A TỲ ĐẠT MA CÂU XÁ THÍCH LUẬN
Tác giả: Tôn giả Bà Tẩu Bàn Đậu (Thế Thân)
Hán dịch: Đời Trần, Tam Tạng Chân Đế
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ

 

QUYỂN 11

Phẩm thứ 4: PHÂN BIỆT NGHIỆP, phần 2

Phân biệt nói về vô giáo (Vô biểu) xong.

Kệ nói:

Lại tất cả cùng giáo

Chánh tạo cùng trung hợp.

Giải thích: Tất cả người ở nơi hộ, không hộ cùng trụ trung cho đến tạo nghiệp hữu giáo chưa xong thì lúc ấy trung cùng với hữu giáo của đời hiện tại tương ưng.

Kệ nói:

Sau sát-na cùng quá Đến xả.

Giải thích: Từ sau sát-na đầu cho đến khi xả bỏ cùng với hữu giáo của quá khứ tương ưng.

Kệ nói: Phi lai ưng.

Giải thích: Không có người cùng với hữu giáo của vị lai tương ưng.

Kệ nói:

Cùng hữu phú vô phú

Quá khứ không tương ưng.

Giải thích: Như hữu giáo, hoặc hữu phú, hoặc vô phú, cùng với quá khứ không tương ưng. Vị lai cũng như thế. Nếu uy lực của pháp yếu kém, đắc được cũng yếu kém, thì không thể tương tục. Uy lực ấy yếu kém, thì pháp nào đã tạo tác? Tâm sở tạo tác. Như thế tâm sở tạo tác là hữu phú vô ký. Chớ nên cho uy lực yếu kém. Nghĩa này không đúng, do nghiệp của thân miệng tối chậm, dựa nơi kẻ khác mà thành. Tâm thì không như vậy. Ở đây là hữu giáo vô phú, cũng do lực yếu kém nên ý đã dấy khởi. Vì thế lực ấy là hết sức yếu kém như ở trước đã nói.

Có người trụ nơi không hộ. Pháp nào gọi là không hộ?

Kệ nói:

Không hộ cùng hành ác

Giới ác hoặc nghiệp đạo.

Giải thích: Như thế v.v… là các tên gọi của không hộ (phi luật nghi). Ở đây vì không thể ngăn cấm điều ác nơi thân miệng, nên gọi là không hộ. Người thông tuệ đã chê trách. Quả báo có được là không thể yêu thích, nên gọi là hành ác. Dùng giới thiện để đối trị nên gọi là giới ác. Thân miệng đã tạo tác nên gọi là nghiệp. Thuộc về phần căn bản nên gọi là nghiệp đạo. Có người cùng với hữu giáo tương ưng, không cùng với vô giáo tương ưng. Nghĩa này có bốn trường hợp. Trong đó:

Kệ nói:

Chỉ cùng giáo tương ưng Trụ trung tâm thấp tạo.

Giải thích: Nếu cố ý yếu kém, hoặc tạo thiện hoặc tạo ác, người ấy trụ nơi không phải hộ, không phải là không hộ, tức chỉ cùng với hữu giáo tương ưng, không cùng với vô giáo tương ưng, huống chi là tạo vô ký. Trừ xứ nghiệp có gồm thâu phước đức cùng nghiệp đạo.

Kệ nói:

Bỏ hữu giáo chưa sinh

Còn Thánh nhân vô giáo.

Giải thích: Chỉ cùng với vô giáo tương ưng, không cùng với hữu giáo tương ưng. Nếu Thánh nhân đã chuyển đổi thọ sinh, hoặc chưa tạo nghiệp thân miệng. Hoặc đã xả bỏ nghiệp thân miệng, thì cùng với hai thứ tương ưng. Nếu người trụ nơi hộ Ba-la-đề-mộc-xoa, khởi nghiệp thân miệng, hoặc trụ nơi không phải hộ, không phải không hộ, do cố ý của phẩm trên hết, hoặc tạo việc thiện, hoặc tạo điều ác thì cùng hai thứ không tương ưng. Trừ ba trường hợp trước.

Nói trụ nơi hộ, không hộ và người trụ trung đã an lập đắc được nghĩa hữu giáo, vô giáo xong.

Thế nào là có thể đạt được hộ (luật nghi) này?

Kệ nói: Định sinh, do địa định đắc.

Giải thích: Thời này, nếu được tâm của địa định hữu lưu, hoặc định căn bản, hoặc định cận phần, thì lúc ấy tức được hộ định sinh. Do một lúc đều cùng khởi.

Kệ nói: Do Thánh dựa vô lưu.

Giải thích: Nếu được địa định này là chỗ dựa của vô lưu, tức được hộ vô lưu. Trong đây có sáu địa định, hoặc đều là vô lưu. Nghĩa là bốn định, cùng định phi chí và định trung gian. Nghĩa này phần sau sẽ nói.

Kệ nói: Ba-mộc-xoa, Do cùng khiến người khác v.v…

Giải thích: Hộ Ba-la-đề-mộc-xoa: Là do khiến người khác mới đạt được. Nếu người khác khiến người kia, người kia cũng sai khiến người khác, người này hoặc từ đại chúng được, hoặc từ một người khác được. Từ đại chúng được: Nghĩa là hộ của Tỳ-kheo, Tỳ-kheoni, Thức-xoa-ma-na. Từ một người được: Nghĩa là các hộ còn lại.

Có Sư chuyên về Tỳ-na-da thuộc Tỳ-bà-sa nói: Thọ đại giới có mười thứ. Vì gồm thâu mười thứ này, nên nói là vân vân (Nơi câu kệ). Những gì là mười?

    1. Do tự nhiên được đại giới: Như Đức Phật, Bà Già Bà và Độc giác.

 

  • Do nhập tụ chánh định nên được đại giới: Tức nhóm năm Tỳ-kheo như Kiều-trần-như v.v… lúc đạt được khổ pháp trí nhẫn.
  • Do Đức Phật nói: Thiện lai Tỳ-kheo! Nên được đại giới: Như Da-xá v.v…
  • Do tín thọ bậc Đại sư nên được đại giới: Như Tôn giả Ma-ha Ca-diếp.
  • Do đáp câu hỏi khó nên được đại giới: Như Tu-đà-di.
  • Do tín thọ tám pháp tôn kính nên được đại giới: Như Đại Cù-đàm-di.
  • Do sứ giả sai đến nên được đại giới: Như Tỳ-kheo-ni Đạtma-trần-na.
  • Do có thể thọ trì Tỳ-na-da là người thứ năm nên được đại giới: Như ở vùng biên địa của đất nước.

 

  1. Do mười bộ nơi trung tâm của đất nước nên được đại giới.
  2. Do ba lần nói ba quy y nên được đại giới.

Như sáu mươi Hiền bộ tập trung để thọ giới, là các người hộ Ba-la-đề-mộc-xoa, không phải định thuận theo hữu giáo.

Ba-la-đề-mộc-xoa này nếu muốn thọ nhận thì cần bao nhiêu thời gian nên thọ?

Kệ nói:

Tùy có mạng khéo thọ

Chánh hộ hoặc ngày đêm.

Giải thích: Bảy bộ đã thọ trì hộ Ba-la-đề-mộc-xoa, tùy theo có mạng nên thọ. Hộ Ưu-ba-bà-sa (Bát quan trai) là một ngày một đêm, tức thời gian thọ quyết định. Như thời biên của hộ này có hai thứ. Nghĩa là biên thọ mạng, biên ngày đêm. Nơi ngày đêm nói lần nữa nên thành hộ nửa tháng.

Pháp nào gọi là thời gian?

Tên gọi này là làm rõ nghĩa của pháp hữu vi. Ở bốn châu, phần vị ánh sáng này gọi là ngày, phần vị bóng tối gọi là đêm. Nghĩa này có thể hợp lý. Nghĩa là từ sau mạng chung, tuy còn có thọ hộ, nhưng không được sinh, vì nương dựa nơi không đồng phần. Do chỗ nương dựa ấy, nên ở đấy không thể khởi gia hạnh, không thể khiến nhớ đến bản hạnh.

Nếu người sau một ngày một đêm, hoặc năm ngày, hoặc mười ngày, thọ hộ (luật nghi) Ưu-ba-bà-sa, thì ở trong nhiều hộ Ưu-ba-bàsa sinh.

Pháp nào có thể ngăn chận? Tức nên có pháp có thể ngăn chận.

Do trong kinh Đức Như Lai nói: Hộ Ưu-ba-bà-sa chỉ một ngày một đêm. Nghĩa này nay nên suy xét. Vì Đức Như Lai nhận thấy sau một ngày một đêm hộ Ưu-ba-bà-sa, do không được sinh, nên chỉ nói hộ Ưu-ba-bà-sa là một ngày một đêm. Nghĩa là an lập căn chúng sinh khó điều phục, nên chính thức thọ hộ Ưu-ba-bà-sa chỉ ở trong một ngày một đêm.

Sự việc như thế làm sao có thể xét lường?

Thời này nếu hộ được sinh thì cùng với đạo lý nào trái nhau?

