LUẬN A TỲ ĐẠT MA PHÁT TRÍ
Hán dịch: Tác giả: Tôn giả Ca Đa Diễn Ni Tử
Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng

 

Chương 6: CĂN UẨN

Phẩm 1: BÀN VỀ CĂN

Căn-học và thiện đều có ba,

Dị thục ba loại-đoạn do sáu,

Kiến-phi kiến-hữu tầm-vô tầm…,

Thọ tương ưng hệ thuộc giới-xứ…,

Nhân duyên có bốn phàm và Thánh,

Uẩn thâu nhiếp bảy, thâu nhiếp ba,

Làm duyên sinh có bao nhiêu duyên,

Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Hai mươi hai căn: Nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, nữ căn, nam căn, mạng căn, ý căn, lạc căn-khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn, tín căn-tinh tiến căn, niệm căn, định căn, tuệ căn, vị tri đương tri căn, dĩ tri căn, cụ tri căn.

Hỏi: Hai mươi hai căn này có bao nhiêu học, bao nhiêu vô học mà bao nhiêu phi học phi vô học?

Đáp: Hai học, một vô học mà mười phi học phi vô học mà chín cần phân biệt: Nghĩa là ý căn, hoặc học, hoặc vô học mà hoặc phi học phi vô học.

Thế nào là học? Nghĩa là tác ý học tương ưng với ý căn.

Thế nào là vô học? Nghĩa là tác ý vô học tương ưng với ý căn.

Thế nào là phi học phi vô học? Nghĩa là tác ý hữu lậu tương ưng với ý căn.

Như ý căn, lạc căn, hỷ căn, xả căn, tín căn-tinh tiến căn, niệm căn, định căn, tuệ căn cũng như vậy.

Hỏi: Các căn học mà các căn đó là căn của người học chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có căn học mà căn đó không phải là căn của người học, nghĩa là căn học mà người học không thành tựu.

2. Có căn là căn của người học, căn ấy không phải học, nghĩa là căn phi học phi vô học mà người học đã thành tựu.

3. Có căn học mà căn đó cũng là căn của người học, nghĩa là căn học mà người học đã thành tựu.

4. Có căn không phải là học mà căn ấy cũng không phải là căn của người học, nghĩa là căn vô học và căn phi học phi vô học mà người học không thành tựu.

Hỏi: Các căn vô học đó là căn của người vô học chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có căn vô học mà căn đó không phải là căn của người vô học mà nghĩa là căn vô học mà người vô học không thành tựu.

2. Có căn là căn của người vô học mà căn ấy không phải là vô học mà nghĩa là với căn phi học phi vô học mà người vô học đã thành tựu.

3. Có căn vô học mà căn đó cũng là căn của người vô học mà nghĩa là căn vô học mà người vô học đã thành tựu.

4. Có căn không phải là vô học mà căn ấy cũng không phải là căn của người vô học mà nghĩa là căn học và căn phi học phi vô học mà người vô học không thành tựu.

Hỏi: Các căn phi học phi vô học mà căn đó là căn của người phi học phi vô học chăng?

Đáp: Các căn của người phi học phi vô học thì căn đó là phi học phi vô học. Có căn phi học phi vô học mà căn đó không phải là căn của người phi học vô học, nghĩa là căn phi học phi vô học mà người phi học phi vô học không thành tựu.

Hỏi: Hai mươi hai căn này có bao nhiêu thiện, bao nhiêu bất thiện, bao nhiêu vô ký?

Đáp: Có tám thiện, tám vô ký, sáu cần phân biệt. Nghĩa là ý căn, hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký.

Thế nào là thiện? Nghĩa là tác ý thiện tương ưng với ý căn.

Thế nào là bất thiện? Nghĩa là tác ý bất thiện tương ưng với ý căn.

Thế nào là vô ký? Nghĩa là tác ý vô ký tương ưng với ý căn.

Như ý căn; lạc căn-khổ căn, hỷ căn, xả căn cũng như vậy.

Ưu căn hoặc thiện, hoặc bất thiện.

Thế nào là thiện? Nghĩa là tác ý thiện tương ưng với ưu căn.

Thế nào là bất thiện? Nghĩa là tác ý bất thiện tương ưng với ưu căn.

Hỏi: Hai mươi hai căn này bao nhiêu có dị thục, bao nhiêu không có dị thục?

Đáp: Một có dị thục, mười một không có dị thục, mười cần phân biệt. Nghĩa là ý căn, hoặc có dị thục, hoặc không có dị thục.

Thế nào là có dị thục? Nghĩa là ý căn hữu lậu thiện-bất thiện.

Thế nào là không có dị thục? Nghĩa là ý căn vô lậu, vô ký.

Như ý căn, lạc căn, hỷ căn, xả căn cũng như vậy.

Khổ căn hoặc có dị thục, hoặc không có dị thục.

Thế nào là có dị thục? Nghĩa là khổ căn thiện-bất thiện.

Thế nào là không có dị thục? Nghĩa là khổ căn vô ký.

Tín căn-tinh tiến căn-niệm căn-định căn-tuệ căn, hoặc có dị thục, hoặc không có dị thục.

Thế nào là có dị thục? Nghĩa là năm căn hữu lậu.

Thế nào là không có dị thục? Nghĩa là năm căn vô lậu.

Hỏi: Hai mươi hai căn này, có bao nhiêu kiến sở đoạn bao nhiêu tu đoạn, bao nhiêu không đoạn?

Đáp: Chín tu sở đoạn, ba không đoạn, mười cần phân biệt: Nghĩa là ý căn, hoặc do kiến sở đoạn, hoặc tu sở đoạn, hoặc không đoạn.

Thế nào là do kiến mà đoạn? Nghĩa là ý căn tùy tín-tùy pháp hành, do hiện quán biên nhẫn mà đoạn. Sự việc này là thế nào? Nghĩa là tám mươi tám tùy miên tương ưng với ý căn do kiến mà đoạn.

Thế nào là do tu mà đoạn? Nghĩa là ý căn học kiến tích do tu mà đoạn. Sự việc này là thế nào? Nghĩa là mười tùy miên tương ưng với ý căn do tu mà đoạn và ý căn hữu lậu không ô nhiễm.

Thế nào là không đoạn? Nghĩa là ý căn vô lậu. Như ý căn; xả căn cũng như vậy.

Lạc căn hoặc do kiến mà đoạn, hoặc do tu mà đoạn, hoặc không đoạn.

Thế nào là do kiến mà đoạn? Nghĩa là lạc căn của tùy tín-tùy pháp hành, do hiện quán biên nhẫn mà đoạn. Sự việc này là thế nào? Nghĩa là hai mươi tám tùy miên tương ưng với lạc căn do kiến mà đoạn.

Thế nào là do tu mà đoạn? Nghĩa là lạc căn học kiến tích do tu mà đoạn. Sự việc này là thế nào? Nghĩa là năm tùy miên tương ưng với lạc căn do tu mà đoạn và lạc căn hữu lậu không ô nhiễm.

Thế nào là không đoạn? Nghĩa là lạc căn vô lậu.

Hỷ căn hoặc do kiến mà đoạn, hoặc do tu mà đoạn, hoặc không đoạn.

Thế nào là do kiến mà đoạn? Nghĩa là hỷ căn của tùy tín-tùy pháp hành, di hiện quán biên nhẫn mà đoạn. Sự việc này là thế nào? Nghĩa là năm mươi hai tùy miên do kiến mà đoạn tương ưng với hỷ căn.

Thế nào là do tu mà đoạn? Nghĩa là hỷ căn học kiến tích do tu mà đoạn. Sự việc này là thế nào? Nghĩa là sáu tùy miên tương ưng với hỷ căn do tu mà đoạn và hỷ căn hữu lậu không ô nhiễm.

Thế nào là không đoạn? Nghĩa là hỷ căn vô lậu.

Ưu căn hoặc do kiến mà đoạn, hoặc do tu mà đoạn.

Thế nào là do kiến mà đoạn? Nghĩa là ưu căn tùy tín-tùy pháp hành, do hiện quán biên nhẫn mà đoạn. Sự việc này là thế nào? Nghĩa là mười sáu tùy miên do kiến mà đoạn tương ưng với ưu căn.

Thế nào là do tu mà đoạn? Nghĩa là học kiến tích của ưu căn do tu mà đoạn. Sự việc này là thế nào? Nghĩa là hai tùy miên do tu mà đoạn, tương ưng với ưu căn và ưu căn không ô nhiễm.

Tín căn-tinh tiến căn, niệm căn, định căn, tuệ căn, hoặc do tu mà đoạn, hoặc không đoạn.

Thế nào là do tu mà đoạn? Nghĩa là năm căn hữu lậu.

Thế nào là không đoạn? Nghĩa là năm căn vô lậu.

Hỏi: Hai mươi hai căn này có bao nhiêu do kiến khổ mà đoạn, bao nhiêu do kiến tập mà đoạn, bao nhiêu do kiến diệt mà đoạn, bao nhiêu kiến đạo mà đoạn, bao nhiêu do tu mà đoạn, bao nhiêu không đoạn?

Đáp: Chín do tu mà đoạn, ba không đoạn, mười cần phân biệt: Nghĩa là ý căn, hoặc do kiến khổ mà đoạn, hoặc do kiến tập mà đoạn, hoặc do kiến diệt mà đoạn, hoặc do kiến đạo mà đoạn, hoặc do tu mà đoạn, hoặc không đoạn.

Thế nào là do kiến khổ mà đoạn? Nghĩa là ý căn tùy tín-tùy pháp hành, do khổ hiện quán biên nhẫn mà đoạn. Sự việc này là thế nào? Nghĩa là hai mươi tám tùy miên tương ưng với ý căn do kiến khổ mà đoạn.

Thế nào là do kiến tập mà đoạn? Nghĩa là ý căn tùy tín-tùy pháp hành, tập hiện quán biên nhẫn mà đoạn. Sự việc này là thế nào? Nghĩa là mười chín tùy miên tương ưng với ý căn do kiến tập mà đoạn.

Thế nào là do kiến diệt mà đoạn? Nghĩa là ý căn tùy tín-tùy pháp hành, diệt hiện quán biên nhẫn mà đoạn. Sự việc này là thế nào? Nghĩa là mười chín tùy miên tương ưng với ý căn do kiến đạo mà đoạn.

Thế nào là do kiến đạo mà đoạn? Nghĩa là ý căn tùy tín-tùy pháp hành, đạo hiện quán biên do nhẫn đoạn. Sự việc này là thế nào? Nghĩa là hai mươi hai tùy miên đối tượng đoạn của kiến đạo, tương ưng với ý căn.

Thế nào là do tu mà đoạn? Nghĩa là ý căn học kiến tích do tu mà đoạn. Sự việc này là thế nào? Nghĩa là mười tùy miên tương ưng với ý căn do tu mà đoạn và ý căn hữu lậu không ô nhiễm.

Thế nào là không đoạn? Nghĩa là ý căn vô lậu.

Như ý căn; xả căn cũng như vậy.

Lạc căn hoặc do kiến khổ mà đoạn, hoặc do kiến tập mà đoạn, hoặc do kiến diệt mà đoạn, hoặc do kiến đạo mà đoạn, hoặc do tu mà đoạn, hoặc không đoạn.

Thế nào là do kiến khổ mà đoạn? Nghĩa là lạc căn tùy tín-tùy pháp hành, do khổ hiện quán biên nhẫn mà đoạn. Sự việc này là thế nào?

Nghĩa là chín tùy miên tương ưng với lạc căn do kiến khổ mà đoạn.

Thế nào là do kiến tập mà đoạn? Nghĩa là lạc căn của tùy tíntùy pháp hành, do tập hiện quán biên nhẫn mà đoạn. Sự việc này là thế nào? Nghĩa là sáu tùy miên tương ưng với lạc căn do kiến tập mà đoạn.

Thế nào là do kiến diệt mà đoạn? Nghĩa là lạc căn của tùy tín-tùy pháp hành, diệt hiện quán biên nhẫn mà đoạn. Sự việc này là thế nào? Nghĩa là sáu tùy miên tương ưng với lạc căn do kiến diệt mà đoạn.

Thế nào là do kiến đạo mà đoạn? Nghĩa là lạc căn của tùy tín-tùy pháp hành, đạo hiện quán biên nhẫn mà đoạn. Sự việc này là thế nào? Nghĩa là bảy tùy miên tương ưng với lạc căn do kiến đạo mà đoạn.

Thế nào là do tu mà đoạn? Nghĩa là lạc căn học kiến tích do tu mà đoạn. Sự việc này là thế nào? Nghĩa là năm tùy miên tương ưng với lạc căn do tu mà đoạn căn và lạc căn hữu lậu không ô nhiễm.

Thế nào là không đoạn? Nghĩa là lạc căn vô lậu.

Hỷ căn hoặc do kiến khổ mà đoạn, hoặc do kiến tập mà đoạn, hoặc do kiến diệt mà đoạn, hoặc do kiến đạo mà đoạn, hoặc do tu mà đoạn, hoặc không đoạn.

Thế nào là do kiến khổ mà đoạn? Nghĩa là hỷ căn của tùy tín-tùy pháp hành, do khổ hiện quán biên nhẫn mà đoạn. Sự việc này là thế nào? Nghĩa là mười bảy tùy miên tương ưng với hỷ căn do kiến khổ mà đoạn.

Thế nào là do kiến tập mà đoạn? Nghĩa là hỷ căn của tùy tín-tùy pháp hành, do tập hiện quán biên nhẫn mà đoạn. Sự việc này là thế nào? Nghĩa là mười một tùy miên tương ưng với hỷ căn do kiến tập mà đoạn.

Thế nào là do kiến diệt mà đoạn? Nghĩa là hỷ căn của tùy tín-tùy pháp hành, do diệt hiện quán nhẫn mà đoạn. Sự việc này là thế nào? Nghĩa là mười một tùy miên tương ưng với hỷ căn do kiến diệt mà đoạn.

Thế nào là do kiến đạo mà đoạn? Nghĩa là hỷ căn tùy tín-tùy pháp hành, do đạo hiện quán nhẫn mà đoạn. Sự việc này là thế nào? Nghĩa là mười ba tùy miên do kiến đạo mà đoạn, tương ưng với hỷ căn.

Thế nào là do tu mà đoạn? Nghĩa là hỷ căn học kiến tích do tu mà đoạn. Sự việc này là thế nào? Nghĩa là sáu tùy miên tương ưng với hỷ căn do tu mà đoạn và hỷ căn hữu lậu không ô nhiễm.

Thế nào là không đoạn? Nghĩa là hỷ căn vô lậu.

Ưu căn hoặc do kiến khổ mà đoạn, hoặc do kiến tập mà đoạn, hoặc do kiến diệt mà đoạn, hoặc do kiến đạo mà đoạn, hoặc do tu mà đoạn.

Thế nào là do kiến khổ mà đoạn? Nghĩa là ưu căn tùy tín-tùy pháp hành, do khổ hiện quán nhẫn mà đoạn. Sự việc này là thế nào? Nghĩa là bốn tùy miên, tương ưng với ưu căn do kiến khổ mà đoạn.

Thế nào là do kiến tập mà đoạn? Nghĩa là ưu căn của tùy tín-tùy pháp hành, do tập quán biên nhẫn mà đoạn. Sự việc này là thế nào? Nghĩa là bốn tùy miên do kiến tập mà đoạn, tương ưng với ưu căn.

Thế nào là do kiến diệt mà đoạn? Nghĩa là ưu căn tùy tín-tùy pháp hành, do diệt hiện quán nhẫn mà đoạn. Sự việc này là thế nào? Nghĩa là bốn tùy miên tương ưng với ưu căn do kiến diệt mà đoạn.

Thế nào là do kiến đạo mà đoạn? Nghĩa là ưu căn của tùy tín-tùy pháp hành, do đạo hiện quán nhẫn mà đoạn. Sự việc này là thế nào? Nghĩa là bốn tùy miêm, tương ưng với ưu căn do kiến đạo mà đoạn.

Thế nào là do tu mà đoạn? Nghĩa là ưu căn học kiến tích do tu mà đoạn. Sự việc này là thế nào? Nghĩa là hai tùy miên tương ưng với ưu căn do tu mà đoạn và ưu căn không ô nhiễm.

Tín căn-tinh tiến căn-niệm căn-định căn-tuệ căn, hoặc do tu mà đoạn, hoặc không đoạn.

Thế nào là do tu mà đoạn? Nghĩa là năm căn hữu lậu.

Thế nào là không đoạn? Nghĩa là năm căn vô lậu.

Hỏi: Hai mươi hai căn này có bao nhiêu kiến, bao nhiêu phi kiến?

Đáp: Một kiến, mười bảy phi kiến, bốn cần phân biệt: Nghĩa là tuệ căn hoặc do kiến, hoặc phi kiến.

Thế nào là kiến? Nghĩa là tận trí-vô sinh trí không thâu nhiếp ý thức tương ưng với tuệ căn.

Thế nào là phi kiến? Nghĩa là tuệ căn khác.

Vị tri-đương tri căn hoặc là kiến, hoặc phi kiến.

Thế nào là kiến? Nghĩa là vị tri-đương tri căn thâu nhiếp tuệ căn.

Thế nào là phi kiến? Nghĩa là vị tri-đương tri căn thâu nhiếp các căn khác. Như vị tri-đương tri căn dĩ tri căn cũng như vậy.

Cụ tri căn hoặc do kiến, hoặc phi kiến.

Thế nào là kiến? Nghĩa là tận trí-vô sinh trí, không thâu nhiếp cụ tri căn mà thâu nhiếp tuệ căn.

Thế nào là phi kiến? Nghĩa là cụ tri căn thâu nhiếp các căn khác.

Hỏi: Hai mươi hai căn này, bao nhiêu có tầm-có tứ; bao nhiêu không có tầm-có tứ; bao nhiêu không có tầm-không có tứ?

Đáp: Hai có tầm-có tứ; tám không có tầm-không có tứ; mười hai cần phân biệt: Ý căn hoặc có tầm-có tứ; hoặc không có tầm, chỉ có tứ; hoặc không có tầm-không có tứ.

Thế nào là có tầm-có tứ? Nghĩa là tác ý có tầm-có tứ, tương ưng với ý căn.

Thế nào là không có tầm chỉ có tứ? Nghĩa là tác ý không có tầmchỉ có tứ, tương ưng với ý căn.

Thế nào là không có tầm-không có tứ? Nghĩa là tác ý không có tầm-không có tứ tương ưng với ý căn.

Như ý căn, xả căn, tín căn-tinh tiến căn, niệm căn, định căn, tuệ căn, vị tri- đương tri căn, dĩ tri căn, cụ tri căn cũng như vậy.

Lạc căn hoặc có tầm-có tứ; hoặc không có tầm-không có tứ.

Thế nào là có tầm-có tứ? Nghĩa là tác ý có tầm-có tứ tương ưng với lạc căn.

Thế nào là không có tầm-không có tứ? Nghĩa là tác ý không có tầm-không có tứ, tương ưng với lạc căn.

Như lạc căn, hỷ căn cũng như vậy.

Hỏi: Hai mươi hai căn này, có bao tương ưng với lạc căn, bao nhiêu tương ưng với khổ căn, bao nhiêu tương ưng với hỷ căn, bao nhiêu tương ưng với ưu căn, bao nhiêu tương ưng với xả căn?

Đáp: Lạc căn-hỷ căn-xả căn tương ưng với phần ít của chín căn, khổ căn-ưu căn tương ưng với phần ít của sáu căn.

Hỏi: Hai mươi hai căn này, có bao nhiêu hệ thuộc cõi Dục, bao nhiêu hệ thuộc cõi Sắc, bao nhiêu hệ thuộc cõi Vô sắc, bao nhiêu không hệ thuộc?

Đáp: Bốn căn hệ thuộc cõi Dục, ba không hệ thuộc, mười lăm căn cần phân biệt. Nghĩa là nhãn căn hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là hệ thuộc cõi Dục? Nghĩa là nhãn căn được tạo do đại chủng hệ thuộc cõi Dục.

Thế nào là hệ thuộc cõi Sắc? Nghĩa là nhãn căn được tạo do đại chủng hệ thuộc cõi Sắc.

Như nhãn căn; nhĩ căn-tỷ căn-thiệt căn, thân căn cũng như vậy.

Mạng căn hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc.

Thế nào là hệ thuộc cõi Dục? Nghĩa là thọ mạng hệ thuộc cõi Dục.

Thế nào là hệ thuộc cõi Sắc? Nghĩa là thọ mạng hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là hệ thuộc cõi Vô sắc? Nghĩa là thọ mạng hệ thuộc cõi Vô sắc.

Ý căn hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc không hệ thuộc.

Thế nào là hệ thuộc cõi Dục? Nghĩa là tác ý hệ thuộc cõi Dục, tương ưng với ý căn.

Thế nào là hệ thuộc cõi Sắc? Nghĩa là tác ý hệ thuộc cõi Sắc, tương ưng với ý căn.

Thế nào là hệ thuộc cõi Vô sắc? Nghĩa là tác ý hệ thuộc cõi Vô sắc, tương ưng với ý căn.

Thế nào là không hệ thuộc? Nghĩa là tác ý vô lậu tương ưng với ý căn.

Như ý căn, xả căn, tín căn-tinh tiến căn, niệm căn, định căn, tuệ căn cũng như vậy.

Lạc căn hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc không hệ thuộc.

Thế nào là hệ thuộc cõi Dục? Nghĩa là tác ý hệ thuộc cõi Dục, tương ưng với lạc căn.

Thế nào là hệ thuộc cõi Sắc? Nghĩa là tác ý hệ thuộc cõi Sắc, tương ưng với lạc căn.

Thế nào là không hệ thuộc? Nghĩa là tác ý vô lậu tương ưng với lạc căn.

Như lạc căn, hỷ căn cũng như vậy.

Hỏi: Hai mươi hai căn này, có bao nhiêu nhân tương ưng?

Đáp: Có mười bốn.

