KINH KIM CƯƠNG ĐỈNH
DU GIÀ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT PHÁP
_MỘT PHẨM_
(Cũng có tên là Ngũ Tự Chú Pháp)
Hán dịch: Khai Phủ Nghi Đồng Tam Ty_ Đặc Tiến Thí Hồng Lô Khanh_ Túc Quốc Công, thực ấp gồm ba ngàn hộ_ Ban áo tía tặng Tư Không, tên thụy là Đại Giám, tên hiệu chính là Đại Quảng Trí_Chùa Đại Hưng Thiện_ Tam Tạng Sa Môn BẤT KHÔNG phụng chiếu dịch
Sưu tập Thủ Ấn, phục hồi Phạn Chú và Việt dịch: HUYỀN THANH
Bấy giờ Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (Maṃjuśrī) ở trong Đại Hội của Đức Tỳ Lô Giá Na (Vairocana), từ chỗ ngồi đứng dậy, đỉnh lễ bàn chân của Đức Phật rồi bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Nay con nói Đà La Ni có năm chữ (Ngũ Tự Đà La Ni) của mình. Nếu có kẻ trai lành, người nữ thiện vừa mới tụng một biến thời được Công Đức ngang bằng sự đọc tụng thọ trì Pháp Nghĩa Tu Đa La Tạng do tất cả Như Lai đã nói”
Đức Tỳ Lô Giá Na Phật bảo Văn Thù Sư Lợi rằng: “Hãy tùy theo ý của ông mà nói”
Khi ấy Văn Thù Sư Lợi liền nói Minh (Vidya) là: A la bả giả nẵng
A RA PA CA NA
Vừa mới nói Đà La Ni này thời tất cả Pháp do Đức Như Lai đã nói đều nhiếp nhập vào trong Đà La Ni năm chữ này, hay khiến cho chúng sinh thành tựu Bát Nhã Ba La Mật Đa (Prajñā-pāramitā)
“Nay Ta sẽ nói Mạn Đà La Pháp. hoặc ngày 14, ngày 15 chọn lựa nơi rất thanh tịnh, làm Mạn Trà La (Maṇḍala: Đàn Trường). Dùng Cồ Ma Di (Gomayī: phân bò) xoa tô đất, lại dùng bùn Bạch Đàn Hương xoa bôi, lớn nhỏ tùy ý. Ở trong Mạn Đà La vẽ Văn Thù Sư Lợi qua hình dạng Đồng Tử có năm búi tóc, thân như màu vàng nghệ (Uất Kim), mọi thứ Anh Lạc trang nghiêm thân ấy, tay trái cầm cây kiếm Kim Cương, tay phải cầm Phạm Giáp (rương Kinh Bát Nhã), ngồi ở trong vành trăng. Ở bốn mặt của vành trăng này, chung quanh viết Đà La Ni năm chữ.
A Xà Lê (Ācārye) đối trước Đàn này, kết Kim Cương Kiếm Ấn niệm tụng thời Văn Thù Sư Lợi gia trì vị A Xà Lê này, liền được biện tài không ngại, vì vị ấy hiện thân , mỗi mỗi giải thích nghĩa lý thâm sâu của Đà La Ni (Dhāraṇī: Tổng Trì) này.
Thời A Xà Lê liền nên lễ bái rồi ra bên ngoài Đạo Trường, vì Đệ Tử trao truyền Bồ Tát Giới. Liền dùng tấm lụa đào che mắt, dẫn vào cửa của Đạo Trường, rồi đứng theo thứ tự.
Thời A Xà Lê bảo Đệ Tử rằng: “Nay ngươi được Bát Nhã Ba La Mật của tất cả Như Lai. Từ nay về sau chẳng nên hướng về người khác mà nói Minh này, đừng khiến cho Pháp Tam Ma Gia (Samaya: bản thệ) của ngươi bị phá. Đà La Ni này rất ư bí mật. A la bả giả nẵng (A RA PA CA NA) có nghĩa là mãn tất cả
Nguyện. Tại sao thế?
Chữ A (A) nghĩa là vui muốn Bồ Đề
Chữ La (RA) nghĩa là dính dấp sâu chẳng bỏ chúng sinh
Chữ Bả (PA) nghĩa là Đệ Nhất Nghĩa Đế
Chữ Giả (CA) nghĩa là Diệu Hạnh
Chữ Nẵng (NA) nghĩa là không có Tự Tính
“Vui muốn Bồ Đề, chẳng bỏ chúng sinh, vào sâu trong Đệ Nhất Nghĩa Đế hành Hạnh tu tập các Pháp không có Tự Tính”.
Nếu tu như vậy sẽ mãn tất cả Nguyện. Trong các Nguyện này chứng địa vị của Như Lai với Chấp Kim Cương, chẳng cầu sẽ được.
_Nay Ta lại nói Khế Ấn Mạn Trà La (Mudra-maṇḍala). Trong Đàn vẽ cây Kiếm Kim Cương, bốn mặt đều ở bốn phương, vẽ tám Cúng Dường Khế với bốn Nhiếp Khế. Đối trước Đàn này niệm tụng, chẳng lâu tức sẽ thành tựu.
