A TỲ ĐẠT MA CÂU XÁ THÍCH LUẬN
Tác giả: Tôn giả Bà Tẩu Bàn Đậu (Thế Thân)
Hán dịch: Đời Trần, Tam Tạng Chân Đế
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ

 

QUYỂN 12

Phẩm thứ 4: PHÂN BIỆT NGHIỆP, phần 3

Kệ nói: Lại có năm thứ nghiệp.

Giải thích: Lại có Sư khác nói: Nghiệp có năm thứ. Nghiệp thọ bất định chia làm hai. Nghĩa là ở nơi báo hoặc định, ở nơi báo hoặc bất định. Trong ấy, nghiệp hiện pháp nên thọ, là ở nơi đời này tạo nghiệp, tức vào đời này thành thục. Nghiệp sinh nên thọ, là ở nơi đời này tạo nghiệp, thì nơi đời thứ hai thành thục. Nghiệp hậu nên thọ, là nơi đời này tạo nghiệp, thì từ sau đời thứ hai mới thành thục.

Có Sư khác cho: Quả báo của nghiệp hiện pháp nên thọ ở đời khác cũng có. Do thuận theo công đức ấy để lập tên, chớ nên cho nghiệp lực rất mạnh mẽ, còn quả báo thì mỏng kém.

Sư Tỳ-bà-sa không thừa nhận nghĩa này. Vì sao? Vì Sư kia nói có nghiệp có quả báo gần gũi, quả báo không phải là vượt hơn. Có nghiệp trái với đây. Ví như hạt giống ở bên ngoài: Rau quỳ thì ba tháng rưỡi kết hạt. Lúa mạch v.v… thì sáu tháng mới kết hạt.

Kệ nói: Sư khác nói bốn câu (Trường hợp).

Giải thích: Sư Bộ Thí Dụ nói có bốn trường hợp:

1. Có nghiệp ở nơi phần vị định, ở nơi báo không định. Nếu nghiệp là hiện báo thì ở nơi báo không định.

2. Có nghiệp ở nơi báo thì định, ở nơi phần vị thì không định.

3. Có nghiệp ở cả hai xứ đều định. Nếu là hiện báo v.v… thì ở nơi báo cũng định.

4. Có nghiệp ở cả hai xứ đều không định.

Nếu nghiệp bất tất nên thọ, thì ở nơi báo cũng không định. Do đối với người kia thì nghiệp này thành tám thứ. Hiện báo có hai thứ: định, bất định. Cho đến định, bất định cũng như thế. Người kia nói: Hiện báo v.v… là định, loại thứ tư là không định.

Trong một sát-na được dẫn bốn nghiệp đều cùng khởi không được, vì sao có được?

Tức ở nơi ba tội sai bảo người khác làm còn tự mình thì hành tà dâm.

Bốn nghiệp này, nếu vào một thời thực hiện xong là ở trong bốn nghiệp.

Kệ nói: Dẫn tụ đồng phần ba.

Giải thích: Vì sao? Vì nghiệp hiện báo này không thể dẫn tụ đồng phần, vì phần đồng hiện có.

Ở trong cõi nào, nơi nẻo nào, có bao nhiêu thứ nghiệp có thể dẫn?

Kệ nói: Tất cả xứ bốn dẫn.

Giải thích: Ở nơi ba cõi và trong tất cả nẻo, bốn thứ nghiệp đều có nghĩa dẫn. Bốn nghiệp ấy hoặc thiện, hoặc ác. Sự dẫn khởi này luôn như tương ưng.

Trên đây là khai, nay lại lập giá.

Kệ nói: Địa ngục dẫn thiện ba.

Giải thích: Ở trong địa ngục ba thứ nghiệp thiện có dẫn sinh, nhưng hiện báo thì không dẫn khởi, vì trong ấy không có báo đáng yêu thích.

Kệ nói:

Phàm ở xứ lìa dục

Vững không dẫn sinh báo.

Giải thích: Người phàm phu nếu ở nơi địa này là đã được lìa dục. Nếu trụ vững chắc, không có thoái thất, thì ở trong địa dưới ấy không tạo nghiệp sinh báo nhưng có thể tạo ba nghiệp còn lại.

Kệ nói: Thánh không tạo báo khác.

Giải thích: Nói vững chắc là chuyển đến câu này. Nếu Thánh nhân ở nơi địa ấy, là đã được lìa dục, không còn thoái chuyển thì không thể tạo hai nghiệp là sinh báo và hậu báo. Vì sao? Vì người ấy không thể lại chiêu cảm sinh nơi địa dưới, chỉ có thể tạo nghiệp hiện báo và nghiệp báo không định, ở nơi xứ sinh tùy thuận hiện hữu.

Kệ nói: Dục, Đảnh thoái không tạo.

Giải thích: Nếu Thánh nhân có thoái thất thì đã lìa dục nơi cõi dục và ở xứ Hữu đảnh. Đối với hai cõi này, không được tạo nghiệp sinh báo và nghiệp hậu báo. Vì sao? Vì bậc Thánh ấy đã thoái thất quả, không có nghĩa xả bỏ thọ mạng. Nghĩa này phần sau sẽ nói rộng.

Đối với trung ấm có nghĩa dẫn nghiệp không?

Có.

Kệ nói:

Hai mươi hai thứ nghiệp

Nơi dục, trung ấm dẫn.

Giải thích: Nếu là trung ấm của cõi dục thì có thể dẫn sinh hai mươi hai thứ nghiệp. Sự việc này là thế nào? Phần vị thai có năm thứ là: Kha-la-la, Át-phù-đà, Tỳ-thi, Già-ha-na, Ba-la-xả-khư.

Phần vị đã sinh có năm thứ, là: Anh nhi, đồng tử, thiếu tráng, trung niên, lão. Chúng sinh trung ấm ở trong phần vị này, có lúc dẫn Kha-la-la thọ nghiệp, hoặc không định, hoặc định, cho đến phần vị lão, nên có thọ và tương ưng với thọ trong thân trung ấm.

Kệ nói: Nghiệp này chỉ hiện báo.

Giải thích: Nghiệp do trung ấm này đã dẫn nhất định có mười một thứ, nên biết tất là hiện báo. Vì sao?

Kệ nói: Kia là một quả báo.

Giải thích: Tụ đồng phần này chỉ có mỗi mỗi nghiệp đã dẫn, là tụ đồng phần của trung ấm cùng mười vị loại sau của trung ấm. Thế nên không nói là trung ấm chiêu cảm nghiệp riêng do hai trung ấm này đồng với nghiệp sinh báo đã dẫn.

Lại có tương ưng nào để nhận biết nghiệp này là định?

Kệ nói:

Hoặc nạng cùng tâm tịnh

Hoặc luôn là chốn hành

Nơi ruộng công đức định

Hay hại cha mẹ mình.

Giải thích: Nghiệp này do Hoặc nặng đã tạo, hoặc do tâm thiện nặng đã tạo, hoặc thường xuyên được hành, hoặc đối với ruộng có công đức đã khởi, nên biết nghiệp này tất định trong ấy có ruộng công đức. Nghĩa là Tam bảo, hoặc con người có sai biệt. Con người có sai biệt: Nghĩa là nếu người đạt đến quả, loại hơn hẳn, hoặc là định thuộc loại hơn hẳn. Trong ấy, nếu tâm không có Hoặc nặng và tâm thiện nặng, thì nghiệp này hoặc thiện, hoặc ác, tất thành nghiệp định. Nếu luôn là chốn hành cũng như thế.

Lại nữa, nếu nương dựa nơi cha mẹ mình, dùng tâm đột nhiên tạo nghiệp theo loại trái hại, thì nghiệp này cũng tất định thọ báo, nghiệp khác thì không nhất định.

Lại nữa, nghiệp hiện pháp nên thọ, tướng ấy là thế nào?

Kệ nói:

Nghiệp này thành hiện báo

Do ý, ruộng hơn khác.

Giải thích: Nghiệp hiện báo: Hoặc do ruộng vượt hơn khác thành. Như truyền thuyết ghi nhận: Có một Tỳ-kheo ở trong đại chúng nói năng như người nữ, nên thân hiện tại liền chuyển căn thành nữ. Truyền thuyết này có văn.

Do cố ý vượt hơn khác: Như truyền thuyết nói: Có một người hoàng môn do cứu thoát một con bò sắp bị đem thiến, nên thân hiện tại liền chuyển căn thành nam.

Lại nữa:

Kệ nói: Địa vĩnh viễn lìa dục.

Giải thích: Nếu nghiệp hoặc thiện, hoặc ác, chủ yếu là dựa nơi địa này sinh, do vĩnh viễn lìa dục, nên nghiệp ấy của địa này tức thành nghiệp hiện báo.

Nghiệp ấy có tướng như thế nào?

Kệ nói: Nếu nghiệp ở báo định.

Giải thích: Nếu nghiệp đối với quả báo là nhất định, nhưng đối với phần vị không nhất định, thì nghiệp này là nghiệp hiện báo như đã nói. Nếu nghiệp ở trong phần vị khác là nhất định, thì nghiệp ấy nhất định ở trong phần vị khác là cho báo.

Người có nghiệp này, vì không lìa dục, nên nếu không nhất định thì vì sao nghiệp này không có báo?

Do vĩnh viễn lìa dục, nên ruộng này có tướng như thế nào? Ở đây nghiệp đã tạo tất định được hiện báo.

