ĐẠI THỪA A TÌ ĐẠT MA TẬP LUẬN
Bồ-tát Vô Trước tạo luận
Tam tạng pháp sư Huyền Trang dịch
Nguyên Hồng dịch tiếng Việt
QUYỂN 3
Phẩm 1 – 3: PHẨM BA PHÁP TRONG BẢN SỰ PHẦN
Thế nào là duyên? Có bao nhiêu duyên? Vì nghĩa gì mà quán duyên? Là nhân, là đẳng vô gián, là sở duyên, là tăng thượng. Đó là nghĩa của duyên. Tất cả đều là duyên. Để xả bỏ chấp trước ngã là pháp của nhân nên quán sát duyên.
Những gì là nhân duyên? Là thức A-lại-da và thiện tập khí. Lại nữa, tự tính, sai biệt, trợ bạn, đẳng hành, tăng ích, chướng ngại, nhiếp thụ, đều là nghĩa của nhân duyên.
Tự tính là nhân năng tác.
Tự tính sai biệt là sai biệt của nhân năng tác. Đại lược có 20 thứ: 1. Sinh năng tác, là thức hòa hợp trông tìm thức. 2. Trụ năng tác, là ăn uống nhắm đến đã sinh và cầu sinh hữu tình. 3. Trì năng tác, là đại địa hướng đến hữu tình. 4. Chiếu năng tác, là đèn v.v…chiếu đến các sắc. 5. Biến hoại năng tác, là lửa tìm đến củi. 6. Phân ly năng tác, là cái liềm hướng đến vật để cắt. 7. Chuyển biến năng tác, là trí công xảo nhắm đến cácvvật vàng bạc. 8. Tín giải năng tác, là khói chờ lửa. 9. Hiển liễu năng tác, là tông nhân dụ nhắm thành nghĩa. 10. Đẳng chí năng tác, là Thánh đạo hướng đến Niết-bàn. 11. Tùy thuyết năng tác, là danh tưởng kiến. 12. Quán đãi năng tác, là quán sát chờ đợi ở đây để muốn cầu sinh nơi kia. Như cầu thức ăn uống đợi sự đói khát. 13. Khiên dẫn năng tác, là duyên một cái gì xa xôi, như vô minh vọng lão tử. 14. Sinh khởi năng tác, là duyên một cái gì gần kề, như vô minh chờ hành. 15. Nhiếp thụ năng tác, là các duyên khác, như ruộng, nước, phân v.v… đợi lúa má sinh. 16. Dẫn phát năng tác, là duyên tùy thuận, như trung thành thờ vua khiến vua hoan hỷ. 17. Định biệt năng tác, là duyên sai biệt, như duyên ngũ thú vọng quả ngũ thú. 18. Đồng sự năng tác, là duyên hòa hợp, như căn không hư hỏng thì cảnh giới hiện tiền, khi tác ý khởi thì hướng đến sinh thức. 19. Tương vi năng tác, là duyên chướng ngại, như mưa đá xảy ra với hoa màu. 20. Bất tương vi năng tác, là duyên không chướng ngại, như lúa má hoa màu không gặp trở ngại.
Trợ bạn, là các pháp có cùng chung nhau sinh thì không khuyết giảm, như tứ đại chủng và sở tạo sắc tùy theo mỗi thích ứng.
Đẳng hành, là các pháp cùng có chung nhau đẳng hành sở duyên thì không khuyết giảm, như tâm tâm sở.
Tăng ích, là đời trước tu các pháp thiện bất thiện vô ký có thể khiến đời sau các pháp thiện v.v…phát triển tăng hơn cho đến sinh khởi về sau nữa.
Chướng ngại, là tùy theo tập các phiền não, tùy theo có hoặc, chúng đều liên tục tăng trưởng và kiên cố khiến cứ liên tục xa cách Niết-bàn.
Nhiếp thụ, là pháp bất thiện và thiện hữu lậu có thể nhiếp thụ tự thể.
Những gì là đẳng vô gián duyên? Là trung gian không xen hở, là đều đặn không gián đoạn, là tâm tâm sở đồng phần dị phần sinh một cách đều đặn không ngớt. Đó là nghĩa của đẳng vô gián duyên.
Những gì là sở duyên duyên? Là cảnh sở duyên có giới hạn sai biệt, cảnh sở duyên không giới hạn phân biệt, cảnh sở duyên không có hành tướng khác, cảnh sở duyên có hành tướng khác, cảnh sở duyên hữu sự, cảnh sở duyên vô sự, sở duyên sự, sở duyên phân biệt, sở duyên có điên đảo, sở duyên không điên đảo, sở duyên có ngại, sở duyên không ngại, là nghĩa của sở duyên duyên.
Những gì là tăng thượng duyên? Là nhiệm trì tăng thượng, dẫn phát tăng thượng, câu hữu tăng thượng, cảnh giới tăng thượng, sản sinh tăng thượng, trụ trì tăng thượng, thụ dụng quả tăng thượng, thế gian thanh tịnh ly dục tăng thượng, xuất thế gian thanh tịnh ly dục tăng thượng là nghĩa của tăng thượng duyên.
Thế nào là đồng phần kia đồng phần? Có bao nhiêu là đồng phần kia đồng phần? Vì nghĩa gì mà quán đồng phần kia đồng phần? Là không lìa thức, kia tương tự căn đối với cảnh liên tục sinh. Là lìa thức, tự nó tương tự liên tục sinh. Đó là nghĩa của đồng phần kia đồng phần. Một phần của sắc uẩn, một phần của nhãn v.v…5 hữu sắc, giới, xứ, là đồng phần kia đồng phần. Để xả bỏ chấp trước cái ngã tương ưng không tương ưng với thức nên quán sát đồng phần kia đồng phần.
