ĐẠI THỪA A TÌ ĐẠT MA TẬP LUẬN
Bồ-tát Vô Trước tạo luận
Tam tạng pháp sư Huyền Trang dịch
Nguyên Hồng dịch tiếng Việt

 

QUYỂN 6

Phẩm 2: PHẨM PHÁP TRONG QUYẾT TRẠCH PHẦN

Thế nào là quyết trạch pháp? Pháp là 12 phần Thánh giáo. Mười hai phần là gì? 1. Khế kinh. 2. Ứng tụng. 3. Ký biệt. 4. Phúng tụng. 5. Tự thuyết. 6. Duyên khởi. 7. Thí dụ. 8. Bản sự. 9. Bản sinh. 10. Phương quảng. 11. Hy pháp. 12. Luận nghị.

Những gì là khế kinh? Là dùng trường hàng tập hợp lại các nghĩa đã lược nói. Như Lai quán sát 10 thứ thắng lợi tập hợp làm trường hàng lược nói các pháp. Đó là dễ kiến lập được, dễ tuyên thuyết được, dễ thụ trì được, vì cung kính pháp. Mau được viên mãn Bồ-đề tư lương. Mau thông đạt được thật tính các pháp. Được chứng tịnh tín nơi chư Phật. Được chứng tịnh tín nơi pháp tăng. Xúc chứng đệ nhất hiện pháp lạc trụ. Đàm luận quyết trạch đẹp lòng người trí. Được dự vào trong số những người thông minh anh duệ.

Những gì là ứng tụng? Là các kinh hoặc ở giữa hoặc sau dùng bài tụng tụng lại. Hoặc không rõ nghĩa kinh phải dùng tụng giải thích lại, nên gọi là ứng tụng. Những gì là biệt ký? Là ở nơi ấy Thánh đệ tử v.v… tạ vãng quá khứ, ký biệt đắc thất, sinh xứ sai biệt. Lại nữa, liễu nghĩa kinh thuyết minh ký biệt. Ký biệt khai thị ý sâu kín. Những gì là phúng tụng? Là trong các kinh dùng câu tuyên nói, hoặc dùng 2 câu, hoặc 3 hoặc 4 hoặc 5 hoặc 6. Những gì là tự thuyết? Là trong các kinh, hoặc có lúc Như Lai hoan hỷ tự nói. Những gì là duyên khởi? Là nhân có thỉnh mà nói. Lại nữa, có nhân duyên chế lập học xứ, cũng gọi là duyên khởi. Những gì là thí dụ? Là trong các kinh có dùng ví dụ so sánh nói. Những gì là bản sự? Là nói các việc tương ưng đời trước của các đệ tử Phật. Những gì là bản sinh? Là nói các việc tương ưng bản hành tạng của Bồ-tát. Những gì là phương quảng? Là Bồ-tát tạng tương ưng ngôn thuyết. Như nói phương quảng, cũng gọi là quảng phá, cũng gọi là vô tỷ. Vì nghĩa gì gọi là phương quảng? Vì là nơi sở y lợi ích an lạc cho tất cả hữu tình nên tuyên thuyết pháp sâu xa rộng lớn. Vì nghĩa gì gọi là quảng phá? Vì có thể phá trừ rộng rãi tất cả chướng? Vì nghĩa gì nên gọi là vô tỷ? Vì không có các pháp nào có thể so sánh. Những gì là hy pháp? Là như ở nơi đó tuyên nói pháp đặc biệt cực kỳ hy hữu của Thanh Văn, các Đại Bồ-tát và Như Lai v.v… Những gì là luận nghị? Là như ở nơi đó giải thích tất cả pháp tướng thâm sâu ẩn mật mà không điên đảo.

Như vậy khế kinh v.v… 12 phần Thánh giáo bao gồm trong 3 tạng. Những gì là 3? 1. Tố-đát-lãm tạng. 2. Tì-nại-da tạng. 3. A-tìđạt-ma tạng. Lại cũng có 2: 1. Thanh Văn tạng. 2. Bồ-tát tạng. Khế kinh, ứng tụng, ký biệt, phúng tụng, tự thuyết, 5 phần này trong Thanh Văn tạng thuộc Tố-đát-lãm tạng. Duyên khởi, thí dụ, bản sự, bản sinh, 4 phần này trong 2 tạng thuộc Tì-nại-da tạng và các sở thuộc. Phương quảng, hy pháp 2 phần này trong Bồ-tát tạng thuộc Tố-đát-lãm tạng. Luận nghị thì trong 2 tạng Thanh Văn và Bồ-tát thuộc A-tù-đạt-ma tạng.

