A TỲ ĐẠT MA CÂU XÁ THÍCH LUẬN
Tác giả: Tôn giả Bà Tẩu Bàn Đậu (Thế Thân)
Hán dịch: Đời Trần, Tam Tạng Chân Đế
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ

 

QUYỂN 19

Phẩm thứ 7: PHÂN BIỆT TUỆ, phần 1

Đã nói về các nhẫn và các trí xong.

Ở đây nói về chánh kiến và chánh trí.

Các nhẫn là không phải trí.

Chánh trí là không phải chánh kiến chăng?

Kệ nói: Nhẫn vô cấu, không trí.

Giải thích: Trước đã nói về tám thứ nhẫn vô lưu không phải là trí. Là tùy miên nghi phải nên dịêt, vì hoặc chưa diệt, nên có thể nói các thứ kia gọi là kiến. Quyết định, lường tính, tìm kiếm là thể tánh. Như nhẫn chỉ là tánh của kiến, không phải trí. Như thế:

Kệ nói: Tận, vô sinh, không kiến.

Giải thích: Tận trí, vô sinh trí không phải là kiến, vì không phải quyết định, lường tính, tìm kiếm làm tánh.

Kệ nói: Khác Thánh trí kia, hai.

Giải thích: Khác với nhẫn và tận trí, vô sinh trí, còn lại là Bátnhã vô lưu, cũng là kiến, cũng là trí.

Kệ nói: Khác: trí.

Giải thích: Bát-nhã của thế gian, tất cả đều là trí.

Kệ nói: Kiến có sáu.

Giải thích: Năm kiến và chánh kiến thế gian. Sáu thứ Bát-nhã thế gian ấy gọi là kiến cũng là trí. Phần còn lại không phải là kiến, chỉ là trí.

Do bao nhiêu lượng có thể gồm thâu tất cả trí?

Do mười trí. Nếu lược thâu mười trí thì chỉ có hai trí.

Kệ nói: Trí hữu lưu, vô lưu.

Giải thích: Tất cả trí không ngoài hai tánh. Nghĩa là trí thế gian, trí xuất thế gian.

Nơi hai trí này:

Kệ nói: Thứ nhất gọi tục trí.

Giải thích: Trí hữu lưu gọi là thế tục trí. Vì sao? Vì trí này do nhiều duyên loại tục như: bình, áo, nam, nữ v.v… làm cảnh.

Kệ nói:

Trí vô lưu có hai

Pháp trí và loại trí.

Giải thích: Vô lưu chia làm hai trí. Nghĩa là pháp trí, loại trí. Dùng hai trí này hợp với trước thành ba trí. Nghĩa là thế tục trí, pháp trí, loại trí. Trong ấy: Kệ nói: Tục trí tất cả cảnh.

Giải thích: Tất cả pháp hữu vi, vô vi, đều là cảnh của tục trí.

Kệ nói:

Dục khổ cùng làm cảnh Pháp trí.

Giải thích: Pháp trí: Nghĩa là ở trong cõi dục lấy khổ, khổ tập, khổ diệt, khổ diệt đối trị làm cảnh.

Kệ nói:

Nếu loại trí

Khổ trên cùng làm cảnh.

Giải thích: Loại trí: Ở trong cõi sắc, cõi vô sắc, dùng khổ, khổ tập, khổ diệt, khổ diệt đối trị làm cảnh.

Kệ nói:

Hai ấy do đế khác Thành bốn.

Giải thích: Pháp trí, loại trí do đế có sai biệt, nên thành bốn trí. Nghĩa là khổ trí, tập trí, diệt trí, đạo trí. Do duyên nơi bốn đế khởi.

Kệ nói:

Bốn lại hai

Gọi tận, vô sinh trí.

Giải thích: Pháp trí, loại trí do cảnh đã thành bốn thứ. Ở đây, nếu không phải là chánh kiến vô học làm tánh, thì gọi là tận trí, vô sinh trí.

Kệ nói:

Trí này lại mới sinh

Tánh khổ, tập, loại trí.

Giải thích: Hai trí này nếu mới sinh gọi là tận trí. Vô sinh trí lấy khổ, tập loại trí làm tánh. Do khổ, tập đều có bốn hành tướng duyên nơi ấm của xứ Hữu đảnh làm cảnh giới.

Tam-ma-đề kim cang thì cùng với cảnh của hai đối tượng duyên này là đồng chăng? Nếu Tam-ma-đề kim cang thí duyên nơi khổ tập làm cảnh, tức cùng với hai trí là đồng cảnh. Nếu duyên nơi diệt đạo làm cảnh thì cùng với hai trí không đồng.

Kệ nói: Từ bốn tha tâm trí.

Giải thích: Tha tâm trí từ bốn trí thành. Nghĩa là từ thế tục trí, pháp trí, loại trí, đạo trí. Tha tâm trí này lại cần phán quyết.

Kệ nói: Vượt căn địa trên người.

Giải thích: Nếu vượt quá địa thì tâm địa dưới không thể nhận biết địa trên. Nghĩa là tâm định của địa dưới không thể nhận biết tâm định của địa trên. Nếu vượt quá căn thì căn phẩm hạ không thể nhận biết địa trên. Nghĩa là người đạt tín lạc và đạo của người thời giải thoát không thể nhận biết người được kiến chí và đạo của người phi thời giải thoát. Nếu vượt quá người, thì người của địa dưới không thể nhận biết tâm của người ở địa trên. Tức là A-na-hàm, A-la-hán, Thanh văn, Độc giác, Phật đạo, bậc dưới không thể nhận biết bậc trên.

Kệ nói: Diệt chưa sinh không biết.

Giải thích: Nếu tha tâm của quá khứ, vị lai, thì tha tâm trí tức không thể nhận biết, vì tha tâm của hiện tại là cảnh giới.

Lại có pháp gì không phải là đối tượng nhận biết?

Kệ nói: Pháp, loại cùng không biết.

Giải thích: Tha tâm trí của chủng tánh pháp trí không thể nhận biết tha tâm nơi chủng tánh của loại trí. Tha tâm trí của chủng tánh loại trí không thể nhận biết tha tâm của chủng tánh pháp trí. Vì sao? Vì hai tâm này đều lấy pháp đối trị cõi dục, cõi trên làm cảnh giới. Ở trong phần vị kiến, không có tha tâm trí thông, do thì giờ cấp bách. Nơi phần vị kiến thì được làm cảnh của tha tâm trí. Trong ấy, nếu người do tha tâm trí muốn nhận biết tâm của kiến đạo, thì trước phải tạo gia hạnh xong.

Kệ nói:

Hai niệm đầu vị kiến

Thanh văn, Tê dụ, hai P

hật tự nhiên biết đủ.

Giải thích: Nếu Thanh văn tu tha tâm trí, muốn biết tha tâm trong kiến đạo thì biết được tâm của hai sát-na trước. Nghĩa là pháp trí nhẫn, pháp trí. Biết cảnh nơi chủng tánh của loại trí, do gia hạnh riêng được thành. Thời này, ở trong đó, tu nơi phương tiện của tha tâm trí kia. Người tu quán này đã vượt qua đến tâm thứ mười sáu, ở trung gian không thể nhận biết được. Nếu Tê giác dụ Độc giác muốn nhận biết tha tâm trong kiến đạo, thì biết được tâm của ba sát-na. Nghĩa là hai tâm trước và tâm của tập loại trí thứ tám, do gia hạnh yếu kém. Sư khác nói: Nhận biết về tâm thứ nhất, thứ hai, tâm thứ mười lăm. Đức Phật, Thế Tôn nhận biết tất cả tâm sát-na của kiến đạo, không do tâm gia hạnh nhận biết, chỉ do tâm tự tánh nhận biết.

