tập và tu mà đoạn thuộc cõi Dục duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục, biến hành và do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc; duyên duyên thức, có bốn bộ thuộc cõi Dục, ba bộ thuộc cõi Sắc, biến hành và do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc.

Tùy miên do kiến diệt mà đoạn cõi Dục duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục và duyên hữu lậu do kiến diệt mà đoạn, biến hành và do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc; duyên duyên thức, duyên với hữu vi thuộc cõi Dục, ba bộ thuộc cõi Sắc, biến hành và do tu mà đoạn thuộc cõi vô sắc.

Tùy miên do kiến đạo mà đoạn thuộc cõi Dục, có ba bộ thuộc cõi Dục và duyên hữu lậu do kiến đạo mà đoạn, biến hành và do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc; duyên duyên thức, có bốn bộ thuộc cõi Dục, ba bộ thuộc cõi Sắc, biến hành và do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc.

Tùy miên do kiến khổ-tập và tu mà đoạn thuộc cõi Sắc duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục-Sắc, biến hành và do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc; duyên duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục, bốn bộ thuộc cõi Sắc-Vô sắc.

Tùy miên do kiến diệt mà đoạn thuộc cõi Sắc duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục-Sắc, và duyên hữu lậu do kiến diệt mà đoạn thuộc cõi sắc, biến hành và do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc; duyên duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục, duyên hữu vi thuộc cõi Sắc, bốn bộ thuộc cõi Vô sắc.

Tùy miên do kiến đạo mà đoạn thuộc cõi Sắc duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục-Sắc, và duyên hữu lậu do kiến đạo mà đoạn thuộc cõi sắc, biến hành và do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc; duyên duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục, bốn bộ thuộc cõi Sắc-vô sắc.

Tùy miên do kiến khổ-tập và tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc duyên thức, có ba bộ thuộc ba cõi; duyên duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục, bốn bộ thuộc cõi Sắc-vô sắc.

Tùy miên do kiến diệt mà đoạn thuộc cõi Vô sắc duyên thức, có ba bộ thuộc ba cõi, và duyên hữu lậu do kiến diệt mà đoạn thuộc cõi Vô sắc; duyên duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục, bốn bộ thuộc cõi Sắc, duyên hữu vi thuộc cõi Vô sắc.

Tùy miên do kiến đạo mà đoạn thuộc cõi Vô sắc duyên thức, có ba bộ thuộc ba cõi, và duyên hữu lậu do kiến đạo mà đoạn thuộc cõi Vô sắc; duyên duyên thức, có ba bộ thuộc cõi Dục, có bốn bộ thuộc cõi Sắc-Vô sắc.

******

Hỏi: Ý căn cho đến tùy miên vô minh do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, ở trong mười lăm bộ tâm của ba cõi, mỗi một đẳng vô gián sinh bao nhiêu tâm?

Đáp: Đẳng vô gián thuộc ý căn sinh mười lăm tâm; xả và năm căn như tín v.v… cũng vậy.

Đẳng vô gián thuộc lạc căn sinh mười một tâm. Đẳng vô gián thuộc khổ căn sinh năm tâm; ưu căn cũng thế. Đẳng vô gián thuộc hỷ căn sinh mười tâm. Đẳng vô gián thuộc vị tri căn-đương tri căn không sinh tâm. Đẳng vô gián thuộc dĩ tri căn-cụ tri căn sinh ba tâm. Đẳng vô gián thuộc nhãn-nhĩ-thân, thức giới sinh mười tâm. Đẳng vô gián thuộc tỷ-thiệt thức giới sinh năm tâm; pháp bất thiện cũng như vậy.

Đẳng vô gián thuộc ý pháp, ý thức giới sinh mười lăm tâm. Ý pháp xứ bốn uẩn sau, bốn thủ uẩn sau, thức giới, vô sắc, vô kiến, không có đối, pháp hữu vi-hữu lậu, hiện tại-thiện-vô ký, phi học phi vô học, hệ thuộc ba cõi, pháp do kiến- tu mà đoạn cũng như vậy.

Đẳng vô gián thuộc pháp vô lậu sinh ba tâm; pháp học-vô học, không có đoạn cũng vậy.

Đẳng vô gián thuộc pháp quá khứ sinh hai tâm, pháp vị lai không sinh tâm.

Đẳng vô gián thuộc khổ-tập đế sinh mười lăm tâm. Bốn tĩnh lự, bốn vô sắc, thế tục trí cũng vậy.

Đẳng vô gián thuộc đạo đế sinh ba tâm. Loại, khổ-tập-diệt-đạo trí, ba Tam-ma-địa cũng vậy.

Đẳng vô gián thuộc bốn vô lượng sinh sáu tâm.

Giải thoát thứ nhất-thứ hai-thứ tư-thứ năm, bốn thắng xứ trước, tha tâm trí cũng vậy.

Đẳng vô gián thuộc giải thoát thứ ba-thứ sáu-thứ bảy sinh năm tâm.

Bốn thắng xứ sau, mười biến xứ cũng vậy. Giải thoát thứ tám không sinh tâm.

Đẳng vô gián thuộc pháp trí sinh hai tâm.

Đẳng vô gián thuộc ba kiết sinh mười lăm tâm.

Hữu vô minh lậu, hữu-kiến-vô minh bộc lưu-ách, ba thủ sau, kiết tham, mạn, hai trói buộc thân sau, ba kiết sau trong kiết thuận phần dưới, bốn kiết sau trong kiết thuận phần trên, năm kiến, ý xúc sinh ra ái thân, năm tùy miên sau, sáu kiết như ái… cũng vậy.

Đẳng vô gián thuộc ba căn bất thiện và dục lậu sinh năm tâm. Dục bộc lưu-ách-thủ, thủ, năm cái, hai trói buộc thân trước, kiết giận-kiết ganh tị-kiết keo kiệt, hai kiết trước trong kiết thuận phần dưới, mũi-lưỡi xúc chạm sinh ra ái thân, tùy miên dục tham-giận dữ, kiết ganh tỵ-kiết keo kiệt cũng vậy.

Đẳng vô gián thuộc tham sắc-vô sắc trong năm kiết thuận phần trên sinh hai tâm. Đẳng vô gián thuộc ba kiết sau trong kiết thuận phần trên sinh ba tâm. Mắt-tai-thân chạm xúc sinh ra ái thân cũng vậy.

Đẳng vô gián thuộc ba mươi sáu tùy miên của cõi Dục sinh năm tâm.

Đẳng vô gián thuộc ba mươi mốt tùy miên của cõi Sắc sinh mười tâm.

Đẳng vô gián thuộc ba mươi mốt tùy miên của cõi Vô sắc sinh mười lăm tâm.

Hỏi: Từ nhãn căn cho đến tùy miên vô minh do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, mỗi mỗi tùy miên đã tăng, nên nói có tầm-có tứ, không có tầm-chỉ có tứ, hay không có tầm-không có tứ?

Đáp: Nên nói nhãn căn đã tăng tùy miên có đủ ba. Tai-mũi-lưỡithân mạng- ý lạc-hỷ-năm căn như tín v.v… đã tăng tùy miên cũng vậy.

Nữ căn đã tăng tùy miên có tầm-có tứ. Khổ, ưu, nam căn đã tăng tùy miên cũng vậy.