_Nay Ta lại nói Tam Ma Gia Mạn Đà La (Samaya-maṇḍala) Trong Đàn viết năm chữ với chữ chủng tử của tám Cúng Dường, bốn Nhiếp. Đối trước Đàn này niệm tụng rồi nói lời này: “A Tự Môn là Pháp vốn chẳng sinh” ngày ngày niệm tụng, chẳng lâu tất cả tội chướng đều được tiêu diệt, mau được thành tựu.
_Nay Ta lại nói Yết Ma Mạn Đà La (Karma-maṇḍala). Trong Đàn an Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa, ngày ngày đọc tụng, niệm tụng, đem mọi thứ cúng dường mà cúng dường, chẳng lâu tức sẽ thành tựu.
_Nay Ta sẽ nói Pháp vẽ tượng. Hoặc trong tấm vải trắng, tơ lụa trắng vẽ Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát ngồi trong vành trăng. Bên trong vành trăng, chung quanh viết năm chữ, bốn mặt vẽ tám Cúng Dường với bốn Nhiếp như Đại Đàn Pháp. Đối trước Tượng này như Pháp niệm tụng rồi nói lời này:“Thành tựu Tự Tính của các Pháp”. Niệm tụng số đủ 50 vạn biến, liền được biện tài không tận như Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát không có khác, bay trên hư không, hết thảy việc mong cầu về Thế Gian, Xuất Thế Gian đều được thành tựu.
Lại niệm tụng số đủ một câu chi (Koṭi: 100 vạn biến) sẽ lìa các khổ não.
Đủ hai câu chi biến thì dứt hẳn tất cả tội chướng của nhóm Vô Gián không còn dư sót.
Ba câu chi biến sẽ chứng ngộ các Tam Muội Môn (Samādhi-mukhe)
Bốn câu chi sẽ được Đại Văn Trì.
Năm câu chi sẽ thành A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề (Anuttarāsamyaksaṃbuddha: Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác)
_Lại có Pháp. Ở bốn mặt của Tháp Xá Lợi, chung quanh, chuyển theo bên phải viết Đà La Ni năm chữ. Nhiễu quanh Tháp hành Đạo, niệm tụng đừng để cho đoạn tuyệt, đủ năm Lạc Xoa biến (50 vạn biến). Bấy giờ Đức Như Lai (Tathāgata) với Văn Thù Sư Lợi, Chấp Kim Cương (Vajra-dhāra)… hiện thân ở trong hư không, vì người ấy nói Pháp.
KINH KIM CƯƠNG ĐỈNH
DU GIÀ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT NGHI QUỸ CÚNG DƯỜNG PHÁP
_MỘT PHẨM_
Quy mệnh Đồng Chân Diệu Cát Tường (Maṃjuśrī-kumāra-bhūta)
Ta y Du Già nói Niệm Tụng
Nghiệp thân khẩu ý, niệm Kim Cương
Ba Mật thâm sâu của Như Lai
Hành Giả nên phát Tâm Phổ Hiền (Samanta-bhadra-citta)
Theo Thầy thọ nhận Kim Cương Giới (Vajra-dhātu)
Chẳng tiếc thân mệnh, khởi Từ Bi
Mới có thể vào Luân Giải Thoát (Mokṣa-cakra)
Nên theo Thầy nhận Tam Ma Gia (Samaya)
Khế Ấn, Mật Ngữ như Kinh nói
Kính A Xà Lê, tưởng như Phật
Đối với đồng học, Tâm ân trọng
Hoặc ở sườn núi, A Lan Nhã (Araṇya)
Sông, suối, ao tắm, cây ưa thích
Đỉnh núi, hang đá, bên cây cao
Xây dựng Đàn Trường như Bản Pháp
Quán khắp mười phương các biển Phật (chư Phật hải)
Cúng dường lễ chân các Như Lai
Vì thành ba nghiệp Kim Cương nên
Quán ở trong hai tay, lưỡi, tim
Nên tưởng chày Kim Cương Ngũ Trí
Do gia trì này đều Tất Địa (Siddhi:thành tựu)
Tiếp nên kết Khế, tên Cảnh Giác
Hai tay đều tác Kim Cương Quyền
Đàn Tuệ (2 ngón út) móc nhau, dựng Tiến Lực (2 ngón trỏ)
Hai cạnh trụ nhau, thành Giác Ngộ
“Án, phộc nhật-la, để sắt-xá”
OṂ_ VAJRA TIṢṬA
Kính lễ Đông Phương A Súc Tôn (Akṣobhya)
Xả thân cầu thỉnh Bất Thoái Chuyển
Toàn thân sát đất, dùng tim lễ
