BỒ TÁT GIỚI NGHĨA SỚ
Đại sự Trí Giả ở núi Thiên Thai đời Tùy giảng.
Đệ tử là Quán Đảnh ghi chép.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
QUYỂN HẠ
I. CHÁNH THUYẾT:
Đây là 10 giới trọng, văn chia làm hai phần:
10 giới trọng.
8 giới khinh.
– Gồm ba chương:
1/ Nêu chung.
2/ Giải thích riêng.
3/ Tổng kết
1. Nêu chung: nếu thọ giới Bồ-tát chấp chẳng đúng, ta cũng tụng như thế, hiển thị gọi là nêu quả, khuyên tất cả Bồ-tát trong ba đời ý khiến suy nghĩ đồng với khuyên người thọ lược nói Mộc-Xoa, tức là tướng mạo đốn giới, kệ há đi đến đây, khuyên người học tâm phải cung kính vâng làm.
GIẢI THÍCH RIÊNG: có 10 giới.
1. KHÔNG ĐƯỢC SÁT SINH:
Bắt đầu bằng 10 giới trọng, như Thanh văn phi phạm hạnh, một người vì nhiều người phạm lỗi. Địa hệ phiền não nặng nên chế giới này. Sát tuy là tánh tội, nhưng người xuất gia ít gây ra tội này, cũng dễ ngăn dứt. Dâm dễ sinh khởi nên đặt ra giới này, dâm dục chẳng phải tánh tội, sát mới là tánh tội, nên Đại thừa quy định giới này đầu tiên. Nay nói về việc giết hại mạng người, năm ấm nối nhau mà có chúng sinh, nay làm đứt mất sự nối nhau này, nên gọi là Sát. Đại kinh nói: “Ngăn sự nối nhau ở vị lai gọi là Sát.
Đạo tục đồng chế, như giới, 8 giới. Bồ-tát lấy tâm từ bi làm gốc
Nên phải chấm dứt. Bảy chúng đồng phạm, năm chúng Thanh văn về đạo thể thì đồng, về chi tiết thì khác. “Đồng”là đồng ở chỗ không cho Sát, “Dị”là lược có ba việc:
– Khai già khác
– Sắc tâm khác
– Khinh trọng khác
“Khai già khác” Bồ-tát thấy cơ được giết, Thanh văn tuy thấy nhưng không cho giết.
“Sắc tâm khác” Bồ-tát chế phục tâm, Thanh văn chế phục sắc.
“Khinh trọng khác” Bồ-tát giết hại Sư tăng phạm năm tội nghịch. Thanh văn không phạm năm tội nghịch. Đại sĩ hai tội trọng, Thanh văn một tội trọng.
Văn chia làm ba thứ:
– Nêu người như Phật tử
– Tự sự hỏi kể ra
– Kết tên tội Ba-la-di.
Tự sự, có ba: 1. Bất ưng 2. Ưng. 3. Kết.
“Bất ưng” có:
1. Sáu câu nói về Sát;
2. Bốn câu thành nghiệp Sát;
3. Một câu nêu khinh huống cho là trọng.
1. ( câu đầu) Tự sát: nghĩa là tự mình hại mạng người, gồm có ba pháp:
Nội sắc, ngoại sắc, nội ngoại sắc, tất cả đều phạm.
1. Giáo tha sát: cũng là giết, miệng dạy là tội giết, chẳng phải làm bị thương. Luật bộ phân biệt rất nhiều về tự sai khiến.
Phương tiện giết: tức là tiền phương tiện giết, gọi là sự trói buộc Khen ngợi giết cũng mắc tội.
Tùy hỷ khuyên khiến chấm dứt mạng sống cũng phạm; Trì chú cho chết, nghĩa là Tỳ-Đà-la.
Tuy nhờ các duyên khác cũng đều phạm. Trong luật nói Sát có mười lăm thứ, gọi là Ưu-đa-đầu-đa huyền huyền phát, Tỳ-đa-la v.v….., Luật bộ có nói đầy đủ v.v….. Từ nghiệp sát trở xuống có ba giới trọng. Tướng thứ hai thành nghiệp, ba nghiệp thành sát, tự động dụng là Chánh thân nghiệp. Giết người và miệng trì chú là nghiệp tạo ra thân nghiệp. Tâm niệm muốn giết, quỷ thần tự nói toại ý. Ý nghiệp tạo ra thân nghiệp. Ba giai đoạn này ở trong duyên tạo tác đều là nghĩa của nghiệp.
Cách giết bằng đao kiếm, hầm hố, cung tên, đều là nghĩa của nghiệp, đều có pháp thể nên gọi là Pháp.. Nhân giết, duyên giết, thân sơ hai đường. Chánh nhân giết thì tâm là Nhân, người khác giúp thành việc là Duyên. Thân tạo tác đến quả là nghiệp.
Có duyên:
1/ Chúng sinh.
2/ Tưởng là chúng sinh
3/ Giết hại
4/ Mạng căn chấm dứt.
“Chúng sinh” tuy nhiều nhưng gồm trong ba phẩm:
1 .Thượng phẩm: Giết hại, Chư Phật, bậc Thánh, Sư tăng, cha mẹ thì phạm năm tội nghịch. Hàng Tam quả thì có 2 cách giải:
Đồng với tội nghịch: là khi giết hại Thanh văn đã là trọng trong trọng.
Phạm tội trọng, Đại kinh nói: “Ba loại giết, giết người đã đắc quả thứ ba chỉ vào trong giết chứ không ở trên giết. Nên biết chẳng phải năm tội nghịch.
Bồ-tát đã có giải hạnh trở lên, Đại kinh nói: “Chắc chắn Bồ-tát đồng với khoa trên. Nay chọn lấy nhị thừa bất tác là giai vị nhất định, Hoặc bảy tâm trở lên, đều có thể dứt bỏ.
Mẹ dưỡng mẫu:
Không có năm tội nghịch Phạm năm tội nghịch.
Giới trọng của Đại sĩ là giới trọng của Thanh văn.
2. Trung phẩm: tức trời người, có tâm hại phạm tội nặng.
3. Hạ phẩm: cõi. Có 2 cách giải:
Đồng trọng: Bồ-tát giữ giới sát nghiêm trọng, nên nói: “Tất cả có sinh mạng, không được cố giết, tức chứng minh điều đó.
Chỉ phạm tội khinh. Trong giới trọng kiêm chế, vì chẳng phải đồ đựng đạo. Văn nói có sinh mạng là nêu khinh so sánh với trọng mà thôi.
Tâm giết có 2: Một. Tự tâm giết. 2. Giáo tha giết. Tự tâm giết có hai loại là Thông tâm hay cách tâm, “Thông tâm” là như buông lung đào hầm hố, làm cung tên hay chặt phá, thiêu đốt rừng cây, chung cả ba tánh đều phạm. Nếu duyên người này mà giết người kia, khởi tâm hại như đã nói trên là thuộc về thông tâm, tuy đã đối cảnh mà mạng không còn sống, hành động không xứng đều xếp vào chánh phạm. “Cách tâm” là muốn giết người này mà lầm giết người kia, người kia chết cũng phạm tội nặng, người kia không chết thì phạm tội nhẹ. Trên đường đi có nhiều người qua lại, vì giết người này mà lầm giết người kia, cũng phạm tội nặng, vì đã cụ thể giết người, đủ duyên vẫn thuộc về thông tâm. Nếu định chém người phía đông, lại chém người phía Tây, vì không có tâm giết hại, trường hợp này thuộc về cách tâm.
Mạng căn có 2 thời: 1. Sát sinh và sau khi sát sinh.
“Sát sinh“ có hai: 1. Có giới thì phạm tội nặng. 2. Không có giới, giết mà không chết thì phạm tội nhẹ.
Mạng căn chấm dứt, kết tội đồng như trước. Thanh văn xả giới cụ túc, thọ năm giới, cũng kết tội như thế, “Sau khi sát sinh có 2:
1. Tự nhớ, 2. Không tự nhớ.
“Tự nhớ” trước bất cứ thế lực nào. Nếu thêm phương tiện phải biết trước bị thương không chết. Sau khi phương tiện không nhớ, chỉ phạm tội nhẹ. “Mạng căn” Số Luận gọi làPhi Sắc Phi tâm, Luận Thành Duy Thức và Đại thừa gọi là chẳng khác phi sắc phi tâm, chỉ cho sắc tâm nối nhau không dứt là mạng thôi. Đại Luận cũng như vậy. Sáu nhập, sáu thức nối nhau mà sống, giả gọi là Mạng, ”cho đến tất cả có mạng sống. “
– Nêu nhẹ so sánh với nặng: Bồ-tát nầy trở xuống đều nói, lẽ ra có ba câu:
Thường trụ từ bi, có 2 giải thích:
Nên học theo Phật luôn khởi từ bi.
Tâm phải thường trụ từ bi.
Tâm hiếu thuận, không não hại người khác.
Phương tiện cứu giúp, không nên như thế, không não lọan là phải hợp với việc cứu giải.
“ Tâm buông lung trở xuống, thứ ba là Kết “ không nên”. Cho nên thành tội, cũng có ba câu:
Tâm buông lung nghĩa là tâm tham sát.
“Khóai ý” gọi là tâm Sân sát.
Sát sinh là nêu việc sát.
Ba câu này là rơi vào tội không như ý.
2. KHÔNG ĐƯỢC TRỘM CƯỚP
Đạo là không cho mà lấy. Trộm cướp y báo, chánh báo thì mắc tội. Giới này, bảy chúng đồng phạm. Năm chúng Thanh văn có giống có khác. Đồng là đều không được trộm cướp, khác có ba:
Khai già khác: Như thấy động cơ được hay không được, hoặc nói thấy động cơ trộm cướp, nhưng không có tâm trộm cướp. Đại sĩ vì chúng sinh chuyển vận các thứ đều được, Thanh văn tự độ phải y theo phép tắc. Đại sĩ không sợ tội, chỉ giúp cho người có lợi ích mà làm, Thanh văn, sau khi Phật diệt độ trộm vật của Phật phạm tội nhẹ, vật của Bồtát thì phạm tội nặng, còn cho người khác cả thân mạng, mà lại lấy của người, đâu phải tâm của Đại sĩ? Tự sự có ba giai đoạn:
1. Bất ưng. Câu thứ 11 chia thành ba: Bốn câu đầu, sáu câu kế, một câu sau cùng.
2. Nghiệp đạo, nói riêng tướng thành nghiệp, có bốn câu giống như trước.
3. Đưa tay lấy vật của người khác rời khỏi chỗ cũ thành nghiệp trộm cướp, nghiệp là tạo tác, vật trọng là năm đồng tiền. Luật nói “ Một đồng tiền lớn, giá trị bằng mười sáu đồng tiền nhỏ. Trong đó, dồng tiền có quý có thường, chỗ lấy trộm là cắt đứt. Tội trọng của Bồ-tát là tội nặng của Thanh văn. Hai tiền trở lên là nặng. Có người cho lời nói này, nay không còn dùng nữa. Lấy năm tiền là phạm tội trọng, lìa chỗ tội trộm quyết định vào lúc này, Bồ-tát phải học những việc này, nên nói như vậy.
“Bất ưng” là không nên làm việc sát sinh và trộm cướp. Hai môn này khuyên đừng sát sinh, trộm cướp, khuyên làm việc lành. Từ bi hiếu thuận là học tánh thường trụ Phật, thực hành các hạnh của Phật, đều là pháp lành, là hiếu thuận. Phật tánh, tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, Tánh nghĩa là không sửa đổi mà thôi. “Trở lại thứ ba là kết “bất ưng”. Hiểu vật Tam bảo như luật nói.