Sau sự việc này, không từng thấy Đức Như Lai vì một người nói. Sư Tỳ-bà-sa cho do không phải Đức Như Lai nói, thì không dám nói.

Không hộ quyết định về thời gian như thế nào?

Kệ nói: Không ngày đêm: Không hộ.

Giải thích: Do người này ưa tạo tác nghiệp ác trong một kỳ hạn, thế nên không hộ sinh khởi, không được dừng nơi một ngày một đêm, không như hộ Ưu-ba-bà-sa. Vì sao? Vì như phái kia đã giải thích.

Kệ nói: Do không thọ như vậy.

Giải thích: Không người nào thọ không hộ như thọ hộ Ưuba-bà-sa: Tôi nguyện trong một ngày một đêm thọ trì không hộ. Do nghiệp này đã bị người thông tuệ chê trách.

Nếu như vậy thì cũng không có thọ trì như thế này: Nguyện tôi trong một kỳ hạn thọ trì không hộ. Thế nên chớ nói là một kỳ hạn được không hộ. Tuy không thọ trì như thế, nhưng do hoàn toàn trái với thiện tức cố ý tạo sự việc ác ấy, nên được không hộ (phi luật nghi). Không do tạm thời trái với thiện, là cố ý được, vì vậy đều được một đời không hộ. Hộ Ưu-ba-bà-sa tuy tâm không hoàn toàn thanh tịnh, nhưng do sức cố ý cầu thọ nhận, thế nên một ngày một đêm được thuận theo điều mình đã cầu mong.

Nếu có người cầu được không hộ, thì tạm thời thọ không hộ, tất được không hộ. Nghĩa này không phải là đã từng thấy, nên không thể lập như thế. Sư Kinh Bộ nói: Như hộ vô giáo không phải là vật có thật. Không hộ cũng như thế, không phải là vật có thật. Không hộ này do cố ý cầu sự việc ác làm thể, cùng tùy theo sự việc nối tiếp. Nhân việc ấy, nếu người tuy khởi tâm thiện, nhưng cũng nói là có không hộ, do không từ bỏ không hộ ấy.

Lại nữa, hộ Ưu-ba-bà-sa này, nếu người muốn thọ một ngày một đêm, thì pháp thọ như thế nào?

Kệ nói:

Sáng sớm từ khác thọ

Hạ tọa theo sau nói

Hộ bố-tát đủ phần

Ngày đêm lìa trang sức.

Giải thích: Sáng sớm: Nghĩa là thời gian mặt trời mới mọc. Thời gian của hộ này là rất ngắn, chỉ là một ngày một đêm. Nếu người trước đã tác ý cầu thọ, nghĩa là ta luôn ở vào thời gian như ngày thứ tám v.v…, tất nên thọ hộ Ưu-ba-bà-sa.

Nếu ăn xong cũng được thọ. Cũng nên từ người khác thọ, không được tự thọ. Do đấy, quán xét người khác, hoặc có nhân duyên phạm hay là không phạm. Hạ tọa: Là hoặc ngồi xếp bằng, hoặc quỳ, nhất tâm chấp tay, trừ khi bệnh. Nếu người tâm không cung kính, thì các hộ thiện tức không sinh. Phải theo lời nói của người truyền giới rồi, nói sau chớ nói trước và đừng cùng nói. Nếu như vậy tức có thể nói là từ người khác thọ. Nếu không như vậy thì truyền thọ đều không thành. Nếu thọ tất cần thọ đủ phần, không thể giảm.

Phân lìa trang sức: Nghĩa là lìa không phải trang sức cũ. Vì sao? Vì nếu là trang sức đã thường dùng, không sinh tâm say loạn như đồ trang sức mới. Nếu thọ tất phải trọn một ngày một đêm, đến sáng sớm hôm sau. Nếu không như pháp này thọ, thì chỉ sinh hạnh thiện, không được hộ Ưu-ba-bà-sa. Hạnh thiện này có thể chiêu cảm quả báo đáng yêu thích. Nếu cho hạnh như thế thì người tà dâm, đi săn, nơi một ngày đêm thọ hộ Ưu-ba-bà-sa, tất có quả báo, không trái với đạo lý.

Ưu-ba-bà-sa là nghĩa gì?

Do hộ ấy, người này trụ gần biên A-la-hán. Do tùy thuận học pháp A-la-hán, lại trụ gần theo biên hộ có mạng. Hoặc gọi là Bố-satha, là khiến sinh trưởng căn thiện còn mỏng ít của chúng sinh. Lại vì căn thiện tịnh, nên gọi là Bố-sa-tha. Như kệ nói:

Do đấy hay nuôi lớn

Tâm thiện tịnh mình người

Nên Phật, Như Lai nói

Đây gọi là Bố-sa-tha.

Thọ hộ này là thế nào?

Tất cần đủ tám phần. Do nghĩa này:

Kệ nói:

Phần giới, không phóng dật

Phần tu phần thứ lớp

Bốn trước, một, ba sau.

Giải thích: Bốn trước gọi là phần giới: Từ lìa sát sinh cho đến lìa nói dối. Bốn phần này là lìa tánh tội. Một tiếp theo gọi là phần không phóng dật, nghĩa là lìa uống rượu. Nếu người khéo thọ đủ giới, do sự say loạn của uống rượu, tức có thể làm nhiễu động biển của các học xứ, là do phóng dật. Ba sau gọi là phần tu, tức cho đến lìa ăn phi thời, có thể thuận theo chỗ hỗ trợ tâm chán lìa, tạo công đức.

Nếu không thọ phần không phóng dật và phần tu, thì có lỗi lầm gì?

Kệ nói: Do say ấy mất niệm.

Giải thích: Nếu người uống rượu, tức quên mất suy niệm về việc phải, việc quấy. Nếu người thọ dụng chỗ nằm cao hơn mức bình thường, cùng ca múa, âm nhạc v.v… thì tâm say loạn tức sinh. Ở trong hai thứ này, tùy ý dùng một xứ thì việc phá giới là không xa. Nếu người dựa đúng theo giờ giấc để ăn uống, do lìa ăn phi thời đã quen trước kia, nên nhớ giữ hộ Ưu-ba-bà-sa, liền khởi tâm chán lìa cũng sinh. Nếu không có giới thứ tám, thì hai phần này tức không có.

Có người khác nói: Chỉ lìa ăn phi thời. Ở trong tám giới này, nói là Ưu-ba-bà-sa. Tám phần khác là từ phần này chia ra. Sự xem nghe múa hát, mang hương hoa v.v… được phân làm hai. Nếu giải thích như vậy tức là trái với kinh. Kinh nói: Do lìa ăn phi thời là phần thứ tám. Nay ta tùy thuận học, tùy thuận thực hành theo các Thánh A-la-hán.

Nếu vậy pháp riêng nào gọi là Ưu-ba-bà-sa? Do tám pháp này làm phần, là xứ tụ, theo mỗi mỗi pháp được gọi là phần. Ví như phần xe cùng bốn phần quân, năm phần thuốc tán. Nên biết tám phần Ưuba-bà-sa cũng như thế.

Sư Tỳ-bà-sa nói: Lìa ăn phi thời là Ưu-ba-bà-sa, cũng là phần Ưu-ba-bà-sa. Ví như chánh kiến là Thánh đạo, cũng là phần Thánh đạo. Giác phần trạch pháp là giác, cũng là phần giác. Tam-ma-đề là định, cũng là phần định.

Các Sư kỳ cựu nói: Không thể lập chánh kiến v.v… là phần Thánh đạo kia. Nếu trước đã sinh chánh kiến v.v…, thì đối với pháp sinh sau thành phần. Sát-na đầu sinh, Thánh đạo không nên thành tám phần.

Là chỉ các Ưu-ba-tắc có hộ Ưu-ba-bà-sa hay là người khác cũng có? Cũng có.

Kệ nói:

Người khác có bố-tát

Nếu không ba quy: Không.

Giải thích: Nếu người không phải là Ưu-bà-tắc, ở trong một ngày đêm, quy y Phật Pháp Tăng xong, sau đấy thọ hộ Ưu-ba-bà-sa, người này tức được hộ ấy. Khác với đây thì không được, trừ trường hợp không biết. Trong kinh nói: Đức Phật bảo: Ma-ha-na-ma! Nếu người bạch y tại gia, là trượng phu, cùng với nam căn tương ưng, quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, cũng nói lời này: Xin Đại đức nhớ giữ cho, con nay là Ưu-bà-tắc Ma-ha-na-ma. Chỉ do lượng này.

Người ấy thành Ưu-bà-tắc, là do thọ tam quy tức thành Ưu-bàtắc. Hay là không như vậy?

Các Sư nước ngoài nói: Không phải thế.

Sư nước Kế Tân nói: Lìa năm giới tức không thành Ưu-bà-tắc.

Nếu như vậy thì trong kinh nói là thế nào? Ở đây là không có trái nhau, do lời nói này phát ra năm giới. Thế nên:

Kệ nói: Do xứng Ưu-bà-tắc.