Lại nữa, tận trí, vô sinh trí, hai trí này có gì khác biệt?

Kệ nói:

Tận trí nơi bốn đế

Đã biết cùng quyết biết

Không lại nên biết cùng

Gọi là vô sinh trí.

Giải thích: Tạng A-tỳ-đạt-ma nói: Thế nào là tận trí? Khổ đế ta đã nhận biết chán lìa. Tập đế ta đã đoạn trừ. Diệt đế ta đã chứng đắc. Đạo đế ta đã tu tập. Do nghĩa này là tri kiến minh giác, tuệ giải nên trước là chính thức đối quán. Đó gọi là tận trí.

Thế nào là vô sinh trí?

Khổ đế ta đã nhận biết chán lìa, không còn nhận biết chán lìa nữa. Cho đến đạo đế ta đã tu tập, không còn tu tập nữa. Do nghĩa này là tri kiến, cho đến chính thức đối quán. Đó gọi là vô sinh trí.

Thế nào là do trí vô lưu nhận biết được như thế?

Do trí vô lưu, hậu đắc trí xuất sinh, quán xong nên biết được như thế. Do hậu đắc trí có sai biệt, nên lập tận trí vô sinh trí có sai biệt.

Sư A-tỳ-đạt-ma của nước Kế Tân đã nói như thế. Có Sư khác cho: Do trí vô lưu nên nhận biết được nghĩa này. Nói tận trí, vô sinh trí là kiến, vì dùng tất cả danh để giải thích nghĩa này. Lại nữa, do trí chứng làm tánh, nên gọi là kiến. Vì thế trong Tạng A-tỳ-đạt-ma nói: Nếu pháp là trí, tức pháp này là kiến.

Lại nữa, nhằm làm rõ kiến đã nói hiện nay khác với kiến đã nói ở trước. Như ở đây gọi là mười trí. Tức là: Pháp trí, loại trí, thế tục trí, tha tâm trí, khổ trí, tập trí, diệt trí, đạo trí, tận trí và vô sinh trí. Trong đó, thế tục trí là một trí và phần của một trí. Pháp trí là một trí và phần của bảy trí. Loại trí cũng như vậy. Khổ trí là một trí và phần của bốn trí. Tập trí, diệt trí cũng như vậy. Đạo trí là một trí và phần của năm trí. Tha tâm trí là một trí và phần của bốn trí. Tận trí là một trí và phần của sáu trí. Vô sinh trí cũng như vậy.

Vì sao trí chỉ có ba lại an lập là mười?

Kệ nói:

Do tự tánh đối trị

Hành tướng, cảnh hành tướng

Gia hạnh, việc làm xong

Nhân tròn nên nói mười.

Giải thích: Thuyết kia nói: Do bảy thứ nhân duyên nên an lập trí thành mười thứ:

1. Do tự tánh, nên an lập thế tục trí, không phải có thể nhận biết về nghĩa chân thật.

2. Do đối trị, nên an lập hai trí: Pháp trí, loại trí, vì có thể đối trị nơi cõi dục và cõi trên.

3. Do đối tượng được duyên cùng khác nên an lập hai trí khổ, tập. Không do thể của cảnh giới khác.

4. Do tướng của đối tượng duyên và thể của cảnh giới có khác, nên an lập hai trí diệt, đạo.

5. Do gia hạnh khác nên an lập tha tâm trí. Vì sao? Vì pháp tha tâm của trí này không phải là đối tượng nhận biết. Vì chỉ muốn nhận biết tâm của người khác, nên người tu gia hạnh được tha tâm trí.

6. Do công việc làm đã xong, nên an lập tận trí. Vì sự việc đã hoàn tất và chỗ nối tiếp của con người mới sinh.

7. Do nhân duyên viên mãn, nên an lập vô sinh trí. Vì dùng tất cả các pháp vô lưu làm nhân.

Vì đối trị đủ tất cả ba cõi, nên ở trước đã nói pháp trí chỉ có thể đối trị nơi cõi dục.

Lại nữa: Kệ nói:

Trí pháp nơi diệt đế

Cùng đạo đế, tu đạo

Là đối trị ba cõi.

Giải thích: Pháp trí của hai đế diệt đạo, nếu thuộc về tu đạo thì có thể đối trị ba cõi.

Kệ nói:

Loại trí không tri dục.

Giải thích: Loại trí hoàn toàn không thể đối trị nơi cõi dục. Vì trí này khác với hai thứ, nên nói đối trị đủ.

Trong mười thứ trí này, bao nhiêu trí có hành tướng? Lại có bao nhiêu hành tướng?

Kệ nói:

Pháp trí và loại trí

Có mười sáu hành tướng.

Giải thích: Hai trí này, mỗi mỗi trí đều có đủ mười sáu hành tướng. Hành tướng này phần sau sẽ nói.

Kệ nói: Tục trí như không như.

Giải thích: Thế tục trí có mười sáu hành tướng, còn có tướng riêng, có thể duyên nơi tất cả pháp, là tướng chung, tướng riêng.

Kệ nói: Do tướng tự đế bốn.

Giải thích: Trí khổ, tập, diệt, đạo, do duyên nơi hành tướng của tự đế nên dấy khởi, nên mỗi mỗi thứ đều có bốn hành tướng.

Kệ nói:

Tha tâm trí cũng vậy Không cấu.

Giải thích: Tha tâm trí vô lưu cũng như vậy. Do duyên nơi hành tướng của tự đế, nên cũng thành bốn hành tướng, vì chỉ là đạo trí.

Kệ nói:

Lại có cấu.

Như nên biết tự tướng.

Giải thích: Nếu tha tâm trí hữu lưu, là từ chỗ ứng hợp nhận biết về tâm và tâm pháp. Như như tướng của tâm tâm pháp kia thì tư tưởng cũng vậy. Vì có thể nhận lấy tướng riêng làm cảnh, nên có hai thứ này.

Kệ nói: Duyên một vật làm cảnh.

Giải thích: Vào lúc này, nếu duyên nơi tâm làm cảnh, thì không thể duyên nơi tâm pháp làm cảnh. Nếu duyên nơi thọ thì không thể duyên nơi tưởng. Như thế v.v…

Như vậy vì sao Đức Phật, Thế Tôn nói: Nếu tâm có dục thì có thể nhận biết như thật là tâm này có dục. Các tâm và tâm pháp như thế v.v… không được cùng một lúc nhận lấy. Ví như áo và chiếc áo bị cấu bẩn, không phải trong cùng một lúc nhận lấy.

Tâm có dục: Có dục gồm hai thứ: Có dục cùng xen tạp. Có dục tương ưng.

Trong đây, nếu tâm cùng với dục xen tạp, thì do hai nghĩa có dục. Nếu khác với đây là tâm hữu lưu do nghĩa tương ưng. Thế nên có dục.

Trong kinh này đã nói có dục là có dục tương ưng. Nếu đối trị dục gọi là không dục.

Sư khác nói như thế. Vì sao? Vì nếu cùng với dục tương ưng được gọi là không dục thì sao có cùng với hoặc riêng xen tạp cũng nên thành không dục?