Nếu nói một cách tổng quát thì chúng Đại Tỳ-kheo lấy Phật là bậc thượng thủ hiện tiền. Nếu căn cứ nơi con người có sai biệt tức có năm.

Kệ nói:

Diệt định, từ không tranh

Thấy quả La-hán khởi

Nơi nghiệp tổn ích kia

Quả thọ ở hiện pháp.

Giải thích: Nếu người phát khởi định không tâm, hành quán, tức được tâm tịch tĩnh tột cùng. Do định này giống với Niết-bàn, nên người ấy nhân nơi định này, như trở lại đi đến Niết-bàn. Nếu người lại phát khởi Tam-ma-đề vô tránh, quán về ích lợi không tranh chấp của vô lượng chúng sinh, do ý thiện theo đuổi rất mãnh liệt đầy đủ, huân tu vô lượng phước đức đã biến đổi, sự nối tiếp đang khởi.

Nếu người xuất sinh quán từ vô lượng, tạo an lạc cho vô lượng chúng sinh do ý thiện đã theo đuổi rất mãnh liệt trọn vẹn, thì huân tu vô lượng phước đức đã biến đổi, sự nối tiếp đang khởi. Nếu người phát khởi quán bốn đế, do kiến đế phá trừ các Hoặc, diệt tận hoàn toàn, nên mới được chuyển y thì sự thanh tịnh nối tiếp liền khởi.

Nếu con người phát khởi quán về quả A-la-hán, do tu đạo phá trừ các Hoặc, diệt tận hoàn toàn, nên mới được chuyển y, thì sự thanh tịnh nối tiếp tức khởi. Thế nên, đối với năm thứ kia người này hoặc tạo ra sự lợi ích tốt đẹp, hoặc gây nên việc tổn não xấu ác. Quả báo của nghiệp này, ở hiện đời tất định nên được. Người khác đã tu được đạo, chưa đạt cứu cánh, nếu phát sinh quán về quả của tự tánh chưa viên mãn, mới được chuyển y, thì sự thanh tịnh không như vậy.

Thế nên người kia không theo kịp phước điền của người trước. Hoặc quả báo đã nhận được là hơn. Do đó, về nghĩa này nên suy xét.

Có nghiệp chỉ do tâm thọ làm quả báo, không phải là thân thọ chăng? Có.

Kệ nói:

Nếu nghiệp thiện không giác

Nhận thọ làm quả báo

Thọ này là tâm pháp.

Giải thích: Nghiệp không giác, nghĩa là từ định trung gian cho đến xứ Hữu đảnh. Nghiệp thiện không giác này chỉ lấy tâm thọ làm quả báo.

Thế nào là không phải thân thọ?

Vì thân thọ này tất cùng với giác, quán đều cùng khởi.

Kệ nói: Nếu ác chỉ thân thọ.

Giải thích: Nếu là nghiệp ác thì nhất định dùng thân thọ làm quả báo.

Thế nào là tâm thọ không phải là báo kia?

Vì nghiệp này lấy khổ thọ làm báo. Nếu khổ thọ ở nơi tâm địa, tức thành ưu căn. Ưu căn này không phải là quả báo như trước đã nói.

Nếu như vậy chúng sinh có điên loạn thì sự điên loạn này ở nơi tâm nào có? Lại do nhân nào sinh?

Kệ nói: Tâm loạn ở tâm tâm.

Giải thích: Tâm tâm nghĩa là ý thức. Vì sao? Vì nếu người ở nơi năm thức, tức không có sự điên loạn, vì năm thức không phân biệt.

Kệ nói: Đây từ nghiệp báo sinh.

Giải thích: Tâm điên loạn này xuất sinh từ nghiệp báo của chúng sinh. Nếu người dùng vật chú và gia tăng hành gây tạo, làm tán hoại tâm người khác. Hoặc chúng sinh không cầu dục, khiến họ uống thuốc độc, uống rượu. Hoặc khủng bố các chúng sinh như vào lúc đi săn v.v… Hoặc tại nơi chốn đồng rộng hoang vắng đã phóng lửa thiêu đốt. Lại, hoặc dùng hầm hố đặt bẫy khiến nhiều chúng sinh rơi xuống. Hoặc do các nghiệp khác khiến chúng sinh mất niệm.

Nhân nơi nghiệp báo ấy, chúng sinh này trong đời vị lai tâm tức điên loạn.

Lại, có nhân riêng khác.

Kệ nói: Sợ, đánh, bất bình, lo.

Giải thích: Sợ: Các quỷ thần hóa ra hình tướng đáng sợ tìm đến bức não, khiến người này trông thấy tức kinh sợ. Đánh: Các quỷ thần nhân nơi hành ác của con người, nên khởi tâm giận ghét. Đối với chỗ tử huyệt của người này liền khởi sự việc đánh đập. Bất bình: Gió nóng lạnh cùng tương phản nhau, khiến thân bốn đại đều không điều hợp. Lo: Như Bà-sư-hy v.v…

Nếu ý thức điên loạn thì tâm này điên loạn.

Hỏi: Đã từ nghiệp báo sinh, vì sao nói tâm thọ không phải là quả báo?

Đáp: Chúng tôi không nói tâm này là quả báo, mà những gì làm cho bốn đại trái hại mới là quả báo. Vì từ tâm này khởi, nên nói là tâm từ quả báo sinh. Do nghiệp đã sinh khiến bốn đại không bình đẳng, nên tâm điên loạn, không tự tại, mất niệm, tức nói tâm này là điên loạn. Nếu tạo ra bốn trường hợp như thế thì được thành.

Vì có tâm cuồng nên loạn, vì không phải là tán nên loạn. Nói rộng nên biết.

1. Cuồng loạn, không phải là tán loạn: Tâm không tự tại, không có nhiễm ô.

2. Tán loạn, không phải là cuồng loạn: Tâm tự tại nhưng có nhiễm ô.

3. Cuồng loạn cũng là tán loạn: Tâm không tự tại cùng có nhiễm ô.

4. Không cuồng loạn cũng không có tán loạn: Nghĩa là tâm tự tại, không có nhiễm ô.

Chúng sinh nào có tâm cuồng loạn?

Kệ nói: Cõi dục trừ Cưu-lâu.

Giải thích: Ở trong cõi dục có tâm cuồng loạn, chỉ trừ châu Bắc Cưu-lâu. Vì sao? Vì ở trong các trời cũng có trời cuồng loạn, huống chi ở trong nẻo người, súc sinh, quỷ thần. Chúng sinh địa ngục đều luôn cuồng loạn, vì các chúng sinh kia có muôn thứ tổn não giận hại. Lượng mạt-ma nặng, khó chịu đựng nổi, khổ thọ đã bức bách. Đối với tự thân cũng không phân biệt rõ, huống chi là có thể nhận biết được sự việc phải quấy.

Tâm nào kêu gào về gì? Trời, địa ngục truyền nêu tức ở đây nên nói. Đối với Thánh nhân cũng có tâm cuồng loạn, do bốn đại không bình đẳng trừ Đức Phật, Thế Tôn.

Nếu căn cứ nơi định nghiệp từ trước, thì thọ báo đã hoàn tất. Nếu căn cứ theo nghiệp bất định, thì không có quả báo, không do sợ hãi, vì đã vượt qua năm thứ sợ hãi. Không do tổn hại, vì đã vĩnh viễn không có hành ác, có thể khiến quỷ thần sinh tâm giận ghét. Không do ưu não, vì đã chứng kiến tánh như thật của các pháp.

Lại nữa, ở trong kinh nói: Có ba sự cong vạy: Cong vạy của thân, cong vạy của miệng, cong vạy của ý.

Lại có ba thứ thô uế: Thô uế nơi thân, thô uế nơi miệng, thô uế nơi ý.

Lại có ba thứ ô trược: Ô trược nơi thân, ô trược nơi miệng, ô trược nơi ý.

Ở đây, theo thứ lớp nên nhận biết.

Kệ nói:

Nói nghiệp cong, thô, trược

Dua nịnh, giận, dục sinh.

Giải thích: Nếu thân nghiệp từ sự dua nịnh cong vạy sinh, thì gọi là nghiệp cong vạy của thân, là loại tánh tà vạy. Nghiệp cong vạy của miệng, ý cũng như thế. Nếu thân nghiệp từ giận dữ sinh, thì gọi là nghiệp thô uế của thân, là loại tánh phẫn nộ. Nghiệp thô uế của miệng, ý cũng như vậy. Nếu thân nghiệp từ tham dục sinh, thì gọi là nghiệp ô trược của thân, là loại tánh nhiễm ô. Nghiệp ô trược của miệng, ý cũng như thế.

Kệ nói:

Đen, trắng có sai biệt.

Lại nói nghiệp bốn thứ.

Giải thích: Có nghiệp đen, quả báo đen. Có nghiệp trắng, quả báo trắng. Có nghiệp đen trắng, quả báo đen trắng. Có nghiệp không đen không trắng, quả báo không đen không trắng, sinh khởi có công năng diệt hết các nghiệp khác.

Kệ nói:

Không thiện: Dục, sắc có

Thiện, thứ lớp nên biết

Đen, trắng có hai nghiệp

Hay diệt vô lưu kia.