Giải thích: Do tín thọ, tự xưng tên là Ưu-bà-tắc. Người này tức phát tâm thọ hộ Ưu-bà-tắc. Lúc ấy, tín thọ xong, tự xưng nói: Đại đức nhớ giữ cho! Con là Ưu-bà-tắc. Từ thời hiện nay, thuận theo có mạng, cho đến lìa mạng, con xin lìa các sự việc như đoạt mạng v.v…

Do trừ bớt các câu nói trung gian, nên chỉ nói là lìa mạng. Người đã được giới, vì khiến nhận biết là có thể thọ trì hay không thể thọ trì, sau đấy mới vì họ nói giới.

Kệ nói: Nói như hộ Tỳ-kheo.

Giải thích: Đã được giới cụ túc, lại khiến thọ học xứ. Sa-di cũng như thế, vì khiến nhận biết về giới tướng, từ nơi này, từ nơi kia, ông nay nên thọ nhận hộ (luật nghi). Ưu-bà-tắc cũng như vậy. Lìa năm hộ thì không có Ưu-bà-tắc riêng.

Kệ nói:

Tất cả nếu có hộ

Một xứ cùng thế nào?

Giải thích: Nếu tất cả Ưu-bà-tắc đều trụ nơi hộ Ưu-bà-tắc, thì vì sao Đức Phật, Bà Già Bà đã nói về bốn loại Ưu-bà-tắc? (1) Thọ trì một xứ. (2) Thọ trì hai xứ. (3) Thọ trì nhiều xứ. (4) Thọ trì đủ xứ.

Kệ nói: Hay trì nên nói thế.

Giải thích: Nếu người có thể thọ trì, thuận theo chỗ nên thọ trì, tức ở đây nói người này là có khả năng thọ trì, nên nói tất cả hộ vốn có của Ưu-bà-tắc. Nay lối giải thích này là trái vượt so với kinh.

Thế nào là trái với kinh? Do tín thọ xưng nói, tức được năm hộ.

Nghĩa là người kia nói lìa sự việc đoạn mạng v.v… Lời nói này vì sao là trái với kinh?

Do kinh nói không như vậy. Kinh nói như thế nào?

Như kinh Ma-ha-na-ma nói: Trong ấy là nêu rõ về tướng Ưubà-tắc, nơi xứ khác thì không có. Xứ này văn nói như vầy: Thuận theo có mạng, cho đến đối với mạng, con nay chuyên tín nguyện xin bậc tôn trưởng nhớ giữ.

Ở trong văn này, người thấy bốn đế là chỉ rõ về thấy biết chủng loại, do thọ mạng đã tín thọ chánh pháp. Nếu vì cứu hộ thọ mạng con cũng không có nghĩa lại xả bỏ chánh pháp.

Đoạn văn này không vì làm rõ tướng Ưu-bà-tắc, như câu văn ông đã nói. Nghĩa là vì lìa mạng, ở nơi xứ khác, không phải là đã từng thấy.

Người nào có thể từ đây không hiểu rõ về văn như văn nói thọ trì một xứ v.v…? Nếu căn cứ nơi người phá giới để nói câu văn này, trong ấy nêu câu hỏi cũng không tương ưng huống chi là đáp. Vì sao? Vì ngưới nào đã hiểu về Ưu-bà-tắc, lại không hiểu như thế. Nếu người không phá bỏ giới ấy, tức người đó đã giữ giới ấy. Nếu người không nhận biết về lượng của hộ Ưu-bà-tắc, người ấy dựa vào khả năng thọ trì lượng hộ như thế, nên hỏi thì câu hỏi này là hợp lý.

Đức Thế Tôn có bao nhiêu lượng là Ưu-bà-tắc thọ trì một xứ. Cho đến bao nhiêu lượng là Ưu-bà-tắc thọ trì đủ xứ?

Sư Tỳ-bà-sa nêu rõ: Nếu lìa hộ thì cũng thành Ưu-bà-tắc. Nếu không thọ đủ hộ, cũng nên thành Tỳ-kheo và Sa-di, cũng như Ưu-bàtắc. Phần lượng của hộ Ưu-bà-tắc quyết định như thế nào là tùy theo bậc Đại sư đã phân biệt an lập. Sự phân biệt ghi nhận an lập khác với Ưu-bà-tắc v.v…, ông cũng nên thừa nhận, do thuận theo bậc Đại sư đã phân biệt an lập. Vì sao? Vì nếu chưa có hộ thì như Đức Thế Tôn đã an lập Ưu-bà-tắc. An lập Sa-di, Tỳ-kheo thì không như vậy.

Sư nước Kế Tân không thừa nhận nghĩa này. Tất cả hộ:

Kệ nói: Hạ trung thượng, như ý.

Giải thích: Hộ (luật nghi) được tám bộ thọ trì có hạ trung thượng, vì sao được thành? Do cố ý cầu thọ trì có sai biệt.

Hoặc đưa ra lối giải thích như vầy: Hộ Ba-la-đề-mộc-xoa của A-la-hán tức nên rất thấp kém, còn phàm phu tức nên là phẩm trên hết. Nếu chỉ thọ hộ, không thọ ba quy, thì được thành Ưu-bà-tắc không?

Không được, trừ không nhận biết.

Nếu người quy y Phật Pháp Tăng, người ấy quy y nơi pháp nào?

Kệ nói:

Hay thành Phật Pháp Tăng

Vô học cùng hai thứ

Quy y và Niết-bàn

Quy y Phật Pháp Tăng.

Giải thích: Nếu người quy y Phật, tất quy y các pháp vô học có khả năng thành Phật.

Pháp nào là có khả năng thành Phật? Do pháp kia là thù thắng, nên thân này nói là Phật. Hoặc do đạt được pháp kia, ở trong tất cả sự giác ngộ, vì có khả năng thù thắng, nên nói người này là Phật.

Pháp ấy có tướng gì? Tận trí v.v… cùng loại bạn, vì trước sau của sắc thân không có sai biệt.

Nếu quy y Phật là quy y một Đức Phật hay là quy y tất cả Phật?

Nếu dựa nơi đạo lý thì quy y tất cả Phật, do tướng của đạo là không khác.

Nếu người quy y Tăng thì người này tức quy y các pháp hữu học vô học có khả năng thành Tăng.

Do đạt được pháp ấy, nên người của tám đạo quả thành Tăng, là không thể phá.

Nếu quy y Tăng thì quy y một vị Tăng hay là quy y tất cả Tăng?

Nếu dựa theo đạo lý thì quy y tất cả các Tăng, do tướng của đạo là không khác.

Trong kinh nói: Ở trong đời vị lai nên có danh tăng. Người này cũng quy y nơi vị tăng này. Lời nói này là hiển bày công đức tối thắng của Tăng bảo hiện tại.

Nếu người quy y Pháp, thì người này tức quy y Niết-bàn. Đó là trạch diệt. Trong sự nối tiếp của mình và người khác, các thứ phiền não và khổ đều được tịch tĩnh, vì là một tướng.

Nếu quyết định cho pháp vô học là Phật, thì vì sao ở nơi biên Như Lai khởi tâm ác, làm thân Phật chảy máu, là tạo nghiệp vô gián?

Do làm tổn hại sự nương dựa nên pháp kia cũng bị tổn hại.

Sư Tỳ-bà-sa nói như thế. Tạng A-tỳ-đạt-ma thì không nói như vậy.

Chỉ pháp vô học gọi là Phật nói. Vì sao các pháp có khả năng thành Phật gọi là Phật?

Vì không ngăn chận sự nương dựa là Phật. Thế nên vấn nạn này không thành vấn nạn.

Nếu không như vậy thì Phật tại thế tâm tức không thành Phật, Tăng cũng nên như vậy, Chỉ giới là có thể thành Tỳ-kheo, vì vậy giới là Tỳ-kheo. Như người cúng dường Tỳ-kheo, tức là cúng dường giới có khả năng thành Tỳ-kheo.

Như vậy nếu người quy y Phật, tức chỉ quy y pháp vô học có khả năng thành Phật.

Có Sư khác nói: Nếu người quy y Phật, người này tức quy y nơi mười tám pháp bất cộng của Phật. Thể tánh của quy y là thế nào? Là ngôn ngữ hữu giáo làm tánh.

Quy y là nghĩa gì?

Cứu giúp là nghĩa. Do nương dựa vào Tam bảo này, nên vĩnh viễn giải thoát tất cả khổ. Như Đức Phật, Thế Tôn đã nói kệ:

Nhiều người cầu quy y

Các núi và rừng rậm

Vườn dạo cây, chi đề

Sợ hãi đã bức não.

Quy y này không hơn

Quy y này không trên

Nếu theo quy y này

Không giải thoát các khổ.

Nếu người quy y Phật

Quy y Pháp và Tăng

Nghĩa bốn thứ Thánh đế

Nương tuệ luôn quan sát.

Khổ và tập sinh khổ

Hoàn toàn vượt lìa khổ

Đủ tám phần Thánh đạo

Hướng đến khổ tịch tĩnh.

Quy y này hơn hết

Quy y này là trên

Nếu theo quy y ấy

Tức giải thoát các khổ.

Thế nên tin thọ hành quy y, đối với tất cả hộ đã thọ nhận là cửa vào.

Lại có nhân gì?