Nghĩa này không hợp lý. Vì sao? Vì tâm này không phải đối trị dục, nếu tâm không nhiễm ô thì không phải là có dục, không phải là không dục, chẳng nên thành không dục như vậy v.v… Thế nên tâm cùng với dục tương ưng, trong đây gọi là có dục. Cho đến có si, không si v.v…, nên biết cũng vậy.

Tâm lược là tâm thiện, do cảnh giới ít. Tâm tán là tâm nhiễm ô, vì tương ưng với tán loạn. Lại nữa, tâm lược là cùng với thùy miên tương ưng. Tâm tán là tâm có nhiễm ô còn lại.

Các Sư nước Tây Vực nói như thế. Sư Tỳ-bà-sa không thừa nhận thuyết ấy. Sư kia nói: Một tâm này cũng lược, cũng tán, vì tương ưng với thùy miên nhiễm ô.

Nếu như vậy thì cùng với Tạng A-tỳ-đạt-ma là trái nhau. Tạng kia nói: Nếu nhận biết như thật về tâm lược, thì trí này thành bốn trí. Nghĩa là pháp trí, loại trí, thế tục trí và đạo trí.

Tâm thấp kém: Là tâm nhiễm ô, vì cùng với biếng trễ tương ưng. Tâm thượng thắng: Là tâm thiện, vì cùng với tinh tấn tương ưng.

Tâm hành nhỏ: Là tâm nhiễm ô, vì hoặc được đối trị do phẩm thiện tịnh nhỏ.

Tâm hành lớn: Là trái với tâm trước. Vì loại, bạn nơi giá trị của căn, tùy theo công sức nhiều, ít. Vì sao? Vì nếu tâm có nhiễm ô tức cùng với hai căn tương ưng. Nếu tâm thiện tức cùng với ba căn thiện tương ưng. Nếu là tâm nhiễm ô, tức có giá trị ít, vì không do dụng công tạo thành. Nếu là tâm thiện thì có giá trị lớn, do có nhiều công dụng tạo nên. Nếu là tâm nhiễm ô, thì không có tu đồng loại ở vị lai, không có nhiều loại bạn. Nếu là tâm thiện thì có tu đồng loại ở quá khứ, vị lai, do có nhiều loại bạn. Nếu là tâm nhiễm ô, tức ít tùy tùng, vì bị ba ấm luôn theo. Nếu là tâm thiện, tức có nhiều tùy tùng, vì tùy tùng với bốn ấm. Tâm nhiễm ô sức ít, vì nó đã đoạn căn thiện rồi lại nối tiếp. Tâm thiện thì công sức nhiều, do nơi một sát-na khổ pháp, trí nhẫn sinh, có công năng diệt trừ mười Hoặc, khiến vĩnh viễn không sinh. Thế nên tâm có nhiễm ô gọi là nhỏ. Tâm thiện gọi là lớn.

Tâm động: Là tâm nhiễm ô, vì cùng với trạo khởi tương ưng. Tâm không động: Là tâm thiện, vì có thể đối trị trạo khởi. Tâm không tĩnh lặng, tâm tĩnh lặng cũng như vậy.

Tâm không định: Là tâm nhiễm ô, vì cùng với tán loạn tương ưng. Tâm định: Là tâm thiện, vì có thể đối trị tán loạn kia.

Tâm không tu: Là tâm nhiễm ô, vì không phải do tu sinh và tu sự đã tu. Tâm tu: Là tâm thiện, vì đã tu hai pháp: Tu sinh, tu sự.

Tâm không giải thoát: Là tâm nhiễm ô, do không phải là đối tượng được giải thoát của giải thoát tự tánh, giải thoát nối tiếp. Tâm giải thoát: Là tâm thiện, vì đã giải thoát theo hai thứ giải thoát.

Sư Tỳ-bà-sa đã nói như vậy. Nếu tạo giải thích như thế thì không tùy thuận nơi kinh, cũng không thể giải thích nghĩa sai biệt của câu văn như vậy.

Thế nào là không tùy thuận nơi kinh?

Như kinh nói: Thế nào là tâm ở bên trong thành lược? Nếu tâm cùng với các thứ yếu mệt (hôn trầm), thùy miên tương ưng, hoặc cùng với những sự thâu giữ bên trong tương ưng, thì không cùng với Tỳ-bát-xá-na (Quán) tương ưng.

Thế nào là tâm ở bên ngoài thành tán?

Nếu tâm ở nơi trần của năm dục thì đảo loạn, dong ruổi, tán động. Nơi phần trước đã không nói chăng? Tâm này cũng lược, cũng tán, như đã nói là không hợp lý. Nói tâm nhiễm ô tương ưng với thùy miên, không lập là tán, ở trước đã không nói chăng? Hay là cùng với tạng A-tỳ-đạt-ma trái nhau?

Trái với tạng A-tỳ-đạt-ma, điều này cũng có thể hợp lý, chỉ đừng mâu thuẫn với kinh.

Thế nào là không thể giải thích nghĩa sai biệt của câu văn?

Vì không nói về nghĩa có sai biệt của các tâm: Tán, thấp kém, động, không tĩnh lặng, không định, không tu, không giải thoát. Tâm lược thượng thắng v.v… cũng như vậy. Hoặc không phải là đã không nói về nghĩa sai biệt của các câu văn. Đồng là tâm nhiễm ô, do chỉ về lỗi lầm kia có khác nhau. Đồng là tâm thiện, do đã làm rõ về các công đức kia có sai biệt.

Vì thế nghĩa nơi câu văn kia có sai biệt là đã nói, không biện hộ về chỗ trái nhau của kinh, nên đấy là nghĩa đã nói, không phải nghĩa của câu văn. Nếu ở trong kinh thừa nhận tâm này là tâm thấp kém, tức là tâm động, thì ông giải thích có thể hợp lý. Nhưng trong kinh không nói nghĩa này. Kinh nói: Bấy giờ, nếu tâm thấp kém, hoặc nghi dục thấp kém, thì trong thời này, khinh an, Tam-ma-đề xả giác phần, không phải là thời tu tập. Thời ấy, nếu tâm dong ruổi, tán động, hoặc nghi dục dong ruổi, tán động thì trạch pháp, tinh tấn, hỷ giác phần, không phải là thời tu tập, do các giác phần có tâm tán tu tập không xét lường.

Nơi thuyết kia, ở đây gọi là tu. Do có thể khiến hiện tiền, thế nên không có lỗi. Trong ấy, nếu tâm do biếng trễ vượt hơn, gọi là thấp kém. Nếu tâm do trạo khởi vượt hơn, gọi là dong ruổi, tán động, vì thế không có lỗi. Các pháp như vậy v.v… hoặc cùng sinh. Nên chúng ta nói: Nếu tâm thấp kém, tức có dong ruổi tán động. Lời nói này cùng với mật ý tương ưng. Tôi cũng không ngăn cản. Vì ở trong kinh ý không như vậy, nên tôi nói như thế. Điều ông đã nói ấy là: Tâm tương ưng với tất cả dục gọi là có dục. Vậy tâm nào cùng với dục tương ưng?