Thế nào là chấp thụ? Có bao nhiêu chấp thụ? Vì nghĩa gì mà quán chấp thụ? Là sắc sở y của thụ sinh là nghĩa của chấp thụ. Một phần của sắc uẩn, toàn 5 hữu sắc giới xứ và một phần của 4 là chấp thụ. Để xả bỏ chấp trước thân tự tại chuyển ngã nên quán sát chấp thụ.
Thế nào là căn? Có bao nhiêu căn? Vì nghĩa gì mà quán căn? Là thủ cảnh tăng thượng, chủng tộc bất đoạn tăng thượng, chúng đồng phần trụ tăng thượng, thụ dụng tịnh bất tịnh nghiệp quả tăng thượng, thế gian ly dục tăng thượng, xuất thế ly dục tăng thượng. Đó là nghĩa của căn. Toàn thụ thức uẩn, một phần sắc hành uẩn, toàn 12 giới 6 xứ, một phần pháp giới pháp xứ là căn. Để xả bỏ chấp trước cái ngã tăng thượng nên quán sát căn.
Thế nào là tính khổ khổ? Có bao nhiêu tính khổ khổ? Vì nghĩa gì mà quán tính khổ khổ? Là khổ thụ tự tướng, tùy thuận khổ thụ pháp tự tướng. Đó là nghĩa của tính khổ khổ. Tất cả, một phần là tính của khổ khổ. Để xả bỏ chấp trước cái ngã có khổ nên quán sát tính khổ khổ.
Thế nào là tính hoại khổ? Có bao nhiêu tính hoại khổ? Vì nghĩa gì mà quán tính hoại khổ? Là lạc thụ biến hoại tự tướng, tùy thuận lạc thụ pháp biến hoại tự tướng, nơi ái tâm biến hoại. Đó là nghĩa của tính hoại khổ. Tất cả, một phần là tính của hoại khổ. Để xả bỏ chấp trước cái ngã có vui nên quán sát tính hoại khổ.
Thế nào là tính hành khổ? Có bao nhiêu tính hành khổ? Vì nghĩa gì mà quán tính hành khổ? Là bất khổ bất lạc thụ tự tướng, tùy thuận bất khổ bất lạc thụ pháp tự tướng. Kia 2 thô trọng nhiếp thụ. Không lìa 2 vô thường không an ổn. Đó là nghĩa của tính hành khổ. Trừ một phần các uẩn của 3 giới 2 xứ, tất cả là tính của hành khổ. Để xả bỏ chấp trước cái ngã có không khổ không vui nên quán sát tính hành khổ.
Thế nào là có dị thục? Có bao nhiêu có dị thục? Vì nghĩa gì mà quán có dị thục? Là bất thiện và thiện hữu lậu. Đó là nghĩa của có dị thục. Một phần các uẩn của 10 giới 4 xứ là có dị thục. Để xả bỏ chấp trước cái ngã năng xả năng tục các uẩn nên quán sát có dị thục. Lại nữa dị thục là chỉ thức A-lại-da và pháp tương ưng. Ngoài ra chỉ dị thục sinh phi dị thục.
Thế nào là ăn? Có bao nhiêu cái ăn? Vì nghĩa gì mà quán cái ăn? Là biến hoại, có biến hoại là cảnh giới, có cảnh giới là hy vọng, có hy vọng là thủ, có thủ là nghĩa của ăn. Một phần của 3 uẩn 11 giới 5 xứ là ăn. Để xả bỏ chấp trước ngã là do ăn tồn tại nên quán sát ăn. Lại nữa cái ăn này sai biệt kiến lập đại lược có 4 thứ: 1. Bất tịnh y chỉ trụ. 2. Tịnh bất tịnh y chỉ trụ. 3. Thanh tịnh y chỉ trụ. 4. Thị hiện trụ.
Thế nào là hữu thượng? Có bao nhiêu hữu thượng? Vì nghĩa gì mà quán hữu thượng? Tất cả hữu vi, một phần vô vi là nghĩa của hữu thượng. Trừ một phần pháp giới pháp xứ, tất cả là hữu thượng. Để xả bỏ chấp trước cái ngã hạ liệt nên quán sát hữu thượng.
Thế nào là vô thượng? Có bao nhiêu là vô thượng? Vì nghĩa gì mà quá vô thượng? Một phần vô vi là nghĩa của vô thượng. Một phần của pháp giới pháp xứ là vô thượng. Để xả bỏ chấp trước ngã là tối thắng nên quán sát vô thượng.
Do các đạo lý sai biệt nói đây, ngoài ra có vô lượng môn có thể quán sát tương tự. Lại nữa, sai biệt của uẩn giới xứ đại lược có 3 thứ. Đó là tướng sai biệt của biến kế sở chấp, tướng sai biệt của sở phân biệt, tướng sai biệt của pháp tính.
Những gì là tướng sai biệt của biến kế sở chấp? Là trong uẩn giới xứ chấp ngã khắp tất cả, như hữu tình, mạng, sinh, dưỡng, số thủ thú, ý sinh, Ma-nạp-bà v.v…
Những gì là tướng sai biệt của sở phân biệt? Tức uẩn giới xứ pháp.
Những gì là tướng sai biệt của pháp tính? Là trong uấn giới xứ ngã v.v… vô tính, vô ngã, hữu tính.
