Giao Tiếp Bằng Trái Tim
Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm

QUAN TÂM VÀ CỐNG HIẾN

KẾT THÀNH MỐI THIỆN DUYÊN CHÂN CHÍNH

Phật giáo có nói về “kết duyên”, ý muốn nói giữa con người với nhau cân có sự ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau bước trên con đường lương thiện, quang minh. Vì vậy “rộng kết duyên lành” thực chất chính là “phổ độ chúng sinh”. Tuy nhiên, chúng ta nên dùng cách nào để kết duyên cùng với người khác? Bất luận đó là sự viện trợ v’ê vật chất hay sự quan tâm về tinh thân, chỉ cần không rời xa tinh thần Phật pháp, đó chính là cách để kết duyên cùng với chúng sinh.

Thông thường mọi người dùng vật chất để kết duyên cùng người khác, nhưng nếu hiểu Phật pháp, có thể dùng Phật pháp để giúp đỡ mọi người, khuyên bảo và khích lệ họ, hi vọng sau này họ sẽ dùng Phật pháp để giúp đỡ chính họ, đó mới là sự giúp đỡ tốt nhất. Bởi vì, nếu chỉ dựa vào sự giúp đỡ của người khác, bất luận giúp đỡ nhiều bao nhiêu, lớn đến đâu cũng không đáng tin cậy, không lâu dài, giống như khi mắc bệnh chỉ biết liên tục đi tìm bác sỹ mà không biết điều chỉnh thói quen xãu trong cuộc sống của mình, thì không thể khỏi bệnh hoàn toàn được.

Nếu có thể dùng Phật pháp để giải quyết, không chỉ là những tiêu chí chữa bệnh, cũng có thể trị được tận gốc. Dùng Phật pháp để giải quyết vấn đề tâm lý, đó chính là cách tốt nhất và triệt để nhất. Vì vậy, dùng Phật pháp để giúp đỡ người khác, đó là cách kết duyên tốt nhất.

Tuy nhiên, kết duyên cũng phân biệt giữa tịnh duyên và chướng duyên, chúng ta nên dùng thái độ như thế nào để kết duyên với người khác, dùng trái tim thanh tịnh để kết thành duyên gọi là duyên thanh tịnh, lãy trái tim dơ bằn kết thành duyên gọi là duyên dơ bẩn (chướng duyên). Gọi là trái tim dơ bần, chính là nội tâm mình có những mục đích, mong ngóng người khác có thể báo đáp cho mình, mối duyên này khiến cho cả hai đều thấy mệt mỏi, phiền muộn, cuối cùng có thể trở thành duyên ác, cả hai nảy sinh những thù hận, với mối duyên như vậy tốt nhãt là không nên kết.

Kết duyên trong tín ngưỡng dân gian, cũng có những quan niệm đúng mà lại không hoàn toàn đúng.

Ví dụ, quan niệm về “liễu duyên”, đặc biệt quan niệm “bảy đời vợ chồng”, cho rằng nam nữ khi qua đời kết thành mối nhân duyên sâu đậm, nếu như đôi vợ chồng này không có đủ bảy đời với nhau, duyên phận của hai người không thể bị chia cắt.

Thực chất đây không phải là quan niệm đúng theo tinh thân Phật pháp, bởi mối liên hệ nhân quả, nhân duyên giữa con người với nhau là điều không thể hiểu được.

Mặc dù mối quan hệ của hai người ban đâu có thể mờ nhạt, do rất nhiều nguyên nhân, có thể tiếp tục trở nên ngày càng sâu đậm, giống như cây mây và sợi tơ buộc lại với nhau, chỉ cần dùng lực sẽ khiến chúng càng buộc càng chặt, càng buộc càng rối, không có đàu có cuối. Nhân duyên, nhân quả là chuỗi liên tục không ngừng, hơn nữa cũng không phải là cái bất biến, vì vậy quan niệm về “liễu duyên” phải mà lại không phải, “bảy đời vợ chồng” cũng chỉ là sự tưởng tượng trong tiểu thuyết mà thôi.

Ngoài ra, dân gian còn có cách nói “hoàn nguyện” cho rằng các vị thằn thánh trong chùa có thể đạt đến trình độ có thể đáp ứng được mọi nguyện vọng của chúng sinh nên chúng ta cân phải hi sinh hoặc cúng tế để hoàn nguyện, tính chất của việc báo đáp như vậy đi ngược lại với quan
niệm của Phật pháp. Phật pháp đối với việc cứu độ chúng sinh là vô điều kiện. Ví dụ: tôi dùng Phật pháp để giúp đỡ người khác không cân điều kiện gì, không bởi vì có một số người cúng cho tôi rất nhiều đô, tôi sẽ đối xử tốt với người đó, đối với cá nhân tôi, người khác đối với tôi tốt thì tôi sẽ tốt với họ, đối với tôi không tốt thì thôi, tôi không để họ ở trong lòng, chỉ càn là người chãp nhận Phật pháp, tôi sẽ dùng hết khả năng của mình để giúp đỡ họ. Vì vậy Phật pháp không bàn về “liễu duyên” bất tịnh, cũng không nói “hoàn duyên” cằn báo đáp, cằn hiểu rõ v’ê “kết duyên” trong Phật giáo mới thực sự kết thành mối thiện duyên rộng lớn.

KHÔNG TỰ GÂY CHƯỚNG NGẠI

Quan niệm “nghiệp” trong Phật giáo chỉ tất cả những hành vi cử chỉ, được thể hiện thông qua hoặc là ngôn ngữ hoặc là suy nghĩ hoặc là hành động, bởi vậy chúng ta khởi tâm suy nghĩ điều khiển cơ thể hoạt động như giơ tay giơ chân đều được xem là chúng ta đang tạo nghiệp.

Con người không thể không tạo nghiệp, nhưng có thể ngăn chặn bản thân mình không tạo thêm nghiệp chướng1, bởi nghiệp chướng sẽ tạo chướng ngại đối với những việc vốn có mà mình nên làm, những ý định mà mình đang nghĩ, những lời mình nên nói, khiến cho con người tiến thoái lưỡng nan.

Gọi “tạo chướng ngại” chỉ hành vi, lời nói, ý nghĩ của mình khiến cho người khác buồn phiền, gây khó khăn cho chính mình; cũng có thể nói, do nguyên nhân của chính bạn mà tạo ra những tổn thất về thời gian, năng lực, tài sản của mình, từ đó khiến cho công việc không được tiến hành thuận lợi, đó chính là chướng ngại.

Hơn nữa khi bạn gây ra những tổn thăt, làm hại người khác, họ sẽ đòi lại công bằng, yêu câu phải bồi thường, họ giống như “chủ nợ” của bạn và bạn chính là người vay nợ. Nếu như bạn có nhiều lỗi với mọi người, lại thường xuyên làm hại nhiều người, như vậy, bản thân bạn sẽ thường xuyên gặp phải chướng ngại, những thứ đó đều là nghiệp chướng.

Làm thế nào để không tạo nghiệp chướng, tránh nhận báo chướng?l. Chỉ càn suy nghĩ, hành động của chúng ta đều mang lại lợi ích cho người, cho mình sẽ không thì bạn sẽ không tạo nghiệp chướng và nhận báo chướng nữa.

Tuy nhiên chúng ta thường rất ích kỉ, hẹp hòi, chỉ nghĩ đến lợi ích của mình, không quan tâm đến người khác. Hẹp hòi ích kỉ của cái tôi nhỏ bé thực chất là sự ngu xuẩn, thậm chí còn cho rằng khi người khác tổn thất thì cái lợi kia sẽ thuộc về mình, không biết rằng những hành vi như chỉ mang lại cái lợi ngắn ngủi trước mắt những sẽ có hại lâu dài về sau cho mình.

