A TỲ ĐẠT MA CÂU XÁ THÍCH LUẬN
Tác giả: Tôn giả Bà Tẩu Bàn Đậu (Thế Thân)
Hán dịch: Đời Trần, Tam Tạng Chân Đế
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ

 

QUYỂN 16

Phẩm thứ 6: PHÂN BIỆT THÁNH ĐẠO QUẢ NHÂN, phần 1

Nghĩa này đã nói. Nghĩa là như diệt được gọi là trí vĩnh viễn đoạn. Lại nữa, nghĩa này:

Kệ nói:

Phiền não diệt đã nói

Do kiến tu bốn đế.

Giải thích: Các phiền não có hai thứ: (1) Do kiến đế diệt trừ. (2) Do tu đạo diệt trừ.

Nghĩa này trước đã nói rộng. Diệt kia cũng như vậy. Về hai đạo kiến, tu nay sẽ nói.

Hai đạo này là hữu lưu (hữu lậu) hay là vô lưu (vô lậu)? Thế nên, nêu bày lời ấy.

Kệ nói:

Tu đạo có hai thứ

Kiến đạo chỉ vô lưu.

Giải thích: Vì sao tu đạo có hai thứ? Do dựa vào thế gian tu và dựa vào xuất thế gian tu.

Kiến đạo hoàn toàn là xuất thế gian, có năng lực đối trị Hoặc của ba cõi. Lại, có thể cùng một thời gian diệt trừ chín phẩm Hoặc do kiến đế diệt trừ. Vì sao? Vì đạo thế gian không có năng lực như vậy, do Hoặc mạnh, đạo yếu.

Trước đã nói do kiến bốn đế.

Vậy pháp nào gọi là bốn đế?

Kệ nói: Đã nói đế có bốn.

Giải thích: Xứ nào nói? Ở trong pháp phân biệt hữu lưu, vô lưu. Nói như thế nào?

Kệ nói: Pháp vô lưu Thánh đạo.

Đây là căn cứ theo tự danh để nói.

Về diệt đế cũng đã nói.

Như kệ nói: Trạch diệt là vĩnh ly. Mỗi mỗi đều đối trị các kiết.

Khổ đế, tập đế cũng đã nói. Như kệ nói:

Khổ, tập đế thế gian

Kiến xứ cùng ba hữu.

Bốn đế theo thứ lớp là như trước đã nói chăng?

Nói không phải. Tuy nhiên, lại có nghĩa riêng.

Kệ nói:

Là khổ đế, tập đế

Diệt, đạo đế cũng vậy.

Giải thích: Ở đây là thứ lớp của bốn đế kia. Như trước đã nói: Thể tánh của bốn đế. Nay nói cũng như vậy.

Vì hiển bày về nghĩa này, nên có lời nói như thế, không cần giải thích lần nữa.

Kệ nói: Đối thứ lớp chánh quán.

Giải thích: Nếu quán trước duyên nơi đế này khởi, dựa vào quán lập đế này làm trước. Ba đế sau cũng như vậy. Nếu không như thế tức nên trước nói nhân, tiếp sau là nói quả. Vì sao? Vì có pháp khác tùy theo sinh lập thứ lớp. Ví như niệm xứ và định v.v… Có pháp khác thuận theo chỗ làm rõ tướng để nói về thứ lớp, như nói về chánh cần. Vì sao? Vì không có nghĩa của định này. Nghĩa là trước khởi dục, vì diệt rồi sinh. Sau khởi dục, vì khiến chưa sinh không sinh. Lại có pháp khác tùy theo chánh thuyết để lập thứ lớp. Ví như tám phần Thánh đạo v.v… Nay nói về bốn đế là thuận theo tu đối với thứ lớp của chánh quán.

Lại có nhân gì tu quán có thứ lớp như thế?

Là xứ ái chấp đối với xứ có thể bị trói buộc, tức chủ thể, đối tượng đã trói buộc giải thoát. Nhân đấy nên cầu giải thoát. Trong phần vị quán sát, đầu tiên là phát khởi thứ lớp quán như vậy, nên trước là nhận biết lựa chọn về khổ. Khổ này lấy pháp nào làm nhân? Nên tiếp theo là phân biệt lựa chọn về tập. Khổ này lấy pháp nào làm diệt? Nên tiếp theo là phân biệt lựa chọn về diệt. Diệt này lấy pháp nào làm đạo? Nên tiếp theo là phân biệt lựa chọn về đạo. Ví như trước quán về bệnh. Tiếp theo là xét tìm nhân duyên sinh bệnh cùng phương thuốc diệt trừ bệnh. Ở trong kinh, Đức Phật, Thế Tôn đã chỉ rõ về bốn đế. Vị dụ như đây là ở trong kinh nào? Trong Kinh Y Thí. Kinh nói: Nếu thầy thuốc cùng với bốn phần đức tương ưng, tức có khả năng chữa trị dứt trừ bệnh của người khác.

Những gì là bốn phần đức? (1) Nhận biết về bệnh. (2) Nhận biết về nhân duyên của bệnh. (3) Nhận biết về việc diệt trừ bệnh. (4) Nhận biết về thuốc chữa trị bệnh. Nói rộng như nơi kinh.

Như thứ lớp trong phần vị quán sát để phân biệt lựa chọn bốn đế, thì thứ lớp kiến bốn đế trong phần vị tu quán cũng vậy. Do trước là tập lợi. Ví như đối với mình đã thấy đất không có trở ngại, nên mặc sức cho ngựa chạy.

Đối với chánh quán: Câu này có nghĩa gì?

Hướng đến chánh giác là nghĩa.

Vì sao ở đây chỉ là vô lưu, không phải là hữu lưu?

Do sự hướng đến này, đối với Niết-bàn là duyên nơi cảnh chân thật khởi nên gọi là chánh. Vì chưa từng biết mà biết, nên gọi là giác. Vì như thật có thể thông hợp nơi cảnh thanh tịnh. Trong đây, là quả thủ ấm gọi là khổ đế. Nhân thủ ấm gọi là tập đế. Từ tụ ấy tập khổ sinh. Thế nên hai đế này do nghĩa nhân quả khác, nên danh hiệu có khác, không do vật khác. Hai đế diệt, đạo không chỉ do danh hiệu khác mà cũng do vật khác.

Ở trong kinh nói có bốn Thánh đế, lời nói này có nghĩa gì?

Pháp này chỉ là đế của Thánh nhân. Vì thế kinh gọi là Thánh đế.

Nếu như vậy bốn pháp này đối với người khác là vọng chăng?

Không phải. Đối với tất cả người đều là đế, do không điên đảo. Trong đây, như Thánh nhân quán, người khác kia không thể quán như vậy, nên nói đế này chỉ đối với Thánh nhân là đế, còn đối với không phải Thánh nhân thì không phải là đế, do quán điên đảo. Như kệ nói:

Thánh nhân nói là vui

Người khác nói là khổ

Người khác nói là tịnh

Thánh nhân nói là khổ.

Có hai đế chỉ là Thánh đế. Có hai đế không phải là Thánh đế. Sư khác nói như vậy.

Nếu thọ nhận một phần là tự tánh của khổ, thì vì sao nói tất cả hữu vi, hữu lưu đều gọi là khổ đế?

Kệ nói:

Khổ do ba khổ hợp

Như lý đều rốt ráo

Đáng yêu, không đáng yêu

Cùng hành hữu lưu khác.

Giải thích: Loại khổ có ba thứ: (1) Loại khổ khổ. (2) Loại hành khổ. (3) Loại hoại khổ.

Vì cùng với ba khổ như lý tương ưng rốt ráo, nên tất cả pháp hữu vi hữu lưu đều là khổ. Ở đây: Điều đáng yêu do hoại khổ nên khổ. Điều không phải đáng yêu do khổ khổ nên khổ. Khác với hai khổ này, các khổ còn lại do hành khổ nên khổ.

Những gì là điều đáng yêu, không đáng yêu, không phải hai thứ ấy?

Nghĩa là như thứ lớp của ba thọ. Do ba thọ tương ưng, nên tất cả pháp hữu vi, hữu lưu được mang tên là đáng yêu, không đáng yêu v.v… Vì sao? Vì lạc thọ này đổi khác tức là khổ. Như kinh nói: Lạc thọ khi sinh thì vui. Khi trụ thì vui. Lúc hoại thì khổ. Khổ thọ do tánh nên khổ. Nghĩa là lúc sinh thì khổ, lúc trụ thì khổ. Bất khổ bất lạc thọ do hành nên khổ, vì nhân duyên đã sinh khởi. Như kinh nói: Nếu vô thường tức là khổ. Như thọ cùng với thọ tương ưng, thì pháp hữu vi cũng nên nói như thế.

