ĐẠI THỪA A TÌ ĐẠT MA TẬP LUẬN
Bồ-tát Vô Trước tạo luận
Tam tạng pháp sư Huyền Trang dịch
Nguyên Hồng dịch tiếng Việt

 

QUYỂN 2

Phẩm 1 – 2: PHẨM BA PHÁP TRONG BẢN SỰ PHẦN

Tính thật hữu …sở tri …,

Sắc … lậu …với đã sinh,

Đời quá khứ … các duyên …

Thế nào, mấy thứ, nghĩa?

Trong uẩn giới xứ thế nào là thật hữu? Có bao nhiêu thật hữu? Vì nghĩa gì quán thật hữu? Nghĩa là không đợi đến danh ngôn, bao nhiêu căn cảnh đây là nghĩa của thật hữu. Tất cả đều là thật hữu. Để xả bỏ chấp trước thật có ngã nên quán sát thật hữu.

Thế nào là giả hữu? Có bao nhiêu giả hữu? Vì nghĩa gì mà quán giả hữu? Nghĩa là đợi danh ngôn các căn cảnh này là nghĩa của giả hữu, tất cả đều là giả hữu. Để xả bỏ chấp trước thật có ngã nên quán sát giả hữu.

Thế nào là thế tục hữu? Có bao nhiêu thế tục hữu? Vì nghĩa gì mà quán thế tục hữu? Nghĩa là tạp nhiễm sở duyên là nghĩa của thế tục hữu. Tất cả đều là thế tục hữu. Để xả bỏ chấp trước tạp nhiễm tướng ngã nên quán sát thế tục hữu.

Thế nào là thắng nghĩa hữu? Có bao nhiêu thắng nghĩa hữu? Vì nghĩa gì mà quán thắng nghĩa hữu? Nghĩa là thanh tịnh sở duyên là thắng nghĩa hữu. Tất cả đều là thắng nghĩa hữu. Để xả bỏ chấp trước thanh tịnh tướng ngã nên quán sát thắng nghĩa hữu.

Thế nào là sở tri? Có bao nhiêu sở tri? Vì nghĩa gì mà quán sở tri? Sở tri có 5 thứ: 1. Sắc. 2. Tâm. 3. Tâm sở hữu pháp. 4. Tâm bất tương ưng hành. 5. Vô vi. Hoặc ở nơi này là tạp nhiễm thanh tịnh, hoặc sở tạp nhiễm và sở thanh tịnh, hoặc năng tạp nhiểm và năng thanh tịnh, hoặc nơi phần vị này, hoặc đây là tính thanh tịnh, do dựa vào đây nên tất cả đều là sở tri.

Trong đây, sắc là sắc uẩn, là 10 sắc giới, 10 sắc xứ và các sắc gồm trong pháp giới pháp xứ.

Tâm là thức uẩn, là 7 thức giới và ý thức.

Tâm sở hữu pháp là thụ uẩn, tưởng uẩn, tương ưng hành uẩn và một phần của pháp giới pháp xứ.

Tâm bất tương ưng hành là tâm bất tương ưng hành uẩn và một phần của pháp giới pháp xứ.

Vô vi là một phần của pháp giới pháp xứ.

Lại nữa, pháp sở tri là thắng giải trí sở hành, đạo lý trí sở hành, bất tán trí sở hành, nội chứng trí sở hành, tha tính trí sở hành, hạ trí sở hành, thượng trí sở hành, yếm hoạn trí sở hành, bất khởi trí sở hành, vô sinh trí sở hành, trí trí sở hành, cứu cánh trí sở hành, đại nghĩa trí sở hành, đó là nghĩa của sở tri, tất cả đều là sở tri. Để xả bỏ chấp trước cái ngã tri ngã kiến nên quán sát sở tri.

Thế nào là sở thức? Có bao nhiêu sở thức? Vì nghĩa gì mà quán sở thức? Nghĩa là không phân biệt, có phán biệt, nhân, chuyển, tướng, tướng sở sinh, năng trị sở trị, vi tế sai biệt, là nghĩa của sở thức, tất cả đều là sở thức. Để xả bỏ chấp trước cái ngã năng kiến v.v…nên quán sát sở thức.

Thế nào là sở thông đạt? Có bao nhiêu sở thông đạt? Vì nghĩa gì mà quán sở thông đạt? Đó là chuyển biến, là tùy văn, là nhập hành, là đến, là đi, là xuất ly là nghĩa của sở thông đạt. Tất cả đều là sở thông đạt. Để xả bỏ chấp trước có cái ngã có uy đức nên quán sát sở thông đạt.

Thế nào là hữu sắc? Có bao nhiêu hữu sắc? Vì nghĩa gì mà quán hữu sắc? Đó là tự tính của sắc, là dựa vào đại chủng, là hỷ tập, là có phương sở, là xứ biến khắp, có thể nói phương sở, có phương xứ đi đến, 2 cùng đồng hành, thuộc vào nhau, theo đuổi, hiển rõ, biến hoại, hiển thị, chứa nhóm kiến lập, ngoại môn nội môn, lâu xa, phần hạn, tạm thời, thị hiện là nghĩa của hữu sắc. Tất cả đều là hữu sắc. Tùy chỗ thích ứng để xả bỏ chấp trước cái ngã hữu sắc nên quán sát hữu sắc.