Phật ở trong hộ khác, lập xa lìa dâm dục làm học xứ. Ở trong hộ Ưu-bà-tắc thì lập xa lìa tà dâm làm học xứ.

Kệ nói:

Tà dâm rất đáng trách

Dễ làm được không làm.

Giải thích: Tà dâm đối với thế gian là rất đáng trách, vì xâm hại vợ kẻ khác, có thể tạo nghiệp dẫn đến nẻo ác. Dâm dục thì không như vậy. Nếu người tại gia xa lìa tà dâm, thì sự việc này dễ làm, nhưng xa lìa dâm dục, việc này là khó làm. Do không thể hành việc khó hành, nên không xuất gia. Các Thánh nhân đối với tánh tà dâm đã đạt được hộ không tạo tác. Ở nơi sinh tự tánh không phạm. Còn đối vơi dâm dục thì không như vậy.

Thế nên ở trong hộ Ưu-bà-tắc lập lìa tà dâm làm học xứ. Chớ nên cho do chuyển biến riêng khiến sinh, Thánh nhân phạm phần hộ Ưu-bà-tắc. Vì sao? Vì quyết định không tạo tác, gọi là hộ không tạo tác. Nếu người đã thành Ưu-bà-tắc rồi mới cưới thê thiếp, thì người ấy đối với giới Ưu-bà-tắc kia có được hộ không?

Nói là được. Chớ nên cho ở nơi một xứ được hộ.

Thế nào là đối với giới Ưu-bà-tắc kia không phá bỏ hộ (luật nghi)?

Kệ nói:

Như thọ ý được hộ

Không ở nối tiếp được.

Giải thích: Như người kia thọ hộ, cố ý được hộ cũng như thế.

Cố ý thọ hộ là thế nào?

Nghĩa là ta nay vĩnh viễn lìa tà dâm. Không phải đối với sự nối tiếp kia: Nghĩa là ta nay không nên tạo dâm dục. Vì thế người thọ năm giới lấy giới đó làm chỗ nương dựa. Đối với phần lìa tà dâm được hộ, không từ nơi sự lìa dâm dục kia mà được. Thế nên do thành tự hành dâm dục với vợ mình, không trái phá bỏ hộ.

Thế nào là chỉ lìa nói dối? Đối với hộ Ưu-bà-tắc lập làm học xứ, không lập lìa nói hai lưỡi v.v…, do ba thứ trước là chứng. Nghĩa là nói dối là rất đáng trách, dễ làm được nhưng không làm.

Kệ nói:

Do khởi chung nói dối Vượt tất cả học xứ.

Giải thích: Ở trong học xứ đã trái phạm, nếu bị xét hỏi thì nói dối liền khởi. Cho là: Tôi không làm. Như vậy do nói dối là khởi chung rơi vào vi phạm, không có nghĩa khởi lại. Nên bậc Đại sư đã căn cứ nơi nghĩa này, cho thế nào là người phạm giới phát lồ như thật, chỉ rõ lỗi lầm của chính mình nên lập lìa nói dối làm hộ.

Lại có nhân gì đối với hộ trong tội giả chế không lập làm học xứ của Ưu-bà-tắc? Phái kia nói lập.

Kệ nói:

Trong tội giả chế, chỉ Lìa rượu.

Giải thích: Do nhân gì chỉ lìa rượu là giới, không lìa thứ khác?

Kệ nói: Vì hộ khác.

Giải thích: Vì sao? Vì nếu người uống rượu thì không thể giữ gìn phần hộ khác.

Làm sao nhận biết uống rượu là tội giả chế?

Vì không có tướng của tự tánh tội. Tướng của tánh tội: Là nếu khởi tâm nhiễm ô thì mới phạm tội này. Đó gọi là tánh tội. Có khi chỉ để đối trị bệnh, ý uống rượu như lượng không khiến say.

Nếu như vậy tâm này đã thành nhiễm ô. Vốn nhận biết rượu này có thể khiến say, nhưng vẫn cố uống. Không phải nhiễm ô, do nhận biết như lượng, không khiến say nên uống.

Tất cả Sư thuộc Tạng Tỳ-na-da nói: Uống rượu là tánh tội. Như văn của luật nêu rõ: Bạch Thế Tôn! Thế nào là nên đối trị bệnh nhân? Đức Phật nói: Này Ưu-ba-ly! Trừ tánh tội. Thế nào là tánh tội? Là Ta vì các Ưu-bà-tắc nên đã lập học xứ. Lại nữa, khi Thích Ca bệnh, Đức Thế Tôn không cho phép uống rượu. Lại nữa, kinh nói: Tỳ-kheo! Nếu người nói Ta là thầy, dù lượng rượu rất ít chỉ thấm ướt đầu ngọn cỏ cũng không nên uống, vì biết uống rượu là tánh tội.

Lại nữa, Thánh nhân đã chuyển tánh riêng là bản tánh không phạm điều này, như sát sinh v.v…

Lại nữa, do nói: Đây là hành ác của thân.

Sư A-tỳ-đạt-ma cho: Không như vậy. Vì sao? Do có lúc vì người bệnh, cho mở ra tội giả chế, nhưng lại ngăn cấm uống rượu. Đây là lý do gì? Vì lìa không phải đã cho phép nên đến, tức có thể khiến say, vì lượng không nhất định. Thế nên tuy chỉ uống rất ít cũng không cho phép.

Không phải Thánh nhân đã phạm: Nghĩa là do các Thánh nhân cảm thấy xấu hổ vì sự việc mất niệm. Nhân vì mất niệm này, nên một giọt rượu cũng không cho phép uống. Do lượng không nhất định, ví như sự độc ác.

Nói hành ác của thân: Vì là chỗ nương dựa của phóng dật, nên ở trong đó lập tên là nơi chốn nương dựa của phóng dật. Ở nơi xứ khác không lập, vì xứ kia là tánh tội của chính mình, nếu vượt quá lượng thường tập. Đức Thế Tôn nói: Do tánh tội ấy nên đi vào đường ác. Nghĩa này là thế nào?

Do ái tập hành ác thường xuyên này đã nối tiếp sinh khởi, nên có thể dẫn dắt chiêu cảm nghiệp của nẻo ác, tức phải sinh vào đường ác.

Loại rượu của rượu khiến say là nơi chốn nương dựa của phóng dật. Câu này có nghĩa gì?

Rượu, nghĩa là rượu uống. Loại rượu, nghĩa là rượu của vật khác. Hai thứ rượu này có khi chưa đạt đến, cùng đã vượt qua, khiến thành phần vị say, không gọi là khiến say. Vì trừ bỏ sự say này, nên nói khiến say. Quả cau và hạt lúa Câu-đà-bà, cũng có thể khiến cho say. Vì loại trừ sự say này nên nói rượu và loại rượu. Tuy là tội giả chế, nhưng vì để làm rõ về nhân duyên khiến ân cần chú trọng loại trừ gấp, nên nói là nơi chốn nương dựa của phóng dật, là đối tượng nương dựa của tất cả hành ác.

Ba thứ giới này, nghĩa là Ba-la-đề-mộc-xoa, định sinh, vô lưu, từ nơi nhân này, nếu được một giới thì được hai giới còn lại chăng?

Không phải vậy.

Vì sao như thế?

Kệ nói:

Dục từ tất cả hai

Hiện được hộ Mộc-xoa.

Giải thích: Giới của cõi dục: Nghĩa là hộ Ba-la-đề-mộc-xoa. Từ tất cả: Nghĩa là phần trước, phần căn bản và phần sau.

Từ hai: Nghĩa là tên chúng sinh và tên phi chúng sinh. Lại là xứ của tánh tội, xứ của tội giả chế.

Từ hiện: Nghĩa là năm ấm, mười hai nhập và mười tám giới của hiện đời. Từ hiện đời này được giới Ba-la-đề-mộc-xoa. Vì sao? Vì duyên nơi chúng sinh làm cảnh sinh khởi. Thế nên không từ quá khứ vị lai mà được hai đời khứ, lai, và số phi chúng sinh.

Kệ nói:

Từ căn bản luôn thời

Được hộ định, vô lưu.

Giải thích: Từ nghiệp đạo căn bản được hộ định sinh và hộ vô lưu. Không từ phần trước và phần sau sinh, huống chi là từ nơi tội chế sinh. Từ tất cả thời nơi ấm, nhập, giới đã được, nghĩa là đời quá khứ, đời hiện tại và vị lai. Nhân nơi thời gian này, nên lập bốn trường hợp: Có ấm, nhập, giới, từ thời gian kia được giới Ba-la-đềmộc-xoa, không được giới định sinh và giới vô lưu, nên nói rộng như thế:

Trường hợp 1: Từ phần trước, phần sau của đời hiện tại, từ xứ của chế tội.

Trường hợp 2: Từ nghiệp đạo căn bản của đời quá khứ, vị lai.

Trường hợp 3: Từ nghiệp đạo căn bản của đời hiện tại.

Trường hợp 4: Từ phần trước, phần sau của đời quá khứ, vị lai.

Hộ, không hộ này là đều từ tất cả cảnh, tất cả phần, tất cả nhân đạt được hay là có khác?

Nếu căn cứ nơi quyết định được.