Giải thích: Nghiệp không thiện: Tức hoàn toàn gọi là đen. Vì bản tánh là đen, nên quả báo cũng đen, vì quả báo không đáng yêu thích. Nghiệp này chỉ cõi dục có. Nghiệp thiện của cõi sắc hoàn toàn là trắng. Không bị lẫn lộn do đen, quả báo cũng trắng, vì quả báo đáng yêu thích.

Vì sao không nói nghiệp của cõi vô sắc?

Nếu là xứ có hai thứ quả báo, là trung ấm, sinh ấm: Có ba thứ nghiệp là thân, miệng, ý, thì ở đây nói nghiệp đen trắng. Xứ không như thế thì không nói.

Có Sư khác cho: Ở đây cũng như trong kinh khác đã nói: Nghiệp thiện của cõi dục gọi là nghiệp đen trắng. Không phải lẫn lộn với thiện, quả báo cũng đen trắng, vì quả báo cùng xen tạp. Nếu phân biệt nghiệp này, thì cần căn cứ nơi sự nối tiếp, không được căn cứ nơi tánh. Vì sao? Vì không có một nghiệp như chủng loại này cùng quả báo. Nghiệp này là đen, tức là trắng. Không có như nghĩa ấy, vì đều cùng trái nhau.

Nếu như thế nghiệp ác là do nghiệp thiện đã xen tạp, nên thành nghiệp trắng đen.

Ác bị thiện xen tạp, nghĩa này không thành. Vì ở trong cõi dục, sức của ác là mạnh, nên chỉ thiện là bị xen tạp, do sức yếu kém.

Nghiệp vô lưu: Tức nếu khởi thì có thể diệt tận ba thứ nghiệp này. Vì sao?

Vì nghiệp ấy không phải là đen. Do không có nhiễm ô. Không phải là trắng. Do không có quả báo trắng.

Ở đây, nói không trắng là nói bất liễu nghĩa, vì có ý riêng. Đức Phật, Thế Tôn nơi Kinh Đại Không đã dựa nơi pháp vô học để nói: A-nan! Như pháp này hoàn toàn là trắng, hoàn toàn là thiện, hoàn toàn là không chê trách.

Trong A-tỳ-đạt-ma nói: Thế nào là pháp trắng? Là pháp thiện và pháp vô phú vô ký.

Không có quả báo: Là không rơi vào cõi, cùng với sinh tử là trái nhau.

Tất cả nghiệp vô lưu, vô vi, đều có thể diệt trừ ba nghiệp như trắng v.v… chăng?

Không thể.

Điều này là thế nào?

Kệ nói:

Nơi pháp nhẫn lìa dục

Ở tám đạo thứ lớp

Mười hai thứ cố ý

Đây diệt trừ nghiệp đen.

Giải thích: Ở trong đạo kiến đế có bốn pháp nhẫn. Ở trong cõi dục lìa dục có tám đạo thứ lớp. Nếu là cố ý thì ở đây có mười hai thứ. Nghiệp này hoàn toàn có thể diệt trừ nghiệp đen.

Kệ nói:

Tại cố ý thứ chín

Diệt trừ nghiệp đen trắng.

Giải thích: Nơi đạo thứ lớp thứ chín đã lìa dục, tạo cố ý của cõi dục có thể diệt trừ nghiệp đen trắng và nghiệp đen.

Kệ nói:

Định nghiệp trắng lìa dục

Đạo thứ lớp sau sinh.

Giải thích: Nếu người được định, quyết định tạo lìa dục, là đạo thứ lớp thứ chín. Ở đây có bốn thứ cố ý, hoàn toàn có thể diệt trừ nghiệp trắng.

Vì sao chỉ đạo thứ lớp thứ chín là có thể diệt trừ nghiệp trắng, không do đạo khác?

Vì thiện này không phải là tự tánh diệt, đã diệt lại có thể hiện tiền. Tuy nhiên, duyên nơi đạo kia làm cảnh khiến Hoặc đã diệt, nên nói nghiệp kia diệt.

Thế nên cho đến một phẩm Hoặc còn lại cũng lấy đạo kia làm cảnh, nếu chưa diệt trừ là chưa có thể nói nghiệp kia đã diệt.

Thuyết khác: Báo địa ngục Cùng dục thọ báo hai.

Giải thích: Có Sư khác nêu: Nghiệp nên thọ báo của địa ngục, nếu lìa địa ngục thì ở nơi cõi dục, nẻo khác, là nghiệp nên thọ báo, theo thứ lớp nên biết, là nghiệp đen, là nghiệp đen trắng.

Vì sao? Vì chỉ địa ngục nhất định là báo của nghiệp ác, nên nói nghiệp thọ báo của địa ngục, gọi là nghiệp đen. Lìa địa ngục, ở trong các nẻo khác của cõi dục, có báo của nghiệp thiện ác. Thế nên nghiệp thọ báo kia gọi là nghiệp đen trắng.

Kệ nói: Khác nói kiến diệt đen.

Giải thích: Có Sư khác cho: Nghiệp do kiến đế diệt trừ gọi là nghiệp đen, vì cùng với thiện là không cùng xen tạp.

Kệ nói: Dục khác, nghiệp đen trắng.

Giải thích: Nghiệp của cõi dục khác với nghiệp do kiến đế diệt trừ, gọi là nghiệp đen trắng.

Ở đây, khác là thế nào?

Nghĩa là nghiệp do tu đạo diệt trừ. Vì sao? Vì nghiệp này có thiện, có ác. Ở trong kinh nói: Có ba Mâu na: Nghĩa là Mâu na thân, Mâu na miệng, Mâu na ý.

Trong ấy:

Kệ nói:

Nghiệp thân, miệng vô học

Ý nên biết thứ lớp Ba Mâu na.

Giải thích: Hai nghiệp thân miệng vô học, gọi là Mâu na thân miệng. Tâm vô học gọi là Mâu na ý, không phải là nghiệp ý. Vì sao?

Vì tâm là Thánh giả chân thật. Tâm này do thân miệng nên nhất định có thể tỷ lượng.

Lại nữa, hai nghiệp thân miệng này lấy lìa ác làm tánh, nghiệp ý chỉ là tư. Do không phải là hữu giáo, nên không thể tỷ lượng. Vì lìa nên nói là Mâu na. Thế nên chỉ tâm là có thể lìa, nên gọi là Mâu na.

Vì sao nói vô học, không nói các vị khác?

Vì A-la-hán là Thánh giả chân thật, nên nói tất cả hoặc nói phân biệt là diệt.

Kệ nói: Ba tịnh.

Giải thích: Trong kinh nói: Có ba thứ thanh tịnh. Nghĩa là thân thanh tịnh, miệng thanh tịnh và ý thanh tịnh.

Ba thứ thanh tịnh này:

Kệ nói: Tất cả ba hành thiện.

Giải thích: Tất cả hành thiện của thân, gọi là thân thanh tịnh. Tất cả hành thiện của miệng ý, gọi là miệng ý thanh tịnh. Ba thứ thanh tịnh này có thể diệt trừ, ngăn chận hành ác cùng Hoặc cấu nhiễm, hoặc ngăn trừ tạm thời, hoặc ngăn trừ vĩnh viễn.

Ở đây chánh thuyết là gì?

Chúng sinh tin ưa Mâu na tà cùng thanh tịnh tà, vì khiến chúng suy xét xa lìa.

Trong kinh lại nói: Có ba thứ hành ác.

Kệ nói:

Nghiệp thân miệng ý ác

Gọi là ba hành ác.

Giải thích: Nghiệp thân, miệng, ý nếu là bất thiện, theo thứ lớp nên biết, gọi là hành ác của thân, miệng, ý.

Tham, giận v.v… không phải nghiệp Nói hành ác ý, ba.

Giải thích: Cũng có hành ác, không phải là tánh của nghiệp. Nghĩa là ba loại riêng nơi hành ác của ý, vì không phải cố ý.

Bộ Thí dụ nói: Tham v.v… gọi là nghiệp ý do nơi cố tâm tạo tác. Trong kinh nói: Nếu cho Hoặc, nghiệp như thế, thì thành một tánh.

Nếu như vậy thì sao có khổ, Hoặc thành nghiệp?

Không có nghĩa nv. Ở trong kinh nói, do nhân cố ý nên môn này khởi. Bậc Đại sư do làm rõ về cố ý kia nên nói như thế.

Sư Tỳ-bà-sa đã nói như vậy. Nếu không như thế, thì Hoặc, nghiệp tức thành một thể, mười hai phần duyên sinh, tức không thành tựu, nên không thừa nhận như vậy. Do đấy, đối với quả báo không phải là đáng yêu thích. Vì bị người thông tuệ chê trách, nên nói hành của thân miệng ý gọi là hành ác.

Kệ nói: Trái đây gọi hành thiện.

Giải thích: Do trái với hành ác, nên thừa nhận là hành thiện. Nghĩa là nghiệp thân miệng ý thiện cùng không tham, không sân, chánh kiến, vì không có sự việc gây tổn não cho người khác, chỉ nhằm tạo lợi ích.

Vì sao chánh kiến, tà kiến được thành? Do tánh thiện ác là căn bản của việc tạo lợi ích cùng gây tổn hại.

Là đã nói hành ác và hành thiện. Trong đây:

Kệ nói:

Do thâu phẩm thô kia

Nên nói mười nghiệp đạo

Như lý gọi thiện, ác.