Nhãn-nhĩ-tỷ-thiệt-thân-sắc-thanh-xúc-ý thức giới đã tăng tùy miên có đủ ba.

Nhãn-nhĩ-tỷ-thiệt-thân-sắc-thanh-xúc-ý-pháp xứ, năm uẩn, năm thủ uẩn, sáu giới hữu sắc-vô sắc- hữu kiến-vô kiến, hữu đối-vô đối, pháp hữu lậu-hữu vi, quá khứ, vị lai-hiện tại, thiện-vô ký, hệ thuộc nơi cõi Sắc, phi học phi vô học, pháp do kiến, tu mà đoạn, tùy miên đã tăng cũng như thế.

Hương-vị-tỷ-thiệt thức giới đã tăng tùy miên có tầm-có tứ. Hươngvị xứ, bất thiện, pháp hệ thuộc cõi Dục đã tăng tùy miên cũng vậy.

Nhãn-nhĩ-thân thức giới đã tăng tùy miên, hoặc có tầm-có tứ, hoặc không có tầm-chỉ có tứ. Pháp hệ thuộc cõi Vô sắc đã tăng tùy miên không có tầm không có tứ. Khổ-tập đế đã tăng tùy miên đủ cả ba.

Bốn vô lượng, giải thoát thứ nhất-thứ hai, bốn thắng xứ trước, tha tâm, thế tục trí, ba lớp Tam-ma-địa, đã tăng tùy miên cũng như vậy.

Sơ tĩnh lự đã tăng tùy miên hoặc có tầm-có tứ, hoặc không có tầmchỉ có tứ. Ba tĩnh lự sau đã tăng tùy miên không có tầm-không có tứ.

Bốn vô sắc, sáu giải thoát sau, bốn thắng xứ sau, mười biến xứ đã tăng tùy miên cũng như vậy.

Ba kiết đã tăng tùy miên đủ cả ba. Hữu vô minh lậu, ba lưu-áchthủ sau, thủ kiết tham-mạn, hai trói buộc nơi thân sau, ba kiết sau trong kiết thuận phần dưới, trừ tham vô sắc còn lại bốn kiết trong kiết thuận phần trên, năm kiến, ái thân thứ sáu, năm tùy miên sau, sáu kiết như ái, đã tăng tùy miên cũng như vậy.

Ba căn bất thiện đã tăng tùy miên có tầm-có tứ. Dục lậu-bộc lưuách-thủ, hai trói buộc thân trước, năm cái, kiết giận-ganh tị-keo kiệt, hai kiết trước trong kiết thuận phần dưới, mũi, lưỡi xúc chạm sinh ra ái thân, tùy miên đầu tiên-thứ hai, kiết giận dữ-kiết ganh tị-kiết keo kiệt đã tăng tùy miên cũng vậy.

Tham vô sắc đã tăng tùy miên không có tầm-không có tứ. nhãnnhĩ-thân xúc chạm sinh ra ái thân đã tăng tùy miên, hoặc có tầm-có tứ, hoặc không có tầm-chỉ có tứ. Ba mươi sáu tùy miên thuộc cõi Dục đã tăng tùy miên có tầm-có tứ. Ba mươi mốt tùy miên thuộc cõi Sắc đã tăng tùy miên đủ cả ba. Ba mươi mốt tùy miên thuộc cõi Vô sắc đã tăng tùy miên không có tầm-không có tứ.

Hỏi: Nhãn căn cho đến tùy miên vô minh do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, một một tùy miên đã tăng, nên nói tương ưng với lạc căn-khổ căn-hỷ căn-ưu căn- xả căn chăng?

Đáp: Nên nói nhãn căn đã tăng tùy miên tương ưng với bốn căn, trừ khổ căn. Nhĩ, tỷ-thiệt-thân-mạng-lạc-xả căn, năm căn như tín v.v…, đã tăng tùy miên cũng vậy.

Nữ căn đã tăng tùy miên tương ưng với ba căn, trừ lạc căn-khổ căn.

Hỷ-ưu-nam căn đã tăng tùy miên cũng như vậy.

Ý căn đã tăng tùy miên tương ưng với năm căn. Khổ căn đã tăng tùy miên tương ưng với bốn căn, trừ lạc căn.

Nhãn-nhĩ-tỷ-thiệt, thân và ý thức giới đã tăng tùy miên tương ưng với bốn căn, trừ khổ căn. Pháp do kiến mà đoạn thuộc nhãn-nhĩ-tỷthiệt, thân xứ đã tăng tùy miên cũng như vậy.

Sắc-thanh-hương-vị-xúc, nhãn-nhĩ-tỷ-thiệt, thân thức, ý-pháp, giới đã tăng tùy miên tương ưng với năm căn. Sắc-thanh-hương-vị-xúc, ý-pháp xứ, năm uẩn, năm thủ uẩn, sáu giới hữu sắc, vô sắc, hữu kiến, vô kiến, hữu đối, vô đối, pháp hữu lậu-hữu vi, pháp quá khứ-vi lai-hiệntại, thiện-bất thiện-vô ký, hệ thuộc nơi cõi Dục, pháp do tu mà đoạn, phi học phi vô học, đã tăng tùy miên cũng như vậy.

Pháp hệ thuộc cõi Sắc đã tăng tùy miên tương ưng với ba căn, trừ khổ căn, ưu căn.

Pháp hệ thuộc cõi Vô sắc đã tăng tùy miên tương ưng với xả căn.

Khổ-tập đế đã tăng tùy miên tương ưng với năm căn. Thế tục trí đã tăng tùy miên cũng vậy.

Sơ tĩnh lự đã tăng tùy miên tương ưng với ba căn, trừ khổ căn-ưu căn. Từ-bi-xả vô lượng , tha tâm trí đã tăng tùy miên cũng vậy.

Tĩnh lự thứ hai đã tăng tùy miên tương ưng với hỷ căn-xả căn.

Hỷ vô lượng, giải thoát đầu tiên, thứ hai, bốn thắng xứ trước đã tăng tùy miên cũng vậy.

Tĩnh lự thứ ba đã tăng tùy miên tương ưng với lạc căn-xả căn. Tĩnh lự thứ tư đã tăng tùy miên tương ưng với xả căn.

Bốn vô sắc, sáu giải thoát sau, bốn thắng xứ sau, mười biến xứ đã tăng tùy miên cũng vậy.

Ba lớp Tam-ma-địa tăng tùy miên được tương ưng với bốn căn, trừ khổ căn. Ba kiết đã tăng tùy miên tương ưng với bốn căn, trừ khổ căn.

Căn bất thiện tham, kiến bộc lưu-ách-thủ, giới cấm thủ, tham dục, giới cấm thủ, và chấp thật có thân này trói buộc thân, cái tham dục, kiết tham-mạn, tham dục-hữu thân kiến-giới cấm thủ, nghi, trong kiết thuận phần dưới, năm kiến, sáu ái thân, tùy miên dục tham-mạn-kiến-nghi, kiết ái-mạn-kiến-thủ-nghi, đã tăng tùy miên cũng vậy.

Căn bất thiện sân đã tăng tùy miên tương ưng với bốn căn, trừ lạc căn.