3. KHÔNG ĐƯỢC DÂM DỤC
Gọi là Phi phạm hạnh, việc xấu xa nên gọi là phi tịnh hạnh. Bảy chúng đồng phạm, Đại thừa Tiểu thừa đều cấm, mà chế có nhiều ít. Năm chúng tà chánh đều cấm, hai chúng chỉ cấm tà dâm, cùng với Thanh văn đồng và khác, đại khái như trước. Tự sự có ba giai đoạn:
– Bất ưng
– Ưng
– Kết
Người xuất gia không nên làm việc dâm dục, phải học hạnh thanh tịnh của Bồ-tát, như giáo môn ở trước không khác.
Bất ưng có ba:
1/ Ba câu đầu nêu việc dâm.
2/ Bốn câu nói thành nghiệp
3/ Ba câu nêu nhẹ so sánh với nặng.
Văn có hơi lẫn lộn không thứ lớp, giới này có đủ ba nhân duyên thì thành tội nặng.
1/ là đường
2/ Tâm dâm
3/ Việc toại ý
Hoặc đầy đủ có năm:
1. Chúng sinh
2. Tưởng chúng sinh
3,4,5. Nêu kém kết lỗi.
Tự vợ mình phi đạo, thời gian sinh sản, thai nghén, cho con bú. Đại Luận đều gọi là giới Ưu-bà-tắc. Kinh nói: “Sáu giới trọng để ngăn giới tà dâm, lại chế phi thời, phi xứ, như với vợ mình phi thời, làm việc bất chánh phạm tội nặng. Dạy người dâm tự không mê nhiễm, chỉ phạm tội nhẹ, hoặc nói Bồ-tát tức trọng. Nay giải thích Thanh văn, Bồ-tát đồng như vậy. Không nêu chung với tội sát sinh, trộm cướp. Người, súc sinh, quỷ thần, huỳnh môn, hai căn, chỉ khiến ba đường đều phạm tội nặng. Ngoài ra khen ngợi, xúc chạm, ra chất bất tịnh, đều là phương tiện của giới này, nên phạm tội nhẹ Bồ-tát trở xuống là thứ hai đều nói là nên.
Trái lại trở xuống thứ ba là kết.
Trong đây quy định đều không nên làm, làm thì phạm tội, nên kết luận là (không nên).
4. KHÔNG ĐƯỢC NÓI DỐI.
Nói vọng là nói không thật, không chứng Thánh mà nói chứng Thánh để mê hoặc người, cho nên PHẠM tội. Giới này, bảy chúng đồng phạm, Đại thừa, Tiểu thừa đều chế, cùng Thanh văn đồng và khác như giới Sat ở trước, thứ lớp có ba đoạn. Trong “bất ưng” có ba thứ:
Ba câu nói về nói dối, bốn câu kế nói thành nghiệp, ba câu sau nêu nhẹ so sánh với nặng “Tự nói dối” là nói được pháp trên. “Giáo tha” là đạy người khác nói dối. Phương tiện nói dối như mật bôi lên cây, bầy ong kéo đến. Giới này đủ năm duyên thành phạm tội nặng căn bản.
Đến Chư Phật có hai cách giải:
– Nhập vào nhân nặng:
– Người này không mê hoặc.
Còn có khả năng dùng thần lực ngăn người khác khiến cho họ không nghe, chỉ phạm tội nhẹ. Bậc Thánh có Đại thừa, Tiểu thừa, có người có tha tâm trí, có người không được. Nay thường dùng điều lệ này.
Nếu đến nói với bậc La-hán và bậc giải hạnh trở lên thì phạm tội nhẹ. Trở xuống những người tha tâm, hoặc không được, thảy đều phạm tội nặng. Chính là giới hạn, hoặc đồng tội trọng. Nay giải thích tội nhẹ.
“Chúng sinh tưởng” có đúng, có nghi, có (Sai lầm). Đại khái đồng như trước. Có khi nói dối tâm thông bản. Đến người này nói người này không nghe, người kia nghe cũng đồng phạm tội nặng. Nay giải thích không phải tội nặng là vì đối với người vô tâm. ”Tâm dối gạt” là nghiệp chủ. Nếu khó tránh và tăng thượng đều không phạm. Kinh Địa Trì nói: “Bồ-tát vị của thiền thạch nhiễm ô phạm. Nên biết Bồ-tát khởi tăng thượng mạn cũng phạm tội nhẹ. Về sai sữ có hai cách giải thích
Dạy người nói ta là bậc Thánh cũng phạm tội nặng, vì Bồ-tát không nói giá trị của ngọc khuê bích. Người bên cạnh khen hơn đạo mình, dạy đạo bậc thánh, danh lợi không ham, chẳng phải tội nặng.
Thánh pháp ta thầm chứng, phải tự mình nói mới tội nặng, người khác nói thì tội nhẹ.
– Nói tội nặng đầy đủ, nghĩa là thân chứng mắt thấy. Nếu nói được bốn quả, mười địa, tám Thiền định thông suốt, hoặc nói thấy trời, rồng, quỷ thần, tất cả đều phạm tội nặng, hoặc nói chứng Tánh địa, hoặc nói pháp phàm phạm tội nhẹ.
– Nói trước người nghe hiểu thời tiết kết tội nhiều ít, có hai cách giải:
– Tùy người.
– Tùy lời kết.
Giới này chế cho khẩu nghiệp, lẽ ra phải theo lời nói xa là phòng tổn hại phải nên thông người. Giới tiểu vọng ngữ phải theo người tùy lời nói. Nếu tăng thượng phiền não phạm thì mất giới lại nói chỉ phạm tánh tội. Nếu người đối diện không hiểu và kết phương tiện. Sau suy nghĩ lời nói trước mà hiểu, thì phá tội nhẹ kết tội nặng. Mười giới trọng đều có nhân duyên. Nay giải thích bốn tội trọng, các giới khác lệ theo đây mà biết.
Nói thẳng là “Ngôn”, trình bày lại là “Ngữ”. Luận nói có chỗ tiêu biểu rõ ràng, có thể chỉ bày Sự, Lý gọi là Ngữ.
5. KHÔNG ĐƯỢC BÁN RƯỢU
“Cô” là mua bán, “Tửu” là vật được bán. Chỗ bán có nhiều thứ. Rượu là thứ nước vô minh làm cho con người mê muội. Đại sĩ là người trí tuệ, nếu trao thuốc vô minh cho người uống là không phải hạnh Bồtát. Đại luận nói: “Rượu có 3 lỗi, cho nên xếp giới này vào 10 giới trọng của Bồ-tát. Bảy chúng đồng phạm, Đại thừa, Tiểu thừa đồng chế. Chỗ giống và khác nhau của Tiều thừa là:
Đồng là không nên uống rượu. Bồ-tát vì lợi ích chúng sinh nên phạm giới trọng. Thanh văn dứt bỏ không nên làm, mua bán chỉ phạm thiên thứ ba trong bảy nhóm. Giới mua bán này chế, nếu Bồ-tát ở nhà dâm hoặc bán rượu thịt phạm tội khinh. Vì mời gọi dẫn đến không giống như giới rượu. Lời văn đồng như trước. ”Cô” là cầu lợi, “giáo nhân” là xúi giục người khác bán rượu cũng đồng phạm tội trọng. Dạy người bán rượu phạm tội nhẹ. “Người bán rượu” …bốn câu nói thành nghiệp. Nghiệp là trao cho người, pháp là dùng pháp phương tiện bán rượu. Nhân duyên đầy đủ có năm:
– Chúng sinh
– Tưởng chúng sinh
– Vì lợi mà mua bán
– Thật là rượu
– Trao cho người đối diện.
“Chúng sinh”: là người của ba cảnh ở trước:
“Thượng phẩm”, không say là tội nhẹ, say là tội nặng.
Cảnh “Trung phẩm” là Trời người, chính là sở chế nên phạm tội nặng.
“Hạ phẩm” là bốn đường, loạn đạo yếu hèn, bán thì phạm tội khinh. Tưởng là chúng sinh có đúng, nghi, lầm, đồng như trước. Nếu cách tâm cũng phạm tội nặng, vì muôn được chất chứa nhiều.
“Thật rượu” nghĩa là có thể làm say loạn nguời. Thuốc rượu tuy có lợi không làm say lọan người, mua bán, không tội. Hòan toàn không uống thì ai kết tội nặng?
6. KHÔNG ĐƯỢC NÓI LỖI CỦA BỐN CHÚNG:
“Thuyết” là đàm đạo, “Bốn chúng” nghĩa là bốn chúng đồng pháp. “Lỗi” là bảy tội nghịch, mười tội trọng. Vì chỉ không có người trước mặt, tổn chánh pháp nên mắc tội. Giới này bảy chúng đồng phạm. Đại thừa, Tiểu thừa đều chế. Đại sĩ che giếm điều ác, phô bày điều lành, nên phạm tội nặng.
“Thượng phẩm” phạm tội trong thiên thứ hai. “Trung phẩm” phạm tội trong thiên thứ ba “Hạ phẩm” phạm tội trong thiên thứ bảy.
Pháp Thanh văn như thế, đâu có khác với Bồ-tát. Câu văn đồng như trước, giới này đủ sáu duyên thành tội nặng.
– Chúng sinh
– Chúng sinh tưởng
– Có tâm nói tội
– Lời nói ra là tội.
– Đến người nói
– Người đối diện nghe hiểu
“Chúng sinh “Thượng phẩm, Trung phẩm giữ giới Bồ-tát thì mới phạm tội nặng, vì ngăn ngừa nghiệp trên thân người đó. Không có giới Bồ-tát, chỉ có giới Thanh văn. Và Hạ phẩm có giới hay không có giới đều phạm tội nhẹ. Giới này gồm chế để ngăn ngừa nghiệp duyên. Văn nói: “Bồ-tát tại gia là sĩ nữ thanh tín. Bồ-tát xuất gia là mười giới, giới cụ túc. Còn gọi là Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni.
Giống như Bồ-tát xuất gia thọ giới cụ túc mà thôi, cũng gọi là Tăng Ni Thanh văn. Nếu nói người này tội nặng cũng phạm tội nặng. Đây là hành pháp hơn, cũng tổn pháp sâu.
“Tưởng Chúng sinh”, có đúng, có nghi, có lầm, đại ý giống như trước.
“Nói lỗi” có 2:
1. Tâm nhận chìm, muốn cho người đối diện mất danh lợi.
2. Tâm trị phạt, muốn cho người trước mặt bị liên lụy.
Hai tâm này đều là nghiệp chủ, nên phạm giới này. Nếu dùng tâm khuyên nói và được sai nói tội đều không phạm. “Nói lỗi” nghĩa là bảy tội nghịch và mười tội trọng. Người nói phạm danh từ giới này là phá chánh chế. Nếu nói tâm trị phạt ở 8 giới là phá pháp chế. Nếu nói làm thân Phật ra máu là phá Tăng. Y theo luật bộ bản chế. Đến tăng nói là báng, tăng biết việc ra máu ít có là tội nặng. Giới này đến nói với người không thọ giới nên mắc tội nặng. Nếu tội nặng thì nói là đúng, nhưng nay tâm trọng, việc trọng đều đồng phạm tội nặng, đây gọi là lầm. Nếu tâm có khinh trọng thì phạm tội nặng, như làm người đưa thư.
1. Đồng tội nặng
2. Tội nhẹ
Nhưng Phạm bảy tội nghịch và mười trọng là trước khi người đó mất giới, sau khi mất giới thì phạm tội nhẹ.