Kim Cương Hợp Chưởng, duỗi trên đỉnh
Xả Thân Cầu Thỉnh Chân Ngôn là:
“Án, tát phộc đát tha nghiệt đa (1) bố nho bả sa-tha nang da đáp-ma nam (2) niết lý-dạ đa dạ di (3) tát phộc đát tha nghiệt đa (4) phộc nhật-la tát đát-phộc địa sắt-xá sa-phộc hàm”
OṂ – SARVA TATHĀGATA-PŪJA PASVANĀYA ATMANĀṂ NIRYĀTA
YĀMI – SARVA TATHĀGATA VAJRA-SATVA ADHIṢṬA SVĀMAṂ [Tưởng chữ Hồng (嫟_HŪṂ) màu xanh ở trái tim]
Tiếp nên kính lễ Bảo Sinh Tôn (Ratna-saṃbhava)
Xả thân cầu thỉnh Quán Đỉnh Vị
Kim Cương Hợp Chưởng để nơi tim
Đặt trán sát đất, chân thành lễ
Xả Thân Cầu Thỉnh Quán Đỉnh Chân Ngôn là:
“Án, tát phộc đát tha nghiệt đa bố nhạ tỳ sái ca gia đáp-ma nam, niết lý-dạ đa dạ di, tát phộc đát tha nghiệt đa, phộc nhật-la la đát-na tỳ săn tả hàm”
OṂ – SARVA TATHĀGATA-PŪJA ABHIṢAIKĀYA ATMANĀṂ NIRYĀTA
YĀMI – SARVA TATHĀGATA VAJRA-RATNA ABHIṢIṂCA MAṂ
[Tưởng chữ (TRĀḤ) màu vàng ở trán]
Tiếp lễ Quán Tự Tại Vương Tôn (Lokeśvarāya-rāja)
Xả thân cầu thỉnh Tam Ma Địa
Kim Cương Hợp Chưởng để trên đỉnh
Đưa miệng sát đất, chân thành lễ
Xả Thân Cầu Thỉnh Tam Muội Chân Ngôn là:
“Án, tát phộc đát tha nghiệt đa, bố nhạ, bát-la mạt đa nang đáp-ma nam, niết lý-dạ đa dạ di , tát phộc đát tha nghiệt đa, phộc nhật-la đạt ma, bát-la mạt đa dã, hàm”
OṂ– SARVA TATHĀGATA-PŪJA PRAVARTTANĀYA ATMANĀṂ
NIRYĀTA YĀMI – SARVA TATHĀGATA VAJRA-DHARMA PRAVARTTĀYA MAṂ
[Tưởng chữ (HRĪḤ) màu đỏ ở miệng]
Tiếp lễ Bất Không Thành Tựu Tôn (Amogha-siddhi)
Xả thân cầu thỉnh Thiện Xảo Trí
Kim Cương Hợp Chưởng an ở tim
Đặt đỉnh sát đất, cúi đầu lễ
Xả Thân Cầu Thỉnh Phương Tiện Chân Ngôn là:
“Án, tát phộc đát tha nghiệt đa, bố nhạ, yết ma nê, a đáp-ma nam, niết lý-dạ đa dạ di, tát phộc đát tha nghiệt đa, phộc nhật-la yết ma, cú lỗ hàm”.
OṂ– SARVA TATHĀGATA-PŪJA KARMAṆI ATMANĀṂ NIRYĀTA
YĀMI – SARVA TATHĀGATA VAJRA-KARMA KURU MAṂ
[Tưởng chữ (AḤ) màu xanh lục ở đỉnh đầu]
Tiếp lại kính lễ mười phương Phật
Tưởng thân tràn khắp trước chư Phật
Quán tưởng năm Luân sát đất, lễ
Nên kết Kim Cương Tam Ma Gia
Biến Lễ Thập Phương Chân Ngôn là:
“Án, tát phộc đát tha nghiệt đa, ca gia, phộc, chỉ chất-đa, phộc nhật-la bát-la nỗ mai, phộc nhật-la mãn na nam, ca lỗ nhĩ. Án, phộc nhật-la vật”
OṂ– SARVA TATHĀGATA KĀYA VĀK- CITTA VAJRA PRANAṆĀṂ VAJRA VANDANĀṂ KARA-UMI – OṂ VAJRA VIḤ.
Tiếp tụng Thành Tựu Diệu Chân Ngôn
Hết thảy chúng sinh cầu Thắng Sự
Nguyện các Như Lai đều gia trì
Mau khiến thành tựu Đạo Vô Thượng
Thành Thục Nhất Thiết Chúng Sinh Chân Ngôn là:
“Án, tát phộc đát tha nghiệt đa, hướng tất đạc, tát phộc tát đát-phộc nam, tát phộc tất đà dược, tam bát hiển, đát tha nghiệt đa thất-giả địa để sắt-xá đam”
OṂ– SARVA TATHĀGATA ŚAṂSITĀḤ – SARVA SATVĀNĀṂ SARVA SIDDHAYAḤ, SAṂPADYATNĀṂ, TATHĀGATA-ŚCA ADHITIṢṬĀNĀṂ
Tiếp nên Kiết Già, thẳng thân ngồi
Tịnh Trừ ba nghiệp khiến thanh tịnh
Bản Tính các Pháp thanh tịnh nên
Khiến thân của Ta cũng không dơ Tịnh Tam Nghiệp Chân Ngôn là:
“Án, sa-phộc bà phộc tthuấn đà, tát phộc đạt ma tát phộc sa-hộc, thuấn độ hám”
OṂ– SVABHĀVA ŚUDDHA – SARVA DHARMA SVABHĀVA ŚUDDHA-UHAṂ
Tiếp Kim Cương Hợp Chưởng, cài chéo phần đầu của mười ngón tay.