Những việc làm thề hiện lòng hẹp hòi, ích kỉ của mình không chỉ làm hại người mà còn làm hại cả chính mình, vì vậy đó là một sự ngu xuẩn.

Ví dụ trong cuộc sống tập thể, nếu tôi vứt hết rác của mình ra chỗ của người khác, chỉ quan tâm đến môi trường xung quanh mình, trong thời gian ngắn dường như có lợi cho mình, nhưng thời gian trôi đi, hơi thối ở bên cạnh mình sẽ bay đến, đồng thời sẽ gây ô nhiễm cho môi trường nơi mình ở. Hơn nữa, tôi vứt rác vào chỗ người ta, người ta cũng có thể vứt rác vào chỗ mình, hai bên cùng tạo ra sự phiền nhiễu, đối địch, kết quả vừa không nhận được sự đền bù, ngược lại lại gây ra những tổn hại, vì vậy với cái tôi ngu xuẩn, ích kỉ hẹp hòi như vậy là cái mà chúng ta cân phải rũ bỏ đi.

Tuy nhiên khi chúng ta rũ bỏ đi cái tôi hẹp hòi, ngu xuẩn thì đồng thời cũng cân đề cập đến “cái tôi công đức”. Gọi là “cái tôi công đức” để chỉ những việc làm chí công vô tư, cái tôi vì người
khác chứ không phải vì chính mình, thoạt nhìn dường như mình không có được lợi ích gì, thực chất khi chúng ta nghĩ đến người khác, cả bản thân mình cũng bao hàm ở trong đó, không tự tư ngược lại đó là cách đối nhân xử thế tốt nhất, an toàn nhất.

Giúp đỡ tất cả chúng sinh, mang lại lợi ích cho họ, đồng thời bản thân mình cũng có được sự thanh thản về tâm hôn, đó chính là cảnh giới của “cái tôi to lớn” (đại ngã), ở tằng sâu hơn đó chính là “vô ngã”. “Vô ngã” trong Phật pháp chỉ việc làm không so đo tính toán đối với tất cả công đức mà tôi đã làm, cũng có thể nói, tôi đã bỏ ra tất cả để giúp đỡ mọi người, nhưng trong lòng mình không mong được đền đáp, tôi chỉ làm những việc mà tôi nên làm, sau khi làm xong sẽ không cân phải nghĩ nhiều, không cân nói nhiều, trong lòng không chút bận tâm, đó chính là vô ngã.

Điều đó giống như Phật, Bô-tát dựa vào trí tuệ, từ bi để phổ độ chúng sinh, chính là dùng trái tim thanh tịnh, không hoen ố, vô điều kiện để giúp đỡ tãt cả mọi người. Phật, Bồ-tát vì luôn luôn nghĩ cho lợi ích của chúng sinh, vì vậy không bao giờ tạo ra những chướng ngại, vì không có chướng ngại nên công đức và sức mạnh của Phật, Bồ-tát rất lớn, không chỉ ở trên thế giới này, trong thời gian vô tận, không gian vô cùng của mười phương ba đời đâu đâu cũng tồn tại, lúc nào cũng có.

Phật, Bồ-tát dựa vào trí tuệ để giải quyết vấn đề gọi là “tuệ nghiệp”, lẫy từ bi để giúp người được gọi là “phúc nghiệp”, mặc dù đó đều là nghiệp, nhưng những nghiệp này sẽ không tạo ra chướng ngại, ngược lại có thể làm tăng thêm công đức cho chúng ta, khiến cho mọi thứ đều thuận lợi. Nhờ có “tuệ nghiệp” và “phúc nghiệp” chúng ta cảm thấy tự tại ở bãt cứ nơi đâu, đó chính là điều chúng ta nên học tập, hơn nữa đó cũng là điều mà mọi người để có thể học được.

MẠNG XÃ HỘI KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ PHÂN TÁN

Trong xã hội thông tin hiện nay, máy tính ngày càng được phổ cập, việc sử dụng mạng ngày càng rộng rãi, con người không cân ra cửa cũng có thể làm được rất nhiều việc, ở nhà lên mạng có thể làm việc, mua đồ, thậm chí có thể tham dự cuộc họp với người khác.

Có người lo lắng rằng, hoạt động giữa con người với nhau sẽ vì điều đó mà ít đi chăng? Quan hệ với mọi người liệu có phải ngày càng trở nên lạnh nhạt?

Thực chất, dù sự thời đại thông tin có ảnh hưởng như thể nào đến mối quan hệ giữa con người, chúng ta vẫn cằn phải thích ứng với sự thay đổi của hoàn cảnh, hơn nữa giữa con người với nhau vẫn cân phải tiếp xúc, nếu không sẽ cảm thấy ngăn cách và cảm giác cô đơn.

Trên thực tế, bất luận là người của thời đại nông nghiệp hay khoa học kỹ thuật đều cảm thấy cô đơn. Đặc biệt là với những người đã nghỉ hưu, người đã lớn tuổi, người kông có việc làm…, họ không có việc gì làm, cả ngày chỉ biết xem ti vi, xem báo hoặc đến công viên để đi dạo, họ sẽ cảm thấy mình thật cô đơn.

Lãng phí thời gian cứ lặp lại từng ngày như vậy thật đáng tiếc, thật phí hoài, trống rỗng, bởi đời người có giới hạn, chúng ta cần phải biểt tận dụng từng giây phút trong cuộc đời mình. Mặc dù Phật giáo cho rằng, cuộc đời này của chúng ta sau khi bị héo tàn vẫn còn thế giới khác sẽ đến, nhưng dù sao cũng đã từng tồn tại trên thế giới này, tại sao không biết tận dụng cuộc sống này, làm những việc nên làm?

Nếu nghĩ được vậy, khi mạng máy tính đã trở nên thuận tiện, cuộc sống không những không trống trải, ngược lại càng phong phú hơn, vì mọi lúc mợi nơi chúng ta có thể tiếp cận với những
tin tức khác nhau, ở nhà cũng có thế biết được mọi việc diễn ra trên thế giới, thậm chí những tri thức học vấn của nhân loại. Lúc đó bạn sẽ phát hiện ra những thứ mình càn học rất nhiều, đồng thời cũng sẽ không cảm thấy cô đơn, buồn tẻ nữa.

Ví dụ, nhân vật lịch sử mặc dù đã già rồi, nhưng chúng ta vẫn có thể giao lưu kết bạn với họ. Đối với một số cao tăng trong lịch sử, khi chúng ta đọc sách của họ, hiểu được cuộc đời của họ, học tập những hoài bão của họ, thấu hiểu được tấm lòng của họ, cùng có sự đồng cảm với những nhân vật lịch sử, tôi cũng giống như sống trong cùng thời đại với họ, đối với tôi, họ vốn không rời xa chúng ta, vẫn đang sống trong xã hội hiện đại.