Thế nào là vô sắc? Có bao nhiêu vô sắc? Vì nghĩa gì mà quán vô sắc? Đó là trái nghịch với hữu sắc là nghĩa vô sắc. Tất cả đều là vô sắc. Tùy chỗ thích ứng, để xả bỏ chấp trước cái ngã vô sắc nên quán sát vô sắc.

Thế nào là hữu kiến? Có bao nhiêu hữu kiến? Vì nghĩa gì mà quán hữu kiến? Đó là cảnh sở hành của nhãn là nghĩa của hữu kiến. Còn những sai biệt khác như đã nói trong hữu sắc. Tất cả đều là hữu kiến. Hoặc tùy chỗ thích ứng, để xả bỏ chấp trước nhãn cảnh ngã nên quán sát hữu kiến.

Thế nào là vô kiến? Có bao nhiêu vô kiến? Vì nghĩa gì mà quán vô kiến? Đó là trái với hữu kiến là nghĩa của vô kiến. Tất cả đều là vô kiến. Hoặc tùy chỗ thích ứng, để xả bỏ chấp trước phi nhãn cảnh ngã nên quán sát vô kiến.

Thế nào là hữu đối? Có bao nhiêu hữu đối? Vì nghĩa gì mà quán hữu đối? Đó là các hữu kiến đều là hữu đối. Lại nữa vì 3 nhân nên nói là hữu đối. Đó là chủng loại, là tích tập, là không tu trị. Chủng loại là các sắc pháp làm năng ngại và sở ngại cho nhau. Tích tập là từ cực vi trở lên. Không tu trị là không phải Tam-ma-địa tự tại chuyển sắc. Lại nữa y xứ của tổn hại là nghĩa của hữu đối. Tất cả đều là hữu đối. Hoặc tùy chỗ thích ứng, để xả bỏ chấp trước bất biến hành ngã nên quán sát hữu đối.

Thế nào là vô đối? Có bao nhiêu vô đối? Vì nghĩa gì mà quán vô đối? Đó là trái nghịch với hữu đối là nghĩa của vô đối. Tất cả đều là vô đối. Hoặc tùy chỗ thích ứng, để xả bỏ chấp trước biến hành ngã nên quán sát vô đối.

Thế nào là hữu lậu? Có bao nhiêu hữu lậu? Vì nghĩa gì mà quán hữu lậu? Đó là tự tính của lậu, tương thuộc của lậu, bị trói buộc của lậu, tùy thuộc của lậu, tùy thuận của lậu, chủng loại của lậu là nghĩa của lậu. Năm thủ uẩn, toàn 15 giới 10 xứ và một phần ít của 3 cõi 2 xứ là hữu lậu. Để xả bỏ chấp trước cái ngã hợp với lậu nên quán sát hữu lậu.

Thế nào là vô lậu? Có bao nhiêu vô lậu? Vì nghĩa gì mà quán vô lậu? Đó là trái nghịch với hữu lậu là nghĩa vô lậu. Toàn 5 vô thủ uẩn, và một phần ít của 3 cõi 2 xứ là vô lậu. Để xả bỏ chấp trước cái ngã tách rời lậu nên quán sát vô lậu.

Thế nào là hữu tránh? Có bao nhiêu hữu tránh? Vì nghĩa gì mà quán hữu tránh? Là dựa vào tham sân si mà cầm dao gậy nổi lên tranh cãi, tự tính của nó, sự tùy thuộc lẫn nhau, sự trói buộc, sự tùy theo, sự tùy thuận, chủng loại của nó là nghĩa của hữu tránh. Cho đến hữu lậu hữu nhĩ sở lượng, hữu tránh cũng vậy. Để xả bỏ chấp trước cái ngã hợp với tranh cãi nên quán sát hữu tránh.

Thế nào là vô tránh? Có bao nhiêu vô tránh? Vì nghĩa gì mà quán vô tránh? Trái nghịch với hữu tránh là nghĩa vô tránh. Cho đến vô lậu hữu nhĩ sở lượng, vô tránh cũng vậy. Để xả bỏ chấp trước cái ngã tách rời với tranh cãi nên quán sát vô tránh.

Thế nào là hữu nhiễm? Có bao nhiêu hữu nhiễm? Vì nghĩa gì mà quán hữu nhiễm? Là dựa vào tham sân si nên nhiễm trước tự thân hậu hữu, tự tính của nó, sự tùy thuộc lẫn nhau, sự trói buộc, sụ theo đuổi, sự tùy thuận, chủng loại của nó là nghĩa của hữu nhiễm. Cho đến hữu tránh hữu nhĩ sở lượng, hữu nhiễm cũng vậy. Để xả bỏ chấp trước cái ngã hợp với nhiễm nên quán sát hữu nhiễm.