Có Sư khác cho: Khổ thọ chỉ do loại khổ nên khổ. Lạc thọ chỉ do hủy hoại nên khổ, cho đến hành, khổ cũng như vậy. Do đáng yêu, không đáng yêu, không hiện bày khắp, nên hai thứ này gọi là khổ không đủ phần. Tất cả pháp hữu vi do hành khổ nên đều là khổ. Hai thọ trước cũng do hành khổ nên khổ. Nên một thứ này gọi là khổ đủ phần. Khổ này chỉ Thánh nhân mới có thể thấy. Trong ấy, kệ nói:

Như một sợi lông mi

Ở tay người không biết

Lông này rớt trong mắt

Liền tổn hại không an.

Phàm phu như bàn tay

Không biết lông hành khổ

Thánh nhân như tròng mắt

Do đấy sinh chán sợ.

Vì sao? Vì chúng sinh phàm phu đối với năm ấm của địa ngục A tỳ chỉ sinh ý sợ khổ cũng không bằng Thánh nhân đối với các ấm của xứ Hữu đảnh sinh ý sợ khổ.

Nếu như vậy đối với đạo đế tức nên lập nghĩa hành khổ, do là pháp hữu vi?

Nghĩa này không đúng. Vì sao? Vì khổ là ý trái nghịch làm tướng, nên đạo không phải là khổ. Vì sao? Vì đạo này sinh khởi không trái với ý của Thánh nhân, nên có thể dẫn dắt đạt được diệt hết tất cả khổ.

Nếu Thánh nhân do tướng tịch tĩnh, quán xét Niết-bàn, thì pháp này do tướng khổ nên Thánh nhân quán đó là khổ, chỉ pháp này diệt nên Thánh nhân quán là là tịch tĩnh.

Ở trong các pháp, nếu có lạc thọ thì vì sao nói chỉ là khổ Thánh đế?

Do lạc ít. Ví như trong đống đậu đen cũng có đậu xanh nhưng nói là đống đậu đen. Sư khác nói như thế. Vì sao? Vì có người trí tuệ nào, do dùng nước lạnh rưới ít ít lên mụt nhọt, có cảm giác vui nhẹ, rồi cho mụt nhọt là vui?

Trong đây, Sư bộ khác nói kệ:

Do hay làm nhân khổ

Cùng các khổ xen tạp

 Do khổ được yêu thích

Nên nói lạc là khổ.

Tất cả hữu khổ lạc, Thánh nhân quán là khổ. Do hành khổ đồng một vị, thế nên lập khổ là Thánh đế, không lập lạc.

Vì sao dùng tướng khổ để quán tự tánh của hỷ lạc thọ là khổ?

Do pháp hữu lưu là vô thường có thể trái ý nên khổ. Ví như người kia dùng tướng khổ để quán về sắc, tưởng v.v… Sắc v.v… cũng không phải là khổ, như khổ thọ, là lời ông đã nói. Do nhân khổ nên khổ. Nghĩa này không đúng. Vì sao? Vì giải thích này là tướng tập, không phải là tướng khổ.

Các Thánh nhân ở trong cõi sắc, vô sắc sinh, làm sao khởi tưởng khổ? Vì sao đối với năm ấm của chúng sinh kia không lại là nhân khổ?

Lại nữa, ở trong kinh nói hành khổ thì có công dụng gì? Nếu Thánh nhân đối với lạc do vô thường nên quán là khổ, thì tướng vô thường, tướng khổ có khác biệt gì?

Do sinh diệt là pháp, thế nên vô thường. Do hữu lưu có thể trái ý nên là khổ. Nếu thấy vô thường thì chỗ thấy này tức có thể trái ý, nên tưởng vô thường có thể dẫn đến tưởng khổ.

Có Bộ khác nói: Quyết định không có lạc thọ, tất cả thọ chỉ là khổ. Làm sao nhận biết như thế? Do nơi A-hàm (giáo pháp) và đạo lý.

Thế nào là do A-hàm?

Như Đức Phật, Thế Tôn nói: Tùy theo thọ hiện có đều là tên riêng của khổ.

Lại có thuyết riêng cho: Nên dùng tướng khổ để quán lạc thọ.

Lại có thuyết riêng: Đối với khổ chấp cho là tưởng lạc, gọi là điên đảo. Do A-hàm là chứng cớ nên biết như vậy.

Thế nào là do đạo lý?

Vì nhân của lạc không nhất định. Vì sao? Vì tùy theo ăn uống, lạnh, nóng v.v… hiện có, chúng sinh cho là nhân của lạc. Nếu dùng quá lượng, dùng phi thời, thì nhân ấy lại thành nhân khổ. Nghĩa này không hợp lý. Nghĩa là do nhân của lạc tăng trưởng, hoặc do bình đẳng đối với phi thời, thảy đều sinh khổ. Thế nên thuyết kia nói: Từ đầu đều là nhân khổ, không phải là nhân lạc. Thời gian sau, khổ này dần dần tăng trưởng mới được hiển bày. Oai nghi có sai cũng nên như thế. Nơi đối trị khổ và đối với khổ có sai biệt, do đã khởi tưởng lạc. Vì sao? Vì tùy vào thức ăn uống v.v… hiện có của thế gian cùng vật dụng sinh sống. Cho đến chưa bị khổ riêng bức bách, nếu thọ nhận thì không cho là lạc.

Về khổ riêng: Nghĩa là đói khát, lạnh nóng, mệt mỏi, ái dục sinh ra khổ. Thế nên người ngu đối với việc đối trị khổ, khởi tưởng lạc, không phải đối với lạc, đối với khổ có sai biệt cũng như thế.

Tất cả phàm phu ở trong ấy khởi tưởng lạc. Ví như gánh gánh nặng phải đổi vai. Vì vậy do đạo lý này, nhất định biết không có lạc.

Sư A-tỳ-đạt-ma nói: Quyết định có lạc. Giải thích này hợp lý.

Làm sao nhận biết như thế?

Trong đây, nên hỏi người bác bỏ cho không có lạc.

Pháp nào gọi là khổ? Nếu ông nói: Bức não là thể, gọi là khổ, thì lạc này làm sao bức não? Nếu ông cho: Tổn hại là khổ, thì lạc có thể tăng ích vì sao là tổn hại? Nếu ông nói: Không phải chỗ yêu mến là khổ, thì đây tức là đối tượng yêu mến sao lại là khổ? Đối tượng được yêu mến này về sau đối với Thánh nhân lại không phải là đối tượng yêu mến. Nghĩa là vào lúc lìa dục, thế nên lạc này không thành tựu. Vì không thành tựu, nên không phải là đối tượng được yêu mến, không do nghĩa khác. Vì sao? Vì nếu thọ nhận do tự thể tánh là đối tượng được yêu mến thì thọ này do thể tánh của tự mình, không thời không nhân nên thành không phải là đối tượng yêu mến. Nghĩa này nên như thế. Vì sao? Vì Thánh nhân lấy tướng của lỗi lầm riêng để chán ghét thọ này. Thánh nhân kia quán thọ này là xứ phóng dật, vì công sức lớn đã trở thành biến đổi khác, thành vô thường.

Do nghĩa như thế, nên không phải đối tượng yêu mến cũng không do tướng của tự thể. Nếu thọ này do gốc của tự thể không phải là đối tượng yêu mến, trong ấy không có người sinh khởi ái dục, không nên cho là lìa dục. Thọ này do đạo lý riêng quán xét lỗi lầm, thế nên nhận biết do tướng của tự thể xác định có lạc thọ. Đây là lời ông đã nói.

Đức Phật, Thế Tôn nói: Tùy vào thọ hiện có, đều là tên riêng của khổ. Kinh này, Đức Thế Tôn tự hiển bày, làm rõ về nghĩa kia. Kinh nói: A-nan-đà! Ta dựa nơi các hành vô thường và pháp hữu vi đổi khác nên nói, tùy vào thọ hiện có đều là tên riêng của khổ.

Nên biết là Phật không dựa vào khổ khổ để nói kinh này. Nghĩa ấy tự nhiên thành.

Lại nữa, nếu do tự tánh nên tất cả thọ đều là khổ, thì vì sao Tịnh mạng A-nan-đà đã hỏi Phật như vầy: Vì sao Đức Thế Tôn nói: Thọ có ba thứ, là lạc, khổ, bất khổ bất lạc. Đức Thế Tôn lại nói: Tùy vào thọ hiện có đều là tên riêng của khổ?

Đức Thế Tôn đã dựa vào nghĩa nào để nói lời ấy? Nghĩa là tùy vào thọ hiện có đều là tên riêng của khổ.

Nếu như ông đã giải thích về lý này, thì Tịnh mạng A-nan-đà nên hỏi Phật như vầy. Đức Thế Tôn đã dựa vào nghĩa nào để nói lời này? Nghĩa là thọ có ba thứ.

Đức Phật, Thế Tôn nên đáp: A-nan-đà! Ở đây nói là do ý riêng mà nói, nghĩa là thọ có ba thứ.