Ví dụ khác, khi chúng ta nói đến tiết mục “đại pháp cổ” trên ti vi cũng vận dụng khoa học kỹ thuật, một lần có thể chiếu trước một vài tập. Khi đến với khán giả, thời gian thực hiện chương trình có thể đã qua đi mấy tuân, thậm chí đã qua đi mấy tháng. Nhưng chỉ cần chủ đ’ê mà tôi diễn vẫn không quá lỗi thời, nội dung lại có ý nghĩa, khán giả vẫn cảm thấy rất thân thiết, giống như tôi đang nói chuyện ở trươc mặt họ, đông thời sẽ không có cảm giác về khoảng cách xa xôi, như vậy sẽ không còn ngăn cách, cô đơn. Vì vậy sự phát triển của khoa học kĩ thuật hiện đại đã mang lại rất nhiều lợi ích, thuận tiện cho con người, giúp mọi người gắn kết với nhau hơn. Chỉ cần chúng ta biết vận dụng đúng cách để làm phong phú cho cuộc sống, để đời mình đạt được những ích lợi lớn nhất, đồng thời biết tận dụng thời gian để tham gia vào những công việc cống hiến khác nhau, sẽ không cảm thấy trống rỗng, cô đơn nữa.

Tham gia công việc công ích xã hội khiến con người càng trở nên phong phú. Kĩ năng càn nhất để tham gia công việc này chính là việc tiếp cận được với mọi người. Ví dụ, Pháp cổ Sơn chính là một tập thể không vì mục đích kinh doanh, những việc mà chúng tôi làm là sự kết hợp giữa các lực lượng công ích để cùng nhau cống hiến.

Mục tiêu của chúng tôi là làm cho xã hội ngày càng tiễn bộ, khiến cho phẩm chất đạo đức của những người tham gia ngày càng được nâng cao, để cho môi trường của trái đất ngày càng yên lành, càng trong sạch, càng hài hòa hơn, những mục tiêu này chúng tôi đã dùng cả sinh mạng mình để tạo nên.

Trong tương lai, bất luận thông tin phát triển như thế nào đi nữa thì những nhu cầu giao tiếp, phục vụ, quan tâm giữa con người với nhau đều không thay đổi, thậm chí càng cân nhiều người tham gia. Vì vậy những người sống trong xã hội thông tin hiện nay, nếu cảm thấy cô độc, có thể tham gia vào những hoạt động công ích của các đoàn thể, ở đó luôn có những việc không thể làm hết, sẽ giúp bạn có cơ hội để tiếp xúc, phục vụ người khác.

THIỆN TRI THỨC VÀ BẠN ÁC

Phật giáo có nói đến thiện tri thức — bạn tốt, thiện tri thức là người thầy tốt cũng là người bạn tốt của chúng ta, họ giúp chúng ta thay đổi quan niệm đưa ra ý kiến tốt để giúp đỡ, khích lệ, khuyên nhủ chúng ta.

Kinh Phật đặc biệt nhãn mạnh tầm quan trọng của thiện tri thức. Trong kinh thiện tri thức còn gọi là “đại tri thức” chủ yếu chỉ những vị cao tăng, Bồ-tát đã đắc đạo. Ví dụ như Thiện Tài Đồng Tử trong “Kinh Hoa Nghiêm”, ngài đã từng theo học 53 vị Bồ-tát, mỗi vị Bồ-tát đều cung cấp cho ngài những phương pháp và quan niệm của họ đề có làm tăng thêm trí tuệ, có những chỉ dẫn quan trọng về phương diện trí tuệ, từ bi. Vì vậy những vị này đã có những bậc đại thiện tri thức giúp đỡ ngài nhanh chóng thành Phật.

Ngoài đại thiện tri thức còn có các bậc thiện tri thức mà chúng ta có thể gặp ở mọi nơi. Thậm chí chỉ cân là người đã từng giúp đỡ bạn, cho dù dùng bãt cứ phương thức nào đều gọi là thiện tri thức, vì vậy bất luận là người đi trước hay cùng tuổi, ít tuổi hơn đều có thể là những thiện tri thức của bạn. Gân gũi với các bậc thiện tri thức có thể khiến cho nhân cách của bạn phát triển, tăng thêm trí tuệ, cũng có thể khiển bạn được bình an, gia đình vui vẻ, công việc thuận lợi.

Tuy nhiên, thông thường nếu thiện tri thức chỉ giúp bạn trong cuộc sống và quan hệ giao tiếp, giải quyết một số vấn đề thì chỉ được gọi là “quý nhân”. Ngoài ra còn một bậc thiện tri thức khác, họ dùng Phật pháp để mở rộng trí tuệ cho bạn, chỉ cho bạn phương hướng cuộc đời và mục tiêu cuối cùng, từ đó bạn có được những lợi ích từ Phật pháp. Ví dụ có người dạy bạn niệm “A Di Đà Phật”, “Quan Thế Âm Bồ Tát” hoặc khuyến khích bạn nghe Phật pháp, tu dưỡng học tập Phật pháp, giúp bạn rộng kết duyên lành, chứng thành Phật đạo, đó chính là thiện tri thức trong Phật pháp.

Ví dụ trong tiết mục “đại pháp cổ”, tôi khuyến khích mọi người theo tinh thân Phật pháp, giúp đỡ họ giải quyết vãn đ’ê theo tinh thân Phật học, vì vậy tôi chính là thiện tri thức của mọi người trong Phật pháp.

Có “thiện tri thức” ắt sẽ có “ ác tri thức — bạn xấu”. Nếu có người dạy bạn giết người, phóng hỏa, ản cướp như thế nào, họ chính là bạn xãu. Chúng ta thường hình dung người bạn xấu là “bạn nhậu”, “bạn rượu thịt”, “bè đảng xấu xa”… nếu bạn ở cùng với những người bạn này, thì nếu không phải là ăn uống vui vẻ thì sẽ làm những việc xấu xa. Kết giao với họ, không những tiền đồ của bạn bị đánh mãt mà thậm chí người khác cũng không dám gân gũi bạn, bởi họ cho rằng bạn kết giao với những người bạn như vậy, thể hiện bạn cũng có thói xấu như bọn chúng.

Tuy nhiên tốt xấu không phải là cái tuyệt đối, nếu sau khi chúng ta tiếp xúc với những bạn ác, với “ác tri thức”, chúng ta có thể dùng Phật pháp để thay đổi, giáo hóa quan niệm của họ, bạn sẽ trở thành thiện tri thức của họ; nếu họ nhờ vậy mà thay đổi cách sống và phương hướng cuộc đời, tiếp tục giúp đỡ người khác, khi đó chính bản thân họ sẽ trở thành thiện tri thức của người khác. Vì vậy bạn ác không phải sẽ mãi mãi là người xấu, chỉ biết làm điều xấu, nếu bạn thay đổi, cảm hóa họ, khiến những “kẻ lãng tử biết quay đầu” họ sẽ trở thành thiện tri thức của mọi người.

LÀM MỘT QUÝ NHÂN CHÂN CHÍNH

Trong cuộc sống ai cũng mong muốn gặp được quý nhân, mong có được quý nhân giúp đỡ. Tuy nhiên có những người sau khi được giúp đỡ lại cho rằng đó là lẽ đương nhiên, thậm chí còn oán hận đối phương “bạn chỉ giúp một chút như vậy chưa đủ, nên tiếp tục giúp tôi mới đúng!” lại có người thấy quý nhân trước mặt nhưng không phát hiện, thậm chí còn mắng “quý nhân” của mình là kẻ lắm điều, thích xen vào việc của người khác.

Người Trung Quốc thường dùng câu “chó cắn Lã Động Tân, không nhận ra được người tốt” để chỉ những hạng người này. Lã Động Tân là người tốt, ông lấy thức ăn cho chó, kết quả con chó đó không những không biết cảm kích, lại còn cắn ông.