Vì sao Như Lai thiết lập 3 tạng? Vì muốn đối trị nghi tùy phiền não nên thiết lập Tố-đát-lãm tạng. Vì muốn đối trị thụ dụng nhị biên tùy phiền não, nên thiết lập Tì-nại-da tạng. Vì muốn đối trị tự kiến thủ chấp tùy phiền não, nên thiết lập A-tì-đạt-ma tạng.

Lại nữa, vì muốn khai thị 3 thứ học nên thiết lập Tố-đát-lãm tạng. Vì muốn thành lập tăng thượng giới học, tăng thượng tâm học nên kiến lập Tì-nại-da tạng. Vì muốn thành lập tăng thượng tuệ học nên kiến lập A-tì-đạt-ma tạng.

Lại nữa, vì muốn khai thị nghĩa của chính pháp nên kiến lập Tố-đát-lãm tạng. Vì muốn hiển thị pháp nghĩa tác chứng an túc xứ nên kiến lập Tì-nại-da tạng. Vì khiến người trí luận nghị quyết trạch thụ dụng pháp lạc trụ nên kiến lập A-tì-đạt-ma tạng.

Như vậy 3 tạng gồm thâu các pháp là cái gì sở hành? Là do văn sở thành, do tư sở thành do tu sở thành, do tâm tâm sở pháp sở hành. Như khế kinh nói: Các tâm tâm sở pháp có sở duyên, có hành tướng, có sở y và tương ưng. Chúng đối với pháp này lấy gì là sở duyên? Là khế kinh v.v… Làm hành tướng gì? Là uẩn v.v… tương ưng nghĩa. Là sở y gì? Là cái khác biểu liễu ức niệm tập khí. Tương ưng những gì? Là làm trợ bạn cho nhau, hiểu rõ bình đẳng đối với hành tướng sở duyên.

Thế nào là sở duyên sai biệt đối với pháp? Nếu nói sơ lược thì có 4 thứ là biến mãn sở duyên, tịnh hành sở duyên, thiện xảo sở duyên, và tịnh hoặc sở duyên.

Biến mãn sở duyên lại có 4 thứ là sở duyên ảnh tượng có phân biệt, sở duyên ảnh tượng không phân biệt, sở duyên sự giới hạn, và sở duyên việc làm thành tựu. Sở duyên ảnh tượng có phân biệt, là do thắng giải tác ý có cảnh giới sở duyên của Xa-ma-tha, Tì-bát-xá-na. Sở duyên ảnh tượng không phân biệt, là do chân thật tác ý có cảnh giới sở duyên của Xa-ma-tha, Tì-bát-xá-na. Sở duyên sự giới hạn, là tất cả các pháp tận sở hữu tính như tính sở hữu. Tận sở hữu tính, là uẩn, giới, xứ. Như tính sở hữu, là 4 Thánh đế, 16 hành tướng chân như. Tất cả hành là vô thường. Tất cả hành là khổ, tất cả pháp là vô ngã, Niết-bàn tịch tĩnh, không, vô nguyện, vô tướng. Sở duyên việc làm thành tựu, là chuyển y. Như vậy chuyển y không thể nghĩ bàn. Trong 16 hành tướng, không gồm bao nhiêu hành tướng? Là 2. Vô nguyện gồm bao nhiêu hành tướng? Là 6. Vô tướng gồm bao nhiêu hành tướng? Là 8.

Tịnh hành sở duyên lại có 5 thứ là: Hành giả nhiều tham, duyên cảnh bất tịnh. Hành giả nhiều sân, duyên cảnh tu từ. Hành giả nhiều si, duyên chúng, duyên tính các cảnh duyên khởi. Hành giả kiêu mạng, duyên cảnh giới sai biệt. Hành giả tầm tư, duyên cảnh niệm hơi thở ra vào.

Thiện xảo sở duyên cũng có 5 thứ là uẩn thiện xảo, giới thiện xảo, xứ thiện xảo, duyên khởi thiện xảo, và xứ phi xứ thiện xảo. Xứ phi xứ thiện xảo nên quán như thế nào? Nên quán như duyên khởi thiện xảo. Xứ phi xứ thiện xảo và duyên khởi thiện xảo có gì sai biệt? Nếu lấy các pháp lưu nhuận các pháp khiến lìa vô nhân, bất bình đẳng nhân sinh là duyên khởi thiện xảo, nhân quả tương xứng nhiếp thụ sinh là xứ phi xứ thiện xảo.

Tịnh hoặc sở duyên là hạ địa thô tính, thượng địa tĩnh tính, chân như và 4 Thánh đế, gọi là tịnh hoặc sở duyên.

Nếu muốn thẩm xét quán sát nơi pháp thì do mấy đạo lý có thể quán sát đúng? Do 4 đạo lý là đạo lý quán đãi, đạo lý tác dụng, đạo lý chứng thành, và đạo lý pháp nhĩ.

