SỚ KINH NHÂN VƯƠNG HỘ QUỐC BÁT NHÃ

QUYỂN 01

Đời Tùy Thiên Thai Trí Giả Đại Sư thuyết Quán Đảnh ký

PHẨM THỨ NHẤT: TỰ

Để giải thích kinh này đại sư theo, tiền lệ làm năm lớp huyền nghĩa:

  1. Thích Danh.
  2. Biện thể.
  3. Minh tông.
  4. Luận dụng.
  5. Phán Giáo.

Kinh này lấy nhân (người) và pháp làm danh; thật tướng làm thể, nhân quả tự hạnh làm tông, hai trí quyền và thật làm dụng, thục tô đại thừa làm giáo tướng.

I. THÍCH DANH:

Cái gọi là “Danh” có chung có riêng, một chữ “Kinh” là tên chung cho cả các bộ. “Phật thuyết Nhân vương hộ quốc Bát-nhã Ba-la-mật” là tên riêng. Lại nữa, “Phật thuyết Nhân vương hộ quốc” là riêng biệt cho bộ này. “Bát-nhã Ba-la-mật” là tên chung cho các bộ. Lại nữa; “Phật thuyết Nhân vương Hộ Quốc Bát-nhã Ba-la-mật kinh”, tức là tên chung cho cả một bộ. Phẩm thứ nhất: Tự” là tên riêng trong một bộ kinh. Sự đặt tên các kinh thì khác nhau, hoặc riêng chỉ ở pháp, như kinh Niết- bàn hoặc riêng theo người, như kinh A-di-đà hoặc riêng theo thí dụ, như kinh Phạm Võng hoặc đề cả hai là người và pháp như kinh Tịnh Danh và kinh này hoặc cùng nêu cả hai là pháp và dụ như kinh Pháp Hoa hoặc có đủ cả ba như kinh Hoa Nghiêm.

Người được gọi là “Phật”, nghĩa là đủ đức, tự giác khác phàm, giác tha khác thánh, giác mãn khác Bồ-tát. Tám âm tuyên xướng gọi là “Thuyết”, đó là người năng thuyết. “Nhân vương…” là biểu thị cho pháp được thuyết. Thi ơn bố đức, nên gọi là “Nhân”. Thống hóa tự tại, nên gọi là “Vương”. “Nhân vương” là năng hộ; “Quốc độ” là sở hộ, bởi Nhân vương lấy đạo để trị nước, nếu đứng về mặt Bát-nhã thì Bát-nhã là năng hộ, Nhân vương là sở hộ. Nhờ Bát-nhã, cho nên Nhân vương được an ổn. Nếu cho rằng vương có thể truyền pháp, thì vương là năng hộ, Bát-nhã là sở hộ. Lại nữa, nhân là nhẫn, nghe thiện không liền mừng; nghe ác không liền giận. Nhẫn có thể bao hàm cả thiện và ác; thò mới gọi là nhẫn. Vương là thống, bởi bốn phương quy thống; đó là giải thích theo nhân duyên. Nếu giải thích theo giáo; thấy các pháp sinh thì biết sinh là thật; thấy các pháp diệt, diệt tức là không. Không thì cõi nước của sáu trần. Không động không chuyển. Dứt hết phiền não trong ba cõi thì vương an ổn, đó là sở đắc của nhị thừa, gọi là Nhân vương; là ý của tạng giáo. Ở Phàm thánh đồng cư độ mà được tự tại.

Nếu quán các pháp, sắc tức là không, không sinh, không diệt, như huyễn, như hóa thì phiền não ba cõi nhất thời bỗng dứt. Trụ ở trong hóa thành ở ngoài ba cõi, mà tưởng là đã độ, tưởng là an ổn, tức là người của ba thừa, cùng hành thập địa. Có thể hộ trợ cõi phương tiện, hữu dư hóa thành, thảy đều được gọi là vương. Đó là ý của Thông giáo.

Nếu quán các pháp; không tức là sắc. Mà sắc vô biên, cho nên các pháp Bát-nhã cũng lại vô biên. Tuy vô biên nhưng không làm phương ngại tâm. Ví như hộp lớn thì nắp lớn; mà pháp vô biên ở trong một tâm, trong mỗi một pháp, đầy đủ Phật pháp. Từ nơi sơ địa, cho đến diệu giác, viên mãn từng phần, trụ Đài Liên hoa, không động không chuyển, năng động năng chuyển, tức Bồ-tát thập địa trụ lục độ là bố thí… mỗi mỗi đều là “Vương”. Đó là ý của Biệt giáo.

Nếu quán các pháp xưa nay không sinh, nay thì không diệt. Tuy không sinh diệt, mà sinh diệt vẫn như thế, song chiếu song vong, khế bình trung đạo, rộng lớn như pháp giới, rốt ráo như hư không, tức từ sơ trụ cho đến Phật địa. Trong bốn mươi hai tâm, từng phần từng phần minh chứng cái lý trung đạo. Trụ cõi thường tịch quang, thì mỗi mỗi đều được gọi là vương. Đó là ý của Viên giáo.

Lại nữa, theo Tạng giáo thì La hán, Bích chi Phật, phiền não đều đã tận hết, cho nên được gọi là Nhân vương. Bồ-tát đến địa vị quả Hướng Nhẫn mà Kiến hoặc và Tư hoặc chưa tận, thì chỉ gọi là vương, không gọi là nhân. Thông giáo thì Phật địa, Biệt giáo thì diệu giác, Viên giáo thì cực quả, đều là Nhân vương. Đương giáo thì có hơn kém, nếu chẳng phải là nhân, thì tức là vương.

Nếu dựa theo bổn tích thì Nhân vương của tạng giáo là tích, Nhân vương thuộc Viên giáo là bổn. Xét riêng về bổn tích thì mười hạnh thuộc Viên giáo, có thể làm bổn của Biệt giáo. Phật địa thuộc Thông giáo tức là tích của Biệt giáo. Nhị thừa trong Tạng giáo lại là bổn trong Thông giáo. Lần lượt đương giáo thảy đều có bổn tích.

“Quán tâm”, nghĩa là quán pháp sinh diệt. Thấy sắc là có, phân tách nó cho đến không. Tâm ở trên sắc, mà đắc tự tại; đó là Nhân vương quán tâm sinh diệt. Quán sắc tức là không; không và sắc tự tại. Đó là Nhân vương quán tâm vô sinh. Nếu quán không tức là sắc, thì thứ lớp mà nhập chánh quán trung đạo, đó là Nhân vương quán tâm vô lượng. Nếu quán sắc không, không sắc, không hai mà hai, hai mà không hai, thì song chiếu song vong, đó là thật tướng một tâm ba quán. Ba quán một tâm, như ba mặt của vị thiên nhãn kia không ngang không dọc mà đắc tự tại. Đó là Nhân vương quán tâm theo Viên giáo. Ta nay thánh chủ, đạo giáo hóa chẳng ngại gì coi chúng sinh như con đẻ, nhân ơn thấm khắp, thường lấy ba quán mà an ổn sắc tâm. Tích còn không thể cùng, bổn thật là khó xét vậy.