Giải thích: Trước đã nói trong hành ác cùng hành thiện, do gồm thâu hai nghiệp thiện ác sáng rõ dễ nhận biết, thế nên trong kinh nói về mười nghiệp đạo, như lý nên biết.

Nếu thiện là từ hành thiện xuất phát. Nếu ác là từ hành ác xuất phát. Ở đây, hành ác nào và hành thiện nào là không thuộc về nghiệp đạo kia?

Ở trong nghiệp đạo ác: Một phần hành ác của thân này là không thuộc về. Nghĩa là phần trước, phần sau. Chỗ nhiễm ô còn lại cũng thế. Hành ác này không phải là thô hiển bày. Nếu hành ác của thân có thể khiến người khác mất thọ mạng, lìa của cải, thê thiếp, thì gọi là nghiệp đạo.

Vì nhằm khiến người khác phân biệt lìa bỏ thọ mạng này, nên về hành ác được lập riêng: Một phần hành ác của ý gọi là cố ý.

Ở trong nghiệp đạo thiện: Một phần hành thiện của thân này là không thuộc về. Nghĩa là phần trước, phần sau cùng lìa uống rượu v.v… và bố thí, cúng dường v.v… Hành thiện của miệng, như ái ngữ v.v…

Hành thiện của ý như cố ý là như trong đạo nghiệp này.

Kệ nói: Sáu ác có vô giáo.

Giải thích: Chỉ sáu nghiệp đạo bất thiện nhất định dùng vô giáo làm tánh. Nghĩa là sát sinh, trộm cắp, nói dối, nói lưỡi hai chiều, nói lời độc ác, nói lời vô nghĩa. Nếu bảo người khác làm thì không có căn bản hữu giáo.

Kệ nói: Một, hai thứ.

Giải thích: Tà dâm luôn lấy hữu giáo, vô giáo làm tánh. Vì sao? Vì tự thân này đã thành tựu. Nếu khiến người khác tạo hoan hỷ thì không như tự tạo.

Thân tạo.

Giải thích: Sáu thứ đạo nghiệp này, nếu tự tạo cũng đều có hai thứ. Nghĩa là hữu giáo, vô giáo. Nếu khi đang khởi hữu giáo, người kia liền chết, thì có đủ hữu giáo, vô giáo. Nếu khởi hữu giáo, về sau mới chết, thì chỉ là vô giáo.

Nếu đạo nghiệp thiện:

Kệ nói: Bảy, hai thứ, chỉ thiện.

Giải thích: Bảy nghiệp đạo thiện có sắc tất định có hai thứ. Nghĩa là hữu giáo, vô giáo. Giới dựa nơi thọ mà được, thuộc hữu giáo.

Kệ nói: Vô giáo từ định sinh.

Giải thích: Các hộ định đã sinh định, thuộc về vô lưu, nói là định sinh. Định kia chỉ là vô giáo, chỉ nương dựa thuộc về tâm.

Kệ nói: Phương tiện gần hữu giáo.

Giải thích: Phương tiện trước của nghiệp đạo tất dùng hữu giáo làm tánh.

Kệ nói: Vô giáo hoặc có không.

Giải thích: Nếu tâm trên rất nặng, hoặc bị nhiễm ô, hoặc tâm vị mật thanh tịnh, tạo phương tiện gia hạnh, thì có vô giáo. Nếu khác với đây thì không có.

Kệ nói:

Phần sau tức trái đây

Phần trước ba căn sinh.

Giải thích: Trái với nghĩa phương tiện của phần trước, ứng với phần sau của nghiệp đạo như thế. Vì sao? Vì phần sau này tất lấy vô giáo làm tánh. Hữu giáo, hoặc có hoặc không có. Nếu người đã tạo nghiệp đạo, về sau lại khởi pháp đồng loại, tức có hữu giáo. Nếu khác với đây thì đều là không có.

Lại nữa, phần trước của nghiệp đạo này là căn bản, phần sau thì từ phần vị nào để có thể được an lập? Ví như có người muốn giết cầm thú, từ nơi giường ngồi dậy, cầm lấy tiền bạc đi thẳng đến chỗ bán cầm thú kia, ngắm nghía, xúc chạm nơi thân con vật, mua xong thì dẫn về, đem vào chỗ giết mỗ để giết. Tức thì nắm cây gậy xuống tay một lần, hoặc xuống tay lần nữa, cho đến khi chưa khiến mạng con vật đoạn dứt, gọi là phần trước của sự giết hại. Sự việc này có thể khiến mạng con vật bị đoạn dứt. Ở đây là thân nghiệp hữu giáo, vô giáo, cùng với một sát-na khởi, gọi là nghiệp đạo căn bản. Vì sao? Do hai thứ nhân duyên, người này bị tội sát sinh đã xúc chạm. Do tạo ra gia hạnh và quả cuối cùng. Từ sau sát-na này là sát-na vô giáo, đều là phần sau của nghiệp đạo. Cho đến mổ xẻ, rửa sạch, đem bày bán, hoặc nấu để tự ăn, khen thịt ngon v.v… Những sát-na hữu giáo như thế v.v… đều thành phần sau.

Như vậy ở trong sáu nghiệp đạo còn lại, căn bản của phần trước, nghĩa của phần sau, như lý nên nhận biết.

Ba thứ như tham v.v… không bình đẳng không có phần trước sau. Do hiện tiền khởi tức thành nghiệp đạo.

Ông nay nên nói, ở đây vì chúng sinh này đang ở tử hữu hữu giáo, vô giáo, thành nghiệp đạo, hay là đã chết mới thành nghiệp đạo? Nếu như thế thì có lỗi gì? Nếu chúng sinh đã bị giết, đang ở nơi tử hữu, thì có thể giết và bảo người giết. Nếu con vật kia cùng một thời chết, tức nên có phạm tội sát sinh?

Theo nghĩa Tất-đàn thì không như thế. Nếu đã chết thì thành nghiệp đạo, là điều nơi Tất-đàn đã nói. Nghĩa là nếu do sự sát hại này, có thể khiến cho con vật kia lìa thọ mạng, là thân nghiệp hữu giáo, và cùng một sát-na khởi vô giáo, gọi là nghiệp đạo.

Lời này là không nên nói.

Lại nữa, trong Tạng A-tỳ-đạt-ma nói: Là có nghĩa như thế chăng? Chúng sinh này đã bị giết, người này chưa lìa sự việc sát sinh

chăng? Có. Ví như đã khiến chúng sinh này lìa mạng căn, gia hạnh của chủ thể giết chưa bỏ, chưa dứt. Trong đây phần sau do phần trước gọi là nói. Câu văn này cùng với nghĩa của Tỳ-bà-sa là trái nhau, vì căn bản này trong thời ấy chưa diệt. Vì thế như đạo lý không lỗi nên thừa nhận như vậy.

Thế nào là không lỗi?

Trong đây, dùng phần trước gọi là nói về căn bản. Điều ấy thì không lỗi.

Nếu vậy tướng hữu giáo như thế làm sao thành nghiệp đạo căn bản? Vì sao không thành? Vì không có năng lực.

Nếu như vậy, vô giáo làm sao thành nghiệp đạo?

Thế nên quả gia hạnh lúc thành tựu, hai pháp này tức thành nghiệp đạo. Nghiệp đạo: Có lúc là phần trước của nghiệp đạo khác. Hoặc là phần sau của nghiệp đạo còn lại, là phần vị của sự sát sinh, có khi thành nghiệp đạo, có khi thành phần trước. Ví như có người muốn giết hại kẻ oán đối, tạo ra phương thuật ác, sát hại cầm thú để cúng tế quỷ thần. Hoặc do trộm vật của người khác, hoặc làm việc tà dâm đối với vợ người kia, cùng với người kia muốn giết ké oán đối. Hoặc nói dối, nói lưỡi hai chiều, nói lời hung ác, nói lời mềm mỏng, phá trừ thân hữu của người kia, tùy thuộc ít nhiều, có thể làm người cứu hộ. Hoặc đối với người kia khởi tham không bình đẳng. Hoặc khởi giận dữ đối với người kia. Hoặc vì tà kiến tăng trưởng nên giết hại người kia. Như thế đối với nghiệp đạo còn lại, như lý nên suy xét.

Tham v.v… không nên thành phần trước. Vì sao? Vì nếu do chỉ phát khởi tâm, thì người này đang hành phần trước, không có nghĩa như vậy. Như trong Kinh Ly Hành Sự nói: Này Tỳ-kheo! Sát sinh có ba thứ: (1) Từ tham dục sinh. (2) Từ giận dữ sinh. (3) Từ vô minh sinh. Cho đến tà kiến cũng như vậy.

Như trong kinh này, tướng sát sinh như vậy là thế nào? Sát sinh từ tham sinh khởi: Nếu vì được phần thân kia, vì được vật dụng, vì các sự việc như vui chơi v.v… khiến người khác phải mất mạng. Hoặc vì cứu giúp tự thân cùng quyến thuộc của mình.

Từ giận dữ sinh: Như vì báo oán.

Từ si sinh: Như người hành cúng tế lớn, xả thí cho là do ý hành pháp thiện.

Lại như các vua vì theo lượng câu văn của pháp luật, ban hành hình phạt nặng cho kẻ oán địch và người ác, các vua được sinh phước đức lớn. Lại như nghiệp sát của người nước Ba-thi cũng từ si sinh. Vì sao? Vì người kia nói như thế này: Nếu hai người thân đã già yếu, khốn khổ cùng bệnh nặng, tất nên vì họ xả bỏ mạng sống.