Thế nào là đạo lý quán đãi? Là khi sinh các hành phải đợi các duyên. Thế nào là đạo lý tác dụng? Là các pháp khác tướng đều có tác dụng riêng biệt. Thế nào là đạo lý chứng thành? Là chứng thành các nghĩa được làm thành, nói rõ các lượng không mâu thuẫn nhau. Thế nào là đạo lý pháp nhĩ? Là từ vô thủy đến nay nơi tự tướng cộng tướng trụ trong pháp có các pháp tính thành tựu như pháp vậy.

Ở trong các pháp, chính cần quán sát thì khởi tầm tư đối với pháp như thế nào? Khởi 4 thứ tầm tư: 1. Danh tầm tư. 2. Sự tầm tư. 3. Tự thể giả lập tầm tư. 4. Sai biệt giả lập tầm tư.

Thế nào là danh tầm tư? Là suy tìm các pháp thấy danh thân, cú thân, văn thân, tự tướng đều không thành thật. Thế nào là sự tầm tư? Là suy tìm các pháp thấy tướng của uẩn, giới, xứ đều không thành thật.

Thế nào là tự thể giả lập tầm tư? Là trong tướng năng thuyên sở thuyên của các pháp suy tìm tự thể thì chỉ là giả lập danh ngôn nhân tính. Thế nào là sai biệt giả lập tầm tư? Là trong tướng năng thuyên sở thuyên của các pháp suy tìm sự sai biệt thì chỉ là giả lập danh ngôn nhân tính.

Ở trong các pháp chính cần tu tầm tư rồi, làm sao khởi như thật trí đối với pháp? Khởi 4 thứ như thật trí: 1. Như thật trí dẫn xuất từ danh tầm tư. 2. Như thật trí dẫn xuất từ sự tầm tư. 3. Như thật trí dẫn xuất từ tự thể giả lập tầm tư. 4. Như thật trí dẫn xuất từ sai biệt giả lập tầm tư.

Thế nào là như thật trí dẫn xuất từ danh tầm tư? Là cái trí biết cái tên như thật, là không thể có được. Thế nào là như thật trí dẫn xuất từ sự tầm tư? Là cái trí biết sự tướng như thật, là không thể có được. Thế nào là như thật trí dẫn xuất từ tự thể giả lập tầm tư? Là cái trí biết như thật thật có tự tính, là không thể có được. Thế nào là như thật trí dẫn xuất từ sai biệt giả lập tầm tư? Là cái trí biết như thật thật có sai biệt, là không thể có được.

Y theo pháp cần tu Tam-ma-địa thì làm sao biết Du-già địa? Có 5 thứ: 1. Trì. 2. Tác. 3. Kính. 4. Minh ngũ y.

Thế nào là trì? Là chứa nhóm Bồ-đề tư lương, nơi noãn vị v.v… đa văn các Thánh đế. Thế nào là tác? Là duyên cảnh này tác ý đúng như lý. Thế nào là mặt kính? Là Tam-ma-địa duyên cảnh hữu tướng. Thế nào là minh? Là năng thủ, sở thủ, vô sở đắc trí. Y đạo lý này, Phật Bạc-già-phạm khéo vi diệu tuyên thuyết:

Bồ-tát trong định vị,

Quán ảnh chỉ là tâm.

Nghĩa tưởng đã diệt trừ,

Quán xét chỉ tự tưởng.

Như vậy trụ nội tâm,

Sở tri thủ phi hữu,

Tiếp năng thủ cũng không,

Sau xúc vô sở đắc.

Thế nảo là y? Là chuyển y. Lìa bỏ các thô trọng được thanh tịnh là vì chuyển y. Trong các pháp, thế nào là pháp thiện xảo? Là vì đa văn. Thế nào là nghĩa thiện xảo? Là nơi A-tì-đạt-ma, Tì-nại-da biết rõ tướng của chúng. Thế nào là văn thiện xảo? Là biết rõ huấn thích văn từ. Thế nào là từ thiện xảo? Là khéo biết rõ ngã, ngã sở v.v.., ngôn từ thế tục, tùy thuận mà nói không chấp trước. Thế nào là mật ý thiện xảo đời trước đời sau? Là có thể khéo biết rõ ở lãnh thụ ở đời trước, xuất ly ở đời sau.

Ở trong các pháp, thế nào là trụ pháp? Nếu không được tu tuệ, chỉ siêng năng phương tiện tu tập văn tư, không gọi là trụ pháp. Nếu không được văn tư, chỉ siêng năng phương tiện tu tập tu tuệ, cũng không gọi là trụ pháp. Nếu đủ được 2 thứ phương tiện an trụ, mới gọi là trụ pháp.