Tụng Chân Ngôn này là:
“Án, phộc nhật-la, nhạ lý”
OṂ– VAJRĀṂJĀLI
Cài chéo sâu các ngón tay xong, thành Kim Cương Phộc
Tụng Chân Ngôn này là:
“Án, phộc nhật-la mãn đà”
OṂ– VAJRA-BANDHA.
Tiếp nên mở tim vào Phật Trí (Buddha-jñāna)
Nên tưởng hai chữ ở hai vú
Chữ Đát-la (TRĀ) tra (Ṭ) đều màu trắng
Tưởng chữ ấy làm hai cánh cửa Hai tay nên kết Kim Cương Phộc Ba lần vỗ tim mở cánh cửa.
Khai Tâm Chân Ngôn là:
“Án, phộc nhật-la, mãn đà, đát-la tra”
OṂ_ VAJRA-BANDHA TRĀṬ
Nên quán Diệu Liên A Tự Môn
Dùng Ấn triệu vào ở Tâm Điện (cung điện ở trái tim)
Định Tuệ (2 tay) làm Nguyệt Ki Cương Phộc
Thiền Trí (2 ngón cái) tại chưởng (lòng bàn tay) tưởng chữ vào
Kim Chương Nhập Tự Chân Ngôn là:
“Án, phộc nhật-la phệ xá, ác”
OṂ– VAJRA AVIŚA _ AḤ
Tiếp nên kết Bế Tâm Hộ Ấn
Như tiêu xí của Nhập Ấn trước
Co Tiến Lực (2 ngón trỏ) ngay trên Thiền Trí (2 ngón cái) Liền được Kiên Cố Bất Thoái Chuyển
Kim Cương Quyền Chân Ngôn là: “Án, phộc nhật-la mẫu sắt-tri, hàm”
OṂ– VAJRA-MUṢṬI _VAṂ
Tiếp kết Văn Thù Tam Ma Gia
Mười ngón cài chéo thành Mãn Nguyệt (Kim Cương Phộc)
Duỗi thẳng Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) Kim Cương Kiếm (cây kiếm Kim Cương)
Tưởng thân ngang bằng Diệu Cát Tường (Maṃjuśrī)
Tam Ma Gia Chân Ngôn là:
“Án, phộc nhật-la để khất-xoa-ninh, tam ma gia, sa-đát-tông”
OṂ– VAJRA-TĪKṢṆA SAMAYA STVAṂ
Tiếp nên kết Hỷ Tam Muội Ấn
Định Tuệ (12 tay) làm Nguyệt Kiên Cố Phộc (Kim Cương Phộc)
Nhẫn Nhục Nguyện Độ (2 ngón giữa) hợp giao giữa
Đàn Tuệ (2 ngón út) Thiền Trí (2 ngón cái) dựng dính nhau.
Chân Ngôn là:
“Yểm ,tam ma gia, cốc ,tô la đa sa-đát-tông”
OṂ – SAMAYA HOḤ SURATA STVAṂ
Tiếp kết Kim Cương Giáng Tam Thế
Tưởng thân giống vị ấy không sai
Hai Vũ Chỉ Quán (2 tay) Kim Cương Quyền
Đàn Tuệ (2 ngón út) móc nhau, dựng Tiến Lực (2 ngón trỏ)
Chuyển trái Tịch Trừ , phải Kết Giới Tâm Bi thị hiện hình uy nộ
Giang Tam Thế Chân Ngôn là:
“Án, tốn bà nễ, tốn bà nễ hồng, ngật-lý hấn-noa, ngật-lý hấn-noa, hồng ngậtlý hấn-noa, bả da, hồng, a nang dã, hộc, bà nga tông, phộc nhật-la, hồng phát tra”.
OṂ_ SUMBHANI SUMBHANI HUṂ _GṚHṆA GṚHṆA HUṂ _ GṚHṆA APAYA HUṂ_ ĀNAYA HOḤ BHAGAVAṂ VAJRA HUṂ PHAṬ.
Tiếp kết Liên Hoa Tam Ma Gia
VÌ khiến Quán Hạnh thành tựu nên
Mười ngón cài chéo tác làm Nguyệt (Kim Cương Phộc)
Thiền Trí (2 ngón cái) Đàn Tuệ (2 ngón út) dựng dính nhau.
Chân Ngôn là:
“Án , phộc nhật-la, bả na-ma, tam ma gia, tát-đát-tông”
OṂ– VAJRA-PADMA SAMAYA STVAṂ
Hành Giả nên tu Pháp A Tát Phả Na Già. Tu Pháp này thời chẳng động chi tiết, chỉ theo hơi thở ra vào khiến cho hơi thở nhỏ nhiệm (vi tế), đừng để cho tán loạn. Liền nên quán tất cả chư Phật ở hư không nhiều như hạt mè tràn khắp mười phương, dùng Kim Cương Đàn Chỉ (búng ngón tay Kim Cương) bảo Hành Giả rằng: “Này Thiện Nam Tử ! Ngươi hãy quán tâm của mình”
Hành Giả nghe xong, tưởng thân mình lễ bàn chân của chư Phật. Lễ xong, chân thật quán tâm của mình (bản tâm) rồi bạch với chư Phật rằng:“Tướng của Tâm không có Thể. Làm thế nào để tu chứng?”
Chư Phật bảo Hành Giả rằng:“Này Thiện Nam Tử! Ngươi hãy quán vành trăng trong trái tim như ở trong sương mù”.