Có ngoại đạo Tần-na-kha nói: Rắn, rít độc cắn v.v… luôn có thể gây tổn hại cho con người. Những loài vật này tất nên giết. Nai, dê, chim, bò v.v…, vì cung cấp cho việc bếp núc của con người nên thọ sinh. Nếu giết hại chúng thì không có lỗi.

Nếu sát sinh từ tà kiến sinh, cũng là từ si sinh.

Trộm cắp từ tham sinh: Theo điều mình đã mong cầu, không cho mà lấy. Hoặc vì được lợi dưỡng riêng, ái nặng, ưa danh, vì cứu giúp tự thân cùng quyến thuộc của mình.

Từ giận dữ sinh: Như vì báo oán.

Từ si sinh: Như các vua, do theo lượng câu văn của pháp luật, vì phạt người ác, nên đoạt lấy vật kia.

Lại, như Bà-la-môn nói: Tất cả vật Phạm vương đã xả bỏ, là cho Bà-la-môn. Do các Bà-la-môn lực dụng yếu kém nên bị các người lừa dối lấy dùng. Do đấy, nếu Bà-la-môn đoạt lấy là đoạt lấy vật của mình. Nếu ăn là ăn vật của mình. Nếu mặc là mặc vật của mình. Nếu cho là thí cho vật của mình. Đối với người kia không có tưởng nào không phải là tài vật của người khác. Nếu trộm cắp từ tà kiến sinh cũng là từ si sinh.

Tà dâm từ tham sinh: Đối với thê thiếp của người khác, trước hết khởi tham ái, rồi mới hành tà dâm. Cùng vì được lợi dưỡng, ái kính, vì cứu giúp tự thân mình và quyến thuộc của mình.

Từ giận dữ sinh: Như vì báo oán.

Từ si sinh: Như sự việc cưới lấy mẹ v.v… của người nước Bathi. Lại như ở trong đền thờ Cù-sa-bà, có người con gái khác, hớp nước nhai cỏ. Hành của người này là vướng mắc nơi người thân của mình. Hoặc vướng mắc nơi cô, dì, chị, em gái, đồng họ v.v…

Lại như ngoại đạo Tần-na-kha nói: Người nữ như cối giã gạo, như hoa quả, như thức ăn nấu chín, như nước nơi bãi, ao, như đường sá v.v…

Nói dối v.v… từ tham, giận dữ sinh, như trước đã nói.

Từ si sinh: Như Bì-đà nói:

Cười đùa cùng người nữ

Cưới vợ và cứu mạng

Cầu của nên nói dối

Phạm vương nói không hại.

Nếu nói dối từ tà kiến sinh, cũng là từ si sinh. Nói lưỡi hai chiều v.v…, nếu từ tà kiến sinh cũng là từ si sinh. Tất cả từ bốn Bì-đà đã xuất sinh lời biện luận tà, đều là lời nói vô nghĩa.

Tham không bình đẳng vì sao là từ tham v.v… sinh?

Kệ nói:

Từ thứ lớp kia sinh

Ba căn như tham v.v… sinh.

Giải thích: Từ thứ lớp của tham sinh, nên nói người kia từ tham sinh. Từ thứ lớp của giận dữ sinh, nên nói người kia từ giận dữ sinh. Từ thứ lớp của si sinh, nên nói người kia từ si sinh.

Nói về nghiệp đạo ác xong. Vậy nghiệp đạo thiện thì thế nào?

Kệ nói:

Nghiệp đạo thiện trước sau

Không tham, giận, si sinh.

Giải thích: Cùng với phần trước, phần sau nơi tất cả nghiệp đạo thiện, đều từ không tham, không sân, không si sinh, là do cố ý thiện đã sinh. Cố ý thiện này tất định cùng với ba căn thiện như không tham v.v… tương ưng.

Ba thứ như phần trước tướng ấy là thế nào?

Trong đây, nếu xa lìa phần trước của nghiệp đạo ác, tức là phần trước của nghiệp đạo thiện. Nếu xa lìa phần căn bản tức là phần căn bản. Nếu xa lìa phần sau thì tức là phần sau. Ví như Sa-di muốn thọ đại giới, trước phải nhập nơi trụ bất cộng, lễ bái Tỳ-kheo, cung thỉnh Ưu-ba-đà-ha, cho đến bạch nhất yết-ma và yết-ma thứ hai, đây gọi là phần trước. Khi bạch yết-ma thứ ba xong, là nghiệp hữu giáo chung với một sát-na vô giáo, là nghiệp đạo căn bản. Từ đây về sau, cho đến nói về bốn sự nương dựa. Dựa vào căn bản này mà hiện có nghiệp hữu giáo và nghiệp vô giáo. Cho đến sự nối tiếp chưa đoạn, đó gọi là phần sau. Lời nói này không phải tất cả nghiệp đạo đều do tham v.v… là cứu cánh. Trong đây, nghiệp đạo nào do căn ác nào mà được cứu cánh?

Kệ nói:

Sát sinh, giận, ác khẩu

Tạo nên đều do giận.

Giải thích: Sát sinh, giận dữ, lời nói hung ác, tất do giận dữ mà được cứu cánh. Tâm xả, tâm thô ác hiện tiền, ba thứ này được thành.

Kệ nói:

Tà dâm, tham dục, trộm

Do tham nên cứu cánh.

Giải thích: Do tham dục hiện tiền, nên tà dâm, tham dục, trộm cắp được tạo thành.

Kệ nói: Tà kiến do vô minh.

Giải thích: Nếu người khởi phẩm si rất nặng, thì có thể tạo thành tà kiến.

Kệ nói: Thừa nhận khác do ba.

Giải thích: Những thứ gì là khác? Nghĩa là nói dối, nói lưỡi hai chiều, nói lời vô nghĩa. Ba thứ này do ba căn ác, nên thuận theo một thì tạo thành. Hoặc do tham, hoặc do sân, hoặc do si. Nghiệp đạo này căn cứ nơi bốn tiết đã nói. Nghĩa là ba, ba, một, ba, theo thứ lớp như thế nên biết.

Kệ nói:

Chúng sinh thọ dụng nương Cùng danh tụ.

Giải thích: Sát sinh v.v… là nương dựa nơi chúng sinh khởi. Tà dâm v.v… là nương dựa nơi vật thọ dụng khởi. Tà kiến là nương dựa nơi danh sắc khởi. Nói dối v.v… là nương dựa nơi danh tụ khởi. Nếu người khởi tâm quyết định, vì giết người kia, hoặc cùng với người kia đồng thời chết, hoặc chết trước người kia, là có nghiệp đạo căn bản chăng?

Kệ nói:

Cùng chết và chết trước Không căn.

Giải thích: Thế nên cần làm rõ câu hỏi này: Nếu người hành sự việc sát sinh, thì quả cũng cứu cánh không phạm tội sát sinh.

Có nghĩa như thế không? Có.

Kẻ có thể giết người, hoặc đã chết trước đó, hoặc chết đồng thời với người bị giết.

Nếu như vậy thì do nhân nào kẻ sát nhân cũng còn sống, chưa chết? Người giết cùng với tội sát sinh không tương ưng? Nếu kẻ sát nhân cùng lúc chết thì cũng không tương ưng.

Thế nào là không tương ưng?

Kệ nói: Dựa riêng sinh.

Giải thích: Do nương dựa này đối với sự việc hành sát sinh của người kia, thì sự nương dựa này đã đoạn diệt, có sự nương dựa riêng sinh, khác với tụ đồng phần trước. Vì sự nương dựa này đã không thực hiện việc giết hại, thế nên không có nghĩa cùng với nghiệp đạo tương ưng.

Lại nữa, nếu vì định giết người khác, nên đã tập hợp số đông làm quân. Hoặc đào hầm, hoặc săn bắt, hoặc trộm cắp, phá hoại, gồm nhiều người tụ tập, đồng làm sự việc này. Trong số ấy, một người nếu làm việc sát sinh, thì người nào phạm tội sát sinh?

Kệ nói:

Vì quân cùng đồng sự

Đều được như tác giả.

Giải thích: Như tác giả phạm tội, như thế tất cả người đồng phạm một tội, vì chung một sự việc. Nếu do nghĩa thì đây kia lại hỗ tương giết hại. Nếu người do thế lực của người khác ép buộc, khiến nhập trong bọn, người ấy cũng cùng với tội này tương ưng. Nếu người dựa vào cách thức này, nghĩa là tùy theo có mạng, vì cứu họ mạng mình, tôi cũng không giết, chỉ trừ người ấy.

Nếu người tự làm việc sát sinh, thì hành này có bao nhiêu lượng để thành nghiệp đạo. Cho đến tà kiến thành nghiệp đạo để nói là tương ưng với đây?

Kệ nói:

Sát sinh có cố ý

Tưởng khác, giết không lầm.

Giải thích: Nếu người có cố ý: Tôi tất nên giết người kia. Đối với người ấy có tưởng về người ấy, và chỉ giết người ấy, không giết lẫn kẻ khác.

Do ba nghĩa này, nên sát sinh thành nghiệp đạo.