Hỏi: Hai mươi hai căn này, có bao nhiêu nhân không tương ưng?

Đáp: Có tám.

Hỏi: Hai mươi hai căn này, có bao nhiêu nhân tương ưng, và nhân không tương ưng?

Đáp: Tức là mười bốn căn trước, phần ít là nhân tương ưng, phần ít là nhân không tương ưng.

Hỏi: Hai mươi hai căn này, có bao nhiêu không phải là nhân tương ưng, bao nhiêu không phải là nhân không tương ưng?

Đáp: Tức là mười bốn căn trước, phần ít không phải là nhân tương ưng, phần ít không phải là nhân không tương ưng.

Hỏi: Hai mươi hai căn này, bao nhiêu là duyên có duyên?

Đáp: Phần ít của mười ba căn.

Hỏi: Bao nhiêu là duyên không có duyên?

Đáp: Một căn và phần ít của mười ba căn.

Hỏi: Bao nhiêu duyên có duyên, duyên không có duyên?

Đáp: Tức là phần ít của mười ba căn trước.

Hỏi: Bao nhiêu không phải duyên có duyên, không phải duyên không có duyên?

Đáp: Là tám.

Hỏi: Các căn là pháp này, thì căn đó là phàm phu chăng?

Đáp: Các căn là pháp này, căn đó không phải là phàm phu.

Hỏi: Nếu căn là phàm phu, thì căn đó là pháp này chăng?

Đáp: Các căn thuộc phàm phu, căn đó không phải là pháp này.

Hỏi: Sắc uẩn thâu nhiếp bao nhiêu căn?

Đáp: Bảy căn.

Hỏi: Thọ uẩn thâu nhiếp bao nhiêu căn?

Đáp: Năm căn và phần ít của ba căn.

Hỏi: Tưởng uẩn thâu nhiếp bao nhiêu căn?

Đáp: Không có.

Hỏi: Hành uẩn thâu nhiếp bao nhiêu căn?

Đáp: Sáu căn và phần ít của ba căn.

Hỏi: Thức uẩn thâu nhiếp bao nhiêu căn?

Đáp: Một căn và phần ít của ba căn

Hỏi: Căn thiện thâu nhiếp bao nhiêu giới, bao nhiêu xứ, bao nhiêu uẩn?

Đáp: Gồm tám giới-hai xứ-ba uẩn.

Hỏi: Riêng căn thiện thâu nhiếp có bao nhiêu giới-xứ-uẩn?

Đáp: Không có.

Hỏi: Căn bất thiện thâu nhiếp bao nhiêu giới-xứ-uẩn?

Đáp: Gồm tám giới, hai xứ, hai uẩn.

Hỏi: Riêng căn bất thiện thâu nhiếp có bao nhiêu giới-xứ-uẩn?

Đáp: Không có.

Hỏi: Căn hữu phú, vô ký thâu nhiếp bao nhiêu giới-xứ-uẩn?

Đáp: Gồm sáu giới-hai xứ-hai uẩn.

Hỏi: Riêng căn hữu phú vô ký thâu nhiếp bao nhiêu giới-xứ-uẩn?

Đáp: Không có.

Hỏi: Căn vô phú vô ký thâu nhiếp bao nhiêu giới-xứ-uẩn?

Đáp: Gồm mười ba giới, bảy xứ, bốn uẩn.

Hỏi: Riêng căn vô phú vô ký thâu nhiếp bao nhiêu giới-xứ-uẩn?

Đáp: Năm giới, năm xứ, không có uẩn.

Hỏi: Các căn thâu nhiếp bao nhiêu giới-xứ-uẩn?

Đáp: Gồm mười ba giới, bảy xứ, bốn uẩn.

Hỏi: Riêng căn pháp thâu nhiếp bao nhiêu giới-xứ-uẩn?

Đáp: Gồm mười hai giới-sáu xứ-hai uẩn.

Hỏi: Không phải căn pháp thâu nhiếp bao nhiêu giới-xứ-uẩn?

Đáp: Gồm sáu giới, sáu xứ, ba uẩn.

Hỏi: Riêng không phải căn pháp thâu nhiếp bao nhiêu giới-xứuẩn?

Đáp: Gồm năm giới, năm xứ, một uẩn.

Hỏi: Căn pháp và không phải căn pháp thâu nhiếp bao nhiêu giớixứ-uẩn?

Đáp: Gồm mười tám giới-mười hai xứ-năm uẩn.

Hỏi: Riêng căn pháp và không phải căn pháp thâu nhiếp có bao nhiêu giới-xứ-uẩn?

Đáp: Gồm một giới-một xứ-hai uẩn.

Hỏi: Có thể căn làm duyên sinh ra căn chăng?

Đáp: Sinh.

Hỏi: Sinh không phải là căn chăng?

Đáp: Sinh.

Hỏi: Sinh căn không phải là căn chăng?

Đáp: Sinh.

Hỏi: Có thể không phải căn làm duyên sinh ra không phải căn chăng?

Đáp: Sinh.

Hỏi: Sinh căn chăng?

Đáp: Sinh.

Hỏi: Sinh căn không phải là căn chăng?

Đáp: Sinh.

Hỏi: Có thể căn và không phải căn làm duyên sinh ra căn không phải là căn chăng?

Đáp: Sinh.

Hỏi: Sinh căn chăng?

Đáp: Sinh.

Hỏi: Sinh chẳng phải là căn chăng?

Đáp: Sinh.

Hỏi: Có thể nhãn căn làm duyên sinh ra nhãn căn chăng?

Đáp: Sinh.

Hỏi: Sinh ra nhĩ căn cho đến cụ tri căn chăng?

Đáp: Sinh.

Hỏi: Có thể cho đến cụ tri căn làm duyên sinh ra cụ tri căn chăng?

Đáp: Sinh.

Hỏi: Sinh ra nhãn căn cho đến dĩ tri căn chăng?

Đáp: Sinh.

Hỏi: Nhãn căn và nhãn căn, là bao nhiêu duyên? Nhãn căn và nhĩ căn cho đến cụ tri căn, là bao nhiêu duyên? Cho đến và cụ tri căn, là bao nhiêu duyên? Cụ tri căn và nhãn căn cho đến dĩ tri căn là bao nhiêu duyên?

Đáp: Nhãn căn và nhãn căn, là nhân tăng thượng; Cùng với các sắc căn-mạng căn-khổ căn, là một tăng thượng, cùng với căn khác là sở duyên tăng thượng.

Như nhãn căn, nhĩ-tỷ-thiệt căn cũng như vậy.

Thân căn cùng với thân căn-nữ-năm căn, là nhân tăng thượng; cùng với các sắc căn-mạng căn-khổ căn là một tăng thượng, cùng với các căn khác là sở duyên tăng thượng.

Nữ căn và nữ căn-thân căn, là nhân tăng thượng; cùng với sắc căn-mạng căn-khổ căn, là một tăng thượng, cùng với các căn khác, là sở duyên tăng thượng. Như nữ căn; năm căn cũng như vậy

Mạng căn và mạng căn, là nhân tăng thượng cùng với bảy sắc căn-khổ căn, là một tăng thượng; cùng với các căn khác, là sở duyên tăng thượng.

Ý căn và ý căn là nhân đẳng vô gián và sở duyên tăng thượng; cùng với bảy sắc căn-mạng căn, là nhân tăng thượng; cùng với khổ căn, là nhân đẳng vô gián tăng thượng, chứ không phải là sở duyên; cùng với các căn khác là nhân đẳng vô gián và sở duyên tăng thượng. Như ý căn, lạc căn- hỷ căn-xả căn-tín căn-tinh tiến căn, niệm căn, định căn, tuệ căn cũng như vậy.

Khổ căn và khổ căn, là nhân đẳng vô gián tăng thượng, chứ không phải là sở duyên, cùng với bảy sắc căn-mạng căn, là nhân tăng thượng; cùng với ba căn vô lậu, là sở duyên tăng thượng; cùng với các căn khác, là nhân đẳng vô gián và sở duyên tăng thượng.

Ưu căn và ưu căn, là nhân đẳng vô gián và sở duyên tăng thượng; cùng với bảy sắc căn-mạng căn, là nhân tăng thượng; cùng với khổ căn, là nhân đẳng vô gián tăng thượng, không có sở duyên; cùng với va căn vô lậu, là sở duyên tăng thượng; cùng với các căn khác, là nhân đẳng vô gián và sở duyên tăng thượng.

Vị tri-đương tri căn và vị tri-đương tri căn, là nhân đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với cụ tri căn, là nhân sở duyên tăng thượng, không phải là đẳng vô gián; cùng với bảy sắc căn-mạng căn-khổ căn, là một tăng thượng; cùng với ưu căn, là sở duyên tăng thượng; cùng với các căn khác, là nhân đẳng vô gián sở duyên tăng thượng.

Dĩ tri căn và dĩ tri căn, là nhân đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với bảy sắc căn-mạng căn-khổ căn, là một tăng thượng; cùng với ưu căn và vị tri căn, là sở duyên tăng thượng; cùng với các căn khác, là nhân đẳng vô gián sở duyên tăng thượng.

Cụ tri căn và cụ tri căn, là nhân đẳng vô gián sở duyên tăng thượng; cùng với bảy sắc căn-mạng căn-mạng căn-khổ căn, là một tăng thượng; cùng với ưu căn, vị tri-đương tri căn và dĩ tri căn, là sở duyên tăng thượng; cùng với các căn khác, là nhân đẳng vô gián sở duyên tăng thượng.

 

Phẩm 2: BÀN VỀ HỮU

Đạt được một-biết tất cả ba,

Quả Sa môn gồm có chín đoạn,

Bốn trí gồm có pháp-loại trí,

Duyên tương ưng cùng với năm môn,

Căn học và vô học đạt được

Dùng đạo vô gián chứng bốn quả,

Có bao nhiêu căn đoạn-diệt-khởi,

Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Hỏi: Dục hữu nối tiếp nhau, đầu tiên do bao ban đầu do bao nhiêu nghiệp mà sinh ra căn?

Đáp: Noãn sinh, thai sinh, thấp sinh có hai; hóa sinh có sáu, hoặc bảy, hoặc tám; vô hình có sáu, một hình bảy, hai hình có tám.

Hỏi: Sắc hữu nối tiếp nhau, ban đầu do bao nhiêu nghiệp mà sinh ra căn?

Đáp: Sáu.

Hỏi: Vô sắc hữu nối tiếp nhau, ban đầu do bao nhiêu nghiệp mà sinh ra căn?

Đáp: Một.

Hỏi: Có thể tư duy về các pháp hệ thuộc cõi Dục thì biết tất cả cõi Dục chăng?

Đáp: Biết tất cả.

Hỏi: Có thể tư duy về các pháp hệ thuộc cõi Dục thì biết tất cả cõi Sắc chăng?

Đáp: Không biết tất cả.

Hỏi: Có thể tư duy về các pháp hệ thuộc cõi Dục thì biết tất cả cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Không biết tất cả.

Hỏi: Có thể tư duy về các pháp hệ thuộc cõi Sắc thì biết tất cả cõi Sắc chăng?

Đáp: Biết tất cả.

Hỏi: Có thể tư duy về các pháp hệ thuộc cõi Sắc thì biết tất cả cõi Dục chăng?

Đáp: Biết tất cả.

Hỏi: Có thể tư duy về các pháp hệ thuộc cõi Sắc thì biết tất cả cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Không biết tất cả.

Hỏi: Có thể tư duy về các pháp hệ thuộc cõi Vô sắc thì biết tất cả cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Biết tất cả.

Hỏi: Có thể tư duy về các pháp hệ thuộc cõi Vô sắc thì biết tất cả cõi Dục chăng?

Đáp: Không biết tất cả.

Hỏi: Có thể tư duy về các pháp hệ thuộc cõi Vô sắc thì biết tất cả cõi Sắc chăng?

Đáp: Biết tất cả.

Hỏi: Có bao nhiêu căn biết tất cả cõi Dục?

Đáp: Đạo thế tục có bảy, đạo vô lậu tám.

Hỏi: Có bao nhiêu căn biết tất cả cõi Sắc?

Đáp: Đạo thế tục có bảy, đạo vô lậu có mười.

Hỏi: Có bao nhiêu căn biết tất cả cõi Vô sắc?

Đáp: Mười một.

Hỏi: Khi biết tất cả cõi Dục, thì có bao nhiêu căn biết tất cả?

Đáp: Có bốn.

Hỏi: Khi đã biết tất cả cõi Sắc thì có bao nhiêu căn biết tất cả? Đáp: Có năm.

Hỏi: Khi biết tất cả cõi Vô sắc thì có bao nhiêu căn biết tất cả?

Đáp: Có tám.

Hỏi: Có bao nhiêu căn được quả Dự lưu?

Đáp: Có chín.

Hỏi: Có bao nhiêu căn được quả Nhất lai?

Đáp: Nếu lìa dục nhiễm gấp bội, nhập Chánh tánh ly sinh thì có

chín, nếu từ quả Dự lưu, được quả Nhất lai thì đạo thế tục có bảy, đạo vô lậu có tám.

Hỏi: Có bao nhiêu căn được quả Bất hoàn?

Đáp: Nếu người đã lìa dục nhiễm, nhập Chánh tánh ly sinh thì có chín. Nếu từ quả Nhất lai, được quả Bất hoàn thì đạo thế tục có bảy, đạo vô lậu tám.

Hỏi: Có bao nhiêu căn được quả A-la-hán?

Đáp: Có mười một.

Hỏi: Được quả Dự lưu có bao nhiêu căn biết tất cả?

Đáp: Không có.

Hỏi: Được quả Nhất lai có bao nhiêu căn biết tất cả?

Đáp: Không có.

Hỏi: Được quả Bất hoàn có bao nhiêu căn biết tất cả?

Đáp: Nếu người đã lìa dục nhiễm, nhập Chánh tánh ly sinh thì không có. Nếu từ quả Nhất lai, được quả Bất hoàn thì có bốn.

Hỏi: Được quả A-la-hán có bao nhiêu căn biết tất cả?

Đáp: Có tám.

Hỏi: Các căn được quả Dự lưu, căn này được quả ấy rồi, nên nói là thành tựu hay là không thành tựu?

Đáp: Thuộc về đạo giải thoát thì nói là thành tựu, thuộc về đạo vô gián thì nói là không thành tựu.

Hỏi: Các căn được quả Nhất lai, quả Bất hoàn, quả A-la-hán, căn này được các quả ấy rồi, nên nói là thành tựu hay là không thành tựu?

Đáp: Thuộc về đạo giải thoát thì nói là thành tựu, thuộc về đạo vô gián thì nói là không thành tựu.

Hỏi: Các căn được quả Dự lưu, căn này đoạn trừ kiết của cõi nào?

Đáp: Cõi Sắc, cõi Vô sắc, hoặc không có.

Hỏi: Căn này thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả Dự lưu, hoặc không có.

Hỏi: Các căn được quả Nhất lai, căn này đoạn trừ kiết của cõi nào?

Đáp: Cõi Dục, hoặc cõi Sắc-Vô sắc, hoặc không có.

Hỏi: Căn này thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả Nhất lai, hoặc không có.

Hỏi: Các căn được quả Bất hoàn, căn này đoạn trừ kiết của cõi nào?

Đáp: Cõi Dục, hoặc cõi Sắc-Vô sắc, hoặc không có.

Hỏi: Căn này thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả Bất hoàn, hoặc không có.

Hỏi: Các căn được quả A-la-hán, căn này đoạn trừ kiết của cõi nào?

Đáp: Cõi Vô sắc, hoặc không có.

Hỏi: Căn này thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả A-la-hán, hoặc không có.

Hỏi: Lúc được quả Dự lưu là đã xả các căn, thì căn này đoạn trừ kiết của cõi nào?

Đáp: Cõi Dục, hoặc cõi Sắc-Vô sắc, hoặc không có.

Hỏi: Căn này thuộc về quả nào?

Đáp: Không có.

Hỏi: Khi được quả Nhất lai là đã xả các căn, thì căn này đoạn trừ kiết của cõi nào?

Đáp: Cõi Dục, hoặc cõi Sắc-Vô sắc, hoặc không có.

Hỏi: Căn này thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả Dự lưu, hoặc không có.

Hỏi: Khi được quả Bất hoàn là đã xả các căn, thì căn này đoạn trừ kiết của cõi nào?

Đáp: Cõi Dục, hoặc cõi Sắc-Vô sắc, hoặc không có.

Hỏi: Căn này thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả Nhất lai, hoặc không có.

Hỏi: Khi đắc quả A-la-hán là đã xả các căn, thì căn này đoạn trừ kiết của cõi nào?

Đáp: Cõi Sắc, hoặc cõi Vô sắc, hoặc không có.

Hỏi: Căn này thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả Bất hoàn, hoặc không có.

Hỏi: Khi đạt được quả Dự lưu là đã được các căn, thì căn này đoạn trừ kiết của cõi nào?

Đáp: Không có.

Hỏi: Căn này thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả Dự lưu, hoặc không có.

Hỏi: Khi đạt được quả Nhất lai là đã được các căn, thì căn này đoạn trừ kiết của cõi nào?

Đáp: Không có.

Hỏi: Căn này thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả Nhất lai, hoặc không có.

Hỏi: Khi đạt được quả Bất hoàn là đã được các căn, thì căn này

đoạn trừ kiết của cõi nào?

Đáp: Không có.

Hỏi: Căn này thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả Bất hoàn, hoặc không có.

Hỏi: Khi đạt được quả A-la-hán là đã được các căn, thì căn này đoạn trừ kiết của cõi nào?

Đáp: Không có.

Hỏi: Căn này thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả A-la-hán, hoặc không có.

Hỏi: Những người Dự lưu đã thành tựu căn, thì căn này đoạn trừ kiết của cõi nào?

Đáp: Cõi Dục, hoặc không có.

Hỏi: Căn này thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả Dự lưu, hoặc không có.

Hỏi: Những người Nhất lai đã thành tựu căn, thì căn này đoạn trừ kiết của cõi nào?

Đáp: Cõi Dục, hoặc không có.

Hỏi: Căn này thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả Nhất lai, hoặc không có.

Hỏi: Những người Bất hoàn đã thành tựu căn, thì căn này đoạn trừ kiết của cõi nào?

Đáp: Cõi Sắc, hoặc cõi Vô sắc, hoặc không có.

Hỏi: Căn này thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả Bất hoàn, hoặc không có.

Hỏi: Những người A-la-hán đã thành tựu căn, thì căn này đoạn trừ kiết của cõi nào?

Đáp: Không có.

Hỏi: Căn này thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả A-la-hán, hoặc không có.

Hỏi: Những người Dự lưu đoạn trừ kiết do các căn, thì căn này đoạn trừ kiết của cõi nào?

Đáp: Cõi Dục.

Hỏi: Căn này thuộc về quả nào?

Đáp: Không có.

Hỏi: Những người Nhất lai đoạn trừ kiết do các căn, thì căn này đoạn trừ kiết của cõi nào?

Đáp: Cõi Dục.

Hỏi: Căn này thuộc về quả nào?

Đáp: Không có.

Hỏi: Những người Bất hoàn đoạn trừ kiết do các căn, thì căn này đoạn trừ kiết của cõi nào?

Đáp: Cõi Sắc, hoặc cõi Vô sắc.

Hỏi: Căn này thuộc về quả nào?

Đáp: Không có.

Hỏi: Các căn thuộc về quả Dự lưu, thì căn này đoạn trừ kiết của cõi nào?

Đáp: Không có.

Hỏi: Các căn thuộc về quả Nhất lai, quả Bất hoàn, quả A-la-hán, thì căn này đoạn trừ kiết của cõi nào?

Đáp: Không có.

Hỏi: Các khổ trí là trí vô lậu đối với khổ chăng?

Đáp: Các khổ trí là trí vô lậu về khổ.

Hỏi: Nếu trí vô lậu đối với khổ thì đó là khổ trí chăng?

Đáp: Có trí vô lậu đối với khổ mà không phải là khổ trí, nghĩa là trí đối với khổ nhận biết về tập.

Hỏi: Các tập trí là trí vô lậu đối với tập chăng?

Đáp: Các tập trí là trí vô lậu về tập.

Hỏi: Nếu trí vô lậu đối với tập thì đó là tập trí chăng?

Đáp: Có trí vô lậu đối với tập mà không phải là tập trí, nghĩa là trí đối với tập nhận biết về khổ.

Hỏi: Các diệt trí là trí vô lậu đối với diệt chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu trí vô lậu đối với diệt thì đó là diệt trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Các đạo trí là trí vô lậu đối với đạo chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu trí vô lậu đối với đạo thì đó là đạo trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Các căn vô lậu duyên hệ thuộc cõi Dục, thì căn này tương ưng với pháp trí chăng? Nếu căn vô lậu tương ưng với pháp trí, thì căn này duyên hệ thuộc cõi Dục chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có căn vô lậu duyên hệ thuộc cõi Dục mà căn này không tương ưng với pháp trí, nghĩa là khổ pháp trí nhẫn và căn tương ưng với khổ pháp trí, tập pháp trí nhẫn và căn tương ưng với tập pháp trí.

2. Có căn vô lậu tương ưng với pháp trí mà căn này không duyên hệ thuộc cõi Dục, nghĩa là căn tương ưng với diệt-đạo pháp trí.

3. Có căn vô lậu duyên hệ thuộc cõi Dục mà căn này cũng tương ưng với pháp trí, nghĩa là căn tương ưng với khổ-tập pháp trí.

4. Có căn vô lậu không duyên hệ thuộc cõi Dục mà căn này cũng không tương ưng với pháp trí, nghĩa là khổ loại trí của khổ loại trí nhẫn và hai căn tương ưng; tập loại trí, tập loại trí nhẫn và hai căn tương ưng; diệt pháp trí nhẫn và căn tương ưng với diệt pháp trí; diệt loại trí nhẫndiệt loại trí và hai căn tương ưng; đạo pháp trí nhẫn và căn tương ưng với đạo phát trí; tạo loại trí nhẫn-đạo loại trí và hai căn tương ưng.