Kệ nói:

Đối chúng sinh được hộ

Do phần nhân không định.

Giải thích: Hộ từ tất cả chúng sinh đạt được, không từ một phần chúng sinh đạt được. Từ phần không nhất định. Có người từ tất cả phần được hộ, nghĩa là thọ giới Tỳ-kheo. Có người từ bốn phần được hộ, nghĩa là thọ các giới khác. Nghiệp đạo là tất cả phần hộ, do nhân có nghĩa từ tất cả đạt được, có nghĩa không từ tất cả đạt được. Nếu lập không tham, không sân, không si làm nhân sinh của hộ tức từ tất cả đạt được, vì nhân kia không lìa nhau.

Nếu lập cố ý nơi phẩm hạ, trung, thượng làm nhân sinh của hộ, thì không từ tất cả đạt được, vì ba phẩm kia không đều cùng khởi. Nay, định lập nhân sau làm nhân sinh, nên biện luận về nghĩa này.

Người có trụ hộ là đối với tất cả chúng sinh có hộ, không do tất cả phần, không do tất cả nhân.

Nếu người do cố ý của phẩm hạ, hoặc cố ý của phẩm trung, thượng, thì thọ hộ Ưu-bà-tắc và hộ Sa-di. Có người đối với tất cả chúng sinh có hộ, thì do tất cả phần, không do tất cả nhân. Hoặc người do cố ý của phẩm hạ, hoặc cố ý của phẩm trung, thượng, thì thọ hộ Tỳ-kheo. Có người đối với tất cả chúng sinh, nơi tất cả phần, tất cả nhân đạt được hộ. Nếu người do cố ý của ba phẩm, thì thọ ba thứ hộ. Có người đối với tất cả chúng sinh, do tất cả nhân đạt được hộ, không do tất cả phần. Hoặc người do cố ý của ba phẩm, thì thọ năm giới, tám giới, mười giới. Nếu không từ tất cả chúng sinh, như hộ này, thì không có. Vì sao? Vì người này đã tùy thuận khắp tất cả chúng sinh, ở trong cố ý thiện mới được hộ. Khác với đây thì không đạt được.

Vì sao như thế? Vì ý ác không dứt. Nếu người không tạo năm thứ định phân biệt, mới được hộ Ba-la-đề-mộc-xoa. Năm định phân biệt: Nghĩa là chúng sinh, phần xứ, thời duyên. Đối với chúng sinh ấy, tôi đã lìa sát sinh v.v…, đó gọi là định phân biệt về chúng sinh. Đối với phần ấy, tôi đã thọ trì, đó gọi là định phân biệt về phần. Đối với xứ ấy, tôi đã nhận giữ, đó gọi là định phân biệt về xứ. Tôi đã giữ gìn hộ này, cho đến một tháng v.v…, đó gọi là định phân biệt về thời. Trừ sự việc chiến đấu, đó gọi là định phân biệt về duyên. Nếu người tạo sự thọ nhận như thế thì chỉ được hành thiện, không được hộ.

Đối với trường hợp không phải là cảnh của chủ thể, đối tượng, làm sao được hộ?

Do không gây tổn hại đối với thọ mạng của tất cả chúng sinh, nên cố ý thiện tức thọ nhận được. Nếu từ cảnh của chủ thể, đối tượng này mà được hộ, thì hộ này tức có tăng giảm, do chủ thể, đối tượng và phi chủ thể, đối tượng là cùng hỗ tương chuyển biến.

Nếu như vậy lìa nhân được hộ, bỏ hộ, lìa duyên được hộ, bỏ hộ, nghĩa này tự thành. Sư Tỳ-bà-sa nói rõ như vậy.

Có Sư khác choNghĩa này không nên nêu bày như thế. Vì sao? Ví như cỏ v.v… lúc chưa có, có, hoặc lúc khô héo, hộ diệt không có nghĩa tăng giảm. Đối với chúng sinh của chủ thể, đối tượng, không phải là chủ thể, đối tượng, lúc hỗ tương chuyển biến, không có nghĩa tăng giảm cũng như thế.

Nghĩa này không đúng. Vì chúng sinh có trước sau, còn cỏ v.v… thì không có. Nếu chúng sinh bát Niết-bàn, thì vĩnh viễn không có. Vì sao nghĩa tăng giảm của hộ không thành? Thế nên nghĩa biện hộ này là không thể đúng. Nghĩa được nói trước tức là tốt.

Nếu vậy nơi tất cả trụ xứ của Phật trước, tất cả chúng sinh đã nhập Niết-bàn, về sau có chư Phật xuất thế. Từ chư Phật kia, do không được hộ Ba-la-đề-mộc-xoa, vì sao giới của Phật sau giảm so với giới của Phật trước? Nghĩa này không thành. Vì từ tất cả chúng sinh đạt được. Hoặc chúng sinh kia giả như tồn tại, thì từ chư Phật kia cũng nên được nói đến, có thể khiến đạt được. Nghĩa nhân của hộ đã nêu bày xong.

Không hộ làm sao đạt được?

Kệ nói:

Không hộ từ tất cả

Tất cả phần, không nhân.

Giải thích: Không hộ: Nghĩa là từ tất cả chúng sinh được, từ tất cả nghiệp đạo được. Vì sao? Vì không người nào không hộ, do không đủ không hộ, thành không hộ, không do tất cả nhân. Trong một thời, phẩm hạ v.v… không đều cùng khởi. Nếu người do tâm phẩm hạ được không hộ, thì người này do tâm phẩm thượng cũng có thể đoạn mạng chúng sinh. Người này cùng với không hộ phẩm hạ tương ưng.

Cũng cùng với sát sinh v.v… của phẩm thượng là vô giáo tương ưng. Do tâm của phẩm trung thượng cũng như thế.

Ở đây, người này gọi là người không hộ. Nghĩa là người hành nghề giết dê, giết gà, giết heo, bắt chim, bắt cá, săn nai, đi ăn trộm, người thì hành hình phạt lính ngục, người trói buộc voi, người nấu thịt chó, người giăng lưới bắt chim, các chủ tướng quân, người đoán sự.

Những người như thế, căn cứ theo nghĩa đều là không hộ. Vì trụ nơi không hộ, nên gọi là người không hộ. Vì người kia có không hộ, nên gọi là người không hộ. Nghĩa này có thể như thế. Nghĩa là các hộ đều từ tất cả chúng sinh được, do ở nơi hết thảy chúng sinh đã cố ý thọ giữ việc thiện lợi. Như người giết dê v.v… trong sự việc đối với cha mẹ, vợ con v.v… không có tâm gây tổn hại. Vì cứu giúp thọ mạng của chính mình, nên cũng không ưa gây tạo tổn hại.

Người kia vì sao nói từ tất cả chúng sinh được? Người chí thân v.v… nếu chuyển sinh thành dê v.v…, người kia cũng có thể giết hại. Vì sao? Vì biết người thân kia chưa thành dê v.v… thế nên không giết. Nếu người chí thân v.v… thành Thánh nhân, lại làm súc sinh, thì không có điều ấy.

Từ người kia vì sao được không hộ? Nếu do quán sự việc của đời vị lai, từ nơi đời hiện tại nối tiếp sinh, đều là không hộ. Dê v.v… ở vị lai tức nên thành trẻ con v.v… là từ hoàn toàn không giết hại.

Thế nào là ở nơi đời hiện tại nối tiếp được không hộ? Nếu người đối với chúng sinh luôn khởi ý gây tổn hại, thì từ người kia không gì là không hộ. Lối giải thích này có nghĩa gì?

Nghĩa này đối với chí thân v.v… là đồng. Người này đối với người kia không có ý tạo tổn hại, nhưng từ nơi người kia được không hộ.

Nghĩa này lại là thế nào? Nếu có người giết dê v.v… ở trong một đời, không cho, không nhận, đối với vợ mình là biết đủ. Đối với sự nói dối, kẻ câm ngọng, vì sao do tất cả phần được không hộ?

Vì cố ý thiện đã bị hoại. Nếu về nghĩa tức nên do ngôn ngữ được hiển bày. Người kia có thể dùng thân để bày tỏ, chỉ rõ.

Nếu như vậy có người thọ học xứ, hoặc hai, hoặc ba. Nghĩa này là thế nào?

Hoàn toàn không gì là không đủ phần cùng một xứ không hộ.

Sư Tỳ-bà-sa nói: Như thế là tùy thuộc nơi cố ý cầu thọ không đủ phần cùng một xứ, đều được không hộ. Thọ hộ cũng thế, trừ hộ của tám phần.

Sư Kinh Bộ cho: Do lượng như vậy, vì ngăn chận giới thiện, giới ác, nên nói từ đấy được không hộ xong.

Thế nào là được không hộ? Nghĩa này chưa nói, nay sẽ nói.

Kệ nói:

Được không hộ do hai Tự tạo và cầu thọ.

Giải thích: Không hộ do hai nhân nên được. Như sinh vào nhà kia, do tự làm các sự việc sát sinh v.v… Hoặc sinh vào nhà khác, do cầu thọ nghiệp này. Nghĩa là chúng ta nên hành nghiệp này, vì để sinh sống. Do hai nhân ấy nên không hộ được sinh.