Cái giận dữ, giận dữ trói buộc thân, kiết giận dữ, kiết giận dữ trong năm kiết thuận phần dưới, tùy miên giận dữ, kiết giận dữ, đã tăng tùy miên cũng vậy.

Căn bất thiện si đã tăng tùy miên tương ưng với năm căn. Dục vô minh lậu-bộc lưu-ách, dục thủ, cái hôn trầm-trạo cử, tùy miên-kiết vô minh, đã tăng tùy miên cũng vậy.

Hữu lậu đã tăng tùy miên tương ưng với ba căn, trừ khổ căn, ưu căn. Hữu lưu-ách dục thủ, ngã ngữ thủ, tham sắc-trạo cử-mạn-vô minh trong kiết thuận phần trên, tùy miên hữu tham, đã tăng tùy miên cũng vậy.

Cái thụy miên, cái ố tác-cái nghi đã tăng tùy miên tương ưng với ba căn, trừ lạc căn-khổ căn.

Kiết ganh tị-keo kiệt và kiết ganh tị-keo kiệt trong chín kiết đã tăng tùy miên cũng vậy.

Tham vô sắc đã tăng tùy miên tương ưng với xả căn, cõi Dục do kiến mà đoạn tất cả và tùy miên mạn do tu mà đoạn, đã tăng tùy miên tương ưng với ba căn, trừ lạc căn, khổ căn.

Tùy miên tham do tu mà đoạn thuộc cõi Dục đã tăng tùy miên tương ưng với bốn căn, trừ khổ căn.

Tùy miên giận do tu mà đoạn thuộc cõi Dục đã tăng tùy miên tương ưng với bốn căn, trừ lạc căn. Tùy miên vô minh do tu mà đoạn thuộc cõi Dục đã tăng tùy miên tương ưng với năm căn.

Ba mươi mốt tùy miên thuộc cõi Sắc đã tăng tùy miên tương ưng với ba căn, trừ khổ căn-ưu căn.

Ba mươi mốt tùy miên thuộc cõi Vô sắc đã tăng tùy miên tương ưng với xả căn.

Hỏi: Nhãn căn cho đến tùy miên vô minh do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, loại nào thành tựu, loại nào không thành tựu?

Đáp: Nhãn căn thuộc cõi Sắc và cõi Dục đã được không mất thì thành tựu, thuộc cõi Vô sắc và cõi Dục chưa được đã mất thì không thành tựu. Nhĩ, tỷ-thiệt căn cũng vậy.

Thân căn thuộc cõi Dục-Sắc thì thành tựu, thuộc cõi Vô sắc thì không thành tựu.

Nữ, nam căn thuộc cõi Dục đã được không mất thì thành tựu, thuộc cõi Sắc-vô sắc và cõi Dục chưa được đã mất thì không thành tựu. Mạngý-xả căn thì tất cả hữu tình đều thành tựu.

Lạc căn, từ cõi Biến tịnh trở xuống và Thánh giả sinh cõi trên thì thành tựu, phàm phu sinh cõi trên thì không thành tựu.

Khổ căn thuộc cõi Dục thì thành tựu, thuộc cõi Sắc-Vô sắc thì không thành tựu.

Hỷ căn từ cõi Cực quang tịnh trở xuống và Thánh giả sinh cõi trên thì thành tựu, phàm phu sinh cõi trên thì không thành tựu.

Ưu căn chưa lìa dục nhiễm thì thành tựu, đã lìa dục nhiễm thì không thành tựu. Năm căn như tín v.v…, không đoạn căn thiện thì thành tựu, đã đoạn căn thiện thì không thành tựu.

Ba căn vô lậu đã được không mất thì thành tựu, chưa được đã mất thì không thành tựu.

Nhãn-nhĩ-tỷ-thiệt, giới cõi Sắc và cõi Dục đã được không mất thì thành tựu. Cõi Vô sắc và cõi Dục chưa được đã mất thì không thành tựu. Nhãn-nhĩ-tỷ-thiệt-xứ cũng vậy.

Thân-sắc-thanh-xúc giới, thuộc cõi Dục-Sắc thì thành tựu, thuộc cõi Vô sắc thì không thành tựu.

Thân-sắc-thanh-xúc xứ sắc thủ uẩn, năm giới trước, pháp hữu kiến-hữu đối, pháp hệ thuộc cõi Dục-Sắc cũng vậy. Hương-vị- tỷ-thiệt thức giới thuộc cõi Dục thì thành tựu, cõi Sắc-Vô sắc thì không thành tựu; hương-vị xứ cũng vậy. Nhãn-nhĩ-thân thức giới, từ cõi Phạm thế trở xuống và sinh cõi trên ba tĩnh lự hiện ở trước mắt mắt thì thành tựu, không hiện ở trước mắt mắt và thuộc cõi Vô sắc thì không thành tựu.

Ý-pháp-ý thức giới thuộc tất cả hữu tình đều thành tựu. Ý-pháp xứ, bốn uẩn sau, bốn thủ uẩn, thức giới vô sắc-vô kiến-vô đối, pháp hữu lậu-vô lậu-hữu vi-vô vi, pháp quá khứ-vi lai-hiện-tại, vô ký-pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, phi học phi vô học, pháp do tu mà đoạn-không có đoạn cũng vậy.

Sắc uẩn thuộc cõi Dục-Sắc và Thánh giả thuộc cõi Vô sắc thì thành tựu, phàm phu thuộc cõi Vô sắc thì không thành tựu. Pháp hữu sắc cũng vậy.

Pháp thiện không đoạn căn thiện thì thành tựu, đã đoạn căn thiện thì không thành tựu. Pháp bất thiện chưa lìa dục nhiễm thì thành tựu, đã lìa dục nhiễm thì không thành tựu.

Pháp học-vô học đã được không mất thì thành tựu, chưa được đã mất thì không thành tựu.

Pháp do kiến đoạn, đạo loại trí chưa sinh thì thành tựu, đã sinh thì không thành tựu.

Khổ-tập đế thì tất cả hữu tình đều thành tựu; Phi tưởng phi phi tưởng xứ và thế tục trí cũng vậy.

Diệt đế đã được không mất thì thành tựu, chưa được đã mất thì không thành tựu.

Bốn vô lượng, tám giải thoát, tám thắng xứ, mười biến xứ, tha tâm trí cũng như vậy.

Đạo đế đã được thì thành tựu, chưa được thì không thành tựu. Pháp-loại-khổ-tập-diệt-đạo trí, ba Tam-ma-địa, ba lớp Tam-ma-địa cũng vậy.

Sơ tĩnh lự từ cõi Phạm thế trở xuống và Thánh giả sinh cõi trên thì thành tựu, phàm phu sinh cõi trên thì không thành tựu.

Tĩnh lự thứ hai từ cõi Cực quang tịnh trở xuống và Thánh giả sinh cõi trên thì thành tựu, phàm phu sinh cõi trên thì không thành tựu.

Tĩnh lự thứ ba từ cõi Biến tịnh trở xuống và Thánh giả sinh cõi trên thì thành tựu, phàm phu sinh cõi trên thì không thành tựu.

Tĩnh lự thứ tư từ cõi Quảng quả trở xuống và Thánh giả sinh cõi trên thì thành tựu, phàm phu sinh cõi trên thì không thành tựu.