Nếu đối với pháp chỉ thụ trì đọc tụng vì người diễn giảng tư duy nghĩa lý, thì gọi là văn tư. Nếu tu phương tiện Tam-ma-địa mà không tri túc, thì gọi là tu tuệ. Phương tiện Tam-ma-địa là phương tiện ân trọng không gián đoạn và phương tiện không điên đảo. Không tri túc, là không sinh đắm trước mùi vị, mà tiến tu lên phương tiện Xa-ma-tha.

Vì nhân duyên gì chỉ một phần Phương quảng gọi là tạng Bồtát Ba-la-mật-đa? Do trong phần này nói rộng tất cả số Ba-la-mật-đa, nào là tướng, thứ tự, giải thích từ, tu, sai biệt, bao gồm, sở trị, công đức, và quyết trạch lẫn nhau.

Vì duyên gì phần Phương quảng gọi là rộng lớn rất sâu? Vì tính của nhất thiết chủng trí là rộng lớn rất sâu.

Vì nhân duyên gì một phần chúng sinh trong phần Phương quảng rộng lớn rất sâu không sinh thắng giải, trở lại ôm lòng sợ hãi?

Vì xa lìa pháp tính, chưa trồng thiện căn nên ở trong bạn ác.

Vì nhân duyên gì một phần chúng sinh trong phần Phương quảng rộng lớn rất sâu tuy sinh thắng giải mà chẳng xuất ly? Vì an trụ sâu nơi tự kiến thủ nên thường kiên chấp như ngôn nghĩa. Dựa vào mật ý này, trong Kinh Đại Pháp Kính Bạc-già-phạm nói: “Nếu các Bồ-tát dựa vào ngôn từ mà lấy nghĩa, không tư duy chọn lựa pháp như chính lý nên lại sinh 28 kiến giải không đúng. Những gì là 28 kiến giải không đúng? Đó là tướng kiến, tổn giảm thi thiết kiến, tổn giảm phân biệt kiến, tổn giảm chân thật kiến, nhiếp thụ kiến, chuyển biến kiến, vô tội kiến, xuất ly kiến, khinh hủy kiến, phẫn phát kiến, điên đảo kiến, xuất sinh kiến, bất lập tông kiến, kiểu loạn kiến, kính sự kiến, kiên cố ngu si kiến, căn bản kiến, ư kiến vô kiến kiến, xả phương tiện kiến, bất xuất ly kiến, chướng tăng ích kiến, sinh phi phúc kiến, vô công quả kiến, thụ nhục kiến, phỉ báng kiến, bất khả dữ ngôn kiến, quảng đại kiến, và tăng thượng mạn kiến.

Như phần Phương quảng nói tất cả các pháp đều không tự tính là dựa vào mật ý gì mà nói? Vì không có tự nhiên tính, không tự thể tính, vì tự thể là vô trụ, không phải tính tướng như kẻ ngu phu chấp thủ. Lại nữa, nơi biến kế sở chấp tự tính là do tướng vô tính, nơi y tha khởi tự tính là do sinh vô tính, nơi viên thành thật tự tính là do thắng nghĩa vô tính.

Lại nữa, theo câu nói kia tất cả các pháp không sinh không diệt, bản lai tịch tĩnh tự tính Niết-bàn thì dựa vào mật ý gì mà nói? Nếu không tự tính thì không sinh cũng vậy. Nếu không sinh thì không diệt cũng vậy. Nếu không sinh không diệt thì bản lai tịch tĩnh cũng vậy. Nếu bản lai tịch tĩnh thì tự tính Niết-bàn cũng vậy.

Lại nữa, có 4 thứ ý thú. Do ý thú này nên trong một phần Phương quảng ý thú của tất cả Như Lai phải tùy theo đó dùng nghĩa lý quyết định rõ. Những gì là 4? 1. Bình đẳng ý thú. 2. Biệt thời ý thú. 3. Biệt nghĩa ý thú. 4. Bổ-đặc-già-la ý lạc ý thú. Lại nữa, có 4 thứ bí mật. Do bí mật này nên trong một phần Phương quảng bí mật của tất cả Như Lai phải tùy theo đó dùng nghĩa lý quyết định rõ. Những gì là 4? 1. Khiến nhập vào bí mật. 2. Tướng bí mật. 3. Đối trị bí mật. 4. Chuyển biến bí mật.

Lại nữa, trong phần Phương quảng làm sao có thể biết tướng thiện xảo của Bồ-tát trong pháp Tam-ma-địa? Là do 5 thứ nhân: 1. Sát-na sát-na tiêu trừ tất cả sở y thô trọng. 2. Ra khỏi các tưởng được cái vui pháp lạc. 3. Hiểu rõ vô lượng tướng vô phân biệt. 4. Thuận thanh tịnh phần, tướng vô phân biệt hằng hiện tiền. 5. Có thể nhiếp thụ chuyển thượng chuyển thắng, viên mãn thành tựu nhân của pháp thân Phật.