“Bát-nhã”: ở Trung Hoa gọi là trí tuệ, được giải thích trong bốn mươi hai quyển trí luận. Pháp sư Tạng, chùa Khai Thiện, của dùng thuyết đó. Luận thứ bảy mươi lại có một giải thích: Bát-nhã không thể xưng gọi là trí tuệ, Bát-nhã thì thăm thẳm dày nặng, còn trí tuệ thì mỏng nhẹ, vì vậy mà không xứng! Sư Mân ở chùa trang nghiêm dùng văn đó nói, danh Bát-nhã bao hàm rất nhiều nghĩa, trí tuệ chỉ là một môn, phiên dịch thì chẳng sát. Nếu theo thuyết của hai sư, thì sẽ có sự cạnh tranh. Nay ở đây thì thông cả hai. Bát-nhã tự có hai loại: Thật và Quyền. Quyền thì có thể phiên dịch, thật thì không thể! Thật tức Viên giáo, còn Quyền thì ba giáo trước. Lại nữa, quyền không thể phiên dịch, tức thật sắc của Tạng giáo, không thể khiến sắc tức là không. Thật thì có thể phiên dịch; tức là ba trí. Nhất-thiết-trí thuộc Thông giáo. Đạo chủng trí thuộc Biệt giáo. Nhất-thiết-chủng-trí thuộc Viên giáo. Lẽ nào mọi người cứ khăng khăng cho rằng: Hễ có lửa cháy tại một nơi, thì khắp nơi đều có lửa cháy. Nếu thế, thì không thể nắm bắt được cái thực

tại đang hiện hữu. Trí và tuệ thì kinh luận giải thích khác. Thành thật luận thì hợp thì giải thích rằng: Chơn tuệ gọi là trí, tức tuệ là trí. Kinh Tịnh Danh thì ly thuyết, biết tâm niệm của tất cả chúng sanh, nếu cần thuyết pháp thì khởi ở trí nghiệp. Bất thủ bất xả, nhập nhất tướng môn. Khởi Tuệ nghiệp”, được giải thích rằng: Trí là hữu, tuệ là không, vì có trí cho nên chẳng trụ không. Vì có tuệ cho nên chẳng trụ hữu. Nay Bátnhã này phiên dịch đủ tám bộ. Có người nói: Nhân vương bộ được gồm trong bộ thiên vương, giải thích này không đúng. Vì trong Đại kinh nói: Nhân vương cũng là thiên vương. Vậy mới đúng!

Hỏi: Nhân (đức) và nhân (người); hai chữ khác nhau, sao lại cho là giống nhau?

Đáp: Đại kinh nói: Vì có nhân ơn, cho nên bảo đó là nhân (người). Sách lão tử nói: “Thánh nhân mà bất nhân, xem trăm họ như chó rơm”. Cho nên biết: Vua trong loài người, thì thực hành nhân đức mà chẳng cầu được báo ân. Nếu vua trái đạo, thì tuy là người, nhưng chẳng phải là nhân (đức). Nếu vua thuận đạo, đó là người, cũng là nhân (đức).

Hỏi: Chữ nhân (đức) nghĩa là gì?

Đáp: Theo chữ mà xét nghĩa, thì rất dễ hiểu lý. Gạch ngang trên là biểu thị cho đức của trời; gạch ngang dưới là biểu thị cho đức của đất; bộ nhân đứng bên là biểu thị cho đức của người. Thánh chủ thì đạo ngang với tạo hóa, đức hợp tam tài, cho nên bảo là Nhân vương.

Hỏi: Người xưa nói: Kinh Nhân vương chẳng dịch theo chánh truyền; việc đó là sao?

Đáp: Trí nhỏ biết ít, thật đáng thương xót thay! Vì không thấy trong mục lục, liền cho rằng không phải là chánh phiên dịch. Loài cá ở biển Hạ cả không tin có núi rừng! Cách cũng cho rằng: Thời cổ sơ vô vật”. Than thay kẻ mù, chê ngọc pha lê! Hơn nữa, đúng ra kinh này có hai bản: Bản thứ nhất là rộng thuyết. Như phẩm Tán Hoa nói: “Bấy giờ, mười sáu đại Quốc vương đã nghe Phật thuyết trăm ngàn ức kệ Bát-nhã Ba-la-mật, bèn rải hoa cúng dường”. Bản thứ hai là lược bản, tức kinh văn này. Người dịch khác nhau; trước sau có ba bản dịch:

– Bản dịch thứ nhất vào đời Tấn, năm Vĩnh – Gia, do Nguyệt Chi Tạng giáo Đàm ma la sát dịch. Nước Tấn gọi tên ông là Pháp Hộ, dịch thành hai quyển gọi là “Nhân vương Bát-nhã”.

– Bản thứ hai là đời Ngụy Tần, năm Hoằng Thủy thứ ba, Cưu-mala-thập, ở Biệt Quán, vườn Tiêu Dao, kinh đô Trường An, dịch thành hai quyển, gọi là “Phật thuyết Nhân vương hộ quốc Bát-nhã Ba-la-mật”.

– Bản thứ ba là do Chơn Đế dịch vào đời Lương, năm Đại Đồng, ở chùa Thật Nhân vùng Dự Chương dịch thành một quyển, gọi là “Nhân vương Bát-nhã kinh”. Sớ có sáu quyển. Tuy có ba bản, nhưng bản đời Tần là đầy đủ nhất. Theo lời trong mục lục nhập tạng của ông Phí trưởng phòng.

“Ba-la-mật”: Trung Hoa gọi là Sự cứu cánh, cũng gọi là Đáo Bỉ Ngạn, sinh tử là bờ đây, Niết-bàn là bờ kia, phiền não là giữa dòng, lục độ là thuyền bè, đó là giải thích theo nhân duyên. Theo tạng giáo thì thật hữu là bờ này, thật hữu diệt là bờ kia, kiến tư là giữa dòng, Bát chánh làm thuyền bè. Theo Thông giáo thì lấy sắc làm bờ này, tức không làm bờ kia; kiến tư làm giữa dòng, lục độ làm thuyền bè. Theo Biệt giáo thì lấy “Sắc không” làm bờ này, lấy “Không tức là sắc” làm bờ kia, lấy vô minh làm giữa dòng lấy “Vô lượng hạnh” làm thuyền bè. Theo Viên giáo, thì lấy “Sắc không không sắc, chẳng phải hai mà là hai” làm bờ này; lấy “Hai mà là chẳng hai” làm bờ kia, lấy vô minh làm giữa dòng, lấy “Một hạnh là vô lượng hạnh, vô lượng hạnh là một hạnh” làm thuyền. Theo các giáo kể trên mà độ, gọi là Đáo bỉ ngạn (đến bờ kia); đó là giải thích theo giáo.

– “Không quán”: quán sắc tức không và sắc diệt không, tuy có khéo, vụng, nhưng đều cùng là đoạn dứt Kiến hoặc tư hoặc. Xét về này, kia, thì “Giả quán”, quán ba giả, đắc lý luận về bờ này, bờ kia. Còn “Trung quán”, thì về trước thập tín, thập trụ về sau, là luận về này, kia (bỉ, thử). Đó là giải thích theo quán tâm.

– “Kinh”: Có phiên dịch hay không phiên dịch, đều có đủ năm nghĩa giải thích rộng, như trong Pháp Hoa Huyền nghĩa. Theo giáo thì sáu trần đều là cả trong kinh. Kinh nói: Hoặc lấy ánh hào quang mà làm Phật sự, tức sắc trần là kinh. Hoặc lấy âm thanh mà làm Phật sự, tức thanh trần là kinh. Hoặc lấy cơm thơm mà làm Phật sự, hương thơm tức hương trần là kinh. Ăn cơm, nhập vào cổ họng, có mùi vị, tức vị trần là kinh. Miệng nhai động lưỡi, tức xúc trần là kinh. Tịch nhiên không có thanh như các Bồ-tát đắc nhập tam muội, tức pháp trần là kinh. Mỗi một căn trần đều căn cứ vào bổn tích của giáo đó là giải thích theo quán tâm. Lại nữa, chỉ lấy văn tự làm kinh (sợi dọc), lấy tâm hành làm vĩ (sợi ngang), thì làm thành tấm vải chánh giác. Lấy chuyện đời mà dụ cho kinh.

