SỐNG ĐẠO GIỮA ĐỜI THƯỜNG
Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm
Việt dịch: Thích Nữ Viên Thắng

15. Giáo dục và tu thiền

Ở đời không có người xấu, chỉ do người làm việc xấu; đứng trên lập trường giáo dục, chúng ta phải có tấm lòng mới đúng. Chúng ta phải ứng dụng từ bi và trí tuệ để đối diện hiện tượng xã hội ngày nay thì không còn cảm thấy tuyệt vọng và bất lực như thế.

Xã hội thay đổi liên tục, sự kiện thanh thiếu niên liên quan đến bạo lực càng ngày càng nhiều, tỉ lệ phạm tội cũng ngày càng tăng nhiều, nên có rất nhiều thầy giáo và nhân viên giáo dục đang xử lí học sinh vướng phải các sự kiện bạo lực, họ thường cảm thấy thất bại và cảm thấy bất lực, vì có vụ rất tàn ác.

Ở Pháp Cổ Sơn có rất nhiều tín chúng làm nghề giáo viên. Họ cũng thường hỏi tôi: “Thưa Thầy! Chúng con làm thế nào đây! Thầy có biện pháp nào đạt được hiệu quả nhanh chóng, có thể cải thiện được tình huống này không?” Họ cũng muốn đem pháp tu thiền phổ biến trong nhà trường để hướng dẫn cho các em học sinh có hành vi sai lệch nào đó; thậm chí ứng dụng Phật pháp để dạy học, giúp đỡ nhà trường giáo dục, phát huy đạt được hiệu quả cao nhất.

Tôi có nói hai câu: “Dùng từ bi để quán tâm người khác, dùng trí tuệ để chăm sóc mình.” Chúng ta dùng từ bi để xử trí với người, đối xử với người; dùng trí tuệ để giải quyết công việc, liên quan với công việc. Ở đời không có người xấu, chỉ do người làm việc xấu; đứng trên lập trường giáo dục, chúng ta phải có tấm lòng mới đúng. Chúng ta phải ứng dụng từ bi và trí tuệ để đối diện hiện tượng xã hội ngày nay thì không còn cảm thấy tuyệt vọng và bất lực như thế. Vả lại, cả xã hội là thay đổi nhiều thực thể, nguyên nhân hình thành nếp sống xã hội cũng là rắc rối, phức tạp; chẳng phải chỉ riêng phương diện nhà trường mới chỉ dạy được, cũng chẳng phải một trường học, hoặc một vùng mà cải thiện được. Vì thế, cách làm tích cực phải là cải thiện nếp sống xã hội, sáng lập nếp sống xã hội mới, thúc đẩy nếp sống xã hội.

Đầu tiên, cải thiện tâm người, tính người; từ điều này mà dần dần mở rộng toàn diện; từ tạm thời đi đến lâu dài. Lại bắt đầu làm từ tôn giáo và bản thân người làm công tác giáo dục, nên kêu gọi mọi người dần dần mở rộng môi trường làm việc, cho đến toàn bộ xã hội. Nếu như chúng ta chỉ là đau đầu chữa đầu, đau chân chữa chân thì chỉ chữa được phần ngọn, không thể chữa trị tận gốc.

Chính tôi được biết, hiện nay ở Đài Bắc có vài trường Trung học và Cao đẳng dạy học sinh tu thiền, đạt được hiệu quả rất tốt. Nhưng là đang thúc đẩy, trước phải giúp các em thể nhận được giá trị quan niệm và hạnh phúc an lạc thì mới có hiệu quả chân thật. Bằng không thì chỉ là hành trì làm ở bề ngoài, còn bên trong tâm linh không có cảm nhận an lạc. Một khi, các em rời khỏi cổng trường, quan niệm tu thiền đã học được chắc sẽ không còn gì, vấn đề trước đây sẽ xảy ra.

Giáo dục là một công việc mang tính toàn diện, cần sự thúc đẩy chung của mọi người trong thời gian dài, nên rất khó đạt được hiệu quả nhanh chóng. Do đó, chúng ta phải có chuẩn bị tâm lí trăm năm trồng người, và chúng ta muốn đẩy mạnh tu thiền, cũng không phải chỉ khi đang tu thiền; hoặc khi gần gũi vị thầy mới thực hành; bằng không thì nếp sống sau này lại không còn. Rốt cuộc vẫn phải dựa vào mọi người cùng nỗ lực trong thời gian dài.