3. Đến nói với người Thượng phẩm và Trung phẩm không thọ giới Bồ-tát thì phạm tội nặng, rất tổn hại pháp vì Hạ phẩm đều phạm tội nhẹ, hủy tổn chẳng nặng lắm. Văn nói: Bồ-tát nghe ngoại đạo, Nhị thừa nói lỗi Phật pháp, phải từ bi giáo hóa, trái lại còn đến người kia nói lời hủy nhục là quá lắm.
4. Trước người nghe hiểu lời mình nói là khẩu nghiệp, việc toại ý. Thì y cứ theo lúc đó mà kết tội. Kết bao nhiêu tội? 1/ Tùy theo người. 2/ Tùy theo khẩu nghiệp.
7. KHÔNG ĐƯỢC TỰ KHEN MÌNH CHÊ NGƯỜI.
“Tự khen” là tự xưng công đức mình, “hủy báng người” là chê bai người tội ác. Đủ hai việc này gọi là phạm tội nặng. Bồ-tát nói thẳng cho người, dẫn quanh co về mình. Đâu được phép thương mình chê người, nên mắc tội, bảy chúng đồng phạm. Đại thừa, Tiểu thừa đều chế. Nhưng Bồ-tát lấy việc lợi ích an ổn làm căn bản, nên khen chê là phạm tội nặng. Thanh văn không lợi vật, nên hủy báng người chỉ phạm thiên thứ ba, khen mình phạm nhóm thứ bảy, câu văn đồng như trước. Giới này đủ năm duyên thành tội nặng:
– Chúng sinh
– Tưởngchúng sinh
– Có tâm khen chê
– Nói lời khen chê đầy đủ
– Người đối diện nghe hiểu.
“Chúng sinh”:
Chê bai người Thượng phẩm, Trung phẩm là phạm tội nặng. Từ chữ “Hủy” trở xuống phạm tội nhẹ.
Bậc Thượng phẩm và Trung phẩm có thọ giới Bồ-tát mới phạm tội nặng, vì não hại rất sâu. Nếu không có giới và hạ phẩm có giới đều phạm tội nhẹ, vì não hại rất cạn.
“Tưởng chúng sinh” có đúng, có nghi, có lầm, đại ý dồng như trên.
“Tâm khen chê”: là đưa mình lên, dìm người xuống, vì muốn não hại người, Nếu chiết phục thì không phạm. khen mình chê người. Tâm chính là nghiệp chủ. “Xúi giục người” có hai cách:
Bảy phạm tội nặng
Phạm tội nhẹ
“Nói khen chê dầy đủ “ ở đây là nói hủy nhục người, theo luật bộ có tám việc.
“Người đối diện nghe hiểu “ là người này hiểu lời khen chê. Tùy theo lời nói mà kết tội nặng. Người Tăng thượng phạm giới rồi mâ1t giới chỉ còn tánh tội, giới trước chế đến người này nói lỗi người kia. Phạm trong tám việc, đến nói với người không thọ giới phạm tám việc.
8. KHÔNG ĐƯỢC BỎN SẺN LẠI HỦY BÁNG.
“Bỏn sẻn” là tiếc rẽ, “Thêm hủy báng” là miệng nói lời hủy nhục. ) Người đến xin tiền vật, thỉnh pháp, tiếc rẽ không cho, còn lại hủy nhục là việc trái đạo. Giới này bảy chúng đồng phạm, Đại thừa và Tiểu thừa không hoàn toàn giống nhau. Bồ-tát không lựa chọn thân sơ, hễ xin đều phải cho, không cho lại còn hủy nhục đều phạm tội nặng. Vì bản thệ Bồ-tát là làm lợi ích chúng sinh. Đệ tử Thanh văn không dạy giáo pháp cho đệ tử, phạm bày nhóm. Ni chúng trong hai năm không cho tài pháp thì phạm thiên thứ ba. Ngoài hai năm không chothì phạm bảy nhóm. Thêm hủy nhục tùy việc đều kết, không phải tội nặng. Giới này đủ năm duyên thành tội nặng:
– Chúng sinh
– Tưởng là chúng sinh
– Tâm tiếc lẫn, hủy nhục
– Hiện tướng tiếc lẫn
– Người đối diện nghe hiểu.
“Chúng sinh” là cảnh Thượng, Trung thì tội nặng, Hạ cảnh thì tội nhẹ.
“Tưởng chúng sinh”: giống như trước.
“Tâm tiếc lẫn lại thêm hủy nhục, nghĩa là tiếc lẫn tài pháp, thêm đánh mắng là phạm tội nặng. Nếu người đó không nghe pháp đắc tài, không thấy mình bị hủy nhục đều không phạm. Tự tiếc lẫn, tự hủy nhục chính là nghiệp chủ, phạm tội khinh cấu vì người đối diện dạy không phạm “Hiện tướng tiếc lẫn”, hoặc lẫn tránh không cho tài pháp, hoặc nói không có, hoặc dùng tay gậy đánh đuổi, hoặc nói lời hung dữ mắng nhiếc, đều gọi là hiện tướng, hoặc thân thị hiện, hoặc sai người đánh mắng đều phạm tội nặng, hoặc người kia sai khiến cầu tài thỉnh pháp. Đối với người bỏn sẽn, hoặc nói lời hung dữ mắng nhiếc đều không phạm tội trọng, chẳng phải trước mặt não hại người kia là tội nhẹ. Kinh Quyết Định Tỳ-ni nói: “Bồ-tát tại gia phải thực hành hai thí: Tài thí và pháp thí. Bồ-tát xuất gia thực hành bốn thí:
- Giấy
- Mực
- Bút
- Pháp.
Bồ-tát đắc nhẫn thực hành ba thí:
- Ngôi vua
- Vợ con
- Đầu mắt, da xương.
Nên biết Bồ-tát phàm phu tùy nghi tuệ thí, đều dứt bặt cho nên phạm.
“Người đối diện nghe hiểu: Biết tướng bỏn sẽn, nhận lãnh lời mắng nhiếc. Tùy việc tùy lời kết tội nặng. Giới này cũng xếp vào kết tội nặng.
9. KHÔNG ĐƯỢC GIẬN DỮ KHÔNG NHẬN LỜI SÁM HỐI
Không nhận lời sám hối, là trái đạo tiếp người, nên mắc tội. Giới này bảy chúng đồng phạm. Đại thừa Tiểu thừa không đồng, Bồ-tát vốn tiếp độ chúng sinh, mà sân cách phạm tội nặng. Thanh văn tự lợi phạm bảy nhóm. Văn đồng như trước, giới này đủ năm duyên thành tội nặng:
- Chúng sinh
- Tưởng chúng sinh
- Sân cách tâm
- Hiện tướng không nhận
- Người đối diện nghe hiểu
“ Chúng sinh” Thượng, Trung cảnh phạm tội nặng, Hạ cảnh phạm tội nhẹ.
“Tưởng chúng sinh” có đúng, có nghi, có lầm, đồng như ở trên.
“Sân cách tâm” không muốn và hiểu, phạm tội nặng, nếu người kia không có khả năng nhận sám hối thì không phạm.
“Hiện tướng không nhận”, hoặc vào phòng đóng cửa lại làm hai bên cách nhau, nói cách gì cũng không nghe,
“Người đối diện mặt nghe hiểu”, biết người kia không nhận, thân miệng thêm khổ ép nhặt, tùy theo thân nghiệp khẩu nghiệp nhiều ít mà kết tội nặng.
10. KHÔNG ĐƯỢC PHỈ BÁNG TAM BẢO
Cũng gọi là rằng chê bai pháp Bồ-tát, hoặc gói là tà kiến, tà thuyết; bàng là trói lại ”Khuê” là hiểu không đúng lý, nói không đúng sự thật. Nói cách khác là phỉ báng.
“Dị giải thuyết” đều gọi là phỉ báng. Trái với tông mình nên mắc tội, bảy chúng đồng phạm. Đại thừa, Tiểu thừa đồng chế. Đại sĩ lấy việc giáo hóa người làm trách nhiệm. Nay nói tà loạn chánh nên phạm tội nặng. Thanh văn khác với ở đây. “Can ngăn không dứt, phạm thiên tội thứ ba. Câu văn đồng như trước. Giới này đủ năm duyên thành tội 28 nặng:
– Chúng sinh
– Tưởng là chúng sinh
– Có tâm muốn nói.
– Đang nói
– Người đối diện nghe hiểu. Tùy lời nói mà kết tội nặng. Nếu nói tà kinh muốn cho người kia hiểu, tùy họ đọc sách mà hiểu. Tà kiến có nhiều đầu mối mới. Lược có bốn lọai:
- Tà kiến bậc thượng
- Bậc trung
- Bậc hạ
- bậc tạp.
“Tà kiến bậc Thượng” như bác bỏ không có nhân quả, như xiển đề. “tà kiến bậc Trung”, không nói chẳng có nhân quả. Nhưng có nghĩa Tam bảo không bằng ngoại đạo. Có hai tướng:
Pháp tướng khác, nghĩa là Tam bảo không bằng ngoại đạo, như thế là tâm xấu xa hẹp hòi, chấp thì thành mất giới.
Phi pháp tướng, biết Tam bảo là cao quý, miệng nói không thể hết, không quy về giới lành không mất. Tùy lời nói phát ra phạm tội nặng, nên giới này được đặt ra.
“Hạ phẩm tà kiến”: không nói Tam bảo không bằng ngoại đạo, nhưng lại bỏ Đại chọn Tiểu, trong tâm nói Nhị thừa hơn, Đại thừa không bằng. Nếu chấp chưa thành phạm tội nhẹ, tự bỏ Đại hướngTiểu, trong giới này có nói đầy đủ. Tạp tà kiến có bốn lọai:
- Thiên chấp
- Tạp tín
- Tạm tín Tiểu thừa
- Suy nghĩ, bàn luận lầm lẫn.
“Thiên chấp” có hai:
– Chấp Đại báng Tiểu”, chấp rằng chỉ có Đại thừa, không có Tiểu thừa, Tiểu thừa chẳng phải Phật nói. Đây là chê bai Thanh văn tạng, phạm tội nhẹ.
“Chấp nghiên về mặt bộ”, đối với Phương đẳng nói nghiên về một bộ, chẳng phải Phật nói. Nếu chấp thành tội nhẹ, không mất giới
“Tạp tín”Trong tâm không trái với nhân quả và Đại Thừa Tam bảo, chỉ nói ngoại đạo quỷ thần có oai lực, liền tấu chương giải thần, hoặc khuyên người khác. Tất cả đều phạm tội nhẹ.
“Tạm tín Tiểu thừa”, biết Đại thừa caohơn và muốn dứt phiền não, trước chọn Tiểu quả, sau lại tu Đại thừa. Đây gọi là niệm thóai, nếu chấp thành phạm tội nhẹ.
“Từ nghĩa sai lầm”, theo nghĩa giải thích cạn của năm, ba nhà đời nay, chỗ này chẳng phải không tội. Trí lực của tôi kém cõi, nên chẳng dám bài bác. Còn theo nghĩa khinh để giải, lại biết họ chỉ gượng lập dị, đều là hạng tà họach, phạm tội nhẹ. Khéo học mười tội trọng. Đoạn tổng kết có ba chương:
– Trước nêu pháp trì.
– Nêu người: Nghĩa là khéo học các người là mỹ từ.