– “Tự”: là nguyên do, là thứ tự.

– “Phẩm”: tiếng Phạm gọi là Bạt cù, tiếng Hoa gọi là phẩm. Phẩm là loại. Ý nghĩa và thứ loại đi theo với nhau thành một phẩm.

– “Đệ”: là thứ tự, khiến đừng hỗn loạn.

– “Nhất”: nghĩa là đầu tiên.

Vậy là đã hết phần giải thích về danh.

II. BIỆN THỂ:

Có người nói: Nghĩa của văn là thể, đó là thông thuyết. Có người cho rằng: Vô tướng là thể Bốn giáo đều có vô tướng; vô tướng mãi mãi đầy khắp, cũng là thông thuyết. Có người nói: Lấy năm nhẫn mười địa làm thể. Như trong kinh này có nói: Năm nhẫn là pháp Bồ-tát, kể ra năm nhẫn xong, lại kết luận, gọi đó là chư Phật Bồ-tát tu Bát-nhã Bala-mật, thế nên biết nhờ tu Bát-nhã mà chứng được năm nhẫn; tất cả Phật, Bồ-tát đều do năm nhẫn mà thành thánh, cho nên lấy năm nhẫn mười địa làm thể.

Nay ở đây thì không cho là vậy. Trước tiên xin giải thích chữ thể.

“Thể” là pháp. Làm cha đúng với cha, làm con đúng với con. Vua tôi đúng tiết. Nếu vô thể thì phi pháp; pháp xuất thế gian cũng giống như vậy. Thiện, ác, phàm, thánh, Bồ-tát, Phật, tất cả đều không ra ngoài pháp tính. Đúng ra chính thật tướng làm thể. “Phổ Hiền Quán” nói: Nhân của đại thừa là thật tướng của các pháp. Quả của đại thừa cũng là thật tướng của các pháp. Thật tướng tức pháp tính. Nương vào nhân pháp tính này mà đắc quả pháp tính. Thế nên biết kinh này lấy làm thể thật tướng. Nếu luận riêng về nó; thì Bát-nhã có hai loại:

1. Cộng nhị thừa nhơn thuyết.

2. Bất cộng. Theo thật tướng đó thì cũng có hai loại: 1. Cộng. 2. Bất cộng. Cộng: là chỉ thấy không, mà chẳng thấy Bất không, không đoạn dứt được vô minh, chỉ trừ được kiến tư, đó là thật tướng mà nghiêng về bên chơn. – Bất cộng thì gọi là thật tướng trung đạo. Theo Biệt giáo, địa tiền thứ lớp mà tu, thì địa mới chứng. Theo Viên giáo, thì nhất tâm từ bắt đầu Thập trụ cho đến Phật quả, đều gọi là viên chứng. Nếu xét theo quyền, thật; thì cộng tức là quyền là hóa tha. Bất cộng là thật là tự hạnh… Căn cứ vào giáo thì Thông, Biệt Viên đều có Bát-nhã, chỉ trừ Tạng giáo là không có. Có tam thừa cùng hành thập địa; có biệt nhập thông có viên nhập thông. Thông chánh Biệt và Viên là phụ. Tức Thông Biệt là quyền, Viên giáo là thật. Kinh nầy tuy đủ ba giáo, đúng ra dùng thật tướng theo viên giáo làm thể.

III. MINH TÔNG:

Tông là chủ yếu. Gọi là lấy Phật tự hành nhân quả làm tông. Có người lấy chánh quán vô sinh làm tông, lìa hai biên hữu và vô, tạm gọi là trung đạo, cho nên đoạn văn sau nói: Bát-nhã là vô tri, vô kiến, bất

hành, bất thọ, bất sinh, bất diệt. Đó là ý nghĩa theo Thông giáo, chỉ đắc ở quyền mà mất ở thật. Nay ở đây lấy nhân quả tự hạnh của Phật làm tông yếu. Khiến những người nghe thích thú thêm tu. Mỗi sắc mỗi hương đều là Bát-nhã. Chơn trí Bát-nhã lìa hữu lìa vô. Tuy lìa hữu, vô, nhưng hữu và vô vẫn uyển nhiên, tuy vẫn uyển nhiên nhưng chỉ tự vô tướng; cho nên lấy nhân quả vô tướng để làm tông.

Hỏi: Tông và thể khác nhau như thế nào?

Đáp: Tông như giường lưới; thể như từng mắt lông; nâng lưới thì lông đưa lên; động giường thì mắt khởi. Nghĩa của tông và thể cũng giống như vậy! Lại như thoa xuyến thì vàng bạc là thể thợ kim hoàn tạo ra nó là tông. Nay lý thật tướng là thể, tu nhân đắc quả là tông…

IV. BIỆN VỀ DỤNG:

Dụng là lực dụng.

Có người nói: Kinh này lấy hai hộ nội ngoại làm dụng. Nội hộ như văn nói: “Vì các Bồ-tát mà thuyết nhân duyên hộ trợ Phật quả, nhân duyên hộ trợ thập địa hạnh”. Ngoại hộ như văn nói: “Ta nay vì ông mà thuyết nhân duyên hộ quốc, khiến cõi nước được an, bảy nạn không khởi, tai hại không sinh, vạn dân an lạc.”, gọi là ngoại hộ. Đó chỉ được một tục một chơn, mà chơn lại bất định! Thông, Biệt, Viên đều có thập địa làm hộ; vì sao là thập địa? Lại không thể nương theo hoàn toàn, nay lấy hai trí của chư Phật làm lực dụng; bởi các Như Lai đều lấy thật trí để tự chiếu, lấy quyền trí để chiếu tha; mà kinh này thì có ba loại quyền và thật. Thông giáo và Biệt giáo tuy có thật trí cũng vẫn gọi là quyền. Viên giáo tuy cũng có quyền, nhưng vẫn gọi chung là thật; bởi Viên giáo là hai trí tự hạnh của Phật. Chiếu lý tức soi cơ, soi cơ tức chiếu lý. Ví như cung của Tát bà tất đạt loan tổ vương mới đủ sức gọi là lực vì xuyên thủng bảy trống sắt, xuyên cả một núi Thiết Vi. Thấu suốt đất và nước gọi là dụng. Lực dụng của Thông giáo và Biệt giáo thì yếu ớt, như cung tên của người phàm. Vì sao? Vì Thông giáo vâng theo hai trí hóa tha, hoặc cũng cùng là chiếu lý mà không khắp, hoặc thứ đệ. Mới biết là không bằng viên chiếu, viên chứng của Viên giáo; cho nên mới lấy hai trí trong Viên giáo làm dụng. Lấy quyền trí để hộ các nước đồng cư hữu dư thật báo, khiến bảy nạn không khởi. Lấy thật trí để hộ nhân quả của bốn mươi hai tâm thuộc Viên giáo. Kinh nói: Nhân duyên hộ thập địa hạnh, đấy chỉ là căn cứ vào thập địa mà tam giáo thực hành.