Liền tụng Oánh Triệt Bồ Đề Chân Ngôn (Chân Ngôn làm cho thấu suốt Bồ Đề) Đế Quán Tâm Nguyệt Chân Ngôn là: “Án, chất đa bát-la để phệ đặng ca lỗ di”
OṂ– CITTA PRATIVEDHAṂ KARA-UMI
Hành Giả nên mỗi mỗi chân thật quán rõ, chẳng lâu sẽ thấy Tâm Bồ Đề (Bodhicitta) thanh tịnh, lìa các trần cấu, sạch như trăng đầy.
Liền tụng Bồ Đề Tâm Chân Ngôn là:
“Án, mạo địa chất đa mẫu đát bả na dạ di”
OṂ– BODHI-CITTAM UTPĀDA YĀMI
Tưởng trong vành trăng Bồ Đề có chữ Đàm (漭_DHAṂ) như màu vàng ròng sáng tỏ màu nhiệm, như mặt trời phóng ra ánh sáng lớn, tức liền biến thành cây kiếm
Bát Nhã Ba La Mật, lìa các phân biệt, hay chặt đứt phiền não. Tưởng làm cây kiếm Trí Chân Ngôn là:
“Án, để sắt-xá, khát nga”
OṂ– TIṢṬA KHAḌGA
Tưởng cây kiếm Trí ấy dần dần tăng lớn lên vòng khắp Pháp Giới.
Chân Ngôn là:
“Án , sa phả la khát nga” OṂ– SPHARA KHAḌGA
Tưởng cây Kiếm Trí ấy dần dần thu nhỏ lại ngang bằng thân của mình.
Chân Ngôn là:
“Án, tăng hạ la, khát nga”
OṂ– SAṂHARA KHAḌGA
Vì khiến cho cây kiếm Trí bền chắc không tan, lại tụng Chân Ngôn là:
“Án, niết-lý đồ, để sắt-xá, khát nga”
OṂ– DṚḌHA-TIṢṬA KHAḌGA
Tưởng Như Lai trong hư không nhập hết vào cây kiếm Trí đồng làm một Thể. Tác suy tư này: “Như Thể Tính của chư Phật ấy, Ta cũng giống như vậy”.
Chân Ngôn là:
“Án, tam ma dụ hàm, ma ha tam ma dụ hàm, tát phộc đát tha nghiệt đa tỵ nhị mạo địa, khát nga đát-ma cú hàm”.
OṂ– SAMAYA-UHAṂ, MAHĀ-SAMAYA-UHAṂ_ SARVA TATHĀGATA ABHISAṂBODHI KHAḌGA-ATMAKA-UHAṂ
Tưởng cây kiếm Trí ấy dần dần biến thành Văn Thù Sư Lợi Đồng Chân Bồ Tát có đủ uy đức lớn, thân đeo mọi thứ Anh Lạc, trên đỉnh đầu tưởng có năm búi tóc, tay phải cầm cây kiếm Trí, tay trái cầm hoa sen xanh,trên hoa có rương kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa, thân như màu vàng nghệ, tâm tụng A la bả giả nẵng (A RA PA CA NA) một biến
Tiếp kết Kim Cương Trí Kiếm Ấn
Chỉ Quán (2 tay) cài chéo làm Mãn Nguyệt (Kim Cương Phộc)
Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) đều dựng như cây kiếm
Ấn: tim với trán, họng, trên đỉnh Liền thành Hộ Thân, bền Bản Tôn Chân Ngôn là:
“Án, Phộc nhật-la để khất-xoa-noa, địa sắt-xá sa-phộc hàm”
OṂ– VAJRA-TĪKṢṆA ADHIṢṬA SVĀMAṂ
Tiếp nên Quán Đỉnh, kết Bảo Ấn
Hai tay cài chéo tác làm Nguyệt (Kim Cương Phộc)
Tiến Lực (2 ngón trỏ) ngược co như hình báu
Hai độ Thiền Trí (2 ngón cái) vịn bên dưới
Để ở hai bên trên vầng trán
Liền kết Trí Quyền như buộc lụa
Hai tay hướng trước từ từ buông
Nên biết dùng cột lụa Vô Cấu (không dơ)
Chân Ngôn là:
“Án, phộc nhật- la, la đát-nẵng, mãng lệ, tỳ sái kế la tỳ săn giả sa-phộc hàm, tát phộc mẫu nại-la minh , niết-lý trĩ, cú lỗ phộc la, ca phộc chế na, tông”
OṂ– VAJRA-RATNA-MĀLA ABHIṢEKA ABHIṢIṂCA SVĀMAṂ_ SARVA MUDRAṆI DṚḌHA-KURU VARA-KAVACEDA VAṂ
Tiếp kết Bảo Kiếm tự quán đỉnh
Chắp hai tay lại, co Tiến Lực (2 ngón trỏ)
Co Thiền Trí (2 ngón cái) vào lòng bàn tay
Để ở hai bên trên vầng trán
Quán Đỉnh Chân Ngôn là:
“Án, la đát-nẵng, câu xá ngật-lý-gia, hồng”
OṂ_ RATNA-KUŚA AGRYA HŪṂ
Tiếp lại kết ở Giáp Trụ Ấn
Hai tay đều nắm Kim Cương Quyền
Để trước trái tim, dựng Tiến Lực (2 ngón trỏ)
Hai ngón trái phải, tưởng Án (OṂ), Châm (ṬUṂ)
Tưởng ánh sáng trong màu xanh lục
Trước tim, quấn ba lần, sau lưng
Lại đến dưới rốn, hai đầu gối
Lại chuyển đến rốn, quấn sau eo
Từ eo đến tim, chuyển hai Bạc (bắp tay)
Từ Bạc (bắp tay) đến họng, hướng sau cổ
Lại từ sau cổ đến trước trán
Từ trán đến não, kết Trí Quyền
Từ từ buông xuống như rũ đai
Chỉ Quán (2 tay) xoay chuyển như thế múa
Hai tay cài chéo thành Mãn Nguyệt (Kim Cương Phộc) Giáp Trụ Chân Ngôn là:
“Án, phộc nhật-la ca phộc tả, phộc nhật-lê, cú lỗ, phộc nhật-la, phộc nhật-la na, hàm”
OṂ– VAJRA-KAVACA VAJRE KURU VAJRA VAJRADA HAṂ
Tiếp bày Nghi Kim Cương Phách Chưởng
Hai tay ngang bằng, vỗ một lần
Do bày Phách Ấn kèm Chân Ngôn Hay khiến Thánh Chúng phát vui vẻ Hoan Hỷ Chân Ngôn là:
“Án, phộc nhật-la để, khất-xoa-noa, đổ sử-dã, hộc”
OṂ– VAJRA-TĪKṢṆA TUṢYA HOḤ
Tiếp nên Hành Giả ngồi, Quán trước
Hoa sen tám cánh đủ râu nhụy
Trên quán Tòa Sư Tử Diệu Cao
Trên Tòa lại có lầu bảy báu
Trong tưởng hoa sen vua bảy báu
Trên tưởng chữ Đàm (DHAṂ) đủ uy quang
Chiếu khắp Pháp Giới lướt vòng hết
Chữ ấy biến làm Kim Cương Lợi (Vajra-tīkṣṇa)
Mỗi mỗi đế quán như hình gốc (bản hình)
Triệu thỉnh Bồ Tát, tưởng vào thân
Hai tay tác Nguyệt (Kim Cương Phộc), Tiến (ngón trỏ phải) như câu (móc câu)
Tưởng thân đồng với Bồ Tát ấy
Kim Cương Câu Bồ Tát Chân Ngôn là:
“Án, a dạ hứ, nhược”
OṂ – ĀYAHI JAḤ
Tiếp nên kết Sách (Pāśa) vào thân Tôn
Kết Nguyệt (Kim Cương Phộc) Thiền (ngón cái phải) đè Trí (ngón cái trái) vào chưởng (lòng bàn tay)
Do Mật Ấn này gia trì nên
Khắp làm một Thể không có khác
Kim Cương Sách Chân Ngôn là:
“Án, A hứ hồng hồng”
OṂ– ĀHI HŪṂ HŪṂ
Tiếp nên Tỏa Ấn khiến bền chắc
Tác Nguyệt (Kim Cương Phộc) bốn ngón giống như vòng
Do uy lực của Bí Ấn này Đều khiến bền chắc mà chẳng biến Kim Cương Tỏa Chân Ngôn là:
“Án, hệ tát-phổ tra, tông”
OṂ– HE – SPHOṬA – VAṂ
Tiếp kết Linh Ấn khiến vui vẻ
Thiền Trí Bát Chưởng như chuông nhỏ (chuông lắc tay)
Khiến Tôn với Chúng đều vui vẻ
Gia trì khiến mau Diệu Thành Tựu Kim Cương Linh Chân Ngôn là:
“Án, kiện tra, ác ác”
OṂ– GHAṂṬA _ AḤ AḤ
Hành Giả tiếp nên dùng hai tay bưng Át Già (Ārgha) tưởng tẩy rửa bàn chân của Kim Cương Lợi Bồ Tát với các quyến thuộc.
Hoặc dùng Bách Tự Chân Ngôn gia trì Át Già rồi hiến Át Già Chân Ngôn là:
“Án, phộc nhật-lô na ca, hồng”
OṂ_ VAJRA- UDAKA HŪṂ
Tiếp kết Mạn Thù Yết Ma Ấn
Hai tay đều nắm Kim Cương Quyền
Thiền Vũ (tay trái) để ngay trên trái tim
Tay phải giống như thế cầm kiếm
Do sức Yết Ma Diệu Ấn này Thân được như Tôn không có khác Yết Ma Chân Ngôn là:
“Án, phộc nhật-la để khất-xoa-noa, đàm”
OṂ– VAJRA-TĪKṢṆA DHAṂ
Tiếp kết Kim Cương Lợi Kiếm Ấn
Kết Nguyệt (Kim Cương Phộc) Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) duỗi như Kiếm.