Trong xã hội những việc tương tự như vậy rất nhiều. Bạn giúp người khác không những họ không biết ơn, thậm chí còn trách bạn nhiều chuyện, những người như thế dù bạn có đối tốt với họ thể nào họ cũng không những không vừa lòng, có lúc còn quay ngược lại lấy oán báo ân. Gặp những trường hợp như thế sẽ làm cho chúng ta dao động, khó giữ bình tĩnh, nhưng nếu nói xảy đến thì chúng ta nên làm thế nào?

Có một vị cư sỹ nói với tôi: “Người tốt khó làm, cửa thiện khó mở. Vì vậy, nên làm người tốt nhỏ bé, không nên làm người tốt vĩ đại; cằn làm những việc tốt nho nhỏ, không nên làm việc tốt lớn; nên mở cánh cửa thiện nhỏ bé, không nên mở cánh của thiện to lớn”.

Tôi hỏi nguyên do tại sao? Anh ta nói: “Khi một người đói khát, bạn cho họ nửa cân gạo để giúp họ vượt qua cơn đói khát, đáng lí họ sẽ cảm ơn anh mới phải. Nhưng nếu bạn nuôi họ, ngày nào cũng lo cơm nước, đến khi bạn có việc cằn họ giúp đỡ, sẽ gây cho họ sự phản cảm, lúc đó anh ta sẽ nói “có việc gì to tát, tôi chỉ ăn một vài bát cơm nhà anh, anh lại biến tôi thành cái gì đây?” Dằn dằn sẽ xuất hiện những mâu thuẫn trong tâm lý họ, xung đột sẽ xảy ra.” Câu nói của vị cư sỹ xem ra rất có ý nghĩa, rất đúng, nhưng thực chất không hoàn toàn chính xác.

Ví dụ, nếu có người biết Pháp cổ Sơn đang làm từ thiện họ sẽ lũ lượt kéo đến trước cửa, hi vọng chúng tôi sẽ cho họ tiền của, vật chăt, nếu cảm thấy chúng tôi không cung cấp đủ sẽ lên tiếng mắng chúng tôi: “Cửa Phật nên đại từ đại bi, tại sao các ngài lại không từ bi?” Có người cho rằng nếu chúng tôi không làm từ thiện, sẽ không có ai biết, cũng sẽ không có ai đến trách mắng hay câu xin chúng tôi.

Giữa người với người cân phải cùng nhau hợp tác giúp đỡ, khi mình có tiền của, tài sản, năng lực cằn cố gắng giúp đỡ người khác. Việc họ có coi bạn là quý nhân hay không, không quan trọng. Mặc dù có thể sẽ có những di chứng sau này, nhưng đã làm việc tốt, mở cánh cửa thiện, làm quý nhân của người khác, bạn không nên so đo, cũng không nên hành thiện để chờ mong sự đền đáp. Làm việc tốt chỉ đơn thuằn bởi vì chính mình đã “tự nguyện” làm, khi người khác được giúp đỡ, mình cũng sẽ cảm thấy răt vui, đó chính là sự báo đáp từ việc giúp đỡ người khác, sau này người ta có phê phán, đối xử với mình thế nào, cũng không cân quan tâm.

Vì vậy, nếu bạn thực sự muốn làm quý nhân của người khác, những việc có thể làm được nên cố gắng làm, sự phê phán, phỉ báng, những yêu càu quá đáng của họ cũng không nên để bụng. Dù đối phương có trách mắng thế nào, đó là việc của họ, không có liên quan đến mình; nếu mình không đáng bị mắng mà lại bị mắng, vậy thì họ đã phải tức giận, nản lòng, chỉ cân có cống hiến sức lực của mình, bạn sẽ cảm thãy vui vẻ.

BỐ THÍ CỨU KHỔ CỨU NẠN ĐÍCH THỰC

Trong Phật giáo có nói đến “tứ nhiếp pháp”, trong đó có một mục gọi là “bố thí nhiếp”. Nhiếp nghĩa là kết duyên cùng người khác, bãt luận là tài sản, thời gian, trí tuệ hay kỹ năng của mình, thậm chí đó là trái tim của mình, đều có thể dùng để kết mối thiện duyên với mọi người.

Bố thí khác với sự vui vẻ khi làm việc phân phát vật chất. Vui vẻ khi làm việc phân phát vật chất phân lớn chỉ là sự bố thí những thứ thường dùng trong cuộc sống như thuốc men, thực phẩm, tiền bạc … giống như đến vùng bị nạn để cứu tế cho dân bị nạn, trao tặng những thứ cân thiết cho cuộc sống, sau khi làm xong là hết, sẽ không có sự giúp đỡ tiếp nữa. Tuy nhiên bố thí trong “tứ nhiếp pháp” ngoài việc cung cãp cho con người những vật chất, những vật phẩm cần thiết trong cuộc sống, lại cần giúp đỡ họ làm sạch những quan niệm về mặt tinh thân, về tâm hồn cho họ, nhờ thế tâm hồn họ sẽ ngày càng thanh tịnh. Có câu nói ví rất hay “cho người ta ăn cá, không bằng việc dạy người ta câu cá.” Cho người khác cơm ăn đương nhiên là điều tốt, nhưng dạy người ta cách cày ruộng trồng lúa, giúp họ tự thân vận động, sản xuất lương thực, không những tự nuôi chính mình mà còn cung căp những thực phẩm còn thừa cho người cân nó, điều đó không phải là tốt sao?

Đông sơ lão nhân sáng lập hội văn hóa Phật giáo Trung Hoa, hơn 40 năm làm việc từ thiện.

Chúng ta bố thí, không chỉ cung cấp vật chất còn chia sẻ với họ một số quan niệm Phật pháp, an ủi, khuyến khích họ: “Các bạn hôm nay đến để nhận một vài thứ là rất tốt, không nên nghĩ rằng nhận sự tiếp tế là một việc đáng xấu hổ. Có người muốn giúp đỡ các bạn, còn các bạn đến đây để nhận sự giúp đỡ đó, đây chính là mối nhân duyên giữa chúng ta, đó là việc rất tốt. Các bạn đã suy nghĩ như vậy để đến đây nhận sự giúp đỡ, sau này nhãt định các bạn sẽ muốn báo đáp, khi đó giữa chúng ta sẽ không có bãt kì sự nợ nân nhau nào nữa”. Sau khi nghe chúng tôi trình bày quan niệm đó, dân dân, quan niệm về cuộc sống của rãt nhiều người đã thay đổi, đời sống vật chất được cải thiện, đa số đã đến tham gia vào công việc từ thiện của chúng tôi.

Vì vậy, bố thí theo tinh thân Phật pháp là cách bố thí nâng cao đời sống tinh thân, sau khi cứu giúp một người gặp khó khăn, còn gợi ra trong họ sự đông tình, để họ nhận ra rằng những người đang khó khăn cũng cân cứu giúp như chính bản thân họ bây giờ. Ngoài việc giúp mình thoát cảnh nghèo túng còn cằn biẽt quan tâm, giúp đỡ người khác thoát cảnh nghèo túng như mình. Làm vậy không những giúp người nhận bố thí từ bỏ chướng ngại, phiền muộn ở trong lòng mà còn kêu gọi họ đến tham gia công việc từ thiện xã hội, cùng nhau tu hành hạnh Bồ-tát, đẩy mới chính là sự bố thí thực thụ mà “tứ nhiếp pháp” muốn nói đến.

LỜI YÊU THƯƠNG

Phật giáo có một từ gọi là “lời yêu thương — ái ngữ”, chỉ lời nói, thái độ và biểu hiện tình yêu thương của mình đến với người khác. Đó chính là biểu hiện sự quan tâm, ân cần khích lệ của mình đối với người khác thông qua lời nói, ngôn ngữ cơ thể như gật đầu, mỉm cười… những động tác như vậy đều được gọi là “lời yêu thương”.