Nếu ông nói: Vì tương ưng với dục đạt được, nên nói là cùng với dục tương ưng, thì tâm vô lưu tức nên thành có dục, nghĩa là tâm hữu học. Nếu nói duyên nơi dục làm cảnh giới gọi là có dục, thì tâm A-lahán cũng nên có dục. Vì sao? Vì tâm này có lúc duyên nơi tâm hữu lưu, phân biệt có dục. Do duyên nơi dục làm cảnh giới, nên tâm này vì sao thành hữu lưu? Nếu ông nói vì duyên nơi Hoặc chung làm cảnh giới thế nói có dục. Nếu như vậy thì tâm này chỉ có si, không phải là có dục. Do duyên nơi si làm cảnh giới. Duyên nơi tâm người khác làm cảnh giới thì tâm không duyên nơi phần đạt được ấy làm cảnh giới, thì không phải cảnh giới của tâm này là duyên nơi dục. Thế nên không do tương ưng với dục, nên tâm có dục. Ở đây nên biết.

Nếu vậy thì tâm có dục là thế nào?

Cùng với dục xen tạp, gọi là có dục. Không cùng với dục xen tạp, gọi là không dục. Nhận thấy ý của kinh như thế. Trong kinh khác đã nói, là tâm của người không dục, không giận, không si, không xoay chuyển làm pháp. Nương dựa nơi đẳng chí như dục v.v… ở cõi dục, cõi sắc, cõi vô sắc thì đạt được diệt, nên nói văn ấy.

Nếu như thế thì ở trước đã không nói chăng?

Nếu tâm cùng với Hoặc riêng xen tạp, do chỉ không cùng với dục xen tạp nên thành không dục. Do ý của kinh này thì không lỗi. Không được nhận lấy tâm này là không dục.

Thế nào là không nhận lấy?

Do kinh đã nói: Tâm này có giận, có si v.v…, nên chớ lại luận rộng. Nên nói về Tất-đàn gốc là nhận lấy hành tướng của tha tâm, hay là nhận lấy cảnh nơi đối tượng duyên của tha tâm? Không nhận lấy hai thứ này làm cảnh, không quán cảnh giới nơi hành tướng khởi, nên chỉ nhận biết tâm này có dục, không thể nhận biết cảnh như sắc v.v… là xứ của tâm sinh khởi dục.

Nếu không như vậy thì tâm này duyên nơi sắc v.v… làm cảnh giới. Hoặc nhận lấy tâm người khác duyên nơi sắc v.v… làm cảnh giới, thì tha tâm trí nên thành nhận lấy tự tánh. Tất cả tha tâm trí nhận biết về tướng riêng của vật. Nghĩa là tâm và tâm pháp, sự nối tiếp của người khác nơi hiện đời, phần tương ưng, không tương ưng với cõi dục, cõi sắc làm cảnh giới. Ở phần vị kiến đạo bị ngăn chận, ở trong phần vị tu đạo thì đạt được không phải là pháp tương ưng của không, vô tướng, thuộc về tận trí, vô sinh trí, là do đạo vô gián đã ngăn chận. Nghĩa này nên biết.

Nói về tha tâm trí xong.

Kệ nói:

Hai sau mười bốn tướng

Không, vô ngã đã lìa.

Giải thích: Hai sau, nghĩa là tận trí và vô sinh trí. Hành tướng của hai trí này có mười bốn thứ, tức lìa hai hành tướng không, vô ngã. Hai hành tướng này tuy duyên nơi chân như, nhưng phần nhiều đều duyên nơi hư giả để nhận biết: Nẻo sinh tử của ta đã hết. Ta không thấy từ đây về sau, lại nhận lấy hữu riêng. Do sức của trí trong quán, nên xuất quán nói lời như thế. Là có tâm của hành tướng riêng là vô lưu hay là không có? Hoặc căn cứ nơi Sư nước Kế Tân đã nói.

Kệ nói:

Không tịnh xuất mười sáu Hành tướng.

Giải thích: Thuyết kia nói: Không có tâm của hành tướng vô lưu xuất sinh mười sáu hành tướng của bốn đế.

Kệ nói: Sư khác có.

Giải thích: Sư nước Tây Trúc nói: Trong Tạng A-tỳ-đạt-ma nêu rõ: Mười sáu tâm khác có riêng tâm vô lưu.

Làm sao nhận biết được?

Tạng kia nói: Nếu tâm không tương ưng thì được biết cùng với pháp cõi dục tương ưng hay là không được biết? Do vô thường, khổ, không, vô ngã, hoặc do nhân tập hữu duyên nên được biết. Hoặc có xứ này, có nghĩa này, do tương ưng với đạo lý nên được biết? Hay không có xứ này, không có nghĩa này, do không tương ưng với đạo lý, nên được biết? Lối giải thích này không phải là nghĩa của Tạng kia. Nghĩa là có xứ ấy, có nghĩa này, do tương ưng với đạo lý, nên được nhận biết. Ở đây, thế nào là có xứ này có nghĩa này? Do các tướng như vô thường v.v… nên được nhận biết, là nghĩa nơi Tạng kia. Nghĩa này không hợp lý. Vì sao? Vì ở trong văn khác không nói nghĩa ấy.

Lối giải thích như vậy nếu là nghĩa nơi Tạng kia, thì câu văn này ở nơi xứ khác cũng tất nên nói. Tạng kia nêu: Do tâm kiến đế đã diệt là nhận biết cùng với pháp cõi dục tương ưng không?

Được biết. Do ngã, do ngã sở, do đoạn, do thường, do không có nhân, do không có sự, do đã bác bỏ, do vượt hơn, do trên, do không gì bằng, do tận cùng, do tịnh, do giải thoát, do xuất ly, do không quyết định, do hai tâm, do nghi, do ái chấp, do giận dữ, do kiêu mạn, do không hiểu rõ. Do tương ưng với các thứ phi lý như thế v.v… nên được biết. Nếu vì tóm kết phần trước thì trong câu văn này nên nói như trước. Nghĩa là có xứ này, có nghĩa này v.v… Do không nói thế nên biết không phải là nghĩa ấy.

Mười sáu hành tướng của bốn đế là do danh có mười sáu hay là do vật thật mà có mười sáu?

Có Sư khác nói: Do vật thật chỉ có bảy thứ. Do danh nên có mười sáu. Hành tướng của tập, diệt, đạo đều cùng hiển bày về một vật.

Sư Tỳ-bà-sa nói: Không phải như vậy. Sư kia nói thế nào?

Kệ nói: Vật thật có mười sáu.

Giải thích: Trong đây, tùy thuộc nơi duyên nên là Vô thường. Vì bức não là tánh nên là Khổ. Vì đối trị chỗ chấp của ngã sở nên là Không. Vì đối trị ngã kiến, nên là phi ngã (Vô ngã). Vì đồng với đạo lý của pháp chủng tử, nên là Nhân. Vì hòa hợp làm rõ về hiện hành, nên là Tập. Vì sinh được hiển bày, nên là Hữu. Do tương ưng có thể thành tựu, nên là Duyên. Ví như đống đất sét với các tụ tập: cây cọc, bánh xe, dây, nước v.v…, nên có thể thành quả là chiếc bình v.v… Pháp này cũng như vậy. Vì các ấm đoạn dứt nên là Diệt. Vì thể diệt trừ ba thứ lửa, nên là Tĩnh. Vì không có tai họa trái ngang, nên là Diệu. Vì vượt ngoài tất cả lỗi lầm nên là Ly. Do nghĩa đi, nên là Đạo. Vì cùng với lý tương ưng, nên là Như. Vì chánh đã thành tựu, nên là Hành. Vì hoàn toàn vượt qua nên là Xuất.