– Nêu pháp: Bồ rát Ba la đề mộc xoa, Hán dịch là Bảo giải thoát là “Quả”, giới là “Nhân”. Trong nhân nói quả. Nên phải trở xuống khuuyên răn phạm trì cũng có 2: – Khuyên học trì
– Nêu riêng được mất.
Nếu có trở xuống: thứ nhất là nêu được mất. Các thầy trở xuống: thứ hai là không kuyên học trì. “Tám muôn”, Tổng kết chỉ nói sau phần Huyền chỉ của Đại bản.
– Phẩm Bát Vạn Oai Nghi sẽ nói ba đoạn trước của giới khinh.
1. KHÔNG ĐƯỢC KHÔNG KÍNH THẦY BẠN
Kiêu ngạo không thể làm tăng trưởng, vì chướngngại cho việc tiến thiện, cho nên chế. Bảy chúng đồng phạm, Đại thừa đồng chế. Từ đây trở xuống, các giới đều có ba chương: Một. Nêu người, như nói Phật tử.
Hai. Tự sự là ở giữa đã nêu.
Kết tên tội là tội khinh.
Trong tự sự hoặc sai xuống không đồng với Tam giai. 1/ Khuyên tho 2/ Nên. 3/ Không nên.
Cũng giống như 10 tội trọng.
Trước là giải thích “khuyên thọ”là kết giới duyên xa, sinh ra không tu giới hạnh nên khuyên. Vua tuy nắm giữ hành pháp nhưng giết hại vẫn có tội có phước như bậc Thánh đã nói. Nếu thọ đắc giới, thì phi nhân sẽ che chỡ, phước thiện tăng thêm nhiều, giai đoạn này chia thành ba:
– Nêu người được khuyên
– Chánh khuyên thọ trì.
Thọ giới lợi ích, các quỷ thần vui mừng, trên giữ gìn Phật pháp. Có người nói văn nầy khuyên chung thọ giới, nếu thế tại sao có cao thấp? Riêng khuyên cung vua là chế khiến cung kính, vì sợ vua kiêu xa nên nói lên đầu tiên. Đã được rồi trở xuống là thứ hai nói” nên ”, nghĩa là nên thực hành sự cung kính, cũng có ba:
Tựa: đã được giới thiện.
Nên sinh hiếu kính Rêu ra cảnh sở kính.
Bồ-tát trở xuống là thứ 3, không sinh kiêu mạn, trước phải thực hành, kính nhường thầy bạn. Từ đây trở xuốngcác giới đều có ý này.
2. KHÔNG ĐƯỢC UỐNG RƯỢU
Rượu mở ra cánh cửa buông lung cho nên chế. Bảy chúng đồng phạm, Đại thừa, Tiểu thừa đồng chế. Chỉ nhỏ một giọt vào cổ cũng phạm tội nhẹ. Tự sự có ba giai đoạn:
– Nói lỗi
– Chế không nên.
– Nêu tội, kết lỗi.
Đưa chén rượu cho người có hai cách giải thích:
– Cầm chén rượu đưa cho người.
– Đưa chén không để họ tự rót.
“Tầm” … huống chi giải thích như sau:
Đưa chén cho người còn như thế, huống chi bảo người uống, cho nên kết giới. Có lần 500 năm, 500 năm thứ nhất ở địa ngục Bã rượu, 500 năm thứ hai ở phẩm sôi, 500 năm thứ ba đọa vào loài giòi, 500 năm thứ tư đọa vào loài ve ruồi, 500 năm thứ năm đọa vào loài trùng ngu si không biết gì, đây là 500 năm cuối cùng. Đưa thuốc ngu si cho người nên bị đọa vào loài si trùng nầy.
2. Không nên. Dạy người và phi nhân, đồng thời tự uống đều cấm. Nếu thế trở xuống là
Thứ 3: Nêu lỗi kết tội. Tự làm, dạy người làm đồng phạm tội nhẹ. Bệnh nặng phải uống thuốc và không gây ra lỗi đều cho phép, chưa từng trải qua, không vì lợi mà uống rượu thấy động cơ nầy càng không giống như thường lệ.
3. KHÔNG ĐƯỢC ĂN THỊT.
An thịt làm mất lòng từ bi, Đại sĩ lấy từ tâm làm căn bản nên phải dứt ăn thịt. Thanh văn Tiệm giáo, ban đầu khai cho ăn ba thứ thịt thanh tịnh. Về sau lại dứt tất cả. Văn nói: “Nên biết đoạn nghĩa ăn thịt ở hiện tại. Phẩm Tứ Tướng trong Đại Kinh, nói đầy đủ ba thứ, chín thứ, mười thứ. Tự sự có ba giai đoạn: – Nói lỗi
Nói không nên.
Nêu lỗi kết tội
Nếu bị bệnh nặng phải dùng thuốc rượu mới chữa được, y theo luật cho uống, hoặc lẽ ra không cấm.
4. KHÔNG ĐƯỢC ĂN NĂM THỨ RAU CAY NỒNG
Năm thứ rau hôi nồng làm chướng ngại pháp cho nên cấm. Bảy chúng Đại thừa, Tiểu thừa như trước, Bồ-tát ít tội nặng phát sắc. Tự sự có ba giai đoạn:
Riêng một thứ rau cay không nên ăn
Tạp thực không nên ăn
Nêu lỗi kết tội
Cựu dịch “Ngũ tân”, là hành, hẹ, tỏi, nén, hưng cừ. Văn nấy chỉ nói một tên lan thông là đủ năm thứ, gồm danh từ huân là để phân biệt với Ngũ tân: Hồ tân là củ tỏi lớn, thông là hành, lan thông là củ tỏi nhỏ, hưng cừ là tắc tật, sống hay chín đều cay nồng, những thứ này đều không được ăn. Nếu bị bệnh nặng phải ăn như uống thuốc thì được. Như Thân tử hành pháp Bồ-tát cũng không cấm.
5. KHÔNG ĐƯỢC KHÔNG KHUYÊN DẠY SÁM HỐI
Việc ác nuôi lớn tội lỗi cho nên cấm. Hai chúng xuất gia đều phạm. Ba chúng khác và tại gia, tuy chưa được hưởng lợi dưỡng của Tăng sự, thấy lỗi không dạy sám hối phạm tội nhẹ. Đại thừa, Tiểu thừa đồng cấm. Tự sự có ba giai đoạn: – Phạm sự – Nên. – Không nên..
“Phạm sự” là phạm tám giới, năm giới, mười giới. Đại thừa, Tiểu thừa đều có,
Tám giới của Tiểu thừa gọi là Trai pháp, tám giới của Đại thừa Kinh Địa Trì gọi là Tám trọng. Năm giới của Tiểu thừa, nam nữ thanh tín, “Kinh Ưu-bà-tắc” nói: “Năm tội nghịch của Tiểu thừa, bảy tội nghịch của Đại thừa, như văn sau đây phải dạy sám hối. “mà Bồ-tát” là nói Bất ưng. Không nên, không nên có ba câu:
– Không nên đồng trụ
– Không nên đồng lợi
– Không nên đồng pháp
Từ trước đến nay, nếu một lần thấy phạm không nêu là một tội. Lại im lặng cùng sống chung, lại thêm một tội nữa.
6. KHÔNG ĐƯỢC KHÔNG CẦU CHÁNH PHÁP
Hết ô nhiễm giúp lợi ích cho tinh thần cho nên cấm. Bảy chúng đồng phạm, Đại thừa, Tiểu thừa không chung. Đại sĩ thấy có người hiều thường phải cung cấp khải thỉnh, muốn cho việc lành không nhàm chán. Thanh văn có hiểu đầy đủ hay sơ lược pháp Bồ-tát phải cung cấp, năm tuổi hạ chưa hiểu năm pháp thì phải thưa hỏi, không thì phạm bảy nhóm, trong tự sự có ba:
1/ Sư Đại thừa đến, Đại thừa đồng kiến, đồng hành, phân biệt với Tiểu thừa.
Nói về nên, nên nghĩa là phải cung cấp thỉnh pháp, nói hai, ba lượng vàng cực thế. Nếu có giấy thỉnh phải nên xả hai, ba lượng vàng như kệ núi Tuyết làm mất thân này, huống chi ít cung cấp. Thời là đầu, hôm, nửa đêm, gần sáng thưa hỏi.
7. KHÔNG ĐƯỢC BIẾNG NHÁC KHÔNG ĐI NGHE PHÁP.
Cấm chế nghĩa đồng như trước. Tự sự có ba đoạn:
– Có nơi giảng pháp.
– Nên.
– Không nên.
“ Tỳ-ni kinh luật”. Tỳ-ni kinh luật Đại thừa chẳng phải Tỳ-ni trong ba tạng. Kinh Đại thừa có nghĩa là Diệt ác, nên gọi là Tỳ-ni. Người bên cạnh thỉnh người giảng pháp phải đến nghe, mà biếng nhác không đi mỗi ngày phạm một tội nhẹ. Kinh Địa Trì nói có chổ giảng kinh không đến nghe, tâm tức giận ngã mạn mắc tội. Kinh Ưu-bà-tắc đi một do-tuần làm giới hạn
8. KHÔNG ĐƯỢC BỎ ĐẠI THỪA THEO TIỂU THỪA.
đối với giới này còn do dự chưa quyết định, ở đây trở xuống là phương tiện tà kiến, Như nói Đại thừa hơn, Tiểu thừa kém, chấp thì thành mất giới. Nếu tâm tà chưa thành thì phạm tội nhẹ, đồng với chế giới này. Nay nếu bỏ Đại thừa hướng về Tiểu thừa là nói Bồ-tát phàm phu phần nhiều mắc lỗi này. Nói rõ hơn có hai cách: Pháp tưởng là pháp phạm mười giới trọng, nhưng hàng Nhị thừa lại muốn học ác kiến của ngoại đạo, có hai cách giải:
Nhị thừa nhìn về Đại thừa cho là ngoại đạo.
Trái với Đại thừa muốn thọ pháp của sáu vị giáo chủ ngoại đạo, chấp chưa thành là tà kiến phương tiện phạm tội nhẹ, nên đặt ra giới này.
9. KHÔNG ĐƯỢC KHÔNG SĂN SÓC NGƯỜI BỊNH.
Trái với lòng từ nên đặt ra. Bảy chúng đồng phạm, Đại thừa, Tiểu thừa đồng cấm. Đại sĩ nên săn sóc tất cả, Thanh văn dừng ở chỗ thầy bạn cùng sống chung phòng và tăng sai. Ngoài ra không chế, vì bản này không kiêm vật. Tự sự có ba lớp:
Nêu người bệnh là ruộng phước cao quý.
Nên cúng dường người bệnh rất cung kính như Phật. Đây là ở trong tâm, chứ không ở trong ruộng. Như A-nam chia cơm cho con chó đói. Vì tâm tốt nên bình đẳng với Phật. Bồ-tát thấy tất cả người bệnh tùy sức mình mà chăm sóc. Trong văn nêu cha mẹ, sư tăng, đệ tử. Từ gần mà bắt đầu, cuối cùng bắt đầu nói thành ấp, đồng nội, hễ có người bệnh đều cứu thì biết thông tất cả. Nếu tâm tức giận buông lung thì tùy người mà kết tội nhẹ, nếu sức không đủ khả năng thì khởi lòng từ không phạm. Những vụn vặt của giới này giống như trong Luật bộ.
10. KHÔNG ĐƯỢC CHỨA ĐỰNG CỤ SÁT SINH.
Vì thương tổn lòng từ cho nên cấm. Bảy chúng đồng phạm, Đại thừa, Tiểu thừa đồng chế. Tự sự có ba:
Không nên chứa dụng cụ sát sinh. Dẫn sự việc Nêu lỗi kết tội.