Nếu như vậy có người do tâm nghi không quyết định mà sát sinh, thì người này vì là chúng sinh hay là không phải chúng sinh? Vì là người kia hay không phải là người kia? Người ấy đối với việc giết hại, quyết định xong mới giết, cho: Nếu phải, nếu quấy, tôi tất nên giết. Người ấy đã tạo tâm xả. Nếu sát sinh tức phạm tội sát sinh.

Ở trong sát-na, sát-na năm ấm diệt.

Thế nào là đoạn Ba-la-na? Danh từ này có nghĩa gì?

Dùng gió làm nghĩa. Sức gió này dựa nơi thân, dựa ở tâm khởi. Nếu người đoạn dứt gió này, ví như gió lặng dứt thì đèn sáng, hoặc tay ngừng rung thì tiếng chuông dứt hẳn. Gió này cũng như thế, đó gọi là đoạn Ba-la-na. Hoặc lấy mạng căn làm nghĩa. Là mạng căn của một sát-na, đang muốn sống. Nếu ngăn cản sự sống ấy, tức là phạm tội sát sinh. Khác với đây thì không phạm.

Mạng này thuộc về người nào?

Do mạng đoạn dứt thì người kia chết, nói mạng này thuộc về người kia. Vậy vật nào là của người kia? Nghĩa ấy ở trong chương Phá Ngã sẽ cùng suy xét. Đức Phật, Thế Tôn nói:

Mạng căn, noãn và thức

Nếu ba lìa bỏ thân

Kia bỏ, tức ngủ mãi

Như cây khô, không biết.

Thế nên thân có mạng căn gọi là sống, không có mạng căn gọi là chết. Ni-càn-đà-tử nói: Nếu không do biết trước là sát sinh thì người giết cũng đắc tội. Ví như không do biết trước thì xúc chạm lửa cũng bị lửa đốt. Đối với người kia, nếu thấy gặp vợ người khác cùng xúc chạm, nghĩa này cũng nên như thế.

Việc nhổ tóc của Ni-càn-tử, bảo người kia tu khổ hạnh, hoặc người kia bị sình bụng chết, thí chủ tức nên mắc tội. Cũng như người mẹ và bào thai cùng làm nhân cho sự khốn khổ. Người phạm tội do cùng với việc sát hại tương ưng, nên như lửa đốt áo mình. Nếu người bảo người khác giết, thì không nên mắc tội. Ví như bảo người khác chạm vào lửa, do vì bảo người khác nên mình không bị đốt. Vậy kẻ vô ý, hay như đất gỗ v.v… cũng nên đắc tội? Như ngôi nhà bị sập cũng làm hại chúng sinh.

Lại, về lý phạm tội chết, không nên chỉ do lập lời thề mà được thành.

Nói về tội sát sinh xong.

Kệ nói:

Trộm cắp vật người khác

Sức trộm lấy thuộc mình.

Giải thích: Lời nói không tạp loạn, nối tiếp. Nếu người do sức mạnh, hoặc do lén trộm lấy tài sản vật dụng của người khác khiến chúng thuộc về mình. Ở trong vật của người khác, nếu có ý lấy, do sức mạnh, do bóng tối, trừ lấy lộn, nhân nơi lượng này thành nghiệp đạo trộm cắp. Nếu trộm vật nơi bảo tháp, thì từ Phật đắc tội. Vì sao?

Vì tất cả vật cúng dường ở vào thời gian nhập Niết-bàn, thì Đức Phật, Thế Tôn đều đã thọ nhận.

Có Sư khác nói: Nếu người có thể giữ gìn vật này, thì kẻ lấy trộm tức từ người đó đắc tội. Nếu đào hầm hố được vật vô chủ, thì từ nơi người chủ nước đắc tội. Nếu người trộm vật hồi chuyển, nếu đã tác bạch yết-ma thì từ nơi người đến bất cộng tụ đắc tội. Nếu chưa tác bạch yết-ma, thì từ nơi tất cả đệ tử Phật đắc tội.

Kệ nói:

Hành, phi hành tà dâm

Nói đấy có bốn thứ.

Giải thích: Bốn thứ hành không nên hành, gọi là tà dâm:

1. Hành không nên hành: Nghĩa là hành dâm với thê thiếp thuộc về người khác. Hoặc người nữ đã được cha mẹ, người thân bảo hộ.

2. Hành không nên hành: Nghĩa là không phải phần. Nếu là vợ mình, ở nơi đường dưới và miệng.

3. Hành không nên hành: Nghĩa là không phải nơi chốn. Hoặc ở chốn trống trải, xứ là chi-đề, xứ là chốn tu phạm hạnh.

4. Hành không nên hành: Nghĩa là phi thời. Hoặc là thời gian vợ mình có thai, thời gian cho con bú, thời gian thọ trai giới, nếu do chồng đã bằng lòng nên được giới mà còn trái phạm đây gọi là phi thời.

Bộ khác đã nói như thế: Lời nói không lẫn lộn nối tiếp. Nếu đi đến chỗ vợ của người khác, tạo tưởng là vợ mình, thì không thành nghiệp đạo. Nếu tạo tưởng vợ của người khác, đi đến chỗ vợ của người khác, như Sư khác cho: Do hành dâm với vợ người khác và thọ dụng theo loại này, nên thành nghiệp đạo xứ riêng. Vì muốn tạo hành dâm ở xứ riêng, nên không có tội của nghiệp đạo.

Ví như sát sinh. Sư khác nói như thế: Nếu hành sự việc này đối với Tỳ-kheo ni, thì từ xứ nào đắc tội? Tức từ người chủ nước đắc tội. Vì sao? Vì sự việc này đã không được quốc chủ cho phép. Cho nên nếu vợ mình có giới hãy còn không thể hành dâm, huống chi là đối với Tỳ-kheo-ni.

Nếu hành sự việc này đối với đồng nữ, thì ở nơi cha mẹ, hoặc nơi người đã hứa hôn đắc tội. Nếu người chưa hứa hôn, thì đắc tội đối với người bảo hộ. Cho đến đắc tội đối với nhà vua.

Kệ nói:

Tưởng riêng nói lời này

Nơi hiểu nghĩa nói dối.

Giải thích: Là nghĩa kia đã nói. Ở trong nghĩa này khởi tưởng dị biệt để nói. Người đã được dựa nương, nếu hiểu nghĩa của lời nói này, thì lời nói ấy thành nói dối. Nếu đã dựa vào người không hiểu nghĩa của lời nói ấy, thì lời nói này là thế nào? Lời nói này tức thành lời nói vô nghĩa.

Lời đã nói: Tức có khi nhiều văn tự thành lời nói, thì ở trong lời nói ấy, chữ nào thành nghiệp đạo?

Chữ sau cuối cùng với vô giáo thành nghiệp đạo. Hoặc tùy theo xứ, người kia đã hiểu nghĩa, văn tự trước chỉ là gia hạnh của phần trước.

Nói hiểu nghĩa: Nghĩa là được nghe rồi hiểu nghĩa, hay là được nghe là có thể hiểu nghĩa ngay?

Nếu như vậy thì có lỗi gì?

Nếu đã hiểu nghĩa thì nghĩa của lời nói là cảnh giới của ý thức, nên lời nói cùng với nhĩ thức cùng diệt, nên chỉ do vô giáo làm nghiệp đạo. Nếu có thể hiểu nghĩa ngay thì không có lỗi này.

Thế nào là thành có thể hiểu nghĩa?

Người hiểu lời nói là ở nơi nhĩ thức. Người này là có khả năng hiểu, như cầm giữ không mất là có thể chấp thuận. Như trong kinh này nói: Ngôn thuyết có mười sáu thứ: Không thấy nói thấy, cho đến không biết nói biết. Thấy nói không thấy, cho đến biết nói không biết. Tám thứ này không phải là lời nói của Thánh. Không thấy nói không thấy, cho đến không biết nói không biết. Đã thấy nói thấy, cho đến đã biết nói biết. Tám thứ này là ngôn thuyết của Thánh.

Ở đây, thấy, nghe, hiểu biết tướng của chúng là thế nào?

Kệ nói:

Mắt tai và ý thức

Chỗ chứng, cùng ba khác

Đây gọi thấy nghe biết

Thứ lớp hoặc nói giác.

Giải thích: Nếu đối tượng chứng của nhãn thức là thấy, đối tượng chứng của nhĩ thức là nghe, đối tượng chứng của ý thức là biết, đối tượng chứng của tỷ, thiệt, thân thức là giác, thì vì sao bản tánh của hương, vị, xúc là vô ký ?

Ví như tử thi. Thế nên duyên nơi thức kia nói là giác. Sư Tỳbà-sa đã nói như thế. Trong đây lấy gì làm chứng? Có hai thứ làm chứng. Nghĩa là A-hàm và đạo lý. A-hàm nói: Ma-la-chỉ-mẫu! Ý của ông là thế nào? Sắc này không phải là sắc do mắt ông trước kia đã từng thấy. Không phải sắc hiện nay ông đang thấy. Không phải sắc do tâm ông tạo ra. Ta hiện nên thấy ông vì nhân nơi sắc này được khởi dục, khởi ái, khởi vui mừng, khởi chấp vướng, khởi kiết, khởi tham chăng?