Không vô biên xứ từ Không vô biên xứ trở xuống và Thánh giả sinh cõi trên thì thành tựu, phàm phu sinh cõi trên thì không thành tựu.

Thức vô biên xứ từ Thức vô biên xứ trở xuống và Thánh giả sinh cõi trên thì thành tựu, phàm phu sinh cõi trên thì không thành tựu.

Vô sở hữu xứ từ Vô sở hữu xứ trở xuống và Thánh giả sinh cõi trên thì thành tựu, phàm phu sinh cõi trên thì không thành tựu.

Kiết hữu thân kiến, khổ loại trí chưa sinh thì thành tựu, đã sinh thì không thành tựu.

Hữu thân kiến trong kiết thuận phần dưới, hữu thân kiến-biên chấp kiến cũng vậy.

Kiết giới cấm thủ-kiết nghi, đạo loại trí chưa sinh thì thành tựu, đã sinh thì không thành tựu.

Kiến, bộc lưu-ách-thủ, giới cấm thủ, hai trói buộc thân sau trong bốn giới cấm thủ-nghi trong kiết thuận phần dưới, ba kiến sau, tùy miên kiến, nghi, kiết kiến-thủ-nghi cũng vậy.

Ba căn bất thiện chưa lìa dục nhiễm thì thành tựu, đã lìa dục nhiễm thì không thành tựu.

Dục lậu-bộc lưu-ách-thủ, hai trói buộc thân trước trong bốn, bốn cái trước, kiết giận-ganh tị-keo kiệt, hai kiết trước trong kiết thuận phần dưới, mũi-lưỡi-xúc chạm, sinh ra ái thân, tùy miên dục tham-giận dữ, kiết giận dữ-ganh tị-keo kiệt cũng vậy.

Có vô minh lậu chưa lìa vô sắc nhiễm thì thành tựu, đã lìa vô sắc nhiễm thì không thành tựu.

Hữu-vô minh bộc lưu-ách, ngã ngữ thủ, kiết tham, mạn, bốn kiết sau trong kiết thuận phần trên, ý xúc sinh ái thân, tùy miên hữu thammạn-vô minh, kiết vô minh, ái, mạn cũng vậy.

Cái nghi chưa lìa dục nhiễm, phàm phu và Thánh giả chưa lìa dục nhiễm, đạo pháp trí chưa sinh thì thành tựu. Thánh giả và phàm phu đã lìa dục nhiễm và Thánh giả chưa lìa dục nhiễm, đạo pháp trí đã sinh thì không thành tựu.

Tham sắc trong kiết thuận phần trên chưa lìa sắc nhiễm thì thành tựu, đã lìa sắc nhiễm thì không thành tựu.

Nhãn-nhĩ-thân xúc chạm đã sinh ái thân chưa lìa nhiễm thuộc cõi Phạm thế thì thành tựu, đã lìa nhiễm nơi cõi Phạm thế thì không thành tựu.

Tùy miên do kiến khổ mà đoạn thuộc cõi Dục, phàm phu chưa lìa dục nhiễm và Thánh giả chưa lìa dục nhiễm, khổ pháp trí chưa sinh thì thành tựu. Thánh giả- phàm phu đã lìa dục nhiễm và Thánh giả chưa lìa dục nhiễm, khổ pháp trí đã sinh thì không thành tựu.

Tùy miên do kiến tập mà đoạn thuộc cõi Dục, phàm phu chưa lìa dục nhiễm và Thánh giả chưa lìa dục nhiễm, tập pháp trí chưa sinh thì thành tựu. Thánh giả-phàm phu đã lìa dục nhiễm và Thánh giả chưa lìa dục nhiễm, tập pháp trí đã sinh thì không thành tựu.

Tùy miên do kiến diệt mà đoạn thuộc cõi Dục, phàm phu chưa lìa dục nhiễm và Thánh giả chưa lìa dục nhiễm, diệt pháp trí chưa sinh thì thành tựu, Thánh giả-phàm phu đã lìa dục nhiễm và Thánh giả chưa lìa dục nhiễm, diệt pháp trí đã sinh thì không thành tựu.

Tùy miên do kiến đạo mà đoạn thuộc cõi Dục, phàm phu chưa lìa dục nhiễm và Thánh giả chưa lìa dục nhiễm, đạo pháp trí chưa sinh thì thành tựu. Thánh giả-phàm phu đã lìa dục nhiễm và Thánh giả chưa lìa dục nhiễm, đạo pháp trí đã sinh thì không thành tựu.

Tùy miên do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, phàm phu chưa lìa dục nhiễm thì thành tựu, đã lìa dục nhiễm thì không thành tựu.

Tùy miên do kiến khổ mà đoạn thuộc cõi Sắc, phàm phu chưa lìa sắc nhiễm và Thánh giả chưa lìa sắc nhiễm, khổ trí chưa sinh thì thành tựu, Thánh giả-phàm phu đã lìa sắc nhiễm và Thánh giả chưa lìa sắc nhiễm, khổ loại trí đã sinh thì không thành tựu.

Tùy miên do kiến tập mà đoạn thuộc cõi Sắc, phàm phu chưa lìa sắc nhiễm và Thánh giả chưa lìa sắc nhiễm, tập loại trí chưa sinh thì thành tựu. Thánh giả-phàm phu đã lìa sắc nhiễm và Thánh giả chưa lìa sắc nhiễm, tập loại trí đã sinh thì không thành tựu.

Tùy miên do kiến diệt mà đoạn thuộc cõi Sắc, phàm phu chưa lìa sắc nhiễm và Thánh giả chưa lìa sắc nhiễm, diệt loại trí chưa sinh thì thành tựu. Thánh giả-phàm phu đã lìa sắc nhiễm và Thánh giả chưa lìa sắc nhiễm, diệt loại trí đã sinh thì thành tựu.

Tùy miên do kiến đạo mà đoạn thuộc cõi Sắc, phàm phu chưa lìa sắc nhiễm và Thánh giả chưa lìa sắc nhiễm, đạo loại trí chưa sinh thì thành tựu, Thánh giả-phàm phu đã lìa sắc nhiễm và Thánh giả chưa lìa sắc nhiễm, đạo loại trí đã sinh thì không thành tựu.

Tùy miên do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc, chưa lìa sắc nhiễm thì thành tựu, đã lìa sắc nhiễm thì không thành tựu.

Tùy miên, do kiến mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, khổ loại trí chưa sinh thì thành tựu, đã sinh thì không thành tựu.

Tùy miên, do kiến tập mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, tập loại trí chưa sinh thì thành tựu, đã sinh thì không thành tựu.

Tùy miên, do kiến diệt mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, diệt loại trí chưa sinh thì thành tựu, đã sinh thì không thành tựu.

Tùy miên do kiến đạo mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, đạo loại trí chưa sinh thì thành tựu, đã sinh thì không thành tựu.

Tùy miên do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc chưa lìa vô sắc nhiễm thì thành tựu, đã lìa vô sắc nhiễm thì không thành tựu.

Hỏi: Nhãn căn cho đến tùy miên vô minh do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, lúc tất cả được biết khắp, ở trong chín mươi tám tùy miên, có bao nhiêu tùy miên được biết khắp? Ở trong chín kiết, có bao nhiêu kiết hết?