Lời yêu thương, không chỉ hạn chế ở ngôn ngữ.

Những biểu hiện trên khuôn mặt, ánh mắt của chúng ta cũng có thể biết nói chuyện, ngay cả những động tác của có thể cũng có thể nói chuyện được, vì vậy chúng được gọi là “ngôn ngữ cơ the”.

Chỉ cần bạn có tấm lòng từ bi, mềm mỏng, hay quan tâm đến mọi người, bất kỳ hành động nào mà bạn biểu hiện ra, cho dù đó chỉ là một câu nói khiến cho người khác cảm thấy rất ấm áp, đó chính là sức mạnh của lời yêu thương.

“Yêu” trong từ “lời yêu thương”, không nên coi đó chỉ là tình yêu nam nữ. Yêu cũng có nhiều tầng nghĩa và cấp độ, tâng nghĩa thấp nhất chính là tình yêu tự tư, đó là tình yêu chứa đầy sự chiếm hữu và tham lam, ví dụ tôi thích ăn, tôi thích xem, tôi thích nghe, tôi thích….Nhưng những điều này có phải là tình yêu thực sự? Tình yêu này chỉ là sự theo đuổi những tham vọng và bản năng của mình, chỉ muốn thỏa mãn được ham muốn của cá nhân, không phải là tình yêu của lời yêu thương.

Tình yêu chân chính, chính là từ bỏ cái tôi, luôn nghĩ cho người khác, tán thưởng một cách chân thành, lượng thứ cho người khác. Vì vậy, lời yêu thương- ái ngữ) là một trong “tứ nhiếp pháp” của Phật giáo. Dùng bốn phương pháp, đâu tiên là thề hiện sự quan tâm, khích lệ, khoan dung độ lượng đối với người khác, dùng thiện ý chân thành để cùng nói chuyện với người khác, sau đó mới dùng Phật pháp để trao đổi ý kiến với họ.

Ví dụ, khi bạn chơi đùa với trẻ nhỏ, phải đùa như trẻ con mới khiến chúng vui vẻ, lúc đó bạn không cân thể hiện dáng vẻ của người lớn. Với tôi, tôi đã là một ông già hơn 70 tuổi, nhưng mỗi
khi gặp trẻ con, tôi đều chơi đùa với chúng, các cháu rất thích tôi, cảm thãy tôi cũng là một thành viên của chúng.

Tương tự, nếu sống với người già, mặc dù tuổi của bạn không cao, cũng cằn đi với bước chân chậm rãi, cũng giống như người già có những bước đi loạng choạng, từng bước từng bước dẫn họ đi, như vậy họ sẽ cảm thấy ấm áp.

Muốn làm được vậy bạn cân phải nghĩ cho họ, từ bỏ những lợi hại được mãt, không nên luôn luôn nghĩ mình nên là người như thế nào, cố làm theo cách của riêng mình mà cân phải nghĩ đến mọi thứ vì người khác, hiểu được người ta cân cái gì, tình trạng bây giờ thế nào, đó mới chính là sự biểu hiện của lời yêu thương.

Cách biểu đạt Phật pháp không nhất định phải dùng danh từ hay tướng mạo mang dáng dấp Phật pháp vì thuật ngữ Phật học rất sâu sắc khó hiểu, có những lúc lại khiến cho con người cảm thấy Phật pháp có khoảng cách với họ, thậm chí họ còn sợ hãi. Vì vậy chúng ta nên dùng những lời dễ hiểu để nói chuyện, hơn nữa về thái độ cân phải tỏ ra quan tâm, từ bi; nếu bạn lúc nào cũng nói với họ rằng: “bạn nên thế này… thế kia…”, đó chính là giáo điều, không phải là những lời yêu thương.

Lời yêu thương nên là những lời khuyên bảo tốt, để họ cảm thấy bạn rất thân thiện với họ, hơn nữa họ cảm thấy những lời bạn nói, những việc bạn làm, cũng chính là điều mà họ nên làm, nên họ sẽ nghe và chủ động học theo bạn. Bởi những lời nói và hành động của bạn đều phù hợp với tiêu chuẩn của Phật pháp, vì vậy lời yêu thương của bạn cũng phù hợp với “nhiếp” ở trong tứ nhiếp pháp, đương nhiên người khác sẽ đông ý với bạn, đồng thời cũng muốn theo bạn, dựa theo những điều mà Phật pháp nói để làm, đó mới chính là “lời yêu thương” đích thực.

LỢI HÀNH – PHƯƠNG THỨC HÀNH ĐỘNG CÓ SỨC HIỆU TRIỆU LỚN NHẤT

Phật pháp có nói đến “tứ nhiếp pháp”, trong đó có một mục gọi là “lợi hành”.

Lợi hành chỉ những hành vi đem lại lợi ích cho người khác, cũng có thể nói, tất cả những hành vi có thể đem lại thuận lợi, an lạc cho người khác đều gọi là lợi hành. Ví dụ, chính phủ đề xướng “chính sách mang lại lợi ích và thuận tiện cho dân” giúp dân cảm thấy thân thiết, tiện lợi khi họ đến làm việc ở cơ quan nhà nước, đó chính là một hình thức của “lợi hành”.

Trong phạm vi năng lực của mình mọi người đều có thể giúp đỡ người khác. Chúng ta không thể sống cô độc một mình, rất ít người lưu lạc nơi hoang đảo giống Rôbinxơn, sống cô độc ở ngoài đó. Bất luận người nào cũng sẽ sống cùng với ít nhất là một vài người, thậm chí họ là đàn ông độc thân, người theo chủ nghĩa độc thân, cũng không thể rời xa xã hội sống một mình mà không tham gia vào các hoạt động giao tiếp.

Chúng ta thực hiện hạnh “lợi hành” ở bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào.

Có người nói: “Con người dễ hành thiện trong môi trường công cộng”. Thực chất, không nhất định ở cơ quan công sở mà bất kỳ thời gian nào, bất kỳ địa điểm nào đều có thề giúp đỡ người khác, có rất nhiều cơ hội làm việc thiện, dù chỉ là việc đi tản bộ ở trên đường hay là đi ra chợ mua thức ăn bạn đều có cơ hội đế làm việc thiện.

Ví dụ, khi đi xe buýt nhìn thấy người già không có chỗ ngồi trong khi bạn có thì nên nhường chỗ cho họ. Nếu bạn không có chỗ ngồi cũng nên tìm giúp hoặc thương lượng với người thanh niên có chỗ ngồi, đ’ê nghị anh ta nhường chỗ, đấy chính là lợi hành, làm việc thiện.

Có lằn tôi đi xe buýt, có thể do tôi quá gầy yếu trông như người đang bệnh nên vừa lên xe đã nghe người nói “mời thây ngồi đây ạ!” nhưng tôi quan sát kĩ, toàn bộ chỗ ngồi trên xe đều đã có người ngồi hết, không có chỗ nào trống cả. Lập tức người đó đứng dậy tìm chỗ ngồi hộ tôi, hỏi nhiều người nhưng ai cũng không đồng ý đứng dậy nhường chỗ tuy nhiên anh ta vẫn tiếp tục đi tìm chỗ cho tôi. Cuối cùng có người đứng dậy nói “Bến tiếp theo tôi xuống xe, mời thây ngồi chỗ này”. Người không có chỗ ngôi vẫn nhiệt tình giúp tôi tìm chỗ, đấy là một ví dụ v’ê “lợi hành”.