Lại có 4 thứ sai biệt là: tướng sai biệt, phân biệt sai biệt, y chỉ sai biệt, tương tục sai biệt.
Những gì là tướng sai biệt? Là uẩn giới xứ mỗi mỗi tự tướng sai biệt.
Những gì là phân biệt sai biệt? Là trong uẩn giới xứ nào thật hữu giả hữu, nào thế tục hữu thắng nghĩa hữu, nào có có sắc có không sắc, có trông thấy có không trông thấy, như vậy có vô lượng phân biết sai biệt như trước đã nói.
Những gì là y chỉ sai biệt? Là cho đến hữu tình y chỉ có chỗ sai biệt như vậy thì biết uẩn giới xứ cũng vậy.
Những gì là tương tục sai biệt? Là mỗi một sát-na uẩn giới xứ chuyển. Đối với tướng sai biệt thiện xảo làm sao biết được? Là biết cái sai lầm của ngã chấp. Đối với phân biệt sai biệt thiện xảo làm sao biết được? Là biết cái sai lầm của tụ tưởng. Đối với y chỉ sai biệt thiện xảo làm sao biết được? Là biết cái sai lầm của không làm mà tưởng được, tuy làm mà tưởng mất. Đối với tương tục sai biệt thiện xảo làm sao biết được? Là biết cái sai lầm của tưởng rằng đứng yên.
Lại nữa, uẩn giới xứ có 6 thứ sai biệt là: ngoại môn sai biệt, nội môn sai biệt, trường thời sai biệt, phần hạn sai biệt, tạm thời sai biệt, hiển thị sai biệt.
Những gì là ngoại môn sai biệt? Là đa phần Dục giới sai biệt. Những gì là nội môn sai biệt? Là tất cả định địa. Những gì là trường thời sai biệt? Là các dị sinh. Những gì là phần hạn sai biệt? Là các hữu học và trừ uẩn giới xứ của sát-na sau cùng, ngoài ra các vô học. Những gì là tạm thời sai biệt? Là uẩn giới xứ sát-na sau cùng của các vô học. Những gì là hiển thị sai biệt? Là chư Phật và Bồ-tát Ma-hatát đã được cứu cánh thị hiện các uẩn giới xứ.
Phẩm 2: PHẨM NHIẾP TRONG BẢN SỰ PHẦN
Thế nào là nhiếp? Lược nói nhiếp có 11 thứ là: tướng nhiếp, giới nhiếp, chủng loại nhiếp, phần vị nhiếp, bạn nhiếp, phương nhiếp, thời nhiếp, nhất phần nhiếp, cụ phần nhiếp, cánh hỗ nhiếp, thắng nghĩa nhiếp.
Những gì là tướng nhiếp? Là mỗi mỗi tự tướng của uẩn giới xứ, tức thể tự nhiếp.
Những gì là giới nhiếp? Là uẩn giới xứ có chủng tử A-lại-da thức có thể nhiếp giới kia.
Những gì là chủng loại nhiếp? Là uẩn giới xứ tướng của chúng tuy khác nhưng nghĩa của uẩn nghĩa của giới nghĩa của xứ lần hồi nhiếp lẫn nhau.
Những gì là phần vị nhiếp? Là lạc vị uẩn giới xứ tức tự tướng nhiếp. Khổ vị, bất khổ bất lạc vị cũng vậy vì phần vị như nhau.
Những gì là bạn nhiếp? Là sắc uẩn với các uẩn khác bạn với nhau, tức nhiếp trợ lẫn nhau, các uẩn giớ xứ khác cũng vậy.
Những gì là phương nhiếp? Là y như các uẩn giới xứ của phương Đông là tự tướng nhiếp, uẩn giới xứ các phương khác cũng vậy.
Những gì là thời nhiếp? Là các uẩn giới xứ của đời quá khứ là tự tướng nhiếp, các uẩn giới xứ của vị lai hiện tại cũng vậy.
Những gì là nhất phần nhiếp? Là các pháp uẩn giới xứ nhiếp là chỉ nhiếp một phần không nhiếp những phần khác. Đó gọi là nhiếp một phần.
Những gì là cụ phần nhiếp? Là các pháp uẩn giới xứ nhiếp là có thể nhiếp toàn phần. Đó gọi là cụ phần nhiếp.
Những gì là cánh hỗ nhiếp? Là sắc uẩn nhiếp bao nhiêu giới bao nhiêu xứ? Mười toàn phần, một thiểu phần. Thụ uẩn nhiếp bao nhiêu giới bao nhiêu xứ? Một thiểu phần. Giống như thụ uẩn, tưởng uẩn hành uẩn cũng vậy. Thức uẩn nhiếp bao nhiêu giới bao nhiêu xứ? Bảy giới một xứ. Nhãn giới nhiếp bao nhiêu uẩn bao nhiêu xứ? Sắc uẩn một phần ít, một xứ toàn phần. Giống như nhãn giới, nhĩ, tỹ, thiệt, thân, sắc, thanh, hương, vị, xúc giới cũng vậy. Ý giới nhiếp bao nhiêu uẩn bao nhiêu xứ? Một uẩn một xứ. Pháp giới nhiếp bao nhiêu uẩn bao nhiêu xứ? Ba uẩn toàn phần, sắc uẩn một phần ít, một xứ toàn phần. Nhãn thức giới nhiếp bao nhiêu uẩn bao nhiêu xứ? Thức uẩn ý xứ một phần ít. Giống như nhãn thức, nhĩ, tỹ, thiệt, thân, ý thức giới cũng vậy. Nhãn xứ nhiếp bao nhiêu uẩn bao nhiêu giới? Sắc uẩn một phần ít, một xứ toàn phần. Giống như nhãn xứ, nhĩ, tỹ, thiệt, thân, sắc, thanh, hương, vị, xúc xứ cũng vậy. Ý xứ nhiếp bao nhiêu uẩn bao nhiêu giới? Một uẩn, bảy giới. Pháp xứ nhiếp bao nhiêu uẩn bao nhiêu giới? Ba uẩn toàn phần, một thiểu phần, một giới toàn phần. Như vậy các pháp khác lấy tên uẩn giới xứ nói, và ngoài ra lấy tên phi uẩn giới xứ nói. Phải biết rằng thật hữu, giả hữu, thế tục hữu, thắng nghĩa hữu, sở tri, sở thức, sở đạt, có sắc, không sắc, có trông thấy, không trông thấy v.v… như trước đã nói rõ, tùy chỗ thích ứng với uẩn giới xứ mà nhiếp lẫn nhau.