Pháp của Thanh Văn tạng, pháp của Bồ-tát tạng v.v… từ pháp thân Như Lai lưu xuất. Vì nhân duyên gì dùng hương hoa tràng cúng dường cung kính pháp tạng Bồ-tát liền sinh vô biên phúc tụ rộng lớn mà không phải pháp tạng Thanh Văn? Vì pháp tạng Bồ-tát là chỗ dựa lợi ích an vui cho tất cả chúng sinh, có thể tạo dựng ý nghĩa lớn, là nơi phát sinh vô thượng vô lượng đại công đức tụ.

Phẩm 3 – 1: PHẨM ĐẮC TRONG QUYẾT TRẠCH PHẦN

Thế nào là đắc quyết trạch? Lược nói có 2: 1. Kiến lập Bổ-đặcgià-la. 2. Kiến lập hiện quán.

Thế nào là kiến lập Bổ-đặc-già-la? Phải biết lược có 7 thứ là bệnh hành sai biệt, xuất ly sai biệt, nhiệm trì sai biệt, phương tiện sai biệt, quả sai biệt, giới sai biệt, và tu hành sai biệt kiến lập Bố-đặcgià-la.

Thế nào là bệnh hành sai biệt? Đây có 7 thứ là tham hành, sân hành, si hành, mạn hành, tầm tư hành, đẳng phần hành, bạc trần hành Bổ-đặc-già-la sai biệt.

Thế nào là xuất ly sai biệt? Đây có 3 thứ là Thanh Văn thừa, Độc giác thừa, Đại thừa Bổ-đặc-già-la sai biệt.

Thế nào là phương tiện sai biệt? Đây có 2 thứ là tùy tín hành, tùy pháp hành Bổ-đặc-già-la sai biệt.

Thế nào là quả sai biệt? Đây có 27 thứ là tín, thắng giải, kiến chí, thân chứng, tuệ giải thoát, câu phần giải thoát, dự lưu hướng, dự lưu quả, nhất lai hướng, nhất lai quả, bất hoàn hướng, bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả, cực thất phản hữu, gia gia nhất gian, trung Bát-niết-bàn, sinh Bát-niết-bàn, vô hành Bát-niết-bàn, , hữu hành Bát-niết-bàn, thượng lưu, thoái pháp A-la-hán, tư pháp A-lahán, hộ pháp A-la-hán, trụ bất động A-la-hán, kham đạt A-la-hán, bất động pháp A-la-hán Bổ-đặc-già-la sai biệt.

Thế nào là giới sai biệt? Là Dục giới dị sinh hữu học vô học. Giống như Dục giới có 3, Sắc, Vô sắc giới cũng vậy. Lại có Dục, Sắc giới Bồ-tát, lại có Dục giới Độc Giác và bất khả tư nghị Như Lai, vì Bổ-đặc-già-la sai biệt.

Thế nào là tu hành sai biệt? Sơ lược có 5 thứ: 1. Thắng giải hạnh Bồ-tát. 2. Tăng thượng ý lạc hạnh Bồ-tát. 3. Hữu tướng hạnh Bồ-tát. 4. Vô tướng hạnh Bồ-tát. 5. Vô công dụng hạnh Bồ-tát. Vì Bổ-đặc-già-la sai biệt.

Những gì là tham hành Bổ-đặc-già-la? Là có sự tham dục mãnh liệt nhạy bén và dài lâu. Như vậy sân hành, si hành và tầm tư hành Bổ-đặc-già-la đều có sự mãnh liệt nhạy bén dài lâu sai biệt. Những gì là đẳng phần hành Bổ-đặc-già-la? Là phiền não trụ tự tính vị. Những gì là bạc trần hành Bổ-đặc-già-la? Là các phiền não nhỏ nhẹ mỏng manh trong tự tính vị. Những gì là Thanh Văn thừa Bổ-đặc-già-la? Là trụ Thanh Văn pháp tính. Hoặc định tính hoặc bất định tính, là hạng độn căn tự cầu giải thoát, phát hoằng chính nguyện, tu yếm ly, tham giải thoát ý lạc, lấy Thanh Văn tạng làm cảnh sở duyên, tinh tiến tu hành pháp tùy pháp hành được hết khổ. Những gì là Độc Giác thừa Bổ-đặc-già-la? Là trụ Độc Giác pháp tính. Hoặc định tính hoặc không định tính, là hạng trung căn tự cầu giải thoát, phát hoằng chính nguyện tu yếm ly, tham giải thoát ý lạc, và tu độc chứng Bồ-đề ý lạc, lấy Thanh Văn tạng làm cảnh sở duyên, tinh tiến tu hành pháp tùy pháp hành. Hoặc trước chưa khởi thuận quyết trạch phần, hoặc trước đã khởi thuận quyết trạch phần, hoặc trước chưa đắc quả, hoặc trước đã đắc quả sinh ra đời không có Phật, chỉ nội tư duy Thánh đạo hiện tiền, hoặc như lân giác độc trụ, hoặc như độc thắng bộ hành được hết tất cả khổ.