Đức Phật, Thế Tôn đã không nói như vậy. Vì thế do thể tánh nên thật có ba thọ, nên biết kinh này nêu bày là dựa nơi ý riêng để nói. Nghĩa là tùy vào thọ hiện có, đều là tên riêng của khổ. Như lời ông đã nói: Nên dùng tướng khổ để quán lạc thọ. Nghĩa này là không hợp lý. Vì sao? Vì trong thọ này có hai tánh:

  1. Tánh có lạc, do tự tánh là đối tượng được yêu thích.
  2. Tánh có khổ, do đạo lý riêng, là pháp vô thường đổi khác.

Nếu dùng tướng lạc để quán thọ này tức sinh sự trói buộc người khác, thì do có dục nên chúng sinh ưa thích ăn vị này. Nếu dùng tướng khổ để quán thọ này, tức có thể giải thoát. Chúng sinh có trói buộc, do ở nơi trói buộc này là được lìa dục, nên như lý đã thấy có thể khiến giải thoát. Chư Phật Thế Tôn tùy thuận lý như vậy để khéo giáo hóa chúng sinh khiến họ tu học quán này.

Vì sao nhận biết được thọ này, do tự tánh nên lạc?

Do đấy: Kệ nói:

Đã biết hành vô thường

Lại quán chúng đổi khác

Nên nói các thọ khổ

Người trí biết đúng khắp.

Là ông đã nói. Đối với khổ chấp cho là tưởng lạc gọi là điên đảo, nên biết là không lạc. Nghĩa này là không đúng. Vì sao? Vì lời nói này là nêu bày không liễu nghĩa. Thế gian có tưởng lạc ở trong sự việc thọ nhận dục trần và xứ sinh. Ở đấy khổ thọ do đạo lý riêng nên có khổ. Nếu thấy đây hoàn toàn là lạc, thì thấy ấy gọi là điên đảo. Dục trần lạc ít, khổ nhiều. Nếu hoàn toàn quán có lạc, thì gọi là điên đảo. Xứ sinh cũng như vậy.

Thế nên do chứng này để bác bỏ cho không có lạc. Nghĩa này không thành. Nếu do tự tánh thì hết thảy thọ đều là khổ.

Lại nói thọ có ba thứ, lời nói này có công đức gì?

Nếu ông nói: Do tùy thuận thế gian nên nói, thì nghĩa này không hợp lý. Vì sao? Vì tất cả thọ đều là khổ. Lời nói này do ý riêng nên nói.

Lại nữa, do thuyết lời chân thật. Như kinh nói: Là lạc căn, là hỷ căn, nên thấy hai căn này gọi là lạc thọ. Là khổ căn, là ưu căn, nên thấy hai căn này gọi là khổ thọ.

Nói rộng như thế xong.

Nếu người nào như vậy, do chánh trí như thật quán xét về năm căn, người ấy tức diệt lìa ba kiết như thế v.v…

Thế nào là thế gian phân biệt khổ thọ có ba phẩm?

Nếu ông nói ở trong phẩm hạ trung thượng, như thứ lớp, thế gian khởi ý như lạc thọ v.v…, thì nghĩa này không đúng. Vì lạc cũng có ba phẩm. Nên ở trong khổ của phẩm nhẹ, tức nên khởi ý lạc của phẩm tối thượng?

Nếu người đang thọ nhận lạc do loại hương, vị, xúc v.v… thù thắng sinh ra, thì lúc ấy thọ nhận khổ gì?

Người ấy thọ nhận khổ nhẹ. Ở trong khổ nhẹ khởi tâm lạc.

Nếu như vậy, khổ thọ nhẹ này lúc chưa sinh và lúc diệt, tức nên sinh ý lạc của phẩm tối thượng. Do khổ đã diệt hoàn toàn, nên khi lạc của dục trần hiện tiền tức nói như thế.

Lại nữa, lối giải thích này làm sao cùng với lý tương ưng? Nghĩa là ở trong khổ thọ của phẩm nhẹ đã nêu rõ là lãnh nhận rất nặng khởi. Ở trong khổ thọ của phẩm trung lại không phân minh.

Lại nữa, đối với ba định, lạc thọ là khổ nhẹ. Từ định thứ tư trở lên là phi khổ phi lạc thọ, là khổ trung.

Lối giải thích này vì sao như lý?

Nghĩa là ở trong khổ của phẩm nhẹ v.v… đã phân biệt về lạc thọ v.v… Đức Phật, Thế Tôn nói: Ma-ha Na-ma! Nếu sắc chỉ là khổ, không phải lạc, không phải lạc đã tùy thuận, nói rộng như nơi kinh. Thế nên biết là có lạc thọ. Chỉ là không thành tựu, không thể do như ông đã dẫn kinh để cho nghĩa không có lạc thọ được thành. Như ông đã nói: Do nhân lạc không nhất định, nên không có lạc, thì nghĩa này là không đúng.

Do không hiểu nghĩa của nhân nên mới nói lời ấy. Vì sao? Vì quán các trần là nương dựa nơi phần vị có sai biệt, nên thành là nhân lạc, hoặc thành nhân khổ. Không những chỉ là trần, nếu đạt đến chỗ nương dựa nơi phần vị có sai biệt này, các trần tất thành nhân lạc. Vì không lúc nào đạt đến đấy mà không thành nhân lạc. Thế nên có thể lập nhân lạc cố định.

Ví như thế lửa, quán nên nấu chín thức ăn uống nơi phần vị có sai biệt, tức thành là nhân nấu chín ngon khéo. Thế lửa này tức là nhân của sự nấu chín, ngon khéo. Nếu đạt đến đấy, nên là nấu chín thức ăn uống nơi phần vị có sai biệt, tất thành nhân của nấu chín ngon khéo. Không có khi nào đạt đến đấy mà không thành nhân nấu chín, ngon khéo.

Nhân lạc ở trong định, vì sao là không định? Là ông đã nói: Ở nơi đối trị khổ, do khởi tưởng lạc, thì nghĩa này không hợp lý. Lối giải thích này ở trước đã phá.

Nếu người ở vào thời ấy, đang dùng hương vị v.v… của phẩm thù thắng có sai biệt đã sinh lạc thọ, thì người ấy ở trong sự đối trị sinh khởi tưởng lạc. Nếu khổ này chưa sinh và đã diệt, thì tưởng lạc này tức nên khởi hết sức phân minh. Ở trong lạc của định, nếu sinh tưởng lạc là đối trị nào, như đối với gánh nặng phải đổi vai? Đã sinh phần vị riêng, tất có lạc thọ, cho đến phần vị thân tướng như vậy chưa diệt. Nếu không như vậy thì tưởng lạc sau cùng tức nên khởi rất nặng. Như người rất mệt nhọc này trong oai nghi phải đổi thay, nên biết cũng như vậy. Như ông đã nói: Thời gian sau làm sao khởi tưởng khổ, nếu không từ đầu sinh khổ dần dần.

Nghĩa này không đúng, do thân đổi khác có sai biệt. Ví như rượu v.v…, vị đầu ngọt, vị sau thì chua. Vì thế lạc thọ nhất định có. Nghĩa này nên thành.

Do tương ưng với ba khổ, nên tất cả pháp hữu lưu đều là khổ, là tập đế đã nói, tức là khổ đế. Lời nói này cùng với kinh là trái nhau. Vì sao? Vì ở trong kinh nói chỉ tham ái là tập. Do tham ái là hơn hẳn, nên trong kinh nói là tập, không bác bỏ các pháp còn lại là tập.

Nghĩa này làm sao có thể nhận biết?

Do nơi xứ khác cũng nói pháp riêng khác là tập. Như Đức Phật, Thế Tôn nói kệ:

Nghiệp tham ái vô minh

Ba thứ ở vị lai

Hay làm nhân các hữu.

Lại có kinh nói: Năm thứ loại chủng tử là tên riêng của hữu thủ thức. Địa giới là tên riêng của bốn thức trụ. Do đấy lời nói này trong kinh là theo ý riêng để nêu bày, nên không liễu nghĩa. Trong giáo pháp của A-tỳ-đạt-ma, lời nói được dựa nơi pháp tướng. Lại nữa, Đức Phật, Thế Tôn muốn nói pháp hữu vi nối tiếp là luôn có nhân, nên nói tham ái là tập. Đức Phật muốn nói nhân sinh và nhân hữu, nên ở trong kệ nói là pháp khác. Nghĩa là nghiệp tham ái, vô minh. Như kinh nói: Nghiệp đối với sinh là nhân. Tham ái đối với hữu là nhân.

Lại nữa, do trong kinh nói: Có nhân, có duyên, nên có phát khởi thứ lớp. Đức Phật, Thế Tôn đã an lập hạt giống và ruộng. Nói thức v.v… cũng là nhân.

Pháp nào gọi là sinh, pháp nào gọi là hữu?