V. MINH GIÁO TƯỚNG:

Muốn hoằng tuyên chánh pháp, cần phải biết sự viên mãn và thiên lệch của giáo, điều nầy đã nói rộng trong “Pháp Hoa Huyền

Nghĩa”, ở đây chỉ lược nói.

– Giáo: Lời dạy của thánh nhân.

– Tướng là phân biệt sự giống nhau và khác nhau. Kinh này thuộc bộ Bát-nhã giáo thông diễn môn, là kinh mang mùi vị của thục toa. Nói về nhân duyên hộ Phật quả và hộ thập địa hạnh. Lại nữa, vua hỏi: “Maha diễn làm sao chiếu?” nên biết đó chẳng phải là đều mà Tạng giáo nói vậy! Tuy có tám bài kệ nói về các sự vô thường sinh diệt,… lại còn nói về trăm pháp sư thời trước, dùng tiểu thừa để thuyết về thế gian không bền, để khuyên phổ minh xả bỏ nước tức thuộc về trợ đạo. Chẳng phải nay chánh thuyết kinh mà tiếp tục nhập văn để giải thích. Cách giảng thuyết ở Trung Hoa thì khác nhau, có người thì chia văn kinh, có người thì không chia. Chỉ như Đại Luận giải thích kinh Đại Phẩm, thì không chia ra phần, đoạn. Ngài Thiên Thân giải thích kinh Niết-bàn thì có chia đoạn. Ngài Đạo An thì chia làm ba là tựa chánh và. Lưu thông. Còn Lưu Cầu thì theo văn mà giải thích. Đó cũng chẳng qua do tình người thích mà cái đẹp lan, cúc có khác nhau! Ý tại đạt huyền, chẳng tại nơi sự! Ở đây nương theo phân chia văn để nói. Thánh nhân thuyết pháp tấc có nguyên do dẫn đến; cho nên trước tiên là phần Tự, tiếp theo là nội dung chánh làm lợi ích thời, gọi là phân chánh thuyết. Mạt thế chúng sanh cùng thấm nhuần pháp lợi, gọi là phần lưu thông. Tám phẩm trong kinh này, Tự phẩm là phần Tựa; tiếp theo từ phầm sáu phẩm quán không gọi là phần chánh thuyết. Phẩm chúc lụy là phần lưu thông. Nếu theo văn kinh, cuối phẩm thọ trì, từ câu: “Phật bảo Nguyệt Quang…” tức là phần lưu thông… Nay ở đây, phần thứ nhất gồm hai phần: 1. Chứng tín. 2. Phát khởi; cũng gọi là Thông tự và Biệt tự. Còn gọi là Như Lai tự và A-nan tự; cũng còn có tên là tựa trước kinh và tựa sau kinh. Sáu sự chứng kinh gọi là chứng tín tự. Khởi phát chánh tông, gọi là phát khởi tự. Các kinh đều có cả, thì gọi là thông tự. Chỉ riêng kinh này có thì gọi là Biệt tự. Chính kim khẩu của Phật thuyết, gọi là Như Lai tự. A-nan chứng tín, gọi là A-nan tự. Thời Phật tại, là trước kia nên gọi là tựa trước kinh; trình bày khi kết tập gọi là tựa sau kinh.

Nay theo cách gọi trước; từ câu: “Như vậy” cho đến “Mà ngồi”, gọi là chứng tín tự. Từ câu: “Bấy giờ, thập hiệu…” là Phát khởi tự.

Chứng tín tự: Theo Đại Trí Luận nói: Phật lúc nầy ở nước Câu-di -na-kiệt, trong rừng Tát La Song Thọ, đang nằm, đầu hướng Bắc, sắp nhập Niết-bàn. Bấy giờ, A-nan lòng thương yêu chưa trừ, tâm còn chìm trong biển sầu, A-nê-lô-đậu nói với A-nan rằng: “Ông là người giữ pháp tạng, không nên như kẻ phàm, tự chìm trong biển sầu! Phật sắp trao pháp cho ông; ông nay sầu buồn sẽ làm mất sự thọ nhận. Ông nên hỏi Phật; sau khi Phật Bát Niết-bàn, chúng con làm sao hành đạo? Ai sẽ làm Thầy? Xa nặc ác khẩu làm sao ở chung? Đầu kinh Phật thuyết, nói những chữ gì?” – A-nan nghe xong, tâm buồn hơi tỉnh, ở bên dưới giường nằm của Phật hỏi các chuyện đó. Phật đáp: “Nương tứ niệm xứ mà trụ. Giới kinh giải thoát tức là đại sư. Tỳ khưu xa nặc, như pháp phạm thiên mà trị. Nếu tâm nhuyễn thì đổi dạy kinh Ca chiên diên; tức có thể đắc đạo. Đó là pháp bảo mà Ta đã tích tập bA-tăng-kỳ. Đầu tiên nên để câu: “Tôi nghe như vậy, một thời, Phật tại, phương nào, nước nào, nơi nào, trong rừng cây nào đó, trong pháp môn của Ta nên đầu tiên như vậy mà thuyết. Vì sao? Trải qua ba đời chư Phật đều có lời ấy …”

Lại nữa, Ma-ha ca diếp hỏi A-nan: “Đầu tiên Phật thuyết pháp ở đâu? Thuyết những pháp gì?” A-nan đáp: “Tôi nghe như vậy, một thời, Phật ở tại nước Ba-la-nại, rừng Nai Tiên Nhân, vì năm Tỳ khưu mà thuyết khổ thánh đế.” Bấy giờ, đại chúng nghe rồi đều tin. Như phần thứ hai trong Trí Luận đã nói: Vì việc ấy cho nên mới có chứng tín tự … gồm sáu phần:

  1. “Như vậy”: là nêu pháp thể sở văn.
  2. “Tôi nghe”; là A-nan năng trì.
  3. “Một thời”: là văn và trì hòa hợp, cảm ứng đạo giao.
  4. “Phật”: là chủ thuyết pháp.
  5. “Trụ ở thành Vương xá…”: là nơi thuyết giáo.
  6. Từ câu: “Cùng đại chúng Tỳ khưu…”: là chúng cùng nghe.

Giải thích sáu câu này là: Kinh của chư Phật ba đời đều sắp xếp như vậy, đạo của chư Phật đều giống nhau, không tranh với đời; đó là thế giới tất đàn. Đại Luận nói: Nêu thời gian và không gian để khiến cho người sinh tín; đó là nhân tất đàn. Tăng Triệu nói: “Như vậy” là từ ngữ của sự tín thuận; tín thì hội được những lý đã nghe; thuận thì thành đạo thầy đã dạy. Lý hội tức Đệ nhất nghĩa tất đàn. Bốn thứ Tất-đàn điều đó đều là giải thích theo nhân duyên. Theo Giáo; khi Phật nói về tục đế thì có văn tự, chơn đế thì không có văn tự. A-nan truyền lại tục văn của Phật không sai khác, gọi là như. Nhờ tục văn đó mà hội được chơn, không sai trái, cho nên gọi là thị. (vậy). Đó là giải thích hai chữ “Như thị” ở đầu, kinh theo tạng giáo. Phật nói: Tức sắc thị không, không tức thị sắc; sắc không, không sắc, vô nhị vô biệt, không sắc chẳng khác là như. Tức Sự là chơn là “Thị”. Đó là giải thích “Như thị” ở đầu kinh theo Thông giáo. Phật thuyết tử sinh là hữu, Niết-bàn là vô; từ hữu của tử sinh nhập vào vô của Niết-bàn. Rồi ra khỏi vô của Niết-bàn, nhập ở Trung đạo. A-nan truyền lại không sai khác với Phật. Đó là giải thích “Như thị” ở đầu kinh theo Biệt giáo. Phật thuyết “Sinh tử tức Niết-bàn, tức Trung Đạo biến khắp tất cả xứ, không có gì chẳng phải là Phật pháp”, gọi là Như thật tướng. A-nan truyền lại điều đó không khác với Phật, gọi là như. Như như bất động, gọi là thị. Đó là “Như thị” ở đầu kinh của Viên giáo. Kinh này có đủ ba loại nghĩa của như thị theo ba giáo, (Thông Biệt Viên). A-nan truyền lại không sai không khác. Phần nói về Pháp thể như vậy là đả xong.