Kệ nói:

Được vô giáo còn lại

Do ruộng thọ hành trọng.

Giải thích: Có tướng ruộng như thế, ở đấy, do chỉ thị A-lamma v.v… sinh thiện vô giáo. Như có thuyết nói gồm thâu xứ nghiệp phước đức. Lại nữa, tự thệ thọ hành thiện: Nếu chưa lễ Phật, tôi thệ không ăn không ngủ. Hoặc vào ngày trai giới cùng trong nửa tháng một tháng tôi sẽ luôn thí thức ăn cho người khác. Những lời như thế v.v…, là do thọ nhận hành thiện vô giáo này luôn lưu truyền. Vì có những lời như vậy, nên có tâm trân trọng hành các nghiệp thiện ác. Từ nghiệp đấy lại sinh vô giáo.

Đã nói do nghiệp ấy nên có thể được hộ, không hộ xong, xả bỏ hộ, không hộ, nay sẽ nói.

Trong ấy:

Kệ nói:

Xả hộ Mộc-xoa điều

Do xả học xứ, chết

Do hai căn chuyển sinh

Do khi đoạn căn tận.

Giải thích: Mộc-xoa điều: Nghĩa là hộ Ba-la-đề-mộc-xoa có thể điều phục nghiệp thân miệng. Có bốn nhân có thể xả bỏ hộ Ba-lađề-mộc-xoa, trừ hộ Ưu-ba-bà-sa: (1) Do cố ý, ở nơi biên của người có kiến giải, xả bỏ học xứ đã thọ nhận. (2) Do xả bỏ tụ đông phần, nên xả bỏ hộ. (3) Do cùng một thời hai căn đều cùng khởi nên xả bỏ hộ. (4) Do căn thiện bị đoạn nên xả bỏ hộ.

Hộ Ưu-ba-bà-sa do bốn nhân trước nên xả bỏ. Lại do đêm hết nên xả, hợp với đây là năm, nên nói nhân của xả bỏ có năm. Vì sao do năm nhân này nên xả bỏ? Do sinh khởi giáo cùng với cố ý cầu thọ là trái nhau. Do chỗ nương dựa không trụ. Do sự nương dựa đã đổi khác. Vì duyên khởi đoạn. Vì dẫn lượng như thế.

Kệ nói:

Ghi khác cảm thiêu lớn.

Giải thích: Có Bộ khác cho: Có bốn thứ tội chiêu cảm sự thiêu đốt lớn. Do tùy phạm một tội, tức xả bỏ hộ Tỳ-kheo và hộ Sa-di.

Kệ nói: Hoặc do chánh pháp tận.

Giải thích: Có Sư khác nêu: Do chánh pháp khi diệt tận, thì tất cả học xứ giới đàn yết ma thảy đều lìa bỏ.

Kệ nói:

Sư Kế Tân nói phạm

Có hai, như mắc nợ.

Giải thích: Sư Tỳ-bà-sa nước Kế Tân giải thích nói như thế này: Nếu người phạm tội căn bản, thì không xả giới Tỳ-kheo. Vì sao? Tức do động loạn, hủy hoại một xứ, là xả bỏ tất cả hộ. Điều này không hợp lý, vì phạm học xứ riêng, học xứ khác đoạn, không có nghĩa như vậy. Tuy nhiên, người này có hai hạng: Có giới, có phá giới. Ví như có người có tài sản vật dụng, nhưng mang nợ người khác. Phát lộ, bày tỏ tội này xong, trở lại được đủ giới thanh tịnh, không còn là phá giới. Ví như có người đã trả nợ của người khác xong, lại có đủ của cải.

Nếu như vậy thì thế nào?

Đức Phật, Thế Tôn nói: Người này không phải là Tỳ-kheo, không phải là Sa-môn, không phải là Thích tử. Từ hộ Tỳ-kheo, nghĩa của Sa-môn đoạn. Rơi vào diệt thoái, nên gọi là Ba-la-di. Vì căn cứ nơi Tỳ-kheo chân thật, nên nói lời ấy. Nay không cho sự tạo lỗi lớn của mạng khởi.

Thế nào là không cho sự tạo lỗi lớn của mạng?

Là Đức Phật, Thế Tôn đã lập làm liễu nghĩa. Ông trái với đây là không liễu nghĩa. Đối với phá giới cùng duyên, đối với người nhiều phiền não là đã tạo duyên phạm.

Vì sao nhận biết lời nói này là liễu nghĩa?

Vì lời nói này ở trong Tỳ-na-da là nêu bày phán quyết. Tỳna-da nói: Tỳ-kheo có bốn hạng: (1) Tỳ-kheo danh. (2) Tỳ-kheo tự xưng. (3) Tỳ-kheo khất thực. (4) Tỳ-kheo phá trừ phiền não.

Trong nghĩa này, bạch tứ yết-ma thọ giới, được gọi là Tỳ-kheo danh. Người này trước là Tỳ-kheo chân thật, về sau thành không phải Tỳ-kheo. Không có nghĩa như thế, tức ông đã nói: Do phạm một xứ, các xứ còn lại không mất.

Ở đây, bậc Đại sư đã đưa ra phán quyết: Ví như cây Đa-la bị chặt đứt ngọn thì không còn mọc nữa, không còn sinh trưởng rộng lớn.

Đức Thế Tôn nêu thí dụ như thế là muốn chỉ rõ về nghĩa gì?

Như vậy do phá một phần căn bản, thì các hộ khác không còn nghĩa sinh khởi nữa. Nếu người đã phạm tội căn bản tối trọng, tức có thể phá bỏ tất cả hạnh Tỳ-kheo, cùng với không hổ không thẹn tương ưng rất nặng. Người này chính là đã đoạn dứt hết thảy hộ căn bản. Thế nên đã xả bỏ tất cả hộ. Nghĩa ấy là đúng. Vì sao? Vì đối với trụ xứ cùng sự việc ăn uống của đại chúng, Đức Phật đã không cho người này ăn phần thức ăn, hoặc đặt một gót chân xuống đất. Người này bậc Đại sư đã khai trừ ra khỏi toàn bộ những việc làm của đại chúng.

Căn cứ theo người ấy, Đức Phật lại nói: Các ông nên diệt trừ các thứ cỏ dại nơi đám mía ngọt, nhổ bỏ các loại cây mục rỗng, quạt bay các hạt lúa lép. Các ông hiện nay phải nên ngăn chận dứt trừ những kẻ không phải là Tỳ-kheo tự xưng là Tỳ-kheo.

Đối với người này, pháp Tỳ-kheo là tướng gì?

Như tướng là tướng. Tuy nhiên, không phải không có pháp Tỳkheo. Vì sao? Vì Đức Phật, Thế Tôn đã nói với Chuẩn-đà: Sa-môn chỉ có bốn loại, không có loại thứ năm. Bốn loại Sa-môn là: (1) Đạo sinh. (2) Thuyết đạo. (3) Đạo hoạt. (4) Ô hoại đạo.

Có thuyết nói như vầy: Người này chỉ có tướng mạo là khác, nên nói là Sa-môn. Ví như cây gỗ đã đốt cháy, ao đã khô cạn, mỏ chim anh vũ giả hạt giống hư mục, vòng tròn lửa, chúng sinh chết v.v… Nếu do phá giới nên thành không phải Tỳ-kheo, tức không phải có Tỳ-kheo trao cho học xứ. Chúng ta không nói về tất cả người phạm giới, do sự việc phạm giới tức thành Ba-la-di. Vì nếu người phạm Ba-la-di, tất định không phải là Tỳ-kheo.

Có người khác cho: Do sự nối tiếp vượt hơn khác biệt, tuy là phạm, nhưng không phải tội Ba-la-di, do nhất tâm không dám che giấu. Bậc Pháp chủ đã an lập nghĩa của luật là như thế. Nếu phạm Ba-la-di không phải là Tỳ-kheo, thì vì sao không cho họ xuất gia lại? Do sự nối tiếp đã là rất nặng, vì đã bị hủy hoại do không có hổ thẹn. Vì đối với hộ không thể chiêu cảm khiến sinh khởi, nên như hạt giống đã bị đốt cháy. Không do quán xét có pháp Tỳ-kheo. Vì sao? Vì người này nếu đã xả bỏ giới tức cũng không cho xuất gia lại. Vì đối với sự hủy hoại hao tổn ấy, thì công dụng đâu có ích gì. Nếu người đã thành như thế cũng còn gọi là Tỳ-kheo, chớ nên xem đây là nghĩa Tỳ-kheo. Do chánh pháp diệt tận, yết-ma của Tỳ-na-da không có, nên không còn được hộ mới. Hoặc đã được giới không xả bỏ.

Lại nữa, hộ định sinh và hộ vô lưu, thì việc xả bỏ như thế nào?

Kệ nói:

Do vượt địa cùng thoái

Từ bỏ định được thiện.

Giải thích: Tất cả định được pháp thiện, do hai nhân duyên nên lìa bỏ: Hoặc do thọ sinh nơi địa trên, vượt qua địa khác. Hoặc do thoái chuyển định trên, rơi xuống địa dưới. Hoặc do xả bỏ tụ đồng phần.

