PHẬT NÓI KINH NHẤT KẾ TÔN ĐÀ LA NI

Hán dịch: Khai Phủ Nghi Đồng Tam Ty_ Đặc Tiến Thí Hồng Lô Khanh_ Túc Quốc Công, thực ấp gồm ba ngàn hộ_ Ban áo tía tặng Tư Không, tên thụy là Đại Giám, tên hiệu chính là Đại Quảng Trí_Chùa Đại Hưng Thiện_ Tam Tạng Sa Môn BẤT KHÔNG phụng chiếu dịch
Việt dịch: HUYỀN THANH

 

Như vậy tôi nghe. Một thời Đức Phật ngự tại Đại Thành Vương Xá, trong núi Thứu Phong cùng với vô lượng Bồ Tát Ma Ha Tát đến dự, trước sau vây quanh.

Bấy giờ Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát cùng với vô số Trì Minh Tiên, Hiền Thánh trước sau vây quanh đều đi đến nơi Đức Phật ngự. Đến nơi xong, cúi năm vóc đặt đầu sát đất đỉnh lễ chân Phật. Lễ Phật xong, nhiễu quanh Đức Phật ba vòng rồi lui về ngồi một bên.

Thời Quán Tự Tại Bồ Tát bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Có chư Thiên với hàng Trì Minh Tiên, Thầy, chúng tin hàng Đại Phạm…khiến muốn giáng phục Đại Phạm Thiên với các hàng Thiên Tiên. Nguyện xin Phật nghe hứa! Vì muốn khiến cho tất cả chúng sinh niệm Thiện Pháp, vì muốn khiến cho tất cả chúng sinh không có lo buồn, vì trừ bệnh của tất cả chúng sinh, vì trừ tất cả cái chết do bệnh đột ngột, vì muốn trừ tất cả loài có tâm ác khiến cho như nhuyễn, vì trừ tất cả các Ma Quỷ Thần … chẳng cho khởi chướng nạn…

Thế Tôn ! Nay con có Căn Bản Tâm Đà La Ni hay trừ tất cả tội nghiệp của chúng sinh.

Thế Tôn ! Con chưa từng thấy có vị Trời hoặc Ma, hoặc Thích Phạm, hoặc Sa Môn, Bà La Môn nào có khả năng thọ trì Chân Ngôn này. Nếu đọc tụng, viết chép, lưu bố; hoặc dùng Pháp này phòng hộ thân mình. Nếu vào quân trận chiến đấu, hoặc bị chất độc gây hại… trì Đà La Ni này thì tất cả các nạn không có chỗ gây hại. Pháp như vậy là điều mà tất cả chư Phật ghi nhớ. Pháp Đà La Ni này của con đã từng được vô lượng chư Phật tuyên nói.

Thế Tôn ! Con ở Nhân Địa, cách nay hơn hằng hà sa số kiếp, có Đức Phật tên là Bách Liên Hoa Nhãn Đỉnh Vô Chướng Ngại Công Đức Quang Minh Vương Như Lai. Lúc đó con ở chỗ của Đức Phật ấy, làm vua trong chúng Đại Trì Minh Tiên Nhân. Ở chỗ Phật ấy, nhận được Đà La Ni này. Lúc được xong thời chư Phật mười phương đều hiện trước mắt. Thấy Phật hiện xong liền được Trí chưa từng có. Nên biết Chân Ngôn này có Thần Lực như vậy, hay lợi ích cho vô lượng chúng sinh.

Nếu có kẻ trai lành, người nữ Thiện nào có thể ngày đêm ân cần thọ trì, đọc tụng khiến chẳng quên mất . Lúc tụng Đà La Ni này thời đừng duyên theo cảnh khác. Mỗi khi đến ngày 15 của kỳ Bạch Nguyệt hoặc ngày thứ tám (08) của kỳ Hắc Nguyệt, tắm rửa thân mình, mặc áo sạch mới, thọ trì Đà La Ni này, tác An hộ Thân. Lấy bùn sạch xoa tô Đàn, vuông tròn rộng bốn khuỷu tay, kết Giới xong rồi thỉnh Con, Nhất Kế Minh Vương (Ekajaṭa-vidya-rāja) ngồi ở chính giữa Đàn, đốt hương, rải hoa, mọi thứ cúng dường, lễ bái, sám hối, tụng Chân Ngôn 108 biến thời thân hiện tại của người Trì Minh được mười loại Quả Báo.

Thế nào là mười ?

  1. Một là:Thân thường không có bệnh.
  2. Hai là: Luôn được chư Phật mười phương nghĩ nhớ đến
  3. Ba là: Tất cả tài vật, quần áo, thức ăn uống, tự nhiên sung túc, thường không có thiếu thốn.
  4. Bốn là: Hay phá Oán Địch
  5. Năm là: Hay khiến cho tất cả chúng sinh phát khởi tâm Từ
  6. Sáu là: Tất cả Cổ Độc, tất cả Nhiệt Bệnh không thể xâm hại
  7. Bảy là: Tất cả dao gậy chẳng thể gây hại
  8. Tám là: Tất cả nạn về nước chẳng thể cuốn chìm
  9. Chín là: Lửa chẳng thể thiêu đốt
  10. Mười là: chẳng chịu tất cả sự chết đột ngột. Đó gọi là mười

Lại được bốn loại Quả Bảo. Nhóm nào là bốn ?