Hỏi: Các căn vô lậu duyên hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, thì căn này tương ưng với loại trí chăng? Nếu căn vô lậu tương ưng với loại trí, thì căn này duyên hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có căn vô lậu duyên hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc mà căn này không tương ưng với loại trí, nghĩa là khổ loại trí nhẫn và căn tương ưng với khổ loại trí, tập loại trí nhẫn và căn tương ưng với tập loại trí.

2. Có căn vô lậu tương ưng với loại trí, căn này không duyên hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, nghĩa là căn tương ưng với diệt-đạo loại trí.

3. Có căn vô lậu duyên hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc mà căn này cũng tương ưng với loại trí, nghĩa là căn tương ưng với khổ-tập loại trí.

4. Có căn vô lậu không duyên hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc mà căn này cũng không tương ưng với loại trí, nghĩa là khổ pháp trí nhẫn, khổ pháp trí và hai căn tương ưng; tập pháp trí nhẫn-tập pháp trí và hai căn tương ưng, diệt pháp trí nhẫn-diệt pháp trí và hai căn tương ưng; diệt loại trí nhẫn và căn tương ưng với diệt loại trí; đạo pháp trí nhẫn-đạo pháp trí và hai căn tương ưng; đạo loại trí nhẫn và căn tương ưng với đạo loại trí.

Hỏi: Pháp trí, nên nói là pháp trí chăng? Hay nên nói là loại trí, tha tâm trí, thế tục trí, khổ trí, tập trí, diệt trí, đạo trí chăng?

Đáp: Nên nói là pháp trí, hoặc tha tâm trí, khổ trí, tập trí, diệt trí, đạo trí.

Hỏi: Nên nói là có tầm-có tứ; không có tầm, chỉ có tứ; không có tầm-không có tứ chăng?

Đáp: Nên nói đủ ba loại.

Hỏi: Nên nói tương ưng với lạc căn, tương ưng với hỷ căn hay là tương ưng với xả căn?

Đáp: Nên nói đủ ba căn.

Hỏi: Nên nói tương ưng với Không-Vô tướng-Vô nguyện chăng?

Đáp: Nên nói đủ ba loại.

Hỏi: Nên nói duyên hệ thuộc cõi Dục, duyên hệ thuộc cõi Sắc, duyên hệ thuộc cõi Vô sắc, hay là duyên không hệ thuộc?

Đáp: Nên nói duyên hệ thuộc cõi Dục, hoặc không hệ thuộc.

Hỏi: Loại trí, nên nói là loại trí chăng? Hay nên nói là pháp trí, tha tâm trí, thế tục trí, khổ trí, tập trí, diệt trí, đạo trí?

Đáp: Nên nói là loại trí, hoặc tha tâm trí, khổ trí, tập trí, diệt trí, đạo trí.

Hỏi: Nên nói là có tầm-có tứ; không có tầm-chỉ có tứ; không có tầm-không có tứ chăng?

Đáp: Nên nói đủ ba loại.

Hỏi: Nên nói tương ưng với lạc căn, tương ưng với hỷ căn hay là tương ưng với xả căn?

Đáp: Nên nói đủ ba căn.

Hỏi: Nên nói tương ưng với Không-Vô tướng-Vô nguyện chăng?

Đáp: Nên nói đủ ba loại.

Hỏi: Nên nói duyên hệ thuộc cõi Dục, duyên hệ thuộc cõi Sắc, duyên hệ thuộc cõi Vô sắc, hay là duyên không hệ thuộc?

Đáp: Nên nói duyên hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, hoặc không hệ thuộc.

Hỏi: Lúc tâm giải thoát, nên nói căn học đạt được, căn vô học đạt được, hay là căn học đạt được, vô học?

Đáp: Nên nói đạt được căn học-vô học.

Hỏi: Tâm bất động giải thoát, nên nói là căn học đạt được, căn vô học đạt được, hay là căn học-vô học đạt được?

Đáp: Nếu vốn đạt được bất động, nên nói là căn học, vô học đạt được. Nếu lúc A-la-hán giải thoát đạt được bất động, thì nên nói là căn vô học đạt được.

Hỏi: Tất cả kiết trừ hết, nên nói là căn học đạt được, căn vô học đạt được, hay là căn học-vô học đạt được?

Đáp: Nên nói là căn học, vô học đạt được.

Hỏi: Dùng đạo vô gián để chứng quả Dự lưu, cho đến quả A-lahán. Đạo này nên nói là pháp trí tương ưng với loại trí, tha tâm trí, thế tục trí, khổ trí, tập trí, diệt trí, đạo trí? Nên nói là có tầm-có tứ, không có tầm-chỉ có tứ; không có tầm-không có tứ chăng? Nên nói là tương ưng với lạc căn, hỷ căn, xả căn chăng? Nên nói tương ưng với Không-Vô tướng-Vô nguyện chăng? Nên nói là duyên hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc, hệ thuộc cõi Vô sắc hay không hệ thuộc?

Đáp: Dùng đạo vô gián để chứng quả Dự lưu, thì đạo này nên nói là tương ưng với có tầm-có tứ, tương ưng với xả căn, tương ưng với Vô nguyện, duyên không hệ thuộc.

Dùng đạo vô gián để chứng quả Nhất lai. Nếu tăng thêm lìa dục nhiễm, nhập Chánh tánh ly sinh ra như nói về chứng quả Dự lưu.

Nếu từ quả Dự lưu, dùng đạo thế tục để chứng quả Nhất lai, thì đạo này nên nói là thế tục trí tương ưng với có tầm-có tứ, tương ưng với xả căn, duyên hệ thuộc cõi Dục.

Nếu từ quả Dự lưu, dùng đạo vô lậu để chứng quả Nhất lai, thì đạo này nên nói tương ưng với pháp trí, hoặc khổ trí-tập trí-diệt trí; hoặc tương ưng với đạo trí; tương ưng với có tầm-có tứ, tương ưng với xả căn, tương ưng với Không, hoặc Vô nguyện, Vô tướng, hoặc duyên hệ thuộc cõi Dục, hoặc duyên không hệ thuộc.

Dùng đạo vô gián để chứng quả Bất hoàn, nếu đã lìa dục nhiễm, nhập Chánh tánh ly sinh, thì đạo này nên nói là tương ưng với nhẫn, hoặc có tầm-có tứ; hoặc không có tầm, chỉ có tứ; hoặc không có tầmkhông có tứ; hoặc tương ưng với lạc căn, hoặc tương ưng với hỷ căn, hoặc tương ưng với xả căn, tương ưng với vô nguyện, duyên không hệ thuộc.

Nếu từ quả Nhất lai, dùng đạo thế tục để chứng quả Bất hoàn, thì như nói về dùng đạo thế tục để chứng quả Nhất lai.

Nếu từ quả Nhất lai, dùng đạo vô lậu để chứng quả Bất hoàn, thì như nói về dùng đạo vô lậu để chứng quả Nhất lai.

Dùng đạo vô gián để chứng quả A-la-hán, thì đạo này nên nói hoặc tương ưng với pháp trí, hoặc tương ưng với loại trí, hoặc tương ưng với khổ trí; hoặc tập trí, hoặc diệt trí, hoặc đạo trí, hoặc có tầm có tứ, hoặc không có tầm chỉ có tứ, hoặc không có tầm không có tứ; hoặc tương ưng với lạc căn, hoặc tương ưng với hỷ căn, hoặc tương ưng với xả căn, hoặc tương ưng với không, hoặc tương ưng với vô nguyện, hoặc tương ưng với vô tướng, hoặc duyên hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc duyên không hệ thuộc.

Hỏi: Có bao nhiêu căn vĩnh viễn đoạn, diệt-khởi chứng đắc quả Dự lưu?

Đáp: Không có căn vĩnh viễn đoạn; bảy căn diệt-khởi; một căn diệt không khởi; một căn khởi, không diệt thì được quả Dự lưu.

Hỏi: Có bao nhiêu căn vĩnh viễn đoạn-diệt-khởi đạt được quả Nhất lai?

Đáp: Nếu tăng thêm lìa dục nhiễm, nhập Chánh tánh ly sinh, thì như nói về chứng quả Dự lưu.

Nếu từ quả Dự lưu, dùng đạo thế tục để chứng quả Nhất lai, thì không có căn vĩnh viễn đoạn; bảy căn diệt-khởi, được quả Nhất lai.

Nếu từ quả Dự lưu, dùng đạo vô lậu để chứng quả Nhất lai, thì không có căn vĩnh viễn đoạn; tám căn diệt-khởi, được quả Nhất lai.

Hỏi: Có bao nhiêu căn vĩnh viễn đoạn-diệt-khởi đạt được quả Bất hoàn?

Đáp: Nếu đã lìa dục nhiễm, nhập Chánh tánh ly sinh, không có căn vĩnh viễn đoạn; bảy căn diệt-khởi, một căn diệt, không khởi; một căn khởi, không diệt được quả Bất hoàn.

Nếu từ quả Nhất lai, dùng đạo thế tục để chứng quả Bất hoàn, thì không nhập tĩnh lự, bốn căn vĩnh viễn đoạn; bảy căn diệt-khởi, được quả Bất hoàn. Nếu nhập tĩnh lự, thì bốn căn vĩnh viễn đoạn; sáu căn diệt-khởi; một căn diệt, không khởi; một căn khởi, không diệt, được quả Bất hoàn.

Nếu từ quả Nhất lai, dùng đạo vô lậu để chứng quả Bất hoàn, thì không nhập tĩnh lự, bốn căn vĩnh viễn đoạn; tám căn diệt-khởi, được quả Bất hoàn. Nếu nhập tĩnh lự, thì bốn căn vĩnh viễn đoạn, bảy căn diệt-khởi; một căn diệt, không khởi; một căn khởi, không diệt, được quả Bất hoàn.

Hỏi: Có bao nhiêu căn vĩnh viễn đoạn-diệt khởi, đạt được quả Ala-hán?

Đáp: Nếu dựa vào vị chí định chứng quả A-la-hán, thì một căn vĩnh viễn đoạn, bảy căn vĩnh viễn đoạn, diệt-khởi; một căn diệt, không khởi; một căn khởi, không diệt, được quả A-la-hán. Như dựa vào vị chí định, dựa vào trung gian tĩnh lự, tĩnh lự thứ tư, ba định vô sắc cũng như vậy.

Nếu dựa vào sơ tĩnh lự chứng quả A-la-hán, thì hai căn vĩnh viễn đoạn; sáu căn vĩnh viễn đoạn, diệt-khởi; một căn diệt-khởi; một căn diệt, không khởi; một căn khởi, không diệt, được quả A-la-hán. Như dựa vào sơ tĩnh lự, dựa vào tĩnh lự thứ hai-thứ ba cũng như vậy.

 

Phẩm 3: BÀN VỀ XÚC

Mười sáu xúc thâu nhiếp lẫn nhau,

Căn tương ưng cùng với thành tựu,

Biết khắp tất cả-diệt tác chứng,

Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Có mười sáu xúc: Xúc hữu đối, xúc tăng ngữ, xúc minh, xúc vô minh, xúc phi minh phi vô minh, xúc ái, xúc giận dữ, xúc thuận với lạc thọ, xúc thuận với khổ thọ, xúc thuận với bất khổ bất lạc thọ, xúc nhãn, xúc nhĩ, xúc tỷ, xúc thiệt, xúc thân, xúc ý.

Hỏi: Thế nào là xúc hữu đối?

Đáp: Xúc tương ưng với năm thức thân.

Hỏi: Thế nào là xúc tăng ngữ?

Đáp: Xúc tương ưng với ý thức thân.

Hỏi: Thế nào là xúc minh?

Đáp: Xúc vô lậu.

Hỏi: Thế nào là xúc vô minh?

Đáp: Xúc ô nhiễm.

Hỏi: Thế nào là xúc phi minh, phi vô minh?

Đáp: Xúc hữu lậu không nhiễm.

Hỏi: Thế nào là xúc ái?

Đáp: Xúc tương ưng với tham.

Hỏi: Thế nào là xúc giận dữ?

Đáp: Xúc tương ưng với giận.

Hỏi: Thế nào là xúc thuận với lạc thọ?

Đáp: Xúc tương ưng với lạc thọ.

Hỏi: Thế nào là xúc thuận với khổ thọ?

Đáp: Xúc tương ưng với khổ thọ.

Hỏi: Thế nào là xúc thuận với bất khổ bất lạc thọ?

Đáp: Xúc tương ưng với bất khổ bất lạc thọ.

Hỏi: Thế nào là xúc nhãn?

Đáp: Xúc tương ưng với nhãn thức thân.

Hỏi: Thế nào là xúc nhĩ?

Đáp: Xúc tương ưng với thân nhĩ thức.

Hỏi: Thế nào là xúc tỷ?

Đáp: Xúc tương ưng với thân tỷ thức.

Hỏi: Thế nào là xúc thiệt?

Đáp: Xúc tương ưng với thiệt thức thân.

Hỏi: Thế nào là xúc thân?

Đáp: Xúc tương ưng với thân thức của thân.

Hỏi: Thế nào là xúc ý?

Đáp: Xúc tương ưng với ý thức thân.

Hỏi: Xúc hữu đối thâu nhiếp bao nhiêu xúc? Cho đến xúc ý thâu nhiếp bao nhiêu xúc?

Đáp: Xúc hữu đối thâu nhiếp toàn bộ sáu xức và phần ít của bảy xúc.

Xúc tăng ngữ thâu nhiếp toàn bộ ba xúc và phần ít của bảy xúc. Xúc minh thâu nhiếp toàn bộ xúc minh và phần ít của bốn xúc. Xúc vô minh thâu nhiếp toàn bộ ba xúc và phần ít của mười một xúc. Xúc phi minh, phi vô minh thâu nhiếp toàn bộ xúc phi minh phi vô minh và phần ít của mười một xúc. Xúc ái thâu nhiếp toàn bộ xúc ái và phần ít của mười một xúc. Xúc giận dữ thâu nhiếp toàn bộ xúc dữ và phần ít của mười một xúc. Xúc thuận với lạc thọ toàn bộ xúc thuận với lạc thọ và phần ít của mười hai xúc. Xúc thuận với khổ thọ thâu nhiếp toàn bộ xúc thuận với khổ thọ và phần ít của mười một xúc. Xúc thuận với bất khổ bất lạc thọ thâu nhiếp toàn bộ xúc thuận với bất khổ lạc thọ và phần ít của mười ba xúc. Xúc thâu nhiếp toàn bộ xúc nhãn và phần ít của tám xúc. Như xúc nhãn, xúc nhĩ-xúc tỷ-xúc thiệt-xúc thân cũng như vậy. Xúc ý thâu nhiếp toàn bộ ba xúc và phần ít của bảy xúc.

Hỏi: Xúc hữu đối tương ưng với bao nhiêu căn? Cho đến xúc ý tương ưng với bao nhiêu căn?

Đáp: Xúc hữu đối tương ưng toàn bộ một căn và phần ít của tám căn. Xúc tăng ngữ tương ưng toàn bộ năm căn và phần ít của tám xúc minh tương ưng toàn bộ ba căn phần ít của chín căn. Xúc vô minh tương ưng phần ít của sáu căn. Xúc phi minh phi vô minh tương ưng phần ít của mười một căn. Xúc ái tương ưng phần ít của bốn căn. Xúc giận dữ tương phần ít của bốn căn. Xúc thuận với lạc thọ tương ưng toàn bộ hai căn và phần ít của chín căn, xúc thuận với khổ thọ tương ưng toàn bộ hai căn và phần ít của sáu căn. Xúc thuận với bất khổ bất lạc thọ tương ưng toàn bộ một căn và phần ít của chín căn. Xúc nhãn tương ưng với phần ít của chín căn. Như xúc nhãn, xúc nhĩ, xúc tỷ, xúc thiệt, xúc thân cũng như vậy. Xúc ý tương ưng toàn bộ năm căn và phần ít của tám căn.

Hỏi: Các căn là nhân của xúc hữu đối thì căn này tương ưng với xúc hữu đối chăng?

Đáp: Các căn tương ưng với xúc hữu đối thì căn này là nhân của xúc hữu đối.

Hỏi: Nếu căn tương ưng với xúc hữu đối thì căn này là nhân của xúc hữu đối chăng?

Đáp: Có căn là nhân của xúc hữu đối thì căn này không phải tương ưng với xúc hữu đối, nghĩa là căn làm nhân của xúc hữu đối, tương ưng với xúc khác, và dị thục sinh không hữu sở duyên.

Như xúc hữu đối, trừ ra xúc minh và xúc phi minh, phi vô minh, các xúc còn lại cũng như vậy.

Hỏi: Các căn là nhân của xúc minh thì căn này tương ưng với xúc minh chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu căn tương ưng với xúc minh thì căn này là nhân của xúc minh chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Các căn là nhân của xúc phi minh, phi vô minh thì căn này tương ưng với xúc phi minh, phi vô minh chăng?

Đáp: Các căn tương ưng với xúc phi minh, phi vô minh thì căn này là nhân của xúc phi minh, phi vô minh.

Hỏi: Nếu căn tương ưng với xúc phi minh, phi vô minh thì căn này là nhân của xúc phi minh, phi vô minh chăng?

Đáp: Có căn là nhân của xúc phi minh, phi vô minh thì căn này không tương ưng với xúc phi minh, phi vô minh, nghĩa là căn làm nhân của xúc phi minh, phi vô minh, tương ưng với xúc khác, và dị thục sinh không hữu sở duyên.

Hỏi: Thành tựu nhãn căn loại này thì lúc ấy thành tựu thân căn loại này chăng? Giả sử thành tựu thân căn loại này thì lúc ấy thành tựu nhãn căn loại này chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có thành tựu nhãn căn loại này mà không phải thân căn loại này, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, không được thân căn, giả sử được rồi mất, được nhãn căn nơi cõi Sắc.

2. Có thành tựu thân căn loại này mà không phải nhãn căn loại này, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, không được nhãn căn, giả sử được rồi mất, không được nhãn căn cõi Sắc.

3. Có thành tựu nhãn căn loại này mà cũng là thân căn loại này, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, nhãn căn, đã được không mất, hoặc sinh nơi cõi Sắc.

4. Không thành tựu về nhãn căn loại này mà cũng không phải là thân căn loại này, nghĩa là sinh nơi cõi Vô sắc.

Như nhãn căn, nhĩ căn cũng như vậy.

Hỏi: Thành tựu tỷ căn loại này thì lúc ấy thành tựu về thân căn loại này chăng?

Đáp: Nếu thành tựu tỷ căn loại này thì lúc ấy thành tựu thân căn loại này.

Hỏi: Nếu thành tựu thân căn loại này thì lúc ấy thành tựu tỷ căn loại này chăng?

Đáp: Có thành tựu thân căn loại này mà không thành tựu tỷ căn loại này, nghĩa là sinh nơi cõi Dục, không được tỷ căn, giả sử được rồi mất. Như tỷ căn; thiệt căn cũng như vậy.

Hỏi: Địa ngục thành tựu bao nhiêu căn? Bàng sinh cho đến các vô sắc, tùy tín hành cho đến câu giải thoát thành tựu bao nhiêu căn?

Đáp: Địa ngục nhiều nhất là mười chín căn, ít nhất là tám căn. Bàng sinh nhiều nhất là mười chín căn ít nhất là mười ba căn. Cõi ngạ quỷ cũng như vậy. Kẻ đoạn căn thiện nhiều nhất là mười ba căn, ít nhất là tám căn. Tà định tụ nhiều nhất là mười chín căn, ít nhất là mười tám căn. Chánh định tụ nhiều nhất là mười chín căn, ít nhất là mười một căn. Bất định tụ nhiều nhất là mười chín căn, ít nhất là tám căn. Châu Thiệm-bộ nhiều nhất là mười chín căn, ít nhất là tám căn. Châu Tỳ-đềha, châu Cù-đà-ni cũng như vậy. Châu Câu-lô nhiều nhất là mười tám căn, ít nhất là mười ba căn.

Trời tứ đại vương chúng nhiều nhất là mười chín căn, ít nhất là mười bảy căn. Trời Ba mươi ba, trời Dạ-ma, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc biến-hóa, trời Tha-hóa-tự-tại cũng như vậy. Trời Phạm chúng nhiều nhất là mười sáu căn, ít nhất là mười lăm căn. Trời Cực quang tịnh cũng như vậy. Trời Biến tịnh nhiều nhất là mười sáu căn, ít nhất là mười bốn căn. Trời Quảng quả nhiều nhất là mười sáu căn, ít nhất là mười ba căn. Trung hữu nhiều nhất là mười chín căn, ít nhất là mười ba căn. Các vô sắc nhiều nhất là mười một căn, ít nhất là tám căn. Tùy tín hành nhiều nhất là mười chín căn, ít nhất là mười ba căn. Tùy pháp hành cũng như vậy. Tín thắng giải nhiều nhất là mười chín căn, ít nhất là mười một căn. Kiến chí cũng như vậy. Thân chứng nhiều nhất là mười tám căn, ít nhất là mười một căn. Tuệ giải thoát, câu giải thoát cũng như vậy.

Hỏi: Nhãn căn cho đến tuệ căn, khi được có bao nhiêu căn biết tất cả được biết tất cả?

Đáp: Khi nhãn căn được biết tất cả, đến lìa sắc nhiễm có năm căn được biết tất cả. Nhĩ-tỷ-thiệt-thân căn cũng như vậy.

Khi nữ căn được biết tất cả, đến lìa dục nhiễm có bốn căn được biết tất cả. Nam căn, khổ căn, ưu căn cũng như vậy.

Khi mạng căn được biết tất cả, đến lìa vô sắc nhiễm có tám căn được biết tất cả. Ý căn, xả căn, năm căn như tín… cũng như vậy.

Khi lạc căn được biết tất cả, đến lìa nhiễm cõi Biến tịnh, thì lạc căn được biết tất cả. Lúc hỷ căn được biết tất cả, đến lìa nhiễm cõi Cực quang tịnh, thì hỷ căn được biết tất cả.