Phẩm loại như giới đạo sinh v.v… có sai biệt. Nhận lấy thân này gọi là sinh. Nối tiếp hữu sau không có sai biệt, gọi là hữu. Hai thứ này theo thứ lớp dùng nghiệp và hữu ái làm nhân. Ví như hạt giống Xá-lợi, lúa mì v.v… Do phẩm loại có sai biệt, nên có thể làm nhân sinh ra mầm cây khác biệt. Nước v.v… vì không có sai biệt, nên có thể chung làm nhân sinh tất cả mầm cây. Nghiệp và tham ái được thí dụ như vậy. Tham ái là nhân hữu. Trong đây hữu là do đạo lý nào làm chứng? Người không có tham ái thì không thọ sinh. Vì sao? Vì cả hai người có ái, không ái đều cùng chết, chỉ thấy có ái lại sinh, không thấy không ái lại sinh. Do lìa tham ái nên không sinh. Thế nên biết tham ái là nhân hữu.

Lại nữa, do chuyển biến nối tiếp nên nếu trong xứ này có tham ái, thấy tâm nối tiếp, thì ở nơi xứ có tham ái kia thường xuyên chuyển biến. Thế nên ở trong vị lai, do tỷ lượng nên nhận biết cũng như vậy.

Lại nữa, lại không có Hoặc khác nào có thể chấp giữ thân này như tham ái. Ví như cần dùng thứ lụa ;à vụn để xoa nơi thân khi tắm rửa, lúc khô cũng còn dấu vết khó tẩy. Không có nhân khác nào dính bám chặt nơi sự sinh như ngã ái. Đây tức là đạo lý. Có xứ Đức Phật, Thế Tôn nói đế có bốn thứ. Có xứ nói đế có hai thứ là tục đế và chân đế.

Hai đế này có tướng gì?

Kệ nói:

Nếu vỡ, không trí kia

Do trí trừ thứ khác

Tục đế như nước bình

Khác đấy gọi chân đế.

Giải thích: Nếu từng phần của vật dụng bị vỡ, thì trí của vật tức không khởi. Vật này gọi là tục hữu. Ví như bình v.v… Bình này nếu vỡ nát thì thành ngói vụn. Duyên nơi bình ngói vụn này thì trí không khởi. Thế nên các vật như bình v.v… do hình tướng mà giả có.

Lại nữa, ở trong vật này, do trí phân tích, loại bỏ pháp khác, thì trí của vật ấy cũng không khởi, tức vật ấy gọi là tục hữu. Ví như nước v.v… Nếu nước này do trí phân tích, loại trừ các pháp như sắc đại v.v…, thì trí của nước cũng không khởi. Thế nên các vật như nước v.v…, do giả tụ tập nên có. Do môn danh, câu, chữ hiển bày chỉ rõ nghĩa chân thật, nên duyên nơi danh, câu, chữ, ở nơi nghĩa chân thật khởi trí. Nếu khi nhập quán không thể duyên nơi danh v.v…, hoặc khi xuất quán không thể duyên nơi nghĩa chân thật. Vì thế danh v.v… và trí này, do hiển bày chỉ rõ là giả nên có.

Nơi ba pháp này dùng pháp nào làm tục?

Chỉ danh được tạo, không Thể là tục. Do tùy thuận thế gian, nói có tên bình, nước v.v… gọi là thật ngữ không nói là giả. Thế nên lập pháp này làm tục đế. Lìa ba pháp ấy, pháp còn lại được gọi là chân đế.

Nếu từng phần của vật bị vỡ, thì trí của vật khởi không khác. Nếu do trí phân tích, loại trừ pháp khác, thì trí của vật cũng không khác. Nếu lìa danh v.v… thì trí đối với cảnh giới cũng không khác. Nói pháp này gọi là chân thật. Ví như sắc v.v… Nếu căn cứ nơi Lân hư để phân tích sắc này, cùng do trí trừ các pháp khác như vị v.v…, thì duyên nơi sắc trí khởi không khác. Như sắc thì thọ v.v… nên biết cũng thế. Đây gọi là chân đế của thế gian.

Pháp như thế v.v… do ở nơi thế gian là thật có nên lập làm chân đế.

Lại có Sư khác nói: Nếu pháp là đối tượng duyên của trí xuất thế, hoặc là đối tượng duyên của hậu trí xuất thế, thì như vậy cũng gọi là chân đế. Nghĩa là cảnh giới chân, quả chân, đạo chân giới. Nếu pháp còn lại khác với ba pháp này thì gọi là tục đế.

Lược nêu bày về các đế xong. Nếu nói rộng nên biết, như nơi Luận Lục Thắng Trí đã nói. Tu phương tiện nào để có thể nhập quán bốn đế? Nên nói nghĩa này. Thế nên từ phát khởi hành đầu theo thứ lớp nay sẽ nói.

Kệ nói:

Trụ hành thiện có văn

Sau tư, học tu tuệ.

Giải thích: Nếu người cầu muốn quán bốn đế, thì từ đầu, trước là học giữ giới. Thứ đến là nhận học tùy thuận câu văn của quán bốn đế. Tiếp theo là nghe chánh nghĩa của câu văn. Lắng nghe xong, như lý chánh tư duy về nghĩa. Tư duy không điên đảo rồi, về sau tu tập hành quán khiến thành tu tuệ. Người này dựa nơi văn tuệ sinh tư tuệ, dựa nơi tư tuệ sinh tu tuệ.

Ba tuệ này có tướng gì?

Kệ nói:

Danh hai nghĩa, cảnh giới

Văn tư tu ba tuệ.

Giải thích: Luận kia nói: Văn tuệ duyên nơi danh làm cảnh. Tư tuệ duyên nơi danh nghĩa làm cảnh. Có lúc do câu văn dẫn nghĩa. Có khi do nghĩa dẫn câu văn. Tu tuệ chỉ duyên nơi nghĩa làm cảnh. Vì sao? Vì tuệ này đã thành, nên không quán văn tự, chỉ duyên nơi nghĩa khởi. Ví như có người chưa từng học bơi lội, thì không lìa phao nổi. Nếu đã học nhưng chưa thành, thì hoặc lìa, hoặc giữ lấy. Nếu học đã thành, thì không dựa vào phao nổi nữa, mà tự có thể bơi qua sông được. Ba tuệ thí dụ như vậy.

Sư Tỳ-bà-sa nêu bày như thế này: Ở trong sự phân biệt ấy, tư tuệ không thành tựu. Nếu tư tuệ duyên nơi danh khởi tức thành văn tuệ. Nếu duyên nơi nghĩa khởi tức thành tu tuệ. Nếu lập tướng của ba tuệ như thế thì không có lỗi lầm. Căn cứ theo Thánh ngôn lượng đã sinh trí quyết định gọi là văn tuệ.

Dựa vào đạo lý phân biệt lựa chọn của Thánh giáo, đã sinh trí quyết định, gọi là tư tuệ.

Dựa vào Tam-ma-đề đã sinh trí, gọi là tu tuệ. Ba tuệ này đều căn cứ nơi nhân nên được mang tên. Nhân nơi nghe sinh, gọi là văn tuệ. Tư tuệ, tu tuệ cũng như vậy. Ví như nói ăn là thọ mạng, hoặc nói cỏ là bò. Nếu người dũng mãnh cầu được tu quán, thì tu quán này làm sao được thành? Vì thế nói về thứ lớp của nghĩa này.

Kệ nói: Có hai người lìa.

Giải thích: Nếu người do thân, do tâm, có thể xa lìa trụ. Nghĩa là xa lìa các pháp ác như quần thể xen tạp cùng giác quán che lấp, tức nên xa lìa hai thứ này.

Đối với người nào dễ khéo thành? Nếu người có tri túc, có thiểu dục.

Kệ nói: Không.

Chẳng biết đủ, dục lớn.

Giải thích: Nếu người không biết đủ thì có dục lớn. Đối với người này là đã xa lìa hai thứ kia, tức khó được thành. Nếu thành cũng không thanh tịnh.

Tướng riêng của không biết đủ và dục lớn này là thế nào?

Kệ nói:

Trước đã được, cầu nhiều

Sau chưa được, cầu được.

Giải thích: Người kia nói: Đã được các duyên như y phục v.v…

đáng ưa thích, lại mong cầu được nhiều, gọi là không biết đủ. Cầu được các thứ chưa được gọi là dục lớn.

Sư A-tỳ-đạt-ma nói như thế. Là không như vậy chăng? Người cầu được nhiều này, đối với các thứ chưa được khởi, không phải đối với các thứ đã được.

Nếu như vậy hai loại này có khác gì ? Các ông nên nói: Nếu giải thích như vậy thì nghĩa này có thể đúng. Do đã được các duyên như y phục v.v… không đáng yêu thích, không nhiều, thì tâm lo lắng không an, nói là không biết đủ. Chưa được các thứ đáng yêu thích và nhiều cầu cho được, gọi là dục lớn.