  1. Một là: Chẳng bị cầm thú gây hại
  2. Hai là: Chẳng bị đọa vào Địa Ngục
  3. Ba là: Lúc lâm chung thời được thấy chư Phật mười phương
  4. Bốn là: Sau khi mệnh chung, được sinh về quốc thổ của Vô Lượng Thọ (Amitāyus)

Thế Tôn! Con nhớ về hằng hà sa số Kiếp trong đời quá khứ. Bấy giớ có Đức Phật tên là Mạn Đà La Hương Như Lai, con ở thời của Đức Phật ấy làm vị Ưu Bà Tắc tên là Ế Ca Nhạ Tra Bà La Môn. Ở chỗ của Đức Phật ấy lại được Pháp này, thường vì trăm ngàn vạn ức Phạm Thiên nói pháp, không có ai chẳng quy phục. Tất cả Pháp Môn Đại Từ, Đại Bi, Đại Hỷ, Đại Xả, Trí Tuệ Tạng của chư Phật… dùng sức Chân Ngôn này hay cứu tất cả chúng sinh bị cột cấm, gông cùm, xiềng xích trong lao ngục sắp bị xử phạt chém chết; các nạn về nước, lửa… mọi thứ khổ não thời con luôn cứu độ khiến được giải thoát. Tất cả hàng Dạ Xoa (Yakṣa), La Sát Tư (Rākṣasa) do sức của Pháp An Đà La Ni này khiến cho các hàng Dạ Xoa, La Sát Tư đều phát tâm lành, đầy đủ công đức, liền hay phát tâm A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề (Anuttarā-samyaksaṃbuddhi:Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác)

Có sức như vậy. Giả sử lại có người phạm vào tội năm Nghịch, bốn Trọng mà tụng trì Đà La Ni này một biến thời hết thảy tội nặng căn bản thảy đều trừ diệt, huống chi là người y theo Pháp tác Ấn thọ trì. Nên biết người đó ở vạn vạn ức na do tha cõi Phật, từng nghe Pháp này, nay lại được nghe.

Nếu kẻ trai lành, người nữ thiện hay thọ trì, nghĩ nhớ ngày đêm chẳng quên thì mọi nguyện cầu trong tâm người đó, không có gì không mãn túc.

Mỗi khi muốn cầu Tất Địa thắng thượng. Vào ngày thứ tám hoặc ngày 15 của kỳ Bạch Nguyệt, dùng nước nóng thơm tắm gội, mặc áo mới sạch, mỗi lần đi nhà xí thời một lần tắm gội. Như mặc áo sạch này thì chẳng được vào nhà xí.

Lúc tác Pháp này thời nhịn ăn một ngày, tác Kết Giới, Hộ Thân Ấn. Ấn xong tụng Đà La Ni cho đến sáng sớm. Trong Đạo Trường ấy để tượng Bản Tôn, kết Thỉnh Ấn, tụng Chân Ngôn, treo mọi thứ phan lọng đủ màu, hương hoa cúng dường.

Lúc mới vào trong Đạo Trường ắt nên trân trọng, chí tâm phụng thỉnh chư Phật mười phương, chí tâm sám hối, khen ngợi Tam Bảo xong. Ở trước Tượng trải một Tọa Cụ, quỳ gối cung kính, chí thành phát nguyện, tác Sổ Châu Ấn, vịn xong một lòng tụng Chân Ngôn 1008 biến.Tiếp cầm lò hương, đốt hương rồi nói:”Chốn này không có mọi loại thức ăn uống Thượng Vị để cúng dường, thật đáng xấu hổ, xin bỏ lỗi cho”.

Bạch Đức Thế Tôn ! Con do Sức của Pháp Ấn Chân Ngôn, Danh Hiệu tôn quý khó thể được nghe của nhóm này. Nếu có người xưng niệm trăm ngàn câu chi na do tha Danh Hiệu của chư Phật, lại có người tạm thời nghe Danh Hiệu của con thì Phước của hai người đó ngang bằng không có khác”

Bấy giờ Quán Tự Tại Bồ Tát bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Kẻ trai lành, người nữ thiện ngày đêm tụng trì Minh Vương Ế Ca Nhạ Tra Chân Ngôn này của con sẽ được lìa tất cả khổ não. Tất cả chướng nạn, sợ hãi với tội chướng của ba Độc thảy được trừ khỏi, huống chi là người y theo Pháp tu hành. Nên biết ngưới đó liền được A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề như ngay trong lòng bàn tay”

Khi ấy Đức Phật bảo Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát rằng: “Lành thay! Lành thay Thiện Nam Tử! Nay ông hay đối với tất cả chúng sinh, khởi tâm Đại Từ Đại Bi mà muốn mở bày Đại Đà La Ni Ế Ca Nhạ Tra Pháp Ấn này.

Nếu Thiện Nam Tử do sức phương tiện của Pháp này ắt hay cứu thoát hết thảy bệnh khổ, chướng nạn, sợ hãi, nghiệp thân khẩu ý của tất cả chúng sinh cho đến an lập tất cả chúng sinh ở A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề, quyết định chẳng nghi.

Thiện Nam Tử! Pháp Môn của nhóm Đà La Ni Ấn này. Ta cũng tùy vui, nhận Pháp của nhóm Chân Ngôn Ấn này. Nay Ta cũng ấn khả

Này Thiện Nam Tử ! Nay ông hãy tuyên nói !

Bấy giờ Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát nương nhờ sự ấn khả của Đức Phật, từ chỗ ngồi đứng dậy, đỉnh lễ chân Phật, lui về ngồi một bên rồi nhập vào Tam Muội Vô Năng Thắng. Từ đỉnh đầu hóa ra vị Ế Ca Nhạ Tra La Sát Vương (Ekajaṭa-rākṣasa-rāja) có ba mắt bốn cánh tay. Hết thảy tám Bộ Quỷ Thần, Đại Lực Nhiên Đỉnh Quỷ Vương kinh sợ chạy tan, đều mất Bản Uy không biết ở chỗ nào. “Nguyện thấy cứu giúp! Nguyện thấy cứu giúp! Đều buông bỏ hết thảy tâm ác hại, từ nay trở đi cùng các quyến thuộc quy y Phật Pháp Tăng Bảo”

Khi ấy Ế Ca Nhạ Tra giáng phục được Nhiên Đỉnh Quỷ Vương với các quyến thuộc xong, liền đi đến chỗ của Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát, chắp tay cung kính bạch với Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát rằng: “Tôi có Đà La Ni Chân Ngôn bí mật thâm sâu hay đập nát Thiên Ma với hàng Dạ Xoa, La Sát Tư ác, Quỷ Thần độc ác với các bệnh dịch, nước, lửa, trộm cướp cũng hay chận đứng các oán địch. Nguyện xin lắng nghe, hứa cho tôi nói Đà La Ni đó”

Thời Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát khen rằng: “Lành thay! Lành thay! Ế ca Nhạ Tra khéo hay điều phục Nhiên Đỉnh Quỷ Vương với các hàng Dạ Xoa, La Sát Tư. Ông có Bí Mật Căn Bản Đà La Ni này, Ta sẽ lắng nghe ông nói. Nay chính là lúc”

Thời Ế Ca Nhạ Tra nương vào lời Đức Đại Thánh hứa cho nói, liền sinh đại hoan hỷ, nhiễu quanh Đức Quán Tự Tại Bồ Tát ba vòng, lui ngồi một bên, đối trước mặt vô lượng các Đại Bồ Tát với vô lượng Kim Cương Mật Tích với tám Bộ Quỷ Thần, tất cả chúng Dược Xoa, La Sát… liền nói Chân Ngôn là:

“Na mưu la đa-na đá-la dạ gia

Na mạc a lý-gia phộc lỗ chỉ đế thấp-phộc la gia, mạo địa đá-phộc gia, ma ha đáphộc gia, ma ha ca lỗ nê ca gia.