Thế nào là vô nhiễm? Có bao nhiêu vô nhiễm? Vì nghĩa gì mà quán vô nhiễm? Trái nghịch với hữu nhiễm là nghĩa vô vô nhiễm. Cho đến vô tránh hữu nhĩ sở lượng, vô nhiễm cũng vậy. Để xả bỏ chấp trước cái ngã lìa nhiễm nên quán sát vô nhiễm.

Thế nào là dựa vào thèm muốn đam mê? Có bao nhiêu dựa vào thèm muốn đam mê? Vì nghĩa gì mà quán dựa vào thèm muốn đam mê? Nghĩa là dựa vào tham sân si nên nhiễm trước 5 dục, tự tính của nó, sự tương thuộc, sự trói buộc, sự theo đuổi, sự tùy thuận, chủng loại của nó là nghĩa của dựa vào thèm muốn đam mê, cho đến hữu nhiễm hữu nhĩ sở lượng, dựa vào thèm muốn đam mê cũng vậy. Để xả bỏ chấp trước cái ngã hợp với thèm muốn đam mê nên quán sát dựa vào thèm muốn đam mê.

Thế nào là dựa vào xuất ly? Có bao nhiêu y xuất ly? Vì nghĩa gì mà quán y xuất ly? Trái nghịch với thèm muốn đam mê là nghĩa của y xuất ly. Cho đến vô nhiễm hữu nhĩ sở lượng, xuất ly cũng vậy. Để xả bỏ chấp trước cái ngã tách rời thèm muốn đam mê nên quán sát xuất ly.

Thế nào là vô vi? Có bao nhiêu vô vi? Vì nghĩa gì mà quán vô vi? Trái nghịch với hữu vi là nghĩa vô vi. Một phần của pháp giới pháp xứ là vô vi. Để xả bỏ chấp trước cái ngã thường trụ nên quán sát vô vi.

Năm uẩn vô thủ nên nói là hữu vi hay nên nói là vô vi? Không nên nói nó là hữu vi hay vô vi. Bởi vì sao? Các nghiệp phiền não là không làm nên không nên nói là hữu vi, tùy ý muốn mà hiện tiền hay không hiện tiền nên không nên nói là vô vi. Như Thế Tôn nói pháp có 2 thứ là hữu vi và vô vi. Sao nay nói pháp này chẳng phải hữu vi chẳng phải vô vi? Nếu do nghĩa này gọi là hữu vi thì không lấy nghĩa này nói là vô vi. Nếu do nghĩa này nói là vô vi thì không lấy nghĩa này nói là hữu vi. Căn cứ đạo lý này chỉ nói 2 thứ.

Thế nào là thế gian? Có bao nhiêu thế gian? Vì nghĩa gì mà quán thế gian? Là bao gồm 3 cõi, và trí xuất thế hậu sở đắc tưong tự nó hiển hiện là nghĩa của thế gian. Một phần các uẩn, toàn phần 15 giới 10 xứ, và một phần 3 cõi 2 xứ là thế gian. Để xả bỏ chấp trước cái ngã dựa vào thế gian nên quan sát thế gian.

Thế nào là xuất thế? Có bao nhiêu xuất thế? Vì nghĩa gì mà quán xuất thế? Là năng đối trị 3 cõi, vì không điên đảo, không hý luận, không phân biệt là nghĩa của xuất thế gian vô phân biệt. Lại nữa xuất thế hậu sở đắc cũng gọi là xuất thế. Y chỉ xuất thế nên là nghĩa của xuất thế. Một phần của các uẩn và một phần của 3 cõi 2 xứ là xuất thế. Để xả bỏ chấp trước cái ngã độc lập tồn tại nên quán sát xuất thế.

Thế nào là đã sinh? Có bao nhiêu là đã sinh? Vì nghĩa gì mà quán đã sinh? Quá khứ, hiện tại là nghĩa của đã sinh. Tất cả, một phần là đã sinh. Để xả bỏ chấp trước phi thường ngã nên quán sát đã sinh. Lại nữa có 24 thứ đã sinh, đó là đã sinh mới bắt đầu, liên tục đã sinh, nuôi lớn đã sinh, nương tựa đã sinh, chuyển bién đã sinh, thành thục đã sinh, thoái đọa đã sinh, thắng tiến đã sinh, thanh tịnh đã sinh, không thanh tịnh đã sinh, vận chuyển đã sinh, có chủng đã sinh, không chủng đã sinh, ảnh tượng tự tại thị hiện đã sinh, phát triển đã sinh, sát-na hoại đã sinh, chia tan đã sinh, vị khác đã sinh, sinh tử đã sinh, thành hoại đã sinh, thời trước đã sinh, thời điểm chết đã sinh, thời gian giữa đã sinh, thời gian nối tiếp đã sinh.

Thế nào là chẳng phải đã sinh? Có bao nhiêu là chẳng phải đã sinh? Vì nghĩa gì mà quán chẳng phải đã sinh? Vị lai và pháp vô vi là nghĩa của chẳng phải đã sinh. Tất cả, một phần là chẳng phải đã sinh. Để xả bỏ chấp trước cái ngã thường trụ nên quán sát chẳng phải đã sinh. Lại nữa trái nghịch với đã sinh là nghĩa của chẳng phải đã sinh.