Đáp: Khi nhãn căn được biết khắp thì ái sắc hết, phàm phu có ba mươi mốt tùy miên, được biết khắp không có kiết hết. Thánh giả có ba tùy miên được biết khắp, không có kiết hết. Nhĩ-tỷ-thiệt thân căn cũng vậy. Nữ, nam căn khi được biết khắp thì ái dục hết.

Phàm phu có ba mươi sáu tùy miên được biết khắp, ba kiết hết. Thánh giả có bốn tùy miên được biết khắp, ba kiết hết. Khổ, ưu căn cũng vậy.

Mạng căn khi được biết khắp thì ái vô sắc hết, ba tùy miên được biết khắp thì ba kiết hết. Ý-xa và năm căn như tín v.v… cũng vậy.

Lạc căn khi được biết khắp thì ái thuộc cõi Biến tịnh hết, tức lạc căn được biết khắp, không có kiết hết.

Hỷ căn khi được biết khắp thì ái thuộc cõi Cực quang tịnh hết, tức là hỷ căn được biết khắp, không có kiết hết.

Nhãn-nhĩ-tỷ-thiệt-thân-sắc-thanh-xúc giới khi được biết khắp thì ái sắc hết. phàm phu có ba mươi mốt tùy miên được biết khắp, không có kiết hết. Thánh giả có ba tùy miên được biết khắp, không có kiết hết.

Nhãn-nhĩ-tỷ-thiệt, thân, sắc, thanh, xúc xứ, sắc uẩn, sắc thủ uẩn, năm giới trước hữu sắc-hữu kiến, pháp hữu đối, pháp hệ thuộc cõi Sắc, cũng vậy.

Hương-vị-tỷ-thiệt thức giới, khi được biết khắp thì ái dục hết.

Phàm phu có ba mươi sáu tùy miên được biết khắp, ba kiết hết. Thánh giả có bốn tùy miên được biết khắp, ba kiết hết. Hương-vị xứ , bất thiện, pháp hệ thuộc thuộc cõi Dục cũng vậy.

Nhãn-nhĩ-thân thức giới khi được biết khắp thì ái cõi Phạm thế hết, tức là nhãn-nhĩ-thân thức giới được biết khắp, không có kiết hết.

Ý-pháp-ý thức giới khi được biết khắp, thì ái vô sắc hết; ba tùy miên được biết khắp, ba kiết hết. Ý-pháp xứ, bốn uẩn sau, bốn thủ uẩn-thức giới, vô sắc-vô kiến-vô đối, pháp hữu lậu-hữu vi, quá khứ-vi lai-hiện tại, thiện, vô ký, pháp hệ thuộc cõi Sắc pháp, phi học phi vô học, pháp do tu mà đoạn cũng vậy. Pháp do kiến mà đoạn khi được biết khắp, người chưa lìa ái sắc, đạo loại trí hiện ở trước mắt mắt, mười bốn tùy miên được biết khắp, ba kiết hết. Người đã lìa ái sắc, đạo loại trí hiện ở trước mắt mắt, bảy tùy miên được biết khắp, ba kiết hết. Khổ-tập đế khi được biết khắp thì ái vô sắc hết, ba tùy miên được biết khắp, ba kiết hết. Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hai giải thoát sau, thế tục trí , ba lớp Tam-ma-địa cũng vậy.

Sơ tĩnh lự khi được biết khắp thì ái thuộc cõi Phạm thế hết, tức là sơ tĩnh lự được biết khắp, không có kiết hết.

Tĩnh lự thứ hai khi được biết khắp thì ái cõi Cực quang tịnh hết, tức là tĩnh lự thứ hai được biết khắp, không có kiết hết.

Hỷ vô lượng , giải thoát đầu tiên-thứ hai, bốn thắng xứ trước cũng vậy.

Tĩnh lự thứ ba khi được biết khắp thì ái cõi Biến tịnh hết, tức là tĩnh lự thứ ba được biết khắp không có kiết hết.

Tĩnh lự thứ tư khi được biết khắp thì ái sắc hết.

Phàm phu có ba mươi mốt tùy miên được biết khắp, không có kiết hết, Thánh giả có ba tùy miên được biết khắp, không có kiết hết. Ba vô lượng, tịnh giải thoát, bốn thắng xứ sau, tám biến xứ trước, tha tâm trí cũng vậy.

Không vô biên xứ khi được biết khắp thì ái của Không vô biên xứ hết, tức Không vô biên xứ được biết khắp, không có kiết hết. Không vô biên xứ, giải thoát biến xứ cũng vậy.

Thức vô biên xứ khi được biết khắp thì ái. Thức vô biên xứ hết, tức là Thức vô biên xứ được biết khắp, không có kiết hết. Thức vô biên xứ, giải thoát biến xứ cũng vậy.

Vô sở hữu xứ khi được biết khắp thì ái của Vô sở hữu xứ hết, tức là Vô sở hữu xứ được biết khắp, không có kiết hết. Vô sở hữu xứ giải thoát cũng vậy.

Kiết thân kiến khi được biết khắp, khổ loại trí hiện ở trước mắt, người chưa lìa sắc nhiễm, có mười tám tùy miên được biết khắp, không có kiết hết. Người đã lìa sắc nhiễm có chín tùy miên được biết khắp, không có kiết hết.

Kiết hữu thân kiến trong kiết thuận phần dưới, hữu thân kiến-biên chấp kiến cũng vậy.

Kiết giới cấm thủ, kiết nghi khi được biết khắp, đạo loại trí hiện ở trước mắt, người chưa lìa sắc nhiễm, có mười bốn tùy miên được biết khắp, ba kiết hết. Người đã lìa sắc nhiễm, có bảy tùy miên được biết khắp, ba kiết hết. Kiến bộc lưu-ách-thủ, giới cấm thủ hai thứ sau trong bốn trói buộc, hai kiết sau trong kiết thuận phần dưới, ba kiến sau, tùy miên kiến-nghi, liết kiến-thủ nghi cũng vậy.

Ba căn bất thiện và dục lậu khi được biết khắp thì ái dục hết, phàm phu có ba mươi sáu tùy miên được biết khắp, ba kiết hết. Thánh giả có bốn tùy miên được biết khắp, ba kiết hết.

Dục bộc lưu-ách-thủ, hai thứ trước trong bốn trói buộc thân, bốn cái trước, kiết giận-ganh tị-keo kiệt, hai kiết trước trong kiết thuận phần dưới, mũi-lưỡi xúc chạm sinh ra ái thân, tùy miên tham dục-giận dữ, kiết giận-ganh tị-keo kiệt cũng vậy.

Hữu lậu, vô minh lậu khi được biết khắp thì ái vô sắc hết, ba tùy miên được biết khắp, ba kiết hết. Hữu-vô minh bộc lưu-ách, ngã ngữ thủ, kiết tham-mạn, bốn kiết sau trong kiết thuận phần trên, ý xúc sinh ra ái thân, tùy miên hữu tham-mạn-vô minh, kiết vô minh-ái-mạn cũng vậy.

Cái nghi khi được biết khắp thì ái dục của phàm phu hết, ba mươi sáu tùy miên được biết khắp, ba kiết hết. Thánh giả lúc đạo pháp trí hiện ở trước mắt, tám tùy miên được biết khắp, không có kiết hết. Khi tham sắc được biết khắp thì ái sắc hết, phàm phu có ba mươi mốt tùy miên được biết khắp, không có kiết hết. Thánh giả có ba tùy miên được biết khắp, không có kiết hết.