Những gì là thắng nghĩa nhiếp? Là chân như nhiếp uẩn giới xứ. Đối với nhiếp được thắng lợi gì? Được đối với sở duyên lược tập thắng lợi, tùy theo các cảnh lược tụ nơi tâm. Cứ như vậy thiện căn tăng thắng.
Phẩm 3: PHẨM TƯƠNG ƯNG TRONG BẢN SỰ PHẦN
Thế nào là tương ưng? Lược nói tương ưng có 6 thứ là: bất tương ly tương ưng, hòa hợp tương ưng, tụ tập tương ưng, câu hữu tương ưng, tác sự tương ưng, và đồng hành tương ưng.
Những gì là bất tương ly tương ưng? Là tất cả những gì có phương, phần, sắc, cùng với cực vi xứ hằng không lìa nhau.
Những gì là hòa hợp tương ưng? Là cực vi trở lên tất cả những gì có phương, phần, sắc, hòa hợp lẫn nhau.
Những gì là tụ tập tương ưng? Là phương, phần, tụ sắc, lần hồi tập hội.
Những gì là câu hữu tương ưng? Là trong một thân các uẩn giới xứ đều đồng thời lưu chuyển đồng sinh trụ diệt.
Những gì là tác sự tương ưng? Là những việc làm nơi một chỗ lần hồi nhiếp lẫn nhau, như 2 Bí-sô làm việc ở một chỗ nhiếp lẫn nhau.
Những gì là đồng hành tương ưng? Là tâm tâm sở ở nơi một sở duyên lần hồi đồng hành. Tương ưng của đồng hành này lại có nhiều nghĩa. Nghĩa là tương ưng với tính khác không phải tính mình, tương ưng với không mâu thuẫn chứ không phải mâu thuẫn, tương ưng với đồng thời chứ không phải khác thời, tương ưng với giới địa đồng phần chứ không phải giới địa khác phần.
Lại có đồng hành tương ưng với tất cả biến hành. Là thụ tưởng tư xúc tác ý thức. Lại có đồng hành tương ưng với nhiễm ô biến hành. Là 4 thứ phiền não nơi nhiễm ô ý. Lại có đồng hành tương ưng với không phải tất cả mọi thời. Là y chỉ tâm, hoặc có khi khởi các thiện pháp như tín v.v… , hoặc có khi khởi phiền não tùy phiền não pháp như tham v.v… Lại có đồng hành tương ưng với phần vị. Nghĩa là cùng với các pháp tương ưng lạc thụ, tương ưng khổ thụ, bất khổ bất lạc thụ. Lại có đồng hành tương ưng với vô gián. Nghĩa là ở hữu tâm vị. Lại có đồng hành tương ưng với hữu gián. Nghĩa là vô tâm định làm gián đoạn. Lại có đồng hành tương ưng với ngoại môn. Nghĩa là phần nhiều tâm tâm sở thuộc Dục giới hệ. Lại có đồng hành tương ưng với nội môn. Nghĩa là tâm tâm sở các định địa. Lại có đồng hành tương ưng với đã từng tập. Nghĩa là tâm tâm sở của các dị sinh và một phần tâm tâm sở của các hữu học. Lại có đồng hành tương ưng với chưa từng tập. Nghĩa là các tâm tâm sở xuất thế gian, và các tâm tâm sở của sơ hậu thời xuất thế hậu sở đắc.
Đối với tương ưng thiện xảo được thắng lợi gì? Có thể liễu ngộ tốt chỉ y chỉ tâm, có nghĩa tương ưng không tương ưng với các pháp nhiễm tịnh của thụ tưởng v.v… Do sự liễu ngộ này có thể xả bỏ chấp ngã, xả bỏ các chấp trước nhiễm tịnh của năng tưởng, năng tư, năng niệm. Lại có thể khéo léo mau chóng nhập vô ngã.
Phẩm 4: PHẨM THÀNH TỰU TRONG BẢN SỰ PHẦN
Thế nào là thành tựu? Là tướng thành tựu như trước đã nói. Sai biệt này có 3 thứ là: chủng tử thành tựu, tự tại thành tựu, hiện hành thành tựu.