Thế nào là năng thủ? Có bao nhiêu là năng thủ? Vì nghĩa gì mà quán năng thủ? Các sắc căn và tâm tâm sở là nghĩa năng thủ. Toàn 3 uẩn, một phần của sắc hành uẩn, toàn 12 giới 6 xứ, và một phần pháp giới pháp xứ là năng thủ. Để xả bỏ chấp trước cái ngã năng thụ dụng nên quan sát năng thủ. Lại nữa năng thủ có 4 thứ: không đến năng thủ, đến năng thủ, tự tướng hiện tại cảnh giới khác biệt năng thủ, tự tướng cộng tướng tất cả thời tất cả cảnh giới năng thủ. Lại nữa do hòa hợp thức v.v… sinh ra nên giả lập năng thủ.

Thế nào là sở thủ? Có bao nhiêu là sở thủ? Vì nghĩa gì mà quán sở thủ? Nghĩa là các năng thủ cũng là sở thủ. Hoặc có sở thủ chẳng phải năng thủ. Tức là chỉ là nghĩa thủ sở hành. Tất cả đều là sỏ thủ. Để xả bỏ chấp trước cảnh giới ngã nên quán sát sở thủ.

Thế nào là ngoại môn? Có bao nhiêu là ngoại môn? Vì nghĩa gì mà quán ngoại môn? Nghĩa là pháp trói buộc cõi Dục là nghĩa của ngoại môn, trừ căn cứ vào Phật dạy được sinh văn tư tuệ và tùy pháp hành gồm trong tâm tâm sở v.v… toàn 4 giới 2 xứ và một phần những cái khác, những gì bao gồm trong cõi Dục là ngoại môn. Để xả bỏ chấp trước cái ngã không lìa dục nên quán sát ngoại môn.

Thế nào là nội môn? Có bao nhiêu là nội môn? Vì nghĩa gì mà quán nội môn? Nghĩa là trái nghịch với ngoại môn là nghĩa của nội môn, trừ toàn 4 giới 2 xứ và một phần những cái khác là nội môn. Để xả bỏ chấp trước cái ngã lìa dục nên quán sát nội môn.

Thế nào là nhiễm ô? Có bao nhiêu là nhiễm ô? Vì nghĩa gì mà quán nhiễm ô? Nghĩa là pháp bất thiện và hữu phú vô ký là nghĩa của nhiễm ô. Hữu phú vô ký là biến hành ý tương ưng phiền não v.v… và các phiền não ràng buộc cõi Sắc, Vô sắc v.v…, một phần các uẩn 10 giới 4 xứ là nhiểm ô. Để xả bỏ chấp trước cái ngã hợp phiền não nên quán sát nhiễm ô.

Thế nào là không nhiễm ô? Có bao nhiêu là không nhiễm ô? Vì nghĩa gì mà quán không nhiễm ô? Nghĩa là pháp thiện và vô phú vô ký là nghĩa của không nhiễm ô. Toàn 8 giới 8 xứ, một phần các uẩn và các giới xứ khác là không nhiễm ô. Để xả bỏ chấp trước cái ngã lìa phiền não nên quán sát không nhiễm ô.

Thế nào là quá khứ? Có bao nhiêu là quá khứ? Vì nghĩa gì mà quán quá khứ? Nghĩa là tự tướng đã sinh đã diệt, nhân quả đã thụ dụng, công dụng nhiễm tịnh đã hết, nhiếp nhân đã hoại, quả và tự tướng hữu phi hữu, tướng ức niệm phân biệt, tướng luyến ái tạp nhiễm, tướng xả thanh tịnh là nghĩa của quá khứ. Tất cả, một phần là quá khứ. Để xả bỏ chấp trước cái ngã lưu chuyển nên quán sát quá khứ.

Thế nào là vị lai? Có bao nhiêu là vị lai? Vì nghĩa gì mà quán vị lai? Nghĩa là có nhân chẳng phải đã sinh, chưa được tự tướng, nhân quả chưa thụ dụng, tính tạp nhiễm thanh tịnh chưa hiện tiền, nhân và tự tướng hữu phi hữu, ít tướng tạp nhiễm, không ít tướng thanh tịnh là nghĩa của vị lai. Tất cả, một phần là vị lai. Để xả bỏ chấp trước cái ngã lưu chuyển nên quán sát vị lai.

Thế nào là hiện tại? Có bao nhiêu là hiện tại? Vì nghĩa gì mà quán hiện tại? Nghĩa là tự tướng đã sinh chưa diệt, nên nhân quả thụ dụng chưa thụ dụng, tạp nhiễm thanh tịnh chính hiện tiền, có thể hiển tướng quá khứ vị lai, tác dụng hiện tiền là nghĩa của hiện tại. Tất cả, một phần là hiện tại. Để xả bỏ chấp trước cái ngã lưu chuyển nên quán sát hiện tại.