Lại nữa, vì hoàn toàn không định, nên là Vô thường. Vì gánh vác nặng, nên là Khổ. Do con người đã lìa, nên là Không. Vì không như ý tạo tác nên là Phi ngã. Vì nghĩa đi đến, nên là Nhân. Vì sinh khởi nên là Tập. Vì tương ưng với hành nên là Hữu. Vì chỗ nương dựa là hơn hết, nên là Duyên. Vì không tương ưng, tương ưng với đoạn, nên là Diệt. Vì ba tướng hữu vi đã lìa, nên là Tĩnh. Vì là thiện chân thật, nên là Diệu. Vì ngừng dứt tận cùng, nên là Ly. Vì có thể đối trị tà đạo, nên là Đạo. Do có thể đối trị chẳng như, nên là Như. Vì hướng thuận đến cảnh Niết-bàn, nên là Hành. Do đối trị hết thảy hữu nên là Xuất.

Như ngã v.v… đã tín thọ, nay sẽ nói. Vì sinh diệt là pháp nên là vô thường. Vì trái với ý, nên là khổ. Vì lìa ngã sở nên là không. Vì tự phi ngã nên là phi ngã. Nhân tập hữu duyên, như trong kinh nói: Năm thủ ấm ấy dựa nơi dục là căn, dựa nơi dục là tập, dựa nơi dục là sinh, dựa nơi dục là hữu. Tên gọi hữu nên nói ở sau.

Bốn thứ này đối với dục có gì khác biệt?

Ái dục có bốn thứ: Đối với tự thể xưng là ái dục của ngã khởi. Gọi là ái dục của tự thể không sai biệt, nghĩa là ngã nên sinh. Gọi là ái dục của hữu sau không sai biệt, nghĩa là ngã nên sinh như vậy, như vậy. Gọi là ái dục của hữu sau có sai biệt. Ái dục kết sinh gọi là ái dục thọ sinh.

Trong ấy: Thứ nhất là khổ, nhân đầu tiên giống như căn. Ví như hạt giống đối với quả nên gọi là nhân.

Thứ hai là do trước đã dẫn phát, ví như quả, đầu tiên xuất sinh mầm v.v…, nên gọi là tập.

Thứ ba là duyên của khổ nơi chủng loại như thế. Ví như đối với quả, ruộng, nước, đất v.v… làm duyên. Vì sao? Vì tùy thuộc nơi duyên như ruộng v.v…, sức của hương vị ở trong quả đã thành thục với oai đức có khác biệt được trọn, nên gọi là duyên.

Thứ tư tức là sinh. Vì từ sinh này nên thành. Ví như đối với quả, là chung cuộc của hoa, nên gọi là hữu đối với hành của ái dục. Trong kinh nói: Có hai mươi lăm, hai mươi bốn hữu, bốn dục. Vì sự sinh khởi đã hết, nên là diệt. Vì không có khổ nên là tĩnh. Như kinh nói: Tỳ-kheo! Các hành như thế đều khổ, chỉ có Niết-bàn là tịch tĩnh. Vì vô thượng nên là diệu. Vì không xoay chuyển lại nên là lìa. Do trở thành con đường nên là đạo. Vì sinh khởi như thật, nên là như. Vì định tịnh nên là hành.

Như kệ của kinh nói:

Chỉ đạo này rốt ráo

Có thể thanh tịnh kiến.

Do vĩnh viễn phá bỏ hữu nên là nên xuất.

Lại nữa, vì đối trị hành của ngã kiến, ngã sở về thường, lạc nên tu các hành tướng: Vô thường, Khổ, Không, Vô ngã. Vì đối trị hành của kiến chấp không có nhân, một nhân, nhân chuyển biến, nhân biết trước, nên tu tập các hành tướng Nhân, Tập, Hữu, Duyên. Vì đối trị hành của kiến chấp không có giải thoát, nên tu hành tướng Diệt. Vì đối trị hành của kiến chấp cho giải thoát là khổ, nên tu hành tướng Tĩnh. Vì đối trị hành của kiến chấp ở nơi định khởi nhiều tốt đẹp, nên tu hành tướng Diệu. Vì đối trị hành của kiến chấp do thường xuyên thoái thất, cho giải thoát không phải là định tột cùng, nên tu hành tướng Ly. Vì đối trị hành của kiến chấp về không có đạo, tà đạo, đạo không rốt ráo, đạo này lại xoay chuyển nên tu các hành tướng Đạo Như Hành Xuất.

Hành tướng là pháp gì?

Kệ nói: Hành tướng là trí tuệ.

Giải thích: Nếu như vậy thì hành tướng không thành trí tuệ, vì trí tuệ cùng với trí tuệ riêng khác là không tương ưng. Nếu giải thích như thế thì hợp với đạo lý. Nghĩa là tất cả tâm và tâm pháp, ở trong cảnh giới nhận lấy sự khác biệt gọi là hành tướng.

Có phải chỉ trí tuệ mới có thể nhận lấy cảnh có sai biệt chăng?

Không phải.

Vì sao?

Kệ nói: Pháp cùng cảnh duyên này.

Giải thích: Bát-nhã và tất cả pháp có cảnh giới đều có thể nhận lấy cảnh sai biệt.

Kệ nói: Sở thủ có riêng pháp.

Giải thích: Nếu pháp là có, thì tất cả tất định chọn lấy đối tượng được nhận lấy có sai biệt. Nếu giải thích như vậy thì nghĩa này tức thành. Trí tuệ là hành tướng. Lại do nhận lấy có sai biệt nên chủ thể quán có pháp. Lại là đối tượng quán của pháp khác. Pháp khác là pháp có cảnh giới. Do nhận lấy có sai biệt, nên chủ thể quán có pháp.

Lại là đối tượng quán của các pháp khác, nếu pháp không có cảnh giới thì chỉ là nhận lấy đối tượng quán có sai biệt.

Từ đây về sau là mười thứ trí. Nay sẽ nói về thiện v.v… có sai biệt.

Kệ nói: Trí đầu ba thiện khác.

Giải thích: Là một trí đầu, tức thế tục trí. Vì được nêu lên trước hết, nên nói là đầu. Trí này có ba tánh. Nghĩa là thiện, ác, vô ký. Chín trí còn lại chỉ là tánh thiện.

Kệ nói: Trí này chung các địa.

Giải thích: Tất cả các địa, nghĩa là cõi dục cho đến xứ Hữu đảnh.

Kệ nói: Pháp trí nơi sáu địa.

Giải thích: Pháp trí ở nơi bốn định và định vị chí, định trung gian đạt được.

Kệ nói: Loại: Chín địa.

Giải thích: Loại trí ở nơi sáu địa trước cùng nơi ba vô sắc đạt được.

Kệ nói: Lại sáu trí.

Giải thích: Khổ, tập, diệt, đạo, tận, vô sinh là sáu trí. Nếu luận chung thì cũng ở nơi chín địa đạt được. Nếu luận riêng, nếu thuộc về pháp trí, tức ở nơi sáu địa đạt được. Nếu thuộc về loại trí, thì ở nơi chín địa đạt được.

Kệ nói: Tha tâm trí, bốn định.

Giải thích: Tha tâm trí chỉ ở nơi bốn định đạt được, không phải ở xứ khác.

Kệ nói: Thân nương dựa dục, sắc.