Mắt-tai-thân xúc chạm sinh ra ái thân khi được biết khắp thì ái cõi Phạm thế hết, tức là ba ái thân được biết khắp, không có kiết hết.

Tùy miên do kiến khổ mà đoạn thuộc cõi Dục, khi được biết khắp thì ái dục của phàm phu hết, ba mươi sáu tùy miên thuộc cõi Dục được biết khắp, ba kiết hết. Thánh giả lúc khổ pháp trí hiện ở trước mắt, mười tùy miên được biết khắp, không có kiết hết.

Tùy miên do kiến tập mà đoạn thuộc cõi Dục, khi được biết khắp thì ái dục của phàm phu hết, ba mươi sáu tùy miên được biết khắp, ba kiết hết. Thánh giả lúc tập trí hiện ở trước mắt, bảy tùy miên được biết khắp, không có kiết hết.

Tùy miên do kiến diệt mà đoạn thuộc cõi Dục, khi được biết khắp thì ái dục của phàm phu hết, ba mươi sáu tùy miên được biết khắp, ba kiết hết. Thánh giải lúc diệt pháp trí hiện ở trước mắt, bảy tùy miên được biết khắp, không có kiết hết.

Tùy miên do kiến đạo mà đoạn thuộc cõi Dục, khi được biết khắp thì ái dục của phàm phu hết, ba mươi sáu tùy miên được biết khắp, ba kiết hết. Thánh giải lúc đạo pháp trí hiện ở trước mắt, tám tùy miên được biết khắp, không có kiết hết.

Tùy miên do tu mà đoạn thuộc cõi Dục khi được biết khắp thì thí ái dục của phàm phu hết, ba mươi sáu tùy miên được biết khắp, ba kiết hết; Thánh giải có bốn tùy miên được biết khắp, ba kiết hết.

Tùy miên do kiến khổ mà đoạn thuộc cõi Sắc khi được biết khắp thì ái sắc của phàm phu hết, ba mươi mốt tùy miên được biết khắp, không có kiết hết. Thánh giải lúc khổ loại trí hiện ở trước mắt.

Mười tám tùy miên được biết khắp, không có kiết hết.

Tùy miên do kiến tập mà đoạn thuộc cõi Sắc khi được biết khắp thì ái sắc của phàm phu hết, ba mươi mốt tùy miên được biết khắp, không có kiết hết. Thánh giải lúc tập loại trí hiện ở trước mắt, mười tám tùy miên được biết khắp, không có kiết hết.

Tùy miên do kiến diệt mà đoạn thuộc cõi Sắc khi được biết khắp thì ái sắc của phàm phu hết, ba mươi mốt tùy miên được biết khắp, không có kiết hết. Thánh giải lúc diệt loại trí hiện ở trước mắt, mười hai tùy miên được biết khắp, không có kiết hết.

Tùy miên do kiến đạo mà đoạn thuộc cõi Sắc, khi được biết khắp thì ái sắc của phàm phu hết, ba mươi mốt tùy miên được biết khắp, không có kiết hết. Thánh giải lúc đạo loại trí hiện ở trước mắt, mười bốn tùy miên được biết khắp, ba kiết hết.

Tùy miên do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc khi được biết khắp thì ái sắc của phàm phu hết, có ba mươi mốt tùy miên được biết khắp, không có kiết hết. Thánh giải có ba tùy miên được biết khắp, không có kiết hết.

Tùy miên do kiến khổ mà đoạn thuộc cõi Vô sắc khi được biết khắp, khổ loại trí hiện ở trước mắt, người chưa lìa sắc nhiễm, có mười tám tùy miên được biết khắp, không có kiết hết; người đã lìa sắc nhiễm, có chín tùy miên được biết khắp, không có kiết hết.

Tùy miên do kiến tập mà đoạn thuộc cõi Vô sắc khi được biết khắp, tập loại trí hiện ở trước mắt, người chưa lìa sắc nhiễm, có mười hai tùy miên được biết khắp, không có kiết hết; người đã lìa sắc nhễim, có sáu tùy miên được biết khắp, không có kiết hết.

Tùy miên do kiến diệt mà đoạn thuộc cõi Vô sắc khi được biết khắp, diệt loại trí hiện ở trước mắt, người chưa lìa sắc nhiễm có mười hai tùy miên được biết khắp, không có kiết hết.

Người đã lìa sắc nhiễm có sáu tùy miên được biết khắp, không có kiết hết.

Tùy miên do kiến đạo mà đoạn thuộc cõi Vô sắc khi được biết khắp, đạo loại trí hiện ở trước mắt, người chưa lìa sắc nhiễm, có mười bốn tùy miên được biết khắp, ba kiết hết; người đã lìa sắc nhiễm, có bảy tùy miên được biết khắp, ba kiết hết.

Tùy miên do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, khi được biết khắp thì ái vô sắc hết; ba tùy miên được biết khắp, ba kiết hết.

Hỏi: Nhãn căn cho đến tùy miên vô minh do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, khi tất cả diệt tác chứng, ở trong chín mươi tám tùy miên, có bao nhiêu tùy miên diệt tác chứng? Ở trong chín kiết, có bao nhiêu kiết hết?

Đáp: Khi nhãn căn diệt tác chứng, thì ái sắc hết. Phàm phu có ba mươi mốt tùy miên diệt tác chứng, không có kiết hết. Thánh giả có ba tùy miên diệt tác chứng, không có kiết hết. Đến A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết. Nhĩ-tỷ-thiệt, thân căn cũng như vậy.

Khi nữ, nam căn diệt tác chứng thì ái dục hết. Phàm phu có ba mươi sáu tùy miên diệt tác chứng, ba kiết hết. Thánh giả được quả Bất hoàn có chín mươi hai tùy miên diệt tác chứng, sáu kiết hết. Đến A-lahán có chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết. Khổ cănưu căn cũng vậy.

Khi mạng căn diệt tác chứng, được quả A-la-hán, chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết. Ý, xả và năm căn như tín v.v… cũng vậy. Khi lạc căn diệt tác chứng, ái biến tịnh hết, tức là lạc căn diệt tác chứng, không có kiết hết. Đến A-la-hán, có chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết. Lúc hỷ căn diệt tác chứng, ái thuộc cõi Cực quang tịnh hết, tức là hỷ căn diệt tác chứng, không có kiết hết. Đến quả A-la-hán, có chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết.

Nhãn-nhĩ-tỷ-thiệt-thân-sắc-thanh-xúc giới, khi diệt tác chứng thì ái sắc hết. Phàm phu có ba mươi mốt tùy miên diệt tác chứng, không có kiết hết. Thánh giải có ba tùy miên diệt tác chứng, không có kiết hết. Đến A-la-hán, có chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng chín kiết hết. Nhãn-nhĩ-tỷ-thiệt-thân-sắc-thanh-xúc-xứ, sắc uẩn, sắc thủ uẩn, năm giới trước, pháp hữu sắc-hữu kiến-hữu đối, pháp hệ thuộc nơi cõi Sắc cũng vậy.