Ngoài việc giúp đỡ trong thời gian ngắn như tham gia lao động ra, chúng ta nên giúp đỡ người khác lâu dài, sau khi giúp xong việc này nên tiếp tục giúp việc khác.

Ví dụ, có một vị cư sỹ, anh ta biết tôi không có tiền sang Nhật du học, không những cung cấp cho tôi sinh hoạt phí cân thiết còn giúp tôi cả học phí, thậm chí luận án tiến sỹ của tôi anh ta cũng bỏ tiền giúp đỡ. Học xong ở Nhật, anh vẫn tiếp tục giúp cho tôi đi Mỹ nghiên cứu Phật pháp. Sự giúp đỡ lâu dài của anh ấy có thể nói là đã giúp từ đằu đến cuối.

Nhận được sự giúp đỡ to lớn đó tôi cảm thấy mình cân phải cảm ơn anh ta, báo đáp lại anh ta. Cách tốt nhất là nên học tập anh ta, dùng Phật pháp, dùng vật chất, dùng những thứ tiện lợi nhất để giúp đỡ người khác.

Kết quả tôi càng giúp đỡ người khác càng cảm thấy tôi đáng tin cậy, vì vậy họ cũng bằng lòng giúp đỡ tôi, tạo điều kiện cho tôi được giúp đỡ nhiều người hơn, đấy chính là bước tiến của hạnh “lợi hành”.

Ví dụ tôi tham gia vào việc diễn xuất, ghi hình trong các tiết mục trên truyền hình với dụng ý muốn giúp đỡ tất cả mọi người, hi vọng sau khi mọi người nghe Phật pháp, phát huy được tác dụng đáng quý từ quan niệm đến hành động, sau đó họ sẽ đi giúp đỡ người khác. Đối tượng giúp đỡ có thể là người trong gia đình, có thể là bạn bè quen thân, cũng có thể là người bạn chưa hề quen biết.

Tôi vận dụng tinh thân từ bi và trí tuệ Phật pháp để giúp đỡ người khác, nhờ đó mọi người hưởng ứng cách làm của tôi, cùng nhau hợp tác hoặc có thể sáng lập sự nghiệp hoằng pháp mới, tiếp tục tạo ảnh hưởng tốt đến người khác. Ngày càng có nhiều người nhận được sự giúp đỡ và chính người được giúp lại dân trở thành người đi giúp, tinh tiến hành thiện, đó là hiệu quả lớn

ĐỒNG SỰ – NGƯỜI CÙNG TÂM NGUYỆN SẼ CHUNG ĐƯỜNG

Thông thường “đồng sự” chỉ những người cùng làm việc ở trong một công ty hoặc trong một đoàn thể, họ có thể cùng làm một công việc, hoặc ở những bộ phận khác nhau, nhưng chỉ cần làm việc cho một nhiệm vụ thống nhất, đều có thể gọi là đông sự.

“Đồng sự” được nói trong “tứ nhiếp pháp” của Phật giáo muốn nói có những điểm tương đồng với ý nghĩa “đồng sự” thông thường, nhưng không phải hoàn toàn giống nhau. “Đồng sự” mà Phật pháp nói đến đầu tiên là việc đồng ý với người khác để cho họ dễ dàng chấp nhận mình, sau đó dần dần chuyển hóa họ, cho họ gặt hái lợi ích của việc tu tập theo Phật pháp rời khổ có được vui. Trong hai bộ kinh rất quan trọng “Kinh Pháp Hoa” và “ Kinh Hoa Nghiêm” có nhiều câu chuyện giảng rõ ý nghĩa của “đồng sự”.

Trong Kinh Pháp Hoa kể: có một đại phú ông bị thất lạc con từ khi nó còn bé, trở thành một kẻ ăn xin lưu lạc trên đường phố, chú bé hoàn toàn không biết mình có người bố rất giàu có.

Một hôm, câu bé đi đến nhà cha mình xin ăn, cậu đứng bên ngoài của nói: “Thưa quý ông giàu có! ông có thề đưa cho tôi một ít tiền hoặc một chút cơm không?” Do trên khuôn mặt của cậu bé này từ nhỏ đã được đánh dấu làm hiệu, người bố vừa nhìn thấy đã biết đó là con trai của mình, vội sai người gọi cậu bé vào cửa. Không ngờ cậu bé ăn xin vừa nghe thấy, cho rằng quý ông giàu có muốn phạt cậu, sợ hãi bỏ chạy mất tăm.

Cha cậu nghĩ ra một cách, sai một người có hình dáng xấu xí, giả làm người ăn xin, câm chiếc bát vỡ đi tìm cậu bé, cùng đi ăn xin với cậu, sau khi hai người họ trở thành bạn bè dựa nhau để sống, người này mới đưa cậu bé ăn xin v’ê nhà người cha giàu có.

Lúc đó cha cậu bé đặc phái người đứng ở cổng chờ họ, giả vờ đồng tình nói với họ: “hai người thật nghèo đói, thật đáng thương, chi bằng đến đây làm việc cho chúng tôi, không cần phải lưu lạc bốn phương nữa.” Cậu bé thấy ý kiến hay thể là đồng ý, bắt đầu làm những công việc nhỏ nhặt nhất. Bố cậu sai người đi ăn xin đi cùng đến bên cạnh, giúp đỡ cậu làm việc. Nhờ vào sự cố gắng của mình, cuối cùng cậu được thăng chức làm tổng quản.

Lúc đó cha sắp qua đời, ông mới thú nhận với cậu bé: “Thực ra con chính là đứa con mà ta thất lạc từ nhỏ! Bây giờ cha sắp chết, lại không có người thừa kế khác, tất cả những gì của cha đều là của con.” Do cậu bé àn xin đã làm tổng quản, cậu có đủ năng lực, kinh nghiệm để tiếp nhận lấy gia nghiệp to lớn của người cha, cộng thêm với sự tín nhiệm vào người thuê giúp việc đã nuôi dưỡng nhiều năm, cậu ta tin tưởng những lời nói của cha là sự thật, từ đó mà vui lòng nhận lại tổ tông của mình” Ngoài ra, trong Phẩm Phổ Môn của Kinh Pháp Hoa, Bồ-tát Quan Thế Âm là ví dụ điển hình của hạnh “đồng sự nhiếp”. Quan Thế Âm Bồ-tát trong kinh có 32 phép hóa thân, ví dụ, nếu đối tượng được hóa độ là nhi đông, ngài sẽ biến thành nhi đồng, đối tượng được hóa độ là phụ nữ, ngài sẽ biến thành phụ nữ. Quan Thế Âm Bồ-tát hóa thân thành các đối tượng có hình tướng và diện mạo khác nhau, mục đích là muốn tiếp cận giáo hóa nhiều đối tượng khác nhau, mục đích cuối cùng là giúp chúng sinh tu học theo phật pháp và giúp họ tự tại vô ngại như chính bản thân ngài.

Trong câu chuyện Thiện Tài Đông Tử tham học với 53 vị Bô-tát (Kinh Hoa Nghiêm) trong đó nhiều vị đại Bô-tát cũng đã hiện ra với những danh phận khác nhau: có người là quan tư pháp, có người là kỹ sư, có người thậm chí còn sống ở lâu xanh. Những vị Bồ-tát này đã hóa thân thành các danh phận khác nhau, mục đích là độ hóa chúng sinh với những tính cách và sở thích khác nhau.