Giải thích: Tha tâm trí này là ở nơi cõi dục, cõi sắc do tu đắc khiến hiện tiền.

Kệ nói: Pháp trí dựa thân dục.

Giải thích: Pháp trí chỉ dựa vào thân cõi dục để hiện tiền, không phải thân ở cõi sắc, vô sắc có thể khiến hiện tiền.

Kệ nói: Trí khác dựa ba cõi.

Giải thích: Những gì là trí khác? Trừ tha tâm trí và pháp trí, là tám trí còn lại.

Phân biệt về các địa trí và chỗ nương dựa xong. Dùng bốn niệm xứ để gồm thâu các trí, nay sẽ nói.

Kệ nói: Niệm xứ, một diệt trí.

Giải thích: Tức một diệt trí này gọi là pháp niệm xứ.

Kệ nói: Tha tâm trí, ba niệm.

Giải thích: Tha tâm trí nếu duyên nơi tâm người khác để khởi, tất định duyên nơi thọ, tưởng, hành, thức.

Kệ nói: Bốn niệm xứ còn lại.

Giải thích: Trừ diệt trí, tha tâm trí, tám trí còn lại gồm thâu chung nơi bốn niệm xứ.

Trí nào có bao nhiêu trí là cảnh của đối tượng duyên?

Kệ nói: Cảnh pháp trí, chín trí.

Giải thích: Pháp trí duyên nơi chín trí làm cảnh, trừ loại trí.

Kệ nói: Cảnh loại đạo trí, chín.

Giải thích: Loại trí cũng duyên nơi chín trí làm cảnh, trừ pháp trí. Đạo trí cũng duyên nơi chín trí làm cảnh, trừ thế tục trí.

Kệ nói: Cảnh khổ tập trí, hai.

Giải thích: Thế tục trí, hoặc tha tâm trí là hữu lưu, thì hai trí này là cảnh của khổ trí, tập trí.

Kệ nói: Bốn trí mười.

Giải thích: Thế tục trí, tha tâm trí, tận trí, vô sinh trí, bốn trí này duyên nơi mười trí làm cảnh.

Kệ nói: Không một.

Giải thích: Chỉ một diệt trí là không duyên nơi trí làm cảnh, vì duyên nơi pháp vô vi làm cảnh.

Kệ nói: Nên pháp hợp có mười.

Giải thích: Vì cảnh của trí phân biệt tức ở trong mười thứ pháp nên hợp với mười trí.

Những gì là mười pháp?

Kệ nói:

Pháp vô lưu ba cõi Vô vi hai, hai thứ.

Giải thích: Pháp hữu vi chia làm tám thứ: Cõi dục, cõi sắc, cõi vô sắc, cõi vô lưu, cùng với tâm tương ưng, cùng với tâm không tương ưng có sai biệt. Vô vi chia làm hai thứ, là thiện và vô ký có sai biệt. Đây gọi là mười pháp.

Ở đây, làm thế nào hợp? Trí nào duyên nơi bao nhiêu pháp làm cảnh?

Trong ấy: Thế tục trí duyên nơi tất cả mười pháp làm cảnh. Pháp trí duyên nơi năm pháp làm cảnh: Cõi dục cùng pháp vô lưu là bốn, và pháp vô vi thiện. Loại trí duyên nơi bảy pháp làm cảnh: Cõi sắc, cõi vô sắc và pháp vô lưu là sáu cùng pháp vô vi thiện. Khổ trí, tập trí duyên nơi sáu pháp của cõi dục, cõi sắc, cõi vô sắc làm cảnh. Diệt trí chỉ duyên nơi một pháp vô vi thiện làm cảnh. Đạo trí duyên nơi hai pháp vô lưu làm cảnh. Tha tâm trí duyên nơi ba pháp làm cảnh: Cõi dục, cõi sắc và pháp tương ưng vô lưu. Tận trí, vô sinh trí duyên nơi chín pháp làm cảnh trừ pháp vô vi vô ký.

Do một trí có khả năng biết tất cả pháp không?

Không được. Tuy không được:

Kệ nói:

Thế trí, trừ loại đầu Một trí do vô ngã.

Giải thích: Thế tục trí trừ tự loại nơi sát-na thứ nhất, tất cả pháp khác, do tướng vô ngã nên có thể lý giải. Nghĩa là tất cả pháp vô ngã, là tự thể và tự thể sinh chung các pháp, gọi là tự loại. Không thể duyên nơi pháp này. Có cảnh giới và cảnh giới có sai biệt, vì cùng một cảnh giới, vì đồng thời rất gần nên trí này, nếu là trí của cõi dục là hai tuệ văn tư. Nếu là trí của cõi sắc thì chỉ có văn tuệ, không phải là tu tuệ. Tu tuệ duyên nơi địa riêng làm cảnh. Nghĩa này đã lường xét, là nghĩa nay sẽ nói.

Người nào cùng với bao nhiêu trí tương ưng?

Nếu là người phàm phu thì chỉ cùng với một thế tục trí tương ưng. Nếu người phàm phu lìa dục thì cùng với tha tâm trí tương ưng. Lại nữa, nếu Thánh nhân:

Kệ nói:

Một trí nên có dục

Niệm đầu nơi vô lưu.

Giải thích: Nếu Thánh nhân chưa lìa dục, thì khổ pháp trí nhẫn mới sinh nơi sát-na đầu tiên tương ưng với một thế tục trí, vì nhẫn không phải là trí.

Kệ nói: Thứ hai, ba tương ưng.

Giải thích: Nơi sát-na của khổ pháp trí cùng với ba trí tương ưng là thế tục trí, pháp trí, khổ trí.

Kệ nói: Trên nơi bốn mỗi tăng.

Giải thích: Từ sát-na thứ hai lên trên sát-na thứ tư, nên biết mỗi mỗi trí tăng. Sát-na của khổ loại trí ở nơi khổ loại trí tăng. Sát-na của tập, diệt, đạo, pháp trí ở nơi tập, diệt, đạo trí tăng. Thế nên ở nơi đạo pháp trí cùng với bảy trí tương ưng. Nếu người trước đã lìa dục, nên biết trong tất cả phần vị tha tâm trí tăng trưởng, tương ưng.

Lại nữa, ở trong phần vị nào tu tập đạt được bao nhiêu trí?

Kệ nói:

Như sinh kia đã tu Nhẫn trí ở vị kiến Vị lai.

Giải thích: Ở trong kiến đạo hoặc nhẫn, hoặc trí đang sinh. Nhẫn, trí này là đồng loại, ở vị lai được tu, là hành tướng của nhẫn, trí ấy, có bốn thứ cũng được tu.

Ở trong kiến đạo vì sao chỉ tu trí đồng lọai và hành tướng?

Vì chưa thông đạt các tánh khác.

Kệ nói:

Trong đó vậy

Thế trí nơi ba loại.

Giải thích: Ở trong kiến đạo thế tục trí là chỗ tu nơi thời của ba loại trí: khổ, tập, diệt, không phải là thời của pháp trí. Vì không thể đối quán nơi tất cả đế.

Kệ nói: Gọi đối quán hậu trí.

Giải thích: Thế nên thế tục trí này được gọi là đối quán hậu trí. Đối quán nơi mỗi mỗi đế, là chỗ tu tập của thời gian sau cùng.

Vì sao đối với đạo loại trí không tu tập trí ấy?

