SỐNG ĐẠO GIỮA ĐỜI THƯỜNG
Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm
Việt dịch: Thích Nữ Viên Thắng

16. Nhìn chính trị theo Phật pháp

Cá nhân tôi rất chú trọng quyền bỏ phiếu bầu cử chính trị; lại không muốn lấy lực lượng của tôi và danh nghĩa đoàn thể để được ảnh hưởng; hoặc sai khiến người khác.

Mỗi dịp thời gian bầu cử đến, có rất nhiều người được ứng cử, người được tuyển cũng rất hi vọng được sự đồng ý, hoặc tiến cử của đoàn thể Phật giáo. Nhưng dân chúng quan tâm chính trị, cũng thường tranh luận nhau để hiểu cách nghĩ và cách làm của đoàn thể Phật giáo.

Trên sự thật, tôi không cần nói đệ tử Phật giáo mà tất cả mọi người đều không thể tách khỏi chính trị. Nói về chính trị có thể chia hai nghĩa rộng và hẹp:

1. Chính trị nghĩa rộng: Chỉ cho công việc quản lí mọi người; cho dù quản lí việc nhà cũng là chính trị. Tất cả địa phương có người đều cần quản lí đều có chính trị. Điều kiện trước tiên ở đây, đệ tử Phật giáo đương nhiên cũng cần chính trị.

2. Chính trị theo nghĩa hẹp: Chỉ cho cán bộ đảm nhiệm công việc thuộc cơ quan chính trị, đại diện cho nhân dân. Nếu đệ tử Phật giáo không tham gia chính trị thì không có chỗ đứng, cũng không có cơ hội để bày tỏ ý nguyện của mình; như thế, sẽ bị xã hội quên lãng. Vì thế, tôi tán thành cá nhân tham gia hoạt động chính trị.

Nhưng nói theo đoàn thể, nếu tính chất tôn chỉ và hạng mục công việc thì không nên lấy chính trị để thiết lập làm mục đích. Nếu ban đầu chúng ta vận động tham gia chính trị thì sẽ quên đi thiết lập đoàn thể, giống như tôi đã lãnh đạo đoàn thể là vì thúc đẩy ‘nâng cao phẩm chất của mọi người, xây dựng Tịnh độ ở nhân gian’ làm quan niệm. Một khi phương hướng sai lệch thì đoàn thể đứng trước nguy cơ tan rã.

Do đó, cá nhân tôi rất chú trọng quyền bỏ phiếu bầu cử chính trị; lại không muốn lấy lực lượng của tôi và danh nghĩa đoàn thể để được ảnh hưởng; hoặc sai khiến người khác.

Nói tóm lại, tôi ủng hộ cá nhân tham gia chính trị, nhưng không chấp nhận lấy danh nghĩa đoàn thể của chúng tôi để lao vào vận động chính trị.