Hỏi: Nhãn căn cho đến tuệ căn, khi diệt tác chứng có bao nhiêu căn diệt tác chứng?

Đáp: Khi nhãn căn diệt tác chứng, đến lìa sắc nhiễm, năm căn diệt tác chứng, đến A-la-hán mười chín căn diệt tác chứng. Nhĩ-tỷ-thiệt-thân căn cũng như vậy. Khi nữ căn diệt tác chứng, đến lìa dục nhiễm, có bốn căn diệt tác chứng, đến A-la-hán có mười chín căn diệt tác chứng. Nam căn, khổ căn, ưu căn cũng như vậy. Khi mạng căn diệt tác chứng, đến A-la-hán có mười chín căn diệt tác chứng. Ý căn, xả căn, năm căn như tín… cũng như vậy. Khi lạc căn diệt tác chứng, đến lìa nhiễm nơi cõi Biến tịnh, thì lạc căn diệt tác chứng, đến A-la-hán có mười chín căn diệt tác chứng. Khi hỷ căn diệt tác chứng, đến lìa nhiễm cõi Cực quang tịnh, thì hỷ căn diệt tác chứng, đến A-la-hán có mười chín căn diệt tác chứng.

 

Phẩm 4: BÀN VỀ ĐẲNG TÂM

Đẳng tâm-thọ mạng và hai định,

Vô tưởng-thâu nhiếp và tương ưng,

Phạm vi tử-sinh và Niết bàn,

Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Hỏi: Tâm của tất cả hữu tình, nên nói là cùng khởi-cùng trụ-cùng diệt chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Tâm hữu tham, tâm lìa tham, nên nói là cùng khởi-cùng trụcùngg diệt chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Hữu sân-lìa sân, hữu si- lìa si, rời rạc-sơ lược, lùi xuống-đưa lên, lớn-nhỏ, trạo cử-không trạo cử, vắng lặng-không vắng lặng-không định tu-không tu, giải thoát-không giải thoát, các tâm đúng như vậy nên nói là cùng khởi-cùng trụ-cùngg diệt chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Thọ mạng nên nói là tùy tâm chuyển hay không tùy tâm chuyển?

Đáp: Không tùy tâm chuyển.

Hỏi: Nên nói tùy chuyển nối tiếp nhau là cùng khởi thì trụ chăng?

Đáp: Nếu hữu tình nơi cõi Dục không trụ nơi các đẳng chí (định)vô tưởng-diệt tận, thì nên nói tùy chuyển biến nối tiếp nhau. Nếu trụ nơi đẳng chí-vô tưởng-diệt tận, và hữu tình của cõi Sắc-Vô sắc, nên nói cùng khởi ấy là trụ

Hỏi: Trụ nơi đẳng chí-vô tưởng-diệt tận thì thọ mạng nên nói chuyển là trụ chăng?

Đáp: Nên nói là chuyển, như Đức Thế Tôn nói: “Thọ mạng của con người dần hết, như nước sông nhỏ”.

Hỏi: Nếu thọ mạng của các hữu tình khởi, thì trụ, làm sao biết được thọ mạng ấy dần hết?

Đáp: Bởi vì đời hết cho nên kiếp hết.

Hỏi: Nhập định vô tưởng có bao nhiêu căn diệt?

Đáp: Có bảy.

Hỏi: Tâm-tâm sở diệt hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Xuất định vô tưởng có bao nhiêu căn hiện tiền?

Đáp: Có bảy.

Hỏi: Tâm-tâm sở hiện tiền hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Nhập định diệt tận có bao nhiêu căn diệt?

Đáp: Có bảy.

Hỏi: Tâm-tâm sở diệt hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Xuất định diệt tận có bao nhiêu căn hiện tiền?

Đáp: Hoặc bảy, hoặc tám. Tâm hữu lậu bảy, tâm vô lậu là tám.

Hỏi: Tâm-tâm sở hiện tiền hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc không hệ thuộc.

Hỏi: Sinh Vô tưởng Thiên có bao nhiêu căn diệt?

Đáp: Có tám.

Hỏi: Tâm-tâm sở diệt hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Có bao nhiêu căn hiện tiền?

Đáp: Có tám.

Hỏi: Tâm-tâm sở hiện tiền hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Vô tưởng Thiên mất có bao nhiêu căn diệt?

Đáp: Có tám.

Hỏi: Tâm-tâm sở diệt hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Có bao nhiêu căn hiện tiền?

Đáp: Hoặc tám, hoặc chín, hoặc mười, vô hình là tám, một hình là chín, hai hình là mười.

Hỏi: Tâm-tâm sở hiện tiền hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Khi hữu tình sinh nơi Vô tưởng nên nói là hữu tưởng hay vô tưởng?

Đáp: Nên nói hữu tưởng.

Như Đức Thế Tôn nói: “Các lúc ấy, bởi vì tưởng khởi cho nên từ nơi hữu tưởng kia mất”.

Hỏi: Khi từ hữu tưởng kia mất, tưởng kia nên nói là diệt hay không diệt?

Đáp: Nên nói là diệt.

Hỏi: Nên nói trụ xứ nào mà tưởng ấy diệt?

Đáp: Nên nói là trụ ngay nơi xứ hữu tưởng. Hỏi: Tưởng kia nên nói là thiện hay vô ký?

Đáp: Hoặc thiện, hoặc vô ký.

Hỏi: Tưởng kia có bao nhiêu tùy miên tùy tăng?

Đáp: Duyên hữu lậu cõi Sắc.

Hỏi: Có bao nhiêu kiết trói buộc?

Đáp: Có sáu.

Như Đức Thế Tôn nói: “Tất cả hữu tình đều do ăn mà trụ”.

Hỏi: Hữu tình vô tưởng dựa vào cách ăn gì mà trụ?

Đáp: Xúc-ý-tư-thức.

Hỏi: Nhãn căn thâu nhiếp bao nhiêu căn? Cho đến cụ tri căn thâu nhiếp bao nhiêu căn?

Đáp: Nhãn căn thâu nhiếp nhãn căn. Như nhãn căn, nhĩ-tỷ-thiệtmạng, khổ, ưu căn cũng như vậy. Thân căn thâu nhiếp ba căn. Nữ căn thâu nhiếp nữ căn, phần ít của thân căn. Nam căn cũng như vậy. Ý căn thâu nhiếp ý căn và phần ít của ba căn. Như ý căn; lạc-hỷ-xả căn, năm căn như tín… cũng như vậy.

Vị tri đương tri căn thâu nhiếp vị tri đương tri căn, phần ít của chín căn. Như vị tri đương tri căn, dĩ tri căn, cụ tri căn cũng như vậy.

Hỏi: Tín lực cho đến Tuệ lực, Niệm giác chi, cho đến Xả giác chi, Chánh kiến cho đến Chánh định, pháp trí cho đến đạo trí, Không-Vô nguyện-Vô tướng thâu nhiếp bao nhiêu căn?

Đáp: Tín lực thâu nhiếp một căn và phần ít của ba căn. Như Tín lực, bốn lực còn lại cũng như vậy.

Niệm giác chi thâu nhiếp phần ít của bốn căn. Như Niệm giác chi, Trạch pháp, Tinh tiến, hỷ, định… giác chi cũng như vậy, pháp khác không thâu nhiếp căn.

Chánh kiến thâu nhiếp phần ít của bốn căn. Như Chánh kiến, Chánh cần, niệm- định cũng như vậy, còn lại không thâu nhiếp căn.

Pháp trí thâu nhiếp phần ít của bốn căn. Như pháp trí; loại trí-khổ trí-tập trí-diệt trí, đạo trí cũng như vậy.

Tha tâm trí thâu nhiếp phần ít của ba căn, thế tục trí thâu nhiếp phần ít của một căn.

Không thâu nhiếp phần ít của bốn căn. Như Không-Vô nguyệnVô tướng cũng như vậy.

Hỏi: Ý căn có bao nhiêu căn tương ưng? Cho đến cụ tri căn có bao nhiêu căn tương ưng?

Đáp: Ý căn tương ưng với mười căn và phần ít của ba căn. Lạc căn-hỷ căn tương ưng với phần ít của chín căn. Khổ căn, ưu căn tương ưng với phần ít của sáu căn. Tín căn tương ưng với bốn căn và phần ít của chín căn. Như Tín căn, Tinh tiến-Niệm-Định-Tuệ căn cũng như vậy. Vị tri đương tri căn tương ưng với vị tri đương tri căn và phần ít của chín căn. Như vị tri đương tri căn; dĩ tri căn và cụ tri căn cũng như vậy.

Hỏi: Tín lực cho đến Tuệ lực, Niệm giác chi cho đến Xả giác chi, Chánh kiến cho đến Chánh định, pháp trí cho đến đạo trí, không, vô nguyện, vô tướng có bao nhiêu căn tương ưng?

Đáp: Tín lực tương ưng với phần ít của bốn căn, chín căn. Như tín lực, bốn lực còn lại cũng như vậy.

Niệm giác chi tương ưng với phần ít của mười một căn. Như Niệm giác chi, Trạch pháp, Tinh tiến, Định giác chi cũng như vậy. Hỷ giác chi tương ưng với phần ít của chín căn, An, Xả giác chi tương ưng với ba căn và phần ít của chín căn. Chánh kiến tương ưng với phần ít của mười một căn. Như Chánh kiến, Chánh tư duy-Chánh cần-Chánh định cũng như vậy, còn lại không tương ưng với căn. Pháp trí tương ưng với phần ít của mười một căn. Như pháp trí-loại trí-khổ trí-tập trí- diệt trí-đạo trí cũng như vậy. Tha tâm trí tương ưng với phần ít của mười căn. Thế tục trí tương ưng với hai căn và phần ít của tám căn. Không-Vô nguyện-Vô tương ưng với phần ít của mười một căn.

Hỏi: Khi mất ở cõi Dục, sinh ở cõi Dục có bao nhiêu căn diệt?

Đáp: Hoặc bốn-hoặc chín, hoặc tám-hoặc mười ba; hoặc chínhoặc mười bốn; hoặc mười, hoặc mười lăm. Người mạng chung dần thì tâm vô ký là bốn, tâm thiện là chín; kẻ mạng chung tức khắc, nếu vô hình thì tâm vô ký là tám, tâm thiện mười ba, nếu một hình thì tâm vô ký là chín, tâm thiện mười bốn, nếu hai hình thì tâm vô ký là mười, tâm thiện mười lăm.

Hỏi: Tâm-tâm sở diệt hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Có bao nhiêu căn hiện tiền?

Đáp: Hoặc tám, hoặc chín, hoặc mười, vô hình là tám, một hình là chín, hai hình là mười.

Hỏi: Tâm-tâm sở hiện tiền hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Khi mất ở cõi Dục, sinh ở cõi Sắc có bao nhiêu căn diệt?

Đáp: Hoặc bốn, hoặc chín, hoặc chín, hoặc mười bốn. Người mạng chung dần thì tâm vô ký là bốn, tâm thiện là chín; kẻ mạng chung tức khắc thì tâm vô ký là chín, tâm thiện là mười bốn.

Hỏi: Tâm-tâm sở diệt hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Có bao nhiêu căn hiện tiền?

Đáp: Có tám.

Hỏi: Tâm-tâm sở hiện tiền hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Khi mất ở cõi Dục, sinh ở cõi Vô sắc có bao nhiêu căn diệt?

Đáp: Hoặc bốn, hoặc chín, hoặc mười chín, hoặc mười bốn. Như trước đã nói.

Hỏi: Tâm-tâm sở diệt hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Có bao nhiêu căn hiện tiền?

Đáp: Có ba.

Hỏi: Tâm-tâm sở hiện tiền hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Khi mất ở cõi Sắc, sinh nơi cõi Sắc có bao nhiêu căn diệt?

Đáp: Hoặc tám, hoặc mười ba, tâm vô ký là tám, tâm thiện là mười ba.

Hỏi: Tâm-tâm sở diệt hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Có bao nhiêu căn hiện tiền?

Đáp: Có tám.

Hỏi: Tâm-tâm sở hiện tiền hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Khi mất ở cõi Sắc, sinh nơi cõi Dục có bao nhiêu căn diệt?

Đáp: Hoặc tám, hoặc mười ba, như trước đã nói.

Hỏi: Tâm-tâm sở diệt hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Có bao nhiêu căn hiện tiền?

Đáp: Hoặc tám, hoặc chín, hoặc mười, như trước đã nói.

Hỏi: Tâm-tâm sở hiện tiền hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Khi mất ở cõi Sắc, sinh nơi cõi Vô sắc có bao nhiêu căn diệt?

Đáp: Hoặc tám, hoặc mười ba, như trước đã nói.

Hỏi: Tâm-tâm sở diệt hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Có bao nhiêu căn hiện tiền?

Đáp: Có ba.

Hỏi: Tâm-tâm sở hiện tiền hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Khi mất ở cõi Vô sắc, sinh nơi cõi Vô sắc có bao nhiêu căn diệt?

Đáp: Hoặc ba, hoặc tám, tâm vô ký là ba, tâm thiện là tám.

Hỏi: Tâm-tâm sở diệt hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Có bao nhiêu căn hiện tiền?

Đáp: Có ba.

Hỏi: Tâm-tâm sở hiện tiền hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Khi mất ở cõi Vô sắc, sinh nơi cõi Dục có bao nhiêu căn diệt?

Đáp: Hoặc ba, hoặc tám, như trước đã nói.

Hỏi: Tâm-tâm sở diệt hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Có bao nhiêu căn hiện tiền?

Đáp: Hoặc tám, hoặc chín, hoặc mười, như trước đã nói.

Hỏi: Tâm-tâm sở hiện tiền hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Khi mất ở cõi Vô sắc, sinh nơi cõi Sắc có bao nhiêu căn diệt?

Đáp: Hoặc ba, hoặc tám, như trước đã nói.

Hỏi: Tâm-tâm sở diệt hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Có bao nhiêu căn hiện tiền?

Đáp: Có tám.

Hỏi: Tâm-tâm sở hiện tiền hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Khi A-la-hán bát Niết-bàn, có bao nhiêu căn diệt sau cùng?

Đáp: Hoặc bốn, hoặc chín; hoặc tám, hoặc ba. Ở nơi cõi Dục, Ala-hán bát Niết-bàn dần dần là bốn, bát Niết-bàn tức khắc là chín, nơi cõi Sắc là tám, nơi cõi Vô sắc là ba.

 

Phẩm 5: BÀN VỀ NHẤT TÂM

Tương ưng-duyên và không lìa xa,

Tu-không tu và đạt được căn,

Bỏ-được vị tri đương tri căn,

Năm môn biện giải về hai trí,

Tâm trí-vô sinh trí ban đầu,

Sở duyên tận trí-vô sinh trí,

Bảy chánh đạo tương ưng lẫn nhau,

Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Hỏi: Các pháp với tâm cùng khởi-cùng trụ-cùng diệt, thì pháp ấy tương ưng với tâm chăng?

Đáp: Nếu pháp tương ưng với tâm, thì pháp đó sẽ cùng khởi-cùng trụ-cùng diệt với tâm. Có pháp cùng khởi-cùng trụ-cùng diệt với tâm, pháp ấy không phải tương ưng với tâm, nghĩa là tùy tâm chuyển biến sắc, tâm bất tương ưng hành.

Hỏi: Các pháp cùng khởi-cùng trụ-cùng diệt, thì pháp ấy cùng một sở duyên với tâm chăng?

Đáp: Nếu pháp có cùng một sở duyên với tâm, thì pháp ấy và tâm cùng khởi-cùng trụ-cùngg diệt. Có pháp cùng khởi-cùng trụ-cùngg diệt với tâm, pháp ấy không phải là một sở duyên của tâm, nghĩa là tùy tâm chuyển sắc, tâm bất tương ưng hành.

Hỏi: Các pháp cùng với tâm đồng thời khởi lên không lìa tâm, pháp đó cùng với tâm đồng thời trụ-đồng thời diệt không lìa tâm chăng?

Đáp: Hữu tình cõi Dục, Sắc không trụ nơi định vô tưởng-diệt tận, đại chủng của các căn, cùng với tâm đồng thời khởi, không lìa tâm, cùng với tâm đồng thời trụ-đồng thời diệt, không lìa tâm. Nếu người trụ nơi định vô tưởng-diệt tận, thì người ấy sẽ lìa tâm.

Hỏi: Như nói về không tu nhãn căn cho đến thân căn.

Thế nào là không tu nhãn căn cho đến thân căn?

Đáp: Nếu đối với nhãn căn, chưa lìa tham, chưa lìa mong mỏi khao khát vui thú. Nhưng, đạo vô gián có khả năng trừ hết tham sắc, mà lúc ấy đối với đạo vô gián này chưa tu mà chưa an. Như không tu nhãn căn; không tu nhĩ-tỷ-thiệt-thân căn cũng như vậy.

Hỏi: Như nói không tu ý căn.

Thế nào là không tu ý căn?

Đáp: Nếu đối với ý căn chưa lìa tham, chưa lìa mong mỏi khao khát vui thú. Nhưng đạo vô gián có khả năng trừ hết tham vô sắc, mà lúc ấy đối với đạo này chưa tu và chưa an.

Hỏi: Như nói tu nhãn căn cho đến thân căn.

Thế nào là tu nhãn căn cho đến thân căn?

Đáp: Nếu đối với nhãn căn, đã lìa tham, đã lìa mong mỏi khao khát vui thú. Đồng thời đạo vô gián có khả năng trừ hết tham sắc, lúc ấy đối với đạo này đã tu, đã an. Như tu nhãn căn, nhĩ-tỷ-thiệt-thân căn cũng như vậy.

Hỏi: Như nói tu ý căn.

Thế nào là tu ý căn?

Đáp: Nếu đối với ý căn đã lìa tham, đã lìa mong mỏi khao khát vui thú. Đồng thời đạo vô gián có khả năng trừ hết tham vô sắc, lúc ấy đối với đạo này đã tu và đã an.

Hỏi: Các căn học không thành tựu được căn học, thì lúc ấy tất cả nhập Chánh tánh ly sinh chăng?

Đáp: Nếu nhập Chánh tánh ly sinh, thì lúc ấy tất cả không thành tựu căn học mà đạt được căn học. Có lúc không thành tựu căn học mà đạt được căn học, lúc ấy không phải là nhập Chánh tánh ly sinh, nghĩa là lúc quả A-la-hán lui sụt.

Hỏi: Các căn học không thành tựu mà được căn học, thì lúc ấy tất cả pháp Thế đệ nhất là đẳng vô gián chăng?

Đáp: Nếu pháp thế đệ nhất là đẳng vô gián, thì thì lúc ấy tất cả không thành tựu căn học, đạt được căn học. Có lúc không thành tựu căn học mà căn học đạt được, lúc ấy không phải pháp Thế đệ nhất là đẳng vô gián, nghĩa là khi quả A-la-hán lui sụt.

Hỏi: Bỏ căn vô lậu, được căn vô lậu, thì lúc ấy tất cả là từ quả đến quả chăng?

Đáp: Nếu từ quả đến quả, thì tất cả Thánh giả kia đều bỏ căn vô lậu, được căn vô lậu.

Có lúc bỏ căn vô lậu được căn vô lậu, mà lúc ấy không phải là từ quả đến quả, nghĩa là lúc hiện quán biên phát khởi đạo loại trí, hoặc là lúc A-la-hán giải thoát lúc luyện căn làm thành bất động.

Hỏi: Bỏ căn vô lậu, được căn vô lậu, lúc ấy tất cả căn vô lậu diệt hay là căn vô lậu khởi?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có bỏ căn vô lậu, được căn vô lậu mà lúc ấy không phải là căn vô lậu diệt hay căn vô lậu khởi, nghĩa là lúc thoái lui quả A-la-hán, Bất hoàn, Nhất lai; và lúc dùng đạo thế tục, đạt được quả Nhất lai và bất hoàn.

2. Có căn vô lậu diệt, căn vô lậu khởi, mà lúc ấy không phải là bỏ căn vô lậu, được căn vô lậu, nghĩa là đã được căn vô lậu diệt-khởi hiện ở trước mắt.

3. Có bỏ căn vô lậu, được căn vô lậu, mà lúc ấy cũng là căn vô lậu diệt, căn vô lậu khởi, nghĩa là lúc hiện quán biên phát khởi đạo loại trí và lúc dùng đạo vô lậu, đạt được quả Nhất lai, Bất hoàn, lúc đạt được quả A-la-hán, lúc A-la-hán giải thoát, lúc luyện căn làm thành bất động.

4. Không phải xả căn vô lậu, được căn vô lậu, lúc ấy cũng không phải là căn vô lậu diệt, căn vô lậu khởi, nghĩa là trừ các tướng trước.

Hỏi: Các vị tri đương tri căn, tất cả căn ấy đối với bốn Thánh đế chưa hiện quán, có khả năng hiện quán chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có vị tri đương tri căn mà căn ấy không phải đối với bốn Thánh đế chưa hiện quán, có khả năng hiện quán, nghĩa là vị tri đương tri căn ở quá khứ, hoặc vị lai.

2. Có căn đối với bốn Thánh đế chưa hiện quán, có khả năng hiện quán mà căn đó không phải vị tri đương tri căn, nghĩa là các pháp không có căn đối với bốn Thánh đế chưa hiện quán, có khả năng hiện quán.

3. Có vị tri đương tri căn mà căn ấy cũng đối với bốn Thánh đế chưa hiện quán, có khả năng hiện quán, nghĩa là vị tri đương tri căn đối với bốn Thánh đế chưa hiện quán, có khả năng hiện quán.

4. Không phải vị tri đương tri căn mà căn ấy cũng không phải đối với bốn Thánh đế chưa hiện quán, có khả năng hiện quán, nghĩa là trừ các tướng trước.