Vì sao quá khứ vị lai hiện tại gọi là sự chẳng phải Niết-bàn v.v… Vì nội tự sở chứng, bất khả thuyết. Vì chỉ hiện tại nói là sở y.

Thế nào là thiện? Có bao nhiêu là thiện? Vì nghĩa gì mà quán thiện? Là tự tính, là tương thuộc, là tùy trục, là phát khởi, thắng nghĩa, là sinh đắc, là gia hành, là hiện tiền cúng dường, là nhiêu ích, là dẫn nhiếp, là đối trị, là tịch tĩnh, là đẳng lưu là nghĩa của thiện. Một phần của 5 uẩn 10 giới 4 xứ là thiện. Để xả bỏ chấp trước cái ngã hợp với pháp nên quán sát thiện.

Những gì là tự tính thiện? Là tín v.v… 11 tâm sở hữu pháp.

Những gì là tương thuộc thiện? Là pháp tương ưng với chúng. Những gì là tùy trục thiện? Là các pháp tập khí của chúng.

Những gì là phát khởi thiện? Là thân ngữ nghiẹp do chúng phát khởi.

Những gì là thắng nghĩa thiện? Là chân như.

Những gì là sinh đắc thiện? Là các thiện pháp của chúng do quán tập trước cảm được báo như vậy. Do tự tính này tức ở nơi ấy không do tư duy mà tự nhiên lạc trụ.

Những gì là gia hành thiện? Là y chỉ thân cận thiện trượng phu, nghe chính pháp, như lý tác ý, tu tập tịnh thiện pháp tùy pháp hành.

Những gì là hiện tiền cúng dường thiện? Là tưởng đối Như Lai, xây dựng miếu thờ họa vẽ tôn tượng. Hoặc tưởng đối chính pháp, sao chép pháp tạng cúng dường.

Những gì là nhiêu ích thiện? Là dùng 4 nhiếp sự làm lợi ích tất cả hữu tình.

Những gì là dẫn nhiếp thiện? Là thí tính phúc nghiệp sự và giới tính phúc nghiệp sự cho nên dẫn nhiếp sinh lên cõi trời hưởng lạc, dị thục thì dẫn nhiếp sinh vào nhà giàu sang, dẫn nhiếp tùy thuận thanh tịnh pháp.

Những gì là đối trị thiện? Là yếm hoại đối trị, đoạn đối trị, trì đối trị, viễn phần đối trị, phục đối trị, ly hệ đối trị, phiền não chướng đối trị, sở tri chướng đối trị.

Những gì là tịch tĩnh thiện? Là vĩnh đoạn tham dục, vĩnh đoạn sân nhuế, vĩnh đoạn ngu si, vĩnh đoạn tất cả phiền não. Hoặc tưởng thụ diệt, hoặc hữu dư y Niết-bàn giới, hoặc vô dư y Niết-bàn giới, hoặc vô sở trụ Niết-bàn giới.

Những gì là đẳng lưu thiện? Là người đã được tịch tĩnh, do đây có sức tăng thượng nên phát khởi thắng phẩm thần thông, được công đức cộng bất cộng thế gian và xuất thế gian.

Thế nào là bất thiện? Có bao nhiêu bất thiện? Vì nghĩa gì mà quán bất thiện? Là tự tính, là tương thuộc, là tùy trục, là phát khởi, là thắng nghĩa, là sinh đắc, là gia hành, là hiện tiền cúng dường, là tổn hại, là dẫn nhiếp, là sở trị, là chướng ngại là nghĩa của bất thiện. Một phần của 5 uẩn, 10 giới, 4 xứ là bất thiện. Để xả bỏ chấp trước cái ngã hợp phi pháp nên quán sát bất thiện.

Những gì là tự tính bất thiện? Là trừ tương ưng nhiễm ô ý và phiền não của cõi Sắc, Vô sắc v.v… còn lại bao nhiêu cái khác có thể phát ác hành phiền não tùy phiền não.

Những gì là tương thuộc bất thiện? Là pháp tương ưng với phiền não tùy phiền não này.

Những gì là tùy trục bất thiện? Tức tập khí của chúng.

Những gì là phát khởi bất thiện? Là chúng khởi thân ngữ nghiệp.

Những gì là thắng nghĩa bất thiện? Là tất cả lưu chuyển.

Những gì là sinh đắc bất thiện? Là do quán tập bất thiện nên cảm được dị thục như vậy. Do đây tự tính tự nhiên lạc trụ nơi bất thiện.

Những gì là gia hành bất thiện? Là y chỉ thân cận bất thiện trượng phu, nghe bất chính pháp, tác ý không như lý, hành thân ngữ ý ác hạnh.

Những gì là hiện tiền cúng dường bất thiện? Là tưởng đối quy y theo một thiên chúng nào đó rồi hoặc chủ yếu hành sát hại hoặc hành tà ác xây dựng miếu đền tạo nghiệp cúng dường, khiến vô lượng chúng sinh tạo những điều phi phúc.

Thế nào là tổn hại bất thiện? Là ở tất cả mọi nơi khởi các thứ tà hạnh thân ngữ ý.