Na mưu ế ca nhạ tra gia, ma ha la cật-xoa tư, a ha hiệt-lý đà diêm, ma ha la cật-xoa tư, ma ma, mẫu khư tả, tát phộc ca lý-dạ nễ, ca lỗ hứ minh

Đát nễ-dã tha: Án, a nan để, nhạ gia, sa-phộc ha

Nhạ gia, nhạ gia gia, sa-phộc ha

Ma ha vĩ nhạ duệ, sa-phộc ha

Ma ha lô tỳ duệ, sa-phộc ha

Tát phộc vĩ cận-na, vĩ na dạ ca nan gia, sa-phộc ha

Giả la gia noa sắt-tra, sa-phộc ha

La cật-xoa, la cật-xoa, sa-phộc ha

Bả xa, ha tắc-đá gia, sa-phộc ha”

*) Namo ratna-trayāya

Namaḥ Ārya-avalokiteśvarāya bodhisatvāya mahā-satvāya mahā-kāruṇikāya

Namo Ekajaṭāya mahā-rākṣasī aha hṛdayaṃ, mahā-rākṣasī mama mukhaṣya, sarva kārya nikāru mehin

Tadyathā: Oṃ_ anante jaya svāhā_ mahā-vijaye svāhā_ mahā-ṛtejā _ sarva vighna vināyakānāṃ ya svāhā_ carya-daṣṭa svāhā_ rakṣa rakṣa svāhā_ Pāśahastāya svāhā

 

_Tâm Chân Ngôn là:

“Án, lô thất-la gia, mẫu niết-lý ninh duệ, nhạ tra, nhạ tra duệ, hồng hồng, tra, saphộc ha”

*) Oṃ_ Rudrāya-mudrī-ṇye, jaṭa jaṭāye hūṃ hūṃ phaṭ svāhā

 

_Tùy Tâm Chân Ngôn là:

“Ế hứ-duệ hứ, ế ca nhạ tra, ma ma, mục khư, nhạ gia, sa-phộc ha”

*)Ehyehi ekajaṭa mama mukha-jāya svāhā

Lúc Ế Ca Nhạ Tra nói Đà La Ni này thời tất cả cung Trời, cung Ma với các Rồng, Thần, Dược Xoa, La Sát Tư, các hành Quỷ Thần ác độc gây hại… mỗi mỗi đều đem vô lượng quyến thuộc cùng đến trước mặt vị ấy, cùng lúc phát ra tiếng đều nói:”Xin tha mạng ! Quyến thuộc chúng tôi, từ nay trở đi, đoạn hẳn tâm ác, thệ nguyện vâng theo, ngày đêm hộ trì Đà La Ni này, chẳng để cho các hàng Quỷ Thần được dịp thuận tiện gây hại. Nguyện cho chúng tôi không còn sợ hãi ! Nguyện được Bản Tâm”

Thời Ế Ca Nhạ Tra đem cho các Quỷ Thần tác Ấn Thí Vô Úy đều được Bản Tâm, lễ Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát, tiếp theo lễ Hóa Thân Nhất Kế Tôn rồi đều quay về cung của mình.

Thời Ế Ca Nhạ Tra bạch với Quán Tự Tại Bồ Tát rằng: “Tôi có Pháp cúng dường làm Đàn bảy ngày thành tựu (Thành Tựu Thất Nhật Cúng Dường Tác Đàn Pháp). Nếu có Sa Môn, Bà La Môn với hành Thiện Nam Tử thỉnh nơi Pháp Tạng bí mật, quyết định cốt yếu thành tựu đại nghiệm.

Nếu các quốc vương sinh tâm quyết định, sám hối mọi tội, nguyện muốn thấy Pháp Đại Đạo Trường. Trước hết tìm cái viện lớn rộng rãi thanh tịnh với chùa nhà tốt, Phật Đường, khu đất lộ thiên cũng được.

Tìm được chỗ ấy xong, vào lúc sáng sớm ngày thứ nhất (01) của kỳ Bạch Nguyệt, A Xà Lê với các đệ tử dùng nước nóng thơm tắm gội xong, đem hương hoa đi đến nơi chốn ấy. A Xà Lê, tay cầm chày Kim Cương. Tiếp theo hỏi hàng đệ tử rằng: “Các ngươi quyết định muốn học Pháp Tạng bí mật của chư Phật thì đừng sinh nghi hoặc

Đồ Chúng đáp rằng: “Chúng con muốn học Pháp Tạng của chư Phật, quyết định thành tín, chẳng sinh tâm nghi”

Như vậy theo thứ tự, hỏi ba lần, đáp ba lần.