Hỏi: Tận trí nên nói là tận trí cho đến đạo trí, nên nói có tầm có tứ, cho đến không có tầm không có tứ, nên nói lạc căn cho đến xả căn tương ưng, nên nói Không cho đến Vô nguyện-Vô tướng tương ưng, nên nói duyên hệ thuộc cõi Dục cho đến duyên không hệ thuộc chăng? Như tận trí, vô sinh trí và Chánh kiến vô học cũng như vậy.

Đáp: Tận trí nên nói là tận trí, hoặc pháp trí, loại trí, hoặc khổtập-diệt-đạo trí; hoặc có tầm-có tứ; hoặc không có tầm, chỉ có tứ; hoặc không có tầm-không có tứ; hoặc tương ưng với lạc căn, hoặc tương ưng với hỷ-xả căn, hoặc tương ưng với Vô nguyện, hoặc tương ưng với Vô tướng, hoặc duyên hệ thuộc cõi Dục, hoặc duyên hệ thuộc cõi Sắc, hoặc duyên hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc duyên không hệ thuộc. Như tận trí, vô sinh trí cũng như vậy.

Chánh kiến vô học nên nói là Chánh kiến vô học, hoặc pháp- loạitha tâm trí, hoặc khổ-tập-diệt-đạo trí; hoặc có tầm-có tứ; hoặc không có tầm, chỉ có tứ; hoặc không có tầm-không có tứ; hoặc tương ưng với lạc căn, hoặc tương ưng với hỷ, xả căn, hoặc tương ưng với Không, hoặc tương ưng với Vô nguyện, hoặc tương ưng với Vô tướng, hoặc duyên hệ thuộc cõi Dục, hoặc duyên hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, hoặc duyên không hệ thuộc.

Hỏi: Các tận trí đầu tiên, lúc ấy tất cả là đạo vô gián đẳng vô gián chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu đạo vô gián là đẳng vô gián, thì lúc ấy tất cả là tận trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Các vô sinh trí đầu tiên, lúc ấy tất cả là tận trí đẳng vô gián chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu tận trí là đẳng vô gián, thì lúc ấy tất cả là vô sinh trí chăng?

Đáp: Hoặc tận trí, hoặc vô sinh trí, hoặc Chánh kiến vô học.

Hỏi: Các duyên phát khởi đạo vô gián ấy, tức là duyên phát khởi tận trí ấy đầu tiên chăng?

Đáp: Nếu duyên khởi sinh đạo vô gián thì duyên phát khởi tận trí ấy đầu tiên. Nếu không phải là duyên sinh khởi đạo vô gián thì không phải là duyên phát khởi tận trí ấy đầu tiên.

Hỏi: Các duyên phát khởi tận trí ấy, tức là duyên phát khởi vô sinh trí ấy chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu duyên phát khởi vô sinh trí ấy, thì đó là duyên phát khởi tận trí ấy chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Chánh kiến vô học, thì pháp đó tương ưng với Chánh tư duy vô học chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với Chánh kiến vô học mà không phải Chánh kiến vô học, nghĩa là Chánh tư duy vô học tương ưng với Chánh tư duy vô học, và Chánh tư duy vô học không tương ưng với pháp tương ưng của Chánh kiến vô học.

2. Có pháp tương ưng với Chánh tư duy vô học mà không phải là Chánh tư duy vô học, nghĩa là Chánh kiến vô học tương ưng với Chánh kiến vô học, và Chánh kiến vô học không tương ưng với pháp tương ưng của Chánh tư duy vô học.

3. Có pháp tương ưng với Chánh kiến vô học, cũng tương ưng với Chánh tư duy vô học, nghĩa là trừ ra Chánh kiến vô học tương ưng với Chánh tư duy vô học, và trừ ra Chánh tư duy vô học tương ưng với Chánh kiến vô học, còn lại các pháp tương ưng của Chánh kiến vô học và Chánh tư duy vô học.

4. Có pháp không tương ưng với Chánh kiến vô học, cũng không tương ưng với Chánh tư duy vô học, nghĩa là Chánh kiến vô học không tương ưng với Chánh tư duy vô học, Chánh tư duy vô học không tương ưng với Chánh kiến vô học, và trước kia vốn không thâu nhiếp tâm-tâm sở pháp cùng Sắc-Vô vi-tâm bất tương ưng hành.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Chánh kiến vô học, thì pháp đó tương ưng với Chánh cần vô học chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với Chánh kiến vô học mà không phải là Chánh cần vô học, nghĩa là Chánh kiến vô học tương ưng với Chánh tư duy vô học.

2. Có pháp tương ưng với Chánh cần vô học mà không phải là Chánh kiến vô học, nghĩa là Chánh kiến vô học, và Chánh kiến vô học không tương ưng với pháp tương ưng của Chánh cần vô học.

3. Có pháp tương ưng với Chánh kiến vô học, cũng tương ưng với Chánh cần vô học, nghĩa là trừ Chánh kiến vô học tương ưng với Chánh cần vô học, còn lại các pháp tương ưng của Chánh kiến vô học.

4. Có pháp không tương ưng với Chánh kiến vô học, cũng không tương ưng với Chánh cần vô học, nghĩa là Chánh kiến vô học không tương ưng với Chánh cần vô học, và trước kia vốn không thâu nhiếp tâm-tâm sở pháp cùng Sắc-Vô vi-tâm bất tương ưng hành. Như đối với Chánh cần; đối với Chánh niệm-Chánh định-Chánh giải thoát cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Chánh kiến vô học, thì pháp đó không tương ưng với Chánh trí vô học chăng?

Đáp: Các pháp tương ưng với Chánh trí vô học, pháp đó không tương ưng với Chánh trí vô học.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Chánh tư duy vô học, thì pháp ấy tương ưng với Chánh cần vô học chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với Chánh tư duy vô học mà không phải là Chánh cần vô học, nghĩa là Chánh tư duy vô học tương ưng với Chánh cần vô học.

2. Có pháp tương ưng với Chánh cần vô học mà không phải Chánh cần vô học, nghĩa là Chánh tư duy vô học tương ưng với Chánh tư duy vô học, và Chánh tư duy vô học không tương ưng với pháp tương ưng của Chánh cần vô học.

3. Có pháp tương ưng với Chánh tư duy vô học, cũng tương ưng với Chánh cần vô học, nghĩa là trừ ra Chánh tư duy vô học tương ưng với Chánh cần vô học, còn lại các pháp tương ưng của Chánh tư duy vô học.

4. Có pháp không tương ưng với Chánh tư duy vô học, cũng không tương ưng với Chánh cần vô học, nghĩa là Chánh tư duy vô học không tương ưng với Chánh cần vô học, và trước kia vốn không thâu nhiếp tâm-tâm sở pháp cùng Sắc,Vô vi-tâm bất tương ưng hành.

Như đối với Chánh cần; đối với Chánh niệm-Chánh định-Chánh giải thoát cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Chánh tư duy vô học, thì pháp đó tương ưng với Chánh trí vô học chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với Chánh tư duy vô học mà không phải Chánh trí vô học, nghĩa là Chánh trí vô học tương ưng với Chánh tư duy vô học, và Chánh trí vô học không tương ưng với pháp tương ưng của Chánh tư duy vô học.

2. Có pháp tương ưng với Chánh trí vô học mà không phải Chánh trí vô học, nghĩa là Chánh tư duy vô học tương ưng với Chánh tư duy vô học, và Chánh tư duy vô học không tương ưng với pháp tương ưng của Chánh trí vô học.

3. Có pháp tương ưng với Chánh tư duy vô học, cũng tương ưng với Chánh trí vô học, nghĩa là trừ ra Chánh tư duy vô học tương ưng với Chánh trí vô học, và trừ ra Chánh trí vô học tương ưng với Chánh tư duy vô học, còn lại các pháp tương ưng của Chánh trí và Chánh tư duy vô học khác.

4. Có pháp không tương ưng với Chánh tư duy vô học, cũng không tương ưng với Chánh trí vô học, nghĩa là Chánh tư duy vô học không tương ưng với Chánh trí vô học, Chánh trí vô học không tương ưng với Chánh tư duy vô học. Và trước kia vốn không thâu nhiếp tâm-tâm sở pháp cùng Sắc Vô vi-tâm bất tương ưng hành.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Chánh cần vô học, thì pháp đó tương ưng với Chánh niệm vô học chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với Chánh cần vô học mà không phải là Chánh niệm vô học, nghĩa là Chánh niệm vô học.

2. Có pháp tương ưng với Chánh niệm vô học mà không phải là Chánh cần vô học, nghĩa là Chánh cần vô học.

3. Có pháp tương ưng với Chánh cần vô học, cũng tương ưng với Chánh niệm vô học, nghĩa là trừ ra Chánh cần vô học và Chánh niệm vô học, còn lại các pháp tương ưng của Chánh niệm và Chánh cần vô học.

4. Có pháp không tương ưng với Chánh cần vô học, cũng không tương ưng với Chánh niệm vô học, nghĩa là trước kia vốn không thâu nhiếp tâm-tâm sở pháp và Sắc vô vi-tâm bất tương ưng hành.

Như đối với Chánh niệm; đối với Chánh định-Chánh giải thoát cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Chánh cần vô học, thì pháp đó tương ưng với Chánh trí vô học chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với Chánh cần vô học mà không phải Chánh trí vô học, nghĩa là Chánh trí vô học, và Chánh trí vô học không tương ưng với pháp tương ưng của Chánh cần vô học.

2. Có pháp tương ưng với Chánh trí vô học mà không phải là Chánh cần vô học, nghĩa là Chánh trí vô học tương ưng với Chánh cần vô học.

3. Có pháp tương ưng với Chánh cần vô học, cũng tương ưng với Chánh trí vô học, nghĩa là trừ ra Chánh trí vô học tương ưng với Chánh cần vô học, còn lại các pháp tương ưng của Chánh trí.

4. Có pháp không tương ưng với Chánh cần vô học, cũng không tương ưng với Chánh trí vô học, nghĩa là Chánh trí vô học không tương ưng với Chánh cần vô học, trước kia vốn không thâu nhiếp tâm-tâm sở pháp cùng Sắc vô vi-tâm bất tương ưng hành.

Như đối với Chánh cần; đối với Chánh niệm-Chánh định cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Chánh giải thoát vô học, thì pháp đó tương ưng với Chánh trí vô học chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với Chánh giải thoát vô học mà không phải Chánh trí vô học, nghĩa là Chánh trí vô học, và Chánh trí vô học không tương ưng với pháp tương ưng của Chánh giải thoát vô học.

2. Có pháp tương ưng với Chánh trí vô học mà không phải là Chánh giải thoát vô học, nghĩa là Chánh trí vô học tương ưng với Chánh giải thoát vô học.

3. Có pháp tương ưng với Chánh giải thoát vô học, cũng tương ưng với Chánh trí vô học, nghĩa là trừ ra Chánh trí vô học tương ưng với Chánh giải thoát vô học, còn lại các pháp tương ưng của Chánh trí.

4. Có pháp không tương ưng với Chánh giải thoát vô học, cũng không tương ưng với Chánh trí vô học, nghĩa là Chánh trí vô học không tương ưng với Chánh giải thoát vô học, và trước kia vốn không thâu nhiếp tâm-tâm sở pháp và Sắc vô vi-tâm bất tương ưng hành.

 

Phẩm 6: BÀN VỀ NGƯ

Tất cả ba đời là đều thành tựu,

Không thành tựu là cũng giống như vậy,

Căn thiện-bất thiện… cũng làm nhân,

Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Hỏi: Nếu thành tựu nhãn căn thì lúc ấy đối với hai mươi hai căn, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu là? Cho đến cụ tri căn, câu hỏi cũng như vậy?

Hỏi: Như đã nêu?

Đáp: Nếu thành tựu nhãn căn, thì lúc ấy nhất định thành tựu là năm, còn lại là không nhất định. Nhĩ-tỷ-thiệt căn cũng như vậy.

Nếu thành tựu thân căn, thì lúc ấy nhất định thành tựu là bốn, còn lại thì không nhất định.

Nếu thành tựu nữ căn, thì lúc ấy nhất định thành tựu là tám, còn lại thì không nhất định. Nam căn cũng như vậy.

Nếu thành tựu mạng căn, thì lúc ấy nhất định thành tựu là ba, còn lại thì không nhất định. Ý căn-xả căn cũng như vậy.

Nếu thành tựu lạc căn, thì ngưới trí kia nhất định thành tựu là bốn, còn lại thì không nhất định.

Nếu thành tựu khổ căn, thì lúc ấy nhất định thành tựu là bảy, còn lại thì không nhất định.

Nếu thành tựu hỷ căn, thì lúc ấy nhất định thành tựu là năm, còn lại thì không nhất định.

Nếu thành tựu ưu căn, thì lúc ấy nhất định thành tựu là tám, nhất định không thành tựu là một, còn lại thì không nhất định.

Nếu thành tựu Tín căn, thì lúc ấy nhất định thành tựu là tám, còn lại thì không nhất định. Tinh tiến, Niệm-Định-Tuệ căn cũng như vậy.

Nếu thành tựu vị tri, đương tri căn, thì lúc ấy nhất định thành tựu là mười ba, nhất định không thành tựu là hai, còn lại thì không nhất định.

Nếu thành tựu dĩ tri căn, thì lúc ấy nhất định thành tựu là mười một, nhất định không thành tựu là hai, còn lại thì không nhất định.

Nếu thành tựu cụ tri căn, thì lúc ấy nhất định thành tựu là mười một, nhất định không thành tựu là ba, còn lại thì không nhất định.

Hỏi: Nếu thành tựu nhãn căn, thì lúc ấy đối với hai mươi hai căn thuộc ba đời là có bao nhiêu căn thành tựu, bao nhiêu căn không thành tựu là? Cho đến cụ tri căn, câu hỏi cũng như vậy?

Đáp: Nếu thành tựu nhãn căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu là quá khứ-vị lai là tám, nhất định thành tựu là quá khứ-vị lai là hai, hiện tại là ba; các căn còn lại thì không nhất định. Nhĩ-tỷ-thiệt căn cũng như vậy.

Nếu thành tựu thân căn, lúc ấy nhất định không thành tựu là quá khứ-vị lai là tám; nhất định thành tựu là quá khứ-vị lai là hai, hiện tại là hai, các căn còn lại thì không nhất định.

Nếu thành tựu nữ căn, thì trí giả kia nhất định không thành tựu là quá khứ-vị lai là tám; nhất định thành tựu là quá khứ-vị lai là năm, hiện tại là ba, các căn còn lại thì không nhất định. Nam căn cũng như vậy.

Nếu thành tựu mạng căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu là quá khứ-vị lai là tám; nhất định thành tựu là quá khứ-vị lai là hai, hiện tại là một, các căn còn lại thì không nhất định. Ý căn-xả căn cũng như vậy.

Nếu thành tựu lạc căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu là quá khứ-vị lai là tám, nhất định thành tựu là quá khứ-vị lai là hai, vị lai là một, hiện tại là một, còn lại thì không nhất định.

Nếu thành tựu khổ căn, thì trí giả kia nhất định không thành tựu là quá khứ-vị lai là tám, nhất định thành tựu là quá khứ-vị lai là năm, hiện tại là hai, còn lại thì không nhất định.

Nếu thành tựu hỷ căn, thì người trí giả kia nhất định không thành tựu là quá khứ-vị lai là tám, nhất định thành tựu là quá khứ-vị lai là hai, vị lai là hai, hiện tại là một, còn lại thì không nhất định.

Nếu thành tựu ưu căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu là quá khứ-vị lai là tám, ba đời là một; nhất định thành tựu là quá khứ-vị lai là bốn, ba đời là hai, hiện tại là hai, còn lại thì không nhất định.

Nếu thành tựu tín căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu là quá khứ-vị lai là tám, nhất định thành tựu là quá khứ-vị lai là bảy, hiện tại là một, còn lại thì không nhất định. Tinh tiến-Niệm-Định-Tuệ căn cũng như vậy.

Nếu thành tựu vị tri, đương tri căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu là quá khứ-vị lai là tám, ba đời là hai, hiện tại là hai, nhất định thành tựu là ba đời là bảy, quá khứ-vị lai là ba, hiện tại vị lai một, hiện tại là hai, còn lại thì không nhất định.

Nếu thành tựu dĩ tri căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu là quá khứ-vị lai là tám, ba đời là hai; nhất định thành tựu là quá khứ-vị lai là bảy, vị lai là ba, hiện tại là một, còn lại thì không nhất định.

Nếu thành tựu cụ tri căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu là quá khứ-vị lai là tám, ba đời là ba; nhất định thành tựu là quá khứ-vị lai là bảy, vị lai là ba, hiện tại là một, còn lại thì không nhất định.

Hỏi: Nếu không thành tựu là nhãn căn, thì lúc ấy đối với hai mươi hai căn, có bao nhiêu không thành tựu là, bao nhiêu thành tựu? Cho đến cụ tri căn, câu hỏi cũng như vậy.

Đáp: Nếu không thành tựu là nhãn căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu là một, nhất định thành tựu là ba, còn lại thì không nhất định. Nhĩ-tỷ-thiệt, nữ, nam căn, ba căn vô lậu cũng như vậy.

Hỏi: Nếu không thành tựu là thân căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu là mười, nhất định thành tựu là tám, còn lại thì không nhất định. Mạng, ý, xả căn đều thành tựu.

Nếu không thành tựu là lạc căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu là chín, nhất định thành tựu là tám, còn lại thì không nhất định.

Nếu không thành tựu là khổ căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu là năm, nhất định thành tựu là tám, còn lại thì không nhất định.

Nếu không thành tựu là hỷ căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu là tám, nhất định thành tựu là tám, còn lại thì không nhất định.

Hỏi: Nếu không thành tựu là ưu căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu là một, nhất định thành tựu là tám, còn lại thì không nhất định.

Nếu không thành tựu là tín căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu là tám, nhất định thành tựu là tám, còn lại thì không nhất định. Tinh tiến-Niệm-Định-Tuệ căn cũng như vậy.

Nếu không thành tựu là nhãn căn, thì lúc ấy đối với hai mươi hai căn của ba đời là có bao nhiêu căn không thành tựu là, bao nhiêu căn thành tựu? Cho đến cụ tri căn, câu hỏi cũng như vậy.

Đáp: Nếu không thành tựu là nhãn căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu là ba đời là một, quá khứ-vị lai là bảy; nhất định thành tựu là quá khứ-vị lai là hai, hiện tại là một; còn lại thì không nhất định. Nhĩtỷ-thiệt, nữ, nam căn cũng như vậy.

Nếu không thành tựu là thân căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu là ba đời là mười, quá khứ-vị lai là một; nhất định thành tựu là quá khứ-vị lai là năm, ba đời là hai, hiện tại là một, các căn còn lại thì không nhất định. Mạng-ý-xả căn đều thành tựu.

Nếu không thành tựu là lạc căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu ba đời là chín, quá khứ-vị lai là sáu, nhất định thành tựu quá khứ-vị lai là bảy, hiện tại là một, còn lại thì không nhất định.

Nếu không thành tựu là khổ căn, thì trí giả kia nhất định không thành tựu là ba đời là năm, quá khứ-vị lai là sáu, nhất định thành tựu là quá khứ-vị lai là bảy, hiện tại là một, còn lại thì không nhất định.

Nếu không thành tựu là hỷ căn, thì trí giả kia nhất định không thành tựu là ba đời là tám, quá khứ-vị lai là sáu, nhất định thành tựu là quá khứ-vị lai là bảy, hiện tại là một, còn lại thì không nhất định.

Nếu không thành tựu là ưu căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu là ba đời là một, quá khứ-vị lai là tám, nhất định thành tựu là quá khứ-vị lai là bảy, hiện tại là một, còn lại thì không nhất định.

Nếu không thành tựu là tín căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu là ba đời là tám, quá khứ-vị lai là tám, nhất định thành tựu là quá khứ-vị lai là bốn, ba đời là hai, hiện tại là hai, còn lại thì không nhất định. Tinh tiến-Niệm-Định-Tuệ căn cũng như vậy.

Nếu không thành tựu là vị tri, đương tri căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu ba đời là một, quá khứ-vị lai là tám, nhất định thành tựu quá khứ-vị lai là hai, hiện tại là một, còn lại thì không nhất định. Dĩ tri căn và cụ tri căn cũng như vậy.

Hỏi: Các căn thiện thì căn ấy làm nhân của căn thiện chăng? Nếu căn là nhân của căn thiện thì căn ấy là thiện chăng?

Đáp: Các căn thiện thì căn đó là nhân của căn thiện. Có căn là nhân của căn thiện thì căn đó không phải là thiện, nghĩa là do căn thiện mà dẫn dắt dị thục sinh ra căn.

Hỏi: Các căn bất thiện thì căn ấy là nhân của căn bất thiện chăng? Nếu căn là nhân của căn bất thiện thì căn ấy là bất thiện chăng?

Đáp: Các căn bất thiện thì căn đó là nhân của căn bất thiện. Có căn là nhân của căn bất thiện thì căn đó không phải là bất thiện, nghĩa là căn bất thiện đã dẫn căn dị thục sinh ra căn, và căn tương ưng với hữu thân kiến-biện chấp kiến thuộc cõi Dục.

Hỏi: Các căn vô ký thì căn ấy là nhân của căn vô ký chăng? Nếu căn là nhân của căn vô ký thì căn ấy là vô ký chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có căn vô ký thì căn đó không phải là nhân của căn vô ký, nghĩa là căn không có duyên.

2. Có căn là nhân của căn vô ký thì căn đó không phải là vô ký, nghĩa là căn bất thiện.

3. Có căn vô ký thì căn đó cũng là nhân của căn vô ký, nghĩa là căn vô ký có duyên.

4. Có căn không phải vô ký thì căn đó cũng không phải là nhân của căn vô ký, nghĩa là căn thiện.

Hỏi: Có thể có căn không phải là nhân của căn thiện, không phải là nhân của căn bất thiện, không phải là nhân của căn vô ký, mà căn đó không phải là không có nhân chăng?