Thiền sư Đạo Nguyên của Nhật Bản đã giải thích về “đông sự” như sau: “Lúc đâu, bạn phải biến mình giống họ, sau đó khiến họ giống mình”. Đông sự là mình hòa vào trong xã hội mà đối tượng cần giáo hóa đang sống, nhưng không bị xã hội ảnh hưởng ngược lại mà đánh mất mình. Mục đích của việc hòa nhập vào xã hội để lãnh đạo xã hội, cảm hóa xã hội, dựa theo những yêu cầu xã hội mà thay đổi mình và trở thành người cân thiết cho xã hội.

TỪ BI VÀ TRÍ TUỆ

Tôi thường nói: “Dùng trí tuệ để giải quyết công việc của mình, dùng từ bi để đối xử với người khác”. Thông thường mọi người cho rằng dựa vào trí tuệ để xem xét nội tâm của mình là việc dễ làm, nhưng dùng từ bi để thể nghiệm và quan sát nội tâm của người khác sẽ rẫt khó. Thực chất, nếu muốn đồng thời làm được hai điều này, mặc dù không dễ nhưng cũng phải là điều không thể!

Quan sát nội tâm của người khác, cái dùng đến không phải là thân thông khác nhau, con mắt
thứ ba, kỹ thuật đọc nội tâm hoặc thuật thôi miên mà đó là dùng “trái tim đông lý trí”. Thông quan việc quan sát những phản ứng của nội tâm bản thân, tự kiểm điểm lại những kinh nghiệm của mình, từng bước so sánh trái tim với trái tim sẽ thể nghiệm và quan sát được cách nghĩ trong tâm lý người khác.

Ngoài việc đoán biết được những cảm giác người khác từ cảm giác của mình, còn có thể quan sát mình với người khác, sự khác biệt về lập trường, tuổi tác, trình độ văn hóa, điều kiện cuộc sống thậm chí là bối cảnh văn hóa, với sự quan sát tỉ mỉ, bạn sẽ phát hiện ra, trên thế giới cơ bản không có hai người giống nhau hoàn toàn, đã là những người khác nhau, nên tôn trọng và học tập người khác, hiểu được người khác, không nên cúng nhắc đối xử người khác giống như bản thân mình.

Thực chất, giữa con người với nhau, chỉ cần sống với nhau lâu, tự nhiên sẽ biết được cách nghĩ và phản ứng của đối phương, có thể đoán ra được anh ta đang nghĩ gì? cần gì? Phản ứng như thế nào? Vì vậy sau khi nắm được thói quen của anh ta, dằn dấn có thể hiểu được đối phương, đông thời có thể giúp đỡ khi anh ta cân.

Bởi chúng ta hiểu được mong muốn của đối phương và chủ động đ’ê nghị giúp đỡ; tương tự, nếu người khác muốn giúp đỡ bạn, bạn lại không cho họ giúp đỡ mình, người đó sẽ cảm thấy đau khổ, giống như có người rất yêu bạn, nhưng bạn lại nói: “Tôi không cân tình yêu của anh”. Vì vậy chúng ta ngoài giúp đỡ người khác, cũng cằn chấp nhận sự giúp đỡ của người khác, nhờ vậy mà mối quan hệ giữa con người mới có sự tác động qua lại.

Nhưng điều này không giống với việc làm vừa lòng, nịnh hót người khác. Thông thường, đối với người chúng ta không quen, hoặc chúng ta có những câu nói tương đối khách khí, khoa trương, thậm chí rất khiêm tốn, nhưng dùng những câu nói này đối với người bạn quen thân, đối phương sẽ cảm thấy chúng ta rất xa cách, thậm chí đó là lời sáo rỗng.

Ngoài ra, khi sống cùng với người khác cũng không cần giữ kẽ, đề phòng, mặc dù có câu nói: “trái tim hại người không thể có, trái tim đề phòng không thể không có”. Câu nói này nghe ra có vẻ đúng, bởi nếu chúng ta không đề phòng người khác, có thể sẽ bị hãm hại, ví dụ: bị người khác phản bội hoặc bị người khác ném đá sau lưng…

Có một vị chủ tịch hội đồng quản trị của công ty đến gặp tôi, ông ta nói: “ Sư phụ! Tôi bị kẻ tiểu nhân ngâm hãm hại”. Kẻ tiểu nhân trong câu nói của ông ta chính là vị tổng giám đốc của công ty đó, đối phương sau khi tốt nghiệp xong, luôn được sự đề bạt của ông ta, kết quả lại phản bội ông ta, khiến cho ông phải than thở về thói đời đen bạc, con người không được như xưa.

Tôi đã khuyên ông ta: “Dù sao thì công ty cũng đã bị sụp đổ, chỉ có thể cố gắng để cứu vãn thôi. Điều quan trọng là sau này không phải vì xảy ra sự việc lân này mà có sự thù ghét với mọi người. Mặc dù không nên thù ghét, nhưng cần phải biết theo dõi tỉ mỉ”, gọi là theo dõi để hiểu rõ sự chân thành của đối phương; đông thời với việc theo dõi, cũng cân thường xuyên hiểu và thông cảm cho người cấp dưới, quan tâm đến công nhân, khiến cho họ có lòng tin với ông, biết được rằng ông sẽ không phản bội lại họ.

Nếu không bôi dưỡng cho cấp dưới của mình về mặt nhân cách, tâm tính như vậy, chỉ đề ra việc huấn luyện về kỹ thuật, cuối cùng rất có thể khi họ học được kỹ thuật, sẽ bay nhảy đi nơi khác, không những không biết cảm ơn, thậm chí có thể trở thành người phản bội. Thực chất, cho dù là bạn bè, cấp dưới và con cái cũng như vậy, từ bi không phải là sự ung dung cũng không phải là sự chiều chuộng, mà đó là sự coi trọng phương pháp và trí tuệ.

TỪ BI KHÔNG CÓ KẺ THÙ TRÍ TUỆ KHÔNG CÒN PHIỀN MUỘN

Chúng ta thường không giữ được bình tĩnh trước nghịch cảnh. Có người kể với tôi, có lân anh đang nóng giận thì bỗng nhiên nghĩ đến câu nói của tôi “từ bi sẽ không có kẻ thù, trí tuệ không gây ra phiền muộn.” Trong lòng đang bực bội lập tức giống như được cơn mưa mát mẻ dội tắt, đồng thời anh cũng nhận ra rằng mình đối xử với mọi người vẫn thiếu từ tâm, thiếu trí tuệ, vì vậy anh cảm thấy hổ thẹn.

Sở dĩ tôi lấy câu nói ấy làm châm ngồn cho mình vì Phật pháp vốn chủ trương lấy từ bi để cứu độ chúng sinh, đã cứu độ chúng sinh thì làm sao còn có kẻ thù nữa? Khi tất vả chúng sinh đều là đối tượng để mình hóa độ, kết duyên, đương nhiên không thể coi họ là kẻ thù.

Từ “kẻ thù” dùng để chỉ hai thế lực đối địch song song tôn tại: anh chết, tôi sẽ sống và ngược lại. Ví dụ tình trường có tình địch, thương trường có “thương địch”, chiến trường cũng sẽ có quân địch… thậm chí giữa đồng nghiệp với nhau cũng có lúc tranh giành chức vụ, hai bên sẽ có những biểu hiện của sự cạnh tranh, hi vọng mình sẽ biểu hiện tốt nhất, người khác không thể vượt qua được mình, từ đó hình thành tình trạng đối địch. Đó chính là tính xấu trong mỗi con người, cũng có thể đó là nhược điểm.