Đáp như vậy xong. Tiếp theo A Xà Lê dùng Tay Ấn ấn vào lò hương, nước…tụng Chân Ngôn xong, tay cầm lò hương, quỳ gối, đốt hương khải bạch tất cả chư Phật, Bát Nhã Bồ Tát, Kim Cương, chư Thiên… cùng với tất cả Nghiệp Đạo, Minh Kỳ (thần đất cõi Am): “Hôm nay, đất này là đất của con. Nay con muốn lập hội của Đại Đạo Trường Đàn Pháp trong bảy ngày bảy đêm; cúng dường tất cả mười phương Pháp Giới, các Phật Thế Tôn với Bát Nhã Ba La Mật Đa, các chúng Đại Bồ Tát, Kim Cương, hàng Trời dẫn các Đồ Chúng, quyết định tất cả Pháp Môn khó luận bàn trong Pháp Tạng bí mật, lấy các chứng thành. Con muốn Hộ Thân, Kết Giới, làm việc Pháp ngay trong Viện này: Đông, Tây, Nam Bắc, bốn góc, trên, dưới hết thảy hàng Tỳ Na Dạ Ca, Quỷ Thần ác phá hoại Chính Pháp đều phải ra khỏi chỗ đã kết Giới, xa hơn bảy dặm. Nếu hàng Quỷ Thần hiền thiện hộ Chính Pháp, hàng có lợi ích trong Phật Pháp của con thì tùy ý mà trụ”

Nói lời này xong, thứ tự y theo Pháp Quân Đồ Lợi (Kuṇḍali) ấy, Tịch Trừ Kết Giới. Đã Kết Giới xong, liền khiến đào sâu xuống đất mười khuỷu tay; loại bỏ tất cả đất ác, xương, tóc, than, vỏ trấu, ngói vỡ , đá vụn… Nếu đất Thượng Hảo (tốt nhất) thì đào sâu xuống một trách (2 gang tay). Nếu là bậc trung thì đào sâu một khuỷu tay, nếu là đất bậc hạ thì đào sâu xuống hai khuỷu tay, nếu là đất Hạ Hạ thì đào sâu xuống ba khuỷu tay. Loại hết vật ác, đem đất sạch tốt hòa với các bột hương, nén chặt khiến cho nền bằng phẳng, cao cực tốt. Tiếp ngày thứ hai với ngày thứ ba dùng bùn xoa tô đất. Tiếp ngày thứ tư dùng phân bò, bùn thơm xoa tô đất ấy xong.

Tiếp giăng Thần Tuyến (chỉ Thần) kéo một vòng dài tám khuỷu tay ở bốn phương. Ở điểm bên dưới của bốn góc , dùng Thần Tuyến kéo giao chéo nhau từ góc Đông Bắc đến góc Tây Nam, từ góc Đông Nam đến góc Tây Bắc.

Ở điểm bên dưới, giữa các sợi chỉ chéo nhau, đào sâu xuống đất khoảng một trách (2 gang tay) rồi chôn chứa năm báu với năm thứ cốc. Năm báu là: vàng, bạc, chân châu, san hô, hổ phách. Năm thứ cốc là: Đại Mạch (lúa tẻ, hột có tua dài, chuyên để nấu cơm), Tiểu Mạch (lúa tẻ, hột không có tua, nhiều phấn dùng làm miến, làm bánh, làm tương), Đạo Cốc (lúa gạo được cấy ở ruộng có nước), Tiểu Đậu (hạt đậu nhỏ), Hồ Ma (mè)

Dùng một mảnh lụa cùng gói vật báu với cốc. Dùng chỉ ngũ sắc cột buộc lụa lại rồi chôn vùi xuống sao cho một đầu của sợi chỉ ngũ sắc ló khỏi mặt đất, dài khoảng năm ngón tay. Nhóm vật báu này vĩnh viễn không được để lộ ra

Tiếp tác Đại Kết Giới. Pháp kết Giới ấy, cầm Bạt Chiết La (Vajra:chày Kim Cương) nhiễu quanh bên ngoài Đàn theo bên phải, chạy gấp rút ba vòng, trừ bỏ (Tịch) Tỳ Na Dạ Ca (Vināyaka). Mọi thứ Kết Giới, dùng Ấn ấn đất: Đông, Tây, Nam, Bắc, trên, dưới… tụng Chân Ngôn tác Ấn. Pháp: Khải Cáo, Tịch Trừ, Kết Giới… như ngày đầu tiên nói, y theo thứ tự Pháp dụng của Quân Đồ Lợi

Tiếp ngày thứ năm, Pháp Thức Kết Giới như ngày thứ tư, liền dùng phân bò xoa tô đất. Pháp xoa tô đất ấy, dùng tay chuyển theo bên phải mà xoa tô, đừng xoa bôi chuyển theo bên trái. Pháp của việc khác đồng với ngày thứ tư.

Tiếp ngày thứ sáu, A Xà Lê tắm rửa. Trước tiên vào trong Đàn, chọn hai Đệ Tử thông minh tốt đẹp, cũng tắm gội sạch sẽ, mặc áo sạch mới, theo sau Thầy vào Đàn. Dùng nước nóng Đàn Hương hòa với phấn trắng xong, ở trong nước cốt của Phấn, nhuộm Thần Tuyến ấy, khiến một Đệ Tử cầm một đầu Thần Tuyến đè ở Đông Bắc của Đàn ngay ở nơi điểm trước mặt của đầu góc. Tiếp A Xà Lê cầm một đầu Thần Tuyến đè ở Đông Nam của Đàn ngay ở nơi điểm bên dưới của đầu góc, rồi kéo gấp dính mặt đất. Sai một Đệ Tử vịn chính giữa sợi chỉ (Thần Tuyến) quét trên mặt đất. Tiếp Đệ Tử khởi từ góc Đông Bắc hướng về chỗ ngồi ở góc Tây Nam, cũng làm như trước. Tiếp A Xà Lê khởi từ góc Đông Nam hướng về chỗ ngồi của góc Tây Bắc, cũng làm như trước. Tiếp Đệ Tử khởi từ góc Tây Nam hướng về chỗ ngồi ở phương Đông, cũng như Pháp trước. Tiếp trước tiên hợp mặt đất, từ bên ngoài hướng vào bên trong cách lìa khoảng một khuỷu tay, liền y theo Pháp trước vây quanh quét.

Tiếp lấy Thần Tuyến dài tám khuỷu tay, gập cong ở giữa ngay một phương của Đàn, một lần dính ở mỗi một điểm. Liền gập cong sợi dây dài hai khuỷu tay, từ một phương của Đàn, hai bên trái phải của điểm chính giữa, liền điểm hai chỗ.