Kệ nói: Trái đây: Hai đối trị.

Giải thích: Trái với không biết đủ này và dục lớn, nên biết hai thứ pháp làm đối trị, nghĩa là biết đủ và ít dục.

Kệ nói: Hoặc ba cõi vô lưu.

Giải thích: Hai thứ đối trị này, hoặc thuộc về ba cõi, hoặc thuộc về cõi vô lưu. Không biết đủ và dục lớn chỉ thuộc về cõi dục.

Biết đủ cùng ít dục, tự tánh của chúng là thế nào?

Kệ nói: Loại không tham.

Giải thích: Căn thiện không tham làm tánh.

Kệ nói: Thánh chủng.

Giải thích: Biết đủ, ít dục này lấy không tham làm tánh, thế nên nhập thuộc về Thánh chủng. Do Thánh nhân từ nơi kia sinh, nên nói pháp kia là Thánh chủng. Thánh chủng này lấy không tham làm tánh.

Kệ nói: Ba trước: Thể biết đủ.

Giải thích: Ba trước: Nghĩa là thuận theo sự việc có được y phục, thức ăn uống, chỗ ở luôn biết đủ. Ba thứ biết đủ này, là thể của ba Thánh chủng trước. Thánh chủng thứ tư nghĩa là tu diệt hý lạc.

Vì sao Thánh chủng thứ tư này lấy không tham làm tánh?

Do trái với có dục sinh khởi.

Lại nữa, do bốn Thánh chủng, Đức Phật, Thế Tôn đã hiển bày chỉ rõ về nghĩa gì?

Kệ nói: Lại hiển nghiệp ba sinh.

Giải thích: Đức Phật, Thế Tôn đã là Pháp chủ, đệ tử đã từ bỏ vật dụng sinh hoạt cùng cơ nghiệp để xuất gia, nương dựa Phật, cầu giải thoát. Pháp chủ lập hai sự chánh: (1) Vật dụng sinh hoạt. (2) Cơ nghiệp.

Do ba Thánh chủng trước đã an lập vật dụng sinh hoạt, do Thánh chủng thứ tư an lập cơ nghiệp. Dựa vào vật dụng sinh hoạt này, các vị tạo ra cơ nghiệp như thế, không lâu nên đạt đến giải thoát.

Vì sao Pháp chủ an lập vật dụng sinh hoạt và cơ nghiệp như thế?

Kệ nói: Vì đối trị ái sinh.

Giải thích: Ở trong kinh nói tham ái sinh có bốn thứ. Như kinh nói: Tỳ-kheo nhân nơi y phục, tham ái sắp sinh thì sinh, sắp trụ thì trụ, sắp lấy thì lấy. Nhân nơi ăn uống và chỗ ở, tham ái sắp sinh thì sinh, sắp trụ thì trụ, sắp lấy thì lấy. Tỳ-kheo nhân nơi có, không có như thế, tham ái sắp sinh thì sinh, nói rộng như nơi kinh.

Vì đối trị bốn thứ tham ái này, nên nói bốn Thánh chủng.

Kệ nói:

Loại ngã sở, ngã ái

Vì tạm, vĩnh viễn diệt.

Giải thích: Đây là nghĩa đã nói ở trước, lại có ý riêng nên cần nói lại.

Loại ngã sở: Là ba thứ như y phục v.v… Loại ngã: Nghĩa là tự thân. Đối với hai thứ này sinh ái. Trong đây, vì tạm thời diệt ái của loại ngã sở, nên lập ba Thánh chủng trước. Vì vĩnh viễn diệt trừ bốn ái: Nghĩa là ái của loại ngã sở, ái của loại ngã, nên lập Thánh chủng thứ tư. Nghĩa này đã nói.

Do nhân nơi nghĩa này, nên người hành quán được khéo điều phục, sau tu quán được thành. Nếu người đã điều phục thì có thể làm pháp khí cho đạo.

Ở trong việc tu tập, duyên nơi pháp môn nào được nhập tu quán?

Kệ nói:

Nhập tu do hai nhân

Quán bất tịnh, tức niệm.

Giải thích: Người nào nhân nơi quán bất tịnh nhập tu? Người nào nhân nơi niệm hơi thở ra vào (niệm A na ba na) nhập tu theo thứ lớp?

Kệ nói: Nhiều dục, nhiều giác quán.

Giải thích: Nếu người dục hành luôn khởi, hoặc lại khởi, thì người này do quán bất tịnh, được nhập nơi tu. Nếu người do nhiều hành giác quán (tầm tứ), khởi tâm tán loạn, thì người này do niệm A-na-ba-na, được nhập nơi tu. Vì sao? Vì niệm này do không duyên nơi nhiều thứ cảnh. Thế nên sinh khởi có thể tạo diệt lìa giác quán, là đối trị. Quán bất tịnh do duyên nơi nhiều thứ sắc hình khác biệt làm cảnh, có thể dẫn sinh giác quán. Sư khác nói như vậy. Lại, Sư khác nói: Do không duyên nơi môn ngoài khởi, nên không sinh giác quán. Quán bất tịnh, hư nhãn thức duyên nơi môn ngoài khởi, có thể dẫn sinh giác quán, do quán sát cảnh kia.

Trong đây dục có bốn thứ: (1) Dục sắc. (2) Dục hình mạo. (3) Dục xúc. (4) Dục oai nghi.

Các Sư nói: Vì đối trị dục thứ nhất, người tu hành quán, nên duyên nơi sắc hoại, đen v.v… làm cảnh, tạo ra quán bất tịnh.

Vì đối trị dục thứ hai nên duyên nơi các vật sình trướng bị phân tán, cắn mổ ăn nuốt làm cảnh, tạo ra quán bất tịnh.

Vì đối trị dục thứ ba nên duyên nơi tướng gân đỏ, đốt xương nối kết làm cảnh, tạo ra quán bất tịnh.

Vì đối trị dục thứ tư nên duyên nơi tử thi bất động làm cảnh, tạo ra quán bất tịnh.

Các Sư nói: Nếu muốn tu đối trị chung.

Kệ nói: Quán xương, trị dục chung.

Giải thích: Ở trong đống xương dính liền nhau bốn thứ phẩm loại cảnh dục thảy đều không có. Nếu duyên nơi đống xương này làm cảnh để tu tập quán bất tịnh chung, thì có thể đối trị chung bốn thứ dục. Do quán bất tịnh đều là giả tưởng, lấy một xứ xét lường làm thể, nên không thể vĩnh viễn diệt trừ các Hoặc, chỉ có thể chế phục diệt các Hoặc.

Người hành quán, tu tập quán bất tịnh có ba thứ: (1) Đầu tiên phát hành quán. (2) Đã thường tập thành hành. (3) Đã vượt qua hành xét lường.

Ở đây:

Kệ nói:

Lượng xương khắp đến biển

Tăng giảm gọi đầu phát.

Giải thích: Nếu người hành quán, muốn tu tập quán bất tịnh, thì từ đầu ở trong phần thân mình, an trí ở tâm, hoặc ở ngón chân, hoặc ở trên trán, tùy nơi chốn mình ưa thích. Tâm đã theo sự, sau ở nơi phần thân tạo giả tưởng, trừ da, thịt, máu v.v… Theo thứ lớp đối trị xương khiến tịnh, tâm thấy đầy đủ tướng đống xương. Như thấy một đống xương, giả tưởng thấy đống xương thứ hai cũng vậy.

Theo thứ lớp như thế, tăng trưởng dần dần, đầy dẫy khắp gian phòng, chùa, già lam, trong cõi nước, cho đến đầy khắp đại địa, lấy biển làm biên giới. Giả tưởng thấy đống xương đầy khắp như thế, là tăng trưởng ý lạc. Về sau, rút giảm so với quán trước, cho đến giả tưởng chỉ nhìn thấy đống xương của thân mình, là lược dần tâm thô rộng. Tâm do lượng như thế, tự tại quán bất tịnh được hoàn thành. Ở trong phần vị này, người ấy được gọi là đầu tiên phát hành quán.

Kệ nói:

Trừ nửa xương đầu, chân

Gọi là thường tập thành.

Giải thích: Lại vì lược dần, do lượng của tâm vi tế có sai biệt, ở trong đống xương, trừ xương ống chân, tư duy về xương khác, đó gọi là lược hạ. Thứ lớp như vậy, cho đến trừ nửa thân và trừ nửa xương đầu, tư duy về nửa xương đầu còn lại, đó gọi là hai lược trung thượng. Do ở nơi lược tự tại cuối cùng, nên ở trong phần vị này, người ấy gọi là đã thường tập thành hành.

Kệ nói:

Đặt tâm nơi khoảng mày

Nói vượt qua lường xét.