Không phải như thế, thưa Bà-đàn-đa! Âm thanh này không phải là tiếng do tai ông trước kia đã từng nghe. Cho đến pháp này không phải là pháp do ý ông xưa kia đã từng nhận biết. Nói rộng cho đến:

Không phải vậy, thưa Bà-đàn-đa! Ma-la-chỉ-mẫu! Ý ông là thế nào? Là ở trong đây: Đối với thấy chỉ có thấy sinh, đối với nghe chỉ có nghe sinh, đối với giác chỉ có giác sinh, đối với biết chỉ có biết sinh. Trong kinh nói như vầy: Đã đối với ba trần, nói thấy, nghe, biết, nên biết được đối với ba trần còn lại, đồng lập tên giác.

Nếu không thừa nhận như thế, thì ba trần này ở tại ba thứ bên ngoài như thấy v.v… Về hương v.v…, tức nên không có ngôn thuyết. Đó gọi là đạo lý.

Kinh này không phải là chứng, vì có nghĩa riêng. Vì sao? Vì ở trong kinh này, không phải Đức Phật, Thế Tôn muốn phán quyết về tướng của bốn ngôn thuyết.

Nói ngôn thuyết này để làm gì?

Phật nói: Ma-la-chỉ-mẫu! Ở trong sáu cảnh giới cùng ở trong ngôn thuyết của bốn thứ như thấy v.v…, vì chỉ ngôn thuyết như thấy v.v… khởi, hay là lại thêm cho đủ nhân của ái, không ái v.v…?

Ở trong thuyết này thấy nghĩa của kinh như thế.

Nếu vậy thì tướng nào là thấy? Cho đến tướng nào là biết?

Có Sư khác cho: Đối tượng chứng của năm căn là thấy. Từ người khác truyền đến được là nghe. Thời gian ấy đã trù tính, xét lường, tự ý thừa nhận là giác, tự tâm đã chứng là biết. Năm trần này, tùy thuận một đã thấy, nên nhân nơi nghĩa này lập ngôn thuyết thấy. Nếu sự việc không phải tự mình đã chứng, chỉ từ nơi người khác truyền được nên nói, đây gọi là nghe. Nếu sự việc được căn cứ nơi năm trần, do tự suy xét để lập ra, tự mình đã thừa nhận nên nói, đây gọi là giác. Vì trần thứ sáu khác với năm trần kia, nên chỉ ý thức chứng, nên đây gọi là biết.

Thế nên, đối với hướng v.v… là không không có ngôn thuyết, do vậy đạo lý ông đã lập không thành đạo lý.

Các Sư kỳ cựu đã nói như vầy: Nhãn căn đã chứng, nói là thấy. Từ nơi người khác truyền được, nói là nghe. Chính mình đã tư duy, gọi là giác. Đối với tự thân đã thọ nhận được, nói là biết. Chớ nên luận rộng về phần này.

Lại giải thích về luận ở đây. Nếu người do thân hiển bày về nghĩa khác là có nói dối chăng?

Có. Vì thế nên Tạng A-tỳ-đạt-ma nói là có.

Không do thân hành sự việc sát sinh là có phạm tội sát sinh không? Có. Nếu do ngôn hành là có. Không do ngôn hành sự việc nói dối, là có phạm tội nói dối không? Có. Nếu do thân hành là có.

Không do thân, miệng hành các sự việc này là có phạm tội sát sinh, nói dối không? Có. Như tiên nhân do tâm giận trách. Trong đây đã nêu dẫn thí dụ về bố-tát để làm chứng.

Nếu do thân, miệng không hành, không có vô giáo của cõi dục, không lấy hữu giáo làm trước, vì sao vô giáo này lại thành nghiệp đạo?

Ông nay ở đây nên tạo ra công dụng.

Nêu bày về nói dối xong.

Kệ nói:

Phá ngữ, tâm có nhiễm

Đã nói hoại ái khác.

Giải thích: Nói hiểu nghĩa, nói không tạp loạn được nối tiếp. Nếu có tâm nhiễm ô, vì hủy hoại sự hòa hợp cùng hỷ ái của người khác, đó gọi là lời nói phá hoại.

Kệ nói: Lời ác không ái tha.

Giải thích: Có tâm nhiễm ô, hiểu nghĩa không loạn. Ba ngôn thuyết này được nối tiếp.

Ba thứ này là nghĩa gì?

Nếu người có tâm nhiễm ô, đối với người hiểu nghĩa, là xứ đã muốn nói, là lời nói đã muốn nói tức nói đó gọi là lời nói ác.

Kệ nói: Các nhiễm phi ứng ngữ.

Giải thích: Tất cả lời nói nhiễm ô cùng với nghĩa không tương ưng, nên gọi là phi ứng ngữ, cũng gọi là tán ngữ, vì ở nơi nghĩa không cùng gồm thâu.

Kệ nói: Thuyết khác, khác ba nhiễm.

Giải thích: Có Sư khác nói: Từ khẩu nghiệp như nói dối v.v… Nếu khẩu nghiệp có nhiễm ô, thì khác với ngôn thuyết kia, đó gọi là phi ứng ngữ.

Kệ nói: Nịnh, buồn, ca múa hát: Tà luận.

Giải thích: Ví như Tỳ-kheo tà mạng, vì mong được lợi dưỡng, nên tạo ra ngôn ngữ dua nịnh. Lại có người vì bị ưu sầu biệt ly bức bách, nên nói những lời ưu tư, buồn thảm. Lại có người do tâm dục nhiễm, nên ca hát. Lại có vũ nhi khi múa hát, vì làm nhiễm ô người khác, nên đã tạo ra các từ khúc.

Lai có người tin theo tà luận, khởi kiến chấp, nói rộng về luận này, cho đến dùng lời nói thô tục, khác với ba thứ như nói dối v.v… Lời nói nhiễm ô hiện có đều gọi là phi ứng ngữ.

Thời Chuyển luân vương có ca hát, vì sao thời ấy không có phi ứng ngữ?

Thời ấy những người kia đã ca hát, tất cả là cùng với nghĩa xuất ly tương ưng, không cùng với vị tà tương ưng. Thời ấy có lời nói cầu hôn, tiếp đón vợ v.v…, tuy là phi ứng ngữ, nhưng không phải nghiệp đạo.

Sư khác nói như vậy.

Kệ nói:

Người tham dục

Của khác, dục chẳng bằng.

Giải thích: Cầu được tài sản vật dụng của người khác là phi đạo lý, là không bình đẳng. Vì muốn thuộc về chính mình nên tạo ra ý nguyện này: Những của cải vật dụng như thế đều thuộc về ta. Hoặc do sức mạnh, hoặc do bóng tối, thì tham dục này gọi là nghiệp đạo.

Có Sư khác cho: Tất cả ái dục của cõi dục đều là nghiệp đạo tham dục. Vì sao? Vì ở nơi Kinh Ngũ Cái nói: Dựa nơi ái dục nên có lời nói như thế. Người này đã bỏ cái tham dục của thế gian. Nếu tất cả ái thì đều là tham dục, không phải tất cả đều là nghiệp đạo, do gồm thâu phẩm ác trọng. Chớ nên cho tất cả Chuyển luân vương và người châu Bắc Cưu-lâu có nghiệp đạo tham dục. Sư khác nói như vậy.

Kệ nói: Giận dữ bỏ chúng sinh.

Giải thích: Duyên nơi lỗi lầm của chúng sinh, khởi tâm hại bỏ. Ở trong sự việc gây tổn hại người khác, do tâm mạnh nhanh, nên thành nghiệp đạo.

Kệ nói:

Chấp không có thiện, ác: Tà kiến.

Giải thích: Đối với hai nghiệp thiện, ác, bác bỏ cho là không có nghiệp, đó gọi là tà kiến. Như kinh nói: Không có thí cho, không có cúng dường, không có cúng tế, không có hành thiện, không có hành ác, ở thế gian không có Sa-môn, Bà-la-môn là A-la-hán. Tà kiến này gồm đủ: Nghĩa là bác bỏ nghiệp, bác bỏ quả, bác bỏ Thánh nhân. Ở trong kinh có nhiều thứ văn như vậy.

Kệ này chỉ nêu rõ về phần chính, là thể tướng của mười nghiệp đạo.

Nghiệp đạo như vậy là nghĩa gì? Kệ nói:

Ba sau đây chỉ đạo Bảy nghiệp đạo.

Giải thích: Ba thứ như tham dục v.v…, là gia đạo của nghiệp, nên nói là nghiệp đạo. Phát khởi cố ý, dựa vào nghiệp đạo kia khởi, nên bảy thứ trước cũng là nghiệp, cũng là đạo. Vì có thể làm rõ về bản ý, vì là chủng loại của nghiệp kia, thế nên gọi là nghiệp.

Nghiệp đạo như trước đã nói: Không tham v.v… cùng lìa bỏ sát sinh v.v…, nên biết cũng như vậy. Hai phần trước sau vì sao không phải nghiệp đạo?

Do các thứ kia sinh là thành nghiệp đạo này cùng nương dựa nơi nghiệp đạo này. Đây là căn bản. Như gồm thâu thô làm nghiệp đạo, nên ở đây như trước đã nói.

Lại nữa, do nghiệp kia tăng giảm nên đối với tất cả vật nội ngoại ở thế gian, vì hơn kém đều hiện rõ, nên lập nghiệp kia làm nghiệp đạo.

Nếu như vậy Sư của bộ Thí dụ cho chỉ tham, ái v.v… là ý nghiệp. Vậy ba thứ này đối với nghiệp kia vì sao thành nghiệp đạo?