Đáp: Có, nghĩa là căn không có duyên làm nhân của sắc-tâm bất tương ưng hành.

 

Phẩm 7: BÀN VỀ NHÂN DUYÊN

Năm-ba-bốn-tám khác nhau,

Tám-tám-tám cùng với bốn môn,

Biện giải về căn nhân-sở duyên,

Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Hỏi: Các căn là nhân quá khứ thì căn ấy là duyên quá khứ chăng?

Đáp: Các căn là nhân quá khứ thì căn ấy hoặc là duyên quá khứ, hoặc duyên vị lai, hoặc duyên hiện tại, hoặc duyên vô vi, hoặc không có sở duyên.

Các căn là nhân quá khứ, duyên quá khứ, nghĩa là căn quá khứduyên quá khứ, và căn vị lai-hiện tại có nhân quá khứ-duyên quá khứ.

Nhân quá khứ-duyên vị lai, nghĩa là căn quá khứ-duyên vị lai và căn vị lai-hiện tại có nhân quá khứ-duyên vị lai.

Nhân quá khứ-duyên hiện tại, nghĩa là căn quá khứ-duyên hiện tại và căn vị lai-hiện tại có nhân quá khứ-duyên hiện tại.

Nhân quá khứ-duyên vô vi, nghĩa là căn quá khứ-duyên vô vi và căn vị lai-hiện tại, có nhân quá khứ-duyên vô vi.

Nhân quá khứ, không có sở duyên, nghĩa là căn không có duyênnhân quá khứ.

Hỏi: Nếu căn là duyên quá khứ thì căn ấy là nhân quá khứ chăng?

Đáp: Các căn là duyên quá khứ thì căn ấy hoặc là nhân quá khứ, hoặc nhân vị lai, hoặc nhân hiện tại. Các căn là duyên quá khứ-nhân quá khứ, nghĩa là căn quá khứ, duyên quá khứ và căn vị lai-hiện tại có nhân quá khứ-duyên quá khứ. Duyên quá khứ-nhân vị lai nghĩa là căn vị lai-duyên quá khứ. Duyên quá khứ-nhân hiện tại, nghĩa là căn hiện tại-duyên quá khứ, và căn vị lai có nhân hiện tại-duyên quá khứ.

Hỏi: Các căn là nhân vị lai thì căn ấy là duyên với vị lai chăng?

Đáp: Các căn là nhân vị lai thì căn ấy hoặc là duyên vị lai, hoặc duyên quá khứ, hoặc duyên hiện tại, hoặc duyên vô vi, hoặc không có sở duyên.

Các căn là nhân vị lai-duyên vị lai, nghĩa là căn vị lai-duyên vị lai.

Nhân vị lai-duyên quá khứ, nghĩa là căn vị lai-duyên quá khứ.

Nhân vị lai-duyên hiện tại, nghĩa là căn vị lai-duyên hiện tại.

Nhân vị lai-duyên vô vi, nghĩa là căn vị lai-duyên vô vi.

Nhân vị lai, không có sở duyên, nghĩa là căn không có duyên- nhân vị lai.

Hỏi: Nếu căn là duyên vị lai thì căn ấy là nhân vị lai chăng?

Đáp: Các căn là duyên vị lai thì căn ấy hoặc là nhân vị lai, hoặc nhân quá khứ, hoặc nhân hiện tại. Các căn là duyên vị lai-nhân vị lai, nghĩa là căn vị lai-duyên vị lai, và căn vị lai-hiện tại có nhân quá khứduyên vị lai. Duyên vị lai-nhân quá khứ, nghĩa là căn quá khứ-duyên vị lai. Duyên vị lai-nhân hiện tại, nghĩa là căn hiện tại-duyên vị lai, và căn vi lai có nhân hiện tại-duyên vị lai.

Hỏi: Các căn là nhân hiện tại thì căn ấy là duyên hiện tại chăng?

Đáp: Các căn là nhân hiện tại thì căn ấy hoặc là duyên hiện tại, hoặc duyên quá khứ, hoặc duyên vị lai, hoặc duyên vô vi, hoặc không có sở duyên.

Các căn là nhân hiện tại-duyên hiện tại, nghĩa là căn hiện tạiduyên hiện tại, và căn vị lai có nhân hiện tại-duyên hiện tại.

Nhân hiện tại-duyên quá khứ, nghĩa là căn hiện tại-duyên quá khứ, và căn vị lai có nhân hiện tại-duyên quá khứ.

Nhân hiện tại-duyên vị lai, nghĩa là căn hiện tại-duyên vị lai, và căn vị lai có nhân hiện tại-duyên vị lai.

Nhân hiện tại-duyên vô vi, nghĩa là căn hiện tại-duyên vô vi, và căn vị lai có nhân hiện tại-duyên vô vi.

Nhân hiện tại, không có sở duyên, nghĩa là căn không có duyênnhân hiện tại.

Hỏi: Nếu căn là duyên hiện tại thì căn ấy là nhân hiện tại chăng?

Đáp: Các căn là duyên hiện tại thì căn ấy hoặc là nhân hiện tại, hoặc nhân quá khứ, hoặc nhân vị lai. Các căn là duyên hiện tại, nhân hiện tại, nghĩa là căn hiện tại-duyên hiện tại, và căn vị lai có nhân hiện tại-duyên hiện tại, và căn vị lai có nhân hiện tại-duyên hiện tại. Duyên hiện tại, nhân quá khứ, nghĩa là căn quá khứ-duyên hiện tại. Duyên hiện tại, nhân vị lai, nghĩa là căn vị lai-duyên hiện tại.

Hỏi: Các căn là nhân thiện thì căn ấy là duyên thiện chăng?

Đáp: Các căn là nhân thiện thì căn ấy hoặc là duyên thiện, hoặc duyên bất thiện, hoặc duyên vô ký, hoặc không có sở duyên.

Các căn là nhân thiện-duyên thiện, nghĩa là căn thiện duyên thiện, và căn vô ký có nhân thiện-duyên thiện. Các căn là nhân thiện-duyên bất thiện, nghĩa là căn thiện-duyên bất thiện, và căn vô ký có nhân thiện-duyên bất thiện. Các căn là nhân thiện-duyên vô ký, nghĩa là căn thiện-duyên vô ký và căn vô ký có nhân thiện-duyên vô ký. Các căn là nhân thiện, không có sở duyên, nghĩa là căn không có duyên, nhận thiện.

Hỏi: Nếu căn là duyên thiện thì căn ấy là nhân thiện chăng?

Đáp: Các căn là duyên thiện thì căn ấy hoặc là nhân thiện, hoặc nhân bất thiện, hoặc nhân vô ký.

Các căn là duyên thiện, nhân thiện, nghĩa là căn thiện duyên thiện. Các căn là duyên thiện, nhân bất thiện, nghĩa là căn bất thiện-duyên thiện, và căn vô ký có nhân thiện-duyên thiện. Các căn là duyên thiện, nhân vô ký, nghĩa là căn vô ký-duyên thiện.

Hỏi: Các căn là nhân bất thiện thì căn ấy là duyên bất thiện chăng?

Đáp: Các căn là nhân bất thiện thì căn ấy hoặc là duyên bất thiện, hoặc duyên thiện, hoặc duyên vô ký, hoặc không có sở duyên.

Các căn là nhân bất thiện-duyên bất thiện, nghĩa là căn bất thiện duyên bất thiện, và căn vô ký có nhân bất thiện-duyên thiện. Các căn là nhân bất thiện-duyên thiện, nghĩa là căn bất thiện-duyên thiện, và căn vô ký có nhân vô ký-duyên thiện. Các căn là nhân bất thiện-duyên vô ký, nghĩa là căn bất thiện-duyên vô ký, và căn vô ký có nhân bất thiện-duyên vô ký. Các căn là nhân bất thiện-không có sở duyên, nghĩa là căn không có duyên-nhân bất thiện.

Hỏi: Nếu căn là duyên bất thiện thì căn ấy là nhân bất thiện chăng?

Đáp: Các căn là duyên bất thiện thì căn ấy hoặc là nhân bất thiện, hoặc là nhân thiện, hoặc nhân vô ký.

Các căn là duyên bất thiện, nhân bất thiện, nghĩa là căn bất thiện duyên bất thiện. Các căn là duyên bất thiện, nhân thiện, nghĩa là căn thiện-duyên bất thiện, và căn vô ký có nhân bất thiện-duyên bất thiện, và căn vô ký có nhân thiện-duyên bất thiện. Các căn là duyên bất thiện, nhân vô ký, nghĩa là căn vô ký-duyên bất thiện, và căn bất thiện có nhân vô ký-duyên bất thiện.

Hỏi: Các căn là nhân vô ký thì căn ấy là duyên vô ký chăng?

Đáp: Các căn là nhân vô ký thì căn ấy hoặc là duyên vô ký, hoặc duyên thiện, hoặc duyên bất thiện, hoặc không có sở duyên.

Các căn là nhân vô ký-duyên vô ký, nghĩa là căn vô ký duyên vô ký, và căn bất thiện có nhân vô ký-duyên vô ký. Các căn là nhân vô ký-duyên thiện, nghĩa là căn vô ký-duyên thiện, và căn bất thiện có nhân vô ký-duyên thiện. Các căn là nhân vô ký-duyên bất thiện, nghĩa là căn vô ký-duyên bất thiện, và căn bất thiện có nhân vô ký-duyên bất thiện. Các căn là nhân vô ký, không có sở duyên, nghĩa là căn không có duyên-nhân vô ký.

Hỏi: Nếu căn là duyên vô ký thì căn ấy là nhân vô ký chăng?

Đáp: Các căn là duyên vô ký thì căn ấy hoặc là nhân vô ký, hoặc là nhân thiện, hoặc nhân bất thiện.

Các căn là duyên vô ký-nhân vô ký, nghĩa là căn vô ký-duyên vô ký. Các căn là duyên vô ký-nhân thiện, nghĩa là căn thiện-duyên vô ky, và căn bất thiện có nhân vô ký -duyên vô ký, và căn vô ký có nhân thiện-duyên vô ký. Các căn là duyên vô ký-nhân bất thiện, nghĩa là căn bất thiện-duyên vô ký, và căn vô ký có nhân bất thiện-duyên vô ký. Hỏi: Các căn là nhân cõi Dục thì căn ấy duyên cõi Dục chăng?

Đáp: Các căn là nhân cõi Dục thì căn ấy hoặc là duyên cõi Dục, hoặc duyên cõi Sắc, hoặc duyên cõi Vô sắc, hoặc duyên không hệ thuộc, hoặc không có sở duyên.

Các căn là nhân cõi Dục-duyên cõi Dục, nghĩa là căn cõi Dụcduyên cõi Dục. Các căn là nhân cõi Dục-duyên cõi Sắc, nghĩa là căn cõi Dục-duyên cõi Sắc. Các căn là nhân cõi Dục-duyên cõi Vô sắc, nghĩa là căn cõi Dục-duyên cõi Vô sắc. Các căn là nhân cõi Dục-duyên không hệ thuộc, nghĩa là căn cõi Dục-duyên không hệ thuộc. Các căn là nhân cõi Dục, không có sở duyên, nghĩa là căn không có duyên-nhân cõi Dục.

Hỏi: Nếu căn là duyên cõi Dục thì căn ấy là nhân cõi Dục chăng?

Đáp: Các căn là duyên cõi Dục thì căn ấy hoặc là nhân cõi Dục, hoặc nhân cõi Sắc, hoặc nhân cõi Vô sắc, hoặc nhân không hệ thuộc.

Các căn là duyên cõi Dục-nhân cõi Dục, nghĩa là căn cõi Dụcduyên cõi Dục. Các căn là duyên cõi Dục-nhân cõi Sắc, nghĩa là căn cõi Sắc-duyên cõi Dục. Các căn là duyên cõi Dục-nhân cõi Vô sắc, nghĩa là căn cõi Vô sắc-duyên cõi Dục. Các căn là duyên cõi Dục-nhân không hệ thuộc, nghĩa là căn không hệ thuộc, duyên cõi Dục.

Hỏi: Các căn là nhân cõi Sắc thì căn ấy là duyên cõi Sắc chăng?

Đáp: Các căn là nhân cõi Sắc thì căn ấy hoặc là duyên cõi Sắc, hoặc duyên cõi Dục, hoặc duyên cõi Vô sắc, hoặc duyên không hệ thuộc, hoặc không có sở duyên.

Các căn là nhân cõi Sắc-duyên cõi Sắc, nghĩa là căn cõi Sắcduyên cõi Sắc. Các căn là nhân cõi Sắc-duyên cõi Dục, nghĩa là căn cõi Sắc-duyên cõi Dục. Các căn là nhân cõi Sắc-duyên không hệ thuộc, nghĩa là căn cõi Sắc-duyên không hệ thuộc. Các căn là nhân cõi Sắc, không có sở duyên, nghĩa là căn không có duyên-nhân cõi Sắc.

Hỏi: Nếu căn là duyên cõi Sắc thì căn ấy là nhân cõi Sắc chăng?

Đáp: Các căn là duyên cõi Sắc thì căn ấy hoặc là nhân cõi Sắc, hoặc nhân cõi Dục, hoặc nhân cõi Vô sắc, hoặc nhân không hệ thuộc.

Các căn là duyên cõi Sắc-nhân cõi Sắc, nghĩa là căn cõi Sắcduyên cõi Sắc. Các căn là duyên cõi Sắc-nhân cõi Dục, nghĩa là căn cõi Dục-duyên cõi Sắc. Các căn là duyên cõi Sắc-nhân cõi Vô sắc, nghĩa là căn cõi Vô sắc-duyên cõi Sắc. Các căn là duyên cõi Sắc-nhân không hệ thuộc, nghĩa là căn không hệ thuộc, duyên cõi Sắc.

Hỏi: Các căn là nhân cõi Vô sắc thì căn ấy là duyên cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Các căn là nhân cõi Vô sắc thì căn ấy hoặc là duyên cõi Vô sắc, hoặc duyên cõi Dục, hoặc duyên cõi Sắc, hoặc duyên không hệ thuộc, hoặc không có sở duyên.

Các căn là nhân cõi Vô sắc-duyên cõi Vô sắc, nghĩa là căn cõi Vô sắc-duyên cõi Vô sắc. Các căn là nhân cõi Vô sắc-duyên cõi Dục, nghĩa là căn cõi Vô sắc-duyên cõi Dục. Các căn là nhân cõi Vô sắcduyên cõi Sắc, nghĩa là căn cõi Vô sắc-duyên cõi Sắc. Các căn là nhân cõi Vô sắc-duyên không hệ thuộc, nghĩa là căn cõi Vô sắc-duyên không hệ thuộc. Các căn là nhân cõi Vô sắc, không có sở duyên, nghĩa là căn không có duyên-nhân cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu căn là duyên cõi Vô sắc thì căn ấy là nhân cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Các căn là duyên cõi Vô sắc thì căn ấy hoặc là nhân cõi Vô sắc, hoặc nhân cõi Dục, hoặc nhân cõi Sắc, hoặc nhân không hệ thuộc.

Các căn là duyên cõi Vô sắc-nhân cõi Vô sắc, nghĩa là căn cõi Vô sắc-duyên cõi Vô sắc. Các căn là duyên cõi Vô sắc-nhân cõi Dục, nghĩa là căn cõi Dục-duyên cõi Vô sắc. Các căn là duyên cõi Vô sắcnhân cõi Sắc, nghĩa là căn cõi Sắc-duyên cõi Vô sắc. Các căn là duyên cõi Vô sắc-nhân không hệ thuộc, nghĩa là căn không hệ thuộc, duyên cõi Vô sắc.

Hỏi: Các căn là nhân học thì căn ấy là duyên với học chăng?

Đáp: Các căn là nhân học thì căn ấy hoặc là duyên học, hoặc duyên vô học, hoặc duyên phi học phi vô học, và căn vô học có nhân học-duyên học.

Các căn là nhân học-duyên học, nghĩa là căn học-duyên học, và căn vô học có nhân học-duyên vô học.

Các căn là nhân học-duyên vô học, nghĩa là căn học-duyên vô

học, và căn vô học có nhân học-duyên phi học phi vô học.

Các căn là nhân học-duyên phi học phi vô học, nghĩa là căn họcduyên phi học phi vô học.

Hỏi: Nếu căn là duyên học, căn ấy là nhân học chăng?

Đáp: Các căn là duyên học, căn ấy hoặc là nhân học, hoặc nhân vô học, hoặc nhân phi học phi vô học.

Các căn là duyên học-nhân học, nghĩa là căn học-duyên học, và căn vô học có nhân học-duyên học.

Các căn là duyên học-nhân vô học, nghĩa là căn vô học-duyên học.

Các căn là duyên học-nhân phi học phi vô học, nghĩa là căn phi học phi vô học-duyên học.

Hỏi: Các căn là nhân vô học, căn ấy là duyên với vô học chăng?

Đáp: Các căn là nhân vô học, căn ấy hoặc là duyên vô học, hoặc duyên học, hoặc duyên phi học phi vô học.

Các căn là nhân vô học-duyên vô học, nghĩa là căn vô học-duyên vô học.

Các căn là nhân vô học-duyên học, nghĩa là căn vô học-duyên học.

Các căn là nhân vô học-duyên phi học phi vô học, nghĩa là căn vô học-duyên phi học phi vô học.

Hỏi: Nếu căn là duyên vô học, căn ấy là nhân vô học chăng?

Đáp: Các căn là duyên vô học, căn ấy hoặc là nhân vô học, hoặc nhân học, hoặc nhân phi học phi vô học.

Các căn là duyên vô học-nhân vô học, nghĩa là căn vô học-duyên vô học.

Các căn là duyên vô học-nhân học, nghĩa là căn học-duyên vô học, và căn vô học có nhân học-duyên học.

Các căn là duyên vô học-nhân phi học phi vô học, nghĩa là căn phi học phi vô học-duyên vô học.

Hỏi: Các căn là nhân phi học phi vô học, căn ấy là duyên với phi học phi vô học chăng?

Đáp: Các căn là nhân phi học phi vô học, căn ấy hoặc là duyên phi học phi vô học, hoặc duyên học, hoặc vô học, hoặc không có sở duyên.

Các căn là nhân phi học phi vô học-duyên phi học phi vô học, nghĩa là căn phi học phi vô học-duyên phi học phi vô học.

Các căn là nhân phi học phi vô học-duyên học, nghĩa là căn phi học phi vô học-duyên học.

Các căn là nhân phi học phi vô học-duyên vô học, nghĩa là căn phi học phi vô học-duyên vô học.

Các căn là nhân phi học phi vô học, không có sở duyên, nghĩa là căn không có duyên-nhân phi học phi vô học.

Hỏi: Nếu căn là duyên phi học phi vô học, căn ấy là nhân phi học phi vô học chăng?

Đáp: Các căn là duyên phi học phi vô học, căn ấy hoặc là nhân phi học phi vô học, hoặc nhân học, hoặc nhân vô học.

Các căn là duyên phi học phi vô học-nhân phi học phi vô học, nghĩa là căn phi học phi vô học-duyên phi học phi vô học.

Các căn là duyên phi học phi vô học-nhân học, nghĩa là căn họcduyên phi học phi vô học, và căn vô học có nhân học-duyên phi học phi vô học.

Các căn là duyên phi học phi vô học-nhân vô học, nghĩa là căn vô học-duyên phi học phi vô học.

Hỏi: Các căn là nhân kiến đoạn thì căn ấy là duyên với kiến đoạn chăng?

Đáp: Các căn là nhân kiến đoạn thì căn ấy hoặc là duyên kiến đoạn, hoặc duyên tu đoạn, hoặc duyên không đoạn, hoặc không có sở duyên.

Các căn là nhân kiến đoạn-duyên kiến đoạn, nghĩa là căn kiến đoạn-duyên kiến đoạn.

Các căn là nhân kiến đoạn-duyên tu đoạn, nghĩa là căn kiến đoạnduyên tu đoạn.

Các căn là nhân kiến đoạn-duyên không đoạn, nghĩa là căn kiến đoạn-duyên không đoạn.

Các căn là nhân kiến đoạn, không có sở duyên, nghĩa là căn không có duyên-nhân kiến đoạn.

Hỏi: Nếu căn là duyên kiến đoạn thì căn ấy là nhân kiến đoạn chăng?

Đáp: Các căn là duyên kiến đoạn thì căn ấy hoặc là nhân kiến đoạn, hoặc nhân tu đoạn, hoặc nhân không đoạn.

Các căn là duyên kiến đoạn-nhân kiến đoạn, nghĩa là căn kiến đoạn-duyên kiến đoạn.

Các căn là duyên kiến đoạn-nhân tu đoạn, nghĩa là căn tu đoạnduyên kiến đoạn.

Các căn là duyên kiến đoạn-nhân không đoạn, nghĩa là căn không đoạn-duyên kiến đoạn.

Hỏi: Các căn là nhân tu đoạn thì căn ấy là duyên tu đoạn chăng?

Đáp: Các căn là nhân tu đoạn thì căn ấy hoặc là duyên tu đoạn, hoặc duyên kiến đoạn, hoặc duyên không đoạn, hoặc không có sở duyên.

Các căn là nhân tu đoạn-duyên tu đoạn, nghĩa là căn tu đoạnduyên tu đoạn.

Các căn là nhân tu đoạn-duyên kiến đoạn, nghĩa là căn tu đoạnduyên kiến đoạn.

Các căn là nhân tu đoạn-duyên không đoạn, nghĩa là căn tu đoạnduyên không đoạn.

Các căn là nhân tu đoạn, không có sở duyên, nghĩa là căn không có duyên-nhân tu đoạn.

Hỏi: Nếu căn là duyên tu đoạn thì căn ấy là nhân tu đoạn chăng?

Đáp: Các căn là duyên tu đoạn thì căn ấy hoặc là nhân tu đoạn, hoặc nhân kiến đoạn, hoặc nhân không đoạn.

Các căn là duyên tu đoạn-nhân tu đoạn, nghĩa là căn tu đoạnduyên tu đoạn.