Những gì là dẫn nhiếp bất thiện? Là hành thân ngữ ý các ác hạnh rồi, trong các ác thú thiện thú dẫn đến quả dị thục không ưa thích, hoặc dẫn hoặc đầy.

Những gì là sở trị bất thiện? Là các pháp đối trị sở đối trị.

Những gì là chướng ngại bất thiện? Là khả năng cản trở các pháp thiện phẩm.

Thế nào là vô ký? Có bao nhiêu vô ký? Vì nghĩa gì mà quán vô ký? Là tự tính, là tương thuộc, là tùy trục, là phát khởi, là thắng nghĩa, là sinh đắc, là gia hành, là hiện tiền cúng dường, là nhiêu ích, là thụ dụng, là dẫn nhiếp, là đối trị, là tịch tĩnh, là đẳng lưu là nghĩa của vô ký. Toàn 8 giới, 8 xứ và một phần của các uẩn giớ xứ khác là vô ký. Để xả bỏ chấp trước cái ngã lìa pháp phi pháp nên quán sát vô ký.

Những gì là tự tính của vô ký? Là các phẩm tương ưng của 8 sắc giới xứ ý, mạng căn, chúng đồng phần, danh cú văn thân v.v…

Những gì là tương thuộc vô ký? Là hoại cái tâm phi uế phi tịnh, sở hữu do danh cú văn thân nhiếp thụ tâm tâm sở pháp.

Những gì là tùy trục vô ký? Là các tập khí hý luạn của chúng.

Những gì là phát khởi vô ký? Là các tâm tâm pháp do chúng nhiếp thụ phát ra thân nghiệp ngữ nghiệp.

Những gì là thắng nghĩa vô ký? Là hư không phi trạch diệt.

Những gì là sinh đắc vô ký? Là các bất thiện hữu lậu thiện pháp dị thục.

Những gì là gia hành vô ký? Là phi nhiễm phi thiện tâm, sở hữu oai nghi lộ, công xảo xứ pháp.

Những gì là hiện tiền cúng dường vô ký? Là như có một người tưởng đối quy y theo một thiên chúng, xa lìa sát hại ý tà ác kiến, xây dựng miếu thờ tạo nghiệp cúng dường, khiến vô lượng chúng ở nơi đó không sinh trưởng phúc phi phúc.

Những gì là nhiêu ích vô ký? Là như có một người đối với tôi tớ vợ con, đem tâm phi uế phi tịnh mà hành huệ thí.

Những gì là thụ dụng vô ký? Là như có người đem tâm không lựa chọn không nhiễm ô thụ dụng các nhu yếu.

Những gì là dẫn nhiếp vô ký? Là như có một người quen tập các công xảo, đến đời sau lại dẫn nhiếp thân tướng như vậy, do thân ấy nên đối với việc tập công xảo mau chóng thành đạt.

Những gì là đối trị vô ký? Là như có một người vì chữa trị tật bệnh được an lạc nên dùng tâm chọn lựa uống thuốc tốt.

Những gì là tịch tĩnh vô ký? Là các phiền não của cõi Sắc, Vô sắc do Xa-ma-tha làm cho nép phục không xuất hiện.

Những gì là đẳng lưu vô ký? Là biến hóa tâm câu sinh phẩm.

Lại nữa có thị hiện pháp thiện bất thiện vô ký. Đây là thế nào? Là Phật và các Bồ-tát được đệ nhất cứu cánh, vì muốn nhiêu ích các hữu tình nên có thị hiện như vậy. Phải biết trong đó không thể có được một pháp chân thật.

Thế nào là Dục giới hệ? Có bao nhiêu Dục giới hệ? Vì nghĩa gì mà quán Dục giới hệ? Là các pháp thiện bất thiện vô ký của những người chưa ly dục. Đó là nghĩa của Dục giới hệ. Toàn 4 giới 2 xứ và một phần các uẩn giới xứ là Dục giới hệ. Để xả bỏ chấp trước cái ngã chưa ly dục của Dục giới nên quán sát Dục giới hệ.

Thế nào là Sắc giới hệ? Có bao nhiêu Sắc giới hệ? Vì nghĩa gì mà quán Sắc giới hệ? Là các pháp thiện, vô ký của những người đã ly dục của Dục giới mà chưa ly dục của Sắc giới. Đó là nghĩa của Sắc giới hệ. Trừ trước đã nói 4 giới 2 xứ và một phần các uẩn giới xứ là Sắc giới hệ. Để xả bỏ chấp trước cái ngã ly dục của Dục giới nên quán sát Sắc giới hệ.

Thế nào là Vô sắc giới hệ? Có bao nhiêu Vô sắc giới hệ? Vì nghĩa gì mà quán Vô sắc giới hệ? Là các pháp thiện, vô ký của những người đã ly dục của Sắc giới mà chưa ly dục của Vô sắc giới. Đó là nghĩa của Vô sắc giới hệ. Một phần của 3 giới 2 xứ 4 uẩn là Vô sắc giới hệ. Để xả bỏ chấp trước cái ngã ly dục của Sắc giới nên quán sát Vô sắc giới hệ.

