SỐNG ĐẠO GIỮA ĐỜI THƯỜNG
Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm
Việt dịch: Thích Nữ Viên Thắng

14. Chỉ dạy làm tâm người thanh tịnh

Chúng ta giáo dục học sinh, trước tiên phải có tâm đối diện khó khăn, theo quan niệm và lí tưởng, khả năng mình cống hiến bao nhiêu thì cống hiến bấy nhiêu, khả năng cứu giúp được mấy người thì cứu giúp mấy người.

Từng có một vị thầy dạy học lâu năm ở Học viện Sư phạm đến nói với tôi: “Thưa Thầy! Theo sự thay đổi nếp sống xã hội, hiện nay môi trường giáo dục ở trường học, khiến cho rất nhiều người làm công tác giáo dục cảm thấy nản lòng; cho nên cũng ảnh hưởng đến sinh viên tốt nghiệp có nguyện vọng dạy học.” Thầy rất lo lắng cho sinh viên đang học ở học viện sư phạm, không biết sau này có giữ vững nhiệm vụ dạy học và phát huy chuyên môn không? Vả lại, giảng viên phải làm thế nào để cho những thầy cô giáo trong tương lai hiểu rõ phương pháp chỉ dạy làm tâm người thanh tịnh?

Nhà giáo dục thấy rộng lúc nào cũng trách trời thương dân, ở chỗ lí tưởng và hiện thực; ý kiến khách quan và chủ quan; tự mình và hoàn cảnh đối lập nhau trong thế gian. Chúng ta nhìn giá trị của mỗi người, bối cảnh sinh hoạt, trong quá trình trưởng thành đều có khác nhau. Cách làm, cách nhìn của mỗi người cũng không giống nhau hoàn toàn. Cho nên phải để người làm công tác giáo dục tương lai nhận định rất rõ ràng họ sẽ đối diện với phụ huynh và học sinh trong muôn hình vạn trạng, không thể đòi hỏi cả lớp là những học sinh đều là phẩm hạnh tốt. Bởi vì, việc này là không thể được.

Nhà giáo dục nổi tiếng là tự mình phải làm được, có khả năng làm được, cần làm được, hết lòng để làm, việc không làm được thì không cần cố đòi hỏi; hết lòng ra sức kêu gọi mọi người đều bằng lòng, nhưng có người khác không đồng ý cũng không được oán trách. Bậc Đạo sư trong Phật pháp cũng như thế.

Sau khi, Đức Phật Thích-ca Mâu-ni thành đạo, Ngài hoằng pháp độ khắp chúng sinh. Bồ-tát Địa Tạng cũng phát nguyện: “Địa ngục còn chúng sinh thì con thề không thành Phật.” Nhưng chúng sinh nhiều như thế, phiền não của chúng sinh cũng dường như càng ngày càng nhiều; bản thân làm nhà tôn giáo là không bao giờ thất vọng, chỉ cần chúng ta không bao giờ dừng nghỉ đem hết sức mình làm tốt công việc. Chúng ta dạy học sinh cũng phải như thế. Trước tiên phải có tâm đối diện khó khăn, theo quan niệm và lí tưởng, khả năng mình cống hiến được bao nhiêu thì cống hiến bấy nhiêu, khả năng cứu giúp được mấy người thì cứu giúp mấy người.

Có người cho rằng đứa bé không ngoan thì nhờ tôi xoa đầu một cái, chúc phúc một tí thì được cải thiện. Nếu thật sự có ích thì tôi cần gì bận rộn đi hoằng pháp khắp nơi, bôn ba vất vả như thế? Chỉ cần ngồi đó chuyên môn xoa đầu thì được rồi.

Cũng có người hỏi tôi:

– Thưa Thầy! Nếp sống xã hội không tốt lắm, có phải từ các vị lãnh tụ chính trị dẫn đầu cao cấp mới thay đổi được nếp sống?

Tôi đáp:

– Đúng vậy! Trên làm dưới theo là có thể được; những cũng không phải có ích tuyệt đối.

Bởi vì có rất nhiều việc, nhưng không phải số ít tầng lớp nhân sĩ cao cấp mà có thể giải quyết.

Phật pháp nói ‘cộng nghiệp,’ tức là phải kết hợp lực lượng chung của mọi người, hi vọng giáo dục mọi người trong xã hội cùng hiểu. Nhưng giáo dục mọi người cùng hiểu cũng không thể ‘làm theo ý mình.’ Vì chưa chắc mọi người đều hưởng ứng.

Cũng có người nói, nếu mọi người đều tin Phật thì đất nước thái bình, nhân dân yên ổn, thế giới hòa bình, thật sự không đơn giản như thế. Cuối cùng vấn đề nhân loại, chẳng phải là khách quan hoàn toàn; vẫn có nhân tố cá nhân chủ quan tồn tại. Do đó, nếu giáo dục đúng thì có thể thay đổi đến trình độ nào đó. Nhưng nếu chúng ta muốn đạt được mục đích giáo dục lí tưởng trọn vẹn là mong cầu quá mức. Cho nên khả năng chúng ta cứu giúp được bao nhiêu thì tính bấy nhiêu; trái lại là cách làm việc cụ thể tích cực.