Thù hận của cha mẹ còn không nghĩ đến việc trả thù, huống chi chứa dụng cụ giết hại chúng sinh, giăng lưới, bẫy rập. Đạo tục đồng cấm, rèn đúc cung tên, scác Vương tử ngày xưa lập ra. Đây là tổng kết mười giới này. Như sáu phẩm dưới đây đã nói.
11. GIỚI ĐI SỨ CHO QUỐC GIA
Sai đi sứ ở nước địch, phải dò xét thật hư, sách lược chiến đấu hợp với chiến trận, tình còn hơn thua. Vì trái với lòng từ nên gọi là quốc tặc. Bảy chúng đồng phạm, Đại thừa Tiểu thừa đồng cấm. Tự sự chia làm ba:
– Không nên
– Dẫn ra để so sánh.
– Nêu lỗi phi kết tội.
Tựa là lợi ác tâm, phân biệt với hòa hợp, không được vào trong quân đội nói nhiều thứ, chẳng phải là việc nên làm của người Phật tử. Dấy binh đánh nhau, trái với lòng từ bi nên không làm. Sứ này là nhân duyên hại nhau cho nên cấm.
12. KHÔNG ĐƯỢC MUA BÁN
Mong lợi tổn vật, trái với lòng từ cho nên cấm. Đại thừa, Tiểu thừa đồng phạm, bảy chúng không chung, tự sự chia làm ba:
– Không nên.
– Nêu lên để so sánh.
– Nêu lỗi kết tội
“Phẩm mại” là mua bán lục súc, vì mạng sống mà mua bán người lành, phần nhiều bị khổ vì có quyến thuộc chia lìa. Nếu mua bán quan tài thì tâm ác mong cầu mua bán, nên cấm đạo tục phải chấm dứt. Nếu mình làm và dạy người khác vì ta, hoặc vì họ mà làm đều phạm tội nhẹ. Bán súc sinh khiến cho nó bị giết. Chú nguyện cho người chết để bán quan tài. Đây là khác tội trôm, tội sát.
13. KHÔNG ĐƯỢC PHỈ BÁNG
Hãm hại ngừơi đối diện, tổn hại lòng từ cho nên cấm, Đại thừa, Tiểu thừa đồng chế, bảy chúng đồng phạm. Riêng chọn người Trời trở lên đồng có giới Bồ-tát. Nói bảy tội nghịch, mười giới trọng của người đó, hoặc hãm hại, hoặc trị phạt. Bất luận có căn cứ hay không có căn cứ, chỉ khiến pháp nhân khác mà nói đều phạm tội nặng, bất luận cảnh cao thấp, có giới hay không giới, “hãm hại người” giới này đồng phạm tội nhẹ. Tự sự có ba:
1/ Nêu vệic hhủy báng. 2/ Nên 3/ Không nên.
Nếu là tâm Đại sĩ thường quán tưởng tất cả chúng sinh là cha mẹ, anh em, bà con. Phải sinh tâm từ bi hiếu thuận, mà nay lại chê báng hãm hại. Thanh văn đến người đồng giới, đồng kiến, đồng chúng, bốn tội trọng Vô căn cứ là tội tăng tàn, ngoài ra các bộ luật khác đều có nói đầy đủ.
14. KHÔNG ĐƯỢC NỔI LỬA THIÊU ĐỐT
Vì làm thương tổn hàm thức cho nên cấm, Bảy chúng đồng phạm, Đại thừa, Tiểu thừa đều cấm, Tự sự có ba giai đoạn:
1/ Đốt lửa
2/ Xa có thiêu đốt
3/ Nêu lỗi kết tội
Có Sư nói giết quỷ thần, súc sinh phạm tội nặng, giới ban đầu đã cấm. Giới này chỉ không được đốt rừng cây, là nghĩa xa của tổn hại. Nay giải thích giết quỷ thần, súc sinh không phạm tội nặng. Nay đốt rừng làm cho chúng sinh chết là đồng cấm với giới này. Tháng đến tháng 9, sinh nhiều sâu trùng, lúc đó đạo tục đồng cấm. Không được đốt rừng xa có tổn hại. Bồ-tát tại gia làm nghề thiêu đốt không cấm, Bồ-tát xuất gia vì ngăn ngừa làm hại các việc, cũng không khai cho. Nếu không cẩn thận đốt thì phạm tội nhẹ, tất cả sinh vật đều có mạng sống. Nói có sinh lầm lẽ ra nói vật có chủ. Nếu đốt vật có chủ chẳng những tháng tháng 9, mà phải biết là có sinh vậy.
15. KHÔNG ĐƯỢC CHỈ DẠY SAI LỆCH
Làm cho ngườimất chánh đạo nên cấm, bảy chúng đồng phạm, Đại thừa, Tiểu thừa không chung, vì sở tập khác. Tự sự có ba giai việc:
– Nêu việc phải dạy người.
Từ đệ tử Phật, nghĩa là nội chúng, ngoại đạo là ngoại chúng, sáu thân thiện tri thức chung cho cả nội ngoại
– Nên dạy cho họ kinh luật Đại thừa làm họ phát tâm Bồ-đề. “Thập tâm” là mười tâm phát thú, Khởi tâm Kim cương (mười tâm Kim cương) lược mười trưởng dưỡng. Ba mươi tâm này hành giả phải mau chỉ dạy.
– Không nên: Không nên có tâm ác dạy Nhị thừa ngoại điển, nếu thấy lợi ích cho chúng sinh thì không phạm.
16. KHÔNG ĐƯỢC VÌ LỢI MÀ NÓI PHÁP ĐIỆN ĐẢO.
Trái với đạo dạy trao cho nên cấm. Bảy chúng đồng phạm, Đại thừa Tiểu thừa đồng chế. Giới trước ẩn Đại hiểnTiểu, giới này tuy nói Đại nhưng mong lợi bền chắc. An mất nghĩa vị nên không hiển bày. Thanh văn dạy bảo người khác ẩn mất nghĩa lý, phạm tội nhẹ. Tự sự chia làm ba việc:
Trước phải tự học
Vì người đời sau mà nói đủ.
Nói không nên vì lợi mà ẩn mất thì văn dễ thấy. Có Sư nói trong đây nêu chế độ khổ hạnh cấm để cứu chúng sinh. Không như thế thì phạm tội nhẹ. Lại giải là nêu, là từ so sánh Đại sĩ phải nên xả thân thí cho người, sau đó mới nói pháp cho họ nghe. Huống chi nói pháp vì mong lợi, Đoạn sau hiển thị có ba, văn rất dễ hiểu.
17. KHÔNG ĐƯỢC Ỷ THẾ MÀ CẦU XIN:
Vì làm não hại người cho nên cấm, Bảy chúng đồng phạm, Đại thừa Tiểu thừa đồng chế. Tự sự có ba:
– Vì lợi mà gần gũi
– Phi lý mà cầu xin.
– Nêu lỗi kết tội
Cậy thế viết thư yêu sách, đòi hỏi. Nếu tự mình làm và bảo người khác làm cho mình, đều phạm giới này.
18. KHÔNG ĐƯỢC CHẲNG HIỂU BIẾT MÀ LÀM THẦY
Không hiểu mà chỉ dạy bừq làm cho người sai, làm cho người hiểu sai, hai chúng xuất gia đồng phạm, Đại thừa Tiểu thừa đồng chế. Ba chúng và người tại gia, không có không phép nên không cấm. Đức làm thầy của Thanh văn là bảy pháp, do tụng thọ giới pháp chế ra. Bồ-tát Pháp sư phải đủ mười hạ, năm pháp như đã giải thích trước đây. Tự sự có ba:
Tụng chưa thuộc làu cần phải sáu thời, đã thuộc làu rồi thì không cần phải thường như thế.
Thường phải thời
Nói không hiểu không nên làm thầy, trái với tâm mình là tự lừa dối, lầm người trước mặt là lừa dối họ.
19. KHÔNG ĐƯỢC NÓI HAI LỜI:
Đến người này nói người kia, đó là trái với hòa hợp cho nên cấm. Bảy chúng đồng phạm, Đại thừa Tiểu thừa đồng chế. Tự sự có hai giai thứ:
1/ Nêu lỗi làm cho người đấu tranh, nghĩa là Bồ-tát trì giới, tay bưng lư hương, là nêu một việc làm lành.
2/ Không nên: không nên nói dâm thọc hai đầu, đem lỗi người này đến nói với người kia, gọi là nói hai đầu. Chê bai lừa dối người hiền. Không việc ác nào không gây ra từ lời hai lưỡi, nói thật mà hai lưỡi cũng phạm. Giới này nêu lỗi luống dối vì lời nói chê bai lừa dối, chữ “ lỗi” hoặc viết chữ “lầm”. Văn nói: “Dùng lời châm chọc nói lỗi hai bên, đều là tiêu văn, hoặc viết chữ cấu (mất) là văn viết sai. Giới này gọi là ganh ghét người lành, nói lỗi xấu của họ, nói nhỏ hai đầu không tiện, nay cấm cả ganh ghét người lành, vì châm chọc bên này bên kia.
20. KHÔNG ĐƯỢC KHÔNG PHÓNG SINH
Thấy nguy không giúp, là trái với lòng từ cho nên cấm. Đại sĩ thấy nguy nên cứu giúp, bảy chúng dồng phạm, Đại thừa Tiểu thừa không đồng chế, Địa sĩ độ khắp tất cả chúng sinh. Thanh văn chỉ dừng ở quyến thuộc, chế nầy là tự độ. Tự sự có ba:
– Chẳng phải người thân nên độ
– Là thân nên độ
– Nêu lỗi kết tội
Ban đầu giới trọng có thể hiểu, trước nói nghĩ tưởng như người thân, tức là chế khiến nhớ nghĩ quán Từ bi. Như Đại Kinh nói: Tập cửu phẩm, thất phẩm” v..v…..
Khiến thượng oán bình đẳng với thượng thân. Đại sĩ phải cho lợi ích giúp thân và lợi ích giúp thần, ở văn dễ thấy “Nếu cha mẹ” v.v…. trở xuống.
Là thứ hai người thân nên độ, Đại sĩ thì người trước mình sau, nên người thân ở sau. Y theo trước cũng có ba, nay chỉ nói lợi ích giúp thần. Như thế v.v..….trở xuống thứ ba là tổng kết, trong phẩm Diệt Tội có nói rộng.
21. KHÔNG ĐƯỢC GIẬN ĐÁNH TRẢ THÙ
Đã làm thương tổn từ bi nhẫn nhục lại kết oán, cho nên cấm. Sách ngoài có 2 đường:
1/ Lễ đã cho phép.
2/ Tiệm giáo đã cấm
Nay nội kinh đều cấm, bảy chúng đồng phạm, Đại thừa Tiểu thừa đồng chế. Tự sự có ba:
Chế không nên trả thù, nghĩa là dùng tức giận để trả giận đánh, chẳng phải dùng đức để báo óan. “còn không nên chứa trở xuống là thứ hai”
Nêu tình huống, “ mà xuất gia” trở xuống là
Nêu lỗi kết tội: tôi tớ xuất gia, Bồ-tát không được nuôi, tại gia được nuôi, nhưng không nên đánh đập phi lý.