Lại nữa, lại có nhất phần ly dục, cụ phần ly dục, thông đạt ly dục, tổn phục ly dục, vĩnh hại ly dục.

Lại có 10 thứ ly dục là: tự tính ly dục, tổn hại ly dục, nhiệm trì ly dục, tăng thượng ly dục, ngu si ly dục, đối trị ly dục, biến tri ly dục, vĩnh đoạn ly dục, hữu thượng ly dục, vô thượng ly dục.

Những gì là tự tính ly dục? Là đối với khổ thụ và thuận khổ thụ xứ pháp sinh tính chán bỏ.

Những gì là tổn hại ly dục? Là người quen dục thỏa thuê khi khổ não rồi sinh tính chán bỏ.

Những gì là nhiệm trì ly dục? Là đã ăn no rồi thì đối với món ngon sinh tính chán bỏ.

Những gì là tăng thượng ly dục? Là đã được thắng xứ rồi thì đối với nơi thấp kém sinh tính chán bỏ.

Những gì là ngu si ly dục? Là những người ngu đối với Niếtbàn giới sinh tính chán bỏ.

Những gì là đối trị ly dục? Là do thế gian xuất thế gian đạo đoạn các phiền não.

Những gì là biến tri ly dục? Là người đã được kiến đạo đối với pháp 3 cõi sinh tính chán bỏ.

Những gì là vĩnh đoạn ly dục? Là đã vĩnh viễn đoạn phiền não các địa rồi sinh tính chán bỏ.

Những gì là hữu thượng ly dục? Là thế gian Thanh Văn Độc Giác đã ly dục.

Những gì là vô thượng ly dục? Là Phật Bồ-tát đã ly dục vì muốn lợi lạc hữu tính.

Thế nào là hữu học? Có bao nhiêu hữu học? Vì nghĩa gì mà quán hữu học? Là người cầu giải thoát có các thiện pháp là nghĩa của hữu học. Một phần các uẩn của 10 giới 4 xứ là hữu học. Để xả bỏ chấp trước cái ngã cầu giải thoát nên quán sát hữu học.

Thế nào là vô học? Có bao nhiêu vô học? Vì nghĩa gì mà quán vô học? Là người đối với các học xứ đã được cứu cánh có các thiện pháp là nghĩa của vô học. Để xả bỏ chấp trước cái ngã đã giải thoát nên quán sát vô học.

Thế nào là phi học phi vô học? Có bao nhiêu phi học phi vô học? Vì nghĩa gì mà quán phi học phi vô học? Là các dị sinh có các thiện bất thiện vô ký pháp và các người học có nhiễm ô vô ký pháp, các người vô học có vô ký pháp và vô vi pháp là nghĩa của phi học phi vô học. Toàn 8 giới 8 xứ và một phần các uẩn giới xứ khác là phi học phi vô học. Để xả bỏ chấp trước cái ngã không giải thoát nên quán sát phi học phi vô học.

Thế nào là kiến sở đoạn? Có bao nhiêu kiến sở đoạn? Vì nghĩa gì mà quán kiến sở đoạn? Là phân biệt khởi các nhiễm ô kiến nghi kiến, xứ nghi xứ, và trong các kiến khởi tà hạnh phiền não tùy phiền não, và do các kiến phát sinh thân ngữ ý nghiệp, và uẩn giới xứ tất cả ác thú v.v… là nghĩa của kiến sở đoạn. Tất cả một phần là kiến sở đoạn. Để xả bỏ chấp trước cái ngã kiến trọn vẹn nên quán sát kiến sở đoạn.

Thế nào là tu sở đoạn? Có bao nhiêu tu sở đoạn? Vì nghĩa gì mà quán tu sở đoạn? Là sau khi được kiến đạo, kiến đoạn các pháp hữu lậu trái nghịch là nghĩa của tu sở đoạn. Tất cả một phần là tu sở đoạn. Để xả bỏ chấp trước cái ngã tu viên mãn nên quán sát tu sở đoạn.

Thế nào là phi sở đoạn? Có bao nhiêu phi sở đoạn? Vì nghĩa gì mà quán phi sở đoạn? Là các pháp vô lậu trừ thuận quyết trạch phần là phi sở đoạn. Một phần các uẩn của 10 giới 4 xứ là phi sở đoạn. Để xả bỏ chấp trước cái ngã thành mãn nên quán sát phi sở đoạn.

Thế nào là duyên sinh? Có bao nhiêu duyên sinh? Vì nghĩa gì mà quán duyên sinh? Là tướng, là phân biệt chi, là lược nhiếp chi, là kiến lập chi duyên, là kiến lập chi nghiệp, là chi tạp nhiễm nhiếp, là nghĩa, là thậm thâm, là sai biệt, là thuận nghịch là nghĩa của duyên sinh. Tất cả đều là duyên sinh, chỉ trừ các pháp vô vi của một phần của pháp giới pháp xứ. Để xả bỏ chấp trước ngã pháp là không có nhân, là nhân bất bình đẳng nên quán sát duyên sinh.