– Giải thích tôi nghe: Đại Luận nói: Nhĩ căn không hư hoại, có âm thanh ở chỗ để nghe, thêm tâm muốn nghe, đủ các duyên hòa hợp, cho nên bảo tôi nghe. Tôi là chung, nghe là riêng. Nêu chung để nhiếp riêng, là giải thích theo thế giới tất đàn. A-nan thăng tòa miệng nói tôi nghe, đại chúng thương khóc bay lên hư không nói kệ. Đây là giải thích theo vị nhân tất đàn. A-nan thăng tòa, đại chúng nghi là Thích Ca lại khởi, hoặc A-nan đã thành Phật; hoặc là Phật ở phương khác đến. Nếu xướng lên câu tôi nghe, thì ba mối nghi đó liền dứt; đó là giải thích theo đối trị tất đàn. A-nan tùy theo tục mà xưng là tôi nghe. Trong đệ nhất nghĩa: Tôi (mã) tức vô ngã; nghe tức không nghe. Không nghe mà nghe, không ngã mà ngã, đó là giải thích theo đệ nhất nghĩa tất đàn. Theo giáo; thì Thích Luận nói: Phàm phu ba loại, đó là kiến mạn danh tự, học nhân hai loại, vô học, một loại. A-nan là học nhân không có tà, ngã có thể chế phục mạn ngã, nhưng theo danh tự ở đời, mà xưng là Tôi; đó là ý theo Tạng giáo. Thập trụ Tỳ Bà-sa nói: Bốn câu xưng ngã đều đọa tà kiến; trong chánh pháp của Phật, vô ngã thì ai nghe; đó là ý theo Thông giáo. Đại kinh nói: A-nan bậc đa văn, tự nhiên hiểu rõ ngã cùng với vô ngã. Biết ngã vô ngã nhị mà bất nhị, song phân biệt ngã vô ngã. Đây là ý của Biệt giáo. Nếu A-nan biết ngã và vô ngã, bất nhị mà nhị, nhị mà vô nhị, lấy phương tiện làm thị giả để truyền trí tuệ của Phật; đó là giải thích theo Viên giáo. Chánh pháp niệm kinh có ba A-nan: 1. A-nan đà; tiếng Hoa gọi là Hoan hỷ, trì giữ Tiểu Thừa Tạng. 2. A-nan bạt đà: tiếng Hoa gọi là Hoan hỷ hiền, trì giữ Tạp tạng. 3. A-nan bà già: tiếng Hoa gọi là Hoan hỷ hải, Trì Phật tạng. A-hàm có Điển Tạng A-nan, Trì Bồ-tát tạng. Bởi chỉ một người mà có đủ bốn đức truyền trì bốn giáo. Nghĩa của chúng đã quá rõ ràng.

– “Quán tâm” nghĩa là có không quán, giả quán, trung đạo chánh quán. “Tức không” nghĩa là ngã tức vô ngã. “Tức giả” nghĩa là vô ngã tức ngã. “Tức trung” nghĩa là chơn ngã.

Người nghe là A-nan, sinh ra vào đêm Phật đắc đạo, hầu Phật hơn

hai mươi năm. Khi chưa hầu Phật thì đúng là không nghe. Đại luận nói: A-nan lần lượt nghe, chẳng phải là nghe tất. Kinh Báo ân nói: A-nan xin bốn nguyện, trong đó có pháp chưa được nghe xin Phật nói lại. Kinh Thai Tạng nói: Phật từ trong kiam quan đưa cánh tay kim sắc ra ngoài, lại vì A-nan mà hiện tướng nhập thai, xuất thai, chư kinh nhờ vậy mà được xưng nghe. Kinh Pháp Hoa nói: A-nan đắc ký, tức thời nhớ lại Phật pháp quá khứ, nhớ như việc hiện tại ở trước mắt; cho nên tất cả đều gọi là nghe. Đó là giải thích theo nhân duyên.

– A-nan Hoan hỷ: mặt sáng như trăng rằm, mắt như hoa sen xanh vâng theo Phật chỉ, như bưng đồ chứa, hứng nước rót từ bình khác.

Một câu cũng chẳng sai sót: đó là trì văn văn pháp.

– Hoan Hỷ Hiền: trụ học địa; đắc không, vô tướng, vô nguyện, lục căn bắt lậu; đó là trì văn bất văn pháp. – A-nan Điển Tạng, đa sở hàm thọ, như mây giữ mưa, trì ấy bất văn văn pháp.

– A-nan hải, là bậc đa văn, tự nhiên hiểu rõ thường và vô thường. Nếu biết Như Lai thường không thuyết pháp, ấy gọi là đa văn nước của; biển lớn Phật pháp chảy vào tâm A-nan; đó là trì bất văn bất văn pháp. Kinh này có đủ ba giáo, tức một mình A-nan lấy ba đức truyền trì vậy.

– Giải thích “Một thời”. Tăng Triệu nói: Ngày pháp vương khải vận, lúc đại chúng gia hộ; đó là giải thích chữ thời theo thế giới.

Đại Luận nói: Ca la là thật thời, biểu thị bên trong chỉ về thời đệ tử, thời ăn, thời mặc áo là chữ thời nói theo vị nhân tất đàn. Tam ma da là giả thời, là để trừ tà kiến của ngoại đạo; đây là giải thích thời theo Đối trị tất đàn. Trong đệ nhất nghĩa thì vô thời, vô bất thời. Nghĩa của chữ thời, được nói chi tiết trong cuốn một của Đại Luận. Theo giáo, thì trên kiến đế, dưới vô học, gọi là một thời hạ. Nếu ba người đồng nhập trong đệ nhất nghĩa, thì gọi là một thời trung. Đăng địa trở lên thì gọi là một thời thượng. Sơ trụ trở lên thì gọi là một thời thượng thượng. Nay kinh này, đầu kinh thuyết tức là “Một thời” thông. Theo sự tiếp nhập của Viên giáo và Biệt giáo, thì có đủ cả ba thời.