Những gì là Đại thừa Bổ-đặc-già-la? Là trụ Bồ-tát pháp tính. Hoặc định tính hoặc bất định tính, là hàng lợi căn vì cầu giải thoát tất cả hữu tình, phát nguyện chân chính rộng tu vô trụ xứ Niết-bàn ý lạc, lấy Bồ-tát tạng làm cảnh sở duyên, tinh tiến tu hành pháp tùy pháp hành, thành tựu chúng sinh, tu tịnh Phật độ, được thụ đại ký chứng thành vô thượng chính đẳng Bồ-đề.

Những gì là chưa đủ tư lương Bổ-đặc-già-la? Là hạng duyên đế tăng thượng pháp làm cảnh. Trong các đế thành tựu hạ phẩm đế quán sát pháp nhẫn, khi thành tựu hạ phẩm thuận quyết trạch phần nhưng chưa quyết định khi sinh.

Những gì là đã đủ chưa đủ tư lương Bổ-đặc-già-la? Là duyên đế tăng thượng pháp làm cảnh, phát khởi trung phẩm thanh tín thắng giải, thành tựu trung phẩm thuận giải thoát phần và đã quyết định khi sinh.

Những gì là đã đủ tư lương Bổ-đặc-già-la? Là duyên đế tăng thượng pháp làm cảnh, phát khởi thượng phẩm thanh tín thắng giải, thành tựu thượng phẩm thuận giải thoát phần liền sinh.

Lại nữa, người chưa đủ tư lương là người duyên đế tăng thượng pháp làm cảnh, trong các đế thành tựu hạ phẩm, quán sát pháp nhẫn thành tựu hạ phẩm thuận quyết trạch phần nhưng chưa quyết định khi sinh. Người đã đủ chưa đủ tư lương là người duyên đế tăng thượng pháp làm cảnh, trong các đế thành tựu trung phẩm quán sát pháp nhẫn thành tựu trung phẩm thuận quyết trạch phần đã quyết đinh khi sinh. Người đủ tư lương là người duyên đế tăng thượng pháp làm cảnh, ở trong các đế thành tựu thượng phẩm, quán sát pháp nhẫn thành tựu thượng phẩm thuận quyết trạch phần liền sinh ngay.

Trong đây 3 phẩm thuận quyết trạch phần là trừ thế đệ nhất pháp. Vì tính của thế đệ nhất pháp này chỉ một sát-na không liên tục. Ngay khi sinh quyết định nhập hiện quán chứ không phải vị trước. Cho nên từ hạ trung phẩm thuận giải thoát phần, thuận quyết trạch phần có nghĩa có thể thoái lui. Còn đây chỉ thoái hiện hành chứ không thoái tập khí. Vì người đã y Niết-bàn trước khởi thiện căn thì không phát khởi nữa.

Những gì là tùy tín hành Bổ-đặc-già-la? Là tư lương đã đủ, tính là độn căn, tùy thuận người khác dạy tu đế hiện quán.

Những gì là tùy pháp hành Bổ-đặc-già-la? Là tư lương đã đủ, tính là lợi căn, tự nhiên tùy thuận đế tăng thượng pháp tu đế hiện quán.

Những gì là tín thắng giải Bổ-đặc-già-la? Là tùy tín hành đã đến quả vị. Những gì là kiến chí Bổ-đặc-già-la? Là tùy pháp hành đã đến quả vị. Những gì là thân chứng Bổ-đặc-già-la? Là các hữu học đã đủ chứng đắc 8 định giải thoát. Những gì là tuệ giải thoát Bổ-đặc-giàla? Là đã tận các lậu mà chưa đủ chứng 8 định giải thoát. Những gì là câu phần giải thoát Bổ-đặc-già-la? Là đã tận các lậu và đủ chứng đắc 8 định giải thoát. Những gì là dự lưu hướng Bổ-đặc-già-la? Là trụ thuận quyết trạch phần vị và trụ kiến đạo 15 tâm sát-na vị. Những gì là dự lưu quả Bổ-đặc-già-la? Là trụ kiến đạo 16 tâm sát-na vị. Tức nơi kiến đạo này cũng gọi là nhập vào chính tính quyết định, cũng gọi là nơi pháp hiện quán. Nếu là người ở Dục giới chưa lìa dục, sau nhập chính tính quyết định vị, sẽ được quả dự lưu. Nếu là người ở Dục giới lìa dục mạnh, sau nhập chính tính quyết định vị, sẽ được quả nhất lai.