Vì đạo này, trước do là đạo thế gian chưa từng đối quán, vì đối quán không khắp. Vì sao? Vì tất cả khổ có thể được nhận biết khắp. Tất cả tập có thể được diệt trừ khắp. Tất cả diệt có thể được chứng đắc viên mãn. Đạo thì không như thế, tức không thể tu viên mãn. Thế nên không có đối quán sau, ở đó, không được tu đối quán hậu trí.

Nếu như vậy vào thời ấy, tất cả tập đều chưa diệt trừ, tập loại trí cũng không có đối quán sau, nên không được tu đối quán hậu trí.

Nghĩa này không hợp lý. Vì sao? Vì diệt tập là đối tượng thích ứng của kiến tập đế đều đã diệt tận. Đạo là đối trị Hoặc do kiến đế diệt trừ, nên không thể tất cả đều tu khiến dứt hết. Do tánh nhiều, thế nên đạo có dị biệt.

Có Sư khác cho: Do loại bạn của kiến đạo. Cách giải thích này không thể chấp nhận. Vì chứng cớ không thành tựu, nên đối quán nơi thế tục trí sau, có lúc có thể khiến được hiện tiền không hoàn toàn, không lúc nào có thể khiến hiện tiền.

Đây là thế nào?

Kệ nói: Vô sinh ấy là pháp.

Giải thích: Trí này ở nơi phần vi quán và xuất quán, hoàn toàn là pháp không sinh. Nếu nhập quán thì không thể sinh trí này, do trái nhau. Nếu xuất quán cũng không thể sinh trí này, do tâm thô trọng.

Nếu vậy ở đây làm sao có thể tu? Vì trước chưa từng được, nay mới được. Thời nay làm sao đạt được? Nếu không thể khiến cho trí này sinh khởi hiện tiền, là do dẫn đến chứng đắc nên được. Do chứng đắc nên được, cách giải thích này chưa từng nghe. Thế nên tu như vậy tất định không thành.

Nếu chấp nhận như thế thì nghĩa tu được thành. Như Sư kỳ cựu nói: Thuyết kia nêu thế nào? Do công lực của pháp xuất thế, nên trí này đối quán hậu trí tức là đối tượng được tu.

Thế nào là người đã tu quán, về sau xuất quán duyên nơi bốn đế làm cảnh, là trí thế gian tối thắng?

Trí ấy nay được hiện tiền, tức trí kia là tu. Tu như thế tức là dẫn đến chứng đắc. Nếu đắc có thể hiện tiền, thì trí kia nương dựa nơi sự tương tục. Vì sao? Vì nếu đã được tánh rồi thì quả của tánh tất có thể đạt được.

Sư Tỳ-bà-sa không thích nhận nghĩa này.

Lại nữa, thế tục trí ấy đã nương dựa nơi bao nhiêu địa để tu?

Tùy nơi địa kiến đạo.

Kệ nói: Từ địa dưới.

Giải thích: Tùy nơi địa là chỗ nương dựa của kiến đạo. Hoặc tức dựa nơi địa này, hoặc dựa nơi địa dưới của địa này để tu thế tục trí. Nếu là đạo thì dựa nơi địa của định vị chí để sinh. Chỗ tu nơi thế tục trí có hai địa: Hoặc dựa nơi địa của định vị chí. Hoặc dựa nơi địa cõi dục. Cho đến nếu là kiến đạo, thì trí này dựa nơi địa của định thứ tư để sinh. Chỗ tu nơi thế tục trí hoặc đồng hoặc kém.

Có bao nhiêu thế tục trí này thuộc về niệm xứ?

Kệ nói: Diệt sau.

Giải thích: Nếu quán diệt đế trở về sau, thì chỗ đạt được thế tục trí là thuộc về niệm xứ sau cùng. Nghĩa là pháp niệm xứ, do phán quyết về một thế tục trí. Trí còn lại, nên biết đều là bốn niệm xứ gồm thâu. Quán thế tục trí sau này:

Kệ nói: Cùng tướng đế.

Giải thích: Tùy theo đang đối quán đế đã đạt được, hành tướng của trí này tức đồng với hành tướng của đế ấy. Do nói cùng với đối quán đồng hành tướng, tức đã nói trí này cùng với đối tượng duyên kia là đồng đế do kiến đạo đã đạt được.

Kệ nói: Dụng đắc.

Giải thích: Thế tục trí có hai thứ: (1) Tánh pháp đắc. (2) Tu tập đắc. Do chấp nhận trí này cùng với đồng loại khởi năm ấm, bốn ấm ở cõi dục, cõi sắc làm tự tánh.

Kệ nói: Mười sáu, sáu có dục.

Giải thích: Chỗ tu ở đây gọi là lưu. Nếu là người chưa lìa dục, thì ở trong sát-na của đạo loại trí thứ mười sáu có hai trí tu nơi hiện tại, có sáu trí tu nơi vị lai. Nghĩa là pháp trí, loại, khổ, tập, diệt, đạo trí.

Kệ nói: Người lìa dục có bảy.

Giải thích: Nếu người trước đã lìa dục, thì ở trong đạo loại trí, tha tâm trí là chỗ tu tập thứ bảy.

Kệ nói:

Có dục trong tu đạo Từ trên đây tu bảy.

Giải thích: Từ sát-na thứ mười sáu trở lên, ở trong tu đạo, cho đến chưa được lìa dục, ở trong tất cả đạo gia hạnh, vô gián, giải thoát, tăng tiến tu bảy trí. Nghĩa là pháp trí, loại trí, khổ, tập, diệt, đạo trí và thế tục trí. Nếu tu đạo thế gian, thì thế tục trí là tu hiện tại. Nếu tu đạo xuất thế gian, thì trong bốn thứ pháp trí tùy theo một, là tu nơi hiện tại, sáu trí còn lại là tu nơi vị lai.

Kệ nói:

Bảy địa, giải thông thắng Được tu xen, không hoại Nơi đạo vô gián.

Giải thích: Chỗ tu của bảy trí, ở đây gọi là lưu. Bảy địa là bốn định và ba định vô sắc. Vì rời bỏ, lìa dục, nên gọi là thắng. Ở nơi năm thông tuệ thấu đạt khi tánh không hoại. Nếu người hữu học ở nơi vị định tu xen tạp cùng luận. Trong tất cả đạo vô gián thì tu bảy trí, như trước đã nói. Nếu tu đạo thế tục, thì ở hiện tại tu thế tục trí. Nếu tu đạo xuất thế gian, thì trong bốn thứ loại trí và hai thứ pháp trí tùy theo một thứ tu nơi hiện tại. Khi thông đạt tánh không hoại, thì không tu thế tục trí, vì không phải đối trị xứ Hữu đảnh.

Trong đây nên biết tận trí là thứ bảy.

Kệ nói:

Trên

Các đạo tám giải thoát.

Giải thích: Từ trên bảy địa lìa dục, lìa dục xứ Hữu đảnh, ở trong các tám đạo giải thoát tu bảy trí. Tức là pháp trí, loại trí, khổ, tập, diệt, đạo trí và tha tâm trí. Không tu thế tục trí, vì không phải là pháp đối trị của xứ Hữu đảnh. Nếu hiện tại tu bốn thứ loại trí và tùy thuận tu một trí trong hai thứ pháp trí.

Kệ nói:

Học luyện căn, giải thoát Sáu, bảy trí tu khác.