Giải thích: Người hành quán này, trừ nửa xương đầu còn lại, chỉ đặt yên tâm ở khoảng chân mày của mình, hoặc duyên nơi xương và cảnh khác, nhất tâm được trụ. Ở trong phần vị này, người ấy được gọi là đã vượt qua hành xét lường. Có quán bất tịnh, do cảnh giới nhỏ nên nhỏ, không do tự tại nhỏ nên nhỏ.

Ở đây, có bốn trường hợp: (1) Đã thuần thục. (2) Tư duy chưa thuần thục. (3) Chưa thuần thục. (4) Tư duy đã thuần thục.

Duyên nơi tự thân, cho đến đống xương ở ven biển làm cảnh.

Lại nữa, quán bất tịnh này dùng pháp nào làm tánh? Có bao nhiêu địa, pháp nào làm cảnh? Xứ nào được sinh?

Nghĩa này theo thứ lớp nên biết.

Kệ nói:

Mười địa, tánh không tham

Nhằm thấy cảnh, người sinh.

Giải thích: Quán này dùng không tham làm tánh. Địa có mười thứ: Nghĩa là bốn định và bốn định cận biên, định trung gian, cõi dục. Do cõi dục lấy pháp đã thấy làm cảnh. Đã thấy nghĩa là sắc và hình. Thế nên định này lấy nghĩa làm cảnh. Nghĩa ấy có thể hợp lý.

Quán này chỉ ở trong nẻo người sinh, nơi nẻo khác thì không có, huống chi là cõi khác. Trong nẻo người thì trừ châu Bắc Cưu-lâu.

Do nghĩa như thế, nên quán này gọi là quán bất tịnh.

Thuận theo quán cảnh giới thế gian cũng vậy. Nếu vô sinh là pháp, thì duyên nơi ba đời làm cảnh. Do giả tưởng tư duy nên chỉ là hữu lưu, có lìa dục đắc, có gia hạnh đắc, do từng được, không từng được.

Đã nói tướng của quán bất tịnh cùng có sai biệt xong. Niệm A-na-ba-na nay sẽ nói.

Kệ nói:

Niệm A-na-ba-na

Cảnh gió năm địa tuệ

Thân nương dựa nơi dục.

Giải thích: Nếu gió hướng về thân vào, gọi là A-na. Nếu gió ngược với thân ra, gọi là Ba-na. Duyên nơi hai thứ làm cảnh nhớ giữ, gọi là niệm A-na-ba-na. Niệm này dùng trí tuệ làm tánh nhưng nói là niệm: Ví như niệm xứ, tuệ này nhân nơi sức niệm được thành, nên nói là niệm. Niệm này dựa vào năm địa sinh, nghĩa là ba định cận biên, trung gian của định thứ nhất và cõi dục.

Do nói cùng với xả tương ưng, do khổ lạc tùy thuận giác quán khởi, định này đã là đối trị giác quán, nên cùng với khổ lạc không tương ưng.

Lại nữa, khổ lạc là oán đối của tâm định. Vì quán này là tâm định được thành, nên cùng với khổ lạc không tương ưng.

Có Sư khác giải thích: Người hành quán, nhập quán bốn định đều có xả thọ. Đối với Sư kia, quán này tức có tám địa. Vượt qua tám địa này, ở nơi địa khác, không phải là địa của hơi thở ra vào, nên định này duyên nơi gió làm cảnh. Từ nơi cõi dục nương dựa sinh, ở nẻo trời người đều có quán này. Hoặc do lìa dục đắc, hoặc do gia hạnh đắc. Quán này là tư duy chân thật, thuộc về người hành quán trong chánh pháp.

Kệ nói: Ngoại đạo không.

Giải thích: Nơi giáo pháp của ngoại đạo không có quán này, vì không có chánh thuyết, nên tự họ không thể nhận biết chánh pháp vi tế.

Quán này: Kệ nói: Sáu do đếm cùng.

Giải thích: Quán này nếu đủ cùng với sáu nhân tương ưng mới được viên mãn. Sáu nhân là: (1) Đếm. (2) Theo. (3) An. (4) Tướng. (5) Chuyển. (6) Tịnh.

Trong đây, ở nơi hai hơi thở vào ra, không tạo công dụng, cùng với tâm xả tướng của thân tâm, chỉ do niệm đếm từ một hai cho đến mười. Do sợ tâm lược và loạn, thế nên không ít, không nhiều.

Ở trong việc đếm này có ba lỗi: (1) Đếm giảm: Nghĩa là như hai đếm một. (2) Đếm tăng: Nghĩa là như một đếm hai. (3) Đếm tạp loạn: Nghĩa là như hơi thở vào thì đếm là ra. Hoặc hơi thở ra thì đếm là vào. Nếu lìa ba lỗi này, gọi là đếm đúng. Ở khoảng giữa nếu lẫn lộn, thì đếm lại từ đầu, cho đến được định.

Theo: Nghĩa là không tạo ra công dụng, chỉ thuận theo sự vận hành của hơi thở vào ra. Hơi thở này vào nếu xa, thì hơi thở ra cũng xa. Như hơi thở vận hành, tâm cũng hành theo. Hơi thở này là hành khắp trong thân, là một phần của thân hành. Như sự vận hành của hơi thở, tâm cũng hành theo. Nếu hơi thở vào vận hành thì đi đến yết hầu, tim, rốn, dưới rốn, bắp vế, bắp chân. Do những nơi chốn như thế, thứ lớp cho đến chân, thì tâm cũng hành theo hơi thở. Nếu hơi thở ra vận hành, hoặc ba khuỷu tay, hoặc một tầm, cho đến phong luân và gió Tỳ-lam-bà, tâm cũng hành theo. Do quán này là tư duy chân thật. Nghĩa này không hợp lý.

An: Là hoặc ở khoảng giữa chân mày, hoặc ở sống mũi, tùy chỗ ưa thích, cho đến nơi ngón chân, niệm vững chắc, trụ ở giữa. Ví như ngọc Ma ni dựa vào sợi tơ.

Tướng: Là quán xét, nhìn xem hơi thở này là tăng thêm hay tổn giảm, là lạnh hay nóng v.v… Quán này không chỉ dùng phong đại làm cảnh, mà cả bốn đại và sắc do bốn đại tạo, tâm và tâm pháp, cũng dùng các thứ kia làm vật dụng nương dựa, dùng năm ấm làm cảnh giới.

Chuyển: Là tuệ chuyển duyên nơi cảnh gió, an trí niệm này, ở xứ căn thiện của phẩm thượng thượng, cho đến pháp thế đệ nhất.

Tịnh: Là niệm này đã nhập trong kiến đạo, tu đạo.

Có Sư khác nói: Từ niệm xứ là đầu, tâm kim cang là sau, gọi là chuyển. Tận trí, vô sinh trí, gọi là tịnh. Trong đây, nói kệ:

Một đếm, hai theo hành

Ba an, bốn xem tướng

Năm chuyển, sáu thanh tịnh

Gọi là quán tức niệm.

Trong ấy, nên biết về pháp đếm hơi thở ra vào.

Kệ nói:

Thở vào ra theo thân.

Giải thích: Tùy theo thân đã dựa vào địa, hơi thở vào ra là đồng địa với thân, do hơi thở là một phần của thân. Hơi thở này nương dựa nơi thân tâm có sai biệt sinh khởi. Chúng sinh sinh nơi cõi vô sắc và ở phần vị như Kha la-la, trong ấy không có. Nhập định vô tâm và ở định thứ tư, đối với người này cũng không có hơi thở vào ra. Vì sao? Vì nếu trong thân đã có khoảng không là địa của hơi thở vào ra, hoặc tâm đang hiện tiền, thì hơi thở này tất sinh khởi.

Nếu người xuất định thứ tư quán gió, thì hơi thở vào trước. Nếu chết, hoặc nhập định thứ tư quán gió, thì chỉ thở ra, không hít vào.

Kệ nói: Tên chúng sinh.

Giải thích: Giả lập một phần trong tụ pháp chúng sinh.

Kệ nói: Không nhận.

Giải thích: Vì cùng với căn là cùng lìa, nên không phải là đối tượng nhận lấy của tâm, tâm pháp để nương dựa.

Kệ nói: Đẳng lưu.

Giải thích: Không phải là tăng trưởng, không phải là quả báo. Nếu thân tăng trưởng thì quán này không tăng trưởng, nên không phải là tăng trưởng. Vì đã đoạn dứt lại nối tiếp, nên không phải là quả báo. Vì sao? Vì sắc không có quả báo. Vì có tướng như thế nên là đẳng lưu.

Kệ nói:

Không tâm hạ

Sở duyên không tâm khác.

Giải thích: Hai hơi thở này là tâm đồng địa và tâm của địa trên, có thể duyên nơi địa này làm cảnh, không phải tâm của địa dưới có thể duyên, cũng không phải là oai nghi và tâm biến hóa v.v… có thể duyên.