Những gì là chủng tử thành tựu? Nghĩa là nếu sinh Dục giới, Dục, Sắc, Vô sắc giới hệ phiền não tùy phiền não do chủng tử thành tựu nên thành tựu và sinh được thiện. Nếu sinh Sắc giới, Dục giới hệ phiền não tùy phiền não do chủng tử thành tựu nên thành tựu, cũng gọi bất thành tựu. Sắc, Vô sắc giới hệ phiền não tùy phiền não do chủng tử thành tựu nên thành tựu và sinh được thiện. Nếu sinh Vô sắc giới, Dục, Sắc giới hệ phiền não tùy phiền não do chủng tử thành tựu nên thành tựu cũng gọi bất thành tựu. Vô sắc giới hệ phiền não tùy phiền não do chủng tử thành tựu nên thành tựu và sinh được thiện. Nếu đã được 3 cõi đối trị đạo, tùy phẩm loại như vậy như vậy đối trị đã sinh, như vậy như vậy phẩm loại do chủng tử thành tựu được bất thành tựu, tùy như vậy như vậy phẩm loại đối trị chưa sinh, như vậy như vậy phẩm loại do chủng tử thành tựu nên thành tựu.
Những gì là tự tại thành tựu? Là các thiện pháp gia hành. Như thế, xuất thế, tĩnh lự, giải thoát, Tam-ma-địa, Tam-ma-bát-để v.v…, công đức và một phần pháp vô ký do tự tại thành tựu nên thành tựu.
Những gì là hiện hành thành tựu? Là các pháp uẩn giới xứ tùy chỗ hiện tiền hoặc thiện hoặc bất thiện hoặc vô ký. Chúng do hiện hành thành tựu nên thành tựu. Nếu đã đoạn thiện thì các thiện pháp do chủng tử thành tựu nên thành tựu, cũng gọi bất thành tựu. Nếu chẳng phải pháp Niết-bàn, Nhất-xiển-để-ca, cứu cánh thành tựu các pháp tạp nhiễm do thiếu nhân giải thoát cũng gọi là A-điên-để-ca. Nếu chúng giải thoát được nhân rốt cuộc là bất thành tựu.
Đối với thành tựu thiện xảo được thắng lợi gì? Có thể hiễu rõ các pháp tăng giảm. Biết tăng giảm nên đối với đời lìa tưởng quyết định hưng suy, cho đến có thể đoạn ái, nhuế.
Phẩm 1 – 1: PHẨM ĐẾ TRONG QUYẾT TRẠCH PHẦN
Thế nào là quyết trạch? Lược nói quyết trạch có 4 thứ là: đế quyết trạch, pháp quyết trạch, đắc quyết trạch, luận nghị quyết trạch.
Thế nào là đế quyết trạch? Là 4 Thánh đế: khổ đế, tập đế, diệt đế, đạo đế. Thế nào là khổ đế? Là hữu tình sinh và sinh sở y xứ.
Những gì là hữu tình sinh, tức hữu tình thế gian? Nghĩa là các hữu tình sinh trong các cõi Na-lạc-ca, bàng sinh, ngạ quỷ, người, trời. Người thì có phương Đông là Tì-đề-ha, phương Tây là Cù-đàni, phương Nam là châu Thiệm-bộ, Bắc là châu Câu-lô. Trời thì có trời 4 Đại vương chúng, trời Ba mươi ba, trời Dạ-ma, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc biến hóa, trời Tha hóa tự tại, trời Phạm chúng, trời Phạm phụ, trời Đại Phạm, trời Thiểu quang, trời Vô lượng quang, trời Cực quang tịnh, trời Thiểu tịnh, trời Vô lượng tịnh, trời Biến tịnh, trời Vô vân, trời Phúc sinh, trời Quảng quả, trời Vô tưởng hữu tình, trời Vô phiền, trời Vô nhiệt, trời Thiện hiện, trời Hiện kiến, trời Sắc cứu cánh, trời Vô biên không xứ, trời Vô biên thức xứ, trời Vô sở hữu xứ, trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
Những gì là sinh sở y xứ, tức khí thế gian? Nghĩa là thủy luân dựa vào phong luân, địa luân dựa vào thủy luân. Dựa vào địa luân này có núi Tô-mê-lô, núi Thất kim sơn, 4 đại châu, 8 tiểu châu, biển nội hải biển ngoại hải. Bốn tầng ngoài núi Tô-mê-lô là trời 4 Đại vương chúng. Trời Ba mươi ba ở riêng nơi cung điện hư không ngoài Luân vi sơn. Các trời Dạ-ma, trời Đổ-sử-đa, trời Hóa lạc, trời Tha hóa tự tại và trời Sắc giới ở riêng. Các A-tố-lạc ở riêng, và các Nalạc-ca ở riêng. Đó là Na-lạc-ca nóng, Na-lạc-ca lạnh, Na-lạc-ca cô độc, và một phần bàng sinh, ngạ quỷ ở riêng. Cho đến một mặt trời một mặt trăng, nơi phương xứ ánh sáng chiếu khắp là một thế giới. Như vậy trong một ngàn thế giới có một ngàn mặt trời một ngàn mặt trăng một ngàn Tô-mê-lô sơn vương một ngàn 4 Đại châu một ngàn 4 chúng trời Đại vương một ngàn trời Ba mươi ba một ngàn trời Dạma một ngàn trời Đổ-sử-đa một ngàn trời Lạc biến hóa một ngàn trời Tha hóa tự tại một ngàn trời Phạm thế. Như vậy gọi chung là một Tiểu thiên thế giới. Một ngàn Tiểu thiên thế giới gọi chung là đệ nhị Trung thiên thế giới. Một ngàn Trung thiên thế giới gọi chung là đệ tam Đại thiên thế giới. Như vậy 3 ngàn Đại thiên thế giới có chung núi Đại luân vi sơn bao vây chung quanh. Lại nữa 3 ngàn Đại thiên thế giới này đồng hoại đồng thành. Ví như trời mưa không ngớt, như trục bánh xe quay không gián đoạn từ trên không xuống. Như vậy phương Đông vô lượng thế giới không gián đoạn hoặc có thế giới sắp hoại hoặc có thế giới sẽ thành, hoặc đang hoại hoặc hoại rồi trụ, hoặc đang thành hoặc thành rồi trụ. Giống như phương Đông, cho đến tất cả 10 phương cũng vậy. Nào hữu tình thế gian, nào khí thế gian do nghiệp lực phiền não sinh ra, do nghiệp phiền não tăng thượng khởi lên gọi chung là khổ đế.