Các căn là duyên tu đoạn-nhân kiến đoạn, nghĩa là căn kiến đoạnduyên tu đoạn, và căn tu đoạn có nhân kiến đoạn-duyên tu đoạn.

Các căn là duyên tu đoạn-nhân không đoạn, nghĩa là căn không đoạn-duyên tu đoạn.

Hỏi: Các căn là nhân không đoạn thì căn ấy là duyên với không đoạn chăng?

Đáp: Các căn là nhân không đoạn thì căn đó hoặc là duyên không đoạn, hoặc duyên kiến đoạn, hoặc duyên tu đoạn.

Các căn là nhân không đoạn-duyên không đoạn, nghĩa là căn không đoạn-duyên không đoạn.

Các căn là nhân không đoạn-duyên kiến đoạn, nghĩa là căn không đoạn-duyên kiến đoạn.

Các căn là nhân không đoạn-duyên tu đoạn, nghĩa là căn không đoạn-duyên tu đoạn.

Hỏi: Nếu căn là duyên không đoạn thì căn ấy là nhân không đoạn chăng?

Đáp: Các căn là duyên không đoạn thì căn ấy hoặc là nhân không đoạn, hoặc nhân kiến đoạn, hoặc nhân tu đoạn.

Các căn là duyên không đoạn-nhân không đoạn, nghĩa là căn không đoạn-duyên không đoạn.

Các căn là duyên không đoạn-nhân kiến đoạn, nghĩa là căn kiến đoạn-duyên không đoạn.

Các căn là duyên không đoạn-nhân tu đoạn, nghĩa là căn tu đoạnduyên không đoạn.

Hỏi: Các căn là nhân kiến khổ đoạn thì căn ấy là duyên với kiến khổ đoạn chăng?

Đáp: Các căn là nhân kiến khổ đoạn thì căn ấy hoặc là duyên kiến khổ đoạn, hoặc duyên kiến tập đoạn, hoặc duyên kiến diệt đoạn, hoặc duyên kiến đạo đoạn, hoặc duyên tu đoạn, hoặc duyên không đoạn, hoặc không có sở duyên.

Các căn là nhân kiến khổ đoạn-duyên kiến khổ đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên kiến khổ đoạn, và căn kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn-duyên kiến khổ đoạn.

Các căn là nhân kiến khổ đoạn-duyên kiến tập đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên kiến tập đoạn, và căn kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn-duyên kiến tập đoạn.

Các căn là nhân kiến khổ đoạn-duyên kiến diệt đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên kiến diệt đoạn, và căn kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn-duyên kiến diệt đoạn.

Các căn là nhân kiến khổ đoạn-duyên kiến đạo đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên kiến đạo đoạn, và căn kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn-duyên kiến đạo đoạn.

Các căn là nhân kiến khổ đoạn-duyên tu đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên tu đoạn, và căn kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạnduyên kiến khổ đoạn.

Các căn là nhân kiến khổ đoạn-duyên không đoạn, nghĩa là căn kiến diệt-kiến đạo đoạn có nhân kiến khổ đoạn-duyên không đoạn.

Các căn là nhân kiến khổ đoạn, không có sở duyên, nghĩa là căn không có duyên-nhân kiến khổ đoạn.

Hỏi: Nếu căn là duyên kiến khổ đoạn thì căn ấy là nhân kiến khổ đoạn chăng?

Đáp: Các căn là duyên kiến khổ đoạn thì căn ấy hoặc là nhân kiến khổ đoạn, hoặc nhân kiến tập đoạn, hoặc nhân tu đoạn, hoặc nhân không đoạn.

Các căn là duyên kiến khổ đoạn-nhân kiến khổ đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên kiến khổ đoạn, và căn kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn-duyên kiến khổ đoạn.

Các căn là duyên kiến khổ đoạn-nhân kiến tập đoạn, nghĩa là căn kiến tập đoạn-duyên kiến khổ đoạn, và căn kiến tập đoạn có nhân kiến tập đoạn-duyên kiến khổ đoạn.

Các căn là duyên kiến khổ đoạn-nhân tu đoạn, nghĩa là căn tu đoạn-duyên kiến khổ đoạn.

Các căn là duyên kiến khổ đoạn-nhân không đoạn, nghĩa là căn không đoạn-duyên kiến khổ đoạn.

Như kiến khổ đoạn, kiến tập đoạn cũng như vậy.

Hỏi: Các căn là nhân kiến diệt đoạn thì căn ấy duyên với kiến diệt đoạn chăng?

Đáp: Các căn là nhân kiến diệt đoạn thì căn ấy hoặc là duyên kiến diệt đoạn, hoặc duyên tu đoạn, hoặc duyên không đoạn, hoặc không có sở duyên.

Các căn là nhân kiến diệt đoạn-duyên kiến diệt đoạn, nghĩa là căn kiến diệt đoạn-duyên kiến diệt đoạn.

Các căn là nhân kiến diệt đoạn-duyên tu đoạn, nghĩa là tu đoạn có nhân kiến diệt đoạn-duyên tu đoạn.

Các căn là nhân kiến diệt đoạn-duyên không đoạn, nghĩa là căn kiến diệt đoạn-duyên không đoạn.

Các căn là nhân kiến diệt đoạn, không có sở duyên, nghĩa là căn không có duyên-nhân kiến diệt đoạn.

Hỏi: Nếu căn là duyên kiến diệt đoạn thì căn ấy là nhân kiến diệt đoạn chăng?

Đáp: Các căn là duyên kiến diệt đoạn thì căn ấy hoặc là nhân kiến diệt đoạn, hoặc nhân kiến khổ đoạn, hoặc nhân kiến tập đoạn, hoặc nhân tu đoạn, hoặc nhân không đoạn, và căn kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn-duyên kiến diệt đoạn.

Các căn là duyên kiến diệt đoạn-nhân kiến diệt đoạn, nghĩa là căn kiến diệt đoạn-duyên kiến diệt đoạn, và căn kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn-duyên kiến diệt đoạn.

Các căn là duyên kiến diệt đoạn-nhân kiến khổ đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên kiến diệt đoạn.

Các căn là duyên kiến diệt đoạn-nhân kiến tập đoạn, nghĩa là căn kiến tập đoạn-duyên kiến diệt đoạn.

Các căn là duyên kiến diệt đoạn-nhân tu đoạn, nghĩa là căn tu đoạn-duyên kiến diệt đoạn.

Các căn là duyên kiến diệt đoạn-nhân không đoạn, nghĩa là căn không đoạn-duyên kiến diệt đoạn.

Như kiến diệt đoạn, kiến đạo đoạn cũng như vậy.

Hỏi: Các căn là nhân kiến khổ đoạn thì căn ấy là duyên với khổ pháp trí đoạn chăng?

Đáp: Các căn là nhân kiến khổ đoạn thì căn ấy hoặc là duyên khổ pháp trí đoạn, hoặc duyên khổ loại trí đoạn, hoặc duyên tập pháp trí đoạn, hoặc duyên tập loại trí đoạn, hoặc duyên diệt pháp trí đoạn, hoặc duyên diệt loại trí đoạn, hoặc duyên đạo pháp trí đoạn, hoặc duyên đạo loại trí đoạn, hoặc duyên tu đoạn, hoặc duyên không đoạn, hoặc không có sở duyên.

Các căn là nhân kiến khổ đoạn-duyên khổ pháp trí đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên khổ pháp trí đoạn, và căn kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn-duyên khổ pháp trí đoạn.

Các căn là nhân kiến khổ đoạn-duyên khổ loại trí đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên khổ loại trí đoạn, và căn kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn-duyên khổ loại trí đoạn.

Các căn là nhân kiến khổ đoạn-duyên tập pháp trí đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên tập pháp trí đoạn, và căn kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn-duyên tập pháp trí đoạn.

Các căn là nhân kiến khổ đoạn-duyên tập loại trí đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên tập loại trí đoạn, và căn kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn-duyên tập loại trí đoạn.

Các căn là nhân kiến khổ đoạn-duyên diệt pháp trí đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên diệt pháp trí đoạn, và căn kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn-duyên diệt pháp trí đoạn.

Các căn là nhân kiến khổ đoạn-duyên diệt loại trí đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên diệt loại trí đoạn, và căn kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn-duyên diệt loại trí đoạn.

Các căn là nhân kiến khổ đoạn-duyên đạo pháp trí đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên đạo pháp trí đoạn, và căn kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn-duyên đạo loại trí đoạn.

Các căn là nhân kiến khổ đoạn-duyên đạo loại trí đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên đạo loại trí đoạn.

Các căn là nhân kiến khổ đoạn-duyên tu đoạn, nghĩa là căn kiến diệt kiến đạo đoạn có nhân kiến khổ đoạn-duyên không đoạn

Các căn là nhân kiến khổ đoạn-duyên không đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên không đoạn.

Các căn là nhân kiến khổ đoạn, không có sở duyên, nghĩa là căn không có duyên-nhân kiến khổ đoạn.

Hỏi: Nếu căn là duyên khổ pháp trí đoạn thì căn ấy là nhân kiến khổ đoạn chăng?

Đáp: Các căn là duyên khổ pháp trí đoạn thì căn ấy hoặc là nhân kiến khổ đoạn, hoặc nhân kiến tập đoạn, hoặc nhân tu đoạn, hoặc nhân không đoạn.

Các căn là duyên khổ pháp trí đoạn-nhân kiến khổ đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên khổ pháp trí đoạn.

Các căn là duyên khổ pháp trí đoạn-nhân kiến tập đoạn, nghĩa là căn kiến tập đoạn-duyên khổ pháp trí đoạn, và căn kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn-duyên khổ pháp trí đoạn.

Các căn là duyên khổ pháp trí đoạn-nhân tu đoạn, nghĩa là căn tu đoạn-duyên khổ pháp trí đoạn, và căn kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn-duyên khổ pháp trí đoạn.

Các căn là duyên khổ pháp trí đoạn-nhân không đoạn, nghĩa là căn không đoạn-duyên khổ pháp trí đoạn.

Hỏi: Các căn là nhân kiến khổ đoạn thì căn ấy là duyên khổ loại trí đoạn chăng?

Đáp: Các căn là nhân kiến khổ đoạn thì căn ấy hoặc là duyên khổ loại trí đoạn, hoặc duyên khổ pháp trí đoạn, hoặc duyên tập pháp trí đoạn, hoặc duyên tập loại trí đoạn, hoặc duyên diệt pháp trí đoạn, hoặc duyên diệt loại trí đoạn, hoặc duyên đạo pháp trí đoạn, hoặc duyên đạo loại trí đoạn, hoặc duyên tu đoạn, hoặc duyên không đoạn, hoặc không có sở duyên.

Các căn là nhân kiến khổ đoạn-duyên khổ loại trí đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên khổ loại trí đoạn.

Các căn là nhân kiến khổ đoạn-duyên khổ pháp trí đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên khổ pháp trí đoạn, và căn kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn-duyên khổ loại trí đoạn.

Các căn là nhân kiến khổ đoạn-duyên tập pháp trí đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên tập pháp trí đoạn, và căn kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn-duyên khổ pháp trí đoạn.

Các căn là nhân kiến khổ đoạn-duyên tập loại trí đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên tập loại trí đoạn, và căn kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn-duyên tập pháp trí đoạn.

Các căn là nhân kiến khổ đoạn-duyên diệt pháp trí đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên diệt pháp trí đoạn, và căn kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn-duyên tập pháp trí đoạn.

Các căn là nhân kiến khổ đoạn-duyên diệt loại trí đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên diệt loại trí đoạn, và căn kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn-duyên diệt pháp trí đoạn.

Các căn là nhân kiến khổ đoạn-duyên đạo pháp trí đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên đạo pháp trí đoạn.

Các căn là nhân kiến khổ đoạn-duyên đạo loại trí đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên đạo loại trí đoạn, và căn kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn-duyên diệt loại trí đoạn.

Các căn là nhân kiến khổ đoạn-duyên tu đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên tu đoạn, và căn kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạnduyên tu đoạn.

Các căn là nhân kiến khổ đoạn-duyên không đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên không đoạn, và căn kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn-duyên không đoạn.

Các căn là nhân kiến khổ đoạn, không có sở duyên, nghĩa là căn không có duyên-nhân kiến khổ đoạn.

Hỏi: Nếu căn duyên với khổ loại trí đoạn thì căn ấy là nhân kiến khổ đoạn chăng?

Đáp: Các căn duyên với khổ loại trí đoạn thì căn ấy hoặc là nhân kiến khổ đoạn, hoặc nhân kiến tập đoạn, hoặc nhân tu đoạn, hoặc nhân không đoạn.

Các căn là duyên khổ loại trí đoạn-nhân kiến khổ đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên khổ loại trí đoạn, và căn kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn-duyên khổ loại trí đoạn.

Các căn là duyên khổ loại trí đoạn-nhân kiến tập đoạn, nghĩa là căn kiến tập đoạn-duyên khổ loại trí đoạn, và căn kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn-duyên khổ loại trí đoạn.

Các căn là duyên khổ loại trí đoạn-nhân tu đoạn, nghĩa là căn tu đoạn-duyên khổ loại trí đoạn.

Các căn là duyên khổ loại trí đoạn-nhân không đoạn, nghĩa là căn không đoạn-duyên khổ loại trí đoạn.

Như đối với khổ, đối với tập cũng như vậy.

Hỏi: Các căn là nhân kiến diệt đoạn thì căn ấy là duyên diệt pháp trí đoạn chăng?

Đáp: Các căn là nhân kiến diệt đoạn thì căn ấy hoặc là duyên diệt pháp trí đoạn, hoặc duyên diệt loại trí đoạn, hoặc duyên tu đoạn, hoặc duyên không đoạn, hoặc không có sở duyên.

Các căn là nhân kiến diệt đoạn-duyên diệt pháp trí đoạn, nghĩa là căn kiến diệt đoạn-duyên diệt pháp trí đoạn.

Các căn là nhân kiến diệt đoạn-duyên diệt loại trí đoạn, nghĩa là căn tu đoạn có nhân kiến diệt đoạn-duyên tu đoạn

Các căn là nhân kiến diệt đoạn-duyên tu đoạn, nghĩa là căn kiến diệt đoạn-duyên tu đoạn.

Các căn là nhân kiến diệt đoạn-duyên không đoạn, nghĩa là căn kiến diệt đoạn-duyên không đoạn.

Các căn là nhân kiến diệt đoạn, không có sở duyên, nghĩa là căn không có duyên-nhân kiến diệt đoạn.

Hỏi: Nếu căn duyên với diệt pháp trí đoạn thì căn ấy là nhân kiến diệt đoạn chăng?

Đáp: Các căn duyên với diệt pháp trí đoạn thì căn ấy hoặc là nhân kiến diệt đoạn, hoặc nhân kiến khổ đoạn, hoặc nhân kiến tập đoạn, hoặc nhân tu đoạn, hoặc nhân không đoạn.

Các căn là duyên diệt pháp trí đoạn-nhân kiến diệt đoạn, nghĩa là căn kiến diệt đoạn-duyên diệt pháp trí đoạn.

Các căn là duyên diệt pháp trí đoạn-nhân kiến khổ đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên diệt pháp trí đoạn, và căn kiến tập-kiến diệt đoạn có nhân kiến khổ đoạn-duyên diệt pháp trí đoạn.

Các căn là duyên diệt pháp trí đoạn-nhân kiến tập đoạn, nghĩa là căn kiến tập đoạn-duyên diệt pháp trí đoạn, và căn kiến tập-kiến diệt đoạn có nhân kiến tập đoạn-duyên diệt pháp trí đoạn.

Các căn là duyên diệt pháp trí đoạn-nhân tu đoạn, nghĩa là căn tu đoạn-duyên diệt pháp trí đoạn.

Các căn là duyên diệt pháp trí đoạn-nhân không đoạn, nghĩa là căn không đoạn-duyên diệt pháp trí đoạn.

Hỏi: Các căn là nhân kiến diệt đoạn thì căn ấy duyên với diệt loại trí đoạn chăng?

Đáp: Các căn là nhân kiến diệt đoạn thì căn ấy hoặc là duyên diệt loại trí đoạn, hoặc duyên diệt pháp trí đoạn, hoặc duyên tu đoạn, hoặc duyên không đoạn, hoặc không có sở duyên.

Các căn là nhân kiến diệt đoạn-duyên diệt loại trí đoạn, nghĩa là căn kiến diệt đoạn-duyên diệt loại trí đoạn.

Các căn là nhân kiến diệt đoạn-duyên diệt pháp trí đoạn, nghĩa là căn kiến diệt đoạn-duyên diệt pháp trí đoạn.

Các căn là nhân kiến diệt đoạn-duyên tu đoạn, nghĩa là căn tu đoạn có nhân kiến diệt đoạn-duyên tu đoạn.

Các căn là nhân kiến diệt đoạn-duyên không đoạn, nghĩa là căn kiến diệt đoạn-duyên không đoạn.

Các căn là nhân kiến diệt đoạn, không có sở duyên, nghĩa là căn không có duyên-nhân kiến diệt đoạn.

Hỏi: Nếu căn là duyên diệt loại trí đoạn thì căn ấy là nhân kiến diệt đoạn chăng?

Đáp: Các căn là duyên diệt loại trí đoạn thì căn ấy hoặc là nhân kiến diệt đoạn, hoặc nhân kiến khổ đoạn, hoặc nhân kiến tập đoạn, hoặc nhân tu đoạn, hoặc nhân không đoạn.

Các căn là duyên diệt loại trí đoạn-nhân kiến diệt đoạn, nghĩa là căn kiến diệt đoạn-duyên diệt loại trí đoạn.

Các căn là duyên diệt loại trí đoạn-nhân kiến khổ đoạn, nghĩa là căn kiến khổ đoạn-duyên diệt loại trí đoạn, và căn kiến tập-kiến diệt đoạn có nhân kiến khổ đoạn-duyên diệt loại trí đoạn.

Các căn là duyên diệt loại trí đoạn-nhân kiến khổ đoạn, nghĩa là căn kiến tập đoạn-duyên diệt loại trí đoạn, và căn kiến tập-kiến diệt đoạn có nhân kiến tập đoạn-duyên diệt loại trí đoạn.

Các căn là duyên diệt loại trí đoạn-nhân tu đoạn, nghĩa là căn tu đoạn-duyên diệt loại trí đoạn.

Các căn là duyên diệt loại trí đoạn-nhân không đoạn, nghĩa là căn không đoạn-duyên diệt loại trí đoạn.

Như đối với diệt, đối với đạo cũng như vậy.

Hỏi: Các căn là nhân khổ pháp trí đoạn thì căn ấy duyên với khổ pháp trí đoạn chăng?

Đáp: Các căn là nhân khổ pháp trí đoạn thì căn ấy hoặc là duyên khổ pháp trí đoạn, hoặc duyên khổ loại trí đoạn, hoặc duyên tập pháp trí đoạn, hoặc duyên tập loại trí đoạn, hoặc duyên diệt pháp trí đoạn, hoặc duyên diệt loại trí đoạn, hoặc duyên đạo pháp trí đoạn, hoặc duyên đạo loại trí đoạn, hoặc duyên tu đoạn, hoặc duyên không đoạn, hoặc không có sở duyên.

Các căn là nhân khổ pháp trí đoạn-duyên khổ pháp trí đoạn, nghĩa là căn khổ pháp trí đoạn-duyên khổ pháp trí đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên khổ pháp trí đoạn.

Các căn là nhân khổ pháp trí đoạn-duyên khổ loại trí đoạn, nghĩa là căn khổ pháp trí đoạn-duyên khổ loại trí đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên khổ loại trí đoạn.

Các căn là nhân khổ pháp trí đoạn-duyên tập pháp trí đoạn, nghĩa là căn khổ pháp trí đoạn-duyên tập pháp trí đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên khổ loại trí đoạn.

Các căn là nhân khổ pháp trí đoạn-duyên tập loại trí đoạn, nghĩa là căn khổ pháp trí đoạn-duyên tập loại trí đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên tập pháp trí đoạn.

Các căn là nhân khổ pháp trí đoạn-duyên diệt pháp trí đoạn, nghĩa là căn khổ pháp trí đoạn-duyên diệt pháp trí đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên tập pháp trí đoạn.

Các căn là nhân khổ pháp trí đoạn-duyên diệt loại trí đoạn, nghĩa là căn khổ pháp trí đoạn-duyên diệt loại trí đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên diệt pháp trí đoạn.

Các căn là nhân khổ pháp trí đoạn-duyên đạo pháp trí đoạn, nghĩa là căn khổ pháp trí đoạn-duyên đạo pháp trí đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên đạo pháp trí đoạn.

Các căn là nhân khổ pháp trí đoạn-duyên đạo loại trí đoạn, nghĩa là căn khổ pháp trí đoạn-duyên đạo loại trí đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên đạo pháp trí đoạn.

Các căn là nhân khổ pháp trí đoạn-duyên tu đoạn, nghĩa là căn khổ pháp trí đoạn-duyên tu đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên tu đoạn.

Các căn là nhân khổ pháp trí đoạn-duyên không đoạn, nghĩa là căn diệt-đạo pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên không đoạn.

Các căn là nhân khổ pháp trí đoạn, không có sở duyên, nghĩa là căn không có duyên-nhân khổ pháp trí đoạn.

Hỏi: Nếu căn là duyên với khổ pháp trí đoạn thì căn ấy là nhân khổ pháp trí đoạn chăng?

Đáp: Các căn là duyên với khổ pháp trí đoạn thì căn ấy hoặc là nhân khổ pháp trí đoạn, hoặc nhân tập pháp trí đoạn, hoặc nhân tu đoạn, hoặc nhân không đoạn.