22. KHÔNG ĐƯỢC KIÊU NGẠO KHÔNG THƯA HỎI PHẬT PHÁP
“Mạn như núi cao, nước pháp không trụ vì trái với sự tuyên dương giáo hóa cho nên cấm. Bảy chúng đồng phạm, Đại thừa Tiểu thừa không hoàn toàn giống nhau. Đại sĩ thường nên thưa hỏi, Thanh văn nên thưa hỏi, nhưng vì kiêu mạn không thỉnh nên phạm tội nhẹ. Tự sự có ba:
Tự cậy kiêu mạn, tức là gồm cấm.
“Mới xuất gia”nhiễm pháp chưa sâu nên, có tự nên, hiểu chưa
577) đúng, tự cậy thông minh ở việc khác đối với biết. “Pháp sư” ấy trở xuống là cảnh ra khỏi kiêu mạn. Tánh nhỏ mọn thấp hèn cho nên khởi kiêu mạn, thật sự tự có hiểu cho nên không nên.
3. Nên tội kết lỗi. Đệ nhất nghĩa là thắng pháp của Bồ-tát đều gọi là “Đệ nhất nghĩa”. Giới này và giới thứ ở trước đồng chế không thỉnh pháp lấy tâm làm khác. Ở trước cấm biếng nhác không thưa hỏi, ở đây cấm kiêu mạn không thưa hỏi. Nếu tâm kiêu mạn không thưa hỏi, không đến nghe thì đồng với giới này.
23. KHÔNG ĐƯỢC KIÊU MẠN KHÔNG NÓI PHÁP:
Trái với đạo dạy bảo cho nên cấm, bảy chúng đồng phạm, Đại thừa Tiểu thừa đồng cấm. Tự sự có ba việc:
Người cầu pháp từ xa đến hỏi đạo, trongvăn nói thứ lớp:
Bồ-tát tân học thọ giới xong, từ xa đến nghe pháp, pháp chủ nói là chẳng phải thầy mình, ỷ mình thông hiểu, ỷ mình có thế lực, tâm khinh mạn không thích hỏi đáp, khiến cho nghĩa lý của Đại thừa ẩn mất, pháp tướng điên đảo, cho nên phạm tội. Nếu trong ngàn dặm không có Pháp sư thì được ở trước tượng Phật thệ nguyện tự thọ, nhưng phải thấy tướng tốt mới được.
Các sư truyền thọ thì không cầm thấy tướng tốt, chỉ cần sinh tâm kính trọng. Nếu pháp sư này tự cậy cho nên nổi lên tâm kiêu mạn, “ mà tân học” trở xuống là
Nêu tội kết lỗi, họ từ xa đến hỏi nghĩa, cậy mình kiêu mạn không chịu đối đáp cho nên phạm tội.
24. KHÔNG ĐƯỢC Không HỌC TẬP GIỚI CỦA PHẬT
Không học việc nên học là trái với đạo xuất yếu cho nên cấm, bảy chúng đồng phạm, Đại thừa Tiểu thừa không hoàn toàn giống nhau. Bồ-tát trước phải học Đại thừa không giới hạn thời tiết. Thanh văn chưa đủ năm hạ, chưa đủ năm pháp thì không nói, nếu trước gắp học điều quấy thì phạm bảy nhóm. Ngoài ở đây không cấm vì tự tu tự mãn. Có ba việc:
1/ Nên học mà không học. Kinh Luật Đại thừa pháp của Phật là nêu chung Tạng Bồ-tát. Chánh kiến là hiểu muôn hạnh, chánh tánh nghĩa tánh chánh nhân. Chánh pháp là tánh của chánh quả.
2/ Tu muôn hạnh từ nhân đến quả, đây là điều cần phải biết, nay không học mà lại học Số luận của ngoại đạo, Nhị thừa làm dứt mất Phật tánh.
3/ Nêu lỗi kết tội. Học Tiểu thừa để giúp cho Đại thừa thì không phạm. Nếu Bồ-tát bác bơ không có Nhị thừa thì cũng phạm. Nếu học pháp Nhị thừa là muốn dẫn dứt Nhị thừa giúp họ vào Đại thừa thì không phạm.
25. KHÔNG KHÉO TRI CHÚNG:
Tổn mình hại người cho nên cấm. Hai chúng xuất gia đồng phạm, Đại thừa Tiểu thừa đều cấm. Ba chúng và tại gia chưa vào số chúng nên không cấm. Coó ba việc:
Xuất chúng chủ gồm có năm hạng người, câu đầu là hai phương tiện thành sáu người. Trong Luật có mười bốn người. Ở đây lược nêu sáu người.
2. “Nên sinh”, trở xuống thứ hai là nên, nên có ba việc:
Từ tâm là muốn ban vui cho chúng sinh
Khéo hòa tranh tụng nghĩa là đúng như pháp Diệt tránh. Tránh có bốn, Tỳ-ni có bảy. Nên biết pháp trừ diệt không được sai trái
Khéo giữ cúng vật Tam bảo, ứng vật thi dụng không được lẫn lộn mà lại làm lọan chúng.
– Không nên: chỉ nêu hai câu sau, không nêu không sinh từ tâm. Hai việc này tức là không từ có làng từ.
26. KHÔNG ĐƯỢC THỌ LỢI DƯỠNG MỘT MÌNH.
Thứ lớp thỉnh tăng bất luận khách tăng hay cựu trụ đều có phần. Mà người cựu trụ thọ một mình không chia phần cho khách, trái với tâm thí chủ, tham lợi cho nên cấm. Giới này hai chúng xuất gia đồng phạm, ba chúng và tại gia chưa biết việc tăng nên không cấm. Có ba việc:
– Có khách đến. Trong văn tuy nói là Tỳ-kheo Bồ-tát, nhưng nếu Thanh văn Tăng dự lợi dưỡng chia cũng đồng thí dụ trên. “Cựu trụ “ trở xuống là thứ hai
– Nên, nên hai:
Lễ bái đón rước cấp cho tăng đồ nằm:
Nên theo thứ lớp sai tăng.
Nói bán thân cung cấp là nêu lên lời so sánh. Trước tụ trở xuống là thứ ba
– Không nên: trong không nên chỉ nêu không thứ lớp sai tăng, y cứ sau để gồm trước. Nếu không chia tăng vật, không đón rước cũng đồng cấm. Nếu biết sai tăng theo thứ lớp, người kia không sai mà tự mình lấy thì người cựu trụ chỉ phạm tội nhẹ. Vì đến sai ngoài giới, hoặc đến nhưng chưa có phần. Sai xong giựt lại sai người khác. Người khác biết bấy giờ có thể sai, và được sai là phương tiện trộm. Sau đuợc thức ăn của thì chủ cúng năm tiền vào tayđều kết tội nặng, như súc sinh không khác. Hoặc nói rằng “Đây là giới sai tăng không thứ lớp, sai thứ lớp có sáu lọai như luật đã nói.
27. KHÔNG ĐƯỢC THO THỈNH RIÊNG BIỆT
Nếu mọi người thọ thỉnh riêng thì thí chủ không thỉnh tăng mười phương, khiến cho thí chủ mất đi công đức bình đẳng, do đó mười phương Tăng thường bị mất lợi bố thí nên đặt ra giới này. Năm chúng xuất gia đồng phạm, hai chúng tại gia không có lợi bố thí này nên không cấm, Đại thừa Tiểu thừa không đồng với Bồ-tát tăng.
1/ Trai hội lợi thí phải dứt tất cả thỉnh riêng, nếu thỉnh thọ giới, nói pháp thấy được căn cứ, so sánh biết ngừơi này vô ngã làm công đức, như thế thì không cấm.
2/ Từ bốn vị trở lên có thứ lớp tăng thì không phạm, đều không bị cấm. Nghĩa văn như trước đã giải thích. Có ba việc
– Nêu không nên
– Giải thích nghĩa không nên.
– Thí chủ tu phước, pháp phải rộng khắp. Nên biết lợi thí vốn chung cho cả mười phương. Do ông thọ thỉnh riêng nên mười phương không được, nghĩa là đoạt phần xa của mười phương nên nói không nên.
3. Tám ruộng phướctrở xuống, ở đây là ba kết không nên. Tám ruộng phước này đều có được nghĩa thứ lớp của tăng, như Phật cũng là tăng. Tám ruộng phước gồm:
- Phật
- Bậc Thánh
- Hòa-thượng
- Xà-lê
- Tăng
- Cha.
- Mẹ.
- Người bệnh
Nhưng trong ba tạng, Phật thường thọ thỉnh riêng mà không phạm.
Phật là ruộng phước Vô thượng nên không làm giảm phước của các tâm.
Cõi này chỉ có một vị Phật nên không đoạt lợi thí của Phật khác.
28. KHÔNG ĐƯỢC THỈNH TĂNG RIÊNG:
Phân biệt ruộng hay không phải ruộng như Phẩm Đức Vương của Đại Kinh có nói, nên biết tâm nhỏ hẹp, mất bình đẳng. Đại thừa, Tiểu thừa không hoàn toàn giống nhau, Bồ-tát Đạo tục thỉnh tăng trai hội:
Đều không được thỉnh riêng, tất cả đều phải thỉnh tăng theo thứ lớp. Thỉnh một người thì phạm.
Một chỗ ăn bất luận số người nhiều ít, chỉ thỉnh một vị Tăng theo thứ lớp thì không phạm. Nếu đều không thì cấm, nếu đều thỉnh thì càng tốt. Ý nghĩa giống như đã giãi thích ở trên, có ba việc:
– Nêu nên: mà người đời trở xuống
Giải thích ý nghĩ nên: Thỉnh thứ lớp dù được phàm tăng vẫn hơn thỉnh riêng Thánh tăng. Chỗ khác nói: “Năm trăm vị A-la-hán không bằng một phàm tăng. ”Đây là nói theo tâm không nói theo ruộng. Nếu thỉnh riêng trở xuống thứ ba là
– Không nên: không nên đồng pháp khác lạ với ngoại đạo. Mười Đức Phật là Ứng hóa tích trong trăm kiếp ở cõi nầy. Trời Trường thọ đã từng thấy nên phần nhiều dẫn bảy đức Phật để chứng minh, muốn cho người tin dễ hiểu. 90 kiếp ở quá khứ đầu tiên có một Đức Phật hiệu là Tỳ-Bà-Thi, còn gọi là Duy-Vệ, khỏang thời gian các kiếp giữa không có Phật. Đến kiếp thứ 31 có hai Đức Phật: 1. Thi Khí, 2. Tỳ-xá –bà (còn gọi Tùy Tỷ). Kiếp thứ 91 gọi là kiếp Hiền, xuất hiện bốn đức Phật: 1. Câu-lưu-tôn, 2. Câu-nặng-hàm-mâu-ni. 3. Ca-diếp. 4. Thích-ca Mâuni.
29. KHÔNG ĐƯỢC SỐNG BẰNG TÀ MẠNG
Đại Luận nói rằng: “Tâm tham phát ra thân miệng gọi là Tà mạng, văn nêu bảy việc đều phạm, trái với Tịnh mạng, có ba việc:
- Tâm ác vì lợi phân biệt thấy cơ lợi ích chúng sinh.
- Nêu ra bảy việc
- Nêu tội kết lỗi
Tức là không từ bi nên phạm, tà mạng của Thanh văn gồm có bốn cách ăn:
8) Phương ngưỡng và trở xuống thứ tư, trong đây có năm việc chung với cách ăn trước:
– Mua bán nữ sắc
– Tự tay làm thức ăn cho người xuất gia, tại gia.
– Xem tướng lành dữ của người thế tục để sinh sống, không phạm vào điều mà đạo cấm
– Chú thuật
– Công xảo
Phương pháp điều y. Ba việc này đối với chúng sinh, không xâm phạm đúng như pháp tự nuôi sống. Tại gia không cấm, xuất gia đều dứt.