Hương, vị, tỷ-thiệt thức giới, khi diệt tác chứng thì ái dục hết.

Phàm phu có ba mươi sáu tùy miên diệt tác chứng, ba kiết hết. Thánh giả được quả Bất hoàn, có chín mươi hai tùy miên diệt tác chứng, sáu kiết hết. Đến A-la-hán, có chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết.

Hương-vị xứ, pháp bất thiện, pháp hệ thuộc nơi cõi Dục cũng vậy.

Nhãn-nhĩ-thân thức giới khi diệt tác chứng, ái của cõi Phạm thế hết, tức là ba giới diệt tác chứng, không có kiết hết. Đến A-la-hán, có chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết.

Ý-pháp-ý thức giới khi diệt tác chứng, được quả A-la-hán, có chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết. Ý-pháp xứ, bốn uẩn sau, bốn thủ uẩn, thức giới, vô sắc-vô kiến-vô đối, pháp hữu lậu-hữu vi, quá khứ-vi lai-hiện tại, thiện-vô ký-pháp phi học phi vô học, hệ thuộc nơi cõi Vô sắc, pháp do tu mà đoạn cũng vậy. Pháp do kiến đoạn khi diệt tác chứng được quả Dự lưu, có tám mươi chín tùy miên diệt tác chứng, ba kiết hết. Đến quả Nhất lai cũng vậy. Đến quả Bất hoàn, có chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, sáu kiết hết. Đến quả A-la-hán, chín mươi hai tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết. Lúc khổ-tập-diệt tác chứng, được quả A-la-hán, chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết. Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hai giải thoát sau, thế tục trí, ba lớp Tam-ma-địa cũng vậy.

Lúc sơ tĩnh lự diệt tác chứng, ái thuộc cõi Phạm thế hết, tức là sơ tĩnh lự diệt tác chứng, không có kiết hết. Đến A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết.

Khi tĩnh lự thứ hai diệt tác chứng, ái thuộc cõi Cực quang tịnh hết, là tức tĩnh lự thứ hai diệt tác chứng, không có kiết hết. Đến A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết.

Hỷ vô lượng , giải thoát đầu tiên-thứ hai, bốn thắng xứ trước cũng vậy.

Tĩnh lự thứ ba khi diệt tác chứng, ái thuộc cõi Biến tịnh hết, tức là tĩnh lự thứ ba, diệt tác chứng, không có kiết hết. Đến A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết.

Khi tĩnh lự thứ tư diệt tác chứng, ái sắc hết. Phàm phu có ba mươi mốt tùy miên diệt tác chứng, không có kiết hết. Thánh giả có ba tùy miên diệt tác chứng, không có kiết hết. Đến A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết.

Ba vô lượng, tịnh giải thoát, bốn thắng xứ sau, tám biến xứ trước, tha tâm trí cũng vậy.

Không vô biên xứ khi diệt tác chứng, ái thuộc Không vô biên xứ hết, tức là diệt tác chứng kia không có kiết hết. Đến A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên, diệt tác chứng, chín kiết hết. Không vô biên xứ, giải thoát biến xứ cũng vậy.

Thức vô biên xứ khi diệt tác chứng, ái thuộc thức vô biên xứ hết, tức là diệt tác chứng kia không có kiết hết. Đến A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết. Thức vô biên xứ, giải thoát biến xứ cũng vậy. Vô sở hữu xứ khi diệt tác chứng, ái thuộc Vô sở hữu xứ hết, tức là diệt tác chứng kia không có kiết hết. Đến A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết. Vô sở hữu xứ giải thoát cũng vậy.

Kiết hữu thân kiến khi diệt tác chứng, khổ loại trí hiện ở trước mắt, có mười tám tùy miên diệt tác chứng, không có kiết hết. Đến quả Dự lưu, có tám mươi tám tùy miên diệt tác chứng, ba kiết hết. Đến quả Nhất lai cũng vậy. Đến quả Bất hoàn có chín mươi hai tùy miên diệt tác chứng, sáu kiết hết. Đến quả A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết.

Hữu thân kiến trong kiết thuận phần dưới, hữu thân kiến-biên chấp kiến cũng vậy.

Kiết nghi-giới cấm thủ khi diệt tác chứng được quả Dự lưu, có tám mươi tám tùy miên diệt tác chứng, ba kiết hết. Đến quả Nhất lai cũng vậy.

Khi đến quả Bất hoàn, có chín mươi hai tùy miên diệt tác chứng, sáu kiết hết. Đến quả A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết.

Kiến bộc lưu-ách-thủ, giới cấm thủ, giới cấm thủ hai thứ sau trong bốn trói buộc thân, giới cấm thủ-nghi trong kiết thuận phần dưới, ba kiến sau, tùy miên nghi-kiến, kiết kiến-thủ-nghi cũng vậy.

Ba căn bất thiện và dục lậu khi diệt tác chứng, ái dục phàm phu hết, có ba mươi sáu tùy miên diệt tác chứng, ba kiết hết, Thánh giả được quả Bất hoàn có chín mươi hai tùy miên diệt tác chứng, sáu kiết hết.

Đến A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết. Dục bộc lưu-ách-thủ hai thứ trước trong bốn trói buộc thân, kiết giận dữ-ganh tị-keo kiệt, bốn cái trước, hai kiết trước trong kiết thuận phần dưới, mũi-lưỡi xúc chạm sinh ra ái thân, tùy miên tham dục-giận dữ, kiết giận dữ-ganh tị-keo kiệt cũng vậy.

Hữu lậu-vô minh lậu khi diệt tác chứng, được quả A-la-hán, chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết. Hữu-vô minh bộc lưuách, ngã ngữ thủ, kiết tham, mạn, bốn kiết sau trong kiết thuận phần trên, ý xúc sinh ra ái thân, tùy miên vô minh-hữu tham-mạn-kiết vô minh ái, mạn cũng vậy. Khi cái nghi diệt tác chứng, thì ái dục của phàm phu hết có, ba mươi sáu tùy miên diệt tác chứng, ba kiết hết. Thánh giải lúc đạo pháp trí hiện ở trước mắt, có tám tùy miên diệt tác chứng, không có kiết hết. Đến quả Dự lưu, có tám mươi tám tùy miên diệt tác chứng, ba kiết hết. Đến quả Nhất lai cũng vậy.

Đến quả Bất hoàn, có chín mươi hai tùy miên diệt tác chứng, sáu kiết hết.

Đến quả A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết.

Khi tham sắc diệt tác chứng thì ái sắc hết. Phàm phu có ba mươi mốt tùy miên diệt tác chứng, không có kiết hết. Thánh giải với ba tùy miên diệt tác chứng, không có kiết hết.

Đến quả A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết. Mắt-tai-thân xúc chạm sinh ra ái thân, khi diệt tác chứng, ái thuộc cõi Phạm thế hết, tức thì ba ái thân diệt tác chứng không có kiết.

Đến quả A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết. Tùy miên do kiến khổ mà đoạn thuộc cõi Dục khi diệt tác chứng, ái dục của phàm phu hết, ba mươi sáu tùy miên diệt tác chứng, ba kiết hết. Thánh giải lúc khổ pháp trí hiện ở trước mắt có mười tùy miên diệt tác chứng, không có kiết hết.