Các căn là duyên khổ pháp trí đoạn-nhân khổ pháp trí đoạn, nghĩa là căn khổ pháp trí đoạn-duyên khổ pháp trí đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên khổ pháp trí đoạn.

Các căn là duyên khổ pháp trí đoạn-nhân tập pháp trí đoạn, nghĩa là căn tập pháp trí đoạn-duyên khổ pháp trí đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên khổ pháp trí đoạn.

Các căn là duyên khổ pháp trí đoạn-nhân tu đoạn, nghĩa là căn tu đoạn-duyên khổ pháp trí đoạn.

Các căn là duyên khổ pháp trí đoạn-nhân không đoạn, nghĩa là căn không đoạn-duyên khổ pháp trí đoạn.

Hỏi: Các căn là nhân khổ loại trí đoạn thì căn ấy là duyên với khổ loại trí đoạn chăng?

Đáp: Các căn là nhân khổ loại trí đoạn thì căn ấy hoặc là duyên khổ loại trí đoạn, hoặc duyên tập loại trí đoạn, hoặc duyên diệt loại trí đoạn, hoặc duyên đạo loại trí đoạn, hoặc duyên tu đoạn, hoặc duyên không đoạn.

Các căn là nhân khổ loại trí đoạn-duyên khổ loại trí đoạn, nghĩa là căn khổ loại trí đoạn-duyên khổ loại trí đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên khổ loại trí đoạn.

Các căn là nhân khổ loại trí đoạn-duyên tập loại trí đoạn, nghĩa là căn khổ loại trí đoạn-duyên tập loại trí đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên tập loại trí đoạn.

Các căn là nhân khổ loại trí đoạn-duyên diệt loại trí đoạn, nghĩa là căn khổ loại trí đoạn-duyên diệt loại trí đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên đạo loại trí đoạn.

Các căn là nhân khổ loại trí đoạn-duyên đạo loại trí đoạn, nghĩa là căn khổ loại trí đoạn-duyên đạo loại trí đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên đạo loại trí đoạn.

Các căn là nhân khổ loại trí đoạn-duyên tu đoạn, nghĩa là căn khổ loại trí đoạn-duyên tu đoạn, và căn tập loại trí-tu đoạn có nhân khổ loại trí đoạn-duyên tu đoạn.

Các căn là nhân khổ loại trí đoạn-duyên không đoạn, nghĩa là căn khổ loại trí đoạn-duyên không đoạn.

Hỏi: Nếu căn là duyên với khổ loại trí đoạn thì căn ấy là nhân khổ loại trí đoạn chăng?

Đáp: Các căn là duyên với khổ loại trí đoạn thì căn ấy hoặc là nhân khổ loại trí đoạn, hoặc nhân khổ pháp trí đoạn, hoặc nhân tập pháp trí đoạn, hoặc nhân tập loại trí đoạn, hoặc nhân tu đoạn, hoặc nhân không đoạn.

Các căn là duyên khổ loại trí đoạn-nhân khổ loại trí đoạn, nghĩa là căn khổ loại trí đoạn-duyên khổ loại trí đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên khổ loại trí đoạn.

Các căn là duyên khổ loại trí đoạn-nhân khổ pháp trí đoạn, nghĩa là căn khổ pháp trí đoạn-duyên khổ loại trí đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên khổ loại trí đoạn.

Các căn là duyên khổ loại trí đoạn-nhân tập pháp trí đoạn, nghĩa là căn tập pháp trí đoạn-duyên khổ loại trí đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên khổ loại trí đoạn.

Các căn là duyên khổ loại trí đoạn-nhân tập loại trí đoạn, nghĩa là căn tập loại trí đoạn-duyên khổ loại trí đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên khổ loại trí đoạn

Các căn là duyên khổ loại trí đoạn-nhân tu đoạn, nghĩa là căn tu đoạn-duyên khổ loại trí đoạn.

Các căn là duyên khổ pháp trí đoạn-nhân không đoạn, nghĩa là căn không đoạn-duyên khổ loại trí đoạn.

Như đối với khổ, đối với tập cũng như vậy.

Hỏi: Các căn là nhân diệt pháp trí đoạn thì căn ấy duyên với diệt pháp trí đoạn chăng?

Đáp: Các căn là nhân diệt pháp trí đoạn thì căn ấy hoặc là duyên diệt pháp trí đoạn, hoặc duyên tu đoạn, hoặc duyên không đoạn, hoặc không có sở duyên.

Các căn là nhân diệt pháp trí đoạn-duyên diệt pháp trí đoạn, nghĩa là căn diệt pháp trí đoạn-duyên diệt pháp trí đoạn.

Các căn là nhân diệt pháp trí đoạn-duyên tu đoạn, nghĩa là căn tu đoạn có nhân diệt pháp trí đoạn-duyên tu đoạn.

Các căn là nhân diệt pháp trí đoạn-duyên không đoạn, nghĩa là căn diệt pháp trí đoạn-duyên không đoạn.

Các căn là nhân diệt pháp trí đoạn, không có sở duyên, nghĩa là căn không có duyên-nhân diệt pháp trí đoạn.

Hỏi: Nếu căn là duyên với diệt pháp trí đoạn thì căn ấy là nhân diệt pháp trí đoạn chăng?

Đáp: Các căn là duyên với diệt pháp trí đoạn thì căn ấy hoặc là nhân diệt pháp trí đoạn, hoặc nhân khổ pháp trí đoạn, hoặc nhân tập pháp trí đoạn, hoặc nhân tu đoạn, hoặc nhân không đoạn.

Các căn là duyên diệt pháp trí đoạn-nhân diệt pháp trí đoạn, nghĩa là căn diệt pháp trí đoạn-duyên diệt pháp trí đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên diệt loại trí đoạn.

Các căn là duyên diệt pháp trí đoạn-nhân khổ pháp trí đoạn, nghĩa là căn khổ pháp trí đoạn-duyên diệt pháp trí đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên diệt loại trí đoạn.

Các căn là duyên diệt pháp trí đoạn-nhân tập pháp trí đoạn, nghĩa là căn tập pháp trí đoạn-duyên diệt pháp trí đoạn.

Các căn là duyên diệt pháp trí đoạn-nhân tu đoạn, nghĩa là căn tu đoạn-duyên diệt pháp trí đoạn.

Các căn là duyên diệt pháp trí đoạn-nhân không đoạn, nghĩa là căn không đoạn-duyên diệt pháp trí đoạn.

Hỏi: Các căn là nhân diệt loại trí đoạn thì căn là duyên với diệt loại trí đoạn chăng?

Đáp: Các căn là nhân diệt loại trí đoạn thì căn ấy hoặc là duyên

diệt loại trí đoạn, hoặc duyên không đoạn.

Các căn là nhân diệt loại trí đoạn-duyên diệt loại trí đoạn, nghĩa là căn diệt loại trí đoạn-duyên diệt loại trí đoạn.

Các căn là nhân diệt loại trí đoạn-duyên không đoạn, nghĩa là căn diệt loại trí đoạn-duyên không đoạn.

Hỏi: Nếu căn duyên với diệt loại trí đoạn thì căn ấy là nhân diệt loại trí đoạn chăng?

Đáp: Các căn duyên với diệt loại trí đoạn thì căn ấy hoặc là nhân diệt loại trí đoạn, hoặc nhân khổ pháp trí đoạn, hoặc nhân khổ loại trí đoạn, hoặc nhân tập pháp trí đoạn, hoặc nhân tập loại trí đoạn, hoặc nhân tu đoạn, hoặc nhân không đoạn.

Các căn là duyên diệt loại trí đoạn-nhân diệt loại trí đoạn, nghĩa là căn diệt loại trí đoạn-duyên diệt loại trí đoạn.

Các căn là duyên diệt loại trí đoạn-nhân khổ pháp trí đoạn, nghĩa là căn khổ pháp trí đoạn-duyên diệt loại trí đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên diệt loại trí đoạn.

Các căn là duyên diệt loại trí đoạn-nhân khổ loại trí đoạn, nghĩa là căn khổ loại trí đoạn-duyên diệt loại trí đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên diệt loại trí đoạn.

Các căn là duyên diệt loại trí đoạn-nhân tập pháp trí đoạn, nghĩa là căn tập pháp trí đoạn-duyên diệt loại trí đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân tập pháp trí đoạn-duyên diệt loại trí đoạn.

Các căn là duyên diệt loại trí đoạn-nhân tập loại trí đoạn, nghĩa là căn tập loại trí đoạn-duyên diệt loại trí đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân tập pháp trí đoạn-duyên diệt loại trí đoạn.

Các căn là duyên diệt loại trí đoạn-nhân tu đoạn, nghĩa là căn tu đoạn-duyên diệt loại trí đoạn.

Các căn là duyên diệt loại trí đoạn-nhân không đoạn, nghĩa là căn không đoạn-duyên diệt loại trí đoạn.

Như đối với diệt, đối với đạo cũng như vậy.

Hỏi: Các căn là nhân khổ pháp trí đoạn thì căn ấy duyên với kiến khổ đoạn chăng?

Đáp: Các căn là nhân khổ pháp trí đoạn thì căn ấy hoặc duyên với kiến khổ đoạn, hoặc duyên kiến tập đoạn, hoặc duyên kiến diệt đoạn, hoặc duyên kiến đạo đoạn, hoặc duyên tu đoạn, hoặc duyên không đoạn, hoặc không có sở duyên.

Các căn là nhân khổ pháp trí đoạn-duyên kiến khổ đoạn, nghĩa là căn khổ pháp trí đoạn-duyên kiến khổ đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên kiến khổ đoạn.

Các căn là nhân khổ pháp trí đoạn-duyên kiến tập đoạn, nghĩa là căn khổ pháp trí đoạn-duyên kiến tập đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên kiến tập đoạn.

Các căn là nhân khổ pháp trí đoạn-duyên kiến diệt đoạn, nghĩa là căn khổ pháp trí đoạn-duyên kiến diệt đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên kiến diệt đoạn.

Các căn là nhân khổ pháp trí đoạn-duyên kiến đạo đoạn, nghĩa là căn khổ pháp trí đoạn-duyên kiến đạo đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên kiến đạo đoạn.

Các căn là nhân khổ pháp trí đoạn-duyên tu đoạn, nghĩa là căn khổ pháp trí đoạn-duyên tu đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên tu đoạn.

Các căn là nhân khổ pháp trí đoạn-duyên không đoạn, nghĩa là căn diệt-đạo pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên không đoạn.

Các căn là nhân khổ pháp trí đoạn, không có sở duyên, nghĩa là căn không có duyên-nhân khổ pháp trí đoạn.

Hỏi: Nếu căn duyên với kiến khổ đoạn thì căn ấy là nhân khổ pháp trí đoạn chăng?

Đáp: Các căn duyên với kiến khổ đoạn thì căn ấy hoặc là nhân khổ pháp trí đoạn, hoặc nhân khổ loại trí đoạn, hoặc nhân tập pháp trí đoạn, hoặc nhân tập loại trí đoạn, hoặc nhân tu đoạn, hoặc nhân không đoạn.

Các căn là duyên kiến khổ đoạn-nhân khổ pháp trí đoạn, nghĩa là căn khổ pháp trí đoạn-duyên kiến khổ đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên kiến khổ đoạn.

Các căn là duyên kiến khổ đoạn-nhân khổ loại trí đoạn, nghĩa là căn khổ loại trí đoạn-duyên kiến khổ đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ loại trí đoạn-duyên kiến khổ đoạn.

Các căn là duyên kiến khổ đoạn-nhân tập pháp trí đoạn, nghĩa là căn tập pháp trí đoạn-duyên kiến khổ đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân tập pháp trí đoạn-duyên kiến khổ đoạn.

Các căn là duyên kiến khổ đoạn-nhân tập loại trí đoạn, nghĩa là căn tập loại trí đoạn-duyên kiến khổ đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân tập loại trí đoạn-duyên kiến khổ đoạn.

Các căn là duyên kiến khổ đoạn-nhân tu đoạn, nghĩa là căn tu đoạn-duyên kiến khổ đoạn.

Các căn là duyên kiến khổ đoạn-nhân không đoạn, nghĩa là căn không đoạn-duyên kiến khổ đoạn.

Hỏi: Các căn là nhân khổ loại trí đoạn thì căn ấy duyên với kiến khổ đoạn chăng?

Đáp: Các căn là nhân khổ loại trí đoạn thì căn ấy hoặc là duyên kiến khổ đoạn, hoặc duyên kiến tập đoạn, hoặc duyên kiến diệt đoạn, hoặc duyên kiến đạo đoạn, hoặc duyên tu đoạn, hoặc duyên không đoạn.

Các căn là nhân khổ loại trí đoạn-duyên kiến khổ đoạn, nghĩa là căn khổ loại trí đoạn-duyên kiến khổ đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ loại trí đoạn-duyên kiến khổ đoạn.

Các căn là nhân khổ loại trí đoạn-duyên kiến tập đoạn, nghĩa là căn khổ loại trí đoạn-duyên kiến tập đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ loại đoạn-duyên kiến tập đoạn.

Các căn là nhân khổ loại trí đoan-duyên kiến diệt đoạn, nghĩa là căn khổ loại trí đoạn-duyên kiết diệt đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ loại trí đoạn-duyên kiến diệt đoạn.

Các căn là nhân khổ loại trí đoạn-duyên kiến đạo đoạn, nghĩa là căn khổ loại trí đoạn-duyên kiến đoạn-duyên kiến đạo đoạn, và căn tập-đạo loại trí đoạn-duyên kiến đạo đoạn.

Các căn là nhân khổ loại trí đoạn-duyên tu đoạn, nghĩa là căn khổ loại trí đoạn-duyên tu đoạn, và căn tập loại trí đoạn-tu đoạn có nhân khổ loại trí đoạn-duyên tu tu đoạn.

Các căn là nhân khổ loại trí đoạn-duyên không đoạn, nghĩ là căn diệt-đạo loại trí đoạn có nhân khổ loại trí đoạn-duyên không đoạn.

Hỏi: Nếu căn duyên với kiến khổ đoạn thì căn ấy là nhân khổ loại trí đoạn chăng?

Đáp: Các căn duyên với kiến khổ đoạn thì căn ấy hoặc là nhân khổ loại trí đoạn, hoặc nhân khổ pháp trí đoạn, hoặc nhân tập pháp trí đoạn, hoặc nhân tập loại trí đoạn, hoặc nhân tu đoạn, hoặc nhân không đoạn.

Các căn là duyên kiến khổ đoạn-nhân khổ loại trí đoạn, nghĩa là căn khổ loại trí đoạn-duyên kiến khổ đoạn, và căn tập loại trí đoạn có nhân khổ loại trí đoạn-duyên kiến khổ đoạn.

Các căn là duyên kiến khổ đoạn-nhân khổ pháp trí đoạn, nghĩa là căn khổ pháp trí đoạn-duyên kiến khổ đoạn, và căn tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên kiến khổ đoạn.

Các căn là duyên kiến khổ đoạn-nhân tập pháp trí đoạn, nghĩa là căn tập pháp đoạn-duyên kiến khổ đoạn, và căn khổ pháp trí đoạn có nhân tập pháp trí đoạn-duyên kiến khổ đoạnn.

Các căn là duyên kiến khổ đoạn-nhân tập loại trí đoạn, nghĩa là căn tập loại trí đoạn-duyên kiến khổ đoạn, và căn khổ loại trí đoạn có nhân tập loại trí đoạn-duyên kiến khổ đoạn.

Các căn là duyên kiến khổ đoạn-nhân tu đoạn, nghĩa là căn tu đoạn, duyên kiến khổ đoạn. Các căn là duyên kiến khổ đoạn-nhân không đoạn, nghĩa là căn không đoạn-duyên kiến khổ đoạn. Như đối với khổ, đối với tập cũng như vậy.]

Hỏi: Các căn là nhân diệt pháp trí đoạn thì căn ấy duyên với kiến diệt đoạn chăng?

Đáp: Các căn là nhân diệt pháp trí đoạn thì căn ấy hoặc là duyên kiến diệt đoạn, hoặc duyên tu đoạn, hoặc duyên không đoạn, hoặc không có sở duyên.

Các căn là nhân diệt pháp trí đoạn-duyên kiến diệt đoạn, nghĩa là căn diệt pháp trí đoạn-duyên kiến diệt đoạn.

Các căn là nhân diệt pháp trí đoạn-duyên tu đoạn, nghĩa là căn tu đoạn có nhân diệt pháp trí đoạn-duyên tu đoạn.

Các căn là nhân diệt pháp trí đoạn-duyên không đoạn, nghĩa là căn diệt pháp trí đoạn-duyên không đoạn.

Các căn là nhân diệt pháp trí đoạn-không có sở duyên, nghĩa là căn không có duyên-nhân diệt pháp trí đoạn.

Hỏi: Nếu căn duyên với kiến diệt đoạn thì căn ấy là nhân diệt pháp trí đoạn chăng?

Đáp: Các căn duyên với kiến diệt đoạn thì căn ấy hoặc là nhân diệt pháp trí đoạn, hoặc nhân diệt loại trí đoạn, hoặc nhân khổ pháp trí đoạn, hoặc nhân khổ loại trí đoạn, hoặc nhân tập pháp trí đoạn, hoặc nhân tập loại trí đoạn, hoặc nhân tu đoạn, hoặc nhân không đoạn.

Các căn là duyên kiến diệt đoạn-nhân diệt pháp trí đoạn, nghĩa là căn diệt pháp trí đoạn duyên kiến diệt đoạn.

Các căn là duyên kiến diệt đoạn-nhân diệt loại trí đoạn, nghĩa là căn diệt do loại trí đoạn duyên kiến diệt đoạn.

Các căn là duyên kiến diệt đoạn-nhân khổ pháp trí đoạn, nghĩa là căn khổ pháp trí đoạn-duyên kiến diệt đoạn, và căn tập-diệt pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn duyên kiến diệt đoạn.

Các căn là duyên kiến diệt đoạn-nhân khổ loại trí đoạn, nghĩa là căn khổ loại trí đoạn duyên kiến diệt đoạn, và căn tập-diệt loại trí đoạn lcó nhân khổ loại trí đoạn-duyên kiến diệt đoạn.

Các căn là duyên kiến diệt đoạn là nhân tập pháp trí đoạn, nghĩa là căn tập pháp trí đoạn-duyên kiến diệt đoạn, và căn khổ diệt pháp trí đoạn có nhân nơi tập pháp trí đoạn-duyên kiến diệt đoạn.

Các căn là duyên kiến diệt đoạn là nhân tập loại trí đoạn, nghĩa là căn tập loại trí đoạn duyên kiến diệt đoạn, và căn khổ diệt loại trí đoạn có nhân tập loại trí đoạn-duyên kiến diệt đoạn.

Các căn là duyên kiến diệt đoạn – nhân tu đoạn, nghĩa là căn tu đoạn-duyên kiến diệt đoạn.

Các căn là duyên kiến diệt đoạn-nhân không đoạn, nghĩa là căn không đoạn duyên kiến diệt đoạn.

Hỏi: Các căn là nhân diệt loại trí đoạn thì các căn ấy là duyên với kiến diệt đoạn chăng?

Đáp: Các căn là nhân diệt loại trí đoạn thì các căn ấy, hoặc duyên kiến diệt đoạn, hoặc duyên không đoạn.

Các căn là nhân diệt loại trí đoạn duyên kiến diệt đoạn, nghĩa là căn có nhân diệt loại trí đoạn duyên kiến diệt đoạn.

Các căn là nhân diệt loại trí đoạn duyên không đoạn, nghĩa là căn do diệt loại trí đoạn-duyên không đoạn.

Hỏi: Nếu căn duyên kiến với diệt đoạn thì căn ấy là nhân của diệt loại trí đoạn chăng?

Đáp: Các căn duyên với kiến diệt đoạn thì căn ấy hoặc là nhân diệt loại trí đoạn, hoặc là nhân của diệt pháp trí đoạn, hoặc là nhân của khổ pháp trí đoạn, hoặc là nhân của khổ loại trí đoạn, hoặc là nhân của tập pháp trí đoạn, hoặc là nhân của tập loại trí đoạn, hoặc nhân tu đoạn, hoặc là nhân của không đoạn.

Các căn là duyên kiến diệt đoạn là nhân của diệt loại trí đoạn, nghĩa là căn diệt loại trí đoạn-duyên kiến diệt đoạn.

Các căn là duyên kiến diệt đoạn là nhân của diệt pháp trí đoạn, nghĩa là căn diệt pháp trí đoạn duyên kiến diệt đoạn.

Các căn là duyên kiến diệt đoạn là nhân của khổ pháp trí đoạn, nghĩa là căn khổ pháp trí đoạn-duyên kiến diệt đoạn, và căn tập-diệt pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn-duyên kiến diệt đoạn.

Các căn là duyên kiến diệt đoạn nhân khổ loại trí đoạn, nghĩa là căn khổ loại trí đoạn-duyên kiến diệt đoạn và căn tập-diệt loại trí đoạn nhân khổ loại trí đoạn duyên kiến diệt đoạn.

Các căn là duyên kiến diệt đoạn-nhân tập pháp trí đoạn, nghĩa là căn tập pháp trí đoạn-duyên kiến diệt đoạn và căn khổ diệt pháp trí đoạn, là nhân của tập pháp trí đoạn-duyên kiến diệt đoạn.

Các căn là duyên kiến diệt đoạn-nhân tập loại trí đoạn, nghĩa là căn tập loại trí đoạn-duyên kiến diệt đoạn, và căn khổ diệt loại trí đoạn có nhân tập loại trí đoạn duyên kiến diệt đoạn.

Các căn là duyên kiến diệt đoạn-nhân tu đoạn, nghĩa là căn tu đoạn-duyên kiến diệt đoạn.

Các căn là duyên kiến diệt đoạn-nhân không đoạn, nghĩa là căn không đoạn-duyên kiến diệt đoạn.

Như đối với diệt; đối với đạo cũng như vậy.