Lại có thế giới thanh tịnh, không phải ở trong khổ đế, không do nghiệp lực phiền não sinh ra, không phải do nghiệp phiền não tăng thượng khởi lên, mà do đại nguyện thanh tịnh thiện căn tăng thượng dẫn khởi. Sở sinh xứ này là không thể nghĩ bàn, chỉ có Phật biết, đây còn không phải cảnh giới tĩnh lự của những bậc đã được tĩnh lự, huống nữa là tư duy của con người.
Lại nữa tướng khổ có 8 thứ khác nhau là: sinh khổ, già khổ, bệnh khổ, chết khổ, oán ghét gặp nhau khổ, thương yêu xa lìa khổ, cầu không được khổ, tất cả 5 thủ uẩn khổ.
Do gì sinh khổ? Do các khổ bức bách, các khổ dựa vào. Do gì gì khổ? Do thời phần biến hoại nên khổ. Do gì bệnh khổ? Do đại chủng biến đổi nên khổ. Do gì chết khổ? Do thọ mạng biến hoại nên khổ. Do gì oán ghét gặp nhau khổ? Do hội họp sinh khổ. Do gì thương yêu xa lìa khổ? Do biệt ly sinh khổ. Do gì cầu không đươc khổ? Do hy vọng mà không đem lại kết quả nên khổ. Do gì 5 thủ uẩn khổ? Vì thô trọng nên khổ. Như vậy 8 thứ đại lược gồm làm 6 là: bức bách khổ, chuyển biến khổ, hội hợp khổ, biệt ly khổ, cầu mong không được khổ, thô nặng khổ. Như vậy 6 thứ mở rộng thành 8. Hoặc 6 hoặc 8 đều như nhau, như nói 3 khổ. Trong đây 8 khổ là 3 gồm 8 hay 8 gồm trong 3? Chúng bao gồm lẫn nhau. Như nói sinh khổ già khổ bệnh khổ chết khổ oán ghét gặp nhau khổ có thể hiển thị khổ khổ. Thương yêu xa lìa khổ cầu không được khổ có thể hiển thị hoại khổ. Lược gồm tất cả 5 thủ uẩn khổ có thể hiển thị hành khổ. Như nói 2 khổ, là thế tục đế khổ, thắng nghĩa đế khổ. Những gì là thế tục đế khổ? Những gì là thắng nghĩa đế khổ? Nghĩa là sinh khổ cho đến cầu không được khổ là thế tục đế khổ. Lược gồm tất cả 5 thủ uẩn khổ là thắng nghĩa đế khổ.
Thế nào là tướng chung của khổ đế? Là tướng vô thường, tướng khổ, tướng không, tướng vô ngã. Những gì là tướng vô thường? Lược có 12 là: tướng phi hữu, tướng hoại diệt, tướng biến đổi, tướng biệt ly, tướng hiện tiền, tướng pháp nhĩ, tướng sát-na, tướng liên tục, tướng bệnh v.v…, tướng các thứ tâm hành chuyển, tướng tư sản hưng suy, tướng khí thế thành hoại.
Những gì là tướng phi hữu? Là uẩn giới xứ trong mọi thời tính ngã ngã sở thường phi hữu. Những gì là tướng hoại diệt? Là các hành sinh rồi liền diệt, tạm có rồi hoàn không. Những gì là tướng biến đổi? Là các hành sinh do không tương tự liên tục chuyển. Những gì là tướng biệt ly? Là trong các hành mất sức tăng thượng. Hoặc người khác giữ lấy làm của mình. Những gì là tướng hiện tiền? Là chính ở trong vô thường, do nhân theo đuổi nay thụ vô thường. Những gì là tướng pháp nhĩ? Là đương lai vô thường, do nhân theo đuổi chắc sẽ thụ. Những gì là tướng sát-na? Là các hành sát-na sau ắt không dừng lại. Những gì là tướng liên tục? Là từ thời vô thủy đến nay các hành sinh diệt liên tục không dứt.
Những gì là tướng bệnh v.v…? Là 4 đại, thời phần, thọ mạng biến đổi. Những gì là tướng các tâm hành chuyển? Là trong một lúc có tâm tham khởi, hoặc trong một lúc khởi tâm lìa tham. Như vậy có sân lìa sân, có si lìa si, hoặc hợp hoặc tan, hoặc hạ liệt hoặc cao cử, hoặc trạo cử hoặc lìa trạo cử, hoặc không tịch tĩnh hoặc tịch tĩnh, hoặc định không định, những thứ như vậy là tâm hành lưu chuyển.