Đây là nhược điểm phổ biến của con người nên chúng ta cần phải điều chỉnh lại thái độ của mình trong việc đối nhân xử thế, đằu tiên cân biết rộng lượng với mọi người, đồng tình với họ, bao dung họ. Có thể nói, với những người không bằng mình, càn bao dung, người tốt hơn mình, lại cân phải học tập họ. Nếu con người biết cách học tập lẫn nhau, ai cũng trở thành thây bạn, được thê’ không những mình có thể trưởng thành hơn mà đối phương cũng sẽ trưởng thành.

Đáng tiếc là nhiều người không hiểu điều này, chỉ nghĩ đến mình, không biết nghĩ đến người khác. Khi nhìn thấy người tốt hơn mình liền sinh lòng đố kị, với người không bằng mình lại càng mong muốn làm thế nào để mình càng vượt xa hơn họ càng tốt. Thấy người tốt thì tìm cách chê bai, thấy người xấu tìm cách vùi dập, cuối cùng chỉ còn lại một mình đơn độc, đấy không phải là từ bi. Từ bi chính là thái độ đối xử bình đẳng với mọi người.

Đối tượng của từ bi, ngoài từ bi với người khác cũng càn từ bi với chính mình.

Bởi nếu không từ bi với mình, sẽ khiến cho mình rất đau khổ. Ví dụ có người không thể tha thứ cho mình, tự trách móc và làm hại mình. Thực ra khi làm sai chỉ cân biết là được. Nếu cứ tự trách bạn sẽ làm mình đau khổ như thế là không từ bi với mình.

Trí tuệ sẽ không phiền muộn! Phiền muộn là nỗi khổ day dứt bất tận của con người, để hóa giải phiền muộn chúng ta cần vận dụng trí tuệ “không quán”

(dùng trí tuệ quán sát các pháp vốn không thực có). Phiền muộn chỉ hiện hữu khi ta nghĩ đến nó.

Nếu ví phiền muộn là bóng tối thì trí tuệ chính là ánh sáng, khi tia sáng xuất hiện, bóng tối nghìn năm cũng tự nhiên tan biến.

Thực chất bóng tối tồn tại khi không có ánh sáng. Tương tự, phiền muộn vốn không tồn tại, chỉ do thiếu trí tuệ, do quan niệm tà kiến, điên đảo mới nảy sinh những xung đột, mâu thuẫn và tranh chấp…dẫn đến phiền muộn.

Có nhà nhân chủng học nghiên cứu và chỉ ra rằng, con người đâu tiên đến từ Châu Phi cùng mang một dòng máu. Quan niệm này thực sự giống với quan niệm “chúng sinh bình đẳng” trong Phật pháp, tuy nhiên con người có thực sự cùng xuất thân cùng cội nguồn hay không không quan trọng mà quan trọng ở chỗ: những nhu câu và tâm lí cơ bản của con người đều giống nhau.

Bản tính của con người giống nhau vì vậy cân quan tâm giúp đỡ nhau, gắn bó như môi với răng, nếu nghĩ được như vậy, không những có lợi cho mình mà còn có lợi cho người khác và mãi mãi sẽ không có kẻ thù, đó là trí tuệ.

PHƯƠNG PHÁP BIẾN ĐỊCH THÀNH BẠN HIỆU QUẢ NHẤT

Khi tôi đề xướng “tứ cảm” tức là bốn chủ trương khi sống với mọi người gôm: Cảm ơn, cảm tạ, cảm hóa, cảm động. Trong đó, nghĩa của “cảm động” là việc dùng trí tuệ để giải quyết vãn đề, lấy từ bi để đối xử với mọi người. Chúng ta khích lệ, kính trọng, khiêm tốn, khoan dung với người khác như đối với chính bản thân thì tự nhiên sẽ tạo ra sức mạnh cảm động người khác.

Tuy nhiên khi chúng ta cố tình nghĩ cách làm thế nào để người khác cảm động, trong lòng nhất định sẽ có đối tượng đặc biệt, sẽ có tâm lí chờ đợi. Một khi sự chờ đợi không thành, sẽ cảm thấy trăn trở, không biết làm gì. Nhưng nếu chỉ đơn thuần là giúp đỡ người khác, trong lòng không có một đối tượng đặc biệt nào, cũng không cân quan tâm sau khi làm xong sẽ có người cảm động không, chỉ làm việc thiện giúp người một cách thâm lặng thì chính điều đó lại làm người khác cảm động.

Ví dụ, thông thường khi tan ca hoặc ngày nghỉ, mọi người đều đi xem phim, đi dạo hoặc đến nhà hàng. Nhưng những người xuất gia chúng tôi, một năm 365 ngày không được nghỉ ngơi ngày nào, người xuất gia không sở hữu gì cả, không có tài sản, không sự nghiệp hay của cải, thậm chí không có cả con cháu ruột rà, không phải nghĩ đến chuyện thăng quan phát tài mà chỉ bận rộn cho việc hoằng dương chính pháp một cách vô tư, cũng chính vì thế đã cảm động người khác!

Tuy nhiên ý tôi không phải khiến cho mọi người cảm động, bởi bổn phận của người xuất gia chính là phục vụ chúng sinh. Tôi thường nói với các học trò “tôi thực sự rất cảm ơn các vị! Tôi không có ơn gì với các vị, đó là ơn của các vị đem lại cho tôi”. Đấy là sự tri ân nhìn theo quan điểm của đạo Phật đồng thời cũng chính là “tam luân thể không”2 .Chúng ta can cảm ơn con người vì họ đã tạo cơ hội cho chúng ta tạo phúc.

Các đệ tử nghe tôi nói như vậy, trong lòng rãt cảm động, họ nghĩ: “rõ ràng sư phụ đã vất vả để dạy dỗ chúng tôi, giúp chúng tôi, tại sao lại còn cảm ơn chúng tôi?” nhờ sự cảm động đó, lòng của họ sẽ được mở rộng và thay đổi, họ càng mong muốn giúp đỡ, cống hiến từ đáy lòng mình. Ngoài ra, cũng có người thường đả kích tôi, khi bị đả kích tôi cũng rất buôn, nhưng tôi không oán hận hay muốn báo thù.

Ngược lại, khi người đả kích muốn tôi giúp đỡ, tôi vẫn giúp đỡ họ, không bao giờ lợi dụng cơ hội này để báo thù. Chính nhờ tôi làm thế mà họ tự thấy hổ thẹn, khi biết hổ thẹn, họ sẽ cảm động và tự thay đổi.

Tuy nhiên mục đích giúp đỡ người khác không phải vì tôi muốn khiến họ cảm động mà đó là việc tôi nên làm. Tôi chỉ làm đúng theo tinh thân Phật pháp, và những kết quả của việc thực hiện tinh thân đó luôn luôn làm mọi người cảm động.

Thêm nữa, trong cuộc sống hàng ngày, không nên vì một chuyện nhỏ nhặt mà oán ghét, căm thù người đã gây chuyện, mặc dù người khác có lỗi chúng ta cũng vẫn cần phải tha thứ. Có người không chịu nổi sự chỉ trích của người khác nên nếu bạn mắng họ, họ sẽ thù bạn. Với người như vậy, chúng ta không nên dùng cách chỉ trích để giải quyết vấn đề, cũng không cần phải tốn lời để giải thích, chỉ cần bao dung, từ bi, làm bạn với họ, dần dần họ sẽ cảm động, cảm thấy việc chống lại bạn là không nên, hai bên từ đối địch dần dần sẽ trở thành bạn tốt.

Hóa giải xung đột giữa con người một cách tốt nhất, hiệu quả nhất là cảm hóa họ theo tinh thần Phật pháp; cảm hóa bằng Phật pháp là phương pháp hữu hiệu nhất để biến địch thành bạn.