Những gì là tướng? Là vô tác duyên sinh, là vô thường duyên sinh, là thế dụng duyên sinh là tướng của duyên sinh.

Những gì là phân biệt chi? Là phân biệt duyên sinh làm 12 phần. Những gì là 12? Là vô minh hành thức danh sắc 6 xứ xúc thụ ái thủ hữu sinh và lão tử.

Những gì là lược nhiếp chi? Là năng dẫn chi, sở dẫn chi, năng sinh chi, sở sinh chi. Năng dẫn chi, là vô minh hành thức. Sở dẫn chi, là danh sắc 6 xứ xúc thụ. Năng sinh chi, là ái thủ hữu. Sở sinh chi, là sinh lão tử.

Những gì là kiến lập chi duyên? Là tập khí, là dẫn phát, là tư duy, là câu hữu, tùy theo thích ứng mà kiến lập chi duyên.

Những gì là kiến lập chi nghiệp? Là vô minh có 2 thứ nghiệp: 1.

Khiến các hữu tình ở trong ngu si. 2. Làm duyên với hành. Hành có 2 thứ nghiệp: 1. Khiến các hữu tình ở trong các thú sai biệt. 2. Làm duyên với thức do huân tập. Thức có 2 thứ nghiệp: 1. Gìn giữ hữu tình có các nghiệp buộc. 2. Làm duyên với danh sắc. Danh sắc có 2 thứ nghiệp: 1. Giữ tự thể các hữu tình. 2. Làm duyên với 6 xứ. Sáu xứ có 2 thứ nghiệp: 1. Giữ tự thể viên mãn các hữu tình. 2. Làm duyên với xúc. Xúc có 2 thứ nghiệp: 1. Khiến các hữu tình lưu chuyển trong cảnh giới thụ dụng. 2. Làm duyên với thụ. Thụ có 2 thứ nghiệp: 1. Khiến các hữu tình trong chỗ thụ dụng sinh quả lưu chuyển. 2. Làm duyên với ái. Ái có 2 thứ nghiệp: 1. Dẫn các hữu tình lưu chuyển sinh tử. 2. Làm duyên với thủ. Thủ có 2 thứ nghiệp: 1. Là thủ hậu hữu. Khiến các hữu tình phát sinh cái thức giữ lấy. 2. Làm duyên với hữu. Hữu có 2 thứ nghiệp: 1. Khiến cái hậu hữu của các hữu tình hiện tiền. 2. Làm duyên với sinh. Sinh có 2 thứ nghiệp: 1. Khiến danh sắc 6 xứ xúc thụ của các hữu tình tuần tự sinh khởi. 2. Làm duyên với lão tử. Lão tử có 2 thứ nghiệp: 1. Thường khiến hữu tình thời phần đổi khác. 2. Thường khiến hữu tình thọ mạng đổi khác.

Những gì là chi tạp nhiễm nhiếp? Là hoặc vô minh, hoặc ái, hoặc thủ, là thuộc phiền não tạp nhiễm. Là hoặc hành, hoặc thức, hoặc hữu là thuộc nghiệp tạp nhiễm. Ngoài ra là thuộc sinh tạp nhiễm.

Những gì là nghĩa? Không làm là nghĩa, nhân là nghĩa, ly hữu tình là nghĩa, y tha khởi là nghĩa, không tác dụng là nghĩa, vô thường là nghĩa, có sát-na là nghĩa, nhân quả nối tiếp không dứt là nghĩa, nhân quả tương tự nhiếp thụ là nghĩa, nhân quả sai biệt là nghĩa, nhân quả quyết định là nghĩa. Đó là nghĩa của duyên khởi.

Những gì là thậm thâm? Nhân là thậm thâm, tướng là thậm thâm, sinh là thậm thâm, trụ là thậm thâm, chuyển là thậm thâm. Đó là nghĩa của thậm thâm.

Lại nữa các pháp duyên khởi tuy sát-na diệt mà có thể trụ, tuy không có tác dụng duyên mà có công năng có thể duyên được, tuy lìa hữu tình mà có thể được hữu tình, tuy không làm mà có thể được các nghiệp quả không hoại. Cho nên là thậm thâm.

Lại nữa các pháp duyên khởi không từ tự sinh, không từ tha sinh, không từ cộng sinh, chẳng phải không tự tác tha tác nhân sinh. Cho nên là thậm thâm.

Những gì là sai biệt? Là thức sinh sai biệt, nội tử sinh sai biệt, ngoài vỏ v.v…sinh sai biệt, thành hoại sai biệt, ăn duy trì sai biệt, ái phi ái thú phân biệt sai biệt, thanh tịnh sai biệt, uy đức sai biệt. Là nghĩa của sai biệt.

Những gì là thuận nghịch? Là tạp nhiễm thuận nghịch, thanh tịnh thuận nghịch. Đó là nói nghĩa thuận nghịch của duyên khởi.

HẾT QUYỂN 2

Pages: 1 2 3 4 5 6 7