Đến quả Dự lưu có tám mươi tám tùy miên diệt tác chứng, ba kiết hết. Đến quả Nhất lai cũng vậy.

Đến quả Bất hoàn có chín mươi hai tùy miên diệt tác chứng, sáu kiết hết.

Đến quả A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết.

Tùy miên do kiến tập mà đoạn thuộc cõi Dục, khi diệt tác chứng thì ái dục của phàm phu hết, có ba mươi sáu tùy miên diệt tác chứng, ba kiết hết. Thánh giải lúc tập pháp trí hiện ở trước mắt, có bảy tùy miên diệt tác chứng, không có kiết hết.

Đến quả Dự lưu có tám mươi tám tùy miên diệt tác chứng, ba kiết hết. Đến quả Nhất lai cũng vậy.

Đến quả Bất hoàn có chín mươi hai tùy miên diệt tác chứng, sáu kiết hết.

Đến quả A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết tập.

Tùy miên là đối tượng mà đoạn của kiến diệt nơi do kiến diệt mà đoạn thuộc cõi Dục, khi diệt tác chứng, ái dục của phàm phu hết, có ba mươi sáu tùy miên diệt tác chứng, ba kiết hết. Thánh giả lúc diệt pháp trí hiện ở trước mắt. Bảy tùy miên diệt tác chứng, không có kiết hết.

Đến quả Dự lưu với tám mươi tám tùy miên diệt tác chứng, ba kiết hết. Đến quả Nhất lai cũng vậy.

Đến quả Bất hoàn với chín mươi hai tùy miên diệt tác chứng, sáu kiết hết.

Đến quả A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết.

Tùy miên do kiến đạo mà đoạn thuộc cõi Dục khi diệt tác chứng, ái dục của phàm phu hết có, ba mươi sáu tùy miên diệt tác chứng, ba kiết hết. Thánh giải lúc đạo pháp trí hiện ở trước mắt, có tám tùy miên diệt tác chứng, không có kiết hết.

Đến quả Dự lưu có tám mươi tám tùy miên diệt tác chứng, ba kiết hết. Đến quả Nhất lai cũng vậy.

Đến quả Bất hoàn có chín mươi hai tùy miên diệt tác chứng, sáu kiết hết.

Đến quả A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết.

Tùy miên do tu mà đoạn thuộc cõi Dục khi diệt tác chứng, ái dục của phàm phu hết, có ba mươi sáu tùy miên diệt tác chứng, ba kiết hết. Thánh giả được quả Bất hoàn, có chín mươi hai tùy miên diệt tác chứng, sáu kiết hết.

Đến quả A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết.

Tùy miên do kiến khổ mà đoạn thuộc cõi Sắc, khi diệt tác chứng, ái sắc của phàm phu hết, có ba mươi mốt tùy miên diệt tác chứng, không có kiết hết. Thánh giải lúc khổ loại trí hiện ở trước mắt, có mười tám tùy miên diệt tác chứng, không có kiết hết.

Đến quả Dự lưu có tám mươi tám tùy miên diệt tác chứng, ba kiết hết.

Đến quả Nhất lai cũng vậy.

Đến quả Bất hoàn có chín mươi hai tùy miên diệt tác chứng, sáu kiết hết.

Đến A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết.

Tùy miên do kiến tập mà đoạn thuộc cõi Sắc khi diệt tác chứng, ái sắc của phàm phu hết, có ba mươi mốt tùy miên diệt tác chứng, không có kiết hết, Thánh giải lúc tập loại trí hiện ở trước mắt, có mười hai tùy miên diệt tác chứng, không có kiết hết.

Đến quả Dự lưu với tám mươi tám diệt tác chứng, ba kiết hết.

Đến quả Nhất lai cũng vậy.

Đến quả Bất hoàn có chín mươi hai tùy miên diệt tác chứng, sáu kiết hết.

Đến quả A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết.

Tùy miên do kiến diệt mà đoạn thuộc cõi Sắc, khi diệt tác chứng, ái sắc của phàm phu hết, có ba mươi mốt tùy miên diệt tác chứng, không có kiết hết. Thánh giải lúc diệt loại trí hiện ở trước mắt, có mười hai tùy miên diệt tác chứng, không có kiết hết.

Đến quả Dự lưu có tám mươi tám tùy miên diệt tác chứng, ba kiết hết. Đến quả Nhất lai cũng vậy.

Đến quả Bất hoàn có chín mươi hai tùy miên diệt tác chứng, sáu kiết hết.

Đến quả A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết.

Tùy miên do kiến đạo mà đoạn thuộc cõi Sắc, khi diệt tác chứng, ái sắc của phàm phu hết, có ba mươi mốt tùy miên diệt tác chứng, không có kiết hết. Thánh giả được quả Dự lưu, có tám mươi tám tùy miên diệt tác chứng, ba kiết hết. Đến quả Nhất lai cũng vậy.

Đến quả Bất hoàn có chín mươi hai tùy miên diệt tác chứng, sáu kiết hết.

Đến quả A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết.

Tùy miên do tu mà đoạn nơi cõi Sắc khi diệt tác chứng, ái sắc hết. Phàm phu có ba mươi mốt tùy miên diệt tác chứng, không có kiết hết. Thánh giải có ba tùy miên diệt tác chứng, không có kiết hết.

Đến quả A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết.

Tùy miên do kiến khổ mà đoạn thuộc cõi Vô sắc khi diệt tác chứng, khổ loại trí hiện ở trước mắt, có mười tám tùy miên diệt tác chứng, không có kiết hết.

Đến quả Dự lưu với tám mươi tám tùy miên diệt tác chứng, ba kiết hết. Đến quả Nhất lai cũng vậy. Đến quả Bất hoàn, có chín mươi hai tùy miên diệt tác chứng, sáu kiết hết.

Đến quả A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết.

Tùy miên do kiến tập mà đoạn thuộc cõi Vô sắc khi diệt tác chứng, tập loại trí hiện ở trước mắt, có mười hai tùy miên diệt tác chứng, không có kiết hết.

Đến quả Dự lưu với tám mươi tám tùy miên diệt tác chứng, ba kiết hết. Đến quả Nhất lai cũng vậy.

Đến quả Bất hoàn có chín mươi hai tùy miên diệt tác chứng, sáu kiết hết.

Đến quả A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết.

Tùy miên do kiến diệt mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, khi diệt tác chứng thì diệt loại trí hiện ở trước mắt, có mười hai tùy miên diệt tác chứng, không có kiết hết.

Đến quả Dự lưu có tám mươi tám tùy miên diệt tác chứng, ba kiết hết. Đến quả Nhất lai cũng vậy.

Đến quả Bất hoàn có chín mươi hai tùy miên diệt tác chứng, sáu kiết hết.

Đến quả A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết.

Tùy miên do kiến đạo mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, khi diệt tác chứng được quả Dự lưu, có tám mươi tám tùy miên diệt tác chứng, ba kiết hết. Đến quả Nhất lai cũng vậy.

Đến quả Bất hoàn có chín mươi hai tùy miên diệt tác chứng, sáu kiết hết.

Đến quả A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết.

Tùy miên do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc khi diệt tác chứng, được quả A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết hết.