Do Kim Cương Lợi Diệu Ấn này Sẽ được Trí Bát Nhã thâm sâu Kim Cương Lợi Chân Ngôn là:
“Án, nậu khư thử na”
OṂ– DUḤKHA CCHEDA
Tiếp lại nên kết Nội Cúng Dường
Kết Nguyệt (Kim Cương Phộc) ngang tim, dựng Thiền Trí (2 ngón cái)
Do kết Kim Cương Hy Hý Ấn
Mau mãn Đàn Na Ba La Mật (Dāna-pāramitĀ:Bố Thí Ba La Mật Đa)
“Án, ma ha la để”
OṂ– MAHĀ-RATI
Tiếp kết Kim Cương Man Cúng Dường
Y Hy Hý trước, thẳng cánh tay
Do kết Ấn này gia trì nên
Sẽ mãn Tịnh Giới Ba La Mật (Śīla-pāramitā) Kim Cương Man Chân Ngôn là:
“Án, lộ ba thú tỳ”
OṂ– RŪPA ŚOBHE
Tiếp kết Kim Cương Ca Vịnh Ấn
Mang đến ngang miệng, bung xuống dưới
Do kết Kim Cương Ca Mật Ấn
Mau được An Nhẫn Ba La Mật (Kṣānti-pāramitā) Kim Cương Ca Chân Ngôn là:
“Án, thú-lỗ đát-la tảo khê”
OṂ– ŚOTRA SAUKHYE
Tiếp kết Kim Cương Vũ Cúng Dường
Hai tay xoay quyền như thế múa
Do kết Vũ Ấn gia trì nên
Mau mãn Tinh Tiến Ba La Mật (Vīrya-pĀramitĀ) Kim Cương Vũ Ấn Chân Ngôn là:
“Án, tát phộc bố nhĩ “
OṂ –SARVA PUṆYE
Tiếp kết Kim Cương Ngoại Cúng Dường
Hai tay tác Nguyệt (Kim Cương Phộc) hướng dưới bung
Do sức kết Thiêu Hương Ấn nên
Sẽ chứng Tĩnh Lự Ba La Mật (Dhyāna-pāramitā:Thiền Định Ba La Mật Đa) Kim Cương Thiêu Hương Chân Ngôn là:
“Án, bát-la ha-la nễ nễ”
OṂ –PRAHLA DINI
Tiếp kết Kim Cương Tán Hoa Ấn
Kết Nguyệt (Kim Cương Phộc) hướng lên như rải hoa
Do Tán Hoa Ấn này gia trì
Mau chứng Bát Nhã Ba La Mật (Prajñā-pāramitā) Kim Cương Tán Hoa Chân Ngôn là:
“Án, phả la nga minh”
OṂ –PHĀLA GAMI
Tiếp kết Kim Cương Đăng Minh Ấn
Tác Nguyệt (Kim Cương Phộc) Thiền Trí (2 ngón cái) dính đầu ngón
Do kết Kim Cương Đăng Minh Ấn
Sẽ được Phương Tiện Ba La Mật (Upāya-pāramitā) Kim Cương Đăng Minh Chân Ngôn là:
“Yểm, tô đế nhạ nghiệt-lý” OṂ–SUTEJA AGRI
Tiếp kết Kim Cương Đồ Hương Ấn
Nguyệt (Kim Cương Phộc) ngang ngực rải như xoa hương
Do kết Đồ Hương Ấn gia trì
Mau mãn Thệ Nguyện Ba La Mật (Praṇidhāna-pāramitā) Kim Cương Đồ Hương Chân Ngôn là:
“Án, tô kiện đãng nghê”
OṂ–SUGANDHA AṄGI
Hành Giả tiếp nên tụng bài Tán 108 tên cúng dường Bản Tôn.
_ Lại kết Kim Cương Lợi Ấn ở trên trái tim
Tụng Bách Tự Chân Ngôn gia trì thân của mình. Giả sử trong đời quá khứ đã gây tạo mọi loại nghiệp ác, tất cả tội chướng của nhóm Vô Gián… do Bách Tự Chân Ngôn này gia trì cho nên tất cả tội chướng thảy đều tiêu diệt, thân đời này đắc được Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội (‘Suramgama-samàdhi)
Nếu tâm tán loạn thì số lần tụng Minh này là hoặc bảy lần, hoặc 21 lần cho đến 49 lần, 108 lần thời tâm lìa duyên bám níu (phan duyên) mau được Tam Ma Địa.