Nếu là người ở Dục giới đã lìa dục, sau nhập chính tính quyết định vị, sẽ được quả bất hoàn. Nếu đã vĩnh đoạn tất cả phiền não của kiến đạo sở đoạn, sẽ được quả dự lưu. Vì sao chỉ nói vĩnh đoạn 3 kết được quả dự lưu? Vì gồm trong tối thắng. Vì sao tối thắng? Vì đối với giải thoát là nhân không phát thú. Vì tuy đã phát thú lại bị nhân tà xuất ly và bị nhân bất chính xuất ly. Lại nữa 3 kết này là nhân mê của cảnh sở tri. Nhân mê thấy nên nhân mê đối trị. Những gì là nhất lai hướng Bổ-đặc-già-la? Là trong tu đạo đã đoạn 5 phẩm phiền não của Dục giới, an trụ nơi đạo ấy. Những gì là nhất lai quả Bổ-đặc-già-la? Là trong tu đạo đã đoạn phẩm phiền não thứ 6 của Dục giới, an trụ nơi đạo ấy. Những gì là bất hoàn hướng Bổ-đặc-già-la? Là trong tu đạo đã đoạn phẩm phiền não thứ 7, thứ 8 của Dục giới, an trụ nơi đạo ấy. Những gì là bất hoàn quả Bổ-đặc-già-la? Là trong tu đạo đã đoạn phẩm phiền não thứ 9 của Dục giới, an trụ nơi đạo ấy. Nếu đã vĩnh đoạn tất cả phiền não của kiến đạo sở đoạn, và đã vĩnh đoạn tất cả phiền não của Dục giới tu đạo sở đoạn thì được quả bất hoàn. Vì sao chỉ nói vĩnh đoạn 5 thuận hạ phần kết thì được quả bất hoàn? Vì gồm trong tối thắng. Vì sao tối thắng? Vì có thể làm thắng nhân của hạ thú hạ giới. Những gì là A-la-hán hướng Bổ-đặc-già-la? Là đã vĩnh đoạn 8 phẩm phiền não của Hữu đỉnh, an trụ nơi đạo ấy. Những gì là A-lahán quả Bổ-đặc-già-la? Là đã vĩnh đoạn phẩm phiền não thứ 9 của Hữu đỉnh, an trụ nơi cứu cánh đạo ấy nếu A-la-hán vĩnh đoạn tất cả phiền não trong 3 cõi. Vì sao chỉ nói vĩnh đoạn 5 thuận thượng phần kết thì được quả A-la-hán? Vì gồm trong tối thắng. Vì sao tối thắng? Vì lấy nhân của phần trên và không bỏ nhân của phần trên. Những gì là cực thất phản hữu Bổ-đặc-già-la? Tức là quả dự lưu. Nghĩa là sinh trong cõi người cõi trời qua lại tạp thụ cuối cùng đến 7 lần thì được hết tất cả khổ. Những gì là gia gia Bổ-đặc-già-la? Tức là quả dự lưu, hoặc ở cõi trời hoặc trong cõi người sinh từ nhà này đến nhà khác đến hết tất cả khổ. Những gì là nhất gian Bổ-đặc-già-la? Tức là quả nhất lai, hoặc ở nơi cõi trời chỉ thụ một hữu hết tất cả khổ. Những gì là trung Bát-niết-bàn Bổ-đặc-già-la? Là sinh kết đã đoạn, khởi kết chưa đoạn. Hoặc trung hữu vừa khởi thì Thánh đạo hiện tiền được hết các khổ. Hoặc trung hữu khởi rồi, bị thú sinh hữu vừa khởi tư duy thì Thánh đạo hiện tiền được hết các khổ. Hoặc tư duy rồi phát thú sinh hữu, chưa đến sinh hữu thì Thánh đạo hiện tiền được hết các khổ. Những gì là sinh Bát-niết-bàn Bổ-đặc-già-la? Là 2 kết đều chưa đoạn, vừa sinh Sắc giới rồi Thánh đạo liền hiện tiền được hết các khổ. Những gì là vô hành Bát-niết-bàn? Là sinh nơi ấy rồi không do gia hành, Thánh đạo hiện tiền được hết các khổ. Những gì là hữu hành Bát-niết-bàn Bổđặc-già-la? Là sinh nơi ấy rồi, do sức gia hành Thánh đạo hiện tiền được hết các khổ. Những gì là thượng lưu Bổ-đặc-già-la? Là nơi Sắc giới trong mỗi địa mỗi địa đều đã thụ sinh rồi, cho đến cuối cùng nhập Sắc cứu cánh, nơi đó vô lậu Thánh đạo hiện tiền được hết các khổ. Lại có cho đến Hữu đỉnh, Thánh đạo hiện tiền được hết các khổ. Lại nữa, tạp tu tĩnh lự thứ 