Lại nữa, như định của cõi sắc được thiện, do vượt qua địa khác, thoái chuyển và lìa bỏ.

Kệ nói: Vô sắc cũng thế.

Giải thích: Nơi định của cõi vô sắc được thiện, căn cứ ở chỗ vượt qua địa khác cùng thoái chuyển cũng thế, chỉ không có giới định.

Kệ nói:

Thánh được quả

Luyện căn thoái.

Giải thích: Thiện vô lưu do ba nhân duyên nên lìa bỏ: Do được quả nên lìa bỏ đạo trước. Do luyện căn nên lìa bỏ đạo của căn thấp kém. Do thoái chuyển nên lìa bỏ đạo của phẩm trên. Hoặc quả, hoặc đối với đạo vượt hơn của quả, pháp lìa bỏ các hộ là thoái chuyển như vậy.

Kệ nói:

Bỏ không hộ, được hộ

Vì tử hai căn sinh.

Giải thích: Có ba nhân duyên có thể đoạn trừ không hộ:

1. Do được hộ, nghĩa là thọ trì hộ. Hoặc được hộ định sinh, do sức của nhân duyên xưa, nên được định. Tất cả không hộ đều đoạn dứt hẳn, vì sức đối trị lớn.

2. Do chết nên lìa bỏ không hộ, vì nương dựa nơi sự phá diệt.

3. Do hai căn đều cùng khởi nên lìa bỏ không hộ, vì nương dựa nơi sự đổi khác.

Nếu người từ bỏ gậy, lưới v.v… là do không muốn tác ý. Tuy đã lìa bỏ duyên khởi, nhưng nếu không thọ hộ đối trị, thì không hộ không có nghĩa đoạn trừ. Ví như đã lìa duyên khởi bệnh, nhưng không uống thuốc hay, thì bệnh nặng không lành. Nghĩa trước cũng như thế.

Người không hộ này, nếu thọ hộ Ưu-ba-bà-sa, là từ hộ nhập không hộ hay là từ hộ nhập phi hộ phi bất hộ?

Có Sư khác nói: Trở lại nhập nơi không hộ, do ý xả không nhất định. Ví như tấm sắt nung đỏ rồi trở lại màu xanh.

Sư Tỳ-bà-sa cho: Nghĩa này không hợp lý. Nếu người lại hành sự việc trước, trở lại nhập nơi không hộ tức do đắc đến này tùy thuộc nơi hữu giáo.

Lại nữa, hộ khác, không hộ vô giáo làm sao lìa bỏ?

Kệ nói:

Tâm chóng thọ vật hành

Mạng căn đoạn trong xả.

Giải thích: Do tâm thiện mạnh nhanh, hoặc do phiền não tất mạnh nhanh, có thể dẫn sinh vô giáo. Tâm này nếu đoạn thì vô giáo liền đoạn. Ví như thợ gốm quay bánh xe và như việc phóng mũi tên v.v… bay đi. Do tâm thọ đoạn nên vô giáo cũng đoạn như thế. Nếu người xả tâm thọ, cho là chớ nên thọ như thế, do sự việc hành đoạn nên thọ này cũng đoạn. Như công việc vốn đã làm, tức như không làm lại nữa. Do vật dụng đoạn nên thọ này cũng đoạn.

Thế nào là vật dụng?

Nghĩa là các sự vật đã cúng thí như tháp miếu, vườn rừng, tọa cụ. Hoặc các thứ vật dụng hành nghề như lưới giăng bắt thú, đánh cá. Do thọ mạng đoạn, hoặc do căn thiện đoạn, nên các thứ này cũng liền đoạn. Nếu người tạo ra phương tiện đoạn căn thiện, do sáu thứ nhân ấy tức từ bỏ. Ở đây là vô giáo.

Kệ nói:

Thiện không sắc, cõi dục

Căn đoạn sinh trên xả.

Giải thích: Nếu ở trong cõi dục, tất cả tánh thiện không sắc, do hai thứ nhân nên từ bỏ. Nghĩa là căn thiện đoạn và sinh nơi cõi sắc, vô sắc.

Kệ nói:

Do đối trị nên sinh

Xả nhiễm ô vô sắc.

Giải thích: Tất cả tánh phi sắc nhiễm ô, do đối trị nên từ bỏ, là chủng loại của Hoặc nên loại trừ, là chủng loại đối trị nên có thể diệt. Do đối trị này sinh khởi tức từ bỏ. Nhiễm ô và loại bạn, không do phương tiện riêng.

Lại nữa, trong chúng sinh nào có không hộ, có hộ?

Kệ nói:

Nẻo người không hộ trừ

Hai hoàng môn, hai căn Cưu-lâu.

Giải thích: Chỉ nơi nẻo người mới có không hộ, các nẻo khác không có. Trong nẻo người thì trừ sinh thành hoàng môn buộc thành hoàng môn hai căn và châu Bắc Cưu-lâu.

Kệ nói: Hộ nơi trời cũng thế.

Giải thích: Hộ nơi nẻo người có trừ, như trước đã trừ. Ở nơi nẻo trời cũng có hộ, nên hai nẻo có hộ trì.

Vì sao nhận biết được như hoàng môn v.v… là không hộ?

Do nơi Kinh và Luật nên nhgb. Kinh nói: Này Ma-ha-na-ma! Nếu người tại gia, bạch y là trượng phu cùng với nam căn tương ưng, quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng cũng nói lời này: Nguyện xin Đại đức nhớ giữ cho! Con nay là Ưu-bà-tắc Ma-ha-na-ma. Chỉ do lượng này, người ấy thành Ưu-bà-tắc. Ở nơi luật cũng có văn như thế. Luật nói: Người có tướng như thế v.v… các ông tất nên loại trừ.

Lại do nhân gì nên nơi người kia không có hộ?

Vì Hoặc của hai sự nương dựa là vượt quá lượng, nên chánh tư duy phân biệt lựa chọn, về sự nối tiếp là không thể được, vì sự hổ thẹn của phẩm hạ cũng không có. Thế nên không có hộ.

Nếu như vậy vì sao không có bất hộ (không có bất luật nghi)?

Vì chỉ ở trong pháp ác, sự nương dựa là không nhất định thật. Nếu xứ này có hộ, thì xứ này tức có không hộ, vì hai thứ cùng đối trị. Người ở châu Bắc Cưu-lâu, cầu thọ và tâm định không có, đối với pháp ác, không có cố ý muốn làm. Thế nên không có hộ, cũng không có bất hộ.

Ở nẻo ác vì sao không có hộ, không có bất hộ?

Vì không có sự hổ thẹn rất nặng. Do cùng với hai thứ này tương ưng và hủy hoại thì mới được hộ và bất hộ.

Lại nữa, sự nương dựa của nẻo ác kia đã có lỗi lầm như thế. Chuyển thành ruộng đất xấu, nghĩa là hai hoàng môn hai căn. Chúng sinh của nẻo ác đối với sự nương dựa này thì hộ không sinh và bất hộ cũng không sinh. Ví như nơi ruộng xấu, khô cằn, hoặc chua phèn khiến mầm mạ không sinh, cỏ dại cũng không mọc nổi.

Nếu vậy vì sao trong kinh nói: Tỳ-kheo! Có loài rồng sinh từ trứng, cứ vào ngày mồng tám của nửa tháng, từ cung rồng xuất hiện, thọ tám phần tương ưng Ưu-ba-bà-sa. Hành này chỉ là hạnh thiện. Đối với rồng kia là không có hộ, thế nên chỉ ở nẻo người, trời mới có hộ.

Lại, ở đây:

Kệ nói: Người đủ ba.

Giải thích: Trong nẻo người, tất cả ba hộ đều có đủ. Nghĩa là ba hộ như Ba-la-đề-mộc-xoa v.v…

Kệ nói: Sinh trời thuộc dục, sắc.

Giải thích: Nếu chư thiên sinh nơi cõi dục, sắc, thì có hộ định sinh. Ở nơi cõi trên thì không có.

Kệ nói:

Lại, vô lưu

Trừ trung định, vô tưởng

Trời cùng cõi vô sắc.

Giải thích: Hộ vô lưu sinh nơi trời thuộc cõi dục, cõi sắc thì có, trừ định trung gian, trời vô tưởng và cõi vô sắc. Nếu chư thiên sinh nơi cõi vô sắc, do đắc được có hộ định và hộ vô lưu, không do hiện tiền có. Từ đấy hướng về sau, do dựa nơi phân biệt để nói về nghiệp. Như trong kinh đã lược nói về nghiệp, nay sẽ phân biệt rộng để nêu bày.

Nghiệp có ba thứ: Nghĩa là thiện, ác, vô ký. Ở đây:

Kệ nói:

Bình, chẳng bình, nghiệp khác

Thiện, bất thiện khác hai.