Tiếp ở cửa một phương của Đàn, mở sợi dây của Đàn dài khoảng năm ngón tay. Tiếp liền gập cong chỗ mở của cửa, hướng về trái phải khoảng năm ngón ta. Tiếp hai bên trái phải của cửa ấy làm một khoảng rộng năm ngón tay

Tiếp bên ngoài cửa ấy, dựng thẳng tranh vẽ để một phương. Như ba phương còn lại đều dựa theo để biết.

Tiếp làm Trung Viện, sợi dây bên ngoài dài bốn khuỷu tay

Ngoại Viện ấy, sợi dây bên trong và sợi dây giữa với sợi dây bên ngoài, giữa hai sợi dây mở lối đi rộng một khuỷu tay.

Cửa của Trung Viện ấy, bốn phương đều mở, hướng trái phải , làm chung khoảng ba ngón tay

Bên ngoài cửa ấy, Pháp dùng Thần Tuyến quét cũng như Pháp trước.

Phương bên trong của Trung Viện ấy, cách lìa Giới bên ngoài một khuỷu tay, liền quét sạch sẽ, Thần Tuyến quét Đàn ấy

Ngay chính giữa làm cái viện rộng hai khuỷu tay, đừng làm cửa

Tiếp A Xà Lê dùng chỉ ngũ sắc, một lần tụng Chân Ngôn thì một lần kết gút, đủ 55 gút, dùng Mã Đầu Quán Tự Tại Đà La Ni. Chân Ngôn là:

“Ế duệ hứ, bạc già phạm, a lý-gia phộc lỗ cát đế thấp-phộc la, một đà, một đà tát đá dã, ma nỗ sa-ma la, tát để-gia, ma nỗ tát-ma la

Đát nễ-dã tha: Nẵng trụ nẵng trụ, chỉ ni chỉ ni , hứ ni hứ ni, nỗ lỗ nỗ lỗ, mị lỗ mị lỗ, chủ lỗ chủ lỗ, đô lỗ đô lỗ, tố lỗ tố lỗ, mẫu lỗ mẫu lỗ, phộc la phộc la, mạo đà gia mạo đà gia, hứ lý, nhĩ lý, nễ tri nễ, tất điện đô nhĩ mãn đá-la, bát na, toa-phộc ha”

*)Ehyehi bhagavaṃ ārya-avalokiteśvara, buddha bodhisatvam anusmara, satyam anusmara

Tadyathā: Naṭu naṭu, kiṇi kiṇi, hini hini, nuru nuru, miru miru, curu curu, dhuru dhuru, suru suru, muru muru, vara vara, bodhāya bodhāya, hili mili, niṭini, siddhyantu me mantra-pāda svāhā

Tiếp dùng lụa trắng bọc gói năm thứ báu với hạt Ngũ Cốc, Chỉ ngũ sắc cột buộc, tác Chân Ngôn bên trên. Tùy nhân nhiều ít, mỗi mỗi gói bọc.

Tiếp ở bốn góc của Đàn đều dựng một cây tre. Cửa Tây hai cây tre dùng chỉ quấn quanh trên cây tre ở bốn góc. Ở trên chỉ ấy, treo phan đủ màu.

Đàn ấy: phương trên, Đông, Nam, Tây, Bắc, bốn góc đều buộc phan giao ràng trang nghiêm

Ngoại Viện của Đàn ấy, cạnh Nam của cửa Tây cách lìa hai xích (2/3 m) xuyên làm lò lửa, dài rộng sâu cạn đều hai Xích làm ở trong lò ấy, lưu giữ một cái Đài bằng đất, trên Đài nhuộm làm hoa sen bằng bùn thơm, dùng làm chỗ ngồi.

Tiếp, một ngày một thời, A Xà Lê khiến các Đệ Tử tắm gội xong. Tiếp A Xà Lê tác Đại Kết Giới.

Tiếp một ngày, lúc vào, thời triệu thỉnh chư Phật, Bồ Tát, Kim Cương.

Ở chính giữa Đàn để một tượng Phật, phương Bắc là Quán Tự Tại, phương Nam là Kim Cương. Dùng mọi thứ hương hoa, năm bàn thức ăn uống, 16 chén đèn để cúng dường.

Tiếp ở ngoài cửa Tây, trải cái chiếu sạch mới.

Tiếp A Xà Lê hô gọi các Đệ Tử tác Hộ Thân Ấn, mỗi mỗi tụng Chân Ngôn bảy biến, mỗi mỗi đều ấn vào đỉnh đầu , hai vai, trái tim, cổ họng, tam tinh, mé chân tóc, sau ót của Đệ Tử. Hộ Thân xong rồi khiến Đệ Tử gom lại trên chiếu, ngồi hướng mặt về phương Đông

Tiếp lấy hương hoa với hạt cải trắng. A Xà Lê cầm hạt cải trắng, niệm Chân Ngôn bảy biến

Tiếp theo đánh trên đầu Đệ Tử, đánh ba lần xong liền cùng Hộ Thân, dùng Mã Đầu Quán Tự Tại Ấn. Chân Ngôn là:

“Án, hạ dã ngật-lý phộc, tam mộ đa, a nhĩ đế, hồng”.

*) Oṃ_ Hayagrīva samanta ajite hūṃ

Tiếp A Xà Lê quỳ gối, hỏi Đệ Tử lớn nhất rằng: “Nay ngươi muốn được học Pháp này không ?”

Đệ Tử đáp rằng: “Muốn học

Như vậy Pháp thứ tự hỏi Đệ Tử, dùng như trước.

Tiếp A Xà Lê giơ cao nước thơm, rưới rót che trên đầu của mỗi một Đệ Tử. Dùng bàn tay phải đè trên ngực của mỗi một Đệ Tử. Tiếp lấy sợi dây Chân Ngôn (Chân Ngôn Sách) đều cột cánh tay của các Đệ Tử, Nam bên trái, nữ bên phải

Tiếp Sa Bà Thụ Trấp Hương, thứ tự rưới rót thân của các Đệ Tử, xoay chuyển bên phải ba vòng rưới nước thơm xong.

Tiếp xoay chuyển lửa của cây đuốc (Cự Hỏa) cũng như Pháp trước.

Tiếp cho Xỉ Mộc đều dài tám ngón tay.