Giải thích về “Giáo chủ”: đó là Phật. Phật gọi là giác, biết rõ các phiền não hai bệnh thân và tâm. Nhân và quả tròn đầy, có thể phá tan được sự trói buộc. Kiếp sơ thì không bệnh; kiếp tận thì nhiều bệnh; khi trường thọ thì vui lạc, đoản thọ thời khổ não; thiên hạ ở hướng Đông giàu mà thọ thiên hạ về hướng Tây thì nhiều bò dê; thiên hạ ở phường Bắc thì vô ngã, vô nhân. Những xứ như vậy không thể cảm Phật! Khi tuổi thọ của con người là tám vạn, thì thiên hạ ở hướng Nam, chưa thấy được quả mà vẫn tu nhân, cho đến khi tuổi thọ chỉ còn một trăm, thì cũng như vậy, cho nên Phật xuất hiện ở nơi đó; đó là giải thích theo thế giới tất-đàn. Nếu mặt trời không mọc, thì những bông hoa chưa sinh hoặc đã sinh ở trong hồ đều không hiện rõ. Mặt trời đã mọc rồi thì tất cả đều sinh. Nếu Phật không xuất, thì cõi trời, người bị giảm bớt, cõi ác đạo tăng thêm. Nếu Phật xuất thế, thì có Sát-đế-lợi, Bà-la-môn, cư sĩ cõi trời; tứ thiên vương, cho đến cõi trời hữu đảnh. Đó là giải thích theo vị nhân tất đàn.

Căn tính ba thừa, cảm Phật xuất thế, ngoài đó ra thì không thể cảm. Nếu đoạn dứt hạt giống hữu đảnh, thì mãi mãi vượt qua được dòng chảy sinh tử. Đó là giải thích theo đối trị tất đàn.

Phật ở pháp tính thì không động, không xuất; có thể khiến chúng sanh cảm mà thấy có động có xuất; nhưng với Như Lai thật không có động, xuất. Đó là thuyết theo Đệ nhất nghĩa tất đàn.

Phật là bậc giác. Giác cái khổ, tập thuộc thế gian. Giác cái đạo, diệt thuộc xuất thế gian. Thân cao trượng sáu, thọ tuổi tám mươi, hiện hình Tỳ khưu. Ba mươi bốn tâm, dưới cây thành Phật, là Thế Tôn tự giác giác tha theo Tạng giáo. Mang hình trượng sáu, hiện thân tôn đặc nơi gốc cây nhất niệm, tương ưng đoạn dứt những tàn tập còn sót lại; tức Phật tự giác giác tha theo Thông giáo. Hiện thân tôn đặc, ngồi đài hoa sen, thọ nhận Phật ký, là Phật của Biệt giáo, tự giác giác tha. Ẩn ba tướng trên, duy chỉ thị hiện, tướng bất khả tư nghị, như hư không; tức Phật tự giác giác tha theo Viên giáo. Kinh Tượng pháp Quyết Nghi” nói: Hoặc thấy thân cao trượng sáu; hoặc thấy thân nhỏ thân lớn; hoặc thấy ngồi đài hoa sen thành trăm ngàn Thích ca, thuyết pháp môn tâm địa; hoặc thấy thân đầy hư không biến khắp ở pháp giới, không có sự phân biệt; tức nghĩa bốn Phật. Giải thích theo bổn tích; thì ba Phật làm tích, một Phật làm bổn. Giải thích theo quán tâm; là quán những pháp sinh ra do nhân duyên, phân tích nó cho đến lúc không có; đó là vụng giác thuộc Tạng giáo. Quán nhân duyên tức không, đó là khéo giác thuộc Thông giáo, đều là giác không. Nếu trước tiên là quán không, tiếp theo là quán giả. Sau cùng là quán trung; thì đó là giả giác thuộc Biệt giáo. Nếu quán các pháp tức không, tức giả, tức trung thì đó là viên giác thuộc Viên giáo.

– Giải thích về “Trụ xứ” gồm ba phần: 1. Giải thích trụ. 2. Giải thích vương thành. 3. Giải thích sơn.

1. Trụ: Phật có đủ ba thân, gồm tám trụ xứ:

– Ứng thân có bốn trụ xứ: 1. Thọ mệnh trụ, đó là năm phần pháp thân. 2. Y chỉ trụ: nghĩa là Vương thành, kỳ sơn. 3. Cảnh giới trụ: đó là cảnh tam thiên giới. 4. Uy nghi trụ; đó là đi, đứng, nằm, ngồi.

– Báo thân có ba trụ: 1. Thiên trụ là trụ sáu cõi trời Dục giới. 2. Phạm trụ là trụ cõi trời tứ thiền. 3. Thánh trụ là trụ không, vô tướng, vô nguyện. Pháp thân có một trụ là trụ đệ nhất nghĩa không.

Theo giáo thì Phật Tạng giáo từ tích môn phát chơn tri vô lậu, trụ hai Niết-bàn hữu dư và vô dư. Phật Thông giáo thì từ thể môn phát chơn trụ hai Niết-bàn. Phật Biệt giáo thì từ thứ đệ môn mà trụ bí mật tạng. Phật Viên giáo thì từ bất thứ đệ môn mà trụ bí mật tạng.

2. Thành: Nói đủ theo âm tiếng Phạn, thì phải nói là: La duyệt kỳ Ma-ha-ca-la. La duyệt kỳ, tiếng Hoa gọi là Vương xá. Ma-ha; tiếng Hoa gọi là Đại. Ca la tiếng Hoa gọi là thành. Tên nước là Ma-già-đà; tiếng Hoa gọi là bất hại nhân; nghĩa là không có những pháp loạn sát; cũng còn gọi là Ma-kiệt-đề; tiếng Hoa gọi là thiên la. Thiên la tức cha của Ban túc. Thời xa xưa, ông vua đó làm chúa cả ngàn tiểu quốc, vua đi săn gặp sư tử cái. Cùng vua thông giao; sau đó đủ tháng, đến điện vua sinh ra một đứa con trai. Vua xét biết là con trai của mình, bèn cáo lệnh: “Ta không có con trai, trời tặng con cho Ta”. Rồi nuôi dưỡng khôn lớn, trên chân có ban đốm, người thời đó gọi là Ban Túc. Về sau Ban túc nối ngôi vua thường thích ăn thịt. Một thời vì thiếu thịt, nhà bếp bèn lấy thịt đứa bé mới chết ở cửa Tây thành, để dâng vua ăn, vua khen ngon, ra lệnh thường phải cung phụng món đó. Từ đó về sau mỗi ngày nhà bếp đều giết một người, sự độc ác tràn khắp thiên hạ, các nước đều oán. Vua của ngàn nước tiểu quốc đem binh trừng phạt, vua Ban Túc bị giết ở núi Ngũ Sơn, được La sát phụ giúp làm vua quỷ. Nhân một hôm, cùng thần núi thề giết hết ngàn ông vua kia mới thỏa nguyện, bèn dùng thần lực bắt được các vua, duy chỉ có vua Phổ Minh sau cùng mới bị bắt. Khi định đem hết các vua ra giết để tế thần núi, vua Phổ Minh tiếc hận thương khóc nói: “Kiếp này thật ngữ mà nay đành phải bội tín!”