Những gì là tướng tư sản hưng suy? Nghĩa là các hưng thiện chung quy thành suy biến. Những gì là tướng khí thế thành hoại? Là thủy hỏa phong 3 thứ thành hoại có 3 tai nạn. Đỉnh là đệ nhị đệ tam đệ tứ tĩnh lự. Các cung điện ngoài đệ tứ tĩnh lự tuy không có thành hoại tai nạn bên ngoài nhưng chư thiên kia cùng với cung điện v.v… đều cùng sinh cùng diệt nên nói có thành hoại. Lại có 3 thứ trung kiếp, như là đói kém, dịch bệnh, giặc giã. Kiếp tiểu tam tai này đến cứu cánh vị mới xuất hiện. Nghĩa là thế giới thành xong, một trung kiếp ban đầu chỉ có giảm, một trung kiếp sau chỉ có tăng, 18 trung kiếp có tăng có giảm, 20 trung kiếp thế giới hoại, 20 trung kiếp thế giới hoại đã trụ, 20 trung kiếp thế giới thành, 20 trung kiếp thế giới thành đã trụ. Hợp 80 trung kiếp này là một đại kiếp. Do kiếp số này hiển thị thọ lượng chư thiên Sắc , Vô sắc giới. Như nói thọ hết phúc hết nghiệp hết các hữu tình kia từ nơi kia chết. Thế nào là thọ hết? Là khi chết. Thế nào là phúc hết? Là chẳng phải khi chết tức chẳng phải phúc chết bởi hữu tình kia tham đắm mùi vị củ định, phúc lực giảm hết nhân đó mạng chung. Thế nào là nghiệp hết? Là thuận sinh thụ nghiệp thuận hậu thụ nghiệp đều hết nên chết.
Những gì là tướng khổ? Là 3 khổ hoặc 8 khổ hoặc 6 khổ rộng như đã nói ở trước gọi là tướng khổ. Vì sao kinh nói nếu vô thường là tướng khổ ư? Do 2 phần có thể rõ vô thường là duyên tướng khổ. Nghĩa là sinh phần vô thường là duyên có thể biết được tính khổ khổ. Diệt phần vô thường là duyên có thể biết được tính hoại khổ. Cả 2 phần vô thường là duyên có thể biết được tính hành khổ. Tức dựa vào nghĩa này Bạc-già-phạm nói: Các hành vô thường các hành biến hoại. Lại dựa vào nghĩa này nói: Ta nói các thụ đều là khổ. Lại nữa, ở trong 2 pháp sinh diệt các hành theo đó có sinh v.v…8 khổ. Tính của nó có thể biết được. Cho nên Phật nói: Nếu vô thường tức là khổ. Lại nữa ở trong các hành vô thường có sinh v.v… các khổ có thể biết là Như Lai dựa vào mật ý này mà nói do vô thường nên khổ chứ không phải tất cả hành.
Những gì là tướng không? Nghĩa là nếu ở nơi đó cái này là phi hữu, do lý này chính quán là không. Nếu ở nơi đó những cái khác là hữu, do lý này biết như thật hữu. Đó gọi là khéo nhập vào tính không. Biết như thật là nghĩa không điên đảo. Ở nơi nào cái gì là phi hữu? Ở nơi uẩn giới xứ pháp thường hằng ngưng trụ không biến hoại, ngã ngã sở v.v… là phi hữu. Do lý này chúng đều là không. Ở nơi nào những gì là hữu? Tức tính vô ngã nơi đó. Cái ngã vô tính cái ngã hữu tính này gọi là tính không. Cho nên Bạc-già-phạm mật ý nói: Hữu như thật biết là hữu, vô như thật biết là vô. Lại nữa có 3 thứ tính không là: tự tính không tính, như tính không tính, chân tính không tính. Cái đầu tiên quán dựa vào biến kế sở chấp tự tính. Thứ hai quán dựa vào y tha khởi tự tính. Thứ ba quán dựa vào viên thành thật tự tính.
Những gì là tướng vô ngã? Nghĩa là như những nhà ngã luận lập ngã tướng uẩn giới xứ không phải tướng này, bởi uẩn giới xứ không có ngã tướng nên gọi là tướng vô ngã. Cho nên Bạc-già-phạm mật ý nói: Tất cả pháp đều không có ngã. Như Thế Tôn nói: Đây tất cả chẳng phải ngã sở, đây chẳng phải ngã xứ, đây chẳng phải ngã của ngã. Đối với nghĩa như vậy nên lấy chính tuệ quán sát như thật.
Nói thế là nghĩa thế nào? Nghĩa là đối với ngoại sự mật ý nói đây tất cả chẳng phải ngã sở bởi đối với ngoại sự chỉ chấp tướng của ngã sở. Cho nên chỉ khiển trừ ngã sở. Đối với nội sự thì chấp cả tướng của ngã và ngã sở. Cho nên khiển trừ cả hai ngã và ngã sở.
Trước nói vô thường đều là tướng của sát-na, điều này làm sao biết được? Nếu như tâm tâm sở là tướng của sát-na thì phải biết sắc v.v… cũng là tướng của sát-na. Do tâm chấp thụ, an nguy cùng với tâm, tùy tâm chuyển biến, là sở y của tâm, tâm tăng thượng sinh, tâm tự tại chuyển. Lại nữa ở nơi vị sau cùng có thể biến hoại cho nên sinh rồi không đợi duyên tự nhiên diệt hoại. Cho nên phải quán sắc v.v… cũng mỗi niệm mỗi niệm diệt.