Ba việc này là đối với chúng sinh, không xâm phạm đúng như pháp tự sống. Tại gia không cấm, xuất gia đều dứt. Nếu thuốc thang thanh tịnh trị bệnh không mong cầu thì không phạm, xuất gia cũng khai cho.
Hòa hợp thuốc độc giết người thì phạm tội nặng.
30. KHÔNG ĐUỢC KHÔNG KÍNH NGÀY TỐT.
Ba ngày trai, sáu ngày trai là ngày có thể lực của quỷ thần, những ngày này nên tu phước làm lành, trái lại là thiếu sót ngạo mạn càng phạm tội. Tùy theo việc phạm mà xếp vào thiên tội, thời nay không nên không biết thêm một giới.
– Bảy chúng đều chế phải cung kính thời.
– Chỉ chế cho tại gia
Một năm có ba tháng trường trai, một tháng có sáu ngày trai, vốn là tại gia. Người xuất gia thì hoàn toàn thọ trì trai, bất luận thời tiết. Có ba việc:
– Nêu chung phạm giới
– Hễ có phạm đều do lời nói và thực hành trái nhau, chánh chân đều hủy báng Tam bảo. Trong sáu ngày trai trở xuống
Là hai nói về kính thời, đó là ngày trai, 3 tháng trường trai. Làm việc sát sinh trở xuống thứ ba là lại nêu chỗ phạm mà kết tội.
Sát sinh trộm cắp lược nêu 1/ hai tội nặng: Phá trai là ăn phi thời. Kinh “Ưu-bà-tắc giới nói rằng: “sáu ngày trai, ba tháng trường trai, thọ tám giới trì trai, Bồ-tát tại gia phải thực hành việc này, như vậy đây là tổng kết mười giới thứ ba.
31. KHÔNG ĐƯỢC KHÔNG CỨU CHUỘC
Thấy người mua bán tượng Phật, Bồ-tát mà không mua chuộc là rất tổn nhục, chẳng phải hạnh Bồ-tát. Phải tùy theo khả năng mà mua chuộc, nếu không thì phạm tội, cho nên chế. Bảy chúng đồng phạm, Đại thừa, Tiểu thừa không hoàn toàn giống nhau. Bồ-tát phải chuộc, Thanh văn thấy cha mẹ không chuộc phạm bảy nhóm. Kinh tượng không thấy cấm. Có ba việc:
Trước có thể bán người nghĩa là giặc cướp.
Vật bán tức hình tượng Phật, Bồ-tát, cha mẹ. “Mà Bồ-tát” trở xuống thứ ba
Là nên mua chuộc.
32. KHÔNG ĐƯỢC LÀM TỔN HẠI CHÚNG SINH
ở đây có sáu việc xa phòng tổn hại, trái với lòng từ nên cấm, bảy chúng đồng phạm, Đại thừa, Tiểu thừa đều cấm. Có sáu việc:
– Mua bán dụng cụ sát sinh.
– Chứa cân, học, gậy, trượng, thước non thiếu, cũng từ đây mà chế ra.
– Dùng quan hình thế lực để kiếm tiền.
– Tâm hại ràng buộc
– Phá hoại thành công.
– Nuôi chứa mèo chồn.
Sáu vật này không nên chứa để gây tổn thương.
33. KHÔNG ĐƯỢC TÀ NGHIỆP GIÁC QUÁN:
Hễ có chỗ vận động đều không phải chánh nghiệp, tư tưởng giác quán làm lọan chân đạo cho nên cấm. Bảy chúng không hoàn toàn giống nhau, Đại thừa Tiểu thừa đều nhau, có ba việc:
– Trước nêu không nên, tâm ác, phân biệt thấy cơ.- Nêu việc.
– Tổng kết
Nêu việc lớn lại thành năm:
Hai việc khác nhau, xem xét đạo tục đồng cấm.
Thứ hai nếu tự làm vui đạo tục, thì đều không được làm, không đuợc nghe. Nếu cúng dường Tam bảo, đạo tục đồng khai
Thứ ba là tám việc không được tạp hý
Thứ tư là sáu việc không được xem bói làm lợi. Đây là đạo tục đều cấm.
Thứ năm là Sứ mạng.
34. KHÔNG ĐƯỢC TẠM THỜPI NGHĨ VỀ TIỂU THỪA.
Trái với căn bản của việc tu học cho nên cấm. Bảy chúng đồng phạm, Đại thừa, Tiểu thừa không chung. Vì học tập điều khác, muốn bỏ Đại thừa hướng về Tiểu thừa, tâm chấp chưa thành phạm. Giới thú tám ở trước đều bỏ Đại thừa hướng về Tiểu thừa, chấp thì thành mất giới, là thuyết của giới trọng thứ mười. Giới này chế muốn trái với Đại thừa chính là nói Tiểu thừa dễ thực hành, lại muốn dứt kiết rồi sau mới hoá sinh. Có hai việc:
– Nên: nên niệm. Đại thừa lược nêu ba việc:
– Ủng hộ đại giới gồm 2 thí dụ: 1. Kim cương nghĩa là bền chắc. Thảo nổi như trong Đại bình nói, cỏ là xuất xứ từ kinh nhân duyên, không nên có một niệm tự độ. Ngoại đạo là chỉ cho Nhị thừa. Phương tiện vào đạo là hóa chứ không phải chế.
35. GIỚI KHÔNG PHÁT NGUYỆN
Bồ-tát thường phải nguyện cầu việc tốt. Duyên tâm vào cảnh lành, tương lai do đấy mà thành tựu, nếu không phát tâm nguyện cầu điều lành thì khó toại ý cho nên chế. Bảy chúng đồng phạm, Đại Tiểu thừa tu học khác nhau. Có ba việc: 1/ Nêu ra thể của nguyện 2/ Nên. 3/ Không nên.
Thể của nguyện có mười việc:
Nguyện hiếu với cha mẹ sư tăng.
Nguyện được thầy giỏi
Nguyện được bạn đồng học tốt.
Nguyện cho tôi được kinh luật Đại thừa
Nguyện hiểu mười Phát thú
Nguyện hiểu mười Trưởng dưỡng
Nguyện hiều mười Kim cương
Nguyện hiểu mười Địa
Nguyện như pháp tu hành
Nguyện giữ chắc giới Phật.
Thà bỏ trở xuống thứ hai là nên, nên phát tâm nầy.
Nếu tất cả trở xuống là thứ ba không nên, không nên không phát tâm nầy.
36. KHÔNG ĐƯỢC KHÔNG PHÁT THỆ
Thệ là sự mãnh mẽ trong tâm nguyện vững chắc. Ban đầu hành tâm yếu hèn nên phải ngăn giữ. Nếu không phát tâm tác ý cũng sinh trái phạm cho nên chế. Bảy chúng đồng phạm, mà dụng không phải đều như thế. Đại thừa Tiểu thừa không chung, Nhị thừa không chế, tâm dễ phòng ngừa.
Có ba việc:
Một câu đầu là nêu khuyên Vĩ phát một nguyện trở xuống là nên phát thệ nguyện trì giới. Một câu sau kết không phát là tội. Giữa có mười ba. Lại chánh nói về thể của nguyện.
37. KHÔNG ĐƯỢC ĐẾN CHỖ MẠO HIỂM TAI NẠN:
Mới thực hành nghiệp Bồ-tát nhiều không nhất định, thân người khó làm đồ đựng đạo. Không thận trọng đến chỗ nguy hiễm có ngày chết mất. Ổ chỗ sống có tai, nghĩ đến việc tang thân là quan trọng. Vì không thận trọng cho nên cấm. Có ba việc:
Đi trong hai thời, 18 vật phải mang theo bên mình. Hai thời đầuđà là khi du hành. Hai mùa Xuân, Thu đều thích du hành hóa vật không trở ngại hư tổn. Đầu-đà có mười hai hạnh. Đại luận có nói rộng. An có năm:
- Không thọ thỉnh riêng.
- Thường ăn một bữa
- Sau giờ Ngọ không uống nước trái cây ép
- Ngồi thọ thực một chỗ.
- Tạo thực vừa no Trú xứ có năm:
– A-luyện-nhã
– Thường ngồi không nằm
– Ở chỗ gò mả.
– Ngồi dưới gốc cây
– Ngồi ngòai trời
Thượng y có hai: a. Chỉ chứa ba y:
Thường mặc nạp y, mùa đông lạnh, mùa hạ nóng bức, thời gian này du hành gặp nhiều trở ngại, cho nên cấm. Nếu không y theo chế thì phạm tội nhẹ. Có người nói Bồ-tát lập thệ an cư có năm, ba tháng. Dưới phân nửa đến tháng 8 trên phân nửa. Văn nói: Thời này không tu hạnh đầu đà là giới hạn an cư, giới này là chế hạn.
38. KHÔNG ĐƯỢC TRÁI VỚI TÔN TY THỨ LỚP.
Trái loạn thất nghi cho nên cấm, bảy chúng đồng phạm, Đại thừa Tiểu thừa đều cấm. Có ba việc:
– Nên theo thứ lớp, không nên như ngoại đạo
– Không nên: không nên loạn thứ lớp, trong giáo pháp của tà mạng trở xuống
– Tổng kết nghĩa nên, không nên.
Thứ lớp của Thanh văn xuất xứ từ Luật bộ, pháp dùng đồ nằm lấy giới làm thứ lớp. Cho đến thời gian rất ngắn, đều nói chung cho chín chúng đạo tục:
- Tỳ-kheo
- Tỳ-kheo-ni
- Ni sáu pháp
- Sa-di
- Sa-di-ni
- Xuất gia
- Xuất gia ni
- Ưu-bà-tắc
- Ưu-bà-di
Chín chúng này có thứ lớp không được nối loạn, như Luật bộ nói.
39. GIỚI PHÁI TU PHƯỚC TUỆ.
Phước tuệ trang nghiêm như chim hai cánh, không thể không tu. Trái đạo xuất yếu cho nên cấm, bảy chúng đồng phạm, Đại thừa, Tiểu thừa không hoàn toàn giống nhau. Bồ-tát nhiếp tất cả điều lành cho nên tu. Thanh văn mùa hạ nên tu phước nghiệp.
Thời khác không cấm. Có ba việc:
Tự làm, bào người làm, trong văn lược nói bảy việc:
- Tăng phường.
- Núi rừng.
- Vườn.
- Ruộng.
- Tháp.
- Nơi ngồi thiền khi an cư mùa Đông, mùa Hạ.
- Tất cả nơi hành đạo.
Tất cả những vật dể lại này đều phải kiến lập, nếu sức mình không làm nổi thì không phạm. “Mà Bồ-tát” trở xuống là thứ hai nên Tu trí tuệ, cũng tự tụ dạy người tu. “Mà tân học” trở xuống Là nên tội kết lỗi, không tu thì lỗi.
“Chín giới như thế”: trong đoạn kết của phẩm Phạm tăng có nói đầy đủ.
40. KHÔNG ĐƯỢC LỰC CHỌN TRUYỀN GIỚI
Giới người nào có tâm muốn thọ đều phải cho, nếu sân ác lựa chọn trái với lời khuyên cho nên cấm. Hai chúng xuất gia đồng phạm. Ngoài ra người chưa có khuôn phép thì không chế. Đại thừa, Tiểu thừa không hoàn toàn giống nhau. Bồ-tát vốn gồm cả chúng sinh. Thanh văn cho phép mà trong lòng hối thì phạm, không hối thì không phạm. Có ba việc:
– Không nên lựa chọn
– Nên lực chọn, có hai: một. Thân hình không bằng thì nên lựa chọn. Hai
Nghiệp chướng không bằng thì nên lựa chọn. Trong y của Thanh văn mầu bùn xanh đậm. Bồ-tát cũng nên dùng, theo ý của văn này dường như không cần phải đầy đủ hết. Nhưng khác với người thế tục nên gọi là như pháp.