Ban Túc hỏi: “Ông cầu tín gì?” – Phổ Minh đáp: “Hứa làm đại bố thí”. Ban Túc nói: “Thả cho ông về làm bố thí, xong việc đến đây”. Phổ Minh vui mừng trở về nước, làm đại thí hội, giao quyền chính lại cho Thái tử, tâm an hình vui, trở lại chịu chết. Ba Túc hỏi: “Cửa chết khó đến, ông đã đi rồi, sao còn trở lại?” lúc đó vua Phổ Minh rộng thuyết cho Ban Túc về từ bi tâm, để bỏ đi tâm sát hại; lại còn bày vẽ, cho biết tất cả đều là vô thường! Ban Túc nghe tin, đắc bình đẳng không, trụ ở sơ địa. Bèn tập hợp ngàn vua, phổ biến cho mỗi vị đều lấy một giọt máu và ba sợi tóc để tế tạ cái nguyện của thần núi, tìm chỗ cho ngàn vị vua đều cùng ở trong vùng núi Ngũ Sơn, rồi xây thành, dựng nhà, làm thành đại quốc, thay nhau trông coi việc nước. Bởi chỗ ngàn vua ở, cho nên gọi là Vương xá. Lại nữa, trăm họ trong thành, bảy lần dựng nhà, bảy lần bị cháy. Chỉ riêng khu nhà Vương xá thì không bị cháy. Thái tử bèn ra lệnh: Kể từ nay về sau, nhà của trăm họ cũng đều gọi là Vương xá, để tránh hỏa nạn, từ đó không còn bị cháy. Vì vậy mà nhà trăm họ cũng đều gọi là Vương xá. Cũng có người cho “Xá” là xá tội. “Vương xá”; là nhờ vua Phổ Minh mà cả ngàn vị vua được thả; cho nên gọi là Vương xá. Lại nữa, thành đó do Tứ thiên vương tạo ra, cho nên gọi là Vương xá. Lại nữa, vua Ma ca đà sinh được một đứa con trai, một đầu hai mặt bốn tay; cho là bất tường bèn xé tay chân, vứt bỏ ngoài đồng hoang. Có nữ quỷ La sát tên là Lê la, hợp lại thành thân người lấy sữa nuôi nó, lớn lên thành người, sức mạnh thâu tóm cả các nước, bắt tám vạn bốn ngàn vị vua, nhốt ở trong năm núi, xây thành trị hóa. Vì có nhiều vị vua ở, cho nên gọi là Vương xá.

Lại nữa, Ma-ca-đà gọi là nơi trì cam lộ, có mười hai thành: 1. Đại thành Khu-tỳ-ni. 2. Đại thành Phú-lâu-na-bạt-đàn. 3. Đại thành A-giám-xa-đa-la. 4. Đại thành Phất-la-bà. 5. Đại thành Vương-xá. . Đại thành Xá-bà-đề. 7. Đại thành Ba-la-nại. . Đại thành Ca-tỳ-la. . Thành Thiệm-bà. 10. Thành Bà-sí-đa. 11. Thành Câu-diên-di. 12. Thành Cưu-lâu. Trong mười hai thành đó; sáu thành sau thì ít trụ, sáu thành trước nhiều người trụ. Lại nữa. Trong sáu thành trước, trụ nhiều ở thành Vương-xá, bởi để báo ơn pháp thân. Ít trụ ở thành Xá-bà-đề, vì báo ơn sinh thân. Về “Xá”: trong thành Vương xá có sáu tinh xá:

  1. Trục viên tinh xá, ở vùng đất bằng, do Trưởng giả Ca-lan-đà xây dựng, cách tây bắc thành ba mươi dặm.
  2. Tiểu lực-độc-sơn-tinh-xá.
  3. Thất diệp-huyệt-sơn-tinh-xá.
  4. Thiên chủ-huyệt-sơn-tinh-xá.
  5. Xa-thần-huyệt sơn-tinh-xá.
  6. Kỳ-xà-quật sơn-tinh-xá.

Núi Kỳ-xà-quật, Trung Hoa dịch là Linh Thứu. Bồ-tát Thích ca, kiếp trước làm chim Thứu ở trong núi đó, nuôi dưỡng cha mẹ. Từ đó núi ấy được gọi là Linh Thứu. Lại nữa, phía nam thành Vương-xá có rừng Thi-đà, chim Thứu ở trong rừng ấy, thường ăn thịt người chết, những người sắp chết, chim Thứu bay đến liệng quanh nhà ấy, kêu lên mấy tiếng. Người ta lấy đó biết trước sẽ có người chết, cho nên gọi là Linh Thứu. Lại nữa, núi có năm ngọn, ngọn hướng đông đầu voi; ngọn hướng nam đầu ngựa; ngọn hướng tây đầu dê, ngọn hướng bắc đầu sư tử, ngọn trung ương đầu Thứu; nên cũng được gọi là Thứu sơn.

Hỏi: Vì sao Phật ở vương thành, mà đến núi Thứu thuyết pháp?

Đáp: Theo luận Pháp Hoa nói: Thành Vương xá hơn hẳn các thành khác. Núi Kỳ-xà-quật hơn các núi khác. Bởi Phật thường ở nơi Thắng xứ, để nói lên sự đặc biệt thù thắng của pháp môn. Bát-nhã này là pháp tối thắng, nên thuyết ở tinh xá Kỳ sơn trong vương thành.

– “Trung” (trong): là biểu thị cho thuyết Bát-nhã trng đạo.

– Từ câu: “Cùng chúng đại Tỳ khưu …”: là phần thứ sáu nêu chúng cùng nghe. Liệt chúng của các kinh, không ngoài bốn loại:

  1. Ảnh hưởng; nghĩa là chư Phật Bồ-tát, đại quả đã tròn đủ, vì muốn chánh pháp trụ lâu dài ở thế gian, cho nên đến để có ảnh hưởng.
  2. Kết duyên chúng; hiện tại tuy nghe, nhưng không thu gặt được lợi ích, chỉ làm nhân duyên cho sự đắc đạo sau này.
  3. Phát khởi chúng: Pháp thân Bồ-tát cùng nhau phát khởi: thỉnh Như Lai thuyết cùng lợi ích cho chúng sanh.
  4. Đương cơ chúng: Trồng nhân đã lâu, kiếp này thỏa quả. Khi nghe pháp, liền ngộ nhập.

– “Tỳ khưu, Tỳ khưu ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di.”; Hết thảy có bốn nghĩa, suy thì hiểu. Văn gồm hai phần: 1. Liệt chúng. 2. Tổng kết. Văn phần một có ba phần nhỏ: 1. Chúng vùng này. 2. Chúng phương khác. 3. Hóa chúng.

Văn phần nhỏ 1. Lại có ba:

a. Thanh văn chúng.

b. Bồ-tát chúng.

c. Tạp loại chúng. nhị thừa dính mắc vào không, cho nên xếp ở đầu tiên. Phàm phu dính mắc vào hữu, cho nên Xếp ở sau cùng. Bồ-tát hành trung đạo cho nên xếp ở giữa. Lại nữa, tâm và hình của Thanh văn cả hai đều thù thắng, cho nên xếp đầu. Bồ-tát thì tâm thắng nhưng hình kém, cho nên ở giữa. Phàm phu thì tâm và hình đều kém, cho nên xếp ở sau.

Văn phần a. Lại có hai: – Thanh văn. – Duyên giác.

Phần Thanh văn. Có năm: 1. Thông hiệu; 2. Nêu số; 3. Hạnh vị; 4. Thán đức; 5. Tổng kết.

+ “Cùng” là cùng chung. Thích luận nói: cùng một thời, một nơi, một giới, một tâm, một kiến, một đạo một giải thoát.

– “Đại”: cũng gọi là nhiều, cũng gọi là thắng; đều là A-la-hán, cho nên gọi là đại. Số đạt đến tám trăm vạn ức, cho nên gọi là nhiều. Hơn các đạo khác, cho nên gọi là thắng. – “Tỳ-khưu”: có năm nghĩa: 1. Gọi là khất sĩ; trong sạch tự sống, lìa bốn tà mệnh. 2. Phá phiền não; bởi kiến ái diệt. 3. Danh hiệu: như phạm hán có tướng khác lạ, đều có danh hiệu. 4. Thọ giới cụ túc, cho nên gọi là Tỳ-khưu. 5. Tỳ gọi là năng, khưu gọi là bố, có thể làm cho giặc phiền não sợ hãi, cho nên gọi là Tỳ khưu. Bốn hạng người kể trên, gọi đó là chúng.