Tiếp trao cho Hoa, xong khiến các Đệ Tử hướng về phương Đông ngồi xếp theo hàng, dạy các Đệ Tử ném hoa hướng về phía trước

Tiếp nhai nhấm Xỉ Mộc cũng như cách ném lúc trước

Nếu đầu hoa hướng về người là tốt. Lưng hướng về Đông thì biết là Ma Chướng xuất ra. Hướng về Nam, Bắc là chẳng vui.

Nơi nhai nhấm Xỉ Mộc hướng về thân là tốt, lưng hướng về Đông thì biết là Ma

Chướng xuất ra, Còn lại như Pháp của Pháp Hoa

Tiếp đem rửa tay, đều khiến uống nước Kim Cương Thệ, kính tạ rồi uống.

Tiếp A Xà Lê vào bên trong Đàn bạch với Phật, Bồ Tát, hàng Kim Cương rằng: “Ngày hôm nay , các hàng Đệ Tử muốn vào Đạo Trường để rộng làm cúng dường chư Phật, Bồ Tát, Kim Cương , hàng Trời…Thỉnh thăng lên Bản Cung. Sau này bày cúng dường, nguyện đều giáng phó nhận mọi cúng dường” (Như vậy nói ba lần)

Sau đó Phát Khiển chư Phật, Bồ Tát, Kim Cương với các hàng Trời bên trong Đàn.

Tiếp A Xà Lê hướng bên cạnh Đàn, ngồi hướng mặt về phương Nam, cầm một lò lửa, tụng Mã Đầu Chân Ngôn, thiêu đốt hạt cải trắng, một lần tụng Chân Ngôn thì một lần thiêu đốt, 108 lần thời các Đệ Tử liền được diệt tội.

Tiếp A Xà Lê và hai Đệ Tử ở trong một đêm, dùng phấn ngũ sắc bài trí bên trong Đàn, mỗi mỗi y theo màu của năm phương, chỗ ngồi của Hiền Thánh còn lại mỗi mỗi y theo Pháp của ba Bộ

Tiếp tác Hộ Thân Ấn, dùng Mã Đầu Ấn

“Án, hạ dã nhạ tra, hồng”

*) Oṃ_ Haya jaṭa hūṃ

Tiếp cầm Bả Chiết La (Vajra:chày Kim Cương) tác A Mật Lý Đa Quân Đồ Lợi Ấn (Cam Lộ Quân Trà Lợi Ấn) vòng quanh ba lần, chuyển theo bên phải ở bên ngoài Đàn.

Tiếp tác Địa Kết Giới, bốn phương, trên, dưới theo thứ tự mà làm kèm tụng

Đầu Chân Ngôn

Bên trong Duyên Đàn dùng bình nước Át Già đều an ở bốn phương

Tiếp dùng mảnh lụa trắng che mắt của Đệ Tử ấy. A Xà Lê dùng tâm, miệng phát Nguyện, dùng tâm bình đẳng, tâm Phổ Đại Từ Bi, hết thảy ruộng phước đều hồi hướng cho tất cả chúng sinh

Tiếp Pháp rải hoa, mỗi mỗi y theo Pháp của ba Bộ. Chỗ dính hoa rơi, đừng nên dời đổi, hết thảy Hỏa Pháp với Thỉnh Hiền Thánh mỗi mỗi y theo thứ tự của ba Bộ

Tiếp nói Pháp Ế Ca Nhạ Tra Độc Kiến Đàn Pháp với nhóm Chân Ngôn Khế… rộng rõ như sau

“Nẵng mưu một đà dạ, nẵng mưu đạt ma dạ, nẵng mưu tăng già dạ

Na mạc a lợi-gia phộc lộ chỉ đế thấp-phộc la gia, mạo địa tát đá-phộc gia, ma ha tát đá-phộc gia, ma ha ca lỗ nê ca gia.

Đá nễ-dã tha: Án, ế ca nhạ tra gia, ma ha la khất-xoa tư, a lý-dạ nãi diên, bát-la ma la khất-xoa tư, ma ma, mỗ khư , sa bà ca lợi da, nễ ca lỗ tư hứ, a nan để, sa-phộc ha.

Nhạ gia nhạ gia, sa-phộc ha

Tạt bà vĩ cận na, tỳ na dạ ca, la cật-xoa, la cật-xoa, sa-phộc ha”.

*) Namo buddhāya

Namo dharmāya

Namo saṃghāya

Namaḥ Ārya-avalokiteśvarāya bodhisatvāya mahā-satvāya mahā-kāruṇikāya

Tadyathā: Oṃ_ Ekajaṭāya mahā-rākṣasī, ārya-dayāṃ, parama-rākṣasī mama mukha, sarva kārya nikāru mehin, anante svāhā, jaya jaya svāhā

Tùy Tâm Chân Ngôn là:

“Án, ô la đà thất la, mỗ niết-lý vĩ, hồng hồng, phán tra, sa-phộc ha”

*) Oṃ_ Ūrdha śra-mudrī viḥ, hūṃ hūṃ phaṭ svāhā

Phàm muốn thọ trì Chân Ngôn của Ta. Trước tiên nên buông bỏ Tham Ái với các bất thiện của nghiệp thân khẩu ý, ra vào Hộ Tịnh. Trước hết nên tắm gội trong sạch, mặc áo sạch mới, tay cầm lò hương, đoan tâm chính niệm, khải cáo chư Phật với Đại Bồ Tát, tất cả Hiền Thánh ở mười phương: “Nay Đệ Tử (họ tên là…) ở nơi này, muốn xây dựng Đạo Trường. Nguyện xin hết thảy tất cả Thiện Thần ủng hộ. Hết thảy loài có tâm chẳng lành mau lìa khỏi chỗ (Giới) này”

Phàm chọn đất, cần yếu nên ở núi cao, hoặc là bình nguyên gần nước với nơi có hoa quả là tối vi thượng hảo (cực tốt). Nếu tại Thành, ấp, Chùa, quán trọ, nơi thanh tịnh cũng được.

Lúc muốn làm Đàn. Trước tiên tác Quân Trà Lợi Kết Giới, Hộ Thân, tịch trừ Tỳ Na Dạ Ca, chướng nạn.