Bách Tự Chân Ngôn:
“Án, khát nga tát đát-phộc (1) tam ma gia ma nỗ bá la gia (2) khát nga tát đát-phộc (3) để phệ nộ bả để sắt-xá (4) niết lý-trụ minh bà phộc (5) tố đổ sử dụ minh bà phộc (6) a noa la cật-đổ minh bà phộc (7) tố bổ sử-dụ minh bà phộc (8) tát phộc tất đề minh, bát-la dã sai (9) tát phộc yết ma tố giả minh (10) chất đa, thất-lợi dược cú lỗ (11) hồng, ha, ha, ha, ha, hộc, bà nga tông (12) tát phộc đát tha nghiệt đa (13) khát nga, ma, minh, môn giả (14) khát nghê bà phoc (15) ma ha tam ma gia, tát đát-phộc, Ac (16)”
OṂ–KHAḌGA-SATVA SAMAYAM ANUPĀLAYA – KHAḌGA-SATVA
TVENA UPATIṢṬA – DṚḌHO ME BHAVA- SUTOṢYO ME BHAVA-
ANURAKTO ME BHAVA- SUPUṢYO ME BHAVA _ SARVA SIDDHIṂ ME PRAYACCHA SARVA KARMASU CA ME CITTA ŚRĪYAṂ KURU HŪṂ HA
HA HA HA HOḤ – BHAGAVAṂ – SARVA TATHĀGATA-KHAḌGA, MĀ ME MUṂCA _KHAḌGĪ BHAVA- MAHĀ-SAMAYA SATVA- ĀḤ
Chẳng bung Ấn trước, chân thật quán phía trước có Bản Tôn với tưởng thân của mình như Bản Tôn không có khác, mỗi mỗi chân thật quán rõ. Liền tụng Ngũ Tự Đà La Ni, hoặc dùng Kim Cương Ngữ Tụng, hoặc phân rõ Liên Hoa Ngữ Tụng. Hoặc tụng bảy biến, 21 biến rồi đưa Ấn lên trên đỉnh đầu giải tán
Tiếp liền cầm tràng hạt (niệm châu) để ngang trái tim niệm tụng, chẳng chậm chẳng gấp. Hoặc 108 biến, hoặc một ngàn cho đến một vạn biến. Niệm tụng đủ số xong, hai tay nâng tràng hạt để ở trên đỉnh đầu. Sau đó để ở chỗ cũ.
Nếu Tam Ma Địa Niệm Tụng. Ngang trái tim, quán trong Đại Viên Kính Trí, bày môn năm chữ (ngũ tự môn), mỗi mỗi chân thật quán rõ, tùy theo nghĩa tương ứng, Tâm cùng hợp với Bát Nhã Ba La Mật. Đây gọi là Tam Ma Địa Niệm Tụng.
Nếu thân mệt mỏi, liền kết Bản Tôn Kiếm Ấn, tụng Ngũ Tự Đà La Ni bảy biến.
Lại dùng tám Đại Cúng Dường cúng dường chư Phật. Dùng Diệu Âm Từ xưng dương khen ngợi, hiến nước Át Già.
Dùng Giáng Tam Thế Ấn chuyển theo bên trái để giải Giới.
Liền kết Kim Cương Lợi Kiếm Ấn phụng tống chư Thánh đều quay trở về cung điện của mình (bản cung).
Chân Ngôn là:
“Án, Cật-lý đổ phộc (1) tát phộc tát đát-phộc la-tha (2) tất địa nại đa (3) dã tha, nỗ nga nghiệt sai trì-vãn, một đà vĩ sái diêm (5) bố na la nga (6) ma nang dã đô (7)_ Án, khát nga tát đát-phộc mục (8)
OM – KRTOVAḤ, SARVA SATVA ARTHA SIDDHIRDATTA YATHA ANUGĀGACCHATHAṂ BUDDHA-VIṢAYAṂ PUNARĀGAMANĀYATU – OṂ– KHAḌGA-SATVA MUḤ.
Tác Pháp này xong. Lại dùng Tam Ma Gia Ấn tụng Gia Trì Minh đem ấn bốn nơi, sau đó Quán Đỉnh, mặc giáp trụ Kim Cương.
Y theo trước bốn lễ, lễ Phật ở bốn phương, Sám Hối, Phát Nguyện….
Sau đó y theo nơi nhàn tĩnh, nghiêm dùng hương hoa, trụ Bản Tôn Tam Ma Địa, đọc tụng Phương Quảng (Vaipulya), tất cả Kinh Điển Đại Thừa (Mahā-yāna), Đại Phẩm của Đại Bát Nhã cho đến Văn Thù Bát Nhã…..rồi tùy ý kinh hành (Caṅkramana)
Nếu có kẻ Trí y Pháp này
Ngày đêm bốn thời tinh tiến tu
Đời này chứng được Hoan Hỷ Địa (Pramiditā-bhūmi) Mười sáu đời sau thành Chính Giác.
Văn Thù Sư Lợi Phẫn Nộ Đà La Ni:
“Án, phộc nhật-la để khất-xoa-noa, câu lỗ đà, sân na sân na, hồng phán tra”
OṂ_ VAJRA-TĪKṢṆA KRODHA_ CCHINDA CCHINDA_ HŪṂ PHAṬ
Dùng Chân Ngôn này: Hộ Thân, Kết Giới, tịnh các hương hoa với tất cả vật cúng… đều được
Nguyện cho chúng sinh gặp Giáo này
Mạn Thù (Maṃjuśrī) thường làm Thiện Tri Thức
Mau chứng Trí Bát Nhã khéo léo
Mau thành Vô Thượng Lưỡng Túc Tôn
Ngũ Tự Đà La Ni:
“A la bả giả nẵng_ Án, phộc nhật-la để khất-xoa-noa_ Án, nậu khư thử na_
Án, khát nga nghiệt-la khiếm_ Án, khát nga tát đát-phộc”
A RA PA CA NA
OṂ_ VAJRA-TĪKṢṆA
OṂ_ DUḤKHA CCHEDA
OṂ_ KHAḌGA AGRA KHAṂ
OṂ_ KHAḌGA-SATVA
KINH KIM CƯƠNG ĐỈNH DU GIÀ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT PHÁP
_MỘT PHẨM (Hết)_
Hiệu chỉnh xong vào ngày 07/03/2012