+ Nêu số: là tám trăm vạn ức.

+ Hạnh vị: Từ câu: “Học và vô học đều A-la-hán…”. Đã nói là hữu học, vô học, sao lại còn gọi là A-la-hán? Theo Thành Thật Luận nói: La hán có hai loại: 1. Trụ. 2. Hành. Nên biết “Hành” là người học. “Trụ” là người vô học. Cho nên kinh nói: Hiền giả năm giới đều hành A-la-hán tức là học nhân (người học). Lại nữa, trong một đoạn văn trước có nói về đức hạnh, tức “học vô học”; vì người đó học cái hạnh của vô học, chớ chẳng phải là hướng nghĩa. Trong tám hạng người; thì bốn hướng và ba quả gọi là học vô học. Hạng thứ tám chỉ riêng A-la-hán gọi là vô học.

“Đều A-la-hán”: có ba nghĩa:

1. Bất sinh: vỏ hạt thóc vô minh đã thoát khỏi mảnh ruộng kiếp sau, không còn thọ sinh lại nữa. Cho nên bảo là bất sinh.

2. Giết giặc: diệt tận chín mươi tám sử phiền não, cho nên gọi là giết giặc.

3. Ứng cúng: có đủ cả trí và nguyện, tiêu hóa nổi vật cúng dường. Đó là ý của tạng giáo và Thông giáo. Theo giải thích Viên giáo thì chẳng phải chỉ riêng bất sinh, mà còn bất sinh cái bất sinh. Vô lậu là bất sinh. Chẳng phải chỉ giết giặc mà còn giết không giặc, “Không giặc” là Niết-bàn. Chẳng phải chỉ là ứng cúng mà cũng là cung ứng cho tất cả chúng sanh, là cung ứng.

+ Thán đức: Từ câu “Công đức hữu vi …” văn chia làm tám phần pháp môn; cũng là để khen ngợi ba hạng người. Bốn phần đầu ca ngợi người Thông giáo. Ba phần giả tiếp theo là khen người Biệt giáo. Từ câu: “Ba không …”; là khen người Viên giáo. Lại nữa, bốn phần đầu khen Thông giáo. Từ câu: “Pháp giả tạm” là cùng khen cả Biệt giáo và Viên giáo. Phần đầu có bốn phần: Nay ở phần thứ nhất; là khen “Công đức hữu vi vô vi”. Hữu vi là nêu trí đức; vô vi là theo đoạn đức. Nếu luận theo cảnh thì đạo đế là hữu vi, diệt đế là vô vi. Thí vật gọi là công; quay trở về với chính mình gọi là Đức; cho nên bảo là công đức.

Ở phần thứ hai; câu: “Mười trí vô học …”; là khen ngợi trí sai biệt. – Nói “mười trí” là:

1. Pháp trí: là trí vô lậu trong pháp hệ thuộc Dục giới; là trí vô lậu đối với nhân hệ thuộc Dục giới; là trí vô lậu trong diệt pháp hệ thuộc Dục giới; là trí vô lậu trong đạo pháp hệ thuộc Dục giới; và là trí vô lậu trong phẩm pháp trí.

2. Tỉ trí: ở đối với đạo hệ thuộc sắc giới và Vô sắc giới, vô lậu xưng là trí; trong đó, theo tứ đế mà xét bốn loại trí vô lậu, như trong pháp trí kể trên. Chỉ có pháp trí và tỉ trí là đặc biệt.

3. Tha tâm trí; trí biết tâm tâm số pháp hiện tại của người khác hệ thuộc Dục giới và sắc giới và ít phần vô lậu tâm, tâm số pháp; gọi là tha tâm trí.

4. Thế trí; biết trí tuệ hữu lậu của thế gian; cũng gọi là đẳng trí; bởi phàm và thánh đều có.

5. Khổ trí; quán năm ấm vô thường, khổ, không, vô ngã.

6. Tập trí; nhân của pháp hữu lậu có bốn tướng là nhân tích tập mà sinh duyên khi quán thì được trí vô lậu.

7. Diệt trí: quán bốn tướng tận diệt diệu xuất khi trí vô lậu.

8. đạo trí: quán bốn tướng thì được đạo chánh thì tích thừa khi trí vô lậu.

9. Tận trí: đã thấy khổ, đã đoạn tập, đã chứng diệt, đã tu đạo. Trí luận nói: Ta đã thấy khổ, đã đoạn tập, đã tận chứng và đã tu đạo.

10. Vô sinh trí; đã thấy khổ rồi, không còn thấy nữa v.v… Các kinh đôi khi nói trí thứ mười một là trí độ đó, là trí như thật, biết tướng chung và tướng riêng của tất cả pháp; biết chính xác như thật, không có quái ngại, ấy là như thật; chỉ riêng đúng tại tâm Phật mới có; nhị thừa không có phần. Cho nên chỉ nói mười trí.

– Nói “Tám trí hữu học” là người NA-hàm; bởi ở trong tu đạo vị, không có ttận rí và vô sinh trí; chỉ có tám trí mà thôi.

– Nói “Sáu trí hữu học”: nghĩa là trong Kiến đạo chỉ có chỉ có sáu trí là tứ đế và pháp tỉ trí …

– Nói “Ba căn” là tiếp theo khen ngợi đức của ba căn. Nếu tu hành có thứ lớp thì trước tiên xét về ba căn sau mới xét về mười trí. Nay ở đây; trước nói về quả, sau nói về nhân. Ba căn:

1. Căn chưa biết muốn biết; là chín căn vô lậu hòa hợp tín pháp nhị hạnh nhân ở trong kiến đạo; gọi là căn chưa biết muốn biết. Chín căn là năm thứ tín và hỷ, lạc, xả, ý.

2. Căn biết: là tín giải kiến đắc nhân; ở trong tư duy đạo, chín căn nầy chuyển đổi gọi là căn biết. Chín căn như trên đã nói.

3. Căn đã biết: Nếu đến trong vô học đạo, thì chín căn nầy chuyển; gọi là căn đã biết…

– Nói “Mười sáu tâm hành” là tiếp đến khen ngợi mười sáu quán môn, đi theo sở hành của tâm, cho nên gọi là tâm hành. Chẳng phải tâm tức là hành. Nương sự tu hành, tiếp đó ứng tại mười trí đã nói trên; cũng trước tiên là nói về quả. Chỉ ly tứ đế là mười sáu hành. Hành lấy vãng thú làm nghĩa. Tu mười sáu quán pháp này có thể hướng đến lý của bốn thật, cho nên gọi là hành.

Khổ có bốn hành: 1. Vô thường; 2. Khổ; 3. Không; 4. Vô ngã.

Tập có bốn hành: 1. Tập; 2. Nhân; 3. Duyên; 4. Sinh.

Diệt có bốn hành: 1. Tận; 2. Diệt; 3. Diệu; 4. Xuất.

Đạo có bốn hành: 1. Đạo; 2. Chánh; 3. Tích; 4. Thừa.

Lại mười sáu hành thuộc nhẫn pháp. Như bốn mươi địa tiền là bốn, thập địa là mười. Cộng đẳng giác và diệu giác là mười sáu. Đó là nói theo biệt giáo.

 

Trang: 1 2 3 4 5