Chọn được đất xong nên làm cái Đàn rộng bốn khuỷu tay, đào sâu xuống một khuỷu tay, trừ bỏ ngói vỡ, đá vụn với các thứ cỏ dơ uế, lông , tóc, móng, mai rùa…sau đó lấy đất màu vàng tốt đổ vào rồi nện cho thật cứng. Lấy bốn cây cọc bằng gỗ Khư Đà La dài 12 ngón tay (ba góc cạnh) đóng ở đầu của bốn góc. Tiếp dùng phân con trâu nghé (Độc Tử) chưa rơi xuống đất. Con trâu đó chẳng được ăn bã rượu. Tiếp dùng Bạch Đàn Hương xoa bôi khoảng rộng bốn khuỷu tay của Đàn. Bên trong khoảng hai khuỷu tay, cao khoảng bốn ngón tay, lấy Trầm Hương, Đàn Hương xoa bôi trên đó.

Chính giữa dùng Ngưu Hoàng hòa với Bạch Đàn Hương xoa tô làm một tòa hoa sen có dạng giống như hình bánh xe là chỗ ngồi của Bản Tôn. Bên phía Nam để Mã Đầu Quán Tự Tại (Hayagrīva), bên phía Bắc để Quân Trà Lợi (Kuṇḍali), mặt phía sau an Bì Lê Gia Ba La Mật (Vīrya-pāramitā: Tinh Tiến Ba La Mật)

Tầng dưới của Đàn làm bốn cửa. Phương Đông an Đại Tự Tại Thiên, các cửa còn lại an Bạt Chiết La (Vajra:chày Kim Cương). Bạt Chiết La ấy nếu không được làm bằng vàng, đồng thì lấy cây Liễu với cây Khương Mộc làm cũng được.

Bốn góc Đàn đều để một cái bình chứa đầy nước thơm. Dùng cành cây Bách, cây Liễu với nhóm hoa phủ bên trên, tám chén đèn…dùng mọi thứ hoa quả, sữa, lạc, bơ, thức ăn uống để cúng dường

Phía trước bốn cửa đều để một lò hương, thiếu đốt An Tất Hương với các danh hương để cúng dường.

Chân Ngôn Sư nên tắm gội, mặc áo mới sạch, nhịn ăn một ngày, hướng mặt về Bản Tôn, tay cầm lò hương, rộng phát Đại Nguyện sám hối. Sau đó ngồi ngay thẳng tụng niệm. Tụng Căn Bản Chân Ngôn lúc trước mười vạn biến thời hết thảy tội nặng, nghiệp chướng đều được tiêu diệt.

Mỗi mỗi đi theo Biến Số đừng để gián đoạn, hoặc theo 1008 biến, hoặc theo 108 biến

Sau khi xong Khóa Tu liền cùng người nói chuyện, lúc đang niệm tụng thì đừng nói chuyện với người khác. Niệm Tụng xong, lễ bái, phát nguyện… sau đó mới ra ngoài.

Tiếp nói Hỏa Pháp

Phía Nam của cửa Tây ấy, để một lò lửa, vuông tròn, sâu rộng đều một khuỷu tay , dùng nhóm mè (Hồ Ma) lúa gié (sinh đạo), lúa nếp, Hoa cùng hòa chung với Tô Mật. Tụng Mã Đầu Tùy Tâm Chân Ngôn.

Trước tiên Thỉnh Hỏa Thiên Chân Ngôn gia trì vào vật trước, cứ một biến Chân Ngôn thì một lần ném vào trong lửa thiêu đốt, như vậy cho đến xong 1008 biến.

Tiếp thỉnh Bản Tôn Ế Ca Nhạ Tra tức hay chận đứng tất cả tai nạn

Muốn cầu Bản Tôn hiện thân. Dùng Cấu Chi với nhóm hương, bơ, Mật… đến ngày thứ ba, Chân Ngôn Sư lấy nhóm vật ấy hòa với nhau để ở chính giữa Đàn, lễ bái, hành Đạo, khen ngợi. Mãn 49 vòng, sau đó quỳ gối , lui lại thỉnh nhóm vật trước. Chân Ngôn 108 biến, dùng Căn Bản Chân Ngôn. Sau đó muốn ném vào lửa thời tụng Tâm Chân Ngôn 1008 biến, một lần tụng một lần ném vào trong lửa thiêu đốt… cho đến đủ một ngàn lần, rồi Khải Bạch rằng:

“Tất cả chư Phật, các Đại Bồ Tát, Kim Cương Mật Tích, Thích, Phạm, chư Thiên, tất cả các Tiên, bậc có Thiên Nhạn, Tha Tâm Thông, Túc Mệnh Thông, Thiện Thần của cõi này… Nguyện xin nhận lấy Hỏa Pháp Cúng Dường của Đệ Tử”

Anh lửa cháy bùng không có khói, trong lửa phát ra tiếng âm nhạc, hoặc Luân Thành (là Đại Cát Tường)

Lửa nóng chưa diệt thì Chân Ngôn Sư đừng đứng dậy. Liền ngồi Kết Già, bên phải điểm bên trái, ngồi tịnh. Chí tâm tưởng chữ Nhạ (堲-JA) ví như pha lê hồng trong sạch không có tỳ vết, ánh sáng ép sát thân thời Bản Tôn liền từ góc Tây Nam hiện thân ra, ba mặt bốn tay, trên đỉnh đầu có Đức Phật A Di Đà, trên dưới miệng ló nanh chó, rũ bàn tay trái xoa đỉnh đầu của Chân Ngôn Sư rồi hỏi rằng: “Cầu nguyện điều chi?”. Chân Ngôn Sư chẳng được động tâm vui thích với sợ hãi. Tưởng như vậy chẳng diệt tức là Bản Tôn. Từ Tam Muội chậm rãi đứng dậy, chắp tay hơi cúi đầu lễ, bạch rằng: “Thánh Giả! Nay con có nguyện, cầu mong đều được”

Đừng nhiều lời nguyện xin. Lúc ấy liền được phân cho mỗi thứ hoa Trời giao cho Chân Ngôn Sư dùng làm tin.