Giải thích: Nếu người hữu học lúc tu luyện căn, tức ở trong đạo giải thoát. Nếu là người có dục chỉ tu sáu trí. Nghĩa là pháp trí, loại trí, khổ, tập, diệt, đạo trí. Nếu người lìa dục thì tu bảy trí, lấy tha tâm trí làm trí thứ bảy.

Có Sư khác cho: Thế tục trí đã được tu ở trong hai vị. Hai đạo ấy ở trong gia hạnh trước đã được tu thế tục trí.

Kệ nói: Đạo vô gián, sáu tu.

Giải thích: Người hữu học nếu đã lìa dục hoặc chưa lìa dục tu luyện căn, trong đạo vô gián chỉ tu sáu trí như trước, không được tu thế tục trí, vì giống với kiến đạo. Không được tu tha tâm trí, vì trong tất cả đạo vô gián đã ngăn chận.

Vì sao ngăn chận? Vì không phải đối trị Hoặc.

Kệ nói: Hữu đảnh hơn cũng vậy.

Giải thích: Nếu khi Hữu đảnh lìa dục thì ở trong các đạo vô gián tu sáu trí như thế.

Kệ nói: Nơi tận trí tu chín.

Giải thích: Khi Hữu đảnh lìa dục là đạo giải thoát thứ chín, tức gọi là tận trí. Trong đó tu chín trí trừ vô sinh trí.

Kệ nói: Được không hoại, tu mười.

Giải thích: Nếu người vốn dùng pháp không hoại làm tánh, người ấy ở trong phần vị tận trí được tu mười trí, do đã được vô sinh trí.

Kệ nói: Luyện giải thoát không hoại.

Giải thích: Nếu người luyện căn đạt đến tánh không hoại, người ấy ở trong đạo giải thoát sau cùng cũng được tu mười trí.

Kệ nói: Chỗ nói khác tu tám.

Giải thích: Thế nào là khác? Là lúc lìa dục nơi cõi dục. Trong đạo giải thoát thứ chín, bảy địa lìa dục với năm thông tuệ. Hàng hữu học tu xen tạp trong định là tất cả đạo giải thoát. Vì thông đạt tánh không hoại, nên trong đạo tám giải thoát, tất cả đạo gia hạnh và tăng tiến của người lìa dục, nơi tất cả đạo này được tu tám trí nơi vị lai, trừ tận trí và vô sinh trí. Nếu là hữu học thì phán định như vậy. Nếu người vô học được năm thông tuệ, tu xen tạp định trong đạo giải thoát, đạo gia hạnh, đạo tăng tiến. Hoặc tu chín trí, hoặc tu mười trí. Năm thông tuệ tu xen tạp định trong đạo vô gián. Hoặc tu tám trí, hoặc tu chín trí. Hai thông tuệ trong đạo giải thoát, do vô ký nên không tu nơi vị lai. Nếu người phàm phu nơi cõi dục và ba định lìa dục, trong đạo giải thoát sau cùng, dựa vào địa của định, tu gia hạnh. Ba thông tuệ nơi đạo giải thoát đã gồm thâu công đức như vô lượng v.v… Vào thời này, thế tục trí tu nơi vị lai, tha tâm trí cũng như vậy. Trừ phần quyết trạch, có thể sinh căn thiện là loại bạn của kiến đạo, ở nơi xứ khác, khi được đạo chưa từng được, chỉ là thế tục trí tu nơi vị lai.

Lại nữa, ở trong đạo nào, chỗ tu tập trí có bao nhiêu địa?

Về thế tục trí: Tùy thuộc ở địa là chốn nương dựa của đạo. Địa này hoặc do đạo đạt được đầu tiên, rồi dùng địa này làm chỗ nương dựa để vị lai tu thế tục trí.

Về đạo vô lưu: Không phải hoàn toàn tùy thuộc ở địa là chỗ nương dựa của đạo để vị lai tu.

Sự việc này là thế nào?

Kệ nói:

Vì lìa dục địa này

Là được tu dưới ấy.

Giải thích: Nếu là lìa dục thì nơi địa này tu hai thứ đạo. Nghĩa là đạo gia hạnh v.v… tùy ở địa do lìa dục đầu tiên đạt được. Hoặc dùng địa này làm chỗ nương dựa, hoặc dùng địa dưới làm chỗ nương dựa, tất cả trí vô lưu tất định là đối tượng được tu.

Kệ nói: Hữu lưu ở tận trí.

Giải thích: Nơi lúc tận trí sinh, các công đức hữu lưu nơi tất cả địa, phàm là chỗ nên được của tận trí đều là đối tượng tu tập. Nghĩa là quán bất tịnh, quán hơi thở, niệm xứ, vô lượng, tám giải thoát v.v… Ví như sợi dây buộc bị đứt cùng lúc cứu người bị siết cổ tức thì hơi được thông suốt.

Lại nữa, người này đã chí tâm tự tại ở ngôi vị vua. Tất cả căn thiện do đạt được nên đều cùng dấy khởi nghênh đón. Ví như có người được ngôi vị đại vương, do tài vật được cống nạp gọi là cả nước nghênh đón.

Tùy thuộc có sở đắc đều là đối tượng được tu tập chăng?

Ở trước nếu chưa đạt được tức là chỗ tu tập.

Vì sao?

Kệ nói: Trước từng được, không tu.

Giải thích: Nếu pháp thoái chuyển đã lại đạt được, thì đấy không phải đối tượng tu, vì chỗ đã tu bị lìa bỏ, vì chỉ được gọi là tu, tức trở lại chưa rốt ráo, không phải chỉ là đạt được. Vì sao? Vì tu có bốn thứ: (1) Tu đắc. (2) Tu tập. (3) Tu đối trị. (4) Tu trị tịnh.

Ở đây: Kệ nói:

Tu đắc và tu tập

Là tu hữu vi thiện

Tu đối trị, trị tịnh,

Tu các pháp hữu lưu.

Giải thích: Tu đắc, tu tập: Là tu tất cả các pháp thiện hữu vi. Ở nơi vị lai có một thứ tu. Ở hiện tại có hai thứ tu. Hai tu này dựa nơi hai chánh cần trước để thành tựu: Chưa sinh khiến sinh, đã sinh rồi thì khiến tăng trưởng.

Tu đối trị, tu trị tịnh: Là tu các pháp hữu lưu. Hai tu này dựa nơi hai chánh cần sau để thành tựu. Chưa sinh khiến không sinh, đã sinh rồi thì khiến diệt.

Nếu như vậy pháp hữu lưu thiện thì có đủ bốn thứ tu. Nếu pháp vô lưu thì chỉ có hai thứ tu trước. Nếu là pháp nhiễm ô và vô ký thì chỉ có hai thứ tu sau.

Sư A-tỳ-đạt-ma ở Tây quốc nói: Có sáu thứ tu: Bốn thứ tu đồng với trước. Thứ năm là tu thủ, thứ sáu là tu trạch. Tu thủ là tu sáu căn. Tu trạch là tu thân. Như kinh nói: “Sáu căn này đã khéo điều phục, đã khéo tu”.

Lại nữa, kinh nói: Ở trong thân có các vật như thế. Nghĩa là tóc, răng, móng, lông v.v… Nói rộng như kinh. Như vậy, đối với thân vì phân biệt lựa chọn, nên ái của chính mình không khởi. Sư nước Kế Tân nói: Hai thứ tu này nhập thuộc về tu đối trị và tu trị tịnh.

HẾT – QUYỂN 19