Ông nên hỏi Sư kia. Ở đây cũng có thể đáp. Các thứ kia là nghiệp, cũng là đạo của nẻo ác, nên nghiệp kia gọi là nghiệp đạo.

Lại nữa, lại vì hỗ tương dựa nhờ nên đều gọi là nghiệp đạo, tức mười nghiệp đạo ác đã nói. Tất cả nghiệp đạo này cùng với hành của pháp thiện là trái nhau, nên gọi là ác.

Kệ nói: Đoạn căn do tà kiến.

Giải thích: Ở trong mười thứ ác, do ác nào đoạn dứt căn thiện?

Do tà kiến gồm đủ của phẩm tối thượng thượng.

Nếu như vậy thì ở trong Tạng A-tỳ-đạt-ma vì sao lại nói: Những gì là căn ác của phẩm tối thượng thượng? Là căn ác kia có thể đoạn dứt căn thiện. Nếu người đang đạt đến phần vị lìa dục nơi cõi dục, đầu tiên đã loại trừ, do tà kiến làm căn ác đã dẫn khởi, nên ở trong căn ác đã lập sự việc tà kiến. Ví như lửa có thể đốt cháy cả quốc độ, kiếp có công năng dẫn lửa khiến sinh khởi, nên nói quốc độ bị kiếp đã thiêu đốt.

Thế nào là nơi chốn căn thiện bị hủy diệt?

Kệ nói: Cõi dục thiện sinh đắc.

Giải thích: Chỉ trong cõi dục thì căn thiện bị đoạn dứt. Vì cùng với căn thiện của cõi sắc, vô sắc không tương ưng.

Nếu như vậy thì nơi Luận Giả Danh Phân Biệt đã nói làm sao thông hợp? Như Luận ấy nói: Chỉ do lượng này, là người đã đoạn căn thiện của ba cõi.

Do đạt được căn thiện của cõi trên, vì dựa nơi nghĩa cùng lìa rất xa, nên nói lời ấy. Do khiến nối tiếp, không phải là vật chứa đựng của căn thiện kia, nên chỉ căn thiện thuộc thiện sinh đắc là bị đoạn dứt, vì tất cả thiện do gia hạnh đắc này đã thoái thất.

Tà kiến này có thể đoạn dứt căn thiện là duyên nơi cảnh giới nào?

Kệ nói: Bác bỏ không nhân quả.

Giải thích: Tà kiến này hoặc có thể bác bỏ nhân, cho là không có hành thiện, ác. Hoặc bác bỏ quả, cho là không có quả báo, hiện có của nghiệp tạo hành thiện, ác. Hai thứ tà kiến này giống với đạo thứ lớp và đạo giải thoát.

Sư Bộ khác cho: Như tà kiến này duyên nơi hữu lưu làm cảnh, không duyên nơi vô lưu. Duyên nơi cảnh giới của đồng phần, không duyên nơi cảnh giới của phi đồng phần. Chỉ do tương ưng với tùy miên, nên sức của tà kiến kia là yếu kém.

Kệ nói: Tất cả thứ.

Giải thích: Các Sư Phân Biệt nói: Tất cả tà kiến như thế, đối với chín phẩm căn thiện trong một thời có thể đoạn dứt. Ví như Hoặc do kiến đế diệt trừ.

Lại có Sư khác nêu: Theo thứ lớp đoạn, do chín phẩm tà kiến, nên chín phẩm căn thiện bị đoạn dứt. Ví như Hoặc do tu đạo diệt trừ. Cho đến tà kiến của phẩm tối thượng thượng đoạn dứt căn thiện của phẩm tối hạ hạ.

Nếu giải thích như vậy, thì Già-lan-tha của Tỳ-bà-sa tức được giữ gìn. Già-lan-tha nói: Thế nào là căn thiện rất vi tế luôn thuận theo? Người đoạn căn thiện này đã đoạn sau cùng. Do sự đoạn dứt của tà kiến kia, người này gọi là bị đoạn căn thiện.

Nếu như thế thì nghĩa của Già-lan-tha này là thế nào?

Theo như Già-lan-tha nói: Thế nào là căn ác của phẩm tối thượng thượng? Nếu căn ác này có thể diệt trừ căn thiện, gọi là phẩm tối thượng thượng. Vì căn cứ nơi sự việc gồm đủ nên nói lời ấy. Vì sao? Do sự diệt trừ này là hoàn toàn không có một phẩm loại nào hiện có mà không bị đoạn dứt, vì căn ác kia đã tạo nhân sinh, như trung gian của đạo kiến đế không xuất quán. Sự đoạn dứt căn thiện cũng như thế.

Lại có Sư khác cho: Sự việc này có hai thứ.

Lại có Sư khác nói: Trước đoạn trừ căn thiện của loại hộ (luật nghi), sau đoạn dứt căn thiện của tự tánh.

Lại có Sư khác nêu rõ: Nếu hộ là quả của tâm, thì do xả bỏ tâm này, hộ cũng bị xả bỏ.

Ở nơi xứ nào thì căn thiện có thể đoạn dứt?

Kệ nói: Nẻo người.

Giải thích: Là ở trong nẻo người, không phải nơi nẻo ác có. Do trí nhiễm không nhiễm đều không vững chắc. Vì ở nơi nẻo trời đã chứng kiến quả báo của nghiệp. Ở nơi ba châu không phải là châu Bắc Cưu-lâu, vì châu ấy xưa nay không có ý ác.

Có Sư khác nói: Chỉ người của châu Diệm-phù.

Nếu cho như thế thì cùng với Già-lan-tha là trái nhau. Già-lantha nói: Người châu Diệm-phù, nếu cùng với căn tối thiểu tương ưng thì chỉ tương ưng với tám căn. Các châu Đông Tỳ-đề-ha, Tây Cù-dani cũng như thế.

Căn thiện này:

Kệ nói: Hay đoạn, chỉ nam nữ.

Giải thích: Nếu đoạn dứt căn thiện, thì chỉ nam nữ là có thể đoạn.

Có Sư khác cho: Căn trí, căn tinh tấn vì tối chậm, nên người nữ không đoạn.

Nếu vậy lối giải thích này là trái với Già-lan-tha. Vì Già-lantha nói: Nếu người cùng với nữ căn tương ưng, thì người đó tất định cùng với tám căn tương ưng. Hành tham ái ở trong nam, nữ là không thể đoạn căn thiện, vì ý địa dao động, yếu kém.

Nếu như vậy thì người của hành nào có thể đoạn dứt?

Kệ nói: Kiến hành.

Giải thích: Ý ác của người này là rất sâu dày, vững chắc, thế nên như hoàng môn v.v… là không thể đoạn. Là loại bộ của hành tham ái, cũng như nẻo ác.

Thể tướng của sự việc đoạn căn thiện này là thế nào?

Kệ nói: Đây phi đắc.

Giải thích: Lúc này căn thiện chí đắc đã bị đoạn, không sinh lại, không phải chí đắc sinh. Nơi lúc phi chí đắc sinh thì nói là căn thiện đã đoạn dứt.

Căn thiện này đã đoạn dứt, vì sao lại nối tiếp?

Kệ nói: Tiếp thiện, nghi có kiến.

Giải thích: Người này ở trong nhân quả, nếu sinh tâm nghi, hoặc sinh có kiến, đây gọi là chánh kiến. Vào lúc này, chánh kiến chí đắc lại khởi, nên nói là nối tiếp căn thiện, nơi chín phẩm khi trước đã đoạn. Nay thì cùng một lúc được nối tiếp do thứ lớp hiện tiền. Ví như được không bệnh và có sức, là người kia nối tiếp căn thiện.

Kệ nói: Nay, không tạo vô gián.

Giải thích: Người đoạn căn thiện khác, nơi đời nay có nghĩa nối tiếp căn thiện. Nếu người tạo nghiệp vô gián, thì ở nơi đời hiện tại không có nghĩa nối tiếp căn thiện. Vì căn cứ theo người ấy, nên trong kinh nói: Người này không hợp với đời nay được nối tiếp căn thiện. Người này hoặc từ địa ngục đang thoái, đang sinh. Vào lúc này nên nối tiếp căn thiện. Đang sinh, nghĩa là trụ nơi trung ấm. Đang thoái, nghĩa là sắp chết. Trong ấy: Nếu do sức của nhân đoạn căn thiện, là khi thoái chuyển nối tiếp căn thiện. Nếu do sức của duyên đoạn căn thiện, là lúc đang sinh nối tiếp căn thiện. Do sức của mình, do sức của người khác cũng như vậy.

Lại nữa, nếu người do tự ý hủy hoại đoạn căn thiện, thì người đó ở hiện đời được nối tiếp căn thiện. Nếu người do tự ý hủy hoại và người khác bảo hủy hoại đoạn căn thiện, thì người ấy được nối tiếp căn thiện sau khi mạng chung. Nếu người do kiến hủy hoại, do kiến giới hủy hoại cũng như vậy.

Có người đoạn dứt căn thiện nhưng không rơi vào tụ tà định chăng?

Về nghĩa này có bốn trường hợp: (1) Trường hợp thứ nhất: Như Phú-lâu-na v.v… (2) Trường hợp thứ hai: Như vua Vị Sinh Oán v.v… (3) Trường hợp thứ ba: Như Đề-bà-đạt-đa v.v… (4) Trường hợp thứ tư: Trừ ba trường hợp trước.

HẾT – QUYỂN 12