Như Thế Tôn nói: Các sở hữu sắc tất cả hoặc là 4 đại chủng, hoặc do 4 đại chủng tạo ra. Đây dựa vào ý gì nói? Dựa vào ý dung hữu. Nói cùng ở một chỗ, dựa vào đó mà có là tạo nghĩa. Nếu tụ ở đây có thể được đại chủng thì phải biết tụ này chỉ có đại chủng này mà thôi chứ không gì khác. Có tụ chỉ có một đại chủng, có tụ có hai đại chủng, hoặc có tụ có đến tất cả đại chủng. Sở tạo sắc cũng vậy. Nếu ở tụ này có thể có được những sở tạo sắc này, thì phải biết tụ này chỉ có những cái này chứ không gì khác. Hoặc có tụ chỉ có một sở tạo sắc, hoặc hai sở tạo sắc, hoặc cho đến có nhiều sở tạo sắc tùy theo thích hợp.
Lại nói thô tụ sắc là cực vi tập họp làm thành. Phải biết trong đó cực vi là vô thể. Chỉ do giác tuệ phân tích dần dần phần vi tế tổn giảm cho đến ranh giới còn có thể phân tích được và lấy ranh giới đó thiết lập cực vi để khiển trừ ý tưởng hợp làm một, và để ngộ nhập các sở hữu sắc là phi chân thật.
Lại nữa khổ pháp, lược có 8 thứ sai biệt là: quảng đại bất tịch tĩnh khổ, tịch tĩnh khổ, tịch tĩnh bất tịch tĩnh khổ, trung bất tịch tĩnh khổ, vi bạc bất tịch tĩnh khổ, vi bạc tịch tĩnh khổ, cực vi bạc tịch tĩnh khổ, phi khổ tự khổ trụ đại tịch tĩnh.
Thế nào là quảng đại bất tịch tĩnh khổ? Đó là những người sinh Dục giới chưa từng tích tập thiện căn.
Thế nào là tịch tĩnh khổ? Tức là những người ở đây đã sinh thiện căn thuận giải thoát phần.
Thế nào là tịch tĩnh bất tịch tĩnh khổ? Là những người đã trồng thiện căn ly dục thế gian đạo.
Thế nào là trung bất tịch tĩnh khổ? Là những người sinh Sắc giới viễn ly thuận giải thoát phần.
Thế nào là vi bạc tịch tĩnh khổ? Là những người hữu học. Thế nào là cực vi bạc tịch tĩnh khổ? Là các vô học mạng căn trụ duyên 6 xứ. Thế nào là phi khổ tự khổ trụ đại tịch tĩnh? Là đã được cứu cánh Bồ-tát Ma-ha-tát v.v… thừa đại bi nguyện lực nên sinh trong các hữu.
Lại nữa, trước nói tử khổ, tử có 3 thứ là: thiện tâm tử, bất thiện tâm tử, vô ký tâm tử.
Thiện tâm tử, là tâm sáng suốt nhạy bén trong hiện hành vị, hoặc do sức tự thiện căn duy trì, hoặc do người khác dẫn nhiếp nên phát khởi thiện tâm đến mạng chung vị. Bất thiện tâm tử, cũng là tâm sáng suốt nhạy bén, hoặc do sức của tự bất thiện căn duy trì, hoặc do người khác dẫn nhiếp khởi bất thiện tâm đến mạng chung vị. Vô ký tâm tử, là hoặc ở nơi tâm sáng suốt nhạy bén của hiện hành vị, hoặc ở nơi tâm không sáng suốt nhạy bén của hiện hành vị, hoặc do thiếu hai duyên, hoặc do gia hành không có công năng khởi vô ký tâm đến mạng chung vị.
Người tu tịnh hạnh khi lâm chung, thân lạnh từ dưới trước, người không tịnh hạnh khi lâm chung thân lạnh từ trên trước. Người không tịnh hạnh khi sinh thân trung hữu tướng hiện như con cừu màu đen hoặc âm u như đêm tối. Người tu tịnh hạnh khi sinh thân trung hữu tướng hiển hiện như ánh sáng trắng, hoặc như đêm trong trẻo.
Lại nữa thân trung hữu này chính thụ sinh vị tại Dục, Sắc giới cũng từ Vô sắc giới mạng chung hậu vị, cũng gọi là ý sinh, Kiện-đạtphược v.v… trụ lâu nhất là 7 ngày hoặc giữa chừng thì yểu hoặc có khi di chuyển.
Trong khi trụ trung hữu cũng có thể chứa nhóm các nghiệp.
Trước tiên do sức quán tập dẫn nhiếp các thiện v.v… tư duy hiện hành, lại có thể trong thấy hữu tình đồng loại, lại nữa hình dạng thân trung hữu tương tự nơi sẽ sinh, lại nữa thân trung hữu này sẽ đến không trở ngại nhanh chóng như đủ thần thông qua lại, nhưng ở nơi sinh thì có hạn chế trở ngại. Lại nữa thân trung hữu này ở nơi sinh như cái cân 2 đầu cao thấp khi chết nơi đây sinh nơi kia cũng vậy. Trong khi ở trong thân trung hữu nơi sinh xứ phát khởi tham ái cũng dùng các phiền não khác làm trợ duyên, thân trung hữu này cùng diệt với tham, thân Yết-la-lam cùng sinh với thức. Đây chỉ có dị thục. Từ đây về sau căn dần dần sinh trưởng, như nói trong duyên khởi. Trong 4 loài sinh hoặc thụ sinh trứng, hoặc thụ sinh thai, hoặc thụ sinh nơi ẩm ướt, hoặc hóa sinh.
HẾT QUYỂN 3