Đạo tục thọ giới đều phải mặc hoại sắc
Đó là chỗ hoại sắc, đạo tục đồng chế. Văn nói: “có khác với thế tục”. Nên biết Bồ-tát xuất gia phải mặc màu họai sắc. “Xuất gia nhân pháp” trở xuống là thứ ba. Nêu tội kết lỗi.
41. KHÔNG ĐƯỢC VÌ LỢI MÀ LÀM THẦY
Bên trong không thật hiểu, bên ngoài vì lợi mà làm như thế. Gượng làm gây tội sai lầm cho người nên cấm. Hai chúng xuất gia đồng phạm, Đại thừa, Tiểu thừa không đồng chế. Ba chúng và tại gia không có không phép nên không cấm. Có ba việc:
– Nói về hiểu: Hiểu này gồm chế, không hiểu thì phạm vấn già đạo. Già đạo có 3:
- Bảy tội nghịch
- Mười giới trọng
- 8 giới khinh.
Như thế 3 việc này mỗi việc phải hiểu được. Người không muốn thọ, không được ép bức, tội tăng thêm. “Nếu không hiểu Đại thừa”.
Không hiểu: không hiểu mà làm thầy cũng là gồm chế. “Mà Bồtát” trở xuống thứ ba là Nêu lỗi kết tội.
42. KHÔNG ĐƯỢC NÓI GIỚI CHO NGƯỜI ÁC
Phàm phu thọ giới Bồ-tát đều gọi là người ác, dự nói là sau khi thọ không ân trọng cho nên cấm. Bảy chúng đồng phạm, Đại thừa Tiểu thừa đồng cấm. Có ba việc:
Không được nói cho ngoại đạo, người ác tức 9 hạng, trừ vua chúa, là bọn người ác trở xuống thứ hai
Không thọ đều là người ác, không sinh không tử đồng với súc sinh. ”Mà Bồ-tát” trở xuống là thứ ba Nêu tội kết lỗi.
43. GIỚI THỌ THÍ KHÔNG BIẾT HỔ THẸN.
Nên chia ra phạm rồi tự kết tội, không hổ thẹn tự nhận lợi thí cho nên chế. Năm chúng xuất gia đồng phạm, Đại thừa, Tiểu thừa đồng chế, vì luống uuổng ruộng phước. Văn nói: “Tín tâm xuất gia hủy chánh giới, ”Tại gia chưa phải là ruộng phước cho, nên không cấm. Có ba việc:
– Đất nước mang tội không hổ thẹn, không được thọ thí. Quốc vương nối dùng cấp thí cho người có đức. Người không đức hạnh không nên thọ dụng.
– “Ngàn năm” trở xuống là thứ hai người có lỗi không biết hổ thẹn thì người, quỷ hủy báng, hoặc chánh giới
– Nêu tội kết lỗi.
44. KHÔNG ĐƯỢC KHÔNG CÚNG DƯỜNG KINH LUẬT
Tam bảo đều phải cúng dường, nếu không tu thì trái với tâm cung kính cho nên chế, bảy chúng đồng phạm. Đại thừa, Tiểu thừa không hoàn toàn giống nhau. Bồ-tát phải tu năm việc, năm thiên của Thanh văn pháp khinh trọng phải tụng trì. Việc khác không chế, có ba việc: Nêu khuyên, thọ trì trở xuống là Việc khuyên riêng, có năm thứ:
- Thọ trì.
- Đọc
- Tụng
- Biên chép
- Cúng dường
– Giải thích trở lên trong giới 39. “Nếu không trở xuống là thứ ba”
– Nêu lỗi kết tội.
Kinh điển là mẹ Chư Phật, phải nên cúng dường, nếu không thì phạm tội.
45. KHÔNG GIÁO HÓA CHÚNG SINH.
Bồ-tát phát tâm vì chúng sinh. Thấy có mà biết nó, phải nên giáo hóa khiến được ngộ giải. Nếu không, thì trái với hạnh Đại sĩ cho nên chế. Bảy chúng đồng phạm, Đại thừa Tiểu thừa không chung. Đại sĩ giáo hóa chúng sinh là chánh hạnh. Tiểu thừa tự độ, không giáo hóa không phạm. Có ba việc:
Khuyên khởi Đại bi không khởi gồm chê, tâm bi có thể cứu khổ, Đại sĩ thường nguyện cho chúng sinh lìa khổ. “ nếu nhập tất cả trở xuống là nêu”
Tâm bi gồm có 3 thứ:
Thấy loại người khiến thọ ba quy y, mười giới có hai cách giải: 1/. Thanh văn thọ mười giới. 2/. Bồ-tát thọ mười giới. Thấy phi nhân khiến phát tâm.
Thấy súc sinh khiến phát tâm là cấp yếu của người xuất gia, nên ba loại này đều chế chung cho xuất gia, tại gia
46. KHÔNG ĐƯỢC NÓI PHÁP KHÔNG ĐÚNG PHÁP
Gượng giải nói bên này và bên kia đều có lỗi mạn pháp cho nên cấm. Năm chúng xuất gia đồng phạm, Đại thừa Tiểu thừa đồng chế. Tại gia không hoàn toàn, vì Pháp chủ nên nói một câu một kệ không đúng pháp cũng phạm. Có ba việc:
Phải có tâm Đại bi giáo hóa tức là gồm chế, không được lập bày nghi tắc nói pháp. Nói cho người tại gia không được đứng dựa. Đúng Pháp nên đồng ngồi hoặc cùng đứng cũng không lỗi. Trong đây nêu đứng nói. Nếu người nằm nghe, pháp chủ đứng thì đừng nói. Tăng Ni ó đạo mà đứng dựa nói, thì người nói cũng phạm tội nhẹ.
3. Nêu lỗi kết tội.
47. KHÔNG ĐƯỢC CHẾ HẠN KHÔNG ĐÚNG PHÁP.
Thấy việc lành thì phải tùy hỷ, nay giăng lưới ngăn ngại, trái với sự trợ giúp nghĩa thiện cho nên chế. Hai chúng tại gia đồng phạm. Năm chúng xuất không tự tại cũng đồng chế. Đại thừa, Tiểu thừa đồng phạm
Có ba việc:
1. Nêu người thọ giới, có hai cách giải thích:
a. Phật tử muốn tin tâm thọ giới mà ngăn trở không cho họ thọ.
b. Nêu người năng chế, Phật tử mới tín tâm thọ giới, chưa tiện lập phi pháp chế hạn nên nói là “nên”.
2. “Nếu vua chúa”chế hạn xuất gia, làm dứt mất tăng bảo. Không cho bảy bộ xuất gia: cư sĩ, cư sĩ phụ, đồng nam, đồng nữ. Không cho lập hình tượng là dứt mất Phật bảo. Không cho viết chép kinh luật là làm dứt mất Pháp bảo.
3. Nên dưới đây là nêu lỗi kết tội.
48. KHÔNG ĐƯỢC PHÁ HỌAI ĐẠO PHÁP
Nội chúng có lỗi thì theo nội pháp mà trị tội, lại đến người tại gia, ngoại đạo nói tội, khiến họ bị vua trị phạt làm xấu hổ, nhục nhã hạnh thanh tịnh, nên gọi là phá pháp, vì trái với tâm hộ pháp cho nên cấm. Năm chúng xuất gia đồng phạm, Đại thừa Tiểu thừa đều chế. Tự sự có 3 giai đoạn:
- Không nên phá pháp
- Hộ pháp
- Nêu lỗi kết tội
Theo lời người xúi giục phá pháp, hoặc khiến cho người tổn não giới.
“Các Phật tử” Tông kết có 3:
- Nêu số
- Khuyến trì
- Khuyến tụng
“Nêu số” là 8 giới khinh, “Khuyên trì” tức các thầy phải hành trì tại tâm, “Khuyến tụng” là nêu Bồ-tát ba đời tụng là khuyên. Các Phật tử lắng nghe trở xuống là thứ ba đoạn lớn lưu thông, giới này chế khinh trọng, một phẩm có hai: phần lưu thông: Lưu thông, giới khinh trọng có bốn ý:
- Tụng
- Chánh lưu thông
- Lưu thông đắc
- Đại chúng phụng trì.
Bốn ý này lại chia làm ba:
- Nêu danh
- Chư Phật ba đời tụng
- Đức Thích-ca cũng tụng, là lưu thông khuyên tất cả bốn chúng
II. CHÁNH LƯU THÔNG: có ba phần:
- Lưu thông người
- Lưu thông tướng
- Lưu thông việc
“Lưu thông người” là ngồi trong đại chúng. ”Lưu thông tướng” là năm hạng Pháp sư. ”Lưu thông việc” là giới pháp này lưu thông ba đời, giáo hóa không dứt. “Được thấy ngài Phật” … Đây là bốn chữ quan trọng, giai đoạn ba, lưu thông được lợi ích, được thấy ngàn Đức Phật là việc lợi ích. Câu văn có ba ý:
– Gặp bậc Thánh – Lìa khổ – Được an vui.
“Gặp Thánh” là thấy ngàn Đức Phật, nay nêu một ngàn Phật một đời mà thôi. ”Phật Phật trao tay” chẳng phải đưa tay mà là nhận. Nói trao giới như gần gủi chư Phật, nên gọi là trao tay, đời đời lìa khổ, sống thường an vui. Chỗ rời được há chẳng phải là đây hay sao? Rồi nêu chỗ ưa chán của phàm tình lấy đó để khuyên. Nay ta ở dưới cội cây này phó chúc vâng lành. Sau đây không khai nữa. “Bấy giờ, Đức Thích-ca”. Chương 2: 1 phẩm nêu chung lưu thông. Quyển giới bản này thiếu vì sao chép không hết. Cũng có bốn việc:
Riêng kết thuyết phẩm Tâm Địa
Lược nêu tổng kết mười chỗ nói pháp
Pháp đã nói Đại chúng cử hành.
Giai đoạn đầu có hai:
Đây là Phật Thích-ca nói
Đây là Phật Thích-ca khác nói
Giai đoạn 2: Từ câu Ma-Hê v.v..… là Tổng kết mười nơi nói pháp, cũng có hai:
1/. Nêu Đức Thích-ca nói 10 chỗ xuấ xứ từ quyển thượng.
2/. Nêu Đức Phật Thích-ca khác nói, Ngoài ra văn này còn thiếu phần cuối cũng học như thế.
Giai đoạn ba: Gồm bảy câu nêu chỗ nói pháp cũng như vậy, sáu câu trước là riêng, một câu sau là chung.
“Ngàn trăm ức thế giới”
Đại chúng vâng làm cũng giống như vậy. Trườc nói chúng sinh trong trăm ngàn ức thế giới, mỗi người đều nói, mỗi người đều vâng làm.
Chỗ khác có nói rộng. Phẩm Phật Hoa Quang Vương trong Đại Bản cũng khác. “Tam thiên” là Bồ-tát phải học ba ngàn oai nghi. “Ba năm là” Thanh văn học năm năm”, Tam sự” là Giới, Định, Tuệ.
Bồ-Tát Giới Nghĩa Sớ quyển Hạ xong.