Đã nói về nhập tu hai pháp môn xong. Do hai pháp môn này, nếu đã được là Tam-ma-đề.

Kệ nói:

Tu quán đã thành tựu Mới tu bốn niệm xứ.

Giải thích: Vì thành tựu quán bốn đế, nên tiếp theo là nói tu bốn niệm xứ. Vì sao? Vì bốn niệm xứ là gồm thâu chung tất cả pháp, nên có thể đối trị bốn thứ điên đảo.

Thế nào là tạo quán bốn niệm xứ?

Kệ nói:

Thân, thọ và tâm, pháp

Do xét chọn hai tướng.

Giải thích: Trước do phân biệt lựa chọn tướng chung riêng nơi thân. Tiếp theo là phân biệt lựa chọn thọ, tâm, pháp.

Tướng riêng: Tức bốn niệm xứ kia mỗi mỗi đều có tự tánh.

Tướng chung: Ví như tất cả pháp hữu vi đều lấy vô thường làm tướng. Tất cả pháp hữu lưu đều lấy khổ làm tướng. Tất cả pháp vô ngã đều lấy không làm tướng.

Lại nữa, thân có tướng riêng nào?

Bốn đại lấy sự tạo tác của bốn đại làm tướng. Khác với ba thứ trước gọi là pháp.

Lại nữa, thuyết kia nói nếu người đang nhập tu quán, quán thân do phần Lân hư và sát-na diệt khởi chánh kiến, như thế là thân niệm xứ được thành. Niệm xứ khác cũng như vậy.

Lại nữa, niệm xứ lại có tánh gì?

Niệm xứ có ba tánh. Nghĩa là: (1) Niệm xứ tự tánh. (2) Niệm xứ tương ưng. (3) Niệm xứ cảnh giới.

Trong đây, niệm xứ tự tánh:

Tánh tuệ.

Giải thích: Là tuệ gì?

Kệ nói: Văn, tư, tu.

Giải thích: Ba tuệ văn, tư, tu là niệm xứ tự tánh. Căn cứ nơi tuệ, niệm xứ thành ba thứ.

Kệ nói: Vì cảnh tương ưng khác.

Giải thích: Các pháp còn lại, nếu cùng với tuệ cùng sinh, thì gọi là niệm xứ tương ưng. Vì cùng với niệm xứ tự tánh tương ưng, nên có thể duyên nơi niệm xứ cảnh giới. Cảnh giới của hai niệm xứ này gọi là niệm xứ cảnh giới.

Niệm xứ tự tánh là tuệ.

Làm sao có thể nhận biết?

Đối với thân quán thân, có tướng của thân chung riêng, gọi là thân niệm xứ. Do kinh này nói. Pháp nào gọi là trí tuệ quán? Vì sao? Vì nếu người có tuệ ở trong nội thân, có thể quán hai tướng chung, riêng.

Vì sao nói tuệ là niệm xứ?

Sư Tỳ-bà-sa nói: Do niệm nhiều nên nói là niệm xứ. Phán quyết nghĩa cho: Do sức của niêm an lập thành. Ví như xẻ gỗ phải giữ chặt nơi cái nêm. Nếu giải thích như thế thì nghĩa này có thể đúng. Do tuệ nên niệm được trụ, nên tuệ được gọi là niệm xứ. Như đối tượng đã trông thấy thì không quên. Như Tịnh mạng A-ni-lâu-đà nói: Người hành quán này, nếu trụ trong quán, để quán hai tướng chung riêng của thân, niệm duyên nơi thân làm cảnh, tức sinh trụ lâu dài. Đức Phật, Thế Tôn tự nói: Người hành quán, nếu trụ trong quán để quán hai tướng chung riêng của thân, thì niệm trụ không quên.

Do kinh này nói, nên biết được tuệ là niệm xứ tự tánh. Xứ này nói nghĩa như thế. Tỳ-kheo! Bốn thứ niệm xứ này, thế nào là sinh tập? Thế nào là diệt lìa? Là thực sinh tập tức là thân sinh tập. Là thực diệt lìa, tức là thân diệt lìa.

Kinh này chỉ nói niệm xứ cảnh giới, trong ấy, niệm dừng trụ nên như cảnh giới. Tên gọi của xứ kia cũng như vậy, do duyên nơi tự tha và hai sự nối tiếp làm cảnh giới.

Bốn niệm xứ đều có ba thứ:

Kệ nói: Thứ lớp như sinh.

Giải thích: Tùy thuộc sinh theo thứ lớp kia. Sinh vì sao như thế? Như thô, vì quán xét trước, nên do thân là nơi chốn nương dựa của ái dục thô. Thân này do thọ nhận ái dục. Thân này do tâm không điều phục. Thân này do Hoặc không diệt, nên lập làm thứ lớp.

Kệ nói: Bốn

Đối trị các điên đảo.

Giải thích: Vì có thể đối trị tịnh, lạc, thường, ngã, thế nên nói thứ lớp của niệm xứ có bốn, không tăng, không giảm. Trong bốn niệm xứ ấy, ba cảnh giới trước không có cùng xen tạp. Cảnh giới thứ tư có hai thứ: Nếu chỉ thấy cảnh giới của pháp, thì không cùng xen tạp. Ví như thân v.v… Nếu quán chung hai, ba, bốn, thì đồng một đạo lý, đồng một cảnh giới, đây tức cùng xen tạp. Như thế thường thường tu tập, thì lấy thân v.v… làm cảnh cho bốn thứ niệm xứ xong.

Kệ nói:

Trong niệm pháp người này

Gồm chung cảnh giới trụ Quán tướng pháp vô thường Khổ, không và vô ngã.

Giải thích: Người tu quán này, trụ nơi cảnh giới cùng xen tạp, ở trong pháp niệm xứ, tất cả bốn pháp như thân v.v… gồm thâu chung làm một cảnh. Do bốn tướng quán sát, nghĩa là tướng vô thường, tướng khổ, tướng không, tướng vô ngã.

Từ noãn này hành sinh.

Giải thích: Từ pháp niệm xứ này, thường xuyên tu tập như thứ lớp ấy đến phẩm tối thượng thượng, có căn thiện gọi là hành noãn tức sinh khởi. Là như hành noãn, gọi là hành noãn, là có thể thiêu đốt củi Hoặc. Lửa của bốn Thánh đạo do khởi tướng trước, nên gọi là noãn.

Kệ nói:

Đủ bốn đế làm cảnh

Có mười sáu thứ hành.

Giải thích: Căn thiện noãn này do phần vị tăng trưởng nên duyên đủ nơi bốn đế làm cảnh, có mười sáu hành. Dùng bốn tướng quán khổ, nghĩa là vô thường, khổ, không, vô ngã. Dùng bốn tướng quán tập, nghĩa là nhân tập sinh duyên. Dùng bốn tướng quán diệt, nghĩa là diệt, tĩnh, diệu, ly. Dùng bốn tướng quán đạo, nghĩa là đạo như hành xuất. Mười sáu hành có sai biệt, phần sau sẽ nói. Như đối với hành noãn ở trước cũng như thế.

Kệ nói: Từ noãn, đảnh cũng vậy.

Giải thích: Noãn này do tăng trưởng theo thứ lớp của phẩm hạ trung thượng. Từ phẩm thượng thượng của noãn có căn thiện gọi là đảnh liền sinh khởi. Căn thiện này nên biết như noãn. Duyên đủ nơi bốn đế làm cảnh, có mười sáu hành. Do phẩm tối thượng thượng này là vượt hơn noãn kia, nên lập tên riêng. Do là đảnh của pháp thiện, nên gọi là đảnh. Vì sao? Vì từ nơi đảnh này có đọa, có lỗi.

Kệ nói:

Nơi hai do pháp niệm Lập tướng.

Giải thích: Ở trong hai căn thiện noãn, đảnh, do pháp niệm xứ an lập tướng.

Pháp nào gọi là an lập tướng?

Ở nơi bốn đế, đầu tiên an lập mười sáu tướng.

Kệ nói: Tăng do khác.

Giải thích: Hai căn thiện này đã sinh, lại tu bốn niệm xứ nên được tăng trưởng. Nếu người tăng trưởng xong, đối với chỗ đắc trước không còn hiện tiền, là do không cung kính.

Kệ nói: Từ nhẫn ấy.

Giải thích: Từ hạ trung thượng theo thứ lớp tăng trưởng, nên từ căn thiện đảnh, căn thiện nhẫn được sinh. Do có thể nhận lý bốn Thánh đế là tột cùng, nên không có thoái đọa.

Nhẫn này cũng có ba thứ, nghĩa là hạ, trung, thượng. Trong đây, Kệ nói: Hai nhẫn, đồng kia.

Giải thích: Như trước đã nói: Danh hạ trung, hai nhẫn cũng như vậy. Do an lập tướng nên tất cả nhẫn cũng thế.