Giải thích: Đây là tướng như thiện v.v… Nếu nghiệp bình an thì lập là thiện. Hoặc quả báo đáng yêu thích, hoặc có thể khiến đạt đến Niết-bàn, đó gọi là bình an, do hai thời gian tạm thời và vĩnh viễn, có thể cứu độ các thứ khổ. Nếu không bình an thì gọi là bất thiện, vì đối nghịch với bình an. Nếu quả báo của nghiệp không phải đáng yêu thích cùng có thể tạo chướng ngại cho giải thoát, thì khác với hai nghiệp trước, là chẳng phải bình an, chẳng phải phi bình an. Vì thế nên biết là phi thiện, phi phi thiện.

Lời nói này có nghĩa gì? Là lấy vô ký làm nghĩa.

Lại nữa:

Kệ nói:

Phước, phi phước, bất động

Khổ thọ cùng lại ba.

Giải thích: Lại có ba nghiệp là nghiệp phước đức, nghiệp phi phước đức, nghiệp bất động.

Lại có ba nghiệp: Nghiệp có lạc thọ, nghiệp có khổ thọ, nghiệp có bất lạc bất khổ thọ.

Trong đây:

Kệ nói: Dục, nghiệp thiện, phước đức.

Giải thích: Nghiệp thiện ở cõi dục, do có thể đạt thanh tịnh, do có thể thường dẫn đến báo đáng yêu thích, nên nói là phước đức.

Kệ nói: Cõi trên thiện, bất động.

Giải thích: Nghiệp thiện của cõi sắc, vô sắc gọi là bất động, hay là không như thế? Vì sao Đức Phật, Thế Tôn nói: Ba định có động. Ở trong ấy là giác là quán nơi các hành khác, các Thánh gọi là động, nói rộng như nơi kinh. Vì căn cứ theo định kia có lỗi lầm nên nói như thế. Ba định v.v… này, ở trong kinh nói bất động, là căn cứ theo khả năng thành đạo duyên nơi thiện bất động, nên gọi là bất động.

Lại có nhân gì khiến định này thật sự có động? Hay có lúc nói là không động?

Kệ nói:

Do nghiệp nơi tự địa

Căn cứ báo không động.

Giải thích: Nếu nghiệp của cõi dục căn cứ theo quả báo, thì có nghĩa động. Thế nào là báo có động? Vì ở xứ không có định, nên nghiệp này đã chiêu cảm nẻo riêng khác và ở nẻo khác cũng được thành thục.

Lại có nghiệp đã chiêu cảm tụ đồng phần của trời riêng khác, thì đối với tụ đồng phần của trời khác cũng được thành thục. Vì sao? Vì nghiệp này có thể chiêu cảm sắc lực, lạc dục nơi trần v.v…, ở trên các trời tức nên thành thục. Nghiệp này có thời gian do thuận theo duyên riêng, nên ở trong nẻo người, súc sinh, quỷ thần đã thành thục. Nếu nghiệp của cõi sắc, cõi vô sắc, đối với địa khác thì không có nhân duyên được thành thục, do quả báo ở xứ định. Thế nên nói là bất động.

Nghiệp phi phước: Là ở nơi thế gian đã hiểu rõ, cho là không phải thiện. Hoặc nghĩa thế gian đã thành, trong ấy đâu cần tạo ra công dụng.

Đã phân biệt nói về nghiệp như phước đức v.v… xong. Các nghiệp có lạc thọ v.v… nay sẽ nói.

Kệ nói: Lạc thiện đến ba định.

Giải thích: Nếu nghiệp là thiện, thì đối với lạc thọ là tốt đẹp. Nghiệp này có cho đến ba định. Vì sao? Vì địa lạc thọ chỉ tột cùng là ở ba định này. Vì vậy cõi dục cùng ba định là địa của lạc thọ kia.

Vượt qua địa này:

Kệ nói: Hướng thiện trên không hai.

Giải thích: Vượt quá định thứ ba, hướng lên trên là tất cả nghiệp thiện, đối với bất khổ bất lạc là tốt đẹp. Ở đây, không có quả báo khổ vui.

Kệ nói:

Nghiệp ác ở cõi dục

Lập tên: Có khổ thọ.

Giải thích: Nói cõi dục là làm rõ chỉ ở cõi dục có. Nơi xứ khác nhất định không có. Những nghiệp này không chỉ thọ là quả báo mà thọ tư lương cũng là quả báo.

Kệ nói: Thuyết khác hạ có trung.

Giải thích: Có Sư nói: Trong đây, nghiệp có thể chiêu cảm thọ bất khổ bất lạc. Từ định thứ tư trở lên là có và ở nơi địa dưới cũng có.

Nhân nơi gì để nhận biết là có?

Kệ nói: Báo của định trung gian.

Giải thích: Nếu không như thế thì nghiệp của định trung gian tức nên không có quả báo. Hoặc ở định trung gian có loại nghiệp riêng khác. Ở đây, vì không khổ không lạc, nên nghiệp của định trung gian đối với lạc căn của định là báo của nghiệp kia.

Sư khác nói như vậy.

Lại có Sư khác cho: Nghiệp này quyết định không có thọ làm báo.

Lối giải thích này cùng với Tạng A-tỳ-đạt-ma là trái nhau. Vì sao? Vì nơi Tạng kia đã có văn như vậy.

Văn của Tạng kia nói: Là có như thế chăng?

Do nghiệp ấy dùng tâm pháp làm thể nơi thọ, hay là nghiệp này có quả báo thành thục chăng?

Có. Nghĩa là nghiệp thiện không có giác.

Kệ nói:

Báo thục không trước sau

Do Phật nói ba nghiệp.

Giải thích: Ở trong kinh, do nói văn này: Có quả báo của ba nghiệp thành thục không có trước, không có sau chăng?

Có. Là nghiệp có lạc thọ, sắc thành thục là quả báo. Nghiệp có khổ thọ, tâm và tâm pháp thành thục là quả báo. Nghiệp có bất khổ bất lạc thọ, không phải tâm tương ưng pháp thành thục là quả báo. Thế nên ở địa dưới có nghiệp bất khổ bất lạc. Nếu lìa cõi dục, ở xứ khác, thì ba nghiệp này không có một thời đều cùng thành thục.

Nghiệp này là thiện hay là không phải thiện?

Là thiện nhưng thể là rất yếu kém.

Nếu như vậy trước đã nói lạc thiện đến ba định.. Lại nói: Hoặc quả báo đáng yêu thích. Hoặc có thể khiến đạt đến Niết-bàn. Đó gọi là thiện, tức cùng với lời nói ấy là trái nhau?

Thuyết này nói nên biết là theo đa số.

Nghiệp này không lấy thọ làm tánh, vì sao nói là có lạc thọ v.v…?

Vì đối với lạc thọ v.v… là tốt đẹp, nên nói có lạc thọ v.v…

Lại nữa, đây là nghiệp lạc tất nên thọ. Thọ này là thọ nhận pháp nào? Là báo lạc nên thọ báo, vì lạc ở trong nghiệp này là có.

Lại nữa, do nghiệp này nên thọ nhận báo lạc, nên nói nghiệp này có lạc thọ. Ví như dục phân tán thì có nghiệp khổ thọ, có nghiệp bất khổ bất lạc thọ, nên biết cũng như vậy.

Kệ nói:

Tự tánh cùng tương ưng

Cảnh giới và quả báo

Hoặc do khiến hiện tiền Nghĩa thọ có năm thứ.

Giải thích: Thọ, nếu căn cứ nơi nghĩa thì có năm thứ:

1. Thọ tự tánh: Nghĩa là khổ, lạc v.v…

2. Thọ tương ưng: Nghĩa là xúc. Như kinh nói: Nên xúc thọ lạc.

3. Thọ cảnh giới: Nghĩa là sáu trần (cảnh). Như kinh nói: Do mắt thấy sắc, người này thọ nhận sắc, không thọ nhận sắc dục, như vậy v.v… Vì sao? Do thọ nên duyên nơi cảnh giới này, tức nói thọ nhận cảnh này.

4. Thọ quả báo: Nghĩa là thọ của nghiệp. Như kinh nói: Nghiệp thọ hiện pháp, nghiệp sinh thọ, nghiệp hậu thọ, nghiệp thọ bất định.

5. Thọ hiện tiền: Là tùy theo cùng với một pháp tương ưng. Như kinh nói: Thời gian này thọ nhận lạc thọ. Hai thọ trong thời gian ấy đều là lìa, diệt. Vì sao? Vì lúc ấy lạc thọ sinh, thọ khác không được sinh.

Do thọ kia nên thọ nhận thọ ấy. Nếu hiện tiền thì có thể nói là có thể nhận lấy thọ này. Thế nên do nêu thọ quả báo tức nói nên thọ nghiệp lạc. Khổ v.v… cũng như vậy.

Kệ nói: Đây hoặc định chẳng định.

Giải thích: Ở đây nên thọ nhận ba nghiệp như lạc thọ v.v… Nên biết đều có định chẳng định, vì vậy không hẳn là nên thọ.

Kệ nói:

Lại thọ định có ba

Vì thọ báo như hiện.

Giải thích: Định nghiệp có ba. Nghĩa là hiện pháp nên thọ, sinh nên thọ, hậu nên thọ. Ba thứ định nghiệp này hợp với nghiệp thọ bất định, nên thành bốn thứ.

HẾT – QUYỂN 11