Thánh Giả nói: “Ta từ nay trở đi, thường chỉ dụ (Sắc) cho Quỷ Thần của tám Bộ thường theo thị vệ. Cũng khiến cho kêu gọi sai phái, không có khó khăn khi cầu Tất Địa lìa khỏi sinh tử với Đại Thành Tựu, không có gì không được”

Cầu Nguyện như vậy, cần thiết ở chỗ lập Đạo Trường tại Sơn Môn nửa năm, đừng để cho người khác (Dị Sắc Nhân ?) nhìn thấy, cũng chẳng được trì Pháp riêng, thường niệm Bất Không Bồ Tát với Thập Nhất Diện Bồ Tát

Lúc muốn Phát Khiển, tụng Chân Ngôn này là:

“Tô khư tô khư, nga xa nga xa, nhạ tra duệ, sa-phộc ha”

*) Sukha sukha, gaccha gaccha, jaṭāye svāhā

Chân Ngôn Sư chẳng được cười giỡn, tụng trong Vọng sẽ biết thân nhẹ như không có xương thịt, tâm như Sư Tử Vương, trên không giới hiện mùi thơm lạ, liền biết Cung Điện của Thánh Giả. Sau đó đứng dậy Hành Đạo bảy vòng, sau đó cầm lò hương

“Hết thảy Hiền Thánh đến nơi này.

Do Cúng Dường phần lớn chẳng như Pháp.

Nguyện xin bố thí vui vẻ”

Tiếp tác Căn Bản Khế Ấn liền thành bung tán Chúng.

Độc Bộ Kỳ Khắc Ấn. Tay trái làm Kim Cương Quyền, dựng thẳng Lực Độ (ngón trỏ trái)

Nê Lợi Căn Bản Ấn. Nhóm Thiền Trí (2 ngón cái) Tiến Lực (2 ngón trỏ) Nhẫn

Nguyện (2 ngón giữa) hướng vào bên trong cùng cài chéo nhau, bên phải đè bên trái) Dựng Giới Phương (2 ngón vô danh) cùng trụ đầu ngón, Đàn Tuệ (2 ngón út) nằm ngang cùng đè nhau. Chân Ngôn là: “Ế môn nhạ lân, hồng”

*) Eman jāliṃ hūṃ

Thỉnh Ấn. Đàn Tuệ (2 ngón út) Giới Phương (2 ngón vô danh) Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) đều cùng phụ nhau bên ngoài, chắp hai tay lại, đầu của Thiền Trí (2 ngón cái) đều trụ ở vạch lóng dưới của Đàn Tuệ (2 ngón út), co Tiến Lực (2 ngón trỏ) phụ bên cạnh Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) như móc câu đưa qua đưa lại. Thỉnh Chân Ngôn là: “A hứ dã hàm đồ”

*) Aheya maṃ tu

Tiếp kết Hoa Tòa Ấn. Thiền Trí (2 ngón cái) Tiến Lực (2 ngón trỏ) Giới Phương (2 ngón vô danh) Đàn Tuệ 92 ngón út) đều cùng trụ đầu ngón, mở lòng bàn tay; Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) cùng cách nhau khoảng tám Phân (8/3 cm). Chân Ngôn là: “Án, nhạ tra ta na”

*) Oṃ_ Jaṭāsana

Cúng Dường Ấn. Nguyện (ngón giữa trái) Tiến (ngón trỏ phải) cùng trụ đầu ngón, Giới (ngón vô danh phải) Lực ((ngón trỏ trái) cùng trụ đầu ngón ở lưng của Nguyện (ngón giữa phải), Nhẫn (ngón giữa phải) Phương (ngón vô danh trái) cùng trụ đầu ngón ở lưng của Nguyện (ngón giữa trái), Tuệ Độ (ngón út trái) trụ ở vạch trên của Lực Độ (ngón trỏ trái), Đàn Độ (ngón út phải) nằm ngang bên ngoài nắm lưng Trí Vũ (bàn tay phải), Thiền Trí (2 ngón cái) kèm dựng cạnh ngón, kèm mở Hổ Khẩu. Chân Ngôn là: “Án, nễ nhĩ-dã, bố nhạ”

*) Oṃ_ Divya pūja

Phẫn Nộ Tịch Vĩ Na Dạ Ca, dùng Quân Trà Lợi Thân Ấn Chân Ngôn là: “Án, hạ na hạ na, hồng”

*) Oṃ_ hana hana hūṃ

Nhất Kế Tôn Giáng Phục Chân Ngôn là:

“Án, hu lỗ thiêm nhạ duệ, sa-phộc ha”

*) Oṃ_ Huru bhaṃjāye svāhā

Chân Ngôn Sư tắm rửa, Quán Đỉnh. Kèm dựng Đàn Tuệ (2 ngón út) co Giới Phương (2 ngón vô danh) vào trong lòng bàn tay, Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) cùng trụ đầu ngón, co Tiến Lực (2 ngón trỏ) trụ ở lưng của lóng trên, đem Thiền Trí (2 ngón cái) trụ ở vạch trên của Đàn Tuệ (2 ngón út). Dùng Tùy Tâm Chân Ngôn, nói là: Niệm Sổ Châu Ấn, dùng Liên Hoa Bộ Chân Ngôn

Thập Nhất Diện Quán Tự Tại Ấn

“Án, a lỗ lực, sa-phộc ha. Khất-xí tố đát-la nhạ bế, hồng”

*) Oṃ_ Arolik svāhā_ Akṣi sutra jape hūṃ

Thỉnh Hỏa Thiên Chân Ngôn là:

“Nhi-duệ, để duệ, sa-phộc ha”

*) Agniye svāhā

Dùng Ấn. Co Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) cùng hợp vạch trên của móng, dựng thẳng Giới Phương (2 ngón vô danh), đều co riêng Tiến Lực (2 ngón trỏ) như móc câu cùng cách nhau một Thốn, hơi co Thiền Trí (2 ngón cái) cùng cách xa nhau ba Phân, dựng thẳng Đàn Tuệ (2 ngón út) cùng cách nhau một Thốn.

Pháp vẽ tượng, tay phải cầm cây kiếm, tay phải cầm Tam Cổ Xoa, tay trái cầm cây búa, tay trái cầm sợi dây, thân đứng

 

PHẬT NÓI KINH NHẤT KẾ TÔN ĐÀ LA NI (Hết)