Kệ nói: Pháp niệm tăng.

Giải thích: Nhẫn của ba phẩm này đồng dùng pháp niệm xứ làm tăng trưởng, không do niệm xứ khác.

Kệ nói: Khổ cõi dục làm phẩm tăng thượng cảnh.

Giải thích: Nhẫn của phẩm tối thượng này vì dẫn sinh pháp thế đệ nhất, nên duyên nơi khổ của cõi dục khởi. Thế nên căn thiện như noãn v.v… duyên nơi khổ v.v… của ba cõi làm cảnh. Nghĩa này tự thành.

Do không nói nghĩa quyết định, nên vào lúc này có thể diệt cõi sắc, cõi vô sắc, đối trị cảnh giới nơi tướng của mỗi mỗi đế, cho đến do tâm của hai sát-na, tư duy về khổ của cõi dục.

Tất cả như thế gọi là trung nhẫn. Nếu một sát-na duyên nơi khổ của cõi dục làm cảnh, thì đấy gọi là nhẫn phẩm thượng.

Một niệm.

Giải thích: Nhẫn phẩm thượng này chỉ là một sát-na, không có thời gian dài.

Kệ nói: Thế đệ nhất cũng vậy.

Giải thích: Như nhẫn phẩm thượng duyên nơi khổ của cõi dục làm cảnh, chỉ là một tướng, một sát-na. Pháp thế đệ nhất cũng vậy, duyên nơi khổ của cõi dục làm cảnh, là một tướng, một sát-na. Pháp này là pháp thế gian, do là hữu lưu. Vì ở trong pháp thế gian là hơn hết nên nói là thế đệ nhất. Thắng: Nghĩa là lìa nhân đồng loại. Do công sức này có thể dẫn đến Thánh đạo. Thế nên noãn v.v… lấy niệm xứ làm tánh, đồng là tánh tuệ.

Kệ nói: Những năm ấm lìa đến.

Giải thích: Tất cả thứ này đều lấy năm ấm làm tánh. Do gồm thâu loại bạn, nên chỉ lìa đến đắc nhưng đến đắc thì không phải thuộc về noãn v.v… Vì sao? Vì chớ cho Thánh nhân do đắc đến đắc thì hiện tiền, lại có căn thiện như noãn v.v… hiện tiền.

Ở đây, duyên nơi ba đế làm cảnh. Trong phần an lập tướng của vị noãn, thì hiện tại tu pháp niệm xứ đồng loại bốn. Nếu duyên nơi diệt đế làm cảnh thì cảnh này có hai thứ. Trong tất cả các hành là đồng loại. Nếu ở trong chỗ tăng trưởng, bốn niệm xứ hiện đời tu tùy một, vị lai tu đủ bốn. Nếu duyên nơi diệt làm cảnh, trong sự tăng trưởng, chỉ tu niệm xứ sau cùng nơi đồng loại bốn.

Lại tu bốn niệm xứ cùng tất cả hành, do đã được tánh. Nếu an lập tướng ở trong đảnh, tuy duyên nơi bốn đế, tu niệm xứ sau cùng, duyên nơi diệt đế trong sự tăng trưởng, chỉ tu niệm xứ sau cùng, vị lai tu đủ bốn cùng tất cả hành. Nếu duyên nơi ba đế trong sự tăng trưởng, thì bốn niệm xứ hiện đời tu tùy một, vị lai tu đủ bốn cùng tất cả hành. Nếu an lập tướng ở trong nhẫn, thì trong tất cả vị, tu niệm xứ sau cùng, vị lai tu đủ bốn cùng tất cả hành. Nếu an lập tướng ở trong thế đệ nhất, chỉ tu niệm xứ sau cùng, vị lai tu đủ bốn, hành cũng bốn, do không có phần sau, do giống với kiến đạo.

Kệ nói:

Phần quyết trạch như thế Hay bốn.

Giải thích: Như thế là có bốn thứ phần quyết trạch, có thể tạo căn thiện. Nghĩa là noãn, đảnh, nhẫn, thế đệ nhất. Ở trong bốn thứ thì hai thứ trước là phẩm hạ vì động. Do có thoái đọa nên nhẫn là phẩm trung, thế đệ nhất là phẩm thượng.

Phần quyết trạch có thể có nghĩa gì?

Quyết là dùng không nghi làm nghĩa. Trạch là lấy sự phân biệt pháp tướng làm nghĩa. Hai thứ này tức là nghĩa của Thánh đạo. Do Thánh đạo có thể diệt trừ tất cả nghi, có thể phân biệt tướng của bốn Thánh đế. Nghĩa là pháp này là khổ, cho đến pháp này là đạo. Thế nên tất cả Thánh đạo gọi là phần quyết trạch. Nghĩa là ở trong kiến đạo, tùy dựa nơi một đạo nên gọi là phần. Nếu pháp có thể dẫn dắt phần ấy khiến sinh thì gọi là phần quyết trạch, có thể sinh căn thiện.

Kệ nói: Loại tu tuệ.

Giải thích: Bốn thứ phần quyết trạch này đều thuộc về vị tu, không phải là vị văn, tư.

Kệ nói: Định vị lai, trung gian.

Giải thích: Định vị lai, định trung gian, bốn định căn bản là địa, tức đối tượng nương dựa của căn thiện này. Vì thuộc về sáu địa, nên ở địa dưới không có, do không có định. Nơi địa trên không có, do là loại bạn của kiến đạo. Nên ở địa kia không có, vì không duyên nơi cõi dục. Cõi dục này tức nên nhận biết trước, nên diệt lìa trước. Do hai địa này cùng không đủ Xa-ma-tha, Tỳ-bát-xá-na, nên hai địa ấy là loại bạn của kiến đạo. Vì ở nơi hai địa không có,

nên hai địa không phải là phần quyết trạch, có thể là xứ nương dựa của căn thiện.

Bốn căn thiện này dùng năm ấm trong cõi sắc làm quả báo, chỉ có thể viên mãn, không thể dẫn sinh, do trái ghét với sinh tử khởi.

Kệ nói: Nói hai địa dưới.

Giải thích: Đại đức Cù-sa nói: Hai phần quyết trạch trước có thể sinh căn thiện, dùng bảy địa làm xứ nương dựa, hoặc dựa vào địa cõi dục khởi, là tất cả bốn căn thiện như noãn v.v…

Kệ nói: Dục dựa ba.

Giải thích: Ba căn thiện trước ở trong nẻo người sinh ở ba châu. Nếu trước đã sinh, thì ở nơi nẻo trời cũng được hiện tiền. Căn thiện thứ tư ở trên nẻo trời cũng được sinh. Ba căn thiện trước, hai người nam nữ đạt được, dựa vào thân nam nữ sinh.

Kệ nói:

Thứ nhất

Nữ được do hai dựa.

Giải thích: Nếu người nữ được pháp thế đệ nhất, tất do hai thứ nương dựa mới được. Nếu người nam đạt được, chỉ do người nam nương dựa được. Vì sao? Do trước đã được phi trạch diệt của loại người nữ.

Thế nào là xả phần quyết trạch có thể sinh căn thiện?

Kệ nói: Do xả địa, Thánh xả.

Giải thích: Tùy thuận địa là đối tượng nương dựa, nên Thánh nhân được bốn căn thiện này. Nếu Thánh nhân xả địa ấy, tức bỏ căn thiện này, không do nhân riêng xả địa.

Thế nào là do được vượt qua địa hơn, không do nhân khác?

Kệ nói: Không Thánh xả, do chết.

Giải thích: Nếu người phàm phu, tất do xả tụ đồng phần nên xả. Hoặc có hoặc không được vượt qua địa hơn.

Kệ nói: Hai trước do thoái xả.

Giải thích: Hai căn thiện noãn đảnh ở trước, người phàm phu do thoái đọa nên xả cùng do chết nên xả. Thánh nhân đối với hai căn thiện, không thoái chuyển để xả. Từ nhẫn cùng thế đệ nhất, người phàm phu cũng không thoái thất.

Kệ nói: Do trong bản kiến đế.

Giải thích: Nếu người dựa nơi định căn bản, sinh căn thiện như noãn v.v… Ở đời nay, nếu chưa thấy bốn đế tất thấy bốn đế, vì tâm chán ghét rất nặng.

Kệ nói: Thoái đã được, không trước.

Giải thích: Nếu người thoái mất hai căn thiện trước, về sau trở lại được, là được thứ chưa từng được, không phải được căn thiện trước đã bỏ. Ví như luật nghi Ba-la-đề-mộc-xoa, chẳng phải đã từng tu thành thục mà vì công dụng đã thành. Nếu mỗi phần vị đều chưa trọn vẹn, thì từ chỗ chưa trọn vẹn này lại tu tiếp, nếu không theo pháp tu căn bản.

HẾT – QUYỂN 16