4, có 5 phẩm sai biệt là: 1. Hạ phẩm tu. 2. Trung phẩm tu. 3. Thượng phẩm tu. 4. Thượng thắng phẩm tu. 5. Thượng cực phẩm tu. Do tạp tu 5 phẩm nơi tĩnh lự thứ 4 nên theo thứ tự sinh 5 cõi Tịnh cư. Những gì là thoái pháp A-la-hán? Là độn căn tính, hoặc du tán hoặc không du tán, hoặc tư duy hoặc không tư duy đều có thể thoái mất hiện pháp lạc trụ. Những gì là tư pháp A-la-hán? Là độn căn tính, hoặc du tán hoặc không du tán, hoặc không tư duy tức có thể thoái mất hiện pháp lạc trụ, nếu tư duy rồi thì có thể không thoái mất. Những gì là hộ pháp A-la-hán? Là độn căn tính, nếu du táng có thể thoái mất hiện pháp lạc trụ, nếu không du tán tức có thể không thoái. Những gì là trụ bất động A-la-hán? Là độn căn tính, hoặc du tán hoặc không du tán, đều có thể không thoái hiện pháp lạc trụ, cũng không thể luyện căn. Những gì là kham đạt A-la-hán? Là độn căn tính, hoặc du tán hoặc không du tán, đều có thể không thoái hiện pháp lạc trụ, nhưng có khả năng luyện căn. Những gì là bất động pháp A-la-hán? Là lợi căn tính, hoặc du tán hoặc không du tán đều có thể không thoái hiện pháp lạc trụ. Những gì là Dục giới dị sinh Bổ-đặc-già-la? Là ở Dục giới hoặc sinh hoặc trưởng không được Thánh pháp. Những gì là Dục giới hữu học Bổ-đặc-già-la? Là ở Dục giới hoặc sinh hoặc trưởng đã được Thánh pháp còn có dư kết. Những gì là Dục giới vô học Bổđặc-già-la? Là ở Dục giới hoặc sinh hoặc trưởng đã được Thánh pháp không có dư kết. Giống như Dục giới có 3, Sắc Vô sắc cũng vậy. Những gì là Dục, Sắc giới Bồ-tát Bổ-đặc-già-la? Là tướng diệt ly Vô sắc giới sinh tĩnh lự phải trụ tĩnh lự lạc mà sinh Dục giới hoặc sinh Sắc giới. Những gì là Dục giới Độc Giác Bổ-đặc-già-la? Là sinh nơi Dục giới khi không có Phật ra đời, tự nhiên chứng được Độc Giác Bồđề. Những gì là bất khả tư nghị Như Lai Bổ-đặc-già-la? Là như ở Dục giới mới từ thị hiện, an trụ ở cung điện báu đẹp nơi trời Đổ-sử-đa, cho đến thị hiện Đại Niết-bàn, thị hiện tất cả chư Phật Bồ-tát làm các đại hạnh. Những gì là thắng giải hạnh Bồ-tát Bổ-đặc-già-la? Là trụ trong thắng giải hạnh địa thành tựu hạ trung thượng nhẫn của Bồ-tát. Những gì là tăng thượng ý lạc hạnh Bồ-tát Bổ-đặc-già-la? Là các Bồ-tát trong 10 địa. Những gì là hữu tướng hành Bồ-tát Bổ-đặc-già-la? Là các Bồtát trụ trong cực hỷ, ly cấu, phát quang, diệm tuệ, cực nan thắng, hiện tiền địa. Những gì là vô tướng hành Bồ-tát Bổ-đặc-già-la? Là các Bồtát trụ trong viễn hành địa. Những gì là vô công dụng hạnh Bồ-tát Bổđặc-già-la? Là các Bồ-tát trụ trong bất động, thiện tuệ, pháp vân địa.

Lại nữa, như nói dự lưu quả Bổ-đặc-già-la, đây có 2 thứ: 1. Tiệm xuất ly. 2. Đốn xuất ly. Tiệm xuất ly là như đã nói rộng ở trước. Đốn xuất ly là nhập đế hiện quán rồi, y chỉ chưa đến định phát xuất thế gian đạo, mau chóng đoạn tất cả phiền não 3 cõi. Mỗi mỗi phẩm đoạn riêng biệt chỉ lập 2 quả là quả dự lưu và quả A-la-hán. Như vậy Bổ-đặc-già-la phần nhiều ở nơi hiện pháp, hoặc khi lâm chung khéo làm xong Thánh chỉ. Nếu không thể làm xong thì vì do nguyện lực liền dùng nguyện lực trở lại sinh Dục giới đời không có Phật thành thắng quả Độc Giác.

HẾT QUYỂN 6

Pages: 1 2 3 4 5 6 7